You are on page 1of 8

LÝ THUYẾT MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT

Câu 1. Môi trường là gì?


Môi trường là nơi sống của SV, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Câu 2. Có mấy loại môi trường?
Có bốn loại môi trường phổ biến là: Đất, nước, không khí và sinh vật. Mỗi loại môi trường có các đặc
điểm riêng đặc trưng cho môi trường đó, do vậy môi trường thay đổi làm cho sinh vật phải thay đổi
theo để thích nghi hơn.
Câu 3. Nhân tố sinh thái là gì?
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường, có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống sinh vật.
Sinh vật phản ứng lại bằng các phản ứng thích nghi, hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
Câu 4. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái trong môi trường?
- Nhân tố vô sinh: Là các yếu tố không sống trong môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong
không khí và gió, lượng mưa hàng năm, thành phần hóa học của đất, … có tác động lên cơ thể sinh vật,
gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Ví dụ: Đất có nhiều mùn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; ánh sáng giúp thực vật quang hợp và
các động vật sưởi ấm, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi…
- Nhân tố hữu sinh: Là các yếu tố sống trong môi trường bao gồm các sinh vật và cả con người. Nhân
tố hữu sinh bao gồm tác động của các sinh vật khác trong môi trường và tác động trực tiếp hay gián
tiếp của con người lên cơ thể sinh vật…
Ví dụ: Cây thụ phấn nhờ côn trùng, hạt lan nảy mầm nhờ vi khuẩn Rhizoctonia, giun sán gây bệnh cho
người…
- Con người là sinh vật cấp cao, ngoài hoạt động bản năng con người còn có trí tuệ, lao động và các
hoạt động có ý thức khác nên con người có thể khai thác, sử dụng tài nguyên và cải tạo môi trường.
Câu 5. Giới hạn sinh thái có quan hệ như thế nào với sinh vật?
Vượt ra ngoài hai giới hạn chịu đựng (trên và dưới) sinh vật sẽ yếu dần rồi chết: Nhiệt độ quá thấp làm
tê liệt các hoạt động như nảy mầm, hô hấp, thoát hơi nước, nhiệt độ quá cao làm chết tế bào.
Giới hạn sinh thái có thể rộng hay hẹp tùy thuộc từng loài, từng yếu tố môi trường khác nhau và được
hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 6. Ánh sáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống sinh vật?
- Ánh sáng là nguồn năng lượng giúp thực vật xanh quang hợp, là nguồn nhiệt lượng cần thiết để sinh
vật sưởi ấm,…
- Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thông qua các ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý hóa trong cơ thể, sự phân bố sinh vật trong môi trường.
Câu 7 . Ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật?
- Ánh sáng ảnh hưởng lên sự biến đổi hình thái (hình dạng, màu sắc,…), lên hoạt động sinh lý và sinh
hóa của cây trong các quá trình quang hợp, hô hấp và trao đổi chất (sinh trưởng và phát triển) và sinh
sản.
- Các nhóm thực vật ưa sáng: Nhận ánh sáng trực tiếp mới phát triển được như lúa, dưa hấu, ngô, …
được phân thành các nhóm sau:
+ Các cây dài ngày: Cần chiếu sáng nhiều khi cây ra hoa và tạo quả như layơn, cúc, dâu tây…
+ Các cây ngắn ngày cần chiếu sáng ít hơn khi cây ra hoa và tạo quả như bắp cải, cà tím, đu đủ

+ Các cây như bầu, bí, dưa hấu, cà chua, cà rốt, ớt nở hoa và tạo quả trong điều kiện chiếu sáng
bất kể ngày dài hay ngắn.
- Các nhóm thực vật ưa bóng: nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống trong bóng các cây gỗ lớn như
phong lan, dương xỉ…
Sinh vật sống trong nước thường có ngưỡng nhiệt kém hơn sinh vật sống trên cạn, do môi
trường nước có nhiệt độ luôn ổn định (nước có khả năng truyền nhiệt kém) và càng xuống sâu nhiệt độ
càng giảm. Sinh vật sống trên cạn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ biến thiên theo cường độ chiếu sáng và
cả ảnh hưởng của độ ẩm, nên dao động nhiệt mạnh, sinh vật có vùng phân bố rộng.
Câu 8. Nhiệt độ ảnh hưởng lên sự phân loại các nhóm sinh vật như thế nào?
- Sinh vật hằng nhiệt: Là sinh vật có khả năng điều hòa thân nhiệt ổn định khi điều kiện nhiệt độ môi
trường thay đổi. Ví dụ: Các loài chim, thú.
- Sinh vật biến nhiệt: Là sinh vật có thân nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường; thân nhiệt
thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: Các loài động vật không xương sống, lưỡng cư, bò sát…
Câu 9. Nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt động sống của sinh vật như thế nào?
- Khi nhiệt độ tăng, tốc độ trao đổi chất ở sinh vật tăng.
- Khi nhiệt độ giảm, tốc độ trao đổi chất ở sinh vật giảm dần.
- Vượt quá giới hạn của sinh vật, sinh vật chết.
* Đối với sinh vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, sinh vật điều hòa thân nhiệt bằng cách:
+ Khi nhiệt độ tăng, cơ thể thoát hơi nước (toát mồ hôi) qua da nên các mao mạch ngoại vi giãn (hoạt
động tuần hoàn, hô hấp và trao đổi chất tăng).
+ Khi nhiệt độ giảm, các mao mạch ngoại vi co để tập trung năng lượng giữ ấm cơ thể, mặt khác cơ thể
còn có lớp lông, mỡ dày và sinh vật giảm thoát hơi nước.
+ Một số sinh vật hằng nhiệt ở xứ lạnh, để chống lại sự mất nhiệt, chúng có các phần cơ thể phía bên
ngoài thu nhỏ kích thước như tai, đuôi nhưng kích thước cơ thể chúng lại rất lớn. Ngược lại các sinh
vật biến nhiệt thì lại thu nhỏ kích thước cơ thể so với các sinh vật sống ở vùng nóng ẩm gần xích đạo.
* Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo. Do
vậy nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí của cơ thể, tốc độ trao đổi chất tăng, làm tăng
quá trình sinh trưởng, phát triển của nhiều loài động vật biến nhiệt diễn ra nhanh hơn, chúng sinh
trưởng sớm nên làm chu trình sinh trưởng bị rút ngắn.
Câu 10. Nhiệt độ còn có tác động như thế nào lên sinh vật?
- Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật mà còn ảnh
hưởng đến việc hình thành các yếu tố hình thái giúp sinh vật thích nghi dễ dàng với môi trường sống
như:
+ Thực vật ở sa mạc trong điều kiện sống khô cằn thì lá biến thành gai nên giảm thoát hơi
nước qua lỗ khí, thân mọng nước, rễ đâm sâu và lan rộng…cây lá rộng vùng ôn đới có hiện tượng rụng
lá vào cuối mùa thu, cây nước lợ có tầng cuticun dày chống thoát hơi nước khi nhiệt độ tăng.
+ Động vật ở sa mạc có lớp da có vảy sừng (tắc kè, kì nhông), một số loài có cơ quan trữ nước
khi di chuyển trong sa mạc (bướu ở lạc đà), sự trao đổi nước của chúng rất hạn chế, phân thường
khô… Các loài thú xứ lạnh thường có kích thước lớn, lông dày và thay lông khi thời tiết thay đổi.
- Ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái và yếu tố sinh lí:
+ Chim thú di trú hay động vật sa mạc ngủ hè, động vật vùng cực ngủ đông.
+ Thực vật rụng lá vào mùa thu.
Câu 11. Vai trò và tầm quan trọng của nước trong tự nhiên là gì?
- Tùy loài, nước chiếm từ 50 – 98% khối lượng cơ thể sinh vật. Nước là thành phần cấu tạo tế bào, là
môi trường hòa tan và vận chuyển các chất, tham gia các phản ứng sinh lí, sinh hóa trong cơ thể và còn
tham gia việc điều hòa thân nhiệt ở sinh vật hằng nhiệt.
- Nước là môi trường sống của các sinh vật thủy sinh. Hơi nước trong không khí tạo độ ẩm. Độ ẩm và
lượng mưa có ảnh hưởng quan trọng lên độ đa dạng và sự phân bố sinh vật trong tự nhiên.
Câu 12. Nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của sinh vật trên bề mặt Trái đất?
Tùy thuộc vào nhu cầu về nước mà sinh vật có các môi trường sống khác nhau gồm:
- Sinh vật sống trong môi trường nước (sinh vật thủy sinh) có cấu tạo cơ thể phù hợp với sự trao đổi
chất và di chuyển trong môi trường nước, có các động vật sống phần nước mặt, có động vật ở đáy, có
động vật sống nổi trên mặt nước, có các loài sống chìm trong nước.
- Sinh vật sống trong môi trường cạn: rất đa dạng, có cấu tạo phù hợp với điều kiện sống gồm nhiều
dạng, có các dạng sau:
+ Sinh vật ưa ẩm nhiều (ẩm sinh) sống ở ven hồ, sông, đầm lầy…chỗ nửa nước, nửa cạn.
+ Sinh vật ưa ẩm vừa và ít (trung sinh) là đa số các sinh vật sống trên cạn, vùng đồng bằng hay vùng
núi cao.
+ Sinh vật chịu hạn (hạn sinh) sống ở sa mạc, hoang mạc hay các vùng khí hậu khô cằn, khắc nghiệt.
Câu 13. Độ ẩm có những ảnh hưởng nào lên sinh vật?
Tùy thuộc vào nhu cầu về nước và độ ẩm mà sinh vật sống trong môi trường khác nhau có các đặc
điểm thích nghi riêng cho từng nhóm loài sinh vật.
* Sinh vật sống trong môi trường nước (thủy sinh) có các đặc điểm sau:
- Thực vật sống chìm trong nước có thân dài, mảnh, mềm như tảo, rong, Elodea…
- Một số loài chỉ có phần gốc trong nước thân thường xốp như lau, sậy,…
- Những loài lá chìm trong nước thường mỏng, nhiều thùy hay phiến lá dài, hẹp như tảo, rong
Elodea, rau mác; lá nổi trên mặt nước có phiến tròn rộng và dày như lá súng, sen..
- Thực vật nổi hẳn trên mặt nước có rễ mảnh, nhỏ, thân kém phát triển, lá có phiến tròn, dày như
bèo, lục bình…
- Động vật sống trong nước có thân thon dài, có vảy, vây, đuôi để bơi, có nhớt, có mang để thở,
có túi khí để nổi trong nước…
* Sinh vật sống trong môi trường cạn: rất đa dạng và phong phú.
- Sinh vật ưa ẩm nhiều (ẩm sinh) có các đặc điểm sau:
+ Thực vật thân xốp, có lá nổi trên mặt nước, lá hình tròn.
+ Động vật có da mỏng, ẩm, nhớt, hô hấp vừa bằng phổi vừa qua da.
- Sinh vật ưa khô sống ở vùng núi cao, ôn đới có các đặc điểm sau:
+ Cây lá kim có thân gỗ cứng, cây lá rộng rụng lá vào mùa thu.
+ Động vật có lớp lông, mỡ dày, ngủ đông khi trời lạnh, các loài động vật khác thì di trú vào
cuối thu do cơ thể không chịu được nhiệt độ quá thấp.
- Sinh vật chịu hạn (hạn sinh) sống vùng hoang mạc, sa mạc có các đặc điểm sau:
+ Cây lá cứng, thân mọng nước: Cây xương rồng có lá biến đổi thành gai hạn chế sự thoát hơi
nước; Cỏ lạc đà có hệ rễ phát triển rộng và ăn sâu trong đất để tìm nguồn nước…
+ Động vật có chi rất ngắn hay rất dài, có da dày hay hóa sừng, phân khô…
Câu 14. Nhân tố sinh thái vô sinh có các ảnh hưởng chung nào lên sinh vật?
Các nhân tố sinh thái tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học theo mùa.
Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái chính là sự thay đổi độ dài ngày và đêm, thay đổi độ ẩm. Sự
thay đổi có chu kỳ của các nhân tố này đã tác động đến sinh vật một cách có đều đặn nên tạo những
phản ứng nhịp nhàng.
- Theo chu kỳ ngày đêm.
Sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày làm biến đổi nhiệt độ môi trường tạo các nhóm sinh
vật hoạt động tích cực vào ban ngày (nhóm ưa sáng), hay đêm (nhóm ưa tối).
- Theo chu kỳ mùa.
Xa xích đạo nên dao động mùa lớn ảnh hưởng đến sự phân bố các nhóm sinh vật theo vùng khí
hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
+ Ở vùng lạnh, dao động khí hậu theo mùa lớn, có băng tuyết về mùa đông nên thực vật có hiện
tượng rụng lá theo mùa ở cây lá rộng, còn cây lá kim xanh quanh năm. Động vật có nhiều cách phản
ứng tích cực khác nhau tùy nhóm để qua đông như chim di cư cuối thu đầu đông, gấu ngủ đông, mùa
thu sóc dự trữ thức ăn, chó sói vẫn tích cực săn mồi vào mùa đông.
+ Ở vùng ấm nóng, dao động về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và lượng thức ăn theo mùa không
quá lớn nên phần lớn sinh vật không có phản ứng theo chu kỳ mùa rõ rệt, nhưng lại có biểu hiện rõ của
chu kỳ ngày đêm, thực vật xanh quanh năm, động thực vật đa dạng và phong phú, vùng cận nhiệt đới
và nhiệt đới là nơi cư trú của các loài chim tránh đông.
+ Ở nước ta, do nằm trọn trong khu vực cận nhiệt đới nên chỉ có ít cây ở phía Bắc như bàng,
xoan, sồi rụng là vào mùa đông. Một số côn trùng ngủ đông như nhộng sòi, bọ rùa nâu; số khác như
nhộng bướm đêm hại lúa lại ngủ hè vào thời kỳ khô hạn.
Câu 15. Ứng dụng vai trò của các nhân tố sinh thái trong chăn nuôi trồng trọt?
Hiểu biết tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật, con người đã tác động lên quá trình sinh
trưởng, phát triển của sinh vật như:
Chiếu sáng bằng ánh sáng đèn tạo ngày dài sẽ thúc đẩy gà đẻ trứng quanh năm, thanh long tạo
quả trái vụ.
Chiếu sáng giữa đêm sẽ làm gián đoạn quá trình tổng hợp chất, lích thích làm cho mía không trổ
cờ, lượng đường trong cây mía không giảm.
Câu 16. Thế nào là quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian
xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản cho thế hệ mới.
Câu 17. Quần thể có những đặc trưng nào?
- Mật độ: là số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, tuỳ thuộc vào điều kiện sống của môi
trường. Khi mật độ quá cao, môi trường sống trở nên chật hẹp, ô nhiễm tăng, sức sinh sản giảm, cạnh
tranh cùng loài tăng nên tỉ lệ tử vong tăng, sức sinh sản giảm, số lượng cá thể trong quần thể được điều
chỉnh.
Khi mật độ giảm, việc điều chỉnh mật độ xảy ra theo hướng ngược lại, số lượng cá thể trong quần thể
tăng lên.
- Tỉ lệ đực - cái: tuỳ loài và có quan hệ mật thiết tới sức sinh sản của quần thể sinh vật. Trong tự nhiên,
tỉ lệ này là 1: 1; nhưng trong nhiều trường hợp, tỉ lệ này thay đổi tuỳ theo đặc tính của loài, tập tính
động vật, các giai đoạn phát triển cá thể và điều kiện môi trường sống.
Ở các loài côn trùng, trong đàn thường chỉ có một con cái (gọi là con chúa) và nhiều con đực như mối,
ong, kiến…
Có nhiều loài vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính (trinh sản) như cá diếc bạc, trùng bánh xe…
Khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ đực - cái cũng thay đổi theo.
- Tỉ lệ nhóm tuổi: có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể, liên quan tới sự tử vong của quần thể. Tỉ
lệ này phụ thuộc trạng thái sinh học, vùng phân bố và tuổi thọ trung bình của loài. Ví dụ loài có vùng
phân bố rộng nhưng điều kiện sống luôn thay đổi (vùng ôn đới, điều kiện môi trường luôn thay đổi
theo chu kì mùa ít ổn định) thì tỉ lệ nhóm tuổi phức tạp hơn so với nơi mà điều kiện môi trường ổn định
(vùng nhiệt đới).
Ngoài ra, tỉ lệ này còn tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (thời tiết thay đổi theo chu kì
mùa, tấn công của thú giữ và con người).
- Khả năng thích ứng và chống chịu những nhân tố sinh thái của môi trường càng cao, tỉ lệ tử vong
giảm. Tuỳ thuộc tập tính và sự thích nghi của mỗi loài mà các nhóm có vùng phân bố khác nhau, chịu
tác động khác nhau và phản ứng trả lời bằng sự thích nghi cũng khác nhau. Ví dụ gấu trắng bắc cực to
hơn các loài gấu ở các vùng phân bố khác, voi châu Phi to hơn nhiều so với voi ở khu vực Đông Nam
Á.
Khi cá thể hoặc quần thể không thích nghi được với sự thay đổi của điều kiện môi trường, hoặc chúng
bị tiêu diệt, hoặc chúng bỏ đi và những cá thể thích nghi với điều kiện môi trường mới sẽ phát triển và
hình thành quần thể mới thay thế.
Câu 18. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác?
Quần thể người có các đặc trưng sinh học giống các quần thể khác như mật độ, giới tính, sức sinh sản,
tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhóm tuổi ...
Quần thể người còn có các đặc trưng kinh tế - xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có như pháp
luật, hôn nhân, giáo dục và kinh tế ... Có đặc điểm khác biệt đó là do con người có khả năng tư duy, có
ý thức nên có khả năng điều khiển, cải tạo tự nhiên.
Câu 19. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi ở quần thể người biểu hiện điều gì?
Thành phần nhóm tuổi ở quần thể người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, các chính
sách kinh tế và xã hội của từng quốc gia như:
- Ở nước có nhiều trẻ em (tỉ lệ sinh cao) thì chất lượng cuộc sống thường thấp và nhiều khó
khăn.
- Ở nước có tỉ lệ người già cao (tỉ lệ tử vong thấp) thì chất lượng cuộc sống ổn định (vì là nước
phát triển) nhưng có khó khăn về phân công lao động do thiếu nhân lực thay thế.
Câu 20. Tại sao nói: Con người là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên?
Con người là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên nhưng giữ vị trí hết sức đặc biệt do vừa có
bản chất văn hoá, kinh tế - xã hội.
- Về bản chất sinh vật, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của sinh giới trên
Trái Đất. Như các sinh vật khác, con người lấy từ thiên nhiên thức ăn, các nguyên liệu để xây dựng nhà
ở, sản xuất đồ may mặc, chế tạo dụng cụ... Có thể nói, con người là sinh vật tiêu thụ đặc biệt, tham gia
vào nhiều bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Về bản chất văn hoá, kinh tế - xã hội, con người xây dựng nên mọi cơ cấu kinh tế - xã hội và
tạo ra tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần của xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển,
thông qua các hoạt động xây dựng kinh tế và xã hội, con người tác động lên thế giới vô cơ tạo nên
đồng ruộng, nhà máy, làng mạc, thành phố..., tác động lên thế giới hữu cơ sinh ra nhiều loại vật nuôi,
cây trồng có chất lượng cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Tác động của con người lên thiên nhiên gây ra sự biến đổi và thậm chí còn làm suy thoái các hệ
sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, con người cũng góp phần cải tạo tự nhiên, xây dựng nên nhiều hệ sinh
thái mới. Các hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ sinh thái nhân tạo điển hình, được hình thành do
sức lực và sự sáng tạo của con người.
Câu 21. Thế nào là quần xã sinh vật?
Tập hợp các quần thể khác loài hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một
khoảng không gian xác định, nhờ các quan hệ tương hỗ mà gắn bó như một thể thống nhất.
Câu 22. Tên gọi của các quần xã sinh vật?
Trong tự nhiên không có loài nào sống biệt lập với các loài khác. Các sinh vật thuộc nhiều quần
thể sống cùng nhau trong một vùng, phụ thuộc lẫn nhau qua các mối quan hệ sinh thái, tạo thành một
tổ chức sống tương đối ổn định là quần xã sinh vật.
Có nhiều cách gọi tên của quần xã sinh vật. Quần xã được gọi theo tên của địa điểm phân bố
(quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã ven hồ, quần xã ao,...) hoặc theo tên thực vật
chiếm ưu thế (quần xã rừng thông, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi...). Cũng có khi quần xã sinh vật
được gọi tên theo dạng sống của sinh vật (quần xã sinh vật nổi, quần xã sinh vật đáy...).
Khu vực sống của quần xã sinh vật là sinh cảnh. Sinh cảnh là môi trường vô sinh, song trên thực
tế để nhận biết người ta thường gọi tên sinh cảnh theo tên của thực vật chiếm ưu thế trên đó. Trong
trường hợp đó, tên của quần xã cũng được gọi tên theo tên của loài thực vật chiếm ưu thế.
Câu 23. Quần xã có cấu trúc ổn định trong từng thời gian như thế nào?
- Quần xã ổn định: Tồn tại trong thời gian lâu dài.
- Quần xã nhất thời: Tồn tại trong thời gian ngắn.
Câu 24. Cấu trúc động của quần xã là gì?
Quần xã có cấu trúc động (luôn thay đổi): Quần thể loài thường không ổn định do điều kiện môi
trường luôn biến đổi, do vậy cấu trúc của quần xã cũng thay đổi theo làm ảnh hưởng lên sự ổn định của
môi trường nên môi trường cũng thay đổi.
Môi trường thay đổi Quần thể loài biến đổi Thay đổi cấu trúc quần xã
Câu 25. Thế nào là quần thể ưu thế?
Là quần thể sinh vật có số lượng lớn trong quần xã, có ảnh hưởng lên sự phát triển của quần xã.
Ví dụ: Thực vật hạt kín trong quần xã rừng nhiệt đới, cá tôm trong quần xã động vật thuỷ sinh, sinh vật
nổi trong quần xã nước mặt ...
Câu 26. Quần thể dặc trưng là gì?
Là quần thể tiêu biểu cho quần xã, chỉ có trong quần xã này mà ít hay không gặp trong quần xã
khác.
Ví dụ: Thông trong quần xã rừng cây lá kim, cò vạc trong quần xã chim ven hồ, ao, đầm
Câu 27. Thế nào là sự phân tầng trong quần xã?
Người ta quan sát trong quần xã rừng mưa nhiệt đới, thực vật phân thành năm tầng cây gồm ba
tầng cây gỗ lớn, tầng cây bụi, tầng cỏ và dương xỉ, ở các vực nước có hai tầng gồm tầng tạo sinh và
tầng phân huỷ. Trong quần xã sinh vật, sự phân tầng giúp các sinh vật nhận được nguồn thức ăn đầy
đủ, phù hợp và tránh cạnh tranh do thiếu thức ăn. Chất dinh dưỡng trong môi trường được sử dụng hợp
lý.
Câu 28. Độ đa dạng của quần xã có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Là mức độ phong phú về số loài và số lượng cá thể trong quần thể, quần xã càng đa dạng thì
tính ổn định càng cao, quần xã tồn tại càng lâu trong môi trường sống.
Khi môi trường thuận lợi: Số loài tăng nhưng số cá thể trong mỗi loài giảm, quần xã có độ đa
dạng cao.
Khi môi trường sống không thuận lợi: Số loài giảm và số cá thể trong mỗi loài tăng cao, tính đa
dạng trong quần xã giảm.
Câu 29. Độ nhiều là gì? Độ nhiều là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã.
Câu 30. Độ thường gặp là gì?
Độ thường gặp là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số các địa điểm quan sát.
Câu 31. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ chứng minh?
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một
quần thể khác trong quần xã kìm hãm.
Ví dụ: Khi thời tiết thuận lợi, khí hậu ấm áp, có mưa nhỏ, cây cối xanh tươi, sâu bọ phát triển
nên số lượng cá thể chim ăn sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim ăn sâu quá nhiều, quần thể sâu bọ
bị chim tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng cá thể giảm nhanh, kéo theo số lượng chim lại giảm ...
Ở đây, thức ăn là nhân tố kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của quần thể chim ăn sâu.
Câu 32. Thế nào là trạng thái cân bằng sinh học của quần xã?
Do sự khống chế sinh học trong quần xã nên số lượng cá thể trong mỗi quần thể chỉ dao động
quanh mức cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã cũng dao động trong thế cân bằng.
Do có sự cân bằng sinh học chính là hệ quả trực tiếp của sự khống chế sinh học.
Câu 33. Thế nào là hệ sinh thái?
Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong
hệ sinh thái, các sinh vật có các mối quan hệ dinh dưỡng xác định, biểu hiện các mối quan hệ của các
quần thể loài trong quần xã và các chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các
nhân tố vô sinh.
Câu 34. Trình bày cấu tạo một hệ sinh thái?
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có:
- Thành phần vô sinh (không sống) gồm các chất vô cơ, chất hữu cơ, chế độ khí hậu...
- Thành phần hữu sinh (chất sống) gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 35. Có mấy kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên?
- Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng, đồng cỏ ...
- Hệ sinh thái nước mặn gồm hệ sinh thái ven bò và vùng biển khơi.
- Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái ao, hồ, đầm lầy và sông suối.
Câu 36. So sánh quần thể SV và quần xã SV?
1/ Giống nhau:
+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.
+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.
+ Đều xảy ra môi quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
2/ Khác nhau:
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài. + Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống. + Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần + Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ
tụ. trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định + Thời gian hình thành dài hơn và ổn
hơn quần xã. định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm + Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số
tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự
kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu
thích nghi với môi trường. trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử + Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế
vong, phát tán. sinh học.

Câu 37: Một số đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng và cây ưa bóng với môi trường chiếu sáng
khác nhau
Đặc
Cây ưa sáng Cây ưa bóng
điểm
Cây mọc dưới tán của cây khác hoặc
Nơi Cây mọc nơi trống trải, hoặc là cây có thân cao,
trong hang, nơi bị các công trình như nhà
phân bố tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng…
cửa… che bớt ánh sáng…
Cây mọc nơi trống trải có cành phát triển đều ra
Thân cây thấp, phụ thuộc vào chiều cao
Thân các hướng. Cây thuộc tầng trên của tán rừng có
của tầng cây và các vật che chắn bên trên.
cây thân cao, cành cây tập trung ở phần ngọn.
Thân cây có vỏ mỏng, màu thẫm.
Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.

Phiến lá dày, hẹp, có nhiều lớp tế bào mô giậu. Lá Phiến lá mỏng, rộng, ít hoặc không có lớp
Lá cây cây có màu xanh nhạt. Hạt lục lạp có kích thước tế bào mô giậu. Lá cây có màu xanh sẫm.
nhỏ, tầng cutin dày. Hạt lục lạp có kích thước lớn.

Cách Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh bớt những Lá nằm ngang nhờ đó thu nhận được
xếp lá tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá. nhiều tia tán xạ.
Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong mổi trường
Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong
có cường độ chiếu sáng cao.
môi trường có cường độ chiếu sáng thấp.
Hoạt Hô hấp ngoài sáng cao hơn trong bóng.
Hô hấp ngoài sáng thấp hơn trong bóng.
động Cây có khả năng điều tiết đóng mở khí khổng một
Thoát hơi nước kém, cao khi điều kiện
sinh lí cách linh hoạt.
chiếu sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị
- Thoát hơi nước: linh hoạt, cao khi điều kiện
héo.
chiếu sáng mạnh, giảm khi cây thiếu nước.
Câu 38. Trong các đặc trưng cơ bản của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất, vì sao?
- Mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất , vì: mật độ quần thể ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống
+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực, cái
+ Sức sinh sản và sự tử vong
+ Trạng thái cân bằng của quần thể
Câu 39. Độ đa dạng và độ nhiều của QX khác nhau căn bản ở điểm nào? Liên quan với nhau
như thế nào?
- Độ đa dạng thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong QX, độ nhiều thể hiện mật độ cá thẻ
của mỗi loài trong QX
- Mối quan hệ : Quan hệ thuận nghịch với nhau.
+ Khi điều kiện môi trường phù hợp thì QX có số lượng loài lớn (độ đa dạng cao), và số lượng cá thể
trong mỗi loài nhỏ
+ Khi điều kiện môi trường ko phù hợp, khí hậu trong vùng không ổn định thì quần xã có số lượng loài
thấp (độ đa dạng thấp), song số lượng cá thể của mỗi loài có thể cao.
Câu 40. Muốn nuôi được nhiều loại cá trong 1 ao thì cần phải chọn nuôi loài cá phù hợp:
- Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau để làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài cá
- Nuôi các loài cá ăn các loại thức ăn khác nhau để tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên để đạt
năng suất cao.
Câu 41. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của việc phát triển
dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì?
- Tháp dân số trẻ là tháp DS có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao, cạnh tháp xiên
nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp
- Tháp dân số già là tháp DS có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ
sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 42. Trình bày những điểm khác nhau giữa HST tự nhiên và HST nhân tạo về chu trình dinh
dưỡng và chuyển hóa năng lượng?

Đặc điểm HST tự nhiên HST nhân tạo


Về chu trình dinh dưỡng - Lưới thức ăn phức tạp - Lưới thức ăn đơn giản
- tháp sinh thái có hình đáy rộng. - tháp sinh thái có hình đáy hẹp.
- không - con người thu hoạch sinh khối
đưa ra ngoài HST
Chuyển hóa năng lượng Năng lượng cung cấp chủ yếu từ Ngoài năng lượng cung cấp từ
Mặt Trời Mặt Trời, hệ sinh thái còn được
cung cấp thêm một phần sản
lượng và năng lượng khác (ví
dụ, phân bón...).

Câu 43: Sự phân tầng trong quần xã có ý nghĩa gì?


- Sử dụng hợp lý nguồn sống
- Giảm sự cạnh tranh
- Phân bố không gian hợp lý

Câu 44: Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng?

Loài ưu thế Loài đặc trưng

Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn
các loài khác
Ví dụ: Trong các khu rừng ở Nam Mỹ, bò bizong là
loài đặc trưng vì có kích thước lớn, tầm hoạt động rất Ví dụ: Trong quần xã rừng Lim, cây Lim là loài đặc
rộng rãi trưng.

You might also like