You are on page 1of 51

CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ


TRONG GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG

LÊ BÌNH LONG
Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam
1

CHƯƠNG 1

ĐỒ THỊ VÔ HƯỚNG

1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỒ THỊ VÔ HƯỚNG


1.1.1. Định nghĩa 1.1.
Một đồ thị vô hướng (hữu hạn) là một tập hợp hữu hạn các điểm (gọi
là đỉnh của đồ thị) cùng với tập hợp các đoạn đường cong hay thẳng (gọi là
cạnh của đồ thị) có các đầu mút tại các đỉnh của đồ thị. Đồ thị thường được
ký hiệu là G=(V;E) với V là tập đỉnh và E là tập cạnh của đồ thị.
Các đỉnh của đồ thị thường được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C,... hoặc
đánh số thứ tự 1, 2, 3, ...Cạnh nối hai đỉnh A, B được ký hiệu là AB hoặc BA.
Nếu có nhiều cạnh cùng nối hai điểm thì ta gọi các cạnh này là cạnh
kép hay cạnh song song.
Nếu hai đầu mút của một cạnh trùng nhau thì ta gọi cạnh này là khuyên.
Hai đỉnh A, B được gọi là kề nhau nếu chúng được nối bởi một cạnh.
Một đỉnh không là đầu mút của cạnh nào cả thì được gọi là đỉnh cô lập.
Một đồ thị vô hướng không có khuyên và không có cạnh kép được gọi là
đồ thị đơn.
1.1.2. Đồ thị con
Định nghĩa 1.2. Cho đồ thị G1(V1; E1). Đồ thị G2(V2; E2) được gọi là
đồ thị con của G nếu V2 V1 và E2 E1.
Đặc biệt, G2(V1; E2) được gọi là đồ thị bộ phận của G1(V1; E1).
1.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐỒ THỊ VÔ HƯỚNG
1.2.1. Bậc của đỉnh trong đồ thị
Trong phần này ta luôn giả sử đồ thị được ký hiệu là G(V ; E)
Định nghĩa 1.3. Bậc của đỉnh trong đồ thị là số cạnh xuất phát từ đỉnh đó
(các khuyên được tính gấp đôi). Bậc của đỉnh A trong đồ thị G(V ; E) được ký
hiệu là deg(A), dG(A) hoặc d(A). Bậc nhỏ nhất của đỉnh trong đồ thị G(V ; E) ký
hiệu là d (G), bậc lớn nhất của đỉnh trong đồ thị G(V ; E) ký hiệu là D(G) .
Nhận xét. Từ định nghĩa trên ta có: Bậc của đỉnh là số nguyên không
âm, đỉnh treo có bậc là 1, đỉnh cô lập có bậc là 0.
Ví dụ. Đồ thị G trong hình 1.1 có d(A) = 0; d(B)3; d(C) = 2; d(D) = 3; d
(G) = 0;D(G) = 3 .

Định lý 1.1 [1]. Trong đồ thị vô hướng G(V ; E), tổng số bậc của tất cả
các đỉnh bằng hai lần số cạnh.
Chứng minh. Thật vậy, mỗi cạnh AB được tham gia tính 1 lần bậc của A và
1 lần bậc của B. Do đó tổng số bậc của đỉnh gấp đôi số cạnh của đồ thị.
2

Hình 1.1:

Nhận xét. Vì tổng số bậc bằng hai lần số cạnh nên tổng số bậc của các
đỉnh trong một đồ thị bao giờ cũng là số chẵn.
Hệ quả 1.2 [1]. Số đỉnh bậc lẻ của đồ thị vô hướng là số chẵn.
Chứng minh. Gọi V1 là tập đỉnh có bậc lẻ, V2 là tập đỉnh có bậc chẵn. Theo
định lý trên ta có:
å d(v)+ å d(v) = 2 jEj. Vì 2 jEj chẵn, å d(v) chẵn nên å d(v) chẵn. Mặt khác
v2V1 v2V2 v2V2 v2V1
vì d (v) lẻ với v 2 V1 nên trong tổng å d(v) phải có chẵn các số hạng hay trong V1
v2V1
phải có chẵn đỉnh lẻ.
Từ hệ quả trên ta nhận thấy nếu đồ thị G có lẻ đỉnh thì số đỉnh bậc chẵn
phải là số lẻ.
Định lý 1.3 [3]. Trong mọi đồ thị đơn n đỉnh (n 2) bao giờ cũng có ít nhất
hai đỉnh cùng bậc.
Chứng minh. Thật vậy, trong đồ thị đơn n đỉnh thì không thể có đồng thời một đỉnh (A
chẳng hạn) bậc 0 và một đỉnh (B chẳng hạn) bậc (n – 1). Bởi vì nếu B có bậc (n –
1) thì B là đầu mút của (n – 1) cạnh nối B với (n – 1) đỉnh còn lại, trong đó có A, do đó
A không thể có bậc là 0. Ngược lại nếu A có bậc là 0 thì A không nối với B nên B có
bậc nhiều nhất là (n – 2). Khi đó ta có n đỉnh, mỗi đỉnh chỉ có thể là một trong (n –
1) bậc (từ 0 đến (n – 2) hoặc từ 1 đến (n – 1)). Vì vậy theo nguyên tắc
Dirichlet phải có ít nhất hai đỉnh cùng bậc .
Tổng quát hơn ta có định lý sau:
Định lý 1.4 [3]. Nếu một đồ thị đơn n đỉnh (n > 2) có 2 đỉnh cùng bậc thì đồ thị
phải có đúng 1 đỉnh bậc 0 hoặc một đỉnh bậc (n 1).
Chứng minh. Trước hết, ta có nếu đồ thị G có hai đỉnh cùng bậc thì bậc đó không thể
là 0 hoặc (n – 1). Thậy vậy, nếu G có hai đỉnh cùng bậc và là bậc 0 (các đỉnh khác có
bậc đôi một khác nhau) thì khi loại bỏ hai đỉnh cô lập này đi ta được một đồ thị G’ có
(n – 2) đỉnh có bậc đôi một khác nhau, điều này trái với định lý 1.3 nói trên. Còn nếu G
có hai đỉnh cùng bậc là (n – 1) thì đồ thị bù G” của G có hai đỉnh cùng bậc 0 và các
đỉnh khác có bậc đôi một khác nhau, điều này không xảy ra do trái với định lý 1.3.
3

2
å (d(X) + d(Y )) = å d (X).

Như vậy, G phải có đúng hai đỉnh cùng bậc là k (k 6= 0 và k 6= (n 1)).


Suy ra G
phải có đúng một đỉnh bậc 0 hoặc có đúng một đỉnh bậc (n – 1) (nếu không thì G phải
có hai đỉnh nữa có cùng bậc j 6= k, trái giả thiết).
Định lý 1.5 [7]. Cho đồ thị G(V ; E). Khi đó ta có:
XY2E X2V
Chứng minh. Gọi X là đỉnh tùy ý trong G. Giả sử các đỉnh kề với X là V1;V2; :::;Vn.
Khi đó d (X) = n và các cạnh XV1, XV2,..., XVn. Do đó:

[d(X) + d(V1)] + [d(X) + d(V2)] + ::: + [d(X) + d(Vn)]


2
= nd(X) + d(V1) + d(V2) + ::: + d(Vn) = d (X) + d(V1) + d(V2) + ::: + d(Vn):

Cứ tiếp tục như vậy cho tất cả các đỉnh còn lại của G, từ mỗi đỉnh X của G
thì tổng trong vế trái của đẳng thức cần chứng minh đại lượng d(X) xuất
hiện d(X) lần. Do đó ta có điều phải chứng minh.
1.2.2. Đường đi
Định nghĩa 1.3. Cho đồ thị vô hướng G(V ; E). Một dãy các cạnh dạng
ei = (Ai; Ai+1) với i = 1; 2; :::; m 1 được gọi là dãy cạnh liên tiếp. Trong dãy
cạnh liên tiếp các cạnh có thể lặp lại.
Ví dụ. Trong hình 1.2, dãy các cạnh e1; e2; e3; e4; e5; e1 là dãy cạnh kế
tiếp còn dãy cạnh e1; e2; e3; e4; e5; e6 không phải là dãy cạnh kế tiếp.

Hình 1.2:
Định nghĩa 1.4. Cho đồ thị vô hướng G(V ; E). Một dãy các cạnh liên
tiếp ei = (AiAi+1) với i = 1; 2; :::; m 1 được gọi là một đường đi nếu các đỉnh
A1; A2; :::; Am đôi một khác nhau và nó còn được ký hiệu là H = (A 1; e1; A2;
e2; :::; em 1; Am), trong đó A1: đỉnh đầu, Am: đỉnh cuối.
Đặc biệt đường đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị được gọi là đường đi
Hamilton. Trong trường hợp đồ thị G là đồ thị đơn thì đường đi H có thể
được ký hiệu là H = (A1; A2; :::; Am).
Số cạnh của đường đi H được gọi là độ dài của đường đi, ký hiệu là l (H).
Ví dụ. Trong hình 1.3, ta có một đường đi được tô đậm từ A đến G và
đường đi này có độ dài bằng 4.
1.2.3. Liên thông
4

Hình 1.3:

Định nghĩa 1.5. Hai đỉnh A và B của đồ thị được gọi là liên thông nếu
có một đường đi nối A và B.
Một đồ thị G được gọi là liên thông nếu mọi cặp đỉnh của G đều liên thông.
Một cạnh CD được gọi là cầu nếu bỏ đi cạnh CD thì hai điểm C, D không
còn liên thông nữa.
Nhận xét: Quan hệ liên thông của hai đỉnh có tính chất sau:
(a) Mỗi đỉnh A liên thông với chính nó.
(b) Nếu A liên thông với B thì B liên thông với A.
(c) Nếu A liên thông với B và B liên thông với C thì A liên thông với C.
Quan hệ liên thông này chia tập đỉnh của đồ thị thành các lớp có tính chất sau:
(1) Các đỉnh cùng thuộc một lớp thì liên thông với nhau.
(2) Các đỉnh không cùng một lớp thì không liên thông với nhau.
Các lớp đỉnh này là đỉnh của các đồ thị thành phần liên thông trong một đồ thị G cho
trước được gọi là thành phần liên thông của đồ thị đã cho.
Ví dụ. Trong hình 1.4 ta có một đồ thị gồm hai thành phần liên thông.

Hình 1.4:

1.2.4. Chu trình của đồ thị


Định nghĩa 1.6. Cho trước đồ thị G với tập đỉnh V và tập cạnh E. Một dãy cạnh
dạng ei = (Ai; Ai+1) với i = 1; 2; :::; m được gọi là một chu trình nếu các đỉnh A 1;
A2; :::; Am đôi một khác nhau và Ai = Am+1. Đặc biệt chu trình qua tất cả các đỉnh của
đồ thị được gọi là chu trình Hamilton. Một chu trình thường được ký hiệu là
5

H = (A1; e1; A2; e2; :::; em; Am+1 = A1).


Nhận xét. Một khuyên lập thành một chu trình có độ dài 1. Một đồ thị có
chu trình độ dài 2 khi nó có cạnh kép. Do đó, trong đồ thị đơn, một chu trình
có độ dài ít nhất là 3.
Các định lý sau cho ta điều kiện đủ để một đồ thị có chu trình.
Định lý 1.6 [12]. Cho trước đồ thị G với tập đỉnh V và tập cạnh E. Nếu bậc của
một đỉnh bất kỳ trong G không nhỏ hơn 2 thì G phải có ít nhất một chu trình. Chứng
minh. Ta xuất phát từ một đỉnh và đi theo các cạnh của đồ thị. Do bậc của mỗi đỉnh
không nhỏ hơn 2 nên khi ta đi vào mỗi đỉnh chưa đi qua ta lại có thể đi ra khỏi đỉnh đó
cho tới khi ta đi tới một đỉnh đã qua rồi. Do đó ta thu được một chu trình .
Định lý 1.7 [12]. Một đồ thị có n đỉnh và có không ít hơn n cạnh luôn có ít nhất
một chu trình.
Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp.
Với n = 1; 2 mệnh đề hiển nhiên đúng vì một đồ thị như vậy phải có khuyên
hoặc cạnh kép, tức là có chu trình.
Giả sử mệnh đề đúng với n, nghĩa là một đồ thị tùy ý có n đỉnh và có không
ít hơn n cạnh luôn có chu trình, ta chứng minh mệnh đề cũng đúng cho mọi
đồ thị G có (n + 1) đỉnh và không ít hơn (n + 1) cạnh tùy ý. Vì đồ thị có
khuyên hoặc có cạnh kép luôn có chu trình nên ta giả sử G là đồ thị đơn.
Xét đồ thị G có (n + 1) đỉnh và không ít hơn (n + 1) cạnh bất kỳ. Xét con đường
W có độ dài lớn nhất (có nhiều cạnh nhất) trong đồ thị G đã cho. Giả sử A và B
là hai đỉnh đầu và cuối của W. Khi đó mọi đỉnh kề với B phải thuộc W. Thật
vậy, giả sử có một đỉnh C kề với B nhưng không thuộc W thì ta có thể bổ sung
thêm C vào W để có một con đường dài hơn W, vô lý. Xét hai trường hợp:
(1) Bậc của B không nhỏ hơn 2.
Khi đó B phải kề với ít nhất một đỉnh C nào đó trên W. Gọi W 1 là đoạn
đường nằm trên W đi từ C đến B, và do đó ta có một chu trình đi qua B và
qua C khi bổ sung thêm cạnh BC vào W1.
(2) Bậc của B bằng 1. Ta xét đồ thị G1 sinh ra từ G bằng cách bỏ đỉnh B.
Khi đó G1 có n đỉnh và không ít hơn n cạnh nên theo giả thiết quy nạp, tồn
tại một chu trình trong G1 và đây cũng là chu trình cần tìm trong G.
Khái niệm đường đi Hamilton và chu trình Hamilton là các khái niệm
quan trọng thường được khai thác trong toán phổ thông. Sau đây ta đưa ra
một số kết quả quan trọng cho hai khái niệm này.
Định lý 1.8 (Dirac) [1]. Một đồ thị đơn có n đỉnh (n 3) và mọi đỉnh X của
n
G đều có d (X) 2 thì G có chu trình Hamilton.
Chứng minh. Ta chứng minh bằng phản chứng.
Giả sử G không có chu trình Hamilton. Ta thêm vào một số đỉnh mới và nối mỗi đỉnh

0
này với mọi đỉnh của G, ta thu được đồ thị mới G . Giả sử k (lớn hơn 0) là số đỉnh tối
6

0 0
thiểu cần thiết thêm vào G để G chứa một chu trình Hamilton. Như vậy G
có n + k đỉnh.
Gọi p là một chu trình Hamilton AYB...A trong G 0, trong đó A và B thuộc G và Y là đỉnh
mới. Khi đó B không kề với A vì nếu ngược lại thì ta bỏ đỉnh Y sẽ có được chu trình
Hamilton, trái với giả thiết về tính tối thiểu của k. Hơn nữa nếu A 0 là một đỉnh nào đó
(khác với Y) kề với A và B 0 là đỉnh kế tiếp của A0 trong p thì B0 không thể là đỉnh kề
của B, vì nếu trái lại thì ta có thể thay p bởi chu trình AA 0...BB0...A trong đó không có
Y. Như vậy với một đỉnh kề với A ta có một đỉnh không kề với B, tức số đỉnh không kề
với B không ít hơn số đỉnh kề với A (số đỉnh kề với A không nhỏ hơn n2 + k). Mặt khác,
theo giả thiết, số đỉnh kề với B cũng không nhỏ hơn n2 + k. Vì không có đỉnh nào vừa
kề với B lại vừa không kề với B nên số đỉnh của G 0 không ít
hơn 2 n + k = n +2k, mâu thuẫn với giả thiết G0
2
có n +k đỉnh. Do đó ta có điều phải
chứng minh.

Bằng phương pháp phản chứng tương tự, ta có thể chứng minh được
một tính chất tổng quát hơn định lý 1.8:
Định lý 1.9 [1]. Một đồ thị đơn có n đỉnh và hai đỉnh bất kỳ nào của G
cũng có tổng số bậc không nhỏ hơn n thì G có chu trình Hamilton.
Định lý 1.10 [1]. Một đồ thị đơn có n đỉnh (n 1) và mọi đỉnh X của G đều
n 1
có d (X) 2 thì G có đường đi Hamilton.
Chứng minh. Nếu n = 1 thì G có đường đi Hamilton tầm thường.
Giả sử n > 1. Ta lập đồ thị H bằng cách thêm vào G đỉnh A và tất cả các cạnh nối
A với mọi đỉnh của G. Khi đó đồ thị H có n + 1 đỉnh, d (A) = n và với mọi đỉnh Y tùy
n 1 n+ 1 n
ý thuộc G luôn có d (B) 2 +1= 2 2 . Như vậy mọi đỉnh trong H luôn
n
có số bậc 2 . Theo định lý 1.8 thì H có chu trình Hamilton p. Trong p, bỏ đi
đỉnh A và các cạnh tới A thì ta được đường đi Hamilton trong G.
Định lý 1.11 [17]. Một đồ thị có n đỉnh (n 3) liên thông và thuần nhất bậc
2 (mọi đỉnh của đồ thị đều có cùng số bậc là 2) luôn có chu trình Hamilton.
Chứng minh. Giả sử G là đồ thị liên thông và thuần nhất bậc hai.
Vì G có hữu hạn đỉnh nên số đường đi sơ cấp trong G là hữu hạn. Gọi (a) =
(X1; X2; :::; Xk) là một trong những đường đi sơ cấp có độ dài lớn nhất.
Nếu k < n thì trong G phải có một đỉnh Y không thuộc (a). Vì G liên thông
nên phải có một đỉnh Xi 2 (a) kề với Y.
Nếu i 2 f2; 3; :::; k 1g thì d(Xi) > 2, vô lý vì G thuần nhất bậc 2.
Nếu i = 1 hoặc i = k thì ta có đường đi sơ cấp có độ dài lớn hơn (a) bằng cách
bổ sung vào (a) điểm Y ở đầu (i = 1) hoặc bổ sung Y ở cuối (i = k), điều này trái
với cách chọn (a). Do đó ta phải có k = n, suy ra (a) là đường đi Hamilton trong G.
Vì d(X1) = d(X2) = 2 nên X1 phải kề với Xn vì nếu X1 kề với Xj với j 2 f3; :::;
n 1g thì d(Xj) > 2, vô lý vì G thuần nhất bậc 2. Khi đó (a) cũng chính là chu
trình Hamilton trong G.
7

Định lý 1.12 [17]. Một đồ thị G có chu trình Hamilton khi và chỉ khi G có
một đồ thị bộ phận liên thông và thuần nhất bậc 2 (mọi đỉnh của đồ thị bộ
phận đều có cùng số bậc là 2).
Chứng minh.
Điều kiện cần. Hiển nhiên, vì nếu G có chu trình Hamilton thì chu trình này
chính là đồ thị bộ phận của G liên thông và thuần nhất bậc 2.
0 0
Điều kiện đủ. Giả sử G (V; E) có đồ thị bộ phận G (V; E ) liên thông và
0 0
thuần nhất bậc 2. Khi đó, theo định lý 1.10, G (V; E ) có chu trình
Hamilton. Rõ ràng chu trình Hamilton này cũng là chu trình Hamilton trong
G. Định lý được chứng minh.
Định nghĩa 1.7 [5]: Một đường đi Euler trong đồ thị là một đường đi đi
qua tất cả các cạnh của đồ thị, mỗi cạnh đúng một lần. Một chu trình Euler
là một đường đi Euler và là một chu trình. Đồ thị có đường đi Euler được
gọi là đồ thị nửa Euler. Đồ thị có chu trình Euler được gọi là đồ thị Euler.
Định lý 1.13 (định lý Euler) [5]. Một đồ thị vô hướng, liên thông là đồ thị
nửa Euler khi và chỉ khi nó có nhiều nhất hai đỉnh bậc lẻ.
Một đồ thị vô hướng, liên thông là đồ thị Euler khi và chỉ khi mọi đỉnh
của nó đều có bậc chẵn.
Chứng minh. Giả sử G là đồ thị nửa Euler, xét một đường đi Euler trong G và xét
một đỉnh X trong đường đi này (mà không phải là điểm đầu hay điểm cuối). Vì số
lần đến X và đi khỏi X bằng nhau nên số cạnh liên thuộc với X là số chẵn. Như
vậy đồ thị cùng lắm có hai đỉnh bậc lẻ (là đỉnh đầu và đỉnh cuối của đường đi).
Nếu đồ thị là Euler thì thì nó có chu trình Euler, khi đó đỉnh đầu và đỉnh cuối và các
đỉnh khác có vai trò như nhau, nên tất cả các đỉnh đều có bậc chẵn. Ngược lại, giả sử
G có các đỉnh đều bậc chẵn, ta chứng minh G có chu trình Euler. Xét chu trình C
không đi qua cạnh nào quá một lần và có độ dài lớn nhất trong G, ta chứng minh C đi
qua tất cả các cạnh của G, nghĩa là nó là chu trình Euler. Giả sử điều này sai, như
vậy có một cạnh (U,V) của G không thuộc C với đỉnh U nằm trong C (vì nếu không thì
C là một thành phần liên thông của G). Ta xây dựng chu trình C’ không có cạnh nào
chung với C xuất phát từ cạnh (U,V). Vì số cạnh liên thuộc với V nằm trong C là một
số chẵn và (U,V) không thuộc C nên phải có ít nhất một cạnh khác liên thuộc với V và
không nằm trong C, giả sử là (V,W). Ta lại tiếp tục lập luận với W, như vậy, ta sẽ tiếp
tục được đường đi, cho đến khi nó phải dừng lại. Khi dừng lại đường đi sẽ dừng lại
ở một đỉnh không còn cạnh liên thuộc để đi ra, mọi đỉnh của đường đi có chẵn
cạnh liên thuộc đều đã sử dụng, mà mới có một cạnh liên thuộc với U được sử
dụng nên khi dừng lại nó phải dừng lại tại U. Như vậy ta có một chu trình C’
không có cạnh chung với C và có đỉnh chung là U. Xét chu trình hợp của C và
C’, ta thu được chu trình mới đi qua mỗi cạnh không quá một lần và có độ dài
lớn hơn C, mâu thuẫn với cách chọn C. Như vậy G có chu trình Euler.
8

Cuối cùng ta chứng minh đồ thị G với nhiều nhất hai đỉnh bậc lẻ có đường đi Euler.
Theo hệ quả 1.2, một đồ thị như vậy có 0 hoặc 2 đỉnh bậc lẻ. Nếu G không có đỉnh
bậc lẻ thì G là đồ thị Euler nên là đồ thị nửa Euler. Nếu G có 2 đỉnh bậc lẻ thì ta nối
hai đỉnh bậc lẻ lại để có đồ thị chỉ gồm các đỉnh bậc chẵn. Ta đã biết đồ thị mới này có
chu trình Euler. Đi dọc theo chu trình này sao cho cạnh cuối cùng là cạnh mới, nhưng
không sử dụng nó, ta sẽ được một đường đi Euler. Do đó G là đồ thị nửa Euler.
1.2.5. Chỉ số ổn định trong
Định nghĩa 1.8. Ta gọi một cách tô màu các đỉnh của một đồ thị G cho
trước là một cách tô màu bộ phận nếu các đỉnh của một đồ thị thành phần
của nó đều được tô bởi một số màu nào đó.
Một cách tô màu bộ phận được gọi tô màu ổn định nếu không có hai
đỉnh kề nhau của G được tô bởi một màu giống nhau.
Số lớn nhất các đỉnh của đồ thị G có thể tô ổn định bởi một màu được
gọi là chỉ số ổn định trong của đồ thị G và được ký hiệu bởi a (G).
Một tập hợp các đỉnh đôi một không kề nhau được gọi là một tập hợp
đỉnh ổn định hoặc là một tập hợp các đỉnh độc lập.
Một tập hợp gồm a (G) đỉnh đôi một không kề nhau được gọi là tập ổn
định trong tối đại của đồ thị G. Chỉ số ổn định trong của một đồ thị G là số
nhiều nhất các đỉnh đôi một không kề nhau của đồ thị.
Ví dụ. Chỉ số ổn định trong của đồ thị Petersen và nhỏ hơn hoặc bằng 4, vì
trong 3 đỉnh bất kỳ của ngũ giác đều luôn có 2 đỉnh kề nhau nên trên ngũ giác
bao ngoài cũng như trên hình ngôi sao bên trong chỉ có không quá 2 đỉnh độc
lập mà thôi. Mặt khác ta chỉ ra rằng tập đỉnh f3; 6; 9; 10g là một tập ổn định
trong đồ thị G (xem hình 1.5). Vậy chỉ số ổn định trong của đồ thị Petersen là 4.

Hình 1.5: Đồ thị Petersen

Nhận xét. Xét bài toán: trên bàn cờ có bao nhiêu cách đặt 8 quân hậu sao cho
9

không có hai quân hậu nào có thể ăn nhau. Bài toán này chính là bài toán xác
định chỉ số ổn định trong của một đồ thị tương ứng được xây dựng từ 64 ô bàn
cờ, trong đó hai đỉnh được nối với nhau bởi một cạnh khi con hậu có thể đi bằng
một nước đi thông thường để từ ô này đến ô kia. Đi tìm một cách sắp xếp 8 quân
hậu thỏa mãn điều kiện đề bài chính là bài toán đi tìm một tập hợp ổn định trong
tối đại trên đồ thị biểu diễn bàn cờ theo luật đi của con hậu. Bài toán này cũng
được nhà toán học người Đức C. F. Gauss quan tâm, như những thư từ trao đổi
của ông ta với H. C. Schumacher, biên tập viên của một tờ tạp chí về cờ của Đức
trong những năm 1850 cho thấy. Ngày nay, bằng lập trình, chúng ta có thể xác
định được có 92 cách sắp xếp 8 quân hậu thỏa mãn yêu cầu trên.
1.2.6. Sắc số
Giả sử một đồ thị G cho trước được tô màu ổn định. Nếu phân hoạch tập hợp các
đỉnh của G thành các tập hợp đỉnh cùng màu thì trong mỗi đồ thị sinh bởi một tập con
gồm các đỉnh này, không đồ thị nào chứa một cạnh cả. Số nhỏ nhất các lớp phân
hoạch có tính chất như vậy (cạnh bất kỳ của đồ thị G chỉ nối hai đỉnh thuộc hai tập
hợp khác nhau mà thôi) chính là số nhỏ nhất các màu có thể tô các đỉnh của đồ thị G
một cách ổn định - được gọi là sắc số của đồ thị G và được ký hiệu là c(G).
Ví dụ. Sắc số của đồ thị Petersen là 3. Với 3 màu, ta có thể tô ổn định
các đỉnh của đồ thị như trong hình 1.6 (mỗi con số tượng trưng cho một
màu). Còn với 2 màu ta không thể tô ổn định cho các đỉnh của ngũ giác bên
ngoài, do đó không thể tô màu ổn định cho các đỉnh của đồ thị Petersen.

Hình 1.6:

Nhận xét. Rõ ràng đối với đồ thị có khuyên thì không tồn tại cách tô màu ổn
định cho đồ thị. Đối với đồ thị có cạnh kép thì ta có thể bỏ bớt cạnh kép để thu
được đồ thị đơn mà không ảnh hưởng đến việc tô màu cả. Đối với đồ thị liên
thông thì sắc số của nó chính là sắc số lớn nhất của các thành phần liên thông.
Do đó trong phần tiếp theo của mục này ta chỉ xét các đồ thị liên thông và đơn.
Định lý 1.14 [12]. Với mỗi đồ thị G có bậc lớn nhất D(G), ta có c(G) D(G) +1.
Chứng minh. Nếu như ta có D(G) + 1 màu để tô thì ta có thể tô ổn định n đỉnh của đồ
10

thị như sau: khi ta muốn tô một đỉnh x thì ta tô nó bởi một màu khác tất cả các
màu láng giềng của nó. Việc này luôn luôn thực hiện được bởi vì ta có D(G) +
1 màu để lựa chọn trong khi đó số láng giềng của x không vượt quá D(G).
Nhận xét. Đồ thị duy nhất có sắc số bằng 1 là các đồ thị chỉ có các đỉnh
rời rạc (tức là không có cạnh nào cả). Định lý sau cho một điều kiện cần và
đủ cho đồ thị có sắc số là 2.
Định lý 1.15 [12]. Cho đồ thị G có ít nhất 1 cạnh. Khi đó, G có sắc số là 2 khi và
chỉ khi G không có chu trình lẻ cạnh.
Chứng minh. Rõ ràng ta chỉ cần chứng minh cho đồ thị liên thông là đủ.
Nếu đồ thị G có sắc số là 2 thì các đỉnh của chu trình C bất kỳ trong G sẽ
đan màu nhau dọc theo chu trình và do đó C có độ dài chẵn.
Đảo lại, nếu G không có chu trình lẻ cạnh thì ta chứng minh rằng có thể tô màu
ổn định các đỉnh của G bằng chỉ 2 màu. Trước hết ta chọn một đỉnh A 0 của đồ thị G.
Với mỗi đỉnh A của G, ta chọn một con đường W nối đỉnh A 0 với đỉnh A. Ta sẽ tô màu
đỉnh A bởi màu đỏ nếu độ dài l(W) là độ dài chẵn, trong trường hợp ngược lại
thì ta tô màu đỉnh A bởi màu xanh.
Màu của đỉnh A không phụ thuộc vào độ dài của con đường W. Thật vậy,
nếu có một con đường lẻ cạnh và một con đường chẵn cạnh nối A 0 với đỉnh
A thì tồn tại trong G một dãy cạnh kế tiếp khép kín có lẻ cạnh, do đó tồn tại
một chu trình lẻ cạnh trong G, mâu thuẫn.
Với hai đỉnh A, B bất kỳ được nối trong đồ thị G bởi một cạnh k thì ta xét một con
đường W0 có cạnh ít nhất nối đỉnh A0 với đỉnh A. Rõ ràng là khi bổ sung thêm
cạnh k vào con đường W0 này hoặc bỏ bớt cạnh k, tùy theo trường hợp đỉnh B có
nằm trên con đường W0 hay không, ta sẽ thu được một con đường nối đỉnh A 0
với đỉnh B có độ dài l(W0) + 1 hoặc l(W0) 1. Do tính chẵn lẻ của con đường nối
đỉnh A0 với đỉnh A và con đường nối A 0 với đỉnh B là khác nhau nên màu của đỉnh
A và B khác nhau. Do đó điểm A được tô màu ổn định và cách tô màu các đỉnh
của G như trình bày là ổn định. Định lý do đó được chứng minh.
Định lý 1.16 [16] Mọi đơn đồ thị đầy đủ Kn đều có sắc số là n.
Chứng minh. (quy nạp theo số đỉnh).
Với K1: Đồ thị có một đỉnh nên dùng 1 màu.
Giả sử định lý đúng với Kn 1, tức là Kn 1 có sắc số là k 1.
Xét Kn với các đỉnh là A1; A2; :::; An. Ta bỏ đi một đỉnh tùy ý của K n, giả sử Ak, cùng
với các cạnh liên thuộc với nó. Khi đó ta thu được K n 1 . Ta khôi phục lại đỉnh A k cùng
các cạnh liên thuộc với nó. Vì A k kề với tất cả các đỉnh của Kn 1 nên ta cần thêm một
màu nữa để tô Ak. Do đó sắc số của Kn là c(Kn) = c (Kn 1) + 1 = n 1 + 1 = n.
Định lý 1.17 [16] Mọi chu trình độ dài lẻ đều có sắc số là 3.
Chứng minh. Giả sử C là một chu trình độ dài 2n +1 của đồ thị G, C có các đỉnh
liên tiếp là A1; A2; :::; A2n+1. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp theo n.
11

Với n = 1, khi đó C có 3 đỉnh nên sắc số là 3.


Giả sử định lý đúng đến n = k, tức là mọi chu trình có độ dài 2k + 1 đều có
sắc số là 3.
Khi n = k+1, C có độ dài là 2(n+1)+1 = 2n+3 có các đỉnh liên tiếp là A 1; A2; :::; A2n+3.
0 0
Nối đỉnh A1 với đỉnh A2n+1 ta được chu trình C có độ dài 2n + 1, suy ra c(C ) = 3
trong đó A1; A2n+1 có màu khác nhau (giả sử A1 tô màu đỏ và A2n+1 được tô màu
xanh). Tiếp theo ta tô đỉnh A2n+2 bằng màu đỏ và tô đỉnh A2n+3 bằng màu xanh. Như
vậy ta đã tô màu cho các đỉnh của C chỉ bằng 3 màu. Định lý được chứng minh.
Nếu các cạnh của đồ thị được tô bởi nhiều màu thì ta gọi công việc này
là tô màu đồ thị. Sau đây là những kết quả quan trọng của tô màu đồ thị.
Định lý 1.18 [17]. Đồ thị đầy đủ gồm 6 đỉnh và được tô bằng không quá
hai màu thì luôn tồn tại 2 chu trình tam giác cùng màu.
Chứng minh. Giả sử đồ thị gồm 6 đỉnh A1; A2; A3; A4; A5; A6 và được tô
bởi màu xanh(nét đứt) hoặc màu đỏ (nét liền).
+ Chứng minh tồn tại tam giác cùng màu thứ nhất: Xét 5 cạnh xuất phát từ A1,
theo nguyên lý Dirichlet tồn tại 3 cạnh được tô cùng màu, giả sử các cạnh đó là
A1A2; A1A3; A1A4 được tô màu đỏ (hình 1.7). Nếu tam giácA 2A3A4 cùng màu xanh thì

Hình 1.7:

tồn tại tam giác cùng màu.


Nếu tam giác A2A3A4 có ít nhất một cạnh tô màu đỏ, giả sử cạnh A2A3, thì
tam giác A1A2A3 được tô cùng màu đỏ.
+ Chứng minh tồn tại tam giác cùng màu thứ hai: Giả sử tam giác cùng màu
thứ nhất là tam giác A1A2A3 được tô cùng màu đỏ. Ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Các cạnh A1A4; A1A5; A1A6 đều màu đỏ (hình 1.8).
Xét tam giácA4A5A6:
a. Nếu tam giácA4A5A6 có màu xanh thì ta có tam giác thứ hai cùng màu xanh.
12

Hình 1.8:

b. Nếu tam giác A4A5A6 có một cạnh màu đỏ, giả sử A4A5, thì ta có tam
giác cùng màu thứ hai là A1A4A5.
Trường hợp 2: Trong 3 cạnh A1A4; A1A5; A1A6 có 2 cạnh màu đỏ và một
cạnh màu xanh (giả sử hai cạnh màu đỏ là A1A4; A1A5 và cạnh màu xanh
là A1A6) (hình 1.9). Xét tam giác A3A4A5:

Hình 1.9:
a/ Nếu tam giác A3A4A5 có 3 cạnh màu xanh thì ta có tam giác cùng màu thứ hai.
b/ Nếu tam giác A3A4A5 có ít nhất một cạnh màu đỏ, giả sử A 4A5, thì ta có tam
giác cùng màu thứ hai là A1A4A5.
Trường hợp 3: Trong 3 cạnh A1A4; A1A5; A1A6 có đúng một cạnh màu đỏ
và hai cạnh màu xanh (giả sử cạnh màu đỏ là A1A4 và hai cạnh màu xanh
là A1A5; A1A6) (hình 1.10).
a/ Nếu A2A4 hoặc A3A4 có màu đỏ hoặc A5A6 có màu xanh thì ta có
tam giác cùng màu thứ hai .
b/ Nếu A2A4; A3A4 có màu xanh và A5A6 có màu đỏ thì xét tam giác A4A5A6:
13

Hình 1.10:

+ Nếu cả hai hai cạnh A4A5; A4A6 có màu đỏ thì ta có tam giác cùng
màu thứ hai là A4A5A6.
+ Nếu trong hai cạnh A4A5; A4A6 có ít nhất một cạnh màu xanh, giả sử
A4A5 có màu xanh, xét tam giác A2A3A5:
- Nếu tam giác này có cạnh A3A5; A2A5 cùng màu đỏ thì ta có tam giác
cùng màu thứ hai.
- Nếu A3A5 có màu xanh thì ta có tam giác cùng màu thứ hai là A 3A4A5.
- Nếu A2A5 có màu xanh thì ta có tam giác cùng màu thứ hai là A 2A4A5.
Trường hợp 4: Cả 3 cạnh A1A4; A!A5; A1A6 có cùng màu xanh (hình 1.11). Xét tam

Hình 1.11:

giác A4A5A6:
+ Nếu cả 3 cạnh đều có màu đỏ thì ta có tam giác cùng màu thứ hai.
+ Nếu trong 3 cạnh của tam giác có ít nhất một cạnh màu xanh, giả sử là cạnh
A5A6, thì ta có tam giác cùng màu thứ hai là A1A5A6.( Định lý được chứng minh.)
Tổng quát hơn ta có định lý sau đây:
Định lý 1.19 [17]: Đồ thị đầy đủ gồm n (n 6) đỉnh và được tô bằng không
quá hai màu thì luôn tồn tại ít nhất n 4 chu trình tam giác cùng màu.
14

Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp.


Với n = 6, định lý đúng ( Theo kết quả của định lý 1.18).
Giả sử định lý đúng đến n = k; n 6.
Xét đồ thị đầy đủ Gk+1 có các đỉnh là A1; A2; :::; Ak; Ak+1. Vì Gk+1 có đồ thị con là Gk nên
Gk+1 luôn có tam giác cùng màu, giả sử đó là A1A2A3, loại đỉnh A1 và các cạnh liên thuộc
với A1 ra khỏi Gk+1, ta được đồ thị đầy đủ Gk có ít nhất n 4 chu trình tam giác cùng màu
(giả thiết quy nạp). Khôi phục lại đỉnh A 1 và các cạnh liên thuộc với A 1 ta được thêm tam
giác cùng màu nữa là A1A2A3. Khi đó trong Gk+1 có ít nhất là
n 4 + 1 = n 3 tam giác cùng màu
(đpcm). Định lý 1.20 [17].
a. Xét dãy số nguyên a1 = 2; a2 = 5; :::; an+1 = (n + 1)an + 1. Khi đó : đồ thị vô
hướng đầy đủ với an +1 đỉnh được tô bởi n màu luôn có chu trình tam giác cùng màu.
b. Xét dãy số nguyên u1 = 3; u2 = 6; :::; un+1 = (un 1)n + 2. Khi đó : đồ
thị vô hướng đầy đủ với un+1 đỉnh được tô bởi n màu luôn có chu trình tam
giác cùng màu. Chứng minh a. Ta chứng minh bằng quy nạp.
Với n = 1, ta có đồ thị đầy đủ gồm a 1 + 1 = 3 và được tô bởi 1 màu nên ta
có tam giác cùng màu, định lý đúng.
Giả sử định lý đúng với n = k.
Xét đồ thị đầy đủ vô hướng tùy ý G k+1 với ak+1 + 1 đỉnh và các cạnh được
tô bằng k + 1 màu. Xuất phát từ đỉnh P phải có ít nhất a k + 1 cạnh được tô
cùng một màu. Giả sử cạnh này màu đỏ và các cạnh PA 1; PA2; :::; PAak ;
PAak+1 được tô màu đỏ. Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:
Nếu một trong các đỉnh nối giữa Ai và A j được tô màu đỏ (1 i; j ak + 1),
giả sử là A1 và A2, thì ta được tam giác A1PA2 được tô màu đỏ.
Trường hợp 2:
Nếu không có cạnh nào trong các cạnh A iA j được tô màu đỏ (1 i; j a k +
1). Khi đó đồ thị con đầy đủ Gk với tập đỉnh A1; A2; :::; Aak ; Aak+1 có các
cạnh được tô k màu nên theo giả thiết quy nạp G k có tam giác cùng màu và
do đó Gk+1 có tam giác cùng màu (đpcm).
Chứng minh b. (Tương tự như chứng minh a.)
1.3. MỘT SỐ ĐỒ THỊ ĐƠN VÔ HƯỚNG
1.3.1. Đồ thị đầy đủ
Định nghĩa 1.9. Một đồ thị đơn vô hướng được gọi là đồ thị đầy đủ nếu
hai điểm bất kỳ của nó luôn được nối bởi đúng 1 cạnh.
Nhận xét.
(1) Với một số tự nhiên n (n 2) cho trước, có duy nhất một đồ thị đầy đủ
n đỉnh và nó được ký hiệu là K n. Đặc biệt khi n = 3 thì K 3 còn được gọi là
tam giác (xem hình 1.12).
15

(2) Với một đồ thị G đơn không đầy đủ cho trước ta luôn có thể bổ sung
thêm vào G một số cạnh để G trở thành đồ thị đầy đủ. Khi đó, đồ thị G có
tập đỉnh trùng với tập đỉnh của G và tập cạnh là các cạnh bổ sung để G trở
thành đầy đủ được gọi là đồ thị bù của G (xem hình 1.13, 1.14, 1.15).

Hình 1.12: Các đồ thị đầy đủ K2; K3; K4; K5

Hình 1.14: Đồ thị đầy đủ


Hình 1.13: Đồ thị không sau khi bổ sung cạnh (là
đầy đủ G các đường nét đứt)

Hình 1.15: Đồ thị bù G


của G
n(n 1)
Định lý 1.21 [1]. Mỗi đỉnh trong đồ thị Kn đều có bậc (n 1) và Kn có 2
cạnh.
Chứng minh. Vì mỗi đỉnh nối với (n 1) còn lại nên bậc của mỗi đỉnh là (n 1) và
xuất phát từ mỗi đỉnh ta có (n 1) cạnh.
Vì mỗi cạnh AB được tính 2 lần (một lần xuất phát từ A và 1 lần xuất phát từ B) nên số cạnh của K n là
(1)
.2
16

2
(n 2)
4

Định lý 1.22 (Mantel) [7]. Với G là đồ thị gồm n đỉnh mà không chứa tam giác
hi
2
thì số cạnh lớn nhất của G là n .
4
Chứng minh. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp.
Với n = 1, n = 2, n = 3 thì định lý đúng.
Giả sử định lý đúng đến n 1 (n 2 N; n 2). Xét đồ thị G gồm n đỉnh, gọi X và Y là hai
đỉnh kề nhau trong G. Gọi H là phần bù của fX;Y g trong G (bỏ đi hai đỉnh X,Y
các các cạnh chứa hai đỉnh này). Khi đó trong H có n 2 đỉnh và không
chứa tam
giác , vì nếu H chứa tam giác thì tam giác này cũng nằm trong G. Theo giả thiết quy
nạp thì số cạnh của H không quá cạnh.

Với mỗi đỉnh A trong H, có nhiều nhất một cạnh nối với X và Y ( vì nếu có cạnh AX, AY thì sẽ có tam giác AXY,
vô lý ). Do đó từ các đỉnh trong H nối với X, Y nhiều
2 2
nhất n 2 cạnh. Vậy G sẽ chứa không quá (n 2) + (n 2)+1 =n cạnh, điều phải
4 4
chứng minh.
Định nghĩa 1.10. Một đồ thị không chứa một đồ thị con đầy đủ Kt được gọi là
một đồ thị t - free.
Định lý 1.23(Turan) [7]. Số cạnh lớn nhất của đồ thị G có n đỉnh và t - free là
t 2
t 1 n 2
2 .

Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp.


Dễ kiểm tra định lý đúng với n = 1; 2:
Giả sử định lý đúng đến n 1, ta chứng minh định lý cũng đúng với n.
Giả sử G có n đỉnh và không chứa K t , nhưng khi đó G phải chứa Kt 1. Thật vậy,
nếu G không chứa Kt 1 thì bằng cách thêm một cạnh vào G (cạnh tô đậm trong
hình 1.16) thì G vẫn không thể chứa K t nhưng số cạnh bây giờ nhiều hơn so với ban đầu, mâu
thuẫn với giả thiết G là đồ thị có số cạnh lớn nhất có thể có.
Gọi B là phần bù của Kt 1 trong G (hình 1.17). Vì B có n t + 1 đỉnh và không chứa
2
t 1 (n t+1)
Kt nên theo giả thiết quy nạp, số cạnh của B là jEBj t 2 4 .
Từ mỗi đỉnh K thuộc B ta có thể nối nhiều nhất t 2 cạnh với các đỉnh của Kt 1 vì
nếu K được nối với tất cả t 1 đỉnh của Kt 1 thì sẽ tạo ra Kt , trái với giả thiết G không
chứa Kt . Do đó số đỉnh của G là j t2 1
jGj j t+1) + (n t + 1):(t
( t 1)(t 2t) 1+ t 2
E
(n
E
2)
E = K + EB + K B

2 2
t 2 2 t 1
n
:
t 1 2

Ta có điều phải chứng minh.


Nhận xét. Định lý Turan cho ta giá trị lớn nhất về số cạnh của đồ thị G, đây là
một công cụ quan trọng để xét bài toán cực trị tổ hợp. Ngoài ra mệnh đề phản đảo
của nó cũng cho ta một điều kiện để đồ thị G có chứa đồ thị con đầy đủ K t .
17

Hình 1.16: Hình 1.17:

1.3.2. Đồ thị đều


Định nghĩa 1.11. Một đồ thị đơn vô hướng G được gọi là đồ thị đều
bậc t nếu mỗi đỉnh của đồ thị G có bậc là t.
Nhận xét. Đồ thị đầy đủ Kn là đồ thị đều bậc (n 1).
Định lý 1.24 [12]. Số đỉnh của đồ thị đều bậc lẻ luôn là số chẵn.
Chứng minh. Định lý này được suy ra hiển nhiên từ hệ quả 1.2.
Định lý 1.25 [12]. Cho G là đồ thị đều bậc g với n đỉnh và l cạnh. Khi đó ta có:
n :g
l= 2 .
Chứng minh. Giả sử G có tập đỉnh là V và tập cạnh là E. Theo định lý 1.1 ta có:
1 n :g
l = jEj = 2 å dG(v) = 2 :
v2V
1.3.3. Đồ thị lưỡng phân
Định nghĩa 1.12. Đồ thị lưỡng phân là đồ thị G(V ; E) mà tập đỉnh V có thể phân
hoạch thành hai tập hợp X, Y sao cho tập cạnh E chỉ gồm các cạnh nối các đỉnh
không cùng thuộc một tập hợp. Ta còn ký hiệu đồ thị lưỡng phân này là G (X;Y ; E).
Nếu trong đồ thị lưỡng phân G (X;Y ; E) giữa hai đỉnh bất kỳ không cùng thuộc
một lớp luôn có đúng một cạnh nối thì ta gọi G (X;Y ; E) là đồ thị lưỡng phân
đầy đủ và ký hiệu là Km;n với m là số đỉnh của X và n là số đỉnh của Y.
Ví dụ.
(i) Đồ thị biểu diễn một buổi nhảy (các đôi nhảy luôn là người khác phái)
là đồ thị lưỡng phân.
(ii) Đồ thị có sắc số 2 là đồ thị lưỡng phân. ở đây, các đỉnh cùng màu sẽ
tạo nên một lớp đỉnh.
(iii) Hình 1.18 cho ta đồ thị lưỡng phân đầy đủ K3;3.

Hình 1.18: Đồ thị K3;3


18

Định lý 1.26 [12]. Một đồ thị G là đồ thị lưỡng phân khi và chỉ khi mọi
chu trình của G có độ dài chẵn.
Chứng minh. Giả sử G(V ; E) là đồ thị lưỡng phân. Khi đó dọc theo chu
trình bất kỳ của G, các đỉnh thuộc tập X và Y lần lượt kế tiếp nhau. Do đó,
khi trở về đỉnh xuất phát đầu tiên ta phải qua một số chẵn các đỉnh và do đó
số cạnh (bằng số đỉnh) của chu trình là một số chẵn.
Đảo lại, giả sử G là một đồ thị mà tất cả các chu trình của nó đều có độ dài
chẵn. Ta chứng minh tất cả các thành phần liên thông của G là lưỡng phân
và do đó G là lưỡng phân.
Thật vậy, giả sử G1 là một thành phần liên thông của G và P 0 là một đỉnh
của G1. Với mỗi đỉnh P của G1, ta chọn một đường đi W nối đỉnh P 0 với P.
Nếu W có độ dài chẵn thì đỉnh P thuộc tập X, còn nếu W có độ dài lẻ thì
điểm P thuộc tập Y. Sự phân loại các đỉnh của đồ thị G 1 không phụ thuộc
vào cách chọn đường đi W. Thật vậy, nếu có một đường đi W với độ dài
=
chẵn và đường đi W có độ dài lẻ thì mâu thuẫn với giả thiết ban đầu.
Với cách thiết lập tập X và Y này, các đỉnh của G 1 hoặc thuộc tập X, hoặc thuộc tập
Y. Bây giờ ta chứng minh G 1 có các cạnh nối các đỉnh không cùng thuộc một tập hợp
mà thôi. Thật vậy, giả sử có hai đỉnh P và Q kề nhau trong G 1 thì chúng không cùng
một tập hợp X hoặc Y, nếu không từ P 0 ta có thể đi đến P rồi tới đỉnh Q bởi cạnh PQ
và trở về đỉnh P0 với một đường đi lẻ cạnh, điều này không thể xảy ra trong G vì mọi
chu trình trong G đều có độ dài chẵn. Như vậy G là lưỡng phân với hai tập đỉnh X, Y.
19

CHƯƠNG 2

ĐỒ THỊ CÓ HƯỚNG

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ


2.1.1. Định nghĩa đồ thị có hướng
Định nghĩa 2.1. Một đồ thị được gọi là đồ thị (hữu hạn) có hướng khi
nó chỉ có các cạnh có hướng mà ta gọi là cung. Đồ thị có hướng có tập đỉnh
là V, tập cạnh là E được ký hiệu là G [V; E].
Một cung u được xác định bởi điểm đầu X và điểm cuối Y mà ta thường
ký hiệu là [X;Y ] trong đó X được gọi là đỉnh xuất phát, Y được gọi là đỉnh
đích của cung u. Ta còn nói rằng cung u liên hợp hướng ra ngoài đối với
đỉnh X và cung u liên hợp hướng vào trong đối với đỉnh Y.
Các cung có cùng đỉnh xuất phát và đỉnh đích được gọi là các cung song song. Nếu
đỉnh xuất phát và đỉnh đích của cung trùng nhau thì ta gọi cung này là khuyên
có hướng.
Nếu ta thay các cung của đồ thị có hướng bởi các cạnh thì ta nhận
được đồ thị vô hướng. Khi đó đồ thị vô hướng này được gọi là đồ thị lót
của đồ thị có hướng tương ứng.
Một đồ thị có hướng được gọi là đầy đủ đầy đủ nếu nó không có
khuyên và mỗi cặp đỉnh của nó đều được nối bởi đúng một cung.
2.1.2. Bậc, nửa bậc vào, nửa bậc ra Định nghĩa 2.2. Cho đồ thị có
hướng G [V; E] và đỉnh A 2 V . Nửa bậc vào của A, ký hiệu d (A), là số
+
cung đi tới đỉnh A; nửa bậc ra của A, ký hiệu d (A), là số cung đi ra từ đỉnh
A. Bậc của A bằng bậc của A trong đồ thị lót tương ứng, nói cách khác: bậc
của đỉnh A bằng tổng nửa bậc vào và nửa bậc ra.
Một đỉnh được gọi là cô lập nếu nó có nửa bậc vào và nửa bậc ra đều bằng 0.
2.1.3. Dây chuyền - liên thông
Định nghĩa 2.3. Một dây chuyền là một dãy các cung liên tiếp của một
đồ thị có hướng mà nếu bỏ hướng của cung thì nó trở thành một dãy cạnh
kế tiếp trong đồ thị vô hướng thu được.
Một băng chuyền là một dây chuyền mà đỉnh đích của một cung là đỉnh
xuất phát của cung kế tiếp.
Một dây chuyền cơ bản và băng chuyền cơ bản là những dây chuyền
mà mỗi đỉnh của nó chỉ xuất hiện nhiều nhất một lần. Một băng chuyền cơ
bản chứa tất cả các đỉnh của đồ thị được gọi là băng chuyền Hamilton .
Một băng chuyền khép kín, khi mà mỗi đỉnh của nó là đỉnh xuất phát của
đúng một cung của nó, được gọi là chu trình có hướng. Chu trình chứa tất
cả các đỉnh của đồ thị được gọi là chu trình Hamilton .
20

Hai đỉnh của đồ thị có hướng được gọi là liên thông yếu nếu chúng được nối
với nhau bởi một dây chuyền. Một đồ thị có hướng được gọi là liên thông (yếu)
nếu hai đỉnh bất kỳ của nó đều liên thông yếu. Đồ thị có hướng được gọi là liên
thông mạnh nếu hai đỉnh tùy ý của nó được nối với nhau bởi một băng chuyền.
Ví dụ. Đồ thị trong hình 2.1 có: u là khuyên có hướng, v và w là các
cung song song, A có bậc là 4 (nửa bậc vào là 1, nửa bậc ra là 3).

Hình 2.1:

Định lý 2.1 [12]. Một đồ thị liên thông G là một đồ thị liên thông mạnh
khi và chỉ khi một cung tùy ý của G nằm trong ít nhất một chu trình.
Chứng minh. Giả sử G là một đồ thị có hướng cho trước sao cho mỗi cung bất kỳ
của nó nằm trong ít nhất một chu trình. Ta chứng minh G là liên thông mạnh. Giả sử
ngược lại, trong G có hai đỉnh X và Y sao cho không tồn tại một băng chuyền nối X và
Y. Ta ký hiệu M là tập hợp các đỉnh được nối với đỉnh X bởi một băng chuyền nào đó.
Do G là đồ thị liên thông nên tồn tại một dây chuyền cơ bản K = (X = X 1; X2; :::; Xk = Y
). rõ ràng X = X1 2 M và Xk = Y 2= M. Giả sử i là số nhỏ nhất sao cho X i 2 M và Xi+1
2= M. Khi đó cung giữa hai đỉnh X i và Xi+1 có hướng đi từ đỉnh Xi+1 tới đỉnh Xi, ta ký
hiệu u = [Xi+1; Xi]. Theo giả thiết , cung u nằm trên một chu trình C. Ta có thể đi từ
đỉnh X tới đỉnh Xi+1 bằng cách đi từ một đỉnh X dến đỉnh Xi bởi một băng chuyền W
nào đó và sau đó đi dọc theo chu trình C đến đỉnh X i+1. Như thế ta đã thiết kế được
một băng chuyền đi từ đỉnh X đến đỉnh X i+1. Khi đó Xi+1 2 M, mâu thuẫn giả thiết ban
đầu. Mâu thuẫn này chứng tỏ G liên thông mạnh.
Bây giờ giả sử cho trước một đồ thị liên thông mạnh G và một cung u tùy ý
của nó. Nếu u là một khuyên thì cung u đã nằm trên chu trình. Nếu đỉnh xuất
phát X và đỉnh đến Y của cung u khác nhau thì tồn tại một băng chuyền nối
đỉnh Y với đỉnh X. Trong những băng chuyền như vậy, giả sử (X 1 = Y; u1; X2;
u2; :::; Xk = X) là một băng chuyền có độ dài nhỏ nhất. Ta dễ nhận thấy rằng
mỗi đỉnh Xi và mỗi cung ui xuất hiện đúng một lần trên băng chuyền.
21

Do đó (X1 = Y; u1; X2; u2; :::; Xk = X; u; X1 = Y ) là một chu trình chứa cung
u, điều phải chứng minh.
2.2. MỘT SỐ ĐỒ THỊ CÓ HƯỚNG ĐẶC BIỆT
2.2.1. Đồ thị phản chu trình
Định nghĩa 2.4. Một đồ thị G được gọi là đồ thị phản chu trình nếu
như nó không chứa chu trình nào cả.
Một đỉnh X của đồ thị có hướng G được gọi là đỉnh nguồn của đồ thị G
nếu X không phải là đỉnh đích của cung nào cả. Đỉnh hạ lưu của một đồ thị
có hướng là đỉnh không phải là đỉnh xuất phát của một cung nào cả.
Định lý sau nói về quan hệ giữa đỉnh nguồn, đỉnh đích và đồ thị phản chu
trình. Định lý 2.2[12]. Trong một đồ thị phản chu trình, luôn tồn tại ít nhất một
đỉnh
nguồn và một đỉnh hạ lưu.
Chứng minh. Rõ ràng đồ thị phản chu trình luôn có đỉnh hạ lưu.
Ta chọn trong một đồ thị phản chu trình G cho trước một đỉnh tùy ý X 1. Nếu đỉnh X1 là
một đỉnh nguồn thì định lý được chứng minh. Nếu đỉnh X 1 không là một đỉnh nguồn thì
tồn tại một cung u nhận X1 là đỉnh đích. Gọi đỉnh xuất phát của cung này là X 2 thì X1
6= X2 do G là phản chu trình. Nếu X 2 là đỉnh nguồn thì định lý được chứng minh. Nếu
X2 không là đỉnh nguồn thì trong G tồn tại một cung nhận X 2 là đỉnh đích. Gọi đỉnh
xuất phát của cung này là X 3 thì X3 2= fX1; X2g vì G là phản chu trình. Tiếp tục quá
trình trên ta thu được một dãy các đỉnh X 1; X2; :::; Xk; ::: trong đó không có đỉnh nào
xuất hiện hai lần. Do tính hữu hạn của tập đỉnh nên dãy này không thể kéo dài vô hạn
mà phải kết thúc tại đỉnh X0 nào đó. Khi đó X0 là đỉnh nguồn của G.

2.2.2. Turnier
Định nghĩa 2.5. Turnier là một đồ thị có hướng sao cho nếu bỏ hướng
các cạnh đi thì ta thu được một đồ thị đầy đủ. Ta còn có thể gọi một Turnier
là một đồ thị đầy đủ có hướng.
Một Turnier có n đỉnh được gọi là một n-Turnier và ký hiệu là Tn. Trong một
Turnier Tn ta có các tính chất hiển nhiên sau:
+
(i) d (X) + d (X) = n 1 với mọi đỉnh X tùy ý của Tn.
(ii)Tn có nhiều nhất một đỉnh nguồn và có nhiều nhất một đỉnh hạ lưu.
Nhận xét. Tên gọi Turnier bắt nguồn từ thể thao: nếu có một đại hội thể
thao (mà tiếng Đức gọi là Turnier) gồm có n đối thủ tham gia, trong đó mỗi
đối thủ phải gặp người khác đúng một lần, không có trận đấu nào kết thúc
với kết quả hòa. Khi đó biểu diễn n đội bởi n đỉnh X 1; X2; :::; Xn, các cung
[Xi; Xj] thể hiện đối thủ Xi thắng Xi thì ta thu được Turnier Tn.
Định lý sau cho ta điều kiện quan trọng để tồn tại đường đi Hamilton
trong đồ thị có hướng.
Định lý 2.3 [12]. Trong đồ thị có hướng đầy đủ (Tn) luôn tồn tại đường đi Hamil-
22

ton.
Chứng minh. Giả sử W = (X1; X2; :::; Xk) là một đường đi sơ cấp bất kỳ trong Tn.
Nếu W đi qua tất cả các đỉnh của Tn thì W là đường đi Hamilton.
Nếu trong Tn còn có đỉnh không nằm trong W thì ta có thể bổ sung dần các đỉnh
này vào W để có được đường đi Hamilton. Thật vậy, giả sử X không thuộc W. Khi đó:
(i) Nếu có cung nối X với X1 thì ta có đường đi W1 = (X; X1; X2; :::; Xk).
(ii) Nếu tồn tại chỉ số i (1 i k 1)mà từ Xi có cung đi tới X và từ X có cung đi
tới Xi+1 thì ta chen Xvào giữa Xi và Xi+1 để có đường đi W2 = (X1; X2; :::; Xk; X;
Xi+1; :::; Xk). (iii) Nếu cả hai trường hợp trên không xảy ra , tức là 8i (1 i k 1) đều có
cung đi từ Xi có cung đi tới X thì ta bổ sung X vào cuối đường W để được
đường đi mới là W3 = (X1; X2; :::; Xk; X). Ta lần lượt thực hiện n k lần sẽ bổ
sung được để W trở thành đường đi Hamilton.
Nhận xét. Đường đi Hamilton trong trường hợp của Tn thực ra là một
cách sắp xếp n đối thủ thi đấu của Turnier theo một hàng mà người đứng
trước luôn thắng người đứng sau. Phép chứng minh trên cũng đồng thời
đưa ra một phương pháp để sắp xếp n đối thủ trong cuộc thi đấu thể thao
Turnier thành một hàng mà người đứng trước luôn thắng người đứng sau.
Định lý 2.4 [1]: Cho đồ thị có hướng đầy đủ liên thông mạnh bậc n (n 3).
Khi đó với mọi đỉnh A và số nguyên p (3 p n) luôn tồn tại chu trình có hướng
sơ cấp độ dài p đi qua đỉnh A.
Chứng minh. Cho A 2 V , ta chứng minh quy nạp theo p.
Vì đồ thị là liên thông mạnh nên mỗi đỉnh luôn có nửa bậc vào và nửa bậc
ra là các số dương.
Đặt V1 = fB 2 V j9[A; B] 2 E g;V2 = fB 2 V j9[B; A] 2 E g.
Vì G liên thông mạnh nên tồn tại cung từ đỉnh của V1 đến đỉnh của V2. Suy
ra đỉnh A thuộc chu trình có độ dài 3.
Giả sử A thuộc chu trình có độ dài k, (3 k n), gọi chu trình này là W = (A
= A1; A2; :::; Ak; A). Ta sẽ xây dựng chu trình có độ dài k + 1 qua A.
Trường hợp 1: Tồn tại đỉnh B 2 W sao cho có cung đi từ đỉnh nào đó trên W
đến A và có cung đi từ B đến đỉnh nào đó trên W. Khi đó sẽ tồn tại hai đỉnh A i; A j
2 W, [Ai; A j] 2 E, sao cho có cung đi từ Ai đến B và có cung đi từ B đến A j. Khi đó
0
ta được chu trình W = (Ai; B; A j) [W (A j; Ai) đi qua A và có độ dài k + 1.
Trường hợp 2: Không tồn tại đỉnh B như trong trường hợp 1.
Đặt V1 = fX 2 V nW j8Z 2 W; 9[Z; X] 2 E g.
và V2 = fY 2 V nW j8Z 2 W; 9[Y; Z] 2 E g.
Do trường hợp 1 nên V1 [V2 = V nW. Nếu V1 = 0/ hoặc V2 = 0/ thì vi phạm
tính liên thông mạnh. Do đó V1 6= 0/ và V2 6= 0/.
Cũng do tính liên thông mạnh nên tồn tại X 2 V 1 và Y 2 V2 sao cho có cung đi từ X
0
đến Y. Khi đó ta được chu trình W = (A1; A2; :::; Ak 1; X;Y; A1) đi qua A và có độ dài
23

k + 1.
Từ định lý trên ta suy ra được hệ quả sau:
Hệ quả 2.5 [1]: Đồ thị có hướng đầy đủ có chu trình Hamilton khi và chỉ
khi nó liên thông mạnh.
Ví dụ 1 [6]: Có 5 đội bóng chuyền thi đấu với nhau. Biết rằng hai đội bất kỳ chỉ thi
đấu với nhau đúng một trận, mỗi đội thi đấu 4 trận với 4 đội còn lại và mỗi trận đấu
không có kết quả hòa. Chứng minh rằng có thể sắp xếp đội trưởng của 5 đội bóng
này thành một hàng dọc sao cho đội đứng sau luôn thắng đội đứng ngay trước.
Giải. Xét đồ thị có 5 đỉnh tương ứng với 5 đội bóng, hai đội bóng thi đấu với nhau thì
hai đỉnh tương ứng được nối với nhau bởi một cung chạy từ đội thắng đến đội thua.
Khi đó ta có được đồ thị có hướng đầy đủ T 5. Theo định lý 2.3 thì trong T 5 luôn tồn tại
đường đi Hamilton. Đường đi này cho ta cách sắp xếp 5 đội thỏa yêu cầu để bài.
Chẳng hạn, nếu ta có kết quả các trận đấu như hình 2.2 thì đồ thị nhận
được như hình 2.3 và cách sắp xếp như hình 2.4.

Hình 2.2:

Hình 2.3: Hình 2.4:

Ví dụ 2[13]: Trong một cuộc đấu cờ vòng tròn, tổng số điểm của 5 đối
thủ đôi một khác nhau. Biết rằng mỗi ván thắng được tính 1 điểm, ván thua
0 điểm và hòa 0,5 điểm. Ngoài ra còn biết:
a. Người nhiều điểm nhất không hòa trận nào.
b. Người nhiều điểm nhì không thua trận nào.
c. Người nhiều điểm thứ tư không thắng người thứ năm.
Xác định kết quả các trận đấu của mọi người cũng như tổng số điểm của họ.
24

2
Giải. Tổng số ván cờ là C5 = 10 nên tổng số điểm của các đối thủ là 10 (trong
mỗi ván tổng số điểm thu được của hai đối thủ luôn là 1). Gọi a i là số điểm của
người thứ i, ta có a1 > a2 > a3 > a4 > a5. Vì người a1 không hòa trận nào và
người a2 không thua trận nào nên người a1 thua người a2, suy ra a1 3.
Vì điểm của hai người khác nhau lệch nhau ít nhất 0; 5 và do 3+2; 5+2+1; 5+1
= 10 nên chỉ có thể xảy ra a1 = 3; a2 = 2; 5; a3 = 2; a4 = 1; 5; a5 = 1 mà thôi.
Ta xây dựng đồ thị có 5 đỉnh a1; a2; a3; a4; a5 (tương ứng với 5 người) và
nối các đỉnh giữa chúng bằng các cạnh có hướng (từ người thắng đến
người thua) hoặc các cạnh vô hướng (nếu hai người hòa nhau).
Do a1 = 3 và người a 1 thua người a2 nên người a1 phải thắng 3 người còn lại
a3; a4; a5. Do người a2 không thua trận nào và thắng a 1 (có 1 điểm), số điểm
còn lại (1,5) nên người a2 phải hòa với cả 3 người còn lại a 3; a4; a5. Kết quả
tổng số điểm trong nội bộ của a 3; a4; a5 lần lượt là 1; 5; 1; 0; 5 điểm. Do a 4
không thắng a5 nên số điểm 0; 5 của người a5 là kết quả hòa với người a4.
Như vậy trong kết quả nội bộ giữa a 3 và a4 thì a4 có 0; 5 điểm mà thôi nên hai
người này hòa nhau. Số điểm của a3 khi đấu với a5 là 1; 5 0; 5 = 1 nên a3
thắng a5. Như vậy ta có đồ thị biểu diễn kết quả các trận đấu như hình 2.5.

Hình 2.5:

Ví dụ 3 [13]: Có 5 người thi đấu cờ với nhau. Xác định kết quả của mỗi trận
đấu nếu biết rằng hai người bất kỳ phải đấu với nhau đúng một trận (mỗi ván
thắng được tính 1 điểm, ván thua 0 điểm). Ngoài ra còn biết tổng số điểm của
mỗi đối thủ nhận được đều khác nhau và không có trận nào hòa.
Giải. Ta biểu thị mỗi người bằng một đỉnh a1; a2; a3; a4; a5 trong đó ai là số điểm
của người thứ i và a1 > a2 > a3 > a4 > a5. Vì tổng số điểm bằng 10 và số điểm của
5 người là 5 số nguyên không âm đôi một khác nhau, lại có 10 = 4 + 3 + 2 + 1 + 0
nên suy ra số điểm của người thứ i là 5 i. Từ đó ta suy ra người thứ nhất thắng tất
cả 4 người còn lại, người thứ hai chỉ thua người thứ nhất và thắng tất cả 3 người
còn lại; người thứ ba thua 2 người nhất, nhì và thắng người thứ tư, năm; người
thứ tư chỉ thắng người thứ năm và người thứ năm thua tất cả các đối thủ.
Ta có thể biểu diễn các kết quả bằng đồ thị gồm 5 đỉnh a 1; a2; a3; a4; a5 trong đó hai
25

đỉnh được nối với nhau bằng một cung (đi từ người thắng đến người thua)
như hình 2.6.

Hình 2.6:

Ví dụ 4[13]: Trong một cuộc thi đấu bóng bàn có một số đấu thủ tham
gia. Hai đấu thủ bất kỳ phải đấu với nhau đúng một hiệp, nếu thắng được
một điểm, thua 0 điểm (không có hòa). Hỏi có khi nào cuộc thi đấu kết thúc
với kết quả là tất cả các đối thủ đều bằng điểm nhau hay không?
Giải. Ta biểu diễn các đối thủ tương ứng với mỗi đỉnh của đồ thị. Hai đỉnh
X, Y được nối bởi cung đi từ X đến Y nếu đối thủ X thắng đối thủ Y. Khi đó
mỗi trận thắng của một đối thủ (1 điểm) tương ứng với một cung xuất phát
từ đối thủ đó. Bài toán đặt ra là có thể có đồ thị n đỉnh sao cho số cung xuất
phát từ tất cả các đỉnh là bằng nhau hay không.
Trong hình 2.7 là một đồ thị thỏa mãn yêu cầu bài toán với 5 đỉnh. Sau đây ta sẽ chứng
minh cần và đủ để tồn tại một đồ thị có tính chất đề bài yêu cầu là số đỉnh phải lẻ. Do tổng
số điểm đúng bằng số cạnh của đồ thị đầy đủ Kn nên nếu kết quả cuộc thi đấu là
2
các đấu thủ có cùng số điểm là C n 1 , suy ra n là số lẻ.
=
n

n 2
Đảo lại, giả sử n là số lẻ. Khi đó đồ thị K n có bậc của các đỉnh là số chẵn. Theo định lý
Euler (định lý 1.13) thì Kn có một đường đi một nét (chu trình) Euler khép kín như vậy.
Trên đường một nét Euler ta định một chiều đi và sẽ lấy hướng của tất cả các cạnh
theo chiều đi này. Bằng cách đó, tại mỗi đỉnh, mỗi cạnh đi vào nó sẽ tương ứng với
một đi ra khỏi nó, cho nên số cạnh xuất phát từ nó sẽ bằng số cạnh đi tới nó, tức là
các đối thủ có số trận thắng bằng số trận thua và do đó bằng nhau.

Hình 2.7:
26

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ


TRONG GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG

3.1. DẤU HIỆU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ VÀ CÁCH CHUYỂN


TỪ BÀI TOÁN BAN ĐẦU SANG BÀI TOÁN ĐỒ THỊ
3.1.1. Dấu hiệu cơ bản
Để xây dựng được đồ thị cần phải có hai yếu tố là đỉnh và cạnh. Do đó
cần phải nhận ra bài toán gốc (bài toán T) có thể chuyển về bài toán đồ thị
(bài toán D) được hay không dựa vào các câu hỏi: yếu tố nào là đỉnh, yếu tố
nào là cạnh? Thông thường các đối tượng của bài toán được chọn là đỉnh,
các mối quan hệ giữa các đối tượng được chọn làm cạnh.
3.1.2. Phương pháp chuyển đổi mô hình
Quy trình áp dụng phương pháp đồ thị để giải một bài toán T bao gồm các bước:
Bước 1: Nhận dạng bài toán (sử dụng các dấu hiệu cơ bản);
Bước 2: Phát biểu lại bài toán T theo ngôn ngữ đồ thị (bài toán D)
(chuyển đổi mô hình từ bài toán ban đầu sang bài toán đồ thị);
Bước 3: Giải bài toán D dựa vào các kết quả của lý thuyết đồ thị hoặc bằng suy
luận trực tiếp.
Bước 4: Phát biểu lại kết quả bài toán bằng ngôn ngữ thông thường.
Để chuyển đổi mô hình từ bài toán ban đầu sang bài toán đồ thị, ta thực hiện như
sau:
(i) Lấy các điểm trên mặt phẳng hoặc trong không gian tương ứng với các đối
tượng trong bài toán T, dùng ngay các ký hiệu đối tượng để ghi tên đỉnh tương ứng.
(ii) Các đối tượng có quan hệ t với nhau thì các đỉnh tương ứng được
nối với nhau bằng cạnh (hoặc cung) có tính chất tương ứng. Cần chú ý tính
chất của các quan hệ để xây dựng loại đồ thị thích hợp, chẳng hạn:
+ Quan hệ giữa các đối tượng có tính đối xứng ! đồ thị vô hướng.
+ Quan hệ giữa các đối tượng không có tính đối xứng ! đồ thị có hướng.
+ Quan hệ giữa các đối tượng có nhiều tính chất khác nhau ! tô màu các
cạnh bởi các màu khác nhau tương ứng.
+ Các đối tượng chia làm 2 loại và chỉ có quan hệ giữa các đối tượng
khác loại ! đồ thị lưỡng phân.
+ Các đối tượng có mối quan hệ liên tiếp nhau ! đường đi, chu trình.
+ Mỗi một đối tượng đều có mối quan hệ với các đỉnh còn lại ! đồ thị đầy
đủ, tính liên thông.
27

3.2. ỨNG DỤNG CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐỒ THỊ


Bài toán 1[13]. Giả sử ở Việt Nam có 65 thành phố. Hãy chứng minh rằng
tồn tại một thành phố có số chẵn đường giao thông nối tới các thành phố khác.
Phân tích. Bài toán có dấu hiệu của phương pháp đồ thị: các đối tượng là các
thành phố (biểu diễn bởi các đỉnh), mối quan hệ giữa các đối tượng ở đây là có
đường giao thông nối với nhau hay không (nếu có thì hai đỉnh tương ứng được
nối bởi một cạnh). Giải. Xây dựng một đồ thị G gồm 65 đỉnh trong đó mỗi thành
phố tương ứng với một đỉnh và hai thành phố có đường giao thông nối với nhau
thì hai đỉnh tương ứng được nối với nhau bằng một cạnh. Khi đó ta được một đồ
thị đơn, vô hướng có 65 đỉnh. Số đường giao thông mà một thành phố nào đó có
nối với các thành phố còn lại chính là số bậc của đỉnh tương ứng. Yêu cầu của bài
toán trở thành việc chứng minh đồ thị này luôn tồn tại 1 đỉnh có số bậc là chẵn.
Giả sử ngược lại, tất các các đỉnh của G đều có bậc lẻ. Vì G có lẻ đỉnh (65
đỉnh) nên tổng số bậc của các đỉnh trong G là số lẻ, mâu thuẫn với định lý
1.1 (tổng số bậc bằng hai lần số cạnh nên tổng số bậc luôn là số chẵn).

Bài toán 2. Có 10 đội bóng thi đấu với nhau, mỗi đội phải thi đấu một
trận với từng đội bóng khác. Chứng minh rằng vào bất cứ thời điểm nào
cũng có hai đội đã đấu một số trận như nhau .
Phân tích. Mỗi đội thi đấu một trận với từng đội bóng khác (không quan tâm
đến kết quả) gợi ý cho ta xây dựng đồ thị vô hướng đơn (không có khuyên
vì mỗi đội không thi đấu với chính mình, không có cạnh song song vì hai đội
chỉ thi đấu với nhau một trận).
Giải. Xây dựng một đồ thị G trong đó mỗi đội bóng tương ứng với một đỉnh và hai
đội bóng đã thi đấu với nhau thì nối hai đỉnh tương ứng bởi cạnh. Khi đó ta được
một đồ thị đơn, vô hướng có 10 đỉnh. Số trận mà một đội bóng đã thi đấu bằng số
bậc của đỉnh tương ứng. Yêu cầu của bài toán trở thành việc chứng minh đồ thị
này luôn tồn tại 2 đỉnh có cùng số bậc. Rõ ràng điều này thỏa mãn theo định lý
1.3. Do đó tại một thời điểm bất kỳ luôn có 2 đội đã thi đấu cùng số trận.
Nhận xét. Bằng cách sử dụng cách lập luận như phép chứng minh định lý 1.3
ta có thể có cách trình bày khác mà không cần sử dụng ngôn ngữ đồ thị:
Trong 10 đội bóng, không thể có đồng thời một đội chưa thi đấu trận nào (0 trận)
và một đội đã thi đấu 9 trận. Thật vậy, giả sử A chưa thi đấu (0 trận) thì không thể có
đội bóng nào đã thi đấu xong (9 trận) vì các đội còn lại đều chưa đấu với A, nếu đã có
một đội A thi đấu đủ 9 trận thì không có đội nào chưa thi đấu( 0 trận) vì tất cả các đội
còn lại đã thi đấu với A. Do đó tại mọi thời điểm số trận đã thi đấu của từng đội bóng
(trong 10 đội bóng) là một trong 9 số tự nhiên (từ 0 đến 8 hoặc từ 1 đến 9). Theo
nguyên lý Dirichlet thì phải có ít nhất hai đội đã thi đấu một số trận như nhau.
28

Bài toán 3. Chứng minh rằng trong một lớp học gồm 30 học sinh luôn
có 2 học sinh có cùng số bạn thân trong lớp.
Phân tích. Bài toán có dấu hiệu để sử dụng phương pháp đồ thị, cụ thể mỗi học sinh
trong lớp xem là một đỉnh, hai học sinh có quan hệ "bạn thân" thì được nối với nhau
bởi một cạnh (đây là quan hệ có tính đối xứng), mỗi học sinh không được xem là bạn
thân của chính mình. Từ đó ta có được đồ thị đơn vô hướng gồm 30 đỉnh.
Giải. Ta xây dựng đồ thị G trong đó lấy mỗi học sinh là một đỉnh tương ứng, hai
học sinh là bạn thân của nhau thì các đỉnh tương ứng được nối với nhau bởi một
cạnh. Rõ ràng G là đồ thị có 30 đỉnh, vô hướng (quan hệ bạn thân có tính chất đối
xứng), đơn (không có khuyên vì mỗi học sinh không được xem là bạn thân của
chính mình), số bậc của mỗi đỉnh chính là số bạn thân của học sinh tương ứng
đỉnh đó. Yêu cầu của bài toán trở thành chứng minh trong G luôn có hai đỉnh có
số bậc bằng nhau. Điều này được thỏa mãn theo định lý 1.3.
Nhận xét. Ta có thể giải bài toán trực tiếp như sau:
Nếu tất cả các học sinh trong lớp đều không có bạn thân thì bài toán hiển
nhiên đúng. Trong trường hợp ngược lại, vì số bạn thân của mỗi học sinh
trong lớp học là một số từ nhiên từ 0 đến 29 (hữu hạn) nên theo nguyên lý
cực hạn, tồn tại một học sinh, mà ta gọi là A, có số bạn thân nhiều nhất, là
các học sinh A1; A2; :::; An. Số bạn thân của mỗi học sinh trong số n + 1 học
sinh A; A1; A2; :::; An là một số tự nhiên từ 1 đến n. Do đó theo nguyên lý
Dirichlet, tồn tại 2 học sinh trong n + 1 học sinh này có số bạn bằng nhau.

Bài toán 4. Trong một kỳ nghỉ hè, một nhóm bạn thân gồm 9 người phải
chia tay nhau. Họ hứa với nhau rằng trong suốt kỳ nghỉ, mỗi người phải viết
thư cho đúng 5 người trong nhóm bạn. Chứng minh rằng có một người
không viết thư trả lời cho người đã viết thư cho mình.
Phân tích. Bài toán có dấu hiệu của đồ thị: mỗi học sinh xem là một đỉnh, hai người
viết thư cho nhau thì 2 đỉnh tương ứng được nối bởi 1 cạnh. Bài toán yêu cầu chứng
minh sự tồn tại của một đối tượng nên ta có thể kết hợp với phản chứng.
Giải. Giả sử ngược lại, tất cả học sinh đều viết thư trả lời cho bạn đã viết
thư cho mình. Ta xây dựng một đồ thị G gồm 9 đỉnh (mỗi đỉnh tương ứng
với mỗi học sinh), hai học sinh có viết thư qua lại cho nhau thì hai đỉnh
tương ứng được nối bởi một cạnh. Khi đó ta được một đồ thị 9 đỉnh và mỗi
đỉnh có bậc là 5, điều này không thể xảy ra vì tổng số bậc lúc này là 9:5 =
45: là số lẻ, theo hệ quả 1.2. Từ đó ta có điều cần chứng minh.
Nhận xét. Điểm mấu chốt của bài toán là lẻ số học sinh và số thư mỗi học
sinh phải viết là số lẻ, điều này sẽ mâu thuẫn với kết quả số đỉnh bậc lẻ
trong đồ thị phải là số chẵn. Ta có thể thay đổi các số này (nhưng phải đảm
bảo tính lẻ) để tạo ra những bài toán mới.
29

Bài toán 5. Hai tập hợp được gọi là "rời nhau" nếu chúng có không có
phần tử chung. Hỏi trong tất cả các tập con của một tập hợp có n phần tử (n
1) thì sẽ có bao nhiêu cặp tập hợp "rời nhau".

Bài toán 6. Trong một cuộc thi học sinh giỏi Toán cấp tỉnh có tất cả 100
học sinh tham gia đến từ các trường học khác nhau trong tỉnh. Biết rằng
nếu chọn 20 học sinh bất kỳ thì luôn có ít nhất 2 học sinh cùng trường.
Chứng minh rằng có một trường có ít nhất 6 học sinh tham gia kỳ thi.

Bài toán 7 [3]. Chín nhà toán học gặp nhau ở một hội nghị quốc tế và phát
hiện ra rằng cứ 3 nhà Toán học bất kỳ trong số họ thì có ít nhất 2 người nói được
cùng một thứ tiếng. Ngoài ra mỗi nhà Toán học nói được nhiều nhất là 3 thứ tiếng.
Chứng minh rằng có ít nhất 3 người trong số họ nói được cùng một thứ tiếng.

3.3. ỨNG DỤNG CÁC TÍNH CHẤT VỀ ĐƯỜNG ĐI, CHU TRÌNH

Bài toán 8. [VietMaths.Net] Trong một hội nghị quốc tế có 7 nhà Toán học
đến từ những quốc gia khác nhau mà ngôn ngữ mà họ có thể nói được là:
Người A: Tiếng Anh
Người B: Tiếng Anh và Trung Quốc
Người C: Tiếng Anh, Ý và Tây Ban Nha
Người D: Tiếng Trung Quốc và Nhật
Người E: tiếng Đức và Ý
Người F: Tiếng Pháp, Nhật và Tây Ban Nha
Người G: Tiếng Pháp và Đức.
Chứng minh rằng có thể sắp xếp 7 nhà Toán học này ngồi xung quanh
bàn tròn sao cho ai cũng có thể nói chuyện được với người bên cạnh. Trình
bày cách sắp xếp đó.
Phân tích. Bài toán có dấu hiệu của phương pháp đồ thị: mỗi nhà Toán học
ứng với một đỉnh, hai nhà Toán học có thể nói chuyện được với nhau thì hai
đỉnh tương ứng được nối bằng một cạnh.
Giải. Ta xây dựng đồ thị G như sau: mỗi đỉnh ứng với một nhà Toán học, hai
nhà Toán học có thể nói cùng một ngôn ngữ thì hai đỉnh tương ứng được nối
với nhau bằng một cạnh. Ký hiệu các ngôn ngữ lần lượt là: tiếng Anh (En),
tiếng Trung Quốc (Ch), tiếng Ý(It), tiếng Tây ban Nha (Sp), tiếng Pháp (Fr),
tiếng Đức (Ge), tiếng Nhật (Ja). Khi đó ta được đồ thị như hình 3.1. Yêu cầu
của bài toán trở thành chứng minh trong đồ thị G có chu trình Hamilton.
Dựa vào đồ thị, đi theo các cạnh liên tiếp, ta có thể thấy tồn tại hai chu trình Hamilton
30

Hình 3.1: Hình 3.2:

là ABDFGECA và ACEGFDBA (thực ra hai chu trình này là một, chỉ là


ngược nhau về cách viết) như trong hình 3.2.
Vậy ta có thể xếp 7 nhà Toán học này ngồi xung quanh bàn tròn theo thứ tự
liên tục là ABDFGEC.
Nhận xét. Trong bài này ta thấy rằng việc đồ thị hóa bài toán đã giúp ta dễ
dàng nhận ra mối liên hệ "nói chuyện được với nhau" giữa các nhà Toán
học, từ đó lời giải của bài toán khá rõ ràng.

Bài toán 9. Một trường học có 2017 học sinh, mỗi học sinh đều quen với ít
nhất 49 học sinh khác. Chứng minh rằng có thể chọn ra được 4 học sinh và
xếp họ ngồi vào bàn tròn sao cho mỗi người đều ngồi giữa hai người quen.

Bài toán 10. Một cuộc hội thảo toán học có 20 nhà Toán học tham dự.
Kết thúc hội thảo, mọi người trao đổi địa chỉ cho nhau để có thể liên lạc.
Biết rằng mỗi nhà Toán học đã trao đổi địa chỉ với ít nhất 10 nhà Toán học
khác. Chứng minh rằng bất kỳ hai nhà Toán học nào cũng có thể trao đổi
với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua một số người khác).
Phân tích. Xem mỗi nhà Toán học là một đỉnh của đồ thị, hai nhà Toán học có
trao đổi với nhau thì hai đỉnh tương ứng được nối với nhau bởi một cạnh. Yêu
cầu của bài toán là chứng minh đồ thị đã xây dựng phải liên thông.
Giải. Ta xây dựng một đồ thị G như sau: có 20 đỉnh (mỗi đỉnh ứng với một nhà Toán
học), hai nhà Toán học có trao đổi địa chỉ cho nhau thì hai đỉnh tương ứng được nối
bởi một cạnh. Khi đó ta được đồ thị có 20 đỉnh và bậc của mỗi đỉnh ít nhất là 10. Theo
định lý 1.8 (Dirac) thì đồ thị này có chu trình Hamilton, do đó nó liên thông. Điều đó
chứng tỏ hai nhà Toán học bất kỳ đều có thể liên lạc được với nhau.

Bài toán 11 [15]. Cho tập hợp X có n > 3 điểm trong mặt phẳng trong đó
không có 3 điểm nào thẳng hàng và một số tự nhiên k(k < n). Chứng minh:
n
a. Nếu k 2 thì từ mỗi điểm của tập hợp đã cho ta có thể vẽ các đoạn thẳng nối
31

với ít nhất k điểm khác sao cho trong đó không có 3 đoạn nào tạo thành tam giác. b.
n
Nếu k > 2 và mỗi điểm của tập hợp đã cho được nối bằng những đoạn thẳng
với k điểm khác thì trong các đoạn thẳng đó bao giờ cũng có 3 cạnh của
một tam giác. Giải. Xây dựng đồ thị G có n đỉnh tương ứng với n điểm trong
tập X, hai điểm trong X được nối với nhau bằng đoạn thẳng thì hai đỉnh
tương ứng trong đồ thị được nối bằng một cạnh.
n n n
Xét k 2 , chọn trong tập X một tập con A gồm 2 điểm và đặt B = XnA( B chứa 2
n n
nếu n chẵn và B chứa 2 + 1 nếu n lẻ.) Vì k nguyên nên k 2 , do đó mỗi tập A và
B không chứa ít hơn k điểm. Khi đó G là đồ thị lưỡng phân có 2 tập đỉnh là A,
B. Nếu mỗi đỉnh thuộc tập này kề với mọi đỉnh thuộc tập kia thì giả thiết của phần a
được thỏa mãn. Khi đó đồ thị G thu được là 2 sắc nên không có chu trình lẻ (theo định
lý 1.15), do đó không tồn tại tam giác.
n
Xét k > 2 và mỗi điểm trong X được nối với k điểm khác bởi các đoạn thẳng. Giả sử
(A, B) là một trong số các đoạn thẳng này. Theo giả thiết, A và B mỗi điểm nối với k
điểm khác nên ngoài cạnh (A, B) mỗi điểm còn nối với k 1 điểm khác nữa.
Do đó tổng cộng các đoạn thẳng có ít nhất một đầu mút là A hoặc B là 2k 1
và số điểm còn lại (khác A và B) là n 2. Nếu trong 2k 1 đoạn thẳng này
không có hai đoạn nào cùng đầu mút (khác A và B) thì số đỉnh khác A và B
là 2(k 1) = 2k 2 > n 2, vô lý. Suy ra trong 2k 1 đoạn thẳng nói trên có hai
đoạn thẳng trùng đầu mút C. Khi đó ta được chu trình tam giác (A, B, C).
Nhận xét. Ta có thể tổng quát bài toán như sau:
Cho tập hợp X có n > 3 điểm trong mặt phẳng trong đó không có 3 điểm nào
thẳng hàng và một số tự nhiên k(k < n) và số tự nhiên p thỏa 3 p < n. Khi đó:
k p 2
a. Nếu n < p 1 thì mỗi điểm trong X có thể được nối bằng các đoạn thẳng
với ít nhất k điểm khác của X sao cho bất kỳ tập con Y( chứa p điểm) nào
đó của X cũng có hai điểm không được nối bằng đoạn thẳng.
k p 2
b. Nếu n > p 1 và mỗi điểm của X được nối bởi các đoạn thẳng với k
điểm khác của X thì có một tập con A chứa p điểm của X sao cho 2 điểm
bất kỳ trong chúng đều được nối bằng một đoạn thẳng.

Bài toán 12 [15]. Trên bàn cờ có 4x4 ô vuông. Chứng minh rằng con
mã (với bước đi thông thường) không thể đi qua tất cả các ô, mỗi ô đúng
một lần, rồi quay về ô ban đầu.

3.4. ỨNG DỤNG TÍNH CHẤT TÔ MÀU ĐỒ THỊ

Nếu trong bài toán có các đối tượng được xem xét từng cặp có thể có những mối
quan hệ khác nhau thì ta có thể xây dựng đồ thị tương ứng mà các cạnh được tô bởi các
màu khác nhau ứng với các quan hệ khác nhau đó. Yêu cầu của các bài toán dạng
32

này thường là phải chứng minh tồn tại ít nhất 3 đối tượng có cùng mối quan
hệ hoặc tạo thành vòng tròn.
Bài toán 13 [2] (IMO, 1964). Có 17 nhà bác học, mỗi người trao đổi thư
từ với 16 người khác. Trong thư, họ chỉ bàn nhau về 3 đề tài, nhưng bất cứ
hai nhà bác học nào cũng bàn với nhau về một đề tài. Chứng minh rằng có
không ít hơn 3 nhà bác học đã bàn với nhau về cùng một đề tài.
Phân tích. Bài toán có dấu hiệu của phương pháp đồ thị: xem mỗi nhà bác
học tương ứng với một đỉnh, hai nhà bác học bất kỳ có mối quan hệ trao đổi
với nhau về một trong ba đề tài thì có thể xem các cạnh nối các đỉnh tương
ứng được tô bởi một trong ba màu khác nhau. Yêu cầu của bài toán trở
thành chứng minh có một tam giác được tô cùng một màu.
Giải. Ta xây dựng một đồ thị G gồm 17 đỉnh tương ứng với 17 nhà bác học, các cạnh
được tô bởi một trong ba màu xanh, đỏ, vàng (ứng với việc hai nhà bác học tương
ứng trao đổi về một trong ba đề tài). Khi đó ta được một đồ thị đầy đủ 17 đỉnh (vì bất
kỳ hai nhà bác học nào cũng có trao đổi với nhau về một trong ba đề tài). Từ một đỉnh
A tùy ý nào đó của G ta có 16 cạnh chung đỉnh A nên theo nguyên lý Dirichlet sẽ có ít
nhất 6 cạnh cùng màu; giả sử ta gọi các cạnh đó là AB, AC, AD, AE, AF, AH được tô
0
bởi màu xanh. Xét đồ thị G đầy đủ gồm 6 đỉnh B, C, D, E, F, H.
0
- Nếu trong G có một cạnh tô màu xanh, giả sử là BC, thì ta có tam giác
ABC được tô màu xanh.
0 0
- Nếu trong G không có cạnh nào được tô màu xanh (tức là các cạnh của G
0
được tô bởi một trong hai màu đỏ, vàng) thì một đỉnh nào đó của G ( giả sử là
0
B - là đầu mút của 5 cạnh trong G ) sẽ là đầu mút của ít nhất 3 cạnh được tô
cùng một màu, giả sử ba cạnh là BC, BD, BE được tô màu đỏ.
Xét tam giác CDE:
+Nếu có một cạnh tô màu đỏ (giả sử là CD) thì ta có tam giác BCD được tô màu
đỏ;
+Nếu không có cạnh nào được tô màu đỏ thì hiển nhiên tam giác CDE
được tô bởi màu vàng.
Như vậy trong mọi trường hợp ta luôn có một tam giác được tô cùng một
màu, suy ra điều phải chứng minh.
Nhận xét. Sử dụng lập luận tương tự như phép chứng minh trong bài
toán này cũng như phép chứng minh định lý 3.4.3, ta có được một kết quả
thường dùng trong việc tô màu đồ thị như sau:
Định lý 3.4.6. Nếu các cạnh của một đồ thị đầy đủ 6 đỉnh được tô bởi
một trong hai màu thì sẽ tồn tại một tam giác cùng màu.

Bài toán 14 [15]. Chứng minh rằng nếu trong không gian có 6 đường thẳng trong
đó không có 3 đường nào đồng qui, không có 3 đường nào đồng phẳng và không có 3
33

n(2n+1)
2

đường nào song song thì nhất định có 3 đường thẳng đôi một chéo nhau.
Giải. Ta xây dựng một đồ thị G gồm 6 đỉnh (mỗi đỉnh tương ứng với một đường thẳng
trong không gian), cạnh nối hai đỉnh được tô màu xanh nếu hai đường thẳng tương
ứng chéo nhau và cạnh được tô màu đỏ nếu hai đường thẳng tương ứng không chéo
nhau. Khi đó ta được một đồ thị đầy đủ có 6 đỉnh và các cạnh được tô bởi một trong
hai màu. Theo nhận xét trên thì trong đồ thị G phải có một tam giác T cùng màu. Theo
giả thiết, ta suy ra với 3 đỉnh tùy ý của G thì luôn có ít nhất một cạnh màu xanh (vì
trong ba đường thẳng bất kỳ phải có hai đường chéo nhau ). Do đó tam giác T được
tô màu xanh. Từ đó suy ra ba đường thẳng tướng ứng là chéo nhau từng đôi.
Bài toán 15 [6]. Cho n là số nguyên dương và A1; A2; :::; A2n+1 là 2n + 1
tập con của tập hợp B. Giả sử các tính chất sau được thỏa mãn:
a. Mỗi tập hợp Ai (i = 1; 2; :::; 2n + 1) chứa đúng 2n phần tử;
b. Với mỗi cặp (i, j), 1 i < j 2n + 1, Ai \A j chứa đúng một phần tử;
c. Mỗi phần tử của B thuộc ít nhất hai tập hợp Ai, (i = 1; 2; :::; 2n + 1).
Với giá trị nào của n ta có thể gán mỗi phần tử của B giá trị 0 hoặc 1 sao
cho trong mỗi tập hợp Ai có đúng n phần tử được gán giá trị 0.
Phân tích. Bài toán trên có yếu tố liên quan đến lý thuyết tập hợp, phương
pháp thông thường là sử dụng biểu đồ Ven. Tuy nhiên trong trường hợp
này số tập hợp là chưa xác định và sẽ phức tạp nếu số lượng tập hợp là
lớn. Ta có thể nghĩ đến phương pháp đồ thị vì ở đây có các đối tượng (các
tập con) và quan hệ giữa các đối tượng (giao của hai tập hợp).
Giải. Xây dựng đồ thị G có 2n + 1 đỉnh tương ứng với 2n + 1 tập con A1; A2; :::; A2n+1

của tập hợp B. Hai tập hợp Ai; A j có giao với nhau thì hai đỉnh tương ứng được nối bởi

cạnh. Cạnh này được tô màu xanh nếu giao của hai tập hợp Ai; A j là phần tử được gán
số 0 và được tô màu đỏ nếu phần tử giao được gán số 1. Khi đó ta được một đồ thị G
đầy đủ 2n + 1 cạnh và các cạnh được tô bởi màu xanh hoặc màu đỏ. Yêu cầu bài toán trở
thành tìm n để tại mỗi đỉnh của G đều có đúng n cạnh được tô màu xanh.

Nếu tại mỗi đỉnh của G có đúng n cạnh màu xanh thì tổng số cạnh màu xanh của G là (vì mỗi cạnh nối 2 đỉnh và có 2n +1 đỉnh), suy ra n phải là số chẵn. Ngược lại,

giả sử nlà số chẵn, n = 2k. Ta xét cách tô màu như sau: Với mỗi i, i 2 f1;
2; :::;2n + 1g, tô màu xanh các cạnh AiAl và AiA j với l i +m( mod 2n +1); j i
m( mod 2n +1); l; j 2 f1; 2; :::;2n + 1g; tất cả các cạnh còn lại được tô màu
đỏ. Vì với mỗi giá trị của m ta tô được hai cạnh xuất phát từ mỗi đỉnh nên
với k giá trị của m ta tô xanh được 2k = n cạnh.
Vậy giá trị của n thỏa mãn yêu cầu bài toán là n chẵn.
Ví dụ: Với n = 4 = 2:2, ta có đồ thị đầy đủ 9 đỉnh A 1; A2; :::; A9. Ta tô màu xanh
( đường liền nét) các cạnh A1A2; A2A3; A3A4; :::; A8A9; A1A3; A2A4; :::; A7A9; A8A1;
A9A2: Như vậy từ mỗi đỉnh luôn có đúng 4 cạnh được tô màu xanh.(Hình 3.3).
34

Hình 3.3:

Bài toán 16 [16] (IMO 33, 1992). Trong không gian cho 7 điểm sao cho không
có 3 điểm nào thẳng hàng. Một số cặp điểm được nối với nhau bằng các đoạn
thẳng, gọi n là số đoạn thẳng đã nối. Mỗi đoạn thẳng được tô bởi một trong hai
màu đỏ hoặc xanh. Tìm giá trị nhỏ nhất của n sao cho với mọi cách nối n đoạn
thẳng đã được tô màu trong 7 điểm đã cho luôn tồn tại một tam giác cùng màu.
Giải. Nếu mọi cặp điểm trong số 7 điểm đã cho đều được nối bởi các đoạn thẳng
thì ta có đồ thị vô hướng đầy đủ G gồm 7 đỉnh, 21 cạnh và được tô bởi 2 màu.
0
Nếu trong G ta xóa đi một cạnh tùy ý thì ta được đồ thị G có chứa đồ thị con
00
(G ) đầy đủ gồm 6 đỉnh và các cạnh được tô bởi 2 màu. Theo định lý 3.4.5a, đồ
00 0
thị con G của G có chu trình tam giác cùng màu. Từ đó suy ra n 20.
0
Mặt khác, trong đồ thị G , nếu ta xóa đi một cạnh nữa thì ta thu được đồ thị vô hướng
gồm 7 đỉnh và 19 cạnh ( hình 3.4) trong đó các cạnh AC, AD, AE, BD, BE, BF, BG,
CG, CF được tô màu xanh (nét đứt) và các cạnh còn lại được tô màu đỏ (nét liền) mà
không có tam giác cùng màu.
Vậy giá trị cần tìm là n = 20.

Hình 3.4:

Bài toán 17 [5]. Cho một đa diện P với tất cả các mặt là tam giác. Tô
màu các đỉnh của P bằng ba màu. Chứng minh rằng số các mặt có 3 đỉnh
được bởi 3 màu khác nhau là một số chẵn.
Giải. Ta gọi 3 màu tương ứng là xanh, đỏ, vàng. Gọi e, f tương ứng là số cạnh và số
35

rằng có không quá

xi x j < 2.

mặt của đa diện P. Do mỗi mặt có 3 cạnh nên 2e = 3 f (vế phải đếm 2 lần số
cạnh của P, mỗi cạnh được tính đúng 2 lần). Gọi f 1 là số mặt của P có 3 đỉnh
được tô đúng 3 màu phân biệt và f2 là số mặt còn lại của P. Như vậy f1 + f2 =
f . Chú ý rằng, trong mỗi mặt với 3 đỉnh có 3 màu phân biêt, số cạnh xanh - đỏ
bằng 1, trong khi trong mỗi mặt với 3 đỉnh được tô không quá 2 màu, số cạnh
xanh - đỏ bằng 0 hoặc bằng 2. Nói cách khác, tại vế phải của đẳng thức 2e = 3
f1 + 3 f2, mỗi mặt trong số f1 mặt 3 màu đóng góp 1 cạnh xanh - đỏ, còn mỗi
mặt trong số f2 mặt còn lại đóng góp 0 hoặc 2 cạnh xanh - đỏ. Nhưng số cạnh
ở vế trái là số chẵn nên ta phải có f1 là số chẵn (điều phải chứng minh).

Bài toán 18 [14]. Cho 6 số nguyên dương tùy ý. Chứng minh rằng luôn
có thể chọn ra được 2 bộ 3 số mà trong mỗi bộ, từng đôi một đều là nguyên
tố cùng nhau hoặc đều không nguyên tố cùng nhau.

Bài toán 19 [3]. Trong phòng có 9 người trong đó bất kỳ 3 người nào cũng
có hai người quen nhau. Hỏi có hay không 4 người từng đôi một quen nhau?

Bài toán 20 [3]. Có 20 đội bóng thi đấu với nhau. Hỏi số trận đã đấu tối thiểu là bao
nhiêu để cho trong bất cứ ba đội bóng nào cũng có hai đội đã thi đấu với nhau rồi?

Bài toán 21 [17]. Chứng minh rằng trong 20 số tự nhiên tùy ý ta luôn
chọn được 16 bộ, mỗi bộ có 3 số sao cho các số trong cùng một bộ đôi một
có ước chung khác 1 hoặc đôi một nguyên tố cùng nhau.

Bài toán 22 [4]. Phân hoạch tập hợp M = f1; 2; 3; :::; 67g thành 4 tập
con. Chứng minh rằng tồn tại một tập con trong số đó chứa ba số a, b, c mà
c = a + b (a, b không nhất thiết phân biệt).

3.5. CÁC BÀI TOÁN TỔNG HỢP

Bài toán 23 (SPMO 2001) [7]. Giả sử x1; x2; :::; xn là các số thực. Chứng minh n42 cặp (i; j) 2 f1; 2; :::; ng f1; 2; :::; ng sao cho i < j và 1 <

n
Phân tích. Đây là bài toán đại số, kết luận có liên quan đến giá trị 42 nên ta
nghĩ đến việc sử dụng định lý Turan. Để sử dụng định lý Turan ta cần xây
dựng đồ thị G và chứng minh G không chứa K 3 (vì kết quả của bài toán này
ứng với kết quả của định lý Turan là t = 3).
Để chứng minh trong G không chứa K3 ta dùng phản chứng vì khi đó ta có
nhiều dữ liệu để xử lý.
36

ai
6

Giải. Ta xây dựng một đồ thị G gồm n đỉnh X1; X2; :::; Xn tương ứng với các số thực
x1; x2; :::; xn; hai đỉnh Xi; Xj được nối bởi cạnh nếu 1 < xi xj < 2. Yêu cầu của bài
toán trở thành chứng minh G có số cạnh không quá n2 .
4
Giả sử G có chứa K3, tức là tồn tại ba đỉnh Xi; Xj; Xk kề nhau từng đôi. khi đó
1 < xi x j < 2; 1 < x j xk < 2; 1 < jxk xij < 2
.

Do tính chất đối xứng, giả sử xi < x j < xk, từ các bất đẳng thức ở trên ta được
1 < x j xi ; 1 < x k x j ) xk xi > 2
j 2 2
k xi j
Điều này mâu thuẫn với 1 < x < 2. Do đó G không chứa K3.
Khi đó theo định lý Turan, số cạnh tối đa của G là 33 21 n
2
=n4 . Từ đó suy ra điều
phải chứng minh.

Bài toán 24 (APMO 1990)[10]. Một tập hợp gồm 1990 người được chia
thành các tập con rời nhau sao cho:
1. Không có người nào trong một tập con quen với tất cả các người nằm
trong cùng tập con đó;
2. Trong nhóm 3 người bất kỳ cùng thuộc một tập con, luôn tồn tại ít
nhất hai người không quen biết nhau;
3. Với bất kỳ một nhóm hai người nào trong cùng một tập con mà không quen biết
lẫn nhau, tồn tại đúng một người trong tập con đó mà quen biết với cả hai người này.
(a) Chứng minh rằng trong mỗi tập con, mỗi người đều có cùng số người quen biết.
(b) Tìm số lớn nhất các tập con có thể chia được.

Bài toán 25 (Vô địch Trung Quốc 2000) [10]. Một cuộc thi đấu được tổ chức
như sau: mỗi đối thủ có thể đấu cho một hoặc hai cặp. Hai cặp bất kỳ sẽ đấu với nhau
nhiều nhất là một trận, nhưng khi hai cặp nào có cầu thủ chung thì sẽ không đấu với
nhau. Xét tập hợp các số nguyên dương phân biệt fa1; a2; :::; ang, hãy tìm số bé nhất
các đấu thủ để trong cuộc thi đấu này người ta có thể sắp xếp các đối thủ sao cho :
(1) Số trận đấu mà mỗi đối thủ tham gia là một trong các số ai, và
(2) Với mỗi ai cho trước có thể tìm được ít nhất một đối thủ đã tham gia đúng ai
trận.
Giải. Đặt k = max ; i 2 f1; 2; ::: ; ng. Ta chứng minh số đối thủ ít nhất thỏa mãn

yêu cầu bài toán là 3k + 3.


Giả sử A là đấu thủ nào đó chơi 6k trận.
+ Nếu A chỉ chơi cho 1 cặp thì cặp này đã thi đấu với 6k cặp khác. Mỗi
đối thủ chỉ chơi cho nhiều nhất hai cặp nên trong 6k cặp này phải có ít nhất
6k đối thủ. Suy ra tổng số đối thủ ít nhất là 6k + 1 > 3k + 3.
37

+ Nếu A chơi cho 2 cặp thì một trong hai cặp phải chơi ít nhất 3k trận, tức là thi
đấu với ít nhất 3k cặp khác. Suy ra số đối thủ ít nhất là 3k + 3(A+ hai đồng đội của A
ở hai cặp + ít nhất 3k cặp khác).
Bây giờ ta chứng minh có thể sắp xếp các trận đấu cho 3k + 3 đối thủ thỏa
mãn yêu cầu bài toán.
Xét n số nguyên dương khác nhau fb1; b2; :::; bng sao cho maxbi = k; i 2
f1; 2; :::; ng, ta chứng minh có thể tìm được đồ thị G gồm k + 1 đỉnh sao cho :
(1) Với mỗi i 2 f1; 2; :::; ng, tồn tại ít nhất một đỉnh có đúng bi cạnh;
(2) Với mọi đỉnh, tồn tại i để đỉnh này có bi cạnh.
Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp theo B = b1 + b2 + ::: + bn.
Nếu B = 1, ta có n = 1, b1 = 1 và do đó k = 1. Khi đó ta xây dựng đồ thị 2
đỉnh và 1 cạnh. Đồ thị này thỏa mãn các điều kiện trên.
Giử sử kết quả đúng đến 1; 2; :::; n và ta có b1 + b2 + ::: + bn = B + 1.
Nếu bi > 1 với mọi i, ta dùng quy nạp để tìm đồ thị k đỉnh cho bộ số b1 1; b2
1; :::; bn 1. Khi đó ta thêm một đỉnh ở ngoài và nối với k đỉnh đó.
Nếu có một trong các bi bằng 1, không mất tính tổng quát giả sử bn 1 = 1, bn = k.
Giả sử số lớn nhất trong các số b1; b2; :::; bn 2 là bn 1 = h < k. Ta dùng quy nạp để
dựng đồ thị có h đỉnh cho các số b1 1; b2 1; :::; bn 2 1.
Bây giờ ta thêm k h đỉnh không có cạnh nữa. Cuối cùng thêm một đỉnh và nối
với k đỉnh có trước, ta được đồ thị với bộ fb1; b2; :::; bng và kết thúc chứng
a
minh quy nạp. Như thế ta chọn bi = 6i và tìm được đồ thị có k + 1 đỉnh.
Khi đó:
+Mỗi đỉnh Pi của đồ thị tương ứng với các cặp AiBi; BiCi và CiAi.
+ Hai cặp có thi đấu với nhau nếu hai đỉnh tương ứng có nối với nhau.
+ Nếu mỗi đỉnh của đồ thị có m cạnh thì một cặp tại đỉnh đó đấu 3 trận với mỗi
cạnh, nhưng mỗi đối thủ thuộc về 2 cặp nên các đối thủ chơi tất cả 6m trận.

Bài toán 26 (Hongkong TST, 1999) [10]. Giả sử một đội dự thi Olympic Toán
học Quốc tế có 6 thành viên. Chứng minh rằng trong số 6 thành viên này luôn tồn
tại 3 thành viên mà hoặc là cả ba đều quen biết nhau, hoặc không ai biết ai cả.

Bài toán 27 (Vietnam TST, 1992)[ f orum:mathscope:org]. Trong một hội thảo
khoa học, tất cả các đại biểu biết 2n ngôn ngữ, n 2. Mỗi người biết đúng 2 ngôn
ngữ và hai đại biểu bất kỳ biết chung nhiều nhất 1 ngôn ngữ. Biết rằng với một số
nguyên k thỏa mãn 1 k n 1 đều có không quá k 1 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ này
đều có không quá k người biết. Chứng minh rằng ta có thể chọn ra một nhóm 2n
đại biểu biết tổng cộng 2n ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ có đúng 2 người biết.
Giải. Xây dựng đồ thị G = (V ; E) mà mỗi đỉnh biểu diễn cho một ngôn ngữ và cạnh
nối hai ngôn ngữ biểu diễn người biết hai ngôn ngữ đó. Ta có số đỉnh của G là 2n và
38

do mỗi người biết chung không quá 1 ngôn ngữ nên G là đồ thị đơn. Điều
kiện còn lại là : với mỗi số nguyên k mà 1 k n 1 thì có không quá k 1 đỉnh
mà mỗi đỉnh có bậc không quá k.
Ta cần chứng minh rằng có thể chọn ra đúng 2n cạnh nối 2n đỉnh và mỗi
đỉnh thuộc về đúng hai cạnh, hay tồn tại một chu trình H có độ dài 2n đi qua
tất cả các đỉnh của đồ thị.
Giả sử ngược lại trong G không tồn tại chu trình H. Khi đó, tập các đỉnh
không kề với nhau của G là không rỗng và là hữu hạn.
Ta thêm các cạnh vào đồ thị G để được đồ thị G’ thỏa mãn các điều kiện:
(1) Với mỗi số nguyên k mà 1 k n 1 thì có không quá k 1 đỉnh có bậc không
quá k.
(2) Trong G’ không tồn tại chu trình nào.
(3) Nếu thêm bất kỳ cạnh nối 2 đỉnh không kề nhau của G’ thì G’ sẽ có chu trình.
Rõ ràng với đồ thị xây dựng được như thế thì giữa hai đỉnh U;V không kề nhau của
G’ luôn tồn tại một đường đi có độ dài 2n 1 qua tất cả các đỉnh của đồ thị và
có đầu mút là U và V .
0 0 0
Với hai đỉnh V;V của G’, nếu deg(V ) n, deg(V ) n thì V;V phải kề nhau.
Thật vậy, giả sử hai đỉnh này không kề nhau thì tồn tại đường đi
0
V1;V2; :::;V2n đi qua tất cả các đỉnh của G’, trong đó V1 V , V2n V .
Giả sử deg(V ) = s n và gọi V11 ;Vi2 ; :::;Vis (2 = i1 < i2 < ::: < is < 2n) là các đỉnh
0
kề V1 V . Khi đó, với các j = 1; 2; :::; s thì các đỉnh Vi j 1 đều không kề với V2n V
V V :::V
vì nếu không thì V1V2:::Vi j 1 2n 2n 1 i j là một chu trình của G’, mâu thuẫn (2).
0 (s 1) n 0
Từ đó suy ra deg(V ) 2n 1, mâu thuẫn với deg(V ) n, do đó V và
V’ kề nhau.
Do đó, tập hợp X gồm các đỉnh có bậc không vượt quá n 1 của G’ là tập hợp không
rỗng, đặt max deg (V ) = m n 1. Lấy đỉnh V1 trong tập X sao cho deg(V1) = m.
Từ
V 2X
(1) ta có ít nhất 2n (n 1) + 1 = n + 2 đỉnh có bậc lớn hơn hoặc bằng n. Suy
ra có đường đi V1;V2; :::;V2n qua tất cả các đỉnh của G’, có độ dài 2n 1.
Đặt Vi1 ;Vi2 ; :::;Vim (2 = i1 < i2 < ::: < im < 2n) là các đỉnh kề với V 1 thì với 1 j n ta
có Vi j 1 không kề với V2n, chứng tỏ mọi đỉnh của G’ có bậc không nhỏ hơn 2. Xét
điều kiện (1) với m, ta có (Vi1 1;Vi2 1; :::;Vim 1) phải chứa ít nhất một phần tử
Vq có deg(Vq) m + 1.
Theo cách chọn giá trị của m thì deg(V q) n và Vq, V2n có bậc không nhỏ
hơn n nhưng lại không kề nhau, mâu thuẫn.
Vậy ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 28 (Vietnam TST, 1993) [ f orum:mathscope:org].


Xét n điểm A1; A2; :::; An với n > 2, trong đó không có ba điểm nào đồng phẳng. Mỗi

cặp điểm Ai; A j với i 6= j được nối với nhau bởi các đoạn thẳng. Tìm giá trị lớn nhất
39

của n sao cho có thể tô tất cả các đoạn thẳng đó bởi hai màu xanh hoặc đỏ
thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
(1) Mỗi đoạn thẳng được tô bằng đúng một màu.
(2) Với mỗi i = 1; 2; :::; n thì số đoạn thẳng có đầu mút là Ai được tô màu
xanh không được vượt quá 4.
(3) Với mỗi đoạn AiA j được tô màu đỏ đều tìm được ít nhất một điểm Ak với k khác
i; j sao cho các đoạn thẳng AiAk; A jAk được tô màu xanh.
Giải. Xét n điểm A1; A2; :::; An mà có thể tô màu các đoạn AiA j thỏa mãn yêu
cầu đề bài. Xét đồ thị G = (V; E) với tập đỉnh A 1; A2; :::; An và tập cạnh được tô
màu xanh. Dễ thấy G là đồ thị đơn vô hướng và thỏa mãn các điều kiện:
(1) deg (Ai) 4; 8i = 1; 2; :::; n.
(2) Với bất kỳ hai đỉnh Ai; A j nào của đồ thị thì đều tồn tại một đường đi đơn nối
chúng có độ dài không quá 2.
Ta cần tìm giá trị lớn nhất của n.
Xét một đỉnh Ai tùy ý, ta thấy rằng với A j là một trong n 1 đỉnh còn lại thì A j kề với
Ai hoặc kề với một đỉnh kề với Ai. Từ điều kiện (1) suy ra n 1 + 4 + 3:4 = 17.
Ta xét các trường hợp sau:
4: 17
+ Nếu n = 17 thì ta phải có deg (A i) = 4; 8i = 1; 2; :::; n và số cạnh là jEj = 2 = 34.
Xét đỉnh Ai bất kỳ trong đồ thị này và các đỉnh Ai1 ; Ai2 ; Ai3 ; Ai4 . Gọi các đỉnh còn
lại của G và khác Ai là đỉnh rìa và cạnh nối hai đỉnh rìa là cạnh rìa (xem hình 3.5).

Hình 3.5:

Do đó không có hai đỉnh nào của G cùng với A i lập thành ba đỉnh đôi một kề
nhau và như thế, với mỗi cạnh rìa, ta có một chu trình đơn có độ dài 5 đi qua A i.
Số cạnh rìa là 34 4 4:3 = 18 nên có tất cả 18 chu trình đơn độ dài 5 qua A i. Vì Ai
18 :17
là đỉnh tùy ý nên số chu trình đơn độ dài 5 của G có tất cả là 5 2= Z, vô lý. Suy ra
40

n = 17 không thỏa mãn.


+ Nếu n = 16 thì ta cũng phải có deg (Ai) = 4; 8i = 1; 2; :::; n và số cạnh là jEj =
4: 16
2 = 32. Xét đỉnh Ai nào đó của G. Tương tự như trên, ta giả sử Ai kề với 4 đỉnh rìa
Ai1 ; Ai2 ; Ai3 ; Ai4 và có đúng một đỉnh rìa , giả sử A k, kề với 2 đỉnh rìa khác. Dễ
thấy trong G không có 3 đỉnh nào đôi một kề nhau nên với mỗi cạnh rìa liên
thuộc với Ak cho ta 2 chu trình đơn độ dài 5 qua A i và mỗi cạnh rìa không liên
thuộc Ak cho ta một chu trình đơn độ dài 5 qua Ai, (xem hình 3.6).
Số cạnh rìa là 32 16 = 16 và trong đó có đúng 2 cạnh liên thuộc Ak. Các chu trình

Hình 3.6:

này đôi một phân biệt nên tổng số chu trình như thế là 14:1 + 2:2 = 18 và tổng số chu
18:16
trình độ dài 5 của đồ thị là 2= Z, vô lý . Suy ra n = 16 không thỏa mãn . 5
+Với n = 15, ta xây dựng đồ thị như hình 3.7. Ta thấy đồ thị này thỏa
mãn tất cả các yêu cầu đề bài.
Vậy giá trị lớn nhất của n là n = 15.

Bài toán 29 (Vietnam TST, 2012). Có 42 học sinh tham dự kỳ thi chọn
đội tuyển Olympic Toán quốc tế. Biết rằng một học sinh bất kỳ quen đúng
20 học sinh khác. Chứng minh rằng ta có thể chia 42 học sinh thành 2
nhóm hoặc 21 nhóm sao cho số học sinh trong các nhóm bằng nhau và 2
học sinh bất kỳ nào trong cùng nhóm thì quen nhau.
Giải. (Lời giải của thầy Nguyễn Chu Gia Vượng)
Ta xét bổ đề sau: Một đồ thị liên thông trên n đỉnh, bậc nhỏ nhất của các
đỉnh là d (bậc của mỗi đỉnh không nhỏ hơn d) luôn có một đường đi có độ
dài không ít hơn min f2d; n 1g.
Chứng minh bổ đề. Gọi G là đồ thị liên thông có n đỉnh và bậc mỗi đỉnh không nhỏ
41

Hình 3.7:

hơn d. Với đồ thị X , ta ký hiệu V (X), E(X) là tập đỉnh và tập cạnh của X.
Trước hết ta có nhận xét sau: Giả sử P là đường đi trong G. Nếu tồn tại
phần tử x 2 V (G)nV (P) thì tồn tại y 2 V (G)nV (P) kề với P.
Thật vậy, giả sử x 2 V (G)nV (P) và v 2 V (P). Do tính liên thông của G nên
tồn tại đường đi Q từ x đến v. Lấy đỉnh y kề trước của v trong Q ta được
điều phải chứng minh.
Bây giờ gọi P = a:::b là đường đi dài nhất trong G. Gọi k là độ dài của P và
giả sử k < min f2d; n 1g.
Nếu ab 2 E(G) thì yzPabPz’ là đường đi trong G dài hơn P (đường đi từ y
đến z, từ z theo P đến a, đến b, từ b theo P đến z’ kề với z trong P).
Nếu ab 2= E(G), gọi K V (P) là tập các đỉnh trước của các đỉnh kề đỉnh a
trong P (với P được sắp thứ tự từ a đến b). Vì tất cả các đỉnh kề với a phải
nằm trong P, ta có jK j d. Vì k < 2d, ta có j(V (P)nK) nbj < d. Như vậy tồn tại
0
q 2 K kề với b. Bây giờ ta xét chu trình C = aPqbPq a, khi đó yzCz’ (theo
chiều bất kỳ của C) là đường đi trong G dài hơn P, mâu thuẫn.
Từ mâu thuẫn này ta suy ra k min f2d; n 1g. Bổ đề được chứng minh.
Ta trở lại với bài toán. Bài toán có thể phát biểu dưới dạng đồ thị như
sau: một đồ thị G có 2n + 2 đỉnh, bậc của mỗi đỉnh bằng n thì hoặc là hợp
rời của 2 đồ thị đầy đủ có n + 1 đỉnh hoặc có thể tìm được n + 1 cạnh với
đầu mút đôi một rời nhau. (Trường hợp của bài toán ứng với n = 20).
Nếu G không liên thông thì hiển nhiên điều kiện về bậc cho thấy G được tạo
thành từ 2 đồ thị đầy đủ có n + 1 đỉnh.
Nếu G liên thông, thế thì theo bổ đề trên, G có một đường đi có độ dài 2n hoặc 2n +1.
Nói rằng G có đường đi độ dài 2n + 1 nghĩa là nói G có đường đi Hamilton (đi qua 2n
+ 2 đỉnh, mỗi đỉnh chỉ một lần), trường hợp này hiển nhiên cho lời giải của bài
42

toán.
Giả sử G có đường đi độ dài 2n: A 1B1A2B2:::AnBnAn+1. Gọi đỉnh còn lại là
An+2. Nếu An+2 kề với Ai với i nào đó thì các cạnh An+2Ai; A jB j; J > i và B
jA j+1; j > i thỏa mãn bài toán. Nếu An+2 không kề với bất kỳ Ai thì do bậc
của An+2 bằng n nên ta suy ra An+2 kề với Bi với mọi i.
Lập luận như trên với đường đi A n+2B1A2:::AnBnAn+1 (thay đổi vai trò của
A1 và An+2) ta suy ra A1 kề với Bi với mọi i.
Tương tự, suy luận với đường đi A1B1An+2B2A3B3:::AnBnAn+1 (thay đổi vai
trò của A2 và An+2) ta suy ra A2 kề với Bi với mọi i.
Bằng cách này ta dễ dàng suy ra A j kề với Bi với mọi i; j. Thế nhưng khi đó
mỗi đỉnh Bi có bậc bằng n + 2, vô lý. Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 30 (Hongkong TST, 2000) [10]. Gọi G là đồ thị liên thông, đơn
và có 2p đỉnh (p là số nguyên dương), nhưng G không chứa tam giác nào.
2
Chứng tỏ rằng số cạnh của G không vượt quá p .

Bài toán 31 (Đề thi chính thức Olymic 30/4 năm 2014).
Cho trước một số nguyên dương n 2. Trong một giải đấu cờ vua có 2n
vận động viên tham gia, mỗi người thi đấu với người khác đúng một trận.
2
Tại một thời điểm trong giải, người ta thấy có n + 1 trận đấu đã diễn ra.
Chứng minh rằng khi đó có thể chọn ra 3 vận động viên sao cho hai người
bất kỳ trong ba người được chọn đều đã thi đấu với nhau.
Giải. Xây dựng đồ thị G gồm 2n đỉnh tương ứng với 2n vận động viên. Nếu
hai vận động viên đã thi đấu với nhau rồi thì hai đỉnh tương ứng được nối
với nhau bằng một cạnh. Khi đó số cạnh của đồ thị chính là số trận đấu đã
2
diễn ra.Theo đề ta được đồ thị G có n + 1 cạnh. Ta phải chứng minh trong
G có một chu trình tam giác (tức là tồn tại K3).
Thật vậy, giả sử trong G không có K3. Theo định lý 1.18 (định lý Turan), số
3 2 (2 n) 2
cạnh tối đa của đồ thị G là: 3 1 : 2 2 = n (mâu thuẫn với giả thiết G có
2
n + 1 cạnh.) Từ đó ta có điều phải chứng minh.
Bài toán 32 (Đề thi đề nghị Olymic 30/4 năm 2014).
Một hội nghị Toán học quốc tế có 2014 nhà Toán học tham dự. Biết rằng mỗi
nhà Toán học bất kỳ trong số đó đều quen biết với ít nhất 1511 nhà Toán học
khác. Hỏi có thể lập ra một tiểu ban gồm 5 nhà Toán học mà một người bất kỳ
trong 5 người đó đều quen biết với những người còn lại trong tiểu ban hay không?

Bài toán 33 (Balkan, Sennior, 1994) [11].


Tìm số n bé nhất, n > 4, sao cho với n điểm, có thể tạo ra một đồ thị thỏa mãn
tính chất: không có tam giác nào trong đồ thị này và với mọi cặp điểm không được
43

nối với nhau (không tạo thành cạnh), có đúng hai điểm mà mỗi điểm nối
được với cả hai điểm đó.
Giải. Gọi X là một đỉnh bất kỳ của đồ thị G thỏa mãn yêu cầu bài toán, giả
sử X có bậc là m và X kề với các đỉnh A 1; :::; Am. Suy ra không có hai điểm
Ai; A j không kề nhau (vì nếu có thì ta được tam giác XAiA j).
Nếu m = 1 thì đồ thị chỉ có hai đỉnh X và A 1 mà không có thêm điểm nào nữa. Thật
vậy, giả sử có thêm điểm Y khác nữa. Khi đó Y không được nối với X, theo giả thiết,
có đúng hai đỉnh mà hai đỉnh này nối cả X và Y. Tuy nhiên chỉ có 1 đỉnh kề với X (do
m = 1), điều này mâu thuẫn. Vậy khi m = 1 thì n = 2 < 4, không thỏa mãn yêu cầu.
Giả sử m = 2. Với mỗi cập A i; A j thì có một điểm Bi j duy nhất (khác X) nối với cả hai
điểm Ai và A j. Bi j không thể nối thêm với một điểm A k nào khác nữa, vì nếu ngược lại
thì ta có đến ba điểm mà mỗi điểm nối với cả X và B i j. Ai không thể nối với được với
bất cứ điểm nào ngoại trừ hai điểm X và B i j, vì nếu nó nối với thêm đỉnh B thì B
không nối được với với A j nào khác, (ngược lại, B chính là B i j). Khi đó chỉ có duy
nhất một điểm Ai nối được cả X và Bi j, mâu thuẫn. Bây giờ mỗi điểm của đồ thị hoặc
nối với X, hoặc nối với một điểm có nối với X (do X không nối với Y thì có một điểm Z
nối với cả X và Y). Suy ra đồ thị chỉ có các đỉnh X, các điểm A i và Bi j. Do đó
1
n = 1 + m + m(m 1). Rõ ràng Ai cũng có bậc m (nó nối với X và m 1 điểmB i
j). 2
Suy ra tất cả các đỉnh đều có bậc m.
Nếu m = 2 thì n = 4, không thỏa mãn (n > 4).
Nếu m = 3 thì n = 7. Nhưng B 12 không thể nối được với B23 hoặc B13 (vì
nếu ngược lại thì ta có tam giác trong đồ thị). Do đó B 12 chỉ có bậc là 2,
mâu thuẫn. Vậy khi n = 7 không có đồ thị thỏa mãn đề bài.
Nếu m = 4 thì n = 11. Nhưng B 12 không thể nối được với B23 hoặc B24 (vì
nếu ngược lại ta có tam giác đỉnh A 2). B12 cũng không thể nối được với B 13
hoặc B14 (vì nếu ngược lại ta có tam giác đỉnh A1). Suy ra chỉ có Bi j mà B12
nối được là B34, do đó B12 có bậc nhỏ hơn 4, mâu thuẫn.
Nếu m = 5 thì n = 16. Ta sẽ chứng minh có đồ thị thỏa mãn đề bài. Ta có B hi nối được
B jk nếu 4 chỉ số h, i, j, k khác nhau từng đôi một. Rõ ràng không có tam giác
nào được tạo thành. Bây giờ xét các cặp đỉnh không nối được với nhau.
Trường hợp 1: xét cặp X và Bi j. Chỉ có hai điểm nối với cả hai là Ai và A j.
Trường hợp 2: xét cặp Ai và A j. Chỉ có hai điểm nối với cả hai là X và Bi j.
Trường hợp 3: xét cặp Ai và B jk (các chỉ số i, j, k khác nhau từng đôi một). Gọi u,
v là các chỉ số khác. Khi đó chỉ có B iu và Biv là hai điểm mà mỗi điểm nối được với
cả Ai và B jk.
Trường hợp 4: xét Bi j và Bik. Cũng xét các chỉ số u, v như trên (khác với i, j, k).
Chỉ có hai điểm Ai và Buv mà mỗi điểm cùng nối với cả Bi j Bik.
Vậy giá trị nhỏ nhất của n thỏa yêu cầu bài toán là n = 16.
44

Bài toán 34 (Vô địch Balan, 1997) [11].


Cho n điểm (n > 2) nằm trên một đường tròn đơn vị. Chứng minh rằng
n p
có nhiều nhất là 32 đoạn thẳng có độ dài lớn hơn 2, mà hai đầu mút của
mỗi đoạn thẳng đó nằm trong số n điểm đã cho.

Bài toán 35 (VMO Bảng A 2005).


Trong mặt phẳng, cho bát giác lồi A1A2A3A4A5A6A7A8 mà không có ba
đường chéo nhau nào của nó cắt nhau tại một điểm. Ta gọi mỗi giao điểm
của hai đường chéo của bát giác là một nút.
Xét các tứ giác lồi mà mỗi tứ giác đều có cả 4 đỉnh là đỉnh của bát giác đã
cho.
Ta gọi mỗi tứ giác như vậy là tứ giác con.
Hãy tìm số nguyên dương n nhỏ nhất có tính chất: Có thể tô màu n nút
sao cho với 8i; k 2 f1; 2;:::; 8g và i 6= k, nếu ký hiệu S(i; k) là số tứ giác con
nhận Ai; Ak làm đỉnh và đồng thời có giao điểm hai đường chéo là một nút
đã được tô màu thì tất cả các giá trị S(i; k) đều bằng nhau.
Giải. Để tiện ký hiệu, ta thay đỉnh Ai bởi i. Ta xây dựng đồ thị lưỡng phân có tập đỉnh
A và tập đỉnh B, cạnh chỉ nối đỉnh của A với đỉnh của B, trong đó: A là tập hợp tất cả
các tứ giác có 4 đỉnh thuộc f1; 2;:::; 8g mà giao điểm các đường chéo của nó được tô
màu và B là tập các cặp đỉnh (i, k) với 8i; k 2 f1; 2;:::; 8g và i 6= k. Một đỉnh của A nối
với một đỉnh của B nếu như tứ giác tương ứng nhận i và k làm đỉnh.
Giả sử tồn tại cách tô màu n đỉnh thỏa mãn yêu cầu đề bài. Đặt S(i; k) = x.
2
Theo giả thiết đề bài ta có số phần tử của A là n và số phần tử của B là C 8 =
2
28. Như vậy từ mỗi đỉnh của A có đúng C 4 = 6 cạnh xuất phát (lấy 2 đỉnh của
tứ giác thuộc A sẽ tương ứng với một cặp đỉnh thuộc B), suy ra các đỉnh của A
có cùng số bậc là 6. Các đỉnh của B cũng có cùng số bậc là x.
Theo giả thiết số cạnh của đồ thị lưỡng phân này nếu tính theo tổng số
cạnh xuất phát từ các đỉnh của B sẽ là jBj:x = 28x, nếu tính theo tổng số
2
cạnh xuất phát từ các đỉnh của A thì tổng số cạnh sẽ là n:C 4 = 6n. Từ đó
suy ra đẳng thức 6n = 28x, do đó n phải chia hết cho 14, nên phải có n 14.
Bây giờ ta chứng minh n = 14 là giá trị nhỏ nhất cần tìm, tức là chỉ ra một
cách tô 14 giao điểm thỏa mãn yêu cầu bài toán (xem hình 3.8).
Thật vậy, xét các đường chéo chính (nối các cặp đỉnh đối diện) của bát giác lồi đã cho, có
4 đường chéo như vậy nối các cặp đỉnh (1,5), (2, 6), (3, 7), (4, 8) (đường nét đậm). Tô
màu 6 giao điểm của 4 đường chéo này (có 6 giao điểm vì giả thiết không có 3 đường
chéo nào cắt nhau tại một điểm) và giao điểm của các đường chéo được tạo dựng bởi
các tứ giác sinh bởi 4 cặp cạnh không kề nhau (nét liền mảnh) với các đường chéo cách
đều các đỉnh của nó. Cụ thể: cạnh (1,8) với các đường chéo (2,7) và (3,6) sinh ra 2 giao
điểm, cạnh (7, 6) với các đường chéo (8, 5) và (1, 4) sinh ra 2 giao
45

điểm, cạnh (4, 5) với các đường chéo (3, 6) và (2, 7) sinh ra 2 giao điểm,
cạnh (2, 3) với các đường chéo (8, 5) và (1, 4) sinh ra 2 giao điểm. Dễ kiểm
tra cách tô 14 giao điểm này thỏa mãn yêu cầu đề bài (giá trị S(i,k) lúc này
bằng 3). Vậy giá trị nhỏ nhất của n cần tìm là n = 14.

Hình 3.8:

Nhận xét. Với các bài toán cực trị tổ hợp (tìm giá trị nhỏ nhất của n),
thông thường chúng ta giải quyết theo hai bước:
Bước 1: Đánh giá n n0.
Bước 2: Xây dựng một cấu hình tương ứng với n = n0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

You might also like