You are on page 1of 11

1.

CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 1

PHỤ LỤC II: TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CHỦ ĐỀ “ĐẾM CẤU HÌNH ĐỐI XỨNG”

1 Các bài tập ví dụ


Ta xét bài toán sau
Bài toán 1. Xét một hàng sáu ô vuông như sau:

Ta tô mỗi ô vuông bởi 1 trong n màu. Hai cách tô màu được gọi là “tương đương” nhau nếu ta có thể thu
được cách tô màu này bằng cách tô màu kia bằng phép quay 180◦ . Hỏi có bao nhiêu cách tô màu cho 6 ô
vuông trên mà các cách tô không “tương đương” nhau?
Lời giải.
Mỗi ô vuông có n cách chọn để tô màu nên ta có n6 cách tô màu bảng trên. Tuy nhiên đề bài yêu cầu tìm
các cách tô màu không tương đương.
Nhận xét đơn giản ta thấy mỗi cách tô màu có một cách tô khác tương đương với nó qua phép quay 180◦
n6
nhưng đáp án bài toán này không phải là vì với n lẻ thì kết quả trên không phải là số nguyên dương.
2
Vấn đề ở đây là có những cách tô màu bất biến qua phép quay 180◦ , hay nói cách khác là cách tô màu đó
tự tương đương với chính nó. Ví dụ cách tô màu dưới đây

A B C C B A

trong đó A, B, C là kí hiệu cho loại màu (A, B, C có thể giống nhau).


Dễ thấy có n3 cách tô màu có dạng trên.
1
Vậy số cách tô màu cần tính bằng số cách tô màu bị thay đổi qua phép quay 180◦ cộng với số cách tô
2
màu không bị thay đổi qua phép quay 180◦ . Vậy kết quả cần tính sẽ là
1 6 1 6
n − n3 + n3 = n + n3 .
 
2 2

Qua bài toán trên, ta thấy rằng cần đếm những cách tô màu bất biến qua phép quay. Ta gọi những cách
tô màu “khác nhau” (tồn tại ít nhất một ô được tô khác màu) là tương đương với nhau nếu chúng thu
được nhau qua một phép biến đổi. Tập hợp các cách tô màu tương đương với nhau từng đôi một ta gọi là
lớp tương đương.
Đối với dạng bài đếm mà hai cách tô màu là như nhau nếu ta có thể thu được cách tô màu này từ cách
tô màu kia qua một phép biến đổi thì ta cần đếm số phần tử trong một lớp tương đương rồi sau đó tìm
ra số các lớp tương đương khác nhau.
Ta xét bài toán sau
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 2

Bài toán 2. Cho một đa giác đều 12 đỉnh. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu các đỉnh của đa giác sao cho
có 4 đỉnh màu đỏ, 8 đỉnh màu xanh biết rằng hai cách tô được coi là giống nhau nếu chúng có thể nhận
được từ nhau qua phép quay quanh tâm đường tròn ngoại tiếp của đa giác.
Lời giải.
Ta gọi hai cách tô màu là “tương đương” nhau nếu chúng tồn tại hai đỉnh tương ứng có màu khác nhau
nhưng tồn tại một phép quay quanh tâm của đa giác sao cho biến cách tô màu này thành cách tô màu
kia.
Phân tích Với một cách tô màu bất kì, nếu ta sử dụng liên tiếp các phép quay góc quay 30◦ ta sẽ thu
được các phép tô màu “tương đương” nhau.
Suy nghĩ đơn giản thì ta sẽ có 12 phép tô màu “tương đương” với nhau từng đôi một như ví dụ bên dưới

Tuy nhiên, có những lúc ta thấy rằng cách tô màu sẽ bị lặp lại như ví dụ dưới đây

(1) (2) (3) (4)

Ta thấy ở hình trên, khi sử dụng phép quay 90◦ thì ta sẽ thu được hình (4) từ hình (1). Ta nói hình (4)
là ảnh bất động của hình (1) qua phép quay 90◦ . Vậy rõ ràng ta cần đếm các cách tô màu có phép quay
bất động một cách riêng lẻ, tránh trùng lặp khi đếm.
Quay lại với bài toán.
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 3

Ta gọi một cách tô màu T là chu kì d nếu d là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn cách tô màu này là
bất động qua phép quay quanh tâm của đa giác, góc quay d · 30◦ .
12
Với mỗi cách tô màu chu kì d thì các đỉnh của đa giác được chia thành phần giống nhau. Mà ta có 4
d
đỉnh màu đỏ và 8 đỉnh màu xanh nên d ∈ {12; 6; 3}.
Nhận xét. Một cách tô màu chu kì d thì có d cách tô màu “tương đương” với nhau từng đôi một.

Ví dụ về một cách tô màu có chu kì bằng 3.

Ví dụ về một cách tô màu có chu kì bằng 6.

• Nếu d = 3 thì các đỉnh của đa giác được chia thành 4 phần giống nhau, mỗi phần có 1 đỉnh màu đỏ
và 2 đỉnh màu xanh.
Số cách tô màu ở mỗi phần là C13 = 3.
Với chu kì 3 ta có bộ 3 cách tô màu “tương đương” nhau. Vậy số cách tô màu có chu kì 3 khác nhau

3
= 1.
3
• Nếu d = 6 thì các đỉnh của đa giác được chia thành 2 phần giống nhau, mỗi phần có 2 đỉnh màu đỏ
và 4 đỉnh màu xanh.
Số cách tô màu ở mỗi phần là C26 = 15.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng trong đó có 3 cách tô màu tạo thành chu kì 3. Do đó, số cách tô màu
thỏa chu kì 6 là 15 − 3 = 12.
Với chu kì 6 ta có bộ 6 cách tô màu “tương đương” nhau. Vậy số cách tô màu có chu kì 6 khác nhau

12
= 2.
6
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 4

• Nếu d = 12 thì tương tự, ta sẽ có số cách tô màu khác nhau là

C412 − 12 − 3
= 40.
12

Vậy số cách tô màu khác nhau cần tìm là 1 + 2 + 40 = 43 (cách). □

Qua bài toán 2 ta thấy rằng cần xác định cho học sinh thấy phép biến đổi nhỏ nhất để chuyển từ cách
tô màu này sang cách tô màu kia và qua đó chỉ rõ cho học sinh thấy không phải lớp tương đương nào
cũng có số phần tử giống nhau. Qua đó ta sẽ tách ra các trường hợp lớp tương đương khác nhau để đếm
cho chính xác.
Ta xét bài toán thứ ba
Bài toán 3. Ta tô màu 4 đỉnh của một hình vuông bởi 4 màu sao cho mỗi đỉnh tô một màu (hai đỉnh
khác nhau có thể tô cùng màu). Hai cách tô màu được coi là như nhau khi ta có thể thu được cách tô
màu này từ cách tô màu kia qua một phép quay quanh tâm hay phép đối xứng qua trục đối xứng của
hình vuông đó?
Lời giải.
Bài toán 3 phức tạp hơn bài toán 2 ở chỗ có nhiều phép biến đổi hơn.
Với mỗi cách tô màu 4 đỉnh bất kì của hình vuông ta sẽ có những cách tô màu tương đương qua các phép
biến đổi như sau

Tương tự bài toán 2, ta cần xét những cách tô bất biến qua từng phép biến đổi. Tuy nhiên sẽ có những
cách tô màu bất biến với nhiều phép biến đổi khác nhau.
Để thu được một hình vuông qua phép quay, ta có các góc quay 90◦ , 180◦ , 270◦ . Tuy nhiên cách tô màu
bất biến qua phép quay quanh tâm với góc quay 270◦ cũng bất biến qua phép quay quanh tâm với góc
quay 90◦ . Và cách tô màu bất biến qua phép quay quanh tâm với góc quay 180◦ cũng bất biến qua phép
đối xứng qua trục là đường chéo của hình vuông. Ta có các trường hợp sau
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 5

Loại 1: Cách tô màu bất biến qua cả phép quay 90◦ và phép đối xứng trục. Trường hợp này có tất cả là
x1 = 4 cách tô mà mỗi cách tô có đúng 1 cách tô tương đương.

Loại 2: Cách tô màu bất biến qua phép đối xứng trục ngang nhưng không bất biến qua phép quay. Trường
hợp này có x2 = 42 − 4 = 12 cách tô và mỗi cách tô có đúng 4 cách tô tương đương.
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 6

Loại 3: Cách tô màu bất biến qua phép đối xứng trục dọc nhưng không bất biến qua phép quay. Trường
hợp này có x2 = 42 − 4 = 12 cách tô và mỗi cách tô có đúng 4 cách tô tương đương.

Loại 4: Cách tô màu bất biến qua phép quay 180◦ nhưng không bất biến qua phép quay 90◦ . Trường hợp
này có x4 = 42 − 4 = 12 cách tô và mỗi cách tô có đúng 2 cách tô tương đương.
1. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 7

Loại 5: Cách tô màu bất biến qua phép đối xứng trục qua đường chéo thứ nhất nhưng không bất biến
qua phép quay 180◦ . Trường hợp này có x5 = 4 · 4 · (4 − 1) = 48 cách tô và mỗi cách tô có đúng
4 cách tô tương đương.

Loại 6: Cách tô màu bất biến qua phép đối xứng trục qua đường chéo thứ hai nhưng không bất biến qua
phép quay 180◦ . Trường hợp này có x5 = 4 · 4 · (4 − 1) = 48 cách tô và mỗi cách tô có đúng 4
cách tô tương đương.

Loại 7: Các cách tô màu không bất biến qua phép quay và phép đối xứng. Đó là những trường hợp còn
6
X
4
lại x7 = 4 − xi = 120, và mỗi cách tô có đúng 8 cách tô tương đương.
i=1
2. BỔ ĐỀ BURNSIDE 8

Vậy số cách tô màu cần tìm là


12 12 12 48 48 120
S =4+ + + + + + = 55.
4 4 2 4 4 8

2 Bổ đề Burnside
Bổ đề Burnside là một bổ đề khá hiệu quả để đếm các bài có cấu hình đối xứng. Tuy nhiên để chứng minh
bổ đề Burnside học sinh cần dùng các kiến thức ở Đại học, do đó trong các kì thi, nếu học sinh dùng bổ
đề Burnside để giải quyết bài toán thì không được điểm tối đa, đây sẽ là một thiệt thòi. Tuy nhiên việc
biết bổ đề Burnside sẽ giúp học sinh kiểm tra bài làm của mình xem có ra đúng kết quả hay chưa, bởi
việc đếm theo cách thông thường sẽ rất dễ bị nhầm lẫn dẫn đến kết quả sai.
Bổ đề Burnside Cho G là một nhóm hữu hạn trên tập X. Với x, y ∈ X, ta nói x ∼ y nếu ∃g ∈ G :
g(x) = g(y). Đặt X g là tập hợp các điểm bất động của g với mỗi g ∈ G và Xg là tập các lớp tương đương
của X theo quan hệ ∼. Khi đó ta luôn có
1 X g
|Xg | = |X |
|G| g∈G

Áp dụng bổ đề Burnside cho bài toán 1: Gọi X là tập hợp các cách tô màu bảng ô vuông đã
cho, G là các phép biến đổi sinh ra bảng đó bằng phép quay. Các phần tử của G là

• g0 là phép đồng nhất.

• g1 là phép quay với góc quay 180◦ .

Số điểm bất động của các phép biến đổi ở trên là

g g0 g1
Xg n6 n3

Vậy số cách tô màu cần tìm là


1 6
n + n3 .

|Xg | =
2
Áp dụng bổ đề Burnside cho bài toán 2: Gọi X là tập hợp các cách tô màu các đỉnh của đa giác
đã cho, G là các phép biến đổi sinh ra đa giác đó bằng phép quay. Các phần tử của G là

• g0 là phép đồng nhất.

• gi là phép quay với góc quay i · 30◦ (i ∈ {1; 2; 3; . . . ; 11}).

Số điểm bất động của các phép biến đổi ở trên là

g g0 g1 g2 g3 g4 g5 g6 g7 g8 g9 g10 g11
Xg C412 0 0 C13 0 0 C26 0 0 C13 0 0
3. MỘT SỐ BÀI THI HỌC SINH GIỎI 9

Vậy số cách tô màu cần tìm là


1
C13 + C26 + C13 = 43.

|Xg | =
12
Áp dụng bổ đề Burnside cho bài toán 3: Gọi X là tập hợp các cách tô màu các đỉnh của hình
vuông đã cho, G là các phép biến đổi sinh ra đa giác đó bằng phép quay, phép đối xứng trục. Các phần
tử của G là

• g0 là phép đồng nhất.

• gi là phép quay với góc quay i · 90◦ (i ∈ {1; 2; 3}).

• g4 là phép đối xứng qua trục ngang.

• g5 là phép đối xứng qua trục dọc.

• g6 là phép đối xứng qua đường chéo thứ nhất.

• g7 là phép đối xứng qua đường chéo thứ hai.

Số điểm bất động của các phép biến đổi ở trên là

g g0 g1 g2 g3 g4 g5 g6 g7
Xg 256 4 16 4 16 16 64 64

Vậy số cách tô màu cần tìm là


1
|Xg | = (256 + 4 + 16 + 4 + 16 + 16 + 64 + 64) = 55.
8

3 Một số bài thi học sinh giỏi


Câu 1. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia năm học 2016 - 2017 của tỉnh Bắc Ninh)
Xung quanh bờ hồ hình tròn có 2017 cây liễu. Người ta dự định chặt bớt 5 cây liễu sao cho không có 2
cây liễu nào kề nhau bị chặt. Hỏi có bao nhiêu cách thực hiện khác nhau?

Câu 2. (TST - Lào Cai - 2020)


Cho một đa giác đều có 18 đỉnh, người ta tô màu đỏ 6 đỉnh của đa giác sao cho không có hai đỉnh nào kề
nhau cùng được tô màu. Biết rằng hai cách tô màu được coi là một nếu chúng là ảnh của nhau qua phép
quay quanh tâm của đa giác. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu?

Câu 3. (VMO - 2014)


Trong một đa giác đều có 103 cạnh, 79 đỉnh của đa giác được tô màu đỏ, 24 đỉnh còn lại của nó được tô
màu xanh. Gọi A là số đỉnh màu đỏ kề nhau, B là số đỉnh màu xanh kề nhau. Tìm

a) tất cả các giá trị có thể của cặp (A, B);

b) số cách tô màu các đỉnh của đa giác sao cho B = 14 , biết rằng hai cách tô được coi là giống nhau nếu
chúng có thể nhận được từ nhau qua phép quay quanh tâm đường tròn ngoại tiếp của đa giác.
4. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN 10

Câu 4. (VMO-2010)
Cho bảng 3 × 3 và n là một số nguyên dương cho trước. Tìm số các cách tô màu không như nhau khi tô
mỗi ô bởi 1 trong n màu. Hai cách tô màu gọi là như nhau nếu 1 cách nhận được từ cách kia bởi 1 phép
quay quanh tâm.

Câu 5. (VMO - 2019)


Có một số mảnh giấy hình vuông có cùng kích thước, mỗi mảnh được chia caro thành 5 × 5 ô vuông
ở cả hai mặt. Ta dùng n màu để tô các mảnh giấy sao cho mỗi ô của mỗi mảnh giấy được tô cả hai
mặt bởi cùng một màu. Hai mảnh giấy màu được coi là giống nhau nếu có thể xếp chúng chồng khít
lên nhau sao cho các cặp ô vuông ở cùng vị trí có cùng màu. Chứng minh rằng ta thu được không quá
1 25
(n + 4n15 + n13 + 2n7 ) mảnh giấy đôi một không giống nhau.
8

4 Một số bài tập tự luyện


Câu 6. Dùng hai màu xanh và đỏ tô các ô vuông của một lưới vuông kích thước 3 × 3. Hỏi có bao nhiêu
cách tô màu khác nhau sao cho trong 9 ô vuông có đúng 4 ô tô màu đỏ. Hai cách tô màu là như nhau nếu
cách này nhận được từ cách kia qua phép xoay hình vuông quanh tâm.

Câu 7. Tô màu vòng cổ gồm 6 hạt đá, mỗi viên được tô một màu trong các màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau, biết hai cách tô màu là như nhau nếu cách này nhận được từ
cách kia thông qua phép xoay chuỗi hạt?

Câu 8. (AIME - 1996)


Hai ô của hình vuông 7 × 7 được tô bằng màu vàng. Các ô còn lại được tô bằng màu đỏ. Hai cách tô được
coi là tương đương nhau nếu chúng có thể thu được từ nhau bằng một phép quay trên mặt phẳng của
hình vuông. Đếm số các cách tô màu không tương đương.

Câu 9. (Kvant, trong bài báo viết về định lý nhỏ Fermat của Senderov và Spivak)
Đường tròn được chia thành p cung bằng nhau, trong đó p là số nguyên tố. Hỏi có bao nhiêu cách tô các
cung bằng a màu. Hai cách tô được coi là giống nhau nếu có thể thu được từ nhau bằng một phép quay.

Câu 10. Dùng 2 màu xanh và hồng tô các ô vuông của bảng ô vuông kích thước 5 × 5 sao cho mỗi ô tô
một màu. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu khác nhau biết rằng hai cách tô màu là như nhau nếu cách này
nhận được từ cách kia qua phép xoay hình vuông quanh tâm?

5 Tài liệu tham khảo


1) 1. Bài toán đếm cấu hình đối xứng, Trương Phước Nhân, https://diendantoanhoc.org/topic/180095-
bài-toán-đếm-các-cấu-hình-đối-xứng/

2) Lời giải đề nghị VMO 2010, Trần Nam Dũng, https://phamtuankhai.files.wordpress.com/2012/04/loi-


giai-vmo-2010.pdf
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

3) Đề thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT môn Toán năm học 2013 – 2014 – Lời giải chi tiết và
bình luận, Trần Nam Dũng, Lê Phúc Lữ, Phan Đức Minh, https://123docz.net/document/1440844-loi-
giai-chi-tiet-va-binh-luan-de-thi-chon-hoc-sinh-gioi-cap-quoc-gia-thpt-mon-toan-nam-2013-2014.htm

4) Đề thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT môn Toán, năm học 2018 – 2019.

5) Định lý đếm Polya, Luận văn thạc sĩ Toán học, Nguyễn Ngọc Chi, Thái Nguyên 2015,https://123docz.net/docu
dinh-ly-dem-polya.htm

You might also like