You are on page 1of 3

NGUYỄN TRẦN MINH NHẬT-10 TOÁN

I.Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là Yết Kiêu.

Câu 3: Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 4: Cơ sở để xác định thể loại : Bầy trâu thần- yếu tố kì ảo

Câu 5: Qua hai câu văn trên Tác giả dân gian thể hiện

- Sự tôn trọng,ủng hộ và đồng tình hoàn toàn dành cho nhân vật chính bằng cách
cho Yết Kiêu những sức mạnh diệu kì,hơn người để anh có thể vượt qua mọi
chông gai,thử thách phía trước
- Đồng thời tác giả còn muốn nhân vật chính là Yết Kiêu nổi bật hơn,mạnh mẽ hơn
người để người ta có thể ghi nhớ,tôn trọng,và lưu truyền danh Yết Kiêu đến thế
hệ sau.

Câu 6: Ý nghĩa:

- Tác giả muốn thể hiện tài trí vô song,sự thông minh lanh lợi hơn người bình
thường của Yết Kiêu.
- Thể hiện thái độ tôn trọng ,đồng tình trước sự tài giỏi,thông minh nên đã mong
muốn thần thánh hóa Yết Kiêu để nhân vật chỉnh nổi bật, có thể vượt qua mọi
chông gai,thử thách phía trước và đồng thời gây ấn tượng mạnh tới mọi người
-

II.LÀM VĂN

Bài Làm

Ai đó đã từng nói: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Đúng vậy!
Truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi
niềm, tiếng lòng của người bình dân trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng ấy không hề
ủy mị, không hề mềm yếu dẫu rằng nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là
một trong số đấy,là một câu truyện cổ tích thể hiện rõ niềm lạc quan, niềm tin của nhân
dân lao động. Trong câu truyện,Tấm là nhân vật chính trong truyện hiện lên với số phận
bất hạnh nhưng ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn.Đặc biệt, lòng thủy chung, cùng các yếu tố kì
ảo mang lại cho câu truyện thêm những sắc màu đặc biệt, thể hiện rõ nét qua đoạn trích:
“Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh … Vua yêu quý vàng anh quên
cả ăn ngủ.”
Tấm Cám được viết theo thể loại truyện cổ tích thần kì.Được viết theo bố cục ba
phần.Mạch cảm xúc của truyện đi từ  thân phận nhỏ bé và con đường đến với hạnh phúc
của Tấm tiếp đến là con đường đấu tranh,bảo vệ và gìn giữ hạnh phúc của Tấm để rồi kết
lại truyện bằng hành động trả thù hai mẹ con Cám của Tấm.
Tấm cám kể rằng : Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền
lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Còn Cám đã xấu xa lại lười biếng. Mọi công việc trong nhà
đều do Tấm làm hết. Mỗi khi gặp phải khó khăn, Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt. Sau
này, Tấm trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn
ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về rồi tìm cách giết chết. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa
thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Để rồi cuối cùng trở lại làm
người và được đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

Có thể thấy,câu truyện này mang lại bất công cho nàng Tấm xinh đẹp,nết na.Nhưng
tuy vậy nàng vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, mặc đời, có lẽ vì sâu bên trong nàng là nghị lực,
tình cảm thủy chung.Điều này, có lẽ rõ nét nhất ở đoạn trích trên:

“Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh … Vua yêu quý vàng anh quên
cả ăn ngủ.”
Đoạn trích này là kết quả của việc sau khi Tấm đã vào cung trở thành hoàng hậu cao
quý , tưởng rằng có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc bên người mình yêu muôn đời.Nhưng
không, chính Tấm đã là người mở đường cho mẹ con Cám trực tiếp hãm hại mình,bị lừa
lên cây cau và bị dì ghẻ giết hại dã man.Tất cả chỉ là vì lòng hiếu thảo của nàng,dù đã trở
thành một bà hoàng nhưng chưa bao giờ nàng quên đi ngày giỗ của cha mình, chưa bao
giờ nàng quên đi gia đình,quên đi bồn phận của một người con. Có người bảo: “Cái này
là do Tấm chủ quan,một bà hoàng tại sao lại đi về nơi đã từng đối xử tệ bạc với mình mà
không mang theo lính canh hay một chút thù oán”.Có lẽ,Tấm luôn nhớ rằng mình là một
người con, từng được nuôi nấng, xuất thân từ những điều bình dị,giản đơn nên nàng có lẽ
đã không còn trách hay oán than gì hai mẹ con nữa cả. Qua đó có thể thấy sự ích kỉ,ghen
tị,ác độc của hai mẹ con Cám là điều rất đáng ghét,đáng trách.
Tuy đã bị giết hại,nhưng có lẽ trời không phụ lòng người, nàng được hóa thành
chim vàng anh.Tuy đã bị vật hóa, nhưng bên trong nàng luôn giữ cho mình ân tình, thủy
chung.Hình ảnh,chim bay một mạch về cung điện đã làm rõ điều đó.Thấy Cám đang giặt
áo,một lời cảnh báo đanh thép:“Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào,
rách áo chồng tao”,để cho hai mẹ con biết được rằng Tấm vẫn còn sống,và sẽ sớm quay
lại.Điều này chính là khởi đầu của cuộc đấu tranh để giành lại hạnh phúc của mình..Hình
ảnh chim vàng anh bay thẳng vào cung,ca hát và cùng nhau đi cùng với vua đã cho thấy
và làm nổi bật lòng thủy chung,không muốn người yêu phải buồn vì mình đã phải đi
mất.Biết nhà vua nhớ mình,thương mình, muốn chàng nhận ra mình còn sống nàng, luyến
quyến theo chàng.Có lẽ, bên trong nhà vua đã có một cảm xúc mãnh liệt,gần gũi đến lạ
thường khi nhìn loài chim đặc biệt này.Bằng câu nói ra hiệu: “Vàng ảnh vàng anh, có
phải vợ anh, chui vào tay áo” ,càng ngạc nhiên, xúc động khi thấy chim bay vào thật,
biết đó là vợ mình,chàng vui lắm,vui quên mất cả ăn cả ngủ luôn đấy!.Đoạn trích đã kết
thúc bằng một hình ảnh của một tình yêu đẹp đẽ và hạnh phúc.
Ta thấy Tấm hiện thân cho vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam, rất bình dị
và trong sáng, vẻ đẹp ấy tất yếu chỉ xuất hiện trong cuộc sông dân dã, gắn bó những tâm
hồn thuần hậu chất phác trong dáng vẻ quê mùa, trong những công việc thổi cơm, rót
nước, gói bánh, têm trầu, vẻ đẹp ấy thấm đượm tinh thần nhân văn của người lao động.
 Miếng trầu têm cánh phượng là dấu ân gặp gỡ giữa Tấm với vua .Lẽ công bằng
được lập lại, lần này không do bàn tay của Bụt giúp, mà chính từ phẩm chất của Târn, từ
sự sông bất tử của cái thiện vượt lên mọi mưu mô độc ác. Vua không phải đại diện của
thế lực thông trị mà chỉ là hiện thân của một lẽ công bằng. Cung vua và cuộc sống dân dã
ấy không quá cách xa như những câu chuyện cổ tích về sau.
Truyện cổ thần kì “Tấm Cám” kể lại số kiếp long đong trong một phần đời của Tấm
kể từ ngày mất mẹ, mất cha, và phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em gái cay nghiệt độc ác.
Qua nghệ thuật hư cấu truyện với những chi tiết thần kì, phần đời ấy, sự chuyển biến hình
tượng của Tấm chính là sự đấu tranh giữa điều thiện với cái ác, là sự mâu thuẫn và xung
đột trong gia đình dưới chế độ mẫu hệ. Từ một cô bé mồ côi bị hãm hại phải chết đi sống
lại nhiều lần, cuối cùng Tấm vẫn giữ ngôi hoàng hậu đã thể hiện sức mạnh của điều thiện
trước cái ác.Từ đó, câu truyện nhắc nhở mỗi con người chúng ta đặc biệt là thế hệ trễ, về
lòng hiếu thảo, lòng nghị lực mạnh mẽ để có thể vượt qua những chông gai, khó khăn mà
cuộc sống mang lại

You might also like