You are on page 1of 3

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Lớp: 11 TOÁN
Thành viên nhóm:
- Phạm Lê Huy Hoàng
- Nguyễn Trần Minh Nhật
- Phí Cồn Tuấn
- Nguyễn Thành Danh
- Nguyễn Anh Khoa
THIẾT KẾ PIN ĐIỆN HÓA TỪ TRÁI CÂY
I. CHẾ TẠO BỘ DỤNG CỤ
1. Ý tưởng thiết kế

Ta biết rằng, một cục pin hay bất kì vật liệu trữ điện nào đều có cấu tạo gồm 3 phần: cực
dương (Anot), cực âm (Catot) và chất điện phân (Electrolyte). Trong đó, hai cực âm - dương
của pin được làm bằng kim loại (sắt - đồng) có sự chênh lệch về electron, còn dung môi
điện phân chính là một loại axit. Khi một thiết bị được kết nối với pin như bóng đèn chẳng
hạn, sẽ tạo thành một mạch điện kín.

Chỉ cần 2 tấm kim loại: một anot với điện cực âm (có thể làm bằng sắt) và một catot với
điện cực dương (có thể làm bằng đồng). Axit bên trong khoai tây sẽ tạo ra phản ứng hóa học
với sắt và đồng, và năng lượng sau đó sẽ được giải phóng. Trong “pin khoai tây”, cả hai quá
trình oxy hóa và khử đều diễn ra đồng thời.

2. Dụng cụ cần có:


- Khoai (4 củ)
- 2 loại kim loại khác nhau: Đinh sắt và dây đồng
- Dây điện
- Bóng đèn (3V)
3. Thứ tự lắp ráp bộ dụng cụ:
- Trước hết, ta tách lõi đồng từ dây điện đã chuẩn bị thành nhiều phần
nhỏ dùng để tạo thành 4 lõi đồng và 3 dây nối giữa đinh sắt và đồng.
- Cắm vào mỗi củ khoai một lõi đồng và một chiếc đinh sắt ở hai đầu củ
khoai .Trong dự án trên, nhóm đã sử dụng 4 củ khoai.
- Nối cái thanh kim loại khác loại lại với nhau bằng dây dẫn.
- Nối hai đầu dây dẫn vào hai chân đèn led.
Bản thiết kế minh họa (vẽ mạch điện)
II. BẢNG SỐ LIỆU THU ĐƯỢC
1. Số liệu thu được trong quá trình chạy thử sản phẩm
Hiệu điện thế cung cấp cho đèn khoảng 1,8V
=>Dự đoán giá trị suất điện động của mỗi pin khoảng 0,3V
2. Ý tưởng cải tiến sản phẩm sau khi đã thực nghiệm sản phẩm
- Ta có thể luộc khoai tây lên r thực hiện như đã làm phía trước, lúc này
do sẽ làm giảm điện trở cầu của các muối chứa trong củ khoai, từ đó
làm tăng năng suất điện.
- Ngoài ra, ta còn có thể cắt củ khoai thành 4-5 phần, rồi kẹp giữa chúng
các tấm kim loại sắt đồng xen kẽ.Kết quả thu sẽ giúp làm tăng lượng
điện giải phóng
- Ứng dụng được sản phẩm vào làm pin đồng hồ, đèn ngủ,...
3. Tài liệu tham khảo
SGK Vật lý 11
https://tuoitre.vn/thap-sang-den-led-bang-khoai-tay-580000.htm#:~:text=C
%C3%A1c%20nh%C3%A0%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20cho,
%C4%91%C3%B3%20s%E1%BA%BD%20%C4%91%C6%B0%E1%BB
%A3c%20gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%B3ng.
https://tietkiemnangluong.com.vn/tin-tuc/khoa-hoc-cong-nghe/t16487/tao-ra-
dien-tu-cu-khoai-tay.html

III. KẾT LUẬN


1. Nhận xét
-Video của nhóm chưa được sinh động, hấp dẫn.
-Không tạo ra hoặc chỉ ra được ứng dụng thực tiễn của pin khoai tây.
2. Ưu điểm, nhược điểm của pin chanh
*Ưu điểm:
- Sử dụng nguyên liệu xanh thân thiệu với môi trường - giảm thiểu vấn đề về
rác thải
- Tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa, không bỏ phí - giảm thiểu việc vứt bỏ
lương thực
- Nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm - giúp tiết kiệm ngoài chi phí sản xuất điện
đi nhiều lần.
- Tuy chỉ tạo ra được điện áp thấp nhưng đủ để tạo ra nguồn năng lượng để sạc
pin, làm đèn ngủ.
*Nhược điểm:
● Vì chỉ sản sinh ra nguồn điện áp thấp nên sẽ khó khăn trong việc đáp ứng
nhiều hoạt động cần điện áp cao.
● Tạo ra pin khoai tây đồng nghĩa với việc sử dụng thêm nhiều kim loại, có thể
dẫn đến suy giảm nguồn kim loại
● Pin có tuổi thọ không cao, vì về sau, các thanh kim loại sẽ bị mòn dần và
không thể tạo ra dòng điện.
Tổng kết:
Tuy vẫn còn đang phát triển và thí nghiệm trên nhiều loại hình khác nhau, nhưng với những
lợi ích vừa nêu trên, nhóm em nghĩ rằng "pin khoai tây" là một ý tưởng nên được áp dụng
nhiều hơn trong cuộc sống bởi tính tiện lợi, chi phí thấp cũng như làm thay đổi môi trường.

3. Trả lời câu hỏi


a. Pin khoai tây có giống bình điện phân không?
Pin khoai tây có cơ chế hoạt động giống một bình điện phân, bởi lẽ một cục pin hay bất kì
vật liệu trữ điện nào đều có cấu tạo gồm 3 phần: cực dương (Anot), cực âm (Catot) và chất
điện phân (Electrolyte). Trong đó, hai cực âm - dương của pin được làm bằng kim loại (sắt -
đồng) có sự chênh lệch về electron, còn dung môi điện phân chính là một loại axit. Khi một
thiết bị được kết nối với pin như bóng đèn chẳng hạn, sẽ tạo thành một mạch điện kín.Và
pin khoai tây có hai cực âm dương là sắt-đồng, các axit hữu cơ, các muối bên trong khoai
tây đóng vai trò như dung môi điện phân.

b. Trong khoai tây, ion dương di chuyển về cực nào?


- Trong khoai tây, ion dương sẽ đi về cực âm, nói khác đi ion âm sẽ đi về chiều
của chiếc đinh sắt.

You might also like