You are on page 1of 16

SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SẢN PHẨM THAM DỰ CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHKT CẤP TỈNH DÀNH
CHO HỌC SINH THPT NĂM HỌC 2022-2023
Dự án: “Nâng cao hiệu quả của Pin Lithium –ion bằng việc sử dụng vật liệu
Graphene/ Silic cho điện cực anot”

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ mang đến rất nhiều những thành
tựu phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên thế giới. Đồng thời cũng kéo
theo không ít hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu và cạn kiệt
nguồn nguyên liệu hóa thạch.
Việc cấp thiết hiện nay là phải giảm thiểu được sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên
liệu hóa thạch và hạn chế khí thải trong một số lĩnh vực ngành nghề phù hợp.
Hiện nay, với việc nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại ngày càng
nhiều, đặc biệt là ô tô, xe máy và các thiết bị di động, việc sử dụng các pin, acquy có hiệu
suất cao trong các thiết bị này sẽ góp phần làm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính
và ngăn đà cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch. Ví dụ như các loại xe điện trong
giao thông, sẽ không có khí thải từ ống xả, thân thiện với môi trường hơn. Xe điện
thường sử dụng pin Lithium – ion do có khá nhiều ưu điểm như không chỉ có mật độ
năng lượng, khả năng cung cấp năng lượng vượt trội trong số tất cả các công nghệ pin sạc
hiện nay mà tuổi thọ lại cao. Pin Lithium – ion cũng là nguồn năng lượng hứa hẹn nhất
và dự kiến sẽ là công cụ hỗ trợ cho lưới điện thông minh dựa trên việc sử dụng công nghệ
năng lượng tái tạo. Chính vì vậy việc nghiên cứu để cải thiện mật độ năng lượng và chu
kì sạc – xả, cải tiến quy trình chế tạo điện cực pin, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của loại pin này đang được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Một trong những vật liệu quan trọng để sản xuất pin Lithium chính là Silic. Tuy
nhiên, Silic lại có lớp điện phân rắn không ổn định qua nhiều chu kì và độ dẫn điện thấp.
Nếu tiến hành bổ sung Silic trong anot bằng phương pháp thông thường thì sẽ gây mất ổn
định cho hoạt động của pin. Mặt khác, Graphene có độ bền cơ học tốt, độ dẫn nhiệt cao,
linh động, diện tích bề mặt riêng cao bao bọc các hạt Silic hình thành lớp SEI. Do vậy,
Graphene là vật liệu phù hợp cho việc chế tạo điện cực anot cho pin Lithium – ion.
Từ những lí do nêu trên, chúng em đã tìm hiểu và nghiên cứu để thiết kế pin
Lithium – ion sử dụng tổ hợp vật liệu anot Graphene/Silic nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả sạc- xả pin Lithium - ion, hướng tới mục tiêu thương mại hóa cho pin công suất cao
với đề tài: “Nâng cao hiệu quả của Pin Lithium –ion bằng việc sử dụng vật liệu
Graphene/ Silic cho điện cực anot ”
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN
CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
Biện phá p nà o giú p hạ n chế khí thả i gâ y hiệu ứ ng nhà kính và chặ n đà cạ n kiệt
cá c nguồ n năng lượ ng hó a thạ ch?
1
- Pin Lithium – ion là gì? Cấ u tạ o và nguyên lí hoạ t độ ng pin?
- Ưu, nhượ c điểm pin Lithium – ion?
- Biện phá p nà o có thể tă ng hiệu quả củ a pin Lithium –ion?
- Tính thự c tế trong việc sử dụ ng pin trong đờ i số ng?
2. Vấn đề nghiên cứu
- Cá c vấn đề gâ y ra hiệu ứ ng nhà kính và cạ n kiệt nguồ n nguyên liệu hó a thạ ch.
- Ả nh hưở ng củ a cá c phương tiện giao thô ng và cá c thiết bị di độ ng tớ i vấn đề
này?
- Cấ u tạ o, nguyên tắ c hoạ t độ ng củ a pin Lithium – ion
- Ưu, nhượ c điểm củ a pin Lithium-ion
- Biện phá p nâ ng cao hiệu quả củ a pin thô ng qua cả i tiến chấ t liệu là m điện cự c
anot.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứ u và phâ n tích ả nh hưở ng củ a khí thả i từ cá c phương tiện giao
thô ng tớ i mô i trườ ng và nguồ n nguyên liệu hó a thạ ch.
- Phâ n tích vai trò củ a Pin Lithium –ion trong vấn đề thay thế nguồ n nhiên liệu
củ a cá c phương tiện giao thô ng hiện đạ i.
- Phâ n tích sự ả nh hưở ng củ a cá c thà nh phầ n nguyên liệu chế tạ o đến hiệu quả
củ a pin Lithium – ion.
- Nghiên cứ u, thử nghiệm việc sử dụ ng vậ t liệu nano Graphenne/ Si lic và o chế
tạ o anot nhằ m nâ ng cao hiệu suấ t củ a pin.
- Từ kết quả thự c nghiệm thu đượ c, chỉ ra hướ ng phá t triển củ a vậ t liệu.
4. Giả thiết khoa học
Việc sử dụ ng vậ t liệu Graphene/ Si trong chế tạ o anot pin Lithium –ion sẽ là m
nâng cao hiệu suấ t và tuổ i thọ củ a pin. Tiền đề để chế tạ o ra pin cô ng suấ t lớ n cho
cá c phương tiện ngà y cà ng lớ n hơn. Gó p phầ n là m giả m khí thả i gâ y hiệu ứ ng nhà
kính, bả o vệ mô i trườ ng, là m chậ m quá trình cạ n kiệt cá c nguồ n nhiên liệu hó a
thạ ch.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế
1.1. Thiết kế quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện

2
Hình C.1: Quy trình thự c hiện

Trong quá trình nghiên cứ u nhó m sử dụ ng má y ả nh để lưu lạ i quy trình và kết


quả thự c nghiệm.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứ u lý thuyết tổ ng quan cá c vậ t liệu
Phương phá p nghiên cứ u mô hình lý thuyết
Phương phá p thự c nghiệm:
Lự a chọ n cô ng nghệ phù hợ p
Phương pháp tổng hợp vật liệu được sử dụng là nghiền bi thành tinh, pha trộn trong
dung dịch và cacbon hóa bằng nhiệt độ cao.
Điện cực được chế tạo bằng phương pháp trộn hỗn hợp keo và gạt phủ
Nghiên cứu cấu trúc hình thái của vật liệu
Các tính chất điện hóa được nghiên cứu qua các phép đo chu kỳ sạc/xả, phép đo phổ
tổng trở.
2. Kế hoạch nghiên cứu
2.1. Lộ trình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dự kiến thực hiện trong 5 tháng (từ tháng 5 - 10 năm 2022). Kế
hoạch thực hiện chi tiết như sau:
Tháng 06 – 08/2022: Đọc và nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan
Tháng 08 – 25/09/2022: Tiến hành khảo sát, thiết kế mô hình và thực nghiệm với
pin Lithium – ion
26/09 – 10/10/2022: Hoàn thành đề cương dự án
11/10 – 05/11/2022: Xây dựng và kiểm tra nội dung, phát triển dự án và hoàn thành
nội dung tại Trường THPT Lương Phú
2.2. Giới hạn nghiên cứu
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Graphene/ Silic đến hiệu
suất của pin Lithium –ion
2.3. Điểm mới của đề tài
Tạo ra pin Li – ion LFP có dung lượng sạc – xả tốt hơn; cải thiện dung lượng pin,
tuổi thọ pin. Nâng cao chất lượng pin Li – ion, hướng tới mục tiêu thương mại hóa cho
pin công suất cao.
3
2.4. Rủi ro và an toàn
Do đề tài mới nghiên cứu, nên chưa kiểm chứng được trong nhiều trường hợp với
các dụng lượng pin khác nhau.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu tổng quan
1.1. Giới thiệu về pin Li-ion
Pin Lithium -ion là một công nghệ đang phát triển được quan tâm. Pin Lithium-ion
nhỏ được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử cầm tay và một số loại pin Lithium-
ion lớn đã được sản xuất để cung cấp năng lượng cho xe điện. Đây là những nguyên mẫu,
và quá trình phát triển vẫn tiếp tục. Pin Lithium – ion là loại pin có mật độ năng lượng
cao nhất trong các hệ thống pin sạc. Trên toàn thế giới, nhiều hoạt động nghiên cứu
chuyên sâu đã được thực hiện để cải thiện tuổi thọ chu kì, mật độ năng lượng và độ an
toàn của pin. Ngày nay, pin Lithium – ion đã thống trị thị trường pin sạc nhờ tính ứng
dụng cũng như hiệu suất tuyệt vời của chúng.

Hình D.1 So sánh các loại pin khác nhau về mật độ năng lượng theo thể tích và
trọng lượng
1.2. Nguyên lý hoạt động của pin Li-ion

Hình D.2: Nguyên lí hoạt động của pin Li-ion


LIBs bao gồm điện cực catot, điện cực anot, dung dịch chất điện phân có chứa các
muối phân ly phân tán trong dung môi hữu cơ (electrolyte) có độ dẫn ion tốt, đồng thời
cản trở electron đi qua và một màng ngăn cách xốp (separator) giữa hai điện cực ngăn

4
chặn đoản mạch và cung cấp đường dẫn truyền cho ion Li + trong quá trình sạc/xả. Các ion
Li+ di chuyển giữa hai điện cực thông qua hệ thống chất điện phân.
Trong quá trình sạc, ion Li đi từ catot qua màng phân cách sang anot, eletron từ
catot theo mạch ngoài tái hợp với ion Li ở bên anot
Để đạt được hiệu quả chu kỳ cao và vòng đời dài, sự chuyển động của các ion Li +
trong vật chủ anot và catot không được thay đổi hoặc làm hỏng cấu trúc tinh thể của vật
chủ. Việc thiết kế pin Li- ion đòi hỏi phải lựa chọn cẩn thận các cặp điện cực để có được
điện áp hoạt động cao (Voc). Điện thế cực dương và cực âm có chức năng làm việc lớn
hơn và nhỏ hơn lần lượt là Φc và Φa. Điện áp hở mạch V oc của pin có thể được tính theo
công thức (1.1) và mô tả trong hình D.4.
Voc = (Φc – Φa)/ e
Trong đó e là điện tử sạc

Hình D.3: Điện áp của pin Li-ion


Cacbon với điện thế 0-0.8V so với kim loại Li là sự lựa chọn chính làm vật liệu anot
cho pin Li-ion. Vật liệu điện cực dương có thể được chọn từ vật liệu cấu trúc lớp LiCoO 2,
LiNiO2 và cấu trúc spinel LiMnO2, có điện thế phóng điện khoảng 4V so với kim loại Li.
Pin có sự kết hợp giữa vật liệu cực âm thấp và vật liệu cực dương cao có thể cung cấp
điện áp từ 3.6- 3.8V, gấp 3 lần so với pin Ni-Cd hoặc Ni-MH.
1.3. Vật liệu điện cực catot cho pin Li – ion
Một số đặc tính cơ bản của vật liệu catốt như sau:
Có điện áp phóng điện cao
Có dung lượng cao (cấu trúc vật liệu có khả năng xen kẽ lượng lớn Liti và khối
lượng nguyên tử thấp)
Mật độ công suất cao (cấu trúc vật liệu phải có hệ số khuếch tán Liti cao)
Tuổi thọ dài (cấu trúc vật liệu thay đổi trong quá trình tách và chèn Li nên càng nhỏ
càng tốt)
Các vật liệu phải không độc hại, rẻ tiền và ổn định về mặt hóa học
LiFePO4 có mật độ lý thuyết là 3.6 g/cm 3, nhỏ hơn mật độ của LiCoO2
(5.1g /cm3), LiNiO2 (4.8 g/cm3) và LiMn2O4 (4.2 g/cm3). Công suất lý thuyết của nó là
170 mAh/g (2.0–4.2 V) và điện áp làm việc trung bình là 3.4 V không đủ cao để phân
hủy chất điện phân, nhưng vẫn duy trì mật độ năng lượng cao làm cho nó trở thành một
vật liệu làm catốt tiềm năng cho pin Li-ion.

5
Hình D.4 Cấu trúc Olivine LiFePO4
Ngoài ra, LiFePO4 không chứa tạp chất và bền ở nhiệt độ cao đối với hầu hết các
muối và chất điện li Li. Không giống như các vật liệu khác, quá trình sạc làm giảm thể
tích của LiFePO4 khoảng 6.8%. Điều này có lợi trong thiết kế của pin Li - ion, vì nó bù
đắp sự giãn nở của điện cực âm trong quá trình sạc. Do đặc tính cấu trúc và sự ổn định
theo nhiệt độ môi trường so với các vật liêu catot khác, LiFePO 4 được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau. Trong LiFePO4, Li khuếch tán một chiều và do đó bị ảnh
hưởng bởi các khuyết tật vật liệu. Khi một kênh khuếch tán Li bị chiếm bởi các cation
chẳng hạn như sắt, kênh bị chặn, hạn chế sự di chuyển của Li. Bởi vì khả năng di chuyển
của sắt thấp, kênh Li vẫn không hoạt động và không thể tham gia vào các phản ứng điện
hóa. Trong quá trình tổng hợp LiFePO 4, điều quan trọng là tạo ra một cấu trúc tinh thể
hoàn mỹ. Nhược điểm chính của LiFePO 4 là độ dẫn điện kém do tốc độ khuếch tán ion Li
thấp và độ dẫn điện tử thấp. Độ dẫn điện tử của LiFePO4 có thể được cải thiện bằng cách
phủ lên nó bằng các chất dẫn điện như cacbon hoặc các hạt nano bạc. Một phương pháp
khác là sử dụng Nb như một phần tử pha tạp. Điều này dẫn đến các pha có độ dẫn điện
cao.
1.4. Tổng quan về vật liệu điện cực anot
Trong pin Li- ion, điện cực anot xảy ra phản ứng oxy hóa trong quá xả và phản ứng
khử trong quá trình sạc.Trong suốt quá trình sạc và xả, vật liệu điện cực lưu trữ và giải
phóng ion Li+ tại điện cực anốt.
Vật liệu anot ảnh hưởng đến hiệu suất của pin bao gồm mật độ năng lượng và tuổi
thọ. Để tối ưu hiệu suất của LIBs, vật liệu anot cần những các điều kiện sau:
Là vật liệu anot nên có tiềm năng điện thế thấp, xấp xỉ với tiềm năng điện hóa của
kim loại Li, cung cấp điện thế của pin cao với điện cực catot.
Cấu trúc của vật liệu điện cực anốt không có sự thay đổi đáng kể trong suốt quá
trình phản ứng với các ion Li +. Sự thay đổi cấu trúc dẫn đến biến dạng tinh thể và cản trở
khả năng đảo ngược của các phản ứng điện hóa, dẫn đến các đặc tính về tuổi thọ của pin
giảm.
Vật liệu anot có khả năng phản ứng đảo ngược cao với ion Li +. Hiệu suất đảo
ngược giữa sạc và xả lý tưởng là 100%, thể hiện không có sự thay đổi hiệu suất với quá
trình pin thực hiện chu kỳ.
Khả năng khuếch tán nhanh của ion Li trong vật liệu điện cực anot là đặc biệt quan
trọng liên quan đến hiệu suất pin.

6
Độ dẫn electron cao là cần thiết để tạo điều kiện electron di chuyển trong quá trình
phản ứng điện hóa.
Vật liệu anot cần hoạt động ổn định dưới phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng trong
môi trường khử cao.

Hình D.5 Đặc điểm của một số vật liệu anốt cho pin Liti ion
1.5. Kim loại Li
Vật liệu điện cực âm cơ bản nhất cho pin Li-ion là kim loại Li. Kim loại Li có cấu
trúc lập phương tâm khối (bcc) và bán kính nguyên tử là 0.76Å. Mật độ thấp, khối lượng
nguyên tử nhỏ và tiềm năng điện cực tiêu chuẩn rất thấp dẫn đến dung lượng riêng cao
3680 mAh/g và mật độ năng lượng cao (1470Wh/kg). Tuy nhiên, pin sử dụng kim loại Li
là điện cực âm không được thương mại do nhiệt độ nóng chảy của kim loại này thấp và
các vấn đề về an toàn do sự lắng đọng không đồng đều của Li trên bề mặt anot khi sạc/xả
dẫn đến hình thành đuôi gai Li. Những đuôi gai này có diện tích bề mặt cao, cấu trúc kim
loại Li nhiều nhánh liên tục phát triển có thể dễ dàng thâm nhập vào màng ngăn cách và
gây ngắn mạch bên trong pin, dẫn đến sinh nhiệt và phát nổ. Với nhiều nỗ lực cải tiến
nhưng pin với điện cực Li vẫn tồn tại những rủi ro như nguy cơ phản ứng nổ khi tiếp xúc
với nước (hơi ẩm) và quy trình sản xuất điện cực phức tạp. Gần đây, một số công ty sử
dụng kim loại Li như một vật liệu phụ gia cho điện cực anot, tính thuận nghịch của anot
được bù lại bằng quá trình oxi hóa cả kim loại Li. Do đó, tiêu thụ quá mức nguồn Li + của
catot được ngăn chặn đồng thời tăng mật độ năng lượng của pin. Bên cạnh cải thiện anot
là kim loại Li, các nghiên cứu khám phá một số vật liệu anot khác an toàn hơn, sở hữu
cùng các đặc tính điện hóa như kim loại Li.
1.6. Vật liệu Cacbon Graphite
a) Cấu trúc của Graphite

Hình D.6 Cấu trúc lục giác ABAB của Graphite và mạng lưới Graphite 3D

7
Vật liệu anot được sử dụng phổ biến nhất là vật liệu cacbon vì chúng có những ưu
điểm chi phí thấp, khả năng thuận nghịch tuyệt vời và tuổi thọ chu kỳ cao. Các vật liệu
cacbon có sự biến đổi lớn về độ kết tinh, thành phần hóa học, kết cấu vật liệu phụ thuộc
và phương pháp chuẩn bị, quy trình, tiền chất, phương pháp xử lý nhiệt và hóa học.
Trong Graphite, các lớp Graphene dẫn điện với các nguyên tử cacbon của obitan sp 2- xếp
dọc theo một mặt phẳng lục giác. Ngoài ra, giữa các lớp Graphene được liên kết bằng
liên kết Van der Waals. Các electron có thể chuyển động tự do giữa các lớp Graphene
nên Graphite có tính dẫn điện tốt. Liên kết Van der Waals giữa các electron yếu khi các
lớp Graphene có tính dị hướng với các liên kết cộng hóa trị mạnh. Các ion Li + xen kẽ và
tách giữa các lớp Graphene.
b) Phản ứng điện hóa của Graphite
Tất cả các vật liệu cacbon đều có thể lưu trữ ion Li. Trong quá trình sạc, vật liệu
cacbon tham gia vào phản ứng khử và ion Li xen kẽ vào anot hình thành hợp chất Li xC.
Trong quá trình xả, phản ứng oxi hóa xảy ra và ion Li + rời khỏi vật liệu cacbon. Trong
quá trình phản ứng sạc và xả, các đặc điểm điện hóa của vật liệu cacbon như điện thế
phản ứng và dung lượng lưu trữ Li khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể, độ kết tinh
và hình dạng hạt.
Trong Graphite, ion Li+ xen kẽ thông qua các mặt phẳng cạnh hoặc khuyết tật mặt
phẳng đáy. Hầu hết sự xen kẽ xảy ra ở điện thế 0.25V. Khi nồng độ ion Li + thấp trong giai
đoạn xen kẽ đầu tiên, một lớp ion Li được hình thành và ion Li không xen kẽ vào các lớp
Graphene liên kề. Các lớp Graphene không có ion Li được sắp xếp và nồng độ ion Li
trong Graphite tăng lên. Với sự xen kẽ nhiều hơn của ion Li, số lượng các lớp Graphene
chưa được lấp đầy sẽ giảm xuống. Trong hợp chất của LiC 6, số lượng ion Li+ xen phủ là
cao nhất, các lớp ion Li và Graphite sắp xếp nối tiếp nhau.

Hình D.7 Cấu trúc ion Li+ trong mặt phẳng (a) Hình chiếu bên (b) Hình chiếu từ
trên xuống
1.7. Vật liệu Graphene
Graphene là vật liệu 2D, gốc cacbon với nhiều hình thái khác nhau từ lâu đã được
coi là vật liệu anot tiềm năng do các tính năng vật lý và hóa học đầy hứa hẹn. Graphene
có độ dẫn điện ấn tượng 10 -4 S/cm và dẫn nhiệt 300W/mK, là một vật liệu được sử dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Graphene bao gồm liên kết cacbon sp 2 thành các tấm hai
chiều trong một mạng lưới như tổ ong với độ dày một nguyên tử. Do tính dẫn điện tốt, độ
bền cơ học, tính linh động của điện tích cao và diện tích bền mặt lớn, Graphene được coi
là vật liệu anot thích hợp cho pin Li-ion.
Các tấm Graphene tách rời có thể làm tăng đáng kể dung lượng lưu trữ Li bằng cách
cải thiện sự thẩm thấu chất điện phân và rút ngắn khoảng cách khuếch tán ion trong vật
liệu hoạt động. Nếu các ion Li lưu trữ trên các vị trí rỗng của Graphene, dung lượng lý
thuyết có thể cao tới 1116 mAh/g bằng cách hình thành phân cực của hợp chất Li 3C6.
Tính toán lý thuyết cũng dự đoán rằng cả hai mặt của Graphene đều có sẵn để hấp thụ ion
8
Li+, tức là một ion Li trên đỉnh nguyên tử cacbon và một ion khác nằm dưới nguyên tử
cacbon khác trong một ô đơn vị để tạo thành Li 2C6, tương ứng với dung lượng lý thuyết
khoảng 780 mAh/g. Không giống Graphite, cơ chế lưu trữ Li của Graphene còn nhiều
tranh cãi và phụ thuộc vào cơ chế lưu trữ ion Li + trên bề mặt Graphene. Theo thực
nghiệm, các đặc tính của Graphene bao gồm mật độ khuyết tật, diện tích bề mặt liên quan
đến độ dẫn điện và ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng lưu trữ Li, điều này phụ thuộc
nhiều vào các phương pháp chế tạo Graphene.

Hình D.8 Hình minh họa cấu trúc Graphene điển hình và các vị trí tiềm năng để lưu
trữ Lithium
1.8. Vật liệu Silic
LIBs dung lượng cao với vật liệu anot là kim loại và hợp kim như Si, Sn, … có
những ưu điểm nổi trội. Thứ nhất, việc chèn Li trong cực âm hợp kim cung cấp mật độ
năng lượng cao hơn so với cacbon. Thứ hai, điện thế hoạt động của kim loại hợp kim cao
hơn so với điện thế của kim loại Li nên vấn đề lắng đọng Li trong quá trình sạc được
giảm thiểu, giúp cải thiện độ an toàn và khả năng sạc nhanh. Hơn nữa, các anot bằng hợp
kim dường như không có nhược điểm của sự đồng hóa dung môi, đây là một vấn đề phổ
biến đối với các vật liệu nguồn gốc cacbon. Tuy nhiên, sự thay đổi thể tích lý thuyết do
việc chèn và tách Li trong vật liệu hợp kim là khá lớn. Điều này dẫn đến sự tan rã nhanh
chóng của điện cực anot (nứt vỡ và mất liên kết điện). Sự thay đổi thể tích của cực anot
bằng hợp kim gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất của pin như làm giảm tuổi thọ pin. Các
nghiên cứu nhằm khắc phục nhược điểm như sử dụng vật liệu nano hay vật liệu có cấu
trúc hình thái thiết kế phù hợp. Những vật liệu nano như vậy mang lại hy vọng rằng vật
liệu hợp kim có thể sử dụng làm điện cực âm trong pin Li-ion thế hệ tiếp theo.
Cơ chế chung hình thành hợp kim với Li: xLi+ + xe- + M → LixM, trong đó M là
Si, Sn, Ge, P. Nhìn chung, các vật liệu hợp kim có thể lưu trữ Li gấp nhiều lần so với
Graphite. Ví dụ như vật liệu kim loại Si có dung lượng lý thuyết 4200mAh/g lớn hơn
khoảng 11 lần so với Graphite. Bên cạnh đó là tiềm năng tách Li nên thấp để có tối đa
điện thế xả trong tế bào pin hoàn chỉnh. Do đó, điện áp tách Li của Si là 0.45V (gần với
tiềm năng điện thế của kim loại Li) phù hợp với phạm vi điện thế của pin Li-ion. Tuy
nhiên, vật liệu Si có sự mở rộng thể tích khoảng 4 lần trong suốt quá trình chèn Li. Sự
giãn nở thể tích lớn nguyên nhân là do đứt gãy cơ học trong các hạt riêng lẻ, dẫn đến sự
mất kết nối điện và giảm dần dung lượng. Thứ hai là do sự không ổn định của giao diện
chất điện phân rắn SEI. Sự giãn nở và co lại thể tích trong quá trình chèn và tách ra của
Li gây ra chuyển động của giao diện SEI đặt ra thách thức hình thành lớp SEI ổn định.

9
Thứ ba, do độ phồng của điện cực do sự giãn nở của các hạt riêng lẻ gây nên thách thứ
cho việc thiết kết cell pin.

Hình D.9. Một số nghiên cứu Si xốp làm anot cho pin Li-ion

2. Nghiên cứu thực nghiệm


2.1. Quy trình chế tạo graphene
2.1.1. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất: Graphite (2g), KMnO4 (8g), NaNO3 (1g), H2SO4 (160ml), Ethanol, H2O2,
HC
Dụng cụ: Cốc 400ml, máy khuấy từ, tủ hút, ống sinh hàn, bình tròn 3 đầu, …
2.1.2. Quy trình chế tạo
a. Chuẩn bị graphene oxit

10
Hình D.10. Quy trình tổng hợp graphene oxit

Bước 1: Bột than graphite được trộn với HNO 3 và KMnO4 theo tỷ lệ thể tích tương
ứng là 1: 2: 1.5, sau đó hỗn hợp này được chuyển thành graphite bóc tách lớp (EG) dưới
vi sóng 800W trong 1 phút. Sản phẩm thu được là graphite tách lớp, có màu xám.
Bước 2: Chuẩn bị một cốc thủy tinh chứa 160ml H2SO4 ở nhiệt độ 5oC.
Bước 3: Cho lần lượt 2g graphite, 8g KMnO 4, 1g NaNO3 vào cốc thủy tinh đựng
axit H2SO4 khuấy trọng 1 giờ, dung dịch chuyển sang màu xanh lá cây đậm.
Bước 4: Nâng từ từ nhiệt độ từ 5oC lên 40 oC khuấy trong 2 giờ, dung dịch chuyển
từ màu xanh lá cây đậm sang màu nâu đậm.
Bước 5: Cho từ từ 28ml H2O vào dung dịch đến khi khói trắng bay ra hết.
Bước 6: Nâng nhiệt độ lên 90 oC khuấy trong 1 giờ, dung dịch chuyển sang màu nâu
đen.
Bước 7: Nhỏ từ từ 10ml dung dịch H2O2, xảy ra hiện tượng sủi bọt mạnh và dung
dịch chuyển sang màu vàng nâu, không có mảng đen.
Bước 8: Để nguội dung dịch, cho từ từ 30ml HCl 3.6% vào để lắng tự nhiên sau
24h.
Bước 9: Dùng NH3 nhỏ từ từ vào dung dịch đến pH=7. Sau đó lọc, rửa nhiều lần ta
thu được dung dịch Graphene oxit (GO).
b. Khử graphene oxit thành dung dịch graphene
Cho dung dịch GO và ethanol vào bình tròn có 3 đầu (tỷ lệ 1:4). Lắp ống sinh hàn
và chỉnh nhiệt độ ở 80 oC. Sau đó nhỏ từ từ NH 3 và H2O2 vào khuấy trong 30 phút. Kết
quả thu được rGO trong nước và ethanol
11
Hình D.11. Quy trình từ graphene oxit thành dung dịch graphene
c. Quy trình từ dung dịch graphene thành bột graphene
Đem dung dịch graphene đem đi sấy khô để thành graphene dạng bột
2.2. Chế tạo điện cực anot
Hóa chất: Hình D.15. trình bày danh mục hóa chất chế tạo điện cực anot và cell pin
LFP
Dụng cụ: Máy khuấy từ, tủ sấy chân không, …

Thành phần

Vật liệu hoạt động (80 wt%) Graphene/Si xốp

12
Chất dẫn điện (10 wt%) Super – P ( nano Cacbon dần điện
cao) phụ gia dẫn electron

Chất kết dính ( 10 wt%) PVDF polymer-


Polyvinylidene fluoride

Trọng lượng tải (mg/cm2) 6

Mật độ tải ( g/cm3) 1.5

Hình D.12. Danh mục hóa chất chế tạo cell pin LFP

Hình D.13. Thành phần chế tạo các mẫu điện cực anốt

Hình D.14. Quy trình trộn điện cực anốt

Hình D.15. Quy trình chế tạo điện cực anốt


13
Điện cực anot được chuẩn bị bằng phương pháp trộn vật liệu hoạt động chính với
nano cacbon dẫn Super-P và chất kết dính Polyvinylidene fluoride (tỷ lệ 80:10:10) trong
dung môi N-methyl pyrolidinene (NMP) trong vòng 5h. Hỗn hợp keo thu được phủ lên
tấm đồng độ dày 10 μm. Độ dày của điện cực được điều chỉnh bởi số lớp băng dính trên
tấm đồng trước khi gạt phủ. Điện cực sau gạt phủ được sấy ở 80 oC trong 2h trong không
khí và sấy chân không trong 12h. Các mẫu điện cực anot M1, M2, M3, M4 và M5 có
trọng lượng tải 6 mg/cm2 và được tiến nén với lực nén ngoài để giảm độ dày điện cực, đạt
mật độ tải 1.5g/cm3.
2.2.1. Chế tạo điện cực anot với cấu trúc đầy đủ
Cell pin được chế tạo, cực dương là điện cực LFP cắt hình tròn đường kính 14 mm
được thiết kế dày, trọng lượng tải nhiều hơn gấp 4 lần trọng lượng Graphite-Si để đảm
bảo nguồn cung cấp ion Li + dồi dào trong quá trình sạc/xả; điện cực âm chế tạo được cắt
hình tròn đường kính 14 mm và màng phân cách polyethylene (PE) đường kính 16 mm,
dung dịch chất điện phân 1M LiPF6 trong hỗn hợp 1: 1: 1 của ethylene cacbonate (EC),
ethyl methyl carbonate (EMC) và dimethyl carbonate (DMC). Cell pin được lắp ráp trong
tủ thao tác cách ly chứa khí argon tinh khiết.

Hình D.16. Minh họa thành phần của cell pin Li-ion
3. Sản phẩm thực nghiệm
Trong dự án đã nghiên cứu,chế tạo thành công vật liệu Graphene bằng phương pháp
Hummer’s cải tiến, tổ hợp vật liệu Graphene/Silic cho điện cực anot pin Lithium – ion.

Hình D.17. Sản phẩm thực nghiệm hoàn thành


4. Kết quả thực nghiệm trên thiết bị
Thiết bị sử dụng pin Lithium –ion có điện cực anot được chế tạo từ vật liệu tổ hợp
Graphenne/Silic hoạt động ổn định.
E.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
+Tổ hợp vật liệu Graphene/Silic được chế tạo làm điện cực anot cho pin Lithium sắt
phốt phát. Mẫu pin chế tạo có khả năng tích trữ và giải phóng năng lượng ổn định. Kết
quả cho thấy:
Dung lượng sạc – xả của viên pin đã tăng lên

14
Chu kì tuổi thọ pin duy trì đáng kể
Giúp cải thiện dung lượng pin
Tính thực tiễn của đề tài
Thiết kế và chế tạo tổ hợp vật liệu Graphene - Si xốp có đặc trưng điện hóa tốt làm
điện Đưa ra được quy trình chế tạo điện cực anot cho pin LFP. Quy trình có tính ổn
địnhvà ứng dụng thực tế cao
Làm tư liệu tham khảo cho thế hệ học sinh sau này.
2.Kiến nghị
Do dự án được lên ý tưởng và thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên vẫn còn
nhiều thiếu xót, chúng em sẽ cố gắng cải tiến, hoàn chỉnh nhất để sản phẩm có hiệu suất
cao và ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
F.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thackeray MM, Wolverton C, Isaacs ED. Electrical energy storage for


transportation—approaching the limits of, and going beyond, lithium-ion batteries.
Energy Environ Sci, 5(7): 7854-7863, 2012.

Korthauer, R (ed.). Lithium-ion batteries: basics and applications. Springer Nature,


2018.

Loeffler N, Bresser D, Passerini S. Secondary Lithium-Ion Battery Anodes: From


First Commercial Batteries to Recent Research Activities. Johnson Matthey Technology
Review, 59(1): 34-44, 2015.

Kumar, T. Prem; Kumar, T. Sri Devi; Stephan, Manuel A. Carbonaceous anode


materials for lithium-ion batteries–the road ahead. Journal of the Indian Institute of
Science, 89.4: 393-424, 2009.

Lu, Jun, et al. High-performance anode materials for rechargeable lithium-ion


batteries. Electrochemical Energy Reviews, 1.1: 35-53, 2018.

Liu, X., Hu, Y.S., Muller, J.O., et al.: Composites of molecularanchored graphene
and nanotubes with multitubular structure: a new type of carbon electrode.
Chemsuschem 3, 261–265, 2010.

15
16

You might also like