You are on page 1of 9

Các câu hỏi ôn tập

Mức 1:
Câu 1: Trình bày các chất độc hại trong khí thải động cơ ? Tác hại của các chất độc hại này đối với sức khỏe và
môi trường?
Ý 1. Các chất độc hại trong khí thải động cơ
Quá trình chảy lí tương của hỗn hợp HC với không khí chỉ sinh ra CO2, H2O. Tuy nhiên do ko đồng nhất của hồn hợp
cũng như đo tính chất phức tạp của các hiện tượng lý hoá diễn ra trong quá trình cháy nên trong khi xả động cơ đốt trong luôn
có 1 hàm lượng đánh kể những chất độc hại như: NO CO các hydrocatbure chưa cháy (HC) và muội than.
Phương trình cháy nhiên liệu
CxHy +O2 - CO2+ H2O
- Đậm đà dư CxHy tạo ra CO
- Nghèo quá ở điều kiện nhiệt độ cao trong buônf cháy thì O2 sẽ ô xi hoá N2 trong không khí tạo thành NOx .
- Ngoài ra trong khí phát thải động cơ còn có SOx.
Ý 2: Tác hại vi các chất độc hại với sức khoẻ và môi trường:
NO, gây hiện tượng sương mù và mưa axit
- CO chiếm O2 trong phổi nên khi hơi phải gây ngạt thở.
- HC gây ung thư máu, các bệnh thần kinh và di truyền.
Muội than là chất độc hại trong khí thải động cơ diesel tồn tại dạng hạt rắn có kích thước rất nhỏ thâm nhập sâu vào
trong phổi gây hại cho hô hấp.
Câu 2: Vẽ và giải thích đồ thị nồng độ các chất độc hại trong khí thải động cơ ?

Mkk/Mnl=14,7 tỉ lẹ hòa khí lý tuỏng


Bên trái: đậm -> dư HC, thiếu khí:
+ Nồng độ HC, CO tăng
+ Nồng độ NOx giảm
Bên phải: nhạt -> thiếu HC, dư khí :
+ HC và CO giảm
+ Nồng độ NOx tăng
Vì hỏa khi phân bố không đều nên mặc dù tỷ lệ là lý tưởng nhưng trong khí thải vẫn có HC,CO,NOX.
Nếu tỷ lệ hỏa khí quá nghèo:
+ Hòa khí không cháy được và đẩy ra đường ống thải nên nồng độ HC tăng
+ Nhiệt độ buồng cháy giảm -> không đủ điều kiện nhiệt độ để N2+O2→NOx -> nồng độ NOx giảm
Câu 3: Trình bày các biện pháp giảm thiểu các chất độc hại trong khí thải động cơ ?
- PP1 Cải tiến động cơ -> làm sao cho tỉ lệ hòa khí lý tưởng ( BCHK-EFI-GDI
( Bơm cơ khí CVE ->CRD1)
Cải tiến hệ thống đánh lửa: Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử ESA, hệ thống đánh Lửa trực tiếp DIS
Cải tiến buồng đốt, đường ống nạp thải
Ứng dụng công nghệ mới: Đường nạp biến thiên, công nghệ ngắt xy lanh, phun nước vào buồng cháy để hấp thụ nhiệt
trong buồng cháy giảm nồng độ NO
- PP2 Khử các chất độc trong khí thải thành chất không độc hại:
Bộ xúc tác khí thải: Cho các chất độc hại phản ứng với nhau tạo thành chất ko độc hại CxHy + Nox -> NH3 + CO2 +
H2O
bộ luân hồi khí thải: Đưa một phần khí cháy vào buồng dốt để giảm nhiệt độ buồng đốt cháy qua đó giảm nồng độ Nox
- PP3 Sử dụng nhiên liệu thay thế ít ô nhiễm hơn
+ GAS LPG và CNG
+ Biogas, Bio-Diesel
+ Cồn, rượu, ethanol
+ Nước
+ Năng lượng mặt trời........
- PP4:Sử dụng động cơ điện thay thế động cơ đốt trong: Ô tô điện sử dụng pin nhiên liệu, kết hợp động cơ điện thành
động cơ đốt trong
Câu 4: Phân tích ưu, nhược điểm của ô tô điện và hybrid ? Chứng minh ô tô điện và hybrid là xu thế của tương
lai?
Ý 1: Ưu, nhược điểm ô tô điện:
Ưu điểm:
+ Không gây ô nhiễm do khí thải động cơ.
+ Động cơ điện hoạt động rất êm, hiệu suất cao, ít bảo trì, bảo dưỡng, dễ sửa chữa.
+ Đường đặc tính công suất và moment xoắn của động cơ điện phù hợp mọi điều kiện tải.
+ Phanh tái sinh thu lại động năng của xe.
Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ô tô điện cao.
+ Giới hạn quãng đường di chuyển tối đa cho một lần sạc pin.
+ Thời gian nạp pin kéo dài.
+ Phải đầu tư mạng lưới trạm sạc.
Ý 2: Ưu, nhược điểm của ô tô hybrid:
Ưu điểm:
+ Động cơ điện sử dụng khi ô tô bắt đầu vận hành nên giảm ô nhiễm do khí thải động cơ.
+ Động cơ điện được sử dụng khi cần gia tốc hay tải lớn nên động cơ đốt trong chỉ cần cung cấp công suất vừa đủ ->
động cơ đốt trong có kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm nhiên liệu.
+ Sử dụng công suất từ đồng cơ đốt trong để nạp điên cho pin nên không tốn thời gian ngừng nạp, không giới hạn
quãng đường di chuyển. Ngoài ra kich thước và dung lượng pin nhỏ hơn ô tô điện.
+ Không tốn chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Phanh tái sinh thu lại động năng của xe.
Nhược điểm:
Vừa có động cơ đốt trong, vừa có động cơ điện nên kết cấu phức tạp, giá thành cao, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao.
Ý 3: Ô tô điện và hybrid là xu thế tương lai:
+ Giảm ô nhiễm môi trường.
+ Tiết kiệm nhiên liệu trong tình hình nguồn tài nguyên cạn
+ Là cơ sơ để phát triển xe tự lái thông minh.
Mức 2:
Câu 5: Phân tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion ?

- Cấu tạo pin Lithium-ion: Điện cực dương, âm , màng ngăn cách, chất điện phân.
+ Điện cực dương ( cathode): Được làm bằng hợp chất oxit kim loại và Lithium như LiCoC02 và LiMnO4
+ Điện cực âm (anode): Được cấu tạo từ than chì hoặc các vật liệu cabon khác có chức năng lưu trữ các Ion Li+ trong
tinh thể
+ Chất điện phân: Là chất lấp đầy 2 cực và màng ngăn. Dung dịch điện phân là môi trường cho phép các Ion Li+ di
chuyển từ điện cực này sang điện cực kia.
- Nguyên lý hoạt động:

Quá trình nạp điện:


+ Trong quá trình nạp điện, với i tác dụng của dòng điện nạp, LiCoO, sẽ được tách ra bị tách ra thành Coo, và Li.
Khi bị tách ra khỏi dạng hợp chất thì Li sẽ tách ra một electron và trở thành ion Li +.
+ Các electron này đi qua mạch ngoài di chuyển tới cực âm. Đồng thời ion Lì đi qua màng ngăn cách tới bản cực âm
kết hợp với C6 tạo thành LiC6. Than chì ở cực âm chỉ có tác dụng lưu trữ các ion Li +, khi ion Li+ lấp đầy trên các mạng tinh thể
của than chỉ ở bản cực âm nghĩa là pin đã được nạp đầy điện.
- Bản phản ứng tại cực dương: LiCoO, CoO + LiCoO₂+ Li+
- Bản phản ứng tại cực âm: C6 + Li+ + e LiC6
Quá trình phóng điện
+ Tải điện được kết nối, các ion Li+ luôn có xu hướng quay về dạng bền vững nên sẽ di chuyển từ cực âm sang cực
dương để tạo thành dạng hợp chất LiCoO2. Đồng thời, các electron từ cực âm cũng di chuyển qua mạch ngoài về cực dương và
tạo thành dòng điện đi qua tải điện
+ Các bán phản ứng ở các bản cực xảy ra theo chiều ngượclại. Pin Lithium hoạt động dựa trên việc ion Li+ chạy qua
lại giữa cực âm và cực dương.
Phản ứng của cả pin: LiC6 + CoO2-> C6+LiCoO2.
Câu 6: Phân tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu ?
Ý 1: Cấu tạo
Pin nhiên liệu đơn giản gồm có hai điện cực, chất điện phân.
+ Hai điện cực được làm bằng chất dẫn điện như kim loại, cacbon... Các phản ứng hóa học tạo ra dòng
điện xảy ra tại hai điện cực này.
+ Giữa hai điện cực chứa chất điện phân dùng để vận chuyển các hạt ion từ điện cực này sang điện cực khác và chất
xúc tác.
+ Tùy thuộc vào từng loại pin nhiên liệu mà chất điện phân có thể ở thể rắn, có thể ở thể lỏng hoặc cấu trúc màng. Chất
điện phân 1 cho phép các ion đi qua giữa các điện của pin nhiên liệu nhưng không cho phép các electron di chuyển qua nó. là các
+ Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, chất xúc tác thường dùng trong pin nhiên liệu là kim loại quý như platin.
Ý 2: Nguyên lý hoạt động.
Pin nhiên liệu là một thiết bị có thể chuyển đổi trực tiếp hóa năng của nhiên liệu thành điện năng nạp vào các quá trình
điện hóa. Hai nhiên liệu cơ bản cần thiết cho pin nhiên liệu vận hành là hydro (hoặc nhiên liệu giảu hydro) và oxy (thường là oxy
từ không khí).
Nhiên liệu Điện năng + nhiệt

Pin nhiên liệu


Không khí ( O2) Nước, CO2
+ H₂ tiếp xúc bản cực âm tạo thành ion H+ và các electron: 2H2 → 4H +4e-
+ Ion H+ đi qua bản màng ngăn đi qua bản cực âm, các electron không qua được màng ngăn nên mạch ngoài tạo thành
dòng điện.
+ 02 tiếp xúc bản cực dương nhận electron tạo thành O2_sau đó kết hợp với H+ tạo thành nước: 4H+ + 4e- -> 2H₂O
Câu 7: Phân tích vai trò và thách thức của pin trong ô tô điện và hybrid ? Trình bày các chỉ tiêu đánh giá pin ?
* Các tiêu chí đánh giá pin :
- Vòng đời:
+ Tuổi thọ: Thời gian hoạt động của pin trước khi cần thay thế.
+ Bảo trì: Tần suất và chi phí bảo trì pin.
- Tính an toàn:
+ An toàn khi sử dụng: Đảm bảo không có nguy cơ cháy nổ hoặc rò rỉ.
+ Bảo vệ quá dòng và quá áp: Ngăn chặn hỏng hóc do quá tải.
- Hiệu suất của pin:
+ Hiệu suất năng lượng: Đo lường khả năng chuyển đổi năng lượng từ pin thành năng lượng di chuyển của ô tô.
+ Hiệu suất sạc và xả: Xác định tốc độ sạc và xả của pin.
- Khả năng tái chế và bền vững:
+ Tái chế: Khả năng tái sử dụng và tái chế các thành phần của pin.
+ Tác động môi trường: Đánh giá tác động của pin đến môi trường.
* Vai trò của pin trong ô tô điện:
Năng lượng lưu trữ: Pin cung cấp năng lượng cho mô tơ điện, giúp ô tô di chuyển. Hiệu suất và dung lượng của pin ảnh
hưởng trực tiếp đến khoảng cách di chuyển và thời gian sạc.
An toàn và bảo vệ: Pin phải được thiết kế để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tránh nguy cơ cháy nổ.
Tuổi thọ và bảo trì: Tuổi thọ của pin ảnh hưởng đến chi phí duy trì và thay thế.
* Thách thức của pin trong ô tô điện và hybrid:
Khối lượng và không gian: Pin thường nặng và có kích thước lớn, ảnh hưởng đến không gian trong xe và khả năng
chứa hơn.
Hiệu suất và tốc độ sạc: Cần nghiên cứu để cải thiện hiệu suất và giảm thời gian sạc.
Giá thành: Pin có giá thành cao, ảnh hưởng đến giá bán của ô tô điện và hybrid.
Tính bền vững: Cần phát triển pin tái chế và thân thiện với môi trường.
Mức 3:
Câu 8: Phân tích các sơ đồ phối hợp công suất trên ô tô hybrid ?
Trên ô tô hybrid có ba kiểu phối hợp công suất:
Ý 1: Kiểu nối tiếp.
+ Động cơ đốt trong kéo máy phát điện để phát sinh ra điện năng nạp cho ắc-quy hoặc cung cấp cho động cơ điện.
Động cơ điện truyền lực đến các bánh xe.
+ Khi phanh tái sinh, động cơ điện ở đây còn có vai trò như một máy phát điện tạo ra điện năng sạc cho ắc-quy.
+ Động cơ đốt trong sẽ không khi nào hoạt động ở chế độ không tải và khi bắt đầu khởi hành thì ắc- | quy cung cấp
điện cho motor để dẫn động hệ thống truyền lực (động cơ đốt trong không hoạt động) nên giảm được ô nhiễm môi trường.
+ Động cơ điện dẫn động hệ thống truyền lực nên có thể không cần hộp số.
+ Kích thước và dung lượng pin lớn hơn loại song song và hỗn hợp.
Ý 2: kiểu song song.
+ Dòng năng lượng truyền tới bánh xe chủ động đi song song. Động cơ đốt trong đóng vai trò là nguồn năng lượng
truyền moment chính còn động cơ điện chỉ đóng vai trò trợ giúp khi tăng tốc hoặc vượt dốc.
+ Kiểu này không cần dùng máy phát điện và máy khởi động riêng.
- Khi cần khởi động, ắc-quy cung cấp điện cho motor và motor sẽ kéo động cơ đốt trong để khởi động.
Động cơ điện cũng có thể được dẫn động nhờ công suất từ động cơ đốt trong và trở thành máy phát nạp điện cho ắc-
quy.
+ Mức độ hoạt động của động cơ điện ít hơn nên dung lượng bình ắc-quy nhỏ hơn và trọng lượng xe cũng nhỏ hơn kiểu
ghép nối tiếp và hỗn hợp.
+ Động cơ nhiệt phải thiết kế công suất lớn hơn kiểu nối tiếp. Tính ô nhiễm môi trường cũng như tính kinh tế nhiên liệu
không cao.
Ý 3 : kiểu hỗn hợp.
+ Kiểu hỗn hợp kết hợp cả hai hệ thống nối tiếp và song song.
+ Thiết bị phân chia công suất thay đổi liên tục công suất của động cơ nhiệt và động cơ điện đến các bánh xe chủ động
theo từng điều kiện hoạt động cụ thể.

Câu 9: Vẽ sơ đồ và phân tích các chế độ phối hợp công suất trên ô tô hybrid kiểu hỗn hợp ?

Ý 2: Các trường hợp phối hợp công suất:


Th1: Ô tô bắt đầu khởi hành:
+ ĐCĐT và MG1 không hoạt động.
+ HVB cung cấp điện năng cho MG2 để truyền cơ năng cho HTTL.
→ Khi ô tô bắt đầu khởi hành thì sử dụng công suất từ động cơ điện để giảm ô nhiễm và để tiết kiệm nhiêm liệu.
Th2: Khởi động ĐCĐT khi ô tô đang lăn bánh:
+ Khi ô tô đã có trớn (40 km/h) thì HVB cung cấp điện năng để quay MG1 → bánh răng mặt trời quay → kéo giá đỡ
bánh răng hành tinh quay → quay để khởi động ĐCĐT.
+ MG2 vẫn tiếp tục truyền cơ năng cho HTTL.
→ Chỉ khi ô tô đặt vận tốc nhất định nào đó thì ĐCĐT mới được khởi động. ĐCĐT được khởi động bằng MG1 nên quá
trình khởi động êm ái hơn so với sử dụng máy khởi động.
Th3: Tăng tốc nhẹ ở tốc độ thấp:
+ ĐCĐT hoạt động và cung cấp cơ năng để kéo MG1.
MG1 đóng vai trò là máy phát, tạo ra điện năng để cung cấp cho BHV.
+ MG2 vẫn tiếp tục truyền cơ năng cho HTTL nhưng với công suất lớn hơn.
→ ĐCĐT cung cấp năng lượng để sạc BHV
Th4: Chạy ổn định ở tốc độ trung bình:
+ ĐCĐT tăng thêm công suất và cơ năng cho ĐCĐT tạo ra vừa dùng để kéo MG1 vừa để truyền cho
HTTL.
+ MG1 vẫn sạc điện cho HVB nhưng với công suất sạc giảm đi.
+ MG2 vẫn tiếp tục truyền cơ năng cho HTTL nhưng với công suất lớn hơn nữa.
→ Ô tô được dẫn động bởi 2 nguồn động lực là ĐCĐT và MG2.
Th5: Tăng tốc ở tốc độ trung bình:
+ ĐCĐT vẫn tiếp tục cung cấp công suất kéo hệ thống truyền lực và MG1.
+ MG2 vẫn tiếp tục truyền cơ năng cho HTTL với công suất như trường hợp chạy ổn định ở tốc độ trung
bình.
+ MG1 được cung cấp năng lượng từ HVB để tăng công suất.
Th6: Chạy ổn định ở ở tốc độ cao:
+ Công suất từ ĐCĐT giảm vì nếu tốc độ ĐCĐT quá cao thì quá trình nạp thải không hoàn thiện.
+ MG1 ngừng hoạt động, quá trịnh sạc điện cho HVB dùng để toàn bộ công suất của ĐCĐT truyền cho
HTTL.
+ HVB sẽ cung cấp một điện năng lớn hơn cho MG2 để tăng công suất MG2.
→ Dùng quá trình sạc và sử dụng toàn bộ công suất do ĐCĐT và MG2 tạo ra để truyền cho HTTL nhằm phục vụ cho quá trình
tăng tốc động cơ lên tốc độ cao.
Th7: Công suất tối đa:
+ ĐCĐT và MG2 tiếp tục cung cấp cơ năng cho HTTL.
+ HVB cung cấp điện năng cho MG1 và MG1 đóng vai trò là motor đê cung cấp thêm công suất cho
HTTL
→ HTTL được kéo bởi 3 nguồn năng lượng từ ĐCĐT, MG1, MG2.
Th8: Giảm tốc và phanh tái sinh:
+ HTTL kéo MG2 và MG2 đóng vai trò máy phát để nạp điện cho HVB và giảm tốc độ ô tô.
+Nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì lực phanh được bổ sung thêm từ hệ thống phanh cơ khí.

Câu 10: Vẽ sơ đồ và phân tích các chế độ phối hợp dòng năng lượng trên ô tô fuel cell ?
1. KHỞI ĐỘNG
Khi đạp ga, tín hiệu từ bàn đạp ga sẽ truyền tới bộ điều khiển xe.
Bộ điều khiển xe có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến bộ điều khiển giao tiếp điện tử để khởi động hệ thống PPS.
Hệ thống PPS sẽ cấp năng lượng khởi động motor và đồng thời khỏi động hệ thống FC để duy trì motor.
Các tín hiệu từ hệ thống FC, PPS và cảm biến tốc độ động cơ sẽ truyền về bộ điều khiển xe.
2. TĂNG TỐC
Cả 2 hệ thống FC và PPS sẽ cấp năng lượng đến motor điện.
3. PHANH
- Tín hiệu phanh truyền đến bộ điều khiển xe, từ đây tín hiệu được truyền tiếp đến bộ điều khiển motor để giảm tốc độ
quay của motor.
- Motor điện đóng vai trò mà máy phát truyền 1 phần năng lượng phanh thành năng lượng điện và dự trữ ở PPS.
Chế độ kéo lai Chế độ chỉ có pin nhiên liệu kéo xe

Chế độ chỉ có PPS kéo xe Chế độ pin nhiên liệu vừa kéo xe vừa sạc cho pps
Chế độ chỉ có phanh tái sinh

Mức 4:
Câu 11: Trình bày các công nghệ hỗ trợ lái trên ô tô điện ?
- Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (ACC) (viết tắt của Adaptive Cruise Control) là một tính năng hỗ trợ người
lái trong việc duy trì tốc độ ổn định theo cài đặt trước đó. Hệ thống này tự động điều chỉnh giảm tốc khi nhận thấy khoảng cách
không an toàn với phương tiện phía trước và đồng thời bắt đầu tăng tốc trở lại vận tốc thiết lập ban đầu khi đường thông thoáng 1.
Đây là một công nghệ quan trọng trong các ô tô hiện đại, giúp tăng tính an toàn và giảm mệt mỏi cho người lái.
Cách hoạt động của hệ thống ACC như sau:
Cảm biến Laser hoặc Radar: Trong những chiếc xe có tính năng ACC, hệ thống Laser hoặc Radar được gắn bên
trong xe sẽ quét liên tục đường phía trước để phát hiện các phương tiện khác.
Kích hoạt tính năng: Để sử dụng tính năng- này, bạn chỉ cần bật hệ thống ACC, tăng tốc đến tốc độ mong muốn và
nhấn nút “SET”.
Điều chỉnh tốc độ và khoảng cách: Bạn có thể điều chỉnh tốc độ dựa trên thiết lập bằng tay. Sau đó, bạn cài đặt
khoảng cách mong muốn để duy trì an toàn với các xe khác.
Tự động điều chỉnh tốc độ: Nếu xe phía trước tăng tốc đột ngột, hệ thống ACC sẽ tự động giảm tốc độ để duy trì
khoảng cách an toàn.
Lợi ích của hệ thống ACC bao gồm khả năng giữ an toàn trên đường cao tốc và tuyến đường nhiều phương tiện giao
thông. Tuy nhiên, hệ thống này không hoạt động chính xác trong một số điều kiện thời tiết như mưa to, sương mù, hoặc đường
hầm
- Tính năng Nhận dạng biển báo giao thông (TSR) (viết tắt của Traffic Signs Recognition) là một công nghệ quan trọng
trong các phương tiện giao thông hiện đại. Hệ thống này giúp xe ô tô nhận biết và hiểu các biển báo giao thông được đặt trên
đường, như “giới hạn tốc độ,” “trẻ em,” hoặc “rẽ trước.” Đây là một phần của các tính năng tổng hợp gọi chung
là ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) 12.
Cách hoạt động của tính năng TSR:
Camera: Hệ thống sử dụng camera được gắn phía trước kính chắn gió để phát hiện và nhận diện các biểu tượng của
biển báo.
Bộ xử lý thông tin: Sau khi nhận được thông tin từ camera, bộ xử lý xác định loại biển báo và giới hạn tốc độ.
Hệ thống cảnh báo: Thông qua màn hình kỹ thuật số, màn hình đa thông tin trung tâm hoặc màn hình Head Up, hệ
thống cảnh báo người lái về biển báo và hướng dẫn tuân thủ quy định giao thông.
Lợi ích của tính năng TSR:
Tránh vi phạm: Giúp người lái không bỏ sót các biển báo quan trọng và tránh vi phạm giao thông.
Giảm mất tập trung: Hệ thống cảnh báo tốc độ giới hạn giúp người lái tập trung vào việc lái xe.
An toàn: Hạn chế tai nạn do lái xe quá tốc độ hoặc đi sai làn đường.
- Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (Lane Keeping Assist System - LAS) là một trong những tính năng hỗ trợ lái xe ô
tô, cung cấp cho người lái những tính năng cảnh báo chệch làn và giữ làn đường, được kích hoạt khi xe bắt đầu rời khỏi làn
đường đã định sẵn 12.
Cách hoạt động của hệ thống LAS:
Hỗ trợ giữ làn đường:
Tính năng này giúp phương tiện di chuyển đúng làn đường ban đầu thông qua hệ thống cảm biến và camera nhận diện
vạch chia làn đường.
Khi xe gần vạch trắng hoặc vạch vàng, lực lái của hệ thống trợ lực điện tăng, giúp duy trì xe ở giữa làn đường.
Cảnh báo chệch làn đường:
Hệ thống cảnh báo khi phương tiện có dấu hiệu di chuyển chệch ra khỏi làn đường đang đi.
Cảnh báo có thể thông qua hình ảnh, âm thanh, rung vô-lăng hoặc rung ghế lái.
Cấu tạo của hệ thống LAS bao gồm:
Hệ thống camera và cảm biến.
Hệ thống hỗ trợ đánh lái.
Hệ thống điều khiển đánh lái.
Vô-lăng đa chức năng.
Nút nhấn thiết lập hệ thống.
Màn hình hiển thị.
Đèn báo hệ thống 3.
Hệ thống LAS giúp người lái bảo vệ bản thân, hành khách và xe được vận hành mượt mà hơn, đồng thời giảm bớt gánh
nặng lái xe và hạn chế va chạm trên đường
- Hỗ trợ lái trên cao tốc:
Tính năng này cho phép phương tiện tự di chuyển trên đường cao tốc theo vận tốc và lộ trình đã cài đặt trước trên hệ
thống điều khiển.
Khi kích hoạt, hệ thống sẽ duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện khác và giữ xe ổn định bên trong làn đường
cao tốc.
Câu 12: Phân tích các chế độ tự lái trên ô tô điện ?
Hỗ trợ lái tay
Ở cấp độ 1, người lái vẫn phải tự mình thực hiện các tác vụ điều khiển xe cần thiết. Xe sẽ chủ động hỗ trợ người lái 1
vài tính năng trong việc điều hướng chiếc xe ở một vài trường hợp cụ thể
Tự động lái 1 số tính năng
Ở cấp độ này xe sở hữu nhiều Hệ thống hỗ trợ người lái - Advanced Driver Assistance Systems (ADAS). Lúc này hệ
thống tự lái sẽ tự lập trình từ trước giúp phương tiện tự đánh lái, tăng tốc và phanh trong những tình huống cần thiết
Tự động lái có giới hạn
Ở cấp độ tự lái thứ 3, xe đã có thể tự động hóa có điều kiện, với nhiều hệ thống hỗ trợ người lái bằng trí tuệ nhân tạo -
AI.Mặc dù xe tự lái cấp độ 3 có thể hoạt động mà không cần sự can dự của tài xế vào quá trình điều khiển
Tự động lái toàn diện
Ở cấp độ 4 xe tự lái có thể di chuyển mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của tài xế. Lúc này xe đã được lập trình để
tự dừng trong trường hợp hệ thống bị lỗi. Tuy nhiên ở cấp độ số 4 xe chỉ có thể di chuyển được trong vùng ranh giới và điều kiện
thời tiết nhất định
Tự động lái hoàn toàn
Mức độ 5 được đánh giá là cấp độ cao nhất trong thang đo của SAE. Người lái không tham gia bất kỳ hoạt động nào,
xe cũng không có vô lăng, tay ga, chân phanh và gương chiếu hậu như xe truyền thông
Ở cấp độ 5, xe có thể di chuyển tại mọi vùng địa lý và điều kiện thời tiết. Sự tham gia duy nhất của con người đối
chỉ là ra lệnh cho xe di chuyển

You might also like