You are on page 1of 16

LỜI CẢM ƠN

e&f
Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM - HUTECH, cụ thể là quý thầy cô thuộc Viện Kỹ
Thuật đã giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức chuyên môn và kỹ năng
thực tiễn trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, chúng em xin dành
lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Văn Nhanh - Giảng viên bộ môn chuyên ngành
Công nghệ kỹ thuật ôtô đã nhiệt tình hỗ trợ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt báo
cáo tiểu luận môn học này.
Với vốn kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp và kinh nghiệm tích lũy còn có phần hạn chế
nên sẽ không tránh khỏi những sơ suất hoặc thiếu sót trong quá trình hoàn thiện, chúng
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy trong suốt quá trình
báo cáo tiểu luận môn học. Đó chắc chắn sẽ là những kiến thức và kinh nghiệm cực kì
quý báu giúp chúng em hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn của bản thân trong tương lai.
DÒNG XE CHẠY BẰNG PIN NHIÊN LIỆU ( FCEV )

I.Khái quát về pin nhiên liệu.


Pin nhiên liệu là một thiết bị có thể chuyển đổi trực tiếp hóa năng của nhiên liệu thành
điện năng nhờ vào các quá trình điện hóa.
Hai nhiên liệu cơ bản cần thiết cho pin nhiên liêu vận hành là hydro (hoặc nhiên liệu giàu
hydro) và oxy (thường là oxy từ không khí). Quá trình biến đổi năng lượng từ trong pin
nhiên liệu được thực hiện theo phản ứng hóa học sau: ,
1
H 2 + O2 → H 2 O+ điệnnăng+ nhiệnnăng
2
Động cơ fuel cell cũng dùng khí hydro, nhưng khác với động cơ hydro, pin nhiên liệu
không trực tiếp đốt cháy hydro mà dùng chất xúc tác để tách các electron từ các nguyên tử
hydro có trong nhiên liệu để tạo thành các ion, sau đó hướng các ion và các electron này
theo một chiêu nhất định để tạo ra dòng điện.
Như vậy, trong pin nhiện liệu hoàn toàn không có sự cháy như trong đóng cơ đốt trong.
Do đó, nó sinh ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn nhiều và không sinh ra các khí
thải gây ô nhiễm môi trường. Nếu nhiên liệu sử dụng là hydro nguyên chất và oxy thì pin
nhiên liêu chỉ sinh ra nhiệt và sản phẩm phụ là nước (một số loại còn có thêm CO2). Mặt
khác, nó không có sự chuyện hóa nhiệt thành cơ năng nên hiệu suất của nó không bị giới
hạn bởi hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot, ngay cả khi vận hành ờ nhiêt độ tương đối
thấp.
Và cũng tương tự như accu, pin nhiện liệu cũng là một thiết bị tạo ra dòng điện thông qua
cơ chế phản ứng điện hóa. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chổ, pin nhiên liệu có thể tạo
ra dòng điện liên tục khi cung cấp đầy đủ nhiên liêu cho nó, trong khi đó, accu cần phải
được nạp điện lại (sạc) từ một nguồn điện bên ngoài sau một thời gian sử dụng. Như vậy,
muốn tái sử dụng lại accu thì cần phải có một thời gian dài để nạp điện lại, trong khi pin
nhiền liều thì chỉ cần cung cấp nhiên liệu thì có thể có điện để sự dụng.
So với năng lượng gió và năng lượng mặt trời , pin nhiên liệu không phụ thuộc vào thời
tiết và độ dài của ngày, nó có thể đảm bảo cung cấp năng lượng 24/24 giờ. Khi nào còn
được cung cấp hóa chất, pin sẽ cung cấp điện.
Nguồn nhiên liệu cung cấp cho pin nhiên liệu rất dồi dào. Oxy thì đã có sẵn trong không
khí còn hydro có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiên liệu hóa thạch, những
nguồn nhiên liệu tái sinh, năng lượng hật nhân, nguồn tài nguyên có trong nước. Điều này
làm giảm sự phụ thuộc dầu mỏ vào các nước khác.
Như vậy có thể thấy pin nhiên liệu là một trong những nguồn năng lượng tiên tiến nhất
hiện nay, nó đóng vai trò như một máy sản xuất điện thực thụ với nhiên liệu đầu vào chỉ
cần hydro và oxy.

Hình 1.1: Tìm hiểu về xe pin nhiên liệu Hydro


II.Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu
1.Cấu tạo chung của pin nhiên liệu đơn giản.
Một pin nhiên liệu đơn giản gồm có hai điện cực là anode( là điện cực mà trên đó xảy ra quá
trình oxy hóa) và cathode( là điện cực mà trên đó xảy ra quá trình khử). Giữa hai điện cực còn
chứa chất điện phân ( electrolyte) dùng để vận chuyển các hạt ion từ điện cực này sang điện
cực khác và chất xúc tác nhằm làm tăng tốc độ phản ứng.

Hình 2.1:Cấu tạo của một pin nhiên liệu đơn giản

Hai cực được làm từ chất dẫn điện ( kim loại, carbon...). Nhiên liệu ( hydro hoặc các nhiên liệu
giàu hydro) được cung cấp đến anode và oxy ( thường là oxy từ không khí) được cung cấp đến
cathode. Các phản ứng tạo ra dòng điện xảy ra tại hai điện cực này.
Tùy thuộc vào từng loại pin nhiên liệu mà chất điện phân có thể ở thể rắn có thể ở thể lỏng
hoặc có cấu trúc màng. Nó chỉ cho phép những ion thích hợp đi qua giữa anode và cathode của
pin nhiên liệu chứ không cho các electron di chuyển qua nó.
Ngoài ra, để thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra, người ta còn bổ sung chất xúc tác vào giữa
các điện cực và chất điện phân bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng loại pin nhiên liệu. Ở
một số laoij pin nhiên liệu, chất xúc tác là vật liệu của điện cực, trong khi một số loại pin khác
thì chất xúc tác là một chất khác được đặt tiếp xúc giữa các điện cực và lớp điện phân hoặc
được phủ trực tiếp lên chất điện phân. Mặc dù chất xúc tác trong các loại pin nhiên liệu có thể
khác nhau về vật liệu và cấu tạo, nhưng chúng đều có chung công dụng là thúc đẩy các phản
ứng xảy ra ở các điện cực. Chất xúc tác có thể làm thay đổi trạng thái hóa học của các chất
khác trong khi bản thân chúng không bị thay đổi. Chất xúc tác được dùng trong pin nhiên liệu
là các kim loại quý như platin.
2.Nguyên lý hoạt động cơ bản của pin nhiên liệu.

Hình 2.2:Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu

Về phương diện hoá học tế bào nhiên liệu là phản ứng ngược lại của sự điện phân. Trong quá
trình điện phân nước bị tách ra thành khí hydro và khí oxy nhờ vào năng lượng điện. Tế bào
năng lượng lấy chính hai chất này biến đổi chúng thành nước. Qua đó, trên lý thuyết, chính
phần năng lượng điện đã đưa vào sẽ được giải phóng nhưng thật ra vì những thất thoát qua các
quá trình hóa học và vật lý năng lượng thu được ít hơn. Các loại tế bào nhiên liệu đều cùng
chung một nguyên tắc được mô tả dựa vào tế bào nhiên liệu PEM (Proton Exchange
Membrane - tế bào nhiên liệu màng trao đổi bằng proton) như sau:
Ở bề mặt cực dương khí hydro bị oxy hóa bằng hóa điện:
−¿¿
+ ¿+ 4 e ¿
2 H2→ 4 H
Các điện tử được giải phóng đi từ cực dương qua mạch điện bên ngoài về cực âm. Các proton
H+ di chuyển trong chất điện phân xuyên qua màng có khả năng chỉ cho proton đi qua về cực
âm kết hợp với khí ôxy có sẵn trong không khí (nồng độ 21%) và các điện tử tạo thành nước:
−¿→2 H 2 O ¿

O2 +4 H + ¿+ 4 e ¿

Tổng quát: 2 H 2+ O2 → 2 H 2 O+điện năng+nhiệt năng


3.Ưu, nhược điểm của pin nhiên liệu.
a) Ưu điểm:
- Hiệu suất cao.
- Dường như không có ô nhiễm môi trường.
- Động cơ điện sử dụng Fuel Cell có hiệu suất cao, không có tiếng ồn, có đường đặt tính. tốt
hơn so với động cơ đốt trong, ít bảo trì, bảo dưỡng, dễ sửa chữa.
- Hydro có thể được điều chế từ nước.
- So với bình điện (ắcquy) thì pin nhiên có khối lượng và thể tích nhỏ hơn.
b) Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cho ô tô Fuel Cell rất cao.
- Hydro không tồn tại ở trạng thái đơn chất, điều chế, sản xuất Hydro rất khó khăn và tốn kém
đôi khi nó dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Yêu cầu kỹ thuật bình chứa nhiên liệu rất khắt khe.
- Cơ sở hạ tầng cho Hydro chưa có, thói quen sử dụng Hydro còn hạn chế.
4.Phân loại pin nhiên liệu.
Hiện nay, có rất nhiều kiểu pin nhiên liệu, sự khác nhau của chúng chủ yếu là ở chất điện phân,
loại nhiên liệu mà chúng sử dụng, nhiệt độ vận hành của chúng...Tuy nhiên người ta thường
dựa vào chất điện phân để phân loại cho chúng. Theo cách phân loại này, pin nhiên liệu hiện
nay có 5 loại chính như sau:
Pin nhiên liệu dùng màng polymer rắn làm chất điện giải (PEMFC): PEMFC sử dụng
màng polymer rắn làm chất điện giải nên giảm sự ăn mòn và dễ bảo dưỡng. Nhiệt độ hoạt động
50oC - 80oC. Loại pin này được sản xuất nhiều nhất để sử dụng cho các phương tiện vận tải vì
công suất lớn, nhiệt độ vận hành thấp và ổn định. Tuy nhiên, sản phẩm tham gia phản ứng phải
có độ tinh khiết cao.
Pin nhiên liệu dùng axit phosphoric (PAFC): Loại pin nhiên liệu này dùng acid phosphoric,
có rất nhiều hứa hẹn sẽ thành công trong thị trường nhỏ như máy phát điện tư nhân. Loại này
chỉ hoạt động với nhiệt độ 150oC- 200oC cao hơn PEMFC cho nên phải tốn nhiều thời gian
hâm nóng. Vì vậy, nó sử dụng nhiều nhiên liệu hơn và không thể đưa vào thị trường xe ô tô.
Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC): Năng suất SOFC tương đối cao, có thể sử dụng hơi nước với
sức ép cao nạp vào turbin sản xuất thêm điện năng. SOFC không bị nhiễm độc bởi CO do
không sử dụng chất xúc tác Pt. Ở nhiệt độ cao, quá trình tách hydro ra khỏi nhiên liệu xảy ra dễ
dàng. Yêu cầu về sự tinh khiết đối với nhiên liệu thấp. Loại pin nhiên liệu này rất thích hợp cho
những công nghệ lớn như nhà máy phát điện.
Pin nhiên liệu cacbonat nóng chảy (MCFC): Loại pin nhiên liệu này cũng giống như SOFC,
chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao, khoảng 600oC – 650oC. MCFC thích hợp cho công nghệ lớn như
nhà máy phát điện, sử dụng hơi nước để chạy turbin. Với tầm hoạt động trong nhiệt độ tương
đối thấp, MCFC sử dụng ít chất liệu hóa học khác lạ và giá thiết kế thấp hơn SOFC.
Pin nhiên liệu kiềm (AFC): Đây là loại pin nhiên liệu sử dụng chất điện giải là kiềm được
dùng trong chương trình Không Gian Hoa Kỳ (NASA) từ năm 1960. Năng suất của AFC sẽ bị
ảnh hưởng rất nhiều nếu ô nhiễm. Do đó, AFC cần phải có hydro và oxy tinh khiết. Nhiệt độ
hoạt động 60oC – 90oC. Ngoài ra, thiết kế loại pin này rất tốn kém, cho nên không thể nào tung
ra thị trường cạnh tranh với các loại pin nhiên liệu khác.
Ngoài các pin nhiên liệu chính trên, còn có một loại pin nhiên liệu đang được ứng dụng rộng
rãi, đặc biệt là trong các thiết bị nhỏ gọn như điện thoại di động, máy tính xách tay... đó là pin
nhiên liệu dùng methanol trực tiếp, viết tắt là DMFC ( Direct methanol fuel cell). Loại pin này
có cấu tạo tương tự như PEMFC và có thể được xem là một dạng đặc biệt của PEMFC, nhưng
điểm khác biệt so với PEMFC thông thường là loại pin này sử dụng nhiên liệu methanol trực
tiếp mà không cần chuyển hóa thành hydro từ bên ngoài.
III.Ứng dụng pin nhiên liệu trên ô tô.
1.Khái quát về ôtô pin nhiên liệu.
Gần đây, trên thị trường ô tô xuất hiện nhiều loại xe sử dụng năng lượng điện. Loại xe này sử
dụng nguồn điện của accu để vận hành motor điện nhằm dẫn động các bánh xe. Ôtô sử dụng
năng lượng điện mang lại nhiều lợi ích và không gây ô nhiễm và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt
động. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của ô tô sử dụng năng lượng điện từ accu là phải được
nạp lại điện cho accu sau một thời gian sử dụng.
Cũng giống như ô tô sử dụng nhiên liệu điện từ accu, ôtô pin nhiên liệu cũng dùng một motor
điện để vận hành các bánh xe. Do đó cả hai loại ô tô này có thể được thiết kế với một đặc tính
hoạt động giống nhau. Tuy nhiên, pin nhiên liệu trên ôtô pin nhiên liệu phát ra dòng điện từ
hydro hoặc các nhiên liệu giàu hydro, thời gian nạp nhiên liệu ít hơn so với thời gian nạp điện
cho accu.

Hình 3.1:Một ô tô sử dụng pin nhiên liệu của hãng Honda

Ôtô pin nhiên liệu có phạm vi hoạt động (quãng đường chạy giữa hai lần tiếp nhiên liệu) dài
hơn nhiều so với ô tô chạy bằng accu do sự giới hạn về dung lượng của accu (ôtô chạy bằng
accu có phạm vi hoạt động khoảng 80-160 km). Tuy nhiên cả hai loại ô tô này đều cần phải
nâng cao khoảng cách quãng đường chạy để có thể so sánh được ô tô xăng và diesel (480- 640
km).
Một ưu điểm khác của ô tô chạy bằng pin nhiên liệu so với ô tô chạy bằng accu là hệ thống
phân phối nhiên liệu lỏng dễ dàng được thiết lập nhờ vào các trạm xăng hiện nay. Các trạm
xăng hiện nay có thể chuyển đổi sang nhiên liệu giàu hydro cung cấp cho pin nhiên liệu, trong
khi đó, các trạm nạp điện cho accu phải xây dựng từ đầu khi chạy ô tô điện.
Việc sử dung pin nhiên liệu để tạo ra dòng điện cung cấp cho động cơ điện trên ô tô là một
bước phát triển mới cho công nghệ ô tô điện. Tuy nhiên, nếu ô tô chỉ trang bị pin nhiên liệu
một cách đơn độc thì nó có những nhược điểm như cồng kềnh, thời gian khởi động dài, khả
năng tăng tốc kém…. Vì vậy, hiện nay loại ô tô này đều sử dụng công nghệ lai hóa giữa hai
nguồn năng lượng.
Sự lai hệ thống pin nhiên liệu với một nguồn năng lượng khác được xem là một cách có hiệu
quả trong việc khắc phục những bất lợi của những xe chỉ trang bị duy nhất pin nhiên liệu.
Thông thường người ta thường sử dụng accu hoặc siêu tụ điện để kết hợp với pin nhiên liệu để
làm nguồn năng lượng cho ô tô. Cấu hình này cho phép tận dụng những ưu điểm của hai nguồn
năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường này.

Hình 3.2:Sơ đồ bố trí các bộ phận trên một ô tô pin nhiên liệu điển hình

Accu và siêu tụ dùng trong loại ô tô này được gọi chung là nguồn công suất cực đại (peaking
power source , viết tắt PPS ) vì chắc năng chính của chúng là hỗ trợ khi ô tô cần đạt công suất
cực đại. Nguồn công suất cực đại dùng để hỗ trợ pin nhiên liệu khi xe khởi động hoặc khi tăng
tốc. Trong một số trường hợp, nguồn công suất cực đại cũng có thể tự vận hành xe và lúc này
pin nhiên liệu sẽ đóng vai trò là một máy sạc điện cho nguồn công suất cực đại.
2.Phân loại ô tô pin nhiên liệu.
Hiện nay có nhiều cách phân loại ô tô pin nhiên liệu, nhưng chủ yếu là phân loại theo nhiên
liệu cung cấp cho pin nhiên liệu. Theo cách phân loại này, ô tô pin nhiên liệu có hai loại: ô tô
pin nhiên liệu sử dụng nhiên liệu thứ cấp và ô tô pin nhiên liệu sử dụng hydro trực tiếp.
Ô tô pin nhiên liệu sử dụng nhiên liệu thứ cấp: Trong loại này, nhiên liệu thứ cấp được hệ
thống biến đổi trong xe biến đổi thành hydro, sau đó hydro được đưa đến các điện cực của pin
nhiên liệu. Sử dụng nhiên liệu hydrocacbon có ưu điểm là ô tô có thể sử dụng các trạm nhiên
liệu hiện có, nhưng nhược điểm là nó đòi hỏi phải phát triển một hệ thống tinh chế nhỏ gọn,
hiệu suất cao và có thể xử lý nhiên liệu hydrocacbon ngay trên xe. Điều này làm tăng tính phức
tạp và chi phí chế tạo cũng tăng theo.
Ô tô pin nhiên liệu sử dụng hydro trực tiếp: Trong loại này, ô tô sử dụng hydro được cung
cấp trực tiếp cho pin nhiên liệu mà không thông qua bộ chuyển đổi nhiên liệu. Ô tô pin nhiên
liệu được cung cấp nhiên liệu hydro trực tiếp cần phải có những trạm nạp nhiên liệu hydro đặc
biệt thay cho các trạm nhiên liệu truyền thống. Ngoài ra, chúng còn cần những kỹ thuật nhằm
dự trữ một lượng lớn hydro trên xe để có thể chạy được những quãng đường dài.
IV.Giới thiệu một số ô tô pin nhiên liệu.
1.Ô tô pin nhiên liệu của General Motors (GM).
Từ 1964, GM đã xây dựng chương trình phát triển xe điện với mục điện tìm kiếm và phát triển
hệ thống truyền động như: motor và bộ điều khiển của nó, nguồn công suất….Một trong những
nguồn công suất được lựa chọn là pin nhiên liệu. Và vào năm 1966, GM đã cho ra đời chiếc xe
pin nhiên liệu đầu tiên, chiếc Electrovan.
Hình 4.1: Chiếc Electrovan – Chiếc xe pin nhiên liệu đầu tiên của GM
Vào tháng 6 năm 2000, General Motors đã cho ra đời chiếc HydroGen1, pin nhiên liệu PEM có
công suất 75kW với 200 pin nhiên liệu đơn, sử dụng nhiên liệu hydro lỏng, motor điện xoay
chiều có công suất tối đa 60 kW, tốc độ tối đa của xe là 140km/h, phạm vi hoạt động khoảng
400 km. Xe có trọng lượng 1575 kg, thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h là 16 giây. Kích
thước của xe là 4317 mm (dài) x 1742 mm (rộng) x 1684 mm (cao).

Hình 4.2:GM HydroGen

Đến năm 2001, General Motors đã cải tiến chiếc HydroGen1 thành chiếc HydroGen3 bằng pin
nhiên liệu PEM 94 kW. Hiện nay GM có các ô tô pin nhiên liệu nổi tiếng như HydroGen4
(2007), Provoq (năm 2008), Equinox FCEV ( năm 2006), Sequel ( năm 2005)……
2.Tình hình sử dụng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của việc sử dụng
nhiên liệu mới trên ô tô.
Tình hình sử dụng hiện tại.
Hiện nay, các loại nhiên liệu sạch hay năng lượng tái tạo đem lại nhiều lợi ích trong việc bảo
vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Các hãng xe tập trung để sản xuất hàng loạt các dòng xe
điện phát triển rất mạnh mẽ, dòng xe điện phát triển và thành công nhất đó là dòng xe tesla.
Khi Tesla xuất hiện, mọi thứ bắt đầu thay đổi, cả ngành công nghiệp ôtô thức tỉnh để bước vào
cuộc đua xe điện, và cũng để thích ứng dần cho kỷ nguyên không nhiên liệu hóa thạch. Gần
đây, Mercedes dự kiến sẽ ra mắt mẫu EQS vào năm 2021, một chiếc limousine bốn cửa được
chế tạo dựa trên nền tảng xe điện chuyên dụng, với phạm vi hoạt động 700km. Một phiên bản
mới của Mercedes S-Class, có hệ thống truyền động đốt trong và hybrid, cùng với hệ thống hỗ
trợ lái bán tự động, sẽ được ra mắt trong năm nay. Tương lai của xe hơi gần như đã được định
đoạt bởi sự phát triển của xe điện. Loại trừ những hãng xe có quy mô quá nhỏ, tất cả các hãng
xe truyền thống đều bước vào cuộc đua "không phát thải" cho những thập kỷ sắp tới. Nếu một
ngày trong tương lai các thành phố không còn nhiều khói bụi, người ta sẽ luôn nhắc về những
công ty tiên phong, trong đó có Tesla.
Bên cạnh sự phát triển của xe điện, còn một loại nhiên liệu cũng đem lại hiệu quả vô cùng to
lớn là nhiên liệu khí hydro. Ô tô chạy bằng hydro sẽ là thách thức với ô tô chạy điện trong cuộc
đua giao thông xanh. Các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đang đầu tư lớn cho chương trình phát
triển xe chạy hydro và cho biết, tương lai của sản phẩm này rất sáng sủa.

Hình 4.3:Nạp nhiên liệu khí Hydro


Để ô tô sử dụng hydro vận hành, phải có pin nhiên liệu. Pin nhiên liệu hay còn gọi là tế bào
nhiên liệu (fuel cell), giúp biến đổi hydro thành năng lượng điện, để vận hành xe. Với công
nghệ này, hydro sẽ được bơm vào bình chứa trên ô tô và truyền vào cụm pin nhiên liệu, kết hợp
với oxy, tạo thành phản ứng hóa học giúp tạo ra năng lượng.
Nếu như pin hay ắc quy truyền thống phải nạp điện và điện sẽ hết dần khi sử dụng, thì pin
nhiên liệu không có khả năng tích điện và hết điện. Nó sẽ hoạt động liên tục khi nhiên liệu
(hydro) và chất ôxi hóa (oxy) được đưa từ ngoài vào. Tức là, pin nhiêu liệu có thể liên tục sản
sinh ra điện, chừng nào hydro và oxy vẫn còn. Do không xảy ra phản ứng đốt cháy nhiên liệu,
không gây ra tiếng ồn trong quá trình sản sinh điện, nên pin nhiên liệu có mức phát thải bằng 0,
rất thân thiện với môi trường. Nói một cách ngắn gọn, pin nhiên liệu đóng vai trò như một “nhà
máy” sản xuất điện, với nguyên liệu đầu vào là hydro và oxy. Chất lỏng thải ra chỉ là nước và
còn sạch hơn nước chảy ra từ vòi rửa trong nhà. Lý do mà các nhà sản xuất ô tô muốn phát
triển xe chạy hydro, ngoài mục đích bảo vệ môi trường, là hiệu quả sinh năng lượng cao gấp 2-
3 lần động cơ đốt trong và động cơ điện hiện nay. Hơn nữa, chỉ cần tiếp nhiên liệu (hydro), chứ
không phải tốn thời gian nạp điện như ô tô chạy điện. Công nghệ sản xuất ra hydro hiện cũng
khá dễ dàng. Bằng cách điện phân nước, để cho ra hydro và oxy, không làm ô nhiễm môi
trường.
Toyota là tập đoàn đi đầu trong việc phát triển xe chạy hydro. Nhận thấy hydro là một nguồn
năng lương sạch, Toyota đang tích cực phát triển và sản xuất xe sử dụng pin nhiên liệu (FCV).
Toyota Mirai là mẫu xe chạy hydro đầu tiên, được chính thức bán ra thị trường từ tháng
4/2015. Tại Nhật Bản và Mỹ, Mirai có giá khoảng 68.690 USD, tương đương khoảng 1,6 tỷ
đồng. Hiện có khoảng 4.300 chiếc ô tô sử dụng hydro do Toyota sản xuất đang chạy trên
đường, trong đó chiếm đa số là mẫu Mirai. Những chiếc xe này có thể vận hành tối đa trong
khoảng 500 km, với thời gian nạp nhiên liệu chỉ 3 phút, bằng thời gian đổ xăng cho một chiếc
xe thông thường.
3.Xu hướng phát triển trong tương lai.
Với các hãng xe, việc phát triển xe điện đã trở thành tầm nhìn chiến lược, đáp ứng nhu cầu thị
trường và gia tăng thị phần. Toyota - hãng xe hàng đầu Nhật Bản đã tuyên bố kế hoạch điện
hóa hoàn toàn các dòng xe của hãng này vào năm 2025. Trong khi đó, General Motors - “ông
lớn” trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu cũng tuyên bố sẽ cho ra đời 20 mẫu xe điện mới từ
nay tới năm 2023. Cam kết mạnh mẽ hơn, Volvo - hãng xe lâu đời của Thụy Điển cũng tuyên
bố kể từ 2019, tất cả các mẫu xe mới sẽ chỉ là xe điện hoặc xe chạy lai-ghép (hybrid).
Để đáp ứng được sự phát triển mạnh của xe điện, cần sớm phát triển kết cấu hạ tầng đi kèm, cụ
thể là hệ thống trạm sạc. Tập đoàn Engie (Pháp) đã mua lại EV-Box, một công ty khởi nghiệp
của Hà Lan về cung cấp công nghệ và hạ tầng sạc cho xe điện. Tập đoàn Enel (Italia) - đơn vị
chuyên cung cấp năng lượng sạch trên toàn cầu - cũng vừa mua lại EMotorWerks, một công ty
hàng đầu thế giới về trạm sạc lưới điện thông minh. EmotorWerks hiện đang sở hữu trên
30.000 trạm sạc, cung cấp dịch vụ cân bằng lưới điện cho các công ty điện lực, đồng thời giúp
tài xế có thể sạc điện từ các nguồn năng lượng tái tạo với giá rẻ nhất. Đáng chú ý, hãng dầu khí
quốc tế Shell cũng đã tham gia vào lĩnh vực này bằng việc tuyên bố kế hoạch cung cấp trạm
sạc nhanh 8 phút với hơn 80 trạm sạc trên toàn nước Mỹ. Hãng Shell đã mua lại New Motion,
một công ty Hà Lan chuyên quản lý các trạm sạc tại Tây Âu, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển
các trạm sạc mới tại các điểm bán hàng của Shell.
Bên cạnh sự phát triển của xe điện, nhiên liệu hydro cũng là một sự lựa chọn tốt và phát triển
trong tương lai. Giám đốc điều hành của Airbus, Guillaume Faury chia sẻ với truyền thông:
“Những ý tưởng chúng tôi tiết lộ cho thấy tham vọng của Airbus trong việc hướng đến một
tương lai với các chuyến bay không phát thải. Tôi thực sự tin rằng nhiên liệu hydro có khả
năng làm giảm đáng kể tác động của ngành hàng không tới khí hậu. Nếu trở thành hiện thực,
đó sẽ là sự chuyển đổi quan trọng nhất mà hàng không thế giới từng chứng kiến”.
Cũng theo Faury, thời điểm có thể cất cánh (năm 2035), mẫu thứ nhất của hãng có thể chở tối
đa 200 hành khách và tầm bay khoảng 3.700km khi nạp đầy nhiên liệu. Máy bay sẽ sử dụng
thiết kế động cơ phản lực cánh quạt bao gồm các turbine khí chạy bằng hydro. Các thùng chứa
nhiên liệu sẽ được đặt phía sau vách ngăn chịu áp suất ở đuôi máy bay. Mẫu thứ hai cũng sử
dụng động cơ phản lực cánh quạt nhưng kích thước máy bay nhỏ hơn, có thể chở chỉ 100 hành
khách và tầm bay là một nửa của mẫu 1. Với mẫu thứ ba, đó sẽ là máy bay có thân “đặc biệt
rộng” (nguyên văn), nhờ đó sẽ có nhiều lựa chọn cho việc bố trí cabin và các thùng hydro.
Quan trọng hơn, mẫu này có thể chở nhiều hành khách nhất và tầm bay xa nhất. Airbus không
quên lưu ý: Dù kế hoạch đã lên nhưng phải cần ít nhất 5 năm để hoàn thiện công nghệ trước
khi bắt đầu sản xuất. Việc sử dụng hydro cũng đòi hỏi không ít thay đổi thiết kế vì không gian
cần để chứa hydro lớn gấp 4 lần so với nhiên liệu hóa thạch ở cùng một mức năng lượng.
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ra tháng 6/2020, nhu cầu sử dụng nhiên
liệu hóa thạch (gốc dầu mỏ và than) đến năm 2050 sẽ giảm còn ít hơn 20%, nhu cầu điện sẽ
tăng gấp hai lên tới trên 40% và nhu cầu các nhiên liệu thân thiện hơn như khí tự nhiên LNG,
nhiên liệu sinh học và hydro sẽ đạt tỷ lệ gần 40%. Tuy đi sau Airbus nhưng Boeing (cũng là
nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới) đã đưa ra lộ trình công nghệ của hãng: Trong vòng 30
năm nữa sẽ thay thế hoàn toàn nhiên liệu máy bay bằng nhiên liệu hydro tổng hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Olga Gamayunova and Kirill Kulakov, “Using alternative fuels to increase
energy efficiency in the transport sector”
2.“Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhiên liệu và năng lượng mới trên ô tô ở Việt
Nam”, Khoa Kỹ Thuật Giao Thông, Đại học Bách Khoa TP. HCM, Việt Nam
3.Alternative Fuels for Automobiles Interactive Qualifying Project Report
completed in partial fulfillment of the Bachelor of Science degree at Worcester
Polytechnic Institute, Worcester, MA
4.Robert Curley, Fossil Fuels (Energy: Past, Present, and Future)
Tài liệu online:
1.https://vn1lib.org/FC
2.https://sinhvienoto.com/xe-hybrid/
3.https://kimsen.vn/danh-gia-chi-tiet-ve-uu-nhuoc-diem-cua-he-thong-pin-
nang- luong-mat-troi-n196.html
4.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1878029615006313
5.https://devi-renewable.com/
6.https://news.oto-hui.com/
7.https://www.arnoldclark.com/newsroom/347-can-cars-run-on-alcohol
8.https://ourworldindata.org/fossil-fuels

You might also like