You are on page 1of 8

Phân loại pin điện hóa

*Hai loại chính của tế bào điện hóa


-Tế bào Galvanic (còn được gọi là tế bào Voltaic):
+Năng lượng hóa học được biến đổi thành năng lượng điện trong các tế bào điện hóa
+Các phản ứng oxy hóa khử diễn ra trong các tế bào này là tự phát
+Trong các tế bào điện hóa này, cực dương tích điện âm và cực âm tích điện dương
+Các electron có nguồn gốc từ các loài trải qua quá trình oxi hóa
-Tế bào điện phân:
+Năng lượng điện được chuyển thành năng lượng hóa học trong các tế bào này
+Một nguồn năng lượng đầu vào là cần thiết để các phản ứng oxy hóa khử diễn ra trong các
tế bào này, tức là các phản ứng này không tự phát
+Các tế bào này có một cực dương tích điện dương và một cực âm tích điện âm
+Các electron bắt nguồn từ một nguồn pin bên ngoài (chẳng hạn như pin)

-Các loại pin điện hóa thông dụng đang được sử dụng
+Pin điện hóa Zinc carbon

Là đại diện tiêu biểu cho dòng pin khô: điện cực dương là một thanh carbon,
bọc xung quanh là một loại carbon dạng bột và oxit mangan (IV); điện cực âm
(lớp vỏ) là một dạng hợp kim kẽm; còn chất điện phân là hỗn hợp của amoni
clorua. Khi pin zin carbon đc nối với mạch, các phản ứng hóa học khác nhau sẽ
xảy ra ở 2 đầu cực
Đây là loại pin điện hóa đã có từ rất lâu. Pin carbon kẽm có giá rất rẻ. Đây là
lựa chọn tốt cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng( điều khiển TV, đồng hồ treo
tường, đèn pin, đồ chơi...)
Điện trở trong của các loại pin điện hóa này lớn không nên sử dụng cho các
thiết bị như máy ảnh. Nên kiểm tra và thay pin định kì, không nên để pin bị
chảy nước có thể gây gỉ sét, chập mạch cho chính thiết bị dùng pin.
+Pin điện hóa Alkaline (Pin kiềm)

Pin Alkaline nhìn chung khá giống với pin kẽm-carbon, nhưng có nhiều ưu
điểm hơn: alkaline có dung lượng cao hơn và tuổi thọ dài hơn, vậy nên chúng
có giá thành cao hơn so với loại pin kẽm-carbon trên thị trường. Mặc dù bề
ngoài trông rất giống với loại kẽm-carbon, nhưng bên trong nó lại có chất hóa
học và những phản ứng hoàn toàn riêng biệt. Điện cực dương được làm từ oxit
mangan (IV), điện cực âm được lầm từ kẽm, chất điện phân thì được làm từ
dung dịch kiềm đậm đặc (kali hydroxit). Năng lượng tạo ra dòng điện là từ 2
phản ứng hóa học: tại cực dương, oxit mangan (IV) chuyển hóa thành oxit
mangan (III) và các ion hydroxyl; tại cực âm, kẽm tác dụng với các ion
hydroxyl, giải phòng năng lượng cho mạch.
Đây là loại pin dùng một lần thông dụng nhất hiện nay bởi giá thành thấp mà
dụng lượng đủ cao. Pin kiềm có đủ loại hình dáng, từ loại thông dụng AA (ta
quen gọi là pin tiểu) đến AAA (Pin đũa, pin mini) hoặc C (pin trung), D (pin
đại).
Pin AA/AAA thường có dung lượng 2.700-3.000 mAh và có hiệu điện thế
khoảng 1,5 V. Dung lượng từ 3.000 mAh trở lên thường thấy ở những pin cao
cấp từ những hãng tên tuổi như Duracell , Panasonic hoặc Energizer với đủ
những khẩu hiệu như “ultra power” hay “xtra power”. Tuy nhiên qua các kiểm
tra về pin, về mặt dung lượng mà nói, kể cả những pin của các hãng đắt tiền lẫn
những pin của các hãng rẻ tiền hơn đều cho công suất sử dụng nói chung không
chênh lệch nhau nhiều. Sự khác nhau chỉ là hình thức, độ an toàn hoặc những
tính năng thêm, chẳng hạn pin của Duracell có thể kiểm tra dung lượng, trong
khi pin Con thỏ thì không
+Pin điện hóa Niken Cadimi (Ni-Cd)

Pin Ni-Cd sử dụng vật liệu hoạt động gọi là niken hydroxit ở cực dương


và cadimi kim loại ở cực âm. Bên trong là dung dịch điện giải kiềm lỏng,
thường là kali hydroxit. Cadmium là một nguyên tố có độc tính cao, cần phải
được xử lý đúng cách.
Pin điện hóa này có số lần sạc lại nhiều nhất, lên tới 1000 lần, tuy nhiên bạn
phải cẩn thận khi sử dụng vì pin Ni-Cd rất độc. Một trong số các yếu điểm của
pin Ni-Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kỳ xả. Sự giảm đột ngột này
không nhanh bằng pin Ni-MH nhưng thấy rõ so với pin Alkaline.
+Pin điện hóa Ni-MH (Nickel Metal Hidride)
Điện cực dương (có chứa chất hoạt tính Ni (OH) 2, chất dẫn điện, bộ bọt xốp
dẫn điện, ...) ,điện cực âm (chứa vật liệu hoạt động hydro lưu trữ hợp kim bột,
lưới bộ xương dẫn điện lưới)
Pin Niken-kim loại Hydrua hoạt động như những pin thông thường khác, nhưng
chịu ít hơn “hiệu ứng bộ nhớ” (hiệu ứng pin – hiệu ứng giúp sạc ít hơn). Bạn có
thể thấy loại pin này trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính, và các máy
ảnh tiêu thụ ít năng lượng. Ngoài ra, do Pin khi hết không chảy nước nên
rất được ưa chuộng khi gắn trực tiếp lên bo mạch như Pin CMOS trong
máy vi tính. Loại pin này dần trở nên phổ biến từ những năm 1990 để thay thế
cho loại pin Ni-Cd bởi loại này thân thiện với môi trường hơn, đồng thời hoạt
động hiệu quả hơn trong các thiết bị như điện thoại di động với khả năng sạc
nhanh, và không cần phải chờ đế lúc pin đã xả hoàn toàn.
+Pin điện hóa silver oxide (oxit bạc) – pin cúc áo
Nhiều pin cúc áo (được sử dụng rộng rãi ở đồng hồ đeo tay và máy trợ thính)
hoạt động giống như các pin kiềm thông thường, có cùng vật liệu điện cực và
chất điện phân kiềm; Một vài loại pin khác thì sử dụng lithium hoặc những chất
điện phân hữu cơ, hoạt động thông qua những phản ứng hóa học khác nhau.
Một pin cúc áo sẽ có phần phần trung tâm phía trên là điện cực âm, được cấu
tạo từ kẽm hoặc lithium. Vỏ ngoài và đáy pin tạo thành điện cực dương, thường
được làm từ oxit mangan, oxit bạc hoặc oxit đồng. Trước đây, đầu điện cực
dương của pin này thường được làm từ oxit thủy ngân và than chì, nhưng do
thủy ngân độc hại nên hiện tại hầu như người ta không còn dùng nữa.
+Pin điện hóa Lithium-Ion
Cấu tạo pin Lithium ion bao gồm: 1 cực dương, 1 cực âm, bộ phân
tách, chất điện phân và hai bộ thu dòng điện. Vật liệu dùng làm điện cực dương
là LicoO2 và LiMnO4. Cấu trúc phân tử bao gồm phân tử Oxide Coban liên kết
với nguyên tử Lithium
Pin Lithium-Ion là loại pin sạc nhanh nhất, có thể tìm thấy trong điện thoại di
động, máy tính xách tay hay máy nghe nhạc MP3. Ưu điểm của loại pin này là
thân thiện với môi trường, có điện áp cao và có thể lưu trữ gấp đôi năng lượng
so với pin sạc Ni-Cd truyền thống. Lithium là một kim loại nhẹ, dễ dàng chuyển
hóa thành các ion nên được dùng rất nhiều trong chế tạo pin. Dù cho bạn có thể
sạc đi sạc lại chúng rất nhiều lần nhưng tuổi thọ pin này kéo dài không quá lâu

*Ảnh hưởng của pin điện hóa đến môi trường

Khi xử lý PIN không đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và
con người. Thông thường, các loại rác khác sẽ được xử lý bằng chôn hoặc đốt
và nó đã gây đến tác hại như sau:
 Khi bạn chôn PIN thì những kim loại nặng có trong pin sẽ dần ngấm vào
đất cũng như nguồn nước trong đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. 
 Khi bạn đốt thì các kim loại này lại bốc thành khói độc gây ô nhiễm
không khí, mà con người lại hít thở bằng không khí nên dễ gây bệnh về
hô hấp.
Đặc biệt, khi con người bị nhiễm các chất kim loại nặng thì sẽ có hậu quả rất
lớn:
 Thủy ngân có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm,
nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống hoặc hít
thở và nó sẽ gây hại đến não, thận, hệ thống sinh sản...
 Đối với kim loại chì, chỉ cần một lượng nhỏ là đã có ảnh hưởng nặng nề
đến cơ thể, nó sẽ có xu hướng thay thế các kim loại có lợi trong cơ thể
như chiếm chỗ của canxi trong xương gây thiếu canxi, mục xương, hoặc
thay thế sắt trong máu... làm rối loạn các phản ứng sinh hóa, gây còi
xương hoặc chậm lớn ở trẻ...
 Khi bị nhiễm kẽm, người bệnh sẽ có biểu hiện như nôn nhiều hoặc chảy
máu đường ruột, giảm mức phản xạ tự nhiên và đôi khi bị tê liệt.
 Khi cơ thể bị nhiễm chất Cadmium sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương,
thiếu máu, suy gan thận, thậm chí ung thư như ung thư phổi, tăng nguy cơ
gây dị dạng ở thai nhi khi mang thai...
Phương pháp khắc phục:
Tại các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc
dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân
loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn
phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử
dụng.

Đối với những viên pin hoặc bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo,
sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển
chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh
hoạt.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào
lọ, vừa giúp việc dọn dẹp nhà cửa dễ dàng, đồng thời để đảm bảo chúng không
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em.

Mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý.

-Một số loại pin như Li-Ion có thể được tái chế lại. Tái chế pin Li-ion là hình
thức thu gom lại pin cũ đã qua sử dụng để tái chế thành pin mới. Việc này giúp
giảm thêm chi phí pin, đồng thời thúc đẩy sử dụng lại pin lần thứ hai với giá cả
hợp lý và bảo vệ môi trường.

Ngày nay, nhiều quốc gia châu Âu, châu Mĩ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc và một vài nước khác trên thế giới quan tâm đến vấn đề chế tạo
pin. Mỗi quốc gia có quy trình riêng và mang lại những hiệu quả khác nhau.
Trong đó, một số quy trình chỉ có thể tái chế được một phần như đồng và nhôm,
một số khác tái chế hoàn toàn và tạo ra các sản phẩm thay thế như lithium
carbonat, coban sunfat và niken sunfat. Nhưng nhìn chung, các quốc gia sử
dụng phương pháp thủy luyện. Như vậy các thành phần chất lỏng trong pin
được phân tách nhờ phản ứng với nhau. Tuy nhiên, trước khi thủy luyện, pin
phải trải qua quá trình cơ học như cắt hay nghiền nhỏ và nhiệt phân hoặc nấu
chảy.

You might also like