You are on page 1of 50

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT QUY CHUẨN KỸ


THUẬT QUỐC GIA VỀ PIN LITHIUM CHO
THIẾT BỊ CẦM TAY
(Tài liệu GDCB)

HÀ NỘI 11 - 2018
2
MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................

1 Nghiên cứu rà soát công nghệ sản xuất, sử dụng pin Lithium cho thiết bị
cầm tay tại Việt Nam và thế giới...........................................................................

1.1 Giới thiệu về pin Lithium.............................................................................3


1.2 Công nghệ sản xuất, sử dụng pin Lithium cho thiết bị cầm tay tại Việt
Nam và thế giới....................................................................................................6
1.2.1 Pin Li-ion BL-5C1000mAh 3,7V của hãng Nokia....................................7
1.2.2 Pin Li-ion dùng cho Samsung galaxy note 2.............................................8
1.2.3 Pin AP4-15 Li-ion polymer dùng cho iPhone 4/4S của hãng MOTA........8
1.2.4 Pin Li-ion LN052030A của hãng Hong Kong Batteries............................9
1.2.5 Pin ICR18650H-2200 mAh của hãng Green Energy Co. Ltd..................10
1.2.6 Pin Li-ion Battery pack 1100 mAh 3,7 V................................................12
1.2.7 Pin Li-ion polymer 585460 2000mAh của hãng Unionfortune................13
1.2.8 Pin Li-ion polymer #803048 1100 mAh của hãng Hicharge...................15
1.2.9 Pin Li-ion polymer YT613938 960 mAh của hãng YUNTONG.............17
2 Nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu pin Lithium tại Việt Nam...................18

2.1 Tình hình xuất khẩu....................................................................................18


2.2 Tình hình nhập khẩu...................................................................................21
3 Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và ở Việt Nam đối với pin
Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay.................................................................22

3.1.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước.......................................................22


3.1.2 Tình hình tiêu chuẩn trong nước..............................................................31
4 Nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp các chỉ tiêu đo của QCVN 101:2016/
BTTTT trên thực tế tại Việt Nam........................................................................32

4.1 Kết quả đo chỉ tiêu điện(file kết quả đính kèm)..........................................35
4.2 Kết quả đo chỉ tiêu an toàn(file kết quả đính kèm).....................................35
5 Sở cứ rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng quy chuẩn.................................35

1
5.1 Lý do, mục đích rà soát quy chuẩn.............................................................35
5.2 Thu thập, phân tích tài liệu.........................................................................36
5.3 Lựa chọn sở cứ chính.................................................................................38
5.4 Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn......................................................40
6 Bảng đối chiếu nội dung sửa đổi, bổ sung giữa QCVN 101:2016/BTTTT và
QCVN mới..........................................................................................................41

7 Khuyến nghị...................................................................................................46

2
1 Nghiên cứu rà soát công nghệ sản xuất, sử dụng pin Lithium
cho thiết bị cầm tay tại Việt Nam và thế giới.

1.1 Giới thiệu về pin Lithium

Cùng với quá trình phát triển không ngừng của truyền thông đa phương tiện,
các thiết bị cầm tay ngày càng có cấu hình cao hơn như: CPU tốc độ xử lý lớn,
bộ nhớ dung lượng lớn, Camera độ phân giải cao, màn hình độ nét cao, các ứng
dụng phần mềm phong phú…Nó đặt ra một đòi hỏi cấp thiết về nguồn năng
lượng điện cung cấp tương xứng.
Pin lithium sạc là sự lựa chọn phổ biến nhất cho dòng thiết bị cầm tay này.

Đây là loại pin cung cấp năng lượng cho hầu hết mọi dòng smartphone đang có
mặt trên thị trường hiện nay với thành phần chính là chất điện li đóng vai trò
môi trường cho ion Li+ dịch chuyển qua lại giữa hai điện cực.

Khi thiết bị hoạt động các ion Li+ di chuyển từ anot sang catot và quá trình diễn
ra ngược lại khi sạc, sau mỗi lần "xả - sạc" thì hoàn thành một chu trình.

Pin lithium có nhiều đặc tính nổi bật hơn các lại pin khác như: dung lượng cao,
đa dạng về hình dáng kích thước, có dòng xả cao ổn định để cung cấp năng
lượng cho thiết bị cầm tay, có thể sạc đi sạc lại nhiều lần, thân thiện với môi
trường …

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì pin lithum còn có những đặc điểm gây
nguy hiểm như cháy,nổ, rò rỉ hóa chất, sinh nhiệt trong quá trình xả…

Hiện nay các công trình nghiên cứu về pin Lithium vẫn tiếp tục được tiến hành
và trên cơ sở các kết quả thu được có thể chế tạo các điện cực chất lượng tốt
hơn, giá thành rẻ hơn và các phương pháp chế tạo tối ưu áp dụng được trong sản
xuất công nghiệp.

Pin Lithium là loại pin có thể sạc lại trong đó các ion Li+ di chuyển từ điện cực
âm đến cực dương trong quá trình xả, và trở lại khi sạc. Pin Lithium sử dụng
một hợp chất Lithium làm vật liệu điện cực, so với Lithium kim loại được sử
dụng trong pin Lithium không thể sạc.
3
Hình 1 – Sơ đồ điện trong quá trình nạp của pin Lithium 

Hình 2 - Sơ đồ điện trong quá trình phóng của pin Lithium

Pin Lithium sử dụng phổ biến trong thiết bị điện tử tiêu dùng. Cũng là loại phổ
biến nhất cho thiết bị điện tử di động, mật độ năng lượng cao trên 300W/Kg,
hiệu năng nạp/phóng 80-90 %, không có hiệu ứng nhớ ( nghiên cứu mới đã cho
thấy dấu hiệu của hiệu ứng bộ nhớ trong pin Lithium), tự phóng 8%/tháng, chu
trình phóng nạp (tới 80% C) khoảng 400 ÷ 2000 lần. Pin Lithium được sử dụng
phổ biến trong quân sự, xe điện, các ứng dụng hàng không vũ trụ và các ứng
dụng di động (như máy tính bảng, máy tính, điện thoại di động, …)

Tuy nhiên, loại pin thường xảy ra hỏng khi quá nhiệt, thậm chí gây cháy, nổ.
Các hãng sản xuất từ lớn đến nhỏ đều gặp nạn với dòng pin xạc này: 10 triệu
pin Sony có lỗi vào tháng 12/2006. Tháng 3/2007 Lenovo gặp trục trặc với
205.000 pin có nguy cơ cháy nổ. Mới đây nhất là sự cố pin trên máy bay
Dreamline Boeing 787của hàng không Nhật Bản.

4
Hình 3 – Pin Li-ion của hàng Lenovo
Cấu tạo:

- Ba thành phần chức năng chính của pin là điện cực âm, điện cực dương
và chất điện phân. Điện cực âm của một tế bào Lithium thông thường
được làm từ carbon. Điện cực dương là một oxit kim loại, và chất điện
phân là muối lithium trong dung môi hữu cơ. Vai trò điện hóa của các
điện cực thay đổi giữa cực dương và cực âm, tuỳ thuộc vào hướng của
dòng chảy.

- Vật liệu điện cực âm thương mại phổ biến nhất là than chì. Điện cực
dương thường là một trong ba vật liệu:. Một lớp oxit (như lithium cobalt
oxide), một polyanion (như lithium sắt photphat), hoặc một spinel (như
lithium oxit mangan)

- Chất điện phân thường là một hỗn hợp của cacbonat hữu cơ như ethylene
cacbonat hoặc cacbonat diethyl chứa phức hợp của các ion lithium.
Những chất điện phân không chứa nước như lithium
hexafluorophosphate (LiPF6), lithium hexafluoroarsenate monohydrat
(LiAsF6), lithium perchlorate (LiClO4), lithium tetrafluoroborate
(LiBF4), và lithium triflate (LiCF3SO3).

- Tùy thuộc vào sự lựa chọn vật liệu, điện áp, công suất, số chu kỳ
phóng/nạp và an toàn của pin Lithium có thể thay đổi đáng kể. Gần đây,
kiến trúc mới sử dụng công nghệ nano đã được sử dụng để cải thiện hiệu
suất.

- Lithium tinh khiết phản ứng mạnh với nước để tạo thành lithium
hydroxide và khí hydro. Vì vậy, một chất điện phân không có nước là
5
thường được sử dụng, và một vỏ kín chắc chắn, không chứa nước được
dùng để đóng gói pin.

- Pin Lithium đắt hơn so với pin NiCd nhưng hoạt động trên một phạm vi
nhiệt độ rộng hơn với mật độ năng lượng cao hơn, trong khi kích thước
nhỏ hơn và nhẹ hơn. Pin Lithium cũng mong manh và rất cần một mạch
bảo vệ khi sử dụng.

Pin Lithium được chế tạo thành các định dạng khác nhau, thường có thể
được chia thành bốn nhóm:

- Hình trụ nhỏ có vỏ chắc chắn, điện cực không có đầu nối;

- Hình trụ lớn có vỏ chắc chắn và điện cực có đầu nối cung cấp dòng lớn;

- Hình hộp: vỏ mềm hay vỏ phẳng;

- Lăng trụ: vỏ nhựa bán cứng , điện cực có đầu nối dòng lớn sử dụng trong
xe chạy điện.

Hình 4 – Cấu tạo của pin Lithium hình trụ


1.2 Công nghệ sản xuất, sử dụng pin Lithium cho thiết bị cầm tay
tại Việt Nam và thế giới

Hiện nay, thị trường pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay rất phong phú và
đa dạng nhờ các tính năng ưu việt về sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị dị động đều sản xuất pin
Lithium dùng cho các thiết bị di động, đặc biệt ứng dụng điện thoại di động.
Các hãng sản xuất nổi tiếng trong lĩnh vực này như: Nokia, Samsung, … đã đưa
ra các dòng điện thoại di động cùng đó là các chủng loại pin Lithium tương ứng
với các thông số kỹ thuật phù hợp. Bên cạch đó, các hãng sản xuất pin lớn như:

6
MOTA, Hong Kong Batteries, … cũng sản xuất chủng loại pin này sử dụng
trong các ứng dụng cầm tay như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính
cầm tay, …

1.2.1 Pin Li-ion BL-5C1000mAh 3,7V của hãng Nokia

Thông số kỹ thuật của pin Li-ion BL-5C 1000 mAh 3,7 V của Nokia:

- Pin Li-ion điện thoại di động Nokia; 

- Dung lượng : 1000mAh;

- Điện thế : 3,7V;

- Mã sản phẩm : BL-5C.

Pin Nokia BL-5C theo chuẩn pin Li-ion mỏng nhẹ, dung lượng 1000mAh, đóng
vai trò là nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ cho chiếc điện thoại di động hoạt
động hiệu quả trong một khoảng thời gian dài. Với đặc tính là dễ dàng tương
thích với nhiều dòng Nokia đang thịnh hành, pin Nokia BL-5C đảm bảo đạt
chất lượng và an toàn cho các thiết bị cầm tay.

Pin Li-ion vượt trội về mặt dung lượng, đảm bảo kích thước nhỏ và nhẹ, tuổi
thọ tiêu chuẩn là 2 - 3 năm với chất lượng không đổi.

Pin Nokia BL-5C tương thích với nhiều dòng điện thoại như:

- Nokia 100, Nokia 1100, Nokia 1101, Nokia 1110, Nokia 1110i, Nokia
1200, Nokia 1208, Nokia 1209, Nokia 1280, Nokia 1600, Nokia 1616,
Nokia 1650, Nokia 1680 Classic, Nokia 1800;
- Nokia 2300, Nokia 2310, Nokia 2323 Classic, Nokia 2330 Classic,
Nokia 2600, Nokia 2610, Nokia 2626, Nokia 2700 Classic, Nokia 2710
Navigation Edition, Nokia 2730 Classic;
- Nokia 3100, Nokia 3109 Classic, Nokia 3110 Classic, Nokia 3110
Evolve, Nokia 3120, Nokia 3610 Fold, Nokia 3650, Nokia 3660;
- Nokia 5030, Nokia 5130 XpressMusic;
- Nokia 6030, Nokia 6085, Nokia 6086, Nokia 6230, Nokia 6230i, Nokia
6267, Nokia 6270, Nokia 6555, Nokia 6600, Nokia 6630, Nokia 6670,
Nokia 6680, Nokia 6681, Nokia 6820, Nokia 6822;
7
- Nokia 7610;
- Nokia C1-01, Nokia C2-00, Nokia C2-01, Nokia E50, Nokia E60, Nokia
N70, Nokia N71, Nokia N72, Nokia N91, Nokia X2-01, Nokia X2-02.

1.2.2 Pin Li-ion dùng cho Samsung galaxy note 2


Thông số kỹ thuật của chủng loại pin Li-ion dùng cho điện thoại Samsung
galaxy note 2:

- Dung lượng: 6500 mAh;


- Điện áp chuẩn: 3,7 V;
- Dòng nạp giới hạn: 4,2 V;
- Số chu kỳ nạp/phóng: tối thiểu 500 lần.

1.2.3 Pin AP4-15 Li-ion polymer dùng cho iPhone 4/4S của hãng
MOTA
Thông số kỹ thuật của chủng loại pin AP4-15 Li-ion polymer dùng cho iPhone
4 và iPhone 4S của hãng MOTA được mô tả trong Bảng 2.

Bảng 1 – Thông số kỹ thuật của pin Li-polymer AP4-15 của hãng MOTA

ST Thông số Giá trị Ghi chú


T
1 Chủng loại AP4-15
2 Điện áp vào 5,0 V/ 1,0 A (tối đa) Nạp
3 Dung lượng định mức 1450 mAh
4 Ứng dụng đối với iPhone 4/4S
5 Loại tế bào Li-polymer 1800 mAh
6 Thời gian đợi Lên tới 300 giờ
7 Thời gian đàm thoại Lên tới 7 giờ
8 Thời gian truy nhập mạng Lên tới 6 giờ
Internet
9 Thời gian nghe nhạc Lên tới 40 giờ
8
ST Thông số Giá trị Ghi chú
T
10 Kích thước Độ dày: 15 mm
Chiệu rộng: 62 mm
Chiều cao: 127 mm
11 Trọng lượng 55 g
12 Giao tiếp Đồng bộ với iTune
1.2.4 Pin Li-ion LN052030A của hãng Hong Kong Batteries

Pin LN052030A của Công ty Hong Kong Batteries là loại pin Li-ion dùng trong
các ứng dụng di động. Bảng 3 thể hiện các thông số kỹ thuật cơ bản của chủng
loại pin này.

Bảng 2 – Thông số kỹ thuật của pin Li-ion LN052030A của hãng Hong
Kong Batteries

STT Thông số Giá trị


1 Loại pin LN052030A
2 Vật liệu vỏ Vỏ nhôm
3 Điện áp danh định 3,7 V
4 Dung lượng 240 mAh
5 Trở kháng trong < 90 mΩ
6 Điện áp cắt bỏ phóng 2,75 V (mỗi tế bào)
7 Dòng nạp tối đa 1,0 C ÷ 1,5 C
8 Dòng phóng tối đa 1,5 C
9 Điện áp nạp tối đa 4,2 V
10 Phương pháp nạp C.C/C.V
11 Kích thước Độ dày: 5,2 ± 0,1 mm
Chiều rộng: 20 ± 0,2 mm
Chiều cao: 29,9 ± 0,5 mmm
12 Trọng lượng Khoảng 6,6 g

9
STT Thông số Giá trị
13 Nhiệt độ hoạt động Nhiệt độ nạp: 0 ºC ÷ 45 ºC
Nhiệt độ phóng: -20 ºC ÷ 60 ºC
14 Nhiệt độ lưu trữ 1 tháng: -20 ÷ 60 ºC
3 tháng: -20 ÷ 45 ºC
1 năm : -20 ÷ 25 ºC
15 Độ ẩm tương đối 65 ± 20 %
16 Điện áp vận chuyển 3,70 V ÷ 3,75 V
17 Tiêu chuẩn tham chiếu GB/T18287-2000
1.2.5 Pin ICR18650H-2200 mAh của hãng Green Energy Co. Ltd

Pin ICR18650H-2200 mAh là loại pin Li-ion có khả năng sạc lại dùng trong các
ứng dụng di động. Các thông số kỹ thuật của chủng loại pin này được thể hiện
trong Bảng 4 và Bảng 5.

Bảng 3 - Thông số kỹ thuật cơ bản của pin Li-ion ICR18650H của hãng
Green Energy Co. Ltd

ST Thông số Giá trị


T
1 Ký hiệu ICR18650H
2 Dung lượng Dung lượng danh định: 2200 mAh
Dung lượng tối thiểu: 2100 mAh
3 Điện áp danh định 3,7 V
4 Trỏ kháng trong ≤ 60 mΩ
5 Điện áp cắt bỏ phóng 2,8 V
6 Điện áp nạp tối đa 4,2 V ± 0,02 V
7 Dòng nạp chuẩn 0,5 C
8 Dòng nạp nhanh 1,0 C
9 Dòng phóng chuẩn 0,5 C
10 Dòng phóng nhanh 1,0 C

10
ST Thông số Giá trị
T
11 Dòng phóng tối đa 2,0 C
12 Trọng lượng 44 ± 1 g
13 Kích thước tối đa Đường kính: 18,3 mm
Chiều cao: 65,2 mm
14 Nhiệt độ hoạt động Nạp: 0 ÷ 45 ºC
Phóng: -20 ÷ 60 ºC
15 Nhiệt độ lưu trữ 1 tháng: -5 ÷ 35 ºC
6 tháng: 0 ÷ 35 ºC
16 Tiêu chuẩn tham chiếu IEC 61960:2017
Bảng 4 - Thông số đặc tính an toàn của pin Li-ion ICR18650H của hãng
Green Energy Co. Ltd

STT Thông số Thủ tục đo Yêu cầu


1 Ngắn mạch Tế bào được ngắn mạch bằng cách nối cực Không
âm và cực dương của tế bào bằng một sợi gây
đồng có trở kháng nhỏ hơn 0,05 Ω. cháy,
không
gây nổ
2 Va đập Tế bào được đặt trên bề mặt cứng, chịu tác Không
dụng của một vật nặng 10 kg thả rơi tự do gây
từ độ cao 1 mét. cháy,
không
gây nổ
3 Quá tải (3 Tế bào được nối với một cặp nhiệt độ. Cực Không
C/10 V) dương và cực âm được nối với điện áp gây
nguồn một chiều thiết lập tại 3 CA và 10 V cháy,
cho đến khi điện áp của tế bào đạt 10 V và không
dòng điện giảm xuống khoảng 0 A. Theo gây nổ
dõi nhiệt độ của tế bào. Khi nhiệt độ của tế
bào giảm xuống 10 ºC so với giá trị đỉnh,
công việc kiểm tra kết thúc.
4 Quá nhiệt Sau khi nạp điện tại giá trị chuẩn cho tế Không
11
STT Thông số Thủ tục đo Yêu cầu
bào, tế bào được làm nóng đến 150 ± 2 ºC gây
với tốc độ thay đổi 5 ± 2 ºC/phút và giữ ở cháy,
nhiệt độ này trong khoảng thời gia 10 phút. không
gây nổ
Tiêu chuẩn IEC 62133:2017
tham chiếu

1.2.6 Pin Li-ion Battery pack 1100 mAh 3,7 V

Pin Li-ion Battery pack 1100 mAh 3,7 V là loại pin Li-ion dùng trong các ứng
dụng di động. Bảng 6 thể hiện các thông số kỹ thuật cơ bản của chủng loại pin
này.

Bảng 5 – Thông số kỹ thuật của pin Li-ion Battery pack 1100 mAh 3,7 V

ST Thông số Giá trị Ghi chú


T
1 Điện áp chuẩn 3,7 V
2 Dung lượng 1000 mAh, tối thiểu là 950
mAh
3 Điện áp nạp 4,2 V ± 0,05 V
4 Điện trở trong 250 mΩ (tối đa)
5 Chế độ nạp C.C/C.V Dòng không
đổi/ Điện áp
không đổi
6 Phương pháp nạp Nạp chuẩn: 0,2 C Dòng nạp: 200
mA
Nạp nhanh: 1 C Dòng nạp:
1000 mA
7 Thời gian nạp Nạp chuẩn 8 giờ
Nạp nhanh 2,5 giờ
8 Điện áp phóng cuối 3,0 V
9 Điện áp cắt bỏ phóng 2,5 V ± 0,1 V
trong
12
ST Thông số Giá trị Ghi chú
T
10 Dòng điện trong 2÷6A
11 Ngắn mạch Phục hồi sau khi loại bỏ tải
ngắn mạch
12 Dòng điện tiêu thụ khi 10 µA (tối đa)
hoạt động
13 Nhiệt độ lưu trữ -5ºC ÷ 35ºC
14 Chu kỳ sống 300 lần
1.2.7 Pin Li-ion polymer 585460 2000mAh của hãng Unionfortune

Các thông số kỹ thuật của pin Li-ion polymer 585460 2000mAh của hãng
Unionfortune được thể hiện trong Bảng 7 và Bảng 8.

Bảng 6 – Các thông số cơ bản của pin Li-ion polymer 585460 2000 mAh
của hãng Unionfortune

ST Thông số Giá trị Ghi chú


T
1 Chủng loại Li-ion polymer Battery
2 Model 585460
3 Dung lượng định mức 2000 mAh Phóng 0,2C5A
4 Điện áp danh định 3,7 V Điện áp trung
bình tại phóng
0,2C5A
5 Dòng nạp Chuẩn: 0,2 C5A Nhiệt độ làm
Tối đa: 1 C5A việc: 0 ÷ 40 °C

6 Điện áp cắt bỏ nạp 4,20 ± 0,03 V


7 Dòng phóng chuẩn 0,2 C5A Nhiệt độ làm
việc: -20 ÷ 60
°C
8 Dòng phóng tối đa 2,0 C5A Nhiệt độ làm
việc: 0 ÷ 60 °C

13
ST Thông số Giá trị Ghi chú
T
9 Điện áp cắt bỏ phóng 2,75 V
10 Điện áp tế bào 3,7 ± 3,9 V
11 Trở kháng ≤ 300 mΩ AC 1 kHz sau
khi nạp 50 %
12 Trọng lượng Xấp xỉ 37 g
13 Nhiệt độ lưu trữ ≤ 1 tháng: -20 ÷ 45 °C
≤ 3 tháng: 0 ÷ 30 °C
≤ 6 tháng: 20 ± 5 °C
14 Độ ẩm lưu trữ 65 ± 20 %
15 Kích thước tế bào Độ dày: 5,8 mm
Chiều rộng: 54 mm
Chiều cao: 60 mm
16 Chu kỳ số ≥ 300 lần
17 Tiêu chuẩn tham chiếu IEC 61960:2017

Bảng 7 – Các yêu cầu về an toàn đối với pin Li-ion polymer 585460 2000
mAh của hãng Unionfortune

ST
Thông số Phương pháp đo Yêu cầu
T
1 Nạp quá tải Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được nạp Không nổ
với dòng không đổi 3C5A tới điện áp hoặc cháy
5 V, sau đó với điện áp không đổi 5 V
dòng điện bị sụt giảm về 0. Quá trình
đo thử kết thúc khi nhiệt độ của pin
thấp hơn so với nhiệt độ tối đa 10 °C.
2 Phóng quá tải Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được Không nổ
phóng với dòng 0,2C5A liên tục trong hoặc cháy
12,5 giờ.
3 Ngắn mạch Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, cực âm và cực Không nổ
dung của pin được nối với nhau bằng hoặc cháy
một sợi dây đồng có điện trở nhỏ hơn
14
ST
Thông số Phương pháp đo Yêu cầu
T
50 mΩ trong 6 giờ.
4 Ép Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được đặt Không nổ
giữa hai tấm thép dưới tác dụng một hoặc cháy
lực ép 13 kN.
5 Quá nhiệt Đặt pin vào trong một buồng đo. Không nổ
Nhiệt độ của buồng được tăng 5 hoặc cháy
°C/phút tới nhiệt độ 130 ± 2°C, sau
đó giữ tại nhiệt độ này trong 60 phút.
6 Tiêu chuẩn IEC 62133:2017
tham chiếu

1.2.8 Pin Li-ion polymer #803048 1100 mAh của hãng Hicharge

Các thông số kỹ thuật của pin Li-ion polymer #803048 1100 mAh của hãng
Hicharge được thể hiện trong Bảng 9 và Bảng 10.

Bảng 8 - Các thông số cơ bản của pin Li-ion polymer #803048 1100 mAh
của hãng Hicharge

ST Thông số Giá trị Ghi chú


T
1 Chủng loại Li-ion polymer Battery
2 Model #803048
3 Dung lượng định mức 1100 mAh Phóng 0,2C5A
4 Điện áp danh định 3,7 V Điện áp trung bình
tại phóng 0,2C5A
5 Dòng nạp Chuẩn: 0,2 C5A Nhiệt độ làm việc:
0 ÷ 40 °C
Tối đa: 1 C5A
6 Điện áp cắt bỏ nạp 4,20 ± 0,03 V
7 Dòng phóng Liên tục: 0,2 C5A; Tối Nhiệt độ làm việc:
đa: 2,0 C5A 0 ÷ 60 °C
9 Điện áp cắt bỏ phóng 2,75 V
10 Điện áp tế bào 3,7 ± 3,9 V Khi ra khỏi nhà
15
ST Thông số Giá trị Ghi chú
T
máy
11 Trở kháng ≤ 130 mΩ AC 1 kHz sau khi
nạp 50 %
12 Trọng lượng Xấp xỉ 24 g
13 Nhiệt độ lưu trữ ≤ 1 tháng: -20 ÷ 45 °C Nhiệt độ tốt nhất
đối với việc lưu trữ
≤ 3 tháng: 0 ÷ 30 °C
trong thời gian dài
≤ 6 tháng: 20 ± 5 °C là 20 ± 5 °C
14 Độ ẩm lưu trữ 65 ± 20 %
15 Kích thước tế bào Độ dày: 8,1 mm
Chiều rộng: 31,0 mm
Chiều cao: 51,5 mm
16 Chu kỳ số ≥ 300 lần
17 Tiêu chuẩn tham chiếu IEC 61960:2017

Bảng 9 – Các yêu cầu về an toàn đối với pin Li-ion polymer 585460 2000
mAh của hãng Unionfortune

ST
Thông số Phương pháp đo Yêu cầu
T
1 Nạp quá tải Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được nạp Không nổ
với dòng không đổi 3C5A tới điện áp hoặc cháy
4,8 V, sau đó với điện áp không đổi 4,8
V dòng điện bị sụt giảm về 0. Quá trình
đo thử kết thúc khi nhiệt độ của pin
thấp hơn so với nhiệt độ tối đa 10 °C.
2 Phóng quá tải Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được phóng Không nổ
với dòng 0,2C5A liên tục trong 12,5 hoặc cháy
giờ.
3 Ngắn mạch Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, cực âm và cực Không nổ
dung của pin được nối với nhau bằng hoặc cháy
một sợi dây đồng có điện trở nhỏ hơn
50 mΩ trong 6 giờ.
16
ST
Thông số Phương pháp đo Yêu cầu
T
4 Ép Tại nhiệt độ 20 ± 5 °C, pin được đặt Không nổ
giữa hai tấm thép dưới tác dụng một hoặc cháy
lực ép 13 kN.
5 Quá nhiệt Đặt pin vào trong một buồng đo. Nhiệt Không nổ
độ của buồng được tăng 5 °C/phút tới hoặc cháy
nhiệt độ 130 ± 2°C, sau đó giữ tại nhiệt
độ này trong 60 phút.
6 Tiêu chuẩn IEC 62133:2017
tham chiếu.

1.2.9 Pin Li-ion polymer YT613938 960 mAh của hãng YUNTONG

Các thông số kỹ thuật của pin Li-ion polymer YT613938 960 mAh của hãng
YUNTONG được thể hiện trong Bảng 11.

Bảng 10 – Các thông số cơ bản của pin Li-ion polymer YT613938 của hãng
YUNTONG

ST Thông số Giá trị Ghi chú


T
1 Chủng loại Li-ion polymer Battery
2 Model YT613938
3 Dung lượng định mức 960 mAh
Tối thiểu 900 mAH
4 Điện áp danh định 3,7 V/tế bào
5 Điện áp nạp 4,2 V/tế bào
6 Dòng nạp Chuẩn: 0,5 C
Nhanh: 1 C
7 Điện áp cắt bỏ phóng 2,8 V/tế bào
8 Dòng phóng tối đa 1,5 C
9 Trọng lượng Xấp xỉ 19 ± 2,0 g/tế bào
10 Nhiệt độ hoạt động Nạp: 0 ÷ 45 °C

17
ST Thông số Giá trị Ghi chú
T
Phóng: -20 ÷ 60 °C
11 Nhiệt độ lưu trữ -20 ÷ 45 °C
12 Độ ẩm lưu trữ 65 ± 20 %
13 Kích thước tế bào Độ dày: 6,1 ± 0,3 mm
Chiều rộng: 39 ± 1 mm
Chiều cao: 79 ± 1 mm
14 Chu kỳ số ≥ 500 lần
15 Tiêu chuẩn tham chiếu IEC 61960:2017

Nhận xét:

- Qua việc nghiên cứu tình hình sản xuất và sử dụng pin Lithium dùng cho
các thiết bị cầm tay thấy rằng, hiện nay chủng loại pin này được dùng
khá phổ biến trên thị trường.
- Việc không quản lý đối với thiết bị này có thể gây tổn hại đến việc sử
dụng sản phẩm điện thoại di động, gây ra việc cháy nổ mất an toàn.
- Hiện tại, các hãng sản xuất pin Lithium cũng đã quản lý chất lượng cũng
như việc sử dụng pin một cách an toàn thông qua việc công bố các đặc
tính kỹ thuật (đặc tính điện, đặc tính an toàn, …) đối với chủng loại pin
nói trên.
- Vì vậy cần phải có biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ để đảm bảo cho
việc quản lý. Do đó, Việt Nam cần phải có quy chuẩn về đặc tính kỹ
thuật đối với pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay làm sở cứ cho
công tác quản lý nhà nước về thiết bị này.

2 Nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu pin Lithium tại Việt
Nam.

2.1 Tình hình xuất khẩu


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu 2016 chủ yếu gồm ba nhóm hàng chính là
điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh,
18
máy quay phim và linh kiện, đạt 25,73 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm
2015 và chiếm 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này.

Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt gần 16,95 tỷ USD, tăng 16% so
với cùng kỳ năm trước, chiếm 20,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 6 tháng/2015 và 6
tháng/2016 .

Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 6 tháng đầu năm
2016 của Việt Nam là EU (28 nước) với kim ngạch gần 5,28 tỷ USD, Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch hơn 2,22 tỷ USD, Mỹ đạt gần
2,07 tỷ USD, Hàn Quốc đạt hơn 1,33 tỷ USD…

Cùng với đó, số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy xuất khẩu máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện tính đến hết tháng 6/2016 đạt gần 7,88 tỷ USD,
tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước.

19
Cán cân thương mại dần nghiêng về xuất khẩu nhiều hơn, với giá trị xuất khẩu
và mức chênh lệch ngày càng lớn. Cụ thể, mức xuất khẩu 2 nhóm hàng công
nghệ vào 6 tháng đầu năm 2016 là 24,82 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với 5 năm
về trước.

 Kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu 2 nhóm hàng (điện thoại các loại và
linh kiện và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện) 6 tháng đầu năm giai
đoạn 2011 - 2016.

Các thị trường xuất khẩu lớn gồm có EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 1,71 tỷ
USD, Trung Quốc vẫn là bạn hàng lớn với giá trị đạt gần 1,42 tỷ USD, Mỹ đạt
hơn 1,34 tỷ USD…

Tổng xuất khẩu điện thoại và các loại linh kiện trong tháng 3/32018 đạt 5,27 tỷ
USD, tăng 55% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá xuất khẩu của nhóm hàng
này trong cả quý I/2018 đạt 12,6 tỷ USD, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm
ngoái.

Trong đó, xuất khẩu điện thoại sang thị trường liên minh châu Âu (EU 28
nước) đạt 3,51 tỷ USD, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến 4,8
lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 1,45 tỷ USD; sang thị trường Hoa Kỳ
đạt 1,41 tỷ USD, tăng 128%.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhóm hàng điện thoại và linh kiện điện tử trong
tháng cũng đạt 981 triệu USD, tăng 37,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch
20
nhập khẩu của nhóm hàng này trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 3,32 tỷ USD,
tăng 13.1% so với cùng kỳ 2017.

Đặc biệt, trong nhóm hàng này, nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 1,96 tỷ
USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ 2017; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,2 tỷ USD,
tăng 16,3%.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự tăng vọt cả hai chiều xuất và nhập điện
thoại cho thấy những tín hiệu đáng mừng về sức chi của người dân trong nước
cũng như tiềm lực của ngành sản xuất linh kiện, điện thoại. Trong thời gian tới,
xu hướng này có khả năng tiếp tục tăng.

2.2 Tình hình nhập khẩu

Trong năm 2016, có 23 nhóm hàng nhập khẩu có giá trị nhiều tỷ USD. Nhiều
mặt hàng có giá trị lên tới vài chục tỷ USD để nhập khẩu như: điện tử, máy tính
và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng...

10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất năm 2016.

Dù chiếm giá trị rất lớn, song một số mặt hàng nếu so với năm 2015 thì có xu
hướng giảm như: Điện thoại và linh kiện (giảm 0,3%); xăng dầu (giảm 11,7%);
ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác (2,3%), riêng ôtô nguyên chiếc
giảm 22,1%...

21
Ở chiều ngược lại, các nhóm hàng mang về cho Việt Nam giá trị lớn nhất là: dệt
may; điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép... và một
số mặt hàng nông sản.

3 Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và ở Việt
Nam đối với pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay
3.1.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước

Từ những năm 1990, việc nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng, độ tin cậy trong việc thiết kế, chế tạo, sản xuất cũng như quản lý an toàn
đối với các mục đích sử dụng pin rất được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (như
IEC, IEEE, ANSI, …) quan tâm. Hiện tại, các tiêu chuẩn về pin trên thế giới
được chia thành hai nhóm gồm nhóm các tiêu chuẩn quy định chung (General
Battery Standand) và nhóm tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cho từng chủng
loại pin cụ thể (Niken Hyđrat kim loại, Niken Cađmi, axít-chì, Lithium, …).

3.1.1.1 Các tiêu chuẩn quy định chung

Có thể liệt kê loạt các tiêu chuẩn liên quan đến các tiêu chuẩn quy định chung
đối với pin như trong Bảng 12.

Bảng 11 – Các tiêu chuẩn quy định chung đối với pin

Số hiệu tiêu Tiêu đề


chuẩn
IEC 60050 International electrotechnical vocabulary. Chapter 486:
Secondary cells and batteries.
IEC 60086-1, BS Primary Batteries - General
387 
IEC 60086-2, BS Batteries - General
ANSI C18.1M Portable Primary Cells and Batteries with Aqueous
Electrolyte - General and Specifications
ANSI C18.2M Portable Rechargeable Cells and Batteries - General and
Specifications
ANSI C18.3M Portable Lithium Primary Cells and Batteries - General
and Specifications
UL 2054 Safety of Commercial and Household Battery Packs -

22
Số hiệu tiêu Tiêu đề
chuẩn
Testing
IEEE 1625 Standard for Rechargeable Batteries for Mobile
Computers
USNEC Article Storage Batteries
480
ISO 9000 A series of quality management systems standards
created by the ISO. They are not specific to products or
services, but apply to the processes that create them.
ISO 9001: 2000 Model for quality assurance in design, development,
production, installation and servicing.
ISO 14000 A series of environmental management systems
standards created by the ISO.
ISO/IEC/EN General Requirements for the Competence of
17025 Calibration and Testing Laboratories

3.1.1.2 Các tiêu chuẩn yêu cầu cho từng chủng loại pin
Có thể liệt kê loạt các tiêu chuẩn liên quan đến các tiêu chuẩn quy định các yêu
cầu đối với từng loại pin cụ thể có thể liệt kê như sau:

a) Tiêu chuẩn đối với pin Niken-Hyđrat kim loại (NiMH)

Bảng 12 – Các tiêu chuẩn đối với pin Niken-Hyđat kim loại (NiMH)

Số hiệu tiêu Tiêu đề


chuẩn
BS EN Secondary cells and batteries containing alkaline or
61436:1998, IEC other non-acid electrolytes. Sealed nickel-metal hydride
61436:1998 rechargeable single cells
BS EN 61951- Secondary cells and batteries containing alkaline or
2:2011, IEC other non-acid electrolytes. Portable sealed rechargeable
61951-2:2011 single cells. Nickel-metal hydride
96/216533 DC IEC 1808. Sealed nickel-metal hydride button
rechargeable single cells (IEC Document 21A/207/CD)
97/204158 DC IEC 1441. Secondary cells and batteries containing
23
Số hiệu tiêu Tiêu đề
chuẩn
alkaline or other non-acid electrolytes. User-replaceable
batteries containing more than one sealed nickel-metal
hydride rechargeable cell for consumer electronic
applications (21A/212/CD)
00/246138 DC BS EN 61436 Ed 2. Sealed nickel-metal hydride
rechargeable single cells (IEC Document 21A/303/CD)
GB/T18288-2000 Chinese National Standard for Nickel Metal Hydride
batteries for mobile phones
b) Tiêu chuẩn đối với pin Niken-Cađmi (NiCd)

Bảng 13– Các tiêu chuẩn đối với pin Niken-Cađmi (NiCd)

Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề

BS EN 1175-1:1998 Safety of industrial trucks. Electrical requirements.


General requirements for battery powered trucks

BS EN 2985:1996 Nickel-cadmium batteries of format A type

BS EN 2986:1996 Nickel-cadmium batteries of format B type

BS EN 2987:1996 Nickel-cadmium batteries of format C type

BS EN 2988:1996 Nickel-cadmium batteries of format D type

BS EN 2991:1996 Nickel-cadmium batteries of format E type

BS EN 2993:1996 Nickel-cadmium batteries of format F type

BS EN 60285:1995, Alkaline secondary cells and batteries. Sealed nickel-


IEC 60285:1993 cadmium cylindrical rechargeable single cells

BS EN 60622:1996 Sealed nickel-cadmium prismatic rechargeable single


cells

BS EN 60622:2003 Secondary cells and batteries containing alkaline or


other non-acid electrolytes. Sealed nickel-cadmium
prismatic rechargeable single cells

24
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề

BS EN 60623:1996, Vented nickel-cadmium prismatic rechargeable single


IEC 60623:1990 cells

BS EN 60623:2001, Secondary cells and batteries containing alkaline or


IEC 60623:2001 other non-acid electrolytes. Vented nickel-cadmium
prismatic rechargeable single cells

BS EN 60993:2002 Electrolyte for vented nickel-cadmium cells

BS EN 61150:1994, Alkaline secondary cells and batteries. Sealed nickel-


IEC 61150:1992 cadmium rechargeable monobloc batteries in button
cell design

BS EN 61440:1998, Secondary cells and batteries containing alkaline or


IEC 61440:1997 other non-acid electrolytes. Sealed nickel-cadmium
small prismatic rechargeable single cells

BS EN 61951- Secondary cells and batteries containing alkaline or


1:2001, IEC 61951- other non-acid electrolytes. Portable sealed
1:2001 rechargeable single cells. Nickel-cadmium

BS EN 61951- Secondary cells and batteries containing alkaline or


1:2014 other non-acid electrolytes. Portable sealed
rechargeable single cells. Nickel-cadmium

BS EN 62259:2004 Secondary cells and batteries containing alkaline or


other non-acid electrolytes. Nickel-cadmium prismatic
secondary single cells with partial gas recombination

94/216281 DC Guide to the equipment manufacturers and users of


alkaline secondary cells and batteries on possible safety
and health hazards. Part 1:Nickel-cadmium.
(21A/163/CD)

96/203612 DC IEC 1914. Technical report type 2. Alternative


publication for vented nickel-cadmium prismatic
rechargeable single cells (IEC Document
21A/186/CDV)

98/203520 DC IEC 61959-1, ED.1. Mechanical tests for sealed

25
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề

portable alkaline secondary cells and batteries. Part 1.


Secondary cells IEC DOCUMENT 21A/239/CD

01/202968 DC BS EN 60285. Ed.4. Secondary cells and batteries


containing alkaline or other non-acid electrolytes.
Sealed nickel-cadmium cylindrical rechargeable single
cells

BS 5932:1980 Specification for sealed nickel-cadmium cylindrical


rechargeable single cells

BS 6115:1981 Specification for sealed nickel-cadmium prismatic


rechargeable single cells

BS 6260:1982 Specification for open nickel-cadmium prismatic


rechargeable single cells

BS 3G 205:1983 Specification for lead-acid and nickel-cadmium


rechargeable batteries

GB/T18289-2000 Chinese National Standard for Nickel Cadmium


batteries for mobile phones

c) Tiêu chuẩn đối với pin axít-chì

Bảng 14 – Các tiêu chuẩn đối với pin axít-chì

Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề


IEC/TR3 Guide for use of monitor systems for lead-acid traction
61431:1995 batteries
BS 3031:1996 Specification for sulfuric acid used in lead-acid
batteries
BS 4974:1975 Specification for water for lead-acid batteries
BS 6133:1995 Code of practice for safe operation of lead-acid
stationary batteries
BS 6287:1982 Code of practice for safe operation of traction batteries
BS 6290-2:1999 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for the high-performance Planté positive type
26
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề
BS 6290-3:1999 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for the flat positive plate type
BS 6290-4:1997 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for classifying valve regulated types
BS 7481:1992 Code of practice for testing venting systems and
shields for lead-acid starter batteries
BS 7483:1991 Specification for lead-acid batteries for the propulsion
of light electric vehicles
BS 6G 205-1:1995 Secondary batteries for aircraft. Specification for lead-
acid batteries
BS EN 50342:2001 Lead-acid starter batteries. General requirements,
methods of test and numbering
BS EN 60095- Lead-acid starter batteries. Dimensions of batteries and
2:1993 dimensions and marking of terminals
BS EN 60095- Lead-acid starter batteries. Dimensions of batteries for
4:1993 heavy commercial vehicles
BS EN 60254- Lead-acid traction batteries. General requirements and
1:1997, IEC 60254- methods of test
1:1997
BS EN 60254- Lead-acid traction batteries. Dimensions of cells and
2:1997 terminals and marking of polarity on cells
BS EN 60896- Stationary lead-acid batteries. General requirements
1:1992, IEC 60896- and methods of test. Vented types
1:1987
BS EN 60896- Stationary lead-acid batteries. General requirements
2:2002, IEC 60896- and methods of test. Valve regulated types
2:2002
BS EN 60896- Stationary lead-acid batteries. General requirements
11:2003 and methods of test. Vented types. General
requirements and methods of tests
BS EN 61044:1993, Opportunity-charging of lead-acid traction batteries
IEC 61044:1990

27
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề
BS EN 61056- Portable lead-acid cells and batteries (valve-regulated
1:1993, IEC 61056- types). General requirements, functional
1:1991 characteristics. Methods of test
BS EN 61056- Portable lead-acid cells and batteries (valve-regulated
1:2003 types). General requirements, functional
characteristics. Methods of test
BS EN 61056- Portable lead-acid cells and batteries (valve-regulated
2:1997, IEC 61056- types). Dimensions, terminals and markings
2:1994
BS EN 61056- Portable lead-acid cells and batteries (valve-regulated
2:2003 types). Dimensions, terminals and marking
BS EN 61429:1997, Marking of secondary cells and batteries with the
IEC 61429:1995 international recycling symbol ISO 7000-1135
88/74677 DC Aerospace series. Lead acid batteries for aircraft.
General standard (prEN 3199)
99/200338 DC Aircraft batteries. Part 1. General test requirements and
performance levels (IEC document 21/466/CD)
00/201034 DC BS EN 60896-1 Ed.2. Stationary lead-acid batteries.
General requirements and methods of test. Part 1.
Vented types (IEC Document 21/487/CD)
00/202302 DC BS EN 60952-2, Ed.2. Aircraft batteries. Part 2.
Design and construction requirements (IEC Document
21/509/CD)
00/202303 DC BS EN 60952-3, Ed. 2. Aircraft batteries. Part 3.
External electrical connectors (IEC Document
21/510/CD)
03/107988 DC IEC 60254-1. Lead-acid traction batteries. Part 1.
General requirements and methods of tests
BS 440:1964 Specification for stationary batteries (lead-acid Planté
positive type) for general electrical purposes
BS 2550:1971 Specification for lead-acid traction batteries for battery
electric vehicles and trucks
BS 2550:1983 Specification for lead-acid traction batteries
28
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề
BS 3031:1972 Specification for sulphuric acid for use in lead-acid
batteries
BS 3911:Part 1:1982 Lead-acid starter batteries for internal combustion
engines. Specification for batteries requiring regular
maintenance
BS 3911:Part 2:1987 Lead-acid starter batteries for internal combustion
engines. Specification for maintenance-free and low-
maintenance batteries
BS 4945:1973 Specification for miners' cap lamp assemblies
(incorporating lead-acid type batteries)
BS 6133:1982 Code of practice for safe operation of lead-acid
stationary cells and batteries
BS 6133:1985 Code of practice for safe operation of lead-acid
stationary cells and batteries
BS 6290:Part 1:1983 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for general requirements
BS 6290-2:1984 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for lead-acid high performance Planté positive type
BS 6290-3:1986 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for lead-acid pasted positive plate type
BS 6290:Part 4:1987 Lead-acid stationary cells and batteries. Specification
for lead-acid valve regulated sealed type
BS 6745:Part 1:1986 Portable lead-acid cells and batteries. Specification for
performance, design and construction of valve
regulated sealed type
BS AU 118:1965 Recommendations for the storage, shipment and
maintenance of lead acid batteries for motor vehicles
BS 3G 205:1983 Specification for lead-acid and nickel-cadmium
rechargeable batteries
BS 4G 205:Part Secondary batteries for aircraft. Specification for lead-
1:1987 acid batteries
BS 5G 205:Part Secondary batteries for aircraft. Specification for lead-

29
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề
1:1990 acid batteries
BS EN 60095- Lead-acid starter batteries. General requirements and
1:1993 methods of test
d) Tiêu chuẩn đối với pin Lithium

Bảng 15 – Các tiêu chuẩn đối với pin Lithium

Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề

BS 2G 239:1992 Specification for primary active lithium batteries for


use in aircraft
BS EN 60086-4:2007, Primary batteries. Safety standard for lithium
IEC 60086-4:2007 batteries
02/208497 DC IEC 61960. Ed.1. Secondary cells and batteries
containing alkaline or other non-acid electrolytes.
Secondary lithium cells and batteries for portable
applications
02/209100 DC IEC 62281. Ed.1. Safety of primary and secondary
lithium cells and batteries during transport
BS G 239:1987 Specification for primary active lithium batteries for
use in aircraft
BS EN 60086-4:2007, Primary batteries. Safety standard for lithium
IEC 60086-4:2007 batteries
UL 1642 Safety of Lithium-Ion Batteries - Testing
GB /T18287-2000 Chinese National Standard for Lithium Ion batteries
for mobile phones
ST/SG/AC.10/27/ United Nations recommendations on the transport of
Add.2 dangerous goods

IEEE 1625: 2008 IEEE Standard for Rechargeable Batteries for Multi-
Cell Mobile Computing Devices
IEEE 1725: 2011 IEEE Standard for Rechargeable Batteries for
Cellular Telephones
BS EN 61960-1:2001, Secondary cells and batteries containing alkaline or

30
Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề

IEC 61960-1:2000 other non-acidElectrolytes - Secondary lithium cells


and batteries for portable applications.
BS EN 61960-2:2002, Secondary cells and batteries containing alkaline or
IEC 61960-2:2001 other non-acidElectrolytes - Secondary lithium cells
and batteries for portable applications.
IEC 61960: 2011 Secondary cells and batteries containing alkaline or
other non-acidElectrolytes - Secondary lithium cells
and batteries for portable applications.
IEC62133:2002 Secondary batteries containing alkaline or other non-
acid electrolytes - Safety requirements for portable
sealed secondary cells, and for batteries made of
them, for use in portable applications
IEC 62133:2012 Secondary batteries containing alkaline or other non-
acid electrolytes - Safety requirements for portable
sealed secondary cells, and for batteries made of
them, for use in portable applications
3.1.2 Tình hình tiêu chuẩn trong nước

Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) là cơ quan duy nhất ban hành các tiêu
chuẩn kỹ thuật về được tính kỹ thuật cho các thiết bị dùng trong viễn thông.

Đối vớichủng loại pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay hiện BTTTT chưa
có tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các thiết bị loại này.

Đối với thiết bị cung cấp nguồn điện, BTTTT đã ban hành một số Tiêu chuẩn
Việt Nam sau:

- TCVN 8687:2011: Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nguồn -48 VDC dùng
cho thiết bị viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn này quy định các
yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị nguồn -48 VDC dùng cho thiết bị viễn
thông bao gồm: thiết bị nguồn điện không sử dụng kỹ thuật chuyển
mạch, công suất đến 2,5 kW; và thiết bị nguồn điện sử dụng kỹ thuật
chuyển mạch (thiết bị nguồn switching. Tiêu chuẩn này làm cơ sở kỹ
thuật cho việc thiết kế, quản lý, đánh giá chất lượng thiết bị nguồn -48
VDC dùng cho thiết bị viễn thông.
31
- TCVN 2747 : 1993: Tiêu chuẩn quốc gia về Pin R20. Tiêu chuẩn này
quy định các yêu cầu kỹ thuật cho pin khô hình trụ tròn, thuộc hệ điện
hóa kẽm – mangan dioxit và ammoni clorua là chất điện ly chính, có ký
hiệu là R20.

- TCVN 2746 : 1993: Tiêu chuẩn quốc gia về Pin R20 – Phương pháp thử.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử và phương pháp kiểm tra
chất lượng cho pin khô hình trụ tròn, thuộc hệ điện hóa kẽm – mangan
dioxit và ammoni clorua là chất điện ly chính, có ký hiệu là R20.

- QCVN 91:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử


dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.

- QCVN 101:2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin Lithium


cho thiết bị cầm tay.

Nhận xét:

- Các TCVN chỉ đề cập đến nguồn điện dùng cho thiết bị viễn thông và
Pin R20 không có khả năng sạc được và không đề cập cụ thể đến pin
Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay.

- QCVN 91:2015/BGTVT có quy định cho ắc quy lithium nhưng cho thiết
bị là xe mô tô, xe gắn máy điện và có bố cục tương đồng với QCVN
101:2016/BTTTT.

4 Nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp các chỉ tiêu đo của QCVN
101:2016/ BTTTT trên thực tế tại Việt Nam.
Căn cứ trên nội dung của QCVN 101:2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về pin Lithium cho thiết bị cầm tay.

Căn cứ trên bài đo của các trung tâm đo kiểm pin như QUACERT
INVENTECH và QUATEST 3. Nội dung bài đo như sau:

PHÒNG THỬ NGHIỆM PIN QUACERT-INCENTECH

Tên Phòng thử Phòng thử nghiệm Pin QUACERT-INCENTECH


nghiệm:
Địa chỉ: Tầng 3 nhà J, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

32
lượng, số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tên Cơ quan, tổ Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
chức chủ quản:
Ngày khai trương: 28 tháng 02 năm 2017
Đã được chỉ định: theo Quyết định số 1827/QĐ-BTTTT ngày
24/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 101:2016/BTTTT
(Tương đương với IEC 62133:2012 và IEC
61960:2011)
Đối tượng đo kiểm: Các sản phẩm Pin lithium (cả pin rời và pin tích
hợp bên trong) của các thiết bị cầm tay (điện thoại
di động, máy tính bảng và máy tính xách tay) được
sản xuất hay nhập khẩu bởi các tổ chức, cá nhân có
hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt
Nam.
* Phạm vi được chỉ định:

STT Tên phép thử Phương pháp thử


1 Yêu cầu về các điện cực
2 Cảm quan về Tế bào/Pin QCVN 101:2016/BTTTT
3 Yêu cầu về ký hiệu Tế bào/Pin IEC 61960:2011
4 Yêu cầu về ghi nhãn Tế bào/Pin
Chỉ tiêu đối với Tế bào Lithium thứ cấp
5 Chiều cao (mm)
6 Đường kính (mm)
7 Độ rộng (mm)
QCVN 101:2016/BTTTT
8 Độ dày (mm)
IEC 61960:2011
9 Điện áp danh định (V)
10 Điện áp cuối (V)
11 Điện áp cuối với độ bền (chu kỳ sống)
Chỉ tiêu đối với các đặc tính điện
12 Điện áp danh định QCVN 101:2016/BTTTT
13 Dung lượng định mức IEC 61960:2011
14 Trở kháng trong

33
STT Tên phép thử Phương pháp thử
15 Dung lượng phóng tại 20oC ± 5oC
16 Dung lượng phóng tại -20oC ± 2oC
17 Dung lượng phóng mức cao tại 20oC ± 5oC
18 Dung lượng nạp duy trì
19 Dung lượng nạp phục hồi
Dung lượng nạp sau khi lưu trữ trong thời
20
gian dài
21 Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,2 It (A)
22 Độ bền chu kỳ sống tại mức 0,5 It (A)
23 Phóng tĩnh điện
CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI ĐẶC TÍNH AN TOÀN
Sử dụng theo dự kiến
24 Nạp liên tục tại điện áp không đổi
QCVN 101:2016/BTTTT
Vỏ pin trong điều kiện sử dụng tại nhiệt độ IEC62133:2012
25
môi trường cao
Sử dụng không theo dự kiến
26 Ngắn mạch ngoài
27 Rơi tự do
28 Quá nhiệt
29 Ép QCVN 101:2016/BTTTT
30 Nạp quá tải IEC62133:2012
31 Phóng cưỡng bức
32 Vận chuyển
33 Ngắn mạch trong cưỡng bức

34
4.1 Kết quả đo chỉ tiêu điện(file kết quả đính kèm)

4.2 Kết quả đo chỉ tiêu an toàn(file kết quả đính kèm)

Nhận xét: Trong quá trình khảo sát, thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm Pin
QUACERT-INCENTECH và trao đổi với QUATEST 3. Chúng tôi nhận thấy
hai trung tâm đo đã hoàn toàn tuân thủ theo các chỉ tiêu đo được quy định trong
QCVN 101:2016/BTTTT.

Tất cả các phép đo trong QCVN 101:2016/BTTTT đều đo được trên thực tế.

Qua quá trình khảo sát tại các trung tâm đo đánh giá sự phù hợp của pin lithium
căn cứ theo QCVN 101:2016/BTTTT nhóm tác giả nhận thấy trong 18 chỉ tiêu
quy định trong quy chuẩn có 02 chỉ tiêu bộc lộ một số vấn đề cần khắc phục.

+ Chỉ tiêu 01: Ngắn mạch trong cưỡng bức tế bào điều 2.6.2.8 (chỉ tiêu an toàn)
quy định áp dụng cho tất cả các quốc gia là không đúng với tài liệu gốc do IEC
quy định mà chỉ áp dụng cho bốn nước Nhật, Hàn, Pháp và Thụy sĩ. Nó gây ra
phiền phức cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất không có hoạt động kinh doanh
với bốn nước nói trên.

+ Chỉ tiêu 02: Vận chuyển điều 2.6.2.7 (chỉ tiêu an toàn) còn trỏ đến tài liệu của
Liên Hiệp Quốc và IEC 62281 mà không đưa ra phương pháp đo cụ thể.

5 Sở cứ rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng quy chuẩn

5.1 Lý do, mục đích rà soát quy chuẩn

- Đánh giá sự phù hợp của tất cả các chỉ tiêu đo trong QCVN 101:2016/BTTTT
trên thực tế.

- Tài liệu gốc của quy chuẩn QCVN 101:2016/BTTTT có sự thay đổi cần cập
nhật nội dung trong quy chuẩn sang phiên bản mới:

IEC 61960-3:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other


non-acid electrolytes - Secondary lithium cells and batteries for portable
applications - Part 3: Prismatic and cylindrical lithium secondary cells and
batteries made from them (các tế bào và pin thứ cấp chứa các chất điện li kiềm

35
hoặc không axit- các tế bào và pin thứ cấp dùng cho thiết bị cầm tay- Phần 3:
các tế bào lithium thứ cấp hình trụ, lăng trụ và các loại pin được làm từ chúng)
IEC 62133-2:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other
non-acid electrolytes - Safety requirements for portable sealed secondary
lithium cells, and for batteries made from them, for use in portable applications
- Part 2: Lithium systems (các tế bào và pin thứ cấp chứa các chất điện li kiềm
hoặc không axit- các yêu cầu về an toàn gắn với tế bào và pin thứ cấp dùng cho
thiết bị cầm tay - Phần 2:dòng lithium)

5.2 Thu thập, phân tích tài liệu

a. IEEE 1725-2011 “IEEE Standard for Rechargeable Batteries for Cellular


Telephones”:

Chuẩn IEEE đối với pin sạc lại được dùng cho các thiết bị cầm tay.

Tiêu chuẩn này hướng dẫn nhà sản xuất/cung cấp trong việc quy hoạch và
thực hiện việc thiết kế và sản xuất pin Li-ion và Li-ion polymercho các thiết
bị cầm tay, bao gồm:

 Xem xét tích hợp hệ thống;

 Xem xét cell;

 Xem xét hộp pin;

 Xem xét thiết bị chủ;

 Xem xét bộ chuyển đổi AC/DC. dc/dc;

 Độ tin cậy của hệ thống tổng;

 Độ an toàn hệ thống;

 Xác nhận.

b. GB/T 18287-2013: “China National Standard for Lithium Ion batteries for
mobile phone”:

Tiêu chuẩn Trung Quốc đối với pin lithium ion dùng cho các thiết bị cầm
tay.

36
GB/T 18287-2013 là bộ tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn Trung Quốc
được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IEC 61960 và IEC 62133 của tổ chức
tiêu chuẩn hóa IEC. Tiêu chuẩn này là bộ chỉ tiêu quy định các yêu cầu kỹ
thuật, phương pháp đo, đánh giá chất lượng và nhãn, ký hiệu, vận chuyển và
lưu trữ đối với pin Lithium Ion dùng cho các thiết bị cầm tay, bao gồm các
mục:

 Yêu cầu kỹ thuật;

 Phương pháp đo;

 Đánh giá chất lượng sản phẩm;

 Ký hiệu, nhãn, vận chuyển và lưu trữ.

c. IEC 61960:2011 (6/2011) “Secondary cells and batteries containing alkaline


or other non-acid electrolytes - Secondary lithium cells and batteries for
portable applications”:

Tế bào và pin thứ cấp thuộc hệ điện hóa kẽm hoặc không–axít – Tế bào và
pin lithiumthứ cấp dùng cho ứng dụng cầm tay

IEC 61960:2011 (6/2011) là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn IEC 61960.
Tiêu chuẩn này là bộ chỉ tiêuquy định các đặc tính kiểm tra, ký hiệu, nhãn,
kích thước và các yêu cầu khác đối với tế bào và pin Lithium thứ cấp dùng
cho ứng dụng cầm tay, bao gồm:

 Dung sai phép đo

 Ký hiệu pin và tế bào

 Nhãn

 Tế bào chuẩn

 Đo thử điện

 Giao thức đo thử và điều kiện mẫu thử

d. IEC 62133:2012(12/2012) “Secondary cells and batteries containing alkaline


or other non-acid electrolytes - Safety requirements for portable sealed
37
secondary cells, and for batteries made from them, for use in portable
applications”,

Tế bào và pin thứ cấp thuộc hệ điện hóa kẽm hoặc không–axít – Yêu cầu về
an toàn cho tế bào thứ cấp được đóng kín và pin sản xuất từ chúng, dùng cho
ứng dụng cầm tay,

IEC 62133:2012 (12/2012) là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn IEC 62133.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và đo thử cho việc hoạt động
an toàn đối với pin và tế bào thứ cấp được đóng kín thuộc hệ điện hóa hoặc
không-axít trong việc sử dụng theo dự kiến do nhà sản xuất quy định và việc
sử dụng không đúng theo dự kiến, bao gồm:

+ Tổng quan về an toàn;

+ Điều kiện đo thử;

+ Yêu cầu kỹ thuật và đo thử;

+ Thông tin về an toàn;

+ Nhãn;

+ Bao bì.

Nhận xét:

- Tiêu chuẩn IEC 61960:2017 quy định các đặc tính kỹ thuật về thông số
dung sai đo, ký hiệu, nhãn, các phương pháp đo các thông số đối với tế
bào lithium thứ cấp và pin lithium thứ cấp dùng cho ứng dụng cầm tay,
vì vậy, khi xây dựng TCKT hoặc QCKT Quốc gia cần phải sử dụng tài
liệu này.Tuy nhiên, việc xây dựng này cũng phải dựa trên tiêu chuẩn IEC
62133:2017 để đảm bảo về đặc tính an toàn khi chịu tác động bên ngoài
và đặc tính an toàn khi bị sử dụng sai dự kiến của nhà sản xuất.

5.3 Lựa chọn sở cứ chính

Qua việc thu thập, phân tích tài liệu, nhóm thực hiện đề tài quyết định chọn tài
liệu quốc tế IEC:

38
IEC 61960-3:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other
non-acid electrolytes - Secondary lithium cells and batteries for portable
applications - Part 3: Prismatic and cylindrical lithium secondary cells and
batteries made from them (các tế bào và pin thứ cấp chứa các chất điện li kiềm
hoặc không axit- các tế bào và pin thứ cấp dùng cho thiết bị cầm tay- Phần 3:
các tế bào lithium thứ cấp hình trụ, lăng trụ và các loại pin được làm từ chúng)
IEC 62133-2:2017 Secondary cells and batteries containing alkaline or other
non-acid electrolytes - Safety requirements for portable sealed secondary
lithium cells, and for batteries made from them, for use in portable applications
- Part 2: Lithium systems (các tế bào và pin thứ cấp chứa các chất điện li kiềm
hoặc không axit- các yêu cầu về an toàn gắn với tế bào và pin thứ cấp dùng cho
thiết bị cầm tay - Phần 2:dòng lithium)
làm sở cứ chính để xây dựng quy chuẩn với lý do:

- IEC là tổ chức tiêu chuẩn hóa nổi tiếng trên thế giới, tuân theo các quy
định, các khuyến nghị của ITU, tuân theo các Chỉ dẫn EEC và tham
chiếu đến các tổ chức tiêu chuẩn khác.

- Nội dung của hai tài liệu này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nội
dung đã đăng ký trong bản đề cương.

- Nội dung của IEC 61960 (3/2017) “Secondary cells and batteries
containing alkaline or other non-acid electrolytes - Secondary lithium
cells and batteries for portable applications” cung cấp đầy đủ, chi tiết các
đặc tính kỹ thuật cũng như các phương pháp đo tương ứng với từng chỉ
tiêu cho pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay . Các chỉ tiêu được
chọn đều nhằm bảo đảm một mức chất lượng nghiệp vụ được chấp nhận
và đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về pin
Lithium dùng cho các thiết bị cầm tay nhằm phục vụ cho công tác quản
lý.

- Nội dung của IEC 62133 (2/2017) “Secondary cells and batteries
containing alkaline or other non-acid electrolytes - Safety requirements
for portable sealed secondary lithium cells, and for batteries made from
them, for use in portable applications - Part 2: Lithium systems” cung
cấp đầy đủ các đặc tính an toàn cũng như phương pháp đo đối với pin

39
Lithium khi chịu tác động bên ngoài cũng như khi bị sử dụng sai dự
kiến.Các chỉ tiêu được chọn đều nhằm bảo đảm một mức chất lượng
nghiệp vụ được chấp nhận và đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin Lithium dùng cho các thiết bị cầm
tay nhằm phục vụ cho công tác quản lý.

5.4 Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn

Yêu cầu chung của một bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia là cần đảm bảo các
yêu cầu thiết yếu và phải có tính khả thi, vì vậy, trong khi nghiên cứu xây dựng
bộ “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PIN CHO THIẾT BỊ CẦM
TAY– YÊU CẦU KỸ THUẬT” dựa theo tài liệu Quốc tế IEC 61960:2017
(3/2017) “Secondary cells and batteries containing alkaline or other non-acid
electrolytes - Secondary lithium cells and batteries for portable applications” và
tài liệu Quốc tế IEC 62133:2017 (2/2017) “Secondary cells and batteries
containing alkaline or other non-acid electrolytes - Safety requirements for
portable sealed secondary lithium cells, and for batteries made from them, for
use in portable applications - Part 2: Lithium systems”cần:

- Lược bớt các phần chưa áp dụng tại Việt Nam hoặc có áp dụng
nhưng đã ở các Quy chuẩn kỹ thuật khác.

- Xem xét tính khả thi trước mắt và về lâu dài.

- Tuân thủ luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia.

Với yêu cầu nêu trên, nhóm thực hiện đề tài thấy:

- Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế IEC 61960:2017 (3/2017) “Secondary cells and
batteries containing alkaline or other non-acid electrolytes -
Secondary lithium cells and batteries for portable applications” và
IEC 62133:2017 (2/2017) “Secondary cells and batteries containing
alkaline or other non-acid electrolytes - Safety requirements for
portable sealed secondary cells, and for batteries made from them, for
use in portable applications”theo hình thức biên dịch có hiệu chỉnh,
bố cục lại các đề mục và lựa chọn nội dung phù hợp với quy định xây
40
dựng quy chuẩn quốc gia của Việt Nam.Nội dung của tiêu chuẩn
quốc tế được chuyển thành nội dung của quy chuẩn theo hình thức
biên soạn lại, phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày
04/01/2011 của BTTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo kiểm
và chứng nhận hợp chuẩn và quản lý thiết bị.

6 Bảng đối chiếu nội dung sửa đổi, bổ sung giữa QCVN
101:2016/BTTTT và QCVN mới

QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú


1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh Giữ nguyên
1.2. Đối tượng áp dụng Giữ nguyên
1.3. Tài liệu viện dẫn Giữ nguyên
1.4. Giải thích thuật ngữ Thêm thuật ngữ: an
Bổ sung
toàn, rủi ro, tổn hại...
1.5. Ký hiệu Giữ nguyên
1.6. Chữ viết tắt Giữ nguyên
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về các điện cực Giữ nguyên
2.2. Yêu cầu về cảm quan Giữ nguyên
2.3. Yêu cầu về ký hiệu và nhãn Cập nhật Bổ sung ký hiệu mới
2.3.1. Ký hiệu
2.3.2. Nhãn
2.4. Yêu cầu đối với tế bào Sửa đổi, bổ IEC 61960-2017 mục
sung 6
2.5. Yêu cầu về các đặc tính điện Giữ nguyên
2.5.1. Điện áp danh định Giữ nguyên
2.5.2. Dung lượng định mức Giữ nguyên
2.5.3. Dung lượng phóng Giữ nguyên
2.5.4. Dung lượng nạp Giữ nguyên

41
QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú
2.5.5. Trở kháng trong Giữ nguyên
2.5.6. Độ bền các chu kỳ sống Giữ nguyên
2.5.7. Phóng tĩnh điện (ESD) Pin và mạch bảo vệ
hoạt động bình thường
Đính chính
dưới tác động của
phóng tĩnh điện.

2.6. Yêu cầu về đặc tính an toàn


2.6.1. Sử dụng theo dự kiến Giữ nguyên
2.6.1.1. Nạp liên tục tại điện áp
Giữ nguyên
không đổi (các tế bào)
2.6.1.2. Vỏ pin trong điều kiện sử
Giữ nguyên
dụng tại nhiệt độ môi trường cao
2.6.2. Sử dụng không đúng theo dự
Giữ nguyên
kiến
2.6.2.1. Ngắn mạch ngoài Giữ nguyên
2.6.2.2. Rơi tự do Giữ nguyên
2.6.2.3. Quá nhiệt (tế bào) Giữ nguyên
2.6.2.4. Ép (tế bào) Giữ nguyên
2.6.2.5. Nạp quá tải (pin) Giữ nguyên
2.6.2.6. Phóng cưỡng bức Có thể tích hợp thiết
Cập nhật bị bảo vệ trong pin
hoặc chuỗi tế bào.
2.6.2.7. Vận chuyển IEC 62133-2017
Sữa đổi Chuyển thành mục
2.10
2.6.2.8. Ngắn mạch trong cưỡng Đính chính, cập Đính chính phần ghi
bức (các tế bào) nhật chú
Đề nghị áp dụng hạn
chế
Bổ sung:Các nhà sản
xuất phải cung cấp tế
bào để đáp ứng yêu

42
QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú
cầu này. Nếu có thiết
kế tế bào mới hơn
trong quy chuẩn, việc
đánh giá do nhà sản
xuất hoặc bên thứ ba
cam kết.
2.7. Yêu cầu về thông số dung sai
Giữ nguyên
đo
2.8. Phương pháp đo đặc tính điện Giữ nguyên
2.8.1. Đo thử điện
2.8.1.1. Thủ tục nạp điện cho mục
đích đo thử
2.8.1.2. Hiệu suất phóng
2.8.1.2.1. Hiệu suất phóng tại 20ºC
2.8.1.2.2. Hiệu suất phóng tại -
20ºC
2.8.1.2.3. Hiệu suất phóng mức cao
tại 20ºC
2.8.1.3. Dung lượng nạp phục hồi
và duy trì
2.8.1.4. Dung lượng nạp phục hồi
Đính chính Sửa bước 6 và 7
sau khi lưu trữ trong thời gian dài
2.8.1.5. Độ bền các chu kỳ sống Chọn 1 trong 2
Đính chính
phương pháp
2.8.1.5.1. Độ bền các chu kỳ sống
tại mức 0,2 It (A)
2.8.1.5.1. Độ bền các chu kỳ sống
tại mức 0,5 It (A)
2.8.1.6. Điện trở trong của pin
2.8.1.6.1. Phương pháp đo điện trở
trong sử dụng dòng xoay chiều

43
QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú
2.8.1.6.2. Phương pháp đo điện trở
trong sử dụng dòng một chiều
2.8.1.7. Phóng tĩnh điện (ESD) Pin được đo với điện
áp phóng tiếp xúc là
Đính chính
4 kV và phóng trong
không khí là 8 kV.
2.8.2. Thủ tục đo thử và điều kiện
đối với mẫu thử
2.8.2.1. Thủ tục đo thử
2.8.2.2. Điều kiện mẫu thử
2.8.2.2.1. Kích thước
2.8.2.2.2. Đo thử điện Cập nhật Cập nhật mới
2.8.2.2.3. Mẫu thử có điều kiện Cập nhật Cập nhật bảng 5
2.9. Phương pháp đo đặc tính an
toàn
2.9.1. Điều kiện đo thử Sữa đổi, bổ
IEC 62133-2017
sung
2.9.2. Thủ tục nạp cho mục đích đo
thử
2.9.2.1 Thủ tục thứ nhất
2.9.2.2. Thủ tục thứ hai Cập nhật Cập nhật
2.9.3. Sử dụng theo dự kiến Giữ nguyên
2.9.3.1. Nạp liên tục tại điện áp Các tế bào được nạp
không đổi (các tế bào) đầy, tiếp tục nạp
Đính chính trong 07 ngày với giá
trị dòng và áp do nhà
sản xuất quy định.

2.9.3.2. Vỏ pin trong điều kiện sử


dụng tại nhiệt độ môi trương cao
2.9.4. Sử dụng không đúng theo dự
kiến

44
QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú
2.9.4.1. Ngắn mạch ngoài (tế bào) + Giữ nguyên kết nối
trong 24 giờ hoặc
đến khi nhiệt độ bề
mặt ngoài giảm 20 %
so với sự gia tăng
nhiệt độ tối đa, Tùy
Đính chính,Cập
vào điều kiện nào đến
nhật
trước.
+ Bổ sung Lưu trữ,
duy trì ổn định từ 1
giờ đến 4 giờ tại nhiệt
độ môi trường 55 ºC
± 5 ºC
2.9.4.2. Ngắn mạch ngoài (pin) Lưu trữ tại nhiệt độ
Đính chính môi trường 20 ºC ± 5
ºC
2.9.4.3. Rơi tự do Cập nhật Mặt sàn kim loại
2.9.4.4. Quá nhiệt (tế bào) Duy trì tại nhiệt độ
Đính chính,Cập phòng trong 01 giờ
nhật Bổ sung duy trì tại
nhiệt độ cao 30 phút
2.9.4.5. ép (tế bào) Thay đổi sai số ép
Loại bỏ đánh giá biến
dạng 10%
Bổ sung: Đến khi đạt
được lực ép tối đa
hoặc điện áp của tế
bào sụt giảm bằng
Cập nhật
1/3 điện áp danh
định. Ngừng quá
trình ép.

Ép vào mặt cong của


pin hình trụ và mặt
rộng của pin hình
lăng trụ.
45
QCVN 101-2016 QCVN mới Ghi chú
2.9.4.6. Nạp quá tải (pin) Sửa mẫu thử được
Đính chính, cập
nạp tại một dòng
nhật mới
không đổi 2 It (A)
2.9.4.7. Phóng cưỡng bức (tế bào) Cập nhật Cập nhật mới
2.9.4.8. Vận chuyển IEC 62133-2017
Sửa đổi Chuyển thành mục
2.10
2.9.4.9. Ngắn mạch trong cưỡng Áp dụng hạn chế chỉ
Đính chính
bức (các tế bào) tiêu này
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ Giữ nguyên
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
Giữ nguyên
CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giữ nguyên
Phụ lục A Cập nhật IEC 62133-2017
Thư mục tài liệu tham khảo IEC 61960-2017 và
Cập nhật
IEC 62133-2017

7 Khuyến nghị

Khuyến nghị 01: Theo thông tư 04:2018/TT-BTTTT việc hợp quy pin lithium
chỉ áp dụng 11 chỉ tiêu an toàn (điều 2.6), đề nghị cần tiếp tục lộ trình áp dụng
thêm 07 chỉ tiêu điện vì các chỉ tiêu này là tối thiểu và thiết yếu với đặc tính kỹ
thuật của pin. Nó đại diện cho nhiều mục đích đan xen khác nhau, chúng tôi chỉ
đưa ra ví dụ một khía cạnh cụ thể như:

1. Điện áp danh định điều 2.5.1: đảm bảo thống nhất điện áp và ghép nối
với thiết bị. Giá trị điện áp danh định do nhà sản xuất công bố và không
thực hiện đo chỉ tiêu này.

2. Dung lượng định mức điều 2.5.2: đây là đơn vị tính của pin, đảm bảo
việc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tránh trường hợp ghi khống giá
trị dung lượng pin, giá trị dung lượng định mức do nhà sản xuất công bố.

46
3. Dung lượng phóng điều 2.5.3: Kiểm tra lại chỉ tiêu 02- Dung lượng định
mức xem có đúng giá trị dung lượng định mức như nhà sản xuất công bố.

4. Dung lượng nạp điều 2.5.4: Kiểm tra khả năng tái tạo năng lượng của
pin.

5. Điện trở trong điều 2.5.5: cung cấp khả năng xác định pin hỏng nhanh
chóng, đặc biệt thường áp dụng cho pin hình trụ thường được sử dụng
làm nguồn cấp cho máy tính xách tay.

6. Độ bền chu kỳ sống điều 2.5.6: kiểm tra độ bền của pin đảm bảo quyền
lợi của người sử dụng, kết hợp với chỉ tiêu 2 đảm bảo tính cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường.

7. Phóng tĩnh điện điều 2.5.7: kiểm tra khả năng chịu phóng điện của pin tại
các mức điện áp khác nhau. Đây là hiện tượng phóng điện do chênh lệch
điện tích bề mặt hay xảy ra trên các thiết bị cầm tay khi ngày càng có
kích thước nhỏ gọn, mật độ linh kiện lớn.

Khuyến nghị 02: Điều 2.6.2.7 Vận chuyển: chỉ tiêu an toàn trong QCVN
101:2016 không đưa ra phương pháp đo cụ thể. Nội dung trỏ đến tài liệu của
Liên Hợp quốc và IEC 62281.Trong QCVN mới vẫn giữ nguyên chỉ tiêu này và
chuyển thành mục 2.10: Đóng gói và Vận chuyển.

Đề nghị với mục này chúng ta nên yêu cầu nhà sản xuất công bố phù hợp với
quy định quốc tế.

Khuyến nghị 03: Điều 2.6.2.8 Ngắn mạch trong cưỡng bức (tế bào) quy định
áp dụng hạn chế cho bốn nước Nhật, Pháp, Hàn và Thụy sĩ. Hiện tại nội dung
đang quy định áp dụng cho tất cả các nước có hoạt động sản xuất kinh doanh
với Việt Nam.

Khuyến nghị 04: Đề nghị tên quy chuẩn cần cụ thể hóa cụm từ “thiết bị cầm
tay” thành các thiết bị cụ thể (điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính
xách tay) để đảm bảo tính tường minh ngay từ cái nhìn đầu tiên.

VD: (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin Lithium dùng cho điện thoại di động,
máy tính bảng và máy tính xách tay).

47
Khuyến nghị 05: Đối với mục 2.10 – Đóng gói và vận chuyển hàng hóa trong
dự thảo quy chuẩn nên cho phép các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng kết
quả đo của các phòng thử nghiệm được công nhận theo ISO/IEC 17025 đối với
yêu cầu tại mục 2.10, để thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Việc đo kiểm đối với yêu cầu kỹ thuật khác của quy chuẩn (trừ mục 2.10) để
thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải thực hiện theo các
quy định hiện hành.

48

You might also like