You are on page 1of 395

Th.

S Phạm Hoàng Điệp


2020

TOP 1
CÁC CHỦ ĐỀ ÔN THI LỚP 10
CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN

• Tóm tắt lí thuyết


• Ví dụ minh họa
• Bài tập tự luận
• Bài tập tự luyện

Tài liệu lưu hành nội bộ


Mục lục

I CÁC BÀI TOÁN SỐ HỌC 1


Bài 1 TÍNH CHIA HẾT CỦA SỐ NGUYÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
A Chứng minh sự chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
B Chứng minh sự không chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
C Tìm điều kiện để chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Bài 2 SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
A Tổng quan về chuyên đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
B Euler và số nguyên tố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Bài 3 SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC CHỮ SỐ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
Bài 4 SỐ CHÍNH PHƯƠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bài 5 PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
A Phương pháp xét tính chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
B Xét số dư của từng vế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
C Chia liên tiếp các ẩn cho cùng một số ( Phương pháp lùi vô hạn) . . . . 23
D Phương pháp dùng bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
E Phương pháp dùng số chính phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Bài 6 BẤT ĐẲNG THỨC VỀ SỐ TỰ NHIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
Bài 7 BẤT ĐẲNG THỨC VỀ PHÂN SỐ VÀ CĂN BẬC HAI . . . . . . . . . . . . . 36
A Bất đẳng thức về phân số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
B Bất đẳng thức về căn bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Bài 8 NGUYÊN LÍ ĐI-RÍCH-LÊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Bài 9 CÁC BÀI TOÁN SUY LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
A Sự tương hỗ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
B Sự thay đổi trạng thái, thay đổi giá trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Bài 10 TUYỂN TẬP CÁC BÀI TOÁN SỐ HỌC TRONG CÁC KÌ THI . . . . . . . 51
A Phương pháp phát hiện tính chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
B Số nguyên tố và hợp số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
C Số tự nhiên và các số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
D Số chính phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
E Phương trình nghiệm nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
F Bất đẳng thức về số tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
G Bất đẳng thức phân số và căn bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
H Nguyên lí Đi-Rich-Le . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
I Các bài toán suy luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

II CÁC BÀI TOÁN ĐẠI SỐ 59


Bài 11 BIẾN ĐỔI ĐỒNG NHẤT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ . . . . . . . . . . . . . . . . 60
A Đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B Phân thức đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62


C Căn thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Bài 12 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
A Phương trình bậc nhất một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
B Phương trình bậc hai một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
C Quan hệ giữa Parabol và đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Bài 13 HỆ PHƯƠNG TRÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
A Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
B Hệ phương trình bậc cao hai ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
C Hệ phương trình ba ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Bài 14 PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA, BẬC BỐN, PHƯƠNG TRÌNH DẠNG PHÂN
THỨC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
A Phương trình bậc ba một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
B Phương trình bậc bốn một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
C Phương trình dạng phân thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
Bài 15 PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN THỨC BẬC HAI . . . . . . . . . . . . . . . . 94
A Bình phương hai vế của phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
B Đưa phương trình về dạng A 2 = B2 (tức là A 2 − B2 = 0) . . . . . . . . . . . 95
C Đưa phương trình về dạng A 2 + B2 = 0 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
D Đặt nhân tử chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
E Đặt ẩn phụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
F Dùng biểu thức liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
G Dùng bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
Bài 16 PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN THỨC BẬC BA, BẬC BỐN . . . . . . . . . 109
A Phương trình chứa căn bậc ba . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
B Phương trình chứa căn bậc bốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
Bài 17 BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG ĐA THỨC . . . . . . . . . . . . . . 113
A Bất đẳng thức dạng đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
B Cực trị dạng đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 117
Bài 18 BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG PHÂN THỨC . . . . . . . . . . . . 122
A Bất đẳng thức dạng phân thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123
B Cực trị dạng phân thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127
Bài 19 BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG CĂN THỨC . . . . . . . . . . . . . 141
A Bất đẳng thức dạng căn thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 142
B Cực trị dạng căn thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
Bài 20 TUYỂN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐẠI SỐ TRONG CÁC ĐỀ THI . . . . . . . . . 153
A Biến đổi đồng nhất biểu thức đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153
B Phương trình bậc nhất. Phương trình bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . 154
C Hệ phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157
D Phương trình bậc ba, bậc bốn, phương trình dạng phân thức . . . . . . 158
E Phương trình chứa căn bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159
F Phương trình chứa căn thức bậc ba, bậc bốn . . . . . . . . . . . . . . . . . 159
G Bất đẳng thức và cực trị dạng đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 160
H Bất đẳng thức và cực trị dạng phân thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 160
I Bất đẳng thức và cực trị dạng căn thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

III CÁC BÀI TOÁN NGHIỆM NGUYÊN 165

Chương 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VỚI NGHIỆM


NGUYÊN 166
Bài 1 PHƯƠNG PHÁP XÉT TÍNH CHIA HẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 166
A Phương pháp phát hiện tính chia hết của một ẩn . . . . . . . . . . . . . . 166
B Phương pháp đưa về phương trình ước số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 167
C Phương pháp biểu thị một ẩn theo ẩn còn lại rồi dùng tính chia hết . . 168
D Phương pháp xét số dư của từng vế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168
Bài 2 PHƯƠNG PHÁP DÙNG BẤT ĐẲNG THỨC . . . . . . . . . . . . . . . . . . 170
A Phương pháp sắp thứ tự các ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 170
B Phương pháp xét từng khoảng giá trị của ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . 171
C Phương pháp chỉ ra nghiệm nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172
D Phương pháp sử dụng điều kiện để phương trình bậc hai có nghiệm . . 172
Bài 3 PHƯƠNG PHÁP DÙNG TÍNH CHẤT CỦA SỐ CHÍNH PHƯƠNG . . . . 175
A Sử dụng tính chất về chia hết của số chính phương . . . . . . . . . . . . . 175
B Tạo ra bình phương đúng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 175
C Tạo ra tổng các số chính phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 176
D Xét các số chính phương liên tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 176
E Sử dụng điều kiện biệt số ∆ là số chính phương . . . . . . . . . . . . . . . 177
F Sử dụng tính chất: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178
G Sử dụng tính chất: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178
Bài 4 PHƯƠNG PHÁP LÙI VÔ HẠN, NGUYÊN TẮC CỰC HẠN . . . . . . . . . 181

Chương 2 MỘT SỐ DẠNG PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN 183


Bài 1 PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 183
Bài 2 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VỚI HAI ẨN . . . . . . . . . . . . . . . . . . 184
A Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 184
B Cách giải phương trình bậc nhất hai ẩn ax + b y = c với nghiệm nguyên
(a, b, c ∈ Z) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 186
Bài 3 PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI VỚI HAI ẨN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 187
Bài 4 PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA HAI ẨN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 194
Bài 5 PHƯƠNG TRÌNH BẬC BỐN VỚI HAI ẨN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 197
Bài 6 PHƯƠNG TRÌNH ĐA THỨC VỚI BA ẨN TRỞ LÊN . . . . . . . . . . . . . 200
Bài 7 PHƯƠNG TRÌNH PHÂN THỨC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 204
Bài 8 PHƯƠNG TRÌNH MŨ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 206
Bài 9 PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 210
Bài 10 HỆ PHƯƠNG TRÌNH VỚI NGHIỆM NGUYÊN . . . . . . . . . . . . . . . . 215
Bài 11 TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHƯƠNG TRÌNH CÓ NGHIỆM NGUYÊN . . . . . 216

Chương 3 BÀI TOÁN ĐƯA VỀ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN 219
Bài 1 BÀI TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC CHỮ SỐ . . . . . . . . . . . . . . . 219
Bài 2 BÀI TOÁN VỀ TÍNH CHIA HẾT VÀ SỐ NGUYÊN TỐ . . . . . . . . . . . 222
Bài 3 BÀI TOÁN THỰC TẾ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 227

Chương 4 PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN MANG TÊN CÁC NHÀ TOÁN
HỌC 231

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Bài 1 THUẬT TOÁN EUCLIDE VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌM NGHIỆM RIÊNG


ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN . . . . . . . . . . . . . . . 231
A Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 231
B Cách giải tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 232
C Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 233
D Cách tìm một nghiệm riêng của phương trình ax + b y = c . . . . . . . . . 233
Bài 2 PHƯƠNG TRÌNH PELL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 235
A Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 235
B Phương trình Pell . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 236
Bài 3 PHƯƠNG TRÌNH PYTHAGORE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 237
A Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 237
Bài 4 PHƯƠNG TRÌNH FERMAT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 240
A Định lí nhỏ Fermat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 240
B Định lí lớn Fermat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 240
C Lịch sử về chứng minh định lí lớn Fermat . . . . . . . . . . . . . . . . . . 241
D Chứng minh định lí lớn Fermat với n=4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 242
Bài 5 PHƯƠNG TRÌNH DIONPHANTE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 242

Chương 5 NHỮNG PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN CHƯA CÓ LỜI GIẢI244


Bài 1 CÒN NHIỀU PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN CHƯA GIẢI ĐƯỢC 244
A Phương trình bậc ba với hai ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 244
B Phương trình bậc bốn với hai ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 245
C Phương trình bậc cao với hai ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 245
D Phương trình với ba ẩn trở lên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 245
Bài 2 NHỮNG BƯỚC ĐỘT PHÁ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 246

Chương 6 PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN QUA CÁC KỲ THI 248


Bài 1 Trong các đề thi vào lớp 10 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 248
Bài 2 Trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. . . . . . . . . . . . . . . . 252

IV CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC 253


Bài 3 TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 254
A TAM GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 255
B TỨ GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 255
C ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 261
Bài 4 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 263
A DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH THANG, HÌNH
BÌNH HÀNH, HÌNH THOI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 264
B DIỆN TÍCH TAM GIÁC, TỨ GIÁC, ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . 266
Bài 5 ĐỊNH LÝ TA-LÉT VÀ TÍNH CHẤT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC274
A Định lý Ta-lét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 275
B Ba đường thẳng đồng quy cắt hai đường thẳng song song . . . . . . . . . 279
C Định lý Ta-lét đảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281
D Tính chất đường phân giác của tam giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 282
Bài 6 TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 285
A CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC . . . . . . . . . . . 286
Bài 7 TỈ SỐ ĐƯỜNG CAO, TỈ SỐ DIỆN TÍCH CỦA HAI TAM GIÁC ĐỒNG
DẠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 290
Bài 8 HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG . . . . . . . . . . . . . . . 294

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A HỆ THỨC VỀ CẠNH, HÌNH CHIẾU VÀ ĐƯỜNG CAO . . . . . . . . . . 294


B TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC
TRONG TAM GIÁC VUÔNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 297
Bài 9 ĐƯỜNG TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG TRÒN
VÀ ĐƯỜNG TRÒN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 298
A ĐƯỜNG TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 299
B ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG THẲNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 303
C ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 306
Bài 10 ĐƯỜNG TRÒN VÀ GÓC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 311
A GÓC TẠO BỞI HAI CÁT TUYẾN( HOẶC TIẾP TUYẾN) CỦA ĐƯỜNG
TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 312
B TAM GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 329
Bài 11 TỨ GIÁC NỘI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 332
A TỨ GIÁC NỘI TIẾP: TÍNH CHẤT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT . . . . . . . . 333
B SỬ DỤNG HỆ THỨC LƯỢNG TRONG ĐƯỜNG TRÒN . . . . . . . . . . 348
C MỘT SỐ BÀI TOÁN CÓ GIẢ THIẾT GẦN NHAU . . . . . . . . . . . . . 351
Bài 12 TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 369
A TỨ GIÁC NỘI TIẾP: TÍNH CHẤT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT . . . . . . . . 369
B Sử dụng hệ thức lượng trong đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 375
C Bài toán có tam giác và các đường cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 377
D Bài toán có hai tiếp tuyến và một cát tuyến kẻ từ một điểm . . . . . . . 379
E Bài toán có tứ giác nội tiếp và giao điểm các đường thẳng chứa các
cạnh đối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 380
Bài 13 TỨ GIÁC NGOẠI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH HÌNH
TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 380
A TỨ GIÁC NGOẠI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 381
B CHU VI VÀ DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 385

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang


PHẦN

I
CÁC BÀI TOÁN
SỐ HỌC

1
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 1. TÍNH CHIA HẾT CỦA SỐ NGUYÊN


Chia hết là một tính chất đặc trưng của tập hợp số nguyên.
Các bài toán về chia hết trong chuyên đề này bao gồm ba dạng chính:
Dạng 1 Chứng minh sự chia hết cho một số.

Dạng 2 Chứng minh sự không chia hết, bao gồm cả việc tìm số dư và tìm một hoặc nhiều
chữ số tận cùng của một số.

Dạng 3 Tìm điều kiện của một số để xảy ra quan hệ chia hết.
Với sự phong phú và đa dạng đó, các bài tập về sự chia hết thường hấp dẫn và có mặt trong
các đề thi học sinh giỏi Toán.
Thử trí thông minh

TÌM ĐIỂM CỦA TỪNG NGƯỜI


Năm bạn Ánh, Bích , Cao, Dũng, Hòa chơi một trò chơi được số điểm xếp từ nhỏ đến lớn là
23, 25, 36, 37, 50. Bạn hãy tính điểm của từng người biết rằng:

1) Tổng số điểm của Ánh, Bích, Cao gấp ba số điểm của Dũng;

2) Điểm của Bích là một số lẻ;

3) Ánh nhiều điểm hơn Cao.


ý Lời giải.
Do 1) nên tổng số điểm của bốn bạn Ánh, Bích, Cao, Dũng gấp bốn số điểm của Dũng nên
là số chia hết cho 4.
Tổng số điểm của năm bạn là:

23 + 25 + 36 + 37 + 50 = 171, là số chia cho 4 dư 3.

Suy ra số điểm của Hòa chia cho 4 dư 3, đó là 23.


Số điểm của Dũng là: (171 − 23) : 4 = 37.
Số điểm của Ánh, Bích, Cao thuộc tập hợp {25; 36; 50}.
Do 2) nên Bích được 25 điểm.
Do 3) nên Ánh được 50 điểm, Cao được 36 điểm.
Vậy Ánh được 50 điểm, Bích được 25 điểm, Cao được 36 điểm, Dũng được 37 điểm, Hòa được
23 điểm. 

A CHỨNG MINH SỰ CHIA HẾT


Cho hai số nguyên a và b, trong đó b 6= 0. Ta nói a chia hết cho b nếu tồn tại số nguyên k
sao cho a = bk.
Để chứng minh sự chia hết cần nhớ các dấu hiệu chia hết (cho 2, 4, 8, 5, 25, 125, 3, 9, 11), các
tính chất chia hết của tổng, hiệu, tích nhất là các tính chất sau:
• Nếu tích ab chia hết cho m, trong đó b và m là hai số nguyên tố cùng nhau thì a chia
hết cho m.

• Nếu một tích chia hết cho số nguyên tố p thì tồn tại một thừa số của tích chia hết cho
p.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 2


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Nếu a chia hết cho các số nguyên tố cùng nhau đôi một thì a chia hết cho tích của
chúng.

• Nếu a, b là các số nguyên thì

+ a n − b n chia hết cho a − b với n là số tự nhiên;


+ a n + b n chia hết cho a + b với n là số tự nhiên lẻ;
+ (a + b)n = ak + b n với n là số tự nhiên, k là số nguyên.

• Nếu tích ab chia hết cho m, trong đó b và m là hai số nguyên tố cùng nhau thì a chia
hết cho m.

• Nếu một tích chia hết cho số nguyên tố p thì tồn tại một thừa số của tích chia hết cho
p.

• Nếu a chia hết cho các số nguyên tố cùng nhau đôi một thì a chia hết cho tích của
chúng.

• Nếu a, b là các số nguyên thì

+ a n − b n chia hết cho a − b với n là số tự nhiên;


+ a n + b n chia hết cho a + b với n là số tự nhiên lẻ;
+ (a + b)n = ak + b n với n là số tự nhiên, k là số nguyên.

# VÍ DỤ 1. Cho A = n3 − 9 n2 + 2 n ( n là số nguyên). Chứng minh rằng A chia hết cho


6.

ý Lời giải.
A = n3 − 9 n2 + 2 n = n3 − 3 n2 + 2 n − 6 n2 .
Xét B = n3 − 3 n2 + 2n = n(n2 − 3 n + 2) = n(n − 1)(n − 2).
Trong ba số nguyên liên tiếp, có một số chia hết cho 2, có một số chia hết cho 3. Do B chia
. .
hết cho các số nguyên tố cùng nhau 2 và 3 nên B .. 6. Suy ra A .. 6. 

! Chú ý: Tích của ba số nguyên liên tiếp chia hết cho 6. Tổng quát, tích của n số nguyên
liên tiếp chia hết cho n!.

# VÍ DỤ 2. Cho A = 1.2.3. . . . .29, B = 30.31.32. . . . .58. Chứng minh rằng A + B chia hết
cho 59.

ý Lời giải.
B = (59 − 29)(59 − 28)(59 − 27) . . . (59 − 1) = 59 k − 1.2.3. . . . 29 = 59 k − A ( k là số nguyên).
Vậy A + B chia hết cho 59. 

# VÍ DỤ 3. Cho các số tự nhiên a và b thỏa mãn ab + 1 chia hết cho 24. Chứng minh
rằng a + b cũng chia hết cho 24.

ý Lời giải.
.
Ta có a + b .. 24 nên ab + 1 chia hết cho 3 và 8, suy ra ab chia cho 3 dư 2 và chia cho 8 dư 7.
Do ab chia cho 3 dư 2 nên trong a và b có cùng một số chia cho 3 dư 1, một số chia cho 3 dư
2, do đó a + b chia hết cho 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 3


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

.
Do ab + 1 .. 24 nên a và b là các số lẻ, do đó nếu a và b chia cho 8 dư r thì r ∈ {1; 3; 5; 7}. Do ab
chia cho 8 dư 7 nên chỉ có hai trường hợp: một số chia cho 8 dư 1 và một số chia cho 8 dư 7
. .
(khi đó a + b .. 8), một số chia cho 8 dư 3 và một số chia cho 8 dư 5 (khi đó a + b .. 8). Vậy a + b
chia hết cho 8.
Do a + b chia hết cho các số nguyên tố cùng nhau 3 và 8 nên a + b chia hết cho 24. 

B CHỨNG MINH SỰ KHÔNG CHIA HẾT

# VÍ DỤ 4. Chứng minh rằng n2 + n − 16 không chia hết cho 25 với mọi số nguyên n.

ý Lời giải.

Cách 1. A = n2 + n − 16 = (n + 3)(n − 2) − 10.


Ta thấy n + 3 và n − 2 có hiệu bằng 5 nên chúng cùng chia hết cho 5 hoặc không chia
hết cho 5.
.
Nếu n + 3 và n − 2 cùng chia hết cho 5 thì (n + 3)(n − 2) .. 25, do đó (n + 3)(n − 2) − 10
không chia hết cho 25, tức là A không chia hết cho 25.
Nếu n + 3 và n − 2 cùng không chia hết cho 5 thì (n + 3)(n − 2) không chia hết cho 25, do
đó A không chia hết cho 25.

Cách 2. Giả sử tồn tại số nguyên n mà


. .
A = n2 + n − 16 .. 25 thì n2 + n − 16 .. 5
. .
⇒ n2 − 4 n + 4 + 5( n − 4) .. 5 ⇒ ( n − 2)2 .. 5.
.
Do 5 là số nguyên tố nên n − 2 .. 5.
Đặt n = 5k + 2(k ∈ Z) thì A = (5k + 2)2 + (5k + 2) − 16 = 25k2 + 25k − 10 không chia hết cho
25, mâu thuẫn với điều giả sử trên.
Vậy A không chia hết cho 25 với mọi số nguyên n.

Cách 3. A = n2 + n − 16 ⇒ 4 A = 4 n2 + 4n − 64 = (2n + 1)2 − 65.


.
Nếu 2n + 1 .. 5 thì 4 A không chia hết cho 25 ⇒ A không chia hết cho 25.
Nếu 2n + 1 không chia hết cho 5 thì (2 n + 1)2 không chia hết cho 5 ⇒ 4 A không chia hết
cho 5 ⇒ A không chia hết cho 25.

Cách 4. Lần lượt xét n bằng 5k, 5k + 1, 5k + 2, 5k + 3, 5 k + 4 rồi tính A . Bạn đọc tự giải.

C TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHIA HẾT

# VÍ DỤ 5. Tìm số tự nhiên n để n2 + (n + 1)2 + (n + 2)2 + (n + 3)2 chia hết cho 10.

ý Lời giải.
A = n2 + ( n + 1)2 + ( n + 2)2 + ( n + 3)2 = 2(2 n2 + 6 n + 7).
. . . .
A .. 10 ⇒ 2 n2 + 6 n + 7 .. 5 ⇒ 2 n2 + 6 n + 2 .. 5 ⇒ 2( n2 + 3 n + 1) .. 5
.
⇒ n2 + 3 n + 1 .. 5 ⇒ n( n + 3) tận cùng 4 hoặc 6.
Đáp số: n tận cùng 1 hoặc 6. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 4


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 6. Tìm số nguyên n để 3 n + 1 chia hết cho n2 + n + 1.

ý Lời giải.
Ta có
.
3 n + 1 .. n2 + n + 1 (1)
. .
⇒ 3 n2 + n .. n2 + n + 1 ⇒ 3( n2 + n + 1) − (2 n + 3) .. n2 + n + 1
.
⇒ 2 n + 3 .. n2 + n + 1. (2)
. .
Từ (1) và (2) suy ra 3(2n + 3) − 2(3n + 1) .. n2 + n + 1 ⇒ 7 .. n2 + n + 1.
Do n2 + n + 1 > 0 nên n2 + n + 1 ∈ {1; 7}.
.
Với n2 + n + 1 = 1 thì n2 + n = 0 nên n ∈ {0; −1}. Các giá trị này đều thỏa mãn 3n + 1 .. n2 + n + 1.
Với n2 + n + 1 = 7 thì n2 + n − 6 = 0 ⇔ (n − 2)(n + 3) = 0 ⇔ n ∈ {2; −3}.
.
Chỉ có n = 2 thỏa mãn 3 n + 1 .. n2 + n + 1.
Đáp số: n ∈ {−1, 0, 2}. 

# VÍ DỤ 7. Tìm số nguyên dương n để (n + 3)(n + 4) chia hết cho 3n.

ý Lời giải.
. . .
( n + 3)( n + 4) .. 3 n ⇒ n2 + 7 n + 12 .. 3 n ⇒ n2 + n + 12 .. 3 n ⇒ n2 + n + 12 chia hết cho 3 và n.
. .
n2 + n + 12 .. n ⇒ 12 .. n ⇒ n ∈ {1; 2; 3; 4; 6; 12}. (3)
. .
n2 + n + 12 .. 3 ⇒ n( n + 1) .. 3 ⇒ n = 3 k hoặc n = 3 k + 2( k ∈ N) .

Loại các số có dạng 3 k + 1 ở (3) ta được


n 2 3 6 12
3n 6 9 18 36
n2 + n + 12 18 24 54 168

. .
Chỉ có các trường hợp n = 2 và n = 6 thì n2 + n + 12 .. 3n, do đó (n + 3)(n + 4) .. 3n.
Đáp số: n = 2 và n = 6. 

# VÍ DỤ 8. Tìm các số nguyên dương x và y lớn hơn 1 sao cho x + 3 chia hết cho y và
y + 3 chia hết cho x.

ý Lời giải.
Giả sử 2 ≤ x ≤ y.
.
a) Xét y = 2 thì x = 2, không thỏa mãn x + 3 .. y.

b) Xét y ≥ 3. Đặt x + 3 = k y(k ∈ N)(1) thì k y = x + 3 ≤ y + 3 ≤ y + y = 2 y nên k ≤ 2.


. . .
• Với k = 1, từ (1) có x + 3 = y. Thay vào y + 3 .. x được x + 6 .. x nên 6 .. x, lại có x > 1 nên
x ∈ {2; 3; 6}.

x 2 3 6
y 5 6 9

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 5


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

. . .
• Với k = 2 từ (1) có x + 3 = 2 y. Từ y + 3 .. x ⇒ x + 9 .. x ⇒ 9 .. x. Do x > 1 nên x ∈ {3; 9}.
Khi x = 3 thì y = 3, thử lại đúng.
Khi x = 9 thì y = 6, loại vì trái với x ≤ y.
Đáp số: Các cặp số ( x, y) phải tìm là (2; 5), (5; 2), (3; 6), (6; 3), (6; 9), (9; 6), (3; 3).

# VÍ DỤ 9. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất để A = n3 + 7n2 + 6n chia hết cho 125.

ý Lời giải.
A = n3 + 7 n2 + 6 n = n( n2 + 7 n + 6) = n( n + 1)( n + 6). Ta xét các trường hợp sau.
. .
• Với n = 5 k( k ∈ N) thì n, n + 1, n + 6 chia cho 5 dư 0, 1, 1. Để A .. 125 thì n .. 125. Chọn n nhỏ
nhất là 125. (1)

• Với n = 5 k + 1 thì n, n + 1, n + 6 chia cho 5 dư 1, 2, 2. Khi đó A không chia hết cho 5.

• Với n = 5 k + 2 thì n, n + 1, n + 6 chia cho 5 dư 2, 3, 3. Khi đó A không chia hết cho 5.

• Với n = 5 k + 3 thì n, n + 1, n + 6 chia cho 5 dư 3, 4, 4. Khi đó A không chia hết cho 5.


. . .
• Với n = 5 k + 4 thì n, n + 1, n + 6 chia cho 5 dư 4, 0, 0. Để A .. 125 thì n + 1 .. 25 hoặc n + 6 .. 25.

.
Trường hợp n + 1 .. 25, chọn n nhỏ nhất là 24. (2)
.
Trường hợp n + 6 .. 25, chọn n nhỏ nhất là 19. (3)

So sánh (1), (2), (3), ta chọn n = 19. Khi đó A = 19.20.25, chia hết cho 125. 

# VÍ DỤ 10. Tìm năm chữ số tận cùng của 555 .

ý Lời giải.
Tìm năm chữ số tận cùng của 555 là tìm số dư của phép chia 555 cho 105 .
Ta có 555 = 555 − 57 + 57 = 57 (548 − 1) + 57 .
Xét 548 − 1 = (524 + 1)(512 + 1)(56 + 1)(53 + 1)(53 − 1), chia hết cho 25 .
Suy ra 57 (548 − 1) chia hết cho 105 .
Còn 57 = 78125.
Vậy 555 có năm chữ số tận cùng là 78125. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Cho các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Dùng ba trong các chữ số trên, lập được bao nhiêu
số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3?
L BÀI 2. Chứng minh rằng n5 + 5 n4 − 5n2 − 6 n chia hết cho 120 với mọi số nguyên n.
L BÀI 3. Chứng minh rằng n2 + 3 n − 3 không chia hết cho 49 với mọi số nguyên n.
L BÀI 4. Tìm các số tự nhiên x và y lớn hơn 1 sao cho 4 x + 1 chia hết cho y và 4 y + 1 chia
hết cho x.
L BÀI 5. Tìm chữ số tận cùng của:

a) A = 15 + 25 + 35 + 45 + ... + 1005 .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 6


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) B = 15 + 29 + 313 + 417 + ... + 100401 .


L BÀI 6. Tìm hai chữ số tận cùng của:
a) A = 2 + 22 + 23 + 24 + ... + 299 .
b) n20 với n là một số tự nhiên tận cùng bằng 2.
L BÀI 7. Tìm hai mươi chữ số tận cùng của 90!.
L BÀI 8. Cho dãy số 10, 11, 12, 13, ..., 100.
Sau khi thay đổi mỗi số trên bởi tổng các chữ số của nó cho đến khi được một số có một chữ
số, ta được một dãy chỉ gồm các số có một chữ số. Chữ số nào xuất hiện nhiều nhất trong
dãy đó?

| Bài 2. SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ


A TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Số nguyên tố - Hợp số là một nội dung có liên quan chặt chẽ đến tính chia hết.
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, có đúng hai ước nguyên dương là 1 và chính nó.
Các bài toán về số nguyên tố, hợp số cũng rất đa dạng, thường đòi hỏi vận dụng tính
chia hết một cách thành thạo và hợp lý trong từng tình huống của bài toán.
Các bài toán về số nguyên tố, hợp số trong chuyên đề này bao gồm:

1 Bài toán về số nguyên tố

• Chứng minh một biểu thức có giá trị là một số nguyên tố.

• Tìm các số nguyên tố thỏa mãn các điều kiện cho trước.

• Tìm các số nguyên dương để giá trị của một biểu thức là số nguyên tố.

2 Bài toán về hợp số

• Chứng minh một biểu thức có giá trị là một hợp số.

• Viết một số cho trước thành tổng của nhiều hợp số nhất.

• Xác định số lượng hợp số trong một dãy số.


Số nguyên tố, hợp số là một đề tài lôi cuốn nhiều nhà toán học từ nhiều thế kỉ trước
Công nguyên.

B EULER VÀ SỐ NGUYÊN TỐ
Euler (Léonard Euler, 1707 − 1783) là nhà toán học lỗi lạc, người Thụy Sĩ, nhưng cuộc đời
ông (và cả con cháu ông) gắn bó với nước Nga.
Ông đã nghiên cứu từ những kiến thức rất sơ cấp (chẳng hạn đường tròn Euler) đến
những khái niệm cao siêu của những tiến bộ khoa học ở thời đại ông.
Ông nghiên cứu về cơ học, lí luận âm nhạc, lý thuyết về bản đồ địa lý, khoa học hàng
hải. Ông đã đặt cơ sở cho rất nhiều ngành Toán lý thuyết.
Chúng ta kể ra ở đây một số bài toán về số nguyên tố liên quan đến Euler:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 7


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1) Euler đưa ra ví dụ một biểu thức cho giá trị là số nguyên tố với 40 giá trị liên tiếp của n
từ 0 đến 39, đó là biểu thức n2 + n + 41.
n
2) Nhà toán học Pháp Fermat xét biểu thức 22 + 1 với n bằng 0, 1, 2, 3, 4 cho các số nguyên
tố 2 + 1 = 3, 22 + 1 = 5, 24 + 1 = 17, 28 + 1 = 257, 216 + 1 = 65537.
n
Ông đưa ra giả thuyết 22 + 1 cho số nguyên tố với mọi số tự nhiên n.
Ý kiến này đứng vững rất lâu. Một thế kỉ sau, Euler đã bác bỏ giả thuyết trên bằng cách
chỉ ra số 232 + 1 chia hết cho 641.

3) Năm 1742, nhà toán học Đức Goldbach (Christian Goldbach 1690 − 1764) viết thư cho
Euler nói rằng ông đã “mạo hiểm” đưa ra dự đoán: Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 đều biểu
diễn được dưới dạng tổng của 3 số nguyên tố (chẳng hạn 6 = 2+2+2, 7 = 2+2+3, 8 = 2+3+3).
Trong thư trả lời, Euler đưa ra bài toán: Mọi số chẵn lớn hơn 2 đều biểu diễn được dưới
dạng tổng của hai số nguyên tố (chẳng hạn 4 = 2 + 2, 6 = 3 + 3, 8 = 3 + 5).
Cho đến nay, người ta vẫn chưa chứng minh được hai bài toán trên.

n3 − 1
# VÍ DỤ 1. Tìm số tự nhiên n sao cho là số nguyên tố.
9

ý Lời giải.
. .
Ta có n3 − 1 .. 9 ⇒ n3 − 1 .. 3 ⇒ n chia cho 3 dư 1 (vì nếu n chia cho 3 dư 0 hoặc 2 thì n3 chia
cho 3 dư 0 hoặc 2).
Đặt n = 3k + 1 (k ∈ N). Ta có

n3 − 1 (3 k + 1)3 − 1 27 k3 + 27 k2 + 9 k
= = = 3 k3 + 3 k2 + k = k(3 k2 + 3 k + 1).
9 9 9

n3 − 1 n3 − 1 64 − 1
Để là số nguyên tố, phải có k = 1. Khi đó n = 4 và = = 7 là số nguyên tố.
9 9 9
Vậy n = 4 là số cần tìm. 

# VÍ DỤ 2. Tìm số nguyên tố p sao cho 43 p + 1 là lập phương của một số tự nhiên.

ý Lời giải.
Đặt 43 p + 1 = n3 (n ∈ N) thì 43 p = (n − 1) n2 + n + 1 .
¡ ¢

Số 43 p có bốn ước nguyên dương là 1, 43, p, 43 p nên có 3 trường hợp:


( (
n−1 = 1 n=2
TH1: 2
⇔ (loại).
n + n + 1 = 43 p 43 p = 22 + 2 + 1 = 7

 n = 44
(
n − 1 = 43
TH2: ⇔ (loại).
n2 + n + 1 = p  p = 442 + 44 + 1 = 1981 ... 7

n2 + n + 1 = 43
( (
n=6
TH3: ⇔
n−1 = p p = 5 (là số nguyên tố).

Vậy p = 5 là số cần tìm. 

# VÍ DỤ 3. Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố lớn hơn 5 thì p − 4 không thể là
lũy thừa bậc bốn của một số tự nhiên.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 8


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
Giả sử p − 4 = a4 (a ∈ N, a > 1) thì
¢2
p = a4 + 4 = a4 + 4 a2 + 4 − 4 a2 = a2 + 2 − 4 a2
¡

= a2 − 2 a + 2 · a2 + 2 a + 2
¡ ¢ ¡ ¢

= (a − 1)2 + 1 · (a + 1)2 + 1 .
£ ¤ £ ¤

Suy ra p là tích của hai số tự nhiên lớn hơn 1 nên không là số nguyên tố, điều này mâu
thuẫn với giả thiết p là số nguyên tố.
Vậy p − 4 không thể là lũy thừa bậc bốn của một số tự nhiên. 

# VÍ DỤ 4. Chứng minh rằng trong 30 số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 5 sẽ có ít nhất
22 hợp số.

ý Lời giải.
Trong 30 số tự nhiên liên tiếp đã cho có 15 số chẵn, chúng đều lớn hơn 5 nên là hợp số. Ta
tìm được 15 hợp số.
Chia 15 số lẻ còn lại thành 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 số lẻ liên tiếp. Trong 3 số lẻ liên tiếp,
tồn tại một số chia hết cho 3, số đó lớn hơn 5 nên là hợp số. Có 5 nhóm nên ta tìm thêm
được 5 số.
Trong 30 số tự nhiên liên tiếp, tồn tại một số chia cho 30 dư 5, một số chia cho 30 dư 25, giả
sử a = 30m + 5 và b = 30n + 25. Các số a và b là hợp số (vì chia hết cho 5 và lớn hơn 5), đồng
thời không trùng với các hợp số đã tìm được (vì a và b không chia hết cho 2, không chia hết
cho 3). Ta tìm thêm được 2 hợp số.
Vậy có ít nhất 15 + 5 + 2 = 22 (hợp số). 

# VÍ DỤ 5. Viết số 127 thành một tổng của n số hạng, các số hạng đều là hợp số.
Tìm giá trị lớn nhất của n.

ý Lời giải.
Để n lớn nhất thì giá trị của các hợp số được viết phải nhỏ nhất. Các hợp số chẵn nhỏ nhất
là 4 và 6. Hợp số lẻ nhỏ nhất là 9.
Ta thấy 127 chia cho 4 dư 3. Phải có ít nhất một hợp số lẻ (là 9), còn 127 − 9 = 118, chia cho 4
dư 2. Phải có ít nhất một hợp số 6, còn 118 − 6 = 112 chia hết cho 4, ta viết thành tổng của
28 số 4.
Vậy 127 = 9 + 6 + 4 {z· · · + 4}.
| +4+
28 số 4
Vậy giá trị lớn nhất của n là 30. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Chứng minh rằng:

a) Nếu p và p2 + 8 là các số nguyên tố thì p2 + 2 là số nguyên tố.

b) Nếu p và 8 p2 + 1 là các số nguyên tố thì 2 p + 1 là số nguyên tố.

c) Nếu p và p2 + 2 là các số nguyên tố thì p3 + 2 là số nguyên tố.

L BÀI 2. Tìm số nguyên tố p sao cho 7 p + 1 là bình phương của một số tự nhiên.
L BÀI 3. Tìm số nguyên tố p sao cho 7 p + 1 là lập phương của một số tự nhiên.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 9


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 4. Tìm các số nguyên dương x và y sao cho x4 + 4 y4 là số nguyên tố.


L BÀI 5. Tìm số nguyên tố p sao cho p2 + 23 có đúng 6 ước nguyên dương.
L BÀI 6.
a) Chứng minh rằng trong 10 số lẻ liên tiếp lớn hơn 5, tồn tại 4 hợp số.
b) Hãy chỉ ra 10 số lẻ liên tiếp lớn hơn 5, trong đó có đúng 4 hợp số.

| Bài 3. SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC CHỮ SỐ


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Số tự nhiên và các chữ số của nó là một dạng toán số học thường gặp, trong đó yêu cầu
của bài toán thường là tìm các chữ số chưa biết.
Ngoài trường hợp có thể tìm lần lượt từng chữ số, ta thường gộp các nhóm chữ số lại
thành một biến mới rồi tìm giá trị của biến đó.
Để tìm các giá trị ấy, ta thường chú ý đên:
• Sử dụng tính chia hết: Xét xem các biến (hoặc các biểu thức chứa biến) chia hết cho số
nào, hoặc là ước của số nào.
• Sử dụng bất đẳng thức: Xét xem các biến (hoặc các biểu thức chưa biến) bị chặn trong
khoảng nào.
• Sử dụng phương trình: Xét xem các biến liên hệ với nhau bởi phương trình nào.
Tất cả các công việc trên đòi hỏi người làm toán phải biết quan sát, phát hiện đặc điểm
của bài toán để đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Thử trí thông minh
BÀI TOÁN ĐIỀN CHỮ SỐ
Chị đố Hoàng tìm các chữ số trong phép cộng sau:
a b c d 0
+
a b c d
4 7 9 1 h

Hoàng nói:
- Sẽ phải xét xem mười trường hợp d từ 0 đến 9.
- Không cần! Bạn hãy chú ý đến quan hệ giữa các số hạng.
Hoàng đã tìm ra cách giải mà không cần tìm từng chữ số. Hoàng đã giải thế nào?
ý Lời giải.
Số hạng thứ nhất gấp 10 lần số hạng thứ hai nên tổng gấp 11 lần số hạng thứ hai.
. . .
4791 h .. 11 ⇒ 47910 + h .. 11 ⇒ 11 · 4355 + (5 + h) .. 11 ⇒ h = 6.
Số hạng thứ hai là: 47916 : 11 = 4356.
Ta có:
4 3 5 6 0
+
4 3 5 6
4 7 9 1 6

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 10


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 1. Tìm số tự nhiên abcd chia hết cho tích của ab và cd (các số a, b, c, d


không bắt buộc khác nhau).

ý Lời giải.
abcd : ab · cd.
. .
Đặt ab = x, cd = y, ta có abcd = 100 x + y .. x y ⇒ y .. x.
.
Đặt y = kx với k ∈ N và 1 ≤ k ≤ 9 thì 100 x + kx .. xkx.
.
⇒ 100 + k .. kx (1) ⇒ k ∈ {1; 2; 4; 5}.
.
Với k = 1 thì từ (1) có 101 .. x ⇒ x = 1, (loại).
. .
Với k = 2 thì từ (1) có 102 .. 2 x ⇒ 51 .. x. Ta có
x 17 51
y 34 102, loại
. .
Với k = 4 thì từ (1) có 104 .. 4 x ⇒ 26 .. x. Ta có
x 26 13
y 104, loại 52
. .
Với k = 5 thì từ (1) có 105 .. 5 x ⇒ 21 .. x ⇒ x = 21, y = 105, loại.
. .
Có hai đáp số: 1734 .. 17 · 34 và 1352 .. 13 · 52. 

# VÍ DỤ 2. Tìm các chữ số a, b, c (không bắt buộc khác nhau) sao cho aaaa − bb =
cc2 .

ý Lời giải.
aaaa − bb = cc2 ⇒ 1111a − 11 b = 112 · c2 ⇒ 101a − b = 11 c2 ⇒ 99a + (2a − b) = 11 c2 . (1)
.
Ta có 2a − b .. 11 nên 2a − b ∈ {0; 11}.
a) Xét 2a = b thì a ≤ 4. Thay vào (1) có 9a = c2 ⇒ a ∈ {1; 4}
Ta có
1111 − 22 = 332
4444 − 88 = 662

b) Xét 2a − b = 11. Thay vào (1) có 9a + 1 = c2 ⇒ 9a = ( c + 1)( c − 1).


Ta thấy c + 1 và c − 1 có hiệu bằng 2 mà tích của chúng chia hết cho 9 nên phải có một
số chia hết cho 9, đó là số c + 1. Ta được c + 1 = 9 nên c = 8. Từ đó a = 7.
Khi đó 7777 − 33 = 882 .
Đáp số: 1111 − 22 = 332 ; 4444 − 88 = 662 ; 7777 − 33 = 882 .


# VÍ DỤ 3. Tìm số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng bình phương của nó cũng tận
cùng bởi ba chữ số ấy theo thứ tự đó.

ý Lời giải.
2
Đặt abcde g = de g = n2 (1 ≤ n ≤ 999).
. .
Ta có 1000 · abc + n = n2 nên n2 − n .. 1000 ⇒ n(n − 1) .. 1000.
Hai số n và n − 1 nguyên tố cùng nhau nhỏ hơn 1000, có tích chia hết cho 1000 nên có hai
trường hợp.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 11


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


.
 n .. 125
a)
.
n − 1 .. 8

n là số lẻ có ba chữ số và chia hết cho 125 nên n ∈ {125; 375; 625; 875}. Chỉ có n = 625 cho
.
n − 1 = 624 .. 8.
Ta được 6252 = 390625.

 n − 1 ... 125

b)
.
n .. 8

n − 1 là số lẻ có ba chữ số và chia hết cho 125 nên n − 1 ∈ {125; 375; 625; 875}. Chỉ có
.
n − 1 = 375 cho n = 376 .. 8.
Ta được 3762 = 141376.

Đáp số: 625 và 376. 

# VÍ DỤ 4. Tìm số tự nhiên có sáu chữ số, biết rằng nó bằng bình phương hai số tạo
bởi ba chữ số đầu và tạo bởi ba chữ số cuối (không thay đổi thứ tự).

ý Lời giải.
³ ´2
Gọi số cần tìm là abcde g, ta có abcde g = abc + de g .
Đặt abc = x, de g = y. Do ( x + y)2 là một số có sáu chữ số nên x + y ≤ 99.
Ta có
1000 x + y = ( x + y)2 ⇔ 999 x + ( x + y) = ( x + y)2 .
Đặt x + y = n thì 999 x = n(n − 1). (1)
.
n( n − 1) .. 999. Do n ≤ 999 nên ta xét hai trường hợp

a) n = 99. Thay vào (1) được x = 998, do đó y = 1.


Ta được 998001 = (998 + 1)2 .

b) n < 999 = 33 · 37. Hai số n và n − 1 nguyên tố cùng nhau có tích chia hết cho 999 nên có
hai trường hợp 
..  n − 1 ... 37

 n . 37

.. .
n − 1 . 27 n .. 27
 

Ở trường hợp đầu, ta đặt n = 37k (dp n < 999 nên k < 27).
. . . . .
Ta có 37k .. 27 ⇒ 10k − 1 .. 27 ⇒ 80k − 8 .. 27 ⇒ 81k − (k + 8) .. 27 ⇒ k + 8 .. 27.
Do k < 27 nên k = 19. Khi đó n = 37 · 19 = 703. Thay vào (1) được x = 494, dó đó
y = 703 − 494 = 209. Ta được 494209 = (494 + 209)2 .
Ở trường hợp sau, ta đặt n = 37m + 1 (do n < 999 nên m < 27). Có hai đáp số: 998001 và
494209.


Lưu ý:
.
Cách đặt n = 37k rồi xét 37k − 1 .. 27 như ở lời giải trên có ưu điểm hơn so với cách đặt
.
n = 27 k + 1 rồi xét 27 k + 1 .. 37.
.
Cũng vậy, các đặt n = 37m + 1 rồi xét 37m + 1 .. 27 như ở lời giải trên có ưu điểm hơn so
.
với cách đặt n = 27m rồi xét 27m − 1 .. 37.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 12


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 5. Tìm số tự nhiên abc (các chữ số a, b, c không bắt buộc khác nhau) sao
2
cho abc = ab − c2 .

ý Lời giải.
Cách 1. Đặt ab = x (10 ≤ x ≤ 99). Ta có

10 x + c = x2 − c2 ⇔ c( c + 1) = x( x − 10).

Do c ≥ 9 nên c( c + 1) ≤ 90 ⇒ x( x − 10) ≤ 90 ⇒ x ≤ 15.


Xét ab từ 10 đến 15, ta thấy:
2
³ ´
ab ab ab − 10 c( c + 1) abc = ab − c2
10 10 · 0 0 = 0·1 100 = 102 − 02
11 11 · 1 11, loại
12 12 · 2 24, loại
13 13 · 3 394, loại
14 14 · 4 56 = 7 · 8 147 = 142 − 72
15 15 · 5 75, loại

Có hai đáp số: 100 và 147.


Cách 2. Đặt ab = x. Ta có

10 x + c = x2 − c2 ⇔ 40 x + 4 c = 4 x2 − 4 c2
⇔4 c2 + 4 c = 4 x2 − 40 x ⇔ (2 c + 1)2 = (2 x − 10)2
⇔(2 x − 10)2 − (2 c + 1)2 = 99
⇔(2 x + 2 c − 9)(2 x − 2 c − 11) = 99.

Do 2 x − 2 c − 11 < 2 x + 2 c − 9 nên có các trường hợp:


2x + 2c − 9 99 33 11
2 x − 2 c − 11 1 3 9
x+c 54 21 10
x−c 6 7 10
x 30 14 10
c 24, loại 7 0

Có hai đáp số 147 và 100. 

BÀI TẬP
2
L BÀI 1. Tìm số tự nhiên ab sao cho ab = abcd (các chữ số a, b, c, d không bắt buộc khác
nhau).
L BÀI 2. Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng bình phương của nó bằng lập phương
của tổng các chữ số của nó.
L BÀI 3. Tìm số tự nhiên có năm chữ số, biết rằng nó bằng lập phương của số tạo bởi hai
chữ số đầu (không thay đổi thứ tự).
L BÀI 4. Tìm số tự nhiên abcde g chia hết cho tích của abc và de g (các chữ số a, b, c, d , e,
g không bắt buộc khác nhau).
L BÀI 5. Cho năm chữ số tự nhiên a, b, c, d , e, mỗi số có bốn chữ số đề gồm cả bốn chữ số
1, 2, 3, 4. Chứng minh rằng khổng thể xảy ra a3 + b3 + c3 = d 3 + e3 .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 13


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 4. SỐ CHÍNH PHƯƠNG


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên.


Các bài toán về số chính phương trong chuyên đề này có các dạng chính sau:
Dạng 1. Chứng minh giá trị của một biểu thức là (hoặc không là) số chính phương.
Dạng 2. Chứng minh một số (hoặc một biểu thức) viết được hoặc không viết được dưới
dạng tổng các số chính phương.
Dạng 3. Tìm giá trị của biến để biểu thức là số chính phương.
Dạng 4. Tìm số chính phương thỏa mãn các điều kiện cho trước.
Các bài toán về số chính phương gắn liền với:
a) Tính chia hết, chẳng hạn:
- Số chính phương không tận cùng bằng 2, 3, 7, 8.
- Số chính phương chia cho 3 có số dư là 0 hoặc 1.
- Số chính phương chẵn thì chia hết cho 4. Số chính phương lẻ chia cho 4 thì dư 1 (chia
cho 8 cũng dư 1).
- Số chính phương chia hết cho số nguyên tố p thì chia hết cho p2 .
b) Bất đẳng thức, chẳng hạn :
Không có số chính phương nào nằm giữa các số tự nhiên n2 và n2 + 2n.
c) Giải phương trình
Thử trí thông minh
CÓ BAO NHIÊU HÌNH VUÔNG?

An đố Bảo tìm số hình vuông 4 × 4 (h.1).


Bảo nói:
- Dễ quá! có 4 × 4 = 16 hình vuông.
- Chưa đúng! Đó mới là các hình vuông cạnh 1. Còn có các hình
vuông cạnh 2, cạnh 3, cạnh 4 nữa!
- À! Đúng, để tớ nghĩ thêm.

Hình 1

Bảo đã tìm ra đáp số là tổng của bốn số chính phương đầu tiên, kể từ 1, đó là:

12 + 22 + 32 + 42 = 30.

Bạn có đồng ý với Bảo không?


ý Lời giải.
Trên dòng nằm ngang (h.2): A B C D E
Hình 2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 14


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Có 1 cách chọn đoạn thẳng có độ dài 4 (là AE ).

• Có 2 cách chọn đoạn thẳng có độ dài 3 (là AD, BE ).

• Có 3 cách chọn đoạn thẳng có độ dài 2 (là AC, BD, CE ).

• Có 4 cách chọn đoạn thẳng có độ dài 1 (là AB, BC, CD, DE ).

Trên cột thẳng đứng cũng vậy.


Do đó số hình vuông có tất cả là : 12 + 22 + 32 + 42 = 30.
Lưu ý. Cho hình vuông n × n. Số hình vuông có tất cả là 12 + 22 + 32 + · · · + n2 (hình). Có thể
n( n + 1)(2 n + 1)
chứng minh được 12 + 22 + 32 + · · · + n2 = . 
6

# VÍ DỤ 1. Xét các biểu thức

a 1 = 12 + 22 + 22 ; a 2 = 22 + 32 + 62
a 3 = 32 + 42 + 122 ; a 4 = 42 + 52 + 202

a) Hãy kiểm tra a 1 , a 2 , a 3 , a 4 là các số chính phương.

b) Chứng minh rằng a n là số chính phương.

ý Lời giải.
a) a 1 = 32 , a 2 = 72 , a 3 = 132 , a 4 = 212 .

b) Ta có
a n = n2 + ( n + 1)2 + [ n( n + 1)]2
= n2 + ( n + 1)2 + n2 ( n2 + 2 n + 1)
= n2 + ( n + 1)2 + n4 + 2 n3 + n2
= n4 + 2 n2 ( n + 1) + ( n + 1)2 = ( n2 + n + 1)2 .

Vậy a n là số chính phương.




# VÍ DỤ 2.

a) Chứng minh rằng một số tự nhiên lẻ bất kì luôn được viết dưới dạng hiệu của
hai số chính phương liên tiếp.

b) Áp dụng nhận xét trên, hãy viết các số 21 và 23 dưới dạng hiệu của hai số chính
phương.

ý Lời giải.
a) Gọi 2 n + 1( n ∈ N) là một số lẻ bất kì.
Ta có 2n + 1 = (n2 + 2 n + 1) − n2 = (n + 1)2 − n2 .
Vậy một số tự nhiên lẻ bất kì luôn được viết dưới dạng hiệu của hai số chính phương
liên tiếp.
b) 21 = 112 − 102 ; 23 = 122 − 112 .
Lưu ý. Số 21 còn được viết dưới dạng 52 − 22 .


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 15


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 3.

a) Cho số nguyên dương lẻ a. Tìm số nguyên dương b sao cho a2 + b2 = (b + 1)2 .

b) Áp dụng kết quả ở câu a, hãy chứng minh rằng tồn tại bốn số nguyên dương
a, b, c, d sao cho các tổng a2 + b2 , a2 + b2 + c2 , a2 + b2 + c2 + d 2 đều là các số chính
phương.

ý Lời giải.
a) a2 + b2 = (b + 1)2 (1)
a2 − 1
nên a2 = (b + 1)2 − b2 = 2b + 1. Suy ra b = .
2
32 − 1
b) Chọn a = 3 thì b = = 4. Từ (1) có 32 + 42 = 52 .
2
52 − 1
Chọn a = 5 thì b = = 13. Từ (1) có 52 + 122 = 132 .
2
132 − 1
Chọn a = 13 thì b = = 84. Từ (1) có 132 + 842 = 852 .
2
Các tổng 32 + 42 , 32 + 42 + 122 , 32 + 42 + 122 + 842 đều là các số chính phương.


# VÍ DỤ 4. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho các số n + 1, 2n + 1, 5 n + 1 đều


là các số chính phương.

ý Lời giải.
Nếu n = 3k + 1( k ∈ N) thì n + 1 = 3k + 2, không là số chính phương.
Nếu n = 3k + 2 thì 2n + 1 = 6k + 5, chia cho 3 dư 2 nên không là số chính phương.
.
Vậy n .. 3.
. .
Do 2n + 1 là số chính phương lẻ nên chia cho 8 dư 1. Suy ra 2n .. 8 ⇒ n .. 4 ⇒ n + 1 lẻ. Do n + 1
.
là số chính phương lẻ nên n + 1 chia cho 8 dư 1, suy ra n .. 8.
.
Vì n chia hết cho các số nguyên tố cùng nhau 3 và 8 nên n .. 24. Với n = 24 thì n + 1 = 25 = 52 ,
2 n + 1 = 49 = 72 , 5 n + 1 = 121 = 112 . Giá trị nhỏ nhất của n phải tìm là 24. 

# VÍ DỤ 5. Tìm số chính phương có năm chữ số, trong đó chỉ có một chữ số 5, chỉ có
một chữ số 7, còn lại ba chữ số kia giống nhau.

ý Lời giải.
Gọi ba chữ số còn lại là a (a 6= 5, a 6= 7).
. .
Gọi n2 là số chính phương phải tìm. Tổng các chữ số của n2 bằng 12 + 3a .. 3 nên n2 .. 3, do
.
đó n2 .. 9 (vì n2 là số chính phương).
. . .
Ta có 12 + 3a .. 9 ⇒ 3(a + 1) .. 9 ⇒ a + 1 .. 3 ⇒ a ∈ {2; 8} (chú ý rằng a 6= 5).
• Xét a = 2. Các chữ số của n2 là 5, 7, 2, 2, 2.
Do n2 không tận cùng bằng 2, 7, nên phải tận cùng bằng 5, do đó tận cùng 25 . Thử
với các số 72225, 27225, 22725, chỉ có 27225 = 1652 là số chính phương.
• Xét a = 8. Các chữ số của n2 là 5, 7, 8, 8, 8. Do n2 không tận cùng bằng 7, 8, nên phải
tận cùng bằng 5, do đó tận cùng 25, không có số nào.
Đáp số. 27225. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 16


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 6. Tìm số chính phương có bốn chữ số, biết rằng cộng chữ số hàng nghìn
với 3, trừ chữ số hàng đơn vị đi 3, ta vẫn được một số chính phương.

ý Lời giải.
Gọi số phải tìm là abcd = x2 .
Cộng chữ số hàng nghìn với 3, trừ chữ số hàng đơn vị đi 3, ta được số y2 . Ta có

y2 − x2 = 3000 − 3 = 2997 = 34 · 37

.
nên ( y − x)( y + x) .. 37. Tồn tại một thừa số chia hết cho số nguyên tố 37. Xét hai trường hợp:
.
• y − x .. 37. Do y − x < y + x < 198 nên chỉ có
( (
y − x = 37 x = 22

y + x = 81 y = 59

Khi đó x2 = 222 = 484, chỉ có ba chữ số, loại.


.
• y + x .. 37. Do y − x < y + x < 198 nên chỉ có
( (
y − x = 27 x = 42

y + x = 111 y = 69

Khi đó x2 = 422 = 1764, y = 692 = 4761, thỏa mãn.

Đáp số. 1764. 

# VÍ DỤ 7. Tìm số chính phương có bốn chữ số, chữ số hàng đơn vị khác 0, biết rằng
số tạo bởi hai chữ số đầu (không đổi thứ tự) và số tạo bởi hai chữ số cuối (không đổi
thứ tự) đều là các số chính phương.

ý Lời giải.
Gọi số phải tìm là abcd = n2 .
Đặt ab = x2 (4 ≤ x ≤ 9). Đặt cd = y2 , do d 6= 0 nên 1 ≤ y ≤ 9.
Ta có n2 = 100 · ab + cd = 100 x2 + y2 > 100 x2 ⇒ n > 10 x ⇒ n ≥ 10 x + 1.
Do x ≥ 4 nên n ≥ 41 (1).
Do n ≥ 10 x + 1 nên y2 = n2 − 100 x2 ≥ (10 x + 1)2 − 100 x2 = 20 x + 1.
Kết hợp với y ≤ 9 ta có 2 x + 1 ≤ 81 ⇒ x ≤ 4.
Ta lại có x ≥ 4 nên x = 4.
Do y ≤ 9 nên n2 = 100 x2 + y2 ≤ 100 · 42 + 92 = 1681 = 412 ⇒ n ≤ 41 (2).
Từ (1) và (2) suy ra n = 41. Khi đó n2 = 1681. 

# VÍ DỤ 8. Tìm số chính phương abcd sao cho các số bcd và cd cũng là các số chính
phương (các chữ số a, b, c, d khác 0 và không bắt buộc khác nhau).

ý Lời giải.
Trước hết ta tìm cd . Đặt bcd = x2 (1 ≤ x ≤ 31), cd = y2 (1 ≤ y ≤ 9).
.
Ta có x2 − y2 = bcd − cd = 100 b ⇒ ( x + y)( x − y) .. 100.
Các thừa số x + y và x − y cùng tính chẵn lẻ (vì hiệu của chúng chia hết cho 2), lại có tích là
số chẵn nên chúng cùng chẵn (1).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 17


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Các thừa số x + y và x − y có tích chia hết cho 100 nên phải có một thừa số chia hết cho 5.
Không thể chỉ có một thừa số chia hết cho 5, vì nếu chỉ có một thừa số chia hết 5 thì thừa
số đó phải chia hết cho 25, thừa số đó lại chẵn nên chia hết cho 50, trái với
1 ≤ x − y < x + y ≤ 40. Vậy x + y và x − y cùng chia hết cho 5 (2).
.. .. ..
Từ (1) và (2) suy ra x + y và x − y cùng chia hết cho 10 ⇒ ( x + y) − ( x − y) . 10 ⇒ 2 y . 10 ⇒ y . 5.
Do 1 ≤ y ≤ 9 nên y = 5, do đó cd = y2 = 25.
Bây giờ ta phải tìm ab. Do ab25 là số chính phương nên ab25 = (10n + 5)2 với 3 ≤ n ≤ 9.
Suy ra 100 · ab + 25 = 100 n2 + 100 n + 25 nên ab = n(n + 1).
Do b 6= 0 nên ab bằng 3 · 4, 6 · 7, 7 · 8, 8 · 9 tức là ab ∈ {12; 42; 56; 72}.
Có bốn số thoả mãn bài toán là 1225, 4225, 5625, 7225. 

# VÍ DỤ 9.

a) Có bảy số chính phương liên tiếp, trong đó tổng của bốn số chính phương đầu
bằng tổng của ba số chính phương cuối. Tìm số chính phương đứng giữa.

b) Có 2k + 1 số chính phuong liên tiếp (k ∈ N∗ ), trong đó tổng của k + 1 số chính


phương đầu bằng tổng của k số chính phương cuối. Tìm số chính phương đứng
giữa.

ý Lời giải.

a) Gọi số chính phương đứng giữa là x2 ( x ≥ 3). Ta có

( x − 3)2 + ( x − 2)2 + ( x − 1)2 + x2 = ( x + 1)2 + ( x + 2)2 + ( x + 3)2


⇔ x2 = ( x + 1)2 − ( x − 1)2 + ( x + 2)2 − ( x − 2)2 + ( x + 3)2 − ( x − 3)2
⇔ x2 = 2 x · 2 + 2 x · 4 + 2 x · 6
⇔ x2 = 4 x(1 + 2 + 3)

Do x 6= 0 nên x = 4 · 6 = 24. Số chính phương đứng giữa là 242 . Ta có

212 + 222 + 232 + 242 = 252 + 262 + 272 .

b) Gọi số chính phương đứng giữa là x2 ( x ≥ k). Ta có

( x − k)2 + ( x − k + 1)2 + · · · + ( x − 1)2 + x2 = ( x + 1)2 + ( x + 2)2 + · · · + ( x + k)2


⇔ x2 = ( x + 1)2 − ( x − 1)2 + ( x + 2)2 − ( x − 2)2 + · · · + ( x + k)2 − ( x − k)2
⇔ x2 = 2 x · 2 + 2 x · 4 + · · · + 2 x · 2 k
⇔ x2 = 4 x(1 + 2 + · · · + k)
k( k + 1)
Do x 6= 0 nên x = 4 · (1 + 2 + · · · + k) = 4 · = 2 k( k + 1). Số chính phương đứng giữa là
2
[2 k( k + 1)]2 .
Lưu ý. Với k = 1 ta có 32 + 42 = 52 .
Với k = 2 ta có 102 + 112 + 122 = 132 + 142 .

# VÍ DỤ 10. Chứng minh rằng số (n + 1)4 + n4 + 1 không là số chính phương với mọi
số tự nhiên n.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 18


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta có (n + 1)4 + n4 + 1 = 2n4 + 4n3 + 6n2 + 4 n + 2 = 2( n4 + 2n3 + 3n2 + 2n + 1) = 2( n2 + n + 1)2 .


Do n2 + n + 1 = n(n + 1) + 1 là số lẻ nên (n2 + n + 1)2 là số lẻ. Số (n + 1)4 + n4 + 1 chia hết cho 2
nhưng không chia hết cho 4 nên không là số chính phương.


BÀI TẬP

L BÀI 1. Chứng minh rằng:

a) Tổng của bốn số chính phương lẻ có thể là số chính phương.

b) Tổng của năm số chính phương lẻ không thể là số chính phương.

L BÀI 2. Cho sáu số chính phương a2 , b2 , c2 , d 2 , e2 , g2 thỏa mãn a2 + b2 + c2 + d 2 + e2 = g2 .


Chứng minh rằng trong sáu số đó tồn tại hai số chẵn.
L BÀI 3.

a) Chứng minh rằng nếu một số chẵn viết được dưới dạng hiệu của hai số chính phương thì
số chẵn đó phải là một bội của 4.

b) Chứng minh rằng một bội của 4 bao giờ cũng viết được dưới dạng hiệu của hai số chính
phương lẻ liên tiếp hoặc hiệu của hai số chính phương chẵn liên tiếp.

c) Áp dụng nhận xét ở câu 22b, hãy viết các số 20, 24, 28 dưới dạng hiệu của hai số chính
phương.

d) Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số tự nhiên không viết được dưới dạng hiệu của hai số chính
phương?

L BÀI 4. Chứng minh rằng nếu n là tổng của ba số chính phương thì 3n được viết dưới
dạng tổng của bốn số chính phương.
L BÀI 5.

a) Viết mỗi số 43 , 53 dưới dạng hiệu của hai số chính phương.

b) Chứng minh rằng lập phương của một số tự nhiên bao giờ cũng viết được dưới dạng
hiệu của hai số chính phương.

L BÀI 6. Cho các số nguyên a, b, c, d thỏa mãn a+ b = c + d . Chứng minh rằng a2 + b2 + c2 + d 2


là tổng của ba số chính phương.
L BÀI 7.

a) Chứng minh rằng tổng của năm số chính phương liên tiếp thì chia hết cho 5.

b) Mệnh đề sau đúng hay sai?


“Nếu n là số lẻ lớn hơn 3 thì tổng của n số chính phương liên tiếp chia hết cho n”.
n2 − 1
L BÀI 8. Cho là tích của hai số tự nhiên liên tiếp. Chứng minh rằng:
3
a) 2 n − 1 là số chính phương.

b) n là tổng của hai số chính phương liên tiếp.

L BÀI 9. Chứng minh rằng:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 19


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Tồn tại một số chính phương là hiệu các lập phương của hai số tự nhiên liên tiếp.

b) Nếu số chính phương n2 là hiệu các lập phương của hai số tự nhiên liên tiếp thì 2 n − 1
là số chính phương và n là tổng của hai số chính phương liên tiếp.

L BÀI 10. Chứng minh rằng các số 2n − 1, 2 n, 2n + 1 đều không là số chính phương nếu n
là số tự nhiên lẻ chia hết cho 3.
L BÀI 11. Chứng minh rằng n3 + 1 không là số chính phương nếu n là số tự nhiên lẻ.
L BÀI 12. Tìm hai số chính phương khác nhau abcd và dcba sao cho dcba chia hết cho
abcd .
L BÀI 13. Tìm hai số chính phương liên tiếp m2 và n2 (m < n) sao cho m2 = abc và n2 = acb.
L BÀI 14. Tìm các số nguyên dương x và y sao cho x2 + 3 y và y2 + 3 x đều là các số chính
phương.
L BÀI 15. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất, sao cho các số n + 1, 6n + 1, 20n + 1 đều là các
số chính phương.
( n + 1)(4 n + 3)
L BÀI 16. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho là số chính phương.
3

| Bài 5. PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Phương trình nghiệm nguyên là một đề tài lí thú về Số học và Đại số, được nghiên cứu từ
nhiều thế kỉ trước Công nguyên.
Trong các chuyên đề trước, đã có nhiều bài toán dẫn đến giải phương trình nghiệm
nguyên, chẳng hạn các ví dụ 16, 17, 18, 19, 20, 26 các bài tập 31, 32, 33. Chuyên đề này sẽ trình
bày rõ hơn các phương pháp dùng để tìm nghiệm nguyên của phương trình. Đó là:

- Phương pháp xét tính chia hết, như đưa về phương trình ước số, xét số dư của từng vế,
phương pháp lùi vô hạn.

- Phương pháp dùng bất đẳng thức, như sắp thứ tự các ẩn, xét từng khoảng giá trị của
ẩn, sử dụng ∆ ≥ 0 để phương trình bậc hai có nghiệm, xét các tích kẹp giữa các tích cùng
dạng.

- Phương pháp dùng số chính phương, như xét các số chính phương gần nhau, sử dụng điều
kiện ∆ là số chính phương ở phương trình bậc 2, dùng tính chất của số chính phương.

Ở nước ta, sách Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh thế kỉ XV cũng có bài toán tìm
nghiệm nguyên Trăm trâu ăn cỏ.

Vài nét lịch sử

NGƯỜI CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ PHÉC-MA CUỐI CÙNG


Vào năm 1637, nhà toán học kiêm luật gia người Pháp Phéc-ma (Pierre de Fermat), 1601-
1665, nêu mệnh đề sau (được gọi là định lí lớn Phec-ma, cũng gọi là định lí cuối cùng của
Phéc-ma)
Phương trình x n + yn = z n với n là số nguyên lớn hơn 2 không có nghiệm nguyên dương.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 20


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Người ta đã tìm thấy chứng minh của Phéc-ma với n = 3 và n = 4. Một trăm năm sau,
người ta chứng minh được mệnh đề trên với n = 4, n = 7. Năm 1972, với máy tính điện tử,
đã chứng minh được bài toán với mọi n ≤ 4000000. Đến năm 1993, bài toán vẫn treo lơ lửng
như một sự thách đố khả năng của con người. Ít người tin rằng bài toán sẽ được giải quyết
ngay trong thế kỉ XX.
Người đã làm được công việc tuyệt với này là nhà toán học Anh Oai-lơ (Andrew Wiles,
sinh năm 1953). Ông đã tự nguyện gắn bó đời mình với “bài toán thế kỉ” này từ năm 23 tuổi.
Ông kể lại:

“Tôi nghĩ về bài toán suốt ngày, cả trong lúc ngủ. Khi bế tắc, tôi đi dạo gần hồ. Tôi có
sẵn bút chì và giấy. Lúc có ý tưởng, tôi ngồi xuống một băng ghế và viết vội ra, suốt 7 − 8
năm trời như vậy. Một buổi sáng cuối tháng 5 − 1993, tôi ngó lướt qua bài nghiên cứu của
mình, có một câu làm tôi chú ý, câu đó nhắc tới một công trình vào thế kỉ XIX, và tôi bỗng
nhận ra là tôi có thể dùng nó để hoàn thành chứng minh. Tôi tiếp tục tới chiều và quên cả
ăn trưa. Khoảng 3 − 4 giờ chiều, tôi tin tưởng đã giải quyết được bài toán. Tôi xuống nhà nói
với vợ là tôi đã giải được định lý Phéc-ma cuối cùng”.
Oai-lơ công bố phát minh của mình trong một hội nghị toán học quốc tế ở Cambridge,
Anh. Đó là ngày thứ tư 23-6-1993, ngày báo cáo cuối cùng của ông. Ông đã chứng minh
được một giả thuyết, mà định lí Phéc-ma là một hệ quả của giả thiết này. Ông kết luận bản
báo cáo: “Và điều này chứng minh định lí Phéc-ma”.
Phòng họp lặng đi, rồi cả hội trường vỗ tay dồn dập. Ngày hôm sau, báo chí cả thế giới
thông tin về một trong những thành tựu toán học vĩ đại nhất.
Công trình dày 200 trang của ông được gửi đến các nhà lí thuyết số hàng đầu thế giới.
Sáu tháng sau, họ phát hiện ra một lỗ hổng trong chứng minh, một lỗ hổng chứ không phải
một sai lầm, và mọi người tin rằng Oai-lơ sẽ khắc phục được.
Sự miệt mài cần mẫn của Oai-lơ đã được đền đáp. Tháng 9 − 1994, ông tìm ra chỗ sai
của mình và tháng 10 − 1994, ông cùng với một học trò của mình công bố bài báo 25 trang
để “lấp lỗ hổng” của bản báo cáo trước. Lần này, người ta không tìm thấy một sai sót nào.
Định lí cuối cùng của Phéc-ma đã được chứng minh sau trên 350 năm.
Việc Oai-lơ chứng minh được định lí Phéc-ma, cũng như việc GS. Ngô Bảo Châu chứng
minh được bổ đề cơ bản của Chương trình LangLands cho thấy bộ óc con người thật diệu
kì. Bất cứ trí tuệ nào con người cũng có thể sớm vươn tới. Không có bài toán nào mà con
người không giải được, chỉ có sớm hay muộn mà thôi !

VÀI PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN CHƯA GIẢI ĐƯỢC

Bài toán 1. Xét biểu thức x! + 1. Với x = 4, 5, 7 thì biểu thức cho các số chính phương 52 , 112 ,
712 . Còn số nguyên dương x nào khác để x! + 1 là số chính phương không?
Bài toán 2. Phương trình sau có nghiệm nguyên không?

x3 + y3 + z3 + t3 = 148.

Bài toán 3. Tồn tại các số nguyên dương a, b, c, d khác nhau sao cho a3 + b3 = c3 + d 3 , chẳng
hạn 13 + 123 = 93 + 103 .
Có tồn tại các số nguyên dương a, b, c, d khác nhau sao cho a5 + b5 = c5 + d 5 không?
Bài toán 4. Chứng minh rằng phương trình x m − yn = 1 với m > 1, n > 1, x > y chỉ có nghiệm
nguyên dương khi m = 2 và n = 3.
Bài toán 5. Có luôn tồn tại số nguyên tố nằm giữa n2 và (n + 1)2 với mọi số tự nhiên n
không?
Bài toán 6. Xét biểu thức n n + 1. Với n bằng 1, 2, 4 thì biểu thức cho các số nguyên tố 2, 5,
257. Còn số tự nhiên n nào khác để n n + 1 là số nguyên tố không?

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 21


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A PHƯƠNG PHÁP XÉT TÍNH CHIA HẾT

1 Đưa về phương trình ước số

Ta gọi phương trình ước số là phương trình có vế trái là một tích các biểu thức có giá trị
nguyên, vế phải là một hằng số nguyên. Bằng cách tìm các ước của hằng số đó, ta tìm được
nghiệm nguyên của phương trình.

# VÍ DỤ 31. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 5 x y + x − 10 y = 14.

ý Lời giải.
5 x y + x − 10 y = 14 ⇔ x(5 y + 1) − 2(5 y + 1) = 12 ⇔ (5 y + 1)( x − 2) = 12.
Suy 5 y + 1 là ước của 12 và chia cho 5 dư 1. Ta có bảng sau

5y + 1 1 6 4
y 0 1 −1
x 14 4 −1

Các nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình là (14; 0), (4; 1), (−1; −1). 

# VÍ DỤ 32. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x3 = 3( x y + y + 1).

ý Lời giải.
. .
x3 = 3( x y + y + 1) ⇔ x3 − 3 = 3 y( x + 1). Suy ra x .. 3 và x3 + 1 − 4 .. ( x + 1)
.
⇒ 4 .. ( x + 1). Do đó x + 1 là ước của 4 và chia cho 3 dư 1.
Ta có bảng sau

x+1 1 −2 4
x 0 −3 3
y −1 5 2

Các nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình là (0; −1), (−3; 5), (3; 2). 

B XÉT SỐ DƯ CỦA TỪNG VẾ

# VÍ DỤ 33. Chứng minh rằng phương trình x3 − 7 y = 51 (1) không có nghiệm


nguyên.

ý Lời giải.
.
• Xét x = 7 k với k ∈ Z thì x3 .. 7.

• Xét x = 7 k ± 1 với k ∈ Z thì x3 chia cho 7 dư 1 hoặc 6.

• Xét x = 7 k ± 2 với k ∈ Z thì x3 chia cho 7 dư 1 hoặc 6.

• Xét x = 7 k ± 3 với k ∈ Z thì x3 chia cho 7 dư 1 hoặc 6.

Do đó vế trái của (1) chia cho 7 dư 0, 1, 6 còn vế phải của (1) chia cho 7 dư 2. Vậy phương
trình không có nghiệm nguyên. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 22


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C CHIA LIÊN TIẾP CÁC ẨN CHO CÙNG MỘT SỐ ( PHƯƠNG PHÁP


LÙI VÔ HẠN)

# VÍ DỤ 34. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x3 + 2 y3 + 4 z3 = 0. (1)

ý Lời giải.
.
Ta thấy x .. 2. Đặt x = 2 x1 với x1 ∈ Z, thay vào (1) rồi chia hai vế cho 2 ta được

4 x13 + y3 + 2 z3 = 0 (2)
.
Suy ra y .. 2. Đặt y = 2 y1 với y1 ∈ Z, thay vào (2) rồi chia hai vế cho 2 ta được

2 x13 + 4 y13 + z3 = 0 (3)


.
Suy ra z .. 2. Đặt z = 2 z1 với z1 ∈ Z, thay vào (3) rồi chia hai vế cho 2 ta được

x13 + 2 y13 + 4 z13 = 0

Như vậy nếu ( x; y; z) là nghiệm của (1) thì ( x1 ; y1 ; z1 ) cũng là nghiệm của (1), trong đó
x = 2 x1 , y = 2 y1 , z = 2 z1 .
Cứ tiếp tục như vậy, ta đi đến x, y, z đều chia hết cho 2k với k là số tự nhiên tùy ý. Điều này
chỉ xảy ra khi x = y = z = 0.
Vậy nghiệm nguyên của phương trình là (0; 0; 0).

Ta gọi phương pháp trên là phương pháp lùi vô hạn. Phương pháp này thường được
! dùng để chứng minh một phương trình chỉ có nghiệm nguyên khi các ẩn bằng 0.
D PHƯƠNG PHÁP DÙNG BẤT ĐẲNG THỨC

1 Sắp thứ tự các ẩn

# VÍ DỤ 35. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 2 x yz = x + y + z. (1)

ý Lời giải.
Giả sử 1 ≤ x ≤ y ≤ z. Ta có 2 x yz = x + y + z ≤ 3 z.
Chia hai vế cho số dương z được 2 x y ≤ 3 ⇒ x y ≤ 1 ⇒ x y = 1.
Do đó x = y = 1. Thay vào (1) được 2 z = 2 + z nên z = 2.
Nghiệm nguyên dương ( x; y; z) là (1; 1; 2), (1; 2; 1), (2; 1; 1). 

2 Xét từng khoảng giá trị của ẩn

# VÍ DỤ 36. Tìm số tự nhiên x sao cho x6 + 2 x4 − 125 là lập phương của một số
nguyên.

ý Lời giải.
Đặt x6 + 2 x4 − 125 = y3 ( y ∈ Z).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 23


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta thấy y3 < ( x2 + 1)3 , vì ( x2 + 1)3 − y3 = x6 + 3 x4 + 3 x2 + 1 − ( x6 + 2 x4 − 125) = x4 + 3 x2 + 126 > 0.


Suy ra y < x2 + 1. (1)
Ta xét khi nào thì xảy ra y > x2 .
Ta thấy y > x2 ⇔ y3 > x6 ⇔ x6 + 2 x4 − 125 > x6 ⇔ 2 x4 > 125 ⇔ x4 ≥ 63. (2)
Từ (1) và (2) suy ra với x4 ≥ 64 thì x2 < y < x2 + 1, điều này không xảy ra. (3)
3
Xét x = 0 thì y = −125 nên y = −5.
Xét x = 1 thì y3 = 1 + 2 − 125 = −122, loại.
Xét x = 2 thì y3 = 64 + 32 − 125 = −29, loại.
Xét x ≥ 3 thì x4 ≥ 81 > 63, loại do (3)
Đáp số: x = 0. 

3 Sử dụng bất đẳng thức ∆ ≥ 0 để phương trình bậc hai có nghiệm

# VÍ DỤ 37. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + y2 − 2 x + y = 9.

ý Lời giải.
Viết phương trình đã cho thành phương tình bậc hai đối với x, khi đó y là tham số.
x2 − 2 x + ( y2 + y − 9) = 0.

Điều kiện để tồn tại x là ∆0 ≥ 0.


Ta có ∆0 = 1 − y2 − y + 9 = − y2 − y + 10.
∆0 ≥ 0 ⇔ y2 + y − 10 ≤ 0 ⇔ 4 y2 + 4 y − 40 ≤ 0 ⇔ (2 y + 1)2 ≤ 41.
Do đó (2 y + 1)2 ∈ {1; 9; 25}. Ta có
2y + 1 1 −1 3 −3 5 −5
2y 0 −2 2 −4 4 −6
y 0 −1 1 −2 2 −3
x loại loại loại loại 3 và −1 3 và −1

Nghiệm nguyên ( x; y) là (3; 2), (−1; 2), (3; −3), (−1; −3). 

4 Xét các tích kẹp giữa các tích cùng dạng

Nếu các số nguyên x, y, k thỏa mãn x( x + k) < y( y + k) < ( x + 2)( x + 2 + k) thì


y( y + k) = ( x + 1)( x + 1 + k).

# VÍ DỤ 38. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x4 + x2 + 2 = y2 − y. (1)

ý Lời giải.
Từ đề bài suy ra ( y − 1) y = x4 + x2 + 2. (2)
Ta lại có x4 + x2 < x4 + x2 + 2 < x4 + x2 + 2 + (4 x2 + 4), kết hợp với (2) được
x2 ( x2 + 1) < ( y − 1) y < ( x2 + 2)( x2 + 3) ⇒ ( y − 1) y = ( x2 + 1)( x2 + 2).
Kết hợp với (2) được
x 4 + x 2 + 2 = x 4 + 3 x 2 + 2 ⇔ 2 x 2 = 0 ⇔ x = 0.
"
y = −1
Thay vào (1) được y2 − y = 2 ⇔ y2 − y − 2 = 0 ⇔
y = 2.
Nghiệm nguyên ( x; y) là (0; −1), (0; 2). 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 24


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

E PHƯƠNG PHÁP DÙNG SỐ CHÍNH PHƯƠNG

1 Xét các số chính phương gần nhau

# VÍ DỤ 39. Tìm nghiêm nguyên của phương trình x4 + 2 x2 + 6 = y2 − y.

ý Lời giải.
Nhân hai vế của phương trình đã cho với 4 rồi cộng 1, ta được

4 x4 + 8 x2 + 25 = 4 y2 − 4 y + 1.

Đặt 4 x4 + 8 x2 + 25 = A , thì A = (2 y − 1)2 . Do

4 x4 + 4 x2 + 1 < 4 x4 + 8 x2 + 25 ≤ 4 x4 + 20 x2 + 25

nên
(2 x2 + 1)2 < A ≤ (2 x2 + 5)2 .
Do A là số chính phương lẻ nên từ bất đẳng thức trên suy ra A = (2 x2 + 3)2 hoặc
A = (2 x2 + 5)2 .

a) A = (2 x2 + 3)2 ⇔ 4 x2 + 8 x2 + 25 = 4 x4 + 12 x2 + 9 ⇔ x2 = 4. Thay vào phương trình đề cho ta


được y2 − y − 30 = 0 nên y = 6, y = −5.

b) A = (2 x2 + 5)2 ⇔ 4 x2 + 8 x2 + 25 = 4 x2 + 20 x2 + 25 ⇔ x = 0. Thay vào phương trình đề cho ta


được y2 − y − 6 = 0 nên y = 3, y = −2.
Nghiệm nguyên ( x; y) là (2; 6), (−2; 6), (2; −5), (−2; −5), (0; 3), (0; −2). 

# VÍ DỤ 40. Tìm số tự nhiên x, sao cho x4 + x3 + 1 là số chính phương.

ý Lời giải.
• Cách 1. Đặt x4 + x3 + 1 = y2 , y ∈ N.

+ Xét x = 0 thì y2 = 1, thỏa mãn.


+ Xét x = 1 thì y2 = 3, loại.
+ Xét x = 2 thì y2 = 25, thỏa mãn.
+ Xét x ≥ 3, ta có

4 y2 = 4 x4 + 4 x3 + 4 = (2 x2 + x)2 + 4 − x2 < (2 x2 + x)2 .

Mặt khác 4 y2 = 4 x4 + 4 x3 + 4 > (2 x2 + x − 1)2 vì

(4 x4 + 4 x3 + 4) − (2 x2 + x − 1)2 = 3 x2 + 2 x + 3 > 0.

Suy ra (2 x2 + x − 1)2 < (2 y)2 < (2 x2 + x)2 , loại.


Đáp số: x = 0, x = 2.

• Cách 2. Ta có x4 + x3 + 1 > ( x2 )2 nên

x4 + x3 + 1 = ( x2 + k)2 với k ∈ N∗ .

Suy ra x4 + x3 + 1 = x4 + 2kx2 + k2 ⇒ x2 ( x − 2k) = k2 − 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 25


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

+ Xét k = 1 thì x2 ( x − 2) = 0 nên x ∈ {0; 2}. Khi đó x4 + x3 + 1 ∈ {1; 25}, thỏa mãn.
.
+ Xét k ≥ 2 thì k2 − 1 > 0. Từ x2 ( x − 2 k) = k2 − 1 ta có k2 − 1.. x2 nên
k2 − 1 ≥ x2 ⇒ k2 > x2 ⇒ k > x. Mặt khác, từ x2 ( x − 2 k) = k2 − 1 còn suy ra
x − 2 k > 0 ⇒ x > 2 k ⇒ x > k. Mâu thuẫn.

Vậy chỉ có x = 0 và x = 2.


2 Sử dụng điều kiện ∆ là số chính phương

Ở những phương trình f ( x, y) = 0 với hệ số nguyên có thể viết được dưới dạng phương trình
bậc hai đối với một ẩn, chẳng hạn đối với x, ngoài điều kiện ∆ ≥ 0 để phương trình ẩn x
có nghiệm, muốn phương trình có nghiệm nguyên còn cần ∆ là số chính phương, vì nếu ∆
không là số chình phương thì x là số vô tỉ.
Chú ý rằng ∆ là số chính phương là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phương trình có
nghiệm nguyên. Do đó, phải thử giá trị tìm được vào phương trình đã cho, hoặc tìm ra cụ
thể nghiệm nguyên của phương trình.

# VÍ DỤ 41. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 y2 − x y = x2 + 2 y2 .

ý Lời giải.
Viết phương trình đã cho dưới dạng ( x2 − 2) y2 − x y − x2 = 0.
Do x nguyên nên x2 − 2 6= 0, do đó ( x2 − 2) y2 − x y − x2 = 0 là phương trình bậc hai với ẩn y, có
∆ = x2 + 4 x2 ( x2 − 2) = x2 (4 x2 − 7).
Điều kiện cần để ( x2 − 2) y2 − x y − x2 = 0 có nghiệm nguyên là ∆ phải là số chính phương.
a) Xét x = 0 thì từ x2 y2 − x y = x2 + 2 y2 suy ra y = 0.
b) Xét x 6= 0 thì 4 x2 − 7 phải là số chính phương. Đặt 4 x2 − 7 = m2 (m ∈ N) ta có
(2 x − m)(2 x + m) = 7. Ta tìm được x = −2 hoặc x = 2.

+ Với x = −2 thì ( x2 − 2) y2 − x y − x2 = 0 là y2 + y − 2 = 0 nên y ∈ {1; −2}.


+ Với x = 2 thì ( x2 − 2) y2 − x y − x2 = 0 là y2 − y − 2 = 0 nên y ∈ {−1; 2}.
Nghiệm nguyên ( x; y) là (0; 0), (−2; 1), (−2; −2), (2; −1), (2; 2).

Nếu viết phương trình x2 y2 − x y = x2 + 2 y2 dưới dạng phương trình bậc hai với ẩn x, việc
! giải điều kiện ∆ là số chính phương sẽ gặp khó khăn. Bạn đọc tự kiểm tra.

3 Dùng tính chất của số chính phương

Ngoài tính chất chia hết của số chính phương, (xem Chuyên đề 4), cần nhớ các tính chất
sau:
Cho ab = c2 , (a, b, c ∈ Z).
a) Nếu a và b là hai số nguyên liên tiếp thì a = 0 hoặc b = 0.
b) Nếu a và b là hai số nguyên dương nguyên tố cùng nhau thì a = m2 và b = n2 , ( m, n ∈ N).
c) Nếu a = m2 6= 0 thì b = n2 , ( m, n ∈ N).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 26


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 42. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + 2 x y = 5 y + 6.

ý Lời giải.

x2 + 2 x y = 5 y + 6 ⇔ x2 + 2 x y + y2 = y2 + 5 y + 6 ⇔ ( x + y)2 = ( y + 2)( y + 3).


( x + y)2 bằng tích của hai số nguyên liên tiếp nên phải có một số bằng 0.
• Nếu y + 2 = 0 thì y = −2; x = 2.

• Nếu y + 3 = 0 thì y = −3; x = 3.


Nghiệm nguyên ( x; y) là (2; −2), (3; −3). 

# VÍ DỤ 43. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x3 + x2 + x = 4 y( y − 1).

ý Lời giải.

x3 + x2 + x = 4 y( y − 1) ⇔ x3 + x2 + x + 1 = 4 y2 − 4 y + 1 ⇔ ( x2 + 1)( x + 1) = (2 y − 1)2 .
Vế phải là số lẻ nên x2 + 1 và x + 1 cùng lẻ, đồng thời cùng là số dương. Ta lại thấy hai số
.
x2 + 1 và x + 1 nguyên tố cùng nhau. Thật vậy, nếu chúng cùng chia hết cho d thì x2 − 1 .. d
. .
nên ( x2 + 1) − ( x2 − 1) .. d ⇒ 2 .. d ⇒ d = 1, vì d là ước của số lẻ.
Hai số x2 + 1 và x + 1 nguyên tố cùng nhau, có tích là số chính phương nên cả hai đều là số
chính phương.
Ta có x2 + 1 là số chính phương, mà x2 và x2 + 1 là hai số nguyên liên tiếp nên x = 0.
Thay vào x3 + x2 + x = 4 y( y − 1) được y = 0 hoặc y = 1.
Nghiệm nguyên là (0; 0), (0; 1). 

# VÍ DỤ 44. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình ( x + y)2 = 18 x + 81.

ý Lời giải.

( x + y)2 = 18 x + 81 ⇔ ( x + y)2 − 18( x + y) + 81 = 162 − 18 y ⇔ ( x + y − 9)2 = 9(18 − 2 y).


Do đó, 18 − 2 y là số chính phương. Do y ≥ 0 nên 18 − 2 y ≤ 18. Các số chính phương chẵn
không quá 18 là 0; 4; 16.
18 − 2 y 0 4 16
y 9 7 1
x 0 8 20
Nghiệm tự nhiên ( x; y) là (0; 9), (8; 7), (20; 1). 

Cũng có thể viết phương trình ( x + y)2 = 18 x + 81 dưới dạng phương trình bậc hai với ẩn
! x, ta tìm được ∆0 = 162 − 18 y rồi giải điều kiện ∆0 là số chính phương.

# VÍ DỤ 45. Tìm số tự nhiên x, biết rằng:

a) 2x + 5 là số chính phương;

b) 2x + 9 là số chính phương.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 27


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Xét x = 0 thì 2 x + 5 = 20 + 5 = 6, không là số chính phương.


Xét x = 1 thì 2 x + 5 = 2 + 5 = 7, không là số chính phương.
Xét x = 2 thì 22 + 5 = 9 = 32 .
.
Xét x ≥ 3 thì 2 x .. 8 nên x2 + 5 chia 8 dư 5 không là số chính phương.
Đáp số: x = 2.

b) Xét hai trường hợp: x lẻ và x chẵn.


.
+o Xét x lẻ. Khi đó x2 + 1 .. 3 nên 2x + 9 chia cho 3 dư 2, không là số chính phương.
+o Xét x chẵn. Đặt x = 2n, n ∈ N. Giả sử 22n + 9 = y2 , y ∈ N. Ta có
y2 − 22n = 9 ⇔ ( y + 2n )( y − 2n ) = 9. Ta thấy y + 2n > 0 nên y − 2n > 0 và y + 2n > y − 2n .
Do đó
y + 2n = 0 2n = 4
( (
⇔ .
y = 2n = 1 y=5
Ta được n = 2 và x = 4.
Đáp số: x = 4.

BÀI TẬP

L BÀI 37. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình:

a) x2 x − y2 − 3 x + 3 y = 2; d) x3 − 3 x y = 6 y − 1;
b) 2 x y − x − y = 10;
c) x2 − 4 y2 − 4 y = 45; e) x2 + y2 = 3 z2 + t2 .
¡ ¢

L BÀI 38. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) x2 − x + y2 − y = x y; c) x6 − x2 + 6 = y3 − y.
b) x2 − 5 x + 2 = y4 + y2 ;

L BÀI 39. Tìm nghiệm tự nhiên của các phương trình:

a) x3 + x2 y2 + y2 − 2 y = 24;

b) 3 y = x2 − 5 x + 7.

L BÀI 40. Tìm nghiệm nguyên dương của các phương trình.

a) x yz = 2( x + y + z).

b) x yz = x + y + 2 z.

L BÀI 41. Tìm nghiệm nguyên dương của các phương trình x2 − 8 y + 7 = 0.
L BÀI 42. Tìm số tự nhiên x để mỗi biểu thức sau là số chính phương.

a) x2 + 3 x + 1;

b) x4 − x2 + 2 x + 2;

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 28


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

c) 3 x + 80;
d) 3 x + 91.
L BÀI 43. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: x + y = x y − y2 .
L BÀI 44. Tìm các số nguyên tố x và y sao cho:
a) x2 + 3 x y + y2 là số chính phương;
b) x2 + 3 x y + y2 là lũy thừa tự nhiên của 5.
L BÀI 45. Tìm các số nguyên tố x và y sao cho:
a) x2 + 3 x y + y2 là số chính phương.
b) x2 + 3 x y + y2 là lũy thừa tự nhiên của 5.
L BÀI 46. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình:
p p
a) x + x + 5 = y.
s r
1 1
b) x + x + + x + = y.
2 4

L BÀI 47. Tìm các số nguyên dương a, b, c sao cho a2 = 2(b + c) và a3 − b3 − c3 = 3abc.
L BÀI 48. Tìm các số nguyên dương k nhỏ nhất để phương trình 2 x y − x − 3 y = k có một số
lẻ nghiệm nguyên dương và tìm các nghiệm đó.
L BÀI 49. a) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số sao cho nhân nó với 31 rồi chia cho 23
thì dư 16.
b)Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có tận cùng là 84 và chia hết cho 83.
L BÀI 50. a) Một bài thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, mỗi câu trả lời
sai bị trừ đi 1 điểm, mỗi câu bỏ qua không trả lời được 0 điểm. Tính số câu trả lời đúng, số
câu trả lời sai, số câu bỏ qua không trả lời của bạn Tùng, biết rằng số điểm của bạn là 58
điểm.
b) Cũng hỏi như câu a), nhưng mỗi câu trả lời sai bị trừ 2 điểm và điểm nhận được
là 51 điểm; 42 điểm.
L BÀI 51. Một số khách du lịch đến một cửa hàng mua lọ hoa làm kỉ niệm, nếu mỗi khách
hàng mua một lọ hoa thì cửa hàng còn lại y lọ hoa. Nếu mỗi khách hàng mua y lọ hoa thì
có y khách hàng không mua được lọ hoa nào. Biết y là một số chẵn, tính số khách hàng và
số lọ hoa mà cửa hàng đó có.

| Bài 6. BẤT ĐẲNG THỨC VỀ SỐ TỰ


NHIÊN

TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ


Quan hệ lớn hơn, nhỏ hơn đã được biết từ các lớp dưới. Trong chuyên đề này, chưa đòi hỏi
các kiến thức phức tạp về bất đẳng thức, chỉ yêu cầu biết vận dụng những kiến thức đơn
giản về bất đẳng thức.
Chuyên đề bao gồm các dạng sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 29


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

- Dạng 1. Tìm số tự nhiên thỏa mãn một bất đẳng thức.

- Dạng 2. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biểu thức đơn giản.

- Dạng 3. Viết một biểu thức với điều kiện cho trước sao cho giá trị của nó nhỏ nhất
hoặc lớn nhất.

Thử trí thông minh


ĐIỀN SỐ VÀO NGÔI SAO
Hình 3 có năm cánh sao là các hình tam giác được tô đậm. Hãy điền năm số 1, 2, 3, 4, 5
vào năm vòng tròn bên trong sao cho tổng của ba số ở ba đỉnh mỗi hình tam giác bằng
nhau.
6

7 10

8 9
Hình 3

ý Lời giải.
(Hình 4 a và Hình 4 b)
Gọi a, b, c, x, y là các số phải điển (Hình 4a).

6 6

7 a y 10 7 5 3 10

c x 2 1

b 4

8 9 8 9
Hình 4a Hình 4b

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 30


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta có 6 + a + y = 7 + a + b = 8 + b + c = 9 + c + x = 10 + x + y.
Suy ra
a+ y> a+b > b+c > c+x > x+ y
⇒ y > b, a > c, b > x, c > y ⇒ a > c > y > b > x
⇒ a = 5, c = 4, y = 3, b = 2, x = 1.
Ta được Hình 4b. 

# VÍ DỤ 1. Hai số nguyên dương x và y có tổng bằng 45.


a) Tìm giá trị lớn nhất của tích x y.
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của tích x y.

ý Lời giải.
Do x + y = 45 ( x, y ∈ N∗ ) nên x 6= y, giả sử x > y. Ta có 4 x y + ( x − y)2 = ( x + y)2 = 452 .
a) x y lớn (
nhất ⇔ x − y nhỏ ( nhất ⇔ x − y = 1.
x− y=1 x = 23
Ta có hệ ⇔
x + y = 45 y = 22.
Vậy giá trị lớn nhất của x y là 23(· 22 = 506.
x = 44
b) x y nhỏ nhất ⇔ x − y lớn nhất
y = 1.
Vậy giá trị nhỏ nhất của x y là 44 · 1 = 44.


# VÍ DỤ 2. Dùng tất cả sáu chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 hãy viết thành ba số tự nhiên có hai


chữ số sao cho tích của chúng có giá trị lớn nhất.

ý Lời giải.
Để tích của ba số cần tìm có giá trị lớn nhất, các chữ số hàng chục của chúng phải có giá
trị lớn nhất, ta chọn các chữ số 4, 5, 6.
Tích lớn nhất cần tìm có dạng 4a · 5 b · 6 c (1) trong đó a, b, c ∈ {1; 2; 3}. Ta sẽ chứng minh
a > b > c.
Trước hết ta chứng minh a > b. Thật vậy, giả sử a < b. Xét
4a · 5 b − 4 b · 5a = (40 + a)(50 + b) − (40 + b)(50 + a)
= 40 b + 50a − 40a − 50 b = 10(a − b) < 0.
nên 4a · 5b < 4b · 5a, trái với tích (1) có giá trị lớn nhất.
Chứng minh tương tự như trên, ta được b > c.
Vậy a = 3, b = 2, c = 1. Tích lớn nhất cần tìm là 43 · 52 · 61.


# VÍ DỤ 3. Dùng tất cả chín chữ số từ 1 đến 9, hãy viết thành ba số tự nhiên có ba


chữ số sao cho tích của chúng có gia trị lớn nhất.

ý Lời giải.
Để tích của ba số cần tìm có giá trị lớn nhất, các chữ số hàng trăm của chúng phải có giá
trị lớn nhất, ta chọn các chữ số 7, 8, 9.
Tích lớn nhất cần tìm có dạng 7a∗ · 8b∗ · 9 c∗ (1) trong đó a, b, c ∈ {4; 5; 6}. Ta sẽ chứng minh
a > b > c.
Trước hết ta chứng minh a > b. Thật vậy, giả sử a < b. Đặt a∗ = x, b∗ = y thì x < y. Xét
7a∗ · 8 b∗ − 7 b∗ · 8a∗ = (700 + x)(800 + y) − (700 + y)(800 + x)
= 700 y + 800 x − 700 x − 800 y = 100( x − y) < 0.
nên 7a∗ · 8b∗ < 7b∗ · 8a∗, trái với tích (1) có giá trị lớn nhất. Vậy a > b.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 31


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Chứng minh tương tự như trên, ta được b > c. Suy ra a = 6, b = 5, c = 4. Tích lớn nhất cần
tìm có dạng 76m · 85n · 94 p (2) trong đó m, n, p ∈ {1; 2; 3}. Ta sẽ chứng minh m > n > p.
Trước hết ta chứng minh m > n. Thật vậy, giả sử m < n. Xét
76 m · 85 n − 76 m · 85 m = (760 + m)(850 + n) − (760 + n)(850 + m)
= 760 n + 850 m − 760 m − 850 m = 90( m − n) < 0.
nên 76m · 85n < 76n · 85m, trái với tích (2) có giá trị lớn nhất. Vậy m > n.
Chứng minh tương tự như trên, ta được n > p. Suy ra m = 3, n = 2, p = 1. Tích lớn nhất cần
tìm là 763 · 852 · 941. 

# VÍ DỤ 4. Tìm số nguyên dương a sao cho có đúng 11 số nguyên dương x mà 2 6


a
63
x

ý Lời giải.
a 1 x 1 a a
26 63⇔ 6 6 ⇔ 6x6 .
x 3 a 2 3 2
Đặt a = 6k + r với a, r ∈ N, 0 6 r 6 5.
6k + r 6k + r r r
Ta có: 6x6 ⇔ 2 k + 6 x 6 3 k + . (1)
3 2 3 2
a) Xét r = 0 thì (1) là 2k 6 x 6 3k,
Có 3k − 2k + 1 = k + 1 giá trị của x.
Từ k + 1 = 11 ta được k = 10 nên a = 60.
b) Xét r = 1 thì (1) là 2k + 1 6 x 6 3 k.
Có 3k − (2k + 1) + 1 = k giá trị của x.
Từ k = 11 được a = 6.11 + 1 = 67
c) Xét r ∈ {2, 3} thì (1) là 2 k + 1 6 x 6 3k + 1.
Có (3 k + 1) − (2k + 1) + 1 = k + 1 giá trị của x.
Từ k + 1 = 11 được k = 10. Với r = 2 thì a = 62. Với r = 3 thì a = 63.
d) Xét r ∈ {4, 5} thì (1) là 2 k + 2 6 x 6 3k + 2.
Có (3 k + 2) − (2k + 2) + 1 = k + 1 giá trị của x.
Từ k + 1 = 11 được k = 10,. Với r = 4 thì a = 64. Với r = 5 thì a = 65.
Đáp số: a ∈ 60; 62; 63; 64; 65; 67.


# VÍ DỤ 5. Tìm giá trị lớn nhất của tổng A = |a − b| + | c − d |, trong đó a, b, c, d là bốn


số tự nhiên khác nhau từ 1 đến 4.

ý Lời giải.
Do |a − b| = | b − a| và a 6= b nên có thể giả sử a > b. Cũng vậy, ta giả sử c > d . Khi đó
A = |a − b| + | c − d | = (a − b) + ( c − d ) = (a + c) − ( b + d ).
(
a+c =7
Xảy ra được khi: (a + c) lớn nhất và (b + d ) nhỏ nhất ⇔
b+d =3
⇒ maxA = 7 − 3 = 4 khi chẳng hạn a = 4, c = 3, b = 2, d = 1. 

# VÍ DỤ 6. Tìm giá trị lớn nhất của tổng.


A = |a 1 − a 2 | + |a 2 − a 3 | + |a 3 − a 4 | + |a 4 − a 5 | + |a 5 − a 1 |
Trong đó a 1 , a 2 , a 3 , a 4 , a 5 là các số tự nhiên khác nhau từ 1 đến 5.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 32


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
Do | x − y| = | y − x| nên khi x 6= y ta có thể giả sử x > y.
Do đó trong mỗi giá trị tuyệt đối của biểu thức A, ta có thể giả sử một số lớn hơn số còn lại
(với điều kiện giả sử đó không dẫn đến mâu thuẫn.)
Ta giả sử số lớn hơn trong năm giá trị tuyệt đối ở biểu thức A lần lượt là a 1 , a 3 , a 3 , a 5 , a 1 .
Khi đó:
A = a 1 − a 2 + a 3 − a 2 + a 3 − a 4 + a 5 − a 4 + a 1 − a 5 = 2[(a 1 + a 3 ) − ((
a 2 + a 4 )].
a1 + a3 = 9
Xảy ra được khi: (a 1 + a 3 ) lớn nhất và (a 2 + a 4 ) nhỏ nhất ⇔
a2 + a4 = 3
⇒ maxA = 2(9 − 3) = 12 khi chẳng hạn a 1 > a 3 > a 5 > a 4 > a 2 tức là:

a1 a2 a3 a4 a5
5 1 4 2 3

Khi đó A = |5 − 1| + |1 − 4| + |4 − 2| + |2 − 3| + |3 − 5| = 12


# VÍ DỤ 7. Tuổi của An cộng với tuổi của bố và mẹ là 95. Biết rằng tuổi mẹ gấp bốn
lần tuổi của An, tuổi bố lớn hơn tuổi mẹ nhưng nhỏ hơn tổng số tuổi của mẹ và An.
Tính tuổi của mỗi người (tuổi của mỗi người là một số nguyên).

ý Lời giải.
Gọi
 số tuổi của An, của bố, của mẹ, theo thứ tự là A , B, M . Ta có:
 A + B + M = 95 (1)

M = 4A (2)

M < B < M + A (3)

Từ (1) và (2) suy ra: 5 A + B = 95.(4)
Từ (2) và (3) suy ra 4 A < B < 5 A.(5)
1
Từ (4) và (5) suy ra 95 = 5 A + B < 5 A + 5 A = 10 A nên A > 9 .
2
5
Từ (4) và (5) suy ra 95 = 5 A + B > 5 A + 4 A = 9 A nên A < 10 .
9
Do A là số nguyên nên A = 10. Từ đó M = 40, B = 45.
Đáp số: An 10 tuổi, mẹ 40 tuổi, bố 45 tuổi. 

# VÍ DỤ 8. Trong một trò chơi dự đoán số bi trong hộp, bốn bạn A, B, C, D dự đoán
số bi theo thứ tự là 125 viên, 140 viên, 142 viên, 121 viên. Kết quả là A đạt giải nhất,
B đạt giải nhì, C đạt giải ba, D đạt giải tư . Hỏi chính xác trong hộp có bao nhiêu viên
bi?

ý Lời giải.
Số bi dự đoán của mỗi bạn là A, B, C, D biểu thị bởi các điểm A, B, C, D trên tia số như hình
5.

D A B C

121 125 140 142

Hình 5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 33


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Gọi số bi chính xác là a.


Nếu a < 125 thì D đoán chính xác hơn B, trái với đề bài.
Nếu a > 140 thì B đoán chính xác hơn, A trái với đề bài.
Vậy 125 6 a 6 140.
Do A đoán chính xác hơn B nên a − 125 < 140 − a ⇒ 2a < 265. (1)
Do C đoán chính xác hơn D nên 142 − a < a − 121 ⇒ 2a > 263 .(2)
Từ (1) và (2) suy ra 2a = 264 nên a = 132. Số bị chính xác trong hộp là 132 viên.


# VÍ DỤ 9. Có 100 học sinh tham gia cuộc thi giải bốn bài toán. Không có ai giải
được cả bốn bài. Số người giải được các bài 1, 2, 3,4 theo thứ tự là 90 người, 80 người,
70 người, 60 người. Ban tổ chức có giải thưởng cho học sinh nào giải được cả hai bài 3
và 4. Có bao nhiêu học sinh đạt giải thưởng đó?

ý Lời giải.

Trước hết ta chứng minh ta chứng minh bổ đề: Nếu tập hợp A có a phần tử, tập hợp B có
b phần tử, A và B đều là tập hợp con của một tập hợp số có n phần tử, gọi số phần tử của
A ∩ B là d thì d > a + b − n.
Chứng minh bổ đề (h.6).
Nếu d < a + b − n thì m = b − d > b − (a + b − n) ⇒ m > n − a ⇒ a + m > a, vô lí.
Bổ đề được chứng minh.

• Gọi x là số học sinh giải được cả hai bài 3 và 4 (h.7). Theo bổ đề x > 70 + 60 − 100 ⇒
x > 30. (1)

• Gọi y là số học sinh giải được cả ba bài 2, 3,4 (h.8).


Theo bổ đề y > 80 + x − 100 ⇒ y > x − 20 (2).

• Gọi z là số học sinh giải được cả bốn bài (h.9).


Theo bổ bề:
z > 90 + y − 100 ⇒ z > y − 10.

• Do z = 0 nên y 6 10. Thay vào (2) được x − 20 6 10 nên x 6 30. (3)


Từ (1) và (3) suy ra x = 30.
Vậy có 30 học sinh được nhận giải thưởng.


( n)

A ( a)
B( b)

Hình 6

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 34


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Bài 3(60)
Bài 4(70)

H7
Bài 2(80)
Bài 3, 4( x)

H8
Bài 1(90)
Bài 2, 3, 4( y)

H9

BÀI TẬP

L BÀI 1. Cho biểu thức:


A = 1 + 2 + 3 + 4 + . . . + 30.
Tính giá trị tự nhiên của biểu thức mới thay một số dấu cộng bởi một số dấu trừ.
L BÀI 2. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất, biết rằng nhân nó với 2 thì được một số chính
phương, nhân nó với 3 thì được lập phương của một số tự nhiên.
L BÀI 3. Hai số nguyên dương x và y có tổng bằng 51.

a) Tìm giá trị lớn nhất của tích x y.

b) Tìm giá trị nhỏ nhất của tích x y, biết rằng x và y đều lớn hơn 1.

L BÀI 4. Cho A = 11 + 22 + 33 + . . . + 9999 + 100100 . Chứng minh rằng khi tính giá trị của A ,
ta được một số có 201 chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên bên trái là 10.
L BÀI 5.

a) Dùng tất cả 6 chữ số từ 1 đến 6, hãy viết thành 3 số tự nhiên có hai chữ số sao cho tích
của chúng có giá trị nhỏ nhất.

b) Dùng tất cả 9 chữ số từ 1 đến 9, hãy viết thành 3 số tự nhiên có ba chữ số sao cho tích
của chúng có giá trị nhỏ nhất.

c) Cho tích a · bc · de g. Dựa vào kết quả của câu b, hãy thay các chữ số trên bởi các chữ số
từ 1 đến 6 để tích có giá trị nhỏ nhất (chỉ viết không cần giải thích).

L BÀI 6. Tìm giá trị lớn nhất của tổng

A = |a 1 − a 2 | + |a 2 − a 3 | + |a 3 − a 4 | + |a 4 − a 5 | + |a 5 − a 6 | + |a 6 − a 1 |

trong đó a 1 , a 2 , . . . , a 6 là sáu số tự nhiên khác nhau từ 1 đến 6.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 35


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 7. Cho năm số nguyên dương a, b, c, d, m trên vòng tròn. Tính theo chiều kim đồng
hồ thì tổng của hai số liền nhau bằng bình phương của số tiếp theo. Tìm năm số ấy.
L BÀI 8. Tìm số tự nhiên có hai chữ số có thể viết được dưới dạng tổng của sáu lũy thừa
bậc khác nhau của 2.
L BÀI 9. Tìm số nguyên dương nhỏ nhất bằng hai lần bình phương của một số tự nhiên
và bằng ba lần lập phương của một số tự nhiên.

| Bài 7. BẤT ĐẲNG THỨC VỀ PHÂN SỐ VÀ


CĂN BẬC HAI
Các bài toán trong chuyên đề này thuộc các dạng chính sau:

- Dạng 1: Chứng minh một biểu thức lớn hơn hoặc nhỏ hơn một số cho trước

- Dạng 2: Tìm giá trị của biến để một hoặc nhiều bất đẳng thức được thỏa mãn

- Dạng 3: Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của một biểu thức.

Để chứng minh biểu thức A nhỏ hơn hằng số m ta thường làm trội biểu thức A thành biểu
thức B thỏa mãn hai điều kiện: Biểu thức B dễ tính toán và B ≤ m. Để chứng minh biểu
thức A lớn hơn hằng số m ta thường làm giảm biểu thức A thành biểu thức C thỏa mãn hai
điều kiện: Biểu thức C dễ tính toán và C ≥ m.

A BẤT ĐẲNG THỨC VỀ PHÂN SỐ


Khi chứng minh các bất đẳng thức về phân số, nhiều khi ta phải tính tổng các phân số
được viết theo quy luật. Khi đó, ta thường tìm cách viết mỗi phân số dưới dạng hiệu của hai
phân số để xuất hiện trong biểu thức những phân số đối nhau.
1 1 1 1 3
# VÍ DỤ 1. Cho A = + + ···+ . Chứng minh rằng A < .
1·3 2·4 3·5 20 · 22 4

ý Lời giải.
Ta có
2 2 1 2 2 1
µ ¶ µ ¶
2A = + +···+ + + +···+
1·3 3·5 19 · 21 2·4 4·6 20 · 22
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
µ ¶ µ ¶
= − + − +···+ − + − + − +···+ −
1 3 3 5 19 21 2 4 4 6 20 22
1 1 1 3
= 1− + − < .
21 2 22 2
3
Vậy A < . 
4
1 1 1
# VÍ DỤ 2. Cho A = + + · · · + . Chứng minh rằng
33 43 993
1 1
a) A < b) A > .
12 27
ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 36


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Với n > 1 ta có
1 1
n3 > n3 − n = ( n − 1) n( n + 1) ⇒ 3
< .
n ( n − 1) n( n + 1)
2 1 1
Mặt khác = − , nên ta có
( n − 1) n( n + 1) ( n − 1) n n( n + 1)
1 1 1 1 1 1 1 1 1
2A < − + − +···+ + = − < .
2···3 3·4 3·4 4·5 98 · 99 99 · 100 6 99 · 100 6
1
Vậy A < .
12
1 1
b) Ta có A > 3
= .
3 27

1 3 5 2n − 1
# VÍ DỤ 3. Cho A = + 2 + 3 +···+ . Chứng minh rằng A < 1.
3 1 3 3 3n

ý Lời giải.
Ta có
2 n − 1 3 n − ( n + 1) n n+1
= = − .
3n 3n 3n−1 3n
Do đó
1 2 2 3 n n+1 n+1
A= 0
− 1 + 1 − 2 + · · · + n−1 − n = 1 − n < 1.
3 3 3 3 3 3 3


B BẤT ĐẲNG THỨC VỀ CĂN BẬC HAI


Khi chứng minh bất đẳng thức về căn bậc hai, ta cũng gặp những trường hợp cần tính tổng
những số viết theo quy luật. Ta cũng tìm cách viết mỗi số hạng thành một hiệu để xuất
hiện trong biểu thức những số hạng đối nhau.
1 1 1
# VÍ DỤ 4. Cho A = p p +p p +···+ p p . Chứng minh rằng A > 4,5.
1+ 2 3+ 4 98 + 99

ý Lời giải.
Ta có:
1 1 1
A=p p +p p +···+ p p
1+ 2 3+ 4 98 + 99
1 1 1
⇒A>p p +p p +···+ p p
2+ 3 4+ 5 99 + 100
1 1 1
Cộng vế với vế ta được 2 A > p
p +p p +···+ p p
p p p p 1 + 2 p 2 +p 3 p 99p+ 100
1− 2 2− 3 99 − 100 1 − 100
Suy ra 2 A > + +···+ = = 9.
1−2 2−3 99 − 100 −1
Vậy A > 4,5. 
1 1 1 1
# VÍ DỤ 5. Cho A = p p + p p + p p +···+ p p .
1 + 3 2( 3 + 5) 3( 5 + 7) 40( 79 + 81)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 37


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

8
Chứng minh rằng A < .
9

ý Lời giải.
Ta có
p p p p
1 2n + 1 − 2n − 1 2n + 1 − 2n − 1
p p = = p
n( 2 n − 1 + 2 n + 1) 2n 4 n2
p p
2n + 1 − 2n − 1
< p
4 n2 − 1
p p
2n + 1 − 2n − 1 1 1
= p =p −p .
(2 n + 1)(2 n − 1) 2n − 1 2n + 1
1 1 1 1 1 1 1 1 1 8
Do đó A < p − p + p − p + p − p + · · · + p − p = 1− = . 
1 3 3 5 5 7 79 81 9 9

# VÍ DỤ 6.

a) Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n thì


1 1 1 1
µ ¶
p p < · p −p .
( n + n + 2)3 8 n n+2

b) Áp dụng kết quả trên chứng minh rằng


1 1 1 3
p + p p +···+ p p < .
(1 + 3)3 ( 3 + 5)3 ( 623 + 625)3 25

ý Lời giải.

a)
1 1 1 1
µ ¶
p p < · p −p
( n + n + 2)3 8 n n+2
p p 3
p p p p
⇔ ( n + n + 2) ( n + 2 − n) > 8 n n + 2
p p p p
⇔ ( n + n + 2)2 ( n + 2 − n) > 8 n n + 2
p p p p
⇔ ( n + n + 2)2 > 4 n n + 2
p p
⇔ ( n + 2 − n)2 > 0 (luôn đúng).

Vậy ta có điều phải chứng minh.

b) Theo câu a ta có
1 1 1
p + p p +...+ p p
(1 + 3) 3 ( 3 + 5)3 ( 623 + 625)3
1 1 1 1 1 1 1 1 1 3
µ ¶ µ ¶
< · p − p + p − p +...+ p −p = · 1− = .
8 1 3 3 5 623 625 8 25 25

Vậy ta có điều phải chứng minh.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 38


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BÀI TẬP

1 3 5 95
L BÀI 1. Cho A = · · · · · . Chứng minh rằng
2 4 6 96
1
a) A <
9
1
b) A <
12

L BÀI 2. Chứng minh với mọi số nguyên dương n thì


1 1 1 1
a) 2
+ 2 +...+ 2
< ;
3 5 (2 n + 1) 4
1 1 1 1
b) + +...+ < ;
12 + 22 22 + 32 n2 + ( n + 1)2 2
1 2 n 1
c) + +...+ < .
14 + 12 + 1 24 + 22 + 1 n4 + n2 + 1 2

L BÀI 3. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n thì


1 2 n
+ 2 + . . . + n < 2.
2 2 2

L BÀI 4. Chứng minh bất đẳng thức


2 4 8 16 32 64 1
+ 2 + 4 + 8 + 16 + 32 < .
5+1 5 +1 5 +1 5 +1 5 +1 5 +1 2

L BÀI 5. Cho các số nguyên dương a, b, c, d thỏa mãn 1 ≤ a ≤ b ≤ c ≤ d ≤ 100. Tìm giá trị
a c
nhỏ nhất của B = + .
b d
L BÀI 6. Chứng minh rằng số 2300 có 91 chữ số khi viết ở dạng thập phân.
L BÀI 7. Chứng minh bất đẳng thức
1 1 1
p p +p p +...+ p p > 2.
1+ 3 5+ 7 77 + 79

L BÀI 8. Chứng minh bất đẳng thức


1 1 1 1
p p + p p +...+ p p < .
( 2 + 5)3 ( 5 + 8)3 ( 95 + 98)3 19

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 39


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 8. NGUYÊN LÍ ĐI-RÍCH-LÊ


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

Khi chứng minh tồn tại một quan hệ nào đó, có trường hợp ta không thể chỉ ra được một ví
dụ cụ thể về quan hệ đó, nhưng vẫn chứng minh được sự tồn tại của quan hệ ấy bằng cách
sử dụng nguyên lí Đi-rích-lê.
Nguyên lí Đi-rích-lê còn gọi là nguyên lí nhốt thỏ: Nếu nhốt n con thỏ vào k lồng mà phép
chia n cho k được m và còn dư thì tồn tại một lồng chứa ít nhất m + 1 con thỏ.
Các bài toán về nguyên lí Đi-rích-lê trong chuyên đề này bao gồm:
Dạng 1. Chứng minh tồn tại một số (hoặc một hiệu, một tổng ...) chia hết cho một số nào đó.
Dạng 2. Chứng minh tồn tại một tập hợp có một tính chất nào đó (chẳng hạn: có tích là số
chính phương, có tổng chia hết cho một số nào đó, có hiệu là một số nào đó ...)
Vài nét lịch sử

ĐI-RÍCH-LÊ

Đi-rích-lê (Peter Lejeune Dirichlet, 1805-1859) là một nhà toán học người Đức gốc Pháp.
Ông kế tục sự nghiệp của "ông vua toán học" Gau-xơ ở trường đại học Gớt-tinh-ghen (Đức)
và được đánh giá là "Gau-xơ thứ hai".
Lĩnh vực nghiên cứu của ông rất rộng: Từ lí thuyết số, chuỗi số đến giải tích toán học.
Một ví dụ về hàm số mà Đi-rích-lê đưa ra có nhiều ứng dụng, đó là hàm số Đi-rích-lê:
(
1 nếu x là hàm số hữu tỉ
f ( x) =
0 nếu x là hàm số vô tỉ

(Nếu có ai yêu cầu bạn cho ví dụ một hàm số không biểu diễn được bằng đồ thị, bạn có thể
đưa ra hàm số trên)

1 Sự chia hết của một số, một hiệu, một tổng

# VÍ DỤ 1. Chứng minh rằng trong bảy số nguyên tố bất kì, tồn tại hai số có hiệu
chia hết cho 12.

ý Lời giải.
Trong bảy số nguyên tố, nếu có hai số bằng nhau thì hiệu của chúng bằng 0, chia hết cho
12.
Xét bảy số nguyên tố khác nhau đôi một, tồn tại 5 số nguyên tố lớn hơn 3.
Một số nguyên tố lớn hơn 3 khi chia cho 12 dư r thì r không chia hết 2, không chia hết cho
3 nên r ∈ {1; 5; 7; 11}.
Có năm số nguyên tố lớn hơn 3, chỉ có bốn số dư như trên, theo nguyên lí Đi-rích-lê tồn tại
hai số có số dư bằng nhau, hiệu của chúng chia hết cho 12. 

# VÍ DỤ 2. Chứng minh rằng trong sáu số tự nhiên bất kì, tồn tại hai số có tổng
hoặc hiệu chia hết cho 9.

ý Lời giải.
Trong sáu số tự nhiên, nếu có hai số bằng nhau thì hiệu của chúng bằng 0, chia hết cho 9.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 40


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Xét sáu số tự nhiên khác nhau đôi một. Các số dư khi chia cho 9 được ghép thành 5 nhóm
(0), (1; 8), (2; 7), (3; 6), (4; 5).
Có 6 số, chỉ có 5 nhóm, theo nguyên lí Đi-rich-lê tồn tại hai số thuộc cùng một nhóm.
Hai số thuộc cùng một nhóm đó có tổng chia hết cho 9 (nếu hai số dư khác nhau) hoặc có
hiệu chia hết cho 9 (nếu hai số dư bằng nhau). 

# VÍ DỤ 3. Chứng minh rằng trong năm số nguyên dương bất kì, tồn tại một số
chia hết cho 5 hoặc một vài số có tổng chia hết cho 5.

ý Lời giải.
Xét 5 biểu thức

s1 = a1
s2 = a1 + a2
s3 = a1 + a2 + a3
s4 = a1 + a2 + a3 + a4
s5 = a1 + a2 + a3 + a4 + a5

Nếu một trong các biểu thức chia hết cho 5 thì bài toán được chứng minh.
Giả sử năm biểu thức trên đều không chia hết cho 5.
Có 5 biểu thức, có 4 số dư khác 0 khi chia cho 5, theo nguyên lí Đi-rich-lê tồn tại hai biểu
thức khi chia cho 5 có cùng số dư, hiệu của chúng chia hết cho 5, hiệu của chúng là một số
hoặc tổng của một vài số trong năm số đã cho. 

# VÍ DỤ 4. Cho 17 số nguyên dương bất kì. Chứng minh rằng trong 17 số đó:

a) Tồn tại năm bộ ba số mà ba số trong mỗi bộ đó có tổng chia hết cho 3.

b) Tồn tại chín số có tổng chia hết cho 9.

ý Lời giải.
Trước hết ta chứng minh bổ đề: Trong năm số tự nhiên, tồn tại ba số có tổng chia hết cho
3.
Thật vậy, có ba số dư khi chia cho 3 dư 0; 1; 2. Nếu có ba số có cùng số dư thì tổng của
chúng chia hết cho 3. Nếu trong năm số đã cho, không có đến ba số nào có cùng số dư thì
tồn tại ba số có số dư khác nhau, tổng của chúng chia hết cho 3.

a) Lấy 15 số bất kì trong 17 số đã cho, chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có năm số. Theo
bổ đề trên, trong mỗi nhóm tồn tại ba số có tổng chia hết cho 3, ta được ba bộ ba số có
tổng chia hết cho 3.
Còn lại: 17 − 9 = 8 (số). Lấy năm số bất kì trong tám số đó. Theo bổ đề trên, ta được
thêm một bộ ba số có tổng chia hết cho 3.
Còn lại: 8 − 3 = 5 (số). Theo bổ đề trên, ta được thêm một bộ ba số nữa có tổng chia hết
cho 3.
Vậy có 3 + 1 + 1 = 5 bộ ba số mà các số trong mỗi bộ có tổng chia hết cho 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 41


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Gọi 15 số trong năm bộ ba số được chọn ở câu a) là a 1 , a 2 , a 3 , . . . , a 15 . Giả sử

a1 + a2 + a3 = 3k1
a2 + a5 + a6 = 3k2
a7 + a8 + a9 = 3k3
a 10 + a 11 + a 12 = 3 k 4
a 13 + a 14 + a 15 = 3 k 5

Xét năm số k1 , k2 , k3 , k4 , k5 . Theo bổ đề trên, tồn tại ba số có tổng chia hết cho 3, chẳng
.
hạn k1 + k2 + k3 .. 3. Suy ra
.
a 1 + a 2 + a 3 + a 4 + a 5 + a 6 + a 7 + a 8 + a 9 = 3( k 1 + k 2 + k 3 ) .. 9

# VÍ DỤ 5.

a) Hãy chỉ ra 18 số tự nhiên mà không có số nào có tổng các chữ số chia hết cho 10.

b) Chứng minh rằng trong 19 số tự nhiên liên tiếp bất kì, tồn tại một số có tổng các
chữ số chia hết cho 10.

ý Lời giải.

a) Trong 18 số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 18 (1, 2, 3, . . . , 18) tổng các chữ số của chúng là
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 không có số nào có tổng các chữ số chia hết cho 10.

b) Xét 10 số đầu tiên của dãy 19 số tự nhiên liên tiếp, tồn tại một số tận cùng bằng 0,
gọi số đó là A 0. Xét A 0 và chín số tiếp theo (chín số này vẫn thuộc dãy nói trên):

A 0, A 1, A 2, . . . , A 9. (1)

Gọi tổng các chữ số của A 0 là k thì tổng các chữ số của 10 số trên là

k, k + 1, k + 2, . . . , k + 9. (2)

Dãy (2) là 10 số tự nhiên liên tiếp, tồn tại một số chia hết cho 10, do đó tồn tại một số
của dãy (1) có tổng các chữ số chia hết cho 10.

2 Sự tồn tại một tập có tính chất nào đó

# VÍ DỤ 6. Cho ba số nguyên dương khác nhau, mỗi số có dạng 7k với k ∈ N. Chứng


minh rằng tồn tại hai số có tích là số chính phương.

ý Lời giải.
Gọi ba số đã cho là a = 7x , a = 7 y , a = 7 z .
Trong ba số tự nhiên x, y, z tồn tại hai số cùng chẵn hoặc cùng lẻ, chẳng hạn x và y. Khi đó
x + y là số chẵn.
Đặt x + y = 2n, n ∈ N. Ta có ab = 7 x · 7 y = 72n = (7n )2 là số chính phương. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 42


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 7. Trong 25 số nguyên dương từ 1 đến 25, chọn ra 12 số trong đó không


có hai số nào có tổng bằng 25. Chứng minh rằng trong 12 số đó, tồn tại một số chính
phương.

ý Lời giải.
Ta thấy 25 = 52 = 32 + 42 . Trong 25 số đã cho, xếp ba số vào tập hợp A = {32 ; 42 ; 52 }, còn lại 22
số chia thành 11 cặp, mỗi cặp số có tổng bằng 25, là (1; 24), (2; 23), . . . , (12; 13), trong đó
không có cặp (9; 16).
Xét 12 số được chọn. Không có hai số được chọn nào là hai số của một trong 11 cặp nói trên
(vì nếu có hai số rơi vào một cặp thì tổng của chúng bằng 25, trái với giả thiết).
Mỗi cặp (trong 11 cặp) chỉ chứa nhiều nhất là một số đã chọn. Do có 12 số được chọn nên
tồn tại một số thuộc A = {32 ; 42 ; 52 }. 

# VÍ DỤ 8. Cho 21 số nguyên dương khác nhau bất kì không vượt quá 40. Chứng
minh rằng tồn tại hai số có tổng bằng 41.

ý Lời giải.
Gọi A là tập hợp của 21 số nguyên dương đã cho A = {a 1 ; a 2 ; . . . ; a 21 }.
Xét tập hợp B = {41 − a 1 ; 41 − a 2 ; . . . ; 41 − a 21 }.
Hai tập hợp A và B có tất cả 42 phần tử, lấy giá trị trong tập hợp {1; 2; 3; . . . ; 40} có 41 phần
tử nên tồn tại hai phần tử bằng nhau. Hai phần tử bằng nhau này không cùng thuộc tập
A , không cùng thuộc tập B nên một phần tử thuộc A , nên một phần tử thuộc B chẳng hạn
a k ∈ A và 41 − a i ∈ B. Khi đó a k = 41 − a i nên a i + a k = 41.
Các số a i và a k không bằng nhau (vì tổng của chúng là số lẻ). Đó là hai số phải tìm. 

# VÍ DỤ 9. Có hai nhóm: nhóm I có 55 người, nhóm II có 45 người. Trong mỗi nhóm,


không có hai người nào bằng tuổi nhau, tuổi mỗi người là một số nguyên dương nhỏ
hơn 100. Chứng minh rằng có thể chọn ra một người ở nhóm I, một người ở nhóm II
mà tổng số tuổi của hai người này bằng 100.

ý Lời giải.
Gọi A và B theo thứ tự là tập hợp số tuổi của những người ở nhóm I và nhóm II. Ta có
A = {a 1 ; a 2 ; . . . ; a 55 }, B = { b 1 ; b 2 ; . . . ; b 45 }.
Xét tập hợp C = {100 − a 1 ; 100 − a 2 ; . . . ; 100 − a 55 }.
Hai tập hợp B và C có tất cả 45 + 55 = 100 (phần tử), lấy giá trị trong tập hợp {1; 2; 3; . . . ; 99}
có 99 phần tử nên tồn tại hai phần tử bằng nhau. Hai phần tử bằng nhau này không cùng
thuộc B, không cùng thuộc C nên một phần tử thuộc B và một phần tử thuộc C , chẳng hạn
b k ∈ B và 100 − a i ∈ C . Khi đó b k = 100 − a i nên a i + b k = 100. 

# VÍ DỤ 10.

a) Cho 51 số nguyên dương khác nhau bất kì không vượt quá 99. Chứng minh rằng
tồn tại hai số có hiệu bằng 2.

b) Như câu a, nhưng thay 99 bởi 100.

ý Lời giải.

a) Gọi A là tập hợp của 51 số đã cho A = {a 1 ; a 2 ; a 3 ; . . . ; a 51 } với 1 ≤ a i ≤ 99, i = 1; 2; . . . ; 51.


Xét tập hợp B = {a 1 + 2; a 2 + 2; . . . ; a 51 + 2} với 3 ≤ a k + 2 ≤ 101, k = 1, . . . , 51.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 43


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Hai tập hợp A và B có tất cả 102 phần tử, nhận các giá trị trong tập hợp {1; 2; . . . ; 101}
có 101 phần tử nên tồn tại hai phần tử bằng nhau. Hai phần tử bằng nhau này
không cùng thuộc vào A , không cùng thuộc B, nên một phần tử thuộc A và một phần
tử thuộc B, chẳng hạn a i ∈ A và a k + 2 ∈ B. Khi đó tồn tại a i = a k + 2 nên a i − a k = 2.
b) Xếp 51 số đã cho vào hai nhóm chẵn lẻ. Tồn tại 26 số thuộc cùng một nhóm. Hai số
bất kì thuộc nhóm này có hiệu chia hết cho 2. (1)
Trong 26 số nói trên, tồn tại hai số có hiệu bằng d < 4, vì nếu mọi cặp hai số trong
nhóm đều có hiệu lớn hơn hoặc bằng 4 thì số lớn nhất của nhóm lớn hơn hoặc bằng
1 + 4 · 25 = 101 > 100, trái với đề bài.
Do (1) nên d = 2.


# VÍ DỤ 11. Cho 101 số nguyên dương khác nhau không vượt quá 300. Chứng minh
rằng trong 101 số đó:

a) Tồn tại hai số có hiệu nhỏ hơn 3.

b) Tồn tại hai số mà tổng của chúng chia hết cho hiệu của chúng.

ý Lời giải.
a) Gọi 101 số đã cho sắp xếp tăng dần là a 1 , a 2 ,. . . , a 101 .
Ta có a 101 − a 1 = (a 101 − a 100 ) + (a 100 − a 99 ) + . . . + (a 2 − a 1 ) ≤ 300 − 1 = 299.
Trong 100 hiệu (ở trong ngoặc) nói trên, tồn tại một hiệu nhỏ hơn 3, vì nếu chúng đều
lớn hơn hoặc bằng 3 thì a 101 − a 1 ≤ 3 · 100 = 300, mâu thuẫn.
Vậy tồn tại hai số có hiệu nhỏ hơn 3.
b) Gọi hai số có hiệu nhỏ hơn 3 nói trên là a m và a n , giả sử a m − a n < 3.
.
• Nếu a m − a n = 1 thì a m + a n .. a m − a n .
.
• Nếu a m − a n = 2 thì a m + a n chẵn nên a m + a n .. a m − a n .

# VÍ DỤ 12. Cho 50 số tự nhiên lẻ 1; 3; 5; . . . ; 99.

a) Chứng minh rằng có thể chọn được 34 số trong các số trên sao cho trong 34 số
đó, tồn tại hai số mà một số chia hết cho số còn lại.

b) Chứng minh rằng nếu chọn 33 số trong các số trên thì có thể không có hai số nào
mà một số chia hết cho số còn lại.

ý Lời giải.
a) Mỗi số đã cho đều viết được đưới dạng a = 3k · b với k ∈ {0; 1; 2; 3; 4}, b là số lẻ không chia
hết cho 3.
Trong 50 số lẻ 1; 3; 5; . . . ; 99 có 17 số lẻ chia hết cho 3 (là 3; 9; 15; . . . ; 99, gồm
99 − 3
+ 1 = 17 số) nên b nhận 50 − 17 = 33 giá trị.
6
Có 34 số dạng a = 3k · b, chỉ có 33 giá trị của b nên tồn tại hai số có giá trị của b bằng
3m · b .
nhau, chẳng hạn a m = 3 · b và a n = 3 · b với m ≥ n. Khi đó n = a m−n , tức là a m .. a n .
m n
3 ·b

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 44


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

99 − 35
b) Nếu ta chọn 33 số lớn nhất trong 50 số lẻ đã cho là 35, 37, . . . , 99 (có + 1 = 33
2
số) thì không tồn tại hai số mà một số chia hết cho số còn lại.
.
Thật vậy, giả sử trong 33 số đó có hai số x và y khác nhau mà x .. y thì x ≥ 3 y. Khi đó
99 ≥ x ≥ 3 y ≥ 3 · 35 = 105, mâu thuẫn.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Một siêu thị có 128 thùng táo. Số táo của mỗi thùng trong khoảng từ 120 đến 144
quả. Tìm giá trị lớn nhất của n để tồn tại n thùng có số táo như nhau.
L BÀI 2. Chứng minh rằng tồn tại một bội của 19:

a) Gồm toàn chữ số 1 và 0;

b) Gồm toàn chữ số 1.

L BÀI 3. Chứng minh rằng có vô số bội của 710 mà trong biểu diễn thập phân của nó
không có các chữ số 0, 1, 2.
L BÀI 4. Chứng minh rằng trong 6 số tự nhiên lẻ bất kì tồn tại hai số có hiệu chia hết cho
10.
L BÀI 5. Chứng minh rằng trong chín số nguyên tố lớn hơn 5 bất kì tồn tại hai số có hiệu
chia hết cho 30.
L BÀI 6. Chứng minh rằng trong sáu số tự nhiên bất kì tồn tại hai số có tổng hoặc hiệu
chia hết cho 8.
L BÀI 7.

a) Chứng minh rằng tồn tại bốn số nguyên dương khác nhau mà tổng của ba số bất kì
trong chúng là một số nguyên tố.

b) Chứng minh rằng không tồn tại năm số nguyên dương khác nhau mà tổng của ba số
bất kì trong chúng là một số nguyên tố.

L BÀI 8. Chứng minh rằng trong 59 số tự nhiên liên tiếp bất kì, tồn tại một số có tổng các
chữ số chia hết cho 12.
L BÀI 9. Chứng minh rằng trong 59 số tự nhiên liên tiếp bất kì, tồn tại một số có tổng các
chữa số chia hết cho 12
L BÀI 10. Cho 5 số nguyên dương khác nhau không có ước nguyên tố khác 2 và 3. Chứng
minh rằng trong 5 số đó, tồn tại hai số có tích là số chính phương.
L BÀI 11. Cho 625 số nguyên dương từ 1 đến 625. Người ta chọn ra trong các số đó 311 số,
trong đó không có hai số nào có tổng bằng 625. Chứng minh rằng trong 311 số đó, tồn tại
một số chính phương.
L BÀI 12. Chứng minh rằng trong 31 số nguyên dương khác nhau bất kì không vượt quá
60, tồn tại hai số có tổng bằng 61.
L BÀI 13. Có 35 nam, có tuổi là các số nguyên dương khác nhau nhỏ hơn 80. Có 45 nữ, có
tuổi là các số nguyên dương khác nhau nhỏ hơn 80. Chứng minh rằng có thể chọn ra một
nam và một nữ có tổng số tuổi bằng 80.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 45


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 14. Cho 25 số nguyên dương khác nhau bất kì có tổng không vượt quá 410. Chứng
minh rằng có thể chọn ra 8 số chia thành 4 cặp, mỗi cặp có tổng bằng 25.
L BÀI 15. Cho tập hợp A có bốn phần tử là các số nguyên dương không quá 5. Chứng
minh rằng tồn tại hai tập hợp B và C khác nhau, mỗi tập hợp có từ 1 đến 3 phần tử, các
phần tử đều thuộc A sao cho tổng các phần tử của B bằng tổng các phần tử của C .
L BÀI 16. Cho 101 số nguyên dương khác nhau bất kì không vượt quá 300. Chứng minh
rằng trong 101 số trên, tồn tại hai số có hiệu bằng 4 hoặc 8.
p p p p
L BÀI 17. Cho 1050 số 1, 2, 3, . . . , 1050. Chọn ra 33 số trong các số trên, chứng minh
rằng trong các số được chọn, tồn tại hai số có hiệu nhỏ hơn 1.

| Bài 9. CÁC BÀI TOÁN SUY LUẬN


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

Các dạng toán trong chuyên đề có nhiều dạng:

– Dạng 1. Các bài toán liên qua đến sự tương hỗ, có quan hệ hai chiều (chẳng hạn: nếu A
quen B thì B quen A, nếu A đã thi đấu với B thì B đã thi đấu với A,...).

– Dạng 2. Các bài toán liên qua đến sự thay đổi trạng thái, thay đổi giá trị nhưng lại có
tính chất không đổi (gọi là bất biến).

– Dạng 3. Các bài toán đòi hỏi lập luận (chứ không phải kiến thức) là chủ yếu, như biết
xét đủ các trường hợp có thể xảy ra, biết đưa ra phương án giải quyết hợp lí có sức thuyết
phục.

Trong các bài toán suy luận, ta sử dụng phương pháp phản chứng, nguyên lí Đi-rích-lê.

Thử trí thông minh

THỬ LÀM “BAO CÔNG XỬ ÁN”

Một nhà giàu bị kẻ gian lẻn vào lấy trộm thóc ở ba cót, chỉ còn lại ở cót thứ nhất: ba đấu
thóc và một cái nồi, ở cót thứ hai: một đấu thóc và một cái vung nồi, ở cót thứ ba: hai đấu
thóc và một cái rá.
Ba tên trộm Giáp, Ất, Bính bị bắt giải lên quan. Tên Giáp khai đã lấy thóc bằng nồi, tên Ất
khai lấy thóc bằng vung nồi, tên Bính khai lấy thóc bằng rá, mỗi lần chúng đều đong đầy
thóc bởi các dụng cụ trên. Khi cho đong lại thì chứa đúng 7 đấu thóc, vung nồi chứa đúng 3
đấu thóc, còn rá chứa đúng 5 đấu thóc.
Biết số thóc ở mỗi cót bằng nhau, nhiều hơn 200 đấu và ít hơn 300 đấu. Em hãy thử làm
“Bao Công xử án” xác định mỗi tên trộm đã lấy bao nhiêu đấu thóc để chúng phải “tâm
phục, khẩu phục”.
Giải
Trước hết ta tìm số đấu thóc ở mỗi cót thóc. Số đấu thóc đó là một số trong khoảng từ 201
đến 299 thỏa mãn ba điều kiện: chia cho 7 dư 3, chia cho 3 dư 1, chia cho 5 dư 2.
Xét điều kiện chia cho 7 dư 3. Ta thấy 201 : 7 = 28 (dư 5) nên 203 chia hết cho 7. Số đấu thóc
chia cho 7 dư 3 nên thuộc dãy số sau: 206, 213, 220, 227, 234, 241, 248, 255, 262, 269, 276, 283, 290, 297.
Xét điều kiện chia cho 5 dư 2. Trong các số trên ta chọn số chia cho 5 dư 2, tức là số tận
cùng bằng 2 hoặc 7, đó là các số 227, 262, 297.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 46


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Xét điều kiện chia cho 3 dư 1. Trong các số trên chỉ có 262 chia cho 3 dư 1.
Vậy số đấu thóc ở mỗi cót thóc là 262 đấu.
Giáp lấy: 262 − 3 = 259 (đấu).
Ất lấy: 262 − 1 = 261 (đấu).
Bính lấy: 262 − 2 = 260 (đấu).
Lưu ý. Bài toán được giải nhanh hơn nếu đề bài thay đổi ở hai dữ kiện như sau:

Đề bài cũ Đề bài sửa lại


ba đấu thóc và một cái nồi bốn đấu thóc và một cái nồi
một đấu thóc và một cái vung nồi chỉ có một cái vung nồi

Khi đó, số đấu thóc cộng với 3 phải chia hết cho 7, cho 3, cho 5 nên chia hết cho 7.3.5 = 105,
do đó là 210. Số đấu thóc ở mỗi cót thóc là 210 − 3 = 207 (đấu).
Giáp lấy: 207 − 4 = 203 (đấu).
Ất lấy: 207 (đấu).
Bính lấy: 207 − 2 = 205 (đấu).

A SỰ TƯƠNG HỖ

# VÍ DỤ 1. Có 16 đấu thủ thi đấu bóng bàn theo thể thức đấu vòng tròn, mỗi người
đấu với mỗi người khác một trận (không có trận hòa). Chứng minh rằng khi kết thúc
giải đấu, có thể xếp năm người vào một danh sách sao cho mỗi người đứng trước thắng
tất cả những người đứng sau.

ý Lời giải.
16.15
Có = 120 trận đấu, nên có 120 trận thắng. Do 120 chia 16 được 7 và còn dư nên tồn
2
tại một đấu thủ thắng 8 trận, gọi người đó là A.
8.7
Xét 8 người thua A, những người này đấu với nhau = 28 trận, nên có 28 trận thắng. Do
2
28 chia 8 được 3 và còn dư nên tồn tại một đấu thủ thắng 4 trận, gọi người đó là B.
4.3
Xét 4 người thua B, những người này đấu với nhau = 6 trận, nên có 6 trận thắng. Do 6
2
chia cho 4 được 1 và còn dư nên tồn tại một đối thủ thắng 2 trận, gọi người đó là C.
Xét hai người thua C đó, gọi người thắng trong trận đấu giữa hai người này là D, người
còn lại là E.
Ta có đấu thủ A thắng B, C, D, E ; đấu thủ B thắng C, D, E ; đấu thủ C thắng D và E ; đấu
thủ D thắng E. 

# VÍ DỤ 2. Chứng minh rằng trong số 9 người, tồn tại một người quen ít nhất 4
người hoặc không quen ít nhất 6 người.

ý Lời giải.
Trước hết ta thấy không thể có mỗi người quen đúng 3 người khác. Thật vậy, nếu mỗi
3.9
người quen 3 người khác thì số cặp quen nhau là , không là số tự nhiên, vô lí.
2
Gọi một trong 9 người là A, giả sử A quen x người. Theo nhận xét trên thì x 6= 3.
Nếu x ≥ 4 thì bài toán được chứng minh.
Nếu x ≤ 2 thì số người mà A không quen lớn hơn hoặc bằng 6, bài toán được chứng minh.


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 47


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI, THAY ĐỔI GIÁ TRỊ

# VÍ DỤ 3. Ba bạn A, B, C có tất cả 30 viên bi: A có 9 viên, B có 10 viên, C có 11


viên. Mỗi lượt, một bạn tùy ý nhận của mỗi người kia một viên bi. Sau một số lượt, có
thể xảy ra ba người có số bi bằng nhau được không?

ý Lời giải.
Số bi của ba bạn A, B, C lúc đầu có số dư khi chia cho 3 là 0, 1, 2.
Nếu A nhận được bi của hai bạn kia thì số bi của A, B, C là 11, 9, 10 có số dư khi chia cho
3 là 2, 0, 1.
Nếu B nhận được bi của hai bạn kia thì số bi của A, B, C là 8, 12, 10 có số dư khi chia cho
3 là 2, 0, 1.
Nếu C nhận được bi của hai bạn kia thì số bi của A, B, C là 8, 9, 13 có số dư khi chia cho 3
là 2, 0, 1.
Như vậy, sau lượt đầu tiên, số bi của ba bạn đều có số dư khi chia cho 3 là ba số khác nhau
trong tập hợp {0; 1; 2}.
Sau mỗi lượt tiếp theo cũng như vậy, không bao giờ xảy ra số dư là 1, 1, 1, tức là không bao
giờ xảy ra mỗi bạn đều có 10 viên bi.
Lưu ý. Trong bài toán trên, có một tính chất không thay đổi (gọi là bất biến) ở mỗi lượt, đó
là số bi của ba người khi chia cho 3 đều có đủ ba số dư là 0, 1, 2. 

# VÍ DỤ 4. Có n bóng đèn đang ở trạng thái tắt. Mỗi lượt, người ta thay đổi trạng
thái bật - tắt của bốn bóng đèn (tắt thành bật, bật thành tắt). Có thể xảy ra tất cả n
bóng đèn đều bật không nếu n bằng:

a) 50; b) 31?

ý Lời giải.
a) Có thể xảy ra.
Trong 12 lượt, mỗi lượt ta bật 4 bóng đèn, được 48 bóng sáng, còn lại hai bóng 49 và
50.
Lượt thứ 13, ta bật bóng 49 và tắt ba bóng 1, 2, 3.
Lượt thứ 14, ta bất bóng thứ 50 và bật ba bóng 1, 2, 3.
Tất cả 50 bóng đèn đều ở trạng thái bật.

b) Không thể xảy ra.


Lúc đầu, số bóng đèn bật là 0. Sau lượt thứ nhất, số bóng đèn bật là 4.
Ở mỗi lượt, nếu có thêm x bóng đèn bật (0 ≤ x ≤ 4) thì có thêm 4 − x bóng đèn tắt, nên
số bóng đèn bật thay đổi là x − (4 − x) = 2 x − 4, là một số chẵn.
Lúc đầu, số bóng đèn bật bằng 0 (là một số chẵn), mỗi lượt thay đổi một số chẵn (là
2 x − 4), nên số bóng đèn bật luôn là một số chẵn, không thể bằng 31.
Lưu ý. Bất biến trong ví dụ trên là: Số bóng đèn ở một trạng thái (chẳng hạn bật)
trong hai lượt liên tiếp luôn chênh lệch một số chẵn.

1 1 1 1
# VÍ DỤ 5. Cho 48 số , , ,..., .
2 3 4 49
Người ta xóa hai số x, y bất kì trong các số trên rồi thay bằng số mới x y + x + y. Lại xóa
số mới và một số cũ rồi thay thế bằng số mới khác theo quy luật trên. Cứ tiếp tục như

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 48


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

vậy cho đến khi được số mới cuối cùng. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?

ý Lời giải.
Gọi 48 số đã cho lần lượt bị xóa là a 1 , a 2 , . . . , a 48 . Gọi số mới lần lượt thêm vào là
b1 , b2 , b3 , . . .
Ta xóa a 1 và a 2 rồi thay bằng b1 , xóa b1 và a 3 rồi thay bằng b2 , xóa b2 và a 4 rồi thay bằng
b 3 , . . . , xoá b 46 và a 48 rồi thay bằng b 47 . Giá trị phải tìm là b 47 .
Ta có hằng đẳng thức x y + x + y + 1 = ( x + 1)( y + 1) nên x y + x + y = ( x + 1)( y + 1) − 1.
Do đó b1 = a 1 a 2 + a 1 + a 2 = (a 1 + 1)(a 2 + 1) − 1;
b 2 = ( b 1 + 1)(a 3 + 1) − 1 = (a 1 + 1)(a 2 + 1)(a 3 + 1) − 1;
b 3 = ( b 2 + 1)(a 4 + 1) − 1 = (a 1 + 1)(a 2 + 1)(a 3 + 1)(a 4 + 1) − 1.
Cứ như vậy ta có
b 47 = (a 1 + 1)(a 2 + 1) . . . (a 47 + 1)(a 48 + 1) − 1
1 1 1 1
µ ¶µ ¶ µ ¶µ ¶
= +1 +1 ... +1 +1 −1
2 3 48 49
3 4 50
= . . . . . . − 1 = 25 − 1 = 24.
2 3 49
Vậy số còn lại sau cùng là 24. 

# VÍ DỤ 6. Cho ba số khác nhau trên bảng. Mỗi lượt, ta xóa hai số bất kì trong ba
a+b a−b
số đang có, giả sử xóa a và b, rồi thay bằng hai số mới là p và p , giữ nguyên số
p 2 p 2
còn lại. Cứ làm
p như vậy nhiều lần, ta được ba số là 2 + 2, 2 − 2 và 0. Ba số lúc đầu
có thể là 1, 2, 2 hay không?

ý Lời giải.
¶2 ¶2
a+b a−b
µ µ
Ta có hằng đẳng thức p + p = a2 + b 2 .
2 2
Do đó tổng các bình phương của hai số vừa xóa bằng tổng các bình phương của hai số vừa
thêm vào, suy ra tổng bình phương của ba số lúc đầu bằng tổng các bình phương của ba số
cuối. p p
Giả sử ba số lúc đầu là 1, 2, 2 thì tổng các bình phương của chúng bằng 12 + ( 2)2 + 22 = 7.
Tổng các bình phương của ba số lúc cuối bằng
p p
(2 + 2)2 + (2 − 2)2 + 02 = 12 6= 7.
p
Vậy ba số lúc đầu không thể là 1, 2, 2.
Lưu ý. Bất biến trong ví dụ trên là tổng các bình phương của ba số trên bảng không thay
đổi. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Ba bạn A, B, C tham gia một cuộc thi. Kết quả đa số thành viên trong Ban giám
khảo cho điểm của A cao hơn điểm của B, cho điểm của B cao hơn điểm của C . Có thể khẳng
định rằng đa số thành viên trong Ban giám khảo cho điểm của A cao hơn điểm của C hay
không?
L BÀI 2. Trong một cuộc thi đấu bóng bàn, mỗi đấu thủ thi với mỗi đấu thủ khác một
trận, không có trận hòa. Chứng minh rằng tồn tại ba đấu thủ A, B, C mà A thắng B, B
thắng C , C thắng A nếu xảy ra một trong các điều kiện sau:
a) Không có đấu thủ nào thắng tất cả các trận.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 49


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Có hai đấu thủ có số trận thắng bằng nhau.

L BÀI 3. Trong một giải bóng đá, có 9 đội đấu vòng tròn một lượt. Chứng minh rằng sau
khi kết thức ba vòng đấu (tức là mỗi đội đã đấu đúng 3 trận), tồn tại ba đội đôi một chưa
đấu với nhau.
L BÀI 4. Viết 20 số 1, 2, 3, 4, . . . , 20 theo thứ tự tăng dần. Mỗi lượt, ta đổi chỗ hai số cách
nhau một số (chẳng hạn đổi chỗ 1 và 3, đổi chỗ 8 và 10 . . . ). Cứ làm như vậy, ta có thể được
dãy số theo thứ tự ngược lại là 20, 19, . . . , 2, 1 hay không?
L BÀI 5. Có 51 quân bài đang đặt sấp. Mỗi lượt, người ta thay đổi vị trí sấp - ngửa của 6
quân bài. Có thể xảy ra tất cả 51 quân bài đều đặt mặt ngửa hay không?
L BÀI 6. Có 75 bóng đèn gồm 30 bóng xanh, 25 bóng đỏ, 20 bóng vàng. Mỗi lượt người ta
đổi màu của hai bóng khác màu sang màu thứ ba (chẳng hạn đổi màu một bóng xanh và
một bóng đỏ thành hai bóng vàng). Có thể xảy ra được toàn bộ 75 bóng đèn đều cùng một
màu hay không?
L BÀI 7. Cho một dãy gồm n số tự nhiên (n ≥ 4) là 1, 2, 3, . . . , n. Mỗi lượt người ta xóa hai số
x, y bất kì rồi thay bằng số x y + x + y. Lại xóa số mới và một số cũ rồi thay vào số mới khác
theo quy luật trên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chỉ còn lại số mới cuối cùng. Số đó có
thể là 20172018 được không?
L BÀI 8. Cho 100 số nguyên dương khác nhau không quá 150. Chứng minh rằng tồn tại
49 cặp số nguyên dương liên tiếp trong các số trên.
1
L BÀI 9. Hai bạn A và B cùng làm một bài thi; A trả lời sai số câu hỏi, B trả lời sai 7
3
1
câu hỏi. Có số câu hỏi cả hai bạn đều trả lời sai. Có nhiều nhất bao nhiêu câu hỏi mà cả
5
hai bạn đều trả lời đúng?
L BÀI 10. Mỗi giỏ trong 6 giỏ trái cây đều chứa ba loại quả lê, mận, táo. Số mận trong mỗi
giỏ bằng với tổng số táo trong tất cả các giỏ khác cộng lại, trong khi số táo trong mỗi giỏ
bằng với tổng số lê trong tất cả các giỏ khác cộng lại. Chứng minh rằng tổng số trái cây các
loại là một bội của 31.
(International Mathematics Tournament of the Towns 2010)
L BÀI 11. Các số từ 1 đến 2010 được đặt trên một vòng tròn sao cho khi ta di chuyển trên
vòng tròn theo chiều kim đồng hồ thì các số tăng giảm lần lượt xen kẽ nhau. Chứng minh
rằng tồn tại hai số kề nhau sao cho hiệu của chúng là số chẵn.
(International Mathematics Tournament of the Towns 2011)
L BÀI 12. Lớp 9 A có 6 học sinh tham gia một kì thi toán và nhận được 6 điểm số khác
nhau là các số nguyên từ 0 đến 20. Gọi m là trung bình cộng các điểm số của 6 học sinh
trên. Ta nói rằng hai học sinh (trong 6 học sinh trên) lập thành một cặp hoàn hảo nếu như
trung bình cộng điểm số của hai em đó lớn hơn m.
a) Chứng minh rằng không thể chia 6 học sinh trên thành 3 cặp mà mỗi cặp đều hoàn
hảo.
b) Có thể có được nhiều nhất là bao nhiêu cặp hoàn hảo?
(Đề thi TS vào lớp 10 chuyên Toán PTNK-ĐHQG TPHCM 2017-2018)
L BÀI 13. Trên bảng viết các số nguyên từ (−11) đến 11. Người ta xóa hai số a và b bất kì
5a − 12 b 12a + 5 b
và viết thêm lên bảng hai số và . Hỏi cứ tiếp tục như vậy thì có thể xảy ra
13 13
tình trạng tất cả các số trên bảng bằng nhau không?

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 50


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 14. Các con sâu phát triển với tốc độ 1 mét mỗi giờ. Khi chúng trưởng thành đạt
chiều dài tối đa là 1 mét thì sẽ ngừng phát triển. Một con sâu khi đạt chiều dài tối đa có thể
bị chia thành hai con mà không nhất thiết có cùng độ dài. Các con sâu này tiếp tục phát
triển với tốc độ 1 mét mỗi giờ. Hỏi rằng từ một con sâu trưởng thành ban đầu, sau ít hơn
một giờ có thể có 10 con sâu trưởng thành không?
(International Mathematics Tournament of the Towns 2011)
L BÀI 15. Một con rồng đưa cho một hiệp sĩ bị nó giam giữ 100 đồng vàng. Một nửa trong
số đó là những đồng vàng ma thuật, nhưng chỉ có con rồng mới biết chính xác đâu là đồng
vàng ma thuật. Mỗi ngày hiệp sĩ đó chia số tiền thành hai phần (không nhất thiết bằng
nhau). Con rồng sẽ trả tự do cho hiệp sĩ nếu như hôm đó số đồng vàng ma thuật hoặc số
đồng vàng thông thường trong hai phần là bằng nhau. Liệu hiệp sĩ có đảm bảo tự do cho
mình sau nhiều nhất
a) 50 ngày?
b) 25 ngày?
(International Mathematics Tournament of the Towns 2011)

| Bài 10. TUYỂN TẬP CÁC BÀI TOÁN SỐ


HỌC TRONG CÁC KÌ THI
A PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TÍNH CHIA HẾT
Câu 1 (Đề thi vào 10, Chuyên Hoàng Lê Kha Tây Ninh, 2017).
Chứng minh P (n) = n4 − 14n3 + 71n2 − 154 n + 120 luôn chia hết cho 24, với mọi số tự nhiên
n ∈ N∗ .
Câu 2 (Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị, 2017).
4
Tìm chữ số tận cùng của a = 20176 .
Câu 3 (Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2017).
Cho số tự nhiên
| {z. . . 7} −18 + 2 n (với n ∈ N, n ≥ 2)
A = 777
n chữ số 7

Chứng minh rằng A chia hết cho 9.


Câu 4 (Thi vào 10, Chuyên Bạc Liêu, 2017).
Cho n = 2018.20172016 − 112017 − 62016 . Chứng minh n chia hết cho 17.
Câu 5. Cho a, b, c là các số nguyên. Chứng minh rằng nếu a2014 + b2015 + c2016 chia hết cho
6 thì a2016 + b2017 + c2018 chia hết cho 6.
Câu 6 (Đề thi vào 10, Phổ thông năng khiếu Hồ Chí Minh, 2017).
Cho x, y là hai số nguyên với x > y > 0.

a) Chứng minh rằng nếu x3 − y3 chia hết cho 3 thì x3 − y3 chia hết cho 9.

b) Tìm tất cả những giá trị k nguyên dương sao cho x k – yk chia hết cho 9 với mọi x, y mà
x y không chia hết cho 3.

Câu 7 (Đề thi vào 10, SoGiaoDucHaNoi-ChuyenTin, 2017).


Cho các số nguyên dương a, b thỏa mãn a2 + b2 = c2 . Chứng minh ab chia hết cho a + b + c.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 51


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Câu 8 (Đề thi vào 10, Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận, 2017).
Cho n số nguyên a 1 , a 2 , . . . , a n thỏa mãn S = a 1 + a 2 + . . . + a n chia hết cho 6. Chứng minh
P = a31 + a32 + . . . + a3n cũng chia hết cho 6.

Câu 9 (Đề thi vào 10, Sở giáo dục Vĩnh Long, 2017).
Tìm tất cả số nguyên x sao cho 2 x2 + x − 2 chia hết cho x2 + 1.
Câu 10 (Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bắc Giang, 2016).
Tìm số tự nhiên có bốn chữ số biết rằng khi chia số đó cho 120 được số dư là 88 và khi chia
cho 61 được số dư là 39.
Câu 11 (Đề thi vào 10 chuyên Bình Phước 2016).
Cho biểu thức Q = a4 + 2a3 − 16a2 − 2a + 15. Tìm tất cả các giá trị nguyên của a để Q chia hết
cho 16.
Câu 12 (Đề thi vào 10, Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, v2 , 2016).
Tìm dạng tổng quát của số nguyên dương n biết M = n.4n + 3n chia hết cho 7.
Câu 13 (Đề thi vào
¡ 10 chuyên¢ toán, Chuyên Hùng Vương Gia Lai, 2016).
Chứng minh rằng 22m+1 + 52n chia hết cho 3, với mọi m, n ∈ N∗ .
Câu 14 (Chuyên KHTN Hà Nội vòng 2, 2016).
x2 − 1 y2 − 1
Với x, y là các số nguyên thỏa mãn đẳng thức = . Chứng minh rằng x2 − y2 chia
2 3
hết cho 40.
Câu 15 (Đề thi vào 10, Chuyên Sư Phạm Hà Nội, 2016).
Cho S là tập hợp các số nguyên dương n có dạng n = x2 + 3 y2 trong đó x, y là các số nguyên.
Chứng minh rằng:

a) Nếu a, b ∈ S thì ab ∈ S .
N
b) Nếu N ∈ S và N chẵn thì N chia hết cho 4 và ∈ S.
4

Câu 16 (Đề thi vào 10, PTNK, 2016).


Cho x, y là hai số nguyên dương mà x2 + y2 + 10 chia hết cho x y.

a) Chứng minh rằng x, y là hai số lẻ và nguyên tố cùng nhau.


x2 + y2 + 10
b) Chứng minh rằng k = chia hết cho 4 và k ≥ 12.
xy

B SỐ NGUYÊN TỐ VÀ HỢP SỐ
Câu 17 (Đề thi vào chuyên 10, Sở giáo dục Hà Nội, 2017).

a) Cho p là một số nguyên tố lớn hơn 3. Chứng minh 2017 − p2 chia hết cho 24.
p
b) Cho a, b, c là các số nguyên dương. Chứng minh a + b + 2 ab + c2 không phải là số
nguyên tố.

Câu 18 (Đề thi vào 10, Chuyên KHTN Hà Nội Vòng 2, 2017).
Giả sử p, q là hai số nguyên tố thỏa mãn đẳng thức

p( p − 1) = q( q2 − 1). (*)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 52


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1) Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương k sao cho p − 1 = kq, q2 − 1 = k p.
a) Tìm tất cả các số nguyên tố p, q thỏa mãn đẳng thức (*).
Câu 19 (Đề thi vào 10, Chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi, 2017).
Giả sử n là số nguyên dương thỏa mãn điều kiện n2 + n + 3 là số nguyên tố. Chứng minh
rằng n chia 3 dư 1 và 7n2 + 6n + 2017 không phải là số chính phương.
Câu 20 (Đề thi vào 10, Phổ thông năng khiếu Hồ Chí Minh, 2017).
Cho x, y là hai số nguyên với x > y > 0. Chứng minh rằng nếu x3 − y3 chia hết cho x + y thì
x + y không là số nguyên tố.
Câu 21 (Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Đăk Lăk, 2016).

1) Tìm cặp số nguyên tố (m, n) sao cho: m2 − 2n2 − 1 = 0.


2) Cho hai số tự nhiên a, b sao cho a2 + b2 + ab chia hết cho 10. Chứng minh rằng a2 + b2 + ab
chia hết cho 100.

C SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC SỐ
L BÀI 1. Tìm 7 số nguyên dương sao cho tích các bình phương của chúng bằng 2 lần tổng
các bình phương của chúng.
(Đề thi học sinh giỏi Toán 9 Hà Nội, 2011)
2n2 −6n+2
L BÀI 2. Tìm số tự nhiên n để T = 5 − 12 là số nguyên tố.
(Đề thi học sinh giỏi Toán 9 Hà Nội, 2013-2014)
L BÀI 3. Tìm các số tự nhiên x, y thỏa mãn 5 x − 2 y = 1.
(Đề thi học sinh giỏi Toán 9 Hà Nội, 2013-2014)
L BÀI 4. Tìm hai chữ số cuối cùng của số A = 41106 + 572012 .
(Đề thi vào 10, Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2012, Vòng 2)
L BÀI 5. Tìm ba chữ số tận cùng của tích của mười hai số nguyên dương đầu tiên.
(Đề thi Toán 9 Học sinh gỏi năm học 2011, Tp. Đà Nẵng)
L BÀI 6. Tìm số tự nhiên có 2 chữ số. Biết rằng nếu lấy tổng của 2 chữ số ấy cộng với 3 lần
tích của 2 chữ số ấy thì bằng 17.
(Đề thi Toán 9 Học sinh giỏi năm học 2012-2013, Tp. Đà Nẵng)
L BÀI 7. Có bao nhiêu số nguyên dương có năm chữ số abcde sao cho abc − (10d + e) chia
hết cho 101?
(Đề thi vào Chuyên KHTN Hà Nội năm 2013, vòng 1)
L BÀI 8. Cho số nguyên dương x, y thỏa mãn x2 + 2 y2 + 2 x y − 2 ( x + 2 y) + 1 = 0. Tính giá trị
của biểu thức S = 2016 x2017 + 2017 y2016 .
(Đề thi HSG Toán 9 năm học 2016-2017 Sở GDDT Thừa Thiên Huế)
L BÀI 9. Tìm các số tự nhiên a, b, c phân biệt sao cho biểu thức sau nhận giá trị nguyên
(ab − 1) ( bc − 1) ( ca − 1)
P= .
abc

(Đề thi chọn HSG Toán 9 năm học 2012-2013, Tỉnh Hà Tĩnh)
L BÀI 10. Tìm tất cả các số nguyên dương a, b sao cho a + b2 chia hết cho a2 b − 1.
(HSG toán 9, Hải Phòng, 2016 - 2017)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 53


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

D SỐ CHÍNH PHƯƠNG
2 · 6 · 10 . . . (4 n − 2)
L BÀI 11. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên n ≥ 6 thì số a n = 1 + là
( n + 5)( n + 6) · · · (2 n)
một số chính phương.
(Đề thi vào Chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2014, vòng 2)
L BÀI 12. Tìm số tự nhiên n để n + 5 và n + 30 đều là số chính phương (số chính phương là
bình phương của một số nguyên).
(Đề thi vào Chuyên KHTN Hà Nội năm 2015, vòng 2)
p
L BÀI 13. Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho n2 +2n+ n2 + 2n + 18+9 là số chính phương.
(Đề thi chọn học sinh giỏi Toán 9 năm học 2017-2018, Hải Dương)
L BÀI 14. Chứng minh D = n(n + 1)(n + 2)(n + 3) không phải là số chính phương với mọi
n ∈ N∗ .
(Đề thi chọn học sinh giỏi Toán 9 năm học 2010-2011, Lâm Đồng)
L BÀI 15. Cho hai số hữu tỷ a và b thỏa mãn đẳng thức: a3 b + ab3 + 2a2 b2 + 2a + 2b + 1 = 0.
Chứng minh rằng 1 − ab là bình phương của một số hữu tỉ.
(Đề thi vào Chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2011, vòng 2)
L BÀI 16. Với mỗi số thực a ta gọi phần nguyên của a là số nguyên lớn nhất không
vượt quá a và kí hiệu là [a]. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, biểu thức
·r ¸2
3 1 1
n+ n− + không biểu diễn được dưới dạng lập phương của một số nguyên dương.
27 3
(Đề thi vào THPT Chuyên KHTN Hà Nội năm 2011, vòng 2)

E PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN


L BÀI 17. Tìm tất cả các cặp số nguyên ( x, y) thỏa mãn 1 + x + x2 + x3 + x4 = y2 .
(Đề thi vào 10, chuyên Ninh Bình, 2016)
L BÀI 18. Tìm các số nguyên x, y sao cho x3 y − x3 − 1 = 2 x2 + 2 x + y.
(Đề thi vào 10 chuyên toán, Chuyên Hùng Vương Gia Lai, 2016)
L BÀI 19. Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho tồn tại cặp số nguyên ( x; y) thỏa
mãn hệ phương trình:
2
(
2 + mx y = 3 m
2 + m( x2 + y2 ) = 6 m

(Đề thi vào 10, Chuyên khoa học Tự nhiên vòng 1, năm 2016)
L BÀI 20. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn 9 x2 + 3 y2 + 6 x y − 6 x + 2 y − 35 = 0.
(Đề thi vào 10, Chuyên Thái Bình, 2016)
L BÀI 21. Tìm tất cả nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình:

2 x y + x + y = 87.
(Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2016)
p
3
L BÀI 22. Tìm tất cả các số có 5 chữ số abcde sao cho abcde = ab.
(Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2016)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 54


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

F BẤT ĐẲNG THỨC VỀ SỐ TỰ NHIÊN


L BÀI 23. Tìm số tự nhiên có bốn chữ số biết rằng khi chia số đó cho 120 được số dư là 88
và khi chia cho 61 được số dư là 39.
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bắc Giang, 2016)
L BÀI 24. Tìm tất cả các số tự nhiên n để A = n2 + n + 2 là một số chính phương.
(Đề thi vào 10 Chuyên, Sở giáo dục Bến Tre, 2016)
L BÀI 25. Tìm tất cả các cặp số tự nhiên ( x; y) thỏa mãn 2 x .x2 = 9 y2 + 6 y + 16.
(Đề thi vào 10, Chuyên Hà Nội, 2016)
L BÀI 26. Từ 2016 số: 1, 2, 3, . . . 2016 ta lấy ra 1009 số bất kì. Chứng minh rằng trong các
số lấy ra có ít nhất hai số nguyên tố cùng nhau.
(Đề thi vào 10 chuyên Bình Phước 2016)
L BÀI 27. Tìm tất cả các cặp số tự nhiên ( x; y) thỏa mãn 2 x .x2 = 9 y2 + 6 y + 16.
(Đề thi vào 10, Chuyên Hà Nội, 2016)
L BÀI 28. Chứng minh rằng nếu a và b là các số tự nhiên lẻ thì a2 + b2 không phải là số
chính phương.
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Hòa Bình, 2016)
L BÀI 29. Số nguyên a được gọi là số "đẹp" nếu với mọi cách sắp xếp theo thứ tự tùy ý của
100 số 1, 2, 3,. . . , 100 luôn tồn tại 10 số liên tiếp có tổng không nhỏ hơn a. Tìm số đẹp lớn
nhất.
(Đề thi vào 10, Chuyên khoa học Tự nhiên vòng 1, năm 2016)
L BÀI 30. Tìm tất cả các cặp số nguyên tố ( p; q) thỏa mãn p2 − 5 q2 = 4.
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu, 2016)
L BÀI 31. cho x, y, z là các số tự nhiên thỏa mãn x + y + z = 2017. Tìm giá trị lớn nhất của
x yz
(Đề thi vào 10, PTNK, 2016)
4 2
L BÀI 32. Tìm tất cả các số tự nhiên n để B = n − 3 n + 1 là số nguyên tố.
(Đề thi vào 10 chuyên Toán Hà Nội, 2010)
L BÀI 33. Cho số tự nhiên n thỏa mãn n(n + 1) + 6 không chia hết cho 3. Chứng minh rằng
2 n2 + n + 8 không phải là số chính phương.
(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Toán THPT AMSTERDAM Hà Nội Năm 2012)

L BÀI 34. Tìm tất cả các số tự nhiên n để 72013 + 3n có chứa số hàng đơn vị 8.
(Đề thi HSG Lớp 9 - TP Hà Nội năm 2010)
1 1 1
L BÀI 35. Cho a, b là các số tự nhiên lớn hơn 2 và p là số tự nhiên thỏa mãn = 2 + 2.
p a b
Chứng minh p là hợp số.
(Đề thi HSG Lớp 9 - TP Hà Nội năm 2010)
L BÀI 36. Tìm các bộ số tự nhiên (a 1 ; a 2 ; a 3 ; · · · ; a 2014 ) thỏa mãn

a 1 + a 2 + a 3 + · · · + a 2014 ≥ 20142
(

a21 + a22 + a23 + · · · + a22014 ≤ 20143 + 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 55


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 37. Cho p 1 < p 2 < · · · < p n là n số nguyên tố đầu tiên, còn p n+1 là số nguyên tố liền
sau p n . Chứng minh rằng p n+1 < p 1 p 2 · · · p n .
L BÀI 38. Gọi P n là tích của tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng n. Chứng minh
rằng P n < 4n .
L BÀI 39. Cho a, b, c ∈ N∗ thỏa mãn a + b + c = 100. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
của S = a · b · c.
p m p 1
L BÀI 40. Cho m, n ∈ N∗ sao cho: 7 − > 0. Chứng minh rằng 7 · n − m > .
n m
n
L BÀI 41. Cho n là tự nhiên số có 3 chữ số: n = abc, a 6= 0. Chứng minh rằng ≤ 100.
a+b+c
L BÀI 42. Cho a, b, c ∈ N∗ thỏa mãn điều kiện a2 + b2 = c2 (1 + ab). Chứng minh rằng a ≥ c và
b ≥ c.

G BẤT ĐẲNG THỨC PHÂN SỐ VÀ CĂN BẬC HAI


1 1 1
µ ¶µ ¶ µ ¶
L BÀI 43. Chứng minh bất đẳng thức 1 + 1 + 2 · · · 1 + n < 3, ∀ n ∈ N∗
2 2 2

! Ta có thể sử dụng phương pháp quy nạp để chứng minh BĐT trên.
r r r
1 1 1 1 1 1
L BÀI 44. Chứng minh rằng 1 + 2 + 2 + 1 + 2 + 2 + · · · + 1 + + < 2018.
1 2 2 3 20172 20182
p p p
q p p
3
L BÀI 45. Cho A = 6 + 6 + · · · + 6 và B = 6 + 3· 6 + · · · ¸+ 3 6, trong đó A và B đều có n
A−B
dấu căn. Kí hiệu [ x] là phần nguyên của x. Hãy tìm .
A+B
1 2 2018 1
L BÀI 46. Cho tổng gồm 2018 số hạng S = + 2 + · · · + 2018 . Hãy so sánh S với .
5 5 5 3
1 1 1 1
L BÀI 47. Chứng minh rằng + 2 + · · · + 2018 < .
3 3 3 2
L BÀI 48. Chứng minh rằng
1 1 1 1 1931
p + p +···+ p + p > .
2 1 3 2 2015 2014 2016 2015 1975

(Đề thi vào 10, Chuyên Lam Sơn - Vòng 2, 2016)


L BÀI 49. [9D1G9]
3 p
3 p p
3 p
Với a ≥ , chứng minh rằng 3 a − 1 + a 8 a − 3 + 3 a − 1 − a 8 a − 3 = 1.
8
(Đề thi vào 10, Chuyên Lam Sơn - Vòng 2, 2016)
L BÀI 50. Cho bốn số thực dương a, b, c, d . Chứng minh rằng
a+b b+c c+d d+a
2< + + + <3
a+b+c b+c+d c+d+a d+a+b

(sưu tầm)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 56


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 51. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta có


1 1 1 1
+ + + ... + > 1.
n+1 n+2 n+3 3n + 1

(sưu tầm)
1 1 1
L BÀI 52. [9D5G1] Cho các số thực dương x, y, z thoả mãn + + = 12. Chứng
x+ y y+ z z+ x
minh rằng
1 1 1
+ + ≤ 3.
2x + 3 y + 3z 3x + 2 y + 3z 3x + 3 y + 2z

Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?


(Đề thi vào 10, THPT Chuyên Hà Nam, năm học 2016-2017)

H NGUYÊN LÍ ĐI-RICH-LE
L BÀI 53. Chứng minh rằng với mọi số nguyên n ta luôn có n7 − n chia hết cho 42.
(Đề thi vào 10, Chuyên ĐHSP HCM, 2016)
L BÀI 54. Cho các số tự nhiên a, b, c, d bất kì. Chứng minh rằng tích của 6 số a − b, b − c,
c − d , d − a, a − c, b − d là một số nguyên chia hết cho 12.
(Đề thi vào 10, Chuyên ĐHSP HCM, 2016)
L BÀI 55. Một số tự nhiên gọi là số thú vị nếu số đó có 10 chữ số khác nhau và là bội của
số 11111. Hỏi có bao nhiêu số thú vị?
(Đề thi vào 10, Chuyên Lam Sơn - Vòng 2, 2016)
L BÀI 56. Trong 100 số tự nhiên từ 1 đến 100 hãy chọn n số ( n > 2) sao cho hai số phân
biệt bất kỳ được chọn có tổng chia hết cho 6. Hỏi có thể chọn n số thỏa mãn điều kiện trên
với n lớn nhất bằng bao nhiêu?
(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Quảng Bình, 2016)
L BÀI 57. Chứng minh rằng trong 27 số tự nhiên khác nhau tùy ý nhỏ hơn 100 có thể
chọn được hai số có ước số chung lớn nhất khác 1.
(Đề thi vào 10, Chuyên Sơn La, 2016)

I CÁC BÀI TOÁN SUY LUẬN


L BÀI 58. Nam cắt một tờ giấy ra làm 4 miếng hoặc 8 miếng, rồi lấy một số miếng nhỏ đó
cắt ra làm 4 miếng hoặc 8 miếng nhỏ hơn và Nam cứ tiếp tục thực hiện việc cắt như thế
nhiều lần. Hỏi với việc cắt như vậy, Nam có thể cắt được 2016 miếng lớn, nhỏ hay không?
Vì sao?
(Đề thi vào 10 Chuyên, TPHCM, 2016)
L BÀI 59. Một hộp đựng 52 viên bi, trong đó có 13 viên bi màu xanh, 13 viên bi màu đỏ, 13
viên bi màu vàng, 13 viên bi màu trắng. Cần phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi (mà không
nhìn trước) để chắc chắn trong số đó có không ít hơn 7 viên bi cùng màu?
(Sưu tầm)
L BÀI 60. Trong phòng có 100 người. Mỗi người quen ít nhất là 67 người khác. Chứng
minh rằng trong phòng phải có 4 người từng đôi một quen nhau.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 57


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(Sưu tầm)
L BÀI 61. Có ba chiếc hộp: một hộp đựng hai trái cam, một hộp đựng hai trái quýt và một
hộp đựng một trái cam và một trái quýt.
Nhưng khi đóng kín các hộp, người ta đã dán nhầm các nhãn CC, CQ, QQ cho nên các nhãn
ở ngoài hộp đều không đúng với trái đựng trong hộp. Làm thế nào để chỉ cần lấy một trái
trong một hộp mà không nhìn vào trong hộp có thể biết được chính xác các trái đựng trong
ba hộp?
(Sưu tầm)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 58


PHẦN

II
CÁC BÀI TOÁN
ĐẠI SỐ

59
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 11. BIẾN ĐỔI ĐỒNG NHẤT BIỂU


THỨC ĐẠI SỐ
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Các bài toán trong chuyên đề này bao gồm các nội dung:

• Các phép tính về đa thức. Phân tích đa thức thành nhân tử.

• Rút gọn phân thức đại số. Các phép tính về phân thức. Giá trị của phân thức.

• Các phép tính về căn bâc hai, căn bậc ba.

Trong các biến đổi đồng nhất biểu thức đại số, các hằng đẳng thức có vai trò quan trọng.
Ngoài các hằng đẳng thức đáng nhớ trong Sách giáo khoa, ta cần biết thêm các hằng đẳng
thức sau:

1) Bình phương của một đa thức:


(a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2ac + 2 bc.

2) Lập phương của một tổng ba số, tổng các lập phương của ba số:
(a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)( b + c)( c + a).
a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).

3) Lũy thừa bậc bốn, bậc năm của một nhị thức:
(a + b)4 = a4 + 4a3 b + 6a2 b2 + 4ab3 + b4 .
(a + b)5 = a5 + 5a4 b + 10a3 b2 + 10a2 b3 + 5ab4 + b5 .

4) Với n là số nguyên dương, ta có:


a n − b n = (a − b)(a n−1 + a n−2 b + a n−3 b2 + · · · + a2 b n−3 + ab n−2 + b n−1 ).

5) Với n là số nguyên dương lẻ, ta có:


a n + b n = (a + b)(a n−1 − a n−2 b + a n−3 b2 − · · · + a2 b n−3 − ab n−2 + b n−1 ).

Bài toán thực tế

TỈ LỆ PHA TRỘN

Tú được giao nhiệm vụ như sau: Pha một lượng dung dịch có nồng độ 5% muối với một
lượng dung dịch có nồng độ 30% muối để được hỗn hợp có nồng độ 20% muối. Tú cần pha
hai dung dịch trên với tỉ lệ nào? Bạn hãy giúp Tú giải quyết bài toán.
Giải
Gọi lượng dung dịch có nồng độ muối 5% và 30% theo thứ tự là x và y (gam) ( x, y > 0).
5 30 20 x 2
Ta có x+ y= ( x + y) ⇔ 5 x + 30 y = 20( x + y) ⇔ 10 y = 15 x ⇔ = .
100 100 100 y 3
2
Vậy tỉ lệ khối lượng dung dịch có nồng độ muối 5% và 30% cần pha với nhau là .
3

! Chú ý. Trong thực hành ta thường viết theo sơ đồ:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 60


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

5 30-20=10

20

! 30
20-5=15

Tổng quát, tỉ lệ khối lượng các dung dịch có nồng độ a% và b% cần pha trộn với nhau
| c − b|
để được hỗn hợp có nồng độ c% là ( c 6= a, c 6= b).
| c − a|

A ĐA THỨC

# VÍ DỤ 1. Cho x + y = a + b (1) và x3 + y3 = a3 + b3 (2). Chứng minh rằng x2 + y2 =


a2 + b 2 .

ý Lời giải.
Từ (1) suy ra ( x + y)2 = (a + b)2 ⇒ x2 + y2 + 2 x y = a2 + b2 + 2ab (3)
Ta có hằng đẳng thức ( x + y)3 = x3 + y3 + 3 x y( x + y) và (a + b)3 = a3 + b3 + 3ab(a + b).
Kết hợp (1) và (2) ta suy ra x y = ab (4)
Từ (3) và (4) ta suy ra x2 + y2 = a2 + b2 . 

# VÍ DỤ 2. Phân tích thành nhân tử:

a) x4 + 4 x2 + 16.

b) (a + b + c)3 − (a3 + b3 + c3 ).

ý Lời giải.
a) x4 + 4 x2 + 16 = x4 + 8 x2 + 16 − 4 x2 = ( x2 + 4)2 − (2 x)2 = ( x2 + 2 x + 4)( x2 − 2 x + 4).
b) Cách 1 (áp dụng nhiều lần công thức ( x + y)3 = x3 + y3 + 3 x y( x + y)).
( a + b + c )3 − ( a 3 + b 3 + c 3 )
=[(a + b) + c]3 − a3 − b3 − c3
=(a + b)3 + c3 + 3(a + b) c(a + b + c) − a3 − b3 − c3
=a3 + b3 + 3ab(a + b) + 3 c(a + b)(a + b + c) − a3 − b3
=3(a + b)(ab + ac + bc + c2 ) = 3(a + b)[a( b + c) + c( b + c)]
=3(a + b)( b + c)( c + a).

Cách 2. (phương pháp xét giá trị riêng)


Đặt A = (a + b + c)3 − (a3 + b3 + c3 )
Với a + b = 0 ⇒ a3 + b3 = 0 ⇒ A = 0 ⇒ A chứa nhân tử a + b. Do vai trò của a, b, c bình
đẳng nên A chứa nhân tử (a + b)( b + c)( c + a).
Vì mọi hạng tử của A đều có bậc 3 nên A = k(a + b)( b + c)( c + a) (với k là hằng số).
Do đó (a + b + c)3 − (a3 + b3 + c3 ) = k(a + b)(b + c)( c + a).
Chọn a = b = 1, c = 0. Thay vào ta được 23 − 2 = k · 2 · 1 · 1 ⇒ k = 3.
Vậy A = 3(a + b)(b + c)( c + a).


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 61


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 3. Phân tích đa thức sau thành nhân tử bằng phương pháp xét giá trị
riêng:
A = (a − b)5 + ( b − c)5 + ( c − a)5 .

ý Lời giải.
Chọn a = b ⇒ A = 0 ⇒ A chứa nhân tử a − b. Do A không đổi khi hoán vị vòng quanh
a −→ b −→ c −→ a nên A chứa nhân tử (a − b)( b − c)( c − a) và có dạng

A = B(a − b)( b − c)( c − a). (1)


Vì mọi hạng tử của A đều có bậc 5 nên mọi hạng tử của B đều có bậc 2, do đó B có dạng

B = m(a2 + b2 + c2 ) + n(ab + bc + ca). (2)

Từ (1) và (2) ta có

(a − b)5 + ( b − c)5 + ( c − a)5 = (a − b)( b − c)( c − a) m(a2 + b2 + c2 ) + n(ab + bc + ca) .


£ ¤
(3)

Thay a = 0, b = 1, c = 2 vào (3) ta được 5m + 2 n = 15. (4)


Thay a = −1, b = 0, c = 1( vào (3) ta được 2 m(− n = 15. ( 5)
5 m + 2 n = 15 m=5
Từ (4) và (5) ta suy ra ⇔
2 m − n = 15 n = −5.
Thay m = 5, n = −5 vào (3) ta được A = (a − b)(b − c)( c − a) 5(a2 + b2 + c2 ) − 5(ab + bc + ca) .
£ ¤


B PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

a2 − bc b2 − ac c2 − ab
# VÍ DỤ 4. Rút gọn phân thức A = + + .
(a + b)(a + c) ( b + a)( b + c) ( c + a)( c + b)

ý Lời giải.
a2 − bc a2 + ac − ac − bc a(a + c) − c(a + b) a c
Xét = = = − .
(a + b)(a + c) (a + b)(a + c) (a + b)(a + c) a+b a+c
b2 − ac b c c2 − ab c b
Tương tự = − , = − .
( b + a)( b + c) b + a b + c ( c + a)( c + b) c + a c + b
a c b c c b a+b b+c
Do đó A = − + − + − = − = 0. 
a+b a+c b+a b+c c+a c+b a+b b+c
1 1 1
# VÍ DỤ 5. Chứng minh rằng tổng bình phương của ba số hữu tỉ , , là bình
x y x− y
phương của một số hữu tỉ.

ý Lời giải.

• Cách 1.
1 1 1 x2 + y2 1 ( x2 + y2 )( x − y)2 + x2 y2
Đặt A = + + = + = .
x2 y2 ( x − y)2 x2 y2 ( x − y)2 x2 y2 ( x − y)2
Ta chứng minh B = ( x2 + y2 )( x − y)2 + x2 y2 là một bình phương. Thật vậy
B = [( x − y)2 + 2 x y]( x − y)2 + x2 y2 = ( x − y)4 + 2 x y( x − y)2 + x2 y2 = [( x − y)2 + x y]2 .
¸2
( x − y)2 + x y
·
Vậy A = .
x y( x − y)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 62


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Cách 2.
1 1 1 1 1 1 2
µ ¶
Ta chứng minh bổ đề: nếu a + b + c = 0 thì 2 + 2 + 2 = + + . Thật vậy,
a b c a b c
¶2
1 1 1 1 1 1 2 2 2 1 1 1 2(a + b + c) 1 1 1
µ
+ + = 2+ 2+ 2+ + + = 2+ 2+ 2+ = 2 + 2 + 2.
a b c a b c ab bc ca a b c abc a b c
Xét a = x, b = − y, c = y − x ⇒ a + b + c = 0. Áp dụng kết quả trên ta có
¶2 ¶2
1 1 1 1 1 1
µ µ
A= + + = − − .
x −y y − x x y x− y


1 1
# VÍ DỤ 6. Cho các số a, b, c khác 0 và đôi một khác nhau thỏa mãn a + = b+ =
b c
1
c+ = k. Chứng minh k = 1 hoặc k = −1.
a

ý Lời giải.
1 1 kb − 1 1 1 1
Từ a + = k ⇒ a= k− = . Từ b + = k ⇒ c = . Thay vào c + = k, ta được
b b b c k−b a
1 b
+ = k ⇒ bk − 1 + bk − k2 = k( k − b)( bk − 1)
k − b kb − 1
⇒2 bk − 1 − b2 = bk3 − k2 − b2 k2 + bk
⇒ bk − 1 − b2 = k2 ( bk − 1 − b2 ) ⇒ ( k2 − 1)( bk − 1 − k2 ) = 0.

1 1 1
• Nếu bk − 1 − b2 = 0 ⇒ k = b + ⇒ b + = c + ⇒ b = c (vô lí).
b b b
• Nếu k2 − 1 = 0 ⇒ k = ±1.

Vậy k = ±1. 
n+4
# VÍ DỤ 7. Có bao nhiêu số nguyên dương n ≤ 1000 sao cho phân số là phân
n2 + 7
số tối giản?

ý Lời giải.
n+4 n2 + 7 n2 + 7 n2 − 16 + 23 23
Ta có tối giản ⇔ tối giản. Mà = = n − 4 + .
n2 + 7 n+4 n+4 n+4 n+4
23
Ta đi tìm những số nguyên dương n ≤ 1000 sao cho không tối giản, tức là
n+4
.
23 .. ( n + 4) ⇒ n + 4 ∈ {23; 46; · · · ; 989}.
23 989 − 23
Số các số nguyên dương (≤ 1000) thỏa mãn không tối giản là + 1 = 43 (số).
n+4 23
n+4
Vậy có 1000 − 43 = 957 (số) làm cho là phân số tối giản. 
n2 + 7
1 1 1 1
µ ¶µ ¶µ ¶ µ ¶
4 4 4 4
1 + 3 + 5 + · · · 15 +
4 4 4 4
# VÍ DỤ 8. Tính giá trị của biểu thức A = µ ¶.
1 1 1 1
¶µ ¶µ ¶ µ
4
2 + 4
4 + 4 4
6 + · · · 16 +
4 4 4 4

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 63


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
Nhân biểu thức trong mỗi dấu ngoặc với 4 ta được
(4 · 14 + 1)(4 · 34 + 1)(4 · 54 + 1) · · · (4 · 154 + 1)
A= .
(4 · 24 + 1)(4 · 44 + 1)(4 · 64 + 1) · · · (4 · 164 + 1)
Ta có 4n4 + 1 = (2n2 + 1)2 − (2 n)2 = (2 n2 + 1 − 2n)(2n2 + 1 + 2n) = [(n − 1)2 + n2 ][( n + 1)2 + n2 ]. Do
(02 + 12 )(12 + 22 )(22 + 32 )(32 + 42 ) · · · (142 + 152 )(152 + 162 ) 1
vậy A = 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
= . 
(1 + 2 )(2 + 3 )(3 + 4 )(4 + 5 ) · · · (15 + 16 )(16 + 17 ) 545

C CĂN THỨC

p p ´ ³p
r ³ ´
# VÍ DỤ 9. Rút gọn biểu thức A = a2 + 1 + 2 a2 + 1 − a a2 + 1 − 1 , với a > 0.

ý Lời giải.³
p ´ ³p ´
Đặt B2 = 2 a2 + 1 − a a2 + 1 − 1
h p i p
⇒ B2 = 2 a2 + 1 − (a + 1) a2 + 1 + a = (a2 + 1 + 2a) − 2(a + 1) a2 + 1 + (a2 + 1)
p p
= (a + 1 −p a2 + 1)2 . Vì a > 2
p0 nên B = a + 1 − a + 1.
Vậy A = a2 + 1 + a + 1 − a2 + 1 = a + 1. 
p
# VÍ DỤ 10. Tìm các số hữu tỉ a và b sao cho 1 + 3 là nghiệm của phương trình
x3 + ax2 + bx + 1 = 0

ý Lời giải. p
Thay x = 1 + 3 vào phương trình, ta được
¡ p ¢3 ¡ p ¢2 ¡ p ¢
1 + 3 + a 1 + 3 + b 1 +p 3 + 1 = 0.
Rút gọn ta được (2a + b + 6) 3 + (4a +(b + 11) = 0. ( (1)
2a + b + 6 = 0 a = −2.5
Vì (1) phải đúng với mọi a và b nên ⇔ 
4a + b + 11 = 0 b = −1.

# VÍ DỤ 11. Cho

a a 2 − 3 b 2 = 9.
¡ ¢
(4)
b b2 − 3a2 = 13.
¡ ¢
(5)

Tính giá trị biểu thức a2 + b2 .

ý Lời giải.
Từ (1) suy ra a2¡ a4 − 6a2 b2 + 9b4¢ = 81.
¡ ¢

Từ(2) suy ra b2 b4 − 6a2 b2 + 9a4 = 169.


Cộng theo vế hai đẳng thức trên ta được
¢3 p
3
p
3
a6 + 3a4 b2 + 3a2 b4 + b6 = 250 ⇒ a2 + b2 = 250 ⇒ a2 + b2 = 250 = 5 2.
¡


# VÍ DỤ 12.
p
3 p p
3 p
a) Lập một phương trình bậc ba với hệ số nguyên, có nghiệm là 1 + 2 + 1 − 2.
p
3 p p
3 p ¢100
1 + 2 + 1 − 2. Tính giá trị của biểu thức m3 + 3 m − 1
¡
b) Đặt m = .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 64


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
p
3 p p
3 p
a) Gọi m = 1+ 2+ p 1 − 2.
p
3 p 3 p
Đặt q1 + 2 = a và 1 − 2 thì a3 + b3 = 2 (1)
3
¡ p ¢¡ p ¢
ab = 1 + 2 1 − 2 = −1. (2)
Từ hằng đẳng thức
(a + b)3 = a3 + b3 + 3ab(a + b) ta có m3 = 2 − 3 m nên m3 + 3 m − 2 = 0.
Phương trình lập được là x3 + 3 x − 2 = 0.

b) Từ câu a suy ra m3 + 3 m − 2 = 0 nên m3 + 3m − 1 = 1. Do đó (m3 + 3m − 1)100 = 1.

BÀI TẬP
Đa thức
L BÀI 1. Chứng minh đẳng thức

(a2 − c2 )( b2 − d 2 ) = (ab − cd )2 − (ad − bc)2 .

L BÀI 2. Cho a + b + c = 0 và a2 + b2 + c2 = 14. Tính a4 + b4 + c4 .


L BÀI 3. Tính tổng của các chữ số n2 , biết n = 99 . . . 9} .
| {z
50 chữ số 9

L BÀI 4. Phân tích thành nhân tử:

a) x8 + x + 1;

b) a3 (b2 − c2 ) + b3 ( c2 − a2 ) + c3 (a2 − b2 );

c) ( x + y)5 − x5 − y5 ;

d) (a + b)7 − a7 − b7 .

L BÀI 5. Phân tích thành nhân tử bằng phương pháp xét giá trị riêng:
( a + b + c )5 − a 5 − b 5 − c 5 .
L BÀI 6. Cho a2 + b2 = c2 + d 2 = 1 và ac + bd = 0. Chứng minh rằng a2 + c2 = b2 + d 2 = 1 và
ab + cd = 0.
L BÀI 7. Cho (ad + bc)(ac + bd ) = cd và a + b = 1. Chứng minh rằng a = 0, hoặc b = 0 hoặc
c = d.
L BÀI 8. Cho x2 − x y = a; y2 − xz = b; z2 − x y = c.
Chứng minh rằng ax + b y + cz = (a + b + c)( x + y + z).
L BÀI 9. Tìm bốn số không âm sao cho mỗi số bằng bình phương của tổng ba số còn lại.
Phân thức đại số
L BÀI 10. Chứng minh đẳng thức
b−c c−a a−b 2 2 2
+ + = + + .
(a − b)(a − c) ( b − c)( b − a) ( c − a)( c − b) a − b b − c c − a

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 65


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 11. Cho các số a, b, c khác 0 thỏa mãn a + b + c = 0. Tính giá trị của biểu thức
1 1 1
A= + + .
a2 + b 2 − c 2 b 2 + c 2 − a2 c 2 + a2 − b 2

L BÀI 12. Cho ax + b y = c, bx + cz = a, cz + ax = b và a + b + c 6= 0. Tính giá trị của biểu thức


1 1 1
+ + .
x+1 y+1 z+1

a b c b 2 c 2 a2
L BÀI 13. Cho abc = 1 và + + = + + .
b 2 c 2 a2 a b c
Chứng minh trong ba số a, b, c tồn tại một số bằng bình phương của một trong hai số còn
lại.
L BÀI 14. Tính giá trị của các biểu thức:
1 1 1 1
µ ¶µ ¶µ ¶ µ ¶
a) A = 1 − 1− 1− ··· 1− ;
1+2 1+2+3 1+2+3+4 1 + 2 + · · · + 100
2 3 99 1 2 98 1 2 99 2 3 98
µ ¶µ ¶ µ ¶µ ¶
b) B = + + · · · + + +···+ − + +···+ + +···+ ;
3 4 100 2 3 99 2 3 100 3 4 99
4 4 4 4
µ ¶µ ¶µ ¶ µ ¶
c) C = 1 − 2 1 − 2 1 − 2 · · · 1 − 2 ;
3 5 7 99

33 + 13 53 + 23 73 + 33 413 + 203
d) D = + + + · · · + .
23 − 13 33 − 23 43 − 33 213 − 203
Căn thức
L BÀI 15. Cho m ≥ 0. Tính x và y theo m, biết rằng
p p p p
x+ y−m = x+ y− m

p an − 1
L BÀI 16. Cho dãy số a 1 , a 2 , . . . , a n thỏa mãn a 1 = 2 − 1, a n+1 = với n = 1, 2, 3 . . .
an + 1
Tính a 100 .
L BÀI 17. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn ab + bc + ca = 1. Rút gọn biểu thức
s s s
2 2 2 2
( b + 1)( c + 1) ( c + 1)(a + 1) (a2 + 1)( b2 + 1)
A=a +b +c .
a2 + 1 b2 + 1 c2 + 1
p p
L BÀI 18. Cho m = 2 + 3 3. Lập một phương trình bậc 6 với hệ số nguyên, nhận m làm
một nghiệm.

| Bài 12. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC


HAI
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 66


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Chuyên đề này đi sâu vào hai loại phương trình gần gũi với chúng ta là phương trình bậc
nhất và phương trình bậc hai, bao gồm:

• Phương trình bậc nhất một ẩn, trong đó có các phương trình đưa được về phương trình
bậc nhất một ẩn như phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, phương trình chứa ẩn trong
dấu giá trị tuyệt đối.

• Phương trình bậc hai một ẩn, điều kiện để phương trình có nghiệm, hệ thức Vi-ét.

• Quan hệ giữa đường thẳng và parabol thể hiện quan hệ giữa hàm số bậc nhất và hàm
số bậc hai.

Bài toán cổ

BÔNG SEN TRÊN HỒ


Bài toán của Bát-xca-ra (Bhaskara), nhà toán học Ấn Độ (1114-khoảng 1178)
Cành sen nhỏ mọc trong hồ nước
Bông sen tròn nửa thước nhô lên.
Bỗng đâu gió thổi sang bên
Bông hoa dạt xuống nằm trên mặt hồ
Cách cành cũ được vừa hai thước
(Cứ sát theo mặt nước mà đo).
Nhờ ai thạo tính giúp cho
Hồ sâu mấy thước, lí do thế nào?
Lời giải.
Gọi độ sâu của hồ nước là BC = x (thước), phần cây sen nhô A
lên mặt hồ là AB = 0, 5 thước.
0, 5 2 D
Khi bông sen dạt đến vị trí D , ta có CD = AC = x + 0, 5 (thước).
Tam giác CBD vuông tại B nên BC 2 + BD 2 = CD 2 . B
2 2 2
Do đó x + 2 = ( x + 0, 5) .
Giải phương trình trên, ta được x = 3, 75. x x + 0, 5
Vậy hồ nước sâu 3, 75 thước.

A PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN


Cần chú ý đến các dạng phương trình đưa được về phương trình bậc nhất một ẩn:

1 Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

Ở dạng này, giá trị tìm được của ẩn phải thỏa mãn điều kiện làm cho mẫu thức khác 0 (điều
kiện của phương trình).

# VÍ DỤ 13. Giải phương trình (a, b là tham số):

ax − 1 b a( x2 + 1)
+ = −1 (1)
x−1 x+1 x2

ý Lời giải.
Điều kiện xác định (ĐKXĐ) của phương trình là x 6= ±1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 67


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Với điều kiện đó thì (1) ⇔ (ax − 1)( x + 1) + b( x − 1) = a( x2 + 1)⇔ (a + b − 1) x = a + b + 1. (2)


a+b+1
6= 1


a+b+1
. Giá trị này là nghiệm nếu a + b − 1

Nếu a + b 6= 1 thì x = ⇔ a + b 6= 0.
a+b−1  a+b+1

 6= −1
a+b−1
Nếu a + b = 1 thì trở thành 0 x = 2 , vô nghiệm.
Kết luận:
a+b+1
Với a + b 6= 1 và a + b 6= 0 , phương trình có nghiệm x = .
a+b−1
Còn lại vô nghiệm. 

2 Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối

Ở dạng này, ta thường khử dấu giá trị tuyệt đối theo định nghĩa
(
A nếu A ≥ 0
| A| =
− A nếu A < 0

# VÍ DỤ 14. Một học sinh giải phương trình | x + 1| + 3 x = −5 (1) như sau:
" " 3
x + 1 = −3 x − 5 4 x = −6 x=−
(1) ⇔ | x + 1| = −3 x − 5 ⇔ ⇔ ⇔ 2
x + 1 = 3x + 5 − 2x = 4 x = −2.
Cách giải trên có đúng không?

ý Lời giải.
3
Giá trị x = − không thỏa mãn (1) nên loại.
2
Cách giải đúng như sau:
Cách 1. Với điều kiện
" −3 x − 5 ≥ 0 (2) thì
x + 1 = −3 x − 5
| x + 1| = −3 x − 5 ⇔
x + 1 = 3 x + 5.
3
Giải như trên, loại x = − vì trái với (2), chọn x = −2 vì thỏa mãn (2).
2
Cách 2.
3
Xét x ≥ −1 thì (1) ⇔ x + 1 + 3 x = −5 ⇔ x = − , không thỏa mãn x ≥ −1.
2
Xét x < −1 thì (1) ⇔ − x − 1 + 3 x = −5 ⇔ x = −2, thỏa mãn x < −1.
Kết luận: x = −2. (
f ( x) = ± g ( x)
Lưu ý: | f ( x)| = g( x) ⇔ . 
g ( x) ≥ 0

# VÍ DỤ 15. Tìm giá trị của tham số a để phương trình |2 x − a| = x + 1 (1) có nghiệm
duy nhất.

ý Lời giải.
x ≥ a

 2 (I)
 2x − a = x + 1

(1) ⇔ 
 a
 x ≤
 2 (II)
a − 2x = x + 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 68


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


x = a + 1 a
(I) ⇔ a , a + 1 ≥ ⇔ a ≥ −2.
x ≥ 2
 2
a−1
x =

(II) ⇔ 3 , a − 1 ≤ a ⇔ a ≥ −2.
x ≤ a
 3 2
2
a + 1 = a − 1

Để (1) có nghiệm duy nhất thì 3 ⇔ a = −2. 


a ≥ −2

B PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN


Cần chú ý đến các kiến thức sau:
1) Điều kiện để phương trình bậc hai có nghiệm là ∆ ≥ 0.

2) Hệ thức Vi -ét: Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a 6= 0) có các nghiệm x1 và x2 thì x1 + x2 =


b c
− và x1 .x2 = .
a a
3) Cho phương trình ax2 + bx + c = 0 có a 6= 0.
c
- Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm x1 = 1 và x2 = .
a
c
- Nếu a − b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm x1 = −1 và x2 = − .
a

# VÍ DỤ 16. Cho phương trình x2 − 2(m + 1) x + (m2 + 2 m) = 0.


Tìm giá trị của m để các nghiệm x1 , x2 của phương trình thỏa mãn ¯ x13 − x23 ¯ = 8.
¯ ¯

ý Lời giải.
Phương trình đã cho có nghiệm với mọi m vì ∆0 = (m + 1)2 − (m2 + 2m) = 1 > 0.
Theo hệ thức Vi-ét, x1 + x2 = 2m + 2, x1 .x2 = m2 + 2m.
Ta có ( x1 − x2 )2 = ( x1 + x2 )2 − 4 x1 .x2 = (2 m + 2)2 − 4( m2 + 2m) = 4 nên | x1 − x2 | = 2.
Ta lại ¯có x12 + ¯x1 .x2 + x22 = ( x1 + x2 )2 − x1 .x2 = (2m + 2)2 − (m2 + 2m) = 3 m2 + 6m + 4 > 0.
Do đó ¯ x13 − x23 ¯ = 2(3 m2 + 6m + 4).
Giải phương trình 2(3 m2 + 6m + 4) = 8 được m2 + 2 m = 0 ⇔ m(m + 2) = 0 ⇔ m = 0 hoặc m = −2.
Đáp số: m ∈ {0; −2}. 

# VÍ DỤ 17. Cho phương trình x2 + mx + 1 = 0. Tìm giá trị của m để các nghiệm x1 , x2
của phương trình thỏa mãn x14 + x24 = 2.

ý Lời giải.
Điều kiện để phương trình x2 + mx + 1 = 0 có nghiệm là ∆ ≥ 0 ⇔ m2 − 4 ≥ 0 ⇔ m2 ≥ 4.
Theo hệ thức Vi - ét: x1 + x2 = −m và x1 .x2 = 1.
Ta có x12 + x22 = ( x1 + x2 )2 − 2 x1 .x2 = (−m)2 − 2 nên

x14 + x24 = ( x12 + x22 )2 − 2 x12 x22 = ( m2 − 2)2 − 2 = m4 − 4 m2 + 2.

Giải phương trình x14 + x24 = 2 ⇔ m4 − 4m2 + 2 = 2 ⇔ m2 (m2 − 4) = 0.


Loại m2 = 0 vì trái với (1), ta được m2 = 4 ⇔ m = ±2.
Đáp số: m = ±2. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 69


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 18. Cho các phương trình

x2 + mx − 5 = 0 (1)
2
và 5 x − mx − 1 = 0 (2)

a) Chứng minh rằng các phương trình trên có nghiệm.

b) Gọi x1 là nghiệm dương của (1), x2 là nghiệm dương của (2). Chứng minh rằng
x1 + x2 ≥ 2.

ý Lời giải.
a) Các phương trình (1) và (2) đều có ac < 0 nên đều có hai nghiệm trái dấu.
1 5
b) Do x1 là nghiệm của (1) nên x12 + mx1 − 5 = 0 ⇒ 1 + m. − 2 =0
x1 x1
µ ¶2
1 1 1 1
⇒5 −m −1 = 0 ⇒ là nghiệm dương của (2) ⇒ x2 = ⇒ x1 .x2 = 1.
x1 x1 x1 p x1
Do x1 , x2 dương nên x1 + x2 ≥ 2 x1 x2 = 2.


# VÍ DỤ 19. Cho các phương trình

x2 + x + a = 0 (1)
2
và x + 4x + b = 0 (2)

Tìm giá trị của a và b sao cho các nghiệm x1 , x2 của phương trình (1) và các nghiệm
x4 x3 x2
x3 , x4 của phương trình (2) thỏa mãn: = = .
x3 x2 x1

ý Lời giải.
a ≤ 1
( 
1 − 4a ≥ 0
Điều kiện để (1) và (2) có nghiệm là ⇔ 4
4−b ≥ 0 
b ≤ 4.
x4 x3 x2
Đặt = = = k thì x2 = kx1 , x3 = kx2 = k2 x1 , x4 = kx3 = k3 x1 .
x3 x2 x1
Theo hệ thức Vi - ét: x1 + x2 = −1 ⇒ x1 + kx1 = −1 ⇒ x1 (1 + k) = −1 (3)
x3 + x4 = −4 ⇒ k2 x1 + k3 x1 = −4 ⇒ k2 x1 (1 + k) = −4 (4)
Từ (3) và (4) suy ra k2 = 4 nên k = ±2.
1 2 4 8
- Xét k = 2, thay vào (3) được x1 = − , x2 = − , x3 = − , x4 = − .
3 3 3 3
2 32 1
Suy ra a = x1 x2 = , b = x3 x4 = , thỏa mãn a ≤ và b ≤ 4.
9 9 4
- Xét k = −2, thay vào (3) được x1 = 1, x2 = −2, x3 = 4, x4 = −8.
1
Suy ra a = x1 x2 = −2, b = x3 x4 = −32, thỏa mãn a ≤ và b ≤ 4.
4
2 32
Đáp số: a = , b = hoặc a = −2, b = −32. 
9 9

C QUAN HỆ GIỮA PARABOL VÀ ĐƯỜNG THẲNG


Cho parabol y = ax2 (a 6= 0) và đường thẳng y = mx + n. Hoành độ giao điểm của parabol và
đường thẳng là nghiệm của phương trình ax2 = mx + n hay ax2 − mx − n = 0. (1)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 70


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Nếu phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì đường thẳng cắt parabol.
Nếu phương trình (1) có nghiệm kép thì đường thẳng tiếp xúc với parabol.
Nếu phương trình (1) vô nghiệm thì đường thẳng không giao với parabol.

# VÍ DỤ 20. Cho parabol y = x2 . Gọi A và B là hai điểm thuộc parabol có hoành độ


theo thứ tự là a và b. Gọi C là điểm thuộc parabol có hoành độ bằng a + b. Chứng minh
rằng OC song song với AB.

ý Lời giải.
y

B( b; b2 )

A ( a; a2 ) H

E O K F x
Kẻ AE, BF, CK vuông góc với Ox, kẻ AH vuông góc với
BF .
Ta có A (a; a2 ), B(b; b2 ), C (a + b, (a + b)2 ).
Đường thẳng AB có hệ số góc là

BH b2 − a2
m= = = b+a
AH b−a

Đường thẳng OC có hệ số góc là

CK (a + b)2
n= = = a+b
OK a+b
Do m = n nên AB ∥ OC .

x2
# VÍ DỤ 21. Cho parabol y = − và đường thẳng d có phương trình y = x + 4. Tìm
4
tọa độ các điểm A và B sao cho A thuộc parabol, B thuộc đường thẳng d và độ dài AB
nhỏ nhất.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 71


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

y d
4

d0
B 1 1
−4 −2 −1 2
−3.5 O x
A −1

−3
d1

Gọi d 0 là đường thẳng có phương trình y = x + k thì d 0 ∥ d .


x2
Điều kiện để d 0 tiếp xúc parabol là phương trình − = x + k, tức là x2 + 4 x + 4 k = 0 (1) có
4
nghiệm kép.
∆0 = 0 ⇔ 4 − 4 k = 0 ⇔ k = 1.
Đường thẳng d 0 song song với d và tiếp xúc với parabol có phương trình y = x + 1.
Tiếp điểm của d 0 và parabol là A (−2; −1).
Ta lập phương trình đường thẳng d1 đi qua A và vuông góc với d .
Gọi phương trình của d1 là y = mx + n.
Do d1 ⊥ d nên m.1 = −1, do đó m = −1.
Do đường thẳng y = − x + n đi qua A (−2; −1) nên −1 = −(−2) + n ⇒ n = −3.
Đường thẳng d1 có phương trình y = − x − 3.
Giải phương tình x + 4 = − x − 3 được x = −3, 5; khi đó y = x + 4 = −3, 5 + 4 = 0, 5.
Tọa độ giao điểm B của d và d1 là (−3, 5; 0, 5).
Điểm A (−2; −1) thuộc parabol, điểm B(−3, 5; 0, 5) thuộc đường thẳng d và độ dài AB nhỏ
nhất.


BÀI TẬP
L BÀI 19. Giải các phương trình sau:
x−b− c x− c−a x−a−b
a) + + = 3.
a b c
x−a x−b x− c 1 1 1
µ ¶
b) + + =2 + + .
bc ac ab a b c
x−a x−b
c) + = 2.
x−b x−a
L BÀI 20. Giải các phương trình sau:
a) | x + 1| + | x + 2| + | x + 3| + | x + 4| = 4.

b) | x − 3| + | x − 1| + | x + 1| + | x + 3| + | x + 5| = 12.
L BÀI 21. Tìm giá trị của a để phương trình sau có nghiệm duy nhất.

| x − a| − |2 x − 4| = 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 72


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 22. Cho phương trình

x2 − 2( m + 1) x + ( m − 1)( m + 3) = 0.

a) Chứng minh rằng phương trình có hai nghiệm x1 , x2 phân biệt.

b) Tìm giá trị của m để −2 < x1 < x2 < 3.

L BÀI 23. Cho các phương trình

x2 + ax + b = 0 (6)
và x2 + a2 x − ab = 0. (7)

Tìm các giá trị của a và b để phương trình (1) có các nghiệm x1 và x2 , phương trình (2) có
các nghiệm x1 − 1 và x2 − 1.
L BÀI 24. Cho phương trình x2 +ax−1 = 0 có các nghiệm x1 và x2 , phương trình x2 + bx+1 = 0
có các nghiệm x1 và x3 . Chứng minh rằng ( x1 − x2 )( x1 − x3 ) = ab.
L BÀI 25. Cho phương trình (m − 1) x2 + (m + 1) x + 2 = 0 với m 6= 1. Tìm giá trị của m để hai
nghiệm x1 , x2 của phương trình thỏa mãn | x12 − x22 | = 3.
L BÀI 26. Cho phương trình x2 + (m + 1) x + 2 = 0. Tìm giá trị của m để hai nghiệm x1 , x2 của
phương trình thỏa mãn x12 + x22 nhỏ nhất.
L BÀI 27. Cho phương trình x2 − (2 m + 1) x − (m2 + 2) = 0. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn
x1 + x2
nhất của A = ( x1 , x2 là các nghiệm của phương trình).
x1 x2
L BÀI 28. Cho bốn phương trình với a, b, c khác nhau đôi một:

x2 + ax + 1 = 0 (1) x2 + bx + c = 0 (2)
x2 + cx + b = 0 (3) x2 + x + a = 0 (4)

Biết các phương trình (1) và (2) có nghiệm chung là m, các phương trình (3) và (4) có nghiệm
chung là n.

a) Tính m và n.

b) Tính tổng a + b + c.

L BÀI 29. Cho parabol y = x2 và đường thẳng d có phương trình y = mx + 3.

a) Chứng minh rằng đường thẳng d luôn cắt parrabol tại hai điểm A, B phân biệt.

b) Tìm giá trị của m để độ dài AB nhỏ nhất.


x2
L BÀI 30. Cho parabol y = và đường thẳng d có phương trình y = mx + 2.
2
a) Chứng minh rằng đường thẳng d luôn cắt parrabol tại hai điểm A, B phân biệt.
p
b) Tìm giá trị của m để tam giác O AB có diện tích bằng 2 5.
x2
L BÀI 31. Cho parabol y = và đường thẳng d có phương trình y = x + 4.
2
a) Chứng minh rằng đường thẳng d luôn cắt parrabol tại hai điểm A, B phân biệt.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 73


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Tìm điểm C thuộc cung AB của parabol sao cho diện tích tam giác ABC có diện tích
lớn nhất.
L BÀI 32. Cho parabol y = x2 và đường thẳng d có phương trình y = x + n.
a) Tìm giá trị của n để đường thẳng d cắt parrabol tại hai điểm A, B phân biệt.

b) Gọi I là trung điểm của AB. Chứng minh rằng với mọi giá trị của n thỏa mãn điều kiện
của câu a thì điểm I chuyển động trên một đường thẳng cố định.
L BÀI 33. Cho parabol y = x2 . Gọi M và N là các điểm thuộc parabol có hoành độ theo thứ
1
tự là −1 và 1. Gọi A và C là các điểm thuộc parabol có hoành độ theo thứ tự là −2 và − .
3
Vẽ các dây AB và CD của parabol đi qua điểm I (0; 1). Gọi giao điểm của AC và BD với MN
theo thứ tự là P là Q .
a) Tìm tọa độ các điểm B và D.

b) Tìm tọa độ các điểm P và Q.

c) Chứng minh rằng IP = IQ.

| Bài 13. HỆ PHƯƠNG TRÌNH


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Nội dung về hệ phương trình trong chuyên đề này gồm
• Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

• Hệ phương trình bậc cao hai ẩn

• Hệ phương trình ba ẩn, bốn ẩn

Các phương pháp thường dùng để giải các hệ phương trình trên là
• Phương pháp thế

• Phương pháp cộng

• Phương pháp đặt ẩn phụ

• Phương pháp dùng bất đẳng thức

Đại số và Số học

CÁCH GIẢI ĐẠI SỐ GIÚP TÌM RA CÁCH GIẢI SỐ HỌC


Bài toán
Anh Việt đi từ A và đã đến B gặp bạn đúng hẹn. Anh nói với bạn rằng:
Nếu tôi đi với vận tốc ít hơn vận tốc đã đi 6km/h thì sẽ đến B trước hện 2 giờ.
Bạn hãy tính thời gian anh Việt đã đi quãng đường AB.
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Gọi vận tốc anh Việt đã đi quãng đường AB là v(km/h), thời gian đã đi quãng đường AB
là t(giờ).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 74


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Trong trường hợp thứ nhất, vận tốc là v − 6(km/h), thời gian là t + 2(giờ).
Ta có phương trình : (v − 6)( t + 2) = vt.
Trong trường hợp thứ hai, vận tốc là v + 10(km/h), thời gian là t − 2(giờ)
Ta có phương trình: (v + 10)( t − 2) = vt.
Giải hệ phương trình
( ( ( ( (
(v − 6)( t + 2) = vt vt + 2v − 6 t − 12 = vt 2v − 6 t = 12 4 t = 32 v = 30
⇔ ⇔ ⇔ ⇔
(v + 10)( t − 2) = vt vt − 2v + 10 t − 20 = vt −2v + 10 t = 20 v − 3t = 6 t=8

Thời gian anh Việt đi quãng đường AB là 8 giờ.


Tìm các giải số học cho bài toán
Để tìm ra cách giải bài toán trên bằng phương pháp số học, ta thực hiện các biến đổi đại
số khác với cách giải đôi chút
Cách giải đại số Cách giải số học
Gọi vận tốc anh Việt đã đi đoạn AB Giả sử có xe 1 và xe 2 cùng đi từ A
là v(km/h), thời gian anh Việt đã đi AB là t(giờ) với thời gian bằng thời gian anh Việt
Gọi vận tốc và thời gian đi trong trường đã đi đoạn AB.
hợp thứ nhất là v1 và t1 .
Gọi vận tốc và thời gian đi trong trường
hợp thứ hai là v2 và t2 .
Ta có vt = v1 t1 = v2 t2 , v − v1 = 6, Xe 1 đi chậm hơn anh Việt 6km/h.
v2 − v = 10. Xe 2 đi chậm hơn anh Việt 10km/h.
t 1 − t = 2, t 2 − t = 2
v1 t 1 = vt ⇒ v1 ( t + 2) = vt
⇒ v1 t + 2v1 = vt.(1) Khi anh Việt đi đoạn AB thì
v2 t 2 = vt ⇒ v2 ( t − 2) = vt xe 1 đi đoạn AC (chưa đến B).
⇒ v2 t − 2v2 = vt.(2) xe 2 đi một đoạn AD (đi quá B)
Xe 1 đi tiếp đoạn CB cần 2 giờ,
xe 2 đi đoạn BD trong 2 giờ.
Ta có Do vận tốc xe 2 lớn hơn xe 1 là:
v2 − v1 = (v2 − v) + (v1 − v) = 10 + 6 = 16 10 + 6 = 16(km/h)
nên (v2 − v1 ) = 2 · 16 = 32.(3) nên đoạn BD dài hơn đoạn CB là:
16 · 2 = 32(km).
Từ (1) suy ra: 2v1 = (v − v1 ) t = 6 t.(4) Giả sử cũng đi với thời gian anh Việt đi
Từ (2) suy ra: 2v2 = (v2 − v) t = 10 t.(5) đoạn AB, có xe 3 đi đoạn CB, xe 4
đi đoạn BD thì
vận tốc xe 3 bằng 6km/h
vận tốc xe 4 bằng 10km/h.
Từ (4) và (5) suy ra: Vận tốc xe 4 (đi BD ) lớn hơn vận tốc
2v2 − 2v1 = 10 t − 6 t xe (đi CB) là:
⇒ 2(v2 − v1 ) = 4 t.(6) 10 − 6 = 4(km/h)
Từ (3) và (6) suy ra Vậy thời gian xe 3 đi CB(cũng là
32
4 t = 32 ⇒ t = = 8. thời gian xe 4 đi BD , cũng là thời
4
gian anh Viêt đi AB) là:
32 : 4 = 8(giờ).
Thời gian anh Việt đã đi đoạn AB là 8 giờ.
Đề tìm ra cách giải số học, cần tạo ra các đại lượng tương ứng với các biểu thức đại số
và sử dụng phương pháp giả thiết tạm:
- Tạo ra xe 1 và xe 2 c ó vân tốc tương ứng với trường hợp 1 và trường hợp 2, nhưng đi
với thời gian bằng thời gian bằng thời gian t mà anh Việt đi đoạn AB.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 75


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

- Có sự tương ứng AB = vt, AC = v1 t, AD = v2 t, CD = 2v1 , BD = 2v2 , BD − CB = 2(v2 − v1 ).


- Tạo ra xe 3 đi đoạn CB, xe 4 đi đoạn BD cũng với thời gian t nói trên. Từ đó, tính thời
gian t bằng cách lấy hiệu quãng đường BD và CB mà xe 4 và xe 3 đã đi (là 32km) chia cho
hiệu vận tốc của hai xe đó (là 10 − 5 = 4km/h).
- Trong biến đổi đại số, cần giảm bớt các biến đổi trung gian và giữ lại biểu thức liên
quan đến các số liệu trong đề bài để tạo ra sự tương thích với cách giải số học.

A HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


(
x + m y = 1 (1)
# VÍ DỤ 1. Cho hệ phương trình
2 mx + m( m − 1) y = 3. (2)
Tìm giá trị của m đề hệ phương trình

a) Có nghiệm duy nhất

b) Vô nghiệm

ý Lời giải.
a) Với m = 0 thì (2) là 0 x + 0 y = 3, vô nghiệm.
Với m 6= 0, điều kiện để hệ có nghiệm duy nhất là
2 m m( m − 1)
6= ⇔ 2 m 6= m − 1 ⇔ m 6= −1.
1 m

Vậy giá trị của m để hệ có nghiệm duy nhất là m 6= 0 và m 6= −1.


b) Với m = 0 thì hệ phương trình vô nghiệm
Với m 6=, điều kiện để hệ vô nghiệm là
2 m m( m − 1) 1 1
= 6= ⇔ 2 m = m − 1 6= ⇔ m = −1.
1 m 3 3

Vậy giá trị của m để hệ vô nghiệm là m = 0 hoặc m = −1.


Lưu ý: Có thể giải bằng cách rút x từ (1) rồi thay vào (2) và rút gọn được m(m + 1) y = 2m − 3.
Với m 6= 0 và n 6= −1 thì hệ có nghiệm duy nhất.
Với m = 0 hoặc m = −1 thì hệ vô nghiệm 
(
2 x + y = 3m (1)
# VÍ DỤ 2. Cho hệ phương trình
mx − ( m + 1) y = 2 m + 2. (2)
Tìm giá trị của m để hệ phương trình có nghiệm ( x; y) duy nhất thỏa mãn tích x y nhỏ
nhất.

ý Lời giải.

Rút y từ (1) được y = 3m − 2 x. Thay vào (2) được


mx − ( m + 1)(3 m − 2 x) = 2 m + 2
⇔ mx − 3 m( m + 1) + (2 m + 2) x = 2 m + 2
⇔(3 m + 2) x = 2 m + 2 + 3 m2 + 3 m
⇔(3 m + 2) x = (3 m + 2)( m + 1)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 76


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(
2 x = m+1
Nếu m 6= − thì hệ phương trình có nghiệm duy nhất
3 y = m−2
¶2
1 9
µ
Khi đó x y = (m + 1)(m − 2) = m2 − m − 2 = m − − ≥ 0.
2 4
9 1 2
min( x y) = − tại m = (thỏa mãn m 6= − ). 
4 2 3

B HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC CAO HAI ẨN


Hệ phương trình bậc cao hai ẩn không được học chính thức trong chương trình Đại số 9,
nhưng với kiến thức về hệ phương trình (bậc nhất hai ẩn) và phương trình bậc hai một ẩn,
ta có thể giải được hệ phương trình bậc cao hai ẩn.
Các phương pháp thường dùng để giải hệ phương trình bậc cao hai ẩn là phương pháp
thế, phương pháp cộng đại số, phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp dùng hằng đẳng
thức.

1 Phương pháp thế

Trong phương pháp thế, từ một phương trình ta biểu thị một ẩn theo ẩn kia (hoặc tìm giá
trị của một ẩn) rồi thế vào phương trình còn lại.
(
x y − 3x − y = 1 (1)
# VÍ DỤ 3. Giải hệ phương trình 3 3 2 2
x − y + x y − x y = 0. (2)

ý Lời giải. "


x= y
(2) ⇔ ( x − y)( x2 + y2 ) = 0 ⇔
x = y = 0.
Loại x = y = 0 vì không thỏa mãn (1). p
Thay y = x vào (1) được x2 − 4 x − 1 = 0p⇔ x = p
2 ± 5. p p
Đáp số: Nghiệm ( x; y) của hệ là (2 + 5; 2 + 5), (2 − 5; 2 − 5) 
(
x+ y=1 (1)
# VÍ DỤ 4. Giải hệ phương trình
x 4 − y4 = 7 x − y (2)

ý Lời giải.
Thay x + y = 1 vào (2), ta được

( x − y)( x2 + y2 ) = 7 x − y
⇔( x − y)(1 − 2 x y) = 7 x − y
⇔2 x( y2 − x y − 3) = 0
"
x=0
⇔ 2
y − x y − 3 = 0 (3)

Với x = 0 thì y = 1.
Với x =
6 0, thay y bởi 1 − x vào (3) được

x=2
2
2x − 3x − 2 = 0 ⇔  1
x=− .
2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 77


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 3
¶ µ
Đáp số: Nghiệm ( x; y) của hệ là (0; 1), (2; −1), − ; . 
2 2

2 Phương pháp cộng

Trong phương pháp cộng, ta cộng hoặc trừ từng vế hai phương trình để khử một ẩn hoặc
tìm mối quan hệ giữa hai ẩn.

x3 − 1 = 2 y
(
(1)
# VÍ DỤ 5. Giải hệ phương trình 3
y − 1 = 2x (2)

ý Lời giải.

Lấy (1) trừ (2) được x3 − y3 = 2( y − x) ⇔ ( x − y)( x2 + x y + y2 + 2) = 0.


³ y ´2 3 y2
Do x2 + x y + y2 = x + + + 2 > 0 nên x = y.
2 4
Thay y = x vào (1) được

x3 − 1 = 2 x
⇔ x3 + 1 − 2 x − 2 = 0
⇔( x + 1)( x2 − x − 1) = 0
"
x+1 = 0
⇔ 2
x − x−1 = 0

x = −1
p
⇔

1± 5
x=
2
à p p ! à p p !
1+ 5 1+ 5 1− 5 1− 5
Đáp số: Nghiệm ( x; y) của hệ là (−1; −1), ;( , ; . 
2 2 2 2
Lưu ý: Trong hệ phương trình trên, khi thay x bởi y, thay y bởi x thì phương trình (1)
trở thành phương trình (2),phương trình (2) trở thành phương trình (1). Ta gọi hệ phương
trình trên là hệ đối xứng loại II.
Để giải hệ phương trình đối xứng loại II, ta thường trừ từng vế hai phương trình và
nhận được phương trình tích.

3 Phương pháp đặt ẩn phụ

(
x + y − x y = −2
# VÍ DỤ 6. Giải hệ phương trình
x2 + y2 = 20

ý Lời giải.
(Đặt x + y = a, x y = b ta
( có
( x + y) − x y = −2 a − b = −2 (1)
2
⇔ 2
( x + y) − 2 x y = 20 a − 2 b = 20 (2)
"
a=6
Từ (1) và (2) suy ra: a2 − 2(a + 2) = 20 ⇔ a2 − 2a − 24 = 0 ⇔ .
a = −4

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 78


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Với a = 6 thì b = 8. Ta có x và y là nghiệm của phương trình X 2 − 6 X + 8 = 0.


Giải phương trình ta được X ∈ {2; 4}, khi đó ( x, y) là (2; 4), (4; 2).
• Với a = −4 thì b = −2. Ta có x và y làpnghiệm của phương trình X 2 + 4 X − 2 = 0.
Giải phương
p trình
p ta được
p X =− p2 ± 6, khi đó ( x, y) là
(−2 + 6; −2 − 6), (−2 − 6; −2 + 6).
p p p p
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (2; 4), (4; 2), (−2 + 6; −2 − 6), (−2 − 6; −2 + 6). 

Trong hệ phương trình trên, khi thay x bởi y và thay y bởi x thì mỗi phương trình của
hệ không đổi. Ta gọi hệ phương trình trên là hệ đối xứng loại 1.
! Để giải hệ phương trình đối xứng loại I, ta thường đặt ẩn phụ x + y = a và x y = b (giữa
a và b có mối quan hệ a2 ≥ 4 b).

x 2 + y2 = 1
(
# VÍ DỤ 7. Giải hệ phương trình
x 3 + y3 = 1

ý Lời giải.
Cách 1: Đặt x + y = a, x y = b ta có

x2 + y2 = 1 ( x + y)2 − 2 x y = 1 a2 − 2 b = 1
( ( (
(1)
3 3
⇔ 3
⇔ 3
x +y =1 ( x + y) − 3 x y( x + y) = 1 a − 3ab = 1 (2)
a2 − 1
Từ (1) ta có b = . Thay vào (2) được
2 "
3 3a(a2 − 1) 3 2
a = −2
a − = 1 ⇔ a − 3a + 2 = 0 ⇔ (a + 2)(a − 1) = 0 ⇔ .
2 a=1
"
X =0
• Với a = 1 thì b = 0. Ta có x và y là nghiệm của phương trình X 2 − X = 0 ⇔ . Khi
X =1
đó ( x; y) là (0; 1), (1; 0).
3 3
• Với a = −2 thì b = . Ta có x và y là nghiệm của phương trình X 2 + 2 X + = 0. Phương
2 2
3 2
trình vô nghiệm (có thể loại a = −2 và b = vì a < 4b.
2
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (0; 1), (1; 0).
Cách 2: Trừ từng vế hai phương trình đã cho ta được
x3 + y3 − x2 − y2 = 0 ⇔ x2 ( x − 1) + y2 ( y − 1) = 0 (3)
Do x2 + y2 = 1 nên x2 ≤ 1, suy ra x ≤ 1. Tương tự, y ≤ 1.
Từ đó suy ra x2 ( x − 1) ≤ 0; y2 ( y − 1) ≤ 0.
Kết hợp với (3) suy ra x2 ( x − 1) = y2 ( y − 1) = 0, do đó x = 0, y = 1 hoặc x = 1; y = 0. 

1 − 1 = 5

# VÍ DỤ 8. Giải hệ phương trình y x 12
 x2 + y2 = 1

ý Lời giải.
 
1 − 1 = 5
 x− y = 5

(1)
y x 12 ⇔ xy 12
 x2 + y2 = 1
 ( x − y)2 + 2 x y = 1 (2)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 79


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

5a
Đặt x y = a, từ (1) ta có x − y = .
12
12

¶2
5a a=
µ
2 25 .
Thay vào (2) ta được + 2a = 1 ⇔ 25a + 288a − 144 = 0 ⇔ 
12
a = −12

12 5 12 1
• Với a = thì x − y = · = .
25 12 25 5 µ ¶2
2 2 2 24 49 7
Ta có ( x + y) = x + y + 2 x y = 1 + 2a = 1 + = = .
  25 25 5
7 4
x + y = x =

 

Từ 5 ta được 5
1 3
x − y = y =

 

 5  5
7 3
x + y = − x = −

 

Từ 5 ta được 5
x − y =
 1 y = −4

 
5 5
• Với a = −12 thì ( x + y)2 = x2 + y2 + 2 x y = 1 − 24 < 0, loại.
4 3 3 4
µ ¶ µ ¶
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là ; , − ; − . 
5 5 5 5
( 2
x − x y + y2 = 3 (1)
# VÍ DỤ 9. Giải hệ phương trình
2 x2 − x y + 3 y2 = 12 (2)

ý Lời giải.
Nhân (1) với 4 rồi trừ đi (2) theo từng vế ta được

4( x2 − x y + y2 ) − (2 x2 − x y + 3 y2 ) = 0 ⇔ 2 x2 − 3 x y + y2 = 0. (3)
µ ¶2
2 x x
Chia hai vế của (3) cho y 6= 0 được 2 − 3 + 1 = 0.
y y
k=1
x
Đặt = k, ta được 2k2 − 3 k + 1 = 0 ⇔  1.
y k=
2
2 2 2 2
p
• Với k = 1 thì y = px, thay
p vào p (1) ta
p được x − x + x = 3 ⇒ x = 3 ⇒ x = ± 3.
Khi đó ( x; y) là ( 3; 3), (− 3; − 3).
1
• Với k = thì y = 2 x, thay vào (1) ta được x2 − 2 x2 + 4 x2 = 3 ⇔ x2 = 1 ⇔ x = ±1.
2
Khi đó ( x; y) là (1; 2), (−1; −2).
p p p p
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là ( 3; 3), (− 3; − 3), (1; 2), (−1; −2). 

Trong hệ phương trình trên, mỗi phương trình đều có vế trái là các hạng tử bậc hai, vế
phải là hằng số. Ta gọi hệ phương trình trên là hệ đẳng cấp bậc hai. Để giải hệ phương
! trình đẳng cấp bậc hai, ta thường khử hẳng số rồi chia hai vế của phương trình cho
x
y2 6= 0 và đặt ẩn phụ = k. Cũng có thể biến đổi (3) thành ( x − y)(2 x − y) = 0.
y

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 80


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

4 Phương pháp dùng bất đẳng thức

x2 + x y( x + y) = 3
(
(1)
# VÍ DỤ 10. Giải hệ phương trình sau với x, y không âm
y2 + x + y − 6 x y = −3 (2)

ý Lời giải.
Cộng (1) với (2) ta được
x2 + y2 + x y( x + y) + ( x + y) − 6 x y = 0 ⇔ ( x + y)2 + ( x + y)( x y + 1) = 8 x y
⇔ ( x + y)( x + y + x y + 1) = 8 x y
⇔ ( x + y)( x + 1)( y + 1) = 8 x y (3)
p p p
Do x, y không âm nên x + y ≥ 2 x y, x + 1 ≥ 2 x, y + 1 ≥ 2 y.
Từ đó ta có ( x + y)( x + 1)( y + 1) ≥ 8 x y (4)
Do (3) nên ở (4), phải xảy ra dấu đẳng thức, tức là x = y = 1.
Nghiệm ( x; y) là (1; 1). 

C HỆ PHƯƠNG TRÌNH BA ẨN

x2 = 2 x − y




# VÍ DỤ 11. Giải hệ phương trình y2 = 2 y − z

 2

z = 2z − x

ý Lời 
giải.
x2 = 2 x − y  ( x − 1)2 = 1 − y


 
 
Ta có y2 = 2 y − z ⇔ ( y − 1)2 = 1 − z .
 
 2
( z − 1)2 = 1 − x
 
z = 2z − x

Đặt
 1 − x = a, 1 − y = b, 1 − z = c, ta có
 a2 = b "
a=0


2 8 4 2 8 7
b = c nên a = b = c = a, do đó a − a = 0 ⇔ a(a − 1) = 0 ⇔ .

 2
 a = 1
c =a
Vậy a = b = c = 0 hoặc a = b = c = 1.
Nghiệm ( x; y; z) là (0; 0; 0) và (1; 1; 1). 

( x + y)2 = 4 z − 1 (1)




# VÍ DỤ 12. Giải hệ phương trình ( y + z)2 = 4 x − 1 (2)

( z + x)2 = 4 y − 1 (3)

ý Lời giải.
1 1 1
Từ (1) suy ra 4 z − 1 ≥ 0 nên z ≥ . Tương tự x ≥ và y ≥ .
4 4 4
1
Do x, y, z ≥ nên từ hệ đã cho ta có
4
 p
 x + y = 4z − 1
p


y + z = 4x − 1

 p
z + x = 4y − 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 81


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Cộng từng vế các phương trình ta được


p p p
2x + 2 y + 2z = 4z − 1 + 4x − 1 + 4 y − 1
p p p
⇔4 x + 4 y + 4 z − 2 4 z − 1 − 2 4 x − 1 − 2 4 y − 1 = 0
p p
⇔(1 − 4 x − 1)2 + (1 − 4 y − 1)2 + (1 − 4 z − 1)2 = 0
p
p p p
⇔ 4x − 1 = 4 y − 1 = 4z − 1 = 1
1
⇔x = y = z = .
2
1 1 1
µ ¶
Nghiệm ( x; y; z) là ; ; . 
2 2 2

2 x2 = y( x2 + 1) (1)




# VÍ DỤ 13. Giải hệ phương trình 2 y2 = z( y2 + 1) (2)

 2
2 z = x( z2 + 1) (3)

ý Lời giải.
Cách 1: Từ các phương trình đã cho, ta thấy x, y, z ≥ 0. Nếu một trong ba số bằng 0 thì hai
số kia bằng 0. Xét trường hợp x, y, z > 0
x2 + 1 2 1 2
(1) ⇔ 2
= ⇔ 1+ 2 − = 0 (4)
x y x y
1 2
Tương tự ta có (2) ⇔ 1 + 2 − = 0 (5)
y z
1 2
(3) ⇔ 1 + 2 − = 0 (6)
z x
Từ (4), (5), (6) suy ra

1 2 1 2 1 2
µ ¶ µ ¶ µ ¶
1− + 1− + 1− =0
x y z
1 1 1
⇔1 − = 1 − = 1 − = 0
x y z
⇔x = y = z = 1

Thử vào hệ thấy thỏa mãn. Vậy nghiệm ( x; y; z) là (0; 0; 0) và (1; 1; 1).
Cách 2: Từ các phương trình đã cho ta thấy x, y, z ≥ 0.
Nếu một trong ba số bằng 0 thì hai số kia bằng 0. Xét trường hợp x, y, z > 0, nhân (1), (2), (3)
theo từng vế ta được
8 x2 y2 z2 =
x yz( x2 + 1)( y2 + 1)( z2 + 1) ⇔ ( x2 + 1)( y2 + 1)( z2 + 1) = 8 x yz (4)

 x2 + 1 ≥ 2 x > 0

Ta lại có y2 + 1 ≥ 2 y > 0 nên ( x2 + 1)( y2 + 1)( z2 + 1) ≥ 8 x yz (5)

 2

z + 1 ≥ 2z > 0
Từ (4) và (5) suy ra x = y = z = 1 (thỏa mãn hệ).
Nghiệm ( x; y; z) là (0; 0; 0) và (1; 1; 1).


x3 = 3 y2 − 3 y + 1 (1)




# VÍ DỤ 14. Cho hệ phương trình y3 = 3 z2 − 3 z + 1 (2)

 3
z = 3 x2 − 3 x + 1 (3)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 82


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Chứng minh rằng:

a) x, y, z đều dương;

b) x = y = z = 1.

ý Lời giải.
1 2 1
µ ¶
3 2
a) Từ (1) ta có x = 3 y − 3 y + 1 = 3 y − + > 0, suy ra x3 > 0 ⇒ x > 0.
2 4
Tương tự từ (2) và (3) suy ra y > 0, z > 0.

b) Cộng (1), (2), (3) theo vế ta được ( x − 1)3 + ( y − 1)3 + ( z − 1)3 = 0 (4)

• Giả sử x < 1 thì x3 < 1 ⇒ 3 y2 − 3 y + 1 < 1 ⇒ 3 y( y − 1) < 0


Do y > 0 nên y − 1 < 0 ⇒ y < 1
Do y < 1 nên y3 < 1 ⇒ 3 z2 − 3 z + 1 < 1 ⇒ 3 z( z − 1) < 0
Do z > 0 nên z < 1
Do x < 1, y < 1, z < 1 nên (4) không xảy ra, loại.
• Giả sử x > 1, ta cũng suy ra y > 1, z > 1 nên (4) không thể xảy ra, loại.
• Vậy x = 1. Từ (1) suy ra y = 1, từ (3) suy ra z = 1.
Do đó x = y = z = 1

BÀI TẬP

L BÀI 1. Cho hệ phương trình


(
x + ( m + 1) y = 2
( m + 1) x − y = m + 1

Tìm giá trị của m để nghiệm ( x; y) của hệ phương trình thỏa mãn x − 2 y có giá trị lớn nhất.
L BÀI 2. Một người mang một số tiền đi mua táo. Nếu giá táo giảm đi 2 nghìn đồng một
quả thì số táo mua tăng thêm được 6 quả. Nếu giá táo tăng thêm 2 nghìn đồng một quả thì
số táo giảm đi 4 quả. Tính giá một quả táo.
L BÀI 3. Giải các hệ phương trình
(
x y − x − y = −1
a)
x2 + 3 x y − y2 = 3
(
xy+ x − y = 7
b)
x y( x − y) = 6

L BÀI 4. Giải các hệ phương trình

x2 + y2 + x = 3
(
a)
x + 2 y + 2x y = 5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 83


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x3 − 2 x2 y + 3 y = 0
(
b)
2 x y − y2 = 3

L BÀI 5. Giải các hệ phương trình

x3 − 3 y = 2
(
a)
y3 − 3 x = 2

x2 − 3 x y + 2 y2 = 0
(
b)
x2 + 2 x y = 12

L BÀI 6. Giải các hệ phương trình

( x + 1)2 ( y + 1)2 = 24 x y
(
a)
( x2 + 1)( y2 + 1) = 8 x y

1 1

x + y + + = 6


x y
b)
1 1
 x2 + y2 + + 2 = 16


x 2 y

L BÀI 7. Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm duy nhất
(
2x + 2 y + x y = m
a)
x2 + y2 = m

x2 = y3 + m y
(
b)
y2 = x3 + mx

L BÀI 8. Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm

x2 + y2 + x + y = 2
(
a)
x y( x + 1)( y + 1) = m
(
x y( x + 2)( y + 2) = m
b)
x2 + y2 + 2( x + y) = m + 1

L BÀI 9. Cho hệ phương trình (


x + y+ xy = m
x2 y + x y2 = m − 1
Tìm giá trị của m để hệ phương trình có nghiệm ( x; y) thỏa mãn x < 0, y < 0.
L BÀI 10. Giải các hệ phương trình

x2 + 4 = 4 y
 
x + y + x y = 5
 


a) y + z + yz = 9
 b) y2 + 4 = 4 z

z + x + xz = 14
  2

z + 4 = 4x

L BÀI 11. Giải các hệ phương trình

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 84


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

2 x2 + y2 + z2 = 21 x2 + y2 + z2 = 1
( (
a) b)
2 x + x y + 3 y = 17 x3 + y3 + z3 = 1

L BÀI 12. Tìm các số dương x, y, z sao cho



x + y + z = 3

1 1 1
 + + =3

x y z

L BÀI 13. Giải các hệ phương trình

x2 = 4 y − 1
 






x3 = 6 y2 − 12 y + 8
a) y2 = 4 z − 1  y3 = 6 z2 − 12 z + 8



 2 b)
z3 = 6 t2 − 12 t + 8

z = 4x − 1 



 t3 = 6 x2 − 12 x + 8

| Bài 14. PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA, BẬC


BỐN, PHƯƠNG TRÌNH DẠNG
PHÂN THỨC
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Các bài toán trong chuyên đề này bao gồm các nội dung sau:

• Phương trình bậc ba một ẩn.

• Phương trình bậc bốn một ẩn.

• Phương trình dạng phân thức.

Các phương pháp thường dùng để giải các phương trình trên là:

• Phân tích đa thức thành nhân tử, trong đó chú ý đến việc phát hiện nghiệm của một
đa thức để đưa về phương trình tích.

• Đặt ẩn phụ.

• Đưa phương trình về dạng A 2 = B2 .

Vài nét lịch sử

CUỘC THI GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA


Ở ITALYA THỂ KỶ XVI

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 85


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Có lẽ chưa ở đâu trên thế giới có một cuộc thi như cuộc thi đã diễn ra ở Ytalya vào ngày
22 − 2 − 1535.
Các nhà toán học và những người hâm mộ không chỉ Ytalya mà còn ở nhiều nước Châu
Âu đã kéo đến hội trường ở thành phố Mi-lan chật kín cả bên trong và bên ngoài.
Bên thách đấu là các học trò của nhà toán học Fe-rô (Ferro), còn bên kia là nhà toán học
Tac-ta-li-a (Tartaglia, 1500 − 1557). Mỗi bên ra cho đối phương 30 đề toán giải phương trình
bậc ba, làm trong 2 giờ. Và kết quả thật khó tin: Tac-ta-li-a đã thắng với tỉ số 30 − 0, tức là
ông đã làm hết cả 30 bài toán mà đối phương đưa ra, còn đối phương thì không giải được
một bài toán nào của ông.
Sở dĩ Tac-ta-li-a đã giành chiến thắng tuyệt đối vì rất may cho ông, chỉ 8 ngày trước khi
diễn ra trận so tài, ông đã tìm ra cách giải phương trình bậc ba dạng x3 + ax + b = 0 với a và
b bất kỳ, trong khi các học trò của Fe-rô chỉ mới biết giải phương trình x3 + ax = b với a, b là
các số dương.

Phương trình bậc ba nào cũng dễ dàng đưa về dạng y3 + m y2 + n y + c = 0, sau đó bằng
m
cách đặt y = x − sẽ đưa về dạng x3 + ax + b = 0.
3
Chẳng hạn, với phương trình y3 + 6 y2 + 8 y − 315 = 0, bằng cách đặt y = x − 2 ta được
! phương trình x3 − 4 x − 315 = 0.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, xem cuốn Nâng cao và phát triển toán
9 tập hai trong bài đọc thêm Phương trình đại số bậc cao.

A PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA MỘT ẨN


Để giải phương trình bậc ba một ẩn, ta thường phân tích đa thức bậc ba thành tích của một
nhân tử bậc nhất và một nhân tử bậc hai (nếu có thể).
Cần nhớ các cách phát hiện nghiệm của một đa thức:

1) Nếu tổng các hệ số của đa thức bằng 0 thì 1 là một nghiệm của một đa thức.

2) Nếu tổng các hệ số của hạng tử bậc chẵn bằng tổng các hệ số của hạng tử bậc lẻ thì −1
là một nghiệm của đa thức.

3) Nếu đa thức có các hệ số nguyên thì:

• Nghiệm nguyên của đa thức (nếu có) là ước của hệ số tự do.


p
• Nghiệm hữu tỉ của đa thức (nếu có) có dạng trong đó p là ước của hệ số tự do, q
q
là ước dương của hệ số cao nhất (chẳng hạn đa thức 3 x3 − x2 + x + 2 có nghiệm hữu tỉ
−2
là ).
3

# VÍ DỤ 1. Giải các phương trình:

a) x3 − 12 x + 16 = 0. b) x3 − 12 x + 9 = 0.

ý Lời giải.

a) x3 − 12 x + 16 = 0 ⇔ x3 − 8 − 12 x + 24 = 0 ⇔ ( x "
− 2)( x2 + 2 x + 4) − 12( x − 2) = 0 ⇔
x=2
( x − 2)( x2 + 2 x − 8) = 0 ⇔ ( x − 2)2 ( x + 4) = 0 ⇔
x = −4.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 86


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) x3 − 12 x + 9 = 0 ⇔ x3 − 27 − 12 x + 36 = 0 ⇔ 2
 ( x − 3)( x + 3 x + 9) − 12( x − 3) = 0 ⇔
" x=3
2
x−3 = 0 p
( x − 3)( x + 3 x − 3) = 0 ⇔

2 −3 ± 21
x + 3x − 3 = 0 x= .
2


# VÍ DỤ 2. Tìm các giá trị của a và b để phương trình sau có nghiệm duy nhất:

( x − a)3 − ( x − b)3 = b3 − a3 (1)

ý Lời giải.
Ta có

(1) ⇔ x3 − 3 x2 a + 3ax2 − a3 − x3 + 3 x2 b − 3 xb2 + b3 = b3 − a3


⇔ (3 b − 3a) x2 + (3a2 − 3 b2 ) x = 0
⇔ x( b − a)( x − b − a) = 0.

Vậy nghiệm duy nhất của phương trình là x = 0 với điều kiện a 6= b và a + b 6= 0. 

# VÍ DỤ 3. Giải phương trình sau với a, b là tham số:

(a + b + x)3 − 4 a3 + b3 + x3 = 12abx
¡ ¢
(1)

Hướng dẫn: Đặt a + b = m, a − b = n.

ý Lời giải.
Ta có:

4ab = (a + b)2 − (a − b)2 = m2 − n2


m2 − n2 m2 + 3 n2 m3 + 3 mn2
µ ¶
3 3 2 2
£ ¤
a + b = (a + b) (a − b) + ab = m n + = m· = .
4 4 4

(1) ⇔ ( m + x)3 − 4 ( m + x)3 − 4 a3 + b3 − 4 x3 − 12abx = 0


¡ ¢

⇔ m3 + 3 m2 x + 3 mx2 + x3 − m3 − 3 mn2 − 4 x3 − 3 m2 x + 3 n2 x = 0
⇔ x2 ( x − m) − n2 ( x − m) = 0 ⇔ ( x − m)( x + n)( x − n) = 0
 
x=m x = a+b
⇔  x = −n ⇔  x = b − a
 

x=n x = a − b.

B PHƯƠNG TRÌNH BẬC BỐN MỘT ẨN

1 Phương pháp 1: Đặt ẩn phụ để đưa về phương trình trùng phương

• Dạng 1a.
a+b
Với phương trình ( x + a)4 + ( x + b)4 = c, đặt ẩn phụ y = x + .
2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 87


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Dạng 1b.
Với phương trình x4 + 4 x3 + ax2 + bx + c = 0, trong đó b = 2a − 8, đặt ẩn phụ y = x + 1.

• Dạng 1c.
Với phương trình x4 − 4 x3 + ax2 + bx + c = 0, trong đó b = 8 − 2a, đặt ẩn phụ y = x − 1.

# VÍ DỤ 4. Giải phương trình

x4 + 4 x3 + 3 x2 − 2 x − 12 = 0 (1)

ý Lời giải.
Đặt y = x + 1 thì x = y − 1. Ta có

(1) ⇔ ( y − 1)4 + 4( y − 1)3 + 3( y − 1)2 − 2( y − 1) − 12 = 0


" 2
y =5 p
⇔ y4 − 3 y2 − 10 = 0 ⇔ 2 ⇔ y = ± 5.
y = −2 (loại)

2 Phương pháp 2: Đặt ẩn phụ là một đa thức bậc hai

• Dạng 2a.
Với phương trình ax2 + bx + c ax2 + bx + d = m, ta đặt y = ax2 + bx (hoặc y = ax2 + bx +
¡ ¢¡ ¢
c+d
).
2
• Dạng 2b. (trường hợp đặc biệt của dạng 2a.)
Với phương trình ( x + a)( x + b)( x + c)( x + d ) = m, trong đó a + d = b + c, ta tính ( x + a)( x + d )
và ( x + b)( x + c) rồi đưa về dạng 2a.

# VÍ DỤ 5. Giải phương trình

2(8 x + 7)2 (4 x + 3)( x + 1) = 7.

ý Lời giải.
Nhân hai vế của phương trình với 8, ta được

(8 x + 7)2 (8 x + 6)(8 x + 8) = 56.

Đặt 8 x + 7 = y, ta có

y2 = 8
"
2 4 2
p
y ( y − 1)( y + 1) = 56 ⇔ y − y − 56 = 0 ⇔ ⇔ y = ±2 2.
y2 = −7 (loại)
p
−7 ± 2 2
Do đó x = . 
8

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 88


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

3 Phương pháp 3: Đặt ẩn phụ sau khi chia hai vế của phương trình cho x2

• Dạng 3a.
Với phương trình đối xứng ax4 + bx3 + cx2 + bx + a = 0, ta chia hai vế cho x2 rồi đặt
1
y= x+ .
x
• Dạng 3b.
1
Với phương trình ax4 + bx3 + cx2 − bx + a = 0, ta chia hai vế cho x2 rồi đặt y = x − .
x
• Dạng 3c.
Với phương trình hồi quy x4 + ax3 + bx2 + akx + k2 = 0, ta chia hai vế cho x2 rồi đặt
k
y= x+ .
x
• Dạng 3d.
Với phương trình ax2 + bx + c ax2 + dx + c = mx2 , trong đó ad = bc, ta tính ( x + a)( x + d )
¡ ¢¡ ¢

và ( x + b)( x + c) rồi đưa về dạng 3d.

# VÍ DỤ 6. Giải phương trình

x4 + x3 − 6 x2 − 2 x + 4 = 0 (1)

ý Lời giải.
Do x 6= 0 nên
2 4 4 2
µ ¶ µ ¶
2 2
(1) ⇔ x + x − 6 − + 2 ⇔ x + 2 + x − − 6 = 0 (2)
x x x x

2 4
Đặt x − = y thì x2 + 2 = y2 + 4. Ta có
x x
"
y=1
(2) ⇔ y2 + 4 + y − 6 = 0 ⇔ y2 + y − 2 = 0 ⇔
¡ ¢
y = −2.
"
2 2
x = −1
• Với y = 1, ta có x − = 1 ⇔ x − x − 2 = 0 ⇔
x x = 2.

2 p
= −2 ⇔ x2 + 2 x − 2 = 0 ⇔ x = −1 ± 3.
• Với y = 2, ta có x −
x
p
Vậy phương trình (1) có bốn nghiệm: −1; 2; −1 ± 3. 

# VÍ DỤ 7. Giải phương trình

2 x2 − 7 x + 6 2 x2 + x − 2 = 9( x − 1)2
¡ ¢¡ ¢
(1)

ý Lời giải.
Đặt x − 1 = y thì x = y + 1. Thay vào (1) rồi rút gọn ta được

2 y2 − 3 y + 1 2 y2 + 5 y + 1 = 9 y2 .
¡ ¢¡ ¢

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 89


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Chia hai vế cho y2 6= 0, ta được

2 y2 − 3 y + 1 2 y2 + 5 y + 1 1 1
µ ¶µ ¶
· = 9 ⇔ 2y − 3 + 2y + 5 + = 9.
y y y y

1
Đặt 2 y + + 1 = a, ta có (a − 4)(a + 4) = 9 ⇔ a = ±5.
y
p
1 2 2± 2
• Với a = 5 thì 2 y + + 1 = 5 ⇔ 2 y − 4 y + 1 = 0 ⇔ y = .
p y 2
4± 2
Do đó x = .
2
p
1 2 −3 ± 7
• Với a = −5 thì 2 y + + 1 = −5 ⇔ 2 y + 6 y + 1 = 0 ⇔ y = .
p y 2
−1 ± 7
Do đó x = .
2
p p
4 ± 2 −1 ± 7
Vậy phương trình (1) có bốn nghiệm: ; . 
2 2

4 Phương pháp 4: Thêm cùng một biểu thức vào 2 vế để đưa phương trình về
dạng A 2 = B2

# VÍ DỤ 8. Giải phương trình

x4 = 2 x2 − 8 x + 3

ý Lời giải.
Cộng 2 x2 + 1 vào hai vế ta được
¢2
x4 + 2 x2 + 1 = 4 x2 − 8 x + 4 ⇔ x2 + 1 = (2 x − 2)2
¡
" 2 " 2
x + 1 = 2x − 2 x − 2x + 3 = 0 p
⇔ 2 ⇔ 2 ⇔ x = −1 ± 2.
x + 1 = 2 − 2x x + 2x − 1 = 0
p
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm: x = −1 ± 2. 

C PHƯƠNG TRÌNH DẠNG PHÂN THỨC


Một số cách thường dùng khi giải phương trình dạng phân thức:

• Nhân hai vế với mẫu thức chung rồi đưa về phương trình tích.

• Chia cả tử và mẫu của phân thức cho x rồi đặt ẩn phụ.

• Đưa phương trình về dạng A 2 = B2 .

• Đặt hai ẩn phụ rồi giải hệ phương trình.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 90


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 9. Giải phương trình

x2
= 3 − 4x (1)
( x + 1)2

ý Lời giải.
Cách 1: Điều kiện xác định: x 6= −1. Khi đó ta có

(1) ⇔ x2 = ( x + 1)2 (3 − 4 x) ⇔ 4 x3 + 6 x2 − 2 x − 3 = 0 ⇔ 2 x2 (2 x + 3) − (2 x + 3) = 0
3

¡ 2 ¢ x = − 2
⇔ (2 x + 3) 2 x − 1 = 0 ⇔  p (thỏa điều kiện).
 2
x=±
2
p
3 2
Vậy phương trình (1) có ba nghiệm: − ; ± .
2 2
Cách 2:

2 x2 2
³ x ´2
(1) ⇔ x + 2 x + 1 − 2 x + 2
= x − 4x + 4 ⇔ x + 1 − = ( x − 2)2
( x + 1) x+1
x 3
 
x+1− = x − 2 x = −
x + 1 2
p
⇔ ⇔

x  2
x+1− = 2− x x=± .
x+1 2


# VÍ DỤ 10. Giải phương trình

x2 − 2 x − 2 x2 − 4 x − 2
− =2 (1)
x2 − 3 x − 2 x2 − 5 x − 2

ý Lời giải.
Chia tử và mẫu của mỗi phân thức cho x 6= 0, ta được
2 2
x−2− x−4−
(1) ⇔ x− x = 2.
2 2
x−3− x−5−
x x
2
Đặt x − = y, ta có
x
y−2 y−4
− =2 (2)
y−3 y−5

Với y 6= 3, y 6= 5 thì

(2) ⇔ ( y − 2)( y − 5) − ( y − 3)( y − 4) = 2( y − 3)( y − 5)


⇔ ( y − 4)2 = 0 ⇔ y = 4 (thỏa mãn).

2 p
Từ x − = 4, ta được x2 − 4 x − 2 = 0 ⇔ x = 2 ± 6.
x p
Vậy phương trình (1) có hai nghiệm: x = 2 ± 6. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 91


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 11. Giải phương trình


1 1 1
+ = .
x2 (4 − x)2 2

ý Lời giải.
Điều kiện xác định: x 6= 0 và x 6= 4.
Đặt 4 − x = y. Ta có hệ phương trình
 

 x + y = 4 x + y = 4

1 1 1 ⇔ x2 + y2 1
 2+ 2=
  2 2 = .

x y 2 x y 2

Đặt x y = a 6= 0, ta có
"
( x + y)2 − 2a 1 a=4
2
= nên 32 − 4a = a2 ⇔ a2 + 4a − 32 = 0 ⇔
a 2 a = −8.

• Với x y = 4 thì x, y là nghiệm của phương trình

X 2 − 4 X + 4 = 0 ⇔ ( X − 2)2 = 0 ⇔ X = 2.

• Với x y = −8 thì x, y là nghiệm của phương trình


p
X 2 − 4 X − 8 = 0 ⇔ X = 2 ± 2 3.
p
Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm: 2; 2 ± 2 3. 

# VÍ DỤ 12. Giải phương trình


1 1 5
+ = (1*)
x2 ( x + 1)2 4

ý Lời giải.
Điều kiện xác định: x 6= 0 và x 6= −1. Khi đó
1 1 1 1 1 1 5
(1*) ⇔ − 2 · · + + 2 · · =
x2 x x + 1 ( x + 1)2 x x+1 4
¶2
1 1 1 5
µ
⇔ − +2· − =0
x x+1 x( x + 1) 4
¸2
1 1 5
·
⇔ +2· − = 0.
x( x + 1) x( x + 1) 4
1

1 5 y=
Đặt = y, ta có y2 + 2 y − = 0 ⇔ 4 y2 + 8 y − 5 = 0 ⇔ 
 2
x( x + 1) 4  5
y=− .
2
"
1 x=1
• Với y = thì x( x + 1) = 2 ⇔ x2 + x − 2 = 0 ⇔
2 x = −2.

5 2
• Với y = − thì x( x + 1) = − ⇔ 5 x2 + 5 x + 2 = 0 (vô nghiệm).
2 5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 92


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Vậy phương trình (1) có hai nghiệm là 1 và −2. 

BÀI TẬP

PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA


L BÀI 1. Giải các phương trình:
p
a) x3 − 39 x + 70 = 0; c) x3 − x − 2 = 0; e) x3 + 6 x2 − 12 x + 8 = 0.
b) x3 − 9 x + 28 = 0; d) x3 − 3 x2 + 3 x + 7 = 0;

L BÀI 2. Giải phương trình

x3 − 3abx + a3 + b3 = 0
¡ ¢

với a, b là các tham số và a 6= b.

PHƯƠNG TRÌNH BẬC BỐN


L BÀI 3. Giải các phương trình:

a) x4 − 4 x3 − 3 x2 + 14 x + 6 = 0;

b) ( x + 1)(2 x + 1)(3 x + 1)(6 x − 1) = 120;

c) x4 − x3 − 14 x2 − 3 x + 9 = 0;

d) x2 + 3 x + 2 x2 + 9 x + 18 = 168 x2 .
¡ ¢¡ ¢

L BÀI 4. Giải các phương trình:


¢4 ¢2
a) x2 − x + 1 + 4 x4 = 5 x2 x2 − x + 1 ;
¡ ¡

b) x2 + ( x + 1)3 + ( x + 2)4 = 2;

c) x4 − 2 x2 − 64 x − 255 = 0;

d) x4 + ( x − 2) x2 − 2 x + 4 .
¡ ¢

L BÀI 5. Cho phương trình 2 x4 − 4 x2 + 1 = 0. Không tìm nghiệm cụ thể, hãy

a) Chứng minh rằng phương trình có bốn nghiệm phân biệt.

b) Tính tổng bình phương các nghiệm của phương trình.

PHƯƠNG TRÌNH DẠNG PHÂN THỨC


L BÀI 6. Giải các phương trình:

x x2 − 2 x + 1 1 1 5
a) = ; c) ¡ ¢2 + ¡ ¢2 = ;
x2 − 3 x + 1 x2 + x + 1 x2 − x + 1 x2 − x + 2 4

9 x2 2x + 1
b) x2 + = 16; d) = x 3 − 1.
( x − 3)2 4
x +1
L BÀI 7. Giải các phương trình:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 93


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x2 1 1 8
a) = 3 x2 − 16 x + 8; b) 2
+ 2
= .
( x + 1)2 x ( x + 1) (2 x + 1)2

| Bài 15. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN


THỨC BẬC HAI
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Ta gọi phương trình chứa căn thức bậc hai là phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc hai.
Đây là dạng toán thường gặp trong các kì thi học sinh giỏi vì nó đòi hỏi sự thành thạo và
sáng tạo của học sinh.
Chuyên đề này giới thiệu những phương pháp thường dùng để giải phương trình chứa căn
thức bậc hai như:

• Bình phương hai vế của phương trình.

• Đưa phương trình về dạng A 2 = B2 .

• Đưa phương trình về dạng A 2 + B2 = 0.

• Đặt nhân tử chung.

• Dùng biểu thức liên hợp.

• Dùng bất đẳng thức.

Bài toán cổ

BÀI TOÁN CỦA BÁT-XCA-RA


Tìm các cạnh góc vuông của một tam giác vuông, biết rằng số đo cạnh huyền và số đo diện
tích biểu thị bởi cùng một số.
ý Lời giải. p
Gọi x và y là độ dài các cạnh góc vuông thì độ dài cạnh huyền bằng x2 + y2 và diện tích
xy
bằng . Ta có phương trình
2
xy
q q
= x2 + y2 ⇔ xy = 2 x2 + y2
2
2 2 2 2 2
¡ 2
¢ 2 4 y2
2
⇔ x y = 4( x + y ) ⇔ x y − 4 = 4y ⇔ x = 2
y −4
à !
2y
Bài toán có vô số đáp số là p ; y với y tùy ý lớn hơn 2.
2
p py − 4
Chẳng hạn y = 6, ta có x = 2 3. 

A BÌNH PHƯƠNG HAI VẾ CỦA PHƯƠNG TRÌNH


Bình phương hai vế của phương trình giúp ta khử dấu căn bậc hai. Phép bình phương hai
vế của phương trình là tương đương nếu có thêm điều kiện hai vế cùng không âm (hoặc
cùng không dương).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 94


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
# VÍ DỤ 1. Giải phương trình x2 − x − 2 = 2 16 x + 1 (1)

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: x ≥ − . Thêm điều kiện x2 − x − 2 ≥ 0 (2) thì
16
¢2
(1) ⇔ x2 − x − 2 = 4(16 x + 1) ⇔ x4 − 2 x3 − 3 x2 − 50 x = 0 ⇔ x( x − 5)( x2 + 3 x + 12) = 0
¡

• x = 0 loại vì trái với (2).

• x = 5 thỏa mãn (1) và (2).

• x2 + 3 x + 12 = 0 vô nghiệm.

Đáp số: Phương trình có nghiệm x = 5. 


p
# VÍ DỤ 2. Giải phương trình x2 + 5 x + 6 = 2 3 x + 4 (1)

ý Lời giải.
4
ĐKXĐ: x ≥ − . Thêm điều kiện x2 + 5 x + 6 ≥ 0 (2) thì
3
¢2
(1) ⇔ x2 + 5 x + 6 = 4(3 x + 4) ⇔ ( x + 1)2 ( x2 + 8 x + 20) = 0
¡

• x = −1 thỏa mãn (1) và (2).

• x2 + 8 x + 20 = 0 vô nghiệm.

Đáp số: Phương trình có nghiệm x = −1. 

B ĐƯA PHƯƠNG TRÌNH VỀ DẠNG A 2 = B2 (TỨC LÀ A 2 − B2 = 0)


p
# VÍ DỤ 3. Giải phương trình 4 x2 + 8 x = 2 x + 6 (1)

ý Lời giải.
25
ĐKXĐ: x ≥ −3. Cộng 2 x + vào hai vế thì
4

5 2
¶2
25 p 1 1 p
µ ¶ µ
2
(1) ⇔ 4 x + 10 x + = 2x + 6 + 2x + 6 + ⇔ 2x + = + 2x + 6 .
4 4 2 2
5 1 p p
• Xét 2 x + = + 2 x + 6 ⇔ 2 x + 2 = 2 x + 6
( 2 2 p
x ≥ −1 −3 + 17
⇔ ⇔x= thỏa mãn ĐKXĐ.
2 x2 + 3 x − 1 = 0 4

5 1 p p
• Xét 2 x + = − − 2 x + 6 ⇔ 2 x + 3 = − 2 x + 6
( 2 2 p
x ≤ −1, 5 −5 − 13
⇔ ⇔x= thỏa mãn ĐKXĐ.
4 x2 + 10 x + 3 = 0 4
p p
−3 + 17 −5 − 13
Đáp số: Phương trình có nghiệm ; . 
4 4
TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 95
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 4. Giải các phương trình


p p
a) x2 − 10 x − 12 = 4 2 x + 3 b) 2 x2 + x − 3 = 2 2 x + 3

ý Lời giải.
3
a) ĐKXĐ: x ≥ − . Cộng 8 x + 13 vào hai vế ta được
2

2
p 2
³ p ´2
x − 2 x + 1 = 4(2 x + 3) + 4 2 x + 3 + 1 ⇔ ( x − 1) = 1 + 2 2 x + 3 .
p p
• Xét
( x − 1 = 1 + 2 2x + 3 ⇔ x − 2 = 2 2x + 3
x≥2 p
⇔ 2 ⇔ x = 6 + 2 11 (thỏa mãn ĐKXĐ).
x − 12 x − 8 = 0
p p
• Xét
( x − 1 = −1 − 2 2 x + 3 ⇔ x = −2 2x + 3
x≤0 p
⇔ 2 ⇔ x = 4 − 2 7 (thỏa mãn ĐKXĐ).
x − 8 x − 12 = 0
p p
Đáp số: Phương trình có nghiệm 6 + 2 11; 4 − 2 7.
3
b) ĐKXĐ: x ≥ − . Nhân hai vế của phương trình với 2 ta được
2
p
4 x2 + 2 x − 6 = 4 2 x + 3

Cộng 2 x + 7 vào hai vế, ta có


p ³ p ´2
4 x2 + 4 x + 1 = 2 x + 3 + 4 2 x + 3 + 4 ⇔ (2 x + 1)2 = 2 + 2 x + 3
p p
• Xét
2 x + 1 = 2 + 2 x + 3 ⇔ 2 x −p1 = 2 x + 3
x ≥ 1 3 + 17
⇔ 2 ⇔x= (thỏa mãn ĐKXĐ).
 2 4
2x − 3x − 1 = 0
p p
• Xét 2 x + 1 = −2 − 2 x + 3 ⇔ 2 x + 3 = − 2x + 3
x ≤ − 3

3
⇔ 2 ⇔ x = − (thỏa mãn ĐKXĐ).
 2 2
2x + 5x + 3 = 0
p
3 + 17 3
Đáp số: Phương trình có nghiệm: ;− .
4 2

p
# VÍ DỤ 5. Giải phương trình 4 x + 1 − x2 = 2 2 x + 1 (1)

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: x ≥ − .
2 p
(1) ⇔ x2 − 4 x − 1 = −2 2 x + 1
Cộng 2 x + 2 vào hai vế ta được
p ³ p ´2
x2 − 2 x + 2 = 2 x + 1 − 2 2 x + 1 + 1 ⇔ ( x − 1)2 = 1 − 2 x + 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 96


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p
• Xét( x − 1 = 1 − 2x + 1 ⇔ x − 2 = − 2x + 1
x≤2 p
⇔ 2 ⇔ x = 3 − 6 thỏa mãn ĐKXĐ.
x − 6x + 3 = 0
p p
• Xét( x − 1 = 2x + 1 − 1 ⇔ x = 2x + 1
x≥0 p
⇔ 2 ⇔ x = 1 + 2 thỏa mãn ĐKXĐ.
x − 2x − 1 = 0
p p
Đáp số: Phương trình có nghiệm: 3 − 6; 1 + 2. 

# VÍ DỤ 6. Giải phương trình sau bằng cách đưa về dạng A 2 = B2


p
x2 − x − 2 = 2 16 x + 1

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: x ≥ − . Nhân hai vế của phương trình với 4 ta được
16
p
4 x2 − 4 x − 8 = 8 16 x + 1

Cộng 16 x + 17 vào hai vế được


p ³ p ´2
4 x2 + 12 x + 9 = 16 x + 1 + 8 16 x + 1 + 16 ⇔ (2 x + 3)2 = 4 + 16 x + 1
p p
• Xét 2 x + 3 = 4 + 16 x + 1 ⇔ 2 x − 1 = 16 x + 1
x ≥ 1

⇔ 2 ⇔ x = 5, thỏa mãn ĐKXĐ.


 2
4 x − 20 x = 0

x ≤ − 7

p p
• Xét 2 x + 3 = −4 − 16 x + 1 ⇔ 2 x + 7 = − 16 x + 1 ⇔ 2 vô nghiệm.
 2
x + 3 x + 12 = 0

Đáp số: Phương trình có nghiệm x = 5. 


p
# VÍ DỤ 7. Giải phương trình 2 x2 − 3 x + 2 = x 3 x − 2

ý Lời giải.
2
ĐKXĐ: x ≥ .
3 p p
2 x2 − 3 x + 2 = x 3 x − 2 ⇔ 2 x2 = 3 x − 2 + x 3 x − 2
x2
Cộng vào hai vế ta được
4
µ ¶2 ³
x2 2
p x2 3x x p ´2
2x + = 3x − 2 + x 3x − 2 + ⇔ = + 3x − 2
4 4 2 2
"
2 3x x p p x=1
Do x ≥ nên = + 3 x − 2 ⇔ x = 3 x − 2 ⇔ x2 − 3 x + 2 = 0 ⇔ (thỏa mãn).
3 2 2 x=2
Đáp số: Phương trình có 2 nghiệm: x = 1, x = 2. 

C ĐƯA PHƯƠNG TRÌNH VỀ DẠNG A 2 + B2 = 0

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 97


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 8. Giải phương trình sau bằng cách đưa về dạng A 2 + B2 = 0


p
x2 + 5 x + 6 = 2 3 x + 4

ý Lời giải.
4
ĐKXĐ: x ≥ − .
3
Ta viết lại phương trình
p
x2 + 2 x + 1 + 3 x + 4 − 2 3 x + 4 + 1 = 0
(
³ p ´2 x=1=0
⇔( x + 1)2 + 1 − 3 x + 4 = 0 ⇔ p ⇔ x = −1
3x + 4 = 1

Đáp số: Phương trình có nghiệm x = −1. 

D ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG


p p
# VÍ DỤ 9. Giải phương trình x2 − 2 x + 2 x2 + 4 x = 2 x (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≥ 0.
Phương trình tương đương p p
x( x − 2) + 2 x( x + 2) = 2 x

• Ta thấy x = 0 thỏa mãn phương trình.


p
• Xét x 6= 0. Chia hai vế của phương trình cho x được
p p p
x−2+ 2( x + 2) = 2 x

Bình phương hai vế, ta được


p p
3 x + 2 + 2 2( x + 2)( x − 2) = 4 x ⇔ 2 2( x + 2)( x − 2) = x − 2 (2)

• Ta thấy x = 2 thỏa mãn (2).


p
• Xét x 6= 2. Chia cả hai vế của (2) cho x − 2 được
p p 18
2 2 x + 4 = x − 2 ⇔ x = − , không thỏa mãn x ≥ 0
7

Đáp số: Hai nghiệm 0 và 2. 

E ĐẶT ẨN PHỤ
s r
1 1
# VÍ DỤ 10. Giải phương trình x + x+ + x+ = 2.
2 4

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 98


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1
ĐKXĐ: x ≥ − .
r 4
1 1
Đặt x+= y ≥ 0 thì x = y2 − . Ta có
4 4
r
1 1 1 1
2
y − + y2 + + y = 2 ⇔ y2 − + y + = 2
4 4 p 4 2
−1 ± 2 2
⇔4 y 2 + 4 y − 7 = 0 ⇔ y = .
2
p
−1 + 2 2 p
Do y ≥ 0 nên ta chọn y = . Từ đó x = 2 − 2.
p2
Đáp số: Một nghiệm x = 2 − 2. 

# VÍ DỤ 11. Giải phương trình


p
5 x2 − 2 x + 1 = (4 x − 1) x2 + 1 (1)

ý Lời
p giải.
Đặt x2 + 1 = a > 0 thì a2 = x2 + 1. Ta có
p
(1) ⇔ x2 + 1 − (4 x − 1) x2 + 1 + 4 x2 − 2 x = 0
¡ ¢

⇔ a2 − (4 x − 1) a + 2 x (2 x − 1) = 0 (2)

Xét phương trình (2) với ẩn a, tích hai nghiệm bằng 2 x (2 x − 1), tổng hai nghiệm bằng 4 x − 1
nên a = 2 x hoặc a = 2 x − 1.
( p
p x≥0 3
• Với a = 2 x thì x2 + 1 = 2 x ⇔ 2
⇔x= .
3x = 1 3

x ≥ 1

p 4
• Với a = 2 x − 1 thì x2 + 1 = 2 x − 1 ⇔ 2 ⇔x= .

x (3 x − 4) = 0 3
p
3 4
Đáp số: Hai nghiệm: và 
3 3

# VÍ DỤ 12. Giải phương trình sau bằng cách đặt ẩn phụ


p
2 x2 − 3 x + 2 = x 3 x − 2

ý Lời giải.
2
ĐKXĐ: x ≥ .
p 3
Đặt 3 x − 2 = a ≥ 0 thì 3 x − 2 = a2 . Ta có
p
2 x2 − (3 x − 2) = x 3 x − 2
⇔a2 + xa − 2 x2 = 0 (1)

Xét phương trình (1) với ẩn a, tích hai nghiệm bằng −2 x · x, tổng hai nghiệm bằng − x nên
a = x hoặc a = −2 x.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 99


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

( "
p x≥0 x=1
• Với a = x thì 3 x − 2 = x ⇔ 2 ⇔ (thỏa mãn ĐKXĐ).
x − 3x + 2 = 0 x = 2.

2
• Với a = −2 x, do x ≥ nên a < 0, loại.
3
Đáp số: Hai nghiệm: 1 và 2. 

# VÍ DỤ 13. Giải phương trình


p
10 x3 + 1 = 3 x2 + 2
¡ ¢
(1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ:
p x ≥ −1. p
Đặt x + 1 = a ≥ 0, x2 − x + 1 = b > 0, ta có a2 + b2 = x + 1 + x2 − x + 1 = x2 + 2. Khi đó

(1) ⇔ 10ab = 3 a2 + b2 ⇔ (a − 3 b) (3a − b) = 0


¡ ¢

p p
• Với a = 3 b thìx + 1 = 3 x2 − x + 1 ⇔ 9 x2 − 10 x + 8 = 0, vô nghiệm.
p p p
• Với 3a = b thì 3 x + 1 = x2 − x + 1 ⇔ x2 − 10 x − 8 = 0 ⇔ x = 5 ± 33, thỏa ĐKXĐ.
p
Đáp số: Hai nghiệm 5 ± 33.


# VÍ DỤ 14. Giải phương trình


p
(2 x − 1) 10 − 4 x2 = 5 − 2 x (1)

ý Lời giải.
5
ĐKXĐ: x2 ≤ .
2p
Đặt 2 x − 1 = a, 10 − 4 x2 = b ≥ 0 thì

a2 + b2 = 4 x2 − 4 x + 1 + 10 − 4 x2 = 11 − 4 x (2)

Ta có ab = 5 − 2 x (3)
Từ (2) và (3) suy ra a2 + b2 − 2ab = 11 − 4 x − 2 (5 − 2 x) = 1 ⇔ (a − b)2 = 1 ⇔ a − b = ±1.
p
• Với a − b = 1 thì 2 x − 1 −( 10 − 4 x2 = 1
p x≥1 3
⇔ 2 x − 2 = 10 − 4 x2 ⇔ 2
⇔ x = , thỏa ĐKXĐ.
4x − 4x − 3 = 0 2
p
• Với a − b = −1 thì 2 x(− 1 − 10 − 4 x2p= −1
p x≥0 5
⇔ 2 x = 10 − 4 x2 ⇔ 2
⇔x= , thỏa mãn ĐKXĐ.
4x = 5 2
p
3 5
Đáp số: Hai nghiệm: và . 
2 2

# VÍ DỤ 15. Giải phương trình


p p
2x − 1 − x + 1 = 2x − 4

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 100


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải. (
1 p p a − b = 2x − 4
ĐKXĐ: x ≥ . Đặt 2 x − 1 = a ≥ 0, x + 1 = b ≥ 0, ta có
2 a2 − b2 = x − 2.
Suy ra a − b = 2 a2 − b2 ⇔ (a − b) (2a + 2b − 1) = 0.
¡ ¢

• Với a = b thì 2 x − 1 = x + 1 ⇔ x = 2, thỏa mãn ĐKXĐ.


p p
• Với 2a + 2 b = 1 thì 2 2 x − 1 + 2 x + 1 = 1.
1 p p
Phương trình vô nghiệm vì với x ≥ thì 2 2 x − 1 ≥ 0 và 2 x + 1 > 1, vế trái > 1.
2
Đáp số: Một nghiệm x = 2. 

# VÍ DỤ 16. Giải phương trình


p p
2 x2 − 3 x + 10 + 2 x2 − 5 x + 4 = x + 3

ý Lời giải.
2
ĐKXĐ:
p 2 x − 3 x + 10 ≥ 0, 2p x 2 − 5 x + 4 ≥ 0.
Đặt (2 x2 − 3 x + 10 = a ≥ 0, 2 x2 − 5 x + 4 = b ≥ 0.
a+b = x+3
Ta có .
a2 − b 2 = 2 x + 6
Suy ra a2 − b2 = 2 (a + b) ⇔ (a − b − 2) (a + b) = 0.

• Với a + b = 0 thì a = b = 0 và x = −3, không thỏa ĐKXĐ.


p p
• Với a − b = 2 thì 2 x2 − 3 x + 10 = 2 + 2 x2 − 5 x+ 4. Bình phương hai vế rồi rút gọn.
p
(
x ≥ −1 x=1
2
2 2x − 5x + 4 = x + 1 ⇔ ⇔  15
7 x2 − 22 x + 15 = 0 x= .
7
15
Đáp số: Hai nghiệm: 1 và . 
7

# VÍ DỤ 17. Giải phương trình


1 1 5
p − =
1 − x2 x 12

ý Lời giải.
2
ĐKXĐ:
p x < 1, x 6= 0.
Đặt 1− x2 = y > 0 thì 1 − x2 = y2
1 − 1 = 5

Ta có: y 2 12
 x 2 + y2 = 1

4 4
Giải phương trình trên với y > 0 ta được x = . Đáp số: Một nghiệm x = . 
5 5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 101


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

F DÙNG BIỂU THỨC LIÊN HỢP


Phương pháp dùng biểu thức liên hợp còn được gọi là phương pháp khử căn thức ở tử,
thường dùng hơn cả là
p p A−B
A− B= p p (1)
A+ B
p p A−B
A+ B= p p (2)
A− B

Trong các công thức (1) và (2), khi nhân và chia vế trái với biểu thức liên hợp của nó, ta
được vế phải. Mục đích của việc khử căn thức ở tử nhằm làm xuất hiện nhân tử chung.

# VÍ DỤ 18. Giải Ví dụ 49 bằng cách dùng biểu thức liên hợp


p
x2 + 5 x + 6 = 2 3 x + 4 (1)

ý Lời giải.
4
ĐKXĐ: x ≥ − . Với nhận xét −1 là một nghiệm, ta biến đổi.
3
p
(1) ⇔ ( x + 1) ( x + 4) + 2 = 2 3 x + 4
³p ´
⇔ ( x + 1) ( x + 4) = 2 3 x + 4 − 1
2(3 x + 4 − 1)
⇔ ( x + 1) ( x + 4) = p
3x + 4 + 1
6( x + 1)
⇔ ( x + 1) ( x + 4) = p
3x + 4 + 1

Rõ ràng x = −1 thỏa mãn phương trình.


6
Với x 6= −1 ta có x + 4 = p (2)
1 + 3x + 4
Với x > −1 thì (2) có vế trái lớn hơn 3, vế phải nhỏ hơn 3, vô nghiệm.
4
Với − ≤ x < −1 thì (2) có vế trái nhỏ hơn 3, vế phải lớn hơn 3, vô nghiệm.
3
Đáp số: Một nghiệm x = −1
Lưu ý: Cách giải khác, xem Ví dụ 74. 

# VÍ DỤ 19. Giải Ví dụ 62 bằng cách dùng biểu thức liên hợp


p p
2x − 1 − x + 1 = 2x − 4 (1)

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: x ≥ . Với nhận xét 2 là một nghiệm của (1), ta nhân và chia vế trái của (1) với
2
biểu thức liên hợp ta được
(2 x − 1) − ( x + 1) x−2
p p = 2( x − 2) ⇔ p p = 2( x − 2)
2x + 1 + x + 1 2x + 1 + x + 1

x = 2 thỏa mãn (1)


1
Với x 6= 2 ta có p p = 2 (2)
2x + 1 + x + 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 102


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 p
Do x ≥ nên x + 1 > 1. Phương trình (2) có vế trái nhỏ hơn 1, vế phải bằng 2 nên vô
2
nghiệm.
Đáp số: Một nghiệm x = 2. 

# VÍ DỤ 20. Giải Ví dụ 63 bằng cách dùng biểu thức liên hợp


p p
2 x2 − 3 x + 10 + 2 x2 − 5 x + 4 = x + 3 (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: 2 x2 − 3 x + 10 ≥ 0, 2 x2 − 5 x + 4 ≥ 0
Nhân và chia vế trái của (1) với biểu thức liên hợp được
¡ 2
2 x − 3 x + 10 − 2 x2 − 5 x + 4
¢ ¡ ¢
p p = x + 3 (điều kiện: x 6= −3)
2 x2 − 3 x + 10 − 2 x2 − 5 x + 4
2 ( x + 3)
⇔p p = x+3
2 x − 3 x + 10 − 2 x2 − 5 x + 4
2
2
⇔p p = 1(vì x + 3 6= 0)
2 x2 − 3 x + 10 − 2 x2 − 5 x + 4
p p
⇔ 2 x2 − 3 x + 10 − 2 x2 − 5 x + 4 = 2
p p
⇔ 2 x2 − 3 x + 10 = 2 + 2 x2 − 5 x + 4.

Bình phương hai vế rồi rút gọn ta được



p
(
x ≥ −1 x=1
2 2 x2 − 5 x + 5 = x + 1 ⇔ ⇔ 15
7 x2 − 22 x + 15 = 0 x= .
7
15
Đáp số: Hai nghiệm: 1 và . 
7

# VÍ DỤ 21. Giải phương trình


p p
x + 2 − 3 − x = x2 − 6 x + 9 (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: −2 ≤ x ≤ 3
Với nhận xét 2 là một nghiệm của (1), ta biến đổi
³p ´ ³ p ´
(1) ⇔ x + 2 − 2 + 1 − 3 − x = x2 − 6 x + 8

Nhân và chia biểu thức trong dấu ngoặc với biểu thức liên hợp ta được
( x + 2) − 4 1 − (3 − x)
p + p = ( x − 2) ( x − 4)
x+2+2 µ 1+ 3− x
1 1

⇔ ( x − 2) p + p +4− x = 0
2+ x+2 1+ 3− x
Do −2 ≤ x ≤ 3 nên 4 − x > 0, do đó biểu thức trong dấu ngoặc thứ hai dương.
Vậy x − 2 = 0 ⇔ x = 2, thỏa ĐKXĐ.
Đáp số: Một nghiệm x = 2. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 103


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 22. Giải phương trình


p p p p
x− x−1 = x+8− x+3 (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≥ 1.
Nhân và chia mỗi vế với biểu thức liên hợp được
x − ( x − 1) ( x + 8) − ( x + 3) 1 5
p p =p p ⇔p p =p p
x + x −p 1 x +p8 + x +p3 x+ x−1 x+8+ x+3
p
⇔ 5 x+5 x−1 = x+8+ x+3 (2)
Cộng (1)
p với (2) theo
p vế được
p
6 x + 4 xp− 1 = 2 p
x+8
p
⇔ 3 x+2 x− p1 = x + p8. p (3)
p
Do x ≥ 1 nên x +(8 ≤ x + 8 x = 9 x = 3 x.
8 = 8x
Để xảy ra (3) thì p ⇔ x = 1, thỏa mãn (1).
x−1 = 0
Đáp số: Một nghiệm x = 1. 

# VÍ DỤ 23. Giải phương trình


¡p ¢ ¡p ¢
1+ x−1 1 − x + 1 = 2 x. (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: −1 ≤ xp≤ 1.
Nhân và chia 1 + x − 1 với biểu
¡p thức liên
¢ hợp được
(1 + x) − 1 ¡p ¢ x 1− x+1
p 1 − x + 1 = 2x ⇔ p = 2 x.
1+ x+1 1+ x+1
Hiển nhiên x =p0 thỏa mãn (1).
1− x+1
Với x 6= 0 ta có p = 2.
p 1 +px + 1
Đặt 1 + x = a ≥ 0, 1 − x = b ≥ 0,ta có
b+1 = 2

a = −1, Loại
a+1 ⇒ 5 a2 + 4 a − 1 = 0 ⇔  1 .
 2
a +b =22 a =
5
1 1 24
Với a = thì 1 + x = ⇒ x = − , thỏa mãn ĐKXĐ.
5 25 25
24
Đáp số: Hai nghiệm x = 0 và x = − . 
25
p p p p
# VÍ DỤ 24. Giải phương trình x2 + x − x2 − 3 = 2 x2 − x − 2 − 2 x2 + 1. (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x2 + x ≥ 0, x2 ≥ 3, 2 x2 − x − 2 ≥ 0.
Nhân và chia mỗi vế với biểu thức liên hợp được
( x2 + x) − ( x2 − 3) (2 x2 − x − 2) − (2 x2 + 1)
p p = p p
x2 + x +µ x2 − 3 2 x2 − x − 2 + 2 x2 + 1
1 1

⇔ ( x + 3) p p + p p = 0.
x2 + x + x2 − 3 2 x2 − x − 2 + 2 x2 + 1
Biểu thức trong dấu ngoặc thứ hai dương nên x + 3 = 0 ⇔ x = −3, thỏa mãn ĐKXĐ.
Đáp số: Một nghiệm x = −3.
p p p p
! Chú ý: Phương trình (1) có dạng A − B = C − D , trong đó A − B = D − C .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 104


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

G DÙNG BẤT ĐẲNG THỨC

# VÍ DỤ 25. Giải phương trình


p p
x − 3 + 7 − x = 6 x − 7 − x2 (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: 3 ≤ x ≤ 7.
Gọi vế trái của (1) là A , vế phải của (1) là B.
p ¢2 p p
Ta có A 2 = x − 3 + 7 − x = ¡x − 3 + 7 − x¢+ 2 ( x − 3)(7 − x) = 4 + 2 ( x − 3)(7 − x) ≥ 4 nên A ≥ 2.
¡p

Mặt khác, B = 6 x − 7 − x2 = 2 − x2 − 6 x + 9 = 2 − ( x − 3)2 ≤ 2.


Phải có A = B = 2. Xảy ra B = 2 với x = 3, khi đó A = 2.
Đáp số: Một nghiệm x = 3. 

# VÍ DỤ 26. Giải phương trình


p p
x − 3 + 5 − x = x2 − 8 x + 18 (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: 3 ≤ x ≤ 5.
Gọi vế trái của (1) là A , vế phải của (1) là B.
Áp dụng bất đẳng thức (a + b)2 ≤ 2(a2 + b2 ), ta có
A 2 ≤ 2( x − 3 + 5 − x) = 4 và do A > 0 nên A ≤ 2.
Lại có B = x2 − 8 x + 18 = ( x − 4)2 + 2 ≥ 2.
Phải có A = B = 2. Xảy ra B = 2 với x = 4, khi đó A = 2.
Đáp số: Một nghiệm x = 4. 

# VÍ DỤ 27. Giải ví dụ 49 bằng cách dùng bất đẳng thức


p
x2 + 5 x + 6 = 2 3 x + 4 (1)

ý Lời giải.
4
ĐKXĐ: x ≥ − .
3
Gọi vế trái p của (1) là p A , vế phải của (1) là B.
Ta có B = 2 3 x + 4 = 2 1 · (3 x + 4) ≤ 1 + (3 x + 4) = 3 x + 5.
A = x2 + 5 x + 6 = ( x + 1)2 +(3 x + 5 ≥ 3 x + 5.
3x + 4 = 1
Phải có A = B = 3 x + 5 ⇔ ⇔ x = −1, thỏa mãn ĐKXĐ.
x = −1
Đáp số: Một nghiệm x = −1. 

# VÍ DỤ 28. Giải phương trình


p p
3 x + 1 + 3 x − 1 = 4x + 1 (1)

ý Lời giải.
Cách 1. (dùng bất đẳng thức)
ĐKXĐ: x ≥ 1.
Gọi vế trái của (1) là A , vế phải của (1) là B.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 105


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p
Ta r
có A = 3 x + 1 +r3 x − 1.
9 1 9 1
µ ¶ µ ¶
= 2 ( x + 1) + 3 · 2 ( x − 1) · ≤ x + 1 + + 3 x − 1 + = 4 x + 1 = B.
 4 4 4 4
9
x + 1 =


A=B⇔ 4 ⇔ x = 5 , thỏa mãn ĐKXĐ.
1 4
x − 1 =


4
5
Đáp số: Một nghiệm x = .
4
Cách 2. (dùng biểu thức liên hợp)
p 9 p 3
(1)⇔ 3 x + 1 − + 3 x − 1 − = 4x − 5
¶2 2¶
p 3 p 1
µ µ
⇔ 3 x+1− +3 x−1− = 4x − 5
¶2 ¶2
9 1
µ µ
3 x+1− 3 x−1−
4 4
⇔ p + p = 4x − 5
3 1
x+1+ x−1+
 2 2 
5  3 3 5 5
µ ¶ µ ¶

⇔ x−  + =4 x− ⇔ x = thỏa mãn (1).
4 p  3 p 1  4 4
x+1+ x−1+
2 2
5 3 3
Với x 6= thì p + = 4. (2)
4 3 p 1
x+1+ x−1+
2 2
Gọi vế trái của (2) là A . Phương trình (2) vô nghiệm vì:
5 3 3
- Nếu x > thì A < + = 4.
4 3 1
5 3 3
- Nếu x < thì A > + = 4.
4 3 1
5
Đáp số: Một nghiệm x = .
4
Cáchp3. (đưa vềpdạng A 2 + B2 = 0)
2 2 2 2
Đặt x + 1 = a, ¡x − 1 = b ¢ thì a + b = 2 x và a − b = 2.
2 2
Ta có 3a + 3b = 2 a + b + 1
2 2
⇔2 µ a − 3a + 2 b¶ − 3µb + 1 = 0 ¶
9 1
⇔ a2 − 3 a + + 3 b 2 − b + + a2 − b 2 − 2 = 0
4 4
3 2 1 2
µ ¶ µ ¶
⇔ a− +3 b− =0
 2 2
p

3 3
a =  x+1 =

 

⇔ 2 ⇔ 2 ⇔ x = 5.
1 p 1 4
b =  x−1 =

 

2 2
5
Đáp số: Một nghiệm x = . 
4

# VÍ DỤ 29. Giải phương trình


r
x+1
( x − 3)( x + 1) − 4( x − 3) = −3 (1)
x−3

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≤ −1 hoặc x > 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 106


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

r
x+1 p
• Xét x > 3. Khi đó ( x − 3) = ( x − 3)( x + 1).
p x−3
Đặt ( x − 3)( x + 1) = y "≥ 0 thì
y=1
(1)⇔ y2 − 4 y + 3 = 0 ⇔ .
y=3
" p
p x = 1 + 5
Với y = 1 thì x2 − 2 x − 3 = 1 ⇔ x2 − 2 x − 4 = 0 ⇔ p .
x = 1 − 5, loại
" p
p x = 1 + 13
Với y = 3 thì x2 − 2 x − 3 = 3 ⇔ x2 − 2 x − 12 = 0 ⇔ p .
x = 1 − 13, loại
r
x+1 p
• Xét x ≤ −1. Khi đó ( x − 3) = − ( x − 3)( x + 1).
p x−3
Đặt ( x − 3)( x + 1) = y "≥ 0 thì
y = −1, loại
(1)⇔ y2 + 4 y + 3 = 0 ⇔ .
y = −3, loại
p p
Đáp số: Hai nghiệm x = 1 + 5, x = 1 + 13. 

# VÍ DỤ 30. Giải phương trình


p p p
x( x − 2) + x( x − 7) = x( x − 23) (1)

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≥ 23 hoặc x ≤ 0.
Xét từng khoảng giá trị của x.
p
- Xét x ≥p23, chiaphai vế của (1) cho x được
p
x − 2 + xp − 7 = x − 23
⇔ x + 14 + 2 ( x − 2)( x − 7) = 0, vô nghiệm (vì x ≥ 23).
- Xét x = 0, thỏa mãn (1).
p
- Xét x <p0, chia hai
p p vế của (1) cho − x được
2 − x + 7 − x = 23 − x
x = −2
⇔ 3 x2 − 64 x − 140 = 0 ⇔  70 .
x= , loại
3
Đáp số: Hai nghiệm x = 0, x = −2. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Giải các phương trình


p p
a) x2 + x + 7 = 7; e) 3 5 x − 3 = x2 − 2 x + 3;
p p
b) x2 + x + 1 = 1; f) 1 + 8 x − 8 x2 = 2 − x;
p p
c) x2 + x + 12 x + 1 = 36; g) 3 x + 1 = −4 x2 + 13 x − 5;
p p
d) x2 − 6 x − 2 = 2 2 x + 5; h) 8 x2 − 2 x − 3 = 2 x 2 x + 3.

L BÀI 2. Giải các phương trình


p
a) x2 − 6 x + 26 = 6 2 x + 1;

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 107


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p
b) 4 x + 5 − x + 1 = x + 9.

L BÀI 3. Giải các phương trình


p p p
a) x2 + 2 x − 15 − x2 − 3 x = x − 3;
p p p p
b) 2 x2 − 3 x − 2 + 3 x + 2 = 3 2 x + 1 + x2 − 4;
s r
1 1 1¡
c) x − + x2 + x + = 2 x3 + x2 + 2 x + 1 .
¢
2
4 4 2

L BÀI 4. Giải các phương trình


p
a) x2 − 5 x + 4 = (2 x − 1) x2 − 3 x + 4;
p
b) 2 ( x + 2)2 = 6 x + 3 x2 − x3 ;
s
x2 + 3 x2 + 7
c) = .
x 2( x + 1)

L BÀI 5. Giải các phương trình


¡p ¢³ p ´2 p p p
c) 1 + x + 3 − 3 x = 4 x2 + 1;
p
a) x = x+2 1− 1− x ;
r r
2 1 x + 56 p x
b) ( x − 1) + x x − = 2; d) + x−8 = .
x 16 8

L BÀI 6. Giải các phương trình sau:


p
a) x2 + 2 x + 4 = 3 x3 + 4 x (1)
p
b) 4( x + 1)2 = 2( x4 + x2 + 1) (2)

L BÀI 7. Giải các phương trình sau


p p
a) 3 x − 3 − x + 5 = 2 x − 8. (1)
p p
b) 4 x 2 + 2 x + 3 − 2 x 2 + 1 = 4 x − 2. (2)

L BÀI 8. Giải các phương trình sau


p p p
a) x + 1 + 3 − x − ( x + 1) (3 − x) = 1 (1)
r r
1 1 x−1
b) x − − 1 − = (2)
x x x

L BÀI 9. Giải các phương trình sau


p p
a) x2 + 16 − x2 + 7 = 3 x − 8 (1)
p p
b) x3 + 10 − x3 + 5 = 2 x + 3 (2)
p p
c) x2 − 1 + 2 x2 + 4 x + 3 = 2 x + 1 (3)

L BÀI 10. Giải các phương trình sau

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 108


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p r r
a) x + 2 x + 7 = −3 x2 + 2 x + 5. 10 18
b) + = 4.
3− x 5− x
L BÀI 11. Giải các phương trình
p p p
a) x − 3 + 5 − x + 2 x − 7 = 2 x2 − 9 x + 7.
¡p p ¢ ³p ´
b) 2x + 1 − x + 2 2
2 x + 5 x + 2 + 4 = 2 x − 2.
p p p p
c) x2 + 3 x + 1 − x2 + 2 x + 3 = x2 + 4 − x2 + 3 x − 2.

L BÀI 12. Giải các phương trình


p
a) 2 x2 − x + 3 = 2 ( x2 + 2)( x2 − x + 1).
p p
b) 2 x2 + 4 x + 6 + x4 − 2 x2 + 2 = 2 − 2 x − x2 .
p p
c) x2 + x − 1 + x − x2 + 1 = x2 − x + 2.
p p
d) 3 x2 + 3 x + x − x2 = 2 x + 1.

L BÀI 13.
p p p
a) x( x + 1) + x( x + 2) = x( x + 3).
p p p
b) x2 − 1 + x2 + x − 2 = x2 − x.
 p
 x + y = 4z − 1
p


L BÀI 14. Giải hệ phương trình y + z = 4 x − 1 .

 p
z + x = 4y − 1

| Bài 16. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN


THỨC BẬC BA, BẬC BỐN
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Nội dung chuyên đề này bao gồm:
- Phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc ba.
- Phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc bốn.
Chúng ta sẽ thấy những điểm giống nhau và những điểm khác nhau trong cách giải các
phương trình trên so với phương trình chứa căn thức bậc hai ở Chuyên đề 5.
Thử trí thông minh!

VÌ SAO THỪA NGHIỆM?


p p
Bạn Thu phải giải phương trình 3 2 x − 3 + 3 x − 2 = 1, (1). Bạn đã giải như sau
Lập phương hai vế PT(1) ta được
³p p ´
3 3
p
3
(1) ⇔ (2 x − 3) + ( x − 2) + 3 ( x − 2)(2 x − 3) 2 x − 3 + x − 2 = 1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 109


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
3
p
3
p
Thay 2 x − 3 + x − 2 = 1 vào phương trình trên ta được 3 x − 5 + 3 3 ( x − 2)(2 x − 3) = 1
p
3
⇔ ( x − 2)(2 x − 3) = 2 − x
⇔ ( x − 2)(2 x − 3) = (2 − x)3
⇔ ( x − 2)( x − 1)2 = 0
"
x=1
⇔ .
x=2

Nhưng thay x = 1 vào phương trình (1) lại được −2 = 1(!)


Thu không hiểu tại sao như vậy, bạn hãy giải thích giúp.
Giải p p
Do có phép biến đổi ở trên không tương đương (Phép thế 3 2 x − 3 + 3 x − 2 bởi 1) đã làm xuất
hiện nghiệm ngoại lai x = 1.
Do đó, sau khi tìm được x = 1 và x = 2, phải thử lại. Thử lại ta được phương trình có nghiệm
duy nhất là x = 2.

A PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN BẬC BA


Một số phương pháp thường dùng để giải phương trình chứa căn thức bậc ba:
- Lập phương hai vế của phương trình.
- Đặt ẩn phụ.
- Dùng biểu thức liên hợp, tức là khử căn thức ở tử bằng cách nhân và chia với biểu thức
liên hợp:
p
3
p
3 A+B
A+ B= p
p
33
p
3
;
A 2 − AB + B2
p
3
p
3 A−B
A− B= p
3 p
3
p
3
.
A 2 + AB + B2

- Dùng bất đẳng thức.


p
3
p
3
# VÍ DỤ 1. Giải phương trình 2 x − 3 + x − 2 = 1. (1)

ý Lời giải.
Ngoài cách nói ởptrên, còn cópmột số cách khác.
Cách (2: Đặt a = 3 2 x − 3
( 3; b = x − 2.
a+b =1 a=1
Ta có 3 3
⇔ ⇒ x = 2.
a − 2b = 1 b=0
Cách 3: Ta thấy x = 2 là nghiệm của phương trình đã cho.
(p3
2x − 3 > 1
• Với x > 2 ta có p3
⇒ VT(1) > 1, do đó x > 2 không thỏa mãn phương trình.
x−2 > 0
(p3
2x − 3 < 1
• Với x < 2 ta có p3
⇒ VT(1) < 1, do đó x < 2 không thỏa mãn phương trình.
x−2 < 0

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 110


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
# VÍ DỤ 2. Giải phương trình x3 − 1 = 2 3 2 x + 1.

ý Lời giải.
x3 − 1 = 2 y
(
p
Đặt 3 2 x + 1 = y, ta có hệ phương trình
y3 − 1 = 2 x.
p
1± 5
Giải hệ phương trình trên (Xem VD 26) ta được x = −1 và x = .
p 2
1± 5
Vậy phương trình có 3 nghiệm là x = −1; x = .
2

p
3
p
3
p
3
# VÍ DỤ 3. Giải phương trình ( x − 2)2 + x2 − 4 = 2 ( x + 2)2 .

ý Lời
( giải.
p 3
a= x−2
Đặt p
3
. Phương trình đã cho trở thành a2 + ab − 2 b2 = 0
b= x+2

⇔ (a − b)(a + 2 b) = 0
"
a=b
⇔ .
a = −2 b

• Với a = b ⇒ x − 2 = x + 2 vô lý.
p
3
p
3 14
• Với a = −2 b ⇒ x − 2 = −2 x + 2 ⇔ x = − .
9
14
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = − . 
9
p p p
# VÍ DỤ 4. Giải phương trình 3 2 x + 1 − 3 3 x − 2 = (2 x − 6) x − 1.

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≥ 1.
Phương trình đã cho tương đương với
(2 x + 1) − (3 x − 2) p
p
3 p p
3
= 2( x − 3) x−1
(2 x + 1)2 + 3 (2 x + 1)(3 x − 2) + (3 x − 2)2

3− x p
⇔p
3 p p3
= 2( x − 3) x−1
(2 x + 1)2 + 3 (2 x + 1)(3 x − 2) + (3 x − 2)2
x−3 p
⇔p 3 p p3
+ 2( x − 3) x−1 = 0
(2 x + 1)2 + 3 (2 x + 1)(3 x − 2) + (3 x − 2)2
à !
1 p
⇔ ( x − 3) p 3 p p
3
+2 x−1 = 0
(2 x + 1)2 + 3 (2 x + 1)(3 x − 2) + (3 x − 2)2

x=3
⇔

1 p
p
3 p p
3
+ 2 x − 1 = 0 : loại vì vế trái luôn dương.
(2 x + 1)2 + 3 (2 x + 1)(3 x − 2) + (3 x − 2)2

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.




TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 111


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN BẬC BỐN


p
4
p
4
# VÍ DỤ 5. Giải phương trình x + 21 + 61 − x = 4.

ý Lời giải.
ĐKXĐ:
( −p 21 ≤ x ≤ 61.
4
a4 + b4 = 82
(
a= x + 21 (1)
Đặt p
4
, ta có
b = 61 − x a + b = 4 (2)
Thay b = 4 − a vào PT(1) ta được a4 + (4 − a)4 = 82 ⇔ a4 + (a − 4)4 = 82.
Đặt a − 2 = y, phương trình trên trở thành ( y + 2)4 + ( y − 2)4 = 82

⇔ y4 + 24 y2 − 25 = 0
" 2
y =1
⇔ 2
y = −25.

• Với y = 1 ⇒ a = 3 ⇒ x = 60.

• Với y = −1 ⇒ a = 1 ⇒ x = −20.

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt x = −20; x = 60. 


p
4
p
4
p
4
# VÍ DỤ 6. Giải phương trình 1 − 2 x + 1 + 2 x + 1 − 4 x 2 = 3.

ý Lời giải.
1 1
ĐKXĐ: − ≤ x ≤ .
( p2 2
a = 1 − 2x
Đặt p , điều kiện a ≥ 0; b ≥ 0.
b = 1 + 2x
p p p
Phương trình đã cho trởpthành p a + b + ab = 3.
p
Ta sẽ chứng minh a + b + ab ≤ 3 .
p a+1


 a≤
2



p p p

b+1 p
Thật vậy, ta có b≤ ⇒ a + b + ab ≤ a + b + 1 (1).

 2


 p a +b
 ab ≤

2
p

1 + 1 − 2x
a = 1 − 2 x ≤ = 1− x


Mặt khác 2 ⇒ a + b ≤ 2 ⇒ a + b + 1 ≤ 3 (2).
p 1 + 1 + 2x
b = 1 + 2 x ≤ = 1+ x


p p 2p
Từ (1) và (2) suy ra a+ b + ab ≤ 3.

 1 − 2x = 1

1 + 2 x = 1

Đẳng thức xảy ra khi ⇔ x = 0, thử lại thỏa mãn.
a = 1



b=1

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 0.


BÀI TẬP

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 112


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 1. Giải các phương trình sau


p
a) x3 + 2 = 3 3 3 x − 2;
r
3 3 x+1
b) 2 x − 1 = ;
2
p
3
p
c) x + 8 + 1 − x = 3;
p p
d) 3 x + 6 + x − 1 = x2 − 1.

L BÀI 2. Giải các phương trình sau


p
3 p p p
a) 7 + x + 3 9 − x = 4;
p p p
b) 3 x − 1 + 3 x + 4 = 3 2 x + 3;
p p p p
c) 3 2 x + 1 + 3 2 − x + 3 x + 2 = 3 2 x + 5;
p p p3
d) 3 (5 + x)2 + 2 3 (5 − x)2 = 3 25 − x2 .

L BÀI 3. Giải các phương trình


p
4
p4
a) 20 − x + x − 3 = 3;
p p p
b) 4 x − 1 + 4 18 − x − 4 ( x − 1)(18 − x) = 1;
p p p
c) 4 8 x − 1 + 4 9 x + 1 = 3 4 x.

| Bài 17. BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ


DẠNG ĐA THỨC
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Bất đẳng thức và toán cực trị là một nội dung quan trọng và hấp dẫn. Các bài toán trong
chuyên đề này bao gồm:

• Bất đẳng thức dạng đa thức, các cách chứng minh một bất đẳng thức, các bất đẳng
thức thông dụng, trong đo có bất đẳng thức Cô-si và bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki.

• Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biểu thức có dạng đa thức với một biến
hoặc nhiều biến.

Vài nét lịch sử

CÔ-SI VÀ BU-NHI-A-CỐP-XKI

Cô-si (Augustin Louis Cauchy, 1789 - 1857) là nhà toán học Pháp, Viện sĩ Viện Hàn Lâm
Khoa học Pa-ri. Ông có trên 800 công trình về nhiều lĩnh vực như Số học, Giải tích, Cơ học,
Quang học, Thiên văn học. Ông đã xây dụng nhiều vấn đề lí thuyết một cách chặt chẽ, khoa
học, giúp cho Toán học có những bước tiến đáng kể.
Bất đẳng thức về trung bình cộng và trung bình nhân của n số không âm là

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 113


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a1 + a2 + a3 + . . . + a n p
≥ n a1 a2 . . . a n .
n
Bất đẳng thức trên cũng được gọi là bất đẳng thức Cô-si vì Cô-si đã đưa ra một cách
chứng minh độc đáo, mặc dù ông không phải là người đầu tiên đề xuất bất đẳng thức này.
Bu-nhi-a-cốp-xki (Viktor Bunyakovsky, 1804 - 1889) là nhà toán học Nga, Phó Chủ tịch
Viện Hàn lâm khoa học Pê-tec-bua. Ông học Toán tại Pa-ri và là học trò của Cô-si.
Ông có 128 công trình về Lí thuyết số, Lí thuyết xác suất, Giải tích, Hình học và Đại số.
Ông có nhiều đóng góp nâng cao trình độ khoa học trong giảng dạy toán học ở các trường
đại học và trung học. Để ghi nhớ công lao của ông với nền giáo dục Nga, năm 1875, một giải
thường mang tên ông đã được lập ra để trao cho những sáng tạo về Toán.
Bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki với hai bộ n số (a 1 , a 2 , a 3 , . . . , a n ) và (b1 , b2 , b3 , . . . , b n ) là

(a21 + a22 + . . . + a2n )( b21 + b22 + . . . + b2n ) ≥ (a 1 b 1 + a 2 b 2 + . . . + a n b n )2 .

Bất đẳng thức trên còn được gọi là bất đẳng thức Cô-si - Bu-nhi-a-cốp-xki - Svac, vì
Cô-si đã đề xuất bất thức đó, Bu-nhi-a-cốp-xki đã mở rộng kết quả cho tích phân, còn Svac
(Schwarz, nhà toán học Đức, 1843 - 1921) mở rộng kết quả trên cho không gian vec-tơ.
Bài toán thực tế

KHU ĐẤT NHỐT GIA SÚC

Bác Tâm có một cuộn lưới sắt dài 60 (m), bác muốn dùng lưới căng thành ba đoạn thẳng
AB, BC , CD cùng với bức tường có sẵn làm thành một hình chữ nhất ABCD để nhốt gia
súc.
Hãy tính độ dài AB để khu đất hình chữ nhật ABCD có diện tích lớn nhất.
Giải
Đặt AB = CD = x (m) thi BC = 60 − 2 x (m).
Diện tích S của hình chữ nhật ABCD bằng

S = x(60 − 2 x) = −2 x2 + 60 x = −2( x2 − 30 x)
= −2( x2 − 30 x + 225) + 450 = −2( x − 15)2 + 450 ≤ 450.

Vậy giá trị lớn nhất của khu đất là 450 (m2 ) khi AB = x = 15 (m).

A BẤT ĐẲNG THỨC DẠNG ĐA THỨC


1. Ta gọi hệ thức dạng a > b (hoặc a < b, a ≥ b, a ≤ b) là một bất đẳng thức.

2. Để chứng minh bất đẳng thức, ta thường dùng các cách sau:

• Dùng định nghĩa : Để chứng minh a > b, ta chứng minh a − b > 0.


• Dùng biến đổi tương đường : Chứng tỏ bất đẳng thức phải chứng minh tương đương
với một bất đẳng thức đúng.
• Dùng tính chất của bất đẳng thức : Từ các bất đẳng thức đã biết, suy ra bất đẳng
thức phải chứng minh.
• Dùng phương pháp phản chứng : Để chứng minh a ≥ b, ta chứng tỏ a < b là sai.

3. Cần nhớ một số bất đẳng thức thông dụng sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 114


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(a) Liên hệ giữa trung bình cộng và trung bình nhân (bất đẳng thức Cô-si):
a+b p
≥ ab với a, b ≥ 0 (8)
2

Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi a = b.


(b) Liên hệ giữa tổng các bình phương và bình phương của tổng:

2(a2 + b2 ) ≥ (a + b)2 (9)


3(a2 + b2 + c2 ) ≥ (a + b + c)2 ≥ 3(ab + bc + ca) (10)

Tổng quát của bất đẳng thức (2) và (3), ta có bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki:

(a2 + b2 )( x2 + y2 ) ≥ (ax + b y)2 (11)


2 2 2 2 2 2 2
(a + b + c )( x + y + z ) ≥ (ax + b y + cz) (12)

a b c
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi = = , với x, y, z 6= 0.
x y z
Bất đẳng thức (2) là trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức (4) với x = y = 1.
Bất đẳng thức (3) là trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức (12) với x = y = z = 1.
Khi a, b, c, x, y, z không âm thì các bất đẳng thức (4) và (12) còn được viết dưới dạng
³p p ´2
(a + b)( x + y) ≥ ax + b y
³p p p ´2
(a + b + c)( x + y + z) ≥ ax + b y + cz

# VÍ DỤ 1. Chứng minh bất đẳng thức (a2 − b2 )( c2 − d 2 ) ≤ (ac − bd )2 (1)

ý Lời giải.

(1) ⇔ a2 c2 − a2 d 2 − b2 c2 + b2 d 2 ≤ a2 c2 − 2abcd + b2 d 2
⇔ a2 d 2 − 2abcd + b2 c2 ≥ 0 ⇔ (ad − bc)2 ≥ 0

Bất đẳng thức cuối đúng, vậy bất đẳng thức (1) đúng.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi ad = bc. 

# VÍ DỤ 2. Chứng minh với x, y không âm, ta có bất đẳng thức ( x + y)( x3 + y3 ) ≥


( x2 + y2 )2 .

ý Lời giải.

• Cách 1: Xét hiệu hai vế:

( x + y)( x3 + y3 ) − ( x2 + y2 )2
= x4 + x y3 + x3 y + y4 − x4 − 2 x2 y2 − y4
= x y( x2 + y2 − 2 x y) = x y( x − y)2 ≥ 0

Vậy ( x + y)( x3 + y3 ) ≥ ( x2 + y2 )2 .
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 0, hoặc y = 0, hoặc x = y.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 115


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Cách 2: Với a, b, x, y ≥ 0, theo bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki


³p p ´2
(a + b)( x + y) ≥ ax + by

Với a = x3 , b = y3 , ta có
µp q ¶2
3 3
( x + y )( x + y) ≥ x3 · x + y3 · y = ( x2 + y2 )2 .

# VÍ DỤ 3. Chứng minh bất đẳng thức x + y ≤ x y + 1 với x ≥ 1, y ≥ 1.

ý Lời giải.
Do x ≥ 1, y ≥ 1 nên ( x − 1)( y − 1) ≥ 0 ⇒ x y − x − y + 1 ≥ 0 ⇒ x + y ≥ x y + 1.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 1 hoặc y = 1. 

# VÍ DỤ 4. Cho a + b ≥ 2. Chứng minh bất đẳng thức

a3 + b 3 ≥ a2 + b 2 . (1)

ý Lời giải.

• Cách 1:

(1) ⇔ a3 − a2 + b3 − b2 ≥ 0 ⇔ a2 (a − 1) + b2 (b − 1) ≥ 0 (2)

Đặt a = 1 + x và b = 1 + y. Do a + b ≥ 2 nên x + y ≥ 0. Ta có

(2) ⇔ (1 + x)2 x + (1 + y)2 y ≥ 0 ⇔ x + y + 2( x2 + y2 ) + ( x3 + y3 ) ≥ 0 (3)

Ta có x2 + y2 ≥ 0 và do x + y ≥ 0 nên x3 + y3 = ( x + y)( x2 − x y + y2 ) ≥ 0.
Suy ra (3) đúng. Vậy (1) đúng. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = 1, b = 1.

• Cách 2: Do a + b ≥ 2 nên a + b − 2 ≥ 0.
Để chứng minh a3 + b3 − a2 − b2 ≥ 0, ta chứng minh a3 + b3 − a2 − b2 ≥ a + b − 2 (∗)

(∗) ⇔ a3 + b3 − a2 − b2 − a − b + 2 ≥ 0
⇔ a3 − a2 − a + + b 3 − b 2 − b + 1 ≥ 0
⇔ (a − 1)2 (a2 + a + 1) + ( b − 1)2 ( b2 + b + 1) ≥ 0 (4)

Do (4) đúng nên (∗) đúng. Vậy (1) đúng.

# VÍ DỤ 5. Cho các số a và b không âm thỏa mãn a2 + b2 = 1. Chứng minh các bất


đẳng thức sau:

a) a3 + b3 ≤ 1. 1
b) a3 + b3 ≥ p .
2
ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 116


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Do a2 + b2 = 1 nên a ≤ 1 và b ≤ 1. Suy ra a3 ≤ a2 và b3 ≤ b2 .
Do đó nên a3 + b3 ≤ a2 + b2 = 1.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = 1.

b) Ta chứng minh được (a + b)(a3 + b3 ) ≥ (a2 + b2 )2 .


( a 2 + b 2 )2 1
⇒ a3 + b 3 ≥ = (1)
a+b a+b p
Ta lại có (a + b)2 ≤ 2(a2 + b2 ) = 2 ⇒ a + b ≤ 2 (2)
1
Từ (1) và (2) suy ra a3 + b3 ≥ p .
2 p
2
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = .
2


B CỰC TRỊ DẠNG ĐA THỨC

# VÍ DỤ 6. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x2 − 3 x + 3 với

a) x bất kì. b) x ≥ 2.

ý Lời giải.
9 3 3 2 3 3
µ ¶
2
a) A = x − 3 x + + = x − + ≥ .
4 4 2 4 4
3 3
Vậy min A = tại x = .
4 2
b) • Cách 1: Do x ≥ 2, ta đặt x = 2 + y với y ≥ 0.
Ta có A = (2 + y)2 − 3(2 + y) + 3 = y2 + y + 1 ≥ 1 (do y ≥ 0).
Vậy min A = 1 ⇔ y = 0 ⇔ x = 2.
• Cách 2: Ta có A (2) = 22 − 3 · 2 + 3 = 1.
Ta sẽ chứng minh với x ≥ 2 thì A ≥ 1.
Ta có A − x2 − 3 x + 2 = ( x − 1)( x − 2).
Với x ≥ 2 thì x − 1 > 0, x − 2 ≥ 0 nên A − 1 ≥ 0, do đó A ≥ 1.
Vậy min A = 1 tại x = 2.


• Khi biến x nhận giá trị tùy ý thì tam thức bậc hai ax2 + bx + c, (a 6= 0) đạt cực trị
b
tại x = − .
2a
! b
• Khi biến x nhận giá trị hạn chế không chứ − thì tam thức bậc hai đạt cực trị
2a
tại giá trị biên của biến.

# VÍ DỤ 7. Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:

a) A = x3 − 48 x với x ≥ 0. b) B = x4 − 32 x.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 117


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a)

A = x3 − 48 x = x3 + 8 x2 − 8 x2 − 64 x + 16 x + 128 − 128
= ( x2 − 8 x + 16)( x + 8) − 128 = ( x − 4)2 ( x + 8) − 128 ≥ −128.

Vậy min A = −128 tại x = 4.

b)

B = x4 − 32 x = x4 + 16 − 8 x62 + 8 x2 + 32 − 32 x − 48
= ( x2 − 4)2 + 8( x − 2)2 − 48 ≥ −48.

Vậy min B = −48 tại x = 2.




# VÍ DỤ 8. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 ( x + 4) với x ≥ 2.

ý Lời giải.
Do x ≥ 2, ta đặt x = 2 + y với y ≥ 0. Ta có

A = (2 + y)2 (6 + y) = y3 + 10 y2 + 28 y + 24
= y( y2 + 10 y + 25) + 3 y + 24 = y( y + 5)2 + 3 y + 24 ≥ 24.

Vậy min A = 24 tại y = 0, tức là tại x = 2. 

# VÍ DỤ 9. Cho các số x, y không âm thỏa mãn x3 + y3 = 2. Tìm giá trị lớn nhất của

a) A = x + y. b) B = x2 + y2 .

ý Lời giải.
a) Ta có 2 = x3 + y3 = ( x + y)( x2 − x y + y2 ) = ( x2 − x y + y2 ) · A (1)
2 2 2 2
x − x y + y = ( x + y) − 3 x y = A − 3 x y (2)
3
4 x y ≤ ( x + y)2 = A 2 ⇒ −3 x y ≥ − A 2 (3)
4
3 A2
Từ (2) và (3) suy ra x2 − x y + y2 ≥ A 2 − A 2 = . (4)
4 4
A2
Từ (1) và (4) suy ra 2 ≥ · A ⇒ A 3 ≤ 8 ⇒ A ≤ 2.
( 4
x= y
Vậy max A = 2 ⇔ ⇔ x = y = 1.
x3 + y3 = 2

b) Với x, y không âm ta có ( x + y)( x3 + y3 ) ≥ ( x2 + y2 )2 .


Nên ta suy ra 2 · A ≥ B2 ⇒ B2 ≤ 2 A ≤ 2 · 2 = 4.
Vậy max B = 2 ⇔ x = y = 1.


# VÍ DỤ 10. Cho x ≥ 4 và x + y ≥ 6. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 + y2 .

ý Lời giải.
Chọn x nhỏ nhất là 4, khi x = 4 thì y ≥ 2.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 118


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Theo bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki ta có (42 + 22 )( x2 + y2 ) ≥ (4 x + 2 y)2 . (1)


Do 2 x ≥ 8 và 2 x + 2 y ≥ 12 nên 4 x + 2 y ≥ 20. (2)
Từ (1) và (2) suy ra 20 A ≥ 20 A 2 ⇒ A ≥ 20.
x y

4 = 2
 (
x=4

Vậy min A = 20 ⇔ x = 4 ⇔ 


 y = 2.
x+ y=6

# VÍ DỤ 11. Cho các số dương a, b thỏa mãn a + b = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu
thức

A = ab(a2 + b2 ).

ý Lời giải.
p p 2ab + a2 + b2 (a + b)2 1
2 A = 2ab(a2 + b2 ) ≤
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si, ta có = =
2 2 2
1 1 1 1
⇒ 2 A ≤ ⇒ A ≤ . Vậy max A = ⇔ a = b = . 
4 8 8 2

# VÍ DỤ 12. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn (a + b)(a + c) = 8. Tìm giá trị lớn nhất
của

A = abc(a + b + c).

ý Lời giải.
(a + b)(a + c) = 8 ⇒ a(a + c) + ab + bc = 8 ⇒ a(a + b + c) + bc = 8. (1)
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si vào do (1) ta có
p p a(a + b + c) + bc 8
A = a(a + b + c) · bc ≤ = = 4 ⇒ A ≤ 16.
2 2
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi(a(a + b + c) = bc ( = 4.
b=c=2 b=c=2
Vậy max A = 16 khi chẳng hạn p ⇔ p 
a+2 = 8 a = 2 2 − 2.

# VÍ DỤ 13. Tìm giá trị lớn nhất của A = a2 + b2 + c2 , biết −1 ≤ a, b, c ≤ 3 và

a) a + b + c = 5. b) a + b + c = 4.

ý Lời giải.

a) Do −1 ≤ a ≤ 3 nên (a + 1)(a − 3) ≤ 0 ⇒ a2 ≤ 2a + 3.
Tương tự, b2 ≤ 2 b + 3, c2 ≤ 2 c + 3 nên A ≤ 2(a + b + c) + 9 = 19.
Vậy max A = 19 khi trong ba số a, b, c có hai số bằng 3 và một số bằng 1.

b) Do −1 ≤ a, b, c ≤ 3 nên (a + 1)(b + 1)( c + 1) + (3 − a)(3 − b)(3 − c) ≥ 0


⇒ (a + 1)( b + c + bc + 1) + (3 − a)(9 − 3 b − 3 c + bc) ≥ 0
⇒ 4(ab + bc + ca) − 8(a + b + c) + 28 ≥ 0
⇒ 4(ab + bc + ca) − 8 · 4 + 28 ≥ 0 ⇒ 2(ab + bc + ca) ≥ 2.
Ta có A = a2 + b2 + c2 = (a + b + c)2 − 2(ab + bc + ca) = 16 − 2(ab + bc + ca) ≤ 16 − 2 · 2 = 14.
Vậy max A = 14 khi và chỉ khi trong a, b, c có một số bằng 3, một số bằng −1.

Lưu ý:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 119


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Cách giải ở câu a gọn vì ta gặp thuận lợi: cực trị xảy ra khi a, b, c chỉ nhận các giá trị
là 3 và −1, tức là nhận các giá trị biên của các biến.

• Cách giải ở câu a không vận dụng được cho câu b vì ở câu b, cực trị xảy ra khi có một
số bằng 2, không phải giá trị ở biên của biến a, b, c. Như vậy cách giải ở câu b tổng
quát hơn.

# VÍ DỤ 14.
( Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của d biết rằng các số a, b, c,
a+b+c+d =5
d thỏa mãn .
a2 + b 2 + c 2 + d 2 = 7

ý Lời giải.
Ta có a + b + c = 5 − d và a2 + b2 + c2 = 7 − d 2 .
Áp dụng bất đẳng thức 3(a2 + b2 + c2 ) ≥ (a + b + c)2 , ta được 3(7 − d 2 ) ≥ (5 − d )2
1
⇔ 2 d 2 − 5 d + 2 ≤ 0 ⇔ ( d − 2)(2 d − 1) ≤ 0 ⇔ ≤ d ≤ 2.
2
1 1
Vậy min d = tại a = b = c = và max d = 2 tại a = b = c = 1. 
2 2

# VÍ DỤ 15. Cho các số a, b, c, d không âm có tổng bằng 2. Tìm giá trị lớn nhất của
biểu thức A = ab + bc + cd .

ý Lời giải.
( a + c + b + d ) 2 22
A = ab + bc + cd ≤ ab + bc + cd + ad = (a + c)( b + d ) ≤ = = 1.
( 4 4
a+c = b+d =1 1
Vậy max A = 1 ⇔ khi chẳng hạn a = 0, b = d = , c = 1. 
ad = 0 2

BÀI TẬP

Bất đẳng thức dạng đa thức


L BÀI 1. Chứng minh các bất đẳng thức:

a) a4 + b4 + c4 ≥ a3 b + b3 c + c3 a với a ≥ b ≥ c;

b) 3abc (a + b + c) ≤ 1 với ab + bc + ca = 1.

L BÀI 2. Cho các số a và b thỏa mãn ab < 2. Chứng minh rằng a + b < 3.

L BÀI 3. Cho ab ≥ 1. Chứng minh rằng a2 + b2 ≥ a + b

L BÀI 4. Chứng minh rằng nếu a, b, c là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì

a2 + b 2 + c 2 ( a + b + c ) > 2 a3 + b 3 + c 3 .
¡ ¢ ¡ ¢

L BÀI 5. Cho các số a, b, c thỏa mãn −1 ≤ a, b, c ≤ 1 và a + b + c = 0. Chứng minh rằng a2 +


b3 + c4 ≤ 2
L BÀI 6. Chứng minh bất đẳng thức 3 (a + b + c) ≤ a2 + 2 b2 + 2 c2 + 2 .
¡ ¢¡ ¢¡ ¢

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 120


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 7. Cho a < b < c < d và x = (a + b) ( c + d ); y = (a + c) ( b + d ); z = (a + d ) ( b + c). Chứng


minh rằng x < y < z.

L BÀI 8. Cho 9 số có tổng bằng 8, trong đó tổng của bốn số bất kỳ đều nhỏ hơn 4. Chứng
minh rằng mọi số đã cho đều dương.

Cực trị dạng đa thức


L BÀI 9. Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức sau:

a) A = 1 + x − x2 với x bất kì;

b) B = 1 + x − x2 với x ≤ −2;

c) x2 − x với 0 ≤ x ≤ 2.

L BÀI 10. Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:

a) A = 2 x4 − 2 x3 − x2 ;

b) B = ( x − 2)4 + ( x − 4)4 + 6 ( x − 2)2 ( x − 4)2 .

c) C = ( x + 1) ( x + 3)2 ( x + 5).

L BÀI 11. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
A = | x + 1| + | x + 3| + | x + 5| + | x + 7| + | x + 9|.

L BÀI 12. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 + y2 − x y − y

L BÀI 13. Tìm giá trị lớn nhất của tích x y biết rằng x2 + y2 = x + y.

L BÀI 14. tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của:

a) A = 2 x + 3 y biết x2 + y2 = 52;

b) B = x2 + y2 với x2 + y2 = x y + 4.

L BÀI 15. tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:

a) A = x2 + y2 với x ≥ 2 và x + y ≥ 3;

b) B = x4 + y4 + z4 với x + y + z = 3.
3 2
L BÀI 16. Cho các số dương x, y thỏa mãn + = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
x y

A = x y; b) B = x + y.

L BÀI 17. Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức sau:

a) A = a3 + b3 + c3 , biết 0 ≤ c ≤ b ≤ a ≤ 2 và a + b + c = 3;

b) B = a b2 + c2 + b c2 + a2 + c a2 + b2 biết a ≥ b ≥ c ≥ 0 và a + b + c = 1.
¡ ¢ ¡ ¢ ¡ ¢

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 121


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 18. Cho các số a, b, c thỏa mãn 0 ≤ a, b, c ≤ 1. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
của biểu thức A = (a + b + c) − (ab + bc + ca).

L BÀI
( 19. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
( của a, biết:
a+b+c =5 a+b+c =4
a) ; b) ;
a2 + b2 + c2 = 11 ab + bc + ca = 5
(
a+b+c+d =1
c) .
a2 + b 2 + c 2 + d 2 = 1

L BÀI 20. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = (a + b) (a + b + c) , biết




 a+b+c+d =4

1

abcd = .


 2
a, b, c, d > 0

| Bài 18. BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ


DẠNG PHÂN THỨC
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này bao gồm hai nội dung:
• Bất đẳng thức dạng phân thức, trong đó có bất đẳng thức về cộng mẫu số.

• Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biểu thức có dạng phân thức, trong đó
có bài toán tìm cực trị mà biến nằm trong một khoảng nhất định, khi đó cần dự đoán
giá trị của biến để xảy ra cực trị.
Tính nhẩm và đời sống
CHIA NHANH
Bạn Vinh cần làm phép chia 1 : 1,03 và làm tròn đến hàng phần trăm. Vinh đang loay hoay
tính toán vì không có máy tính bỏ túi trong tay. Hà nói với Vinh:
- Bạn chỉ cần lấy 1 trừ đi 0,03 là được ! (0,03 là phần hơn của số chia so với 1).
Vinh rất ngạc nhiên khi sau đó kiểm tra lại bằng máy tính:
1 : 1,03 = 0,9708 · · · ' 0,97(= 1 − 0,03).
Vinh thử một vài trường hợp khác cũng thấy đúng:
1 : 1,04 = 0,9615 · · · ' 0,96.
1 : 1,07 = 0,9345 · · · ' 0,93.
a) Bạn hãy giải thích điều đó.
b) Có phải kết quả tính theo cách trên luôn nhỏ hơn kết quả đúng hay không?
Giải
1
a) Giả sử cần tính trong đó a rất nhỏ so với 1.
1+a
2 1 1 − a2
Khi đó 1 ≈ 1 − a nên ≈ = 1 − a.
1+a 1+a

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 122


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

2 1 1 − a2
b) Do 1 > 1 − a nên > = 1 − a.
1+a 1+a
Vậy kết quả tính được theo cách trên luôn nhỏ hơn kết quả đúng.

A BẤT ĐẲNG THỨC DẠNG PHÂN THỨC


Ngoài các bất đẳng thức về liên hệ giữa trung bình cộng và trung bình nhân (bất đẳng
thức Cô-si), liên hệ giữa tổng các bình phương và bình phương của tổng (bất đẳng thức
Bu-nhi-a-cốp-ski) được nêu ở Chuyên đề 7, cần nhớ các bất đẳng thức về liên hệ giữa tổng
các số và tổng các nghịch đảo của chúng:
1 1 4
+ ≥ với x, y > 0. (1)
x y x+ y
1 1 1 9
+ + ≥ với x, y, z> 0. (2)
x y z x+ y+ z
Bạn đọc cũng nên biết các bất đẳng thức tổng quát của các bất đẳng thức trên và chứng
minh chúng để khi cần, có thể sử dụng chúng như những bổ đề:
a 2 b 2 ( a + b )2
+ ≥ với x, y > 0. (3)
x y x+ y
a2 b2 x2 (a + b + c)2
+ + ≥ với x, y, z > 0. (4)
x y z x+ y+ z
Bất đẳng thức (1) là trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức (3) khi a = b = 1.
Bất đẳng thức (2) là trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức (4) khi a = b = c = 1. Ta gọi các
bất đẳng thức trên là các bất đẳng thức về cộng mẫu số.

# VÍ DỤ 99. Chứng minh các bất đẳng thức (3) và (4) nói trên.

ý Lời giải.

a) Chứng minh bất đẳng thức (3) như sau:


a2 b2 (a + b)2 a 2 y + b 2 x ( a + b )2
+ ≥ ⇔ ≥
x¡ y x¢+ y x¡y x + y¢
⇔ a2 y + b2 x ( x + y) ≥ x y a2 + 2ab + b2
⇔ a2 y2 + b2 x2 ≥ 2abx y ⇔ (a y − bx)2 ≥ 0, đúng.
a b
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi = .
x y

b) Chứng minh bất đẳng thức (4) như sau:


Cách 1 Áp dụng bất đẳng thức (3) hai lần, ta có

a2 b 2 c2 (a + b)2 c2 (a + b + c)2
µ ¶
+ + ≥ + ≥ .
x y z x+ y z x+ y+ z
Cách 2 Áp dụng bất đẳng thức Bu-nhi -a-cốp-xki, ta có

a 2 b 2 c 2 h¡p ¢2 ¡p ¢2 ¡p ¢2 i
·µ ¶ µ ¶ µ ¶ ¸
p + p + p · x + y + z ≥ (a + b + c)2
x y z
µ 2
a b2 c2

⇒ + + ( x + y + z ) ≥ ( a + b + c )2
x y z
a2 b2 c2 (a + b + c)2
⇒ + + ≥ .
x y z x+ y+ z
a b c
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi = = .
x y z

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 123


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


1 1 8
# VÍ DỤ 100. Chứng minh bất đẳng thức 2
+ 2≥ , với x và y dương.
x y ( x + y)2

ý Lời giải.
Theo bất đẳng thức Cô-si, ta có
( x + y)2 ≥ 4 x y > 0 (1)
1 1 1 1
2
+ 2 ≥ 2· · > 0 (2)
x y x y
Nhân (1) với (2)¶ theo từng vế được
1 1 1 1 8
µ
( x + y)2 2 + 2 ≥ 8 ⇒ 2 + 2 ≥ 
x y x y ( x + y)2

a2 b 2 a b
# VÍ DỤ 101. Cho A = 2 + 2 và B = + . Chứng minh rằng:
b a b a
a) A ≥ 2; b) A ≥ B.

ý Lời giải.
a b
a) Đặt x = và y = thì x y = 1.
b a
A = x2 + y2 ≥ 2 | x y| = 2 nên A ≥ 2. (1)

b) Ta có x2 + 1 ≥ 2 x và y2 + 1 ≥ 2 y nên
x2 + y2 + 2 ≥ 2( x + y) ⇒ A + 2 ≥ 2B. (2)
Từ (1) suy ra A + A ≥ A + 2. Kết hợp với (2) có 2 A ≥ 2B nên A ≥ B.


a2 b 2 c 2 a b c
# VÍ DỤ 102. Cho A = 2
+ 2 + 2 và B = + + . Chứng minh rằng:
b c a b c a
a) A ≥ 3;

b) A ≥ B.

ý Lời giải.
a b c
a) Đặt x = ; y = ; z = thì x yz = 1
b c a
Xét A + 1 = ( x + y ) + ( z2 + 1) ≥ 2| x y| + 2| z| ≥ 2 |4 x yz| = 4
2 2
p

Suy ra A ≥ 3. (1)

b) Ta có x2 + 1 ≥ 2 x; y2 + 1 ≥ 2 y; z2 + 1 ≥ 2 z nên
a2 b 2 c 2
+ + + 3 ≥ 2( x + y + z) ⇒ A + 3 ≥ 2B (2)
b 2 c 2 a2
Từ (1) suy ra A + A ≥ A + 3 nên 2 A ≥ A + 3
Kết hợp với (2) ta có 2 A ≥ 2B nên A ≥ B.


a+b b+c c+a
# VÍ DỤ 103. Cho x = ,y= ,z=
a−b b−c c−a
Chứng minh rằng:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 124


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) x y + yz + zx = −1.

b) x2 + y2 + z2 ≥ 2.

ý Lời giải.
a+b 2a
a) Ta có x + 1 = +1 = . Từ đó
a−b a−b
2a 2 b 2 c
( x + 1)( y + 1)( z + 1) = . . (1)
a−b b−c c−a
a+b 2b
Ta có x − 1 = −1 = . Từ đó
a−b a−b
2b 2 c 2a
( x − 1)( y − 1)( z − 1) = . . (2)
a−b b−c c−a
Từ (1) và (2) suy ra ( x + 1)( y + 1)( z + 1) = ( x − 1)( y − 1)( z − 1)
Nhân và rút gọn ta được x y + yz + zx = −1.
b) Ta có x2 + y2 + z2 = ( x + y + z)2 − 2( x y + yz + zx) = ( x + y + z)2 + 2 (theo câu a).
Vậy x2 + y2 + z2 ≥ 2.


# VÍ DỤ 104. Chứng minh bất đẳng thức


a b c 3
+ + ≥ với a ≥ b ≥ c > 0.
a+b b+c c+a 2

ý Lời giải.
Gọi vế trái là A .
Ta có
3 a 1 b 1 c 1
µ ¶ µ ¶ µ ¶
A− = − + − + −
2 a+b 2 b+c 2 c+a 2
a−b b−c c−a
= + +
2(a + b) 2( b + c) 2( c + a)
a−b ( b − a) + ( a − c ) c−a
= + +
2(a + b) 2( b + c) 2( c + a)
a−b 1 1 a−c 1 1
µ ¶ µ ¶
= . − + . −
2 a+b b+c 2 b+c c+a
a−b c−a a−c a−b
= . + .
2 (a + b)( b + c) 2 ( b + c)( c + a)
(a − b)(a − c) 1 1
µ ¶
= . − +
2( b + c) a+b c+a
(a − b)(a − c)( b − c)
= ≥ 0.
2(a + b)( b + c)( c + a)

3
Vậy A ≥ .
2
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi có ít nhất hai số bằng nhau. 

# VÍ DỤ 105. Chứng minh bất đẳng thức


a3 + b 3 b 3 + c 3 c 3 + a3
+ + ≥ a+b+c với a, b, c dương.
2ab 2 bc 2 ca

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 125


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
Do a ≥ b ≥ c > 0 nên a3 + b3 = (a + b)(a2 − ab + b2 ) ≥ (a + b)ab .
a3 + b 3 a + b
⇒ ≥ . Từ đó ta có
2ab 2
a3 + b 3 b 3 + c 3 c 3 + a3 a + b b + c c + a
+ + ≥ + + .
2ab 2 bc 2 ca 2 2 2
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = c. 

# VÍ DỤ 106. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn a ≤ b, a ≤ c và abc = 1. Chứng


minh bất đẳng thức
1 1 1
a + b2 + c2 ≥ + 2 + 2.
a b c

ý Lời giải.
Ta có a ≤ b và a ≤ c nên a3 ≤ abc = 1, do đó a ≤ 1. Bất đẳng thức cần chứng minh tương
đương với
1 1 1
µ ¶ µ ¶
M = a− + b 2 + c 2 − 2 + 2 ≥ 0. (1)
a b c
Ta có
1 a2 − 1 1
a− = = (a2 − 1) bc (vì = bc)
a a a

b2 + c2 1 1
µ ¶
2 2
b + c − 2 2 = ( b + c ) 1 − 2 2 = ( b2 + c2 )(1 − a2 ) (vì 2 2 = a2 ),
2 2
b c b c b c
Nên

M = (a2 − 1) bc + ( b2 + c2 )(1 − a2 ) = (1 − a2 )( b2 − bc + c2 ) = (1 − a)(1 + a)( b2 − bc + c2 ).

Do a, b, c > 0 và a ≤ 1 nên 1 + a > 0, 1 − a ≥ 0, b2 − bc + c2 ≥ 0, do đó M ≥ 0. Bất đẳng thức đã


cho được chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = 1. 
1 1 2
# VÍ DỤ 107. Chứng minh bất đẳng thức + ≥ với x y ≥ 1.
x2 + 1 y2 + 1 xy+1

ý Lời giải.
Cách 1: Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với

x2 + 1 + y2 + 1 2
2 2

( x + 1)( y + 1) x y + 1
⇔ ( x2 + y2 + 2)( x y + 1) ≥ 2( x2 y2 + x2 + y2 + 1)
⇔ x y( x2 + y2 ) + x2 + y2 + 2 x y + 2 − 2 x2 y2 − 2 x2 − 2 y2 − 2 ≥ 0
⇔ x y( x2 + y2 − 2 x y) − ( x2 + y2 − 2 x y) ≥ 0
⇔ ( x − y)2 ( x y − 1) ≥ 0.

Bất đẳng thức cuối đúng vì x y ≥ 1.


Bất đẳng thức đã cho được chứng minh. Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi x = y hoặc x y = 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 126


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Cách 2: Vế trái
1 1 x2 + y2 + 2
A= + =
1 + x2 1 + y2 x2 y2 + x2 + y2 + 1
( x2 + y2 + 1 + x2 y2 ) + (1 − x2 y2 ) 1 − x2 y2
= = 1 + . (1)
x2 y2 + x2 + y2 + 1 x2 y2 + x2 + y2 + 1

Ta có x2 y2 + x2 + y2 + 1 ≥ x2 y2 + 2 x y + 1 = ( x y + 1)2 .
1 1
Suy ra ≤ . Nhân hai vế với 1 − x2 y2 ≤ 0 ta được
x2 y2 + x2 + y2 + 1 ( x y + 1)2

1 − x 2 y2 1 − x2 y2 1 − x y
≥ = . (2)
x2 y2 + x2 + y2 + 1 (1 + x y)2 1 + x y

Từ (1) và (2) ta có
1− xy 2
A ≥ 1+ = .
1+ xy 1+ xy


B CỰC TRỊ DẠNG PHÂN THỨC

x2 + 1
# VÍ DỤ 108. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = với
x
1 b) x ≥ 2
a) 0 < x ≤
2
ý Lời giải.
1 1
a) Với dự đoán cực trị xảy ra khi x = , tức là x2 = , ta biến đổi như sau
2 4
1 3 1
x2 + + x2 +
A= 4 4= 4+ 3.
x x 4x
1 1
x2 +
2· x
Do x > 0 nên 4 ≥ 2 = 1, 0 < x ≤ 1 nên 3 ≥ 3 . Do đó A ≥ 1 + 3 = 5 .
x x 2 4x 2 2 2
5 1
Vậy min A = , đạt được khi x = .
2 2
b) Với dự đoán cực trị xảy ra khi x = 2 ⇔ x2 = 4 nên ta viết

x2 + 4 − 3 x2 + 4 3
A= = − .
x x x

x2 + 4 2 · 2 x 3 3 3 5
Do x ≥ 2 nên ≥ = 4 và ≤ . Suy ra A ≥ 4 − = .
x x x 2 2 2
5
Vậy min A = , đạt được khi x = 2.
2


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 127


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x2 + 1
# VÍ DỤ 109. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = với
x
1 b) x ≥ 3
a) 0 < x ≤
4
ý Lời giải.
1 1
a) Với dự đoán cực trị xảy ra khi x = , tức là x2 = , ta biến đổi như sau
4 16
1 15 1
x2 + + x2 +
A= 16 16 = 16 + 15 .
x x 16 x
1 1
x2 +
2· x 1
Do x > 0 nên 16 ≥ 4 = , 0 < x ≤ 1 nên 15 ≥ 15 . Do đó A ≥ 1 + 15 = 17 .
x x 2 4 16 x 4 2 4 4
17 1
Vậy min A = , đạt được khi x = .
4 4
b) Với dự đoán cực trị xảy ra khi x = 3, hay x2 = 9 nên ta viết

x2 + 9 − 8 x2 + 9 8
A= = − .
x x x
x2 + 9 2 · 3 x 8 8 8 10
Do x ≥ 3 nên ≥ = 6 và ≤ . Suy ra A ≥ 6 − = .
x x x 3 3 3
10
Vậy min A = , đạt được khi x = 3.
3

1
Chú ý: Xét biểu thức A = x +
x
1
• Với x ≥ 2 thì min A = 2 .
2
1
Với x ≥ 3 thì min A = 3 .
3
1
! Tổng quát: Với x ≥ n thì min A = n
n
(hỗn số).

1 1
• Với 0 < x ≤ thì min A = 2 .
2 2
1 1
Với 0 < x ≤ thì min A = 4 .
4 4
1 1
Tổng quát: Với 0 < x ≤ thì min A = n (hỗn số).
n n

x2 + y2
# VÍ DỤ 110. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = với x, y > 0 và x ≥ 2 y.
2x y

ý Lời giải.
Với dự đoán xảy ra cực trị khi x = 2 y, hay x2 = 4 y2 nên ta viết

x2 + 4 y2 − 3 y2 x2 + 4 y2 3 y
A= = − .
xy xy x

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 128


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x2 + 4 y2 2 · 2 x y 3y 3y 3
Do x ≥ 2 y > 0 nên ≥ = 4 và ≤ = .
xy xy x 2y 2
3 5
Do đó A ≥ 4 − = .
2 2
5
Vậy min A = , đạt được khi x = 2 y. 
2

a2 + b 2 ab
# VÍ DỤ 111. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = + 2 với a, b > 0.
ab a + b2

ý Lời giải.
Cách 1: Đặt x = a2 + b2 , y = ab ta có a2 + b2 ≥ 2ab nên x ≥ 2 y. Khi đó
x y x2 + y2
A= + = .
y x xy
5
Theo ví dụ 111, ta có min A = , đạt được khi a = b.
2
a2 + b 2
Cách 2: Đặt x = ≥ 2. Ta có
ab
1
A = x+ .
x
5
Suy ra min A = , đạt được khi x = 2 hay a = b. 
2
1
# VÍ DỤ 112. Cho các số dương x và y thỏa mãn x2 + = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất
y2
x y
của A = + .
y x

ý Lời giải.
x y
Nhận xét: Với x, y dương ta có + ≥ 2, nhưng đẳng thức xảy ra khi x = y = 1, trái với giả
y x
1 1 1
thiết x2 + 2 = 1. Ta tìm hướng giải khác bằng cách khai thác giả thiết 1 = x2 + 2 ≥ 2 · x · .
y y y
1 1 x x 1
Từ 1 = x2 + 2 ≥ 2 x · = 2 · , ta có ≤ .
y y y y 2
x 1
Với dự đoán xảy ra cực trị khi = , tức là y2 = 4 x2 , ta biến đổi như sau
y 2
x2 + y2 4 x2 + y2 − 3 x2 4 x2 + y2 3 x
A= = = − . (1)
xy xy xy y
Do x, y > 0 nên
4 x2 + y2 2 · 2 x · y
≥ = 4. (2)
xy xy
Lại có
x 1 −3 x −3
0< ≤ ⇒ ≥ . (3)
y 2 y 2
3 5
Từ (1), (2) và (3) suy ra A ≥ 4 −
= .
 2
 2p
 y = 2x
5  x = 2

Vậy min A = ⇔ 2 1 ⇔
p2
2 
x + 2 = 1 
y y = 2.



TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 129


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1
# VÍ DỤ 113. Tìm giá trị lớn nhất của A = x + với ≤ x ≤ 1.
x 2

ý Lời giải.
1 1
µ ¶
Ta có ≤ x ≤ 1 nên (1 − x) − x ≤ 0.
2 2
1 1 1 3 1 3
⇒ − x − x + x2 ≤ 0 ⇒ x2 + ≤ x ⇒ x + ≤ . (1)
2 2 2 2 2x 2
Lại có
1 1
⇒ x≥
≤ 1. (2)
2 2x
1 3 5
Cộng vế tương ứng của (1) và (2) ta được x + ≤ + 1 = .
x 2 2
5 1
Vậy max A = ⇔ x = . 
2 2

x2
# VÍ DỤ 114. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhấy của biểu thức A = với
x2 − x + 1
a) x bất kì; 1
b) ≤ x ≤ 1.
3
ý Lời giải.
¶2
1 1
µ
2 2
a) • Ta có x ≥ 0 và x − x + 1 = x − > 0 nên A ≥ 0. Do đó min A = 0 ⇔ x = 0.
+
2 4
1
• Với x = 0 thì A = 0. Với x 6= 0 thì A lớn nhất khi và chỉ khi nhỏ nhất. Mà
A
1 x2 − x + 1 1 1
= = 1 − + .
A x2 x x2
1 1 1 2 3 3 4
µ ¶
2
Đặt = y thì = y − y + 1 = y − + ≥ ⇒A≤ .
x A 2 4 4 3
4 1
Vậy max A = ⇔ y = ⇔ x = 2.
3 2
1
1 9 1 1
b) Với x = thì A = 1 1
= . Với x = 1 thì A = = 1.
3 9−3 +1 7 1−1+1
1
Ta sẽ chứng minh ≤ A ≤ 1.
7
• Ta có
1 x2 1
A≥ ⇔ 2 ≥ ⇔ 6 x2 + x − 1 ≥ 0 ⇔ (2 x + 1)(3 x − 1) ≥ 0 (1)
7 x − x+1 7
1 1 1 1
Do giả thiết x ≥ nên (1) đúng. Vậy A ≥ ; min A = ⇔ x = .
3 7 7 3
• Ta có
x2
A≤1⇔ ≤ 1 ⇔ x2 ≤ x2 − x + 1 ⇔ x ≤ 1 (2)
x2 − x + 1
1
Do giả thiết ≤ x ≤ 1 nên (2) đúng. Vậy A ≤ 1; max A = 1 ⇔ x = 1.
3


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 130


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x 2 y2
# VÍ DỤ 115. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = + 2 với x, y > 0.
y x + y2

ý Lời giải.
1 2x x 2 x2
Ta có x2 + y2 ≥ 2 x y và x, y > 0 nên ≥ 2 ⇒ ≥ . Do đó
y x + y2 y x 2 + y2

x 2 y2 2 x2 2 y2
A= + 2 ≥ + = 2.
y x + y2 x2 + y2 x2 + y2

Vậy min A = 2 ⇔ x = y. 

# VÍ DỤ 116. Cho x, y > 0 thỏa mãn x + y ≤ 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của
1 1 1 1
µ ¶µ ¶
a) A = x + y+ ; b) B = + .
y x x2 + y2 xy

ý Lời giải.
1
a) Ta có A = x y + + 2.
xy
p x+ y 1 1
Lại có 0 < x y ≤ ≤ nên 0 < x y ≤ .
2 2 4
Khi đó
1 15 1 15 25
µ ¶
A = xy+ + +2 ≥ + + 2 = .
16 x y 16 x y 2 16 · 14 4
25 1
Do đó min A = khi x = y = .
4 2
b) Ta có
1 1 1
µ ¶
B= 2 2
+ + . (1)
x +y 2x y 2x y
1 1 4
Áp dụng bất đẳng thức + ≥ với a, b > 0 ta có
a b a+b
1 1 4 4
+ ≥ 2 = ≥ 4. (2)
x2 + y2 2 x y x + y + 2 x y ( x + y)2
2

Lại có
p x+ y 1 1 1 1
0< xy ≤ ≤ ⇒ 0 < xy ≤ ⇒ ≥4⇒ ≥ 2. (3)
2 2 4 xy 2x y
1
Từ (1), (2) và (3) suy ra B ≥ 4 + 2 = 6. Vậy min B = 6 ⇔ x = y = .
2

1 1
# VÍ DỤ 117. Tìm giá trị nhỏ nhấy của A = + với x, y > 0 và x y = 4.
1+ x 1+ y

ý Lời giải.
Ta có
x+ y+2 x+ y+2 x+ y+2 3
A= = = = 1− .
(1 + x)(1 + y) 1 + x + y + x y x + y + 5 x+ y+5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 131


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
Lại có x + y ≥ 2 x y = 4 ⇒ x + y + 5 ≥ 9.
1 −3 1 1 2
⇒ ≤9⇒ ≥ − ⇒ A ≥ 1− = .
x+ y+5 x+ y+5 3 3 3
2
Vậy min A = ⇔ x = y = 2.
3


# VÍ DỤ 118. Cho các số dương x, y thỏa mãn x2 + y2 = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của
x+ y x3 + y3
a) A = ; b) B = .
xy xy

ý Lời giải.
a) Ta có x, y > 0 nên p
x + y 2 xy 2
A= ≥ =p . (1)
xy xy xy
Lại có 2 x y ≤ x2 + y2 = 1.
1 p 1 2 p
⇒ xy ≤
⇒ x y ≤ p ⇒ p ≥ 2 2. (2)
2 2 xy
( p
p p x= y 2
Từ (1) và (2) suy ra A ≥ 2 2. Vậy min A = 2 2 ⇔ 2 2
⇔x= y= .
x +y =1 2

b) Ta có
( x + y) x2 + y2 − x y
¡ ¢
B= = A (1 − x y). (3)
xy
Lại có
1 1
2 x y ≤ x2 + y2 = 1 ⇒ x y ≤ ⇒ 1− xy ≥ . (4)
2 2
p 1 p
Từ (3), (4) và ý a) suy ra B ≥ 2 2 · = 2.
p 2
p 2
Vậy min B = 2 ⇔ x = y = .
2

x2 y2
# VÍ DỤ 119. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = + với x > 2 và y > 2.
y−2 x−2

ý Lời giải.
Đặt x − 2 = a > 0 và y − 2 = b > 0. Ta có
(a + 2)2 ( b + 2)2 4 · a · 2 4 · b · 2 a b
µ ¶
A= + ≥ + =8 + ≥ 16.
b a b a b a
Vậy min A = 16 ⇔ a = b = 2 ⇔ x = y = 4. 
1 1
¶ µ
# VÍ DỤ 120. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của A = ( x + y) + với 1 ≤ x ≤ 2
x y
và 1 ≤ y ≤ 2.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 132


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1
µ¶
• Ta có ( x + y) + ≥ 4 với mọi x, y > 0 nên min A = 4 ⇔ x = y và 1 ≤ x ≤ 2.
x y
2
• Do 1 ≤ x ≤ 2 nên ( x − 1)( x − 2) ≤ 0 ⇒ x2 − 3 x + 2 ≤ 0 ⇒ x + ≤ 3.
x
2
Tương tự, y + ≤ 3. Suy ra
y
2 2
µ ¶
( x + y) + + ≤ 6. (1)
x y
Lại có s
2 2 2 2 p
µ¶ µ ¶
( x + y) + + ≥ 2 ( x + y) + = 2 2 A. (2)
x y x y
p 9
Từ (1) và (2) suy ra 2 2 A ≤ 6 ⇒ A ≤ .
" 2
9 x = 1, y = 2
Vậy max A = ⇔
2 x = 2, y = 1.


# VÍ DỤ 121. Tìm giá trị nhỏ nhất của


1 1
a) A = 4a + với 0 < a ≤ .
a 4
4x y x y
b) B = 2
+ + , với x, y dương.
( x + y) y x

ý Lời giải.
1 1
a) Với dự đoán xảy ra cực trị tại a = , tức là 4a2 = , ta biến đổi như sau
4 4
2 1 3 2 1 2 1
4 a2 + 1 4 a + 4 + 4 4 a + 4 4 a + 4 3
A= = = = + .
a a a a 4a
1 1
4 a2 + 2 · 2a ·
Do a > 0 nên 4≥ 2 = 2,
a a
1 1 3
0<a≤ ⇒ ≥4⇒ ≥ 3.
4 a 4a
Từ các bất đẳng thức trên, suy ra A ≥ 2 + 3 = 5.
1
min A = 5 ⇔ a = .
4

4x y x2 + y2
a) B = + .
( x + y)2 xy
µ 2
4x y x + y2 4x y ( x + y)2

⇒ B+2 = + +2 = + .
( x + y)2 xy ( x + y)2 xy
xy 1 1 xy 1
Đặt = a > 0 thì B + 2 = 4 a + , trong đó a ≤ vì ≤ .
( x + y)2 a 4 ( x + y)2 4
Theo câu a), ta có B + 2 ≥ 5 nên B ≥ 3.
1 xy 1
min B = 3 ⇔ a = ⇔ 2
= ⇔ x = y.
4 ( x + y) 4

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 133


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


ab bc ca
# VÍ DỤ 122. Tìm giá trị lớn nhất của A = + + , với a, b, c là các số
c+1 a+1 b+1
dương và a + b + c = 1.

ý Lời giải.
1 1 4
Áp dụng bất đẳng thức + ≥ với x, y là các số dương và a + b + c = 1, ta có
x y x+ y
4 4 4 1 1
= = ≤ + .
c + 1 c + a + b + c ( c + a) + ( c + b ) c + a c + b
Nhân hai vế với số dương ab ta được
4ab ab ab
≤ + .
c+1 c+a c+b
Do đó
4ab 4 bc 4ac ab ab bc bc ca ca
4A = + + ≤ + + + + +
c+1 a+1 b+1 c+a c+b a+b a+ c b+ c b+a
ab + bc ab + ca bc + ca
⇒ 4A ≤ + + = a + b + c = 1.
c+a c+b a+b
1 1
max A = ⇔ a = b = c = . 
4 3

# VÍ DỤ 123. Tìm giá trị nhỏ nhất của


1 2
a) A = + , với x, y dương và x + y = 1;
x y
1 2 4 p
b) B = + + , với x, y, z dương và x + y + z = 3 + 2.
x y z

ý Lời giải.
a) Áp dụng bất đẳng thức về cộng mẫu số
a 2 b 2 ( a + b )2
+ ≥ , với x, y > 0.
x y x+ y
p p
1 ( 2)2 (1 + 2)2 p p
A= + ≥ = (1 + 2)2 = 3 + 2 2.
x y x+ y
( p ( p
p y=x 2 x = 2−1
min A = 3 + 2 2 ⇔ ⇔ p .
x+ y=1 y = 2− 2

a) Áp dụng bất đẳng thức về cộng mẫu số


a2 b2 c2 (a + b + c)2
+ + ≥ , với x, y, z > 0.
x y z x+ y+ z
Ta có p p p
1 ( 2)2 22 (1 + 2 + 2)2 (3 + 2)2 p
B= + + ≥ = p = 3 + 2.
x y z x+ y+ z 3+ 2
p 
x=1

1 = 2 = 2

p p
 

min B = 3 + 2 ⇔ x y z ⇔ y= 2.
 p 
x + y + z = 3 + 2 z = 2
 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 134


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


a2 b2 c2
# VÍ DỤ 124. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = + + , với a, b, c dương
a + 2 b b + 2 c c + 2a
và a + b + c = 3.

ý Lời giải. s
2
a a + 2b a2 a + 2 b 2a a2 2a a + 2 b 5a − 2 b
Cách 1. Xét + ≥ 2· · = .⇒ ≥ − = . Do đó
a + 2b 9 a + 2b 9 3 a + 2b 3 3 9

a2 b2 c2 5a − 2 b 5 b − 2 c 5 c − 2a a + b + c
A= + + ≥ + + = = 1.
a + 2 b b + 2 c c + 2a 9 9 9 3
min A = 1 ⇔ a = b = c = 1.
a2 b2 c2 (a + b + c)2
Cách 2. Áp dụng bất đẳng thức về cộng mẫu số + + ≥ , với x, y, z > 0.
x y z x+ y+ z

(a + b + c)2 a + b + c 3
A≥ = = = 1.
3(a + b + c) 3 3

min A = 1 ⇔ a = b = c = 1.

a2 a + 2b
Giải thích việc xét + ở cách 1 như sau:
a + 2b 9
a2 a + 2b
Với dự đoán xảy ra cực trị khi a = b = c = 1, ta cần chọn số k sao cho = tức
! là 1
=
1+2
, do đó k = 9.
a + 2b k

1+2 k
a2 a2 a + 2b
Các cách xét khác như xét + (a + 2 b) hoặc + đều không hiệu quả.
a + 2b a + 2b 4

# VÍ DỤ 125. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn: a + b + c ≤ 1.


1 1 1
a) Tìm giá trị nhỏ nhất của A = + + .
a+1 b+1 c+1
a b c
b) Tìm giá trị lớn nhất của B = + + .
a+1 b+1 c+1

ý Lời giải.
1 1 1 9
a) Áp dụng bất đẳng thức + + ≥ với x, y, z dương, ta có:
x y z x+ y+ z

1 1 1 9 9
A= + + ≥ ≥ .
a+1 b+1 c+1 a+b+ c+3 4
9 1
min A = ⇔a=b=c= .
4 3

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 135


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b)
a+1−1 b+1−1 c+1−1
B= + +
µ a + 1 ¶ bµ + 1 ¶c +µ 1
1 1 1

= 1− + 1− + 1−
a+1 b+1 c+1
1 1 1
µ ¶
=3 − + +
a+1 b+1 c+1
9 3
=3 − A ≤ 3 − =
4 4
3
max B = ⇔ a = b = c = 1.
4

Trong câu b có cách giải gọn trong trường hợp a, b, c > 0 và a + b + c ≤ 3 như sau:
a a+1
Từ bất đẳng thức 4a ≤ (a + 1)2 , với a > 0, ta có ≤ . Do đó
a+1 4

! B≤
a+1 b+1 c+1 a+b+ c+3 3
4
+
4
+
4
=
4
≤ .
2
3
max B = ⇔ a = b = c = 1.
2


a b c
# VÍ DỤ 126. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = 2 + + , với a, b, c dương và
b + 1 c 2 + 1 a2 + 1
a + b + c = 3.

ý Lời giải.
Ta có
a a + ab2 − ab2 ab2 ab2 ab
2
= 2
= a − 2
≥ a − = a− .
b +1 b +1 b +1 2b 2
Do đó
a b c ab bc ca ´
µ ¶ µ ¶ ³
A= 2 + 2 + 2 ≥ a− + b− + c− .
b +1 c +1 a +1 2 2 2
ab + bc + ca ab + bc + ca
⇒ A ≥ (a + b + c) − = 3−
3 2
(a + b + c)2
Ta lại có ab + bc + ca ≤ = 3, suy ra
3
ab + bc + ca 3
− ≥− .
2 2
3 3 3
Từ đó, suy ra A ≥ 3 − = ; min A = ⇔ a = b = c = 1. 
2 2 2

a3 + b 3 + c 3
# VÍ DỤ 127. Cho biểu thức A = , 1 ≤ a ≤ b ≤ c ≤ 2.
abc
b c a c
a) Chứng minh rằng A ≤ + + + .
c b c a
b) Tìm giá trị lớn nhất của A .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 136


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a2 b 2 c 2
a) Ta có A = + + . Do 1 ≤ a ≤ b ≤ c nên (a − b)(b2 − c2 ) ≥ 0, suy ra
bc ac ab

ab2 − ac2 − b3 + bc2 ≥ 0 ⇒ b3 ≤ ab2 + bc2 − ac2 .

b2 b c c
Chi hai vế cho số cương abc, ta được: ≤ + − .
ac c a b
a2 a2 a
Do 1 ≤ a ≤ b nên ≤ = .
bc ac c
c2 2c 2c
Do 1 ≤ a ≤ c nên ≤ ≤ .
ab ab b
Cộng ba bất đẳng thức trên, ta được
b c c c 2c b c a c
A≤ + − + + = + + + .
c a b a b c b c a

Đẳng thức xảy ra khi a = b = 1 và c = 2.


b 1 b 1 1
b) Ta có 1 ≤ b ≤ c ≤ 2 nên ≤ . Đặt = x thì ≤ x ≤ 1. Theo ví dụ trước đó, với ≤ x ≤ 1
c 2 c 2 2
1 5 1
µ ¶
thì max x + = tại x = .
µx 2¶ 2
b c 5 b 1
Do đó max + = ⇔ = ⇔ b = 1, c = 2.
c b 2 c 2
³a c ´ 5 a 1
Tương tự, max + = ⇔ = ⇔ a = 1, c = 2.
c a 2 c 2
Suy ra max A = 5 ⇔ a = b = 1 và c = 2.

BÀI TẬP

L BÀI 91. Chứng minh các bất đẳng thức sau mà không dùng bất đẳng thức Cô-si:
a b
a) + ≥ 2 với a, b > 0;
b a
a b c
b) + + ≥ 3 với a, b, c > 0.
b c a

L BÀI 92. Chứng minh các bất đẳng thức sau


a 1
a) ≤ với a > 0;
a3 + 2 3
a b a+1 b+1
b) + ≥ + với a, b > 0.
b a b+1 a+1

L BÀI 93. Chứng minh các bất đẳng thức sau với a, b, c > 0.
1 1 1 1 1 1 1
µ ¶
a) + + ≤ + + ;
2a + b 2 b + c 2 c + a 3 a b c
1 1 1 1 1 1 1
µ ¶
b) + + ≤ + + ;
2a + b + c a + 2 b + c a + b + 2 c 4 a b c

a2 − c 2 b 2 − a2 c 2 − b 2
c) + + ≥ 0.
b+c c+a a+b

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 137


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 94. Chứng minh các bất đẳng thức sau với a, b, c > 0:
a3 b 3 c 3
a) + + ≥ ab + bc + ca;
b c a
a3 b3 c3 a+b+c
b) + + ≥ ;
a2 + b 2 b 2 + c 2 c 2 + a2 2
a3 b3 c3 a+b+c
c) 2 2
+ 2 2
+ 2 2
≥ .
a + b + ab b + c + bc c + a + ca 3
L BÀI 95. Chứng minh bất đẳng thức
1 1 2
+ ≤
x2 + 1 y2 + 1 xy+1
với 0 ≤ x ≤ 1 và 0 ≤ y ≤ 1.
L BÀI 96. Chứng minh bất đẳng thức
a2 b2 c2 3
2
+ 2
+ 2

a+b b+c c+a 2
với a, b, c > 0 và a + b + c = 3.
x y z
L BÀI 97. Cho a = ;b = ;c= và x yz = 1
x−1 y−1 z−1
Chứng minh rằng:
a) (a − 1)(b − 1)( c − 1) = abc.
b) a2 + b2 + c2 ≥ 1.
¯ ¯
1
L BÀI 98. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = ¯¯ x + ¯¯.
¯ ¯
x
L BÀI 99. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức
x2 + 1 2x + 1
a) A = b) A = .
x2 + x + 1 x2 + 1
x2 + x + 1
L BÀI 100. Cho biểu thức A = .
( x + 1)2
a) Tìm giá trị nhỏ nhất của A
b) Tìm giá trị lớn nhất của A khi x ≥ 0.
L BÀI 101. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
4 1
a) A = x2 − 3 x + với x > 0; d) D = x + với x ≥ 0;
x x+2
1 1
b) B = x2 − x + với x > 0; e) E = x2 + ;
x x2 + 2
6 x2 + 1 4 p
c) C = với x ≥ 1; f) G = x4 + với x ≥ 2.
2x x
mx + n
L BÀI 102. Tìm các số m, n để biểu thức A = đạt giá trị nhỏ nhất bằng −4, giá trị
x2 + 1
lớn nhất bằng 1.
L BÀI 103. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 138


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x2 + y2 4
a) A = b) B = x + với x > y > 0.
( x − y)2 ( x − y)( y + 1)2

L BÀI 104. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

3 x2 − 4 x y x− y
a) A = b) B = .
x2 + y2 x4 + y4 + 6

L BÀI 105. Cho các số thực dương x, y thỏa mãn x + y = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của các
biểu thức
1 1 1 1
a) A = ; e) E = − − 2;
xy x2 y2 x 2 y
1 1
b) B = + ; µ
1
¶2 µ
1
¶2
x y f) G = x + + y+ ;
x y
c) C = x2 + y2 ;
1 1 1 1
µ ¶µ ¶
d) D = 2 + 2 ; g) H = 1 − 2 1− 2 .
x y x y
8 6
L BÀI 106. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x + 2 y + + với:
x y

a) x, y là các số thực dương

b) x, y là các số thực dương thỏa mãn x + y ≥ 6.

L BÀI 107. Tìm giá trị nhỏ nhất của


x y 1 2
a) A = + với x, y > 0 và x + ≤ ;
y x y 3
2
b) B = x + y + với x, y > 0 và x + 2 y ≥ 8;
x
1
c) C = x y với 2 x2 + + y2 = 4.
x2
1
L BÀI 108. Tìm giá trị lớn nhất của A = với x, y > 0 và x y ≥ 1.
x4 + y2 + 2 x y2
L BÀI 109. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của
x+ y
a) A = với 1 ≤ x ≤ 2 và 1 ≤ y ≤ 2;
x 2 − x y + y2
2x + 3 y
b) B = với 4 x2 + y2 = 1.
2x + y + 2
1 1
L BÀI 110. Gọi số nhỏ nhất trong ba số dương x, y, + là m. Tìm giá trị lớn nhất của
x y
m.
a b c
L BÀI 111. Tìm giá trị lớn nhất của A = + + .
a2 + 1 b 2 + 1 c 2 + 1
a b c
L BÀI 112. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = + + .
2 b + 2 c − a 2 c + 2a − b 2a + 2 b − c
L BÀI 113. Cho các số dương a, b, c có a + b + c = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 139


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1 1
a) A = + + ;
a b c
b) B = a2 + b2 + c2 ;
1 1 1
c) C = + + ;
a2 b 2 c 2
1 2 1 2 1 2
µ ¶ µ ¶ µ ¶
d) D = a + + b+ + c+ .
a b c

L BÀI 114. Cho các số dương a, b, c có a + b + c ≤ 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của
1 1 1
a) A = + + ;
ab + 1 bc + 1 ca + 1
1 1 1
b) B = + + .
(a + 2 b)(a + 2 c) ( b + 2a)( b + 2 c) ( c + 2a)( c + 2 b)

L BÀI 115. Cho các số thực dương a, c, b có a + b + c = 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
(a + b)2 ( b + c)2 ( c + a)2
a) A = + + .
c a b
1 1 1
b) B = + + .
a2 + 2 bc b2 + 2ac c2 + 2ab
a+1 b+1 c+1
c) C = + + .
b 2 + 1 c + 1 a2 + 1
a b c
d) D = + + .
b ( a + b ) b ( b + c ) a( c + a2 )
2 2

L BÀI 116. Tìm giá trị nhỏ nhất của:


a2 b2 c2 p p p
a) A = + + , với a, b, c > 0 và ab + bc + ca = 1.
a+b b+c c+a
a3 b 3 c 3
b) B = + + với a, b, c > 0 và ab + bc + ca = 3.
b c a
ab + c bc + a ca + b
L BÀI 117. Tìm giá trị lớn nhất của A = + + , với a, b, c > 0 và a + b + c = 1.
c+1 a+1 b+1
L BÀI 118. Cho các số thực dương a, b, c với a + b + c = 1. Tìm giá trị lớn nhất của
ab + bc + ca
a) A = ;
(a + b)( b + c)( c + a)
a b c
b) B = + + .
a + bc b + ac c + ab
L BÀI 119. Dùng bất đẳng thức Bun-nhi-a-cốp-xki, tìm giá trị lớn nhất của:
1 1 1
a) A = + + , với a, b, c > 0 và a + b + c = 3.
a2 + b + c b2 + c + a c2 + b + a
1 1 1
b) B = + + , với a, b, c > 0 và ab + bc + ca = 3.
a2 + b 2 + 1 b2 + c2 + 1 c 2 + a2 + 1
a b c
L BÀI 120. Tìm giá trị lớn nhất của A = + + , với 0 ≤ a, b, c ≤ 1.
1 + b + ac 1 + c + ab 1 + a + bc

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 140


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 121. Cho 0 ≤ a, b, c ≤ 2.


a b c
a) Tìm giá trị lớn nhất của A = + + .
ac + 8 ca + 8 ab + 8
1 1 1
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của B = 2
+ 2
+ .
(a − b) ( b − c) ( c − a)2

L BÀI 122. Tìm giá trị nhỏ nhất của:


b2 + c2 2 1 1
µ ¶
a) A = +a + với a, b, c > 0 và a2 ≥ b2 + c2 .
a2 b2 c2
1 1 1
b) B = 2
+ 2
+ với a2 + b2 + c2 = 3.
(a + 1) ( b + a) ( c + 1)2
a b c
c) C = + + với a, b, c > 0.
a + 2 b b + 2 c c + 2a
1 1 1
d) D = + + với a, b, c > 0 và a2 + b2 + c2 = 3.
a3 + 2 b3 + 2 c3 + 2

L BÀI 123. Cho các số dương a, b, c có a + b + c = abc. Tìm giá trị nhỏ nhất của
1 1 1
a) A = + +
a b c
b−2 c−2 a−2
b) B = + 2 + 2 .
a2 b c

| Bài 19. BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ


DẠNG CĂN THỨC
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này bao gồm hai nội dung:

– Bất đẳng thức dạng căn thức.

– Cực trị dạng căn thức.

Các bài toán về cực trị dạng căn thức thường khó, do đó ngoài các dạng đơn giản, trong
chuyên đề đã phân loại các dạng sau:
p p
– Dạng f 2 ( x) + g2 ( x) trong đó f ( x) + g( x) = m.
p p
– Dạng f ( x) − g( x) trong đó f ( x) − g( x) = m > 0.
p p
– Dạng a f ( x) + b g( x) trong đó f ( x) + g( x) = m.
p
– Dạng f ( x) + g( x).
p
– Dạng f ( x) + x g( x).
p p
– Dạng f ( x).g( x) + h( x).k( x) trong đó f ( x) + h( x) và g( x) + k( x) đều là hằng số.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 141


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p
– Dạng f ( x).g( x) − h( x).k( x) trong đó f ( x) − h( x) và g( x) − k( x) đều là hằng số.
p p
– Dạng f 2 + g2 + h2 + k2 trong đó f + h và g + k đều là hằng số.
p p
– Dạng f 2 + g2 − h2 + k2 trong đó f − h và g − k đều là hằng số.

– Dạng chứa phân thức.

CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC BẰNG HÌNH HỌC

Xuân đố Mai chứng minh bất đẳng thức sau bằng hình học:
p p p
a − 1 + b − 1 ≤ ab.

Mai chưa tìm ra cách làm. Bạn hãy giúp cho Mai.
Giải
Kẻ đường vuôngp góc CH = 1 và các đường xiên C
p
C A = a, CB p= b ( H nằmpgiữa A và B).
Khi đó H A = a − 1, HB = b − 1.
Ta p
có AB.CHp = 2S ABC ≤ Cp
A.CB p
p p b
⇒ (p a − 1 +p b − 1).1p≤ a. b. a 1
⇒ a − 1 + b − 1 ≤ ab.

A p p B
a−1 H b−1

A BẤT ĐẲNG THỨC DẠNG CĂN THỨC

# VÍ DỤ 1. Chứng minh bất đẳng thức


p p p
a − 1 + b − 1 ≤ ab. (1)

ý Lời giải.

Cách 1. (đặt ẩn phụ và biến đổi tương)


Đặt a − 1 = x, -1 = y. Ta có
p p ¯ p
(1) ⇔ x + y ≤ ( x + 1)( y + 1)
p
⇔ x + y+2 xy ≤ xy+ x + y+1
p
⇔ 2 xy ≤ xy+1
p
⇔ ( x y − 1)2 ≥ 0, đúng. Vậy (1) đúng.
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi x y = 1 ⇔ a + b = ab.

Cách 2. (dùngrbất đẳng


rthức Cô-si)
a−1 b−1
(1) ⇔ + ≤ 1. Gọi vế trái là A ta có
r ab ab
r
a−1 1 b−1 1 a−1 1 b−1 1
µ ¶ µ ¶
2A = 2 . +2 . ≤ + + + =2
a b b a a b b a
nên A ≤ 1. Vậy (1) đúng.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 142


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Cách 3. (dùng
p bấtpđẳng thức
p Bu-nhi-a-cốp-xki)
p
a−1+ p
( p b − 1)2 = (p a − 1.1 + 1. b − 1)2 ≤ (a − 1 + 1)(1 + b − 1) = ab
⇒ a − 1 + b − 1 ≤ ab.

Cách 4. (dùng hình học)


Xem cách giải ở phần Tổng quan về chuyên đề.

# VÍ DỤ 2. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn ab + bc + ca = 1. Chứng minh bất đẳng


thức p p p
1 + a2 + 1 + b2 + 1 + c2 ≤ 2(a + b + c).

ý Lời giải.
Ta có 1 + a2 = ab + bc + ca + a2 = (a + b)(a + c) nên
p p a+b+a+c b+c
1 + a2 = (a + b)(a + c) ≤ = a+ .
2 2
Từ đó
p p p b+c c+a´ a+b
µ ¶ ³ µ ¶
2 2
1+a + 1+b + 1+ c ≤ a+ 2 + b+ + c+ = 2(a + b + c).
2 2 2
1
Xãy ra đẳng thức khi và chỉ khi a = b = c = p . 
3

# VÍ DỤ 3. Chứng minh bất đẳng thức

( x + y)2 x + y p p
+ ≥ x y + y x.
2 4

ý Lời giải.
( x + y)2 x + y x + y 1 1
µ ¶ µ ¶
p
Ta có + = xy+ ≥ xy x + y+ . (1)
2 4 µ2 ¶2 2
p 1 p p
Ta sẽ chứng minh x y x + y + ≥ x y + y x. (2)
2
1 1 2 p 1 2
µ ¶ ·µ ¶ µ ¶ ¸
p p p p p
(2) ⇔ x y x + y + − x − y ≥ 0 ⇔ x y x− + y− ≥ 0, đúng.
2 2 2
Từ (1) và (2) suy ra điều phải chứng minh.
1
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi x = y = 0 hoặc x = y = . 
4

# VÍ DỤ 4. Chứng minh bất đẳng thức


s
a b 2c
+ + ≥ 2 với a, b, c > 0.
b+c c+a a+b

ý Lời giải.
Gọi vế trái là A. Ta có
s
2c 2c 2c 4c
=p ≥ = . (1)
a+b 2 c(a + b) 2 c + a + b 2 c + a + b
2
1 1 4
Áp dụng bất đẳng thức + ≥ với x, y > 0 ta có
x y x+ y

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 143


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

³ a ´ µ b ¶ µ
1 1

4(a + b + c)
+1 + + 1 = (a + b + c) + ≥ . (2)
b+c c+a b+c c+a 2c + a + b
Từ (1) và (2) suy ra
4(a + b + c) + 4 c
A +2 ≥ = 4 ⇒ A ≥ 2.
2c + a + b + c
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi a = b = c. 

B CỰC TRỊ DẠNG CĂN THỨC


p p
1. Dạng f2 (x) + g2 (x) trong đó f(x) + g(x) = m
Để tìm giá trị nhỏ nhất của dạng trên, có hai cách:
– Đưa về bất đẳng thức | f ( x)| + | g( x)| ≥ f ( x) + g( x) = m.
– Xét bình phương của biểu thức.

# VÍ DỤ 5. Tìm giá trị nhỏ nhất của


p p
q q
A= x + 2x − 1 + x − 2 x − 1.

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ : x ≥ .
2
Cách 1. Đặt 2 xq
− 1 = y. Ta có
p p p
q
A 2= 2x + 2 2x − 1 + 2x − 2 2x − 1
p p
q q
= y+1+2 y+ y+1−2 y
p p
q q
= ( y + 1) + ( y − 1)2
2
p p p p
= y + 1 + |1 − y| ≥ y + 1 + 1 − y = 2
p p
⇒ A ≥ 2 ⇒ min A = 2 ⇔ y = 1 ⇔ x = 1.
Cách 2. Ta có p p p
A 2 = x + 2 x − 1 + x − 2 x − 1 + 2 x2 − (2 x − 1)
= 2 x + 2|1 − x| ≥ 2 x + 2(1 − x) = 2.
p
⇒ min A = 2 ⇔ x = 1.


p p
2. Dạng f(x) − g(x) trong đó f(x) − g(x) = m > 0
Để tìm giá trị lớn nhất của dạng trên, ta dùng bất đẳng thức
p p p p
f ( x) − g ( x) ≤ f ( x) − g ( x) = m.

Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi g( x) = 0 hoặc f ( x) = g( x).

# VÍ DỤ 6. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức


p p
A= x2 − x + 3 − x2 − x − 6

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 144


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x ≤ −2 hoặc x ≥ 3. p p
p
Áp dụng bất đẳng thức a − b ≤ a − b ta có
p p
( x2 − x + 3) − ( x2 − x − 6) = 9 = 3.
A≤
" 2 "
x − x−6 = 0 x=3
Vậy max A = 3 ⇔ 2 2
⇔ 
x − x+3 = x − x−6 x = −2.

p p
3. Dạng a f + b g trong đó f(x) + g(x) = m
Để tìm giá trị lớn nhất của dạng trên, ta dùng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki
p
f + b g)2 ≤ (a2 + b2 )( f + g) = (a2 + b2 ) m.
p
(a
p p
Trong một số trường hợp, có thể xét (a f + b g)2 rồi dùng bất đẳng thức Cô-si.
Trong một số trường hợp, có thể tìm được giá trị nhỏ nhất của dạng trên bằng cách xét
bình phương
p của pbiểu thức.
Với dạng f ( x) + g( x) trong đó f ( x) + g( x) = m, ta các thể tìm được giá trị nhỏ nhất bằng
cách xét bình phương của biểu thức hoặc dùng bất đẳng thức
p p p p
f ( x) + g ( x) ≥ f ( x) + g ( x) = m.

p p
# VÍ DỤ 7. Cho biểu thức A = 3 x + 10 − x.

a) Tìm giá trị nhỏ nhất của A.

b) Tìm giá trị lớn nhất của A.

ý Lời giải.
ĐKXĐ: 0 ≤ x ≤ 10.
p p
a) A 2 = 9 x + (10 − x) + 6 x((10 − x) = 8 x + 10 + 6 x(10 − x) ≥ 10 (do x ≥ 0)
p x=0
Do đó min A = 10 ⇔ ⇔ x = 0.
x(10 − x) = 0
b) Theo bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki ta có
p p
A 2 = (3 x + 1. 10 − x)2 ≤ (32 + 12 )( x + 10 − x) = 100.
(
9=x (1)
Vậy max A = 10 ⇔ ⇔ x = 9.
1 = 10 − x (2)
(Ta gặp may mãn vì x = 9 ở (1) thỏa mãn (2)).

# VÍ DỤ 8. Tìm giá trị lớn nhất của


p p
A = 3 x + 2 1 − 4 x.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 145


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: 0 ≤ x ≤ .
p p 4 p p
2 A = 6 x + 4 1 − 4 x = 3 4 x + 4 1 − 4 x.
Theo bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki ta có
p p
(2 A )2 = (3 4 x + 4 1 − 4 x)2 ≤ (32 + 42 )(4 x + 1 − 4 x) = 25
5
⇒ 2A ≤ 5 ⇒ A ≤ .
2p p
5 4x 1 − 4x 9
Vậy max A = ⇔ = ⇔x= . Lưu ý. Cũng có thể viết A dưới dạng
r2 3 4 100
p 1
A = 3 x+4 − x rồi dùng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki được
4
1 25 5
µ ¶
2 2 2
A ≤ (3 + 4 ) x + − x = ⇒A≤ .
4 4 2

# VÍ DỤ 9. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn a + b + c = 3. Tìm giá trị lớn nhất
của:
p p p
a) A = 2 − a + 2 − b + 2 − c;
p p p
b) B = 5 − a + 5 − b + 5 − c.

ý Lời giải.

a) Áp dụng bất đẳng thức Cô-si


p p 1 + (2 − a) 3 − a
2 − a = 1.(2 − a) ≤ = .
2 2
Từ đó
2 A ≤ (3 − a) + (3 − b) + (3 − c) = 9 − (a + b + c) = 9 − 3 = 6 ⇒ A ≤ 3.

1 = 2 − a

Vậy max A = 3 ⇔ 1 = 2 − b ⇔ a = b = c = 1.

1 = 2− c

b) Áp dụng bất đẳng thức Cô-si


p p 4+5−a 9−a
2 5 − a = 4(5 − a) ≤ =
2 2
Từ đó
4B = (9 − a) + (9 − b) + (9 − c) = 27 − (a + b + c) = 27 − 3 = 24 ⇒ B ≤ 6.

4 = 5 − a

Vậy max B = 6 ⇔ 4 = 5 − b ⇔ a = b = c = 1.

4 = 5− c

p p
Lưu ý. Ở câu a) tapviết 2 p 2 − a = 1.(2 − a), biểu thức trong dấu căn nhân với k 1 .
Ở câu b) ta viết 2 5 − a = 4(5 − a), biểu thức trong dấu căn nhân với k2 = 4.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 146


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p x+ y
Có sự khác nhau nói trên vì ở bất đẳng thức xy ≤ , đẳng thức xảy ra tại x = y,
2
nên ta phải chọn k1 và k2 sao cho k1 = 2 − a và k2 = 5 − a.
Ở cả hai câu a và b do vai trò bình đẳng của a, b, c ta dự đoán cực trị xảy ra khi
a = b = c = 1, do đó k 1 = 2 − a = 2 − 1 = 1 và k 2 = 5 − a = 5 − 1 = 4.


p
4. Dạng f(x) − g(x)
Để tìm giá trị lớn nhất của dạng trên, tùy từng trường hợp mà ta sử dụng bất đẳng thức
Cô-si hay Bu-nhi-a-cốp-xki. Cần chú ý những dạng cơ bản sau:
p a
a) Dạng A = mx + ax + b trong đó m + = 0. Dùng bất đẳng thức Cô-si ta có
2
p 1 + b + ax 1 + b ax 1 + b
1.(ax + b) ≤ ⇒ A ≤ mx + + = .
2 2 2 2
p
b) Dạng B = mx + n a − x2 , Dùng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-ski ta có
³ p ´2
B2 = mx + n a − x2 ≤ ( m2 + n2 )( x2 + a − x2 ) = a( m2 + n2 ).

p
# VÍ DỤ 10. Tìm giá trị lớn nhất của A = x + 1 − 2 x.

ý Lời giải.
1
ĐKXĐ: x ≤ .
2
p 1 + (1 − 2 x)
Cách 1. Áp dụng bất dẳng thức Cô-si: A = x + 1.(1 − 2 x) ≤ x + =1
2
max A = 1 ⇔ 1 = 1 − 2 x ⇔ x = 0.
p 1 − y2
Cách 2. Đặt 1 − 2 x = y thì x = . Ta có
2
2
1− y
A= + y ⇒ 2 A = 1 − y2 + 2 y = 2 − ( y − 1)2 ≤ 2.
2
max A = 1 ⇔ y = 1 ⇔ x = 0. 

p
# VÍ DỤ 11. Tìm giá trị lớn nhất của A = x + − x2 − 2 x + 3.

ý Lời giải.
ĐKXĐ; −2 ≤ x ≤p1. p
Cách 1. A = x + 4 − ( x + 1)2 . Đặt x + 1 = y ta có A = −1 + y + 4 − y2 .
Áp dụng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki ta có
³ p ´2 p p
1.y + 1. 4 − y2 ≤ (12 + 12 )( y2 + 4 − y2 ) = 8 ⇒ y + 4 − y2 ≤ 8
p p
⇒ A ≤ −1 +p 8 = 2 1.
2 −p p p
max A = 2 2 − 1 ⇔ y = 4 − y2 ⇔ y = 2 ⇔ x = 2 − 1. p
Cách 2. Gọi 2
p a là giá trị biểu thức của A . Ta có a = x + − x − 2 x + 3
2
⇔ a − x = − x − 2 x + 3. (1)
Với a ≥ x thì (1) ⇔ a2 + x2 − 2ax = − x2 − 2 x + 3 ⇔ 2 x2 − 2(a − 1) x + (ap2
− 3) = 0.
Để tồn tạipx, phải có ∆p ≥ 0 ⇒ a + 2a − 7 ≤
0 2
p 0 ⇒ ( a + 1)2
≤ 8 ⇒ a ≤ 2 2 − 1.
max A = 2 2 − 1 ⇔ x = 2 − 1,khi đó a = 2 2 − 1, thỏa mãn x ≤ a. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 147


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
# VÍ DỤ 12. Tìm giá trị lớn nhất của A = x + 1 − 2 x − 2 x2 .

ý Lời giải.
ĐKXĐ: 1 − 2 x − 2 x2 ≥ 0.
Có thể giải hai cách như ở Ví dụ 139. Cách giải dùng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki
như sau: s
1 2
r
p 1 p 3
µ ¶
A = x+ 2 2
− x− x = x+ 2· − x+ .
2 4 2
r
1 1 p 3
Đặt x + = y, ta có A = − + y + 2 · − y2 .
2 2 4
r ¶2
p 3 £ 2 p 2¤ 2 3 9
µ µ ¶
2 2
Xét 1.y + 2 · −y ≤ 1 + ( 2) y + −y =
r 4 4 4
p 3 3 1 3
⇒ y+ 2· − y2 ≤ ⇒ A ≤ − + = 1.
4 r 2 2 2
3
− y2
4 1
max A = 1 ⇔ y = p ⇔ y = ⇔ x = 0, thỏa mãn 1 − 2 x − 2 x2 ≥ 0.
2 2
Lưu ý. Có thể giải bài toán trên bằng cách dùng bất đẳng thức Cô-si:
p 1 + (1 − 2 x − 2 x2 )
A = x+ 1.(1 − 2 x − 2 x2 ) ≤ x + = 1 − x 2 ≤ 1.
( 2
x=0
max A = 1 ⇔ ⇔ x = 0.
1 = 1 − 2 x − 2 x2
(Ta gặp may mắn khi x = 0 thỏa mãn 1 = 1 − 2 x − 2 x2 ). 
p
5. Dạng f(x) + x g(x)
Dùng bất đẳng thức Cô-si hoặc Bu-nhi-a-côp-xki. Cần chú ý những dạng cơ bản sau:
p
a) Dạng A = x a − x2
p x2 + ( a − x2 ) a
Dùng bất đẳng thức Cô-si: | A | = |a| a − x2 ≤ = .
2 2
p
b) Dạng B = mx + x ap− x2 p
p p p
Trước hết xét m + a − x2 = m · m + 1 · a − x2 ≤ (m + 1)(m + a − x2 ).
Sau đó đưa về dạng trên.

p
# VÍ DỤ 13. Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của A = 3 x + x 5 − x2 .

ý Lời giải.
p p
ĐKXĐ:³ −p 5 ≤ x ≤´ 5.
A = x 3+ 5− x .2

Áp dụng bất đẳng thức Bu-nhi-a-côp-xki ta có


³ p ´2 ³p p p ´2
3 + 1. 5 − x2 = 3 · 3 + 1 · 5 − x2 ≤ (3 + 1)(3 + 5 − x2 ) = 4(8 − x2 ).
p p p
⇒ 3+ 5− x 2 ≤ 2 · 8 − x2 ⇒ | A | ≤ 2| x| 8 − x2 ≤ x2 + (8 − x)2 = 8.
p
 p3

| A| = 8 ⇔ 3 ⇔ x = ±2.
 2
 2
x = 8− x
min A = −8 ⇔ x = −2; max A = 8 ⇔ x = 2. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 148


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p
6. Dạng f(x) · g(x) + h(x) · k(x) trong đó f(x) + h(x) và g(x) + k(x) đều là hằng số

p p
# VÍ DỤ 14. Cho A = 5 x − x2 + 18 + 3 x − x2 .

a) Tìm giá trị lớn nhất của A .

b) Tìm giá trị nhỏ nhất của A .

ý Lời giải.
p p
A= x(5
(− x) + (6 − x)( x + 3).
0≤x≤5
ĐKXĐ: ⇔ 0 ≤ x ≤ 5.
−3 ≤ x ≤ 6
p p p p
a) Do 0 ≤ x ≤ 5 nên có thể viết A = 5 · 5 − x + 6 − x · x + 3
Áp dụng bất đẳng thức Bu-nhi-a-côp-xki ta có
¡p p p p ¢2 p
A2 = x · 5 − x + 6 − x · x + 3 ≤ ( x + 6 − x)(5 − x + x + 3) = 48 ⇒ A ≤ 4 3.
p x 6− x 15
max A = 4 3 ⇔ = ⇔x= .
5− x x+3 7
p p
b) A = 5 x − x2 + (5 x − x2 ) + (18 − 2 x) (1)
Do 0 ≤ x ≤ 5 nên 8 ≤ 18 − 2 x ≤ 18. p p p (2)
2
Do 5 x − x p≥ 0 nên từ (1) và (2) suy ra A ≥ 18 − 2 x ≥ 8 = 2 2
min A = 2 2 ⇔ x = 5. p
Lưu ý. Mặc dù A 2 ≤ 48 nhưng không thể kết luận rằng min A = − 48 vì ta luôn có
A ≥ 0.


p p
7. Dạng f(x) · g(x) − h(x) · k(x) trong đó f(x) − h(x) và g(x) − k(x) đều là hằng số

p p
# VÍ DỤ 15. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = (7 − x)( x + 1) − x(4 − x).

ý Lời giải.
(
−1 ≤ x ≤ 7
ĐKXĐ: ⇔ 0 ≤ x ≤ 4.
0≤x≤4
p p p p
Do0 ≤ x ≤ 4 nên ta có thể viết A = 7 − x · x + 1 − x · 4 − x.
Xét (7 − x)( x + 1) − x(4 − x) = 2 x + 7 > 0 (do x ≥ 0) nên A > 0.
Áp dụng bất đẳng thức p (ab p − cd )2 ≥ p
(a2 − c2 )( b2 − d 2 ) (xảy ra đẳng thức tại ad = bc) và viết
p
lại A dưới dạng A = 7 − x · x + 1 − 4 − x · x, ta có
A 2 ≥ [(7 − x) − (4 − xp)] · [( x + 1) − x] = 3. p
Do A > 0 nên A ≥ 3.Do đó min A = 3 ⇔ (7 − x) x = ( x + 1)(4 − x) ⇔ x = 1. 
p p
8. Dạng f2 + g2 + h2 + k2 trong đó f + g và g + k đều là hằng số

# VÍ DỤ 16.

a) Chứng minh bất đẳng thức

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 149


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p p p
f 2 + g 2 + h 2 + k 2 ≥ ( f + h )2 + ( g + k )2 (1)
p p
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 + 4 + x2 + 8 x + 17.

ý Lời giải.
a) Ta có q
(1) ⇔ f 2 + g2 + h2 + k2 + 2 ( f 2 + g2 )( h2 + k2 ) ≥ f 2 + h2 + 2 f h + g2 + k2 + 2 gk
q
⇔ ( f 2 + g2 )( h2 + k2 ) ≥ f h + gk
⇔ f 2 h2 + f 2 k2 + g2 h2 + g2 k2 ≥ f 2 h2 + g2 k2 + 2 f hgk
⇔ ( f k − gh)2 ≥ 0, đúng
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi f k = gh.
b) Áp dụng
p bất đẳng
p thức ở câu
p a ta có
A= x2 + 22 + (4 − x)2 + 1 ≥
( x + 4 − x)2 + (2 + 1)2 = 5
8
min A = 5 ⇔ x.1 = 2(4 − x) ⇔ x = .
3

p p
9. Dạng f2 + g2 − h2 + k2 trong đó f − g và g − k đều là hằng số

# VÍ DỤ 17.

a) Chứng minh bất đẳng thức


¯p p ¯ p
¯ f 2 + g2 − h2 + k2 ¯ ≤ ( f − h)2 + ( g − k)2 . (1)
¯ ¯

p p
b) Tìm giá trị lớn nhất của x2 + 4 x + 13 − x2 + 2 x + 5.

ý Lời giải.
a) Ta có q
(1) ⇔ f 2 + g2 + h2 + k2 − 2 ( f 2 + g2 )( h2 + k2 ) ≤ f 2 + h2 − 2 f h
q
⇔ f h + gk ≤ ( f 2 + g2 )( h2 + k2 ). (2)
Nếu f h + gk < 0 thì (2) đúng.
Nếu f h + gk ≥ 0 thì (2) ⇔ f 2 h2 + g2 k2 + 2 f hgi ≤ f 2 h2 + f 2 k2 + g2 h2 + g2 k2
⇔ 0 ≤ ( f k − gh)2 , đúng. (
f k = gh
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi
f h + gk ≥ 0.
b) Áp dụng
¯p bất đẳng thức ở câu a ta¯ cóp
p p
| A| = ¯ ( x + 2)2 + 32 − ( x + 1)2 + 22 ¯ ≤ ( x + 2 − x − 1)2 + (3 − 2)2 = 2.
¯ ¯
(
p 2( x + 2) = 3( x + 1)
max | A | = 2 ⇔ ⇔ x = 1.
( x + 2)( x + 1) + 3 · 2 ≥ 0
p p p
Với x = 1 thì p A = 3 2 − 2 2 = 2.
Vậy max A = 2 ⇔ x = 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 150


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

10. Dạng chứa phân thức

x+1
# VÍ DỤ 18. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = p .
x−4

ý Lời giải.
ĐKXĐ: x > 4. s
p 2 p
y + 5 5 5
Đặt x − 4 = y > 0 thì x = y2 + 4. Ta có A = = y + ≥ 2 y. = 2 5.
y y y
p 5
min A = 2 5 ⇔ y = ⇔ y2 = 5 ⇔ x = 9. 
y

x+5
# VÍ DỤ 19. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = p .
9 − x2

ý Lời giải.
ĐKXĐ:−3 < x < 3. Do đó A > 0.
Gọi a là giá trị của biểu thức A . Ta có:
x+5
a= p ⇔ (a2 + 1) x2 + 10 x + (25 − 9a2 ) = 0.
9− x 2
4
Để tồn tại x, phải có ∆0 ≥ 0 ⇔ a2 (9a2 − 16) ≥ 0 ⇔ a ≥ .
3
4 9
min A = ⇔x=− . 
3 5

BÀI TẬP

BẤT ĐẲNG THỨC DẠNG CĂN THỨC


L BÀI 1. Chứng minh các bất đẳng thức:
p p p
a) a2 + b2 + c2 + d 2 ≥ (a − c)2 + ( b − d )2 ;
p p
b) x y − 1 + y x − 1 ≥ x y;
p
x2 + y2 xy
c) + ≥ 2, 5 với x, y > 0;
xy x+ y
r
1+a+b+ c 1 1 1
d) ≥ 1 + + + với a, b, c > 0 và abc = 1;
2 a b c
a b c
e) p +p +p > 2 với a, b, c > 0 và a2 + b2 + c2 = 1.
1−a 2 1−b 2 1− c 2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 151


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

CỰC TRỊ DẠNG CĂN THỨC


L BÀI 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
p p
a) A = x2 − 4 x + 4 + x2 − 8 x + 16;
p p p
b) B = x2 − 2 x + 1 + 4 x2 + 12 x + 9 + 9 x2 − 24 x + 16.
p p
L BÀI 3. Tìm giá trị lớn nhất của A = 2 x + 3 − 2 x − 5.
L BÀI 4. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của:
p p
a) A = x − 4 + 6 − x;
p p
b) B = 4 x + 3 1 − x.

L BÀI 5. Tìm giá trị lớn nhất của:


p p
a) A = 2 x + 4 + 2 − x;
p p p
b) B = 2a + 1 + 2b + 1 + 2 c + 1 với a, b, c > 0 và a2 + b2 + c2 = 3;
p p
c) C = a − 1 + b − 1 với a ≥ 1, b ≥ 1 và ab = 4;
p p
d) D = x3 + 1 + y3 + 1 với x, y > 0 và x2 + y2 = 8.

L BÀI 6. Tìm giá trị lớn nhất của:


p
a) A = −2 x + 9 − x2 ;
p
b) B = x + − x2 + 2 x + 3;
p
c) C = 2 x + − x2 − 8 x − 11.
p
L BÀI 7. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của A = x 1 − 4 x2 .
p p
L BÀI 8. Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của A = 2 x − x2 + 2 x − x2 + 3.
L BÀI 9. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
p p
a) A = x(3 − x) − (2 − x)( x − 1);
p p
b) B = 16 − ( x − 2)2 − 1 − x2 .
p p
L BÀI 10. Tìm giá trị nhỏ nhất của A = x2 + x + 1 + x2 − x + 1.
L BÀI 11. Tìm giá trị lớn nhất của:
p
x−3
a) A = ;
x
p
x−4
b) B = .
x+1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 152


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 20. TUYỂN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐẠI SỐ


TRONG CÁC ĐỀ THI
A BIẾN ĐỔI ĐỒNG NHẤT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
L BÀI 1. Cho các số x, y thỏa mãn đẳng thức 5 x2 + 5 y2 + 8 x y − 2 x + 2 y + 2 = 0.
Tính giá trị của biểu thức M = ( x + y)2015 + ( x − 2)2016 + ( y + 1)2017 .
(KT học kì I lớp 8 Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An 2016)
L BÀI 2. Cho a thỏa mãn a2 − 5a + 2 = 0. Tính giá trị của biểu thức P = a5 − a4 − 18a3 + 9a2 −
5a + 2017 + (a4 − 40a2 + 4) : a2 .
(KT học kì I lớp 8 Ba Đình, Hà Nội 2017)
b 2 + c 2 − a2 a2 − ( b − c)2
L BÀI 3. Cho x = và y = . Tính giá trị của biểu thức B = x + y + x y.
2 bc ( b + c )2 − a 2
(Đề thi học sinh giỏi lớp 8 Quốc Oai, Hà Nội 2017)
L BÀI 4.

a) Phân tích đa thức sau thành nhân tử: A = 21 x4 + 3 x3 + 2039 x2 + 3 x + 2018

b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức B = ( x2 − 2 x)( y2 + 6 y + 12) + 3 y2 + 18 y + 2048.
(Đề thi học sinh giỏi lớp 8 Việt Yên, Bắc Giang 2017)
1 1 1
L BÀI 5. Cho ba số a, b, c khác nhau và khác 0 thỏa mãn + + = 0.
a b c
1 1 1
Rút gọn biểu thức N = + + .
a2 + 2 bc b2 + 2 ca c2 + 2ab
(Đề thi học sinh giỏi lớp 8 Việt Yên, Bắc Giang 2017)
L BÀI 6. Cho biểu thức
1 2 3 2018
B= + 2 + 3 + · · · + 2018 .
16 16 16 16
Hãy so sánh hai số B2017 và B2018 .
(Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Bắc Giang 2017)
1
L BÀI 7. Cho x là số thực dương thỏa mãn điều kiện x2 + = 7. Tính giá trị các biểu thức
x2
1 1
A = x3 + 3
; B = x7 + 7 .
x x
(Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Bắc Ninh 2017)
1 1 1 p
L BÀI 8. Cho hai số thực dương a, b thỏa mãn + = . Chứng minh rằng a + b =
p p a b 2018
a − 2018 + b − 2018.
(Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Hưng Yên 2017)
p p
L BÀI 9. Cho a là nghiệm dương của phương trình 6 x2 + 3 x − 3 = 0. Tính giá trị biểu
a+2
thức A = p .
a4 + a + 2 − a2
(Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Hưng Yên 2017)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 153


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

¡p p ¢3 ¡p p ¢3 ¡p p ¢3
L BÀI 10. Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn x − y + y − z + z − x = 0.
¡p p ¢2013 ¡p p ¢2013 ¡p p ¢2013
Tính giá trị của biểu thức T = x − y + y− z + z− x .
(Đề thi vào lớp 10 Quảng Ninh 2013)
 2
 3a + 1 = 1

 2
b3

b
L BÀI 11. Tính giá trị của biểu thức M = a2 + b2 biết a và b thỏa mãn

 3 b2 2
+ 3 = 1.


a2 a
(Đề thi vào lớp 10 Quảng Ninh 2017)

2
x = y + z


L BÀI 12. Cho ( x0 ; y0 ; z0 ) là nghiệm của hệ phương trình y2 = x + z với x yz 6= 0.

 z2 = 2 x y

Tính giá trị biểu thức T = x0 + y0 + 1.


(Thi vào lớp 10 chuyên Hạ Long 2015)
L BÀI 13. Chứng minh bất đẳng thức
1 1 1 1
p p +p p +p p + ... + p p >4
1+ 2 3+ 4 5+ 6 79 + 80
(Đề thi Chuyên ĐHSPHN năm 2011, Vòng 1)
L BÀI 14. Cho p
s
1 p 1 2
a= 2+ − .
2 8 8
p p
a) Chứng minh rằng 4a2 + 2a − 2 = 0.
p
b) Tính giá trị của biểu thức S = a2 + a4 + a + 1.
(Đề thi vào Chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2011, vòng 2)
L BÀI 15. Với a, b, c là các số thực thỏa mãn: (3a + 3b + 3 c)3 = 24 + (3a + b − c)3 + (3 b + c − a)3 +
(3 c + a − b)3 . Chứng minh rằng: (a + 2 b)( b + 2 c)( c + 2a) = 1.
(Đề thi vào Chuyên KHTN Hà Nội năm 2015, vòng 2)

B PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI


L BÀI 16. Giải phương trình
1 1 1 1 −2
+ + + = .
x2 + x − 2 x2 + 7 x + 10 x2 + x − 20 x2 − 5 x + 4 7

(Đề thi vào 10, Chuyên Kiên Giang, 2016,V2)


L BÀI 17. Trong mặt phẳng tọa độ Ox y cho parabol (P ) : y = x2 và đường thẳng (d ) : y =
2 1
− ( m + 1) x + (với m là tham số)
3 3
a) Chứng minh rằng với mỗi giá trị của m đường thẳng d cắt (P ) tại 2 điểm phân biệt.

b) Gọi x1 , x2 là hoành độ giao điểm của d và (P ), đặt f ( x) = x3 + (m + 1) x2 − x. Chứng minh


1
đẳng thức f ( x1 ) − f ( x2 ) = − ( x1 − x2 )3 .
2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 154


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(Đề thi vào 10, Trường Đại học Sư phạm Hà nội, 2014)
L BÀI 18. Giải phương trình (3 x − 2)2 ( x2 − x)(3 x2 + x) = 4.
L BÀI 19. Giải phương trình: x( x2 + 9)( x + 9) = 22( x − 1)2
L BÀI 20. Giải phương trình

(9 x2 − 18 x + 5)(3 x2 − 4 x) − 7 = 0.

(TS 10 chuyên Trần Phú, Hải Phòng 2016)


L BÀI 21. Cho phương trình
nx2 + x − 2 = 0. (1)
với n là tham số.

a) Giải phương trình (1) khi n = 0.

b) Giải phương trình (1) khi n = 1.


(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Thanh Hóa, 2016)
L BÀI 22. Giải các phương trình sau:
3x − 4
a) = 1.
x−2
x2 − 3 x + 2
b) = 2.
2x + 1

L BÀI 23. Giải các phương trình sau:


3 x2 − 10 x + 3
a) = x + 2.
3x − 1
2x − 2 2
b) − x+1 = .
x−2 x−2
9 − 4x 3 5
L BÀI 24. Giải phương trình 2
= − .
9x − 1 3x + 1 1 − 3x
x2 + x − 2
L BÀI 25. Giải phương trình = 10.
x+2
8
L BÀI 26. Giải phương trình x + 3 = .
x+1
x + 1 2x − 1
L BÀI 27. Giải phương trình − + 3 = 0.
x−1 x−2
L BÀI 28. Giải phương trình:

x( x2 − 56) 21 x + 22
− 3 = 4. (1)
4 − 7x x +2
(Đề thi vào 10, Trường Đại học Sư phạm Hà nội, 2014)
L BÀI 29. Cho phương trình x2 − 2mx + m2 − m − 6 = 0 ( m là tham số). Xác định giá trị của
x1 x2 18
m để phương trình có hai nghiệm x1 , x2 thỏa mãn + = .
x2 x1 7
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bạc Liêu, 2016)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 155


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 30. Giải phương trình


1 7
36 x2 + 2
+ 21 x + − 18 = 0.
x 2x

(Đề thi vào 10, Chuyên Lâm Đồng, 2016)


L BÀI 31. Cho phương trình

x2 − 2( m − 1) x − 2 m + 5 = 0 (với m là tham số). (1)

Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1 , x2 sao cho x1 + x2 + 2 x1 x2 = 26.


(Đề thi vào 10, Chuyên Long An, 2016)
L BÀI 32. Cho phương trình

x2 − 2( m + 1) x + m2 + 4 = 0 (với m là tham số). (1)

a) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt.

b) Trong trường hợp phương trình (1) có hai nghiệm là x1 và x2 . Tìm m để biểu thức
C = 2( x1 + x2 ) − x1 x2 đạt giá trị lớn nhất và tìm giá trị lớn nhất đó.

(Đề thi vào 10, Chuyên Sơn La, 2016)


L BÀI 33. Tìm m để phương trình x2 − 2( m − 1) x + m2 + 2 = 0 có nghiệm x1 , x2 sao cho T =
x1 + x2 − ( x12 + x22 ) đạt giá trị lớn nhất.
(Đề thi vào 10, Chuyên Tây Ninh, 2016)
L BÀI 34. Giải phương trình

x2 − x + 1 x2 + 4 x + 1 = 6 x2 .
¡ ¢¡ ¢

(Đề thi vào 10, Sở GD-ĐT Bắc Ninh, 2017)


L BÀI 35. Giải phương trình:
x2 = ( x − 1)(3 x − 2).

(Đề thi vào 10, Sở giáo dục TP HCM, 2017)


x+1
L BÀI 36. Giải phương trình: − 1 = 0.
2
(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Phú Thọ, 2017)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 156


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C HỆ PHƯƠNG TRÌNH
L BÀI 37. Giải hệ phương trình
( p
2 x + y2 = 3
p
3 x − 2 y2 = 1
(Đề thi vào 10, Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, 2016 - V1)
(
( m − 1) x − m y = 3 m − 1
L BÀI 38. Cho hệ phương trình . Tìm tất cả các giá trị của tham số
2x − y = m + 5
m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất ( x; y) sao cho x3 − y3 = 64.
(Đề thi vào 10, Chuyên Lào Cai, 2016)
L
 BÀI 39. Giải hệ phương trình

 3 x2 + 2 y + 4 = 2 z( x + 3)

3 y2 + 2 z + 4 = 2 x( y + 3)

 2

3 z + 2 x + 4 = 2 y( z + 3).
(Đề thi vào 10, chuyên Ninh Bình, 2016)
L
 BÀI 40. Giải hệ phương trình
1 7
x + =


y 2
 1 7
y + = .

x 3
(Đề thi vào 10, Chuyên Đồng Tháp, 2016)
L
( BÀI 41. Giải hệ phương trình
2 y( x2 − y2 ) = 3 x (1)
2 2
với x, y cùng dấu.
x( x + y ) = 10 y (2)
(Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2016)
L
( BÀI 42. Giải hệ phương trình
x2 + 2 y − 4 x = 0
4 x2 − 4 x y2 + y4 − 2 y + 4 = 0
(Đề thi vào 10, Chuyên Hà Nội, 2016)
x3 + y3 + x y( x + y) = 4
(
L BÀI 43. Giải hệ phương trình
( x y + 1)( x2 + y2 ) = 4.
(Đề thi vào 10, Chuyên khoa học Tự nhiên vòng 1, năm 2016)
L
(pBÀI 44. Giải hệ phương trình
2 x − 1 + x2 − 6 y + 10 = 0
x2 − 6 y2 + x y + 2 x + 11 y − 3 = 0.
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bắc Giang, 2016)
L
 BÀI 45. Giải hệ phương trình
3
6 x + = 13


x+ y
9
12 x2 + x y + y2 +
¡ ¢
= 85.


( x + y)2
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Hà Tĩnh, 2016)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 157


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 46. µ Giải hệ¶ phương trình


1 25

2 2
( x + y ) 1 + 2 2 =


x y 4
.
1 1
µ ¶

( x + y) 1 +
 =−
xy 2
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Hậu Giang, 2016)
L
( BÀI 47. Giải hệ phương trình
2 x3 + x2 y + 2 x2 + x y + 6 = 0
.
x2 + 3 x + y = 1
(Đề thi vào 10 chuyên, Hùng Vương, Phú Thọ, 2016)
L
( BÀI 48. Giải hệ phương trình
x2 + 4 y2 = 5
4 x2 y + 8 x y2 + 5 x + 10 y = 1
(Đề thi vào 10, Chuyên KHTN Hà Nội vòng 2, 2016)

D PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA, BẬC BỐN, PHƯƠNG TRÌNH DẠNG


PHÂN THỨC
L BÀI 49. Giải phương trình: x3 − 15 x2 − 33 x + 847 = 0.
L BÀI 50. Giải phương trình: x3 − 6 x2 + 7 x + 2 = 0.
L BÀI 51. Giải phương trình: 3 x4 + 7 x3 + 7 x + 3 = 0.
L BÀI 52. Giải phương trình 3 x4 − 4 x3 − 5 x2 + 4 x + 3 = 0.
L BÀI 53. Giải phương trình 2 x4 − 21 x3 + 34 x2 + 105 x + 50 = 0.
L BÀI 54. Giải phương trình ( x + 1)( x + 2)( x + 3)( x + 4) = 24.
L BÀI 55. Giải phương trình: ( x − 1)( x − 3)( x + 5)( x + 7) = 297.
L BÀI 56. Giải phương trình: ( x + 3)4 + ( x + 1)4 = 706.
L BÀI 57. Giải phương trình ( x + 1)4 + x4 = 1.
1 1 1 3
L BÀI 58. Giải phương trình + + = .
x2 + 5 x + 4 x2 + 11 x + 28 x2 + 17 x + 70 4x − 2
1 1 1 1
L BÀI 59. Giải phương trình − = − .
2008 + 1 2009 + 2 2010 x + 4 2011 x + 5
2x 13
L BÀI 60. Giải phương trình 2 + 2 = 6.
3x − 5x + 2 3x + x + 2
1 1
L BÀI 61. Giải phương trình 2 + = 15.
x ( x + 1)2
x+1 2 x+1 x−2 2
µ ¶ µ ¶
L BÀI 62. Giải phương trình + = 12 .
x−2 x−3 x−3

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 158


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

E PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN BẬC HAI


p
L BÀI 63. Giải phương trình 2( x + 2) 3 x − 1 = 3 x2 − 7 x − 3
L BÀI 64. Giải phương trình ( x2 − 6 x + 5)
¡p ¢
x − 2 − x + 4 = 0.
p
L BÀI 65. Giải phương trình x 2 x − 2 = 9 − 5 x.
p p ¢³ p ´
L BÀI 66. Giải phương trình 2( x + 1) x + 1 =
¡p
x + 1 + 1 − x 2 − 1 − x2 .
p
3p 4
L BÀI 67. Giải phương trình x2 − 3 x + 1 = − x + x 2 + 1.
3
p ¢ ³p ´
L BÀI 68. Giải phương trình
¡p
x+5− x+1 x 2 + 6 x + 5 + 1 = 4.
p
L BÀI 69. Giải phương trình ( x − 2) x − 3 = 3 x − 6.
1 − 2 x 3 x + x2
r
L BÀI 70. Giải phương trình = 2 .
x x +1
p
L BÀI 71. Giải phương trình x 2 − x 3 + x = 6 x − 1.
p
L BÀI 72. Giải phương trình x 3 − x 2 − x x − 1 − 2 = 0.
p
L BÀI 73. Giải phương trình 3 x2 + 4 = 3 x x2 + 4.
p
L BÀI 74. Giải phương trình 4 x2 + 5 + 3 x + 1 = 13 x.
p
L BÀI 75. Giải phương trình 5 x − x2 + 2 x2 − 10 x + 6 = 0.
p
L BÀI 76. Giải phương trình 6 x − x2 + 2 x2 − 12 x + 15 = 0.
p p
L BÀI 77. Giải phương trình x4 − x2 + 4 + x4 + 20 x2 + 4 = 7 x.
p
L BÀI 78. Giải phương trình ( x + 5)(2 − x) = 3 x3 + 3 x.
p p 6x − 2
L BÀI 79. Giải phương trình x + 1 − 2 − 2x = p .
9 x2 + 4
p p
L BÀI 80. Giải phương trình x2 + 5 − x − 1 − x = 0.
p p
L BÀI 81. Giải phương trình 3 x − 4 − x + 2 = x − 3.
p
L BÀI 82. Giải phương trình 2 x − 1 = x 2 − 3 x + 1.
p ¢³ p ´
L BÀI 83. Giải phương trình x + 3 − x + 1 x2 + x2 + 4 x + 3 = 2 x.
¡p

p p p
L BÀI 84. Giải phương trình 3 x + 1 − x − 2 = 2 x + 7 − 2.

F PHƯƠNG TRÌNH CHỨA CĂN THỨC BẬC BA, BẬC BỐN


p3
p3
p
3
L BÀI 85. Giải các phương trình 2 x − 1 + 2 x + 1 = x 16.
p p
3
L BÀI 86. Giải phương trình x + 1 + 2 3 x − 1 = 6.
p
x3 − 3 x2 − 8 x + 40 = 8 4 x + 4.
4
L BÀI 87. Giải phương trình
p
3
³ p ´
L BÀI 88. Giải phương trình 14 − x3 + x = 2 1 + x2 − 2 x − 1 .
p p
4
L BÀI 89. Giải phương trình 4
x + 17 − x = 3.
p p
4 p
6
L BÀI 90. Giải phương trình 1 − x2 + x2 + x − 1 + 1 − x = 1.
p
3
p3
p
3
L BÀI 91. Giải phương trình 7 x + 1 − x 2 − x − 8 + x 2 − 8 x − 1 = 2.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 159


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

G BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG ĐA THỨC


L BÀI 92. Cho x, y là các số thực thỏa mãn x2 + x y + y2 = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu
thức P = x3 y + x y3 .
(Đề thi HSG Khánh Hòa 2018)
L BÀI 93. Cho a, b, c là số thực dương thỏa mãn a + b + c = 3. Chứng minh rằng

4(a2 + b2 + c2 ) − (a3 + b3 + c3 ) ≥ 9.
(Đề thi tuyển sinh Chuyên Vĩnh Phúc 2016 )
L BÀI 94. Cho ba số a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0; |a| ≤ 1, | b| ≤ 1 và | c| ≤ 1. Chứng minh rằng
a 4 + b 6 + c 8 ≤ 2.
(Đề thi tuyển sinh Chuyên Bình Phước 2017)
L BÀI 95. Cho các số không âm x, y, z thỏa mãn x + y + z = 1. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị
9
nhỏ nhất của biểu thức P = x2 + y2 + z2 + x yz.
2
(Đề thi tuyển sinh Chuyên Hùng Vương Phú Thọ 2017)
a2 + b2 + c2 = 11
(
1
L BÀI 96. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn Chứng minh ≤ a, b, c ≤
ab + bc + ca = 7. 3
3.
(Đề thi tuyển sinh Chuyên ĐăkLăk 2017)
L BÀI 97. Cho các số thực x, y, z thỏa mãn x y + yz + zx = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của T =
x4 + y4 + z4 .
(Đề thi HSG Vĩnh Long 2018)
2
3x
L BÀI 98. Cho x, y, z thỏa mãn + y2 + z2 + yz = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
2
của B = x + y + z.
(Đề thi HSG Vĩnh Long 2017)
L BÀI 99. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn a + b + c = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu
thức P = 2(a2 b + b2 c + c2 a) + (a2 + b2 + c2 ) + 4abc.
(Đề thi HSG Phú Thọ 2017)
2 2
L BÀI 100. Cho a, b thỏa mãn : 4a − 3ab + 4b ≤ 6. Chứng minh rằng 2a + 4b + 3ab ≤ 11.
(Đề thi HSG Nam Định 2017)

H BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG PHÂN THỨC


L BÀI 101. Cho bốn số thực dương x, y, z, t thỏa mãn x + y + z + t = 2. Tìm giá trị nhỏ nhất
( x + y + z)( x + y)
của biểu thức A = .
x yzt
L BÀI 102. Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn x y = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu
thức:
3
M = x2 + y2 + .
x+ y+1

L BÀI 103. Cho x, y, z là ba số thực dương thỏa mãn x + y + z = 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của
x+1 y+1 z+1
biểu thức Q = 2
+ 2
+ .
1+ y 1+ z 1 + x2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 160


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 104.

a) Cho hai số x > 0, y > 0. Chứng minh rằng


1 1 1 1
µ ¶
≤ + .
x+ y 4 x y

1 1 1
b) Cho số dương a, b, c thỏa mãn + + = 16. Chứng minh rằng
a b c
1 1 1 8
+ + ≤ .
3a + 2 b + c a + 3 b + 2 c 2a + b + 3 c 3

L BÀI 105. Cho a, b, c là các số thực không âm thỏa mãn ab + bc + ca = 3 và a ≥ c. Tìm giá
1 2 3
trị nhỏ nhất của biểu thức P = 2
+ 2
+ .
(a + 1) ( b + 1) ( c + 1)2
L BÀI 106. Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn điều kiện x + y ≤ 4. Tìm giá trị nhỏ nhất
2 35
của biểu thức P = + + 2 x y.
x2 + y2 xy
1 1 1
L BÀI 107. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn + + = 2017. Tìm giá trị lớn
a+b b+c a+c
1 1 1
nhất của biểu thức P = + + .
2a + 3 b + 3 c 3a + 2 b + 3 c 3a + 3 b + 2 c
L BÀI 108. Cho x, y là các số thực. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
( x2 − y2 )(1 − x2 y2 )
P= .
(1 + x2 )2 (1 + y2 )2

I BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ DẠNG CĂN THỨC


L BÀI 109. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn a + b + c = 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của
p p p
P= 2a + bc + 2 b + ac + 2 c + ab.

(Đề thi vào lớp 10 TP Hà Nội 2014-2015)


L BÀI 110. Với ba số dương x, y, z thỏa mãn x + y + z = 1, tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
x y z
Q= p + p + p .
x + x + yz y + y + zx z + z + x y

(Đề thi vào lớp 10 chuyên TP Hà Nội 2014-2015)


L BÀI 111. Cho các số thực a, b, c không âm và thỏa mãn a + b + c = 1. Chứng minh rằng
p p p
5 a + 4 + 5 b + 4 + 5 c + 4 ≥ 7.

(Đề thi vào lớp 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2016-2017)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 161


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 112. Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn điều kiện a + b + c = 1. Tìm giá trị lớn
nhất của biểu thức s s r
ab bc ca
P= + + .
c + ab a + bc b + ca

(Đề thi vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc 2011-2012)


L BÀI 113. Cho các số thực dương a, b, c và
q
¡ ¢2 ¡ ¢2 ¡ ¢2
P= c 2 a2 + b 2 + a2 b 2 + c 2 + b 2 c 2 + a2 .

Chứng minh rằng


54(abc)3
P≥ q ·
2 4 4 4
(a + b + c) (ab) + ( bc) + ( ca)

(Đề thi vào lớp 10 chuyên Vĩnh Phúc 2011-2012)


L BÀI 114. Cho các số dương a, b, c thỏa mãn điều kiện a2 + b2 + c2 = 1. Chứng minh rằng
s s s
2 2
ab + 2 c bc + 2a ca + 2 b2
+ + ≥ 2 + ab + bc + ca.
1 + ab − c2 1 + bc − a2 1 + ca − b2

(Đề thi vào lớp 10 chuyên Vĩnh Phúc 2013-2014)


L BÀI 115. Cho các số thực duơng x, y. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
2 2 (2 x + y)( x + 2 y) 8
P=p +p + − .
(2 x + y)3 + 1 − 1 ( x + 2 y)3 + 1 − 1 4 3( x + y)

(Đề thi vào lớp 10 chuyên Hùng Vương Phú Thọ 2016-2017, chuyên Toán)
1 1 1
L BÀI 116. Cho x, y, z là các số duơng thoả mãn + + = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của
x y z
biểu thức s s s
3
2x + 3 y3 3
2 y + 3z 3 2 z 3 + 3 x3
P= + + .
x + 4y y + 4z z + 4x

(Đề thi vào lớp 10 chuyên Hùng Vương Phú Thọ 2016-2017, chuyên Tin)
L BÀI 117. Cho a, b, c là ba số thực dương thỏa mãn điều kiện a + b + c = 3. Tìm giá trị lớn
nhất của biểu thức
bc ca ab
P=p +p +p .
3a + bc 3 b + ca 3 c + ab

(Đề thi vào lớp 10 tỉnh Hà Nam 2016-2017)


p p p
L BÀI 118. Cho a, b, c là ba số thực dương thỏa mãn điều kiện a+ b+ c = 1. Tìm giá
trị nhỏ nhất của biểu thức
p p p
P= 2a2 + ab + 2 b2 + 2 b2 + bc + 2 c2 + 2 c2 + ca + 2a2 .

(Đề thi vào lớp 10 tỉnh Hưng Yên 2016-2017)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 162


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 119. Cho a, b, c là các số thực không âm và thỏa mãn

3(ab + bc + ca) = 3 + 2(a + b + c).

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức


p p p
P=a 3 b2 + 6 c2 + b 3 c 2 + 6 a2 + c 3 a2 + 6 b 2 .

(Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Đại học Vinh 2016-2017, vòng 1)
L BÀI 120. Cho a, b, c là các số thực dương thoả mãn ab + bc + ca = 3abc. Chứng minh rằng
1 1 1 3
p +p +p ≤p .
a3 + b b3 + c c3 + a 2

(Đề thi vào lớp 10 chuyên Quảng Bình 2016-2017, chuyên Toán)
L BÀI 121. Cho x, y > 0. Chứng minh rằng
p p
x y+ y x x+ y 1
− 6 .
x+ y 2 4

(Đề thi vào lớp 10 chuyên TP Hồ Chí Minh 2016-2017, chuyên Toán)
L BÀI 122. Cho a, b, c là các số thực thỏa mãn điều kiện a + b = 4 c. Chứng minh rằng
p p p
2 a2 − ab + b2 + a2 − 2ac + 4 c2 + b2 − 2 bc + 4 c2 ≥ 8 c.

(Đề thi vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh 2016-2017)


L BÀI 123. Cho a, b, c là các số thực thỏa mãn điều kiện a2 + b2 + c2 = 1. Chứng minh rằng
p p p
a2 + b 2 c 2 + b 2 + c 2 a2 + c2 + a2 b2 ≥ ab + bc + ca + 1.

(Toán tuổi thơ B3-85, 03-2010)


L BÀI 124. Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn a + b + c = 3. Chứng minh rằng
p p p 1 1 1
µ ¶
2 2 2
¡ ¢
a+ b+ c ≥ a +b + c 4− 2 − 2 − 2 .
a b c

(Toán tuổi thơ 87+88, 05+06-2010)


L BÀI 125. Cho a, b, c là các số thực dương. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
r s r p
a b c 2(a + b + c)
P= + + +p p p ·
b+c c+a a+b ab + bc + ca

(Toán tuổi thơ 90+91, 08+09-2010)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 163


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 126. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn


p p p p
a2 + b 2 + b2 + c2 + c2 + a2 = 3 2.

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

a2 b2 c2
P= + + ·
b+c c+a a+b

(Toán tuổi thơ B4-94, 12-2010)


L BÀI 127. Cho a, b, c là các số thực dương. Chứng minh rằng
s s s
2a 2b 2c ( a + b + c )2
+ + ≥ 2 ·
a+b b+c c + a a + b2 + c2

(Toán tuổi thơ B4-117, 11-2012)


1 1 1
L BÀI 128. Cho a, b, c là các số thực dương thoả mãn điều kiện + + ≤ 2. Chứng minh
a b c
rằng
1 1 1 2
p +p +p ≤ .
5a2 + 2ab + 2 b2 5 b2 + 2 bc + 2 c2 5 c2 + 2 ca + 2a2 3

(Đề thi HSG Toán 9 Vĩnh Phúc 2017-2018)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 164


PHẦN

III
CÁC BÀI TOÁN
NGHIỆM
NGUYÊN

165
1
| CHƯƠNG

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI


PHƯƠNG TRÌNH VỚI NGHIỆM
NGUYÊN

Giải phương trình nghiệm nguyên chứa các ẩn x, y, z, . . . là tìm tất cả các bộ số nguyên
( x0 , y0 , z0 , . . . ) thỏa mãn phương trình đó. Khi giải phương trình nghiệm nguyên, do phải lợi
dụng các tính chất của tập hợp Z nên ngoài các biến đổi tương đương, ta còn dùng đến các
biến đổi mà các giá trị của ẩn chỉ thỏa mãn điều kiện cần (chứ chưa phải điều kiện cần và
đủ) của nghiệm. Trong trường hợp này, ta cần kiểm tra lại các giá trị đó bằng cách thử vào
phương trình đã cho. Do đó, việc giải phương trình nghiệm nguyên thường gồm hai bước:

• Bước 1. Giả sử phương trình có nghiệm nguyên ( x0 , y0 , z0 , . . . ), ta suy ra các ẩn phải


nhận các giá trị nào đó.

• Bước 2. Thử lại các giá trị đó của ẩn để khẳng định tập nghiệm của phương trình.

Để đơn giản, trong nhiều bài toán ở cuốn sách này, bước 1 không tách riêng một cách tường
minh và các giá trị x0 , y0 , z0 , . . . vẫn được biểu thị bởi x, y, z, . . . Với các bài toán mà các
biến đổi đều tương đương, ta không cần bước 2. Một phương trình nghiệm nguyên có thể vô
nghiệm, hoặc hữu hạn nghiệm, hoặc vô số nghiệm. Trong trường hợp phương trình có vô số
nghiệm nguyên, các nghiệm nguyên của phương trình thường được biểu thị bởi một công
thức có chứa tham số là một số nguyên.

| Bài 1. PHƯƠNG PHÁP XÉT TÍNH CHIA


HẾT
A PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TÍNH CHIA HẾT CỦA MỘT ẨN

# VÍ DỤ 1. Giải phương trình nghiệm nguyên

3 x + 17 y = 159 (1)

ý Lời giải.

166
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Giả sử x, y là các số nguyên thỏa mãn phương trình (1). Ta thấy 159 và 3 x đều chia hết
. .
cho 3 nên 17 y .. 3, suy ra y .. 3 (vì 17 và 3 nguyên tố cùng nhau). Đặt y = 3 t ( t ∈ Z). Thay vào
phương trình (1) ta được

3 x + 17.3 t = 159 ⇔ x + 17 t = 53.


(
x = 53 − 17 t
Do đó ( t ∈ Z). (2)
y = 3t
Thử lại, thay các biểu thức của x và y ở (2) vào (1) thì phương trình được nghiệm đúng. Vậy
phương trình (1) có vô số nghiệm nguyên ( x; y) được biểu thị bởi công thức
(
x = 53 − 17 t
( t là số nguyên tùy ý).
y = 3t

B PHƯƠNG PHÁP ĐƯA VỀ PHƯƠNG TRÌNH ƯỚC SỐ


Ta gọi phương trình ước số là phương trình có vế trái là một tích các biểu thức có giá trị
nguyên, vế phải là một hằng số nguyên. Bằng cách tìm ước của hằng số đó, ta tìm được
nghiệm nguyên của phương trình đã cho.

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm của phương trình

x y − x − y = 2.

ý Lời giải.
Biến đổi phương trình thành

x( y − 1) − y = 2 ⇔ x( y − 1) − ( y − 1) = 2 + 1
⇔ ( y − 1)( x − 1) = 3.

Vì x và y là các số nguyên nên x − 1 và y − 1 là các số nguyên và là ước của 3. Do vài trò


bình đẳng của x và y trong phương trình nên có thể giả sử rằng x ≥ y, khi đó x − 1 ≥ y − 1.
Lúc đó ta có:
( (
x−1 = 3 x − 1 = −1
hoặc
y−1 = 1 y − 1 = −3.

Do đó
( (
x=4 x=0
hoặc
y=2 y = −2.

Các nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình là (4; 2), (2; 4), (0; 2), (−2; 0). 

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

2x y − x + y = 3

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 167


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta có:

2x y − x + y = 3 ⇔ 4x y − 2x + 2 y = 6
⇔ 2 x(2 y − 1) + (2 y − 1) = 6 − 1
⇔ (2 y − 1)(2 x + 1) = 5.

Vì 2 x + 1 và 2 y − 1 lấy các giá trị nguyên và là ước của 5 nên ta có

2x + 1 1 5 −5 −1
2 y−1 5 1 −1 −5

Vậy phương trình nghiệm nguyên ( x; y) là (0; 3), (−1; −2), (2; 1), (−1; 0).
1
Lưu ý. Để viết vế trái 2 x y − x + y thành một tích, ta biến đổi thành x(2 y − 1) + (2 y − 1). Do
2
đó ta nhân hai vế của phương trình 2 x y − x + y = 3 với 2 rồi trừ 1 vào hai vế để đưa về
phương trình ước số. 

C PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ MỘT ẨN THEO ẨN CÒN LẠI RỒI


DÙNG TÍNH CHIA HẾT

# VÍ DỤ 4. Giải phương trình ở ví dụ 2 (ở trang 167) bằng cách biểu thị x theo y rồi
tách ra các giá trị nguyên và dùng tính chia hết.

ý Lời giải.

xy− x − y = 2
⇔ x( y − 1) = y + 2.

Ta thấy y 6= 1 (vì nếu y = 1 thì 0 x = 3, vô nghiệm).


y+2
Do đó x = .
y−1
y+2
Tách ra ở phân thức các số nguyên được
y−1

y+2 y−1+3 3
x= = = 1+ .
y−1 y−1 y−1

3
Do x là số nguyên nên là số nguyên, do đó y − 1 là ước của 3. Lần lượt cho y − 1 bằng
y−1
−1, 1, −3, 3, ta được đáp số như ở ví dụ 2. 

D PHƯƠNG PHÁP XÉT SỐ DƯ CỦA TỪNG VẾ

# VÍ DỤ 5. Chứng minh rằng các phương trình sau không có nghiệm nguyên:

a) x2 − y2 = 1998; b) x2 + y2 = 1999.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 168


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Dễ chứng minh x2 , y2 chia cho 4 chỉ có số dư là 0 hoặc 1 nên x2 − y2 chia cho 4 có số dư


là 0 hoặc 1 hoặc 3. Còn vế phải 1998 chia cho 4 dư 2. Vậy phương trình không có
nghiệm nguyên.
b) x2 , y2 chia cho 4 có số dư là 0 hoặc 1 nên x2 + y2 chia cho 4 có số dư là 0 hoặc 1 hoặc 2.
Còn vế phải là 1999 chia cho 4 dư 3. Vậy phương trình không có nghiệm nguyên.

∗Kinh nghiệm giải toán
Cần nhớ các kết luận được rút ra từ ví dụ 5 :
x2 − y2 chia cho 4 không dư 2,
x2 + y2 chia cho 4 không dư 3.

# VÍ DỤ 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

9 x + 2 = y2 + y.

ý Lời giải.
Biến đổi phương trình thành 9 x + 2 = y( y + 1).
Ta thấy vế trái của phương trình là số chia hết cho 3 dư 2 nên y( y + 1) chia cho 3 dư 2.
Từ đó chỉ có thể là y = 3k + 1 và y + 1 = 3k + 2 ( k nguyên).
Khi đó
9 x + 2 = (3 k + 1)(3 k + 2)
⇔9 x = 9 k 2 + 9 k
⇔ x = k( k + 1).

Thử lại, (x = k(k + 1), y = 3k + 1 thỏa mãn phương trình đã cho.


x = k( k + 1)
Đáp số: ( k là số nguyên tùy ý). 
y = 3k + 1

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: 2 x + 13 y = 156.


L BÀI 2. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) 2 x y − 4 x + y = 7; b) 3 x y + x − y = 1.

L BÀI 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: 2 x2 + 3 x y − 2 y2 = 7.


L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: x3 − y3 = 91.
L BÀI 5. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: x2 − x y = 6 x − 5 y − 8
L BÀI 6. Cho đa thức f ( x) có các hệ số nguyên. Biết rằng f (1) · f (2) = 35. Chứng minh rằng
đa thức f ( x) không có nghiệm nguyên.
L BÀI 7. Chứng minh rằng các phương trình sau không có nghiệm nguyên:

a) 3 x2 − 4 y2 = 13; b) 7 x2 + 12 y2 = 2013.

L BÀI 8. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên:
x 2 = 2 y 2 − 8 y + 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 169


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 9. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên:

x5 − 5 x3 + 4 x = 24(5 y + 1).

L BÀI 10. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên:

3 x5 − x3 + 6 x2 − 15 x = 2001.

L BÀI 11. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên:

| x − y| + | y − z| + | z − x| = 2015.

L BÀI 12. Chứng minh rằng số A = 1 00 . . . 0} 5 00


| {z . . . 0} 1 không phải là lập phương của
| {z
49 chữ số 0 50 chữ số 0
một số tự nhiên.

| Bài 2. PHƯƠNG PHÁP DÙNG BẤT ĐẲNG


THỨC
A PHƯƠNG PHÁP SẮP THỨ TỰ CÁC ẨN

# VÍ DỤ 1. Tìm ba số nguyên dương sao cho tổng của chúng bằng tích của chúng.

ý Lời giải.

• Cách 1. Gọi các số nguyên dương phải tìm là x, y, z. Ta có:

x + y + z = x yz.

Chú ý rằng các ẩn x, y, z có vai trò bình đẳng trong phương trình nên có thể sắp thứ
tự giá trị các ẩn, chẳng hạn:
1 ≤ x ≤ y ≤ z.
Do đó x yz = x + y + z ≤ 3.
Chia hai vế của bất đẳng thức x yz ≤ 3 z cho số dương z, ta được x y ≤ 3. Do đó
x y ∈ {1; 2; 3}.

+ Với x y = 1, ta có x = 1, y = 1. Thay vào x + y + z = x yz được 2 + z = z, loại.


+ Với x y = 2, ta có x = 1, y = 2. Thay vào x + y + z = x yz ta được z = 3.
+ Với x y = 3, ta có x = 1, y = 3. Thay vào x + y + z = x yz được z = 2, loại vì trái với sắp
xếp y ≤ z.

Vậy ba số phải tìm là 1; 2; 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 170


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Cách 2. Chia hai vế của x + y + z = x yz cho x yz 6= 0, ta được


1 1 1
+ + = 1.
yz xz x y

Giả sử 1 ≤ x ≤ y ≤ z. Ta có:
1 1 1 1 1 1 3
1= + + ≤ 2 + 2 + 2 = 2.
yz xz x y x x x x
3
Suy ra ≥ 1, do đó x2 ≤ 3 nên x = 1. Thay x = 1 vào x + y + z = x yz ta được
x2
1 + y + z = yz
⇔ yz − y − z = 1
⇔ y( z − 1) − ( z − 1) = 2
⇔( z − 1)( y − 1) = 2.

Ta có z − 1 ≥ y − 1 ≥ 0 nên z − 1 = 2 và y − 1 = 1. Suy ra ( y; z) = (2; 3). Ba số phải tìm là


1; 2; 3.

Lưu ý: Ở cách 1, từ x y ≤ 3 còn có thể suy ra x2 ≤ x y ≤ 3 nên x = 1. 

B PHƯƠNG PHÁP XÉT TỪNG KHOẢNG GIÁ TRỊ CỦA ẨN

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


1 1 1
+ = .
x y 3

ý Lời giải.
Do vai trò bình đẳng của x và y, giả sử x ≥ y. Ta sẽ dùng bất đẳng thức để giới hạn khoảng
giá trị của số nhỏ hơn (là y).
1 1
Hiển nhiên ta có < nên y > 3.
y 3
1 1
Mặt khác, do x ≥ y ≥ 1 nên ≤ . Do đó
x y
1 1 1 1 1 2 2 1
= + ≤ + = ⇒ ≥ ⇒ y ≤ 6.
3 x y y y y y 3

Do y là số nguyên nên từ y > 3 và y ≤ 6 suy ra y ∈ {4; 5; 6}.


1 1 1 1
• Với y = 4 ta được = − = nên x = 12.
x 3 4 12
1 1 1 2
• Với y = 5 ta được = − = , loại vì x không là số nguyên.
x 3 5 15
1 1 1 1
• Với y = 6 ta được = − = nên x = 6.
x 3 6 6
Đáp số: Các nghiệm nguyên dương ( x; y) của phương trình đã cho là (4; 12), (12; 4); (6; 6).
Lưu ý:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 171


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Để giới hạn y ≤ 6, có thể lập luận


1 1 1 1 1 1 1
µ ¶
y≤x⇒ ≥ ⇒ ≥ + :2= :2= .
y x y x y 3 6

Vậy y ≤ 6.

b) Cách giải đưa về phương trình ước số:


1 1 1 x+ y 1
+ = ⇔ = ⇔ x y − 3 x − 3 y = 0 ⇔ ( x − 3)( y − 3) = 9.
x y 3 xy 3

Sau đó, xét các ước của 9.

Kinh nghiệm giải toán: Khi các ẩn trong phương trình có vai trò bình đẳng, ta thường
sắp thứ tự các ẩn, sau đó dùng bất đẳng thức để giới hạn khoảng giá trị của số nhỏ. 

C PHƯƠNG PHÁP CHỈ RA NGHIỆM NGUYÊN


Phương pháp xét từng khoảng giá trị của ẩn còn được thể hiện dưới dạng chỉ ra một hoặc
một vài số là nghiệm của phương trình, rồi chứng minh phương trình không còn nghiệm
nào khác.

# VÍ DỤ 3. Tìm các số tự nhiên x sao cho

2x + 3x = 5x .

ý Lời giải.
Viết phương trình dưới dạng µ ¶x µ ¶x
2 3
+ = 1.
5 5

• Với x = 0 thì vế trái phương trình trên bằng 2, loại.

• Với x = 1 thì vế trái phương trình trên bằng 1, đúng.


µ ¶x
2 2 3 x 3
µ ¶
• Với x ≥ 2 thì < , < nên
5 5 5 5
µ ¶x µ ¶x
2 3 2 3
+ < + = 1, loại.
5 5 5 5

Vậy nghiệm duy nhất của phương trình là x = 1. 

D PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHƯƠNG TRÌNH BẬC


HAI CÓ NGHIỆM
Ở những phương trình có thể đưa về phương trình bậc hai đối với một ẩn, ta sử dụng điều
kiện phương trình có nghiệm là ∆ ≥ 0.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 172


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 − x y + y2 = 2 x − y.

ý Lời giải.
Viết phương trình đã cho thành phương trình bậc hai đối với x ta được

x2 − ( y + 2) x + ( y2 + y) = 0.

Điều kiện để phương trình bậc hai ẩn x có nghiệm là ∆ ≥ 0.


Ta có ∆ = ( y + 2)2 − 4( y2 + y) = −3 y2 + 4.

∆ ≥ 0 ⇔ 3 y 2 ≤ 4.

Do y ∈ Z nên y ∈ {0; 1; −1}.

• Với y = 0, thay vào phương trình x2 − x y + y2 = 2 x − y ta được x2 − 2 x = 0. Ta có x1 = 0;


x2 = 2.

• Với y = 1, thay vào phương trình x2 − x y + y2 = 2 x − y ta được x2 − 3 x + 2 = 0. Ta có x3 = 1;


x4 = 2.

• Với y = −1, thay vào phương trình x2 − x y + y2 = 2 x − y ta được x2 − x = 0. Ta có x5 = 0;


x6 = 1.

Đáp số: Phương trình có nghiệm ( x; y) là (0; 0), (2; 0); (1; 1); (2; 1); (0; −1); (1; −1). 
Kinh nghiệm giải toán: Biệt số ∆ ≥ 0 là điều kiện cần và đủ để phương trình bậc hai có
nghiệm, nhưng chỉ là điều kiện cần (chứ chưa đủ) để phương trình có nghiệm nguyên. Tuy
nhiên các giá trị tìm được nói trên đều là các số nguyên nên chúng là nghiệm nguyên của
phương trình. Không đòi hỏi phải thử chúng vào phương trình đã cho.

# VÍ DỤ 5. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 + x y + y2 = x + y.

ý Lời giải.
Viết phương trình đã cho dưới dạng phương trình bậc hai đối với x, ta được:

x2 + ( y − 1) x + ( y2 − y) = 0.

Điều kiện để phương trình bậc hai theo ẩn x có nghiệm là ∆ ≥ 0.


Ta có ∆ = ( y2 − 1)2 − 4( y2 − y) = −3 y2 + 2 y + 1.
1
∆ ≥ 0 ⇔ 3 y2 − 2 y − 1 ≤ 0 ⇔ (3 y + 1)( y − 1) ≥ 0 ⇔ − ≤ y ≤ 1.
3
Do y ∈ Z nên y ∈ {0; 1}.

• Với y = 0, thay vào phương trình x2 + ( y − 1) x + ( y2 − y) = 0 ta được x2 − x = 0, ta có


x1 = 0; x2 = 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 173


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Với y = 1, thay vào phương trình x2 = 0, ta có x3 = 0.


Đáp số: Phương trình có nghiệm ( x; y) là (0; 0), (0; 1), (1; 0).
Kinh nghiệm giải toán: Khi giải bất phương trình ∆ ≥ 0, ta phải giải bất phương trình
bậc hai
3 y2 − 2 y − 1 ≤ 0.
Trong lời giải trên, ta biến đổi tương đương để đưa về bất phương trình tích
(3 y + 1)( y − 1) ≤ 0.
Có nhiều cách khác để giải bất phương trình 3 y2 − 2 y − 1 ≤ 0:
• Cách 1:
1
3 y2 − 2 y − 1 ≤ 0 ⇔ 9 y2 − 6 y − 3 ≤ 0 ⇔ (3 y − 1)2 ≤ 4 ⇔ −2 ≤ 3 y − 1 ≤ 2 ⇔ − ≤ y ≤ 1.
3
Suy ra y ∈ {0; 1}.
• Cách 2: 3 y2 − 2 y − 1 ≤ 0 ⇔ y(3 y − 2) ≤ 1.

+ Nếu y ≥ 2 thì y(3 y − 2) ≥ 2 · 4 = 8, loại.


+ Nếu y ≤ −1 thì y(3 y − 2) ≥ (−1)(−5) = 5, loại
Do y ∈ Z nên y ∈ {0; 1}.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


1 1 1
+ = .
x y 4

L BÀI 2. Tìm ba số nguyên dương sao cho tích của chúng gấp đôi tổng của chúng.
L BÀI 3. Tìm bốn số nguyên dương sao cho tổng của chúng bằng tích của chúng.
L BÀI 4. Tìm sáu số nguyên dương sao cho tổng của chúng bằng tích của chúng.
Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau (bài 5, 6, 7):
L BÀI 5. x2 + x y + y2 = 2 x + y.
L BÀI 6. x2 − 3 x y + 3 y2 = 3 y.
L BÀI 7. x2 − 2 x y + 5 y2 = y + 1.
L BÀI 8. Tìm các số tự nhiên x sao cho
2 x + 3 x = 35.

L BÀI 9. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


x! + y! = ( x + y)!

(Kí hiệu x! là tích các số tự nhiên từ 1 đến x).


L BÀI 10. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên dương
x17 + y17 = 1917 .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 174


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 3. PHƯƠNG PHÁP DÙNG TÍNH CHẤT


CỦA SỐ CHÍNH PHƯƠNG
A SỬ DỤNG TÍNH CHẤT VỀ CHIA HẾT CỦA SỐ CHÍNH PHƯƠNG
Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên.
Các tính chất thường dùng của số chính phương về tính chia hết là
• Số chính phương không tận cùng bằng 2, 3, 7, 8.

• Số chính phương chia hết cho số nguyên tố p thì chia hết cho p2 .

• Số chính phương chia cho 3 có số dư là 0 hoặc 1.

• Số chính phương chia cho 4 có số dư là 0 hoặc 1.

• Số chính phương chia cho 8 có số dư là 0, hoặc 1, hoặc 4.

# VÍ DỤ 1. Tìm các số nguyên x để 9 x + 5 là tích của hai số nguyên liên tiếp.

ý Lời giải.
Cách 1. Giả sử 9 x + 5 = n(n + 1) với n nguyên thì
36 x + 20 = 4 n2 + 4 ⇔ 36 x + 21 = 4 n2 + 4 n + 1
⇔ 3(12 x + 7) = (2 n + 1)2 .

Số chính phương (2 n + 1)2 chia hết cho 3 nên cũng chia hết cho 32 = 9. Ta lại có 12 x + 7
không chia hết cho 3 nên 3(12 x + 7) không chia hết cho 9.
Mâu thuẫn trên chứng tỏ không tồn tại số nguyên x nào để 9 x + 5 = n(n + 1).
Cách 2. Giả sử 9 x + 5 = n(n + 1) với n nguyên.
Biến đổi n2 + n − (9 x + 5) = 0.
Để phương trình bậc hai đối với n có nghiệm nguyên, ta phải có ∆ là số chính phương.
Ta thấy ∆ = 1 + 4(9 x + 5) = 36 x + 21, chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9, nên không là
số chính phương.
Vậy không tồn tại số nguyên n nào để 9 x + 5 = n(n + 1), tức là không tồn tại số nguyên x để
9 x + 5 là tích của hai số nguyên liên tiếp. 

B TẠO RA BÌNH PHƯƠNG ĐÚNG

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 2 x2 + 4 x = 19 − 3 y2 .

ý Lời giải.
Ta có 2 x2 + 4 x + 2 = 21 − 3 y2 ⇔ 2( x + 1)2 = 3(7 − y2 ). (1)
. .
Ta thấy 3(7 − y2 ) .. 2 ⇒ (7 − y2 ) .. 2 ⇒ y lẻ.
Ta lại có 7 − y2 ≥ 0 ⇒ y2 = 1.
Khi đó (1) có dạng 2( x + 1)2 = 18.
Ta được x + 1 = 3 hoặc x + 1 = −3, do đó x1 = 2; x2 = −4.
Các cặp số ( x; y) bằng (2; 1), (2; −1), (−4; 1), (−4; −1) thỏa mãn (1) nên là nghiệm của phương
trình. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 175


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

! Có thể viết phương trình đã cho dưới dạng phương trình bậc hai đối với ẩn x rồi sử
dụng điều kiện ∆ ≥ 0 để có 7 − y ≥ 0. 2

C TẠO RA TỔNG CÁC SỐ CHÍNH PHƯƠNG

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 4 x2 + 4 x + y2 − 6 y = 24.

ý Lời giải.
Ta có 4 x2 + 4 x + y2 − 6 y = 24 ⇔ (2 x + 1)2 + ( y − 3)2 = 34.
Viết 34 dưới dạng a2 + b, trong đó a lẻ, ta có 34 = 12 + 33 = 32 + 25 = 52 + 9.
Chỉ có hai trường hợp cho b là số chính(phương 34 = 32 ( + 52 = 52 + 32 .
2x + 1 = 3 2x + 1 = 5
Chú ý rằng 2 x + 1 ≥ 3 và y − 3 ≥ −2 nên hoặc
y−3 = 5 y−3 = 3
Nghiệm nguyên dương ( x; y) của phương trình là (1; 8), (2; 6). 

! Có thể viết phương trình đã cho dưới dạng phương trình bậc hai đối với y rồi sử dụng
điều kiện ∆ ≥ 0 để có (2 x + 1) ≥ 34. Cách này dài hơn.
0 2

D XÉT CÁC SỐ CHÍNH PHƯƠNG LIÊN TIẾP


Hiển nhiên giữa hai số chính phương liên tiếp, không có số chính phương nào. Do đó với
mọi số nguyên a, thì:

• Không tồn tại số nguyên x nào để a2 < x2 < (a + 1)2 .

• Nếu có số nguyên x sao cho a2 < x2 < (a + 2)2 thì x2 = (a + 1)2 .

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x4 − y4 = 3 y2 + 1.

ý Lời giải.
Ta có

x4 = y4 + 3 y2 + 1 ≥ y4 + 2 y2 + 1 = ( y2 + 1)2 (1)
4 4 2 4 2 2 2
x = y + 3 y + 1 < y + 4 y + 4 = ( y + 2) (2)

Từ (1) và (2) suy ra ( y2 + 1)2 ≤ x4 < ( y2 + 2)2 .


Do đó ( y2 + 1)2 = x4 . (3)
Thay x4 bởi y4 + 3 y2 + 1 vào (3), ta được y4 + 2 y2 + 1 = y4 + 3 y2 + 1 ⇔ y2 = 0 ⇔ y = 0.
Suy ra x = 1 hoặc x = −1.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) của phương trình là (1; 0), (−1; 0). 

! Có thể giải phương trình đã cho bằng cách đưa về (2x ) = (2 y + 3) − 5.


2 2 2 2

# VÍ DỤ 5. Chứng minh rằng với mọi số nguyên k cho trước, không tồn tại số
nguyên dương x sao cho x( x + 1) = k(k + 2).

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 176


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Giả sử x( x + 1) = k(k + 2) với k nguyên, x nguyên dương. Ta có

x2 + x = k 2 + 2 k
⇔ x2 + x + 1 = ( k + 1)2 .

Do

x > 0 ⇒ x2 < x2 + x + 1 = ( k + 1)2 (1)

Cũng do x > 0 nên

( k + 1)2 = x2 + x + 1 < x2 + 2 x + 1 = ( x + 1)2 (2)

Từ (1) và (2) suy ra x2 < (k + 1)2 < ( x + 1)2 , điều này không xảy ra.
Vậy với k đã cho không tồn tại số nguyên dương x để x( x + 1) = k(k + 2). 

E SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN BIỆT SỐ ∆ LÀ SỐ CHÍNH PHƯƠNG


Ở những phương trình dạng f ( x, y) = 0 với hệ số nguyên có thể viết được dưới dạng phương
trình bậc hai đối với một ẩn, chẳng hạn đối với ẩn x, ngoài điều kiện ∆ ≥ 0 để phương trình
ẩn x có nghiệm, muốn phương trình có nghiệm nguyên còn cần ∆ là số chính phương, vì nếu
∆ không là số chính phương thì x là số vô tỉ. Chú ý rằng ∆ là số chính phương là điều kiện
cần nhưng chưa đủ để phương trình có nghiệm nguyên. Do đó phải thử giá trị tìm được vào
phương trình đã cho hoặc tìm ra cụ thể nghiệm nguyên của phương trình đó.

# VÍ DỤ 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 + 2 y2 + 3 x y + 2 x + 3 y + 4 = 0. (1)

ý Lời giải.
Viết (1) dưới dạng phương trình bậc hai đối với ẩn x được

x2 + (3 y + 2) x + (2 y2 + 3 y + 4) = 0. (2)

Ta có ∆ = (3 y + 2)2 − 4(2 y2 + 3 y + 4) = y2 − 12. Để phương trình (2) có nghiệm nguyên, cần có


y2 − 12 là số chính phương. Đặt y2 − 12 = m2 với m ∈ N, ta có

y2 − m2 = 12 ⇔ ( y + m)( y − m) = 12.

Ta có y + m và y − m là các ước của


( 12 và y + m −(( y − m) = 2 m nên y + m và y − m cùng tính
y+m = 6 y + m = −2
chẵn lẻ và y + m ≥ y − m. Do đó hoặc
y−m = 2 y − m = −6.
Từ đó y = 4 hoặc y = −4.

• Với y = 4, thay vào (2) được x2 + 14 x + 48 = 0. Từ đó ta có x1 = −6; x2 = −8.

• Với y = −4, thay vào (2) được x2 − 10 x + 24 = 0. Ta có x3 = 4; x4 = 6.

Đáp số: Nghiệm ( x; y) của phương trình là (−6; 4), (−8; 4), (4; −4), (6; −4).
Lưu ý: Nếu chỉ sử dụng điều kiện ∆ ≥ 0, ta được y2 ≥ 12. Chưa chặn được giá trị của y. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 177


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

F SỬ DỤNG TÍNH CHẤT:


Nếu hai số nguyên dương nguyên tố cùng nhau có tích là một số chính phương trình mỗi số
đều là số chính phương.
Giả sử ab = c2 với a, b, c ∈ N∗ , (a, b) = 1.
Nếu trong a và b có một số, chẳng hạn a chứa thừa số nguyên tố p với số mũ lẻ thì b không
chứa thừa số p nên c2 chứa thừa số nguyên tố p với số mũ lẻ, trái với giả thiết c2 là số chính
phương.
Vậy a và b đều chỉ chứa thừa số nguyên tố với số mũ chẵn, tức là a và b đều là số chính
phương.

# VÍ DỤ 7. Giải phương trình ba ẩn x, y, z với nghiệm nguyên dương

x y = z2 . (1)

ý Lời giải.
Trước hết ta xét ƯCLN ( x, y, z) = 1. Thật vậy nếu bộ ba số ( x0 ; y0 ; z0 ) thỏa mãn (1) và có
ƯCLN bằng d, giả sử x0 = dx1 , y0 = d y1 , z0 = dz1 thì bộ ( x1 , y1 , z1 ) cũng là nghiệm của phương
trình (1) với ƯCLN ( x1 , y1 , z1 ) = 1.
Với ƯCLN ( x, y, z) = 1 thì x, y, z đôi một nguyên tố cùng nhau, vì nếu hai trong ba số x, y, z có
ước chung là d thì số còn lại cũng chia hết cho d.
Ta có z2 = x y mà ( x, y) = 1 nên x = a2 , y = b2 với a, b ∈ N∗ .
Suy ra z2 =x y = (ab)2 , do đó z = ab.
2
 x = ta


Như vậy : y = tb2 (với t, a, b là các số nguyên dương tùy ý).


 z = tab
Thử lại các số x, y, z có dạng trên thỏa mãn (1).
Công thức trên cho ta các nghiệm nguyên dương của phương trình (1). 
Lưu ý: Mệnh đề sau không đúng: Nếu hai số nguyên dương nguyên tố cùng nhau có tích
chia hết cho một số chính phương thì tồn tại không hai số đó là số chính phương (!)
.
Chẳng hạn: 7.8 .. 4 nhưng cả 7 và 8 đều không phải là số chính phương.

G SỬ DỤNG TÍNH CHẤT:


Nếu hai số nguyên dương liên tiếp có tích là một số chính phương thì một trong hai số đó
bằng 0.
Giả sử a(a + 1) = k2 (1) với a ∈ Z, k ∈ N.
Giả sử a 6= 0, a + 1 6= 0 thì k2 6= 0. Do k ∈ N nên k > 0.
Từ (1) suy ra aa + a = k2 ⇔ 4a2 + 4a = 4k2 ⇔ (2a + 1)2 = 4k2 + 1. (2)
Do k > 0 nên 4k2 < 4k2 + 1 < 4k2 + 4k + 1. (3)
2 2 2
Từ (2)và (3) suy ra (2 k) < (2a + 1) < (2k + 1) , điều này không xảy ra.
Vậy nếu a(a + 1) = k2 thì tồn tại một trong hai số a hoặc a + 1 bằng 0.
Lưu ý: Nếu trong hai số nguyên liên tiếp có tích là một số chính phương thì chưa thể kết
luận mỗi số đều là một số chính phương. Chẳng hạn: hai số −1 và 0.

# VÍ DỤ 8. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 + x y + y2 = x2 y2 . (1)

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 178


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Thêm x y vào hai vế ta được x2 + 2 x y + y2 = x2 y2 + x y ⇔ ( x + y)2 = x y( x y + 1).


Ta thấy x y và x y + 1 là hai số chính phương liên tiếp, có tích là một số chính phương nên
tồn tại một số bằng 0.

• Xét x y = 0. Từ (1) có x2 + y2 = 0 nên x = y = 0.

• Xét x y + 1 = 0. Ta có x y = −1 nên ( x, y) = (1; −1) hoặc (−1; 1).

Thử lại, ( x; y) lấy các giá trị (0; 0), (1; −1), (−1; 1) đều là nghiệm nguyên của phương trình đã
cho.
Cách giải khác.
Cách 2. Đưa về phương trình ước số:

4 x2 + 4 x y + 4 y2 = 4 x2 y2
⇔4 x2 + 8 x y + 4 y2 = 4 x2 y2 + 4 x y
⇔(2 x + 2 y)2 = (2 x y + 1)2 − 1
⇔(2 x y + 1)2 − (2 x + 2 y)2 = 1
⇔(2 x y + 1 + 2 x + 2 y)(2 x y + 1 − 2 x − 2 y) = 1.

Cách 3. Dùng tính chất của số chính phương và đưa về phương trình ước số:

4 x 2 + 4 x y + 4 y2 = 4 x 2 y2
⇔(2 x + y)2 + 3 y2 = 4 x2 y2
⇔(2 x + y)2 = y2 (4 x2 − 3).

• Nếu y = 0 thì x = 0, ta có: ( x; y) = (0; 0) là một nghiệm.

• Nếu y 6= 0 thì 4 x2 − 3 phải là số chính phương.


Ta có 4 x2 − 3 = k2 (k ∈ N), đưa về phương trình ước số

(2 x + k)(2 x − k) = 3.

Ta tìm được x1 = 1; x2 = −1. Từ đó ta tìm được y.

Cách 4. Dùng bất đẳng thức sắp thứ tự các ẩn.


Không mất tính tổng quát giả sử | x| ≤ | y|, thế thì x2 ≤ y2 , x y ≤ | x y| ≤ y2 .
Do đó x2 y2 = x2 + x y + y2 ≤ y2 + y2 + y2 = 3 y2 .

• Nếu y = 0 thì x = 0.

• Nếu y 6= 0 thì chia cả hai vế cho y2 ta được x2 ≤ 3. Do đó x2 = 1. Ta có thêm hai nghiệm


( x; y) là (1; −1) và (−1; 1).

Cách 5. Dùng bất đẳng thức xét từng khoảng giá trị của ẩn.
Với | x| ≥ 2 và | y| ≥ 2 thì x2 ≥ 4 và y2 ≥ 4 nên x2 y2 ≥ 4 y2 và x2 x2 ≥ 4 x2 . Do đó

x2 y2 ≥ 2( x2 + y2 ) = x2 + y2 + x2 + y2 ≥ x2 + y2 + 2| x y|
= x2 + y2 + | x y| + | x y|
≥ x2 + y2 + x y + 4 > x2 + y2 = x y,

Trái với đề bài.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 179


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Vậy | x| < 2 hoặc | y| < 2. Do vai trò x, y trong phương trình là như nhau nên ta chỉ cần xét
| x| < 2.
Thử với x = 0, x = 1, x = −1 ta được các nghiệm ( x; y) là:

(0; 0), (1; −1), (−1; 1).

Cách 6. Đưa về phương trình bậc hai đối với x.

( y2 − 1) x2 − yx − y2 = 0. (2)

• Xét y = 1 thì (2) có dạng − x − 1 = 0 được x = −1.

• Xét y = −1 thì (2) trở thành x − 1 = 0 được x = 1.

• Xét y 6= ±1 thì (2) là một phương trình bậc hai đối với x.

∆ = y2 + 4 y2 ( y2 − 1) = y2 (4 y2 − 3).

Ta phải có ∆ là số chính phương.


Nếu y = 0 thì từ (2) suy ra x = 0.
Nếu y 6= 0 thì 4 y2 − 3 là số chính phương.
Ta có 4 y2 − 3 = k2 (k ∈ N) nên (2 y + k)(2 y − k) = 3.
Ta tìm được y = ±1, loại vì đang xét y 6= ±1.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 3 x2 + 4 y2 = 6 x + 13.


L BÀI 2. Tìm các số nguyên x thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) 2 x + 1 là số chính phương. c) 8 x + 1 là số chính phương.

b) 4 x + 1 là số chính phương. d) 16 x + 1 là số chính phương.

L BÀI 3. Chứng minh rằng 2 x2 + 3 không là số chính phương với mọi số tự nhiên x.
L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) x2 − 6 x + y2 + 10 y = 24. c) ( x + y + 1)2 = 3( x2 + y2 + 1).

b) x2 − 3 x + y2 − 6 y + 10 = 0. d) x2 + 5 y2 − 4 x y − 4 y + 4 = 0.

L BÀI 5. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình x2 − y2 = y + 1.


L BÀI 6. Có tồn tại hay không hai số nguyên dương x và y sao cho x2 + y và y2 + x đều là
số chính phương?
L BÀI 7. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 y2 − x y = x2 + 2 y2 .

L BÀI 8. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 180


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) x( x2 + x + 1) = 4 y( y + 1); b) x4 − 2 y2 = 1.

L BÀI 9. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 + y2 + 3 x y = x2 y2 .

L BÀI 10. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên x để biểu thức sau là số chính phương

(1 + 2 + 3 + · · · + x)(12 + 22 + 32 + · · · + x2 ).

| Bài 4. PHƯƠNG PHÁP LÙI VÔ HẠN,


NGUYÊN TẮC CỰC HẠN

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x3 + 2 y3 = 4 z3 (1)

ý Lời giải.
.
Hiển nhiên x..2. Đặt x = 2 x1 với x1 là số nguyên. Thay vào (1) rồi chia hai vế cho 2 ta được

4 x13 + y3 = 2 z3 (2)
.
Do đó y..2. Đặt y = 2 y1 với y1 là số nguyên. Thay vào (2) rồi chia hai vế cho 2 ta được

2 x13 + 4 y13 = z3 (3)


.
Do đó z..2. Đặt z = 2 z1 với z1 là số nguyên. Thay vào (3) rồi chia hai vế cho 2 ta được

x13 + 2 y13 = 4 z13 (4)

Như vậy nếu ( x; y; z) là nghiệm của (1) thì ( x1 ; y1 ; z1 ) cũng là nghiệm của (1) trong đó x = 2 x1 ,
y = 2 y1 , z = 2 z1 .
Lập luận tương tự như trên, ( x2 ; y2 ; z2 ) cũng là nghiệm của (1) trong đó x1 = 2 x2 , y1 = 2 y2 ,
z1 = 2 z2 .
Cứ tiếp tục như vậy ta đi đến x, y, z đều chia hết cho 2k với k là số tự nhiên tùy ý. Điều này
chỉ xảy ra khi x = y = z = 0.
Đó là nghiệm duy nhất của (1).
Lưu ý. Ta gọi phương pháp giải trên là phương pháp lùi vô hạn.
Nếu ví dụ 20 được cho dưới dạng: Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình
x3 + 2 y3 = 4 z3 (1), ta có thể trình bày chứng minh bằng nguyên tắc cực hạn.
Giả sử ( x0 ; y0 ; z0 ) là nghiệm nguyên dương của (1), trong đó x0 là giá trị nguyên dương nhỏ
nhất trong các giá trị mà x có thể nhận.
Lập luận như trong cách giải trên ta được ( x1 ; y1 ; z1 ) cũng là nghiệm nguyên dương của (1)
mà x0 = 2 x1 , tức là x1 < x0 . Điều này trái với giả thiết x0 là số nguyên dương nhỏ nhất trong
các giá trị nhận được của x.
Vậy phương trình (1) không có nghiệm nguyên dương. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 181


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BÀI TẬP

Tìm các nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau (bài 33 - bài 35):

L BÀI 1. x3 − 3 y3 = 9 z3 .
L BÀI 2.

a) x2 + y2 = 3 z2 ;

b) x2 + y2 = 6( z2 + t2 ).

L BÀI 3. x2 + y2 + z2 = 2 x yz.
L BÀI 4.

a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + y2 = 7 z2 .

b) Chứng minh rằng số 7 không viết được dưới dạng tổng các bình phương của hai số
hữu tỉ.

c) Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + y2 = az2 , trong đó a là số tự nhiên có dạng
4 k − 1 ( k ∈ N).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 182


2
| CHƯƠNG

MỘT SỐ DẠNG PHƯƠNG TRÌNH


NGHIỆM NGUYÊN

| Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN


# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình ( x − 2)(3 x − 2)(5 x − 2)(7 x − 2) = 945.

ý Lời giải.
Đặt A = ( x − 2)(3 x − 2)(5 x − 2)(7 x − 2).


 x−2 ≥ 1

3 x − 2 ≥ 7

• Nếu x ≥ 3 thì ⇒ A ≥ 1.7.13.19 = 1729 (loại).


 5 x − 2 ≥ 13

7 x − 2 ≥ 19



 x − 2 ≤ −4

3 x − 2 ≤ −8

• Nếu x ≤ −2 thì ⇒ A ≥ 4.8.12.16 = 6164 (loại).
5 x − 2 ≤ −12



7 x − 2 ≤ −16

Vì x ∈ Z nên x ∈ {−1; 0; 1; 2}.


• Với x = −1 thì A = (−3).(−5).(−7).(−9) = 945 (thỏa mãn).

• Với x = 0 thì A = (−2)4 = 16 (loại).

• Với x = 1 thì A = (−1).1.3.5 = −15 (loại).

• Với x = 2 thì A = 0 (loại).

Kết luận: nghiệm của phương trình là x = −1. 


Kinh nghiệm giải toán:

• Nếu khai triển ta phải giải phương trình bậc cao (bậc bốn), thật không đơn giản
! chút nào!

• Ta thường sử dụng điều kiện x là số nguyên và dùng phương pháp xét từng
khoảng giá trị của ẩn để giải.

183
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

( x2 − 1)( x2 − 11)( x2 − 21)( x2 − 31) = −4224.

ý Lời giải.
Đặt A = ( x2 − 1)( x2 − 11)( x2 − 21)( x2 − 31). Vì A < 0 và là tích của bốn thừa số x2 − 1, x2 − 11,
x2 − 21, x2 − 31 nên trong bốn thừa số trên phải có một hoặc ba thừa số âm.
Nhận thấy x2 − 1 > x2 − 11 > x2 − 21 > x2 − 31 nên có hai trường hợp:
• Trường hợp có ba thừa số âm ⇒ x2 − 1 > 0 > x2 − 11 ⇒ 1 < x2 < 11 ⇒ x2 ∈ {4; 9}.

+o Nếu x2 = 4 thì A = 3.(−7).(−17).(−27) = −9639 (loại).


+o Nếu x2 = 9 thì A = 8.(−2).(−12).(−22) = −4224 (thỏa mãn).

• Trường hợp có một thừa số âm ⇒ x2 − 21 > 0 > x2 − 31 ⇒ 21 < x2 < 31 ⇒ x2 = 25


⇒ A = 24.14.4.(−6) = −8064 (loại).

Vậy x2 = 9 ⇒ x = ±3. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


a) x4 = 24 x + 9.

b) x3 − 3 x2 + 490 = 0.
L BÀI 2. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) (2 x − 1)(3 x − 1)(4 x − 1)(5 x − 1) = 24.

b) ( x2 − 17)( x2 − 27)( x2 − 37) = −4032.

| Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VỚI


HAI ẨN
A MỞ ĐẦU

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

11 x + 18 y = 120. (1)

ý Lời giải.
. .
Chú ý đến tính chia hết, ta thấy 11 x .. 6 nên x .. 6. Đặt x = 6 k (k nguyên). Thay vào (1) và
rút gọn ta được
11 k + 18 y = 20.
Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ (là y) theo k ta được
20 − 11 k
y=
3

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 184


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Tách riêng giá trị nguyên ở biểu thức này được


k−1
y = 7 − 4k +
3
k−1
Lại đặt = t ( t nguyên) suy ra k = 3 t + 1. Do đó
3

y = 7 − 4(3 t + 1) + t = 3 − 11 t.
x = 6 k − 6(3 t + 1) = 18 t + 6.

Thay các biểu thức của x và y vào (1), phương trình được nghiệm đúng.
Vậy nghiệm nguyên của phương (1) được biểu thị bởi công thức
(
x = 18 t + 6
( với t là số nguyên tùy ý).
y = 3 − 11 t.

Lưu ý: Nếu đề bài yêu cầu tìm nghiệm nguyên dương của phương trình (1) thì sau khi
được nghiệm nguyên tổng quát, ta giải các điều kiện:
(
18 t + 6 > 0 1 3
⇔− <t< .
3 − 11 t > 0 3 11

Do đó t = 0 (vì t nguyên). Nghiệm nguyên dương ( x; y) của phương trình (1) là (6; 3).
Trong trường hợp tìm nghiệm nguyên dương của phương trình (1), ta còn có thể giải như
sau:
11 x + 18 y = 120
Do y ≥ 1 nên 11 x ≤ 120 − 18.1 = 102.
Do x nguyên nên x ≤ 9.
.
Mặt khác x .. 6 và x nguyên dương nên x = 6. Suy ra y = 3.
N Kinh nghiệm giải toán
20 − 11 k
Có nhiều cách tách giá trị nguyên của biểu thức y = . chẳng hạn:
3
k−1
y = 7 − 4k + (cách 1)
3
1 + 2k
y = 7 − 3k − (cách 2)
3
2(1 − k)
y = 6 − 3k + (cách 3.)
3

Bạn đọc tự giải theo cách trên để thấy:

• Cách 1 gọn hơn cách 2 vì trong cách 1 hệ số của k ở phân số bằng 1, do đó sau khi đặt
k−1
= t ta không cần dùng thêm một ẩn phụ nào nữa.
3

• Trong cách 3, nhờ đặt được thừa số chung mà hệ số của k ở phân số bằng −1, do đó
1−k
sau khi đặt = t, ta cũng không cần dùng thêm một ẩn phụ nào nữa.
3


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 185


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B CÁCH GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN A X + BY = C VỚI


NGHIỆM NGUYÊN ( A, B, C ∈ Z)
- Rút gọn phương trình, chú ý đến tính chia hết của các ẩn.

- Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ, chẳng hạn x, theo ẩn kia.

- Tách giá trị nguyên ở biểu thức của x

- Đặt điều kiện đề phân số trong biểu thức của x bằng một số nguyên t1 , ta được một
phương trình bậc nhất hai ẩn y và t1 .

- Cứ tiếp tục làm như trên cho đến khi các ẩn đều được biểu thị dưới dạng một đa thức với
các hệ số nguyên.

Thực chất của cách giải này là thay việc giải phương trình ax + b y = c bởi việc giải lần lượt
các phương trình

a1 y + b1 t1 = c1
a2 t1 + b2 t2 = c2
...............

trong đó cách hệ số a 1 , a 2 , . . . ; b1 , b2 , . . . có giá trị tuyệt đối nhỏ dần cho đến khi được một hệ
số có giá trị tuyệt đối bằng 1.
Lưu ý: Ngoài cách giải bằng phương pháp biểu thị một ẩn theo ẩn kia như trên, còn có thể
giải phương trình ax + b y = c bằng phương pháp tìm một nghiệm riêng, xem trang 95.
BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


a) 12 x − 7 y = 45;

b) 9 x + 20 y = 547;

c) 11 x + 8 y = 73;
L BÀI 2. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên dương:

11 x + 1999 y = 11.1999.

L BÀI 3. Cho phương trình 19 x + 83 y = 1983. (1)


Từ đẳng thức 19.100 + 83.1 = 1983, hãy viết 100 dưới dạng 83 + a, viết 1 dưới dạng b − 19 rồi
tìm a, b và tìm một nghiệm nguyên khác ( x; y) = (100; 1) của phương trình (1).

• Với k = 0 thì x = 100, y = 1.

• Với k = 1 thì x = 17, y = 20.

L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

6 x + 8 y = m + 1,

trong đó m là số nguyên cho trước.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 186


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI VỚI HAI


ẨN
DẠNG 1. axy + bx + cy + d = 0(a, b, c, d ∈ Z)

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 5 x − 3 y = 2 x y − 11

ý Lời giải.
Cách 1. Biểu thị y theo x được (2 x + 3) y = 5 x = 11.
Dễ thấy 2 x + 3 6= 0 (vì x nguyên), do đó
5 x + 11 x+5
y= = 2+
2x + 3 2x + 3
.
Để y ∈ Z phải có ( x + 5) , .. (2 x + 3)
.
⇒ 2( x + 5) , .. (2 x + 3)
.
⇒ (2 x + 3 + 7) , .. (2 x + 3)
.
⇒ 7 , .. (2 x + 3)
Ta có bảng giá trị tương ứng của 2 x + 3, x, y thỏa mãn điều kiện trên.
2x + 3 1 −1 7 −7
x −1 −2 2 −5
y 6 −1 3 2.

Thử lại các cặp giá trị trên của ( x; y) đều thỏa mãn phương trình đã cho.
Cách 2. Ta có
5 x − 3 y = 2 x y − 11 ⇔ 10 x − 6 y = 4 x y − 22
⇔ 4 x y − 10 x + 6 y − 15 = 7
.
⇔ 2 x (2 y − 5) + 3 (2 y − 5) = 7
⇔ (2 y − 5) (2 x + 3) = 7
2 x + 3 và 2 y − 5 là ước của 7 nên có bảng giá trị tương ứng của chúng như sau

2x + 3 1 −1 7 −7
2y − 5 7 −7 1 −1

Từ đó suy ra các nghiệm như ở cách 1.


II Kinh nghiệm giải toán
Khi giải theo cách 1, ta phải thử lại các cặp giá trị ( x; y) tìm được vào phương trình đã cho
vì từ (1) suy ra (2) chứ không phải (1) ⇔ (2).
Khi giải theo cách 2, ta không phải thử lại vì các biến đổi phương trình là tương đương. 
DẠNG 2. ax2 + by2 + c = 0(a, b, c ∈ Z)

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau

a) 3 x2 + 4 y2 = 84;

b) x2 + y2 = 9900.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 187


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Vì 4 y2 ≥ 0 nên 3 x2 ≤ 84, do đó x2 ≤ 28.


Ta lại có 3 x2 là số chẵn nên x2 là số chẵn. Suy ra x2 ∈ {0; 4; 16}.

• Với x2 = 0 thì 4 y2 = 84 nên y2 = 21, loại.


• Với x2 = 4 thì 4 y2 = 72 nên y2 = 18, loại.
• Với x2 = 16 thì 4 y2 = 36 nên y2 = 9, do đó y1 = 3, y2 = −3.

Đáp số. Nghiệm ( x; y) là (4; 3), (4; −3), (−4; 3), (−4; −3).

b) x2 + y2 = 9900. x2 , y2 chia cho 4 dư 0 hoặc 1, mà tổng x2 + y2 (là 9900) chia hết cho 4 nên
x, y đều chẵn.
Đặt x = 2 x1 , y = 2 y1 với x1 , y1 là các số nguyên.
Ta có (2 x1 )2 + (2 y1 )2 = 9900 ⇔ x12 + y12 = 2475 (2)
Vế trái của (2) chia cho 4 dư 0, 1, 2. Còn vế phải chia cho 4 dư 3. Do đó phương trình
(2) không có nghiệm nguyên, tức là phương trình (1) không có nghiệm nguyên.

II Kinh nghiệm giải toán


.
Ta biết rằng x2 + y2 chia cho 4 không dư 3 nhưng 9900 , .. 4 nên chưa kết luận được phương
trình (1) không có nghiệm nguyên. Cần biến đổi tương đương phương trình (1) thành
phương trình (2) mới đi đến lời giải. 
DẠNG 3. ax + by + cx + d = 0 hoặc ax + by + cy + d = 0(a, b, c ∈ Z)
2 2 2 2

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau

x2 − 2 x − 11 = y2 (1)

ý Lời giải.
Cách 1. Đưa về phương trình ước số
x2 − 2 x + 1 − 12 = y2 ⇔ ( x − 1)2 − y2 = 12
.
⇔ ( x − 1 + y)( x − 1 − y) = 12
Ta có nhận xét:
Vì phương trình (1) không thay đổi khi y thay bởi − y nên ta giả sử y ≥ 0. Thế thì

x − 1 + y ≥ x − 1 − y.

Lại có ( x − 1 + y) − ( x − 1 − y) = 2 y nên x − 1 + y và x − 1 − y cùng tính chẵn lẻ. Tích của chúng


bằng 12 nên chúng cùng chẵn.
Với
( các nhận xét trên ( xảy ra hai trường hợp
x−1+ y = 6 x − 1 + y = −2
hoặc
x−1− y = 2 x − 1 − y = −6
( (
x=5 x = −3
Do đó hoặc
y=2 y=2
Đáp số. Nghiệm ( x; y) là (5; 2), (5; −2), (−3; 2), (−3; −2).
Cách 2. Viết thành phương trình bậc hai đối với x được

x2 − 2 x − (11 + y2 ) = 0. (2)

Ta có ∆0 = 1 + 11 + y2 = 12 + y2 . Xét điều kiện cần để phương trình (2) có nghiệm nguyên.


∆0 là số chính phương khi

12 + y2 = k2 ( k ∈ N) ⇔ k2 − y2 = 12 ⇔ ( k + y)( k − y) = 12.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 188


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Giả sử y ≥ 0 thì k + y ≥ k − y và k + y ≥ 0.
( k + y) − ( k − y) = 2 y nên k + y(và k − y cùng tính chẵn lẻ và phải cùng chẵn.
k+ y=6
Từ các nhận xét trên ta có
k− y=2
Do đó y = 2. Thay vào (2) được x2 − 2 x − 15 = 0. Từ đó x1 = 5; x2 = −3.
Ta có bốn nghiệm (5; 2), (5; −2), (−3; 2), (−3; −2). 
DẠNG 4. ax2 + by2 + cxy + d = 0(a, b, c, d ∈ Z)

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau 5 x2 − y2 + 4 x y − 9 = 0.

ý Lời giải.
5 x2 − y2 + 4 x y − 9 = 0 ⇔ 5 x2 + 5 x y − x y − y2 = 9
⇔ 5 x( x + y) − y( x + y) = 9 .
⇔ ( x + y)(5 x − y) = 9
x + y và 5 x − y là ước của 9 nên có bảng giá trị sau:

x+ y 1 3 9 −1 −3 −9
5x − y 9 3 1 −9 −3 −1
6x 10 6 10 −10 −6 −10
x loại 1 loại loại −11 loại
y 2 −2

Đáp số. Nghiệm ( x; y) là (1; 2), (−1; −2). 


DẠNG 5. ax2 + by2 + cx + dy = 0(a, b, c, d ∈ Z)

# VÍ DỤ 5. Tìm nghiệm nguyên dương phương trình sau x2 + y2 = 5( x − y). (1)

ý Lời giải.
Viết phương trình (1) dưới dạng bậc hai đối với x được

x2 − 5 x + (5 y + 5 y2 ) = 0. (2)

∆ = 25 − 4(5 y + y2 ) = 25 − 20 y − 4 y2 .
Để (2) có nghiệm ta phải có ∆ ≥ 0 ⇔ 4 y2 + 20 y − 25 ≤ 0 ⇔ 4 y( y + 5) ≤ 25.
Với y ≥ 2 thì 4 y( y + 5) ≥ 56, loại. Vậy y ≤ 1.
Do y ∈ N∗ nên y = 1. Thay vào (2) được x2 − 5 x + 6 = 0, ta có x1 = 2, x2 = 3.
Nghiệm nguyên dương ( x; y) của phương trình (1) là (2; 1), (3; 1). 
DẠNG 6. ax2 + by2 + cx + dy + e = 0(a, b, c, d, e ∈ Z)

# VÍ DỤ 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau 3 x2 + 4 y2 + 12 x + 3 y + 5 = 0.(1)

ý Lời giải.
Viết phương trình (1) dưới dạng phương trình bậc hai đới với x được

3 x2 + 12 x + (4 y2 + 3 y + 5) = 0. (2)

Ta có ∆0 = 36 − 3(4 y2 + 3 y + 5) = 3(7 − 4 y2 − 3 y). Để (2) có nghiệm, ta phải có ∆0 ≥ 0, tức là


−7
4 y2 + 3 y − 7 ≤ 0 ⇔ (4 y + 7)( y − 1) ≤ 0 ⇔ ≤ y ≤ 1.
4
• Với y = −1 thì ∆0 = 18, không phải là số chính phương, loại.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 189


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Với y = 0 thì ∆0 = 21, không phải là số chính phương, loại.

• Với y = 16 thay vào (2) được x2 + 4 x + 4 = 0 ⇔ x = −2.


Đáp số. Nghiệm ( x; y) là (−2; 1).

DẠNG 7. ax + by + cxy + dxx + ey = 0(a, b, c, d, e ∈ Z)
2 2

# VÍ DỤ 7. Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau x2 + y2 = x + y + x y. (1)

ý Lời giải.
Cách 1. Viết phương trình (1) dưới dạng phương trình bậc hai đối với x ta được
x2 − ( y + 1) x + ( y2 − y) = 0. (2)
∆ = ( y + 1)2 − 4( y2 − y) = y2 + 2 y + 1 − 4 y2 + 4 y = −3 y2 + 6 y + 1
Để (2) có nghiệm, ta phải có ∆ ≥ 0, hay
3 y2 − 6 y − 1 ≤ 0 ⇔ 3( y − 1)2 ≤ 4.
Do y ∈ Z nên ( y − 1)2 2 ≤ 1. Suy ra chỉ có thể là 0, 1, 2.
• Với y = 0, thay vào (2) được x2 − x = 0. Ta có x1 = 0; x2 = 1.

• Với y = 1, thay vào (2) được x2 − 2 x = 0. Ta có x3 = 0; x4 = 2.

• Với y = 2, thay vào (2) được x2 − 3 x + 2 = 0. Ta có x5 = 1; x6 = 2.


Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (0; 0), (1; 0), (0; 1), (2; 1), (1; 2), (2; 2).
Cách 2. Biến đổi được ( x − 1)2 + ( y − 1)2 + ( x − y)2 = 2.
Tổng của ba số chính phương bằng 2 nên tồn tại một số bằng 0.
• Trường hợp x − 1 = 0 cho ( x; y) là (1; 0), (1; 2).

• Trường hợp y − 1 = 0 cho ( x; y) là (0; 1), (2; 1).

• Trường hợp x − y = 0 cho ( x; y) là (0; 0), (2; 2).




# VÍ DỤ 8. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

7 x2 + x y + y2 = 39 ( x + y).
¡ ¢

ý Lời giải.
. .
Ta thấy 39( x + y) , .. 7 mà 39 và 7 nguyên tố cùng nhau nên ( x + y) , .. 7.
2 2
Đặt x + y = 7m ( m
¡ nguyên) thì
¢ x + x2y + y = 29 m.
Suy ra ( x + y) − x + x y + y = (7m) − 39m hay ¡x y = 49m2 − 39
2 2 2
¢ m.
Ta có bất đẳng thức ( x + y)2 ≥ 4 x y nên 49m2 ≥ 4 49m2 − 39m , suy ra m (52 − 49m) ≥ 0.
52
Do đó 0 ≤ m ≤ . Do m là số nguyên nên m ∈ {0; 1}.
49
(
x+ y=0
• Với m = 0 thì Nghiệm ( x; y) bằng (0; 0).
x y = 0.
(
x+ y=7
• Với m = 1 thì Nghiệm ( x; y) bằng (5; 2), (2; 5).
x y = 10.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (0; 0), (5; 2), (2; 5). 
DẠNG 8. ax2 + by2 + cxy + dx + ey + g = 0 (a, b, c, d, e, g ∈ Z)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 190


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 9. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x 2 − x y + y2 = 2 x − 3 y − 2 (1)

ý Lời giải.
Cách 1. Viết (1) dưới dạng phương trình bậc hai đối với y được

y2 + (3 − x) y + ( x2 − 2 x + 2) = 0 (2)
∆ = (3 − x)2 − 4( x2 − 2 x + 2) = −3 x2 + 2 x + 1

Để phương trình (2) có nghiệm, ta phải có


1
∆ ≥ 0 ⇔ 3 x2 − 2 x − 1 ≤ 0 ⇔ (3 x + 1)( x − 1) ≤ 0 ⇔ − ≤ x ≤ 1.
3
• Với x = 0, thay vào (2) được y2 + 3 y + 2 = 0, ta có y1 = −1, y2 = −2.

• Với x = 1, thay vào (2) được y2 + 2 y + 1 = 0, ta có y3 = −1.

Đáp số: Nghiệm ( x, y) là (0; −1), (0; −2), (1; −1).


Cách 2. Viết phương trình (1) dưới dạng
( x − y)2 + ( x − 2)2 + ( y + 3)2 = 9.

Số 9 có hai cách viết dưới dạng tổng ba số chính phương là 0 + 0 + 9 và 1 + 4 + 4. Xét các giá
trị của | x − y| , | x − 2| , | y + 3| ta có bảng
| x − y| | x − 2| | y + 3| Nhận xét
3 0 0 x = 2, y = −3, trái với | x − y| = 3.
0 3 0 x = y = −3, trái với | x − 2| = 3.
0 0 3 x = y = 2, trái với | y + 3| = 3
1 2 2 x ∈ {0; 4} , y ∈ {−1; −5}. Chỉ có x = 0, y = −1 cho | x − y| = 1
2 1 2 x ∈ {3; 1} , y ∈ {−1; −5}. Chỉ có x = 1, y = −1 cho | x − y| = 2
2 2 1 x ∈ {0; 4} , y ∈ {−2; −4}. Chỉ có x = 0, y = −2 cho | x − y| = 2

Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (0; −1), (1; −1), (0; −2). 

# VÍ DỤ 10. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x2 + 2 y2 + 3 x y − x − y + 3 = 0 (1)

ý Lời giải.
Cách 1. Viết thành phương trình bậc hai đối với x được

x2 + (3 y − 1) x + 2 y2 − y + 3 = 0
¡ ¢
(2)
∆ = (3 y − 1)2 − 4(2 y2 − y + 3) = y2 − 2 y − 11

Để phương trình (2) có nghiệm nguyên, ta phải có


∆ là số chính phương ⇔ y2 − 2 y − 11 = k2 ( k ∈ N)
⇔ ( y − 1)2 − k2 = 12 .
⇔ ( y − 1 + k) ( y − 1 − k) = 12
y − 1 + k và y − 1 − k là ước của 12, cùng tính chẵn lẻ nên cùng chẵn và y − 1 + k ≥ y − 1 − k nên
ta có bảng các giá trị của chúng như sau

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 191


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

y−1+k 6 −2
y−1−k 2 −6
y−1 4 −4
y 5 −3

• Với y = 5, thay vào (2) được x2 + 14 x + 48 = 0. Ta có x1 = −8, x2 = −6.

• Với y = −3, thay vào (2) được x2 − 10 x + 24 = 0. Ta có x3 = 6; x4 = 4.

Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (−8; 5), (−6; 5), (6; −3), (4; −3).
Cách 2. Đưa về phương trình ước số ( x + y)( x + 2 y − 1) = −3.
Bạn đọc tự giải tiếp bài toán.
II Kinh nghiệm giải toán
Để tìm nghiệm nguyên của phương trình bậc hai với hai ẩn, ta thường viết phương trình
đó dưới dạng phương trình bậc hai đối với một ẩn, khi đó ẩn kia là tham số, rồi sử dụng
điều kiện ∆ ≥ 0 để chặn giá trị của tham số. Nếu không chặn được giá trị của tham số, ta
nghĩ đến điều kiện ∆ là số chính phương, điều kiện này có thể giúp tìm được tham số (nếu
đưa được về dạng phương trình ước số) hoặc chứng tỏ phương trình đã cho không có
nghiệm nguyên (nếu ∆ không là số chính phương). Tùy theo cách chọn x hay chọn y làm
ẩn mà ta có thể đạt được một trong các yêu cầu nêu trên. Trong trường hợp ∆ ≥ 0 hoặc ∆ là
số chính phương chưa giúp giải được phương trình, ta nghĩ đến các phương pháp:

• Biểu thị một ẩn theo ẩn kia.

• Đưa phương trình đã cho về dạng phương trình ước số, hoặc tổng của các số chính
phương bằng một hằng số.

• Chứng tỏ phương trình không có nghiệm nguyên bằng cách xét số dư của hai vế khi
chia cho cùng một số.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) 2 x y − 4 x − y = 1 b) 2 x y − x − y + 1 = 0

L BÀI 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: 6 x2 + 7 y2 = 229


L BÀI 3. Chứng minh rằng mỗi phương trình sau không có nghiệm nguyên:

a) 7 x2 − 24 y2 = 41 c) 2 x2 + y2 = 1007

b) 7 x2 − 5 y2 = 3 d) 3 x2 + 7 y2 = 2002

L BÀI 4. Tìm các số nguyên x để mỗi biểu thức sau là số chính phương:

a) x2 − 2 x − 14 b) x2 − 4 x − 25 c) x( x + 12)

L BÀI 5.

a) Tìm các số nguyên x để x2 + 7 x là số chính phương.

b) Tìm các số hữa tỉ x để x2 + 7 x là số chính phương.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 192


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 6.
a) Tìm các số nguyên x để x2 + x + 6 là số chính phương.
b) Tìm các số hữu tỉ x để x2 + x + 6 là số chính phương.
L BÀI 7. Tìm hai số nguyên dương có hiệu bằng 17 và tích của chúng là một số chính
phương.
L BÀI 8. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) 8 x2 − 5 y2 + 10 x + 4 = 0;
b) 2 x2 + 3 x y − 2 y2 = 7;
c) x2 + y2 − 2 x − 8 y = 0.
L BÀI 9. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
7 x2 + y2 = 25 ( x + y).
¡ ¢

L BÀI 10. Cho phương trình 7 y2 − 6 x2 = x − y, trong đó x và y là các số nguyên dương và


x > y.
a) Gọi d là ƯCLN( x, y). Chứng minh rằng x − y = d 2 .
b) Chứng minh rằng khi d nhỏ nhất thì x nhỏ nhất và y nhỏ nhất. Từ đó tìm nghiệm
nguyên dương nhỏ nhất của phương trình trên.
L BÀI 11. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) x2 + y2 − 2 x − 6 y + 10 = 0;
b) 4 x2 + y2 + 4 x − 6 y − 24 = 0;
c) x2 + y2 − x − y − 8 = 0.
L BÀI 12. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) 3 x2 − x y + y2 = 7( x + y);
¡ ¢

b) 5 x2 + x y + y2 = 7( x + 2 y).
¡ ¢

L BÀI 13. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) 8 y2 − 25 = 3 x y + 5 x;
b) x y − 2 y − 3 = 3 x − x2 ;
c) 4 x2 + 2 x y + 4 x + y + 3 = 0;
d) x2 + 2 y2 + 2 x y + y − 2 = 0.
L BÀI 14. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) x2 + 2 y2 − 2 x y + 4 x − 3 y − 26 = 0;
b) x2 + 3 y2 + 2 x y − 2 x − 4 y − 3 = 0;
c) 2 x2 + y2 + 3 x y + 3 x + 2 y + 2 = 0;
d) 3 x2 − y2 − 2 x y − 2 x − 2 y + 8 = 0.
L BÀI 15. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) x2 + y2 − 2 x y − 2 x + 2 y + 1 = 0;
b) x2 + y2 + 2 x y − 2 x − 2 y − 8 = 0.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 193


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 4. PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA HAI ẨN


# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

x3 + x2 + x + 1 = y3 . (1)

ý Lời giải.
¶2
1 3
µ
2
Ta thấy x + x + 1 = x + + > 0 nên từ (1) suy ra x3 < y3 . Do đó x < y.
2 4
Xét hai trường hợp:

a) Trường hợp y = x + 1. Thay vào (1) được:


x3 + x2 + x + 1 = ( x + 1)3
⇔ x3 + x2 + x + 1 = x3 + 3 x2 + 3 x + 1
⇔ 2 x2 + 2 x = 0 ⇔ 2 x( x + 1) = 0
Vậy x1 = 0; x2 = −1

b) Trường hợp y > x + 1. Ta có y3 > ( x + 1)3 nên từ (1) ta có:


x3 + x2 + x + 1 > ( x + 1)3
⇔ x3 + x2 + x + 1 > x3 + 3 x2 + 3 x + 1
⇔ 2 x2 + 2 x < 0 ⇔ 2 x( x + 1) < 0
⇔ −1 < x < 0, loại do x ∈ Z
Nghiệm ( x; y) là (0; 1), (−1; 0)

# VÍ DỤ 2. Tính nghiệm nguyên của các phương trình:

a) x3 − y3 = x y + 8 b) x3 + y3 = 3 x y + 3

ý Lời giải.

a) Cách 1: x3 − y3 = x y + 8
⇔ ( x − y)3 + 3 x y( x − y) = x y + 8
Đặt x − y = a, x y = b (a, b là các số nguyên), ta có:
a3 + 3ab = b + 8 ⇔ a3 − 8 = − b(3a − 1)
. . .
Suy ra (a3 − 8) .. (3a − 1) ⇒ 27(a3 − 8) .. (3a − 1) ⇒ (27a3 − 1 − 215) .. (3a − 1)
. .
Do (27a3 − 1) .. (3a − 1) nên 215 .. (3a − 1)
Phân tích ra thừa số nguyên tố: 215 = 5.43
Do đó 3a − 1 ∈ {±1 ; ±5 ; ±43 ; ±215}
Do 3a − 1 chia cho 3 dư 2 nên 3a − 1 ∈ {−1 ; 5 ; −43 ; 215}
Ta có bảng giá trị sau:

3a − 1 −1 5 −43 215
a 0 2 −14 72
a3 − 8
b= −8 0 −64 −1736
1 − 3a

⇔ ( x + y)3 − 3 x y( x + y) = 3 x y + 3
Đặt x + y = a , x y = b (a, b là các số nguyên) ta có:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 194


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

.
a3 − 3ab = 3 b + 3 ⇔ a3 − 3 = 3 b(a + 1) nên (a3 − 3) .. (a + 1)
. .
⇔ (a3 + 1 − 4) .. (a + 1) ⇔ 4 .. (a + 1)
. .
Do a3 − 3 .. 3 nên a .. 3, suy ra a + 1 chia cho 3 dư 1
Ta có bảng giá trị sau:

a+1 1 −2 4
a 0 −3 3
a3 − 3
b= −1 5 2
3(a + 1)

• Trường hợp a = 0 ; b = −1 cho ( x; y) bằng (1; −1) và hoán vị của nó.


• Trường hợp a = −3 ; b = 5 không cho nghiệm
• Trường hợp a = 3 ; b = 2 cho ( x; y) bằng (1; 2) và hoán vị của nó.

Vậy nghiệm ( x; y) là (1; −1) , (−1; 1) , (1; 2) , (2; 1)

b) Cách 2: Đặt x + y = a(a ∈ Z) . Ta có


x3 + (a − x)3 = 3 x(a − x) + 3
⇔ a3 − 3a2 + 3ax2 = 3ax − 3 x2 + 3
⇔ 3(a + 1) x2 − 3a(a + 1) x + (a3 − 3) = 0

• Với a = −1 thì phương trình (1) trở thành 0 x = 4, vô nghiệm


• Với a 6= −1 ta có:
∆ = 9a2 (a + 1)2 − 12(a + 1)(a3 − 3)
= 3(a + 1)[3a2 (a + 1) − 4(a3 − 3)]
= 3(a + 1)(3a2 − a3 + 12)
Để phương trình (1) có nghiệm, ta phải có ∆ ≥ 0
Xét dấu 3a2 − a3 + 12, tức là a2 (3 − a) + 12 ta thấy:
- Với a ≤ 3 thì a2 (3 − a) + 12 > 0
- Với a ≥ 4 thì a2 (3 − a) + 12 < 0
Xét dấu a + 1 ta thấy a + 1 ≥ 0 ⇔ a ≥ −1.
Ta có bảng dấu của ∆
a ... −2 0 1 2 3 4 ...
3a − a3 + 12
2
+ + + + + + - -
a+1 - - + + + + + +
∆ - - + + + + - -
Để ∆ ≥ 0 ta chỉ xét a ∈ {0; 1; 2; 3}
Lần lượt xét a bằng 0;1;2;3 ta tìm được nghiệm ( x; y) là
(1; −1) , (−1; 1) , (1; 2) , (2; 1)

Kinh nghiệm giải toán: Ở câu a, do hệ số của x y là 1 nên có thể giải theo cách 2
Ở các phương trình chứa biểu thức x3 + y3 hoặc x3 − y3 nên vận dụng các hằng đẳng
thức đáng nhớ có liên quan. Cũng có thể đặt ẩn phụ cho các biểu thức x + y (hoặc
( x − y)) và x y.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 195


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:

x3 − y3 = 13( x2 + y2 )

ý Lời giải.
Đặt ƯCLN ( x, y) = d ≥ 1 thì x = ad ; y = bd với a > b ≥ 1 và (a, b) = 1
Ta có a3 d 3 − b3 d 3 = 13(a2 d 2 + b2 d 2 )
⇔ d (a − b)(a2 + ab + b2 ) = 13(a2 + b2 ) (1)
.
Suy ra 13(a + b ) .. (a2 + ab + b2 )
2 2
(2)
2 2 2 2 2 2 2 2
Ta chứng minh được (a + b , a + ab + b ) = 1. Thật vậy, nếu a + b và a + ab + b cùng có
. . . . . .
ước nguyên tố p thì ab .. p. Suy ra tồn tại a .. p hoặc b .. p. Giả sử a .. p thì b2 .. p nên b .. p, trái
với giả thiết (a, b) = 1
.
Do đó từ (2) suy ra 13 .. a2 + ab + b2 . Do a ≥ 2 và b ≥ 1 nên: a2 + ab + b2 = 13(3) Do a > b nên
a2 + ab + b2 > 3 b2 . Từ 3 b2 < 13 ta có b = 1 hoặc b = 2

• Thay b = 1 vào (3) được a2 + a = 12 ⇒ a(a + 1) = 12 ⇒ a = 3. Thay a = 3, b = 1 vào (1) được


d = 5. Từ đó x = 15, y = 5

• Thay b = 2 vào (3) được a2 + 2a = 9 ⇒ a(a + 2) = 9 (loại)

Vậy nghiệm ( x; y) là (15; 5) 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm số nguyên x để x3 + 3 x là lập phương của một số nguyên


L BÀI 2. Cho phương trình sau với nghiệm nguyên:

x3 + 2 x2 + 3 x + 1 = y3

a) Chứng minh rằng y ≤ x + 1

b) Chứng minh rằng y > x − 1

c) Giải phương trình trên


L BÀI 3. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) x3 − y3 = x y + 25 c) x3 − y3 = 3 x y + 1

b) x3 − y3 = 2 x y + 13 d) x3 + y3 = 3 x y − 1

L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) x3 + y3 = 2013 c) x3 + y3 = 6 x y − 1

b) x3 + y3 = ( x + y)2 d) x3 + y3 = 2 x y + 11

L BÀI 5. Giải mỗi phương trình sau:


a) x2 y − 2 x y + y = 125 x với nghiệm nguyên dương

b) x3 − x2 y + 2 x − y = 2 với nghiệm nguyên

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 196


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

c) x2 + y3 − 3 y2 + 3 y = 6 với nghiệm tự nhiên

d) x3 − y3 = 2( x2 + y2 ) + 3 x y + 17 với nghiệm tự nhiên

e) x3 + y3 = 3( x2 + y2 ) với nghiệm nguyên dương

L BÀI 6. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) 9 x2 − 6 x = y3 b) 9 x3 + 6 = y3 c) 54 x3 − 1 = y3

| Bài 5. PHƯƠNG TRÌNH BẬC BỐN VỚI


HAI ẨN

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x4 − 4 x2 + y2 + 2 x2 y − 9 = 0

ý Lời giải.
¢2
Ta có: x4 − 4 x2 + y2 + 2 x2 y − 9 = 0 ⇔ x2 + y − 4 x2 = 0 ⇔ x2 + y + 2 x . x2 + y − 2 x = 9.
¡ ¡ ¢ ¡ ¢

Suy ra: x2 + y + 2 x và x2 + y − 2 x là ước của 9 nên ta có bảng giá trị sau:


x2 + y + 2 x 1 3 9 -1 -3 -9
x2 + y − 2 x 9 3 1 -9 -3 -1
2x -4 0 4 4 0 -4
x -2 0 2 2 0 -2
y 1 3 1 -9 -3 -9

Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (−2; −1), (0; 3), (2; 1), (2; −9), (0; −3), (−2; −9). 

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x( x + 1)( x + 2)( x + 3) = y2 . (1)

ý Lời giải.
Nếu y thỏa mãn phương trình thì − y cũng thỏa mãn, do đó ta giả sử y ≥ 0, khi đó:

(1) ⇔ x2 + 3 x x2 + 3 x + 2 = y2 .
¡ ¢¡ ¢

Đặt x2 + 3 x + 1 = a, ta được:

(a − 1)(a + 1) = y2 ⇔ a2 − 1 = y2 ⇔ (a + y)(a − y) = 1.

Suy ra a + y = a − y, do đó: y = 0.
Thay vào (1) được: x1 = 0, x2 = −1, x3 = −2, x4 = −3.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là: (0; 0), (−1; 0), (−2; 0), (−3; 0). 

# VÍ DỤ 3. Tìm các số nguyên x để biểu thức: x4 + 2 x3 + 2 x2 + x + 3 là một số chính


phương

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 197


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Đặt x4 + 2 x3 + 2 x2 + x + 3 = y2 với y¢∈ N


¡ .2
Cách 1. Ta thấy y = x + 2 x + x + x + x + 3 = ( x2 + x)2 + ( x2 + x + 3).
2 4 3 2
¡ ¢

Ta sẽ chứng minh a2 < y2 < (a + 2)2 với a = x2 + x.


1 2 11
µ ¶
2 2 2
Thật vậy: y − a = x + x + 3 = x + + > 0.
2 4
(a + 2)2 − y2 = ( x2 + x + 2)2 − ( x4 + 2 x3 + 2 x2 + x + 3)
1 2 1
µ ¶
2
= 3x + 3x + 1 = 3 x + + > 0.
2 4
Do a2 < y2 < (a + 2)2 nên y2 = (a + 1)2 . "
4 3 2 2 2 2
x=1
hay là x + 2 x + 2 x + x + 3 = ( x + x + 1) ⇔ x + x − 2 = 0 ⇔
x = −2.
Vậy x = 1 hoặc x = −2.
Cách 2. Đưa về phương trình ước số:
Nhân hai vế của phương trình đã cho với 4 ta được:

4 y2 = 4 x4 + 8 x3 + 8 x2 + 4 x + 12
= 4 x4 + 8 x3 + 4 x2 + 4 x2 + 4 x + 1 + 11
¢2
= 2 x2 + (2 x + 1) = 11
¡

Do đó (2 x2 + 2 x + 1 + 2 y)(2 x2 + 2 x + 1 − 2 y) = −11
Ta có 2 x2 + 2 x + 1 + 2 y ≥ 2 x2 + 2 x + 1 − 2 y nên xảy ra hai trường hợp: "
 x=1
( 2 
2 x2 + 2 x + 1 = 5 x2 + x − 2 = 0
( (
2 x + 2 x + 1 + 2 y = 11

TH1. ⇔ ⇔ ⇔ x = −2 .
2 x2 + 2 x + 1 − 2 y = −1 2y = 6 y=3 

y = 3
( 2
2 x2 + 2 x + 1 = −5 x2 + x + 3 = 0
( (
2x + 2x + 1 + 2 y = 1
TH2. ⇔ ⇔
2 x2 + 2 x + 1 − 2 y = −11 2y = 6 y = 3.
Hệ này vô nghiệm.
Đáp số: Có hai số nguyên 1 và −2 thỏa mãn. 

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:


¢2
x 2 − y2
¡
= 10 y + 9. (1)

ý Lời giải.
10
Ta thấy 10 y + 9 ≥ 0 nên y ≥ − . Do y ∈ Z nên y ≥ 0.
9
• Xét y = 0 thì (1) trở thành x4 = 9 (loại). Ta chỉ xét y > 0.
Vì phương trình (1) không thay đổi khi thay x bởi − x, ta giả sử x ≥ 0.
.
• Xét x = 0 thì (1) trở thành y4 = 10 y + 9 ⇔ y( y3 − 10). Suy ra 9 .. y.
Lần lượt xét y bằng 1, 3, 9 không có giá trị nào của y thỏa mãn.

• Xét x ≥ 1 và y ≥ 1 thì x + y ≥ 2. Viết (1) dưới dạng

10 y + 9
( x + y)( x − y)2 = . (2)
x+ y

Do x + y ≥ 2 nên ( x + y)( x − y)2 ≥ 2( x − y)2 . (3)


10 y + 9 10 y + 10 x
Ta lại có < = 10 (vì x ≥ 1 nên 10 x ≥ 10 x ≥ 10 > 9). (4)
x+ y x+ y

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 198


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Từ (2), (3), (4) suy ra 2( x − y)2 < 10 nên ( x − y)2 < 5.


Ta lại có x − y lẻ (vì x − y là ước của 10 y + 9) nên ( x − y)2 = 1.
Thay ( x − y)2 = 1 vào (2) được ( x + y)2 = 10 y + 9. (5)

+o Với x − y = 1 thì x = y + 1. Thay vào (5) được (2 y + 1)2 = 10 y + 9.


⇔ 2 y2 − 3 y − 4 = 0, loại vì ∆ = 41 không là số chính phương.
+o Với x − y = −1 thì x = y − 1. Thay vào (5) được (2 y − 1)2 = 10 y + 9
1
⇔ 2 y2 − 7 y − 4 = 0. Ta có y1 = − (loại); y2 = 4, khi đó x = 3.
2
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (3; 4), (−3; 4).
IKinh nghiệm giải toán:

• Ta có thể nghĩ đến viết phương trình (1) dưới dạng:

x4 − 2 x2 y2 + ( y4 − 10 y − 9) = 0

rồi đặt y2 = z( z ∈ N) được phương trình bậc hai đối với z là:

z2 − 2 y2 z + ( y4 − 10 y − 9) = 0
0 0
Giải các điều kiện ∆ ≥ 0 và ∆ là số chính phương đều không có hiệu quả.
Ta sử dụng bất đẳng thức để chặn ( x − y)2 như cách giải trên.

• Vì lũy thừa bậc bốn là bình phương của lũy thừa bậc hai nên ta thường tìm nghiệm
nguyên của phương trình bậc bốn với hai ẩn theo các cách:

− Đưa về phương trình bậc hai với hai ẩn.


− Phân tích thành nhân tử để phát hiện một biểu thức là số chính phương.
− Phát hiện một số chính phương nằm giữa hai số chính phương.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) ( x2 + y)( x + y2 ) = ( x + y)3 ;

b) x4 − 2 x2 y + 7 y2 = 55;

c) x2 y2 − 2 x y = x2 + 16 y2 ;

d) 3 x2 y2 + x2 + y2 = 5 x y.

L BÀI 2. Chứng minh rằng mỗi phương trình sau không có nghiệm nguyên:

a) x4 − 5 x2 y2 + 4 y4 = 3;

b) ( x + y)4 + x4 + y4 = 3996.

L BÀI 3. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau:

a) ( x2 − y)( x + y2 ) = ( x + y)3

b) ( x + y)4 = 40 y + 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 199


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 4. Giải mỗi phương trình sau:

a) x4 + 2 x3 + 3 x2 + 2 x = y2 + y với nghiệm tự nhiên;

b) x4 + x3 + x2 + x = y2 + y với nghiệm nguyên.

L BÀI 5. Tìm các số nguyên x để mỗi biểu thức sau là số chính phương:

a) x4 − x2 + 2 x + 2;

b) x( x + 2)( x2 + 2 x + 3);

c) x( x + 1)( x + 7)( x + 8);

d) x4 + x3 + x2 + x + 1.

L BÀI 6. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:

a) x2 − 8 x y3 + 32 y6 = 16; b) x2 + y3 = y6 .

| Bài 6. PHƯƠNG TRÌNH ĐA THỨC VỚI BA


ẨN TRỞ LÊN

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

6 x + 15 y + 10 z = 3.

ý Lời giải.
. .
• Ta thấy 10 z .. 3 nên z .. 3. Đặt z = 3 k với k ∈ Z ta được

6 x + 15 y + 30 k = 3 ⇔ 2 x + 5 y + 10 k = 1.

• Đưa về giải phương trình với hai ẩn là x, y với k là tham số 2 x + 5 y = 1 − 10 k nên

1 − 10 k − 5 y 1− y
x= = −5 k − 2 y +
2 2
1− y
. Đặt t = với t ∈ Z. Ta có y = 1 − 2 t, x = −5k + 5 t − 2 và z = 3k.
2
• Vậy nghiệm ( x, y, z) của phương trình là (5 t − 5 k − 2; 1 − 2 t; 3 k) với t, k là những số
nguyên tùy ý.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 200


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Kinh nghiệm giải toán


Trong cách giải trên, ta đã biến đổi phương trình đã cho về dạng 2 x + 5 y = 1 − 10k, ta
! có các hệ số của x và y là hai số nguyên tố cùng nhau. Sau đó ta giải phương trình bậc
nhất với hai ẩn là x và y. ( Xem §2 Phương trình bậc nhất hai ẩn.)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 201


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 2. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên

x2 + y2 + z2 = 2015.

ý Lời giải.
Ta biết rằng số chính phương chẵn thì chia hết cho 4, còn số chính phương lẻ thì chia cho
4 dư 1 và chía cho 8 cũng dư 1.
Tổng x2 + y2 + z2 là số lẻ nên trong ba số x2 , y2 , z2 phải có một số lẻ và hai số chẵn, hoặc ba
số đều lẻ.

• Trường hợp 1: Có một số lẻ và hai số chẵn thì vế trái của phương trình
x2 + y2 + z2 = 2015 chia cho 4 dư 1, còn vế phải ( là 2015) chia cho 4 dư 3, loại.

• Trường hợp 2: Cả ba số đều lẻ thì vế trái của phương trình x2 + y2 + z2 = 2015 chia cho
8 dư 3, còn vế phải ( là 2015) chia cho 8 dư 7, loại.

Vậy phương trình đã cho không có nghiệm nguyên. 

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình

2 x yz = x + y + z + 16.

ý Lời giải.
Do vai trò bình đẳng của x, y, z ta giả sử 1 ≤ x ≤ y ≤ z. Khi đó 2 x yz ≤ 3 z + 16. Do z nguyên
dương nên 2 x y ≤ 3 + 16 2 2
z ≤ 19. Từ 2 x ≤ 2 x y ≤ 19 ⇒ x ≤ 9. Do x nguyên dương nên

x ∈ {1; 2; 3}.

• Trường hợp x = 1: thay vào phương trình 2 x yz = x + y + z + 16 ta được


2 yz − y − z = 17 ⇔ 4 yz − 2 y − 2 z = 34 ⇔ (2 y − 1)(2 z − 1) = 35. Ta tìm được ( y; z) bằng (1; 18)
và (3; 4).

• Trường hợp x = 2: thay vào phương trình 2 x yz = x + y + z + 16 ta được


4 yz − y − z = 18 ⇔ 16 yz − 4 y − 4 z = 72 ⇔ (4 y − 1)(4 z − 1) = 73. Ta tìm được 4 y − 1 = 1 nên
4 y = 2, loại.

• Trường hợp x = 3: thay vào phương trình 2 x yz = x + y + z + 16 ta được


6 yz − y − z = 19 ⇔ 36 yz − 6 y − 6 z = 114 ⇔ (6 y − 1)(6 z − 1) = 115. Ta tìm được y = 1, z = 4,
loại vì trái giả thiết x ≤ y.

Vậy nghiệm ( x; y; z) của phương trình là (1; 1; 18), (1; 3; 4) và các hoán vị của nó. 
Kinh nghiệm giải toán
Do vài trò bình đẳng của x, y, z trong phương trình 2 x yz = x + y + z + 16, ta đã giả sử
1 ≤ x ≤ y ≤ z, nhờ đó đã chặn trên được x ≤ 3.
! Ta còn có thể đạt được ước lượng mạnh hơn đó là x ≤ 2 bằng cách làm như sau:
Với giả sử z ≥ y ≥ x ≥ 1, nếu x ≥ 3 thì x y ≥ 9 nên 2 x yz ≥ 18 z = 3 z + 15 z. (1)
Ta lại có 3 z ≥ x + y + z và 15 z ≥ x + y + z + 45. (2)
Từ (1) và (2) suy ra 2 x yz ≥ x + y + z + 45 trái với đề bài. Vậy x ≤ 2.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 202


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình

4 x yz = x + 2 y + 4 z + 3.

ý Lời giải.

• Xét x = 1, thay vào phương trình 4 x yz = x + 2 y + 4 z + 3 ta được

4 yz − 2 y − 4 z = 4 ⇔ 2 yz − y − 2 z = 2 ⇔ ( y − 1)(2 z − 1) = 3.
( (
y−1 = 1 y−1 = 3
Từ đó ta có hoặc Suy ra ( y, z) bằng (2; 2) hoặc (4; 1).
2z − 1 = 3 2 z − 1 = 1.

• Xét x ≥ 2. Từ phương trình 4 x yz = x + 2 y + 4 z + 3 ta có

2 y + 4 z + 3 = x(4 yz − 1) ≥ 2(4 yz − 1) = 8 yz − 2

nên 8 yz − 2 y − 4 z ≤ 5 ⇔ (2 y − 1)(4 z − 1) ≤ 6. Do 4 z − 1 ≥ 3 nên 2 y − 1 ≤ 2 hay 2 y ≤ 3. Do y


nguyên dương nên y = 1.
Thay vào phương trình 4 x yz = x + 2 y + 4 z + (3 được 4 xz −(x − 4 z = 5 ⇔ ( x − 1)(4 z − 1) = 6.
4z − 1 = 3 z=1
Do 4 z − 1 là ước lẻ của 6 và 4 z − 1 ≥ 3 nên ⇔
x−1 = 2 x = 3.

Vậy nghiệm ( x; y; z) của phương trình là (1; 2; 2), (1; 4; 1), (3; 1; 1). 
Kinh nghiệm giải toán

• Do vai trò của x, y, z không bình đẳng nên ta không thể giả sử 1 ≤ x ≤ y ≤ z. Trong
ví dụ trên, do x nguyên dương nên trước hết ta xét x = 1, sau đó xét x ≥ 2. Nhờ x ≥ 2
mà ta giới hạn được 2 y ≤ 3.
Với bài toán tìm nghiệm nguyên dương của phương trình nhiều ẩn, ta thường xét
! một hoặc vài giá trị của một ẩn, rồi xét tiếp trường hợp còn lại.

• Ta cũng có thể đặt t = 2 y và u = 4 z đưa phương trình về dạng

xtu = 2 x + 2 t + 2 u + 6
. .
để sắp xếp 1 ≤ x ≤ t ≤ u (chú ý rằng có điều kiện t .. 2 và u .. 4).

BÀI TẬP

L BÀI 70. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau

a) 2 x + 5 y − z = 4.

b) 2 x − 5 y − 6 z = 4.

L BÀI 71. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


x y z 113
+ + = .
5 6 8 120

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 203


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 72. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


x2 + 2 y2 + z2 − 2 x y − 2 y + 2 z + 2 = 0.

L BÀI 73. Chứng minh rằng phương trình sau có vô số nghiệm nguyên
( x + y + z)2 = x2 + y2 + z2 .

L BÀI 74. Tìm các số nguyên dương x, y để biểu thức sau là số chính phương.
( x + y + 1)2 − 2 x + 2 y.

L BÀI 75. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên

x3 + y3 + z3 = 2003.

L BÀI 76. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau
a) x2 + y2 + z2 + x yz = 13;
b) x yz = 3( x + y + z);
c) x yz = 10( x + y + z).
L BÀI 77. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau:
a) 3 x yz = x + y + 3 z;
b) 5 x yz = x + 5 y − 4 z + 31;
c) 3 x yz = x + 2 y + 3 z + 7;
d) 3 x yz = x + 3 y + 4 z + 5.
L BÀI 78. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

x3 + y3 + z3 = 3 x yz + 1

L BÀI 79. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau
a) x2 + y2 + z2 = x2 y2 ;
b) x4 + y4 + z4 + t4 = 2015.

| Bài 7. PHƯƠNG TRÌNH PHÂN THỨC


# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
1 1 1 1
+ + = .
x y 6x y 6

ý Lời giải.
Nhân hai vế của phương trình với 6 x y được 6 x + 6 y + 1 = x y.
Đưa về phương trình ước số

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 204


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x( y − 6) − 6( y − 6) = 37 ⇔ ( x − 6)( y − 6) = 37.

Do vai trò bình đẳng của x và y, giả sử x ≥ y ≥ 1 thì x − 6 ≥ y − 6 ≥ −5.


Chỉ xảy ra một trường hợp
( (
x − 6 = 37 x = 43

y−1 = 1 y = 7.

Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (43; 7), (7; 43).



x − 17
# VÍ DỤ 2. Tìm các số nguyên x sao cho là bình phương của một số hữu tỉ.
x−9

ý Lời giải.
x − 17 ³ a ´2
Giả sử = với a ∈ N, b ∈ N∗ .
x−9 b
Xét a = 0 thì x = 17.
Xét a 6= 0. Không mất tính tổng quát, giả sử ƯCLN(a, b) = 1. Do đó, ƯCLN(a2 , b2 ) = 1 nên
x − 17 = a2 k (1)
(

x − 9 = b2 k. (2)

với k nguyên. Từ (1) và (2) suy ra


( x − 9) − ( x − 17) = ( b2 − a2 ) k ⇔ 8 = ( b + a)( b − a) k.

Ta thấy b + a và b − a là ước của 8. Chú ý rằng (b + a) − (b − a) = 2a và b + a và b − a cùng tính


chẵn lẻ. Lại có b + a > b − a và b + a > 0. Ta có bảng giá trị sau

b+a b−a k b a x = b2 k + 9
4 2 1 3 1 18
4 −2 −1 1 3 8
2 −2 −2 0, loại
2 −4 −1 −1, loại

Vậy ta có ba đáp số
17 − 17 0
x = 17 thì = = 02 .
17 − 9 8 µ ¶
18 − 17 1 1 2
x = 18 thì = = .
18 − 9 9 3
8 − 17
x = 8 thì = 9 = 32 .
8−9


BÀI TẬP

L BÀI 1. Phương trình sau có bao nhiêu nghiệm ?


1 1 1
+ =
x y 10
1 1 1
L BÀI 2. Giải phương trình + = với x và y là các số tự nhiên khác nhau, p là số
x y p
nguyên tố cho trước.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 205


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1 1 1
L BÀI 3. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình + + = .
x y 2x y 2
xy 2003
L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình = .
x + y 2004
1 1 1
L BÀI 5. Chứng minh phương trình sau không có nghiệm nguyên + = .
x2 y2 7
L BÀI 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình
1 1 1
+ + = 1.
x 2 ( x 2 + y2 ) ( x2 + y2 )( x2 + y2 + z2 ) x2 ( x2 + y2 + z2 )

L BÀI 7. Tìm ba số tự nhiên khác nhau có tổng các nghịch đảo của chúng là một số
nguyên.
L BÀI 8. Cho biểu thức sau, trong đó x, y, z là các số nguyên dương và giá trị biểu thức đó
cũng là một số nguyên
1 1 1 1 1 1
+ + + + + .
x y z x y yz xz

a) Chứng minh rằng x, y, z cùng tính chẵn lẻ.


b) Tìm các số x, y, z trong đó x < y < z.
x yzt + x y + xt + zt + 1 40
L BÀI 9. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình = .
yzt + y + t 31
L BÀI 10.
a) Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
1 1 1 1
2
+ 2 + 2 + 2 = 1.
x y z t

b) Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên với n ≥ 2 và x1 , x2 , · · · , xn
đôi một khác nhau:
1 1 1
+ +···+ = 1.
x12 x22 x2n

L BÀI 11. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


x y z t
+ + + =m
y z t x

lần lượt với m = 2, m = 3, m = 4.


x−3
L BÀI 12. Tìm các số nguyên x sao cho là bình phương của một phân số.
4x + 6
L BÀI 13. Tìm nghiệm nguyên của phương trình
x y xz yz
+ + = 3.
z y x

| Bài 8. PHƯƠNG TRÌNH MŨ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 206


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình 2x + 3 = y2 .

ý Lời giải.
.
• Nếu x ≥ 2 thì 2 x .. 4, do đó vế trái chia 4 dư 3, còn y lẻ nên vế phải chia 4 dư 1, không thỏa
mãn. Vậy x ∈ {0; 1}.
• Nếu x = 0 thì y2 = 4, nên y = 2.
• Nếu x = 1 thì y2 = 5, không có nghiệm tự nhiên.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (0; 2). 
Kinh nghiệm giải toán
• Trong ví dụ trên, trước hết ta tìm số tự nhiên k để với x ≥ k thì phương trình không có
nghiệm nguyên. Sau đó xét x ∈ {0; 1; . . . ; k − 1}.
• Khi tìm số dư trong phép chia lũy thừa của một số nguyên cho một số nguyên, ta thường
dùng bổ đề sau với a, b là các số nguyên.
.
Bổ đề 1. (a n − b n ) .. (a − b) với n là số tự nhiên.
.
Bổ đề 2. (a n + b n ) .. (a + b) với n là số tự nhiên lẻ.
Bổ đề 3. (a + b)n = ak + b n với n là số tự nhiên, k là số nguyên nào đó.

# VÍ DỤ 2. Giải phương trình với nghiệm tự nhiên

2 x + 57 = y2

ý Lời giải.
Xét hai trường hợp:
a) x lẻ. Đặt x = 2n + 1 (n ∈ N). Ta có

2 x = 22n+1 = 2 · 4n = 2(3 + 1)n = 2(3 k + 1) = 6 k + 2 ( k ∈ Z)

Khi đó vế trái của phương trình đã cho là số chia hết cho 3 dư 2, còn vế phải là số chình
phương, chia cho 3 không dư 2, loại.
b) x chẵn. Đặt x = 2n (n ∈ N). Ta có

y2 − 22n = 57 ⇔ ( y − 2n )( y + 2n ) = 3 · 19

Ta thấy y + 2n > 0 nên y − 2n > 0 và y + 2n > y − 2n .


Từ đó có bảng giá trị sau

y + 2n 57 19
y − 2n 1 3
2n 28, loại 8
n 3
y 11
x = 2n 6

Ta có 26 + 57 = 112 .
Đáp số: nghiệm ( x; y) của phương trình là (6; 11).
Lưu ý. Sử dụng bổ đề 2 để chứng minh 2x + 57 chia hết cho 3 dư 2 trong trường hợp x là số
lẻ như sau.
.
Vì x là số lẻ nên (2 x + 1) .. (2 + 1), do đó 2 x + 57 = (2 x + 1) + 56 chia cho 3 dư 2. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 207


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình

8 x − 37 = y3

ý Lời giải.
8 x − 37 = y3 ⇔ (2 x )3 − y3 = 37 ⇔ (2 x − y)(22x + y · 2 x + y2 ) = 37 (1)
Do 22x + y · 2x + y2 > 0 nên 2 x − y là ước tự nhiên của 37 và 2 x − y < 22x + y · 2 x + y2 . Do đó
2 x − y = 1. Thay vào (1) được ( y + 1)2 + y( y + 1) + y2 = 37 ⇔ y2 + y = 12 ⇔ y( y + 1) = 12. Do đó y = 4,
x = 2.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (2; 3). 

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình

2 y = 1 + x + x2 + x3 (1)

ý Lời giải.
Cách 1. (1) ⇔ 2 y = ( x + 1)( x2 + 1).
x + 1 và x2 + 1 là các ước tự nhiên của 2 x nên
m
x + 1 = 2 (2)


x2 + 1 = 2 n (3) với m, n ∈ N


m+n = y
Rút x từ (2) và thay vào (3) được
(2m − 1)2 + 1 = 2n ⇔ 22m − 2 · 2n + 1 + 1 = 2n
⇔ 22m − 2m+1 + 2 = 2n (4)
• Nếu m ≥ 2 thì 22m và 2m+1 chia hết cho 4 nên vế trái của (4) chia hết cho 4 dư 2. Mặt khác
m ≥ 2 nên từ (2) suy ra x ≥ 3, từ (3) suy ra 2n = x2 + 1 ≥ 32 + 1 = 10 nên n ≥ 4, do đó vế phải của
(4) chia hết cho 4, không thỏa mãn.
• Nếu m = 1 thì từ (2) suy ra x = 1. Thay vào (1) được 2 x = 4 nên y = 2.
• Nếu m = 0 thì từ (2) suy ra x = 0. Thay vào (1) được 2 x = 1 nên y = 0.
Cách 2. (1) ⇔ 2 y = ( x + 1)( x2 + 1) suy ra x2 + 1 = 2n (5). Với n ∈ N.
• Nếu n = 0 thì x = 0 nên y = 0.
• Nếu n = 1 thì x = 1 nên y = 2.
• Nếu n ≥ 2 thì vế phải của (5) chia hết chia 4, còn vế phải của (2) chia 4 dư 1 hoặc dư 2.
không thỏa mãn.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (1; 2) hoặc (0; 0). 

# VÍ DỤ 5. Giải phương trình sau với nghiệm tự nhiên

2 x + 2 y + 2 z = 1024 (1)

ý Lời giải.
Do vai trò của x, y, z như nhau, ta giả sử x ≤ y ≤ z.
Chia hai vế của (1) cho 2x 6= 0 ta được
1 + 2 y− x + 2 z− x = 210− x (2)
Do 210−x nên 210−x là bội của 2. Ta lại có z > x, vì nếu z = x thì x = y = z, khi đó (2) trở thành
1 + 20 + 20 = 2 k với k nguyên, loại. Từ đó 210− x là bội của 2, suy ra 1 + 2 y− x là bội của 2. Do đó
2 y− x = 1, vậy y = x.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 208


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Thay vào (2) được

1 + 1 + 2 z− x = 210− x ⇔ 2 + 2 z− x = 210− x
⇔ 2(1 + 2 z− x−1 ) = 210− x ⇔ 1 + 2 z− x−1 = 29− x

Do 29−x > 1 nên 29−x là bội của 2. Do đó 2 z−x−1 = 1 và 2 = 29−x . Từ đó x = 8; y = 8; z = 9.


Đáp số: Nghiệm ( x; y; z) là (8; 8; 9), (8; 9; 8), (9; 8; 8).
Lưu ý.
a) Do 210 là lũy thừa của 2 có số mũ không quá lớn nên có thể giải ví dụ trên bằng cách xét
các lũy thừa của 2 với số mũ từ 0 đến 0, đó là: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 rồi bằng lập
luận chọn ra 256 + 256 + 512 = 1024, tức là 28 + 28 + 29 = 1024.
b) Ta có bài toán tổng quát hơn ví dụ 51.
Giải phương trình sau với nghiệm tự nhiên

2 x + 2 y + 2 z = 2n

trong đó n là số tự nhiên cho trước (n ≥ 2).


Giải tương tự như trên, ta được x = y = n − 2, z = n − 1. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm các số tự nhiên x sao cho

3x + 4x = 5x .

L BÀI 2. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 5x + 48 = y2 . c) 2 x − 1 = y2 . e) 2x + 45 = y2 .
b) 3x + 8 = y2 . d) 4 x + 5 = y2 .

L BÀI 3. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) x4 = x y . c) (2 x + 1)(2 x + 2) + 3 y = 307.
b) 2x + 2 y = 2x+ y .

L BÀI 4. Tìm số tự nhiên n để 3n + 1 là số chính phương.


L BÀI 5. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 2 x + 33 = y2 . c) 5 x + 51 = y2 . e) 3x + 1 = 2 y .
b) 3 x + 55 = y2 . d) 7 x − 1 = 2 y .

L BÀI 6. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 3 x + 7 = y3 . b) 8x + 61 = y3 .

L BÀI 7. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 3 y = 5 x3 − 317. b) 10 y = 81 x + 1.

L BÀI 8. Tìm các số tự nhiên n để mỗi biểu thức sau là lập phương của một số tự nhiên

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 209


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) 3n + 5. b) 3n − 1.

L BÀI 9. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 3 y = x2 − 5 x + 7. c) 2 y = x3 + 1.

b) 3 y = x3 + x2 + x + 1. d) 2 y = x4 + x3 + x + 1.

L BÀI 10. Giải mỗi phương trình trình sau với nghiệm tự nhiên

a) 7 x + 13 y = 19 z . c) 2x + 2 y + 2 z = 552 ( x < y < z)

b) 2 x + 2 y = 2 z . d) x y + 1 = z2 ( x là số nguyên tố)

L BÀI 11. Tìm các số nguyên dương x, y, z, t thỏa mãn mỗi điều kiện sau

a) x y + x z = x t . b) x x + y y + z z = t t .

L BÀI 12. Tìm các số nguyên dương x và y khác nhau sao cho

x y = yx .

| Bài 9. PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ


# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình
p p
q q
y= x+2 x−1+ x − 2 x − 1.

ý Lời giải.
Điều kiện: x ≥ 1.
p p
q q
y = ( x − 1) + 1 + 2 x − 1 + ( x − 1) + 1 − 2 x − 1
¯p ¯ ¯p ¯
= ¯ x − 1 + 1¯ + ¯ x − 1 − 1¯
¯ ¯ ¯ ¯
p ¯p ¯
= x − 1 + 1 + ¯ x − 1 − 1¯ .
¯ ¯

Xét hai trường hợp:

a) Với x = 1 thì y = 2.
p p p
b) Với x ≥ 2 thì y = x − 1 + 1 + x − 1 − 1 = 2 x − 1.
Do đó (y2 = 4( x − 1). Do x ≥ 2 nên có thể đặt x − 1 = t2 với t là số nguyên dương.
x = t2 + 1
Ta có
y = 2 t.

Kết luận: Nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình là (1; 2) và ( t2 + 1; 2 t)) với t là số nguyên
dương tùy ý. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 210


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 2. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


p p
x + x + 3 = y.

ý Lời giải.
Điều kiện: x ≥ 0, y ≥ 0. Khi đó thì
p p
x+ x+3 = y (1)
p p
⇔ x + x + 3 + 2 x( x + 3) = y2 ⇔ 2 x( x + 3) = y2 − 2 x − 3
p
Đặt y2 − 2 x − 3 = m (với m ∈ N) thì 2 x( x + 3) = m. (2)
p
• Xét m = 0, từ (2) suy ra x = 0 (vì x ∈ N), thay vào (1) được y = 3 (loại).

• Xét m > 0. Bình phương hai vế của (2) được

4 x( x + 3) = m2 ⇔ (2 x + 3)2 − m2 = 9
⇔ (2 x + 3 + m)(2 x + 3 − m) = 9.

Vì 2 x + 3 + m và 2 x + 3 − m là các ước tự nhiên của 9 và 2 x + 3 + m > 2 x + 3 − m nên


(
2x + 3 + m = 9
2x + 3 − m = 1

Ta có 2 x + 3 = 5 ⇔ x = 1. Khi đó y = 3.

Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (1; 3). 

# VÍ DỤ 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


p
9 x2 + 16 x + 96 = 3 x − 16 y − 24 (1)

ý Lời giải.
Đặt m = 3 x − 16 y − 24 với m ∈ N. Ta có

(1) ⇔ 9 x2 + 16 x + 96 = m2
⇔ 81 x2 + 9 · 16 x + 864 = 9 m2
⇔ (9 x + 8)2 − (3 m)2 = −800. (2)

Thay m = 3 x − 16 y − 24 vào (2) rồi rút gọn được

(18 x − 48 y − 64)(48 y + 80) = −800


⇔ (9 x − 24 y − 32)(3 y + 5) = −25.

Ta thấy 3 y + 5 là ước của 25 và chia 3 dư 2 nên có bảng giá trị sau

3y + 5 −1 5 −25
y −2 0 −10
x 1 3 −23

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 211


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Loại x = 3, y = 0 vì khi đó m < 0.


Với x = 1, y = −2 và x = −23, y = −10 thì m > 0.
Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (1; −2), (−23; −10).
II Kinh nghiệm giải toán

• Ở ví dụ 53 ta đặt y2 − 2 x − 3 = m để đưa đến phương trình 4 x( x + 3) = m2 và được


(2 x + 3 + m)(2 x + 3 − m) = 9. Giải phương trình này gọn hơn so với cách thay m bởi
y2 − 2 x − 3.

• Ở ví dụ 54, ta đặt 3 x − 16 y − 24 = m để đưa đến phương trình 9 x2 + 16 x + 96 = m2 và


được (9 x + 8)2 − (3m)2 = −800. Giải phương trình này phức tạp vì phải xét nhiều trường
hợp. Ta đã thay m = 3 x − 16 y − 24 để đưa về phương trình đơn giản hơn:
(9 x − 24 y − 32)(3 y + 5) = −25.

• Như vậy, khi giải toán cần biết vận dụng linh hoạt cách đặt ẩn phụ cho phù hợp với
từng bài toán cụ thể.

# VÍ DỤ 4. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


p p p
x+ y= 1980 (1)

ý Lời giải.

p p p
x= 1980 − y (2)

Với điều kiện 0 ≤ x ≤ 1980, 0 ≤ y ≤ 1980, ta có


p p
(2) ⇔ x = 1980 + y − 2 1980 y ⇔ x = 1980 + y − 12 55 y.
p
Do x, y nguyên nên 12 55 y nguyên.
p p
Ta biết rằng với y nguyên thì 55 y hoặc là số nguyên, hoặc là số vô tỉ. Chỉ có thể 55 y là
số nguyên, tức là 55 y là số chính phương nên 11 · 5 · y = k2 (k ∈ N).
Do đó y = 11 · 5 · a2 = 55a2 (a ∈ N). Tương tự x = 55b2 (b ∈ N).
Thay vào (1) được p p p
a 55 + b 55 = 6 55 ⇔ a + b = 6.
Giả sử y ≤ x thì a ≤ b. Ta có bảng giá trị sau

a b x = 55a2 y = 55 b2
0 6 0 1980
1 5 55 1375
2 4 220 880
3 3 495 495

Có bảy nghiệm ( x; y) là (0; 1980), (1980; 0), (55; 1375), (1375; 55), (220; 880), (880;
p 220), (495; 495).
p p
Lưu ý.pTa có nhậnp xét: Nếu các số x, y với x, y ∈ N có tổng là số vô tỉ 6 55 thì
p p
x = b 55, y = a 55 với a, b ∈ N và a + b = 6. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 212


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 5. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


s r
p
q
x+ x+ x + x = y.

ý Lời giải.
Điều kiện: x ≥ 0; y ≥ 0.
Bình phương hai vế rồi chuyển vế được
r
p
q
x+ x + x = y2 − x = k( k ∈ N).

Lại bình phương hai vế rồi chuyển vế được


p
q
x + x = k2 − x = m( m ∈ N).

Lại bình phương hai vế được p


x + x = m2 .
p p
Ta biết rằng x nguyên thì x hoặc là số nguyên hoặc là số vô tỉ. Do x + x = m2 (m ∈ N) nên
p p
x không là số vô tỉ. Do đó x là số nguyên và là số tự nhiên.
p p p p
Ta có x( x + 1) = m2 . Hai số tự nhiên liên tiếp x và x + 1 có tích là một số chính phương
p
nên số nhỏ bằng 0 tức là x = 0.
Suy ra x = 0; y = 0, thõa mãn phương trình đã cho.
Nghiệm ( x; y) của phương trình là (0; 0).


# VÍ DỤ 6. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình


p p
q q
3 3
y= 2+ x+ 2− x (1)

ý Lời giải.
Áp dụng hằng đẳng thức (a + b)3 = a3 + b3 + 3ab(a + b), ta lập phương hai vế của (1) được
p p p
3
y3 = 2 + x + 2 − x + 3 · 4 − x · y (2)
p
3
⇔ y3 = 4 + 3 y 4 − x
p
3
⇔ y( y2 − 3 4 − x) = 4. (3)
p p
Với x nguyên thì 3 3 4 − x là số nguyên hoặc là số vô tỉ. Từ (3) ta thấy 3 3 4 − x không thể là
số vô tỉ nên phải là số nguyên. Do đó từ (3) suy ra y là ước của 4. Do y > 0 nên ta có bảng
giá trị sau
y 1 2 4
p
y2 − 3 4 − x
3
4 2 1
p
3
3 4− x −3 2 15
p
3
4− x −1 loại 5
4− x −1 125
−121
x 5
(loại)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 213


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Thử lại, giá trị x = 5, y = 1 thỏa mãn phương trình đã cho.


Đáp số: Nghiệm ( x; y) là (5; 1). p p p p
Lưu ý: Ở phương trình (2), ta đã thay 3 2 + x + 3 2 − x nên (1) và (2) có thể không tương
đương. Vì thế sau khi tìm được nghiệm ( x; y) = (5; 1) của phương trình (3), ta vẫn thử lại vào
phương trình (1).
∗ Kinh nghiệm giải toán
Khi giải phương trình vô tỉ với nghiệm nguyên, ta thường biến đổi để trong phương trình
chỉ chứa một căn thức của một số nguyên, từ đó dẫn đến căn thức ấy cũng là số nguyên
(xem các ví dụ 55, 56, 57). 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


p p
a) x3 + 1 = 3 x + 1; b) x3 + 3 = 15 x + 1.

L BÀI 2. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


p p
a) x2 − 4 x +p7 = x − y; b) y2 = 1 + p
9 − x2 − 4 x;
c) 2 y2 = 1 + 49 − x2 − 2 x 2 2
d) x − y = y + 1.

L BÀI 3. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


p p p p p
a) 2 x − 3 y = 48 b) x+ x+4 = y

L BÀI 4. Phương trình sau có bao nhiêu nghiệm nguyên?


p p p
x+ y= 2000. (1)

L BÀI 5. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


p p
a) y = x + x + 2 + 2 x + 1.
p p p p p
b) y 2 = x + 2 x − 1 + x − 2 x − 1.
p p p p
c) y = x − 1 − 2 x − 2 + x + 2 − 4 x − 2.

L BÀI 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình


s r
p
q
x+ x+ x + . . . + x = y.

trong mỗi trường hợp sau:

a) Vế trái có 100 dấu căn.

b) Vế trái có n dấu căn.

L BÀI 7. Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:


r s
p
q r
p 1 1
a) y = 6x + 5x + 4 x + x. b) y = x+ + x+ .
2 4

L BÀI 8. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 214


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
3 p p p p
3
p
3
a) y = 7 + x + 3 7 − x. b) y = x + 13 − x − 13.
s r
p
q p
L BÀI 9. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x+4 x+4 x + ... + 4 x + 4 5 x = x trong
đó vế trái có 100 dấu căn.
L BÀI 10. Tìm nghiệm nguyên dương của mỗi phương trình sau:
p p p
a) 2 x + 2y − 3 + 2 z = x + y + z.
p p p p
b) x + y = z + 2 2.

| Bài 10. HỆ PHƯƠNG TRÌNH VỚI NGHIỆM


NGUYÊN

# VÍ DỤ 1. Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình


(
x+ y+ z = 3
x3 + y3 + z3 = 3.

ý Lời giải.
Sử dụng hằng đẳng thức ( x + y + z)3 − ( x3 + y3 + z3 ) = 3( x + y)( y + z)( z + x) ta có

27 − 3 = 3( x + y)( y + z)( z + x) ⇔ 8 = ( x + y)( y + z)( z + x)

Đặt x + y = c, y + z = a, z + x = b thì abc = 8.


Giả sử x ≤ y ≤ z thì a ≥ b ≥ c.
Ta có a + b + c = 2( x + y + z) = 6 nên a ≥ 2.
Ta lại có abc = 8 nên a ∈ {2; 4; 6}.
Xét các trường hợp sau:
(
b+c =4
• Với a = 2 ta có
bc = 4
Suy ra b = c = 2. Ta được x = y = z = 1.
(
b+c =2
• Với a = 4 ta có
bc = 2
Không có nghiệm nguyên.
(
b + c = −2
• Với a = 8 ta có
bc = 1
Suy ra b = c = −1. Ta được x = −5; y = 4; z = 4.
Đáp số: Nghiệm ( x; y; z) là (1; 1; 1), (−5; 4; 4), (4; 4; −5), (4; −5; 4).

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của mỗi hệ phương trình sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 215


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(
2x + 3 y = 8
a) .
5 y + 3z = 1
(
3x + 5 y = 2
b) .
2x − 3z = 4

1 1
 µ ¶

 x= y+
2 y





1 1
 µ ¶
L BÀI 2. Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình y = z + .


 2 z
1 1

 µ ¶
z = x+


2 x
L BÀI 3. Tìm nghiệm nguyên của mỗi hệ phương trình sau:
(
x+ y+ z = 3
a) .
x3 + y3 + z3 = 9
(
x + y + z = 25
b) .
x2 + y2 + z2 = 209
(
x y + 2 zt = 0
L BÀI 4. Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình .
xt − yz = 1

| Bài 11. TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHƯƠNG


TRÌNH CÓ NGHIỆM NGUYÊN

# VÍ DỤ 1. Tìm giá trị của m để phương trình sau có hai nghiệm nguyên dương:

x2 + mx + 2 = 0. (1)

ý Lời giải.
Cách 1. Gọi x1 , x2 là các nghiệm nguyên dương của phương trình (1).
Theo hệ thức Vi-et x1 + x2 = −m nên m là số nguyên.
Ta có ∆ = m2 − 8. Để phương trình (1) có nghiệm nguyên thì ∆ phải là số chính phương.
Đặt m2 − 8 = k2 (k ∈ N) ⇔ (m + k)(m − k) = 8.
m + k và m − k là ước của 8, cùng tính chẵn lẻ nên cùng chẵn và m + k ≥ m − k. Ta có bảng
giá trị sau

m+k 4 −2
m−k 2 −4
m 3 −3

• Với m = 3, thay vào (1) được x2 + 3 x + 2 = 0, ta có x1 = −1, x2 = −2, không thỏa mãn
x 1 > 0, x 2 > 0.

• Với m = −3, thay vào (1) được x2 − 3 x + 2 = 0, ta có x3 = 1, x4 = 2, thỏa mãn bài toán.
Vậy m = −3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 216


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Cách 2. Gọi x1 , x2 là các nghiệm


( nguyên dương của phương trình (1).
x1 + x2 = − m (2)
Theo hệ thức Vi-et, ta có:
x1 x2 = 2 (3)
Giả sử x1 ≤ x2 . Do x1 , x2 nguyên dương nên từ (3) suy ra x1 = 1, x2 = 2.
Từ (2) suy ra m = −3.

Kinh nghiệm giải toán Ở cách 1, sau khi nhận xét m phải là số nguyên, ta giải phương
trình với nghiệm nguyên x và m, tìm được hai giá trị của m là 3 và −3. Sau đó ta tìm
giá trị của x để chọn ra x nguyên dương. Cách 1 được giải theo suy nghĩ thông thường.
Giải theo cách 2 gọn hơn. Ta chú ý đến tích của hai nghiệm nguyên dương bằng 2 nên
hai nghiệm đó là 1 và 2. Từ đó tìm được m = −3.
Còn có thể giải thí dụ trên theo một hướng khác. Trước hết, chưa chú ý đến điều kiện
x1 và x2 là các số nguyên, ta tìm điều kiện để phương trình (1) có hai nghiệm dương,
! điều kiện đó là
2
∆ ≥ 0
 
m − 8 > 0 m2 > 8
  (
x1 x2 > 0 ⇔ 2 > 0 ⇔
  m < 0.
x1 + x2 > 0 −m>0
 

Do chưa sử dụng điều kiện x1 , x2 nguyên nên chưa chặn được giá trị của m. Giải theo
cách này không gọn bằng các cách trên.

# VÍ DỤ 2. Tìm giá trị của m để các nghiệm của phương trình sau đều là số nguyên.

x2 − mx + ( m + 2) = 0. (2)

ý Lời giải.
Gọi x1 , x2 là các nghiệm nguyên của (1). Theo hệ thức Vi-et, ta có
(
x1 + x2 = m
x1 x2 = m + 2.

Do đó x1 x2 − ( x1 + x2 ) = 2 ⇔ x1 ( x2 − 1) − ( x2 − 1) = 3 ⇔ ( x1 − 1)( x2 − 1) = 3.
x1 − 1 và x2 − 1 là ước của 3. Giả sử x1 ≥ x2 thì x1 − 1 ≥ x2 − 1.
Xảy ra hai trường hợp:
( (
x1 − 1 = 3 x1 = 4
a) ⇔ . Khi đó m = 6.
x2 − 1 = 1 x2 = 2
( (
x1 − 1 = −1 x1 = 0
b) ⇔ . Khi đó m = −2.
x2 − 1 = −3 x2 = −2

Lưu ý. Cũng có thể giải thí dụ trên bằng cách nhận xét m là số nguyên, tìm ∆ được
! m2 − 4 m − 8, rồi giải điều kiện m2 − 4 m − 8 = k2 ( k ∈ N) để đưa về ( m − 2 + k)( m − 2 − k) = 12,
tìm được m = 6 và m = −2.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm các số nguyên dương k để phương trình sau có nghiệm nguyên: x2 − y2 = k.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 217


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 2. Tìm các số nguyên a để phương trình sau có nghiệm nguyên dương: |4−3 x| = 5− a.
L BÀI 3. Tìm giá trị của m để các nghiệm của mỗi phương trình sau là số nguyên:

a) x2 + mx + 6m = 0.

b) x2 + m2 x + (m − 1) = 0.

L BÀI 4. Tìm các số nguyên a và b sao cho a + 2 b = 25 và các nghiệm của phương trình
x2 + ax + b = 0 đều là số nguyên. Tìm các nghiệm đó.
L BÀI 5. Tìm các số nguyên a và b (a ≥ b) sao cho a + 2b = 25 và các nghiệm của phương
trình sau đề là số nguyên:
x2 − abx + (a + b) = 0.

L BÀI 6. Cho a và b là các số nguyên.

a) Gọi x0 , y0 là các số nguyên sao cho biểu thức ax0 + b y0 có giá trị nguyên dương nhỏ
nhất là n. Gọi r là số dư của phép chia a cho n. Chứng minh rằng r cũng viết được
dưới dạng ax + b y trong đó x và y là các số nguyên.

b) Chứng minh rằng r = 0.

c) Cho biết a và b là hai số nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng các phương trình
ax + b y = 1 và ax + b y = c ( c nguyên) có nghiệm nguyên.

Cách khác chứng minh phương trình ax + b y = 1 có nghiệm nguyên nếu (a, b) = 1 như
sau.
Không mất tính tổng quát, chỉ cần chứng minh phương trình ax + b y = 1 có nghiệm
nguyên, trong đó có thể giả sử a, b ∈ N. Để chứng minh điều này, ta sẽ chứng minh tồn
tại một bội của a có dạng b y + 1, tức là chia cho b dư 1.
Xét các bội của a dạng ka với 1 ≤ k ≤ b − 1.
.
Trong b − 1 bội đó của a, không có số nào chia hết cho b. Thật vậy giả sử ka .. b thì do
! .
(a, b) = 1 nên k .. b, điều này trái với 1 ≤ k ≤ b − 1.
Ta sẽ chứng minh trong b − 1 bội của a nói trên, tồn tại một số chia cho b dư 1.
Chứng minh bằng phản chứng. Giả sử không tồn tại số nào chia cho b dư 1 thì các số
dư khi chia ka cho b chỉ có thể là 2, 3, 4, . . . , b − 1 (không có số dư 0 như đã chứng minh ở
trên). Có b − 2 số dư, mà có b − 1 số ka nên tồn tại hai số có số dư bằng nhau, chẳng hạn
. .
hai số đó là ma và na, trong đó 1 ≤ n < m ≤ b − 1. Thế thì (ma − na) .. b nên (m − n)a .. b.
.
Lại do (a, b) = 1 nên (m − n) .. b, điều này trái với 0 < m − n < b − 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 218


3
| CHƯƠNG

BÀI TOÁN ĐƯA VỀ GIẢI PHƯƠNG


TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN

Trăm trâu trăm cỏ


Bài toán từ xưa
Đã từng chắp cánh
Cho nhiều ước mơ

| Bài 1. BÀI TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ


CÁC CHỮ SỐ

# VÍ DỤ 1. Tìm hai số tự nhiên liên tiếp, mỗi số có hai chữ số, biết rằng nếu viết số
lớn trước số nhỏ thì ta được một số chính phương.

ý Lời giải.
Gọi hai số tự nhiên phải tìm là x và x + 1, số chính phương là n2 , trong đó x, n thuộc N. Do
x và x + 1 đều là các số có hai chữ số và n2 là số có bốn chữ số nên

10 ≤ x ≤ 98; 32 ≤ n ≤ 99 (3.1)

Từ giả thiết ta có

100( x + 1) + x = n2 ⇔ 101 x + 100 = n2 ⇔ ( n + 10)( n − 10) = 101 x (3.2)

Chú ý rằng (n + 10)( n − 10) chia hết cho số nguyên tố 101, do đó tồn tại một thừa số chia hết
cho 101.
Từ (3.1) ta có

22 ≤ n − 10 ≤ 89,
42 ≤ n + 10 ≤ 109.

Từ đó và (3.2) chỉ có thể là n + 10 = 101.


Suy ra n = 91; n2 = 912 = 8281.
Vậy hai số phải tìm là 81 và 82. 

# VÍ DỤ 2. Tìm các số tự nhiên có bốn chữ số và bằng lập phương của tổng các chữ
số của nó.

219
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
Gọi số phải tìm là abcd (với a 6= 0, và a, b, c, d thuộc N). Ta có

abcd = (a + b + c + d )3 (3.3)

Đặt a + b + c + d = m. Số abcd và tổng các chữ số của nó khi chia cho 9 có cùng số dư nên
³ ´.
abcd − m .. 9 hay abcd = 9 k + m ( k ∈ N).
Thay vào (3.3) được 9k + m = m3 .
¢. .
Do đó m3 − m .. 9, tức là (m − 1) m(m + 1) .. 9.
¡

Trong ba số nguyên liên tiếp, có một và chỉ một số chia hết cho 3. Tích của chúng chia hết
cho 9 nên có một và chỉ một số chia hết cho 9.
Ta có

1000 ≤ abcd ≤ 9999 ⇒ 1000 ≤ m3 ≤ 9999


⇒ 10 ≤ m ≤ 21.

Do đó 9 ≤ m − 1 ≤ 20; 11 ≤ m + 1 ≤ 22.
Xét ba trường hợp sau:
.
a) m .. 9 ⇒ m = 18. Khi đó
abcd = 183 = 5832 = (5 + 8 + 3 + 2)3 .
.
b) (m + 1) .. 9 ⇒ m + 1 = 18 ⇒ m = 17. Khi đó

abcd = 173 = 4913 = (4 + 9 + 1 + 3)3 .

.
c) (m − 1) .. 9 ⇒ m − 1 = 18 ⇒ m = 19. Khi đó

abcd = 193 = 6859, loại vì tổng các chữ số không bằng 19.

Vậy số phải tìm là 5832 và 4913.


II Kinh nghiệm giải toán

• Nếu khai triển hai vế của abcd = (a + b + c + d )3 thì ta sẽ được một phương trình bậc
ba với bốn ẩn a, b, c, d ; giải phương trình này rất phức tạp.
¢.
Nhờ đặt a + b + c + d = m và sử dụng dấu hiệu chia hết cho 9, ta đi đến m3 − m .. 9.
¡

Cùng với việc chặn giá trị của m (là 10 ≤ m ≤ 21), ta tìm được giá trị của m.

• Khi giải các bài toán về số tự nhiên và các chữ số, nên lưu ý:
- Chọn một nhóm chữ số làm ẩn phụ.
- Chặn giá trị của ẩn một cách hợp lí và sử dụng các tính chất về chia hết, về số
nguyên tố để giảm bớt trường hợp phải xét.

# VÍ DỤ 3. Tìm các số tự nhiên có bốn chữ số và bằng tổng các bình phương của số
tạo bởi hai chữ số đầu và số tạo bởi hai chữ số cuối, biết rằng hai chữ số cuối giống
nhau.

ý Lời giải.
2
Gọi số phải tìm là abcc (với a 6= 0, và a, b, c thuộc N). Ta có abcc = ab + cc2 .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 220


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Đặt ab = x, cc = y trong đó x, y thuộc N; 10 ≤ x ≤ 99 và 0 ≤ y ≤ 99.


Ta có 100 x + y = x2 + y2 .
Ta lại có x2 + y2 ≥ 2 x y nên 100 x + y ≥ 2 x y ⇔ (2 x − 1)( y − 50) ≤ 50.
Do x ≥ 10 nên 2 x − 1 ≥ 19.
50
Suy ra y − 50 ≤ < 3 ⇒ y < 53.
19
.
Dễ thấy y 6= 0 và y .. 11 nên y ∈ {11; 22; 33; 44}.
Xét các giá trị của y:

y y2 − y ∆0 Nhận xét
. .
11 110 2390 ∆0 không là số chính phương, vì 2390 .. 5 nhưng 2390 6 .. 25.
22 462 2038 ∆0 không là số chính phương.
x1 = 50 − 38 = 12
33 1056 1444 = 382
x2 = 50 + 38 = 88.
44 1892 608 ∆ không là số chính phương.
0

Vậy số phải tìm là 1233 và 8833. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm các số tự nhiên abc với các chữ số khác nhau sao cho

9a = 5 b + 4 c.

L BÀI 2. Tìm các số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng nếu cộng chữ số hàng trăm với
n ( n ∈ N), trừ các chữ số hàng chục và đơn vị cho n thì được một số gấp n lần số ban đầu với
n là số tự nhiên nhỏ hơn chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số ban đầu.
L BÀI 3. Tìm hai số chính phương có bốn chữ số, biết rằng mỗi chữ số của số thứ nhất đều
lớn hơn chữ số cùng hàng của số thứ hai cùng bằng một số.
L BÀI 4. Tìm các số tự nhiên có hai chữ số và bằng bình phương của tổng các chữ số của
nó.
L BÀI 5. Tìm các số tự nhiên có ba chữ số và bằng lập phương của tổng các chữ số của nó.
L BÀI 6. Tìm các số tự nhiên có bốn chữ số và bằng lũy thừa bậc bốn của tổng các chữ số
của nó.
L BÀI 7. Tìm các số tự nhiên có bốn chữ số và bằng bình phương của tổng của số tạo bởi
hai chữ số đầu và số tạo bởi hai chữ số cuối của số đó (viết theo thứ tự cũ).
L BÀI 8. Tìm các số tự nhiên có bốn chữ số, hai chữ số đầu như nhau, hai chữ số cuối như
nhau sao cho số đó thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) Bằng tổng các bình phương của số tạo bởi hai chữ số đầu và số tạo bởi hai chữ số cuối
của số đó (viết theo thứ tự cũ).

b) Bằng tích của hai số, mỗi số gồm hai chữ số như nhau.

L BÀI 9. Tìm các số nguyên dương n sao cho trong mỗi trường hợp sau tổng các chữ số
của n bằng:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 221


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) 94 − n. b) n − 36. c) n2 − 71n + 8.

L BÀI 10. Có tồn tại hay không một số tự nhiên nào mà khi xóa một chữ số đầu thì số đó
giảm đi một số lần trong mỗi trường hợp sau:

a) 146 lần? b) 145 lần?

L BÀI 11. Đầu năm mới, thầy giáo dạy Toán của lớp 9C chúc cả lớp bằng một bài toán
điền chữ số như sau:

9C + CỐ + HỌC = GIỎI.

Bạn hãy giải bài toán trên, biết rằng:

- Các chữ Ố, Ọ, Ỏ biểu thị cùng một chữ số.

- Các chữ khác nhau biểu thị các chữ số khác nhau, chúng cũng có thể bằng 9.

L BÀI 12. Tìm số A = a 0 a 1 . . . a 9 biết rằng:

a 0 bằng số chữ số 0 của số A ,

a 1 bằng số chữ số 1 của số A ,


............

a 9 bằng số chữ số 9 của số A .

L BÀI 13. Tìm số A = a 0 a 1 a 2 a 3 a 4 a 5 a 6 biết rằng:

a 0 bằng số chữ số 0 của số A ,

a 1 bằng số chữ số 1 của số A ,


............

a 6 bằng số chữ số 6 của số A .

| Bài 2. BÀI TOÁN VỀ TÍNH CHIA HẾT VÀ


SỐ NGUYÊN TỐ

# VÍ DỤ 1. Tìm các số nguyên dương x và y sao cho x2 − 2 chia hết cho x y + 2.

ý Lời giải.
Cách 1:
.
Có ( x2 − 2) .. ( x y + 2) (1)
. . .
⇒ y( x2 − 2) .. ( x y + 2) ⇒ x( x y + 2) − 2( x + y) .. ( x y + 2) ⇒ 2( x + y) .. ( x y + 2) (2)
Vì x + y và x y + 2 đều là số nguyên dương nên (2) ⇒ x y + 2 ≤ 2 x + 2 y
⇒ y( x − 2) ≤ 2 x − 2 (3)
Xét các giá trị của x như sau:
.
• Với x = 1, thay vào (1) ta được −1 .. ( y + 2), không xảy ra vì y + 2 ≥ 3.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 222


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

. .
• Với x = 2, thay vào (1) ta được 2 .. (2 y + 2) nên 1 .. ( y + 1), không xảy ra vì y + 1 ≥ 2.
2x − 2 2
• Với x ≥ 3, từ (3) suy ra y ≤ = 2+ ≤ 4, suy ra x ∈ {3; 4}.
x−2 x−2
.
+o Với x = 3, thay vào (1), ta được 7 .. (3 y + 2) ⇒ 3 y + 2 = 7 ⇒ 3 y = 5 (loại).
. .
+o Với x = 4, thay vào (1), ta được 14 .. (4 y + 2) ⇒ 7 .. (2 y + 1) ⇒ 2 y + 1 = 7 ⇒ y = 3, thử lại
thấy đúng.
(
x=3
Vậy cặp số cần tìm là .
y=4
Cách 2:
.
Ta có ( x2 − 2) .. ( x y + 2) (1)
.
Biến đối tương tự cách 1 ta được 2( x + y) .. ( x y + 2) (2)
Đặt 2( x + y) = k( x y + 2) với k ∈ N∗ (3)

• Nếu
( k = 1 thì từ
( (3) có x y +(2 − 2 x − 2(y = 0 ⇔ ( x − 2)( y − 2) = 2
x−2 = 1 x−2 = 2 x=4 x=3
⇔ ∨ ⇔ ∨ .
y−2 = 2 y−2 = 1 y=3 y=4
(
x=4
Thử lại ta nhận cặp số .
y=3

• Nếu k ≥ 2 thì từ (3) có 2( x + y) ≥ 2( x y + 2) ⇔ ( x − 1)( y − 1) + 1 ≤ 0 (vô lý)


(
x=4
Vậy cặp số cần tìm là . 
y=3

x2 + y2
# VÍ DỤ 2. Tính giá trị của biểu thức , biết rằng x, y là các số nguyên dương
xy
và x2 + y2 chia hết cho x y.

ý Lời giải.
Cách 1:
x2 + y2
Đặt m = với m là số nguyên dương.
xy
Ta có: x2 + y2 = mx y ⇔ x2 − mx y + y2 = 0 (1)
∆ = m2 y2 − 4 y2 = y2 ( m2 − 4)
Để phương trình (1) có nghiệm nguyên thì ∆ phải là số chính phương.
Do y ≥ 0 nên phải có m2 − 4 là số chính phương.
Đặt m2 − 4 = k2 , với k ∈ N, ta có m2 − k2 = 4 ⇔ (m − k)( m + k) = 4.
Do m + k, m − k cùng tính chẵn lẻ và ( cùng là ước( của 4 nên chúng cùng chẵn.
m+k =2 m=2
Ta lại có m + k nguyên dương nên ⇔ .
m−k =2 k=0
x 2 + y2
Vậy = 2, khi đó x = y.
xy
Cách 2:
Gọi d = ƯCLN( x, y). Đặt x = da, y = db, với a, b nguyên tố cùng nhau. Theo đề bài
. . .
x2 + y2 .. x y nên d 2 (a2 + b2 ) .. d 2 ab ⇒ a2 + b2 .. ab.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 223


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a2 ... b

. .
Suy ra . Do a, b nguyên tố cùng nhau nên a .. b và b .. a.
 2 ..
b .a
x2 + y2 2 x2
Vì a, b nguyên dương nên a = b. Khi đó x = y ⇒ = 2 = 2. 
xy x

# VÍ DỤ 3. Tìm các số nguyên dương x và y sao cho x + 1 chia hết cho y và y + 1 chia
hết cho x.

ý Lời giải.
Không mất tính tổng quát, giả sử 1 ≤ x ≤ y.
Đặt x + 1 = k y, với k là số nguyên dương (1)
Ta có k y = x + 1 ≤ y + 1 ≤ 2 y, suy ra k ≤ 2.
• Xét k = 1, thay vào (1) ta được x + 1 = y
. . .
Từ ( y + 1) .. x ta có ( x + 2) .. x ⇒ 2 .. x ⇒ x ∈ {1; 2}.
+o Với x = 1 thì y = 2. Thử lại thấy đúng.
+o Với x = 2 thì y = 3. Thử lại thấy đúng.
• Xét k = 2, thay vào (1) ta được x + 1 = 2 y
. . . .
Từ ( y + 1) .. x ta có (2 y + 2) .. x ⇒ ( x + 3) .. x ⇒ 3 .. x ⇒ x ∈ {1; 3}.
+o Với x = 1 thì y = 1. Thử lại thấy đúng.
+o Với x = 3 thì y = 2, loại vì trái với giả sử x ≤ y.
Do giả thiết có tính đối xứng của x và y nên các cặp số thỏa mãn bài toán là (1; 1), (1; 2),
(2; 1), (2; 3), (3; 2). 

.
1. Khi có quan hệ chia hết ( x + 1) .. y, ta nên viết thành đẳng thức x + 1 = k y.

! 2. Trong cách giải trên, việc sắp thứ tự các ẩn x ≤ y góp phần quan trọng để đi đến
k ≤ 2. Sau đó ta đã biến đối không tương đương nên sau khi tìm được các giá trị của
x và y, ta cần phải thử lại.



 x y + 1 chia hết cho z

# VÍ DỤ 4. Tìm ba số nguyên dương x, y, z lớn hơn 1 sao cho xz + 1 chia hết cho y .



yz + 1 chia hết cho x

ý Lời giải.
Cách 1:
. .
Từ giả thiết suy ra ( x y + 1)( yz + 1)( zx + 1) .. x yz ⇒ x y + yz + zx + 1 .. x yz (1)
Vì vai trò bình đẳng của x, y, z, giả sử x ≥ y ≥ z ≥ 2. Ta có
x yz ≤ x y + yz + zx + 1 ≤ 3 x y + 1 < 3 x y + x y = 4 x y ⇒ z < 4

Vậy z ∈ {2; 3}. Xét hai trường hợp sau


.
a) Với z = 2, thay vào (1) ta được x y + 2 x + 2 y + 1 .. 2 x y (2)
⇒ 2 x y ≤ x y + 2 x + 2 y + 1 ⇒ x y ≤ 2 x + 2 y + 1 ≤ 4 x + 1 < 4 x + x = 5 x ⇒ y < 5.
Do y ≥ z = 2 nên y ∈ {2; 3; 4}.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 224


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

. .
• Thay y = 2 vào (2) ta được (2 x + 2 x + 4 + 1) .. 4 x ⇒ 5 .. 4 x, loại vì x ≥ y = 2.
. . .
• Thay y = 3 vào (2) ta được (3 x + 2 x + 6 + 1) .. 6 x ⇒ 5 x + 7 .. 6 x ⇒ 7 .. x.
Do x ≥ y = 3 nên x = 7. Thử lại, bộ số (7; 3; 2) thỏa mãn bài toán.
. . .
• Thay y = 4 vào (2) ta được (8 x + 2 x + 8 + 1) .. 8 x ⇒ 10 x + 9 .. 8 x ⇒ 9 .. 2 x, loại.
.
b) Với z = 3, thay vào (1) được x y + 3 x + 3 y + 1 .. 3 x y (3)
⇒ 3 x y ≤ x y + 3 x + 3 y + 1 ⇒ 2 x y ≤ 3 x = 3 y + 1 ≤ 6 x + 1 < 6 x + x = 7 x ⇒ 2 y < 7 ⇒ y ≤ 3.
Kết hợp với y ≥ z = 3 nên y = 3.
. . .
Thay y = 3 vào (3) được (3 x + 3 x + 9 + 1) .. 9 x ⇒ 6 x + 10 .. 9 x ⇒ 10 .. 3 x, loại.
Vậy bộ số thỏa mãn là (7; 3; 2) và các hoán vị của nó.
Cách 2:
. .
Từ giả thiết suy ra ( x y + 1)( yz + 1)( zx + 1) .. x yz ⇒ ( x y + yz + zx + 1) .. x yz.
Giả sử x ≥ y ≥ z ≥ 2. Đặt x y + yz + zx + 1 = kx yz, với k ∈ N∗ (1)
Ta có kx yz = x y + yz + zx + 1 < x yz + x yz + x yz + x yz = 4 x yz ⇒ k < 4 ⇒ k ∈ {1; 2; 3}.
a) Với k = 1, thay vào (1) ta được x yz = x y + yz + zx + 1 (2)
Ta có x yz = x y + yz + zx + 1 < 4 x y nên z < 4. Do đó z ∈ {2; 3}.

• Thay z = 2 vào (2) được 2 x y = x y + 2 x + 2 y + 1


⇔ x y − 2 x − 2 y = 1 ⇔ ( x − 2)((y − 2) = 5. (
x−2 = 5 x=7
Ta có x − 2 ≥ y − 2 ≥ 0 nên ⇔ .
y−2 = 1 y=3
Vậy bộ số (7; 3; 2) thỏa mãn bài toán.
• Thay z = 3 vào (2) được 3 x y = x y + 3 x + 3 y + 1
⇔ 2 x y(
− 3 x − 3 y = 1 ⇔(
4 x y − 6 x − 6 y = 2 ⇔ (2 x − 3)(2 y − 3) = 11
2 x − 3 = 11 x=7
Ta có ⇔ , loại vì phải có y ≥ z.
2y − 3 = 1 y=2

b) Với k = 2, thay vào (1) ta được 2 x yz = x y + yz + zx + 1 < 4 x y


⇒ z < 2, loại vì phải có z ≥ 2.

c) Với k = 3, thay vào (1) ta được 3 x yz = x y + yz + zx + 1 < 4 x y


⇒ 3 z < 4, loại vì phải có z ≥ 2.

Vậy các bộ số (7; 3; 2) và các hoán vị của nó thỏa mãn bài toán. 
n( n + 1)
# VÍ DỤ 5. Tìm các số nguyên dương n và các số nguyên tố p sao cho p = − 1.
2

ý Lời giải.
Cách 1:
• Với n = 1 thì p = 0, không là số nguyên tố.

• Với n = 2 thì p = 2 là số nguyên tố.

• Với n = 3 thì p = 5 là số nguyên tố.

n2 + n − 2 ( n − 1)( n + 2)
• Với n ≥ 4, ta viết p dưới dạng p = = .
2 2
Xét hai trường hợp:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 225


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

n−1
+o Nếu n lẻ ( n ≥ 5) thì p = · ( n + 2), là tích của hai số nguyên lớn hơn 1 nên p là
2
hợp số.
n+2
+o Nếu n chẵn (n ≥ 4) thì p = (n − 1) · , là tích của hai số nguyên lớn hơn 1 nên p
2
là hợp số.
( (
n=2 n=3
Vậy các cặp số thỏa mãn là và .
p=2 p=5
Cách 2: Để p là một số nguyên tố, ta có hai trường hợp:

• Trong hai thừa số n − 1 và n + 2, có một thừa số bằng 1 và một thừa số chia hết cho 2
Do n + 2 > 2 ⇒ n − 1 = 1 ⇔ n = 2 ⇒ p = 2.

• Trong hai thừa số n − 1 và n + 2 có một thừa số bằng 2.


Do n + 2 > 2 ⇒ n − 1 = 2 ⇔ n = 3 ⇒ p = 5.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Tìm các số nguyên x thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) x + 3 chia hết cho x2 + 1;

b) 2 x3 − 8 x2 + 3 x chia hết cho x2 + 1;

c) ( x + 2)( x + 3) chia hết cho 3 x;

d) 4 x − 6 chia hết cho x2 + x + 1.

L BÀI 2. Tìm các số nguyên dương x và y thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) 4 x2 + 8 x + 3 chia hết cho 4 x y − 1;

b) 2 x y − 1 chia hết cho ( x − 1)( y − 1);

c) x2 + 2 chia hết cho x y + 1;

d) x3 + x chia hết cho x y − 1.

L BÀI 3. Tìm các số tự nhiên x, y lớn hơn 1 thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) x + 2 chia hết cho y và y + 2 chia hết cho x;

b) 2 x + 1 chia hết cho y và 2 y + 1 chia hết cho x.

L BÀI 4. Tìm các số tự nhiên n sao cho mỗi biểu thức sau là số nguyên tố:

a) n3 + n2 − n + 2. d) (n2 − 8)2 − 36.

b) n3 − 4n2 + 4 n − 1. e) n4 + n2 + 1.
n( n + 1)( n + 2)
c) + 1. f) n5 + n + 1.
6
L BÀI 5. Tìm các số tự nhiên n sao cho mỗi biểu thức sau là số nguyên tố:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 226


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) n4 + 4;

b) n4 + 4n .

L BÀI 6. Tìm các số nguyên tố p sao cho mỗi biểu thức sau là số nguyên tố:

a) 8 p2 + 1;

b) p3 + p2 + 11 p + 2;

c) 2 p + p2 .

L BÀI 7. Tìm các số tự nhiên n biết rằng các điều kiện sau được thỏa mãn:

a) n chứa đúng 3 thừa số nguyên tố 2, 5, 7;

b) 5n có nhiều hơn n là 8 ước số;

c) 8n có nhiều hơn n là 18 ước số.

L BÀI 8. Tìm các số nguyên tố p để 4 p + 1 là số chính phương.


L BÀI 9. Tìm các số chính phương sao cho chia nó cho 39 ta được thương là một số nguyên
tố và số dư bằng 1.
L BÀI 10. Tìm ba số nguyên tố liên tiếp a, b, c biết rằng a2 + b2 + c2 là số nguyên tố.
L BÀI 11. Tìm các nghiệm nguyên tố của phương trình:

a) x2 + y2 + z2 = x yz;

b) x2 + y2 + z2 + t2 = x yzt;

c) 5( x + y + z) = x yz.

L BÀI 12. Chứng minh rằng không có các số nguyên tố a, b, m, n, p thỏa mãn mỗi phương
trình:

a) a2 = m2 + n2 ;

b) a2 + b2 = m2 + n2 + p2 .

L BÀI 13. Chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên dương a, b sao cho a > b và a2 + b2
chia hết cho a2 − b2 .
L BÀI 14. Tìm các số tự nhiên n lớn hơn 1 sao cho (n − 1)! chia hết cho n
L BÀI 15. Ký hiệu [ x] là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Tìm các số tự nhiên n thỏa
mãn mỗi điều kiện sau:
£p ¤
a) n chia hết cho n ;
£p ¤
b) n chia hết cho 3 n .

| Bài 3. BÀI TOÁN THỰC TẾ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 227


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 1. Một trăm con trâu, Ba con trâu già


Một trăm bó cỏ. Chỉ ăn một bó.
Trâu đứng ăn năm, Tính xem trong đó
Trâu nằm ăn ba, Mỗi loại mấy trâu?

ý Lời giải.
Gọi số trâu đứng là x, số trâu nằm là y, số trâu già là z. Ta có hệ hai phương trình ba ẩn
với nghiệm nguyên dương

 x + y + z = 100
(
x + y + z = 100
z ⇔
5 x + 3 y + = 100 15 x + 9 y + z = 300.
3
Suy ra 14 x + 8 y = 200 ⇔ 7 x + 4 y = 100.
. .
Ta thấy 7 x .. 4 nên x .. 4. Đặt x = 4k (k là số nguyên dương), ta có
7 k + y = 25 ⇔ y = 25 − 7 k
(25 − 7 k) = 75 + 3 k.
z = 100 − 4 k −
 x = 4k > 0

4
Ta phải có: y = 25 − 7 k > 0 ⇔ 0 < k < 3 .
 7
z = 75 + 3 k

Có ba đáp số: 4 trâu đứng, 18 trâu nằm, 78 trâu già;


8 trâu đứng, 11 trâu nằm, 81 trâu già;
12 trâu đứng, 4 trâu nằm, 84 trâu già;
Lưu ý. Sách Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh từ thế kỉ XV đã có bài toán Trăm
trâu trăm cỏ nói trên. 

# VÍ DỤ 2. Anh Tâm và bác Đức là hai công nhân của một xí nghiệp. Một ngày đầu
năm 1999, bác Đức hỏi anh Tâm:
- Năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi?
Anh Tâm hóm hỉnh trả lời:
- Tuổi cháu năm nay đúng bằng tổng các chữ số của năm sinh. Bác Đức tính ra ngay
tuổi của anh Tâm. Bác gật gù nói:
- Lúc tuổi bác bằng tuổi cháu hiện nay, bác đang là chiến sĩ quân giải phóng miền
Nam và cũng có tuổi bằng tổng các chư số của năm sinh.
Anh Tâm cũng tính đúng tuổi của bác Đức.
Hãy tính xem anh Tâm và bác Đức sinh năm nào?

ý Lời giải.
Gọi năm sinh của anh Tâm là 19 x y, ta có

1999 − 19 x y = 1 + 9 + x + y ⇔ 99 − (10 x + y) = 10 + x + y
⇔ 89 = 11 x + 2 y
Ta thấy 0 ≤ 2 y ≤ 18 nên 71 ≤ 11 x ≤ 89, do đó 7 ≤ x ≤ 8.
• x = 7 thì y = 6.
• x = 8 thì 2 y = 1, loại.
Anh Tâm sinh năm 1976, đến năm 1999 thì 23 tuổi.
Bác Đức 23 tuổi năm 19ab và 1 + 9 + a + b = 23.
Do đó a + b = 13. Vì 1960 ≤ 19ab ≤ 1975 nên ab = 67.
Bác Đức sinh năm 1967 − 23 = 1944.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 228


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Kinh nghiệm giải toán


Có thể giải phương trình 11 x + 2 y = 89 theo cách giải phương trình nghiệm nguyên được
( x; y) là (2 t + 1; 39 − 11 t) với t nguyên, kết hợp với 2 t + 1 ≥ 0 và 39 − 22 t ≥ 0 được ( x; y) là (1; 39),
(3; 28), (5; 17), (7; 6). Do đó x và y là các chữ số nên x = 7 và y = 6.
Cách giải này dài do không tận dụng được x và y là các số tự nhiên nhỏ hơn 10 ngay từ ban
đầu. 

BÀI TẬP

L BÀI 1. Đầu năm mới 1997, Thành vui vẻ nói với các bạn:
Năm nay là năm may mắn với mình: Tuổi của mình đúng bằng tổng các chữ số của năm
sinh.
Bạn tính xem Thành sinh năm nào?
L BÀI 2. Một ngày đầu năm 2010, bé Hải Chi (chưa đến 10 tuổi) nói với bạn rằng năm nay
mình có tuổi bằng tổng các chữ số của năm sinh.
a) Hải Chi sinh năm nào?
b) Những người sinh năm nào ở thế kỉ X X đến năm 2010 cũng có tuổi bằng tổng các chữ
số của năm sinh?
L BÀI 3. Ngày đầu năm mới, Thủy tính tuổi của mẹ và của mình, chợt phát hiện ra:
- Mẹ ơi, tổng các chữ số của tuổi mẹ đúng bằng tuổi con.
Mẹ Thủy hỏi lại:
- Thế tổng các chữ số của tuổi con bằng tuổi ai?
- A, đúng bằng tuổi của em Tuấn!
Tuổi của mỗi người là bao nhiêu, nếu tuổi của ba mẹ con cộng lại là 54.
L BÀI 4. Nhân dịp Tết, các cụ phụ lão, các anh chị thanh niên và các em thiếu nhi tất
cả gồm 15 người, mang 50 chiếc bánh chưng đến tặng đơn vị bộ đội. Mỗi cụ phụ lão mang
4 chiếc bánh, mỗi anh chị thanh niên mang 6 chiếc bánh, mỗi em thiếu nhi mang 1 chiếc
bánh. Có bao nhiêu phụ lão, thanh niên, thiếu nhi?
L BÀI 5. Các bạn Tuấn, Hùng, Cường cùng với các anh chị của mình là Mai, Vân, Nga
(không nhất thiết viết đúng thứ tự) dạo chơi hội hoa xuân. Cô bán hàng nói với họ rằng ai
mua bông hoa nào giá bao nhiêu nghìn (giá mỗi bông hoa là một số nguyên nghìn) thì phải
mua từng ấy bông hoa đó. Tính ra mỗi bạn đều mua ít hơn chị của mình là 48 nghìn đồng.
Ngoài ra Tuấn mua ít hơn chị Vân 9 bông, Hùng mua ít hơn chị Mai 7 bông.
Hãy xác định các cặp chị em và tính xem mỗi người mua bao nhiêu bông hoa, biết rằng mỗi
người chỉ mua một loại hoa?
L BÀI 6. Tân và Hùng gặp nhau trong hội nghị học sinh giỏi Toán. Tân hỏi số nhà của
Hùng. Hùng trả lời:
- Nhà mình ở chính giữa đoạn phố, đoạn phố ấy có tổng các số nhà bằng 161, và không có
số nhà nào đánh a, b,...
Nghĩ một chút, Tân nói:
- Bạn ở số nhà 23 chứ gì!
Hỏi Tân đã tìm ra như thế nào?
L BÀI 7. Một hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là các số nguyên dương khác nhau
và số đo chu vi (tính bằng mét) bằng số đo diện tích (tính bằng mét vuông). Tìm chiều dài
và chiều rộng của hình chữ nhật.
L BÀI 8. Tìm hai số nguyên dương, biết rằng tổng của chúng, hiệu của chúng (số lớn trừ
số nhỏ), tích của chúng, thương của chúng ( số lớn chia số nhỏ) cộng lại bằng 50.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 229


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 9. Ba người bạn đi câu được một số cá. Buổi tối họ ngủ lại bên bờ sông. Nữa đêm,
người thứ nhất thức dậy, muốn về trước, thấy số cá chia cho 3 dư 1 nên quẳng một con
xuống nước, lấy một phần ba mang về. Người thứ hai thức dậy tưởng hai người bạn còn
ngủ, đếm thấy số cá chia 3 dư 1 nên cũng vứt một con xuống nước, lấy một phần ba mang
về. Người thứ ba thức dậy, cũng vứt một con cá xuống nước, lấy một phần ba mang về.
Hỏi cả ba người câu được bao nhiêu con cá, biết rằng họ là những người câu cá tồi?
L BÀI 10. Trong một đợt thi đua, An làm vượt mức 10 sản phẩm, Bách vượt mức 13 sản
phẩm, Dũng vượt mức 26 sản phẩm. Số sản phẩm vượt mức của mỗi người gồm loại I và loại
II. Số sản phẩm vượt mức của ba người khác nhau nhưng do sản phẩm loại II được thưởng
ít tiền hơn loại I nên ai cũng được thưởng 140 nghìn đồng. Tính xem mỗi người làm vượt
mức bao nhiêu sản phẩm từng loại và tiền thưởng cho một sản phẩm mỗi loại bao nhiêu?
L BÀI 11. Hiện tại là 0 giờ, các kim giờ, kim phút, kim giây đều chập nhau. Ngoài thời
điểm trên, trong khoảng từ 0 giờ đến 12 giờ, còn các thời điểm nào để:

a) Kim giờ và kim phút chập nhau?

b) Cả ba kim đều chập nhau?

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 230


4
| CHƯƠNG

PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM


NGUYÊN MANG TÊN CÁC NHÀ
TOÁN HỌC

| Bài 1. THUẬT TOÁN EUCLIDE VÀ


PHƯƠNG PHÁP TÌM NGHIỆM
RIÊNG ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
BẬC NHẤT HAI ẨN
A MỞ ĐẦU
Giả sử phương trình bậc nhất hai ẩn ax + b y = c (a, b, c ∈ Z) có nghiệm nguyên. Trong nhiều
trường hợp, ta có thể tìm được ngay một nghiệm của phương trình, ta gọi đó là một nghiệm
riêng. Có công thức biểu thị tất cả các nghiệm của phương trình theo nghiệm riêng nói
trên.
Lấy lại ví dụ 23: Tìm nghiệm nguyên của phương trình

11 x + 18 y = 120. (1)

Bằng các thử chọn, ta tìm được x = 6; y = 3 là một nghiệm riêng của (1). Ta có

11 x + 18 y = 120

11 · 6 + 18 · 3 = 120
Trừ theo từng vế của hai đẳng thức trên được

11( x − 6) + 18( y − 3) = 0

⇔ 11( x − 6) = 18(3 − y)
.
Vì (11; 18) = 1 nên ( x − 6) .. 18. Đặt x − 6 = 18 t ( t nguyên) ta được x = 6 + 18 t. Thay vào (2) ta
được
11 t = 3 − y

231
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Suy ra y = 3 − 11 t.
Có thể chứng minh được rằng công thức cho mọi nghiệm nguyên của phương trình (1) (các
hệ sô của x, y nguyên tố cùng nhau) là:
(
x = 6 + 18 t
( t là số nguyên tùy ý).
y = 3 − 11 t

B CÁCH GIẢI TỔNG QUÁT


Xét phương trình ax + b y = c
trong đó a, b, c ∈ Z, a 6= 0, b 6= 0 và ƯCLN(a, b, c) = 1.
Ta luôn giả thiết được ƯCLN(a, b, c) = 1, vì nếu ƯCLN(a, b, c) = d 6= 1 thì chia hai vế của
phương trình cho d .
Ta có hai định lý sau:

Định lí 1. Nếu phương trình (1) có nghiệm nguyên thì (a, b) = 1. (∗)

Chứng minh
Giả sử ( x0 ; y0 ) là nghiệm nguyên của phương trình (1) thì ax0 + b y0 = c.
.
Nếu a và b có ước chung là d 6= 1 thì c .. d , trái với giả thiết ƯCLN(a, b, c) = 1.
Vậy (a, b) = 1.

Định lí 2. Nếu ( x0 ; y0 ) là một nghiệm nguyên của phương trình (1) thì phương trình
(1) có vô số nghiệm nguyên và mọi nghiệm nguyên của phương trình đều có thể biểu
diễn dưới dạng (
x = x0 + bt
y = y0 − at

trong đó t là một số nguyuên tùy ý ( t = 0, ±1, ±2, · · · ) .

Chứng minh
a) Bước 1: Mỗi cặp số ( x; y) dạng ( x0 + bt; y0 − at) với t ∈ Z đều là nghiệm của phương trình
(1).
Thật vậy, do ( x0 ; y0 ) là nghiệm của phương trình (1) nên (ax0 + b y0 = c) .
Ta có ax + b y = a( x0 + bt) + b( y0 − at) = ax0 + b y0 = c.
b) Bước 2: Mỗi nghiệm ( x; y) của phương trình (1) đều có dạng
( x0 + bt; y0 − at), t ∈ Z.

Thật vậy, do ( x0 ; y0 ) và ( x; y) đều là nghiệm của phương trình (1) nên


ax + b y = c

ax0 + b y0 = c (2)
. .
Ta có a( x − x0 ) .. b mà a 6= 0 và (a, b) = 1 (theo định lý 1) nên ( x − x0 ) .. b.
Vậy tồn tại số nguyên t sao cho x − x0 = bt, tức là x = x0 + bt.
Thay vào (2) được abt = b( y0 − y)
Vì b 6= 0 nên at = y0 − y ⇒ y = y0 − at.
Vậy tồn tại số nguuyên t sao cho (
x = x0 + bt
y = y0 − at

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 232


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C VÍ DỤ

# VÍ DỤ 1. Bằng phương pháp tìm một nghiệm riêng, hãy tìm một nghiệm nguyên
của phương trình
3 x − 2 y = 5.

ý Lời giải.
Cách 1: Ta thấy x0 = 3; y0 = 2 là một nghiệm riêng.
Theo định lý 2, mọi nghiệm nguyên của phương trình là
(
x = 3 − 2t
( t là số nguyên tùy ý)
y = 2 − 3t

Cách 2: Ta thấy x0 = 1; y0 = −1 (ứng với t = 1 ở cách 1). Mọi nghiệm nguyên của phương
trình là (
x = 1 − 2t
( t là số nguyên tùy ý)
y = −1 − 3 t

Cách 2: Ta thấy x0 = 5; y0 = 5 (ứng với t = −1 ở cách 1). Mọi nghiệm nguyên của phương
trình là (
x = 5 − 2t
( t là số nguyên tùy ý)
y = 5 − 3t

Lưu ý: Qua ba cách giải trên, ta thấy công thức biểu thị tập hợp các nghiệm của cùng một
phương trình có thể có các dạng khác nhau tùy theo cách chọn nghiệm riêng.

D CÁCH TÌM MỘT NGHIỆM RIÊNG CỦA PHƯƠNG TRÌNH A X +


BY = C
Để tìm một nghiệm riêng của phương trình ax + b y = c, ta có thể dùng phương pháp thử
chọn: Lần lượt cho x bằng các số có giá trị tuyệt đối nhỏ (0, ±1, ±2, · · · ) rồi tìm giá trị tương
ứng của y. Cách này đơn giản đối với phương trình 3 x − 2 y = 5 ở ví dụn 7 nhưng không thích
hợp với những phương trình mà phép thử chọn phải tiến hành quá nhiều lần.
Có một thuật toán cho phép chúng ta tìm được ngay một nghiệm riêng của phương trình
ax + b y = c. Đó là thuật toán tìm ƯCLN của hai số, mang tên nhà toán học Hy Lạp Eucl ide.
Xét phương trình 40 x − 31 y = 1 (chú ý vế phải của phương trình bằng 1).
Dùng thuật toán Euclid tìm ƯCLN(40, 31) như sau

40 31

31 9 1

9 4 3

4 1 2

0 4

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 233


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta viết thương của các phép chia trên theo thứ tự các phép chia, không kể thương cuối cùng
là 4, được 1, 3, 2.
Gọi các thuong trên là a 1 , a 2 , · · · , a k (thương cuối cùng là a k+1 ), ta tính giá trị liên phân số
1
a1 +
1
a2 +
1
a3 +
.. 1
.+
ak

Người
( ta chứng
( minh được rằng tồn tại một nghiệm riêng ( x0 ; y0 ) của phương trình mà
| x0 | = m | x0 | = n 19
hoặc Trong ví dụ trên, 1 + = .
| y0 | = n | y0 | = m 1 7
3+
( 2
| x0 | = 7
Tồn tại một nghiệm riêng ( x0 ; y0 ) mà
| y0 | = 9.
(Do k40k > k − 31k nên ta chọn k x0 k < k y0 k).
Ở phương trình 40 x − 31 y = 1, không thể có x và y trái dấu. Ta chỉ cần thử với nhiều nhất là
hai cặp số (7; 9) và (−7; −9) thì chọn được nghiệm riêng, đó là (7; 9).
Các nghiệm nguyên của phương trình 40 x − 31 y = 1 có dạng
(
x = 7 − 31 t
( t là số nguyên tùy ý).
y = 9 − 40 t

Lưu ý: Bằng cách dùng thuật toán Euclid, ta lần lượt có các thương 1, 3, 2, 4. ta cũng có thể
40
có các số 1, 3, 2, 4 bằng cách viết dưới dạng liên phân số
31
40 9 1 1
= 1+ = 1+ = 1+ .
31 31 4 1
3+ 3+
9 1
2+
4

# VÍ DỤ 2. Bằng phương pháp tìm một nghiệm riêng, hãy tìm mọi nghiệm nguyên
của phương trình
47 x + 162 y = 2. (1)

ý Lời giải.
Trước hết ta tìm một nghiệm riêng của phương trình

47 x + 162 y = 1. (2)

Dùng thuật toán Euclid tìm ƯCLN(162, 47) như sau

162 47

47 21 3

21 5 2

5 1 4

0 5

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 234


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 31
Ta có 3 + = .
1 9
2+
4
Tồn tại một nghiệm riêng của phương trình (2) là ( x0 ; y0 ) mà | x0 | = 31, | y0 | = 9 (do |47| < |162|
nên ta chọn | x0 | > | y0 |).
Ở phương trình (2), không thể có x0 , y0 cùng dấu. Bằng thử chọn, ta được ( x0 ; y0 ) = (−62; 18)
là một nghiệm riêng của phương trình
47 x + 162 y = 2.
Các nghiệm nguyên của phương trình (1) có dạng
(
x = −62 + 162 t
( t là số nguyên tùy ý).
y = 18 − 47 t

BÀI TẬP
L BÀI 1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 17 x − 39 y = 4 bằng hai cách
a) Cách 1. Dùng phương pháp tìm một nghiệm riêng.
b) Cách 2. Dùng phương pháp biểu thị một ẩn theo ẩn kia.
L BÀI 2. Cũng câu hỏi trên đối với phương trình 2 x − 7 y = 3

| Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH PELL


A MỞ ĐẦU

# VÍ DỤ 1. Cho phương trình x2 − 2 y2 = 1 (1)

a) Hãy tìm nghiệm nguyên dương ( x1 ; y1 ) của phương trình (1) với giá trị y1 nhỏ
nhất.
¡ p ¢k ¡ p ¢k
b) Tính 3 + 2 2 3 − 2 2 với k = 1, 2, 3.

Từ đó hãy tìm ba nghiệm nguyên dương của phương trình (1).

ý Lời giải.
a) Xét y = 1, thay vào (1) được x2 = 3, không tìm được x nguyên.
Xét y = 2, thay vào (1) được x2 = 9, tìm được x = 3, nghĩa là 32 − 2 · 22 = 1. Vậy ( x1 ; y1 ) = (3; 2) là
nghiệm nguyên ¡dương p của
¢ ¡ phương
p ¢ trình (1) với giá trị nguyên dương y = 2 nhỏ nhất.
b) • Với k = 1 có 3 + 2 2 3 − 2 2 = 1.
p ¢2 ¡ p ¢2 ¡¡ p ¢¡ p ¢¢2
• Với k = 2 có 3 + 2 2 3 − 2 2 = 3 + 2 2 3 − 2 2 = 12 = 1.
¡
p ¢2 ¡ p ¢2 ¡ p ¢¡ p ¢
Mặt khác 3 + 2 2 3 − 2 2 = 17 + 12 2 17 − 12 2 = 172 − 2 · 122 do đó 172 − 2 · 122 = 1,
¡

nghĩa là ( x2 ; y2 ) = (17; 12) cũng là một nghiệm nguyên dương của phương trình (1).
p ¢3 ¡ p ¢3 ¡¡ p ¢¡ p ¢¢3
• Tương tự như trên ta có 3 + 2 2 3 − 2 2 = 3 + 2 2 3 − 2 2 = 13 = 1.
¡
p ¢3 ¡ p ¢3 ¡ p ¢¡ p ¢
Mặt khác 3 + 2 2 3 − 2 2 = 99 + 70 2 99 − 70 2 = 992 − 2 · 702 do đó 902 − 2 · 702 = 1,
¡

nghĩa là ( x3 ; y3 ) = (99; 70) cũng là một nghiệm nguyên dương của phương trình (1).
Ta đã chỉ ra ba nghiệm nguyên dương ( x; y) của phương trình (1) là (3; 2), (17; 12), (99; 70).


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 235


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

F Kinh nghiệm giải toán


Ở ví dụ 1, để tìm một số nghiệm nguyên dương của phương trình x2 − 2 y2 = 1, ta đã sử dụng
¡ p ¢k ¡ p ¢k
một biểu thức chứa căn bậc hai là 3 + 2 2 3 − 2 2 rồi lần lượt cho k = 1, 2, 3.
Nét độc đáo của cách làm trên là để tìm nghiệm nguyên dương của một phương trình với
các hệ số nguyên, ta lại sử dụng một biểu thức vô tỉ.

B PHƯƠNG TRÌNH PELL


Phương trình x2 − P y2 = 1, với P là số nguyên dương không chính phương, gọi là phương
trình Pell, mang tên nhà toán học Anh là John Pell (1610 − 1685).
Nhà toán học Pháp Lagrange là người đầu tiên công bố lời giải đầy đủ của phương trình
trên năm 1766.
Phương trình Pell có vô số nghiệm nguyên. Ngoài nghiệm tầm thường ( x; y) là (1; 0), (−1; 0),
để tìm các nghiệm nguyên có giá trị khác 0 của phương trình, ta chỉ cần tìm nghiệm nguyên
dương của nó.
Ta gọi ( x1 ; y1 ) là nghiệm nguyên
p dương nhỏ nhất của phương trình Pell nếu nó là nghiệm
không tầm thường và x1 + y1 P là số nhỏ nhất trong tập hợp
n p o
x + y P | x, y ∈ N∗ , x2 − P y2 = 1 .

Bảng sau cho ta các nghiệm nguyên dương nhỏ nhất ( x1 ; y1 ) của một số phương trình Pell.
P x2 − P y2 = 1 x1 y1
2 x2 − 2 y2 = 1 3 2
3 x2 − 3 y2 = 1 2 1
5 x2 − 5 y2 = 1 9 4
6 x2 − 6 y2 = 1 5 2
7 x2 − 7 y2 = 1 8 3
8 x2 − 8 y2 = 1 3 1
10 x2 − 10 y2 = 1 19 6
11 x2 − 11 y2 = 1 10 3
12 x2 − 12 y2 = 1 7 2
13 x2 − 13 y2 = 1 649 180

Người ta đã chứng minh được rằng: Nếu ( x1 ; y1 ) là nghiệm nguyên dương nhỏ nhất của
phương trình Pell thì mọi nghiệm nguyên dương ( xk ; yk ) của phương trình được xác định bởi
công thức
p ³ p ´k
xk + yk P = x1 + y1 P với k = 1, 2, 3, . . .

BÀI TẬP
L BÀI 1.
a) Tìm nghiệm nguyên dương nhỏ nhất rồi tìm thêm hai nghiệm nguyên dương khác của
phương trình x2 − 15 y2 = 1.
b) Một đội quân được chia đều thành 15 nhóm, mỗi nhóm đều có thể xếp thành một khối
vuông có số người ở hàng ngang bằng số người ở hàng dọc và không ai lẻ hàng. Có
thêm một chiến binh tham gia đội quân này. Khi đó toàn bộ đội quân lúc sau (kể cả
người mới vào) vẫn xếp được thành một khối vuông có số người ở hàng ngang bằng số
người ở hàng dọc (số hàng này nhỏ hơn 200) và không ai lẻ hàng. Tính số người của
đội quân lúc đầu.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 236


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 2. Tìm ba số nguyên dương x sao cho 2 x − 1, 2 x, 2 x + 1 là số đo (cùng đơn vị đo) độ


dài ba cạnh của một tam giác có số đo diện tích là một số nguyên dương.
L BÀI 3. Chứng minh rằng phương trình sau có vô số nghiệm nguyên

x2 − 8 y2 = 1.

L BÀI 4. Chứng minh có vô hạn số nguyên y để 2 y2 + 1 là số chính phương.

| Bài 3. PHƯƠNG TRÌNH PYTHAGORE


A MỞ ĐẦU

# VÍ DỤ 1. Cho phương trình


x2 + y2 = z2 . (4.1)
với nghiệm x, y, z nguyên tố cùng nhau.

a) Chứng minh rằng hai trong số x và y phải có một số chẵn, một số lẻ.

b) Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình (4.1).

ý Lời giải.
a) Với x, y, z nguyên tố cùng nhau thì chúng đôi một nguyên tố cùng nhau vì hai trong ba
số ấy có ước chung là d thì số còn lại cũng chia hết cho d .
Ta thấy x và y không thể cùng chẵn (vì chúng nguyên tố cùng nhau), không thể cùng lẻ
.
(vì nếu x và y cùng lẻ thì z chẵn, khi đó x2 + y2 chia 4 dư 2, còn z2 .. 4). Như vậy trong hai
số x và y có một số chẵn một số lẻ.

b) Giả sử x lẻ, y chẵn thì z lẻ. Ta viết (4.1) dưới dạng

x2 = ( z + y)( z − y)
.
Ta có z + y, z − y là các số lẻ, chúng nguyên tố cùng nhau. Thật vậy, giả sử ( z + y) .. d ,
. . .
( z − y) .. d ( d lẻ) thì ( z + y) + ( z − y) = 2 z .. d và ( z + y) − ( z − y) = 2 y .. d .
. .
Do (2, d ) = 1 nên z .. d và y .. d .
Do ( y, z) = 1 nên d = 1. Vậy ( z + y, z − y) = 1.
Hai số nguyên dương ( z + y), ( z − y) nguyên tố cùng nhau, có tích số là số chính phương
x2 nên mỗi số ( z + y), ( z − y) cũng là số chính phương.
Đặt z + y = m2 , z − y = n2 , với m, n là các số nguyên lẻ, nguyên tố cùng nhau, m > n > 0.

 x = mn

m2 − n2



Ta được: y = 2
(công thức I)
2 2

z = m + n



2
với m, n là các số nguyên lẻ, nguyên tố cùng nhau, m > n > 0.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 237


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Đảo lại, dễ thấy bộ ba ( x; y; z) nói trên thỏa mãn phương trình (4.1).
Lưu ý:

• Trong đề bài, ta đã giả thiết x, y, z nguyên tố cùng nhau. Điều này không làm mất
tính tổng quát của việc giải phương trình x2 + y2 = z2 .
Thật vậy, nếu bộ ba số x0 , y0 , z0 thỏa mãn phương trình và có ƯCLN là d , giả sử
x0 = dx1 , y0 = d y1 , z0 = dz1 thì x12 + y12 = z12 trong đó ƯCLN ( x1 , y1 , z1 ) = 1.

 x = 2 mn


• Ta còn có thể viết công thức (I) dưới dạng y = ( m2 − n2 ) (công thức II)

 z = ( m2 + n2 )

với m và n là các số nguyên tố cùng nhau, có tính chẵn lẻ khác nhau, m > n > 0.
• Ta gọi bộ ba số ( x, y, z) trong công thức I và công thức II là bộ ba số Pythagore gốc.
Nhân bộ ba này với mọi số nguyên dương, ta được tất cả các bộ ba số Pythagore, đó
là tất cả các nghiệm nguyên dương của phương trình x2 + y2 = z2 .

1 Phương trình Pythagore

Ta gọi phương trình x2 + y2 = z2 với nghiệm nguyên dương x, y, z là phương trình Pythagore.
Nghiệm tổng quát của phương trình Pythagore là:

a) Tính theo công thức I: 


 x = tmn

m2 − n2



y= t·
2
2 2

z = t · m + n



2
với t, m, n là các số nguyên dương bất kì; m và n là các số lẻ, nguyên tố cùng nhau, m > n.

b) Tính theo công thức II:



 x = 2 mn


y = t( m2 − n2 )

 z = t( m2 + n2 )

với t, m, n là các số nguyên dương bất kì; m và n là các số nguyên tố cùng nhau và chẵn
lẻ khác nhau, m > m.

Dưới đây là một số bộ ba Pythagore gốc:

a) Tính theo công thức I:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 238


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

m2 − n2 m2 + n2
m n x = mn y= z=
2 2
3 1 3 4 5
5 1 5 12 13
5 3 15 18 17
7 1 7 24 25
7 3 21 20 29
7 5 35 12 37
9 1 9 40 41
9 5 45 28 53
9 7 63 16 65

b) Tính theo công thức II:

m n x = 2 mn y2 = m2 − m2 z 2 = m2 + n2
2 1 4 3 5
3 2 12 5 13
4 1 8 15 17
4 3 24 7 25
5 2 20 21 29
5 4 40 9 41
6 1 12 35 37
6 5 60 11 61

BÀI TẬP
L BÀI 1.
a) Hãy chứng minh cách chỉ ra bộ ba số Pythagore gốc do Pythagore đưa ra: Chọn số nhỏ
nhất là số lẻ k (k ≥ 3) thì hai số kia là hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng k2 .

k2 − 1 k2 + 1
x=k k2 y= z=
2 2
3 9 4 5
5 25 12 13
7 49 24 25

b) Từ ba nghiệm của phương trình Pythagore, hãy chỉ ra ba nghiệm nguyên dương của
phương trình x2 + y2 = 2 z2 với x 6= y.
L BÀI 2. Hãy chứng minh cách chỉ ra bộ ba số Pythagore gốc do Platon (nhà Toán học Hy
Lạp thế kỷ IV trước công nguyên) đưa ra: Chọn x = 4k ( k ≥ 1) thì y = 4k2 − 1, z = 4k2 + 1.
k x = 4k 4 k2 y = 4 k2 − 1 z = 4 k2 + 1
1 4 4 3 5
2 8 16 15 27
3 12 36 35 37
L BÀI 3. Không dùng công thức nghiệm của phương trình Pythagore, hãy chứng minh
rằng trong ba số của bộ ba Pythagore thì:
a) Tồn tại một số là bội của 3;
b) Tồn tại một số là bội của 4;
c) Tồn tại một số là bội của 5.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 239


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 4. PHƯƠNG TRÌNH FERMAT


A ĐỊNH LÍ NHỎ FERMAT
. . .
Với số nguyên a, ta chứng minh được (a3 − a) .. 3, (a5 − a) .. 5, (a7 − a) .. 7, nhưng không có
.
(a9 − a) .. 9 (chẳng hạn 29 − 2 = 510, không chia hết cho 9).
Nhà toán học Pháp Pierre de Fermat (1601 − 1665) đã nêu lên mệnh đề sau, được gọi là định
lí nhỏ Fermat:
Nếu p là một số nguyên tố và a là một số nguyên thì a p − a chia hết cho p.
Ta chứng minh định lí trên bằng cách cố định p và chứng minh bằng quy nạp theo số tự
nhiên a (do a p − a = a(a p−1 − 1) nên nếu mệnh đề đúng với số dương a thì cũng đúng với số
âm (−a)).
Trước hết, ta thấy mệnh đề đúng với a = 0 vì 0 p − 0 chia hết cho p.
Giả sử mệnh đề đúng với a = k, tức là ta đã có A k = k p − k chia hết cho p. Ta cần chứng minh
rằng A k+1 = (k + 1) p − (k + 1) chia hết cho p.
Xét hiệu
A k+1 − A k = ( k + 1) p − k − 1 − ( k p − k)
£ ¤

p( p − 1) p−2 p( p − 1) 2
· ¸
p p−1
= k + pk + k +...+ k + pk + 1 − k − 1 − ( k p − k)
2! 2!
p( p − 1) p−2 p( p − 1) 2
= pk p−1 + k +...+ k + pk (1)
2! 2!
Xét dạng chung của các hệ số trong biểu thức (1), đó là các số nguyên có dạng
p( p − 1)( p − 2) . . . ( p − k + 1)
(2)
k!
Chú ý rằng số nguyên tố p lớn hơn k nên không rút gọn được p với một thừa số nào trong
tích k!, chứng tỏ rằng biểu thức (2) chia hết cho p, do đó A k+1 − A k chia hết cho p.
Ta lại có A k chia hết cho p theo giả thiết quy nạp. Vậy A k+1 chia hết cho p. Như thế mệnh
đề trên đúng cho mọi số tự nhiên a.
Kết luận: Mệnh đề đúng với mọi số nguyên a.
Lưu ý. Định lí nhỏ Fermat còn được diễn đạt dưới dạng sau:
Nếu a là một số nguyên không chia hết cho số nguyên tố p thì a p−1 − 1 chia hết cho p.

B ĐỊNH LÍ LỚN FERMAT


Ta biết có vô số bộ ba số nguyên dương thỏa mãn phương trình x2 + y2 = z2 . Đương nhiên
xuất hiện một câu hỏi: Có ba số nguyên dương nào thỏa mãn phương trình x3 + y3 = z3
không?
Vào năm 1637, Fermat đã nêu lên mệnh đề sau, được gọi là định lí lớn Fermat:
Phương trình x n + yn = z n với n là số nguyên lớn hơn 2 không có nghiệm nguyên dương.
Fermat đã viết vào lề cuốn Số học của Diophante, ở cạnh mục giải phương trình x2 + y2 = z2
những dòng chữ sau: “Không thể phân tích được một lập phương đúng thành tổng của hai
lập phương, không thể phân tích được một lũy thừa bậc bốn thành tổng của hai lũy thừa
bậc bốn và nói chung với bất cứ lũy thừa nào lớn hơn hai thành tổng của hai lũy thừa cùng
bậc. Tôi đã tìm được cách chứng minh kì diệu mệnh đề này nhưng lề sách này quá chật nên
không thể ghi lại được”.
Năm 1670, sau khi Fermat mất 5 năm, con trai ông đã công bố mệnh đề trên.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 240


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C LỊCH SỬ VỀ CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ LỚN FERMAT


Người ta đã tìm thấy chứng minh của Fermat với n = 3 và n = 4, nhưng không biết được ông
đã giải bài toán tổng quát thế nào. Liệu lời giải của ông có sai lầm hay không?
Chỉ biết rằng phải đến hơn một thế kỉ sau, năm 1753 trong thư gửi Goldbach, Euler mới
chứng minh được bài toán với n = 3. Năm 1828 bằng những phát minh mới về lí thuyết số,
Dirichlet chứng minh được với n = 5. Năm 1839 Lamé chứng minh được với n = 7. Sau đó
khoảng năm 1850 Kummer chứng minh được với mọi n ≤ 100. Nhờ máy tính điện tử người
ta đã chứng minh được bài toán với mọi n ≤ 125000 vào năm 1978 và với mọi n ≤ 4000000
vào năm 1992.
Phương trình x n + yn = z n được gọi là phương trình Fermat. Nó đã lôi cuốn các nhà toán học
chuyên nghiệp và nghiệp dư suốt hơn ba thế kỉ. Trên con đường tìm cách giải phương trình
đó, nhiều lí thuyết toán học mới đã được sáng tạo ra. Kể từ giữa thế kỉ XX, nhiều nhà toán
học đã đạt được những kết quả quan trọng. Và để chứng minh định lí lớn Fermat, chỉ còn
cần chứng minh giả thuyết do Taniyama nêu ra: Mọi đường cong elliptic đều là đường cong
Weil.
Chúng ra tìm hiểu đôi chút điều này.
Ta xem mỗi nghiệm của phương trình là một điểm có tọa độ nguyên của một đường cong.
Đường cong elliptic được Taniyama đưa ra năm 1955 trong một Hội nghị Quốc tế ở Nhật
Bản, đó là đường cong cho bởi phương trình

y2 = x3 + mx2 + nx + p

thỏa mãn điều kiện “không có điểm kì dị”.


Nhà toán học Đức Frey là người đầu tiên gắn việc chứng minh định lí lớn Fermat với các
đường cong elliptic: Giả sử định lí lớn Fermat không đúng thì tồn tại các số nguyên a, b, c
khác 0 và số tự nhiên n sao cho a n + b n = c n . Khi đó tồn tại một đường cong elliptic đặc biệt
dạng Frey.
Năm 1986, Ribet chứng minh được rằng: Đường cong elliptic dạng Frey nếu tồn tại thì nó
không phải là đường cong Weil.
Như thế, nếu định lí lớn Fermat không đúng thì tồn tại một đường cong elliptic mà không
phải là đường cong Weil, trái với giả thuyết Taniyama. Điều đó có nghĩa là, nếu chứng minh
được giả thuyết Taniyama thì cũng chứng minh được định lí lớn Fermat.
Ngày 23 tháng 6 năm 1993, trong một Hội nghị Toán học Quốc tế ở Anh, nhà toán học Anh
Andrew Wiles, sinh năm 1953, công bố chứng minh giả thuyết Taniyama cho các đường cong
elliptic dạng Frey dày 200 trang, tức là đã chứng minh được định lí lớn Fermat.
Tháng 12 năm ấy, người ta tìm thấy một “lỗ hổng” trong chứng minh của Wiles. Tuy nhiên,
các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng con đường đi của Wiles là hợp lí, sai lầm của
Wiles là có thể khắc phục được.
Đúng như vậy, một năm sau, tháng 10 năm 1994, A. Wiles cùng với R. Taylor công bố một
bài báo dài 25 trang hoàn thiện cách chứng minh của Wiles trước đây.
Tháng 5 năm 2016, Wiles được nhận giải thưởng Abel (mang tên nhà toán học Na Uy Henrik
Abel) với số tiền thưởng 700000 USD.
Việc A. Wiles chứng minh được định lí lớn Fermat, cũng như việc GS Ngô Bảo Châu chứng
minh được bổ đề cơ bản của chương trình Langlanads (xem ở trang 246), cho thấy bộ óc của
con người thật diệu kì. Bất cứ đỉnh cao trí tuệ nào, con người cũng có thể vươn tới. Không
có bài toán nào mà con người không giải được, chỉ có sớm hay muộn mà thôi.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 241


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

D CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ LỚN FERMAT VỚI N=4


Để chứng minh định lí lớn Fermat với n = 4 tức là chứng minh tổng của hai lũy thừa bậc
bốn không bằng một lũy thừa bậc bốn, ta chỉ cần chứng minh tổng của hai lũy thừa bậc
bốn không bằng một số chính phương, tức là chỉ cần chứng minh phương trình sau không
có nghiệm nguyên dương
x4 + y4 = z2 .
Chứng minh điều này ở bài tập 3 ở trang 242.

BÀI TẬP

L BÀI 1. Dùng định lí nhỏ Fermat, tìm nghiệm nguyên của phương trình

x7 + y7 = 7 z.

L BÀI 2.

a) Dùng định lí nhỏ Fermat chứng minh Bổ đề: Nếu các số nguyên a và b có a2 + b2 chia
hết cho số nguyên tố p mà p có dạng 4k + 3 (k ∈ N) thì a và b đều chia hết cho p.

b) Dùng Bổ đề trên, chứng minh rằng phương trình y2 = x3 + 7 không có nghiệm nguyên.

L BÀI 3. Chứng minh rằng phương trình x4 + y4 = z2 không có nghiệm với x, y, z là các số
nguyên dương nguyên tố cùng nhau.
Hướng dẫn: Dùng nguyên tắc cực hạn.
Giả sử ( x0 ; y0 ; z0 ) là nghiệm nguyên của phương trình đã cho có x04 + y04 nhỏ nhất. Hãy chứng
minh tồn tại nghiệm của phương trình là ( x1 ; y1 ; z1 ) mà x14 + y14 < x04 + y04 .
Sử dụng công thức nghiệm của phương trình Pythagore: Để các số x, y, z nguyên tố cùng
nhau là nghiệm nguyên dương của phương trình Pythagore x2 + y2 = z2 , điều kiện cần và đủ

x = 2 mn; y = m2 − n2 ; z = m2 + n2 (giả sử x chẵn, y lẻ)
trong đó m và n là hai số nguyên dương tùy ý, nguyên tố cùng nhau và có tính chẵn lẻ khác
nhau, m > n.

| Bài 5. PHƯƠNG TRÌNH DIONPHANTE


Phương trình Diophante là phương trình có dạng

f ( x, y, z, . . .) = 0,

trong đó vế trái là đa thức với hệ số nguyên và các ẩn x, y, z, . . . nhận các giá trị
nguyên hoặc giá trị tự nhiên (số ẩn từ 2 trở lên).
Trong số 23 bài toán mà nhà toán học Đức Hilbert chọn ra để "gửi tới thế kỉ XX",
có bài toán thứ mười: "Có một phương pháp nào mà nhờ đó, sau một số hữu hạn
các phép toán, có thể khẳng định rằng một phương trình Diophante có nghiệm
nguyên hay không?"
Năm 1970 nhà toán học trẻ người Nga là Matiasevic đã giải quyết được bài toán
này. Câu trả lời là: Không tồn tại phương pháp chung để khẳng định được mọi
phương trình Diophante cho trước có nghiệm nguyên hay không.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 242


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Diophante là nhà toán học Hy Lạp thế kỉ III, tác giả cuốn sách Số học. Chính
tại bên lề của một trang trong cuốn sách này, Fermat đã ghi những dòng chữ nổi
tiếng mở đầu cho một thời kì chứng minh định lí lớn Fermat.
Có thể hiểu thêm về tiểu sử Diophante qua bài thơ ghi trên mộ ông (xem bài tập
dưới đây).

BÀI TẬP

L BÀI 1. Hỡi khách qua đường,


Cho hay Diophante thọ bao nhiêu tuổi?
1
Biết thời thơ ấu của ông chiếm cuộc đời,
6
1
cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi,
12
1
Đến khi lập gia đình thì lại thêm cuộc đời.
7
5 năm nữa trôi qua,
Và một cậu con trai đã được sinh ra.
Nhưng số mệnh buộc con chỉ sống bằng nửa tuổi cha.
Ông đã từ trần 4 năm sau khi con mất.
Diophante thọ bao nhiêu, hãy tính cho ra
L BÀI 2. Tìm các số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng số đó bằng hai lần tích các chữ số
của nó.

(Bài toán của Diophante)

L BÀI 3. Tìm ba số nguyên dương x, y, z biết rằng x + y, y + z, x + y + z theo thứ tự là ba số


chính phương liên tiếp, còn x + z cũng là một số chính phương.

(Theo một bài toán của Diophante)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 243


5
| CHƯƠNG

NHỮNG PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM


NGUYÊN CHƯA CÓ LỜI GIẢI

| Bài 1. CÒN NHIỀU PHƯƠNG TRÌNH


NGHIỆM NGUYÊN CHƯA GIẢI ĐƯỢC
Trong cuốn sách này, chúng ta đã giải khá nhiều phương trình nghiệm nguyên. Các phương
trình này có thể do con người tự nghĩ ra, nhưng rất nhiều phương trình được đặt ra do nhu
cầu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó còn nhiều phương trình chưa có lời
giải.

A PHƯƠNG TRÌNH BẬC BA VỚI HAI ẨN


a) Fecmat (Thế kỷ XVII) viết rằng ông đã chứng minh được phương trình
y2 = x3 − 2

chỉ có hai nghiệm nguyên ( x; y) là (3; 5) và (3; −5) nhưng người ta không tìm thấy cách
chứng minh của ông.
Đến năm 1875, Peipin sử dụng kiến thức đại số cận đại mới chứng minh được khẳng
định trên.
*) Với phương trình dạng
y2 = x3 − 999
năm 1986, R.P. Stanna đã chứng minh phương trình này có 12 nghiệm nguyên, ứng
với x bằng
10; 12; 40; 147; 174; 22480.
*) Với dạng tổng quát
y2 = x3 + k; k ∈ Z
Năm 1930, T. Neiker tìm được nghiệm với k = 17; năm 1963, W. Lungeh tìm được
nghiệm với k = −7 và k = −15.
b) Với phương trình dạng
y2 = x3 − 7 x + 10
năm 1953, A. Winman đưa ra 24 nghiệm nguyên; năm 1983, A. Bremne đã chứng
minh được phương trình này các nghiệm nguyên ứng với x bằng
−1; −2; −3; 1; 2; 3; 5; 9; 13; 31; 41; 67; 302.

244
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

c) Năm 1982 do yêu cầu của kĩ thuật mã hóa, A.Bremne đã đề nghị tìm nghiệm nguyên
của phương trình
y2 = 4 x3 + 13.
Không lâu sau, Tôn Kỳ đã chứng minh phương trình đó có bốn nghiệm ứng với x bằng
−1 và 3.

d) Năm 1961, L. J. Mordell khi nghiên cứu về tổ hợp số đã đề nghị tìm nghiệm nguyên
của phương trình
6 y2 = ( x + 1)( x2 − x + 6)
và chỉ ra 11 nghiệm ứng với x bằng −1; 0; 2; 7; 15; 74.
Năm 1987, Lã Minh tìm thêm được hai nghiệm nữa ứng với x = 767.

B PHƯƠNG TRÌNH BẬC BỐN VỚI HAI ẨN


Từ thế kỷ XVIII, người ta đã biết phương trình

x2 = 2 y4 − 1

có hai nghiệm nguyên dương ( x; y) là (1; 1) và (239; 13) nhưng không tìm thấy chứng minh.
Năm 1942, W. Ljunggren dùng lí thuyết số hiện đại khá phức tạp đã chứng minh được điều
trên.

C PHƯƠNG TRÌNH BẬC CAO VỚI HAI ẨN


*) Từ thế kỷ XIX, người ta đã chứng minh được phương trình x m − y2 = 1 với m là số nguyên
tố không có nghiệm nguyên dương.
*) Từ thế kỷ XVIII, Euler đã chứng minh được phương trình

x 2 − y3 = 1

chỉ có một nghiệm nguyên dương ( x; y) là (3; 2).


*) Năm 1962, Kha Triệu đã chứng minh được phương trình x2 − yn = 1 với n là số nguyên tố
khác 3, không có nghiệm nguyên dương.
*) Năm 1842, E. Catalan đưa ra phỏng đoán rằng phương trình x m − yn = 1 với m > 1, n >
1, x > y chỉ có nghiệm nguyên dương khi phương trình đó có dạng

x 2 − y3 = 1

D PHƯƠNG TRÌNH VỚI BA ẨN TRỞ LÊN


a) Euler đã đưa ra phỏng đoán rằng phương trình

x4 + y4 + z4 = t4

không có nghiệm nguyên dương.


Năm 1967, Lander đã chứng minh được phỏng đoán đó đúng với mọi t ≤ 220000.
Sau đó N. Elkies và R.Frye đã tìm được nghiệm nguyên dương nhỏ nhất ( x; y; z; t) của
phương trình trên là
(95800; 217519; 414560; 422481).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 245


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Năm 1911, Noli chứng minh được phương trình

x4 + y4 + z4 + t4 = u4

có nghiệm nguyên dương, chẳng hạn

304 + 1204 + 2724 + 3154 = 3534 .

c) Năm 1966, Lander chứng minh được phương trình

x5 + y5 + z5 + t5 = u5

có nghiệm nguyên dương, chẳng hạn

275 + 845 + 1105 + 1335 = 1445

(trước đây Euler đã phỏng đoán phương trình này vô nghiệm.)

d) Năm 1974, L.J.Mordell nêu câu hỏi: Phương trình


1 1 1 1 1
+ + + + =0
x y z t x yzt

có nghiệm nguyên hay không?


Người ta đã chứng minh được phương trình trên có vô số nghiệm nguyên nhưng vẫn
chưa tìm ra được mọi nghiệm nguyên của phương trình này.

| Bài 2. NHỮNG BƯỚC ĐỘT PHÁ


Trong nghiên cứu tìm nghiệm nguyên của một phương trình, người ta đã tìm cách sử dụng
nhiều công cụ mới.
Trước hết người ta tìm cách qui bài toán số học về bài toán hình học trong hệ tọa độ. Chẳng
hạn tập nghiệm của phương trình y = 2 x + 1 là một đường thẳng, tập nghiệm của phương
trình x2 + y2 = 5 là một đường tròn. Tuy nhiên, ngôn ngữ hình học chưa cho phép phân biệt
được những điểm có tọa độ nguyên và những điểm có tọa độ bất kỳ nên chưa mô tả được
nghiệm nguyên của phương trình Diophante một cách thuận tiện.
Đến thế kỷ X I X , nhà toán học Pháp gốc Đức Alecxander Grothendieck đã gán được Biểu
diễn Galois với bất kỳ một phương trình Diophante nào và đã cho phép dịch ngược bài toán
số học - hình học sang bài toán thuần túy đại số. Năm 1966, ông đã được nhận giải thưởng
toán học danh giá nhất thế giới (cho các nhà toán học không quá 40 tuổi): Huy chương
Fields mang tên nhà toán học người Canada John Charles Fields (1863 -1932).
Từ đó, nhiều nhà toán học đã tìm cách chuyển đổi từ ngôn ngữ đại số sang ngôn ngữ giải
tích, vì các công cụ giải tích với các biến và các hàm cho phép ta biết một cách hoàn hảo cấu
trúc của đối tượng trong đại số đó.
Nhà toán học Áo Emil Artin đã thực hiện được một phần của sự phiên dịch đó, ông đã lập
được sự tương ứng giữa Biểu diễn Galois giao hoán với các hàm tuần hoàn đặc biệt, nhưng
vẫn chưa tìm được một công thức chung để lập sự tương ứng giữa một hàm giải tích với các
Biểu diễn Galois không giao hoán, mà các biểu diễn này có nhiều hơn và quan trong hơn.
Năm 1967, nhà toán học Mỹ gốc Canada Robert Langlands (sinh năm 1930) đã đưa ra một
phương pháp chung xác lập sự tương ứng đó, ông nêu ra một tập hợp các hàm điều hòa đặc
biệt có tương ứng 1 - 1 với các Biểu diễn Galois không giao hoán. Năm 1979, bằng trực giác

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 246


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

và tài năng lỗi lạc ông đã đề xuất một chương trình toán học đồ sộ, gọi là Chương trình
Langlands có mục đích tầm xa là thống nhất lí thuyết số, hình học - đại số và lí thuyết biểu
diễn, tức là tạo ra nhịp cầu nối giữa số học, hình học, đại số và giải tích , lập một cuốn "từ
điển" giữa các ngôn ngữ toán học khác nhau.
Việc A.Wiles chứng minh được định lí lớn Fermat năm 1994 (xem ở trang 241) là một thí dụ
chứng tỏ hướng đi đúng của Chương trình Langlands.
Năm 2000, nhà toán học Pháp Laurent Lafforgue (sinh năm 1966) đã giải quyết được một
phần của Chương trình Langlands khi đã thống nhất được các ngôn ngữ đại số và giải tích,
do đó năm 2002 ông được nhận huy chương Fields.
Trong Chương trình Langlands có một Bổ đề cơ bản chưa được chứng minh. Suốt 30 năm,
nhiều nhà khoa học, trong đó có Langlands tìm cách chứng minh bổ đề đó nhưng vẫn bó
tay. Năm 2004, nhà toán học Pháp Gérard Laumon và nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo
Châu (sinh năm 1972) đã chứng minh được các bổ đề đó đúng với các Nhóm unita. Bốn năm
sau Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chứng minh trọn vẹn bổ đề cơ bản đó trong một công trình
dày 169 trang, và được nhận Huy chương Fields đúng vào ngày 19 − 8 − 2010. Việt Nam trở
thành nước thứ 11 trên thế giới có công dân được nhận Huy chương này.
Một loạt công trình toán học trước đây đã được xây dụng trên Bổ đề cơ bản trong Chương
trình Langlands, đến nay chính thức công nhận thành công của Giáo sư Ngô Bảo Châu có
thể ví như đã bắc được cây cầu đến một thành phố mà nếu không có cây cầu ấy thì thành
phố ấy chỉ là một thành phố ảo.
Bổ đề cơ bản trong Chương trình Langlands cũng giúp cho việc tìm nghiệm nguyên của
một phương trình bước sang một giai đoạn mới.

BÀI TẬP

Câu 1. Chứng minh rằng phương trình


1 1 1 1 1
+ + + + =0
x y z t x yzt

có vô số nghiệm nguyên.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 247


| CHƯƠNG 6
PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM
NGUYÊN QUA CÁC KỲ THI

| Bài 1. TRONG CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 10


L BÀI 1. Tìm tất cả các cặp số nguyên dương ( x; y) thỏa mãn x3 + y3 − 9 x y = 0.
(Đề thi vào chuyên 10, Sở giáo dục Hà Nội, 2017)
L BÀI 2. Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho n2 − 24n − 15 là một số chính phương.
(Đề thi vào 10 chuyên Hùng Vương, Gia Lai, 2017)
L BÀI 3. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn 2 x3 + 2 x2 y + x2 + 2 x y = x + 10.
(Đề thi vào 10, Chuyên Toán Hùng Vương Phú Thọ, 2017)
L BÀI 4. Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình y3 − 2 x − 2 = x( x + 1)2 .
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Hưng Yên, 2017)
L BÀI 5. Chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên x, y thỏa mãn đẳng thức:

12 x2 + 26 x y + 15 y2 = 4617.

(Đề thi vào 10, Chuyên KHTN Hà Nội, vòng 1, 2017)


L BÀI 6. Cho biểu thức
p ¶ µp p p
x x+3 x+3 x+2
µ ¶
A = 1− p : p −p + p
x+1 x−2 x−2 x−5 x+6

a) Rút gọn biểu thức A .

b) Tìm tất cả các giá trị nguyên của x để biểu thức A nhận giá trị nguyên.
(Thi vào 10, Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, 2017)
L BÀI 7. Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình 7 ( x + y) = 3 x2 + x y + y2 .
¡ ¢

(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị, 2017)
L BÀI 8. Tìm các cặp số nguyên ( x; y) thỏa mãn x2 + 2 y2 − 2 x y − 4 x + 8 y + 7 = 0.
(Đề thi vào Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai, 2017)
L BÀI 9.

248
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Tìm tất cả các số nguyên dương a, b, c, d thỏa mãn a2 = b3 , c3 = d 4 và a = d + 98.


p p 1 1
b) Tìm tất cả các số thực x sao cho tron 4 số x − 2; x2 + 2 2; x − ; x + có đúng một số
x x
không phải là số nguyên.
(Đề thi vào 10, Chuyên Sư phạm Hà Nội vòng 1, 2017)
L BÀI 10. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn:

x2 + y2 + 5 x2 y2 + 60 = 37 x y.

(Thi vào 10, Chuyên Bạc Liêu, 2017)


L BÀI 11. Tìm các cặp số nguyên ( x, y) thoả mãn: x2 − y2 = x y + 8.
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bình Dương, 2017)
L BÀI 12. Chứng minh biểu thức S = n2 (n + 2)2 + (n + 1)(n3 − 5n + 1) − 2n − 1 chia hết cho 120,
với n là số nguyên.
(Đề thi vào 10 Chuyên, Sở giáo dục Bình Phước, 2017)
L BÀI 13.
1. Tìm các số nguyên tố p sao cho 13 p + 1 là lập phương của một số tự nhiên.

2. Tìm hai số x, y nguyên dương sao cho ( x + 2)2 − 6 ( y − 1)2 + x y = 24.


(Đề thi vào 10, Chuyên Đắk Lắk, 2017)
L BÀI 14.
Tìm tất cả các số nguyên x, y thỏa mãn điều kiện

2 x2 + 4 y2 − 4 x y + 2 x + 1 = 2017.
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi, 2017)
L BÀI 15. Tìm tất cả các số nguyên dương x, y, z thỏa mãn điều kiện 5x .3 y + 1 = z(3 z + 2).
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng, 2017)
L BÀI 16.

a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình: x2 + 5 y2 − 4 x y + 4 x − 4 y + 3 = 0.

b) Tìm tất cả các số nguyên dương ( x, y) thỏa mãn: x2 + 3 y và y2 + 3 x là số chính phương.


(Đề thi vào 10, Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, 2017)
L BÀI 17. Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho p2 + p + 6 là một số chính phương.
(Đề thi vào 10, Chuyên Tiền Giang, 2017)
L BÀI 18. Tìm tất cả các số nguyên dương x, y, z thỏa mãn x + y + z = 2 và 3 x2 + 2 y2 − z2 = 13.
(Đề thi vào 10, SoGiaoDucHaNoi-ChuyenTin, 2017)
L BÀI 19. Chứng minh rằng không tồn tại các số tự nhiên x, y, z sao cho x16 + y16 + 2017 =
z16 .
(Đề thi vào 10, Chuyên Trần Phú, Hải Phòng năm 2017)
L BÀI 20. Tìm tất cả số nguyên x sao cho 2 x2 + x − 2 chia hết cho x2 + 1.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 249


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Vĩnh Long, 2017)


L BÀI 21. Cho phương trình
x2 + y2 + z2 = 3 x yz. (1)
Mỗi bộ số ( x; y; z) trong đó x, y, z là các số nguyên dương thỏa mãn (1) được gọi là một nghiệm
nguyên dương của phương trình (1).

a) Tìm tất cả các nghiệm nguyên dương có dạng ( x; y; y) của phương trình (1).

b) Chứng minh rằng tồn tại nghiệm nguyên dương (a; b; c) của phương trình (1) và thỏa
mãn điều kiện min{a; b; c} > 2017. Trong đó kí hiệu min{a; b; c} là số nhỏ nhất trong các
số a; b; c.
(Đề thi vào 10, Chuyên Vĩnh Phúc Vòng 2, 2017)
L BÀI 22.

a) Tìm tất cả số nguyên x sao cho 2 x2 + x − 2 chia hết cho x2 + 1.


p p p
b) Tìm x, y ∈ Z thoả x+ y= 21.
(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Vĩnh Long, 2017)
L BÀI 23. Tìm tất cả các số tự nhiên n để A = n2 + n + 2 là một số chính phương.
(Đề thi vào 10 Chuyên, Sở giáo dục Bến Tre, 2016)
L BÀI 24.
Tìm các cặp số ( x; y) nguyên dương thoả mãn

( x2 + 4 y2 + 28)2 − 17( x4 + y4 ) = 238 y2 + 833.


(Đề thi vào 10, Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, v2 , 2016)
L BÀI 25. Tìm tất cả các cặp số tự nhiên ( x; y) thỏa mãn 2x .x2 = 9 y2 + 6 y + 16.
(Đề thi vào 10, Chuyên Hà Nội, 2016)
L BÀI 26. Tìm tất cả các cặp số nguyên ( x, y) thỏa mãn x2 + x y − x − 2 y − 5 = 0.
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Hòa Bình, 2016)
L BÀI 27. Tìm các số nguyên x, y sao cho x3 y − x3 − 1 = 2 x2 + 2 x + y.
(Đề thi vào 10 chuyên toán, Chuyên Hùng Vương Gia Lai, 2016)
L BÀI 28. Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho tồn tại cặp số nguyên ( x; y) thỏa
mãn hệ phương trình:
2 + mx y2 = 3 m
(

2 + m( x2 + y2 ) = 6 m

(Đề thi vào 10, Chuyên khoa học Tự nhiên vòng 1, năm 2016)
L BÀI 29.
Tìm tất cả các cặp số nguyên ( x, y) thỏa mãn x4 + 2 x2 = y3 .
(Chuyên KHTN Hà Nội vòng 2, 2016)
L BÀI 30. Tìm tất cả các cặp số nguyên tố ( p; q) thỏa mãn p2 − 5 q2 = 4.
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu, 2016)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 250


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 31. Tìm tất cả các cặp số nguyên ( x, y) thỏa mãn 1 + x + x2 + x3 + x4 = y2 .


(Đề thi vào 10, chuyên Ninh Bình, 2016)
L BÀI 32. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn
9 x2 + 3 y2 + 6 x y − 6 x + 2 y − 35 = 0.

(Đề thi vào 10, Chuyên Thái Bình, 2016)


L BÀI 33. Tìm tất cả nghiệm nguyên ( x; y) của phương trình:
2 x y + x + y = 87.
(Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2016)
p
3
L BÀI 34. Tìm tất cả các số có 5 chữ số abcde sao cho abcde = ab.
(Đề thi vào 10 chuyên Thái Nguyên, 2016)
L BÀI 35.
Tìm các cặp số nguyên ( x; y) thỏa mãn phương trình ( x + 2)2 ( y − 2) + x y2 + 26 = 0.
(Đề thi vào 10 chuyên Hưng Yên, 2015)
L BÀI 36. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 y2 − x y = x2 + 3 y2 .
(Đề thi vào 10 chuyên, Sở giáo dục Bạc Liêu, 2016)
L BÀI 37. Tìm tất cả các cặp số nguyên không âm (a; b) thỏa mãn
(a3 + b)(a + b3 ) = (a + b)4
(Đề thi vào 10,chuyên đại học Vinh vòng 2, 2016)
L BÀI 38. Tìm tất cả các nghiệm nguyên dương ( x, y, z) của phương trình
x yz + x y + yz + zx + x + y + z = 2015

thỏa mãn x ≥ y ≥ z ≥ 8.
(Đề thi vào 10, Chuyên Hưng Yên Vòng 2, 2016)
L BÀI 39. Tìm nghiệm nguyên của phương trình ( x + y)2 = ( x − 1)( y + 1).
(Đề thi vào 10, Chuyên Lâm Đồng, 2016)
L BÀI 40. Tìm nghiệm nguyên của phương trình ( x + 1)( x + 2)( x + 8)( x + 9) = y2 .
(Đề thi vào 10, Chuyên Lam Sơn - Vòng 2, 2016)
L BÀI 41. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn đẳng thức: 2 y2 x + x + y + 1 = x2 + y2 + x y.
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định, vòng 1, 2016)
L BÀI 42.
a) Tìm các số nguyên dương k và số thực x sao cho (k − 1) x2 + 2(k − 3) x + k − 2 = 0.
b) Tìm các số nguyên dương x và số nguyên tố p sao cho x5 + x4 + 1 = p2 .
(Đề thi vào 10, Sở giáo dục Đà Nẵng, 2017)
L BÀI 43. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: x2 y2 − x2 − 7 y2 = 4 x y
(Đề thi vào 10, Chuyên Lê Quí Đôn Ninh Thuận, 2016)
L BÀI 44.
4x 3 y
a) Cho x, y > 0 và x + y ≥ 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của M = 6 x2 + 4 y2 + 10 x y + + + 2016.
y x
1 1 1 p p p p
b) Tìm các bộ số nguyên dương ( x, y, z) biết + + = 1 và x − y + z = x − y + z.
x y z
(Đề thi vào 10, Chuyên Quốc học Huế, vòng 2, năm 2016)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 251


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 2. TRONG CÁC ĐỀ THI HỌC SINH


GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ.
L BÀI 1. Chứng minh rằng phương trình 5n2 = 36a2 + 18b2 + 6 c2 (4 ẩn) không có nghiệm
nguyên, ngoại trừ a = b = c = n = 0.
(Olympic Châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất, 1989)
L BÀI 2. Tìm tất cả các số nguyên dương n để phương trình

x n + ( x + 2)n + (2 − x)n = 0

có nghiệm nguyên.
(Olympic Châu Á Thái Bình Dương lần thứ năm, 1993)
L BÀI 3. Tìm tất cả các số nguyên m sao cho phương trình

x3 − mx2 + mx − ( m2 + 1) = 0

có nghiệm nguyên.
(Đề thi chọn đội tuyển Quốc gia Singapore, 1998 - 1999)
L BÀI 4. Tìm tất cả các số nguyên x, y, z thỏa mãn điều kiện

x2 + y2 + z2 − 2 x yz = 0.

(Đề thi vô địch Quốc gia Hàn Quốc, 1997)


L BÀI 5. Xác định tất cả các số nguyên dương ( x; y; z) sao cho

( x + 1) y+1 + 1 = ( x + 2) z+1 .

(Đề thi vô địch Quốc gia Đài Loan, 1999)


L BÀI 6. Tìm nghiệm nguyên dương x, y, z của phương trình

3x + 4 y = 5z .

(Đề dự tuyển IMO lần thứ 32, năm 1991)


L BÀI 7. Gọi a, b, c là các số nguyên dương sao cho a và b là các số nguyên tố cùng nhau
và c nguyên tố cùng nhau với a hay với b. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba ( x; y; z) các
số nguyên dương phân biệt x, y, z sao cho

xa + yb = z c .

(Đề dự tuyển IMO thứ 38, năm 1997)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 252


PHẦN

IV
CÁC BÀI TOÁN
HÌNH HỌC

253
CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 3. TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Các hình tam giác, tứ giác được biết đến từ các lớp dưới. Với những kiến thức hình học của
lớp 7, lớp 8, chúng ta sẽ phát hiện ra rất nhiều tính chất thú vị về độ dài, về góc, về tính
song song, vuông góc, thẳng hàng... từ những hình tưởng như đơn giản. Các bài toán trong
chuyên đề này gồm đủ các dạng như: tính toán, chứng minh, dựng hình, tìm giá trị nhỏ
nhất, giá trị lớn nhất. Chúng ta đòi hỏi phải vẽ thêm đường phụ, điều đó sẽ mang đến cho
chúng ta nhiều cảm hứng và lợi ích trong giải toán.

# VÍ DỤ 1. Do có ít khách hàng, một ông chủ cửa hàng đồ da đã nghĩ ra một cách
quảng cáo khéo léo. Ông treo hai miếng da trước cửa hàng trong đó miếng da bên trái
có hình tam giác, miếng da bên phải hình tròn có một lỗ hổng mà nếu lật ngược tấm
da bên trái xếp vào lỗ hổng thì vừa khít. Bên cạnh hai tấm da, ông chủ cửa hàng đặt
một tấm bảng ghi dòng chữ:
“Quý khách nào cắt được miếng
da bên trái thành ba mảnh rồi
ghép kín lỗ hổng của tấm da bên
phải (mà không phải lật ngược)
thì khi mua bất cứ thứ hàng nào
của cửa hàng cũng chỉ phải trả
nửa tiền”. Ngay lập tức, có nhiều
khách đến cửa hàng và đã có
người làm được. Còn bạn, bạn
hãy đưa ra cách làm của mình.
Theo Xem Lôi-đơ (Sam loyd, Mĩ).

ý Lời giải.
Các tam giác ABC và A 0 B0 C 0 tuy bằng nhau nhưng nếu muốn đặt trùng khít nhau thì
4 ABC phải lật lại (đưa mặt trên xuống dưới, đưa mặt dưới lên trên).

A A0

D E E0 D0
3 30
1 2 20 10
B H C C0 H0 B0

Nhưng nếu hai hình bằng nhau là tam giác cân (tổng quát, hình có trục đối xứng) thì
không cần lật lại một hình vẫn đặt được trùng khớp với hình kia. Do đó, ta làm như sau: ở
miếng da hình tam giác, gọi H là hình chiếu của A trên BC , gọi D, E theo thứ tự là trung
điểm của AB và AC . Cắt miếng da đó theo HD và HE , miếng da được chi thành ba mảnh:
mảnh 1 là tam giác cân DBH , mảnh 2 là tam giác cân EHC , mảnh 3 là tứ giác ADHE
(gồm hai tam giác cân ADH và AEH ). Không cần lật lại, ta ghép được:

• Mảnh 1 trùng khít với phần 1’.

• Mảnh 2 trùng khít với phần 2’.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 254


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Mảnh 3 trùng khít với phần 3’.

A TAM GIÁC

# VÍ DỤ 2. Cho tam giác ABC vuông tại A , Bb = 60◦ , điểm M thuộc cạnh BC cùng
với điểm A chia chu vi tam giác ABC thành hai phần bằng nhau (tức là AB + BM =
AC + CM ). Tính góc AMB.

ý Lời giải.

Kẻ AH ⊥ BC . Đặt BH = 1. Do Bb = 60◦ nên BAH


ƒ=C b = 30◦ .
Áp dụng bổ đề: Trong tam giác vuông có góc nhọn 30◦ , cạnh
đối diện với góc đó bằng nửa cạnh huyền vào các tam giác
vuông ABH, ABC, AHC được
AB = 2BH = 2, BC = 2 AB = 4, AC = 2 AH .
Áp dụng định lí Py-ta-go vào 4 AHB ta có
AH 2 = AB2 − BH 2 = 22 − 1 = 3
A

B H M C
p p
Suy ra AH = 3 ⇒ AC = 2 AH = 2 3. p p
Chu vi 4 ABC bằng ABp+ BC + C Ap = 2 + 4 + 2 3 = 6 + 2 3.
Do đó AB + BM =p(6 + 2 3) : 2 =p3 + 3. p p
Suy ra BM = 3 + 3 − AB = 1 + 3 ⇒ HM = BM − BH = 1 + 3 − 1 = 3 = AH .
Tam giác AHM vuông cân nên à AMH = 45◦ , tức là AMB
ƒ = 45◦ . 

B TỨ GIÁC
Các tứ giác được nghiên cứu trong chuyên đề này là các tứ giác lồi, chúng có tính chất: Tổng
các góc trong bằng 360◦ . Cần nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các
tứ giác đặc biệt: hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

# VÍ DỤ 3. Cho tứ giác ABCD có AB = BC = AD, Ab = 80◦ , Cb = 40◦ . Tính các góc B và


D.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 255


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

12
B

H
1
2
D K C

4 ADB cân tại A , A b = 80◦ nên D b 1 = (180◦ − 80◦ ) : 2 = 50◦ .


Kẻ AH ⊥ BD, BK ⊥ CD . Ta có Kb = H b = 90◦ ,
BC = AD (giả thiết), C b= A b1 = 40◦ nên
4CK B = 4 AHD ⇒ BK = DH = HB.
1 b 2 = 30◦ .
Tam giác vuông BK D có BH = BD nên D
2
Suy ra Db =Db1 + Db 2 = 50◦ + 30◦ = 80◦ .
Do đó Bb = 360◦ − (80◦ + 80◦ + 40◦ ) = 160◦ . 

# VÍ DỤ 4. Cho tứ giác ABCD có tổng bình phương các cạnh đối bằng nhau ( AB2 +
CD 2 = AD 2 + BC 2 ). Chứng minh rằng AC vuông góc với BD .

ý Lời giải.

K
B H D

Giả sử AC không vuông góc với BD . Kẻ AH ⊥ BD ,


AK ⊥ BD , giả sử H nằm giữa B và K . Từ giả thiết suy ra
AB2 − AD 2 = BC 2 − CD 2
⇒ ( AB2 − AH 2 ) − ( AD 2 − AH 2 )
= (BC 2 − CK 2 ) − (CD 2 − CK 2 )
⇒ HB2 − HD 2 = BK 2 − DK 2
⇒ HB2 − BK 2 = HD 2 − DK 2 .
Đẳng thức trên sai, vì vế trái âm, vế phải dương. Vậy AC vuông góc với BD . 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 256


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

! Bổ để trên cũng đúng trong trường hợp điểm C nằm trên đoạn thẳng BD . Chứng minh
tương tự như trên.

# VÍ DỤ 5. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , đường trung tuyến BE . Đường
thẳng đi qua A và vuông góc với BE cắt BC ở K . Chứng minh rằng BK = 2K C .

ý Lời giải.

E
G
I

B M H K C

Kẻ AH ⊥ BC , cắt BE ở G . Ta có G là trực tâm của 4 ABK nên KG ⊥ AB. Ta lại có C A ⊥ AB


nên KG vuông góc với C A . Gọi I là trung điểm của BG . Do G là trọng tâm của 4 ABC nên
BI = IG = GE . Kẻ I M song song với GK (hay song song với EC ), khi đó BM = MK = K C
(tính chất đường song song cách đều). Vậy BK = 2K C 

# VÍ DỤ 6. Cho tam giác ABC . Ở phía ngoài tam giác ABC , vẽ các tam giác đều
b = 120◦ .
ABD, ACE và tam giác cân BCF có F

a) Gọi I là điểm đối xứng với F qua BC , gọi K là điểm đối xứng với I qua DE . Chứng
minh rằng tam giác D IE cân có Ib = 120◦ .

b) Tam giác D IK là tam giác gì?

c) Chứng minh rằng AK IF là hình bình hành và AF vuông góc với DE .

ý Lời giải.

D A

I
1 2

3
2
B 1 C
1
F

ABC > 30◦ , ƒ


(hình vẽ và chứng minh ứng với ƒ ACB > 30◦ ; các trường hợp khác tương tự).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 257


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) I đối xứng với F qua BC


⇒ BI = BF, B c2 = Bc1 = 30◦ .
4DBI và 4¡ABF có DB ¢ = AB,

DBI = ABF = 60 + B3 , BI = BF .
 ƒ c
Do đó 4DBI = 4 ABF (c.g.c)
c1 , D I = AF .
⇒ Ib1 = F
Tương tự Ib1 = ƒ AFC , EI = AF .
Suy ra D I = EI . (1)
Ib1 + Ib2 = F  = 120◦
AFC = BFC
c1 + ƒ
³ ´
D
 IE = 360◦ − Ib1 + Ib2 + BIC


= 360◦ − 120◦ + 120◦ = 120◦


¡ ¢
(2)

Từ (1) và (2) suy ra 4D IE cân có Ib = 120◦ .

 = 30◦ . K đối xứng với I qua DE nên DK = D I và


b) 4D IE cân có Ib = 120◦ nên IDE
◦ ◦
b = 60 . Suy ra 4D IK đều.
IDK
 = 2 IDE
 = 230

c) 4D IK đều ⇒ IK = D I mà D I = AF nên IK = AF . (3)


4D AK = 4DBI (c.g.c) ⇒ AK = BI mà BI = IF nên AK = IF . (4)
Từ (3) và (4) suy ra AK IF là hình bình hành ⇒ AF ∥ IK .
Ta lại có IK ⊥ DE nên AF ⊥ DE .

# VÍ DỤ 7. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH . Gọi M, N theo thứ tự
là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AC, AB. Đường thẳng MN cắt AH tại I và
cắt CB tại E . Gọi O là trung điểm của BC . Kẻ HD vuông góc với AE (D ∈ AE ). Chứng
minh rằng:

a) I là trực tâm của tam giác AOE ;


ƒ = 90◦ .
b) BDC

ý Lời giải.

D 1
1 M
N I

1 1
E B H O C

a) Tứ giác AMHN là hình chữ nhật nên d ƒ.


M1 = AHN
Ta lại có AHN
ƒ =B c1 (cùng phụ H
c1 ) nên d c1 .
M1 = B (1)
Do O A = OC nên A 1 = ACB.
c ƒ (2)

Từ (1) và (2) suy ra d


M1 + A
c1 = B ACB = 90◦ , suy ra EM ⊥ O A .
c1 + ƒ
Tam giác AOE có EM ⊥ O A, AH ⊥ OE nên I là trực tâm.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 258


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Từ câu a), suy ra OI ⊥ AD . (3)


4 ADH vuông tại D có D I là đường trung tuyến nên I A = ID . (4)
Từ (3) và (4) suy ra OI là đường trung trực của AD , do đó O A = OD .
Tam giác BDC có OD = O A = OB = OC nên BDC ƒ = 90◦ .

# VÍ DỤ 8. Cho tam giác ABC cân tại A có Ab = α < 60◦ . Trên cạnh AB lấy điểm D
sao cho CD = AB. Gọi E là điểm đối xứng với B qua AC . Gọi F là giao điểm của DE và
AC .

a) Chứng minh rằng BFEC là hình thoi.

b) Tính các góc của hình thoi đó theo α.

ý Lời giải.
A

α
D F E
1

1
2
B 3 C
x

a) Do E đối xứng với B qua AC nên EC = BC và EF = BF . (1)


Để chứng minh BFEC là hình thoi, ta sẽ chứng minh EC = EF .
Đặt ƒ ABC = ƒACB = β thì α + 2β = 180◦ .
Gọi Cx là tia đối của tia CE . Do E đối xứng với B qua AC nên C ACB = β, suy ra
c1 = ƒ
C 3 = 180 − 2β = α.
c ◦
(2)

4CBD cân có góc đáy CBD ƒ = β nên C c2 = 180◦ − 2β = α. (3)


Từ (2) và (3) suy ra C  = 2α.
c3 nên DCx
c2 = C (4)
Ta có CD = CB = CE nên 4DCE cân tại C , suy ra DCx  = 2CED ƒ. (5)
ƒ = α. Tam giác ECF có E
Từ (4) và (5) suy ra CED b = α, C
c1 = β nên F
c1 = β, suy ra
C 1 = F1 , do đó EC = EF .
c c (6)
Từ (1) và (6) suy ra BC = EC = EF = BF nên tứ giác BFEC là hình thoi.

CEF = α nên CBF


b) Hình thoi BFEC có ƒ  = α, BFE  = 180◦ − α.
 = BCE

# VÍ DỤ 9. Tính độ dài cạnh của hình vuôngpABCD , biết rằng có điểm M nằm trong
hình vuông thoả mãn MB = 1 cm, M A = MC = 5 cm.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 259


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A E B

p
5 1
M

p
5

D C

4 M AB = 4 MCB (c.c.c) ⇒ MBA ƒ = 45◦ .


ƒ = MBC
MB 1
Kẻ ME ⊥ AB (E ∈ AB), suy ra 4 MEB vuông cân tại E nên ME = EB = p = p (cm). (1)
2 2
4 AEM vuông tại E
1 2 9
µ ¶
2 2
¡p ¢2 2
⇒ AE = M A − ME = 5 − p =
2 2
3
⇒ AE = p (cm). (2)
2
Từ (1) và (2) suy ra
3 1 p
AB = AE + EB = p + p = 2 2 (cm).
2 2


# VÍ DỤ 10. Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 1, các điểm E, F,G, H theo thứ tự
thuộc các cạnh AB, BC, CD, D A . Tính chu vi nhỏ nhất của tứ giác EFGH .

ý Lời giải.

A n E B

b
m F
a

c
H
d

D G C

Đặt EH = a, EF = b, FG = c,GH = d, AH = m, AE = n.
( m + n)2
Ta có a2 = m2 + n2 ≥
2
m+n p
⇒ a ≥ p ⇒ a 2 ≥ AH + AE .
2 p p
Tương
p tự ta có b 2 ≥ BE + BF, c 2 ≥ CF + CG,
d 2 ≥ DG + DH . p
Suy ra (a + b + c +pd ) 2 ≥ AB + BC + CD + D A = 4
⇒ a + b + c + d ≥ 2 2.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 260


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p
Chu vi nhỏ nhất của tứ giác EFGH bằng 2 2 khi và chỉ khi E, F,G, H lần lượt là trung
điểm các cạnh của hình vuông ABCD . 

C ĐA GIÁC
1. Các đa giác được nghiên cứu trong chuyên đề này là các đa giác lồi, chúng có tính chất:
tổng các góc trong của đa giác n cạnh bằng (n − 2) 180◦ .

2. Đa giác đều là đa giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau. Mỗi góc trong của
( n − 2) 180◦
đa giác đều n cạnh bằng .
n

# VÍ DỤ 11. Tìm giá trị của n sao cho các đa giác đều n cạnh, n + 1 cạnh, n + 2 cạnh,
n + 3 cạnh đều có số đo mỗi góc là một số nguyên độ.

ý Lời giải.
( n − 2) 180 . .
Ta có là một số nguyên nên (n − 2) 180 .. n ⇔ 360 .. n ( n ≥ 3).
n
Do 360 = 23 · 32 · 5 nên 360 có 24 ước tự nhiên, trong đó có 22 ước tự nhiên khác 1 và 2 là:
3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18, 20, 24, 30, 36, 40, 45, 60, 72, 90, 120, 180, 360. Trong các số trên, có bốn
số tự nhiên liên tiếp là 3, 4, 5, 6. Vậy giá trị phải tìm của n là 3 (các đa giác đều có 3, 4, 5, 6
cạnh có số đo mỗi góc bằng 60◦ , 90◦ , 108◦ , 120◦ ). 

BÀI TẬP

1 Tam giác

L BÀI 1. Cho tam giác ABC vuông tại A , AB < AC < 2 AB. Trên cạnh AC lấy điểm D sao
cho CD = AB. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho BE = AD . Gọi I là giao điểm của BD và CE .
Tính góc CID .

2 Tứ giác - Hình thang

L BÀI 2. Cho tứ giác ABCD có Ab = 60◦ , AB = AD , Bb = 75◦ , D


b = 90◦ . Gọi G là giao điểm của
BC và AD . E là giao điểm của tia phân giác góc A với BC . Chứng minh

a) AB = AE .

b) BC = EG .

L BÀI 3. Cho tam giác ABC , ở phía ngoài của tam giác đó vẽ các tam giác cân ABD đáy
AB, tam giác cân BCE đáy BC và tam giác cân ACF đáy AC . Kẻ AH vuông góc với DF
( H ∈ DF ), AH và BI cắt nhau tại O . Chứng minh rằng OC vuông góc với EF .
L BÀI 4. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , điểm H thuộc cạnh AC . Đường thẳng đi qua
A và vuông góc với BH cắt BC ở D . Lấy điểm E thuộc đoạn BD sao cho DE = DC . Đường
thẳng đi qua E và vuông góc với BH cắt AB ở K . Chứng minh rằng AK = AH .
L BÀI 5. Cho tam giác ABC có BC = a, nửa chu vi bằng p, đường cao AH . Chứng minh
rằng AH 2 ≤ p( p − a).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 261


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

3 Hình bình hành

L BÀI 6. Cho hình bình hành ABCD , M là trung điểm của BC . Gọi H là chân đường vuông
góc kẻ từ A đến DM . Chứng minh rằng BA = BH .
L BÀI 7. Cho tam giác ABC có Ab = 90◦ . Ở phía ngoài tam giác đó vẽ các tam giác vuông
cân ABD có cạnh huyền AB và ACE có cạnh huyền AC . Vẽ hình bình hành ADK E . Tam
giác BK C là hình gì?
L BÀI 8. Cho hình thang ABCD ( AB ∥ CD ), AB < CD . Gọi E, F, M theo thứ tự là trung
điểm của BD, AC, CD . Chứng minh rằng các đường thẳng đi qua E và vuông góc với với
AD , đi qua F và vuông góc với BC , đi qua M và vuông góc với CD đồng quy.
L BÀI 9. Cho tam giác ABC và đường trung tuyến AM có AB = 5 cm, AC = 13 cm, AM = 6
cm. Gọi d1 và d2 theo thứ tự là các đường vuông góc với BC tại B và tại C . Gọi D là giao
điểm của AM và d1 , gọi E là giao điểm của AB và d2 Chứng minh rằng CD vuông góc với
ME .
L BÀI 10. Cho hình bình hành ABCD , các đường chéo cắt nhau tại O . Đặt O A = OC = m.
OB = OD = n. Chứng minh rằng

a) AB2 + AD 2 = 2 m2 + 2n2 .

b) Tổng bình phương các cạnh của hình bình hành bằng tổng bình phương các đường
chéo.

L BÀI 11. Dựng tam giác ABC biết vị trí ba điểm B, H, M trong đó H là trực tâm, M là
trung điểm của AC .

4 Hình chữ nhật

L BÀI 12. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , điểm D trên cạnh BC . Gọi H là chân đường
vuông góc kẻ từ B đến AD . Trên tia đối của tia HB lấy điểm E sao cho HE = AH . Chứng
ƒ = 90◦ .
minh rằng HEC
L BÀI 13. Cho đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các tia Ax và B y vuông góc với AB.
Trên đoạn thẳng AB lấy các điểm C và D sao cho AC = BD . Gọi E là một điểm thuộc tia Ax
(E khác A ). Đường vuông góc với EC tại C cắt B y ở K . Tính góc EDK .
L BÀI 14. Cho đoạn hình chữ nhật ABCD có E là trung điểm của AB, F là trung điểm
ƒ = α. Gọi I là giao điểm của AF và EC . Tính góc AIE theo α.
của BC . Đặt EDF
L BÀI 15. Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC ), đường cao AH . Trêan cạnh AC lấy
điểm E sao cho AE = AB. Gọi I là trung điểm của BE . Tính góc AH I .
L BÀI 16. Cho góc vuông Ox y và điểm A nằm trog góc vuông đó. Gọi M là điểm di động
trên tia Ox. Đường vuông góc với AM tại A cắt tia O y ở N . Tìm vị trí của điểm M để độ dài
MN nhỏ nhất.
L BÀI 17. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH = h. Gọi I là điểm bất kỳ nằm
trong tam giác ABC . Gọi D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuong góc kẻ từ I đến BC,
AC, AB. Tính giá trị nhỏ nhất của tổng ID 2 + IE 2 + IF 2 theo h.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 262


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

5 Hình thoi - Hình vuông

L BÀI 18. Tính cạnh của hình thoi biết một đường chéo bằng 15 cm và chiều cao bằng 12
cm.
L BÀI 19. Cho hình vuông ABCD , điểm E thuộc cạnh AD , điểm F thuộc tia đối của tia
CD sao cho CF = AE . Gọi I là giao điểm của EF và AC . Chứng minh rằng BI vuông góc với
EF .
L BÀI 20. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Lấy điểm điểm E thuộc cạnh AB, K thuộc cạnh
a a
CD sao cho AE < , CK < . Lấy G thuộc cạnh AD sao cho Kƒ EG = K
ƒ EB. Đường thẳng đi
2 2
qua K và song song với GE cắt BC ở H . Gọi O là giao điểm của GH và EK . Chứng minh
ƒ = 45◦ .
rằng EOG
L BÀI 21. Cho hình vuông ABCD canh a, điểm E thuộc cạnh BC , điểm F thuộc cạnh CD
sao cho E
ƒ AF = 45◦ . Tính đọ dài lớn nhất của EF .
L BÀI 22. Tính chu vi nhỏ nhất của tứ giác ABCD biết hai đường chéo vuông góc và có
tổng bằng k.

6 Đa giác

L BÀI 23. Tính các góc của một đa giác có số đo các góc tăng đều từ 90◦ đến 126◦ .
L BÀI 24. Cho hai đa giác đều, đa giác M có x cạnh, số đo mỗi góc là m, đa giác n có y
cạnh, số đo mỗi góc là n. Tính x và y, biết rằng
m 2
a) = .
n 5
m 3
b) = .
n 4

| Bài 4. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Các bài toán trong chuyên đề này bao gồm nhiều dạng:

Dạng 1: Tính toán và chứng minh liên quan đến diện tích các hình chữ nhật, hình vuông,
hình thang, hình bình hành, hình thoi, tam giác, tứ giác.

Dạng 2: Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của diện tích các hình.

Dạng 3: Sử dụng diện tích để chứng minh các quan hệ về độ dài.

Bài toán thực tế

CHIA BÁNH

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 263


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Tám bạn học sinh cần chia đều một chiếc bánh ga-tô thành tám phần, chiếc bánh có mặt
trên và mặt dưới là hai hình lục giác đều giống nhau. Bạn Thành tìm ra cách chia bằng bốn
nhát cắt thẳng đi qua tâm của chiếc bánh. Bạn Mai lại tìm ra cách chia chiếc bánh thành
tám hình thang cân. Các bạn đó đã chia chiếc bánh như thế nào?
ý Lời giải.
Bạn Thành cắt chiếc bánh như hình (a) bằng bốn nhát cắt là AD , HF , I M , K N .
3
Giải thích: Lục giác đều có 6 cạnh, chia thành 8 phần nên mỗi phần chức cạnh (trên hình
4
3 3
(a) có AH = AB, K D = CD , BI = IC ). Do AH = HB + BI nên SO AH = SOHBI .
4 4
(Lưu ý rằng các góc AOH và HOI không bằng nhau, dễ dàng chứng minh AOH  ).
ƒ > HOI

B I C B C
H K
B0 C0
A0 D0
A D A D
O O
G0 E0
N F
G M E G E
(a) (b)

Bạn Mai cắt chiếc bánh như hình (b), trong đó O là tâm của lục giác đều, các điểm
A 0 , B0 , C 0 , D 0 , E 0 ,G 0 theo thứ tự là trung điểm của O A, OB, OC, OD, OE, OG. 

A DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH THANG,


HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
Cần nắm vững công thức tính diện tích các hình nói trên. Có thể tính diện tích hình thoi
theo hai cách (tính theo đáy và chiều cao tương ứng hoặc tính theo các đường chéo).

# VÍ DỤ 1. Trong các tam giác ABC vuông tại A có BC = 2a, đường cao AH , tính
diện tích lớn nhất của hình chữ nhật ADHE (D ∈ AC, E ∈ AB).

ý Lời giải.
A
x
D

E y

B H M C

Đặt AD = x, DH = y. Gọi M là trung điểm của BC , ta có


x2 + y2 AH 2 AM 2 a2
S ADHE = x y ≤ = ≤ = .
2 2 2 2
a2
Suy ra max S ADHE = ⇔ H ≡ M.
2
Hay 4 ABC vuông cân tại A .


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 264


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 2. Tính diện tích hình thang vuông ABCD có đáy nhỏ AB bằng đường cao,
đáy lớn CD = 23 cm, cạnh bên lớn BC = 17 cm.

ý Lời giải.

Kẻ BH ⊥ CD . Đặt BH = AB = HD = a, HC = b.
Ta có a + b = 23, a2 + b2 = 172 = 289 nên
2ab = (a + b)2 − (a2 + b2 ) = 232 − 289 = 240,
(a − b)2 = a2 + b2 − 2ab = 289 − 240 = 49 ⇒ |a − b| = 7.
Xét 2 trường hợp:
TH1: a − b = 7.
A a B

a 17

D a H b C

Từ a + b = 23 và a − b = 7 suy ra a = 15, b = 8.
S ABCD = 15(15 + 23) : 2 = 285 (cm2 ).

TH2: b − a = 7.
A a B

a 17

D a H b C

Từ a + b = 23 và b − a = 7 suy ra a = 8, b = 15.
S ABCD = 8(8 + 23) : 2 = 124 (cm2 ).

# VÍ DỤ 3. Hình thoi ABCD có tổng hai đường chéo bằng m.

a) Biết cạnh của hình thoi bằng a, tính diện tích hình thoi.

b) Tính diện tích lớn nhất của hình thoi.

ý Lời giải.
A

x
D y B
O

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 265


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

AC + BD
Gọi O là giao điểm của AC và BD . Đặt O A = x, OB = y. Ta có O A + OB = nên
2
m
x+ y= .
2
1 1 m2
a) S ABCD = AC · BD = · 2 x · 2 y = 2 x y = ( x + y)2 − ( x2 + y2 ) = − a2 .
2 2 4
³ m ´2
( x + y2 ) m2 m2 m
b) S ABCD = 2 x y ≤ = 2 = ⇒ max S ABCD = ⇔x= y= .
2 2 8 8 4


B DIỆN TÍCH TAM GIÁC, TỨ GIÁC, ĐA GIÁC


Khi tính diện tích của một tam giác, ngoài cách dùng công thức, ta còn dùng cách so sánh
diện tích của hai tam giác. Cần chú ý đến một số cách so sánh diện tích của hai tam giác:
• Hai tam giác có một đường cao bằng nhau: Nếu 4 ABC và 4 A 0 B0 C 0 có các đường cao
S A 0 B0 C 0 B 0 C 0
AH và AH 0 bằng nhau thì = .
S ABC BC

• Hai tam giác có một cạnh bằng nhau: Nếu 4 ABC và 4 A 0 B0 C 0 có BC = B0 C 0 , AH và


S A 0 B0 C 0 A 0 H 0
A 0 H 0 là các đường cao thì = .
S ABC AH

• Hai tam giác có một góc bằng nhau. Xem ví dụ sau:

S A 0 B0 C 0
# VÍ DỤ 4. Chứng minh rằng nếu 4 ABC và 4 A 0 B0 C 0 có Ab = c
A 0 thì =
S ABC
A 0 B0 · A 0 C 0
.
AB · AC

ý Lời giải.

Trên tia AB lấy điểm D sao cho AD = A 0 B0 . Trên


tia AC lấy E sao cho AE = A 0 C 0 .
4 A 0 B0 C 0 = 4 ADE (c.g.c) ⇒ S A 0 B0 C 0 = S ADE . (1)
S ADE AD S ABE AE
Ta lại có = và = nên
S ABE AB S ABC AC
S ADE AD AE A 0 B0 · A 0 C 0
= · = . (2)
S ABC AB AC AB · AC
S A 0 B0 C 0 A 0 B 0 · A 0 C 0
Từ (1) và (2) suy ra = .
S ABC AB · AC
A A0

E
C0
D
B0

B C


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 266


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 5. Tính các góc của một tam giác vuông, biết rằng diện tích tam giác đó
1
bằng diện tích hình vuông có cạnh là cạnh huyền.
8

ý Lời giải.
A

B C
H M

E D

Xét 4 ABC vuông tại A có Bb ≥ Cb và hình vuông BCDE .


Kẻ đường cao AH , trung tuyến AM , ta có
1 1 1
BC · AH = BC 2 ⇒ AH = BC
2 8 4
1
⇒ AH = AM ⇒ à AMH = 30◦ ⇒ ƒ
ACB = 15◦ .
2
Vậy tam giác vuông ABC có các góc nhọn 15◦ và 75◦ .


# VÍ DỤ 6. Hình vẽ bên, tam giác ABC được chia thành sáu tam giác nhỏ bởi ba
đoạn thẳng đồng quy tại O , trong đó có ba tam giác có diện tích bằng nhau và bằng
S , ba tm giác còn lại có diện tích bằng a, b, c. Chứng minh rằng a = b = c = S .

ý Lời giải.
A

aS
F E
O c
S
b S
B
D C

Giả sử a ≥ b ≥ c. (1)
S DOB DO S DOC
Ta có = =
S AOB AO S AOC
b S S (a + S )
Suy ra = ⇒b= .
a+S c+S c+S
Do a ≥ c nên b ≥ S . (2)
S FO A FO S FOB a S
= = ⇒ = .
S CO A CO S COB c+S b+S
S(c + S)
⇒a= . Do c ≤ b nên a ≤ S . (3)
b+S
Từ (1), (2), (3) suy ra S ≥ a ≥ b ≥ c ≥ S nên a = b = c = S .


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 267


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 7. Cho tam giác ABC có BC = a, AC = b, AB = c, I là giao điểm các đường


 = 90◦ .
phân giác, G là trọng tâm thỏa mãn AIG

a) Gọi r là khoảng cách từ I đến AB, AC . Gọi m, n lần lượt là khoảng cách từ G đến
ĚB, AC . Chứng minh rằng m + n = 2 r .
6 bc
b) Chứng minh rằng a + b + c = .
b+c

ý Lời giải.

a) Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của IG với AB, AC . Ta có


1 1 1 1
S AGM + S AGN = S AMN = S AI M + S AI N ⇒ AM.m + AN.n = AM.r + AN.r .
2 2 2 2
Do AM = AN nên m + n = 2r .

m N
r
n

r IG
M
B C

b) Ta có CG cắt AB tại trung điểm D . Gọi S là diện tích tam giác ABC , P là nửa chu vi.
Ta có:
1 S 1 S cm S 2S
S AGD = S ACD = ⇒ AD.m = ⇒ = ⇒m= .
3 6 2 6 4 6 3c
2S S 2S 2S
Tương tự n = . Còn r = = = . Từ m + n = 2r suy ra
3b p 2p a + b + c

2S 2S 4S 1 1 1 6 bc
+ = ⇒ + = ⇒ a+b+c = .
3 c 3b a + b + c 6 c 6 b a + bc b+c

A
c
2
D
m G

B C

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 268


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 8. Cho tam giác ABC , điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC . Gọi
I, M theo thứ tự là trung điểm của DE, BC . Đường thẳng qua I và song song với AC
cắt ME ở H . Chứng minh rằng GH ∥ BC .

ý Lời giải.

D
I

E
G H
B C
M

Ta có ID = IE ⇒ S M ID = S M IE
⇒ S M IG + S D IG = S M I H + S EI H . (1)
Ta lại có IG ∥ AB ⇒ S D IG = S BIG . (2)
I H ∥ AC ⇒ S EI H = S CI H . (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra
S M IG + S BIG = S M I H + S CI H . (4)
Lại có MB = MC ⇒ S I MB = S I MC (5)
Từ (4) và (5) suy ra S MGB = S MHC .
Mặt khác MB = MC nên các khoảng cách từ G và từ H đến BC bằng nhau, suy ra GH ∥ BC .


# VÍ DỤ 9. Cho tứ giác ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Gọi S1 , S2 theo thứ
tự là diện tích các tam giác AOD và BOC (S1 > S2 ). Gọi M, N, I, K theo thứ tự là trung
S1 − S2
điểm của AD , AC , BC , BD . Chứng minh rằng diện tích tứ giác MN IK bằng .
2

ý Lời giải.
A

B
O
N
M
I
K

D C

Đặt S ABCD = S , ta có
S MN IK = S − (S DK M + S DK IC ) − (S AN M + S AN IB )
1 3 1 3
µ ¶ µ ¶
= S − S D AB + S BCD − S ACD + S ACB
4 4 4 4
1 1 1 1 1 1
µ ¶ µ ¶
= S − S D AB + S BCD + S BCD − S ACD + S ACB + S ACB
4 4 2 4 4 2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 269


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1 1 1
µ ¶ µ ¶
= S − S + S BCD − S + S ACB
4 2 4 2
S 1
= − (S BCD + S ACB )
2 2
S − S ACB − S BCD S ACD − S BCD
= =
2 2
S AOD − S BOC S 1 − S 2
= = .
2 2


# VÍ DỤ 10. Cho ngũ giác ABCDE có AC ∥ DE , BE ∥ CD , BD ∥ AE . Biết S ABC = 3


cm2 , S BCD = 2 cm2 . Tính diện tích ngũ giác đó.

ý Lời giải.

I K
A C

E D

Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của BE , DB với AC . Ta có AK DE , ICDE là hình bình
hành nên AK = DE = IC . Suy ra AI = K C . Đặt S BI A = S BK C = x thì
S BIK = 3 − 2 x, S DK C = S BCD − x = 2 − x.
Do BI ∥ CD nên S D IK = S BK C = x.
S BIK IK S D IK 3 − 2x x
Ta có = = nên =
S BK C K C " S DK C x 2− x
x = 1
⇔ x2 − 7 x + 6 = 0 ⇔
x = 6 (loại).
Suy ra S CK D = 2 − x = 1 cm2 ; S AIE = S CK D = 1 cm2 ; S ICDE = 2S BCD = 2 · 2 = 4 cm2 .
Vậy S ABCDE = S ABC + S ICDE + S AIE = 3 + 4 + 1 = 8 cm2 .


# VÍ DỤ 11. Cho tứ giác ABCD . Dựng điểm O nằm trong tứ giác sao cho SO AB =
S OCD và S O AD = S OBC .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 270


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Phân tích: Giả sử đã dựng được điểm O sao cho

S O AB = S OCD , S O AD = S OBC

thì
1
S O AB + S O AD = S OCD + S OBC = S. (1)
2
Gọi M là trung điểm của AC , N là trung điểm của BD .
1
Từ (1) suy ra S ABD + SOBD = S .
B 2

N
M

D
C
Mà S ABD không đổi nên SOBD không đổi, suy ra O nằm trên đường thẳng song song với
1
BD , đường thẳng này phải đi qua M vì S M AB + S M AD = S .
2
Tương tự, O nằm trên đường thẳng đi qua N và song song với AC .
Cách dựng:

• Qua trung điểm M của AC , dựng đường thẳng d 1 ∥ BD (nếu M ∈ BD thì d 1 là BD ).

• Qua trung điểm N của BD , dựng đường thẳng d 2 ∥ AC (nếu N ∈ AC thì d 2 là AC ).

• Giao điểm của d 1 và d 2 là điểm O phải dựng.

# VÍ DỤ 12. Cho tam giác đều ABC cạnh 4 cm. Tìm vị trí điểm M trên cạch BC sao
cho nếu gọi D là hình chiếu của M trên AB, gọi E là hình chiều của M trên AC thì tứ
giác ADME có diện tích lớn nhất.

ý Lời giải.

Đặt S MDB = S1 , S MEC = S2 ⇒ S ADME lớn nhất ⇔ S1 + S2 nhỏ nhất. Đặt MB


p = x, MC = y thì
x2 · 3
x + y = 4. Tam giác vuông MDB là nửa tam giác đều cạnh x nên S 1 = .
p 8
y2 · 3
Tương tự S2 = . Từ đó ta có
p 8 p
3 2 2 3 ( x + y)2 p
S1 + S2 = (x + y ) ≥ = 3
8p 8 2
⇒ S 1 + S 2 ≥ 3. Đẳng thức xảy p ra ⇔ x = y.
2
Vậy S ADME lớn nhất bằng 3 3 cm khi và chỉ khi M là trung điểm của BC .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 271


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

E
D
S2
S1
B x M y C

BÀI TẬP

DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT


L BÀI 25. Cho tứ giác ABCD có AB = a, CD = b, hai đường chéo bằng nhau và vuông góc
với nhau. Gọi E , F , G , H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC , CD , D A . Biết S EFGH =
(a + b)2
. Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình thang cân.
8
L BÀI 26. Cho tam giác nhọn ABC , BC = a, C A = b, AB = c, điểm O nằm trong tam giác.
Gọi D , E , F theo thứ tự là hình chiếu của O trên AB, BC , C A . Đặt AD = x, BE = y, CF = z.
a2 + b 2 + c 2
a) Chứng minh bất đẳng thức x2 + y2 + z2 ≥ .
4
b) Vẽ ở phía ngoài tam giác ABC các hình vuông theo thứ tự có các cạnh là AD , BE , CF .
Tìm vị trí của điểm O để tổng diện tích ba hình vuông nhỏ nhất.
L BÀI 27. Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích S . Qua điểm O nằm trong hình chữ nhật,
kẻ hai đường thẳng song song với các cạnh của hình chữ nhật, chia nó thành bốn hình chữ
nhật nhỏ. Gọi diện tích hình chữ nhật nhỏ có đỉnh A là S1 , diện tích hình chữ nhật nhỏ có
S
đỉnh C là S2 , giả sử S1 ≤ S2 . Chứng minh rằng S1 ≤ .
4

DIỆN TÍCH HÌNH THANG, HÌNH THOI


L BÀI 28. Tính diện tích hình thang ABCD biết:
a) Hai cạnh đáy bằng 16 cm và 44 cm, hai cạnh bên bằng 17 cm và 25 cm.
b) Hai cạnh đáy bằng 10 cm và 14 cm, hai cạnh bên bằng 13 cm và 15 cm.
L BÀI 29. Tính đường cao của một hình thoi có hai đường chéo bằng m và n.

DIỆN TÍCH TAM GIÁC


L BÀI 30. Cho tam giác ABC có Bb và Cb là các góc nhọn, BC = 20 m, đường cao AH = 10 m.
Hình chữ nhật MNPQ có M thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh AC , P và Q thuộc cạnh BC .
a) Tính các cạnh của hình chữ nhật MNPQ , biết diện tích của nó bằng 32 m2 .
b) Tính diện tích lớn nhất của hình chữ nhật.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 272


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 31. Tính diện tích tam giác ABC biết AB = 13 cm, AC = 20 cm, BC = 21 cm.
L BÀI 32. Tính diện tích tam giác ABC vuông tại A có chu vi bằng 60 cm, đường cao
AH = 12 cm.
L BÀI 33. Cho tam giác ABC có Bb và Cb là các góc nhọn, đường cao AH ; số đo các cạnh AB,
BC , C A (đơn vị: cm) là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần.
a) Tính hiệu HC − HB.
b) Tính diện tích tam giác ABC biết AH = 12 cm.
L BÀI 34. Tính các cạnh góc vuông của một tam giác vuông có các cạnh là các số nguyên
và số đo diện tích bằng số đo chu vi.
L BÀI 35. Cho hình bình hành ABCD , điểm E thuộc cạnh AB, điểm F thuộc cạnh CD sao
cho AE = CF . Gọi I là điểm bất kì trên cạnh AD , G và H theo thứ tự là giao điểm của IB,
IC với EF . Chứng minh rằng S BEG + S CF H = S I HG .
L BÀI 36. Cho tam giác ABC cân tại A , điểm O nằm trong tam giác sao cho O
ƒ AC = OBA
ƒ=
ƒ. Chứng minh rằng S O AB = S OBC .
OCB
L BÀI 37. Cho tam giác ABC có AB < AC , đường trung tuyến AM . Lấy điểm D trên cạnh
BC sao cho BAD
ƒ=C ƒAM , điểm I trên đoạn AD . Chứng minh tỉ số các khoảng cách từ I đến
AB
AB và AC bằng .
AC
L BÀI 38. Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC ) có BC 2 = 4 AB · AC . Tính góc C .
L BÀI 39. Cho tam giác ABC có AB ≤ AC ≤ BC , đường phân giác AD , đường cao CH .
Chứng minh CH ≥ AD .

! Hướng dẫn: Lấy E đối xứng với D qua AB. Chứng minh DE ≥ AD.
L BÀI 40. Cho tam giác ABC có diện tích S , điểm M nằm trong tam giác. Đặt BC = a,
AC = b, AB = c.

a) Ở ngoài tam giác ABC vẽ hình bình hành BCDE sao cho CD song song và bằng AM .
Chứng minh rằng S AMEB + S AMDC = S BCDE .

b) Chứng minh rằng a · AM + b · BM + c · CM ≥ 4S . Tìm vị trí của M để xảy ra đẳng thức.

DIỆN TÍCH TỨ GIÁC, ĐA GIÁC


L BÀI 41. Tứ giác ABCD có M là trung điểm của BC và có diện tích gấp đôi diện tích tam
giác AMD . Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
L BÀI 42. Tứ giác ABCD có AB + CD + AC = 8 cm và có diện tích 8 c cm2 .

a) Chứng minh AB song song với CD .

b) Tính AC và BD .

L BÀI 43. Cho tứ giác ABCD có diện tích S . Trên cạnh AB lấy các điểm E, F sao cho
1 1 1 1
AE = AB, BF = AB. Trên cạnh CD lấy các điểm G, H sao cho CG = CD, DH = CD . Tính
3 4 3 4
diện tích tứ giác EFGH .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 273


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 44.
Cho tứ giác ABCD . Các điểm E, F,G, H thoe thứ tự là trung điểm B
của AB, BC, CD, D A . Kí hiệu S1 , S2 , S3 , S4 , S5 như hình bên. Chứng E
A S2
minh S1 + S2 + S3 + S4 = S5 .
S1 S5
H S3 F

S4
D G C
L BÀI 45. Cho tam giác ABC , trọng tâm G . Các điểm D, E, F theo thứ tự thuộc các cạnh
AD BE CF
AB, BC, C A sao cho = = . Chứng minh rằng tứ giác ADGF, BEGD, CFGE có diện
AB BC C A
tích bằng nhau.
L BÀI 46. Một đoạn hè đường hình chữ nhật được lát bởi các viên gạch hình bát giác hoặc
hình tam giác vuông cân (hình bên là hình minh họa). Biết các cạnh của bát giác đều bằng
1 dm và số gạch được lát bởi những viên gạch không phải là bát giác đều.

L BÀI 47. Cho tam giác ABC có diện tích S , D là trung điểm của BC . Tính diện tích lớn
nhất của tam giác DEF với E thuộc cạnh AC .

| Bài 5. ĐỊNH LÝ TA-LÉT VÀ TÍNH CHẤT


ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
• Định lý Ta-lét trong tam giác.

• Ba đường thẳng đồng quy cắt hai đường thẳng song song.

• Định lý Ta-lét đảo.

• Tính chất đường phân giác của tam giác.

Định lý Ta-lét và tính chất đường phân giác của tam giác cho ta những cặp đoạn thẳng tỉ lệ,
nhờ đó chứng minh nhiều quan hệ về độ dài đoạn thẳng. Các tính chất về ba đường thẳng
đồng quy cắt hai đường thẳng song song là những bổ đề suy ra từ định lý Ta-lét. Định lý
Ta-lét đảo cho ta thêm một cách mới để nhận biết hai đường thẳng song song.
Bài toán thực tế

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 274


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ĐO CHIỀU CAO VỚI CUỐN SỔ TAY VÀ CÂY BÚT CHÌ


Với cuốn sổ tay hình chữ nhật ABCD có AB = 10 cm và phần bút chì nhô lên AE = 5 cm
(hình vẽ), hãy tính chiều cao của cây, biết người đo cao 1,7 m và đứng cách cây 20 m.
ý Lời giải.

E B
G
A C
1, 7 m D

H 20 m

GF AE 5 GB
Theo định lý Ta-lét, do FG ∥ AE nên = = = 0,5 ⇒ FG = = 10 (m).
GB AB 10 2
Chiều cao của cây là 10 + 1,7 = 11,7 (m).


A ĐỊNH LÝ TA-LÉT
Khi có một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác, ta có các cặp đoạn thẳng tỉ
lệ.
AB0 AC 0 B0 C 0
Nếu B0 C 0 ∥ BC thì = = .
AB AC BC

C0 B0
A

A
B0 C0
B C
B C

! Trong nhiều bài toán, cần kẻ thêm đường thẳng song song để tạo thành các cặp đoạn
thẳng tỉ lệ.

# VÍ DỤ 1. Cho tam giác ABC . Lấy điểm M thuộc đoạn AB, điểm N thuộc tia đối
AB BC
của tia BC sao cho − = 1. Chứng minh rằng đường thẳng MN luôn đi qua một
MB BN
điểm cố định.
Tìm hướng giải:
Xét vị trí đặc biệt của M và N khi M là trung điểm của AB, B là trung điểm của đoạn
AB BC
CN , điều kiện của đề bài được thỏa mãn vì − = 2 − 1 = 1. Khi đó MN đi qua
MB BN
đỉnh D của hình bình hành ABCD . Ta dự đoán D là điểm cố định phải tìm.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 275


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A D

N0 ≡ N B C

AB
Dựng hình bình hành ABCD . Vì > 1 ⇒ AB > MB ⇒ M nằm giữa A và B.
MB
Gọi N 0 là giao điểm của DM và CM . Đặt AD = BC = a, BN 0 = b.
Do AD ∥ N 0 C nên theo định lý Ta-lét, ta có
AM AD a AM + MB a + b AB a + b
= 0
= ⇒ = ⇒ = .
BM BN b MB b BM b
AB BC a+b a
Xét − 0
= = = 1.
BM BN b b
AB BC
Kết hợp giả thiết − = 1 ta suy ra BN = BN 0 ⇒ N ≡ N 0 ⇒ MN luôn đi qua đỉnh D của
BM BN
hình bình hành ABCD . 

# VÍ DỤ 2. Cho tam giác ABC , các đường phân giác BD và CE , điểm I thuộc đoạn
DE . Gọi M , N , H theo thứ tự là hình chiếu của I trên AC , AB, BC .
IM IN
a) Gọi EG , DK là các đường cao của tam giác ADE . Chứng minh + = 1.
EG DK

b) Chứng minh rằng I M + I N = I H .

ý Lời giải.

A
G
K
N M
D
E I

B C
F H

a) Theo định lý Ta-lét với I M ∥ EG và I N ∥ DK , ta có


IM IN DI IE DE
+ = + = = 1.
EG DK DE DE DE

m n
b) Đặt I M = m, I N = n, EG = x, DK = y. Theo câu a) ta có + = 1. (1)
x y
Đặt I H = h, BC = a, AC = b, AB = c và S4 ABC = S . Ta có

S 4 I AC + S 4 I AB + S 4 IBC = S ⇒ bm + cn + ah = 2S. (2)

Để chứng minh I M + I N = I H (tức là chứng minh m + n = h), ta phải sẽ chứng minh


bm + cn + a( m + n) = 2S . Thật vậy, kẻ EF ⊥ BC tại F .
Vì CE là phân giác ƒ ACB nên EF = EG = x.Ta có
2S
S 4 AEC + S 4BEC = S ⇒ bx + ax = 2S ⇒ a + b = .
x

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 276


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

2S m n
µ ¶
Tương tự ta cũng có a + c = ⇒ (a + b) m + (a + c) n = 2S + = 2S (do (1))
y x y
⇒ bm + cn + a( m + n) = 2S . (3).
Từ (2) và (3) ta suy ra m + n = h, tức là I M + I N = I H .


# VÍ DỤ 3. Cho tam giác ABC có diện tích S . Một đường thẳng đi qua trọng tâm G
của tam giác cắt các cạnh AB, AC theo thứ tự tại M , N . Chứng minh rằng:
4S
a) S4 AMN ≥ .
9
S
b) S4 AMN ≤ .
2

ý Lời giải.
a) Gọi D là giao điểm của AG và BC . Qua G kẻ IK ∥ BC . Do BD = CD nên G I = GK . Theo
bổ đề về hai tam giác có một góc bằng nhau (ví dụ 14), ta có
S 4 AIK AI AK 2 2 4
= · = · = .
S AB AC 3 3 9

A A

N M G
I K I K
G
M N
B C B C
D D

Xét ba trường hợp:


4
• Nếu GM = GN ⇒ M ≡ I và N ≡ K , khi đó S 4 AMN = S 4 AIK = S . ( 1)
9
4
• Nếu GM > GN ⇒ S 4 IGM > S 4KGN nên S 4 AMN > S 4 AIK = S . ( 2)
9
4
• Nếu GM < GN ⇒ S 4 IGM < S 4KGN nên S 4 AMN > S 4 AIK = S . ( 3)
9
4
Từ (1), (2), (3) ta suy ra S4 AMN ≥ S .
9
S
b) Gọi E là giao điểm của BG và AC ⇒ E là trung điểm của AC và S4 ABE = .
2

E I
F N

M G
B C
D

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 277


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta sẽ chứng minh S4GEN ≤ S4GBM . Thật vậy,


S 4GEN GE GN GE 1 S 4GEN 1 GN
Ta có = · (bổ đề câu a). Mà = nên = · . (4).
S 4GBM GB GM GB 2 S 4GBM 2 GM
Qua C kẻ đường thẳng song song với AB, cắt MN tại I . Gọi F là giao điểm của CG và
AB. Ta có
GN GI GC
≤ = =2 (5)
GM GM GF
S 4GEN 1 1
Từ (4) và (5) suy ra ≤ · 2 = 1 ⇒ S 4GEN ≤ S 4GBM ⇒ S 4 AMN ≤ S 4 ABE = S .
S 4GBM 2 2

Cách giải nêu trên là cách giải thuần túy hình học. Một cách giải khác có sử dụng
nhiều biến đổi đại số như sau:

E
F N
G
M B0

B C
D
C0

AB AC
Trước hết ta chứng minh + = 3. Thật vậy, kẻ BB0 ∥ CC 0 ∥ MN .
AM AN
Vì D là trung điểm của BC nên DB0 = DC 0 , do đó
AB AC AB0 AC 0 AB0 + AC 0 ( AD − DB0 ) + ( AD + DC 0 ) 2 AD
+ = + = = = = 3.
AM AN AG AG AG AG 2 AD
! AB AC
3
Đặt S4 AMN = S 0 , = m, = n ⇒ m + n = 3. (1)
AM AN
S AB AC
Theo bổ đề về hai tam giác có một góc bằng nhau, ta có 0 = · = mn. (2)
S AM AN
S ( m + n)2 32 9 4
a) 0 = mn ≤ = = ⇒ S0 ≤ S.
S 4 4 4 9
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi m = n ⇔ MN ∥ BC .
S
b) Ta có = mn = m(3 − m) = 3 m − m2 . (3)
S0
Gọi E , F theo thứ tự là trung điểm của AC , AB. Do M thuộc đoạn BF nên
AB AB AB
AB ≥ AM ≥ AF ⇔ ≤ ≤ ⇔ 1 ≤ m ≤ 2.
AB AM AF

Do 1 ≤ m ≤ 2 nên (m − 1)(2 − m) ≥ 0 ⇔ 3m − m2 ≥ 2. (4)


S 0 1
Từ (3) và (4) ta suy ra 0 ≥ 2 ⇒ S ≤ S .
S 2
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi m = 1 hoặc m = 2, tức là M trùng với B (khi đó N
là trung điểm AC ) hoặc M là trung điểm AB (khi đó N trùng với C ).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 278


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B BA ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUY CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG


SONG
Khi ba đường thẳng đồng quy cắt hai đường thẳng song song, chúng tạo ra trên hai đường
thẳng song song đấy những cặp đoạn thẳng tỉ lệ.
BD CD AD
Giả sử B0 C 0 ∥ BC thì 0 0
= 0 0 (vì cùng bằng ).
BD CD AD 0
C0 D0 B0

B0 C0

B C
D B D C

# VÍ DỤ 4. Cho tam giác ABC có diện tích S , điểm D thuộc cạnh AB sao cho AD =
AB 2
, điểm E thuộc cạnh BC sao cho BE = BC . Gọi O là giao điểm của AE và CD , F là
3 5
giao điểm của BO và AC . Tính diện tích tam giác DEF .

ý Lời giải.
M A N

F
D
O

B
E C

Qua A kẻ đường thẳng song song với BC , cắt CD và BF theo thứ tự ở M và N . Do MN ∥ BC


AF AN AN AM EB AD 2 1 1
nên = = · = · = · = .
FC CB AM CM EC BD 3 2 3
Theo bổ đề về hai tam giác có một góc bằng nhau (Ví dụ 14), ta có
S 4 ADF AD AF 1 1 1 S 4BDE BD BE 2 2 4
= · = · = , = · = · = ,
S AB AC 3 4 12 S AB BC 3 5 15
S 4CEF CE CF 3 3 9
= · = · =
S CB AC 5 4 20
S 4DEF 1 4 9 1 1
µ ¶
Suy ra = 1− + + = . Vậy S 4DEF = S . 
S 12 15 20 5 5
AF AF CE BD
µ ¶
Để tính , ta có thể dùng định lý Xê-va · · = 1 . Ở lời giải trên, định lý
FC FC EB D A
! Xê-va được chứngAF
minh luôn vào bài.
Ngoài ra, để tính (và chứng minh định lý Xê-va) ta còn có thể sử dụng phương pháp
FC

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 279


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

diện tích như sau:


AF S 4BF A AF S 4OF A AF S 4BF A − S 4OF A S 4 AOB
Từ = và = suy ra = = .
FC S 4BFC FC S 4OFC FC S 4BFC − S 4OFC S 4BOC
! Tương tự, ta cũng có
AD S 4 AOC BE S 4 AOB
= , =
DB S 4BOC EC S 4 AOC
.
AF S 4 AOB S 4 AOB S 4 AOC BE AD 2 1 1
Suy ra = = · = · = · = .
FC S 4BOC S 4 AOC S 4BOC EC DB 3 2 3

# VÍ DỤ 5. Cho tam giác ABC có diện tích S . Một đường thẳng song song với BC
cắt AB và AC theo thứ tự ở D và E . Tính diện tích lớn nhất của tam giác BDE .

ý Lời giải.
Cách 1.
A

D E
x
B C

Đặt BD = x, AD = y, AB = a ⇒ x + y = a. Ta có
S 4BDE BD x
= = (1)
S 4BAE BA a
S 4BAE AE AD y
= = = (2)
S AC AB a

S 4BDE x y ( x + y)2 a2 1
Nhân (1) với (2) ta được = 2≤ 2
= 2
= .
S a 4a 4a 4
1
Vậy max S4BDE = ⇔ x = y ⇔ D , E lần lượt là trung điểm của AB, AC .
4
Cách 2.
A

D E
B0
I E0

B C
G

Kẻ DG ∥ AC , cắt BE tại I . Kẻ BB0 , EE 0 vuông góc với DG . Ta có

BB0 + EE 0 h
S 4BDE = D I · = D I · ( h là độ dài đường cao kẻ từ B của 4 ABC ) (1)
2 h
D I DG
Do DG ∥ AC nên =
AE AC

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 280


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

( AE + EC )2 AC 2 AC
⇒ D I · AC = AE · DG = AE · EC ≤ = ⇒ DI ≤ . (2)
4 4 4
AC · h 1
Từ (1) và (2) suy ra S4BED ≤ = S.
8 4
1
Vậy max S4BDE = ⇔ AE = EC ⇔ E là trung điểm của AC (và D là trung điểm của AB). 
4

C ĐỊNH LÝ TA-LÉT ĐẢO

Định lý Ta-lét đảo cho ta một cách chứng minh hai đường A
thẳng song song.

AB0 AC 0 B0 C0
= ⇒ B0 C 0 ∥ BC.
AB AC

B C

# VÍ DỤ 6. Cho tam giác ABC , điểm I thuộc đường trung tuyến AM . Gọi D là giao
điểm của BI với AC , E là giao điểm của CI với AB. Chứng minh rằng DE ∥ BC .

ý Lời giải.

E D
I

B C
K M H

EI BK D I CH
Kẻ IK ∥ AB, I H ∥ AC . Theo định lý Ta-lét đảo, ta có = và = . (1)
EC BC DB BC
BK AI CH
Ta lại có = = .
BM AM CM
Mà BM = CM nên BK = CH . (2)
EI DI
Từ (1) và (2) ta suy ra = .
EC DB
Suy ra DE ∥ BE (định lý Ta-lét đảo).


# VÍ DỤ 7. Cho tam giác ABC có AD là đường phân giác trong góc A và trung tuyến
AM . Đường thẳng đi qua D và song song với AB cắt AM ở I , BI cắt AC ở E . Chứng
minh rằng AB = AE .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 281


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

E
O I

B C
D M

MD MD ID OD
Gọi O là giao điểm của AD và BE . Do MC = MB và ID ∥ AB nên = = =
MC MB AB O A
⇒ OM ∥ AC (định lý Ta-lét đảo).
Tam giác BEC có MB = MC , MO ∥ CE
nên OB = OE .
Tam giác ABE có đường phân giác AO cũng là đường trung tuyến nên nó là tam giác cân
tại A .
Suy ra AB = AE .


# VÍ DỤ 8. Cho tam giác ABC , điểm D thuộc cạnh BC . Đường thẳng đi qua D và
song song với AC cắt AB ở E . Đường thẳng đi qua D và song song với AB cắt AC ở
F . Gọi I là giao điểm của DE và BF , K là giao điểm của DF và CE . Đặt S 4CDK = S 1 ,
S 4BD I = S 2 . Chứng minh rằng:

a) IK song song với BC .

b) S1 + S2 = S4DEF .

ý Lời giải.

F
E
K
I
S1 S2
B C
m D n

F I AE FK
a) Do DE ∥ AC và DF ∥ AB nên = = ⇒ IK ∥ BC (định lý Ta-lét đảo).
IB EB K D
b) Do IK ∥ BC nên S1 = S4D IC . Vì ID ∥ FC nên S4D IC = S4D IF ⇒ S1 = S4D IF . (1)
Lại có DF ∥ BE nên S4BED = S4BEF . Cùng trừ đi S4BEI ta được S2 = S4EIF . (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra S1 + S2 = S4D IF + S4EIF = S4DEF .

D TÍNH CHẤT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 282


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Đường phân giác của tam giác chia cạnh đối diện thành hai
A
đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.
Với 4 ABC có AD là đường phân giác góc A thì
DB AB
= .
DC AC
B C
D

# VÍ DỤ 9. Cho tam giác ABC có đường phân giác AD . Gọi E là điểm đối xứng của
A qua C . Đường thẳng đi qua B và song song với AC cắt ED tại K . Chứng minh rằng
D
ƒ AK = 90◦ .

ý Lời giải.

A C E

D
I
K
B

Theo tính chất đường phân giác và định lý Ta-lét, ta có


AB DB BK BK
= = = ⇒ AB = BK.
AC DC CE AC

Tia phân giác của góc ƒ ABK cắt DK tại I . Vì 4BI A = 4BIK (c.g.c)
⇒ AIB = K IB và I A = IK .
  (1)
Vì BI ∥ AD nên AIB bù với I AD , K
 IB bù Ib1 và Ib1 = D
b 1 , do đó I b 1 ⇒ ID = I A .
AD = D (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra IK = I A = ID ⇒ DƒAK = 90 . 

# VÍ DỤ 10. Tam giác ABC có AB = 21 cm, AC = 28 cm, BC = 35 cm và các đường


phân giác AD , BE , CF . Tính diện tích tam giác DEF .

ý Lời giải.

E
F

B C
D

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 283


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BD DC DB + DC 35 5
Vì AD là đường phân giác nên = = = =
AB AC AB + AC 21 + 28 7
DB 5
⇒ = ⇒ DB = 15 cm ⇒ DC = 20 cm.
21 7
21 35 28 35
Tương tự ta tính được E A = , EC = , F A = , FB = .
2 2 3 3
Theo bổ đề về hai tam giác có một góc bằng nhau (Ví dụ 14), gọi S là diện tích tam giác
ABC , ta có:
28 21 35 35
· · 15 · 20
S 4 AEF 1 S 5 S 5
= 3 2 = , = 3 = 2
4BDF 4CDE
= , = .
S 21 · 28 6 S 21 · 35 21 S 28 · 35 14
S 4DEF 1 5 5 5
µ ¶
Suy ra = 1− + + = .
S 6 21 14 21
Xét tam giác ABC có AB2 + AC 2 = 212 + 282 = 352 = BC 2 ⇒ Ab = 90◦
1 1 5
⇒ S = AB · AC = · 21 · 28 = 21 · 14 (cm2 ) ⇒ S 4DEF = 21 · 14 · = 70 (cm2 ). 
2 2 21

BÀI TẬP
Định lý Ta-lét
L BÀI 1. Trên một tia gốc O có điểm A và trên tia đối của nó có các điểm B. C. Chứng
1 1 1
minh rằng = + ⇔ O A 2 = OB.OC.
O A AB AC
L BÀI 2. Cho hình bình hành ABCD có diện tích S. Điểm E thuộc cạnh AB sao cho AE =
1
AB, điểm F là trung điểm của BC. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của DE, DF với AC.
3
Tính diện tích tam giác DMN.
L BÀI 3. Cho tam giác ABC. Điểm D chuyển động trên cạnh AB, điểm E chuyển động trên
AD CE
cạnh AC sao cho = . Gọi I là trung điểm của DE. Chứng minh rằng I chuyển động
AB C A
trên đường trung bình của tam giác ABC.
L BÀI 4. Cho tam giác ABC. Lấy điểm E thuộc tia BA, điểm F thuộc tia BC sao cho
BA BC
+ = 1 . Chứng minh rằng khi các điểm E và F thay đổi vị trí thì đường thẳng EF
BE BF
luôn đi qua một điểm cố định.
L BÀI 5. Cho tứ giác ABCD có E, F lần lượt là trung điểm của AC, BD. Gọi giao điểm của
AG CH
EF với AD, BC theo thứ tự là G, H. Chứng minh rằng = .
GD HB
L BÀI 6. Cho hình thang ABCD ( AB ∥ CD ), điểm I thuộc tia đối của tia BD sao cho BI =
1
BD. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. I M cắt AD ở H. I N cắt BC ở K. Tính
2
AH BK
các tỉ số và .
HD KC
L BÀI 7. Cho hình thang ABCD ( AB ∥ CD ) có AB = 5cm, CD = 9cm. Gọi I là giao điểm của
AD và BC. Điểm E thuộc tia đối của tia BA. Tính độ dài BE, biết diện tích tam giác IBE
bằng diện tích hình thang ABCD.
L BÀI 8. Cho hình bình hành ABCD có diện tích S. Các điểm E, F, G, H theo thứ tự
AE BF CG DH 2
thuộc các cạnh AB, BC, CD, D A sao cho = = = = . Các đoạn thẳng
AB BC CD DA 3
AF, CH, BG, DE cắt nhau tạo thành một tứ giác. Tính diện tích tứ giác ấy.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 284


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 9. Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 50cm, AB = 75cm. Điểm E trên cạnh AB sao
cho AE = 45cm, điểm F trên cạnh CB sao cho CF = 30cm. Tìm vị trí của điểm I trên đoạn
thẳng EF sao cho nếu gọi H và K là các hình chiếu của I trên AD và CD thì hình chữ nhật
DH IK có diện tích lớn nhất.
L BÀI 10. Cho tam giác nhọn ABC. Tìm vị trí của điểm M trên cạnh BC sao cho tích các
khoảng cách từ M đến AB và AC có giá trị lớn nhất.
Ba đường thẳng đồng quy cắt hai đường thẳng song song
L BÀI 11. Cho 4 ABC vuông tại A có Bb = 3α, điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho
ƒ = α. Gọi I là trung điểm của AD . Chứng minh rằng ACI
BAD .
 = BID

L BÀI 12. Cho tứ giác ABCD , điểm I thuộc tia đối của tia C A . Lấy điểm E thuộc cạnh AB,
gọi G là giao điểm của IE và BC . Đường thẳng đi qua E và song song với BD cắt AD ở F ,
đường thẳng đi qua G và song song với BD cắt CD ở H .
a) Chứng minh ba điểm F , H , I thẳng hàng.
b) Tứ giác ABCD có điều kiện gì thì EH và FG cắt nhau trên đường chéo AC ?
Định lí Ta-lét đảo
L BÀI 13. Cho 4 ABC có M là trung điểm của AB, E thuộc cạnh BC sao cho BE = 2EC và
BEM
ƒ = CE ƒ ACB = 90◦ .
A . Chứng minh rằng ƒ
L BÀI 14. Cho ba điểm A , B, C không thẳng hàng nằm trên cùng một phía của đường
thẳng d , AB không song song với d . Dựng các điểm E , F thuộc d sao cho AE song song với
ECF = 90◦ .
BF và ƒ
Tính chất đường phân giác của tam giác
2
L BÀI 15. Cho 4 ABC cân tại A có diện tích S , BC = AB. Các đường phân giác BD và CE
3
cắt nhau tại I . Tính diện tích tứ giác AEID .
L BÀI 16. Cho 4 ABC vuông tại A có Bb = 60◦ , đường cao AH , diện tích S . Đường phân giác
của Bb cắt AH và AC lần lượt tại I và D . Gọi E là giao điểm của CI và AB. Tính
AE b) Diện tích tam giác DEH .
a) ;
EB
L BÀI 17. Cho 4 ABC vuông tại A , đường trung tuyến AM , đường cao AH . Đường vuông
góc với AM tại A và đường vuông góc với CM tại C cắt nhau ở K . Gọi I là giao điểm của BK
và AH . Chứng minh rằng AI = I H .
L BÀI 18. Cho 4 ABC cân tại A , đường phân giác BD . Điểm E thuộc tia đối của tia C A
sao cho CE = CB. Lấy điểm I thuộc cạnh AB. Gọi G là giao điểm của IC và BD , H là giao
điểm của IE và BC . Chứng minh rằng GH ∥ AC .
L BÀI 19. Cho 4 ABC , AB = c, AC = b, BC = a, các đường phân giác A A 0 , BB0 , CC 0 . Gọi
a0 là khoảng cách từ A 0 đến AB, b0 là khoảng cách từ B0 đến BC , c0 là khoảng cách từ C 0
đến AC . Gọi h a , h b , h c là các chiều cao tương ứng với các cạnh a, b, c. Chứng minh rằng
a0 b0 c0 3
+ + ≥ .
ha hb h c 2

| Bài 6. TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 285


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Chuyên đề này bao gồm các nội dung:


- Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
- Tỉ số các đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.
Nhờ tam giác đồng dạng, ta có thêm nhiều cách mới để chứng minh các quan hệ về độ dài
đoạn thẳng, số đo góc và diện tích tam giác.

A CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC


Đối với hai tam giác, có ba trường hợp đồng dạng: trường hợp cạnh – cạnh – cạnh, trường
hợp cạnh – góc – cạnh, trường hợp góc-góc. Đối với hai tam giác vuông, ngoài các trường
hợp nói trên còn có trường hợp đồng dạng về cạnh huyền và cạnh góc vuông.

# VÍ DỤ 1. Cho tam giác ABC cân tại A , đường cao AD , K là trung điểm của AD .
 = 90◦ .
Gọi I là hình chiếu của D trên CK . Chứng minh rằng AIB

ý Lời giải.

B
D C

4K ID và 4D IC có K ID = D
 IC = 90◦ , DK  (cùng phụ với DCI
I = IDC  ) nên
KI KD
4K ID v 4D IC ( g.g), suy ra = .
ID DC
KI KA
Ta lại có K D = K A, DC = DB nên = .
D I DB
Kết hợp với IK
  , suy ra 4 IK A v 4 IDB ( c.g.c),
A = IDB
do đó AIK
 = BID.

Cùng cộng với góc K IB ta được AIB
 =K ID = 90◦ .


1
# VÍ DỤ 2. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM ( AM > BC ). Lấy điểm I
2
trên đoạn AM sao cho ƒ
MBI = M
ƒ AB. Chứng minh rằng ƒ
MCI = M
ƒ AC .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 286


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Xét 4 MBI và 4 M AB có d M1 chung, B c1 nên


c1 = A
4 MBI v 4 M AB ( g.g), suy ra

MA MI MC MI
= ⇒ = .
MB MB M A MC

Kết hợp với d


M2 là góc chung , suy ra
4 MCI v 4 M AC ( c.g.c), suy ra ƒ
MCI = M
ƒ AC.
A

B 1 1 2
M C


# VÍ DỤ 3. Cho tam giác ABC, các đường phân giác AD , BE , CF . Gọi M là giao
điểm của BE và DF , N là giao điểm của DE và CF .

a) Kẻ M I và NK song song với AD ( I ∈ AB, K ∈ AC ). Chứng minh rằng 4 AI M v


4 AK N .

b) Chứng minh Fƒ
AM = E
ƒ AN.

ý Lời giải.
A

K
I
E
F
N
M
C
B
a) D
Ta có ƒ
BI M = BAD
ƒ=C AD = CK
ƒ ƒ N nên góc bù với chúng là ƒ
AI M = AK
ƒ N.
AI AK
Ta chứng minh = .
IM KN
Đặt BC = a, AC = b, AB = c. Do I M ∥ AD và B c2 nên
c1 = B
AI MD BD
= = . (1)
IF MF BF
IF AF
= . (2)
I M AD
Nhân (1) với (2) ta được
AI BD AF BD AF BD b
= · = · = · . (3)
I M BF AD AD BF AD a

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 287


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

AK CD c
Tương tự = · . (4)
K N AD a
Từ (3) và (4) suy ra
AI AK BD b AD a BD b
: = · · · = · = 1.
I M K N AD a CD c CD c
AI AK
Vậy = . Do đó 4 AI M v 4 AK N ( c.g.c).
IM KN
b) Suy ra từ câu a).


AI
Trong ví dụ trên, khi xét tỉ số , ta đã viết tỉ số đó dưới dạng tích của hai tỉ số trung
IM
AI IF
µ ¶
gian · , có nhiều tỉ số bằng các tỉ số trung gian trên từ định lí Ta – lét và tính
! chất đường phân giác của tam giác. Cách viết một tỉ số dưới dạng tích của hai tỉ số
IF I M

trung gian, cùng với cách kẻ thêm đường thẳng song song là những cách thường dùng
để tại ra các cặp đoạn thẳng tỉ lệ.

B
b
# VÍ DỤ 4. Cho tam giác ABC có AB = 5cm, AC = 6cm, Ab = 90◦ + . Tính độ dài BC .
2

ý Lời giải.
A

5
6

B x
5 D C

B ƒ b
ADC = 90◦ + = BAC.
Trên BC lấy D sao cho BD = 5cm. Tam giác ABD cân tại B nên ƒ
2
Ta có
C A DC
4DC A v 4 ACB ( g.g) ⇒ = ,
CB AC
2
suy ra DC · CB = AC . Đặt CD = x thì ta có

x( x + 5) = 36 ⇔ x2 + 5 x − 36 = 0 ⇔ ( x + 9)( x − 4) = 0.

Do x > 04 nên x = 4. Do đó BC = 5 + 4 = 9 (cm). 


p p
# VÍ DỤ 5. Cho tam giác nhọn, trực tâm H có H A = 7 cm, HB = 5 cm, HC = 17 cm.
Tính

a) Đường cao AD . b) Diện tích tam giác ABC .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 288


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

p H p
5 17
x
B
D C

a) 4DBH và 4D AC vuông tại D cos DBH


ƒ =DƒAC (cùng phụ với ƒ
ACB), nên
DB DH
4DBH v 4D AC ( g.g) ⇒ = .
p D A DC
5 − x2 x
Đặt DH = x thì =p .
x+7 17 − x2
Rút gọn được
14 x3 + 71 x2 − 85 = 0 ⇔ ( x − 1) 14 x2 + 85 x + 85 = 0.
¡ ¢

Do x > 0 nên x − 1 = 0 ⇔ x = 1. Suy ra AD = 8cm.


b) Ta có BD 2 = 5 − 1 = 4 ⇒ BD = 2cm, và
DC 2 = 17 − 1 = 16 ⇒ DC = 4cm. Suy ra
1 1
S ABC = BC · AD = (2 + 4) · 8 = 24cm2 .
2 2

# VÍ DỤ 6. Cho tam giác ABC ( AB < AC ), đường trung tuyến AM . Điểm D trên
DB AB 2
µ ¶
cạnh BC sao cho BAD = C AM . Chứng minh rằng
ƒ ƒ = .
DC AC

ý Lời giải.
A

M
B
D C

Do MB = MC nên
DB DB MB
= · . (1)
DC MC DC
Theo bổ đề về hai tam giác có một góc bằng nhau ta có
DB S ADB AB · AD
= = . (2)
MC S AMC AM · AC
MB S AMB AB · AM
= = . (3)
DC S ADC AD · AC

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 289


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

DB AB · AD AB · AM AB 2
µ ¶
Từ (1), (2) và (3) suy ra = · = . 
DC AM · AC AD · AC AC
Do BAD
ƒ=C ƒAM nên AM và AD đối xứng nhau qua phân giác góc A . Đường thẳng AD được
gọi là đường đối trung đi qua A .

| Bài 7. TỈ SỐ ĐƯỜNG CAO, TỈ SỐ DIỆN


TÍCH CỦA HAI TAM GIÁC ĐỒNG
DẠNG
Nếu hai tam giác đồng dạng thì tỉ số các đường cao tương ứng bằng tỉ số đồng dạng, tỉ số
diện tích bằng bình phương tỉ số đồng dạng.
AB
Nếu 4 ABC v 4 A 0 B0 C 0 có = k, AH và A 0 H 0 là các đường cao thì
A 0 B0
AH S ABC
0 0
= k, = k2 .
AH S A 0 B0 C 0

# VÍ DỤ 1. Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao BD và CE cắt nhau tại H . Gọi
M, N theo thứ tự là hình chiếu của E và D lên BC .
EM
a) Chứng minh rằng tỉ số các khoảng cách từ H đến EM và DN bằng .
DN

b) Gọi O là giao điểm của DM và EN . Chứng minh rằng HO vuông góc với BC .

ý Lời giải.
A

E H
I K
P Q
O

B
a) M N C
b = 90◦ , K
Kẻ H I ⊥ EM, HK ⊥ DN. Hai tam giác 4K HD và 4 NDC có Kb = N ƒ HD = NDC
ƒ
(cùng phụ với HDK
ƒ ) nên
HK HD
4K HD v 4 NDC ( g.g) ⇒ = . (1)
DN DC
HI HE
Tương tự = . (2)
EM EB
Ta lại có
HE HD
4 HBE v 4 HCD ( g.g) ⇒ = . (3)
EB DC
Từ (1), (2) và (3) suy ra
HI HK HI EM
= ⇒ = . (4)
EM DN HK DN

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 290


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Kẻ OP ⊥ EM, OQ ⊥ DN.
4OEM v 4OND ( g.g) có OP và OQ là hai đường cao tương ứng nên
PO EM
= . (5)
OQ DN
HI OP
Từ (4) và (5) ta có = , chứng tỏ HO ∥ EM, mà EM ⊥ BC nên HO ⊥ BC.
HK OQ


# VÍ DỤ 2. Cho tam giác ABC , các đường trung tuyến BE và CF cắt nhau ở G . Gọi
D là một điểm trên cạnh BC. Qua D kẻ đường thẳng song song với CF , cắt BE và BA
theo thứ tự ở I và M . Qua D kẻ đường thẳng song song với BE , cắt CF và C A theo thứ
tự ở K và N . Tìm ví trị của D để

a) Tứ giác G IDK có diện tích lớn nhất;

b) Tam giác DMN có diện tích lớn nhất.

ý Lời giải.
A

F E
G
N
M
K
I
B x y
a) D C
Đặt SGBC = S, SG IDK = S 0 , BD = x, DC = y. Các tam giác IBD, GBC, K DC đồng dạng
nên 0
S S − S IBD − S K DC
=
S S
³ x ´2 ³ y ´2 x2 + y2
= 1− − = 1− .
BC BC ( x + y)2
x2 + y2
Do đó S 0 lớn nhất khi và chỉ khi nhỏ nhất.
( x + y)2
2 2 2 x2 + y2 1
Do 2( x + y ) ≥ ( x + y) nên ≥ . Vậy S 0 lớn nhất khi x = y, hay D là trung điểm
( x + y)2 2
BC .
DM CF 3 DN 3
b) Ta có DM ∥ CF nên = = , tương tự = . Suy ra
DI CG 2 DK 2
S DMN DM DN 3 3 9 9 9
= · = · = ⇒ S DMN = S D IK = S 0 .
S D IK D I DK 2 2 4 4 8
S DMN lớn nhất ⇔ S 0 lớn nhất ⇔ x = y (theo câu a), hay D là trung điểm BC .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 291


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BÀI TẬP

L BÀI 1. Cho tam giác ABC có AC = 12 cm, BC = 7 cm, Bb = 2Cb. Tính AB.
L BÀI 2. Cho tam giác ABC có Bb = Cb = α, I là trung điểm của BC , đặt IB = IC = a. Các
điểm M , N theo thứ tự di chuyển trên các cạnh AB, AC sao cho M
ƒ I N = α.

a) Tính tích BM · CN theo a.

b) Chứng minh rằng N I là tia phân giác của góc à


MNC .

c) Chứng minh rằng khoảng cách từ I đến MN không đổi.

L BÀI 3. Cho tam giác ABC vuông tại A có Cb = 20◦ , đường phân giác CD . Trên cạnh AC
ABE = 30◦ . Tia phân giác của góc CBE
lấy điểm E sao cho ƒ  cắt AC ở I . Chứng minh rằng DE
song song với BI .
p p
L BÀI 4. Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H có H A = 1 cm, HB = 5 cm, HC = 2 10 cm.
Tình diện tích tam giác ABC .
L BÀI 5. Tam giác ABC là tam giác gì, nếu có điểm D thuộc cạnh BC thỏa mãn AD chia
tam giác ABC thành hai tam giác đồng dạng?
L BÀI 6. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH , điểm D đối xứng với A qua B.
Đường thẳng đi qua A và vuông góc với DH cắt BC ở I . Chứng minh rằng H I = IC.
L BÀI 7. Cho hình thoi ABCD , M là trung điểm của BC . Trên đoạn AM lấy điểm E sao
cho ƒ
ABE = C
ƒ AM . Chứng minh rằng:

a) Tam giác D AE đồng dạng với tam giác AMB.

b) MED ƒ.
ƒ = BCD

L BÀI 8. Cho tam giác ABC , AB < AC , điểm D trên cạnh AC sao cho AD = AB, điểm E
trên đoạn AD sao cho ƒ
ABE = Cb. Đường thẳng đi qua A và song song với BD cắt BE ở K . Gọi
M là giao điểm của K D và BC . Chứng minh rằng BM = MC .
L BÀI 9. Cho hình vuông ABCD . Một đường thẳng đi qua C cắt các tia đối của tia BA , D A
tại E , F . Gọi M là giao điểm của DE và BC . Gọi H , N theo thứ tự là giao điểm của BF với
DE , DC . Chứng minh rằng:

a) MN song song với EF .

b) H là trực tâm của tam giác AMN .

L BÀI 10. Cho tam giác đều ABC , trọng tâm G . Trên cạnh AB lấy điểm D sao cho AD =
AG . Gọi giao điểm của DG với AC , BC theo thứ tự là E , K . Chứng minh rằng DE = EK .
L BÀI 11. Cho tam giác ABC cân tại A , đường cao AH , điểm D trên cạnh AB. Gọi I là
hình chiếu của D trên BC , lấy điểm K trên đoạn HC sao cho HK = BI . Đường vuông góc với
DK tại K cắt AH ở G . Chứng minh rằng ƒ ACG = 90◦ .
L BÀI 12. Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H . Lấy điểm O nằm trong tam giác HBC sao
cho OBH ƒ . Gọi D và E theo thứ tự là hình chiếu của O trên AB và AC . Chứng minh
ƒ = OCH
rằng OH đi qua trung điểm của DE .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 292


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 13. Cho tam giác nhọn ABC , đường cao AH . Ở phía ngoài tam giác ABC , vẽ các
tam giác ABE vuông tại B, ACF vuông tại C có BAE
ƒ=C ƒAF . Chứng minh rằng các đường
thẳng AH , BF , CE đồng quy.
L BÀI 14. Cho tam giác nhọn ABC . Các điểm D , E , F theo thứ tự thuộc các cạnh BC , AC ,
AB sao cho BDF ƒ , CED
ƒ = CDE ƒ=ƒ AEF , ƒ ƒ. Chứng minh rằng:
AFE = BFD

a) Tam giác AEF đồng dạng với tam giác ABC .


b) AD , BE , CF là các đường cao của tam giác ABC .
L BÀI 15. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường phân giác AD . Hình vuông MNPQ có M
thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh AC , P và Q thuộc cạnh BC . Gọi E là giao điểm của BN và
MQ .

a) Chứng minh rằng DE song song với AC .


b) Gọi F là giao điểm của CM và NP . Chứng minh rằng DE = DF .
c) Chứng minh rằng AE = AF .
L BÀI 16. Cho tam giác ABC , đường trung tuyến AM , điểm D thuộc cạnh BC sao cho
BAD
ƒ=C ƒAM . Đường thẳng đi qua D và song song với AB cắt AC ở E . Đường thẳng đi qua
D và song song với AC cắt AB ở F . Chứng minh rằng:

a) Tam giác AEF đồng dạng với tam giác ABC .


b) EFD ƒ.
ƒ = EDC

L BÀI 17. Cho hình chữ nhật ABCD . Điểm I nằm trong hình chữ nhật sao cho I .
AD = ICD
Chứng minh rằng:
a) IDC .
 = IBC

b) S ABCD = I A · IC + IB · ID .
L BÀI 18. Cho hình vuông ABCD . Hãy dựng đường thẳng d đi qua B, cắt tia đối của các
tia AD và CD lần lượt ở E và F sao cho tích BE · BF có giá trị nhỏ nhất.
Tỉ số các đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng
L BÀI 19. Một hình thang có đáy nhỏ 17 cm, đáy lớn 31 cm được chia thành hai phần bởi
một đoạn thẳng song song với hai đáy dài 25 cm và có hai đầu mút nằm trên hai cạnh bên.
Chứng minh rằng hai phần đó có diện tích bằng nhau.
L BÀI 20. Cho tam giác nhọn ABC có các đường cao AD , BE , CF cắt nhau ở H . Biết diện
tích các tứ giác BDHF và CDHE bằng nhau. Chứng minh rằng AB = AC .
L BÀI 21. Cho tam giác ABC vuông tại A . Tìm vị trí của các điểm D , E , F theo thứ tự
nằm trong các cạnh BC , AC , AB sao cho tam giác DEF vuông tại D đồng dạng với tam giác
đã cho và có diện tích nhỏ nhất.
L BÀI 22. Cho tam giác ABC có diện tích S , điểm O nằm trong tam giác. Kẻ OD song song
với AB (D ∈ BC ), kẻ OE song song với BC (E ∈ C A ), kẻ OF song song với C A (F ∈ AB).
a) Kẻ EH song song với AB (H ∈ BC ), kẻ F I song song với BC ( I ∈ C A ), kẻ DK song song
với C A (K ∈ AB). Chứng minh rằng diện tích tam giác DEF bằng nửa diện tích lục
giác F IEHDK .
S
b) Chứng minh rằng S DEF ≤ .
3

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 293


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

| Bài 8. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM


GIÁC VUÔNG
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Định lý Py-ta-go học ở lớp 7 là một trong những hệ thức lượng trong tam giác vuông. Chuyên
đề này giới thiệu thêm những hệ thức quan trọng khác trong tam giác vuông: hệ thức giữa
cạnh, đường cao và hình chiếu của cạnh; hệ thức giữa cạnh và góc. Đặc biệt là các tỉ số
lượng giác của góc nhọn giúp ta giải quyết nhiều bài toán thực tế.
Hình học và Đại số

DÙNG HÌNH HỌC PHẲNG CHỨNG MINH


BẤT ĐẲNG THỨC CÔ-SI
x+ y p
Tuấn đố Lan chứng minh bất đẳng thức Cô-si bằng hình học: ≥ x y, với x, y là các số
2
dương. Bạn hãy giúp Lan.
ý Lời giải.
Trên hai tia đối nhau gốc H , lấy các điểm B và C sao cho HB = x, HC = y. Vẽ nữa đường tròn
tâm M , đường kính BC và đường vuông góc với BC tại H , chúng cắt nhau ở A (h.54).

Tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH nên A


p
AH 2 = HB · HC = x y ⇒ AH = x y.
BC x + y
AM = = .
2 2
x+ y p h
Ta có AM ≥ AH nên ≥ x y.
2
Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi H trùng M , tức là
x = y. B x C
H M
y

Hình 54


A HỆ THỨC VỀ CẠNH, HÌNH CHIẾU VÀ ĐƯỜNG CAO

Với tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH (h.55)


ngoài định lý Py-ta-go, có các hệ thức lượng sau:
A
2
HB · HC = AH
AB2 = BC · BH, AC 2 = BC · CH
1 1 1
2
= 2
+ .
AH AB AC 2
B H C
Hình 55

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 294


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 1. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH = h. Gọi D, E theo thứ tự
là trung điểm của HB, HC . Gọi I là trực tâm của tam giác ADE . Tính độ dài I H.

ý Lời giải.
(h.56)

B D H E C
Hình 56

Các tam giác vuông H AD và HEI có H


ƒ  (cùng phụ ADH
AD = HEI ƒ ) nên
4 H AD v 4 HEI (g.g)
DH AH DH · EH
Suy ra = ⇒ IH = . (1)
IH EH AH
Ta lại có
AH 2 = HB · HC = 2 HD · 2 HE = 4 HD · HE . (2)
AH 2 h
Từ (1) và (2) suy ra I H = : AH = . 
4 4

# VÍ DỤ 2. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường phân giác BD , đường trung
tuyến CM , đường cao AH đồng quy.

a) Chứng minh rằng AB = HC.

b) Tính HC , biết HB = 2 (cm).

ý Lời giải.
(h.57)

D
N
M
I

B 2 H x C
Hình 57

a) Tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH nên AB2 = BC · BH . (1)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 295


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Kẻ MN ⊥ AH . Gọi I là giao điểm của BD, CM, AH . Theo định lí Ta-lét và tính chất
đường phân giác, ta có:
MN I M BM 2 MN 2BM
= = ⇒ =
HC IC BC HC BC
BH AB
⇒ = ⇒ BC · BH = AB · HC. (2)
HC BC
Từ (1) và (2) suy ra AB2 = AB · HC ⇒ AB = HC.
b) Đặt HC = AB = x. Từ AB2 = BH · BC ta có

x2 = 2( x + 2) ⇔ x2 − 2 x + 1 = 5 ⇔ ( x − 1)2 = 5.
p p
Do x > 0 nên x = 1 + 5. Vậy HC = 1 + 5 (cm).

# VÍ DỤ 3. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường phân giác BD .

a) Gọi E là hình chiếu của D trên BC , H là giao điểm của AE và BD , I đối xứng với
D qua H . Tứ giác ADEI là hình gì?

b) Tính độ dài AD , biết BD = 7 (cm), DC = 15 (cm).

ý Lời giải.

A
x
D
H
15
I

B E C
Hình 58

a) 4 ABD = 4EBD (cạnh huyền-góc nhọn) ⇒ BA = BE, AD = DE. Tam giác ABE cân tại
B có BH là đường phân giác nên BH ⊥ AE, H A = HE.
Tứ giác ADEI có H A = HE , HD = H I nên là hình bình hành, lại có AE ⊥ D I nên là
hình thoi.
b) Đặt AD = EI = x, H I = HD = y.
Từ AD 2 = DB · DH có x2 = 7 y. (1)
EI BI x 7 − 2y
Do EI ∥ AC nên = ⇒ = . (2)
CD BD 15 7
2
Từ (1) và (2) suy ra 30 x + 49 x − 735 = 0 ⇔ (5 x − 21)(6 x + 35) = 0.
Do x > 0 nên x = 4,2. Vậy AD = 4,2 cm.
Nhận xét: Câu a) là gợi ý để giải câu b). Sự xuất hiện các điểm E, H, I ở câu a) dẫn tới
hệ thức lượng trong tam giác vuông. Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông và
định lí Ta-lét giúp ta giải câu b).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 296


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ


GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG

1 Cần nắm vững định nghĩa các tỉ số lượng giác sin α, cos α, tan α, cot α và các
hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông:
Cạnh góc vuông = Cạnh huyền × sin góc đối
Cạnh góc vuông = Cạnh huyền × cos góc kề
Cạnh góc vuông = Cạnh góc vuông kia × tang góc đối
Cạnh góc vuông = Cạnh góc vuông kia × côtang góc kề

2 Từ hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, suy ra:


p
a 3
• Đường cao của tam giác đều cạnh a bằng .
2
p
a2 3
• Diện tích của tam giác đều cạnh a bằng .
4
1
• Diện tích của tam giác ABC bằng AB · AC sin α, trong đó α là góc nhọn tạo bởi hai
2
đường thẳng AB, AC.
1
Với công thức S = ab sin α, dễ dàng suy ra bổ đề tổng quát hơn bổ đề ở Ví dụ 14:
2
S ABC AB · AC
Nếu 4 ABC và 4 A 0 B0 C 0 có Ab = c
A 0 (hoặc A A 0 ) thì
b bù c = 0 0 0 0.
S A 0 B0 C 0 A B ·A C

# VÍ DỤ 4. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH . Trên tia đối của tia AH
lấy điểm D sao cho HD = AC . Vẽ hình chữ nhật CHDE . Chứng minh rằng BE vuông
góc với CD .

ý Lời giải.

D a E
1 2
1

B H a C
Hình 59

Đặt DE = HC = a, EC = DH = AC = b.
EC
Ta có tan D
c1 = . (1)
DE

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 297


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BC BC
tan E
c1 = = . (2)
EC b
Tam giác vuông ABC có AC 2 = BC · HC .
b BC
Suy ra b2 = BC · a ⇒ = . (3)
a b
Từ (1), (2) và (3) suy ra tan D c1 .
c1 = tan E
Do đó D c1 = E
c1 ⇒ D c1 + E
c2 = E c2 = 90◦ .
c1 + E
Vậy BE ⊥ CD. 

BÀI TẬP

Hệ thức về cạnh, hình chiếu và đường cao


L BÀI 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D và E theo thứ tự là hình
AB BD
chiếu của H trên AB và AC. Biết = k, tính .
AC CE
L BÀI 2. Tính diện tích nhỏ nhất của tam giác vuông có đường cao ứng với cạnh huyền
bằng h.
Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
L BÀI 3. Cho tam giác ABC có Ab = 60◦ , đường trung tuyến AM = m. Gọi BD, CE là các
đường cao của tam giác ABC, I là trung điểm của DE. Tính AI.
p
L BÀI 4. Cho tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 3 cm, Bb + 2Cb = 90◦ . Tính sin C.
L BÀI 5. Tính diện tích tam giác ABC biết Bb = 30◦ , Cb = 135◦ , BC = 2 cm.

| Bài 9. ĐƯỜNG TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN VÀ


ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG TRÒN VÀ
ĐƯỜNG TRÒN.
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này bao gồm các nội dung sau:

• Đường tròn và các tính chất của nó: quan hệ độ dài giữa đường kính và dây, quan hệ
vị trí giữa đường kính và dây, quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đường tròn
đến dây.

• Quan hệ đường tròn với đường thẳng: đường thẳng không giao với đường tròn, đường
thẳng tiếp xúc với đường tròn, đường thẳng cắt đường tròn.

• Quan hệ giữa hai đường tròn: không giao nhau, tiếp xúc nhau, cắt nhau.

Trong thực tế đời sống và trong kĩ thuật, chúng ta gặp nhiều hình ảnh của những quan hệ
trên: các hạt kim loại văng ra theo phương tiếp xúc với viên đá mài quay tròn, các bánh xe
tròn và dây cua-roa, các bánh xe răng cua ăn khớp với nhau, đoạn đường ray thẳng tiếp xúc
với đoạn đường ray cong tại tiếp điểm là chỗ ngoặt,... Chúng ta cũng sẽ thấy sự phong phú
và đa dạng của các bài toán về đường tròn trong chuyên đề này.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 298


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

VÀI NÉT LỊCH SỬ


NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM ĐÃ DỰ BÁO ĐÚNG NHẬT THỰC VÀO ĐẦU THẾ KỈ
XIX.

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng chặn ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Vào năm 1817, đã có một người Việt nam dự báo đúng nhật thực, người đó là ông Nguyễn
Hữu Thuận (1757 - 1831), tên hiệu là Ý Trai.
Ông sinh tại xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Được tiếp thu kiến thức
khoa học từ người cha vốn say mê toán pháp và nghiên cứu thời tiết, ông đã để hết tâm trí
tự học, tự nghiên cứu toán học và thiên văn học.
Sau khi về hưu với các chức cụ cao: Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thu
bộ Binh, ông viết cuốn Ý Trai toán pháp nhất đắc lục (Một điều tâm đắc về toán pháp của
Ý Trai) gồm 8 quyển, bao gồm những kiến thức hình học, số học, đại số học và một số bài
toán.
Về thiên văn học, ông đã làm lịch Hiệp Kí thay cho lịch đang dùng lúc đó, vốn đã sai khác
với thực tế rất nhiều. Năm 1815, ông đã tính toán và báo trước là 2 năm nữa, vào ngày
16-6-1817 sẽ có nhật thực và sự việc đã xảy ra đúng như ông tính toán. Vua Gia Long đã
gọi ông là “thieen văn gia vô xuất kì hữu” (nhà thiên văn không ai sánh kịp).

A ĐƯỜNG TRÒN
1. Về quan hệ độ dài giữa đường kính AB và dây cung CD của một đường tròn, ta có : đường
kính là dây cung lớn nhất ( AB > CD ).

2.
Về quan hệ vị trí giữa đường kính AB và dây cung CD cắt nhau tại A
I , ta có:

• Nếu AB ⊥ CD thì IC = ID . O
I
• Nếu IC = ID và I khác O thì AB ⊥ CD .
C D
B

3. Về liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây cung, ta có:

• Hai dây cung bằng nhau thì cách đều tâm. Hai dây cung cách đều tâm thì bằng
nhau.
• Dây cung có độ dài lớn hơn thì gần tâm hơn, dấy cung gần tâm hơn thì có độ dài lớn
hơn.

# VÍ DỤ 1. Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính AB, bán kính OC vuông góc với
1
AB. Trên bán kính OC lấy điểm I sao cho OI = OC . Gọi M là giao điểm của AI và
3
AI
nửa đường tròn. Tính tỉ số .
AM

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 299


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A O B

Đặt OI = a thì O A = OC = 3a.


Tam giác vuông
p AOI có AI 2 = O A 2 + OI 2 = 10a2 .
Vậy AI = a 10.
AM b = AO ⇒ AM = p
3a 18a
mà = cos A ⇒ AM = p .
AB AI 6a a 10 10
AI p 18 5
Vậy = 10 : p = . 
AM 10 9

# VÍ DỤ 2. Cho hình thoi ABCD cạnh a. Gọi R , r theo thứ tự là bán kính đường
1 1 4
tròn ngoại tiếp tam giác ABD , ABC . Chứng minh rằng 2
+ 2 = 2.
R r a

ý Lời giải.

A
H
D O B
K

Đường trung trực của AB cắt AB, BD , AC theo thứ tự ở H , K , I .


I là tâm đường tròn ngoại tiếp 4 ABD nên I A = R , K là tâm đường tròn ngoại tiếp tiếp
4 ABC nên K B = r .
Gọi O là giao điểm của AC và BD . Ta có:
AI AH
4 H AI v 4O AB ( g − g) ⇒
=
AB AO
a
R 1 2 AO
⇒ = 2 ⇒ = 2 . (6.1)
a AO R a

a
BK BH r 1 2BO
4 HK B v 4O AB ( g − g) ⇒ = ⇒ = 2 ⇒ = 2 . (6.2)
AB BO a BO r a

1 1 4( AO 2 + BO 2 ) 4a2 4
Từ (1) và (2), suy ra 2
+ 2
= 4
= 4 = 2. 
R r a a a

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 300


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 3. Qua điểm K nằm ngoài đường tròn (O ; R ), kẻ đường thẳng cắt đường
tròn (O ) tại A và B sao cho A nằm giữa K và B. Gọi d là đường trung trực của K B, H
là hình chiếu của O trên d . Gọi O là trung điểm của OK . Tính I H .

ý Lời giải.
B
N
M
A
C
K
O I
H

Gọi M là trung điểm của K B, N là trung điểm của AB.


Ta có OHMN là hình chữ nhật nên
K B AB K A
OH = MN = MB − NB = − = .
2 2 2
KA
Gọi C là trung điểm của K A thì K C = , do đó OH = K C .
2
Xét 4 HOI và 4CK I có OH = K C , HOI
 = CK I (OH ∥ K C ),
OI = K I nên 4 HOI = 4CK I ⇒ I H = IC . (1)
OA R
Do IC là đường trung bình của 4OK A nên IC = = . (2)
2 2
R
Từ (1) và (2) suy ra I H = . 
2

# VÍ DỤ 4. Cho đường tròn (O ; R ) và hai điểm A , B nằm ngoài đường tròn, trong đó
O A = 2R . Gọi C là giao của tia O A và đường tròn (O ).

a) Dựng điểm I trên bán kính OC sao cho với mọi điểm M thuộc đường tròn (O ) đều
có AM = 2 I M .

b) Dựng điểm M thuộc đường tròn (O ) sao cho tổng AM + 2 MB nhỏ nhất.

ý Lời giải.

O
I
C

A B

a) Điểm I phải dựng là trung điểm của OC .


OI OM 1
Thật vậy, do = = nên 4 IOM v 4 MO A ( c.g.c)
OM O A 2
IM OI 1
⇒ = = ⇒ AM = 2 I M .
AM OM 2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 301


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Từ câu a, ta suy ra

AM + 2 MB = 2 I M + 2 MB = 2( I M + MB) ≥ 2 IB.

Vậy min( AM + 2 MB) = 2 IB khi M là giao điểm của đoạn thẳng IB với đường tròn (O ).

# VÍ DỤ 5. Cho đường tròn (O ; R ), điểm I nằm trong đường tròn có OI = d > 0. Qua
I vẽ hai tia vuông góc với nhau, cắt đường tròn ở A và B sao cho O nằm trong góc
vuông AIB
.

a) Gọi M , N theo thứ tự là hình chiếu của O trên I A và IB. Đặt M A = a, NB = b,


OM = x, ON = y. Tính a2 + b2 theo R và d .

b) Tính diện tích lớn nhất của tam giác AIB.

ý Lời giải.

O
N

I M A

a) Ta có a2 + b2 = (R 2 − x2 ) + (R 2 − y2 ) = 2R 2 − ( x2 + y2 ) = 2R 62 − d 2 .

b) Đặt S AIB = S , ta có 2S = I A · IB = I (a + y)(b + x) = (ab + x y) + (ax + b y). (1)


Theo bất đẳng thức Cô-si:
a2 + b2 x2 + y2 2R 2 − d 2 d 2
ab + x y ≤ + = + = R2. (2)
2 2 2 2
Theo bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki:
q p p
ax + b y ≤ (a2 + b2 )( x2 + y2 ) = (2R 2 − d 2 ) d 2 = d 2R 2 − d 2 . (3)
p
Từ (1), (2), (3), suy ra 2S ≤ R 2 + d 2R 2 − d 2 (không đổi).
p (
R 2 + d 2R 2 − d 2 x= y
Vậy max S = ⇔ ⇔ I A và IB tạo với OI góc 45◦ .
2 a=b

BÀI TẬP

L BÀI 1. Cho nửa đường tròn (O ), đường kính AB. Các điểm C , D thuộc nửa đường tròn,
AC = CD = 30 cm, BD = 14 cm. Tính bán kính của đường tròn.
L BÀI 2. Cho tam giác nhọn ABC , các đường cao BE và CF . Ở phía ngoài tam giác ABC ,
vẽ các nửa đường tròn có đường kính là AB và AC , chúng cắt BE và CF theo thứ tự ở I và
K . Chứng minh rằng AI = AK .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 302


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 3. Cho đường tròn (O ) đường kính AB, dây CD nằm về một phía của AB. Gọi E , F
theo thứ tự là hình chiếu của A , B trên CD . Kẻ dây DG vuông góc với AB. Chứng minh
rằng S AEFB = S ACBG .
L BÀI 4. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ). Gọi D là giao điểm của AO
và BC , E là giao điểm của BO và AC , F là giao điểm của CO và AB. Chứng minh rằng
3
OD + OE + OF ≥ R .
2
L BÀI 5. Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O ; R ). Dựng đường thẳng đi qua A , cắt đường
tròn (O ) tại B và C sao cho dây cung BC = a với 0 < a < 2R .
L BÀI 6. Cho đường tròn (O ) đường kính AB cố định, điểm M cố định thuộc đường kính
AB, có M A = a, MB = b. Điểm C di động trên đường tròn. Gọi D , E theo thứ tự là hình chiếu
của M trên AC và BC . Tìm vị trí của điểm C để hình chữ nhật MDCE có diện tích lớn nhất.
L BÀI 7. Cho đường tròn (O ), dây AB cố định, điểm M chuyển động trên đường tròn. Vẽ
hình bình hành BAMC . Tìm vị trí của điểm M để độ dài AC lớn nhất.
L BÀI 8. Cho nửa đường tròn (O ), đường kính AB = 2R . Hai bán kính OC và OD thay đổi
ƒ = 60◦ . Tìm vị trí của các điểm C , D để tứ giác ACDB
vị trí sao cho C thuộc cung AD và COD
có diện tích lớn nhất.
L BÀI 9. Cho nửa đường tròn (O ), đường kính AB = 2R , bán kính OC vuông góc với AB,
điểm M chuyển động trên cung CB. Gọi H là hình chiếu của M trên OB. Tìm vị trí của điểm
M để tam giác MOH có:

a) Chu vi lớn nhất. b) Diện tích lớn nhất.


1
L BÀI 10. Cho tam giác ABC , dụng điểm M sao cho M A = AB và MB + 2 MC có giá trị
2
nhỏ nhất.

B ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG THẲNG


a) Có hai dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn:

• Nếu đường thẳng a vuông góc với bán kính OC tại điểm C của đường tròn (O ) thì
a là tiếp tuyến của (O ).
• Nếu đường tròn (O ; R ) có khoảng cách d từ O đến đường thẳng a thỏa mãn d = R
thì a là tiếp tuyến của (O ).

b) Cần nắm vững các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

c) Với đường tròn nội tiếp tam giác ABC có các cạnh là a, b, c và D, E là các tiếp điểm trên
b+c−a
AB, AC thì AD = AE = .
2

# VÍ DỤ 6. Cho đường tròn tâm O , bán kính AB, các dây AC và BD cắt nhau tại E .
Gọi H là hình chiếu của E lên AB. tiếp tuyến của đường tròn tại D cắt HE ở I . Chứng
minh rằng IC là tiếp tuyến của đường tròn (O ).

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 303


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

I
3
D
1
2 1 C
E

1
A O H B

Gọi K là giao điểm của AD và BC . Ta có AC vuông góc với K B, BD ⊥ K A nên E là trực tâm
của 4K AB, do đó, các điểm K, I, E, H thẳng hàng. Ta có D I là tiếp tuyến, suy ra D b 1 phụ
b 2 . Mặt khác, E
D b 2 mà E
b1 = E b 2 phụ B
b1 nên E
b 1 phụ B
b1 . Ta lại có D b1 nên D
b2 = B b 1 , suy ra
b1 = E
D
b3 = K b 1 , do đó, IK = ID = IE . Tam giác ECK vuông có CI là đường trung tuyến nên
IC = IE = ID . Ta có 4OIC = 4OID (c.c.c), suy ra OCI  = OD I = 90◦ . Vậy IC là tiếp tuyến của
đường tròn (O ).


# VÍ DỤ 7. Cho tam giác ABC vuông tại A , AB < AC . Gọi R là bán kính đường tròn
ngoại tiếp, r là bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác ABC . Đặt BC = a, AC = b,
r 2
AB = c. Tính tỉ số a : b : c, biết = .
R 5

ý Lời giải.

a = 2R

D
I
r

A E C

r 2
Ta có = ⇒ 2R = 5 r . Ta sẽ tính a, b, c theo r .
R 5
Ta có a = 2R = 5 r . Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp, D và E là các tiếp điểm trên AB và AC .
Ta có
AD + AE = b + c − a.
Kết hợp với AD IE là hình vuông nên 2r = b + c − a, suy ra b + c = 2r + a = 2r + 5r = 7r . (1)
b2 + c2 = a2 = (5 r )2 = 25 r 2 . (2)
Từ (1) và (2) suy ra 2 bc = (b + c)2 − (b2 + c2 ) = (7 r )2 − 25r 2 = 24r 2 . (3)
Từ (2) và (3) suy ra (b − c)2 = b2 − c2 − 2 bc = 25r 2 − 24r 2 = r 2 ⇒ b − c = r . (4)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 304


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Từ (1) và (4) suy ra b = 4r , c = 3r . Do đó a : b : c = 5 : 4 : 3.




# VÍ DỤ 8. Cho đường tròn (O ) đường kính AB, điểm M thuộc tia đối của tia AB.
Kẻ tiếp tuyến M I với đường tròn ( I là tiếp điểm). Gọi C là hình chiếu của I trên AB.
Chứng minh hệ thức MB · AC = M A · CB.

ý Lời giải.
I

1
2

M A C O B

M IO = 90◦ , suy ra Ib1 phụ OI


ƒ  A. (1)
IC ⊥ O A , suy ra I 2 phụ O AI .
b  (2)
Ta có OI
 A=O AI (4O AI cân) nên từ (1) và (2) suy ra Ib1 = Ib2 . Ta có IB ⊥ I A , mà I A là phân
giác trong nên IB là phân giác ngoài của 4 I MC .
AM I M BM
Suy ra = = nên MB · AC = M A · CB. 
AC IC BC

# VÍ DỤ 9. Trong các tam giác vuông ABC có cạnh huyền BC = a, tam giác nào có
bán kính đường tròn nội tiếp lớn nhất?

ý Lời giải.

I
r

A r C

Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp 4p ABC . Ta có 2 r = b + c − a. (1)


Ta có (b + c)2 ≤ 2( b2 + c2 ) = 2a2 ⇒ b + c ≤ a 2. (2)
Từ (1) và (2) suy ra p
p p 2−1
2 r ≤ a 2 − a = a( 2 − 1) ⇒ r ≤ · a.
2
p
2−1
Vậy max r = · a ⇔ AB = AC. 
2

BÀI TẬP

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 305


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 11. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường tròn (O ) bán kính 2 cm nội tiếp tam giác.

a) Tính diện tích tam giác ABC , biết BC = 13 cm.


DB 2
b) Tính BC , biết = (D là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp trên BC ).
DC 3

L BÀI 12. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB. Gọi d là tiếp tuyến với nửa đường
tròn tại M . Gọi D, C theo thứ tự là hình chiếu của A , B trên d . Chứng minh hệ thức:
CD 2 = 4 AD · BC .
L BÀI 13. Cho đường tròn (O ) nội tiếp hình thoi ABCD . Kẻ một tiếp tuyến với đường tròn
(O ) cắt các cạnh AB, AD theo thứ tự ở E, F . Kẻ một tiếp tuyến khác với đường tròn (O ) cắt
cạnh CB, CD theo thứ tự ở G và H . Chứng minh rằng:

a) BE · DF = OB · OD .

b) EG song song với HF .

L BÀI 14. Cho tam giác ABC có diện tích S , chu vi 2 p, r là bán kính đường tròn nội tiếp;
R 1 , R 2 , R 3 theo thứ tự là bán kính đường tròn bàng tiếp trong góc A,
b B,
bCb. Chứng minh rằng:

a) S = R1 ( p − a) = R2 ( p − b) = R3 ( p − c);

b) Ab = 90◦ nếu R1 − r = R2 + R3 .

L BÀI 15. Cho tam giác ABC , đường tròn ( I ) nội tiếp tam giác, tiếp xúc với BC, AC, AB
theo thứ tự ở D, E, F . Tia I A cắt EF ở H và cắt đường tròn ( I ) ở K . Gọi N là giao điểm của
DK và EF . Tia phân giác của góc BIC cắt BC tại M . Chứng minh:

a) I M song song với K D .

b) 4K HN v 4 IDM .

c) 4 AK N v 4 AI M .

d) Ba điểm A, N, M thẳng hàng.

L BÀI 16. Trong các tam giác có đáy BC = a, đường cao AH = h, tam giác nào có bán kính
đường tròn nội tiếp lớn nhất?
L BÀI 17. Trong các tam giác ABC vuông tại A ngoại tiếp đường tròn (O, r ), tam giác nào
có cạnh huyền nhỏ nhất?
L BÀI 18. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Vẽ cung BD một phần tư đường tròn có tâm A ,
bán kính AB (nằm trong hình vuông ABCD ). Gọi I là điểm chuyển động trên cung BD . Tiếp
tuyến tại I cắt các cạnh CB, CD theo thứ tự ở E, F . Tìm vị trí của điểm I để tam giác CEF
có diện tích lớn nhất?

C ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG TRÒN


a) Nếu hai đường tròn tiếp xúc với nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

b) Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai tiếp điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 306


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 10. Cho đường tròn (O ) đường kính AB và đường tròn (O 0 ) đường kính BC
tiếp xúc ngoài tại B. Qua C kẻ tiếp tuyến CE với đường tròn (O ), E là tiếp điểm. CE
cắt đường tròn (O 0 ) ở D (khác C ). Chứng minh rằng BE là tia phân giác của góc ABD .

ý Lời giải.

D
4
O 3
A C
2 B O0
1

F K

Hình 71

Gọi giao điểm của EO, DB với (O ) lần lượt là F ,K .


EF ∥ DK ⇒ F b=B c1 , mà F
b=Bc2 nên B c1 = B
c2 .
0
Ta có EBF
 = 90 nên B c3 phụ B
c2 , B
c4 phụ B c1 .
Suy ra B3 = B4 , do đó BE là tia phân giác của góc ABD .
c c 

# VÍ DỤ 11. Cho đường tròn (O ) bán kính 4cm, điểm A nằm ngoài đường tròn có
O A = 8cm. Kẻ tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Vẽ đường tròn
(K ) đi qua C và tiếp xúc với AB tại A .

a) Tính bán kính của đường tròn (K ).

b) Vẽ đường tròn ( I ) bán kính 3cm tiếp xúc trong với đường tròn (O ) tại B. Chứng
minh rằng các đường tròn (K ) và ( I ) tiếp xúc ngoài với nhau.

ý Lời giải.

E
C
O
I

3 21

A
Hình 72

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 307


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Đặt AK = R . Vẽ đường kính AE của (K ). Ta có: ƒ ACO = 90◦ + 90◦ = 180◦ nên E , C ,
ACE + ƒ
O thẳng hàng.
1 c1 = 30◦ .
4OBA vuông tại B có O A = O A nên A
2
c2 = 30◦ , A
Suy ra A c3 = 30◦ , E
b = 60◦ . Do đó 4 AOE đều, AE = AO = 8 cm. vậy R = 4cm.

b) Điểm I thuộc đoạn OB và OI = OB = 4 − 3 = 1( cm).


ABOK là hình chữ nhật ⇒ OK = AB.
⇒ OK 2 = AB2 = O A 2 − OB2 = 82 − 42 = 48.
K I 2 = OK 2 + OI 2 = 48 + 1 = 49 ⇒ K I = 7 (cm). (1)
Tổng các bán kính của hai đường tròn (K ) và ( I ) bằng 4 + 3 = 7 (cm). (2)
Từ (1) và (2) suy ra (K ) và ( I ) tiếp xúc ngoài.

# VÍ DỤ 12. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R (với R ≥ 9 cm). Trên
bán kính O A có các điểm C và D sao cho AC = 6 cm, AD = 9 cm. Đường vuông góc với
O A tại D cắt nửa đường tròn ở E . Điểm F thuộc nửa đường tròn sao cho ƒ ƒ.
ACF = DCE
Đường tròn tâm I bán kính x tiếp xúc với đoạn CF tại H , tiếp xúc với đoạn CE và tiếp
xúc với cung EF .

a) Tính CH theo R và x.

b) Tính x.

ý Lời giải.

I F
H

B O D C A

CH I H
a) 4CH I v 4EDC (g -g) ⇒ = . (1)
ED CD Hình 73
2
ED = D A · DB = 9(2R − 9). p (2)
I H · ED x · 3 · 2R − 9 p
Từ (1) và (2) suy ra CH = = = x · 2 R − 9. (3)
CD 3
b) 4OCI vuông tại C ⇒ OI 2 = OC 2 + CI 2 = OC 2 + I H 2 + CH 2 .
Do đó (R − x)2 = (R − 6)2 + x2 + CH 2 . (4)
Từ (3) và (4) suy ra

(R − x)2 = (R − 6)2 + x2 + x2 (2R − 9) ⇔ (2R − 9) x2 + 2Rx − 12(R − 3) = 0.

Ta có ∆0 = R 2 + 12(2R − 9)(R − 3) = (5R − 18)2 .


−R + (5R − 18)
Do R ≥ 9 và x > 0 nên x = = 2 (cm).
2R − 9


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 308


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 13. Cho hai đường tròn (O ), (O 0 ) có cùng bán kính cắt nhau ở A và B. Vẽ về
một phía của OO 0 các bán kính OC và O 0 D song song với nhau. Chứng minh rằng A
là trực tâm của tam giác BCD .

ý Lời giải.
C D
A

O0
O I

K
B

Hình 74

Tứ giác OCDO 0 có OC ∥ O 0 D, OC = O 0 D nên là hình bình hành, suy ra


OO 0 ∥ OO 0 ∥ CD, OO 0 = CD . (1)
0 0 1 0 0
Gọi I là giao điểm của AB và OO . 4 AOO cân tại A , AI là đường cao nên IO = OO , kết
2
0 1
hợp với (1) có IO = CD . (2)
2
1
Kẻ đường kính AO 0 K . Ta có IO 0 là đường trung bình của 4 ABK ⇒ IO0 ∥ BK , IO 0 = BK . (3)
2
Từ (1), (2) và (3) suy ra CD ∥ BK , CD = BK nên CDK B là hình bình hành. Suy ra DK ∥ BC.
Do D A ⊥ DK và DK ∥ BC nên D A ⊥ BC. Do BA ⊥ BK và BK ∥ CD nên BA ⊥ CD. Tam giác
BCD có D A ⊥ BC , BA ⊥ CD nên A là trực tâm. 

# VÍ DỤ 14. Cho hai đường tròn (O ; R ) và (O 0 ; r ) ở ngoài nhau, OO 0 = d. Điểm M nằm


ngoài hai đường tròn sao cho các đoạn tiếp tuyến kẻ M đến (O ) và đến (O 0 ) bằng nhau.
Gọi H là hình chiếu của M trên OO 0 . Tính OH.

ý Lời giải.
M
A

B
R
r
x y
O H O0

(h.75)
0
Gọi các tiếp tuyến bằng nhau kẻ từ M đến (OHình
) và (O
75) là M A và MB.
0
Đặt OH = x, O H = y. Ta có:
x + y = d. (1)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 309


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

x2 − y2 = (OM 2 − MH 2 ) − (O 0 M 2 − MH 2 ) = OM 2 − O 0 M 2
= ( M A 2 + R 2 ) − ( MB2 + r 2 ) = R 2 − r 2 . (2)

R 2 − r2
Từ (1) và (2) suy ra x − y = . (3)
d
R − r2
2
d 2 + R 2 − r2
Từ (1) và (3) suy ra 2 x = d + ⇒x= .
d 2d

Lưu ý: Từ ví dụ trên suy ra H là điểm cố định và tập hợp các điểm M là đường thẳng
! vuông 0
góc với OO tại H .

# VÍ DỤ 15. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB = 2. Điểm C di chuyển trên
nửa đường tròn. Gọi ( I ) là đường tròn tiếp xúc với các bán kính O A , OC và cung AC .
Gọi (K ) là đường tròn tiếp xúc với các bán kính OB, OC và cung BC . Gọi tiếp điểm của
các đường tròn ( I ), (K ) trên AB theo thứ tự là D, E . Tìm giá trị nhỏ nhất của DE .
Hướng dẫn: Đặt OD = x, OE = y. Hãy lập một hệ thức giữa x và y.

ý Lời giải.

r1

I K
r1
r2

A D x O y E B

(h.76) Đặt ID = r 1 , K E = r 2 . Ta có
Hình 76
OD = OI − ID ⇒ x = (1 − r 1 )2 − r 21 = 1 − 2 r 1 ⇒ 1 − x2 = 2 r 1 .
2 2 2 2
(1)

Tương tự 1 − y2 = 2r 2 . (2)
OD D I x r1
Ta có 4OD I v 4K EO ( g − g) ⇒ = ⇒ = ⇒ x y = r1 r2. (3)
K E EO r2 y
Từ (1), (2) và (3) suy ra

(1 − x2 )(1 − y2 ) = 4 x y
⇒1 − x2 − y2 + x2 y2 = 4 x y ⇒ 1 − 2 x y + x2 y2 = x2 + y2 + 2 x y
⇒(1 − x y)2 = ( x + y)2 .

Do x y < 1 nên 1 − x y = x + y.
( x + y)2 a2
Đặt x + y = a thì 1 − x y = a ⇒ 1 − a = x y ≤ = .
4 4
a2
Suy ra + a ≥ 1 ⇔ x = y ⇔ C là điểm chính giữa của nửa đường tròn. 
4

BÀI TẬP

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 310


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 19. Cho tam giác nhọn ABC , BC = 24cm, bán kính đường tròn nội tiếp bằng 6cm.
Các đường tròn (D ) và (E ) có cùng bán kính x tiếp xúc ngoài nhau, cùng tiếp xúc với cạnh
BC , trong đó một đường tròn tiếp xúc AB, một đường tòn tiếp xúc với AC . Tính x.
L BÀI 20. Cho tam giác đều ABC cạnh 6cm nội tiếp đường tròn (O ). Vẽ đường tròn ( I ) tiếp
xúc với hai cạnh AB, AC theo thứ tự M , N và tiếp xúc với cung nhỏ BC . Tính MN .
L BÀI 21. Cho ba đường tròn ( A ; 1), (B; 2), (C ; 3) tiếp xúc ngoài đôi một và cùng tiếp xúc
trong với đường tròn (O ; R ). Tính R .
L BÀI 22. Cho hai đường tròn (O ; R ), (O 0 ; r ) ở ngoài nhau (R > r ). Đường tròn ( I ) tiếp xúc
ngoài với hai đường tròn (O ), (O 0 ) theo thứ tự tại A , B. Chứng minh rằng khi đường tròn ( I )
thay đổi thì đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.
L BÀI 23. Cho hai đường tròn (O ; R ), (O 0 ; r ) ở ngoài nhau. Kẻ các tia tiếp tuyến O A , OB
đến đường tròn (O 0 ), cắt đường tròn (O ) ở C , D . Kẻ các tia tiếp tuyến O 0 E , O 0 F đến đường
tròn (O ), cắt đường tròn (O 0 ) ở G , H . Chứng minh rằng CD = GH.
L BÀI 24. Cho hình bình hành ABCD có Ab > 90◦ , AB > AD . Trên cạnh AB lấy điểm E sao
cho AE = AD . Gọi F là giao điểm của DE và CB. Đường tròn (O ) ngoại tiếp tam giác BEF
và đường tròn (O 0 ) ngoại tiếp tam giác ABC cắt nhau ở điểm thứ hai I . Chứng minh rằng
IB ∥ AC.
L BÀI 25. Cho đường tròn (O ; R ) tiếp xúc với đường thẳng d . Tìm giá trị nhỏ nhất của tích
2 bán kính của các đường tròn ( I ) và (K ) tiếp xúc ngoài nhau, tiếp xúc ngoài với đường tròn
(O ) và tiếp xúc với đường thẳng d.
L BÀI 26. Cho nửa đường tròn (O ), đường kính AB = 2R , điểm C trên đường kính AB.
Đường vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn ở D . Tìm giá trị lớn nhất của tổng hai
bán kính của các đường tròn ( I ) và (K ) tiếp xúc với AB, tiếp xúc với đoạn CD và tiếp xúc với
nửa đường tròn (O ).

| Bài 10. ĐƯỜNG TRÒN VÀ GÓC


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ
Tuỳ theo vị trí với đường tròn mà một góc có nhiều tên gọi mới: góc ở tâm, góc nội tiếp, góc
tạo bởi tia tiếp tuyến và dây, góc có đỉnh ở trong hay ở ngoài đường tròn. Quan hệ giữa góc
với đường tròn giúp chứng minh được nhiều quan hệ giữa hai góc, và là công cụ hữu ích để
giải toán.
Quan hệ giữa góc và đường tròn còn được thể hiện trong khái niệm cung chứa góc. Sử dụng
cung chứa góc, ta chứng minh được nhiều điểm nằm trên một đường tròn, nhờ đó có thể áp
dụng nhiều kiến thức đã học về đường tròn vào bài toán.
L BÀI 1. Bài toán thực tế

NGÔI SAO NĂM CÁNH

Ngôi sao năm cách trên lá quốc kì Việt Nam là một hình rất quen thuộc. Bạn đã bao giờ
nghĩ đến góc nhọn x của một cánh sao và góc tù y giữa hai cánh sao bằng bao nhiêu độ
chưa?

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 311


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

y
x

A GÓC TẠO BỞI HAI CÁT TUYẾN( HOẶC TIẾP TUYẾN) CỦA ĐƯỜNG
TRÒN
Số đo của góc nội tiếp, số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây đều bằng nửa số đo của
cung bị chắn.
Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn bởi hai
cạnh của góc và tia đối của hai cạnh ấy (trường hợp đặc biệt: Số đo của góc ở tâm bằng số
đo của cung bị chắn).

# VÍ DỤ 60. Cho tam giác nhọn ABC với AB < AC , trực tâm H . Gọi I là trung điểm
của AH , M là trung điểm của BC . Tia phân giác của góc BAC cắt I M ở K . Chứng
minh rằng AK
ƒ H = 90◦ .

ý Lời giải.

21

1
O

K
H

C
B M

Gọi (O ) là đường tròn ngoại tiếp 4 ABC . Vẽ bán kính OD đi qua M thì D là điểm chính
1
giữa cung BC nên A , K , D thẳng hàng. Dễ chứng minh bổ đề OM = AH . Tứ giác AOM I có
2
AI ∥ OM , AI = OM nên tứ giác AOM I là hình bình hành O A ∥ M I ⇒ A b 1 . Kết hợp với
b1 = K

A 1 = OD A = A 2 nên K 1 = A 2 ⇒ IK = I A = I H . Vậy AK H = 90 .
b ƒ b b b ƒ 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 312


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 61. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) . Tia phân giác góc A cắt
BC ở D và cắt đường tròn (O ) ở M (khác A ) . Kẻ tiếp tuyến AK với đường tròn ( M ; MB),
K là tiếp điểm. Chứng minh rằng DK vuông góc với AM .

ý Lời giải.

A
K

O
B C
D

Ta có BAM
ƒ =M ƒAC mà M ƒ (góc nội tiếp) nên BAM
AC = MBC
ƒ ƒ.
ƒ = MBC
4 MBD v 4 M AB (g.g)
MD MB MD MK
⇒ = ⇒ = .
MB M A MK M A
Kết hợp với góc à
DMK = KƒM A ta có
4DMK v 4K M A (c.g.c)
⇒àMDK = MKƒ A = 90◦
Vậy DK ⊥ AM . 

# VÍ DỤ 62. Tính góc A của tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) biết IOK  = 90◦ ,
trong đó I là tâm đường tròn nội tiếp, K là tâm của đường tròn bàng tiếp trong góc A .

ý Lời giải.

O
I

B C

Gọi D là giao điểm của đoạn IK và đường tròn (O ).


1
4 IBK vuông tại B có DB = D I (dễ chứng minh) nên D I = DK và DB = IK . (1)
2

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 313


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

4 IOK vuông tại O có D I = DK nên


1
OD = IK . (2)
2
Từ (1) và (2) suy ra BD = OD = OB
⇒ 4BOD đều ⇒ BOD ƒ = 60◦ ⇒ BAC
ƒ = 60◦ . 

# VÍ DỤ 63. Cho tam giác nhọn ABC ( AB < AC ) nội tiếp đường tròn (O ). Gọi H là
trực tâm của tam giác ABC . K là giao điểm thứ hai của AH với đường tròn (O ), đường
thẳng đi qua H và vuông góc với O A cắt BC tại I . Chứng minh rằng IK là tiếp tuyến
của đường tròn (O ).

ý Lời giải.

M
N H
O
B D
C
I

Gọi N = I H ∩ AB và M = I H ∩ AO . Dễ chứng minh H đối xứng với K qua BC , suy ra


IK
 D=N ƒHO = à AHM. (1)
Ta lại có AKO
ƒ =K ƒAO nên AKO
ƒ phụ à AHM. (2)
Từ (1) và (2) suy ra AK D phụ AKO .
ƒ ƒ
Vậy IK là tiếp tuyến của đường tròn (O ). 

# VÍ DỤ 64. Cho tam giác ABC ( AB < AC ) nội tiếp đường tròn (O ), đường trung
tuyến AM . Lấy D trên cung BC không chứa A sao cho BAD
ƒ=C ƒAM. Chứng minh rằng
ABD = CDM.
ƒ ƒ

ý Lời giải.
A

B C
M

Ta có BAD
ƒ=M ƒAC ⇒ BAM
ƒ =D ƒAC .
Mặt khác ABM = ADC (góc nội tiếp) nên 4 ABM v 4 ADC (g.g)
ƒ ƒ
BA BM MC
⇒ = = .
AD DC CD

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 314


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Kết hợp với BAD ƒ suy ra 4BAD v 4 MCD (g.c.g)


ƒ = MCD
⇒ ADM
ƒ = CDM.
ƒ 

# VÍ DỤ 65. Cho đường tròn (O ) đường kính AB. Gọi C là trung điểm của OB. Gọi
D, E là các điểm thuộc nửa đường tròn sao cho ƒ  < 90 o . Biết CD − CE = a.
ACD = BCE
Tính DE theo a.

ý Lời giải.
D

E
K
1

4
1 2
A O C 3 B

Trên CD lấy điểm K sao cho CK = CE thì DK = CD − CK = CD − CE = a. Kéo dài DC cắt


1
EOB = sđEI
đường tròn (O ) ở I . Ta có Cb2 = Cb1 = Cb3 ⇒ E đối xứng với I qua AB ⇒ ƒ b.
• =D (1)
2
180 o − C
b4
∆ECK cân ⇒ K b1 = =C
b2 ⇒ DK
ƒ ƒ (bù với hai góc trên).
E = OCE (2)
2
Từ (1) và (2) suy ra ∆DK E v ∆OCE (g.g)
DE OE OB
⇒ = = = 2. Vậy DE = 2DK = 2a.
DK OC OC


# VÍ DỤ 66. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) có bán kính 1 dm, Bb = 45o ,
b = 15 o . Tính độ dài AC , BC , AB và diện tích tam giác ABC .
C

ý Lời giải.

M 1
B 2 C
H

p p
b = 45 o ⇒ ƒ
• B AOC = 90 o ⇒ AC = OC 2 = 2 (dm).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 315


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

• Kẻ OM ⊥ BC. p
3 p
Ta có Cb2 = Cb − Cb1 = 45o − 15o = 30o ⇒ MC = OC. cos 30 o = ⇒ BC = 3(dm).
2
p
• Kẻ AH ⊥ BC . Đặt HC = x, HB = y thì x + y = 3. (1)

Ta có HC 2 + HB2 = HC 2 + H A 2 = AC 2 = 2 nên x2 + y2 = 2. (2)

Từ (1) và (2) suy ra 2 x y = ( x + y)2 − x2 + y = 3 − 2 = 1.


2
¡ ¢
(3)

Từ (2) và (3) suy ra ( x − y)2 = x2 + y2 − 2 x y = 2 − 1 = 1 ⇒ x − y = 1. (4)


p p p
3−1 p 6− 2
Từ (1) và (4) suy ra y = (dm). Do đó AB = y 2 = (dm).
2 2
p p
1 1p 3−1 3− 3
• S ABC = BC.AH = . 3. = (dm2 ).
2 2 2 4


# VÍ DỤ 67. Cho đường trong (O ; R ), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau.
Gọi K là trung điểm của OC . Gọi M là giao điểm thứ hai của BK với đường tròn (O ), I
là giao điểm của MD và AB. Tính diện tích

a) Tam giác M AB;

b) Tam giác M IK .

ý Lời giải.
C
M

A
I O B

ƒ = 90 o , BOK
ƒ = 90 o nên MA OK 1
a) AMB = tan B
b= = .
MB OB 2
(
MB = 2 M A 2R 4R 4R 2
Từ dễ dàng tính được M A = p , MB = p , S M AB = . (1)
M A 2 + MB2 = 4R 2 5 5 5

IA MA 1
b) M I là đường phân giác của ∆ M AB ⇒ = = .
IB MB 2
4R
Lại có I A + IB = 2R nên dễ dàng tính được IB = .
3

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 316


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1 1 4R R R 2
S K IB = IB.KO = . . = . (2)
2 2 3 2 3
1 1 4R 2 4R 2
AI = AB ⇒ S M AB = . = . (3)
3 3 5 15
4R 2 R 2 4R 2 R 2
Từ (1), (2) và (3) suy ra S M IK = S M AB − S K IB − S M AI = − − = .
15 3 15 5


# VÍ DỤ 68. Cho đường tròn (O ) và hai điểm H, I nằm trong đường tròn, trong đó I
là trung điểm của OH . Dựng tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) nhận H làm trực
tâm và AI là tia phân giác của góc BAC .

ý Lời giải.

O
I H

B C

E K

• Phân tích: Kẻ đường kính AE . Gọi K là giao điểm của AH với đường tròn. Ta có

BC song song với EK nên BE


– = CK– , suy ra A b2 , do đó A
b1 = A b4 . ∆ AOH có A
b3 = A b3 = A
b4
AO IO
nên = = 1, suy ra AI ⊥ OH .
AH I H

• Cách dựng:

- Dựng đường trung trực của OH , cắt đường tròn tại A .


- Dựng giao điểm K của AH và đường tròn.
- Dựng dây BC là đường trung trực của HK .

# VÍ DỤ 69. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , điểm D di chuyển trên cạnh BC .
Gọi I , K theo thứ tự là tâm các đường tròn ngoại tiếp các tam giác ADB và ADC .

a) Chứng minh rằng tứ giác AIDK là hình vuông.

b) Tìm vị trí của điểm D để hình vuông AIDK có diện tích nhỏ nhất.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 317


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B
H D C

a) Theo liên hệ giữa góc nội tiếp và góc ở tâm, ta có AID


 = 2B b = 2.45 o = 90 o ,
AK
ƒ D = 2Cb = 2.45 o = 90 o . Suy ra I  = 360 o − (90 o + 90 o ) = 180 o . Ta lại có
AK + IDK
∆ I AK = ∆ IDK (c.c.c) ⇒ I  = 90 o .
AK = IDK

Hình chữ nhật AIDK có I A = ID nên là hình vuông.


1 1 1
b) S AIDK = AD.IK = AD 2 ≥ AH 2 ( AH là đường cao của ∆ ABC ).
2 2 2
1
min S AIDK = AH 2 ⇔ D là trung điểm của BC .
2


# VÍ DỤ 70. Cho tam giác ABC cân tại A . Gọi (O ) là đường tròn đi qua A và tiếp
xúc với BC tại B. Gọi (O 0 ) là đường tiếp xúc với AB tại B và tiếp xúc với AC tại C . Gọi
I là giao điểm của hai đường tròn trên ( I khác B). Chứng minh rằng CI đi qua trung
điểm của AB.

ý Lời giải.

O
M

1 I 2
2 1
B C

O0

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 318


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Gọi M là giao điểm của CI và AB. Ta có Cb1 và Bb1 là góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến
với dây chắn cung BI của (O 0 ) nên Cb1 = Bb1 .
∆ MBI và ∆ MCB có Mc là góc chung, B b1 = Cb1 nên ∆ MBI v ∆ MCB (g.g)
MB M I
⇒ = ⇒ MB2 = M I.MC (1)
MC MB
Ta có Ab1 = Bb2 (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến với dây của (O )).
Mặt khác, Bb2 = Cb2 (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến với dây của (O 0 )) nên
∆ M AI v ∆ MC A (g.g).
MA MI
⇒ = ⇒ M A 2 = M I.MC . (2)
MC M A
Từ (1) và (2) suy ra M A = MB.
Vậy CI đi qua trung điểm của AB. 

# VÍ DỤ 71. Cho tam giác ABC , đường phân giác AD . Các điểm E và F thuộc đoạn
AD sao cho ƒ  . Chứng minh rằng ƒ
ABE = CBF .
ACE = BCF

ý Lời giải.

A
1 2

E
F
1 1
2 1
B C
D

2 1

Giả sử E nằm giữa A và F . Vẽ đường tròn ngoại tiếp 4BFC cắt AD ở K .


Ta có Bb1 = Bb2 = Kb1 nên
4 ABE v 4 AK C ( g.g)
AB AE
⇒ = .
AK AC
⇒ 4 ABK v 4 AEC ( c.g.c)
⇒K b1 .
b2 = C
Mặt khác, Kb2 = Cb2 nên Cb1 = Cb2 (đpcm). 

# VÍ DỤ 72. Cho tam giác nhọn ABC , dựng điểm M trong tam giác sao cho M
ƒ AC =
MBA và M AB = MC A .
ƒ ƒ ƒ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 319


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.

I K

B
C

Phân tích

• M
ƒ ƒ ⇒ AC là tiếp tuyến của đường tròn (AMB).
AC = MBA

• M
ƒ AB = MC
ƒ A ⇒ AB là tiếp tuyến của đường tròn (AMC).

Cách dựng

• Dựng đường tròn ( I ) đi qua B và tiếp xúc với AC tại A ( I là giao điểm của đường
vuông góc với AC tai A và đường trung trực AB).

• Dựng đường tròn (K ) đi qua C và tiếp xúc với AB tại A của hai đường tròn là điểm M
cần dựng.

# VÍ DỤ 73. Cho tam giác đều ABC cạnh a, nội tiếp đường tròn (O ), điểm D di
chuyển trên cạnh BC . Gọi E là giao điểm thứ hai của AD với đường tròn (O ). Tìm vị
trí của điểm D để tích các bán kính của các đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE , CDE
có giá trị lớn nhất.

ý Lời giải.

O
D
B C
H

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 320


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Gọi ( I ; x), (K ; y) là các đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE, p
CDE .
ƒ = 60◦ nên BH = IB sin 60◦ =
x 3
Kẻ I H ⊥ BC , ta có BI
 H = BED .
2
p p BD
⇒ 2BH = x 3 ⇒ BD = x 3 ⇒= p .
3
CD BD · CD
Tương tự, y = p nên x y = .
3 3
(BD + CD )2 a2 a2
Ta lại có BD · CD 6 = nên x y 6 .
4 4 12
a2
max( x, y) = ⇔ BD = CD ⇔ D là trung điểm của BC. 
12

# VÍ DỤ 74. Cho hai đường tròn (O ), (O 0 ) cắt nhau ở A và B sao cho O


ƒ AO 0 = 90◦ . Gọi
0
C là một điểm của đường tròn (O ). Các đường thẳng C A, CB cắt đường tròn (O ) ở điểm
thứ hai D, E . Chứng minh rằng DE là đường kính của đường tròn (O ).

ý Lời giải.
Gọi số đo cung DE không chứa A là m. số đo cung nhỏ AB của đường tròn (O ) là n. Xét hai
trường hợp:
• Trường hợp C ở ngoài đường tròn (O ).

D
A

C
m O n O0

B
E

Theo tính chất góc có đỉnh ở ngoài đường tròn, ta có:


m−n
ACB =
ƒ ⇒ m = 2ƒ
ACB + n = AO
ƒ AOB = 180◦ ⇒ DE là đường kính của (O)
0B + ƒ
2
.
• Trường hợp C ở trong đường tròn (O ). Xét hai cung AB của (O 0 ), gọi số đo cung nằm ngoài
(O ) là p, số đo cung còn lại là q.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 321


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

E
A

m O q C n O0

B
D

Theo tính chất góc có đỉnh trong đường tròn, ta có:


m+n
ACB =
ƒ ⇒ m = 2ƒ
ACB − n.
2
ACB = p = 360◦ − q, suy ra
Kết hợp với 2ƒ
m = (360◦ ) − n = 360◦ − ( q + n) = 360 − ( AO
ƒ AOB) = 360◦ − 180◦ . DE là đường kính của (O).
0B + ƒ

# VÍ DỤ 75. Cho đường tròn (O ), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau,
điểm M thuộc cung nhỏ BC . Gọi E là điểm giao của M A và CD , F là giao điểm của
MD và AB. Chứng minh rằng:

a) DE
ƒ ADF .
A=ƒ

b) Khi M di chuyển trên cung nhỏ BD thì diện tích tứ giác AEFD không đổi.

ý Lời giải.
C
M

1
O F
A B
1

D
_ _
sđ AD 90◦ + sđCM
a) E
b1 =
_ = (góc nội tiếp đường tròn).
2
sđCM
_ _ _
sđ AC + sđCM 90◦ + sđCM
ADF =
ƒ = (góc nội tiếp đường tròn).
2 2
Suy ra, E ADF .
b1 = ƒ

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 322


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Ta có D b1 = (= 45◦ ) và E
b1 = A ADF (câu a) nên 4DE A v 4 ADF ( g.g).
b1 = ƒ
DE AD
⇒ = ⇒ AF · DE = AD 2 .
AD AF
1 1
Do đó, S AEFD = AF · DE = AD 2 , không đổi.
2 2


# VÍ DỤ
³ 76. Cho
´ tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), điểm D thuộc cung
nhỏ BC BD < DC . Vẽ dây DE song song với BC , dây BI vuông góc với AE tại H . Gọi
– –
K là giao điểm của ID và AC . Chứng minh rằng HK song song với BC .

ý Lời giải.

A
I
1 1
2
H K

O
B C

D E

b = Ib1 (góc nội tiếp)


C (1)
DE ∥ BC ⇒ BD – = CE c1 ⇒ A , H , K , I thuộc một đường tròn ⇒ AK
– ⇒ Ib2 = A ƒ H = Ib1 (2)
Từ (1) và (2) suy ra Cb = AK
ƒ H , lại ở vị trí đồng vị nên HK ∥ BC .


# VÍ DỤ 77. Cho tam giác ABC vuông tại A , điểm I thuộc đường trung tuyến AM .
Tia phân giác của góc IBC cắt AC tại E . Gọi K là hình chiếu của E trên BI . Chứng
minh rằng tam giác AIK là tam giác cân.

ý Lời giải.

A K
2
1
I E

1
2
B M C

∆ AMC cân tại M ⇒ A b.


c1 = C (1)
Tứ giác BAK E có BAE
ƒ = BK ƒ E = 90◦ nên B, A , K , E thuộc đường tròn đường kính BE
⇒A c1 = B
c1 = Bc2 . (2)
Từ (1) và (2) suy ra KAI = A c1 + A
c2 = C
b+B AEB.
c2 = ƒ (3)
Do B, A , K , E thuộc một đường tròn nên AK B = ƒ
ƒ AEB, tức là AK
I = ƒAEB. (4)
Từ (3) và (4) suy ra K AI = AK I ⇒ ∆ AIK cân tại I .
  

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 323


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 78. Cho đường tròn (O ), đường kính AB vuông góc với dây CD tại M . Gọi E
là điểm thuộc cung nhỏ AC , I là trung điểm của BE , H là hình chiếu của A trên DE .
Chứng minh rằng:

a) ∆DHM v ∆BEC .

b) IC = I H .

ý Lời giải.

1
E
2 H
1 1
1
K
1
1
I
1
C D
M

a) A , H , M , D thuộc đường tròn đường kính AD ⇒ H


c1 = A
c1 (1)
Do AB ⊥ CD nên BC – suy ra E
– = BD c1 .
c1 = E (2)
Từ (1) và (2) suy ra H1 = E 1 .
c c
Ta lại có D c1 nên ∆DHM v ∆BEC (g.g).
c1 = B

b) Gọi K là trung điểm của HD . Do MK và CI là các đường trung tuyến tương ứng của
hai tam giác đồng dạng nên K c1 = Ib1 . (3)
MK là đường trung bình của ∆ HCD ⇒ MK ∥ CH ⇒ K 1 = H2 . c c (4)
Từ (3) và (4) suy ra I 1 = H2 ⇒ E , H , I , C thuộc một đường tròn. Xét đường tròn đó, do
b c
E c2 nên IC = I H .
c1 = E

# VÍ DỤ 79. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ), M là điểm chính giữa
của cung nhỏ AC . Lấy điểm K thuộc cạnh BC sao cho nếu gọi I là giao điểm của MK
và AC thì CI = BK . Gọi D là điểm chính giữa của cung nhỏ BC . Chứng minh rằng:

DK M = 120◦ .
a) à

b) CK = R .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 324


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1
O I
1
K 1
B 1 C
2
1

a) ∆DBK và ∆ MCI có BK = ³ CI (giả thiết).


´
c c ◦
B1 = C 1 = 30 , BD = CM vì BD
– = CM– nên ∆DBK = ∆ MCI (c.g.c) ⇒ D M1 .
c1 = d
Do BCM
ƒ =ƒ ACB + Cc1 = 60◦ + 30◦ = 90◦ nên K
c1 = 90◦ − d
M1 .
◦ ◦
M1 + 30◦ + D
c1 = 120◦ vì D
¡ ¢
K
c2 = B
c1 + D c1 nên K
c1 = 30 + D c1 + Kc2 = 90 − d M1 tức là
c1 = d
DK M = 120◦ .
à (1)
b) Ta có DOM
ƒ = sđ— DM = 120◦ . (2)
Từ (1) và (2) suy ra D , K , O , M thuộc một đường tròn. Đường tròn này có tâm là C , vì
CD = CO = CM = R . Suy ra CK = R .

# VÍ DỤ 80. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ), đường cao AH . Gọi
I , K theo thứ tự là hình chiếu của H lên AB, AC . Biết diện tích tam giác AIK bằng
nữa diện tích tam giác ABC , tính AH .

ý Lời giải.

E K
I 1
3 1
B 2 O 1
C
H

Tứ giác AI HK có AI H = AK
ƒ H = 90◦ nên A , I , H , K thuộc đường tròn đường kính
c1 .
AH ⇒ Ib1 = H
Kết hợp với H c1 (cùng phụ H
c1 = C c2 ) suy ra Ib1 = C
c1 .
∆ AIK v ∆ ACB (g.g)
¶2
AI S AIK 1 AI 1
µ
⇒ = = ⇒ =p . (1)
AC S ACB 2 AC 2
Kẻ đường kính AD . Xét ∆ AI H và ∆ ACD có Ib = Cb = 90◦ , H b (cùng bằng B
c3 = D b) nên
∆ AI H v ∆ ACD (g.g)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 325


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

AI AH AH p
⇒ = = ⇒ AH = R 2.
AC AD 2R


# VÍ DỤ 81. Cho tam giác ABC , Bb = 35◦ , Cb = 30◦ . Lấy điểm K thuộc nữa mặt phẳng
AK B = 60◦ , ƒ
bờ BC không chứa A sao cho ƒ AK C = 70◦ . Tính góc nhọn tạo bởi AK và BC .

ý Lời giải.

35◦ I 30◦
B C
60◦ 70◦

O≡K

Vẽ đường tròn (O ) ngoại tiếp ∆ ABC .


Theo liên hệ giữa góc nội tiếp và góc ở tâm, ta có: ƒ ACB = 2 · 30◦ = 60◦ ,
AOB = 2ƒ
ABC = 2 · 35◦ = 70◦ nên O là giam điểm của cung chưa góc 60◦ vẽ trên AB và cung
AOC = 2 · ƒ
ƒ
chứa góc 70◦ vẽ trên AC . Do đó O và K trùng nhau.
Gọi I là giao điểm của AK và BC . ∆ AK B cân tại K có ƒAK B = 60◦ nên Kƒ AB = 60◦ tức là
AB = 60◦ .
I 

# VÍ DỤ 82. Cho đường tròn (O ), điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB
với đường tròn (B là tiếp điểm). Một đường thẳng chuyển động luôn qua A cắt đường
tròn (O ) ở M và N . Tìm quỹ tích trự tâm H của tam giác BMN .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 326


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

H1

C1

B
K

H
A O
M

H2 N
C

C2

Phần thuận: Lấy C đối xứng với O qua MN . Dễ chứng minh BH = OC . Ta lại có BH ∥ OC
nên HBOC là hình bình hành.
Vẽ hình bình hành AOBK . Dễ chứng mình AK HC là hình bình hành nên K H = AC = AO .
Điểm H cách K cố định một khoảng bằng AO (đặt bằng d ) không đổi, nên H chuyển động
trên đường tròn (K ; d ).
Giới hạn: Khi AMN trùng với AB thì H trùng với H1 (H1 thuộc tia OB và OH1 = 3OB).
Điểm H chỉ chuyển động trên cung H1 H2 của đường tròn (K ; d ), cung H1 H2 nhận K B làm
trục đối xứng).
Phần đảo: Dễ dàng chứng minh.
Kết luận: Quỹ tích của H là cung H1 H2 của đường tròn (K ; d ).
Lưu ý: Ta có thể phát hiện quỹ tích của H nhờ phép tịnh tiến: H là ảnh của C trong phép
tịnh tiến theo véc-tơ OB. Quỹ tích của C là cung C1 C2 của đường tròn ( A ; A 0). Tịnh tiến
cung C1 C2 theo véc-tơ OB, ta được cung H1 H2 (điểm K vẽ thêm là ảnh của điểm A trong
phép tịnh tiến đó). 

# VÍ DỤ 83. Cho đường tròn (O ; R ), điểm A cố định có O A = 2R . Dựng đường kính


ƒ = 45◦ .
BC sao cho BAC

ý Lời giải.

B
R
O 2R
A

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 327


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A0

2R

B0 R O0 R C0

Cách dựng: Dựng theo thứ tự ngược. Trước hết ta dựng ở một hình riêng

• Dựng đoạn thẳng B0 C 0 = 2R. Dựng cung B0 mC 0 chứa góc 45◦ .

• Dựng trung điểm O 0 của B0 C 0 . Dựng đường tròn (O 0 ; 2R ) cắt cung B0 mC 0 ở A 0 .

Sau đó dựng vào hình đã cho:


Dựng đường tròn ( A ; A 0 B0 ) cắt (O ) ở B. Dựng đường kính BOC .
Chứng minh: 4 AOB = 4 A 0 O 0 B0 (c.c.c) ⇒ Bb = Bc0 .
4 ABC = 4 A B C (c.g.c) ⇒ BAC = B A C = 45◦ .
0 0 0 ƒ à0 0 0 

BÀI TẬP

L BÀI 120. Cho đường tròn (O ; R ), hai dây AB và CD vuông góc với nhau tại điểm I nằm
trong đường tròn. Tính tổng bình phương bốn cạnh của tứ giác ACBD .
L BÀI 121. Cho đường tròn (O ; R ), M là điểm chính giữa cung AB. Kẻ dây MC cắt dây AB
tại điểm D .

a) Nêu cách dựng đường tròn ( I ) đi qua D và tiếp xúc trong với đường tròn (O ).

b) Chứng minh rằng đường tròn ( I ) tiếp xúc với AB tại D .

L BÀI 122. Cho tam giác ABC vuông tại A . Ở phía ngoài tam giác ABC vẽ các nửa đường
tròn có đường kính là AB, AC . Một đường thẳng d đi qua A cắt các nửa đường tròn trên
theo thứ tự ở D , E . Tìm vị trí của đường thẳng d để tứ giác BCED có:

a) Diện tích lớn nhất.

b) Chu vi lớn nhất.

Góc nội tiếp


L BÀI 123. Cho hai đường tròn bằng nhau (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Dây BC của
đường tròn (O ) cắt (O 0 ) ở E nằm giữa B và C . Đường thẳng đi qua A và vuông góc với BC cắt
đường tròn (O ) và (O 0 ) lần lượt ở D và K (khác A ). Chứng minh CDEK là hình thoi.
L BÀI 124. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B trong đó O 0 thuộc đường
tròn (O ). Dây AC của đường tròn (O ) cắt (O 0 ) ở M nằm giữa A và C . Gọi N là giao điểm thứ
hai của CB đường tròn (O 0 ). Chứng minh rằng OC vuông góc với MN .
L BÀI 125. Cho tam giác ABC có Ab = 60◦ , trực tâm H nội tiếp đường tròn (O ). Gọi D là
điểm chính giữa của cung nhỏ BC . Chứng minh rằng O đối xứng với H qua AD .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 328


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 126. Cho đường tròn (O ), dây AB, C là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Gọi M là
trung điểm của OC . Vẽ dây BD đi qua M . Chứng minh rằng AD = 2( MD − MB).
L BÀI 127. cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ) có đường phân giác AD tạo với
BC một góc 45◦ . Tính tổng AB2 + AC 2 .
L BÀI 128. Cho đường tròn (O ), đường kính AB = 2R . Một dây CD cắt đường kính AB ở M
ƒ = 45 o . Tính tổng MC 2 + MD 2 .
và AMC
L BÀI 129. Cho hai đường tròn (O ; R ) và (O 0 ; r ) cắt nhau tại A và B, trong đó O 0 thuộc
đường tròn (O ). Vẽ dây CD của đường tròn (O ) tiếp xúc với đường tròn (O 0 ). Tính tích
O 0 C.O 0 D .
L BÀI 130. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ). Đường tròn ( I ; r ) nội tiếp tam giác
IB.IC
ABC . Gọi D là giao điểm thứ hai của AI với đường tròn (O ). Chứng minh = 2r.
ID
L BÀI 131. Cho tam giác ABC , trực tâm H nội tiếp đường tròn (O ). Gọi D , E , F theo thứ tự
là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác HBC , H AC , H AB. Chứng minh rằng các đường
thẳng AD , BE , CF đồng quy.
L BÀI 132. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O ), điểm M thuộc cung nhỏ BC ( M
khác B, khác C ). Gọi I là trung điểm của BC . Chứng minh rằng M A > 2 M I .
L BÀI 133. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường cao BE và CF cắt
nhau ở H . Vẽ dây BD cắt đoạn thẳng CH tại K nằm giữa H và C . Gọi G là giao điểm của
CD và BE . Chứng minh rằng FE đi qua trung điểm của GK .
Hướng dẫn: Qua K kẻ đường thẳng song song với BE , cắt FE ở N . Chứng minh rằng K N =
EG .
L BÀI 134. Cho tam giác nhọn ABC , BC = a, AC = b, AB = c. Đường tròn ( I ) nội tiếp tam
giác ABC có các tiếp điểm trên AB, AC theo thứ tự là E, F .
I A2 S AEIF
a) Chứng minh rằng bằng tỉ số .
bc S ABC
b) Lập một hệ thức liên hệ giữa I A , IB, IC và a, b, c.
L BÀI 135. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ), gọi (K ; k) là đường tròn bàng tiếp
trong góc A .
a) Gọi I là giao điểm của các tia phân giác góc ABC với AK . Chứng minh rằng bốn điểm
B, I, C, K thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh hệ thức K A.K B.K C = 4Rk2 .

B TAM GIÁC
• Cung chứa góc áp dụng vào chứng minh: Nếu một tứ giác có hai đỉnh liên tiếp nhìn hai
đỉnh còn lại dưới hai góc bằng nhau thì bốn đỉnh của tứ giác nằm trên một đường tròn.
• Cung chứa góc áp dụng vào quỹ tích:

- Quỹ tích các điểm nhìn một đoạn thẳng cố định dưới một góc α không đổi 0◦ < α < 180◦
là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn thẳng đó.

- Đặc biệt: Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cố đinh dưới một góc vuông là đường
tròn đường kính AB.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 329


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 84. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB, I là điểm chính giữa của nửa
đường tròn, điểm M thuộc cung AI . Gọi H là hình chiếu của I trên AM , K là giao điểm
của OH và BM . Chứng minh tứ giác I HMK là hình vuông.

ý Lời giải.

H
I

1
M
K
1 1
1
A B
O

Tứ giác AH IO có AH  = 90◦ nên A, H, I, O nằm trên đường tròn đường kính AI . (?)
I = AOI
Suy ra O b1 . Mặt khác, A
b1 = A b1 = Bb1 (góc nội tiếp) nên O b1 , suy ra O, K, I, B thuộc một
b1 = B
đường tròn, do đó IK
  = 90◦ . Tứ giác I HMK có H
B = IOB b=M c= K b = 90◦ nên là hình chữ
nhật. Do (?) nên OHƒ A = OI
 ◦
A = 45 . Suy ra 4K HM vuông cân. Hình chữ nhật I HMK có
MH = MK nên là hình vuông. 
L BÀI 136. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O : R ). Gọi R1 , R2 , R3 theo thứ tự là bán
kính các đường tròn bàng tiếp trong các góc A, B, C . Gọi r là bán kính đường kính tròn nội
tiếp tam giác ABC . Chứng minh hệ thức 4R = R1 + R2 + R3 − r .
L BÀI 137. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường cao AD, BE, CF cắt
nhau tại H và cắt đường tròn (O ) theo thứ tự tại K, M, N . Chứng minh rằng:
AK BM CN
• + + = 4.
AD BE CF
AD BE CF 9
• + + ≥ .
AK BM CN 4
L BÀI 138. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ) có Bb = 18◦ , Cb = 36◦ ; BC = a, AC = b.

• Chứng minh rằng a − b = R và ab = R 2 .

• Tính a, b biết R = 2 cm (không dùng máy tính,bảng số).

L BÀI 139. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ). Các đường phân giác của các góc
A, B, C cắt đường tròn (O ) theo thứ tự D, E, F . Gọi A 0 , B0 , C 0 theo thứ tự là tâm các đường tròn
bàng tiếp trong các góc A, B, C . Gọi diện tích tam giác ABC là S , diện tích lục giác AFBDCE
là S1 , diện tích tam giác A 0 B0 C 0 là S 0 . Chứng minh rằng:

• S 1 ≥ 2S

• S 0 = 2S 1

• S 0 ≥ 4S .

L BÀI 140. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB = 2R . Dựng C thuộc nửa đường tròn
sao cho nếu gọi H là hình chiếu của C trên AB, D là hình chiếu của H trên AC thì O là hình
chiếu của D trên AB.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 330


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 141. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB, điểm C thuộc nửa đường tròn, D là
điểm chính giữa của cung AC .Kẻ dây DE song song với AB. Tiếp tuyến tại E cắt AB tại K .
Gọi I là giao điểm DE và AC . Chứng minh rằng D I = BK .
L BÀI 142. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ),các điểm D và E thuộc cạnh BC
sao cho BAD
ƒ=C ƒAE . Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE tiếp xúc trong
đường tròn (O ).
L BÀI 143. Cho hình vuông ABCD . Vẽ ở trong hình vuông cung AC của đường tròn
(B; BA ).Qua điểm M thuộc cung đó,kẻ tiếp tuyến với đường trong (B, BA ),cắt AD và DC
theo thứ tự ở E và F .
• Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF . Chứng minh rằng 4 IEF ' 4 MC A .
• Chứng minh rằng S DEF < S MC A .
L BÀI 144. Cho đường tròn (O ), điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC
với đường tròn (B và C là các tiếp điểm). Dựng điểm M thuộc đường tròn (O ) sao cho tổng
khoảng cách từ M đến AB và AC gấp đôi khoảng cách từ M đến BC .
L BÀI 145. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ). Các đường phân giác của các góc
A , B, C cắt nhau tại I và cắt đường tròn ngoại tiếp theo thứ tự ở D , E , F . Chứng minh rằng
I là trực tâm của tam giác DEF .
L BÀI 146. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), điểm D thuộc cung AB. Kẻ dây DE
vuông góc với O A . Gọi M là giao điểm của BD và C A , N là giao điểm của BA và CE . Chứng
minh rằng MN song song với DE .
L BÀI 147. Cho đường tròn (O ; R ), các dây AC và BD vuông góc với nhau tại điểm I nằm
trong đường tròn (O nằm trong tam giác AID ). Chứng minh rằng các tam giác AOB và
COD có diện tích bằng nhau.
L BÀI 148. Cho nữa đường tròn (O ) đường kính AB, bán kính OC vuông góc với AB, điểm
D thuộc cung AC . Các tiếp tuyến với đường tròn tại A và D cắt nhau ở E . Gọi H là hình
chiếu vuông của E trên OC . Chứng minh rằng ba điểm D , H , B thẳng hàng.
L BÀI 149. Cho tam giác ABC có Ab = α, điểm I nằm trong tam giác. Gọi D , E , F theo thứ
tự là hình chiếu của I trên BC , C A , AB. Tính hiệu BIC ƒ.
 − EDF

L BÀI 150. Cho tam giác ABC ( AB < AC ). I là giao điểm các tia phân giác của các góc B và
C . Gọi D là hình chiếu của I trên AB, E là hình chiếu của I trên AC . Các đường thẳng BI ,
CI cắt DE theo thứ tự ở K , G . Gọi M là trung điểm của BC . Chứng minh rằng MG = MK .
L BÀI 151. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ tiếp tuyến chung CD
của hai đường tròn, C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ), B gần CD hơn A . Vẽ dây BE của đường tròn (O ) tiếp
xúc với đường tròn (O 0 ). Vẽ dây BF của đường tròn (O 0 ) tiếp xúc với đường tròn (O ). Gọi I
là giao điểm của CB và DF , K là giao điểm của DB và CE . Chứng minh rằng A , C , D , I , K
thuộc một đường tròn.
L BÀI 152. Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H , điểm D thuộc tia đối của tia BA . Đường
vuông góc với AD tại D cắt AC ở E . Trên tia AC lấy điểm F sao cho AF = CE . Gọi K là hình
chiếu của F trên BC . Chứng minh rằng bốn điểm D , B, H , K thuộc một đường tròn.
L BÀI 153. Tứ giác ABCD có Ab = Cb = 90◦ , D
b = 135◦ . Biết BD = 4cm, tính AC .

L BÀI 154. Cho đường tròn (O ), D là điểm chính giữa của cung nhỏ BC . Điểm A thuộc
cung lớn BC ( A và C nằm cùng phía đối với OD ). Gọi M là giao điểm của OD và BC . Đường
thẳng đi qua M và song song với D A cắt BA ở F . Vẽ hình bình hành CMFK. Chứng minh
rằng D
ƒ AK = 90◦ .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 331


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 155. Cho đường tròn (O ), dây BC không đi qua O . Điểm A chuyển động trên cung
lớn BC . Vẽ đường tròn ( I ) đi qua B và tiếp xúc với AC tại A . Vẽ đường tròn (K ) đi qua C và
tiếp xúc với AB tại A . Gọi D là giao điểm thứ hai của hai đường tròn ( I ) và (K ). Chứng minh
rằng:

a) Bốn điểm B, D, O, C thuộc một đường tròn.

b) Đường thẳng AD luôn đi qua một điểm cố định.

L BÀI 156. Cho hai đường thẳng song song a và b. Điểm A cố định thuộc đường thẳng a,
điểm B di chuyển trên đường thẳng b. Đường vuông góc với AB tại B cắt đường thẳng a ở
C . Trên nửa mặt phẳng không chứa B có bờ a, vẽ tia Cx sao cho ACx ƒ. Tìm quỹ tích
 = 2BAC
hình chiếu H của A trên đường thẳng Cx.
L BÀI 157. Cho đường tròn (O ; R ), điểm A nằm ngoài đường tròn, O A = 2R . Điểm M di
chuyển trên đường tròn (O ). Tia phân giác của góc AOM cắt AM ở D . Tìm quỹ tích của
điểm D .
L BÀI 158. Cho đường tròn (O ), dây AB, C là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Điểm M
di chuyển trên đoạn thẳng AB. Vẽ dây CD đi qua M . Gọi ( I ), (K ) theo thứ tự là đường tròn
ngoại tiếp các tam giác AMD , BMD . Gọi N là trung điểm của IK . Tìm quỹ tích của N .
L BÀI 159. Dựng tam giác ABC , biết Ab = α, đường cao AH = h, chu vi bằng d .
L BÀI 160. Cho đoạn thẳng AB điểm M di chuyển nằm giữa A và B. Vẽ về một phía của
AB các hình vuông AMCD , BMEF . Gọi K là giao điểm của các đường tròn ngoại tiếp hai
hình vuông đó.

a) Điểm K di chuyển trên đường nào?

b) Chứng minh rằng đường thẳng K M luôn đi qua một điểm cố định.

c) Tìm vị trí của điểm M để độ dài K M lớn nhât.

| Bài 11. TỨ GIÁC NỘI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN


TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ Tứ giác nội tiếp là một công cụ đặc biệt
quan trọng trong các bài toán về đường tròn cũng như trong các bài toán mà
đề bài không đề cập đến đường tròn. Các bài toán về tứ giác nội tiếp trong
chuyên đề này gồm có:
− Tứ giác nội tiếp, tính chất và cách nhận biết, bao gồm các các bài toán
về chứng minh một tứ giác nội tiếp và vận dụng các tính chất của tứ
giác nội tiếp để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng
nhau, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, các điểm
.
thẳng hàng,...
− Sử dụng hệ thức lượng trong đường tròn vào tứ giác nội tiếp: Từ các
điểm thuộc đường tròn, suy ra các hệ thức, từ các hệ thức chứng minh
các điểm thuộc một đường tròn.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 332


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

− Chuyên đề cũng giới thiệu những chùm bài tập có giả thiết gần như
thường gặp, như các bài toán có tam giác và các đường cao, bài toán có
hai tiếp tuyến và một cát tuyến kẻ từ một điểm, bài toán có tứ giác nội
tiếp và giao điểm của các đường thẳng chứa các cạnh đối để khi gặp các
bài toán dạng này, ta nhớ đến những bổ đề quen thuộc giúp tìm ra cách
giải.
Vài nét lịch sử

BÀI TOÁN NA-PÔ-LÊ-ÔNG


Na-pô-lê-ông Bô-na-pác (Napoleon Bonaparte 1769-1821), Hoàng đế Pháp,
không chỉ giỏi về quân sự và kinh tế mà còn rất yêu thích toán học. Bài toán
dưới đây và một số bài toán khác, được gọi là bài toán Na-pô-lê-ông.
Thực ra, đó là bài toán của nhà toán học I-ta-li-a Mac-sê-rô-ni (Lorenzo
Mascheroni 1750-1800). Na-pô-lê-ông đã gặp nhà toán học này trong chuyến
viễn chinh ở I-ta-li-a và đã giới thiệu cuốn "Hình học với chiếc compa" của
Mac-sê-rô-ni với viện hàn lâm khoa học Pari.
Bài toán chia đường tròn thành 4 phần với chiếc compa như sau:
Cho một đường tròn và tâm O của nó. Chỉ dùng một chiếc compa, hãy chia
đường tròn đó thành 4 phần bằng nhau ( tức là dựng hai điểm sao cho
khoảng cách giữa chúng là độ dài hình vuông nội tiếp đường tròn).
ý Lời giải.
Gọi R là bán kính của đường tròn (O ). Dùng E
com pa, dựng các điểm A, B, C, D trên đường M
B C
tròn sao cho AB = BC = CD = D A = R . Dựng
các cung của đường tròn ( A ; AC ) và (D ; DB),
chúng cắt nhau ở E . Độ dài OE là độ dài A D
cạnh của hình vuông nội tiếp đường tròn. O
Đường tròn ( A ; OE ) cắt (O ) ở M, N . Các điểm
A, M, D, N chia đường tròn (O ) thành 4 phần
bằng nhau.
N
Chứng minh: ∆E AD cân tại E , đường trung
tuyến EO là đường
p
cao nên OE 2 + AE 2 −pO A2 =
AC 2 − O A 2 = (R 3)2 − R 2 = 2R 2 ⇒ OE = R 2


A TỨ GIÁC NỘI TIẾP: TÍNH CHẤT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT


1. Tứ giác nội tiếp là tứ giác có bốn đỉnh thuộc một đường tròn.
2. Trong một tứ giác nội tiếp, các góc đối bù nhau ( do đó một góc của tứ giác
nội tiếp bằng góc ngoài tại điểm đối diện)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 333


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

3. Một tứ giác là tứ giác nội tiếp nếu có một trong các điều kiện sau:
− Có một điểm cách đều bốn đỉnh của tứ giác ( dùng định nghĩa đường
tròn);
− Có hai đỉnh liên tiếp nhìn cạnh nối hai đỉnh còn lại dưới hai góc bằng
nhau ( dùng cung chứa góc);
− Có hai góc đối bù nhau;
− Có một góc bằng góc ngoài tại đỉnh đối diện.

Ngoài ra, còn có thể dùng các hệ thức để chứng minh tứ giác nội tiếp
(xem Mục II. Sử dụng hệ thức lượng trong đường tròn)

# VÍ DỤ 85. Cho tam giác ABC vuộng tại A , đường cao AH . Gọi
I, K theo thứ tự là giao điểm các đường phân giác của các tam giác
AHB, AHC . Chứng minh rằng BIK C là tứ giác nội tiếp.

ý Lời giải.

A
1 2

K
I
2
1
1
B C
H

Xét

BIK
 +C c1 = Ib1 + Ib2 + C
b1 . (1)
A
b1 Cb
Ib1 = 90◦ + = 90◦ + . (2)
2 2
HI
4 AHB v 4CH A (g.g), I và K là giao điểm các đường phân giác nên
HK
HI HA
bằng tỉ số đồng dạng = .
HK HC
Ngoài ra, IbHK = 90◦ nên ta có:

4 I HK v 4 AHC ( g.c.g) ⇒ Ib2 = A


b2 = B
b (3)

b1 = 90◦ + C
b C
b
b + = 90◦ + C b = 180◦ . Suy ra
Từ (1), (2) và (3) suy ra BIK
b +C +B b+B
2 2
tứ giác BIK C nội tiếp. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 334


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 86. Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH . Gọi
O, I, K theo thứ tự là giao điểm các đường phân giác của các tam giác
ABC, AHB, AHC . Gọi D, E theo thứ tự là giao điểm của AI, AK với BC .

a) Chứng minh rằng năm điểm D, I, O, K, E thuộc một đường tròn.


b) Tính đường kính của đường tròn đó theo các cạnh của tam giác
ABC .

ý Lời giải.

A
12 3 4

O
I K
1
B 1
C
D H E

a) Ta có BAE
b phụ Ab4 , BE
b A phụ A
b3 mà A b4 nên BAE
b3 = A b b A.
= BE
Suy ra ∆BAE cân tại B, do đó đường phân giác BO là đường trung trực
của AE .
Tương tự CO là đường trung trực của AD . Suy ra O là tâm đường tròn
ngoại tiếp 4 ADE ⇒ DOE
b b AE = 2.45◦ = 90◦ .(1)
= 2D
4BAE cân tại B có I thuộc trục đối xứng BO của tam giác nên E b1 = A
b1
(đối xứng) mà Ab1 = Cb1 ( do BAH
b = ACH
b ) nên E b1 , suy ra EI ∥ CO .
b1 = C
b IE = 90o . (2)
Ta lại có CO ⊥ AD nên EI ⊥ AD , tức D
Tương tự DKb E = 90◦ . (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra D, I, O, K, E thuộc đường tròn đường kính DE .
b) DE = BE + CD − BC = BA + C A − BC .

# VÍ DỤ 87. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), đường cao
AH . Gọi Bx, C y là các tiếp tuyến của đường tròn. D là hình chiếu của A
lên Bx, A là hình chiếu của A lên C y. Gọi I là giao của AB và HD , K là
giao điểm của AC và HE . Chứng minh rằng:
a) AI HK là tứ giác nội tiếp.
b) IK song song BC .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 335


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

D
O E
I K
1
B 1 1 C
H

a) Tứ giác AHBD nội tiếp nên AHD ABD , mà C


ƒ =ƒ ABD suy ra AHD
c1 = ƒ ƒ =Cc1 .
Tương tự AHE
ƒ =B c1 . Từ đây ta có

AHD
ƒ + AHE
ƒ + BAC
ƒ=C c1 + B ƒ = 180◦ .
c1 + BAC

Do đó IHK + I AK = 180◦ . Vậy tứ giác AI HK nội tiếp.


b) Theo câu a) ta có tứ giác AI HK nội tiếp nên Ib1 = AHK
ƒ , kết hợp AHK
ƒ =Bc1
suy ra Ib1 = B
c1 . Do đó IK song song BC .

# VÍ DỤ 88. Cho đường tròn (O ), dây BC , điểm H nằm giữa B và C .
Đường vuông góc với BC tại H cắt cung lớn BC– tại A . Kẻ dây AD song
song BC , dây DK bất kỳ đi qua H . Đường kính AE cắt BC tại I . Kẻ dây
K F đi qua I . Gọi M là giao điểm của AF và BC . Chứng minh rằng ME
là tiếp tuyến của đường tròn (O ).

ý Lời giải.
A D

O F

H 1 I
B 2 M
C
1
K E

Vì AD song song BC nên D b =Hc1 , kết hợp D


b=ƒ AEK suy ra H AEK . Điều
c1 = ƒ
này chứng tỏ I HK E là tứ giác nội tiếp, do đó H2 = K 1 .
c c
Mặt khác F AE = FK
ƒ ƒ E (cùng chắn cung EF – ), suy ra H c2 = F
ƒ AE . Từ đây ta có
AHEM là tứ giác nội tiếp.
Do đó AEM
ƒ =à AHM = 90◦ . Điều này dẫn đến ME là tiếp tuyến của đường
tròn (O ). 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 336


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 89. Cho hình thang ABCD nội tiếp (O ) có đáy lớn không đi
qua O . Đường vuông góc AD tại D và đường vuông góc BC tai B căt
nhau tại E . Chứng minh rằng EO song song AB.

ý Lời giải.

A B
1 1

E O
D C

Gọi K là giao điểm của AD và BC . Ta có D ƒ AB = ƒABC và O ƒ ƒ suy ra


AB = OBA
A c1 .
c1 = B (1)
4 AOD cân tại O nên A c1 = OD
ƒ A. (2)
Từ (1) và (2) ta có B1 = OD A suy ra ODK A là tứ giác nội tiếp.
c ƒ
Mặt khác K ƒ BE = K ƒ DE = 90◦ nên K BDE là tứ giác nội tiếp.
Vậy K , B, O , D , E cùng thuộc một đường tròn. Do đó KOE
ƒ=K ƒ BE = 90◦ . Kết
hợp với KO ⊥ AB suy ra OE song song AB. 

# VÍ DỤ 90. Cho tam giác ABC có AB < AC , điểm D thuộc đường


trung tuyến AM . Đường thẳng đi qua D và vuông góc BC cắt tai phân
giác BAC
ƒ tại E . Gọi H , K theo thứ tự là hình chiếu của E lên AB, AC .
Chứng minh rằng H , D , K thẳng hàng.

ý Lời giải.

K
D
I N
H

B M C

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 337


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Qua D kẻ đường thẳng BC cắt AB, AC lần lượt tại I và N .


Ta có MB = MC ⇒ D I = DN . Mặt khác DE ⊥BC , BC ∥ I N nên DE ⊥ I N . Từ
đây ta suy ra IE = I N . Xét tam giác 4EI H và 4ENK có EI = EN , EH = EK ,
EH
I = EKƒ N suy ra 4EI H = 4ENK , do đó H IE = ENK.
ƒ
Tứ giác H IDE nội tiếp nên H  ƒ.
IE = HDE
Tứ giác EDK N nội tiếp nên EDK ƒ +K ƒ NE = 180◦ .
Vậy ta có HDE
ƒ + EDKƒ = ENK ƒ + EDKƒ = 90◦ do đó H , D , K thẳng hàng. 

# VÍ DỤ 91. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B,


O
ƒ AO 0 = 90◦ . Kẻ cát tuyến chung C AD , A nằm giữa C và D , C ∈ (O ),
D ∈ (O 0 ). Kẻ dây AG của đường tròn (O 0 ) cắt cung AB của (O ) tại H khác
A.

a) Tính góc GBH


ƒ.

b) Gọi I , K lần lượt là trung điểm GD và CH . Tính góc IBK


.

ý Lời giải.

1 A

K 1 D

1
O O0

H I

B 1
G

a) Ta có G
c1 = AO
ƒ 0 O , BHG
ƒ =ƒ ACB.
Suy ra Gc1 + BHG
ƒ = AO ƒ 0 ƒ0 = 90◦ . Vậy GBH
O + AOO ƒ = 90◦ .

b) Ta có C
c1 = A c1 , BHC
c1 = D ƒ = BAC
ƒ = BGDƒ , suy ra 4BHC đồng dạng với
4BGD , do đó HBK
ƒ = GBI  . Từ đây ta được

HBK
ƒ + HBI
 = GBI
 + HBI
 ⇒ IBK
 = GBH.
ƒ
ƒ = 90◦ . Vậy ta có IBK
Hơn nữa GBH  = 90◦ .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 338


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 92. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ


cát tuyến chung C AD , C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ). Đường vuông góc với O 0 A tại A
cắt BC ở M . Đường vuông góc với O A tại A cắt BD ở N . Chứng minh
rằng:
a) A, M, B, N cùng thuộc một đường tròn;
b) MN song song với CD .

ý Lời giải.

O M O0

N
B

a) Theo liên hệ giữa góc tạo giữa tiếp tuyến với dây và góc nội tiếp, ta có
N
ƒ AB = C,
b M
ƒ b nên
AB = D
MBN
ƒ +N ƒ AB + M
ƒ AB = CDB
ƒ+C b+D b = 180◦ ⇒ AMBN là tứ giác nội tiếp.
Vậy A, M, B, N cùng thuộc một đường tròn.
b) Từ giác AMBN nội tiếp ⇒ BN
ƒ M=M
ƒ AB. Ta lại có M
ƒ b nên
AB = D
BN
ƒ b Suy ra MN ∥ CD.
M = D.


# VÍ DỤ 93. Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O ). Kẻ các cát tuyến
ABC, ADE với đường tròn, B nằm giữa A và C, D nằm giữa A và E . Gọi
F là giao điểm (khác A ) của các đường tròn ngoại tiếp các tam giác
ABE, ACD.

a) Gọi H và K theo thứ tự là trung điểm của BC và DE . Chứng minh


rằng từ giác AHFK nội tiếp.
b) Tính góc AFO.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 339


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C
H
B
O
A
F
D
K

a) ABFE là tứ giác nội tiếp ⇒ HBF


ƒ=E b.
ADFC là tứ giác nội tiếp ⇒ FDK
ƒ = C.
b
Suy ra 4BCF ∼ 4EDF (g.g), mà F H và FK là các đường trung tuyến
tương ứng nên BHF
ƒ = EK ƒ F ⇒ AHFK là tứ giác nội tiếp.

b) AHFK là tứ giác nội tiếp, AHOK là tứ giác nội tiếp (vì


AHO
ƒ = AKO ƒ = 90◦ ) nên A, H, O, F, K cùng thuộc đường tròn đường kính
AFO = 90◦ .
O A . Suy ra ƒ


# VÍ DỤ 94. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau ở A, B. Kẻ tiếp
tuyến chung CD, C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ), B gần CD hơn so với A . Đặt BCD
ƒ=
α, BDC
ƒ = β. Kẻ dây BE của đường tròn (O 0 ) vuông góc với OB tại B. Gọi
I là giao điểm của CD và DE . Tính BID  và BAI.


ý Lời giải.

A
E

O
O0
I

B
D
C

ACB = ƒ
ƒ ABE (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyền với dây) = ED
ƒ A (góc nội
tiếp). Suy ra ACD I là tứ giác nội tiếp. Do đó
BID
 =CƒAD = C
ƒ AB + BAD
ƒ = BCD
ƒ + ED
ƒ A = α + β.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 340


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta có I ƒ ( ACD I nội tiếp ) nên


AD = BCD

BAI
 = BAD
ƒ + I
AD = BDC  = β + α.
ƒ + BCC


# VÍ DỤ 95. Cho nữa đường tròn (O ) đường kính AB. Qua điểm C
thuộc nữa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d . Kẻ hai đường thẳng song song
A A 0 và BB0 bất kì, cắt theo thứ tự ở D và E . Chứng minh rằng AB là
tiếp tuyến của đường tròn đường kính DE.

ý Lời giải.
E

C
D

A O H B

Gọi M là trung điểm của DE . Kể MH ⊥ AB. Ta sẽ chứng minh


MH = MD = ME bằng cách chứng minh DHE ƒ = 90◦ .
Giả sử M nằm giữa C và E , các trường hợp khác tương tự.
OCMH là tứ giác nội tiếp ⇒ CHO
ƒ = CMO.
ƒ (1)
OM là đường trung bình của hình thang ADBE nên

OM ∥ BE ⇒ CMO
ƒ = CEB.
 (2)

Từ (1) và (2) suy ra CHO  ⇒ CHBE là tứ giác nội tiếp, do đó


ƒ = CEB
CEH
ƒ = CBH.
ƒ
Tương tự CDH
ƒ =C ƒAH .
Suy ra CEH
ƒ + CDHƒ = CBHƒ +C ƒAH = 90◦ ⇒ DHE
ƒ = 90◦ .
Tam giác DEH vuông tại H có HM là đường trung tuyến nên
HM = MD = ME . Đường tròn đường kính DE có tâm M , lại có AB ⊥ MH tại
H nên AB là tiếp tuyến của đường tròn.

# VÍ DỤ 96. Cho tam giác ABC , tia phân giác các góc B và C cắt nhau
tại I . Gọi H là hình chiếu của C trên BI , K là hình chiếu của B trên CI ,
D là hình chiếu của I trên BC . Gọi M là trung điểm của BC . Chứng
minh rằng bốn điểm D, K, H, M thuộc một đường tròn.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 341


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.
4BHC vuông tại H có HM là đường trung tuyến ⇒ 4 MBH cân tại M .
HMC
ƒ = 2 IBC =ƒ ABC. (1)
BK ID là tứ giác nội tiếp ⇒ CK
ƒ ƒ.
D = HBC
BK HC là tứ giác nội tiếp ⇒ CK
ƒ D = CBH.
ƒ
Suy ra CK
ƒ D + CK
ƒ H = 2CBH
ƒ=ƒ ABC tức là DK
ƒ H=ƒ
ABC. (2)
Từ (1) và (2) suy ra CMH = DK H ⇒ DK HM là tứ giác nội tiếp.
ƒ ƒ

# VÍ DỤ 97. Cho tam giác ABC cân tại A . Đường tròn (O ) tiếp xúc với
³AB tại B ´và tiếp xúc với AC tại C . Gọi D là điểm thuộc cung nhỏ BC
CD – . Gọi E là giao điểm của CD và AO . Đường thẳng đi qua E và
– < BD
song song với BC cắt AB ở M . Chứng minh rằng MD là tiếp tuyến của
đường tròn (O ).

ý Lời giải.

M E
D

B C

x
O

ME ∥ BC ⇒ EMB  mà CBx
ƒ = CBx, ƒ (góc tạo bởi tiếp tuyến với dậy) nên
 = CDB
EMB
ƒ = CDB ƒ ⇒ EMBD là tứ giác nội. (1)
◦ ◦ ◦
EMBO có OEMƒ + OBM ƒ = 90 + 90 = 180 nên là tứ giác nội tiếp. (2)
Từ (1) và (2) suy ra năm điểm E, M, B, O, D thuộc một đường tròn
⇒ ODM
ƒ = OEM ƒ = 9−◦ .
Vậy MD là tiếp tuyến của (O ). 

# VÍ DỤ 98. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , điểm I thuộc đường
cao AD . Gọi H, K theo thứ tự là hình chiếu của I trên AB, AC . Gọi E là

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 342


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

giao điểm của BI và DK . Chứng minh rằng I là giao điểm các đường
phân giác của tam giác DHE .

ý Lời giải.

H K
2 1
1

E
I
1 2
1
B C
D

Tứ giác AH IK là hình vuông nên H đối xứng với K qua AD


⇒D c2 , H
c1 = D c1 = Kc1 .
Tứ giác BH ID nội tiếp
⇒Bc1 = D
c1 = Dc2 ⇒ ABDE nội tiếp
⇒ƒAEB = ƒADB = 90◦ .
Do đó A, H, I, E, K thuộc đường tròn đường kính AI ⇒ K c2 .
c1 = H
Vậy H c2 .
c1 = H
Tam giác DHE có D c2 , H
c1 = D c2 nên I là giao điểm các đường phân giác.
c1 = H

# VÍ DỤ 99. Cho đường tròn (O ). Đường tròn (O 0 ) đi qua O và cắt
đường tròn (O ) tại A và B. Vẽ đường kính OC của đường tròn (O 0 ). Vẽ
dây BD của đường tròn (O ) là tiếp tuyến của đường tròn (O 0 ). Gọi giao
điểm thứ hai của CD với đường tròn (O ) và đường tròn (O 0 ) theo thứ tự
là H và E . Chứng minh rằng
a) EC là tia phân giác của ƒ
AEB;

b) AE song song cới HB;


c) AH = EH .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 343


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A
I

1
C
O O0 2
1 1 H
2
1 E
1
D
B

a) A đối xứng với B qua OC ⇒ AC


– = CB
– ⇒E c2 .
c1 = E

b) Theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có: E c2 = D


c1 + B
c1 , H
c1 = B c1 .
c2 + C
Ta lại có BD là tiếp tuyến của (O 0 ), BC là tiếp tuyến của (O ) nên
D
c1 = B
c2 , B c1 .
c1 = C
Suy ra E c2 = H
c1 .
Ta lại có Ec1 = Ec2 (câu a) nên E
c1 = H
c1
Suy ra AE ∥ HB.
c) Do AE ∥ HB (câu b). Gọi I là giao điểm của BH và O 0 thì AEBI là thành
thang cân ⇒ Ib = EBH
ƒ. (1)
AH
I = ƒADB ( ADBH nội tiếp) = O c1 = E c1 .
c1 = H (2)
AH AI
Từ (1) và (2) suy ra 4 AH I v 4EHB (g.g) ⇒ = = 1.
EH EB
Vậy AH = EH .


# VÍ DỤ 100. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), BC = a, AC =
b, AB = c. Gọi d là tiếp tuyến tại A của đường tròn (C ). Lấy điểm D thuộc
cung BC không chứa A sao cho các tia DB và DC cắt d, gọi các giao điểm
1 1
đó theo thứ tự là M và N. Tính tổng + theo a, b, c.
AM AN

ý Lời giải.

A N
1
M 3 2
c b
O 1

B I C

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 344


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Đặt AM = m, AN = n.
Ta có A c1 (cùng bằng nửa số đo cung AB).
c1 = C
Để tạo ra tam giác đồng dạng với tam giác AMB, ta lấy I trên BC sao cho
C
 AI = M.
c
4C AI v 4 AMB (g-g)
AC IC
⇒ =
AM AB
b IC bc 1 IC
⇒ = ⇒m= ⇒ = .
m c IC m bc
Do Db +Mc+ N b = 180◦ (xét 4DMN ) và D b+A c3 = 180◦ ( ABCD nội tiếp) nên
c2 + A
M
c+ N b=A c3 . Do M
c2 + A c= A c2 nên Nb=A
c3 .
1 IB
Tương tự ta có = .
n bc
1 1 IC IB a
Suy ra + = + = .
m n bc bc bc
1 1 a
Vậy + = . 
AM AN bc

# VÍ DỤ 101. Cho đường tròn (O ) và đường thẳng d không giao với


đường tròn, điểm A cố định trên đường tròn (O ), điểm B cố định trên
đường thẳng d . Gọi M là điểm di chuyển trên d . Đường tròn (O 0 ) đi qua
A, B, M cắt đường tròn (O ) ở điểm C (khác A ). Chứng minh rằng đường
thẳng MC luôn đi qua một điểm cố định.

ý Lời giải.

A K
2
1 O0 C1
I
1 C0 1

B M d

Vẽ đường tròn ( I ) đi qua A và tiếp xúc với d tại B, cắt (O ) ở C 0 . Gọi K là giao
điểm của BC 0 và (O ) thì K cố định. Gọi C1 là giao điểm (khác K ) của MK và
(O ). Ta có M
c1 = B
c1 + Kb (góc ngoài ∆ MBK ) = A c1 + A à1 . Suy ra ABMC 1
c2 = BAC
là tứ giác nội tiếp, do đó C1 ∈ (O 0 ), suy ra C1 trùng C . Vậy MC đi qua điểm cố
định K .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 345


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Lưu ý: Sở dĩ ta vẽ đường tròn ( I ) đi qua A và tiếp xúc với d tại B vì khi M


tiến đến B thì đường tròn (O 0 ) tiến đến đường tròn ( I ).

# VÍ DỤ 102. Cho tam giác nhọn ABC , điểm M thuộc cạnh BC . Kẻ
MD song song với AC (D ∈ AB), kẻ ME song song với AB (E ∈ AC ).

a) Gọi (O ) là đường tròn đi qua B và tiếp xúc với AC tại A . Gọi (O 0 ) là


đường tròn qua C và tiếp xúc với AB tại A . Gọi K là giao điểm thứ
hai của đường tròn đó. Chứng minh rằng 4K AE v 4K BD .
b) Chứng minh rằng khi M di động trên cạnh BC thì đường tròn ngoại
tiếp tam giác ADE luôn đi qua một điểm cố định khác A .

ý Lời giải.

O0
D
O
E
1 K
1

B M C

AK AE
a) Ta có K
ƒ c1 . Ta sẽ chứng minh
AE = B = . 4K AC v 4K BA (g.g)
BK BD
AK AC
⇒ = . (1)
BK AB
ADME là hình bình hành
AE DM AB
⇒ = = . (2)
BD BD AC
Từ (1) và (2) suy ra
AK AE
= .
BK BD
Lại có K
ƒ AE = B c1 nên suy ra 4K AE v 4K BD (c.g.c).

b) Từ câu a) suy ra K
ƒ EA = K
ƒ DB ⇒ ADK E là tứ giác nội tiếp. Vậy đường
tròn ngoại tiếp 4 ADE đi qua điểm cố định K .
Câu a) là gợi ý để giải câu b). Sở dĩ ta vẽ đường tròn (O ), (O 0 ) vì khi M
! tiến đến B thì đường tròn ( ADE ) tiến đến đường tròn (O ), khi M tiến dần
đến C thì đường tròn ( ADE ) tiến đến đường tròn (O 0 ).


TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 346


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 103. Cho tam giác nhọn ABC .


a) Tìm quỹ tích các điểm M trong tam giác sao cho nếu gọi E và F
theo thứ tự là hình chiếu của M trên AB và AC thì EF song song
BC .

b) Dựng M trong tam giác ABC sao cho nếu gọi D, E, F theo thứ tự là
hình chiếu của M trên BC, AB, AC thì DE ∥ AC, DF ∥ AB, EF ∥ BC .

ý Lời giải.
A

E F
M

I
B C

AF AE
a) Đường vuông góc với AB tại B cắt AM ở K . Ta có = (do
DC EB
AM
EF ∥ BC ) = (do EM ∥ BK )
MK
⇒ MF ∥ K C (định lí Ta-lét đảo).
Ta lại có MF ⊥ AC nên K C ⊥ AC .
Tứ giác ABK C nội tiếp đường tròn đường kính AK .
Quỹ tích của M là đoạn AI trên đường đường kính AK của đường tròn
( ABC ).

b) Từ câu a) suy ra điểm M phải dựng là tâm đường tròn ngoại tiếp
4 ABC .


# VÍ DỤ 104. Cho hình vuông ABCD , điểm K thuộc cạnh AB. Dựng
điểm E thuộc tia AD , điểm F thuộc tia BC sao cho tam giác K EF cân
tại K có EK
ƒ F = 80◦ .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 347


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

d
A K B

1 1

F
H

E x

D C

Phân tích: Giả sử đã dựng được 4K EF thỏa mãn bài toán. Gọi H là trung
điểm của EF thì H thuộc đường trung trực d của AB. AEHK là tứ giác nội
tiếp nên A c1 = 40◦ nên D
c1 = K  Ax = 40◦ .
Cách dựng: Dựng tia Ax trong góc BAD sao cho D Ax = 40◦ . Dựng đường
trung trực d của AB, cắt Ax tại H . Dựng đường vuông góc với K H tại H , cắt
AD và BC theo thứ tự ở E và F .
Chứng minh: Bạn đọc tự giải.
Biện luận: Bài toán có một nghiệm hình. 

B SỬ DỤNG HỆ THỨC LƯỢNG TRONG ĐƯỜNG TRÒN


Các bài toán trong mục này sử dụng các bổ đề sau:
Bổ đề 1. Nếu hai dây (hoặc hai đường thẳng chứa dây) AB và CD cắt nhau
tại M thì M A · MB = MC · MD (h. 125)
B
D
A A

E
E F F
M O M O
C C

D
B
Bổ đề 2. Gọi R là bán kính của đường tròn và MO = d thì
M A · MB = R 2 − d 2 nếu M nằm trong đường tròn (O ; R );
M A · MB = d 2 − R 2 nếu M nằm ngoài đường tròn (O ; R ).
Với hình 125b, ta chứng minh như sau
Kẻ cát tuyến MEF đi qua O , ta có

M A · MB = ME · MF = ( MO − OE )( MO + OF ) = ( d − R )( d + R ) = d 2 − R 2 .

Bổ đề 3. Nếu có cát tuyến M AB và tiếp tuyến MT của đường tròn (O ), T là


tiếp điểm thì MT 2 = M A · MB.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 348


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Bổ đề 4. (Đảo của bổ đề 1) Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau tại M , hai
điểm A và B thuộc a, hai điểm C và D thuộc b sao cho M A · MB = MC · MD
thì bốn điểm A, B, C, D thuộc một đường tròn.
Bổ đề 5. (Đảo của bổ đề 3) Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau tại M , hai
điểm A và B thuộc a, điểm T thuộc b sao cho M A · MB = MT 2 thì MT là tiếp
tuyến của đường tròn (T AB), T là tiếp điểm.

# VÍ DỤ 105. Cho tam giác nhọn ABC có đường trung tuyến AO =


BC . Vẽ đường tròn (O ) đường kính BC cắt các đoạn AB, AO, AC tại
D, K, E . Gọi I là trung điểm của OK . Chứng minh rằng

a) BD IO là tứ giác nội tiếp.


b) AD IE là tứ giác nội tiếp.

ý Lời giải.
A

K E

D I

B C
O

H
Hình 126

a) Vẽ đường kính KOH . Đặt OB = OC = R , ta có AD · AB = AK · AH = R · 3R


(bổ đề 1). (1)
3
AI · AO = R · 2R = 3R 2 . (2).
2
Từ (1) và (2) suy ra AD · AB = AI · AO ⇒ BD IO là tứ giác nội tiếp (bổ đề
4).
b) Tứ giác BD IO nội tiếp (câu a) suy ra Bb = D
 I A , cho nên
D I A = DE A ⇒ AD IE là tứ giác nội tiếp.
 ƒ


# VÍ DỤ 106. Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O ; R ). Một đường
kính BC thay đổi. Gọi D và E theo thứ tự là giao điểm thứ hai của AB

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 349


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

và AC với đường tròn. Chứng minh rằng


a) Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đi qua một điểm cố định khác
A

b) Đường thẳng DE đi qua một điểm cố định.

ý Lời giải.
a) Gọi N là giao điểm của đường tròn ( ABC ) với AO .
Ta có O A · ON = OB · OC = R 2 (bổ đề 1) nên N là điểm cố định.

D
A N
O

a)
D

A N
E O
C

b)
Hình 127
b) Gọi M là giao điểm của DE và O A . Ta có ANB
ƒ =ƒ ACB nên B, D, M, N
thuộc một đường tròn ⇒ AM · AN = AD · AB (bổ đề 1).
Ta lại có AD · AB không đổi, có hai cách giải thích
- Vì AD · AB = AK 2 với AK là tiếp tuyến kẻ từ A đến (O ), theo bổ đề 3.
- Vì AD · AB = AO 2 − R 2 , theo bổ đề 2.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 350


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Ta có AM · AN không đổi, mà AN không đổi (câu a) nên M là điểm cố định.



# VÍ DỤ 107. Cho tam giác ABC vuông tại A , AB < AC , đường trung
tuyến AM , đường cao AH . Trên tia đối của tia M A lấy điểm I sao cho
M I = AH . Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho AD = AC . Gọi E là
trung điểm của BD . Chứng minh rằng AE là tiếp tuyến của đường tròn
ngoại tiếp tam giác EM I .

ý Lời giải.
A

c b
h
H M
B C

E h

I
D
Hình 128

Đặt BC = a, AC = b, AB = c, AH = h. Ta có AE = AB + BE = c + BE ;
AE = AD − ED = b − ED mà BE = ED nên 2 AE = b + c, suy ra
¶2
b+c b2 + c2 + 2 bc
µ
AE 2 = = . (1)
2 4

a ³a ´ a2 + 2ah
Ta có AM · AI = +h = (2). Do bc = ah và b2 + c2 = a2 nên từ (1)
2 2 4
và (2) suy ra AE 2 = AM · AI . Theo bổ đề 5, AE là tiếp tuyến của đường tròn
(EM I ). 

C MỘT SỐ BÀI TOÁN CÓ GIẢ THIẾT GẦN NHAU

1 Bài toán có tam giác và các đường cao

Cho tam giác ABC có các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H . Gọi O là
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC , M là trung điểm của BC (h.129).

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 351


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

F
H

B C
D M

K N

Hình 129

Có nhiều tính chất được vận dụng khi giải toán, chẳng hạn:
a) Có ba tứ giác nội tiếp có đường kính H A, HB, HC . Có ba tứ giác nội tiếp
có đường kính là AB, BC, C A .
b) ∆ AEF v ∆ ABC (vì ƒ ABC do BFEC là tứ giác nội tiếp).
AEF = ƒ

c) O A ⊥ EF .
d) AH = 2OM .
e) Điểm K đối xứng với H qua BC thuộc đường tròn (O ).
g) Điểm N đối xứng với H qua trung điểm M của BC thuộc đường tròn (O ).

# VÍ DỤ 108. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) AB < AC ,
các đường cao BD và CE . Đường tròn (O 0 ) ngoại tiếp tam giác ADE cắt
đường tròn (O ) tại K (khác A ). Gọi M là trung điểm của BC . Chứng
minh rằng K M vuông góc với AK .

ý Lời giải.
Cách 1. (h. 130) Kẻ đường kính AG , ta có AKGƒ = 90◦ . (1)
Để chứng minh AK ƒ M = 90◦ , ta sẽ chứng minh K, M,G thẳng hàng. Gọi H là
giao điểm của BD và CE . Tứ giác AEHD nội tiếp đường tròn (O 0 ) mà
K ∈ (O 0 ) nên AK
ƒ ƒ = 90◦ .
H = AEH (2)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 352


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

O0
K
O
E H

B C
M

Hình 130

Từ (1) và (2) suy ra K, H,G thẳng hàng. (3)


BHCG là hình bình hành suy ra K, H, M,G thẳng hàng. Suy ra AK
ƒ M = 90◦ ,
tức là K M ⊥ AK.
Cách 2. (h. 131)

O0
K
O
E H

B C
M

Hình 131

Gọi H là giao điểm của BD và CE . Tứ giác AEHD nội tiếp đường tròn (O 0 )
mà K ∈ (O 0 ) nên AK
ƒ ƒ = 90◦ , tức là HK ⊥ AK .
H = AEH (1)
Hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và K nên OO 0 ⊥ AK . (2)
0
Từ (1) và (2) suy ra HK ∥ OO . (3)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 353


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

1
Ta có O 0 H = AH = OM và O 0 H ∥ OM nên OO 0 HM là hình bình hành, suy ra
2
HM ∥ OO 0 . (4)
Từ (3) và (4) suy ra K, H, M thẳng hàng. Do HK ⊥ AK nên K M ⊥ AK . 

# VÍ DỤ 109. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường
cao BE và CF , M là trung điểm của BC , I là giao điểm các đường phân
giác của tam giác ABC , K là giao điểm thứ hai của AI với đường tròn
(O ). Biết K I = KO , chứng minh rằng tam giác MEF là tam giác đều.

ý Lời giải.

O
I
F
B C
M

K
Hình 132
Để chứng minh K I = K C . Theo đề bài K I = KO nên K C = KO = OC ⇒ ∆KOC
đều, suy ra
ƒ = 60◦ ⇒ AE = 1
KOC (1)
AB 2
Tứ giác BFEC nội tiếp, do đó ƒ ABC ⇒ ∆ AEF v ∆ ABC ( g.g).
AEF = ƒ
EF AE
Suy ra = (2).
BC AB
1
Từ (1) và (2) suy ra EF = BC .
2
1
Ta lại có ME = MF = BC nên ∆ MEF là tam giác đều.
2

# VÍ DỤ 110. Cho tam giác nhọn ABC , AB < AC , đường cao AD .
Đường tròn đường kính BC cắt AC, AB tại E, F . Gọi K là giao điểm của
EF và BC , M là giao điểm (khác F ) của FD và đường tròn (O ). Chứng
minh rằng
a) K FOM là tứ giác nội tiếp.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 354


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) KO là tia phân giác của góc MK F .

ý Lời giải.
A

1 2
1 O
K C
2 B D

M
Hình 133

a) F
c1 = C c2 (tứ giác BFEC và tứ giác AFDC nội tiếp) suy ra K
b=F ƒ c2 ,
F M = 2F
mà KOM
ƒ = 2F c2 (góc nội tiếp và góc tại tâm) nên K
ƒ ƒ . Suy ra
F M = KOM
K FOM là tứ giác nội tiếp.

b) Tứ giác K FOM nội tiếp có OF = OM nên K c2 . Vậy KO là tia phân


c1 = K
giác của góc MK F .


# VÍ DỤ 111. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các
đường cao BE và CF . Gọi d là tiếp tuyến của đường tròn tại A . Gọi I, K
theo thứ tự là hình chiếu của B, C trên d . Chứng minh rằng F I = EK .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 355


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

K
E0
A
M0
F0 E

O
F

B C
M

Hình 134

Gọi M là trung điểm của BC . Kẻ EE 0 , FF 0 , MM 0 vuông góc với d . Dễ thấy


BAI
 =ƒ ACB = ƒ AFE ⇒ EF ∥ d ⇒ EE 0 = FF 0 . (1)
Gọi N là giao điểm của MM 0 và EF . Do EF ∥ d nên MM 0 ⊥ EF . Tam giác
MEF cân tại M mà MN ⊥ EF nên NF = NE . Suy ra M 0 F 0 = M 0 E 0 . (2)
Hình thang BIK C có MB = MC , MM 0 ∥ BI ∥ CK nên M 0 I = M 0 K . (3)
Từ (2) và (3) suy ra M 0 I − M 0 F = M 0 K − M 0 E 0 ⇒ IF 0 = K E 0 (4).
Từ (1) và (4) suy ra ∆FF 0 I = ∆EE 0 K (c.g.c) ⇒ F I = EK . 

# VÍ DỤ 112. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), trực
tâm H . Kẻ các dây BD , CE đi qua H . Gọi M là điểm thuộc cung BC
không chứa A . Gọi I là giao điểm của ME và AB, K là giao điểm của
MD và AC . Chứng minh rằng ba điểm I, H, K thẳng hàng.

ý Lời giải.
D
A

E K
3 1
2 O
I H

B 1 C
1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 356


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Dễ thấy H đối xứng với D qua AC nên H c1 = Db . Ta lại có D c1 (góc nội tiếp)
b =C
nên H c1 . Chứng minh tương tự H
c1 = C c1, mặt khác H
c2 = B ƒ (cùng bù
c3 = BMC
với Ab). Suy ra Hc1 + H
c2 + H
c3 = C
c1 + B ƒ = 180◦ . Vậy I, H, K thẳng hàng.
c1 + BMC

# VÍ DỤ 113. Cho tam giác ABC , AB < AC , các đường cao BE và CF
cắt nhau tại H . Gọi K là giao điểm của EF và BC . Qua A kẻ đường
vuông góc với K H cắt K H và BC theo thứ tự tại I và M . Chứng minh
rằng
a) K F IC là tứ giác nội tiếp.
b) M IEC là tứ giác nội tiếp.
c) MB = MC .

ý Lời giải.
A

F
1
H

1 C
K B M
Hình 136a

a) Năm điểm A, F, H, I, E thuộc đường tròn đườn kính AH nên


H
 ƒ mà HEF
IF = HEF ƒ =C c1 (BFEC nội tiếp) nên H
 c1 , tức là
IF = C
K
 c1 ⇒ K F IC là tứ giác nội tiếp.
IF = C

b) AIE
 =ƒ AFE mà ƒ AFE = ƒ ACB (BFEC nội tiếp) nên AIE
 =ƒACB suy ra
M IEC là tứ giác nội tiếp.

c) Từ câu b) suy ra ƒ ƒ.
M IC = MEC (1)
Từ câu a) suy ra Kƒ FC = K
 IC.
Hai góc này cùng trừ đi 90◦ suy ra K
ƒ M IC .
FB = ƒ (2)
Từ (1) và (2) suy ra K
ƒ ƒ , ta lại có K
FB = MEC ƒ ACB (BFEC nội tiếp)
FC = ƒ
nên MEC
ƒ =ƒ ACB. Suy ra MC = ME . Từ đó MB = ME . Vậy MB = MC .

Lưu ý: Xét bài toán đảo của Ví dụ 113, ta có bài toán sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 357


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Cho tam giác nhọn ABC , AB < AC , các đường cao BE và CF cắt nhau tại H .
Gọi K là giao điểm của EF và BC , M là trung điểm của BC . Chứng minh
rằng K H vuông góc với AM .
ý Lời giải.
Cách 1. (Chứng minh gián tiếp). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với K H ,
cắt BC tại M 0 . Giải như ví dụ 113 được M 0 là trung điểm của BC nên M 0
trùng M . Vậy K H ⊥ AM .
Cách 2.

F O
H

C
K B M

N
Hình 136b

(Chứng minh trực tiếp, hình 136.b) Tứ giác AEHF nội tiếp đường tròn
đường kính AH . Gọi D là giao điểm thứ hai của đường tròn đó với AK . Ta
có ADH
ƒ = AF ƒ H = 90◦ (∗)
Ta có K D · K A = K F · K E = K B · K C ⇒ ADBC là tứ giác nội tiếp.
Gọi (O ) là đường tròn ngoại tiếp tứ giác ADBC , gọi N là giao điểm của DH
và đi qua trung điểm M của BC .
∆ AK M có AH ⊥ K M , MH ⊥ AK nên H là trực tâm suy ra K H ⊥ AM. 
Ở bài toán trên tuy trong đề bài không có đường tròn nhưng trong các giải
có vẽ thêm hai đường tròn và vẽ thêm hai giao điểm D và N với hai đường
tròn ấy. 

2 Bài toán có hai tiếp tuyến và một cát tuyến kẻ từ một điểm

Cho đường tròn (O ), kẻ các tiếp tuyến K A, K B và cát tuyến K CD . Gọi H là


trung điểm của CD , M là giao điểm của KO và AB (h.117). Cần chú ý các
tính chất sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 358


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Năm điểm K, A, H, O, B thuộc một D


đường tròn. A
b) (Bổ đề 1) Mỗi điểm A và B đều có H
tỉ số khoảng cách đến C và D bằng C
nhau.
K O
M

B
Hình 137
Chứng minh
AC K A BC K B
∆K AC v ∆K D A (g.g) ⇒ = . Tương tự = .
AD K D BD K D
AC BC
Ta lại có K A = K B nên = .
AD BD
c) (Bổ đề 2) Tứ giác ACBD có tích các cạnh đối bằng nhau AC · BD = AD · BC
(suy ra từ bổ đề 1). Ta còn gọi tứ giác ACBD là tứ giác điều hòa.
d) (Bổ đề 3) CMOD là tứ giác nội tiếp.
Chứng minh
K C · K D = K A 2 = K M · KO ⇒ CMOD là tứ giác nội tiếp.

# VÍ DỤ 114. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ). Tiếp
tuyến tại A cắt BC tại K . Kẻ tiếp tuyến K D với đường tròn. Gọi E,G, F
theo thứ tự là hình chiếu của D trên AB, BC, C A . Chứng minh rằng
GE = GF .

ý Lời giải.
A

O F

B H
K C
G

E
D

Hình 139
EG
∆DEG có D
b nhọn nội tiếp đường tròn đường kính BD nên = BD
sin EDG
ƒ
(một bổ đề) mà EDG
ƒ =Bc1 nên EG = BD sin B
c1 . (1)
EG BD sin B
c1
Tương tự GF = CD sin C
c1 . (2). Từ (1) và (2) suy ra = · . (3)
GF CD sin C
c1

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 359


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

BD AB
Theo bổ đề 1 ta có = (4)
CD AC
EG AB sin Bc1 AH
Từ (3) và (4) suy ra = · = = 1 (với AH là đường cao của
GF AC sin Cc1 AH
∆ ABC ). Vậy EG = GF
Lưu ý: Ta có E,G, F thẳng hàng (đường thẳng Xim-xơn) nên còn suy ra G là
trung điểm của EF . 

# VÍ DỤ 115. Cho đường tròn (O ), tiếp tuyến K A, K B và cát tuyến


K CD . Chứng minh rằng tứ giác ACBD có tích hai đường chéo bằng hai
lần tích hai cạnh đối (được sử dụng định lí Ptô-lê-mê với tứ giác nội
tiếp: tích hai đường cheo bằng tổng các tích hai cạnh đối)

ý Lời giải.

A
D

O
K

B
Hình 139
Theo định lí Ptô-lê-mê:
AB · CD = AC · BD + AD · BC . (1)
Theo bổ đề 2 ta có
AC · BD = AD · BC . (2).
Từ (1) và (2) suy ra
AB · CD = 2 AC · BD = 2 AD · BC .

# VÍ DỤ 116. Cho đường tròn (O ). Qua điểm K nằm ngoài đường tròn,
kẻ tiếp tuyến K M , cắt tuyến K AB đi qua O , cắt tuyến K CD bất kì. Gọi
I là giao điểm của AD và BC , H là hình chiếu của I trên AB. Chứng
minh rằng:
a) CHOD là tứ giác nội tiếp.
b) Ba điểm I , H , M thẳng hàng.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 360


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

C
I
2 1
1
K B
A H O

Hình 140
a) Ta có: Cc1 = Ib1 ( I H AC nội tiếp)
ƒ ( I HBD nội tiếp)
= HBD
=Cc2 ( ABDC nội tiếp).
⇒ HCK
ƒ = 2C c1 = 2 HBD
ƒ (1)
Tam giác BOD cân tại O .
⇒ HOD
ƒ = 2 HBD ƒ. (2)
Từ (1) và (2) suy ra HOD ƒ ⇒ CHOD là tứ giác nội tiếp.
ƒ = HCK

b) Ta có: K M 2 = K C · K D mà K C · K D = K H · KO (câu a) nên


KH KM
K M 2 = K H · HO ⇒= .
K M KO
Do đó 4K HM v 4K MO (c.g.c) ⇒ K
à HM = K ƒMO = 90◦ .
H I và HM cùng vuông góc với KO nên I , H , M thẳng hàng.

# VÍ DỤ 117. Cho đường tròn (O ), tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến
K CD . Tiếp tuyến với đường tròn (O ) tại D cắt AB ở E . Chứng minh
rằng EC là tiếp tuyến của đường tròn (O ).

ý Lời giải.
E

A
D
C
K M O

B Hình 141

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 361


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

Gọi M là giao điểm của EB và KO . Theo bổ đề (3) ta có CMOD là tứ giác nội


tiếp, mà EMOD là tứ giác nội tiếp nên E , C , M , O , D thuộc một đường tròn.
⇒ OCE ƒ = 90◦ .
ƒ = OME
Vậy EC là tiếp tuyến của (O ). 

# VÍ DỤ 118. Cho đường tròn (O ), tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến


K CD . Gọi M là trung điểm của AB. Chứng minh rằng ƒ ƒ.
ADC = BDM

ý Lời giải.
Cách 1:
A

K C E
M 1O

1
B Hình 142
Kẻ AE ⊥ BD . Sẽ chứng minh ƒ ƒ bằng cách chứng minh
ADC = BDM
4 ADK v 4EDM .
4 AEB vuông tại E , trung tuyến EM .
⇒E c1 , mà B
c1 = B c1 = A
c1
nên A
c1 = E
c1 ⇒ Dƒ AK = DEM
ƒ (1)
ADE = K
ƒ ƒ AM ⇒ 4 ADE v 4K AM (g.g)
AD DE DE
⇒ = = (2)
AK AM EM
Từ (1) và (2) suy ra 4 ADK v 4EDM (c.g.c) ⇒ ADK ƒ , tức là
ƒ = EDM
ƒ.
ADC = BDM
ƒ
Cách 2:
A

1
1
D
C 1
K 1 2 I
M O

E
B Hình 143
Kẻ đường kính AE . Gọi I là giao điểm của DE và KO . Tứ giác AM ID nội
tiếp (Vì ƒ I = 90◦ ) ⇒ ADM
AM I = AD ƒ = Ib1 . (1)
c1 = A 1 (cùng phụ với K AM )= D
K c ƒ c1 (góc nội tiếp ⇒ K BID là tứ giác nội tiếp)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 362


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

⇒K ƒ DB = Ib2 (2)
4 I AB cân (vì đường cao I M là trung tuyến)
⇒ Ib1 = Ib2 . (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra ADM
ƒ =K ƒ DB.
Hai góc này cùng trừ đi K DM được ƒ
à ƒ.
ADC = BDM
Cách 3:
A

D
C
K O
M

B Hình 144
Sử dụng kết quả của ví dụ 115.
Theo Ví dụ 115 ta có:
1 1 AC MB
AC · BD = AB · CD = MB · CD (vì MB = AB)⇒ = .
2 2 CD BD
Kết hợp với ƒ ABD (góc nội tiếp) suy ra 4 ACD v 4 MBD (c.g.c)
ACD = ƒ
⇒ƒ ƒ.
ADC = MDB

# VÍ DỤ 119. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) tiếp xúc ngoài tại A . Kẻ
dây AB của đường tròn (O 0 ) không đi qua O 0 . Kẻ các tiếp tuyến BC , BD
với đường tròn (O ), C và D là các tiếp điểm. Gọi giao điểm thứ hai của
C A , D A với đường tròn (O 0 ) lần lượt là E , F . Tiếp tuyến chung của hai
đường tròn (O ) và (O 0 ) tại A cắt EF ở K . Chứng minh rằng:
a) BF 2 = AF · DF và BE 2 = AE · CE ;
BF AF
b) = ;
BE AE
c) K B là tiếp tuyến của đường tròn (O 0 ).

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 363


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

K
C

F 1 B
2

O A
O0
1

1 I E

Hình 145

a) Gọi I là giao điểm của K A và BD .


Ta có: D
c1 = A
c1 = A c1 nên 4FBA v 4FDB (g.g)
c2 = B
BF AF
⇒ = ⇒ BF 2 = AF · DF .
DF BF
Tương tự: BE 2 = AE · CE .
BF 2 AF DF
µ ¶
b) Từ câu a) suy ra = · (1)
BE AE CE
AEF = A
ƒ c2 = A c1 ⇒ EF ∥ CD .
c1 = C
AF AD AF + AD DF
⇒ = = = (2)
AE AC AE + µAC ¶ CEµ
BF 2 AF 2 BF AF

Từ (1) và (2) suy ra = nên = . (3)
BE AE BE AE
c) Chứng minh bằng phản chứng. Giả sử K B cắt đường tròn (O 0 ) tại B0
_ _ _ _
khác B, giả sử B F < BF ⇒ B BE > BE , suy ra B0 F < BF , B0 E > BE nên
0 0

B0 F BF
< . (4)
B0 E BE
Xét các tiếp tuyến K A , K B0 và cát tuyến K FE , theo bổ đề 1 ta có
B0 F AF B0 F BF
= . Kết hợp với (3) ta có: 0 = , mâu thuẫn với (4). Vậy K B là
B0 E AE B E BE
tiếp tuyến của (O )0 .
Lưu ý: câu c) chính là định lí đảo của bổ đề 1.


# VÍ DỤ 120. Cho đường tròn (O ), điểm K nằm ngoài đường tròn, K A
và K B là các tiếp tuyến ( A , B là tiếp điểm). Dựng cát tuyến K CD với

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 364


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

đường tròn (C nằm giữa K và D ) sao cho AC song song với BD .

ý Lời giải.
I

A 3 O0
D
1 2
C
K O

1 2

Hình 146
Phân tích: Giả sử đã dựng được cát tuyến K CD có AC ∥ BD . Gọi I là giao
điểm của K A và BD . Ta có: Ib = A
c1 (do AC ∥ BI )= B
c1 (bằng nửa số đo cung
AC ).
A
c2 = Bc2 (do AC ∥ BD )
=Ac3 (bằng nửa số đo cung AD )
AC BC
nên 4 ABC v 4 AID (g.g) ⇒ = . (1)
AD D I
AC BC
Theo bổ đề 1, ta có: = (2)
AD BD
Từ (1) và (2) suy ra BD = D I .
Chỉ cần dựng I thuộc tia đối của tia AK sao cho D I = BD (nếu kẻ đường
kính BOO 0 thì O 0 I = O 0 B).
Cách dựng:
Dựng đường kính BOO 0 .
Dựng đường tròn (O 0 ; O 0 B) cắt tia đối của tia AK ở I .
Dựng D là giao điểm của BI với (O ), C là giao điểm của K D với (O ).
Chứng minh: Bạn đọc tự giải.
Biện luận: Bài toán có một nghiệm hình. 

3 Bài toán có tứ giác nội tiếp và giao điểm các đường thẳng chứa các cạnh đối

Xét tứ giác ABCD có M là giao điểm của AB và CD , N là giao điểm của AD


và BC . Ta có các tính chất sau:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 365


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

N
a) Với tứ giác ABCD bất kì, các
đường tròn ngoại tiếp của bốn
tam giác M AD , MBC , N AB, A
NCD cùng đi qua một điểm K . B

b) Với tứ giác ABCD nội tiếp, điểm


D M
K nói trên thuộc đoạn thẳng C
MN . Hình 147
Xem chứng minh các tính chất
trên ở ví dụ 121

# VÍ DỤ 121. Cho tứ giác ABCD , M là giao điểm của AB và CD , N là


giao điểm của AD và BC . Gọi K là giao điểm của các đường tròn ngoại
tiếp tam giác N AB, MBC (K khác B). Chứng minh rằng:
a) K thuộc đường tròn ngoại tiếp các tam giác M AD , NCD ;
b) Nếu ABCD là tứ giác nội tiếp thì K thuộc đoạn thẳng MN .

ý Lời giải.
(Hình vẽ ứng với các tia AB và DC cắt nhau ở M , các tia D A và CB cắt
nhau ở N . Các trường hợp khác tương tự).
N

A 1
2
K
1

1
D M
C
Hình 148
a) Tứ giác CMK B nội tiếp, suy ra CMK
ƒ =B c1 .
Tứ giác ANK B nội tiếp, suy ra B c1 .
c1 = A
Suy ra CMK
ƒ =A c1 . Do đó K thuộc đường tròn ( M AD ).
Tương tự K thuộc đường tròn ( NCD ). b) Tứ giác CMK B nội tiếp
⇒ MK
ƒ B=C c1 .
Tứ giác ANK B nội tiếp ⇒ NK ƒ B=A c2 .
Suy ra MK
ƒ B + NK
ƒ B=C c2 = 180◦ (do ABCD nội tiếp) ⇒ K thuộc đoạn
c1 + A
thẳng MN .
Lưu ý: Kết luận ở câu a) là định lí Mi-ken (Miquel), điểm K là điểm Mi-ken
của tứ giác ABCD . 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 366


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 122. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ; R ), M là giao


điểm của AB và CD , N là giao điểm của AD và BC . Gọi K là giao điểm
của các đường tròn ngoại tiếp tam giác N AB, MBC . Chứng minh rằng:
a) MK 2 − NK 2 = MO 2 − NO 2 ;
b) OK vuông góc với MN .

ý Lời giải.
(Hình vẽ ứng với các tia AB và DC cắt nhau ở M , các tia D A và CB cắt
nhau ở N . Các trường hợp khác tương tự).
N

A
K

R B
D O M
C

Hình 149
a) Theo ví dụ 121, điểm K thuộc đoạn thẳng MN nên MK 2 − NK 2
= ( MK + NK )( MK − NK )
= MN ( MK − NK )
= MN · MK − N M · NK (1)
Áp dụng các bổ đề 1 và 2 về hệ thức lượng trong đường tròn, ta có:
MN · MK = M A · MB = MO 2 − R 2 . (2)
N M · NK = NC · NB = NO 2 − R 2 . (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra
MK 2 − NK 2 = MO 2 − NO 2 .

b) Áp dụng bổ đề nhận biết hai đường chéo vuông góc (Ví dụ 3),
từ MK 2 + NO 2 = MO 2 + NK 2 suy ra OK ⊥ MN .

# VÍ DỤ 123. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ), N là giao
điểm của AD và BC . Gọi (O 0 ) là đường tròn ngoại tiếp tam giác N AB.
Gọi ( I ) là đường tròn ngoại tiếp tam giác NCD .
a) Chứng minh rằng OO 0 N I là hình bình hành.
b) Gọi K là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (O 0 ) và ( I ). Chứng
minh rằng OK
ƒ N = 90◦ và IO 0 ∥ OK .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 367


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ý Lời giải.

y N
x
A O0
G K
I B

O
D C

Hình 150

a) Kẻ N y là tiếp tuyến của (O 0 ) thì ƒ


AN y = ABN
ƒ =D b
⇒ N y ∥ CD .
Ta lại có đường nối tâm OI ⊥ CD và O 0 N ⊥ N y nên OI ∥ O 0 N . (1)
Kẻ N x là tiếp tuyến của ( I ) thì CN
x = D ƒ ⇒ N x ∥ AB.
b = ABN
Ta lại có đường nối tâm OO 0 ⊥ AB và I N ⊥ N x nên OO 0 ∥ I N . (2)
Từ (1) và (2) suy ra OO 0 N I là hình bình hành.
b) Gọi G là giao điểm của IO0 và ON .
Do OO 0 N I là hình bình hành nên GO = GN . (3)
Đường nối tâm IO0 là đường trung trực của NK nên GN = GK . (4)
Từ (3) và (4) suy ra GO = GN = GK nên OK
ƒ N = 90◦ .
Đường nối tâm IO0 ⊥ NK mà OK ⊥ NK nên IO0 ∥ OK .

Lưu ý: Điểm K là điểm Mi-ken của tứ giác ABCD . Ví dụ 123 cho ta một
cách khác giải ví dụ 122. 

# VÍ DỤ 124. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ). Gọi I là giao
điểm của AC và BD , E là giao điểm của AB và CD . Đường tròn ngoại
tiếp tam giác BDE cắt EI ở điểm thứ hai K .
a) Chứng minh rằng C , I , K , D thuộc cùng một đường tròn.
b) Kẻ tiếp tuyến tại C của đường tròn (O ) cắt IE ở M . Chứng minh rằng
BK CM là tứ giác nội tiếp.

c) Chứng minh rằng BM là tiếp tuyến của đường tròn (O ).

ý Lời giải.
(Hình vẽ ứng với các tia AB và DC cắt nhau, các trường hợp khác tương tự)

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 368


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B
K
I
M
1
D E
C

Hình 151

a) Tứ giác DK BE nội tiếp ⇒ DK


ƒ ƒ tức là DK
E = DBE I = DBE
ƒ (1)
DCI
 = DBAƒ. (2)
Từ (1) và (2) suy ra DK
I + DCI
 = DBE ƒ = 180◦ ⇒ CIK D là tứ giác
ƒ + DBA
nội tiếp.
b) Tứ giác DK BE nội tiếp ⇒ BKƒ E=Dc1 tức là BK
ƒ c1 .
M=D (3)
Ta lại có BCM
ƒ =D c1 . (4)
Từ (3) và (4) suy ra BKƒ ƒ ⇒ BK CM là tứ giác nội tiếp.
M = BCM

c) Tứ giác CIK D nội tiếp (câu a) ⇒ CK


ƒ M=D c1 . (5)
Tứ giác BK CM nội tiếp (câu b) ⇒ CKƒ ƒ.
M = CBM (6)
Từ (5) và (6) suy ra CBM
ƒ =D c1 . Từ đó BM là tiếp tuyến của (O ).

BÀI TẬP

| Bài 12. TAM GIÁC - TỨ GIÁC - ĐA GIÁC


A TỨ GIÁC NỘI TIẾP: TÍNH CHẤT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT
L BÀI 161. Cho tam giác ABC có AC = 10cm, AB = 6cm, nội tiếp đường tròn
tâm (O ) có đường kính 15cm. Tính đường cao AH của tam giác ABC .
L BÀI 162. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm (O ). Gọi , F theo thứ
tự là hình chiếu của A, C trên BD . Gọi G, H theo thứ tự là hình chiếu của
B, D trên AC . Chứng minh rằng bốn điểm E, F,G, H thuộc một đường tròn.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 369


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 163. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm (O ), các điểm D và
1
E thuộc cạnh BC sao cho BD + CE = BC . Các đường vuông góc với BC tại
2
D và tại E cắt AB và AC theo thứ tự ở I và K . Chứng minh rằng bốn điểm
A, I, O, K thuộc một đường tròn.
L BÀI 164. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ cát tuyến
chung C AD , C ∈ (O ) và D ∈ (O 0 ), A nằm giữa C và D . Gọi d là đường thẳng
song song với CD và không giao với hai đường tròn (B gần D hưn so với A ).
Gọi giao điểm của CB, DB với D lần lượt là E , F . Gọi giao điểm thứ hai của
AF với (O 0 ) là N . Gọi K là giao điểm của CM và DN . Chứng minh rằng sáu
điểm F, M, B, N, E, K thuộc một đường tròn.
L BÀI 165. Cho tam giác ABC cân tại A ( Ab < 90◦ ), đường cao BD . Tia phân
giác của góc CBD cắt AC ở I . Qua A kẻ đường vuông góc với BI , cắt BI và
BC theo thứ tự ở H và E . Chứng minh rằng tam giác IEC là tam giác cân.
L BÀI 166. Cho tam giác ABC vuông tại A , điểm D thuộc cạnh BC . Gọi E
là hình chiếu của D trên AB, F đối xứng với D qua E . Gọi G là giao điểm
của CF và AB, H là hình chiếu của G trên BC , I là giao điểm của HE và CF .
Chứng minh rằng
a) BI ⊥ CF
b) AIG
 =HIG

L BÀI 167. Cho tam giác ABC vuông tại A , ( AB < AC ), điểm I thuộc đường
cao AH . Chứng minh rằng không thể xảy ra ABI
 = ACI.

L BÀI 168. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ tiếp
tuyến chung CD , C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ), B gần CD hơn so với A . Gọi E là giao điểm
của CB và AD , F là giao điểm của BD và AC . Chứng minh rằng EF ∥ CD .
L BÀI 169. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ tiếp
tuyến chung CBD , C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ), B nằm giữa C và D . Gọi E là điểm thuộc
cung AB của đường tròn (O ) nằm trong đường tròn tâm (O 0 ), F là điểm thuộc
cung AB của đường tròn (O 0 ) nằm trong đường tròn (O ), I là giao điểm của
CE và DF .

a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác EIF đi qua A .
b) Gọi K là giao điểm thứ hai của AB với đường tròn ngoại tiếp tam giác
EIF . Chứng minh IK ∥ CD .

L BÀI 170. Cho hình thang ABCD nội tiếp hình tròn (O ), đáy AB và CD ,
điểm K thuộc cung CD không chứa A . Kẻ dây BE vuông góc với DK tại M .
Gọi N là giao điểm của AK và CE . Chứng minh rằng MN ∥ CD .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 370


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 171. Cho tam giác ABC có AB < AC , đường phân giác AD . Gọi M
là trung điểm của BC . Đường tròn tâm (O ) ngoại tiếp tiếp tam giác ADM
cắt AB, AC theo thứ tự ở E, F khác A . Gọi I là điểm đối xứng với F qua M .
Chứng minh rằng
a) MB là tia phân giác của góc ƒ
I ME .

b) Tứ giác BEM I nội tiếp.


c) BE = CF và AD ∥ EI .
L BÀI 172. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB, các bán kính OC và
OD vuông góc với nhau (C thuộc cung AD ). Gọi E là giao điểm của AC và
BD . Đường tròn ngoại tiếp tam giác COD cắt AE, BE theo thứ tự tại các
điểm G, H . Chứng minh rằng AOHG là hình bình hành.
L BÀI 173. Cho tam giác ABC cân tại A ( Ab < 90◦ ) nội tiếp đường tròn (O ),
đường cao BE . Các tiếp tuyến với đường tròn tại B và C cắt nhau ở D . Gọi H
là giao điểm của AD và BC , M là trung điểm của BE . Vẽ dây AK đi qua M .
Chứng minh rằng
a) BK
ƒ H = 90◦ .

b) CDK H là tứ giác nội tiếp.


c) D A là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác K BD .
L BÀI 174. Cho tam giác ABC vuông cân tại A , các đường phân giác AD
và BE cắt nhau ở I . Gọi H là hình chiếu của E trên IC . Chứng minh rằng
DH là tia phân giác của góc IDC .
L BÀI 175. Cho đường tròn (O ) và đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn
(O ) tại A . Kẻ đường kính AOB. Gọi G là một điểm thuộc đường thẳng d , E
là giao điểm thứ hai của GB với đường tròn. Vẽ đường kính EOF . Gọi C là
giao điểm của EF và d , D là giao điểm thứ hai của BC với đường tròn, H là
giao điểm của BF và d . Chưng minh rằng
a) CGED là tứ giác nội tiếp.
ƒ = 90◦ .
b) GDH
L BÀI 176. Cho đường tròn tâm (O ; R ) có dây AB = R cm. Điểm C thuộc
cung lớn AB. Gọi I là trung điểm O A , M là trung điểm BC , H là hình chiếu
của A trên BC . Chứng minh rằng 4 M I H là tam giác đều.
L BÀI 177. Cho tam giác nhọn ABC , đường cao AH , HC = 2HB. Đường
vuông góc với AC tại C cắt AH ở D . Gọi E là trung điểm CD . Chứng minh
rằng

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 371


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

ABE = 90◦ .
a) ƒ
b) BAH
ƒ =CƒAE .

L BÀI 178. Cho tam giác ABC cân tại A , điểm I nằm trong tam giác sao
cho IBC
 = IC
 A . Gọi M là trung điểm của BC .

a) Kẻ đường vuông góc với BI tại I , cắt AM ở F . Chứng minh rằng A, F, I, C


thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng AIC
 +ƒBI M = 180◦ .

L BÀI 179. Cho hai đường tròn tâm (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B (O 0 A <
O A , O và O 0 nằm về hai phía của AB). Gọi C là điểm đối xứng với O 0 qua AB.
Gọi D là giao điểm thứ hai của AC với đường tròn (O ). Gọi E là giao điểm
thứ hai của DB với đường tròn (O 0 ). Gọi K là giao điểm AE và OO 0 . Chứng
minh rằng OC = O 0 K .
L BÀI 180. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O ), điểm I
thuộc cung AB không chứa điểm C . Gọi H là hình chiếu của A trên IC .
Chứng minh rằng IB + I H = HC .
L BÀI 181. Cho tam giác ABC ( AB 6= AC ), đường tròn ( I ) nội tiếp tam giác
tiếp xúc với BC, AB, AC theo thứ tự ở D, E, F . Gọi H là hình chiếu của D trên
EF .

a) Chứng minh rằng BHE ƒ.


ƒ = CHF

b) Gọi N là giao điểm thứ hai của EF với đường tròn ngoại tiếp tam giác
BHC . Chứng minh rằng NB = NC .

L BÀI 182. Cho đường thẳng d không giao với đường tròn (O ). Gọi I là hình
chiếu của O trên d . Kẻ cát tuyến IBC với đường tròn (O ). Các tiếp tuyến tại
B và tại C cắt đường thẳng d theo thứ tự tại D và E . Chứng minh rằng
ID = IE .
L BÀI 183. Cho đường thẳng d không giao với đường tròn (O ). Gọi I là hình
chiếu của O trên d . Kẻ các cát tuyến I AD , IBC với đường tròn (O ), A nằm
giữa I và D , B nằm giữa I và C . Gọi giao điểm của C A và DB với d theo thứ
tự là E và F . Chứng minh rằng IE = IF .
L BÀI 184. Cho đường tròn (O ), điểm K thuộc đường tròn. Vẽ đường tròn
(K ) cắt đường tròn (O ) tại C và D . Vẽ dây AB của đường tròn (K ) vuông góc
với bán kính K C . B nằm tròn đường tròn (O ). Gọi giao điểm thứ hai của CB,
AC với đường tròn (O ) theo thứ tự E, F . Qua E vẽ đường thẳng song song với
AC , cắt AB ở G . Chứng minh rằng

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 372


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) K E = K F ; b) CF = BE = EG ; ƒ = 90◦ .
c) CDG

L BÀI 185. Cho tam giác ABC vuông tại A, gọi O là giao điểm các đường
phân giác. Gọi E là hình chiếu của A trên OB, gọi F là hình chiếu của A trên
OC.

a) Chứng minh rằng EF song song với BC.


b) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC, gọi M là trung điểm của BC, N là
giao điểm của MO và AH. Chứng minh rằng AN = EF.
L BÀI 186. Cho tam giác ABC . Đường tròn (K ) bàng tiếp trong góc A tiếp
xúc với AB, BC , AC theo thứ tự ở D , E , F . Gọi G là giao điểm của DE và K C ,
H là giao điểm của FE và K B.

a) Chứng minh rằng AHKG là tứ giác nội tiếp.


b) Gọi M , N theo thứ tự là giao điểm của AH , AG với BC . Chứng minh
rằng EM = EN .
L BÀI 187. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Lấy điểm E
thuộc đường tròn (O ), điểm F thuộc đường tròn (O 0 ) sao cho AB là tia phân
giác của góc E
ƒ AF . Kẻ các cát tuyến chung EBG và FBH , G ∈ (O 0 ), H ∈ (O ).
Chứng minh rằng:
a) E , F , G , H thuộc một đường tròn.
b) Tâm đường tròn đi qua bốn điểm trên là một điểm cố định khi E , F thay
đổi vị trí.
L BÀI 188. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ) có AB = BC . Vẽ hình
bình hành ADCE . Đường thẳng đi qua E vuông góc với BD cắt D A , DC theo
thứ tự ở M , N . Chứng minh rằng BM = BN = BD .
L BÀI 189. Cho tam giác ABC cân tại A góc A bằng 1200 . Trên tia đối của
AC lấy điểm D , trên tia đối của AB lấy E sao cho AD < AE . Gọi I, K,G lần
lượt là trung điểm của các cạnh BD, CE, DE . Đường trung trực của IK cắt
BC tại M . Chứng minh rằng M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác G IK .
Hướng dẫn: Gọi F là trung điểm của BC . Đường tròn ngoại tiếp tam giác
IFK cắt BC tại điểm thứ hai N . Hãy chứng minh N trùng M .
L BÀI 190. Cho tam giác nhọn ABC , I là giao điểm của các đường phân
giác. Đường vuông góc với AB tại B và đường vuông góc với AC tại C cắt nhau
ở K . Lấy điểm M thuộc tia K B, điểm N thuộ tia K C sao cho K M = K N = K A .
Chứng minh rằng ba điểm M , I , N thẳng hàng.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 373


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 191. Cho tam giác nhọn ABC , AB < AC , đường cao AH . Gọi D , E
theo thứ tự là hình chiếu của H trên AB, AC . Kẻ HF song song với AB
(F ∈ AC ), kẻ HG song song với AC (G ∈ AB).

a) Gọi K là giao điểm của DE và HF . Chứng minh CK vuông góc với HF .


b) Gọi M là giao điểm của DE và BC , gọi N là giao điểm của FG và BC .
Chứng minh rằng M trùng N .
L BÀI 192. Cho tam giác ABC cân tại A , điểm M di chuyển trên cạnh BC .
Kẻ MD song song với AC (D ∈ AB), kẻ ME song song với AB (E ∈ AC ). Chứng
minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE luôn đi qua một điểm cố
định khác A .
L BÀI 193. Cho tứ giác nội tiếp ABCD có các tia phân giác của các góc A và
B gặp nhau tại điểm E thuộc cạnh CD . Chứng minh hệ thức CD = AD + BC .
L BÀI 194. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ), điểm E thuộc cung
AD không chứa B. Gọi khoảng cách từ E đến AB, BC , CD theo thứ tự là a,
b, c. Tính khoảng cách EK từ E đến AD .
L BÀI 195. Cho hình vuông ABCD cạnh a, điểm K đối xứng với D qua A .
Gọi O là giao điểm của AC và BD . Vẽ cung AB của đường tròn (O ; O A ), cắt
CK ở E . Gọi I là giao điểm của BE và C A . Tính diện tích tam giác AID .
L BÀI 196. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), dây AD đi qua trung
điểm M của BC . Kẻ dây DE song song với BC , dây CF song song với AE .
Chứng minh rằng
a) Các tam giác BAF và BEF có diện tích bằng nhau.
b) BF đi qua trung điểm của AE .
L BÀI 197. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B. Kẻ cát tuyến
chung CBD vuông góc với AB, C ∈ (O ), D ∈ (O 0 ). Một đường thẳng chuyển động
luôn đi qua B cắt các đường tròn (O ) và (O 0 ) theo thứ tự ở E và F . Gọi M là
giao điểm của CE và DF . Tìm quỹ tích trung điểm I của AM .
L BÀI 198. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự ấy, AB > BC . Điểm
M chuyển động trên đường vuông góc với AB tại B. Gọi I là hình chiếu của
C trên AM . Gọi H là giao điểm của CI và BM . Tìm quỹ tích tâm O đường
tròn ngoại tiếp tam giác M AH .
L BÀI 199. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O ), AB > BC .
Điểm D chuyển động trên cung AB. Trên tia CD lấy điểm E sao cho CE = AD .
Tìm quỹ tích của điểm E .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 374


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 200. Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC ). Dựng điểm D trên
cạnh huyền, các điểm E và F trên các cạnh góc vuông (D, E, F không trùng
với các đỉnh của tam giác ABC ) sao cho 4DEF v 4 ABC .
L BÀI 201. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB. Gọi Am, Bn là các tia
tiếp tuyến với nửa đường tròn (nằm cùng phía với nửa đường tròn đối với
AB). Dựng tiếp tuyến CD với nửa đường tròn (C ∈ Am, D ∈ Dn) sao cho nếu
gọi M là tiếp điểm. I là giao điểm của AD và BC thì M IBD là tứ giác nội
tiếp.
L BÀI 202. Cho nửa đường tròn (O ) đường kính AB, điểm I thuộc đường
kính AB, I A = a, IB = b. Điểm M chuyển động trên nửa đường tròn. Đường
vuông góc với I M tại M cắt các tiếp tuyến của nửa đường tròn tại A và B
theo thứ tự ở C và D . Tìm vị trí của C và D sao cho tam giác CID có diện
tích nhỏ nhất.

B SỬ DỤNG HỆ THỨC LƯỢNG TRONG ĐƯỜNG TRÒN


L BÀI 203. Cho hai đường tròn (O ) và (O 0 ) cắt nhau tại A và B.Gọi I là điểm
thuộc dây cung chung AB ( I A < IB). Kẻ dây CD của đường tròn (O ) vuông
góc với OI tại I , kẻ dây EF của đường tròn (O 0 ) vuông góc với O 0 I tại I . Tứ
giác CEDF là hình gì?
L BÀI 204. Cho tam giác ABC có BC = 2 AB ngoại tiếp đường tròn ( I ). Gọi
M là trung điểm của BC , gọi H và K là giao điểm của AM và đường tròn ( I ),
H nằm giữa A và K . Chứng minh rằng AH = MK .
1
L BÀI 205. Cho tam giác ABC có Ab − Cb > 90◦ , AB = BC , điểm M thuộc cạnh
2
1
BC sao cho BM = AB. Đường trung trực của AC cắt BA ở I . Chưng minh
2
rằng
 < 90◦ ;
a) ICB
1
b) ƒ
I MC = ƒICM .
2
L BÀI 206. Cho đường tròn (O ) đường kính AB, dây cung CD vuông góc với
AB, M là điểm thuộc dây BD . Đường thẳng đi qua D và vuông góc với AM
cắt BC ở N . Gọi K là hình chiếu của C trên AN . Chứng minh rằng C, K, M
thẳng hàng.
L BÀI 207. Cho đường tròn nội tiếp tam giác ABC , các tiếp điểm trên
BC, AC, AB theo thứ tự là D, E, F . Đường thẳng đi qua A và song song với
BC cắt FE ở K . Gọi I là giao điểm của OD và EF .
a) Chứng minh rằng AI vuông góc với OK tại H .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 375


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

b) Chứng minh rằng 4OHD v 4ODK .


c) Gọi M là giao điểm của AI và BC . Chứng minh rằng OM vuông góc với
DK .

L BÀI 208. Cho đường tròn (O ), điểm M nằm ngoài đường tròn, tia đối của
tia OM cắt đường tròn ở K . Kẻ tiếp tuyến M A với đường tròn ( A là tiếp
điểm), H là hình chiếu của A trên OM . Kẻ cát tuyến MBC , B và C thuộc (O ),
B nằm giữa M và C . Chứng minh rằng

a) BHOC là tứ giác nội tiếp.


b) BK là tia phân giác của góc CBH .
L BÀI 209. Cho đường tròn (O ; R ), đường kính CD . Điểm A nằm ngoài
đường tròn sao cho O A = 2R và tam giác ACD nhọn. Gọi giao điểm thứ
hai của AC , AD với đường tròn (O ) theo thứ tự là B, E . Đường tròn ngoại
tiếp tam giác ABE cắt O A ở điểm thứ hai I . Tính OI .
L BÀI 210. Cho đường tròn (O ) điểm A nằm ngoài đường tròn. Gọi CD là
một đường kính thay đổi vị trí. Gọi giao điểm thứ hai của AC , AD với đường
tròn (O ) theo thứ tự là B, E . Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABE cắt O A ở
điểm thứ hai I . Chứng minh rằng I là điểm cố định.
L BÀI 211. Cho tam giác ABC và đường thẳng d không có điểm chung với
các cạnh của tam giác. Đường tròn (O ) bất kì qua B và C cắt đường thẳng d
ở E và F . Gọi (O 0 ) là đường tròn đi qua A, E, F . Chứng minh rằng khi đường
tròn (O ) thay đổi thì đường tròn (O 0 ) đi qua hai điểm cố định (hai điểm này
có thể trung nhau trong trường hợp đặc biệt).
L BÀI 212. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), điểm D thuộc cung
AB. Các tiếp tuyến với đương tròn (O ) tại B và tại C cắt AD theo thứ tự ở E
và F . Gọi I là giao điểm của CE và BF .
a) Tính góc BIC .
b) Chứng minh rằng BIDE , CIDF là các tứ giác nội tiếp.
c) Chứng minh rằng khi điểm D chuyển động trên cung AB thì D I đi qua
một điểm cố định.
L BÀI 213. Cho đường tròn (O ), điểm A cố định nằm trong đường tròn ( A
khác O ). Gọi BC là một dây cung bất kì qua A . Các tiếp tuyến tại B và C cắt
nhau ở M . Tìm quỹ tích của M khi dây BC chuyển động.
L BÀI 214. Cho đường tròn (O ; R ), điểm A cố định nằm ngoài đường tròn,
O A = 2R . Một đường thẳng chuyển động luôn đi qua A cắt đường tròn (O ) ở
B và C . Tìm quỹ tích tâm I đường tròn ngoại tiếp tam giác OBC .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 376


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 215. Cho đường tròn (O ), đường thẳng d không giao với đường tròn,
M là điểm chuyển động trên đường thẳng d . Gọi M A, MB là các tiếp tuyến
với đường tròn (O ), A và B là các tiếp điểm. Tìm quỹ tích
a) Tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác M AB.
b) Trung điểm E của AB.
L BÀI 216. Cho tam giác nhọn ABC và các nửa đường tròn đường kính
BC, C A, AB ở phía ngoài tam giác đó. Dựng các điểm H, I, K theo thứ tự
thuộc các nửa đường tròn trên sao cho AI = AK , BK = BH , CH = CI .
L BÀI 217. Cho tam giác ABC cân tại A , điểm D thuộc cạnh BC sao cho
BD = 2DC . Gọi I là điểm thuộc đoạn thẳng AD sao cho D
 IB = 2D
 IC .

a) Chứng minh rằng BID ƒ.


 = BAC

b) Nêu cách dựng điểm I nói trên.

C BÀI TOÁN CÓ TAM GIÁC VÀ CÁC ĐƯỜNG CAO


L BÀI 218. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường cao
AD , BE , CF cắt nhau ở H . Gọi I là giao điểm thứ hai của AD với đường tròn
(O ), K là giao điểm của FD và BI . Tính góc BK
ƒ C.
L BÀI 219. Cho tam giác nhọn ABC , các đường cao AD , BE , CF cắt nhau
ở H . Đường tròn đương kính AH cắt DF ở K (khác F ). Chứng minh rằng
DK = DE .
L BÀI 220. Cho đường tròn (O ), dây BC , điểm A chuyển động trên cung lớn
BC . Các đường cao BD , CE cắt nhau tại H . Gọi I là giao điểm của DE và
BC . Gọi K là giao điểm thứ hai của I A và (O ). Chứng minh rằng :

a) AK
ƒ H = 90◦ .

b) Đường thẳng K H đi qua một điểm cố định.


L BÀI 221. Cho tam giác nhọn ABC , AB < AC , các đường cao BD và CE cắt
nhau ở H . Gọi I là một điểm thuộc cạnh BC . Gọi K là giao điểm (khác I ) của
AI với các đường tròn ngoại tiếp tam giác IBE , ICD .

a) Tính góc AK
ƒ H. b) Tính góc HK
I .

L BÀI 222. Cho tam giác nhọn ABC , AB < AC , các đường cao BD và CE .
Gọi I là trung điểm của DE , M là trung điểm của BC . Gọi H là giao điểm
của AI và BC , K là giao điểm của AM và DE . Chứng minh rằng K H vuông
góc với BC .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 377


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 223. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường cao
BD và CE cắt nhau tại ở H . Gọi M , N theo thứ tự là trung điểm của BC , DE .
Gọi K là giao điểm thứ thứ hai của AM với đường tròn (O 0 ) đường kính AH .
Gọi I là giao điểm thứ hai của AN và đường tròn (O ). Chứng minh rằng:

a) K
ƒ AE = M
ƒ AC . c) I đối xứng với K qua BC .
b) 4 MCK ∼ 4 M AC .

L BÀI 224. Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H nội tiếp đường tròn (O ).
Gọi M là trung điểm của BC , AM cắt cung BHC ở E , BE cắt AC ở I và cắt
đường tròn (O ) ở K , CE cắt AB ở G và cắt đường tròn (O ) ở N . Chứng minh
rằng:

a) G I song song với BC . b) à


M AN = M
ƒ AK .

L BÀI 225. Cho tam giác nhọn ABC , các đường cao BD , CE cắt nhau ở H .
Gọi M là trung điểm của AH , I là giao điểm của DE và AH .
a) Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC . Chứng minh rằng K thuộc đường
tròn ngoại tiếp tam giác CD I và BDM .
b) Chứng minh rằng CI vuông góc với BM .
L BÀI 226. Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H nội tiếp đường tròn (O ).
Vẽ dây MN vuông góc với BC tại K (K thuộc cung nhỏ BC ). Đường thẳng đi
qua K và song song với AN cắt MH tại I .
a) Gọi giao điểm của IK với AC , AB theo thứ tự là E , F . Chứng minh rằng
ME ⊥ AC , MF ⊥ AB.

b) Gọi D là điểm đối xứng với M qua AB, G là điểm đối xứng với M qua
AC . Chứng minh rằng ba điểm D , H , G thẳng hàng.

c) Chứng minh rằng I là trung điểm của MH .


L BÀI 227. Cho tam giác nhọn ABC , các đường cao BD , CE cắt nhau ở H .
Gọi I và K theo thứ tự là hình chiếu của B và C trên DE . Gọi diện tích các
tam giác HBC , HDE , BIE , CK D theo thứ tự là S1 , S2 , S3 , S4 . Chứng minh
rằng S1 − S2 = S3 + S4 .
L BÀI 228. Cho đường tròn (O ; R ), dây BC . Điểm A chuyển động trên cung
lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. Gọi AD , BE , CF là các đường cao của
tam giác ABC . Tìm vị trí của A để tam giác DEF có chu vi lớn nhất.
L BÀI 229. Cho đường tròn (O ), dây BC cố định, điểm A chuyển động trên
cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. Các đường cao BD và CE của tam
giác ABC cắt nhau tại H .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 378


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Chứng minh rằng DE có độ dài không đổi.


b) Gọi M là điểm đối xứng với B qua AH , N là điểm đối xứng với C qua
AH . Gọi I là giao điểm của MH và AB, K là giao điểm của N H và AC .
Tìm vị trí của điểm A để độ dài IK nhỏ nhất.

D BÀI TOÁN CÓ HAI TIẾP TUYẾN VÀ MỘT CÁT TUYẾN KẺ TỪ


MỘT ĐIỂM
L BÀI 230. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến K CD
( AC – ). Gọi I là trung điểm của CD . Đường tròn đi qua B, I , D cắt AB ở
– > BC
điểm thứ hai E . Chứng minh rằng AK ∥ DE .
L BÀI 231. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến K CD .
Kẻ dây AE song song với CD . Gọi M là giao điểm của BE và CD . Chứng
minh rằng M là trung điểm của CD .
L BÀI 232. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến K CD .
Gọi M là trung điểm của CD . Kẻ dây BE đi qua M . Chứng minh rằng:
a) AE song song với CD .
b) AC là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác BCM .
L BÀI 233. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), các đường cao
BE và CF . Các tiếp tuyến tại B và C cắt nhau ở K . Gọi M là giao điểm của
OK và BC .

a) Chứng minh rằng BAK


ƒ=M AC .
ƒ

b) Gọi G là giao điểm của AM và EF , H là giao điểm của AK và BC . Chứng


minh rằng GH song song với OM .
AC
L BÀI 234. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ), = k. Các
AB
tiếp tuyến tại B và C cắt nhau ở M . Gọi N là giao điểm của AM và BC .
NC
Chứng minh rằng = k2 .
NB
L BÀI 235. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến K CD
sao cho BD là đường kính của đường tròn (O ). Gọi H là giao điểm của OK và
AB.

a) Tính góc ACH


ƒ.

b) Gọi M là giao điểm của AC và K H . Chứng minh rằng MH = MK .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 379


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

L BÀI 236. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến K A , K B và cát tuyến K CD .
Gọi (O 0 ) là một đường tròn đi qua C , D và chứa điểm B bên trong. Gọi E , F
theo thứ tự là giao điểm thứ hai của AC và CB với đường tròn (O 0 ). Gọi I là
giao điểm của AB và EF . Chứng minh rằng:
a) AD IE , BDF I là các tứ giác nội tiếp.
b) IE = IF .
L BÀI 237. Cho đường tròn (O ), các tiếp tuyến AB, AC . Kẻ đường kính BD .
Đường vuông góc với AB tại A cắt OC ở E . Gọi F là trung điểm của OB.
Chứng minh rằng EF vuông góc với AD .
L BÀI 238. Cho tam giác ABC nôi tiếp đường tròn (O ). Dựng điểm D thuộc
đường tròn sao cho tứ giác ABCD có tích hai cạnh đối này bằng tích hai cạnh
đối kia.

E BÀI TOÁN CÓ TỨ GIÁC NỘI TIẾP VÀ GIAO ĐIỂM CÁC ĐƯỜNG


THẲNG CHỨA CÁC CẠNH ĐỐI
L BÀI 239. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ), M là giao điểm của
AB và CD , N là giao điểm của AD và BC . Chứng minh rằng:

a) MN 2 = MC · MD + N A · ND .
b) Góc MON không vuông.
L BÀI 240. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ), M là giao điểm của
AB và CD , N là giao điểm của AD và BC . Gọi I là giao điểm của AC và
BD , K là giao điểm thứ hai của N I và đường tròn ngoại tiếp tam giác NBD .
Chứng minh rằng:
a) Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác I AD , IBC , N AC đi qua K .
b) NK
ƒ C = NK
ƒ D.

| Bài 13. TỨ GIÁC NGOẠI TIẾP ĐƯỜNG


TRÒN. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH
HÌNH TRÒN
TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

Nội dung của chuyên đề này bao gồm:

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 380


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

- Tứ giác ngoại tiếp đường tròn, tính chất và dấu hiệu nhận biết.
- Độ dài đường tròn, độ dài cung tròn.
- Diện tích hình tròn, hình quạt tròn, hình viên phân, hình vành khăn.
Đố vui
Bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa toán học của bài thơ dưới đây:
CÂY LÚA VIỆT NAM
Ba miền đất Bắc - Trung - Nam
Một vùng lãnh thổ Việt Nam anh hùng.
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Một năm thu hoạch cây trồng tốt tươi.
Năm nay đất chẳng phụ người
Chín vàng thảm lúa chân trời cò bay.
Hai sương một nắng chung tay
Sáu tấn một mẫu bõ ngày chăm lo.
Năm xưa ăn chẳng đủ no
Ba miền nay đã thành kho thóc đầy.
Năm châu nhập gạo từ đây
Tám thơm hạt dẻo, mê say lòng người.
ý Lời giải.
Các chữ đầu của 12 câu thơ cho ta 12 số dầu tiên của số π, đó là 3,14159265358.


A TỨ GIÁC NGOẠI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN


a) Tứ giác ngoại tiếp đường tròn là tứ giác có các cạnh tiếp xúc với đường
tròn ấy.
b) Nếu một tứ giác ngoại tiếp đường tròn thì tổng các cạnh đối bằng nhau.
c) Đảo lại, nếu một tứ giác có tổng các cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó
ngoại tiếp một đường tròn.
d) Đa giác có chu vi 2 p ngoại tiếp đường tròn bán kính r thì diện tích
S = pr .

# VÍ DỤ 1. Cho hình thang cân ABCD ( AB ∥ CD ) có diện tích 192 cm2


ngoại tiếp đường tròn (O ) bán kính 6 cm. Gọi các tiếp điểm trên AD , BC
theo thứ tự là M , N . Tính độ dài MN .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 381


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A B
K
M N

D C
H

Kẻ AH ⊥ CD . Hình thang cân ABCD ngoại tiếp (O ) nên


AB + CD = AD + BC = 2 AD .
Ta có
AB + CD
S ABCD = · AH = AD · AH
2
⇒192 = AD · 12
⇒ AD = 16 cm.

Kẻ OK ⊥ MN thì OK ⊥ AB (do hình thang ABCD cân)


AD AH
⇒ 4 AHD v 4 MKO (g-g)⇒ =
MO MK
16 12
⇒ = ⇒ MK = 4,5 (cm).
6 MK
⇒ MN = 2 MK = 9 (cm). 

# VÍ DỤ 2. Cho hình thang cân ABCD ( AB ∥ CD ) nội tiếp đường tròn


(O ) đường kính 20 cm và ngoại tiếp đường tròn ( I ) đường kính 9 cm.

a) Tính các độ dài AD và OI .


b) Tính chu vi và diện tích hình thang.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 382


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A B

E 1
1
M
I
1 O

D C

A
b+D b 180◦
a) A 1 + D 1 =
b b = = 90◦ . Gọi M là trung điểm của AD , đặt
2 2
AM = MD = M I = x. Gọi E là tiếp điểm của ( I ) trên AD . Ta có IE ∥ OM
(cùng vuông góc với AD ).
⇒ Ib1 = OM
ƒI
⇒ 4 M IE v 4OM I (g-g)
IE MI
⇒ =
M I OM p
⇒ M I 2 = IE · OM ⇒ x2 = 4 · 5 · 102 − x2 . Đặt x2 = a thì
p
a = 4 · 5 100 − a ⇔ 4a2 + 81a − 8100 = 0. Nghiệm dương của phương trình
là a = 36 nên x = 6 (cm), suy ra AD = 12 cm.
OM 2 = OD 2 − MD 2 = 102 − 62 = 64.
OI 2 = OM 2 − M p
I 2 = 64 − 62 = 28.
Suy ra OI = 2 7 (cm).
b) Hình thang cân ABCD ngoại tiếp ( I ) nên AB + CD = 2 AD . Chu vi hình
thang ABCD bằng 4 AD = 4 · 12 = 48 (cm), S ABCD = p · r = 24 · 4,5 = 108
(cm2 ).


# VÍ DỤ 3. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O ) có đường kính
BD = 24 cm. Đường tròn nội tiếp tứ giác ABCD có tâm I nằm trên đoạn
OB và có bán kinh 7 cm.

a) Tính AB + AD .
b) Tính AB và AD .
c) Tính OI .

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 383


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A
E
M
N
K
F
B D
I O

a) Đặt AD = a, AB = b (a > b) và a + b = x. Tam giác ABD vuông tại A nên


a2 + b2 = BD 2 = 242 = 576. Ta có
x2 = (a + b)2 = a2 + b2 + 2ab = 576 + 2ab. (1)
Kẻ IE ⊥ AD , IF ⊥ AB.
BF FI b−7 7
Do F I ∥ AD nên = ⇒ = .
BA AD b a
Do đó ab − 7a = 7 b ⇒ ab = 7(a + b) = 7 x. (2)
Từ (1) và (2) suy ra
x2 = 576 + 14 x ⇔ x2 − 14 x − 576 = 0.
Nghiệm dương của phương trình là x = 32.
Vậy AB + AD = 32 cm.
b) a + b = 32 và ab = 7 · 32 = 224 nên a vàpb là nghiệm củap phương trình
2
X − 32 X + 224 =p0. Suy ra X 1 =p 16 + 4 2; X 2 = 16 − 4 2.
Vậy AD = 16 + 4 2; AB = 16 − 4 2.
c) Kẻ OM ⊥ AD , kẻ ON ⊥ AB cắt IE ở K .
∆OIK vuông tại K nên

OI 2 = IK 2 + OK 2 = F N 2 + ME 2
b 2 ³a a2 + b 2
µ ¶ ´2
= 7− + − 7 = 98 + − 7(a + b)
2 2 4
576
= 98 + − 7 · 32 = 18.
4
p
Suy ra OI = 3 2 cm.


# VÍ DỤ 4. Cho tam giác ABC có AB < BC . Dựng điểm D sao cho
ABCD vừa là tứ giác nội tiếp vừa là tứ giác ngoại tiếp.

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 384


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

B
α

E
O
m
A C

Phân tích: Giả sử đã dựng được điểm D thỏa mãn bài toán.
Để ABCD là tứ giác nội tiếp thì D nằm trên cung AC của đường tròn (C )
ngoại tiếp ∆ ABC . Đặt ƒ
ABC = α. Lấy E trên BC sao cho BE = BA thì
CE = BC − BE = BC − AB = m.
Lấy F trên CD sao cho DF = D A .
∆ ADF cân tại D nên
Db 180◦ − α α
AFC = 90◦ + = 90◦ +
ƒ = 180◦ − . (1)
2 2 2
Tứ giác ABCD ngoại tiếp ⇒ AB + CD = BC + AD .
Do đó CD − AD = BC − AB ⇒ CF = m. (2)
◦ α
Từ (1) và (2) suy ra F là giao điểm của cung chứa góc 180 − dựng trên AC
2
(cung nằm khác phía với B đối với AC ) và đường tròn (C ; m), D là giao điểm
của CF và (O ). 

B CHU VI VÀ DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN


1. Chu vi hình tròn (độ dài đường tròn) có bán kính R là C = 2πR .
πRn
2. Độ dài cung n◦ của đường tròn bán kính R là l = .
180
3. Diện tích hình tròn bán kính R là S = πR 2 .

◦ πR 2 n
4. Diện tích hình quạt tròn bán kính R , cung n , độ dài cung l là S = =
360
lR
.
2

# VÍ DỤ 5. Trong thực tế, nhiều khi ta phải tìm độ dài một cung AB
nhưng khó xác định được bán kính đường tròn. Khi đó ta có thể dùng
cách sau: Gọi M là điểm chính giữa của cung AB. Độ dài l của cung AB

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 385


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

được tính gần đúng theo công thức Huy-ghen:


8b − a
l≈ với AB = a, AM = b.
3
(Huygens, nhà toán học và vật lý học Hà Lan, 1629-1295).
Tính tỉ số phần trăm của độ dài cung AB tính theo công thức Huy-ghen
so với tính theo công thức đúng, nếu số đo của cung AB bằng 90◦ .
M

A B
b
a

ý Lời giải.
M
I
A B

R R

p
Gọi I là trung điểm của AM . Đặt O A = OB = R , ta có AB = R 2.
AM = 2 AI = 2R sin 22◦ 300 ≈ 0,76537R.

Độ dài cung AB tính theo công thức Huy-ghen bằng


p
8 b − a (8 · 0,76537 − 2)R
= ≈ 1,5696R.
3 3
Độ dài cung AB tính theo công thức đúng bằng
2πR πR
= = 1,5708R.
4 2
Độ dài cung AB tính theo công thức Huy-ghen so với tính theo công thức
đúng bằng
1,5696 ÷ 1,5708 ≈ 99,92%
. 

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 386


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

# VÍ DỤ 6. Theo hình bên dưới, ta có tam giác đều ABC với tâm O ,
các điểm D và E theo thứ tự là trung điểm của AB và AC , biết OD = R .
Gọi S1 là diện tích phần giới hạn bởi hai đoạn AD , AE và cung nhỏ DE
của đường tròn (O ; R ). Gọi S2 là diện tích viên phân giới hạn bởi dây BC
và cung nhỏ BC của đường tròn (O ; OB). Tính tổng S1 + S2 .
A

1
D E

R
O
B C
2

ý Lời giải.
A

S1
D E

R
O
B C
S2

Vẽ đủ các cung còn lại cua các đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp ∆ ABC . Khi
1
dó S1 + S2 bằng diện tích hình vành khăn. Diện tích hình vành khăn
3
bằng:
πOB2 − πOD 2 = 4πR 2 − πR 2 = 3πR 2 .
1
S 1 + S 2 = · 3πR 2 = πR 2 .
3

# VÍ DỤ 7. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có diện tích S1 và ngoại
S1
tiếp một đường tròn có diện tích S2 . Tìm giá trị nhỏ nhất của .
S2

ý Lời giải.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 387


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

A
a
B

O0 r
d
b
O

R
D c C

Gọi R và r theo thứ tự là các bán kính của đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp
tứ giác ABCD . Ta có
S 1 πR 2 R 2
= = 2. (1)
S2 πr2 r
Gọi S là diện tích tứ giác ABCD . Ta có
1 1
S ≤ AC · BD ≤ · 2R · 2R = 2R 2 .
2 2
Suy ra 2R 2 ≥ S . (2)
Gọi a, b, c, d là bốn cạnh liên tiếp của tứ giác ABCD . Do tứ giác ngoại tiếp
a+b+c+d
nên a + c = b + d . Ta có S = · r = (a + c) · r. (3)
2
Ta lại có ab + cd ≥ 2S , bc + ad ≥ 2S nên
ab + cd + bc + ad ≥ 4S .
Suy ra (a + c)(b + d ) ≥ 4S ⇒ (a + c)2 ≥ 4S . (4)
2 2 2 2 2
Từ (3) và (4) suy ra S = (a + c) r ≥ 4Sr ⇒ S ≥ 4 r . (5)
2
R
Từ (2) và (5) suy ra 2R 2 ≥ 4 r 2 ⇒ 2 ≥ 2. (6)
r
S1 S1
Từ (1) và (6) suy ra ≥ 2; min = 2 ⇔ ABCD là hình vuông. 
S2 S2
BÀI TẬP
Tứ giác ngoại tiếp đường tròn
L BÀI 1. Tính diện tích hình thang cân ngoại tiếp có các cạnh đáy bằng a
và b.
L BÀI 2. Cho hình thang vuông ABCD ngoại tiếp đường tròn (O ; r ), Ab = D b=
90◦ , AB < CD , các tiếp điểm trên AB, CD theo thứ tự là E, F . Gọi I là giao
điểm của BD và EF . Tính diện tích tam giác BIC .
L BÀI 3. Cho đường tròn (O ), hai dây AC và BD cắt nhau tại I . Gọi E, F, G, H
theo thứ tự là hình chiếu của I trên AB, BC, CD, D A .

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 388


CHUYÊN ĐỀ ÔN CHUYÊN TOÁN THÁI NGUYÊN - NĂM 2020

a) Chứng minh rằng EFGH là tứ giác ngoại tiếp.


b) Các dây AC và BD có điều kiện gì thì EFGH là tứ giác nội tiếp?
L BÀI 4. Cho hình thang cân ABCD ( AB ∥ CD ) nội tiếp đường tròn (O )
đường kính AB = 2 và ngoại tiếp đường tròn ( I ). Tính BC và CD .
L BÀI 5. Chứng minh rằng trong các tứ giác ngoại tiếp cùng một đường
tròn, hình vuông có chu vi nhỏ nhất.
Chu vi và diện tích hình tròn
L BÀI 6. Cho đường tròn (O ; R ) và dây AB không đi qua O . Điểm C di
chuyển trên dây AB. Gọi (O1 ) là đường tròn đi qua C và tiếp xúc với đường
tròn (O ) tại A . Gọi (O2 ) là đường tròn đi qua C và tiếp xúc với đường tròn (O )
tại B.
a) Chứng minh rằng tổng các chu vi của hai đường tròn (O1 ) và (O2 ) không
đổi.
b) Tìm vị trí của điểm C để tổng diện tích của hai hình tròn (O1 ) và (O2 ) có
giá trị nhỏ nhất.
c) Tìm quỹ tích giao điểm thứ hai I của hai đường tròn (O1 ) và (O2 ).
d) Chứng minh rằng khi điểm C di chuyển trên dây AB thì đường thẳng
IC luôn đi qua một điểm cố định.
L BÀI 7. Trên hình 1) dưới đây, hình vành khăn bên ngoài có diện tích S1
và hình vành khăn bên trong có diện tích S2 .

A B
C D
S1
S2

O O

Hình 1) Hình 2)

Dùng một chiếc que, đo đoạn tiếp tuyến AB và đoạn tiếp tuyến CD (hình 2)),
ta thấy AB > CD . Hãy chứng minh S1 > S2 .
L BÀI 8. Một hình quạt có chu vi (tức là tổng của độ dài cung và hai bán
kính) bằng 12 dm. Tính diện tích lớn nhất của hình quạt.

TH.S PHẠM HOÀNG ĐIỆP Trang 389

You might also like