You are on page 1of 85

TỦ SÁCH HAI TỐT

HỨA THUẦN PHỎNG

QUỸ TÍCH

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 1973
TỦ SÁCH HAI TỐT

HỨA THUẦN PHỎNG

QUỸ TÍCH

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 1973
LỜI TÁC GIẢ

Phần lớn số học sinh khi học hình học do chưa hiểu thấu triệt để kiến thức cơ
bản hoặc do học vẹt những định lý và quy tắc hình học, nên không biết vận dụng
linh hoạt những kiến thức đã học, hạn chế rất nhiều đến kết quả học tập. Để góp
phần giải quyết những vấn đề trên, tôi thấy cần phải soạn bộ sách toán này để giúp
người dạy cũng như người học hình học khi gặp những khó khăn trên. Bộ sách này
gồm 4 cuốn:

1. Định lý hình học và các phương pháp chứng minh 1 .

2. Dựng hình.

3. Quỹ Tích.

4. Toán hình học.

Nội dung 4 cuốn sách này nhằm mục đích:

1. Giúp cho học sinh hiểu thấu triệt để nội dung sách giáo khoa.
2. Tổng kết và phân loại nội dung của sách giáo khoa, hướng dãn học sinh vận
dụng định lý và các quy tắc, và nắm vững các phương pháp giải các bài toán
được chính xác.
3. Thông qua nhiều ví dụ để gợi mở và phát huy trí lực của học sinh.
4. Bổ sung một số tài liệu ngoại khóa, giúp cho học sinh nâng cao kiến thức và
lý luận đã học, tạo điều kiện cơ sở để tiếp tục học tập hình học cho tốt.

Khái niệm quỹ tích của hình học phẳng là cơ sở quan trọng của toán cao cấp, vì
khái niệm này hơi trừu tượng, trong nhiều sách lại giải thích và giới thiệu không
kỹ, cho nên học sinh còn mơ hồ đối với khái niệm này.
Chương I dành nhiều trang để giải thích tỉ mỉ về lý thuyết cơ bản của quỹ tích,
như cách tìm quỹ tích, phương pháp chứng minh bài toán quỹ tích, v.v. . . hướng
dẫn nhiều cách suy nghĩ để giải bài toán quỹ tích đỡ phức tạp.
Chương II thông qua nhiều ví dụ cụ thể để rút ra bảy định lú quỹ tích cơ bản
và hướng dẫn cách áp dụng các định lý đó để giải những bài toán quỹ tích.
1
Cuốn này Nhà xuất bản Giáo dục đã dịch và xuất bản bằng tiếng Việt (người dịch)

3
4 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Chương III còn nêu lên vài định lý quỹ tích quan trọng, cần thiết phải nắm vững
để giải những bài toán quỹ tích đặc biệt, và nêu lên một số ví dụ áp dụng những
định lý này.
Khi giải các bài toán quỹ tích cần phải theo nguyên tắc chứng minh cả phần
thuận và phần đảo, nhưng đối với học sinh phổ thông, chỉ yêu cầu giải bài toán với
cách đơn giản nhất, để đưa quỹ tích trong bài toán vào dạng của những quỹ tích
cơ bản và vài quỹ tích quan trọng đã học, từ đó dựng nên hình nào đó và chỉ rõ đó
là hình ảnh của quỹ tích.
Cuốn sách này chủ yếu dành cho việc hướng dẫn học sinh phổ thông, vì những
bài toán quỹ tích trong chương trình của trường phổ thông đều rất đơn giản, nên
những ví dụ trong chương II và chương III đều giải theo những phương pháp đơn
giản, trong bài giải chỉ chứng minh phần “những điểm phù hợp với điều kiện nhất
định đều nằm trên hình”. Còn đối với các điểm khác tuy nằm trên hình nhưng
không phù hợp với điều kiện nhất định cũng dễ phát hiện, nên ta có thể bỏ qua
được. Đối với những học sinh nắm được kiến thức cơ bản vững hơn thì có thể tự
chứng minh thêm phần “những điểm nằm trên hình (quỹ tích) đều phù hợp với
điều kiện nhất định”.
Bài tập chương II và chương III sắp xếp sau những định lý quỹ tích có liên quan
với nó, sắp xếp như vậy, để nhắc nhở ta khi giải những bài toán đó cần vận dụng
tới những định lý này, tạo điều kiện thuận lợi khi học tập và nghiên cứu phần này.
Vì quỹ tích và dựng hình có mối quan hệ khăng khít, cho nên chương cuối
trong cuốn sách có trình bày thêm một số bài toán dựng hình theo phương pháp
quỹ tích.
Cuốn sách này tuy đã tái bản và được bổ sung nhiều lần, nhưng chắc chắn cũng
không tránh khỏi còn nhiều chỗ có sai sót, rất mong các bạn góp ý và phê bình.
HỨA THUẦN PHỎNG

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 4


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 5

Lời người biên soạn


Năm 1989, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với bộ ba cuốn sách Hình học của
Hứa Thuần Phỏng. Ba cuốn sách này thực sự đã thay đổi trong tôi về cách nhìn
nhận các bài toán hình học, giúp tôi phát triển tư duy hình học nói riêng và tư duy
toán học nói chung rất nhiều. Sau nhiều biến cố, khi đi dạy học tôi đã không còn
ba cuốn sách này nữa. Nhiều năm gần đây, tôi cũng cố công tìm lại các bản in cũ
nhưng không tìm thấy. Nay tôi đã tìm được ba cuốn dưới dạng scan PDF (hầu hết
trên Internet tôi chỉ thấy các bản scan nên hình ảnh, văn bản không được rõ nét,
gây khó khăn cho việc đọc trực tiếp cũng như in ấn trên giấy với mục đích dùng cá
nhân). Tôi có ý định biên soạn lại nội dung ba cuốn sách này bằng LATEX với mục
đích lưu trữ cho bản thân và chia sẻ cùng bạn đọc một bản PDF đẹp, chính xác
nguyên bản để thuận tiện cho việc đọc và in ra sau này. Với mục đích như trên,
tôi biên soạn lại ba cuốn sách Hình học của Hứa Thuần Phỏng với tiêu chí: Giữ
nguyên bản từng câu từ, ví dụ, hình ảnh của tác giả như bản gốc. Các hình ảnh sẽ
được vẽ lại chính xác, khoa học bằng trình biên soạn LATEX.
Mặc dù tôi rất thích sách của Hứa Thuần Phỏng, nhưng tôi cũng chưa tìm hiểu
được nhiều về ông. Hiện tại, tôi không biết ông hay ai, tổ chức nào chịu trách
nhiệm tác quyền cho ba cuốn sách này để liên hệ xin phép biên soạn lại. Mong các
bạn đọc hiểu và nếu ai đó có thể giúp tôi liên lạc được với tác giả (hoặc người, tổ
chức nào chịu trách nhiệm tác quyền) của bộ sách này để xin phép xin vui lòng liên
hệ: Bùi Quỹ - Trung tâm GDNN-GDTX Thị xã Duy Tiên, Hà Nam hoặc facebook:
https://www.facebook.com/buiquyhn77 để tôi có thể liên hệ xin phép được biên
soạn với đầy đủ lòng tôn trọng tác quyền của bộ sách. Xin cám ơn các bạn đọc!
Bùi Quỹ

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 5


6 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 6


Mục lục

I KIẾN THỨC CƠ BẢN 9


§1 Thế nào là quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
§2 Ba loại mẫu của quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
§3 Bài toán quỹ tích phải chứng minh cả phần thuận và phần đảo . . . . 14
§4 Quan hệ hữu cơ giữa chứng minh phần thuận và phần đảo . . . . . . 17
§5 Bốn định lý hình học chứa đựng trong một định lý quỹ tích . . . . . . 21
§6 Những quỹ tích không có điểm đầu và điểm cuối . . . . . . . . . . . 23
§7 Những quỹ tích có điểm đầu và điểm cuối . . . . . . . . . . . . . . . . 27
§8 Cách tìm quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
§9 Giải pháp cơ động của bài toán quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

II ĐỊNH LÝ QUỸ TÍCH CƠ BẢN VÀ ÁP DỤNG 41


§1 Đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
§2 Quỹ tích những điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng
cho trước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
§3 Đường trung trực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
§4 Quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đường thẳng song song 49
§5 Hai đường phân giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
§6 Hai nửa đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
§7 Hai cung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

III VÀI ĐỊNH LÝ QUAN TRỌNG VÀ ÁP DỤNG 61


§1 Đường tròn A-pô-lô-ni-ut . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
§2 Quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đường thẳng cắt nhau
cho trước theo một tỷ số cho trước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
§3 Quỹ tích của một điểm chuyển động có tổng các bình phương của
hai khoảng cách đến hai điểm A và B cho trước có một giá trị không
đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
§4 Quỹ tích của một điểm chuyển động mà hiệu các bình phương của
hai khoảng cách đến hai điểm cho trước có một giá trị không đổi . . 70

7
8 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

IV MỐI QUAN HỆ GIỮA BÀI TOÁN DỰNG HÌNH VÀ BÀI TOÁN QUỸ
TÍCH 75
§1 Tác dụng qua lại giữa dựng hình và quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . 75
§2 Áp dụng quỹ tích cơ bản vào dựng hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
§3 Áp dụng vài định lý quỹ tích quan trọng vào dựng hình . . . . . . . 81

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 8


CHƯƠNG I.
KIẾN THỨC CƠ BẢN

§1 THẾ NÀO LÀ QUỸ TÍCH

Chúng ta đều nắm được phần nào nguyên lý của những vũ khí quan trọng để
củng cố quốc phòng và bảo vệ tổ quốc như đại bác, máy bay, v.v. . . Ở đây chúng tôi
xin lấy đại bác làm ví dụ để trình bày rõ một khái niệm trong toán học:
Nếu chúng ta đặt một khẩu đại bác ở một vị trí cố định, sao cho đại bác có thể
xoay vòng tròn trên vị trí ấy, để bắn theo các hướng tới một tầm xa nhất định, thì
các dấu vết đầu đạn rơi trên mặt đất phẳng sẽ xếp thành một đường tròn, mà tâm
là vị trí đặt đại bác, bán kính là tầm bắn xa (hình 1). Nếu bắn nhanh và nhiều với
tầm xa như trước, thì các đầu đạn vẫn rơi vào đường tròn nói trên. Nếu đại bác cứ
tiếp tục bắn mãi với tầm đã định trên, thì các đầu đạn vẫn rơi trên đường tròn đó,
chứ không rơi ra ngoài đường tròn được.

Đạn rơi
Đại bác trên
Tầm bắn xa mặt đất

Hình 1

Ở ví dụ trên, vì các vị trí đầu đạn rơi, đều cách điểm cố định cho trước (vị trí
đặt đại bác) một cự ly nhất định (tầm bắn xa), nên chúng đã tạo thành một đường
tròn. “Một điểm cố định cho trước và một khoảng cách cho trước” là một điều kiện
nhất định. Tất cả những điểm nằm trên đường tròn đó đều thỏa mãn điều kiện
này; còn các điểm không nằm trên đường tròn trên, thì không thỏa mãn điều kiện
này. Cho nên ta nói đường tròn đó là tập hợp vô số điểm cùng thỏa mãn một điều
kiện nhất định. Cái xe hỏa (đồ chơi của trẻ em) cũng chạy theo đường tròn. Quỹ
đạo của nó, là những vết tích được giữ lại của vô số những điểm mà xe hỏa chạy
qua, cho nên cũng có thể nói đường tròn ấy là quỹ tích của những điểm thỏa mãn
một điều kiện nhất định.

9
10 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Chúng ta lại lấy máy bay làm ví dụ để nói rõ thêm về khía cạnh khác của quỹ
tích.
Cánh quạt của máy bay là do hai hoặc nhiều cánh lắp trên trục quay. Khi trục
quay, ta thấy điểm ngoài cùng của
mọi cánh đều chuyển động theo những
đường tròn có tâm là trục quay, bán kính
là độ dài của cánh. Vì điểm ngoài cùng
của cánh cách trục một khoảng bằng độ
dài của cánh, nên khi cánh quạt chuyển Trục
động, các điểm ngoài cùng của nó không Chiều dài
thể di chệch ra ngoài đường tròn này của cánh
được. Vậy đường tròn là quỹ đạo (đường
đi) hoặc quỹ tích của một điểm chuyển Hình 2
động theo một điều kiện nhất định (hình
2).
Qua hai ví dụ trên, ta thử phân tích ý nghĩa của quỹ tích. Ví dụ sau, tuy chỉ nêu
một điểm (điểm ngoài cùng), nhưng vì điểm đó không ngừng chuyển động, nên
nó có những vị trí khác nhau. Những vị trí đó đều thỏa mãn một điều kiện nhất
định (cách đều trục quay) và không thể nằm ngoài quỹ đạo “đường tròn”, còn các
điểm khác ngoài quỹ đạo (những vị trí không do điểm ngoài cùng của cánh quạt
đi qua) thì không thể thỏa mãn điều kiện đã nêu trên. ví dụ đầu nêu ra nhiều điểm
cùng có một tính chất không có gì khác với ví dụ thứ hai. Nếu có khác, thì khác ở
chỗ ví dụ thứ nhất giải thích theo khái niệm tĩnh, còn ví dụ thứ hai thì giải thích
theo khái niệm động. Ví dụ thứ nhất cho ta thấy, quỹ tích là tập hợp của những
điểm thỏa mãn những điều kiện nhất định, còn ở ví dụ thứ hai, thì quỹ tích là
đường đi của một điểm chuyển động theo một điều kiện nhất định. Chúng ta cần
phân biệt và hiểu thấu triệt hai ý nghĩa này, đặc biệt là đối với ví dụ thứ hai. vì đối
với những người mới học thường cho rằng: những hình hình học là cố định bất
động, mà không nghĩ ra rằng, tuy bề ngoài nó có vẻ là cố định bất động, nhưng
nó cũng tượng trưng cho sự chuyển động. Vì trong thực tế, mỗi vật đều chuyển
động không ngừng. Nếu dùng khái niệm tĩnh để nhận xét mọi sự vật, dĩ nhiên là
sai. Nhưng trong sự chuyển động không ngừng, cũng tồn tại trạng thái tĩnh tương
đối. Cho nên khi chúng ta dùng khái niệm tĩnh để giải thích vấn đề quỹ tích thì ta
phải hiểu theo khái niệm tĩnh tương đối.
Trên đây, ta chỉ lấy ví dụ những quỹ tích là đường tròn. trong thực tế, nếu thay
đổi điều kiện nhất định, thì hình dạng quỹ tích tương ứng cũng thay đổi. Trong
toán sơ cấp, hình dạng quỹ tích, ngoài đường tròn ra, còn là đường thẳng, đoạn
thẳng, v.v. . . mà ta sẽ lần lượt nghiên cứu trong các phần sau.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 10


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 11

§2 BA LOẠI MẪU CỦA QUỸ TÍCH

Như trong cuốn “Định lý hình học và các phương pháp chứng minh” đã trình
bày, mỗi định lý hình học hoặc mỗi bài toán chứng minh hình học, đều có hai phần:
giả thiết và kết luận. Phần giả thiết là điều kiện cho trước của bài, phần kết luận
là vấn đề ta cần chứng minh. Những bài toán dựng hình cũng gồm hai phần, một
phần là giả thiết (tức là những điều cho trước) hai là phần dựng hình theo yêu cầu
của bài toán. Có thể nói, các bài toán chứng minh hình học hay bài toán dựng hình
đều theo mẫu này, không còn loại mẫu nào khác nữa.
Bây giờ ta hãy nghiên cứu bài toán quỹ tích, đối với bài toán quỹ tích có phải
chỉ có một loại mẫu hay không? Muốn quỹ tích là đường tròn hay đường thẳng,
v.v. . . thì chưa cụ thể. Tuy cũng là đường tròn cả, nhưng nếu vị trí của tâm hai
đường tròn khác nhau, độ dài các bán kính khác nhau thì hai đường tròn đó sẽ
khác nhau. Cũng tương tự như vậy, tuy cùng là đường thẳng cả, nhưng về vị trí
thì cũng có những trường hợp đường thẳng này song song với một đường thẳng
cho trước, hay vuông góc mới một đường thẳng cho trước, còn về độ lớn thì có cái
là vô hạn hay hữu hạn. Vậy thì trong bài toán quỹ tích, nếu ta chỉ nêu ra hình dạng
của quỹ tích thì chưa đủ, mà phải nêu cả vị trí và độ lớn cụ thể của nó, mới tạo ra
một quỹ tích rõ ràng. Qua đó ta thấy nội dung của một bài toán quỹ tích gồm ba
phần quan trọng:

- Một là điều kiện nhất định của quỹ tích.

- Hai là hình dạng quỹ tích.

- Ba là vị trí và độ lớn của quỹ tích.

Trên đây chúng ta đã phân tích rõ nội dung của bài toán quỹ tích, nhưng như
vậy không hẳn là bề ngoài của bài toán đã giống với nội dung của nó. Đối với từng
bài toán quỹ tích, cách phát hiện cũng có khác nhau. Ngoài phần “điều kiện nhất
định” của mỗi bài toán cần phải nêu rõ ràng, còn có phần hình dạng và phần vị
trí và độ lớn. Có bài nêu rõ, nhưng cũng có bài không nêu rõ hai phần này, do đó
những bài toán quỹ tích có ba loại mẫu khác nhau. Để trình bày rõ vấn đề này,
chúng ta hãy xem những ví dụ điển hình dưới đây:
Ví dụ 1. Hãy chứng minh: Quỹ tích của một điểm chuyển động P cách đều hai
đầu của một đoạn thẳng AB cho trước là đường trung trực CD (hình 3).
Ta thử phân tích xem bài toán quỹ tích này gồm những phần nào?

- Phần điều kiện nhất định: “điểm chuyển động P cách đều hai đầu của một đoạn
thẳng AB cho trước”.

- Phần hình dạng của quỹ tích: đường thẳng CD.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 11


12 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

- Phần vị trí và độ lớn của quỹ tích:


Đường thẳng CD đi qua điểm giữa của C
đoạn thẳng AB và vuông góc với AB (vì P
CD là đường thẳng, nên hai đầu của CD
vô hạn). Bài toán quỹ tích này cả ba
phần của nó đều được nêu rõ ràng. Vậy ta A /
E
/ B
chỉ cần chứng minh đầy đủ theo định lý
hình học là xong. Kiểu bài như vậy thuộc D
loại dễ nhất. Hình 3

Ví dụ 2. Cho biết quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn
thẳng cho trước là một đường thẳng. thử tìm quỹ tích đó?
Ta phân tích xem bài toán quỹ tích này gồm những phần nào?

- Phần điều kiện nhất định: “điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn
thẳng cho trước”.

- Phần hình dạng quỹ tích: đường thẳng.

- Phần vị trí và độ lớn: chưa biết.

Loại quỹ tích như vậy, về vị trí và độ lớn của quỹ tích thì ta chưa rõ. Muốn hoàn
thành bài này, trước hết ta phải xác định vị trí và độ lớn của quỹ tích, rồi mới chứng
minh.
Ví dụ 3. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn thẳng
cho trước.
Chúng ta hãy phân tích xem bài này gồm những phần nào?

- Phần điều kiện nhất định: “điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn
thẳng cho trước”.

- Phần hình dạng của quỹ tích: chưa biết.

- Phần vị trí và độ lớn của quỹ tích: chưa biết.

Bài này chỉ nêu ra phần điều kiện nhất định của quỹ tích, còn phần hình dạng của
quỹ tích và phần vị trí và độ lớn của quỹ tích đều chưa biết. Do đó khi làm bài này,
ngoài việc phải xác định hình dạng của quỹ tích, còn phải xác định vị trí và độ lớn
của quỹ tích, cuối cùng mới chứng minh.
So với ví dụ 1 và ví dụ 2, thì ví dụ 3 thuộc loại bài toán quỹ tích khó nhất.
Qua các ví dụ trên, ta thấy ba bài toán quỹ tích đó đều dựa vào định lý quỹ tích:
“quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn thẳng cho trước

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 12


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 13

là đường trung trực của đoạn thẳng đó” mà đưa ra ba loại mẫu khác nhau. Như
vậy, ta có thể chia những bài toán quỹ tích theo ba loại mẫu sau đây:
Loại I: Cho biết điều kiện nhất định, cho biết hình dạng và cho biết vị trí và độ
lớn.
Loại II: Cho biết điều kiện nhất định, cho biết hình dạng nhưng chưa biết vị trí
và độ lớn.
Loại III: Cho biết điều kiện nhất định, nhưng chưa biết hình dạng và cũng chưa
biết vị trí và độ lớn.
Trong ba loại trên, loại I có giả thiết và kết luận đầy đủ nên ta gọi là định lý về
quỹ tích. Loại II có giả thiết và cho biết phần nào của kết luận nhưng chưa đầy đủ,
ta cũng có thể gọi đó là định lý về quỹ tích. Còn loại III chỉ có giả thiết mà không
có kết luận, nên ta gọi đó là bài toán tìm quỹ tích. Đối với những bài loại III này,
khi làm bài trước hết ta phải xác định thêm vị trí và độ lớn quỹ tích, cuối cùng mới
chứng minh. Ở các phần sau, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các chứng minh bài
toán quỹ tích và phương pháp xác định hình dạng cúa quỹ tích.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 13


14 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§3 BÀI TOÁN QUỸ TÍCH PHẢI CHỨNG MINH CẢ PHẦN THUẬN


VÀ PHẦN ĐẢO

Trong mục §2 chúng ta đã nêu lên về sự khác nhau khi chứng minh bài toán quỹ
tích và bài toán dựng hình hay bài toán chứng minh hình học. Bài toán quỹ tích thì
có ba loại mẫu, còn các bài toán dựng hình và cả bài toán chứng minh hình học thì
chỉ có một mẫu thôi. Trong mục này chúng tôi xin nêu thêm một điểm khác nữa
là: bài toán quỹ tích phải chứng minh cả phần thuận và phần đảo, còn các bài kia,
chỉ chứng minh một lượt là đủ. Thông thường khi chứng minh một bài toán quỹ
tích, trước tiên ta phải chứng minh phần thuận là đúng, tiếp đó phải chứng minh
phần đảo cũng đúng. Có như vậy, ta mới thừa nhận định lý quỹ tích này được xác
lập. phương pháp chứng minh phần thuận và phần đảo, ta có thể hiểu như sau:

a) Phần thuận: chứng minh những điểm ở trên hình1 phù hợp với điều kiện nhất
định.

b) Phần đảo: Chứng minh những điểm phù hợp với điều kiện nhất định đều nằm
trên hình đó.

Tại sao lại như vậy? Ta xem ví dụ sau sẽ rõ:


Ví dụ 4. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động P cách một đường thẳng AB cho
trước một khoảng cách d cho trước. Bài này dựa vào tính chất của hai đường
thẳng song song, nếu ta chỉ xác định
được đường thẳng CD song song và cách d
AB một khoảng bằng d, thì ta kết luận
CD là quỹ tích của bài, như vậy ta sẽ C P D
mắc sai lầm là đã bỏ sót đường thẳng EF d
A B
(EF k AB và cũng cách AB một khoảng d
bằng d) cũng thuộc về quỹ tích này. Vì chỉ E F
xác định được CD, ta chứng minh được
Hình 4
phần thuận, còn phần đảo, khi ta chứng
minh sẽ không chặt chẽ. Qua đó ta thấy, nếu chỉ chú ý phần thuận, không chú ý
phần đảo, thì quỹ tích này sẽ không đầy đủ. ta lại xem một ví dụ tiếp.
Ví dụ 5. Tìm quỹ tích điểm giữa của một dây cung biến thiên nhưng luôn song
song với một dây cung cho trước trong một đường tròn cho trước.
Bài này dựa vào định lý: “đường thẳng nối tâm và điểm giữa của dây cung thì
vuông góc với dây cung”. Ta giả thiết AB là một vị trí của dây cung biến thiên
trong đường tròn O, L là điểm giữa của AB. Như vậy ta biết L sẽ nằm trên đường
thẳng XY (XY ⊥ AB và qua điểm giữa L). Nếu ta kết luận XY là quỹ tích của bài
1
Chữ “hình” này, ta hiểu theo khái niệm khái quát là hình hình học, nó có thể là đường thẳng, đoạn
thẳng hay đường tròn , v.v. . .

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 14


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 15

toán thì cũng mắc sai lầm, vì dây cung chỉ nằm trong đường tròn, điểm giữa của
dây cung không thể nằm ngoài đường tròn được, nên chỉ những điểm nằm trên
đoạn PQ là phù hợp với điều kiện của bài toán, còn các điểm nằm trên PX và QY
đều không phù hợp với điều kiện của bài toán, cho nên quỹ tích của bài này là
đoạn thẳng PQ không thể là cả đường thẳng XY được. Qua đó ta thấy nếu chỉ chú
ý đến phần đảo, không chú ý đến phần thuận, thì sẽ dẫn đến trong quỹ tích có
những phần không cần thiết.

X
P
A L B
C M D

E N F
Q
Y
Hình 5

Qua hai ví dụ trên ta thấy, nếu trong bài toán quỹ tích ta chỉ chú ý tới một phần
(phần thuận hoặc phần đảo) mà ta không chú ý tới phần kia, thì sẽ dẫn tới điều
là: quỹ tích mà ta muốn tìm có thể thừa hay có thể thiếu. Nếu không chứng minh
phần thuận (a) thì có thể thừa ra những phần không cần thiết của quỹ tích; nếu
không chứng minh phần đảo (b) thì có thể thiếu một phần nào đó của quỹ tích.
Cho nên, phần thuận - “những điểm nằm trên hình đều phù hợp với điều kiện
nhất định” gọi là tính ắt có của quỹ tích; còn phần đảo - “các điểm phù hợp với
điều kiện nhất định đều nằm trên hình” gọi là tính đầy đủ của quỹ tích.
Để các bạn có kết quả tốt hơn khi giải những bài toán quỹ tích, ở đây xin nêu ra
một bài toán mẫu.
Bài toán 1. Chứng minh rằng quỹ tích điểm giữa của một đoạn thẳng biến thiên
có một đầu đi qua điểm P cố định cho trước, đầu kia di động trên đường thẳng AB
cho trước là một đường thẳng song song với AB, cách đều điểm P và đường thẳng
AB.
Giả thiết: Điểm P cố định và đường thẳng AB cho trước, PC ⊥ AB, O là điểm
giữa của PC, XY k AB và đi qua điểm O.
Kết luận: XY là quỹ tích điểm giữa của một đoạn thẳng di động có một đầu đi
qua điểm P cố định, đầu kia di động trên đường thẳng AB.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 15


16 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Gợi ý: Muốn chứng minh XY là quỹ tích P


của bài, bước một ta phải chứng minh
tính ắt có của quỹ tích là những điểm
nằm trên đường thẳng XY đều có thể là X M N Y
O
điểm giữa của một đoạn thẳng di động
tại một vị trí nào đó; bước hai phải chứng
minh tính đầy đủ của quỹ tích là điểm
A D C E B
giữa của đoạn thẳng biến thiên này đều
nằm trên đường thẳng XY. Hình 6

Chứng minh:

I) Trên XY ta lấy một điểm M tùy ý, nối PM, kéo dài PM gặp AB tại D.
Vì PO = OC. MO k DC nên PM = MD (một đường thẳng qua điểm giữa
của một cạnh tam giác mà song song với cạnh thứ hai thì sẽ chia đôi cạnh thứ
ba của tam giác).
Vậy điểm M là điểm giữa của PD.

II) Trên AB lấy điểm E tùy ý, nối PE, cho N là điểm giữa của PE, nối ON.
Vì PO = OC, PN = NE nên ON k CE (trong một tam giác, đoạn thẳng nối
hai điểm giữa của hai cạnh thì song song với cạnh thứ ba).
Nhưng XY k AB. Vậy ON trùng với XY (qua điểm O ngoài đường thẳng AB
chỉ dựng được một đường thẳng song song với AB).
Vậy điểm giữa N của đoạn thẳng PE nằm trên XY.

Kết luận: Từ chứng minh I, ta được những điểm nằm trên XY đều phù hợp với
điều kiện nhất định.
Từ chứng minh II, ta được những điểm phù hợp với điều kiện nhất định đều
nằm trên đường thẳng XY.
Vậy quỹ tích của bài toán này là đường thẳng XY.
Chú ý 1: Phần gợi ý ở trên nhằm mục đích giúp các bạn về phương pháp suy
nghĩ trước khi giải bài toán quỹ tích, phần này khi trình bày bài toán không cần
nêu ra.
Chú ý 2: Một bài toán quỹ tích cần phải chứng minh cả phần thuận và phần đảo,
cuối cùng cần phải kết luận để nêu rõ quỹ tích được xác định là phù hợp với điều
kiện của đề bài.
Chú ý 3: Đối với những định lý hoặc tính chất dễ hiểu, trong khi làm bài ta cứ
áp dụng, không cần viết đầy đủ nội dung định lý dó trong bài làm.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 16


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 17

§4 QUAN HỆ HỮU CƠ GIỮA CHỨNG MINH PHẦN THUẬN VÀ


PHẦN ĐẢO

Sau khi đã hiểu tính ắt có và tính đầy đủ của quỹ tích, ta sẽ đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ hữu cơ giữa hai tính chất này.

a) Tính ắt có
những điểm đều phù hợp với điều
| trên{zhình } kiện nhất định
| {z }
giả thiết kết luận

b) Tính đầy đủ
những điểm phù hợp đều nằm trên
với điều kiện nhất định | hình
{z đó }
| {z }
giả thiết kết luận

Ta thấy các câu (a) và (b) đều chia làm hai phần: giả thiết và kết luận; vậy mỗi
câu đó ta đều coi là một một định lý2 , hơn nữa phần giả thiết của (a) là phần kết
luận của (b), phần kết luận của (a) lại là phần giả thiết của (b). Như vậy các câu
(a) và (b) có một quan hệ là định lý thuận và đảo. Ta đã biết rằng khi một định lý
thuận đúng thì định lý đảo của nó chưa chắc đã đúng và ngược lại, cho nên bài
toán quỹ tích cần phải chứng minh cả phần thuận và phần đảo.
Ngoài ra mọi định lý lại có định lý phản và định lý phản đảo của nó, định lý
phản đảo của (a) và (b) là:
(a’) Những điểm không phù hợp với điều kiện nhất định thì không nằm trên
hình đó.
(b’) Những điểm không nằm ở trên hình đó thì không phù hợp điều kiện nhất
định.
Ta cũng biết, định lý thuận và định lý phản đảo của nó là tương đương với
nhau, tức là khi định lý thuận đúng thì định lý phản đảo của nó cũng nhất định
đúng và ngược lại.
Vậy khi chứng minh tính ắt có của bài toán quỹ tích ta có thể thay (a) bằng (a’).
Còn (b’) là định lý phản của (a); nhưng (b’) và (b) cũng là định lý phản đảo lẫn
nhau. Từ (b) ta xác định được tính đầy đủ của quỹ tích; nên khi thay (b) bằng (b’)
ta cũng chứng minh được tính đầy đủ của quỹ tích3 .
2
Theo nguyên tắc, một mệnh đề sai không thể gọi là định lý, phần đảo của một định lý nếu không đúng
thì cũng không thể gọi là một định lý đảo, nhưng trong §4 để khỏi phải dùng nhiều danh từ toán, ta gọi tắt
là định lý -H.T.P
3
Muốn hiểu sâu mục §4, xin xem cuốn Định lý hình học và các phương pháp chứng minh - N.D

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 17


18 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Theo phân tích ở trên ta thấy khi chứng minh tính ắt có của bài toán quỹ tích có
thể dùng (a) hoặc (a’); còn khi chứng minh tính đày đủ thì ta có thể chọn (b) hoặc
(b’), đó là tùy theo từng bài toán cụ thể mà ta áp dụng.
Dưới đây ta lấy một vài bài toán để minh họa.
Bài toán 2. Quỹ tích của điểm chuyển động cách đều hai đầu của một đoạn thẳng
cho trước là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Giả thiết: Đoạn thẳng AB cho trước, O là điểm giữa của AB, CD ⊥ AB và qua
điểm O (Hình 7).
Kết luận: CD là quỹ tích của điểm chuyển C
động cách đều hai điểm AB.
P P0

Gợi ý: Muốn chứng minh CD là quỹ tích


của bài, bước I phải chứng minh tính ắt
có (a) là: những điểm nằm trên CD cách
đều hai điểm A và B; bước II phải chứng A O B
minh tính đầy đủ (b’) là những điểm D
không nằm trên CD không cách đều hai
Hình 7
điểm A và B.
Chứng minh:

I) Trên đường thẳng CD lấy điểm P tùy ý, nối PA, PB. Trong hai tam giác POA
và POB, ta có: AO = BO; POA
[ = POB[ = 90◦ ; PO = PO;
Vậy 4 POA = 4 POB (c.g.c) nên PA = PB.

II) Ngoài đường thẳng CD, lấy một điểm tùy ý P0 , nối P0 A, P0 B và P0 O.
Vì P0 O không vuông góc với AB (từ một điểm ở ngoài một đường thẳng cho
trước chỉ dựng được một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước
và chỉ một mà thôi), nên P
\ 0 OA 6 = P
[ 0 OB.

Vì OA = OB; P0 O = P0 O nên P0 A 6= P0 B (hai tam giác nếu có hai cạnh tương


ứng bằng nhau và góc xen giữa hai cạnh đó khác nhau thì hai cạnh thứ ba
cũng khác nhau).
Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên CD phù hợp điều kiện nhất
định.
Từ II) ta được những điểm nằm ngoài CD không phù hợp với điều kiện nhất
định.
Vậy CD là quỹ tích của bài toán này.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 18


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 19

Bài toán 3. Trong tam giác ABC, có một đoạn thẳng biến thiên nhưng luôn song
song với BC, chứng minh rằng quỹ tích điểm giữa của đoạn thẳng đó là trung
tuyến AD của tam giác.
Giả thiết: AD là trung tuyến của 4 ABC (hình 8).
Kết luận: AD là quỹ tích điểm giữa của đoạn thẳng biến thiên ở trong 4 ABC và
luôn song song với BC.
Gợi ý:

Bước I): chứng minh tính ắt có (a’) là: A


những điểm không phải là
điểm giữa của những đoạn H K
M
thẳng nói trên thì không nằm
E P F
trên AD. D0
Bước II): chứng minh tính đầy đủ (b): B D C
là điểm giữa của những đoạn
Hình 8
thẳng nói trên thì nằm trên
AD.

Chứng minh:

I) Trong 4 ABC dựng đoạn thẳng tùy ý EF k BC, trên EF lấy điểm P tùy ý
nhưng không phải là điểm giữa của EF, nối AP kéo dài gặp BC tại G.
Vì EF : PF = BG : GC và EF =6= PF nên EP : PF 6= 1.
Vậy BG : GC 6= 1, tức là BG 6= GC, ta được: AG không phải là trung tuyến
AD.

II) Trong 4 ABC, dựng đoạn thẳng tùy ý HK k BC, lấy điểm giữa M của HK,
nối AM kéo dài gặp BC tại D 0 . Vì HM : MK = BD 0 : D 0 C và HM = MK; tức
là HM : MK = 1 nên BD 0 : D 0 C = 1, tức là BD 0 = D 0 C, ta được: D 0 là điểm
giữa của BC.
Vậy D 0 trùng với D; AD 0 trùng với AD, điểm giữa M của HK nằm trên AD.

Kết luận:
Từ I) ta được những điểm không phù hợp với điều kiện nhất định thì không
nằm trên AD.
Từ II) ta được những điểm phù hợp với điều kiện nhất định thì nằm trên AD.
Vậy: AD là quỹ tích của bài.

BÀI TẬP I

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 19


20 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

1. Một đoạn thẳng biến thiên có một đầu đi qua một điểm cố định P, đầu kia di
động trên đường thẳng AB cho trước. Chứng minh rằng quỹ tích của những
điểm chia đoạn thẳng này theo tỉ số m : n là một đường thẳng song song với
AB và cách điểm cố định P và đường thanwngr AB theo tỉ số m : n.

2. Một hình bình hành có một góc trùng với A của tam giác ABC và đỉnh đối
diện của góc đó di động trên cạnh BC. Chứng minh rằng quỹ tích giao điểm
của hai đường chéo hình bình hành đó chính là đoạn thẳng nối điểm giữa của
AB và AC.

3. Một đường tròn biến thiên luôn luôn tiếp xúc với một đường tròn cho trước
tại một điểm cố định nằm trên đường tròn cho trước. Chứng minh rằng quỹ
tích của tâm của đường tròn biến thiên là đường thẳng nối tâm đường tròn
cho trước và điểm cố định.

4. Một đường tròn biến thiên luôn luôn tiếp xúc với một đường thẳng cho trước
tại một điểm cố định nằm trên đường thẳng cho trước đó. Chứng minh rằng
quỹ tích của tâm đường tròn biến thiên là một đường thẳng vuông góc với
đường thẳng cho trước và qua điểm cố định cho trước.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 20


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 21

§5 BỐN ĐỊNH LÝ HÌNH HỌC CHỨA ĐỰNG TRONG MỘT ĐỊNH


LÝ QUỸ TÍCH

Ba bài toán quỹ tích trình bày trên đây, đều là định lý quỹ tích. Mỗi định lý quỹ
tích cần phải chứng minh cả phần thuận và phần đảo, như vậy tính ắt có và đầy
đủ của quỹ tích sẽ được thỏa mãn. Song định lý phản đảo của tính ắt có và đầy đủ
của quỹ tích cũng sẽ thỏa mãn theo, do đó khi ta phan tích mỗi định lý quỹ tích
nhất định sẽ cho ta bốn định lý hình học.
Ta hãy phân tích bài toán 2 (mục trên) thành bốn định lý hình học sau:
(a) Những điểm nằm trên đường trung trực, thì cách đều hai đầu của đoạn
thẳng.
(b) Những điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng đều nằm trên đường trung
trực.
(a’) Những điểm không cách đều hai đầu của đoạn thẳng thì không nằm trên
đường trung trực.
(b’) Những điểm không nằm trên đường trung trực thì không cách đều hai đầu
của đoạn thẳng.
Trên đây (a) và (b) là hai định lý hình học rất quen thuộc với chúng ta, cho nên
định lý quỹ tích của bài toán 2 tất nhiên là đúng.
Ngược lại, nếu chúng ta dùng hai định lý hình học mà mối quan hệ giữa chúng
là thuận và đảo, như:
(a) Những điểm nằm trên đường phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh
của góc đó;
(b) Những điểm cách đều hai cạnh của một góc thì nằm trên đường phân giác
của góc đó;
Thì (a) và (b) lại có các định lý phản đảo, và nhất định chúng cũng đúng.
(a’) Những điểm không cách đều hai cạnh của một góc thì không nằm trên
đường phân giác của góc đó.
(b’) Những điểm không nằm trên đường phân giác của một góc thì không cách
đều hai cạnh của góc đó.
Như vậy bốn định lý hình học (a), (b), (a’) và (b’) sẽ hợp thành định lý quỹ tích
như sau: “Quỹ tích của những điểm cách đều hai cạnh của một góc là đường phân
giác của góc đó”.
Chúng ta lại dùng hai định lý hình học mà mối quan hệ giữa chúng là định lý
thuận và định lý phản như:
(a) Những điểm nằm trên đường tròn thì cách tâm một khoảng bằng bán kính.
(b’) Những điểm không nằm trên đường tròn thì cách tâm một khoảng không
bằng bán kính.
Như vậy định lý phản đảo của (a) và (b’) cũng đúng theo là:

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 21


22 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

(a’) Những điểm cách tâm một khoảng không bằng bán kính thì không nằm
trên đường tròn.
(b) Những điểm cách tâm một khoảng bằng bán kính thì nằm trên đường tròn.
Bốn định lý hình học (a), (b’), (a’) và (b) cũng sẽ hợp thành định lý quỹ tích:
“Quỹ tích của những điểm cách đều một điểm cố định cho trước theo một khoảng
cách cho trước là một đường tròn có tâm là điểm cố định cho trước và bán kính
bằng khoảng cách cho trước”.
Qua đó ta thấy mỗi định lý quỹ tích đều do bốn định lý hình học tạo thành.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 22


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 23

§6 NHỮNG QUỸ TÍCH KHÔNG CÓ ĐIỂM ĐẦU VÀ ĐIỂM CUỐI

Quỹ tích nêu trong ví dụ của mục §1 là một đường tròn, đường tròn là một
đường cong khép kín, nên không có điểm đầu và điểm cuối.
Quỹ tích của bài toán 1 và 2 là đường
thẳng, hai đầu của đường thẳng kéo dài A
vô hạn, nên cũng không có điểm đầu và
điểm cuối. Nhưng quỹ tích của bài toán
3 là trung tuyến AD của tam giác ABC,
đó là một đoạn thẳng, tức là có điểm đầu
và điểm cuối. Nhưng thực tế không hẳn B D C
như vậy, các bạn nghĩ sao và mời các bạn
Hình 9
xem tiếp.
Trong 4 ABC, có một đoạn thẳng di động và song song với BC, khoảng di động
của nó bị giới hạn bởi BC và A (hinhd 9).
Vị trí thấp nhất của đoạn thẳng di động này, không thể tới được BC, vì nếu
đoạn thẳng này trùng với BC thì trái với giả thiết của đầu bài (đoạn thẳng song
song với BC chỉ di động trong 4 ABC mà thôi). Như vậy vị trí thấp nhất của điểm
giữa của đoạn thẳng di động này không thể là điểm D, mà phải nằm trên AD và
rất gần điểm D. Vậy điểm đó cách điểm D bao xa? Đó là điều khó giải đáp. Bởi
những điểm nằm trên AD và khác D mà rất gần D thì hợp với điều kiện của đầu
bài, cho nên điểm cuối của quỹ tích này không thể nêu cụ thể được. Cũng như thế,
vị trí cao nhất của đoạn thẳng di động này không thể đạt tới A, vì nếu đạt tới A thì
đoạn thẳng đó trở thành một điểm, tức là đoạn thẳng sẽ không có chiều dài, như
vậy sẽ không hợp điều kiện của đầu bài. Vì thế, điểm đầu của quỹ tích không thể
là A được, mà nằm trên AD và cách A rất gần, điểm đó cũng không thể nêu cụ thể
được.
Qua trình bày trên, nếu ta kết luận quỹ tích của bài toán là AD thì chưa chính
xác, nếu muốn kết luận chính xác thì phải nói rằng quỹ tích của bài toán là AD
nhưng phải loại trừ hai điểm A và D. Vì vậy quỹ tích của bài toán này tuy là một
đoạn thẳng, song điểm đầu và điểm cuối cũng khó mà nêu cụ thể được.
Do đó, điểm đầu và điểm cuối của bài toán quỹ tích trên, hình như là hai điểm
A và D, nhưng lại không phải A và D. Hiện tượng “nửa giả, nửa thật” này phải
chăng khó hiểu? Dưới đây, chúng tôi xin lấy một ví dụ thực tế để minh họa thêm:
chẳng hạn, có người muốn từ Bắc Kinh đi đến Thiên Tân, người đó sẽ chọn các đi
là: hôm đầu đi hết nửa quãng đường, hôm thứ hai đi hết nửa quãng đường còn
lại của hôm đầu, rồi mỗi ngày sau đều đi nửa quãng đường còn lại của hôm trước.
Như vậy hôm đầu đi được 1/2 quãng đường và còn lại 1/2, hôm thứ hai đi được
1/4 quãng đường và còn lại 1/4, hôm thứ ba đi được 1/8 quãng đường và còn

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 23


24 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

lại 1/8; quãng đường đi được và còn lại trong các ngày tiếp theo bằng 1/16, 1/32,
1/64, 1/128, . . . của cả quãng đường. Ta đều biết trong hình học có thể coi Thiên
tân và Bắc Kinh đều là những điểm, như vậy người đó đi từ Bắc Kinh đi Thiên
Tân, chọn cách đi như trên chỉ có thể ngày càng đến gần Thiên Tân, mà vĩnh viễn
không tới được Thiên Tân. Hiện tượng này Trang Tử đã từng nói “Que dài một
thước, ngày chặt một nửa, muôn đời không hết” ý nghĩa của câu này, hoàn toàn
đúng với hai hiện tượng trên.
Như vậy, nếu một chuyển động theo một điều kiện nhất định tuy ngày càng
gần tới một điểm cố định cho trước, nhưng không thể tới vị trí của điểm cố định
ấy, thì ta gọi điểm cố định cho trước này là vị trí giới hạn của điểm chuyển động. ta
phải hiểu vị trí giới hạn của điểm chuyển động là những điểm để xác định khoảng
cách của điểm chuyển động, không phải là vị trí đầu tiên và vị trí cuối cùng của
điểm chuyển động này. Cũng như thế, nếu một đường thẳng, một đường tròn hay
một hình phẳng (hình đa giác) chuyển động theo một điều kiện nhất định nào đó
và ngày càng gần tới một hình nào đó cho trước mà không bao giờ trùng với hình
đó, thì ta cũng gọi hình cho trước đó là viij trí giới hạn của hình trên. Chẳng hạn
trong bài toán 3, cạnh BC và đỉnh A đều là vị trí giới hạn của đoạn di động và song
song với BC. Điểm là vị trí giới hạn của quỹ tích ta gọi là điểm giới hạn của quỹ
tích, như: hai điểm A và D trong bài toán 3.
Như vậy, khi ta giải bài toán quỹ tích như bài toán 3, trong kết luận, ta phải nêu
rõ hai đầu của quỹ tích là điểm giới hạn của quỹ tích, nếu không, tính ắt có của
quỹ tích sẽ không được thỏa mãn.
Nếu quỹ tích là đường tròn, tất nhiên không có điểm đầu và điểm cuối, nhưng
đôi khi cũng có điểm giới hạn. Ta xem ví dụ sau:
Bài toán 4. Chứng minh rằng quỹ tích trung điểm của một dây cung biến thiên
có một đầu đi qua một điểm cố định của một đường tròn cho trước là một đường
tròn có đường kính bằng bán kính của đường tròn cho trước.
Giả thiết: Điểm A cho trước nằm trên B
đường tròn O cho trước. Đường kính của D
đường tròn APO bằng bán kính OA của
P O
đường tròn O.

Kết luận: Quỹ tích trung điểm của dây A Q C


cung biến thiên có một đầu đi qua điểm
A là đường tròn APO. Hình 10

Chứng minh:

I) Tính ắt có:
Lấy điểm P tùy ý trên đường tròn APO, nối AP kéo dài gặp đường tròn tại

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 24


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 25

điểm B, nối PO (hình 10).


[ = 90◦ (AO là đường kính của đường tròn APO) nên P là trung điểm
Vì APO
của AB, (đường thẳng qua tâm và vuông góc với dây cung thì chia đôi dây
cung).

II) Tính đầy đủ:


Từ điểm A dựng một dây tùy ý AC, Q là trung điểm của AC, nối QO.
[ = 90◦ (đường thẳng nối tâm và trung điểm của dây cung thì vuông
Vì AQO
góc với dây cung) nên điểm Q nằm trên đường tròn APO (đỉnh góc vuông
của một tam giác vuông nằm trên đường tròn có đường kính là cạnh huyền).

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên đường tròn APO đều phù hợp với
điều kiện nhất định của bài toán. Từ II) ta được các điểm phù hợp với điều kiện
nhất định của bài toán đều nằm trên đường tròn APO. Vì điểm A là vị trí giới hạn
của dây cung biến thiên, nên điểm A không thể thành một dây cung được. Vì vậy
điểm A không thuộc quỹ tích.
Qua trên ta thấy: quỹ tích của bài tuy là đường tròn, nhưng phải loại trừ điểm
A, như vậy đường tròn này hở ở điểm A.
Đôi khi quỹ tích tuy là đường thẳng, nhưng vì có điểm giới hạn, nên đường
thẳng này cũng hở ở điểm giới hạn, như bài 3 và bài 4 của bài tập I ở trên.
Thỉnh thoảng cũng có quỹ tích là một nửa đường thẳng, có một đầu tuy được
kéo dài vô hạn, còn đầu kia lại là điểm giới hạn của quỹ tích, ta xem bài toán dưới
đây:
Bài toán 5. Một đường tròn biến thiên luôn luôn tiếp xúc với một dây cung AB
của một hình viên phân cho trước tại một điểm A, đường thẳng nối điểm B và giao
điểm thứ nhất của đường tròn với cung AB cắt đường tròn biến thiên tại điểm thứ
hai. Chứng minh rằng, quỹ tích của giao điểm thứ hai là một nửa đường thẳng
xuất phát từ A và tạo thành với AB một góc bằng góc nội tiếp của cung AB.
Giả thiết: AB là một dây cung của một hình viên phân cho trước, nửa đường
thẳng AX tạo thành góc XAB bằng góc nội tiếp của cung AB.
X
0
Kết luận: Nếu một đường tròn biến thiên C
tiếp xúc với AB tại điểm A, đường thẳng P0
C P
nối điểm B và giao điểm thứ nhất của
đường tròn biến thiên với cung AB cắt
đường tròn tại điểm thứ hai, thì quỹ tích
A B
của điểm thứ hai này là AX.
Hình 11
Chứng minh:

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 25


26 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

I) Tính đầy đủ:


Ta dựng một đường tròn tùy ý tiếp xúc với AB tại điểm A (hình 11) và cắt
cung AB tại điểm C, nối BC cắt đường tròn tùy ý này tại điểm P, nối AP, AC
(đường tròn tùy ý tiếp xúc với AB tại điểm A cũng có thể ở phía dưới của AB,
nhưng trong trường hợp này, đường tròn sẽ không cắt cung AB cho trước,
nên ta không cần tới).
Vì PAB
d =C b (góc giữa tiếp tuyến với dây cung bằng góc nội tiếp) và XAB
[ = Cb
(theo giả thiết) nên PAB
d = XAB.[
Vậy điểm P nằm trên AX (hai góc đã bằng nhau lại có một đỉnh chung và một
cạnh trùng nhau, mà hai cạnh kia lại ở cùng một phía thì hai cạnh kia cũng
trùng nhau).

II) Tính ắt có:


Trên AX lấy một điểm tùy ý P0 , nối BP0 cắt cung AB tại C 0 , qua ba điểm
A, P0 , C 0 dựng một đường tròn, nối AC 0 .
Vì PAB
d (tức XAB)[ = AC [ 0 B (theo giả thiết) nên AB là tiếp tuyến của đường

tròn AP0 C 0 (theo định lý đảo của góc giữa tiếp tuyến và dây).

Kết luận: Từ I) ta được những điểm phù hợp với điều kiện của bài toán đều nằm
trên AX, từ II) ta được các điểm nằm trên AX đều phù hợp với điều kiện của bài
toán. Cho nên, quỹ tích của bài này là nửa đường thẳng AX.
Nếu đường tròn biến thiên nhỏ dần, thì điểm A sẽ là vị trí giới hạn của nó. Vậy
điểm A không thuộc quỹ tích bài này.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 26


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 27

§7 NHỮNG QUỸ TÍCH CÓ ĐIỂM ĐẦU VÀ ĐIỂM CUỐI

Qua mục trên ta biết, nếu quỹ tích là đường tròn hay là đường thẳng, thì đều
không có điểm đầu và điểm cuối. Ngoài hai quỹ tích trên có phải những quỹ tích
khác đều không có điểm đầu và điểm cuối rõ rệt không? muốn hiểu rõ vấn đề này,
trước tiên ra hãy nghiên cứu bài toán quỹ tích sau:
Bài toán 6. Cho OX và OY là hai nửa đường thẳng vuông góc với nhau. Trong góc
XOY có một tam giác đều biến thiên, mà một đỉnh của nó là điểm cố định A nằm
trên OY, còn đỉnh thứ hai thì di động trên OX. Chứng minh rằng quỹ tích của đỉnh
thứ ba là nửa đường thẳng có điểm đầu là đỉnh B của tam giác đều OAB.
Giả thiết: Hai nửa đường thẳng cho trước C
Y
OX ⊥ OY, A là một điểm cố định nằm D0
trên OY, 4 AOB đều, BC ⊥ AB (hình 12). A D

Kết luận: BC là quỹ tích đỉnh thứ ba của B


tam giác đều biến thiên nằm trong góc
XOY có đỉnh thứ nhất là A, và đỉnh thứ
O E E0 X
hai di động trên OX. Hình 12
Chứng minh:

I) Tính ắt có:
Trên BC lấy điểm tùy ý D, trên OX lấy đoạn OE = BD, nối AD, AE và DE.
Vì AB = AO, BD = OE và ABD [ nên 4 ABD = 4 AOE (c.g.c) và
[ = AOE
AD = AE.
Vì BAD [ nên BAD
[ = OAE [ + EAB
[ = OAE
[ + EAB.
[

Vậy EAD [ = 60◦ , từ đó AED


[ = OAB [ = 60◦ .
[ = ADE

Vậy tam giác AED là tam giác đều.

II) Tính đầy đủ:


Trên OX lấy một điểm tùy ý E0 , nối AE0 , trong góc XOY ta dựng tam giác đều
AE0 D 0 có cạnh là AE0 , nối BD 0 .
Vì E\ [ = 60◦ nên E\
0 AD 0 = OAB 0 AD 0 − E
[ 0 AB = OAB 0 AB,
[ − E[
\0 = OAE
ta được BAD \0 .

Vì AD 0 = AE0 , AB = AO nên 4 ABD 0 = 4 AOE0 và ABD AOE0 = 90◦ .


\0 = \
[ = 90◦ nên BD 0 trùng BC, tức là D 0 nằm trên BC.
Nhưng ABC

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 27


28 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên BC đều phù hợp với điều kiện của
bài toán, từ II) ta được các điểm phù hợp với điều kiện của bài toán đều nằm trên
BC, như vậy, quỹ tích của bài này là nửa đường thẳng BC.
Cũng có những quỹ tích là một đoạn thẳng, nhưng hai đầu của nó đều là điểm
cuối cùng của quỹ tích, ta hãy xem bài toán sau:
Bài toán 7. OX và OY là hai nửa đường thẳng cho trước và vuông góc với nhau,
đỉnh góc vuông A của tam giác vuông biến thiên là điểm cố định cho trước trong
góc XOY, còn hai đầu của cạnh huyền thì di động trên OX và OY. Chứng minh
rằng quỹ tích chân đường vuông góc hạ từ A tới cạnh huyền là đoạn thẳng nối hai
chân đường vuông góc hạ từ A tới OX và OY.
Y
Giả thiết: Hai nửa đường thẳng OX ⊥
C0
OY, điểm A cố định nằm trong góc XOY,
AM ⊥ OX, AN ⊥ OY, nối MN.
C

Kết luận: Tam giác vuông biến thiên có


đỉnh góc vuông là A cố định, và hai đầu
của cạnh huyền di động trên các nửa N
đường thẳng OX và OY, MN là quỹ tích
của chân đường vuông góc hạ từ A tới O
B0 B MX
cạnh huyền.
Hình 13
Chứng minh:

I) Tính đầy đủ:


Cho 4 ABC là một vị trí của tam giác vuông biến thiên, từ A hạ AP ⊥ BC
(hình 13) thì điểm P sẽ là điểm phù hợp với điều kiện của đầu bài.
Vì BAC
[ + BOC[ = 90◦ + 90◦ = 180◦ , nên bốn điểm O, B, A, C cùng nằm trên
một đường tròn. Do đó, điểm A nằm trên đường tròn ngoại tiếp của tam giác
OBC. Nếu từ A hạ đường vuông góc tới ba cạnh của tam giác OBC, thì chân
các đường vuông góc M, N, P sẽ thẳng hàng, như vậy điểm P nằm trên MN.

II) Tính ắt có:


Lấy một điểm P0 tùy ý trên MN. Nối AP0 , từ P0 hạ đường vuông góc với AP0
cắt OX và OY tại B0 và C 0 . Nối AB0 , AC 0 .
\0 + AP
Vì AMB \ 0 B0 = 90◦ + 90◦ = 180◦ nên bốn điểm A, M, B0 , P0 cùng nằm

trên một đường tròn (nếu tổng các góc đối của tứ giác bằng 180◦ thì tứ giác
đó nội tiếp trong một đường tròn) và P\0 AB0 = P
\ 0 MB0 (góc nội tiếp của đường

tròn).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 28


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 29

\0 = AP
Vì ANC \ 0 C 0 = 90◦ nên bốn điểm A, P0 , N, C 0 cùng nằm trên một đường

tròn (hai tam giác có chung đáy và có các góc đối diện với đáy đó bằng nhau
thì bốn đỉnh của chúng nằm trên một đường tròn) và P 0 AC 0 = ON
\ \ M (vì cùng
0 0 0 0 ◦
là góc bù của C\ NP ). Nhưng P\ MB + ON
\ M = 90 (tổng hai góc nhọn của
tam giác vuông).
Vậy P
\ 0 AB0 + P
\ 0 AC 0 = 90◦ tức là B
\ 0 AC 0 = 90◦ , do đó 4 AB0 C 0 vuông tại A.

Kết luận: Phần I) cho ta thấy rằng những điểm phù hợp với điều kiện của bài toán
thì nằm trên MN, từ II) ta được các điểm nằm trên MN đề phù hợp với điều kiện
của bài toán, nên MN là quỹ tích của bài toán này.
Vì điểm O là vị trí cuối cùng của một đầu của cạnh huyền di động trên OY,
nên điểm M là vị trí cuối cùng của chân đường cao hạ từ A đến cạnh huyền, do
đó điểm M phù hợp với điều kiện bài toán, tức M là điểm cuối cùng của quỹ tích.
Cũng như thế, N cũng là điểm cuối cùng của quỹ tích.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 29


30 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§8 CÁCH TÌM QUỸ TÍCH

Qua 7 bài toán trên, ta đã nắm được phương pháp chứng minh bài toán quỹ
tích, nhưng các bài toán trên đều thuộc loại mẫu I, nghĩa là đầu bài đã cho trước
hình dạng vị trí và độ lớn của quỹ tích, vậy thì ta chỉ cần đi thẳng vào chứng minh
là xong. Điều đó hoàn toàn không có gì khó khăn với những người có kiến thức cơ
bản về hình học. Đối với những bài toán quỹ tích thuộc loại mẫu II, nghĩa là đầu
bài chỉ cho ta biết hình dạng của quỹ tích, thì trước tiên ta phải xác định rõ vị trí
và độ lớn của quỹ tích, rồi mới đi vào chứng minh. Phương pháp xác định vị trí và
dộ lớn của quỹ tích như sau:

1) Nếu bài toán cho ta biết quỹ tích là đoạn thẳng hoặc nửa đường thẳng thì ta
chỉ cần xác định vị trí giới hạn hoặc vị trí cuối cùng của đoạn thẳng hoặc nửa
đường thẳng đó, từ đó tìm ra điểm giới hạn hoặc điểm cuối cùng của quỹ tích.
nếu ta tìm được hai điểm như vậy thì sẽ xác định được quỹ tích của bài. Nếu
không thì ta phải tìm điểm tùy ý và điểm đặc biệt nằm trên quỹ tích, từ hai
điểm này sẽ xác định được quỹ tích của bài.
Như bài toán 3, nếu đầu bài chỉ cho ta biết quỹ tích là một đoạn thẳng, ta chỉ
cần xác định vị trí gới hạn của đoạn thẳng di động, đó là cạnh BC và đỉnh A,
nên trung điểm D của BC và điểm A là hai điểm giới hạn của quỹ tích. Như vậy
quỹ tích của bài là trung tuyến AD.
Cũng như bài toán 6, nếu đầu bài cho ta biết quỹ tích là nửa đường thẳng, thì
trước tiên ta tìm ra vị trí cuối cùng AOB của tam giác đều biến thiên, qua đó
được điểm cuối cùng của quỹ tích là B, tiếp đó ta lại tìm vị trí tùy ý AED của
tam giác đều biến thiên, qua đó tìm được điểm D tùy ý của quỹ tích, dựng nửa
đường thẳng BD, đó là quỹ tích của bài.

2) Nếu bài toán cho ta biết quỹ tích là đường thẳng, thì ta chỉ cần tìm điểm giới
hạn, điểm đặc biệt (hoặc điểm tùy ý) của quỹ tích, từ hai điểm này ta xác định
được đường thẳng đó.
Như bài toán 1, đầu bài chỉ cho ta biết quỹ tích là một đường thẳng. Trước hết
ta tìm vị trí đặc điệt của đoạn thẳng biến thiên là PC, trung điểm O của PC là
điểm đặc biệt của quỹ tích; sau đó ta lấy vị trí tùy ý PD của đoạn thẳng biến
thiên, từ đó ta được điểm tùy ý M của quỹ tích, vậy đường thẳng OM là quỹ
tích của bài.
Cũng như bài toán 2, từ điểm đặc biệt O và điểm tùy ý P ta cũng xác định được
quỹ tích.

3) Nếu bài toán cho ta biết quỹ tích là đường tròn, thì ta chỉ cần xác định một điểm
giới hạn, một điểm đặc biệt và một điểm tùy ý, từ ba điểm này ta xác định được

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 30


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 31

đường tròn đó.


Như bài toán 4, đầu bài chỉ cho ta biết quỹ tích là đường tròn, trước hết từ vị trí
giới hạn A của dây biến thiên, ta được điểm giới hạn A của quỹ tích, lại từ vị trí
đặc biệt của dây biến thiên (đường kính AD) được tâm O là điểm đặc biệt của
quỹ tích; cuối cùng từ vị trí tùy ý AB của dây biến thiên, được trung điểm P của
AB là một điểm tùy ý của quỹ tích. Như vậy, đường tròn qua ba điểm O, A, P
xác định là quỹ tích của bài.

4) Nếu đầu bài cho ta biết quỹ tích là một cung, thì ta tìm một điểm giới hạn hoặc
điểm cuối cùng của quỹ tích, từ là hai đầu của cung; lại tìm tiếp một điểm đặc
biệt hoặc một điểm tùy ý của quỹ tích, thì sẽ xác định được cung đó.

Bài toán 8. Một góc có hai cạnh luôn đi qua hai điểm cố định cho trước và có độ
lớn bằng α cho trước, chứng minh rằng quỹ tích của đỉnh góc là hai cung.
Giả thiết: Hai cạnh của một góc có độ lớn bằng α cho trước luôn đi qua hai điểm
cố định A và B cho trước (hình 14).
Kết luận: Quỹ tích của đỉnh góc là hai cung.
Gợi ý: Cho APB
[ = α thì điểm P nằm trên quỹ tích.
Nếu độ lớn của góc APB không đổi, thì
khi điểm P chuyển động theo chiều này P
ta được vị trí giới hạn của nó là điểm A; C
O
nếu cho điểm P chuyển động theo chiều Q
kia, ta lại được vị trí giới hạn của nó là A B
điểm B. Cho nên ta xác định được quỹ O0
tích của điểm chuyển động P là hai cung C0
có góc nội tiếp bằng α và dây chung là
Hình 14
đoạn thẳng nối AB.
Cách dựng:

1) Qua B ta dựng BC và BC 0 về hai phía của AB và đều tạo với AB một góc bằng
α.

2) Từ B dựng hai đường vuông góc với BC và BC 0 , chúng cắt đường trung trực của
AB tại điểm O và O0 .

3) Dựng hai đường tròn tâm O và O0 có bán kính bằng OA. Vậy cung APB và AP0 B
là quỹ tích của bài.

Chứng minh:

I) Tính ắt có:
Lấy một điểm P tùy ý trên cung APB.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 31


32 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Vì hai điểm A và B nằm trên cung APB (OA = OB) và BC là tiếp tuyến (BC
vuông góc với bán kính OB) nên APB[ = ABC [ = α (góc giữa tiếp tuyến và
dây). Cũng thế, trên cung AP0 B ta lấy một điểm tùy ý P0 , thì ta cũng chứng
minh được AP
[ 0 B = ABC
[ = α.

II) Tính đầy đủ:


Dựng AQB[ = α, vậy AQB [ = ABC [ (hoặc bằng ABC [0 ) = APB
[ (hoặc bằng
[ 0
0 B), do đó bốn điểm A, B, P (hoặc P ) và Q cùng nằm trên một đường tròn
AP
(hai tam giác cùng chung đáy và có góc đối bằng nhau).
Vậy điểm Q nằm trên cung APB (hoặc AP0 B).

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên cung đều phù hợp với điều kiện của
bài toán; từ II) ta được các điểm phù hợp với điều kiện của bài toán đều nằm trên
cung, nên quỹ tích của bài toán là cung APB và cung AP0 B.
Nếu điểm P chuyển động tới vị trí của A hoặc B thì góc APB sẽ trở thành đoạn
thẳng AB, vậy A và B là các điểm giới hạn của quỹ tích.
Nếu gặp bài toán quỹ tích thuộc loại mẫu III, trước hết ta xác định hình dạng
quỹ tích, tiếp đó các định vị trí và độ lớn của quỹ tích. Cách xác định hình dạng
quỹ tích như sau:

1) Xác định quỹ tích là đường thẳng: trước hêt ta xét xem hình biến thiên có vị trí
giới hạn hoặc vị trí cuối cùng hay không, nếu không có thì quỹ tích đó sẽ không
có điểm giới hạn hoặc điểm cuối cùng, từ là không có hai đầu. Sau đó xét tiếp
vị trí của những điểm phù hợp với điều kiện nhất định có thể xa vô cực hay
không, nếu có thì xác định được quỹ tích đó là đường thẳng (như bài toán 1 và
2). Đôi khi quỹ tích tuy có điểm giới hạn mà điểm giới hạn đó có được là do
những điểm từ xa phù hợp với điều kiện nhất định và từ hai chiều ngược nhau
dần tới nhưng cũng có thể xác định quỹ tích đó là đường thẳng (như bài 3 và 4
trong bài tập I).

2) Phương pháp xác định quỹ tích là đường tròn: cũng như trên, nếu quỹ tích
không có hai đầu (như bài 1 trong bài tập II) hoặc những điểm không xa phù
hợp với điều kiện nhất định và từ hai chiều ngược nhau cùng dần tới điểm giới
hạn thì cũng có thể xác định quỹ tích đó là đường tròn (như bài toán 4).

3) Phương pháp xác định quỹ tích là nửa đường thẳng: nếu ta xác định được một
chiều của quỹ tích có điểm giới hạn hoặc điểm cuối cùng, còn chiều kia có thể
xa vô cực thì quỹ tích đó là nửa đường thẳng (như bài toán 5 và 6).

4) Phương pháp xác định quỹ tích là đoạn thẳng: ta chỉ cần xác định hai chiều của
quỹ tích đều có điểm giới hạn hoặc điểm cuối cùng, ở khoảng giữa hai điểm đó

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 32


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 33

tìm thêm một điểm đặc biệt hoặc một điểm tùy ý, rồi xét xem nếu ba điểm này
thẳng hàng, thì quỹ tích đó là đoạn thẳng (như bài toán 3 và 7).

5) Phương pháp xác định quỹ tích là cung: cách xác định như 1, chỉ khác ở chỗ,
nếu 3 điểm mà không thẳng hàng, thì quỹ tích đó là một cung tròn.
Bài toán 9. Một đoạn thẳng biến thiên có một đầu là đỉnh A của một tam giác ABC
cho trước, còn đầu kia thì di động trên cạnh BC. Tìm quỹ tích tâm đường tròn nội
tiếp tam giác APC.
Giả thiết: 4 ABC cho trước, đoạn thẳng biến thiên AP có một đầu là A còn đầu
kia là P di động trên cạnh BC.
Kết luận: Tìm quỹ tích tâm đường tròn nội tiếp của 4 APC.
Gợi ý: Nếu điểm P di động theo chiều từ C tới B tới trùng với B, thì AP sẽ trùng
với AB, nên AB là vị trí cuối cùng của APC (hình 15).
Do đó tâm O của đường tròn nội tiếp
4 ABC (là giao điểm của hai đường phân
giác Ab và C)b là điểm cuối cùng của quỹ
tích. A
Nếu P di động theo chiều từ B đến C
tới trùng với C thì 4 APC sẽ không còn
nữa mà biến thành đoạn thẳng AC, nên
O QQ0
C là điểm giới hạn của quỹ tích. Tại bất
kỳ một vị trí nào khác của đoạn thẳng B C
P P0
biến thiên AP, tam giác APC đều có góc
Hình 15
C không đổi, nên tâm đường tròn nội tiếp
của 4 APC nhất định nằm trên đường
phân giác của góc C.
Do đó các điểm O, C và bất kỳ một điểm tùy ý nào của quỹ tích cũng thẳng
hàng với nhau. từ sự phân tích trên ta biết hình dạng quỹ tích là đoạn thẳng, vị trí
quỹ tích thì nằm trên đường phân giác của góc C, còn độ lớn của quỹ tích bằng OC
(O là tâm đường tròn nội tiếp 4 ABC).
Cách dựng: Dựng đường phân giác của A b và C,
b hai đường này cắt nhau tại O,
thì OC là quỹ tích của bài toán.
Chứng minh:
I) Trên OC lấy một điểm Q tùy ý, nối AQ, từ A dựng AP sao cho PAQ
[ = CAQ [
ta sẽ được Q là tâm đường tròn nội tiếp 4 APC (tâm đường tròn nội tiếp là
giao điểm của hai đường phân giác trong).

II) Dựng đoạn thẳng AP0 tùy ý, dựng tâm đường tròn nội tiếp 4 AP0 C là Q0 thì
Q0 nhất định nằm trên OC (tâm đường tròn nội tiếp nằm trên đường phân
giác trong).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 33


34 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên OC thì phù hợp với điều kiện của
bài toán, từ II) ta được các điểm phù hợp với điều kiện của bài toán đều nằm trên
OC, nên OC là quỹ tích của bài, trong đó O là điểm cuối cùng của quỹ tích và C là
điểm giới hạn của quỹ tích.
Bài toán 10. Một điểm chuyển động có tổng hai khoảng cách tới hai đường thẳng
cắt nhau cho trước bằng chiều dài cho trước. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động
này.
Giả thiết: Hai đường thẳng cho trước XX 0 và YY 0 cắt nhau tại điểm O, l là chiều
dài cho trước (hình 16).
Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm chuyển động có tổng khoảng cách tới XX 0 và
YY 0 bằng chiều dài cho trước l

Y l X

D C
l l

G H
O

F E
N
M
l l
A B
P

X0 Y0
Hình 16

Gợi ý: Vì những điểm trên XX 0 đều cách XX 0 một khoảng bằng 0, nên ta có thể
tìm được điểm A nằm trên OX 0 cách YY 0 bằng chiều dài l, vậy tổng khoảng cách
từ A tới XX 0 và YY 0 là 0 + l = l, do đó điểm A là phù hợp với điều kiện của bài, tức
là A là điểm đặc biệt của quỹ tích. Cũng như thế, ta xác định được các điểm B, C,
D nằm trên OY 0 , OX, OY. Theo định lý “nếu một tam giác có hai đường cao bằng
nhau thì tam giác đó cân” ta được OA = OB = OC = OD. Lại từ định lý “tổng hai
khoảng cách từ một điểm nằm trên đáy của tam giác cân đến hai cạnh bên bằng
đường cao thuộc cạnh bên” ta được những điểm nằm trên bốn đoạn AB, BC, CD
và DA đều phù hợp với điều kiện của bài toán. Phân tích thêm ta sẽ biết các điểm
phù hợp với điều kiện của bài toán đều nằm trên bốn đoạn thẳng kể trên, nên ta
xác định được quỹ tích của bài toán là bốn đoạn thẳng đó và chúng tạo thành một
hình chữ nhật.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 34


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 35

Cách dựng:
1) Dựng đường thẳng song song với YY 0 và cách YY 0 bằng l, và cắt OX 0 tại điểm
A.

2) Trên OY 0 , OX và OY lấy các điểm B, C, D sao cho OB = OC = OD = OA.

3) Nối AB, BC, CD, DA thì hình chữ nhật ABCD là quỹ tích của bài.
Chứng minh:

M0 N0

A B
P0
X0 K
Hình 17

I) Trên AB (hoặc BC, CD hay DA) ta lấy một điểm tùy ý P, từ P dựng PM ⊥ XX 0
và PN ⊥ YY 0 thì PM + PN = AE (hoặc CG) = l.

II) Như hình 17, cho một điểm P0 nằm trong góc X 0 OY 0 phù hợp với điều kiện
của bài toán. Ta dựng P0 M0 ⊥ OX 0 , P0 N 0 ⊥ OY 0 , từ A dựng đường thẳng
song song với OY 0 và cắt N 0 P0 tại K, nối AP0 thì P0 M0 + P0 N 0 = l = AE,
nhưng AE = KN 0 (cạnh đối hình chữ nhật) nên P0 M0 + P0 N 0 = KN 0 .
Vì P0 M0 + P0 N 0 − P0 N 0 = KN 0 − P0 N 0 = KP0 nên P0 M0 = KP0
Vì P0 M0 = P0 K, AP0 = AP0 và AM \ AKP0 = 90◦ nên 4 AM0 P0 = 4 AKP0
0 P0 = \

và M\ KAP0 . Vậy AP0 là đường phân giác của góc OAK.


0 AP0 = \

Lại có OAB
[ = OBA
[ = BAK [ (góc đáy của tam giác cân và góc so le trong) nên
AB là đường phân giác của góc OAK.
Vì một góc chỉ có một đường phân giác duy nhất nên AP0 trung với AB và P0
nằm trên AB.
Cũng như thế, nếu điểm P0 nằm trong Y \0 OX, XOY,
[ YOX\0 thì P0 cũng nằm
trên BC, CD và DA.

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên AB, BC, CD và DA đều phù hợp
với điều kiện của bài toán., từ II) ta được các điểm phù hợp với điều kiện của bài
toán đều nằm trên AB, BC, CD và DA. Cho nên, bốn đoạn thẳng trên là quỹ tích
của bài toán này.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 35


36 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

BÀI TẬP II.

1. Trong một đường tròn cho trước có một cung chuyển động và có chiều dài cho
trước. Tìm quỹ tích trung điểm của dây cung đó.

2. Tìm quỹ tích trung điểm của một đoạn thẳng biến thiên có một đầu là một điểm
cố định, còn đầu kia thì di động trên các cạnh của một đa giác cho trước.

3. Nếu trên hai cạnh của một góc cho trước XOY có hai điểm di động P và Q sao
cho OP + OQ = l (l là chiều dài cho trước) thì quỹ tích trung điểm của PQ là
một đoạn thẳng.

Gợi ý: Nếu OP biến thành một điểm thì được điểm cuối cùng của quỹ tích, cũng
như vậy nếu OQ biến thành một điểm thì được thêm một điểm cuối cùng của
quỹ tích.

4. Nếu một tam giác đều biến thiên có đỉnh thứ nhất cố định, đỉnh thứ hai di
động trên một đường thẳng cho trước, thì quỹ tích của đỉnh thứ ba là hai đường
thẳng.

Gợi ý: Tham khảo bài toán 6.

5. Một điểm C chuyển động trên đoạn thẳng AB cho trước, dựng hai tam giác đều
ACD và BCE có cạnh AC và BC và cùng nằm về một phía của AB. Tìm quỹ tích
trung điểm của DE.

Gợi ý: Kéo dài AD và BE cho cắt nhau tại F. Khi điểm C dần tới B thì 4 ABF là
vị trí giới hạn của 4 ACD, điểm B là vị trí giới hạn của 4 BCE, do đó xác định
được một điểm giới hạn của quỹ tích. khi điểm C dần tới điểm A, 4 ABF là vị
trí giới hạn của 4 BCE, điểm A là vị trí giới hạn của 4 ACD, như vậy lại được
thêm điểm giới hạn khác của quỹ tích.

6. Hiệu giữa hai khoảng cách từ một điểm chuyển động tới hai đường thẳng cắt
nhau cho trước bằng một độ dài cho trước. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động
(hình 18).

7. Từ một điểm chuyển động nhìn hai cạnh bên của một tam giác cân cho trước
dưới hai góc bằng nhau. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động.

Gợi ý: Cần phải chú ý tính đầy đủ của quỹ tích, quỹ tích của bài là một cung,
một đường thẳng và hai nửa đường thẳng (hình 19).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 36


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 37

Y X F
A
D C

O
N
E

P
M A B
D B C E
0 Y0
X G
Hình 18 Hình 19

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 37


38 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§9 GIẢI PHÁP CƠ ĐỘNG CỦA BÀI TOÁN QUỸ TÍCH

Qua các mục trên, ta thấy muốn hoàn thành một bài toán về tìm quỹ tích phải
qua nhiều khâu: xác định hình dạng, vị trí và độ lớn của nó, rồi chứng minh phần
thuận và phần đảo, cuối cùng mới kết luận, vậy có phải quá phiền phức chăng?
Đúng thế, quả là phiền phức, chính vì thế mà những người mới học hình học rất
ngần ngại khi gặp bài toán quỹ tích.
Đứng về mặt lý thuyết mà nói thì cần phải xác minh đầy đủ như vậy, nhưng đối
với học sinh phổ thông không cần yêu cầu như vậy. Để phù hợp với khả năng tiếp
thu của học sinh, ta có thể dùng những cách giải nhẹ nhàng hơn để giải bài toán
quỹ tích. Bởi vì trong rất nhiều bài toán quỹ tích, ta có thể dựa vào những định lý
quỹ tích đã biết để tìm ra ngay quỹ tích của những bài toán đó. Những định lý quỹ
tích đa biết dùng để làm căn cứ đó ta gọi là định lý quỹ tích cơ bản.
Ví dụ: “Quỹ tích của một điểm chuyển động cách một điểm cố định cho trước
bằng một khoảng cách cho trước là một
đường tròn có tâm là điểm cố định cho
F
trước và bán kính bằng khoảng cách cho
trước”. Đó là một định lý quỹ tích cơ bản A O N
rất quan trọng, có thể áp dụng để giải
nhiều bài toán quỹ tích khác. Chẳng hạn L
E
như bài 1 trong bài tập II, do dây cung C
B M
biến thiên có độ dài cho trước, mà AB, D
CD, EF, . . . là các vị trí của dây cung biến Hình 20
thiên nên chúng bằng nhau (hình 20).
Nối các trung điểm các dây cung trên là I, M, N, . . . với tâm O thì chúng vuông
góc với các dây cung đó, vì a biết LO = MO = NO = . . . do đó các điểm L, M, N,
. . . cách đều O. Như thế từ định lý quỹ tích cơ bản trên ta xác định được quỹ tích
của bài toán này.
Ta lấy thêm ví dụ khác bằng cách đổi bài toán 4 thành bài toán tìm quỹ tích. Nối
tâm O và trung điểm P của dây cung biến thiên AB, thì nó vuông góc với AB, vì
hai điểm A và O cố định, nên điểm chuyển động P là đỉnh của một góc vuông mà
hai cạnh góc vuông đi qua hai điểm cố định trên. Nếu ta có một định lý quỹ tích
cơ bản là: “Quỹ tích của đỉnh góc vuông mà hai cạnh góc vuông đi qua hai điểm
cho trước là một đường tròn có đường kính bằng khoảng cách giữa hai điểm cho
trước này”, thì ta xác định được ngay quỹ tích của trung điểm P là một đường tròn
có đường kính AO.
Như vậy, sau khi căn cứ vào những định lý quỹ tích cơ bản, ta chỉ cần xác định
xem những điểm phù hợp với điều kiện nhất định trong bài toán quỹ tích có mang
tính chất của một định lý quỹ tích cơ bản nào đó hay không, nếu có thì ta xác định

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 38


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 39

được ngay quỹ tích của bài toán. Nhưng dùng phương pháp này để xác định quỹ
tích , nhiều khi bao gồm cả phần quỹ tích không cần tìm, do đó ta cần phải kiểm
tra lại những kết quả một cách chu đáo thì mới có thể hoàn toàn xác định được quỹ
tích. Về điểm này khi ta nghiên cứu các bài toán của chương sau sẽ được giải thích
đầy đủ.
Có 7 định lý quỹ tích cơ bản ta thường dùng để xác định quỹ tích, chúng tôi sẽ
lần lượt trình bày chúng cùng với các ví dụ cụ thể ở các chương sau đây.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 39


40 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 40


CHƯƠNG II.
ĐỊNH LÝ QUỸ TÍCH CƠ BẢN VÀ ÁP DỤNG

§1 ĐƯỜNG TRÒN

Phần đầu của chương I, khi dùng đại bác và máy bay để giải thích quỹ tích thì
ta nắm được một định lý quỹ tích cơ bản.
Quỹ tích của một điểm chuyển động cách một điểm cố định cho trước một
khoảng cách cho trước là một đường tròn có tâm là điểm cố định cho trước và
bán kính bằng khoảng cách cho trước.
Ở đây ta gọi tắt định lý quỹ tích cơ bản này là đường tròn. Nếu muốn chứng
minh phần thuận của định lý này, ta chỉ cần áp dụng định lý “Những điểm nằm
trên đường tròn đều cách tâm bằng bán kính”, để chứng minh tính ắt có của quỹ
tích; và dùng định lý “Các điểm cách tâm bằng bán kính đều nằm trên đường tròn”
để chứng minh tính đầy đủ quả quỹ tích, như thế là đã hoàn chỉnh. Ở đây ta không
giải thích thêm nữa.
Khi giải các bài toán quỹ tích, nếu gặp một trong những trường hợp dưới đây
thì ta áp dụng định lý quỹ tích cơ bản trên để xác định quỹ tích của bài toán là
đường tròn.
Trường hợp 1: Nếu có một (hoặc vài) điểm cố định cho trước và xác định được
khoảng cách của một điểm chuyển động cách đều một trong các điểm cho trước
đó bằng một chiều dài cho trước.
Trường hợp 2: Nếu có hai điểm cho trước (hoặc một đoạn thẳng cho trước) và
xác định được khoảng cách giữa một điểm chuyển động và một điểm thứ ba nằm
trên đường thẳng đi qua hai điểm cho trước bằng một chiều dài không đổi.
Trường hợp 3: Có thể tìm ra một điểm có quan hệ nhất định với một điểm cho
trước mà xác định được khoảng cách giữa một điểm chuyển động và điểm tìm
được bằng một chiều dài cho trước.
Bài toán 11. Một đoạn thẳng biến thiên AP có chiều dài l cho trước, đầu A là tiếp
điểm của nó với đường tròn O cho trước. Tìm quỹ tích của điểm đầu kia P.
Giả thiết: Cho trước đường tròn O và chiều dài l, A là tiếp điểm (hình 21).
Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm P.
Gợi ý: Trong bài này chỉ có tâm O là điểm cố định,

41
42 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

theo trường hợp 1). Ta xét xem khoảng A l


P
cách giữa điểm O và điểm chuyển động
P có phải bằng một chiều dài không đổi r
không? Vì đường tròn O cho trước, nên O
bán kính r có chiều dài không
p đổi. Nối
OA thì OA = r, vậy OP = r2 + l 2 =
chiều dài không đổi1
Hình 21
Bài làm:
Gọi bán kính đường tròn O là r, nối OA, OP thì OA = r = chiều dài không đổi.
[ = 90◦ (tiếp tuyến vuông góc với bán kính qua tiếp điểm), nên OP =
Vì OAP
p
r2 + l 2 = chiều dài không đổi (định lý Pitago).
Vì O là p
điểm cố định, nên quỹ tích của điểm P là một đường tròn tâm O, bán
kính bằng r2 + l 2 (định lý quỹ tích cơ bản - đường tròn).
Bài toán 12. Một đoạn thẳng AP có đầu A là một điểm cố định nằm trong đường
tròn O cho trước, tìm quỹ tích điểm giữa M của AP khi P di động trên đường tròn.
Giả thiết: Đoạn AP có đầu A cố định nằm trong đường tròn O cho trước, còn
đầu kia P di động trên đường tròn.
Kết luận: Tìm quỹ tích điểm giữa M của AP (hình 22).
Gợi ý: Trong bài này có hai điểm cố định O và A
theo trường hợp 2; sau khi suy nghĩ ta có
thể tìm được khoảng cách giữa một điểm
cố định nào đó nằm trên OA với điểm M
điểm giữa M của AP có chiều dài không P
đổi chăng? Vì bán kính của đường tròn O
O là OP = r = chiều dài không đổi, M
là điểm giữa của AP, nên theo định lý M B
về đoạn thẳng nối hai điểm giữa của hai
A
cạnh tam giác, ta được đoạn thẳng nối M
1
và điểm giữa B của OA là MB = OP = Hình 22
2
chiều dài không đổi.
Bài làm:
Cho bán kính đường tròn O là r, nối OP thì OP = r = chiều dài không đổi.
Nối OA, cho điểm B là điểm giữa của OA (B là điểm cố định).
1 1
Lại nối MB, vì MB = OP = r = chiều dài không đổi, nên quỹ tích của điểm
2 2
r
M là một đường tròn có tâm là điểm B và bán kính bằng (theo định lý quỹ tích
2
cơ bản - đường tròn).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 42


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 43

Bài toán 13. Một đoạn thẳng biến thiên có chiều dài không đổi, song song với một
đường thẳng cho trước, một đầu của đoạn thẳng di động trên một đường tròn cho
trước, tìm quỹ tích của đầu kia.
Giả thiết: Cho trước đường tròn O, đường thẳng XY và chiều dài l. một đoạn
thẳng biến thiên AB = l, song song với XY, đầu A của đoạn thẳng AB di động
trên đường tròn O.
Tìm: Quỹ tích của điểm B.
Gợi ý: Bài này chỉ có một điểm cố định O,
khoảng cách giữa điểm biến thiên B và O
luôn thay đổi (hình 23), nên theo trường
l B
hợp 3 ta phải tìm ra một điểm có quan hệ 0
B0 A A
nhất định với điểm O.
Từ O dựng OP k XY, lấy OP = l
thì điểm P cũng là một điểm cố định. Vì P0 O P
OP k AB và OP = AB nên OPBA là hình
bình hành, PB = OA = r = chiều dài
không đổi. Về phía kia của điểm O cũng X Y
có một điểm cố định P0 , điểm P0 với điểm Hình 23
O có mối quan hệ như điểm P với
điểm O; cho nên quỹ tích bài này là hai đường tròn.
Bài làm:
Từ O dựng một đường thẳng song song với XY, ở một phía của điểm O, ta lấy
OP = l, nối OA, PB. Vì AB k XY và AB = l nên AB k OP, AB = OP và OPBA là
hình bình hành, vậy PB = OA = r = chiều dài không đổi.
Lại vì P cũng là điểm cố định, nên điểm chuyển động B nằm trên đường tròn
có tâm là điểm P, bán kính r.
Cho A0 B0 là một vị trí ngược chiều của đoạn thẳng biến thiên AB, theo cách trên
đây ta có thể lấy điểm P0 nằm trên đường thẳng chứa điểm O và song song với XY,
sao cho OP0 = l, cũng như thế quỹ tích của điểm B0 là đường tròn tâm P0 và bán
kính là r.
Tóm lại quỹ tích của bài này là hai đường tròn.
BÀI TẬP III
1. Tìm quỹ tích điểm giữa của bán kính biến thiên của một đường tròn cho trước.

2. Tìm quỹ tích của tâm của một đường tròn biến thiên luôn đi qua một điểm cố
định cho trước và có bán kính bằng một chiều dài cho trước.

3. Tìm quỹ tích của tâm của một đường tròn biến thiên luôn tiếp xúc với một
đường tròn cho trước và có bán kính bằng một chiều dài cho trước.
Gợi ý: Quỹ tích là hai đường tròn.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 43


44 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

4. OX, OY là hai nửa đường thẳng cố định và vuông góc với nhau, đoạn thẳng
biến thiên AB có chiều dài nhất định, hai đầu của AB di động trên OX và OY.
Tìm quỹ tích điểm giữa của đoạn thẳng biến thiên này.
1
Gợi ý: Quỹ tích là đường tròn.
4
5. Tìm quỹ tích điểm giữa của một đoạn thẳng, có một đầu cố định nằm ngoài một
đường tròn cho trước, còn đầu kia di động trên đường tròn này.

6. Một đoạn thẳng có một đầu cố định nằm ngoài một đường tròn cho trước, còn
đầu kia thì di động trên đường tròn này. Tìm quỹ tích của điểm chia đoạn thẳng
biến thiên đó theo tỉ số m : n.
Gợi ý: Nếu PB : BA = m : n và PO0 : A
B
OO0 = m : n thì O0 B k OA, và O0 B :
OA = m : m + n. Vì OA, m, n đều là chiều P
dài cho trước nên O0 B cũng có chiều dài O0 O
không đổi và O0 là điểm cố định (hình
24).
Hình 24

7. Tìm quỹ tích của giao điểm hai đường chéo của một hình bình hành có một cạnh
cố định (tức là cố định về vị trí và độ dài) còn cạnh kia (cạnh không song song
với cạnh cố định) biến thiên nhưng có chiều dài không đổi.

8. Một dây cung bất kỳ AC, có đầu A trung với đầu đường kính AB cố định của
một đường tròn cố định, trên đường kéo dài AC lấy một điểm P sao cho CP =
AC. tìm quỹ tích của điểm P.
Gợi ý: PB = AB.

9. Cho AB là dây cung biến thiên trong một đường tròn O cố định và có chiều dài
cho trước, điểm P là giao điểm của hai tiếp tuyến đi qua A và B. Tìm quỹ tích
của điểm P.
Gợi ý: Vì bán kính OA của đường tròn cố định, có chiều dài bằng r, lại vì khoảng
cách từ tâm O tới dây cung biến thiên có chiều dài không đổi d (dây cung biến
r2
thiên có chiều dài cho trước), nên PO = = chiều dài không đổi.
d
10. Góc giữa hai tiếp tuyến xuất phát từ một điểm chuyển động nằm ngoài một
đường tròn cho trước bằng góc α cho trước. Tìm quỹ tích điểm chuyển động.
Gợi ý: Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn cho trước và cạnh đối của góc
nhọn này cũng cho trước, thì cạnh huyền sẽ có một chiều dài không đổi.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 44


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 45

§2 QUỸ TÍCH NHỮNG ĐIỂM CÁCH MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO


TRƯỚC MỘT KHOẢNG CHO TRƯỚC

Để minh họa thêm cho một định lý quỹ tích cơ bản khác, chúng tôi xin dùng xe
ba bánh để làm thí dụ.
Trong hình 25 ta có một xe ba bánh, nếu như bánh trước chạy theo một đường
thẳng cố định, thì hai bánh sau sẽ để lại 2
vết trên mặt đường, chúng sẽ song song
và cách đều vết của đường thẳng do bánh
xe trước vạch ra. Vết mà hai bánh sau tiếp
với mặt đường gây nên, giữ một khoảng
cách cố định với đường thẳng do bánh Hình 25
trước gây nên, đó cũng là một quỹ tích.
Qua thực tế trên ta rút ra được một định lý quỹ tích cơ bản nữa là:
“Quỹ tích những điểm, cách một đường thẳng cho trước một khoảng cách cho
trước, gồm hai đường thẳng song song với đường thẳng đã cho và cách đường
thẳng đó một khoảng đã cho”
Ta gọi tắt định lý quỹ tích này là hai đường thẳng song song.
Ta chứng minh định lý này bằng cách chứng minh cả phần thuận và phần đảo.

I) Tính ắt có.
Nếu hai đường thẳng CD và BF song song với đường thẳng AB cho trước
theo khoảng cách d cho trước; ở trên CD hay EF ta lấy một điểm P tùy ý,
dựng PQ ⊥ AB, thì PQ = d (hình 26).

II) Tính đầy đủ.


Từ một điểm Q0 nằm trên AB hạ d P P0
đường vuông góc P0 Q0 = d, thì P0 Q0 k C D
d
PQ, P0 Q0 = PQ, nên PQQ0 P0 là hình bình A B
d Q Q0
hành và PP0 k QQ0 , nên P0 nhất định nằm E F
trên CD hay EF. Hình 26

Kết luận: Từ I) ta được những điểm nằm trên CD và EF đều cách AB bằng d, từ
II) ta biết các điểm cách AB bằng d nằm trên CD và EF, vậy CD và EF là quỹ tích
của bài toán.
Trong một bài toán quỹ tích nào đó nếu có một đường thẳng cho trước, mà ta
xác định được khoảng cách từ điểm chuyển động tới đường thẳng cho trước có
chiều dài không đổi, thì ta sẽ áp dụng định lý quỹ tích cơ bản này để chứng minh.
Bài toán 14. Tìm quỹ tích tâm của một đường tròn biến thiên có bán kính bằng
chiều dài cho trước và tiếp xúc với một đường thẳng cố định cho trước.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 45


46 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Giả thiết: Đường thẳng XY cố định cho


r
trước, chiều dài r cho trước, một hình
A B
r tròn biến thiên có bán kính bằng r và tiếp
X Y xúc với XY (hình 27).
r P
C D
Hình 27 Kết luận: Tìm quỹ tích tâm của đường
tròn biến thiên.
Gợi ý: Cho đường tròn O tiếp xúc với XY tại điểm P, thì OP ⊥ XY và OP = r =
chiều dài không đổi.
Bài làm:
Nối tiếp điểm P và tâm O.
Vì OP ⊥ XY (tiếp tuyến vuông góc với bán kính qua tiếp điểm) và OP = r =
chiều dài không đổi, nên khoảng cách từ O tới XY bằng r, do đó quỹ tích của tâm
O là hai đường thẳng song song với XY và cách XY bằng r (định lý quỹ tích cơ bản
§2 chương này).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 46


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 47

§3 ĐƯỜNG TRUNG TRỰC

Trong mục này ta lấy một ví dụ để minh họa một định lý quỹ tích cơ bản nữa,
chẳng hạn như súng cao su của trẻ em thường chơi (hình 28),
khi kéo căng dây cao su cặp viên đá, rồi
bỏ tay ra, thì đường đi của viên đá chính
là đường trung trực của đoạn thẳng nối
hai đầu của súng cao su. Hiện tượng này
chính là định lý quỹ tích co bản sau:
“Quỹ tích của một điểm chuyển
động cách đều hai điểm cố định cho
trước là đường trung trực của đoạn
thẳng nối hai điểm này”.
Định lý này ta đã chứng minh ở bài
toán 2. Về sau ta gọi tắt định lý quỹ tích Hình 28
cơ bản trên là đường trung trực.
Bài toán 15.
Giả thiết: OX và OY là hai nửa đường thẳng cố định và vuông góc với nhau,
đỉnh góc vuông A của một tam giác vuông là một điểm cố định nằm trong góc
XOY, còn hai đầu cạnh huyền BC thì di động trên OX và OY.
Kết luận: Tìm quỹ tích điểm giữa P của cạnh huyền BC (hình 29).
Y Gợi ý: Trong bài này ta có hai điểm A và
B
O cố định, ta xét mối quan hệ giữa điểm
N chuyển động P và điểm O. Vì P là điểm
P A giữa của cạnh huyền của tam giác vuông
OBC, và O là đỉnh góc vuông, nên PO =
O PC, cũng như thế PA = PC. Vậy PO =
C M X PA, do đó P cách đều hai điểm cố định O
Hình 29 và A.
Bài làm:
Nối PO, PA và OA.
Vì Ob = Ab = 90◦ , và P là điểm giữa của BC, nên PO = PC, và PA = PC
(điểm giữa của cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác vuông). Qua trên, ta có
PO = PA. Vì hai điểm O và A cố định, nên điểm P cách đều O và A. Vậy quỹ tích
của điểm P là đường trung trực của OA, nhưng vì điểm P nằm trong góc XOY,
nên quỹ tích của bài là đoạn thẳng MN, trong đó M và N đều là điểm cuối của
quỹ tích.

BÀI TẬP IV

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 47


48 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

1. Một tam giác biến thiên có đáy cố định và diện tích không đổi, tìm quỹ tích của
đỉnh góc đối.

2. Tìm quỹ tích điểm giữa của một đoạn thẳng có một đầu là một điểm cố định,
còn đầu kia thì di động trên một đường thẳng cho trước.

3. OX và OY là hai nửa đường thẳng cố


định cho trước và vuông góc với nhau, Y
hai đường tròn di động có bán kính đều A
bằng r ngoại tiếp với nhau tại điểm P P
đồng thời lại đều tiếp xúc với OX và OY. r B
Tìm quỹ tích của điểm P (Hình 30). r
O
X
Gợi ý: Tham khảo bài toán 14 và bài tập Hình 30
III (4).

4. Tìm quỹ tích tâm của một đường tròn luôn đi qua hai điểm cố định cho trước.

5. Cho trước ba điểm A, B, C thẳng hàng và AB = BC, hãy tìm quỹ tích của điểm
P mà PB là đường phân giác của góc APC.

6. Trên một đường tròn cho trước có hai điểm cố định A và B, từ A và B dựng hai
dây cung biến thiên AC, BD có chiều dài bằng nhau, hai dây cung trên cắt nhau
ở trong hoặc ngoài đường tròn. Tìm quỹ tích giao điểm.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 48


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 49

§4 QUỸ TÍCH CỦA ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG CÁCH ĐỀU HAI


ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

Ta đều biết do ma sát, nên nước sông ở gần hai bên bờ chảy chậm hơn ở giữa
dòng. Giả sử hai bên bờ sông là hai đường thẳng song song, và có một chiếc thuyền
xuôi theo dòng nước chảy (Hình 31). Nếu
thuyền muốn chạy được nhanh thì phải
đi ở giữa dòng, tức là đi cách đều hai bờ.
Vậy đường đi này tất nhiên là phải ong
song với hai bờ và cách đều hai bờ.
Thực tế này nói rõ một định lý quỹ Hình 31
tích cơ bản là:
“Quỹ tích của một điểm chuyển động, cách đều hai đường thẳng song song
cho trước là một đường thẳng song song và nằm giữa hai đường thẳng đã cho”.
Định lý quỹ tích này ta gọi tắt là “đường song song nằm giữa”.
Ta chứng minh định lý quỹ tích này như sau:

I) Tính ắt có:
Cho AB và CD là hai đường thẳng
song song cho trước (Hình 32), khoảng
G K K0 cách của chúng là GH, đường thẳng EF
A B
qua điểm giữa O của GH và song song
E F với hai đường thẳng AB và CD.
O P P0
Lấy một điểm tùy ý P trên EF, dựng
C D
H L L0 PK ⊥ AB, PL ⊥ CD, thì PK = OG và
Hình 32 PL = OH (tính chất hai đường thẳng
song song).
Nhưng OG = OH nên PK = PL

II) Tính đầy đủ:


Cho P0 là một trong những điểm phù hợp với điều kiện của bài toán, dựng
P0 K 0 ⊥ AB, P0 L0 ⊥ CD, thì P0 K 0 = P0 L0 .
Vì AB k CD nên P0 K 0 và P0 L0 cùng nằm trên một đường thẳng và P0 K 0 =
1 0 0
KL.
2
1
Vì OG = GH và K 0 L0 = GH, do đó P0 K 0 = OG. Ta lại có P0 K 0 k OG nên khi
2
nối OP0 , thì OP0 K 0 G là hình bình hành và OP0 k AB, nên OP0 trùng với OF,
do đó P0 nằm trên EF.

Kết luận: EF là quỹ tích của một điểm chuyển động cách đều AB và CD.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 49


50 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Nếu gặp một bài toán quỹ tích nào đó có hai đường thẳng song song cho trước,
mà xác định được một điểm chuyển động cách đều chúng, thì quỹ tích của điểm
chuyển động chính là định lý quỹ tích cơ bản của mục này.
Bài toán 16. Tìm quỹ tích điểm giữa của một đoạn thẳng có hai đầu di động trên
hai đường thẳng song song cho trước.
Giả thiết: Hai đường thẳng AB và CD song song cho trước, hai đầu của đoạn
thẳng EF di động luôn dựa trên AB và CD.
Kết luận: Tìm quỹ tích điểm giữa P của
G E EF.
A B

M P N Gợi ý: Bài này có hai đường thẳng cố định


song song, ta xét xem chuyển động P
C D có phải cách đều hai đường thẳng này
F H
không? Từ P dựng GH vuông góc với
Hình 33
AB và CD, ta thấy 4 PGE = 4 PHF, nên
PG = GH (Hình 33).
Bài làm:
Từ P dựng GH ⊥ CD, vì AB k CD, nên GH ⊥ AB và PGE [ = PHF.
[
Lại vì PE = PF, và GPE
[ = HPF,[ vậy 4 PGE = 4 PHF nên PG = PH. Do đó
điểm P cách đều AB và CD.
Như vậy quỹ tích của bài này là một đường thẳng qua điểm P và song song với
AB và CD.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 50


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 51

§5 HAI ĐƯỜNG PHÂN GIÁC

Trong §4 ở trên, ta có lấy ví dụ là một


chiếc thuyền đi theo chiều nước chảy.
Mục này ta vẫn dùng ví dụ đó và nếu
như hai bên bờ không phải là hai đường
thẳng song song (hình 34) thì sao? Điều
đó không có gì khó khăn, muốn thuyền
có tốc độ nhanh thì đường đi của nó vẫn
phải cách đều hai bờ. Vậy đường đi của
nó chính là đường phân giác của góc giữa Hình 34
hai đường thẳng kéo dài. Qua đó ta lại
đươck một định lý quỹ tích cơ bản:
“Quỹ tích của một điểm chuyển động cách đều hai đường thẳng cắt nhau cho
trước là hai đường phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng đó”.
Định lý này ta gọi tắt là “hai đường phân giác”.
Việc chứng minh định lý quỹ tích này
cũng dễ dàng. Từ định lý “Những điểm
nằm trên đường phân giác của một góc
A D thì cách đều hai cạnh ấy” ta chứng minh
được tính ắt có của quỹ tích; lại từ định
O lý “những điểm cách đều hai cạnh của
C B một góc thì nằm trên đường phân giác
của góc đó” ta chứng minh được tính đầy
Hình 35
đủ của quỹ tích. Còn điểm O của quỹ
tích, đều cách hai đường thẳng AB và CD
(hình 35)
cho trước một khoảng cách bằng không, nên cũng có thể nói O cách đều hai đường
thẳng này, vì vậy nó cũng phù hợp với điều kiện của bài toán, do đó điểm O không
phải là điểm đặc biệt của quỹ tích.
Sau này ta gặp những bài toán quỹ tích có hai đường thẳng cắt nhau cho trước
mà lại xác định được một điểm chuyển động cách đều hai đường thẳng này thì quỹ
tích của điểm chuyển động chính là đường phân giác của góc tạo bởi hai đường
thẳng đó.
Bài toán 17.
Giả thiết: Cho OX và OY là hai nửa đường thẳng cố định và vuông góc với nhau,
một tam giác vuông cân ABC có diện tích không đổi, hai đầu B, C của cạnh huyền
di động trên OX và OY, hai đỉnh A và O nằm ở hai phía của BC.
Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm A.
Gợi ý: Bài này ta có hai đường thẳng cắt nhau cố định, ta xem điểm chuyển động

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 51


52 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

A có phải cách đều hai đường cho trước không?


Ta dựng AM ⊥ OX và AN ⊥ OY thì được \ [ và 4 BAM = 4CAN
BAM = CAN,
do đó AM = AN (hình 36).
Bài làm:
Dựng AM ⊥ OX và AN ⊥ OY ta được MAN \ = 90◦ = BAC, \−
[ nên MAN
[ = BAC
BAN [ − BAN[ hay \ BAM = CAN.
[
Vì AB = AC và \ AMB = ANC [ nên
4 BAM = 4CAN, và AM = AN. Do Y
đó điểm A cách đều OX và OY (định lý
C
quỹ tích cơ bản ở mục này), lại vì điểm Q
A nằm trong góc XOY, và 4 ABC có diện N A
P
tích không đổi, nên quỹ tích bài này là
đoạn thẳng PQ. Khi B di động tới O hoặc
C di động tới O, thì P là một vị trí của O
điểm A; còn khi ADOC là hình vuông, B M X
thì Q là một vị trí của điểm A, nên P và Hình 36
Q là hai điểm cuối cùng của quỹ tích.

BÀI TẬP V

1. Tìm quỹ tích tâm của một đường tròn di động luôn luôn tiếp xúc với hai đường
thẳng song song cho trước.

2. Tìm quỹ tích tâm của một đường tròn luôn luôn tiếp xúc với hai đường thẳng
cắt nhau cho trước.

3. Góc ở đỉnh của một tam giác cân là góc của hai đường thẳng cắt nhau cố định.
Tìm quỹ tích điểm giữa cạnh đáy của tam giác cân ấy.

4. Cho OX và OY là hai nửa đường thẳng cố định, một tam giác cân ABC có diện
tích không đổi, góc ở đỉnh A bù với góc XOY, hai đầu B và C của cạnh đáy di
động trên OX và OY, hai điểm A và O nằm ở hai phía của BC. Tìm quỹ tích
điểm A.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 52


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 53

§6 HAI NỬA ĐƯỜNG TRÒN

Để kiểm tra xem nửa đường tròn mà người thợ mộc đã khoét trên mảnh ván có
chính xác hay không, ta có thể dùng cái thước thẳng góc và đặt hai cạnh của thước
áp vào nửa đường tròn (hình 37) và di động thước, nếu đỉnh óc vuông của thước
luôn sát vào các điểm của nửa đường
tròn, thì người thợ đã khoét chính xác.
Nếu khoét hai nửa đường tròn bằng gỗ
như trên và chắp lại sẽ có được một
đường tròn. Muốn kiểm nghiệm đường
tròn có chính xác hay không, ta lại phải
tháo rời hai miếng ván để đo lại từng cái
như trên. Hình 37
Thực tế này đã nói lên một định lý quỹ tích cơ bản là:
“Quỹ tích đỉnh của một góc vuông chuyển động có hai cạnh luôn đi qua hai
điểm cố định cho trước là một đường tròn có đường kính bằng khoảng cách giữa
hai điểm cố định ấy”.
Quỹ tích này tuy cũng là đường tròn, nhưng để dễ phân biệt với quỹ tích cơ bản
là đường tròn ở mục 1 chương II, ta gọi quỹ tích đường tròn ở mục này là hai nửa
đường tròn.
Muốn chững minh định lý này cũng
không khó khăn. Trước hết từ định lý
P “Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc
vuông” ta xác định được tính ắt có của
A B quỹ tích; lại từ định lý “Đỉnh góc vuông
O của một tam giác vuông nằm trên đường
tròn có đường kính là cạnh huyền” ta xác
Hình 38 định được tính đầy dduur của quỹ tích.
Ở đây phải chú ý hai điểm cố định cho
trước là
hai điểm giới hạn của quỹ tích, qua đó ta thấy quỹ tích này tuy là đường tròn
nhưng hở ở hai điểm, nên ta gọi đó là hai nửa đường tròn thì rất thích hợp.
Sau này ta gặp bài toán quỹ tích có hai M C
điểm cố định cho trước và xác định được B P
một góc xuất phát từ điểm chuyển động A O
mà hai cạnh đi qua hai điểm cố định này
là góc vuông thì ta áp dụng định lý quỹ
N
tích - hai nửa đường tòn để xác định
Hình 39
Bài toán 18. Một cát tuyến biến thiên có một đầu cố định nằm ngoài một đường

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 53


54 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

tròn cố đinh. Tìm quỹ tích điểm giữa của phần cát tuyến nằm trong đường tròn.
Giả thiết: Điểm cố định A nằm ngoài đường tròn O cố định, từ A dựng một cát
tuyến ABC tùy ý (hình 39).
Tìm: Quỹ tích điểm giữa P của BC.
Gợi ý: Bài này có hai điểm cố định A và O, ta xét xem góc APO có phải là góc
vuông không. Nối OP, vì OP ⊥ BC nên APO [ = 90◦ .
Bài làm:
Nối OP, thì OP ⊥ BC (đường thẳng nối tâm và điểm giữa của dây cung thì
vuông góc với dây cung). Nên APO [ = 90◦ , vậy P nhìn AO dưới một góc vuông,
như thế quỹ tích chính là hai nửa đường tròn có đường kính AO, nhưng điểm
chuyển động P phải nằm trong đường tròn O, do đó quỹ tích bài này là cung MN
nằm trong đường tròn O, trong đó M và N là hai điểm giới hạn của quỹ tích.
Bài toán 19.
Giả thiết: Cho AOB là một đường kính cố định của một đường tròn cố định, BC
là một dây cung bất kỳ, kéo dài BC đến D, sao cho CD = BC, AC và DO cắt nhau
tại điểm P (hình 40).
Kết luận: Tìm quỹ tích điểm P.
Gợi ý: Bài này có ba điểm cố định A, B, và O, nhưng từ điểm chuyển động P ta
nhìn hai trong ba điểm này không phải là góc vuông; và khoảng cách từ P tới một
trong ba điểm này lại không có chiều dài
không đổi, hơn nữa P lại không cách đều
B hai trong ba điểm này, nên việc xác định
C quỹ tích của điểm P không dễ dàng. Ta
D nghiên cứu tính chất của điểm P. Vì AC
P E
O và PO là hai trung tuyến của 4 ABD, do
[ = 90◦ ,
đó AP : PC = 2 : 1. Lại vì ACB
[ = 90◦ ,
nên nếu dựng PE k CB, thì APE
A và AE : EB = 2 : 1, như thế E cũng là
Hình 40 một điểm cố định, và góc APE vuông,
như vậy quỹ tích của bài toán có thể xác
định được.
Bài làm:
Nối AD, vì AC, DO là hai trung tuyến của 4 ABD nên P là trọng tâm, do đó
AP : PC = 2 : 1.
Chia AB thành ba phần bằng nhau, gọi điểm chia gần điểm B là E thì AE :
EB = 2 : 1.
So sánh hai tỉ lệ thức trên ta được AP : PC = AE : EB, cho nên PE k CB (định
lý Ta-let), và APE
[ = ACB [ = 90◦ . Do đó P là đỉnh của góc vuông. Lại vì hai điểm
A và E nằm trên hai cạnh của góc APE, cho nên quỹ tích của điểm P là hai nửa

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 54


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 55

đường tròn có đường kính là AE; trong đó các điểm giới hạn của quỹ tích là A và
E.

BÀI TẬP VI

1. Một đường thẳng biến thiên luôn luôn đi qua một điểm cố định B, từ một điểm
cố định A hạ đường vuông góc tới đường thẳng biến thiên. Tìm quỹ tích của
chân đường vuông góc.

2. Tìm quỹ tích điểm giữa của một dây cung bất kỳ luôn đi qua một điểm cố định
nằm trong một đường tròn cho trước.

3. Một dây cung bất kỳ AB xuất phát từ một điểm cố định A nằm trên một đường
tròn O cố định, điểm P chia AB theo tỉ số m : n. Tìm quỹ tích điểm P.

4. Từ hai đầu của một đoạn thẳng AB cố định, dựng hai nửa đường thẳng AC và
AD song song. Tìm quỹ tích giao điểm của hai đường phân giác góc CAB và
DAB.

5. Cạnh của một hình thoi ABCD có chiều dài không đổi, vị trí AB cố định, O là
điểm giữa của AB, CO và BD cắt nhau tại P. Tìm quỹ tích của điểm P khi góc
của hình thoi biến thiên.
Gợi ý: Gọi M là giao điểm hai đường chéo của hình thoi, thì BP = 2PM, và
AMB = 90◦ .
\

6. Cho AB là đường kính cố định của một đường tròn O cố định, điểm P di động
trên đường tròn, dựng PC ⊥ AB, trên OP lấy đoạn OQ = OC. Tìm quỹ tích
điểm Q.
Gợi ý: Quỹ tích bài này là hai nửa đường tròn.

7. Cho AB là một đường kính cố định của một đường tròn O cố định. Dây cung
AC biến thiên. Trên AC lấy đoạn AP = BC. Tìm quỹ tích điểm P.
Gợi ý: Tiếp tuyến qua điểm A là vị trí giới hạn của AC.
Hai điểm ở trên tiếp tuyến này và cách đều A bằng khoảng AB là hai điểm giới
hạn của quỹ tích, A lại là điểm đặc biệt của quỹ tích, các bạn nên chú ý quỹ tích
của bài này là hai nửa đường tròn.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 55


56 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§7 HAI CUNG

Trong thực tế của mục §6, nếu ta có một hình cung lớn hơn hoặc nhỏ hơn nửa
đường tròn, thì ta vẫn có thể dùng
phương pháp đại loại như vậy để kiểm
tra cung tròn. Ta có thể tự làm lấy một
chiếc tước góc có góc bằng góc nội tiếp
với cung của mảnh gỗ, và cũng di động
như vậy, nếu thấy đỉnh góc của thước
luôn khít với hình cung, thì ta xác định
được hình cung đó là chính xác. Qua đó
Hình 41 ta rút ra được một định lý quỹ tích cơ bản
nữa là:
“Quỹ tích của một điểm chuyển động, từ đó nhìn thấy một đoạn AB cho trước
dưới một góc α cho trước là hai cung tròn đối xứng nhau của AB” (Gọi là cung
chứa góc α vẽ trên đoạn AB).
Sau này ta gọi tắt định lý quỹ tích này là hai cung. Nên chú ý hai đầu của cung
là hai điểm giới hạn của quỹ tích, định lý này đã được chứng minh ở bài toán 8.
Sau này khi ta gặp một bài toán quỹ tích nào đó, nếu có hai điểm cố định và xác
định được từ một điểm chuyển động nhìn đoạn thẳng nối hai điểm cố định dưới
một góc không đổi, thì ta áp dụng định lý quỹ tích - hai cung để xác định.
Bài toán 20.
Giả thiết: Cho AOB là một đường kính cố định của một đường tròn O cố định.
Dây cung AC biến thiên. Kéo dài AC tới P, sao cho CP = CB.
Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm P (hình
42). M
Gợi ý: Bài toán này có hai điểm cố định P
A và B, ta thử nghiên cứu xem, có phải C
từ điểm chuyển động P ta nhìn AB dưới
một góc không đổi không? Dễ thấy rằng A B
O
[ = 1 ACB
APB [ = 45◦ . Vậy quỹ tích của
2
P là hai cung. Nhưng vì dây cung biến
thiên AC có một vị trí giới hạn, nên quỹ N
tích bài này không phải là toàn bộ hai Hình 42
cung này.
Bài làm:
Nối BP, vì CPB
[ + CBP
[ = ACB [ (định lý góc ngoài của tam giác) và CPB
[ = CBP
[
[ = 90◦ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn),
(góc ở đáy của tam giác cân) và ACB
[ = 90◦ .
nên 2CPB

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 56


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 57

[ = 45◦ . Vì hai cạnh của góc CPB đều qua hai điểm cố định A và B, nên
Vậy CPB
từ P ta nhìn AB dưới một góc có độ lớn không đổi. Như vậy quỹ tích của bài này
vốn là hai cung AMB và ANB có góc nội tiếp bằng 45◦ . Nhưng tiếp tuyến MN với
đường tròn O tại điểm A là vị trí giới hạn của AC, cho nên quỹ tích của bài này
chỉ là hai cung MB và NB, trong đó hai điểm M và N là các điểm giới hạn của quỹ
tích, điểm B là điểm đặc biệt của quỹ tích.
Bài toán 21. Một tam giác biến thiên nhưng có đáy cố định, và độ lớn của góc đối
diện với đáy không đổi. Tìm quỹ tích của trực tâm của tam giác (hình 43).
Giả thiết: 4 ABC biến thiên có đáy BC cố định, độ lớn góc A bằng α cho trước,
H là giao điểm của ba đường cao AD, BE, CF.
Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm H.
Gợi ý:

1. Bài này có hai điểm cố định B và C. Từ điểm di động A nhìn BC dưới một góc
bằng α, nên quỹ tích của điểm A là hai cung BAC và BA0 C (hình 43).
Bây giờ để tìm quỹ tích của điểm H, ta hãy xét xem từ H có nhìn AB dưới một
góc có độ lớn không đổi không?
Vì BHC
[ = EHF [ = 180 − α, nên từ hai điểm H và A ta nhìn BC dưới hai góc
bù nhau, vậy quỹ tích của điểm H là các cung liên hợp BP0 C và BPC của các
cung BAC và BA0 C.

A
M N

F
P0 H E
B C
D
P

M0 N0
0
A

Hình 43

2. Suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy gợi ý trên chưa thật đầy đủ, vì điểm H phải nằm trên
AD vuông góc với BC. Nếu từ hai điểm B và C ta vẽ hai đường vuông góc với
BC, cắt các hình cung trên tại điểm M, M0 và N, N 0 , khi điểm A di động tới
các cung BM, BM0 hoặc CN, CN 0 , thì B b hoặc C
b sẽ trở thành góc tù. Như vậy

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 57


58 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

đường cao AD nằm ngoài tam giác, nên không thể nằm trên cung BPC hoặc
BP0 C (hình 44).
[ = 90◦ − ECF
Lúc này BHC d (hoặc HBF
[ ) = α, do đó từ H và A nhìn BC dưới
hai góc bằng nhau, như vậy nếu H nằm ngoài 4 ABC thì quỹ tích của điểm
H là 4 cung BM, BM0 , CN, CN 0 .

M N
A

E
P0
D B C

H F P

A0
M0 N0

Hình 44

3. Trên đây ta chỉ cho α là góc nhọn, nếu α là góc tù, thì kết quả có như vậy
không? Vì α là góc tù, nên quỹ tích của điểm A sẽ nhỏ hơn nửa đường tròn,
đó là các cung BAC và BA0 C (hình 45).
Đường cao AD nằm ở phía trong giữa hai đường vuông góc MM0 và NN 0 với
BC. Như thế H cũng nằm ở phía trong giữa MM0 và NN 0 .
[ = 180◦ − EAF
Vì BHC [ = 180◦ − α, nên quỹ tích của điểm H là hai cung M0 N 0
và MN.

H
M N

F
P0 A E
B D C
P A0

M0 0N
0
H

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 58


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 59

Hình 45

Bài làm:
Vì từ đỉnh A nhìn BC dưới một góc bằng α, nên quỹ tích của điểm A là hai cung
BAC và BA0 C.
Vì BHC
[ = EHF[ = 180◦ − EAF[ = 180◦ − α, nên từ H nhìn BC dưới một góc có
độ lớn không đổi, là góc bù của α. Như thế quỹ tích của điểm H vồn là các cung
liên hợp BP0 C và BPC của các cung BAC và BA0 C (hình 43). Nhưng khi α nhọn mà
b hoặc C
B [ = 90 − ECF
b tù và H nằm ngoài tam giác ABC, thì BHC d = α, lúc này quỹ
tích của điểm H là một phần của các cung BA0 C và BAC, các phần này nằm ngoài
hai đường vuông góc với BC vẽ tại B và C. Do đó quỹ tích của điểm H chính là hai
cung M0 BCN 0 và MBCN (hình 44); trong đó M0 , N 0 , M và N đều là các điểm giới
hạn của quỹ tích, B và C là các điểm đặc biệt của quỹ tích (khi B
b hoặc C
b vuông).

Khi α tù và các cung nhỏ BAC và BA0 C đều là quỹ tích của A, điểm H sẽ nằm
ở phía trong giữa hai đường vuông góc với BC vẽ từ B và C, thì quỹ tích của H sẽ
là các cung M0 N 0 và MN; trong đó M0 , N 0 , M và N cũng là các điểm giới hạn của
quỹ tích (hình 45). Còn khi α vuông thì điểm H trùng với điểm A, nên quỹ tích của
nó là các cung BAC và BA0 C.

BÀI TẬP VII

1. Một tam giác ABC biến thiên, nhưng có đáy AB cố định và góc C có độ lớn
không đổi. Kéo dài AC tới P, sao cho CP = CB. Tìm quỹ tích điểm P.

2. Hai điểm D và E di động trên hai cạnh AB và AC của một tam giác đều ABC
cho trước, sao cho BD = AE. tìm quỹ tích của giao điểm BE và CD.

3. Tìm quỹ tích tâm đường tròn nội tiếp của một tam giác ABC biến thiên, nhưng
có đáy BC cố định và góc A bằng α cho trước.

4. Như bài 3. Tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác ABC.

Gợi ý: Nếu chia BC thành ba phần bằng nhau tại điểm D và E, thì D và E là điểm
cố định, thử từ G nhìn DE có phải dưới một góc không đổi không?

5. Như bài 3. Tìm quỹ tích tâm O1 của đường tròn bàng tiếp với cạnh BC (hình 46).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 59


60 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Gợi ý:

BO1 C = 180 − O1 BC − O1 CB
\ \ \
1 1
= 180◦ − (180◦ − Bb) − (180◦ − Cb)
2 2
1b 1b
= B+ C
2 2
1
= 90◦ − α
2
= độ lớn không đổi.

6. Như bài 3. Tìm quỹ tích tâm O2 và O3 của hai đường tròn bàng tiếp lần lượt với
cạnh AC và AB
Gợi ý:

BO2 C = O2 CD − O2 BD
\ \ \
1 1
= (180◦ − Cb) − Bb
2 2
= ...

O3
A

O2

B C

O1
Hình 46

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 60


CHƯƠNG III.
VÀI ĐỊNH LÝ QUAN TRỌNG VÀ ÁP DỤNG

§1 ĐƯỜNG TRÒN A-PÔ-LÔ-NI-UT

Ta đã biết định lý quỹ tích cơ bản sau:


“Quỹ tích của một điểm chuyển động cách đều hai điểm cố định cho trước là
đường trung trực”.
Ở đây tính chất “cách đều hai điểm cố
định cũng có thể nói là tỉ số khoảng cách
này là m : n hoặc 1 : 1”. Có người hỏi: nếu P
tỷ số giữa hai khoảng cách này là m : n
(m 6= n) (hình 47) thì hình dạng quỹ tích
có thay đổi hay không? Ta hãy xét ví dụ: A C B D
nếu có hai điểm cố định cho trước A và B,
tỷ số giữa hai khoảng cách từ một điểm
chuyển động P tới A và B là m : n, tức là
PA : PB = m : n, thì cách tìm quỹ tích Hình 47
của điểm chuyển động P như sau.
Dựng đường phân giác PC, PD của góc APB và góc ngoài của nó, hai đường
phân giác này, cắt AB và đoạn AB kéo dài tại các điểm C và D. Theo định lý đường
phân giác của góc trong của một tam giác chia cạnh đối diện thành hai đoạn tỉ lệ
với hai cạnh kề hai đoạn ấy thì ta được:
CA : CB = m : n, DA : DB = m : n. Vì đường phân giác trong và ngoài của
một góc thì vuông góc với nhau, nên CPD[ = 90◦ . Lại vì C và D là các điểm chia
trong và chia ngoài của đoạn thẳng AB theo tỉ số m : n, nên hai điểm C và D có vị
trí cố định, vậy từ điểm P nhìn C và D dưới một góc vuông. Theo định lý quỹ tích
cơ bản thì ta được quỹ tích của điểm P là hai nửa đường tròn có đường kính CD.
Qua phân tích trên ta đực một định lý quỹ tích quan trọng:
“Quỹ tích của điểm P chuyển động mà tỷ số các khoảng cách từ đó đến hai
m
ddiemr cố định A và B cho trước bằng một tỷ số không đổi 6= 1, là đường
n
tròn có đường kính là đoạn thẳng CD nối hai điểm C, D chia trong và chia ngoài
đoạn thẳng nối hai điểm cố định A, B theo tỷ số m : n”.
Vì điểm C và D cũng phù hợp với điều kiện của bài toán, nên quỹ tích này là
một đường tròn kín, không có điểm giới hạn, khác cới định lý quỹ tích cơ bản - hai
nửa đường tròn. Người ta còn gọi quỹ tích này là đường tròn A-pô-lô-ni-ut.

61
62 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Qua phân tích trên ta biết, C là điểm cố định của đoạn thẳng AB, PC là đường
phân giác của góc APB,
[ nên đường tròn A-pô-lô-ni-ut là quỹ tích của một điểm
chuyển động từ đó nhìn hai điểm cố định dưới một góc có giá trị không đổi.
Nếu ta gặp một bài toán quỹ tích nào đó có điều kiện cho trước là tỷ số giữa hai
khoảng cách từ một điểm chuyển động tới hai điểm cố định theo tỷ số cho trước,
thì ta áp dụng quỹ tích đường tròn A-pô-lô-ni-ut để xác định.
Bài toán 22.
Giả thiết: Hai đường tròn O và O0 cho trước có bán kính r và r 0 , điểm P chuyển
động sao cho hai tiếp tuyến PA0 và PB0 với đường tròn O0 thỏa mãn APB [=A \ 0 PB0

(hình 48).

P
A

r A0
B0 r0
O C O0 D

Hình 48

Kết luận: Tìm quỹ tích của điểm P.


Gợi ý: Bài này có O và O0 là hai điểm cố định, nhưng khoảng cách từ điểm
chuyển động P tới O và O0 không bằng nhau và từ P nhìn OO0 dưới một góc không
xác định, nên quỹ tích của điểm P không phải là đường trung trực hoặc hai cung.
Ta lại xét xem tỷ số giữa hai khoảng cách PO và PO0 phải chăng có giá trị không
đổi?
Vì PAO
[ = PA \ [ = 1 APB
0 O0 = 90◦ và APO [ = 1A \0 PB0 = A
\ 0 PO0 ,
2 2
Nên 4 PAO ∼ 4 PA0 O0 . Do đó PO : PO0 = AO : A0 O0 = r : r 0 .
Nhưng tỉ số r : r 0 không đổi, O và O0 lại là các điểm cố định, nên quỹ tích của
điểm P là đường tròn A-pô-lô-ni-ut.
Bài làm:
Nối PO, PO0 , AO và A0 O0 .
[ = 1 APB
Vì APO [ và A \0 PO0 = 1 A\ 0 PB0 (đường nối tâm và một điểm nằm ngoài
2 2
đường tròn chia đôi góc giữa hai tiếp tuyến dựng từ điểm đó), nên APO [ =A \0 PO0 .

Lại vì PAO
[ = PA \ 0 O0 = 90◦ (tiếp tuyến vuông góc với bán kính qua tiếp điểm).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 62


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 63

Nên 4 PAO ∼ 4 PA0 O0 và PO : PO0 = AO : AO0 = r : r 0 .


Từ quỹ tích đường tròn A-pô-lô-ni-ut, ta được quỹ tích của điểm P là một đường
tròn có đường kính là đoạn thẳng nối hai điểm chia trong và ngoài C, D của đoạn
thẳng OO0 theo tỷ số không đổi r : r 0

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 63


64 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§2 QUỸ TÍCH CỦA ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG CÁCH ĐỀU HAI


ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU CHO TRƯỚC THEO MỘT TỶ SỐ
CHO TRƯỚC

Ta đã biết định lý quỹ tích cơ bản: “Quỹ tích của điểm chuyển động cách đều
hai đường thẳng cắt nhau cho trước là hai đường phân giác”. Như vậy thì một
điểm chuyển động bất kỳ thuộc quỹ tích này bao giờ cũng cách đều hai đường
thẳng cắt nhau cho trước, nghĩa là tỷ số giữa hai khoảng cách này là m : n = 1 : 1.
Nếu điểm chuyển động không cách đều hai đường thẳng cắt nhau cho trước, tức
là tỷ số giữa hai khoảng cách là m : n thì quỹ tích sẽ ra sao? Dưới đây ta sẽ nghiên
cứu điều đó.
Cho hai đường thẳng XX 0 và YY 0 cắt nhau tại O và tỷ số m : n cho trước, muốn
xác định quỹ tích của điểm chuyển động P cách XX 0 và YY 0 theo tỷ số m : n (hình
49) ta làm theo ba bước sau:

1) Trước hết ta tìm ra mấy điểm đặc biệt của quỹ tích. Muốn vậy ta dựng hai
đường thẳng song song với XX 0 và cách XX 0 bằng m (đơn vị dài). Sau đó lại
dựng hai đường thẳng song song với YY 0 và cách YY 0 bằng n (đơn vị dài), thì
các giao điểm Q, Q0 , . . . của bốn đường thẳng được dựng trên là cố định. Nếu
dựng QE ⊥ XX 0 , QF ⊥ YY 0 , thì QE = m, QF = n và QE : QF = m : n, nên Q là
điểm đặc biệt của quỹ tích. Cũng lý do như thế, điểm Q0 cũng là điểm đặc biệt
của quỹ tích.

D
X0 m
n
Q0 FY
M 0 N
Q1 m n
A 0 B
P O P Q
N0
Y0 M
Q10 E X
C

Hình 49

2) Ta nghiên cứu tiếp xem giữa điểm P và điểm cố định Q có mối quan hệ gì. Nếu
Q nằm trong góc XOY hoặc góc X 0 OY 0 , ta dựng PM ⊥ XX 0 , PN ⊥ YY 0 thì
PM : PN = m : n, do đó PM : PN = QE : QF.
Vì PM k QE và PN k QF, nên \ [ (hai góc có hai cạnh song song
MPN = EQF
cùng chiều hoặc ngược chiều thì bằng nhau).
Lại nối MN, EF ta được 4 PMN ∼ 4 QEF và \
MNP = EFQ.
[

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 64


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 65

Lại nối OP, OQ, vì O, M, P, N là bốn điểm cùng nằm trên một đường tròn, nên
[=\
XOP MNP và XOQ
[ = EFQ [
Do đó XOP
[ = XOQ.[ Vậy OP và OQ cùng nằm trên một đường thẳng AB đi qua
O và Q. Nếu Q0 nằm trong góc X 0 OY 0 , Pnằm trong góc X 0 OY hoặc góc XOY 0 ,
thì theo phương pháp trên ta cũng xác định được điểm P nằm trên đường thẳng
CD đia qua O và Q0 . Như thế ta đã chứng minh được những điểm phù hợp với
điều kiện của bài toán đều nằm trên đường thẳng AB và CD, tức là đã chứng
minh xong tính đầy đủ của quỹ tích.

3) Trên AB lấy điểm tùy ý P0 , dựng P0 M0 ⊥ XX 0 , P0 N 0 ⊥ YY 0 .


Vì 4 P0 M0 O ∼ 4 QEO và 4 P0 N 0 O ∼ 4 QFO nên P0 M0 : QE = P0 O : QO =
P0 N 0 : QF. Do đó P0 M0 : P0 N 0 = m : n.
Như thế ta cũng đã chứng minh được các điểm nằm trên AB đều phù hợp với
điều kiện của bài toán; tương tự như vậy, ta chứng minh được các điểm nằm
trên CD cũng đều phù hợp với điều kiện của bài toán, tức là ta đã chứng minh
xong tính ắt có của quỹ tích. Ta được thêm một định lý quỹ tích quan trọng:
“Quỹ tích của một điểm chuyển động P cách hai đường thẳng XX 0 và YY 0 cắt
nhau tại điểm O, theo tỷ số m : n cho trước là hai đường thẳng AB và CD, mà
AB và CD đều đi qua các điểm cố định O, Q và O, Q0 trong đó Q, Q0 cách XX 0
bằng m và cách YY 0 bằng n”.
Nếu chúng ta gặp một bài toán quỹ tích nào đó có điều kiện là khoảng cách từ
một điểm chuyển động tới hai đường thẳng cắt nhau cho trước theo một tỷ số
cho trước, thì ta áp dụng đình lý quỹ tích này để xác định.

Bài toán 23.


Giả thiết: Cho góc XOY cố định, một hình bình hành ABCD có B [ Hình
b = XOY.
bình hành này không thay đổi về hình dạng và kích thước, nhưng có vị trí thay
đổi, các đỉnh B và D di động trên các cạnh OX và OY.
Tìm: Quỹ tích của điểm A.
Gợi ý: Bài này có hai đường thẳng cố định OX và OY, nhưng điểm chuyển động
A cách OX và OY không bằng nhau (hình X
50) và khoảng cách từ A đến O cũng M
không phải không đổi, nên quỹ tích của B
điểm A không thể là đường tròn hoặc hai P
A
đường phân giác của XOY.
[ Vì thế ta hãy
nghiên cứu xem khoảng cách từ A tới OX C
Q
và OY có phải theo một tỷ số nhất định O N D Y
hay không? Hình 50
Ta dựng AM ⊥ OX, AN ⊥ OY.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 65


66 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Vì BAD
[ và Bb là bù nhau, MAN
\ và O b bù nhau và B
b = Ob nên BAD
[ = MAN,
\
\ 4 ADN ∼ 4 ABM.
BAM = DAN,
\
Do đó AM : AN = AB : AD = tỷ số không đổi.
Bài làm:
Dượng AM ⊥ OX, AN ⊥ OY, thì \AMB = \ AND = 90◦ .
[ + Bb = 180◦ , MAN
Vì BAD \ +O b = 180◦ và B b nên BAD
b = O, \ Từ đây
[ = MAN.
ta được:
[ − BAN
BAD [ = MAN\ − BAN [ hay \ BAM = DAN.
\
Do đó 4 ABM ∼ 4 ADN, và AM : AN = AB : AD = tỷ số không đổi. Như
thế điểm A luôn cách hai đường thẳng OX và OY theo một tỷ số không đổi, nên
theo định lý quỹ tích của mục này, ta xác định được quỹ tích của bài toán. Nhưng
vì điểm A thường ở trong góc XOY và có hai vị trí cuối cùng, nên quỹ tích của bài
này là đoạn thẳng PQ nằm trong góc XOY. Vị trí cuối cùng P của điểm A cách OX
một khoảng bằng AB và cách OY một khoảng bằng AD, còn vị trí cuối cùng Q của
điểm A cách điểm O bằng cạnh nhỏ AD.

BÀI TẬP VIII

1. Cho trước ba điểm A, B, C thẳng hàng, tìm quỹ tích của một điểm chuyển động
P sao cho APB
[=[ BPC.

2. Một tam giác vuông có hình dạng và kích thước không đổi, nhưng hai đầu của
cạnh huyển di động trên hai cạnh góc vuông của mọt góc vuông khác cho trước,
các đỉnh của hai góc vuông nằm ở hai phía của cạnh huyền. Tìm quỹ tích của
đỉnh góc vuông của tam giác vuông.

3. Hai tam giác ABP và CDP có hai đáy AB và CD cố định. đỉnh chung P chuyển
động sao cho diện tích của hai tam giác luôn luôn bằng nhau. Tìm quỹ tích điểm
P.
Gợi ý: PM : PN = CD : AB (hình 51).

B
M

A P

C N D

Hình 51

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 66


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 67

§3 QUỸ TÍCH CỦA MỘT ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG CÓ TỔNG CÁC


BÌNH PHƯƠNG CỦA HAI KHOẢNG CÁCH ĐẾN HAI ĐIỂM A
VÀ B CHO TRƯỚC CÓ MỘT GIÁ TRỊ KHÔNG ĐỔI

Sau đây là một bài toán quỹ tích dễ: tìm quỹ tích của một điểm chuyển động P
có toognr bình phương của hai khoảng cách đến hai điểm A và B cho trước bằng
AB2 .
Theo điều kiện của bài ta có:

PA2 + PB2 = AB2

Như vậy từ định lý đảo của định lý Pi-


[ = 90◦ (hình
ta-go ta xác định được APB P
52). Vậy từ điểm chuyển động P nhìn AB
dưới một góc vuông, nên quỹ tích của
A B
điểm P là hai nửa đường tròn có đường O
kính là AB. Nếu ta mở rộng định lý trên
cho PA2 + PB2 = k2 thì quỹ tích của điểm
Hình 52
chuyển động P sẽ ra sao?

Ta giải bài toán này như sau:


Dựng điểm giữa O của AB, như vậy O là điểm cố định (hình 53). Nối OP thì OP
là trung tuyến thuộc cạnh AB của tam giác PAB.
Theo định lý : “Tổng các bình phương của hai cạnh của một tam giác bằng hai
lần bình phương của trung tuyến thuộc cạnh thứ ba, công thêm nửa bình phương
của cạnh thứ ba” ta có:

1
PA2 + PB2 = 2PO2 + AB2
2

1
Nhưng theo giả thiết thì PA2 + PB2 = k2 , nên 2PO2 + AB2 = k2 .
2
Cho AB = a (a có chiều dài nhất định) thì:

1 1
2PO2 = k2 − a2 , PO2 = (2k2 − a2 )
2 4

1p 2
Do đó OP = 2k − a2 = chiều dài cố định.
2
Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 67
68 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Như vậy điểm chuyển động P cách


điểm cố định O bằng một chiều dài nhất
định, nên quỹ tích của nó là một đường P
tròn. từ trên, ta được định lý quỹ tích
quan trọng:
“Quỹ tích của một điểm chuyển
A O B
động có tổng bình phương của hai
khoảng cách đến hai điểm cố định A và
B cho trước có một giá trị không đổi k2 ,
là một đường tròn có tâm là điểm giữa
1p 2 Hình 53
O của AB và bán kính bằng 2k − a2
2
(a = AB)”.

1p 2
Chú thích: Muốn tìm chiều dài của đoạn thẳng bằng 2k − a2 ,
2

trước hết ta dựng một tam giác vuông


cân CDE (hình 54), sao cho hai cạnh góc
F
vuông CD√ = CE = k, thì cạnh huyển
E a
DE = 2k2 . Lại dựng tam giác vuông
p
2k −

DEF, sao cho DE là cạnh huyền còn cạnh


2

G
√ 2

k góc vuông
p EF = a thì cạnh góc vuông kia
k

22

DF = 2k2 − a2 .
Cuối cùng, chia đôi DF tại điểm G, ta
C k D 1p 2
được DG = 2k − a2 .
2
Hình 54 Đôi khi ta cũng áp dụng định lý quỹ
tích này để giải các bài toán quỹ tích khác.

Bài toán 24.

Giả thiết: Cho A là mọt điểm cố định nằm trong một đường tròn O có bán kính
r cho trước, từ A dựng hai đoạn thẳng biến thiên AM, AN vuông góc với nhau và
cắt đường tròn O tại M và N. P là điểm giữa của dây cung MN.

Tìm: Quỹ tích của điểm P

Gợi ý: Bài này có A và (O) là hai điểm cố định (hình 55). Ta xét xem điểm chuyển
động P có cách đều A và O hay không, hoặc theo một tỷ số nhất định.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 68


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 69

Vì P là điểm giữa của cạnh huyền của


tam giác vuông AMN nên PA = PM, M
1 P
hơn nữa PM = MN, PO là khoảng cách
2 N
từ tâm O tới MN.
AQ
Như thế PM và PO không bằng nhau,
O
và tỷ số của chúng cũng không theo một
tỷ số nhất định, nên quỹ tích của điểm
P không phải đường trung trực, cũng
không phải đường tròn A-pô-lô-ni-ut. Hình 55
Góc APO luôn luôn thay đổi, nên quỹ tích của điểm P cũng không thể là hai
cung.
\ = 90◦ và PA2 + PO2 = PM2 + PO2 = OM2 = r2 (không đổi).
Vì OPM
Vậy quỹ tích của điểm chuyển động P là đường tròn đã nói ở mục này.
Bài làm:
Nối AP, AO, MO và PO, lấy điểm giữa Q của AO.
Vì P là điểm giữa cạnh huyền của tam giác vuông AMN, nên PA = PM (điểm
giữa của cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác vuông).
Vì OP ⊥ MN (đường thẳng nối tâm với điểm giữa của dây cung thì vuông góc
\ = 90◦ .
với dây cung) nên OPM
Vậy PA2 + PO2 = PM2 + PO2 = OM2 = r2 (không đổi).
Do đó tổng các bình phương của hai khoảng cách từ P tới A và O bằng r2 .
Vậy quỹ tích của điểm chuyển động P là một đường tròn có tâm Q, bán kính
1p 2
bằng 2r − AO2 .
2

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 69


70 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

§4 QUỸ TÍCH CỦA MỘT ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG MÀ HIỆU CÁC


BÌNH PHƯƠNG CỦA HAI KHOẢNG CÁCH ĐẾN HAI ĐIỂM
CHO TRƯỚC CÓ MỘT GIÁ TRỊ KHÔNG ĐỔI

Sau đây cũng là một bài toán quỹ tích dễ:


“Hiệu các bình phương của khoảng cách từ một điểm chuyển động P đến hai
điểm A và B cho trước bằng AB2 , tìm quỹ tích điểm P”.

1) Trường hợp PA > PB. Theo điều kiện của bài thì PA2 − PB2 = AB2 .
X Theo định lý đảo của định lý Pi-ta-go,
0 P ta được:
X
[ = 90◦ , nên đường thẳng nối
PBA
điểm chuyển động P với điểm cho trước
A B B vuông góc với AB, do đó quỹ tích của
Y0 Y điểm P là đường thẳng XY đi qua B và
Hình 56 vuông góc với AB (hình 56).

2) Trường hợp PB > PA: Cũng như trên quỹ tích của điểm P là đường thẳng X 0 Y 0
đi qua A và vuông góc với AB.

Bây giờ ta hãy xét việc mở rộng định lý trên: Nếu PA2 − PB2 (hoặc PB2 − PA2 )
= k2 (k không đổi) thì quỹ tích của điểm P sẽ ra sao?
Dưới đây ta sẽ nghiên cứu bài toán này:

1) Cho PA > PB. Trên AB ta tìm một điểm đặc biệt C của quỹ tích, cách tìm
như sau (hình 57). Đặt AB = a (a không đổi). M là điểm giữa của AB. Vậy
CA2 − CB2 = k2 , tức là:

k2 = (CA + CB)(CA − CB)


= AB. [(CM + MA) − ( MB − CM)]
= AB × 2CM = 2a.CM

k2
Nên CM = .
2a
Tìm đoạn thẳng tỷ lệ thứ tự x của ba đoạn thẳng có độ dài 2a, k và k0 (hình 58).
k2
2a : k = k : x, x = nên CM = x.
2a
Trên MB lấy CM = x, thì được điểm C. Vậy C là điểm cố định

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 70


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 71

X0 X
P
2a k

k
A C0 M C B x
Y0 0 Hình 58
YP
Hình 57

2) Ta nghiên cứu tiếp mối quan hệ giữa điểm tùy ý P và điểm đặc biệt C.

Vì PA2 − PB2 = k2 nên


PA2 − PB2 = AC2 − CB2
= 2a.CM (1)

Dựng PD ⊥ AB thì
PA2 − PB2 = ( DA2 + PD2 ) − ( DB2 + PD2 )
= DA2 − DB2
= ( DA + DB)( DA − DB)
= AB [( AM + MA) − ( MB − DM)]
= AB.2Dm = 2a.DM (2)

So sánh (1) và (2) ta được CM = DM, nên điểm D trùng với điểm C, PD trùng
với PC, tức là PC ⊥ AB.
Do đó điểm P nằm trên đường thẳng XY đi qua điểm C và vuông góc với AB.

3) Trên XY lại lấy tùy ý điểm P0 . Vì

PA2 − PB2 = (CA2 + PC2 ) − (CB2 + PC2 ) = CA2 − CB2 = k2

nên P0 phù hợp với điều kiện của đầu bài.

4) Nếu PA > PB, từ 2) ta được những điểm phù hợp với điều kiện của đầu bài
đều nằm trên XY, từ 3) ta được các điểm nằm trên XY phù hợp với điều kiện
của đầu bài.
Cũng như vậy, nếu PA > PB thì trên MA ta có thể lấy C 0 M = x, qua C 0 dựng
X 0 Y 0 ⊥ AB, thì những điểm phù hợp với điều kiện đầu bài đều nằm trên X 0 Y 0 ,
còn các điểm nằm trên X 0 Y 0 cũng phù hợp với điều kiện của đầu bài.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 71


72 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Vậy ta được một định lý quỹ tích quan trọng:


“Quỹ tích của một điểm chuyển động, mà hiệu các bình phương của hai
khoảng cách đến hai điểm A và B cho trước có một giá trị không đổi k2 , là một
đường thẳng vuông góc với đường thẳng AB tại điểm H cách điểm giữa O của
k2
AB một khoảng OH = (a = AB)”.
2a
Đôi khi, ta áp dụng định lý quỹ tích này để giải các bài toán quỹ tích khác.
Bài toán 25.
Giả thiết: Hai đường tròn O và O0 cho trước có bán kính r và r 0 , một đường tròn
biến thiên P chia đường tròn O làm hai phần bằng nhau tại A và C, chia đường
tròn O0 làm hai phần bằng nhau tại C và D.
Tìm: Quỹ tích tâm P của đường tròn biến thiên.
Gợi ý: Vì đường tròn biến thiên P chia các đường tròn O và O0 làm hai phần
bằng nhau tại các điểm A, C và B, D, nên AC và BD là hai đường kính của đường
tròn O và O0 (hình 59). Do đó AC và BD có chiều dài nhất định, còn O và O0 là hai
điểm cố định. ta được mối quan hệ giữa ba điểm P, O và O0 như sau:

PO2 = PA2 − OA2 ; PO02 = PB2 − O0 B2

Từ hai biểu thức trên ta có:


PO2 − PO02 = O0 B2 − OA2 = r 02 − r2 = giá trị nhất định, nên quỹ tích của điểm
P là đường thẳng đã nói ở mục này

P D
C

O O0
E

A
B

Y
Hình 59
Bài làm:
Vì AC, BD là các đường kính của các đường tròn O và O0 , nên khi nối OO0 , PO,
PO0 , PA và PB thì PO ⊥ AC, PO0 ⊥ BD.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 72


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 73

Nếu cho đường tròn O nhỏ hơn đường tròn O0 , thì ta được PO2 − PO02 =
( PA2 − OA2 ) − ( PB2 − OB2 ) = OB2 − OA2 = r 02 − r2 = giá trị nhất định.
Cho nên quỹ tích của điểm P là đường thẳng XY đi qua điểm E và vuông góc
với OO0 trong đó khoảng cách từ điểm giữa của OO0 đến E (gần về phí O0 ) là
r 02 − r 2
.
2OO0
Nếu cho đường tròn O lớn hơn đường tròn O0 , thì điểm E gần về phía điểm
O.

BÀI TẬP IX

1. Từ một điểm chuyển động vẽ một tiếp tuyến tới một đường tròn cho trước, sao
cho chiều dài của tiếp tuyến bằng khoảng cách giữa điểm chuyển động và một
điểm cố định cho trước. Tìm quỹ tích của điểm chuyển động.

2. Một điểm chuyển động sao cho các tiếp


X A
tuyến vẽ từ điểm đó tới hai đường tròn
cho trước luôn có chiều dài bằng nhau. B
Tìm quỹ tích của điểm chuyển động đó.
P
3. Một đường tròn biến thiên luôn đi qua O
một điểm cố định A và chia đôi một Y
đường tròn O cho trước. Tìm quỹ tích
Hình 60
tâm P của đường tròn biến thiên.

4. Cho trước một đường tròn O và một điểm A cố định. Đường tròn biến thiên P
luôn đi qua điểm A và cắt đường tròn O sao cho các tiếp tuyến vẽ tại các giao
điểm giữa đường tròn O và P với hai đường tròn đó vuông góc với nhau. Tìm
quỹ tích tâm P của đường tròn biến thiên (hình 60).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 73


74 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 74


CHƯƠNG IV.
MỐI QUAN HỆ GIỮA BÀI TOÁN
DỰNG HÌNH VÀ BÀI TOÁN QUỸ TÍCH

§1 TÁC DỤNG QUA LẠI GIỮA DỰNG HÌNH VÀ QUỸ TÍCH

Qua việc nghiên cứu ba chương trên, chúng ta đều biết là muốn xác định hình
dạng, vị trí và độ lớn của quỹ tích, nếu không có phương pháp dựng hình chính
xác thì sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt là đối với những bài toán quỹ tích tương đối khó,
nếu chưa nắm vững phương pháp dựng hình thì khó có thể chú ý đầy đủ đến tính
ắt có cũng như tính đầy đủ của bài toán quỹ tích. Do đó khó hình dung và dựng
nên những quỹ tích cần phải xác định. ta có thể nói, phép dựng hình có tác dụng
hỗ trợ đắc lực cho việc giải bài toán quỹ tích. Những ai đã học qua phép dựng
hình, đều biết một trong những phương pháp dựng hình là tìm giao điểm giữa hai
quỹ tích. phương pháp này được dùng để tìm một hoặc vài điểm phù hợp với điều
kiện của bài toán dnwgj hình, thông thường là các bài toán loại này yêu cầu ta xác
định được những điểm phải phù hợp với hai điều kiện. Bởi vì nêu chỉ phù hợp với
một điều kiện thì ta sẽ có vô số điểm, và ta chỉ có thể tìm ra quỹ tích của những
điểm này mà không thể xác định được cụ thể vị trí của điểm mà ta muốn tìm. Cho
nên muốn xác định được điểm đó, trước hết ta phải tìm ra quỹ tích phù hợp với
điều kiện thứ nhất, rồi lại tìm ra quỹ tích khác để điểm phải tìm phù hợp với điều
kiện thứ hai. như vậy giao điểm giữa hai quỹ tích này sẽ phù hợp cả hai điều kiện,
đó là điểm mà đầu bài muốn ta xác định. Qua đó ta thấy, những định lý quỹ tích
có nhiều tác dụng với bài toán dựng hình.
Nếu ta xét kỹ những bài toán dựng hình, thì ngoài một số bài phải tìm giao
điểm giữa hai quỹ tích (dĩ nhiên phải dựa vào định lý quỹ tích), còn thực ra các bài
toán dựng hình khác đều phải dựa vào định lý quỹ tích. Với ví dụ dưới đây chúng
ta sẽ thấy rõ điều đó.
Chắng hạn một trong những bài toán dựng hình cơ bản nhất là: trên một đường
thẳng cho trước XY (hình 61), dựng một
đoạn thẳng có độ dài bằng chiều dài l cho
l
trước. Muốn vậy ta chỉ cần lấy điểm X
X Y làm tâm, l làm bán kính, vẽ đường tròn
Z
cắt XY tại điểm Z, thì đoạn thẳng XZ
Hình 61 chính là đoạn thẳng ta muốn dựng. Bài
toán dựng hình này, nói chung
không coi là dùng phương pháp tìm giao điểm của quỹ tích. nhưng thực ra nó

75
76 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

cũng dựa vào định lý quỹ tích. Bởi vì một đầu của đoạn thẳng muốn dựng có thể
chọn là điểm X, nên muốn dựng được đoạn thẳng này ta phải xác định được điểm
Z - vị trí của đầu kia theo điều kiện đầu bài.
- Điểm Z phải nằm trên XY, vậy XY có thể coi là quỹ tích thứ nhất của điểm Z.
- Điểm Z cách X một khoảng bằng chiều dài l, vậy quỹ tích thứ hai của điểm Z
là một đường tròn có tâm là X, bán kính là l.
Như thế, Z là giao điểm giữa hai quỹ tích trên.
Ta lại lấy ví dụ: Dựng một tam giác
ABC cho biết chiều dài của ba cạnh là a, a
b, c. b
Muốn dựng được 4 ABC, trước hết c
ta hãy lấy đoạn thẳng BC = a trên một
A
đường thẳng (hình 62), đó chính là bài
toán dựng hình trên đây. Tiếp đó ta lấy
C làm tâm, b làm bán kính vẽ một đường
B C
tròn để xác định đỉnh A cách C một
khoảng bằng b, quỹ tích của A là đường Hình 62
tròn này.
Sau đó ta dựng đường tròn tâm là B, bán kính bằng c để xác định đỉnh A caccsh
B một khoảng bằng c. Giao điểm của hai đường tròn này là đỉnh A của tam giác
mà ta muốn dựng. Vì vậy, thực ra bài toán này cũng là tìm giao điểm của hai quỹ
tích.
Vậy thì, những bài toán dựng hình trong đó phải dùng đến com-pa để có các
điểm cần tìm đều là những bài toán dựng hình có dùng đến phương pháp tìm
giao điểm của hai quỹ tích. Nói chung các bài toán dựng hình đều cần dùng đến
com-pa, cũng như cần dùng đế các quỹ tích.
Tóm lại, muốn xác định rõ bất cứ một quỹ tích nào ta đều cần đến sự giúp đỡ
của phép dựng hình, và ngược lại, muốn giải bất kỳ bài toán dựng hình nào ta đều
dựa vào các quỹ tích để tìm ra các điểm. Chon nên giữa quỹ tích và dựng hình có
mối quan hệ khăng khít với nhau.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 76


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 77

§2 ÁP DỤNG QUỸ TÍCH CƠ BẢN VÀO DỰNG HÌNH

Bảy định lý quỹ tích cơ bản nêu ở chương II và các bài toán 3,4 (bài tập I) được
áp dụng rất nhiều trong các bài toán dựng hình. Đặc biệt là quỹ tích cơ bản -
đường tròn, hầu như bài toán dựng hình nào cũng cần phải dùng đến nó. trong
cuốn “Dựng hình”1 chúng tôi đã trình bày đầy đủ cách áp dụng quỹ tích cơ bản để
dựng hình, cho nên ở đây chúng tôi chỉ chọn một vài ví dụ khó để chúng ta cùng
nhau nghiên cứu và ôn lại.
B Bài toán 26. Từ một điểm P cho trước
M nằm ngoài một đường tròn O cho trước,
A dựng cát tuyến ABC sao cho PA + PB =
l, l là chiều dài cho trước.
O P
Giả thiết: Điểm P cho trước nằm ngoài
A0 một đường tròn O cho trước; l là chiều
0
M dài cho trước.
B0
Kết luận: Dựng cát tuyến PAB sao cho
Hình 63 PA + PB = l.
Phân tích: Cho cát tuyến PAB cắt đường tròn O tại các điểm A và B, M là điểm
giữa của AB, thì PA + PB = ( PM − AM) + ( PM + MB) = 2PM (hình 63) nên
1
2PM = l, do đó PM = l.
2
1
Khoảng cách giữa điểm M và P bằng l, nên quỹ tích của điểm M là một đường
2
1
tròn có tâm là điểm P, bán kính bằng l. Lại vì OM ⊥ AB nên \ PMO = 90◦ , và từ
2
M nhìn hai điểm cố định P và O dưới một góc vuông, nên quỹ tích của điểm M là
hai nửa đường tròn có đường kính PO. Dựng hai quỹ tích này ta được giao điểm
M, từ M dựng được cát tuyến PAB.
Cách dựng:
1
- Dựng đường tròn thứ nhất có tâm P và bán kính bằng l.
2
- Dựng đường tròn thứ hai có đường kính là PO.

- Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm M, nối PM cắt đường tròn O tại A, kéo dài
PM cắt đường tròn O tại điểm B. Vậy thì cát tuyến PAB là cát tuyến mà ta muốn
dựng.
Chứng minh:
POM = 90◦ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông) nên AM = MB
Vì \
(đường vuông góc hạ từ tâm tới dây cùng thì chia đôi dây cung ấy).
1
Vì PM = l nên PA + PB = ( PM − MA) + ( PM + MB) = 2PM = l.
2
1
Hứa Thuần Phỏng. Xuất bản Giáo dục. 1973

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 77


78 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Biện luận:
1
- Nếu tiếp tuyến với đường tròn O vẽ từ P có chiều dài bằng a thì PO >
l > a,
2
trong trường hợp này hai quỹ tích có hai giao điểm M và M0 đều nằm trong
đường tròn O. Vậy bài toán có hai nghiệm hình.
1
- Nếu l = PO thì hai quỹ tích tiếp xúc nhau tại O, bài toán chỉ có một nghiệm
2
hình.
1
- Nếu l ≤ a, hai quỹ tích này tuy có giao điểm, nhưng giao điểm này nằm trên
2
hoặc ngoài đường tròn O. Vậy bài toán vô nghiệm.

Bài toán 27. Dựng một tam giác, cho biết một góc của nó, đường cao và trung
tuyến thuộc cạnh đối diện với góc này.
b = β cho trước, trung tuyến và đường cao thuộc cạnh đối của góc B
Giả thiết: B
có chiều dài lần lượt là mb và hb .
Kết luận: Dựng 4 ABC.
Phân tích: Nếu gọi BE và BD là trung
tuyến và đường cao thuộc cạnh đối diện A
với góc B, thì BE = mb và BD = hb F

(hình 64). Vì BDE
[ = 90 nên dựng được E
tam giác BDE (ccg). Muốn dựng tam giác mb h
b D
ABC chỉ cần xác định thêm vị trí của β
điểm A và điểm C. B C
Vì A phải nằm trên đường thẳng chứa D,
E, nên đường thẳng DE là quỹ tích thứ
Hình 64
nhất của điểm A.
Nêu kéo dài BE tới F, sao cho EF = BE, thì ABCF là hình bình hành và BAF [ =
180◦ − β. Vậy từ A nhìn điểm B và F dưới một góc nhất định, do đó hai cung có
dây chung BF có chứa góc nội tiếp bằng 180◦ − β là quỹ tích thứ hai của điểm A.
Cho nên A là giao điểm của hai quỹ tích trên. Vậy điểm A đã được xác định. Còn
muốn xác định điểm C, chỉ cần kéo dài ED sao cho EC = EA là xong.
Cách dựng:

[ = 90◦ .
- Dựng 4 BDE sao cho BE = mb , BD = hb và BDE

- Kéo dài BE tới F sao cho EF = BE.

- Dựng cung có dây BF và góc nội tiếp của cung bằng 180◦ − β, cung này cắt phần
kéo dài của DE tại điểm A.

- Trên phần kéo dài của ED, dựng EC = EA.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 78


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 79

Vậy 4 ABC là tam giác cần dựng.


Chứng minh:
Vì ABCF là hình bình hành (tứ giác có hai đường chéo chia đôi lẫn nhau là hình
bình hành) nên B [ = 180◦ (hai góc cùng phía của hình bình hành).
b + BAF
b + 180◦ − β = 180◦ . Vậy B
Tức là B b = β.
Phần chứng minh tiếp theo đã được trình bày trong cách dựng.
Biện luận:

- Nếu mb < hb thì bài toán vô nghiệm.

- Nếu mb = hb thì tam giác ABC là tam giác cân (cách dựng sẽ đơn giản hơn).

- Tuy rằng quỹ tích thứ hai của điểm A là hai cung, hai cung này cắt ED hoặc phần
kéo dài DE ở hai điểm, nhưng hai điểm này cách đều E, nên nếu ta coi giao điểm
thứ nhất là A, thì giao điểm thứ hai là C và ngược lại; nên ta coi đó chỉ là một
nghiệm mà thôi.

BÀI TẬP X

1. Từ một điểm cho trước P nằm trong một đường tròn O cho trước, dựng dây
cung APB sao cho PB − PA bằng một chiều dài cho trước l.

2. Từ một điểm cho trước nằm trong một đường tròn cho trước, dựng một dây
cung có chiều dài cho trước.
Gợi ý: Trước tiên ta dựng một dây cung tùy ý có chiều dài cho trước, tiếp đó dựa
vào định lý về quỹ tích điểm giữa của dây cung.

3. Xác định một điểm nằm trên một đường thẳng cho trước, sao cho tiếp tuyến hạ
từ điểm đó tới một đường tròn cho trước có chiều dài cho trước.
Gợi ý: Áp dụng bài toán 11.

4. Dựng một tam giác, cho biết một góc của nó, đường cao thuộc cạnh đối diện với
góc đó và đường trung tuyến thuộc cạnh thứ hai (hình 65).

A F H
G α
ha m
b E

B D C K

Hình 65

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 79


80 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

5. Dựng một tam giác, cho biết góc ở đỉnh, đường cao thuộc đáy và chiều dài chu
vi (hình 66).

Gợi ý: Nếu cho EB = AB, và FC = AC, thì BAE


[ = BEA[ = 1 ABC.[
2
và CAF
[ = CFA d = 1 BCA.
[
2
nên EAF
[ = BAC [ + 1 ABC
[ + 1 BCA
[ = 90◦ + 1 BAC.
[
2 2 2

K
A H
G
ha

//
/
E / // F
B DC
a+b+c

Hình 66

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 80


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 81

§3 ÁP DỤNG VÀI ĐỊNH LÝ QUỸ TÍCH QUAN TRỌNG VÀO DỰNG


HÌNH

Khi giải các bài toán dựng hình ta cũng cần áp dụng một vài định lý quỹ tích
quan trọng như đường tròn A-pô-lô-ni-ut, v.v. . . Ta lấy ví dụ sau:
Bài toán 28.
Dựng một tam giác, cho trước cạnh đáy,
góc ở đỉnh và tỷ số giữa hai cạnh kia.
A
Giả thiết: Cạnh đáy BC = a, góc đỉnh
A = α và AB : AC = m : n F

Kết luận: Dựng 4 ABC. B D C E


Phân tích: Nếu coi 4 ABC đã dựng được G
(hình 67) thì BC = a, A = α, và AB :
b
Hình 67
AC = m : n.
Do đó, đỉnh A nằm trên cung có dây là BC và góc nội tiếp bằng α; ngoài ra điểm
A còn nằm trên đường tròn có đường kính DE, D và E là điểm chia trong và chia
ngoài của đoạn thẳng BC theo tỷ số m : n.
Cách dựng:

- Dựng điểm D và E là điểm chia trong và chia ngoài đoạn thẳng BC theo tỉ số
m : n.

- Dựng đường tròn có đường kính bằng DE.

- Dựng hai cung có dây chung là BC và góc nội tiếp của cung bằng α, chúng cắt
đường tròn trên tại điểm A. Nối AB và AC.

Vậy 4 ABC là tam giác phải dựng.


Chứng minh:
Từ C dựng đường song song với AB cắt AE tại F và cắt phần kéo dài của AD
tại G.
Vì 4 AED ∼ 4 GCD, và 4 ABE ∼ 4 FCE.

nên: AB : GC = DB : DC = m : n (1)
AB : FC = EB : EC = m : n (2)

So sánh (1) và (2) ta được GC = FC.


[ = 90◦ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên GC = AC (điểm
Nhưng DAE
giữa cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác vuông).

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 81


82 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

Thay vào (1) ta được AB : AC = m : n.


Các bước chứng minh tiếp theo đã trình bày trong phần cách dựng.
Biện luận: Tuy hai cung cắt đường tròn A-pô-lô-ni-ut tại hai điểm A và A0 , nhưng
A và A0 đối xứng nhau quá BC, nên 4 A0 BC = 4 ABC, vậy bài toán chỉ có một
nghiệm.
Bài toán 29. Dựng một đường tròn đi qua hai điểm cho trước và chia đôi một
đường tròn khác cho trước.
Giả thiết: A, B là hai điểm cho trước và đường tròn O cho trước có bán kính bằng
r.
Kết luận: Dựng một đường tròn qua hai điểm A và B và chia đôi đường tròn O.
Phân tích: Cho đường tròn muốn dựng có
tâm là P, thì điểm P phải nằm trên đường
trung trực của đoạn thẳng AB (hình 68). B
Cho đường tròn P và O cắt nhau tại hai
điểm C và D thì CD là đường kính của
đường tròn O và PO ⊥ CD, nên: P
PA2 − PO2 = PD2 − PO2 − OD2 = r2 = C
chiều dài nhất định. O
Vậy điểm P sẽ nằm trên đường tròn EM A
đi qua điểm E trên OA và vuông góc với D
OA, điểm E cách điểm giữa M của OA Hình 68
r2
một khoảng bằng .
2AO
Cách dựng:

- Nối OA, gọi M là điểm giữa của OA, trên OM ta dựng điểm E sao cho EM =
r2
, từ E dựng đường vuông góc với OA và cắt đường trung trực của đoạn
2OA
thẳng AB tại P.

- Dựng đường tròn có tâm P và bán kính là PA.

Vậy đường tròn P là đườn tròn phải dựng.


Chứng minh:
Cho đường tròn P và O cắt nhau tại C và D. Nối PO, CO, DO và PD.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 82


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 83

r2
Vì EM = nên:
2AO
r2 = 2EM.AO
= ( EA − OE)( EA + OE)
= EA2 − OE2
= ( PA2 − PE2 ) − ( PO2 − PE2)
= PA2 − PO2 (1)

Lại vì PA = PD và DO = r, nên khi thay vào (1) thì DO2 = PD2 − PO2 , POD
[ =
90◦ (định lý đảo của định lý Pi-ta-go).
[ = 90◦ nên C, O, D thẳng hàng và CD lại là đường kính của
Cũng vậy: POC
đường tròn O, vậy đường tròn P chia đôi đường tròn O.
Biện luận: Nếu ba điểm O, A, B thẳng hàng thì bài toán vô nghiệm, ngoài ra bài
toán này chỉ có một nghiệm duy nhất.

BÀI TẬP XI

1. Dựng một tam giác, cho biết cạnh đáy, đường cao thuộc cạnh đáy và tỷ số giữa
hai cạnh kia.

2. Dựng một tam giác, cho biết góc ở đỉnh và hai đoạn thộc cạnh đối diện với góc
ở đỉnh do đường phân giác của góc này tạo ra.
Gợi ý: Tam khải bài tập VIII câu 1.

3. Cho trước bốn điểm thẳng hàng A, B, C và D. Tìm điểm P nằm ngoài đường
thẳng ABCD sao cho APB
[=[ BPC = CPD.
[
Gợi ý: Chú ý nếu BC lớn nhất trong ba đoạn thẳng AB, BC và CD thì bài toán vô
nghiệm.

4. Hai đường tròn O và O0 cho trước nằm cùng một phía của đường thẳng XY cho
trước, tìm điểm P nằm trên đường thẳng XY sao cho các tiếp tuyến vẽ từ P đến
hai đường tròn O và O0 có độ dài bằng nhau.
Gợi ý: Tham khảo bài tập IX câu 2.

5. Tìm điểm P nằm trong tam giác ABC cho trước, sao cho các khoảng cách từ P
tới ba cạnh theo tỷ số m : n : p cho trước.
Gợi ý: Xem mục 2 của chương III.

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 83


84 Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
Hình 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
Hình 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
Hình 4: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Hình 5: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Hình 6: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Hình 7: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Hình 8: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Hình 9: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
Hình 10: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Hình 11: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Hình 12: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
Hình 13: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Hình 14: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Hình 15: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Hình 16: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Hình 17: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Hình 18: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Hình 19: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Hình 20: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
Hình 21: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
Hình 22: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
Hình 23: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Hình 24: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
Hình 25: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Hình 26: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Hình 27: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Hình 28: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
Hình 29: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
Hình 30: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Hình 31: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Hình 32: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Hình 33: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
Hình 34: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Hình 35: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Hình 36: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Hình 37: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
Hình 38: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 84


Quỹ Tích - Hứa Thuần Phỏng 85

Hình 39: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
Hình 40: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
Hình 41: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Hình 42: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Hình 43: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
Hình 44: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
Hình 45: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
Hình 46: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
Hình 47: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
Hình 48: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
Hình 49: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Hình 50: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
Hình 51: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
Hình 52: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Hình 53: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Hình 54: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Hình 55: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
Hình 56: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Hình 57: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Hình 58: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Hình 59: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
Hình 60: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
Hình 61: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
Hình 62: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
Hình 63: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
Hình 64: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
Hình 65: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
Hình 66: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
Hình 67: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Hình 68: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82

Soạn thảo LATEX - Bùi Quỹ 85

You might also like