You are on page 1of 5

MẪU THUYẾT MINH DỰ ÁN (ĐỀ ÁN) SÁNG KIẾN VÌ CỘNG ĐỒNG 2020

(CỦA BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH SÁNG KIẾN VÌ CỘNG ĐỒNG)

1 Tên dự án (đề án): 2 Mã số:


Robot BK-Anticovid phục vụ vận chuyển SKVCĐ (2020) -
nhu yêu phầm trong khu vực cách ly
bệnh viện.

3 Thời gian thực hiện: 4 Cấp quản lý: BTC Cuộc thi
1 tuần

5 Hướng ưu tiên và từ khoá (tối đa 3 từ): Robot, vận chuyển, Covid 19

6 Họ và tên chủ nhiệm dự án (đề án): TS. Võ Như Thành


Học hàm, học vị, chuyên môn (nếu có): Tiến sĩ
Chức vụ (nếu có): Trưởng bộ môn Cơ điện tử
Đơn vị công tác: Khoa cơ khí, Đại học Bách Khoa
7 Tính cấp thiết của đề án:
Hiện nay tình hình dịch Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp và việc tập trung
cách ly người nghi nhiễm và các đối tượng có tiếp xúc gần với người đã nhiễm
covid 19 là không thể tránh khỏi. Các vật dụng và thiết bị y tế phục vụ cho cách
ly có thể nói vô cùng tốn kém cũng như việc lây nhiếm chéo cho các bác sĩ và các
cán bộ y tế phục vụ cách ly là vô cùng nguy hiểm.
Do đó, dựa vào đề xuất của ban giám đốc bệnh viện 600 giường trong việc sản
xuất chế tạo 1 robot có thể vận chuyển nhu yêu phấm và các vật dụng cần thiết
cho người cách ly để tránh tiếp xúc trực tiếp nên ban lãnh đạo trường Đại học
Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng và ban lãnh đạo Khoa Cơ khí đã tố chức họp để
bàn phương án thiết kế và nhanh chóng triển khai ứng dụng ngay vào trong thực
tế của công việc cách ly.
Robot này có nhiều yêu cầu như phải vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn,
dễ dàng điều khiển, tốc độ không quá cao, tính ổn định tốt, chịu được nước xịt
khử trùng liên tục và phải có kích thước hợp lý theo yêu cầu của bệnh viện.
8 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của dự án (đề án) (trong
nước; ngoài nước):

Hiện nay việc sử dụng các công nghệ để hỗ trợ cho công cuộc chống dịch
covid-19 được các trường đại học và các tố chức nghiên cứu phát triền nhiều như
kit test thử nhanh covid, hay camera do thân nhiệt, hay các thiết bị rửa tay tự
động… Việc ứng dụng các robot vào vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly
đã được các nước như trung quốc, hông kong … phát triển tuy nhiên ở Việt Nam
lúc chúng tôi phát triển vẫn chưa có thiết bị chuyên dụng.

Chủ nhiêm đề tài đã có một số nghiên cứu về robot phục vụ và mobile robot
và dựa trên cơ sở đó nên việc phát triển robot BK-anticovid phục vụ cách ly được
nhiều thuận lợi hơn.
1. Đề tài cấp cơ sở: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ROBOT PHỤC VỤ NHÀ
HÀNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÒ VỆT KẾT HỢP BỘ ĐIỀU
KHIỂN PID THÍCH NGHI. Chủ nhiệm: Vo Nhu Thanh*. Thành viên:
Vuong Dinh Nhan, Do Le Hung Toan. Mã số: T2019-02-06. Năm: 2019.
(Oct 11 2019 3:12PM)
2. DEVELOPMENT OF RESTAURANT SERVING ROBOT USING LINE
FOLLOWING APPROACH. Tác giả: TS. Võ Như Thành*. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ DHDN - JST-UD. Số: 17 (12.1). Trang: 1-4. Năm 2019.
(Oct 11 2019 2:59PM)
3. Reinforcement Q-learning PID Controller for a Restaurant Mobile Robot
with Double Line-Sensors. Authors: VN Thanh*, DP Vinh, LH Nam, NT
Nghi, D Le Anh. Proceedings of the 4th International Conference on
Machine Learning and Soft Computing. No: 1. Pages: 164-167. Year 2020.
4. Restaurant Serving Robot with Double Line Sensors Following Approach.
Authors: Thanh Nhu Vo*, Vinh Phuoc Dang, Nghi Thanh Ngo, Nam Hoai
Le, Toan Le Hung Do. IEEE ICMA 2019. No: 1. Pages: 235-239. Year
2019.

2
9 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, đề án:
- Mục tiêu: Mục tiêu của dự án này là chế tạo robot di động phục vụ vận chuyển
cho khu vực cách ly trong thời gian nhanh nhất.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ phải chế tạo robot có kích thước phù hợp yêu cầu đi lọt
cửa của khu vực cách ly, phải sử dụng vật liệu thép không rỉ, gia công robot kín
để chịu được thuốc khử trùng, điều khiển và nâng cấp hệ thống dễ dàng, tốc độ
thấp tránh gây tai nạn không đáng có. Điều khiển từ xa và có thể nạp năng lượng
cho robot (sạc pin) một cách dễ dàng nhanh chóng.
10 Nội dung xây dựng dự án, đề án:
10.1. Mô tả nội dung xây dựng đề án
Nội dung sẽ bao gồm phần thiết kế phần cơ khí cho phù hợp yêu cầu cửa bệnh
viện trên máy tính, sau khí thống nhất phương án thì sẽ tiến hành các bước gia
công, chế tạo phần cơ khí, phần truyền động và đồng thời tiến hành song song
phần lựa chọn linh kiện, thiết kế mạch điện, sơ đồ đấu nối dây, lập trình cho phần
điện tử. Sau khí chế tạo và lắp ráp các thành phần cơ khí, và điện tử sẽ lắp ráp
thử nghiệm và điều chỉnh phần lập trình robot để đảm bảo độ tin cậy của robot
BK-anticovid khi sử dụng.
10.2. Kết cấu và đề cương sơ bộ
Chương 1. Thiết kế sơ bộ mô hình 3D trên máy tính robot BK-Anticovid
Chương 2. Thiết kê phần truyền động và các thành phần cơ khí
Chương 3. Gia công, chế tạo và lắp ráp phần cơ khí
Chương 4. Thiết kế yêu cầu bộ điều khiển,
Chương 5. Lắp ráp mạch điện, mạch điện tử, giao tiếp, nguồn …
Chương 6. Lập trình và thử nghiệm
Chương 7. Lắp ráp hoàn thiện và bàn giao và tiến hành bảo hành bảo trì

11 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Robot di động, giao tiếp không dây, độ chính xác điều
khiển, thiết kế chống nước.
- Đối tượng khảo sát: Các loại robot và các linh kiện hiện có trên thị trường

3
- Phạm vi nghiên cứu: (Không gian; thời gian; nội dung cốt lõi)
Thời gian nghiên cứu thiết kế, chế tạo và bàn giao robot là trong vòng 7 ngày,
trong đó có 5 ngày lên thiết kế, chế tạo, đấu nối lắp ráp thiết bị, lập trình … 2
ngày chạy thử nghiệm và tinh chỉnh hệ thống.
12 Sản phẩm đạt được của dự án, đề án
- Khả năng ứng dụng: Hiện nay sản phẩm đang được ứng dụng tại khu vực cách
ly của bệnh viện sản nhi Đà Nẵng, địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ
Hành Sơn, Khuê Mỹ Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
13 Những điểm mới của dự án, đề án;

- Tính phát triển – khả năng phát triển rất lớn ngoài mục đích sử dụng trong
khu vực cách ly còn có thể cải tiến sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp…
- Đối tượng tác động và kết quả mong đợi: Tiết kiệm được trang bị y tế khi
phục vụ cách ly (1 bộ đồ bảo hộ cách ly 130.000 vnd và mỗi ngày cần hơn 10 bộ
cho cán bộ y tế sử dụng), hạn chế tiếp xúc trực tiếp, tránh lây nhiễm chéo.
- Tính sáng tạo: Robot được sử dụng 2 dộng cơ 50W, điều chỉnh tốc độ bằng
kỹ thuật băm xung và điều hướng đễ dàng với bánh xe dẫn động đa hướng, khung
robot được chế tạo đúc liền khối inox bảo đảm tính chống nước tối đa thuận tiện
cho quá trình sát khuẩn robot BK-anticovid.
- Tính khả thi: Hiện nay robot đã được ứng dụng và nhận được phản hồi tích
cực từ bệnh viện
- Tính bền vững và khả năng nhân rộng: Khả năng bền vững robot được đảm
bảo bằng cam kết bảo trì, báo dưỡng thay thế miễn phí trong vòng 1 năm. Khả năng
nhân rộng là hoàn toàn có thể.
- Hiệu quả chi phí: Chi phí hiện tại khi làm robot này là 50 triệu đồng do sản
xuất nhanh, linh kiện khan hiếm tuy nhiên nếu sản xuất tầm 10 robot BK-Anticovid
thì chi phí giảm còn khoảng 35 triệu đồng.
- Năng lực của đơn vị triển khai: Robot được chế tạo trong vong 5 ngày với
sự hợp tác của 5 thành viên nhóm nghiên cứu bao gồm TS. Võ Như Thành (trưởng
nhóm – phụ trách tổng quát và chịu trách nhiệm chính), TS. Lê Hoài Nam (phụ
trách giám sát thiết kế cơ khí và linh kiện cũng như phần giao tiếp camera), KS.
Hoàng Hữu Vỹ và KS. Tôn Thất Liêm (phụ trách phần thiết kế cơ khí, gia công, mua
sắm linh kiện và lắp ráp, chạy thử), KS. Trần Ngọc Linh (phụ trách lập trình và linh

4
kiện điện tử).
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ rất lớn từ ban chủ nhiệm khoa Cơ khí
đặc biệt là PGS.TS. Lưu Đức Bình trưởng khoa cơ khí đã ủng hộ hết sức, đôn đốc
động viên và tạo điều kiện cũng như có những góp ý rất quý báu cho nhóm nghiên
cứu trong suốt quá trình chế tạo robot trong thời gian cực ngắn mà vẫn phải đảm
bảo chất lượng của sản phầm này. Ngoài ra, nhóm cũng cảm ơn chủ tịch công đoàn
là thầy Trần Ngọc Hải đã hết sức động viên nhóm cố gắng hoàn thành sớm trong kế
hoạch đề ra.

Đà Nẵng, ngày 30, tháng 3, năm 2020


Chủ nhiệm dự án (đề án)
(Ký tên)

T.S Võ Như Thành

You might also like