You are on page 1of 3

 

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[6], với
diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ[7]. Có tọa độ địa lý là 10o51'46"B – 11o30'B,
106o20' Đ – 106o58'Đ.

 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước


 Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
 Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
 Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh[8].
Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong
phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của
cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14,
đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ
10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc
độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GRDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế
chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ
lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có
28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200
doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
Năm 2019, tổng GRDP trên địa bản tỉnh tăng 9,5%. Tổng thu ngân sách ước đạt 57.300 tỷ đồng,
[7]

đạt 105% dự toán HĐND tỉnh, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương
ước đạt 20.535 tỷ đồng, đạt 100% dự toán HĐND tỉnh, tăng 12% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất
công nghiệp tăng 9,86% so với cùng kì. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 781 triệu đô la Mỹ, tăng
15,6%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ, tăng 10,6%; thặng dư thương mại
của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ. Tính đến 27/11/2019, tỉnh đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn
đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 3,3%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 42.269 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 03 tỷ 067 triệu đô
la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.753 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 tỷ đô la Mỹ.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 2.455.865 người, mật độ dân số 911 người/km²[15].
Trong đó dân số nam đạt 1.234.739 người (chiếm 50,28%),[16] dân số nữ đạt 1.221.126 người
(chiếm 49,72%)[17]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 4,93 ‰[18]. Trong đó dân số
sống tại thành thị đạt 1.961.518 người, chiếm 79,87% dân số toàn tỉnh[19], dân số sống tại nông thôn
đạt 494.347 người, chiếm 20,13% dân số[20]. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng
đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer,... Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ
đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 82% (tính đến năm 2020).
Theo thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 thì toàn quốc có 12 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ suất di cư thuần dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn
người xuất cư. Trong đó, tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) với hơn
489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này trong 5 năm
trước. Như vậy, cứ 5 người từ 5 tuổi trở lên ở tỉnh Bình Dương thì có 1 người đến từ tỉnh khác. Hơn
nữa theo thông cáo này, Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất
cả nước (74,5%).[21]
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau đạt 186.021 người, nhiều
nhất là Công giáo có 108.260 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 58.220 người, Phật giáo Hòa Hảo có
10.619 người, đạo Cao Đài có 5.962 người, đạo Tin Lành chiếm 1.962 người, Hồi giáo có 745
người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 110 người. Còn lại các tôn giáo khác như Tịnh độ cư sĩ Phật hội
Việt Nam có 85 người, Bà La Môn có 20 người, Minh Lý Đạo có 13 người, Minh Sư Đạo có 12
người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 7 người và 6 người theo Baha'i giáo.[22]

Tiềm năng từ hạ tầng giao thông


 
Xuất phát từ một tỉnh nghèo được tách ra từ Tỉnh Sông Bé, ngay từ đầu Bình Dương đã có định
hướng rõ ràng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như đồng bộ giao thông. Bên cạnh đó, với
mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị, kinh tế và đầu mối giao thông vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Bình Dương đang từng bước quy hoạch, xây dựng các đô thị theo hướng văn
minh, hiện đại.
 
Hiện tại, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã đồng bộ, khang trang. Ngoài việc phát triển hệ
thống giao thông đường bộ như quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, vành đai 3,
vành đai 4…, tỉnh còn xúc tiến kế hoạch xây dựng tuyến metro nối với TP HCM. Trong tương lai,
tỉnh còn ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt, mở rộng cảng sông, cảng cạn (ICD).
 
Hệ thống giao thông hoàn thiện giúp Bình Dương kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, giao thông
thuận lợi là một lợi thế giúp Bình Dương thu hút dân cư về đây an cư lạc nghiệp. Nhiều người mặc
dù làm việc ở TPHCM hoặc Đồng Nai nhưng vẫn mua nhà ở Bình Dương vì việc kết nối giao thông
đến các khu vực này khá nhanh chóng và dễ dàng.
Tiềm năng từ tiện ích dịch vụ
 
Hiện nay, các tiện ích dịch vụ như trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị - triển
lãm, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí…ở Bình Dương cũng đang dần mọc lên như nấm.
Một số tiện ích tiêu biểu như trung tâm hội nghị và triển lãm, tòa tháp 21 tầng trung tâm hành chính
tập trung, trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Quốc tế Việt Đức, trường mầm non quốc tế
Kinder World, siêu thị Nhật Bản Hikari, khu công nghệ cao Maple Tree, nhà thi đấu đa năng, sân
golf Twin Doves… đang được đầu tư xây dựng. Khu vực xung quanh thành phố mới Bình Dương
cũng hình thành đầy đủ hệ thống tiện ích dịch vụ từ giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại đến vui
chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và cả lực lượng chuyên gia, doanh nhân
trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc.

 
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2019, Bình Dương thu hút vốn đầu tư
nước ngoài đứng thứ 3 cả nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh
và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 3,415 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, vượt
143,98% so với chỉ tiêu năm 2019. Trong đó, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất ở
các khu công nghiệp.
 
Tiềm năng từ nguồn đầu tư lớn
 
Với tiềm năng từ cơ cấu hạ tầng, giao thông đồng bộ, Bình Dương đang ngày một thu hút nhiều nhà
đầu tư bất động sản. So với TP.HCM, Đồng Nai, hiện nay, Bình Dương đã và đang thu hút nhiều
nhà đầu tư lớn nhất cả nước.

Nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp, mỗi năm Bình Dương thu hút hàng trăm ngàn lao động
từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ cao về đây làm việc và sinh sống. Theo thống kê,
mỗi năm, Bình Dương cần thêm khoảng 30.000-40.000 lao động là các chuyên gia, kỹ sư và công
nhân kỹ thuật cao. Đây chính là động lực để thị trường bất động sản phát triển, không chỉ ở phân
khúc giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu của số đông người dân mà cả phân khúc cao cấp như biệt
thự, khu phức hợp. Từ đó đẩy giá trị bất động sản Bình Dương ngày một tăng cao, đặc biệt là ở các
khu đô thị lớn và các khu công nghiệp.
 
Nếu như thị trường bất động sản TP.HCM đang ngày càng bão hòa thì bất động sản Bình Dương
giống như một làn gió mới đối với các nhà đầu tư bất động sản. Việc qui hoạch rõ ràng, có cơ sở hạ
tầng đồng bộ nổi bật, lại chưa quá phát triển khiến cho các hạng mục bất động sản ở Bình Dương
giống như một “miếng mồi ngon” chưa có quá nhiều người xâu xé. Các nhà đầu tư vừa không quá
lo ngại về đồng vốn lại nắm chắc hơn về diễn biến, qui hoạch rồi mới quyết định đầu tư làm giảm rủi
ro và tăng cao lợi nhuận.


Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006,
tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục
tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng
đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế
lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Thu hút đầu tư:

 Đầu tư trong nước (đến 27/11/2019): Đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh
(tăng 3,3%), gồm: 6.100 doanh nghiệp đăng ký mới (40.142 tỷ đông), 835 doanh nghiệp điều
chỉnh tăng vốn (22.470 tỷ đồng) và 44 doanh nghiệp giảm vốn (3.707 tỷ đồng); có 372 doanh
nghiệp giải thể (2.202 tỷ đông). Lũy kế đến 2019, toàn tỉnh có 42.269 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 27/11/2019): Đã thu hút 03 tỷ 067 triệu đô la Mỹ (vượt
119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ), gồm: 222 dự án đầu tư mới (1.480 triệu đô la Mỹ), 143
dự án điều chỉnh tăng vốn (893 triệu đô la Mỹ), 427 dự án góp vốn (701 triệu đô la Mỹ); có 03
dự án điều chỉnh giảm vốn (7 triệu đô la Mỹ) .Lũy kế đến 2019, toàn tỉnh có 3.753 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 tỷ đô la Mỹ.
 Kinh tế tập thể: Thành lập 25 hợp tác xã, vốn điều lệ 19 tỷ đồng (với 186 thành viên). Lũy kế
đên 2019, toàn tỉnh có 137 tổ họp tác (1-314 thành viên) và 176 họp tác xã (26.253 thành viên).
Nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới được mở rộng đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, góp phần
tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.

You might also like