You are on page 1of 2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC


VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1. Chế định thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự
1.1.1. Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế
Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được ban hành trong bối cảnh yêu cầu cần thiết về
công tác thể chế hóa các nghị quyết của Đảng1, đặc biệt là nội dung Hiến pháp năm 2013 về
công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); yêu cầu về điều chỉnh những vấn đề mới phát
sinh đa dạng, phong phú trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước;
yêu cầu đổi mới về nhận thức, tư duy pháp lý trong việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quyền
và các mối quan hệ dân sự, xây dựng nền tảng pháp lý thống nhất, đồng bộ, ổn định cho hệ
thống pháp luật dân sự Việt Nam; yêu cầu về thực hiện, bảo vệ tốt hơn quyền dân sự về nhân
thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn cho việc khai
thác, sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả các tài sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác của đất nước2. Trong bối cảnh như vậy và trên tinh thần xác định BLDS là một đạo luật
có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát triển kinh
tế - xã hội mà còn cả về mặt xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong giải quyết các vấn đề liên
quan đến quy định chung về quyền để lại tài sản cho người khác bằng việc lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình hoặc cho người thừa kế theo pháp luật, quyền hưởng di sản của cá nhân,
chủ thể không phải là cá nhân theo di chúc hoặc theo pháp luật. Phần thứ 4 “Thừa kế”,
chương XXI, điều 609. Quyền thừa kế nêu rõ: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di
chúc.”

1
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
2
Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp về Tổng kết thi hành Bộ Luật Dân sự năm
2005.
Tại bản án lệ số: 05/2016/AL ngày 06/02/2019 về tranh chấp di sản thừa kế
của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, nội dung bản
án như sau: Bà Thưởng, bà Xuân và ông Trải là anh em ruột. Cha mẹ của họ là cụ Hưng
(chết năm 1978) và cụ Ngự (chết năm 1992) để lại di sản thừa kế là Căn nhà 263 và không có
di chúc. Tuy nhiên, bà Thưởng, Xuân và ông Trải không chia di sản thừa kế. Ông Trải có vợ
là bà Tư (chết năm 1980) và 03 người con chung, trong đó có chị Phượng. Sau khi cụ Hưng,
cụ Ngự và bà Tư chết, chị Phượng tiếp tục quản lý và sử dụng Căn nhà 263. Trong quá trình
quản lý, chị Phượng đã nhiều lần sửa chữa, tôn tạo Căn nhà này. Ngày 18/7/2008, bà
Thưởng và bà Xuân khởi kiện ông Trải, chị Phượng yêu cầu Tòa án chia thừa kế Căn nhà
theo quy định và buộc chị Phượng trả lại Căn nhà. Chị Phượng không đồng ý với các yêu cầu
của bà Thưởng, bà Xuân vì cho rằng thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết.
Bản án sơ thẩm ra quyết định: (1) Xác định nhà đất tại 263 Trần Bình Trọng là di
sản thừa kế của 12 cụ Nguyễn Văn Hưng, cụ Lê Thị Ngự; mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là
10.655.687.000: 6 = 1.775.947.800 đồng. (2) Buộc mẹ con chị Phượng và bà Tư giao lại nhà
đất tranh chấp cho bà Thưởng, bà Xuân.
Theo tòa phúc thẩm,

You might also like