You are on page 1of 46

Phần mềm và trang web sử dụng trong chứng khoán:

• Phần mềm Amibroker


• Web: FireAnt - Trang chủ
• Web: Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam (cafef.vn)

1. Phân tích kỹ thuật (Technical analysis hay còn gọi là TA)


Là việc nghiên cứu giá cả trong QÚA KHỨ thông qua các đồ thị để dự đoán được giá cổ phiếu
trong TƯƠNG LAI.
Mọi người chú ý nhé, nó là việc phân tích giá trong quá khứ nhé
Việc phân tích kỹ thuật thì không mất nhiều thời gian, nếu chúng ta đà rành rồi thì chỉ cần nhìn
qua là có thể phân tích xong và dự đoán được giá cp ở tương lai.
Nó dự đoán giá thông qua sự lên xuống giá cả ở quá khứ. Giống như dự báo thời tiết, ptkt cũng
ko thể nào dự báo hoàn toàn chính xác được tương lai.
Nên trong phân tích kỹ thuật thì luôn tồn tại xác suất nhé. Không có chuyện chắc chắn 100% ở
đây.
Thị trường có 3 trường phái phân tích: phân tích cơ bản + phân tích kỹ thuật + phân tích tâm lý
Về khái niệm ptkt thì mình đơn giản vậy thôi nhé, ko cần phức tạp làm gì
2. Lý thuyết DOW
Mình sẽ hướng dẫn đơn giản nhé, sẽ không lý thuyết hàn lâm quá nhiều làm khó hiểu
Thị trường gồm 2 xu thế: Xu thế cấp 1 và Xu thế cấp 2
Xu thế cấp 1 là xu thế chính, xu thế cấp 2 ngăn cản sự tăng hoặc giảm giá của xu thế cấp 1

Đối với trader chuyên nghiệp thì nguyên tắc luôn phải giao dịch theo xu thế cấp 1 tức là xu thế
chính
Giống như VNI hiện tại thì xu thế chính của nó là tăng
nhưng luôn có xu thế cấp 2 đó là các đợt điều chỉnh
rồi nó sẽ lại phải quay lại theo xu thế chính là tăng.

Lý thuyết Dow này không chỉ áp dụng cho ttck, mà nó áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống
Ví dụ như thế này, xã hội luôn luôn phát triển đó là xu thế 1
từ thời nguyên thủy cho tới nay xã hội luôn phát triển

tuy nhiên trong quá trình phát triển sẽ luôn có: khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, chiến
tranh...
những thứ đó chính là xu thế cấp 2, ngăn cản sự phát triển của loài ng
tuy nhiên cuối cùng thì xã hội vẫn luôn phát triển

Và điều này cũng đúng trong thị trường tài chính, về dài hạn thì thị trường có 1 đà tăng, sau đó
có 1 đà kéo sự tăng trưởng ấy thụt lùi
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao xác định được xu thế cấp 1
Nền tảng của ptkt chính là lý thuyết Dow, ai muốn giỏi phân tích kỹ thuật thì phải nắm chắc lý
thuyết Dow

Vì vậy lý thuyết Dow được giảng dạy trong chương trình học CMT của mỹ
Giờ mình sẽ chuyển qua thực hành về lý thuyết Dow nhé!
Mình sẽ cho ví dụ thực tế cho dễ hiểu
Giả sử mình buôn cá nhé

Giá cá tăng từ 1k lên 10k (Giả sử là xu thế cấp 1)


xu thế cấp 2 chính là sự chốt lời, làm giá cá giảm xuống còn 2k
Vậy xu thế cấp 1 được tiếp diễn khi nào
Khi và chỉ khi giá cá được giao dịch vượt 10k
Xu thế cấp 1 lúc này mới đc khẳng định là xu thế chính
Ngược lại là đà giảm
Mình sẽ xác định xu thế chính (C1), và xu thế ngược lại
Tất cả các phương pháp ptkt như từ đếm sóng, elliott hay mô hình, break... đều dựa dựa trên lý
thuyết Dow

Ví dụ mình coi biểu đồ tuần của VNI từ tháng 4 đến nay thì xu thế chính vẫn là tăng
3. Nến nhật đơn giản
Ko cần học phức tạp chuyên sâu
Ai muốn học chuyên sâu, nghiên cứu thêm thì có thể tìm thêm tài liệu đọc nhé. Tài liệu rất
nhiều

Trong biểu đồ thì cây nến màu xanh là nến tăng, đỏ là nến giảm. Nến xanh thì giá mở cửa thấp
hơn đóng cửa
2 bóng nến thể hiện giá cao nhất thấp nhất trong phiên
Như vậy chỉ cần nhìn cây nến là ta biết đc các thông tin trong phiên giao dịch. Mở cửa đóng
cửa, cao nhất thấp nhất, nhìn màu biết đc tăng hay giảm. Biết đc 1 phần độ mạnh yếu trong
phiên
Khi giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau thì tạo thành nến tên gọi là doji
Khi kết hợp các nến chúng ta có các cặp nến và các cụm nến
Có thể tìm hiểu thêm về các mô hình nến
Đây là engulfing

★ Mô hình Sao Mai (Morning star)


Ví dụ đây là mẫu Morning Star. Là 1 mẫu xác định sự đảo chiều kết thúc của 1 xu hướng giảm và
bắt đầu xu hướng tăng

Đây là biểu đồ của VNI vùng khoanh màu vàng nó là mẫu Morning Star.

Mẫu hình này khá tin cậy


Ngược lại là mẫu Evening Star. Mẫu đảo chiểu giảm giá
https://www.cophieu68.vn/document/candlestick/EveningStar.php

Mình có thể vào link này để tìm hiểu về các mẫu hình nến nhé!
Thường thì ta ko nên sử dụng mẫu hình nến ko để phán đoán xu hướng, mà nên kết hợp với các
chỉ báo khác như phân kỳ, hỗ trợ, kháng cự... ta sẽ học sau
Mình tạm dừng bài nến nhật ở đây nhé. Ai có thắc mắc gì cứ hỏi!
4. TRENDLINE (XU HƯỚNG)
Sẽ có 3 loại xu hướng: Xu hướng tăng-Xu hướng giảm-Xu hướng đi ngang
Vậy làm sao để xác định được xu hướng là đang tăng hay giảm
Thì cách xác định xu hướng như sau: Xu hướng tăng khi mà đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau
cao hơn đỉnh trước
Xác định đơn giản là thế

Rất đơn giản, mình cứ nối các đỉnh với nhau, các đáy với nhau thì ta sẽ xác định đc xu hướng

Và xu hướng nó sẽ gắn với khung thời gian nhé!


Ví dụ khung thời gian lớn thì đang xu hướng giảm, nhưng khung thời gian nhỏ lại là xu hướng
tăng

Ví dụ với HVN nhé


Nếu xét khung thời gian lớn thì nó vẫn đang xu hướng giảm , còn khung thời gian nhỏ thì nó lại
là xu hướng tăng

Đây là HBC nhé. Mình vẫn nói là nó đã được trend giảm dài hạn và bắt đầu xu hướng tăng
Mọi người cố gắng tập vẽ đường xu hướng nhé @All
Ta sẽ nối các đáy, các đỉnh với nhau để xác định xu hướng
Trong xu hướng lớn thì có xu hướng nhỏ

Thường mình sẽ nhìn xu hướng lớn trước, bằng cách xem biểu đồ tuần
Rồi sẽ nhìn tới xu hướng nhỏ bẳng biểu đồ ngày
Nếu chơi phái sinh hoặc forex, tiền ảo... thì dùng các khung thời gian nhỏ hơn là giờ, phút, giây
Như SHB ta thấy dài thì nó là xu hướng tăng, và ngắn trong cái vùng khoanh màu xanh là xu
hướng đi ngang
Và hôm qua nó đã vượt được cái vùng đi ngang đó để đi lên gọi là break

Thường mọi người khá thích mua phiên break này


Ta tạm học lý thuyết đơn giản vậy nhé. Mọi người tập vẽ đường xu hướng trước đã
Với các khung thời gian dài ngắn, khung ngày, tuần
Vì nhiều người mới chưa biết gì nên ta sẽ học từ từ

Còn ai chưa biết xem biểu đồ thì nói ad nhé. Bắt buộc phải có biểu đồ ta mới học đc!
Mọi người đã xác định được trendline đường xu hướng chưa ạ? @All
Đường xu hướng là vô cùng quan trọng trong ptkt

Như VNM hiện tại vẫn là đi ngang, và phải vượt 112 thuyết phục nữa mới tăng mạnh đc

FPT vẫn xu hướng tăng


Mọi người tập vẽ nhiều cho thành thạo nhé!
Chúng ta sẽ học nắm cơ bản trước
Và ptkt thì ko cần quá khó, phưc tạp làm gì
Nắm vững cơ bản và thực hành quan sát biểu đồ thường xuyên

Thì dần dần sẽ thành thạo


Ko cần học quá nhiều chỉ báo
Sẽ gây nhiễu loạn
Cứ xu hướng, và hỗ trợ, kháng cự là quan trọng nhất

Đừng học phức tập quá


Chúng ta sẽ đến tới bài số 5 Kháng cự, Hỗ trợ
Để có thể ứng dụng luôn vào thị trường trong mua bán
Có thể hiểu đc sao ad lại khuyến nghị vùng mua bán như vậy
5. Kháng cự / Hỗ trợ
Về kháng cự và hỗ trợ thì sẽ có 3 loại:
1: kháng cự, hỗ trợ cứng
2: kháng cự, hỗ trợ mềm

3: kháng cự, hỗ trợ tâm lý các mốc số chẵn


Mình nói về số 3 trước: Kháng cự hỗ trợ là các mốc tâm lý, mốc số chẵn
Ví dụ như VNI với mốc 1000 điểm
Thì đó là mốc tâm lý.
Khi tt đi lên gặp 1000 điểm thì nó là mốc kháng cự thường khó vượt qua luôn, và phải test đi
test lại.
Và khi nó vượt qua được rồi thì nếu tt giảm điểm thì mốc này lại trở thành hỗ trợ
Hay như sắp tới có VCB đang gần mốc giá 100k
Thì mốc 100k chẵn nó thường là mốc kháng cự tâm lý

các mốc số chẵn lớn nhé


-Loại kháng cự hỗ trợ thứ 2 là kháng cự mềm
Loại này thì nó sẽ biến động theo đường giá
Ví dụ như các đường MA, EMA 20,50,100,200...

MA là đường trung bình giá


Ví dụ MA20 thì là đường trung bình giá của 20 ngày
20 ngày là 4 tuần giao dịch
MA50 là đường trung bình 50 ngày. Là 10 tuần giao dịch
Ví dụ biểu đồ của FPT

Với đường MA20


Ta thấy giá chạm về MA20 thì lại bật lên
Thì đây là 1 loại hỗ trợ mềm của nó
Nhưng thường hỗ trợ kháng cự này cũng ít được sử dụng rộng

Loại kháng cự, hỗ trợ quan trọng nhất là kc,ht cứng


Nó chính là đường nối các đỉnh, các đáy lại với nhau
tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự
Thị giá gặp các đường này thì thường có xu hướng bật lại

Và trong biểu đồ ta có thể vẽ được rất nhiều các đường hỗ trợ kháng cự cứng này

Ví dụ ta vẽ đường nối các đỉnh của VNI


Thì tại vùng khoanh màu xanh cuối cùng VNI đã vượt kháng cự này sau đó bị giảm trở lại, và
kháng cự này đã trở thành hỗ trỡ của nó để bật tăng trở lại

Ta có thể xác định kháng cự là các đỉnh phía trên của mức giá hiện tại
Thì kháng cự lớn của VNI tiếp theo là 1120 và 1200
Và vùng 1030 kháng cự trước đây lại trở thành hỗ trợ cho hiện tại
Như vậy mình có thể đưa ra 1 kịch bản là VNI tiếp tục chạy lên vùng 1120, sau đó bị điều chỉnh,
nếu điều chỉnh mạnh có thể về vùng hỗ trợ mạnh là 1030
Mình có thể vẽ 1 phương án là như thế
Mọi người tạm thời xác định đường hỗ trợ, kháng cự như vậy trước nhé
Chắc sẽ cần 1 buổi like stream để giải thích rõ hơn

Trước hết mọi ng tạm thời học và thực hành vậy đã


Trend line xu hướng, kháng cự, hỗ trợ là quan trọng nhất
Mọi người gắng thực hành với các cổ phiếu nhé!
MA và EMA là trung bình và trung bình động

Lên google tra định nghĩa công thức nhé


Các đường này trong biểu đồ nó thường tích hợp sẵn. Mình thêm vào.
Tại sao mọi người biết đó lại là kháng cự và hỗ trợ không?
Nó có lý do nhé, ko phải chỉ là hình vẽ.
Như ví dụ hôm trước về việc buôn cá. Giá cá tăng lên 10k và đi xuống, thì sẽ có nhiều người
mua ở vùng giá 10k này, khi giá đi xuống thì họ ko kịp bán và bị kẹp hàng. Giá cá tiếp tục về
vùng 2k, lúc này nhiều ng thấy rẻ mua vào thì vùng 2k này thành vùng hỗ trợ. Và giá cá bật lên,
khi đi lên tới vùng 10k kia nhiều ng bị kẹp hàng thấy lên tới giá mình mua hòa vốn rồi họ sẽ tìm
cách bán ra. Thì vùng 10k này thành vùng kháng cự.
Khi lượng bán vùng 10k này được hấp thụ hết và nhu cầu cá vẫn cao thì giá vượt vùng 10k, và
tiếp tục xu hướng tăng, thì vùng 10k này lại trở thành hỗ trợ.
Ví dụ - Thực hành:
AAA

AAA nhé, đây là biểu đồ tháng, nó đã cắt đc trend giảm dài hạn

Mình mua đc đoạn phá vỡ xu hướng giảm kia thì đẹp

Và kháng cự trước là 14.5 và 17


DPM chart tháng cho thấy vùng 20 là kháng cự rất mạnh

chart ngày mình thấy nó tích lũy vùng 17-18 khá tốt, và đã break lên rồi đang test lại
VGC

VGC hôm trc ad có nói rồi thì phải


Đây là chart tháng của nó, đang vùng đỉnh mọi thời đại
Như vậy nó sẽ ko còn kháng cự nữa
Giống như HPG hiện tại

VGC chart ngày của nó


break vùng 24 đẹp

và đang tích lũy vùng 26-28 này


Chú ý! Cách chúng ta xem chart, xem sự biến động giá!

Đây là MBG

Nếu khoảng cách giá là quá lớn, như MBG biến động từ 5-65
Thì những biến động nhỏ ta sẽ khó phân biệt đc
Nhiều khi giá biến động 2-30% ta cũng ko nhìn ra nếu nhìn như vậy
Ta phải chia ra xem tổng thể, và xem chia tiết

Xem tổng thể bức tranh, và xem chi tiết từng giai đoạn

Nếu ta zoom lên thì ta sẽ thấy đc biến động ngắn hạn của nó!
Mọi người phải học xem biểu đồ thật nhiều, dần dần ta sẽ có kinh nghiệm
Học xem các khung thời gian lớn, nhỏ. Chart tháng-tuần-ngày
Như vậy ta sẽ có nhận định chính xác hơn!
Không có ai mới làm điều gì đã giỏi luôn cả, ta phải làm thật nhiều, mỗi ngày đều đặn, thì nó sẽ
thành kỹ năng
VOL
Hôm nay mình nói thêm 1 chút về VOL nhé
VOL vô cùng quan trọng trong ptkt
Mình nói 1 chút về VOL nhé

VOL là khối lượng giao dịch


Vậy vol lớn là tốt hay nhỏ là tốt
Nó sẽ phải kết hợp với biểu đồ giá
Chúng ta phải kết hợp giữa giá và vol để đưa ra nhận định
Giá tăng thì vol lớn tốt hay nhỏ tốt, ngược lại giá giảm hoặc đi ngang thì vol lớn tốt hay nhỏ tốt

Vol là khối lượng nên nó cũng thể hiện là dòng tiền. Vì khối lượng * giá sẽ ra giá trị!
1 thị trường muốn tăng thì tất nhiền phải có dòng tiền đổ vào!
Không có dòng tiền thì giá khó tăng lên được

Mọi người xem khối lượng của VNI từ khi có dịch covid
rõ ràng nó tăng so với trung bình, và ngày càng lớn
Cho ta thấy được dòng tiền đổ vào thị trường càng lớn
Thường nếu xem VNI mình xem giá trị giao dịch sẽ chính xác hơn là vol

Vì trong VNI nó có các cp mệnh giá lớn và mệnh giá nhỏ


Khi các cp lớn tăng mạnh thu hút dòng tiền lớn, nhưng vol của nó ko thể lớn như các cp mệnh
giá nhỏ đc
Nên nếu nói về dòng tiền của tt ta nên xem giá trị giao dịch là chính xác nhất

Giá trị gd ta có thể xem ở cafef. Ta sẽ trừ đi giá trị giao dịch thỏa thuận nhé!
Giá trị gd trung bình trước đây chỉ có 2,3k tỷ. Nhưng hiện tại tới 12-13k tỷ
Ta thấy được dòng tiền đổ vào tt thế nào!
Đó là về thị trường chung, còn xét tới cổ phiếu riêng lẻ thì vol nó cũng tỷ lệ thuận với giá trị giao
dịch

Ta xem thử HPG


Nhìn vào vol của HPG thì mình thấy nó tăng rất nhiều so với trước
Vì 2 lý do, thứ nhất là giá nó tăng thu hút đc dòng tiền, thứ 2 ta phải biết đó là mức độ tăng vốn
của nó

HPG tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu


Như vậy số lượng cp ngày càng lớn, lên khối lượng giao dịch của nó cũng phải lớn hơn!
Ta đang nhận xét về tổng thể
Còn chi tiết hơn về vol trong giao dịch, điểm mua điểm bán!

Thì mình nói về cung cầu


Các giai đoạn hay chu kỳ, vòng đời của 1 con sóng! ad nói hơi lan man chút mọi ng thông cảm
nhé!
Thường thì chu kỳ nó gồm 4 giai đoạn: tích lũy-đẩy giá-phân phối-đè giá

Thông thường chu kỳ nó giống nhau đều như thế, các tổ chức, tay to, các đội nhóm muốn đánh
1 cổ phiếu thường như thế
Giai đoạn thứ nhất: sẽ tích lũy thu gom cổ phiếu: giai đoạn này giá thường đi ngang, vol thấp
Giai đoạn thứ 2: đẩy giá cổ phiếu: giá bắt đầu tăng và vol tăng lên
Giai đoạn thứ 3: phân phối: giá sau khi chạy nước rút tăng mạnh sẽ được phân phôi ra rút tiền
về, vol lớn
Giai đoạn cuối: đè giá: sau khi tiền được rút ra chỉ còn nhỏ lẻ giá sẽ rơi vol giảm dần
Và lại tiếp tục chu kỳ mới
Ví dụ HBC 4 giai đoạn như thế này!
Như vậy ta sẽ cố gắng theo trọn giai đoạn số 2
Mọi ng sẽ thắc mắc sao giai đoạn 4 vol nó vẫn lớn. 1 phần là do nó tăng vốn chia cổ tức bằng cp,
nên khối lượng gd nó sẽ vẫn lớn nhé!
Quá trình tăng trưởng của 1 DN là khá dài, nên ta phải cố gắng theo được hết hành trình của nó
Muốn vậy mình cần biết được nội tại của nó nữa
Vì khi mà 1 DN vẫn còn tốt, vẫn còn tăng trưởng thì các đội đánh cũng sẽ ko phân phối hàng ra
sớm!
Các đội đánh nó cũng phải bám theo nội tại của DN để đánh!
Vậy nên nhiều cp đang tăng, nội tại vẫn tốt, tiềm năng tăng trưởng vẫn tốt, mà nhiều ng cứ hô
phân phối này phân phối kia là do thiếu hiểu biết thôi!

HSG rất nhiều ng hô phân phối suốt chặng đg đi của nó, nhưng mình vẫn khẳng định là ko
Đơn giản nó vẫn còn tốt, vẫn còn tiềm năng, ko ai đi phân phối ở đoạn này cả
HPG vùng này ai cũng sợ
Nếu chỉ sử dụng ptkt ko thì chỉ có đg bán thôi, rất khó giữ
Nên ad luôn nói ptkt là cần thiết, nhưng để có lợi nhuận lớn và bền vững vẫn phải cần biết nội
tại DN
Ta mới có thể theo DN dài hạn đc!
ok tạm thời hôm nay mình dừng lại ở đây, mọi ng ai có câu hỏi thì mình hỏi nhé! Hôm sau ta sẽ
học tiếp!

Về POW mình thấy trong xu hướng giảm thì vol của nó khá thấp. Rớt mạnh xuống vùng 7 và bật
lên
Đến khi nó break vùng 10.5 với vol thuyết phục thì bắt đầu tăng giá mạnh!
Nếu đánh đúng theo ptkt thì mình chú ý các vùng break này và mua

Mọi người hỏi điểm mua vào HPG cho dài hạn nhé!
- Nếu thị trường tốt thì kỳ vọng nó sideway vùng 40-42 này, nếu thế thì giá vùng này sẽ mua đc
cho dài hạn nhé!
-Nếu thị trường xấu thì giá về 39-38 thì mua dài hạn càng tốt nhé!

Khi ta xác định mua cho dài hạn thì giá càng hấp dẫn càng tốt
Nhưng nhiều khi ta mong giá rẻ lại ko có, đến khi cp chạy thì mình lại ko mua đc
Nên ta phải cân đối việc đó
Xác định dài hạn thì ta có thể mua 1 phần tỷ trọng giá 40-42. Và dự phòng nó giảm dưới 40 thì
vẫn có thể mua!
Sau này kinh nghiệm tốt thì chúng ta nên sử dụng margin, biết sử dụng sẽ rất hữu ích
TCB được đánh giá là bank vẫn tốt giai đoạn tới, nếu nó tích lũy tiếp vùng 29-30 nữa thì sẽ ok.
Ai chưa có có thể giải ngân vùng này

Thị trường xấu thì về vùng 28, mọi ng phải dự phòng thế

Ta nói 1 chút về phân phối


Đây là ASM, ad có báo mua vùng 12, và chốt vùng 17-19

Phân phối thường xảy ra sau khi giá được chạy nước rút, tăng liên tục nhiều phiên
Khi phân phối thì cần vol lớn. Giá được kéo lên mạnh đầu phiên cho hưng phấn rồi xả hàng
Hoặc là các phiên phân phối vol lớn nhưng giá ko tăng
Nếu cổ phiếu có nội tại tốt, còn tiềm năng tăng trưởng thì nhiều khi sau 1 vùng phân phối nó lại
được tích lũy lại rồi tăng tiếp

GVR thì đây cũng là vùng phân phối ko nên tham gia

HPG thì nó cũng có nhưng phiên phân phối, nhưng sau nó tích lũy lại rồi tiếp tục đi lên
Việc nội tại tốt sẽ giúp cp tiếp tục đi lên
Vùng 37-38 ad cũng ra hàng nhưng sau cũng phải mua lại
Nếu ko có nội tại cty thì ta rất khó giữ đc cổ phiếu qua các đợt điều chỉnh

Chỉ có niềm tin vào DN mới giúp ta vượt qua đc


Việc thì trường lên xuống hàng ngày là chuyện bình thường, ta rất khó để chạy theo nó mỗi
ngày
Chúng là nên lấy cốt lõi là giữ cp dài hạn, và linh hoạt tăng giảm tỷ trọng theo các đợt giảm tăng
của thị trường
Như vậy ta vừa nắm giữ được dài, mà cũng nâng cao được hiệu quả!
Và việc đầu tư của chúng ta cũng dễ dàng hơn, nhàn hạ hơn
Không phải suốt ngày mua bán, lo sợ thị trường mệt mỏi!

Như vậy chúng ta sẽ sử dụng ptkt để có các vùng mua hợp lý


các mốc hỗ trợ, kháng cự để tăng giảm tỷ trọng
Tận dụng các nhịp của thị trường để nâng cao hiệu quả cho dài hạn!
Như vậy việc nắm giữ dài sẽ là 1 lợi thế rất lớn!

Mọi người có hỏi gì chúng ta hỏi nhé!


6. Hội tụ Và Phân kỳ
Bài tiếp theo là bài Hội tụ Và Phân kỳ
Thì đây là 1 chỉ báo khá tin cậy cho sự đảo chiều xu hướng
Và nó là 1 chỉ báo tham khảo, chứ chúng ta ko nên quá cứng nhắc

Chúng ta cần kết hợp với các chỉ báo khác để đánh giá sự đảo chiều xu hướng.
Nếu vùng đỉnh thì ta kết hợp với phân phối đỉnh, Mô hình 2 đỉnh...
Tất cả các chỉ báo đều dựa trên 2 yếu tố là giá và vol!
Bài phân kỳ này chúng ta tạm để sau đã!
Chúng ta sẽ học trước bài các mô hình trong ptkt

Bài này sẽ ứng dụng nhiều hơn cho hiện tại

Mô hình đầu tiên thường gặp trong ttck việt nam và cả trên tg
Đó là: Cup and Handle

Mô hình Cốc tay cầm


Khi đọc 1 mô hình thì chúng ta phải thực sự hiểu về nó
Ta phải đọc được tâm lý giao dịch trong mô hình đó!
Chúng ta học để biết thêm là rất tốt, nhưng ad luôn nhấn mạnh là chúng ta ko được cứng nhắc
Chúng ta phải linh hoạt, việc nhìn 1 biểu đồ thì mỗi ng lại có 1 góc nhìn khác nhau
Tuy lý thuyết là như vậy

Nhưng ad ko muốn mọi ng học 1 cách máy móc, dập khuôn


Và muốn đưa mọi thứ về đơn giản
Nhưng ai muốn học sâu về ptkt có thể học sâu về mô hình
Ad sẽ hướng tới đơn giản bằng cách đưa về cái cơ bản là hỗ trợ và kháng cự
Đơn giản giá ở miệng cốc bên phải lên tới gần miệng bên trái thì nó là gặp phải kháng cự
Gặp kháng cự nó bị giũ lại, sau đó lực bán yếu đi và hồi phục

Lúc này tích lũy đủ sẽ vượt được kháng cự và bứt phá


Như vậy đơn giản chúng ta lại đưa về bài kháng cự hỗ trợ thôi
Ta nhìn vào đó và đọc tâm lý của nó
Như CTG ta cũng có thể nhìn là 1 cái cốc

Nhưng ad chỉ đơn giản là nó đang gặp kháng cự vùng đỉnh và cần tích lũy
Để có thể bứt phá lên được

Hay HPG chúng ta cũng có thể nhìn là 1 cái cốc

Đó là góc nhìn của chúng ta


Nếu mọi ng học sâu về mô hình thì ta có thể ứng dụng như thế
Ad thì đã học qua và cuối cùng lại chỉ đưa về đơn giản
Con đường sẽ là học từ đơn giản tới phức tạp, rồi cuối cùng lại về đơn giản nhất
Chúng ta hãy luyện tập thật nhiều, trở lên thành thục, thì dần dần mọi thứ sẽ về đơn giản
Tất cả mọi chỉ báo đều dựa trên vol và giá
tất cả mô hình đều đưa về hỗ trợ và kháng cự

Mình sẽ hướng dẫn mọi ng đơn giản nhất có thể


Đi vào cái gốc của vấn đề
Ko làm phức tạp lên
Ok tạm thời mọi người có gì chúng ta có thể hỏi nhé! Cám ơn cả nhà! @All

Hôm nay mình sẽ học về Phân kỳ nhé! @All


1 tín hiệu khá đáng tin cậy trong việc xác định đảo chiều xu hướng
Thường phân kỳ dựa trên tín hiệu chỉ báo khác đó là MACD, AO, RSI. Stochastic
Nếu mọi người học chuyên sâu về ptkt thì có thể tìm hiểu hết các chỉ báo đó

Nhưng thường ad chỉ sử dụng tới chỉ báo RSI là đủ


Như vậy mình cần biết RSI là gì trước

RSI nó là chỉ số sức mạnh tương đối

ad ko nói lý thuyết hàn lâm quá nhiều nhé sẽ gây khó hiểu
Nó đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100
Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán)
RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua)
Việc quá bán, quá mua này mình chỉ nên tham khảo

Mọi ng có thể thấy RSI theo chart ngày của VNI vượt trên vùng 70 này rất lâu
Cho thấy sực mạnh của dòng tiền
Trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật mọi người có thể lấy chỉ báo RSI này ra nhé, nhiều ng chưa
biết sử dụng!
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so
sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày).
Mọi ng thấy VNI rơi vào vùng quá bán khi rớt mạnh xuống dưới 800 điểm, và xuống vùng đáy
650

Chỉ số RSI xuống dưới 30


Nhưng ko phải cứ khi RSI xuống dưới 30, vào vùng quá bán là mình mua
Và RSI trên 70 vào vùng quá mua là mình bán
Nó chỉ là 1 tín hiệu cho mình tham khảo

Và cái quan trọng hôm nay mình học đó là phân kỳ


Phân kỳ dựa trên chỉ báo RSI này
Nó là 1 tín hiệu tin cậy hơn cho việc đảo chiều xu hướng
Nghĩa là việc xác định đáy, đỉnh

Có 2 loại phân kỳ: phân kỳ dương và phân kỳ âm


hoặc là phân kỳ giá lên, phân kỳ giá xuống
Thứ nhất: phân kỳ giá lên khi mà giá liên tục giảm, đáy sau thấp hơn đáy trước
Nhưng chỉ số RSI lại ngược lại, đáy sau cao hơn đáy trước

Cho thấy được lực bán bị yếu đi, dù giá bị giảm xuống
Khi VNI xuống vùng 650 thì xuất hiện sự phân kỳ

Có rất nhiều ví dụ cho sự phân kỳ này


MWG giá giảm xuống vùng 70 tạo 1 đáy, và xuống tiếp vùng 56 tạo đáy thứ 2, RSI đáy thứ 2 lại
cao hơn đáy số 1
Cho thấy sự phân kỳ ở đây
Rất nhiều ví dụ về phân kỳ, mọi ng có thể xem lại các vùng đáy của cổ phiếu
Đa phần đều tạo phân kỳ

Giá đáy sau thấp hơn đáy trước, và RSI thì bằng hoặc cao hơn đáy trước
Đó thể hiện sự phân kỳ
Giá giảm, nhưng lực bị yếu đi
Đó là sự phân kỳ vùng đáy nhé! Ngược lại sẽ là phân kỳ vùng đỉnh

Cho ta nhận biết sự đảo chiều xu hướng, giá sẽ giảm


Có thể chú ý VNI và các cp giai đoạn sắp tới, vì thị trường đang trong uptrend
Như vậy lúc này giá sẽ tiếp tục tăng, và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi RSI đỉnh sau sẽ
thấp hơn RSI đỉnh trước
Đó là phân kỳ âm, hay phân kỳ giá xuống
Cho ta dấu hiệu rằng giá sẽ lập đỉnh và đảo chiều
Quay lại với đỉnh thị trường năm 2017-2018
VNI lập đỉnh 1200

Nhưng theo đó là sự phân kỳ lớn, và thị trường đã sập rất mạnh


VNI tăng từ vùng 1100 lên vùng 1200, nhưng RSI lại giảm
Đó là dấu hiệu của phân kỳ, và là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng
Giá tăng mạnh, nhưng lực mua bị yếu, thất thế

Có thể hiểu là dòng tiền bị rút ra


Nhưng mình chỉ thực sự xác định được chính xác sau khi nó lập đỉnh và đi xuống
Còn trước đó chỉ là dấu hiệu nhé
Vì vậy trong ptkt ad luôn nhấn mạnh từ xác suất
Và chỉ báo có độ tin cậy cao
Mọi người có thế thấy đa số các cp trong giai đoạn đó, vùng đỉnh 2017-18
Đều xuất hiện sự phân kỳ cùng thị trường

Việc thị trường xuất hiện phân kỳ thì mình cần làm thế nào
Đó là điều quan trọng
Hoặc các cp xuất hiện phân kỳ
Phân kỳ nó kết hợp với mô hình 2 đỉnh, 2 đáy rất tốt

Có 1 điều rất đúng khi ai hỏi đáy, đỉnh


Đó là khi nào qua đỉnh thì biết đó là đỉnh, khi nào qua đáy thì biết đó là đáy
Và sự phân kỳ vùng vậy, khi nào nó qua thì mới biết đó là chính xác
Tất cả các tín hiệu đều là dấu hiệu nhận biết sớm, nhưng cũng tất cả đều qua rồi mới cho sự xác
thực nhất
Đây là SSI, khi lập liên tiếp các đỉnh, kèm theo đó là RSI lại liên tục giảm
Và mọi ng thấy nó đã đi rất xa

Dòng ck luôn là như vậy. Lên rất cao theo thị trường và đi rất xa. Nên đừng bao giờ nghĩ đầu tư
lâu dài với dòng này
Đây là chỉ báo khá tin cậy nên mọi người nên biết
Khi xuất hiện phân kỳ âm, vùng đỉnh thì ta ko nên xem thường

Đó là dấu hiệu ta cần cảnh giác


Đặc biệt sau này VNI vượt 1200 có thể lên vùng 1400-1500
Hôm sau chúng ta sẽ học về mô hình 2 đỉnh, 2 đáy để mọi người biết thêm sẽ tốt.
Nói chung ad hướng dẫn khá đơn giản, mọi người có thể đọc, tìm hiểu thêm nếu muốn hiểu sâu
hơn.
Hôm nay mình tạm học vậy mọi người có thắc mắc thì có thể hỏi nhé! @All
7. Các mô hình thường gặp

You might also like