You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH

Năm học 2016 – 2017


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: TIN HỌC
Ngày thi 12/10/2015
(Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề)

Đề thi gồm 03 câu, trong 02 trang

Tổng quan đề thi:


Bài Tên bài Tên Chương trình Input Output Thời gian/Test
1 Tìm số Number.* Number.inp Number.out 1 giây
2 Những đồng xu Coins.* Coins.inp Coins.out 1 giây
3 Cây cầu dừa Friend.* Friend.inp Friend.out 1 giây
Trong đó * là “pas” hoặc “cpp” tùy theo ngôn ngữ lập trình là Pascal hay C++.

Bài 1. Tìm số (6.0 điểm).


Khi viết các số tự nhiên lẻ tăng dần từ 1, 3, 5, 7… liên tiếp nhau, ta nhận được một
dãy các chữ số thập phân vô hạn, đoạn đầu của dãy sẽ là: 13579111315171921232527…
Yêu cầu: Hãy tìm chữ số thứ N của dãy vô hạn trên.
Dữ liệu: Cho trong file SO.INP gồm số nguyên dương N.
Kết quả: Ghi kết quả ra file SO.OUT.
Ví dụ:
SO.INP SO.OUT SO.INP SO.OUT
6 1 13 7
Ràng buộc:
 50% số Test có N106.
 50 % số Testcó 106<N<1015.

Bài 2. Những đồng xu (7.0 điểm)

Bạn được chọn trong tập vô hạn các đồng xu mệnh giá1 Xu và 2 Xu sau đó xếp
chúng thành một hàng thỏa mãn các điều kiện sau:
 Các đồng xu có tổng mệnh giá là N Xu.
 Đồng xu đầu tiên của hàng phải để xấp.
 Các đồng xu sau đó có thể để xấp hoặc ngửa.
Hai cách xếp gọi là khác nhau nếu chúng khác nhau về số lượng đồng xu được sử
dụng hoặc tồn tại một vị trí i mà đồng xu thứ i ở cách này khác đồng xu thứ i ở cách kia về
mệnh giá hoặc tính chất xấp ngửa.
Ví dụ với N = 2 ta có 3 cách xếp:
 Đồng xu 2 Xu nằm xấp.
 Đồng xu 1 Xu nằm xấp đứng trước đồng xu 1 xen nằm ngửa.
 Đồng xu 1 Xu nằm xấp đứng trước đồng xu 1 xen nằm xấp.
Yêu cầu : Tính số cách xếp các đồng xu.
Do kết quả có thể rất lớn nên bạn chỉ cần đưa ra theo modulo 1000,000,007.

1
Dữ liệu vào: Nhập dữ liệu trong file văn bản COINS.INP
 Dòng 1: Ghi số nguyên T là số bộ test (1 ≤ T ≤ 10000).
 T dòng tiếp: Mỗi dòng ghi một số nguyên N (1 ≤ N ≤ 1000,000,000).
Dữ liệu ra: Ghi kết quả vào file văn bản COINS.OUT
 Ứng với mỗi giá trị N ghi ra một số nguyên tương ứng trên một dòng là kết
quả tìm được.

Input Output
3 1
1 3
2 8
3

Ràng buộc:
 30% số Test có N ≤ 20,T ≤ 100.
 30% số Test có N ≤ 106,T ≤ 1000.
 40% số Test có 106 ≤ N ≤ 109, T ≤ 10000.

Bài 3. Cây cầu dừa (7.0 điểm)


John đang sinh sống trên một quần đảo gồm N đảo, John sống ở đảo S. Các đảo khá
gần nhau nên chẳng cần thuyền bè gì, John chỉ cần đốn đại cây dừa nào đó và bắc ngang là
có thể đi được từ đảo này sang đảo khác. Nếu chưa bắc được cầu thì John di chuyển qua
các đảo bằng cách bơi bướm hay bơi ngửa đồng thời cũng là để tập thể dục luôn, nhưng
Bạn John thì không biết bơi. Hiện tại John mới bắc được M cây cầu dừa. Bạn của John
muốn sang thăm anh ấy với mục tiêu là nhanh nhất, bạn của Jonh sống ở đảo F. Thời gian
đi qua mỗi cây cầu mất T thời gian như nhau.
Yêu cầu: Tìm số lượng đường đi nhanh nhất từ đảo S đến đảo F mà John đang ở.
Dữ liệu vào: tệp văn bản FRIEND.INP
 Dòng thứ nhất: chứa 5 số nguyên N, M, S, F và T
 M dòng tiếp theo: mỗi dòng gồm hai số nguyên a, b. Trong đó a và b là số hiệu hai
đảo được nối bởi duy nhất một cây cầu dừa.

Dữ liệu ra: ghi vào tệp văn bản FRIEND.OUT Ví dụ:


Hai số nguyên X,Y trong đó X là tổng thời gian FRIEND.INP FRIEND.OUT
nhanh nhất và Y là số đường đi nhanh nhất từ S đến F. 4 4 1 4 5 10 2
Nếu không có đường đi đến F thì ghi duy nhất số 0.
12
Ràng buộc:
24
 1 ≤ S,F ≤ N ≤ 10000;
13
 1 ≤ M ≤ 1000000
9 34
 T ≤ 10

HẾT

2
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
Giám thị 2:..........................................................................

You might also like