You are on page 1of 8

Tài Liệu Ôn Thi Group

THI ONLINE - LÝ THUYẾT VỀ DUNG DỊCH VÀ SỰ ĐIỆN LI - CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN HÓA LỚP 12
Đề thi gồm 30 câu
Mục tiêu:
- HS nắm được các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất không điện li, độ điện li α.
- Nhận biết được các chất dẫn điện, các chất không dẫn điện, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Biểu diễn được quá trình phân li của các chất, so sánh được nồng độ của các chất khi phân li ra ion trong
dung dịch
- Các yếu tố ảnh hưởng dếnđộ điện li α
- Vận dụng được phương trình điện li ; công thức chuyển đổi giữa nồng độ mol; số mol vào bài tập tính thể
tích các chất.

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

9 9 9 3

I. NHẬN BIẾT (9 CÂU)


Câu 1 (ID 211436): Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng
chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 2 (ID 211438): Câu nào sau đây nói không đúng về độ điện li α (anpha)?
A. Là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hòa tan.
B. Độ điện li của các chất khác nhau là giống nhau
C. Độ điện li của các chất khác nhau là khác nhau
C. Độ điện li của các chất điện li nằm trong khoảng 0<α  1
Câu 3 (ID 211439): Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?
A. Môi trường điện li. B. Dung môi không phân cực.
C. Dung môi phân cực. D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
Câu 4 (ID 211441): Chất nào sau đây là chất điện li ?
A. Rượu etylic. B. Nước nguyên chất. C. Axit sunfuric. D. Glucozơ.
Câu 5 (ID 211442): Saccarozơ là chất không điện li vì :
1 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

A. Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.


B. Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.
C. Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.
D. Tất cả các lí do
Câu 6 (ID 211443): Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 7 (ID 211444): Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan. C. CaCl2 nóng chảy.
B. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
KCl rắn, khan không có sự phân li ra các ion trái dấu, không có sự chuyển động của các tiểu phân mang điện=>
không dẫn được điện
Câu 8 (ID 211445): Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau?
A.HNO3 B. HClO C. CH3COOH D. HF
Câu 9 (ID 211504): Natri florua( NaF) trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện?
A. NaF nóng chảy
B. Dung dịch NaF trong nước
C.NaF rắn, khan
D.Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước.
II. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 10 (ID 211505): Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr.
Câu 11 (ID 211507): Trong số những chất sau : H2S; FeCl3; Cl2; CO2; Ba(OH)2 chất nào khi tan trong nước là
chất điện li?
A. H2S; Cl2 B. H2S; CO2 C. FeCl3; Ba(OH)2 D. H2S; FeCl3; Ba(OH)2
Câu 12 (ID 211510): Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3- là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO2)2. D. Fe(NO2)3.
Câu 13 (ID 211511):Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 14 (ID 211512): Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl  Na2+ +Cl 2- . B. Ca(OH)2  Ca2  2OH .

C. C2H5OH  C2H5  OH . D. CH3COOH  CH3COO  H .



 H+ + CH3COO−.
Câu 15 (ID 211513): Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH 

2 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi khi ta pha loãng dung dịch là:
A.Giảm B. Tăng C. Không thay đổi D. Tăng sau đó giảm
Câu 16 (ID 211515): Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,010M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào
sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,010M. B. [H+] > [NO2-]. C. [H+] < 0,010M. D. [NO2-] > 0,010M.
Câu 17 (ID 211516): Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là
đúng?
A. [ HNO3 ]  [HClO] B. [ H  ] HNO3  [H ] HClO

C. [ H  ] HNO3  [H ] HClO D. [ H  ] HNO3  [H ] HClO

Câu 18 (ID 211517): Ion Na+.nH2O được hình thành khi :


A. Hoà tan NaCl vào nước. B. Hoà tan NaCl vào dung dịch axit vô cơ loãng.
C. Nung NaCl ở nhiệt độ cao. D. Hoà tan NaCl vào rượu etylic.
III. VẬN DỤNG (9 CÂU)
Câu 19 (ID 211518): Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li  của CH3COOH
sẽ biến đổi như thế nào ?
A. tăng. B. giảm.
C. không đổi. D. lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
Câu 20 (ID 211519): Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 21 (ID 211520): Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 22 (ID 211522): Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6,
CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 23 (ID 211523): Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều
có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4. B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl. D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Câu 24 (ID 211524): Nồng độ mol của cation và anion trong dung dịch Ba(NO3) 0,02 M là:
A. [ Ba2 ]  0,02M;[ NO3 ]  0,02M B. [ Ba2 ]  0,02M;[ NO3 ]  0,04M

C. [ Ba2 ]  0,04M;[ NO3 ]  0,02M D. [ Ba2 ]  0,02M;[ NO3 ]  0,01M

3 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 25 (ID 211526): A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A
100 lần là:
A. [H ]  [Cl  ]  0,01M B. [H ]  [Cl  ]  1,0.104 M

C. [H ]  [Cl  ]  1,0M D. [H ]  0,01M;[Cl  ]  1,0.104 M


Câu 26 (ID 211527): Trong dung dịch CH3COOH 1,2.10−2M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 2,4.10−4
mol/l. Phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion là:
A.2,0% B.2,5% C.1,5% D.1,0%
Câu 27 (ID 211528): Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO− và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M,
biết rằng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
A. [CH3COOH]  0,048M;[CH3COO ]  0,012M;[H ]  0,012M

B. [CH3COOH]  0,0112M;[CH3COO ]  0,0112M;[H ]  0,0112M

C. [CH3COOH]  0,056M;[CH3COO ]  0,0112M;[H ]  0,0112M

D. [CH3COOH]  0,0448M;[CH3COO ]  0,0112M;[H ]  0,0112M

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)


Câu 28 (ID 211530): Hòa tan 6g NaOH vào 44g nước được dd A có khối lượng riêng bằng 1,12g/ml. Cần lấy bao
nhiêu ml A để có số mol ion OH– bằng 2.10–3 mol
A. 0,2ml B. 0,4ml C. 0,6ml D. 0,8ml
Câu 29 (ID 211531): Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol ion OH– bằng số mol ion H+ có trong
200ml dung dịch H2SO4 1M?
A. 0,2 lít B. 0,1lít C. 0,4 lít D. 0,8 lít.
Câu 30 (ID 211532): Một dung dich chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol NO3-. Mối quan hệ giữa a,b,
c, d là:
A. a + d = b + c B. a + 2b = c + d
C. 23a + 24b = 96c + 62d D. a + 2b = 2c + d

4 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

ĐÁP ÁN

1 C 11 D 21 C
2 C 12 B 22 A
3 A 13 C 23 B
4 C 14 B 24 B
5 D 15 B 25 B
6 D 16 C 26 A
7 A 17 D 27 D
8 A 18 A 28 C
9 C 19 A 29 C
10 B 20 D 30 D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án A
Trong phân tử H2O , liên kết O−H là liên kết cộng hóa trị có cực,cặp e chung lệch về phía oxi
=> oxi tích điện âm, ở H tích điện dương.
Khi quá trình điện li xảy ra tương tác giữa các phân tử nước có cực và các ion chuyển động không ngừng làm cho
các chất điện li dễ dàng tan trong nước
=> nước đóng vai trò dung môi phân cực.
Câu 4: Đáp án C
Chỉ có axit, bazo, muối là chất điện li
Câu 5: Đáp án D
Câu 6: Đáp án D
Axit, bazo, muối là chất điện li
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án A

 +
A. HNO3→ H+ + NO3− B. HClO 
 H + ClO−

 + 
 +
C. CH3COOH 
 H + CH3COO− D. HF 
 H + F−
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án B

5 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

HF là axit yếu nhất vì vậy độ phân li ra ion là kém nhất, do vậy tính dẫn điện là kém nhất.
A,B đều có sự phân li ra cation Na+ và anion F− chuyển động tự do => dẫn được điện
D. NaOH + HF→ NaF +H2O. dung dịch thu được là dd NaF nên dẫn được điện
Câu 11: Đáp án D
Cl2; CO2 tan trong nước tạo thành HCl, HClO và H2CO3 là chất điện li nhưng không phải là Cl2 và CO2 ban đầu do
đó không phải là chất điện li.
Câu 12: Đáp án B
A. Fe NO3 2 
 Fe2+ +2NO3- B. Fe(NO3 )3 
 Fe3+ +3NO3-

B. Fe(NO2 )2 
 Fe2+ +2NO2- D. Fe(NO2)3 
 Fe2+ +2NO3-

Câu 13: Đáp án C



 H+ + CH3COO−
CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH 

Do vậy phần tử thu được gồm: . CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
Câu 14: Đáp án B
A. sửa NaCl  Na  Cl  .
C. sửa: C2H5OH là chất không điện li

 CH COO  H .
D.sửa: CH3COOH 
 3

Câu 15: Đáp án B


Khi pha loãng dung dịch,độ điện li của các chất đều tăng.
Câu 16: Đáp án C

 H   NO2
HNO2 

HNO2 là axit yếu nên độ điện li α < 1
=>[H+] < 0,01M
Câu 17: Đáp án D
Vì HNO3 phân li hoàn toàn, còn HClO phân li ít nên lượng [ H  ] HNO3  [H ] HClO

Câu 18: Đáp án A


A.Đúng vì khi hòa tan trong nước NaCl phân li ra Na+ và Cl-. Khi đó Na+ sẽ kéo lấy các phần tử tích điện âm của
nước tạo thành Na+.nH2O
Câu 19: Đáp án A

 CH COO  H .
CH3COOH 
 3

NaOH → Na+ + OH-


Cho OH- do NaOH phân li ra sẽ kết hợp với H+ làm cho nồng độ H+ giảm cân bằng (1) chuyển dịch
về chiều thuận, làm tăng khả năng phân li của CH3COOH=>chọn A
6 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 20: Đáp án D


A.SAI vì H2S là chất điện li yếu
B. SAI vì H3PO4 là chất điện li yếu
C. SAI vì CH3COOH là chất điện li yếu
Câu 21: Đáp án C
A.SAI vì H2SO4 Là axit mạnh, nên là chất điện li mạnh
B. Ba(OH)2 là bazo mạnh, nên là chất điện li mạnh
D.SAI vì Al2(SO4)3 là muối nên là chất điện li mạnh
Câu 22: Đáp án A
Các dung dịch có khả năng dẫn điện là các dung dịch tan trong nước phân li ra các ion
Đó là : NaCl; CaO; SO3; CH3COOH, Al2(SO4)3
CaO +H2O → Ca(OH)2 ; dd Ca(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện
SO3 + H2O → H2SO4; dd H2SO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện
Câu 23: Đáp án B
C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion=>không có khả năng dẫn điện.
CH3COOH là chất điện li yếu =>dẫn điện yếu hơn so với 2 muối
Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì: NaCl →Na+ +Cl− ; K2SO4 →2K+ + SO42−
K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.
Câu 24: Đáp án B

Ba NO3 2 
 Ba2+ +2NO3-

[Ba2+ ]=0,02M ; [NO3−]= 2. 0,02= 0,04M


Câu 25: Đáp án B
Khi pha loãng dung dịch 100 lần thì nồng độ các ion trong dung dịch cũng giảm 100 lần
HCl→H+ + Cl−
Trước khi pha loãng: [H ]  [Cl  ]  0,01M

Sau khi pha loãng: [H ]  [Cl  ]  1,0.104 M =>chọn B


Câu 26: Đáp án A

 CH COO  H
CH3COOH 
 3

Nồng độ ban đầu(mol/l) 1,2.10−2 0 0


Nồng độ cân bằng(mol/l) 1,2.10−2 −2,4.10−4 2,4.10−4 2,4.10−4
2,4.104
Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion: .100%  2%
1,2.102

7 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 27: Đáp án D



 CH COO  H
CH3COOH 
 3

Nồng độ ban đầu(mol/l) 0,056 0 0


Nồng độ phân li(mol/l) x x x
Nồng độ cân bằng(mol/l) 0,056-x x x
x
.100%  20%
Độ điện li : α= 0,056  x

=> X=0,0112( M) => [CH3COO-] = 0,0112M; [H+] = 0,0112M


[CH3COOH] = 0,056 - 0,012 = 0,0448M =>chọn D
Câu 28: Đáp án C
625
mdd = mNaOH + mH2O = 6+44 = 50(g) => Vdd = m : d = 50 : 1,12 = ml
14
6
nNaOH = = 0,15 (mol)
40
0,15
=>CMNaOH = n : Vdd = = 3,36(M)
625 -3
.10
14
NaOH→ Na+ + OH−
Theo pt: nNaOH = nOH- = 2.10-3 (mol)
=> Thể tích dd A cần lấy là: V = n: CM = 2.10-3 : 3,36 = 6.10-4(l) = 0,6(ml)
Câu 29: Đáp án C
nH2SO4 = 0,2(mol)
H2SO4→2H++ SO42-

nOH- = nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,2 = 0,4(mol)


Ba(OH)2→ Ba2+ + 2OH−
1 1
nBa(OH)2 = nOH- = .0,4 = 0,2 (mol)
2 2
=>VBa(OH)2 = n:CM = 0,2 : 0,5 = 0,4 (l)

Câu 30: Đáp án D


Bảo toàn điện tích:  n = n
(+) (-)

=>a + 2b = 2c + d

8 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa
– GDCD tốt nhất!
https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like