You are on page 1of 7

Mục tiêu:

- Nắm được các khái niệm sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Biết cách phân loại các
chất điện li.
- Hiểu được tại sao dung dịch chất điện li dẫn điện được, từ đó có thể nhận biết được những chất có khả
năng dẫn điện hoặc những chất là chất điện li.

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

3 13 4

Câu 1(TH)(ID 186039): Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dung dịch có chứa:
A. Các electron chuyển động tự do. B. Các cation và anion chuyển động tự do.
C. Các ion H+ và OH- chuyển động tự do. D. Các ion được gắn cố định tại các nút mạng.
Câu 2(TH)(ID 186040): Dung dịch nào dưới đây không dẫn điện được?
A. HCl trong benzen. B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước. D.

1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
5, Chất điện li yếu có độ điện li 0<  <1.
Chọn đáp án đúng
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 7(TH)(ID 186062): Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì
A. độ điện li tăng. B. độ điện li giảm. C. độ điện li không đổi . D. Không xác định được.
Câu 8(TH)(ID 186063): Chọn câu đúng:
A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
B. Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
C. Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
D. Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Câu 9(TH)(ID 186064): Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến
nào sau đây là đúng:
A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm. B. Ka tăng.
C. Ka không đổi. D. Không xác định được.

 CH3COO- + H+
Câu 10(TH)(ID 186065): Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH 

Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd HCl vào dd CH3COOH.
A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. không xác định được

 CH3COO- + H+
Câu 11(TH)(ID 186074): Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH 

Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd CH3COOH.
A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. không xác định được
Câu 12(NB)(ID 186075): Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây:
A. H+, CH3COO- . B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
C. H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 13(VD)(ID 186076): Nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li của
axit CH3COOH là
A. 1,35%. B. 1,3%. C. 0,135%. D. 0,65%.
Câu 14(TH)(ID 186077): Chọn dãy các chất điện ly mạnh trong số các chất sau :
a. NaCl. b. Ba(OH)2. c. HNO3.
d. HClO. e. Cu(OH)2. f. MgSO4.
A. a, b, c, f. B. a, d, e, f. C. b, c, d, e. D. a, b, c, e.
Câu 15(VD)(ID 186078): Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dd A chứa số mol ion SO42- là:
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,05 mol.
Câu 16(VD)(ID 186079): Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+

2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
A. 102,6 gam. B. 68,4 gam. C. 34,2 gam. D. 51,3 gam.
Câu 17(TH)(ID 186080): Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là
đúng?
A. HNO 3  > HClO  B.  H   > H  HClO
HNO3

C. NO 3  < ClO 



D.  H  
HNO3
= H 
HClO

Câu 18(TH)(ID 186081): Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
A. NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr B. KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH.
C. CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2 D. KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl.
Câu 19(TH)(ID 186082): Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh
giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] < [CH3COO-]. B. [H+] = 0,10M. C. [H+] < 0,10M. D. [H+] > [CH3COO-].
Câu 20(VD)(ID 186083): Một dung dịch có chứa các ion với nồng độ tương ứng như sau: Na+ 0,1M ; Cu2+ 0,2M ;
SO42- 0,1M ; Cl- xM. Giá trị của x là:
A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,3M. D. 0,4M.

3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

B A A C B B A D C B

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

A B B A A A B C C C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1:
Hướng dẫn giải:
Các chất điện li khi hòa tan vào nước phân li ra các ion (+) và (-) chuyển động tự do nên dẫn điện được.
Đáp án B
Câu 2:
Phương pháp: Dung dịch mà có sự phân li ra ion có khả năng dẫn điện và ngược lại
Hướng dẫn giải: HCl trong benzen không có khả năng phân li ra ion nên không có khả năng dẫn điện
Đáp án A
Câu 3: Những chất không dẫn điện là những chất không có khả năng phân li ra các ion
Đáp án A
Câu 4: Đáp án C
Câu 5:
Hướng dẫn giải: Chất điện li gồm các muối, axit và bazo: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2,
CH3COONH4.
Đáp án B
Câu 6:
Hướng dẫn giải: Chất điện li mạnh (α = 1), điện li yếu (0 < α < 1) và chất không điện li (α = 0)
Đáp án B
Câu 7:
Hướng dẫn giải: Ta có: CH3COOH CH3COO- + H+
Do hằng số cân bằng không đổi do đó ta có

4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
[CH 3COO  ].[H  ]  2 .C 2  2 2 . C2 2 C  2 .(1  1 )
K  1 1   1  22
[CH 3COOH ] C1  1 . C1 C2   2 . C2 C2 1 .(1   2 )
Trong đó C1, C2, α1, α2 lần lượt là nồng độ và độ điện li ban đầu và sau khi pha loãng

1  2 .(1  1 )
=>  2  22
0,5 1 .(1   2 )
=> α1 ≠ α2; α2 ≠ 2α1; α1 < α2
Chú ý: HS ghi nhớ khi pha loãng dung dịch chất điện li thì độ điện li luôn tăng
Đáp án A
Câu 8: Đáp án D
Câu 9:
Hướng dẫn giải: Ka chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nên sự pha loãng không ảnh hưởng tới Ka
Đáp án C
Câu 10:
Phương pháp: Xác định chiều chuyển dịch cân bằng => độ điện li tăng hay giảm
Hướng dẫn giải:
Khi thêm HCl vào:
=> nồng độ H+ tăng
=> cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm nồng độ H+
=> CB chuyển dịch theo chiều nghịch
=> độ điện li giảm
Đáp án B
Câu 11:
Phương pháp: Xác định chiều chuyển dịch cân bằng => độ điện li tăng hay giảm
Hướng dẫn giải:
Trường hợp cho thêm NaOH vào:
=> nồng độ của H+ giảm do OH- phản ứng với H+
=> cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm tăng nồng độ H+
=> CB chuyển dịch theo chiều thuận
=> độ điện li tăng
Đáp án A
Câu 12: Đáp án B
Câu 13:
Phương pháp: Viết phương trình điện li:

5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!

 CH3COO- + H+
CH3COOH 

Bđ: 0,1M
Đli: 0,1α (M) 0,1α (M)
=> [H+] = 0,1α (M) => α
Hướng dẫn giải:

 CH3COO- + H+
CH3COOH 

Bđ: 0,1M
Đli: 0,1α (M) 0,1α (M)
=> [H+] = 0,1α (M) => 0,0013 = 0,1α => α = 0,013 = 1,3%
Đáp án B
Câu 14:
Phương pháp:
Chất điên li mạnh gồm các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.
Hướng dẫn giải: Gồm có NaCl, Ba(OH)2, HNO3, MgSO4
Đáp án A
Câu 15:
Phương pháp: Tính số mol Na2SO4 sau đó bảo toàn nguyên tố S tính được số mol SO42-
Hướng dẫn giải:
nNa2SO4 = 14,2:142 = 0,1 mol
BTNT “S”: nSO42- = nNa2SO4 = 0,1 mol
Đáp án A
Câu 16:
Phương pháp: BTNT “Al” tính được số mol Al2(SO4) => mAl2SO4
Hướng dẫn giải:
BTNT “Al”: nAl2(SO4)3 = ½ nAl3+ = 0,3 mol
=> m = 0,3.342 = 102,6g
Đáp án A
Câu 17:
Hướng dẫn giải: HClO là một chất điện li yếu, HNO3 là chất điện li mạnh do đó  H   > H  HClO
HNO3

Đáp án B
Câu 18:
Phương pháp: Chất điên li mạnh gồm có các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
Hướng dẫn giải:
A. Loại Fe(OH)3
B. Loại CH3COOH
D. Loại C2H5OH
Đáp án C
Câu 19:
Hướng dẫn giải: Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong dung dịch CH3COOH Co (M), bỏ qua sự điện li của
nước thì ta luôn có:

 CH3COO- + H+
CH3COOH 

[CH3COO-] = [H+] < Co


Đáp án C
Câu 20:
Phương pháp: Bảo toàn điện tích
Hướng dẫn giải: Bảo toàn điện tích: nNa+ . 1 + nCu2+ . 2 = nSO42- . 2 + nCl- . 1 => x = 0,3M
Đáp án C

7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!

You might also like