You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


-------------------------------------------------------------------------

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên

TIỂU LUẬN
Học phần ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Sinh viên: Đinh Văn Tú – 19001225


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Nam

a
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tìm hiểu về đa dạng và tình trạng


bảo tồn động vật có xương sống ở
Việt Nam, lấy ví dụ ở nhóm thú

b
Mục lục

Nội dung
Mục lục .................................................................................................................. c
Lời cảm ơn............................................................................................................. d
Mở Đầu.................................................................................................................. 0
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 0
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 1
5. Kết cấu của đề tài...................................................................................... 1
Nội Dung ............................................................................................................... 2
1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam .................................................................. 2
1.1. Đa dạng hệ sinh thái và sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên ....... 2
1.2. Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên ....................................... 3
2. Tình trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam..................................... 3
2.1. Tình trạng bảo tồn nói chung .................................................................. 3
2.2. Bảo tồn nhóm Thú .................................................................................. 5
2.3. Sao la....................................................................................................... 6
Mối đe dọa ..................................................................................................... 7
Hoạt động bảo tồn .......................................................................................... 7
Kết Luận ................................................................................................................ 9
Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................... 10
Phụ Lục................................................................................................................ 11

c
Lời cảm ơn

Chuyến đi nào rồi cũng kết thúc, em mong học kỳ vừa qua dẫu còn nhiều
khó khăn, bất cập, vẫn có thể để thầy cảm nhận được một học kỳ thành công.

Bài tiểu luận này có lẽ cũng sẽ kết thúc học phần này. Bản thân em còn
nhiều thiếu sót, dù đã cố gắng song khó tranh khỏi những sai lầm, em mong thầy
thông cảm và giúp em sửa đổi.

Cuối cùng, sức khỏe là tối quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn
hiện nay. Em mong thầy giữ gìn sức khỏe và luôn tích cực, yêu đời.

Em xin chân thành cảm ơn!

d
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong vài thập kỷ qua, tình
trạng mất đa dạng sinh học diễn ra ở mức báo động trên toàn thế giới, từ các nước
phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản đến các nước kém phát triển ở Châu Phi, Châu
Á và Mỹ Latinh.

Các loài động vật, đặc biệt là các


loài có giá trị về y học, làm trang sức
như hổ, tê giác, chồn và gấu trắng, đang
bị tiêu diệt đến mức tuyệt chủng đáng
báo động.

Theo ước tính, hàng năm có 25.000


đến 50.000 loài tuyệt chủng và đa số
những loài này chưa được nhận dạng. Số liệu được công bố tại Hội nghị bảo tồn
thế giới, Liên minh bào tồn thế giới (IUNC), đa số loài trong sách đỏ ngày càng
tăng vọt. Sách đỏ năm 2004 cho thấy có 12.259 loài bị đe doạ.

Bất kỳ sự mất cân bằng nào đều sẽ dẫn tới khủng hoảng. Sự mất cân bằng trong
tự nhiên chắc chắn đã, đang và sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm những hậu quả
khó lường. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng trở lên cấp thiết, cần được
chú ý và đáng được chính thức quan tâm, vì hiện tại, vì tương lai!

Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn, bài tiểu luận được em hoàn thành
với tên đề tài: “ Tìm hiểu về đa dạng và tình trạng bảo tồn động vật có xương sống
ở Việt Nam, lấy ví dụ ở nhóm thú”.

0
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình tìm hiểu và làm
tiểu luận, đầu tiên em cũng hy vọng bản
thân có thể tích lũy thêm kiến thức, đạt
được những hiểu biết làm sáng tỏ hơn
về công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học,
ở đây chính là nhóm Thú. Biết và hiểu,
chúng giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về hậu quả, thực trạng, khó khăn, thách
thức mà những người “anh hùng” bảo tồn đã và đang phải đối mặt, từ đó cũng rút
ra những bài học, quy tắc và xác lập được đúng đắn tư tưởng, lan tỏa lòng biết ơn.

Hơn thế nữa, sau bài luận này, em hy vọng qua đây có thể giới thiệu tới mọi
người một tài liệu tham khảo giá trị cho những nghiên cứu tiếp theo hay chí ít là
một bài chia sẻ được đón nhận.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận là sự đa dạng và việc bảo tồn động
vật có xương sống ở Việt Nam nói chung và nhóm Thú nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi trong bài tiểu luận giới hạn, nội dung chủ yếu mang tính tìm hiểu,
liệt kê và đánh giá sơ bộ.

5. Kết cấu của đề tài


Bài tiểu luận theo kết cấu trực tiếp triển khai lần lượt, từ trình bày đa dạng
động vật ở Việt Nam tới tình trạng bảo tồn nói chung, nhóm Thú nói riêng, nêu
ví dụ cụ thể về loài Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) sau đó mở rộng bàn luận,
cuối cùng đưa ra kết luận.

1
Nội Dung
1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế
giới. Hệ sinh thái đa dạng cung cấp nước sạch, giúp giữ đất, là vùng đệm chống
bão và các cú sốc về khí hậu, đồng thời là cơ sở để phát triển các hoạt động kinh
tế dựa vào thiên nhiên, trong đó có du lịch. Bảo tồn đa dạng sinh học là một thành
tố quan trọng để đạt được phát triển bền vững cũng như cung cấp hàng hóa công
cộng toàn cầu.
1.1. Đa dạng hệ sinh thái và sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên
Việt Nam có các kiểu hệ sinh thái rất đa dạng, ở những vùng địa lí không lớn
cũng có nhiều kiểu hệ sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 95 kiểu hệ sinh
thái thuộc 7 dạng hệ sinh thái chính ở trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước,
gồm 28 kiểu đất ngập nước tự nhiên và 11 kiểu đất ngập nước nhân tạo; 20 kiểu
hệ sinh thái biển khác nhau. Có thể kể đến một số hệ sinh thái tiêu biểu sau đây:
 Hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng ở Việt Nam khá phong phú với các
kiểu rừng kín vùng cao, rừng kín vùng thấp, rừng thưa với hệ thực vật
vô cùng phong phú.
 Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đây là loại hình hệ sinh thái đặc thù ở
vùng triều cửa sông, ven biển nước ta. Chúng góp phần quan trọng vào
việc bảo vệ đất đai, điều hoà khí hậu đồng thời là môi trường sinh sống
của nhiều động thực vật vùng triều có tính đa dạng lớn và còn là nơi
nuôi dưỡng ấu trùng của nhiều thuỷ sản có giá trị.
 Hệ sinh thái rạn san hô: Khu vực và thành phần các loài san hô biển
nước ta rất phong phú. Rạn san hô cũng như rừng trên mặt đất, không
chỉ cho nguồn lọi sinh vật thuỷ sản lớn mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì trạng thái cân bằng của cà vùng nước.
 Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh: Loại hình hệ sinh thái này chủ yêu
tập trung ven biển miền Trung nước ta. Chúng là nơi sinh sống của
nhiều sinh vật cửa sông, các loài rong tảo nước lợ, nơi phân bố của
nhiều nhuyễn thể hai mảnh quý như trai ngọc, sò, vẹm và một số vùng
là nơi cư trú của các loài chim nước có giá trị thuộc đối tượng bảo tồn
của Công ước Ramsar.
Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái nêu trên cũng rất đa dạng, cấu
trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Đặc

2
điểm này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với
các nước trên thế giới.
Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái có tính mềm dẻo,
có khả năng thích ứng và phục hồi nhanh trước những biến động môi trường. Vì
vậy, chúng có tính ổn định không cao, thế cân bằng sinh thái dễ bị phá vỡ khi có
tác động từ bên ngoài hay nội tại.
1.2. Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên
Việc Nam là một trong những nước có đa dạng sinh học cao thứ 16 trên thế
giới, về các loài động vật, thực vật và vi sinh vật, do sự phong phú về các dạng
địa hình, khí hậu. Sau đây là các con số thống kê:
 về thực vật, các kết quả điều tra cho thấy nước ta có khoảng 13.894 loài
thực vật, trong đó có 2.400 loài thực vật bậc thấp, 11.494 loài thực vật
bậc cao, 14 loài cỏ biển, 151 loài rong biển.
 về động vật trên cạn: Cho đến nay đã thống kê xác định được 312 loài
và phân loài thú trên cạn, 840 loài chim, 260 loài bò sát, 200 loài giun
đất, 162 loài ếch. Tính độc đáo của đa dạng sinh học ở Việt Nam khá
cao: gần 10% số loài động thực vật (chim, thú và cá) của thế giới tìm
thấy ở Việt Nam, gần 40% loài thực vật thuộc loài đặc hữu.
 về vi sinh vật: Đã ghi nhận 7500 loài, trong đó có hơn 2800 loài gây
bệnh cho thực vật, 1500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn 700
loài vi sinh vật có lợi.
Các hệ sinh thái của Việt Nam còn là nơi cư trú của một số động vật quý hiếm
trên thế giới. Trong mỗi hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, tính đa dạng loài
cũng rất lớn như hệ sinh thái rạn san hô có trên 400 loài san hô khác nhau, gồm
80 giống, 17 họ.
Bên cạnh tính đa dạng cao của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái thì sự
giảm sút ngay càng nhiều các cá thể, các loài trong tự nhiên là vấn đề đáng báo
động ở Việt Nam. Về mức độ suy thoái, Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước
hàng đầu thế giới về số loài thú, nhóm 20 nước về số loài chim, nhóm 30 nước về
số loài thực vật lưỡng cư.

2. Tình trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam


2.1. Tình trạng bảo tồn nói chung
Nhiều cá nhân và tổ chức chính phủ Việt Nam đã nhận thấy một loạt các hoạt
động của con người đe dọa các loài sinh vật, môi trường sống và hệ sinh thái Việt
Nam, đồng thời cần có những nỗ lực bảo tồn nhanh chóng để chống lại những hậu
quả tiêu cực. Các cá nhân và tổ chức, cả trong nước và quốc tế, đang cố gắng bảo
tồn, bao gồm việc cải thiện luật pháp liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã,

3
phát triển hệ thống khu bảo tồn, nỗ lực bảo tồn cấp loài và đề ra những lợi ích
kinh tế để bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam, cùng với các nước láng giềng,
được các tổ chức bảo tồn quốc tế lớn xếp hạng ưu tiên cao trong hành động bảo
tồn. Do bị giới hạn nguồn tài nguyên, các tổ chức này sử dụng nhiều chiến lược
khác nhau để đặt ra các mức ưu tiên nhằm tập trung và đầu tư hiệu quả thông qua
ước lượng về sự phong phú của các loài, sự hiện diện của các loài đặc hữu, mức
độ nghiêm trọng của các mối đe dọa và khả năng đạt được các mục tiêu cụ thể, để
xếp hạng các khu vực cần hành động bảo tồn.
Chiến lược thiết lập mức độ ưu tiên của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định
các khu vực toàn cầu tương đối rộng lớn dựa trên hai tiêu chí: mỗi khu vực phải
chứa ít nhất 1.500 loài thực vật đặc hữu và 70% môi trường sống ban đầu của khu
vực (tối thiểu) phải biến mất. Cách tiếp cận này cố gắng bảo tồn càng nhiều loài
trong một khu vực càng nhỏ càng tốt. Ba mươi bốn điểm nóng được xác định cho
đến nay chiếm 2,3% tổng diện tích thế giới. Toàn bộ Việt Nam nằm trong Điểm
nóng Ấn-Miến, bao gồm lục địa Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc.
Tổ chức bảo tồn Chim (BirdLife) cũng đề ra chiến lực tập trung ưu tiên, trong
đó Việt Nam có bốn khu vực gắn liền với dãy Trường Sơn được công nhận là
Vùng Chim Đặc hữu và trở thành trọng tâm của các nỗ lực bảo tồn.
Các công cuộc bảo tồn cấp quốc gia và địa phương đã có lịch sử lâu đời ở Việt
Nam, và một số phong trào này có nguồn gốc văn hóa và tâm linh mạnh mẽ.
Những cố gắng chính thức của Việt Nam bắt đầu ngay sau khi giành được độc lập.
Năm 1960, Hồ Chí Minh, khi đó là chủ tịch của miền Bắc Việt Nam, đã phát động
phong trào trồng cây gọi là Tết trồng cây. Nhiều mục tiêu của nó bao gồm sản
xuất gỗ, trái cây và củi; giảm thiểu xói
mòn; trồng rừng; và cải thiện cảnh quan
và môi trường của đất nước. Năm 1962,
ông rời bỏ cuộc Chiến tranh Việt-Mỹ đủ
lâu để dành công viên quốc gia đầu tiên
của miền Bắc Việt Nam, Vườn quốc gia
Cúc Phương, một sáng kiến có tầm nhìn
xa, dựa trên môi trường chính trị. Chưa
đầy một năm sau, tại một cuộc họp với
các quan chức vùng cao miền Bắc và
miền Trung Việt Nam, ông nói: ‘‘Việc tàn
phá rừng hiện nay sẽ dẫn đến những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khí hậu, năng
suất và đời sống. Rừng là vàng. Nếu
chúng ta biết cách bảo tồn và quản lý tốt
thì nó sẽ rất có giá trị '' (Võ Quý và cộng
sự, 1992, 76).

4
2.2. Bảo tồn nhóm Thú
Mười phần trăm loài động vật có vú, chim và cá trên thế giới là được tìm thấy
ở Việt Nam, và hơn 40% các loài thực vật địa phương là đặc hữu. Trong những
năm gần đây, ba loài thú lớn và hai loài thú nhỏ mới đã được phát hiện, chẳng hạn
như Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) hay mang Vũ Quang (Megamunticus
vuquangensis), rất khác với bất kỳ loài nào hiện được biết đến, đến mức phải tạo
ra một chi riêng biệt trong hệ thống phân loại của phương Tây. Những khám phá
ngoạn mục này đã củng cố ý nghĩa toàn cầu về đa dạng sinh học của Việt Nam.
Vào cuối những năm 1990, khoảng 30 tổ chức phi chính phủ quốc tế và hơn 15
cơ quan song phương và đa phương tham gia vào các dự án bảo tồn tại Việt Nam
(NGO Resource Center Vietnam 1999; UNDP 1999), cho thấy rằng cộng đồng
quốc tế các nhà bảo tồn đều mong muốn bảo tồn sự giàu có này.
Những nỗ lực bảo tồn đầu tiên của Việt Nam đã được thực hiện vào những
năm 1960, khi một vườn quốc gia đầu tiên – Vườn Quốc gia Cúc Phương được
thành lập. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1986, Chiến lược Bảo tồn Quốc gia mới được
phát triển. Tiếp theo là Kế hoạch Quốc gia về Môi trường và Phát triển Bền vững
năm 1991, Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993, Kế hoạch Hành động Môi trường
Quốc gia và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học năm 1995. Kế hoạch cuối
cùng được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
( UNDP) phối hợp với Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu (WWF) và Liên minh Bảo tồn
Thế giới (IUCN). Cơ quan tổ chức chính cho việc thực hiện Kế hoạch ion của Đạo
luật Đa dạng Sinh học là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MoSTE) phối
hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và các cơ quan thực hiện khác
như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), Bộ Thủy sản (MoF),
Trung tâm Khoa học Tự nhiên Quốc gia và Công nghệ (Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam 1995). Các cơ quan hỗ trợ và thực hiện chứng thực tính cấp thiết cao đối với
việc bảo tồn đa dạng sinh học vì nhiều nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đang
bị đe dọa bởi việc mở rộng, xâm lấn và khai thác nông nghiệp. IUCN (1999) và
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cơ quan Môi trường Quốc gia (1999)
nhấn mạnh rằng việc duy trì đa dạng sinh học là điều cần thiết cho sự phát triển
của các hệ sinh thái, có ý nghĩa tức thời đối với kinh tế và xã hội hiện tại. Họ cho
rằng nguồn gen có giá trị kinh tế lớn và có tiềm năng đóng góp kinh tế thông qua
nghiên cứu và sản xuất thuốc và tinh dầu chiết xuất từ thực vật. Ngoài ra, Bộ NN
& PTNT theo đuổi chiến lược phát triển du lịch sinh thái, gắn chặt với việc hình
thành hệ thống khu bảo tồn. Các khu bảo tồn và vườn quốc gia được coi là những
điểm đến du lịch quan trọng đối với cả khách quốc tế và lượng khách Việt Nam
ngày càng tăng. Ý nghĩa đối với đa dạng sinh học giữa những người chơi này dựa
trên giá trị sản xuất cho các sản phẩm có thể được thu hoạch thương mại trong
tương lai và các giá trị không sử dụng trực tiếp như giải trí và du lịch (McNeely
1988).

5
2.3. Sao la
Sao la, được mệnh
danh là "Kỳ lân châu
Á”, là một trong những
loài thú lớn đặc hữu có
nguy cơ tuyệt chủng
cao nhất trên thế giới.
Cho đến nay chưa có
nhà sinh vật học nào
từng nhìn thấy Sao la
ngoài tự nhiên, và
những hình ảnh hoang
dã hiếm hoi của loài
này có được là nhờ vào
hệ thống bẫy ảnh do các nhà bảo tồn thiết lập trong các khu rừng tại Lào và Việt
Nam. Chính vì sự quý hiếm và bí ẩn đó mà ít người biết được tính cấp thiết của
việc bảo vệ những cá thể Sao la cuối cùng, cũng như sự quan trọng của việc dành
nguồn lực cho công tác bảo tồn trước khi loài này hoàn toàn biến mất. Khi đó Việt
Nam và Lào sẽ mất đi một trong những biểu tượng đa dạng sinh học của mình.
 Tên: Tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis, tên khác: Bò Vũ Quang
 Tình trạng bảo tồn: Cực kì Nguy cấp (theo Sách đỏ IUCN).
 Kích thước: Cao khoảng 80cm từ chân đến vai, nặng 80 – 100 kg.
 Nơi sinh sống: Phân bố rải rác tại khu vực rừng xanh nhiệt đới tại dãy
Trường Sơn, dọc theo biên giới Tây Bắc – Đông Nam Việt Nam và biên
giới Lào.
 Quy mô quần thể loài: Chưa xác định, có thể chỉ còn chưa đến 50 các
thể ngoài tự nhiên (theo kế hoạch bảo tồn Sao la công bố năm 2012)
Năm 1992, Sao la lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu qua
những dấu tích còn sót lại của chúng, được cung cấp bởi một người thợ săn ở
Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Năm 1998, Hình ảnh đầu tiên của loài Sao la trong tự nhiên được ghi lại
bằng bẫy ảnh ở VQG Pù Mát, Nghệ An. Một con Sao la bị mắc bẫy được thả
về tự nhiên ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Năm 2013, lần gần nhất một cá thể Sao la được nhìn thấy ngoài tự nhiên
qua hình ảnh được chụp lại bằng máy bẫy ảnh.

6
Mối đe dọa
Sao la được xếp hạng ở mức Cực kỳ Nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN,
và là bước cuối cùng trước mức tuyệt chủng. Sao la thường bị mắc vào bẫy
dây, loại bẫy có thể bắt bất kỳ động vật nào không may mắc phải. Những loài
bị săn bắt thường được bán cho các nhà hàng và cơ sở kinh doanh địa phương
buôn bán thịt thú rừng. Hàng ngàn sợi bẫy dây đang quét sạch các loài động
vật quý hiếm tại các khu rừng Trường Sơn.
Nạn phá rừng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ và các dự án cơ
sở hạ tầng như đường xá, hầm mỏ và nhà máy thủy điện là những mối đe dọa
nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó do quy mô quần thể nhỏ, với số lượng cá thể
quá ít và bị phân mảnh khiến cá thể cái và đực khó có thể tìm thấy nhau để
giao phối; và do thiếu nguồn lực và sự quan tâm cho công tác bảo tồn.
“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ.
Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa
dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước
ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ
đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc
chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng, và
tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.”
TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam

Hoạt động bảo tồn


WWF tham gia bảo tồn Sao la kể từ khi loài này được phát hiện. Chương trình
của WWF tập trung vào việc củng cố và thiết lập các khu bảo tồn (KBT), nghiên
cứu, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực, hợp tác quốc tế và tăng
cường thực thi pháp luật.
WWF đã tham gia lập kế hoạch quản lý các KBT và hoạt động tại khắp các
vùng phân bố Sao la ở Việt Nam. Chúng tôi đã giúp cải thiện công tác quản lý
VQG Vũ Quang, nơi loài Sao la được phát hiện, và hỗ trợ thành lập hai Khu Bảo
tồn Sao la mới liền kề ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Chúng tôi thực
hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu về Sao la và hoạt động tích cực với tư cách là
điều phối viên quốc gia của Nhóm Bảo tồn Sao la Quốc tế do IUCN thành lập
nhằm bảo vệ loài Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng cùng với các đối tác địa phương
ở cả Việt Nam và Lào.
WWF-Việt Nam cùng với ReWild, Vườn thú Wroclaw, Chương trình Bảo tồn
Rùa châu Á và Vườn Quốc gia Bạch Mã đang phát triển và thành lập chương trình
nhân giống bảo tồn Sao la, với trung tâm đặt tại VQG Bạch Mã, Việt Nam. Trung
tâm cũng là nơi nhân giống bảo tồn ngoại vi đầu tiên cho các loài móng guốc đặc
7
hữu có nguy cơ tuyệt chủng của khu vực Trường Sơn bao gồm Mang lớn, Thỏ
vằn Trường Sơn, Gà lôi (Trĩ sao và Gà lôi lam mào trắng), và rùa (rùa hộp trán
vàng miền Trung và rùa đầu lớn) với mục tiêu phục hồi các cánh rừng Trường
Sơn.

Ngoài ra, có thể kể đến đơn vị bảo tồn Sao la khác như khu bảo tồn
(KBT) Sao la Quảng Nam, được thành lập theo Quyết
định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND
tỉnh Quảng Nam và Đề án thành lập KBT được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày
13/7/2012. Mục tiêu và nhiệm vụ chính của KBT là
quản lý, bảo vệ, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành
vi vi phạm vào Khu bảo tồn loài Sao la và sinh cảnh của
chúng cũng như những giá trị đa dạng sinh học tại một
trong những khu vực ưu tiên hàng đầu bảo tồn loài Sao la ở Việt Nam.
Ngày 28/3/2019, tại Hà Nội đã diễn
ra Hội thảo ra mắt Bản ghi nhớ hợp tác
giữa Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc
tế (IUCN) và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc xây dựng
Chương trình nhân nuôi bảo tồn loài Sao
La (Pseudoryx nghetinhensis) tại Việt
Nam.
Sao la vừa được thông qua là linh vật
của Đại hội thế thao Đông Nam Á lần
thứ 31 (SEA Games 31) và Đại hội thể
thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN PARA Games 11).

8
Kết Luận
Việt Nam vẫn luôn là điểm nóng của nhiều lĩnh vực, trong đó hiển nhiên
có bảo tồn đa dạng sinh học. Đường bờ biển trải dài, vị trí thuận lợi ưu ái cho
nước ta có một thảm sinh vật hết sức đa dạng và phong phú.

Việc tìm hiểu và thấu hiểu từ đó góp phần giữ gìn bảo vệ sự phong phú ấy
hoàn toàn cần thiết, trở thành trạch nhiệm của mỗi công dân. Một đất nước tươi
đẹp trù phú thân thiện thiên nhiên chính là niềm tự hào của mỗi người dân Việt.

--------------------------------------------------

Những thắc mắc, những vẫn đề chưa sáng tỏ vẫn luôn là những mảnh đất
màu mỡ cho sáng tạo và nghiên cứu.

Trong cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển hiện nay, việc bảo tồn có
những tiến bộ song cũng phải đối diện nhiều thách thức gian nan. Nhiều thủ
đoạn phá hoại tinh vi hơn ra đời đi cùng sự phát triển hiểu biết và các thiết bị
tiên tiến mới. Đâu mới là kết quả cuối cùng cho cuộc chạy đua ấy?

9
Tài Liệu Tham Khảo
[1]. WWF, “Sao la”,
https://vietnam.panda.org/our_work_vn/wildlife_vn/species_conservation_vn/sa
o_la/
[2]. Claudia Zingerli, “Colliding Understandings of Biodiversity Conservation
in Vietnam: Global Claims, National Interests, and Local Struggles”,
https://www.researchgate.net/publication/240533934_Colliding_Understandings
_of_Biodiversity_Conservation_in_Vietnam_Global_Claims_National_Interests
_and_Local_Struggles, 01/2003.
[3]. Phạm Thị Ngọc Loan, “Phân tích hiện trạng đa dạng sinh học và việc bảo
vệ đa dạng sinh học ?”, https://luatminhkhue.vn/phan-tich-hien-trang-da-dang-
sinh-hoc-va-viec-bao-ve-da-dang-sinh-hoc--.aspx, ngày 20/04/2020.
[4]. Sách "Vietnam A Natural History" (2006), Chapter 10 “Conservation”

10
Phụ Lục

11

You might also like