You are on page 1of 140

VIỆT NHÂN LƯU THỦY

Á ĐÔNG

THƯƠNG HÀN
GIÁO KHOA

Nguyên tác : Hán văn

Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu dịch

Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị

2003 – 2012

1
DANH SÁCH *

THÀNH VIÊN NHÓM HỌC TẬP

ĐÔNG Y HÁN VIỆT

***

1- Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu

2- Cư sĩ Phạm Văn Nam

3- Lương Y Hoàng Văn Anh

4- Lương Y Nhan Thành Huê

5- Lương Y Lâm Văn Sơn

6- Bác Sĩ Đinh Việt Thức

7- Lương Y Bùi Huy Giám

8- Ktv Nhan Ngọc Tấn

____________________________________

*Theo thứ tự thời biểu tham gia nhóm.

2
VIỆT NHÂN LƯU THỦY

(1887 – 1964)

.. . AN ĐẮC HIẾU HỌC THÂM TƯ CHI SĨ,


PHỤC HỒI CỔ THÁNH CHI CHÂN THUYÊN,
TẬN TẨY TƯƠNG DUYÊN CHI LẬU TẬP,
KHỞI BẤT KHOÁI NHIÊN ?. .
Việt Nhân Lưu Thủy
TẠM DỊCH:
. . . Mong có được kẻ sĩ ham học nghĩ sâu,
Phục hồi lời dạy Chân Thật của Cổ Thánh,
Rửa sạch các tệ lậu tiếp theo nhau,
Há chẳng vui sao ?. .

3
LỜI NGƯỜI DỊCH
---- ***----

Sách Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa này đã được hai môn nhân của tác giả là Trương
Chứng và Phương Thế Minh dịch ra Việt văn xong và đề ngày 08 tháng 04 năm 1963, tức là
trước khi tác giả từ trần (26 tháng 10 năm 1964).

Tôi được đọc bản dịch (đánh máy) năm 1973, và từ đó nội dung sách khuyến khích tôi
kiên trì học tập Đông Y theo đề xướng của tác giả. Tiếc rằng bản thân năng lực yếu kém, mãi
đến nay chưa có được tâm đắc đáng kể. Tuy nhiên, sau mỗi bước học tập, tôi càng thêm khẳng
định : giá trị sách này là “ngàn năm có một “, nếu được người đủ tâm ý và năng lực dùng nó để
nghiên cứu Thương Hàn Luận thì nền Đông Y nhất định sẽ khởi sắc đúng như kỳ vọng của tác
giả.

Đông Y và Tây Y là một cặp Âm Dương, phải quân bình đúng theo học thuyết, thì nền y
học của Thế giới Nhân loại mới được vững vàng không què quặt. Muốn được như vậy, Đông Y
phải thực sự là Đông Y. Đông Y không thể bị hạn chế bởi không gian như của một dân tộc, cũng
như không thể bị giới hạn bởi thời gian như chỉ là cổ truyền.Đông Y phải xứng danh là nền y học
phát xuất từ phương Đông của Địa cầu (đối lập với phương Tây) và từng trải suốt xưa nay.

Kinh Dịch,Hệ từ truyện nói:“Hình nhi thượng giả vị chi Đạo,hình nhi hạ giả vị chi Khí ”,

tạm dịch là “Từ hình [tượng] tóm lên trên gọi là Đạo (bản thể), từ hình [tượng] tỏa xuống dưới
gọi là Khí (dụng cụ). Trên với dưới, Đạo với Khí cũng là cặp Âm Dương, vì thế Tạo hóa đã tự
nhiên phân công Tây Y sở trường về Y Khí, còn Đông Y trách nhiệm sở trường về Y Đạo.

Từ ngàn năm trước cho đến hôm nay, Tây Y theo đà tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật, đã
đưa nền y học gọi là Thực nghiệm, tiến đến chỗ cực kỳ phân tích, rõ là rất thành công đúng
theo hướng “tán vạn thù” ! Còn Đông Y thì trái lại, vận dụng kém những nguyên lý ngàn đời,
khiến cho nền y học gọi là Khí hóa không còn đủ tính hệ thống,rõ là thất bại do đánh mất
hướng“qui nhất bản” của mình !
4
Vì sao như vậy ? Tác giả nói : “Từ sau đời Trọng Cảnh truyền thống Y đạo bị thất
truyền”. Sách vở còn sờ sờ đó, sao lại bảo thất truyền ? là nói các thầy thuốc sau này không
thừa kế được “bản nghĩa” của sách, cho nên dắt nhau đi theo các con đường nhỏ hẹp, bày ra
chủ trương này, học phái nọ, làm cho giá trị thực sự của Đông Y mai một dần. Tác giả lại nói : “
Học Y mà không khảo cứu Thương Hàn là tự dối mình, dối người ”bởi vì“ Âm Dương là vật
thần diệu khôn lường, chỉ có Thương Hàn Luận mới nói lên được ”.

Tác giả không nói suông, người đã để lại đời 2 quyển Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và
Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa, ai có xem qua nội dung mới thấy công phu học tập và tấm lòng thiết
tha vì y đạo của người. Chu đáo hơn nữa, người còn viết sách “Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa”
này, để hổ trợ thêm cho người học “ bản nghĩa ”.

Những năm gần đây, tôi có nhờ người bạn cùng học, cư sĩ Phạm văn Nam, trợ giúp
trong việc đọc nguyên văn và so sánh với bản dịch đã kể trên, thấy có chỗ không hợp với bản ý,
có đoạn thiếu sót, nhất là có nhiều chỗ tác giả đã sửa lại nhưng bản dịch vẫn theo như khi chưa
sửa; cho nên tôi không ngại mình chữ nghĩa thô thiển, cố gắng dịch lại sách này, chỉ mong bớt
được các điểm yếu vừa kể; nhằm mục đích duy nhất là : thọ nhận ân ích người trước, làm cầu
nối tiếp sức cho người sau, có tư liệu dễ đến gần và lĩnh hội được bản ý của tác giả tốt hơn mà
thôi.

Vì là sách giáo khoa, ngoài lời (văn) của tác giả, có dẫn chứng nhiều nguyên văn của
Trọng Cảnh, nên tôi trình bày phân rõ phần này và sau các đoạn có liên quan, ghi thêm con số
(trong dấu ngoặc) là con số thứ tự của các tiết nguyên văn trong sách Thương Hàn Luận Bản
Nghĩa để người đọc tiện tham khảo.

Ngày 19 Tháng 07 Năm 2003

Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu

5
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN NHẤT

BÀI THỨ 1

THƯƠNG HÀN TIỀN ĐỀ (1)

Tôi đọc sách Thương Hàn (của Đức Trương Trọng Cảnh) nhiều năm, tình cờ lại được
xem bộ Bá Đại Gia Thương Hàn chú giải của Ngô thị (Ngô Khảo Bàng), tuy vậy vẫn chưa thỏa
lòng, tiếp đọc đến Hoàng Hán Y Học (của Thang Bản Cầu Chân). Phàm tất cả những sách chú
giải Thương Hàn của người Nhật cũng như sách Thương Hàn bản nhỏ của các đại gia gần đây ở
Trung Quốc, tôi đều tìm tòi nghiên cứu đến, những mong cầu được chỗ “đại dục” của mình.
Nhưng rồi dần dà năm tháng qua đi, cuối cùng không tầm đắc được gì.

BÀI THỨ 2

TIỀN ĐỀ (2)

Thế rồi gấp sách lại, trầm tư nghĩ rằng người xưa làm sách phần nhiều đề xuất bản ý ở
trong lời tựa, bấy giờ nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần, bỗng nhiên giác ngộ. Trọng Sư bảo rằng soạn
dùng Tố Vấn Nan Kinh để làm sách Thương Hàn, là tuân theo cựu huấn của Hiên Viên, Kỳ Bá và
Việt Nhân Biển Thước, thế mà Ngài lại bài xích đau đớn những thời y thủy chung thuận cựu.
Vậy thì, Trọng Sư là người thuận cựu hay người cải tiến ?

6
BÀI THỨ 3

TIỀN ĐỀ (3)

Lại tiến lên một bước, đến câu bảo rằng “Tìm kiếm những điều sưu tập của tôi”, tôi bèn
hết sức tìm tòi trong chỗ biện biệt Lục Kinh, thấy không hoàn toàn dựa vào Lục Khí. Ngộ cực rồi
đến nghi, nghi cực rồi đến ngộ, tôi bèn trở lại tìm trong Tố Vấn Nhiệt Bệnh Luận, Nan Kinh Ngũ
Thập Bát Nạn, thì thấy cái ý tứ này là tùy thời lập luận để thích ứng với nhu cầu tật bệnh
đương đại, nhưng thảy đều phù hợp với nhau.

BÀI THỨ 4

TIỀN ĐỀ (4)

Giác ngộ rồi, tôi mừng rỡ khôn xiết, đập bàn hô lớn rằng : “ Được rồi ! Được rồi ! ”Đấy là
chỗ đại đồng trong y đạo của bốn vị thánh nhân, là chỗ tiểu dị trong y đạo của các ngài; là chỗ
tùy thời cứu đời của các ngài. Được ! Được rồi ! chính là chỗ chúng tôi phát sáng khi đọc
Thương Hàn, chính là chỗ chúng tôi xách động trào lưu y học tiến bộ. Do đó, tôi cầm bút viết
tiền đề này.

BÀI THỨ 5

Y THỐNG

Văn hóa Đông phương mở đầu bằng học thuyết Âm Dương.Nhất thiết Vũ trụ Nhân
sinh,sự sự,vật vật đều dùng Âm Dương để giải đáp.Y đạo sao có thể một mình không như vậy ?
Người đề xướng là Hoàng Đế, Kỳ Bá; người lập thành là Việt Nhân, Trọng Cảnh, mà sách Nội
Kinh, Nan Kinh, Thương Hàn Luận, Tạp Bệnh Luận là bằng chứng thiết thực. Tiếc rằng sau đời
Trọng Cảnh, “truyền thống y đạo ” này bị thất truyền.

7
BÀI THỨ 6

TAM ÂM TAM DƯƠNG

Thuyết Âm Dương ở các sách khác cho rằng Thái cực sinh Âm Dương, gọi là Nhất Âm
Nhất Dương. Y gia chủ trương Tam Âm Tam Dương, gọi là Lục Kinh, Lục Kinh này phân bố khắp
mình người là con đường dinh dưỡng của Sinh lý. Sinh lý ở đó mà Bệnh lý cũng ở đó. Đại Kinh
Đại Pháp (đường lối, phép tắc) trị bệnh của người xưa toàn lấy đó để “ lập cước địa ” (đặt chân
bước).

BÀI THỨ 7

KINH KHÍ

Có Khí ắt có Kinh, Kinh thọ Khí mà hành, Khí do Kinh mà riêng biệt.

- Thái Dương Kinh hành Hàn Khí.

- Dương Minh Kinh hành Táo Khí.

- Thiếu Dương Kinh hành Hỏa Khí.

- Thái Âm Kinh hành Thấp Khí.

- Thiếu Âm Kinh hành Nhiệt Khí.

- Khuyết Âm Kinh hành Phong Khí.

Gọi là Lục Khí chủ Lục Kinh.

Kinh Khí ở thân người, có thì sống, không có thì chết, bất hòa thì bệnh. Vì thế người
xưa trị bệnh quyết không lìa khỏi hai vật này.

8
BÀI THỨ 8

KINH LẠC

Khí, Kinh, Lạc lúc không bệnh thì một mạch quán thông, lúc có bệnh thì mỗi mỗi riêng
biệt. Người làm thuốc phải phân hiểu, nhận rõ ba phần ấy để biết chỗ ở của bệnh mới được.
Thiên Mạch Độ nói: Kinh là Lý, chia nhánh mà đi ngang là Lạc, lại chia riêng chằng chịt là Tôn
Lạc. Mười hai Kinh Mạch đi núp giữa các bắp thịt ở sâu nên không thấy được; có thể thấy được
là ở Thốn Khẩu của Kinh Thủ Thái Âm (mạch động tại huyệt Thái Uyên), ở Phu Dương của Kinh
Túc Dương Minh (mạch động tại huyệt Xung Dương nơi mu bàn chân), ở mắt cá trong thuộc
Kinh Túc Thiếu Âm (mạch động tại huyệt Thái Khê), cho nên bắt mạch chọn chỗ đó. Nổi mà
thường thấy ở ngoài đều là Lạc mạch. Các Lạc mạch không thể đi qua đốt xương lớn, phải đi nơi
“Tuyệt đạo” để ra vào, rồi trở lại hiệp ở trong da, cho nên chỗ hội của nó đều thấy ở ngoài. Phải
biết điều đó, rồi sau mới có thể nắm được đầu mối của Kinh Lạc để chăm sóc.

BÀI THỨ 9

PHỦ TẠNG (I)

Tại Biểu là Bì Nhục, tại Lý là Phủ Tạng. Nối liền Biểu Lý là nhiệm vụ của 12 Kinh Lạc.

Sao gọi là 12 Kinh với Phủ Tạng liên lạc nhau ?

- Túc Thái Dương Bàng Quang với Thủ Thái Dương Tiểu Trường là cùng đường Kinh đi ở sau
lưng.

- Túc Dương Minh Vỵ với Thủ Dương Minh Đại Trường là cùng đường Kinh đi trước ở thân.

- Túc Thiếu Dương Đởm với Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là cùng đường Kinh đi ở hai bên thân.

- Túc Thái Âm Tỳ với Thủ Thái Âm Phế là cùng đường Kinh đi ở trước thân.

- Túc Thiếu Âm Thận với Thủ Thiếu Âm Tâm là cùng đường Kinh đi ở bụng, ngực.

- Túc Khuyết Âm Can với Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là cùng đường Kinh đi ở hai bên thân.

9
BÀI THỨ 10

PHỦ TẠNG (II)

Sao gọi là 12 Lạc với Phủ Tạng liên lạc nhau ?

- Túc Thái Dương Bàng Quang với Túc Thiếu Âm Thận là Lạc với nhau.

- Thủ Thái Dương Tiểu Trường với Thủ Thiếu Âm Tâm là Lạc với nhau.

- Túc Dương Minh Vỵ với Túc Thái Âm Tỳ là Lạc với nhau.

- Thủ Dương Minh Đại Trường với Thủ Thái Âm Phế là Lạc với nhau.

- Túc Thiếu Dương Đởm với Túc Khuyết Âm Can là Lạc với nhau.

- Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu với Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là Lạc với nhau.

Nói cách khác, Túc với Thủ là Kinh

Túc với Túc, Thủ với Thủ là Lạc

Gọi là Thủ, là Thủ Tam Dương Kinh từ tay chạy đến đầu

Thủ Tam Âm Kinh từ ngực chạy đến tay

Gọi là Túc, là Túc Tam Dương Kinh từ đầu chạy đến chân

Túc Tam Âm Kinh từ chân chạy đến bụng ngực

Ngoài ra lại có 8 Kỳ Kinh, 3 Đại Lạc, cho đến 365 Lạc tường giải tại Nội Kinh, Nan Kinh.

BÀI THỨ 11

KHÍ HÓA

Phân hiểu Kinh Lạc là điều kiện tất yếu của Y gia, nhưng lý hội Khí Hóa lại là rất trọng
yếu trong chỗ trọng yếu của Y gia.

10
Sở dĩ gọi Khí, là tuy Nội Kinh nói 27 Khí, nhưng không ngoài Dương Hàn, Dương Nhiệt,
Âm Hàn, Âm Nhiệt, hợp nhau, lìa nhau, ra vào, lên xuống, triển chuyển, biến hóa mà sanh ra; kỳ
thật chỉ 4 khí mà thôi.

Sở dĩ gọi Hóa, là thần diệu khôn lường, tinh vi khó tả; nhưng nếu nắm được chắc, hiểu
được thật, mà sở dĩ thầy thuốc được tôn xưng Thánh Y, Thần Y là ở chỗ này. Tuy nhiên, cái Lý
biến hóa này rất là phức tạp, nếu biết được chỗ yếu để nắm chắc thì bệnh tình không biết trốn
đi đằng nào !

BÀI THỨ 12

BỘ VỊ

Bảo là biết chỗ yếu để nắm chắc là chỗ nào ?

Đáp : là ở Tấu Lý bộ !

Trọng Sư nói : “Tấu là chỗ Tam Tiêu Huyền Chân Thông Hội

Lý là Văn lý của Bì Phu Phủ Tạng ”

Đối với vấn đề này, hốt nhiên chúng ta có thể giác ngộ ra :

Bì Phu là ở phần Biểu, bên ngoài Kinh Lạc.

Phủ Tạng là ở phần Lý, bên trong Kinh Lạc.

Bảo rằng Biểu Lý Kinh Lạc đều tập trung tại Tấu, đó là nắm được chắc vậy. Nói Kinh Lạc
thì Khí Hóa có thể biết, do bởi Khí, Kinh, Lạc đều hội tại Tấu. Cho nên có Thái Dương (Hàn)
chuyển thành Thiếu Âm (Nhiệt), Dương Minh (Táo) chuyển thành Thái Âm (Thấp), Thiếu
Dương (Hỏa) chuyển thành Khuyết Âm (Phong); ngược lại cũng vậy. Đó là hiểu được thật. Bởi
vậy, tuy bệnh tình có lúc ở trong, ở ngoài, ở trên, ở dưới, không thể sờ mó được, Kinh Lạc có
chia ra ngàn điều, vạn nhánh, chỉ cần nắm chắc Tấu Lý bộ làm cương lĩnh thì có thể cử một điều
mà xong hết được muôn điều vậy.

11
BÀI THỨ 13

MẠCH PHÁP (I)

Mạch Pháp của Nam Dương (Trọng Cảnh) với cách luận mạch của đời sau không giống
nhau. Sách mạch của đời sau cố chấp và chi li, xem sách của Vương Thúc Hòa và Lý Thời Trân
thì biết. Phép coi mạch của Trọng Cảnh thì quy nạp và linh động. Thống lãnh Tam Dương ở Thái
Dương, Thống lãnh Tam Âm ở Thiếu Âm. Biện chứng là vậy, Biện mạch cũng vậy.

- Phù là ở Biểu, Thiếu Âm (ra) ở Biểu mạch Phù, bởi vì Thái Dương chủ Biểu cho nên mạch
Phù.

- Trầm là ở Lý, Thái Dương nhập Lý mạch Trầm, bởi vì Thiếu Âm chủ Lý cho nên mạch Trầm.

Thiếu Âm chủ Lý do Thái Dương biến tướng mà đến; mạch pháp như thế không phải là
quy nạp ư ?

- Mạch Thái Dương Âm Dương đều khẩn là Thương Hàn.

- Mạch Thiếu Âm Âm Dương đều khẩn là Vong Dương.

Đồng là mạch Khẩn mà biện chứng và phép trị khác nhau rất xa, mạch pháp như thế
không phải là linh động ư ?

BÀI THỨ 14

MẠCH PHÁP (II)

Phàm mạch ở Biểu, phần nhiều do Thiếu Âm Nhiệt Khí làm ra, cho nên mạch Phù
Nhược, mạch Phù Khẩn, mạch Phù Hoãn, mạch Phù Sác; nên chú ý đấy là Nhiệt Khí lâm vào
Hàn phận.

Phàm mạch ở Tấu ( Lý ? ), phần nhiều do Thái Dương Hàn Khí làm ra, cho nên mạch
Trầm Vi, mạch Trầm Trì, mạch Trầm Khẩn, mạch Trầm Kết; nên chú ý đấy là Hàn Khí nhiễu
loạn Nhiệt phận.

12
Như thế há không phải là quy nạp và linh động ư ?

Mạch Dương Minh đi Huyền Đại, mạch Thiếu Dương đi Huyền Tế, là thọ Dương Khí quá
lắm thôi.

Mạch Thái Âm đi Phù mà Hoãn, mạch Khuyết Âm đi Tế muốn Tuyệt, là thọ Hàn Khí quá
lắm thôi !

Xem đó thì rất là khác xa với sách mạch đời sau. Bởi vì sách mạch đời sau mất cả các bí chỉ
Âm Dương biến hóa cho nên vậy.

BÀI THỨ 15

MẠCH PHÁP (III)

Đức Trọng Sư luận về Bộ vị của mạch cũng hơi khác với người đời sau.

Bảo rằng mạch Phù ở trước Bộ Quan, mạch Phù ở sau Bộ Quan, là lấy Bộ Quan phân
ra Xích, Thốn. Người đời sau dựa theo đó mà lấy nơi xương cao ở sau bàn tay làm Bộ Quan.

Bảo rằng có Tích, có Tụ, có Nhẩm Khí. Tích là Tạng Mạch, Tụ là Phủ Mạch, Nhẩm Khí
là Vỵ Khí. Tất cả các mạch đều lấy chỗ có hay không có Vỵ Khí làm gốc.

Như thế thì Thốn Khẩu mà Tích tại Hung trung (trong ngực) gọi là Tâm mạch. Hơi ra
khỏi Thốn Khẩu mà Tích tại Hầu trung (trong họng) gọi là Phế mạch. Trên bộ Quan mà Tích ở Tề
bàng (bên rốn) gọi là Tỳ mạch. Lên trên bộ Quan mà Tích ở Tâm hạ (dưới tim) gọi là Tâm Bào
mạch. Hơi xuống dưới bộ Quan mà Tích ở Thiếu Phúc (bụng dưới) gọi là Can mạch. Trong bộ
Xích mà Tích ở Khí Xung gọi là Thận mạch.

Như vậy Tạng mạch Tích Khí ở Chiên Trung, Khí Hải, do cách mô mà ra, có Quan,
Xích, Thốn, Thượng, Hạ, Tả, Hữu, đâu đó rõ ràng không sai lệch. Cho nên bảo rằng mạch nào
có bộ vị nấy là vậy.

13
BÀI THỨ 16

MẠCH PHÁP (IV)

Phối hợp Bộ vị mạch Phủ theo Tạng là tất nhiên. Người sau lấy mạch Đởm theo Can để
chẩn, mạch Bàng Quang theo Thận để chẩn cũng còn được. Nhưng nếu lấy mạch Tiểu Trường
theo Tâm để chẩn, mạch Đại Trường theo Phế để chẩn thì là sai (?); vì không xem Tạp Bệnh
Luận có nói :

Mạch Phủ của Túc Tam Dương lấy ở Vỵ; Vỵ có Thượng quản, Trung quản, Hạ quản để phối
hợp vậy.

Mạch Phủ của Thủ Tam Dương lấy ở Tam Tiêu; Tam Tiêu có Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu
để phối hợp vậy.

Bởi vì tất cả các mạch lấy Vỵ Khí làm gốc

tất cả Phủ Tạng đều ở trong Tam Tiêu

Huống hồ Đởm, Bàng Quang với Vỵ đồng là Túc Dương

Đại, Tiểu Trường với Tiêu đồng là Thủ Dương.

Rõ ràng là hợp với Đạo của Âm Dương, thuận với Lý của Tính mệnh vậy.

BÀI THỨ 17

MẠCH PHÁP (V)

Vã chăng, hai tay sáu bộ, đều mượn một mạch của Thủ Thái Âm Phế Kinh, phân ra Bộ
vị của mạch là để hậu (xem) các Tạng Khí thôi, không phải là chỗ ở của Ngũ Tạng Lục Phủ. Vì vậy
cho nên khi bị bệnh :

- Có loại suốt cả Thốn, Quan, Xích chỉ là một mạch, như Tâm Kinh bị chứng Huyết Tý thì Thốn
Khẩu, Quan Thượng, Xích Trung mạch đi Tiểu Khẩn.

14
- Lại có loại tùy theo mạch Khí, Thốn Quan Xích không giống nhau, như Thốn Hoãn, Quan
Phù, Xích Nhược…

- Lại có Phế, Tâm, Tỳ, Can, Thận mỗi Tạng hậu một động, năm mươi động (liên tục) là 5 Tạng
Khí đều đủ, có một chỉ (ngừng) thì biết một Tạng bất túc.

Căn cứ vào các lý do này thì biết một mạch ở Phế Kinh dùng để hậu (xem) mạch Khí (?)
của Ngũ Tạng Lục Phủ, có thể Tâm giải vậy.

(?)Nếu chỉ để xem Mạch Khí thì ghép Tiểu Trường với Tâm, Đại Trường với Phế có lẽ cũng không
sai, nhưng nếu muốn xét Hình Chất thì phải theo chỗ ở của Phủ, ắt phải tuân thủ Lý đã nêu.

BÀI THỨ 18

THÂN MINH

Chúng ta Không rõ đạo Âm Dương thống nhất, quyết không thể nhận thức khí hóa.

Không rõ Âm Dương đối lập, quyết không thể thấy được bệnh nguyên.

Không rõ Tấu Lý,quyết không thể biết được bệnh biến(sự chuyển biến của bệnh).

Không rõ Mạch pháp, quyết không thể thấu suốt được sự thật của bệnh.

Bây giờ, trước khi dụng công nghiên cứu, chúng ta :

- cần biết rõ Âm Dương sở dĩ thống nhất làm một, là thể của nó.

- cần biết rõ Âm Dương sở dĩ đối lập, là dụng của nó.

- cần biết rõ Kinh Lạc phân bố ra các Bộ vị, đó là Âm Dương tản ra “vạn thù”.

- cần biết rõ Tấu Lý là chỗ Kinh Lạc thông hội, đó là Âm Dương hợp thành “nhất bản”.

Căn cứ vào đó để khảo sát Mạch chứng, mười hai Kinh Lạc, mỗi mỗi đều có công năng.Có
công năng này để làm ra Sinh Lý, bèn biết hễ mất công năng này thì là Bệnh Lý.

Trị Lạc tùy theo Kinh, trị Kinh tùy theo Khí, đó là chuẩn tắc, đó là đại lược vậy.

15
BÀI THỨ 19

ĐỀ XƯỚNG (1)

Song nơi trường ưu thắng liệt bại, Tây Y thì phổ biến khắp hoàn cầu, thành một Y Khoa
chung cho cả quốc tế. Đông Y ta chỉ còn giữ chút hơi tàn nơi một góc, dường như ở trong cái
thế người khác muốn chiếm đoạt và thay thế mình.

Than ôi ! đường đường là một lãnh vực Á Châu to rộng, có một nền Y Khoa có hệ thống,
lưu truyền đến nay đã năm ngàn năm, những bậc Thánh Y, Thần Y thay nhau xuất hiện, sử sách
rõ ràng.

Vì sao ngày xưa thành tích huy hoàng thế ấy ?

Mà hôm nay lại suy đồi bại hoại dường này ?

Đó là mối công phẫn của Y Giới Đông Phương, mà không phải là mối nhục riêng của
người một nước nào.

BÀI THỨ 20

ĐỀ XƯỚNG (2)

Sở dĩ có mối nhục to lớn này, các Y gia đời Tấn, Đường về sau không thể từ chối trách
nhiệm. Ngày nay muốn rữa cái sỉ nhục ấy, chúng ta không nên quy lỗi cho ai khác. Bởi vì Tổ Phụ
chúng ta đã để lại những báu vật vô giá đầy đủ tại hai luận Thương Hàn, Tạp Bệnh.

Người nghiên cứu giảng dạy nên lấy hai luận này làm sách giáo khoa, người học tập
nên lấy hai luận này làm phù hiệu hành Y. Được như thế, mười năm sau y giới chưa từng không
khởi sắc vậy.

16
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN HAI

BÀI THỨ 1

Y ĐẠO DUYÊN CÁCH

Trong y đạo có điều nhất định không đổi là Lục Kinh.

có điều tùy thời biến đổi là Lục Khí.

Kinh là thường vậy, như Nhật Nguyệt trên trời, giang hà dưới đất, xưa nay vẫn thường tồn
tại.

Khí là lưu động, xưa nay có khác, Đông Tây không giống nhau. Phong Khí ở thời đại Kỳ
Hoàng khác với thời đại Việt Nhân. Phong Khí thời đại Việt Nhân lại khác với thời đại Trọng
Cảnh.

Vì thế, phải tùy thời thi thố cho thích ứng với nhu cầu tật bệnh của xã hội. Trong y đạo sở
dĩ có điều nên duyên theo, có điều nên cải cách, đầu mối là ở đó.

BÀI THỨ 2

THỜI ĐẠI KỲ HOÀNG

Có thể làm đại biểu cho y gia thời thượng cổ là Tố Vấn Nhiệt Bệnh Luận; Luận này, trong
Lục Kinh thì chủ trương Thiếu Âm Kinh, trong Lục Khí thì chủ trương Nhiệt Khí. Luận nói rằng:
Thương bởi Hàn thì phát Nhiệt, Nhiệt tuy nhiều vẫn không chết, còn nếu lưỡng cảm phải Hàn
ắt không khỏi chết; Ý bảo rằng: Thái Dương Bản Hàn chủ Biểu, mắc bệnh thì phát Nhiệt, Nhiệt
tuy nhiều vẫn không chết. Nhiệt đây là hợp với Thiếu Âm Bản Nhiệt vậy. Chỉ duy Thái Dương
Bản Hàn hợp với Thiếu Âm Tiêu Âm thì chết.

Cho nên Bản luận đối với nhân loại lúc bấy giờ, gấp gấp bảo tồn Nhiệt Khí nên làm ra
Nhiệt Bệnh Luận.
17
BÀI THỨ 3

THỜI ĐẠI VIỆT NHÂN

Việt Nhân(Biển Thước)ra đời sau Kỳ Bá, Hoàng Đế vài ngàn năm, sở dĩ được tôn xưng
Thần Y là do những sự thật rành rành: như lúc vào nước Quắc chẩn mạch và khi xem sắc của Tề
Hầu.

Ngài làm sách Nan Kinh, mà Nạn thứ 58 nói rằng: Thương Hàn có 5 loại, có Trúng Phong,
có Thương Hàn, có Thấp Ôn, có Nhiệt Bệnh, có Ôn Bệnh. Suy theo ý của Ngài thì Lục Kinh không
cần bàn luận, còn về Lục Khí thì tự Ngài hun đúc có riêng biệt.Trước hết đề ra 2 khí Phong, Hàn;
ở Thấp Khí thì hiệp nó với Ôn; ở sau Nhiệt Khí, lại chú trọng đến Ôn Khí. Tựa như phép xếp đặt
này không ngoài chủ trương Thiếu Âm Nhiệt Khí, nhưng dần dần có xu hướng do Nhiệt mà đến
Ôn, Ý tứ nói rằng Ôn là gọi Hàn Nhiệt lẫn lộn nhau, há chẳng phải lúc bấy giờ thọ bẩm cái phong
khí mường tượng như có cả Vương Đạo, Bá Đạo xen tạp nhau, cũng chưa biết được !

BÀI THỨ 4

THỜI ĐẠI TRỌNG CẢNH

Trong Y đạo, người có công lớn với nhân loại, có thành tích rực rở trong sử sách, có thể
sánh ngang hàng với Khổng Tử, Thích Ca, thì chỉ có Thánh Y Trương Trọng Cảnh. Ngài làm sách
Thương Hàn Luận, bảo rằng soạn dùng Tố Vấn, Nan Kinh là tuân thủ bí chỉ “Truyền thống Lục
Kinh”; quan trọng hơn cả là một phen chỉnh lý lớn lao về Lục Khí. Đọc kỹ Bản Luận tự thấy:

- Tố Vấn chủ trương Thiếu Âm Nhiệt Khí làm ra Nhiệt Bệnh Luận.

- Nan Kinh chủ trương Hàn Nhiệt xen lẫn nhau, chú trọng ở Ôn Bệnh.

- Thương Hàn luận chủ trương Thái Dương Hàn Khí.

Có thể đem so sánh mà thấy được chỗ bất đồng của các Ngài. Ôi ! Cổ Thánh có tấm lòng
gì chăng ? Chỉ là tùy thời thôi !
.

18
BÀI THỨ 5

LỤC KINH TRUYỀN THỐNG

Như thế thì Lục Kinh Truyền Thống là phương pháp bất dịch của Y gia, còn Lục Khí biến
thiên là cái nghĩa tùy thời to lớn của Cổ Thánh.

Chúng ta xem đấy cũng nên phản Tâm tự hỏi: Ngày nay là thời kỳ gì ? Từ đời Trọng Cảnh
đến nay đã gần hai ngàn năm, các nhà trắc lượng khí hậu đã biết khắp trên thượng tầng không
khí, tận dưới đáy bể thâm sâu.

Phong Khí sinh vạn vật cũng hay hại vạn vật. Ngày nay khác với ngày xưa vạn lần Y gia
phải nên biến thông, ôi ! mọi người đều biết như thế, các Ngài trong Y giới phải làm thế nào ?

BÀI THỨ 6

PHẢI ĐỌC THƯƠNG HÀN

Đương lúc cải cách học thuật trong Y giới, nhìn lại bốn bên, nếu không lấy Thương Hàn
Luận làm tiền đề, thì tuyệt nhiên không có cửa ngỏ có thể vào. Sách vở đời sau nói Âm Dương
phù phiếm, không căn cứ, không đáng bàn. Các sách Nội Kinh, Nan Kinh đời Thượng Cổ nói về
Âm Dương tất nên chọn dùng, nhưng mà suốt đời, đọc hết sách chưa dễ hiểu được, bởi Nội
Nạn nói về Âm Dương không có hệ thống.

Ngày nay chính là vận hội của chúng ta cải tiến Y học; phải cải cách như thế nào ? Phải
đi sâu vào cái đạo chuyển biến của Âm Dương. Ôi ! Âm Dương là vật thần diệu không lường
được. Chỉ có Thương Hàn Luận mới nói lên được, cũng chỉ có đọc kỹ Thương Hàn Luận mới cải
cách được. Cấp tốc thỉnh quý Ngài nghiên cứu Thương Hàn.

19
BÀI THỨ 7

THÁI DƯƠNG TÔN CƯƠNG

Mở đầu sách Thương Hàn, “nghĩa đệ nhất” của 5 chữ “Thái Dương chi vi bệnh”, đấy là
“tôn cương” của Bản Luận.

- Thái Dương là Sinh lý của Nhân loại, vì sao Thái Dương có bệnh ?

- Thái là cực vậy. Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Hàn. Dương thương phải Hàn gọi là
Thương Hàn.

- Thái Dương trên mình người có đủ tính Âm Dương, cho nên trên bệnh Thương Hàn có đủ
tính Hàn Nhiệt, vì thế Thương phải Hàn thì phát Nhiệt. Xét như vậy thì, không có người nào
không thọ nhận Khí Thái Dương để sống, không có người nào là không có Kinh Thái Dương
trên thân mình, bèn biết không có người nào là không mắc phải Thương Hàn của Thái
Dương Bệnh.

Do vậy, Thương Hàn Luận thành lập.

BÀI THỨ 8

TRÚNG PHONG THƯƠNG HÀN (1)

Thái Dương Bệnh có 2 loại:

- Trúng Phong là Dương tánh của Thái Dương trên mình người phát ra.

- Thương Hàn là Âm tánh của Thái Dương trên mình người phát ra.

Thương Hàn Trúng Phong gốc ở Âm Dương hổ căn không có trước sau, nhưng mà:

- Dương tất động trước cho nên Trúng Phong trước.

- Âm tất theo đó cho nên sau mới Thương Hàn.

Nếu lý luận theo phương diện khác:


20
- Thái Dương Bệnh do Thương phải Khí Hàn sinh ra.

- Không có Thương Hàn thì không có Trúng Phong.

- Không có Trúng Phong thì Thái Dương không bệnh.

Cho nên Thái Dương Bệnh tất Trúng Phong, tất Thương Hàn.

Vì thế tên sách là Thương Hàn.

BÀI THỨ 9

PHONG HÀN (2)

Phong là Dương loại mà thuộc Âm Kinh, như vậy Phong có đủ tính Âm Dương, cho nên
trong Bản luận có Trúng Phong Hàn tính,Trúng phong Nhiệt tính,là chỗ phải giảng giải trước
hết.

Hàn là Âm loại mà thuộc Dương Kinh, cho nên trong Bản luận có chứng Thương Hàn
Hàn Thấp,Phong Thấp;có chứng Thương Hàn Ôn Bệnh,Phong Ôn;là chỗ phải phân biện rõ
ràng.

Chúng ta đem lý do này nghiên cứu xong, tất nhiên bảo rằng: “Phong là sơ khí, Phong
là đứng đầu trăm bệnh”. Lúc Trúng Phong:

- Không thuộc Thái Dương Hàn Khí mà là Thương Hàn,

- Tất thuộc Thiếu Âm Nhiệt Khí mà là Trúng Phong.

Cho nên chẩn mạch nhận chứng không lìa khỏi hai Kinh này.

21
BÀI THỨ 10

PHONG HÀN (3)

Chẳng những thế,

- Khuyết Âm Kinh Phong Khí dẫn đạo tất cả bệnh, có đủ tính Âm Dương.

- Thái Dương Kinh Hàn Khí có đủ tính Âm Dương, cho nên có Thái Dương Trúng Phong, có
Thái Dương Thương Hàn.

- Thiếu Âm Kinh là Thái Dương biến tướng, có tướng đó, tất có tính đó, cho nên Thiếu Âm
cũng vậy.

Ngoài ra như Thái Âm Thấp Khí chỉ có Âm tính; Dương Minh Táo Khí, Thiếu Dương
Hỏa Khí chỉ có Dương tính, tất phải thọ Thái Dương Trúng Phong Thương Hàn truyền Kinh :

- Truyền Thái Âm Kinh gọi là Hàn Thấp.

- Truyền Thiếu Âm Kinh gọi là Phong Thấp.

- Truyền Dương Minh, Thiếu Dương cho đến Thiếu Âm gọi là Ôn Bệnh, gọi là Phong Ôn.

BÀI THỨ 11

PHONG HÀN (4)

Tuy thế vẫn chưa hết cái Lý của Truyền Kinh,

- Thái Âm thọ phải Thái Dương sinh ra Hàn Thấp.

thọ phải Thiếu Âm sinh ra Phong Thấp.

- Dương Minh, Thiếu Dương thọ phải Thái Dương sinh ra Ôn Bệnh.

truyền sang Thiếu Âm sinh ra Phong Ôn.

22
Bốn Bệnh này do Truyền Kinh mà đến. Cho nên nếu Thái Dương không bệnh do Hàn, thì
Dương Minh Thiếu Dương không thành Ôn Bệnh; Thái Âm không thành Thấp Bệnh, cho đến
không thành Phong Thấp Phong Ôn.

Cũng như trên, nếu Thái Dương không bệnh do Hàn thì Khuyết Âm không thành Phong
Bệnh, Thiếu Âm không thành Nhiệt Bệnh.

Chúng ta xem xét kỹ cái máy biến chuyển của Âm Dương mà đi sâu vào phép tắc thì:

- Thấy được Thái Dương là Đại Bản Doanh của thân người.

- Biết được Hàn Khí là Thủ phạm [truyền biến] của tất cả bệnh.

Lý luận Triết học này chưa thấy ở các sách khác, vừa có hệ thống lại vừa có phân bố, chỉ
có Thánh Y Trương Trọng Cảnh mới nói được, Ngài lại thiết tha dặn bảo người sau: “Tầm dư sở
tập” (tìm kiếm những điều tôi gom góp).

BÀI THỨ 12

LƯU ĐỘNG TRUYỀN KINH

Thương Hàn là Truyền Kinh Bệnh, lý do truyền Kinh là theo sở thích của bệnh. Phép
truyền Kinh lấy Thái Dương làm chủ động, bởi vì Thái Dương thống lĩnh tất cả các Kinh.

- Thái Dương mắc bệnh là 1 ngày, định lệ vậy !

- Sau đó, tùy bệnh mà nhận Kinh, không định lệ vậy !

Có khi 1 ngày liền truyền các Âm Kinh, có khi 2-3 ngày vẫn ở tại Thái Dương Kinh. Bệnh
tình không có định sở (chỗ nhất định) thì việc truyền Kinh đâu có định lệ ?

Nhưng mà có điều nhất định bất dịch (không đổi) là: có thể án nhật số mà biết bệnh ở
Kinh nào, vì mỗi Kinh trong Lục Kinh đều có bệnh trạng, có số ngày của Kinh đó.

23
BÀI THỨ 13

SỐ NGÀY TRUYỀN KINH (1)

- Sao gọi là số ngày của Lục Kinh có nhất định ? Bệnh trạng của Lục Kinh có nhất định ?

- Phàm bệnh thì trước hết ở Thái Dương Kinh là 1 ngày. Bệnh của nó đầu gáy đau, thắt lưng,
xương sống cứng.

- Dương Minh Kinh là 2 ngày, chủ Nhục, mạch của nó hiệp với Mũi, lạc với Mắt, cho nên
bệnh thì mình nóng, mắt nhức, mũi khô, không nằm được.

- Thiếu Dương Kinh là 3 ngày, mạch của nó đi theo Hiếp (sườn), lạc với Tai, cho nên bệnh thì
Ngực sườn đau, tai điếc.

*Ba Kinh Dương đều thọ bệnh, nhưng Kinh Lạc chưa dẫn vào Tạng, có thể cho ra mồ hôi mà
khỏi.

- 4 ngày, Thái Âm Kinh bủa khắp Vỵ, lạc với cổ họng, cho nên bệnh thì Bụng đầy, cổ họng khô.

- 5 ngày, Thiếu Âm Kinh suốt qua Thận, lạc với Phế, hệ với gốc lưỡi, cho nên bệnh thì miệng
ráo, lưỡi khô và khát nước.

- 6 ngày, Khuyết Âm Kinh chạy quanh Âm Khí, lạc với Can, cho nên bệnh thì sinh phiền mãn
và bìu dái thọt.

*Ba Kinh Âm,Ba Kinh Dương đều thọ bệnh,Vinh Vệ không hành, năm Tạng chẳng thông thì
chết.

BÀI THỨ 14

SỐ NGÀY TRUYỀN KINH (2)

- 7 ngày, Thái Dương “tái Kinh”, bệnh suy, đầu bớt đau.

- 8 ngày, qua Dương Minh, bệnh suy, mình bớt nóng.

24
- 9 ngày, qua Thiếu Dương, bệnh suy, tai bớt điếc hơi nghe được.

- 10 ngày, qua Thái Âm, bệnh suy, bụng giảm như thường, nghĩ đến ăn uống.

- 11 ngày, qua Thiếu Âm, bệnh suy, hết khát, lưỡi hết khô mà nhảy mũi.

- 12 ngày, qua Khuyết Âm, bệnh suy, dái buông ra, thiếu phúc hơi thấp xuống, hết đầy hơi,
bệnh ngày càng bớt dần.

Ôi ! số ngày của Lục Kinh như vậy, bệnh trạng của Lục Kinh như vậy, đấy là chuẩn đích bất
dịch. Nắm lấy thành phần này để nhận biết hiện tình của bệnh phát ở Kinh nào, tức biết được
ngày nào, nhưng không ra khỏi Dương số 7, Âm số 6.

Đó là bảo rằng nắm Nhất định truyền Kinh để biết Lưu động truyền Kinh, vạn không sai
một.

Đời sau các chú gia chỉ nắm một bên, bỏ sót một bên, sở dĩ thuyết Truyền Kinh giảng
không ra.

BÀI THỨ 15

SỐ GIỜ TRUYỀN KINH

Số giờ Truyền Kinh lấy số ngày Truyền Kinh để so sánh, đều lấy sự hành Kinh của Lục
Kinh để định.

*Thế nào là số giờ Truyền Kinh có nhất định ?

- Thái Dương từ giờ Tỵ đến giờ Mùi.

- Dương Minh từ giờ Thân đến giờ Tuất.

- Thiếu Dương từ giờ Dần đến giờ Thìn.

- Thái Âm từ giờ Hợi đến giờ Sửu.

- Thiếu Âm từ giờ Tuất đến giờ Tý.

- Khuyết Âm từ giờ Sửu đến giờ Mão.


25
*Thế nào là số giờ Truyền Kinh không nhất định ?

Y theo số giờ Truyền Kinh ở trên làm chuẩn đích. Như giờ Ngọ Thái Dương Kinh bệnh,
trái lại thấy Thái Âm bệnh là không y theo số giờ truyền kinh nhất định, phải theo phép trị
Truyền Kinh lưu động. Ngoài ra phỏng theo đó.

*Phàm bệnh tại Biểu do Bì Tấu thì tính theo số giờ, số ngày.

Nếu bệnh tại Lý do Phủ Tạng thì tính theo số tháng, số năm (xem Tạp Bệnh Luận).

BÀI THỨ 16

ÂM DƯƠNG HÀNH KINH

Dương ở Biểu, Âm ở Lý, không thể cải vậy.

Thử hỏi Thương Hàn nhập Lý phải chăng là Dương Kinh nhập Lý ?

Ngược lại Tạp Bệnh … phải chăng là Âm Kinh ra Biểu ?

Quả như vậy thì lộn xộn không kỷ cương gì ? Vậy thì, sự thật như thế nào ?

Rằng: Biểu Lý chỉ một Kinh thôi ! hễ nó ở Biểu gọi là Dương, nó ở Lý gọi là Âm, đó là tính
“giao đại” của Âm Dương vậy. Cho nên :

- Dương bệnh ở Biểu thì làm cho ra mồ hôi, thấy nó chuyển Dương sang Âm thì mới theo
Âm Kinh mà trị.

- Âm bệnh ở Lý phép trị nên Hạ,thấy nó chuyển Âm sang Dương thì mới theo Dương Kinh mà
trị.

Cái chỗ Khu cơ (máy móc) chuyển biến bệnh trạng đó là tại Tấu phận. Cho nên học giả
đối với Tấu Lý bộ nơi thân người, không nên hồ đồ sơ sót.

Sách Thương Hàn Luận, Thiên Trung, Chương thứ 6, Tiết thứ 2. Sách Tạp Bệnh Luận,
Chương Tạng Phủ, Tiết thứ 14, có phát minh ý này.

26
BÀI THỨ 17

TẤU LÝ (I)

Tấu Lý bộ là điểm rất quan trọng trong lúc đọc sách Thương Hàn.

*Thuyết minh cái lý Âm Dương sở dĩ hợp, sở dĩ phân là tại Tấu phần Bán Biểu, Bán Lý:

- Bán Biểu trở ra gọi là Cơ Nhục bộ, gọi là Bì Phu bộ.

- Bán Lý trở vào gọi là Cách Mô bộ, gọi là Đái Hạ bộ.

*Mỗi bộ có chủ khí, có công năng của mỗi bộ:

- Biết được Chủ Khí rồi sau mới biết được bệnh ở đâu ?

- Biết được Công Năng rồi sau mới biết bệnh thuộc Kinh nào ?

- Thái Dương chủ về Bì Phu với Thiếu Âm làm Biểu Lý.

- Dương Minh chủ về Cơ Nhục với Thái Âm làm Biểu Lý.

- Thiếu Dương chủ về Tấu Lý với Khuyết Âm làm Biểu Lý.

*Âm Dương sở dĩ hợp, Âm Dương sở dĩ phân, đầu mối đều ẩn ở đấy cả.

BÀI THỨ 18

TẤU LÝ (II)

Thương Hàn là sách Biện Mạch chứng, phép biện dựa vào đâu ?

Lấy Hàn Nhiệt ở Dương Phần và Hàn Nhiệt ở Âm Phần làm tài liệu :

- Thái Dương là Dương Hàn

Dương Minh, Thiếu Dương hợp là Dương Nhiệt (?)

- Thiếu Âm là Âm Nhiệt
27
Thái Âm, Khuyết Âm hợp là Âm Hàn (?)

Nhưng mà toàn bộ sách không đề cập đến một chữ nào ? chỉ ở :

- cuối thiên Khuyết Âm có nói :”Tri tiền hậu hà bộ bất lợi”(biết được trước sau bộ nào không
lợi).

- Tạp Bệnh luận có nói : Thử Tứ bộ bệnh (đó là 4 bộ bệnh) thảy đều là “ngầm bảo” cái ý này,
muốn rõ hơn nên xem ở Tấu Lý bộ.

Tấu Lý trong mình người là giới hạn vạch Âm Dương, phân Biểu Lý :

- Tấu Bán Biểu trở ra là địa phương của Dương Hàn, Dương Nhiệt.

- Tấu Bán Lý trở vào là địa phương của Âm Nhiệt, Âm Hàn.

- có tụ tập nơi đó thì làm Đại Hàn Đại Nhiệt, một khi vượt quá nơi đó thì Hàn tại Bì Phu, Hàn
tại Cốt tủy. Ngược lại Nhiệt bệnh cũng vậy.

Cho nên Chương Thể lệ của Thái Dương lấy chứng mà thuyết minh (11)

- Dương mạch Vi nên cho ra mồ hôi – Dương Vi là Dương Nhiệt Vi, thì Dương Hàn Thực nên
phải cho ra mồ hôi.

- Âm mạch Vi nên hạ (xổ) – Âm Vi là Âm Hàn Vi, thì Âm Nhiệt Thực nên phải dùng phép hạ.

Cho nên, Thái Dương thiên trung, Chương thứ 6, Tiết thứ 5, lấy mạch mà thuyết minh
(95).

(?) Sau khi học tập, Người dịch nhận thấy điều này chưa nói hết ý :

- 2 cặp Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp nếu chỉ luận về Kinh thì đúng là Dương Nhiệt
Âm Hàn còn nếu bàn thêm về Khí thì đã là Khí Giao có đủ tính Âm Dương Hàn Nhiệt.

- 2 cặp Thiếu Dương Hỏa và Khuyết Âm Phong nếu chỉ luận đến 2 Phủ Tạng Đởm và Can
thì đúng Đởm là Kinh Dương Nhiệt, Can là Kinh Âm Hàn, còn luận thêm về Tam Tiêu là
Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt, Tâm Bào Lạc là Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn thì mới hết
ý. Huống chi có nói Thiếu Dương là Khí Xung Hòa, Khuyết Âm là Kinh Trung Hiện thì đặc
tính Trung Hòa của chúng đã rõ ràng.

28
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN BA

BÀI THỨ 1

CƠ NHỤC BỘ (1)

Thái Dương là Kinh mắc bệnh trước hết, đã giảng rõ.

Cơ Nhục là Xứ (chỗ), Bộ vị mắc bệnh trước hết, cần phải giải như thế nào ?

Nguyên lai Âm Dương ra vào, các phần lưu chuyển, chỗ hội hiệp với nhau trước hết ở
nơi Cơ Nhục.

Xem ở Nội Kinh thiên Vinh Vệ Luận, ở Linh Khu thiên Bổn Tàng có nói :

- “ Vệ Khí sở dĩ ôn Phân Nhục, sung Bì Phu, phì Tấu Lý ”. Lại nói :

- “ Vệ Khí hòa thì phần Nhục giải lợi, Bì Phu nhu nhuận, Tấu Lý kín đáo “: thảy đều
trước ở Nhục phần rồi sau mới đến Bì Phu, Tấu Lý.

Thương Hàn Luận trước nói đến Cơ Nhục là tuân theo bí chỉ của Hiên Kỳ vậy.

BÀI THỨ 2

CƠ NHỤC BỘ (2)

Cơ Nhục là bộ phận đủ cả Hàn Nhiệt.

Trúng Phong là đủ cả Khí Hàn Nhiệt.

Thái Dương Kinh là đủ cả Tánh Hàn Nhiệt

29
Thái Dương, Trúng Phong và Cơ Nhục, 3 điều hòa hợp mà ra, đấy là cái Lý của Âm
Dương vậy.

Thái Dương tức là Nhiệt Khí, Thương phải Khí Hàn thì Hàn với Nhiệt hiệp lại làm Trúng
Phong. Trúng Phong Thương Hàn cùng nhau làm bệnh trước bệnh sau.

Trúng Phong tại Cơ Nhục, Hàn Nhiệt phần ; Thương Hàn tại Bì Phu, Hàn phần ; Ôn Bệnh
tại Tấu Lý, Nhiệt phần. Nhiệt Khí này phát ở Thái Dương chuyển qua Thiếu Âm. Ở thiên Thiếu
Âm, Trọng Sư 3 lần nói “Thỉ đắc chi” (bắt đầu mắc phải), ý bảo rằng “bắt đầu tại Cơ Nhục” với
Thái Dương không khác vậy.

Nghĩa này rất là tinh vi, rất là ảo diệu. Trong bản luận là điều bắt đầu trước hết cả. Học
giả nên xét kỹ.

BÀI THỨ 3

NHỤC PHẦN TRÚNG PHONG (1)

Thái Dương Trúng Phong :

- do Thương Hàn đưa đến cho nên Trúng Phong này là Hàn Phong.

- nếu chuyển sang Thiếu Âm Nhiệt Khí cho nên Trúng Phong là Nhiệt Phong.

Các Kinh khác Trúng Phong đều do Nhục phần thọ (chịu) 2 loại Phong Khí này mà đến.
Xem trong bản luận có nói :

- Thái Dương Trúng Phong mạch Phù mà Nhược phát nhiệt, mồ hôi ra, Quế Chi
thang làm chủ. (12)

Lại nói : - Thái Dương Trúng Phong mạch Phù Khẩn, phát nhiệt ghét lạnh, mình đau nhức,
không ra mồ hôi, phiền táo, Đại Thanh Long thang làm chủ (38)

Hai phương này đều trị Trúng Phong mà là Hàn Nhiệt đối đầu khác hẳn nhau, học giả
nên xét kỹ chớ lầm.

30
BÀI THỨ 4

NHỤC PHẦN TRÚNG PHONG (2)

- Dương Minh Trúng Phong miệng đắng cổ khô, bụng đầy mà suyễn, phát nhiệt
ghét lạnh, mạch Phù mà Khẩn, nếu cho Hạ thì bụng đầy, tiểu tiện khó (190)

đấy là Trúng Phong bị phải Thái Dương Hàn Khí

Lại có : - Dương Minh Trúng Phong mạch Huyền Phù Đại, thở vắn, cả bụng đầy, dưới sườn
đến Tâm đau, mũi khô, không ra được mồ hôi, ưa nằm, cả người và mặt mắt đều vàng, tiểu
tiện khó, có sốt cơn, thỉnh thoảng ọe (232)

đấy là Trúng Phong bị phải Thiếu Âm Nhiệt Khí

Đã mắc phải Dương Minh Trúng Phong, nhận rõ Mạch chứng của nó là Hàn hay Nhiệt,
là đã nắm được phép trị rồi.

Nếu như 3 Âm Kinh Trúng Phong tại Lý, nên tìm trong Tạp Bệnh Luận, Trúng Phong Lịch
Tiết, Chương thứ 5.

BÀI THỨ 5

NHỤC PHẦN THƯƠNG HÀN (1)

Thương Hàn là Thái Dương Bệnh. Các Kinh Thương Hàn là thọ phải Thái Dương Hàn Khí
truyền đến. Thử nói rõ Thương Hàn truyền Kinh Tam Âm và Thủ Túc của nó.

* Thiên Thái Dương thượng, Chương thứ 3, Tiết thứ 1 [21] có nói :

- phát hãn, mồ hôi dò ra mãi không dứt : thì biết là Truyền Kinh sang Tam Âm

- người bệnh ghét gió : thì biết là truyền tại Nhục phần.

- tiểu tiện khó : thì biết là truyền Âm Nhiệt Kinh.

- tay chân hơi co rút khó co duỗi : thì biết là truyền Âm Hàn Kinh.
31
- dùng Quế Chi gia Phụ Tử thang:Quế Chi trị Phong Hàn; gia Phụ Tử trị truyền Kinh Tam
Âm.

* Lại ở chương này, tiết thứ 2 (22) có nói :

- sau khi Hạ, mạch Xúc, ngực đầy : thì biết là Truyền Thủ Âm Kinh, dùng Quế Chi khứ Bạch
Thược thang để trị.

- hơi ghét lạnh : thì biết là Truyền Túc Âm Kinh, dùng Quế Chi khứ Bạch Thược gia Phụ Tử
thang để trị vậy.

BÀI THỨ 6

NHỤC PHẦN THƯƠNG HÀN (2)

Giảng như thế nào về Thương Hàn truyền Kinh Tam Dương và Thủ Túc của nó ?

Chương thứ 3, Tiết thứ 3 (23) nói :

- Thái Dương Bệnh 8 - 9 ngày : là ngày truyền Dương Kinh.

- trạng giống như sốt rét : là truyền tại Nhục phần.

- phát nhiệt ghét lạnh : là Thái Dương.

- nhiệt nhiều hàn ít : là thuộc Dương Minh Thiếu Dương.

- người bệnh không ụa : là Thiếu Dương muốn giải.

- đại tiểu tiện muốn tự dễ đi : là Dương Minh muốn giải.

- một ngày phát 2 -3 lần, mạch Vi Hoãn : là Tam Dương ở Nhục phần lần lượt giải.

- mạch Vi mà ghét lạnh, đó là Âm Dương đều hư, không thể lại cho Hạn, cho Thổ, cho Hạ,
đấy là Tam Dương tại Nhục phần bị Hư.

- sắc mặt trái lại có Nhiệt sắc, mồ hôi không ra được chút ít, mình tất ngứa : đấy là Tam
Dương tại Nhục phần bị Thật.

- dùng thang Ma Quế Các Bán : chỉ cho phát hạn ở Dương Kinh, cho nên gọi là “tiểu hạn ”
(cho mồ hôi ra chút ít).
32
BÀI THỨ 7

NHỤC PHẦN THƯƠNG HÀN (3)

Chúng ta tìm tòi ý nghĩa lập luận của 2 đoạn trên, lấy đó làm thang bậc để lần lượt khảo
cứu toàn bộ sách.

Biện truyền Kinh Tam Âm có chứng Tam Âm tổng hợp, có chứng Tam Âm phân tích, có
chứng Tam Âm phân tích lại phân tích ra Tam Âm Thủ, Tam Âm Túc.

Biện truyền Kinh Tam Dương có chứng Tam Dương tổng hợp, có chứng Tam Dương phân
tích, có chứng Tam Dương tổng hợp lại tổng hợp cả Tam Dương Thủ, Tam Dương Túc.

Tất cả các chứng không lìa khỏi Nhục phần.Tất cả các phương càng chú trọng đến Kinh Khí.

Thương Hàn là sách dạy chúng ta Biện Mạch Chứng, cho nên :

- Âm Dương đổi dời lấy Mạch Chứng sáng tỏ nó

- Hàn Nhiệt chuyển dịch lấy Mạch Chứng hiển lộ nó

- Kinh Lạc phân bố lấy mạch Chứng biểu thị nó

- Bộ vị giới hạn lấy Mạch Chứng chỉ rõ nó.

Chúng ta chỉ việc xác nhận Mạch Chứng thuộc Kinh Khí nào ? ở Bộ phận nào ? phải chăng
thọ Hàn truyền Kinh, phải chăng thọ Nhiệt chuyển Hệ ? Toàn bộ sách nên xem xét như thế; còn
lo gì sách Thương Hàn không thể thi thực dụng ?

BÀI THỨ 8

KINH KHÍ TRƯỚC SAU Ở NHỤC PHẦN

Trị bệnh không thể cố chấp, chỉ nên xét chỗ ở của bệnh

Phàm bệnh nào nơi thân người, tất trước ở Khí phần, khí phần thất trị tất vào Kinh
phần, Lạc phần.
33
Người trị bệnh thì không thể thấy Khí trị Khí, thấy Kinh Lạc trị Kinh Lạc. Thấy tại Kinh Lạc
tất khiến theo Khí phần mà ra. Chớ có thành kiến trước Khí sau Kinh, lại càng chớ nên lầm lẫn
thất trị Kinh Khí.

Bệnh tại Biểu nên Hạn, tại Lý nên Hạ, tại Tấu nên Hòa giải, đó là thường vậy.

Còn có khi gặp biến, như Tam Dương hợp bệnh, Nhị Dương tinh bệnh, đó là hoại bệnh;
tại Kinh thì nên châm cứu, tại Khí thì nên dùng mãnh dược, lại không thể không biết vậy.

BÀI THỨ 9

SO SÁNH MẠCH CHỨNG Ở NHỤC PHẦN

Bì Bộ, Nhục Bộ, Tấu Bộ đều ở Biểu phần. Nhưng Bộ nào cũng có chủ khí của Bộ ấy, cho
nên Bộ nào cũng có Mạch chứng của Bộ nấy.

Hàn Khí chủ Bì, Nhiệt Khí chủ Tấu, kiêm cả Hàn Nhiệt Khí là Phong chủ Cơ Nhục cho nên
Mạch chứng tại Nhục phần không thể thiên về một mặt.

*Thiên về Hàn thì Hàn hóa, Đại hãn xuất mạch Hồng Đại, nên dùng Quế Chi thang (25)

*Thiên về Nhiệt thì Nhiệt hóa, Đại hãn xuất mạch Hồng Đại, Bạch Hổ thang làm chủ (26)

Không phải chỉ Nhiệt mới có Mạch chứng ấy mà Hàn thì không có Mạch chứng ấy

*Thiên về Nhiệt thì Nhiệt hóa, Nhiệt nhiều Hàn ít, mạch Vi Nhược, đó là Vô Dương, nên
dùng Ma Hoàng Thạch Cao (Quế Chi nhị Việt Tỳ Nhất thang) (27)

*Thiên về Hàn thì Hàn hóa, Hạn ra ghét gió, mạch Vi Nhược, nếu dùng Ma Hoàng Thạch
Cao (Đại Thanh Long thang) thì vong Dương (38).

Đấy là phân biện Mạch Chứng, Hàn Nhiệt, Hư Thực ở Nhục phần không thể không biết
rõ vậy.

34
BÀI THỨ 10

NGỘ NHẬN HÀN NHIỆT Ở NHỤC PHẦN

- Thái Dương Hàn Khí ở Cơ Nhục chuyển nhập Nhiệt Kinh, chứng của nó : lưng gáy cứng,
phát sốt, không mồ hôi, bụng hơi đầy, tiểu tiện không lợi; vào lúc sắp chuyển chưa
chuyển, phép trị rất là khó khăn, dùng Quế Chi khử Quế gia Linh Truật thang (28), dùng
Quế Chi bởi vì Hàn Khí ở Cơ Nhục, mà khứ bỏ Quế Chi vì cớ Hàn đã chuyển qua Nhiệt, gia
Linh Truật vì Hàn truyền Nhiệt Kinh nhập Lý.

- Hàn Khí tại Biểu nhập Dương Nhiệt Kinh, đấy là Ôn Bệnh thuộc Thương Hàn Loại, nếu lầm
dùng phép trị Thương Hàn để trị thì bệnh biến.

- Hàn Khí chuyển nhập Âm Nhiệt Kinh, đấy là Phong Ôn thuộc Thương Hàn Loại, nếu lầm
dùng phép trị Thương Hàn để trị thì bệnh biến.

- Mạch chứng thang phương giải rõ tại Bản Nghĩa Cơ Nhục bộ, tiết (4/6) và tiết (4/7), tức tiết
(29) và (30).Đấy là Hàn Nhiệt chuyển dịch, không thể không thấy hết sự chuyển biến của nó.

BÀI THỨ 11

BA KỲ KINH THỌ TRUYỀN Ở NHỤC PHẦN

Nội Kinh nói 8 Kỳ Kinh là bảo rằng: bệnh thế tràn đầy ở 12 Kinh không kiềm chế được
thì chảy vào Kỳ Kinh Bát Mạch, thảy đều có luận thuyết.

Trọng Cảnh đối với vấn đề này thì :

- Cho Dương Duy, Âm Duy, Dương Kiểu, Âm Kiểu thuộc về Thái Dương Thiếu Âm.

- Đái mạch thì giải rõ ở Tạp Bệnh.

- Duy chỉ Đốc, Xung, Nhâm mạch thì rõ ở Thương Hàn.

Ba Kỳ Kinh này ở Nhục phần có thọ phải Bản Hàn truyền Kinh thì sinh ra :

- gáy lưng vai cứng đơ, không mồ hôi, ghét gió thuộc Đốc mạch (31)
35
- hạ lợi với ụa thuộc Xung mạch và Nhâm mạch (32), (33)

Lại có thọ Bản Hàn truyền Kinh chuyển sang Bản Nhiệt :

- hạ lợi không dứt, mạch Xúc, Suyễn mà ra mồ hôi (34)

Thảy đều là ở Nhục phần Ba Kỳ Kinh có thọ phải Hàn, thọ phải Nhiệt khác nhau vậy.

BÀI THỨ 12

BA KỲ KINH THỌ TRUYỀN Ở BÌ PHẦN

Bì Phu bộ là một tầng ở ngoài hết thân người, mắc bệnh do Cơ Nhục đưa đến không cần
nghĩ ngợi sâu. Duy Ba Kỳ Kinh ở đây thọ bệnh nên tính phép trị. Điều phải lưu ý ở đây là một
chứng Suyễn dùng Ma Hoàng thang. Nhưng chứng Suyễn tại Nhục phần, Tấu phần, Cách phần,
cho đến Suyễn do Phủ Tạng phép trị không giống nhau. Nhưng dù bộ phận nào cũng đều có thể
lấy Ma Hoàng thang để “Khải ngộ” (mở sáng sự giác ngộ) Tại sao lại như vậy ?

-Vô luận Hàn Nhiệt như thế nào, hễ vào Đốc Kinh tất Suyễn mà phần nhiều là ở con trai, hễ vào
Xung Nhâm Kinh tất Suyễn mà phần nhiều là ở đàn bà. Cho nên trị Suyễn nên suy nghĩ điều đó.

BÀI THỨ 13

TỔNG HỢP THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM Ở BÌ PHẦN

Thái Dương Hàn Khí chủ ở Bì phần. Mặt trái của Thái Dương là Thiếu Âm Nhiệt Khí.

*Không xem Mạch chứng ở Biểu ở Lý ư ?

- Thái Dương ở Lý mạch Phù Tế. Thiếu Âm ở Biểu mạch cũng Phù Tế.

Thái Dương ở Lý có chứng ưa nằm. Thiếu Âm ở Biểu cũng có chứng ưa nằm là cớ sao ?

36
- Đó là Hàn vào Nhiệt phận và Nhiệt vào Hàn phận, không khác vậy.

*Không xem chứng trị ở Tấu ư ?

- Hung hiếp (ngực sườn) đầy đau dùng Tiểu Sài Hồ thang (37)

Thái Dương Thiếu Âm đồng Hàn Nhiệt ấy, cho nên đồng Tấu Lý ấy, đồng Chứng Trị ấy.

*Lại cũng không xem hễ Bệnh cùng Bệnh, giải cùng giải ư ?

- Bảy tám ngày hạ lợi, mạch bạo Vi, Thái Dương chứng ở Tấu giải, Thiếu Âm chứng ở Tấu
cũng giải.

- Tay chân ấm trở lại, mạch Khẩn không còn, Thiếu Âm chứng tại Biểu giải, Thái Dương
chứng tại Biểu cũng giải.

- Tuy phiền, hạ lợi, tất tự khỏi, Thiếu Âm tại Lý giải, Thái Dương tại Lý cũng giải vậy (286)

BÀI THỨ 14

PHÂN TÍCH THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM TẠI BÌ PHẦN

Đọc sách Thương Hàn điểm đáng chú ý nhất là ở 3 chữ “Thái Dương Bệnh ”, hàm súc
rất nhiều là cái nghĩa Nhiệt Bệnh, cái nghĩa Trúng Phong, cái nghĩa Thương Hàn. Làm sao biết
được ?

- Thái Dương là Dương “chi cực ” (cùng tột) : là nguyên do của Nhiệt Bệnh

- Dương cực thì Hàn bị thương : là nguyên do của Thương Hàn

- Nhiệt với Hàn hợp lại : là nguyên do của Trúng Phong

Cho nên Thiếu Âm Nhiệt Khí không cần tìm đâu khác, chỉ 2 chữ “Thái Dương “ là đủ rồi

Thương Hàn không cần tìm đâu khác, chỉ một chữ “Bệnh” là đủ rồi

Trúng Phong không cần tìm đâu khác, Nhiệt với Hàn hợp lại thành Phong, chỉ 3 chữ
“Thái Dương Bệnh” là đủ rồi

37
*đó là “đệ nhất nghĩa” của sách Thương Hàn

Thái Dương Hàn, với Thiếu Âm Nhiệt không lìa khỏi nhau

*lại là “đệ nhị nghĩa” của sách Thương Hàn

Trọng Sư ở điểm này, giới răn chúng ta “phải nên biết, chớ nên lầm lẫn” (17)

Cho nên làm sách Thương Hàn, ở thiên Thiếu Âm tuyệt nhiên không nói tới 2 chữ Thương
Hàn, nhưng mà khắp nơi đều thấy chứng Thái Dương Thiếu Âm đối lập nhau, khắp nơi đều thấy
Mạch Thái Dương Thiếu Âm tương ứng nhau.

Thái Dương Thương Hàn “tức thị” Thiếu Âm Thương Hàn, nhưng mà phép trị Thái
Dương khác hẳn phép trị Thiếu Âm vậy.

Hàn Nhiệt cùng nhau đối lập, Âm Dương cùng nhau tồn vong

Rõ ràng là cửa ải then chốt của việc sống, chết, qua được cửa ải đó mới có thể nói
được chuyện Thương Hàn (38).

BÀI THỨ 15

THƯƠNG HÀN LOẠI Ở BÌ PHẦN

- Thái Dương Hàn Khí truyền Dương Minh, Thiếu Dương tên là Ôn Bệnh

chuyển sang Thiếu Âm tên là Phong Ôn

đó là Hàn truyền Nhiệt Kinh vậy

- Thái Dương Hàn Khí chuyển sang Thái Âm làm Hàn Thấp

chuyển sang Thiếu Âm, Khuyết Âm làm Phong Thấp

đó là Hàn truyền Hàn Kinh vậy. Chỗ này Trọng Sư không dùng 2 chữ “Danh
viết” vì Thái Âm là Thái Dương Bản Khí vậy.

- Tên “Ôn Bệnh Phong Ôn”xuất hiện ở đầu Thiên Thái Dương, sau đó tuyệt nhiên không nói
đến.
38
- Tên “Hàn Thấp Phong Thấp” xuất hiện ở cuối thiên Thái Dương, ngoài ra không thấy đâu nữa.
Sở dĩ như thế, bởi vì đều là “Thương Hàn loại vậy”.

Bốn loại bệnh này tại Thái Dương Kinh, có khi ở Cơ, ở Bì, ở Tấu; mạch chứng, phép trị
không giống nhau. Lại có khi ở Dương Minh, ở Thiếu Dương, ở Thái Âm, ở Thiếu Âm, ở Khuyết
Âm; mạch chứng và phép trị đều khác.

Nếu chẳng để Tâm nhận xét tinh tế, thì khác nào như “năm hoa mười sắc” bày ra
trước mắt làm cho người ta hoa mắt loạn thần. Nếu không phải Thương Hàn Luận thì ai mà
nói được ? Tự mình nếu không đọc kỹ Thương Hàn Luận thì sao mà biết được ?

39
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN TƯ

BÀI THỨ 1

THÁI DƯƠNG BẢN HÀN TRUYỀN KINH TẠI BIỂU

Lục Kinh không phải chỉ là một Kinh Thái Dương

Lục Khí không phải chỉ là một Khí Hàn

Nhưng mà Thái Dương thống thuộc cả thảy

Hàn Khí truyền Kinh cả thảy

Cơ Nhục bắt đầu thọ bệnh cả thảy

Tấu Lý là nơi tập trung cả thảy

Đó là điều mà các bậc Thánh Nhân ngày xưa dò xét đến chỗ bí ảo, chỗ thông hội của Âm
Dương, làm nên “điển thường” để phát biểu ra.

Thời đại Kỳ Hoàng,trong Nhiệt Bệnh Luận,Cự Dương và Thái Dương thường cùng gọi lẫn lộn :

- Khi gọi Cự Dương là có ý tứ thống nhất tất cả.

- Khi gọi Thái Dương là có ý nghĩa tương truyền với 6 Kinh.

Trọng Sư bảo : Cự Dương tức là Thái Dương, ý đơn giản mà rõ ràng, biện xét trong Mạch
chứng thì tự tìm được : một mình Thái Dương là tôn chủ tất cả.

Hiệp Lục Khí lại thành 4 Khí gọi là : Dương Hàn, Dương Nhiệt, Âm Hàn, Âm Nhiệt để làm
phương tiện biện chứng luận mạch.

Nói thật ra thì 3 chữ “Thái Dương Bệnh” đã bao quát tất cả, không riêng chỉ ở Biểu phần
vậy.

40
BÀI THỨ 2

PHÉP HẠN Ở BIỂU PHẦN

- Thương Hàn Luận nói Chứng Quế Chi, Chứng Ma Hoàng, Chứng Sài Hồ là lấy thuốc gọi tên
Thang, lấy thuốc gọi tên Chứng.

- Đó là phân loại phép trị rất có khoa học vậy.

- Sách Thương Hàn phân tích phần Biểu của thân người làm 3 là : Cơ Nhục, Bì Phu và Tấu Lý.

- Phép phân tích này Tố Vấn đã có nói rằng : Tà độc trúng vào người, trước ở Bì Mao, rồi đến
Cơ Phu, thứ đến Cân Mạch, rồi đến Phủ Tạng, theo thứ tự từ Biểu vào Lý

Thương Hàn Luận càng xiển minh (tỏ sáng) thêm, lấy Thái Dương chủ Biểu, lấy Cơ Nhục
là nơi Thái Dương Bệnh trước hết, thứ đến Bì Phu, đến Tấu Lý.

Đồng là tại Biểu phần, đồng là chứng Hàn Nhiệt, nhưng phép trị có Quế Chi thang, Ma
Hoàng thang, Sài Hồ thang không giống nhau. Sở dĩ như thế là vì tại Cơ, tại Bì, tại Tấu, chỗ thọ
Thái Dương Bệnh có Hàn Nhiệt nhiều ít khác nhau thôi !

Đã lấy thuốc gọi tên thang, lại lấy thuốc gọi tên chứng, là chỗ Trọng Sư dạy ta nên chú ý
vậy. Phép phát Hãn này rất hợp lý, rất tinh tường. Tiếc thay, sau Trọng Cảnh không người giảng
dạy, cho nên Biểu Bệnh chuyển thành “Hoại Bệnh” chết người rất nhiều.

Nay theo trên phương tiện dễ hiểu giảng giải ra, nếu muốn tường tận, xin xem ở
Thương Hàn Bản Nghĩa.

BÀI THỨ 3

CHỨNG QUẾ CHI (1)

Thang Quế Chi giải bệnh ở Nhục Phần Hàn Nhiệt ngang nhau : Quế Chi, Sinh Cương giải
Hàn; Bạch Thược, Cam Thảo giải Nhiệt; Đại Táo hòa Vỵ Khí.

41
Bệnh tại Cơ Nhục tức là Trúng Phong, Thương Hàn, Ôn Bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp,
Phong Thấp, tuy phép trị có khác nhau, nhưng đồng gọi là Chứng Quế Chi.

- Trúng Phong thuộc Dương Hàn Kinh Lạc dùng Quế Chi thang (12),

Quế Chi gia Cát Căn thang (14)

thuộc Âm Hàn Kinh Lạc dùng Quế Chi gia Phác Hạnh thang (19)

- Trúng Phong thuộc Dương Nhiệt Kinh Lạc dùng Quế Chi thang là không đúng (16)

thuộc Âm Nhiệt Kinh Lạc uống Quế Chi thang rồi, ắt thổ ra huyết (20)

Quế Chi thang có lúc nên dùng, có lúc cấm kỵ, mặc dù đều là Chứng Quế Chi, đều là
bệnh tại Nhục Phần.

Chúng ta chỉ theo trên Nhục Phần mà khảo cứu Mạch Chứng để phân biệt chỗ lấy chỗ
bỏ mà thôi. Đó không phải là phương tiện dễ hiểu ư ?

BÀI THỨ 4

CHỨNG QUẾ CHI (2)

Quế Chi trị Trúng Phong, Quế Chi cũng trị Thương Hàn, bởi vì Trúng Phong Thương
Hàn cả hai đồng bệnh tại Nhục phần.

- Ba Âm Kinh Thương Hàn dùng Quế Chi gia Phụ Tử thang (21)

Hàn tại Thủ Âm dùng Quế Chi khứ Bạch Thược thang (22)

Hàn tại Túc Âm dùng Quế Chi khứ Bạch Thược gia Phụ Tử thang (22)

- Ba Dương Kinh Thương Hàn dùng Ma Hoàng Quế Chi Các Bán thang (23)

Tuy Quế Chi thang gia giảm không là một, là do bệnh ở Âm Kinh, Dương Kinh không là
một, nhưng vẫn là một chứng Quế Chi vậy.

- Hàn Thấp dùng Quế Chi, chưa giải lại dùng Quế Chi (25)

42
- Phong Thấp dùng Quế Chi nhị Ma Hoàng nhất thang (25)

- Nhiệt Bệnh dùng Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang (26)

- Ôn Bệnh dùng Quế Chi nhị Việt Tỳ nhất thang (27)

- Phong Ôn dùng Quế Chi khứ Quế gia Linh Truật thang (28)

Chúng ta xem trị pháp này : dùng Quế Chi lại dùng Quế Chi, dùng Quế Chi lại bỏ Quế
Chi. Ngoài ra như Bạch Hổ thang, khứ Quế gia Linh Truật thang, đồng dùng cho bệnh ở trên
Nhục phần mà không mất ý nghĩa của Chứng Quế Chi.

Cho đến dùng lầm Quế Chi, vì dùng Quế Chi trị Ôn Bệnh (29) ; dùng lầm Quế Chi có
thêm Phụ Tử vào trong thang, vì dùng Quế Phụ trị Phong Ôn (30)

Phép cứu chữa lầm dùng : Cương Thảo thang, Thược Thảo thang, Điều Vỵ Thừa Khí
thang, Tứ Nghịch thang, vẫn không hại mất ý nghĩa của Chứng Quế Chi.

Lại như trị 3 Kỳ Kinh thọ Hàn Cát Căn thang 3 bài chủ trị (31, 32, 33)

3 Kỳ Kinh thọ Nhiệt Cát Cầm Liên thang làm chủ (34)

Đồng là Quế Chi Chứng,nhưng Mạch Chứng khác, Phương Thang khác, há không phải
lấy đó làm gốc, dùng nó vô cùng, là phương tiện dễ hiểu khi lâm chứng ư ?

BÀI THỨ 5

CHỨNG MA HOÀNG

Trọng Cảnh biện công năng Dược phẩm cho rằng Ma Hoàng phát Dương Khí

- Ma Hoàng phát Thái Dương Hàn Nhiệt ở Bì

- Quế Chi giải Hàn, Hạnh Nhân giải Nhiệt

- Cam Thảo hòa Vỵ Khí (35)

- Thái Dương Thương Hàn truyền các Kỳ Kinh và Trúng Phong truyền các Kỳ Kinh, đều ở Bì,
đều là Thái Dương Bệnh của Ma Hoàng thang (36, 37)
43
- Thiếu Âm Thương Hàn dùng Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân thang (300)

- Thiếu Âm Trúng Phong dùng Ma Hoàng Phụ Tử Cam Thảo thang (301) đều ở Bì, đều là
Thiếu Âm Bệnh của Ma Hoàng thang vậy.

- Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm mồ hôi không ra được, vì Hàn kết ở Kinh, hạn ra không
triệt để, phiền táo (48), Trọng Cảnh chưa ra phương, thiết tưởng nên dùng Quế Chi Phụ Tử
thang, Khứ Quế gia Bạch Truật thang (176). Đó là Thương Hàn Loại Phong Thấp.

- Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm, do Nhiệt kết ở Kinh hạn không ra, phiền táo dùng Đại
Thanh Long thang (38), đó là Trúng Phong Loại Phong Ôn

- Thương Hàn Loại Ôn Bệnh dùng Đại Thanh Long thang (38, 39)

- Thương Hàn Loại Hàn Thấp dùng Tiểu Thanh Long thang (40)

Tuy đều không phải là Ma Hoàng thang nhưng không ngoài Chứng Ma Hoàng vậy

- Ngoài ra, Hàn nhập Dương Nhiệt Kinh tất sinh Nục Huyết (chảy máu cam), dùng Ma Hoàng
thang giải Dương Khí rất nặng vậy (46)

- Trái lại Nhiệt nhập Âm Hàn Kinh, khạc ra mủ máu dùng Ma Hoàng Thăng Ma thang, mồ hôi
ra thì khỏi (355)

- Còn như Nhiệt nhập Dương Nhiệt Kinh, mồ hôi ra mà Suyễn dùng Ma Hoàng Hạnh Nhân
Thạch Cao Cam Thảo thang (62)

Trái lại Hàn nhập Âm Hàn Kinh, không thể phát hạn mà cũng không được không ra
mồ hôi, Trọng Cảnh chưa ra phương, thiết tưởng nên dùng Phục Linh Tứ Nghịch thang (49),
Đương Quy Tứ Nghịch thang (50)

Tóm lại, tuy Ma Hoàng thang trị Bì Phần, nhưng Ma Hoàng Chứng không cần tất cả
đều ở Bì Phần vậy.

44
BÀI THỨ 6

CHỨNG SÀI HỒ (1)

*Thế nào là Sài Hồ thang ?

- Sài Hồ hòa giải Hàn Nhiệt ở Tấu phận; Bán Hạ, Sinh Cương giải Hàn; Hoàng Cầm, Cam Thảo
giải Nhiệt; Nhân Sâm, Đại Táo hòa Vỵ Khí.

*Thế nào là Sài Hồ Chứng ?

- Thương Hàn 5 - 6 ngày Trúng Phong : nói Thái Dương Thương Hàn 5 - 6 ngày tại Tấu với
Thiếu Âm Trúng Phong hợp bệnh vậy.

*Sao không nói là Thiếu Dương ?

Vì không bằng nói Thiếu Âm trực tiếp Thái Dương. Lúc tại Cơ nói Trúng Phong trước,
lúc tại Tấu nói Thương Hàn trước, đủ thấy Trúng Phong Thương Hàn cùng nhau làm chứng
trước, chứng sau.

- Vãng lai Hàn Nhiệt : Dương phần Hàn Nhiệt vãng lai tại Bán Biểu.

- Ngực sườn đầy khó chịu : Dương phần Hàn Nhiệt bế (bí) nhau tại Bán Biểu.

- Lìm lịm : ở Tấu khu Cơ không lợi

- Không muốn ăn uống : Vỵ Khí chủ Tấu không hòa.

- Tâm phiền : bởi vì Quân Hỏa chủ Tấu.

- Hay nôn ụa : Hàn trước Phong sau làm thuận, với “ụa nghịch” thì trái lại bởi vì Phong trước
Hàn sau.

- hoặc trong Hung phiền mà không ụa : là trước thọ phải Phong mà chưa thọ phải Hàn,
nguyên lai Phong Hàn không có trước sau vậy.

- hoặc khát : là thọ Thủ Thiếu Âm Nhiệt.

- hoặc trong bụng đau : thọ Túc Thiếu Âm Nhiệt.

- hoặc dưới sườn đầy cứng : thọ Phong Hàn tại Bán Biểu đến Đái phần.

- hoặc dưới Tâm hồi hộp, tiểu tiện không lợi : thọ Phong Hàn tại Bán Biểu đến Cách phần.
45
- hoặc không khát mình có hơi nóng : thọ Phong Hàn tại Bán Biểu đến Bì Nhục phần.

- hoặc Khái : thọ Phong Hàn tại Bán Biểu đến Bán Lý phần.

Đó đều là tại Tấu Bán Biểu Dương phần Hàn Nhiệt làm bệnh của Chứng Sài Hồ vậy (97).

BÀI THỨ 7

CHỨNG SÀI HỒ (2)

Tiểu Sài Hồ thang là chủ trị Tấu Bán Biểu thọ Dương Phần Hàn Nhiệt

Vậy thì, tại Bán Biểu mà thọ Âm phần Hàn Nhiệt và

tại Bán Lý mà thọ Dương phần Hàn Nhiệt thì gọi là gì ?

Có thể dựa trên Chứng để biện biệt ;

- Tà Chính chọi nhau Kết ở dưới Hiếp, Phủ Tạng liền nhau, bụng đau mà ụa, là tại Bán Lý
(98),nhưng :

- Hàn Nhiệt qua lại, lúc nghỉ lúc phát : đó là Dương phần Hàn Nhiệt tại Bán Lý thuộc Tiểu Sài
Hồ thang (98).

- Hung Hiếp đầy, cổ gáy cứng, tay chân ấm mà khát : là chứng thuộc Âm phần Hàn Nhiệt
(100) nhưng :

- mình nóng, ghét gió, đó là Âm phần Hàn Nhiệt tại Bán Biểu thuộc Tiểu Sài Hồ thang (100).

*Lại có khi không phải Sài Hồ Chứng, không thể dùng Sài Hồ thang, nhưng không được
không gọi là Thái Dương Sài Hồ Chứng, bởi đó là Dương Nhiệt Âm Hàn tại Tấu Bán Lý.

*Còn có mạch Trì Phù Nhược, ghét gió lạnh, cổ gáy cứng, mặt mắt vàng, dưới sườn đầy
đau, không ăn được, tiểu tiện khó, dùng Sài Hồ thang rồi sau tất hạ trọng (99),đó là chỗ khác
nhau giữa Thái Dương Sài Hồ Chứng với Thiếu Dương Sài Hồ Thang, nhưng không thể không gọi
nó là Chứng Sài Hồ, bởi vì đều là bệnh tại Tấu.

46
BÀI THỨ 8

CHỨNG SÀI HỒ (3)

Luận nói rằng : “Thương Hàn Trúng Phong có Chứng Sài Hồ”, là vì Sài Hồ Thang trị Tấu
phần cũng có thể trị Bì Nhục phần (102)

Lại nói : Bệnh chứng của Sài Hồ thang mà cho hạ đi, Sài Hồ Chứng không hết, lại dùng
Sài Hồ thang (102), là vì Sài Hồ thang trị bệnh ở Tấu, cũng có thể trị bệnh ở Phủ Tạng khiến cho
nó ra ngoài. Do đó, cho nên Sài Hồ thang tả hữu bên nào cũng vận dụng được, thành ra rất là
quan trọng :

- Hàn bệnh ở Tấu, Tâm hồi hộp mà phiền, Tiểu Kiến Trung thang làm chủ (104)

- Phong Ôn ở Tấu, dưới Tâm cấp, hơi phiền dùng Đại Sài Hồ thang hạ đi (105)

- Ôn bệnh quá Kinh ở Tấu, ngực sườn đầy đau mà ụa, triều nhiệt dùng Tiểu Sài Hồ gia
Mang Tiêu thang (106)

- Nhiệt bệnh quá Kinh tại Tấu, nói xàm dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang (107)

- Hàn Thấp tại Tấu, ngoài đã giải, nhưng bụng dưới kết gấp khó chịu dùng Đào Nhân Thừa
Khí thang (108)

- Phong Thấp tại Tấu, phiền, kinh sợ, nói xàm, cả mình nặng nề dùng Sài Hồ Long Cốt Mẫu
Lệ thang (109)

Biết rằng tuy không phải Sài Hồ thang nhưng vẫn là Sài Hồ Chứng.

- Tên gọi là Tung, tên gọi là Hoành, lại là chỗ giao giới của Kinh Lạc tại Tấu, cho nên thảy
đều gọi là Chứng Sài Hồ, ai bảo là không nên ? (110, 111)

47
BÀI THỨ 9

CHỨNG SÀI HỒ (4)

Chứng Sài Hồ gần như chiếm quá nửa trên thân người, ở Thương Hàn Luận nói tới rất
nhiều, nhưng còn một điều hỏi rằng : “Tiểu Sài Hồ thang sao không nói đến Mạch ? “

- Đáp rằng : chỉ vì đã nói rất nhiều, phải nên tùy chỗ mà thể nhận.

- Chứng Sài Hồ ở Tấu lấy mạch ở Biểu : như mạch Phù Nhược, mạch Phù Khẩn, mạch Phù
Hoãn, mạch Phù Sác, đều là Mạch của chứng Ma Quế.

- Chứng Sài Hồ ở Tấu lấy mạch ở Lý : như mạch Trầm Trì, mạch Trầm Vi, mạch Trầm Khẩn,
mạch Trầm Kết, đều là mạch của Phủ Tạng liên quan.

Mạch của Tiểu Sài Hồ thang không như thế, cũng không ngoài thế, rất là then chốt ở
hai mạch Phù Trầm mà thôi. Thuyết này ở Thiên Thiếu Dương có nói : Thái Dương Bệnh
chuyển nhập Thiếu Dương, Hàn Nhiệt vãng lai, chưa cho Thổ hạ, mạch Trầm Khẩn, Tiểu Sài
Hồ thang làm chủ (265)

Chưa cho Thổ Hạ, mạch của Sài Hồ há có Trầm Khẩn ư ?

Đã cho Thổ Hạ, mạch của Sài Hồ há có Phù Khẩn ư ?

Học giả nên thể nhận ở hai mạch Phù Trầm là được !

Lại có một chứng cớ thiết thực nữa :”Thái Dương Bệnh mạch Phù Động Sác.

- Phù thì là Phong là nói mạch của Hàn Phong ở Thái Dương

- Sác thì là Nhiệt là nói mạch của Nhiệt Khí ở Thiếu Âm

- Động thì là đau, Sác thì là hư, là nói ở Tấu Thiếu Âm Nhiệt Khí bị hư, cho nên Thái Dương
Hàn Khí mới “Động đau”

Đích thực là Chứng Sài Hồ ở Tấu mạch phải Phù vậy.

- Thầy thuốc lại cho Hạ, Động Sác biến ra Mạch Trì : bởi vì Hạ cho nên mạch Phù chuyển ra
mạch khác (136)

- Chưa cho Thổ Hạ, mạch Trầm Khẩn, thì Phù Khẩn với Trầm Khẩn khoảng cách không bằng
sợi tóc, ý nói rằng Tấu tuy có Bán Biểu Bán Lý nhưng phân ra không thể phân được; không
luận như thế thì mạch không thể hình dung được. Vậy thì, khi lâm chứng chúng ta đã có
chỗ nắm bắt, chỉ cần lấy hai mạch Phù Trầm làm phương châm.
48
BÀI THỨ 10

CHỨNG SÀI HỒ (5)

Tổng kết Chứng Sài Hồ :

- Huyết yếu, Khí hết, Tấu Lý mở : Thái Dương Hàn Khí nhập vào cùng với Thiếu Âm
Nhiệt Khí chọi nhau tại Tấu phận. Đó là nguyên nhân phát sinh Chứng Sài Hồ (98)

Thái Dương và Thiếu Âm là “Đỉnh vạc” của toàn bộ sách Thương Hàn, là “Kim Đơn”
cho tất cả Mạch và Chứng.

Nếu muốn giải hết Tấu Lý bộ, tất phải khảo sát Mạch và Chứng ở Thái Dương trước
khi chưa nhập Tấu, với Thái Dương sau khi đã nhập Tấu :

*Đại để Thái Dương ở Bì Cơ bộ :

- mạch Phù Khẩn : chứng Âm Nhiệt, Dương Nhiệt đều như vậy

- mạch Phù Sác : chứng Dương Hàn, Âm Hàn đều như vậy

- lại có Phù Nhược,Phù Hoãn,Phù Tế:hoặc Hàn thực mà Nhiệt hư, hoặc Dương Vi mà Âm thịnh.

Bất luận như thế nào, đều lấy mạch Phù làm tất yếu cho việc nhận chứng.

*Kịp đến Thái Dương nhập Tấu bộ, nhất quyết là có mạch Trầm :

- mạch Trầm Vi, chứng của nó ban ngày phiền táo không ngủ được, ban đêm yên tĩnh, không
ụa không khát dùng Phụ Tử Càn Cương thang (60)

- mạch Trầm Trì, chứng của nó mình đau nhức dùng Quế Chi Tân gia thang (61)

- mạch Trầm Khẩn, chứng của nó dưới Tâm nghịch đầy, Khí xung lên ngực, dậy thì đầu
choáng váng, thân bị rung lảo đảo, dùng Quế Linh Cam Truật thang (66) cho đến :

- Quế Chi Cam Thảo thang : trị Thái Dương nhập Tấu phần trên (63)

- Linh Quế Thảo Táo thang : trị Thái Dương nhập Tấu phần dưới (64)

- Bán Hạ Hậu Phác Cương Thảo Sâm thang : trị Thái Dương nhập Tấu phần giữa (65)

- Thược Thảo Phụ thang : trị Tấu Nhiệt Khí hư (67)

49
- Phục Linh Tứ Nghịch thang : trị Tấu Hàn Nhiệt Khí đều hư (68)

- Điều Vỵ Thừa Khí thang : trị Tấu Nhiệt Khí thực (69)

- Quế Linh Cam Truật thang : trị Tấu Hàn Nhiệt Khí đều thực (66)

- đó đều là phương thang gián tiếp khi Chứng Sài Hồ đã hết, lại là phương thang trực tiếp của
chứng Kết Hung, chứng Bỉ vậy.

BÀI THỨ 11

TÚC THÁI DƯƠNG KHÍ

Nội Kinh nói “Bàng Quang là Quan Châu đô, được Khí hóa thì xuất ra ”. Trọng Cảnh căn
cứ vào luận điều đó diễn dịch Mạch Chứng của Túc Thái Dương nói : “ Quan Châu đô thọ Thái
Dương Hàn Thủy, được Thiếu Âm Nhiệt ‘Khí hóa’ mà ra “

Quả nhiên Túc Thái Dương :

- thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí thì trong Vỵ Thủy cạn, phiền táo không ngủ được, nên cho uống ít
ít nước, để cho Vỵ hòa thì khỏi (70).

- thọ Thái Dương Hàn Thủy thì Mạch Phù, tiểu tiện không lợi, hơi nóng, tiêu khát, Ngũ Linh
Tán làm chủ (70)

- đều là tài bồi cho công năng của Túc Thái Dương cuối cùng đến chỗ thăng bằng mà thôi.

Nghĩ như, Khí có thái quá, có bất cập thì Bệnh cũng có thực, có hư :

- Uống nước vào thì mửa : Thủy Thực vậy (73)

- Hai tai điếc không nghe : Thủy Hư vậy (74)

Đã có Hư Thực, tất nhiên có cùng hư, cùng thực :

- Uống nước nhiều tất Suyễn, lấy nước rót vào cũng Suyễn : thọ Thái Dương Thiếu Âm cùng
hư (75)

50
- Thuốc và nước không vào miệng được, phát hãn thì thổ hạ không dứt : thọ Thái Dương
Thiếu Âm cùng thực (76)

Chúng ta theo phép diễn dịch này mà suy nghĩ thì thấy toàn bộ sách Thương Hàn
chẳng qua là như vậy, như vậy.

Công năng của “mười hai quan” đều do Thái Dương Thiếu Âm nắm giữ thao túng.

Ngoài ra, hoặc tại địa phương Hàn Nhiệt không giống nhau, hoặc tính chất khác nhau,
phát sanh nhiều loại Mạch Chứng khác biệt. Tóm lại không ngoài sự “Tạo hóa” của Thái Dương
Thiếu Âm.

BÀI THỨ 12

THỦ THÁI DƯƠNG LẠC

Thủ Thái Dương Tiểu Trường há năng ngoài Thái Dương Thiếu Âm ư ?

- Thủ Thái Dương hư thì thọ Thái Dương Thiếu Âm cũng hư, chứng của nó là hư phiền không
ngủ được (77).

- Thủ Thái Dương thực thì thọ Thái Dương Thiếu Âm cũng thực, chứng của nó là “trong Tâm
não nuột, phản phúc điên đảo ” (77)

- Thái Dương Thiếu Âm hổ tương chuyển qua Lạc, có khi thiểu khí (ít hơi), có khi nôn ụa :

- có tại Cách : phiền nhiệt, trong Hung tức nghẽn (78)

- có tại Biểu Lý : trong Tâm kết đau, mình nóng không lui (79)

- có tại Tấu : Tâm phiền, bụng đầy, nằm dậy không yên (80)

Tất cả dùng Chi Tử Xị thang để trị. Bản Hàn truyền Kinh, Bản Nhiệt chuyển Hệ cũng đều
có thể “Chi Tử Xị thang” gia giảm mà dùng.

Sau cùng nhắc nhở một điều “Chi Tử thang không thể uống” bởi vì Tiểu Trường hư
Hàn (82), có thể bảo thật là chu đáo viên mãn !

51
BÀI THỨ 13

TÚC THÁI DƯƠNG KINH

Đây là Hàn truyền Hàn Kinh, không nên đọc qua loa.

Phát hãn, hạn ra không giải là sao ? Đó là lý do chúng ta cũng muốn hỏi.

Hạn ra rồi không giải, vẫn phát nhiệt, dưới Tâm hồi hộp là Âm Dương trong ngoài làm phản
nhau.

Đầu choáng váng mình máy động : là Âm Dương trên dưới ràng buộc nhau

Run rẩy muốn ngã xuống đất : là Bản Hàn thực mà Bản Nhiệt không có đất dung thân.
Dùng Chân Võ thang để trấn nạp (83)

Người bệnh đã hạn rồi lại cho phát hãn nữa, hoảng hốt tâm loạn là Bản Hàn ở dưới xâm lấn
lên trên.

Tiểu tiện rồi âm vật đau buốt là Bản Nhiệt ở trên mà hãm xuống dưới; dùng Võ Dư
Lương Hoàn để ngăn chặn. Ai bảo phương này thất truyền ? (89)

Túc Thái Dương là Kinh hành Thủy, một khi mất trách nhiệm đó thì “4 mặt” bị hại :

Lâm gia (chứng Lâm) của Túc Dương Kinh (85)

Sang gia (chứng ghẻ) của Túc Âm Kinh (86)

Nục gia (chứng đổ máu mũi) của Thủ Dương Kinh (87)

Vong huyết gia (chứng bị mất máu) của Thủ Âm Kinh (88)

đều thọ phải Thủy Khí mà sinh ra.

Thủy Khí hữu dư thì bệnh, Thủy Khí bất túc cũng bệnh.

52
BÀI THỨ 14

THỦ THÁI DƯƠNG KINH

Đa số đều biết : Thái Dương Hàn Khí truyền Kinh, với Thiếu Âm Nhiệt Khí hệ thuộc,
không Mạch Chứng nào không như vậy, không bộ phận nào không mắc phải.

Nào ai biết : Hàn Khí truyền Kinh sinh bệnh, Hàn Khí truyền Kinh mà bệnh lành. Nhiệt Khí
hệ thuộc sinh bệnh, Nhiệt Khí hệ thuộc mà bệnh lành ư ?

Hãy xem ở Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh :

- Trong Vỵ thủy kiệt, nói xàm : là Nhiệt vậy.

- hơn 10 ngày run rẩy tự hạ lợi rồi bệnh giải : chẳng phải được Hàn truyền Kinh mà bệnh giải
đó ư ? (112)

- Tay chân vật vã quấy động, men áo sờ giường là Nhiệt vậy.

- tiểu tiện lợi,người bệnh có thể trị : chẳng phải được Hàn truyền Kinh mà có thể trị đó ư ?
(113)

- Tiểu tiện tự lợi, không thể phát hoàng là Hàn vậy

- đến 7 – 8 ngày hốt nhiên phiền, hạ lợi hơn 10 ngày ắt tự dứt : chẳng phải được Nhiệt Khí mà
tự dứt đó ư ? (227)

- Mạch Khẩn tự hạ lợi là Hàn vậy

- hốt nhiên mạch Vi, tay chân ấm là muốn giải : chẳng phải được Nhiệt mà muốn giải đó ư ?
(286)

Bởi vì Nhiệt được Hàn thì Nhiệt trừ. Hàn được Nhiệt thì Hàn giải. Hàn Nhiệt làm bệnh,
Hàn Nhiệt cũng làm khỏi bệnh. Pháp Lý Âm Dương là như vậy ; không riêng gì Thủ Thái Dương
Kinh.

53
BÀI THỨ 15

BIỆN VỀ CỨU NGHỊCH

*Phàm Dương tại Ngoại, Âm tại Nội; Hàn tại Ngoại, Nhiệt tại Nội, trái lại là Nghịch :

- Thái Dương Bệnh dùng Hỏa bức hiếp nó(để hạn): dùng Hỏa để trị Dương thì không thể được.

- Vong Dương : là Dương ở Ngoài mà “Vong” vào Trong vậy.

- tất sinh Kinh cuồng, nằm dậy không yên : là Hàn ở Ngoài mà vào bên Trong. Như thế là
nghịch lắm vậy. Phải cứu thế nào ?

- Quế Chi khứ Bạch Thược gia Thục Tất Long Cốt Mẫu Lệ cứu nghịch thang làm chủ :

Quế Chi bảo tồn Dương Khí khiến cho yên ở ngoài

Khứ Bạch Thược để phòng Hàn Khí

Gia Mẫu Lệ để ức chế Nhiệt Khí

Long Cốt để củng cố Dương trên, Âm dưới

Thục Tất : ngăn chặn nội Nhiệt, ngoại Hàn.

Mọi mặt chu đáo, các Phương Thang trong Thương Hàn đều như vậy cả (114)

*Lại có khi Thiếu Âm Nhiệt Khí ở trong mà trái lại làm bệnh bên ngoài, chẳng phải trái
nghịch là gì ?

Thương Hàn vốn ở ngoài, nay Thiếu Âm Nhiệt Khí ở ngoài gọi là “hình dạng làm như
Thương Hàn ” đồng nghĩa với Thiếu Âm “mạo” làm Thái Dương gọi là “Mạo gia”

- Thiếu Âm ra ngoài thì mạch Huyền Khẩn bèn không Huyền Khẩn mà Nhược là vì cớ “hình
dạng làm như”

- mạch Nhược tất khát : do bệnh từ Lý đến Cách

- bị Hỏa tất nói xàm : là bệnh từ Cách đến Tấu

- mạch Nhược thì phát Nhiệt : là bệnh từ Tấu đến Cơ

- mạch Phù thì giải đi hạn ra rồi lành : là bệnh từ Cơ đến Bì (115)

54
Thiếu Âm Nhiệt Khí do đường này mà ra, Thái Dương Hàn Khí cũng do đường này mà
vào. Người trị bệnh nên tìm ở đó.

BÀI THỨ 16

BIỆN VỀ HỎA CHỨNG

Hỏa chứng thấy ở Bản luận rất nhiều :

- Bệnh ở Tấu gọi là Bị Hỏa

- Với Dương Kinh làm Bệnh gọi là Hỏa tà

- Với Âm Kinh làm Bệnh gọi là Hỏa nghịch

- Với Hàn làm thù nghịch gọi là Hỏa Kiếp

- Với Nhiệt đốt nhau gọi là Hỏa Huân

Thiếu Dương Hỏa Khí chủ Tấu có lý do như thế

Ở Thái Dương thiên trung, chương thứ 10, tiết thứ 2 – nói rằng : “Tà Phong bị Hỏa Nhiệt”
là Thiếu Dương Hỏa Khí với Thiếu Âm Nhiệt Khí nói chung vậy (113)

Bởi vì Hỏa thuộc Dương loại, Nhiệt thuộc Âm loại

Thái Dương Hàn Khí vào Tấu :

Tại Bán Biểu Thiếu Dương Hỏa Khí đương đầu

Tại Bán Lý Thiếu Âm Nhiệt Khí đương đầu

Nhưng đều nói là Hỏa, đó là thâm ý vậy. Thiếu Dương là Tướng Hỏa, Thiếu Âm là Quân
Hỏa, Hỏa với Hỏa thì đồng mà Quân Tướng thì có khác vậy.

Cho nên tại Tấu Thiếu Âm Nhiệt Khí thạnh thì hợp với Tướng Hỏa làm “xém xương hại
gân “, (118)

Thiếu Âm Quân Hỏa suy thì trăm bệnh dấy khởi.

Quan trọng lắm ! Hỏa chứng không thể không biện rõ ràng.

55
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN NĂM

BÀI THỨ 1

TÚC THÁI DƯƠNG LẠC

- Hàn nhập Bàng Quang Lạc sinh chứng thổ, phương thư (các sách thuốc) ít khi luận đến.

- Trong bụng đói,miệng không ăn được:Hàn vào Dương Hàn Dương Nhiệt Lạc mà sinh thổ.

- Không thích cháo nhừ,muốn ăn đồ lạnh: Hàn vào Âm Hàn Âm Nhiệt Lạc mà sinh thổ (123)

- Nôn nao muốn thổ : Bàng Quang Lạc thọ Dương Hàn chuyển nhập Âm Nhiệt (126)

- Tự cực thổ hạ : Bàng Quang Lạc thọ Dương Hàn chuyển nhập Âm Hàn (126)

*Nắm được phép nhận bệnh này thì biết được phép trị.

- Nhiệt nhập Bàng Quang Lạc sinh ứ huyết, người bệnh phát cuồng :

- được Dương Hàn thì Hạ huyết rồi lành.

- được Âm Nhiệt thì bụng dưới rắn đầy, ứ huyết tại Lý, Để Đáng thang làm chủ (127)

- Ở mặt khác : Hàn nhập Bàng Quang Lạc : bụng dưới Kết gấp, Đào Nhân Thừa Khí thang làm
chủ (108)

*Một chứng là Nhiệt Kết, một chứng là Hàn Kết, có thể đầy đủ để khảo xét.

- Bàng Quang là Kinh hành Thủy – Kinh không lợi thì sinh bệnh Thủy :

- Thủy Kết Xung Nhâm Kinh thì “khổ Lý cấp” (bên trong bức bách khó chịu) (130)

- Thủy Kết Đốc Kinh thì dưới Tâm hồi hộp (130)

- Thủy không lợi thì sinh bệnh Huyết :


56
- Huyết Kết Xung Nhâm Kinh người bệnh như cuồng, dùng Để Đáng thang có thể được
(128)

- Huyết Kết Đốc Kinh không dùng Để Đáng hoàn thì không xong (129)

Huyết Kết ở Xung Nhâm dễ chữa, Huyết Kết ở Đốc Kinh khó chữa.

*Một chứng là Huyết Kết, một chứng là Thủy Kết, có thể loại suy mà biết được.

BÀI THỨ 2

CHỨNG KẾT HUNG (1)

Chứng Kết hung là chứng hiểm. Sao là hiểm ? Vì ở Tấu Bán Lý vậy. Tấu Bán Lý với Phủ
Tạng tương liên, là cửa ải của sự sống chết vậy.

Trong chứng Sài Hồ có Đại Sài Hồ thang, Tiểu Sài Hồ gia Mang Tiêu thang, Sài Hồ Long
Cốt Mẫu Lệ thang dùng Huyền Minh Phấn, Đại Hoàng đều là phương dự bị giải Kết Hung. Đào
Nhân Thừa Khí thang, Để Đáng thang hoàn là sớm dự liệu cách trị nếu có chứng Thủy Kết hay
Huyết Kết.

Chúng ta đối với chỗ giao giới của Sài Hồ Chứng và Kết Hung Chứng phải phân hiểu như
thế nào ?

Mạch Phù Khẩn là Sài Hồ Chứng – Mạch Trầm Khẩn là Kết Hung Chứng

Còn có Chứng Kết Hung “mạch Thốn Phù, Quan Trầm” (131) hoặc “Thốn Phù, Quan
Trầm, Tiểu Khẩn ” (132)

Biện biệt chỗ giao giới giữa Phù Trầm, nếu không tế Tâm quan sát thì không thể được.
Để đến Phù Đại thì trong Vỵ trống rỗng, hư nhược quá độ không phép gì dám hạ (135)

Vậy thì, Mạch Phù lúc làm bệnh tại Bán Biểu, với Mạch Phù lúc làm bệnh ở Bán Lý.Đồng
là mạch Phù mà sống chết khác nhau vậy.

57
BÀI THỨ 3

CHỨNG KẾT HUNG (2)

Mạch với Chứng không thể lìa nhau :

- Thốn Phù là Thiếu Âm Nhiệt Khí hướng ra ngoài

- Quan Trầm là Thái Dương Hàn Khí nhập vào trong

- Nội Ngoại hợp Kết tại Hung ; đè tay vào thì đau : là Kết tại Thượng Tiêu.

- Nếu Thốn Phù Quan Trầm Tiểu Khẩn là Thái Dương Hàn Khí vào sâu Kết tại Trung Tiêu.

- Ăn uống như thường là bệnh không ở Thượng Tiêu, thường thường hạ lợi là bệnh đến Hạ
Tiêu.

+ Trên lưỡi trắng là Hàn ; rêu lưỡi trơn là trong Hàn có Nhiệt. Hàn Nhiệt Kết ở Trung
(giữa) mà hiện thấy ở Thượng (trên) là khó trị (132)

+ Kết ở Hạ Tiêu không có Dương Chứng là Chứng Kết thuộc Âm phần Hàn Nhiệt :

- Không có Hàn Nhiệt vãng lai, trái lại là Chứng Mẫu Ngược.

- Người bệnh yên tĩnh, trái lại thì là “vật vã không có lúc tạm yên”

- Trên lưỡi có rêu trơn là Hàn Nhiệt ở Hạ Tiêu rất sâu không thể công phạt (133)

*Lưỡi có rêu (bợn) trắng, rêu trơn là Chứng Âm Kết

Rêu vàng, rêu đen là Chứng Dương Kết; đó là phép xem lưỡi.

BÀI THỨ 4

CHỨNG KẾT HUNG (3)

Sau khi chứng Sài Hồ đã dứt, trước khi chứng Kết Hung hiện ra, việc làm nên bệnh với
phép trị đã nói ở bài thứ 2.
58
Đại để “phải nên hạ nhưng không nên hạ sớm”. Nên xét cẩn thận :

- Bệnh ở Dương phần Hàn Nhiệt mà Hạ sớm làm thành Kết Hung.

- Bệnh ở Âm phần Hàn Nhiệt mà Hạ sớm thì sinh Bỉ (134)

Hạ sớm đã không lợi ở Hung phần (ngực), lại cũng không lợi ở Bối phần (lưng)

- Dương bệnh làm Cương Kỉnh, Âm bệnh làm Nhu Kỉnh

- Đại Hãm Hung Hoàn trị ở Bối phần, Đại Hãm Hung Thang trị ở Hung phần

Sự dùng thuốc mãnh liệt của Thang,Hoàn như thế: có thể không cần hiểu biết cái
nguyên ủy của chứng này ư ?

- Phù Động Sác là mạch của nó

- Đầu đau, phát sốt, hơi ra mồ hôi trộm mà trái lại sợ lạnh là chứng của nó.

- Động Sác biến ra Mạch Trì là do Hạ sớm mà biến ra.

- Trong Cách đè vào đau, hơi thở vắn, phiền táo, dương tà hãm vào thì
sinh chứng Kết Hung tại Trung phần.

- Chỉ đầu đổ mồ hôi từ cổ trở lên là Kết tại Thượng phần.

- Tiểu tiện không lợi, mình tất phát vàng là Kết tại Hạ phần.

Đó là một lý do của Mach Chứng Kết Hung theo con đường Thái Dương mà đến (136)

- Mạch Trầm mà Khẩn, án tay vào mạch thấy rắn tựa đá.

Đó lại là một lý do của Mạch Chứng Kết Hung theo con đường Thiếu Âm mà đến (137)

- Nhiệt Kết tại Lý, vãng lai hàn nhiệt : là Kết ở trong mà ra ngoài.

Thủy Kết tại Hung Hiếp, chỉ đầu ra mồ hôi là Kết ở dưới mà lên trên

Đây lại thêm một lý do theo con đường Thái Dương Thiếu Âm phân kết mà đến(138)

- Không đại tiện 5 - 6 ngày, trên lưỡi ráo mà khát, hơi có triều nhiệt (sốt
cơn) từ dưới Tâm đến bụng dưới rắn đầy mà đau không thể đụng vào.

Đây lại thêm một lý do theo con đường Thái Dương Thiếu Âm hợp kết mà đến (139)

- Lại có khi :
59
- 3 phần Nhiệt 1 phần Hàn mạch Phù Hoạt là chứng của Tiểu Kết Hung Thang (140)

- 3 phần Hàn 1 phần Nhiệt mạch Vi Nhược hoặc là Kết hoặc là Hiệp Nhiệt lợi, tùy chứng mà trị
(141).

BÀI THỨ 5

CHỨNG KẾT HUNG (4)

Do Thái Dương Hàn Khí, Thiếu Âm Nhiệt Khí thành Chứng Kết Hung, theo trên hệ thống
mà xem thì như thế.

Do Tấu Bán Lý bộ, các Âm Dương Kinh Lạc có khác biệt, theo chỗ phân bố mà xem thì
không như thế.

Sở dĩ như vậy là vì cần phải xét sự biến chuyển của bệnh.

Thế nào là các Lạc trên Bán Lý Kết Hung ?

- Mạch Xúc là Thái Dương hướng ra ngoài không làm thành Kết Hung.

- Mạch Phù là Thiếu Âm hướng ra ngoài làm Kết Hung.

- Mạch Khẩn ắt yết đau : Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn Kết.

- Mạch Huyền ắt 2 bên sườn câu cấp : Âm Hàn Lạc thọ Nhiệt Kết.

- Mạch Tế Sác đầu đau chưa dứt : Dương Nhiệt Lạc thọ Hàn Kết.

- Mạch Trầm Khẩn ắt muốn ụa : Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt Kết.

- Mạch Trầm Hoạt là hiệp Nhiệt Lợi : các Hàn Lạc thọ Nhiệt Kết.

- Mạch Phù Hoạt ắt hạ huyết : các Nhiệt Lạc thọ Hàn Kết (142).

Học giả cần phải tỉ mỉ phân biệt thì mới có thể nói đến Mạch Lý vậy.

60
BÀI THỨ 6

CHỨNG KẾT HUNG (5)

Thế nào là các Khí trên Bán Lý Kết Hung ?

- Bệnh tại Bán Biểu trở ra nên phát hãn ; nếu dùng nước lạnh để hạn thì từ Bán Lý trở vào
Nhiệt Khí không có chỗ ra, tất nhiên Hàn Nhiệt Kết nhau trên Nhục phần nổi lấm tấm mụn
nhỏ gọi là Ban Chẩn.

- Muốn uống nước trái lại không khát là Dương Hàn Dương Nhiệt Khí Kết :

- Thiên về Dương Nhiệt Kết dùng Văn Cáp Tán (143)

- Thiên về Dương Hàn Kết dùng Ngũ Linh Tán (143)

- Kết Hung không có Nhiệt Chứng là Âm Hàn Âm Nhiệt Khí Kết :

Thiên về Âm Nhiệt dùng Tam Vật Tiểu Hãm Hung thang (143)

Thiên về Âm Hàn dùng Bạch Tán cũng được; mình mát da nổi mụn muốn
đắp chăn mặc áo là Nhiệt lui vào trong, tại Cách dùng Bản phương, tại Đái dùng Bạch Thược
(143)

Thế nào là các Kinh trên Bán Lý Kết Hung ?

- Đầu gáy cứng đau hoặc xây xẩm choáng váng là Âm Dương Kinh ở Lưng (Kết)

- Giống như Kết Hung, dưới Tâm Bỉ Ngạnh là Âm Dương Kinh ở Ngực (Kết)

- Châm huyệt Đại Chùy để tả các Dương Kinh ở Lưng.

- Châm các huyệt Phế Du, Can Du để tả các Âm KInh ở Lưng.

- Phát hạn thì nói xàm, mạch Huyền : các Dương Kinh ở Ngực.

- 5 – 6 ngày nói xàm không dứt : các Âm Kinh ở Ngực.

- Châm huyệt Kỳ Môn : để tả chỗ hội trước Ngực của các Âm Dương Kinh (144)

61
BÀI THỨ 7

THỦ THIẾU DƯƠNG (1)

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Kinh rất phức tạp trong 12 Kinh. Tất cả các Phủ Tạng đều
nằm trong Liên võng của Tam Tiêu.

Từ Cách Mô trở xuống, giữa các Phủ Tạng đều có vài lớp Mô võng chằng chịt buộc
quanh các Phủ Tạng để phân Bộ vị, và che chở huyết quản các nơi đi từ Tạng này đến Tạng kia
để thông hành khí huyết.

Ở chỗ này Trọng Cảnh có bảo rằng : Chứng của đàn bà, Kinh thủy vừa đến, vừa dứt,
nhiệt nhập huyết thất, có 3 Chứng nhưng mà mỗi Chứng đều có chỉ rõ :

- Thọ Thái Dương Hàn Khí để nhập huyết thất, huyết đó tất Kết, Hàn Nhiệt lúc nghỉ lúc phát,
dùng Tiểu Sài Hồ thang làm chủ (146)

- Thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí để nhập huyết thất, nói xàm như trạng thấy quỷ, Trọng Cảnh nghiêm
dặn rằng chớ phạm Vỵ Khí (147)

- Lại có cùng thọ Thái Dương Thiếu Âm Hàn Nhiệt để nhập huyết thất, Ngực sườn đầy, như
trạng Kết Hung, nói xàm, châm huyệt Kỳ Môn, tùy theo chứng thực mà tả đi (145)

Còn như Bệnh do Tam Tiêu mà xuất ra, cũng không ngoài điều này :

- Phát nhiệt hơi sợ lạnh, khớp xương tay chân đau nhức, dùng Sài Hồ Quế Chi thang, cho nó
theo đường Thái Dương Kinh mà ra (148)

- Tiểu tiện không lợi, khát nước, chỉ đầu ra mồ hôi, dùng Sài Quế Càn Cương thang, cho nó
theo đường Thiếu Âm Kinh mà ra (149)

- Đầu ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, tay chân lạnh là chứng ở Biểu. Miệng không muốn ăn, đại tiện
rắn, mạch Tế là chứng ở Lý. Có Biểu lại có Lý, cùng cho nó theo đường Thái Dương Thiếu Âm
mà ra vậy. Tiểu Sài Hồ thang để giải Thái Dương, đi ngoài được để giải Thiếu Âm (150)

62
BÀI THỨ 8

THỦ THIẾU DƯƠNG (2)

Nội Kinh nói : “Thượng Tiêu như Vụ (sương mù), Trung Tiêu như Âu (bọt nước), Hạ
Tiêu như Độc (mương rạch), không có hình thể nhất định, cho nên bảo rằng Tam Tiêu có danh
mà không hình.

Lại nói : “Tam Tiêu là Quan quyết Độc (khơi thông ngòi nước) thủy đạo (đường nước)
do đấy mà ra “ ; là có công năng xác thật, không thể bảo là vô hình. Thực ra Khí của Tam Tiêu
chủ tại Tấu tại Cách :

- tại Tấu chuyển Âm tà ra ngoài, dưới Tâm Bỉ, ghét lạnh ra mồ hôi, dùng Phụ Tử Tả Tâm thang
làm chủ (157)

- tại Tấu chuyển Dương tà vào trong, dưới Tâm Bỉ, miệng ráo khát, tiểu tiện không lợi, dùng
Ngũ Linh tán làm chủ (158)

- tại Cách chuyển Âm Khí lên trên ợ khan mùi thức ăn hôi; chuyển Dương Khí xuống dưới trong
bụng ruột kêu sấm, hạ lợi dùng Sinh Cương Tả Tâm thang để phân giải trên dưới (159)

- tại Cách Âm Dương cùng dồn xuống dưới thì Thượng Tiêu hư, hạ lợi ngày vài mươi lần, ụa
khan, Tâm phiền, dùng Cam Thảo Tả Tâm thang giải ở trên (160)

- tại Cách Âm Dương cùng dồn lên trên thì Hạ Tiêu hư, hạ lợi không dứt, các thuốc thảy đều
không nghiêm, dùng Xích Thạch Chỉ Võ Dư Lương thang là phép “tắc nhân tắc dụng” ; lại
dùng cách lợi tiểu tiện là “thông nhân thông dụng” vậy (161).

Cho đến do Tam Tiêu vào các Kỳ Kinh :

- dưới Hiếp đau, xung lên yết hầu không thở được là vào tại Xung Kinh.

- huyền mạo (xây xẩm choáng váng), kinh mạch động giật là vào tại Đốc Kinh.

- lâu rồi thành Chứng Nuy là vào tại Nhâm Kinh (162).

63
BÀI THỨ 9

THỦ THIẾU DƯƠNG (3)

Nan Kinh bảo rằng Tam Tiêu với Bào Lạc cùng nhau làm Biểu Lý. Hai Kinh này làm bệnh
mỗi mỗi đều có liên quan với Tâm, Thận.

Bào Lạc là quan sứ Thần của Tâm, Tam Tiêu có gốc buộc ở Thận cho nên :

Bệnh ở Tâm Thận tất do Tâm Bào Tam Tiêu Kinh bị Thực.

Bệnh ở Tâm Bào, Tam Tiêu ắt do Tâm Thận bị Hư.

Thương Hàn nói về Nhiệt nhập huyết thất có 3 Chứng, Tạp Bệnh nói về Nhiệt nhập
huyết thất có 4 Chứng, có thể suy tưởng thấy được. Huống chi,

- Bào Kinh bệnh Lịch Tiết (sưng đau các khớp xương) ắt do Tiêu Thủy (nước ở Tam Tiêu) đem
lại.

- Tiêu Kinh bệnh Bỉ ngạnh (đầy có cục cứng) ắt do Bào Hỏa (lửa ở Tâm Bào) dẫn đến.

Vậy thì Bào Kinh giống tựa Tạng mà không phải Tạng, Tiêu Kinh giống tựa Phủ mà
không phải Phủ, cùng nhau làm Biểu Lý, bao bọc tất cả Phủ Tạng.

Từ đây, học giả xẻ chia các Khích (lổ hổng), soi dẫn các “Khiếu”, phân biệt các Kinh Lạc,
với nhà giải phẩu có khác gì ?

BÀI THỨ 10

TÚC THIẾU DƯƠNG

Đởm Kinh đảm trách chỗ giao giới của Bán Âm Bán Dương :

- Bệnh tại Dương phần làm Kết Hung ấn tay vào cứng đau, dùng Đại Hãm Hung thang làm chủ
(151).

- Bệnh tại Âm phần đầy mà không đau, đấy là Bỉ, dùng Bán Hạ Tả Tâm thang làm chủ (151).
64
- Hạ lợi không dứt, nước cháo không xuống được là thọ Âm Dương hợp bệnh mà thiên về Bán
Âm, chưa ra phương (152).

- ra mồ hôi, phát có lúc,dưới Tâm Bỉ rắn đầy dẫn đến dưới hiếp đau, thở vắn không ghét lạnh
là thọ Âm Dương hợp bệnh mà thiên về Bán Dương, dùng Thập Táo thang làm chủ (154).

- dưới Tâm Bỉ, sắc mặt xanh vàng, da thịt máy động là khó trị, sắc hơi vàng, tay chân ấm dễ
khỏi, đấy là Âm Dương tại Đởm Kinh đều hư (155).

- Bệnh hiệp Hàn mạch Khẩn nhập Lý theo phép trị Đởm Hàn, dùng Quế Chi Nhân Sâm thang
(153).

- Bệnh hiệp Nhiệt mạch Phù Hoạt tại trên Bộ Quan theo phép trị Đởm Nhiệt, dùng Đại Hoàng
Hoàng Liên Tả Tâm thang làm chủ (156).

Đến như :

- thọ phải Âm Nhiệt mà ợ hơi không dứt dùng Toàn Phúc Hoa Đại Giả Thạch thang làm
chủ(163)

- thọ phải Dương Nhiệt Hạn ra mà Suyễn, dùng Ma Hạnh Cam Thạch thang làm chủ (164).

- thọ phải Âm Hàn mà Hạ lợi không dứt, Biểu Lý không giải dùng Quế Chi Nhân Sâm thang
làm chủ (165).

- thọ phải Dương Hàn ở trên Cách Khí xung lên yết hầu không thở được, dùng Qua Đế tán cho
thổ (168).

Cho đến Đởm Kinh bị Bỉ nhập vào 3 Kỳ Kinh thì là Chứng Chết vậy (169).

BÀI THỨ 11

CÁCH MÔ BỘ

Thương Hàn Luận đề cập đến Cách rất nhiều.

- Dương Khí Vi, Cách Khí hư mạch bèn Sác – lại Động Sác biến ra Trì – trong Cách đè tay đau,
đấy là mạch chứng đề cập đến Cách vậy.

65
- Bệnh tại Cách thượng tất thổ, bệnh tại Cách hạ tất lợi, đấy là Bộ Vị Thang Phương đề cập
đến Cách.

- Trong Vỵ hư trống, Khách Khí động Cách, lại Cách thượng có Hàn ẩm, đấy là tại Cách lấy Vỵ
Khí làm chủ.

- Phiền Táo muốn chết, là Hàn Khí phạm Cách.

- Phát tác muốn chết rồi lại dứt, là Tà Khí phạm Cách.

Cách phần quan hệ không phải ít, mà qua được trên dưới của Cách phần thì bệnh dứt, có
thể thấy được.

Sở dĩ như thế là vì 12 Kinh Lạc từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới (đi Tung) đều không
thể ngoài Cách mà riêng có con đường tắt khác. Cùng với 12 Kinh Lạc từ trong ra ngoài, từ ngoài
vào trong (đi Hoành), sự trọng yếu của nó đồng như nhau.

Lại nữa, tất cả Kinh Lạc đều do ở dưới Đái phần mà lên trên, sự trọng yếu của nó không
khác gì ở Cách ở Tấu.

Vì sao từ trước đến nay, các nhà chú giải Thương Hàn chưa từng một lần thảo luận đến 3
bộ phận này ? Bộ phận của bệnh còn chưa biết, nguyên nhân của bệnh theo đâu mà trị ? Cho
nên cuối cùng sách Thương Hàn bế tắc là phải !!

BÀI THỨ 12

NHIỆT BỆNH DO THƯƠNG HÀN Ở CÁCH PHẦN

Người đời bảo rằng : “ Sách Thương Hàn trị Hàn “. Sao lại thô sơ đến thế ?

Phàm Nhiệt Bệnh đều là Thương Hàn loại. Nội Kinh có nói rõ. Trọng Cảnh, tổ thuật ở Thái
Dương, thiên hạ, chương thứ 21, ngay ở đầu chương nêu rõ Thương Hàn 3 lần, liên tiếp 3 lần
dùng Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang. Sách Thương Hàn rõ ràng cũng trị Nhiệt Bệnh vậy.

Lấy Hàn đặt tên sách, vì Nhiệt Bệnh do Hàn đưa đến.

Xem nơi sách này nói rằng :

66
- Thương Hàn 7 – 8 ngày không giải, Biểu Lý đều Nhiệt, khát tợn, miệng khô ráo, muốn uống
vài thùng nước : là các Lạc tại Cách Nhiệt tột độ. Nhưng mà, thường thường ghét gió thì có
thể biết là do thọ Bản Hàn, dùng Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ (170).

- Thương Hàn phát nhiệt, miệng ráo khát, Tâm phiền là các Kinh tại Cách nóng nhiệt tột độ,
nhưng mà ở lưng ghét lạnh thì biết là thọ phải Bản Hàn, dùng Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang
làm chủ (171).

- Thương Hàn mạch Phù phát nhiệt, không mồ hôi, Biểu không giải là các Khí tại Cách thọ Bản
Hàn không thể dùng Bạch Hổ thang ; muốn uống nước không có Biểu chứng là Thương Hàn
chuyển làm Nhiệt Bệnh, thì tất nhiên phải dùng Bạch Hổ gia Sâm thang vậy (172).

BÀI THỨ 13

CÁCH PHẦN THƯƠNG HÀN LOẠI (1)

Bốn chữ “Thái Dương Hàn Khí ” bao quát tất cả không thiếu không thừa.

- Gọi là Ôn Bệnh Phong Ôn, chẳng gì khác, đó là Thái Dương Dương Khí thái quá mà thôi !

- Gọi là Hàn Thấp Phong Thấp, há lại khác, chẳng qua Thái Dương Hàn Khí rất nhiều mà thôi !

Sao lại nói như vậy ?

- Thái Dương Kinh Khí có sai biệt, cho nên Trúng Phong Thương Hàn có khác nhau :

.Thái Dương Kinh bệnh là Trúng Phong ; Thái Dương Khí bệnh là Thương Hàn.

- Kinh Khí không phải một, không phải hai ; Phong Hàn cũng không phải một, không phải hai ;
vận hành ở bộ vị nơi thân người có khác nhau :

. Bì Phu thuộc Hàn phần

. Tấu Lý thuộc Nhiệt phần

. Cơ Nhục thuộc Phong phần

Như vậy cho nên Mạch Chứng có khác nhau, phép trị có khác nhau. Người khéo học nên
dung hội để quán thông :
67
- Dựa trên Thái Dương Kinh Khí để nhận ra Trúng Phong Thương Hàn.

- Dựa trên Trúng Phong Thương Hàn để nhận ra Ôn Bệnh Phong Ôn Hàn Thấp Phong Thấp.

Một đường mà trăm nẽo, khác dòng nhưng cùng nguồn. Tóm lại, không ngoài Dương
Khí có nhiều ít, Hàn Khí có nhiều ít, chuyển biến phát sinh ra mà thôi.

BÀI THỨ 14

CÁCH PHẦN THƯƠNG HÀN LOẠI (2)

- Thế nào là Ôn Bệnh Phong Ôn ? há không nói đến ư ? là Dương Khí ở Thái Dương thái quá
rư ! ?

- Thế nào là Hàn Thấp Phong Thấp ? há không nói đến ư ? Là Hàn Khí ở Thái Dương rất nhiều
rư ! ?

- Thế nào là Mạch Chứng không đồng, phép trị không đồng, há không nói đến ư ? là Kinh Khí
làm bệnh không là một, bộ vị mắc bệnh có khác nhau rư ! ?

Phàm Nhiệt Bệnh tất thọ phải Hàn truyền :

- Thương Hàn truyền Âm Nhiệt Kinh, dưới Tâm rắn, gáy cổ cứng mà xây xẩm là Phong Ôn ở
Cách phần ; châm Đại Chùy, Phế Du, Can Du với Kỳ Môn (173).

- Thương Hàn truyền Dương Nhiệt Kinh, tự hạ lợi là Ôn Bệnh ở Cách phần, Hoàng Cầm thang
làm chủ. Nếu có ụa dùng Hoàng Cầm Cương Bán thang, là Ôn Bệnh muốn chuyển dần làm
Thương Hàn (174).

- Thương Hàn trong Hung có Nhiệt, trong Vỵ có tà Khí, trong bụng đau, muốn ụa, dùng
Hoàng Liên thang làm chủ, là trong Nhiệt có Hàn, Ôn Bệnh muốn chuyển hết sang làm
Thương Hàn (175).

- Thương Hàn 8 – 9 ngày, Phong Thấp chọi nhau, mình mẩy đau nhức, không day trở được,
mạch Phù Hư mà Sác, dùng Quế Chi Phụ Tử thang làm chủ, là Thương Hàn ở Cách phần
chuyển làm Hàn Thấp.

68
- Đại tiện rắn, tiểu tiện tự lợi, dùng khử Quế Chi gia Bạch Truật thang, là Hàn Thấp ở Cách
phần chuyển làm Phong Thấp (176).

- Phong Thấp chọi nhau, xương khớp phiền nhức, đau rút không co duỗi được, mồ hôi ra,
thở ngắn, ghét gió không muốn bỏ áo, dùng Cam Thảo Phụ Tử thang làm chủ, là Phong
Thấp ở Cách phần chuyển làm Thương Hàn (177).

BÀI THỨ 15

CÁCH PHẦN THƯƠNG HÀN LOẠI (3)

Chúng ta lấy bàn tính làm con toán :

- Thái Dương Thương Hàn truyền Âm Nhiệt Kinh làm Phong Ôn, truyền Dương Nhiệt Kinh làm
Ôn Bệnh, Ôn Bệnh chuyển làm Thương Hàn, là bởi Dương Nhiệt không lìa Dương Hàn vậy.

- Thái Dương Thương Hàn truyền Âm Hàn Kinh làm Hàn Thấp, truyền Âm Nhiệt Kinh làm Phong
Thấp, Phong Thấp chuyển làm Thương Hàn, là bởi Âm Nhiệt không lìa Dương Hàn vậy.

Như vậy là Âm Dương lưu chuyển dù Kinh Khí nào, dù Bộ phận nào, thảy đều không
ngoài phạm vi của Thái Dương Hàn Khí. Nhưng mà tại Tấu tại Cách, bệnh Chứng rất là gian
hiểm; đấy là điều sở dĩ phải đọc kỹ Thương Hàn, mà chứng ở Tấu Cách lại càng không thể
không đọc kỹ vậy.

BÀI THỨ 16

THƯƠNG HÀN Ở LẠC MẠCH THUỘC CÁCH PHẦN

Đọc thiên Thái Dương nơi cuối có nói : “Thương Hàn mạch Phù Hoạt, đó là Biểu có
Nhiệt Lý có Hàn, dùng Bạch Hổ thang làm chủ ”, chưa từng không ngờ vực là điều này không
ổn. Lại xem khắp các nhà chú giải thấy hết thảy ai ai cũng vậy.

69
Đến khi đọc kỹ toàn luận xét từng ngành thớ thỉ chung rồi quán thông, mới biết loại
văn như thế tác giả dùng rất nhiều :

- Thái Dương thiên hạ, chương 10 (21), tiết 1 (170) nói : lúc lúc ghét gió dùng Bạch Hổ gia Sâm
thang ; tiết 2 (171) nói : lưng ghét lạnh dùng Bạch Hổ gia Sâm thang.

- Dương Minh thiên, chương 6 (25), tiết 7 (220) nói : bụng đầy, són cứt, tay chân quyết lãnh
dùng Bạch Hổ thang.

- Khuyết Âm thiên, chương 4 (43), tiết 2 (349) nói : mạch Hoạt mà Quyết dùng Bạch Hổ thang.

- Tạp Bệnh Luận chương Trúng Yết (Kỉnh – Thấp – Yết), tiết [43] nói : mình nặng, ghét lạnh
dùng Bạch Hổ gia Sâm thang.

Phàm dùng Bạch Hổ thang tất có 1,2 Hàn chứng ở trong, thường thường thấy luôn,
không phải chỉ thấy một lần :

- Nội Kinh nói : “Thương phải Hàn thì sinh Nhiệt “ cho nên trước nêu : “Thương Hàn mạch Phù
Hoạt” là mạch Nhiệt của Thương Hàn vậy. Trọng Cảnh giải rằng : đó là Biểu có Nhiệt Lý có
Hàn, dùng Bạch Hổ thang làm chủ, là theo “ bệnh nguyên ” do Hàn sinh ra mà nói vậy (178).

- Hoặc bảo rằng chỉ nói Mạch không nói Chứng sao mà chẳng ngờ ?

Đáp rằng : Mạch là hiện tượng trước tiên của Khí Huyết, Chứng dựa vào Mạch mà phát hiện,
có chứng ấy tất có mạch ấy. Luận điều này chẳng phải chỉ có một, như Mạch chỉ Phù dùng Ma
Hoàng thang (37), mạch chỉ Phù không có chứng gì khác dùng Ma Hoàng thang (232).
Không có chứng, nào có trở ngại gì ?

Vậy thì, Nhiệt Bệnh tất thọ phải Hàn truyền Kinh, cũng như thế Hàn Bệnh tất thọ phải
Nhiệt chuyển hệ, dùng Tứ Nghịch thang để trị Biểu Nhiệt sắc mặt đỏ trái lại không ghét lạnh,
lại đâu có quái lạ ! (316)

BÀI THỨ 17

THƯƠNG HÀN Ở KINH MẠCH THUỘC CÁCH PHẦN

*Thương Hàn mạch Phù Hoạt là nói tại Cách, Lạc mạch bị Nhiệt.

70
“Cực Nhiệt thương Lạc“, sao gọi là Thương Hàn ? Vì trước lúc đó tất là “Hàn cực
thương Kinh” vậy.

Sách Tố Vấn thiên Mạch Độ nói : “Kinh là Lý, chia nhánh đi ngang là Lạc (ở Biểu) nay
Lạc mạch tại Biểu có Nhiệt, cho nên biết Kinh mạch tại Lý có Hàn, Bạch Hổ thang làm chủ,
thấy Nhiệt nên trị Nhiệt trước, nhưng mà Hàn tại Lý không thể quên vậy (178).

*Thương Hàn mạch Kết Đại là nói tại Cách Kinh mạch bị Hư, Kết là Khí hư

- Mạch Hoãn, có lúc dừng 1 chỉ rồi lại đến, là nói tại Cách Âm Dương đều hư.

- Mạch Động mà trong lúc dừng, lại đến (Tiểu Sác), trong Tiểu Sác có quay trở lại Động tên là
Kết là nói Dương Khí tại Cách không thể thông đạt ra ngoài được.

- Mạch Động mà trong lúc dừng không thể tự quay lại, nhân đó mà Động trở lại, tên là Đại là
nói Âm Khí tại Cách không thể thuận tiếp vào trong được.

Âm Hư thì Dương Động, Dương Hư thì Âm Quý, Âm Dương tân dịch đều khô kiệt
dùng Chích Cam Thảo thang làm chủ, còn gọi là Phục Mạch thang là do Cách mà phát xuất ra
(179, 180).

Hiệp lại mà xem, Thái Dương Bệnh Trúng Phong,Thương Hàn do Hàn Khí gây ra,
chẳng những Ôn Bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp đều do Hàn Khí gây ra, cho đến
Kinh mạch, Lạc mạch cũng do Hàn Khí gây ra. Đến khi Cách phần thọ bệnh thì Thương Hàn rất
nặng.

Giới hạn của Thương Hàn Luận dừng ở đây.

71
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN SÁU

BÀI THỨ 1

DƯƠNG MINH THỂ LỆ

Lục Kinh đều có thể lệ của mỗi Kinh. Thể lệ của Thiên Thái Dương là thể lệ chung cho
toàn sách Thương Hàn.

Dương Minh thọ (chịu) Thái Dương Trúng Phong Thương Hàn truyền đến, lấy đó làm
thể lệ.

Thương Hàn truyền Kinh vốn không định luật. Cho nên sự truyền của nó :

- có khi thủy chung vẫn ở Dương Minh.

- có khi mắc phải rồi thì Trực truyền (truyền thẳng) vào Tam Âm.

- có khi mắc phải rồi gọi là Chuyển thuộc là truyền Trực tiếp vậy.

- có khi mắc phải rồi gọi là Chuyển hệ là truyền Gián tiếp vậy.

Nói thông thường thì Dương Minh với 6 Kinh đều có liên quan với nhau. Nói đơn giản
thì Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm sinh bệnh cũng đủ. Không riêng gì Dương Minh, tất
cả các Kinh đều như vậy.

Nhưng có một đặc điểm chúng ta phải nên chú ý là Bản Kinh đơn độc Dương tính:

- Bệnh tại Hàn Khí thuộc trị lệ của Thái Dương.

- Bệnh tại Nhiệt Khí thuộc trị lệ của Bản Kinh.

Tuy nhiên,Thiếu Âm Nhiệt Khí mỗi mỗi cùng với Dương Minh cảm ứng. Vì thế trị bệnh
Dương Minh nên nhận rõ giới hạn của Dương Nhiệt, Âm Nhiệt là điều cốt yếu vậy.
.

72
BÀI THỨ 2

DƯƠNG MINH Ở BIỂU (1)

Thọ Thái Dương Phong Khí gọi là Trúng Phong.

Thọ phải Thái Dương Hàn Khí gọi là Trúng Hàn.

Dương Minh chủ Nhục phần, cho nên đều xưng là Trúng:

- Không ăn được, tiểu tiện không lợi, tay chân ra mồ hôi: đó là Trúng Hàn truyền các Dương
Kinh(192).

- Muốn ăn, tiểu tiện trái lại không lợi, đại tiện tự điều, xương khớp nhức, đó là Trúng Phong
truyền các Dương Kinh (193).

- Không ăn được, người bệnh vốn hư, công nhiệt tất ụa, đó là Trúng Hàn truyền các Âm Kinh
(195).

- Mạch Trì, ăn no thì phiền, đầu choáng váng, tiểu tiện khó, đó là Trúng Phong truyền các
Âm Kinh(196).

Phép nhận chứng có :

- Hàn truyền các Dương Kinh thì Hàn ít : thủy cốc không phân biệt,

truyền các Âm Kinh thì Hàn nhiều : trong Vỵ hư lạnh (192).

- Phong truyền các Dương Kinh thì Nhiệt nhiều : xương nhức phát cuồng,

truyền các Âm kinh thì Nhiệt ít : hạ rồi bụng đầy như cũ (193).

Lại có khi :

- Hàn được Nhiệt mà Hàn lui : khớp xương đau nhức, mồ hôi rỉ rã ra rồi giải là vậy (193).

- Nhiệt được Hàn mà Nhiệt trừ : thủy không thắng Cốc Khí, với hạn cộng dồn lại, mạch Khẩn
thì khỏi là vậy (193).

Đều phải biện kỹ.

73
BÀI THỨ 3

DƯƠNG MINH Ở BIỂU (2)

Dương Minh thọ Thái Dương Phong Hàn phân truyền vào các Âm Dương Kinh như trên
đã nói rõ rồi.

Còn như thọ Thái Dương Phong Hàn hợp truyền vào 12 Kinh thì sao ?

- Truyền Túc Thái Dương Kinh : mình như trùng bò trong da là Bàng Quang Kinh hư, Phong
Hàn dồn vào rồi không ra (197).

- Truyền Túc Dương Minh Kinh : nôn ụa, ho là Phong; tay chân quyết [lãnh] là Hàn; tất khổ vì
đau đầu là tại Vỵ Kinh (198).

- Truyền Túc Thiếu Dương Kinh : chỉ đầu choáng váng là Hàn; mà ho là Phong; tất cổ họng
đau là tại Đởm Kinh (199).

- Truyền Thủ Thái Âm Kinh : không mồ hôi là Hàn; tiểu tiện không lợi là Phong; mình tất phát
vàng là Phế Kinh chủ Bì mao (200).

- Truyền Thủ Thiếu Âm Kinh : trên trán hơi có mồ hôi là Tâm Kinh thọ truyền, tiểu tiện không
lợi mình tất phát vàng là Phong Hàn ứ ở trong mà phát ở ngoài (201).

- Truyền Thủ Thiếu Dương Kinh : tất triều nhiệt phát lên có lúc là Tam Tiêu Kinh cùng thọ
Phong Hàn (202).

- Truyền Thủ Thái Dương Kinh : miệng ráo là Phong; súc miệng không muốn nuốt nước là
Hàn; tất đổ máu cam là Dương Hàn Kinh thọ Nhiệt (203).

- Truyền Thủ Dương Minh Kinh : vong tân dịch, đại tiện rắn là Phong; tân dịch đang quay trở
vào Vỵ là Phong Hàn làm bệnh, Phong Hàn lại làm cho lành bệnh (204).

- Truyền Túc Khuyết Âm Kinh : ụa nhiều không thể công vì là Vỵ Hàn thọ Can Phong (205).

- Truyền Túc Thái Âm Kinh : dưới Tâm cứng đầy, cho công hạ thì lợi mãi không dứt rồi chết
là Vỵ hư Tỳ cũng hư (206).

- Truyền Túc Thiếu Âm Kinh : mặt hợp sắc đỏ, công thì phát Nhiệt sắc mặt vàng, tiểu tiện
không lợi là Thận bệnh Tâm cũng bệnh (207).

Đó là 12 Kinh tại Nhục phần thọ Dương Minh Phong Hàn truyền.
74
Lại xem nơi Thái Dương thiên trung, Chương thứ nhất (7) gồm 15 tiết, thuyết minh 12
Kinh tại Nhục phần thọ Thái Dương Phong Hàn truyền.

Đồng thọ Phong Hàn Khí, đồng bệnh tại Cơ Nhục phần, nhưng mà thuộc Thái Dương,
thuộc Dương Minh thì khác nhau :

Tất cả bệnh Thái Dương nên Hạn, tất cả bệnh Dương Minh nên Giải.

Trong 12 Kinh phải phân tích rõ ràng, không thể bảo là Biểu bệnh Phong Hàn mà vội
vàng sơ xuất vậy.

BÀI THỨ 4

DƯƠNG MINH Ở LÝ (1)

Dương Minh bệnh dùng 3 phương Thừa Khí Thang, lấy chữ Thừa Khí đặt tên thang, là
nói rõ Dương Minh thừa nhận cái Khí Phong Hàn ở Thái Dương truyền vào.

Duy Bộ phận thừa nhận không đồng,cho nên tên thang phương Đại,Tiểu,Điều Vỵ có
khác.

Sao gọi là Điều Vỵ Thừa Khí Thang Phương ?

Thang này chủ trị Thiếu Âm Nhiệt Khí, Bộ phận ở tại Tấu Bán Lý vậy.

- Thiếu Âm là Âm Nhiệt Khí, là Thận Khí vậy.

- Dương Minh là Dương Nhiệt Khí, là Vỵ Khí vậy.

Ở Âm gọi Thận Khí, ở Dương gọi là Vỵ Khí, cho nên chủ trị Thiếu Âm gọi nó là Điều Vỵ,
để cho thấy Điều Vỵ Khí tức là Điều Thận Khí, mà ở Thận ở Vỵ thì có khác vậy.

Tấu Bán Lý là Nhiệt phần, thừa nhận Thái Dương Phong Hàn ở đó, cho nên nói là “Thừa
Khí”. Nhưng mà không nói “chủ chi” (chủ đấy, làm chủ) lại nói “khả dử” (có thể dùng), càng
thấy trị Thiếu Âm tức là trị Thái Dương, mà Thái Dương Thiếu Âm thì rất là khác biệt.

Vì sao như thế ? Vì Âm Dương bất trắc (không lường được) cho nên vậy.

75
BÀI THỨ 5

DƯƠNG MINH Ở LÝ (2)

Tiểu Thừa Khí với Đại Thừa Khí phân biệt như thế nào ?

- Chủ trị riêng Thái Dương ở Bán Biểu, hoặc riêng Thiếu Âm ở Bán Biểu, đó là giới hạn của
thang Tiểu Thừa Khí.

- Hiệp trị Thái Dương Thiếu Âm Kiêm tại Bán Biểu Bán Lý, đó là giới hạn của thang Đại Thừa
Khí.

Vậy thì sự khác nhau giữa Đại Tiểu Thừa Khí nên theo Thái Dương Thiếu Âm sinh bệnh
mà phân biệt.

*Phân biệt Dương Minh tại Tấu thọ Thái Dương Hàn Khí,có khi dùng Đại Tiểu Thừa Khí khác
nhau:

- mạch Trì : là mạch Hàn Khí tại Tấu.

- tuy đổ mồ hôi không ghét lạnh : là Dương Minh bệnh.

- người bệnh mình nặng nề : là thọ phải Hàn Khí.

- thở vắn, bụng đầy mà suyễn, có sốt cơn là thọ cả Thái Dương lẫn Thiếu Âm.

- tay chân dâm dấp ra mồ hôi, đại tiện rắn : là chứng của Dương Minh Kinh, lại là chứng của
Dương Minh Phủ vậy.

Đấy là Thái Dương Thiếu Âm cùng bệnh, Bán Biểu Bán Lý cùng thọ (chịu)

chẳng phải dùng phương thang Đại Thừa Khí thì dùng gì ?

- mồ hôi ra nhiều, hơi phát nhiệt, ghét lạnh, không có sốt cơn là chỉ ở Bán Biểu.

- bụng lớn đầy, không thông : là chỉ thọ Thái Dương hoặc chỉ thọ Thiếu Âm.

chẳng phải dùng phương thang Tiểu Thừa Khí thì dùng gì ?

- hơi hòa Vỵ Khí, chớ nên cho xổ mạnh : là nói dùng Đại Tiểu Thừa Khí phải nên phân biệt rõ
ràng, không thể dùng bừa (209).

76
*Phân biệt Dương Minh tại Tấu thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí lại có khi dùng Đại Tiểu Thừa Khí khác
nhau:

- phát sốt cơn, đại tiện rắn : thọ tại phần Lý của Thiếu Âm.

Tại Lý của Thiếu Âm do từ Biểu của Thái Dương mà đến, chủ trị bằng Đại Thừa Khí là nên
vậy.

Nhưng mà ở Lý nên phân biệt có thất Khí (đánh hơi trung tiện) hay không thất Khí. Tại
Lý dùng Tiểu Thừa Khí để dò xem Vỵ Khí Hư Thực :

- có phân ráo khô là Âm Nhiệt đã hóa Âm Hàn, có thể dùng Thừa Khí.

- đại tiện lúc đầu rắn sau nát : là Âm Nhiệt chưa hóa Âm Hàn. Đại Tiểu Thừa Khí đều không
thể dùng được.

- sau đó phát nhiệt, đại tiện rắn nhưng lại ít là chỉ có Âm Nhiệt tại Tấu Bán Biểu, dùng Tiểu
Thừa Khí thang chủ trị.

- không thất Khí cẩn thận không thể công : là nói Vỵ Khí với Thận Khí không tiếp nhau thì
không công được.

BÀI THỨ 6

DƯƠNG MINH Ở LÝ (3)

Ba Kỳ Kinh bệnh ở Thái Dương duy chỉ sợ nó Hàn.

bệnh ở Dương Minh duy chỉ sợ nó Nhiệt.

*Xung Kinh ở giữa Nhâm Đốc, trực tiếp với Dương Minh :

- thọ phải Âm Nhiệt truyền vào mà nói xàm.

- thọ phải Dương Hàn truyền mà nói năng loạn.

- suyễn đầy là chết : là Âm Nhiệt không cộng với Dương Hàn.

- hạ lợi cũng chết : là Dương Hàn không cộng với Âm Nhiệt.

Âm Dương ly tán đều là chứng chết vậy (211).


77
*Đốc Kinh đi phía sau Xung Kinh :

- mồ hôi ra nhiều là Dương Hàn Kiệt.

- phát hạn nhiều lần là Âm Nhiệt cạn.

- Vong Dương của nó sinh nói xàm : Thái Dương là Dương, Nhiệt Khí cũng là Dương, là
Âm Dương đều vong vậy.

- mạch Đoãn là chết : là Âm Dương đều vong, tân dịch của Đốc Kinh vong.

- mạch tự điều hòa thì không chết : là Âm Dương đều còn, tân dịch của Đốc Kinh còn vậy
(212).

*Nhâm Kinh đi phía trước Xung Kinh :

+ Thổ hạ rồi không giải : là do Dương Minh Kinh truyền Nhâm Kinh vậy.

- không đại tiện 5-6 ngày đến hơn 10 ngày : là Dương Hàn Kiệt.

- xế chiều phát sốt cơn, không sợ lạnh : Dương Hàn Kiệt thì Âm Nhiệt quay trở lại.

- nói một mình như trạng thấy quỷ : Âm Dương cùng Kiệt mà Nhâm Kinh huyết táo vậy.

+ Bệnh nặng thì không biết người : bệnh tại Bán Lý, do Cách nhập Vỵ vậy.

- mò áo sờ giường : là do Cách nhập Đại Trường.

- kinh sợ không yên : là do Cách nhập Đốc Kinh.

- hơi suyễn trực thị : là do Cách nhập Xung Kinh.

- mạch Huyền thì sống : là tân dịch trong Vỵ chưa mất.

- mạch Sáp thì chết : là tân dịch đã vong mất.

+ Bệnh nhẹ thì phát nhiệt nói xàm : là từ Cách ra Bán Lý rồi ra Bán Biểu.

- dùng Đại Thừa Khí thang làm chủ : trị tà ở Bán Biểu, Bán Lý.

- uống một lần lợi được thì thôi : uống nữa sợ thương Vỵ Khí là chủ tại Cách vậy (213).

78
BÀI THỨ 7

TÚC DƯƠNG MINH (1)

Chứng nói xàm có nhiều mối, đều do Túc Dương Minh Vỵ Kinh sinh ra :

- Xung Kinh thực thì nói xàm.

- Đốc Kinh vong Dương nói xàm

- Nhâm Kinh thấy quỷ nói xàm.

Là chứng ở Dương Minh Kinh, nhưng không thể bảo rằng không phải chứng ở Túc
Dương Minh Vỵ Kinh.

- Vỵ Kinh với Thủ Dương Kinh làm bệnh : tân dịch ra ngoài, đại tiện rắn, nói xàm. Chủ trị
dùng Tiểu Thừa Khí thang, uống một lần, nói xàm dứt, thôi không uống thêm nữa (214).

- Vỵ Kinh với Thủ Âm Kinh làm bệnh : nói xàm, phát sốt cơn, mạch Hoạt Tật, dùng Tiểu Thừa
Khí thang; uống rồi Vỵ hư, mạch Vi Sáp không thể lại dùng (215).

Có thể thấy được phép dùng Tiểu Thừa Khí cho chứng ở Thủ Kinh; Thủ Dương dễ trị,
Thủ Âm khó trị lại là phép của nó vậy.

- Vỵ với Túc Dương Kinh làm bệnh : trong Vỵ [Dương Minh bao gồm Vỵ + Đại Trường] có
phân táo 5-6 cục, nói xàm, có triều nhiệt, không ăn được là thọ Dương Hàn; ăn được,chỉ
phân rắn là thọ Âm Nhiệt, dùng Đại Thừa Khí thang (216).

- Vỵ với Túc Âm Kinh làm bệnh : hạ huyết nói xàm, bệnh ở dưới là Nhiệt nhập huyết thất,
bệnh ở trên thì chỉ đầu ra mồ hôi. Âm Dương hợp bệnh cho nên châm huyệt Kỳ Môn, tùy
chứng thực mà tả (217).

Có thể thấy tại Túc Dương Kinh, Âm Dương cùng bệnh dùng Đại Thừa Khí cùng trị là
phép của nó; tại Túc Âm Kinh Âm Dương phân bệnh thì phân trị, lại cũng là phép của nó vậy.

79
BÀI THỨ 8

TÚC DƯƠNG MINH (2)

Chứng nói xàm không chỉ như thế.

- Hạn ra nói xàm là trong Vỵ thọ Phong Thấp, do có phân táo làm ra. Phong Thấp ở trong Vỵ,
là do Thái Dương Thiếu Âm hợp lại, hạ đi là phải, nhưng hạ sớm thì Nhiệt lui mà Hàn ở lại,
nói năng tất loạn, đó là Phong Thấp làm ra nói xàm vậy (218).

- Để lâu thì nói xàm do trong Vỵ thọ Hàn Thấp mà Suyễn đầy làm ra. Hàn Thấp ở trong Vỵ do
Thái Dương Thiếu Âm gây ra, không thể phát hãn, phát hãn thì Biểu hư mà Lý thực, đó là
Hàn Thấp làm ra nói xàm vậy (219).

- Són cứt – nói xàm là Ôn bệnh thọ Hàn truyền; cho ra mồ hôi thì bị Nhiệt hóa, cho hạ thì bị
Hàn hóa; Nếu tự đổ mồ hôi thì Hàn thọ phải Nhiệt hóa dùng Bạch Hổ thang chủ trị, đó là
Ôn bệnh sinh ra nói xàm vậy (220).

- Đại tiện khó - nói xàm là Phong Ôn bệnh thọ phải Hàn với Nhiệt cùng truyền, chỉ phát triều
nhiệt, tay chân nhâm nhấp ra mồ hôi, nên dùng Đại Thừa Khí thang, đó là Phong Ôn sinh
ra nói xàm vậy (221).

BÀI THỨ 9

TÚC DƯƠNG MINH (3)

+ Vỵ Kinh Trúng Phong: là trúng Thiếu Âm Nhiệt Khí.

- mạch Huyền: là vì thọ phải Nhiệt Khí tất trước tiên đã thọ Hàn Khí cho nên mạch Huyền.

- mạch Phù: là tại Tấu.

- mạch Đại: là Dương Nhiệt lại thọ phải Âm Nhiệt.

- hơi thở vắn, cả bụng đầy: là trước khi thọ phải Hàn Khí tất đã có Nhiệt Khí ở trong rồi.

80
- từ dưới hiếp đến Tâm đau, đè tay vào lâu Khí không thông: là thọ phải Nhiệt Khí
truyền Xung Nhâm Kinh.

- Ưa nằm,khắp mình và mặt mắt đều vàng:là thọ Nhiệt tất có Hàn truyền ở Xung Nhâm
Kinh.

- Tiểu tiện khó, có triều nhiệt, lúc lúc ọe: là Hàn Nhiệt cùng thọ phải, cho nên Hàn Nhiệt
cùng truyền Xung Nhâm Kinh.

- Do từ Vỵ vào Xung Nhâm Kinh mà truyền đến Tam Dương: Ma Hoàng thang, Tiểu Sài
Hồ thang có thể trị.

- Do từ Vỵ vào Xung Nhâm Kinh mà truyền đến Tam Âm: són cứt, bụng đầy, thêm ọe
không trị được (232).

+ Lại có tân dịch bên trong khô kiệt bệnh tới Đốc Kinh cần phải tự muốn đi đại tiện, dùng Mật
Tiển Đạo, Trư Đởm Trấp đều có thể được (233).

+ Còn như Vỵ Kinh trúng Hàn truyền đến Xung Nhâm Đốc, ở ngoài thì dùng Ma Quế thang; ở
trong thì dùng Bọn Tứ Nghịch riêng có thành phần vậy (234,235).

BÀI THỨ 10

TÚC DƯƠNG MINH (4)

- Sao gọi là Túc Dương Minh Bệnh ? là nói ở Tấu sinh bệnh vậy ?

- Sao gọi là Túc Dương Minh Chứng ? là nói ở Cách sinh chứng vậy ?

Bệnh với Chứng chẳng phải có khác nhau, bởi ở Tấu với ở Cách thì có khác nhau vậy.

- Trị Thương Hàn lấy Tấu làm chỗ giao giới “Nội Ngoại” (trong ngoài).

- Trị Tạp Bệnh lấy Cách làm chỗ giao giới “Thượng Hạ” (trên dưới).

Chỗ trọng yếu là ở đấy, cho nên trị bệnh càng phải chú ý ở đó vậy.

+ Phát nhiệt hạn ra: Túc Dương Minh thọ phải Dương Nhiệt ở Tấu.

81
- nhiệt việt (vượt) không thể phát vàng: là Dương Nhiệt chuyển Âm Hàn ở Biểu.

- chỉ đầu ra mồ hôi đến cổ thì hết: là Âm Hàn ở Biểu, Âm Nhiệt cùng theo ra ở Biểu.

- tiểu tiện không lợi: là Túc Dương Minh thọ phải Dương Hàn ở Tấu.

- khát uống nước … : là Dương Hàn chuyển sang Âm Nhiệt ở Lý vậy.

- Ứ nhiệt ở Lý mình tất phát vàng: là Âm Nhiệt ở Lý thì Dương Hàn cùng theo vào Lý,
dùng Nhân Trần Cao thang chủ trị (236).

+ Người bệnh hay quên, tất có súc (tích) huyết: ở Cách, Túc Dương Minh Chứng chuyển Âm
Nhiệt lên trên.

- vốn có súc huyết từ lâu cho nên khiến hay quên: chuyển Âm Nhiệt lên trên thì Âm Hàn
cùng theo lên trên.

- phân tuy rắn: là chuyển Âm Nhiệt xuống dưới.

- đại tiện trái lại dễ, sắc của nó tất đen: chuyển Âm Nhiệt xuống dưới thì Dương Hàn
cùng theo xuống dưới, dùng Để Đáng thang chủ trị (237).

Có thể thấy Âm Dương không lìa nhau, Hàn Nhiệt cùng nhau chuyển biến, từ trước
đến nay chưa từng thấy ở sách khác, nếu chẳng phải Thánh Nhân thì ai nói lên được như vậy.

BÀI THỨ 11

THỦ DƯƠNG MINH (1)

Nhìn chung phép trị ở Thủ Dương Minh Đại Trường thì thấy rằng:

- hai phương Chi Tử Xị thang giống với phép trị ở Thủ Thái Dương Tiểu Trường (222,229).

- hai phương Tiểu Sài Hồ thang giống với phép trị ở Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu (230,231).

. chỗ giống nhau bởi đều là Thủ Dương Kinh.

. chỗ khác nhau bởi các Kinh đều có chủ Khí của bản Kinh.

82
- trong lòng não nuột: giống với chứng ở Tiểu Trường (222,229).

- hung hiếp rắn đầy: giống với chứng ở Tam Tiêu (230,231).

- Nhưng trên lưỡi đóng bợn trắng thì riêng Đại Trường mới có (231).

Huống hồ, Thủ Dương Minh Đại Trường với Túc Dương Minh Vỵ là đồng Kinh Dương
Minh, đồng là “trưởng” của 12 Kinh, cho nên:

- mạch Phù Khẩn, cổ họng ráo, miệng đắng bụng đầy mà Suyễn: là ở Lý Trúng Phong, với
Vỵ Kinh giống nhau (222).

- phát nhiệt hạn ra, không ghét lạnh trái lại ghét nóng: là ở Biểu Trúng Phong, với Vỵ
Kinh không chỗ nào không giống nhau (222).

BÀI THỨ 12

THỦ DƯƠNG MINH (2)

Ngoài ra như:

+ Nhiệt hóa ở Đại Trường Kinh thì Tâm bồi hồi trái lại nói xàm,

- Hàn hóa ở Đại Trường Kinh thì sợ sệt bứt rứt không ngủ được,

- thọ cả Hàn lẫn Nhiệt thì Vỵ hư, khách khí động Cách và trên lưỡi có bợn (rêu) trắng.

Đó là Chi Tử Xị thang ở chỗ tất phải dùng (222).

+ Thọ Thiếu Âm ở Ngoại mà tay chân ấm,

- thọ Thái Dương ở Nội mà đói lại không muốn ăn,

- cùng thọ cả hai mà chỉ đầu ra mồ hôi.

Đó là Chi Tử Xị thang lại ở chỗ tất phải dùng vậy (229).

+ Hàn Nhiệt đều thọ phải mà phát triều nhiệt, đại tiện nát, tiểu tiện tự đi được, hung hiếp đầy
mãi không dứt.

83
Đó là Tiểu Sài Hồ thang ở chỗ tất phải dùng (230).

+ Ở dưới thọ phải Thiếu Âm mà không đại tiện,

- ở trên thọ phải Thái Dương mà nôn ụa,

- cùng thọ phải cả hai mà Hiếp rắn đầy, trên lưỡi có bợn.

Đó là Tiểu Sài Hồ thang lại ở chỗ tất phải dùng vậy (231).

Cho đến :

+ Ôn Bệnh dùng Bạch Hổ gia Sâm thang (223); Phong Ôn dùng Trư Linh thang (224); Hiệp Bệnh
(!) không phải chỉ dùng một mình Trư Linh thang mà được (225).

+ Uống nước vào thì ọe ở chứng Hàn Thấp (227); ăn được thì Nục ở chứng Phong Thấp (228);
Hiệp Bệnh thì dùng Tứ Nghịch thang cũng không hại gì (226).

Còn như Bụng đầy, Hàn sán, Túc thực đều là chứng trị của Đại Trường mà chưa luận
đến; thọ bệnh rất nhiều, dùng phương rộng rãi, há không phải Đại Trường chiếm một vị trí lớn
trong thân người ư ?

(!) Quá ngắn gọn ! Sự thật thì Phong Ôn là bệnh hiệp bởi 2 Khí Dương Minh Táo và Thiếu Âm
Nhiệt; cần thận trọng trong trường hợp bệnh đã mất nhiều tân dịch mà Trư Linh thang lại lợi
tiểu tiện.

BÀI THỨ 13

THỦ DƯƠNG MINH (3)

Âm Dương phản phúc, Hàn Nhiệt biến thiên, ở Đại Trường Kinh không thể không cạn
xét sự biến chuyển của nó:

+ Cho hạ thì trong Tâm não nuột mà phiền: là Dương Nhiệt hợp Âm Hàn mà lên trên.

- trong Vỵ có phân táo: là Âm Hàn đã ở trên, Âm Nhiệt theo cùng lên trên.

Đó là Âm tòng Dương mà cũng có Âm tòng Âm vậy.

84
- trong bụng đầy, đại tiện trước rắn, sau nát: là Âm Hàn hợp Dương Nhiệt mà xuống
dưới.

- nếu có phân táo nên dùng Đại Thừa Khí thang: là Dương Nhiệt đã ở dưới, Âm Nhiệt
theo cùng xuống dưới (238).

Đó là Nhiệt tòng Hàn mà cũng có Nhiệt tòng Nhiệt vậy.

+ Không đại tiện 5-6 ngày, quanh rốn đau, phiền: là Âm Nhiệt ở Ngoài.

- phát lên có lúc: là Âm Nhiệt ở ngoài tất theo Dương Hàn, bởi vì Thái Dương chủ Ngoại
vậy.

- đấy là có phân táo, cho nên khiến không đại tiện: là Dương Hàn vào trong tất theo Âm
Nhiệt, bởi vì Thiếu Âm chủ Nội vậy (239).

Chúng ta đọc đến đoạn văn này thì thấy Âm Dương vô cùng ảo hóa, chẳng những
trong mình người như thế mà thế vận cũng vậy. Người nghiên cứu học thuyết Âm Dương sao
chẳng lấy đó mà suy ngẩm ?

BÀI THỨ 14

THỦ DƯƠNG MINH (4)

Nội Kinh nói rằng: “Đại Trường là quan truyền đạo, biến hóa do đấy mà ra”.

Chỗ gọi Truyền đạo là “tế bí biệt trấp” (giúp đỡ nội phân bí, phân chia dưỡng trấp và các
chất lỏng) theo đường tiểu tiện xuống dưới.

Chỗ gọi biến hóa là “du chuyển tao phách”(chuyển vận cặn bả) theo đường đại tiện ra
ngoài.

Vậy thì việc bồi dưỡng hậu thiên, Đại Trường và Vỵ rất có công đối với sự sống con người.
Cho nên, 3 Kỳ Kinh thọ phải bệnh chứng của Đại Trường truyền qua có thể thấy đại khái được :

- tiểu tiện không lợi, đại tiện thoạt khó thoạt dễ, suyễn mạo, không nằm được là Đốc Kinh
thọ phải “phân táo ở Đại Trường” dùng Đại Thừa Khí thang chủ trị (242).

- không đại tiện, phiền không giải, bụng đầy đau: là Nhâm Kinh thọ phải “Túc thực ở Đại
Trường” dùng Đại Thừa Khí thang chủ trị (241).
85
- ăn cơm vào muốn nôn ụa là Đại Trường thọ phải “Hàn truyền Xung Kinh” dùng Ngô Thù Du
thang chủ trị; nếu uống thuốc rồi trái lại nặng thêm là Đại Trường thọ phải “Nhiệt truyền
Xung Kinh”, Ngô Thù Du thang chẳng phải là cách chữa nó vậy (243).

BÀI THỨ 15

DƯƠNG MINH Ở TẤU (1)

Cái đạo Âm Dương, hễ:

- Khí hữu dư thì “chế ” (lấn áp) chỗ mình thắng, mà “vũ ” (khinh nhờn) chỗ thắng mình.

- Khí bất cập thì chỗ mình không thắng (nó) coi khinh mà “thừa” (cỡi lên) mình, còn chỗ mình
thắng “nó ” coi rẽ mà “vũ “ (khinh nhờn) mình.

Đó là nói Khí hữu dư và Khí bất cập.

Nếu như Hư Thực thừa trừ, bên này bên kia ràng buộc lẫn nhau gọi là chuyển thuộc.

Nhưng Lục Kinh, Lục Khí thảy đều tụ tập tại Tấu Lý; cho nên chỗ “chế” chỗ “thừa” tất
ở tại Tấu, “chuyển thuộc” tất cũng ở Tấu, chẳng có bộ phận nào có được như vậy.

Sách Thương Hàn biện Mạch Chứng chuyển thuộc, giảng giải như thế nào ?

+ Dương Minh bệnh:

- mạch Thốn Hoãn là ở Biểu Dương Minh hư.

- mạch Quan Phù là ở Tấu Dương Minh hư.

- mạch Xích Nhược là ở Lý Dương Minh hư.

Đó là lý do của Dương Minh Mạch chuyển thuộc các Kinh vậy.

- phát nhiệt hạn ra: là ở Biểu hư.

- lại ghét lạnh không nôn ụa: là ở Tấu hư.

- dưới Tâm Bỉ (đầy hơi): là ở Lý hư.

86
Đó là duyên cớ Dương Minh Chứng chuyển thuộc các Kinh vậy.

+ Nếu như không hạ thì Dương Minh Thực, các Kinh trở lại chịu chuyển thuộc:

- không ghét lạnh mà khát: là Dương Nhiệt chuyển thuộc.

- không đại tiện 10 ngày không thấy khó chịu: là Âm Hàn chuyển thuộc.

- khát muốn uống nước dùng pháp này để cứu: là Âm Nhiệt chuyển thuộc.

- khát dùng Ngũ Linh tán: là Dương Hàn chuyển thuộc (244).

BÀI THỨ 16

DƯƠNG MINH Ở TẤU (2)

Phàm Mạch Chứng đều lấy Vỵ Khí làm gốc, có Vỵ Khí thì sống, không Vỵ Khí thì chết, ai
cũng biết điều đó.

Vỵ Khí là Dương Minh Khí, Dương Minh Khí là do Thái Dương Hàn Khí và Thiếu Âm Nhiệt
Khí làm ra vậy.

Thái Dương Hàn Khí là Tân dịch trong Vỵ, Thiếu Âm Nhiệt Khí cùng nó điều hòa để vận
hành tân dịch, một khi có chuyển thuộc thì sinh bệnh:

- Thái Dương Hàn Khí nhiều thì Thiếu Âm Nhiệt Khí ít, Tân dịch trong Vỵ không hành là
Dương Minh chuyển thuộc ở Thái Dương (245).

- Thiếu Âm Nhiệt Khí Thực thì Thái Dương Hàn Khí Hư, Tân dịch trong Vỵ Kiệt là Dương Minh
chuyển thuộc Thiếu Âm (246).

Người khéo nói về Vỵ Khí là người khéo quan sát ở Thái Dương và Thiếu Âm. Còn như :

- Đại tiện khó sinh chứng Tỳ ước là Dương Minh với Thái Âm chuyển thuộc nhau, dùng Ma
Nhân hoàn chủ trị (247).

- Phát hãn không giải,hầm hầm phát sốt là Dương Minh với Thiếu Dương chuyển thuộc
nhau (248)

87
- Thổ rồi bụng đầy trướng là Dương Minh với Khuyết Âm chuyển thuộc nhau đều dùng Điều
Vỵ Thừa Khí thang để hòa (249).

BÀI THỨ 17

DƯƠNG MINH Ở TẤU (3)

Bảo rằng Khí hữu dư thì “Chế ” (lấn áp) chỗ mình thắng, “ Vũ ” (khinh lờn) chỗ mình
không thắng, giảng giải thế nào ?

* “Chế ” chỗ mình thắng là bệnh thế có thể trị hoãn, cho nên :

- Sau khi Hãn Thổ Hạ rồi, tiểu tiện đi luôn, đại tiện nhân đó rắn là bởi Dương Minh “chế ”
Thái Dương, dùng Tiểu Thừa Khí thang để hòa (250).

- Dương Nhiệt, Dương Hàn hiệp bệnh là Chứng Tiểu Sài Hồ.

- Dương Hàn, Âm Nhiệt hiệp bệnh là Chứng Đại Sài Hồ.

- Dương Nhiệt, Âm Hàn hiệp bệnh gọi là không có Chứng Thái Dương Sài Hồ (251) là vì Khí
của nó hữu dư; cho nên Dương Minh có thể “chế” Khuyết Âm (251), cũng có thể chế Thái
Âm (255) đều có thể dùng Đại Thừa Khí thang vậy.

* Còn như “ Vũ ”(khinh lờn) chỗ mình không thắng là bệnh thế không thể “hoãn”, phải trị
gấp :

- trong mắt lờ mờ, tròng mắt không hòa, đại tiện khó, mình hơi nóng là Dương Minh táo
hóa Thiếu Dương nên gấp hạ (252).

- phát sốt mồ hôi ra nhiều là Dương Minh bản Kinh tự táo hóa nên hạ gấp (253).

- phát hạn rồi không giải, bụng đầy đau là Dương Minh táo hóa Thiếu Âm, nên gấp hạ (254).

88
BÀI THỨ 18

DƯƠNG MINH Ở TẤU (4)

Bảo rằng Khí bất cập thì chỗ mình thắng (nó) coi rẽ mà vũ (khinh nhờn) mình, chỗ mình
không thắng (nó) coi khinh mà thừa (cởi lên) mình, giảng giải thế nào ?

* Dương Minh hợp Thiếu Dương là Dương Nhiệt hợp Dương Nhiệt vậy :

- tất hạ lợi vì Nhiệt tòng Nhiệt thì Hàn tòng Hàn cho nên vậy.

- Dương Minh không thua Thái Dương là thuận : là Dương Minh Thương Hàn.

- Dương Minh thua Thái Dương là “Khắc tặc” vì Dương Nhiệt hợp Dương Nhiệt, lại bệnh ở
Tấu Nhiệt phần vậy.

- mạch Hoạt mà Sác là có Túc Thực: tuy rằng Nhiệt lắm nhưng chưa từng không có Hàn Khí,
nên dùng Đại Thừa Khí thang (256).

* Dương Minh hợp Thiếu Âm là Dương Nhiệt hợp Âm Nhiệt vậy :

- Tuy mạch Phù Sác nhưng Hạ rồi chưa giải, hiệp Âm Nhiệt thì ứ huyết, hiệp Dương Nhiệt thì
tiện ra mủ máu: là khi có Âm Nhiệt chưa từng không thọ Dương Hàn vậy (257).

Trước đây là Dương Minh ở Biểu Trúng Phong Trúng Hàn, giờ đây là Dương Minh ở
Tấu thọ Hàn, thọ Nhiệt.

*Trước đây là Dương Minh ở Biểu Trúng Phong Hàn truyền 12 Kinh, giờ đây thì Dương
Minh ở Tấu:

- phát hãn rồi mình mắt đều vàng là Hàn Thấp, tìm nơi Hàn Thấp mà cầu trị (258).

- mình vàng như màu quả quít, tiểu tiện không lợi, bụng hơi đầy là Phong Thấp, dùng Nhân
Trần Cao thang chủ trị (259).

- mình vàng phát Nhiệt là Ôn Bệnh, dùng Chi Tử Bá Bì thang chủ trị (260).

- ứ Nhiệt ở Lý, mình tất phát vàng là Phong Ôn, dùng Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu
thang chủ trị (261).

Tóm lại, không ngoài Thái Dương Trúng Phong Thương Hàn, cũng không ngoài Trúng Phong loại,
Thương Hàn loại. Đấy là chỗ quán suốt trước sau và nhất trí của Thương Hàn Luận vậy.
*

89
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN BẢY

BÀI THỨ 1

THIẾU DƯƠNG THỂ LỆ (1)

Luận về Thái Dương có 3 thiên lớn, về Dương Minh có 81 tiết, về Thiếu Dương chỉ có 10
tiết. Các nhà chú giải cho là bị tản mác thất lạc, hoặc cho là lầm lẫn, hay quá đơn giản, đều do
không khảo sát kỹ chỗ bí chỉ lập luận về Kinh và Khí. Vã chăng :

- Sáu Kinh là y đạo đời đời không thay đổi, bởi vì sáu Kinh không đầy đủ là nhân thân không
đầy đủ vậy.

- Sáu Khí là tùy thời biến đổi, cổ kim không giống, Đông Tây có khác.

Tác giả Thương Hàn chủ trương 4 Khí phân phối 6 Kinh :

- Thái Dương Hàn Khí là Dương Hàn.

- Dương Minh Táo Khí và Thiếu Dương Hỏa Khí hợp thành Dương Nhiệt.

Dương Hàn là nguồn gốc sinh bệnh, Dương Nhiệt là thừa nhận sự truyền của Dương
Hàn, cho nên :

- Thiếu Dương Hỏa Khí làm bệnh tìm cầu ở Dương Minh thiên.

- Thiếu Dương thọ phải Hàn truyền tìm cầu ở Thái Dương thiên, xem nơi Thủ Túc Thiếu
Dương làm bệnh, đều thuộc Chứng Thái Dương ở Tấu, là có thể biết.

Thiếu Dương chỉ ít ỏi 10 tiết nhưng thể lệ chẳng phải là không đầy đủ, chỉ 1 phương
Tiểu Sài Hồ thừa chịu Thái Dương Sài Hồ Chứng mà đến, Mạch Chứng và phép trị đều đầy đủ
vậy.
.

90
BÀI THỨ 2

THIẾU DƯƠNG THỂ LỆ (2)

Dương Minh thừa chịu Thái Dương Hàn Khí cho nên lập ra 3 phương Thừa Khí. Thiếu
Dương bệnh không thể dùng 3 Thừa Khí phương, nhưng mà thừa chịu Thái Dương Hàn Khí
truyền vào thì rõ ràng vậy.

- miệng đắng: là thọ phải “Bản Hàn“ Khí.

- cổ họng khô: là thọ phải “Thái Dương” Khí.

- mắt hoa choáng là thọ cả hai Khí (262).

- hai tai không nghe được, mắt đỏ, ngực đầy, không thể cho Thổ Hạ, đó là thể lệ của phép
trị Thiếu Dương Trúng Phong (263).

- mạch Huyền Tế, đầu đau phát nhiệt, không thể cho phát hãn, đó là thể lệ của phép trị
Thiếu Dương Thương Hàn (264).

- Trước khi Chứng Tiểu Sài Hồ chưa dứt, dưới sườn đầy đau, không ăn được, nóng lạnh qua
lại, là thể lệ của phép trị Thiếu Dương thọ phải Hàn Thấp, Phong Thấp (265).

- Sau khi Chứng Tiểu Sài Hồ đã dứt, nói xàm, là thể lệ của phép trị Thiếu Dương thọ phải Ôn
Bệnh, Phong Ôn (266).

Tuy luận về Thái Dương có 3 thiên lớn, Dương Minh có 81 tiết, nhưng đại lược Mạch
Chứng phép trị của nó chẳng qua cũng như vậy mà thôi.

BÀI THỨ 3

THIẾU DƯƠNG THỂ LỆ (3)

Thương Hàn “Hoại bệnh” là bảo rằng không biết trị Nhiệt bệnh thuộc Thương Hàn loại,
mà chỉ dùng phép trị Thương Hàn để trị, đó là làm cho “hoại bệnh”, chẳng trị được bệnh vậy.
Đối với Hàn bệnh thì lấy Nhiệt bệnh, mà nói vậy.

91
- Một lần thấy ở Thái Dương thiên, chứng Quế Chi, đó là “hoại bệnh” dùng Quế Chi không
trúng vậy (16). Bởi vì đối lập với Thương Hàn là Ôn bệnh. Ôn bệnh mà lại dùng Quế Chi
thang để công Biểu của nó (29), đó là dùng phép Dương Hàn trị lầm bệnh Dương Nhiệt,
cho nên gọi là Hoại bệnh.

- Một lần thấy ở thiên này: phát Hãn, Thổ, Hạ, Ôn châm sinh nói xàm, đó là hoại bệnh, vì
Chứng Tiểu Sài Hồ đã dứt cho nên vậy (266). Bởi vì là Phong Ôn Bệnh đối lập với Thương
Hàn, đó là dùng phép chữa Dương Hàn trị lầm bệnh Âm Nhiệt, cho nên gọi là Hoại bệnh.

- Trong phép cứu lầm Chứng Quế Chi, Trọng Sư có dặn: biết phạm phải nghịch nào, tùy theo
chứng mà trị (16) là nghịch ở chỗ Ôn bệnh thọ phải Hàn truyền, hoặc chuyển làm Phong Ôn
vậy.

- Trong phép cứu lầm Chứng Sài Hồ, lại cũng dặn rằng: biết phạm phải nghịch nào, tùy theo
chứng mà trị (266), là nghịch ở chỗ Phong Ôn thọ phải Hàn truyền, hoặc chuyển làm Phong
Thấp vậy.

BÀI THỨ 4

THIẾU DƯƠNG THỂ LỆ (4)

- Có chứng Dương Minh với Thiếu Dương hợp bệnh: tất hạ lợi, đó là có túc thực, nên dùng
Đại Thừa Khí thang (256).

- Có chứng Thái Dương với Thiếu Dương hợp bệnh: tự hạ lợi nên dùng Hoàng Cầm thang
(174).

- Có chứng Thái Dương Thiếu Dương “tinh bệnh” hạ lợi không dứt, nước cháo không xuống
là Chứng Kết Hung, chưa ra phương (152).

Mỗi chứng đều có chỗ làm Chủ, đều có chỗ chửa trị vậy.

- Tam Dương hợp bệnh ở thiên Dương Minh: nếu tự ra mồ hôi, dùng Bạch Hổ thang chủ trị,
là phép trị đơn độc Nhiệt tính (230).

- Tam Dương hợp bệnh ở Bản thiên: chỉ muốn ngủ, mắt nhắm thì mồ hôi ra, là thọ phải Bản
Hàn truyền Kinh (267).
92
- Đã có thọ Hàn nơi Thiếu Dương, tất có truyền Hàn vào Tam Âm, người bệnh phiền táo, đó
là Dương chứng lui đi, bệnh nhập vào Âm, rành rành cho chúng ta chứng nghiệm vậy (268).

*Lại có người bảo rằng “Truyền Kinh là Nhiệt, Trực trúng là Hàn”, té ra là chưa từng đọc
thiên này (269). Còn như, không truyền vào Tam Âm là bởi không thọ ở Tam Dương, Chỗ bảo
rằng “Thiếu Dương là ‘Khu’ “, là ở đấy vậy (270).

BÀI THỨ 5

THÁI ÂM THỂ LỆ (1)

- Thiếu Dương Thiên 10 tiết đã nói rồi, Thái Âm Thiên chỉ có 8 tiết nói sao ?

- Thái Dương gốc ở Chí Âm tức Thái Âm vậy. Cho nên, Thái Dương ở Biểu ở Lý ‘tức’ là Thái
Âm; Thái Âm ở Tấu tức là Thái Dương vậy.

- Tất cả bệnh Thái Âm toàn ở trong thiên Thái Dương, nhưng mà chẳng phải không phân biệt
vậy. Âm với Dương chẳng phải một, Hàn và Thấp có khác nhau :

+ Bụng đầy mà Thổ : vì Thấp thọ phải Dương Hàn.

- Ăn không xuống : vì Thấp thọ phải Âm Nhiệt.

- Tự lợi càng nhiều : vì Thấp thọ phải Âm Hàn.

- có lúc bụng tự đau : vì Thấp thọ phải Âm Nhiệt.

- Hạ rồi thì trong Hung bỉ rắn : bệnh tại Hàn với Thấp không thể cho hạ vậy (272). Vì thế cho
nên :

+ Thái Âm Trúng Phong, tay chân phiền nhức, do từ trong ra ngoài, là muốn lành (273);
chẳng phải như Thái Dương nhập vào, lại dần tăng k ịch.

+ Thái Âm Thương Hàn, phát hãn thì giải (275) là do từ Lý ra Biểu, chẳng phải như Thái
Dương càng vào sâu càng biến chuyển vậy.

93
BÀI THỨ 6

THÁI ÂM THỂ LỆ (2)

Tuy nhiên, Thái Âm Thấp Khí chẳng qua là Thái Dương Hàn Khí nhiều mà thôi. Chẳng
phải riêng có từ ngoài đến.

Ba chữ “Bọn Tứ Nghịch” tác giả sớm đã nêu ra rõ ràng.

- Sao gọi là Bọn Tứ Nghịch ?

- Tứ Nghịch, có người nói là Tứ chi Nghịch lãnh, nhưng không bằng nói là Thái Dương Thương
Hàn có 4 thang phương cứu nghịch thì có ý nghĩa hơn :

* Tứ Nghịch thang nó tổng trị tất cả :

- Phục Linh Tứ Nghịch thang cứu Nghịch của Dương Hàn.

- Đương Quy Tứ Nghịch thang cứu Nghịch của Âm Hàn.

- Thông Mạch Tứ Nghịch thang cứu Nghịch của Âm Nhiệt.

- Tứ Nghịch tán cứu Nghịch của Dương Nhiệt (không nói thang mà nói tán là có khác biệt với
các phương cứu nghịch khác).

Vậy thì “Bọn Tứ Nghịch” rõ là thang phương thuộc Thái Dương Hàn Khí, lại có thể biết
rõ là thang phương của Thái Âm Thấp Khí vậy.

BÀI THỨ 7

THÁI ÂM THỂ LỆ (3)

Thương Hàn Mạch pháp rất linh hoạt, lại rất nghiêm mật.

* Chỉ vì nó linh hoạt cho nên :

- Mạch Phù Khẩn là ở Âm, nhưng có lúc lại ở Dương.

- Mạch Phù Sác là Dương, nhưng có lúc lại ở Âm.

94
cơ hồ (dường như) không thể rờ mó.

* Chỉ vì nó nghiêm mật cho nên :

- Âm Dương đều có mạch Phù Khẩn, nhưng mà là Nhiệt đến Biểu Hàn phần, ở chứng Âm
Nhiệt Dương Nhiệt đều như vậy thôi; quyết chưa có Dương Hàn Âm Hàn được chen vào đó.

- Âm Dương đều có mạch Phù Sác, nhưng mà là Hàn đến Tấu Nhiệt phần, ở chứng Dương
Hàn Âm Hàn thì đều có cả; còn ở Dương Nhiệt Âm Nhiệt thì tuyệt nhiên không.

Đó há chẳng phải bảo cho người học nắm lấy chỗ có nhất định ư ?

Nắm đó mà cầu tìm, tất cả các mạch đều như vậy cả.

Mạch Phù Khẩn, mạch Phù Sác là giải như vậy !

- Lại có mạch Phù mà Khẩn, Phù mà Sác, hạ 1 chữ “mà” khiến người ta đi vào 5 dặm sương
mù. Thêm “độc một chữ” tại sao thế hử ?

Chỉ vì Chứng của nó ở bộ phận “tương liên” đây kia “tương hợp” vậy ! Trong thiên
này nói : Thương Hàn mạch Phù mà Hoãn (277) có thể so sánh mà nắm được :

- Ở Thiên Thái Dương nói : mạch Phù Hoãn là Dương Hàn truyền sang Dương Nhiệt.

- Ở đây nói mạch Phù mà Hoãn là Dương Hàn truyền sang Âm Nhiệt có thể biết; thì ý nghĩa
của một chữ “mà” cũng theo đó nắm biết được vậy.

BÀI THỨ 8

THÁI ÂM THỂ LỆ (4)

Thái Âm có khi sinh chứng Hàn Thấp, Phong Thấp dùng phép trị Thái Dương để trị. Có
khi sinh Ôn Bệnh dùng Quế Chi gia Bạch Thược thang. Có khi sinh Phong Ôn dùng Quế Chi gia
Đại Hoàng thang (278), đó đều là Thái Âm thực chứng vậy.

Lại có trường hợp nếu phải gia Bạch Thược Đại Hoàng nên giảm đi vì là chứng Thái
Âm hư (279), lại nên Ôn đi (276).

95
Kinh nói rằng : “không thể trị chỗ nó ‘hư thiếu’ sao không hỏi tìm chỗ nó ‘dư thừa’ “,
là bảo điều đó.

Hoặc hỏi rằng :Thủ Thái Âm Phế, Túc Thái Âm Tỳ sao không thấy ở thiên này, phải
chăng bị thất lạc ?

- Không phải, phàm Thủ Túc Âm Kinh đều như vậy, không riêng gì Tỳ Phế !

Thế thì Can và Bào sao lại thấy ở thiên Khuyết Âm ?

Rằng, đó là “điểm dừng” của sách Thương Hàn. Điểm dừng của Thương Hàn là ở Tấu
Bán Lý phần, là chỗ Can và Bào làm chủ, cho nên luận đến nó.

Thái Dương thiên trung, chương thứ 7 (13), tiết thứ 14 (110) và 15 (111) có nói “Can
thừa Tỳ, Can thừa Phế” !

Thương Hàn luận đến Can, Bào rồi dừng; Phế, Tỳ, Tâm, Thận thuộc về Tạp Bệnh.

BÀI THỨ 1

THIẾU ÂM THỂ LỆ (1)

Thiếu Âm ở Lý mạch Vi Tế. Với Thái Dương ở Biểu mạch Phù đối nhau. Ngược lại, Thái
Dương Thiếu Âm đều cùng có loại mạch này.

- Có Âm mà không có Dương thì Mạch Vi muốn Tuyệt.

- Có Hàn mà không Nhiệt thì Mạch Tế muốn Tuyệt.

- Thiếu Âm bệnh mạch Vi Tế là Nhiệt Khí rất ít.

- Chỉ muốn ngủ là Âm Khí rất nhiều (280).

- Muốn thổ không thổ, muốn ngủ không ngủ: là Thiếu Âm với Nhiệt Khí cả hai ràng buộc
nhau.

- tự lợi mà khát: là Âm Kinh với Nhiệt Khí trên dưới ràng buộc nhau.
96
- đòi nước để tự cứu, tiểu tiện sắc trắng: là Âm Kinh với Nhiệt Khí trong ngoài ràng buộc
nhau.

- Ở trên hư không chế ngự được dưới, cho nên tiểu tiện sắc trắng :là Thủy Hỏa ở Thiếu Âm
Thủ Túc Kinh ràng buộc nhau (281).

Người ta đều biết Thiếu Âm với Nhiệt Khí không thể lìa nhau giây lát, lại càng nên biết
Thiếu Âm với Thái Dương luôn luôn liên quan với nhau, thế mới là khéo quan sát vậy.

BÀI THỨ 2

THIẾU ÂM THỂ LỆ (2)

Thái Dương Hàn Khí là Nhiệt với Hàn; Thiếu Âm Nhiệt Khí là Hàn với Nhiệt.

Thái Dương Thiếu Âm không khác, nhưng lại rất khác nhau :

- Dương chủ Ngoại (ngoài), Âm chủ Nội (trong).

- Âm với Dương trái ngược nhau, Trong với Ngoài khác biệt nhau.

Nhận rõ các điểm khác biệt của nó, cho nên phép trị khác nhau như trời vực.Nếu có
một chút sai lầm, việc sống chết phân biệt lập tức.

Nếu theo phương diện khác mà xem thì Thái Dương Thiếu Âm đều có đầy đủ Âm
Dương tính, có đầy đủ Hàn Nhiệt Khí, cho nên Mạch Chứng của chúng luôn giống nhau. Đó là
chỗ nhận bệnh và trị bệnh rất khó mà phân biệt rõ rệt. Thử lấy mạch chứng để xem xét :

- mạch Âm Dương đều Khẩn: Thái Dương Thiếu Âm đồng có mạch ấy, nhưng :

- ở Thái Dương là Chứng Thương Hàn không mồ hôi (3).

- ở Thiếu Âm là Chứng ra mồ hôi, vong Dương (282).

- mạch Phù Khẩn, phát Nhiệt, mồ hôi không ra, Thái Dương Thiếu Âm đồng có mạch chứng
này :

- 1 bên thì dùng Ma Hoàng thang (47).

- 1 bên dùng Đại Thanh Long thang (38).

97
Hàn Nhiệt trị khác nhau vậy.

- Ho ở Thái Dương là Tiêu Dương thọ phải Bản Hàn.

Ho ở Thiếu Âm là Bản Nhiệt thọ phải Tiêu Âm (283).

- Hạ lợi ở Thái Dương là Bản Hàn truyền Kinh.

Hạ lợi ở Thiếu Âm cũng là Bản Hàn truyền Kinh (283).

Những điều như thế nhiều không kể xiết, người ham học nghĩ sâu nên hết thảy so
sánh mà phân biệt, đó là công việc cần gấp hơn cả vậy.

BÀI THỨ 3

THIẾU ÂM TỪ LÝ ĐẾN BIỂU

- Thiếu Âm bệnh là ở Lý cho nên mạch Trầm Tế Sác là tại Lý. Trầm là Âm Khí thực, Tế là Âm
thực mà bó buộc Dương, Sác là Dương hư. Ở Lý như thế, ở Biểu có thể biết, cho nên không
thể phát hãn (284).

- Từ Lý đến Cách, Thiếu Âm ở Cách Nhiệt Khí Vi, không thể phát hãn, hạn thì vong Dương,
cớ bởi vong Dương tức là vong Nhiệt Khí vậy. Mạch Xích Nhược là Âm Nhiệt hư lại không
thể hạ, cớ bởi Hạ thì vong Âm Nhiệt (285).

- Từ Cách đến Biểu là nơi Hàn khí làm chủ, được Âm Nhiệt Khí hòa hợp,tuy phiền, hạ lợi tất
tự lành (286).

- Cơ Nhục là Biểu, Tấu Lý cũng là Biểu, ghét lạnh mà nằm co là ở Cơ Nhục thọ phải Hàn
truyền Kinh; tay chân ấm có thể lành bởi vì còn có Âm nhiệt vậy (287).

- Ghét lạnh nằm co, có lúc muốn bỏ áo chăn là thọ phải Hàn ở Tấu Nhiệt phần, cho nên có
thể trị (288).

- Thiếu Âm bệnh ở Lý ra Biểu, cho nên Trúng Phong ở Biểu Nhục phần mạch Dương Vi, Âm
Sáp là muốn lành; Dương Vi là Trúng Phong không truyền Tam Dương, Âm Sáp là Trúng
Phong không truyền Tam Âm, là chứng muốn lành vậy (289).

98
BÀI THỨ 4

THIẾU ÂM TRUYỀN CÁC KỲ KINH

Đốc mạch bắt đầu ở Du của Hạ Cực, theo trong xương sống mà đi lên đến Phong Phủ
rồi vào Não.

Nhâm mạch bắt đầu ở phía dưới Trung Cực, lên đến mao tế (chòm lông) theo trong
bụng lên Quan Nguyên, đến yết hầu, lên càm má, theo mặt vào mắt, lạc với lưỡi.

Xung mạch bắt đầu từ Khí Xung, cùng theo Kinh Túc Dương Minh, giáp 2 bên rốn đi
lên đến Hung Trung thì tản ra.

Ba Kỳ Kinh đều bắt đầu ở Khí Xung, một nguồn mà 3 nhánh, cho nên nó làm bệnh :

- Xung Kinh thọ phải Thiếu Âm Nhiệt thì Thổ (291).

- Nhâm Kinh thọ phải Thiếu Âm Nhiệt thì Lợi (291).

- Đốc Kinh thọ phải Thiếu Âm Nhiệt thì khắp mình nóng và Nhiệt Kết Bàng Quang tất sinh
tiện huyết:

- Bàng Quang thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí để hành Thủy.

- Đốc Kinh thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí để hành Huyết.

hai bên liên hệ nhau vậy (292).

Còn như, Thiếu Âm Nhiệt Khí thọ phải Hàn rồi truyền qua các Kỳ Kinh mới là khó trị.
Bởi vì thọ Hàn truyền mà Quyết, tất nhiên dồn lại mà không mồ hôi. Nếu cưỡng ép phát hãn ở
Thiếu Âm, tất động đến huyết ở các Kỳ Kinh, hoặc theo Đốc Xung Kinh xuất ra ở miệng mũi,
hoặc theo Nhâm Kinh xuất ra ở mắt. Đó là tại “hạ” Hàn truyền mà “quyết” tất tại “thượng”
Nhiệt dồn lại mà “kiệt”, cho nên khó trị (293).

99
BÀI THỨ 5

THIẾU ÂM TỬ CHỨNG

Tử Chứng là do Thiếu Âm Nhiệt Khí tiêu vong mà sinh ra.

Thiếu Âm Nhiệt Khí là Sinh Khí, phát nguồn từ Tâm Thận, mà bồi dưỡng Tâm Thận là
do Tân Dịch ở Tấu.

Trọng Sư bảo Tấu là chỗ Huyền Chân Hội Thông, là chỉ nơi đó vậy.

Tâm tàng thần, Thận tàng Tinh, cái nguồn cội của nó là Khí Huyết ở Tấu phần rót vô cái
này, trút vào cái kia, làm chủ sinh mạng con người, chẳng phải là rất quan trọng ư ?

Quả như vậy thì Tử Chứng phải theo Tấu Lý làm chỗ bắt đầu :

- Ghét lạnh mình co là tại Tấu Âm Nhiệt hư.

- hạ lợi thì do Tấu hư mà đến Lý hư.

- tay chân nghịch lạnh thì là Tấu hư mà đến Biểu hư.

Tuy không phải Chứng Chết, nhưng đầu mối của Chứng Chết ở đó vậy (294).

- Thổ lợi, phiền táo, “tứ nghịch” đó là Âm Nhiệt tiêu vong ở Lý (295).

- Hạ lợi dứt mà đầu xây xẩm, có lúc “mạo” đó là Âm Nhiệt tiêu vong ở Cách (296).

- sáu bảy ngày thở cao: đó là Âm Nhiệt tiêu vong ở Đái (297).

- “Tứ nghịch”, mạch không đến, không phiền mà táo: đó là Ngoại Hàn áp bức Âm Nhiệt (ở
trong) tiêu vong (298).

- mạch Vi Tế muốn nằm, mồ hôi không ra, không phiền, muốn thổ lại tự lợi; trở lại phiền
táo, không nằm ngủ được: đó là Nội Hàn áp bức Âm Nhiệt tiêu vong (299).

Người dưỡng sinh có thể không biết chỗ quan trọng này được ru ?

100
BÀI THỨ 6

THIẾU ÂM TỪ BIỂU ĐẾN LÝ (1)

- Thái Dương thống thuộc tất cả.

- Hàn Khí truyền Kinh tất cả.

- Cơ Nhục bắt đầu bệnh tất cả.

- Tấu Lý tập trung tất cả.

Đó là bốn phép cốt yếu của Thương Hàn Luận. Thiếu Âm há có thể ra ngoài các phép
này được ư ?

- Thiếu Âm bệnh thỉ đắc chi (Thiếu Âm bệnh bắt đầu mắc phải) : là nói Thiếu Âm mắc bệnh
do từ Thái Dương mà mắc. Bắt đầu là bắt đầu mắc phải tại Cơ Nhục.

- trái lại phát nhiệt : là Thiếu Âm Nhiệt Khí chủ Tấu, giờ “phát nhiệt” ở Cơ phần cho nên nói
“trái lại”.

- mạch Trầm là thọ phải Bản Hàn truyền Kinh.

Chỉ đơn giản vài câu, Thiếu Âm bệnh đã Kiêm cả bốn phép cốt yếu rồi.

Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân thang làm chủ : trị mắc bệnh ở Cơ rồi đến Bì (300).

- Ma Hoàng Phụ Tử Cam Thảo thang trị mắc bệnh ở Cơ hai ba ngày mà không có Thiếu Âm
Lý Chứng (301).

- Hoàng Liên A Giao thang trị mắc bệnh ở Cơ rồi đến Tấu hai ba ngày trở lên, trong Tâm
phiền, không ngủ được (302).

Một chữ “đắc chi” (mắc phải) là nói “Không có Thái Dương Thương Hàn thì không
có Thiếu Âm Nhiệt Khí làm bệnh” vậy.

101
BÀI THỨ 7

THIẾU ÂM TỪ BIỂU ĐẾN LÝ (2)

Bài trên nói Thiếu Âm Khí mắc bệnh.

Đây nói Thiếu Âm Kinh mắc bệnh.

Kinh với Khí đồng thời, cho nên ở trên nói “Thỉ đắc” (bắt đầu mắc phải).

*Đây nói Đắc chi (mắc phải) một hai ngày là nói ở Cơ đến Bì.

- trong miệng hòa là Thiếu Âm Khí ở Hung phần không thọ Hàn truyền.

- lưng ghét lạnh là Thiếu Âm Kinh ở Bối phần thọ phải Hàn truyền.

- cứu đi là trị Kinh.

- dùng Phụ Tử thang là trị Kinh kiêm trị Khí (303).

*Lại có khi thọ phải Hàn ở Cơ:

- thân thể đau: là ở Cơ thuộc Phong phần.

- tay chân lạnh: Cơ bệnh đến Bì thuộc Hàn phần.

- xương khớp nhức: Cơ bệnh đến Tấu thuộc Nhiệt phần.

- mạch Trầm: chắc chắn là ở Cơ thọ phải Hàn truyền Kinh.

- dùng Phụ Tử thang làm chủ, không dùng cứu vì Hàn không chỉ chuyên ở Bối (lưng) (304).

*Lại có khi thọ phải Hàn ở Tấu :

- hạ lợi: là bởi cớ thọ Hàn.

- đại tiện ra mủ máu: là bởi ở Tấu Huyết phần.

- dùng Đào Hoa thang làm chủ (305).

102
BÀI THỨ 8

THIẾU ÂM TỪ BIỂU ĐẾN LÝ (3)

Đã có Thiếu Âm Kinh thọ phải Hàn làm nên bệnh, tất có Thiếu Âm Lạc thọ phải Hàn
làm nên bệnh.

Ở Tấu Thiếu Âm Lạc thọ phải Hàn như thế nào ?

* Hai ba ngày là nói Biểu Lạc vậy.

- đến bốn năm ngày là nói Lý Lạc.

- bụng đau là nói Tấu Lạc thọ Biểu Hàn Lý Nhiệt mà đau.

- tiểu tiện không lợi là hiệp với Nhiệt Lạc ở Lý.

- hạ lợi không dứt là hiệp với Hàn Lạc ở Biểu.

- tiện ra nùng huyết là ở Tấu Lạc hành huyết.

- dùng Đào Hoa thang làm chủ (306).

- Hạ lợi, tiện ra mủ máu có thể châm thích,vì trị Lạc tất phải trị Kinh của nó, là phép nhất
định vậy (307).

- Thổ Lợi là thuộc Lạc ở Tấu Bán Lý.

- tay chân quyết lãnh là thuộc Lạc ở Tấu Bán Biểu.

đều thọ Hàn truyền, lại thọ Nhiệt tinh (dồn) vậy.

- phiền táo muốn chết : từ Tấu mà đến Cách.

- dùng Ngô Thù Du thang làm chủ (308).

103
BÀI THỨ 9

THIẾU ÂM Ở CÁCH (1)

Nay xem qua các Chứng và phép trị ở Cách :

 Bệnh tại Thái Dương Kinh:

- Nhiệt Chứng : dùng Văn Cáp tán, Tam Vật Tiểu Hãm Hung thang, Bạch tán (140,143).

- Hàn Chứng : dùng Càn Cương Cam Thảo thang, Quế Chi Cam Thảo thang (29,63).

- Túc Thái Dương : dùng Võ Dư Lương thang (89).

- Thủ Thái Dương : dùng Chi Tử Xị thang (77).

- Túc Thiếu Dương : dùng Qua Đế tán (168).

- Thủ Thiếu Dương : dùng Cam Thảo Tả Tâm thang (160).

 Còn như tại Dương Minh Kinh không ngoài Bạch Hổ, Đại Thừa (209,220).

- Thủ Túc Dương Minh dùng Để Đáng hoàn, Chi Tử Xị thang (222,229,237).

 Đến như Thiếu Âm ở Cách :

+ Nhiệt Chứng thì lấy hộ dưỡng Vỵ Khí làm chủ :

- Yết đau, Hung đầy, Tâm phiền dùng Trư Phu thang làm chủ, Bạch Phấn rang thơm hòa
uống (309).

- Trong Yết bị thương sinh mụn nói năng không ra tiếng dùng Khổ Tửu thang làm chủ,
Kê tử (trứng gà) bỏ lòng đỏ, làm đúng phép uống (311).

+ Thiếu Âm ở Cách Hàn Chứng :

- Hạ lợi dùng Bạch Thông thang làm chủ, trong phương có Thông Bạch 9 cọng (313).

- Hạ lợi mạch Vi dùng Bạch Thông thang, thêm chứng quyết nghịch không có mạch,
dùng bản phương gia Trư Đảm Trấp, không có Đảm Trấp dùng Nhân Niệu (nước tiểu)
cũng được (314).
.

104
BÀI THỨ 10

THIẾU ÂM Ở CÁCH (2)

Ôi ! Chứng ở Cách nguy trong sớm chiều, dược phẩm nhu liệt (yếu kém) sao mà trị nỗi ?

Cho nên bệnh ở Thái Dương, Dương Minh dùng thuốc mãnh liệt để đoạt lấy, dùng
loại sưu trục (tà khí) để nắm phần chủ động.

Nhưng mà bệnh Thiếu Âm ở Cách thì không như vậy, dùng Trư Phu, Bạch Phấn để
nhuận; Kê Tử, Khổ Tửu để nhu; Bạch Hành để thông; Trư Đảm Trấp, Nhân Niệu để hòa.

Hoàn toàn lấy việc bảo tồn Vỵ Khí làm trọng. Phần nhiều dùng vật liệu ăn uống điều
dưỡng để dứt bệnh; vận dụng thật là tinh tường, phương pháp thật là thần diệu !

Tụ tập sản phẩm giữa đôi bên thuộc các loài bay, loài lặn, động vật, thực vật để tùy Bộ
vị trong mình người hợp tình, hợp lý mà thi trị. Có thể bảo là suốt xưa nay chưa có ai sử dụng
được kỳ lạ như vậy.

BÀI THỨ 11

THIẾU ÂM Ở CÁCH (3)

Đây nói về Hàn Thấp Phong Thấp ở Cách thuộc Thiếu Âm.

- Hàn Thấp dùng Chân Võ thang.

- Phong Thấp dùng Thông Mạch Tứ Nghịch thang.

nhưng bên trong có ủy khúc uyển chuyển, nên lấy Thái Dương Thương Hàn loại ở Cách
so sánh, có thể thấy được :

- Quế Chi Phụ Tử thang trị Thái Dương Hàn Thấp ở Cách.

nếu đại tiện cứng, tiểu tiện tự lợi dùng Khứ Quế Chi gia Bạch Truật thang, vì là Hàn Thấp
chuyển ra Phong Thấp vậy (176).

105
- Cam Thảo Phụ Tử thang trị Thái Dương Phong Thấp ở Cách.

ghét gió,không muốn bỏ áo,hoặc mình hơi thủng là Phong Thấp chuyển sang Thương Hàn
(177).

- Chân Võ thang trị Thiếu Âm Hàn Thấp ở Cách.

hoặc ụa bỏ Phụ Tử gia Sinh Cương là Hàn Thấp chuyển sang Phong Thấp (315).

- Thông Mạch Tứ Nghịch thang trị Thiếu Âm Phong Thấp ở Cách.

hoặc ụa khan gia Sinh Cương; hoặc cổ họng đau bỏ Bạch Thược gia Cát Cánh là Phong
Thấp chuyển làm Thương Hàn vậy (316).

Sở dĩ như thế vì Hàn Thấp PhongThấp là Thương Hàn loại cho nên không lìa khỏi bản
sắc của Thương Hàn.

BÀI THỨ 12

THIẾU ÂM Ở CÁCH (4)

Tại Cách Thiếu Âm Ôn Bệnh, Phong Ôn mắc phải từ Dương Minh đến. Ôn Bệnh
Phong Ôn của Dương Minh thừa (chịu) từ Thái Dương đến. Sở dĩ như thế, là vì Thái Dương Hàn
Khí truyền Dương Minh làm Ôn Bệnh, Ôn Bệnh truyền Thiếu Âm làm Phong Ôn, cho nên luận
Ôn Bệnh ở Thiếu Âm nên trực tiếp với Dương Minh :

- “Ho” là Dương Minh thọ Hàn truyền làm Ôn Bệnh sinh ho;

Thiếu Âm thọ Hàn truyền làm Ôn Bệnh cũng ho.

- Quý (hồi hộp) là Dương Minh thọ Hàn truyền làm Ôn Bệnh sinh “Quý ”;

Thiếu Âm thọ Hàn truyền làm Ôn Bệnh cũng “Quý”.

- hoặc tiểu tiện không lợi, hoặc trong bụng đau, hoặc tiết lợi hạ trọng cũng đều như thế
cả (317).Vì vậy cho nên :

- Tứ Nghịch tán có thể trị Dương Minh Ôn Bệnh,cũng có thể trị Thiếu Âm Ôn Bệnh
(317).
106
- Trư Linh thang có thể trị Dương Minh Phong Ôn, cũng có thể trị Thiếu Âm Phong Ôn
(224,318).

- Hạ lợi là Dương Minh, Thiếu Âm thọ Hàn truyền Kinh đều có chứng này.

- sáu bảy ngày ho mà nôn ụa là Dương Minh, Thiếu Âm đều có thể do Ôn Bệnh Phong Ôn
mà chuyển làm Thương Hàn.

- khát nước, Tâm phiền, không ngủ được là Dương Minh, Thiếu Âm đều có chứng này, là
Phong Ôn vậy (318).

Nhưng ở đây điều đáng chú ý là: Hàn Thấp Phong Thấp cố nhiên là Thương Hàn
loại, mà Ôn Bệnh Phong Ôn cũng không ngoài Thương Hàn loại.

Thương Hàn Luận há không phải là Thống Nhất Y Đạo đó ư ?

BÀI THỨ 13

THIẾU ÂM Ở TẤU (1)

Nội Kinh nói : ”Thái Dương Thiếu Âm tòng Bản, tòng Tiêu (theo gốc, theo ngọn) “

là nói Thái Dương Thiếu Âm có đủ Hàn Nhiệt tánh vậy.

Cho nên khi nó làm bệnh :

- Có thể phát ra Hàn chứng.

- Có thể phát ra Nhiệt chứng.

- Có thể đồng thời có Hàn Nhiệt.

- Có thể đồng thời có Hàn truyền Kinh mà Nhiệt phản ứng.

* Tại Thái Dương Kinh, Cơ Nhục phần :

- Nhiệt theo Hàn hóa gọi là Hàn Thấp, vì vậy có hai ba lần dùng Quế Chi thang (25).

107
- Hóa đến cực độ thì chuyển vào gọi là Phong Thấp, cho nên có Quế Chi nhị Ma Hoàng Nhất
thang (25).

- Hàn theo Nhiệt hóa gọi là Ôn Bệnh, vì vậy có Quế Chi nhị Việt Tỳ nhất thang (27).

- Hóa đến cực độ thì chuyển vào gọi là Phong Ôn, cho nên có Quế Chi khứ Quế gia Phục Linh
Bạch Truật thang (28).

* Còn tại Thiếu Âm Kinh, Tấu Lý phần, tuy chứng có Nhiệt hóa không giống
nhau, nhưng phép trị “Hạ gấp” đều giống nhau :

- mắc phải hai ba ngày miệng ráo, cổ khô: là Dương Nhiệt theo Âm Nhiệt, dùng Đại Thừa
Khí thang gấp hạ đi (319).

- Tự lợi ra nước trong sắc xanh ròng: là Nhiệt theo Nhiệt thì Hàn theo Hàn,tự nhiên phản ứng
vậy.

- dưới Tâm đau, miệng khô ráo là Dương Hàn theo Âm Nhiệt, dùng Đại Thừa Khí thang gấp
hạ đi (320).

- sáu bảy ngày bụng trướng, không đại tiện là Tam Âm theo Âm Nhiệt, dùng Đại Thừa Khí
thang gấp hạ đi (321).

BÀI THỨ 14

THIẾU ÂM Ở TẤU (2)

Thế thì Hàn hóa chẳng phải nên gấp Ôn ư ?

- Thiếu Âm bệnh mạch Trầm là Tam Âm thọ Hàn hóa, gấp Ôn đi, nên dùng Tứ Nghịch thang
(322).

- Dương Nhiệt thọ Biểu Hàn ở trên Cách, tay chân ấm mạch Huyền Trì, nên cho Thổ. Nếu
trên Cách có Hàn ẩm, ụa khan là đã thọ Bản Hàn lại thọ thêm Hàn hóa, gấp nên Ôn đi (323).

- Dương Hàn thọ Hàn hóa lại tương ứng với Bản Nhiệt :

- Hạ lợi là thọ Hàn hóa.

108
- mạch Vi Sáp là tương ứng với Bản Nhiệt.

- nôn ụa mà hạn ra : là trong Hàn có Nhiệt.

- tất đại tiện nhiều lần trái lại phân ít là Hàn với Nhiệt níu kéo nhau.

- nên ôn “ở trên nó” trị Hàn ở Khí phần.

- cứu đi: trị Hàn ở Kinh phần.

Khí ở trên Kinh cho nên nói “ở trên nó” (324).

*
109
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN TÁM

BÀI THỨ 1

KHUYẾT ÂM THỂ LỆ

Thể lệ Lục Kinh, mỗi Kinh đều có chỗ đặc sắc của bản Kinh :

- Nói Thái Dương bao la tất cả mà chủ Biểu,

Thiếu Âm là phản ảnh của Thái Dương, cũng bao la tất cả mà chủ Lý.

Đó là đặc sắc của Thái Dương và Thiếu Âm vậy.

- Dương Minh, Thái Âm đều thọ Thái Dương Thiếu Âm để làm bệnh; nhưng mà :

- Dương Minh tánh thuần Dương.

- Thái Âm tánh thuần Âm. Đó là đặc sắc của nó.

- Thiếu Dương thọ Tam Dương truyền vào Tam Âm,

Khuyết Âm ở nơi giao tế giữa Thái Dương và Thiếu Âm,

Cho nên 2 Kinh này chủ “Khu” (bản lề cho việc mở đóng). Đó là đặc sắc của nó.

Chỉ vì thế,cho nên: Khuyết Âm sơ Khí (Khí bắt đầu) :

- biến động mà sinh Hàn, là Thái Dương Thương Hàn vậy.

- biến động mà sinh Nhiệt, là Thiếu Âm Trúng Phong vậy.

Khuyết Âm Thương Hàn :

- tiêu khát là thọ Túc Thái Dương Khí.

- Khí xung lên Hung là thọ Thủ Thái Dương Khí.

110
- trong Tâm nhức, Nhiệt, đói không muốn ăn : là thọ Thái Dương Tiêu Dương.

- ăn thì mửa ra giun, cho Hạ thì lợi không dứt là thọ Thái Dương Bản Hàn (325).

Khuyết Âm Trúng Phong :

- mạch Vi Phù là muốn lành : bởi vì Âm Kinh Trúng Phong ở Biểu.

- mạch không Phù là chưa lành : bởi vì Trúng Phong ở Lý vậy (326).

- Khát muốn uống nước, cho uống chút ít thì lành : nói Khuyết Âm là Âm đã tận mà Dương
khí còn ít, cho nên làm Ôn Bệnh, làm Phong Ôn không cần chữa trị vậy (328).

- Khuyết Âm là Âm tột độ, cho nên thọ Hàn Thấp, Phong Thấp mà Quyết, không thể cho Hạ
bởi vì Dương Khí hư vậy (329).

BÀI THỨ 2

KHUYẾT ÂM Ở BIỂU Ở LÝ (1)

Thiếu Dương chủ Bán Biểu Bán Lý cho nên Chứng của nó là Hàn Nhiệt vãng lai.

Khuyết Âm là Bán Dương Bán Âm cho nên Chứng của nó là Quyết và Nhiệt.

- Trước thọ Thái Dương Bản Hàn mà Quyết, sau thọ phải Thái Dương Tiêu Dương mà Nhiệt
thì Lợi dứt. Nếu lại thấy Quyết thì trở lại lợi (390).

Đây là Khuyết Âm thọ phải Thái Dương đắp đổi sinh ra Quyết Nhiệt,Chứng Quyết ở
trước vậy.

Còn như Khuyết Âm thọ phải Thiếu Âm sinh ra Nhiệt Quyết, Chứng Quyết ở sau vậy.

- Trước phát Nhiệt 6 ngày, Quyết trái lại 9 ngày mà lợi: Nhiệt ít Quyết nhiều là chứng nặng.

- phàm Quyết lợi đáng lý không ăn được : là Vỵ Khí hư vậy.

- giờ lại ăn được, sợ là Vỵ Khí Trừ (từ bỏ) ở Trung (trong) mà cầu cứu ở ngoài.

- cho ăn bánh lạt không phát nhiệt là Vỵ Khí vẫn còn.

111
- nếu phát Nhiệt, sợ bạo Nhiệt đến rồi lại đi ngay (là xấu).

- ba ngày sau xem mạch lại thấy Nhiệt vẫn tiếp tục là Nhiệt đáng mừng, kỳ hẹn đến nữa
đêm về sáng thì lành. Sở dĩ như thế là vì Nhiệt 3 ngày hiệp với 6 ngày trước tương ứng
với Quyết 9 ngày.

- nữa đêm về sáng thì lành là vào lúc giờ vượng của Khuyết Âm hành Kinh (giờ Sửu từ 1 đến
3 giờ sáng), Âm tận mà Dương (sinh) vậy.

- lại sau 3 ngày Nhiệt còn tiếp tục tất phát “ung nùng” (ung nhọt có mủ) là Nhiệt có dư vậy;
cùng với Quyết có dư thì sinh “Trừ Trung” đều không nên vậy (331).

Quyết Nhiệt tương ứng là do Bệnh Khí mà biết Chính Khí vậy.

BÀI THỨ 3

KHUYẾT ÂM Ở BIỂU Ở LÝ (2)

Sở dĩ gọi Quyết là bảo lưỡng Hàn hiệp bệnh.

Sở dĩ gọi Nhiệt là bảo lưỡng Nhiệt hiệp bệnh.

- Các Kinh khác thọ Dương Hàn không phát Quyết,Khuyết Âm Kinh thọ Dương Hàn mới sinh
Quyết.

Trị Quyết chẳng phải chỉ riêng trị cái Hàn của Dương Khí, mà phải kiêm trị cái Hàn
của Âm Khí mới được (332).

- Riêng thọ Dương Nhiệt thì chỉ có thể tự dứt hạ lợi thôi. Nếu như yết đau, Hầu tý là Dương
Nhiệt hiệp Âm Nhiệt làm ra Chứng Nhiệt của Khuyết Âm; cho nên :

- hiệp Nhiệt ở trên tất sinh Hầu tý.

- hiệp Nhiệt ở dưới tất sinh tiện huyết (333).

là nói Khuyết Âm Kinh suốt cả trên dưới vậy.


.

112
BÀI THỨ 4

KHUYẾT ÂM Ở BIỂU Ở LÝ (3)

Sở dĩ bảo rằng Quyết, Nhiệt có khi thậm, vi (nhiều ít) không giống nhau, có khi ở Biểu
ở Lý khác biệt, là :

Khuyết Âm thọ Thái Dương Hàn Khí sinh Quyết, thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí sinh Nhiệt.
Nhưng mà có khi thọ Thái Dương sinh ra Quyết Nhiệt, có khi thọ Thiếu Âm sinh ra Quyết Nhiệt.

Nhưng :

- Thọ Thái Dương thì Quyết vi (ít) Nhiệt cũng vi.

- Thọ Thiếu Âm thì Quyết thâm (sâu) Nhiệt cũng thâm.

- Thọ ở Biểu ở Lý thì Quyết Nhiệt vi (ít).

- Thọ ở Tấu ở Cách thì Quyết Nhiệt thậm (rất nhiều) (334).

Sở dĩ như thế là vì Âm Dương “hiệp bệnh”, “tinh bệnh” đều ở Tấu, Cách phần, ở Biểu
ở Lý thì Âm Dương phân bố, cho nên vậy.

- Thọ Thiếu Âm ở Biểu nếu Quyết, Nhiệt cân bằng là bệnh muốn lành (335).

- Thọ Thái Dương ở Biểu thì Quyết nhiều, nghịch lãnh vì Dương thọ Âm là nghịch vậy (336).

- Thọ Thiếu Âm ở Lý, Nhiệt nhiều sinh tiện huyết (340).

- Thọ Thái Dương ở Lý, Hàn nhiều làm bệnh nặng thêm (341).

BÀI THỨ 5

KHUYẾT ÂM TRUYỀN XUNG KINH

Đây là chứng Quyết ở Khuyết Âm truyền qua Xung Kinh.

Xét Quyết là do Thái Dương Dương Khí vi (ít) và Thiếu Âm Nhiệt Khí hư gây nên :
113
- mạch Vi mà Quyết : đó là bệnh nguyên vậy.

- đến 6-7 ngày da lạnh : là Tâm Bào với Phế bế Tâm Nhiệt ở trên ; ở trên các Thủ Âm “lạc” với
các Thủ Dương cùng làm bệnh vậy.

- vật vã không có lúc tạm yên là Can với Tỳ “bế” Thận Nhiệt ở dưới; ở dưới các Túc Âm “lạc”
với các Túc Dương đắp đổi làm bệnh vậy.

- Đó là Khuyết Âm bệnh tại Tạng gọi là Tạng Quyết.

- Tạng Quyết truyền sang Xung Kinh làm Vưu Quyết : là nói Khuyết Âm thuộc Mộc, cây mục
nát thì trùng sinh ra; Xung Kinh bệnh do Khuyết Âm đưa đến gọi là Vưu Quyết.

- nay người bệnh yên tĩnh mà lại có lúc phiền :tĩnh là Âm, có lúc phiền là trong Âm có Nhiệt.
Âm Nhiệt hư cực độ, đó là Thận Tạng Hàn; là nói Xung Kinh bệnh do bởi Can Tạng Quyết,
Can Tạng Quyết do Thận Tạng Hàn vậy.

- Vưu (giun) đi lên vào Cách cho nên phiền là thọ Thiếu Âm Khí mà lên.

- ăn vào thì nôn ụa rồi lại phiền là thọ Thái Dương Khí mà lên.

- Vưu nghe mùi đồ ăn thì ra, nên phải mữa ra giun: Xung Kinh nghịch lên tất phạm đến
Dương Minh Vỵ Khí mà mữa, gọi là “thổ vưu”, do Vưu Quyết mà đến.

- dùng Ô Mai hoàn làm chủ; Lợi lâu ngày thuộc 3 Kỳ Kinh cũng có thể trị (337).

BÀI THỨ 6

KHUYẾT ÂM TRUYỀN NHÂM ĐỐC

Sao gọi là Khuyết Âm truyền Nhâm Kinh ?

- Quyết ít, Nhiệt Vi, đầu ngón tay ngón chân lạnh : là Khuyết Âm truyền ở Biểu Nhâm Kinh.

- lìm lịm không muốn ăn uống : là Khuyết Âm truyền ở Lý Nhâm Kinh.

- phiền táo (bứt rứt, vật vã) là do Biểu vào Lý.

- tiểu tiện sắc trắng, muốn được ăn : đó là Hàn gặp được Nhiệt mà lành bệnh.

114
- Nếu Quyết mà nôn ụa, Hung Hiếp đầy, sau tất đại tiện ra huyết : đó là Hàn
gặp phải Nhiệt mà sinh bệnh (338).

Sao gọi là Khuyết Âm truyền Đốc Kinh ?

- Tay chân Quyết lãnh, nói không Kết hung : là Đốc Kinh thọ Âm Hàn ở Biểu.

- Bụng dưới đầy mà đau : là Đốc Kinh thọ Âm Hàn ở Lý.

Do đó bệnh ở Biểu, ở Lý và ở Cách, ở Tấu; phép trị có khó dễ không giống nhau vậy.

BÀI THỨ 7

KHUYẾT ÂM TỬ CHỨNG

Chứng chết ở Khuyết Âm và chứng chết ở Thiếu Âm giống nhau :

- Lúc đầu của nó đều do Tân dịch ở Tấu ở Cách bị khô kiệt.

- Lúc cuối của nó đều do Thái Dương với Thiếu Âm khuynh phúc (lật đổ) nhau.

- Tay chân nghịch lạnh, phiền táo, cứu Khuyết Âm (Thái Xung, Quan Nguyên),

Quyết không dứt : đó là chứng chết do Dương Hàn nhập Lý áp bức Âm Nhiệt (342).

- Phát Nhiệt, Hạ lợi, Quyết nghịch, vật vã không nằm được: đó là chứng chết bởi Âm Nhiệt
vong ở ngoài do Dương Hàn áp bức ở trong (343).

- Phát Nhiệt, Hạ lợi quá nhiều, Quyết không dứt : đó là chứng chết do Hạ lợi Âm vong (344).

- Phát Nhiệt, Hạ lợi, Hạn ra không dứt : đó là chứng chết do Hạn ra vong Dương (345).

- Còn như :

- Âm Dương ở Cách đều hư là chứng vong huyết, cho hạ thì chết (346).

- Âm Dương ở Tấu đều thực, phát nhiệt mà Quyết, lại hạ lợi là khó trị (347).

Chứng chết ở Thiếu Âm, trước đề ra bệnh bất trị ở Tấu,

Chứng chết ở Khuyết Âm, sau giải rõ bệnh khó trị ở Tấu,

để cho Y gia, Bệnh gia sớm biết mà lo liệu vậy.

115
BÀI THỨ 8

KHUYẾT ÂM Ở TẤU Ở CÁCH (1)

Âm Dương biến chuyển do Tấu mà biến chuyển.

Hàn Nhiệt biến chuyển cũng do Tấu mà biến chuyển.

Nếu ở Biểu ở Lý thì không thể biến chuyển được.

Cái máy biến chuyển rất là phức tạp :

- Có khi Âm chuyển ra; có khi Dương chuyển vào.

- Có khi Hàn chuyển vào; có khi Nhiệt chuyển ra.

- Có khi Hàn chuyển vào lại hiệp với Nội Nhiệt.

- Có khi Nhiệt chuyển ra lại hiệp với Ngoại Hàn.

- Có khi chuyển Âm Nhiệt ra, Âm Hàn theo đó cùng ra.

- Có khi chuyển Dương Hàn vào, Dương Nhiệt theo đó cùng vào . . .

Giả như :

- Mạch Xúc là Âm Hàn hướng ra ngoài.

- tay chân nghịch lãnh là Âm Hàn hiệp với Dương Hàn ở ngoài.

- nên cứu đi : bởi vì tất cả Hàn đều ở ngoài (348).

- Mạch Hoạt mà Quyết là Dương Nhiệt vào trong hiệp với Âm Nhiệt, là Quyết ở Biểu mà
Nhiệt ở Lý, dùng Bạch Hổ thang làm chủ (349).

Các loại như thế này nơi toàn Luận gần như tơ rối, nhưng mà tác giả chỉ nắm Lục
Kinh để biện Mạch Chứng làm đề cương, thì dù gặp phải Âm Dương lẫn lộn, Hàn Nhiệt rối rắm,
đều có thể tìm ra đầu mối vậy.

Tôi rất mong người đọc sách Thương Hàn nên lấy việc “biện rõ Mạch, Chứng” làm
phương tiện để ”hạ thủ công phu”.
.

116
BÀI THỨ 9

KHUYẾT ÂM Ở TẤU Ở CÁCH (2)

Mạch Xúc, mạch Hoạt có thể dẫn giải rõ ràng :

Mạch Xúc là Hàn hướng ra ngoài, như các loại : mạch Xúc Hung đầy, mạch Xúc chưa
giải, mạch Xúc không Kết Hung.

Mạch Hoạt là Nhiệt ở Tấu, như các loại : mạch Trầm Hoạt hiệp Nhiệt Lợi, mạch Phù
Hoạt Hạ huyết, mạch Phù Hoạt Nhiệt ở dưới Tâm.

Nhưng Mạch không phải chỉ Hàn Nhiệt mà có thể nói hết được ! Bởi lại có : trong Hàn
có Nhiệt, trong Nhiệt có Hàn; không thể cắt đứt Âm Dương được !

Âm Dương có khi tương hiệp, có khi tương ly :

- Ở Biểu mạch Phù, là mạch Thái Dương, cũng là mạch Thiếu Âm.

- Ở Lý mạch Vi Tế, là mạch Thiếu Âm, cũng là mạch Thái Dương.

Sao biết được như thế ?

Thương Hàn Luận, “mạch Vi muốn tuyệt” thấy 3 lần, còn “mạch Tế muốn tuyệt” chỉ
thấy một lần:

- Mạch Vi là Dương lìa khỏi Âm thì Dương muốn tuyệt.

- Mạch Tế là Âm lìa khỏi Dương thì Âm muốn tuyệt.

Nói ngược lại :

- Dương muốn tuyệt, tức là Nhiệt Khí muốn tuyệt, Nhiệt Khí thuộc Thiếu Âm, là
Dương vong Âm cũng vong; cho nên Thông Mạch Tứ Nghịch thang phải dùng Đởm Trấp Nhân
Niệu “tư” Âm để “hòa” Dương (316,389).

- Âm muốn tuyệt, tức là Hàn Khí muốn tuyệt, Hàn Khí thuộc Thái Dương, là Âm
vong thì Dương không thể còn lại một mình; cho nên Đương Quy Tứ Nghịch thang phải dùng
Đương Quy “duy” Âm để “tồn” Dương (350).

Nhưng mà trọng ở Dương chứ không trọng ở Âm, phải nên chú ý vậy.

Nắm điều này để tìm cầu, thì mạch Phù Tế, mạch Trầm Tế hoặc mạch Trầm mà Tế,
mạch nào cũng có ý nghĩa riêng; tìm cầu sẽ tự được vậy.

117
BÀI THỨ 10

KHUYẾT ÂM Ở TẤU Ở CÁCH (3)

- Phàm “đại” hạn, “đại” hạ lợi đều là Chứng Khuyết Âm ở Tấu, ý nói Khuyết Âm là Thái
Dương Bản Hàn lại thọ Bản Hàn truyền Kinh cho nên nói “đại”.

- tay chân nhức, co rút, quyết lãnh dùng Tứ Nghịch thang ôn đi (351,352).

Còn như Chứng Khuyết Âm ở Cách nên theo phép trị trên, dưới :

- Tay chân q uyết lãnh là thọ Dương Hàn

- mạch chợt Khẩn là thọ Âm Nhiệt.

- Hàn Nhiệt cùng thọ ở trên Cách dùng Qua Đế tán cho thổ (353).

- “Quyết” là Khuyết Âm không Âm Nhiệt nên Huyết Hàn, bệnh ở trên Cách, Nhiệt hư nên trị
sau.

- “Quý” Khuyết Âm, Âm Hàn Kinh mà thọ phải Dương Hàn. Bệnh ở dưới Cách, thủy thấm vào
Vỵ, Hàn Thực nên trị trước vậy (354).

BÀI THỨ 11

KHUYẾT ÂM Ở TẤU Ở CÁCH (4)

- Thái Dương bệnh mạch Trầm Trì đó là mạch ở Tấu Dương Hàn “tân gia” (mới thêm) Âm
Nhiệt.

- Khuyết Âm bệnh mạch bộ Thốn Trầm mà Trì :

- ở Thốn là bảo bệnh từ ngoài vào.

- Trầm là bảo Dương Hàn thực ở Tấu.

- Trì là bảo Âm Nhiệt hư ở Cách.

- chữ “mà” là bảo hiệp mạch ở Tấu ở Cách. Phàm chữ “mà” phỏng theo đó.

118
- tay chân Quyết nghịch : là Dương Hàn thực.

- hạ bộ mạch không đến : là Âm Nhiệt hư.

- yết hầu không lợi, khạc mủ máu : là Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt mà lên.

- tiết lợi không dứt : là Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt mà xuống.

- dùng Ma Hoàng Thăng Ma thang hạn ra thì lành (355).

- Lại có khi Bản Nhiệt hiệp Bản Hàn ở dưới muốn làm lợi, ước chừng có thể dùng Phục Linh
Cam Thảo thang (356).

- Lại có khi Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt mà lên nếu ăn vào miệng là thổ ra ngay, dùng Càn
Cương Hoàng Cầm Hoàng Liên Nhân Sâm thang (357).

Đó là Khuyết Âm ở Cách, cùng với ở dưới Cách, ở trên Cách có sự phân biệt vậy.

BÀI THỨ 12

MẠCH CHỨNG CỦA THỦ KHUYẾT ÂM

- Hạ lợi, tay chân quyết lãnh, không mạch : là Âm Hàn Âm Nhiệt đều ra ngoài.

- dùng phép Ôn mà không ấm, trái lại hơi suyễn là chết : là Dương Hàn nhập Lý.
Thiếu Âm thua Phu Dương là thuận, mà thua Thái Dương thì là nghịch, cho nên chết
(360).

- Hạ lợi, mạch Thốn trái lại Phù Sác, trong bộ Xích mạch Sáp :là Dương Nhiệt Âm Nhiệt đều
ở Lý.

- tất “thanh” nùng huyết (ắt đi ngoài ra mủ máu) : đại tiểu tiện đều có huyết, vì
Dương Nhiệt Âm Nhiệt đều thọ Bản Hàn truyền Kinh (361).

- Hạ lợi thanh cốc (ỉa chảy ra cơm và nước trong) : là Lý hư.

- Không thể công Biểu, mồ hôi ra tất sinh trướng đầy vì Biểu Lý đều hư mà Hàn
truyền Kinh vậy (362).

119
- Hạ lợi, mạch Trầm mà Trì : Dương Hàn nhập Lý hiệp với Âm Hàn.

- Người bệnh mặt đỏ ít, mình có hơi nóng : là Âm Nhiệt ra ngoài hiệp với Dương
Nhiệt.

- Hạ lợi thanh cốc tất sẽ uất mạo rồi giải : Hàn với Hàn hiệp lại mà bệnh thì Nhiệt với
Nhiệt hiệp lại mà giải vậy.

- nhưng mà hơi quyết, mặt “đới Dương” (sắc đỏ) : là vì Bản Hàn truyền Kinh khiến
cho Âm Nhiệt thoát lên trên (364).

- Hạ lợi mạch Tuyệt, tay chân quyết lãnh : là Mạch với Chứng đều Hư, lại thọ Hàn truyền
Kinh tất chết (366).

- Hạ lợi ngày đi hơn 10 lần, mạch trái lại Thực : là Mạch với Chứng đều Thực, lại thọ Hàn
truyền Kinh tất chết (367).

- Hạ lợi thanh cốc, Hạn ra mà quyết là thọ Bản Hàn truyền Kinh, dùng Thông Mạch Tứ
Nghịch thang làm chủ (368).

- Tiết lợi hạ trọng (đi Lỵ dưới hậu môn nặng trệ) : là thọ Bản Nhiệt chuyển thuộc, dùng Bạch
Đầu Ông thang làm chủ (369).

Hai phương trên Hàn Nhiệt đối lập, lấy đó làm phương châm trị Thủ Khuyết Âm vậy.

BÀI THỨ 13

TÚC KHUYẾT ÂM (1)

- Bụng trướng đầy, mình đau nhức : là Túc Khuyết Âm thọ Bản Hàn.

- Thọ ở Lý dùng Tứ Nghịch thang.

- Thọ ở Biểu dùng Quế Chi thang (370).

- Hạ lợi muốn uống nước : là Túc Khuyết Âm thọ Bản Nhiệt, dùng Bạch Đầu Ông thang. Túc
Kinh với Thủ Kinh phép trị giống nhau (371).

- Hạ lợi, nói xàm : là thọ Bản Hàn Bản Nhiệt ở dưới Cách, dùng Tiểu Thừa Khí thang (372).
120
- Sau khi hạ lợi lại phiền, đè tay vào (dưới Tâm) thấy mềm : cùng thọ Hàn Nhiệt ở trên Cách
dùng Chi Tử Xị thang (373).

- Người bệnh nôn ụa : vì Can là Hàn Kinh.

- có ung nùng : là thọ Bản Nhiệt.

- không thể trị nôn ụa, (nùng hết tự khỏi) : Nhiệt gặp được Hàn thì lành vậy (374).

- Nôn ụa mà mạch Nhược : là Can Hàn ly khai Âm Nhiệt.

- tiểu tiện tự lợi : là ly khai Dương Nhiệt.

- mình hơi Nhiệt mà thấy quyết là Âm Nhiệt ra ngoài, Âm Hàn cũng ra ngoài.

- khó trị : Hàn có thể trị, Nhiệt không thể trị; dùng Tứ Nghịch thang (375).

BÀI THỨ 14

TÚC KHUYẾT ÂM (2)

- Ụa khan là Túc Khuyết Âm Hàn thọ Thái Dương Hàn.

- thổ (mữa) ra bọt dãi : là Túc Khuyết Âm Hàn thọ Thiếu Âm Nhiệt.

- đầu đau : là Âm Hàn bệnh Âm Nhiệt theo đó cùng bệnh vậy.

- dùng Ngô Thù Du thang (376).

- Nôn ụa mà phát Nhiệt là thọ Dương Hàn Dương Nhiệt, dùng Tiểu Sài Hồ thang (377).

- Đại thổ, đại hạ rồi là thọ Âm phần Hàn Nhiệt.

- Cực hư lại cực cho hạn ra là thọ Dương phần Hàn Nhiệt.

Ý nói Can với Âm Dương Hàn Nhiệt cùng ràng buộc lẫn nhau.

- Người bệnh, Khí bên ngoài phất uất (hầm hầm khó chịu) : là Âm Nhiệt ra ngoài với
Dương Nhiệt.

121
- Lại cho dùng nước để phát hạn, nhân đó ọe : là Dương Hàn vào trong với Âm Hàn,
sở dĩ như thế là vì tất cả đều liên quan với “thọ Thương Hàn truyền Kinh” (378).

- Ọe là Âm Hàn, Âm Nhiệt ở dưới mà hiệp bệnh ở trên.

- bụng đầy là Dương Hàn, Dương Nhiệt ở trên mà hiệp bệnh ở dưới.

- Đấy là Tứ (4) Bộ Bệnh, cần biết bộ nào bệnh trước, bộ nào bệnh sau để lợi nó
(379).

Biết chỗ trước sau là Y Đạo “tất” (xong hết) vậy.

122
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA

QUYỂN CHÍN

BÀI THỨ 1

HOẮC LOẠN NÓI VỀ KINH (1)

Thương Hàn Luận biện về Lục Kinh xong, lấy Chương Hoắc Loạn nói về Kinh, lấy
Chương Âm Dương Dịch nói về Lạc để Kết cuối sách.

Rõ ràng là lấy Kinh Lạc làm phương tiện “hạ thủ công phu”đọc sách Thương Hàn :

- dùng Kinh Lạc để nhận biết Âm Dương.

- dùng Kinh Lạc để biện biệt Mạch Chứng.

- dùng Kinh Lạc để phân chia Bộ Vị.

- dùng Kinh Lạc để tạo lập Thang Phương.

Khắp nơi dùng Kinh Lạc để giải quyết, nói không kể xiết, cho nên cuối sách, lấy 2
chương này làm kết.

- nôn mữa mà lợi gọi tên là Hoắc loạn là nói ở Lý Kinh mạch đi Tung (dọc) (380).

- Phát nhiệt, đầu đau, mình nhức, ghét lạnh, thổ lợi gọi tên là Hoắc loạn : là nói ở Biểu Kinh
mạch đi Hoành (ngang), rồi vào Lý Kinh mạch đi Tung.

- thổ hạ dứt, lại trở lại phát nhiệt : là nói Kinh mạch đi trong mình người, tuần hoàn Biểu Lý,
lưu chuyển không ngừng vậy (381).

123
BÀI THỨ 2

NÓI VỀ KINH (2)

Kinh mạch có Âm Dương; hành Kinh có vào ra, lên xuống, cùng nhau “giao đại” (giao
tiếp, đổi thay) Tại sao nói như vậy ?

* Thương Hàn : là Dương Kinh (bệnh) ở ngoài.

- mạch Vi Sáp : vào trong chuyển sang Âm Kinh.

- vốn (gốc) là Hoắc loạn : Âm Kinh (bệnh) ở trong.

- nay là Thương Hàn : ra ngoài chuyển sang Dương Kinh.

Đó là ở ngoài thì làm Dương, vào trong thì làm Âm, giao đại nhau vậy.

- 4- 5 ngày truyền đến Âm Kinh, chuyển nhập vào Âm tất sinh lợi : là Thủ Âm Kinh ở trên
chuyển xuốngTúc Âm Kinh ở dưới.

- vốn có chứng ụa, hạ lợi không trị được : cớ bởi do từ Âm nhập vào Âm.

- muốn đại tiện là vì Túc Kinh ở dưới.

- trái lại chỉ trung tiện mà vẫn không lợi : là Túc Kinh ở dưới chuyển lên Thủ Kinh ở trên.

- thuộc Dương Minh đại tiện tất rắn : cớ bởi do từ Túc nhập vào Thủ (382).

Đó là ở trên thì làm Thủ Kinh, ở dưới thì làm Túc Kinh, “giao đại” nhau vậy.

- ở Lý thì lên xuống, giao đại nhau 6 ngày 1 vòng.

- ở Biểu thì vào ra, giao đại nhau 7 ngày 1 vòng.

- 13 ngày Kinh mạch vận hành trong ngoài, trên dưới “tận” (đủ hết) vậy.

124
BÀI THỨ 3

NÓI VỀ KINH (3)

Kinh vận hành có vào ra, lên xuống, “giao đại” nhau.

lại có vào ra, lên xuống, “thuận nghịch” nhau.

* Hạ lợi là từ Thủ Âm đến Túc Âm.

- rồi đại tiện rắn : là từ Túc Âm đến Túc Dương.

- rắn thì ăn được : là từ Túc Dương đến Thủ Dương.

Đó là Âm Dương Kinh lên xuống đi thuận vậy

- trái lại không ăn được : là do từ Dương vào Âm.

Đó là Âm Dương Kinh lên xuống đi nghịch vậy.

- đến Kinh sau hơi ăn được : là Dương Kinh từ ngoài vào trong.

- lại quá một Kinh nữa ăn được : là Âm Kinh từ trong ra ngoài.

- qua đi một ngày nên lành :

Đó là Âm Dương Kinh vào ra đi thuận vậy.

- Không lành là không thuộc Dương Minh (383).

Đó là Âm Dương Kinh vào ra đi nghịch vậy.

BÀI THỨ 4

NÓI VỀ KINH (4)

Kinh mạch vận hành tất có Bộ Vị, tất cả thống thuộc Thái Dương.

Sao gọi là Bộ vị Tấu Lý thống thuộc Thái Dương ?


125
- Ghét lạnh mạch Vi mà lại lợi : là ở Tấu, các Dương Kinh thống thuộc Thái Dương.

- lợi chỉ vong huyết: là ở Tấu, các Âm kInh thống thuộc Thái Dương.

- dùng Tứ Nghịch gia Nhân Sâm thang làm chủ (384)

Sao gọi là Bộ vị Biểu, Lý thống thuộc Thái Dương ?

- Hoắc loạn : là nói Kinh ở Lý.

- đầu đau, phát nhiệt, mình nhức : là nói Kinh ở Biểu

- Nhiệt nhiều, muốn uống nước : là ở Biểu các Kinh thống thuộc Thái Dương, dùng Ngũ
Linh tán làm chủ.

- Hàn nhiều, không uống nước : là ở Lý các Kinh thống thuộc Thái Dương, dùng Lý Trung
hoàn làm chủ (385).

Sao gọi là Bộ vị Cơ Nhục thống thuộc Thái Dương ?

- Thổ lợi dứt rồi là ở Cơ, Thái Dương Kinh hòa, các Âm Dương Kinh tự hòa.

- mà mình đau không ngớt : ở Cơ, Thái Dương Kinh chưa hòa, các Âm Dương Kinh chưa
hòa.

- nên xem xét Thái Dương Hàn Khí đã hòa hay chưa hòa, để giải bên ngoài của nó là bảo
ở Cơ vậy.

- dùng Quế Chi thang để “tiểu” hòa : là có thể hòa Dương Hàn Khí, chưa có thể hòa các
Khí khác, cho nên gọi là “tiểu“ (386).

BÀI THỨ 5

NÓI VỀ KINH (5)

Kinh mạch vận hành có Âm Dương Hàn Nhiệt, tất cả đều thọ Bản Hàn truyền Kinh.

+ Thổ lợi : là Dương Hàn ở Lý thọ truyền.

- mồ hôi ra, phát nhiệt, ghét lạnh : là ở Cơ thọ truyền.


126
- tay chân co quắp : là ở Tấu thọ truyền.

- tay chân quyết lãnh : là ở Bì thọ truyền.

- đều dùng Tứ Nghịch thang làm chủ (387).

+ Đã thổ lại lợi, thêm tiểu tiện lại lợi nữa : là Âm Hàn ở Lý thọ truyền.

- mà mồ hôi ra nhiều : là ở Cơ thọ truyền.

- hạ lợi thanh cốc (ỉa chảy nguyên cơm nước) là ở Bì thọ truyền.

- trong Hàn ngoài Nhiệt, mạch Vi muốn tuyệt : là ở Tấu thọ Hàn.

- đều dùng Tứ Nghịch thang làm chủ (388).

+ Thổ hết, hạ dứt : ở Lý có Âm Hàn tất có Âm Nhiệt.

- mồ hôi ra mà quyết : ở Biểu có Âm Nhiệt tất có Âm Hàn.

- Tứ chi câu cấp không giải, mạch Vi muốn tuyệt : là ở Tấu Âm Nhiệt, Âm Hàn không lìa
nhau.

- dùng Thông Mạch Tứ Nghịch gia Trư Đảm Trấp thang làm chủ (389).

+ Thổ lợi phát hãn : là ở Lý Biểu Dương Nhiệt không lìa Dương Hàn.

- mạch bình (thường), hơi phiền : là ở Tấu Dương Nhiệt không lìa Dương Hàn.

- mới hư : là Dương Nhiệt; không thắng được Cốc Khí : là Dương Hàn; là ở Cơ Dương Nhiệt
không lìa Dương Hàn (390).

Nhất thiết Âm Dương đều không lìa khỏi Thái Dương Hàn Khí.

Thương Hàn truyền Kinh là vì thế !

127
BÀI THỨ 6

ÂM DƯƠNG DỊCH – SAI HẬU – LAO PHỤC

(ÂM DƯƠNG DỊCH – BỚT RỒI – BỊ NHỌC PHÁT TRỞ LẠI)

NÓI VỀ LẠC (1)

Có Kinh tất có Lạc.

Thương Hàn là thuộc Thái Dương Biểu Lạc

Âm Dương Dịch là thuộc Thiếu Âm Lý Lạc

là nói Âm Dương Dịch chưa có thể ra ngoài Thương Hàn vậy,

- mình mẩy nặng nề : là Lạc bệnh tất do từ Kinh.

- thiểu Khí (thở vắn) là Lạc bệnh tất do từ Khí.

là nói Lạc bệnh chưa có thể ra ngoài Kinh Khí.

- thiếu phúc lý cấp: là do từ Bàng Quang Lạc chuyển vào Thận Lạc.

- hoặc dẫn đến co rút trong âm vật : là Thận Lạc bệnh đến Nhâm Lạc.

- Khí xung lên ngực : là Thận Lạc bệnh đến Xung Lạc.

- đầu nặng không muốn cử : là Thận Lạc bệnh đến phần trên của Mạch Đốc.

- ống chân đầu gối co rút : là Thận Lạc bệnh đến phần dưới của Mạch Đốc.

- Thiêu Côn tán làm chủ (391).

- tiểu tiện lợi thì giải : là Kinh thủy giải, Lạc Huyết cũng giải.

- đầu Âm hơi sưng : là Lạc do Kinh giải.

- Đàn bà, đàn ông dùng thay đổi cái đủng quần đốt uống : đó là Âm Dương Dịch vậy.

128
BÀI THỨ 7

NÓI VỀ LẠC (2)

Nhiệt cực thương tổn đến Lạc. Lạc bệnh không phải dễ trị.

Trị Lạc tất phải trị Kinh Khí của nó.

Bảo rằng “Trước trị tốt bệnh (bệnh chứng mới phát), sau trị cố tật (bệnh chứng đã
thành tật) “ là bảo điều đó vậy.

Bệnh bớt rồi, vì mệt nhọc phát trở lại: lại nên trước trị Lạc, vì bớt rồi bệnh còn sót lại vậy.

* Bệnh nặng bớt rồi, vì mệt nhọc phát trở lại: là nói Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn Thủy ở Tấu.

- Dùng Chỉ Thực Chi Tử Xị thang làm chủ :

Dùng Thanh Tương Thủy (nước gạo vo hay là nước cháo loãng) để sắc thuốc là dụng ý
lấy Khí đạm nhạt của gạo để vào Vỵ, cũng như cách dùng Quế Chi thang có húp cháo loãng,
Bạch Hổ thang có Ngạnh Mễ (gạo tẻ) vậy.

Còn trước nấu nước giảm phân nửa, là theo như Tiểu Sài Hồ thang sắc giảm phân nửa,
rồi bỏ bã, lại sắc, lấy “thang sau” để thuốc vào Kinh, còn đây lấy “nước nấu trước” để thuốc vào
Lạc, mỗi phép đều có ý nghĩa của nó.

- Có Túc thực gia Đại Hoàng 5 – 6 miếng to bằng con cờ : là nói Kiêm trị Nhiệt Lạc với
Hàn Thủy vậy (392).

Các loại Vỵ Ung, Trường Ung đều do đấy phát sinh vậy.

* Thương Hàn bớt rồi, lại phát nhiệt: là nói Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt huyết ở Tấu.

- dùng Tiểu Sài Hồ thang làm chủ (393).

129
BÀI THỨ 8

NÓI VỀ LẠC (3)

Lại có khi:

+Từ eo lưng trở xuống có Thủy Khí : là Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn Thủy ở Đới.

- dùng Mẫu Lệ Trạch Tả tán làm chủ (394).

Đó là nguyên do của các loại Cổ Trướng, Phúc Trướng.

+Ưa nhổ nước miếng, lâu ngày không khỏi là trên Vỵ có Hàn : là Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn
Thủy tại Cách.

- dùng thuốc viên để ôn, nên dùng Lý Trung hoàn (395).

+Gầy yếu,thiểu Khí(ít hơi),Khí nghịch muốn Thổ:là Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt huyết ở Cách.

- dùng Trúc Diệp Thạch Cao thang làm chủ (396).

Các loại Ế Cách, Ung, Nuy đầu mối đều do đấy.

+ Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt huyết ở Đới là thế nào ?

- Người bệnh Mạch đã giải : Dương Hàn đã giải.

- Sớm chiều hơi phiền: Âm Nhiệt chưa giải.

- Bệnh mới hết, người ta ép ăn : Dương Hàn vẫn còn.

- Tỳ Vỵ Khí còn yếu không tiêu được cơm cho nên khiến hơi phiền : là Âm Nhiệt hãy còn.

- giảm lượng ăn thì lành : là Hàn Nhiệt không còn chỗ dựa núp (397).

130
BÀI THỨ 9

CHƯƠNG NÓI VỀ KỈNH, THẤP, YẾT

Kỉnh, Thấp, Yết 3 loại này là bệnh thuộc Tam Âm ở Lý, đáng lẽ nên luận riêng, nên
riêng tại Tạp Bệnh, bởi Thương Hàn là chuyên tường giải về Biểu Bệnh vì cho là tương tợ
Thương Hàn cho nên thấy ở đây.

Nói rằng 3 loại bệnh này không thể ra ngoài Thái Dương Thương Hàn mà sinh ra
được.

Trọng Cảnh lấy chương này kết ở cuối sách Thương Hàn, tức là cũng dùng chương
này mở đầu cho sách Tạp Bệnh. Bởi vì Biểu Lý không thể không phân ra, cho nên hai luận, mỗi
luận đều có tôn chỉ riêng; Biểu Lý không thể không hợp lại cho nên lấy chương này “câu thông”
đôi bên với nhau. Đó là thâm ý của tác giả vậy.

Trong bài tựa có nói “Làm sách Thương Hàn Tạp Bệnh Luận hợp thành 16 quyển”
là nói nên hợp lại mà đọc vậy.

BÀI THỨ 10

KẾT LUẬN

Thương Hàn là sách Khoa học trong Y giới.

Ngày nay may mắn còn lại sách này, mới thấy “Đại Kinh, Đại Pháp” trị bệnh của người
xưa.

Xem sách thấy Biện Mạch, Luận Chứng, chương tiết khởi dứt, từng câu, từng đoạn rõ
ràng, mạch lạc thông suốt rất là nghiêm mật.

Tiền nhân gọi là 397 pháp, pháp tức là tiết vậy, mỗi tiết đều có phép chữa. Như từ
trước đến nay chưa có ai phân tích Chương pháp.

Nay trộm đem cái học của Khoa học làm sáng tỏ thể lệ, nêu lên tôn chỉ các chương.
Trong ý không ngờ rằng vài ngàn năm trước, Y gia Khoa học đã sớm phát minh như vậy.
131
6 chương ở Thái Dương thượng, 8 chương ở Thái Dương trung, 7 chương ở Thái
Dương hạ, 10 chương ở Dương Minh, 1 chương ở Thiếu Dương, 1 chương ở Thái Âm, 6 chương
ở Thiếu Âm, 6 chương ở Khuyết Âm, 1 chương ở Hoắc Loạn và 1 chương ở Âm Dương Dịch,
cộng lại là 47 chương.

Mong mỏi được các bậc hải nội cao minh đính chính cho.

Bởi vì, Thương Hàn Luận không phân được chương, tiết thì văn pháp không rõ ràng,
Mạch chứng hổn độn mong gì Thực dụng được ? Thì không thể cải tiến Y Đạo thành ra Khoa
học được.

Nay viết Thương Hàn Giáo Khoa 150 bài, lược rõ “Đại Nghĩa”, để ngày kia dùng nó trợ
giúp cho việc nghiên cứu sách Thương Hàn Luận vậy.

132
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

 Lời Người Dịch 4

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển I 6

1. Thương Hàn tiền đề [1]

2. Thương Hàn tiền đề [2]

3. Thương Hàn tiền đề [3]

4. Thương Hàn tiền đề [4]

5. Y Thống 7

6. Tam Âm Tam Dương

7. Kinh Khí

8. Kinh Lạc

9. Phủ Tạng [1] 8

10. Phủ Tạng [2]

11. Khí Hóa

12. Bộ Vị 9

13. Mạch Pháp [1]

14. Mạch Pháp [2] 10

15. Mạch Pháp [3]

16. Mạch Pháp [4]

17. Mạch Pháp [5] 11

18. Thân Minh.

19. Đề Xướng [1] 12

20. Đề Xướng [2]

133
 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển II 13

1. Y Đạo duyên cách

2. Thời đại Kỳ Hoàng

3. Thời đại Việt Nhân

4. Thời đại Trọng Cảnh 14

5. Lục Kinh truyền thống

6. Phải đọc Thương Hàn

7. Thái Dương tôn cương 15

8. Trúng Phong Thương Hàn [1]

9. Phong Hàn [2]

10. Phong Hàn [3] 16

11. Phong Hàn [4]

12. Lưu động truyền Kinh 17

13. Số ngày truyền Kinh [1]

14. Số ngày truyền Kinh [2]

15. Số giờ truyền Kinh 18

16. Âm Dương hành kinh

17. Tấu Lý [1] 19

18. Tấu Lý [2]

134
 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển III 21

1. Cơ Nhục Bộ [1]

2. Cơ Nhục Bộ [2]

3. Nhục Phần Trúng Phong [1]

4. Nhục Phần Trúng Phong [2] 22

5. Nhục Phần Thương Hàn [1]

6. Nhục Phần Thương Hàn [2] 23

7. Nhục Phần Thương Hàn [3]

8. Kinh Khí trước sau ở Nhục Phần

9. So sánh Mạch Chứng ở Nhục Phần 24

10. Ngộ nhận Hàn Nhiệt ở Nhục Phần

11. Ba Kỳ Kinh thọ truyền ở Nhục Phần 25

12. Ba Kỳ Kinh thọ truyền ở Bì Phần

13. Tổng hợp Thái Dương Thiếu Âm ở Bì Phần

14. Phân tích Thái Dương Thiếu Âm tại Bì Phần 26

15. Thương Hàn Loại ở Bì Phần

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển IV 28

1. Thái Dương Bản Hàn truyền Kinh tại Biểu

2. Phép Hạn ở Biểu Phần

3. Chứng Quế Chi [1] 29

4. Chứng Quế chi [2]

5. Chứng Ma Hoàng 30

135
6. Chứng Sài Hồ [1] 31

7. Chứng Sài Hồ [2]

8. Chứng Sài Hồ [3] 32

9. Chứng Sài Hồ [4]

10. Chứng Sài Hồ [5] 33

11. Túc Thái Dương Khí 34

12. Thủ Thái Dương Lạc

13. Túc Thái Dương Kinh 35

14. Thủ Thái Dương Kinh

15. Biện về Cứu nghịch 36

16. Biện về Hỏa chứng 37

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển V 38

1. Túc Thái Dương Lạc

2. Chứng Kết Hung [1]

3. Chứng Kết Hung [2] 39

4. Chứng Kết Hung [3]

5. Chứng Kết Hung [4] 40

6. Chứng Kết Hung [5] 41

7. Thủ Thiếu Dương [1]

8. Thủ Thiếu Dương [2] 42

9. Thủ Thiếu Dương [3]

10. Túc Thiếu Dương 43

11. Cách Mô Bộ

136
12. Nhiệt Bệnh do Thương Hàn ở Cách Phần 44

13. Cách Phần Thương Hàn Loại [1]

14. Cách Phần Thương Hàn Loại [2] 45

15. Cách Phần Thương Hàn Loại [3] 46

16. Thương Hàn ở Lạc Mạch thuộc Cách Phần

17. Thương Hàn ở Kinh Mạch thuộc Cách Phần 47

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển VI 48

1. Dương Minh thể lệ

2. Dương Minh ở Biểu [1]

3. Dương Minh ở Biểu [2] 49

4. Dương Minh ở Lý [1] 50

5. Dương Minh ở Lý [2]

6. Dương Minh ở Lý [3] 51

7. Túc Dương Minh [1] 52

8. Túc Dương Minh [2]

9. Túc Dương Minh [3] 51

10. Túc Dương Minh [4]

11. Thủ Dương Minh [1] 54

12. Thủ Dương Minh [2]

13. Thủ Dương Minh [3] 55

14. Thủ Dương Minh [4] 56

15. Dương Minh ở Tấu [1]

137
16. Dương Minh ở Tấu [2] 57

17. Dương Minh ở Tấu [3]

18. Dương Minh ở Tấu [4] 58

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển VII 59

A-

1. Thiếu Dương thể lệ [1]

2. Thiếu Dương thể lệ [2]

3. Thiếu Dương thể lệ [3] 60

4. Thiếu Dương thể lệ [4]

5. Thái Âm thể lệ [1] 61

6. Thái Âm thể lệ [2]

7. Thái Âm thể lệ [3] 62

8. Thái Âm thể lệ [4]

B-

1. Thiếu Âm thể lệ [1] 63

2. Thiếu Âm thể lệ [2]

3. Thiếu Âm từ Lý đến Biểu 64

4. Thiếu Âm truyền các Kỳ Kinh

5. Thiếu Âm tử chứng 65

6. Thiếu Âm từ Biểu đến Lý [1]

7. Thiếu Âm từ Biểu đến Lý [2] 66

8. Thiếu Âm từ Biểu đến Lý [3]

138
9. Thiếu Âm ở Cách [1] 67

10. Thiếu Âm ở Cách [2] 68

11. Thiếu Âm ở Cách [3]

12. Thiếu Âm ở Cách [4]

13. Thiếu Âm ở Tấu [1] 69

14. Thiếu Âm ở Tấu [2] 70

 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển VIII 71

1. Khuyết Âm thể lệ

2. Khuyết Âm ở Biểu ở Lý [1]

3. Khuyết Âm ở Biểu ở Lý [2] 72

4. Khuyết Âm ở Biểu ở Lý [3]

5. Khuyết Âm truyền Xung Kinh 73

6. Khuyết Âm truyền Nhâm Đốc

7. Khuyết Âm tử chứng 74

8. Khuyết Âm ở Tấu ở Cách [1]

9. Khuyết Âm ở Tấu ở Cách [2] 75

10. Khuyết Âm ở Tấu ở Cách [3]

11. Khuyết Âm ở Tấu ở Cách [4] 76

12. Mạch Chứng của Thủ Khuyết Âm

13. Túc Khuyết âm [1] 77

14. Túc Khuyết Âm [2] 78

139
 Giáo Khoa Thương Hàn Quyển IX 79

1. Hoắc Loạn nói về Kinh [1]

2. Nói về Kinh [2]

3. Nói về Kinh [3] 80

4. Nói về Kinh [4]

5. Nói về Kinh [5] 81

6. Âm Dương Dịch – Sai hậu – Lao phục – Nói về Lạc [1]

7. Nói về Lạc [2] 82

8. Nói về Lạc [3]

9. Chương nói về Kỉnh, Thấp, Yết. 83

10. Kết Luận

 Mục Lục 84

87

Tôi không giữ bản quyền với kỳ vọng thế hệ nối tiếp làm trong sáng và lợi ích hơn các di sản
văn hóa của dân tộc Việt./.

140

You might also like