You are on page 1of 2

1.

Tác giả:
a. Tiểu sử:
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất năm 1954. Ông sinh ra ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc
Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng
nam trong gia đình nho gốc nông dân nghèo gồm ba trai, bốn gái.
-Từ nhỏ, ông đã được hưởng một nền giáo dục Nho học.
-Năm 1898: Ngô Tất Tố được ông nôi dạy chữ Hán ở quê và theo học nhiều làng quê trong vùng.
-Ngoài ra, ông còn học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham gia các kì thi truyền thống vào
năm 1912.
Trong suốt sự nghiệp, ông đã viết cho nhiều báo như: An nam tạp chí, Thần chung, Đông Dương,... với
29 bút danh khác nhau.
-Năm 1945: Tham gia ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà.
-Năm 1946: Gia nhập hội văn hóa cứu quốc, lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.
-Năm 1948: Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, đã được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành
Hội Văn nghệ VN.
b. Con người:
Về tính cách, Ngô Tất Tố là người yêu nước, thương dân; có tư tưởng độc lập, tiến bộ, không chịu nhắm
mắt theo những thành kiến, tục lệ cổ hủ. Về thái độ làm báo, ông được đánh giá là một nhà báo có dũng
khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp.
Tài năng của Ngô Tất Tố đã được công nhận khi ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và
nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954; Là một học giả có nhiều công trình
khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài báo mang khuynh hướng
dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu và là một cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực phê phán.
Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong “Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp” (Nhà xuất bản Hội
nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo".
c. Sự nghiệp:
Xuyên suốt sự nghiệp, Ngô Tất Tố đã có hơn 1000 tác phẩm, trong số đó, nổi bật nhất phải kể đến một số
tác phẩm như: “Tắt đèn”-1939; “Lều chõng”-1940; “Tập án cái đình”-1939; “Việc làng”-1940
Vì những đóng góp của mình, ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa nghệ
thuật đợt 1 – năm 1996.
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945. Các
tác phẩm của ông chủ yếu là chủ nghĩa hiện thực về người nông dân. Do đó, ông được mệnh danh là "nhà
văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam", là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về
đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng.
Qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của
một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
2. Tác phẩm:
a. Giới thiệu chung:
Tác phẩm “Tắt đèn” là một tiểu thuyết ngắn, được in lần đầu trên báo Việt nữ năm 1937. Toàn bộ tác
phẩm đã miêu tả chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân VN những năm đầu TK XX dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp.
b. Nhân vật: Đọc slide (Tự thêm thắt từ nối ct nha mấy đứa)
c. Tóm tắt: Đọc slide (Chỉ cần đọc thôi)
d. Giá trị:
-3 GT HT, NĐ, NT: Đọc slide (Thêm thắt từ vào)
Giải thích cho cụm từ “chị Dậu”, trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đây là cụm từ nhắc ta tới số phận
nô lệ của người nông dân lúc bấy giờ, là tượng trưng cho lớp người lao động nhỏ bé, chịu nhiều áp bức
bóc lột của bộ máy cai trị mục ruỗng, thối nát và tàn bạo.
Cho đến ngày nay, trên các trang mạng, thông tin truyền thông, cũng không hiếm thấy những câu nói
“khổ như chị Dậu”. Chỉ khác là, cụm từ “chị Dậu” ở đây được dùng để chỉ những con người hoặc gia
đình quá khó khăn, nghèo khổ so với mặt bằng chung của xã hội.
Nhận xét về tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Vũ Trọng Phụng từng khen ngợi tác phẩm là "một tiểu thuyết
có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy".
Hay như nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói, “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt
khéo”.

3. Tác phẩm khác:


Đọc slide (Đọc nguyên văn)

You might also like