You are on page 1of 11

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Môn: Pháp luật đại cương


(Đại học đại trà)
Thời lượng: 45 tiết (11 buổi)
1. Thông tin giảng viên:
- Họ và tên: Hồ Thị Thanh Trúc
- Học vị: Thạc sỹ Luật
- Email: hotruc.lkt@gmail.com
- SĐT: 0909022483
2. Quy định chung
- Điểm quá trình: 30%
 Chuyên cần: 20% (đi học đúng giờ, điểm danh đầu giờ vắng 1 buổi trừ 1
điểm)
 Thuyết trình nhóm: 20%
 Bài tập nhóm: 20%
 Bài kiểm tra cá nhân: 40% (trắc nghiệm – báo trước)
 Phát biểu: +0,25 điểm/lần (phát biểu đúng) vào bài kiểm tra cá nhân
- Điểm thi: 70%
 24 câu trắc nghiệm phủ toàn bộ nội dung 10 chương (6 điểm)
 1 – 2 bài tập tình huống (4 điểm)
3. Nhóm
- Nhóm sẽ cố định suốt quá trình học (thuyết trình, thảo luận, làm bài tập nhóm)
- Mỗi nhóm 5 - 8 bạn
- Đặt tên nhóm: nhóm có tên và đăng ký với giảng viên
4. Thuyết trình
- Thời gian thuyết trình: bắt đầu từ buổi học thứ hai đến buổi cuối cùng.
- Đề tài thuyết trình:
1. Phân tích hình thức nhà nước của nhà nước United Kingdom of Great Britain
and Northern Ireland (Nêu bật hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế
độ chính trị).
2. Án lệ và việc áp dụng án lệ ở Việt Nam (trình bày nội dung và sưu tập án lệ
minh họa).
3. Trình bày lãnh thổ và cách xác định biên giới Việt Nam.
4. Trình bày bộ máy nhà nước Việt Nam (hệ thống cơ quan nhà nước và các mối
liên hệ chấp hành điều hành).
5. Hụi là gì? Trình bày những quy định pháp luật và những vấn đề thực tiễn về
hụi.
6. Những vấn đề pháp lý về mang thai hộ và thực tiễn.
7. Bán thận có hợp pháp không? Trình bày những vấn đề pháp lý và thực tiễn.
8. Trình bày vụ thừa kế của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom. Giả sử vụ việc ở Việt
Nam, theo luật Việt Nam, tài sản của ông Larry được chia như thế nào?
9. Nạn xâm hại tình dục trẻ em, thực tiễn và pháp luật.
10. Trình bày vụ án ly hôn và chia thương hiệu ở Trung Nguyên. Vấn đề tài sản,
con chung được giải quyết như thế nào? Cách tính án phí ly hôn.
- Tiêu chí chấm điểm:
 Bài thuyết trình: file word, có bìa 5 – 10 trang, ghi rõ danh sách nhóm và
bảng phân công công việc của từng thành viên. Chia thành chương, mục rõ
ràng, cỡ chữ 13 Time New Roman. Thời gian nộp tại buổi thuyết trình. (2
điểm)
 Thời gian trình bày: 15 -20 phút (1 điểm)
 Trình bày:
 Cách thức thuyết trình: 1 điểm (diễn thuyết, đóng vai, chơi trò
chơi…)
 Phong cách người thuyết trình: 1 điểm
 Sự tham gia của thành viên: 1 điểm
 Chuẩn bị công phu: 1 điểm
 Nội dung trình bày đúng: 1 điểm
 Trả lời câu hỏi: 2 điểm
 Điểm cộng: cộng 1 điểm cho nhóm có nhiều câu hỏi từ khán giả nhất,
nhóm được yêu thích nhất: bình chọn.
5. Thảo luận
- Nguyên thủ quốc gia các nước Anh, Pháp, Mỹ, Trung quốc, Việt Nam
- Phân cấp hành chính cho những địa điểm sau đây: TP. Nha Trang, TP. Đà Lạt,
TP. HCM, TP. Hà Nội, TP. Cần Thơ, TP. Bến Tre, Thị xã Tân An, Vĩnh Long,
quận 1, quận Phú Nhuận, quận Hoàng Mai, quận Đống Đa, huyện Bình Đại,
Huyện Châu Thành, Phường Tăng Nhơn Phú A, Phường Trường Thọ, Xã Châu
Hưng, huyện Trảng Bàng
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
- Liệt kê tên các bộ và cơ quan ngang bộ

6. Trắc nghiệm
LUẬT DÂN SỰ
Bài 1: Ông Sang và bà Hạnh là vợ chồng hợp pháp có 4 người con: Thái, Danh , Trân, Ngà.
Tài sản chung của ông bà bao gồm căn nhà 2 tỷ, mảnh đất 1 tỷ, tài khoản ngân hàng 800
triệu. Thái kết hôn với Giang và có hai con là Nhân và Tài, Danh kết hôn với Hồng có con
là Khoa. Năm 2005, bà Hạnh mất không để lại di chúc được biết bà Hạnh còn bố,mẹ là ông
Tý và bà Mùi và em trai là Nam. Để có người chăm sóc hai con nhỏ Trân (15 tuổi), Ngà (12
tuổi) năm 2007 ông Sang kết hôn với bà Linh. Năm 2009, ông Sang và bà Linh có con
chung là Tuyết. Năm 2013, Danh mất không để lại di chúc biết tài sản chung của vợ chồng
Danh là căn nhà 800 triệu và tài khoản ngân hàng 400 triệu. Năm 2015, Trân mất đột ngột
chưa có gia đình và không có tài sản riêng. Năm 2016, bà Linh mất, bà còn mẹ là bà Bích
và 2 em trai là Kiệt và Tiến, ba chồng là ông Thông và mẹ chồng là bà Ngát.
(<1>) Hàng thừa kế thứ nhất của bà Hạnh:
A. Ông Tý, bà Mùi, ông Sang, Thái, Danh, Trân, Ngà
B. Ông Sang, Thái, Danh, Trân, Ngà
C. Ông Tý, bà Mùi, Nam, ông Sang, Thái, Danh, Trân, Ngà
D. Nam, Ông Sang, Thái, Danh, Trân, Ngà
(<2>) Hàng thừa kế thứ nhất của Danh:
A. Ông Sang, bà Hạnh, Hồng, Khoa
B. Ông Sang, Hồng, Khoa
C. Ông Sang, bà Hạnh, Thái, Trân, Ngà, Hồng, Khoa
D. Ông Sang, Hồng, Khoa, bà Linh
(<5>) Di sản của bà Hạnh:
A. 1,8 tỷ
B. 3,8 tỷ
C. 1,9 tỷ
D. 3,6 tỷ
(<6>) Di sản mỗi người thừa kế của bà Hạnh được hưởng:
A. 542,86 triệu
B. 271,43 triệu
C. 200 triệu
D. 150 triệu
(<7>) Di sản của Danh:
A. 871,43 triệu
B. 1.143 triệu
C. 800 triệu
D. 1.000 triệu
Bài 2: Ông Hải và bà Chi là vợ chồng hợp pháp có 3 con chung: My, Phương và Đạt đều đã
thành niên. Năm 2005 bà Chi mất không để lại di chúc biết rằng khối tài sản chung của bà
và ông Hải gồm: nhà 2 tỷ, đất 800 triệu, tài khoản ngân hàng 400 triệu, bà Chi còn ba là ông
Sơn và người anh trai là ông Phát. Năm 2008, ông Hải kết hôn với bà Liên, nhà bà Liên cho
hồi môn hai vợ chồng mảnh đất trị giá 800 triệu. Năm 2015 ông Hải mất có để lại di chúc
cho Đạt nhà 2 tỷ, tài khoản ngân hàng 400 triệu di tặng cho hội từ thiện X, những tài sản
khác ông không định đoạt trong di chúc. Được biết khi mất ông còn mẹ là bà Hoa và con
chung với bà Liên là Tiên.
(<1>) Hàng thừa kế thứ nhất của bà Chi:
A. Ông Sơn, ông Hải, My, Phương, Đạt
B. Ông Sơn, ông Hải, ông Phát, My, Phương, Đạt
C. Ông Sơn, ông Hải, ông Phát
D. Ông Sơn, Ông Phát, My, Phương, Đạt
(<2>) Di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng từ bà Chi:
A. 300 triệu
B. 640 triệu
C. 320 triệu
D. 600 triệu
(<3>) Hàng thừa kế thứ nhất của ông Hải:
A. Bà Hoa, bà Liên, bà Chi, Phương Đạt, Tiên
B. Bà Hoa, bà Liên, My, Phương, Đạt, Tiên
C. Bà Hoa, bà Liên, My, Phương, Đạt
D. Bà Hoa, bà Liên, bà Chi, My, Phương, Đạt, Tiên
(<4>) Di sản của ông Hải:
A. 2,32 tỷ
B. 1,6 tỷ
C. 2, 4 tỷ
D. 2,7 tỷ
(<5>) Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của ông Hải:
A. Bà Hoa, bà Liên
B. Bà Hoa, bà Liên, Tiên
C. Bà Hoa, bà Liên, Tiên, My, Phương, Đạt
D. Đáp án khác
(<6>) Mỗi người thừa kế không phụ thuộc di chúc phải được hưởng ít nhất:
A. 200 triệu
B. 230 triệu
C. 220,95 triệu
D. 257,77 triệu
(<10>) Phần di sản mà Tiên được hưởng từ ông Hải:
A. 160 triệu
B. 257.77 triệu
C. 230 triệu
D. 330 triệu
Bài 3: Ông Minh và bà Hoa là vợ chồng hợp pháp có 2 người con chung là Tiến và Đạt.
Tiến kết hôn với My sinh ra Sương và Cẩm, Đạt kết hôn với Thanh có hai con chung là
Bình và An. Năm 2005 trong một tai nạn lao động Đạt mất khả năng lao động vĩnh viễn.
Năm 2006, bà Hoa mất không để lại di chúc, được biết tài sản riêng của bà là 1 tỷ và tài sản
chung của ông Minh và bà là 4 tỷ. Sau khi bà Hoa mất, công ty bảo hiểm nhân thọ chi trả
cho người thụ hưởng là ông Minh với số tiền 100 triệu (ông Minh mua cho bà Hoa lúc bà
còn sống). Ông Minh gởi toàn bộ số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm. Năm 2009, ông
Minh mất để lại di chúc để toàn bộ tài sản lại cho Tiến. Được biết khi mất ông còn mẹ là bà
Đào và con gái là Lam (16 tuổi) với bà Khánh (không có đăng ký kết hôn)
(<1>) Hàng thừa kế thứ nhất của bà Hoa:
A. Ông Minh, Tiến, Đạt
B. Ông Minh, Tiến, Đạt, Sương, Cẩm, Bình, An
C. Ông Minh, bà Đào, Tiến, Đạt
D. Đáp án khác
(<2>) Hàng thừa kế thứ hai của và Hoa:
A. Tiến, Đạt, Sương, Cẩm, Bình, An
B. Sương, cẩm, Bình, An
C. Sương, Cẩm, Bình, An, Lam
D. Đáp án khác
(<3>) Di sản của bà Hoa:
A. 2 tỷ
B. 4 tỷ
C. 5 tỷ
D. 3 tỷ
(<4>) Di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng từ bà Hoa:
A. 2 tỷ
B. 500 triệu
C. 1 tỷ
D. Đáp án khác
(<5>) Hàng thừa kế thứ nhất của ông Minh:
A. Bà Đào, bà Hoa, Tiến, Đạt, Lam
B. Bà Đào, Tiến, Đạt, Lam
C. Bà Đào, Tiến, Đạt
D. Bà Đào, bà Hoa, Tiến, Đạt
(<6>) Di sản của ông Minh:
A. 3 tỷ
B. 3,1 tỷ
C. 4 tỷ
D. Đáp án khác
(<7>) Người thừa kế không phụ thuộc di chúc của ông Minh:
A. Bà Đào, Đạt, Lam, bà Khánh
B. Bà Đào, Tiến, Đạt, Lam
C. Bà Đào, Tiến, Đạt
D. Bà Đào, Đạt, Lam
(<8>) Một suất mà người thừa kế không phụ thuộc di chúc được hưởng:
A. 775 triệu
B. 516,7 triệu
C. 500 triệu
D. 600 triệu
(<9>) Phần di sản mà Tiến được hưởng từ ông Minh:
A. 1,55 tỷ
B. 1 tỷ
C. 3,1 tỷ
D. 2,3 tỷ
(<10>) Phần di sản mà Đạt được hưởng từ bà Hoa và ông Minh:
A. 1 tỷ
B. 1,517 tỷ
C. 2 tỷ
D. 1,53 tỷ
Bài 4: Ông Nam kết hôn với bà Tiên tại Sài Gòn. Hai ông bà có 4 người con chung. Trong
thời kỳ hôn nhân, khối tài sản chung do hai người cùng tạo lập là một căn nhà trị giá 2 tỷ
đồng và một mảnh đất trị giá 3 tỷ. Đó là chưa kể khoản tiền mà cha, mẹ ông Nam cho ông
khi kết hôn mà ông vẫn giấu vợ gởi tại ngân hàng đứng tên mình (800 triệu đồng).
Tháng 7 năm 2008, phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo, ông Nam lập di chúc để lại cho
Chương (con trai út của ông bà) được hưởng căn nhà và toàn bộ khoản tiền tại ngân hàng.
Tháng 10/2009 ông Nam mất. Vào thời điểm này ông Nam vẫn còn mẹ già và 3 người anh
ruột là Phát, Minh và Quang.
Cường con trai lớn của ông bà Nam bị tai nạn lao động chết vào năm 2008 (lúc 30 tuổi) để
lại vợ là Hạnh cùng hai con gái nhỏ là Mai và Cúc.
Các con còn lại của ông bà Nam là Diên (20 tuổi , mắc bệnh tâm thần), Quyên 17 tuổi,
Chương 16 tuổi.
(<1>) Di sản của ông Nam:
A. 3 tỷ
B. 3,3 tỷ
C. 3,9 tỷ
D. Đáp án khác
(<2>) Hàng thừa kế thứ nhất của ông Nam:
A. Bà Đông, bà Tiên, Diên, Quyên, Chương
B. Bà Đông, bà Tiên, Cường, Diên, Quyên, Chương
C. Bà Đông, bà Tiên, Quyên, Chương
D. Bà Đông, Cường, Diên, Quyên, Chương
(<3>) Cường chết trước ông Nam, nên:
A. Cường không được thừa kế tài sản của ông Nam
B. Mai, Cúc được thừa kế thế vị phần thừa kế của Cường
C. Phần di sản đáng ra được hưởng của Cường chia đều cho những người thừa kế khác
D. Ông Nam không được hưởng di sản của Cường
(<4>) Người thừa kế không phụ thuộc di chúc của ông Nam:
A. Bà Tiên, Diên, Quyên, Chương
B. Bà Đông, bà Tiên, Diên, Quyên, Chương
C. Bà Đông, Diên, Quyên, Chương
D. Bà Đông, bà Tiên, Cường, Diên, Quyên, Chương
(<5>) Một suất thừa kế mà người thừa kế không phụ thuộc di chúc của ông Nam ít
nhất được hưởng:
A. 350 triệu
B. 366,67 triệu
C. 550 triệu
D. 553 triệu
(<6>) Di chúc của ông Nam:
A. Có hiệu lực toàn bộ
B. Vô hiệu một phần
C. Vô hiệu toàn bộ
D. Đáp án khác
(<7>) Phần di sản mà Chương được hưởng theo di chúc:
A. 1 tỷ
B. 1,8 tỷ
C. 2,8 tỷ
D. 2 tỷ
(<8>) Phần di sản chưa được định đoạt theo di chúc của ông Nam:
A. 1 tỷ
B. 1,5 tỷ
C. 2 tỷ
D. 1,05 tỷ
(<9>) Tổng di sản mà Chương được hưởng:
A. 2,05 tỷ
B. 1,583 tỷ
C. 1,5 tỷ
D. 1,05 tỷ
(<10>) Di sản mà Mai được hưởng:
A. 100 triệu
B. 125 triệu
C. 150 triệu
D. 155 triệu
7. Bài tập
Bài 1: Minh và Hà là hai vợ chồng có ba người con là Nhị, Tam, Tứ (đều đã thành niên).
Nhị có vợ là Bình, có con là Mai. Tam có vợ là Ngọc, con là Bích. Năm 2006, bà Hà chết,
không để lại di chúc. Năm 2008, ông Minh kết hôn với bà Hoa. Năm 2009, Nhị chết, cũng
không để lại di chúc. Biết rằng mẹ ông Minh – bà Hải còn sống. Tài sản của Nhị là 500
triệu, tài sản chung của Minh, Hà là 800 triệu.
1. Người thừa kế hàng thứ hai của Nhị
2. Hàng thừa kế thứ nhất của bà Hà
3. Hoa là hàng thừa kế thứ mấy của Nhị?
4. Một suất thừa kế mà người thừa kế của Nhị được hưởng?
5. Tổng di sản mà ông Minh được hưởng của bà Hà và Nhị?
Bài tập 2: Vợ chồng ông Nam – bà Thoa có 3 người con là Minh, Hoàng, Hà. Minh kết hôn
với Ánh sinh ra My, Ly. Hoàng kết hôn với hạnh sinh ra Hoa, Hải. Ông Nam còn người cha
ruột tên Nghĩa. Năm 2000, bà Thoa chết không để lại di chúc. Tài sản chỉ là căn nhà chung
giữa vợ chồng, không có tài sản riêng. Năm 2002, ông Nam kết hôn với bà Lan, sinh ra
Hương. Bà Lan còn có một người con riêng tên Huy. Năm 2005, ông Nghĩa chết, có di chúc
để lại ½ tài sản cho ông Nam, ½ tài sản cho Minh, Hoàng, Hà (di sản ông Nghĩa để lại là
600 triệu). Năm 2007, ông Nam chết, không để lại di chúc. Tài sản ông Nam lúc này cũng
chỉ là căn nhà chung với bà Thoa (giá căn nhà 1,2 tỷ), không có tài sản riêng.
1. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông Nghĩa
2. Hàng thừa kế thứ nhất của ông Nam khi ông Nam chết gồm những ai?
3. Bà Lan thuộc hàng thừa kế thứ mấy của ông Nghĩa?
4. Di sản thừa kế của ông Nam là bao nhiêu?
5. Chia thừa kế của ông Nam
Bài 3: Năm 1970, ông An kết hôn với bà Bình tại Sài Gòn. Hai ông bà có 4 người con
chung. Trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản chung do hai người cùng tạo lập là một căn nhà
trị giá 2 tỷ đồng và một mảnh đất trị giá 3 tỷ. Đó là chưa kể khoản tiền mà cha, mẹ ông An
cho ông khi kết hôn mà ông vẫn giấu vợ gởi tại ngân hàng đứng tên mình (800 triệu đồng).
Tháng 7 năm 2001, phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo, ông An lập di chúc để lại cho
Phương (con trai út của ông bà) được hưởng căn nhà và toàn bộ khoản tiền tại ngân hàng.
Tháng 10/2003 ông An mất. Vào thời điểm này ông An vẫn cò mẹ già và 3 người anh ruột
là Phong, Minh và Quân.
Cường con trai lớn của ông bà An bị tai nạn lao động chết vào năm 2002 (lúc 30 tuổi) để lại
vợ là Hồng củng hai con gái nhỏ là Xuân và Yến.
Các con còn lại của ông bà An là Dung (20 tuổi , mắc bệnh tâm thần), Uyên 17 tuổi,
Phương 16 tuổi.
Hãy chia di sản ông An
Bài 4: Công ty TNHH Nam Thành cần tuyển nhân viên kế toán với tiêu chí tốt nghiệp trung
cấp và có kinh nghiệm 3 năm. Sau đợt thi tuyển, công ty Nam Thành đã tuyển dụng được
Trần Thanh Sơn đáp ứng được các yêu cầu của công ty. Vận dụng những quy định của pháp
luật lao động anh/chị hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Công ty Nam Thành có thể ký với anh Sơn những loại hợp đồng nào?
2. Những nội dung cơ bản phải có trong hợp đồng lao động giữa Nam Thành và anh
Sơn là gì?
3. Công ty Nam Thành có thể yêu cầu anh Sơn nộp bản chính bằng đại học cho công ty
giữ được không?
4. Giả sử Nam Thành tiến hành ký kết hợp đồng lao động với anh Sơn hợp đồng có thời
hạn 24 tháng từ 01/01/2013 đến ngày 01/01/2015. Những vấn đề pháp lý gì liên quan
đến hợp đồng lao động khi xảy ra các tình huống sau:
a. Trong hợp đồng, Công ty Nam Thành có thể thỏa thuận thử việc với anh Sơn
được không? Nếu có, thời hạn thử việc tối đa là bao lâu và tiền lương thử việc
của Sơn được tính như thế nào, biết rằng mức lương chính thức của anh Sơn là
8.000.000 đồng?
b. Đến tháng 02/2014 anh Sơn được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty
Nam Thành, nhiệm kỳ 2014 – 2016 (cán bộ công đoàn không chuyên trách).
Ngày 15/12/2014, Công ty Nam Thành thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp
đồng lao động với anh Sơn vào thời điểm 01/01/2015, vì thời hạn hợp đồng lao
động giữa Công ty với anh Sơn hết hiệu lực. Anh Sơn đề nghị Công ty gia hạn
hợp đồng lao động nhưng lãnh đạo Công ty không giải quyết. Như vậy, việc
Công ty Nam Thành chấm dứt hợp đồng lao động với anh Sơn là đúng hay sai?
Tại sao?
Bài 5: Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo sợi dây
chuyền trên cổ, nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và nhanh tay
giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X mất thăng bằng,
té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong. Biết rằng hành vi cướp giật tài
sản nêu trên thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 136 BLHS.
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là?
2. Xác định Khách thể của hành vi phạm tội của A là:
3. Lỗi của A đối với hành vi cướp giật sợi dây chuyền trên cổ chị X là:
4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của
A trong vụ án này là:
5. Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của A là gì?
Bài tập 6: Ngày 1/4/2015, anh An có giao kết hợp đồng vay tiền với anh Dương, số tiền
vay là 1 tỉ đồng, thời hạn cho vay là 3 năm, lãi suất do 2 bên thỏa thuận. Trong hợp đồng
ghi rõ anh trai và chị gái của An là Bảo và Chi là những người liên đới đứng ra bảo lãnh
cho anh An. Việc bảo lãnh được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.
Đến ngày 1/4/2018, anh An chưa có đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho
anh Dương. Nhận thấy chị Chi là người có đủ khả năng tài chính, anh Dương yêu cầu chị
Chi trong thời hạn 3 tháng phải dùng tài sản của mình thay An thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
trả tiền, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi.
Trong thời hạn 3 tháng đó, anh Dương đã yêu chị Chi và muốn cưới chị làm vợ. Vì vậy, anh
đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ liên đới cho chị Chi và yêu cầu anh Bảo thực hiện phần
nghĩa vụ của mình nhưng anh Bảo từ chối. Anh Dương đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân, yêu
cầu tòa án giải quyết về việc anh Bảo từ chối thực hiện nghĩa vụ liên đới của mình.

1. Phân tích các yếu tố của quan hệ nghĩa vụ liên đới trong tình huống trên
2. Việc Dương yêu cầu chị Chi thực hiện toàn bộ nghĩa vụ là đúng hay sai? Tại sao?
Việc Bảo từ chối thực hiện nghĩa vụ là đúng hay sai? Tại sao?
3. Giả sử Dương và An thỏa thuận tiền lãi 80 triệu/tháng, lãi suất đó có hợp pháp
không?
Bài 7: Bà Hạnh mượn bà Bích một máy may gia đình. Máy may này là quà cưới mà chồng
bà Bích tặng bà, có khắc tên hai người, hàng Nhật Bản với giá mua cách đây 7 năm là 10
triệu đồng. Bà Bích đã cẩn thận dặn rằng máy may này là hàng Nhật xách tay nên chỉ chạy
được điện 110v và phải dùng bộ chuyển nguồn.
Khi Bà Hạnh mang máy may về nhà, chị Mỹ con gái bà Hạnh do không được nhắc nhở trực
tiếp đã cắm vào nguồn điện 220v làm máy may bị cháy. Sau buổi hôm đó bà Hạnh đã sang
trình bày sự việc và mong được mua máy may mới thay thế hoặc đền tiền nhưng bà Bích
không đồng ý vì đây là vật kỷ niệm mà bà rất quý nên yêu cầu bà Hạnh đi sửa. Tuy nhiên
thị trường không ai sửa được cây máy may này.
1. Chiếc máy may trong đề bài là vật cùng loại hay vật đặc định, tại sao?
2. Chỉ ra căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên. Xác định nghĩa vụ nào
là nghĩa vụ bi chấm dứt và thời điểm chấm dứt.
3. Nếu bà Bích đồng ý cho bà Hạnh mua quạt mới thay thế thì việc bà Hạnh giao chiếc
quạt mới chính là thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản mượn. Nhận định này đúng hay
sai?
4. Khi chiếc quạt không thể sửa chữa được thì bà Hạnh hay chị Mỹ phải chịu trách
nhiệm với bà Bích
5. Loại trách nhiệm được nêu trong câu 3 là loại trách nhiệm gì?
Bài 8: Ngày 30/7/2015 Bà Hồng là đại diện theo pháp luật của Công ty thủy sản Hạ Long
gửi văn bản đề nghị có đủ chữ ký và các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật đến
Công ty XNK Thiên Ân để chào bán mực tươi với giá 100.000đ/kg, sẽ giao hàng vào
5/9/2015 và yêu cầu Thiên Ân trả lời trước ngày 01/9/2015. Ngày 27/8/2015 Thiên Ân nhận
được đề nghị. Ngày 28/08/2015, công ty Thiên Ân đã trả lời: “Chúng tôi chấp nhận tất cả
các điều khoản trong đề nghị nhưng chỉ sẵn sàng mua với giá 90.000đ/kg. Hạ Long không
trả lời. Ngày 5/9/2015, nhân viên của Thiên Ân không nhận được hàng vì Hạ Long đã bán
lô hàng mực  cho công ty thương mại Hải Sâm vào ngày 29/8/2015. Ngày 1/10/2015, Thiên
ân khởi kiện Hạ Long vi phạm hợp đồng.
1.Xác định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trên.
2. Hạ Long có vi phạm hợp đồng không? Vì sao? Nêu căn cứ pháp lý.
Bài 9: Anh An và chị Bình kết hôn năm 2000, có hai người con chung là Oanh (sinh năm
2004), Tiến (sinh năm 2010). Năm 2017, phát hiện anh An sống chung như vợ chồng với
chị Tú và đã có con chung là Kiệt (Sinh năm 2016), chị Bình đơn phương ly hôn. Hai vợ
chồng có vay nợ của bà Mai 5 tỷ đồng. Chị Tú đang giữ 35 lượng vàng là tài sản chung của
anh An và chị Bình. Chị Bình yêu cầu: ly hôn, chia tài sản chung và mong muốn được
quyền nuôi con hai con. Hỏi:

1. Hành vi nộp đơn của chị Bình làm phát sinh vụ án dân sự hay việc dân sự.
2. Xác định tư cách đương sự trong vụ việc dân sự trên.
3. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trên? Biết rằng anh An đang cư
trú với chị Tú tại Quận 7, TP.HCM, chị Bình cư trú ở nhà cha mẹ ruột tại Quận 3
TP.HCM, ngoài ra hai vợ chồng anh An, chị Bình còn có một ngôi nhà chung 10 tỷ
đang cho thuê ở Quận 1, TP.HCM đang tranh chấp chia tài sản chung.
4. Ai phải chứng minh? Anh/chị hãy liệt kê những chứng cứ cần thiết mà nguyên đơn
phải nộp.
5. Tính án phí ly hôn, biết rằng hai bên không thể thỏa thuận chia tài sản chung gồm:
nhà 10 tỷ, xe ô tô 2 tỷ, tài khoản tiết kiệm 3 tỷ cùng một số lượng lớn cổ phiếu trị giá
2,5 tỷ. Ngoài ra, hai vợ chồng còn có chung 35 lượng vàng SJC (40 triệu/lượng) hiện
anh An đang chiếm hữu và giao cho chị Tú giữ, chị Bình có giấy tờ chứng minh số
vàng trên là tài sản chung. Ai là người đóng tạm ứng án phí?Ai là người đóng án phí
biết rằng bản án tuyên anh An: 40% chị Bình 60%.
6. Chị Bình biết được chị Tú đã bán toàn bộ 35 lượng vàng và số tiền đang được gửi
trong tài khoản ngân hàng X của chị Tú. Để đảm bảo thi hành án chị Bình có thể yêu
cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời nào?

You might also like