You are on page 1of 10

TỔNG HỢP

I. Xưởng Amoniac:

1. Khử lưu huỳnh:

- Các hợp chất chứa Lưu huỳnh trong khí thiên nhiên: CS, H 2S, mercaptan, …
gây ảnh hưởng tới chất lượng khí và gây ăn mòn đường ống. Vì vậy, phải
loại bỏ nó ra khỏi dòng khí thiên nhiên.
- Quá trình khử lưu huỳnh diễn ra qua 2 công đoạn:
+ Một là Hidro hóa các hợp chất của lưu huỳnh thành H 2S. Phản ứng xảy ra
ở 300 – 400 độ C, với xúc tác Co-Mo.
+ Hai là khử CS và H 2S , sử dụng ZnO là chất hấp thụ. Lớp chất hấp thụ chủ
yếu là ZnO pha tạp 1 lượng CuO và Al2 O3 để tăng khả năng phản ứng.
PTPU là:
- ZnS được ứng dụng làm chất tạo màu nên sẽ được thu lại sau quá trình
phản ứng. Trong công nghệ này, sẽ có 2 tháp khử lưu huỳnh được sử dụng
đồng thời và có thể thay thế nhau khi 1 tháp ngừng để làm sạch và bổ sung
lớp hấp thụ.

2. Reforming:

- Là quá trình dùng chất xúc tác và nhiệt độ để biến đổi cấu trúc
Hidrocacbon. Trong quá trình này, sản phẩm mong muốn cuối cùng là H 2.
- Sẽ diễn ra 2 quá trình:
 Reforming sơ cấp (Reforming hơi nước):

+ Khí thiên nhiên hòa trộn với hơi nước ở nhiệt độ cao (khoảng 535 độ
C), áp suất 25 bar, sau đó đưa vào các ống thẳng đứng chứa chất xúc tác
(Ni). Các ống xúc tác đặt trong buồng đốt Refoming sơ cấp, nhận nhiệt
gián tiếp từ lò đốt bên ngoài.
+ Các phản ứng diễn ra như trong 3 PT trên.
PT (1) miêu tả các hidrocacbon bậc cao chuyển hóa từng bậc các xuống
hidrocacbon bậc thấp, và cuối cùng là C H 4 .
PT (2) là PT chính. PT (3) xảy ra 1 phần nhỏ.
Nhìn chung, cả quá trình là phản ứng thu nhiệt, vì vậy yêu cung cấp
nhiệt liên tục trong cả quá trình.
+ Trong thực tế, tháp Reforming sơ cấp có nhiều thiết bị gia nhiệt và 42
ống chất xúc tác song song nằm dưới sàn các thiết bị gia nhiệt.

 Reforming thứ cấp:

+ Mục đích là cung cấp N 2 cho quá trình.


+ Nhiệt được cung cấp trực tiếp từ quá trình đốt của không khí và khí thiên
nhiên. Nhiệt độ khí lúc này lên đến 1100 -> 1200 độ C. Phản ứng trên là thu
nhiệt, dòng khí ra khoảng 985 độ C.
+ Dưới cuối của béc đốt là thiết bị nồi hơi nhiệt thải (waste heat boiler). Bộ
gom nhiệt thừa và khói thải từ buồng bức xạ nhiệt của R-sơ cấp và khí công
nghệ đi ra từ R-thứ cấp, đi vào công đoạn thu hồi nhiệt thừa và khói thải.
Nhiệt thừa được sử dụng để hâm nóng các dòng công nghệ khác, khói thải
hút ra môi trường.
Dòng khí ra của R-thứ cấp gồm N 2, H 2, CO và CO2 được làm nguội bằng hơi
nước xuống 360 độ C và đi vào quá trinh chuyển hóa CO.

3. Chuyển hóa CO: (Shift converter)


- CO được chuyển hóa thành CO2 và H 2 theo PT:

- Tháp chuyển hóa CO sẽ gồm 2 tháp nhỏ thực hiện 2 quá trình phụ:
+ Chuyển đổi ở nhiệt độ cao (HTS – high temperature shift): phản ứng ở
300 – 450 độ C, xúc tác Fe2 O3 , Cr 2 O3, MgO.
+ Chuyển đổi ở nhiệt độ thấp (LTS – low temperature shift): phản ứng ở
200 – 250 độ C, xúc tác CuO, Al2 O3 , ZnO.
- Do cân bằng phản ứng chuyển hóa theo chiều tạo nhiều CO2 hơn nếu nhiệt
độ thấp (Pư thu nhiệt); còn tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu nhiệt độ cao. Vì
vậy chuyển hóa thực hiện theo 2 bước để đảm bảo tốc độ phản ứng và hiệu
suất chuyển hóa CO.
- Giữa 2 thiết bị chuyển hóa CO, khí công nghệ được làm nguội bằng chuỗi
phản ứng trao đổi nhiệt.
Dòng khí sau cả quá trình được làm nguội trước khi tới bộ hấp thụ CO2.

4. Tách CO2:
- Dung môi được dùng cho quá trình hấp thụ CO2 là MDEA (dung dịch MDEA chứa 40%
MEA)
- Hệ thống công nghệ chính bao gồm 1 tháp hấp thụ CO2 2 cấp ,1 tháp giải
hấp thụ CO2 và 2 bình tách flash.
- CO2 được hấp thụ bằng tháp hấp thụ ngược dòng (bơm khí từ đáy lên).
Phần trên của tháp là dung dịch MEA sạch hoàn toàn được bơm lại từ bộ
giải hấp; phần dưới tháp là dung dịch MEA đã tách CO2 bơm lại từ bộ tách
thấp áp .
CO2 được hấp thụ chủ yếu qua dung dịch dưới đáy tháp, phần còn lại hấp
thụ bằng dung dịch phía trên. Dòng khí ra còn sót lượng CO2 nhỏ ở mức cho
phép.

- Tách tái sinh dung dịch giàu CO2 được thực hiện trong hai cấp để được
CO2 độ tinh khiết cao (sử dụng 2 bình tách flash: tách cao áp và thấp áp).
+ Trong bình tách cao áp, hầu hết các thành phần trơ được hoà tan và giải
phóng tại áp suất khoảng 5,5 bar.
+ Dung dịch giàu CO2 tiếp tục đến bình tách thấp áp và được giải phóng khỏi
dung dịch tại áp suất 0,27 bar.
Dòng khí CO2 bão hòa nước được làm lạnh và ngưng tụ tách nước, CO2
thành phẩm được đưa đến khu sản xuất Ure.
Dòng dung dịch từ bình tách thấp áp được chia 2 phần. 1 phần đưa xuống
đáy tháp hấp thụ. 1 phần đi sang đỉnh tháp giải hấp thụ.
- Tại tháp giải hấp, dòng dung dịch được khử CO2 bằng nhiệt. Nhiệt này tạo ra
từ nồi đun giải hấp nhờ vào khí nóng công nghệ.
Khí CO2 sau khi tách đưa sang bình tách thấp áp.
Dòng dung dịch được lọc bỏ tạp chất và đưa đến đỉnh tháp hấp thụ.

5. Metan hóa:

- Bước tinh chế khí cuối cùng trước khi đưa vào tổng hợp.
- Mục đích: loại bỏ CO, CO2 bằng cách chuyển nó thành CH4.
Metan là khí trơ với quá trình tổng hợp NH3, còn các hợp chất chứa Oxy thì
độc hại với chất xúc tác của phản ứng tổng hợp NH3.
- Điều kiện thuận lợi cho phản ứng là nhiệt độ thấp, áp suất cao vào hàm
lượng hơi nước thấp.
- Khí ra khỏi quá trình tách CO2 được gia nhiệt đến 300 độ C và đưa vào tháp
metan hóa. Tháp chứa một lớp chất xúc tác chủ yếu là Ni. Nhiệt độ trong
tháp khi phản ứng nên giữ ở khoảng 250 – 340 độ C.
- Khí đầu ra gồm N 2 , H 2 , 1 lượng khí trơ Ar, C H 4 (khoảng 1.3%). Nhiệt độ khí
ra khoảng 320 độ C, sau đó được làm lạnh và ngưng tụ tách hơi nước; rồi
đưa đến máy nén khí tổng hợp trước khi vào tháp tổng hợp N H 3.
Tỉ lệ N 2 : H 2 là 1:3.

6. Tổng hợp N H 3:
- Khí trước khi vào quá trình tổng hợp được nén đến 132 bar. Sau đó nó
được làm lạnh, tách nước , nén đến 138 bar . Khí trơ được tách và giải
phóng khỏi dòng khí. Sau đó dòng khí được gia nhiệt đến 254 độ C và đưa
vào tháp phản ứng.
(mặc dù khí trơ không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, nhưng nếu cứ để
nguyên thì lượng khí trơ tích tụ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến nồng
độ sản phẩm N H 3 )
- Trong tháp tổng hợp sẽ diễn ra quá trình:

Khoảng 25% nito và hidro chuyển hóa thành amoniac. Phần khí không
chuyển hóa còn lại sẽ được tái tuần hoàn đến tháp tổng hợp sau quá trình
tách amoniac dạng lỏng.
Tháp tổng hợp có 2 lớp xúc tác; nhiệt độ vận hành bình thường cho lớp thứ
nhất là 380 – 485 độ C; và cho lớp thứ 2 là 360 – 445 độ C.
Lớp xúc tác đa phần là Fe.
- Dòng khí ra khỏi tháp phản ứng được đưa qua nồi hơi nhiệt thải để thu hồi
nhiệt cho quá trình khác; rồi được làm mát qua các bộ làm lạnh và bộ trao
đổi nhiệt. Đến -5 độ C, N H 3 hóa lỏng, được tách ra khỏi dòng khí.
Phần dung dịch N H 3 có thể đưa sang tổng hợp Ure hoặc giảm áp rồi về binh
chứa.
Phần khí được đưa lại quá trình nén từ 132 bar.
II. Xưởng Ure:
1. Nén khí CO2:
- CO2 từ quá trình tách CO2ở điều kiện nhiệt độ là 45 độ C và áp suất là 0,18
bar -> nén tới áp suất 157 bar bằng máy nén ly tâm bốn cấp, mỗi cấp được
trang bị thêm thiết bị làm lạnh và thiết bị tách nước.
- Ammonia được bơm đến ở áp suất khoảng 220 bar và được gia nhiệt.
2. Tổng hợp Ure ở áp suất cao:
- PTPU:

- Đk : (nhiệt độ khoảng 188 - 190 độ C, áp suất khoảng 152 - 157 bar)


Phản ứng trên xảy ra nhanh chóng, phản ứng dưới xảy ra chậm và quyết
định tốc độ phản ứng.
- Sản phẩm ra được đưa tới đỉnh tháp tách.
3. Làm sạch Ure và thu hồi CO2, N H 3 ở trung áp và thấp áp:
- Tháp trung áp hoạt động ở áp suất 19.5 bar; tháp thấp áp hoạt động ở áp
suất 4 bar.
- Tháp trung áp gồm 3 phần chính:
+ Tách đỉnh: tách các khí. Khí đc giãn nở đến áp suất 19.5 bar rồi rời khỏi
đỉnh tháp
+ Phân hủy dạng màng rơi: phân hủy carbamate
(Muối amoni cacbamate là chất trung gian trong sản xuất urê hóa học
từ amoniac và carbon dioxide )
+ Bồn chứa dung dịch Ure đc làm sạch lần 1. Dung dịch chứa 60 – 63% KL
Ure
- Tháp thấp áp tương tự trung áp. Ure ở bồn chứa có nồng độ 69-71% KL.
- Khí NH3 và CO2 rời đỉnh thiết bị được làm mát và thu hồi tại thiết bị hấp
thụ bằng nước ngưng tụ. Sau đó dung dịch này được đưa lại đáy của thiết
bị thu hồi trung áp.
4. Cô đặc Ure:
- Dd Ure giãn nở đến áp suất 0,33 bar và đi vào phần trên của thiết bị cô đặc
sơ bộ chân không.
- Thiết bị gồm 3 phần chính:
+ Thiết bị tách đỉnh: tách khí, hơi nước
+ Thiết bị cô đặc dạng màng rơi: phân hủy Carbamate và nước thì bay hơi.
+ Thiết bị chứa chất lỏng ở đáy: chứa dung dịch Ure 84-87% KL
 Dung dịch Ure đưa vào thiết bị cô đặc chân không thứ 1 hoặt động ở áp
suất 0.03 bar; Ure được tách hơi thành Ure nóng chảy 95% KL . Sau đó tiếp
tục tới hệ thống cô đặc chân không thứ 2 , tại đây dung dịch Ure 99.75% KL
và được đưa đến bộ phận tạo hạt.
5. Tạo hạt:
- Ure đc đưa tới vòi phun tạo hạt trên đỉnh tháp tạo hạt, dung dịch Ure được
phun gặp dòng không khí lạnh ngược chiều hóa rắn tạo hạt rơi xuống.
- Trong dung dịch Ure có thể còn N H 3 dư. Người ta xử lí bằng cách dùng dung
dịch axit H 2 S O4 nồng độ 98% phun vào Ure nóng chảy tạo ra sulphat
amôn trộn lẫn và hóa rắn với sản phẩm Ure.

You might also like