You are on page 1of 5

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ

HAI
Bài 1 TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II
I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng
và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt.
+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở Châu Âu và Châu Á.
- Hội nghị Ianta (ở Liên Xô) từ 4 đến 11/2/1945, tham dự gồm Xtalin (Liên xô),
Ru-đơ-ven (Mĩ) và Sớcxin (Anh)
2. Nội dung của hội nghị :
 Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ
nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến
chống Nhật ở châu Á.
 Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
 Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh
hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á
+ Châu Âu: Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu; Mĩ, Anh, Pháp đóng
quân ở Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu
+ Châu Á: Liên Xô tham gia chống Nhật; giữ nguyên thể trạng Mông Cổ; Liên Xô đóng quân ở
vĩ tuyến 38 Bắc bán đảo Triều Tiên; Mĩ đóng quân ở vĩ tuyến 38 Nam bán đảo Triều Tiên
3/ Ý nghĩa: Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ
của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC
1. Sự thành lập
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), được sự
tham gia của 50 nước, thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức
Liên hiệp quốc.
- Ngày 24/ 10/ 1945 bản Hiến chương có hiệu lực
2. Mục đích :
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
 Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
 Không can thiệp vào nội bộ các nước.
 Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
 Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp,
Trung Quốc.
4. Vai trò của LHQ
- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh
thế giới
- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế …
- Hiện nay Liên hiệp quốc có 193 thành viên, Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc
tháng 9/1977
5. Các cơ quan chính: Có 6 cơ quan chính
- Đại hội đồng
- Hội đồng bảo an
- Hội đồng kinh tế và xã hội
- Hội đồng quản thác
- Tòa án quốc tế
- Ban thư ký
 Ngoài ra, LHQ còn có nhiều tổ chức chuyên môn giúp việc khác: WHO,
FAO, UNESCO, UNICEF …
 Đặt trụ sở tại New York (Mĩ)
III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP (XHCN VÀ TBCN)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống –
XHCN và TBCN.
1. Sự hình thành 2 nhà nước Đức.
- Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam
+ 9/1949, M, A, P đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức
theo chế độ TBCN
+ 10/1949 Liên Xô giúp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đông Đức thành lập nước
CHDC Đức theo chế độ XHCN.
=> Lãnh thổ Đức xuất hiện 2 nhà nước với 2 chế độ chính trị khác nhau
2. CNXH trở thành hệ thống TG
- Từ 1945 – 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách về kinh tế, chính
trị
- Liên Xô và các nước DC nhân dân Đông Âu hợp tác về chính trị, kinh tế, quân sự
từng bước hình thành hệ thống XHCN
=> CNXH vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới
3. Mĩ khống chế các nước Tây Âu TBCN
- Sau chiến tranh Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (kế hoạch Macsan),
viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, các nước này ngày càng lệ thuộc

=> Châu Âu hình thành 2 khối nước đối lập nhau: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và
Đông Âu XHCN
-----------------------------------------------------------------------------------
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 2000)
I. LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1. Liên Xô (1945 -1970)
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
* Bối cảnh:
- Sau CTTG II bị tổn thất nặng nề, 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá
hủy
- Các nước tư bản do Mĩ cầm đầu tiến hành chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế, cô
lập chính trị.
- Phong trào CM giải phóng dân tộc phát triển
* Thành tựu:
- Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi
phục kinh tế (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng
- Kinh tế: 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước
chiến tranh.
- Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, năm 1949 chế tạo thành công bom
nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
b. Liên Xô từ 1950 đến giữa những năm 70
- Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
CNXH
- Thành tựu
+ Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế
giới sau Mĩ, đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng: vũ trụ, công nghiệp
điện hạt nhân. Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật
+ NN: sản lượng những năm 60 tăng 16%/năm.
+ Khoa học kỹ thuật:
. Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái
đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
+ Về XH: tỉ lệ công nhân chiếm 55% người lao động, trình độ học vấn được
nâng cao.
+ Đối ngoại:
. Thực hiện chính sách hòa bình
. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN
=> Là chổ dựa của phong trào CMTG
- Ý nghĩa:
+ Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước, thể
hiện tính ưu việt của nhà nước XHCN
+ Nâng uy tính của Liên xô trên trường quốc tế, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu
phản CM của Mĩ và đồng minh

You might also like