You are on page 1of 2

Họ và tên thí sinh : Nguyễn Viết Quang Huy

Số báo danh : NBN1035


Chữ kí giám thị 1 : …………
Phần I : Đọc hiểu văn bản :
a) Phương thức biểu đạt là : tự sự.
b) Lời của ông lão và cậu bé đã tôn trọng phương châm lịch sự.
c) Trong câu chuyện “người ăn xin”, khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông lão ăn xin và nói : “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có j cho
ông cả” , ông lão nở nụ cười và nói rằng : “Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy
là cháu đã cho lão rồi”. Theo em, trong câu chuyện trên, ông lão là người ăn
xin bần hèn mà thí hủ; cậu coi ông như một người bình thường, một người
ông cần cậu giúp đỡ qua câu nói đầy chân thành : “ Xin ông đừng giận cháu”.
d) Qua câu chuyên “Người ăn xin”theo em tác giả muốn gửi gắm chúng ta
thông điệp rằng : phải biết yêu thương, sẻ chia, quan tâm , giúp đỡ mọi người
xung quanh , lan tỏa tình yêu thương đến xã hội cộng đồng; sống yêu thương
xã hội sẽ trở nên rực âm tình người,tốt đẹp hơn và bởi vì cuộc sống này là sự
cho đi mà không cần nhận lại.

Phần II : Làm văn :

Câu 1 : Bài làm

Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sựu công
bằng trong cuộc đời,bởi vì người nói đã thấy dduocj giá trị nhân đạo, nhân văn
của tác phẩm : người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ
được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng
dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn
ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo,bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá
trị hiện thực của tác phẩm . Tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp
sống ở chốn thủy cung và sựu trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con
người về sự công bằng trong cuộc đời , nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ
cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo
ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới
không hiện hữu.

Câu 2 : Bài làm


“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí.
Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la,là hình ảnh của người
lính,khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, n gười lính
phục kích ,chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ
vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ,thiếu thốn. Tình
đồng chí đã sưởi ấm lòng học giữa cảnh rừng hoang mùa đông,sương muối giá
rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng , được gợi ra bởi những
liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất
chiến đấu , chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh
khốc liệt , cho những đau thương vì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật
muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình . Hình ảnh “Đầu
súng trăng treo” trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh,lơ
lửng có lúc ánh trăng sát gần , khi lại được đẩy lên cao trêm vòm trời rộng lớn .
Phải chăng , không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do ,thanh bình của những
người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện.

You might also like