You are on page 1of 8

6 - Ô nhiễm môi trường nước

Mục tiêu học tập:

1. Giới thiệu sự ô nhiễm nước.

2. Trình bày các nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường nước.

3. Trình bày các chỉ tiêu chất lượng nước và ý nghĩa của nó.

4. Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước và xử lý nước bị ô nhiễm

1. Ô nhiễm nước

- Định nghĩa theo Hiến chương châu Âu: Sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, động vật nuôi và các loài hoang dã.

- Dấu hiệu ô nhiễm nước:

+ Màu sắc, mùi, độ đục …

+ Sự phát triển khác thường của cỏ dại trong nước.

+ Sự suy giảm các loài thủy sinh.

- Chất ô nhiễm:

+ Tích lũy và giải phóng từ sinh vật trong nước.

+ Tích lũy và trao đổi với lớp đáy nước

+ Luân chuyển từ không khí, đất vào nước và ngược lại.

+ Hình thành vòng tuần hoàn ô nhiễm môi trường.

2. Các nguyên nhân ô nhiễm nước: Các nguyên nhân nhân tạo

- Nước thải đô thị: Nguồn gốc từ sinh hoạt, dịch vụ. Thành phần phong phú, lưu lượng không đều.

- Nước thải nông nghiệp: Có nhiều NO3-, PO43-; có hiện tượng phú dưỡng, gây độc cho con người.

- Nước thải công nghiệp: Phụ thuộc vào loại hình: (5)

+ Dầu mỏ: Ít phân hủy sinh học, ngăn cản khuếch tán oxy, tích lũy trong tế bào, mô  gây ung thư.

+ Tẩy rửa: Tạo keo, huyền phù nên làm giảm hoạt tính sinh học của nước  khó xử lý nước.

+ Chất hữu cơ: Bền, khó phân hủy.

+ Kim loại: Vô hiệu hóa liên kết trong enzym, ngăn cản sự trao đổi chất.

+ Ô nhiễm nhiệt: Làm chết các loài thủy sinh.


1/8
3. Hậu quả ô nhiễm nước

- Khủng hoảng nước sạch:

+ Nhu cầu nước sạch tăng, 20% dân số không được tiếp cận nước sạch lây lan bệnh truyền nhiễm

+ Căng thẳng sắc tộc.

- Biến mất các loài thủy sinh.

4. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước

4.1. Thông số lý hóa (đa lượng):

a. pH:

- Là chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nước cấp và nước thải  Quyết định cách xử lí nước.

- Sự hòa tan kết tủa, phản ứng sinh hóa trong nước  Thay đổi tp các chất  Thay đổi pH.

b. Màu sắc:

- Do các chất bẩn trong nước gây nên, được đo bằng cách so màu.

- Ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nước, chất lượng sản phẩm của quá trình sản xuất.

c. Độ đục:

- Do nước chứa các chất lơ lửng cản trở ánh sáng đi qua, các chất này có

- Các chất này có kích thước khác nhau và nguồn gốc vô cơ, hữu cơ rất đa dạng  Không có phương
pháp chung để loại trừ nó ra khỏi nước.

d. Mùi vị:

- Do các chất hữu cơ phân hủy tạo ra.

- Được đo bằng đơn vị độ pha loãng.

e. Chất rắn: Bao gồm:

- Chất lơ lửng (SS).

- Chất rắn hòa tan (DS).

f. Oxy hòa tan (DO – mg/l):

- Đặc điểm:

+ Biến đổi theo ngày và đêm, theo chiều sâu của lớp nước.

+ Phụ thuộc vào sự trao đổi O2 giữa không khí và nước, sự quang hợp và hoạt động của sinh vật.

- Phương pháp xác định: Phương pháp Winkler và điện hóa.

2/8
g. Nhu cầu oxy hóa sinh (BOD – mg/l): Thường dùng BOD5 (phép đo diễn ra trong 5 ngày liền).

- Định nghĩa: Là lượng O2 cần để VK cố định chất hữu cơ phân hủy được ở điều kiện hiếu khí.

- Điều kiện để thực hiện phép thử:

+ Trong nước không được có chất ức chế vi khuẩn.

+ Cần có đủ chất dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển.

+ Nếu cần, có thể cho thêm vi khuẩn vào mẫu.

- TCVN: BOD < 4 mg/l đối với nước mặt, ≤ 20 mg/l đối với nước thải công nghiệp loại A.

- Ý nghĩa: Đánh giá mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước thải.

h. Nhu cầu oxy hóa học (COD):

- Định nghĩa: Là lượng oxy cần để oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O.

- Phương pháp xác định: CnHaObNc + [O] (K2Cr2O7) + H+  nCO2 + H2O + NH4+

- TCVN: COD < 10 mg/l đối với nước mặt; < 50mg/l đối với nước thải công nghiệp.

- Ý nghĩa: Thường lớn hơn BOD, tỷ số COD/BOD5 càng lớn thì càng có nhiều chất hữu cơ không
phân hủy vi sinh được.

i. Các hợp chất của nitơ:

- Dạng tồn tại chủ yếu (5): NH3; N2; NO2-; NO3- và N hữu cơ.

- Phương pháp định lượng:

+ Với NH3: Dùng thuốc thử Nesler/ phương pháp cất.

+ Với NO2-: Dùng phản ứng diazo hóa.

+ Với NO3-: Dùng SK trao đổi ion/ khử NO3- thành NO2- bằng Zn.

+ Với đạm N hữu cơ: Phương pháp Kjeldahl.

- Ý nghĩa: Đánh giá chất lượng vệ sinh của nước.

k. Sắt và mangan:

- Có trong nước ngầm dưới dạng Fe2+ và Mn2+ do hoạt động vi khuẩn trong điều kiện yếm khí.

- Phương pháp xác định:

+ Với Fe3+: Tạo phức màu  Định lượng.

+ Với Mn2+: Chuyển thành MnO4-  Định lượng.

3/8
4.2. Thông số vi sinh

- Nước mặt: Coliform 5000MPN/100ml.

- Nước ngầm: Coliform 3MPN/100ml.

- Fecal coli: Không được có.

5. Một số kỹ thuật xử lý nước: Trước khi xử lí nước, ta cần: Định lượng 1 số thành phần và đánh
giá sơ bộ chất lượng nước  Lựa chọn biện pháp thích hợp kỹ thuật và kinh phí.

5.1. Đông tụ, keo tụ

- Nguyên tắc: Làm thay đổi tính chất của các hạt lơ lửng và hạt keo để tăng hiệu quả quá trình lắng.

- Phương pháp: (4)

+ Thêm các ion dương không hydrat hóa vào nước.

+ Hấp phụ các ion hydrat hóa.

+ Thêm hydroxyd Al và Fe để tạo keo.

+ Thêm phèn tạo chuỗi tăng kích thước bông cặn.

=> Phèn Al/ phèn Fe được sử dụng nhiều: Hiệu quả tương đối và chi phí ít

- Phèn Al và Fe thủy phân lần lượt tạo Al2O3.nH2O và Fe(OH)3: => Các bông tủa này hấp phụ các
hạt lơ lửng và lắng xuống.

2Al3+ + (n+3)H2O  Al2O3.nH2O + 6H+

Fe3+ + 3H2O  Fe(OH)3 + 3H+

- Yếu tố quyết định hiệu suất quá trình là pH: Với phèn Al là pH 5 – 9 và phèn Fe là pH > 10.

- Có thể sử dụng thêm các chất trợ keo để tạo thành bông tủa có kích thước lớn, tăng tốc độ keo tụ.

5.2. Lọc nước

- Nguyên tắc: Giữ các hạt lơ lửng trong nước nhờ lớp vật liệu xốp và cho nước thấm qua.

- Phân loại:

Đặc điểm Lọc nhanh Lọc chậm


Kích thước vật liệu lọc Lớn Nhỏ
Tốc độ dòng Nhanh Chậm
Mục đích sử dụng Xử lí sơ cấp (nước ít ÔN) Xử lí thứ cấp (trong CN, qui mô nhỏ hộ gđ)
Đầu tư, thời gian Vận hành nhanh, ít tốn kém Đầu tư nhiều hơn, mất nhiều thời gian hơn
Chất lượng nước Kém hơn Tốt hơn

- Ý nghĩa: Đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên cần rửa lọc sau 1 thời gian dùng nhất định.
4/8
5.3. Làm mềm kết hợp làm ngọt nước

- Nguyên tắc làm mềm nước: Loại muối Ca và Mg bằng cách tạo tủa với CO32- bằng Ca(OH)2 hoặc
Na2CO3 rồi loại tủa  Phạm vi sử dụng: Rộng rãi, giá thành rẻ.

- Nguyên tắc làm mềm kết hợp với làm ngọt nước: Loại muối khỏi nước bằng các phương pháp:

+ Trao đổi ion: Lần lượt qua cột cationit và anionit

+ Thẩm thấu ngược: Áp lực nước > áp suất thẩm thấu, H2O từ bên muối thấm qua màng bán thấm.

+ Điện thẩm tích: Điện trường làm cho các ion muối di chuyển về điện cực trái dấu.

 Phạm vi ứng dụng: Hẹp, giá thành cao

5.4. Loại sắt và mangan

- Nguyên tắc: Sắt và Mangan (II) dạng hòa tan được oxy hóa để kết tủa và tách khỏi nước

- Kỹ thuật xử lý:

+ Làm thoáng tự nhiên: Tăng bề mặt tiếp xúc của nước với không khí:

Fe2+, Mn2+ + O2  Fe(OH)3, MnO2 kết tủa

+ Oxy hóa bằng khí clor:

2Fe2++ Cl2 + Ca2+ + H2O  2Fe(OH)3 + CaCl2 + 6H+

- TCVN: Nước phục vụ công nghiệp: Fe < 0,3 mg/l, Mn < 0,05 mg/l; Nước uống: Fe < 0,1 mg/l

5.5. Xử lý nước bằng phương pháp sinh học

- Nguyên tắc: Phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ hoạt động các vi sinh vật

- Thiết bị:

+ Cánh đồng lọc: VSV/lớp đất dày  Vô cơ hóa hợp chất hữu cơ/nước thải  sau một thời gian 
Sử dụng cánh đồng cho mục đich khác

+ Bể Aeroten: VSV hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ Phải cung cấp O2 bằng cách sục/khuấy trộn

+ Bể metan: VSV phân hủy yếm khí.

- Phạm vi sử dụng: Chủ yếu sử dụng trong quy mô công nghiệp.

5/8
5.6. Khử trùng

- Nguyên tắc: Loại bỏ hoặc tiêu diệt VSV/nước.

- Tác nhân: Vật lý và hóa học:

a. Tác nhân vật lý:

* Chiếu tia UV:

- Làm cho acid nucleic của vi khuẩn bị biến đổi. Vùng UV diệt VK mạnh nhất: 200 - 280 nm

- Hiệu suất phụ thuộc: Độ đục, màu của nước và đặc điểm vi khuẩn.

- Thiết bị: Đèn thủy ngân chân không

- Ưu điểm:

+ Mùi vị và thành phần nước không thay đổi, không có sản phẩm phụ.

+ Thời gian khử trùng ngắn, không có nguy cơ quá liều

+ Thiết bị hoạt động không phức tạp, an toàn. Vận hành đơn giản, rẻ tiền

- Nhược điểm:

+ Nước có thể bị nhiễm khuẩn trở lại. Nước chứa NO3- có thể chuyển thành NO2-.

+ Tạp chất hữu cơ và một số muối tan hấp thụ UV  giảm hiệu suất

+ Hiệu suất thấp khi độ truyền qua < 80%

* Khử trùng bằng vi lọc:

- Nguyên tắc: Giữ lại hạt lơ lửng trong nước nhờ vật liệu xốp cho nước đi qua (đk lỗ lọc 0,2-0,3 µm).

- Thiết bị: Nến lọc.

- Ưu điểm:

+ Tính linh hoạt cao, giá thành thấp.

+ Thành phần khoáng của nước không đổi

- Nhược điểm:

+ Nước dễ nhiễm khuẩn trở lại khi lưu giữ lâu

+ Chỉ thích hợp với quy mô nhỏ

6/8
b. Tác nhân hóa học:

* Khử trùng bằng Cl2:

- Nguyên tắc: Cl2 thủy phân trong nước  Cl+ phản ứng với enzym của VK  Làm mất khả năng
oxy hóa glucose  VK phát triển mất cân bằng.

- Hiệu quả phụ thuộc:

+ Nồng độ chất khử trùng, bản chất tiểu phân và tốc độ khuếch tán qua màng tế bào VK.

+ Thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và pH. Chủng loại VK

- Các chất được dùng: Nước Javen, clorua vôi, cloramin B, Clo khí …

- Ưu nhược điểm: Bảo quản dễ, rẻ nhưng phải kiểm soát được nồng độ. Nước có mùi clo.

* Khử trùng bằng O3:

- Nguyên tắc: O3 oxy hóa, phá hủy cấu trúc VSV

- Thiết bị: Thiết bị tạo Ozon. Khử trùng nước uống thường dùng 0,5 - 1,5 mg.

- Ưu điểm:

+ Tốc độ và tác dụng hơn Cl2, không có sản phẩm phụ độc hại

+ Oxy hóa các chất vô cơ, hữu cơ và các phức của chúng  Loại màu, mùi của nước.

+ Keo tụ chất hữu cơ tan.

- Nhược điểm:

+ O3 bị phân hủy nhanh  Dễ nhiễm trùng trở lại.

+ Giá thiết bị cao, tiêu thụ điện nhiều, lắp đặt vận hành phức tạp  Chi phí lớn.

+ O3 độc, nguy hiểm  Cần có biện pháp an toàn, kiểm soát nồng độ.

6. Nước cứng

6.1. Nguồn gốc

- Độ cứng của nước do các cation kim loại đa hóa trị gây ra (từ +2 trở lên), chủ yếu là cation Ca2+,
Mg2+, Sr2+, Fe2+ và Mn2+ từ đất đá đi vào nước  Nước ngầm thường có độ cứng cao hơn nước mặt.

- Các cation liên kết với các anion HCO3-, SO42-, Cl-, NO3- và SiO3- có trong nước tự nhiên.

6.2. Ảnh hưởng của độ cứng

- Nước cứng để giặt thường cần nhiều xà phòng để tạo bọt.

- Kết tủa trắng ở đáy xoong, nồi, ấm khi đun  Trong công nghiệp phải dùng nước mềm cho nồi hơi
để tránh nổ, vỡ nồi hơi.

7/8
6.3. Xác định độ cứng

- Chuẩn độ bằng Complexon III với chỉ thị Đen Ericrom T.

- Biểu thị độ cứng bằng nhiều cách, thường tính ra số mg CaCO3 có trong 1 lít nước.

6.4. Phân loại:

- Độ cứng tạm thời: Kim loại Me2+ nằm dưới dạng muối hydrocarbonat. Khi đun lên, kim loại kết
tủa, nước mất cứng.

- Độ cứng vĩnh cửu: Kim loại Me2+ nằm dưới dạng muối Cl-, SO42-, NO3-. Khi đun lên, không có kết
tủa kim loại.

- Độ cứng toàn phần: Tổng 2 loại độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

Trong nước biển và 1 số nước khác có hàm lượng Na+ rất cao, cản trở tính chất tạo bọt của xà phòng
mà Na+ không phải là cation gây độ cứng  Nước có hàm lượng Na+ cao được gọi là độ cứng giả.

7. Bảo vệ nguồn nước (4)

- Kiểm soát chất lượng nguồn nước cấp.

- Kiểm soát nguồn nước thải, xử lý hiệu quả: Theo dõi thường xuyên thông số nước, xử lý kịp thời.

- Tuần hoàn, tái sử dụng nước hợp lý: Tuần hoàn nước tối ưu để tiết kiệm ngay tại cơ sở sản xuất.

- Phối hợp quản lý hiệu quả nguồn nước:

+ Kết hợp chính sách kinh tế với bảo vệ nguồn nước.

+ Xây dựng các nguồn lưu trữ và điều hòa lưu lượng.

+ Khai thác nước có mục đich và kế hoạch cụ thể.

8/8

You might also like