You are on page 1of 18

Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây Nâng cao hiệu quả sản xuất và

tăng cường năng lực cạnh tranh


Đặt vấn đề
Đổi mới công nghệ cần được ưu tiên chú trọng vào các ngành sản xuất sản phẩm trọng điểm chủ lực,
quốc gia như dầu khí, điện, than, hóa chất, sắt thép; các ngành công nghiệp phụ trợ; công nghiệp chế
biến; công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta phải nhanh chóng nhận thức được nền công nghiệp sản xuất của nước
ta đang đối mặt với 5 điểm bất cập sau đây:
- Một là việc sử dụng năng lượng hiệu quả vẫn chưa đạt, cơ cấu sử dụng điện tầm quốc gia hiện nay
đang rất lãng phí, đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng, nơi dùng tới 53,6% sản lượng điện (số liệu
EVN năm 2014) nhưng chỉ làm ra 38% GDP;
- Hai là hiệu quả tổng thể sử dụng thiết bị ở hầu hết các nhà máy đang rất kém do thiết bị cũ qua sử
dụng đã xuống cấp, chậm đổi mới công nghệ hoặc đang sử dụng công nghệ chất lượng thấp, không
đồng bộ dẫn đến hiệu quả sản xuất rất thấp, nhiều nhà máy trong đó có cả nhà máy điện lớn vừa
nghiệm thu xong đưa vào hoạt động đã lỗ và càng chạy càng lỗ;
- Ba là nền kinh tế của chúng ta đang dựa vào kích cầu đầu tư nước ngoài với những chính sách trải
thảm đỏ về nhân công rẻ, ưu đãi tài nguyên và tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường thấp so với thế
giới, để kỳ vọng qua đó cân bằng ngân sách và xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ, tham gia
vào chuỗi giá trị cung ứng tại chỗ, nhưng sản phẩm làm ra không phong phú, có chất lượng thấp, mới
chiếm lĩnh phân khúc thị trường phần bao bì và có nguy cơ mất trắng sang nhóm đầu tư FDI  ở các vật
tư và thiết bị phụ trợ giá trị cao.
- Bốn là ngành công nghiệp chế biến đang kém hoạch định qui mô đầu tư và công nghệ sản xuất linh
hoạt cũng như định vị trúng sản phẩm cuối cùng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng
toàn cầu, để qua đó đảm bảo gia tăng bền vững giá trị cộng thêm. Sự thụ động trong thiết kế sáng tạo
và lệ thuộc vào đơn hàng từ phía nhà phân phối nước ngoài nên ta chưa thể tạo ra động lực cạnh tranh
mạnh nhằm gia tăng thị phần và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu trong các thị trường truyền thống, thâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường mới nổi.
- Năm là sự thiếu nhận thức hoặc nhận thức không đồng đều của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất
trong các cở sở công nghiệp về sự cần thiết phải áp dụng công nghệ quản trị sản xuất và quản lý doanh
nghiệp hiện đại, chuyển đổi mạnh mẽ sang doanh nghiệp số, nên năng xuất lao động thấp, chi phí bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc tăng, hàng hóa tồn kho nhiều, dừng máy bất thường do sự cố kỹ thuật,
hiệu xuất sử dụng năng lượng kém, nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư bị thất thoát, bất lực trong kiểm
soát rủi ro tài chính và biến động thị trường, đối mặt với nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại lớn về người và
tài sản, áp lực về chi phí vận hành bộ máy, nhân công và lãi suất ngân hàng.
Trong bối cảnh mới hiện nay, chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế với các hiệp định
thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, các doanh nghiệp
trong nước phải luôn xác định năng lực và độ sẵn sàng phát triển trong môi trường cạnh tranh. Cần nhận
thức ngay hội nhập không phải của riêng Chính phủ mà là sự nghiệp toàn dân, trong đó có doanh
nghiệp. Phải gạt bỏ suy nghĩ Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi trường hợp, vì Chính phủ đã
phát đi thông điệp rõ ràng: Nỗ lực cải thiện thể chế quốc gia và chuyển dần sang mô hình Nhà nước kiến
tạo. Điều đó chứng tỏ tư duy đang có nhiều thay đổi. Cụ thể là thay đổi cách làm: công khai, minh bạch,
hành xử khách quan, không phân biệt đối xử, đặc biệt là tăng cường tương tác với khu vực doanh nghiệp
để lắng nghe và thay đổi. Chính phủ về lâu dài chỉ quan tâm đến ai nộp thuế và tạo công ăn việc làm và
thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan cung cấp dịch vụ công của mình.
Vấn đề còn lại là doanh nghiệp phải tự tin bước vào thị trường, chấp nhận cạnh tranh một cách chủ động
chứ không phải đi hỏi nhà nước làm gì để giúp doanh nghiệp cạnh tranh. Miếng bánh thị trường và công
việc được chia cho từng người tham gia theo năng lực của họ. Muốn phát triển được, doanh nghiệp đừng
chỉ chăm chăm vào giá mà hãy cạnh tranh bằng chất lượng, bằng chữ tín, mạnh dạn chuyển đổi sang số
hóa và doanh nghiệp số với trọng tâm là quản trị sản xuất và quản lý doanh nghiệp hiện đại, đổi mới
công nghệ cốt lõi kết hợp với công cụ phân tích thị trường, tiếp thị số và những thuận lợi từ cơ hội hội
nhập quốc tế mang lại.
Đứng trước các diễn biến kinh tế có biến động lớn, khó lường ở tầm thế giới, chúng ta may mắn có cơ
hội tự thích nghi trong sự hội tụ giữa thách thức cạnh tranh mang tính sống còn và cơ hội vàng phát
triển đột phá, các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất công nghiệp Việt Nam cần nhận thức về đổi mới
và sáng tạo, xây dựng tinh thần tái khởi nghiệp, hoàn thiện cấu trúc kinh doanh, đầu tư mạnh mẽ theo
chiều sâu công nghệ sản xuất mới, thiết bị hiện đại, đặc biệt mạnh dạn làm chủ và đi thẳng vào công
nghệ Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây để ứng dụng cho tất cả các khâu và hoạt động của
doanh nghiệp từ dịch vụ đầu vào như thu mua vật tư, nguyên liệu và nhiên liệu, quản lý kho đến điều
khiển dây chuyền sản xuất, xử lý, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối.
Chương trình đầu tư chiều sâu vào Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây có thể thực hiện từng bước,
không đòi hỏi suất đầu tư cao, có khả năng hoàn vốn nhanh, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản
xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh, hội nhập nhanh và bền vững vào thị trường toàn cầu.          
1. Cấu trúc tổng thế hệ thống
 Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây có các thành phần điển hình như thiết bị trường thông minh,
các bộ điều khiển PLC, RTU, HMI, máy tính công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp và doanh
nghiệp, hệ thống điều khiển quá trình phân tán DCS, hệ thống quản trị tích hợp tòa nhà iBMS, hệ thống
điều khiển giám sát và thu thập số liệu SCADA và các phần mềm ứng dụng như hệ thống quản trị sản
xuất MES, quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP, các công nghệ và công cụ trí tuệ doanh nghiệp BI
(chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa và có ích cho mục tiêu phân tích kinh
doanh), các thiết bị di dộng và cảm biến thông minh từ xa kết nối không dây, các bộ cầu nối IoT (IoT
Gateway) và hạ tầng điện toán đám mây ảo hóa với các dịch vụ nền tảng dịch   vụ tích hợp sẵn như thu
thập, phân loại, lưu trữ, chia sẻ, hiển thị, phân tích, xử lý và máy chủ web di động. Các giải pháp quản trị
số có thể được triển khai trên nền các trung tâm dữ liệu dùng riêng, lai hoặc công cộng. Các trạm kết nối
IoT có thể được lắp đặt cố định tại sàn nhà máy hoặc lắp trên các phương tiện vận chuyển di động. Bên
cạnh việc sử các bộ thao tác tương tác công nghiệp di động chuyên dụng, các thiết bị thông minh cá
nhân cũng có thể được dùng như giao diện người dùng di động WebHMI sẵn sàng tích hợp với CLOUD.
Các giao thức truyền thông bảo mật cao và hạ tầng mạng truyền thông công nghiệp, mạng viễn thông
công cộng sẽ đảm bảo tương tác giữa Người - Máy - Hạ tầng trong không gian điều khiển 24/7.

Nhà máy số: Đường đến Công nghiệp 4.0


Ở nơi mà máy móc và máy tính xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm và con người chỉ tập trung vào việc
phát triển sản phẩm, khởi động quá trình sản xuất. Nơi đó, mọi thứ được tự động hóa thông qua khoảng
1.000 bộ điều khiển Simatic để kiểm soát quá trình sản xuất, từ lúc bắt đầu cho tới khâu phân phối với
sự tham gia của kỹ thuật IT (Information Technology). Kết quả là các sản phẩm ra đời với năng suất và
chất lượng vượt trội, thời gian được rút ngắn. Nơi đó chỉ có thể là Nhà máy số - cụm từ được nhắc đến
nhiều trong vài năm trở lại đây, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Industry 4.0, đang
len lỏi ở những nước có nền công nghiệp phát triển.
 Từ Nhà máy chưa số hóa hoàn toàn đến Nhà máy số
Với mục tiêu tạo ra cuộc cách mạng thay đổi căn bản về tổ chức chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm và dịch
vụ toàn cầu, năm 2011, tại Đức đã có những cuộc thảo luận về chủ đề “Indutry 4.0” (cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4). Tại cuộc hội thảo này, thuật ngữ Nhà máy số (Digital Factory) đã được đề cập
đến. Tiếp đó, năm 2012, trong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức
thông qua, đã chính thức đề cập đến Industry 4.0
Từ những tiền đề thuận lợi này, ngày 01 tháng 10 năm 2014, hình mẫu "Nhà máy số" Amberg do hãng
Siemens xây dựng đã được khánh thành. Đây là nhà máy sản xuất ra một chuỗi các sản phẩm của
Siemens, trong đó có Bộ điều khiển logic khả trình Simatic (PLC Siemens). Đồng thời Siemens cũng giới
thiệu mô hình “Doanh nghiệp số” dựa trên mô hình Nhà máy số Amberg. Qua sự kiện này, Siemens
chứng tỏ rằng Hãng đã sẵn sàng để thực thi các thành phần quan trọng với Industry 4.0
Nhà máy số: những đặc điểm cơ bản
Theo dòng thời gian, dễ nhận thấy rằng hoạt động sản xuất luôn gắn liền với các cuộc cách mạng công
nghiệp: Công nghiệp 1.0 - dựa trên năng lượng hơi nước; Công nghiệp 2.0 - dựa trên năng lượng điện;
Công nghiệp 3.0 - dựa vào công nghệ điện tử và IT.
Cuối thời kì Công nghiêp 3.0, các nhà máy đã sử dụng một số lượng lớn các thiết bị thông minh trong các
dây chuyền sản xuất tự động cùng với các hệ thống phần mềm quản lý để tối ưu quá trình sản xuất và
đã thu được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên các thiết bị trường thông minh (smart field devices) chủ yếu sử dụng các hệ thống mạng cục
bộ riêng lẻ để giao tiếp với các trạm điều khiển, mà chưa có khả năng như là một nút mạng trong hệ
thống mạng liên kết toàn bộ nhà máy. Các thiết bị điều khiển thông minh như PLC, robot, CNC, trạm máy
tính chuyên dụng mặc dù có thể được coi như các nút mạng trong hệ thống mạng nhà máy, tuy nhiên do
việc tổ chức thông tin nhà máy được phân cấp chặt chẽ nên sự tích hợp hệ thống chủ yếu diễn ra theo
chiều ngang chứ không phải theo chiều dọc. Ở các tầng trên, chúng ta thấy hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp ERP (enterprise resource planning), được lắp đặt trên các hệ thống kiểm soát phân
xưởng nhà máy MES & NC/PLC và ở tầng thấp nhất (cấp trường) là hệ thống cảm biến và chấp hành.
Cho đến lúc này, các quá trình sản xuất công nghiệp
ngày càng tương thích với công nghệ thông tin hiện
đại, tiến xa hơn nền sản xuất tự động hóa truyền
thống của thời kì Công nghiệp 3.0. Việc áp dụng rộng
rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền
thông ICT (information and communications
technology), như IoT (internet of thing), điện toán
đám mây, công nghệ (thực tế) ảo hóa… vào hoạt
động sản xuất công nghiệp đã làm mờ đi ranh giới
giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ
thống sản xuất điều khiển - vật lý CPPS (cyber-
physical production system). Đây là nền tảng cho việc
xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày
nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các
máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội.
Đơn giản chỉ cần cấp địa chỉ mạng, chúng sẽ tạo liên
kết IT với các thành phần cơ - điện tử, sau đó giao Hình 1. Các liên kết mạng trong Nhà máy số
tiếp với nhau thông qua hạ tầng mạng. Có lẽ đây là
thời điểm khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 Trong nhà
máy số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ
thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự cố hoặc lỗi, về những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ
nhu cầu. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu
hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và
thu mua. Các cảm biến, chấp hành và điều khiển cho phép các máy móc liên kết đến nhà máy, các hệ
thống mạng khác và giao tiếp với con người. Các mạng thông minh này là nền tảng của các nhà máy
thông minh, nhà máy số ngày nay.
Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự ghép nối với hạ tầng các mạng
thông minh khác, như: mạng thiết bị di động thông minh, mạng lưới điện thông minh, mạng logicstic
thông minh, mạng ngôi nhà thông minh hay mạng tòa nhà thông minh, và liên kết đến cả mạng thương
mại điện tử, mạng xã hội (the business web and the social web). Tất cả các mạng này là xu thế của Công
nghiệp 4.0, dựa trên những phát triển vượt trội của ICT và khoa học máy tính: “internet of things”,
“internet of services”, “internet of data”, “internet of people”.

Hình 2: Các công cụ phần mềm hỗ trợ của Siemens cho Nhà máy số

Nhà máy số sử dụng các mô hình số 3D (3D digital model) kết hợp với IT cho việc biểu diễn, mô hình
hóa và mô phỏng các quy trình và hệ thống sản xuất ảo giống như hệ thống sản xuất thực tế trong điều
kiện giới hạn về nguồn lực. Nó cho phép thiết kế, phân tích và dự đoán các hành vi tương lai của hệ
thống sản xuất nhờ mô phỏng máy tính. Mô phỏng máy tính đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về
hành vi của hệ thống thực tế, cho phép xác minh được tất cả các tình huống xung đột trước khi triển
khai thực hiện các nhà máy trong thực tế và thiết kế các giải pháp tối ưu cho nhà máy. Với nhà máy số,
hệ thống quản lí vòng đời sản phẩm PLM (product lifecycle management) là một công cụ kinh doanh
chiến lược của công ty, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu sản phẩm và tận dụng kiến thức toàn nhân viên công ty đối
với sự phát triển của sản phẩm cho vòng đời của chúng. PLM cho phép vận hành và quản lý toàn bộ
mạng lưới của tất cả mọi người tham gia (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng) như một thực thể
duy nhất. Các hệ thống phần mềm được liên kết với nhau trong giải pháp PLM có vai trò chức năng khác
nhau trong chu trình sản xuất của sản phẩm. Hệ thống CAD (computer aided design) xác định những gì
sẽ được sản xuất (what). Hệ thống CAE (computer aided engineering) định nghĩa quy trình và hệ thống
sản xuất - yêu cầu cần thiết cho sản xuất sản phẩm. Hệ thống CAM (computer aided manufacturing) và
MPM (manufacturing process management) xác định làm thế nào để tạo ra sản phẩm (how). ERP giúp
trả lời câu hỏi khi nào và nơi đâu tạo ra sản phẩm (when, who). MES (manufacturing execution system)
hỗ trợ việc điều khiển sản xuất cấp phân xưởng nhà máy, đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi sản
xuất. Việc lưu trữ các thông tin số hỗ trợ đắc lực cho quá trình thông tin liên lạc, loại bỏ lỗi chủ quan của
con người trong thiết kế và vận hành sản xuất. CIM (computer integrated manufacturing) và PDM
(product data management) gần đây đã được thay thế bằng thuật ngữ DM (digital manufacturing) mà
hiện nay là khái niệm rất gần với Nhà máy số DF (digital factory).
Nhà máy số: Từ lý thuyết đến thực tiễn
Kể từ năm 2014, khi Siemens cho ra mắt hình mẫu Nhà máy Điện tử Amberg Siemens được số hóa hoàn
toàn tại Đức và tháng 9/2013 đã thêm Nhà máy Sản xuất Điện tử Siemens Thành Đô (SEWC) tại Trung
Quốc có thể nói rằng Nhà máy số đã là hiện thực.
Nhà máy Điện tử Amberg Siemens (tên viết tắt tiếng Đức là EWA) được thành lập năm 1989. Nhà máy là
nơi sản xuất chuỗi các sản phẩm trong đó có Bộ điều khiển logic khả trình Simatic (Siemens PLCs). Kể từ
khi áp dụng kỹ thuật số hoàn toàn, đã có hơn 1.000 chủng loại sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy
Điện tử Amberg. Quá trình sản xuất hoàn toàn tự động nhờ các thiết bị máy móc điều khiển và các dây
chuyển sản xuất tự động thông minh, do vậy tiết kiệm được không chỉ thời gian tiền bạc mà còn tăng
được chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất tại Nhà máy Điện tử Amberg được kiểm soát bởi thiết bị
điều khiển Simatic. Theo thống kê, hệ thống vận chuyển hoàn toàn tự động đảm bảo nguyên liệu được
đưa từ nhà kho đến máy sản xuất trong vòng 15 phút; Nhà máy vận hành 3 ca mỗi ngày, với hơn
3.000.000 phần tử được xuất xưởng mỗi năm; mặc dù diện tích sản xuất không đổi (10.000m²) và số lao
động hầu như không đổi, nhưng nhà máy đã tăng sản lượng gấp 8 lần; Nhà máy sản xuất khoảng 15
triệu sản phẩm Simatic mỗi năm và mỗi ngày có khoảng 60.000 sản phẩm được phân phối cho khách
hàng trên toàn thế giới.
Tại EWA, máy móc và máy tính đã xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm, còn con người chủ yếu lo phát
triển sản phẩm và khởi động quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất này được tự động hóa thông qua
khoảng 1.000 bộ điều khiển Simatic để kiểm soát, từ lúc bắt đầu cho tới khâu phân phối và chắc chắn là
có sự tham gia của kỹ thuật IT. Nhờ đó mà các sản phẩm ra đời với năng suất và chất lượng vượt trội,
đạt tới 99,9988%.
Ngày 23/02/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm EWA. Bà đã chứng kiến quá trình giao tiếp
tự động giữa máy với máy, nơi thế giới ảo và thế giới thực được kết nối với nhau qua IT để tích hợp vào
quá trình sản xuất, để tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Một minh chứng thứ 2 cho thành công về Nhà máy số của Siemens là Nhà máy Điện tử Siemens Thành
Đô (SEWC). Đây là Nhà máy số hóa hoàn toàn đầu tiên ở nước ngoài do Siemens xây dựng khẳng định
Siemens đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Được coi là bản sao của Amberg - Đức, hàng
năm, nhà máy SEWC có hơn 5000 khách tham quan để để quan sát, học tập cách ứng dụng kỹ thuật số
vào quá trình sản xuất, ứng dụng các bộ điều khiển SIMATIC, các thiết bị điện tử và cách quản lý doanh
nghiệp số.

Hình 3: Nhà máy điện tử Siemens Thành Đô là bản sao của Amberg - Đức

Tại SEWC, quá trình sản xuất được ghi lại, theo dõi, phân tích và tối ưu hóa hoàn toàn bằng các phương
tiện kỹ thuật số. Mỗi năm, nhà máy sản xuất gần ba triệu sản phẩm SIMATIC PLC, SIMATIC HMI và máy
tính công nghiệp.
Hình 4: Nhà máy SEWC được trang bị đầy đủ các thiết bị đo lường-điều khiển-
chấp hành thông minh của Siemens và phần mềm PLM, NX, TIA

Với mức độ tự động hóa và kiểm soát chất lượng cao tại SEWC, tất cả các quy trình sản xuất được ghi lại
bằng kỹ thuật số, phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm PLM (Product Lifecycle Management). Phần
mềm cập nhật liên tục khoảng 13 triệu mẫu dữ liệu mỗi ngày. Dữ liệu này được sử dụng để quản lý toàn
bộ quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Dữ liệu này cũng hỗ trợ đặc lực cho việc
phát triển sản phẩm của khoảng 50 nhân viên R&D làm việc tại Thành Đô nhằm đáp ứng nhu cầu thị
hiếu của khách hàng tại thị trường châu Á. Dữ liệu sản xuất tại SEWC tạo ra dòng chảy trực tiếp vào quá
trình sản xuất thông qua phần mềm PLM, như NX product development của Siemens hay Teamcenter.

Hình 5: Nhà máy số SEWC cho phép sản xuất linh hoạt đến mức ngay cả quy mô lô
hàng nhỏ nhất cũng có thể được sản xuất dưới điều kiện thay đổi sản phẩm nhanh
Tại Trung Quốc, Mengniu là công ty đầu tiên
trong ngành công nghiệp sữa đạt được
chứng chỉ quản lý thông tin về kiểm soát
chất lượng. Được thành lập từ năm 1999, tại
Hohhot, hiện nay, Mengniu có 71 nhà máy
trên toàn quốc, cung cấp hơn 400 loại sản
phẩm tới hơn 70 triệu người tiêu dùng trong
và ngoài nước. Cũng nhờ vào việc kết hợp
với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp ERP nên Mengniu có thể quản lý tự
động các quá trình sản xuất, có thể truy xuất Hình 6: Kiểm duyệt chất lượng sữa bằng máy quét: mỗi mẫu
nguồn gốc dữ liệu chất lượng, đảm bảo an được gắn một mã ID giúp theo dõi và giám sát trong suốt vòng
toàn thực phẩm và thực hiện quản lý toàn bộ đời sản phẩm
dây chuyền sản xuất công nghiệp hiệu quả và chuẩn hóa hơn. Ở Mengniu, việc kiểm soát chất lượng đã
thay đổi căn bản tốt hơn rất nhiều khi áp dụng kỹ thuật số vào nhà máy. Nếu như trong quá khứ, mọi dữ
liệu thử nghiệm được ghi chép lại bằng tay thì bây giờ việc này được thực hiện chỉ với một cú nhấn
chuột.
Năm 2013, Mengniu bắt đầu triển khai Hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm LIMS (Laboratory
Information Management System) thông qua nền tảng Simatic IT Unilab của Siemens. Tính đến năm
2015, hệ thống đã hoàn toàn đi vào vận hành, gồm 34 phòng thí nghiệm đặt tại các nhà máy sản xuất và
hai phòng thí nghiệm trung tâm theo định hướng nghiên cứu & phát triển R&D. Từ kho nguyên liệu và
chế biến tới khâu phân phối và lưu thông, một túi sữa đi qua 35 bước liên quan đến 105 mục kiểm tra
trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình này, LIMS "tinh mắt" xác minh danh tính của từng
nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm và lưu trữ các thông tin nhận dạng đầy đủ. Với LIMS,
Mengniu thực hiện các cuộc kiểm nghiệm khoa học chứa các điểm lấy mẫu, kích thước mẫu, các mục
kiểm tra, tần số đo và thiết bị thử nghiệm,… Từ đó có thể tối thiểu hóa những sai lệch từ lập lịch bằng
tay trong quá khứ. LIMS không chỉ phục vụ cho quá trình kiểm soát chất lượng trong nhà máy sản xuất
mà còn dễ dàng truy xuất dữ liệu cho cơ quan quản lý, thanh tra chất lượng. Đối với mỗi lô sản phẩm,
bất kỳ vấn đề chất lượng nào đều có thể truy xuất nguồn gốc từ bất cứ bước sản xuất nào như nhận
nguyên liệu sữa, kho bãi, tiền xử lý, làm đầy, đóng gói hay lưu trữ. Quản lý chuỗi cung ứng thông minh
bảo đảm mỗi sản phẩm hoàn thành có thể được tôi luyện kỹ lưỡng như một lực lượng đặc biệt để đạt
được chất lượng ổn định và tin cậy. Cũng nhờ LIMS, Mengniu đã xây dựng tài liệu kỹ thuật số và tính
toán khoảng 1.400 phương pháp kiểm tra chất lượng, với hơn 90% dữ liệu thử nghiệm được thu thập và
cập nhật, lưu trữ tự động, cho phép tiết kiệm thời gian thử nghiệm 10% - 25%. Hơn nữa, LIMS đã sắp
xếp cực kỳ hợp lý các quy trình kiểm soát chất lượng, qua đó nâng cao hiệu quả hơn 15%. Ngoài ra,
LIMS cũng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý thiết bị, quản lý chi phí kiểm soát chất lượng và tối
ưu hóa đội ngũ nhân viên.
Mặc dù chưa phải là số hóa hoàn toàn nhưng Mengniu cũng là nhà máy sản xuất sữa lớn của Trung Quốc
đạt đến độ vận hành thông minh và tự động. Các giải pháp tự động hóa tích hợp toàn diện TIA (Totally
Integrated Automation) của Siemens đã đóng góp rất lớn vào hoạt động ổn định của dây chuyền sản
xuất tại nhà máy này. Ở cấp điều khiển cơ sở, bộ điều khiển logic khả trình PLC Siemens điều chỉnh chính
xác các thông số như lưu lượng, nhiệt độ và áp suất bằng cách điều khiển van, bơm tác động trực tiếp
lên quá trình công nghệ. Ngoài ra, lưu lượng kế của Siemens được sử dụng rộng rãi trên các dây chuyền
sản xuất như máy nạp liệu, máy khử trùng và phòng nồi hơi giúp đo lưu lượng nước tinh khiết và làm
mềm nước. Trên dây chuyền sản xuất nạp liệu, vị trí chính xác của thùng nạp liệu, dòng chảy chất lỏng
và khả năng nạp liệu được điều khiển bởi PLC Siemens và hệ truyền động động cơ 1LG0 Siemens. Trạm
vận hành có thể giám sát các thông số vận hành của hệ thống và đặt lệnh thông qua màn hình HMI
Siemens.
Thùng đóng gói sản phẩm được vận chuyển bằng băng tải tới robot xếp hàng. PLC Siemens điều khiển
tốc độ băng tải và gửi tín hiệu nhiệm vụ đến các robot xếp hàng một cách kịp thời để đảm bảo hàng hóa
được xếp gọn gàng, hiệu quả và nhanh chóng đưa vào kho hàng.
Hình 7: Dây chuyền chiết rót sữa tự động - điều khiển chính xác vị trí, lưu lượng
và thể tích sữa rót vào hộp sữa bằng thiết bị Siemens

Kho hàng nổi của Mengniu được thực hiện


theo truy trình logistics hoàn toàn tự động.
Thông qua bộ điều khiển PLC Siemens, các
xe nâng linh hoạt có thể lưu trữ hàng hóa
một cách chính xác tại các vị trí cụ thể và lấy
hàng từ đó. Trên đường bên cạnh nhà kho,
các toa xe giao hàng hoạt động một cách có
trật tự, giữ một khoảng cách an toàn để
tránh va chạm phía sau hoặc đâm vào nhau.
Mạng Profibus là giao thức truyền thông giữa
các thiết bị. Trong khi đó, Simatic WinCC
thực hiện quản lý dữ liệu mạnh mẽ và lưu
trữ dữ liệu hoạt động của kho.
Việc tích hợp liền mạch phần cứng và phần
mềm đem lại sự cải thiện hiệu quả to lớn. Hình 8: Xe vận chuyển hàng lưu kho nổi có thể cất các thùng
Khi LIMS hoàn tất các kiểm nghiệm chất sữa chính xác vào vị trí quy định và lấy ra từ đó hoàn toàn tự
lượng, một loạt các sản phẩm đạt chuẩn sẽ động
được thông qua, đưa vào hệ thống ERP và
sau đó truyền tín hiệu đến PLC Siemens đến hệ thống quản lý kho. Khi cần thiết, các PLC Siemens có thể
tự động "ra lệnh" cho các xe nâng và toa xe giao hàng ngay lập tức để cung cấp các sản phẩm, thành
phẩm ra khỏi kho.
Mengniu hiện đang tiến hành xây dựng các nhà máy kỹ thuật số thông minh và hiệu quả và hy vọng rằng
toàn bộ dây chuyền công nghiệp có thể được tối ưu hóa và là cơ sở để đạt được mục tiêu "Ngành công
nghiệp sữa 4.0".
Tại diễn đàn công nghiệp Siemens 2016 về chủ đề số hóa, ngày 12/06/2016 tại Bắc King, ông Lothar
Herrmann - Giám đốc điều hành của Công ty Siemens Trung Quốc nhấn mạnh: “Làn sóng số hóa và sự
áp dụng rộng rãi của Internet đang tạo ra những thay đổi căn bản đối với nhiều ngành công nghiệp. Các
khả năng kinh doanh mới và các mô hình toàn diện đang xuất hiện. Trong ngành công nghiệp sản xuất,
máy móc được liên kết và có thể giao tiếp với nhau nhờ công nghệ số và tự động xác định cách sản xuất
tốt nhất có thể. So với cách sản xuất truyền thống đây là bước cải tiến cơ bản”.
Ông Lothar Herrmann còn nhấn mạnh: “Siemens sở hữu một danh mục sản phẩm toàn diện trong lĩnh
vực số hóa. Với việc kết nối phần cứng, phần mềm, bí kíp trong công nghiệp và các dữ liệu, chúng tôi
đang thúc đẩy sự hợp nhất giữa thế giới thực tại và thế giới ảo. Các giải pháp số hóa của chúng tôi nâng
cao tính cạnh tranh của khách hàng, giúp họ chiến thắng trong thời đại số”

AMECO giới thiệu công cụ kỹ thuật SPEED7 Studio

VIPA đã chính thức trở thành nhà cung cấp phần cứng lớn mạnh và phổ biến hàng đầu thế giới. Xuất phát điểm từ nhà
sản xuất các phần tử và hệ thống có thể lập trình và cấu hình được bằng công cụ nổi tiếng STEP7 của Siemens. Giờ đây
công ty đang cho ra mắt nền tảng tự động hóa riêng của mình.

Triết lý từng có của VIPA có thể được mô tả ấn tượng và đơn giản như sau: Tập trung đầu tư phát triển và đổi mới sản
phẩm vào khả năng tương thích đầy đủ với hệ thống của Siemens ở phương diện phần mềm và một phần liên quan đến
thiết kế phần cứng. Vào năm 2003 VIPA đã tung ra thị trường một công nghệ hoàn toàn mới mang tên gọi là SPEED7,
nền tảng của phần cứng PLC nhanh nhất trong công nghiệp. Quá trình phát triển sản phẩm được thúc đẩy rất nhanh và
kết quả đã và đang tạo ra được một lớp các bộ điều khiển thế hệ mới, tương thích hoàn toàn với các tiêu chuẩn hiện
hành và đồng thời định hình tiêu chuẩn riêng về thiết kế bằng cách tích hợp công nghệ SPEED7 ở góc độ tốc độ, giao
diện và bộ nhớ.

Tuy nhiên sự việc ngày trở nên rõ ràng hơn, đó là việc sử dụng các công cụ phần mềm hiện hành của Siemens không
khai thác hết năng lực phần cứng mạnh mẽ của VIPA, đồng thời chúng cũng gây ra bất tiện cho người sử dụng (phần
mềm SIMATIC Portal khá cồng kềnh chạy chậm và yêu cầu cấu hình máy tính cao):

 Các CPU công nghệ SPEED7 đòi hỏi một công cụ cấu hình mới hiệu quả hơn, vì chúng được trang bị thêm
nhiều cờ nhớ, các module tổ chức và các bộ vi xử lý truyền thông tích hợp sẵn hỗ trợ các chức năng Profinet hoặc
Ethercat chủ.
 Việc sử dụng Speed bus, bên cạnh bus đế kế tiếp, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng với các mô-
đun đầu vào, đầu ra và các mô đun xử lý truyền thông. Điểm này không có sẵn trong bất kỳ hệ thống nào khác và do
đó việc cấu hình trở nên khó khăn hơn.
 Các hệ thống SLIO I/O mới với chuẩn mạng Profinet, Ethercat, Profibus và các CPU SPEED7 mạnh đời mới phải
được cấu hình và lập trình.

Vì vậy đòi hỏi phải có một công cụ kỹ thuật giúp cho tổ hợp các phần tử vào một hệ thống, cho phép khai thác triệt để
các khả năng kỹ thuật vượt trội của các bộ điều khiển VIPA.

Các mục tiêu phát triển

Một trong những mục tiêu của nhóm phát triển là chắt lọc ra những điểm tốt nhất trong  thế giới phần mềm đang hiện
hành của VIPA, Simatic, IEC, IT và kết hợp chúng lại với nhau trong một nền tảng mới. Những đặc tả nổi bật được đặt ra
trong quá trình phát triển sản phẩm là:

 Tập trung vào người dùng hơn là lập trình viên.


 Giao diện người dùng trực quan, rõ ràng, có thể cập nhật thường xuyên và có những thành phần cài đặt sẵn
trong thư viện.
 Giao diện thân thiện người dùng cho phép tiến hành cấu hình và lập trình ngay lập tức mà không cần trải qua
đào tạo cơ bản.
 Sử dụng cú pháp lập trình của SIMATIC S7.
 Các trình soạn thảo STL, FBD, LAD và phiên bản mới nhất SCL là một phần của nền tảng mới.
 Các code hiện có, ví dụ của một CPU Step 7, có thể được nhập vào và tiếp tục sử dụng.
 Các công cụ soạn thảo và sử lỗi giúp đơn giản hóa việc phát hiện và chuẩn đoán lỗi trong quá trình lập trình và
khi lắp đặt sau đó.
 Phần mềm có khả năng tùy chỉnh phù hợp với trình độ kỹ năng khác nhau của lập trinh viên từ cơ bản, tiêu
chuẩn hay nâng cao.

Về phương diện cấu trúc đòi hỏi các yêu cầu sâu đây:

Tính nhất quán: thống nhất về cấu hình phần cứng, giao tiếp truyền thông, lập trình, và hiển thị.

Khả năng đa người dùng: lưu trữ dự liệu tập trung cho phép nhiều người làm việc song song trong một dự án.

Khả năng tùy chỉnh: dễ dàng cài đặt các plug in.

Tính đa ngôn ngữ: dễ dàng chuyển đổi ngôn ngữ trong quá trình lập trình.

Một công cụ được tạo ra nhằm đáp ứng thống nhất toàn bộ tự động hóa quá trình phát triển ứng dụng từ cấu hình phần
cứng, truyền thông qua giao tiếp, lập trình cho đến hiển thị. Giao diện sử dụng trực quan cho phép truy cập trực tiếp vào
các mô-đun khác nhau nên không cần thiết có các công cụ bổ sung của nhà cung cấp bên thứ ba về cấu hình phần cứng,
mạng lưới bus trường, lập trình, hiển thị và quá trình cài đặt.

Cập nhật công nghệ cơ sở

Khi phát triển của nền tảng kỹ thuật, VIPA đã sử dụng các công nghệ và các công cụ mới nhất như .Net 4.0 và hiển thị
véc tơ với Windows Presentation Foundation. Cấu hình phần cứng, mạng, lập trình và hiển thị sử dụng cơ sở dữ liệu SQL
server trung tâm, vì vậy có thể truy cập các biến của bộ điều khiển một cách trực tiếp trong khi triển khai hiển thị mà
không cần phải đồng bộ hóa dữ liệu giữa các công cụ khác nhau. SPEED7 Studio đã được chuẩn bị sẵn cho việc khởi tạo
và quản trị dự án nhiều người dùng và quản lý phiên bản.

Tất cả đồ họa được sử dụng là định hướng vector để hiển thị hình ảnh thực tế của các mô-đun, do đó cho phép phóng to
thu nhỏ mà không bị sai lệch. Tất cả các giao diện đồ họa người dùng đều hỗ trợ đa ngôn ngữ - SPEED7 Studio có thể
chuyển đổi ngôn ngữ của các trang mặt và menu trong lúc lập trình, đơn giản hóa công việc trong môi trường quốc tế.

Việc sử dụng các kiến trúc phần mềm mới nhất, có thể đáp ứng yêu cầu phát sinh dễ dàng hơnvề mở rộng phạm vi chức
năng của công cụ kỹ thuật bằng cách cài đặt thêm các plug-in.

Cấu hình phần cứng

Tuy cấu hình phần cứng tự nó không được sáng chế lập lại nhưng bây giờ có thể cấu hình bộ điều khiển VIPA có
Speedbus, Profibus, PROFInet, EtherCAT, cũng như các CPU Speed7, bộ vi xử lý truyền thông hoặc SLIO - I / O với tất cả
các thông số đặc tả - VIPA không cần theo đường vòng, ở đó các biến cần thiết trong các CPU được tạo ra một cách tự
động.

Các mẫu định nghĩa sẵn sẽ giúp người dùng thiết lập cấu hình phần cứng, cho phép họ chèn và sắp xếp chúng vào các vị
trí thích hợp chỉ bằng cách kéo - thả. Qua đó họ có một cái nhìn tổng thể về cấu hình hệ thống thông qua đánh dấu màu
(hinh 1).

Trong quá trình nhập thông số của các mô-đun, những giá trị không tương thích với các giá trị đã được mặc định hoặc bị
sai sẽ được đánh dấu bằng màu sắc theo mã khác nhau; Công cụ Tool-Tipp cho biết thêm thông tin về giá trị nhỏ nhất,
lớn nhất hoặc mặc định.

Vì màn hình hiển thị dựa trên đồ họa định hướng kiểu vector, việc hiển thị hình ảnh thực tế của các mô-đun sẽ đóng góp
lớn về trực quan, giúp người dùng dễ dàng làm việc khi thấy phần cứng hiện hữu ngay trước mặt.

Mạng

Cấu hình mạng Profibus, PROFInet và EtherCAT với công cụ riêng của VIPA không đòi hỏi bất kỳ kiến thức đặc thù nào
về bus trường. SPEED7 Studio đã có sẵn các thiết bị mẫu khác nhau giúp cho việc sử dụng chúng vào việc cấu hình
mạng theo đồ họa.

Các thiết bị mẫu bao gồm các CPU VIPA 300S, SLIO Profibus và mô-đun giao diện EtherCAT, các bảng hiện thị Eco panel,
bảng hiện thị Professional, các mô dun số và tương tự của dòng CPU 300S và CPU SLIO (hình 2).

Lập trình

SPEED7 có thể dùng các ngôn ngữ STL, FBD và LAD để lập trình, ngôn ngữ SCL đang được chuẩn bị và sớm sử dụng
được. Một tính năng ưu việt là hỗ trợ trình soạn thảo câu lệnh và làm nổi bật các cú pháp đặc biệt, ví dụ, các dòng lệnh
comment, command, symbol, jump được phân biệt bằng màu sắc khác nhau. Ngoài ra các dòng code hoặc "khu vực" đã
được định nghĩa có lưu các ghi chú cho phép hiển thị STL rõ ràng hơn. Mỗi nhóm của các mô đun trong ngôn ngữ lập
trình được phân biệt bằng những màu sắc khác nhau do đó việc phân bổ chức năng rất đơn giản.

Việc kiểm tra cú pháp diễn ra theo nguyễn tắc "on the fly" trong suốt quá trình soạn thảo chương trình. Do đó, các câu
lệnh được kiểm tra thường xuyên và các lỗi ngay lập tức được chỉ ra cho người sử dụng. Các giá trị mới nhất có thể theo
dõi trực tuyến bên trong chip hoặc trong các biểu đồ, ngoài ra lịch sử và đồ thị xu hướng cũng được tìm thấy ở đây.

Hiển thị

Với SPEED7 Studio người dùng có khả năng tạo một giao diện hiển thị trên nền web bằng công cụ SVG graphic tích là
mô-đun tích hợp sẵn.

Giờ đây người dùng có thể thiết kế vô cùng dễ dàng bằng cách dùng các phần tử dựng sẵn trong thư viện đồ họa. Hơn
nữa, việc lưu trữ dữ liệu trung tâm trong các công cụ kỹ thuật cũng cho phép truy cập vào tất cả các biến của bộ điều
khiển. Ngoài cách sử dụng một màn hình cảm ứng thông thường, người sử dụng còn có thể dùng bất kỳ trình duyệt web
nào tích hợp sẵn trong các thiết bị di động đầu cuối để truy cập vào các giao diện, yêu cầu duy nhất là trình duyệt này
được cài đặt Java. Đặc điểm nổi bật của công cụ này là ít xảy ra sai lệch, khả năng phóng to thu nhỏ bằng đồ họa vector
SVG, có thể cấu hình động hoặc dùng mẫu có sẵn, các đối tượng được tham số hóa cao và đứng trên phương diện khách
hàng.

Các nhóm đối tượng

Nhóm đối tượng đầu tiên là những người chỉ dùng phần cứng của VIPA và muốn thấy chính mình trong thế giới S7 quen
thuộc. Nhóm tiếp theo là người dùng Simatic điển hình, sử dụng cả phần cứng của VIPA và Siemens trong các cấu hình
hỗn hợp, nhu cầu của những khách hàng này cũng nên được giải quyết trong  nền tảng bởi vì đối với họ thì việc "vận
hành hỗn hợp" làm cho mọi thứ đơn giản hơn. Vì lý do này VIPA sẽ có kế hoạch để đưa các linh kiện của Siemens được
chọn sang danh mục phần cứng trong tương lai. Nhóm đối tượng thứ ba là đại diện các đối tác phần cứng nhãn hiệu
VIPA, những người có thể sử dụng công cụ hoàn toàn trong thiết kế của mình. Họ có được một công cụ lập trình và cấu
hình phù hợp với phần cứng mà họ sử dụng bằng cách thiết kế mô-đun và khả năng mở rộng hệ thống.

Những khách hàng tiềm năng

Với SPEED7 Studio, VIPA giới thiệu một công cụ kỹ thuật có khả năng cho thấy toàn bộ quá trình tự động hóa từ các cấu
hình phần cứng thông qua các giao tiếp và lập trình cho đến hiển thị. Ở đây, nền tảng này chưa có ý định trình diễn hoặc
thay thế  cổng thông tin TIA của Siemens, nhưng sẽ triển khai kế hoạch phát triển bộ điều khiển VIPA và các thành phần
trở thành một công cụ nhỏ gọn và có tốc độ vượt trội, trong khi giữ lại các cú pháp S7 quen thuộc.

Nền tảng này là "phần mềm xương sống" cho sự phát triển trong tương lai của VIPA. Việc mở rộng danh mục đầu tư
theo kế hoạch hướng tới việc Kiểm soát an toàn và chuyển động (Safety Control and Motion) có thể được hỗ trợ hiệu quả
trong điều kiện lập trình chương trình và cấu hình phần cứng.

Đặc biệt là mức độ ứng dụng của khách hàng sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong tương lai. Người dùng có thể tự phát
triển các mô-đun cho các thiết bị hoặc các ứng dụng của mình bằng cách làm sẵn các mô-đun ứng dụng máy móc hoặc
toàn bộ hệ thống phải cấu hình theo phương thức Cắm – Chạy (Plug & Play). Trong tương lai VIPA cũng sẽ cung cấp các
mẫu tiền chế và các thư viện công nghệ phục vụ các ứng dụng và giải pháp khác nhau để có thể được thực hiện trực tiếp
các dự án của khách hàng bao gồm cả cấu hình và lập trình.

2. Trạm kết nối IoT công nghiệp


Trạm kết nối IoT công nghiệp có sự khác biệt với trạm IoT thông thường ở điểm ngoài khả năng hỗ trợ
các giao thức dân dụng như Wi-Fi, Bluetooth, BTLE, 3G/4G/LTE, Zigbee, Zwave, 6LoWPAN, WiHART,
RFID, Ethernet, chúng còn hỗ trợ các giao thức tiêu chuẩn công nghiệp như PROFIBUS, PROFINET,
EtherCAT, EtherNet IP, CAN open, MODBUS/TCP, MOTBUS RTU/ASCII, BACnet,...và ngoài việc hỗ trợ kết
nối điện toán đám mây bằng giao thức MQTT, AMQP chúng còn có thể hỗ trợ giao thức OPC UA, mở ra
khả năng tương tác trực tiếp giữa các thiết bị.
Intel đã chính thức đưa ra nền tảng vào thị trường, được gọi là Trạm kết nối (Gateway) có sự đa dạng
cho phép khách hàng kết nối các loại thiết bị hiện có với điện toán đám mây. Trạm kết nối này là nền
tảng tích hợp và được xác thực gồm phần cứng và phần mềm từ McAfee và Wind River, để đảm bảo rằng
dữ liệu giữa các thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện có hoặc điện toán đám mây có thể được trao đổi một cách
an toàn. Intel cũng đang bổ sung danh mục sản phẩm giúp mở rộng tầm với vào các ứng dụng IoT đang
phát triển với nhu cầu sử dụng ít năng lượng như  Intel® Quark™ SoC X1000,  Intel® Atom™ E3800 và
mới đây nhất là sản phẩm  Intel® Quark™ microcontroller D1000 có khả năng ứng dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, bán lẻ. Hãng này cũng đang hoàn thiện các khối phát triển
dùng chung (Building block) có thể sử dụng xuyên suốt cho nhiều ứng dụng ngành dọc khác nhau giúp
giảm thời gian phát triển sản phẩm, nhằm giúp cho các đối tác công nghệ đưa giải pháp và sản phẩm ra
thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, để tạo môi trường phát triển hệ sinh thái IoT
trên toàn cầu một cách đơn giản với khả năng kết nối cao, Intel đã sáng lập ra Liên minh giải pháp IoT
của Intel (Intel IoT Solution Alliance - ISA). Đây là một trong những hệ sinh thái công nghệ đáng tin cậy
và được công nhận trên thế giới. Hiện nay liên minh ISA đã có trên 400 thành viên và hơn 5000 giải pháp
IoT được công bố để cho khách hàng, đối tác IoT có thể dễ dàng tìm kiếm và lắp ghép các thành phần
vào việc xây dựng và hoàn thiện giải pháp của mình với chi phí tối ưu với mức rủi ro tối thiểu.
Hiện nay AMECO đã thử nghiệm và tích hợp một số sản phẩm trạm kết nối IoT công nghiệp đầu tiên trên
thế giới:
- Trạm kết nối IoT công nghiệp NIO 50
Hỗ trợ giao thức kết nối trường Modbus TCP và Modbus ASCII và kết nối Cloud với giao thức MQTT. NIO
50 được cấu hình bằng trình duyệt Web tích hợp sẵn, hỗ trợ 1 cổng RS 232/422/485 (tốc độ
9600 ...11520 baud), một cổng mạng Ethernet 10/100 Mhz chuẩn RJ45.
- Trạm kết nối IoT công nghiệp CPS 200-MI3 
Hỗ trợ các giao thức tiêu chuẩn rất phổ biến trong công nghiệp như Modbus TCP/RTU, PROFINET,   
PROFIBUS, EtherNet/IP và OPC UA và kết nối với CLOUD theo giao thức MQTT và OPC UA server. CPS
200-MI3 sở hữu công nghệ Wind River Intelligent Device Platform 3.1 với bộ vi xử lý đời mới họ Intel
Atom E3800 có chứa lõi Intel để cấu hình chạy SoftPLC cho các ứng dụng 2 trong 1. Việc triển khai thực
tế được đơn giản hóa với sự hỗ trợ của NEXCOM IoT Studio. Đây là công cụ được tích hợp sẵn tổ hợp các
giao thức kết nối trường và kết nối CLOUD (IBM Bluemix và Microsoft Azure). Khả năng hỗ trợ OPC UA
giúp cho SPC 200-MI3 kết nối với các hệ SCADA nổi tiếng MOVICON.NExT của PROGEA và phần mềm
quản trị sản xuất (MES) và quản trị nguồn lực (ERP) của SAP.
Các trạm kết nối IoT công nghiệp NISE 50 series, NIO 50 và CPS 200 có thể tích hợp với các trạm
REMOTE-IO của VIPA như IM053MT (Modbus/TCP Slave), IM 053PN (PROFINET-IO), IM 053DP
(PROFIBUS-DP) và IM 053IP (EtherNet/IP slave), tạo ra các trạm kết nối thông minh cho phép đẩy dữ
liệu trực tiếp lên CLOUD không cần thông qua PLC, mở ra nhiều mảng ứng dụng mới quan trọng.
- Dell Edge Gateway 5100 với ICONICS IoT Software Suite
AMECO đã tích hợp thành công ICONICS IoT  Software Suite hỗ trợ giao thức BACnet, MODBUS, SNMP
và WEBSERVICES để kết nối trường cũng như kết nối với Microsoft Azure thông qua giao thức OPC UA và
MQTT. Trong tương lai giao thức AMQP sẽ được hỗ trợ cho phép kết nối giữa các thiết bị với nhau.
AMECO làm chủ giải pháp kết nối các iBMS nổi tiếng như Smart Struxureware của Schneider Electric và
SCADA của PROGEA như MOVICON.NExT với điện toán đám mây Microsoft Azure phục vụ cho phân tích
dữ liệu lớn (Big Data) và xử lý tiếp theo bởi công cụ Trí tuệ doanh nghiệp (BI).
3. Hệ thống điều khiển giám sát thế hệ mới
Movicon.NExT là phần mềm SCADA ra mắt sở hữu nền tảng công nghệ mới mang tính cách mạng tạo ra
trải nghiệm ấn tượng kết hợp giữa khả năng đồ họa 3D với tương tác Multi-Touch và Kinect.
Mô hình dữ liệu hệ thống SCADA thế hệ mới Movicon.NExT của PROGEA

Movicon.NExT định nghĩa lại tiêu chuẩn hướng tương lai với một thế hệ sản phẩm mới dựa trên nền công
nghệ đồ họa hoàn toàn mới WPF và mô hình truyền thông chia sẻ dữ liệu OPC UA. Công nghệ SCADA
sáng tạo này chính là viên gạch ban đầu cho một cuộc cách mạng các hệ thống điều khiển giám sát thế
hệ tương lai.
Tại sao Movicon.NExT™ được coi là sản phẩm đổi mới và sáng tạo đột phá:
- Kiến trúc cắm - chạy.
Công nghệ Movicon.NExT™ dựa trên .NET code, cho phép khai thác triệt để tiềm năng sức mạnh các hệ
64 bit đảm bảo chất lượng hoạt động tin cậy, mở và an toàn. Nền tảng này sử dùng mô hình cắm-chạy
nên có thể sử dụng tùy biến hệ thống mô dun theo yêu cầu người dùng và tích hợp mô đun tự phát triển
mới. Kiến trúc Movicon.NExT™ cung cấp nhiều mô đun chức năng đa dạng cho nhiệm vụ điều khiển giám
sát và các giải pháp giao tiếp người dùng theo chuẩn mở và khả năng mở rộng không giới hạn.
- Đồ họa WPF và XAML thế hệ mới
Movicon.NExT™ cung cấp một khái niệm giao diện người dùng hoàn toàn mới sử dụng thế hệ gia tốc đồ
họa DirectX graphics mới khai thác tối đa chất lượng hoàn hảo công nghệ đồ họa véc tơ WPF/XAML 2D
và 3D. Thư viện đối tượng thế hệ mới và biểu chưng đã được phát triển và sẵn sàng hỗ trợ bẩm sinh các
công nghệ giao tiếp multi-touch và Kinect mới nhất.
- Web-based: Silverlight và HTML5 
Movicon.NExT™ tích hợp công nghệ Web Client mới cho phép truy cập Web với các máy chủ sử dụng
Microsoft Silverlight hoặc công nghệ HTML. Người dùng có thể tùy chọn công nghệ Client nào tốt nhất
tùy theo kiến trúc ứng dụng của họ.
- OPC UA và kết nối
Movicon.NExT™ được phát triển trên nền tảng kiến trúc Client/Server sử dụng mô hình thông tin định
nghĩa bởi bộ tiêu chuẩn OPC UA, do đó khai tác hết sức mạng công nghệ WCF trong hạ tầng truyền
thông. Ngoài ra cơ sở dữ liệu máy chủ thời gian thực tích hợp sẵn số lượng lớn các trình ứng dụng I/O
driver.
- Cơ sở dữ liệu và Cloud 
Movicon.NExT™  sử dụng hệ thống file ảo VFS để quản trị ứng dụng không phụ thuộc vào mô hình dữ
liệu. Chúng cho phép người dùng tự do kết nối với cơ sở dữ liệu quan hệ như SQL Server) hay sử dụng
điện toán đám mây như Microsoft Azure hay sử dụng tệp XML bình thường trên đĩa để lưu dữ liệu quá
khứ và thư mục quá trình và dữ liệu dự án.
- Người dùng và Thành viên
Mô hình bảo mật Movicon.NExT™ dựa trên nền tảng xác thực người dùng và quản trị thành viên một mặt
đảm bảo an ninh tối đa và mặt khác cho phép tích hợp vào các hệ thống xác thực khác cung cấp bởi bên
thứ ba.
Ngoài ra, Movicon.NExT hỗ trợ xây dựng giao diện người dùng tích hợp bản đồ, quản trị lịch chạy, quản
trị công thức thành phần, quản trị năng lượng, chỉ tiêu chất lượng chủ chốt trong đó có chỉ số tổng thể
sử dụng hiệu quả thiết bị. Hỗ trợ OPC UA  (DA, A&E, HDA) cho phép Movicon.NExT tích hợp với điện toán
đám mây Microsoft Azure thông qua trạm kết nối tích hợp sẵn OPC Client-AMQP hỗ trợ bởi Cloud
Gateway IoT Hub.   
4. Điều khiển khả trình
Các bộ điều khiển lập trình dòng 300S, 300S+ hoặc SLIO của VIPA (Hãng sản xuất thiết bị Tự động hóa -
CHLB Đức) có thể kết nối trực tiếp lên CLOUD thông qua IoT Gateway hoặc tích hợp với hệ thống SCADA
Movicon.NExT bằng giao thức S7-Communication rồi qua đó kết nối với CLOUD thông qua OPC UA.
Cùng với sự thành công của công nghệ SPEED7 - nền tảng PLC tốc độ cao - VIPA đã phát triển thành
công nền tảng công cụ kỹ thuật nổi tiếng SPEED7 Sudio tạo ra sự bứt phá ngoạn mục vượt ra khỏi bóng
của những đối thủ khổng lồ để định vị giá trị mới trên thị thường. SLIO PLC được xem là sự bổ sung
chiến lược cho dòng 200V nhằm thay đổi cuộc chơi ở vùng ứng dụng Tự động hóa cỡ trung bình, nơi
trước đây các SIMATIC CPU 226, 312,313,314 và 315 của Siemens đang định vị. Dòng SLIO PLC của
VIPA chỉ có 2 phiên bản phần cứng nhưng khi kết hợp với VSC (VipaSetCard) chúng biến hóa thành 24
biến thể CPU khác nhau với đủ kích thước bộ nhớ và số cổng giao tiếp truyền thông tạo nên độ tùy chỉnh
rộng giúp ta chọn lựa dễ dàng cấu hình tối ưu và giá thành hợp lý cho nhiệm vụ ứng dụng, trong khi tốc
độ xử lý luôn gấp khoảng 10 lần so với CPU của đối thủ.
Trong năm 2016, VIPA chính thức cho ra mắt dòng 300S+ định vị ở phân khúc thị trường trung bình và
cao được trang bị bộ nhớ lớn, nhằm cung cấp cho khách hàng một sự lựa chọn khác tương ứng với định
vị của các PLC cấp cao thuộc dòng S7 1500 của Siemens trên thị trường.

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của VIPA trong năm 2016

Các PLC của VIPA sử dụng công cụ lập trình SIMATIC Manager 5.x hoặc TIA Portal và SPEED7 Studio. Với
4 tính năng mạnh như: Cấu hình, lập trình, tham số hóa biến tần và hiển thị, SPEED7 Studio định nghĩa
lại cuộc chơi trong Tự động hóa công nghiệp, đặc biệt trong làn sóng Industry 4.0
5. Hệ thống quản lý doanh nghiệp và quản trị sản xuất hiện đại
SAP đi đầu trong làn sóng cách mạng Industry 4.0, hỗ trợ số hóa doanh nghiệp. Bằng việc ra mắt phiên
bản S/4 Hana trên Microsoft Azure, SAP đặt điểm khởi đầu vĩ đại cho sự thay đổi nền quản trị doanh
nghiệp, chắc chắn tạo ra ảnh hưởng lớn đến các công ty, tập đoàn ở qui mô vừa và qui mô lớn đang
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
SAP cung cấp giải pháp quản lý nguồn lực SAP ERP, Quản trị sản xuất SAP ME, Kết nối nhà máy PCo. SAP
PCo sở hữu các chức năng kết nối các nguồn dữ liệu khác nhau (Historian, SCADA, OPC UA) để tích hợp
dữ liệu sàn nhà máy (Shop Floor) với các hệ thống quản trị doanh nghiệp khác (Top Floor/Cloud). Kết
hợp VIPA, PROGEA và SAP chúng ta tạo ra  lõi công nghệ cho hệ thống Tự động hóa tích hợp điện toán
đám mây.
6. Kết luận
Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây là nền tảng hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp qui mô vừa và
lớn chuyển đổi nhanh và mạnh mẽ sang doanh nghiệp số, áp dụng công nghệ quản trị sản xuất và quản
lý doanh nghiệp hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cường năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc
tế, chiếm lĩnh thị trường. Việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban
đầu và chi phí vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nhưng lại có thể tiếp cận đến những thành tựu
mới nhất của nhân loại về mạng xã hội - di động - dữ liệu lớn - phân tích trực tuyến để tập trung vào đổi
mới công nghệ chế biến, hiện đại hóa, thông minh hóa cơ sở làm việc, nâng cấp dây chuyền sản xuất,
giám sát hiệu quả tổng thể sử dụng thiết bị, quản trị năng lượng và tác động môi trường, thiết kế sáng
tạo sản phẩm cuối cùng để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn biến động của thị trường.
Tác giả đã trình bày một kiến trúc tự động hóa thế hệ mới tổ hợp công nghệ tự động hóa có cấu trúc
hình tháp SCADA/DCS/MES/ERP, công nghệ IoT công nghiệp, dịch vụ điện toán đám mây về lưu trữ,
phân tích dữ liệu, trí thức doanh nghiệp và các giao thức truyền thông OPC UA, MQTT, sử dụng sản
phẩm đời mới và tích hợp hệ thống các giải pháp lựa chọn từ một số tập đoàn danh tiếng về công nghệ
thông tin và tự động hóa như: SAP, Microsoft, Intel, PROGEA, VIPA, NEXCOM, WESTERMO. Một mô hình
kiểm chứng đã được triển khai tại phòng thí nghiệm R&D của AMECO và cho ra kết quả tốt. Chúng tôi tin
rằng Công nghệ Tự động hóa tích hợp điện toán đám mây sẽ trở thành chìa khóa đổi mới công nghệ
quản trị sản xuất cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu ở đất nước ta.

Totally Integrated Automation Portal - TIA Portal V13.

Siemens giới thiệu TIA Portal – phần mềm cơ sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các hệ thống tự động hóa và
truyền động điện
Ban Tự động hóa Công nghiệp của Siemens vừa giới thiệu phần mềm tự động hóa đầu tiên trong công nghiệp sử dụng
chung một môi trường, một phần mềm duy nhất cho tất cả các tác vụ trong tự động hóa, gọi là Totally Integrated
Automation Portal (TIA Portal). 
Phần mềm lập trình mới này giúp người sử dụng phát triển, tích hợp các hệ thống tự động hóa một cách nhanh chóng,
do giảm thiểu thời gian trong việc tích hợp, xây dựng ứng dụng từ những phần mềm riêng rẽ.

Được thiết kế với giao diện thân thiện người sử dụng, TIA Portal thích hợp cho cả những người mới lẫn những người
nhiều kinh nghiệm trong lập trình tự động hóa. Là phần mềm cơ sở cho các phần mềm dùng để lập trình, cấu hình, tích
hợp các thiết bị trong dải sản phẩm Tích hợp tự động hóa toàn diện (TIA) của Siemens. Ví dụ như phầm mềm mới
Simatic Step 7 V13 để lập trình các bộ điều khiển Simatic, Simatic WinCC V13 để cấu hình các màn hình HMI và chạy
Scada trên máy tính.
Để thiết kế TIA portal, Siemens đã nghiên cứu rất nhiều các phần mềm ứng dụng điển hình trong tự động hóa qua nhiều
năm, nhằm mục đích hiểu rõ nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới. Là phần mềm cơ sở để tích hợp các phần mềm
lập trình của Siemens lại với nhau, TIA Portal giúp cho các phần mềm này chia sẽ cùng một cơ sở dữ liệu, tạo nên sự
thống nhất trong giao diện và tính toàn vẹn cho ứng dụng. Ví dụ, tất cả các thiết bị và mạng truyền thông bây giờ đã có
thể được cấu hình trên cùng một cửa sổ. Hướng ứng dụng, các khái niệm về thư viện, quản lý dữ liệu, lưu trữ dự án,
chẩn đoán lỗi, các tính năng online là những đặc điểm rất có ích cho người sử dụng khi sử dụng chung cơ sở dữ liệu TIA
Portal.
Tất cả các bộ đều khiển PLC, màn hình HMI, các bộ truyền động của Siemens đều được lập trình, cấu hình trên TIA
portal. Việc này giúp giảm thời gian, công sức trong việc thiết lập truyền thông giữa các thiết bị này. Ví dụ người sử dụng
có thể sử dụng tính năng “kéo và thả’ một biến của trong chương trình điều khiển PLC vào một màn hình của chương
trình HMI. Biến này sẽ được gán vào chương trình HMI và sự kết nối giữa PLC – HMI đã được tự động thiết lập, không
cần bất cứ sự cấu hình nào thêm.

Phần mềm mới Simatic Step 7 V13, tích hợp trên TIA Portal, để lập trình cho S7-1200, S7-300, S7-400 và hệ thống tự
động PC-based Simatic WinAC. Simatic Step 7 V11 được chia thành các module khác nhau, tùy theo nhu cầu của người
sử dụng. Simatic Step 7 V13 cũng hỗ trợ tính năng chuyển đổi chương trình PLC, HMI đang sử dụng sang chương trình
mới trên TIA Portal.

Phần mềm mới Simatic WinCC V13, cũng được tích hợp trên TIA Portal, dùng để cấu hình cho các màn hình TP và MP
hiện tại, màn hình mới Comfort, cũng như để giám sát điều khiển hệ thống trên máy tính (SCADA). 
Việc thiết lập, cấu hình cho các Sinamics biến tần cũng sẽ được tích hợp vào TIA Portal trong các phiên bản sau.

You might also like