You are on page 1of 6

Sự tiến bộ của pin mặt trời của việt nam

1. Về pin
a. công nghệ pin ứng dụng khoa học .
Gali arsenide ( GaAs ) là một chất bán dẫn có độ rộng vùng cấm trực tiếp III-V với cấu
trúc tinh thể màu vàng kẽm .
Gallium arsenide được sử dụng trong sản xuất các thiết bị như lò vi sóng tần số mạch tích
hợp , tích hợp lò vi sóng mạch nguyên khối , hồng ngoại điôt phát sáng , điốt laze , các tế
bào năng lượng mặt trời và cửa sổ quang. [5]
GaAs thường được sử dụng làm vật liệu nền cho sự phát triển biểu mô của các chất bán
dẫn III-V khác, bao gồm arsenide indium gali , nhôm gallium arsenide và những chất
khác.
b. ứng dụng điều khiển và giám sát tự động
Về diện tích xây dựng ( số liệu cập nhập ngày 20/6/2020
Danh sách các nhà máy điện năng lượng măt trời
Nhà máy điện mặt trời Bình Thuận
Nhà máy điện mặt trời hồng phong 1 (tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình,
Bình Thuận)
Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong (50 ha) (tại xã Hồng Phong, huyện Bắc
Bình, Bình Thuận)
Nhà máy điện mặt trời Phong Phú ( diện tích 60 ha tại xã Phong Phú, huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.)
Nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận
Có tổng công suất lên tới 1.935,17 MW.
Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu
Công trình điện mặt trời Phước Hữu được xây dựng trên vùng đất của thôn
Hậu Sanh, Xã Phước Hữu, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận. Do Đức
làm chủ sở hữu với tổng số vốn đầu tư lên tới 1.200 tỷ đồng. Công suất ước
tính khoảng 50 MW. Công trình điện mặt trời Phước Hữu được xây dựng
trên vùng đất của thôn Hậu Sanh, Xã Phước Hữu, Huyện Ninh Phước, Tỉnh
Ninh Thuận. Do Đức làm chủ sở hữu với tổng số vốn đầu tư lên tới 1.200 tỷ
đồng. Công suất ước tính khoảng 50 MW
Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn
Công trình điện mặt trời Mỹ Sơn được xây dựng trên vùng đất của xã Mỹ Sơn,
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay Mỹ Sơn có 2 nhà máy điện mặt trời
được đầu tư xây dựng trên mảnh đất này. Lấy tên là: Nhà máy điện mặt trời Mỹ
Sơn 1 và nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2. Chủ đầu tư đều là công ty Cổ Phần Đầu
tư năng lượng xậy dựng thương mại Hoàng Sơn.

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 được xây dựng trên diện tích 80 ha với công suất
lắp máy là 50MW.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 60 ha với công suất lắp máy là 50MW có số
vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1


Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1  là nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên 
diện tích đất của xã Phước Hữu, huyện Linh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Được khởi
công vào tháng 6 năm 2018 trên tổng diện tích 62 ha. Với sự nỗ lực thi công xây
dựng đến tháng 1 năm 2019 nhà máy đi vào hoạt động. Cung cấp cho điện lưới
quốc gia 74 triệu KWh/năm

Nhà máy điện mặt trời bim 1


Dự án điện mặt trời Bim 1 được xây dựng trên diện tích 35 ha, có mức đầu tư
khoảng 800 tỷ đồng. Được tập đoàn BIM Group xây dựng dựa trên công nghệ và
thiết bị hiện đại. Sau hơn 7 tháng triển khai xây dựng, lắp đặt  90.000 tấm pin năng
lượng mặt trời  cùng các trạm biến áp, trạm chuyển đổi Inverter  thì đến tháng 3
năm 2019 được sự đồng ý và cho phép của Tập đoàn điện lực Việt Nam, nhà máy
điện mặt trời bim 1  đi vào hoạt động và chính thức kết nối vào hệ thống truyền tải
lưới điện quốc gia và vận hành  thử tải.  Với công suất 30MW thì khi đi vào hoạt
động nhà máy điện mặt trời bim 1 cung cấp sản lượng điện hàng năm lên đến 50
triệu kWh.

Nhà máy điện mặt trời bim 2


Hướng đến sự phát triển kinh tế cũng như nguồn năng lượng tự nhiên vô tận tập
đoàn Bim Group  tiếp túc khởi công dự án điện mặt trời bim 2. Dự án có công suất
lắp máy 250 MW. Khi vận hành đóng góp  vô cùng lớn cho sản lượng điện của cả
nước. Sự phát triển các nhà máy điện mặt trời này sẽ giảm thiểu tối đa khí thải
CO2. Bảo vệ giữ gìn môi trường sống xanh lành hơn. Đây là sự đóng góp  rất lớn 
trong ngành công nghiệp hiện đại ngày nay.

Nhà máy điện mặt trời Tây Ninh


Tây Ninh cũng có tiềm năng về năng lượng mặt trời khi cường độ bức xạ
5,1kWh/m2/ngày. Cùng với số liệu thống kê đó thì số giờ nắng trung bình lên tới
2.400 giờ/năm. Những điều này khẳng định Tây Ninh vô cùng phù hợp với việc
phát triển điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Vì thế tỉnh đầu tư và phát triển
lĩnh vực này như nhà máy điện mặt trời dầu tiếng 1.

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2


Đây là cụm nhà máy được xây dựng ở xã Tân Hưng, huyện Tân Châu và xã Suối
Đã, huyện Dương Minh Châu. Dự án chọn lựa ở đây là do thuận lợi về khâu giải
phóng mặt bằng, diện tích bán ngập, địa hình tương đối bằng phẳng.

Diện tích lắp đặt tấm pin mặt trời và khu kỹ thuật dự kiến là 190,17 ha. Đây được
coi là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam. Sau khi đi vào hoạt động nhà máy
với công suất phát điện 420 MWp/350 MWac. 

Nhà máy điện năng lượng mặt trời ở Huế


Nhận thấy nhiều lợi ích của dự án điện năng lượng mặt trời mang lại. Tỉnh Thừa
Thiên Huế đã có các chính sách thúc đẩy việc phát triển năng lượng điện mặt trời. 

Nhà máy điện mặt trời Phong Điền


Dự án điện mặt trời Phong Điền được xây dựng trên vùng đất của thôn Mỹ Hòa, xã
Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án có công suất lắp máy
35 MW, được xây dựng trên tổng diện tích 45 ha. Công suất đạt 35 MWac tương
đương với 48 MWp. Sản lượng điện hàng năm được ước tính là 61.570 MWh. Đây
là một trong những nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên xây dựng ở Việt Nam.
Với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng với 145.560 tấm pin năng lượng mặt trời được
lắp đặt.Cùng với đó là công nghệ và thiết bị hiện đại. Theo ước tính của nhà
chuyên môn thì dự án cắt giảm lượng khí CO2 khoảng 20.503 tấn/năm,

Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội


Dự án điện mặt trời Hòa Hội được xây dựng trên vùng đất của xã Hòa Hội, huyện
Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.  Có công suất lắp máy 214, 16 MWp. Do Công Ty cổ phần
tập đoàn Trường Thành Việt Nam liên doanh với tập đoàn B.Grim xây dựng. Trên
tổng diện tích 265 ha, với tổng số vốn đầu tư là 4,985 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ


Xãi Xuân Thọ gồm 2 dự án điện mặt trời được xây dựng trên vùng đất xã Xuân
Thọ 1 và xã Xuân Thọ 2 , thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Mỗi nhà máy có công
suất lắp máy hơn 49,6 MW. Sản lượng điển sản xuất khoảng 76,2 triệu kWh/năm,
xây dựng với tổng diện tích khoảng 60 ha. Với mức đầu tư cả 2 nhà máy khoảng
2.800 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Europlast Phú Yên


Dự án được xây dựng trên diện tích 56,5 ha tại xã Sơn Thành, huyện Tây Hòa, tỉnh
Phú Yên. Nhà máy có công suất 50 MWp, sản lượng điện sản xuất dự kiến gần 77
triệu KWh/năm. Có tổng số vốn đầu tư 1.150 tỷ đồng.

Các dự án điện năng lượng mặt trời ở Khánh Hòa


Tính tới tháng 5 năm 2019 tỉnh Khánh Hòa có 27 dự án  điện năng lượng mặt trời
được phê duyệt. Tổng dự án có quy mô diện tích là 795 ha. Con số đầu tư lên đến
13.020 tỷ đồng phân đều trên nhiều xã của các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Cam
Ranh, Ninh Hòa…

Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm


Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm có số vốn đầu tư khoảng 930,022 tỷ đồng. Với
diện tích khoảng 60 ha xây dựng trên địa bàn xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm,
tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW. Dự kiến
khi hoàn thành đi vào hoạt động cung cấp cho hệ thống điện khoảng 78, 831
kWh/năm.

Nhà máy điện mặt trời Ami Khánh Hòa


Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá khảo sát đầu tư điện năng lượng mặt trời
tại Cam Ranh. Chủ đầu tư công ty cổ phần năng lượng AMI Khánh Hòa đã lựa
chọn thôn Vĩnh Đông và thôn Vĩnh Nam, xã Cam An Nam , huyện Cam Lâm để
xây dựng nhà máy điện mặt trời Ami Khánh Hòa. Dự án có tổng công suất 50
MWp, với tổng diện tích đất sử dụng là 75 ha. Tổng số vốn đầu tư lên đến 1,150 tỷ
đồng. Bên cạnh đó chủ đầu tư đảm bảo yêu cầu về môi trường, nguồn nước kết cấu
hạ tầng của khu vực gần kề cận với nhà máy.

Nhà máy điện mặt trời sông Giang


Dự án điện mặt trời Sông Giang có tổng diện tích xây dựng là 60 ha. Số vốn đầu tư
1.200 tỷ đồng. Tổng công suất thiết kế  50 MW sản lượng trung bình điện hàng
năm. Khi vào hoạt động cung cấp cho hệ thống điện quốc gia đạt sản lượng 80
triệu kWh. Nhà máy được lắp đặt 136.890 tấm pin tinh thể để chuyển hóa trực tiếp
năng lượng mặt trời thành điện năng tiêu thụ. Công suất của mỗi tấm pin là 
365Wp với hiệu suất chuyển đổi 18,81 %.
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng nhà máy tập trung chủ yếu ở miền trung góp 1
số lượng lớn nguồn năng lượng điện cho điện lực quốc gia

Chất lượng pin :

Về kích thước pin ngày càng nhẹ , hiệu suất pin đạt từ 80% lên đến 90% với thời
gian nắng liên tục 6h/ ngày.

Thiết kế ngày càng gọn nhẹ dễ dàng lắp đặt.

Sản lượng điện năng


Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh,
nhiều công trình lớn (trên 1.000 MW) được hoàn thành .
Tính đến hết năm 2020, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.677
MW, tăng 1,32 lần so với năm 2016. 
Năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển, tạo đột phá trong việc bảo đảm an
ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác
động tiêu cực tới môi trường và biến đổi khí hậu trong sản xuất điện.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đạt được bước phát triển đột phá về năng
lượng tái tạo. Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ đã tạo
động lực mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất điện mặt trời.
Tới cuối năm 2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt
Nam đã đạt khoảng 6.000 MW, trong đó có khoảng 6.364 MWp điện mặt trời
(tương ứng khoảng 5.290 MW), khoảng 500 MW điện gió và 325 MW công suất
điện sinh khối; tổng công suất của điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã
chiếm xấp xỉ 10% tổng công suất đặt của hệ thống điện; sản lượng điện năng cung
cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng dần từ mức không đáng kể là 320 triệu
kWh, chiếm khoảng 0,41% toàn hệ thống năm 2016 lên khoảng 8 tỷ kWh, chiếm
2,53% toàn hệ thống vào năm 2020.
Việc quy hoạch nguồn NLTT được thực hiện tổng thể toàn quốc và đồng bộ giữa
nguồn và lưới điện, trong quy hoạch xác định quy mô công suất và tiến độ vào vận
hành của từng dự án.
Vấn đề quá tải lưới điện cơ bản được giải quyết, hết năm 2020, khi hoàn thành đưa
vào vận hành các công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
(như TBA 220 kV Phan Rí, TBA 220 kV Ninh Phước, mạch 2 đường dây 110 kV
Tháp Chàm - Tuy Phong - Phan Rí, ...).
Đặc biệt, trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu
nối sẽ đảm bảo giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng tái tạo.

Độ an toàn .
Xây dựng nhà máy tại những nơi có địa hình khắc nghiệt, khó khăn về thời tiết (sa
mạc, gần bờ biển ..) độ an toàn không được đảm bảo hoàn tòa do bão lụt thiên tai.
Sự bụi làm phá hỏng hoặc làm giảm hiệu suất của pin .
Đối với môi trường khi sản xuất các tấm pin làm ô nhiễm , thải loại các tấm pin đã
hết hạn sử dụng

You might also like