You are on page 1of 8

1.2.1.

Khái niệm chung về quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế và
xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều, việc giải quyết xung
đột pháp luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với
mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Theo lí luận về Tư pháp quốc tế, quan hệ
hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tham gia. Các nước trên thế giới có
nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và
gia đình, ở Việt Nam "yếu tố nước ngoài” trong quan hệ này được quy định tại
khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân
và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là
công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài.1

Trong Luật nêu rõ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ
hôn nhân và gia đình:

a. Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;

b. Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

c. Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 121 Luật hôn nhân và gia đình còn quy định: "Các quy
định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình
giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước
ngoài". Việc nhận diện đúng “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia
đình là hết sức cần thiết. Nhiều trường hợp không xác định đúng “yếu tố nước

1
khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
ngoài” nên đã gây không ít khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài đó. Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đưa ra tiêu chí
xác định “yếu tố nước ngoài” như vậy đã khẳng định sự phát triển về lí luận của
pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hôn nhân và gia
đình.

1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài đuợc quy định tại Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Điều 3 Nghị định số 68/CP và một số văn bản liên quan khác.

1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết
hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ
giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.2

a. Thẩm quyền chung giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài

Thứ nhất, về thẩm quyền trong xử lí các việc hôn nhân gia đình có yếu tố
nước ngoài theo thủ tục hành chính.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, về nguyên tắc chung, thẩm
quyền giải quyết các việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài theo thủ tục
hành chính thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. Nhà nước giao cho uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh. Theo khoản 2 Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:
2
Điều 123 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm
con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài.3

Như vậy, khi đăng kí các việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được
thực hiện tại Việt Nam, thẩm quyền đăng kí đó sẽ thuộc uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh. Theo quy định của pháp luật, các việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài phải được đăng kí, ghi vào sổ hộ tịch và thủ tục đăng kí các vụ việc đó
được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, thẩm quyền giải
quyết các việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài còn được quy định
trong Nghị định số 68/CP. Nghị định này quy định mở rộng thẩm quyền cho uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh đăng kí việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
(khoản 1 Điều 3).

Theo pháp luật Việt Nam thẩm quyền đăng kí hộ tịch các việc về hôn nhân
gia đình có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt nam thực hiện
việc đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong
trường hợp công dân Việt nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú,
nhưng đã đăng kí tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực
hiện việc đăng kí kết hôn giữa người đó với người nước ngoài. Trong trường hợp
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện việc đăng
kí kết hôn4

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ,
con công nhận và đăng kí người nước ngoài xin nhận công dân Việt Nam hoặc
người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là cha, mẹ, con; việc công dân Việt
Nam xin nhận người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con. 5

3
Khoản 2 Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010
4
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
5
Khoản 1 điều 29 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện đăng kí
việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng
làm con nuôi.6

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của cha, mẹ đẻ của trẻ em thực
hiện đăng kí việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam đang sống tại gia
đình làm con nuôi. Nếu họ có nơi thường trú khác nhau thì uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh nơi thường trú của người cha hoặc người mẹ đẻ đang nuôi dưỡng trẻ em đó
thực hiện đăng kí nuôi con nuôi.

Trong các trường hợp trên, nếu họ chưa có hộ khẩu thường trú nhưng đã
đăng kí tạm trú có thời hạn thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng kí tạm trú có
thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em đó thực
hiện việc đăng kí nuôi con nuôi.7

Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện
ở nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
có thẩm quyền thực hiện việc đăng kí kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con
nuôi, giám hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, các quy định khác có
liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc
tham gia. Khi cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài giải quyết cho người
nước ngoài thường trú tại nước tiếp nhận xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú tại
nước đó làm con nuôi, chỉ được giải quyết trong trường hợp trẻ em đó hiện tại
không có hộ khẩu thường trú ở trong nước. Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao
còn có thẩm quyền giải quyết đăng kí việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước
ngoài:

Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước
ngoài thường trú tại nước tiếp nhận xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú tại nước đó
làm con nuôi theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục này, nếu trẻ em đó hiện tại
không có hộ khẩu thường trú ở trong nước. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam
được xin nhận làm con nuôi hiện có hộ khẩu thường trú ở trong nước thì thẩm

6
Khoản 1 Điều 39 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
7
Khoản 2 Điều 39 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại
Mục 1 của Chương này.8

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài theo thủ tục tư pháp.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài theo thủ tục tư pháp, được quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan của
Việt Nam. Theo các văn bản này, toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài và có quyền xem xét công nhận hay không công nhận
bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của toà án nước ngoài.

Thẩm quyền chung giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài còn được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt
Nam năm 2015. Theo khoản 2 Điều 469 Bộ luật này, toà án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước trong trường
hợp:

- Yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha, mẹ khi nguyên đơn là công dân
nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam

- Vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

Ngoài ra, theo Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự thì toà án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết riêng biệt đối với “vụ án li hôn giữa công dân Việt Nam với
công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú,
làm ăn, sinh sống tại Việt nam”.9

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, những tranh chấp về hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp
tỉnh. Hiện nay, theo quy định về tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện giải
quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo
quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp không phải uỷ
thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, toà án nước ngoài thì
8
Điều 52 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
9
Điểm b Khoản 1 Điều 470 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
một số toà án cấp huyện sẽ thụ lí giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình có yếu
tố nước ngoài.

b. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ở khu vực biên giới

Trong những năm gần đây, những quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn,
nhận cha, mẹ cho con, nuôi con nuôi...) giữa công dân Việt Nam ở khu vực biên
giới với công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam
diễn ra khá phổ biến. Các cơ quan tư pháp của nước ta đã phải xử lí không ít các
vấn đề phức tạp có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự, thương mại thì quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở vùng biên giới ngày càng phát
triển hơn, đòi hỏi phải có quy định phù hợp với tình hình cụ thể ở khu vực này.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ban hành đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Những quy định của Luật đã có tính khả thi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết các
việc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở vùng biên giới phù
hợp với thực tế hiện nay, tại khoản 1 Điều 123 quy định: "Việc đăng kí kết hôn,
nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giói với
công dân của nước làng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do
Chính phủ quy định". Đây là quy định "mở" của Luật năm 2014, tức là các thủ
tục về hành chính liên quan tới các quan hệ trên sẽ được quy định trong văn bản
riêng của Chính phủ. Trong Nghị định số 68/CP đã dành Chương V quy định
đăng kí kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu
vực biên giới. Tại Điều 66 Nghị định quy định, uỷ ban nhân nhân dân cấp xã, nơi
thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện việc đăng kí kết
hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu
vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng thường trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của
pháp luật Việt Nam về đăng kí hộ tịch. Như vậy, thẩm quyền giải quyết các việc
về đăng kí kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam cư
trú ở khu vực biên giới sẽ thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân xã nơi thường
trú của công dân Việt Nam.

Cùng với quy định thẩm quyền về hành chính, khoản 3 Điều 123 Luật hôn
nhân và gia đình còn quy định:

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết
hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ
giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.10

Về thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng các giấy tờ liên quan tới việc kết
hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nghị định số
68/2002/NĐ-CP quy định các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công
chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con,
nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam phải được Cơ quan ngoại
giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ ngoại giao Việt Nam hợp pháp hoá. Tuy nhiên,
trong trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam và công dân nước láng giềng cùng cư trú tại khu vực biên giới, thì các thủ
tục về giấy tờ áp dụng cho việc kết hôn nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài trên đây được miễn. Điều 67 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy
định:

1. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước láng giềng cấp hoặc công chứng,
chứng thực ở nước đó để sử dụng tại Việt Nam vào việc kết hôn, nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi ở khu vực biên giới theo quy định tại Chương này được miễn
hợp pháp hoá lãnh sự.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này bằng ngôn ngữ của nước láng
giềng phải được dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch
đúng nội dung, không cần công chứng bản dịch.11

10
Khoản 3 Điều 123 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
11
Điều 67 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
Đối với mức lệ phí đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, về
nguyên tắc, người xin đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi phải
nộp lệ phí. Theo quy định trước đây mức lệ phí được áp dụng chung cho tất cả
các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà
không có sự phân biệt. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP thì mức lệ phí của các trường hợp trên giữa công dân Việt Nam
cư trú ở vùng biên giới với công dân nước ngoài cùng nơi cư trú tại khu vực biên
giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng sẽ theo mức phí quy định áp dụng
trong trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước kết hôn, nhận cha, mẹ, con,
nuôi con nuôi với nhau.

You might also like