You are on page 1of 7

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, Marketing là một trong những khâu quan trọng
trong quá trình bán hàng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Marketing
xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá, tuy nhiên chúng ta cũng phải
khẳng định luôn rằng marketing không phải xuất hiện đồng thời với sự
xuất hiện trao đổi nó chỉ xuất ra đời khi có sự cạnh tranh .
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc
trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con
người.cũng có thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người
(bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua
trao đổi.
Marketing- mix 4p bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, tuy
nhiên không phải marketing lúc nào cũng tồn tại dưới dạng 4p mà nó còn
tồn tại ở nhiều dạng khác như 5p 6p 7p…Trong bài thảo luận này , chúng
em chỉ nghiên cứu sâu marketing-mix dưới dạng 4p, thông qua nhãn hiệu
G7 của cà phê Trung Nguyên.
Do còn nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết, kiến thức ngành,điều kiện
thời gian... nên bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mong cô giáo và
các bạn xem và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn cho những bài sau.
chúng em xin cảm ơn!

1
I. Giới thiệu về Công ty và sản phẩm.
1.Sơ lược về công ty Trung Nguyên.
Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non
trẻ của Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành
thương hiệu quen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế. Chỉ
trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh
với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần
cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty
cổ phần và thương mại dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam
Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành
nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng
quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai
tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh
nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại
Việt Nam. Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán
cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina, Campuchia. Sản phẩm
cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới và các
thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc.
* Quá trình hình thành và phát triển.
- Ngày 16/6/1996: Khởi nghiệp tại Buôn Ma Thuột.
- Năm 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí Minh bằng câu khẩu
hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.
- Năm 2000: Hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương
hiệu đến Sigapore, Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng
mô hình nhượng quyền thương hiệu trong nước và quốc tế.
- Năm 2001: Công bố câu khẩu hiệu mới: “Khơi nguồn sáng tạo”, có mặt
tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam, tiếp tục nhượng quyền thành công tại
Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia...
-Năm 2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 bằng sự kiện thử mùi tại
Dinh Thống Nhất (với 89 % người tiêu dùng chọn G7 là sản phẩm yêu
thích hơn so với 11% chọn Nescafe).

2
-Công nghiệp hóa hoạt động sản xuất. Khánh thành nhà máy cà phê rang
xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại
Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là
3,000 tấn/năm.
- Năm 2005: Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và
Chất lượng cà phê ngon) của thế giới.
Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các
nguyên thủ quốc gia trong Hội nghị ASEM5 và Hội nghị APEC 2006.
Đưa vào hoạt động các công ty mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt,
Vietnam Global Gate Way.
- Năm 2006: Khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma
Thuột
- Tháng 12/2007: Kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công
Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và TP.HCM.
- Năm 2008: Khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40
triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất
thế giới tại Buôn Ma Thuột.
- Năm 2009: Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn : Thống lĩnh thị trường nội
địa, chinh phục thị trường thế giới:
+ Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu
+ Đầu tư về ngành
+ Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế.
2. Tầm nhìn và sứ mạng, giá trị cốt lõi và niềm tin.
-Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trổi dậy của nền kinh tế
Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng
minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
-Sứ mạng: Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên
toàn thế giới.
-Giá trị cốt lõi:
+Khát vọng lớn
+Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế.
+Không ngừng sáng tạo, đột phá.
+Thực thi tốt.
+Tạo giá trị và phát triển bền vững.
-giá trị niềm tin:
3
+Cà phê làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
+Cà phê là năng lượng cho nền kinh tế tri thức.
+Cà phê đem lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững cho nhân loại.

II . chính sách sản phẩm.


1. sản phẩm theo quan điểm của maketing.
- sản phẩm là những gì cá nhân, doanh ngiệp cung cấp cống hiến ra thị
trường gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng
nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng.
- sản phẩm của mỗi cá nhân, doanh ngiệp thường có những đặc điểm khác
biệt về yếu tố hoặc yếu tố tâm lý ( tùy vào đặc điểm của ngành hàng,
quan điểm của mỗi cá nhân, doanh ngiệp mà họ tập trung vào những yếu
tố này theo những cách thức khác nhau).
2. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm.
G7 Là nhãn hiệu đã được đang ký bảo hộ tại Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia trên thế giới. Dấu hiệu của nhãn hiệu là Một ly cà phê cách điệu
màu trắng. cà phê G7 là một sản phẩm độc quyền của nhãn hiệu Trung
Nguyên.
3. Quyết định về bao gói sản phẩm.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ ông chủ của Trung Nguyên đã từng nói : “ bao
bì là một người bán hàng im lặng mà hiệu quả”.
Cà phê hòa tan G7 cũng giống như những sản phẩm cà phê khác với
những đặc tính đậm bản chất Trung Nguyên.
Ngày nay, các doanh nghiệp rất chú trọng đến mẫu mã bao bì sản phẩm,
đó là một yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng. Trước khi đưa ra
mẫu mã bao bí cho sản phẩm này Trung Nguyên đã rất thực hiện nhiều
cuộc khảo sát mức độ nhận xét của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
hiện có trên thị trường.
Từ cuộc khảo sát Trung Nguyên đã đưa ra mẫu mã bao bì mới cho s ản
phẩm cà phê hòa tan G7. Với mẫu mã sang trọng và hiện đại.
- Dòng chữ cà phê hòa tan G7 được in trong phần logo màu đen rất nổi bật.
- Một ly cà phê cách điệu màu trắng
Tất cả nổi lên trên nền màu đỏ tạo sự lôi cuốn cho người tiêu dùng, mọi
sản phẩm của Trung Nguyên khi ra đời phải thuần Việt, dòng chữ “ Cà
phê Buôn Ma Thuột thứ thiệt” đã thể hiện rõ điều đó.

4
4. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm.
4.1. Cà phê hòa tan G7 2in1.
Sản phẩm :
- Dây 10 sachets * 16g
- Hộp 15 sachets *16g
4.2. Cà phê hòa tan G7 3in1.
Sản phẩm :
- Hộp 18 sticks * 16g
- Hộp 20 gói * 16g
- Túi 24 gói * 16g
- Túi 50 gói * 16g
- Dây 10 gói * 16g
4.3. Cà phê G7 hòa tan đen.
Sản phẩm: Hộp 15 sachets * 2g
4.4. Cà phê hòa tan G7 Camppuccino.
Có 3 hương vị để bạn lựa chọn: Hazelnut, Irish Cream và Mocha. Buôn
Ma Thuột.
- G7 Cappuccino – Hazelnut.
- G7 Cappuccino – Irish Cream.
- G7 cappuccino – Mocha.G7 cappuccino – Mocha.
5. thiết kế và marketing sản phẩm mới.
Cà phê hòa tan G7 đưa ra thị trường hai sản phẩm mới là G7 Hòa Tan
Đen và G7 Cappuccino dạng stick (12 gói) với 3 mùi hương Hazelnut,
Mocha và Irish Cream. G7 Cappuccino là loại cà phê hòa tan có vị nhẹ,
thơm ngon. Đây là dòng sản phẩm cao cấp trong nhóm cà phê hòa tan G7 vì
nguồn hương liệu và công thức pha chế đặc biệt. Với mong muốn đem lại
cho người tiêu dùng những cảm giác mới lạ những đột phá không ngừng,
dòng sản phẩm mới ra của Trung Nguyên đã chiếm được những cảm nhận
thật sự mới của mọi người rất là những người quan tâm đến café và phong
cách của mình. Cafe trung nguyên không phô trương nhưng rất trang trọng
và phù hợp, không màu mè nhưng lại rất tinh tế và đặc sắc. Đó chính là
mong muốn của Trung Nguyên và họ đã làm được điều đó.
6. Những yếu tố để hình thành một nhãn hàng tốt.
Trung Nguyên với tiêu chí“ thuyết phục người tiêu dùng bằng chất
lượng”.
Ngành cà phê thế giới trong một thời gian dài được thống trị bởi các hãng
5
doanh còn nhiều hạn chế. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các thương
hiệu của những quốc gia nghèo dần dần bị triệt tiêu do mất quyền tự
quyết, khi các chiến lược Marketing có nguy cơ phụ thuộc và dần rơi vào
tay những tập đoàn lớn.

Trung Nguyên không chỉ xem cà phê là cà phê để kinh doanh thuần túy mà
còn muốn thông qua cà phê đem lại những giá trị về chiều sâu văn hóa,
giành lại giá trị đích thực của cà phê và sự công bằng cho thương hiệu
quốc gia.

Thách thức như thế, hoà bão và tiềm lực như thế, Trung Nguyên cũng như
bao tập đoàn kinh doanh khác, luôn phải nổ lực hoàn thiện chiến lược
Marketing của công ty. Với riêng Trung Nguyên, chiến lược Marketing nội
địa cần phải tuyệt vời hơn nữa, Marketing vẫn còn những yếu kém và lỗ
hỏng cần phải được lấp đầy. Có như thế, hiện tượng Trung Nguyên mới
là mãi mãi, thị trường ngoại không còn là ước mơ và Thủ phủ cà phê toàn
cầu ở Buôn Ma Thuột mới trở thành hiện thực.

Tài liệu tham khảo:


1. www.trungnguyen.com.vn

2. Marketing Việt Nam,“Cuộc chiến không kết thúc của các thương hiệu
cà phê hòa tan”

3. www.tailieu.vn

4.Giáo trình Marketing căn bản

5. www.bansacthuonghieu.com và www.vatgia.com

MỤC LỤC:

Lời mở đầu 1
I. Giới thiệu về công ty Trung Nguyên 2

26
1. Sơ lược về công ty Trung Nguyên 2
2. Tầm nhìn và sứ mạng, giá trị cốt lỏi và niềm tin 3
II. Chính sách sản phẩm 4
1. Sản phẩm theo quan điểm của maketing 4
2. Quyết định về nhãn hiệu 4
3. Quyết dịnh về bao gói sản phẩm 4
4. Quyết định về chủng loại và danh mục 4
5. Thiết kế và maketing sản phẩm mới 5
6. Những yếu tố hình thành nên một nhãn hàng tốt 5
7. Chu kỳ sống 6
III. Chính sách giá 8
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá 8
2. vai trò chiến lược giá 8
3. Xác định mức giá cơ bản 8
4. Chiến lược điều chỉnh giá 10
5. Gía một số sản phẩm cà phê hòa tan G7 10
IV. Chính sách phân phối 13
1. Vai trò- chức năng của kênh phân phối 13
2. Lựa chọn và xây dựng kênh phân phối 14
3. Quản lý phân phối 1 cách hiệu quả 17
4. Quản lý kênh phân phối 18
V. Xúc tiến hỗn hợp 19
1. Quảng cáo 19
2. Tuyên truyền 20
3. Bán hàng trực tiếp 21
4. Khuyến mại 22
5. Maketing trực tiếp 23
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 25
Mục lục 26

27

You might also like