You are on page 1of 36

Chương 6:

KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP LẮP GHÉP


6.1. Giới thiệu, phạm vi sử dụng
Nhà công nghiệp một tầng lắp ghép được sử dụng rất rộng rãi. Hầu hết các
công trình công nghiệp như: luyện kim, cơ khí chế tạo máy, bê tông đúc
sẵn... là thuộc loại nhà này. Đồng thời nhà công nghiệp một tầng cũng rất
hay sử dụng trong các công trình nông nghiệp như trại chăn nuôi, các kho
tàng...

Hình 6.1: Khung nhà kho lắp ghép 1 tầng

Hình 6.2: Nhà máy cán thép (Công ty gang thép Thái Nguyên)

131
Hình 6.3: Nhà máy chế tạo khuôm mẫu MITO (Khu CN Quang Minh)

Hình 6.4: Nhà máy sản xuất cửa thép VINA SANWA
(Khu CN cao Hòa Lạc)

132
Hình 6.5: Nhà máy gốm sứ Chúc Sơn (Chương Mỹ)
a) Ưu điểm:
- Dễ tổ chức dây chuyền vận chuyển trong nội bộ phân xưởng và giữa các
phân xưởng với nhau.
- Dễ tổ chức việc thông gió, chiếu sáng, đặc biệt dễ bố trí các thiết bị nặng,
có kích thước lớn và các thiết bị có gây ra rung động.
- Thi công lắp ghép thuận tiện, giảm được nhiều dàn giáo, ván khuôn, nhanh
chóng đưa công trình vào sử dụng, do đó hạ được giá thành xây dựng.
b) Nhược điểm:
Các cấu kiện nặng nề, vận chuyển và cẩu lắp phức tạp.

133
6.2. Sơ đồ nhà, các bộ phận của nhà
6.2.1. Các bộ phận của nhà
Dạng thường gặp của nhà công nghiệp một tầng lắp ghép thể hiện như Hình
6.6:

Hình 6.6: Tổng thể nhà công nghiệp một tầng BTCT
Các mặt cắt và mặt bằng nhà xem hình 6.7.

134
1- cột ; 2- dầm mái ; 3- dầm cầu trục ; 4- móng ;
5- cầu trục ; 6- cửa mái ; 7- trục đường cầu trục.
Hình 6.7: Các bộ phận trong nhà công nghiệp một tầng BTCT
Phần trên cùng của nhà là mái, bao gồm kết cấu đỡ và các lớp cấu tạo.
Kết cấu đỡ các lớp phủ mái (đảm bảo cách nhiệt, cách nước...) là panen mái
hoặc các tấm mái.
Kết cấu chịu lực chính của mái là dầm mái, dàn mái, vòm, chúng tựa lên cột
hoặc tựa lên tường và đặt theo phương ngang nhà.
Nếu dùng panen cỡ lớn có đủ chiều dài để gác từ dầm mái (dàn mái, vòm)
này sang dầm mái (dàn mái, vòm) kia thì không cần làm xà gồ. Nếu dùng
panen nhỏ thì phải dùng xà gồ.

135
Để lấy ánh sáng và thông gió, trên mái có thể bố trí cửa mái. Khung cửa
thường tựa trực tiếp lên dầm mái (dàn mái, vòm).
Dưới dầm mái là cột. Trong nhà có cầu trục, cột thường có vai để đỡ dầm
cầu trục.
Dầm cầu trục và dầm giằng ở hàng cột ngoài đi theo phương dọc nhà, cùng
với kết cầu mái đảm bảo độ cứng theo phương dọc nhà.
Móng, cột và dầm mái tạo thành khung ngang nhà. Kết cấu mái, móng, cột,
dầm cầu trục tạo thành khung dọc nhà.
Cần phân biệt dầm cầu trục là bộ phận kết cấu, còn cầu trục là thiết bị:

Hình 6.8: Cầu trục trong nhà công nghiệp

6.2.2. Sơ đồ mặt bằng nhà


Khi bố trí mặt bằng của nhà thì nên cố gắng bố trí hợp khối, khi đó nhà sẽ có
nhiều nhịp. Việc bố trí hợp khối sẽ giảm được diện tích tường bao che, giảm
diện tích chiếm đất của cả nhà máy, đồng thời đứng về mặt kết cấu mà nói,
nội lực trong cột của khung ngang nhà khi chịu tải trọng gió sẽ giảm đi một
cách đáng kể.
Khoảng cách hai cột theo phương ngang nhà gọi là nhịp (L), còn hai cột
theo phương dọc nhà gọi là bước cột (a).
Để định hình hoá các cấu kiện, nhịp nhà lấy là bội số của 6m tức là
6,12,18,24,30m ...Bước cột thường là 6m hay 12m.

136
Chọn chiều dài nhịp và bước cột phải xuất phát từ điều kiện kinh tế: chi phí
vật liệu, giảm lao động chế tạo, lắp dựng và sử dụng tốt nhất diện tích nhà.
Thường bước cột biên lấy bằng 6m. việc tăng bước cột này chỉ cho phép khi
có panen tường dài 12m hoặc độ ổn định của tường dọc không phụ thuộc
vào bước cột.
Trục định vị lấy như sau:
- Đối với cột giữa: trục phân chia trùng trục hình học

Hình 6.9: Trục đ ịnh v ị cột giữa

- Đối với cột trục biên:


Nhà không có cầu trục và nhà có cầu trục với sức trục Q ≤ 30T, trục phân
chia trùng mép ngoài hàng cột biên.
Khi sức trục Q> 30T, trục phân chia đi lùi vào trong một đoạn 250mm:

Hình 6.10: Trục đ ịnh v ị cột biên

6.2.3. Mặt cắt ngang nhà


Trong nhà công nghiệp có cầu trục, chiều cao nhà được quyết định bởi cao
trình đỉnh ray (ký hiệu +R). Chiều cao này phụ thuộc vào chiều cao các thiết
bị cố định đặt trong nhà máy, chiều cao của sản phẩm, vị trí cao nhất của
móc cẩu...
Các kích thước cho trên Hình 6.11:

137
Hình 6.11: Mặt cắt ngang nhà công nghiệp một tầng
Các ký hiệu kích thước và cao độ:
Hc: chiều cao dầm cầu trục
Hr: chiều cao ray và các lớp đệm.
Cao trình mặt nền nhà : ±0.000
Cao trình vai cột: V= R- ( Hc+ Hr)
Cao trình đỉnh cột: D= R+ Hct+ a1 (a1≥ 100mm)
Chiều dài phần cột trên: Ht= D-V
Chiều dài phần cột dưới Hd= V+ a2 (a2≥ 400mm)
ht, hd là chiều cao của tiết diện phần cột trên và phần cột dưới.
Hct là chiều cao cầu trục phụ thuộc vào sức trục cho trong bảng catalog cầu
trục.

138
6.3. Cấu tạo cột
6.3.1. Cấu tạo chung
Trong nhà không có cầu trục: cột thường có tiết diện không đổi.
Khi H< 7m : tiết diện chữ nhật
H≥ 7m : tiết diện chữ I, cột hai nhánh.

a) Cột đặc nhà không cầu trục b) Cột một nhánh c) Cột hai nhánh
Hình 6.12: các loại cột nhà công nghiệp một tầng
Trong nhà có cầu trục: phải có vai cột đỡ dầm cầu trục như vậy cột chia làm
2 đoạn: đoạn cột trên và đoạn cột dưới.
Nếu cầu trục có sức trục Q≤ 30T thì thường chọn loại cột đặc (một nhánh)
chữ nhật hay chữ I. Khi cầu trục có sức trục Q> 30T, cao trình đỉnh ray vượt
quá 10m hoặc nhịp nhà từ 30m trở lên thì dùng cột rỗng (hai nhánh) sẽ hợp
lý hơn về cả kỹ thuật lẫn kinh tế.
Kích thước tiết diện cột trong mọi trường hợp phải đảm bảo độ mảnh theo
cả hai phương.
l0
Đối với tiết diện chữ nhật λ = ≤ 30, trong đó b là cạnh nhỏ tiết diện, lo
b
chiều dài tính toán cột.

139
Chiều cao tiết diện phần cột trên ht chọn chủ yếu theo điều kiện chịu lực, lưu
ý đảm bảo khoảng hở giữa cột và cầu trục, liên kết giữa kết cấu mái và cột
phải đủ diện tích, ht≥ 300mm.
Chiều cao tiết diện phần cột dưới hd chọn chủ yếu theo điều kiện chịu lực,
đồng thời phải đảm bảo đủ độ cứng để biến dạng của khung ngang không
1 1
ảnh hưởng tới sự làm việc của khung, lấy hd= ( ÷ )Hd (chọn các kích
10 14
thước sau: 400, 500, 600, 700, 800, 1000mm).
1 1
Chiều rộng của cột lấy b = ( ÷ )Hd. Cột trên và dưới nên chung chiều
20 25
rộng tiết diện, sẽ thuận lợi ghép cốp pha, đặt nằm cùng mặt phẳng khi thi
công bê tông.
Kích thước cột được coi là hợp lý khi hàm lượng cốt thép thỏa mãn: 1%
≤µt≤ 3,5%.

Hình 6.13: Bố trí cốt thép trong cột


6.3.2. Cấu tạo vai cột
Vai cột thuộc loại công sôn ngắn lv ≤ 0,9h0 kích thước quy định như sau:
+ Độ vươn lv ra ngoài mép cột dưới không nhỏ hơn 200mm và là bội số của
50mm khi độ vươn nhỏ hơn 400mm; là bội của 100mm khi độ vươn từ
400mm trở lên.

140
Hình 6.14: Cấu tạo vai cột
+ Chiều cao mép ngoài vai cột hv không nhỏ hơn 200mm đồng thời không
1
nhỏ hơn h, thường chọn:
3

hv≥ 300mm khi sức trục Q ≤ 5T


hv≥ 400mm khi sức trục 5T < Q ≤ 10T
hv≥ 500mm khi sức trục Q ≥ 15T
+ Góc nghiêng dưới vai cột so với phương ngang không được nhỏ hơn 450.
Bề rộng vai cột lấy bằng bề rộng cột.
6.4. Tính toán khung ngang
6.4.1. Sơ đồ tính
Khung ngang tạo bởi các cột và xà ngang. Với đặc điểm thi công lắp ghép
và cấu tạo cấu kiện, mối nối liên kết thực tế, quan niệm cột được liên kết
ngàm tại cao độ mặt móng, xà ngang liên kết khớp với cột là phù hợp. Cầu
trục tuy là thiết bị nhưng về cấu tạo thân cầu trục chính là một dầm thép kê
lên ray ở vị trí trục dầm cầu trục nên cũng có ảnh hưởng đến sơ đồ tính, đặc
biệt là chiều dài tính toán cột khi cầu trục di chuyển đến gần.
Các khung ngang được liên kết với nhau bằng các cấu kiện: dầm cầu trục,
giằng cột, xà gồ hoặc tấm panel mái, hệ giằng... tạo thành hệ không gian.
Việc tính toán nội lực hệ không gian là phức tạp, thích hợp với mô hình hóa
và phân tích kết cấu bằng các phần mềm phân tích kết cấu. Ưu điểm là một
số tải trọng có thể gán trực tiếp trên mô hình mà không cần tính toán thủ
công.
Quan niệm đơn giản hơn, chỉ tính các khung ngang phẳng làm việc độc lập
sử dụng các phương pháp của cơ học kết cấu rất phổ biến như phương pháp
lực, chuyển vị. Các công thức lập sẵn, các bảng tra hỗ trợ nhiều cho quá

141
trình tính toán nội lực. Trong trường hợp tải trọng cầu trục tác dụng, cần
thiết cần xét đến sự làm việc không gian thì đưa các hệ số không gian vào
điều chỉnh công thức tính nội lực khung phẳng cũng khá đơn giản.
Khi tính toán hệ khung phẳng, để đơn giản việc xác định nội lực có thể dùng
các giả thiết sau:
+ Xà ngang được coi là thẳng, tuyệt đối cứng, liên kết khớp với cột ở mức
đỉnh cột.
+ Cột ngàm vào móng ở mức mặt trên của móng hoặc đài móng cọc
+ Dưới tác dụng của tải trọng đứng, các công trình nói chung đều có
chuyển vị ngang bé và khi công trình càng nhiều nhịp thì chuyển vị ngang
này càng nhỏ có thể bỏ qua. Vì vậy để đơn giản cho sơ đồ tính ta có thể bỏ
qua chuyển vị ngang đầu cột với nhà có cùng cao trình, có số nhịp từ 3 nhịp
trở lên dưới tác dụng của tải trọng đứng và lực hãm ngang.

Hình 6.15: Sơ đồ tính khung ngang


6.4.2. Xác đ ịnh tải trọng
Tải trọng tác dụng lên khung không gian gồm có các trường hợp tải trọng:
TT: tải trọng tĩnh (cột, dầm cầu trục, kết cấu mái, cửa trời, panen và các
lớp cấu tạo mái)
HT1: hoạt tải sửa chữa mái
HT2: hoạt tải đứng của cầu trục (tác dụng trong mỗi nhịp nhà, chia thành
các trường hợp nhỏ a,b)
HT3: hoạt tải do lực hãm ngang của xe con (tác dụng hai chiều, chia thành
các trường hợp nhỏ a,b)
HT4: hoạt tải do lực hãm dọc của cầu trục

142
GXT: hoạt tải gió tác dụng phương ngang nhà từ trái sang
GXP: hoạt tải gió tác dụng phương ngang nhà từ phải sang
GYT: hoạt tải gió tác dụng phương dọc nhà từ trái sang
GYP: hoạt tải gió tác dụng phương dọc nhà từ phải sang
Khi tính toán theo sơ đồ khung phẳng, khung ngang nhà công nghiệp một
tầng chịu các loại tải trọng sau: Các tải trọng thường xuyên hay tĩnh tải
(trọng lượng kết cấu mái, trọng lượng các lớp mái, cửa mái, tường, dầm
giằng..., Hoạt tải mái do người và các thiết bị sửa chữa; Tải trọng gió; Tải
trọng do cầu trục.
Xác định cụ thể:
a) Tĩnh tải mái: ký hiệu Gm
1
- Đối với cột biên: Gm= ( G1+ g.a.L ) (6.1)
2

Điểm đặt tải chọn cách trục định vị 150mm:

Hình 6.16: Sơ đồ tĩnh tải mái tác dụng lên cột biên
1
- Đối với cột giữa: Gm= ( G1+ g.a.L+ G2+ 2.gk.a ) (6.2)
2

trong đó:
G1 - trọng lượng kết cấu mái (dầm mái, dàn mái).
g - trọng lượng một mét vuông các lớp mái.
a - bước cột
L - nhịp nhà
G2 - trọng lượng khung cửa mái
gk - trọng lượng kính, khung cửa lắp ở mặt bên cửa mái / mét dài dọc nhà.
Điểm đặt tải: như hình vẽ 6.17.

143
Hình 6.17: Sơ đồ tĩnh tải mái tác dụng lên cột giữa
b) Hoạt tải mái: ký hiệu Pm
Hoạt tải mái truyền qua kết cấu mái vào đỉnh cột thành lực tập trung Pm.
Điểm đặt trùng với điểm đặt Gm.
Cột biên và cột giữa giá trị hoạt tải mái như nhau, tính theo công thức:
L
Pm= n.P.a. (6.3)
2

trong đó: n là hệ số độ tin cậy;


P giá trị hoạt tải tiêu chuẩn cho trong TCVN 2737-1995.
c) Tải trọng tác dụng lên vai cột:
- Tĩnh tải dầm cầu trục:
Do trọng lượng bản thân dầm cầu trục, trọng lượng ray, tấm đệm hợp thành
lực tập trung đặt lên vai cột, ký hiệu Gdct
Gdct= (Godct + a.gr). n, (6.4)
trong đó: Godct trọng lượng bản thân dầm cầu trục
gr trọng lượng ray, bản đệm tính trên mét dài.
Điểm đặt tải trọng: trùng với trọng tâm tiết diện dầm cầu trục (hình 6.18)

Hình 6.18: Điểm đặt tĩnh tải dầm cầu trục tác dụng lên vai cột

144
- Hoạt tải thẳng đứng do cầu trục:
Khi cầu trục hoạt động, mỗi bánh xe cầu trục đè lên ray một lực tập trung.
Lúc cầu trục trở hàng đủ nặng và xe con đi sát về phía dầm đang xét thì áp
lực mỗi bánh xe đè lên ray ở phía ấy là lớn nhất, ký hiệu là Pmax và ở phía
đường ray bên kia ký hiệu là Pmin.
Hoạt tải do áp lực của cầu trục Pmax, Pmin truyền lên vai cột là các lực tập
trung ký hiệu là Dmax, Dmin.
Để xác định Dmax, Dmin ta cần vẽ đường ảnh hưởng phản lực gối tựa do cầu
trục gây ra. Với cầu trục 4 bánh ( mỗi bên 2 bánh), khoảng cánh giữa 2 bánh
ký hiệu là K, bề rộng thân cầu trục hiệu là B. Các trị số Pmax, Pmin, K, B đều
cho trước (tra bảng catalog cầu trục sử dụng trong công trình). Khi tính toán
cần xét trường hợp 2 cầu trục cùng làm việc cạnh nhau.

Hình 6.19: Sơ đồ đường ảnh hưởng xác đ ịnh áp lực của cầu trục
lên vai cột
Để có Dmax thì phải xếp một lực Pmax nằm ngay trên đỉnh của đường ảnh
hưởng.
Dmax= Pmax.( y1+ y2+ y3) (6.5)
trong đó: y1= 1 tung độ của đường ảnh hưởng tại gối tựa đang tính phản
lực do hoạt tải đứng cầu trục tác dụng.
y2, y3: tung độ của đường ảnh hưởng tại gối tựa các tiết diện
đang xét. Các giá trị này tính theo tam giác đồng dạng (Lưu ý:
sơ đồ Hình 6.19 chỉ là một ví dụ, tùy thuộc bước cột a, kích
thước ngang cầu trục mà có thể có giá trị y4).
Các giá trị trên công thức (6.5) là giá trị tiêu chuẩn. Khi tính toán cần nhân
với hệ số độ tin cậy n = 1,1.

145
Điểm đặt tải trọng: trùng với trọng tâm tiết diện dầm cầu trục ( trùng với
điểm đặt Gdct).
- Hoạt tải do lực hãm ngang của xe con:

Hình 6.20: Điểm đặt hoạt tải do lực hãm ngang


Xe con chở vật nặng chạy trên cầu trục theo phương ngang nhà. Vật nặng
được treo trên móc mềm hoặc móc cứng.
Khi xe con hãm, do quán tính sẽ sinh ra lực xô ngang gọi là lực hãm ngang.
Thông qua ma sát giữa bánh xe cầu trục và ray mà truyền lực hãm này từ ray
qua dầm cầu trục vào cột.
Với móc mềm lực hãm ngang tính theo công thức:
(Q + G )m0
Tn = f (6.5)
m

trong đó: Q - sức nâng của cầu trục


G - trọng lượng xe con
f - hệ số ma sát, f= 0,1
m0 - số bánh xe con được hãm
m - toàn bộ số bánh xe của xe con.
m
Thông thường m0 = do đó
2
(Q + G )
Tn= (6.6)
20

Với móc cẩu cứng lực hãm ngang sẽ lớn hơn trường hợp móc mềm, tính
theo công thức:
(Q + G )
Tn= (6.7)
10

146
Coi lực hãm ngang truyền tất cả về một phía của đường ray và chia đều cho
2 bánh xe của cầu trục, mỗi bánh xe truyền một lực 0,5 Tn.
Gọi Tmax là lực hãm ngang lớn nhất của 2 cầu trục cùng làm việc cạnh nhau
truyền lên cột, cũng theo nguyên tắc dùng đường ảnh hưởng của phản lực
gối tựa của dầm cầu trục ta có:
Tmax= 0,5.Tn.( y1+ y2+ y3) (6.8)
Giá trị Tmax trên là giá trị tiêu chuẩn. Khi tính toán cần nhân với hệ số độ tin
cậy n= 1,1.
Điểm đặt và chiều tác dụng của tải trọng: Lực Tmax có thể hướng vào hoặc
hướng ra khỏi cột, điểm đặt lấy ngang với mặt trên của dầm cầu trục (tại vị
trí đó có bản thép liên kết dầm cầu trục với cột).
- Hoạt tải do lực hãm dọc của cầu trục:
Khi cầu trục hãm dọc thì sẽ xảy ra lực xô theo phương dọc nhà gọi là lực
hãm dọc. Toàn bộ lực hãm dọc là:
Pmax
Td= (6.9)
10

Nếu số khung ngang của nhà khá lớn (từ 7 khung trở lên) thì có thể không
cần xét đến lực hãm dọc vì khi đó lực này được phân nhỏ cho nhiều khung
chịu.
d) Tải trọng gió
Tải trọng gió tác dụng lên một mét vuông bề mặt thẳng đứng của nhà xác
định theo công thức:
q = n.W0.k.C (6.10)
trong đó:
n - hệ số độ tin cậy n = 1,2
W0 - áp lực gió tiêu chuẩn ở độ cao 10m so với cốt chuẩn của mặt
đất, phụ thuộc vào phân vùng áp lực gió của Việt Nam, tra
TCVN 2737-1995
k - hệ số kể đến thay đổi áp lực gió theo chiều cao và dạng địa
hình, tra TCVN 2737-1995
C - hệ số khí động phụ thuộc vào hình dáng công trình, vào mặt
đón gió hay hút gió của công trình, tra TCVN 2737-1995.

147
Hình 6.21: Tải trọng gió tác dụng vào khung ngang
Áp lực gió tác dụng trên mặt tường, nếu tính sơ đồ khung phẳng sẽ tác dụng
phân bố trên suốt chiều cao cột nằm trên mặt đất với cường độ q, lấy hệ số k
tương ứng cao trình đỉnh cột cho an toàn.
Tải trọng gió phân bố đều trên cột khung ngang:
+) Phía gió đẩy: pđ = qđ.a (6.11)
+) Phía gió hút: ph = qh.a (6.12)
với a là bước cột.
Phần tải trọng gió tác dụng lên kết cấu mái (phần từ đỉnh cột trở lên) được
đưa về thành lực tập trung W đặt ở đầu cột, giá trị này phụ thuộc vào hình
dáng mái, sơ đồ khung ngang:
W = n.W0.ktb.Σ(Ci.hi).a (6.13)
trong đó:
ktb - hệ số kể đến thay đổi áp lực gió theo chiều cao và dạng địa
hình, lấy giá trị trung bình giữa cao trình đỉnh mái và đỉnh cột
Ci - hệ số khí động tại từng mặt mái, tra TCVN 2737-1995
hi - chiều cao từng đoạn mặt mái có cùng giá trị Ci.

148
Hình 6.22: Minh họa chiều cao và hệ số khí động các đoạn mái

6.4.3. Sự làm việc của khung ngang


Các khung ngang trong một khối nhiệt độ được liên kết với nhau bằng hệ
mái, giằng cột và dầm cầu trục tạo thành khối khung không gian.
+ Trong trường hợp tĩnh tải, tải trọng gió tác dụng đều lên toàn nhà, các
khung ngang làm việc như nhau nên có thể tách ra từng khung phẳng độc
lập để tính toán.
+ Tải trọng do cầu trục tác dụng chỉ trực tiếp lên một vài khung, nhờ liên
kết mà các khung lân cận cũng có tác dụng cản trở biến dạng và cùng chịu
một phần tải trọng này với khung trực tiếp chịu tải. Sự làm việc không gian
của khối khung được kể tới bởi hệ số không gian Ckg:
1
C kg = (6.14)
1 x2
+ m
n 2
2∑ x k
1

trong đó: n là số khung ngang trong 1 khối nhiệt độ


n
m= nếu n chẵn
2
n −1
m= nếu n lẻ
2

x là khoảng cách từ trục khối khung đến khung ngang trực


tiếp chịu tải
xk là khoảng cách từ trục khối khung đến từng khung ngang
+ Khi tải cầu trục tác dụng nếu bỏ qua chuyển vị đầu cột thì không kể tới
sự làm việc không gian của khung.

149
6.4.4. Xác đ ịnh nội lực trong khung
Chấp nhận các giả thiết ở trên ta có sơ đồ tính là các khung phẳng.

Hình 6.23: Sơ đồ tính toán nội lực các khung phẳng

Với nhà có cùng cao trình, có số nhịp từ 3 nhịp trở lên dưới tác dụng của tải
trọng đứng và lực hãm ngang, vì bỏ qua các chuyển vị ngang đầu cột nên có
thể tách riêng từng cột ra tính độc lập:

Hình 6.24: Sơ đồ tính toán nội lực do tải trọng đứng, lực hãm ngang
Dưới tác dụng của tải trọng gió khi tính toán không được bỏ qua chuyển vị
ngang ở đầu cột, khi đó phải để nguyên sơ đồ khung để tính nội lực. Với tải
trọng gió ta cũng không được xét đến sự làm việc không gian giữa các
khung (Ckg= 1).

150
Các công thức xác định phản lực R trong liên kết ngang của cột hai nhánh
(tổng quát nhất) chịu các trường hợp tải trọng khác nhau:
Trường hợp a: Chân cột xoay một góc ϕ = 1

3EJ d
R= (6.15)
H (1 + K + K 1 )
2

Trường hợp b: đỉnh cột có chuyển vị ngang ∆ = 1

3EJ d
R= (6.16)
H (1 + K + K1 )
3

Trường hợp c: Mômen tác dụng M= D.ed đặt ở vai cột do lực tập trung D
cách trục cột dưới một đoạn ed gây ra.

3M (1 − α 2 )
R= (6.17)
2 H (1 + K + K 1 )

151
Trường hợp d: Khi có lực xô ngang T đặt cách đỉnh cột trên đoạn 0,7Ht

T (1 − α + K 1 )
R= (6.18)
(1 + K + K 1 )

Trường hợp e: Khi có Mômen M = P.et đặt trên đỉnh cột do lực trập trung P
đặt cách trục cột trên đoạn et gây ra.

K
3M (1 + )
R= α (6.19)
2 H (1 + K + K 1 )

Công thức này chỉ đúng khi trục cột trên trùng trục cột dưới. Khi trục cột
trên và trục cột dưới lệch nhau một đoạn a thì:
R = R1± R2 , trong đó: R1 tính do M = P.et còn R2 tính do M = P.a
Lấy dấu “cộng” hay dấu “trừ” như sau: Nếu lấy trục cột trên làm chuẩn thì
dấu “cộng” khi et và a ngược dấu nhau, dấu “trừ” khi et và a cùng dấu nhau.

152
Trường hợp g: Khi có tải trọng p phân bố đều trên toàn cột

3 pH [1 + αK + 1,33(1 + α ) K 1 ]
R= (6.20)
8(1 + K + K 1 )

Trường hợp h: Khi có tải trọng p phân bố đều ở đoạn cột trên

pH [3(1 + αK ) − (3 + α )(1 − α ) 3 + K 1 ]
R= (6.21)
8(1 + K + K 1 )

Trong các công thức trên:


Ht
α=
H

Jd
K = α3 ( -1)
Jt

(1 − α ) 3 J d
K1 =
8J 0 n 2

J0 mômen quán tính của tiết diện một nhánh


Jt mômen quán tính của tiết diện phần cột trên

153
C2
Jd = F0 mômen quán tính tương đương của tiết diện phần cột
2
dưới hai nhánh.
F0 diện tích một nhánh.
C khoảng cách hai trục nhánh.
n số lượng các ô khung trong phần cột dưới.
Ht chiều dài phần cột trên.
Các công thức trên cũng dùng được cho cột một nhánh (cột đặc), khi đó K1=
0, còn với cột một nhánh tiết diện không đổi thì K1= K= 0.
Đối với nhà khung có một hoặc hai nhịp, dưới tác dụng của các loại tải trọng
đứng và lực hãm ngang không được phép bỏ qua chuyển vị ngang đầu cột
khi tính nội lực và phải xét đến sự làm việc không gian của khung. Trong
trường hợp này ta nên dùng phương pháp chuyển vị để giải.
Phương trình chính tắc:
Ckgr11Z1+ R1p= 0 (6.22)
trong đó:
Ckg là hệ số xét đến sự làm việc không gian giữa các khung.
r11 là phản lực tại liên kết ngang do đầu cột chuyển vị một đoạn ∆
= 1 gây ra trong hệ cơ bản r11= Σri
R1p là phản lực trong liên kết do tải trọng gây ra trên hệ cơ bản,
R1p= ΣRip
Sau khi xác định được Z1 ta tiến hành tính phản lực từng đầu cột khung theo
công thức:
Ri = Rip+ ri.Z1 (6.23)
Đối với nhà có cầu trục, cột được chia làm hai phần: phần trên và phần dưới
vai cột. Cần phải xác định nội lực tại 4 tiết diện sau:
+) Tiết diện I-I: sát đỉnh cột
+) Tiết diện II-II: ngang vai cột nhưng thuộc phần cột trên
+) Tiết diện III-III: ngang vai cột nhưng thuộc phần cột dưới
+) Tiết diện IV-IV: sát chân cột. Riêng tiết diện IV-IV cần phải xác định
thêm lực cắt Q để có số liệu tính móng.

154
6.4.5. Tổ hợp nội lực
Sau khi đã tính toán được nội lực do từng tải trọng gây ra, cần phải tổ hợp
các nội lực đó lại để tìm ra những cặp nội lực nguy hiểm nhất ở mỗi tiết
diện. Theo TCVN 2737-1995 phân ra hai loại tổ hợp:
+) Tổ hợp cơ bản: gồm nội lực do tĩnh tải , hoạt tải dài hạn và hoạt tải
ngắn hạn.
+) Tổ hợp đặc biệt: gồm nội lực do tĩnh tải, hoạt tải dài hạn, hoạt tải ngắn
hạn và một trong các tải trọng đặc biệt.
Trong thực tế sự xuất hiện đồng thời của nhiều loại tải trọng mà cái nào
cũng gây ra nội lực lớn nhất là ít xảy ra. Để xét đến điều đó người ta đưa
vào hệ số gọi là hệ số tổ hợp nth.
Khi trong tổ hợp cơ bản mà chỉ có một loại hoạt tải ngắn hạn thì giá trị hoạt
tải ngắn hạn lấy toàn bộ (nth= 1).
Khi trong tổ hợp cơ bản có từ hai loại hoạt tải ngắn hạn trở lên thì giá trị nội
lực do các hoạt tải ngắn hạn này nhân với hệ số nth= 0,9.
Khi tính với tổ hợp đặc biệt thì mọi hoạt tải ngắn hạn nhân với hệ số nth=
0,8.
Ở mỗi tiết diện, đối với mỗi loại tổ hợp cần phải tìm ra ba cặp nội lực nguy
hiểm:
+) Mômen dương lớn nhất và lực dọc tương ứng (Mmax và Ntư).
+) Mômen âm nhỏ nhất và lực dọc tương ứng (Mmin và Ntư).
+) Lực dọc lớn nhất và mômen tương ứng (Nmax và Mtư).
Riêng với tiết diện chân cột cần thêm lực cắt Q để tính móng.
Một số lưu ý khi tổ hợp nội lực:
+) Khi tính với hoạt tải nào đó ở một bên vai cột (đối với cột biên) hoặc cả
hai bên vai (đối với cột giữa) thì vẫn xem là một loại hoạt tải.
+) Khi kể nội lực do cầu trục vào tổ hợp thì có thể xét đồng thời cả Dmax và
Tmax, hoặc chỉ kể Dmax mà không kể Tmax nhưng không thể kể Tmax mà bỏ
Dmax vì thực tế chỉ xảy ra Tmax khi có Dmax. Do Tmax gây ra nội lực cả hai dấu
nên cần lấy dấu nội lực của Tmax trong từng trường hợp tổ hợp cho phù hợp.
+) Khi tổ hợp nếu xét nội lực của cả bốn cầu trục tức là lấy nội lực của
Dmax và Tmax cả hai bên cột thì phải nhân với hệ số tổ hợp nth= 0,7 đối với

155
cầu trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình; nth= 0,8 đối với cầu trục có
chế độ làm việc nặng.
+) Khi xét tác dụng của hai cầu trục thì hệ số tổ hợp nth= 0,85 đối với cầu
trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình; nth= 0,95 đối với cầu trục có chế
độ làm việc nặng.
+) Với tổ hợp (Nmax, Mtư) cần xét thêm nội lực do Tmax và gió gây ra mặc
dù lực dọc do các tải trọng này gây ra =0 để làm tăng giá trị tuyệt đối của
Mtư. Khi đã lấy gió theo chiều này thì không được lấy gió theo chiều kia.
Với sơ đồ tính toán khung không gian, các trường hợp tổ hợp nội lực bao
gồm:
TH1 = TT+HT1
TH2 = TT+HT2+HT3
TH3 = TT+HT4
TH4 = TT+GXT
TH5 = TT+GXP
TH6 = TT+GYT
TH7 = TT+GYP
TH8 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3
TH9 = TT+0,9HT1+0,9HT4
TH10 = TT+0,9HT1+0,9GXT
TH11 = TT+0,9HT1+0,9GXP
TH12 = TT+0,9HT1+0,9GYT
TH13 = TT+0,9HT1+0,9GYP
TH14 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4
TH15 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9GXT
TH16 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9GXP
TH17 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9GYT
TH18 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9GYP
TH19 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4+0,9GXT
TH20 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4+0,9GXP

156
TH21 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4+0,9GYT
TH22 = TT+0,9HT1+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4+0,9GYP
TH23 = TT+0,9HT2+0,9HT3+0,9HT4
TH24 = TT+0,9HT2+0,9HT3+0,9GXT
TH25 = TT+0,9HT2+0,9HT3+0,9GXP
TH26 = TT+0,9HT2+0,9HT3+0,9GYT
TH27 = TT+0,9HT2+0,9HT3+0,9GYP
TH28 = TT+0,9HT4+0,9GXT
TH29 = TT+0,9HT4+0,9GXP
TH30 = TT+0,9HT4+0,9GYT
TH31 = TT+0,9HT4+0,9GYP
Với số lượng các tổ hợp rất lớn như trên cho thấy mặc dù sử dụng các phần
mềm phân tích kết cấu để tính toán nội lực và chuyển vị của kết cấu khung
nhà công nghiệp lắp ghép có những thuận lợi trong tính toán nội lực nhưng
công tác mô hình hóa kết cấu cũng như gán các tải trọng nhất là tải trọng do
thiết bị cũng không đơn giản, khó kiểm soát kết quả tổ hợp nội lực. Do đó
phương pháp đơn giản hóa tính toán khung phẳng nhà công nghiệp lắp ghép
sử dụng các công thức có sẵn của cơ học kết cấu, dễ kiểm soát nội lực, tổ
hợp khá tường minh… vẫn có giá trị trong tính toán.

157
6.4.6. Tính toán cốt thép
Các nội dung tính toán về bê tông cốt thép trong kết cấu khung nhà công
nghiệp bao gồm:
- Tính toán cốt thép cho cột biên.
- Tính toán cốt thép cho cột giữa.
- Tính toán cốt thép cho vai cột.
- Kiểm tra khả năng chịu lực của cột theo phương ngoài mặt phẳng khung.
- Kiểm tra cột khi vận chuyển, cẩu lắp.
- Tính toán cốt thép dầm cầu trục.
- Tính toán cốt thép cho xà ngang.
- Tính toán cốt thép cho tấm mái.
- Kiểm tra vận chuyển, cẩu lắp các cấu kiện lắp ghép trên.
Cốt thép trong cột được tính toán như cấu kiện chịu nén lệch tâm với các
cặp nội lực M và N nguy hiểm nhất lấy từ bảng tổ hợp. Chiều dài tính toán
cột lo phụ thuộc đặc điểm kết cấu, liên kết các bộ phận, tùy thuộc phần trên
hay phần dưới cột có vai cột, theo phương ở trong hay ngoài mặt phẳng
khung, nội lực có mặt trong tổ hợp có liên quan đến cầu trục hay không.
Với cột biên: Do hình dạng bên ngoài không đối xứng, chịu các cặp nội lực
có M tác dụng theo hai chiều khác nhau do đó cần tính toán cốt thép không
đối xứng để đảm bảo tiết kiệm cốt thép.
Với cột giữa: Do hình dạng bên ngoài đối xứng, cần bố trí cốt thép đối xứng
để tránh nhầm lẫn khi thi công. Đồng thời cột giữa chịu nội lực có Mmax và
Mmin khác nhau ít nên tính thép đối xứng là hợp lý.
Để tính cốt thép không đối xứng cho cột biên ta dùng phương pháp tính
vòng. Nội dung phương pháp như sau:
+) Ở mỗi đoạn cột chọn trong số các cặp nội lực nguy hiểm lấy hai cặp có
mômen ngược dấu nhau gọi là cặp I và cặp II. Đầu tiên từ cặp I tính được
cốt thép As1’ và As1, sau đó lấy As1 coi như As2’ của cặp II đã biết để tính As2
cho cặp II.
+) Sang vòng hai lấy As2 vừa tính được ở vòng một làm As1’ đối với cặp I để
tính ra As1, lại lấy As1 coi như As2’ đã biết để tính As2 cho cặp II. Tính toán
cho đến khi As1’≈ As2 thì dừng.

158
Tính toán cốt thép cho vai cột: bao gồm kiểm tra kích thước vai cột, tính
toán cốt thép chịu mômen, tính toán cốt thép chịu lực cắt, tính toán cốt thép
chịu nén cục bộ.
Vai cột chịu lực tập trung P = Gdct+ Dmax, khi lv ≤ 0,9h0 thì vai cột thuộc
công xôn ngắn, kiểm tra theo điều kiện sau:
P ≤ 2,5Rbtbh0 (6.24)
1, 2 K v Rbt bh02
P≤ (6.25)
av

trong đó,
hệ số Kv = 1 với tải trọng tĩnh.
Kv = 0,9 với cầu trục có chế độ làm việc nhẹ và trung bình.
Kv = 0,7 với cầu trục có chế độ làm việc nặng.
Kv = 0,5 với cầu trục có chế độ làm việc rất nặng.
b là bề rộng vai cột
Rbt là cường độ chịu kéo tính toán của bê tông
h0 chiều cao làm việc của tiết diện đi qua mép cột phía dưới.

Hình 6.25: Sơ đồ tính toán cốt thép vai cột


av
Cốt chịu cắt trong vai cột đặt theo các quy định sau: phụ thuộc tỷ số
h

+) Khi h ≤ 2,5av thì dùng cốt đai nằm nghiêng đặt suốt cả chiều cao (hình
6.25)

159
+) Khi h > 2,5av thì dùng cốt đai nằm ngang đặt suốt cả chiều cao và các
thanh cốt xiên (hình vẽ 6.25).
+) Khi h > 3,5av và P ≤ Rbtbh0 thì chỉ cần đặt cốt ngang mà không cần đặt
cốt xiên.
Trong mọi trường hợp, khoảng cách giữa các cốt đai không được vượt quá
1
h và 150mm.
4
1
Đường kính cốt xiên không vượt quá l x và không vượt quá 25mm.
15

Tổng diện tích của các thanh cốt đai xiên hoặc thanh cốt xiên cắt qua nửa
trên đoạn truyền lực lk không bé hơn 0,002bh0.
Cốt thép dọc chịu mômen uốn: mômen uốn được tính tăng thêm 25% giá trị
xét ảnh hưởng của tải trọng động M= 1,25P.av và tính toán như cấu kiện
chịu uốn.
Kiểm tra khả năng chịu ép mặt của vai cột tại vị trí dầm cầu trục kê lên. Ứng
suất ép mặt trung bình không được vượt quá cường độ chịu nén của bê tông
Rb. Nếu không thoả mãn thì phải gia cố lưới thép hoặc bằng các tấm thép ở
mặt trên vai cột.
Kiểm tra cột theo phương ngoài mặt phẳng khung: Cột có thể bị uốn theo
phương vuông góc với mặt phẳng khung (phương dọc nhà) do lực hãm cầu
trục, do gió thổi từ đầu hồi vào. Tuy vậy mômen này nhỏ vì ở đầu hồi đã có
cột chống gió, lại có hệ giằng đảm bảo ổn định theo phương dọc nhà. Vì vậy
khi kiểm tra cột theo phương ngoài mặt phẳng khung ta chỉ cần kể đến lực
nén Nmax (từ bảng tổ hợp) và tính toán như cột chịu nén đúng tâm.
Kiểm tra cột khi vận chuyển cẩu lắp: Khi vận chuyển, cột được đặt nằm
ngang kê tự do lên hai gối tựa hoặc treo lên hai móc. Sơ đồ tính toán lúc này
là cột kê lên hai gối tựa, chịu uốn bởi trọng lượng bản thân.
Cần tìm các vị trí gối tựa (các kích thước l1, l2, l3) sao cho các mô men phân
phối đều M1=M2=M3. Sau đó kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu các
mô men đó.

160
Hình 6.26: Sơ đồ kiểm tra cột khi vận chuyển
Khi lắp dựng, chân cột tì vào mặt móng còn đầu kia treo vào một móc. Sơ
đồ tính toán cũng là cột kê lên hai gối tựa, nhưng một gối tựa đặt ở mút cột.

Hình 6.27: Sơ đồ kiểm tra cột khi cẩu lắp


Sau khi có mômen ta tính toán cốt thép như trong cấu kiện chịu uốn, cốt
thép tính ra được so sánh với cốt thép cấu tạo sẵn trong tiết diện. Trị số As
vừa tính nhỏ hơn As cho sẵn trong cột là được. Nếu ngược lại thì nên tìm
cách giảm bớt mômen uốn trong cột bằng cách thay đổi vị trí móc cẩu hoặc
tìm cách gia cố tạm thời mà không nên đặt thêm thép trong cột.

161
6.5. Các bộ phận khác của kết cấu nhà
6.5.1. Hệ giằng
Hệ giằng trong nhà một tầng lắp ghép có tác dụng đảm bảo sự ổn định và
bất biến hình của ngôi nhà., truyền tải trọng gió và lực hãm cầu trục lên các
kết cấu chịu lực.
Trong nhà một tầng lắp ghép có các hệ giằng đứng và hệ giằng ngang.

a) Hệ giằng đứng đầu giàn b) Hệ giằng ngang ở cánh hạ


c) Hệ giằng ngang ở cánh thượng d) Hệ giằng cửa mái
1- Giằng cánh hạ, 2- Thanh chống, 3- Giằng cánh thượng,
4- Giằng đứng đầu dàn, 5- Giằng cột, 6- Giằng cửa mái, 7- Khung cửa mái.
Hình 6.28: Các hệ giằng trong nhà công nghiệp một tầng BTCT

162
a) Hệ giằng đứng đầu dầm hoặc dàn mái:
Dầm mái hoặc dàn mái được nối với đầu cột và panen mái thông qua các
tấm thép đệm, độ cứng của các mối nối khá nhỏ. Dưới tác dụng của tải trọng
gió lên đầu hồi, dầm dàn mái có thể bị đổ ra ngoài mặt phẳng của nó. Vì vậy
cần phải cấu tạo hệ giằng đứng đặt ở đầu kết cấu mái. Hệ giàn này gồm có 2
dàn giằng đứng đặt ở gian đầu hồi và sát khe nhiệt độ. Dàn giằng thường cấu
tạo bằng thép góc, cũng có thể dùng loại dàn BT. Ở các bước cột giữa dùng
các thanh chống liên kết các đầu cột theo phương dọc nhà.
b) Hệ giằng đứng đầu cột:
Dưới tác dụng của lực hãm dọc của cầu trục và lực gió vào đầu hồi, cột có
thể bị biến dạng lớn. Vì thế cần phải cấu tạo hệ giằng đứng cảu cột theo
phương dọc nhà để tạo cho khung một ô cứng để chịu các lực xô theo
phương dọc nhà. Hệ giằng này thường sử dụng kết cấu thép hình và được bố
trí ở giữa của một ô nhiệt độ.
c) Hệ giằng ngang ở cánh hạ của dàn:
Hệ giằng ở cánh hạ của dàn liên kết cánh hạ của 2 dàn mái ngoài cùng thành
một dàn cứng để làm chỗ tựa cho cột sườn tường đầu hồi. Nó truyền lực gió
của tường đầu hồi vào 2 khung dọc hai bên, dàn này thường làm bằng thép.
d) Hệ giằng ngang ở cánh thượng của dàn:
Hệ giằng này có tác dụng giữ ổn định ngoài mặt phẳng dàn của thanh cánh
thượng. Trong nhà không có cửa mái, nếu dùng panen cỡ lớn hàn vào dàn
mái thì bản thân mái là một miếng cứng, do đó không cần phải bố trí hệ
giằng ở thanh cánh thượng. Trong nhà có cửa mái chạy ra tận đầu hồi thì cần
phải bố trí hệ giằng ở 2 gian đầu khối nhiệt độ và các thanh chống nối đỉnh
dàn lại với nhau. Nếu cửa mái không chạy ra đầu hồi thì hệ panen của các
gian giữa đã là miếng cứng do đó không cần cấu tạo hệ giằng ở gian đầu mà
chỉ cần đặt các chống nối đỉnh của dàn có cửa mái vào 2 khối cứng ở 2 đầu.
e) Hệ giằng cửa mái:
Độ cứng và độ ổn định của khung cửa mái được đảm bảo nhờ hệ giằng cửa
mái. Hệ giằng này gồm giằng đứng và giằng ngang ở 2 đầu khối nhiệt độ.
6.5.2. Dầm cầu trục
a) Ưu và nhược điểm - Phạm vi sử dụng
Loại kết cấu chịu lực quan trọng trong nhà công nghiệp. Nó chịu tải trọng
động gồm tải trọng đứng, tải trọng xô ngang khá lớn. Thường dầm cầu trục

163
làm bằng bê tông cốt thép vì có ưu điểm chịu tải trọng động tốt, chịu lửa
cao, ít phải chi phí bảo dưỡng khi sử dụng.
Tuy nhiên có nhược điểm là liên kết với ray khó, khi sức trục lớn thì không
hợp lý về mặt kinh tế. Dầm cầu trục làm bằng bê tông cốt thép lắp ghép chỉ
nên làm khi bước cột dưới 12m và sức trục dưới 30T.
b) Cấu tạo
- Tiết diện ngang có lợi nhất của dầm cầu trục là tiết diện chữ T. Cánh chữ T
có tác dụng tăng khả năng chịu mô men uốn theo phương đứng, tăng độ
cứng theo phương ngang khi chịu lực hãm đồng thời tạo thuận lợi cho việc
lắp dựng đường ray và sử dụng cầu trục. Dầm tiết diện chữ T dùng phổ biến
khi nhịp dầm (bước cột) là 6m.

Hình 6.29: Tiết diện dầm cầu trục bê tông cốt thép
- Khi nhịp dầm 12m nên sử dụng dầm tiết diện chữ I bằng bê tông cốt thép
ứng lực trước.
- Theo yêu cầu về độ cứng, kích thước thường lấy như sau:
1 1
Chiều cao: h= ( ÷ ) nhịp
6 10
1 1
Chiều rộng cánh: bc= ( ÷ ) nhịp
10 20
1 1
Chiều dày cánh: hc= ( ÷ ) chiều cao h.
7 8

- Tiết diện theo điều kiện làm việc của dầm: Theo yêu cầu về liên kết đường
ray, chiều rộng tối thiểu của cánh là bc= 50÷55 (cm).
Thông thường dầm cầu trục có kích thước định hình sau:
h = (60÷140) cm;
bc = (57÷70) cm;

164
b = (20÷30) cm
- Liên kết giữa ray và dầm phải chắc chắn, vừa đảm bảo vị trí của ray vừa
đảm bảo lực truyền từ cầu trục sang dầm một cách đàn hồi.
- Cấu tạo cốt thép trong dầm phải đảm bảo chịu được tải trọng động. Không
dùng khung cốt hàn mà phải dùng khung cốt buộc, cốt thép phải là cốt thép
dẻo. Ưu tiên dùng dầm cầu trục bằng bê tông cốt thép ứng lực trước.
- Liên kết dầm cầu trục với vai thông qua các bu lông chờ sẵn trong vai cột
cùng với bê tông đổ chèn kẽ:

Hình 6.30: Liên kết dầm cầu và vai cột

c) Đặc điểm tính toán


- Sơ đồ tính toán dầm là các dầm đơn giản, liên kết khớp hai đầu trên vai
cột, điều này thích hợp khi thi công lắp ghép từng cấu kiện dầm liên kết các
khung ngang.
- Tải trọng:
+) Tĩnh tải: gồm trọng lượng bản thân dầm, đường ray, cùng các lớp đệm.

165
+) Hoạt tải: hoạt tải cầu trục truyền vào dưới dạng lực tập trung di động, là
áp lực Pmax của các bánh xe cầu trục (tra bảng catalog cầu trục sử dụng trong
công trình), lựa xô ngang Tmax do xe con hãm trên cầu trục gây ra:

Hình 6.31: Hoạt tải dầm cầu trục


- Xác định nội lực:
Nội lực do tĩnh tải tính như dầm đơn giản hai đầu khớp.
Nội lực do hoạt tải xác định từ đường ảnh hưởng.
Mô men lớn nhất trong dầm thu được khi có 1 bánh xe cầu trục nằm ở vị trí
giữa nhịp, cầu trục thứ hai nằm sát cầu trục thứ nhất (trong trường hợp có
hai cầu trục hoạt động trong mỗi nhịp nhà):

Hình 6.32: Hoạt tải gây mô men lớn nhất (dầm trái)
Mô men theo hai phương do áp lực và lực xô ngang đều phải được tính toán.
Lực cắt lớn nhất xảy ra khi có 1 bánh xe nằm ngay sát đầu dầm, cầu trục thứ
2 nằm sát cầu trục thứ nhất:

Hình 6.33: Hoạt tải gây lực cắt lớn nhất (dầm trái)
- Tính toán cốt thép:
Tính toán cốt thép chịu lực dầm chịu mô men uốn theo phương mặt phẳng
đứng như với bài toán tiết diện chữ T.
Tính toán cốt thép chịu mô men uốn theo phương mặt nằm ngang như bài
toán tiết diện chữ nhật là cánh dầm (xem hình 6.29).
Tính toán cốt ngang chịu lực cắt.

166

You might also like