You are on page 1of 30

TS.

Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 2
CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHÂP
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Yêu cầu và phân loại các giao thức đa truy nhập


 Các giao thức không va chạm
 Các giao thức va chạm
 Các giao thức đa truy nhập trong CDMA

2.1.2. Hướng dẫn

 Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này


 Tham khảo thêm [2]
 Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương

2.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được tổng quan các các giao thức đa truy nhập áp dụng trong thông
tin di động và thông tin vô tuyến
 Hiểu cách chia sẻ hiệu quả tài nguyên vô tuyến trong các hẹ thống thông tin
di động và vô tuyến khi sử dụng các giao thức đa truy nhập

2.2. MỞ ĐẦU

Khi nhiều người sử dụng đồng thời truy nhập vào cùng một tài nguyên vô
tuyến, cần có một giao thức đa truy nhập để tránh sự xung đột giưã các người sử dụng
khi cùng tranh chấp một tài nguyên vô tuyến. Tất nhiên có thể tránh được sự xung đột
này bằng cách chia sẻ cho mỗi người sử dụng một tài nguyên vô tuyến cố định, nhưng
phương pháp này sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên vô tuyến. Các giao thức đa truy nhập
được khảo sát ở chương này là các giao thức được sử dụng ở các hệ thống thông tin,
trong đó tài nguyên được chia sẻ là kênh thông tin. Ở thông tin vô tuyến điều này rất
cần thiết vì sự khan hiếm của tài nguyên vô tuyến.

39
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP

Việc thiết kế một giao thức đa truy nhập thường được thực hiện cho một mục đích
đặc thù (môi trường) và các yêu cầu thiết kế phải chủ yếu được xác định từ mục tiêu
thiết kế này. Dưới đây là một số yêu cầu đối với các giao thức đa truy nhập.
 Nhiệm vụ trước tiên nhất của giao thức đa truy nhập là chia sẻ kênh truyền dẫn
chung giữa các người sử dụng trong hệ thống. Để làm được điều này ngừơi sử
dụng yêu cầu kênh cần theo đúng quy tắc quy định, giao thức phải thực hiện điều
khiển việc phân bổ dung lượng kênh cho các người sử dụng
 Giao thức phải thực hiện việc phân bổ môi trường truyền dẫn một cách có hiệu
quả nhất. Tính hiệu quả thường được đánh giá bằng thông lượng và trễ truyền dẫn
 Phân bổ phải thực hiện công bằng cho các người sử dụng khác nhau, nghĩa là
không phụ thuộc vào từng tính chất của người sử dụng, mỗi ngừơi sử dụng phải
được nhận cùng một lưu lượng (tính trung bình) phân bổ như nhau trên cở sở quy
định của mạng.
 Giao thức phải linh hoạt để cho phép các kiểu lưu lượng khác nhau (chẳng hạn
thoại và số liệu).
 Giao thức phải ổn định. Nghĩa là nếu hệ thống cân bằng, thì mọi sự tăng của tải
phải đưa hệ thống vào trạng thái cân bằng mới.
 Giao thức phải bền vững đối với sự cố của thiết bị và sự thay đổi điều kiện. Nếu
một người sử dụng khai thác không đúng, thì sự khai thác sai này phải ảnh hưởng
ít nhất đến các người sử dụng còn lại của hệ thống.
Ở môi trường vô tuyến giao thức phải xử lý được các vấn đề:
 Vấn đề của thiết bị bị che khuất chẳng hạn hai đầu cuối nằm ngoài tầm phủ (che
khuất) với nhau bởi đồ núi, toà nhà hay một vật chắn nào đó
 Vấn đề gần-xa (truyền dẫn của người sử dụng ở xa bị suy hao hoặc đến trễ hơn
truyền đẫn của người ở gần)
 Ảnh hưởng của phađinh và che tối trong các kênh vô tuyến
 Ảnh hửơng của nhiễu đồng kênh ở các hệ thống vô tuyến tổ ong gây ra do việc sử
dụng cùng băng tần ở các ô khác nhau.

2.4. PHÂN LOẠI CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP

Cùng với giao thức ALOHA xuất hiện vào năm 1970 cho đến nay đã có nhiều
giao thức đa truy nhập được nghiên cứu phát triển. Hình 2.1 phân loại các giao thức
này vào ba nhóm chính: các giao thức không va chạm, các giao thức va chạm và các
giao thức CDMA.

40
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

C¸c giao thøc ®a truy


nhËp

Kh«ng va ch¹m Va ch¹m


(lËp biÓu) (Truy nhËp ngÉu nhiªn)

CDMA
Ên ®Þnh Ên ®Þnh
Ên ®Þnh cè theo yªu ngÉu nhiªn Ên ®Þnh ngÉu
®Þnh cÇu lÆp nhiªn víi dµnh tríc

Dß hái ALOHA Èn tµng


FDMA chuyÓn
TDMA s-ALOHA Têng minh
thÎ

Hình 2.1. Phân loại các giao thức đa truy nhập

Các giao thức không va chạm (hay lập biểu) tránh được hiện tượng hai hay
nhiều người cùng đồng thời truy nhập kênh bằng cách lập biểu. Điều này có thể thực
hiện theo hai cách: hoặc phân bổ cố định cho từng ngừơi sử dụng một phần dung
lượng truyền dẫn, hoặc phân bổ theo yêu cầu (lập biểu chỉ thực hiện khi người sử
dụng có thông tin cần phát)
Đối với giao thức va chạm (hay truy nhập ngẫu nhiên), ngừơi sử dụng không
thể đảm bảo rằng truyền dẫn không xẩy ra va chạm vì có thể các ngừơi sử dụng khác
cũng đang phát (đang truy nhập kênh). Vì thế các giao thức này cần phải phân giải
xung đột nếu chúng xẩy ra.
Các giao thức CDMA không không thuộc giao thức không va chạm cũng như
giao thức va chạm. CDMA nằm giưã hai giao thức này. Theo nguyên lý thì nó là giao
thức không va chạm vì ở CDMA nhiều người sử dụng được phép phát đồng thời. Tuy
nhiên nếu số ngừơi sử dụng phát đồng thời vượt quá ngưỡng thì có thể xẩy ra va
chạm.
Có thể chia tiếp giao thức va chạm vào các giao thức ngẫu nhiên phát lặp và
các giao thức ngẫu nhiên dành trước. Ở giao thức thứ hai trong lần phát đầu ngừơi sử
dụng sử dụng phương pháp truy nhập ngẫu nhiên để truy nhập kênh. Tuy nhiên sau
khi đã truy nhập được vào kênh, truyền dẫn của người sử dụng này được lập biểu cho
đến khi người này phát song. Tồn tại hai kiểu dành trước: ẩn tàng và tường minh. Các
giao thức dành trước tường minh sử dụng một gói dành trước để yêu cầu phát ở các
thời điểm được lập biểu. Các giao thức dành trước ẩn tàng được thiết kế không sử
dụng gói dành trước.

2.5. CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP KHÔNG VA CHẠM (THEO LẬP
BIỂU)

Các giao thức đa truy nhập không va chạm cho phép tránh được tình trạng nhiều
người sử dụng cùng đồng thời truy nhập cùng một kênh bằng các lập biểu truyền dẫn

41
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cho tất cả các người sử dụng. Vì tất các các người sử dụng phát trật tự theo lập biểu
nên mọi cuộc phát đều thành công. Lập biểu có hai dạng:
1. Lập biểu ấn định cố định. Với kiểu lập biểu này mỗi ngừơi sử dụng được phân
bổ một phần dung lượng kênh cố định độc lập với sự tích cực của người này.
Việc phân chia này có thể được thực hiện theo tần số hoặc thời gian. Việc
phân chia theo thời gian dẫn đến giao thức TDMA trong đó thời gian truyền
dẫn được chia thành các khung trong đó mỗi ngừơi sử dụng được ấn định một
phần cố định của khung và không chồng lấn lên phần khung của người sử dụng
khác. Phân chia tần số dẫn đến giao thức FDMA trong đó độ rộng băng tần của
kênh được chia thành các băng tần số cách biệt và mỗi người sử dụng được ấn
định một băng cố định.
2. Lập biểu ấn định theo yêu cầu. Một ngừơi sử dụng chỉ được phép phát nếu
người này tích cực (có thông tin cần phát). Như vậy các ngừơi sử dụng tích cực
(hay sẵn sàng) sẽ phát một cách trật tự theo lập biểu. Ở lập biểu ấn định theo
yêu cầu ta có thể phân biệt điều khiển tập trung và điều khiển phân bố. Với lập
điều khiển tập trung chỉ có một thực thể duy nhất lập biểu cho truyền dẫn. Với
lập điều khiển phân bố tất cả các người sử dụng đều tham gia vào quá trình lập
biểu và giao thức này là giao thức chuyển thẻ (Token- Passing).

2.5.1. Ấn định cố định

Với các giao thức đa truy nhập ấn định cố định dung lượng kênh được phân
chia cố định cho các người sử dụng: mỗi người sử dụng được ấn định một phần dung
lượng kênh dù người này có phát hay không. Ấn định có thể được thực hiện ở thời
gian hoặc tần số dẫn đến các giao thức TDMA và FDMA.

Giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

Ở giao thức TDMA cơ sở, trục thời gian (phát) được chia thành các khung có
độ dài như nhau và mỗi khung lại được chia thành số khe thời gian như nhau. Tất cả
các khe thời gian có cùng độ rộng. Mỗi khe thời gian trong khung được ấn định cho
một người sử dụng và việc ấn định này được duy trì như nhau ở tất cả các khung.
Điều này có nghĩa rằng một người sử dụng có thể phát ở một khe nhất định trong tất
cả các khung. Trong thời gian của khe này người sử dụng có quyền sử dụng toàn bộ
độ rộng băng tần được phân bổ. Hình 2.2 cho thấy việc ấn định ở một khung cơ sở có
bốn khe thời gian trên khung.

Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö Ng-êi sö


dông 2 dông 3 dông 4 dông 1 dông 2 dông 3 dông 4 dông 1 dông 2

Khung 1 Khung 2

Hình 2.2. Cấu trúc khung và khe thời gian của TDMA cơ sở

Vùng tô đậm ở hình này là khoảng thời gian bảo vệ ở mỗi khe, người sử dụng
không được phát trong khoảng thời gian này. Các khoảng bảo vệ này cần thiết để

42
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tránh việc phát chồng lấn của các người sử dụng khác nhau do trễ truyền dẫn khác
nhau.
Với giao thức TDMA cơ sở mọi người sử dụng được phân bổ cùng một dung
lượng: một khe thời gian trong một khung. Như vậy khối lượng lưu lượng được phát
trong mỗi khe phải đủ để mang được lưu lượng của người sử dụng có khả năng tạo ra
lưu lượng lớn nhất. Nhưng điều này có nghĩa rằng ngừơi sử dụng tạo ra lưu lượng ít
hơn nhiều sẽ rất lãng phí dung lượng.Vì thế các giao thức TDMA tổng quát được
nghiên cứu để cho phép phân bổ nhiều khe thời gian hơn trong một khung cho các
người sử dụng và cũng cho phép tạo ra các khe thời gian có độ dài khác nhau trong
mỗi khung. Tuy nhiên vẫn lãng phí dung lượng nếu người sử dụng không có thông tin
cần phát ở khe thời gian được phân bổ.
Mặc dù lãng phí dung lượng, TDMA vẫn được sử dụng rất phổ biến vì tính
chất khá đơn giản của nó. Trở ngại duy nhất gập phải ở TDMA là cần phải đạt được
sự đồng bộ cần thiết cho tất cả các ngừơi sử dụng để mỗi ngừơi sử dụng biết được
mình được phát khi nào và bao lâu.

Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)

Với FDMA độ rộng băng tần của kênh thông tin được chia thành các băng tần
số cùng với khoảng băng bảo vệ giữa các băng này để đạt được sự phân cách tần số
giữa các băng lân cận. Mỗi người sử dụng được ấn định một băng tần để sử dụng
riêng. Như vậy đối với FDMA, mỗi người sử dụng có thể sử dụng một phần kênh
truyền dẫn trong toàn bộ thời gian.
FDMA có cùng tính chất lãng phí dung lượng như TDMA, ngừơi sử dụng khác
không thể sử dụng băng tần của người sử dụng đang sử dụng. Ngoài ra hiệu năng của
nó cũng hơi kém hơn do trễ truyền lan. Tuy nhiên FDMA có ưu điểm là đơn giản hơn
TDMA vì không cần đồng bộ các người sử dụng.

2.5.2. Ấn định theo yêu cầu

Với các giao thức không va chạm ấn định theo yêu cầu, chỉ có các người sử
dụng có thông tin cần truyền mới được ấn định một phần dung lượng kênh. Truyền
dẫn của các ngừơi sử dụng được lập biểu một cách trật tự để không xẩy ra va chạm.
Không có dung lượng nào bị lãng phí cho các người sử dụng không có thông tin cần
truyền. Tuy nhiên các giao thức này cần một số dung lượng để xác định các người sử
dụng yêu cầu truy nhập kênh và lập biểu truyền dẫn.
Quá trình lập biểu có thể được điều khiển bởi một thực thể trung tâm. Khi này
ta có loại giao thức ấn định theo yêu cầu tập trung trong đó giao thức dò hỏi cuộc gọi
quay vòng là một thí dụ sẽ được xét ở phần này. Điều khiển cũng có thể được phân bố
ở tất cả các người sử dụng. Khi này ta có loại giao thức ấn định theo yêu cầu phân bố.
Thí dụ về giao thức này là giao thức bus chuyển thẻ (Token Bus) sẽ được xét ở phần
này.

43
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Dò hỏi cuộc gọi quay vòng

Có lẽ giao thức dò hỏi cuộc gọi quay vòng là giao thức dò hỏi thông thường
nhất. Bộ điều khiển trung tâm dò hỏi từng người sử dụng theo trình tự được quy định
trước. Trong mỗi chuỗi dò hỏi, mỗi người sử dụng chỉ được hỏi một lần. Khi một
người sử dụng nhận được bản tin dò hỏi từ bộ điều khiển trung tâm, nó hoặc thông
báo không có thông tin cần phát hoặc nó phát đi tất cả các bản tin đã được lưu ở bộ
đệm của mình. Sau khi đã phát hết bản tin cuối cùng, người sử dụng phát bản tin "sẵn
sàng" đến bộ điều khiển trung tâm. Khi nhận được bản tin này bộ điều khiển trung tâm
phát bản tin dò hỏi đến ngừơi sử dụng tiếp theo trong chuỗi dò hỏi.
Phần tin điều khiển trong giao thức dò hỏi cuộc gọi quay vòng bao gồm các
bản tin dò hỏi và các bản tin điều khiển để thông báo rằng người sử dụng không có
thông tin truyền hoặc đã kết thúc truyền. Phần tin điều khiển tăng nếu số người sử
dụng không có thông tin truyền tăng. Các giao thức dò hỏi tiên tiến hơn được nghiên
cứu để giảm bớt phần tin điều khiển (chẳng hạn giao thức dò hỏi Hub). Các giao thức
dò hỏi khác cũng cho phép những người sử dụng có nhiều lưu lượng đựơc hỏi nhiều
hơn trong một chuỗi dò hỏi.

Giao thức chuyển thẻ

Một trong thí dụ của giao thức này là giao thức Bus chuyển thẻ. Ở giao thức
này một số người sử dụng được kết nối đến cùng một Bus. Mỗi người sử dụng được
dành riêng một địa chỉ và các người sử dụng của Bus được sắp đặt theo chu chu trình
(nhờ vậy tạo nên một xuyến logic) bằng cách cho từng người biết địa chỉ của người
tiếp theo. Truyền dẫn đến một người sử dụng được thực hiện bằng cách gán địa chỉ
của người sử dụng này cho thông tin định phát. Người sử dụng nhận biết được địa chỉ
của mình và sẽ biết được rằng thông tin này đựơc phát cho mình.
Quyền của người sử dụng được phát phụ thuộc vào người sử dụng này có nhận
được phần tin điều khiển đặc biệt được gọi là thẻ (token) từ người đứng trước hay
không. Nếu một người sử dụng nhận được thẻ và có thông tin cần truyền, người này sẽ
phát thông tin này. Sau khi kết thúc, người sử dụng chuyển thẻ đến người tiếp theo.
Nếu người sử dụng không có gì để phát, người này sẽ phát thẻ ngay lập thức đến
người tiếp theo. Bây giờ người tiếp theo sẽ giữ thẻ và được phép phát.

2.6. CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP VA CHẠM (NGẪU NHIÊN)

Với các giao thức đa truy nhập va chạm, sẽ không có quá trình lập biểu truyền
dẫn. Điều này có nghiã rằng một người sử dụng sẵn sàng phát sẽ không biết chính xác
khi nào có thể phát mà không bị các người sử dụng khác gây nhiễu. Người sử dụng có
thể biết hoặc không biết các cuộc truyền dẫn đang xẩy ra (bằng cách thăm dò kênh).
Nhưng người này không thể biết chính xác về các người sử dụng sẵn sàng khác. Như
vậy nếu một số người sử dụng ở trạng thái sẵn sàng và cùng phát tại một thời điểm thì
tất cả các cuộc truyền dẫn này sẽ thất bại. Sự cố truyền dẫn có thể xẩy ra này làm cho
việc thực hiện thành công một cuộc truyền dẫn trở thành quá trình ngẫu nhiên. Giao
thức truy nhập ngẫu nhiên phải phân giải được va chạm xẩy ra khi vài người sử dụng
cùng phát.

44
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Ta có thể chia các giao thức đa truy nhập va chạm thành hai nhóm, các giao
thức truy nhập ngẫu nhiên lặp và các giao thức truy nhập ngẫu nhiên dành trước. Với
các giao thức thứ nhất, truyền dẫn của mọi người sử dụng xẩy ra giống như đã trình
bầy ở trên. Với mọi cuộc truyền dẫn này đều có thể xảy ra va chạm. Với giao thức thứ
hai chỉ ở cuộc truyền dẫn thứ nhất người sử dụng không biết cách tránh va chạm với
các ngừơi sử dụng khác. Tuy nhiên một khi người sử dụng đã kết thúc thành công
cuộc truyền dẫn thứ nhất của mình (khi ngừơi sử dụng đã truy nhập được vào mạng)
thì các cuộc truyền dẫn tiếp theo sẽ được lập biểu một cách trật tự để không thể xẩy ra
va chạm. Như vậy sau khi truyền dẫn thành công, một phần dung lượng của kênh sẽ
được phân bổ cho người sử dụng và các người sử dụng khác sẽ kiềm chế không sử
dụng dung lượng này. Người sử dụng sẽ mất dung lượng được cấp phát nếu anh ta
không có thông tin cần truyền.

2.6.1. Các giao thức truy nhập ngẫu nhiên lặp

Tại khởi đầu của mỗi cuộc truyền dẫn, người sử dụng không biết các người sử
dụng khác cũng sẽ truyền hay không. Vì thế va chạm sẽ xẩy ra nếu hai hay nhiều
người sử dụng cùng truyền một lúc. Nếu các ngừơi sử dụng cũng không có khả năng
phát hiện một cuộc truyền dẫn đang xẩy ra, thì va chạm cũng sẽ xẩy ra nếu một ngừơi
sử dụng mới bắt đầu một cuộc truyền dẫn trong khi một ngừơi sử dụng khác đã bận.
Nếu môt ngừơi sử dụng cảm nhận thấy một cuộc truyền dẫn đang xẩy ra, nó có thể
hoãn lại cuộc truyên dẫn của mình cho đến khi kênh rỗi. Khi này va chạm chỉ có thể
xẩy ra khi hai hay nhiều ngừơi sử dụng cùng bắt đầu phát tại một thời điểm.
Phần này sẽ trình bầy các giao thức truy nhập ngẫu nhiên lặp sau: ALOHA
thuần tuý (p-ALOHA), ALOHA chia khe (s-ALOHA), đa truy nhập cảm nhận sóng
mang (CSMA; Carrier Sense Multiple Access), đa truy nhập cảm nhận cấm (Inhibit
Sense Multiple Access) và thuật toán ngăn xếp. Với các giao thức CSMA và ISMA,
người sử dụng thăm dò kênh trước khi phát (và hoãn lại nếu cần thiết). Với các giao
thức khác, người sử dụng không biết đến các cuộc truyền dẫn đang được tiến hành.

ALOHA thuần tuý (p-ALOHA)

Giao thức ALOHA thuần tuý được gọi theo cái tên hệ thống ALOHA: một
mạng vô tuyến gói được phát triển bởi trường đại học Hawaii và được đưa vào khai
thác năm 1970. Giao thức đa truy nhập sử dụng ở hệ thống này là giao thức đầu tiên
của loại này và được gọi là giao thức ALOHA. Sau này các phương án khác nhau của
giao thức ALOHA được nghiên cứu và giao thức đầu tiên được gọi lại là ALOHA
thuần tuý (p-ALOHA).
Giao thức p-ALOHA là giao thức tập trung. Một số người sử dụng có thể phát
đến một trạm gốc ở đường lên và thu từ trạm gốc ở kênh đường xuống có băng tần
khác. Ngay sau khi một người sử dụng có gói cần truyền người này sẽ phát gói này
trên kênh đường lên. Nếu không có người sử dụng khác phát, trạm gốc sẽ nhận được
thông tin đúng và phát gói công nhận trên kênh đường xuống. Khi thu được công nhận
ngừơi sử dụng biết rằng cuộc truyền dẫn của mình đã thàh công.
Nếu hai hay nhiều người sử dụng cùng phát đồng thời, va chạm sẽ xẩy ra. Trạm
gốc nhận ra được sự cố này vì thu được một cuộc truyền dẫn va chạm và sẽ không

45
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phát công nhận. Khi một người sử dụng không nhận được công nhận, nó cho rằng
truyền dẫn của mình bị va chạm và sẽ phải phát lại. Sẽ không thực hiện phát lại đơn
giản sau một khoảng thời gian cố định vì hai người sử dụng đã phát ở cùng một thời
điểm và sẽ cùng nhận ra sự va chạm ở cùng thời điểm và vì thế nếu phát lại ở cùng
thời điểm sẽ dẫn đến một va chạm mới. Để tránh được tình trạng này, một người sử
dụng khi bị va chạm sẽ đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi phát lại.
Hình 2.3 cho thấy hai đầu cuối phát trên kênh đường lên. Tại t=t0 người sử
dụng 1 tạo ra một gói và phát ngay lập tức.
Khởi đầu cuả gói này sẽ đến trạm gốc sau khoảng thời gian trễ truyền sóng t p1.
Vì không có cuộc truyền dẫn nào khác nên cuộc truyền dẫn này thành công. Tại t=t1
người sử dụng 2 tạo và phát đi một gói. Khởi đầu của gói này sẽ đến trạm gốc sau
khỏang thời gian trễ truyền sóng tp2. Thông thường tp1 và tp2 khác nhau vì vị trí không
gian của các ngừơi sử dụng khác nhau, giả sử ở đây tp2>tp1.
Truyền dẫn gói 1 của người sử dụng 2 sẽ va chạm với gói 2 của người sử dụng
1. Gói của người sử dụng một sẽ được lập biểu lại dể phát lại sau một khoảng thời
gian ngẫu nhiên muộn hơn tr1 và gói của người sử dụng 2 được lập biểu lại sau khoảng
thời gian ngẫu nhiên tr2. Trong trường hợp này cả hai gói được truyền dẫn thành công.
Đôi khi giao thức p-ALOHA được trình bầy hơi khác. Thay cho việc đợi công nhận
tường minh từ trạm gốc, người sử dụng phát gói sẽ "nghe" ngóng kênh để xem có xẩy
ra bất kỳ cuộc truyền dẫn nào khác
t r2

t r1 Gãi 1
Ng-êi sö dông 2 Gãi 1 (LËp biÓu l¹i)

Gãi 2
Ng-êi sö dông 1 Gãi 1 Gãi 2 (lËp biÓu l¹i)

TruyÒn TruyÒn TruyÒn


Tr¹m gèc thµnh c«ng
V a ch¹m V a ch¹m
thµnh c«ng thµnh c«ng

t 0 t0+tp1 t 1 t 1+tp2 Thêi gian


Hình 2.3. Truyền dẫn thành công và va chạm ở p-ALOHA

trong khi người sử dụng này phát hay không. Nếu có một cuộc truyền dẫn khác thì cần
phải phát lại. Phát lại sẽ được trễ một khoảng thời gian ngẫu nhiên.
Giao thức tựa ALOHA này có thể hoàn toàn phân bố vì nó không dựa trên việc
trạm gốc có kiểm tra việc xẩy ra va chạm hay không.
Giả sử rằng quá trình đến của các gói mới được trình bầy bằng phân bố
Poission. Giả thiết này đúng đối với các ngừơi sử dụng không tương quan trong mạng.
Giả thiết này có nghĩa rằng xác suất nhận được m bản tin đến trong khoảng thời gian
, P(m), được xác định như sau:

P (m ) 
 e  
m
m 0 (2.1)

m!

trong đó  là tốc độ đến trung bình của gói và  là thời gian của gói.

46
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Do va chạm một số bản tin không được truyền thành công. Vì thế ta định nghĩa
quá trình đến kết hợp cuả các gói mới có tốc độ là  và phát lại ở tốc độ là r. Ta ký
hiệu tổng tốc độ đến của lưu lượng là t, khi này ta có t=+r và quá trình này cũng
được mô hình hoá bởi phân bố Poisson. Hoạt động của truyền dẫn gói được cho ở
hình 2.4.

C¸c gãi
 t thµnh c«ng
Kªnh

Ps  t
 r =  t (1-P)

C¸c ph¸t l¹i

Hình 2.4. Hoạt động ở một hệ thống ALOHA

Một người sử dụng có thể phát bản tin thành công chừng nào không có người
sử dụng khác đã bắt đầu phát trong khoảng thời gian  gói trước đó và bắt đầu phát
trong khoảng thời gian  gói tiếp theo. Như vậy mỗi gói cần một khoảng thời gian là
2.
Giả sử Ps là xác suất mà một gói đựơc truyền dẫn thành công. Nghiã là bản tin
này không va chạm với bất kỳ bản tin nào khác. Ta có thể tính Ps bằng cách tìm xác
suất không có bản tin nào khác được phát trong khoảng thời gian 2, điều này tương
ứng với m=0 ở công thức (2.1). Coi răng lưu lượng phân bố Poisson, ta có thể thay
thế tổng lưu lượng t và khoảng thời gian 2 vào (2.4) để tính toán Ps=Pt(m=0) như
sau:

(2 t ) 0 e 2  t
Ps  Pt (m  0)   e  2  t (2.2)
0!

Có thể xác định xác suất các gói thành công như là tỷ số giữa tốc độ đến mới 
với tổng tốc độ đến t:


Ps  (2.3)
t

Kết hợp (2.2) và (2.3) ta được:

   t e 2  t (2.4)

47
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Định nghĩa thông lượng chuẩn hoá S là số gói truyền không thất bại trong thời
gian một gói như sau:

S= (2.5)
và tổng lưu lượng là số gói được truyền trong thời gian một gói:

G=t (2.6)

Phương trình (2.6) được vẽ ở hình 2.5. Giá trj cực đại cso thể có cho thông
lượng S là e/2=0,18 tương ứng với tổng lưu lượng G=0,5. Có nghĩa là đối với
ALOHA thuần tuý khoảng 18% dụng lượng khả dụng được sử dụng. Trong thực tế hệ
thống làm việc thấp hơn nhiều so với dung lựơng của nó để có thể đạt được sự ổn
định hệ thống.

1,0
Th«ng l-îng chuÈn ho¸, S

0,8

0,6

A LOHA
chia khe
0,4

0,2
A LOHA
thuÇn tuý
0
0,01 0,1 0,5 1,0 10
Tæng l-u l-îng chuÈn ho¸, G

Hình 2.5. Thông lượng chuẩn hoá cho các hệ thống ALOHA

ALOHA chia khe (s-ALOHA)

p-ALOHA rất đơn giản nhưng có thông lượng kênh rất thấp, chỉ 18%. Nguyên
do chính của điều mày là vì xác suất bị ngắt của một cuộc truyền dẫn của người sử
dụng do các cuộc truyền dẫn khác khá lớn nếu lưu lượng trên kênh tăng. Từ hình 2.6
ta thấy rằng người sử dụng 1 bắt đầu phát tại t=t0. Coi rằng truyền dẫn mất T giây, vì
thế truyền dẫn của người sử dụng 1 kết thúc tại t=t0+T. Từ hình vẽ ta cũng thấy rằng
truyền dẫn của một người sử dụng khác khởi đầu ở một thời điểm bất kỳ trong khoảng
t0 trừ t0+T sẽ va chạm với người sử dụng 1 (được đánh dấu bằng vùng tô đậm ở hình
2.6).

48
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

C¸c ng-êi sö
dông kh¸c

Ng-êi sö dông 1

t -T t0 t 0+T t0 +2T
0

Hình 2.6. Khoảng thời gian dễ bị tổn thương cho cuộc truyền dẫn sử dụng p-
ALOHA

Do sự truyền dẫn của người sử dụng 1, khoảng thời gian 2T (hai lần thời gian truyền
dẫn) dễ bị tổn thương. Lưu ý ta coi rằng trễ truyền lan không đáng kể so với thời gian
cần thiết để truyền dẫn một gói (T). Một cách để cải thiện hiệu năng truyền dẫn của p-
ALOHA là cố gắng làm cho khoảng thời gian dễ bị tổn thương naỳ nhỏ hơn. Có thể
thực hiện đựơc điều này bằng cách chia trục thời gian truyền dẫn thành các khe thời
gian và yêu cầu người sử dụng chỉ được phép khởi đầu truyền dẫn ở khởi đầu của khe
thời gian này.
Hình 2.7 cho thấy điều gì sẽ xẩy ra nếu người sử dụng 1 tạo ra một gói (đánh
dấu bởi vạch tô đậm) giữa thời gian 0 và T.

C¸c ng-êi sö dông


kh¸c

Ng-êi sö dông 1

0 T 2T 3T

Hình 2.7. Khoảng thời gian dễ bị tổn thương cho một cuộc truyền dẫn sử dụng
giao thức s-ALOHA

Việc truyền dẫn của gói này bị trễ đến t=T (đánh dấu bởi mũi tên trước gói) và
chỉ có các người sử dụng tạo gói trong khoảng thời gian từ 0 đến T là sẽ phát tại t=T
và sẽ va chạm với người sử dụng 1. Các người sử dụng tao ra gói sau thời gian t=T sẽ
không phát cho đến t=2T và vì thế không va chạm với người sử dụng 1. Chu kỳ
truyền dẫn dễ bị tổn thương bây giờ chỉ còn là T, tức là một nửa so với p-ALOHA.
Điều này cho phép tăng gấp đôi thông lượng kênh tới 36%. Giao thức nhận được
trong trường hợp này là giao thức ALOHA chia khe, s-ALOHA.
Người sử dụng chỉ có thể bắt đầu phát bản tin tại khởi đầu của một khe
thời gian. Giả thiết rằng tất cả các ngừơi sử dụng đều được đồng bộ chính xác sao cho
quy định khe thơi gian giống nhau cho toàn bộ mạng.

49
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một ngừơi sử dụng có thể phát thành công khi không có ngừơi sử dụng
khác phát trong khoảng thời gian  của gói. Kết hợp các ptr.(2.1) và (2.2) ta được xác
suất một bản tin thành công ở hệ thống ALOHA chia khe như sau:

Ps  e   t (2.7)

Tốc độ đến của gói và thông lượng được xác định như sau:

   t e   t (2.8)
S  Ge  G (2.9)

Thông lượng cực đại của sơ đồ ALOHA chia khe là 1/e hay vào khoảng 36%
của dung lượng khả dụng và thông lượng này nhận được khi G=1. Dung lượng của hệ
thống ALOHA chia khe gấp đôi dung lượng của hệ thống ALOHA thuần tuý. Hình
2.5 cho thấy quan hệ giữa thông lượng chuẩn hoá và tổng lưu lượng đối với các hệ
thống ALOHA thuần tuý và chia khe.
Cả hệ thống ALOHA thuần tuý và chia khe đều nhậy cảm với sự bất ổn định
khi tải lưu lượng cao. Khi tải lưu lượng tăng, xác suất va chạm tăng và dần dần dẫn
đến không gói nào có thể được truyền thành công.
Hệ thống ALOHA chia khe được sử dụng trong các hệ thống thông tin di đông
tổ ong GSM của Châu ÂU để đảm bảo sự truy nhập ban đầu của các MS đến các BS.
Điều đáng ngạc nhiên là các hiệu ứng truyền sóng ở vô tuyến di động có hại cho khả
năng chống lỗi lại tăng cường đáng kể dung lượng của ALOHA chia khe. Hiệu ứng
quan trọng nhất nhất là truyền sóng đa đừơng. Hiệu ứng này xẩy ra do sự tán xạ và trễ
truyền sóng khác nhau cuả các tia tán xạ. Các tín hiệu tán xạ có thời gian gần giống
nhau trễ có phân bố Rayleigh. Tín hiệu tổng hợp là tổng của các tín hiệu phân bố
Rayleigh với các thời gian trễ truyền sóng khác nhau và tín hiệu này mang tính chọn
lọc tần số. Ảnh hưởng truyền sóng quan trọng thứ hai là hiện tượng gần xa1. Nó thể
hiện ở việc mức công suất cuả các tín hiệu thu được tại BS khác nhau đối với các MS
nằm ở các vi trí khác nhau trong ô. Kết hợp cả hai hiệu ứng này cho ta một ảnh hưởng
có lợi lên dung lượng của ALOHA chia khe. Ở sơ đồ ALOHA chia khe tiêu chuẩn ta
coi rằng mức công suất của tín hiệu thu được ở BS (W) là như nhau. Vì thế khi xẩy
ra va chạm, tín hiệu thu ở BS sẽ bị nhiễu giao thoa lớn tại mức công suất ít nhất là W.
Vì thế mọi va chạm sẽ dẫn đến phá huỷ tất cả các bản tin liên quan và cũng buộc phải
được phát lại.
Mặt khác ở các mạng thông tin di động tổ ong, một tin hiệu thu được ở BS có
thể lớn hơn nhiều so với các tín hiệu khác di đến từ các ngừơi sử dụng ở xa hơn. Nếu
tổng nhiễu của các tín hiệu khác yếu, BS có thể thu thành công tín mạnh nhất này.
Việc thu thành công khi có mặt các tín hiệu gây nhiễu khác được gọi là bắt (Capturre).
Hiệu ứng bắt làm tăng dung lượng hệ thống so với ALOHA tiêu chuẩn, vì một
tín hiệu có thể được thu thành công thậm chí cả khi xẩy ra va chạm.
Giả sử rằng mức công suất của tín hiệu hữu ích là W và tổng mức nhiễu là I.
Bắt sẽ xẩy ra khi công suất tín hiệu cao hơn mức tổng nhiễu I một ngữơng là R0.

50
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

W
 R0 (2.10)
I

Giả thiết rằng giao thức ALOHA chia khe, môi trường phađinh Rayleigh và
hiệu ứng gần xa được biểu diễn như sau:


 r 
W   2    5,5 (2.11)
 rmax 
trong đó W là công suất tín hiệu trung bình, r là khoảng cách từ MS đến BS, rmax là
khoảng cách cực đại cuả MS và  là thông số mô tả suy hao tín hiệu theo khoảng
cách. Các đường cong thông lượng được cho ở hình 2.8.
Th«ng l-îng chuÈn ho¸, S

1,0 R 0 =0dB

0,8
3,0dB

0,6
6,0dB

0,4
12,0dB
0,2
30,0dB
(kh«ng b¾t; ALOHA
0 40,0dB= ¥ chia khe tiªu chuÈn)
0,0 2 4 6
Tæng l-u l-îng chuÈn ho¸, G

Hình 2.8. Các đường cong thông lượng cho các ngưỡng bắt khác nhau

Giao thức đa truy nhập cảm nhận sóng mang (CSMA)

Ta có thể chia giao thức giao thức đa truy nhập cảm nhận sóng mang (CSMA:
Carrier Sense Multiple Access) thành hai loại giao thức con: giao thức CSMA không
liên tục (Nonpersistent CSMA) và giao thức CSMA liên tục với xác suất p (p-
persistent CSMA).
Ở các giao thức CSMA không liên tục, một người sử dụng khi có gói cần
truyền trước hết "nghe" để cảm nhận kênh xem kênh này có đang được sử dung cho
để truyền dẫn cho các người sử dụng khác hay không. Nếu cảm nhận là kênh rỗi,
người này sẽ phát; ngược lại người này sử dụng này sẽ đợi một khoảng thời gian ngẫu
nhiên sau đó thử lại. Thoạt nhìn ta có cả tưởng rằng giao thức này cho phép hoàn toàn
tránh được sự va chạm, tuy nhiên do trễ truyền lan giữa các người sử dụng, có thể xẩy
ra rằng một người sử dụng cảm thấy kênh rỗi và bắt đầu phát trong khi đang xẩy ra
truyền dẫn cuả người sử dụng khác. Hình 2.9 cho thấy cuộc truyền dẫn của người sử

51
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dụng 1 bắt đầu tại t=t0. Với trễ truyền lan giữa người sử dụng 1 và 2 là tp, người sử
dụng 2 sẽ cảm nhận kênh rỗi trong
Ng-êi sö dông 1

Ng-êi sö dông 2

t0 t0+t p
Thêi gian

Hình 2.9. Va chạm ở CSMA do trễ truyền lan

khỏang thời gian giữa t0 và t0+ tp. Vì thế nếu người sử dụng 2 tạo ra gói trong khoảng
thời gian này thì sẽ xẩy ra va chạm truyền dẫn.
Nếu không có gói công nhận từ phía trạm thu thì người sử dụng hiểu rằng đã có
va chạm. Khi phát hiện ra va chạm, gói được định thời phát lại trong khoảng thời gian
ngẫu nhiên muộn hơn.
Trường hợp đặc biệt của các giao thức CSMA thường xuyên với xác suất p (p-
persistent CSMA) là CSMA thường xuyên với xác suất 1 (1-persistent CSMA). Giao
thức này cũng giống như giao thức CSMA không liên tục, chỉ khác ở chỗ khi một
người sử dụng cảm thấy kênh bận thì truyền dẫn sẽ không được lập biểu lại ở khoảng
thời gian ngẫu nhiên muộn hơn mà người sử dụng này tiếp tục thăm dò kênh này cho
đến khi kênh trở nên rỗi và sau đó ngay lập tức phát đi gói của mình.
Kết quả là tất cả các người sử dụng đã sẵn sàng trong khi kênh truyền
dẫn bị bận sẽ phát ngay khi kênh này hết bận, điều này dẫn đến xác suất va chạm ở
cuối một cuộc truyền dẫn thành công rất cao.
Để tránh được va chạm của các gói tích luỹ khi kênh đang bận, ta có thể
ngẫu nhiên hoá khởi đầu thời gian truyền dẫn của các gói tích luỹ. Để thực hiện điều
này ta cho phép các người sử dụng có gói cần truyền trong thời gian kênh bận được
phép phát ngay khi kênh rỗi với xác suất p hoặc hoãn lại cuộc truyền của mình trong
khoảng thời gian t với xác suất 1-p (t là trễ truyền lan cực đại giữa hai người bất kỳ
trong hệ thống). Sau t giây, đầu cuối bị hoãn sẽ lại thăm dò kênh và áp dụng cùng
thuật toán như trên.
Với giao thức CSMA thường xuyên xác suất p, người sử dụng sẽ không
biết được va chạm sau khi toàn bộ gói được truyền. Lý do là vì công nhận chỉ được
phát từ phía người nhận sau khi toàn bộ gói đã được phát. Vì va chạm chỉ có thể xẩy
ra trong khoảng thời gian trễ truyền lan sau khi bắt đầu truyền dẫn, nên sẽ làm lãng
phí thời gian cho việc truyền thêm các gói nếu xẩy ra va chạm trong khoảng thời gian
này. Chính vì lý do này giao thức CSMA với phát hiện va chạm CSMA-CD (CD:
Collision Detect) đã được phát triển. Với các giao thức này, người sử dụng duy trì
giám kênh trong khi đang phát. Nếu phát hiện thấy va chạm, người sử dụng huỷ bỏ
ngay truyền dẫn và vì thế tiết kiệm được thời gian. Giao thức CSMA-CD liên tục với
xác suất 1 được sử dụng rộng rãi trong các mạng máy tính và tuân theo tiêu chuẩn
IEEE 802.2.

52
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CSMA/CA

Tồn tại hai cơ chế cảm nhận sóng amng:


 Cảm nhận sóng mang vật lý:
 Cảm nhận sự khả dụng tần số phụ thuộc vào lớp vật lý
 Cảm nhận sóng mang ảo:
 Cảm nhận sóng mang logic tại lớp MAC
 Mọi gói thông báo thời gian chiếm dụng kênh truyền dẫn hiện thời:
NAV (Netwwork Allocation Vector: vectơ ấn đinh mạng)
 Tất cả các trạm giám sát kênh này bằng các đọc tiêu đề MAC chứa
NAV. Tất cả các trạm gửi ngược (Back off) NAV vài s trước khi tranh
chấp cuộc truyền tiếp theo.
Khi một trạm muốn phát một khung số liệu, nó cần nghe kênh trước khi phát (hình
2.10):
 Nếu không thấy có ai phát trong một chu kỳ DIFS (Distributed Interframe
Spacing: phân cách phân bố giữa các khung), nó phát khung ngay lập tức
 Nếu môi trường bị bận, nó tiếp tục nghe cho đến khi môi trường rỗi. Nếu môi
trường khả dụng, nó trễ thêm một khoảng thời gian trước khi truyền. Khoảng
thời gian Tback-off

Tback-off
DIFS DIFS

Môi trường bận Khung

t
Hình 2.10. Quá trình nghe kênh để tranh chấp kênh.

Trong cảm cảm nhận sóng mang ảo:


 Trạm tranh chấp được kênh sẽ phát khung đơn hướng (Unicast Frame) chỉ
thị thời gian truyền dẫn bao gồm cả ACK
 Các trạm giám sát khác cảm nhận môi trường sau NAV và một khoảng trễ
DIFS (Distributed Inter Frame Space: khoảng cách giữa các khung phân bố)

Hình 2.11. cho thấy quá trình phát của một trạm chiếm được kênh

53
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

DIFTS

Unicast Frame chứa NAV


Trạm phát
SIFS

ACK
DIFS
Chỉ thị thời gian trong NAV
Data

Trễ truy nhập môi trường

Để tránh va chạm (CA: Collision Avoid) và che khuất các khung RTS
(Request to Send: yêu cầu phát) và CTS (Clear to Send: thông qua gửi) được sử dụng
cho các gói đơn hướng:

 Trạm phát phát RTS (Request to Send) với thông số dành trước sau khi đợi
một khoảng thời gian bằng DIFS. Khung RTS chỉ thị thời gian cần thiết để
để phát khung và công nhận (ACK)
 Trạm thu công nhận bằng CTS (Clear to Send) sau khoảng thời gian SIFS
(nếu nó sẵn sàng thu) (SIFS : Short Inter Frame Spacing : phân cách ngắn
giưã các khung)
 Trạm phát gửi số liệu ngay lập tức và trạm thu công nhận bằng ACK

Hình 12 cho thấy sử dụng các khung RTS và CTS để tránh va chạm.

DIFS
RTS Số liệu
Trạm phát
SIFS SIFS SIFS
CTS ACK
Trạm thu

NAV (RTS) DIFS


NAV (CTS) Số liệu
Các trạm
khác t
Trễ truy nhập Tranh chấp

Hình 2.12. Sử dụng các khung RTS và CTS để tránh va chạm

Trong môi trường vô tuyến có thể xẩy ra hiện tượng các đầu cuối bị che khuất, Hình
2.13a cho thấy hiện tượng này:

 A phát đến B nhưng C không thu (không cảm nhận) được A


 C muốn phát đến B, C cảm nhận sai rằng môi trường rỗi
 Xẩy ra và chạm tại B, A không thu được va chạm (không phát hiện được va
chạm)

54
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong trường hợp này A bị che khuất đối với C.

A B C
RTS RTS

CTS CTS
A B C
Hình 2.13. Hiện tượng che khuất và khắc phục nhờ CTS

Trêb hình 2.13b ta thấy hiện tượng che khuất được kkác phục nhờ khung CTS:
1. A và C muốn phát đến B
2. A phát RTS trước
3. C đợi sau khi thu được CTS từ B và chờ một khoảng thời gian NAV
(chứa trong CTS)

Đa truy nhập cảm nhận cấm (ISMA)

Với các giao thức CSMA mỗi người sử dụng phải có khả năng phát hiện (cảm
nhận) các cuộc truyền dẫn của các người sử dụng khác. Tuy nhiên, đặc biệt ở các kênh
vô tuyến, thực hiện điều này có thể rất khó vì ở các kênh này dễ xẩy ra việc hai người
sử dụng bị các toà nhà hoặc các vật chắn che khuất nhau. Để giải quyết vấn đề này
giao thức đa truy nhập cảm nhận cấm ISMA (Inhibit Sense Multiple Access) hay còn
gọi là giao thức đa truy nhập tone bận BTMA (Busy Tone Multiple Access) được đề
suất.
ISMA giống như CSMA chỉ khác ở cách thức mà các người sử dụng phát hiện
việc kênh truyền dẫn đang được các người sử dụng khác sử dụng. Ở CSMA việc cảm
nhận được thực hiện bằng nghe ngóng kênh mà ở đó các người sử dụng thực hiện
truyền dẫn. Ở ISMA có một trạm gốc phát đi tín hiệu bận/rỗi ở một kênh riêng để chỉ
ra sự có hoặc không truyền dẫn của môt trong số các người sử dụng. Kênh mà ở đó
các người sử dụng phát đến trạm gốc được gọi là kênh trong (Inbound), kênh mà ở đó
người trạm gốc phát quảng bá đến các người sử dụng được gọi là kênh ngoài
(Outbound). Nếu truyền dẫn kết thúc, trạm gốc sẽ phát đi một tín hiệu rỗi. Khi này nếu
hai người sử dụng bị che khuất lẫn nhau nhưng vẫn nhìn thấy trạm gốc, thì họ sẽ có
khả năng phát hiện được người sử dụng kia có truyền hay không.
Tương tự như các giao thức CSMA, có thể chia các giao thức ISMA thành các
giao thức ISMA không liên tục và các giao thức ISMA liên tục với xác suất p. Vì các
giao thức ISMA cơ bản không khác với CSMA, nên chúng ta sẽ không phân tích sâu
thêm về đa thức này.

Thuật toán ngăn xếp

Thuật toán ngăn xếp được phát triển bởi Tsybakov. Thuật toán ngăn xếp sử
dụng khái niệm hồi tiếp. Khái niệm này phát biểu rằng hồi tiếp thêm thông tin từ máy

55
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thu chung đến các máy phát va chạm sẽ cho phép điều phối việc truy nhập theo trình
tự tốt hơn, nhờ vậy giảm rủi do va chạm lặp và vì thế tăng xác suất truyền dẫn gói
thành công. Các gói bị phá huỷ khi va chạm được chia thành hai mức của một ngăn
xếp ảo. Các gói ở một mức được truyền ngay lập tức. Các gói của mức khác phải đợi
đến khi các gói trên (cộng mọi gói vừa được khởi tạo) được truyền thành công.
Thuật toán ngăn xếp có một số thuộc tính rất đặc biệt như: thực hiện đơn giản,
thông lượng khá cao (khoảng 0,4) và trễ nhỏ vì cường độ lưu lượng phục vụ nhỏ. Một
số thuật toán hồi tiếp đã được nghiên cứu phát triển như: hồi tiếp rỗi/thành công/sự cố,
hồi tiếp xung đột/không xung đột, hồi tiếp rỗi/ truyền dẫn.

2.6.2. Đa truy nhập với dành trước

Nếu một người sử dụng có một dẫy gói cần truyền, truyền gói đầu tiên của dẫy
được thực hiện theo cách giống như các gói được truyền ở giao thức truy nhập ngẫu
nhiên. Khi truyền gói dầu tiên này người sử dụng không chắc chắn rằng cuộc truyền
này thành công, vì các người sử dụng khác cũng có thể truyền gói đầu tên cuả mình.
Vì thế thành công của truyền dẫn gói đầu tiên là một quá trình ngẫu nhiên.
Sự khác biệt giữa giao thức dành trước và giao thức ngẫu nhiên thuần tuý xẩy
ra khi một người sử dụng phát thành công gói đầu trong dẫy gói của mình. Khi này
một phần cố định của dung lượng kênh đựơc ấn định cho người sử dụng này để truyền
dẫn các gói còn lại. Người sử dụng này nhận được sự dành trước. Tấ cả các người sử
dụng đều hiểu các phần này của kênh được ấn định cho các người sử dụng dành trước.
Vì thế các cuộc truyền dẫn này của các người sử dụng sẽ xẩy ra không va chạm và
được lập biểu.
Khi một người sử dụng đã phát hết dẫy các gói, nó sẽ trả lại dung lượng được
ấn định (từ bỏ việc dành trước) để có thể sử dụng dung lượng này cho các người sử
dụng khác. Nếu người sử dụng cần truyền một hàng các gói mới, gói đầu tiên lại có
thể va chạm khi truy nhập kênh.
Có rất nhiều giao thức thuộc lọai giao thức truy nhập ngẫu nhiên với dành
trước. Có rất nhiều trong số các giao thức này (có lẽ là hầu hết) sử dụng s-ALOHA
làm phương pháp đa truy nhập để nhận được dành trước. Các giao thức này được gọi
là ALOHA dành trước hay r-ALOHA. Ba trong số các giao thức này sẽ được xét ở
phần này. Giao thức thứ tư được xét ở phần này cũng sử dụng ALOHA chia khe cho
truy nhập ngẫu nhiên nhưng có mục đích hới khác với các giao thức khác, nên được
xét riêng. Đây là giao thức đa truy nhập dành trước gói (PRMA: Packet Reservarion
Multiple Access).

ALOHA dành trước (r-ALOHA)

Vì các giao thức ALOHA dành trước sử dụng giao thức ALOHA chia
khe để nhận được sự dành trước, nên kênh là lọai chia khe. Việc truyền dẫn chỉ có thể
bắt đầu tại khởi đầu cuả một khe thời gian. Các khe thời gian này được đặt vào các
nhóm hay các khung, mỗi khung chứa cùng một số khe thời gian. Người sử dụng có
thể được ấn định một hay nhiều khe thời gian trong mỗi khung. Vì thế họ không phải

56
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tranh nhau kênh. Người sử dụng không có khe thời gian nào buộc phải tranh chấp để
được các khe thời gian rỗi bằng cách sử dụng giao thức ALOHA chia khe. Một số
phương pháp ấn định dành trước được nghiên cứu. Ba phương pháp sẽ được ở dưới
đây.
Giao thức thứ nhất do Robert nghĩ ra và nếu một người nào đó nói về giao thức
ALOHA dành trứơc thường người đó ngụ ý nói về giao thức này. Ở giao thức của
Robert, trục thời gian được chia thành các khung. Tuy nhiên việc phân chia các khung
vào các khe thời gian lại phụ thuộc vào trạng thái của hệ thống. Hệ thống có thể ở
trạng thái dành trước hoặc trạng thái ALOHA. Ở trạng thái dành trước, khung được
chia thành M+1 khe thời gian. M khe thời gian thứ nhất của khung được dành cho các
người sử dụng được dành trước. Mỗi người sử dụng được dành trước được ấn định
một hay nhiều khe thời gian trong số M khe thời gian. Khe thời gian cuối cùng được
chia thành V khe mini. Mỗi khe mini đủ lớn để người sử dụng có thể phát một gói yêu
cầu dành trước. Các khe mini ở khe này được truy nhập bởi các người sử dụng sử
dụng giao thức ALOHA chia khe. Như vậy một người sử dụng muốn nhận được dành
trước sẽ phát yêu cầu ở một trong số các khe mini. Khi truyền dẫn thành công ở một
khe mini, gói công nhận phát qủang bá sẽ thông báo điều này và cho các người sử
dụng khác về khe thời với toàn bộ độ rộng nào sẽ được ấn định cho người sử dụng này
cho đến khi có thông báo khác. Vì thế giao thức Robert thuộc loại sơ đồ dành trước
tường minh.
Không nhất thiết phải ấn định tất cả M thời gian cho các người sử dụng được
dành trước. Thậm chí có thể xẩy ra trường hợp là không có khe nào được ấn định vì
không có người sử dụng nào là được dành trước. Nếu điều này xẩy ra, hệ thống rơi
vào trạng thái ALOHA. Ở trạng thái này tất cả các khe thời trong một khung được
chia thành các khe mini để sử dụng cho các yêu cầu dành trước. Ngay khi một người
sử dụng phát thành công yêu cầu dành trước trong một khe mini, hệ thống chuyển vào
trạng thái dành trước và một khe với toàn bộ đọ rộng sẽ được ấn định cho ngừơi sử
dụng này.
Hình 2.14 cho thấy khung ở trạng thái dành trước và trạng thái ALOHA trong
ALOHA dành trước của Robert.

Hình 2.14. Trạng thái dành trước và trạng thái ALLOHA ở r-ALOHA của
Robert
Giao thức thứ hai được Crowther nghĩ ra. Giao thức này là một thí dụ về
phương pháp dành trước ẩn tàng. Ở phương pháp này mỗi khung được chia thành
cùng một số khe thời gian, mỗi khe thời gian đủ lớn để chứa hết nội dung của một gói.
Nếu người sử dụng có một dẫy các gói cần truyền, nó khởi đầu bằng cách phát gói đầu
tiên với sử dụng giao thức ALOHA chia khe. Nếu ở một khe thời gian nào đó gói đầu
tiên được phát thành công, người sử dụng sẽ nhận được sự dành trước đối với khe này
ở các khung sau. Người sử dụng sẽ giữ sự dành trước này cho đến khi phát hết dẫy.

57
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Như vậy các người sử dụng nhận được sự dành trước sẽ phát các gói của mình
bằng các ghép kênh theo thời gian (hình 2.15). Tại khe thứ ba của khung thứ nhất các
người sử dụng 1 và 2 phát gói đầu tiên của mình nên xẩy ra va chạm. Sử dụng
ALOHA chia khe, người sử dụng thử lại ở hai khe muộn hơn: khe đầu tiên của khung
thứ hai và thành công nên khe một của các khung tiếp theo được dành cho người sử
dụng này. Người sử dụng 2 phát lại gói đầu tiên của mình ở khe thứ ba của khung thứ
hai và lần này thành công, vì thế người này nhận được dành trước cho tất cả các khe
thứ ba tiếp theo.

Khung 1 Khung 2 Khung 3 Khung 4 Khung 5 Khung 6 Khung 7

1 2 1 2 1 3 2 1 3 1 3 1

Hình 2.15. ALOHA dành trước của Crowther

` Ở khe thứ hai của khung 4 người sử dụng 3 phát gói đầu tiên của mình và nhận
được dành trước cho khe này. Ở khung 5 người sử dụng 2 đã phát hết tất cả các khe
của mình nên nó mất dành trứơc.
Giao thức thứ ba và là giao thức r-ALOHA cuối cùng sẽ được xét ở đây do
Binder đề suất. Ở giao thức này mỗi khung có N khe thời gian đồng kích thước và
MN người sử dụng trong hệ thống. Mỗi người sử dụng được ấn định một vị trí khe
cố định (trong mỗi khung). Giao thức này cũng là một thí dụ về sơ đồ dành trước ẩn
tàng.
Tất nhiên có thể xẩy ra là người sở hữu khe không có thông tin để truyền và
khe rỗng. Một khe rỗng trong khung (có thể là khe không được ấn định hay một khe
ấn định nhưng người sở hữu để trống) là một thông báo cho tất cả các người sử dụng
rằng có khe cho tất cả các người sử dụng ở khung tiếp theo (mặc dù nó vẫn được ấn
định cho người sở hữu). Các khe rỗng (hoặc là các khe không được ấn định cho bất kỳ
người sử dụng nào hoặc là các khe đựơc ấn định nhưng hiện thời không được người sở
hữu sử dụng) được truy nhập bằng cách sử dụng giao thức ALOHA chia khe.
Nếu người sử dụng muốn lấy lại khe, người này chỉ cần đơn giản phát một gói
ở khe được dành trước của mình. Nếu một ngừơi sử dụng khác cũng muốn sử dụng
khe này, va chạm sẽ xẩy ra. Nếu không có người sử dụng khác phát, người sở hữu khe
sẽ ngay lập tức dành lại khe. Khi xẩy ra va chạm ở một khe đã được ấn định, tất cả các
người sử dụng không phải sở hữu khe này dừng phát ở khe này trong khung sau để
xem xem người sở hữu có muốn lấy lại khe hay không. Như vậy người sở hữu luôn
luôn phát thành công gói của mình trong hai khe thời gian.

Đa truy nhập dành trước gói (PRMA)

Cũng có thể coi rằng giao thức đa truy nhập dành trước gói thuộc các giao thức
đa truy nhập ALOHA dành trước nhưng có một tính chất làm cho giao thức này hơi
khác với các giao thức khác. PRMA chủ yếu tập trung lên phát tiếng vì thế vấn đề chủ
yếu của giao thức này là đặt ra một giới hạn trên của trễ gói để duy trì tiếng rõ trong

58
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

khi cho phép thỉnh thoảng mất gói. Ở các giao thức khác không được phép mất gói.
Có thể xếp PRMA vào loại giao thưc dành trước ẩn tàng.
Với giao thức PRMA, thời gian truyền dẫn lại cũng đựơc chia thành các khung
và mỗi khung đựơc chia thành số các khe thời gian như nhau. Thời gian khung được
chọn sao cho một ngừơi sử dụng khi tạo ra các gói sẽ tạo ra đúng một gói tiếng trên
một khung.
Người sử dụng tiếng có bộ phát hiện tích cực tiếng để phát hiện xem người sử
dụng này có tích cực hay không. Khi người sử dụng bắt đầu tạo ra các gói tiếng, các
gói này được lưu trong bộ đệm vào trước ra trước và người sử dụng này cố gắng phát
gói đầu tiên từ bộ đệm bằng cách sử dụng giao thức ALOHA chia khe. Nếu gói đầu
tiên này không truyền được trong khoảng thời gian 40 ms (bị lưu trong bộ nhớ lâu
hơn 40 ms), thì trễ lớn đến nỗi truyền dẫn không còn hữu ích nữa vì tiếng sẽ trở nên
không rõ ràng. Vì lý do này nên gói này sẽ bị loại ra khỏi bộ nhớ đệm và người sử
dụng cố gắng truyền dẫn gói thứ hai tiếp theo trong hàng (gói được tạo ra ở một
khung sau đó) bằng cách vẫn sử dụng giao thức ALOHA chia khe. Nếu gói này bị lưu
trong bộ nhớ đệm lâu hơn 40 ms, nó cũng bị loại và ngừơi sử dụng tìm cách truyền gói
tiếp theo. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi hoặc tất cả cac gói bị loại, hoặc một
cuộc truyền dẫn thành công.
Khi một cuộc truyền dẫn thành công, gói này bị loại khỏi bộ nhớ đệm và người
sử dụng nhận được sự dành trước khe thời gian để phát ở các khung sau. Người này
giữ sự dành trước này cho đến khi tất cả các gói được truyền hết từ bộ đệm.
Một người sử dụng có sự dành trước sẽ tạo và phát đúng một gói ở mỗi khung
vì thế các gói có trễ như nhau và bằng trễ truyền dẫn của gói thứ nhất.

2.6.3. Đa truy nhập ấn định theo yêu cầu (DAMA)

Sơ đồ đa truy nhập ấn đinh theo yêu cầu (DAMA) giống như sơ đồ r-ALOHA.
Điểm khác nhau duy nhất là r-ALOHA dựa trên TDMA còn DAMA dựa trên FDMA.
Cấu trúc chia kênh con cho sơ đồ DAMA được cho ở hình 2.16.

C¸c kªnh C¸c kªnh


yªu cÇu sè liÖu

Th©m nhËp Th©m nhËp Ên


ngÉu nhiªn kiÓu TÇn sè
ALOHA ®Þnh theo yªu
cÇu
B¨ng tÇn kh¶ dông

Hình 2.16. Phân chia kênh con ở hệ thống DAMA

Toàn bộ băng tần được chia thành Mr kênh yêu cầu và Mm kênh số liệu. Người
sử dụng có số liệu cần phát trước hết phát gói yêu cầu đến trạm HUB.
Truy nhập kênh yêu cầu được thực hiện theo sơ đồ ALOHA thuần khiết hoặc
chia khe. Sau khi nhận được ấn định kênh từ trạm HUB ngừơi sử dụng phát đi số liệu
của mình trên một trong số các kênh số liệu trên cơ sở FDMA. Giao thức cho mạng vệ
tinh di động MSAT-X của Mỹ để phục vụ truyền thoại và số liệu cho các vùng hẻo
lánh là một thí dụ về sơ đồ DAMA. Ở sơ đồ này độ rộng băng tần kênh vệ tinh được

59
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

chia thành M kênh, trong đó có Mr kênh dành trước, Mv kênh tiếng và Md kênh sôa
liệu. Như vậy M=Mr+Mv+Md. Có một trung tâm quản lý mạng (NMC) chịu trách
nhiệm quản lý mạng bao hàm cả việc ấn định kênh cho các đầu cuối. NMC định kỳ
đánh giá tốc độ đến của các cuộc gọi thoại và số liệu và từ đó tính ra số kênh số liệu,
thoại và dành trước để tối ưu hoá hiệu năng của mạng. Như vậy NMC có thể điều
hành động số lượng các kênh trên tuỳ theo lưu lượng phục vụ. Nhận dạng các kênh
trên được truyền quảng bá trên kênh trạng thái chung và tất cả các đầu cuối tích cực
trong mạng đều giám sát kênh này. Khi một đầu cuối có bản tin cần truyền, nó giám
sát kênh trạng thái để nhận được thông tin cập nhật về các kênh dành trước. Sau đó nó
phát yêu cầu trên một kênh dành trứơc đến NMC bằng giao thức ALOHA chia khe.
Yêu cầu bao gồm địa chỉ nơi phát và nơi nhận (cho cả số liệu và thoại) nếu là số liệu
thì có thêm cả độ dài của bản tin số liệu. Sau khi phát yêu cầu, đầu cuối di động đợi
bản tin ấn định kênh từ NMC. Khi được ấn định kênh, nó phát bản tin của mình. Nếu
không nhận được ấn định kênh trong khoảng thời gian đợi quy định, đầu cuối phát lại
yêu cầu sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên.
Nhờ sử dụng truy nhập ngẫu nhiên cho yêu cầu, sơ đồ DAMA có thể phục vụ
một khối lượng lớn các ngừơi sử dụng truyền số liệu dạng cụm.

2.7. CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP TRONG CDMA

Ở các hệ thống FDMA và TDMA các người sử dụng được phân cách với nhau
theo tần số và theo thời gian. Có thể coi kỹ thuật CDMA là kết hợp của FDMA và
TDMA. Ở CDMA truyền dẫn của các người sử dụng khác nhau chồng lấn cả ở tần số
và thời gian trong khi vẫn sử dụng toàn bộ đọ rộng băng tần. Các tính chất của CDMA
và ưu điểm của nó so với FDMA và TDMA đã được xét trong chương 1. Trong phần
này ta sẽ khảo sát cụ thể việc ứng dụng các giao thức truy nhập cho CDMA.
Ở các mạng trải phổ có thể sử dụng hiệu ứng bắt (Capture Effect) để tăng dung
lượng. Hiệu ứng bắt là khả năng cuả máy thu thu đúng một gói trong khi có mặt của
gói khác chồng lấn về mặt thời gian. Ở các mạng băng hẹp sự chồng lấn hai gói về
mặt thời gian với cùng công suất tín hiệu sẽ phá huỷ cả hai gói. Bắt có thể xẩy ra nếu
các gói có công suất tín hiệu khác hẳn nhau.
Ở các mạng truy nhập trải phổ ngẫu nhiên gói chồng lấn không nhất thiết dẫn
đến mất gói. Có thể thu được một gói đúng nếu một số gói trong số chúng chồng lấn
với nhau thậm chí ngay cả khi các gói sử dụng cùng một chuỗi mã. Khả năng bắt ở
các hệ thống trải phổ được coi là khả năng của máy thu thu một gói trong khi có mặt
các tín hiệu chồng lấn có cùng các chuỗi mã. Để thu được gói đầu tiên trong số các
gói, gói này phải đến máy thu sớm hơn các gói khác một số chip và nhiễu từ các gói
khác phải không quá cao.
Trải phổ cho phép phân biệt nhiều người sử dụng ở vùng mã. Tài nguyên của
kênh được chia sẻ bằng cách phát đi các mã trực giao khác nhau, các tín hiệu này
chồng lần về mặt thời gian mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Máy thu trải phổ có thể
phân biệt các gói đến từ các người sử dụng khác nhau trên cơ sở các chuỗi mã. Khả
năng này được gọi là khả năng đa truy nhập của trải phổ và được gọi là CDMA.
Các tính chất nêu trên làm cho điều chế trải phổ kết hợp với các sơ đồ truy
nhập ngẫu nhiên trở nên hấp dẫn đối với nhiều mạng vô tuyến gói có lưu lượng dạng
cụm và các đầu cuối di động. Các sơ đồ kết hợp này được gọi là CDMA ALOHA khi

60
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

các mã khác nhau được ấn định cho các đầu cuối hoặc ALOH trải phổ khi một mã
được ấn định cho tất cả các đầu cuối. Các quy tắc để chọn lựa chuỗi mã cho từng gói
được gọi là các giao thức trải phổ.
Tồn tại hai dạng CDMA: CDMA trên cơ sở nhảy tần (FH) và CDMA trên cơ
sở chuỗi trực tiếp (DS).
Hoạt động và hiệu năng cuả mạng CDMA ALOHA phụ thuộc vào việc truy
nhập các kênh được chọn và vào các giao thức truyền dẫn trải phổ. Tồn tại một số các
tính chất chung của DSSS và FHSS . Các tính chất này sẽ ảnh hưởng lên cách lựa
chọn các giao thức, chúng ta sẽ xét chúng ở phần dưới đây.

2.7.1. Các giao thức truyền dẫn trải phổ

Ở các giao thức này việc phân biệt các cuộc truyền dẫn của ngừơi sử dụng dựa
trên các chuỗi trải phổ được gọi là: các chữ ký (signatures) các chip chuỗi đối với các
hệ thống DS hay các mẫu nhẩy tần ở các hệ thống nhẩy tần.
Các tính chất như: đa truy nhập, bắt và đa đường truyền và các hiệu năng về
thông lượng mạng đều liên quan chặt chẽ với quy tắc ấn định chuỗi trải phổ. Trong
một hệ thống CDMA số các tín hiệu trực giao hay tựa trực giao được truyền dẫn đồng
thời để chia sẻ kênh chung. Tuy nhiên cũng như ở các hệ thống ALOHA băng hẹp, ở
các hệ thống trải phổ cũng có thể xẩy ra va chạm. Có hai nguyên nhân xẩy ra va chạm
ở các hệ thống này.
Va chạm sơ cấp xẩy ra khi hai hay nhiều người sử dụng đồng thời phát gói
bằng cùng một chuỗi trải phổ. Các gói bị va chạm này sẽ bị mất và phải được phát lại.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng ở CDMA hai gói va chạm và bị huỷ trong khi gói thứ
ba lại truyền dẫn thành công vì sử dụng chuỗi trải phổ khác. Đây là sự khác nhau căn
bản so với ALOHA băng hẹp. Ở ALOHA băng hẹp va chạm được coi là liên quan đến
các khe thời gian hay các máy thu, trong khi ở CDMA ALOHA va chạm được coi là
liên quan đến từng gói.
Va chạm thứ cấp ở CDMA ALOHA xẩy ra do nhiễu cao suất phát từ các mã
khác không hoàn toàn trực giao với mã trải phổ của tín hiệu mong muốn. Ta coi rằng
một máy thu đa truy nhập của trạm Hub có thể khôi phục lại một gói thu cho trước
nếu tại một thời điểm nhất định số ngừơi gây nhiễu đa truy nhập nhỏ hơn một giá trị
cho trước. Ta cũng coi rằng tất cả các người gây nhiễu này sử dụng các chuỗi trải phổ
khác với chuỗi trải phổ của gói được xét. Nêú số người gây nhiễu lớn hơn số cực đại
thì tất cả các gói điều bị hỏng.
Nếu xẩy ra một trong hai nguyên nhân nói trên gói sẽ bị mất.
Nhà thiết kế có thể chọn một trong các cách sau đây để ấn định chuôĩ trải phổ
cho các người sử dụng trong các hệ thống CDMA ALOHA.

Giao thức định hướng theo máy phát, máy thu

Mỗi cặp điểm nút được ấn định một chuỗi mã riêng. Có nghĩa rằng nếu đầu
cuỗi i có bản tin để phát cho đầu cuối j, nó sẽ sử dụng chuỗi mã ấn định cho cặp này,
được ký hiệu là Cij. Trong một mạng có N đầu cuối ta cần có N(N-1) chuỗi mã. Giao
thức này phù hợp cho thông tin điểm đến điểm. Để có thể thu thành công một chuỗi
trải phổ, máy thu cần biết chuỗi trải phổ này và giám sát nó ở thời điểm cần thiết.

61
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Giao thức trải phổ này có thể sử dụng với giao thức thâm nhậm ngẫu nhiên chỉ khi
máy thu luôn luôn có thể giám sát được tất cả các mã trải phổ của tất cả các máy đầu
cuối trong mạng. Ngược lại nếu maý thu chỉ có thể thu và giám sát một tín hiệu tại
một thời điểm, thì cần sử dụng các giao thức đa truy nhập trên cơ sở dành trước để
cho phép máy thu biết được chuỗi mã đối với máy phát muốn phát bản tin.
Giao thức định hướng theo máy phát, máy thu rõ ràng không phù hợp cho việc
truyền dẫn quảng bá vì máy phát không biết được nhận dạng máy thu.

Giao thức định hướng theo máy phát

Từng máy phát được ấn định một chuỗi mã riêng. Chẳng hạn đầu cuối i luôn
luôn sử dụng chuỗi mã Ci để phát không phụ thuộc vào nhận dạng của máy thu và
thời gian truyền dẫn. Đối với mạng có N mã, cần có N chuỗi mã. Máy thu trong hệ
thống phải giám sát tất cả các chuỗi trong hệ thống.
Có thể sử dụng giao thức này ở hệ thống phát quảng bá vì pháy phát không
cần thiết phải biết nhận dạng của máy thu. Có thể sử dụng giao thức này với các sơ
đồ truy nhập ngẫu nhiên cho các máy thu có thể giám sát tất cả các mã trong hệ thống.
Rõ ràng giao thức cho phép khả năng đa truy nhập nếu các máy thu được thực hiện
như là các máy thu đa truy nhập. Giao thức này phải được sử dụng với các sơ đồ đa
truy nhập với dành trước nếu các máy thu chỉ có thể giám sát một chuỗi mã tại một
thời điểm.
Ưu điểm của giao thức định hướng theo phát là các va chạm sơ cấp không xẩy
ra vì các máy phát khác nhau có các chuỗi mã khác nhau và các gói được phát từ các
máy phát khác nhau sẽ không va chạm thậm chí khi chúng được phát ở cùng một
thời điểm. Vì thế hệ thống này có khả năng bắt tốt Nghĩa là máy thu chỉ có thể thu
được một chuỗi mã ở một thời điểm, thì nó sẽ thu thành công gói thậm chí cả khi nó
chồng lấn lên một số các gói khác nếu như nhiễu nhiều người sử dụng của các gói
này không cao.
Nhược điểm của hệ thống này là máy thu phải tìm trên toàn bộ tập các chuỗi
trải phổ nếu các giao thức truy nhập ngẫu nhiên được sử dụng. Điều này có nghĩa
rằng các máy thu phải tạo được tất cả các chuỗi trải phổ trong hệ thống. Các máy thu
này phức tạp và có khả năng bắt đồng bộ (Acquisition) kém.
Nguồn lỗi chủ yếu với giao thức này là va chạm thứ cấp do nhiễu đa người sử
dụng (MAI: Multiuser Interference) gây ra.

Các giao thức định hướng theo máy thu

Mỗi máy thu được ấn định một mã riêng không phụ thuộc và nhận dạng của
máy phát. Điểm i luôn luôn giám sát chuỗi mã Ci. Nếu đầu cuối Cj muốn phát đến
đầu cuối i nó phải sử dụng mã Cj. Cần tổng số N chuỗi mã cho mạng có N đầu cuối.
Các giao thức định hướng theo máy thu không phù hợp cho phát quảng bá vì
các chuỗi mã liên quan đến nhận dạng của từng máy thu và cần các truyền dẫn riêng
cho từng máy thu. Ưu điểm của giao thức này là thời gian thu của máy thu nhanh
và truyền dẫn đồng thời của nhiểu đầu cuối đến các máy thu khác nhau trên cùng một

62
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

kênh. Tuy nhiên va chạm sơ cấp có thể xẩy ra nếu hai hay nhiều đầu cuối đồng thới
phát đến cùng một máy thu. Vì thế giao thức này có khả năng bắt kém.

Giao thức mã chung

Tất cả các đầu cuối được ấn định một chuỗi trải phổ chung. Mọi đầu cuối cùng
với bản tin cần truyền đến đầu cuối khác đều sử dụng mã này. Các đầu cuối thường
xuyên giám sát chuỗi chung này. Trong hệ thống chỉ cần một chuỗi mã.
Giao thức này thích hợp cho khai thác quảng bá vì tất cả các máy thu ở mọi
thời điểm đều điều chỉnh lên chuỗi mã chung. Sự phân biệt các gói đến được thực hiện
trên cơ sở sự khác biệt thời gian đến của các gói và các khoảng dịch thời giữa các
chuỗi thu. Nếu một hay nhiều gói được truyền đồng thời và có cùng thời gian trễ,
chúng sẽ bị mất vì va chạm sơ cấp.
So sánh với các giao thức khác, giao thức này cho phép thiết kế các đầu cuối
đơn giản hơn. Thay cho việc phải có các bộ lọc thích ứng khác nhau cho từng người
sử dụng, ta chỉ cần bộ bộ lọc để phát hiện tất các các tín hiệu trên một kênh đa truy
nhập. Việc đồng bộ ở mức chip có thể được thực hiện bằng tone hoa tiêu phát ngược
từ trạm Hub.
Các máy thu thích ứng được đề suất cho các hệ thống trải phổ để tăng dung
lượng và đơn giản việc đồng bộ. Máy thu này đòi hỏi một chuỗi hướng dẫn (được cả
máy phát và máy thu biết) để xác định chuỗi trải phổ và thông số kênh và cho phép
đồng bộ. Vì thế cần phải ấn định một chuỗi hướng dẫn cho chuỗi mã. Tất cả các giao
thức trải phổ đã xét đều có thể sử dụng cho máy thu thích ứng với điều kiện phải ấn
định một chuỗi hướng dẫn bổ sung cho từng chuỗi mã đối với từng giao thức. Các
chuỗi hướng dẫn được chọn đều có các thuộc tính tự tương quan tốt để đạt được việc
bắt đồng bộ nhanh và có các thuộc tính tương quan chéo tốt để giảm nhiều đa truy
nhập (MAI).
Khi số các đầu cuối tích cực tại một thời điểm cho trước nhỏ hơn nhiều so với
tổng số các đầu cuối trong mạng, số chuỗi mã ở các giao thức định hướng máy phát
có thể giảm. Có nghĩa là tổng số các chuỗi mã có thể ít hơn tổng số các đầu cuối trong
mạng. Các chuỗi mã này có thể chỉ được ấn định cho các đầu cuối tích cực hoặc một
chuỗi trên một nhóm.
Ở các hệ thống trải phổ do việc sử dụng các chuỗi trải phổ trong quá trình điều
chế và giải điều chế, nên cần đồng bộ hệ thống. Vì thế các hệ thống này đã chứa sẵn
khả năng hoạt động chia khe giống như được sử dụng ở các sơ đồ ALOHA chia khe.
Vì thế ALOHA chia khe thường được coi là giao thức truy nhập kênh kết hợp với
CDMA.
Hoạt động của ALOHA chia khe ở các hệ thống trải phổ cũng giống như ở các
hệ thống băng hẹp.

2.7.2. Các sơ đồ ALOHA chia khe DS CDMA

Ta xét sơ đồ ALOHA chia khe DS CDMA trong đó chuỗi số liệu được trải
phổ bằng một chuỗi trải phổ Np chip trên một bit. Độ dài của mã có thể bằng Np hoặc
lớn hơn. Ta coi rằng các chuỗi trải phổ này gần như ngẫu nhiên. Ta cũng coi rằng tổng
số các đầu cuối trong mạng đủ lớn để nhận được hàm phân bố Poisson cho lưu lượng

63
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phục vụ. Vậy xác suất Pt(m) mà m gói được tạo ra trong một khe thời gian ở sơ đồ
ALOHA chia khe sẽ là:

G m G
Pt ( m )  e (2.12)
m!

trong đó G là số gói trung bình được phát trong thời gian một gói.
Thông lượng của hệ thống được xác định bằng số gói trung bình được thu
thành công trong thời gian một gói và được xác định như sau:

K max
S   mPt (m )Pr (m ) (2.13)
m 1
trong đó m là số đầu cuối cực đại mà hệ thống có thể xử lý và Pr(m) là xác suất mà
một gói được thu đúng. Một gói được thu đúng nếu không bi mắc lỗi. Khi này máy
thu sẽ phát công nhận đến máy phát.
Xác suất mà một gói được thu đúng ở kênh Gauss khi không sử dụng mã chống
lỗi được xác định như sau:

Pr  1  1  Pe 
Np
(2.14)
trong đó Np là số bit trên một gói và Pe là xác suất bit lỗi. Xác suất bit lỗi phụ thuộc
vào dạng điều chế và kiểu máy thu. Đối với điều chế BPSK, kênh Gauss và máy thu
lọc phối hợp, có thể xác định xác suất bit lỗi một cách gần đúng như sau:

 K  1 N 0  
Pe  Q      1 / 2  (2.15)
 3G p 3E b  

trong đó K là số đầu cuối tích cực trong hệ thống, Eb là năng lượng bit và N0 là mật
độ phổ công suất tạp âm. Để nhận được thông lượng cho máy thu có bộ lọc phối hợp
ta thay (2.5) vào (2.14) sau đó (2.14) vào (2.13).
Đối với các máy thu thích ứng ta có thể coi rằng:

Pr (m) = 1 đối với mKc


Pr(m)=0 đối với m>Kc

trong đó Kc là số người sử dụng tới hạn bằng 70% độ lợi xử lý. Vì thế đối với các
máy thu này thông lượng được xác định như sau:

Kc
S   mPt (m ) (2.16)
m 1

Để so sánh với các hệ thống ALOHA băng hẹp đòi hỏi độ rộng băng tần Gp
lần nhỏ hơn các hệ thống CDMA ALOHA chia khe, ta cần chuẩn hoá thông lượng S
bằng cách chia nó cho độ lợi xử lý Gp:

64
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S
SN  (2.17)
Gp
Hình 2.17 cho thấy các đường cong thông lượng chuẩn hoá của các hệ thống ALOHA
băng hẹp, CDMA ALOHA chia khe với các máy thu bộ lọc phối hợp và bộ lọc thích
ứng ở kênh Gauss. Hình vẽ cho thấy thông lượng chuẩn hoá cuả máy thu bộ lọc phối
hợp và không chống lỗi thấp hơn ALOHA chia khe. Trong khi đó các máy thu thích
ứng nhờ có được các thuộc tính triệt MAI, đạt được thông lượng cao hơn nhiều đối
với độ lợi xử lý Gp=50.

0,8
d)

0,75

0,6
c)
Th«ng l-îng chuÈn ho¸

0,5

0,4
b)

0,3

0,2
a)

0,1

0
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5
L-u l-îng phôc vô chuÈn ho¸

Hình 2.17. Thông lượng chuẩn hoá của ALOHA DS CDMA chia khe ở kênh
Gauss.

2.7.3. Các sơ đồ ALOHA chia khe nhẩy tần

Ta sẽ xét hệ thống nhảy tần chậm tiêu chuẩn. Ta chia toàn bộ độ rộng băng tần
được cấp phát vào q các băng tần con. Từng cặp máy thu phát sẽ nhẩy tần một cách
ngẫu nhiên trên toàn bộ q băng tần con này với xác suất là 1/q cho từng băng tần con
không phụ thuộc vào các tần số nhẩy trước. Mẫu nhẩy tần được xác định bằng mã cơ
số hai. Mỗi đầu cuối được ấn định một mẫu nhẩy tần riêng và nó sẽ sử dụng toàn bộ
tần phổ nhưng không chiếm nhiều hơn một phần nhỏ của toàn bộ tần phổ tại một thời
điểm cho trước. Ta sẽ coi rằng thời gian của một nhẩy tần bằng thời gian của một ký
hiệu tại một thời điểm cho trước. đối với FH điều chế khoá chuyển tần FSK là kiểu

65
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

điều chế thường được sử dụng. Tại một thời đỉêm cho trước đầu cuối phát đi một
trong hai tần số tương ứng với một và không trong băng tần con được phát.
Ta xét hệ thống FH với truy nhập ngẫu nhiên ALOHA chia khe. Nghĩa là trục
thời gian chung cho tất cả các thiết bị đầu cuối được chia thành các khe thời gian, mỗi
cuộc truyền dẫn phải được thực hiện trong một khe thời gian. Ta coi rằng độ dài của
gói bằng độ dài của khe thời gian.
Sự va chạm xẩy ra khi hai hay nhiều ký hiệu từ các đầu cuối được phát đồng
thời trong một băng tần con.
Ta xét trường hợp mà ở đó một máy thu có thể xác định được sự va chạm nhờ
thông tin bổ xung. Có nhiều phương pháp để nhận được thông tin bổ xung. Phương
pháp dựa trên các ký hiệu kiểm tra tỏ ra có tính thực tiễn hơn cả đối với các mạng vô
tuyến gói. Số các ký hiệu thu đúng trong thời gian bước nhẩy được sử dụng là số
thống kê để đánh giá độ tin cậy cuả ký hiệu trong khoảng thời gian nhẩy này.
Ta giả thiết rằng khi xẩy ra va chạm, máy thu sẽ xoá ký hiệu thu được.
Xác suất mà một ký hiệu khác được phát tại một thời điểm bất kỳ trong khỏang
thời gian bị ký hiệu này chiếm được gọi là xác suất va chạm và được ký hiệu là P h.
Mô hình thông dụng cho mẫu nhẩy tần này như sau:

2
Ph  (2.18)
q

Nếu các đầu cuối phát đồng thời m gói trong cự ly của một máy thu cho trước,
thì xác suất mà một ký hiệu ở một gói thu va chạm với m-1 ký hiệu khác sẽ là 1-(1-
Ph)m-1. Vì mỗi ký hiệu bị va chạm sẽ được xoá, nên xác suất có điều kiện của xoá ký
hiệu, khi có m-1 ký hiệu khác được phát đồng thời như sau:

Pe(m) = 1-(1-Ph)m-1 (2.19)

Một sơ đồ hiệu quả bao gồm việc xoá các ký hiệu bị va chạm và sử dụng mã
Reed-Solomon để sửa các ký hiệu bị xoá.Ta coi rằng mỗi gói gồm (n,k) từ mã RS sử
dụng giải mã và chỉ xoá. Vì một mã (n,k) RS có thể sửa được đến e=n-k xoá ký hiệu,
nên một gói chứa số ký hiệu bị xoá nhiều hơn (n-k) sẽ phải phát lại. Xác suất có điều
kiện đối với truyền dẫn thành công một gói từ một đầu cuối cho trước, khi có m truyền
dẫn đồng thời, Pr(m) như sau:

nk
Pr (m )    n Pej (m )1  Pe (m )
n j
(2.20)
j 0  
j

Ta coi rằng SNR của máy thu đủ lớn để nếu không xẩy ra va chạm thì có thể thực hiện
giải điều chế chính xác. Nghĩa là ta bỏ qua tạp âm nhiệt.
Nếu coi rằng quá trình truyền dẫn lưu lượng là Poisson, thì thông lượng (được
định nghiã như là số gói thành công trung bình trong thời gian một gói) được xác định
như sau:

S  m. Pr  m (1  PE ) (2.21)

66
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trong đó m là số truyền dẫn trung bình trên khe, Pr là xác suất trung bình truyền dẫn
một gói thành công và PE là xác suất một gói bị lỗi khi số gói trung bình trên khe là
m.
Ta xét một mạng ALOHA chia khe được kết nối hoàn toàn. Thông lượng là
một hàm của m .
Đốivới các hệ thống ALOHA chia khe băng hẹp gia strị thông lượng cực đại
bằng e khi m =1 và xác suất lỗi gói tổng hợp nhận được từ (2.21) là 1-e-1 gần bằng
-1

0,632.
Đối với các mạng vô tuyến nhẩy tần, để nhận được thông lượng trên một đơn vị
thời gian và một đơn vị độ rộng băng tần để so sánh với các hệ thống băng hẹp không
sửa lỗi, ta cần chuẩn hoá thông lượng S:

k
SN  S (2.22)
nq
trong đó SN là thông lượng chuẩn hoá , k là số ký hiệu thông tin trong một gói chứa n
ký hiệu. SN phụ thuộc vào m và giá trị cực đại được ký hiệu là SNmax.
Một số giá trị thông lựơng SNmax cho hệ thống ALOHA chia khe nhẩy tần được
cho ở bảng 2.1 đối với hai giá trị PE. Các mã là các mã RS mở rộng có độ dài khối
n=64, số các băng tần con là q=100 và lưu lượng có phân bố Poisson. Số các ký hiệu
thông tin trong một khối thay đổi từ 12 đến 32. Thông lượng chuẩn hoá cho hệ thống
ALOHA chia khe băng hẹp đối với cùng các giá trị xác suất lỗi gói được cho ở bảng
2.2.

Bảng 2.1. SNmax cho các mã RS, n=64, q=100


SNmax
k PE=10-2 PE = 10-6
32 0,0917 0,0372
24 0,1056 0,0503
20 0,1078 0,0545
16 0,1056 0,0561
12 0,0978 0,0541

Bảng 2.2. SN cho ALOHA chia khe băng hẹp

PE=10-2 PE=10-6
0,0099 1,000e-6

2.8. TỔNG KẾT

Trong các hệ thống đa truy nhập vô tuyến như thông tin di động và các hệ
thông thông tin không dây đa người sử dụng, nhiều người sử dụng đòi hỏi đồng thời
tru nhập vào cùng một tài nguyên vô tuyến. Do tài nguyên vô tuyến hạn chế, nên khi

67
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

nhiều người sử dụng đồng thời truy nhập vào cùng một tài nguyên vô tuyến, cần có
một giao thức đa truy nhập để tránh sự xung đột giưã các người sử dụng khi cùng
tranh chấp một tài nguyên vô tuyến. Tất nhiên có thể tránh được sự xung đột này bằng
cách chia sẻ cho mỗi người sử dụng một tài nguyên vô tuyến cố định, nhưng phương
pháp này sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên vô tuyến. Các giao thức đa truy nhập được
khảo sát ở chương này là các giao thức được sử dụng ở các hệ thống thông tin, trong
đó tài nguyên được chia sẻ là kênh thông tin. Các hệ thông thông tin di động đều dùng
giao thức ALOHA cho truy nhập ngẫu nhiên. Các hệ thông thông tin di động 3G và
các hệ thống thông tin không dây WiFi đều sử dụng giao thức đa truy nhập cảm nhận
sóng mang kết hợp với phát hiện va chạm (CS/CD) cho việc truy nhập gói ngẫu nhiên.
Các giao thức đa truy nhập vô tuyến đựơc xét trong chương này sẽ giúp cho sinh viên
hiểu được các giao thước này trong các giao trình thông tin vệ tinh, thông tin di động.

2.9. CÂU HỎI

1. Trình bày các yêu cầu chung đối với một giao thức đa truy nhập
2. Trình bày phân loại các giao thước đa truy nhập
3. Trình bày các giao thức đa truy nhập theo lập biểu và các ứng dụng của chúng
trong các hệ thống thông tin di động
4. Trình bày các giao thức đa truy nhập va chạm và các ứng dụng của chúng trong
hệ thống thống tin di động

68

You might also like