You are on page 1of 73

TS.

Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 8

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG 4G LTE

8.1. GIỚI THIỆU CHUNG

8.1.1. Các chủ đề được trình bầy

 Tổng quan giải thuật RRM


 Điều khiển cho phép và các thông số QoS
 Thích ứng đa miền và lập biểu tiên tiến
 Lập biểu đường xuống động, thích ứng đường truyền và HARQ đường
xuống
 Lập biểu động, thích ứng đường truyền và HARQ đường lên
 Băng thông truyền dẫn thích ứng (ATB) và điều khiển công suất đường
lên

8.1.2. Hướng dẫn

 Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này


 Tham khảo thêm [2]
 Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương

8.1.3. Mục đích chương

Hiểu được các vấn đề cơ bản về quản lý tài nguyên vô tuyến

8.2. TÓM TẮT QOS VÀ CÁC KÊNH TRONG LTE

8.2.1. Tóm tắt QoS và các thông số liên quan

Kênh mang EPS (Evlolved Packet System: hệ thống gói phát triển) là kết
hợp nhiều kênh mang để điều khiển QoS mức kênh mang trong EPC (Evolved
Packet Core: mạng lõi gói phát triển) và E-UTRAN (Elvolved Universal

324
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Terrestrial Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu phát
triển). Khi người sử dụng kết nối đến một PDN (Packet Data Network: mạng số
liệu gói), thì một kênh mang EPS được thiết lập và được duy trì trong suốt thời
gian kết nối PDN để đảm bảo kết nối thường xuyên trên IP đến PDN này. Kênh
mang này được gọi là kênh mang mặc định. Các kênh mang bổ sung được thiết lập
từ UE đến PDN được gọi là các kênh mang riêng. Mạng sẽ ấn định các giá trị
thông số QoS mức kênh mang ban đầu cho kênh mang mặc định dựa trên các số
liệu của thuê bao. Chỉ EPC là có quyền quyết định thiết lập hay thay đổi một kênh
mang riêng và các giá trị thông số QoS mức kênh mang luôn luôn được gán bới
EPC.
Một kênh mang EPS được gọi là kênh mang GBR (Garanteed Bit Rate: tốc
độ bit đảm bảo) nếu các tài nguyên mang dành riêng liên quan đến giá trị GBR và
kênh mang này được ấn định cố định (bởi chức năng điều khiển cho phép trong
eNodeB) khi thiết lập/thay đổi kênh mang. Trái lại kênh mang EPS khác được gọi
là không phải GBR. Một kênh mang dành riêng có thể là GBR hoặc không phải
GBR, trong khi đó kênh mang EPS mặc định là không phải GBR. Kiến trúc dịch
vụ kênh mang phân tầng được minh họa trên hình 8.1.

E-UTRAN EPC Internet

UE eNodeB S-GW P-GW Thực thể


đồng cấp

Dịch vụ đầu cuối đầu cuối

Kênh mang EPS Kênh mang ngoài

Kênh mang vô tuyến Kênh mang S1 Kênh mang S5/S8

Vô tuyến S1 S5/S8 Gi
E-UTRAN: Elvolved Universal Terrestrial Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
toàn cầu phát triển, EPC: Elvolved Packet Core: lõi gói phát triển, S-GW: Serving Gateway: cổng
phục vụ, P-GW: Packet Data Network Gateway: cổng mạng số liệu gói
Hình 8.1. Kiến trúc dịch vụ kênh mang EPS

Mỗi kênh mang (GBR và không GBR) được liên kết với các thông số QoS
mức kênh mang sau đây được thông báo từ aGW (Access Gateway: cổng truy
nhập: S-GW/MME) đến eNodeB:
 QCI (Quality Class Identifier: số nhận dạng loại chất lượng): đại lượng vô
hướng đựơc sử dụng làm tham chuẩn để truy nhập đến các thông số đặc thù
nút, các thông số này điều khiển xử lý chuyển gói mức kênh mang (chẳng hạn

325
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

mức ưu tiên kênh mang, quỹ trễ gói và tỷ lệ mất gói). Các thông số này được
lập cấu hình bởi nhà khai thác sở hữu eNodeB
 ARP (Allocation Retention Priority: mức ưu tiên ấn định và sử dụng): mục
đích đầu tiên của ARP là quyết định có tiếp nhận yêu cầu thiết lập/thay đổi
kênh hay không hoặc phải từ chối vì hạn chế tài nguyên. Ngoài ra ARP có thể
được sử dụng bởi eNodeB để quyết định kênh mang (các kênh mang) nào cấn
hủy bỏ trong thời điểm tài nguyên hạn chế (chuyển giao chẳng hạn)

Mỗi kênh mang GBR còn được liên kết thêm với thông số QoS mức kênh
mang GBR: tốc độ bit kỳ vọng mà kênh mang GBR cần cung cấp. GBR ký hiệu
cho tốc độ bit của lưu lượng trên một kênh mang, còn AMBR (Aggregate
Maximum Bit Rate: tốc độ bit cực đại tổng) ký hiệu cho tốc độ bit trên một nhóm
kênh mang.
Ngoài ra còn có PBR (Prioritized Bit Rate: tốc độ bit ưu tiên) được eNodeB
thiết lập trên đường lên cho cả các kênh mang GBR và không GBR để tránh chết
đói các luồng mức ưu tiên thấp. Lưu ý rằng PRB chỉ liên quan đến các người sử
dụng có nhiều kênh mang.

8.2.2. Tóm tắt tương tác giữa các giao thức của eNodeB, UE và các kênh
truyền tải và các kênh vật lý

8.2.2. Tóm tắt tương tác giữa các giao thức của eNodeB và UE

Hình 8.2 minh họa tương tác giữa các lớp giao thức của eNodeB và UE.
Trong đó tập trung lên lứp PHY (Physical: vật lý) và MAC (Medium Access
Control: điều khiển truy nhập môi trường) trong ngăn xếp giao thức mặt phẳng
người sử dụng của E-UTRAN. Lớp PHY thực hiện các chức năng chính sau:
 Mã hóa/giải mã FEC (Forward Error Correction: hiệu chỉnh lỗi trước). Để
đảm bảo tính bền vững đối với kênh phađinh bằng cách thực hiện mã hoá
kênh trên cơ dở đưa thêm các bit dư để sửa lỗi. Mã hóa kênh số liệu được thực
hiện tren cơ sở mã hóa turbo trong phát hành UTRAN R6
 Mã hóa/giải phát hiện lỗi dựa trên kỹ thuật CRC (Cyclic Redundance Check:
kiểm tra vòng dư)
 Hỗ trợ HARQ với kết hợp mềm
 Điều chế và giải điều chế
 Ước tính CSI (Channel State Infornation: thông tin trạng thái kênh) hay CQI
(Channel Quality Information: thông tin chất lượng kênh) cho các các lớp cao
hơn.

Lớp con RLC (Radio Link Control: điều khiển liên kết vô tuyến) trong L2 thực
hiện phân đoạn và tái hợp các PDU (Packet Data Unit: đơn vị số liệu gói) cho lớp
cao hơn cũng như phát lại để cải thiện độ tin cậy liên kết vô tuyến (trong chế độ có

326
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

công nhận). Lớp con MAC trong L2 chịu trách nhiệm lập biểu gói, LA (Link
Adaptation: thích ứng đường truyền và HARQ (Hybrid Automatic Repeat
Request: yêu cầu phát lại tự động).

UE eNodeB

RLC RLC

MAC MAC

PHY PHY

Hình 8.2. Tương tác giữa các lớp giao thức của eNodeB và UE (tập trung lên
các lớp PHY và MAC).

Cấu trúc khung bình thường cho chế độ E-UTRA FDD được cho trên hình
8.3. Mỗi khung vô tuyến 10 được chia thành 10 khe 1ms trong đó mỗi khe gồm
hai khung con 0,5ms. Mỗi khung con chữa 14 ký hiệu OFDM, tương ứng mỗi khe
chứa 7 ký hiệu OFDM. Thời gian truyền dẫn một khe 1ms được gọi là TTI (Time
Transmission Interval: khỏng thời gian truyền dẫn). Thời gian một ký hiệu
OFDM: T=1/14ms. Lập biểu và thích ứng miền tần số nhanh phải được thực hiện
trong một TTI.

327
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khung 10 ms (10 khe 1ms, 10 khung con 1ms, 20 khe 0,5ms)


Khung con (TTI= 1ms)

Khe 0,5ms
2x7=14 ký hiệu OFDM

Ký hiệu OFDM
(T=1/14ms)
Hình 8.3. Cấu trúc khung chế độ E-UTRA FDD

Các kênh truyền tải thể hiện cách thức cũng như các đặc tính mà với chúng
số liệu được truyền trên giao diện vô tuyến. Các kênh vật lý tương ứng với các
phần tử tài nguyên mang thông tin khởi nguồn từ các lớp cao hơn. Sự chuyển đổi
giữa hai loại kênh này xẩy ra giữa lớp 2 và lớp 1.
Trên đường xuống có bốn kiểu kênh: BCH (Broadcast Channel: kênh
quảng bá), DL-SCH (Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ đường xuống, PCH
(Paging Channel: kênh tìm gọi) và MCH (Multicast Channel: kênh đa phương).
BCH được đặc trưng bởi một khuôn dạng cố định và được định nghĩa trước và
được sử dụng để phát quảng bá trên toàn vùng phủ sóng của một ô. Kênh DL-SCH
là kênh linh hoạt nhất có các tính năng sau: hỗ trợ HARQ, hỗ trợ thích ứng đường
truyền thông qua thay đổi điều chế mã hóa kênh và công suất phát, có thể được
phát quảng bá trền toàn bộ ô, hỗ trợ ấn định tài nguyên động và tĩnh, hỗ trợ DRX
(Discontinuous Reception thu không liên tục) để tiết kiệm nguồn UE. PCH có các
đặc tính sau: phát quảng bá trên toàn bộ ô, hỗ trợ DRX để tiếp kiệm nguồn công
suất. MCH phát quảng bá trên toàn bộ ô và hỗ trợ truyền dẫn MBMS (Multimedia
Broadcast and Multicast Service: dịch vụ quảng bá và đa phương đa phương tiện).
Các kênh vật lý bao gồm: PDSCH (Physical Downlink Shared Channel: kênh chia
sẻ đường xuống vạt lý), PBCH (Physical Broadcast Channel: kênh quảng bá vật
lý), PMCH (Physical Multicast Channel: kênh đa phương vật lý), PCFICH
(Physical Control Format Indicator Channel: kênh chỉ thị khuôn dạng điều khiển
vật lý), PDCCH (Physical Downlink Control Channel: kênh đều khiển đường
xuống vật lý, PHICH (Physical Hybrid ARQ Indicator Channel: kênh chỉ thị
HARQ vât lý). Sắp xếp các kênh truyền tải đường xuống lên các kênh vật lý
đường xuống đựơc cho trên hình 8.8.

328
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

BCH MCH PCH DL-SCH


Các kênh truyền tải
đường xuống

Các kênh vật lý


đường xuống
PBCH PMCH PDSCH PDCCH PCFICH PHICH
Hình 8.8. Chuyển đổi giữa các kênh truyền tải đường xuống và các kênh vật
lý đường xuống.

Trên đường lên, có hai kiểu kênh truyền tải đường lên: UL-SCH; Uplink
Shared Channel: kênh chia sẻ đường lên) và RACH (Random Access Channel:
kênh truy nhập ngẫu nhiên). Giống như trên đường xuống, UL-SCH là kênh linh
hoạt nhất với các đặc tính sau: hỗ trợ HARQ, thích ứng đường truyền, hỗ trợ ấn
định tài nguyên động và bán cố định. RACH đươc sử dụng để: truy nhập lần đầu
đến hệ thống, thiết lập cuộc gọi và trao đổi thông tin điều khiển một cách hạn chế.
Có ba kiểu kênh vật lý đường xuống: PUSCH (Physical Uplink Shared Channel:
kênh chia sẻ đường lên vật lý), PUCCH (Physical Uplink Control Channel: kênh
điều khiển đường lên vật lý) và PRACH (Physical Radom Access Channel: kênh
truy nhập ngẫu nhiên vật lý). Chuyển đổi giữa các kênh truyền tải và các kênh vật
lý được trình bày trên hình 8.5.

UL-SCH RACH
Các kênh truyền tải
đường lên

Các kênh vật lý


PUSCH PRACH PUCCH đường lên
Hình 8.5. Chuyển đổi giữa các kênh truyền tải đường lên và các kênh vật lý
đường lên.

8.3. TỔNG QUAN GIẢI THUẬT RRM

Hình 8.6 cho thấy tổng quan ngăn xếp giao thức mặt phẳng người sử dụng
và mặt phẳng điều khiển cũng như sắp xếp tương ứng các giải thuật sơ cấp liên
quan đến RRM cho các lớp khác nhau. Tập các giao thức RRM tại eNodeB khai
thác các chức năng khác nhau từ lớp 1 đến lớp 3 được minh họa trên hình 8.6. Các
chức năng tại lớp 3 như quản lý QoS, điều khiển cho phép và lập biểu bán cố định
được đặc trưng bởi cơ chế bán cố định, vì chúng chủ yếu được thực hiện trong quá
trình thiết lập các luồng số liệu mới. Các giải thuật lớp 1 và lớp 2 như quản lý

329
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HARQ, lập biểu gói động và thích ứng đường truyền là các chức năng động cao
với các hành động mới trong từng khoảng thời gian 1 TTI (1ms). Vì thế các chức
năng này đựơc đặc trưng bởi tính động cao.

Mặt phẳng người Mặt phẳng


Các chức năng RRM
sử dụng điều khiển

Lớp 3 Quản lý Điều khiển Lập biểu


PDCP RRC QOS cho phép cố định
Kênh mang
vô tuyến
Lớp 2
RLC RLC
Bộ quản lý Lập biểu Thích ứng
Kênh Logic HARQ động đường truyền

MAC MAC
Kênh truyền tải
Lớp 1 Thích ứng Bộ quản lý Điều khiển
Kênh vật lý PHY PHY PDCCH chất lượng kênh công suất

Hình 8.6. Tổng quan kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển, mặt phẳng
người sử dụng và sắp xếp các chức năng RRM tương ứng với các lớp khác
nhau.

Bộ quản lý CQI (Channel Quality Information: thông tin chất lượng kênh)
tại lớp 1 xử lý các báo cáo CQI nhận được trên đường xuống và các SRS
(Sounding Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn thăm dò) trên đường lên từ các
người sử dụng tích cực trong ô. eNodeB sẽ sử dụng từng báo cáo để thực hiện
thích ứng đường truyền cho đường xuống và đường lên.

8.4. ĐIỀU KHIỂN CHO PHÉP VÀ CÁC THÔNG SỐ QoS

Giải thuật điều khiển cho phép (AC: Admission Control) quyết định đồng ý
hay từ chối các yêu cầu về các kênh mang EPS mới trong một ô. AC xem xét tình
trạng tài nguyên trong ô, các yêu cầu QoS đối với kênh mang EPS mới, mức ưu
tiên và và QoS đã cấp cho các phiên tích cực trong ô. Yêu cầu mới chỉ được đồng
ý khi đánh giá cho thấy có thể thực hiện QoS cho kênh mang EPS mới, trong khi
vẫn có thê cung cấp dịch vụ có thể chấp nhận được đối với các phiên đang tiến
hành trong ô có cùng mức ưu tiên. Các quy tắc quyết định và các giải thuật cho
điều khiển cho phép là đặc thù của nhà cung cấp eNodeB chứ không được đặc tả
bởi 3GPP.
Mỗi kênh mang EPS là một tập các thông số QoS liên quan. Tất cả các gói
trong kênh mang có cùng một xử lý QoS. Có thể thay đổi động các thông số QoS
của các kênh mang hiện có. Cũng có thể tích cực một kênh mang khác đồng thời
để cho phép các hồ sơ QoS khác cho các dịch vụ khác nhau. Kênh mang mới có
thể được khởi xướng bởi UE hoặc mạng lõi gói.
Hồ sơ QoS của kênh mang EPS bao gồm các thông số sau:

330
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Ưu tiên ấn định và sử dụng (ARP: Allocation and Retention Priority)


 Tốc độ bit đảm bảo (GBR: Garanteed Bit Rate) đường xuống và đường
lên. Đối với GBR ngoài một tốc độ bit tối thiểu được đảm bảo, MBR
(Maximum Bit Rate: tốc độ bit cực đai) cũng được quy định
 Số nhận dạng loại QoS (QCI: Quality Class Identifier)

Thông số GBR chỉ được đặc tả cho các kênh mang GBR. Đối với các kênh
mang không phải GBR, AMBR (Aggregate Maximum Bit Rate: tốc độ bit cực đại
tổng: tổng tốc độ bit của một nhóm các kênh mang không phải GBR).
Thông số của của ARP là một số nguyên từ 1 đên 16. Vai trò chung của
ARP là định mức ưu tiên khi đưa ra các quyết định điều khiển cho phép
QCI là một con trỏ đến một tập chi tiết hơn các thuộc ngữ QoS. QCI bao
gồm các thông số như quỹ trễ lớp 2, tỷ lệ mất gói và mức ưu tiên lập biểu (xem
bảng 1.5). Các thông số này có thể được eNodeB sử dụng để lập cấu hình cho
điểm khai thác ARQ vòng ngoài cho giao thức RLC và quỹ trễ lớp 2 có thể đựơc
bộ lập biểu gói của eNodeB sử dụng để xử lý ưu tiên đối với một số hàng đợi
nhằm đáp ứng các tiêu chí trễ gói đầu hàng.
Một thông số bổ sung được gọi là PBR (Prioritized Bit Rate: tốc độ bit ưu
tiên) được đặc tả cho từng kênh mang trên đường lên. PBR được đưa ra để tránh
vấn đề được gọi là ‘chết đói’ do lập biểu đường lên có thê xẩy ra đối với UE có
nhiều kênh mang. Vì thế đối với từng kênh mang, một chức năng điều khiển tốc
độ được đưa ra để chia sẻ tài nguyên vô tuyến giữa các kênh mang vô tuyến. RRC
điều khiển chức năng điều khiển tốc độ đường lên này bằng cách gán cho từng
kênh mang một mức ưu tiên và một PRB. PRB có thể được định nghiã cho cả các
kênh mang không phải GBR. Chức năng điều khiển tốc độ đường lên đảm bảo
rằng UE phục vụ các kênh mang vô tuyến theo các bước sau (hình 8.7):
 Tất cả các kênh mang vô tuyến theo thứ tự ưu tiên giảm nhưng khối
lượng số liệu trong MAC PDU bị giới hạn bởi PRB của chúng
 Sau khi tất cả các kênh mang được phục vụ theo PRB của chúng, tài
nguyên còn lại sẽ được phục vụ tiếp theo thứ tự ưu tiên giảm. Trong
trường hợp này một kênh mang chỉ đựơc cấp tài nguyên khi kênh mang
mức ưu tiên cao hơn khồng còn số liệu truyền dẫn.

Khi PRB được đặt bằng không. Bước thứ nhất đựơc bỏ qua và các kênh
mang được phục vụ theo đúng thứ tự ưu tiên.

331
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3


(Ưu tiên 1) (Ưu tiên 2) (Ưu tiên 3)

Data
PBR

Data

Data
PBR

PBR
1 4 2 3

Tài nguyên khả dụng


MAC PDU
Hình 8.7. Thí dụ ghép các kênh vào MAC PDU

8.5. THÍCH ỨNG ĐA MIỀN VÀ LẬP BIỂU GÓI TIÊN TIẾN

Các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ sau như LTE sẽ được tối ưu hóa cho
truyền số liệu gói. Trong bối cảnh như vậy, thực thể PS (Packet Scheduling: lập
biểu gói) đóng vai trò then chốt trong tổng thể hiệu năng hệ thống. PS chính là
thực thể chịu trách nhiệm để ấn định các tài nguyên cho các người sử dụng trên
các kênh chia sẻ. Mục đích của bộ lập biểu là để đạt được hiệu suất phổ cực đại,
đồng thời vẫn đảm báo chất lượng dịch vụ (QoS). Các yêu cầu về QoS có thể thay
đổi từ các lưu lượng hội thoại thời gian thực (VoIP chẳng hạn) đòi hỏi trễ chặt chẽ
đến các lưu lượng nỗ lực nhất (BE: Best Effort) như eMail và lướt Web không đòi
hỏi trễ. Bộ lập biểu tương tác với chức năng LA (Link Adaptation: thích ứng
đường truyền) trong quá trình xử lý giải thuật lập biểu. Vai trò LA là quyết định
khuôn mẫu truyền tải tối ưu thoả mãn yêu cầu về độ tin cậy trong các điều kiện
kênh phađinh.

332
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong bối cành nhiều người sử dụng chia sẻ cùng một môi trường không
dây, PS có thể cải thiện hiệu năng phổ bằng cách sử dụng tính cách thống kê của
kênh vô tuyến cũng như tính cách thông kê của lưu lượng. Bộ lập biều đòi hỏi biết
trước các điều kiện kênh để hỗ trợ quá trình lập biểu nhận thức kênh. Mục đích
lập biểu nhận thức kênh là khai thác các tính chất phân tập thời gian, tần số, không
gian và đa người sử dụng trong hệ thống để cải thiện hiệu suất phổ. Chẳng hạn bộ
lập biểu có thể sử dụng phân tập thời gian bằng cách trì hoãn truyền dẫn trên các
đường vô tuyến bị phađing sâu cho đến khi chất lượng đường truyền được phục
hồi. Phân tập đa người sử dụng khai thác các đặc tính thông kê của phađinh đối
với các người sử dụng khác nhau trong cùng một vùng phủ sóng. Phân tập tần số
được coi là đặc tính thông kê xầy ra tại các tần số không tương quan cách nhau đủ
lớn và phân tập không gian được coi là đặc tính thống kê phađinh không tương
quan được tạo bởi các anten phát hoặc thu trong đó khỏang cách giữa các anten
được chọn lựa một cách cẩn thận. Thích ứng đa miền và lập biểu bao hàm lập biểu
gói, LA dựa trên thích ứng băng thông và (hoặc) thích ứng công suất, AMC
(Adaptive Modulation and Coding: điều chế và mã hóa kênh thích ứng), HARQ
(Hybrrid Automatic Repaeat Request: yêu cầu phát lại tự động lai ghép), phân tập
anten phát/thu và MIMO (Multi-input Multi-output: nhiều đầu vào nhiều đầu ra).
Thích ứng đa miền và lập biểu có tiềm năng cải thiện hiệu suất phổ, tuy nhiên
chúng làm cho máy phát phức tạp và dẫn đến bổ sung báo hiệu trên đường xuống
và đường lên. Nhất là đối với đường lên, báo hiệu bổ sung có thể quá lớn trong hệ
thống OFDM FDD băng rộng. Hình 8.8 minh họa khái niệm thích ứng đa miền và
lập biểu gói.
Thích ứng miền tần số và lập biểu (FDAS: Frequency Domain Adaptation
and Scheduling) là khái niệm hẹp hơn của thích ứng đa miền bao hàm lập biểu gói,
LA dựa trên thích ứng băng thông và (hoặc) thích ứng công suất, AMC, HARQ và
phân tập anten phát/thu. Thích ứng và lập biểu nhanh được thực hiện với phân giải
thời gian cho xử lý FDAS vào khoảng từ 0,5ms đến 1 ms. Thích ứng miền tần số
và lập biểu (FDAS: Frequency Domain Adaptation and Scheduling) đòi hỏi phản
hồi các báo cáo CSI (Channel State Information: thông tin trạng thái kênh) chi tiết
với tính hạt mịn để cho phép thích ứng nhanh đa miền. Ngoài ra bổ sung báo hiệu
điều khiển đường xuống phải chuyển thông tin ấn định tài nguyên cho các người
sử được lập biểu. Khối lượng báo hiệu đường xuống phụ thuộc vào só lượng người
sư dụng ghép theo tần số cũng như tính linh hoạt LA được phép (số lượng các
thông số phát điều chỉnh được). Nói chung, sự phức tạp của các giải thuật FDAS
là cao khi quá trình tối ưu hóa thông lượng được thực hiện trên đa miền.

333
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LA dựa trên thích


HARQ ứng băng thông,
công suất và AMC

Thích ứng
đa miền và
lập biểu

Lập biểu nhận thức kênh Phân tập anten


trong miền thời gian,tần phát, thu và MIMO
số và không gian

HARQ: Hybrid Automatic Repeat RequestL yêu cầu phát lại tự động lai ghép
LA: Link Adaptation: Thích ứng đường truyền
AMC: Adaptive Modulation and Coding: điều chế và mã hóa kênh thích ứng
MIMO: Multi-Input Multi-Output: nhiều đầu vào nhiều đầu ra
Hình 8.8. Khái niệm thích ứng đa miền và lập biểu gói

8.6. LẬP BIỂU ĐỘNG, THÍCH ỨNG ĐƯỜNG TRUYỀN VÀ HARQ


ĐƯỜNG XUỐNG

Lập biểu đường xuống động và thích ứng đường truyển là các tính năng
quan trọng để đảm bảo hiệu suất phổ tần cao trong khi vẫn đảm bảo QoS trong ô.
HARQ đảm bảo truyền gói tin cậy trong quá trình lập biểu và thích ứng đường
truyền.

8.6.1. Chương trình khung lập biểu lớp 2 và thích ứng đường truyền

Điều khiển thực thể RRM (Radio Resource management) lớp 2 là bộ lập
biểu gói (PS: Packet Scheduler) động. PS đưa ra quyết định lập biểu cho từng TTI
(1ms) bằng cách ấn định các PRB (Physical Resource Block: khối tài nguyên vật
lý) cũng như các thông số truyền dẫn bao gồm sơ đồ điều chế và mã hóa kênh.
Quyết định thứ hai được gọi là thích ứng đường truyền. Sau đó các PRB cấp phát
và MCS (Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa kênh) đã
chọn được thông báo cho UE chịu sự lập biểu trên kênh PDCCH. Mục đích chung

334
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

của lập biểu gói là để đạt được dung lượng ô cực đại, trong khi vẫn đảm bảo các
yêu cầu QoS tối thiểu cho các kênh mang EPS và vẫn có một lượng tài nguyến
thích hợp cho các kênh mang nỗ lực nhất (Best Effort) với các yêu cầu QoS không
khắt khe. Các quyết định lập biểu được thực hiện cho từng người sử dụng ngay cả
khi người này có nhiều luồng số liệu. Thực tế, mỗi người sử dụng với một kênh
mang EPS có ít nhất hai luồng số liệu lớp hai: một cho mặt phẳng điều khiển và
một cho mặt phẳng người sử dụng. Ngoài ra người này còn có thể có thêm một
hay nhiều luồng số liệu mặt phẳng người sử dụng cho các kênh mang vô tuyến.
Mỗi luồng số liệu được nhận dạng duy nhất bởi trường nhận dạng 5 bit LCID
(Logical Channel Identification: số nhận dạng kênh logic) Khi được cho TBS
(Transport Block Size: kích thước khối truyền tải) từ lập biểu đối với một người sử
dụng, giao thức MAC dựa trên LCID quyết định khối lượng số liệu sẽ được gửi.
Bộ quản lý HARQ chịu trách trách nhiệm lập biểu các phát lại. Hình 8.8
minh họa tương tác giữa bộ lập biểu gói và bộ quản lý HARQ. Đối với đường
xuống, HARQ thích ứng được hỗ trợ bởi 8 kênh dừng-đợi cho từng từ mã, nghĩa là
bộ lập biểu phải hoạt động linh hoạt để lập biểu động cho quá trình chờ đợi các
phát lại trong miền thời gian và tần số. Đối với từng TTI, Bộ lập biểu gói phải
quyết định giữa việc phát đi một gói mới hay phát lại HARQ cho từng người sử
dụng được lập biểu. Thích ứng đường truyền cung cấp thông tin cho bộ lập biểu
gói về MCS (Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa kênh) cần
hỗ trợ cho một người sử dụng phụ thuộc vào tập các PRB được chọn. Quyết định
của đơn vị thích ứng đường truyền dựa trên thông tin phản hồi CQI từ các người
sử dụng trong ô. Thích ứng đường truyền vòng ngoài cũng có thể được áp dụng
để điều khiển tỷ lệ bit lỗi của các lần phát dầu tiên dựa trên các HARQ
NACK/ACK (công nhận hoặc phủ nhận) từ các lần phát trước đó.

335
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bộ quản lý
HARQ

Thích ứng đường truyền


Lập biểu gói
Thích ứng đường
truyền vòng ngoài
Các thuộc Lập biểu miền
ngữ QoS thời gian Thích ứng đường
truyền vòng trong
Thông tin bộ
đệm RLC/ Lập biểu miền
MAC tần số
Thích ứng MIMO

Đầu vào từ PHY: Rank CQI NACK/ACK


Rank: cấp hạng (số luồng MIMO)
CQI: Channel Quality Indicator: chỉ thị chất lượng kênh
NACK/ACK: phủ nhận/công nhận
Hình 8.9. Các chức năng lớp 2 cho lập biểu gói, thích ứng đường truyền và
quản lý HARQ

Sơ đồ khối của sơ đồ truyền dẫn thích ứng được cho trên hình 8.10. Truyền
dẫn thích ứng của hệ thống FDD (Frequency Division Duplex: ghép song công
phân chia theo thời gian) đòi hỏi phản hồi thông tin chất lượng kênh. Đo trạng
thông tin trạng thái kênh (CQI) được thực hiện tại máy thu. Và được phản hồi trên
kênh điều khiển ngược đến máy phát. Thuật ngữ CQI được sử dụng thay cho CSI
trên đường xuống LTE. Lập biểu gói cùng với MCS thích ứng tại máy phát được
thực hiện dựa trên các báo cáo CQI để đưa ra MCS và băng thông phù hợp nhất
cho TTI.
Máy phát Máy thu
(eNodeB) (UE)

Số liệu MCS thích ứng và Kênh phađinh Ước tính Giải điều chế và
lập biểu Số
vào kênh kết hợp HARQ
liệu ra

Kênh hồi tiếp Ước tính CQI Phát hiện lỗi


(CQI)

Yêu cầu phát lại

Hình 8.10. Sơ đồ khối minh họa các khối chức năng của một sơ đồ truyền dẫn
thích ứng bao gồm cả kết hợp HARQ và phát hiện lỗi. Để đơn giản chỉ xét
một kết nối vô tuyến.

336
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.6.2. Mô hình hệ thống tổng quát thể hiện lập biểu gói và thích ứng đường
truyền trên đừơng xuống LTE.

Mô hình tổng quát để nghiên cứu lập biểu gói và thích ứng đường truyền
đường xuống trong LTE được minh họa trên hình 8.11. Hình vẽ thể hiện một triển
khai đa site, trong đó mỗi site bao gồm ba đoạn ô hình lục giác. Các kênh PDSCH
để truyền số liệu đường xuống, còn kênh PDCCH (Physical Dowlink Control
Channel: kênh vâtk lý điều khiển đường xuống) để truyền báo hiệu đường xuống.
Các kênh PUSCH (Physical Uplink Shared channel) để truyền số liệu đường lên
và báo hiệu lập biểu đường lên, còn kênh PUCCH (Physical Uplink Control
Channel: kênh vật lý điều khiển đường lên) để truyền báo hiệu đường lên khi
không có kênh PUSCH. Ấn định tài nguyên động tại từng đoạn/ô đựơc quản lý bởi
các thực thể chức năng sau: PS (Packet Scheduling: lập biểu gói), LA (Link
Adaptation: thích ứng đường truyền) và HARQ. Các phần tử này đựơc đặt tại
eNodeB để hỗ trợ thích ứng và lập biểu nhận thức kênh.
Lập biểu gói đường xuống dựa trên các báo hiệu đường lên sau đây:
 CQI
 Hybrid ARQ ACK/NACK
 Yêu cầu lập biểu (Scheduling request)
Báo hiệu được truyền trên các kênh điều khiển theo hai trường hợp sau::
 Tài nguyên PUSCH đường lên đã được ấn định  CQI và Ack/Nack
được ghép chung với số liệu vào PUSCH
 Tài nguyên PUSCH đường lên chưa được ấn định  CQI và Ack/Nack
transmitted on PUCCH

337
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bi ê

ô
iới
ng

ng
iới

Bi ê
ô
CQI,RI,PMI và UE2
ACK/NACK

PDSCH/PDCCH và
PUSCH/PUCCH

PDSCH/PDCCH và
PUSCH/PUCCH
PDSCH/PDCCH và
Biên giới ô PUSCH/PUCCH Biên giới ô
CQI ,R,PMI và
ACK/NACK
UE3 CQI,RI,PMI và
ACK/NACK
PS,
LA,
HARQ UE1

eNodeB

PDSCH: Physical Downlink Shared Channel: kênh vật lý chia sẻ đường xuống
PDCCH: Physical Dowlink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường xuống
PUSCH: Physical Uplink Shared Channel: kênh vật lý chia sẻ đường xuống
PUCCH: Physical Uplink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường lên
như CQI và ACK/NACK)
CQI: Channel Quality Information: thông tin chất lượng kênh
RI: Rank Indicator: chỉ thị cấp hạng (số luồng trong ghép kênh không gian
PMI: Precoder Matrix Indictor: chỉ thị ma trân tiền mã hóa (cho MIMO)
ACK/NACK: Acknowledge/Nonacknowledge: công nhận/ phủ nhận
Hình 8.11. Mô hình hệ thống tổng quát thể hiện lập biểu gói trên đừơng
xuống LTE.

Thủ tục lập biểu và LA đường xuống trong LTE được trình bày trên hình
8.12 như sau:
1. UE báo cáo CQI, PMI (Precoder Matrix Indicator: chỉ thị ma trận tiền mã hóa),
RI (Rank Indicator: chỉ thị cấp hạng) cho UE trên kênh PUCCH (kênh vật lý
điều khiển đường lên) hoặc kênh PUSCH (kênh vật lý chia sẻ đường xuống).
2. Bộ lập biểu tại eNodeB ấn định động các tài nguyên DL được ấn định cho UE
trên kênh PDCCH (kênh vật lý điều khiển đường xuốn). Ấn định khuôn dạng
điều khiển được eNodeB truyền trên kênh PCFICH (Physical Control Format
Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị khuôn dạng điều khiển)
3. eNodeB phát số liệu trên kênh PDSCH (kênh vật lý chia sẻ đường xuống)
4. UE tìm cách giải mã gói thu đựợc và gửi phản hổi đến eNodeB ACK/NACK
trên kênh PUCCH (hoặc PUSCH)

338
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng IP

MME

eNodeB
X2

S1 Số 3
lượ :PD
ng SC
an H
ten
2: ph
PD át
CC
H
2:
PC
1 ,4 FIC
:P H
UC
CH
ha
yP
US
eNodeB C H
UE

Hình 8.12. Thủ tục lập biểu và LA đường xuống trong LTE

Truyền dẫn báo hiệu và số liệu cho đường xuống được minh họa trên hình
8.13.
1. Báo cáo CQI (PUCCH/PUSCH)

2.Thông tin điều khiển (PDCCH)

Bộ lập biểu
đường xuống
3. Truyền dẫn số liệu (PDSCH)
UE
eNodeB
4. ACK/NACK (PUCCH/PUSCH)

Hình 8.13. Truyền dẫn báo hiệu và số liệu cho đường xuống

339
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Lập biểu có hai kiểu: lập biểu động và lập biểu bán cố định. Trong lập biểu
động, eNodeB cứ mỗi TTI 1ms lại gửi thông tin lập biểu một lần đến tập các UE
được chọn lựa để điều khiển hoạt động truyền dẫn đường xuống và đường lên.
Trong lập biểu bán cố định, UE được cung cấp quyết định lập biểu trên kênh
PDCCH cùng với chỉ thị rằng nó được áp dụng cho n khung con một lần cho đến
khi có thông báo khác. Chẳng hạn đối với VoIP, bộ lập biểu có thể lập cấu hình
20ms. Trong trường hợp phát hiện được lệnh lập biểu động, lập biểu động sẽ đựơc
ưu tiên so với lập biểu cố định, Đối với đường xuống chỉ truyền dẫn ban đầu sử
dụng lập biểu cố định. Hình 8.14 giải thích sự khác nhau giữa lập biểu động và lập
biểu cố định.
Chu kỳ được Truyền dẫn
Truyền dẫn theo lập biểu
lập cấu hình Khởi đầu lập biều bán cố định. Truyền dẫn theo lập biểu động,
theo lập biểu động
bởi RRC Tài nguyên được chỉ thị trên thay cho lập biểu bán cố định
bán cố định
PDCCH

Chu kỳ

PDCCH PDCCH PDCCH


Hình 8.18. Sự khác nhau giữa lập biểu bán cố định và lập biểu động

Dựa trên lập biểu và thích ứng đường truyền, số liệu tức thời cho một UE
trên đường xuống phụ thuộc vào:
 Sơ đồ điều chế
 Tỷ lệ mã
 Ấn định tài nguyên miền tần số (số lượng các sóng mang con)
 Số lượng anten phát (ghép kênh không gian)

8.6.3. Mô hình thể hiện tương tác giữa các thực thể RRM lớp PHY và MAC
tham gia vào lập biểu gói và thích ứng đương truyền.

Hình 8.15 thể hiện mô hình tương tác giữa các thực thể RRM lớp PHY và
MAC tham gia vào lập biểu gói, các thực thể này là: PS (Packet Scheduling: lập
biểu gói), LA (Link Adaptation: thích ứng đường truyền, HARQ manager (bộ
quản lý HARQ và CQI manager (bộ quản lý CQI). Thực thể điều khiển là lớp con
MAC được xây dựng trên cơ sở thực thể PS, tại đây chính sách lập biểu được áp
dụng. PS có thê tham vấn thực thể LA để nhận dược ước tính về tốc độ số liệu cần
hỗ trợ cho các người sử dụng trong ô đối với một ấn định tài nguyên tần số thời
gian cho trước. Ngoài ra, LA cố gắng đảm bảo ước tính về số liệu cần hỗ trợ phù
hợp với BLER (Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối) đích cho lần phát đầu tiên. Thông
thường LA bao gồm ILLA (Inner Loop Link Adaptaion: thích ứng đường truyền
vòng trong) thực chất là giải thuật LA và OLLA (Outer Loop Link Adaptation:
thích ứng đường truyền vòng trong) cần thiết khi chỉ mình ILLA không thể đảm

340
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

bảo BLER đích. Tình trạng này xấy ra khi đo CQI không chính xác. Các nghiên
cứu cho thấy rằng thiết kế giải thuật OLLA phù hợp có thể giảm ảnh hưởng của
các sai lỗi CQI lên hiệu năng LA. Giải thuật PLLA trên hình 8.10 cung cấp một
giá trị dịch thích ứng cho ILLA. Thông thường ILLA đưa ra chọn lựa MCS, băng
thông và công suất để PS quyết định.
L3

HARQ Outer Loop


Manager Link
Adaptation

Thông tin
Yêu cầu Dịch
HARQ
LA và
quyết định Inner Loop
Packet
Link
Scheduler
Adaptation

L2 Quyết định lập biểu


L1
Allocation Sub-frame
Table (AT) CQI Manager
Transmission (lưu giữ)
Builder Builder

Các báo cáo CQI chọn HARQ Ack/Nack


Allocation Table Tín hiệu phát
lọc tần số từ các UE
HARQ Manager: bộ quản lý HARQ, Paket Scheduler: bộ lập biểu gói, Outer Loop
Link Adaptation: thích ứng đường truyền vòng ngoài, Inner Loop Link
Adaptation: thích ứng đường truyền vòng trong, LA: Link Adaptation: thích ứng
đường truyền. Allocation Table Builder: bộ xây dựng bảng ấn định, Sub-frame
Transmission Builder: bộ xây dựng truyền dẫn khung. CQI: Channel Quality
Information: thông tin chất lượng kênh).
Hình 8.15. Tương tác giữa các phần tử chức năng tham gia vào lập biểu gói

Các thực thể lập biểu và LA sử dụng phản hồi từ các người sử dụng (các
UE), trong khi đó HARQ sử dụng các Ack/Nack từ các lần truyền dẫn trước. Mô
hình đơn ô sử dụng trung bình nhân của SINR trên tất cả các ký hiệu nằm trong
một tài nguyên thời gian-tần số quy định. SINR được đo tại đầu vào bộ giải mã.
Khi này CQI được biểu diễn như sau:
1
 N  N
CQI i    SI NR j  (8.1)
 j 1 

341
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong đó CQIi ký hiệu cho CQI tương ứng với tài nguyên thời gian-tần số thứ i,
SINRj ký hiệu cho ký hiệu OFDM trong tài nguyên thời gian-tần số thứ i và N ký
hiệu cho số ký hiệu OFDM trong tài nguyên tần số thứ i.
Bộ quản lý CQI lưu giữ các giá trị CQI thu được từ các người sử dụng và
chuyển chúng đến môđul LA . Bộ quản lý HARQ cung cấp thông tin trạng thái bộ
đệm của các cuộc truyền dẫn mới và các cuộc phát lại HARQ đang chờ cũng như
thông tin liên quan đến khuôn dạng của các cuộc truyền dẫn này. Sau khi đạt đến
số lượng thử truyền không thành công cực đại cho phép, gói sẽ bị xoá. Bộ quản lý
HARQ sử dụng các Ack/Nack nhận được trên kênh điều khiển đường lên để quyết
định gói đựơc thu đúng hay không đúng. Thông tin điều khiển đường xuống được
lập khuôn tại lớp PHY và được chèn vào AT (bảng ấn định) dựa trên đầu vào của
bộ lập biểu.

8.6.4. Thích ứng đường truyền đường xuống (DL LA)

8.6.4.1. Tổng quan

Yêu cầu then chốt để triển khai các hệ thống không dây băng rộng là phải
đảm bảo BLER (Block Error Rate: tỷ số lỗi khối) thấp trên các kênh phađinh chọn
lọc tần số được kỳ vọng. Có thể đạt được dung lượng kênh pha đinh đơn người sử
dụng, nếu máy phát điều chỉnh công suất phát, tốc độ số liệu, sơ đồ mã hóa và điều
chế thích ứng với các thay đổi kênh. LTE hỗ trợ thích ứng nhanh để khai thác tính
chất động của kênh vô tuyến trong các miền thời gian, tần số và không gian. LA
có thể cải thiện hiệu suất phổ và độ tin cậy trong các hệ thống không dây. Nguyên
lý hoạt động của các giải thuật LA là định nghĩa một số đo CQI phù hợp để cung
cấp thông tin về kênh và đảm bảo rằng khuôn dạng truyền dẫn hiệu suất nhất luôn
luôn được sử dụng trong mọi điều kiện kênh.
Ta sẽ xét mô hình toán học cho LA để đạt được tối ưu thông lượng mức
liên kết (đường truyền). Ta ký hiệu N là tổng số các tài nguyên thời gian – tần số
khả dụng trong băng thông hệ thống dựa trên độ phân giải lập biểu trong miền thời
gian. Độ phân giải lập biểu trong LTE được quy định là RB (một khung con 1ms
gồm 14 ký hiệu OFDM trong miền thời gian và 12 sóng mang con trong miền tần
số). Để đảm bảo hoạt động của LA miền tần số, mạng yêu cầu UE báo cáo giá trị
CQI cho từng RB (hình 8.16).

342
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Giá trị
SINR
tương
đương

Báo cáo CQI


chọn lọc tần số

CQI1 CQI2 CQI3 CQI4 CQI5

Tần số
Hình 8.16. Minh họa kịch bản báo cáo CQI chọn lọc tần số

Các phần tử và thuật ngữ liên quan đến LA trong kịch bản phađinh chọn lọc
tần số được thể hiện trên hình 8.17.

Hàm truyền đạt kênh


Công suất

Độ phân giải lập biểu

MCS3
MCS1 MCS2 MCSN-1 MCSN
MCS5 MCSN-2

Tần số (tài nguyên thời gian tần số/chỉ số PRB)

I 1 1 1 0 1 1 1 1

P 2,2 3,2 5,5 0 1,2 1,2 3,0 2,5


MCS: Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa kênh, PRB: Physical
Resource Block: khối tài nguyên vật lý
Hình 8.17. Ảnh chớp chụp của hàm truyền đạt kênh băng rộng để minh họa
thuật ngữ sử dụng cho LA miền thời gian-tần số. Thí dụ về ấn định tài
nguyên RB ( I ) cũng như công suất ( P ).

Nhiệm vụ của giải thuật LA là chọn lựa một tổ hợp các thông số truyền dẫn
cho phép tối ưu hóa thông lượng hiệu dụng, nghĩa là chế độ cho phép đạt được
dung lượng lớn nhất trong khi vẫn duy trì ranh giới BLER đích. Công thức tối ưu

343
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thông lượng dựa trên LA trong điều kiện quy định tổng công suất có dạng tổng
quát như sau:

 I , P , MCS   argmax TP  CQI, I, P, MCS 


* * *

* * *
eff (8.2)
I ,P ,MCS

Với giả thiết là:


CQI   CQI1 , CQI 2 ,..., CQI N 
I   I1 , I 2 ,..., I N  ; I i  0,1
MCS   MCS 1 , MCS 2 ,..., MCS N  ;MCS i 
P   P1 , P2 ,..., PN  ; 0  Pi  Ptotal , Pi 
N

P
i 1
i  Ptotal

Trong đó TPeff ký hiệu cho thông lượng hiệu dụng, nghĩa là thông lượng khi
xét đến BLER đích của lần truyền thứ nhất. Ptotal ký hiệu cho tổng công suất khả
dụng đối với kênh số liệu. CQI ký hiệu cho vectơ (1xN) của các giá trị CQI thu
được từ UE. I ký hiệu cho vectơ ấn định tài nguyên PRB, còn ký hiệu cho
vectơ của các khuôn dạng MCS được chọn lựa. Vectơ ấn định công suất được ký
hiệu là P được đặc tả cho từng PRB, còn ký hiệu cho tập các số thực. Tổ hợp
I , P , MCS  thể hiện các thông số LA tối ưu đối với điều kiện kênh cho trước
* * *

và giải thuật LA.


Xử lý LA được tiến hành tại một số bước xử lý của lớp 2 và lớp vật lý như
trên hình 8.18. Trước hết LA định cỡ khối truyền tải tại lớp MAC, sau đó mã hóa
CRC được thực hiện cho kênh truyền tải nhận được từ L2PDU. Điều này được
thực hiện để có thể phát hiện lỗi tại máy thu. Sau đó là mã hóa kênh và phối hợp
tốc độ HARQ .Bộ phối hợp tốc độ có nhiệm vụ phối hợp kích thước của khối đã
mã hóa tại đầu ra của bộ mã hóa turbo phù hợp với dung lượng tại lớp vật lý. Bằng
cách làm này, nó điều chỉnh tốc độ mã cơ sở của bộ mã hóa kênh theo yêu cầu của
LA. Cuối cùng các bit sau phối hợp được điều chế theo một sơ đồ QAM được
chọn bởi LA và được ghép lên các RB như đã mô tả trên hình 8.18.

344
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LA

Khối truyền tải (L2 PDU)

Đến các PRB được ấn định


Phân đoạn kênh vật
lý (sắp xếp đến các

Điều chế thích


và phối hợp tốc độ
Chức năng HARQ
MAC

Gắn CRC

Channel

PRB)

ứng
Coding
Hình 8.18. Sơ đồ khối quá trình xử lý tín hiệu lớp vật lý cho từng khối truyền
tải (L2PDU) và thực hiện giải thuật LA đối với các phần tử lớp 2 và lớp vật

Sơ đồ khối của truyền dẫn OFDMA thích ứng đa người sử dụng được minh
họa trên hình 8.19, trong đó K ký hiệu cho tổng số các người sử dụng tích cực., N
ký hiệu cho số các sóng mang con. Tại máy phát, các luồng số liệu nối tiếp từ K
người sử dụng được đưa đến bộ sắp xếp RB lên sóng mang con. Ấn định số liệu
các người sử dụng đến các RB đựơc quyết định bởi giải thuật FDAS dựa trên các
báo cáo CQI. Quá trình thích ứng cùng quyết định khuôn dạng cùng như ấn định
công suất cho từng PRB. Thông tin này được sử dụng để lập cấu hình các bộ điều
chế thích ứng cho từng PRB. Các ký hiệu phức tại đầu ra của các bộ điều chế
thích ứng được chuyển thành các mẫu miền thời gian bởi bộ IFFT (Inverse Fast
Fourier Transform: biến đổi Fourier ngược nhanh). Sau đó chèn CP được thực
hiện đến từng ký hiệu OFDM để đảm bảo tính trực giao trong môi trường phađinh.
Cuối cùng tín hiệu phát được truyền trên các kênh phađinh chọn lọc tàn số riêng
rẽ.
Tại máy thu, CP được loại bỏ để lọai trừ ISI và các mẫu thời gian của người
sử dụng thứ K được chuyển đổi bởi khối FFT thành các ký hiệu điều chế. Khuôn
dạng MCS và thông tin điều khiển công suất được truyền bởi kênh điều khiển
đường xuống (AT: Allocation Table) được sử dụng để lập cấu hình cho các bộ giải
điểu chế thích ứng, còn thông tin liên quan đến ấn định RB được sư dụng để lấy ta
các bit sau giải điều chế từ các sóng mang con ấn định cho người sử dụng K.

345
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Máy phát Giải thuật ấn định CQI của từng RB từ K


MSC, PRB, công suất người sử dụng

Số liệu người sử dụng 1 Bộ điều chế thích ứng 1


Sắp xếp RB
Số liệu người sử dụng 2 Bộ điều chế thích ứng 2
lên sóng IFFT Chèn CP
mang con

Số liệu người sử dụng K Bộ điều chế thích ứng N

Đến máy thu UE 1


Kênh cho người sử dụng 1

Đến máy thu UE 2


Kênh cho người sử dụng 2

Đến máy thu UE K


Kênh cho người sử dụng K

Bộ giải điều chế thích ứng 1

Bộ giải điều chế thích ứng 2 Lấy ra các


Loại bỏ Số liệu cho người
FFT bi cho người
CP sử dụng K
sử dụng K
Bộ giải điều chế thích ứng K

Máy thu cho UE K Kênh điều khiển DL

Hình 8.19. Mô hình hệ thống cho sơ đồ truyền dẫn OFDMA thích ứng với độ
phân giải lập biệu RB

Lập biểu miền thời gian cũng cho độ lợi phân tập đa người sử dụng khi có
pha đinh phẳng tần số nhanh. Độ lợi phụ thuộc vào lượng phađinh và tốc độ
phađinh. Khi có các phađinh sâu, bộ lập biểu có nhiều lựa chọn hơn để chọn người
sử dụng tối ưu cho truyền dẫn. Khi tốc độ di động đủ thấp, lập biểu có khả năng
bắt kịp phađinh nhanh. Vì thế nói chung độ lợi lập biểu miền thời gian sẽ thấp hơn
khi:
 Phân tập anten di động vì nó giảm phađinh
 Phân tập anten phát trạm gốc vì nó giảm phađinh
 Băng thông rộng vì nó giảm phađinh do phân tập tần số
 Tốc độ di động cao

346
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Truyền sóng đa đường vì nó giảm phađinh do phân tập đa đường

8.6.4.2. AMC

Thích ứng đường truyền dựa trên AMC (Adaptie Modulation and Coding:
điều chế và mã hóa kênh thích ứng) có thể cải thiện đáng kể hiệu suất phổ của một
hệ thống không dây. Vì thế tính năng này đã được đưa vào nhiều tiêu chuẩn không
dây. LTE có thể hỗ trợ các sơ đồ điêu chế QAM khác nhau: QPSK, 16QAM và
64QAM trong các điều kiện truyền dẫn khác nhau. Hình 8.20 cho thấy hai kịch
bản truyền dẫn:
 Truyền dẫn đơn khối trong đó khuôn dạng MCS như nhau được sử dụng cho
tất cả các RB được ấn định và
 Truyền dẫn đa khối trong đó tốc độ số liệu được tối ưu độc lập trên từng RB .
Kích thước khối
mã (bit)

MSCi MSCi MSCi MSCi MSCi

Chỉ số RB
Kích thước khối
mã (bit)

MSC6
MSC4
MSC2 MSC2 MSC2

Chỉ số RB
Hình 8.20. a) Truyền dẫn đơn khôi, b) Truyền dẫn đa khối

Có thể biểu diễn mô hình truyền dẫn đơn khối như sau:
1
 nR Bs  nActR Bs

 i 1

SINR block ,1    SINR la,i .I i 

(8.3)

SINR i .Pi
SINR la,i  (8.4)
Pref

347
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

nR Bs
nActR Bs   I i
i 1

Trong đó SINR i ký hiệu cho trung bình nhân của SNR trên các ký hiệu trong RB
thứ i, SINR la,i ký hiệu cho SNR sửa đổi trong RB thứ i khi xét đến công suất tham
chuẩn được sử dụng trong đánh giá CQI (Pref) và ấn định công suất đặc thù RB
(Pi). SINR block ,1 ký hiệu cho SNR trung bình hình học của khối mã được sử dụng
trong LA. Ii ký hiệu vectơ ấn định tài nguyên, nActRBs ký hiệu cho số lượng các
RB tích cực trong băng thông hệ thống. Trong trường hợp truyền dẫn đa khối,
phương trình (8.4) biểu diễn SINR cho từng khối mã vì trong trường hợp này
SINR block ,i  SINR la,i .

Dựa trên các phương trình (8.3) và (8.4), các biểu thức sau đây được sử
dụng để xác định thông lượng được hỗ trợ cho các tùy chọn truyền dẫn khác nhau:

Bw .nA ctR Bs   SINR block ,1 


TPSB  .log 2 1  min  4/10
,10 18/10
 bit/s/Hz (8.5)
nR Bs   10  
nA ctR Bs
Bw   SINR block ,i 
TPMB   .log 2 1  min  4/10
,1018/10   bit/s/Hz (8.6)
i 1 nR Bs   10  

Trong đó TPSB là thông lượng được hỗ trợ đối với truyền dẫn đơn khối, TPMB là
thông lượng được kỗ trợ bởi truyền dẫn đa khối, BW ký hiệu chô băng thông hệ
thống. Các phương trình (8.5) và (8.6) được xây dựng dựa trên định lý Shannon
sửa đổi có dự trữ thực hiện. Dự trữ thực hiện xét đến các khiếm khuyết hệ thống
khi sử dụng băng thông, điều chế thực tế, độ dài khối mã có hạn, …. Theo các
nghiên cứu,SINR cực đại giới hạn 18dB đối với kịch bản ô vĩ mô của 3GPP. Giả
thiết đơực sử dụng là tốc độ phađing đủ chậm để đáp ứng tần số không thay đổi
trọng một khối mã. Thông thường dự trữ phađinh đơực đặt bằng 4dB (theo các
nghiên cứu đối với HSPA).
Các đường cong mô tả sự phụ thuộc của hiệu suất phổ vào SINR nhận được
từ định lý Shannon và định lý Shannon sửa đổi được minh họa trên hình 8.21.

348
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9
Shannon
8
Shannon sửa đổi
7
Hiệu suất phổ [bit/s/Hz]

6 Max SINR bị giới hạn


bởi quỹ công suất
5

0
-10 -5 0 5 10 15 20
SINR [dB]
Hình 8.21. Các đường cong phụ thuộc hiệu suất phổ vào SINR tức thời nhận
được từ định lý Shannon và định lý Shannon sửa đổi (Max SINR bị giới hạn
tại 18 dB cho trường hợp ô vĩ mô của 3GPP)

Trong LTE giải thuật AMC được xây dưng trên các cơ sở bảng chuyển đổi
giá trị SINR thu được vào một khuôn dạng MCS (tương đương với một kích thước
khối truyền tài, TBS: Transport Block Size). Tùy chọn giá trị đầu vào chuyển đổi
cũng có thể là BLER (Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối) đích. Trên đường xuống
LTE, các sơ đồ điều chế có thể là QPSK, 16QAM hoặc 64QAM.
Thông lượng tức thời kỳ vọng trên một TTI đối với một MCS và SINR có
thể được xác định như sau:

TP(MCS, SINR) = TBS(MCS) · (1 − BLEP(MCS, SINR)) (8.7)

Trong đó TP(.) là thông lượng kỳ vọng, BLEP (Block Error Probability: xác suất
lỗi khối) là xác suất mà khối truyền dẫn có thể bị lỗi. Tồn tại các giải thuật chọn
MCS khác nhau như:
1. Chọn MCS để đạt đựơc thông lượng kỳ vọng cực đại, nghĩa là MCS được
tính toán dựa trên BLEP kỳ vọng
2. Chọn MCS để đạt được thông lượng cực đại dựa trên một quy định rằng
BLEP ước tính nhỏ hơn hoặc bằng BLER đích tại lần truyền đầu tiên

349
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3. Chọn MCS để giảm thiểu sai số giữa BLEP kỳ vọng và BLER đích tại lần
truyền đầu.

8.6.4.3. Thích ứng đường truyền vòng ngoài (OLLA)

Hiệu năng LA phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của các báo cáo CQI. Các
nghiên cứu cho HSDPA trước đây cho thấy rằng cần phải có giải thuật OLLA cho
các trường hợp trong đó phản hồi CQI từ các UE bị lỗi và trễ báo cáo. OLLA là cơ
chế vòng kín có thể sử dụng để giảm ảnh hởng của các sai lỗi CQI lên hiệu năng
LA.
Đo CQI bị mắc lỗi vì nó dựa trên một số lượng có hạn các ký hiệu RS
(Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn) được chèn vào các khung con, vì trong
chế độ LTE FDD chi phí cho RS chỉ vào khoảng 5% đối với trường hợp một
luồng. Ngoài ra thời gian dành cho việc ước tính và báo cáo CQI cũng rất ghạn
chế chỉ bằng 1ms. Vì thế phạm vi áp dụng các kỹ thuật lấy trung bình để giảm sai
lỗi đo bị hạn chế. Các yếu tố này dẫn đến mất chính xác khi đo CQI trong kịch bản
thực tế.
Trong trường hợp không thể hoàn toàn tránh khỏi các sai lỗi CQI, giải thuật
OLLA thường được áp dụng để ổn định hiệu năng LA tổng thê. Không có OLLA,
BLER cho các truyền dẫn thực tế sẽ có khuynh hướng cao hơn BLER đích dự báo.
Điều này đặc biệt đúng khi giải thuật lập biểu gói cũng đưa ra quyết định dựa trên
các báo cáo CQI.

Để duy trì BLER tại lần phát đầu gần nhất với BLER đich, cần có một giải
thuật dịch (điều chỉnh) các kết quả đo CQI như trên hình 8,21 đối với người sử
dụng i và băng thông BW.
Giá trị dịch O(i) được điều chỉnh theo quy tắc giống như điều khiển công
suất vòng ngoài trong HSDPA:
1. Nếu lần truyền thứ nhất trên kênh PDSCH được thu đúng (nhận được Ack),
O(i) được giảm một lượng:
OD=S.BLERT (8.8)
2. Nếu lần truyền thứ nhất trên kênh PDSCH bị thu sai (Nack), O(i) được tăng
thêm một lượng:
OU=S.(1-BLERT) (8.9)

Trong đó S là kích thước bước và BLERT là BLER mà giải thuật sẽ hội tụ đến nếu
dịch O(i) nằm trong dải quy định OminO(i)Omax. Quan hệ giữa OD và OU như
sau:
O U .BLER T
OD  (8.10)
1  BLER T
BLER đích có thể được biểu diến là hàm của OD và OU như sau:

350
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

OD 1
BLER T   (8.11))
OD  OU 1  OU
OD

Tương tác giữa OLLA và AMC được trình bầy trên hình 8.22.

BLER
đích
OLLA

CRC cho từng


truyền dẫn mới

Dịch: O(i)

CQI(i, bw) Bộ quản lý CQI


SINR(i.bw)=CQI(i,bw)-O(i)
CQI

AMC MSC(i,bw)

OLLA: Outer Loop Link Adatation, BLER: Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối, CRC: Cyclic
Redundance Check: kiểm tra vòng dư. AMC: Adaptive Modulation and Coding: điều chế và
mã hóa kênh thích ứng, CQI: Channel Quality Indication: chỉ thị chất lượng kênh, MCS:
Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa, i: truyền dẫn i, bw: băng thông
cho truyền dẫn i.
Hình 8.22. Tương tác giữa OLLA và AMC.

Sau điều chỉnh vòng ngoài ta được SINR cho truyền dẫn i, băng thông BW
như sau:
SINR (i,bw)=CQI(i,bw)-O(i) (8.12)

Trong đó CQI (i,bw) là báo cáo về chất lượng kênh nhận được từ UE cho cuộc
truyền i với băng thông BW và O(i) là khoảng dịch để hiệu chỉnh.

Bảng 8.1 liệt kê các giá trị được thiết lập cho cácthông số OLLA.
Thông số Giá trị
BLERT 30%
Kích thước bước (S) 0,5dB
Dịch tối thiểu (Omin) -4dB
Dịch cực đại (Omax) 4dB

351
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.6.5. HARQ đường xuống

LTE hỗ trợ chức năng HARQ để đảm bảo truyền gói giữa các thực thể tại
lớp 1. HARQ đảm bảo độ bền vững chống lại các sai lỗi LA do các sai lỗi trong đo
CQI và báo cáo gây ra. Trong HSDPA xác suất lỗi gói hiệu dụng đối với lần
truyền dẫn thứ nhât là 10-40%. Ngoài ra nếu dịch vụ có thể chịu đựng được trễ bổ
sung, thì HARQ sẽ cải thiện hiệu suất phổ bằng cách cho phép LA mạnh hơn.
HARQ tại lớp con MAC có các tính năng sau:
 Giao thức dưng-và-đợi N xử lý dựa trên HARQ được sử dụng giữa eNodeB và
UE. Máy phát cố gắng truyền dẫn mỗi gói bằng một số lần truyền thử trước khi
xóa gói. Các xử lý HARQ được phát trên N kênh thời gian song song để đảm
bảo truyền dẫn liên tục đến một UE. Việc lựa chọn thông số N phụ thuộc vào
độ dài của TTI, trễ phản hồi và quy định trễ của QoS. Trong thực tế N được
chọn trong khoảng từ 4 đến 6 (tối đa là 8). (Xem hìnhh 8.23).
 Được xây dựng trên cơ sở các bản tin ACK/NACK
(Acnowledgement/Nonacknowledgment: công nhận/phủ nhận). NACk thông
báo rằng yêu cầu phát lại hoặc ở dạng IR (Incremental Redundancy: tăng phần
dư) hoặc CC (Chase Combining: kết hợp kiểu săn bắt). Kiểu phát lại thứ nhất
bao gồm việc phát phần dư bổ sung tăng dần để hỗ trợ giải mã. Kiểu thứ hai
bao gồm phát lại toàn bộ bản sao gói để máy thu nhận được độ lợi SNR từ việc
kết hợp mềm thông tin nhận được từ tất cả các lần phát.
 Các phát lại tự động dị bộ cùng với các thông số truyền dẫn thích ứng được hỗ
trợ trên đường xuống để đạt được mức độ linh hoạt lập biểu cao nhát tại PS.
HARQ dị bộ có nghĩa là các cuộc truyền dẫn (hoặc các phát lại) đối với một xử
lý HARQ có thể xẩy ra tại bất kỳ mọi thời điểm. Vì thế cần báo hiệu tường
minh cho HARQ tại AT. Khai thác HARQ thích ứng trong miền tần số nghĩa là
có thể lập biểu phát lại trên các RB khác nhau so với phát lần đầu. Tuy nhiên
vẫn có quy định đối với các phát lại là phải sử dụng cùng một MCS. Quy định
này cho phép dễ ràng thực hiện các sơ đồ kết hợp tại máy thu và tránh được chi
phí báo hiệu điều khiển liên quan.
 Mỗi lần phát lại cần một PDCCH đi kèm
 ACK/NACK đồng bộ. Quan hệ thời gian giữa thời điểm, phát gói DL và thời
điểm phát ACK/NACK từ UE là cố định: sau khi giải mã số liệu DL được phát
trung khung con n nhận được từ eNodeB, UE phát trả lời ACK/NACK tại thời
gian n+4 (sau 4ms) vì thời gian xử lý tại UE bằng 3ms.

352
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Số liệu từ các bộ đệm phát

TrBlk1 TrBlk2 TrBlk3 TrBlk4 TrBlk5 TrBlk6 TrBlk7 TrBlk8 TrBlk9 TrBlk10 TrBlk11

Phát lần đầu TrBlk 1 Phát lại TrBlk 1


trong xử lý HARQ 1 trong xử lý HARQ 1

1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1

AC K
TTI 1ms AK
N
Xử lý của máy thu Xử lý củaXử
máy thu máy thu
lý của
Xử lý của máy thu Xử lýXử
củalýmáy thu thu
Xử lý củaXử
máy thu máy thu
lý của Xử lýcủa
củamáy
máy thu
Xử lý của máy thu
Xử lý của máy thu

TrBlk2 TrBlk3 TrBlk4 TrBlk5 TrBlk6 TrBlk1 TrBlk7 TrBlk8

TrBlk: khối truyền tải Đến chức năng sắp xếp lại
Hình 8.23. Thí dụ về HARQ dừng và đợi với 6 xử lý

Nếu các phát lại HARQ bịt thất bại hoặc số lần phát lại cực đại bị vượt quá
quy định, lớp RLC sẽ xử lý các phát lại ARQ bổ sung. Có thể không cần thiết các
phát lại ARQ chẳng hạn trong trường hợp VoIP do quỹ đường truyền nhỏ. Độ lợi
HARQ phải trả giá bằng yêu cầu bộ nhới tại UE, phải có bộ đệm các bit mềm tại
đầu vào của bộ giải mã turbo. Ngoài ra quá trình kết hợp HARQ cũng làm tăng
thêm trễ gói.

8.6.6. Lâp biểu gói đường xuống

8.6.6.1. Tổng quan

Lập biểu gói (PS: Packet Scheduler) được đặt tại lớp con MAC (Medium
Access Control) với mục đích sử dụng hiệu quả các tài nguyên đường xuống DL-
SCH. Nhiệm vụ chính của PS là ghép các người sử dụng vào miền thời gian và
miền tần số. Ghép được thực hiện bằng cách sắp xếp các người sử dụng lên các tài
nguyên vật lý khả dụng. Nếu hệ thông chịu ảnh hưởng của phađing chọn lọc tần
số, thực thể PS có thể khai thác phân tập đa người sử dụng bằng cách ấn định cho
các người sử dụng các đoan băng thông thể hiện các điều kiện kênh thuận tiện.
Như vậy phađinh kênh vô tuyến từng là hạn chế đối với hiệu năng của hệ thống vô
tuyến thì nay được coi là một lợi điểm khi nó được khai thác bởi bộ lập biểu nhận
thức kênh. Dưới đây ta sẽ xét tổng quan bộ lập biểu này thông qua hoạt động của
nó, báo hiệu các quyết định của bộ lập biểu và các đo đạc của UE để hỗ trợ cho
hoạt động của bộ lập biểu.
Hình 8.24 minh họa việc quản lý các hàng đợi của các người sử dụng trong
bộ quản lý HARQ cũng như tương tác của chúng với bộ lập biểu. Thực thể PS ấn
định động các tài nguyên vô tuyến cho các UE khi xét đế các điều kiện kênh, thể
tích lưu lượng và các yêu cầu QoS của từng UE. Các giải thuật lập biểu khác nhau

353
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

có thể áp dụng tại lớp con MAC để đảm bảo cân đối giữa thông lượng và tính
công bằng. Ta giả thiết là ấn định tài nguyên vô tuyến bởi PS có thể thay đổi theo
từng TTI, nghĩa là lập biểu nhanh được áp dụng. Ngoài ra cũng giả thiết là ấn định
tài nguyên được thực hiện bằng cách sắp xếp các UE lên các RB khả dụng trong
miền tần số. Các UE nhận biết được các tài nguyên được ấn định cho chúng thông
qua thu kênh điều khiển liên quan đến lập biểu (AT) chỉ thị khuôn dạng truyền tải
được chọn và mẫu ấn định RB.
Từ mạng lõi

Bộ quản lý HARQ
Bộ phân loại gói

Lưu giữ
trạng thái

Báo cáo trạng


thái
Bộ lập biểu
Lớp MAC
Quyết định
lập biểu
Lớp vật lý CRC FEC

eNodeB
CRC: Cyclic Redundancy Check: kiểm tra vòng dư, FEC: Forward Error Code: mã sửa
lỗi trước.
Hình 8.28. Quản lý hàng đợi của các người sử dụng trong bộ quản lý HARQ
và tương tác với bộ lập biểu đường xuống. Bộ quản lý HARQ khi được yêu
cầu đệ trình một báo cáo trạng thái đến bộ lập biểu chứa thông tin về các ưu
tiên và kích thước của các hàng đợi

Bộ lập biểu có chọn chiến lược ghép luồng tốt nhất từ các giải pháp có thể
(truyền dẫn phân vùng hay phân bố). Thông thường truyền dẫn phân vùng được sử
dụng. Lập biểu gắn liền với các thực thể LA và HARQ. UE thực hiện đo CQI và
các báo cáo CQI được sử dụng trong quá trình xử lý của giải thuật lập biểu. Quyết

354
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

định của lập biểu có thể được xây dựng trên cơ sở QoS, các tải tin được nhớ đệm
trong eNodeB, các phát lại HARQ đang chờ, các báo cáo CQI từ các UE, dung
lượng của các UE, các chu kỳ ngủ của UE, các chu kỳ đo và các thông số hệ thống
như băng thông, mức/mẫu nhiễu.
Việc ấn định tài nguyên cần dựa trên cân đối cac tiêu chí như: hiệu suất
phổ, công bằng và QoS. Lập biểu gói là một vấn đề tối ưu hóa đã được trình bày
bằng toán học trong nhiều nghiên cứu. Ta sẽ xét tổng quan một trình bày lý thuyết
dựa trên các hàm lý thuyết. Hàm tiện ích chuyển đổi các tài nguyên mạng mà một
người sử dụng vào một số thực. Vì tốc độ số liệu khả tin cậy là một yếu tố quan
trọng nhất để quyết định sự thỏa mãn của các người sử dụng, nên hàm tiện ích là
một hàm không giảm của tốc độ số liệu r. Tối ưu hóa lớp chéo hướng đến cực đại
hóa tiện ích tổng của mạng được biểu diễn như sau:

K
Max  U i (ri ) (8.13)
i 1

Với
K

 r  C,
i 1
i ri  0

Trong đó K ký hiệu cho các người sử dụng tích cực trong ô, ri ký hiệu cho thông
lượng trung binh của người sử dụng i, C ký hiệu cho dung lượngkênh và Ui(.) ký
hiệu cho hàm tiện ích của người sử dụng i. Thông lượng trung bình của người sử
dụng i được tính theo các đệ quy như sau:

 1  di  n 
 1   r  n   nÕu ng­êi sö dông i ®­îc phôc vô trong khe n
   
ri  n  1   (8.14)
 1  1  r n
    
nÕu kh¸c

Trong đó di[n] là tốc độ bit tức thời của người sử dụng I nếu được phục vụ trong
chu kỳ n và  là hằng số thời gian của bộ lọc làm nhẵn.

8.6.6.2. Lập biểu gói miền tần số, FDPS

FPDS (Frequency Domain Packet Scheduling: lập biểu gói miền tần số) là
một kỹ thuật mạnh để cải thiện dung lương của hệ thống LTE. Nguyên lý cơ sở
của FDPS được minh họa trên hình 8.25. Nguyên lý FDPS khai thác các thay đổi
công suất phụ thuộc tần số trên tín hiệu mong muốn (phađing chọn lọc tần số)
hoặc nhiễu (phađing hay một phần tải của ô khác) bằng cách chỉ lập biểu cho các
người sử dụng trên các PRB cho chất lượng kênh cao đồng thời tránh lập biểu cho
các người sử dụng trên các PRB bị pha đinh sâu. Vì thế điều kiện để đạt được độ
lợi FDPS là băng thông nhất quán hiệu dụng của kênh vô tuyến phải nhỏ hơn băng

355
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thông hệ thống, đây thường là trường hợp của các triển khai ô vĩ mô và vi mô với
băng thông hệ thống bằng hoặc lớn hơn 5MHz.
Các nghiên cứu cho thấy rằng độ lợi FDPS có thể đạt được 40% đối với các
tốc độ UE thấp và trung bình (dưới 5 km/giờ). Khi tốc độ UE cao hơn độ lợi giảm
do bộ lập biểu không theo dõi kịp kênh vô tuyến vì trễ báo cáo CQI đường lên.

Chất lượng
kênh UE#1

Chất lượng
kênh UE#2

UE#1 UE#2 UE#1 UE#2 UE#2 UE#1 UE#2 UE#1


Các PRB
Hình 8.25. Nguyên lý lập biểu miền tần số

Độ lợi lập biểu miền thời gian trong LTE là khá thấp vì phân tập anten là một
tính năng tiêu chuẩn trong đầu cuối LTE và LTE thường sử dụng băng thông rộng.
Mặc dụ hiệu suất sử dụng phổ đạt được cực đại khi khai thác tái sử dụng tần số
toàn phần, hệ thống có thể khởi đầu hoạt động trong chế độ tải một phần nếu chỉ
có một khối lượng nhỏ số liệu trong eNodeB cho các người sử dụng trong ô. Nếu
xẩy ra tình trạng này, số liệu được nhớ đệm trong eNodeB chỉ được phát trên một
số lượng PRB cần thiết, còn các PRB còn lại không được phát.
Tại các tình trạng tải một phần như vậy, bộ lập biểu gói vẫn hướng đến
chọn các PRB có chất lượng kênh cao hơn dựa trên thông tin phản hồi CQI. Hình
8.26 cho thấy thí dụ FDPS trong các tình trạng tải một phần. Khi này chiến lược
ấn định PRB giữa hai ô được kết hợp sao cho ấn định được thực hiện cho các tập
bù nhau để giảm thiểu nhiễu giữa các ô. Theo các kết quả nghiên cứu, SINR
(Signal to Noise Ratio):tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu) được cải thiện 10 dB
so với trường hợp tải đầy khi mạng sử dụng 3 đoạn ô và tải một phần bằng 25%
với sử dụng lập biểu được hỗ trợ bởi CQI.

356
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

FDPS tại tải một phần


Án định PRB
trong ô #1

Các PRB

Án định PRB
trong ô #2

Các PRB

Hình 8.26. Nguyên lý FDPS tại tải một phần

8.6.6.3. Các giải thuật lập biểu kết hợp miền thời gian và miền tần số

Hình 8.27 minh họa lập biểu gói ba bước. Bước thưa nhất gồm lập liểu
miền thời gian (TD: Time Domain) để chọn N người sử dụng tiềm năng cho lập
biểu trong TTI tiếp sau. Bộ lập biểu chỉ chọn những người sử dụng có: (1) số liệu
đang chờ truyền dẫn và (2) các người sử dụng được lập cấu hình cho lập biểu
trong TTI tiêp theo, nghĩa là các người sử dụng không nằm trong chế độ DRX
(Discontinous Reception: thu không liên tục). Bộ lập biểu TD gán một số đo ưu
tiên cho từng người trong số N người được chọn, Bước thứ hai, thực hiện kiểm tra
lập biểu kênh điều khiển để đánh giá xem dung lượng kênh điều khiển còn đủ để
lập biểu cho tất cả các người sử dụng được chọn bởi bộ lập biểu TD hay không.
Đánh giá này kiểm tra xem còn đủ các tài nguyên truyền dẫn trong 3 ký hiệu
OFDM đầu tiên hay không để đảm bảo truyền dẫn tin cậy PDCCH cho từng
người sử dụng đựơc lựa chọn. Nếu không đủ, thì chỉ một tập con của N người sử
dụng đựơc chuyển cho bộ lập biểu FD (Frequency Domain: miền tần số). Trường
hợp kênh điều khiển bị nghẽn, các người sử dụng có số đo ưu tiên từ bộ điều khiển
TD thấp nhất sẽ bị chặn.Các người sử dụng có các phát lại HARQ đang chờ có thể
được ưu tiên. Cuối cùng bộ lập biểu FD sẽ quyết định sẽ lập biểu như thế nào đối
với các người sử dụng còn lại trên các PRB khả dụng. So sánh với các phương
pháp khác, phương pháp này đạt được cùng hiệu năng nhưng ít phức tạp hơn vì bộ
lập biểu FD chỉ cần xét một tập con các người sử dụng để ghép lên các PRB.

Bước 1: Bước 2: Bước 3:


Lập biểu TD Kiểm tra xem có đủ tài Lập biểu FD
Chọn N người sử dụng để nguyên truyền dẫn cho tất cả Ấn định các PRB cho các
lập biểu cho TTI tiếp sau các người sử dụng hay không người sử dụng đựơc chọn.

Hình 8.27. Minh họa quy trình lập biểu gói ba bước

357
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.6.6.4. Lập biểu gói với MIMO

2x2MIMO có thê sử dụng một hoặc hai khối truyền tải được mã hóa độc
lập đến người sử dụng trên các luồng ảo tại các PRB được ấn định. Các khối
truyền tải được mã hóa được gọi là các từ mã. Truyền dẫn hai khối truyền tải mã
hóa độc lập đòi hỏi cấp hạng (rank) ít nhất bằng hai. Trong trường hợp này, phản
hồi CQI từ người sử dụng sẽ chứa cả thông tin để khối thích ứng đường truyền có
thể chọn MCS cho hai khối truyền tải được mã hóa độc lập này. Các ACK/NACK
sé đựơc phát riêng cho từng từ mã để có thể thích ứng đường truyển và HARQ
riêng rẽ. eNodeB có thể chuyển mạch động giữa phát một hoặc hai từ mã phụ
thuộc vào CQI và RI (Rank Indicator: chỉ thị cấp hạng) phản hồi từ người sử dụng
được lập biểu. Một cách đơn giản có thể thấy rằng, để sử dụng được truyền dẫn
2x2MIMO với cấp hạng 2, SINR trung bình phải lớn hơn 12dB.
Từ quan điểm lập biểu gói, chức năng SU-MIMO (Single User- MIMO)
một phần ẩn tàng trong khối thích ứng đường truyền mặc dù bộ lập biểu gói cũng
biết được các khối truyền tải cần hỗ trợ.
LTE cũng hỗ trợ truyền dẫn MIMO trong đo hai người sử dụng được lập
biểu trên cùng các PRB bằng cách phát đi các khối truyền tải được mã hóa độc lập
cho từng người sử dụng và áp dụng tập các trọng số phát anten khác nhau. Hai
trọng lượng phát anten tạo nên các vectơ trực giao trong khi vẫn có thể đạt được
SINR thu tốt cho cả hai. Để MU-MIMO (Multi User MIMO) hấp dẫn, nghĩa là đạt
được tổng thông lượng cực đại phục vụ cho hai người sử dụng, cần chọn cẩn thận
các trong số anten trong cả miền thời gian lẫn miền tần số. Đối với trừơng hợp
sau (FD: miền tần số) cũng cần các thao tác lập biểu gói kết hợp trong đó cặp
người sử dụng phát chung PRB được chọn động phụ thuộc vào đặc tính kênh vô
tuyến dung chung ngắn hạn. Vì thế sử dụng các sơ đồ MU-MIMO cũng tăng thêm
tính phức tạp cảu các bộ lập biểu gói và đòi hỏi nhiều báo hiệu hơn trên kênh
PDCCH.

8.6.6.5. Hiệu năng lập biểu gói đường xuống

Phần này sẽ trình bày các kết quả hiệu năng của lập biểu gói đường xuống.
Trứơc hết ta minh họa ảnh hưởng của lập biểu gói cơ sở, tốc độ di động và cấu
hình anten lên thông lượng của người sử dụng và ô bằng cách sử dụng công cụ giả
phỏng mạng. Trong phần này ta cũng sẻ đánh giá ảnh hưởng của QoS lên thông
lượng ô và dung lượng ô bằng cách tiến hành mô phỏng động mức hệ thống.
Hình 8.28 và 8.29 minh họa ảnh hưởng của lập biêu gói, tốc độ di động và
cấu hình anten lên thông lượng người sử dụng và thông lượng ô.

358
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thông lượng ô PF RR
17,5M
15M 1
12,5M 2 3
10M
7,5M
3km/giờ 30km/giờ 120km/giờ
5M 120km/giờ 30km/giờ 3km/giờ
2,5M
70 80 90 100 110 120 130 140 150 160
Thời gian
1 Ảnh hưởng đáng kể đến thông lượng khi tốc độ di động tăng từ 3km/giờ đến 30km/giờ vì độ lợi lập biểu giảm
2 Ảnh hưởng không đáng kể đến thông lượng khi tốc độ di động tăng từ 30km/giờ đến 120km/giờ
3 Độ lợi nhận được từ thích ứng đường truyền tốt hơn tại tốc độ 3km/giờ
PF: Proportional Fair: lập biểu công bằng tỷ lệ
RR: Round Robin : quay vòng

Hình 8.28. Thí dụ về thông lượng ô với các bộ lập biểu khác nhau và tốc độ di
động khác nhau

a) Thông lượng ô
Thông
lượng ô
1x2 2x2
20M
3
15M 2

10M
PF PF
RR PF RR PF
TP fair TP fair
5M

20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
Thời gian
Thông b) Thông lượng người sử dụng
lượng ô
1x2 2x2

5M 1 1

PF PF
2M RR PF RR PF
TP fair TP fair

20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
Thời gian
1 Lập biểu công bằng tài nguyên
2 Lập biểu công bằng lưu lượng giảm thông lượng ô
3 2x2 MIMO cung cấp độ lợi cao hơn so với 1x2 khi sử dụng quay vòng so với khi sử dụng lập biểu công bằng tỷ lệ
PF: Proportional Fair: lập biểu công bằng tỷ lệ
PF TP Fair: lập biểu công bằng tỷ lệ theo lưu lượng
RR: Round Robin : quay vòng

Hình 8.28. Thí dụ về thông lượng người sử dụng và thông lượng ô đường
xuống với các cấu hình anten và các bộ lập biểu khác nhau

359
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 8.28 cho thấy thông lượng ô khi sử dụng lập biểu công bẳng tỷ lệ và
lập biểu quay vòng tại các tốc độ 3,3 và 120km/giờ. Thông lựơng cao nhất nhận
được khi sử dụng bộ lập biểu công bằng tỷ lệ tại tốc độ di động 3km/giờ. Thông
lượng giảm đáng kể khi tốc độ di động tăng lên 30km/giờ do phản hồi không theo
kịp phađinh nhanh và độ lợi lập biểu miền tần số bị giảm. Tăng tốc độ di động lên
120km/giờ chỉ ảnh hưởng một ít lên dung lượng. Bộ lập biểu quay vòng ảnh
hưởng ít hơn lên dung lượng và ít nhạy cảm hơn lên tốc độ di động.
Hình 8.29 cho thấy thông lượng của người sử dụng với cấu hình anten 1x2
và với cấu hình 2x2 MIMO tại tốc độ 3km/giờ. Ba kiểu bộ lập biểu khác nhau
được sử dụng: quay vòng, công bằng tỷ lệ với lập biểu tài nguyên bằng nhau và
công bằng tỷ lệ với lập biểu thông lượng bằng nhau. Công bằng tỷ lệ với lập biểu
tài nguyên bằng nhau tăng cả thông lượng ô lẫn thông lượng người sử dụng với cả
hai cấu hình anten. Độ lợi tương đối từ công bằng tỷ lệ này đạt được cao hơn với
cấu hình 1x2 vì cấu hình anten này có ít phân tập hơn và trải nghiệm phađinh cao
hơn 2x2MIMO. Phađinh càng nhiều thì bộ lạp biểu càng tự do hơn trong biệc tối
ưu truyền dẫn. Lập biểu công bằng lưu lượng cung cấp thông lượng như nhau cho
tất cả các người sử dụng, nhưng thông lượng ô giảm rõ rệt so với lập biểu công
bằng tài nguyên. Các người sử dụng biên ô nhận được thông lượng cao hơn vời lập
biểu công bằng thông lượng trong khi các người sử dụng tại các vị trí tốt nhận
được thông lượng cao hơn với lập biểu công bằng tài nguyên.

Dưới đây sẽ minh họa thiết kế và hiệu năng của bộ lập biểu gói nhận thức
QoS và ảnh hưởng QoS lên thông lượng ô và dung lượng ô khi tải đầy đủ. Ta sẽ
xét trường hợp lưu lượng giao thông pha trộn giữa lưu lượng nỗ lực cực đại (được
lập mô hình đơn giản bởi tải xuống file) không quy định QoS và các ứng dụng
CBR (Constant Bit Rate) với QoS GPR chặt chẽ. Kết quả được trình bày cho cấu
hình anten 1x2 IRC (Interference Rejection Combining: kết hợp loại bỏ nhiễu),
băng thông hệ thống 10 MHz và phân bố khoanh vùng.
Bộ lập biểu gói TD là thực thể đầu tiên hỗ trợ việc phân biết QoS xét cả về
dịch vụ lẫn người sử dụng. Thí dụ vể bộ lập biểu gói nhận thức QoS được cho
trong bảng 8.2. Ở đây để đơn giản bộ lập biểu được đề xuất chỉ giới hạn nhận
thức GBR. Nó sử dụng số đo miền thời gian có nhận thứcQoS dựa trên phiên bản
cải tiến của bộ lập biểu công bằng cùng với điều chỉnh theo mức tích cực yêu cầu
được ước tính cho một người sử dụng nhất định. Bộ lập biểu RAD (Requiered
Activity Detection: phát hiện tích cực được yêu cầu) này sẽ đánh giá động dung
lượng cần sử dụng để phục vụ các người sử dụng GBR và khả năng chia sẻ phần
còn lại (được gọi là dung lượng vượt trội) theo một chính sách mong muốn bất kỳ
(bằng cách thiết lập cổ phần đặc thù loại QoS). Bộ lập biểu miền tần số (FD) dựa
trên thay đổi số đo công bằng tỷ lệ miền thời gian PFsch (Proportional Fair
Scheduler). Giống như bộ lập biểu công bằng tỷ lệ, PFsch được thiết kế để đạt
được lợi ích từ phân tập tần số đa người sử dụng dựa trê nhận thức kênh. Bộ lạp
biểu này tách riêng hành vi của bộ lạp biểu miền thời gian ra khỏi các quyết định
của nộ lạp biểu miền thừi gian và ngược lại. Thực chất, mối liên kết thời gian-tần

360
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

số xấy ra khi các số đo miền thời gian và miền tần số thựchiện ấn định tích cực và
các tài nguyên tần số dựa trên cùng một thông tin phản hồi, nghĩa là thông lượng
trung bình quá khứ. Mối liên kết này có thể dẫn đến các quyết định xung khắc khi
người sử dụng được ấn định tỷ lệ tích cao nhưng lại chia sẻ tài nguyên tần số thấp
hay ngược lại.

Bảng 8.2. Thí dụ về bộ lập biểu nhận thức QoS trong LTE
Bộ lâp biểu Số đo lập biểu miền thời gian, Mn Số đo lập biểu miền tần số,
Mn,k
(TD) QoS RAD (phát hiện tích cực được yêu Lập biểu công bằng tỷ lệ
PS cầu) (PFsch)
D n  GBR n  d n,k
.  Share n .ExcessCap 
R n  R sch,n 

R sch,n
Dn: thông lượng băng rộng tức thời có khả năng đạt đựơc cho người sử dụng n
R n : thông lượng trung bình quá khứ của người sử dụng n
Dn,k: thông lượng tức thời có khả năng đạt được cho người sử dụng n trên PRB k
R sch,n : thông lượng trung bình quá khứ trên các TTI, tại đây người sử dụng n được
bộ lập biểu TD chọn
GBRn: tốc độ bit đảm bảo của người sử dụng
EccessCap: dung lượng vượt trội (dung lượng còn lại sau khi đã thực hiện QoS tối
thiểu)
Sharen: cố phần dung lượng vợi trội của người sử dụng n.

Hình 8.30 cho thấy hiệu năng của bộ lập biểu gói nhận thức QoS như mô tả
trong bảng 8.2. Môi trường là ô vĩ mô 3GPP trường hợp 1. Kết quả nhận được với
giả thiết lưu lượng là pha trộng giữa lưu lượng nỗ lực nhất và các ứng dung CBR
(tốc độ bit không đổi) với quy định 256kbps. Để tham khảo, các kết qủa bộ lập
biểu công bằng tỷ lệ thời gian/tần số cũng được trình bày. Như dự tính, bộ lập biểu
công bằng không thể đáp ứng các yêu cầu GBR với phần trăm các người sử dụng
CBR lớn vì một số không có đủ hiệu năng khi sử dụng nguyên tắc ấn định tài
nguyên đồng đều cong bằng tỷ lệ. Hình vẽ cho thấy rằng bộ lập biểu nhận thức
QoS cung cấp QoS cho 100% người sử dụng CBR và nó có khả năng phân bố
dung lượng vượt trội cho các người sử dụng nỗ lực nhất. Ta cũng thấy rằng thông
lượng ô trung bình với chỉ có lưu lượng nỗ lực nhất giảm khi số người sử dụng
CBR có nặt trong ô tăng, như thấy với 12, 24 và 28 người sử dụng CBR trên ô
trong tổng số 40 người sử dụng. Lý do vì các người sử dụng CBR được phục vụ
chặt chẽ với yêu cầu GBR của họ không phụ thuộc vào vị trí của họ trong ô, vì thế
hạn chế lhả năng bộ lập biểu tối ưu hóa thông lượng ô.

361
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

14
Tốc độ bit không đổi 256 kbps (CBR)
Nỗ lực nhất (BE)
12
Thông lượng ô trung bình (Mbps)

Đích GBR
10

8
Đích
GBR
6

Đích
4 GBR

0 QoS PS PF QoS PS PF QoS PS QoS PS


PF PF
12 CBR UE 24 CBR UE 38 CBR UE
40 BE UE 28 BE UE 16 BE UE 2 BE UE

Hình 8.30. Thông lượng trung bình cho hỗn hợp lưu lượng CBR và BE đối
với bộ lập biểu
công bằng tỷ lệ và bộ lập biểu nhận thức QoS (bảng 8.1).

Để khắc phục nhu cầu hỗ trợ các GBR cao so vớu thông lượng ô, chỉ một
mình bộ lập biểu miền thời gian nhận thức QoS là chưa đủ. Để hiểu được đầy đủ
hạn chế này, ta cần xét rằng với một chính sách FDPS, một người sử dụng CBR có
thể không có khả năng đáp ứng yêu cầu GBR của mình từ quan điểm quỹ đường
truyền nếu chỉ ấn định tích cực cực đại (bộ lập biểu miền thời gan chọn người sử
dụng này cho mọi TTI). Lưu ý rằng GBR có khẳ năng được hỗ trợ cao nhất phụ
thuộc vào băng thông hệ thống, bộ lập biểu gói miền tần số và số người sử dụng
được ghép trên một TTI. Vì thế để hỗ trợ GBR, nhận thức QoS cần bao hàm cả
trong nộ lập biểu miền tần số. Chẳng hạn có thể áp dụng cho số đo miền tần số của
các người sử dụng GBR trong số sau:
GBR n
w FDn  (8.15)
R schPerPR N,n
Trong đó R schPerPR B.n là thông lượng trung bình trên các TTI mà tại đó người sử
dụng n được ấn định các tài nguyên PRB. Điểu chỉnh này đánh giá tỷ phần tài
nguyên tần số mà người sử dụng GBR cần thiết để đáp ứng yêu cầu GBR và nó
hướng đến ấn định tỷ phần cao hơn khi cần thiết.
Hình 8.31 minh họa hiệu năng của bộ lập iểu gói nhận thức QoS (xem bảng
8.2) với pha trôn 12 người sử dụng nỗ lự nhất không có QoS và 8 CBR có quy
định GBR QoS chăth chẽ và tốc độ tăng từ 512kbps đến 1024 kbps.Ta có thể thấy

362
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

rằng chỉ thực hiện phân biệt QoS bằng lập biểu miền thời gian nhận thức QoS
không đủ để hỗ trợ 100% lưu lượng CBR khi GBR bằng 768 và 1024 kbps. Khi áp
dụng trọng số miền tần số (wFD) kết quả cho thấy rằng đảm bảo đơực các yêu cầu
GBR cho tất cả các người sử dụng CBR với trả giả giảm độ lợi FDPS không đáng
kể.

14
Tốc độ bit không đổi (CBR)
Nỗ lực nhất (BE)

12
Thông lượng ô trung bình (Mbps)

10

GBR
đích
8
GBR
đích
6

GBR
đích
4

0
Không WFD Có WFD Không WFD Có WFD Không WFD Có WFD
GBR=500 kbps GBR=768 kbps GBR=1024 kbps
Hình 8.31. Thông lượng trung bình cho hỗn hợp lưu lượng với 12 nỗ lực nhất
và 8 người sử dụng CBR trên một ô, khi GBR bằng 512, 768 và 1024 kbps.
Kết quả nhận được với bộ lập biểu gói nhận thức QoS như trong bảng 8.1 cho
các trường hợp có và không có trọng lượng miền tần số nhận thức QoS.

8.7. LẬP BIỂU ĐỘNG VÀ THÍCH ỨNG ĐƯỜNG TRUYỀN VÀ HARQ


ĐƯỜNG LÊN

8.7.1. Mở đầu

Tồn tại một số khác biệt giữa bộ lập biểu gói đường lên và đường xuống. Dưới
đây là các khác biệt chính.

363
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. eNodeB không hoan tòan biết được khối lượng số liệu được nhớ đệm tại
UE.
2. Đường lên nhiều khả năng bị hạn chế về công suất hơn đường xuống do
công suất UE thấp hơn công suất eNodeB. Điều này có nghĩa là đối với các
triển khi trong các ô vĩ mô không thể ấn định băng thông truyền dẫn rộng
cho các người sử dụng để tránh các điều kiện SINR thấp
3. Do truyền dẫn SC-FDMA, nên chỉ có thể ấn định các khối tài nguyên cạnh
nhau cho một người sử dụng trên đường lên. Sự khác nhau về ấn định PRB
giữa đường xuống và đường lên trong LTE được minh họa trên hình 8.32.
Quy định đơn sóng mang trên đường lên LTE hạn chế cả phân tập tần số
lẫn phân tập đa người sử dụng.
4. Đường lên thường được đặc trưng bởi tính thay đổi nhiễu cao. Các thay đổi
nhiễu từ TTI này đến TTI khác lên đến 15-20dB dến đếnkhó đánh giá chính
xác nhiễu tức thời đường lên. Vì thế trên đường lên của LTE, điều chế và
mã hóa kênh nhan chũng như FDPS nhận thức kênh thường đơực xây dựng
trên cơ sở thông trạng thái kênh vể chính bản thân đường truyền mong
muốn chứ không phái dựa trên mữ nhiễu tức thời.
5. Báo hiệu cho phép đường lên phát trên kênh PDCCH trong TTI n liên quan
đến đến truyền dẫn đường lên trong TTI n+8. Lý do trễ 4 ms này là thời
gian xử lý và giải mã PDCCH tại UE và đây sẽ là hạn chế nữa đối với thích
ứng đường lên và lập biểu gói đường lên.

Đường xuống Đường lên


DL CQI

UL CSI

UE1 UE2 UE1 UE2


Hình 8.32. Thí dụ minh họa hạn chế đơn sóng mang trong lập biểu gói miền
tần số đường lên.

8.7.2. Mô hình hệ thống tổng quát thể hiện lập biểu gói và thích ứng đường
truyền trên đừơng lên LTE.

Mô hình tổng quát lập biểu gói và thích ứng đường truyền đường xuống
trong LTE được minh họa trên hình 8.33. Hình vẽ thể hiện một triển khai đa site,
trong đó mỗi site bao gồm ba đoạn ô hình lục giác. Kênh PDCCH (Physical
Dowlink Control Channel: kênh vâtk lý điều khiển đường xuống) để truyền báo

364
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hiệu đường xuống. Các kênh PUSCH (Physical Uplink Shared channel) để truyền
số liệu đường lên và báo hiệu lập biểu đường lên, còn kênh PUCCH (Physical
Uplink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường lên) để truyền báo hiệu
đường lên khi không có kênh PUSCH. Ấn định tài nguyên động tại từng đoạn/ô
đựơc quản lý bởi các thực thể chức năng sau: PS (Packet Scheduling: lập biểu
gói), LA (Link Adaptation: thích ứng đường truyền) và HARQ. Các phần tử này
đựơc đặt tại eNodeB để hỗ trợ thích ứng và lập biểu nhận thức kênh.
Lập biểu gói đường xuống dựa trên các báo hiệu và điều khiển đường lên sau
đây:
 SRS: Sounding Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn thăm dò
 Hybrid ARQ ACK/NACK trên PHICH (Physical Hybrid ARQ Indicator
Channel: kênh chỉ thị HARQ vât lý)
 Yêu cầu lập biểu (Scheduling request)
 NDI (New Data Indicator: chỉ thị số liệu mới)
 BSR (Buffer Status Report: báo cáo trạng thái bộ đệm)
 PHR (Power Headroom Report: báo cáo khỏng trông công suất)
 UL Grant: cho phép đường lên
Báo hiệu được truyền trên các kênh điều khiển theo hai trường hợp sau::
 Tài nguyên PUSCH đường lên chưa được ấn định  SR được truyền
trên trên PUCCH, UL Grant được truyền trên kênh PDCCH
 Tài nguyên PUSCH đường lên đã được ấn định  BSR (Buffer Status
Report: báo cáo trạng thái bộ đệm) và PHR (Power Headroom Report:
báo cáo khỏang trống công suất) được ghép chung với số liệu vào
PUSCH, HARQ ACK/NACK được truyền trên kênh PHICH

365
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bi ê

ô
iớ i
ng

ng
iớ i

Bi ê
ô
UE2
SRS, SR và
ACK/NACK PUSCH/PUCCH và
PDCCH, PHICH

PUSCH/PUCCH và
PDCCH, PHICH PUSCH/PUCCH và
Biên giới ô PDCCH, PHICH Biên giới ô
SRS, SR và
ACK/NACK SRS, SR và
UE3 ACK/NACK
PS,
LA,
HARQ UE1

eNodeB

PDCCH: Physical Dowlink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường xuống
PUSCH: Physical Uplink Shared Channel: kênh vật lý chia sẻ đường xuống
PUCCH: Physical Uplink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường lên
PHICH: Physical HARQ Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị HARQ
SRS: Sounding Reference Signal: tín hiệu than chuẩn tăm dò
SR: Scheduling Request: yêu cầu lập biểu
ACK/NACK: Acknowledge/Nonacknowledge: công nhận/ phủ nhận

Hình 8.33. Mô hình hệ thống tổng quát thể hiện lập biểu gói trên đừơng
xuống LTE.

Thủ tục lập biểu đường lên khi không có tài nguyên ấn định cho đường lên
được thể hiện trên hình 8.38.

366
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng IP

MME

eNodeB
X2

S1 1 :P
UC
CH
2:
PD
CC
H
3:
PU
SC
H
4:
PH
ICH

eNodeB
UE
Hình 8.38. Thủ tục lập biểu đường lên khi không có tài nguyên UL-SCH

Thủ tục lập biểu đường lên khi không có tài nguyên ấn định cho đường lên
như sau:
1. Nếu UE không có tài nguyên UL-SCH, UE gửi SR (Scheduling Request:
yêu cầu lập biểu) trên kênh PUCCH đến eNodeB. (nếu không có tài nguyên
PUCCH), UE phải kết thúc thủ tục RACH (Radio Access Channel: kênh
truy nhập ngẫu nhiên để yêu cầu tài nguyên UL-SCH)
2. Bộ lập biểu tại eNodeB ấn định tài nguyên (các PRB và MSC sẽ được sử
dụng) đến UE thông qua lệnh “Uplink Grant: cho phép đường lên” trên
kênh PDCCH.
3. UE phát số liệu người sử dụng trên kênh PUSCH
4. Nếu eNodeB giải mã số liệu đường lên thành công, nó gửi phản hồi ACK
đến eNodeB trên PHICH.

367
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thủ tục lập biểu đường lên khi đã có tài nguyên ấn định cho đường lên nhưng
cần thay đổi tài nguyên được thể hiện trên hình 8.35.

Mạng IP

MME

eNodeB
X2

S1 1 :P
US
2: CH
PD
CC
H/
PD
SC
H
3:
PU
SC
H
4:
PH
ICH

eNodeB
UE
Hình 8.35. Thủ tục lập biểu đường lên khi đa có tài nguyên ấn định cho
đường lên nhưng cần thay đổi tài nguyên .

Thủ tục lập biểu đường lên khi đã có tài nguyên ấn định cho đường lên nhưng
cần thay đổi tài nguyên được thể hiện trên hình như sau:
 UE phát BSR (Buffer Status Report: báo cáo trạng thái bộ đệm) và PHR
(Power Headroom Report: báo cáo khoảng trống công suất) đến mạng trên
kênh PUSCH
 Bộ lập biểu tại eNodeB điều chỉnh động tài nguyên ấn định cho UE: cho phép
(Uplink Grant) trên kênh PDCCH được điều chỉnh
 Dựa trên cho phép được điều chỉnh UE phát số liệu trên kênh PUSCH
 Nếu eNodeB giải mã số liệu thành công, nó gắn NDI (New Data Indicator: chỉ
thị số liệu mới) trên PDCCH và gửi ACK trên PHICH

368
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Truyền dẫn báo hiệu và số liệu giữa UE và eNodeB cho đường lên được minh
họa trên hình 8.38.

1. SR (yêu cầu lập biểu) và BSR (báo cáo


trạng thái bộ đệm) (PUCCH/PUSCH)
2. Cho phép đường lên (UL Grant)
(PDCCH)
Bộ lập biểu
đường xuống
3. Truyền dẫn số liệu (PUSCH)
UE
eNodeB
4. ACK/NACK (PHICH)

Hình 8.38. Truyền dẫn báo hiệu và số liệu giữa UE và eNodeB cho đường lên

8.7.3. Mô hình thể hiện tương tác giữa các thực thể RRM lớp PHY và MAC
tham gia vào lập biểu gói và thích ứng đương truyền cho đường lên.

Hình 8.35 cho thấy tổng quan các chức năng RRM đường lên. Cũng như
đối với đường xuống, cả ACM và lập biểu gói miền tần số nhanh đường lên đều
dựa trên thông tin trạng thái kênh về chọn lọc tần số (CSI: Channel State
Information). CSI được ước tính dựa trên SRS (Sound Reference Signal: tín hiệu
tham chuẩn thăm do) do UE phát đi. Lõi của chức năng RRM đường lên là sự
tương tác giữa bộ lập biểu gói bao gồm ATB (Adaptive Transmission Bandwidth:
băng thông truyền dẫn thích ứng) nhanh và LAU (Link Adatation Unit: đơn vị
thích ứng đường truyền) bao gồm điều khiển công suất (PC), ACM và OLLA
(Outer-Loop Link Adaptation: thích ứng đường truyền vòng ngoài). Các báo cáo
trạng thái bộ đệm và các yêu cầu lập biểu cũng là một bộ phận của đầu vào lõi cho
bộ lập biểu.

369
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các thông số Bộ quản lý Điều khiển cho


QoS DRX phép (AC)

L3

Các báo cáo trạng


thái bộ đệm (từ UE)

Bộ quản lý trạng
CRC đối với từng
thái bộ đệm Đơn vị thích ứng truyền dẫn mới
đường truyền

Bộ quản lý Bộ quản lý OLLA


DRX HARQ
Bộ quản lý CSI
AMC
Lập biểu gói
S(I)NR
(ATB)
PC

L2
L1
Các phần tử ấn Đo SRS
định
Cho phép UL, bao gồm lệnh
PC, MCS (kích thước TBS)
và ấn định băng thông (sắp
xếp UE lên các PRB …
QoS: Quality of Service: chất lượng dịch vụ, DRX: Discontinous Receive: thu không liên tục, HARQ: Hybrid
Automatic Repeat Request: yêu cầu phát lại tự động lai ghép, ATB (Adaptive Transmission Bandwidth:
băng thông truyền dẫn thích ứng), OLLA: Outer Loop Link Adatation: thích ứng đường truyền vòng ngoài,
AMC: Adaptive Modulation and Coding: điều chế và mã hóa kênh thích ứng, PC: Power Control: điều khiển
công suất, CSI: Channel Information Indicator: chỉ thị thông tin kênh, SINR: Signal to Interference Plus Noise
Ratio: tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm, SRS: Sounding Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn thăm dò,
CRC: Cyclic Redundance Check: kiểm tra vòng dư, UL: Uplink: đường lên, MCS: Modulation and Coding
Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa kênh, TBS: Tranport Block Size: kích thước khối truyền tải, PRB:
Primary Resource Block: khối truyền tải sơ cấp.
Hình 8.35. Tương tác giữa lập biểu gói, thích ứng đường truyền và các chức
năng khác của RRM

8.7.4 Thích ứng đường truyền đường lên

8.7.4.1. Mở đầu

Thích ứng đường truyền là một chức năng quan trọng trong một kênh chịu
ảnh hưởng của pha đinh. Thích ứng đường truyền dược thực hiện trên cơ sở (xem
hình 8.35):
 AMC (Adaptive Modulation and Coding: điều chế và mã hóa kênh thích ứng)
 ATB (Adaptive Transmission Bandwith: băng thông truyền dẫn thích ứng)
 PC (Power Control: điều khiển công suất)

370
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thích ứng đường truyền phụ thuộc rất lớn vào các kết quả đo SRS
(Sounding Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn thăm dò) đường lên. Khái niệm
thăm dò đường lên và các thông số của nó quyết định tần suất kết quả đo SRS, độ
chính xác của đo cũng như SRS được đặt trên các tài nguyên đường lên nào đối
với một UE cho trước. Giống như CQI (Channel Quality Indicator: chỉ thị chất
lượng kênh) đường xuống, đo SRS đường lên được bộ quản lý thông tin trạng thái
kênh sử dụng để xác định MSC phù hợp nhất cho truyền dẫn trên một băng thông
đường lên đặc thù. Các đo đạc đường lên cũng được bộ lập biểu đường lên miền
tần số sử dụng để mức ưu tiên lập biểu đối với mọtt người sử dụng đặc thù theo
băng thông đường lên đặc thù.

8.7.4.2. AMC

Giải thuật AMC được xây dưng trên các cơ sở bảng chuyển đổi giá trị
SINR thu được vào một khuôn dạng MCS (tương đương với một kích thước khối
truyền tài, TBS). Tùy chọn giá trị đầu vào chuyển đổi cũng có thể là BLER (Block
Error Rate: tỷ lệ lỗi khối) đích. Trên đường lên LTE, các sơ đồ điều chế có thể là
QPSK, 16QAM hoặc 64QAM.
Thông lượng tức thời kỳ vọng trên một TTI đối với một MCS và SINR có
thể được xác định như sau:

T(MCS, SINR) = TBS(MCS) · (1 − BLEP(MCS, SINR)) (8.16)

Trong đó BLEP (Block Error Probability: xác suất lỗi khối) là xác suất mà khối
truyền dẫn có thể bị lỗi. Tồn tại các giải thuật chọn MCS khác nhau như:
4. Chọn MCS để đạt đựơc thông lượng kỳ vọng cực đại, nghĩa là MCS được
tính toán dựa trên BLEP kỳ vọng
5. Chọn MCS để đạt được thông lượng cực đại dựa trên một quy định rằng
BLEP ước tính nhỏ hơn hoặc bằng BLER đích tại lần truyền đầu tiên
6. Chọn MCS để giảm thiểu sai số giữa BLEP kỳ vọng và BLER đích tại lần
truyền đầu.

Các tiếp cận thứ nhất đưa ra một sai số và sai số này sẽ được hiệu chỉnh bởi
OLLA chừng nào nó còn nằm trong dải OLLA.
Thí dụ về cách tiếp cận thứ hai được cho trên hình 8.36.

371
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

BPSK1/5 BLER đích


BPSK1/3
20 20
QPSK1/5
QPSK1/3 16QAM5/6
QPSK1/2
15 15
QPSK3/4
16QAM1/2 16QAM3/4
16QAM2/3
10 10
16QAM3/4 16QAM2/3

16QAM5/6
16QAM1/2
5 5
QPSK3/4
SINR [dB]

QPSK1/2
0 0
QPSK1/3

QPSK1/5
-5 -5
BPSK1/3
BPSK1/5

-10 -10

-15 -15

-20 -20
0 20 40 60 80 100 10-4 10-3 10--2 10--1
Thời gian [TTI] BLER
SINR: Signal to Interference plus Noise Ratio: tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm
TTI: Transmission Time Interval: khoảng thời gian truyền dẫn
BLER: Block Error Rate: tỷ lệ lối lỗi
hình 8.36. Chọn AMC dựa trên SINR

AMC có thể được thực hiện với tốc độ chậm, nghĩa là cùng với tốc độ của
các lệnh điểu khiển công suất để khai thác các thay đổi kênh chậm hoặc với tốc
độ nhanh (chẳng hạn cho từng TTI) để khai thác các điều kiện SNR tức thời cao.
Phân tích hiệu năng của ACM nhanh cho thấy nó cho phép đạt được độ lợi cao
hơn 20% so với AMC chậm.
Đo đạc SRS là đặc thù của nhà cung cấp eNodeB và vì thế nó không đựơc
chuẩn hóa chặt chẽ bởi 3GPP. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng AMC
nhanh dựa trên các đo đạc SINR tức thời có thể bị ảnh hưởng bời sự thay đổi
nhiễu đường lên.

8.7.4.3. Thích ứng đường truyền vòng ngoài OLLA

Như đã nói ở trên, AMC có hai nhiệm vụ chính: (1) cung cấp liên kết giữa
bộ lập biểu gói và bộ quản lý thông tin trạng thái kênh, (2) chọn lựa MCS phù hợp
nhất cho truyền dẫn trên băng được lên được chọn bởi bộ lập biểu gói. Để thực
hiện các nhiệm vụ này, chức năng AMC cần chuyển thông tin trạng thái kênh

372
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thành SINR hay MSC. Chức năng này cũng giống như đường xuống: mục đích
chính của OLLA là bù trừ các sai lỗi hệ thống trong thông tin trạng thái kênh tại
đầu ra của bộ quản lý thông tin trạng thái kênh để bộ lập biểu gói và AMC có thể
làm việc đúng.
Cơ chế thích ứng đường truyền dựa trên AMC có thể bị các sai lỗi khác
nhau như:
 Sai lỗi khi kết hợp với lập biểu nhận thức kênh do xu hướng lập biểu lên các
PRB có các sai lỗi đo dương
 Sai lỗi do dựa khác nhau giữa các lần đo CSI (SINR được ước tính dựa trên đo
cừơng độ SRS). Và các SINR thực tế trên kênh số liệu. Lý do sai lỗi như sau:
 Sai lỗi đo CSI
 Cách tính CÍ và SINR khác nhau
 Mật độ phổ công suất (PSD: Power Spectral Density) khác nhau được sử dụng
cho SRS và cho truyền dẫn PUSCH)
 Mức nhiễu trung bình trê kênh thăm dò và kênh PUSCH khác nhau.

Để duy trì BLER tại lần phát đầu gần nhất với BLER đich, cần có một giải
thuật dịch (điều chỉnh) các kế quả đo CSI như trên hình 7 đối với người sử dụng I
và băng thông bw.
Giá trị dịch O(i) được điều chỉnh theo quy tắc giống như điều khiển công
suất vòng ngoài trong WCDMA:
3. Nếu lần truyền thứ nhất trên kênh PUSCH được thu đúng, O(i) được giảm
một lượng OD=S.BLERT
4. Nếu lần truyền thứ nhất trên kênh PUSCH bị thu sai, O(i) được tăng thêm
một lượng OU=S.(1-BLERT)

Trong đó S là kích thước bước và BLERT là BLER mà giải thuật sẽ hội tụ đến nếu
dịch O(i) nằm trong dải quy định OminO(i)Omax.
Tương tác giữa OLLA và AMC được trình bầy trên hình 8.37.

373
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

BLER
đích
OLLA

CRC cho từng


truyền dẫn mới

Dịch: O(i)

CSI(i, bw) Bộ quản lý SRS


SINR(i.bw)=CSI(i,bW)-O(i)
CSI

AMC MSC(i,bW)

OLLA: Outer Loop Link Adatation, BLER: Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối, CRC:
Cyclic Redundance Check: kiểm tra vòng dư. AMC: Adaptive Modulation and
Coding: điều chế và mã hóa kênh thích ứng, CSI: Channel State Information:
thông tin trạng thái kênh, SRS: Sounding Reference Signal: tín hiệu tham
chuẩn thăm dò, MCS: Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã
hóa, i: truyền dẫn i, bw: băng thôngcho truyền dẫn i.
Hình 8.37. Tương tác giữa OLLA và AMC.

BLER đích có thể được biểu diến là hàm của OD và OU như sau:

OD 1
BLER T   (8.17)
OD  OU 1  OU
OD
Bảng 1 liệt kê các giá trị được thiết lập cho cácthông số OLLA.
Thông số Giá trị
BLERT 30%
Kích thước bước (S) 0,5dB
Dịch tối thiểu (Omin) -4dB
Dịch cực đại (O,ax) 4dB

8.7.4.4. Tương tác giữa bộ lập biểu gói động đường lên và AMC

AMC chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho bộ lập biểu gói về trạng thái
kênh của một người sử dụng nào đó tương ứng với băng thông truyền dẫn. Theo
nghĩa này, chức năng mã hóa và điều chế thích ứng là liên kết giữa bộ lập biểu gói

374
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đường lên và bộ quản lý thông tin trạng thái kênh đường lên có nhiệm vụ thụ thập
thông tin trạng thái kênh đường lên dựa trên truyền dẫn của SRS trên đường lên.
AMC nhanh cũng chịu trách nhiệm chọn lựa MCS (sơ đồ điều chế và mã hoá
kênh) phù hợp nhất sau khi bộ lập biểu gói đường lên đã ấn định băng đường lên
đặc thù cho UE tương ứng.

8.7.5. Lập biểu gói

Lập biểu gói (PS) được đặt tại lớp con MAC (Medium Access Control) với
mục đích sử dụng hiệu quả các tài nguyên UL-SCH. Nhiệm vụ chính của PS là
ghép các người sử dụng vào miền thời gian và miền tần số. Ghép được thực hiện
bằng cách sắp xếp các người sử dụng lên các tài nguyên vật lý khả dụng. Nếu hệ
thông chịu ảnh hưởng của phađng chọn lọc tần số, thự thể PS có thể khai thác
phân tập đa người sử dụng bằng cách ấn định cho các người sử dụng các đoan
băng thồng thể hiện các điều kiện kênh thuận tiện. Như vậy phađinh kênh vô tuyến
từ là hạn chế đối với hiệu năng của hệ thống vô tuyến sẽ trở thành ưu điểm.
Ta sẽ xét PS gói nhanh có khả năng sắp xếp các người sử dụng lên các PRB
(Primary Resource Block: khối tài nguyên sơ cấp trên một TTI (Transmission
Time Interval: khỏng thời gian truyền dẫn. Số liệu trong miền tần số có thể được
ghép thông qua truyền dẫn khoanh vùng hoặc phân bố. Trong truyền dẫn phân bố,
các sóng mang con của một PRB được phân bố trên toàn bộ băng tần nhờ vậy có
thẻ khai thác được phân tập tần số và chóng được phađinh chọn lọc tần số. Truyền
dẫn khoanh vùng có thể đạt được tối đa phân tập đa người sử dụng khi tồmtại
phađinh chọn lọc tần số banừg cách gán cho mỗi người sử dụng một đoạn băng tần
mà ở đó người sử dụng có điều kiện kênh tốt nhất. Do tính phức tạp nên chỉ truyền
dẫm khoanh vùng là được xét trong tài liệu này.
PS liên quan chặt chẽ với các chức năng LA (đặc biệt là trong ATB
Automatic Transmission Bandwidth: băng thông truyền dẫn tự động) và HARQ.
Tất nhiên các quyết định lập biểu cần xét đến một tập lớn các thông số bao gồm
các tải tin được nhớ đệm tại UE, phát lại HARQ, ước tính CSI, các chu kỳ UE ngủ
(DRX), các thông số QOS, …. Bài toán mà PS cần giải quyết vì thế là một bài
toán tối ưu. Giả quyết bài toán tối ưu là rấ phức tạp vì thế giải quyết bài toán
thường được đơn giản hóa. Thậm chí theo cách tiếp cận thực tiến, quá trình lập
biểu vấn là một vấn đè tối ưu hóa và các tiếp cận được ưa dùng nhất là tiếp nhận
một giải thuật xem xét toàn bộ không gian các giải pháp có thể để nhận dạng giả
pháp tối ưu hay cận tối ưu. Để đưa ra các quyết định trên dường tìm kiếm này, giải
thuật cầm một tiêu chuẩn tối ưu được gọi số đo (metric). Metric được thiết kế để
xét đến các khía cạnh lập biểu khác nhau bao gômg độ lợi kênh, yêu cầu QoS, kiểu
lưu lượng, … Giả thiết có thẻ đánh giá được tiêu chuẩn này (metric) cho từng
người sử dụng và từng PRB, ta có thể trình bày bài toán tối ưu như sau:

Max M sum   M i,j A i,j (8.18)


i i ,j j

375
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Với điều kiện

1nÕu ng­êisö dông i ®­îcÊn ®Þnh PR B j


A i,j   (8.19)
 0 nÕu kh¸c
 A i,j  1, j   j (8.20)

A i,j  A i,( j1)  A j,k  1, ®èi víi k  j  2, j  3,....,  j (8.21)

Trong đó Mi,j là số đo cho người sử dụng i và PRD j, j là tập các PRB, Ai,j là một
biến chọn lựa và |j| là số các phần tử của tập (nghĩa là tổng số PRB). Bất phương
trình (3) biểu thị tính trực giao của các người sử dụng trong cùng một ô, nghĩa là
nhiều nhất chỉ một người sử dụng được ấn dịnh đên một PRB. Bất phương trình
(4) biểu thị yêu cầu rằng các PRB được ấn định cho cùng một người sử dụng phải
liền kề. Nếu Ai,j=1 và Ai,(j+1)=0, thì Ai,k0 đối với k>j+1. Trái lại nếu Ai,j=1 và
Ai,(j+1)=1 thì bất đăng thức yêu cấu là Ai,k1. Nếu Ai,j=0 thì bất đẳng thức trở nên
thừa vì Ai,k1+Ai,(j+1).
Để giải quyết vấn đề ta sử dụng hai giai đoạn thiết kế: (1) thiết kế giải thuật
ấn định (giải thuật quyết định sắp xếp người sử dụng lên PRB); thiết kế số đo (tiêu
chuẩn tối ưu hóa, giá trị này được so sánh bởi giải thuật ấn định để quyết định
người sử dụng nào sẽ được phục vụ trước.
Đến lượt mình giải thuật ấn định lại có thể được chia thành hai tiểu giai
đoan: giai đoạn chọn người sử dụng (được gọi là lập biểu miền thời gian) và giai
đoạn ấn định PRB hay sắp xếp người sử dụng lên PRB (đựơc gọi là lập biểu miền
tàn số) (xem hình 8.38).

HARQ

Sắp xếp người sử


N Nmax-K Nmax dụng lên PRB
TDPS
FDPS

TDPS: Time Domain Packet Scheduling: lập biểu gói miền thời gian,
FDPS: Frequency Domain Packet Scheduling: lập biểu gói miền tần số
Hình 8.38. Chương trình khung lập biểu.

Số đo được thiết kế theo cùng một nguyên tắc là dựa trên RRM, nghĩa là sử
dụng hiệu quả tài nguyên thời gian-tần số và đảm bảo QoS cho các dịch vụ hiện có
khác nhau. Trong trường hợp lập biểu được chia thành TD và FD, cần có hai số
đo, một cho TD và một cho FD. Thông thường số đo TD được gán vai trò cung

376
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cấp QoS yêu cầu còn số đo FD được gán vai trò sử dụng hiệu quả các tài nguyên
thời gian- tần số. Chỉ thị này có thể thay dổi đang kể phụ thuộc và số người sử
dụng trong ô và tính đa dạng của các yêu cầu QoS. Trong trường hợp số ngườ sử
dụng trong ô ít, đảm bảo QoS có thể cũng cần thiết trong FD.

8.7.6. HARQ

Trong LTE cả hai chức năng phát lại ARQ (Automatic Repeat Request: yêu
cầu phát lại tự động lai ghép) và HARQ (Hybrid Automatic Repeat Request: yêu
cầu phát lại tự động lai ghép) đều được hỗ trợ. ARQ đảm bảo hiệu chỉnh lỗi trong
chế độ có công nhận tại lớp con RLC (Radio Link Control: điều khiển liên kết vô
tuyến) của lới 2. HARQ được đặt tại lớp con MAC (Media Access Control) của
lớp 2 và có nhiệm vụ đảm bảo chuyển tin giữa các thực thể đồng cấp tại lớp 1.
Trong trường hợp gói số liệu bị thu sai, HARQ đảm bảo phát lại nhanh từ UE.
Bằng cách này, HARQ đảm bảo sự bền vững chống lại các sai lỗi LA (chẳng hạn
các sai lỗi khi ước tính CSI và báo cáo) và nâng cao tính tin cậy của kênh.
HARQ có các tính năng sau:
 Sử dụng giao thức dừng và đợi N xử lý (N Channel SAW: N Channel Stop-
and-Wait) giữa UE và eNodeB giống như trong trường hợp HARQ đường
xuống (hình 8.23) . Mỗi xử lý tại một kênh thời gian khác nhau để đảm bảo
truyền dẫn liên tục từ UE. Mỗi gói nếu bị thu sai, được phát lại theo một số lần
cho trước trước khi bị hủy.
 Được xây dựng trên cơ sở các bản tin ACK/NACK
(Acnowledgement/Nacknowledgment: công nhận/phủ nhận). NACk thông báo
rằng yêu cầu phát lại hoặc ở dạng IR (Incremental Redundancy: tăng phần dư)
hoặc CC (Chase Combining: kết hợp kiểu săn bắt). Kiểu phát lại thứ nhất bao
gồm việc phát phần dư bổ sung tăng dần để hỗ trợ giải mã. Kiểu thứ hai bao
gồm phát lại toàn bộ bản sao gói để máy thu nhận được độ lợi SNR từ việc kết
hợp mềm thông tin nhận được từ tất cả các lần phát.
 HARQ đường lên là đồng bộ và thích ứng (giống như lập biểu động) hoặc
không thích ứng (giống như lập biểu bán cố định). Đồng bộ có nghĩa rằng phát
lại phải xẩy ra tại các thời điểm đặc thù, còn thích ứng có nghĩa là có thể thay
đổi các thông số phát lại như ấn định tài nguyên và MCS trong các lần phát lại
tiếp sau.

Trong trường hợp HARQ bị sự cố, lớp con RLC có thể xử lý các phát lại dựa
trên hiểu biết nhận được từ HARQ trong lớp con MAC. Có thể không cần thiết các
phát lại ARQ chẳng hạn trong trường hợp VoIP do quỹ đường truyền nhỏ.

377
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.8. BĂNG THÔNG TRUYỀN DẪN THÍCH ỨNG (ATB), ĐIỀU KHIỂN
CÔNG SUẤT ĐƯỜNG LÊN VÀ QUẢN LÝ NHIỄU

8.8.1. Băng thông truyền dẫn thích ứng

Băng thông truyền dẫn trong hệ thống SC-FDMA có các tính năng khả định
cỡ và thích ứng để hỗ trợ các dịch vụ khác nhau trong LTE. Vì thế ATB trở thành
một kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ các kiểu lưu lượng khác nhau trong khi tải ô thay
đổi và công suất trong UE có hạn.
Một số dịch vụ như VoIP đòi hỏi một lượng có hạn băng thông, trong khi
đó một người sử dung lưu lượng kiểu BE (Best Effort) có thể nhận được băng
thông lớn hơn nhiều (khi có băng thông) chừng nào còn có số liệu trong bộ đệm
và còn đủ công suất tại UE. Sự hạn chế công suất dẫn đến vai trò quan trọng của
ATB: do tình trạng kênh, PSD yêu cầu có thể cao đến mức mà người sử dụng phải
giới hạn hỗ trợ băng thông có hạn. Ngoài ra tải ô thay đổi đòi hỏi thích ứng băng
thông truyền dẫn băng thông mà người sử dụng có thể thu cũng phụ thuộc vào số
lượng người sử dụng khác trong hệ thống.
Về cơ bản ATB là một chức năng cho phép ấn định các phân đoạn băng
thông khác nhau cho các người sử dụng khác nhau và vì thế khi được sự dụng như
là một bộ phận của quá trình lập biểu nó tăng thêm đán kể tính linh hoạt. Tích hợp
hai chức năng ATB và lập biểu cho phép khai thác phân tập tần số tốt hơn nhờ
việc giới hạn ấn định băng thông người sử dụng đến một tập các PRB thể hiện giá
trị số đo lớn nhất.

8.8.2. Điều khiển công suất đường lên

Điều khiển công suất đường lên trong một hệ thống thông tin di đông đóng
một vai trò quan trọng: nó cân đối giữa việc cần đảm bảo năng lượng bit phát đủ
để đạt QoS yêu cầu đối với sự cần thiết giảm thiểu nhiễu đến các người sử dụng
khác và đại được thời gian acqui cực đại cho thiết bị đầu cuối.
Các yêu cầu quản lý nhiễu đường lên trong LTE hoàn toàn khác với các yêu
cầu từ các hệ thống WCDMA. Trong WCDMA, đường lên về căn bản không trực
giao và nguồn nhiễu đầu tiên cần quản lý lả nhiễu nội ô giữa các người sử dụng
khác nhau trong cùng một ô. Các người sử dụng đường lên chia sẻ cúng một tài
nguyên tần số và thời gian và họ dẫn đến tăng nhiễu so với tạp âm nhiệt trong máy
thu nodeB, điều này đợc gọi là RoT (Rise over Thermal) vì thế nhiễu cần được
kiểm soát cần thận và chia sẻ giữa các người sử dụng. Cách trước hết đê tăng tốc
độ số liệu đường lên cho một người sử dụng trong WCDMA là giảm hệ số trải phổ
và tăng công suất phát.

378
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trái lại, trong LTE đường lên về căn căn bản trực giao theo thiết kế và vì
thế quản lý nhiễu nội ô ít quan trọng hơn như trong WCDMA. Cách đầu tiên để
thay đổi tốc độ số liệu đường lên là thay đổi băng thông phát và thay đổi MSC
(Modulation and Coding Scheme: sơ đồ điều chế và mã hóa kênh), trong khi công
suất phát trên một đơn vị băng thông( PSD: Power Spectral Density: mật độ phổ
công suất) có thể duy trì hầu như không đổi đối với một sơ đồ MSC cho trước.
Ngoài ra trong WCDMA, điều khiển công suất trước hết được thiết kết với
truyền dẫn lên tục để phù hợp cho các dịch vụ chuyển mạch kênh (ngoại trừ
HSPA), trong khi trong LTE lập biểu nhanh cho các UE khác nhau được áp dụng
trong thời gian TTI (1ms). Điểu này được phản ánh bởi một thực tế là điều khiển
công suất trong WCDMA xẩy ra với tần số 1500 Hz (chu kỳ 0,67ms) và nấc công
suất danh định là 1dB, còn LTE cho phép các nấc công suất lớn hơn (không định
kỳ) với vòng trễ tối thiểu là 5ms.
Từ các xem xét nói trên, điều khiển công suất trong LTE sử dụng kết hợp
điều khiển công suất vòng hở (OLPC: Open Loop Power Control) với điều khiển
công suất vòng kín (CLPC: Closed Loop Power Control). Về mặt lý thuyết, điều
này yêu cầu ít báo hiệu phản hồi hơn sơ đồ vòng kín tuần túy vì phản hồi vòng kín
chỉ cần thiết để cho các trường hợp khi đánh giá thiết lập công suất của bản thân
UE không thỏa mãn.

Từ phân tích trên ta thấy, trong hệ thống dựa trên OFDM như LTE, tính
trực giao loai loại bỏ nhiễu giữa nội ô và vấn đề gần xa thường gặp trong các hệ
thống CDMA, vai trò cuả PC (Power Control: điều khiển công suất) chuyển thành
đảm bảo SINR (tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm) trong khi đồng thời kiểm
soát nhiễu giữa các ô. Ý niệm kinh điển của PC đường lên là thay đổi công suất
phát của người sử dụng để thu được tất cả các người sử dụng với cùng một SINR
tại BTS. Ý tưởng này đựơc coi là hoàn toàn bù trừ tổn hao đường truyền. Trong
3GPP ý tưởng FPC (Fractional Power Control: điều khiển công suất một phân
phần) được đưa ra. Trong sơ đồ này các người sử dụng được phép bù trừ một phần
tổn hao đường truyền sao cho các ngươi sử dụng có tổn hao đường truyền cao hơn
hoạt động với yêu cầu SINR thấp hơn và vì thế sẽ tạo ra ít nhiễu hơn đến các ô lân
cận.
Tiêu chuẩn 3GPP đưa ra công thức điều khiển công suất bao gồm một
thành phần vòng hở (OLPC: Open loop Power Control: điều khiển công suất vòng
hở) và một thành phần vòng kín (CLPC: Closed Loop Power Control: điều khiển
công suất vòng kin). OLPC bù trừ tổn hao đường truyền biến đổi chậm, còn CLPC
bù trừ các thay đổi nhanh hơn và giảm nhiễu. Trong CLPC, UE điều chỉnh mức
công suất đường lên của nó dựa trên các lệnh điều khiển công suất. SINR đích của
vòng kín đòi hỏi cân đối giữa tốc độ bit trung bình và và tốc độ bit biên ô. SINR
cao dẫn đến tốc độ bit trung bình của người sử dụng cao, nhưng tốc độ bit biên ô
thấp hơn. Vì thế cần thiết kế sơ đồ CLPC đảm bảo tốc độ bit biên ô hợp lý nhưng
vẫn cho phép các người sử dụng có điều kiện vô tuyến tốt đạt được SINR để cung
cấp tốc độ trung bình của người sử dụng bit cao.

379
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.8.2.1. Phương trình điều khiển công suất tổng quát

Sơ đồ FPC để thiết lập công suất trên kênh PUSCH được xây dựng dựa
trên giải thuật OLPC (Open Loop Power Control: điều khiển công suất vòng hở)
với mục đích bù trừ các thay đổi kênh chậm. Để thích ứng các thay đổi trong tình
huống nhiễu giữa các ô hay hiệu chỉnh các kết quả đo tổn hao đường truyền và sai
lỗi của bộ khuếch đại công suất, có thể áp dụng điều chình vòng kín không theo
chu kỳ. Công suất phát của người sử dụng tính theo dBm được thiết lập như sau:

PPUSCH=min{Pmax, PUE(i) } [dBm] (8.22)

PUE (i)=P0 PUSCH  .PL   mcs (i)  f ( i )  10lgM PUSCH (i) [dBm] (8.23)
®iÓm c«ng t ¸cc¬ së DÞch ®éng thõa sè b¨ng th«ng
vßng hë

Trong đó:
 Pmax là công suất cực đại của người sử dụng phụ thuộc vào thể loại UE,
 Điểm công tác cơ sở vòng hở = P0-PUSCH+.PL. Trong đó P0-PUSCH là một thông
số bao gồm mức công suất chung của tất cả các người sử dụng trong ô và dịch
đặc thù người sử dụng, .PL là phần tử bù trừ tổn hao đường truyền,  là hệ số
bù trừ tổn hao đường truyền đặc thù ô có thể được đặt bằng 0,0 và từ 0,4 đến 1
theo các nấc 0,1; PL là tổn hao đường truyền đường xuống được đo tại UE dựa
trên công suất PDL của các ký hiệu tham chuẩn (bao gổm tổn hao đường truyền
phụ thuộc vào khoảng cách, che tối và khuếch đại anten).
 Dịch động bao gồm thành phần phụ thuộc vào MSC MSC(i) và lệnh điều khiển
công suất phát f(i). mcs(i) là một thông số đặc thù người sử dụng (có thể đặc
thù ô) được thông báo bởi các lớp trên dựa trên MSC mà UE nhận được từ bộ
lập biểu của eNodeB. Nếu AMC nhanh đối với PUSCH được sử dụng mcs có
thể được đặt bằng không, i là giá trị hiệu chỉnh vòng kín đặc thù người sử
dụng được phát đi từ eNodeB và f(.) là hàm thực hiện tăng tuyệt đối hay tăng
tích lũy phụ thuộc vào giá trị thông số đặc thù UE: tích lũy được phép
(Accumulation-enabled). Với lệnh TPC tích lũy, mỗi lệnh TPC sẽ thông báo
một nấc tăng công suất so với mức trước đó. Trong LTE hai tập nấc công suất
lênh TCP tích lũy được sử dụng: {-1,+1}dB và {-1,0,+1,3}dB. Với lệnh TPC
tuyệt đối, thiết lập công suất phụ thuộc lệnh TPC tuyệt đối nhận được mới nhất
với dịch công suất so với điểm công tác bán vĩnh cửu như sau: {-4,-
1,+1,+4}dB. Như vậy lệnh TPC tuyệt đối chỉ cho phép điều chỉnh công suất
trong dải 4dB.
 MPUSCH(i) là số lượng các PRB đựơc ấn định cho người sử dung trên kênh
PUSCH

P0- PUSCH được tính như sau:

P0-PUSCH= .(SINRT+N)+(1-)(Pmax-10lgMT) [dBm] (8.24)

380
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong đó:
 SINRT là SINR đích vòng hở
 N là công suất tạp âm trên một PRB
 MT là số PRB mà tại đó đạt được SINRT với toàn bô công suất. Để đơn giản
khi thực hiện nó được đặt bằng 1.

Công thức điều khiển công suất cho phép điều khiển công suất UE với độ
chính xác 1dB trong dải công suất được thiết lập theo yêu cầu hiệu năng đối với
UE, thường là từ -50dBm đến +24 dBm (tương đương với công suất phát cực đại
251 mW).

Trao đổi báo hiệu liên quan đến điều khiển công suất vòng kín (CLPC: Closed
Transmission Power Control) được minh họa trên hình 8.39.

PUSCH eNodeB

UE Di Đặc thù UE

P0-PUSCH
Dmcs a
Đặc thù ô
PDL
PL

Hình 8.39. Báo hiệu điều khiển công suất.

8.8.2.2, Điều khiển công suất vòng hở

Điều khiển công suất vòng hở (OLPC: Open Loop Power Control) là
phương pháp điều khiển công suất đường cơ sở cho đường lên trong LTE (để bù
trừ tổn hao đường truyền và phađinh) để hạn chế dải động tín hiệu thu được từ các
UE khác nhau.
Trong trường hợp này vì không sử dụng thành phần CLPC (Closed Loop
Power Contro: điều khiển công suất vòng kín),các phương trình (8.22) và (8.23)
được đơn giản thành:

PPUSCH=min{Pmax, P0-PUSCH+10lgMPUSCH(i) +.PL} [dBm] (8.25)

Các thông số trong phương trình (8.24) được rút ra từ các kênh truyền trên hình
8.40).

381
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

DL
RS
:P
DL

BC
H:
P 0-P
U SC
H,

eNodeB
PDL: công suất đường xuống UE
Hinh 8.40. Các kênh cung cấp các thông số cho OLPC

8.8.2.3. Điều khiển công suất vòng kín (CLPC) đường lên

Nhiệm vụ chủ yếu của điều khiển công suất trên đường lên của LTE là để
hạn chế nhiễu giữa các ô trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu SINR tối hiểu theo
quy định QoS, tải ô và các khả năng công suất của UE. Thủ tục điều khiển công
suất đường lên vòng kín (CLPC: Closed Loop Power Control) trong LTE được
cho trên hình 8.40.

382
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng IP

MME

eNodeB
X2

S1
1 :P
UC
CH

2:
3: PU
PD SC
CC H
H(
Lệ
nh
TP
C)
eNodeB
UE
Hình 8.40. Thủ tục điều khiển công suất đường lên

Thủ tục điều khiển công suất đường lên được tiến hành như sau:
 UE phát PUCCH hoặc PUSCH
 eNodeB giám sát chất lượng đường truyên
 eNodeB phát TPC (Transmission Power Control: điều khiển công suất) trong
DCI (Downlink Control Information: thông tin điều khiển công suất) trên kênh
DPCCH
 UE điều chinh mức công suất phát của PUCCH hay PUSCH

Trong trường hợp CLPC, công suất truyền dẫn đường lên được thiết lập tại UE
dựa trên phương trình (8.22) và (8.23):

   
Ppusch (i)  min Pmax ,10 lg M pusch (i)  Po _ pusch  .PL   MCS (i)  f (  i ) [dBm]
(8.26)
Trong đó:
Pmax là công suất cho phép (phụ thuộc vào loại UE).

383
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mpusch(i) là số lượng PRB được ấn định trên kênh PUSCH cho khung con i.
PL là tổn hao đường truyền đương xuống dB được đo bởi UE (gổm tổn hao phụ
thuộc khoảng cách, che tối và khuếch đại anten).
Po-pusch là thông số bao gồm thành phần đặc thù ô P0-NOMINAL-Pusch và thành phần
đặc thù UE P0-UE-PUSCH do các lớp cao hơn cung cấp.
 {0; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 0,9}: 3bit thông tin đặc thù ô do các lớp cao cung
cấp.
MSC= 10 lg  2 MPK .K  1 offset
s Pusch 
 : phản ảnh thực tế là yêu cầu SINR khác nhau cho
các sơ đồ điều chế và tỷ lệ mã hóa kênh khác nhau được sử dụng cho truyền dẫn
PUSCH.
f(i) là hiệu chỉnh điều khiển công suất vòng trong bởi eNodeB.
Điều khiển công suất có thể được thực hiện theo hai dạng lệnh:
1. Điều khiển công suất tích lũy:
f(i)= f(i-1)+PUSCH (i-KPUSCH)
2. Điều khiển công suất tuyệt đối:
f(i)= PUSCH(i-KPUSCH)

trong đó PUSCH là giá trị hiệu chỉnh đặc thù UE (còn được gọi là lệnh TPC) chứa
trong DCI kênh PDCCH.

Hình 8.41 nhận được từ giả thiết MSC=0 và f(i)=0 minh họa phân bố SINR
đường lên (hiệu năng hệ thống) phụ thuộc mạnh như thế nào vào các thông số
điều khiển công suất cũng như kịch bản truyền sóng. Nói chung điều khiển công
suất đường lên quyết định miền SINR trung bình mà tại đó người sử dụng hoạt
đông (tương tự như thừa số G trên đường xuống). Vì UE thực hiện điều khiển
công suất phụ thuộc vào băng thông truyền dẫn được ấn định, bộ lập biểu gói cần
có thông tin về mật độ phổ công suất phát của UE để đảm bảo rằng băng thông
truyền dẫn được ấn định không dẫn đến vượt quá khả năng công suất của UE. Để
vậy các báo cáo về trần công suất được tiêu chẩn hóa cho đường lên LTE.

384
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Macro 1 (ISD=500m) Macro 3 (ISD=1,7km)


1 1
 = 1,0
0,9 0,9  = 0,8
 = 0,6
0,8 0,8
 = 0,4
0,7 0,7

0,6 0,6
CDF

CDF
0,5 0,5

0,4 0,4

0,3 0,3

0,2 0,2

0,1 0,1

0 0
-15 -10 -5 0 5 10 15 20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
SINR trung bình trên một UE [dB] SINR trung bình trên một UE [dB]
ISD: Inter-site Distance: khoảng cách giữa site

Hình 8.41. CDF (hàm phân bố tích lũy) của SINR trên một UE cho các kịch
bản truyền sóng và các giá trị  khác nhau.

8.8.3. Quản lý nhiễu

Để đạt được dung lương cao nhất vởi tỷ số SIR (tín hiệu trên nhiễu thấp
nhát), cần điều phối được nhiễu giữa các ô. Đối với các hệ thống di động sử dụng
hệ số tái sử dụng tần số bằng 1 như LTE việc điều khiển nhiễu lại càng quan trọng.
LTE có nhiểu cơ chế để điều khiển nhiễu giữa các ô lân cận. Cơ chế này
được gọi là ICIC (Inter-Cell Interference Coordination: điều phối nhiễu giữa các
ô). Các sơ đồ ICIC của LTE trước hết dựa trên chia sẻ miền tần số giữa các ô và
điều chỉnh công suất phát. Các phương pháp ICIC được phân loại như sau:
 Các sơ đồ phản ứng (Reactive Scheme): các phương pháp dựa trên đo
đạc trong quá khứ. Các đo đạc này được sử dụng để giám sát hiệu năng
và nếu nhiễu bị phát hiện quá lớn, thì các hành động cụ thể được thực
hiện để giảm nhiễu đến mức cho phép. Các hành động này bao gồm
điều chỉnh công suất phát hay lập biểu gói để gảm nhiễu ghép giữa các
ô.
 Các sơ đồ báo trước (Proactive Scheme): Trong phương pháp này
eNodeB thông báo cho các eNodeB lân cận về kế hoạch mà nó dự định
lập biểu cho các người sử dụng trong tương lai (gửi đi các thông báo) để
eNodeB lân cận có thể xét đến thông tin này. Các sơ đồ báo trước được
hỗ trợ thông qua báo hiệu trên giao diện vô tuyến

Để hỗ trợ điều phối nhiễu đường lên, các bản tin chỉ thị nhiễu cao (HII:
High Interference Indicator) và chỉ thị quá tải (OI: Overload Indicator) được định
nghĩa (xem hình 8.42). Chỉ thị nhiễu cao cung cấp thông tin về tập các khối tài
nguyên có thể được lập biểu cho truyền dẫn từ các đầu cuối biên ô trong một

385
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodeB: đây là các khối tài nguyên mà các ô lân cận có thể bị nhiễu cao hơn. Mặc
dù không đặc tả tường minh các thức mà một eNodeB phải phản ứng đến HII nhận
được từ một eNodeB lân cận (hay mọi báo hiệu liên quan đến ICIC trên giao diện
vô tuyến), eNodeB thu sẽ cố gắng hành động để tránh lập biểu cho các đầu cuối
biên ô của mình lên cùng các tài nguyên nói trên, nhờ vậy giảm nhiễu đường lên
đối với các truyền dẫn từ biên ô trong ô cuả mình cũng như đến ô mà nó nhận
được HII. Vì thế HII có thể coi như một công cụ báo trước cho ICIC để ngăn chặn
xẩy ra xẩy ra cá tính trạng SIR quá thấp.
Khác với HII, chỉ thị quá tải (OL) là một công cụ phản ứng để chỉ thị ba
mức (cao/trung bình/thấp) của nhiễu đường lên mà một ô bị trải nghiệm tại các
khối tài nguyên khác nhau của nó. Khi này một ô lân cận thu được OL có thể thay
đổi hành vi lập biểu để cải thiện tình trạng nhiễu cho eNodeB phát đi OL.

ÔB

ÔA  Tránh lập biểu trên các khối tải


Phát trên các khối nguyên (xi) để tránh nhiễu từ ô A
tài nguyên (xi)
 Giảm hoạt động trên các khối tài
nguyên (yi) để giảm nhiều đễn ô A
HII: dự định lập biểu cho cá đầu cuối
Giao diện X2 biên ô lên các khối tài nguyên (xi)

Ol: quan sát thấy nhiễu cao


trên các khối tài nguyên (yi)

Hình 8.42. Minh họa ICIC đường lên dựa trên các báo hiệu X2: HII và OI

Đối với đường xuống, các sơ đồ ICIC báo trước đường xuống được hỗ trợ
bởi chỉ thị RNTP (Relative Narowband Transmit Power: công suất phát băng hẹp
tương đối). Giống như HII, RNTP là một chỉ thị cho từng khối tài nguyên được
thông báo đến các eNodeB trên giao diện vô tuyến, Nó chỉ thị mức công suất sẽ
được phát trên một khối tài nguyên đường xuống. Từ thông tin này các ô lân cận
sẽ biết được tại các khối tài nguyên nào ô sẽ sử dụng công suất lớn nhất và các
mẫu công suất khác nhau có thể được sử dụng trong ô để cải thiện các điều kiện
SINR tổng thể cho các UE.

386
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.8.4. Thu không liên tục (DRX)

Lưu lượng số liệu gói thường mang tính cụm rất cao: các giai đoạn tích cực
theo sau là giai đoạn im lặng dài xẩy ra ngẫu nhiên. Vì thế cần giám sát báo hiệu
điều khiển để nhận tín hiệu cho phép đường lên và các cuộc truyển dẫn đường
xuống. cũng như phản ứng tức thời lên các thay đổi hành vi lưu lượng. Tuy nhiên
điều này phải trả giá bằng tiêu thụ công suất của đầu cuối vì các mạch điện thu
này trong đầu cuối tiêu thu không ít năng lượng. Để giảm tiêu thu công suất cơ chế
DRX (Discontinuos Reception: thu không liên tục) được sử dụng.
Cơ chế cơ sở của DRX là sử dụng chu kỳ DRX khả lập cấu hình trong đầu
cuối. Với chu kỳ DRX được lập cấu hình này, đầu cuối giám sát báo hiệu điều
khiển đường xuống. Tất nhiên điều này dẫn đến các hạn chế đối với bộ lập biểu, vì
chỉ có thể lập biểu cho đầu cuối trong các khung con tích cực.
Hình 8.42 minh họa hai thông số DRS được lập cấu hình tùy theo lưu
lượng. Đối với lưu lượng được dự báo có thể cao (VoIP: Voice Over IP: thọai trên
IP chẳng hạn). Thời gian của tích cực có thể được lập cấu hình bằng một khung
con (1ms) và chu kỳ DRX có thể dài từ 20ms đến 40 ms. Đối với lưu lượng động
hơn và mang tính cụm hơn cũng với các yêu cầu trễ chặt hơn, có thể lập cấu hình
chu kỳ DRX ngắn hơn.
a) Chu kỳ DRX dài cho VoIP
Tích cực Cơ hội DRX
UE giám
sát PDCCH

Chu kỳ DRX

b) Chu kỳ DRX ngắn cho lưu lượng động mang tính cụm
UE giám
sát PDCCH

Chu kỳ DRX

Hình 8.42. Mình hoạ các thông số của DRX

8.8.5. Duy trì kết nối RRC

Duy trì kết nối RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô
tuyến) được điều khiển bởi eNodeB dựa trên các giải thuật RRM (quản lý tài
nguyên vô tuyến). Khi UE đã có một kết nôi RRC, sự di động của UE được điều
khiển bởi các chuyển giao. Các chuyển giao sẽ tạo ra một số lưu lượng báo hiệu
khi UE chuyển động. Vì thế nếu UE không truyền số liệu và đang chuyển động, có
thể nên giải phóng kết nối RRC nhưng vẫn duy trì các kênh mang EPS và địa chỉ
IP. Cũng có thể giải phóng kết nối RRC nếu kết nối không tích cực trong một thời
gian dài hoặc số lượng kết nối RRC trên trạm gốc đã đạt cực đại. Thí dụ về khởi

387
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

động giải phóng kết nối được cho trên hình 8.43. Nếu sau đó UE phát hoặc thu số
liệu, kết nối RRC lại được thiết lập lại thông qua thủ tục truy nhập ngẫu nhiên tren
kênh RACH.

1. UE không tích cực trong một


thời gian dài

2. Di động tốc độ cao: UE thường


xuyên thực hiện chuyển giao

3. Số UE được kết nối RRC đạt cực đại.


Giai phóng UE không tích cực lâu nhất.

Hình 8.43. Các khởi động giải phóng RRC.

8.9. BÁO HIỆU HỖ TRỢ THÍCH ỨNG ĐƯỜNG LÊN VÀ LẬP BIỂU GÓI

8.9.1. Báo hiệu hỗ trợ thích ứng đường lên và lập biểu gói

Thích ứng đường lên nhanh và lập biểu nhận thức kênh trên đường lên LTE
phụ thuộc rất nhiều và thông tin trạng thái kênh dựa trên các đo đạc SRS. Ngoài ra
vì các bộ đệm truyền dẫn đường lên được đặt rại UE, nên cũng cần truyền thông
tin về trạng thái bộ đệm trên đường lên. Người sử dụng cũng cần báo cáo trần
công suất đo được để bộ lập biểu gói đường lên (và cho ATB nhanh) biết đựơc UE
đã làm việc gần đến các khả năng công suất cực đại của nó như thế nào. Dưới đây
ta sẽ xét khái niệm thăm dò kenh LTE, sau đó xét truyền dẫn thông tin lập biểu
đường lên (các báo cáo trạng thái bộ đệm và trần công suất).
Các thực thể PS và LA dựa trên CSI nhận được từ SRS để thực hiện lập
biểu nhận thức kênh và AMC. Tương tự ấn định các tài nguyên thời gian-tần số
cho các người sử dụng đòi hỏi hiểu biết về trạng thái bộ đệm đê tránh việc ấn định
tài nguyên nhiều hơn cần thiết. Cuối cùng hiểu biết về công suất suất phát của
người sử dụng gần đến mức phát cực đại như thế nào cũng liên quan đặc biệt đến
họat động của ATB. Báo hiệu cần để hỗ trợ các hoạt động nói trên được mô tả trên
hình 8.42.

388
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

UL cho phép, các kệnh


PC, sắp xếp UE lên
PRB, ấn định TBS

eNodeB

SRS, BSR, PHR


UE

SRS: Sounding Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn thăm dò, BSR: Buffer Status
Report: báo cáo trạng thái đệm, PHR: Power Headroom: trần công suất, UL: Uplink:
đường lên, PC: Power Control: điều khiển cống suất, PRB: Primary Resource Bock: khối
tài nguyên sơ cấp, TBS: Transport Block Size: kích thước khối truyền tải.
Hình 8.42. Báo hiệu lập biểu đường lên và hỗ trợ thích ứng đường truyền

8.9.2. Thông tin trạng thái kênh: Các tín hiệu tham chuẩn thăm dò (SRS)

CSI (Channel State Information: thông tin trạng thái kênh) đường lên có thể
được mô tả như là kết quả đo SINR tại SRS (Sounding Reference Signal: tín hiệu
tham chuẩn thăm dò) . Các kết quả đo được sử dụng để hiểu biết kênh và thực hiện
AMC nhanh cũng như FDPS (lập biểu gói miền tần số).
SRS được phát trên một đoạn hay trên toàn bộ băng thông lập biểu. Các
người sử dụng trong cùng một ô có thể phát trên cùng một băng thông mà không
gây nhiễu cho nhau nhờ tính trực giao được đảm bảo bởi các chuỗi CAZAC
(Constant Amplitude Zero AutoCorrection) và truyền dẫn đồng bộ đường lên.
Thực tế, tồn tại quy định về số người sử dụng trong một ô có thể đồng thời thăm
dò cùng một băng thông mà không gây nhiễu cho nhau. PSD (Power Spectral
Density: mật độ phổ công suất) trên kênh hoa tiêu cũng giống như PSD được sử
dụng trên kênh số liệu. Khả năng công suất của UE thường áp đặt hạn chế đối lên
băng thông thăm dò hay lên mức chính xác của các kết quả đo SINR tương ứng.
Tuy nhiên các giới hạn công suất đối với SRS không đựơc xét tới, nghĩa là người
sử dụng luôn phát SRS trên toàn bộ băng thông lập biểu với cùng một PSD (mật
độ phổ công suất) được sử dụng trên kênh số liệu thậm chí điều này có thể vi
phạm các quy định giới hạn công suất. Ngoài ra ta giả thiết rằng CSI có tại từng
TTI của eNodeB trên toàn bộ băng thông lập biểu đối với tất cả các người sử dụng
trong ô với với độ phân giải (tính hạt của CSI) cho trước trong miền tần số. Cuối
cùng do lập biểu động và tính chất thay đổi của ác đieùe kienẹ nhiễu tức thời trên
đường lên, thành phần nhiễu được lấy trung bình trên một cửa sổ thời gian nhất

389
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

định. Điều này có lợi đối với ước tính kênh và nhờ thế cải thiện thông lượng ô
trung bình cũng như thông lượng người sử dụng.
CSI của người sử dụng i trên PBR r (PRB: khối tài nguyên sơ cấp) tại thời
điểm t được lập mô hình như sau:
 
M 
 
t
 
S m i,rt ,t 

(r, t)

CSI(i, r, t)    r R .10 10 (8.27)


 
m 1 
  
  
 I m b(i),rt ,t  N 
PR B  

 rt R 
Trong đó:
 M là số lượng anten thu tại eNodeB,
 R là tập các PRB được thăm dò đồng thời mà PRB r trực thuộc. Số PRB được
thăm dò đồng thời phụ thuộc vào phân giải CSI tương ứng với kích thước R
 Sm(i,rt,t) là công suất SRS thu được từ người sử dụng i tại thời điểm t trên
PRB r và anten m
 b(i) là eNodeB phục vụ người sử dụng i
 I m  b(i), rt , t  là công suất nhiễu trung bình của eNodeB b đựơc tính tại thời
điểm t trên PRB rt và anten m
 NPRB là tạp âm nhiệt trên băng thông của một PRB
 (r,t) là biến ngẫu nhiên phân bố Gauss trung bình không với lệch chuẩn CSI
được đưa ra để mô hình cho các sai số đo. Các biến ngẫu nhiên (r,t) và
(r,t+m) là không tương quan đối với m0. Tương tự các biến ngẫu nhiên
(r,t) và (r+s,t) là không tương quan nếu s0.

Nhiễu I m  b(i), rt , t  được tính toán bằng cách lấy trung bình hàm mũ như sau:

    
I m b(i), rt , t  .I m b(i), rt , t  (1  ) I m b(i), r t , t  1  (8.28)
Trong đó  điều chỉnh chu kỳ lấy trung bình nhiễu được sử dụng trong các đo đạc
CSI.
Giả sử các thông số CSI đượcđược thiết lập như trong bảng 8.3.
Bảng 8.3. Các thông số CSI
Thông số Giá trị thiết lập
Phân giải tần số CSI 2PRB
Trễ CSI 0ms
Độ dài lọc () 100ms (0,01)
Dịch chuẩn lỗi CSI (CSI) 1dB
PSD Giống như kênh số liệu
Số người sử dụng thăm dò đồng thời Vô hạn

SINR tại eNodeB đối với người sử dụng u tại thời điển t được tính theo các
thông số bảng 2 như sau:

390
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 
M 
 
t
 
S m i,rt ,t 

SI NR (i, rt , t)    r R 

(8.29)
m 1 
  
  
 I m b(i),rt ,t  N 

PR B 

 rt R 

Khái niệm thăm dò đường lên quyết định “khi nào và bằng cách nào” phát
một tín hiệu SRS đường lên. Vì thế, khái niệm thăm dò và các thông số thăm dò
có ảnh hưởng đáng kể lên độ chính xác của các kết quả đo SRS, lên hiệu năng
thích ứng đường truyền và lập biểu gói. Từ góc độ RRM, các thông số thăm dò
quan trọng là:
 Băng thông SRS: chỉ thị băng thông truyền dẫn của SRS đường lên. Băng
thông SRS được thông báo bán cố định thông qua RRC
 Chu kỳ SRS và dịch thời gian: chỉ thị số modul SFN (System Frame Number
Modulo Number) và chu kỳ SRS từ một UE. Chu kỳ SRS và dịch thời được
thông báo bán cố định qua RRC.
 Thời gian SRS: Chỉ thị thời gian UE phải duy trì phát SRS đường lên. Thời
gian SRS cũng được thông báo bán cố định qua RRC
 Kết hợp truyền dẫn, chỉ số chuỗi CAZAC (Constant Amplitude Zero
Autocorrelation) và dịch tuần hoàn: cần thiết để đảm bảo tính trực giao giữa
các người sử dụng phát SRS bằng cùng một băng thông truyền dẫn. Trên
đường lên LTE 6 người sử dụng có thể chia sẻ cùng một băng thông SRS mà
không gây nhiễu cho nhau.
 Chuỗi nhảy băng con SRS: xác định chuỗi nhảy trong trường hợp băng thông
SRS hẹp hơn nhiều so với băng thông để lập biểu

Bản thân RRM đường lên có nhiệm vụ phân phối cac tài nguyên SRS có hạn
giữ các người sử dụng tích cực để chó thể nhận được thông tin trạng thái kênh cập
nhật và chính xác. Chẳng hạn, thường phải cân đối giữa độ chính xác đo đạc và
băng thông SRS: băng thông SRS càng hẹp thì độ chính xác đo càng cao. Mặt
khác cần một số truyền dẫn SRS băng hẹp để thăm dò toàn bộ băng thông. Vì thé
thông tin trạng thái kênh có thể trở thành khá lạc hậu nếu chu kỳ SRS và nhảy
băng con không được lập cấu hình hợp lý. Một nhiệm vụ khác của chức năng
RRM là quyết định các người sử dụng nào nên phát các SRS với cùng tài nguyên
thời gian tần số, ví tính trực giao của các người này phụ thuộc rất nhiều vào mức
công suất thu được từ các UE khác nhau.

391
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.9.3. Các báo cáo trạng thái bộ đệm (BSR: Buffer Status Report)

Thủ tục báo cáo bộ đệm (BSR: Buffer Status Report) được sử dụng để cung
cấp eNodeB thông tin về khối lượng số liệu trong các bộ đệm đường lên của UE
sẵn sàng cho truyên dẫn.
BSR có thể được khởi động theo một trong ba dạng sau:
 BSR hợp thức (Regular BSR). Bộ đệm UE phải phát số liệu thuộc một nhóm
kênh mang vô tuyến (kênh logic) có mức ưu tiên cao hơn số liệu đã có trong bộ
đệm (bao gồm cả trường hợp đặc biệt trong đó số liệu mới đến một bộ đệm
rỗng) hay trong trường hợp thay đổi ô phục vụ
 BSR độn thêm (Padding BSR). Các tài nguyên đường lên đã được ấn định và
số lượng các bit độn thêm bằng hoặc lớn hơn kích thước của phần tử điều
khiển BSR MAC
 BSR định kỳ (Periodic BSR). Phát khi bộ định thời BSR định kỳ chạy hết

Cơ chế chủ yếu của báo cáo trạng thái bộ đệm đường lên là SR (Scheduling
Request: yêu cầu lập biểu) và BSR (báo cáo trạng thái bộ đệm đường lên).
SR thường được sử dụng để yêu cầu tài nguyên PUSCH và được phát khi một
sự kiện báo cáo được khởi động và UE không đựơc lập biểu trên kênh PUSCH tại
TTI hiện thời. SR có thể được chuyển đến eNodeB theo hai cách:
 Sử dụng BSR ‘một bit’ riêng trên kênh PUCCH (kênh vật lý điều khiển
đường lên) khi có kênh này. Sự xuất hiện các tài nguyên SR trên PUCH
được lập cấu hình thông qua RRC cho từng UE. Cũng có thể không tài
nguyên SR nào được ấn định trên PUCCH
 Sử dụng thủ tục tru nhập ngẫu nhiên. Truy nhập ngẫu nhiên được sử dụng
khi không có ấn định kênh PUSCH cũng như không có tài nguyên SR trên
PUCCH

SR chỉ được phát sau khi khởi động một ‘BSR hợp thức”. Khởi động ‘BSR
định kỳ’ và ‘BSR độn thêm’ không dẫn đến truyền dẫn SR.
Các BSR được phát bằng cách sử dụng phần tử điều khiển của MAC
(Medium Access Contrrol : điều khiển truy nhập môi trường) khi UE được ấn định
các tài nguyên trên PUSCH trong TTI hiện thời và một sự kiện báo cáo được khởi
động. Về căn bản BSR được phát như là một MAC-CPDU (PDU điều khiển) chỉ
có tiêu đề, trong đó trường độ dài được thay thế bằng thông tin trạng thái bộ đệm.
Sự kiện báo cáo được khởi động khi:
 Nếu UE có các các tài nguyên được ấn định trên PUSCH, thì BSR được phát
 Nếu một ‘BSR hợp thức’ được khởi động và UE không có ấn định PUSCH tại
TTI hiện thời nhưng nó có các tài nguyên SR đựơc ấn đinh trên PUCH, thì một
SR được phát trên PUCCH tại cơ hội đầu tiên

392
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nếu một ‘BSR hợp thức’ được khởi động và UE không có có các tài nguyên
được ấn định trên PUCCH cũng như trên PUSCH, thì một SR được phát bằng
cách sử dụng thủ tục truy nhập ngẫu nhiên

BSR được báo cáo theo RBG (Radio Bearer Group: nhóm kênh mang vô
tuyến) là kết quả của sự cân đối giữa việc cần thiết phải giảm thiểu tài nguyên ấn
định cho báo hiệu và sự cần thiết phân loại các luồng số liệu dựa trên các yêu cầu
QoS. Số RBG được giới hạn bằng 8. Mỗi RBG là một nhóm kênh mang có cùng
các yêu cầu QoS (hình 8.43).
RB#1 RB#2 RB#3 RB#4 RB#5 RB#6

RBG RBG RBG RBG


#1 #2 #3 #4

Hình 8.43 Thí dụ sắp xếp các kênh mang vô tuyến (RB) theo nhóm kênh
mang vô tuyến (RBG) cho báo cáo trạng thái bộ đêmk (BSR)

Nguyên tắc truyền BSR là nếu chỉ có số liệu từ một nhóm kênh mang vô
tuyến trong bộ đệm của UE, thì chỉ phát BSR ngắn, ngược lại phải sử dụng BSR
dài (hình 8.44).

BSR ngắn
RBG Kích thước bộ đệm
ID 2bit Byte 1
6 bit

Kích thước bộ đệm #1


6 bit Byte 1

BSR dài Kích thước bộ Kích thước bộ


đệm #2. 6 bit Byte 2
đệm #3. 6 bit

Kích thước bộ
Byte 3
đệm #4. 6 bit

Hình 8.48. Các kiểu BSR ngắn và dài trên đường lên LTE

393
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.9.4. Các báo cáo khoảng trống công suất (PHR)

Do thành phần vòng hở của công thức PC được chuẩn hóa (xem phương
trình 8.25) eNode-B không thể biết được PSD được phát bởi UE. Thông tin này
quan trọng đối với các hoạt động RRM khác nhau bao gồm ấn định băng thông, sơ
đồ điều chế và mã hóa kênh. Giả thiết rằng eNodeB biết được băng thông của
người sử dụng, công suất phát có thể được rút ra từ thông tin về PSD. Vì thế cần
đưa ra chuẩn cho các báo cáo khỏang trống công suất (PHR: Power Headroom).
Thủ tục PHR được sử dụng để cung cấp cho eNodeB thông tin về sự khác
nhau giữa công suất phát cực đại chuẩn của UE và công suất ước tính cho phát
kênh UL-SCH. Dải PHR là từ +40 đến -23dB. Với giá trị âm, UE thông báo cho
eNodeB rằng với mức độ cho phép tài nguyên này UE cần phát công suất lớn hơn
khả năng của nó. Điều này cho phép eNodeB giảm kích thước (số các PRB) trong
lần cho phép sau, nhờ vậy giải phóng tài nguyên truyền dẫn để ấn định cho các UE
khác.
PHR được khởi động nếu đáp ứng các tiêu chí sau:
 Thay đổi đáng kể trong ước tính tổn hao đường truyền kể từ lần báo cáo
khỏang trống công suất cuối cùng
 Hết thời gian được lập cấu hình (bộ định thời quy định chạy hết) kể từ PHR
trước đó
 Số lệnh TPC vòng kín lớn hơn số lệnh được lập cấu hình bởi UE

8.10. TỔNG KẾT

Chương này đã xét các vấn đề chính liên quan đến quản lý tài nguyên vô
tuyến. Vai trò của quản lý tài nguyên (RRM: Radio Resource Management) là
đảm bảo sử dụng tài nguyên vô tuyến một các hiệu quả và phục vụ các người sử
dụng theo các thông số QoS được lập cấu hình bằng cách sử dụng các kỹ thuật
thích ứng. Các giải thuật quản lý tài nguyên có tầm quan trọng lớn cho việc tối ưu
hóa dung lượng hệ thống và hiệu năng của người sử dụng đầu cuối. Các giải thuật
này không được chuẩn hóa, nhưng các nhà bán máy cũng như các nhà khai thác có
thể thiết kế và điều chỉnh chúng theo nhu cầu. Các giải thuật chính trong 4G LTE
là lập biểu gói, điều khiển cho phép, điều khiển công suất và điều khiển nhiễu.
Lập biểu gói có thể được thực hiện cả trong miền thời gian và miền tần số. Lập
biểu trong miền tần số có thể đem lại các lợi ích về dung lượng khi tốc độ của máy
di động thấp. Lập biểu đường lên khó khăn hơn, vì báo hiệu từ mạng đến các đầu
cuối di động đòi hỏi thời gian và truyền dẫn SC-FDMA trên đường lên phải sử
dụng các khối tài nguyên lân cận. Báo hiệu sử dụng để hỗ trợ lập biểu bao gòm:
CQI, SRS, BSR và PHR.

394
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.10. CÂU HỎI

1. Trình bày kiến trúc dịch vụ kênh mang EPS


2. Trình bày tương tác giữa các giao thức của eNodeB và UE
3. Trình bày các kênh truyền tải và các kênh vật lý
4. Tổng quan giải thuật RRM
5. Trình bày điều khiển cho phép và các thông số QoS
6. Trình bày thích ứng đa miền và lập biểu tiên tiến
7. Trình bày chương trình khung lập biểu lớp 2 và thích ứng đường truyền
đường xuống
8. Trình bày mô hình hệ thống tổng quát lập biểu gói và thích ứng đường
truyền trên đừơng xuống LTE
9. Trình bày mô hình thể hiện tương tác giữa các thực thể RRM lớp PHY và
MAC tham gia vào lập biểu gói và thích ứng đương truyền
10. Trình bày trổng quan thích ứng đường truyền đường xuống
11. Trình bày điều chế và mã hóa kênh thích ứng (AMC)
12. Trình bày thích ứng đường truyền vòng ngoài (OLLA) đường xuống
13. Trình bày HARQ đường xuống
14. Trình bày nguyên lý lập biểu gói đường xuống
15. Trình bày lập biểu gói niền tần số
16. Trình bày các giải thuật lập biểu kết hợp miền thời gian và miền tần số
17. Trình bày lập biểu gói với MIMO
18. Trình bày các khác biệt giữa lập biểu gói đường lên và đường xuống
19. Trình bày mô hình tổng quát lập biểu gói và thích ứng đường truyền đường
xuống trong LTE
20. Trình bày mô hình thể hiện tương tác giữa các thực thể RRM lớp PHY và
MAC tham gia vào lập biểu gói và thích ứng đương truyền cho đường lên
21. Trình bày tổng quan thích ứng đường truyền đường lên
22. Trình bày AMC đường lên
23. Trình bày thích ứng vòng ngoài đường lên
24. Trình bày tương tác giữa bộ lập biểu gói động và AMC đường lên
25. Trình bày HARQ đường lên
26. Trình bày băng thông truyền dẫn thích ứng
27. Trình bày điều khiển công suất đường lên
28. Trình bày quản lý nhiễu
29. Trình bày thu không liên tục
30. Trình bày duy trì kết nối RRC
31. Trình bày thích ứng đường truyền đường lên
32. Trình bày HARQ đường xuống
33. Lập biểu động đường lên
34. Trình bày thích ứng đường truyền đường lên
35. Trình bày HARQ đường lên
36. Trình bày bưng thông truyền dẫn thích ứng (ATB)

395
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

37. Trình bày điều khiển công suất đường lên


38. Trình bày báo hiệu hỗ trợ thích ứng đường lên và lập biểu gói
39. TRình bày thông tin trngj thái kênh và các tín hiệu tham chuẩn thăm dò
(SRS)
40. Trình bày váo cáo trạng thái bộ đệm
41. Trình bày báo cáo khoảng trống công suất

396

You might also like