You are on page 1of 71

TS.

Nguyễn Phạm Anh Dũng


Chương 6
ĐA TRUY NHẬP VÔ TUYẾN TRONG MÔI TRƯỜNG
PHAĐINH ĐA ĐƯỜNG

6.1. GIỚI THIỆU CHUNG

6.1.1. Các chủ đề được trình bầy

 Tính chất kênh trong các miền không gian, miền tần số và miền thời gian
 Phân bố Rayleigh và Rice
 Tổn hao đường truyền và che tối
 Các hệ thống tổ ong
 Mô hình kênh phạm vi hẹp
 Các thông số kênh vô tuyến đa đường di động phạm vi hẹp
 Các phương pháp xây dựng mô hình kênh vô tuyến pha đinh và di động
 Các dạng giảm cấp trên đường truyền vô tuyến và các giải pháp chống pha
đinh

6.1.2. Hướng dẫn

 Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này


 Tham khảo thêm [2], [3]
 Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương

6.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được các ảnh hưởng khác nhau của kênh truyền sóng lên truyền dẫn vô
tuyến di động
 Biết cách tính toán các thông số kênh
 Xây dựng được mô hình kênh truyền sóng
 Hiểu được nguyên lý của một số dạng phân tập điển hình

6.2. MỞ ĐẦU

Kênh vô tuyến của một hệ thống thông tin không dây thường đựơc trình bày bằng
khái niệm kênh truyền sóng trực xạ (LOS: Line of Sight) và không trực xạ (NLOS: None

165
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Line of Sight). Trong đường truyền LOS, tín hiệu truyền trực tiếp và đường truyền không
bị che chắn từ máy phát đến máy thu.
Các công nghệ truyền dẫn vô tuyến phải được tối ưu hóa để đảm bảo phủ sóng tốt
cho điều kiện không trực xạ (NLOS).
Đường truyền LOS đòi hỏi rằng hầu hết vùng Fresnel thứ nhất không có bất kỳ vật
chắn nào (xem hình 6.1), vì nếu không đảm bảo điều kiện này thì cường độ tín hiệu sẽ bị
suy giảm đáng kể. Khoảng hở cần thiết phụ thuộc vào tần số công tác và cự ly giữa máy
phát và máy thu.

Các vật chắn nằm


ngoài vùng giới hạn bởi
0,6 khoảng hở vùng
Fresnel thứ nhất
0,6 Khoảng hở
vùng Fresnel
thứ nhất

Trạm gốc hệ Trạm thuê


thống đa truy bao
nhập vô tuyến

Khoảng hở vùng Fresnel thứ nhất được xác định bằng đường kính vùng Fresnel thứ nhất:
 d1d 2
2R1  2 d1 ,d 2 lµ kho¶ng c¸ch tõ m¸y ph¸t vµ m¸y thu ®Õn ®iÓm ph¶n x¹
d1  d 2
Hình 6.1. Điều kiện LOS.

Trong một đường truyền không trực xạ, tín hiệu đến máy thu qua phản xạ, tán xạ
và nhiễu xạ. Tín hiệu tại máy thu gồm các thành phần nhận được từ: (1) đường truyền
trực tiếp, (2) các đường phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ. Các tín hiệu này có các trải trễ, suy
hao, phân cực và độ ổn định khác nhau so với tín hiệu của đường trực tiếp.
Hiện tượng đa đường có thể dẫn đến thay đổi phân cực vì thế sử dụng phân cực
vuông góc cho tái sử dụng tần số như thường thấy trong các triển khai LOS có thể nguy
hiểm trong các điều kiện NLOS.
Trong thông tin vô tuyến di động, các đặc tính kênh vô tuyến di đông có tầm quan
trọng rất lớn, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng truyền dẫn và dung lượng.
166
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Trong các hệ thống vô tuyến thông thường (không phải các hệ thống vô tuyến thích ứng),
các tính chất thống kê dài hạn của kênh được đo và đánh giá trước khi thiết kế hệ thống.
Nhưng trong các hệ thống điều chế thích ứng, vấn đề này phức tạp hơn. Để đảm bảo hoạt
động thích ứng đúng, cần phải liên tục nhận được thông tin về các tính chất thống kê
ngắn hạn thậm chí tức thời của kênh.
Các yếu tố chính hạn chế hệ thống thông tin di động bắt nguồn từ môi trường vô
tuyến. Các yếu tố này là:
 Suy hao. Cường độ trường giảm theo khoảng cách. Thông thường suy hao nằm
trong khoảng từ 50 đến 150 dB tùy theo khoảng cách
 Che tối. Các vật cản giữa trạm gốc và máy di động làm suy giảm thêm tín hiệu
 Phađinh đa đường và phân tán thời gian. Phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ làm méo tín
hiệu thu bằng cách trải rộng chúng theo thời gian. Phụ thuộc vào băng thông cuả
hệ thống, yếu tố này dẫn đến thay đổi nhanh cường độ tín hiệu và gây ra nhiễu
giao thoa giữa các ký hiệu (ISI: Inter Symbol Interference).
 Nhiễu. Các máy phát khác sử dụng cùng tần số hay các tần số lân cận khác gây
nhiễu cho tín hiệu mong muốn. Đôi khi nhiễu được coi là tạp âm bổ sung.

Có thể phân các kênh vô tuyến thành hai loại: "phađinh phạm vi rộng" và "phađinh
phạm vi hẹp". Các mô hình truyền sóng truyền thống đánh giá công suất trung bình thu
được tại các khoảng cách cho trước so với máy phát. Đối với các khoảng cách lớn (vài
trăm đến vài nghìn m), các mô hình truyền sóng phạm vi rộng được sử dụng. Phađinh
phạm vi hẹp mô tả sự thăng giáng nhanh sóng vô tuyến theo biên độ, pha và trễ đa đường
trong khoảng thời gian ngắn (một và giây) hay trên cự ly di chuyển ngắn (vài bước sóng)
. Phađinh trong trường hợp này gây ra do truyền sóng đa đường. Bức tranh tổng quát về
thay đổi cường độ điện trường trong các kênh vô tuyến đựơc cho trên hình 6.2.

167
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Cường độ tín hiệu


tại anten thu

Thay đổi tín hiệu do phađinh


Rayleigh (phađinh phạm vi hẹp)

Khoảng
Giảm dần do Thay đổi do cách
suy hao che tối
Phađinh phạm vi rộng

Hình 6.2. Thay đổi cường độ điện trường tại anten thu do phađinh

6.2. TÍNH CHỌN LỌC CỦA CÁC KÊNH VÔ TUYẾN

Các kênh vô tuyến là các kênh mang tính ngẫu nhiên, nó có thể thay đổi từ các đường
truyền thẳng đến các đường bị che chắn nghiêm trọng đối với các vị trí khác nhau. Hình
6.3 cho thấy rằng trong miền không gian, một kênh có các đặc trưng khác nhau (biên độ
chẳng hạn) tại các vị trí khác nhau. Ta gọi đặc tính này là tính chọn lọc không gian (hay
phân tập không gian) và phađinh tương ứng với nó là phađinh chọn lọc không gian. Hình
6.4 cho thấy trong miền tần số, kênh có các đặc tính khác nhau tại các tần số khác nhau.
Ta gọi đặc tính này là tính chọn lọc tần số (hay phân tập tần số) và pha đinh tương ứng
với nó là phađinh chọn lọc tần số. Hình 6.5 cho thấy rằng trong miền thời gian, kênh có
các đặc tính khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Ta gọi đặc tính này là tính chọn lọc
thời gian (hay phân tập thời gian) và phađinh do nó gây ra là phađinh phân tập thời gian.
Dựa trên các đặc tính trên, ta có thể phân chia phađinh kênh thành: phađinh chọn lọc
không gian (phađinh phân tập không gian), phađinh chọn lọc tần số (phađinh phân tập
tần số), phađinh chọn lọc thời gian (phân tập thời gian ). Chương này sẽ xét các tính chất
kênh trong miền không gian, thời gian và tần số, Ngoài ra chương này sẽ xét đến các
nhân tố ảnh hưởng lên chất lượng đường truyền trong môi trường truyền sóng phạm vi
rộng và phạm vi hẹp.

168
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

TÝnh chän läc kh«ng gian cña kªnh


Biªn ®é

MiÒn kh«ng gian

Hình 6.3. Tính chất kênh trong miền không gian

TÝnh chän läc tÇn sè cña kªnh


Biªn ®é

MiÒn tÇn sè

Hình 6.4. Tính chất kênh trong miền tần số

169
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

TÝnh chän läc thêi gian cña kªnh


Biªn ®é

MiÒn thêi gian

Hình 6.5. Tính chất kênh trong miền thời gian

6.4. ĐIỀU BIẾN TẦN SỐ

Điều biến tần số gây ra do hiệu ứng Doppler, MS (mobile station: trạm di động)
chuyển động tương đối so với BTS dẫn đến thay đổi tần số một cách ngẫu nhiên. Do
chuyển động tương đối giữa BTS và MS, từng sóng đa đường bị dịch tần số (hình 6.6).
a) b)

d
qi
X Y
d
v

Hình 6.6. Môi trường di động và dịch tần Dopler

Ta xét trường hợp khi chỉ một tần số fc được phát và máy di động thu N tín hiệu
phản xạ. Tín hiệu phản xạ i đến máy di động tại góc tới i so với phương chuyển động sẽ
bị dịch pha như sau (hình 6.6b):

2d 2vdt 2f c dt


d   cos i  cos i (6.1)
  c

170
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trong đó v là tốc độ cuả MS,  là bước sóng, i là góc tới so với phương chuyển động cuả
MS, c là tốc độ ánh sáng và fc là tần số sóng mang..
Tần số của sóng thu được có thể được biểu diễn như sau:
  2fct  d  2fct  2fdi t  2(f c  f di )t
f =f c +f di =f c +f D cos i (6.2)
Trong đó
v v
fdi  cosi  fc cosi  f D cosi , (6.3)
 c
là dịch Doppler,
v v
fD fc (6.4)
c

là tần số Doppler cực đại hay trải Dopper.

Từ phương trình trên ta có thể thấy rằng nếu MS di chuyển về phía sóng tới (i<900)
dịch Doppler là dương và tần số thu sẽ tăng, ngược lại nếu MS di chuyển rời xa sóng tới
thì dịch Doppler là âm (i>900) và tần số thu được sẽ giảm. Vì thế các tín hiệu đa đường
đến MS từ các phương khác nhau sẽ làm tăng độ rộng băng tần tín hiệu. Khi  và (hoặc)
 thay đổi dịch Doppler thay đổi dẫn đến trải Doppler.
Đường bao cuả tín hiệu thu được trong môi trường truyền sóng là một quá trình
ngẫu nhiên và được thể hiện bằng các phân bố ngẫu nhiên. Phân bố Rayleigh và Rice là
các phân bố thường được sử dụng để mô tả môi trường truyền sóng NLOS hoặc NLOS
kết hợp LOS. Dưới đây ta xẽ xét các phân bố này.

6.5. PHÂN BỐ RAYLEIGH VÀ RICE

6.5.1. Phân bố Rayleigh

Trong phần này ta sẽ rút ra công thức cho phân bố Rayleigh cho môi trường NLOS.
Ta xét trường hợp chỉ một tần số fc được phát và máy di động nhận được M tín hiệu tán
xạ với cùng thời gian trễ.
Tín hiệu tán xạ i đến máy di động tại góc i so với phương chuyển động cuả máy di
động sẽ bị dịch Doppler như sau:

vf c
f di = cosi (6.5)
c

171
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
trong dó v là tốc độ chuyển động của máy di động và c là tốc độ ánh sáng.
i là một biến ngẫu nhiên có xác suất phân bố đều với hàm mật độ xác suất như sau:

 1 ,   [-,]

p()   2  (6.6)
0, nÕu kh¸c
Ta có thể biểu diễn tín hiệu cuả tia tán xạ i thu được tại máy di động như sau:

 vf cosi 
x i (t) = R i cos  2fc t  2 c t  i  (6.7)
 c 
Trong đó Ri là biên độ ngẫu nhiên của sóng i, i là pha ngẫu nhiên phân bố đều của sóng
i. Ta có thể biểu diễn tần số của sóng i như sau:

vf c
f i () = f c + cos i (6.8)
c
Khai triển lượng giác (2.3) ta được:
 vf cosi   vf cosi 
x i (t) = R i cos  c t + i  cos2f c t - R isin  c t + i  sin2 f ct
 c   c 
= RIi(t)cos2fct-RQi(t)sin2fct (6.9)
Trong đó:

R Ii (t) = R i cos 
 vfc cosi t +  
i  (6.10)
 c 

R Qi (t) = R i sin 
 vfc cosi t +  
i  (6.11)
 c 
Ta có thể biểu diễn tín hiệu tổng của M tia tán xạ như sau

M M
x(t) =  R Ii (t)cos2πfc t -  R Qi (t)sin2πf c t
i=1 i=1

= a1(t)cos2fct-a2(t)sin2fct
=(t)cos[2fct+(t)] (6.12)
Trong đó
M
R I (t) =  R Ii (t) =a1 (t) (6.13)
i=1

172
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
M
R Q (t) =  R Qi (t) =a2 (t) (6.14)
i=1

(t) = a 1 (t) +  2 (t)


2 2
(6.15)
 1 (t) 
 (t) = arctang   (6.16)
  2 (t) 
a là hằng số thể hiện công suất trung bình của i(t); i(t) và i(t) là các quá trình
ngẫu nhiên độc lập , (t) là quá trình ngẫu nhiên thể hiện đường bao của tín hiệu thu, (t)
là một quá trình ngẫu nhiên có xác suất phân bố đều với hàm mật độ xác suất như sau:

 1 ,   [-,]

f  ( )   2  (6.17)

0, nÕu kh¸c
trong đó  là biến ngẫu nhiên,  là giá trị của biến ngẫu nhiên của quá trình ngẫu nhiên
(t)
Theo định lý giới hạn trung tâm, khi số M lớn, một cách gần đúng ta có thể coi
a1(t) và a2(t) là các quá trình ngẫu nhiên Gauss không tương quan có trung bình không
và phương sai 2. Khi này ta có:

u= a 1 (t) cos
v= a 2 (t) sin (6.18)

trong đó u và v là giá trị của các biến ngẫu nhiên U và V của các quá trình ngẫu nhiên
độc lâp phân bố Gauss với phương sai 2 và trung bình không (22=Pr là công suất trung
bình tín hiệu thu trước tách sóng đường bao);  là giá trị của biến ngẫu nhiên  của quá
trình ngẫu nhiên (t) . Ta có thể biểu diễn hàm mật độ xác suất liên hiệp cuả hai biến này
như sau:
u2 v2
1 2 2
fU ,V (u, v) e (6.19)
2

Hàm mật độ xác suất liên hiệp của hai biến ngẫu nhiên  và  của các quá trình ngẫu
nhiên (t) và (t) được xác định bằng đổi biến như sau:

f, ( , ) fU,V (u, v).J( , ) (6.20)

173
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
trong đó , là các giá trị của các biến ngẫu nhiên (t) và (t); J(.) là Jacobi xác định như
sau:
u v
cos sin
J( , ) =
u v - sin cos

= cos2 + sin2=  (6.21)

Sử dụng (6.21) ta có thể biểu diễn (6.20) như sau:

2
f, ( , ) 2
e 2
(6.22)
2

Ta có thể biểu diễn hàm mật độ xác suất liên hiệp của hai biến  và  là tích của hàm
mật độ xác suất f và f:

f, ( , ) f ( ).f ( ) (6.23)

Từ (6.17), (6.22) và (6.23) ta được hàm mật độ xác suất của đường bao tín hiệu thu
do ảnh hưởng tán xạ của đường truyền như sau:

2
e 2
, 0
f( ) (6.24)
0 nÕu kh¸c

Trong đó  là giá trị đường bao của tín hiệu thu và 22 là công suất thu trung bình được
xác định bởi tổn hao đường truyền và che tối. Phân bố (6.24) được gọi là phân bố
Rayleigh. Từ phương trình (6.24) ta thấy pha đinh Rayleigh làm cho công suất thăng
giáng xung quanh công suất thu trung bình.
Ta có thể biểu diễn (6.12) ở dạng hàm phức sau đây:
X(t)=a[ 1(t)+j2(t)]ej2fct= (t) ej(t)ej2fct (6.25)
j2 f c t 
x(t)  Re X(t)  Re a  1 (t)  j 2 (t)  e (6.26)
 

174
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.5.2. Phân bố Rice

Giả sử ngoài các tín hiệu tán xạ được xét ở phân bố Rayleigh, máy thu còn nhận
được tín hiệu đi thẳng (LOS). Sử dụng (6.12), trong trường hợp này ta có thể biểu diễn
tín hiệu thu như sau:

x(t)= A cos2fct+ a1(t)cos2fct-a2(t)sin2fct (6.27)

trong đó A là biên độ của tín hiệu đi thẳng.


Ta có thể viết lại (6.27) như sau:

x(t)=a'1(t)cos2fct-a2(t)sin2fct (6.28)
trong đó
'1(t)= A/a+1(t) (6.29)

Từ (6.29) và nhận xét trong phần trước ta có thể nói rằng a'1(t) là quá trình ngẫu
nhiên độc lập phân bố Gauss với trung bình bằng A, phương sai 2 và a2(t) là quá trình
ngẫu nhiên độc lập phân bố Gauss trung bình không , phương sai 2.
Ta ký hiệu:

2 2
(t) = a '1 (t) +  2 (t) (6.30)

  2 (t) 
 (t) = arctang   (6.31)
 '1 (t) 
Tương tự như trên ta ký hiệu:
u a 1 (t) cos
v A a 2 (t) sin (6.32)
ta được:
(u A)2 v 2
1 2 2
fU,V (u, v) e (6.33)
2
Xét tương tự như ở phần 6.3.1 ta được hàm mật độ xác suất liên hiệp cho các biến ngẫu
nhiên  và của các quá trình ngẫu nhiên (t) và (t) như sau:
2
A 2 2Arcos
2 2
f, ( , ) 2
e (6.34)
2

175
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
trong đó , là biến và giá trị ngẫu nhiên của quá trình ngẫu nhiên (t);, là biến và giá
trị ngẫu nhiên của quá trình ngẫu nhiên (t);
Trong trường hợp này ta không thể biểu diễn hàm mật độ xác suất liên hiệp
f , (r, ) là tích của hàm mật độ xác suất f () và f(), vì tích cos gồm hai biến  và
 phụ thuộc nhau do các giá trị khác không của A trong các thành phần này.
Đễ tìm hàm phân bố xác suất đường bao tín hiệu thu của biến  ta lấy tích phân cho
tất cả các giá trị có thể có của  để nhận được hàm mật độ xác suất biên như sau:

f( ) f , ( , )d
0
2
A2 2 Acos
2 2

2
e 2
e d (6.35)
2 0

Tích phân trong vế phải của (6.35) có dạng hàm Bessel cải tiến loại một bậc không
sau đây:

2
1
I 0 (x) e xcos d (6.36)
2 0

Nếu đặt x=A/ 2


, ta có thể viết lại (6.35) như sau:

2
A2
A
0
2
f( ) 2
e 2
I0 2
(6.37)

Ta có thể xác định hàm mật độ xác suất pha , f() như sau:

f ( ) f , ( , )d
0

1 2 1
= e cos e(- sin )
1 erfc( cos ) (6.38)
2 2
trong đó:
A2
(6.39) cho
2 2
thấy thành phần trực xạ (LOS : Line of Sight) lớn hơn thành phần không trực xạ
(NLOS : None Line of Sight) bao nhiêu lần.
Phân bố Rayleigh là trường hợp đặc biệt của phân bố Rice, khi A=0 và I0(0)=1. Đặt
I0(0)=1 vào (6.37) ta được phân bố Rayleigh theo (6.24). Ngoài ra khi A=0, =0 ta được
f() phân bố đều theo phương trình (6.17).

176
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Hình 6.7 cho thấy hàm phân bố xác suất Rayleigh và Rice.
1,4
f z(b) Rayleigh
1,2 Rice với g=1

1
2s2=1

0,8

0,6

0,4

0,2

0
0,5 1 2,5
b
0 1,5 2 3

Hình 6.7. Hàm phân bố mật độ xác suất Rayleigh và Rice

6.6. TỔN HAO ĐƯỜNG TRUYỀN VÀ CHE TỐI

Các thuộc tính trong miền không gian bao gồm: tổn hao đường truyền và chọn lọc
không gian. Tổn hao đường truyền thuộc loại phađinh phạm vi rộng còn chọn lọc không
gian thuộc loại phađinh phạm vi hẹp. Các mô hình truyền sóng truyền thống đánh giá
công suất thu trung bình tại một khoảng cách cho trước so với máy phát, đánh giá này
được gọi là đánh giá tổn hao đường truyền. Khi khoảng cách thay đổi trong phạm vi một
bước sóng (phạm vi hẹp), kênh thể hiện các đặc tính ngẫu nhiên rất rõ rệt. Điều này được
gọi là tính chọn lọc không gian (hay phân tập không gian).
Tổn hao đường truyền và che tối ảnh hưởng lên tín hiệu thu trên phạm vi rộng.
Trong phần này ta sẽ xét các ảnh hưởng này

6.6.1. Tổn hao đường truyền

Mô hình tổn hao đường truyền mô tả suy hao tín hiệu giữa anten phát và anten thu
như là một hàm phụ thuộc và khoảng cách và các thông số khác. Một số mô hình bao
gồm cả rất nhiều chi tiết về địa hình để đánh giá suy hao tín hiệu, trong khi đó một số mô
hình chỉ xét đến tần số và khoảng cách. Chiều cao an ten là một thông số quan trọng. Quy

177
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
luật tổn hao theo hàm mũ của khoảng cách được thể hiện như sau: PL d-n. Tổn hao
đường truyền ảnh hưởng lên công suất thu và chất lượng truyền dẫn.
Trong môi trường truyền sóng đồng nhất không có vật chắn hay còn gọi là không
gian tự do ta có thể tính tổn hao truyền sóng Lp như sau:

 4 d 
2

Lp =  (6.40)
  

trong đó: Lp là tổn hao trong không gian tự do, d là khoảng cách giữa an ten phát và anten
thu,  là bước sóng.
Để trình bày chính xác hơn ảnh hưởng của tổn hao đường truyền sóng lên công suất
thu người ta thường sử dụng công thức tổn hao đường truyền thực nghiệm sau đâu

n
 d 
Lp =L0   (6.41)
 d0 
Trong đó L0 là suy hao đường truyền tại khoảng cách tham khảo d0 (thường được chọn
bằng 1m), d là khoảng cách còn n số mũ của suy hao đường truyền (n=2-4). Mặc dù L0
cần đựơc xác định bằng cách đo đạc, tuy nhiện nó thường được chọn gần đúng bằng suy
hao trong không gian tự do với d0=1: L0=(4/)2.
Ta có thể trình bày phương trình (6.41) theo dB như sau:
 d 
L p [dB]=10 lg L 0  10n lg   (6.42)
 d0 
Từ các phương trình (6.41) và (6.42) ta có thể tính công suất thu Prx khi biết công suất
phát Ptx như sau:
-n
1  d0 
(6.43)
L 0  d 
Prx = Ptx /L p = Ptx

Hay theo dB:


 d 
Prx [dB]=Ptx  10 lg L 0  10n lg   (6.44)
 d0 

Các mô hình suy hao đường truyền chính xác hơn là các mô hình Okamura được xét
trong giáo trình thông tin di động.
Tính toán suy hao được truyền cho phép chúng ta xác định được công suất thu và
đánh giá đựơc chất lượng đường truyền dựa trên tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR: Signal
to Noise Ratio). Tuy nhiên trong các hệ thống thông tin đa người sử dụng, chất lượng
đường truyền còn phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR: Signal to Interference
178
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Ratio). Vì thế trong các hệ thống này chất lượng truyền dẫn phụ thuộc vào một tỷ số xét
đến cả hai ảnh hưởng nói trên được gọi là tỷ số tín hiệu trên nhiễu công tạp âm (SINR:
Signal to Interference plus Noise Ratio). Trong nhiều trường hợp suy hao đường truyền
có thể lớn dẫn đến giảm tỳ số SNR, nhưng mặt khác lại tăng SIR và kết quả có thể dẫn
đến tăng SINR. Dưới đây ta sẽ xét thí dụ minh họa điều nói trên.

Thí dụ 6.1.
Xét đường xuống của một người sử dụng trong hệ thống TTDĐ, trong đó khoảng cách
giữa người này với BS phục vụ là 500 m và xung quanh là các BTS gây nhiễu. Các BS
phát cùng công suất. Nếu ba BS gây nhiễu có khoảng cách 1km, ba BTS gây nhiễu khác
có khoảng cách 2km và 10 BTS gây nhiễu còn lại có khoảng cách 4 km. Tím tỷ số tín
hiệu trên nhiễu (SIR) theo công thức tính suy hao thực nghiệm khi bỏ qua tạp âm, n=3 và
n=5.
Giải.
Đối với n=3 ta được công suất thu như sau:
Prx=Ptx. (1/L0) (d0) 3 (0,5)-3
Công suất thu nhiễu như sau:

Prx,I= Ptx .(1/L0) (d0) 3 [3(1)-3+3(2)-3+10(4)-3]


Tỷ số SIR tính như sau:
Prx
SIR (n  3)  =28,2514,5dB
Prx , I
Áp dụng các tính toán nói trên cho trường hợp n=5 ta được:
Prx
SIR (n  5)  = 99,320dB
Prx , I
Các tính toán trên cho thấy hiệu năng tăng đáng kể thậm chí khi tổn hao đường truyền
lớn. Trong trường hợp có tạp âm, các tính toán trên có thể được coi là giới hạn trên trong
đó tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm (SINR) nhỏ hơn tỷ số tín hiệu trên nhiễu:
SINR<SIR. Điều này cũng có nghĩa rằng khi tổn hao đường truyền trở nên xấu hơn, các
vi ô trở nên hấp dẫn hơn. Vì khi này công suất tín hiệu thu yêu cầu có thể giảm đến nền
tạp âm và tổng hiệu năng sẽ tốt hơn hệ thống có suy hao đường truyền thấp hơn khi mức
công suất phát như nhau.

6.6.2. Che tối

Như đã thấy, các mô hình suy hao đường truyền đều cố gắng xét đến quan hệ phụ
thuộc vào khoảng cách giữa máy phát và máy thu. Tuy vậy rất nhiều yếu tố khác với

179
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
khoảng cách có thể gây ảnh hưởng lớn lên tổng công suất thu. Chẳng hạn các cây cối, các
tòa nhà giữa máy phát và máy thu có thể gây giảm cấp tức thời cho cường độ trường tín
hiệu thu, mặt khác tại một số thời điểm, truyền dẫn trực xạ lại có thể làm tín hiệu tăng
cao. Vì không thể lập mô hình tổng quát cho tất cả các địa hình khác nhau trong môi
trường thông tin di động, nên người ta đưa ra phương pháp để đánh giả ảnh hưởng mang
tính ngẫu nhiên này với tên gọi là che tối. Công thức để đánh giá suy hao che tối theo
thực nghiệm được xác định như sau:

n
 d  1
Lp =L0   (6.45)
 d0  
trong đó: L0 là suy hao được đo tại khoảng cách tham chuẩn bằng d0 (d0 thường được
chọn bằng 1m),  là một mẫu của quá trình ngẫu nhiên che tối. Vì thế khi này công suất
thu được mô hình hóa bằng một quá trình ngẫu nhiên. Khi này ta có thể coi ảnh hưởng
của khoảng cách lên suy hao đường truyền như là ảnh hưởng lên công suất thu trung
bình hay kỳ vọng, còn ảnh hưởng của che tối như là dao động xung quanh giá trị trung
bình này gây ra do quá trình ngẫu nhiên này. Cũng cần nhấn mạnh rằng vì che tối gây ra
bởi các đối tượng có kích thước lớn, nên khoảng cách tương quan thông thường là vào
khoảng từ vài m cho đến hành chục m.
Ta có thể biểu diễn phương trình (6.43) theo dB như sau:
n
 d 
L p [dB] =10lgL 0  10lg    10lg  (6.46)
 d0 
Thông thường giá trị che tối ngẫu nhiên  được mô hình hóa bằng một biến ngẫu nhiên
log chuẩn như sau:
  10  [dB]/10 (6.47)
trong đó  [dB] là giá trị tính theo dB của một quá trình ngẫu nhiên Gauss trung bình
không với phương sai  sh2 : 2
(0, sh ) . Thông thường giá trị  sh2 nằm trong dải 6-12
dB.
Phương trình (6.46) cho thấy rằng tại mọi giá trị d, Lp tại một vị trí cụ thể có phân
bố log chuẩn xung quang một giá trị trung bình phụ thuộc vào khoảng cách.
Sử dụng các phương trình (6.46) và (6.47) ta có thể tính công suất thu Prx khi biết
công suất phát theo các phương trình sau:
-n
  d
Prx = Ptx /L p = Ptx   (6.48)
L 0  d0 
Hay theo dB:

180
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 d 
Prx [dB] = Ptx  10lg L0  10n lg    10lg  (6.49)
 d0 
Che tối có ảnh hưởng rất lớn thông tin không dây vì nó làm cho SINR thay đổi đột
ngột trong phạm vi dài hạn. Tại một số địa hình trong ô, thông tin tốc độ cao tin cậy có
thể không đựơc bảo đảm. Thiết kế hệ thống và triển khai mạng phải xét đến sự che tối log
chuẩn này bằng phân tập vĩ mô, công suất phát khả biến hoặc phải chấp nhận một số
người sử dụng sẽ gập phải chất lượng truyền dẫn xấu trong một số phần trăm địa hình.
Mặc dù trong một số trường hợp che tối lại có lợi, chẳng hạn nếu một vật thể nào đó che
nhiễu, tuy nhiên tổng quát nó làm giảm chất lượng hệ thống vì nó đòi hỏi phải có độ dự
trữ đường truyền trong hệ thống vài dB. Dưới đây ta sẽ xét thí dụ minh họa về ảnh hưởng
của che tối trong thiết kế hệ thống.

Thí dụ 6.2.
Xét một trạm BTS thông tin với một thuê bao. Các thông số kênh như sau: n=3.
L0=40dB, d0=1m và  sh2 =6dB. Giả thiết rằng công suất phát bằng 1W (30dBm), băng
thông B=10MHz, mã hóa xoắn tỷ lệ ½ được sử dụng, tỷ số SNR yêu cầu bằng 14,7dB đối
với 16QAM và 3 dB đối với BPSK. Coi rằng mật độ phổ công suất tạp âm đầu vào máy
thu N0=-174dBm/Hz, hệ số tạp âm máy thu NF=5dB. Tìm xác suất phát tin cậy BPSK và
16QAM tại khoảng cách 500m.

Giải
Để giải bài toán này, trước hết ta tính tỷ số SNR, sau đó tính xác suất vượt ngưỡng yêu
cầu cho BPSK và 16QAM.
Công suất thu tính theo dB tại máy thu thuê bao được tính theo phương trình (6.49) như
như sau:
Prx= Ptx-Lo-10nlgd+10lg
= 30dBm- 40dB-81dB+[dB]=-91dB+[dB]
Công suất tạp âm máy thu tính như sau:
N=N0+NF+10lgB= -174dBm/Hz+5dB+70dBHz=-99dBm
Cuối cùng ta được SNR theo dB như sau:
SNR=-91dBm+[dB]+99dBm=8dB+[dB]
Xác suất đạt được yêu cầu SNR3dB đối với BPSK như sau:
8  3   5   5 5
P  2  2   P      1  P     1  Q   =1-Q(0,67)=0,8
  sh  sh  6 6  6 6 6
Tương tự xác suất đạt được yêu cầu SNR14,7dB đối với 16QAM như sau:

181
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 8   14,7    6,7   6,7 


P 2  2   P    Q  =Q(1,1)=0,14
  sh  sh  6 6   6 
Như vậy 80 phần trăm số người sử dụng điều chế BPSK có thể đạt được tốc độ số liệu
lớp vật lý 10MHz1bit/ký hiệu1/2=5Mbps, trong khi đó 14 phần trăm số người sử dụng
16QAM có thể truyền tin cậy tốc độ số liệu lớp vật lý 10MHz4bit/ký hiệu1/2=20Mbps.
Ngoài ra khi không có che tối, tất cả các người sử dụng BPSK đều truyền đựơc số liệu tại
tốc độ thấp (SNR=8dB>3dB). Khi có che tối 20 phần trăm số người sử dụng hoàn toàn
không thể thông tin đựơc. Điều thú vị là, nếu không có che tối (SNR=8dB<14,7dB), tất
cả các người sử dụng 16QAM không thông tin đựơc, nhưng khi có che tối họ có thể
truyền đựơc trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế nếu sử dụng truyền dẫn thích ứng,
ta có thể lợi dụng thời gian thuận lợi này để tăng tốc độ truyền bằng cách sử dụng sơ đồ
điều chế bậc cao và tỷ lệ mã cao, còn trong thời gian không thuận lợi sử dụng chế độ
truyền dẫn với điều chế bậc thấp và tỷ lệ mã thấp.

6.7. CÁC HỆ THỐNG TỔ ONG

Các phân tích trong phần trước cho thấy do suy hao đường truyền và ở một mức độ
nhất định do che tối, tại một công suất phát cực đại cho phép, thông tin chỉ có thể được
thực hiện tin cậy trên một khỏang cách giới hạn. Trong một hệ thống tổ ong có nhiều
trạm BS, hầu hết máy phát gây nhiễu được đặt xa máy phát hữu ích. Vì thế công suất gây
nhiễu của chúng bị suy hao mạnh hơn công suất tín hiệu hữu ích. Tần số càng cao thì suy
hao này càng lớn. Vì thế ta có thể coi các máy phát hoạt động trên cùng một tần số này là
cách ly với nhau trong không gian. Quan sát này chính là cơ sở lý thuyết cho việc xây
dựng mô hình các hệ thống thông tin di động theo dạng tổ ong.

6.7.1. Khái niệm tổ ong

Trong các hệ thống thông tin di động tổ ong, vùng phục vụ được chia thành các
vùng địa lý nhỏ hơn được gọi là các ô. Để giảm thiểu nhiễu giữa các ô, mức công suất
phát của từng trạm BTS được điều chỉnh để chỉ đủ đảm bảo cường độ tín hiệu yêu cầu tại
biên giới các ô. Khi này nhờ tổn hao đường truyền các ô đủ cách xa nhau sẽ cách ly
trong không gian và vì thế chúng có thể làm việc trên cùng một tần số. Khoảng cách giữa
các ô này thường được gọi là khoảng cách tái sử dụng tần số (vì có thể ấn định lại cùng
một kênh tần số cho các ô cách ly nhau về mặt không gian).
Mặc dù không thể đạt được sự cách ly hoàn hảo, tỷ lệ tại đó có thể tái sử dụng tần
số cần được xác định để duy trì nhiễu giữa các BS tại mức cho phép. Để đạt được

182
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
khoảng cách cực tiểu giữa các các BTS đồng kênh, cần quy hoạch tần số và tái sử dụng
tần số một cách thông minh.. Để đảm bảo yêu cầu này cần thực hiện quy hoạch tần số để
xác định thừa số tái sử dụng tần số phù hợp và mẫu tái sử dụng tần số. Thừa số tái sử
dụng tần số được ký hiệu là f, là tần suất mà tại đó cùng một tần số được sử dụng trên
mạng. Trong các mạng tổ ong, các ô được nhóm thành các cụm ô với N ô trong mỗi cụm.
Toàn bộ các tần số khả dụng của mạng được phân chia thành các nhóm kênh cách biệt
cho N ô trong từng cụm ô. Thừa số tái sử dụng tần số (FRF: Frequency Reuse Factor)
được đánh giá bằng 1/N (hay N trong một số tài liêu), trong đó N là tổng số ô mỗi cụm ô.
Thừa số tái sử dụng tần số cho thấy cùng một tần số được sử dụng lại trong từng cụm N
ô. Chẳng hạn các giá trị của thừa số tái sử dụng tần số có thể là 1/3, 1/7, 1/9 và 1/12
(hay 3, 4, 7, 9 và 12 tùy theo cách ký hiệu) Thừa số tái sử dụng tần số bằng một. f=1 có
nghĩa là tất cả các ô sử dụng cùng một tần số. Hình 6.8 cho thấy mô hình hệ thống tổ ong
với f=1/7. Trên hình này mạng tổ ong được chia thành các cụm ô được đóng khung bằng
một đường viền tô đậm, trong đó mỗi cụm ô sử dụng toàn bộ băng tần khả dụng. Mỗi
cụm ô gồm bảy ô được đánh nhãn bằng các chữ cái ( A, B, C, D, E, F, G) thể hiện sử
dụng các tập tần số khác nhau trong tổng tần số khả dụng. Các ô được đánh nhãn bằng
cùng một chữ cái là các ô sử dụng cùng tần số. Hệ thống CDMA sự dụng một tần số với
các mã trực giao hoàn hảo có thừa số tái sử dụng tần số bằng 1. Các ô thường được mô
hình bằng một hình lục giác đều để tiện cho việc phân tích. Ta cũng dễ ràng nhận tháy
rằng mỗi ô chỉ sử dụng 1/7 tần số trong tổng tần số khả dụng và đây cũng là cơ sở cho
định nghĩa hệ số tái sử dụng tần số.
Có thể tăng dụng lượng hệ thống tổ ong một cách đơn giản bằng cách giảm kích
thước ô và công suất phát trong từng ô. Vì thế để tăng dung lượng trong trường hợp này
ta chỉ cần tăng số BTS. Khi giảm kích cỡ ô, ta cũng cần giảm công suất phát trong mỗi ô
một cách tương xứng. Chẳng hạn nếu bán kính ô giảm một nửa khi lũy thừa suy hao n=4,
ta cần giảm mức công suất phát 16 lần hay 12dB (12dB=10lg16).
Vì hệ thống di động tổ ong phải hỗ trợ tính di động, nên cần đảm bảo chuyển giao
êm ả cuộc gọi từ ô này sang ô khác. Quá trình chuyển giao này đảm bảo chuyển giao êm
ả một kết nối từ trạm BTS này sang trạm BTS khác. Đảm bảo chuyển giao êm ả là một
yêu cầu quan trọng trong thiết kế hệ thống tổ ong.
Mặc dù việc sử dụng các ô kích thước nhỏ cho phép tăng dung lượng và giảm công
suất tiêu thụ, nhưng nhược điểm của nó là phải tăng số lượng BTS và tăng tần suất
chuyển giao. Ngoài ra lưu lượng trong các ô nhỏ trở nên thay đổi lớn hơn dẫn đến giảm
hiệu suất. Nói chung khi thiết kế hệ thống ta cần cân đối giữa các yêu tố đối kháng này
tùy theo yêu cầu hệ thống.

183
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

G B

Cụm
G B F A C

E D ô
G F C G B
B A

F C D B F C
A E G A

G B F A C E D
E D

F C D
A E

E D

Hình 6.8. Cấu trúc địa lý tổ ong với f=1/7, trong đó ô được mô hình bằng một hình
lục giác.

6.7.2. Phân tích các hệ thống tổ ong

Hiệu năng của một hệ thống thông tin tổ ong phụ thuộc rất nhiều vào nhiễu đồng
kênh (nhiễu cùng tần số) gây ra do các người sử dụng trong cùng một ô hay ở các ô khác.
Trong các hệ thống tổ ong, nhiễu đến từ các ô khác phụ thuộc vào bán kính ô (R) và các
khoảng cách đến tâm các ô đồng kênh lân cận, nhưng không phụ thuộc vào công suất
phát nếu kích thước của các ô bằng nhau. Để đo độ cách ly không gian giữa các ô đồng
kênh người ta đưa ra thông số tỷ số tái sử dụng đồng kênh Q được định nghĩa là tỷ số
giữa khoảng cách đến tâm của ô đồng kênh gần nhất (D) với bán kính của ô này. Trong
cấu trúc ô lục giác, tỷ số tái sử dụng đồng kênh được xác định như sau:

D
Q  3N (6.50)
R
Trong đó N là kích thước của cụm (số ô trong một cụm) và là đại lượng nghịch đảo của
thừa số tái sử dụng tần số. Rõ ràng rằng giá trị cao hơn của Q sẽ giảm nhiễu đồng kênh và
vì thế cải thiện chất lượng đường truyền, tăng dung lượng kênh. Tuy nhiên tổng hiệu suất
sử dụng phổ tần sẽ giảm cùng với tăng kích thước cụm N, vì thế cần giảm thiểu N để chỉ
duy trì mức SINR thu trên mức cho phép.

184
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Vì trong môi trường bị hạn chế bởi nhiễu, công suất tạp âm nền không đáng kể so
với công suất nhiễu, nên ta có thể sử dụng SIR thay cho SINR. Nếu ký hiệu số ô gây
nhiễu là NI, ta có thê biểu diễn SIR đối với một MS như sau:

S S
 NI (6.51)
I
I
i 1
i

Trong đó S là công suất tín hiệu thu hữu ích, Ii là công suất thu từ nguồn nhiễu thứ i. Để
minh họa các xác định tỷ số SIR ta xét thí dụ cho trên hình 6.9.
Hình 6.9 cho thấy bốn trạm gốc đồng kênh trong cấu trúc f=1/3 gây nhiễu với
trạm gốc đang phục vụ. Khoảng cách từ trạm gốc đang phục vụ đến MS là D0 và từ các
nguồn nhiễu đến MS là Di.

1 4

2 3 2 3 2

4 1
1 D3 1
4 D4
3
3 2 2
D2

4 1 3
D1
M¸y di ®éng ë
mÐp «
2 3

Hình 6.9. Minh hoạ nhiễu kênh đường xuống đối với kích thước cụm N=4.

Từ hình 6.9, ta có thể xác định tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) cho Ni ô gần nhau
nhất đối với một MS trong ô B2 theo phương trình (6.51) khi coi rằng công suất phát từ
các ô này đều bằng nhau và bỏ qua hiện tượng che tối như sau:

S D  n0
 Ni 0 (6.52)
I
 Di ni
i 1

trong đó n0 là mũ tổn hao đường truyền trong ô mong muốn, D0 là khoảng cách từ trạm
gốc mong muốn đến MS, Di là khỏang cách từ ô gây nhiễu i đến MS và ni là mũ tổn hao

185
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
đường truyền từ ô gây nhiễu thứ i. Nếu chỉ xét nhiễu từ sáu ô gần nhất và coi rằng
khoảng cách từ chúng đến MS cũng như mũ tổn hao đường truyền là như nhau, ta có thể
biểu diễn tỷ số SIR như sau:

S Dn
 0n (6.53)
I 6D
Khi này nếu coi rằng nhiễu cực đại xẩy ra khi MS nằm tại biên ô D0=R và nếu coi rằng
SIR yêu cầu đối với mỗi người sử dụng lớn hơn một giá trị tối thiểu nào đó (SIR) min là tỷ
số sóng mang trên nhiễu tối thiểu mà vẫn còn đảm bảo chất lượng tín hiệu cho phép tại
máy thu và bỏ qua tạp âm, thì ta cần đảm bảo bất phương trình sau đây để duy trì hiệu
năng cho phép:
n
1 R  S
    (6.54)
6 D  I  min

Như vậy, từ phương trình (6.50) và (6.54) với đặt D0=R ta rút ra được tỷ số tái sử
dụng đồng kênh như sau:
1/ n
 S 
Q  6    (6.55)
  I  min 

Dưới đây ta sẽ xét thí dụ cho trường hợp xấu nhất trong cấu hình tổ ong f=1 (các ô
đều sử dụng tần số như nhau) và MS nằm tại biên ô như cho trên hình 6.10. Ta sẽ xét
nhiễu đến từ ba lớp BS với các khoảng cách đến MS như sau (coi R là bán kính ô):
1. BS1, BS2: D1= R
2. BS3, BS4, BS5: D2= 2R
 2R    2R sin 600  =2,633R
2 2
3. BS6,BS7,BS8,BS9,BS10,BS11: D3=

Sử dụng phương trình (6.49) ta được:

S 0
 2 5 11
(6.56)
  
I n n
i 2 i  (2.633) i
i 1 i 3 i 6

Trong đó i ký hiệu cho che tối đường truyền đến từ BSi.


Vì một cách gần đúng có thể coi tổng của các biến ngẫu nhiên chuẩn log là một
biến ngẫu nhiên chuẩn log, nên một cách gần đúng ta có thể coi mẫu số của (6.56) là một
biến ngẫu nhiên chuẩn log và vì thế SIR tuân theo phân bố chuẩn log. Vì thế xác suất
dưới ngưỡng trong đó SIR giảm xuống thấp hơn một ngưỡng có thể được rút ra từ phân
bố này. Nếu trung bình và lệch chuẩn của phân bố chuẩn log là  và sh theo dB thì xác
suất dưới ngưỡng được tính theo hàm Q như sau:

186
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

  
P0  Q   (6.57)
  sh 

BS1
5

BS12 BS7

BS16 BS4
BS6
BS1
BS8
BS1
4 BS0 MS
BS3
BS9

BS2
BS17
BS5 BS11

BS13 BS1
0
BS1
8

Hình 6.10. Minh họa nhiễu đường xuống cho trường hợp xấu nhất: f=1 và MS tại
biên ô
Trong đó  là mức ngưỡng của SIR theo dB. Thông thường SINR tại biên ô quá nhỏ để
đạt dược mục tiêu thiết kế về xác suất dưới ngưỡng, khi sử dụng tái sử dụng tần số f=1.
Vì thế trong thiết kế hệ thống người ta thường chọn thừa số tái sử dụng tần số thấp hơn
để thỏa mãn xác suất dưới ngưỡng đích mặc dù phải hy sinh hiệu suất sử dụng phổ tần.
Hình 6.11 giải thích vấn đề nhiễu đồng kênh trong một hệ thống tổ ong khi sử dụng
f=1 (tái sử dụng tần số toàn bộ). Hình này cho thấy phân bố các mức SIR trong một ô
(vùng sáng tương ứng SIR cao còn vùng tối hơn tương ứng SIR thấp hơn) cho trường hợp
f=1 (hình 6.11a) và f=1/3 (hình 6.11b). Hình này đựơc xây dựng dựa trên cấu trúc tổ ong
hai lớp với n=3,5. Từ hình này ta thấy trong hầu hết diện tích của ô, SIR rất nhỏ nếu f=1.
Vấn đề này có thể được cải thiện nếu ta sử dụng f=1/3 như thấy trên hình 6.11b. Tuy
nhiên để cải thiện chất lượng đường truyền trong trường hợp này ta phải chịu thiệt về
hiệu suất sử dụng phổ tần: băng thông giảm ba lần. Trong quá trình quy hoạch tần số ta
phải cân đối thông minh giữa việc sử dụng thừa số tái sử dụng tần số cao nhất mà vẫn
đảm bảo hầu hết ô có vấn duy trì ít nhất SIR tối thiểu.

187
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) b)

Hình 6.11. Phân bố SIR trong một ô với phần tối hơn biểu thị SIR thấp hơn với lũy
thừa tổn hao đường truyền n=3,5. a) f=1, b) f=1/3

6.7.3. Phân đoạn ô

Vì trong hầu hết các ô SIR thấp, nên ta phải tìm ra kỹ thuật cho phép tăng SIR mà
không bị thiệt về băng thông khi quy hoạch tái sử dụng tần số. Kỹ thuật phổ biến nhất là
kỹ thuật phân đoạn ô. Kỹ thuật này rất hiệu suất khi tái sử dụng tần số được thực hiện
trong từng ô. Đối với kỹ thuật này ta sử dụng anten tại BS có hướng trong phương ngang
thay vì việc sử dụng anten vô hướng trong phương ngang. Thí dụ về phân đoạn ô được
cho trên hình 6.12. Khi sử dụng các ô ba đoạn, mặc dù băng thông tuyệt đối tăng thêm ba
lần so với trước đây, dung lượng hệ thống tăng lên nhiều hơn ba lần. Khi phân đoạn ô,
dung lượng không bị mất, vì mỗi đoạn ô có tái sử dụng khe thời gian, mã và tần số vì thế
mỗi đoạn ô có dung lượng chuẩn giống như tòan bộ ô. Ngoài ra khi phân đoạn ô nhiễu sẽ
giảm vì người sử dụng chỉ bị nhiễu từ các đoạn ô cùng tần số và vì thế dung lượng được
tăng thêm. Trên hình 6.12a, các đoạn ô 1 đều hướng về cùng một hướng, nên nhiễu do
các ô lân cận gây ra sẽ giảm đáng kể. Một giải pháp khác để sử dụng tái sử dụng tần số là
thực hiện tái sử dụng tần số trong từng đoạn ô (không được thể hiện trên hình vẽ). Trong
trường hợp này tất cả các khe thời gian/mã/tần số được tái sử dụng trong từng đoạn ô,
nhưng nhiễu không giảm.
Hình 6.13 cho thấy phân bố SIR (được biểu thị bằng mức độ tối sáng) trong các ô
ba đoạn cho các trường hợp f=1 và f=1/3 khi. Cấu hình giống như trường hợp hình 6.10,
ngoại trừ phân đoạn ô được bổ sung. So sánh với hình 6.11 ta thấy, phân đoạn ô cải thiện
SIR đặc biệt tại biên giới ô, ngay cả khi sử dụng f=1. Nếu sử dụng phân đoạn ô với thừa
số tái sử dụng tần số nhỏ hơn 1, chẳng hạn như trên hình 6.13b với các ô ba đoạn và
f=1/3, SIR được cải thiện đáng kể.

188
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
a) b)

1 12
3 6
2 5 3
4

1 1
3 6 2
2 1 5 4 3 1
3 6 2
2 5 3
4

Hình 6.12. Thí dụ về phân đoạn ô. a) các ô ba đoạn (1200), b) các ô sáu đoạn (600)

a) f=1 b) f=1/3

Hình 6.13. Phân bố SIR khi phân đoạn ô (ba đoạn) với lũy thừa tổn hao đường
truyền n=3,5. a) f=1, b) f=1/3
Mặc dù phân đoạn ô là một phương pháp thực tiễn và hiệu quả để giải quyết vấn đề
nhiễu đồng kênh, tuy nhiên nó đòi hỏi tăng thêm chi phí triển khai hệ thống. Phân đoạn ô
tăng thêm số lượng anten tại BS và giảm hiệu suất trung kế do quá trình phân đoạn kênh
tại BS. Mặc dù chuyển giao giữa các đoạn ô đơn giản hơn so với chuyển giao giữa các ô,
nhưng phân đoạn ô làm tăng thêm lượng thông tin để điều khiển chuyển giao giữa các
đoạn ô. Cuối cùng trong các kênh bị tán xạ mạnh, công suất hữu ích có thể bị phát tán
vào các đoạn ô khác và điều này có thể dẫn đến nhiễu giữa các đoạn ô và tổn thất công
suất.

189
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Mặc dù vấn đề về nhiễu đồng kênh đã tồn tại trong các hệ thống thông tin di động
nhiều năm, nhưng tác động của nó lên các hệ thống tổ ong thế hệ sau còn nghiêm trọng
hơn do các đòi hỏi về tốc độ số liệu cao, hiệu suất sử dụng phổ tần cao và sự sử dụng
nhiều anten. Gần đây các nghiên cứu để giải quyết vấn đề này tập trung lên các kỹ thuật
xử lý tín hiệu tiên tiến tại máy thu và tại máy phát nhằm giảm thiểu và loại bỏ nhiễu. Mặc
dù các kỹ thuật này có những phẩm chất quan trọng và đang được tích cực nghiên cứu,
nhưng chúng có một số các nhược điểm quan trọng khi xem xét bối cảnh thực tiễn của
các hệ thống tổ ong tương lai gần như 4G. Một số giải pháp ở mức mạng đang được
nghiên cứu như: truyền dẫn cộng tác và anten phân bố. Các giải pháp này không đòi hỏi
sự hiểu biết nhiều về kênh và và giảm hiệu quả nhiễu từ các ô khác thông qua phân tập vĩ
mô, mặc dù độ lợi có thể thấp hơn giải pháp sử dụng các kỹ thuật xử lý tiên tiến.

6.7.4. Dung lượng hệ thống FDMA,TDMA, CDMA

Ta có thể định nghĩa dung lượng kênh của một hệ thống vô tuyến theo nhiều đại
lượng đo: như là số kênh hay số người sử dụng cực đại hay Erlang hay kbps có thể được
đảm bảo trong một băng tần cố định. Dung lượng vô tuyến là một thông số để đo hiệu
suất sử dụng phổ tần của một hệ thống vô tuyến. Thông số này được xác định trên cơ sở
tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) và băng thông kênh B. Trong phần này chúng ta sẽ xét
dung lượng cho các hệ thống FDMA, TDMA, CDMA và SDMA. Ngoài ra ta cũng so
sánh dung lượng giữa các hệ thống FDMA, TDMA và CDMA với nhau.

6.7.4.1. Dung lượng các hệ thống FDMA và TDMA

Trong một hệ thống TTDĐ nhiễu tại máy thu trạm gốc suất phát từ các máy
di động MS xung quang ô. Nhiễu này được gọi là nhiễu kênh đường lên. Đối với MS
trạm gốc mong muốn sẽ đảm bảo kênh đường xuống mong muốn trong khi đó các trạm
gốc xung quanh sẽ gây ra nhiễu kênh đường xuống.
Từ các phương trình (6.50) và (6.54), ta rút ra được hệ số tái sử dụng đồng kênh như
sau:
1/ n
S
Q 6 (6.58)
I min

Dung lượng vô tuyến của một hệ thống thông tin di động được xác định như sau:

Bt
m kªnh v« tuyÕn/« (6.59)
BN
trong đó m là số đo dung lượng vô tuyến, Bt là tổng phổ tần được phân bổ cho hệ thống,
B là băng thông băng tần kênh và N là số ô trong mẫu tái sử dụng tần số. Từ phương
trình (6.50) và (6.58) ta có N như sau :

190
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
2/n
Q2 6 S
N (6.60)
3 3n / 2 I min

Từ các phương trình (6.57) ta có thể viết lại phương trình (6.56) như sau:

Bt Bt
m (6.61)
Q2 6 S
2/n
Bc Bc
3 3 n/2
I min

Khi n=4 ta ®-îc:

Bt
m kªnh v« tuyÕn/« (6.62)
2 S
B
3 I min

(S/I)min đối với hệ thống số thấp hơn đối với hệ thống tương tự. Thông thường đối với các
hệ thống số băng hẹp SIRmin vào khoảng 12 dB và đối với các hệ thống tương tự điều tần
SIRmin vào khoảng 18 dB, giá trị chính xác được xác định bằng các phương pháp kiểm
tra chủ quan trong điều kiện truyền sóng thực tế. Mỗi tiêu chuẩn của hệ thống vô tuyến
số có SIRmin riêng và để so sánh các hệ thống khác nhau ta cần sử dụng một SIR tương
đương.

Trong FDMA và TDMA, tổng băng tần Bt được chia thành M kênh truyền dẫn,
mỗi kênh có độ rộng băng tần tương đương là Bc. Vì thế dung lượng vô tuyến cho FDMA
và TDMA được xác định như sau:
M
K max (6.63)
2 S
3 I min

trong đó Kmax là số người sử dụng cực đại trong một ô, M=Bt/B tổng số kênh tần số hay
số kênh tương đương, Bt là tổng băng tần được cấp phát, B là băng thông kênh vô tuyến
tương đương cho một người sử dụng: đối với hê thống thông tin di động FDMA thì B
chính bằng băng thông kênh vô tuyến còn đối với TDMA thì B = băng thông kênh vô
tuyến/ số khe thời gian. Chẳng hạn đối với FDMA AMPS thì B=30kHz còn đối với
2 S
TDMA GSM thì B = 200kHz/8TS=25kHz. N là kích thước cụm ô bằng (N=7 đối
3 I

với FDMA AMPS, N=3 đối với TDMA GSM, S là công suất trung bình sóng mang và I
là công suất nhiễu.

6.7.4.2. Dung lượng hệ thống CDMA

Trong các hệ thống thông tin di động CDMA, các ô lân cận cũng sử dụng cùng tần
số và mỗi trạm gốc điều khiển công suất của từng người sử dụng trong ô của mình. Tuy
191
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
nhiên trạm gốc không thể điều khiển công suất cuả các người sử dụng ở các ô lân cận và
các người sử dụng này gây nhiễu đồng kênh và bổ sung thêm tạp âm vào tạp âm nền dẫn
đến giảm dung lượng của ô.
Thừa số tái sử dụng tần số cho CDMA được định nghĩa như sau:
Pown  Pother
f 1  (6.64)
Pown
Trong đó Pown là công suất MS thu được tại chính ô phục vụ nó, Pother là công suất MS thu
được từ các ô khác và =Pother/Pown là hệ số nhiễu từ ô khác.
Dưới đây ta sẽ xét dung lượng của một hệ thống WCDMA trong đó mỗi ô có K
người sử dụng. Trước hết ta xét dung lượng đường lên.
Để đảm bảo chất lượng truyền dẫn dịch vụ cho người sử dụng k, phải thỏa mãn yêu
cầu tỷ số tín hiệu trên tạp âm sau đây cho người sử dụng k:

Pk  P 
  k   k (6.65)
Ptotal  Pk  N  I  req
Trong đó Pk là công suất thu mong muốn của người sử dụng k, Ptotal là tổng công suất tại
máy thu của người sử dụng k (bao gồm: công suất tạp âm N, công suất chính ô P own và
công suất từ các ô khác Pother), N là công suất tạp âm và I là nhiễu tại máy thu người sử
 Pk 
dụng k ,   là tỷ số tín hiệu trên tạp âm yêu cầu đối với dịch vụ cho người sử
 N  I  req
dụng k và k là hệ số tích cực tiếng cuả người sử dụng k.
Mặt khác ta có thể viết:
 Pk   E bk  k .k
         / G  (6.66)
 N  I req  N0  I0 req
k k pk
G pk
Trong đó Ebk là tốc độ bit của dịch vụ cho người sử dụng k, N0 và I0 là mật độ phổ công
suất tạp âm và nhiễu tại máy thu của người sử dụng k, Gpk=Rc/Rb là độ lợi xử lý đối với
 E bk 
dịch vụ cho người sử dụng k, k    là tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu
 N0  I0 req
yêu cầu đối với dịch vụ cho người sử dụng k.
Thay bất đẳng thức trong phương trình (6.65) bằng đẳng thức và sử dụng phương
trình (6.66), sau biến đổi ta được:

Pk  . k .k / G pk Ptotal
 k k  Pk  .Ptotal  (6.67)
Ptotal  Pk G pk 1  k .k / G pK 1
1
k .k / G pK

Sử dụng phương trình(6.67) ta có thể viết:

192
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
K
Ptotal  N  Pown  Pother  (1  ).Pown  (1  ) Pk
k 1
K
Ptotal
 (1  ) (6.68)
1
k 1
1
k .k / G pK
K
Trong đó; Pownn =  P là tổng công suất đên từ K người sử dụng trong ô, Pother là công
k 1
k

suất đến từ các ô khác, = Pother/Pown là hệ số nhiễu từ ô khác, K là số người sử dụng


trong ô.
Định nghĩa hệ số tải UL=(Ptotal-N)/Ptotal và sử dụng phương trình (6.68) ta được:

Ptotal  N K
1
UL   1     (6.69)
Ptotal k 1
G pk
1
 k .k
Nếu các người sử dụng có cùng một tốc độ bit ta có thể viết phương trình (6.69) ở
dạng gần đúng như sau:
.
UL  .K.(1  ) (6.70)
Gp
Trường hợp hệ số tải UL=1 ta được dung lượng đỉnh:

Gp
K  (6.71)
..(1  )
max

Hệ số tải đường xuống được xác định tương tự như ở đường lên tuy nhiên cần xét
thêm hệ số trực giao, ta có thể biểu diễn tải ô đường xuống như sau:
K
k
DL   k . 1   k    k 
G pk 
(6.72)
k 1

trong đó DL là hệ số tải đường xuống, k là hệ số tích cực tiếng , k là hệ số nhiễu từ các
ô lân cận, k là là hệ số trực giao ở đường xuống, Gpk là độ lợi xử lý cho người sử dụng k.
Hệ thống CDMA sử dụng các mã ngẫu nhiên đường xuống trực giao để phân biệt các
ngừơi sử dụng và nếu không xẩy ra truyền sóng đa đừơng, tính trực giao vẫn đảm bảo khi
MS thu tín hiệu từ BTS. Nhưng khi độ phân tán trễ đủ lớn ở kênh vô tuyến, MS sẽ thu
nhận một bộ phận cuả tín hiệu từ BTS như là nhiễu đa truy nhập. Tính trực giao bằng 1
tương ứng với các ngừơi sử dụng trực giao hoàn hảo. Thông thường hệ số trực giao nằm
trong khoảng 0,4-0,9 ở các kênh đa đừơng.

193
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Nếu K người sử dụng ở ô có tốc độ bit như nhau ta có thể viết phương trình (6.72) ở
dạng gàn đúng như sau:


DL   .K. 1      (6.73)
Gp

Để xác định  ta có thể phân tích tình trạng nhiễu đường lên ở hệ thống CDMA
bằng cách nghiên cứu các ô được phác hoạ ở hình lục giác như ở hình 6.14. Để đơn giản
cho việc phân tích tình trạng nhiễu đường lên, ta giả thiết rằng tất cả các người sử dụng
trong ô được phân tích đều ở góc của ô này, vì thế họ cách trạm gốc của ô một khoảng
bằng R bán kính ô.

H×nh 6.14. Ba líp « g©y nhiÔu trong mét hÖ thèng CDMA

Ta cũng coi rằng tất cả các người sử dụng ở các ô lân cận đều nẵm ở tâm của các ô
này vì thế khoảng cách của họ đến trạm gốc của ô đang xét là 3 R cho lớp 1, 3R cho lớp
2 và 2 3 R cho lớp 3 (hình 6.14). Ta cũng coi rằng chỉ có ba lớp đầu của các ô xung
quanh là gây nhiễu đáng kể và bỏ qua nhiễu của các ô xa hơn.
Giả thiết suy hao đường truyền tỷ lệ với mũ n khoảng cách, số người sử dụng ở mỗi
ô là K và stổn hao đường truyên tỷ lệ với lũy thừa n của cự ly, thì nhiễu nội ô và nhiễu
đến từ ô khác sẽ là:
194
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Pown= KPr (6.74)


n n
n
Pother 6 KPr 3 3 2 3 (6.75)

Trong đó Pr là công suất thu được từ khoảng cách R, n là mũ của tổn hao đường truyền,
Pown là công suất thu được từ chính ô và Pother là công suất thu được từ ô khác.

Từ các phương trình (6.65) và (6.66) ta có:


Pother 0, 78; n 4
(6.76)
Pown 0, 42; n 5

6.8. MÔ HÌNH KÊNH PHẠM VI HẸP

Xây dựng mô hình kênh là điều không thể thiếu được khi nghiên cứu kênh vô
tuyến. Trong phần này ta sẽ xét mô hình kênh phạm vi hẹp trong miền thời gian và miền
tần số.

6.8.1. Mô hình kênh đa đường dựa trên đáp ứng kênh lên xung kim

Đáp ứng kênh lên xung kim (CIR: Channel Impulse Response) là tín hiệu đầu ra
kênh khi đầu vào kênh tín hiệu hàm delta (t) (hay còn gọi là xung kim) như trên hình
6.15a. Từ hình này ta thấy nếu ti là thời điểm xẩy ra xung kim đầu vào (t-ti), t là thời
điểm quan trắc (t>ti) được đáp ứng xung kim đầu ra kênh thì đáp ứng kênh lên xung kim
này sẽ là h(ti,t). Nếu coi tín hiệu đầu và kênh là x(t) là tập hợp các mẫu rời rạc tại các thời
điểm ti như sau :

x(t)  lim
t i 0
 x(t )(t  t )t
ti
i i i (6.77)

Thì thì đáp ứng kênh lên tín hiệu này (hình 6.15b) sẽ là sẽ là:
y(t)  lim
t i 0
 x(t )h(t , t)t
ti
i i i (6.78)

Trong đó h(ti,t) là đáp ứng kênh lên xung kim (t-ti) tại thời điểm quan trắc đầu ra kênh t.

195
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Đáp ứng kênh lên xung kim (CIR: Channel Impulse Response)

(t  t i ) Kênh vô h(t i , t)


tuyến

b) Đáp ứng kênh lên tín hiệu x(t) ở dạng xếp chồng các xung kim

Kênh vô y(t)  lim  x(t i )h(t i , t) t i


x(t)  lim  x(t i )(t  t i ) t i tuyến t i
t i ti
ti

Hình 6.15. Đáp ứng xung kim kênh băng gốc. (a) Dáp ứng kênh lên xung kim (CIR),
(b) Đáp ứng kênh lên tín hiệu x(t) ở dạng xếp chồng các xung kim biên độ bằng thời
điểm lất mẫu x(t): x(ti).

Đặt t-ti= là trễ truyền lan vào h(ti,t) ta được :

h(ti,t)= h(t-,t)= h(,t) (6.79)

Phân tích biểu thức (6.73) ta thấy  là thời gian trễ của CIR và CIR phụ thuộc vào t,
có nghĩa là tại các thời điểm t khác nhau nó có thể khác nhau. Ta có thể biểu diễn hàm
đáp ứng xung kim kênh trong môi trường phađinh đa đường như sau:

L -1
h( , t)  h(t, ) =  h( ,t)   -  (t)  ,
=0
L 1
=   (t)e
i ( t )
     (t) ,  0, 1,...., L  1 (6.80)
0

Trong đó  (t),  (t),  (t) biểu thị cho biên độ, pha và trễ đối với xung thu thứ 

(đường truyền );  biểu thị cho trễ, t biểu thị cho sự thay đổi theo thời gian của chính cấu
trúc xung kim và (.) biểu thị cho hàm Delta Dirac, L biểu thị cho số đường truyền khả
phân giải. Thông thường thì trễ của tia đầu tiên (đường truyền ngắn nhất) đựơc định
nghĩa 0=0, vì thế >0 được gọi là trễ trội và đáp ứng xung kim kênh mang tính nhân
quả,nghĩa là h(,t)=0 nếu <0.
Tại thời điểm t=tk , h(,tk) không phụ thuộc thời gian và CIR có thể được biểu diễn
như sau :

196
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 h  , t k     -  (t k ) 
L -1
h( , t k ) =
=0
L -1
  (t k )e
i (t k )
=    -  (t k ) ,  0,1, ...., L - 1 (6.81)
=0

Để tiện lợi thời gian trễ cực đại max được chia thành L đoạn độ dài bằng nhau và
bằng . Khi này ta có =. Để đảm bảo các đường truyền khả phân giải cần thỏa

mãn điều kiện độ rộng băng tần của tín hiệu phát nhỏ hơn 1/(2).
Hình 6.16 cho thấy thí dụ về các chớp chụp khác nhau của h(,t) tại các thời điểm
t=t0, t1,… và khoảng thời gian trễ max được chia thành L đoạn mẫu h(,t) với độ dài mỗi
đoạn =/L.
t

h( 0 , t 4 )
h( 1 , t 4 ) h( 2 , t 4 ) h( L -1 , t 4 )
t4 h( 3 , t 4 ) h(  , t 4 ) (t 4 )

h( 0 , t 3 )
h( 1 , t 3 ) h( 2 , t 3 ) h( 3 , t 3 ) h(  , t 3 ) h( L-1 , t 3 )
t3 (t 3 )
h( , t 2 )
h( 0 , t 2 ) h( 1 , t 2 ) h( 2 , t 2 ) h( 3 , t 2 ) h(  , t 2 ) h( L -1 , t 2 )
t2 (t 2 )

h( 0 , t 1 ) h( 1 , t 1 ) h( 2 , t 1 ) h( 3 , t 1 ) h(  , t 1 ) h( L-1 , t 1 )
t1 (t 1 )

h( 0 , t 0 ) h( 1 , t 0 ) h( 2 , t 0 ) h( 3 , t 0 ) h(  , t 0 ) h( L -1 , t 0 )
t0 (t 0 )
0 0 1  2 3 L 1

tmax = LDt

Hình 6.16. Thí dụ về mô hình đáp ứng xung kim thay đổi theo thời gian được rời rạc
hóa theo thời gian cho mô hình kênh vô tuyến đa đường.

Lưu ý dến tính nhân quả, h(ti,t)=0 khi t-ti<0, t, ta có thể viết phương trình (6.72)
vào dạng tích phân như sau:
t
y(t) =  x(t i )h(t i , t)dt i (6.82)


197
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Ký hiệu =t-ti là trễ truyền sóng và đặt h(ti,t)= h(,t) theo phương trình (6.73) ta có thể
biến đổi phương trình (6.78) vào dạng sau :

y(t) =  x(t - τ)h(τ, t)dτ = x(t)  h(τ, t) , (6.83)
0

trong đó t là biến thời gian,  là trễ đa đường của kênh đối với một giá trị t cố định và 
ký hiệu cho tích chập.
Ta cũng có thể viết lại phương trình (6.83) vào dạng sau :


y(t) =  x(τ)h(τ, t - )dτ = x(t)  h(τ, t) (6.84)
0

6.8.2. Mô hình kênh vô tuyến đa đường theo mô hình các elip của Parsons và Bajwa

Để mô tả kênh vô tuyến di động đa đường ta có thể sử dụng mô hình các elip của
Parsons và Bajwa trên hình 6.17. Tất cả các elip đều đồng tiêu cự, nghĩa là chúng có
cùng các tiêu điểm Tx và Rx, trong trường hợp của ta chúng trùng với vị trí của máy phát
(Tx) và máy thu (Rx). Như ta biết, elip là tập hợp cuả các điểm có tổng khoảng cách đến
các tiêu điểm bằng nhau, điều này có nghĩa là các đường truyền Tx-A-Rx và Tx-C-Rx
trên hình 6.17 có cùng độ dài. Tuy nhiên các góc tới tương ứng khác nhau và vì thế các
tần số Doppler tương ứng do chuyển động của máy phát (máy thu) cũng sẽ khác nhau.
Trái lại đối với các đường truyền Tx-A-Rx và Tx-B-Rx có các độ dài khác nhau, nhưng
góc tới lại bằng nhau dẫn đến các tần số Doppler cũng bằng nhau.
Độ dài đường truyền của từng sóng sẽ xác định trễ truyền sóng và công suất trung
bình của sóng tại anten thu. Mỗi sóng trong vùng tán xạ được đặc trưng bởi hình elip thứ
chịu cùng một trễ truyền sóng

  0  ,  0,1,.....,L  1 (6.85)

trong đó 0 là trễ truyền sóng của thành phần đi thẳng (LOS),  là trễ truyền sóng và L
ký hiệu cho số lượng các đường truyền khả phân giải có các trễ truyền sóng khác nhau.
Để tiện lợi người ta thường đặt 0 =0 khi này  được gọi là trễ trội.

198
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

A 3

Thành phần LOS


Tx Rx
0

C
Hướng chuyển động

Hình 6.17. Mô hình kênh vô tuyến đa đường theo mô 6 các elip của Parsons và
Bajwa

6.8.3. Mô hình kênh đa đường theo đường trễ đa nhánh

Dựa trên các phân tích trên ta cũng có thể lập mô hình kênh vô tuyến phađinh di
động chọn lọc tần số bằng đường trễ đa nhánh (TDL: Tapped Delay Line) như trên hình
6.18.

x(t)
0 0 1
L 2 (L 2) L 1 (L 1)

h(0 , t) h(1 , t) h( , t) h(L 1 , t)

   y(t)

Hình 6.18. Mô hình kênh vô tuyến di động bằng được trễ đa nhánh

6.9. CÁC THÔNG SỐ KÊNH VÔ TUYẾN ĐA ĐƯỜNG DI ĐỘNG PHẠM VI HẸP

6.9.1. Hàm tương quan

Từ các mô hình kênh vô tuyến di động được xét ở trên, ta thấy khi máy phát và máy
thu chuyển động tương đối so với nhau, đáp ứng kênh lên xung kim , h(,t), CIR, sẽ thay

199
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
đổi. CIR là một hàm có hai kích thước: trễ  và thời gian t. Vì h(,t) phụ thuộc rất lớn vào
các kích thước  và t, nên ta cần sử dụng các phương pháp thống kê để đánh giá CIR.
Hàm cơ bản và quan trọng nhất được sử dụng để mô tả thống kê các kênh pha đinh
băng rộng là hàm tự tương quan hai chiều R(’,’’) trong đó ’=2- 1 và ’’=t2-t1. Mặc
dù hàm này hai chiều và đòi hỏi hình vẽ ba chiều, nhưng có thể coi nó gồm hai hàm một
chiều đơn giản hơn: Rt(’’) và R(’), khi đặt một trong hai ’, ’’ bằng không.
Hàm tự tương quan này được định nghĩa như sau:

R ( ',  '')  E  h(1 , t1 )h* (2 , t 2 

 E  h(1 , t)h * (2 , t   '' (6.85)


 E  h(, t)h* (   ', t   ''
Trong bước 1 ta coi rằng CIR là dừng nghĩa rộng (WSS: Wide Sense Stationary), nghĩa
là hàm chỉ phụ thuộc vào ’’=t2-t1. Trong bước 2 ta coi rằng đáp ứng kênh lên các đường
truyền đến tại các thời điểm khác nhau, 1 và 2 là không tương quan. Khi này ta có thể
trình bày hàm tương quan trong phương trình (6.80) tán xạ không tương quan dừng nghĩa
rộng (WSSUS: Wide Sense Stationary Uncorrelated Scaterring). Trong trường hợp này ta
có thể thay thế sự phụ thuộc tại các thời điểm 1, 2 bằng: ’=2- 1. Mô hình WSSUS
được sử dụng rộng rãi cho các kênh pha đinh băng rộng và khá chính xác trong nhiều
kịch bản thực tế.
Ảnh hưởng đa đường của kênh vô tuyến thường được biết đến ở dạng phân tán thời
gian hay trải trễ. Phân tán thời gian (gọi tắt là tán thời) hay trải trễ xẩy ra khi một tín hiệu
được truyền từ anten phát đến anten thu qua hai hay nhiều đường có các độ dài khác
nhau. Một mặt tín hiệu này được truyền trực tiếp, mặt khác nó được truyền từ các đường
phản xạ (tán xạ) khác nhau có độ dài khác nhau với các thời gian đến máy thu khác nhau.
Tín hiệu tại anten thu chịu ảnh hưởng của tán thời này sẽ bị méo dạng. Trong khi thiết kế
và tối ưu hóa các hệ thống vô tuyến số để truyền số liệu tốc độ cao ta cần xét các phản xạ
(tán xạ) này.
Tán thời có thể được đặc trưng bằng trễ trội, trễ trội trung bình hay trễ trội trung
bình quân phương.
Trong các phần dưới đây ta sẽ xét đánh giá các thông số quan trọng của kênh này từ
hàm tự tương quan nói trên.

6.9.2. Trải trễ và băng thông nhất quán

6.9.2.1. Trải trễ trung bình quân phương

200
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Trải trễ là một tính chất quan trọng của một kênh vô tuyến để đặc tả độ dài của một
CIR h(,t). Có thể nói trải trễ là khoảng thời gian xẩy ra giữa giữa đường đến đầu tiên và
đường đến cuối cùng (mà chưa thể bỏ qua). Ta có thể xác định trải trễ bằng cách xét hàm
Rc(’, ’’)= R (’) khi đặt ’’=0. R (’) thường được gọi là lý lịch cường độ đa đường
hay lý lịch trễ công suất (PDP: Power-delay Profile). Nếu R (’) có các giá trị không thể
bỏ qua từ 0 đến max, thì max là trải trễ trội cực đại. Đây là một thông số vô cùng quan
trọng vì nó xác định số nhánh của đường trễ để lập mô hình kênh:

max
L (6.86)

Trong đó =Ts là thời gian lấy mẫu.
Tuy nhiên định nghĩa trên không hoàn toàn chặt chẽ vì về mặt tóan học không rõ
ràng thế nào là ‘không thể bỏ qua’. Vì thế trải trễ trung bình hay trễ trội trung bình và
trải trễ trung bình quân phương RMS (Root Mean Squared) thường được sử dụng thay
cho max.. Trễ trội trung bình được xác định theo moment thứ nhất của lý lịch trễ công
suất dược xác định như sau :

  'R  ( ')d '


 0

(6.87)
R
0
 ( ')d '

Trải trễ RMS là căn bậc hai của moment trung tâm thứ hai của lý lịch trễ đa đường
được xác định như sau :

   '  
2
R  ( ')d '
  0

(6.88)
R 0
 ( ')d '

2
Hay   
2
 (6.89)

Trong đó  xác định theo phương trình (6.87) còn 


2
xác định như sau:

 ' R  ( ')d '


2

 
2 0

(6.90)
R
0
  'd '

201
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sử dụng phương trình (6.81) và xét các giá trị rời rạc =0,1,… ta có thể viết lại
các phương trình (6.87) và (6.90) ở dạng các giá trị rời rạc như sau:

  P(
2
( ) )
  (6.91)
  ( )
2
 P( )

  P( )
2 2 2
( )
2
   (6.92)

2
( )  P( )
Trong đó P() là công sất không thể bỏ qua tại thời gian trễ trội  được xác định từ lý
lịch trễ công suất (PDP: Power Delay Profile).

6.9.2.2. Trễ trội cực đại

Trễ trội cực đại (tại XdB) của lý lịch trễ công suất được định nghĩa là trễ thời gian
mà ở đó năng lượng đa đường giảm XdB so với năng lượng cực đại.

6.9.2.3. Băng thông nhất quán

Hàm tương quan trong miền tần số và lý lịch trễ công suất quan hệ với nhau qua
biến đổi Fourrier (công thức Wienner-Khinchine):


S  (f )  R

 ( ')e j2 f .' d ' (6.93)

Vì thế ta có thể trình bầy kênh trong miền tần số bằng cách sử dụng các đặc tính đáp
ứng tần số của nó. Tương tự như các thông số trải trễ trong miền thời gian, ta có thể sử
dụng băng thông nhất quán để đặc trưng kênh trong miền tần số. Băng thông nhất quán
(Bc) cho ta số đo gần đúng về khoảng cách cực đại giữa tần số f=|f1- f2| mà tại đó đáp
ứng kênh lên tần số là tương quan. Nghĩa là :
|f1 - f2| Bc  S(f) còn khác không đáng kể ; H(f1),H(f2) tương quan

|f1 - f2| >Bc  S(f) gần bằng không ; H(f1),H(f2) không tương quan

202
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Nếu |f1 - f2| <<Bc H(f1)  H(f2) : pha đinh phẳng, trái lại pha đinh chọn lọc tần số

Như vậy max là giá trị mô tả thời gian (độ lâu) của kênh, còn Bc là giá trị mô tả dải
tần số mà tại đó kênh vẫn chưa thay đổi.
Trải trễ trung bình quân phương tỷ lệ nghịch với băng thông nhất quán và ngược lại,
mặc dù quan hệ chính xác cuả chúng là một hàm phụ thuộc vào cấu trúc đa đường. Ta ký
hiệu băng thông nhất quán là BC và trải trễ trung bình quân phương là . Nếu biết trải trễ
của kênh, thì băng thông nhất quán xác định theo khoảng tần số mà hàm truyền đạt tần số
phức cửa kênh có tương quan ít nhất là 0,9 dược xác định như sau:
1
Bc (6.94)
50
Một đánh giá gần đúng Bc thông dụng hơn cho độ rộng băng thông với tương quan ít nhất
bằng 0,5 là:

1 1
Bc (6.95)
5 max

Quan hệ chính xác giữa Bc và  phụ thuộc vào định nghĩa tính nhất quán, tuy nhiên
quan hệ (6.89) cho thấy Bc tỷ lệ nghịch với . Vì hai thông số trên liên quan chặt chẽ
với nhau nên ta có thể chỉ xét một thông số trong quá trình thiết kế hệ thống.
Bảng 6.1 cho thấy một số giá trị điển hình của trải trễ RMS và băng thông nhất quán cho
một số băng tần.
Bảng 6.1. Một số giá trị trả trễ RMS và băng thông nhất quán cho một số băng tần
Môi trường fc(MHz) Trải trễ RMS Băng thống nhất quán
 [ns] B
1
c
5
Đô thị 9,1 1300 0,15
Nông thôn 9,1 1960 0,1
Trong nhà 9,1 270 0,7
Đô thị 5,5 44 4,5
Nông thôn 5,3 66 3,0
Trong nhà 5,3 12,4 16,1

6.9.3. Trải Doppler và thời gian nhất quán

Trong khi lý lịch trễ công suất trình bày phân bố công suất thống kê của kênh theo
thời gian cho một tín hiệu được truyền trong một khoảnh khắc, thì phổ công suất Doppler
thể hiện phân bố công suất kênh theo tần số cho một tín hiệu được truyền trên một tần số
203
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
fc. Trong khi trễ công suất bị gây ra bởi truyền đa đường giữa máy phát và máy thu thì
phổ công suất Doppler bị gây ra bởi chuyển động tương đối giữa máy phát và máy thu.
Hàm tán xạ là biến đổi Fourier của Rc(’,’’) như sau:

S t (  ', f ')  R

c (  ',  '')e 2 f '.  ''d '' (6.96)

trong đó f’ ký hiệu cho tần số dịch Doppler so với fc.


Phổ công suất Doppler được xác định như sau:

S t (f ')   S( ',f ')d '

(6.97)

Phổ công suất Doppler khác không trong dải tần f’[-fD,fD], trong đó fD là tần số
Doppler hay trải Doppler cực đại được xác định theo phương trình (6.4) như sau:
vf c
fD  (6.98)
c
trong đó v là tốc độ cuả MS,  là bước sóng, c là tốc độ ánh sáng và fc là tần số sóng
mang. Ta có thể thấy, Doppler có thể thay đổi trên một băng tần rộng, tuy nhiên nếu băng
thông B<<fc thì phổ phổ công suất Doppler có thể coi là gần như không đổi. Nói chung
điều này đúng cho mọi trường hợp ngoại trừ các hệ thống băng cực rộng (UWB: Ultra
Wide band).
Do St(f’) bị giới hạn băng tần chặt chẽ nên hàm tương quan đối ngẫu với nó không
thể bị giới hạn thời gian chặt chẽ (nguyên tắc không kiên định). Vì Rt(’’) cho thấy tương
quan kênh theo thời gian, hay nói một cách khác nó thể hiện tương quan khác không giữa
hai thời điểm, nên ta có thể định nghĩa thời gian nhất quán kênh giống như băng thông
nhất quán để thể hiện khoảng thời gian mà ở đó kênh được tương quan đáng kể hay nói
một cách khác kênh vẫn chưa thay đổi. Thời gian nhất quán xác định tính "tĩnh" của
kênh. Thời gian nhất quán là thời gian mà ở đó kênh tương quan rất mạnh với biên độ cuả
tín hiệu thu. Ta ký hiệu thời gian nhất quán là Tc. Các ký hiệu khác nhau truyền qua kênh
trong khoảng nhỏ hơn nhiều thời gian nhất quán chịu ảnh hưởng phađinh như nhau. Vì
thế ta nhận được một kênh phađinh khá chậm. Các ký hiệu khác nhau truyền qua kênh
bên không nhỏ hơn nhiều so thời gian nhất quán sẽ bị ảnh hưởng phađinh khác nhau. Khi
này ta được một kênh phađinh khá nhanh. Như vậy do ảnh hưởng của phađinh nhanh,
một số phần của ký hiệu sẽ chịu tác động phađinh lớn hơn các phần khác. Bằng cách ấn
định giá trị cho một thông số nhất định cho hệ thống truyền dẫn, ta có thể nhận đựơc
kênh phađinh chậm thay vì kênh phađinh nhanh và nhờ vậy đạt được hiệu năng tốt hơn.
Về mặt toán học có thể biểu diễn điều này như sau:
|t1-t2|Tc  h(t1) và h(t2) tương quan
204
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
|t1-t2|>Tc  h(t1) và h(t2) không tương quan
Nếu |t1-t2| <<Tc pha dinh chậm, trái lại pha đinh nhanh.
Thời gian nhất quán chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Doppler, nó là thông số kênh
trong miền thời gian đối ngẫu với trải Doppler. Trải Doppler và thời gian nhất quán là
hai thông số tỷ lệ nghịch với nhau. Nghiã là
1
TC  (6.99)
fD

Phương trình (6.98) cho thấy, nếu chuyển động tương đối giữa máy phát và máy
thu lớn, fD lớn kênh sẽ thay đổi nhanh hơn nhiều so với trường hợp máy thu và máy phát
bất động. Khi thiết kế hệ thống ta chỉ cần xét một trong hai thông số nói trên.
Bảng 6.2 cho thấy một số giá trị điển hình của trải Doppler và thời gian nhất quán
cho một số băng tần. Bảng này cho thấy một trong các lý do mà sự di động dẫn đến các
hạn chế khi thiết kế hệ thống. Tại tần số cao, kênh thay đổi hoàn toàn khoảng 500 lần
trong một giây. Điều này gây khó khắn lớn đối với các giải thuật đánh giá kênh và dẫn
đến máy phát khó biết chính xác kênh.

Bảng 6.2. Một số giá trị điển hình của trải Doppler và thời gian nhất quán gần đúng.
fc Tốc độ Doppler cực đại Thời gian nhất quán
(GHz) (kmph) fD (Hz) 1
Tc  (msec)
fD
2,5 2 4,6 200
2,5 45 104,2 10
2,5 100 231,5 4
5,8 2 10,7 93
5,8 45 241,7 4
5,8 100 537,0 2

6.9.4. Trải góc và khoảng cách nhất quán

Kênh không chỉ thay đổi theo thời gian như đã xét ở trên mà còn thay đổi theo
không gian.
Trải góc trung bình quân phương (RMS) được ký hiệu là RMS thể hiện sự phân bố

của góc năng lượng đến. RMS lớn nói lên rằng năng lượng kênh đến từ nhiều hướng,

RMS nhỏ thể hiện năng lượng kênh được tập trung hơn. Trải góc lớn thường xẩy ra khi có

205
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
rất nhiều tán xạ địa phương dẫn đến phân tập thống kê trong kênh lớn hơn; năng lượng
tập trung hơn dẫn đến phân tập thống kê nhỏ hơn.
Đại lượng đối ngẫu với trải góc là khoảng cách nhất quan Dc. Nếu trải góc tăng,
khoảng cách nhất quán giảm và ngược lại. Khoảng cách nhất quán Dc nói lên rằng các vị
trí phân cách với nhau khoảng cách Dc sẽ có biên độ và pha của tín hiệu thu không tương
quan. Một cách gần đúng có thể xác định khoảng cách nhất quán như sau:

2
Dc  (6.100)
R MS

Trong trường hợp pha đinh Rayleigh được xét trong phần 6.3 với giả thiết phân bố
pha đồng nhất, khoảng cách nhất quán bằng:

9
Dc  (6.101)
16

6.9.5. Phân loại pha đinh phạm vi hẹp theo thông số và ảnh hưởng của chúng lên
thiết kế

Trong miền tần số pha đinh được chia thành pha đinh phẳng và pha đinh chọn lọc
tần số. Truyền sóng đa đường là nguyên nhân gây ra các pha đinh này. Trong kênh
phađinh phẳng, tất cả các thành phần tần số truyền qua băng thông kênh đều chịu ảnh
hưởng phađinh như nhau hay nói một cách khác kênh pha đing phẳng có đặc tính biên tần
không đổi và đặc tính pha tần tuyến tính. Trái lại trong phađinh chọn lọc tần số (còn gọi
là phađinh vi sai), một số đoạn phổ của tín hiệu qua kênh phađinh chọn lọc tần số bị ảnh
hưởng nhiều hơn các phần khác. Phađinh phẳng chỉ dẫn đến suy giảm tín hiệu mà không
làm méo nó. Trái lại pha đinh chọn lọc tần số vừa làm suy giảm tín hiệu lại vừa làm méo
nó. Vì thế trong thiết kế hệ thống người ta cố gắng đưa kênh vô tuyến và kênh phađinh
phẳng.
Trong miền thời gian pha đinh được chia thành hai loại pha đinh chậm và pha đinh
nhanh. Chuyển động tương đối giữa máy phát dẫn là nguyên nhân gây ra các pha đinh
này gây ra. Trong pha đinh chậm CIR thay đổi chậm vì thế chất lượng truyền dẫn cũng
ổn định hơn và các giải thuật ước tính kênh có thể làm việc chính xác hơn. Đây là lý do
mà pha đinh chậm được ưa dùng hơn pha đinh nhanh.
Bảng 6.3 phân loại phađinh phạm vi hẹp theo thông số kênh vô tuyến và và phân
tích ảnh hưởng của chúng lên thiết kế hệ thống vô tuyến.

206
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Bảng 6.3. Phân loại phađinh phạm vi hẹp theo thông số kênh vô tuyến
Thông số Phân loại pha đinh Ảnh hưởng thiết kế
Trải trễ RMS, Nếu T <, pha đinh chọn lọc Trải trễ càng cao so với thời gian ký
 tần số hiệu thì nhiễu giữa các ký hiệu (ISI)
Nếu T >>, pha đinh phẳng càng nghiêm trọng
Băng thông Nếu B<<Bc , pha đinh phẳng Để được pha đinh phẳng cần chọn băng
nhất quán, Bc Nếu B > Bc, pha đinh chọn tần tín hiệu BBc/10. Nếu không đạt
lọc tần số phải chia nhỏ B thành nhiều băng con
sử dụng OFDM với số sóng mang con:
N10B/Bc
Trải Doppler, Nếu B<fd, pha đinh nhanh Để được pha đinh chậm cần chọn
vf c Nếu B>>fD, pha đinh chậm B>>fD
fD 
c
Thời gian Nếu T << Tc , pha đinh chậm Nếu Tc nhỏ cần ước tính kênh thường
nhất quán, Tc Nếu T > Tc, pha đinh nhanh xuyên hơn và hạn chế thời gian ký hiệu
T
Trải góc, RMS RMS lớn, kênh NLOS, phân Thiết kế đa anten (anten mảng), lựa
chọn giữa tạo búp và phân tập
tập cao
RMS nhỏ, kênh LOS, phân tập
thấp
Khoảng cách Dc lớn, kênh LOS, phân tập Xác định khoảng cách anten lớn hơn Dc
nhất quán, Dc thấp
Dc nhỏ, kênh NLOS, phân tập
cao
Các ký hiệu được sử dụng trong bảng 6.3 như sau: B ký hiệu cho độ rộng băng tần tín
hiệu, BC ký hiệu cho băng thông nhất quán, fD ký hiệu cho trải Doppler, T ký hiệu cho
chu kỳ ký hiệu và  trải trễ trung bình quân phương.
Dựa trên trải trễ RMS và băng thông nhất quán ta có thể phân loại pha đinh thành
pha đinh phẳng và pha đinh chọn lọc tần số. Nếu băng thông nhất quán kênh (Bc) lớn hơn
rất nhiều so với độ rộng băng tần tín hiệu phát (B), tín hiệu thu sẽ bị phađinh phẳng. Khi
này chu kỳ ký hiệu (T) lớn hơn nhiều so với trải trễ đa đường của kênh (). Ngược lại,
nếu băng thông nhất quán kênh (Bc) nhỏ hơn độ rộng băng tần tín hiệu phát (B), tín hiệu
thu sẽ bị phađinh chọn lọc tần số. Trong trường hợp này chu kỳ tín hiệu (T) nhỏ hơn trải
trễ đa đường kênh (). Khi xẩy ra trường hợp này, tín hiệu thu bị méo dạng dẫn đến
nhiễu giữa các ký hiệu (ISI: Inter-Symbol Interference). Ngoài ra việc lập mô hình các

207
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
kênh phađinh chọn lọc tần số phức tạp hơn nhiều so với lập mô hình kênh phađinh phẳng,
vì để lập mô hình cho kênh phađinh chọn lọc tần số ta phải sử dụng bộ lọc tuyến tính. Vì
thế ta cần cố gắng chuyển vào kênh phađinh phẳng cho tín hiệu truyền dẫn. Tuy nhiên do
không thể thay đổi trải trễ đa đường và băng thông nhất quán, nên ta chỉ có thể thiết kế
chu kỳ ký hiệu và độ rộng băng tần tín hiệu để đạt được kênh phađinh phẳng. Vì thế nếu
cho trước trải trễ, để cải thiện hiệu năng truyền dẫn, ta chọn giá trị chu kỳ ký hiệu trong
giải thuật điều chế thích ứng để đạt được kênh phađinh phẳng thay vì kênh phađinh chọn
lọc. Trong trường hợp này ta cũng có thể chia độ rộng băng tín hiệu B thành nhiều băng
tần con Bsc và truyền dẫn vô tuyến bằng nhiều sóng mang con trong các băng con Bsc sao
cho Bsc thỏa mãn điều kiện BscBc/10 và truyền tín hiệu bằng nhiều sóng mang con trong
các băng con Bsc.
Dựa trên trải Doppler, ta có thể phân loại kênh thành phađinh nhanh và phađinh
chậm. Nếu đáp ứng xung kim kênh (trong miền thời gian) thay đổi nhanh trong chu kỳ ký
hiệu, nghĩa là nếu thời gian nhất quán kênh (Tc) nhỏ hơn chu kỳ ký hiệu của tín hiệu phát
(T), kênh sẽ gây ra phađinh nhanh đối đối với tín hiệu thu. Điều này sẽ dẫn đến méo dạng
tín hiệu. Nếu đáp ứng xung kim kênh thay đổi với tốc độ chậm hơn nhiều so với kí hiệu
băng gốc phát nghĩa là nếu thời gian nhất quán (Tc) lớn hơn nhiều so với chu ký ký hiệu
(T), kênh sẽ gây ra phađinh chậm đối với tín hiệu thu. Trong trường hợp này kênh tỏ ra
tĩnh đối với một số chu kỳ ký hiệu. Tất nhiên ta muốn có phađinh chậm vì nó hỗ trợ chất
lượng truyền dẫn ổn định hơn. Ta không thể xác định Doppler khi thiết kế hệ thống. Vì
thế, khi cho trước trải Doppler, ta cần chọn độ rộng băng tần tín hiệu (băng thông sóng
mang con) trong giải thuật điều chế thích ứng để nhận được kênh phađinh chậm thay vì
kênh phađinh nhanh. Như vậy ta sẽ đạt được chất lượng truyền dẫn tốt hơn.
Trong môi trường truyền sóng không trực xạ (NLOS), sóng phân tán trong góc rộng
nên RMS lớn và Dc nhỏ, sử dụng MIMO và phân tập là phù phơp. Trong môi trường

truyền sóng trực xạ (LOS), sóng truyền tập trung trong góc hẹp nên RMS nhỏ và Dc lớn,
không thích hợp sử dụng MIMO và phân tập. Khoảng cách giữa các phần tử anten trong
MIMO và phân tập phải lớn hơn Dc để chúng không tương quan với nhau.

6.10. TƯƠNG QUAN THỐNG KÊ VÀ TÍN HIỆU THU

Các phương pháp thống kê trong các phần trước bàn về việc các mẫu tín hiệu thu
được phân bố thống kê như thế nào. Ta đã xét các mô hình thống kê Rayleigh, Rice và
đưa ra hàm mật độ xác suất hình bao tín hiệu thu và công suất tại một thời điểm cho trứơc
(xem hình 6.7). Tuy nhiên điều đáng quan tâm hơn là làm cách nào liên kết các mô hình
thống kê nói trên với hàm tự tương quan Rc(’,’’) để có thể hiểu được quá trình thay đổi

208
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
đường bao tín hiệu theo thời gian liên quan đến việc thay đổi tần số do Doppler và
chuyển động của MS.
Để đơn giản ta xét phân bố pha đinh Rayleigh làm thí dụ, nhưng khái niệm này có
thể áp dụng cho các hàm phân bố xác suất khác. Trước hết ta xét tương quan riêng cho
từng miền, sau đó nhận xét tương tác giữa các tưng quan trong từng miền.

6.10.1. Phổ công suất Doppler và tương quan thời gian

Trong miền thời gian, một các gần đúng ta có thể coi mỗi Tc giây CIR h(=0,t) chỉ
gồm một mẫu mới từ một phân bố Rayleigh với các giá trị trung gian được nội suy. Tuy
nhiên sẽ là hữu ích nếu ta trình bày đường bao pha đinh chặt chẽ và chính xác hơn. Như
đã xét trong phần 6.9.1, hàm tự tương quan Rt(’’) mô tả cách thức kênh được tương
quan theo thời gian. Phổ công suất Doppler St(f’) xác định theo phương trình (6.92) từ
hàm tương quan này bị giới hạn băng tần. Vì các biến ngẫu nhiên không tương quan có
phổ công suất phẳng nên có thể nhân chuỗi các biến ngẫu nhiên Gauss với phổ công suất
Doppler St(f’), sau đó thực hiện biến đổi Fourier ngược nhanh ta sẽ được tín hiệu mẫu
băng hẹp h(=0,t). Vậy tín hiệu có tương quan thời gian được xác định theo St(f’) sẽ là
Rayleigh do các mẫu ngẫu nhiên Gauss trong miền tần số.
Trong trường hợp tán xạ đồng đều đặc biệt, có thể chỉ ra rằng phổ công suất
Doppler có dạng sau:

 Pr 1
4 , | f ' | f D
  f ' 
S t (f ')   f D 1   
  fD  (6.102)
0 | f ' | f D

Hình vẽ cho một thực hiện trong phương trình (6.102) đươc cho trên hình 6.19.

209
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S t (f’)

-fD 0 fD f’
Hình 6.19. Phổ công suất Doppler cho trường hợp tán xạ đồng đều

6.10.2. Hàm tự tương quan miền tần số và tương quan tần số

Hàm tự tương quan S  (f ) trong miền tần số xác định theo phương trình (6.88) và
thí dụ điển hình của nó được cho ở hình 6.20.

S  (f )

0 f
Bc
H×nh 6.19. Mét thÝ dô vÒ S (f)

Vì S  (f ) là một hàm tự tương quan ở miền tần số , nên nó cung cấp thông tin về độ
rộng băng tần nhất quán. Dải giá trị và ở đó S  (f ) thực sự khác không được gọi là độ
rộng băng tần nhất quán. Vì S  (f ) và R  ( ') quan hệ với nhau qua chuyển đổi Fourier,
210
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
trong đó R  ( ') là lý lịch trễ công suất, nên nghịch đảo của trải rộng đa đường cho ta
đánh giá độ rộng băng tần nhất quán được ký hiệu Bc (xem các phương trình 6.89 và
6.90)
Mô hình kênh trong miền tần số được trình bầy ở dạng hàm truyền đạt. Hàm truyền
đạt kênh nhận được trên cơ sở áp dụng chuyển đổi Fourier cho đáp ứng xung kim của
kênh . Quá trình này cũng chứng tỏ rằng tán thời của kênh dẫn đến kênh mang tính chọn
lọc tần số như đã nói ở phần các phần trên.
Sử dụng biến đổi Fourier cho đáp ứng xung kim kênh trong phương trình (6.80) ,
ta được hàm truyền đạt như sau:

 L 1
 j2 f 
d    (t)e
-j[2f  (t)  (t)]
H(f , t)   h( , t)e
0
(6.103)

L 1
trong đó h(,t)    (t)e      (t) ,
j (t )
 0,1, ...., L  1 mô tả đáp ứng xung kim trong
0
miền thời gian xác định theo phương trình (6.74).
Giống như tương quan thời gian, có thể mô tả pha đinh trong miền tần số bằng việc
coi rằng kênh trong miền tần số H(f,t=0) chỉ gồm một mẫu ngẫu nhiên mới trong từng Bc
với các giá trị trung gian được nội suy. Mô hình pha đinh Rayleigh đặt giả thiết là các tín
hiệu pha vuông góc thu phụ thuộc thời gian là các biến ngẫu nhiên Gauss phức. Giống
như đã xét trong phần trước, trong đó các giá trị Gauss phức trong miền tần số được
chuyển đổi vào đường bao Rayleigh tương quan trong miền thời gian, các giá trị Gauss
phức trong miền thời gian được chuyển đổi tương tự vào đường bao tần số Rayleigh
tương quan |H(f)|.

Hình 6.20 giải thích quan hệ giữa các hàm và các thông số được xét ở trên.

211
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

St (f’) h(t)
a) Phân bố
Rayleigh
Tc » 1
fD

-
fD 0 fD f’ t
b)
R t (t’) H(f) B c» 1
5s t

st t’ f
c)
R t (t’) S  (f )

st t’ f
Bc

Hình 6.20. (a) dạng của phổ công suất Doppler St(f’) quyết định hình bao tương
quan của kênh theo thời gian. (b) Dạng của lý lịch cường độ đa đường quyết định
mẫu tương của đáp ứng tần số kênh, (c) Dạng lý lịch của cường độ đa đường quyết
hàm tự tương quan của kênh trong miền tần số.

6.10.3. Tính đối ngẫu chọn lọc/tán rộng

Tính đối ngẫu của chọn của chọn lọc và tán rộng là kết quả của biến đổi Fourier thể
hiện tín hiệu giữa hai miền thời gian và tần số (hình 6.21). Về chọn lọc, ta hiểu là giá trị
cuả tín hiệu thay đổi theo thời gian hay theo tần số. Về tán rộng, ta hiểu là giá trị của tín
hiệu thu bị trải rộng theo thời gian (tán thời) hoặc theo tần số (tán tần). Chọn lọc và tán
rộng là hai đối ngẫu thời gian/tần số: Chọn lọc thời gian gây ra tán tần và ngược lại.
Chẳng hạn kênh pha đinh nhiều đường dẫn đến tín hiệu thu bị tán thời trong thời
gian max gây ra chọn lọc tần số (hình 6.21a). Hiện tượng này được gọi là pha đinh chọn

212
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
lọc tần số. Vì các ký hiệu được phát liên tiếp theo thời gian nên tán thời làm các ký hiệu
chồng lấn lên nhau dẫn đến nhiễu giữa các ký hiệu.
Tương tự, hiệu ứng Doppler gây ra tán tần thể hiện ở phổ công suất Doppler St(f’).
Điều này có nghĩa là các phần tử tần số của tín hiệu thu tại tần số fc bị tán rộng xung quan
fc theo hàm phân bố St(f’). Như trên hình 6.21b ta thấy tán tần này lại có thể được thể
hiện ở biên độ thay đổi theo thời gian hay chọn lọc thời gian.
a) Các hàm thể hiện ảnh hưởng của trải trễ

h(t,t) H( , t  0)
Chọn lọc tần số

Tán thời

t f
b) Các hàm thể hiện ảnh hưởng của dịch Doppler

h(t,t) S t (f ')
Chọn lọc thời gian
Tán tần

t f‘

Hình 6.21. Tính đối ngẫu chọn lọc/tán thời: Tán thời gây ra chọn lọc tần số; tán tần
gây ra chọn lọc thời gian.

6.10.4. Tương quan đa chiều

Trong các phần trước ta đã xét tách biệt các tương quan thời gian, tần số và không
gian. Trong thực tế các tín hiệu có tương quan trong tất cả ba miền.
Một hệ thống vô tuyến di động băng rộng sử dụng đa anten là thí dụ về một hệ
thống gập phải cả ba kiểu pha đinh nói trên. Khái niệm pha đinh chọn lọc kép (trong
không gian và thời gian) được quan tâm nghiên cứu cho OFDM (về OFDM ta sẽ xét
trong chương sau). Kết hợp hai kiểu tương quan này là quan trọng vì đối với OFDM các
213
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
kiểu này đối trọi nhau. Trong mạng vô tuyến băng rộng vùng phủ rộng, một mặt kênh pha
đinh chọn lọc tần số cao xẩy ra do kênh đa đường dài hạn đòi hỏi số băng tần con B sc lớn
(xem bảng 6.3) để chống lại ISI do băng thông nhất quán nhỏ so với băng tần tín hiệu
truyền dẫn. Mặt khác, một kênh chuyển động nhanh sẽ bị dịch Doppler lớn làm cho nó
thay đổi trong chu kỳ ký hiệu dài và đây là nguyên nhân gây giảm tính trực giao của các
sóng mang con. Mặc dù sự di động và trải trễ đa đường phải đạt đến mức khá nghiêm
trọng thì hiệu ứng kép nói trên mới đáng kể, nhưng các hệ thống thông tin di đông mới
sử dụng OFDM vẫn phải đối mặt với vấn đề này. Giải pháp cho vấn đề này là phải thích
ứng OFDM theo tình trạng kênh và ứng dụng bằng cách thay đổi số sóng mang con và
các khoảng bảo vệ.

6.11. LẬP MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG KÊNH VÔ TUYẾN PHA ĐINH DI ĐỘNG

Để thiết kế và thử nghiệm các hệ hệ thống thông tin vô tuyến, cần nghiên cứu xây
dựng các mô hình kênh thể hiện đầy đủ các thay đổi theo thời gian, tần số và không gian.
Các mô hình này được phân chia thành thống kê và kinh nghiệm. Các mô hình thống kê
đơn giản và có lợi trong việc phân tích và mô phỏng. Các mô hình kinh nghiệm phức tạp
hơn nhưng thường trình bày một kiểu đặc thù một cách chính xác hơn.

6.11.1. Các mô hình kênh thống kê

Như đã xét ở trên, tín hiệu thu trong một hệ thống vô tuyến là xếp chồng của nhiều
thành phần phản xạ và tán xạ hay nói một các khác là các thành phần đa đường. Tín hiệu
thu trong kênh vô tuyến đa đường được thể hiện là tích chập giữa tín hiệu phát và CIR
với CIR ở dạng rời rạc được xác định theo phương trình (6.80). Thay
i ( t )
 ( t )e  a . (t) trong phương trình (6.25) vào phương trình (6.80), ta có thể viết
lại phương trình này một cách chi tiết hơn:

L 1
h(,t)   a  (t)     (t) ,  0,1, ...., L  1 (6.104)
0

trong đó a là biên độ tương đối của đường truyền được xác định theo lý lịch trễ công
suất, (t) 1, (t) j 2, (t) là một biến ngẫu nhiên phức trong đó p, (t) (p=1,2) là biến

ngẫu nhiên Gauss có phân bố (0, 2


p
) . (t) thể hiện ảnh hưởng của dịch tần Doppler.

Đường bao (t) phân bố Rayleigh (xem phần 6.5). Nếu có LOS, đường bao (t) có phân
bố Rice.
214
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Bảng 6.4 cho thấy lý lịch trễ công suất đa đường của ITU cho thông tin di động 3G.

6.11.2. Bộ mô phỏng kênh pha đinh Rayleigh và kênh pha đinh đa đường theo mô
hình thống kê

Mô phỏng pha đinh Rayleigh có thể thực hiện bằng cách lấy mẫu quá trình Gauss
phức trong miền tần số và nhân mẫu này với mật độ phổ Doppler để được phổ đầu ra của
kênh. Sau đó thực hiện biến đổi Fourier nhân ngược (IFFT: Inverse Fast Fourier
Transform) để được tín hiệu đầu ra kênh phụ thuộc thời gian. Hình 6.22 cho thấy thực
hiện bộ mô phỏng kênh pha đinh Rayleigh miền tần số trong băng gốc.

S t (f’)

g*N/2-1 g N/2-1 1t


g* g IFFT
N/2 N/2

2
|.|

-f D 0 fD -f D 0 fD
Các mẫu Gauss
phức độc lâp tạo
nên các phổ vạch  (t)=  t

S t (f’) |.|2

2t
g*N/2-1 g N/2-1
g* g IFFT 90 0
N/2 N/2

-f D 0 fD -f D 0 fD

Hình 6.22. Bộ mô phỏng pha đing Rayleigh trong băng gốc

Các bước thực hiện bộ mô phỏng trên hình 6.22 như sau:
 Đặc tả số điểm N để trình bày St(f’) và dịch Doppler cực đại (fD). Giá trị sử dụng
cho N thường là hàm mũ của 2
 Tính toán khoảng cách giữa hai vạch phổ liền kề theo công thức f=2fD/(N-1).

Điều này xác định thời gian của dạng sóng pha đinh T=1/f
 Tạo ra các biến Gauss phức cho từng phần tử tần số dương trong số N/2 phần tử của
nguồn tạp âm Gauss
 Cấu trúc các phần tử tần số âm của nguồn tạp âm Gauss bằng cách lấy liên hợp
phức các phần tử tần số dương tương ứng và gán cho chung tần số âm
 Nhân các nguồn tạp âm đồng pha và pha vuông với căn hai phổ công suất Doppler
S t (f ')

215
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
 Thực hiện IFFT trên các nhánh đồng pha và pha vuông để được hai chuỗi thời gian
N điểm.
 Cộng hai chuỗi để được tín hiệu ra kênh y(t) N điểm.

Nếu ta để một thành phần có biên độ vượt trội trong S t (f ') thì pha đinh Rayleigh
trở thành pha đinh Rice.
Để xác định ảnh hưởng của pha đinh phẳng lên tín hiệu đầu vào kênh x(t) ta chỉ cần
nhân tín hiệu này với (t): y(t)=x(t) (t).
Để xác định nhiều thanh phần đa dường ta có thể sử dụng bộ mô phỏng như trên
hình 6.23.
Tín hiệu thử nghiệm x(t)

1 
L-1
Bộ mô phỏng
pha đinh a0
Rayleigh

Bộ mô phỏng
pha đinh a1
Rayleigh

Bộ mô phỏng
pha đinh a L-1
Rayleigh

y(t)

Hình 6.23. Bộ mô phỏng kênh đa đường
6.11.3. Các mô hình kênh kinh nghiệm

Các mô hình kênh thống kê xét ở trên không xem xét đến các môi trường truyền
sóng vô tuyến đặc thù. Việc lập mô hình kênh vô tuyến chính xác đòi hỏi hiểu biết đầy
đủ về các bộ tán xạ xung quanh như các tòa nhà, các công xưởng và đòi hỏi khối lượng
tính toán lớn cũng như thời gian vì thế thế không hiện thực. Vì thế các mô hình kinh
nghiệm và bán kinh nghiệm đã được phát triển để đánh giá tổn hao đường truyền, che tối
và pha đinh nhanh phạm vi hẹp. Mặc dù nói chung không thể kiểm soát bằng giải tích,
chúng vẫn rất hữu ích cho mô phỏng và so sánh công bằng các giải pháp thiết kế khác

216
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
nhau. Các mô hình kinh nghiệm được xây dựng dựa trên rất nhiều đo đạc các môi trường
truyền sóng khác nhau và chúng đặc tả các thông số và các phương pháp để lập lập mô
hình các kịch bản truyền sóng điển hình trong các hệ thống vô tuyến khác nhau. So với
các mô hình kênh thống kê, các mô hình kinh nghiệm có xét đến các yếu tố thực tế như
góc tới (AoA: Angle of Arrival), góc xuất phát (AoD: Angle of Departure), kiểu mảng
anten và mẫu phát xạ của mảng anten.
Hiện có các mô hình kinh nghiệm cho các kịch bản vô tuyến khác nhau, như các ô
vĩ mô ngoại ô, các ô vĩ mô đô thị và các ô vi mô đô thị. Các mô hình kinh nghiệm cũng
khác nhau đối với các kênh cho các tiêu chuẩn vô tuyến khác nhau. Trong phần này ta sẽ
xét các thông số vật lý và phương pháp luận chung được sử dụng trong một số mô hình
kinh nghiệm chính.

6.11.3.1. Mô hình kênh 3GPP

Mô hình kênh 3GPP được sử dụng rộng rãi để lập mô hình cho các môi trường vô
tuyến ô vi mô và ô vĩ mô ngoài trời. Trong nhiều khía cạnh, các mô hình kênh cho các hệ
thống 802.11n và 802.20 giống như 3GPP với chỉ một số khác biệt về thuật ngữ và các
thông số đặc thù. Mô hình kênh 3GPP cũng thường được sử dụng trong việc lập mô hình
hiệu năng của WiMAX.
Các bước lập mô hình kênh 3GPP như sau.
1. Trước tiên ta cần đặc tả môi trường trong đó mô hình kênh kinh nghiệm sẽ được sử
dụng: môi trường ô vĩ mô ngoại ô, đô thị hay môi trường ô vi mô đô thị. Thông
thường đối với môi trường vĩ mô khoảng cách giữa BTS với BTS là 3km, còn đối
với môi trường vi mô khoảng cách này là 1 km.
2. Tổn hao đường truyền cho các kịch bản khác nhau được đặc tả bởi mô hình kinh
nghiệm. Đối với môi trường ô vĩ mô 3GPP, tổn hao đường truyền được xác định
như sau:
 d 
L p [dB]=(44,9-6,55lg(h bs ) lg    45,5  (35, 46  1,1h ms ) lg f c (6.105)
 1000 
13,82 lg h bs  0, 7h ms  C
trong đó hbs là chiều cao anten BTS đo bằng m, hms là chiều cao MS đo bằng m, fc
là tần số sóng mang đo bằng MHz, d là khoảng cách giữa BTS và MS đo bằng m.
C là hằng số (C=0dB đối với ngoại ô và 3dB đối với nội ô)
3. Tín hiệu thu tại máy thu bao gồm L phiên bản trễ thời gian của tín hiệu phát. N
đường này được đặc trưng bởi các công suất và trễ được chọn tùy theo thủ tục tạo
kênh. Số các đường truyền L có thể có thể thay đổi từ 1 đến 20. Chẳng hạn mô

217
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
hình kênh 3GPP có 6 đường truyền (xem bảng 6.4). Lý lịch phân bô công suất
thường tuân theo hàm mũ, nhưng cũng có thể có các lý lịch công suất khác.
4. Mỗi thành phần đa đường tương ứng với một cụm gồm M đường con, mỗi đường
con này đặc trưng cho một tín hiệu đến từ bộ tán xạ. Vì M đường con này định
nghĩa một cụm đường từ một bộ tán xạ nên chúng có cùng trễ đa đường. N đường
con này có độ lợi và pha ngẫu nhiên được đặc tả bằng môt thủ tục cho trước đối
với các tiêu chuẩn khác nhau. Đối với 3GPP, pha là các biến ngẫu nhiên có phân
bố đồng đều từ 0 đến 3600 và độ lợi đường truyền con được xác định theo phương
trình (6.38).
5. Trong các ứng dụng ngoài trời, AoD thường nằm trong một dải hẹp do thiếu hụt các
vật tán xạ xung quanh máy phát và thường được coi là có phân bố đều trong các
ứng dụng trong nhà. Thông thường AoA được coi rằng có phân bố đều do có
nhiều vật tán xạ xung quanh MS.
6. Độ lợi kênh cuối cùng được tạo ra bằng cách cộng tất cả M các đường con thành
phần. Trong mô hình kênh 3GPP, thành phần đa đường  từ anten phát thứ u đến
anten thu thứ s được xác định như sau:

 G 
 BS 
,m,AoD exp j  kd s sin   ,m,AoD  
 ,m    
P s M  
h u,s,n (t) 
M m 1 

 G BS   ,m,AoA exp jkdu sin   ,m,AoA     (6.106)


 
 exp jk v cos   ,m,AoA  v  t 

Trong đó
P là công suất của đường . Pha đinh che tối được xác định bởi trải trễ (DS) và
trải góc (AS) và các thông số che tối. Các thông số này là các biến ngẫu nhiên
tương quan được tạo ra bằng các thủ tục đặc thù.
M là số các đường con trên một đường.
,m, AoD là AoD đối với đường thứ m trong đường .

,m, AoA là AoA đối với đường thứ m trong đường .

Gbs(,m, AoD) là hệ số khuếch đại anten BS của từng phần tử mảng anten.

Gms(,m, AoA) là hệ số khuếch đại anten MS của từng phần tử mảng anten.
2
k là số sóng, trong đó  là hằng số sóng.

ds là khoảng cách đo bằng m từ phần tử s của anten BS so với anten tham chuẩn
(s=1)
218
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
du là khoảng cách đo bằng m từ phần tử u của anten MS so với anten tham chuẩn
(u=1)
,m là pha của đường truyền con thừ m trong đường truyền  có phân bố đều từ 00
đến 3600.
v là độ lớn của vectơ tốc độ của MS.

v là góc của vectơ tốc độ của MS.


Hình 6.24 minh họa mô hình kênh 3GPP.
Cụm tán xạ

Đường
con m
Mảng anten BS v
 , m, A oA v

 , m, A oD
Trục giữa mảng anten MS

Mảng anten MS

Trục giữa mảng anten BS

Hình 6.24. Mô hình kênh 3GPP

6.11.3.2. Các mô hình kênh bán kinh nghiệm

Các mô hình kênh được xét ở trên cung cấp mô tả khá đầy đủ về các môi trường
truyền sóng. Tuy nhiên do số lượng thông số của mô hình lớn nên việc xây dựng mô hình
kinh ngiệm đòi hỏi tính toán phức tap và tốn kém thời gian. Các mô hình bán kinh
nghiệm cung cấp các thông số thực tế trong các hệ thống vô tuyến thực tế nhưng vẫn duy
trì được tính đơn giản của các mô hình kênh thống kê.
Thí dụ về mô hình kênh bán kinh nghiệm là các mô hình kênh A và B cho người đi
bộ và xe ô tô của ITU. Trong các mô hình này các lý lịch trễ công suất cho các kênh A
và B cho các người sử dụng đi bộ và các người sử dụng đi xe ô tô di động nhanh hơn
được đặc tả. Lý lịch trễ công suất cho một số nhánh đa đường và trễ cũng như công suất
của từng phần tử đa đừơng được đặc tả. Mỗi phần tử đa đường được lập mô hình như một
pha đinh Rayleigh độc lập với các mức công suất khác nhau và tương quan trong miền
thời gian được tạo lập theo phổ Doppler tương ứng với tốc độ được đặc tả. Kênh B có
trải trễ lớn hơn kênh A và thường được tiếp nhận cho mô hình kênh của môi trường

219
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
TTDĐ tổ ong thành phố. Trái lại kênh A thường đựơc sử dụng cho môi trường ngoại ô.
Kênh A cũng được khuyến nghị sử dụng cho các kịch bản vi ô khi đường kính ô nhỏ hơn
500m. Các lý lịch trễ của ITU được cho trong bảng 6.4.
Bảng 6.4. Lý lịch trễ công suất đa đường của ITU cho thông tin di động 3G
 0 1 2 3 4 5

Kênh A  (ns) 0 110 190 410 NA NA


Đi bộ (L=4)
a 2 (dB) 0 -9,7 -19,2 -22,8
3kmph
Kênh B  (ns) 0 200 800 1200 2300 3700
(L=6)
a 2 (dB) 0 -0,9 -4,9 -8,0 -7,8 -23,9
Kênh A  (ns) 0 310 710 1090 1730 2510
Xe ô tô (L=6)
a 2 (dB) 0 -1,0 -9,0 -10,0 -15,0 -20,0
60kmph
đến Kênh B  (ns) 0 300 8900 12900 17100 20000
120kmph (L=6) a 2 (dB) -2,5 0 -12,8 -10,0 -25,2 -16,0
Kênh A  (ns) 0 50 110 170 290 310
Trong (L=6)
a 2 (dB) 0 -3 -10 -18 -26 -32
nhà
Kênh B  (ns) 0 100 200 300 500 700
(L=6)
a 2 (dB) 0 -3,6 -7,2 -10,8 -18,0 -25,2

Các mô hình kênh kinh nghiệm đều tuân thủ các nguyên lý cơ bản của các mô hình
thông số thống kê được xét trong các phần trên của chương này. Vì thế, các mô hình
kênh bán kinh nghiệm phù hợp cho mô phỏng mức liên kết và đánh giá hiệu năng trong
các môi trường vô tuyến băng rộng thực tế.

6.12. GIẢM CẤP CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG TRUYỀN VÔ TUYẾN CÁC GIẢI
PHÁP CHỐNG PHA ĐINH

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các kênh vô tuyến và các kênh hữu tuyến trong khi
thiết kế các hệ thống thông tin là đặc trưng pha đinh của các kênh vô tuyến. Vì pha đinh
chọn lọc tần số thể hiển rõ rệt hơn trong các kênh vô tuyến băng rộng (do băng tần tín
hiệu băng rộng thường lớn hơn băng thông nhất quán) nên có thể gọi các kênh có tán
thời lớn hay chọn lọc tần số cao là các kênh pha đinh băng rộng còn các kênh chỉ có tán

220
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
thời nhỏ hay tính chọn lọc tần số thấp (kênh pha đinh phẳng hay Rayleigh) là các kênh
pha đinh băng hẹp. Trong các phần dưới đây đa sẽ xét các giải pháp chống pha đinh.

6.12.1. Giảm cấp chất lượng đường truyền do pha đinh băng hẹp và phân tập

6.12.1.1. Các số đo chất lượng đường truyền vô tuyến trong kênh pha đinh băng hẹp

Chất lượng đường truyền vô tuyến thường được đánh giá bằng xác suất lỗi bit hay
tỷ số lỗi bit trung bình (BER). Xác suất lỗi bit của hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng
điều chế QAM có thể được xấp xỉ hóa bằng giá trị biên sau đây:

Pb  0,2e 1,5  /(M 1) (6.107)


Trong đó M4 là số trạng thái điều chế hay bảng chữ cái của ký hiệu điều chế,  là tỷ số
tín hiệu trên tạp âm (SNR : Signal to Noise). Hình 6.25 cho thấy sự phụ thuộc BER vào
tỷ số tín hiệu trên tạp âm trong kênh AWGN (tạp âm Gauss trăng cộng) và kênh pha đinh
Rayleigh. Từ phương trình (6.100) ta thấy rằng xác suất lỗi bit giảm theo hàm mũ cùng
với tỷ số tín hiệu trên tạp âm. Trong kênh pha đinh phẳng, tại các thời điểm pha đinh sâu
BER có thể lớn hơn BER yêu cầu. Từ phương trình (6.100) ta thấy để giảm BER trong
trường hợp này ta cần tăng tỷ số tín hiệu trên tạp âm hay tăng nói một cách khác : tăng
công suất phát. Hình 6.25 cho thấy đối với kênh 16 QAM, để đảm bảo Pe 10-5 trong
kênh pha đinh phẳng ta cần tăng công suất lên cao hơn 30 dB và điều này là nên ngay cả
khi có thể .

221
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

4 QAM
16 QAM
-1 64 QAM
10
BER (Pb )

10-1
Pha đinh Rayleigh

-3
10

10-4

-5
10 AWGN

-6
10
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
24dB

Tỷ số tín hiệu trên tạp âm:  =E b/N0, dB

Hình 6.25. Xác suất lỗi bit phụ thuộc tỷ số tín hiệu trên tạp âm trong kênh AWGN
và pha đinh phẳng.

Mặ dù BER là số đo tiện lợi cho việc phân tích vì nó liên hệ trực tiêp với SINR (Signal to
Interference plus Noise: tỷ số tín hiêu trên nhiễu cộng tạp âm), nhưng số đo hiệu năng
thường được sử dụng trong thông tin di động thế hệ mới là PER (Packet Error Rate: tỷ lệ
lỗi gói), hay tương đương BLER (Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối) hoặc FER (Frame
Error Rate: tỷ lệ lỗi khung). Tât cả các số đo này để chi thị xác suất mà tại đó xẩy ra lỗi
một bit trong một khối gồm số N bit. Đây là số đo phù hợp hơn vì phát hiện một lỗi đơn
trong một gói bằng CRC (Cyclic Redundance Check: kiểm tra vòng kỳ dư) dẫn đến gói
lỗi này sẽ bị xóa tại máy thu. Biểu thức cho PER như sau:

PER1-(1-Pb)N (6.108)

Để cải thiện chất lượng truyền dẫn trong môi trường phađinh các
biện pháp phân tập khác nhau dược sử dụng. Bản chất của phân tập là thu tín hiệu đến từ
nhiều đường khác nhau khác nhau rồi kết hợp chúng để cải thiện SNR của hệ thống.

222
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.12.1.2. Phân tập

Phân tập là kỹ thuật trong đó tín hiệu được phát theo nhiều đường hoặc thu theo
nhiễu đường để đảm bảo rằng sau khi kết hợp các tín hiệu này tại phía thu ta luôn được
một tín hiệu tốt nhất trong điều kiện truyền sóng cho trước. Để đảm bảo phân tập hoạt
động tốt cần đảm bảo sao cho các tín hiệu phát hoặc thu độc lập thống kê với nhau (hay
nói một cách khác là các tín hiệu này phải không tương quan với nhau). Có thể thực hiên
phân tập theo nhiều cách: thời gian, tần số, không gian, đa đường và phân cực. Đối với
các dạng phân tập này điều kiện để đảm bảo tính độc lập giữa các kênh mang tín hiệu:
phải duy trì một khoảng cách nhất định giữa các anten phát hoặc thu (trong phân tập
không gian), giữa các tần số (trong phân tập tần số) giữa các khoảng thời gian (trong
phân tập thời gian) và phân cực chéo ( phân tập phân cực).
Để nhận được ích lợi toàn diện của phân tập, các bộ kết hợp ở phía thu phải được
thiết kế sao cho sau khi đã hiệu chỉnh trễ và pha cho các đường truyền khác nhau, các
mức tín hiệu vào phải được được cộng theo vectơ còn tạp âm cộng ngẫu nhiên. Như vậy
khi lấy trung bình tỷ số tín hiệu trên tạp âm SNR đầu ra sẽ lớn hơn đầu vào ở một máy
thu.

Phân tập vĩ mô

Phân tập vĩ mô được sử dụng để giảm phađinh phạm vi lớn gây ra do che tối. Do sự
thay đổi địa hình (đối núi và các vật chắn) giữa máy thu BTS và máy phát MS, cường độ
tín hiệu trung bình địa phương thay đổi. Nếu sử dụng hai anten thu cách biệt, bộ kết hợp
tín hiệu từ hai anten này của máy thu BTS có thể giảm phađinh dài hạn. Các hệ thống di
động tổ ong đạt được hiệu quả như vậy bằng cách chuyển giao khi cường độ tín hiệu thu
yếu.
Trong các hệ thống CDMA, phân tập vĩ mô (chuyển giao mềm) đóng vai trò rất
quan trọng để đảm bảo chất lượng hệ thống vì tái sử dụng tần số bằng một và điều khiển
công suất nhanh. Ở hứơng đường lên (từ MS đến BTS) phân tập vĩ mô rất có lợi vì càng
nhiều BTS tách tín hiệu thì xác suất đạt được ít nhất một tín hiệu tốt càng cao. Khi này
phân tập mang tính chọn lọc: mạng sẽ chọn ra một khung tốt nhất thu được từ các máy
thu cuả các BTS. Ở đường xuống phân tập vĩ mô xẩy ra theo cách khác vì chỉ một máy
thu ở MS thu nhiều tín hiệu từ các BTS khác nhau. Thông thường chỉ một tín hiệu được
coi là hữu ích còn các tín hiệu khác là nhiễu. Tuy nhiên trong CDMA dung lượng được vì
sự thay đổi mức thu có khuynh hứơng giảm vì tăng số các đường truyền có thể phân biệt
được.

223
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Phân tập vi mô

Phân tập vi mô sử dụng hai hay nhiều anten ở cùng một trạm nhưng được thiết kế
để thu hoặc phát các tia khác nhau từ hoặc tới trạm khác. Phân tập vĩ mô được sử dụng để
phòng ngừa phađinh sâu. Dưới đây là các phương pháp sử dụng để nhận được các tín
hiệu không tương quan cho việc kết hợp:
Phân tập không gian. Sử dụng hai đường truyền. Hai anten đặt cách nhau một khoảng
ngắn d có thể cung cấp hai tín hiệu với tương quan giữa các phađinh thấp. Khoảng cách d
phụ thuộc vào độ cao anten h và tần số. Tần số càng cao thì càng có thể đặt các anten gần
nhau. Thông thường thì khỏang cách d vài bước sóng là đủ để nhận được các tín hiệu
không tương quan.
Phân tập tần số. Tín hiệu thu được từ hai tần số cách nhau một khoảng bằng độ rộng
băng tần nhất quán, Bc, là các tín hiệu không tương quan. Để sử dụng phân tập tần số ở
thành phố và ngoại ô cho TTDĐ, phân cách tần số phải bằng 300 kHz (hoặc hơn). Nhẩy
tần của hệ thống GSM và MC (Multicarrier: đa sóng mang) hỗ trợ phân tập tần số.
Phân tập phân cực. Các thành phần phân cực ngang và phân cực đứng Ex và Ey được
phát đi từ hai anten phân cực chéo tại BS và thu được từ hai anten phân cực chéo tại MS
có thể cung cấp hai tín hiệu không tương quan. Phân tập phân cực dẫn đến giảm công
suất 3 dB ở phía phát do phải phân chia công suất cho hai anten phân cực.
Phân tập thời gian. Nếu cùng một tín hiệu được phát tại các khe thời gian khác nhau, thì
các tín hiệu thu sẽ là các tín hiệu không tương quan. Phân tập thời gian đạt được bằng
cách mã hoá kênh, đan xen và phát lại.

6.12.1.3. Tương tác giữa các kiểu phân tập

Việc sử dụng phân tập trong một miền có thể làm giảm lợi ích của phân tập trong
miền khác. Chẳng hạn nếu coi rằng đường đậm nét trên hình 6.26 thể hiện đường bao tín
hiệu được kết hợp từ hai nhánh anten phân tập, ta thấy hầu hết các điểm pha đinh sâu đã
bị lọa bỏ. Nếu số nhánh phân tập lớn, tất nhiên, tín hiệu được chọn sẽ trở nên ngày càng
phẳng trong miền thời gian, vì tại mọi thời điểm tín hiệu tốt nhất được chọn. Vì thế trong
trường hợp này, độ lợi từ sử dụng phân tập thời gian (như mã hóa và đan xen) sẽ không
lớn như khi không sử dụng phân tập không gian. Hay nói một cách đơn giản, độ lợi phân
tập tổng sẽ nhỏ hơn tổng độ độ lợi của hai phân tập. Vì thế, mặc dù việc sử dụng tất cả
các dạng phân tập cho phép đạt được tổng hiệu năng cực đại, nhưng vì phân tập làm cho
kênh hiệu dụng gần với kênh AWGN hơn nên lợi ích nhận được từ các nguồn phân tập
bổ sung sẽ giảm dần.

224
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
4

2
Đường bao pha đinh (dB)

-2

-4

-6
Tín hiệu 1
Tín hiệu2
-8
Max (1,2)

-10
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8
Thời gian (giây)
Hình 6.26. Phân tập hai nhánh đơn giản loại bỏ hầu hết các điểm pha đinh sâu.

6.12.2. Giảm cấp chất lượng đường truyền vô tuyến trong kênh pha đinh băng rộng

Các giải pháp chống pha đinh với sử dụng phân tập chủ yếu chỉ cho phép cải thiện
tỷ số tín hiệu trên tạp âm. Tuy nhiên như đã xét trong các phần trên, pha đinh chọn lọc
tần số gây ra tán thời và hậu quả của nó dẫn đến các ký hiệu liền kề gây nhiễu cho nhau
nếu không đảm bảo điều kiện T>>max. Vì tốc độ ký hiệu R tỷ lệ với 1/T, nên các hệ
thống truyền dẫn tốc độ số liệu cao không tránh khỏi trải trễ đa đường (T<<max). Kết quả
là trong các hệ thống này nhiễu giữa các ký hiệu (ISI) rất nghiêm trọng. Việc lựa chọn kỹ
thuật để chống ISI là vấn đề hàng đầu trong mọi hệ thống tốc độ số liệu cao.
Các kỹ thuật chống ISI phổ biến là:
1. Cân bằng
2. Trải phổ và máy thu RAKE
3. Sử dụng điều chế đa sóng mang (MC: Multi Carrier), chẳng hạn kỹ thuật truyền dẫn
OFDM sẽ được khảo sát trong chương sau

Dưới đây ta sẽ trình bày ngắn gọn các kỹ thuật này.

225
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.12.2.1. Cân bằng

Các bộ cân bằng được lắp đặt tại máy thu để sửa méo xung gây ra do ISI. Với các
bộ cân bằng phép máy thu băng hẹp có thể thu được tín hiệu băng rộng mà không cần
các anten hay băng thông bổ sung và vì thế nó có cấu trúc không phức tạp lắm. Nói
chung có thể chia các bộ cân bằng thành hai loại: (1) tuyến tính và (2) không tuyến tính.
Bộ cân bằng tuyến tính đơn giản đưa tín hiệu thu qua một bộ lọc mô phỏng đảo
kênh. Tuy nhiên khi đảo kênh, nó đồng thời cũng đảo cả tạp âm dẫn đến tăng tạp âm và
giảm hiệu năng máy thu, đặc biệt là trong các kênh xẩy ra pha đinh sâu. Các bộ cân bằng
tuyến tính được thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên cho hiệu năng kém trong kênh thay đổi
theo thời gian và ISI nghiêm trọng.
Bộ cân bằng không tuyến tính sử dụng các quyết định về ký hiệu trước đó của máy
thu để loại bỏ nhiễu sau đó của nó và thường được gọi là các bộ cân bằng phản hồi quyết
định (DFE: Decision-Feedback Equalizer). Nhắc lại rằng trong kênh pha đinh da đường
máy thu nhận được nhiều đường cách biệt tại các dịch thời khác nhau, vì thế các ký hiệu
trước gây ra nhiễu đối với các ký hiệu sau. Nếu máy thu biết được các ký hiệu trước, nó
có thể trừ đi nhiễu của chúng. Một vấn đề gập phải đối với phương pháp này là thường
hay nhận biết nhầm các ký hiệu trước, nhất là khi tỷ số tín hiệu trên tạp âm thấp và điều
này dẫn đến truyền lan lỗi. Ngoài ra hiệu năng tốt của các bộ cân bằng này phải trả giá
bằng tính toán phức tạp.
Tách chuỗi khả giống cực đại (MLSD: Maximum-likelihood Detection) là phương
pháp tối ưu để loại bỏ ISI nhưng lại phức tạp. Vì thế không thể áp dụng MLSD cho kênh
có trải trễ lớn hay tốc độ số liệu cao. Chỉ có thể áp dụng bộ cân bằng này cho các hệ
thống ngoài nhà tốc độ thấp như GSM. Tương lai về việc sử dụng MLSD cho các kênh
vô tuyến băng rộng tốc độ số liệu cao chưa thể dự báo được, mặc dù đã có nhiều giải
pháp dưới tối ưu như DDFSE (Delayed-decision-feedback Estimation: ước tính chuỗi
quyết định phản hồi trễ) là giải pháp lai ghép của MLSD và DFE và RSSE (Reduced-
state Sequence Estimation:ước tính chuỗi giảm trạng thái) là giải pháp dưới tối ưu cho
MLSD trong các kịch bản thực tế.
Dưới đây ta xét một số bộ cân bằng điển hình. Bộ cân bằng miền tần số cho OFDM
sẽ được xét trong chương sau.

Bộ cân bằng cưỡng bức về không, ZF

Bộ cân bằng ZF (Zero Forcing: cưỡng bức về không) thuộc lọa bộ cân bằng tuyến
thính. Hình 6.27 cho thấy sơ đồ hệ thống truyền dẫn với bộ cân bằng ZF.

226
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kênh Bộ cân bằng Bộ tách


Máy phát
s(k) H(f) n(k) C(f) s(k) sóng

AWGN

H×nh 6.27. S¬ ®å hÖ thèng truyÒn dÉn

C¸c ký hiÖu ph¸t trªn h×nh 725 ®-îc ký hiÖu lµ s(k), n(k) ký hiÖu cho c¸c mÉu
AWGN, cßn ®Çu ra cu¶ bé c©n b»ng ®-îc ký hiÖu lµ s(k) . C¸c hµm truyÒn ®¹t kªnh
vµ bé c©n b»ng ®-îc ký hiÖu lµ H(f) vµ C(f).
Bộ cân bằng ZF được thiết kế để và được tối ưu bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ZF.
Điều này có nghĩa là buộc tất cả các đóng góp hưởng ứng xung kim của máy phát, kênh
và bộ cân bằng bằng 0 tại các thời điểm truyền ký hiệu nT đối với n0, trong đó T là thời
gian của đoạn truyền. Vì hạn chế ISI bằng không, trong miền tần số, nên tiêu chuẩn ZF
đảm bảo quan hệ sau khi coi rằng trễ bằng không:

H(f)C(f)=1 (6.109)
Dẫn đến:

1
C(f )  (6.110)
H(f )

Vì thế bộ cân bằng trở thành bộ lọc FIR (Finite Impulse Response: đáp ứng xung
kim hữu hạn).

Bộ cân bằng sai lỗi bình phương trung bình tuyến tính

Cấu trúc của bộ cân bằng bình phương trung bình cực tiểu tuyến tính (LE-MMSE:
Linear Minimum Mean Square Error) được cho trên hình 6.28 có dạng bộ lọc FIR với trễ
rẽ nhánh bằng thời gian của một ký hiệu T. Các hệ số của bộ cân bằng Cn được xác định
bởi tiêu chuẩn tối ưu đặc thù. Trước khi xét biểu thức và các tiêu chuẩn để tối ưu hóa bộ
cân bằng ta xét các ký hiệu trên hình 6.28.

227
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

rk (N1) rk 1 rk rk 1 rk  ( N 1)
T T T T

C  ( N 1) C1 C0 C 1 C N 1

ŝ k
Hình 6.28. Sơ đồ bộ cân bằng sai lỗi bình phương trung bình cực tiểu tuyến tính; rk
và Ck ký hiệu cho tín hiệu thu và các hệ số cuả bộ cân bằng

Bộ cân bằng gồm 2N+1 hệ số hay nhánh rẽ. Các nhánh rẽ được ký hiệu C-
(N-1)CN-1, trong đó C0 là nhánh trung tâm của bộ cân bằng. Đầu vào bộ cân bằng gồm
các mẫu thu quá khứ, hiện tại và tương lai: (rk-1rk-(N-1)), rk và (rk+1rk-(N-1)). Việc sử
dụng các đầu vào quá khứ và tương lai cho thấy rằng bộ cân bằng được thiết kế để chống
ISI tiền xung và ISI hậu xung do kênh gây ra. Sự có mặt cuả quá khứ cũng nói lên quan
hệ không nhân quả của bộ cân bằng tuyến tính. Vì thế để tạo ra quan hệ nhân quả trong
bộ cân bằng, trễ được đưa vào.
Tiêu chuẩn sử dụng để tối ưu các hệ số cân bằng dựa trên sai lỗi giưã tín hiệu phát
sk và ước tính của tín hiệu này nhận được ở đầu ra của bộ cân bằng s(k) như sau:

ek=sk- s(k) (6.111)

trong đó ek là thành phần sai lỗi tại đầu ra bộ cân bằng tại thời điểm k. Tiêu chuẩn
MMSE (Minimum Mean Square Error) được sử dụng để giảm thiểu giá trị bình phương
trung của sai lỗi này. MSE được biểu diễn như sau:

MSE  E  s(k)  s(k) 


2
ˆ (6.112)
Trái với tiêu chẩn ZF trong đó bộ cân bằng loại bỏ ISI, tiêu chuẩn MMSE giảm
thiểu kết hợp cả tạp âm và ISI. Như vậy khi sử dụng tiêu chuẩn MMSE, tổng MSE
thường thấp hơn tiêu chuẩn ZF.

Bộ cân bằng phản hồi quyết định , DFE

Bộ cân bằng DFE (Decision Feedback Equalizer: bộ cân bằng phản hồi quyết định)
sử dụng bộ lọc thuận và bộ lọc phản hồi để chống ISE do kênh phân tán gây ra. Chức
năng phi tuyến được thể hiện bởi việc đưa ra thiết bị quyết định tại đầu vào cuả bộ lọc
phản hồi. Sơ đồ khối tổng quát của DFE được cho ở hình 6.29. Nói chung giống như bộ
cân bằng LE-MMSE, bộ lọc thuận cuả DFE loại bỏ một phần ISI do kênh tán thời gây ra.
Khi không có sai lỗi quyết định, bộ lọc phản hồi được cung cấp tín hiệu không có sai lỗi
để loại bỏ tiếp ISI.
228
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kênh Bộ lọc thuận + s(k) Bộ tách


Máy phát
s(k) H(f) n(k) C(f) - sóng

Bộ lọc phản hồi


AWGN
B(f)

Hình 6.29. Sơ đồ hệ thống truyền dẫn mô tả bộ lọc thuận và phản hồi của DFE
trong đó C(f) và B(f) là các hàm truyền đạt cuả các bộ lọc này.

Bộ lọc phản hồi trên hình 6.29 tiếp nhận các ký hiệu sau bộ tách sóng. Sau đó ước
tính đầu ra bộ lọc thuận sẽ trừ đi ước tính đầu ra bộ lọc phản hồi để được tín hiệu đầu vào
bộ tách sóng. Vì bộ lọc phản hồi sử dụng tín hiệu đã được làm "sạch" tại đầu vào của
mình, bộ lọc này sẽ loại bỏ ISI mà không đưa thêm tạp âm vào hệ thống. Tuy vậy nhược
điểm của bộ lọc này là khi một quyết định sai được phản hồi vào vòng phản hồi, "truyền
lan sai lỗi" xẩy ra và dẫn đến giảm hiệu năng BER của bộ cân bằng.
Bộ lọc thuận được cung cấp các tín hiệu thu hiện thời và tương lai. Vì thế bộ lọc
chỉ lọai bỏ các ISI của tiền xung chứ không loại bỏ được ISI hậu xung. Trong khi bộ lọc
thuận chủ yếu chỉ loại bỏ ISI tiền xung, thì bộ lọc phản hồi có nhiệm chủ yếu loại bỏ ISI
hậu xung. Vì bộ lọc thuận chủ yếu loại bỏ ISI tiền xung nên tăng tạp âm trong trường hợp
này thấp hơn so với LE-MMSE.

6.12.2.2. Máy thu RAKE

Trong phần trước ta đã chứng minh rằng các tín hiệu băng rộng trong môi trường đa
đường là các tín hiệu trong kênh chọn lọc tần số. Các kênh này có thể được trình bầy
bằng một mô hình đường trễ đa nhánh. Vì các mã CDMA được thiết kế để có tương quan
chéo giữa các chip cạnh nhau rất nhỏ, nên các phần tử của các đường bị trễ lớn hơn độ
rộng một chip sẽ không tương qnan và các đường này có khả năng phân giải được trong
mô hình. Thông thường các hệ thống CDMA được thiết kế để có một số đường phân giải
được trong trải trễ đa đường (10 lần ). Đồng thời trải trễ được chọn nhỏ hơn độ rộng
Tb của một bit để đảm bảo tốc độ số liệu thấp hơn độ rộng băng tần nhất quán nhằm tránh
ISI nhiễu giữa các ký hiệu. Khi trải trễ nhỏ hơn Tb và tồn tại một số phiên bản trễ của
chuỗi mã phát với hiệu số trễ lớn hơn Tc, chúng sẽ có tương quan thấp hơn với chuỗi mã
gốc. Như vậy mỗi tín hiệu trễ này tại máy thu sẽ thể hiện như là một người sử dụng khác
không tương quan và sẽ máy thu bị bộ lọc phối hợp cho tín hiệu hữu ích gạt ra. Tuy nhiên
các tín hiệu trải phổ có sẵn khả năng chống lại phađinh nhiều đường và các thành phần
đa đường mang thông tin về tín hiệu được phát và chúng độc lập với nhau. Như vậy nếu
một trong số các thành phần đa đường bị suy giảm, các thành phần khác có thể không bị
suy giảm và máy thu có thể thực hiện quyết định bằng cách sử dụng các thành phần
không bị suy yếu này. Máy thu CDMA lợi dụng đa đường để đảm bảo phân tập được
229
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
gọi là máy thu RAKE (RAKE tiếng Anh là cái cào cỏ) được thể hiện trên hình 6.30 cho
hẹ thống DSSS BPSK.
Vì các tín hiệu nhận được ở máy thu bị dịch theo thời gian, nên trong máy thu trước
khi dưa lên các bộ tương quan các tín hiệu thu được đưa quan một đường trễ rẽ nhánh.
Ta xét K=1 người sử dụng kênh. Giả thiết rằng độ trải rộng của trễ đa đường là max giây.
Khi này sẽ có L=[max /Tc] +1 tín hiệu đa đường phân giải được ở máy thu. Từng đường
trong số L đường phân giải được sẽ có suy hao ngẫu nhiên độc lập  và pha ngẫu nhiên

, trong đó =1,2,..,L. Giả thiết rằng phađinh đủ chậm để có thể đánh giá được các thông

số  và , chẳng hạn bằng cách sử dụng thông tin nhận được từ các đoạn bit trước.

x(t) Tc Tc Tc
c(t) cos(c t   0 ) c(t) cos(c t  1 ) c(t) cos(ct  L 2 ) c(t) cos(c t  L 1 )

0 1 L 1 L 1


Tb
Y b
 (.)dt
0

Hình 6.30. Máy thu RAKE lọc phối hợp với giải điều chế BPSK

Máy thu RAKE sử dụng các bộ tương quan để tách sóng riêng rẽ cho L thành phần
đa đường mạnh nhất. Biên độ và pha tương đối của các thành phần đa đường tìm được
bằng cách lấy tương quan dạng sóng thu được với phiên bản trễ của tín hiệu hoặc ngược
lại. Có thể khôi phục năng lượng của các phần tử đa đường một cách hiệu quả bằng cách
kết hợp các phần tử đa đường theo tỷ lệ cường độ của chúng. Sự kết hợp này là một dạng
của phân tập và cho phép giảm phađinh. Các phần tử đa đường với thời gian trễ nhỏ hơn
=1/B không thể phân giải và sẽ gây ra phađinh. Trong trường hợp này mã hoá kênh
sửa lỗi và các sơ đồ điều khiển công suất sẽ đóng vai trò chủ đạo để giảm nảnh hưởng
của phađinh.

230
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Nếu ta ký hiệu đầu ra của L bộ tương quan là Y0, Y2, . . . . YL-1. và trọng số tương
ứng của các đầu ra này là  0 , 1 , . . . , L 1 (hình 6.9), tín hiệu tổng hợp được xác định
như sau:
L 1
Y   Y (6.113)
0

Các hệ số ai được chuẩn hoá với công suất ra của bộ tương quan sao cho tổng của
các hệ số này bằng 1, và được cho bởi phương trình sau:
Y2
  L 1
(6.114)
Y
0
2

Trong các hệ thống DSCDMA, đường xuống sử dụng máy thu RAKE ba ngón và
đường lên sử dụng bón ngón. Trong hệ thống CDMA, tách sóng và đo các thông số đa
đường được hiện bởi một máy thu tìm kiếm (Seacher). Máy thu này duy trì một bảng các
phần tử đa đường mạnh nhất và các tín hiệu cuả trạm gốc (trường hợp máy thu ở MS) để
có thể kết hợp phân tập hoặc cho mục đích chuyển giao. Bảng này bao gồm thời gian đến,
cường độ tín hiệu và dịch thời của mã PN.

6.12.2.3. Điều chế đa sóng mang (MCM)

Triết lý của điều chế đa sóng mang (MCM: Multicarrier Modulation) là thay vì
chống lại các kênh tán thời gây ISI ta lợi dụng tính phân tập chọn lọc tần số của nó.
MCM (Multicarier Modulation) dựa trên nguyên lý chia luồng số thành N luồng để
truyền trên nhiều băng tần hẹp nhờ vậy giảm được phađinh chọn lọc. Do một số lượng
lớn N luồng được truyền song song nên thời gian một ký hiệu điều chế đa sóng mang T
sẽ tăng N lần so với ký hiệu đơn sóng mang và đáp ứng điều kiện pha đinh phẳng T>>
trong bảng 6.3. Nói một cách khác thay vì truyền một luồng số liệu tốc độ cao R trong
băng tần B trên một sóng mang, N sóng mang con được sử dụng để truyền đồng thời N
luồng số liệu tốc độ thấp R/N với N độ rộng băng con B/N. Như vậy đồng thời với tăng
thời gian ký hiệu lên N lần và độ rộng băng con sẽ chỉ bằng Bsc= B/N. Nếu độ rộng băng
con Bsc= B/N<< Bc thì điều kiện pha đinh phẳng trong bảng 6.3 được thoả mãn. Ý tưởng
đẹp này chính là nguyên lý cơ sở của OFDM mà ta sẽ xét trong chương sau. Hình 6.31
giải thích ý tưởng sử dụng truyền MCM thay cho truyền dẫn điều chế đơn sóng mang.

231
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Hệ thống điều chế đơn sóng mang


Đáp ứng kênh lên
xung kim (CIR)
T<st Độ rộng băng tần
tín hiệu (B>B c )
t Chu kỳ ký hiệu (T<s t) Hàm truyền đạt kênh |H(f.t)|

Bc
Tần số

f
Thời gian
b) Hệ thống điều chế đa sóng mang (B sc
<<B )c
Hàm truyền đạt kênh |H(f.t)|
Chu kỳ ký hiệu (T>>s t )
Băng thông

|H0|
sóng mang con

f0 f1 f2 f3 f4

|H1|
(B =B/N<<B )
sc c

|H2| |H3|
|H4|
|H N-2|
fN-2 fN-1
Tần số

|HN-1|
Thời gian

Hình 6.31. So sánh thời gian ký hiệu và độ rộng băng thông truyền dẫn trong các
trường hợp: (a) truyền dẫn bằng điều chế đơn sóng mang (truyền dẫn lần lượt) và
(b) truyền dẫn bằng điều chế đa sóng mang (truyền dẫn đồng thời).

6.13. TỔNG KẾT

Chương này đã xét các đặc tính kênh. Theo truyền thống, các kênh được phân loại
thành các kênh phađinh phạm vi rộng và các kênh phađinh phạm vi hẹp. Đặc tính kênh
phạm vi rộng chủ yếu được biểu thị bằng tổn hao đường truyền gây ra bởi truyền sóng
khoảng cách xa (vài trăm đếm vài nghìn m) và che tối. Phađinh phạm vi hẹp biểu thị ảnh
hưởng truyền dẫn đa đường. Khi thiết kế hệ thống truyền dẫn vô tuyến pha đinh di động,
ta cần xét các đặc tính kênh trong ba miền: không gian, tần số và thời gian như cho ở
bảng 6.4. Đặc tính kênh trong miền không gian liên quan đến tổn hao đường truyền phạm
vi rộng và thăng giáng ngẫu nhiên phạm vi hẹp do truyền đa đường. Thăng giáng ngẫu

232
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
nhiên khi khoảng cách thay đổi ít (vào khỏang bước sóng) dẫn đến phân tập không gian
(phađinh chọn lọc không gian). Việc phađinh chọn lọc không gian mang tính ngẫu nhiên
và khó lập mô hình dẫn đến tình trạng không rõ ràng khi thiết kế hệ thống và khó tăng
cường chất lượng hệ thống.
Các thông số kênh trong miền tần số là trải Doppler và độ rộng băng nhất quán
(xem bảng 6.3). Các thông số kênh miền thời gian là thời gian nhất quán và trải trễ trung
bình quân phương. Trải Doppler gây ra do chuyển động tương đối giữa MS (trạm di
động) và BTS (trạm thu phát gốc). Các thông số này có thể dẫn đến phađinh chọn lọc thời
gian (hay phân tập thời gian) trong miền thời gian vì trải Doppler tỷ lệ nghịch với thời
gian nhất quán của của kênh.Trải trễ xẩy ra do trễ đa đường. Độ rộng băng nhất quán của
kênh tỷ lệ nghịch với trải trễ trung bình quân phương. Vì thế trải trễ trung bình quân
phương có thể dẫn đến phađinh chọn lọc tần số (hay phân tập tần số) trong miền tần số.
OFDM đưa ra giải pháp đẹp cho phađinh chọn lọc tần số vì nó có thể chuyển phađinh
chọn lọc tần số vào phađinh phẳng bằng cách sử dụng chu kỳ ký hiệu dài hơn trải trễ
trung bình quân phương (xem chương 7). Ngoài ra các hệ thống truyền dẫn thích ứng
đưa ra giải pháp cho phađinh chọn lọc thời gian trong miền thời gian vì nó hầu như luôn
luôn làm cho độ rộng băng tín hiệu phát lớn hơn nhiều so với trải Doppler bằng cách thay
đổi các thông số cuả hệ thống truyền dẫn theo các thông số kênh.
Các công nghệ truyền dẫn như: máy thu RAKE, MIMO (Multiple Input Multiple
Output) và phân tập cho phép giải quyết các vấn đề liên quan đến tính chọn lọc của kênh
pha đinh. Các công nghệ phân tập có thể chuyển bất lợi của truyền sóng đa đường thành
có lợi.
Bảng 6.4. Các đặc tính kênh cuả ba miền
Miền không gian Miền tần số Miền thời gian
Thông số d lớn, phạm vi rộng fD; 1
Phạm vi hẹp, thăng giáng Tc 
B 
1 fD
ngẫu nhiên c
5  
Nhược Chọn lọc không gian Chọn lọc tần số Chọn lọc thời gian
điểm
Giải pháp Phân tập, MIMO Cân bằng, máy thu Thích ứng
RAKE và OFDM
Mục đích Lợi dụng đa đường Phađinh phẳng Phađinh chậm
(T>>, B<<Bc) (B>>fD, T<<Tc)
Chú thích d: khoảng cách thu phát; MIMO: Multile Input Multiple Output; fD: trải
Doppler; BC: độ rộng băng nhất quán của kênh xét cho trường hợp tương
quan lớn hơn 90%; T: chu kỳ ký hiệu; : trải trễ trung bình quân phương;
TC: thời gian nhất quán của kênh; B: độ rộng băng tín hiệu phát

233
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.14. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bầy đặc điểm của kênh truyền sóng vô tuyến trong miền thời gian, không gian
và tần số
2. Đinh nghĩa các thông số kênh sau: trải trễ, trải Doppler, băng thông nhất quán và
thời gian nhất quán
3. Băng thông của một hệ thống truyền dẫn vô tuyến di động phải đươc chọn thế nào
để tránh được phađinh nhanh?
(a) Lớn hơn trải Doppler; (b) Nhỏ hơn trải Doppler
4. Độ dài ký hiệu được phát trong hệ thống truyền dẫn phải chọn như thế nào để tránh
được pha đinh nhanh?
(a) Lớn hơn thời gian nhất quán; (b) Nhỏ hơn thời gian nhất quán
5. Băng thông của một hệ thống truyền dẫn phải được chọn như thế nào để kênh là
kênh phađinh phẳng?
(a) Lớn hơn băng thống nhất quán; (b) Nhỏ hơn băng thông nhất quán
6. Độ dài ký hiệu phát phải đựơc chọn như thế nào để kênh là kênh phađinh phẳng?
(a) Lớn hơn trải trễ; (b) nhỏ hơn trải trễ
7. Hàm mật độ xác suất của đường bao tín hiệu thu trong kênh phađinh phẳng có dạng
gì?
(a) Rayleigh; (b) Rice; (c) cả hai
8. Đáp ứng kênh xung kim trong băng tần gốc là đáp ứng của kênh lên tín hiệu nào sau
đây?
9. (a) Không đổi, (b) Xung có độ rộng lớn hơn không; (c) Hàm Dirac
10. Kênh chọn lọc tần số là tập hợp của nhiều kênh sau?
(a) Rayleigh; (b) Rice và Rayleigh; (c) Các kênh Rayleigh khả phân giải; (d) các
kênh Rice, Rayleigh khả phân giải
11. Một tín hiệu BPSK được truyền trong kênh phađinh chọn lọc, để kênh này trở
thành kênh phađinh phẳng đối với tín hiệu này và chất lượng truyền không bị giảm
ta cần chọn phương án nào sau đây:
(a) Sử dụng điều chế M-QAM để giảm tốc độ ký hiệu với M lớn
(b) Chia luồng tín hiệu thành nhiều luồng song song độc lâp và truyền các luồng
này trên nhiều kênh băng tần số khác nhau
12. Máy thu RAKE được xây dựng trên nguyên lý nào sao đây?
(a) Máy thu phân biệt được các đường đến khác nhau theo thời gian; (b) Máy thu
phân biệt được các đường đến khác nhau theo tần số; (c) Máy thu phân bịệt được các
đường đến khác nhau theo không gian

234
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
13. Xét một máy phát phát xạ sóng mang có tần số 1850 MHz. Máy di động được đặt
trên xe ô tô chạy vận tốc 80 km giờ. Tính tần số sóng mang tại máy thu khi máy di
động tiến thẳng đến máy phát?
(a) 1850,000010 MHz; (b) 1850, 000120 MHz; (c) 1850,000137MHz
14. (Tiếp). Tính tần số sóng mang tại máy thu khi máy di động rời xa máy phát
(a) 1850,000118MHz; (b) 1850,000220MHz; (c)1849,999863MHz
15. (Tiếp). Tính tần số sóng mang tại máy thu khi máy di động chuyển động vuông
góc với phương sóng tới.
(a) 1850,000118MHz; (b) 1850,000220MHz; (c)1849,999863MHz; (d) 1850 MHz
16. Giả thiết đáp ứng xung kim kênh được sử dụng để lập mô hình cho các kênh vô
tuyến với trễ trội lớn nhất là100s. Nếu số nhánh trễ được cố định là 64. Tìm 
của mô hình đường trễ đa nhánh.
(a) 1,3s; (b)1,56s; (c)1,5625s; (d)1,625s
17. Một đường truyền có lý lịch trễ công suất sau:
 (s) 0 1 2 5

a 2 (dB) -20 -10 -10 0


Tính trễ trội trung bình?
(a) 3,5s; (b) 4s; (c) 4,38s; (d)5,12s
18. (tiếp) Tính moment bậc hai của lý lịch trễ công suất.
(a) 18,07s2; (b) 19,07s2 (c) 20,07s2; (d) 21,07s2
19. (tiếp). Tính trễ trội trung bình quân phương.
(a) 1,02s; (b) 1,2s; (c)1,27s; (d) 1,37s
20. (tiếp). Tính băng thông nhất quán khi tương quán tần số nhỏ nhất là 0,5.
(a) 126KHz; (b) 136KHz; (b) 146KHz; (d) 156 kHz
21. Một hệ thống thông tin di động FDMA làm việc với tỷ số tín hiệu trên nhiễu
SIR=20 dB, băng thông kênh vô tuyến 25 kHz đựơc sử dụng tổng băng thông là
12,5MHz. Tìm số người sử dụng cực đại trên ô ?
(a) 50; (b)61; (c)75; (d) 150
22. Một hệ thống thông tin di động TDMA sử dụng 4 khe thời gian trên một kênh vô
tuyến, làm việc với SIR=10dB, băng thông kênh vô tuyến 100 kHz và tổng băng
thông khả dụng 12,5 MHz. Tìm số người sử dụng cực đại trên ô?
(a) 75; (b)100; (c)194 ; (d) 200
23. Tìm số người sử dụng K trên đường xuống cho một ô trên mọt kênh vô tuyến cuả
hệ thống thông tin di động CDMA khi cho: =0,65, Rb=12,2kbps, = 4 dB (=2,51)
cho tất cả các người sử dụng và =0,4, =0,5, DL=50%. Số người sử dụng cực
đại trong trường hợp này là bao nhiêu?

235

You might also like