You are on page 1of 10

Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử
đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu qủa
cao trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cũng như trong đời sống xã
hội.Tiếp nhận những thành tựu của khoa học- kỹ thuật đó, ngày nay việc
gia công, truyền đạt và xử lý tín hiệu trong các thiết bị điện tử từ đơn giản
đến hiện đại đều dựa trên cơ sở nguyên lý số , vì những thiết bị làm việc
trên cơ sở nguyên lý số có những ưu điểm hơn hẳn cá thiết bị làm việc
trên cơ sở nguyên lý tương tự, đặc biệt là trong kỹ thuật tính toán, kỹ thuật
đo lường và điều khiển và đặc biệt hơn với sự giúp đỡ của máy tính được
ứng dụng rộng rãi ngày nay.Với sự ra đời các hệ thống số đã cải thiện , tối
ưu những nhược điểm mà kỹ thuật tương tự không đáp ứng được chẳng
hạn như sai số, tốc độ, tần số làm việc, tổn hao .v.v... Tuy nhiên, tín hiệu tự
nhiên bao gồm các đại lượng vật lý, hoá học, sinh học... là các đại lượng
biến thiên theo thời gian hay nói cách khác nó là các đại lượng tương tự,
để phối ghép với nguồn tín hiệu tương tự với nguồn xử lý số, nghĩa là để
xử lý tín hiệu thông qua một hệ thống số ta phải có các mạch chuyển đổi
tín hiệu từ dạng tương tự sang dạng số ADC (The Analog to Digital
Convertor), tín hiệu sau khi đã được chuyển đổi được xử lý qua một hệ
thống xử lý tín hiệu số và được trả lại dạng tín hiệu ban đầu, đó là tín hiệu
tương tự thông qua mạch chuyển đổi tín hiệu số-tương tự DAC (The
Digital to Analog Convertor ). Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin, máy tính đóng vai trò hết sức to lớn và thâm nhập ngày
càng sâu vào đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt góp phần vào việc nghin
cứu phát triển những ngành khoa học mới, đơn cử như những hệ thống tự
động hoá đo lường và điều khiển bằng máy tính mà ta sẽ đè cập dưới đây.
Để mở rộng tầm ứng dụng, cũng như khả năng can thiệp sâu của kỹ thuật
máy tính vào các lĩnh vực khác nhau. Chúng ta phải có mối quan hệ chặt
chẽ giữa chúng, nghĩa là khả năng kết nối máy tính cũng như việc kết nối
máy tính với thiết bị ngoại vi, tuỳ theo yêu cầu và nhiẹm vụ cụ thể cũng
như vật tư thiết bị có trong tay mà việc thiết kế một hệ thống ghép nối máy
tính khác nhau với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt được ứng dụng
rộng rãi trong đo lường và điều khiển tự động. Tuy nhiên, để có được điều
đó cần phải có sự phối ghép giữa hai nguồn tín hiệu đó là nguồn tín hiệu
tương tự và nguồn tín hiệu số. Việc này hết sức quan trọng và không thể
thiếu được trong hệ thống xử lý số, không những thế việc nghiên cứu tìm

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

1
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

hiểu nó cho ta biết được khả năng làm việc, đọ chính xác của hệ thống
cũng như độ tin cậy của hệ thống

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU ỨNG
DỤNG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH

Chương 1
CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ – SỐ ADC
(The Analog to Digital Convertor)

1 .Nguyên lý cơ bản của chuyển đổi tương tự – số (ADC basic principles)

Tín hiệu tương tự là tín hiệunbiến thiên liên tục theo thời gian, tín hiệu
số mã hoá là rời rac theo thơi gian. Để chuỷên đổi tín hiệu tương tự sang
dạng tín hiệu số đòi hỏi phải lượng tử hoá biên độ và rời rạc hoá trục thời
gian tín hiệu số liên tục. Để có được điều này, cần phải lấy mẫu tín hiệu
tương tự tại những khoảng thời gian như nhau sau đó chuyển đổi các giá trị
mẫu thành số. Như vậy, nguyên lý chung của sự chuyển đổi là:
- lấy mẫu
- nhớ mẫu
- lượng tử hoá
- mã hoá

1.1. Lấy mẫu tín hiệu (Singnal sample)

Việc lấy mâũ tín hiệu tương tự tại những khoảng thời gian sao cho tín
hiệu số được mã hoá có thể khôi phục lại tín hiệu cũ một cách trung thực, ít
ảnh hưởng của nhiễu và sai số do quá trình lấy mẫu. Theo định lý lấy mẫu
của Kacchenikop hay định lý lấy mẫu của Sharnon thì để khôi phục lại tín
hiệu cũ có độ trung thực tối thiểu thì tần số của tín hiệu lấy mẫu phải có độ
lớn tối thiểu bằng hai lần tần số lớn nhất của phổ tín hiệu tương tự:
F s ≥ 2.F max (1).
Với: F max là tần số max của dải phổ tín hiệu tương tự cần chuyển đổi
Fs là tần số lấy mẫu

Nếu: F s = 2.F max thì ta gọi tần số lấy mẫu này là tàn số Nyguist.

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

2
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

Chu kỳ Nyguist:

1 1
TNyguist = =
F 2.F a (2).
U,i

0
U,i t

0
t

Hình 1. Tín hiệu tương tự và tín hiệu sau khi lượng tử và rời rạc
hoá

Như vậy, một tín hiệu tương tự có hàm tin x(t) nào đó xác định trong
khoảng ( t o , t o + T ) hoàn toàn có thể khôi phục từ các mẫu rời rạc của nó
x(k. Δt ) theo công thức:
n−1
sin ω (t − kΔt )
X (t) = ∑ .x(k. Δt ). (3).
ωc (t − kΔt )
Với ωc : tần số cao nhất trong phổ x(t)
Δ t : bước rời rạc hoá hay tần số lấy mẫu: Δt = π = 1 (4).
ωc 2 f c
(tần số lấy mẫu lớn gấp hai lần tần số cao nhất của x(t) )
Τ
Như vậy số mẫu cần lấy là: Ν = (5).
Δt

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

3
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

Gỉa sử coi như bề rộng phổ của âm thanh chất lượng cao có tần số là :
F = 20KH Z .Như vậy, tần số lấy mẫu tín hiệu theo định lý trên :
1 1
Τsny = = = 2.5.10−5 = 2.5μs
2 Fa . 2.20000

1. 2. Lượng tử hoá và mã hoá tín hiệu (signal Coding and


Quantization).
Sau khi tính toán xác định tần số lấy mẫu của tín hiệu bằngđịnh lý lấy
mẫu ta được dãy các giá trị rời rạc.Thực hiện việc lượng tử hoá biên độ của
tín hiệu tương tự, là biến dãy các giá trị rời rạc bất kỳ đó thành dãy các giá
trị nguyên x(k) bằng cách hết sức đơn giản là quy trò các giá trị đó. Tuy
nhiên, phải xác định được mức quy tròn Δ x (giá trị này gọi là mức lượng
tử hoá), điều này sẽ gây ra sai số lượng tử hoá , tất nhiên ta có thể hạn chế
sai số này một cách tối thiểu là tăng tần số lấy mẫu. Số mẫu càng lớn thì sai
số càng nhỏ, điều này thể hiện qua số bit đầu ra củ bộ chuyển đổi, người ta
dựa vào tham số này để đánh giá chất lưọng chuyển đổi cũng như độ trung
thực của tín hiệu khôi phục.
Công thức lượng tử hoá: x(k ) = Ε.{x(k.Δt ) + 0.5 } (5).
Với: E là phần nguyên.
VD: Ta có các giá trị rời rạc sau khi lấy mẫu tín hiệu như sau:

Giá trị rời rạc sau khi lấy mẫu Giá trị sau khi quy tròn
X(k. Δ t)
11.7 12
10.3 10
13.8 14
18.2 18
22.6 23
24.9 25
14.1 14

Bảng 1. Gía trị rời rạc sau khi lấy mẫu và sau khi quy tròn

Sau khi thực hiện xong việc lượng tử hoá từ các tín hiệu rời rạc, ta thực
hiện việc mã hoá tín hiệu số. Trước hết, để tiến hành mã hoá tín hiệu
theo mã nhị phân thì cần phải xem tín hiệu cần số từ mã tối thiểu là bao
nhiêu, để có dược điều này thì phải dựa vào giá trị lớn nhất của mẫu.
Với con số thập phân, nếu sử dụng 4 con số hập phân để viết 1 con số thập
phân thì phải thoả mãn điều kiện:

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

4
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

103 < số thập phân < 104

Tương tự với số nhị phân:


2n−1 < max | x(k ) |< 2n (6).

Như vậy, số bit cần thiết để thoã mã hoá là n bit.

Chẳng hạn: 2n < max | x(k ) |= 25 < 25 ⇒ Số bit trong mỗi từ mã là 5


bit.

Vậy ta có công thức để xác định số bit là:

(n − 1)log2 2 < log2max | x(k)| < n.log2 2


suy ra: n = E.(log max | x(k) | +1) . (7).
2

Ngoài ra, nếu con số biểu diễn là các con số đại số thì còn có cả số âmvà
số dương cho nên trong từ mã còn có thêm một bit nữa là bit dấu để phân
biệt số âm và số dương .

Trên cơ sở đó ta thực hiện mã hoá các giá trị trên :


x(0. Δ t) = (12) 10 = 01100
x(1. Δ t) = (10) 10 = 01010
x(2. Δ t) = (14) 10 = 01110
x(3. Δ t) = (18) 10 = 10010
x(4. Δ t) = (23) 10 = 10111
x(5. Δ t) = (25) 10 = 11001
x(6. Δ t) = (14) 10 = 01110
Để đánh giá chất lượng chuyển đổi nghĩa là độ trung thực của tín hiệu
khôi phục người ta xác định sai số lượng tử cực đại:
- Sai số lượng tử cực đại: Δx / 2
- Sai sốlượng tử càng nhỏthì độ trung thực của tín hiệu sau khi khôi
phục càng cao
Như vậy, sau khi tín hiệu tương tự được lấy mẫu (rời rạc hoá thời gian)
và mã hoá (lượng tử hoá về biên độ) nó chuyển thành tín hiệu số này là các
giá trị rời rạc đó. Cách biểu diễn theo hệ thập phân thường dùng để chỉ thị
số đo, còn trường hợp mạch biến đổi AD là các thiết bị số thì thường dùng
hệ cơ số 2 (mã nhị phân) để biểu diễn tín hiệu số. Gỉa sử gọi tín hiệu tương

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

5
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

tự là S A (U A ) , tín hiệu số là S D (U D ) , S D được biểu diễn dưới dạng mã nhị


phân như sau: S D = bn −1 .2 n −1 + bn − 2 2 n − 2 + ... + b0 .2 0 (8).
Trong đó, các hệ số bk =0 hoặc bằng 1 (với k=0 đến k=n-1) và được gọi
là bit (binary digit). Trong đó, bit có trọng lượng lớn nhất ở bên trái và bit
có trọng lượng nhỏ nhất ở bên phải.ở đây b0 là bit có trọng lượng nhỏ nhất.
Như vậy, với một mạch biến đổi có N bit nghĩa là có N số hạng trong dãy
mã nhị phân thì mỗi nấc trên hình chiếm một giá trị:
U Am
Δx = U LSB =
N
(9).
2 −1
Trong đó:
- U Am là giá trị cực đại cho phép của diện áp tương tự đầu vào ADC
- Δx là mức điện tử

2.các tham số cơ bản đặc trưng cho chuyển đổi tương tự số

+ Dải biến đổi của điện áp tương tựu đầu vào: Là khoảng điện áp mà bộ
chuyển đổi AD có thể thực hiện chuyển đổi được. Khoảng điện áp đó có
thể lấy các giá trị số từ 0 đến một số dương hoặc âm nào đó. Số các số hạng
của mã số của đầu ra (số bit trong mã nhị phân) tương ứng với dải biến đổi
của điện áp vào cho biết mức chính xác của phép chuyển đổi.
Ví dụ: Một ADC có số bit ở đầu ra N=12, nghĩa là một từ mã có 12 con số
nhị phân thì ADC có thể phân biệt đuợc 212 =4096 mức điện áp trong dải
biến đổi điện áp vào của nó. Độ phân biệt của một ADC được ký hiệu là Q
(được xác định theo công thức (4) ở trên). Như vạy, ta có thể ngầm hiểu số
bit N để đặc trưng cho độ chính xác. Tuy nhiên, ngoài số bit đặc trưng cho
độ chính xác của bộ chuyển đổi trong thực tế liên quan đến độ chính xác
của ADC còn có những tham số khác như: Sai số lệch 0, sai số đơn điệu, sai
số khuyếch đại

Lý tưởng
Thực
111
110
101
Méo phi tuyến
100
011 Sai số khuếch đại
010
001 Sai số đơn điệu
000

Sai số lệch không


Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

6
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

Hình 2. đặc tyuến lý tưởng và thực của bộ chuyển đổi ADC

Như vậy, so sánh hai đường đặt tuyến truyền đạt lý tưởng của ADC là
một đường bậc thang đều và có độ dốc trung bình bằng 1. Đường đặc
tuyến thực có sai số lệch không và là một hình bậc thang không đều do
ảnh hưởng của sai số khuyếch đại, của méo phi tuyến và sai số đơn điệu.
Trong đó, sai số khuyếch đại là sai số giữa độ dốc trung bình của đường
đặc tuyến thực với độ dốc trung bình của đường đặc tuyến lý tưởng. Sai số
phi tuyến được đặc trưng bởi sự thay đổi đọ dốc đường trung bình của đạc
tuyến thực trong dải biến đổi của điện áp vào. Sai số này làm cho đặc
tuyếnchuyển đổi có dạng hình bậc thang không đều. Cuối cùng, sai số đơn
điệu thực chất cũng do tính phi tuyến của đường đặc tính biến đổi gây ra.

3.Cấu tạo, sơ đồ khối và nguyên tắc làm việc của ADC


(ADC Composition, Diagram and Working Principle)
3.1 cấu tạo, sơ đố khối (Diagram and Composition)

ADC
UA UA
U
Mạch lấy M
Lượng Mã hoá UD
Mẫu tử hoá

hình 3.sơ đồ khối minh hoạ nguyên tắc làm việc của ADC

Như vậy, một bộ chuyển đổi bao gồm có: Mạch lấy mẫu tín hiệu, mạch
lượng tử hoá tín hiệu và mạch mã hoá tín hiệu.

3.2. Nguyên tắc làm việc của ADC (ADC Working Principle)

Trước hết, mạch láy mẫu tín hiệu tương tự tại các thời điểm khác nhau
đều và cách đều nhau (rời rạc hoá tín hiệu về mặt thòi gian), giữ cho biên
độ điện áp tại các thời điểm lấy mẫu không đổi trong quá trình chuyển đổi
tiếp theo. Tín hiệu ra mạch lấy mẫu được đưa tới mạch lượng tử hoá để

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

7
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

Δx
thực hiện làm tròn với biên độ chính xác: ± . Sau mạch lượng tử hoá là
2
mạch mã hoá. Trong mạch mã hoá, kết quả lượng tử hoá được sắp xếp lại
theo một quy luật nhất định phụ thuộc vào loại mã yêu cẩutên đầu ra của bộ
chuyển đổi.

4. phân loại chuyển đổi tương tự-số ADC .

Có nhiều cách phân loại chuyển đổi tương tự-số ADC , tuy nhiên chủ
yếu phân loại theo quá trình chuyển đổi về mặt thời gian theo cách phân
loại này có 4 phương pháp biến đổi AD như sau:
a.Phương pháp chuyển đổi song song: Trong phương pháp nàytín hiệu
được so sánh cùng một lúc với nnhiều giá trị chuẩn. Do đó tất cả các bit
được xác định đồng thời và đưa đến đầu ra.
b.Biến đổi theo mã đếm: ở đây, quá trình so sánh được thực hiện lần lượt
từng bước theo quy luật của mã đếm. Kết quả chuyển đổi được xác định
bằng cách đếm số lượng giá trị chuẩn có thể chứa được trong giá trị tín
hiệu tương tự cần chuyển đổi.
c. Biến đỏi nối tiếp theo mã nhị phân: Qúa trình so sánh đựoc thực hiện
lần lượt từng bước theo quy luật mã nhị phân. Các đơn vị chuản dùng để so
sánh lấy các giá trị giảm dần, do đó các bit được xác định lần lượt từng bit
có nghĩa lớn nhất đến bit nhỏ nhất.
d. Biến đổi song-song nối tiếp kết hợp: Trong phương pháp này mỗi
bước so sánhcó thể được xác định được tối thiểu là 2 bit đồng thời.
Như vậy, có rất nhiều phương pháp chuyển đổi, tuy nhiên các mạch thưc
tế làm việc theo nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng về nguyên tắc
chuyển đổi đều làm theo những phương pháp trên. Trong quá trình thiết kế
một hệ thống đo lường và điều khiển bằng máy tính, hay một hệ thống đo
lường số nào đó tuỳ vào yêu cầucủa hệ thống như tốc độ,độ chính xác vật
tư hiện có mà lựa chọn phương pháp chuyển đổi khác nhau. Mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, chính vì vậy việc nghin cứu nguyên
lý hoạt động , tính năng kỹ thuạt của từng phương pháp cũng như từng
mạch cụ thể là nhiệm vụ của người thiết kế. Sau đây ta tìm hiểu từng
phương pháp chuyển đổi:
4.1. Bộ chuyển đổi ADC theo phương pháp tích phân một sườn dốc (the
Ramp type ADC).

4.1.1. Sơ đồ khối :

U0 + Ux
Bộ tạo cửa
Bộ so sánh thời gian 2n

Bộ
Bộ tạo
đếm
U
Đề tài: xung
các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm
tuyến 21
tính
20
8
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

Hình 4. Sơ đồ khối phương pháp tích phân một sườn dốc

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

9
Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật viên cntt

u
U0 + Ux
U0

USS1

USS2 t

Uxung ΔT t
cửa

Uxung t
chuẩn

Uxung t
điểm

Hình 5 : Giản đồ thời gian

Đề tài: các phương pháp chuyển đổi ADC và DAC thực nghiệm

10

You might also like