You are on page 1of 10

Bước tiến từ SDH lên OTN

Tóm tắt:
Ngày nay, các mạng SDH đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ truyền dẫn trong suốt
tốc độ dưới 10G. Để tăng dung lượng cho kết nối giữa các nút mạng SDH hay Metro
Ethernet, cũng như cấp các kênh truyền lớn hơn, mạng DWDM được triển khai ở lớp phía
dưới, sát với hệ thống mạng cáp quang. Như một bước tiến tất yếu, công nghệ OTN ra đời
kết hợp ý tưởng của SDH và DWDM nhằm tạo ra một hệ thống mạng truyền dẫn đồng
nhất vừa đạt được dung lượng cao của DWDM vừa có được sự linh hoạt của SDH.
Bài viết này phân tích những ý tưởng kế thừa, cải tiến của OTN so với SDH để OTN có
thể phù hợp và bao hàm cả DWDM trong đó, có thể đạt được cả hai mục tiêu linh hoạt và
dung lượng lớn.

Các công nghệ truyền dẫn đã phát triển qua một thời gian rất dài và mỗi thế hệ tiếp theo
lại kế thừa nhiều thuộc tính và nguyên lý của các thế hệ đi trước. Trong hai thập kỷ gần
đây, SDH (synchronous digital hierarchy) là công nghệ vượt trội hơn cả. Tuy nhiên hiện
nay OTN (optical transport network) đã hoàn thiện và dần chiếm ưu thế.
SDH ban đầu được thiết kế để truyền tải một cách hiệu quả các luồng số DS1 (1.5M),
E1 (2M), E3 (34M), DS3 (45M) với cấu trúc khung truyền tin cố định (containers) 1.5, 2,
50,150 Mbits/s nằm trong chu kỳ thời gian cố định (125 microsecond) (hình 1). Mức độ
phân chia này thích hợp với các chuẩn băng thông ở thời điểm đó nhưng không thuận lợi
đối với các luồng băng thông lớn như 10 Gigabit Ethernet (10GE).

1/10
Hình 1: Sơ đồ ánh xạ và ghép kênh SDH: SDH ban đầu được thiết kế để truyền tải một
cách hiệu quả các luồng số DS1, E1, E3, DS3 bằng việc cấu trúc khung truyền tin
(containers) 1.5, 2, 50,150 Mbits/s
Ban đầu, các phần tử mạng SDH được kết nối trực tiếp với nhau bằng sợi quang và hoạt
động tại lớp vật lý quang (photonic) trong mô hình OSI (open systems interconnect). Sau
đó, nhu cầu tăng dung lượng truyền dẫn qua sợi quang đã thúc đẩy việc triển khai công
nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM (wavelength division multiplexing) để tạo
ra một mạng truyền tải phía dưới hạ tầng mạng SDH hiện tại. Kết quả là các nhà cung cấp
dịch vụ (service providers) phải vận hành hai lớp mạng truyền tải.
Công nghệ OTN được thiết kế trên ý tưởng kết hợp hai lớp mạng SDH và WDM, trên
cơ sở hiểu rõ ưu nhược điểm của hai mạng dựa trên quá trình triển khai lâu dài. Bản chất
OTN là mạng truyền tải đáp ứng băng thông lớn (đến 100G client). Các node mạng OTN
cung cấp chức năng ghép linh hoạt tương tự SDH và kết nối giữa các node mạng là wdm
dung lượng nhiều terabit/s thay vì đơn bước sóng 10 Gigabit/s như SDH.
SDH so với OTN
Về khía cạnh ghép kênh, OTN có khá nhiều điểm tương đồng với SDH như:
+ Kiến tạo khung - Framing và ngẫu nhiên hóa - scrambling

2/10
+ Các lớp (lớp tuyến - path, lớp đoạn - section)
+ Giám sát lỗi bằng chèn kiểm tra cộng chẵn lẻ (Bit-interleaved parity 8 (BIP-8))
+ Chỉ thị lỗi và cảnh báo chiều xuôi và chiều ngược
+ Kênh quản lý
+ Báo hiệu chuyển mạch bảo vệ
+ Ghép xen byte
Dù với nhiều điểm tương đồng thấy rõ nhưng cũng có những khác biệt đáng kể. Đó là
kết quả từ nhiều bài học rút ra sau nhiều năm triển khai và vận hành SDH, bao gồm:
Phân lớp
SDH được kiến tạo với ba lớp: đoạn tái tạo (regenerator section), đoạn ghép (multiplex
section) và tuyến (path) (hình 2a).
Với OTN, khuyến nghị ITU-T G.872 định nghĩa kiến trúc mạng quang dựa trên kênh
quang Och (optical channel) được mang đi trên một bước sóng riêng biệt. Khác với
DWDM truyền thống, cấu trúc tín hiệu trên các Och này được tiêu chuẩn hóa. Kiến trúc
OTN được thiết kế bao gồm ba lớp như trên hình 2b.

Hình 2a) phân lớp trong SDH.

3/10
Hình 2b) phân lớp trong OTN
Optical Channel (OCh): với vai trò là một kết nối mạng quang từ đầu cuối đến đầu
cuối (end-to-end) với tín hiệu đầu vào được đóng gói (encapsulated client signal) trong
cấu trúc khung G.709.
Optical Multiplex Section (OMS): là các đoạn giữa các bộ tách và ghép kênh quang
Optical Transmission Section (OTS): là đoạn giữa bất kỳ phần tử mạng OTN nào, kể
cả các bộ khuếch đại.
Kết cuối của các lớp OTS, OMS và Och được thực hiện tại mức quang của OTN. Tải
tin đưa vào Och là tín hiệu điện được ghép từ các cấp nhỏ hơn (tương tự SDH) mà OTU
(optical channel transport unit - đơn vị truyền tải kênh quang) là mức ghép cao nhất. Lớp
này là lớp số hóa (biểu diễn dạng bit) còn được biết đến với tên gọi “đóng gói số hóa”
(“digital wrapper”) với các mào đầu đặc trưng để quản lý các chức năng số hóa của OTN.
OTN còn được bổ xung cơ chế sửa lỗi FEC (forward error correction) ở cấp OTU, cho
phép các nhà khai thác có thể giảm số lượng thiết bị tái tạo trên mạng để giảm chi phí.
Cấu trúc khung và các tốc độ bit tín hiệu
Tương tự như SDH, OTN có cấu trúc khung theo hàng và cột với các byte xác định
khung (framing), các byte mào đầu (overhead) và vùng tải tin (payload). Khác với SDH cố
định tốc độ khung (8000 khung/ giây) và kích thước khung tùy thuộc vào loại tín hiệu
(hình 3), OTN có kích thước khung cố định và tốc độ khung khác nhau (hình 4).

4/10
Hình 3: SDH cố định tốc độ khung và kích thước khung tùy thuộc vào loại tín hiệu; mỗi tốc độ
tín hiệu SDH được gấp lên chính xác bốn lần tốc độ của cấp thấp cận dưới trong phân cấp
Ngoài ra, mỗi tốc độ tín hiệu SDH được gấp lên chính xác bốn lần tốc độ của cấp thấp
cận dưới trong phân cấp (ví dụ STM-16=4xSTM-4) (hình 3). Trong phần cấp OTN, mỗi
tốc độ cao hơn được thiết kế để vùng tải tin có thể mang nhiều (thường là bốn) tín hiệu cấp
thấp hơn bao gồm tất cả phần mào đầu. Vì phải truyền thêm cả mào đầu vào vùng tải tin
nên tốc độ sẽ không hoàn toàn gấp bốn lần mà hơn một chút (hình 4).

Hình 4: OTN có kích thước khung cố định và tốc độ khung khác nhau; mỗi tốc độ cao hơn
được thiết kế để vùng tải tin có thể mang nhiều (thường là bốn) tín hiệu cấp thấp hơn bao
gồm tất cả phần mào đầu
Phát hiện lỗi bit
Giám sát lỗi bit BIP-8 từ SDH được kế thừa ở OTN. Nhưng do khác biệt về cấu trúc
khung, OTN không chịu ảnh hưởng của việc tăng số lượng byte giám sát với một BIP-8
đơn với những luồng tín hiệu lớn (VC-4-4c, VC-4-16c, VC-4-64c) (hình 5). Tức là với
SDH, tốc độ càng cao thì 1 byte BIP 8 càng phải giám sát nhiều bit nên độ chính xác giảm.
Còn OTN thì không bị như thế.

Hình 5: Trong SDH với các trường hợp VC móc nối (VC-4-4c, VC-4-16c, VC-4-64c) thì 1
byte BIP-8 sẽ phải kiểm tra nhiều byte dữ liệu hơn dẫn đến giảm độ chính xác.

5/10
Trong suốt
Một trong những tính chất quan trọng của mạng DWDM là khả năng truyền tải trong
suốt tín hiệu đầu vào, bao gồm tín hiệu OTN. Tức là ghép các tín hiệu OTN vào một luồng
tốc độ cao hơn mà vẫn đảm bảo trong suốt dữ liệu (data), mào đầu (overhead) và đồng bộ
xung (timing). SDH truyền tải trong suốt tín hiệu PDH nhưng không truyền tải trong suốt
các tín hiệu SDH khác. Tức là có thể kết nối hai thiết bị SDH qua STM-N xuyên qua một
mạng OTN, nhưng không thể xuyên qua một mạng SDH khác.
Mạng nhiều nhà khai thác
Một hạn chế của SDH là không thể truyền dẫn trong suốt một tín hiệu STM-N qua
mạng SDH của nhà mạng khác. Do đó nhà mạng không giám sát được chất lượng của kết
nối SDH qua nhà mạng khác hoặc mạng thiết bị hãng khác.
Trong OTN, mào đầu TCM cho phép người vận hành thiết lập nhiều cặp điểm giám sát
kết nối tùy ý, ở các mức khác nhau nên có thể giám sát kết nối qua mạng OTN của nhà
cung cấp khác hoặc mạng OTN dùng thiết bị hãng khác (hình 6). Kết nối quá giang TCM
cũng đã được thiết kế trong SDH nhưng lại quá cồng kềnh và cũng không được triển khai
nhiều.

Hình 6: TCM trong mạng nhiều nhà khai thác


FEC
Chức năng sửa lỗi FEC (Forward error correction) được sử dụng trong các mạng
truyền dẫn để sửa lỗi truyền dẫn phát sinh trên tuyến sợi quang. Trong SDH tiêu chuẩn
không có FEC. Một số thiết bị SDH với khả năng FEC được hãng sản xuất thiết kế riêng
(thường cho STM-64), nhưng được triển khai rất hạn chế. Ngược lại, FEC là một phần của
tiêu chuẩn OTN. Cũng có nhiều phương pháp FEC được sáng chế riêng mà hiệu quả tốt
hơn phương pháp Reed-Solomon FE theo tiêu chuẩn OTN.

6/10
Hình 7: OTN FEC
Ánh xạ và ghép
Trong SDH, khi ghép khung chứa tải tin cấp thấp (ví dụ VC-4) vào khung tín hiệu cấp
cao hơn (Ví dụ STM-N), tải tin cấp thấp được ánh xạ vào cùng một khung thời gian chung
và cơ chế con trỏ được sử dụng để định vị ranh giới khung của mỗi tải tin. Theo cách này,
phần mào đầu đoạn SDH (SOH) được cân chỉnh cố định và tải tin thực (ví dụ VC-4) có vị
trí không cố định (thả nổi) đối với mào đầu khung SDH (SOH) (hình 8).

7/10
Hình 8: Trong SDH, con trỏ được sử dụng để định vị ranh giới khung của mỗi tải tin
Việc ánh xạ và ghép trong SDH là hoàn toàn đồng bộ.
Trong OTN, toàn bộ tín hiệu mức thấp hơn, bao gồm cả mào đầu và tải tin, được ánh xạ
vào phần tải tin của tín hiệu mức cao hơn sử dụng một trong ba cơ chế, bao gồm cả đồng
bộ và không đồng bộ:
+ Tiến trình ánh xạ đồng bộ bit BMP (Bit-synchronous Mapping Procedure): sắp xếp
tín hiệu client cố định vừa vặn vào khung OPU. Như vậy tốc độ bit của OPU phụ thuộc
theo tốc độ bit của Client. Như thế, đồng hồ của khung tải tin OPU được khóa theo tín
hiệu đầu vào.
+ Tiến trình ánh xạ không đồng bộ AMP (Asynchronous Mapping Procedure) sắp xếp
giữ nguyên tốc độ của Client và OPU. Vì hai luồng này có thể lệch về tốc độ nên thiết bị
cho phép bù lại độ lệch nhỏ tần số chiều âm hoặc chiều dương của tín hiệu mức thấp hơn
so với tín hiệu mức cao hơn. Đồng hồ của khung tải tin OTU (ví dụ OPU) độc lập so với
tín hiệu đầu vào.
+ Tiến trình ánh xạ tổng quát GMP (generic mapping procedure) cho phép bù lại tần số
chiều âm gần như vô hạn của tín hiệu mức thấp hơn so với tín hiệu mức cao hơn. Mục
đích để có thể ghép các tín hiệu các tốc độ nhỏ hơn nhiều OPU (ví dụ Ethernet).
Khuôn dạng thiết bị tiêu chuẩn
Thiết bị mạng SDH ban đầu chủ yếu là các thiết bị ghép kết cuối TM (terminal
multiplexers) đơn giản với chức năng ánh xạ và ghép nhiều tín hiệu PDH vào các luồng
truyền tải STM-1, STM-4 và STM-16. Thiết bị ghép kênh xen rẽ ADM (Add/drop
multiplexers) được phát triển tiếp theo để hoạt động với đồ hình mạng vòng (ring) và đồ
hình chuỗi tuyến tính xen rẽ.
Khuôn dạng cung cấp đa dịch vụ MSPP (multi-service provisioning platform) được bổ
xung thêm khả năng đáp ứng cho nhiều loại tín hiệu đầu vào như Ethernet và ATM
(asynchronous transfer mode). Cuối cùng, các MSPP này được phát triển lên thành MSTP
(multi-service transport platforms) với khả năng ghép kênh bước sóng mật độ cao DWDM
và/ hoặc OTN.
Thiết bị OTN được phát triển từ cả MSPP của mạng SDH và thiết bị ghép xen rẽ quang
OADM (optical add/drop multiplexers) trong mạng DWDM. Thiết bị thế hệ đầu tiên thực
hiện một chức năng đóng gói số liệu (digital wrapper) để ánh xạ các tín hiệu không phải
OTN (non-OTN) vào OTN trước khi truyền đi để đạt được ưu điểm của FEC trong giao
thức OTN.

8/10
Kế tiếp, OADM được phát triển đến phiên bản có thể cấu hình lại trên phần mềm
(NMS) (software-reconfigurable) được biết đến với tên gọi ROADM (reconfigurable
OADM). Các hệ thống này thông thường có cả card transponder (thực hiện chức năng
đóng gói số liệu) và card muxponder bao gồm một tầng ghép nhiều tín hiệu tốc độ thấp
hơn và một tín hiệu OTN đơn.
Khuôn dạng truyền tải gần đây nhất, được biết đến với tên gọi P-OTS (packet optical
transport system) bao gồm transponder và muxponder biểu hiện bằng ROADM với phần
chuyển mạch khung chứa tải tin OTN (ODUj). Trong nhiều trường hợp, các hệ thống này
còn có khả năng chuyển mạch gói cho các dịch vụ như Ethernet và MPLS nhằm đáp ứng
yêu cầu thiết kế linh hoạt để đáp ứng cả chức năng chuyển mạch kênh và chuyển mạch
gói.
Triển khai OTN
OTN được triển khai chủ yếu để truyền tải tín hiệu SDH và 10GE. Nhiều thay đổi gần
đây của các tiêu chuẩn OTN đã mở rộng khả năng hỗ trợ 40 Gbit/s và 100 Gbit/s và thêm
vào năng lực tốt hơn để truyền tải Gigabit Ethernet và các giao thức khác như Fibre
Channel và video.
Trong khi vẫn có thị trường cho ghép và truyền tải nhiều tín hiệu tốc độ thấp (<10
Gbit/s) nhưng phần lớn OTN được triển khai ở phần lõi của mạng truyền tải và tiếp tục tập
trung vào các ống băng thông lớn.
Việc phát triển OTN trên các thiết bị P-OTS đã hiện thực hóa công nghệ OTN trên
mạng lưới và cho phép mở rộng các kịch bản triển khai trên thực tế. Vượt qua giới hạn đồ
hình mạng tuyến tính và mạng vòng của SDH, OTN tập trung nhiều hơn vào hướng tiếp
cận đồ hình lưới (mesh). Việc tích hợp khả năng chuyển mạch gói vào thiết bị P-OTS làm
tăng phạm vi ứng dụng thiết bị này.
Tương lai của OTN
Mặc dù OTN đã kế thừa nhiều yếu tố của các công nghệ trước như PDH, SDH nhưng
nó thực sự là một bước tiến đáng kể trong công nghệ truyền tải quang. Các nhà cung cấp
dịch vụ trên khắp thế giới đã chú trọng vào OTN như một lựa chọn về công nghệ. Qua quá
trình triển khai thực tế, các phát hiện và cải tiến, bổ xung chỉnh sửa hoàn thiện công nghệ
đã, đang và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Tham khảo
1) http://www.ciena.com/insights/articles/OTN-vs-SONETSDH-Comparing-the-
differences-prx.html.
2) http://beta.electronicdesign.com/communications/transport-networks-shift-sdh-otn?
utm_test=redirect&utm_referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.com.vn%2F

9/10
3) http://nda1984.narod.ru/files/transport/GuideOTN-ang.pdf.
4) https://www.linkedin.com/pulse/20140805092541-56558308-how-otn-supercedes-
over-sdh-sonet.
5) Understanding Error Checking Using Parity Bytes in SDH/SONET Networks by
Arnaud WROBLEWSKI.
6) OTN (G.709) Reference Guide - Your insight into the optical transport network by
Ms. Mai Abou-shaban.
7) Transport of Client Protocols by Jorge M. Finochietto from C´ordoba, 2012.

10/10

You might also like