You are on page 1of 33

Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Chương 5
MÔ HÌNH KÊNH ĐA TRUY NHẬP PHÂN
CHIA THEO MÃ VÀ HIỆU NĂNG CỦA NÓ

5.1. GIỚI THIỆU CHUNG

5.1.1. Các chủ đề được trình bày


 Mô hình kênh DSCDMA
 Công thức tính toán dung lượng kênh hệ thống thông tin di CDMA
 Công thức tính toán xác suất lỗi bit
 CDMA với các hệ thống điều chế khác nhau

5.1.2. Hướng dẫn

 Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này


 Tham khảo thêm [1], [2]
 Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương

5.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được mô hình chung của một hệ thống thông tin di động DSCDMA
 Biết cách tính toán dung lượng để thiết kế hệ thống DSCDMA
 Biết cách tính toán xác suất lỗi bit của hệ thống CDMA trong môi trường
phađinh để tính toán thiết kế hệ thống DSCDMA
 Hiểu được xác suất lỗi bit của các phương pháp điều chế khác nhau áp dụng
cho CDMA
 Hiểu được mô hình máy thu tối ưu và các sơ đồ tách sóng đa người sử dụng
dưới tối ưu

5.2. MÔ HÌNH KÊNH ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO MÃ,


DSCDMA

Trong trải phổ chuỗi trực tiếp, tín hiệu số băng gốc được trải phổ rộng nhờ một mã
giả ngẫu nhiên (PN) hay mã trải phổ. Tín hiệu trải phổ có mật độ phổ công suất thấp (đo
132
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

bằng Watt/Hz). Đối với một máy thu thông thường nó thể hiện gần giống như tạp âm nền
và thường ít gây nhiễu. Có thể coi rằng thông tin trải phổ là thông tin cá nhân: chỉ có
máy chủ định biết được mã trải phổ mới có thể giải trải phổ và giải mã thông tin. Khi các
tín hiệu trải phổ sử dụng cùng một băng tần sẽ có một lượng xuyên âm nhất định, hay
nhiễu tương hỗ, tuy nhiên không như ở truyền dẫn băng hẹp, nhiễu không nguy hiểm. Sở
dĩ như vậy vì ta có thể thiết kế các mã trải phổ tốt với các giá trị tương quan chéo thấp để
chúng hầu như trực giao, nghĩa là hàm tương quan chéo hầu như bằng 0. Nhờ vậy nhiều
tín hiệu trải phổ có thể sử dụng chung kênh tần số và không có nhiễu tương hỗ nghiêm
trọng. Trong bối cảnh như vậy hiệu năng của hệ thống giảm đáng kể khi tăng số người sử
dụng.
Trong chương này chúng ta sẽ tập trung lên trải phổ chuỗi trực tiếp và nghiên cứu
một ứng dụng đặc biệt: thông tin đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA). Để đơn giản
ta sẽ đưa ra một số giả định. Trước hết, điều chế số là BPSK và tất cả dạng sóng của số
liệu và trải phổ đều hình chữ nhật. Thứ hai, sự giảm chất lượng kênh là do (1) tạp âm
trắng Gauss cộng (AWGN) và (2) nhiễu đa người sử dụng (MUI: multi-user interference)
hay nhiễu đa truy nhập (MAI Multiple Access Interference) xẩy ra do phát đồng thời.
Thứ ba, máy thu tương quan nhất quán đơn giản được sử dụng.

5.2.1. Mô hình hệ thống

Đa truy nhập phân chia theo mã có lợi ít nhất là ở hai trường hợp sau:1) thông tin
vệ tinh và 2) các hệ thống di động tổ ong. Đối với cả hai trường hợp này ta quan tâm đến
kênh thông tin đường lên (vì nhiều máy đầu cuối phát đến một vệ tinh hay nhiều đầu cuối
di động phát đến một trạm gốc trong một ô) (xem hình 1.1 chương 1). Trong cả hai
trường hợp hệ thống thông tin đa truy nhập đều dị bộ, nghĩa là mỗi đầu cuối có chuẩn
thời gian khác nhau. (Lưu ý rằng kênh thông tin đường xuống sẽ đồng bộ vì vệ tinh hay
trạm gốc có thể điều khiển tất cả các máy phát của mình).
Để xét hệ thống DSCDMA chi tiết hơn, sơ đồ khối hệ thống điển hình được cho
ở hình 5.1. Ở hình 5.1, có K tín hiệu của các người sử dụng khác nhau phát đồng thời tới
máy thu. Mỗi tín hiệu phát được gán một chỉ số j, trong đó j=1,2, ..., K. Dạng sóng số liệu
cơ số hai () dj(t) là hàm chữ nhật có biên độ +1 hay -1 và có thể đổi dấu sau Tb giây.
Dạng sóng trải phổ (), cj(t), cũng có hình chữ nhật, nhưng nó tuần hoàn và có tốc độ cao
hơn nhiều so với tốc độ bit số liệu. Ta coi rằng thời gian một bit số liệu (T b giây) chứa
đúng một chu kỳ (N chip) mã trải phổ sao cho tốc độ chip bằng N/Tb =1/Tc, trong đó Tc là
thời gian chip hay độ rộng chip. Vì thế tốc độ chip (ký hiệu là R c) gấp N lần tốc độ bit

133
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

(Rb=1/Tb). Thực chất, do dạng sóng số liệu được điều chế ở dạng sóng trải phổ và sóng
mang, nên sóng trải phổ chuỗi trực tiếp cho người sử dung j là:

s j (t) d j (t)c j (t) 2Pj cos(2 fc t j ) (5.1)

trong đó dj(t), cj(t) và Pj=Ej/Tb là luồng số liệu nhị phân lưỡng cực, mã trải phổ và công
suất trung bình sóng mang của người sử dụng k, fc và j là tần số sóng mang và pha ban
đầu sóng mang của người sử dụng k.
Tín hiệu sj(t) có độ rộng băng truyền dẫn gần bằng B= Rc = 1/Tc=N/Tb , lớn gấp N lần
độ rộng băng truyền dẫn cần thiết thông thường đối với BPSK. Có thể thấy rõ điều này
nếu xét sóng trải phổ là một tín hiệu BPSK có thể thay đổi pha 180 0 ở mọi Tc giây thay
cho thay đổi ở mọi Tb=NTc giây. Tín hiệu BBSK gốc được trải phổ rộng hơn N lần và
mật độ phổ công suất của nó giảm tương ứng 1/N lần so với các giá trị ban đầu.
Công suất trung bình của thu được từ sj(t) bằng Prj do bị suy hao đường truyền là
Lpk. Thông số k là pha của sóng mang. Vì tất cả các tín hiệu phát là dị bộ, cũng cần có
thông số trễ j trong mô hình và vì thế pha của sóng mang tại máy thu sẽ là:j-2fcj . Tạp
âm n(t) là tạp âm trắng cộng Gauss (AWGN) có trung bình không với hai biên PSD (mật
độ phổ công suất) bằng N0/2 (W/Hz). Hàm tự tương quan đối với n(t) (là biến đổi ngược
Fourier của PSD) là ()N0/2, trong đó  là một thông số thời gian khác. Thực chất của
điều này là các mẫu của n(t) có trung bình 0 và không tương quan với nhau. Vì các mẫu
tạp âm này là các biến ngẫu nhiên Gauss liên hợp , nên chúng độc lập cũng với nhau. Nếu
lấy tích phân tạp âm cho Tb giây, thì đầu ra của bộ tích phân sẽ là một biến ngẫu nhiên
với trung bình 0 và phương sai N0Tb /2. Nếu coi rằng về bản chất kênh thu là cộng, thì tất
cả K tín hiệu phát trễ và tạp âm cộng với nhau ở máy thu.

134
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

a) Mô hình CDMA với K máy phát

d1 (t) Lp1 , t 1

c1 (t)
2P1 cos(2 fc t 1 )

d j (t) Lpj , t j å
r(t)
c j (t) 2Pj cos(2 fc t j) n(t)
Ký hiệu
Lpj ,t j : suy hao và trễ
d K (t) LpK , t K
đường truyền j

2PK cos(2 fc t K )
b) Máy thu k
Tb k

(.)dt “1”
r(t) •0 d̂ k (t k )
k “-1”
c k (t)
2 / Tb cos(2 fc t rk )

Hình 5.1. Mô hình hệ thống DSCDMA: a) Sơ đồ khối, b) máy thu tương quan nhất
quán

Ta xét quá trình xử lý tín hiệu tại máy thu k. Giả thiết rằng máy thu đang giải mã
luồng bit phát k. Trước hết, nó phải đồng bộ với đồng hồ của máy phát k. Sau đó nó giải
trải phổ tín hiệu thu được (bằng cách nhân với ck(t-k)), loại bỏ sóng mang bằng phương
2
pháp nhất quán (bằng cách nhân với cos 2 fc t rk
) và sau đó tích phân trong khoảng
Tb

thời gian Tb giây để khôi phục lại năng lượng ký hiệu số liệu và đồng thời loại bỏ tạp âm
ngoài băng. Thông số rk k
2 fc k
ở bộ dao động nội máy thu, được đánh giá,
chẳng hạn nhờ mạch đồng bộ vòng khoá pha. Ngoài ra đồng hồ định thời của bộ lấy mẫu
cũng phải được xác định bởi một mạch định thời. Hai bộ nhân cùng với mạch tích phân-
và-lấy mẫu (khởi động lại và lấy mẫu Tb giây một lần) tạo nên một cấu trúc của máy thu
tương quan nhất quán hay còn được gọi là bộ lọc phối hợp. Đầu ra của bộ tương quan
được lấy mẫu, sau đó đưa đến mạch ngưỡng (bộ hạn biên) và bit số liệu + được quyết
định nếu mẫu lớn hơn 0V, hay - nếu ngược lại và cho ta ước tính chuỗi cơ số hai ở đầu ra:

d ( t   k ) . Giá trị ngưỡng chính xác bằng 0 vì các dạng sóng của + hay - có cùng năng
lượng do điều chế BPSK.

135
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Ta xét khoảng thời gian [0,Tb ] và giả sử đầu ra của bộ tương quan (hình 5.1) ở
thời điểm t=Tb là Y. Mẫu Y này là một biến ngẫu nhiên phụ thuộc vào tính ngẫu nhiên
của tất cả các luồng bit số liệu, các pha của sóng mang và các thời gian trễ. Tất cả K-1 tín
hiệu phát không đồng bộ đồng thời khác được coi là nhiễu đồng kênh (cùng tần số). Nếu
coi rằng các mạch đồng bộ hoạt động bình thường, ta có thể đặt cả hai trễ k và pha k
bằng không. Ta xét tất cả các j khác (jk) như là các trễ tương đối và mô hình chúng như
là các biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân bố đồng dạng độc lập (i.i.d: independent
identically distributed) trên khoảng [0,Tb]. Tất cả các bit số liệu của các nguồn gây nhiễu
đều được mô hình như là các biến ngẫu nhiên rời rạc độc lập i.i.d. đồng xác suất là +1
hay -1. Có thể mô hình các dịch pha sóng mang thu (rj=j-2fcj, jk) như là các biến
ngẫu nhiên phân bố đều trong khoảng [0,2].

5.2.2. Mô hình của một máy thu phối hợp

Ta sẽ khảo sát một hệ thống vô tuyến di động dị bộ gồm các máy máy phát và
các máy thu. Sơ đồ khối tổng quát cuả K máy phát trong hệ thống DSCDMA dị bộ và
một máy phát đơn trong hệ thống này được cho ở hình 5.2.
Mỗi người sử dụng phát thông tin số tại cùng một tốc độ số liệu bằng 1/Tb. Ta giả
thiết rằng điều chế theo lưỡng cực, vì thế ký hiệu thứ m của người sử dụng thứ k dk(m)
trên hình 5.2 có thể nhận giá trị +1 hoặc -1. Ta có thể ký hiệu luồng số liệu lưỡng cực của
người sử dụng thứ k gồm 2M+1 ký hiệu như sau:

DkT = [dk(-M),....., dk(0), ....., dk(M)] (5.2)

trong đó (2M+1) là số các ký hiệu số liệu được phát và T ký hiệu cho ma trận chuyển vị.
Ký hiệu lưỡng cực dj(m) được xác định bởi ký hiệu đơn cực bk(m)={0,1} như sau:

dk(m)= 1-2bk(m) (5.3)

Tín hiệu lưỡng cực của người sử dụng k được biểu diễn như sau:
M
dk (t) d k (m)pTb (t mTb ) (5.4)
m M

trong đó 2M+1 là số ký hiệu được phát, Tb là độ rộng xung chữ nhật tương ứng một bit
và pTb(t) là xung chữ nhật đơn vị được xác định như sau:

136
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

1 t 0,Tb
pTb (t) (5.5)
0 t 0,Tb

a)
d1(t) Tx1

c1(t)

d2(t) Tx2

c2(t) s(t)
Kªnh r(t)

dj(t) Txj

cj(t)

dK(t) TxK

cK(t)
b)

bk(t) Bé s¾p xÕp dk(t) Bé ®iÒu chÕ sk(t)


Nguån bit 0 +1 vµ tr¶i phæ
1 -1

ck(t)

Hình 5.2. Sơ đồ khối của máy phát trong hệ thống DSCDMA dị bộ . (a) K máy phát,
(b) Một máy phát đơn.

Mỗi máy phát được ấn định một chuỗi mã PN cj(t) có độ dài N hầu như trực giao với
nhau như sau:
N

c j (t) c j (i)pT (t
c
iTc ) ; j=1,2…. K (5.6)
i 1

trong đó c j (i) được ký hiệu cho chip tại thời điểm iTc của chuỗi j, Tc là độ rộng chip
nhận các giá trị từ tập ((+1,-1) và pTc(t) là hàm xung đơn vị xác định theo công thức sau:
1 t 0, Tc
pT (t) (5.7)
c
0 t 0, Tc
Sau trải phổ và điều chế ta được tín hiệu phát cuả người sử dụng k như sau:

137
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

2Ek
s k (t) dk (t)c k (t) cos(2 fc t k
) (5.8)
Tb
Trong đó Ek, Tb, dk(t) và ck(t) là năng lượng bit, thời gian bit, luồng số liệu lưỡng cực và
mã trải phổ của người sử dụng k; fc và k là tần số và pha ban đầu của sóng mang người
sử dụng k.
Sử dụng chữ ký Ck(t) để thể hiện đồng thời trải phổ và điều chế BPSK như sau:

2 cos 2 fc t k
c j (i)pT (t c
iTc ) t 0, Tb
C k (t) i 1 (5.9)
0 t 0, Tb
Ta có thể viết lại phương trình (5.8) như sau:

M
Ek
sk (t )  
m  M Tb
d k (t  mTb )Ck (t  mTb ) (5.10)

Để tiện ta cũng coi rằng độ dài chuỗi N bằng độ lợi trải phổ Tb/Tc, trong đó Tc là độ
rộng chip. Ta dễ dàng nhận thấy rằng:
Tb
1
C 2k (t)dt = 1; j=1,2,.... K (5.11)
Tb 0

ta có thể biểu diễn tín hiệu thu được sau kênh truyền dẫn như sau:
K M Erj
r(t) d j (t mTb j
)C j (t mTb j
) n(t) (5.12)
j 1 m M Tb
trong đó Erj =Ej/Lp là công suất trung bình sóng mang thu, Lp là suy hao truyền sóng, n(t)
là tạp âm Gauss trắng có mật độ phổ công suất đơn biên N0 .
Trong một hệ thống DSCDMA đồng bộ, tín hiệu của các người sử dụng được
đồng bộ ký hiệu với nhau. Thí dụ của hệ thống này là đường xuống trong mạng thông tin
di động tổ ong (tín hiệu được phát đi từ một BTS đến các máy di động). Tín hiệu thu
được trong hệ thống đồng bộ là trường hợp đặc biệt của công thức (5.12), khi các dịch
thời j với j=1,2,...., K đều bằng nhau, vì thế không mất tính tổng quát nếu ta coi chúng
bằng không, tín hiệu thu khi này được xác định như sau:

K M Erj
r(t) d j (t mTb )C j (t mTb ) n(t) (5.13)
j 1 m M Tb

138
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Vì ở đây không còn dịch thời giữa các ký hiệu nên ta có thể xét với dịch thời j=0,
j=1,2,…,K cho từng bit theo biểu thức sau:
K Erj
r(t) d j (t)C j (t) n(t) (5.14)
j 1 Tb
Trong trường hợp đường lên, tín hiệu được phát đi từ các máy di động ở các vị trí khác
nhau, nên truyền dẫn sẽ không đồng bộ vì thế cần xét công thức tổng quát (5.13). Trong
trường hợp này, máy thu bộ lọc phối hợp thông thường để tách sóng đồng thời các tín
hiệu cuả K người sử dụng tại BTS được cho ở hình 5.3.

iTc  1  mTb
y1 (i) Y 1 (m ) dˆ1 (m)
 (.)dt
N
Mạch quyết
 (.) định
(i 1) Tc  1  mTb iTc  mTb  1 i 1 (m  1)Tb  1
2 c1 (i)
cos(c t  1 )
Tb

r(t)
iTc  j  mTb
y j (i ) Y j ( m) d j ( m)
N Mạch quyết
 (.)dt  (.)
i 1
định
( i 1)Tc  j  mTb
iTc  mTb   j (m  1)Tb   j
2 c j (i )
cos(c t  j )
Tb


iTc K mTb y K (i) N Y K (m ) Mạch quyết d K ( m)
(.)dt  (.) định
i 1
(i 1)Tc K mTb
iTc  mTb   K (m  1)Tb   K
2
cos(c t  K) c K (i)
Tb

Hình 5.3. Máy thu bộ lọc phối hợp thông thường tách sóng đồng thời các tín hiệu
DSCDMA dị bộ K người sử dụng

Máy thu này bao gồm tập hợp các bộ lọc phối hợp với các mạch quyết định. Ta xét
quá trình xử lý tín hiệu cho người sử dụng k. Bộ lọc k được phối hợp với tín hiệu thu
Ck(t) tương ứng. Đầu ra của bộ lọc k được lấy mẫu tại cuối khoảng thời gian ký hiệu m.
Ta có thể viết:
k ( m 1)Tb
1
Yk (m) r(t)C k (t mTb k
)dt -MmM (5.15)
Tb mTb
k

Mạch quyết định đánh giá ký hiệu m của người sử dụng thứ k trên cơ sở lấy mẫu ở cuối
thời gian của bit m và khảo sát dấu của biến quyết định dˆk (m) :
139
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

1 nÕu Yj (m) 0
d j (m) sign Yj (m) (5.16)
1 nÕu Yj (m) 0

Ngoài ra trong khoảng thời gian của bit m, tín hiệu sau tích phân lại được lấy mẫu
tại cuối thời gian của một chip. Kết quả lấy mẫu được so sánh tương quan với từng chip
cuả chuỗi trải phổ địa phương trước khi đưa lên bộ cộng. Ta có thể biểu diễn lại phương
trình (5.15) ở dạng tích phân phân đoạn như sau như sau:

N iTc mTb
1 k

Yk (m) r(t)C k (t mTb k


)dt (5.17)
Tb i 1 ( i 1)T
c k mTb

Ta coi rằng đồng bộ sóng mang là lý tưởng và bộ lọc có khuếch đại công suất bằng một.
Ký hiệu:

iTc k mTb
1
y k (i) r(t)C k (t mTb k
)dt (5.18)
Tb ( i 1)Tc mTb
k

ta được giá trị ký hiệu tại thời điểm m:


N

Yk (m) y k (i) (5.19)


i 1

trong đó N là độ dài của chuỗi mã.


Thay r(t) từ (5.12) vào (5.17) với lưu ý Tb=NTc và coi rằng dk(t-mTb-k)=dk(m) ta
được:
Yk (m) Erk d k (m)
K M ( m 1)Tb
1 k

+ Erj d j (t mTb j
)C j (t mTb j
)C k (t mTb k
)dt
j 1 m M Tb k mTb
j k

+ nk(m) (5.20)
trong đó Erk và Erj là năng lượng bit thu của người sử dụng k và j, m là bit thứ m và
k ( m 1)Tb
1
n k (m) n(t)C k (t mTb k
)dt là thành phần tạp âm có trung bình không và
Tb mTb
k

N0
phương sai 2
n
với N0 là mật độ phổ công suất tạp âm đầu vào máy thu.
2
Đặt: t-mTb-k =u, ta có t=u+mTb+ k , dt=du, t-mTb- j = u+k- j=u-kj với kj=j-k cho
(5.20), sau khi biến đổi ta được:

140
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Yk (m) Erk dk (m)


K M Tb
1
E rj d j (u kj ) C j (u kj
)C k (u)du + nk(m) (5.21)
j 1 m M Tb 0
j k

với giả thiết d j (u kj ) không đổi và bằng d j (m) trong quá trình lấy tích phân.
Ký hiệu tương quan chéo giữa hai chuỗi mã là:
Tb
1
R kj (u) C j (u kj
)C k (u)du (5.22)
Tb 0

Ta được
K M

Yk (m) E rk d k (m) E jr d j (m)R kj (u) +nk(m) (5.23)


j 1 m M
j k

Phương trình (5.23) cho thấy tín hiệu thu dược ở đầu ra của máy thu phối hợp k gồm ba
thành phần với thành phần thứ nhất là tín hiệu hữu ích, thành phần thứ hai là nhiễu đa
người sử dụng hai (MUI: Multi User Interference) còn gọi là nhiễu đa truy nhập (MAI:
Multiple Access Interference) và thành phần thứ ba là tạp âm Gauss. Thành phần nhiễu tỷ
lệ tuyến tính với biên độ tín hiệu nhiễu ( E brj ). Vì thế nếu tín hiệu nhiễu mạnh, nó sẽ
gây nhiễu mạnh và chặn tất cả các tín hiệu yếu khác. Đây là nhược điểm chính của máy
thu bộ lọc phối hợp. Thậm chí ngay cả khi công suất cuả tất cả các người sử dụng như
nhau, thành phần nhiễu có thể vẫn đáng kể do tương quan chéo giữa tín hiệu hữu ích và
nhiễu cao vì các giá trị trễ khác nhau.
Như vậy máy thu bộ lọc phối hợp không cho hiệu năng tối ưu khi có mặt các tín hiệu
gây nhiễu. Để khắc phục nhược điểm này người ta nghiên cứu sử dụng các máy thu tách
sóng đa người sử dụng.
Ta có thể viết lại phương trình (5.23) như sau:
Yk (m) d k (m) E rk Ik nk (5.24)
trong đó: thành phần thứ nhất là tín hiệu hữu ích mà ta cần tách ra, thành phần thứ hai:
K M

Ik(m)= E rj d j (m)R kj (u) (5.25)


j 1 m M
j k

là nhiễu đa người sử dụng MAI, còn thành phần thứ ba


k ( m 1)Tb
1
n k (m) n(t)C k (t mTb k
)dt (5.26)
Tb mTb
k

là tạp âm Gauss độc lập có trung bình 0 và phương sai N0/2,

141
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Trễ tương đó kj dẫn đến dịch pha góc pha sóng mang của người sử dụng k và
người sử dụng j: kj=2fckj+k- j, trong đó k và j là các góc pha ban đầu của sóng
mang k và sóng mang j. Ngoài ra nó còn làm mất đồng bộ giữa hai luồng số liệu dk(m) và
dj(m). Dịch pha có thể là một giá trị nào đó trong khoảng 0 và Tb , giá trị của Ikj phụ
thuộc vào hai bit gây nhiễu liên tiếp như ở hình 5.4.

0 Tb

d k(m) m

 kj

d j (m) m-1 m
Hình 5.4. Tính tương quan xét đến trễ tương đối kj giữa các luồng số liệu của người
sử dụng k và nhười sử dụng j.

Khi này ta phải viết lại thành phần nhiễu MAI trong (5.21) như sau:

K kj
M
1
I k (m) E rj d j (m 1) C j (u kj )C k (u)du
j 1 m M Tb 0
j k
(5.27)
b
1
d j (m) C j (u kj )C k (u)du
Tb
kj

Thay biểu thức cho các chữ ký trong phương trình (5.27) ta có thể viết lại phương trình
này như sau:
K M
1
I k (m) E rj cos( kj ) d j (m 1) c j (t kj )c k (t)dt
j 1 m M Tb 0
j k
(5.28)
b
1
d j (m) c j (t kj )c k (t)dt
Tb
kj

kj Tb
1 1
trong đó c j (t kj
)c k (t)dt và c j (t kj
)c k (t)dt là các tương quan chéo từng phần.
Tb 0
Tb
kj

142
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

5.3. HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CDMA

Tất cả các hoạt động xét trong phần trên xẩy ra trong điều kiện nhiễu giao thoa từ
K-1 tín hiệu phát khác, vì trải phổ nên các tín hiệu này thể hiện như tạp âm nền đối với
máy thu và có thể không ảnh hưởng lớn. Dưới đây sẽ trình bầy đơn giản phân tích hiệu
năng, trong dó ta coi nhiễu giao thoa của nhiều người sử dụng là một dạng tạp âm Gauss
trắng cộng.
Ở hệ thống thông tin di động đa ô, số người sử dụng cực đại K trong một ô, ta
được tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu ở đầu vào máy thu k như sau:
Prk Prk
SINR in K (5.29)
N I
BN0 P (1
j rj )
j 1
j k

trong đó Prk là công suất thu của người sử dụng k, N là công suất tạp âm. I là công suất
nhiễu đồng kênh của các người sử dụng khác; N=BN0 với B là băng thông kênh vô tuyến
K
và N0 là mật độ phổ công suất tạp âm; I= P (1
j rj ) với Prj là công suất thu của một
j 1
j k

người sử dụng bất kỳ, =Pother/Pin là hệ số nhiễu từ ô khác (Pin là nhiễu nội ô và Pother là
nhiễu đến từ ô lân cận) , j là hệ số tích cực tiếng (trong thời gian cuộc gọi người sử dụng
chỉ nói khoảng 0,5 đến 0,6 thời gian). Nếu ta coi rằng nhiễu I có dạng tạp âm Gauss trắng
cộng ta có thể viết mật độ phổ công suất tạp âm cộng mật độ phổ công suất nhiễu như
sau:

K
N I (1 )
N'0 N0 I0 N0 P
j rj (5.30)
B B j 1
j k

trong đó I0 là mật độ phổ công suất nhiễu đồng kênh (cùng tần số) của các người sử dụng
khác.
Đối với BPSK xác suất lỗi bit được xác định theo công thức sau:

2E rk
Pb ,BPSK Q (5.31)
N'0

1 y2 / 2
trong đó Ekr=Pkr/Rb là năng lượng bit trung bình, Q(u )   2
e dy và N0' xác
u
định theo phương trình (5.30).

143
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Ta có thể biểu diễn tỷ số số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu trong phương trình (5.31)
như sau:
Erk Prk / R b
G pSINR in (5.32)
N'0 (N I) / B
trong đó Gp=B/Rb=Rc/Rb (coi B=Rc theo định lý Nyquist) là độ lợi xử lý
Thay SINRin từ phương trình (5.29) vào phương trình (5.32) ta được:

E rk Prk
Gp K (5.33)
N 0,
BN 0 (1 ) P
j rk
j 1
j k

Nếu coi rằng hệ thống được điều khiển công suất hoàn hảo và bỏ qua ảnh hưởng của
nhiễu từ các ô khác cũng như tích cực tiếng, ta có thể đặt:Pkr=Pjr=Pr, =0, j=1 vào
phương trình (5.33) để được:
1
E rk E rk K 1 N0
(5.34)
N'0 1
K 1 Pr N0 Gp E rk
B

Đặt tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu trong phương trình (5.34) vào phương trình
(5.31) ta được:
1/ 2
K 1 1
Pb,BPSK Q (5.35)
2G p 2E r / No

Trong đó để mang tính tổng quáy ta sử dụng Er thay cho Erk


Lưu ý rằng khi K=1, sẽ không có nhiễu đồng kênh của các nhười sử dụng khác và
ta đạt được xác suất lỗi bit bằng Q( 2E b / N 0 ) chính là kết quả nhận được cho BPSK.
Cũng cần lưu ý rằng Q(u) giảm cùng với u. Vì thế xem xét phương trình (5.34) ta thấy
rằng xác suất lỗi bit tăng khi số người sử dụng đồng thời K tăng và giảm cùng với Gp. Để
truyền dẫn tiếng đã số hoá, yêu cầu xác suất lỗi bit vào khoảng 10-3. Nếu biết Eb/N0' yêu
cầu và độ lợi xử lý Gp, ta có thể sử dụng phương trình (5.35) để ước tính K: số người sử
dụng đồng thời được phép trong hệ thống.
Giả sử điều khiển công suất lý tưởng (công suất thu được từ tất cả các người sử
dụng cùng ô ở máy thu được xét đều như nhau: Prj=Prk= Pr ) và coi rằng hệ số tích cực
tiếng k như nhau cho tất cả các người sử dụng, sử dụng các phương trình (5.29) và (5.32)
ta được:

144
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Er Pr
'
(SNR) in G p Gp (5.35)
N0 BN 0 (K 1) Pr (1 )

Giải phương trình (5.35) cho K ta được:

Gp BN 0
K 1 ' (5.36)
(E b / N 0 ) (1 ) Pr (1 )

Phương trình (5.36) đạt giá trị cực đại khi bỏ qua thành phần thứ hai:
Gp
K max 1 (5.37)
(E br / N'0 ) (1 )
Kmax được gọi là điểm cực hay dung lượng ô tiệm cận.
Từ phương trình( 5.37), nếu xét đến các ảnh hưởng khác như: phân đoạn ô, tích
cực tiếng, mức độ điều khiển công suất hoàn hảo ta được số ngưởi sử dụng cực đại trong
một ô xác định theo công thức sau:

Gp 1 1
K max 1 ' (5.38)
E br / N 0
1

trong đó:  là hệ số nhiễu từ các ô khác,  là độ lợi nhờ phân đoạn ô,  hệ số tích cực
tiếng và  hệ số điều khiển công suất hoàn hảo.

5.4. TÁCH SÓNG ĐA NGƯỜI SỬ DỤNG

5.4.1. Mở đầu

Các hệ thống CDMA là các hệ thống bị giới hạn bởi nhiễu từ cả quan điểm dung lượng
hệ thống và hiệu năng máy thu. Từ quan điểm máy thu, điều này có nghĩa là khi số người
sử dụng khá lớn việc tăng tỷ số tín hiệu trên tạp âm cũng không cho được sự cải thiện tỷ
số bit lỗi hay tỷ số khung lỗi. Từ quan điểm dung lượng hệ thống, điều này có nghĩa là
nếu yêu cầu tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu cao hơn để được chất lượng dịch vụ
mong muốn thì số người sử dụng trên một kênh thông tin ít hơn.
Bản chất bị hạn chế bởi nhiễu bắt nguồn từ việc thiết kế máy thu. Trong các hệ thống
CDMA cốt lõi của máy thu là một bộ lọc phối hợp mã trải phổ hay bộ tương quan. Do
145
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

các mã thu được thường không hoàn toàn tương quan, nên nhiễu đa người sử dụng (MAI)
phát sinh tại máy thu. Nếu hệ số trải phổ không lớn lắm, công suất thu được từ các người
sử dụng bằng nhau (không có hiện tượng gần xa), và số người sử dụng gây nhiễu lớn
(>10), thì theo lý thuyết giới hạn trung tâm ta có thể mô hình hoá nhiễu đa người sử dụng
như là tạp âm bổ sung vào tạp âm nền với phân bố Gauss. Việc mô hình hoá hoá này dẫn
đến kết luận là bộ lọc phối hợp trước giải mã là máy thu tối ưu đối với các hệ thống
CDMA trong các kênh Gauss trắng cộng. Các máy thu bộ lọc phối hợp một mặt tăng
cường tín hiệu hữu ích, mặt khác triệt các tín hiệu nhiễu khác được coi là tạp âm Gauss
trắng cộng. Vì nhiễu đa người sử dụng không là Gauss, nên hiệu năng của máy thu lọc
thích ứng rất khác xa tối ưu. Ngoài ra hiệu năng lại rất phụ thuộc vào công suất không
được cân bằng của các tín hiệu. Chẳng hạn trong các hệ thống tin vô tuyến tổ ong các tín
hiệu gây nhiễu mạnh đến từ các người sử dụng gần trạm gốc có thể che khuất tín hiệu yếu
đến từ một người sử dụng ở xa. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng gần xa trong các
hệ thống thông tin di động tổ ong. Để tránh được hiện tượng gần xa các máy phát phải
điều khiển công suất nhanh sao cho công suất nhận được ở máy thu như nhau đối với tất
cả các người sử dụng. Sự thay đổi công suất do truyền nhiều đừơng cũng là nguyên nhân
tăng thêm ảnh hưởng gần xa. Để loại bỏ ảnh hưởng của truyền đa đường cần thực hiện
điều khiển công suất tại tốc độ hàng trăm lần cao hơn tốc độ phađinh cực đại. Ngay cả
khi điều khiển công suất lý tưởng hiệu năng hoạt động của máy thu bộ lọc phối hợp cũng
không tối ưu và rất bị hạn chế bởi MAI. Vì thế khi nhiều sử dụng chung kênh, việc tăng
công suất của từng tín hiệu sẽ không làm tăng tỷ số tín hiệu trên tạp âm thu tại máy thu.
Trong hệ thống sử dụng máy thu bộ lọc phối hợp thông thường khả năng chống MAI
phụ thuộc vào việc chọn mã người sử dụng, các mã này là mã trải phổ hoặc mã ngẫu
nhiên hoá. Có thể nhận được tương quan chéo giữa các mã này bằng cách thiết kế một
tập các mã trực giao. Trong các chương trứơc ta đã thấy việc sử dụng các mã trực giao
hoặc hầu như trực giao để đạt lọai nhiễu tốt hơn đòi hỏi việc đồng bộ người sử dụng và
hạn chế số người được phép sử dụng dồng thời. Hầu hết các hệ thống CDMA thực tế là
hệ thống không đồng bộ. Nghĩa là thời gian trễ tương đối của tín hiệu từ các người sử
dụng khác nhau là ngẫu nhiên dẫn đến tương quan chéo giưã các tín hiệu thu khác không.
Để giảm mức nhiễu trong một hệ thống đồng bộ các mã được ấn định phải có tương quan
chéo nhỏ cho tất cả các thời gian trễ tương đối.
Thậm chí với các chuỗi trực giao và các hệ thống đồng bộ sự che tối và truyền sóng
nhiều đường vẫn làm méo chuỗi thu và vì thế giảm tính trực giao của chúng.
Mặc dù xấp xỉ hoá nhiễu đa người sử dụng là AWGN, nhưng thực chất nhiễu này gồm
các tín hiệu cuả các người sử dụng CDMA khác nhau. Như vậy nhiễu đa người là nhiễu
rất có kết cấu và có thể xét đến trong máy thu. Nhận thấy diều này, Verdu đã phân tích
các bộ tách sóng đa người sử dụng (MUD : Multi User Detector) tối ưu cho thông tin đa
146
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

truy nhập và Verdu đã chỉ ra rằng bản thân CDMA không phải là bị hạn chế bởi nhiễu mà
đây là hạn chế của một máy thu bộ lọc phối hợp thông thường. Trong phương pháp tách
sóng đa người sử dụng, máy thu đưa ra quyết định chọn một ký hiệu trên cơ sở quan trắc
tất cả các dạng sóng cho tất cả các người sử dụng.
Các bộ tách sóng đa người sử dụng có thể sử dụng tách sóng cực đại hậu định (MAP:
Maximum a posteriori) hoặc tách sóng chuỗi khả năng giống nhất (MLSD: Maximum
Likelihood Sequense Detection). Nói một cách khác có thể sử dụng các kỹ thuật chống
nhiễu đa truy nhập (gồm cả thuật toán Viterbi) giống như các kỹ thuật áp dụng trong các
kênh có nhiễu giao thoa giữa các ký hiệu. Nhược điểm của cả hai bộ tách sóng trên cơ sở
MLSD và MAP là: sự phức tạp khi thực hiện chúng tăng theo hàm mũ với sự tăng số
người sử dụng. Chính vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về các máy thu đa
người sử dụng dưới tối ưu . Trong phần dưới đây ta sẽ xét tổng quan các kỹ thuật tách
sóng đa người sử dụng dưới tối ưu.
Trong các bộ tách sóng đa người sử dụng tối ưu, quyết định dược thực hiện trên cơ sở
cực tiểu hoá xác suất lỗi chuỗi hay bit. Các máy thu giảm thiểu xác suất lỗi bit có thể
được thực hiện trên cơ sở các giải thuật lập trình thuận hoặc ngược, trong đó giải thuật
thuận tương đương với giải thuật tách sóng Viterbi. Độ phức tạp của các máy thu tối ưu
tăng theo hàm mũ của số ngừơi sử dụng.
Các máy thu dưới tối ưu có độ phức tạp tuyến tính với số ngừơi sử dụng. Các máy thu
này cũng tách sóng đồng thời tất cả các tín hiệu cuả các ngừơi sử dụng. Tuy nhiên thay
cho việc tách sóng theo khả năng giống nhất, chúng thức hiện một tập các biến đổi
truyến tính tại đầu ra của các bộ lọc phối hợp.
Có thể phân loại các máy thu đa người sử dụng dưới tối ưu theo nhiều cách. Một trong
số các cách này là phân loại chúng theo các thuật toán tách sóng thành: tách sóng đa
người sử dụng tập trung hay tách sóng một người sử dụng phân tán. Các thuật toán tập
trung thực hiện tách sóng kết hợp đa người sử dụng thực sự, chúng thực hiện tách sóng
liên kết các ký hiệu số liệu của từng người sử dụng, có thể áp dụng chúng trong các máy
thu trạm gốc. Các thuật toán phân tán tách sóng các ký hiệu của một người sử dụng đơn
trên cơ sở quan trắc tín hiệu thu được trong môi trường đa người sử dụng có nhiễu đa
truy nhập, các thuật toán tách sóng một người sử dụng có thể áp dụng cho cả máy thu
trạm gốc và máy thu của trạm đầu cuối (trạm di động).
Tách sóng đa người sử dụng cũng có thể được phân loại theo phương pháp áp dụng
như: các bộ cân bằng tuyến tính và các máy thu loại nhiễu trừ (IC: Interference
Canceller). Các bộ cân bằng tuyến tính là các bộ lọc tuyến tính triệt nhiễu đa người sử
dụng. Các bộ cân bằng được nghiên cứu nhiều nhất là: bộ ép buộc về không (ZF: Zero-
Forcing) hay các bộ giải tương quan và tách sóng sai lỗi bình phương trung bình cực tiểu
(MMSE: Minimum Mean Square Error). Các máy thu IC tìm cách đánh giá tường minh
147
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

thành phần nhiễu đa truy nhập sau đó trừ nó với tín hiệu thu. Loại bỏ nhiễu đa truy nhập
có thể được thực hiện song song cho tất cả các người sử dụng trong bộ loại bỏ nhiễu song
song (PIC: Parallel Interference Cancellation). Lọai bỏ nhiễu cũng có thể thưc hiện theo
phương pháp nối tiếp ở các bộ loại bỏ nhiễu nối tiếp (SIC: Serial Interference
Cancellation).
Cả bộ cân bằng tuyến tính lẫn các máy thu loại bỏ nhiễu đều có thể được áp dụng
trong các máy thu tập trung. Các bộ cân bằng có thể được thực hiện một cách thích ứng
như là các bộ tách sóng đơn người sử dụng. Điều này là có thể nếu các chuỗi trải phổ của
các người sử dụng có chu kỳ là một ký hiệu để nhiễu đa người sử dụng trở nên tuần hoàn
ổn định. Các thực hiện khác nhau trên cơ sở các chuỗi hướng dẫn của các bộ tách sóng
MMSE cũng được nghiên cưú. Các bộ tách sóng mù là các bộ tách sóng không cần các
chuỗi hướng dẫn cũng được nghiên cưú.
Trong phương pháp loại bỏ nhiễu thích ứng, máy thu đánh giá chuỗi thu dược cho
từng người sử dụng bằng các bộ lọc phối hợp thông thường. Sau đó loại bỏ chuỗi được
ước tính mạnh nhất ra khỏi sóng thu để được một tín hiệu không bị nhiễu từ nguồn gây
nhiễu mạnh nhất (giả thiết rằng quyết định trước đây là đúng).
Các máy thu sai lỗi bình phương trung bình cực tiểu thích ứng (MMSE) lợi dụng cấu
trúc tuần hoàn ổn định của nhiễu để cải thiện dung lượng và hiệu năng chống lỗi. Máy
thu MMSE thích ứng bao gồm một bộ lọc phân đoạn không gian thích ứng. Máy thu này
đòi hỏi một chuỗi hướng dẫn để đánh giá ban đầu các thông số bộ lọc. Điều này đưa
thêm thông tin bổ sung vào thông tin số liệu nhưng tạo điều kiện cho việc đồng bộ so với
các cấu trúc thu khác. Có thể dễ ràng thực hiện máy thu như một cấu trúc tách sóng đơn
ngừơi sử dụng mà vẫn nhận được hầu hết độ lợi giống như cấu trúc đa người sử dụng.
Trong phần trên ta đã đề cập cách xử lý tín hiệu để giải quyết MAI khi tách sóng
tín hiệu trong một mạng trải phổ. MAI này được gây ra bởi các tín hiệu trải phổ khác thể
hiện nhiễu kiểu băng rộng.
Ta cũng đã biết rằng các hệ thống trải phổ có thể chia sẻ phổ với các hệ thống tổ ong
đang hoạt động (các hệ thống thông tin di động FDMA và TDMA) và các hệ thống vi ba
cố định để đạt được sự sử dụng độ rộng băng tần hiệu quả nhất. Tín hiệu của các người
sử dụng đồng tồn tại này sẽ thể hiện nhiễu băng hẹp trong phổ của tín hiệu băng rộng.
Như ta đã biết điều chế trải phổ có sẵn khả năng loại bỏ nhiễu băng hẹp. Quá trình giải
trải phổ trong máy thu sẽ trải phổ nhiễu băng hẹp trong băng tần bị chiếm bởi chuỗi trải
phổ và nhờ vậy giảm đáng kể mức nhiễu. Nghĩa là nhiễu bị chuyển vào mức mật độ phổ
công suất tạp âm thấp hơn với phổ khá bằng phẳng. Đồng thời phổ của tín hiệu hữu ích
được chuyển ngược trở lại vào phổ được tín hiệu thông tin chiếm trước khi trải phổ.
Ta cũng đã thấy, hiệu suất loại bỏ nhiễu băng hẹp trong các hệ thống trải phổ phụ
thuộc vào độ lợi xử lý. Khi độ lợi xử lý bị giới hạn bởi độ rộng băng tần, việc triệt nhiễu
148
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

có thể được tăng cường đáng kể bằng cách lọc tín hiệu thu trước giải trải phổ. Nếu sự
khác biệt giữa độ rộng băng tín hiệu hữu ích và các tín hiệu gây nhiễu băng hẹp càng lớn
thì hiệu quả lọai bỏ nhiễu càng cao. Khi này ta có thể sử dụng bộ lọc chặn dải dạng lõm
(gói tắt là bộ lọc lõm) để loại bỏ nhiễu mà chỉ gây giảm không đáng kể tín hiệu hữu ích.
Các kỹ thuật để triệt nhiễu băng hẹp được phân chia thành ba loại chính. Các giải
thuật trong loại một dựa trên xử lý ước tính. Nhiễu được mô hình như tạp âm Gauss
trắng khi đi qua bộ lọc toàn cực. Dự báo tuyến tính được sử dụng để ước tính các hệ số
của một mô hình bộ lọc toàn cực. Các hệ số nhận được sau ước tính sẽ đặc tả một bộ lọc
ngang toàn không. Tín hiệu thu được đưa qua bộ lọc ngang này để được triệt nhiễu băng
hẹp trứơc khi tách sóng.
Các giải thuật trong lọai hai thực hiện việc chuyển đổi miền lọc. Máy thu tính toán
chuyển đổi Fourier nhanh thời gian thực của tín hiệu thu. Trên cơ sở phổ tín hiệu, một bộ
lọc lõm ngang được thiết kế để triệt nhiễu. Chuyển đổi nhận được được nhân với hàm
truyền đạt của bộ lọc và tích nhận được được chuyển đổi ngược trước khi được tách
sóng bằng bộ lọc phối hợp.
Các giải thuật trong loại ba được xây dựng trên cơ sở các máy thu CDMA thích
ứng. Máy thu tuyến tính CDMA thích ứng gồm mộ bộ lọc ngang sai lỗi bình phương
trung bình thấp nhất (LMSE: Least Mean Square Error) và một mạch quyết định. Máy
thu ước tính các hệ số tối ưu của bộ lọc ngang ở chế độ hướng dẫn và liên tục điều chỉnh
chúng trong chế độ truyền dẫn bằng cách sử dụng tham chuẩn là các ký hiệu số liệu được
tách sóng. Như vậy máy thu không cần thiết bị giải trải phổ riêng biệt bổ sung cho bộ lọc
để triệt nhiễu băng hẹp.
Trong tất cả các kỹ thuật nêu trên, triệt nhiễu được thực hiện ở hai bước. Trong
bước một, tín hiệu nhiễu được đánh giá và một tập các hệ số được tính toán để sử dụng
cho bộ lọc ngang. Trong bước hai, lọc tín hiệu thu được thực hiện thực sự. Đối nhiễu cố
định trong một khoảng thời gian quy định, có thể sử dụng các hệ số bộ lọc cho toàn bộ
khoảng thời gian này. Vì nhiễu xuất hiện theo thời gian, cần phải theo dõi các hệ số một
cách thích ứng.
Tất cả các bộ lọc này sử dụng công nghệ sóng âm thanh bề mặt (SAW : Surface
Acoustic Wave) hay thiết bị ghép điện tích (CCD: Charged Couple Device) hay phổ biến
nhất là các bộ xử lý tín hiệu số (DSP: Digital Signal Processor).
Do khuôn khổ có hạn của giáo trình trong chương này ta chỉ xét các phương pháp
loại bỏ nhiễu MAI trên cơ sở sử dụng các bộ tách sóng đa người sử dụng.
Cơ sở để phát triển lý thuyết tách sóng đa ngừơi sử dụng được dựa trên mô hình của
một hệ thống DSCDMA dị bộ được thể hiện bởi các phương trình (5.21), (5.22) và
(5.23). Trên cơ sở của các phương trình này ta sẽ xét các cấu trúc máy thu đa người sử
dụng khác nhau và hiệu năng của chúng.
149
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

5.4.2. Máy thu tối ưu

5.4.2.1. Mô hình máy thu tối ưu

Ta có thể viết lại phương trình (5.12) như sau:

K M

r(t) Prj d j (t mTb j


)C j (t mTb j
) n(t) (5.39)
j 1 m M

Trong đó Prj=Erj/Tb.
Trong máy thu bộ lọc phối hợp thông thường, mạch quyết định sau bộ lọc chỉ thực
hiện quyết định một lần ở cuối chu kỳ ký hiệu. Nghĩa là nó chỉ thực hiện đánh giá tín
hiệu thu được trong khoảng thời gian tương ứng với ký hiệu này. Trong phương pháp này
tách sóng không tối ưu vì thông tin về nhiễu nhận được từ xếp chồng các ký hiệu đã bị
bỏ qua. Trong tách sóng các tín hiệu DSCDMA dị bộ, ta cần thực hiện quan trắc toàn bộ
sóng thu được cho tất cả các người sử dụng tại đầu của bộ lọc phối hợp.
Máy thu tối ưu được định nghĩa như là một máy thu cho phép chọn ra chuỗi bit
{dk(m)} (-MmM, 1kK, m và k là các số nguyên) có xác suất cao nhất khi biết trứơc
tín hiệu thu r(t) được quan trắc trên khoảng thời gian -(M+1)Tbt(M+1)Tb
Ta có thể thiết kế các máy thu tối ưu để chọn chuỗi bit:
d (M) . . . d (M) 
 1 1 
. 
.  (5.40)
 
. 
 
d K (M) . . . d K (M) 
để đạt cực đại xác suất có điều kiện sau:

P d r(t)  t   (M  1)Tb ,(M  1)Tb  (5.41)

Nếu coi rằng các bit được phát là độc lập và đồng xác suất, cực đại hoá xác suất trong
phương trình (5.41) tương đương với cực đại hoá hàm khả giống sau:

(M 1)Tb  K M 2
 12  r(t)
    dt
 kr  k
P d (m )c (t mT )
2n  (M 1)T  k 1 
k b k 
P  r(t) d   A e 
m M
 
b
(5.42)
trong đó A là hằng số, n2 là mật độ phổ công suất tạp âm.

150
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Máy thu tối ưu khả năng giống cực đại tính toán hàm log khả năng giống sau:

(M 1)Tb 2
 K M 
(d)    r(t)   Prj  d j (m)C j (t  mTb   j )  dt (5.43)
 (M 1)Tb  j 1 m  M 
và chọn chuỗi thông tin {dk(m)} sao cho (d) cực tiểu.
Việc tối ưu hoá phương trình (5.43) đạt được bằng cách lập trình động. Giải thuật
Viterbi là một thí dụ về lập trình động thuận để chọn một chuỗi d sao cho cực đại hoá
phương trình (5.43). Đầu vào giải thuật Viterbi là các mẫu đầu ra của các bộ lọc phối
hợp. Giải thuật Viterbi hoạt động trên biểu đồ lưới với số trạng thái tỷ lệ 2K-1. Vì thế độ
phức tạp cuả giải thuật tỷ lệ hàm mũ với số người sử dụng.
Máy thu tối ưu có thể thực hiện các quyết định trên cơ sở chọn chuỗi được phát để cực
tiểu hoá hoặc xác suất lỗi chuỗi hoặc xác suất lỗi ký hiệu. Trong cả hai trường hợp, đầu
có thể thực hiên giải thuật bằng một chương trình động với độ phức tạp trên một quyết
định nhị phân tỷ lệ hàm mũ với số người sử dụng.
Dưới đây ta sẽ xét kiểu quyết định thứ nhất được gọi là tách sóng chuỗi khả năng
giống cực đại do Verdu đề suất.
Bộ tách sóng khả năng giống cực đại cho DSCDMA dị bộ gồm một tập hợp các bộ
lọc phối hợp và sau đó là giải thuật tách sóng Viterbi khả năng giống (hình 5.5).

iTc  1  mTb 
y1 (i) Y 1 (m ) d 1 ( m)
 (.)dt
N
 (.)
(i 1) Tc  1  mTb iTc  mTb  1 i 1 (m  1)Tb  1
2
cos( c t  1 ) c1i
Tb iT   
2  mTb
c
y 2 (i) Y 2 (m ) d 2 ( m)
 (.)dt
N

r(t)
 (.) Gi¶i
(i 1) Tc   2  mTb
iTc  mTb   2
i 1
(m  1)Tb   2 thuËt
quyÕt
2
cos( c t   2 ) c i2 ®Þnh
Tb Viterbi


iTc   k  mTb y K (i) N Y K (m ) d K ( m)
 (.)dt  (.)
(i 1) Tc   k  mTb iTc  mT b   K i 1
(m  1)Tb   K
2
cos( c t   K ) c iK
Tb
H×nh 5.5. M¸y thu tèi -u cho c¸c hÖ thèng DSCDMA dÞ bé

151
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

5.4.2.2. Truyền dẫn đồng bộ

Đối với truyền dẫn đồng bộ từng người sử dụng có thể duy trì đồng bộ với tín hiệu
phát (j=0) và không có dịch thời giưã các ký hiệu nên ta chỉ cần xét tín hiệu thu trong
khoảng thời gian 0tTb, vì thế ta có thể viết lại phương trình (5.43) như sau:

Tb
K
(d) r(t) Prj d j (0)C j (t) 2 dt (5.44)
j 1
0

Triển khai phương trình (5.44) ta được:

Tb
Tb K
2
(d) r (t) 2 Prj d j (0) r(t)C j (t)dt
0 j 1
0

K K Tb

+ Prj Pri d j (0)d i (0) C j (t)C i (t)dt (5.45)


j 1 i 1 0

Vì thành phần thứ nhất trong (5.45) là chung cho tất cả các chuỗi {dj(0)} có thể có
nên ta có thể bỏ qua không xét, từ phương trình (5.15) và (5.22) ta có thể biểu diễn
(5.45) vào dạng sau số đo tương quan sau (và tìm cực đại của số đo này):

K K K
C(YK , dK ) 2 E rj d j (0)Y j E rj E ri d rj (0)d ri (0)R ji (0) (5.46)
j 1 j 1 k 1

trong đó :

Tb
1
Yj r(t)C j (t)dt (5.47)
Tb 0

Tb
1
R ji (0) C j (t)Ci (t)dt (5.48)
Tb 0

hay

C(Y K , dK ) 2dTK YK dTK RsdK (5.49)

152
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

trong đó

T
Y K Y 1 , Y 2 ,......., Y k ,
T
d K E r1 d1 (0), E r2 d2 (0),......., E K d K (0) (5.50)
Rs là một ma trận vuông chứa các phần tử Rji(0) như sau (để đơn giản ta ký hiệu
Rji(0)=Rji):

R 11 R 12 . . . R 1K 1 R 12 . . . R 1K
R 21 R 22 . . . R 2K R 21 1 . . . R 2K
. . . . . . . . (5.51)
Rs
. . . . . . . .
. . . . . . . .
R K1 R K 2 . . . R KK R K1 R K 2 . . . 1

Một cách tổng quát ta có thể biểu vectơ tín hiệu thu Y thể hiện đầu ra của K bộ
lọc phối hợp như sau trong hệ thống DSCDMA đồng bộ như sau:
Y1 R 11 R 12 . . . R 1K E r1 0 . . . 0 d1 (0) n1
Y2 R 21 R 22 . . . R 2K 0 E r2 . . . 0 d 2 (0) n2
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
YK R K1 R K 2 . . . R KK 0 0 . . . E rK d K (0) nK

hay

Y = RsAd +n (5.52)

trong đó các vectơ Y, R ,A, b và n là các ma trận tương ứng ở công thức trên.
A là ma trận đường chéo của biên độ tín hiệu thu được ký hiệu như sau:

A diag E r1 , E r2 , . . . , E rK (5.53)

n là vectơ tạp âm có trung bình bằng không.


Ta thấy rằng bộ tách sóng tối ưu phải biết được năng lượng của các tín hiệu thu để
tính toán các số đo tương quan.

153
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Tồn tại 2K khả năng chọn các bit trong chuỗi K người sử dụng. Bộ tách sóng tối ưu
tính toán các số đo tương quan cho từng chuỗi và đưa ra số đo tương quan lớn nhất. Ta
thấy rằng bộ tách sóng tối ưu có độ phức tạp tăng theo hàm mũ cùng với số lượng người
sử dụng K.
Trong trường hợp truyền dẫn không đồng bộ ta phải xét chuỗi bit gồm 2M+1 bit và
phải tính toan 2(M+1)K số đo tương quan. Giải thuật Viterbi cho phép tìm nhanh chuỗi d
thoả mãn điều kiện cực tiểu của số đo tương quan tuy nhiên cũng chỉ phù hợp cho các
ứng dụng ở các hệ thống viễn thông khi số người sử dụng rất thấp: K<10.

5.4.3. Các máy thu DSCDMA dưới tối ưu

Độ lợi hiệu năng đạt được ở các máy thu tối ưu trên cơ sở thực hiện tập trung đẫn đến
mức độ phức tạp rất cao. Độ phức tạp của thu tối ưu phụ thuộc hàm mũ và số người sử
dụng. Chẳng hạn trong một hệ thống gồm 50 người sử dụng, số lượng tính toán cho một
ký hiệu thu tỷ lệ 250, đây là một con số quá lớn. Đối với các hệ thống thực tế, ta cần giảm
bới tính phức tạp khi thực hiện đến một mức độ hợp lý khi hiệu năng giảm ở mức độ
nhất định so với máy thu tối ưu. Dưới đây ta xét một số máy thu dưới tối ưu sử dụng kỹ
thuật loại nhiễu.

5.4.3.1. Các bộ tách sóng đa người sử dụng với loại nhiễu lần lượt (SIC)

Loại nhiễu lần lượt (SIC: Successive Interference Canceller) là một dạng tách sóng đa
người sử dụng dưới tốt ưu. Trong SIC, nhiễu của tín hiệu lớn nhất được loại bỏ trước khi
tách sóng các tín hiệu khác, vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong việc tạo ra
nhiễu, ngoài ra bắt và tách sóng tín hiệu mạnh cũng dễ dàng hơn. Thao tác loại nhiễu lần
lượt bao gồm:

1. Phân cấp tín hiệu sao cho:


E r1 > E r2 > E r3 > . . . > E rK
2. Tách sóng người sử dụng mạnh nhất bằng một máy thu thông thường
3. Tái tạo lại tín hiệu trải phổ của người sử dụng mạnh nhất r̂k (t) bằng cách sử dụng
chuỗi trải phổ của nó cũng như ước tính biên độ của nó:
4. Loại bỏ nguồn nhiễu của người sử dụng mạnh nhất
5. Lặp lại quá trình trên cho đến khi tất cả các tín hiệu các người sử dụng được tách
sóng
Sơ đồ mô tả nguyên lý tổng quát của bộ loại nhiễu được cho ở hình 5.6.
154
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Máy thu d^1(m)


thông thường

r(t)
Tái tạo
r 1(t)

^d (m)
Máy thu 2
Trễ thông thường

Trễ
Tái tạo
r2 (t)
^d (m)
3
Máy thu
thông thường

^d K-1(m)
Máy thu
thông thường

Tái tạo
Trễ r K-1(t)

^d (m)
Máy thu K
thông thường

Hình 5.6. Sơ đồ mô tả nguyên lý tách sóng loại bỏ nhiễu

Kỹ thuật này dựa trên phương pháp loại bỏ các dạng sóng gây nhiễu ra khỏi tín
hiệu thu lần lượt sau mỗi lần chúng được tách sóng. Khi thực hiện quyết định về thông
tin được phát của người sử dụng thứ k, ta coi rằng các quyết định cho các người sử dụng
k+1,....., K là đúng và bỏ qua sự có mặt của các người sử dụng 1,....,k-1. Vì thế quyết
định bit thông tin của người sử dụng k trong hệ thống đồng bộ được xác định như sau:

K
dk sig Y k E jr R kj (0)d j (5.54)
j k 1

trong đó Yk là đầu ra của bộ tương quan hay lọc phối hợp tương ứng với chữ ký k.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách giải điều chế tín hiệu của các người sử
dụng theo thứ tự công suất tín hiệu thu giảm dần mà không cần để ý đến trương quan
chéo giữa các người sử dụng. Một cách khác là giải điều chế tín hiệu của các người sử
dụng theo công suất tại đầu ra của các bộ tương quan chéo hay bộ lọc phối hợp, nghĩa là
theo đo tương quan:

Tb 2
1 N0
E r(t)C k (t)dt = E rk E rj R 2kj (0) (5.55)
Tb 0 j k 2

áp dụng cho trường hợp truyền dẫn đồng bộ.


155
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Vì phải tách tín hiệu của tất cả các người sử dụng một cách độc lập bằng máy thu
thông thường, nên phải biết các chữ ký, định thời và pha của tất cả các người sử dụng. Để
phân cấp các người sử dụng, cần đánh giá chính xác biên độ của từng người. Độ phức tạp
của của máy thu tỷ lệ tuyến tính với số người sử dụng. Ta có thể đơn giản hoá máy thu
nói trên bằng cách thay cho việc loại bỏ tất cả nhiễu ta chỉ loại bỏ nhiễu của một số người
gây nhiễu lớn nhất.

5.4.3.2. Bộ tách sóng loại bỏ nhiễu đa tầng (MIC)

Có nhiều kiểu thực hiện các bộ loại nhiễu khác nhau. Bộ tách sóng loại bỏ nhiễu đa tần
(MIC: Multistage Interference Cancellation) sử dụng lặp nhiều lần trong quá trình tách
bit cuả người sử dụng và loại bỏ nhiễu. Tầng đầu tiên có thể là SIC hoặc một bộ tách
sóng dưới tối ưu bất kỳ. Tầng tiếp theo trừ dạng sóng thu được với MAI được đánh giá ở
tầng trước. Sơ đồ khối của máy thu với bộ lọc phối hợp ở tầng đầu được cho ở hình 5.7.
Lưu ý rằng trong máy thu này tất cả nhiễu đồng thời bị loại khỏi tín hiệu của ngừơi sử
dụng khác với máy thu ở hình 5.6 trong đó mà chỉ có tín hiệu mạnh bị loại bỏ khỏi tín
hiệu của từng người sử dụng.

iTc y 1 (m ) N Y 1 (m ) d1 (m)
 (.)dt  (.)
i 1 (m 1)Tb
Bé xö lý
®a tÇng
( i 1) Tc iTc mTb 1
2
cos(c t  1 ) c1i
T Bé xö lý d 2 (m)
iTc y 2 (m ) N Y 2 (m )
r(t)  (.)dt iTc mTb
 (.)
i 1
®a tÇng
2
( i 1) Tc (m 1)Tb

2 c i2
cos(c t   2 )
T

Bé xö lý
iTc y 1 (m ) N Y K (m ) ®a tÇng d K (m)
 (.)dt iTc mTb
 (.)
i 1
K
( i 1) Tc (m 1)Tb
2 c i
cos(c t   K ) K

T
Hình 5.7. Bộ tách sóng loại bỏ nhiễu đa tầng (MIC)

Để làm thí dụ ta xét một hệ thống đồng bộ có hai người sử dụng. Giả sử tầng tách
sóng đầu là tách sóng giải tương quan. Ước tính bit của hai người sử dụng ở đầu ra của
tầng này được xác định như sau:

156
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

d1 sign Y1 d2 R (5.56)

d2 sign Y 2 d1R (5.57)


trong đó R=R12=R21

¦íc tÝnh c¸c bit cho tÇng hai:

d1 sign Y 1 E r2 d 2 R (5.58)

d2 sign Y 2 E1r d1R (5.59)


¦íc tÝnh c¸c bit cho tÇng ba:

d1 sign Y1 E 2r d 2 R (5.60)

d2 sign Y 2 E1r d1R (5.61)

Máy thu đa tầng cho hai người sử dụng được cho ở hình 5.8. Mỗi nhánh ở hình 5.8 bao
gồm một máy thu thông thường (trên cơ sở bộ lọc phối hợp) và bộ nhân để nhân tín hiệu
sau tách sóng được với chuỗi mã. Hình 9.8 chỉ mô tả thao tác trong một tầng, thao lác
này có thể được lặp lại ở nhiều tầng tiếp theo.

157
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

r(t) + Máy thu thông


Trễ
thường

Mạch
quyết đinh

Các tầng tiếp theo


T¸i t¹o r1 (t)

T¸i t¹o r2 (t)

Mạch
quyết định

r(t) Máy thu thông


Trễ
thường
+

Hình 5.8. Máy thu đa tầng cho hai người sử dụng

Bộ loại nhiễu của Kohno cũng gồm máy thu bộ lọc phối hợp thông thường ở tầng
đầu và một bộ cân bằng hồi tiếp quyết định ở tầng hai. Máy thu hồi tiếp quyết định giải
tương quan của Duel-Hallen có một máy thu giải tương quan ở tầng đầu và các bộ lọc
quyết định hồi tiếp để lọai bỏ nhiễu đa người sử dụng. Các quyết định về các giá trị tín
hiệu cuả các người sử dụng được thực hiện theo thứ tự biên độ thu giảm dần. Như vậy
máy thu cuả tín hiệu mạnh nhất không có hồi tiếp và nó tương đương như một bộ giải
tương quan. Mặt khác máy thu cho tín hiệu gần nhất này kết hợp các quyết định về tất cả
tín hiệu của các người sử dụng khác. Và nếu có nhiều người sử dụng cùng công suất,
hiệu năng hoạt động của bộ loại nhiễu bị giảm do không thể tách chính xác tín hiệụ của
các ngừơi sử dụng này.
Trong các hệ thống thông tin vô tuyến tổ ong, sự cải thiện hiệu năng so với máy thu
thông thường bị hạn chế vì nhiễu đến từ các ô khác. Trạm gốc không thể kiểm soát được
các nhiễu này và vì thế không thể loại chúng.

158
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

5.4.4. Tách sóng đa người sử dụng cho thông tin di động thế hệ ba

5.4.4.1. Tách sóng đa người sử dụng cho thông tin di động thế hệ ba

Việc lựa chọn các kỹ thuật tách sóng đa người sử dụng cho các máy thu trạm gốc thế
hệ ba CDMA cũng đã được nghiên cứu. Cả hiệu năng máy thu và độ phức tạp thực hiện
cũng đã được nghiên cứu. Kết luận của các nghiên cứu này là hiện thời máy thu đa người
sử dụng trên cơ sở loại bỏ nhiễu song song đa tầng (PIC) là thích hợp nhất cho các hệ
thống CDMA với một hệ số trải phổ. Nguyên lý của máy thu PIC một tầng cho hai người
sử dụng được cho ở hình 5.9. Loại bỏ nhiễu song song có nghĩa là nhiễu được loại bỏ
đồng thời cho tất cả các người sử dụng. Trong máy thu loại bỏ nhiễu nhiều tầng người ta
cải thiện hiệu năng loại bỏ bằng cách sử dụng lại các quyết định đã thực hiện sau loại bỏ
nhiễu ở một tầng mới. Máy thu loại bỏ nhiễu đa tầng được cho ở hình 5.10.

Các quyết định -


RAKE 1 và tách ướm thử Giải đan Giải
RAKE 1 xen mã
sóng

r(t ) Đánh giá


Các đánh giá kênh 1 MAI Các đánh giá kênh 1

Các đánh giá kênh 2 Đánh giá Các đánh giá kênh 2
MAI

Giải Giải
RAKE 2 và tách RAKE 2
Các quyết định - đan xen mã
sóng
ướm thử

RAKE là máy thu chống pha đinh dựa trên nguyên lý phân tập đa đường (xem chương 6)
Hình 5.9. Máy thu loại bỏ nhiễu song song cho hai người sử dụng

159
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Các quyết định


ướm thử
MRC &
tách sóng

MRC= Maximum Ratio Combining


Các đánh giá Đánh giá = Kết hợp tỷ lệ cực đại
kênh MAI
Các quyết định
Tín hiệu thu ướm thử
Loại bỏ MRC &
nhiễu tách sóng

Các đánh giá Đáng giá


kênh MAI

Loại bỏ Giải đan


nhiễu MRC Giải mã
xen

Hình 5.10. Máy thu loại bỏ nhiễu đa tầng

Việc lựa chọn tách sóng đa người sử dụng cho các hệ thống CDMA đa dịch vụ với hệ
số trải phổ biến đổi cũng đã được nghiên cứu. Máy thu loại nhiễu nối tiếp theo nhóm
(GSIC: Groupwise Serial Interference Cancellation) là ứng cử thích hợp nhất cho trình
độ công nghệ máy thu hiện nay. Trong máy thu GSIC nhóm các người sử dụng với một
hệ số trải phổ nào đó được tách sóng song song, sau đó nhiễu đa truy nhập do họ gây ra
được loại trừ khỏi các người sử dụng có các hệ số trải phổ khác. Nguyên nhân chủ yếu
làm cho GSIC có hiệu quả là công suất cuả các người sử dụng phụ thuộc vào hệ số trải
phổ. Bằng cách bắt đầu loại bỏ các người sử dụng với hệ số trải phổ thấp nhất ta có thể
loại bỏ các người sử dụng có công suất lớn nhất (các nguồn nhiễu nghiêm trọng nhất)
trước nhất.

5.4.4.2. Cấu trúc của PIC

Giải thuật PIC (Parallel Interference Canceller: bộ triệt nhiễu song song) được trình
bày trên hình 5.11 là giải thuật PIC dư. Tầng đầu bao gồm một ngân hàng RAKE để đưa
ra các quyết định bit ướm thử cho từng người sử dụng ( d̂ k ). Các ước tính kênh cũng được
thực hiện tại tầng Rake. Sau tầng Rake là một hay nhiều tầng triệt nhiễu. Các tầng triệt
nhiễu bao gồm bộ ước tính nhiễu (tạo MAI) và máy thu Rake với bộ triệt nhiễu.

160
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

Trễ Các tín hiệu


Trễ dư

r1 dpdch
dpdch
dpcch
rM Rake 1 Rake 1 dpcch
C&t
Tạo MAI
dpdch
dpdch
dpcch
Rake K Rake K dpcch
C&t

Tầng Rake

dpdch: quyết định bit ướm thử kênh lưu lượng


dpcch: quyết định bit ướm thử kênh điều khiển
C&t: Ước tính kênh Tầng triệt nhiễu
Hình 5.11. Máy thu PIC với M anten phân tập

Các quyết định bit ướm thử và các ước tính kênh được đưa đến bộ ước tính nhiễu (tạo
MAI) để tính toán ước tính tín hiệu thu băng rộng. Sau đó tín hiệu thu trễ trừ đi ước tính
này để được phần dư. Phần dư này được giải trải phổ sau đó được cộng với tích của ước
tính kênh và các quyết định bit nhận được từ tầng Rake trước đó. Sau tầng triệt nhiễu
Rake ta nhận được các quyết định cuối cùng trong đó nhiễu đã được loại bỏ.
Lý do sử dụng PIC dư là cấu trúc thực hiện, nghĩa là chỉ cần phân bố một tín hiệu băng
rộng từ tầng Rake cho tầng triệt nhiễu song song (PIC). Trong PIC thông tường ta cần
ước tính nhiễu rieng cho từng người sử dụng. Lưu ý rằng hiệu năng của PIC dư cũng
giống như hiệu năng của PIC thông thường.
Một vấn đề xẩy ra đối với PIC quyết định cứng là khi một quyết định ướm thử bị sai,
nhiễu này sẽ nhân đôi trong tần triệt nhiễu. Để khắc phục vấn đền này có thể sử dụng một
thiết bị quyết định cứng vùng rỗng hay sử dụng ngưỡng quyết đinh thích ứng trong đó
ngưỡng được xây dựng dựa tên thống kê đầu ra của bộ lọc thích ứng. Triệt nhiễu chi
được thực hiện trên các tín hiệu tín cậy.
Tiêu chuẩn 3GPP và giá thành thực hiện máy thu đặt ra các yêu cầu cơ sở cho một
máy thu PIC. Mã hóa kênh mạnh được đặc tả trong tiêu chuẩn và thường hệ số trải phổ
thấp được sử dụng nói lên rằng SINR có thể khá thấp tại máy thu dẫn đến các quyết định
ướm thử không tin cậy và BER trước giải mã cao. Điều này có nghĩa là PIC quyết định
cứng không thể làm việc tốt vì đối với từng quyết định ướm thử sai, nhiễu tương ứng tăng

161
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

gấp đôi. Để giảm giá thành, chỉ một PIC được sử dụng vì cải thiện hiệu năng từ tăng hai
và tầng ba là không lớn.

5.5. TỔNG KẾT

Chương này đã xét mô hình tổng quát kênh DSCDMA. Mô hình này hiện nay đang
được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 (gọi tắt là 3G) như:
W-CDMA và cdma2000. Để mô hình kênh này hoạt động mỗi người sử dụng cần được
cấp phát một mã trải phổ trực giao (xem chương 2). Các mã này có thể là mã giả tạp âm
(PN) hoặc mã Walsh. Dựa trên mô hình kênh DSCDMA chương này cũng đưa ra công
thức tính toán dung lượng đơn giản để thiết kế hệ thống (phương trình 5.39). Từ phương
trình này ta thấy số người sử dụng tối đa trong một ô phụ thuộc vào: hệ số nhiễu từ các ô
khác , độ lợi nhờ phân đoạn ô , hệ số tích cực tiếng  và hệ số điều khiển công suất
hoàn hảo . Để giảm thiểu nhiễu đến từ các ô khác hệ thống phải thực hiện chuyển giao
tối ưu. Việc phân đoạn ô bằng cách sử dụng nhiều anten có búp sóng hẹp cũng giảm
nhiễu đồng kênh và tăng dung lượng ô. Vì thế khi thiết kế hệ thống ta cần lưu ý đến vấn
đề này Ngoài ra điều này làm nẩy sinh ý tưởng xây dựng các mô hình anten thông minh
và anten thích ứng. Tiếng nói trong khi đàm thọai cũng là nguồn gây nhiễu đồng kênh.
Để giảm nhiễu này người ta cũng thiết kế các CODEC có tốc độ bit thay đổi tùy theo tần
suất tiếng. Điều khiển công suất là bắt buộc trong hệ thống CDMA để tránh hiện tượng
xa gần. Vì thế khi thiết kế ta cũng cần lưu tâm đển đạt được hệ số diều khiển cống uất
hoàn hảo  gần bằng 1.
Việc tính toán BER cho đường xuống (từ BTS đến MS) là tương đối đơn giản vì có thể
coi đây là đường truyền CDMA đồng bộ (các tín hiệu phát cho các người sử dụng khác
nhau đến máy thu được xét là đồng thời). Nhưng tính toán BER cho đường lên (từ MS
đến BTS) là rất phức tạp vì đường truyền CDMA này không đồng bộ ( các tín hiệu của
người sử dụng từ MS đến BTS bị trễ khác nhau phụ thuộc vào vị trí của họ). Trong
trường hợp này các mã trải phổ của các người sử dụng không còn trực giao nữa dẫn đến
nhiều đồng kênh tăng. Nhiễu này được xác định theo phương trình (5.28). Phân tích các
hệ thống điều chế khác nhau áp dụng cho CDMA cho thấy sử dụng điều chế BPSK và
QPSK là thích hợp hơn cả. Chính vì lý do này các hệ thống 3G phiên bản đầu tiên đều sử
dụng các phương thức điều chế này. Để tăng thêm dung lượng hệ thống, các hệ thống 3G
phiên bản sau áp dụng M-QAM với M>4.
Nhiễu đồng kênh thường lớn trên đường lên do truyền dẫ đồng bộ, thế tách sóng
tương quan (phối hợp) không loại bỏ nhiễu MAI dẫn đến tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng
tap âm (SINR) thấp. Để khắc phục tính trạng này các máy thu của BTS sử dụng các bộ

162
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

tách sóng đa người sử dụng. Trong các bộ tách sóng này nhiễu MAI được lọai bỏ trong
quá trình tách sóng. Do tách sóng đa người sử dụng dựa trên nguyên lý máy thu tối ưu
phức tạp (số lần tính toán để tìm ra chuỗi thu của người sử dụng tỷ lệ với hàm mũ số
người sử dụng) vì thế các máy thu dưới tối ưu được sử dụng. Các máy thu 3G WCDMA
sử dụng các bộ tách sóng PIC đa tầng.

5.6. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giả thiết rằng ta nhân tạp âm Gauss trung bình không n(t) với c(t)sin(2fct+) và
sau đó lấy tích phân tích nhận được trong thời gian 2Tb giây, tìm giá trị trung bình
đầu ra Z của bộ tích phân?
(a) Bằng không; (b) Khác không
2. Điều kiện giống như câu trên. Tìm phương sai đầu ra Z bộ tích phân?
(a) Bằng N0T/2; (b) N0T/4; (c) N0T
3. Hiệu năng của một hệ thống thông tin DSCDMA là
(a) nhiễu hạn chế; (b) năng lượng hạn chế; (c) tạp âm hạn chế; (d) không nhậy cảm
với hiệu
ứng xa-gần nếu chuỗi trải phổ rất dài được sử dụng
4. Nếu ta tăng gấp đôi độ dài chuỗi ở hệ thống DSCDMA thì
(a) số người sử dụng được phép tăng gấp đôi (b) tỷ số tín hiệu trên tạp âm giảm
một nửa; (c) p.b.e giảm một nửa; (d) tất cả các điều nói trên đều đúng (e) không điều
nào nói trên
đúng
5. Giả thiết Ebr/N0 = 15dB, K/N=0,1 và N rất lớn, tìm BER đối với CDMA BPSK khi
sử dụng công thức (5.8) và công thức gần đúng sau: Q(x)
2
exp(-x / 2) /( 2 x)
6. Tính dung lượng hệ thống CDMA theo số người sử dụng /đoạn ô với các dữ liệu
Eb
sau: 6 dB , nhiễu từ các ô lân cận là 60%, thừa số tích cực tiếng là 50%,
N0

Thừa số điều khiển công suất chính xác là 0,8; Độ lợi phân đoạn ô : 2,5, Độ rộng
băng tần vô tuyến là : 1,25 Mhz, Tốc độ bit thông tin : 9,6 kbps
10; (b) 26; (c) 40
7. Tìm tốc độ chip cần thiết của chuỗi PN cho hệ thống DSCDMA sử dụng đều chế
BPSK với các thông số sau:Eb/N0=6,8dB, tốc độ bit kênh 9,6 kbps; nhiễu từ các ô
khác 60%; thừa số tích cực tiếng 50%; độ chính xác điều khiển công suất 0,8;
không sử dụng phân đoạn ô. (a) 100kcps; (b) 1Mcps; (c) 1,8Mcps

163
Chương 5. Mô hình kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp ........

8. (tiếp). Xác suất lỗi bit trong trường hợp này bằng bao nhiêu? Sử dụng công thức
gần đúng sau Q(x) exp(-x / 2) /( 2 x) .
2

(a) 1,5.10-2; (b) 1,5.10-3; (c) 1,5.10-4

9. Các hệ thống thông tin di động CDMA sử dụng điều chế nào sau đây?
(a) BPSK; (b) QPSK; (c) GMSK; (d) DPSK
10. Xét hai người sử dụng trong hệ thống CDMA truyền dẫn đồng bộ với tín hiệu thu
là:
2 Erj
r(t) d j (t)C j (t) n(t) 0tTb
j 1 Tb

trong đó dj(t)=1 và n(t) là tạp âm Gauss trăng cộng có trung bình không và mật
độ phổ công suất N0/2.
(a) Tìm các đầu ra của bộ tương quan Y1 và Y2 tại thời điểm t=T
(b) Tìm phương sai của n1 và n2

164

You might also like