You are on page 1of 3

Thời đại của “chạm” và “lướt: Liệu có là chấm hết cho văn

hóa đọc của người trẻ Việt Nam?


Những bước tiến mạnh mẽ của mạng xã hội trong những năm trở lại đây đã kết nối
thế giới lại gần hơn bao giờ hết. Chỉ với thao tác “chạm” và “lướt”, mạng xã hội đã “ăn
sâu” vào trong lối sống của giới trẻ, chiếm phần lớn thời gian của họ. Và sự lo lắng dành
cho văn hóa đọc sách đang dần trở nên cấp thiết khi chỗ đứng của những trang sách giấy
đang mất dần. Tuy nhiên, cũng chính nhờ công nghệ, ta có một hi vọng mới.

Vòng xoáy của “thế giới ảo”


Chưa bao giờ trong lịch sử mà chúng ta cảm thấy bị phụ thuộc vào chiếc điện
thoại hay cụ thể hơn là mạng xã hội như thời điểm hiện tại. Việc đầu tiên của chúng ta
giờ đây khi thức dậy dường như không còn là pha một tách cà phê nhâm nhi hay một bài
yoga khởi động. Thay vào đó, là sự bật sáng của màn hình và ngón tay “lướt lướt”. Từ
những em bé nhỏ phải được xem Youtube với chú cá mập quen thuộc mới chịu đi đánh
răng, tới những người lớn tuổi. Niềm vui và sự giải trí không còn đến từ sự ngắm nhìn
những bông hoa vừa nở
trong vườn mà là từ lời
khen ở phần bình luận từ
chiếc ảnh họ chụp cùng
bông hoa đó: “Chị gái em
nay xinh hơn cả hoa
thế !”.
Và phần lớn giới trẻ
hiện tại, đang phụ thuộc
không chỉ giải trí mà cuộc
sống của họ vào chiếc
điện thoại và mạng xã
hội. Ở nhà, tại trường học,
trong lúc họ đang ngồi
với bạn bè tại một quán cà phê hay thậm chí là trên một chiếc máy chạy bộ. Gương mặt
của họ vẫn bám sát vào màn hình điện thoại với vô số những thông tin ngang dọc chỉ
trong lòng bàn tay ấy. Âm nhạc, phim ảnh, tin tức và cả trăm hình thức giải trí khác.
Chúng dường như đang ám ảnh người sử dụng tới tận thời điểm họ đặt lưng đi ngủ và
làm mất dần sự tương tác xã hội cũng như những thói quen tốt của họ. Từ khi nào mà
chúng sợ bỏ lỡ một scandal (vụ bê bối) của một nghệ sĩ tại Trung Quốc, hay những lùm
xùm về “sao kê” từ thiện ở Việt Nam,… hơn là sợ quên đi ngày kỉ niệm, hay quên chuẩn
bị một món quà cho ngày sinh nhật của người thân mình?
Sự “phai tàn” của văn hóa đọc?
Đi cùng với những hiện trạng đó, việc giới trẻ Việt Nam đang thờ ơ, lười đọc sách
đang trở nên đáng quan ngại hơn bao giờ hết. Tuy rằng những ngày hội sách vẫn đang
được hưởng ứng rất tốt qua các năm cùng với những sự ra đời của các phố đọc sách, quán
cà phê sách,… hay thậm chí là cả những buổi workshop, hội thảo của những diễn giả
hàng đầu những influencers (người ảnh hưởng) tới giới trẻ được tổ chức ngày càng nhiều,
ta vẫn phải chấp nhận một sự thật đáng buồn. Theo khảo sát gần đây nhất từ VOV, chỉ có
30% giới trẻ đọc sách thường xuyên như một thói quen, 44% thỉnh thoảng sẽ đọc và 26%
hiếm khi, không đọc sách. Và cũng những kết quả của Viện nghiên cứu xã hội đã chỉ ra
rằng chỉ 15% giới trẻ dành thời gian rảnh của mình để đọc sách, và vẫn có những người
chỉ đọc theo phong trào, để không cảm thấy bị “thụt lùi” so với bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên đứng từ góc độ khách quan, ta sẽ phải thừa nhận rằng thị trường sách
Việt Nam hiện tại vẫn chưa có những chiến dịch tốt để quảng bá những cuốn sách mang
giá trị thời đại, nhiều nhà xuất bản vẫn đang chạy theo lợi nhuận để xuất bản những cuốn
sách “ngôn tình”, những cuốn “self-help” với bài học trống rỗng,… Và ở thời điểm hiện
tại, với tình hình dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân
Việt Nam, việc tiếp cận và mua những cuốn sách giấy truyền thống đang gặp nhiều khó
khăn và bất cập.

Hi vọng mới từ chính công nghệ


Đúng vậy, chính công nghệ đã đưa cho giới trẻ một giải pháp, một câu trả lời mới
phù hợp với thời đại về việc đọc – sự ra đời của sách điện tử.
Với phong cách tinh giản, gọn nhẹ và màu sắc hiện đại mang xu hướng giới trẻ,
Kindle hiện tại không chỉ đứng đầu về thị phần sách điện tử ở nước ngoài mà còn ở Việt
Nam với nhiều dòng khác nhau như Kindle Basic, Kindle Paperwhite, Kindle Voyage và
Kindle Oasis,… đáp ứng mọi phân khúc về giá cả. Giới trẻ không lười đọc, mà họ cần
một phương tiện gần gũi hơn và bảo vệ họ khỏi sự phân tâm khi đang chìm trong thế giới
riêng của họ. Với thiết kế gọn nhẹ, chỉ khoảng 200g (nặng bằng ½ một quyển sách 200
trang thông thường), họ có thể mang cuốn sách điện tử này đi học, đi làm hoặc thậm chí
là đi du lịch mà không phải lo về sự bất tiện. Với công nghệ E-Ink (mực điện tử), Kindle
mang lại trải nghiệm như một trang sách thật mà không làm mỏi mắt như ánh sáng xanh
từ các thiết bị điện tử thông thường. Bên cạnh đó, còn là kho hàng ngàn cuốn sách miễn
phí và các chương trình giảm giá của các ebook, audio book từ nhà sản xuất – Amazon.
Những tính năng như tra từ điển ngay trong lúc đọc, flashcard lưu lại những cụm từ, câu
mà người đọc tâm đắc,… cũng chính là thứ mà giới trẻ tìm kiếm trong việc đọc của họ
hiện tại – tiện ích và thân thiện, giúp họ có thể tiếp cận nhiều các cuốn sách với ngôn ngữ
và chủ đề khác nhau trên toàn thế giới.
Bởi vậy, dù không mang lại cảm giác chân thực như sách giấy truyền thống,
nhưng sách điện tử đang và sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Văn hóa đọc sẽ không
“chấm hết”, mà được khoác lên một chiếc áo thời đại mới. Và giới trẻ, là chính là người
cảm nhận rõ nhất được giá trị của việc đọc, không chỉ tinh giản hơn mà còn nhanh chóng,
tiện lợi hơn và giữ trọn được sự chiêm nghiệm, suy ngẫm qua từng con chữ.

You might also like