Mở đầu về lí thuyết xác suất và các ứng dụng

You might also like

You are on page 1of 218

CD

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


ĐẶNG HÙNG THẮNG

MỞ ĐẦU
VẾ
Lí THUYẾT XÁC SUẤT VÀ CÁC ÚNG DỤNG ■

Giáo trình dùng cho các trường


Đại học và Cao đẳng

(Tái bản lần th ứ tám)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DUC VIÊT NAM


LÒI NÓI ĐAU

"Càn nhó rằng mộn khoa học bắt dầu từ uiệc xem
xét các trò chơi may rủi lại hứa hẹn trỏ thành dối
tượng quan trọng nhát của tri thức loài người. Phần
lớn những ván dầ quan trọng nhát của đời sống thực '
ra chỉ là những bài toán của lí (huyết xác suất"
P.S.Laplaxơ (1812)

Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người bắt buộc phải
tiếp xúc với các biến cố ngẫu nhiên khống th ể dự đoán trước
đưcc. Một lĩnh vực của Toán học cố tên là : "Lí thuyết Xác
suêt" đã ra đời nhằm nghiên cứu các quy luật và các quy tắc
tỉm toán các hiện tư ợ ng ngẫu nhiên.
Ngày nay Lí thuyết Xác su ất (LTXS) đã trở thành một ngành
Tom học lớn, chiếm vị trí quan trọng cả về lí thuyết lẫn
ứn£ dụng. Một m ặt LTXS là một ngành Toán học cd tẩ m lí
thiyết ở trình độ cao, m ặt khác nó được ứng dụng rộng rãi
tro ig nhiều ngành KHKT và cả KHXH và N hân văn. Đặc biệt
LTXS gắn liền với khoa học Thống kê, một khoa học về các
phtơng pháp thu thập, tổ chức và phân tích các dữ liệu, thông
tin định lượng.
ờ rấ t nhiều nước trên th ế giới, LTXS và Thống kê đã được
đưỉ. vào giảng dạy ngay từ bậc tru n g học và là môn cơ sở bát
biũc đối với sinh viên của nhiều ngành học khác nhau ở bậc
đại học. ơ nước ta, trong chương trình cải cách, học sinh phổ
th m g tru n g học đã được làm quen với LTXS.

3
Trong quyết định vể đào tạo đại cương theo 7 nhóm ngành
của Bộ Giáo dục và Dào tạo, tấ t cả các nhổm ngành đều cd
chương trình Xác Suất - Thông Kê với thời lượng ít n h ấ t là 4
đơn vị học trình. Nhiều cán bộ đã ra công tác có nhu cẩu phải
tự học môn học này.
Cho đến nay các giáo trình, sách tham khảo về Xác su ấ t -
Thống kê ở nước ta còn rấ t ít. Một só sách xu ất bản trước đây
khá lâu đã không còn phù hợp. Để đáp ứng nhu cấu về giảng
dạy, học tập và ứng dụng LTXS, chúng tôi biên soạn cuốn sách
này với hy vọng cuốn sách sẽ là một giáo trình có chất lượng,
phục vụ cho một đối tượng đông đảo các bạn đọc bao gồm :
1) Các bạn sinh viên cao học, đại học và cao đẳng lần đầu
tiên làm quen với LTXS, muốn được tra n g bị những kiến thức
cơ bản n h ất của môn học.
2) Các eán bộ nghiên cứu, các thấy giáo ở đại học và phổ
thông và tấ t cả những ai muổn tự học bộ môn này.
Trong khi biên soạn sách này, chúng tôi đã dựa trên chương
trình chuẩn vể môn LTXS cho 7 nhóm ngành của Đại học
Quốc gia H à Nội, cũng như chương trình chuấn ở các trường
đậi học kinh tế, kỉ th u ậ t khác. Chúng tôi cũng đã th am khảo
những sách và giáo trình mới n h ấ t về Xác su ất của một số
nước ph át triển.
P hẩn lớn nội dung cuốn sách đã được chúng tôi thử nghiệm
giảng dạy nhiều lần cho sinh viên các khoa Toán, Tin, Hóa,
Địa, Sinh, Y.
Để giúp các bạn sinh viên không phải thuộc ngành Toán và
các bạn tự học dễ lỉnh hội, chúng tôi đã cố gắng lựa chọn các
phương pháp trình bày th ậ t dễ hiểu. Các chứng minh dài được
bỏ bớt, dành chỗ cho nhiều thỉ dụ cụ th ể để giúp bạn đọc nấm
vững lí thuyết hơn, đổng thời qua đổ bước đầu thấy được khả
năng ứng dụng rộng rãi của LTXS. N hững thí dụ này cũng^đdng
vai trò như những bài toán chọn lọc để độc giả lấy làm mẫu khi
giải các bài tập ở cuối chương. Cuốn sá>ch có gẩn 100 thí dụ.
Để học Toán Xác su ất có kết quả, sinh viên n h ấ t thiết phải
giải bài tập, giải được càng nhiểu càng tốt. Thành thử ở cuối

4
mỗi chương chúng tôi đưa vào khá nhiểu bài tập để độc giả
được thử thách rèn luyện và tự kiểm tra. Da số các bài tập ở
mức cơ bản, không phải là các bài quá khó. Mỗi bài tập đều
cd đáp số và chỉ dẫn để giúp cho các bạn tự học. Cuốn sách
gốm cò 5 chương và một phụ lục. Chương I, Chương II và
Chương III trìn h bày những kiến thức cơ bàn, cốt lõi của LTXS
m à mọi chương trìn h cho các nhóm ngành đểu đòi hỏi.
Để nám được các Chương I và II chỉ yêu cầu kiến thức về
Đại số ở tru n g học, còn đối với Chương III thỉ cần thêm một
chút kiến thức vể Giải tích ờ tru n g học và năm thứ n h ất bậc
đại học. Chương IV và Chương V được biên soạn phục vụ cho
các sinh viên thuộc nhdm ngành 1, 2 (Toán, Tin, Vật lí, Hổa,
Địa) và kinh tế, ở đó sự chuẩn bị về Tbán của họ đầy đủ hơn.
P hần phụ lục 1 nh ằm giúp độc giả ôn tập lại các kiến thức cơ
bàn về Giải tích tổ fyợp phục vụ cho việc học các chương I, II.
Phụ lục 2 là các b ản g phân bô nhị thức, Poatxông và chuẩn.
Trong quá trìn h biên soạn tác giả đã nhận được nhiểu ý kiến
đóng góp của các đổng nghiệp trong Bộ môn Xác suất Thống
kê khoa Tbán “ Cơ - Tin học, Đcại học Quốc gia Hà Nội. Xin
chân th à n h cám ơn những đổng góp đó. Tấc giả xin bày tỏ
lời cảm ơn đặc biệt tới GS.TS. Nguyễn Duy Tiến, PGS.
Nguyễn Văn Hữu, PGS. Lý Hoàng Tú, PTS. Trần Phương Dung
PTS. Nguyễn Văn Thường và ông Nguyễn Khắc An, trong việc
thẩm định, tổ chức bản thảo và biên tập cuốn sách.
Mặc dù tác già d ã hết sức cố gáng, song cuốn sách vẫn có
thể có những thiếu sđt. Chúng tôi rấ t mong nhận được sự gdp
ý phê bỉnh của độc giả.

5
Chương I
B I Ế N CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIEN c ố

§1 PHÉP THỬ NGẤU NHIÊN


VÀ KHÔNG GIAN MAU

Trong thực tế ta thường gặp r ấ t nhiều hành động m à các


kết quả của nổ không th ể dự báo trước được. Ta gọi chúng là
các phép thử ngẫu nhiên.
Phép thử ngẫu nhiên thường được kí hiệu bởi chữ s . Các
kết quả của s là ngẫu nhiên, không th ể xác định trước. Tuy
nhiên ta cd th ể liệt kê ra tấ t cả các kết quả cố th ể của s .
Tập hợp tấ t cả các kết quả cđ th ể của s được gọi là không
gian m ẫ u của s và ta thường kí hiệu nổ bằng chữ Q. Chữ cu
dùng để kí hiệu một phẩn tử của Q và ta gọi mỗi phần tử ơ)
của Q là một biến cố sơ cáp.

T h í dụ 1 '
a) Phép thử s là gieo một con xúc xắc và quan sát số nốt trên
m ặt xuất hiện của con xúc xắc. Th không th ể biết trước được m ặt
nào của con xúc sắc sẽ xuất hiện. Không gian mẫu Q của & là
Q = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
b) Phép thử £ là chọn ngẫu nhiên 500 thanh niên ở lứa tuổi
từ 18 đến 25 và đếm xem có bao nhiêu người cđ thổi quen hút
thuốc lá. Con số này cổ th ể là một số nguyên bất kì từ 0 đến
500 Vậy
Q = {0, 1, 2, 500}.

7
§2. B IẾ N CỐ VÀ MỐI QUAN H Ệ GIỮA CHÚNG

Xét một phép thử 6 . Cđ rấ t nhiều câu hỏi liên quan tới kết
quả của s . Ta hãy xét các biến cố (còn gọi là sự kiện) mà việc
xày ra hay không xảy ra của chúng hoàn toàn được quyết định
bởi kết quả của &.
Kết quả cư của s được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố
A nếu A xảy ra khi kết quà của £ 1à CƯ.

Thí dụ 2
Phép thử 6 là gieo một đống tiễn liên tiếp 3 lẩn. Đổng tiền
cđ th ể sấp (S) hoặc ngửa (N). Không gian mẫu Q của s là
Q = {SNN, NSN, SSN, NNN, SNS, NSS, sss, NNS}.
Gọi A là biến cố : "Cđ đúng hai lẩn đổng tiền ra m ặt ngử a”.
Khi đố các kết quả thu ận lợi cho A là
{SNN, NSN, NNS}.
Nếu B là biến cố : "Số lẩn xu ất hiện m ặt ngửa là một số
lẻ" thì các kết quả th u ận lợi cho B là
{SNS, SSN, NSS, NNN}.
Như vậy một biến cố A được đống nhất với một tập con của
Q bao gồm tất cà các kết quả thuận lợi cho A.
Biến có không thể là biến cố không bao giờ xảy ra. Nố tương
ứng với tập con rỗng 0 của Q. Biến có chắc chắn làbiến cố
luôn luôn xảy ra. Nd tương ứng với toàn bộ tậ p Q.
a ) Q u a n h ệ g iứ a c á c b ié n cố.
Kéo theo : Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B nếu khi
A xảy ra thì B cũng xảy ra. Nếu biểu diễn A và B bởi hai tập
con của Q thì A kéo theo B nghĩa là. A c B.
Biến cố đối : Biến cố được gọi là biến cố dối của A nếu nó
xảy ra khi chỉ khi A không xảy ra. Biến cố đối của A được
kí hiệu là A . Tầ có
à = Q \A

8
b) Hợp c ủ a c á c biên cố
Hợp của hai biến cố A và 5 là biến cố xảy ra nếu ít nhất
có m ột trong hai biến cô A và B xảy ra. Ta kí hiệu hợp của
hai biến cố A và B là A u B.
Tương tự ta có th ể định nghĩa hợp của nhiểu biến cố. Nếu
Ap A 2, A n là các biến cố thi hợp của chúng là biến cố xảy
ra nếu ít n h ấ t có một biến cố nào đó trong các biến cố A p An
xảy ra. Tá kí hiệu hợp của Ap A 2y A n là
Aj u A2 ... u A n .

c) G iao c ủ a c á c biến cố
Giao của hai biến cô A và 5 là biến cố xảy ra nếu cả A và
B đều xảy ra. Ta kí hiệu giao của hai biến cố A và B là AB.
Giao của nhiểu biến cố Aj , A t , là m ột biến cố xảy ra
nếu tấ t cà các biến cố Aị , At , ..., A n đều xảy ra. Kí hiệu giao
của Aj , A 2 , là A ị A 2 ...An .

Thí dụ 3
Ba xạ th ủ A, B, c mỗi người bắn một viên đạn vào mục
tiêu. Giả sử A, B và c là các biến cố sau :
A :"Xạ thủ A bắn trúng” ;
D :nXạ thủ B bắn trúng" ;
c :"Xạ th ủ c bán trú n g ”
i) Hãy mô tả các biến cố sau
ABC, A B C , A u B u c . ề

ii) Xét các biến cô sau


D :"Có ít n h ất hai xạ thủ bán trúng" ;
E :"Có nhiều nhất một xạ thủ bántrúng” ;
F : "Chỉ có một xạ thủ bán trúng" ;
G : "Chỉ có xạ thủ c bán trúng”.
Hãy biểu diễn các biến cố này theo các biến cô A, B và c .

9
Giải.
i) A B C là biến cố : "Cả ba xạ thủ đểu bắn trú n g ”
A B c là biến cố : "Cả ba xạ th ủ đều bán trư ợ t”
A u B u c là biến cố : "Cổ ít nh ất một xạ thủ bán trú n g ”.
ii) D = AB u BC u CA.
E = Ã B u BC u CÃ
bởi vì cđ nhiều nh ất một xạ thủ bắn trú n g có nghĩa là cổ ít
n h ất hai xạ thủ bắn trượt.
F = ÃB c u ÃB c u à BC.
G = ABC.
Biến có xung khắc : Hai biến cố A và B gọi là xu ng khấc
nếu A và B không đống thời xày ra.
Nói cách khác A và B xung khắc nếu A B = 0 .

§3. XÁC SUẤT CỦA MỘT BIẾN c ố

Xác suất của một biến cố là m ột số nằm giữa 0 và 1, số


này đo lường khả năng xu ất hiện của biến cố đd khi phép thử
được thực hiện. Kí hiệu xác su ất của biến cố A là pCA).
Cd ba phương pháp gán xác s u ấ t cho các biến cố là : định
nghĩa- xác su ất cổ điển, định nghĩa xác su ất dựa trên tẩn su ất
và định nghĩa xác suất theo tiên đề.
a) Đ ịnh n g h ía x á c su ấ t cổ đ iể n . Giả thử phép thử s có
một số hữu hạn các kết quả cđ th ể . Hơn nữa ta giả thiết rằn g
các kết quả này có đòng khả nàng xuấ t hiện. Khi đó xác s u ấ t
của biến cố A là tỉ số giữa sổ k ết quả th u ận lợi của A và số
kết quả cố thể.
Như vậy trong trường hợp này ta có
|Ả|
p(A) - w
ở đó \A\ kí hiệu số phẩn tử của tậ p hợp A.

10
Như vậy trong trường hợp này việc tính xác suất quy về
việc đếm số kết quả cố th ể và số kết quả thuận lợi. Để việc
"đếm" này thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, ta Gần
một số kiến thức về Giải tích Tổ hợp (xem Phụ lục).
Định nghỉa xác suất cổ điển này dựa trên hai giả thiết quan
trọng : x
i) Các kết quà có thể là hữu hạn ;
ii) Các kết quả có thể là dòng kh ả năng.
Hai giả thiết này thường được thỏa m ãn khi chúng ta tính
toán xác su ất tro n g các trò chơi may rủi, hoặc khi việc chọn
lựa là vô tư, không thiên vị.

Thí dụ 4
Gieo đổng thời ba con xúc sắc được chế tạo cân đối, đổng
chất. Tính xác s u ấ t để tổng số nốt xu ất hiện của ba con là 9.
Giải : Mỗi kết quả của phểp thử là một bộ ba (a, b, c) trong
đổ a, b, c là các số nguyên dương từ 1 đến 6 . Vậy
1 ^ a ^ 6
Q = (a, b, c) : 1 ^ b ^ 6
1 ^ c 6
IQI = 6 X 6 X 6 = 63 = 216.
Các bộ ba (a, b, c) có tổng bằng 9 là
(1, 2, 6 )và 5 hoán vị của nó
(1, 3, 5)và 5 hoán vị của nd
(1, 4, 4) và 2 hoán vị của nó
(2, 2, 5)và 2 hoán vị của nd
(2, 3, 4) và 5 hoán vị của nó
(3, 3, 3)
Vậy số trư ờng hợp thuận lợi là
\A\ = 6 4 - 6 + 3 + 6 + 3 + 1 = 25.
Vì các con xúc sắc cân đối, đồng chất nên có thể cho rằng
các kết quả là đổng khả nãng. Vậy

11
P(A) = 216 0,1157

Thi dụ 5
Trước cổng trường đại học có ba quán cơm binh dâni chất
lượng ngang nhau. Ba sinh viên A, B, c độc lập với nhau chọn
ngẫu nhiên một quán ăn để ăn trưa. Tính xác suất của các biến
cố sau :
a) 3 sinh viên vào cùng một quán ;
b) 2 sinh viên vào cùng một quán, còn người kia thì vào quán
khác.
Giải ; Ta đánh số ba quán cơm là 1, 2, 3. Gọi a, 6, c là
quán cơm mà sinh viên A, B, c chọn.
Như vậy Q là tập hợp các bộ ba (a, b, c) với 1 ^ a ^ 3,
1 ^ ò ^ 3, 1 ^ c ^ 3.
Rõ ràn g |Q | = 3 3 = 27. Ta cđ th ể coi rằn g các kết q u à là
đống khả năng.
a) H iển nhiên cđ 3 trường hợp thuận lợi là (1, 1, 1), (2, 2, 2),
(3, 3, 3). Vậy :

p =
27 9
b) Các trường hợp thuận lợi là
( 1 , 1, 2 ) và 2 hoán vị của nó
(1, 1, 3) và 2 hoán vị của nó
(2 , 2 , 1 ) và 2 hoán vị của nó
(2, 2, 3) và 2 hoán vị của nó
(3, 3j 1) và 2 hoán vl của nd
(3, 3, 2) và 2 hoán vi của nó.
Thành thử |A| = 6 x 3 = 18. ♦
Xác s u ấ t cấn tìm là
18 2
P(A) =
27 3

12
Thí dụ 6
Một công ti cấn tuyển hai nhân viên. Có 6 người nộp đơn,
trong đó có 4 nữ và 2 nam. Giả sử rằng khả năng trúng tuyển
của 6 người là như nhau.
a) Tính xác suất để 2 người trúng tuyển đẽu là nam.
b) Tính xácsuất để cả hai người trúng tuyển đểu là nữ.
c) Tính xácsuất để có ít nhất một nữ trúng tuyển.
Giải : Số trường hợp có thể là = 15 . Các trường hợp
này đồng khả năng.
a) Vì chỉ có 1 trường hợp cà 2 nam trú n g tuyển nên xác
su ất là

b) Só cách chọn 2 nữ trú n g tuyển trong số 4 nữ là


C 4 = 6 . Vậy xác suất cẩn tim là

c) Chỉ có 1 trường hợp cả hai nam trú n g tuyển nên 14


trư ờ ng hợp còn lại đểu có ít n hất một nữ trú n g tuyển. Vậy

b) Đ ịn h n g h ía x á c su ấ t b ằ n g tẩn su ấ t
Nếu số các kết quả cổ thể là vô hạn hoặc hữu hạn nhưng
không đổng khả năng, cách tính xác su át cổ điển như trên
không còn dùng được. Giả sử phép thử s có thể được thực
hiện lặp lại rấ t nhiều lẩn trong những điễu kiện giống hệt nhau.
N ếu trong n lần thực hiện phép thử 6 , biến cố A xuất hiện

k'.(A) lần thì tỉ số fn(A) = được gọi là tần suất xuất hiện
^ *
củ a biến cố A trong n phép thử. Người ta nhận thấy rằn g khi
Stố phép thử n tăng ra vô hạn thỉ tẩn su ất f n(A) luôn dần tới
raiột giới hạn xác định.

13
Giới hạn đó được định nghĩa là xác suất cùa A
P(A) = lim fn(A).
n -* oc
Trên thực tế P(A) được tính xấp xỉ bởi tầ n suất fn(A) với n
đủ lớn.

Thí dụ 7
Để xác định xác suất để một người đàn ông 25 tuổi sẽ bị chết
trong năm sắp tới, người ta theo dõi 100000 thanh niên 25 tuổi
và thấy rằng có 138 người chết trong vòng 1 năm sau đổ. Vậy
xác suất cẩn tìm xấp xỉ bằng
138
100000 = ° ’001.38

Thí dụ 8
Các con số thống kê cho thấy tần suất sinh con trai xấp xỉ
0,513. Như vậy xác suất sinh con trai lớn hơn xác suất sinh con
gái. Việc giải thích sự kiện này là việc mà các nhà sinh học đang
muón làm.
Định nghĩa xác suất bằng tần suất chỉ áp dụng được cho các
phép thử ngẫu nhiên cò thể lặp lại nhiểu lẩn một cách độc lập
trong những điều kiện giống hệt nhau. Ngoài ra để xác định một
cách tương đối chính xác giá trị của xác suất ta phải tiến hành
một số đủ lớn các phép thử, mà việc này đôi khi không thể làm
được vì hạn chế về thời gian và- kinh phí.
c) P h ư ơ n g p h á p tiê n đ ể tr o n g lí thuyết* x á c su ất
Bản chất của phường pháp tiên để khi xây dựng một lí thuyết
toán học nào đđ là không quan tâm tới việc định nghĩa các đối
tượng của lí thuyết đ<5, mà chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa
các đối tượng đổ. Các đổi tượng đố cố th ể có bản chất khác
nhau, miễn là chúng cùng tuân theo một bộ các quy tắc xác
định, được gọi là hệ tiên đ'ê. Chảng hạn, trong bộ môn cờ tướng,
các quân cờ và bàn cờ là cái gỉ cũng được, cái quan trọng là
luật chơi. Luật chơi là "hệ tiên đề" của bộ môn cờ tướng. Trong

14
việc xây dựng môn Hinh học theo phương pháp tiên đé cũng
vậy, các khái niệm điểm, đường th ẳn g và m ật phảng không
được định nghĩa (chúng có th ể là bất cứ cái gì, là các bàn ghế
hay cốc bia !). Một hệ tiên đề hỉnh học được nêu ra để định
rõ mối quan hệ giữa chúng như : Qua hai điểm .xác định
một đường thẳng, qua ba điểm xác định một m ặt phẳng, qua
một điểm vẽ được một đường th ẳn g song song với một đường
th ẳn g đã cho (tiên để Oclit). Các tiên để có th ể được lựa chọn
bằng những cách khác nhau và tương ứng với mỗi hệ tiên để
là một thứ hình học : Hình học Oclit, H ình học Lôbasepski,
Hỉnh học Riơman.
Trong việc xây dựng lí thuyết Xác su ất bằng phương pháp
tiên đề, người ta cũng không quan tâm tới việc định nghĩa th ế
nào là xác suất của m ột biến cố, mà chỉ quan tâm tới việc đưa
ra một hệ tiên đề mà định nghĩa xác suất phải tuân theo.
Sau đây là hệ tiên để của lí thuyết Xác suất do nhà toán
học Nga lỗi lạc, Viện sỉ Kolmogorov, đưa ra năm 1933.
Giả sử & là một phép thử ngẫu nhiên vồ Q là tập hợp các
kết quả của 6 . Mỗi tập con của Q được gọi là một biến cố
(liên kết với 6 ). Một họ ĩ nào đd các tập con của Q được gọi
là một ỡ - đại số qác biến cố nếu :
i) Q e ĩ , 0 e 7.
ii) Nếu A E 7 thì Q \ A E ĩ.
iii) Nếu Aj ,A -,, ... là một dãy các tập hợp của họ 7 thì hợp
oo
u At cũng thuộc 7.
/1=1
Xác định m ột quy luật xác suất trên ơ - đại số 7 là gán
cho mỗi biến cô A E 7 một sô P(A) gọi là xác suất của A.
Pìhép gán đổ phải thỏa m ãn các điều kiện sau
1) V A e 7 , 0 ^ P(A) ^ 1
2) P(Q) = 1, P ( 0 ) = 0.
3) Nếu Aj , A 2 ••• là một dãy các biến cố thuộc ĩ đôimột
xiung khắc với nhau (Aị A ị = 0 nếu i j ) thì

15
00 ŨC

p ( ũ A .) = 2 m . )
/1 = 1 n =ì
Nói cách khác xác su ất p là m ột án h xạ từ f vào [0,1] thỏa
mán 3 điều kiện nêu trên.
Thí dụ : Giả sử phép thử & gổm n kết quả có thể
Q = {cư{1 cư2 5 0Jn}
Tá gán cho mỗi kết quả a>\ một sổ Pi ^ 0 sao cho
p\ + P2 + ••• + Pn = 1 . Gọi 7 là họ tấ t cả các tậ p con của Q.
Dễ thấy 7 là một ơ - đại số. Nếu A là một tập con thì ta
định nghĩa
P(A) = 2 Pi
i G/
ở đó tổng chạy trên các chỉ số i mà 0 J\ E A. Dễ dàng kiểm
tra được ánh xạ p : A P(A) thỏa m ãn hệ tiên đề Kolmogorov.

Đặc biệt nếu ta chọn P\ = P2 - ... = Pn = th ì


n
\ A \

P(A) = —— , ở đó |A| là số phẩn tử của A. Đây chính là định


Tb
nghĩà xác suất cổ điển trong trư ờng hợp các kết quả của & là
đổng khả năng.

Thí dụ
Giả sử phép thử & gổm một sổ vô hạn đếm được các kết quả
Q = {cưp (jl>2 •••}
Ta gán cho mỗi kết quả ơ)i m ột sổ Pi ^ 0 sao cho
00 1
/ Pi = 1 (chẳng han lấy Pi = —7ọ/ ). Goi 7 là ho tấi_cả các tẵp
/=1 z
con của Q.
Dễ thấy 7 lập thành một õ - đại số. Nếu A là một tập con
của Q thì ta định nghĩa
P(A) = 2 Pi
i G/
ở đó I là tập hợp các chỉ số i m à U)ị E A. Dễ thấy tương ứnig
A —* P(A) như trên xác định một xác suất.

16
Thí dụ
Giả sử phép thử & là chọn ngẫu nhiên một điểm trong hình
vuông I. Rõ ràn g tập hợp Q các kết quả cổ th ể là tập hợp các
điểm của hình vuông này. Q là một tập hợp không đếm được.
Biến cố : "Điểm ngẫu nhiên rơi vào tập hợp A trong hình vuông
I" được đổng nh ất với tập con A của I. Gọi lr là họ các tập
con của I có diện tích (chú ý rằíig từ lí thuyết độ đo ta biết
rằng không th ể gán diện tích cho mọi tập con của /). Bây giờ
ta định nghĩa P(A) là diện tích của tập A. Do tính chất của
diện tích, cách gán như trên thỏa m ãn hệ tiên để Kolmogorov
và như vậy cho ta một xác suất. N hững tập hợp không cò diện
tích tương ứng với. các biến cố m à không xác định được xác
suất. Các biến 'cố này rấ t "ki quái" và thực tế chúng ta cũng
không bao giờ xem xét các biến cố như vậy.
Rõ ràn g cđ th ể cố nhiềù cách định nghĩa ánh xạ p thỏa mãn
hệ tiên đề Kolmogorov. Thực tiễn khách quan là tiêu chuẩn
quyết định xem cách gán nào là đúng đắn, phù hợp.
d) N g u y ê n lí x á c x u ấ t nhỏ
Một biến cố không th ể có xác su ất bằng 0. Tuy nhi-ên một
biến cố cđ xác suất b ằn g 0 vẫn cổ th ể xảy ra trong một số rất
lớn phép thử. Qua thực nghiệm và quan sá t thực tế, người ta
thấy rằng các biến cố cđ xác suất bé sẽ không xảy r a khi ta
chỉ thực hiện một phép thử hay một vài phép thử. Từ dó người
t a thừ a nhận nguyền lí sau đây, gọi là "Nguyên lí xác suất
nhỏ" : "Nếu m ột bĩến có cố xác su ất rấ t nhỏ thì thực tế cđ thể
cho rằn g trong một phép thử biến cố đd sẽ không xảy ra ”.
Chẳng hạn mỗi chiếc máy bay đều cổ một xác suất rấ t nhỏ
<để xảy ra tai nạn. Níhưng trên thực tế ta vẫn không từ chối
(đi máy bay vì tin tư ở n g rằng trong chuyên bay ta đi sự kiện
máy bay rơi sẽ không xảy ra.
Hiển nhiên việc quy định một mức xác suất th ế nào được
gọi là nhỏ sẽ tùy thuộc vào từng bài toán cụ thể. Chẳng hạn
nếu xác suất để máy bay rơi là 0,01 thì xác su ất đổ chưa thể
được coi là nhỏ. Song nếu Kâc su ất 111ôt -chuyền t àu- -khởi hành
chậm là 0,01 thì cđ thể

,2-MĐẩu. No l/r. ( ijj. . é 4 S p . 6 17


Mức xác suất nhỏ này được gọi là mức ý nghỉa. Nếu a là
mức ý nghĩa thì số Ịì = 1 - a gọi là độ tin cậy. Khi dựa trên
nguyên lí xác suất nhỏ ta tuyên bố rằ n g : "Biến cổ A cd xác
suất nhỏ (tức là P(A) ^ a) sẽ không xảy ra trê n thực tế ” thì
độ tin cậy của kết luận trên là (ỉ. Tính đúng đ án của kết luận
chỉ xảy ra trong 100 ./?% trư ờ n g hợp.
Tương tự như vậy ta cđ th ể đưa r a nguyên lí xác suất lớn.
Nếu biến cố A có xác suất gần b ằn g 1 thì trê n thực tế co' th ể
cho rằn g biến cố đó sẽ xảy ra tro n g một phép thử. Cũng như
ở trên, việc quy định một mức xác s u ấ t th ế nào được gọi là
lớn sẽ tùy thuộc vào từ ng bài toán cụ thể.

§4. CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT

a) Quy. tá c c ộ n g x á c s u ấ t : N ếu A và B là hai biến có


xung khấc thì
PCA u B) P(A) + p (B)
Một cách tổng quát, cho các biến cố A 1 , A 2 , ... , An sao cho
hai biến cố b ất kì là xung khắc (nghĩa là chúng xung khắc
từng đôi). Khi đố
p (Aj u A 2 u ... u An) = P(A;) + ... + P(A„)

b) Quy tá c c ộ n g x á c s u ấ t t ổ n g q u á t : Nếu A và B là
hai biến cồ bát kì (không n h á t thiết x u n g khắc) thi
P(A u B) = P(A) + PCB) - PCAB).
l ầ có th ể mở rộng công thức này cho hợp của ba biến cố :
P(A u B u C) = P(A) + p (B u C) - p (A (B u C)) =
= PCA) + p (B) + P(C) - Pt BC) - p (AB u AC).
Mặt khác
p (AB u AC) = P(AB> + p {AC) - p (ABC)

18
Thay vào ta được
p (A u B .u C) = P(A) + p (B) + P(C) - p (AB) -
- p {AC) - p {BC) + PiABC).
c) Quy tá c c h u y ể n s a n g b iến c ố dối
Trong nhiều bài toán việc tín h xác su ất của biến cố A khó
Lơn nhiễu so với việc tín h xác su ất của biến cổ đối A. Khi đố
a sẽ tính P(A) rồi từ đó tỉm P(A) nhờ quan hệ sau :
P(A) = 1 - P(Ã).
Các thí dụ sau đây sẽ m inh họa việc ứng dụng các quy tắc
.), b) và c).

T hí dụ 9
Trong một vùng dân cư tỉ lệ người mắc bệnh tim là 9%,
m ắc bệnh huyết áp là 12% và mắc cả hai bệnh là 7%..
Chọn ngẫu nhiên một người trong vùng đó. Tính xác suất để
người đổ không mắc cả bệnh tim và bệnh huyết áp.
Giải : Kí hiệu A là biến cố : '"Người đd mắc bệnh tim", B
là biến cố : "Người đó m ắc bệnh huyết áp". Theo giả thiết ta cổ
PCA) = 0,09, p (B) = 0,12 và PCAB) = 0,07.
Gọi H là biến cố : "Người đó không mắc cà bệnh tim và
b ệnh huyết áp".
Biến có đối H là : "Người đó mắc bệnh tim hoặc bệnh huyết
áp". Tà cổ H = A u B
Theo quy tắc b)
P(H) = .P(A u B) = P(A) + p (B) - p (AB) =
= 0,09 + 0,12 - 0,07 = 0,14.
Theo quy tắc c)
P(H> = 1 - P(Ỡ) = 1 - 0,14 = 0 , 86 .

Thỉ dụ 10
Cho A, B, c là ba biến cố sao cho

19
P(A) = 0,5, P(B) = 0,7, P(C) = 0,6
p (AB) = 0,3, p (BC) = 0,4, P(AC) - 0,2
và p (ABC) = 0,1.
a) Tỉm xác suất để cả ba biến cố A, B, c đều không xảy ra.
b) Tìm xác suất để chỉ có đúng hai trong ba biến cố xảy ra.
c) Tìm xác suất để chỉ có đúng một biến cố trong ba biến cố
xảy ra.
Giải
a) Gọi H là biến cố cần tìm. Dễ thấy
H = A U B \ J C , H = ÃBC
Vậy p (H) =1 P(A) + p (B) + P(C) - p (AB) -
- P(-BC) - p (CA) + p ( A B q = 0,5 + 0,7 + 0,6 -
- (0,3 + 0,4 + 0,2) + 0,1 = 1.
Vậy p (H) = 1 - P (ĩĩ) = 0
b) Gọi E là biến cố cần tìm. Ta có
E = ABC u ACB u ABC.
Theo quy tắc 1) Ta có
P(Ê) = P(ABC) + p (ACB) + p (ÃBỢ).
Tk tính P(ABC). Dễ thấy
AB = ABC u ABC
vậy P(AB) = P(ABC) + V(ABC)
suy ra p (ABC) = P(AB) - P(ABC) = 0,2.
Tương tự p (ACB) = P(AC) - p (ABC) = 0,1.
P(ÃfiC) = P(J3C) - P(ABC) = 0,3.
Từ đó p (E) = 0,6.
c) Gọi F là biến cố cẩn tìm. Ta có
E u F u ABC = A u B u c
Các biến cố E, F, A B C đôi một xung khắc. Vậy
P(A u B u C) = p (E) + p (F) + p (ABC)
«=> 1 = 0,6 + P(F) + 0,1
=> p (F) = 0,3.

Thí dụ 11
Trên giá sách cđ n cuốn sách (n ^ 4) trong đó có 3 cuốn
sách của cùng một tác giả. Tìm xác suất để không có hai cuốn
nào trong ba cuốn đứ ng cạnh nhau.
Giải : Kí hiệu ba cuốn sách đố là a, b và c.
Kí hiệu H là biến cố đang xét
A là biến cố : "Hai cuốn sách b, c đứng cạnh nhau"
B là biến cố : "Hai cuốn sách a, c đứng cạnh nhau"
c là biến có : "Hai cuốn sách a, b đứng cạnh n hau”.
Khi đó
POH) = 1 - P(A u B u C) =
= 1 - P(A) - P(B) - P(C) + P(AB) +
+ p(AC) + P(BC) - p(ABC).
_ 2 ( n - 2 ) ! ( n - 1) 2
Dễ thấy p(A) = p (£) = P(C) = -±----- ^ -1 = ị

Tá tính P(A5). Dễ thấy


= 2(n - 3 ) ! ( , - 2 ) ... m2
( ) nỉ n(n - 1 )

Tương tự P(BC) = PCAC) =


TÌ/\JTL IJ
Hiển nhiên p (ABC) = 0. Vậy
6 6 6(n —2)
P(H) = 1 - - + = 1- TV =
v yn n(n - 1) n(n - 1)
(n - 4) (n — 3)
n(n —2)
d) Quy tắ c n h â n
Hai biến cố A ưà B được gọi là dộc lập vói nhau nếu việc xảy
ra hay không xảy ra biến cố này không lầm ảnh hưởng tới việc
xảy ra hay không xảy ra biến có kia.

21
Nếu hai biến cổ A và B độc lập thì
p (AB) = P(A).PCB)
Tổng q u á t các biến cố A [ , A 2 , ... An được gọi là độc lập nếu
việc xảy r a hay không xảy ra của một nhổm bất kì k biến cố
trong đó (1 ^ k ^ lì) không làm ảnh hưởng tới việc xảy ra
hay không xảy ra của các biến cố còn lại.
Nếu A 1 , Ả 2 ..., An là độc lập thì
p (AjA2 A n) = P(A ; ) . P(A2) ... P(A„)

T hí dụ 12
Ba xạ thủ A, B và c độc lập với nhau cùng nổ súng vào một
mục tiêu. Xác suất bắn trúng của xạ thủ A, B và c tương ứng
là 0,4, 0,5 và 0,7.
a) Tính xác suất để chỉ có duy nhất một xạ thủ bắn trúng.
b) Tính xác suất để ít n h ất cd một xạ thủ bắn trúng.
Giải : Kí hiệu A, B và c là các biến có
A :"Xạ th ủ A bắn trúng", P(A) = 0,4 ;
B :"Xạ th ủ B bắn trúng", P(B) = 0,5 ;
c :"Xạ th ủ c bắn trúng", P(C) = 0,7.
a) Gọi H là biến cố "Chỉ cđ duy nhất m ột xạ thủ bắn trúng".
Tá cd
H = Ã B C u A B C u ÃBC
Sử d ụ n g quy tắc cộng và nhân xác su ất (chú ý rằng A, B, c
độc lập) ta có
P (fl) = p (A) P(B) P (ệ) + P(Ã) P(B) P(C) +
+ P (A ) P (B ) P (C ) = ( 0,4 ( 0 ,5) ( 0 ,3) +
+ (0,6) (0,5) (0,7) + (0,6) (0,5) (0,3.) = 0,36.
b) Gọi D là biến cố : "Có ít n h ất một xạ thủ bắn trúng''.
D = A u B u c
p(D) = P(A) + p (B) + P(C) - P(A) P(B) -
- P(S) P(C) - PCA) P(C) + P(A) P(B) P(C)
= 0,4 + 0,5 + 0,7 - 0,2 - 0,35 - 0,28 + 0,14 = 0,91.

22
/
f
Ta cd th ể tìm p (D) bằng quy tắc chuyển qua biến cố đối.
Rõ ràng
D = A B C .
Vậy p ( 5 ) = P(Ã) P (£) P(C)
= (0,6) (0,5) (0,3) = 0,09.
Từ đố p (D) = 1 - P(D) = 0,91.

Thỉ dụ 13
Có hai túi đựng các quả cầu. Túi thứ n h ất chứa 3 quả trắng,
7 quả đỏ và 15 quả xanh. Túi thứ hai cđ chứa 10 q u ả trắng ,
6 quả đỏ và 9 quả xanh. Từ mỗi túi ta chọn ngẫu nhiên một
quả cầu.
Tỉm xác suất để 2 quả cầu được chọn đều cđ cùng mầu.
Giải : Gọi : "Quả cầu rú t từ túi 1 là m ẩu trắng".
A~, : "Quả cấu rú t từ túi 2 m ầu trắng"
10
rIầ có p (Aj) = ^ , P(A2) =
25
Vậy xác suất để 2 quả cầu rú t ra m ẩu trắ n g là (vì A p A 2
độc lập)

P 0 V 2) = PÍAP P(A2) = ^

Tương tự xác su ất để hai quả cầu rú t ra đều m ầu x an h là

— . — = — - , và xác su át đế rú t ra hai quả m au đỏ là


1 5 9 1 3 5 - 1 . ' 1 ắ r

zo Zỉ) bZỈ)
6 7 42
25 ■ 25 ~ 625 ■
Sử dụng quy tắc cộng, xác suất .rút ra haĩ quả cùng m ẩu là
30 135 42 207 ___
+ + ~ = =r~ ~ 0,331.
625 625 625 625
Quy tác nhân trong trường hợp các biến cố b ấ t kì không
Tihẩt th iế t độc lập sẽ được xét trong §6 .

23
§5. P H É P T H Ử LẶP - CÔ N G TH Ứ C B E C N U L I

Xét một phép thử s và một biến cố A liên quan tới phép
thử đó. Xác suất xu ất hiện A là p. Tầ thực hiện phép thử £
n lẩn một cách độc lập. Bài toán đ ặ t ra là hãy tính xác suất
để trong n phép thử lặp này biến cố A x u ất hiện đ ú n g k lấn,
ở đổ k là một số tự nhiên cho trước, 0 ^ k ^ n.
Kí hiệu Hk là biến có : "A xảy ra đúng k lần trong n phép
thử S". Ta hãy xét một số trường hợp đặc biệt.
Với k = n : H n = A A ... A do đó
n lẩn
p (Hn) = P(A ... A) = p ( Ạ f = p n.

Với k = 0, Ho = Ã Ã ...Ã do đó
p (Ha) = P(Ã)n = (1 - p)n .
Với k = 1 ta cd
Hì = AA ... Ã u ÃA ... Ã u ... u ÃÃ ... Ã A .
Vậy p (Hị) = P(A)P(Ã )n~1 + ... + P(Ã)n_1P(A)
= rip( 1 - p)n~l-
Một cách tổng qu át biến có H k là hợp của các biến cố có
dạng A A A A . . . A (*) trong đđ chữ cái A x u ấ t hiện k lấn, còn
chữ cái A x uất hiện n - k lần. Do tín h độc lập của các phép
thử lặp, mỗi biến cố dạng như vậy cđ xác s u ấ t là

P(A)P(A)P(Ã) ... P(Ã) ... P(A) = p \ 1 - p)n ~ k

Dễ thấy H k là hợp của biến cố dạng (*). Thành thử

p (Hk) = c kn p k(l - p ) n ~k.

Vậy ta có công thức Becnuli sau đây :


Đ ịnh lí (Công thức Becnuli)

24
Ki hiệu Pk(ft ; p) là xác suất d ề trong m ột dãy n phép thử
dộc lập biến có A xu át hiện đú n g k lần :
p k( n j p) = Ớn p k qn~k
ỏ dó p = P(A), q = P(A) = 1 - / 5.

Thí dụ 14
Xác su ất thành công của một thí nghiệm sinh hđa là 40%.
Một nhóm gốm 9 sinh viên tiến hành cùng thí nghiệm trên độc
lập với nhau. Tìm xác su ất để :
a) Cđ đúng 6 thí nghiệm th àn h công.
b) Cđ ít nhất một thí nghiệm thành công.
c) Có ít nh ất 8 thí nghiệm thành công.
Giải : Phép thử £ là tiến hành thí nghiệm, A là biến_cố :
"Thí nghiệm thành công". Ta có p —P(A) = 0,4, q = p (Ay =
= 1 - p = 0,6 và /1 = 9.
a) P 6(9 ; 0 ,4 ) = T ^ ( 0 ,4 ) 6( 0 , 6)3

= 84 X (0,4 )6 (0,6 )3 = 0,0743.


b) P{có ít n h ất 1 th í nghiệm thành công}
= 1 - P{ không có thí nghiệm nào thành công}
= 1 - Po(9 ; 0,4) = 1 - (0,6 )9
= 0,9899.
c) P{có ít nhất 8 th í nghiệm th àn h công}
= P8(9 ; 0,4) + p ọ(9 ; 0,4)
= Cụ(0,4)8(0,6) +■ (0,4)9
= 0,00354 + 0,0)0026 = 0,0038.

Thi dụ 15
Hai đấu thủ A và B thi đấu cờ. Xác su ất th án g của A trong
m ột ván là 0,6 (không; có hòa). Trận đấu bao gổm 5 ván. Người
nào tháng một. số ván lớn hơn là người tháng cuộc. Tính xác
s u ấ t để B tháng cuộc.

25
Giải : Xác suất để B th á n g 3 ván là
P 3(5 ; 0,4) = C^(0,4)3(0,6)2 = 0,2304
Xác suất để B th án g 4 ván là
P 4(5 ; 0,4) = CịỊ(0,4)4(0,6) = 0,0768.
Xác suất để B th ắn g cả 5 ván là
P 5(5 ; 0,4) = 0^(0,4 )5 = (0,4)5 = 0,0102.
Vậy xác suất th ắng cuộc của B là
P 3(5 ; 0 ,4 ) ’+ P 4(5 ; 0,4) + P 5(õ ; 0,4) = 0,31744.

§6. XẤC SUẤT CÓ ĐIỀƯ K IỆ N -


QUY TẮC NHÂN T ổ N G QUÁT

a) Xác su ấ t có đ iều k iện


Giả sử A là một biến có, B là một biến cố khác. Xác suất
của B được tính trong điều kiện biết rằn g A đã xảy ra được
gọi là xác suất của B vói diêu kiện A và được kí hiệu là p (BỊA).
Để minh họa cho khái niệm rấ t quan trọ n g này, ta hãy xét
thí dụ sau : Giả sử trong một vùng dân cư gổm N người trong
đổ cónđàn ông và m phụ nữ (N = n + m). Trong n đàn ông
có k người bị cận thị và trong m phụ nữ cđ l người bị cận thị.
Chọn ngẫu nhiên một người. Tính xác su ất để người đđ bị cận
thị nếu biết rằng người đó là một phụ nữ.
Gọi B là biến cố : "Người đđ bị cận thị", A là biến cố :
"Người đđ là phụ nữ"! Rõ ràn g p (B/A) chính là tỉ lệ nữ bị cận
l
thị do đó P(B/A) = i r .
m
l ầ hãy tìm mối quan hệ giữa xác suất không điểu kiện và
xác suất cd điều kiện. Ta cổ
P (BM) . L w .
v ' m m/N

26
Dễ thấy

T h ành thử p (BIA) =

Một cách tổng q u át ta cđ :


Cho A và B là hai biến cố bất kì, trong đđ p(A) ^ 0. Khi
đó xác s u ấ t có điều kiện p (B/A) được tính theo công thức sau

Chú ý : 1) Nếu P(A) = 0 thì xác su ất cđ điều kiện p (BỊA)


vẫn tổn tại nhưng ta không áp dụng công thức trền được.
2) Xác s u ấ t cd điểu kiện P(B/A) cđ th ể tính trực tiếp từ bói
cành bài toán m à không cần thông qua công thức trên.

T h í dụ 16
Trong m ột vùng dân cư, tỉ lệ người nghiện thuốc lá và mắc
chứng ung thư họng là 15%. Có 25% số người nghiện thuốc
nhưng không ung thư họng, 50% sổ người không nghiện thuốc
và cũng không bị ung thư họng và có 10% số người không
nghiện thuốc nhưng mắc chứng ung thư họng. Sử dụng số liệu
thống kê trê n có th ể rú t ra kết luận gì về mối quan hệ giữa
bệnh ung thư họng và thdi quen h ú t thuốc lá ?
Giải : Chúng ta hãy so sánh xác suất để một người bị ung
thư họng với điểu kiện người ấy nghiện thuốc lá, với xác suất
để m ột người bị ung th ư họng với điêu kiện người ấy không
nghiện thuốc lá.
Kí hiệu A là biến cố : "Người đó nghiện thuốc lá" c là biến
cố : "Người đó bị un g thư họng”

Ta cổ ( 1)

P(AC)
p (C/A) = (2 )
P(A)

27
Theo giả thiết P(AC) = 0,15
p (ẴC) = 0,10.
Mặt khác
P(A) = P(AC) + P(AC) = 0,15 + 0,25 = 0,40.
P(Ã) = 1 - P(A) = 1 - 0 , 4 = 0,6.
Thay vào (1) và (2) ta thu được

P(C/A) = M O = ° '375
0,10
P(C/A> = 0^0 = ° ’ 167-
Như vậy p(C/A) lớn hơn hai lần p(C/A). Diều đó cd nghĩa
lấ một người nghiện thuốc lá sẽ cđ nguy cơ bị ung th ư họng
lớn gấp hai lần một người không nghiện thuốc lá.

Thí dụ 17
Gieo đổng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác s u ấ t để
tổng số nốt xuất hiện trên hai con không nhỏ hơn 10 biết rằng
ít n hất một con đã ra nốt 5.
Giải : Gọi A là biến cố : "ít n h ất một con đã ra n ố t 5", B
là biến cố : "Tổng số nốt trên hai con không nhỏ hơn 10". Ta
cần tính p (BỊA). Áp dụng công thức ta có
P(AB)
P(S/A) = T (Ã )

Ta thấy P(A) =. 1 - P(Ã) = 1 - ( I ) 2 = — . Để tín h p (AB),


ta có không gian mẫu gổm 36 kết quà đổng khả n ă n g trong
đổ 3 kết quả thuận lợi cho A B là (5, 6 ), ( 6 , 5) và (5, 5).

Vậy P(AB) = — , thành thử p (BIA) = 36 : 36 = y ?


b) Quy tá c n h ân tổ n g q u á t
Với A và 5 là hai biến cố bất kì ta có :
p (AB) = P(A).P(B/A)

28
Một cách tổng q uát : Với n biến cố b ất ki A \ , A 2, An ta có
P(AiA 2 ... An) = P ( A i )P (A 2M ] ) P ( A 3 / A i A2) ... P ( Á n/ÃiA2 ... A n - l) .

Thí dụ 18
Một thủ kho có một chùm chìa khđa gổm 9 chiếc bề ngoài
giống hệt nhau tro n g đó chỉ có hai chiếc mở được cửa kho.
Anh ta thử ngảu nhiên từng chia (chìa nào không trú n g thì
bỏ ra). Tìm xác su ất để anh ta mở được cửa ở lẩn thử thứ ba.
Giải : Kí hiệu A là biến cố : "Mở được cửa ở lán thử thứ
i". Ta phải tìm P(AjA 2A3). Ap dụng quy tác nhân ta có
P(Ã 1Ã 2A3) = P(Ã 1)P(Ã 2/Ã 1)P(A 3/Ã1Ã2)

Dễ thấy P(Ai) = ' ị , P(Ã2/A0 = I , V{A^IA\Ả2 ) = Ỵ. Thay vào


ta thu được
7 6 2 12 1
P(A 1A 2A3)

■*»

r /11 dỵ i 9 ,

Hai em học sinh A và B chơi một trò chơi như sau : Mỗi
người lẩn lượt rú t một viên bi từ một hộp đựng 2 bi trắ n g và
4 bi đen.
Bi được rú t ra không trả lại vào hộp. Người nào rú t được
bi trắn g trước thỉ th á n g cuộc. Tính xác suất th ắn g cuộc của
người rú t trước.
Giải : Giả sử A là người rú t trước. Gọi A là biến cố : ”A
rút được bi trắng", B là biến cố : "B rú t được bi trắng". Sự
kiện H : "A là người th ắ n g cuộc” là hợp
H = A u ÃỖA u ÃBÃBA.
2 1
Ta có P(A) = ^ = -
6 0
p (Ã BA) = P(Ã)P(B/Ã)P(A/ÃB)
4 3 2 _ 1_
6 5 4 “ 5

29
p ( A B A B A ) = P(A)P(B/A)P(A/A B)

P(B/ÃBÃ)V(A/ÃBÃB) = 6 I I 3 1 = Ẳ
T hành thử xác su ất th ắ n g của A là

P(H) = 3 + 5 + ả = 5-
Như vậy, người được rú t trước có nhiều khả năng th ắ n g hơn
người rú t sau.

§7. CÔNG THỨC XÁC SUẤT ĐAY đủ


VÀ CÔNG THỨC BAYET

Các biến cố Bị, B 2, B n được gọi là một hệ dầy đ ủ các


biến cố nếu chúng đôi m ột xung khác với nhau (BjB = 0 nếu
i ^ j-) và hợp của chúng là biến cố chắc chán
Q = J51 u B 2 ... u Bn.

Tb. có công thức sau đây, được gọi là công thức xác s u ấ t dày
đủ. Công thức này cđ r ấ t nhiều ứng dụng khi giải toán.
Đ ịn h lỉ : Nếu Bị, Bn là m ột hệ dầy đủ thì vói m ỗi biến
cố A ta có

Chứng m inh : Các biến cố A B ị, AJ32, •••, x u n ể khắc từng


đôi và

u ABị = A U Bị = AQ = A.
i= l i=1
Theo quy tác nhân p (ABị) = p (Bị), p (A/Bị). Thay vào ta được
n
P(A) = X P(fi;)P(A/B,-).
/■= 1
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho việc áp dụng công
thức xác s u ấ t đấy đủ.

T h í dụ 20
Trong m ột nhà máy có ba phân xưởng A, B, c tương ứng
làm ra 25%, 35% và 40% tổng số sản phẩm của nhà máy. Biết
rằng xác s u ấ t làm ra một sản phẩm hỏng của phân xưởng A
là 0,01, của phân xưởng B là 0,02 và của phân xưởng c là
0,025. Chọn ngẫu nhiên một sản phẩm của nhà máy. Tính xác
su ất để đổ là một sản phẩm hỏng.
Giải : Kí hiệu A, B, c, H là các biến có sau
A : "Sản phẩm của phân xưởng A" ;
B : "Sản phẩm của phân xưởng B" ;
c : "Sản phẩm của phân xưởng C" ;
H : "Sản phẩm đổ là sản phẩm hỏng".
Ta có A, B , c lập thành m ột hệ đầy đủ với
P(A) = 0,25 ; p (B) = 0,35 và P(C) = 0,4.
Áp d ụ n g công thức xác suất đầy đủ ta có
p (H) = P(A)P(fí/A) + P(B)P(fí/B) + P(C)P(H/C)
Theo giả thiết
p (H/A) = 0,01, p (H/B) = 0,02 và p (H/C) = 0,025.
Thay vào ta tìm được p (H) = 0,0195. N h ư -vậy tỉ lệ sản
phẩm hỏng của n h à máy là 1,95%.

T h i dụ 21
Có hai chuổng thỏ. Chuồng thứ n h ấ t cổ 3 thỏ trắ n g và 3
thiỏ nâu. Chuồng thứ hai có 6 thỏ trắ n g và 4 thò nâu. B ắt ngẫu
n h iê n 4 con thỏ ở chuổng thứ n h ấ t bỏ vào chuổng thứ hai rồi
sau đó b ắ t ngẫu nhiên một con thỏ ở chuồng thứ hai ra. Tính
xác suất để bắt được thỏ nâu từ chuồng thứ hai.

31
Giải : Kí hiệu Bị là biến cố : "Trong 4 thỏ b át ra từ chuổng
1 cổ i thỏ nâu (ỉ = 1, 2, 3).
Bị, B 2, B 3 lập thành một hệ đẩy đủ các biến cố. Tà có

c ‘c^
p (Bx) =
5

r*2fi2
3 3 3
5


p (B3) =
5

Gọi A là biến cố : "Bắt được thỏ nâu từ chuồng 2". Áp cụng


công thức xác suất đầy đủ ta được
PCA) = PCB^PCA/Bị) + P(B 2)P(A/B2) + P tB 3)P(A/B3)

Dễ thấy pGA/Bị) = — p (A/B2) = P(A/B3) =

3
Thay các giá trị này vào ta được P(A) = — .

Một công thức khác cđ liên q uan m ậ t th iế t với công :hức


xác suất đầy đủ là công thức sau.
Đ ịn h lí (Công thức Bayet) : Nếu Bj, B 2, B n là mộ: hệ
đầy đủ các biến cố và A là một biến cố vói P(A) > 0 thì vói
mỗi k = 1, 2, n
P(Bk) P(A/Bk)
p (BJA) =
2 P(B,.) p (ẠỊBi)
ì=1
Chứng m in h Theo quy tắc nhân
P(A)P(Bk/A) = P(ABk)
P(B k)P.(Â/B*) = P(ABk)

32
Vậy P(A)P(Bk/A) = P(Bk)P(A/Bk)
P(Bk)P(A/Bk)
=> P«VA> = - - - - -

Mặt khác

Thay vào mẫu số ta được điều phải chứng minh.


Chú thích : Các xác su ất p (Bị), p (Bn) được gọi là các
xác suất tiên nghiệm (trước thí nghiệm). Sau khi quan sát được
rằn g biến cố A đã xảy ra, các xác su ất của B được tính trên
thông tin này (tức là các xác su ất có điểu kiện p (B^A),
P ( £ n/A)) được gọi là các xác suất hậu nghiệm. Vì th ế công thức
Bayet còn cố tên gọi là công thức xác suất hậu nghiệm. Công
thức Bayet cố rấ t nhiểu ứng dụng, đặc biệt trong các nghiên
cứu về y học, xã hội học...

Thí dụ 22
Một phiên tòa đang xem xét khả n ăn g xảy ra của một sự
kiện T rấ t hiếm khi gặp. Thống kê cho thấy P(T) = 10 3. H ai
nhân chứng A và B được mời đến phiên tòa. Tòa cũng biết
được độ tin cậy của những lời khai của A và B : Họ đểu nổi
đúng với xác su ất 0,9. Giả sủ rằn g cả A và B độc lập với nhau
đểu tuyên bố rằn g T xảy ra. Khi đđ tòa cần đánh giá xác su ất
xảy ra của T là bao nhiêu ?
Giải : Ta cấn tìm P(T/AB) ở đổ A, B là các biến cố : A, B
tuyên bố rằn g T xảy ra.
Theo công thức Bayet
P (T )P (A B /T )
P (T /A B ) =
P(T)P(AJ3/T) + P(T)P(AB/T)
Ta có P(T) = 10“3
p (AB/T) = P(A/T)P(B/T) = (0,9)(0,9)
P(T) = 1 - 10 3
p (AB/T) = (0 , 1 )( 0 , 1 )

3-M Đáu.
33
Thay vào ta nhận được

P(77A5) = IỠ8Õ - ° ’075


Như vậy sau lời khai của A và B xác suất để T xảy ra đã
được tăn g lên 7,5 lần !

Thí dụ 23
Một người ốm bị nghi là mác một trong hai bệnh A và B.
Thống kê tình hình mắc bệnh trong nhiều năm cho thãy xác
suất mắc bệnh A cao gấp đôi xác su ất mắc bệnh B. Bệnh viện
thực hiện hai xét nghiệm y học Tj và T 2 một cách độc lập cho
bệnh nhân. Biết rằng nếu cổ bệnh A thì xét nghiệm Tj cho
dương tính với xác suất 0,9, còn xét nghiệm T2 cho dương tính
với xác suất 0,75. Trong trường hợp, có bệnh B xét nghiệm T J
cho dương tính với xác suất 0,05 và xét nghiệm T 2 cho dương
tính với xác su ất 0 , 1 .
Giả sử cả hai xét nghiệm Tị vạ T 2 đều dương tính. Tính
xác suất mắc bệnh A của người bệnh.
Giải : Kí hiệu A là biến cố : "Người bệnh mắc bệnh A". B
là biến cổ : "Người bệnh mắc bệnh B" Tj là biến cố : "Xét
nghiệm Tj cho dương tín h ” và T 2 : "Xét nghiệm T 2 cho dương
tính". Ta cẩn tìm p(A /T 1T 2). Ấp dụng công thức Bayet cho ta
P ( A ) P ( T 7T 2/A)
P ( A / T j T 2) = p (A ) p ( T í 7y A) + P ( B ) P ( T i T 2/B)

Từ giả thiết của bài toán ta có

P(A) = P(B) = ị
p (T j T 2/A) = P(Tj/A)P(T 2/A) = (0,9X0,75) = 0,675
p ( T J 2IB) = P(Tj/B )P(T 2/B) = (0,05X0,1) = 0,005.
Thay vào ta tìm được
p (A/T jT 2) = 0,996
Như vậy trong tập hợp các bệnh nhân cổ xét nghiệm Tị và
T 2 đều dương tính thì có 99,6% là mác bệnh A.

34
Thí dụ 24
(Bài toán người đánh bạc phá sản) Một thanh niên mong
ước mua được chiếc xe với giá n đôla. Trong túi anh ta hiện
đã có k đôla (0 < k < n). Anh ta quyết định kiếm n - k đôla
còn lại bằng cách đánh bạc, chơi trò chơi sấp ngửa, ơ mỗi ván
chơi, m ột đồng xu được tung lên. Nếu đóng xu sấp anh ta sẽ
được 1 đôla còn nếu đống xu ngửa anh ta sẽ m ất 1 đôla. Anh
ta quyết định chơi cho tới khi nào hoặc kiếm* đủ n đôla hoặc
m ất sạch k đôla (bị phá sản). Tìm xác s u ấ t để anh ta bị phá sản.
Giải : Gọi A là biến cố : "Anh ta ’ bị phá sản". p k = P(A) là
xác su ất phá sản nếu lúc bát đáu chơi anh ta có k đôla. Gọi
B là biến cố : "Đổng tiền ra m ặt sấp ”. Theo công thức xác su ất
đẩy đủ ta có
P(A) = P(B)P(A/B) + p (ẽ) p iẠỈB)
Giả sử p (B) = p, p (B) = q = 1 - p. Nếu B xảy ra thì anh
ta có (k + 1) đôla do đổ p (A/B) = p k+1. Nếu B xảy ra thĩ anh
ta mất 1 đôla do đổ P(A/5) = p k_Ị- Vậy ta cđ

Pk = pp k+1 + <ĨPk-1
Dãy (pk) là m ột dãy truy hổi cấp 2. Xét hai trường hợp

a) p * 9^ ^ p * Q- Phương trình đặc trư n g của dãy (pk) là


pỵc2 = X - q. Phương trình này có hai nghiệm phân biệt =. 1,
q
Ằ2. - • Vậy p k có dạng

pk = = A + B ( Ỉ ) ‘

ở đóA, Blà các h ằng số. Từ điều kiện ban đầu p a = 1 và


n = 0 ta cò
rp m
A + B = pa = 1

'A + B Q n = 0

35
-1
B = ---------

p
Vậy ta th u được công thức
Q \n !q \k
p
pk =
-V ' -1

b) p = —. Trong trường hợp này phương trình đặc trư n g


của dãy (/?k) cd nghiệm kép Ả ị = Ả2 = 1. Vậy p k có dạng
p k = A + Bk
ở đđ A, B là các hằng số. Từ điều kiện ban đầu = 1, p n = 0
ta suy ra-A = 1, B = ----1. Vậy
k
p k = 1 - —.
K n
Bảng sau đây cho kết quả tính toán m ột số trường hợp cụ th ể

Xác su ất Xác suất


p q k n phá sản p k được n đôla
# (thành công)
0,5 0,5 90 100 0,1 0,9
0,5 0,5 900 1000 0,1 0,9
0,5 0,5 950 1000 0,05 0,95
0,5 0,5 8000 10000 0,2 0,8
0,45 0,55 90 100 0,866 0,134
0,45 0,55 99 100 0,182 0,818
0,45 0,55 9 10 0,210 0,790
0,4 '0,6 90 100 0,983 0,017
0,4 0,6 99 100 0,333 0,667

36
BÀI TẬP

1. Gieo đồng thời hai con xúc xác. Tìm xác suất để
a) Tổng số nốt là 7 ;
b) Tổng số nốt là 8 ;
c) Số nổt hơn kém nhau 2.
2. Một khách sạn cđ 6 phòng đơn. Cđ 10khách đến thuê
phòng tro n g đó cổ 6 nam và 4nữ. Người quản líchọn ngẫu
nhiên 6 người. Tính xác suất để trong đó
a) Cả 6 người đều là nam ;
b) Cđ 4 nam và 2 nữ ;
c) Có ít n h ấ t hai nữ.
3. Một công ti cần tuyển hai nhân viên ; có 6 người nộp
đơn trong đó có 2 nam và 4 nữ. Biết rằn g khả năng được tuyển
của mỗi người là như nhau.
a) Tính xác suất để cả hai người được chọn là nữ.
b) Tính xác suất đ ể ít n h ất một nữ đượe chọn.
c) Tính xác su ất để cả hai nữ được chọn nếu biết rằn g cđ
ít a h ấ t 1 nữ đã được chọn.
d) Giả sử Hoa là một trong 4 nữ. Tính xác suất để Họa
được chọn. Tính xác suất để Hoa được chọn nếu biết rằn g cđ
ít nhất m ột nữ được chọn.
4. Một hòm có 9 tấ m thẻ đánh số từ 1 đến 9. Chọn ngẫu
nhiên ra hai tấm thẻ. Tính xác suất để tích của hai số trên
hai tấm thẻ là một số chẵn.
5. ở m ột nước co' 50 tỉnh, mỗi tỉnh có hai đại biểu Quốc
hội. Người ta chọn ngẫu nhiên 50 đại biểu trong số 100 đại
biểu để th à n h lập m ột ú y ban. Tính xác su ất để
a) Trong ủ y ban có ít n hất một đại biểu của Thủ đô ;

37
b) Mỗi tinh đểu có đúng 1 đại biểu trong ủ y ban.
6 . Trong tu ấn lễ vừa qua ở th àn h phố có 7 tai nạn giao thông.
Xác suất để mỗi ngày xảy ra đúng một tai nạn là bao nhiêu ?
7. Một đoàn tàu có 4 toa đỗ ở m ột sân ga. Có 4 hành khách
từ sân ga lên tầu, mỗi người độc lập với nhau chọn ngẫu nhiên
một toa. Tính xác su ất để 1 toa cđ 3 người, 1 toa có 1 người
còn hai toa còn lại không có ai lên.
8 . Một máy bay có ba bộ phận A, B, c với tẩm quan trọng
khác nhau. Máy bay sẽ rơi khi cđ hoặc một viên đạn trú n g vào
A, hoặc hai viên đạn trú n g B, hoặc 3 viên trú n g c. Giả sử các
bộ phận A, B và c lấn lượt chiếm 15%, 30% và 55% diện tích
máy bay. Tìm xác su ất để máy bay rơi nếu :
. • a) Máy bay bị trú n g hai viên đạn ;
b) Máy bay bị trú n g ba viên đạn.
9. Trong một thành phố nào đổ 65% dân cư thích xem đá
bong. Chọn ngẫu nhiên 12 người, hãy tính xác suất để trong
đđ cd đúng 5 người thích xem đá bóng.
10. Một sọt cam rấ t lớn được phân loại theo cách sau : Chọn
ngẫu nhiên 20 quả cam làm mẫu đại diện. Nếu mẫu này không
chứa quả cam hỏng nào thì sọt cam được xếp loại1. Nếu mẫu
cho một hoặc hai quả hỏng thỉ sọt cam xếp ioại 2 • Trong trường
hợp còn lại (có từ 3 quả hỏng trở lên) sọt cam được xếp loại 3.
Trên thực tế 3% số cam trong sọt bị hỏng. Tỉm xác suất để
sọt cam được xếp loại
a) Loại 1 ;
b) Loại 2 ;
c) Loại 3.
11. Một bài thi trác nghiệm (multiple-choice test) gồm 12
câu hỏi, mỗi câu hỏi cho 5 câu trả lời, trong đó chỉ có một câu
đúng. Giả sử mỗi câu tr ả lời đúng được 4 điểm và mỗi câu trả
lời sai bị trừ 1 điểm.
Một học sinh kém làm bài bằng cách chọn hú họa m ột câu
trả lời. Tìm xác su ất để
a) Anh ta được 13điểm ;
b) Anh ta được điểm âm.

38
12. Gieo ba con xúc xác cân đối một cách độc lập. Tính xác
suát để :
a) Tổng số nốt xuất hiện là 8 nếu biết ràng ít nh ất cổ 1
con ra nốt 1 ;
b) Cđ ít n h át một con ra nốt 6 nếu biết ràn g số nốt trên 3
con là khác nhau.
13. Một gia đình cổ hai đứa con. Tỉm xác suất để cả hai
đểu là con trai nếu biết rằng ít n h ất trong hai đứa có một đứa
là trai.
14. Một cặp trẻ sinh đôi có th ể do cùng m ột trứ ng (sinh đôi
thật) hay do hai trứng khác nhau sinh ra (sinh đồi giả). Các
cặp sinh đôi th ậ t luôn cd cùng giới tính. Cặp sinh đôi già thì
giới tí n h của mỗi đứa độc lập với nhau và có xác suất 0,5 là
con trai.
Thống kê cho thấy 34% cặp sinh đôi đểu là trai, 30% cặp V
sinh đôi đều là gái và 36% cặp sinh đôi cố giới tính khác nhau.
a) Tìm tỉ lệ cặp sinh đôi thật.
b) Tìm tỉ lệ cặp sinh đôi th ậ t trong tổng só cặp sinh đôi
cùng giới tính.
15. Có hai chuồng thỏ. Chuồng thứ n h ấ t cđ 5 con thỏ đen
và 10 con thò trắng. Chuổng thứ hai có 3 thỏ trắn g và 7 thỏ
đen. Từ chuồng thứ hai ta bắt ngẫu nhiên một con thỏ cho vào
chuồng 1 và sau đđ lại bắt ngẫu nhiên m ột con thỏ ở chuồng
thứ n h ấ t ra thì được một chú thỏ trắng. Tính xác su ất để :
con thỏ trắ n g này là của chuồng thứ nhất.
16. Một chuồng gà có 9 con mái và 1 con trống. Chuồng gà
kia có 1 con mái và 5 con trổng. Từ mỗi chuồng ta bắt ngẫu
nhiên ra m ột con đem bán. Các con gà còn lại được dồn vào
một chuồng thứ ba. Nếu ta lại bắt ngẫu nhiên một con gà nữa
từ chuồng này ra thì xác suất bắt được con gà trống là bao nhiêu ?
17. Một chiếc máy bay có th ể xuất hiện ở vị trí A với xác
2 1
suất — và ở vị trí B với xác suất —. Cổ ba phương án bố trí
o o
4 khẩu pháo bắn máy bay như sau :
Phương án 1 : 3 khẩu đ ặt tại A, m ột khẩu đ ặt tại B.

39
Phương án 2 : 2 khẩu đ ặt ở A, 2 khẩu đặt ở B.
Phương án 3 : 1 khẩu đặt ở A và 3 khẩu đặt ở B.
Biết rằn g xác s u ấ t bắn trú n g máy bay của mỗi khẩu pháo
là 0,7 và các khẩu pháo hoạt động độc lập với nhau, hãy chọn
phương án tốt nhất.
18. Một nhà máy sàn xuất bống đèn cố tỉ lệ bóng đèn đạt
tiêu chuẩn là 80%. Trước khi xuất ra thị trường, mỗi bóng đèn
đểu được qua kiểm tr a chất lượng. Vì sự kiểm tra không th ể
tuyệt đối hoàn hảo nên một bóng đèn tốt cố xác suất 0,9 được
công n h ận là tốt và một bổng đèn hỏng có xác suất 0,95 bị
loại bò. Hãy tín h tỉ lệ bđng đạt tiêu chuẩn Sâii_jthi_qua khâu
kiểm tr a chất lượng. •
19. Có- 4 nhổm xạ thủ tập bắn. Nhổm thứ nh ất cđ 5 người,
nhổm thứ hai cđ 7 người, nhổm thứ ba có 4 người và nhóm
thứ tư cđ 2 người. Xác suất bắn trú n g đích của mỗi người trong
nhóm thứ nhất, nhổm thứ hai, nhóm thứ ba và nhdm th ứ tư
theo thứ tự là 0,8 ; 0,7 ; 0,6 và 0,5. Chọn ngẫu nhiên m ột xạ
thủ yà xa th ủ này bắn trượt. Hãy xác định xem xạ thủ này cđ
khả năng ở tro n g nhđm nào nhất.
20. Trong số bệnh nhân ở m ột bệnh viện cđ 50% điều trị
bệnh A, 30% điểu trị bệnh B và 20% điều trị bệnh c . Xác su ất
để chữa khỏi các bệnh A, B và c trong bệnh viện này tương
ứng là 0,7, 0,8 và 0,9. Hãy tính tỉ lệ bệnh nhân được chữa
khỏi bệnh A tro n g tổ ng số bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh.

Đ ÁP SỐ VÀ CHỈ DẨN

1 , 5 2
6 b) 36 c) 9
1 3 37
2' a) 2ĨÕ b) 7 c) 4 2 '

40
2 14 3
3. a) I b) ị ị c>

5
d) Xác s u ấ t đê Hoa đươc chon là — .
15
Xác su ất để Hoa được chọn nếu biết rằng cổ 1 nữ được
5
chọn là :
14 '
13
4.
18
p 50
u 98
5- a) 1 ------
p50
« 0,7423
^100
250
b) « 4126.10“ 14
°100
7! 1
6. „ —
?7 165

3 4.3.C^
7.
16 44
8. a) 0,3675 = {1 - (0,85)2} + (0,3 )2
b) 0,72775 = 1 - 3.(0,55) 2(0,3).
9. 792(0,65)s(0,35)7 = 0,0591
10. a) (0,97 )20 = 0,5438
b) 20.(0,03)(0,97)19 + 190(0,03)2(0,97)18 =
= 0,3364 + 0,0988 = 0,4352.
c) 1 - 0,5438 - 0,4352 = 0,0210.
11. a) 0,0532 b) 0,5583

12. a ) g b )ỉ

1
13- 3

41
14. a) 28% b) = 0,4375.
0,64
15. Gọi E là biến cố : "Bát được thỏ trá n g từ chuống 2".
H là biến cố : "Bắt được thỏ trá n g ở lần sau cùng"
A là biến cố : "Thỏ trắn g bát được là của chuống 1
p (AH)
Ta có p (A/H) =

p (H) = ?(E)P.(H/E) + P (£)P (H/Ẽ) =


3 11 7 10 103
+
10 16 10 16 160
p (AH) = P(E)P(AH/E) + P(Ẽ)P (AH/Ẽ)
3 10 7 10 100
Ĩ Õ ’ Ĩ 6 + Ĩ Õ T = Tẽõ ■
100
Vậy p (A/H) =
103
16. 0,3619.
17. Xác suất hạ được máy bay của các phương án 1, 2, 3
tương ứng là 0,882 ; 0,91 và 0,791.
18. 98%.
19. Xác su ất để xạ thủ này ờ trong các nhóm 1, 2, 3 và 4
10 21 16 10
tư cng ứng là - và

20 u

42
[

Chương II
ĐẠI LƯỘNG NGẪU N H IÊ N RỜI RẠC

Một đại lượng mà giá trị của nó là ngẫu nhiên, không dự


đoán trước được, được gọi là một dại lượng ngẫu nhiên (ĐLNN).
Chúng ta sử dụng các chữ cái hoa như X , Y, z... để kí hiệu
ĐLNN.
Một ĐLNN đứợc gọi là rời rạc nếu Ĩ1Ó chỉ nhận một số hữu
hạn các giá trị hoặc một số vô hạn đếm được các giá trị. Nói
một cách khác đối với một ĐLNN rời rạc, chúng ta cd th ể liệt
kê tấ t cả các giá trị có th ể của nó bằng một dãy hữu hạn hay
vô hạn Xp x2, xn, ... Tập hợp các giá trị có th ể của ĐLNN
X được kí hiệu bởi X(Q).
Thí dụ 1 : a) Gieo một con xúc xắc. Gọi X là số nốt xuất
hiện trên con xúc xác, X là một ĐLNN rời rạc. Ta có X(Q) =
ã 2, 3, 4, 5, 6 }.
b) Chọn ngẫu nhiên 3 đứa trẻ từ một nhdm gổm 6 bé trai
và 4 bé gái. Gọi X là số bé gái trong nhóm.
X là một ĐLNN rời rạc và X(Q) = {0, 1, 2, 3}.

§1. PHẢN BỐ XÁC SUẤT VÀ HÀM PHÂN B ố

Ngoài việc xác định tập hợp các giá trị có th ể của một ĐLNN
rời rạc, một điều rấ t quan trọng là ta phải biết được xác suất

43
để ĐLNN đổ nhận các giá trị ấy là bao nhiêu. Phăn bố xác
suất của một ĐLNN rời rạc X là một bảng trên đó ta ghi các
giá trị mà X có thể nhận kèm theo các xác su ất để nò nhận
các giá trị đổ. Như vậy phân bố xác suất của X sẽ là một bảng
cđ dạng X

X Xx x2 ... xn
__ ____1___
p 1 P\ p2 - Pn

n
: Ĩ>{X = (Chú ý rằng 2 ] p
i= 1
Một khi đã xác định được phân bố xác s u ấ t của X thỉ coi
như ta đã nắm được toàn bộ thông tin vể X.

Thí dụ 2
Một túi chứa ba tấm thẻ đánh số 1, 2, 3 và m ột túi thứ hai
chứa 4 tấm thẻ đánh số 4, 5, 6, 8 .
Chọn ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi rỗi cộng hai số
ghi trên đđ với nhau. Gọi X là kết quả. H ãy lập bảng phân bố
xác suất của X.
Giải : Có 12 kết quả cổ th ể :
- (1,4), (1,5) ( 1, 6) ( 1,8 )
(2,4) (2,5) (2 , 6 ) (2 , 8 )
(3,4) (3,5) (3,6) (3,8)
Các kết quả này đổng khả năng với xác su ất x uất hiện

X có th ể nhận các giá trị 5, 6 , 7, 8 , 9, 10, 11.

X = 5 kết quả là (1,4). Vậy P{X = 5 } = — .

X = 6 kết quả là (1,5) v„à (2,4). Vậy p {X = 6 } = —


-ỉ- Ct

44
3
X = 7 <-»kết quả là (1,6), (2,5) và (3, 4). Vậy P{X = 7 } - Y2 '

2
X = 8 «-* kết quả là (2,6), (3, 5). Vậy p {X = 8 } = Ỹ 2 .

X = 9 «-►kết q u ả là (1,8), (3,6). Vậy p {X = 9} = Ã ■

X = 10 *-* kết quả là (2,8). Vậy P{X = 10} =~ .

X = 11 -* kết quả là (3,8). Vậy P{X = 11} = ^2 .

Bảng phân bố xác suất của X là

X 5 6 7 ' 8 9 10 11
1 2 3 2 2 1 1
p
12 12 12 12 12 12 12

Thí dụ 3
Chọn ngẫu nhiên ba đứa trẻ từ một nhóm gồm 6 bé trai và
4 bé gái. Gọi X' là số bé gái trong nhổm. Lập bảng phân bố
xảz su ất của X.
Giải : X cd th ể n h ận các giá trị 0, 1, 2, 3. Ta có
c 36 120
^ 1
1

P ỊX = 0} =
II

720 “ 30
o

p 1 p2
4• 6 15
P{X = 1} = p3 30 ’
U10
p2 p l
4 •u 6 9
P ỊX = 2} =
cu 3ĩo ~ 30 ’

4 1
P{X = 3} =
cu 3ĩo 30

45
Vậy bảng phân bó xác suất của X là

X 0 1 2 3
5 15 9 1
p
30 30 30 30

H àm phàn bố xác suất (hay hàm p h ả n bố) của ĐLNN X là


m ộ t h à m F(x) x á c đ ị n h với mọi X t h e o c ô n g t h ứ c s a u
F(x) = P{X < x}
Dễ dàng thấy rằng nếu X nhận một số hữu hạn các giá trị
Xỉ < X I < . . . < X n với các xác su ất tương ứng là

£>k = P{X = Xk) thỉ hàm phân bố F(x) được cho nhu sau
0 nếu X ^ Xj
F(x) = p I +-P2 + + p k- nếu X'k-l
,
1 nếu X > Xị..

Nếu X nhận một số vô hạn đếm được các giá trị XI < XI <
... < Xn < ... với các xác su ất tương ứng là Pk = p {X = Xk}
thì hàm phân bố F(x) được cho như sâu
0 nếu X ^ X[
F(x) =
P\ + P 2 + ... + Pk-l nếu Xk-Ì < X ^ x k

Vậy hàm phân bố của một ĐLNN rời rạc X là một hàm oậc
thang, không giàm có bước nhảy tại các giá trị cđ th ể của X.
Độ lớn của bước nhảy tại điểm Xk là Pk = P{X = Xk}.
Dổ thị của hàm phân bô của ĐLNN rời rạc có dạng sau 'iây

46
C hẳng hạn hàm phân bố F(x) của DLNN X trong thí dụ 3
được xác định như sau
0 nếu X ^ 0
5
nếu 0 < X 5$ 1
30
20
F(x) = 30 nếu 1 < * * 2
29
7^ nếu 2 < X ^ 3
oU
1 nếu X > 3.

§2. KÌ VỌNG, PHƯƠNG SAI VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG


CỬA ĐẠI LƯỢNG NGẤU NHIÊN

Trong mục này sẽ đưa ra một số các tham sô đặc trưng của
m ột ĐLNN, trong đó quan trọng n hất là ki vọng và phương sai.
a) KÌ v ọ n g : Cho X là ĐLNN rời rạc có bảng xác su ất
như sau

X X, x2
p P\ p2

Ta định nghĩa ki vọng (hay còn gọi là giá trị trung binh)
của X là số sau đây, kí hiệu bởi EX :
EX = Pi

Thí dụ 4
TỈ 111 kỉ vọng của ĐLNN X có phân bô xác suất như sau

X 5 6 7 8 9 10 11

pr 1 2 3 2 2 1 1
12 12 12 12 12 12 12

47
Kì vọng là

EX = 5 .- +6 - + 7 .^ + 8 .Ặ +
2 . _ 1 . 1 93 31 „ _
+ 9 Ĩ 2 + 1 0 ' Ĩ 2 + 1 1 ' Ĩ 2 ~ Ĩ 2 ~ T _ 7,75
b) M o d e : Giá trị XiQ được gọi là m od e của X, kí hiệu là
mod X nếu nó là giá trị có xác s u ấ t lớn nhất, tức là
Ỉ>{X = xt } > P ị X = Xị}, Vi
o

Thí dụ 5
Trong ví dụ trê n mode của X. là 7.
c) P h ư ơ n g s a i : Giả sử ĐLNN X cókì vọng E X = JU. Độ
chệch khỏi giá trị tru n g bỉnh lầ X - ụ.
Phương sải của X , kí hiệu là DXĨ là độ lệch bình phương
tru n g bình tức là kì vọng của (X - jn)2. Vậy ta có định nghĩa
DX = E(X - HỸ
Ta. th iết lập công thức tính DX từ phân bố xác suất c ù a X.
Vì (X - ụ ) 2 có quy luật xác su ất là

(X - ụ ) 2 (xỊ - n ) 2 (x2 - HỶ
p px p2

do đổ
ĐX = 2 (*j - ụ ) 2p, = Ịx*ỉ - 2Xịi + n 2)p-{

= - 2^ Z * ịP j + ^ 2Z p ị

= z *?Pj - v +1*2
= I *fPi - V = EX2 - (EX)2.
Vậy ta cd công thức sau
DX = - (EX)2
Căn bậc 2 của phương sai, kí hiệu là ơx , được gọi là d ô lệch
tiêu chuẩn của X.

48
Thí dụ 6 <
*

Tỉm kì vọng, mode, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của


DLNN X có phân bố xác suất sàu đây :

X 0 1 2 3
5 15 9 1
p
30 30 30 30

Giải :

EX = 0 / 5\
( 30 ) + 1 ẳo - 2 ( 39o) + 3 ( 30 ) 1,2‘

D X = 0
( 30 ) + 1 2 ( 1 1 ) + 2 2 ( 3 9 o ) + 3 2 ( 3 0 ) - í 1 ’ 2 ) 2

= 2 - 1,44 = 0,56.
õx = VDZ = \T056 = 0,748.
Dễ th ấ y mod X = 1.
d) M om en : M om en cáp k của ĐLNN X là số
n n
m k = E X k = ỵ *fP{X = x t} = ỵ x\P[.
i= 1 /=1
n
Số a k = E(X - ụ ) k = ỵ (*, - ụ ) kPi
i=1
gọi là m ô m en quy tă m cáp k (ò đó JU là kì vọng của X).
Rõ ràng mômen cấp 1 chính là kì vọng, còn mômen quỵ tâm
cẩp hai chính là phương sai.
e)* Hệ s ố bất đối x ứ n g : Hệ số bát dối xứ n g s được định
nghĩa theo công thức sau

f) Hệ s ố nhọn : H ê số nhọn E được định nghĩa bởi công thức

4-M Đ ấu 49
Chú ý : Các mômen quy tâm có t h ể được t í n h thỏng q u a
các mômen. Chảng hạn
a 2 = DX = E X 2 - (E X )2 = m 2 - m \

«3 = z (*i - f*ỶP\ = - t y l *ỈPị +


+ 3 , 2Z x ^ - ụ^ỴjPị = - 3m1/n2 + 2/n‘i

Tương tự a 4 = m 4 - Amợn^ + 6mj/n2 — 3/?i|

T hí dụ 7
Cho X là ĐLNN rời rạc có bảng phân bố xác suất sau

X 1 3 5 7 9
p 0,1 0,4 0,2 0,2 0,1

Hãy tính các mômen và mômen quy tâm cấp 1, 2, 3? 4. Tính


hệ số b ấ t đối x ứ n g và hệ số nhọn.
Giải :
m \ = 4,6 ; TÌX2 — 26,6
m 3 = 1(0,1) + 3 3(0,4) + 5 3(0,2) + 73(0,2) + 9 3(0,1) = 177,4
m 4 = 1(0,1) + 34(0,4) + 54(0,2) + 74(0,2) + 94(0,1) = 1293,8
«1 =0 ;

a2 :m 2 ~ m l = 5,44
a3 = m3 - 3m |m2 + 2/Uj = 4,992

a 4 =m 4 ~ 4/njm3 + 6n íịm 2 - 3m.| = 64,55.


Hệ số bất đối xứng là
a3 4,992
s = - ệ - = 0,394.
0? (5,44)
Hệ số nhọn là
a4 64,55
E = - 3 = _ ’ , - 3 = -0,82
oị (5,44)

50
§3. PH ÂN BỐ DỒNG THÒI
VÀ HỆ SỐ TƯONG q u a n

a) P h â n bố d ồ n g thời
Giả sử X và Y là hai ĐLNN rời rạc và
X(Q) = {xp x 2, xm}
Y(Q) = {yv y 2, y n)
Kí hiệu p tỊ = P{X = Xị, Y = yộ
Bàng chữ nh ật sau đây được gọi là bàng p h ả n bố xác suất
dồng thời của X và Y :

Chú ý rằng 2 z Pịị = 1-

Thí dụ 8
3 đổng tiền cân đối kí hiệu là A, B, c được gieo và X, Y là
các DLNN được xác định như sau
X : số m ặ t ngửa trên các đổng tiền A và B.
Y : số m ặt ngửa trên cà ba đổng tiển A, B, c.
Hăv lập bảng phân bố đồng thưi của X và Y.
Giải : Rõ ràng Àr(Q) = {0, 1, 2}
y(Q) = {0, 1, 2, 3}

51
Chúng ta xét 8 kết quà cd th ể đổng khả năng của việc gieo
ba đống tién và tính giá trị của X và Y ứng với mỗi k ết quả
đđ (N : ngửa, s : sấp)

A B c X Y
N N N 2 3
N N s 2 2
N s N 1 2
N s s 1 1
s N N 1 1
s N s 1 2
s s N 0 1
s s s 0 0
Vậy P{X = 2, Y = 2} = ị

P{X = 1, Y = 2} = I

P{X = 0, Y = 2} = 0
v.v.
Vậy bảng phân bố xác suất đổng thời của X và Y là

\ Y
0 1 2 3
X
1 1
0 0 0
8 8
2 2
1 0 0
8 8
1 1
2 0 0
8 8
Nếu biết phân bổ đồng thời của X và Y ta có th ể tim được
p hân bố của X và Y. T h ật vậy
n n
P { * = x .) = ỵ p {* = Y = y.} = ỵ p..
i =1 j=1

52
m m
p {y = ỵ ị ì = ỵ P{X = X, Y = yj} = ỵ p...
/= 1 /=1
Như vậy cộng các dòng trong bảng ta được phân bố xác su ất
của X và cộng các cột trong bảng ta được phân bố xác su ất
của Y. Chẳng hạn trong thí dụ trên cộng các dòng ta được
phân bố của X là

X 0 1 2

pr 2 4 2
8 8 8

Cộng các cột ta thu được phân bố xác su ất của Y là

Y 0 1 2 3

T i 3 3 1
ry
8 8 8 8

fc) Đ ại lượng n gấ u n h iê n đ ộ c lập


F.ai D L N N X và Y dược gọi là dộc lập nếu việc biết m ột
thôr.g tin về giá trị của X (hoặc Y) không có ảnh hưởng gi dến
ph ăx bố xác suất của Y (hoặc X). Nđi cách khác
p ị Y = y ự x = Xị} = p {Y = ỳ.}
P {X = x ự Y = y\} = P {X = Xị}
hay tương đương
P{X = x.ị9 Y = y {} = P { X = x {} P { Y = y ị )
với mọi (i, j).
n
Kí hiệu P io = P { X = Xị) = 2 Vịj
j =1
m
p OJ = = V = s P'I’ -
/=1
ta có X và Y độc lập nếu pịj — pịo . pGj

53
Để chứng tỏ X và Y không độc lập, ta chỉ cán ù m m ộ t cặp
(*j, y.ị) sao cho Pịị * p,„ . poj.
Trong thí dụ 5, hai ĐLNN X và Y không độc lập vì

P{X = 1, y = 2} = -

nhưng P a = „ p ( y = 2} = I I = ị

T h í dụ 9
Hai ĐLNN X và Y cđ bảng phân bố xác s u ấ t đổng thời
như sau :

\ Y 0 1 2 3 P{X = *,}
X
0 1/32 3/32 3/32 1/32 1/4
1 2/32 6/32 6/32 2/32 2/4
2 1/32 3/32 3/32 1/32 1/4
P { y = ỵ,-} 1/8 3/8 3/8 1/8

C hứng minh rằn g X và Y độc lập.


Giải : Đầu tiên ta cộng các dòng và các cột lại để nhận
được các phân bố xác suất của X và Y. Dễ dàng kiểm tra được
với 12 giá trị pịj ta đểu cổ

6 3 2
C hảng hạn, với số tương ứng với hai số ^ và 7 , ta cò
à/L o 4
6 3 2
32 ~ 8 x 4'
Vậy X và Y độc lập.
c) C ovarian và hệ s ố tư ơ n g q uan
Chó hai DLNN rời rạc X và Y. Nếu E X = /Li, E y = Ằ ta
định nghĩa coưarian của X và Y là

54
cov(x, Y) = ỵ ỵ xiyiPij - fiẢ
' j
Hệ số tương quan của X và Y là
Y)
p(x, Y) = cov(X,
ƠX ỠỴ
Chú ý rằng ta luôn có -1 ^ p (X , Y) ^ 1.

T h í dụ 10 f
Tính covarian và hệ số tương quan của hai ĐLNN cho tro n g
thí dụ 5.
2 4 2
Ta cổ E X = 0 ^ + 1.^ + = 1
0 0 0
1 3 3 1 3
Ey = ° ầ + 4 + 4 + h - 2

X X x,yjP 'j = °-g + °8 + 00 + 0.0 + 0.0 + 1


2 1 1
+ 2 - + 3.0 + 0.0 + 2.0 + 4.-=- + 6.-=- = 2.
o 0 0

T hành thử cov(X, Y) = 2- l.| = ị.

, - 1 3
Dễ thấy DX = “ > DY = — dođó
J 2 4
1 _ ]í3
Ỡx - yf2 ’ ơy - 2 •
1

Vậy p(X, Y) = COg (f ’ ^ = 2 = ~ = 0,816.


■J r X Y 1 V3 \Í3
\Í2 2 ♦
Tia có đ ị n h lí ổâti
Đ ịnh lỉ : Nếu X ƯỜL Y dộc lập thì cov(X, Y) = 0, do đó
/*(X, Y) = 0 .
Điều ngược lại không đúng.

55
Chứng m in h : vì X và Y độc lập do đó
Piị = P ị X = xh Y = yj} = P ị X = Xị}.P{Y = yjì

Vậy ỵ Ẹ = Ẹ 2 xi^- p í x =

P { r = y,} = x; P{X = X,}] [ 2 = >,-}]


= E Z . EY = ỊiẰ.
Vậy cov(X, y) = 0 do đó p(X, Y) = 0.
Để chứng tỏ điểu ngược lại không đ ú n g 't a xét thí dụ sau đây.

T h í dụ 11
Cho hai ĐLNN X và Y có bảng phân bố xác suất đổng thời
như sau
7

-1 0 1 px
/
/

-1 4/15 .1/15 4/15 9/15


0 1/15 2/15 1/15 4/15
1 0 2/15 0 2/15

PY 5/15 5/15 5/15

T& thấy X và Y không độc lập vì


5_ 4_
P { X = 0, Y = 0} = ị - * P { X = 0} p { Y = 0} =
lo 15 15
M ặt khác cov{X, Y) = 0. T h ậ t vậy
5 5
E y= -1 5 + Ẵ - °'
9 2 7
EX =
15 + 15 15 ’

0.
15

Vậy covCY, Y) = 0 - ~ 15 ) - 0

56
§4. HÀM CỦA HAI ĐẠI LƯ Ợ NG N G Ẫ ư N H IÊ N

Cho <p(x, y) là một hàm hai biến. Nếu X , Y là hai ĐLNN


thì ĐLNN z xác định bởi z = <p(X, Y) cũng là một ĐLNN rời
rạc. Ta. nói z là một hàm của X và Y.
Giả sử X(Q) = {xỊ, x2, xm}
Y(ữ) = ị y v y 2, y n}
Khi đó Z(fi) = [<p(Xị, yj)]i = l m
j = 1,.. .n
Nếu a thuộc miền giá trị của z , a E Z(Q) thỉ để tính P{Z = a}
ta cẵn tính tổng tấ t cả các xác suất P{X = Xj, y ==y-} với các
bộ (*j, y ỷ mà <p (Xj, Jj) = a. Tức là P(Z = a) = ỵ r { X = X,
Y - y) ố đó tổng chạy trên tất cả các cặp (X , Y) mà ^>(x, y) = a.

Thí dụ 12
Hai ĐLNN X , y có phân bố đổng thời như sau

Y
0 1 2
X
1 1
0 0
4 4
1 1
1 0
4 4

Tim phân bố xác s u ấ t của z = X ( Y - l ) 2.


Giải : Ta lập bảng sau đây

0 0 0 1 1 ■ 1
y 0 1 2 0 1 2
z 0 0 0 1 0 1
p 1/4 1/4 0 1/4 0 1/4

57
Váy Pi z = 01 = ỉ + ì = ị

p<z = 1} = i +
1 1
ị = ị 1

Phân bố của z là
z 0 1
1 1
p - -
2 2
Đ ịn h lí : Giả sử z = ip(X, y). /f/ii đó

EZ = 2 ỵ <p(x,, yị) P { x = Xị, Y = 3' ]


j = 1/ = 1'
Chứng min h : Giả sử Z(Q) = {21 , z*}
Kí hiệu I/ = 1 (Zf)
= {(x, y) : y>(x, y) = Zị)

Khi đó EZ = 2 2, p{ z = 2,}
/=1

= i> , 2 p í x = * , Y = y}
i = 1 (.V. V) e /.

*
= s P{X = x , Y ^ ]
/=l(.r,v)G/. -
n m

= n *>(*,-. yy) p í x = * / > y = yj)


j= \i= \
Hệ quả
1) E[X + Yì = EX + EY.
2) Nếu X và Y dộc lập thi E [XY] = EX E Y.
Chứng m in h : 1) Theo định lí trên

E [ X + Y]= ỵ ỵ ( X , + yj) p { * = X;, Ỷ = yj) =


j = li = 1

58
m n
= 2 xi 2 p { * = */. y = ■>•,} +
/ = 1 7=1
n m
+ 2 y>2 p í * = */. y = y,} =
J = \ 1 = 1

m n
= 2 *; p{ * = *,■} + ỵ y j P { Y = ỵj}
i= 1 j=\
= EX + EYr.
2) Củng theo định li trên

E[AY] = ỵ ỵ x,yj p{ X = X , , Y = y; }
i = 1>=1
Vì X và y độc lập nên
P { X = Xị, Y = yj} = ? { X = Xịì p {Y = yj}
Thay vào ta được

EXY = ỵ ỵ x, yj P { x = X,} P { y = yị\ =


i = 1; = 1
m n

/=1 ;=1
= EX.EY.
H ệ q u ả : Tầ có
COUÍX, Y) = E[XY] - EX .E Y = E{ (X - ịa) (Y - X)}
à dó /< = EX, X = EYr.
Chứng minh
E{(X - /<)(Y - Ả)} = E[XY] - ẦEX - 1<EY + JLIẰ
= E .xy - 2EX.EY + EAr.Ey

= E[XY] - E X .E y = 2 2 x,y]Pịj - fã.


j= 1/ = 1

/
59
§5. P H Â N BỐ CÓ Đ IỀ U K IỆN
VÀ KÌ VỌNG CÓ Đ IỀ U K IỆN

Giả sử X là một DLNN rời rạc, B là một biến cố có xác


suất dương.
Nêu 0Cp x 2, xm là các giá trị có t h ể của X thì dãy P{X = X /B}
(i = 1, 2,..., m) gọi là phả n bố có diêu kiện của X với điều
kiện B đã xảy ra.
Kì vọng cđ điều kiện của X với điều kiện B đã xảy ra là
một số kí hiệu bởi E(X/B), và được tính theo côn£ thức sau
m

i=1
Ta. có định lí sau.
Đ ịn h lí. Giả sử B v B 2Ị B n là một hệ dầy dừ các biến
cố. Khi dó
n
EX = ỵ E(X/2?,)P(B,)
i=1
Định lí này tương tự với công thức xác suất đầy đủ.
Chứng minh. Tầ cò

E(Z/Bj) p { X = Xj/Bị}

Thay vào vế phải ta nhận được


n n m
ỵ E (X/B,) ĩ (Bị) = ỵ ỵ X j P{ X = X j, Bị}
ỉ= 1 / = 1/ = 1
n n

= 2 xj l p{ ^ =

= ỵ Xị P { x = Xj} = EX.
j= 1

60
Trường hợp X là ĐLNN rời rạc nhận một số vô hạn đếm
được các giá trị Xj, x2, ta cùng định nghĩa tương tự thay
m 00

tổng hữu hạn ^ bằng tổng vô hạn ^ .


/= 1 /' = 1

Th í dụ 13
Gieo liên tiếp một đồng tiền. Giả sử xác suất xuất hiệổ mặt
ngửa là p.
Gọi X là ĐLNN chỉ lần gieo đấu tiên xu ất hiện m ậ t ngửa.
B là biến có : "Trong n lấn gieo đầu tiên chỉ xuất hiện m ặt
ngửa đ ú n g một lần".
Tìm phân bố của X và phân bố c ủ a X với.điều kiện B đã xảy ra.
Giải : Ta. có X(Q) = {1, 2, ...} và
P{X = k} = qk ~ lp (k = 1, 2...) (9 = 1 - p).
Đó là phân bố của X. Ta hãy tìm phân bố có điều kiện
P{X = k/B}. Ta có
V {X = k,B )
P {* = k!B} =
Rõ ràn g với k > n biến cố {X = k) kéo theo việc trong n
phép thử đẩu tiên đổng tiền không xu ất hiện m ặt ngửa. Do đổ
P{X = k / B } = 0 với k > n. Xét k ^ n. Khi đđ theo công thức
Becnuli
p (B) = c \ p q n ~ l = n p c p - 1
Mặt khác Ĩ*{X = k, B} = p {xuất hiện m ặt ngửa ở lần
gieo k} = p(Ịl ~ X.

Vậy p {X = k/B} = — với k ^ n.


n

Thí dụ 14
Trở lại bài toán về ổự phá sản của người đánh bạc (Thí dụ
24 chương I). Ta. hãy tìm số ván chơi tr u n g bình để kết thúc
cuộc chơi. Gọi X là số ván chơi cần thiết.

61
IIỊ. = E X là số ván chơi trung bình nếu lúc bát đáu chơi anh
ta có k đôla. Theo định lí trôn ta có
EÀr = P(B)E(X/B) + P(B)E(X/B) = p E(X/'B) + q E(XlB).
Nếu /i xảy ra thì trong túi anh ta có k + 1 đôla. Do đó
E(X/B) = 1 + uk + v
tương tự E(X/fí) = 1 + ufc_ ì.
Vậy ta có phương trình
u k = P(1 + u k + ì) + <7(1 + u k _ x)

hay uk = p u k + x + quk _ ị + 1.
Đây là một phương trinh sai phân cấp 2 với điểu kièn oan
đ ẩu Un = 0, Un = 0. Nghiệm t ổn g q u á t là :
k
UL. = ~ + A + B nếu p * q
q -p
Uị. = —k + A + B/ỉ nếu p = q
Từ điểu kiện UQ = u n = 0 ta tim được A và B. Từ đó :
1 r .1 - (q/p)k-ị nếu p * q
---- \ k — n ----- —-----
uk = < ỉ--pp L \ 1- (-q( iqp/ )p f l
k(n — k) nêu p = q
Bảng sau đây cho kết quà tính toán một số trường hợp cụ :hể

p q k n uk
0,5 0,5 900 1000 90000
0,5 0,5 950 1000 47500
0,5 0,5 8000 10000 16000000
0,45 0,55 9 10 11
0,4 0,6 90 100 441,3

Cho X và Y là hai ĐLNN rời rạc. Nếu jEj, x 2t •••) là các


giá trị có th ể của X thì với mỗi y G y(Q) dãy
P{ X = Xị / Y = y) (i = 1, 2...)
gọi là p h à n bố có cỉiêu kiện của X với Y = y đã cho.

62
Kì vọng có điéu kiện của Ar với điểu kiện Y = y là một số
(phụ thuộc y) được tính theo công thức

E [XỊY = y] = ỵ Xị p{ X = xJY = y }

Thí dụ 15
Số trứ ng của một trại gà Ui một DLNN X nhận các giá trị
0 , 1, 2 ... với xác suất tương ứng là

ở đó Ằ > 0 là một hằng số. Giả sử mỗi quà trứ n g độc lập với
nhau có xác suất p nở thành gà con. Gọi Y là sô gà con. Hãy tim
a) p {Y = k/x = n) với n ^ k
b) p {X = n/Y = k } với n ^ k
Giải
a) Nếu X = n tức là có n quả trứ n g thì theo công thức
Becnuli
P { y = k/ x = n} = c ^ p \ i - p)n ~k
b) Ta có P{X = n, Y .= k) = P { y = k/ x = n}.P{À' = n)

với k ^ n.
X

P { y = k) = { X = n , Y = k) =
n = Á:

k! p tì.A= .k (»
s - *0!
7
Ã! nA= k y(n - /e)!
7
e ~' (pẰ))ke^'
k\

'Vậy P{X = n/y = /í}

63
§6 PHÂN BỐ NHỊ THỨC

Xét một phép thử ngẫu nhiên s . Ta quan tâm tới biến cố
A liên kết với £ tức là tùy theo kết quả của A có thể xảy
ra hay không xảy ra. Giả sử P(A) = p. Phép thử £ được tiến
hành lặp lại n lẩn một cách độc lập. Gọi X là số lấn xuất hiện
A trong n lẩn thực hiện lặp phép thử £ này. Ta thấy X là một
ĐLNN rời rạc với miền giá trị lè
X(Q) = {0, 1, 2 .., 71}
Mặt khác theo công thức Becnuli (§5, Chương ỉ) thỉ
P { X = k} = c kn p \ l - p ) n ~k
Tầ có định nghĩa sau
Đ ịn h n g h ĩ a : Đ L N N X dược gọi lả có p hà n bố nhị thức
vói tham số n, p và kí hiệu là X rsj B(n, p), ỏ dó n E: N và
0 < p < 1, nếu X(Q) = {0, 1, 2...y n} và
pk = P{X = k) = c
ở đđ q= 1 - p

Thí dụ 16
Trong một th à n h phố nào đó 65% gia đình cổ ti vimẩu. Chọn
ngẫu nhiên 12 gia đỉnh và gọi X là số gia đình cò ti vi màu.
a) Gọi tên phân bố xác suất của X.
b) Tính xác suất để cđ đúng 5 gia đình cđ tivi mầu.
c) Tính xác suất để trong mẫu cổ ít nhất 2 gia đìíih có
ti vi mấu.
Giải : a) X có phân bố nhị thức với th a m số n = 12, p = 0,65
b) P{X = 5} = C^2 (0,65)5(0,35)7
= 0,0591.
c) P{X 5* 2} = 1 - P{X = 0} - P { X = 1}
= 1 r (0,35 ) 12- 12(0,65X0,35)u » 0,999 '

64
Ta hãy tỉm kì vọng, phương sai và mode của phân bố nhị
thức. Ta có cồng thức sau đây :
Đ ịn h lí. Nếu X ~ B(n, p) thi
i) E X = np,
ii) DX = npq,
iii) mod(X) = [{n + l)p] ([a] chỉ phần nguyên của a ).
Chứng minh
i) Ta cổ

EX = ỵ kCkn p k q " - k =
k =0
Y kn\ lcn-k Y (n - 1) ! p V -/c
kị { k \ n - k ) \ p q kị i ( k - l ) \ ( n - k ) l
n n —1
— V “r 1 - 1 /2 - Ấ: _ V
“ nP Z j n - 1 p V ~ p n - ìp Q
lc = ỉ i=0
= npip + q)" ~ 1 =. np.

.O E * = Ế * ;c ; , p V - ‘ = i ^ .
k =0 Ả'= 1 v 7

♦ i ĩ i ^ ĩ ị i p V - * - < » . ♦ s2

Tk c ó

51 = x (T -:2 )!(»-*)! " “ C* “ 1)p2


K. z
5 2 = ttp (đã tính ở trên).
Thành thử
DX = EX 2 - (EX)2 = n2p 2 - np2 + np - n 2p 2 =
= rap(l - p) = npq.

í5-^Đáu 65
Để chứng minh iii) ta nhận xét ràng :
P { X =■ k} > P{X = k - 1} *=* (n + 1) p > k, thành thử
P { X = k) lớn nhất khi k là số nguyên lớn n h ấ t bé hơn (n + ĩ )p,
nghỉa là : m o d x = [(n + l)p]

Thí dụ 17
Tỉ lệ cử tri ủng hộ ứng cừ viên A tron g một cuộc báu cử
tổng thống là 60%. Người ta hỏi ý kiến 20 cử tH được chọn
một cách ngẫu nhiên. Gọi X là số người bỏ phiếu cho ông A
trong 20 người đó.
a) Tìm giá trị tru n g binh, độ lệch tiêu chuẩn của X và mod
của X.
b) Tìm P { X ^ 10}.
c) Tìm P { X > 12}.
d) Tìm P { X = 11}.
Giải : X có phân bố nhị thức B(20, 06).
Vậy E X = 20.(0, 6 ) = 12
ĐX = 20(0,6X0,4) = 4,8
Độ lệch tiêu chuẩn ơx = \[ĩ>8 = 2,2
ModX = [21 "x 0,6] = [12,6] = 12.
a) Ta cđ
10
P{X Ể 10} = 2 c ^0 (0,6)k(0,4 )20 ~ k
k= 0
Chúng ta có thể tránh việc tính toán trêri bàng cách tra
bảng phân bố nhị thức (Bàng 1) ứng với n —20.
P ị X ^ 10} là số nằm ở dòng k = 10và cột p = 0,6.
Ta. tìm được P{X < 10} = 0,245.
b) ? { X > 12} = 1 - P{X < 12}.
Tra bảng con số ở dòng k = 12 và p = 0,6 là
0,584 = V { X ^ 12}
Vậy ? { X > 12} = 1 - 0,584 = 0,416.
d) P{ X = 11} = P ị X ^ 11} - P ị X ^ 10}
= 0,404 - 0,245 =0,159.

66
§7. PHÂN BỐ POẤT XÔNG

Ta nói răng D L N N X có phân bố Poátxông vói tha m số Ằ


(và kí hiệu là X ~ Poat. Xông (Ằ) nếu
. X(Q) = {0, 1, 2, ...}
-ì Ảk
và p { x = k) = c x —
ỏ dó X là một số dương cho trước.

Người ta đã lập bảng để tính sản P{X ^ k }


ỉ!
các giá trị Ả khác nhau (xem Bảng 2).

Thí dụ 18
Một gara cho thuê ô tô thấy rằng số người đến thuê ôtô vào
ngày thứ bẩy cuối tu ấ n là một ĐLNN X có phân bốPoát
xông với tham số X — 2. Giả sử gara có 4 chiếc ôtô. Hãy tìm
xác suất để
a) Không phải t ấ t cả 4 chiếc đều được thuê.
b) T ất cả 4 ôtô đéu được thuê.
c) Gara không đáp ứng được yêu cẩu.
d) Trung binh có bao nhiêu ôtô được thuê ?
e) Gara cẩn có ít n h ấ t bao nhiêu ôtô để xác s u ấ t không đáp
ứng nhu cấu thuê bé hơn 2% ?
Giải : a) P{Àr ^ 3} = 0,857.
(Số này được tìm ở dòng Ă = 2 cột X = 3).
b) P{X ầ 4} = 1 - P {Z ^ 3} = 1 - 0,857 = 0,143.
c) ? { X > 4} = 1 - P{X * 4} = 1 - 0,947 = 0,053.
d) Gọi Y là só ôtô -được thuê :
P{V = 0} = P{X = 0} = 0,135 ;
p {Y = 1} = P{Àr = 1} = ? { X < 1} - P{X = 0} =
= 0,406 - 0,135 = 0,271 ;

67
p {Y = 2} = F{X = 2} = P{X c 2} - P{X ^ 1}
= 0,677 - 0,406 = 0,271 ;
p {Y = 3} = P{X = 3} = P{ X < 3} - P{X ^ 2}
= 0,857 - 0,677 = 0,18 ;
p {Y = 4} = P{X > 4} = 1 - P{X ^ 3} =
= 1 - 0,857 = 0,143.
Từ đó E Y = 1,925.
e) Ta cẩn xác định n để
P{ X > n) < 0,02 « P { X ^ n) > 0,98.
Vì P{X ^ 4} = 0,947
P{X ^ 5} = 0,983
Do đđ n = 5.
Trong tình huống nào chúng ta gặp phân bố Poát Xông ?
Xét một biến cố E xuất hiện ở* những thời điểm ngẫu nhiên.
Giả thiết rằng số lần xuất hiện E tro ng'kho ảng thời gian Up t2)
không cổ ảnh hưởng đến xác suất xuất hiện của E trong các
khoảng thời gian kế tiếp. Thêm vào đó "cườrig độ" xuất hiện E
là không thay đổi, nghĩa là số lần E xuất hiện tru n g bình trong
khoảng thời gian (£j, t2) tỉ lệ với độ dài khoảng đó.
Gọi X là số lần xuất hiện E trong khoảng thời gian ịt p t 2)-
Người ta đã chứng minh được rằng X có phân bố Poát Xông
với tham số A = c(t2 — £j), trong đó c là hằn g số. H àng số c
được gọi là cường dộ xuất hiện của E.
'Iầ hãy tìm kỉ vọng, phương sai và mode của phân bố Poát
Xông, l ầ cổ
Đ ịn h lí : Giả sử X ~ Poát Xông (A).
Khi dó E X = Ả, DX =•• A, mod(X) = [Ằ].
Chứng minh. Ta có

e 1 .Xe = Ằ.

68
X x tk - 2
+ e~}- y k + X = Ả2 + Ả.

Vậy DX = EX 2 - (EX )2 = Ả.
Dể tìm mode ta xét

Vậy P { X = k) lớn n hất khi k là số nguyên ỉớn n hất bé hơn


Ằ. Nói cách khác mod X = [Ả].

Thí dụ 19
Ố một tổng đài Bưu điện, các cú điện thoại gọi đến xuất
hiện ngẫu nhiên, độc lập với nhau và tốc độ tru n g bình cụôc
gọi trong một phút. Tìm xác suất để :
a) Có đúng 5 cú điện thoại trong 2 phút
b) Không cđ cú điện thoại nào trong khoảng thời gian 30 giây.
c) Có ít nhất 1 cú điện thoại trong khoảng thời gian 10 giây.
Giải : a) Số cú điện thoại xuất hiện trong khoảng thời gian
2 phút là ĐLNN X ~ Poát Xông (4). Vậy
- 4 45
P{X = 5} = e -Ịtị

P{Àr ^ 5} - P { X ^ 4} = 0,785 - 0,629 = 0,156.


b) Sổ cú điện thoại xu ất hiện trong khoảng thời gian 30 giây
là DLNN X ~ P oát Xông (1). Vậy
P ị X = 0} = 1 = 0,3679.
c) Số cú điộn thoại x u ấ t hiện trong khoảng thời gian 10 giây
1
là ĐLNN X - Poát Xông . Vậy

P{X ặ 1 } = 1 - P{X = 0} = 1 - e~m = 0,2835

69
Đ ịn h lỉ : Nếu X r»j Poat Xông (ju) và Y ™ Poat Xông (Ả),
ngoài ra X và Y dộc lập thì z = X + Y ^ Poảt Xông (X + u ).
Chứng min h : Ta có
p ịZ = k) = P {X - Y = k) =
k
= ỵ p { x = i , Y = k - i}
i=0
k
= ỵ P { x = í} P { y = k - i}
i=0
1/c - /
= ị e -h ị . g__
,r0 i! (A - i)!

-(U+A) ^

i =0
e-C«+A)(A
A!

T/ii dụ 20
Một cửa hàng bán đổ điện tử gồm hai m ặ t h àng : tivi và
Radio. Số tivi và rađiô bán trong một ngày đều cđ phân bố
Poát xông và chúng độc lập với nhau. Trung bình mỗi ngày bán
được 1 tivi và 2 rađio.
Tìm xác suất để một ngày cửa hàng bán được ít nhất 4
chiếc (radio và tivi).
*

Giải : Gọi X và Y tương ứng là số tivi và số rađio bán được


trong ngày. Ta. có X ~ Poát Xông (1) và Y ~ Poát Xông (2),
X và Y độc lập. Theo định lí trên thì X + Y ~ Poát Xông (3).
Vậy
P{X + Y > 3} = 1 - P{X + Y ^ 3}
= 1 - 0,647 = 0,353.

70
BÀI TẬP

1.Một nhđm có 10 người gỗm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu


nhiên ra 3 người. Gọi X là số nữ trong nhổm. Hãy tìm phân
bố xác s u ấ t của X và tính E X , DX , mod X.
2. Cho ĐLNN X có phân bổ xác suất như sau
X 1 3 5 7 9
p 0,1 0,2 0,3 0,3 0,1
Tìm phân bố xác suất của Y = min {X, 4}.
3. Một túi chứa 10 thẻ đỏ và 6 thẻ xanh. Chọn ngẫu nhiên
ra 3 tấm thẻ (không hoàn lại).
a) Gọi X là số thẻ đỏ. Tìm phân bố xác suất của X , EX và PX.
b) Giả sử rú t mỗi thẻ đỏ được 5 điểm và rút mỗi thẻ xanh
được 8 điểm. Gọi Y là số điểm tổng cộng trên ba thẻ r ú t ra.
Tỉm phân bố xác suất của Y. Tìm EÝ, DF.
4 / Hai xạ thủ và B tập bán, mỗi người bắn hai phát.
Xác suất bán trú n g đích của A trong mỗi phát là 0,4, còn của
B là 0,5.
a) Gọi X là số p h á t trú n g của A trừ đi số phát trú n g của
B. Tìm phân bố xác s u ấ t của X.
b) Tìm phân bố xá<c suất của Y = \x\ .
5. Khi một người c!i thi lấy bằng lái xe nếu không đạt anh
t a lại đăng kí thi lại cho đến khi đạt mới thôi. Gọi X là số lẩn
anh ta dự thi. Lập phân bố xác su ất của X biết rằng xác suất
thi đỗ của anh ta là

Hãy dự đoán xem trong 243 người (mỗi người đều có xác
su ất thi đỗ là —) có bao nhiêu người thi đạt ngay lán đẩu, thi
ó
đạt ở lần thứ hai, phải thi ít nhất bốn lấn.

71
6 . Cho hai ĐLNN X và Y co' phân bố xác suất như sau

X 0 1 2 • 3 4 5
p 0,15 0,3 0,25 0,2 0,08 0,02
Y 0 1 2 3 4 • 5
p 0,3 . 0,2 0,2 0,15 0,1 0,05

a) Tính EX, E Y.
b) Tìm p {X + Y ^ 3}' nếu X và y độc lập.
7. Các ĐLNN X và Y có bàng phân bố xác suất đồng thời
như sau

V
1 2 3
X
1 0,12 0,15 0,03
2 0,28 0,35 0,07

i) Chứng minh rằng X và Y độc lập.


ii) Tìm quy lụât phân bố của z = XY.
Từ đó tính Ez và kiểm tra rằng Ez = E X E Y.
8. Số trẻ em sinh ra trong 1 tuần ở một- làng A nào đó Là
một ĐLNN X có phân bố xác suất là

X 0 1 2 3
p 0,4 0,3 0,2 0,1

Só người chết trong 1 tu ầ n ở làng A đó là một ĐLNN Y có


phân bố xác suất là Y

Y 0 1 2 3 4
p 0,1 0,3 0,4 0,15 0,05

Giả sử rằng X và Y độc lập.


a) Tìm phân bố xác suất đổng thời của X và Y,
b) Tính p {X > Y}.

72
n
9. Cho X, Y là hai ĐLNN có phân bố xác suất đóng thời
như sau :

7
-I 1
A"
-1 1/6 1/4
0 1/6 1/8
1 1/6 1/8

Hãy tính EX, EY,'cov(X, Y) và p(X, Y).


10. Cho X và Y là hai DLNN có phân bố xác suất đổng thời
như sau

Y
-1 0 1
X
-1 4/15 1/15 4/15
0 1/15 2/15 1/15
1 0 2/15 0

a> Tỉm EX, E Y cov(X, Y) và p(X, Y).


b' X và Y có độc lập hay không ?
11. Giả sử X ~ B(2, 0,4), y ~ B(2, 0,7) X và Y độc lập.
3) Tim phân bố xác suất của X + Y.
b> Chứng minh rằng X + Y không có phân bốnhị thức.
12. Cho X và Y là hai ĐLNN độc lập.

a> Giả sử X ~ B( 1, ị) , Y ~ B(2, ị ) .


0 ờ
Viết phân bố xác s u ấ t của X, y. Từ dó tìm phân bố xác suất

củ a X + Y. Kiểm tra rằng X + Y ~ £(3,


o

b) Giả sử X ~ 5(1, y ~ B ( 2, ị ) .
z o

73
Tỉm phân bố xác suất của X + Y. Chứng minh rằng Ằ' + Y
không có phân bô nhị thức.
13. Trong một thành phố nhò, tru n g binh một tu ấ n có 2
người chết. Tính xác su ất để #
a) Không có người nào chết trong vòng 1 ngày.
b) Có ít nhất 3 người chết trong vòng hai ngày.
14. Tại một trạm kiểm soát giao thông tru n g bình một phút
có hai xe ôtô đi qua.
a) Tìm xác suất để có đúng 6 xe đi qua trong vòng 3 phút.
b) Tính xác suất để trong khoảng thời gian t phút cổ ít nhát
1 xe ôtô đi qua. Xác định t để xác suất này bằng 0,99.
15. Tại một nhà máy nào đó trung binh một tháng có hai
tai nạn lao động.
a) Tính xác suất để trong khoảng thời gian 3 tháng xảy ra
nhíểu n hất là 3 tai nạn.
b) Tính xác suất để trong ba tháng liên tiếp, mỗi th á n g xảy
ra nhiểu n h ấ t một tai nạn.
16. Một trạ m cho thuê xe tác xi có 3 chiếc xe. H à n g ngày
trạm phải nộp th u ế 8 USD cho 1 chiếc xề (dù xe đổ cổ được
thuê hay không). Mỗi chiếc xe được cho thuê với giá 20 USD.
Giả sử số yêu cầu thuê xe của trạ m trong 1 ngày là DLNN
X có phân bố Poát Xông với tham số Ả = 2,8.
a) Gọi Y là số tiền thu được trong một ngày của trạ m (nếu
không cổ ai thuê thi số tiền thu được là -24 USD).
Tìm phân bố xác s u ấ t của Y. Từ đó tính số tiền tr u n g bình
thu được của trạ m trong 1 ngày.
b) Giải bài toán trên trong trường hợp trạ m có 4 chiếc xe.
c) Trạm nên có 3 hay 4 chiếc xe ?

74
DÁP S Ố VÀ CHỈ DẪN

1.

X 0 1 2 3

p 5 15 9 1
r
30 30 30 30

EX = 1,2 ; DX = 0,56 ; mođ X = 1


2.

y 1 3 4
p 0,1 0,2 0,7

3.

X 0 1 2 3
2 15 27 12
1p
56 56 56 56

39'
E.x
8 ■ UA 64

7 15 18 21 24
12 27 15 2
5,6 56 56 56

Y = 5X + 8 (3 X) = 24 - 3X
147 351
E.y Dy
8 64
4.
X -2 -1 0 1 2
p 0,09 0,3 0,37 0,2 0,04

Y 0 1 2
p 0,37 0,5 0,13

5.
X 1 2 3 4
1 2 4 8
ỉr>
3 9 27 81

P 'J Í = ‘ | = ( i r ' 1
Với 243 người có 81 thi đạt lấn đấu, 54 lần thứ hai, 72 phải
thi ít nh ất 4 lần.
6 . EX = 1,82, EY = 1,7, P(X + F « 3) = 0,5225
7.

z 1 2 3 4 6
p 0,12 0,43 0,03 0,35 0,07

EZ = 2,89 ; EX = 1,7 ; E y = 1,7.


8 . P(X > Y) = 0,19
9. EX = -1/8, E y = 0, cov (X, Y) = -1/8
f ( X , Y) = -0,15
10. E X = -1/5, E y = 0, p(X, Y) = 0
X và Y không độc lập
11 .

z = X + r 0 1 2 3 4
p 0,0324 0,1944 0,3924 0,3024 0,0784

76
Giả sử z = Ả' + Y có phân bò nhị thức
z ~ ZJÍ4, /5) -» P{Z = 4}' = p 4 = 0,0784
P{Z = 0} = (1 - p )4 = 0,0324.
vậy p = Vo. 0784
1 - p = Võ; 0324
-* 1 = Vcự)784 + 1/0,0324. Mâu thuẫn.
12 . a)
y T) 1 2
16 8 1
p
25 25 25

X + Y 0 1 2 3
64 48 12 1
p
125 125 125 125

b)

X 0 1 y 0 1 2
1 1 p 16 8 1
p Jr
2 2 25 25 25

X + 'y 0 1 2 3
p 0,32 0,48 0,18 0,02

p* = 0,02
Nếu X + y ~ B(3, p) Mâu th u ẫ n
(1 - p y3 = 0,32

13. a) Poát Xông ; P(X = 0) = 0,7515


4
b) Poát Xông Q , P(X > 2) = 0,0204

77
14. a) Poát Xông ( 6 ) P{X = 6 ) = 0,1606
b) P oát Xông <2/), P(X ^ 1) = 1 — c 21
= 0,99 t ---- 2,303.
15. a) P oát Xông ( 6 ), P(X ^ 3) = 0,151
b) Poát Xông (1), PuY-« l )3 = (0.406)3 = 0,067
16 .

X 0 1 2 3 & 4
p 0,0G08 0.1703 0,2384 0,2225 0,3081

0.5305
a) EY = 20.8

Y -24 -4 16 36
p 0,0608 0,1703 0,2384 0,5305

b) EY = 18,9

Y -3 2 9
-12 8 28 48
p 0,0608 0,1703 0,2384 0,2225 0,3081

78
Chương III
ĐẠI LƯỌNG NGẨU N H I Ê N LIÊN Tực

Trong thực tế ta thường gập các DLNN có th ể nhận giá trị


bất kì trong một phạm vi nào đó. Ta có định nghĩa sau đây cho
loại ĐLNN đó :
Một D L N N X được gọi Là D L N N liên tục nếu :
i) Tập hợp các giá trị có th ề của X láp dầy một hay một
số khoảng của trục số, thậm chi láp đằy cả toàn bộ trục số.
ii) Với mọi số a, P{X = a) = 0.

Thí dụ 1
- Lượng mưa vào tháng 7 hàng năm là một ĐLNN liên tục.
Nó cổ th ể nhận bất cứ giá trị nào trong khoảng (0, oo).
- Khoảng thời gian giữa hai ca cấp cứu của một bệnh viện
X nào đó.
- Trọng lượng của một đứa trẻ mới sinh.

§1. HÀM MẬT ĐỘ XẤC SUẤT


VÀ HÀM PHÂN BỐ XÁC SUẤT

Dối với ĐLNN liên tục X , xác suất để X nhận một giá trị
cụ th ể nào đó luôn luôn bằng không : p {Àr = a} = 0. Thành
thử ta quan tâm đến xác suất để X rơi vào một khoảng (a, b)

79
nào đó, chứ không quan tâm tới xác suất để X nhận mót giá
trị cụ th ể như trong trường hợp DLNN rời rạc.
Phân bô xác suất của X được xác định bởi một hàn: f(x) gọi
là hàm mật dộ xác sụ át.
a) Đ ịn h n g h ỉa : Hàm số f(x) xác dịnlĩ trên toàn t n c số
dược gọi là hàm mật dộ của Đ L N N liên tục X nếu
i) f(x) > 0, Vx G R
00

ii) / f(x)dx = 1
— oc
iii) Với mọi a < b, ta có
b
P{a < X < b} = f f(x)dx.
a
Chú ý rằng vì P{X = a) = P{X = 6 } = 0, nên ta củ.ìg cổ

Thí dụ 2
Cho X là DLNN liên tục có hàm mật độ f(x) như saiu
0 X < 1
f(x) = — * > 1
X2
Hãy xác định hằng số c và tính P{2 < X < 3}.
X

Giải : Hằng số c được tỉm từ điểu kiện / f(x)dx = 1. Ta cổ


—oc
X X
r r 1dx
J f(x)dx = c) = 1.
-0 0 Ị X

Từ đó suy ra c = 1,

P(2 < X < 3) = / Ệ = ị


2 x

80
Thí dụ 3
Cho X là DLNN có hàm m ật độ f(x) như sau
1 + X nếu —1 2$ X < 0
f(x) = 1 - X nếu 0 < X ^ 1
0 n ế u UI > 1

Tính P { - i < X < 1>.

1 Ị.
Giải Tầ có P{ —^ < X < 1} = J f(x)dx
1
2

0 1 7
= f (1 + x)dx + / (1 - x)dx =
1 0
~2
b) Đ ịn h n g h ĩ a : H à m ph ản bó xác suất của Đ L N N X, kí
hiệu bởi F(x), là h à m xác đ ịn h ưói mọi số thực X theo công
thức sau
F(x) = P{X < x).
Hàm phân bổ F(x) có các tính chất sau :
i) 0 F(x) ^ 1.
^
Tính chất này suy trực tiếp từ định nghĩa.
ii) F(x) Là một hà m không g i ả m , tức là néu x\ < X2 thì
F(x\) ^ F(x 2).
Thực vậy ta có
F(x2) = P{X < x 2} = P{X < Xj} +
+ P{x1 ^ X < x 2 } ^ P { ^ < X ỵ } = F ( X ị ) .

iii) F(x) là một h à m liên tục.


Thực vậy
F (p c ) + A x) - F (x ) = P{x < X < X + A x } .

Vậv lim F(x + Ax) - F(x)


A x -> 0
= lim p{x < X < X + Ax} = P { X = x} = 0
A x— 0
do X là ĐLNN liên tục.

6-ỉMĐáu. 81
iv) lim F(x) = 1 ;
X - * + 0C

lim F(x) = 0.
X —* -0 0

T h ậ t vậy lim F(x ) = lim p{ X < x}


X — ► + oo X —» + 0 0

= P { X < + 00} = 1.
lim F(x) = lim p{ X < x) = P ÍX < - 00} = 0.
X —» - 0 0 X —

v) (Quan hệ giữa hàm m ậ t độ và hàm phân bố)


Nếu f(x) và F(x) tương ứng là hà m m ậ t đ ộ và hàm phản bố
của Đ L N N X thì
f(x) = F'(x) ;

F(x) = / f(t)dt.
— 00

T hật vậy

r (x) = lim S ĩ 1 , lim =


Ax Ax
A x -+ 0 A x —>0
X + Ar

f f(t)dt
= lim — —
----- = f(x) (theo định lí giá trị trung binh)
A x—* 0

Mặt khác theo định nghĩa t a cđ :

F(x) = P { X < x) = P { - 00 < X < x } = J fự)dt.


— 00

Thí dụ 4
Cho X là ĐLNN cd hàm ph ân bố
X
F(x) = a + ò a r c t g -

ở đó a, b, c là các h ằ n g số m à t a cẩn xác định. Tỉm 2, 0 , c


và hàm m ậ t độ f(x).

82
DLfliDl % flã fiãm M (jlx.)
i tí)
Giải : *» f y ư ) - J ỊịU) J ú )
~<p _
lim F(x) = 1 = a + ò
X —» + C 0
2

ÒJĨ
lim F(x) = 0 = <7 -
X — ►- X

1
Từ hệ phương trinh trên ta thu được a = ịr, b - — . T hành
thử
1 1 X
ÍW = ị + j artg j

1 c
/U ) = F ’(jt) = JT
-
X1 +, c2
Vi f(x) là hàm m ật độ do đó ta cấn đòi hỏi c > 0. Tbm lại
ta có :
1 1
a = b = c > 0 tù y ý.

77Ú dụ 5
Cho X là DLNN cđ hàm m ậ t độ
0 nếu X < 0
6x
f(x) = ~5
6 nếu X > 1
bx
Tim hàm phân bô F(x).
Giải : Với X < 0 thì

F(x) = J f(t)dt = 0
— 00

FM = ĩ-30 f(t)dt = Ị ^ rd t = | x ;
0

83
Với X > 1 thì
xr Ị. 6tdt Xf 6
F(x) = f f(t)dt = ĩ ~ + ĩ đt
-0 0 0
5

= 1 -
= 5 + [-ếl - 5jc3'

0
3x:
Vậy F(x) =
1-
5x

§2. KÌ VỌNG, P H Ư O N G s a i , MOD v à M ED IA N


CÁC ĐẶC TR Ư N G KHÁC CỦA ĐLNN

Khi ta đã biết được hàm m ật độ (hay hàm phân bố) của một
ĐLNN liên tục X , thì coi như ta đã nắm được toàn bộ thông
tin về X. Tuy nhiên trên thực tế rấ t khđ xác định được thông
tin này. Những thông tin cô đọng phản ánh từ ng mặt của ĐLNN
được gọi là các tham số dặc trưng, ơ mục này ta xét ba tham
số đặc trư n g quan trọng nhất.
a) KÌ v ọ n g : Cho X là ĐLNN liên tục với hàm mật độ f(x)
khi đổ kì vọng của X kí hiệu bởi KX”, là một số xác định bàng
công thức sau

EX = J xf(x)dx.
—oc
b) P h ư ơ n g s a i : Phương sai của X , kí hiệu bởi DX, là một

số xác định bởi ĐX = J ịpc — ju)2f(x)dx, ở đó ụ = EX.

84
Vi hàm dưới dấu tích phân dương nên DX ^ 0. Căn bậc hai
của DX , ki hiệu là ơx = VDX gọi là dộ lệch tiêu chuẩn của X.
Nó có cùng thứ nguyên với X.
Chú thích : DX có thể tính theo công, thức sau

DX = J x2f(x)dx — ỊLI2.
— 00

Thật vậy
00

DẲ' = ĩ (X - /<)2 /'(x)ds =


—oc

= Ị (x2 — 2/yx -f u2) f(x)dx = f X2 f(x)dx


—oc —00

— 2/< J xf(x)dx + ụ 2 Ị f(x)dx.


—00 —00
oc oc
vỉ J xf(x)dx = /í, / f(x)dx = 1 nên ta thu được
— X — oc

DX = J X2 f(x)dx — JU2.
— 00

c) M ode : Giá trị X ) được gọi là mode của X , kí hiệu là


mod X, nếu X là điểm cực đại của hàm m ậ t độ f(x). Muốn tìm
mod X ta phải khảo sát hàm f(xJ, tìm điểm dừng...
d) M e d ia n : Giá trị m được gọi là median của ĐLNN X nếu
P { X < m } = P { X > m }.
Nói cách khác m là sô thỏa mãn

F(m) = ị .

Thí dụ 6
Cho ĐLNN X cổ hàm mật độ

/■(X) =

85
Hãy tìm
i) Hằng số c ;
ii) Kì vọng ;
iii) Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn ;
*

iv) Mode và median ;


v) Vẽ đỗ thị của f(x).
Giải
3 x4 g1
i) Ta cổ 1 = f cx* dx — c \ — = —- c.
0 L4 J0 4

Suy ra c=

ii) EX := / * — or dx = — [ -g ] = 2.4
0

+ 00 3
f X2 f(x)dx = ĩ X
2 -----
4 X
1c/x 4 r6
— ----- = 6.
-0 0 0
81 81 [ * ] ;

Vậy DX = 6 - (EX ) 2 = 6 - (2,4 )2 = 0,24.


ơx = \ÍDX = Võ;24 ~ 0,4899

.3
4r
-iv) Hàm /*(x) = 81
0 trái lại
rõ ràng đạt cực đại tại X = 3. Vậy mod X = 3
Nếu m là median thỉ

p ị x < m)

ĩìi 1
— = - => m = 2,523

86
v) Dồ thị của f(x) như sau

H ình 2

e) M o m e n : Momen cáp k của ĐLNN X là số


00

rth = EX“ = / xk f(x)dx


— 00

Momen quy tăm cáp k của X là sổ


• 00

a t = E(X - n f = / (X - n f f{x)dx
— 00

ỏ d ó ịii = EX.

Rõ ràn g mômen cấp 1 chính là kì vọng, còn mômen quy tâm


cẩp 2 chính là phương sai.
f) H ệ s ố b ấ t đ ố i x ứ n g : Hệ số bát dối xứng s được dinh
a.
nghía bởi công thức s= 3/ 2 •
a
g) H ệ số n h ọ n : Hệ số nhọn E được d ịn h nghia bỏi công thức
CL
E = - 3
a.
Chú ý : Các mômen quy tâm có th ể tính thông qua các
mômen. Chẳng hạn
«2 = DX = EX2 - (EX)2 = m 2 - rtiị

87
oc X

«3 = I (x - M-Ỷ f ự ) đ x = f x3 f(x)dx
— 00 - 00

- 3\u f X 2 f(x)dx + 3//2 J xf(x)dx — ịV* J f(x)dx =


—00 —oc —00
= m3 — /n 2 + 2/?ip

Tương tự a'4 = m 4 - 4niị m 3 + 6mJ m 2 — 3mị.

Thí dụ 7
Cho ĐLNN X liên tục có hàm m ậ t độ
0 nếu X < 0
3x‘

fíx) =
—(2 — x )2 nếu 1 ^ X < 2
0 nếu X > 2
Hãy tính các mômen và mômen quy tâ m cấp* 1, 2, 3, 4. Tính
hệ số bất đối xứng và hệ số nhọn.
Giải :
m { = 1 ; m2 = 1,1 ;
1 3 2
3 3
= T /J I 5 ử
X X)2 dx =
dx ++ ộ^ J/ X3 (2 -— x)2 = 1,3
1 ;
z z
00 11

22
m 4 = 2 ỉ x° dx + 2 f ỵA (2 ~ x)2 dx = 1 55
0 1
Từ đó

a 1 = 0, «2 — m 2 ~ m \ = 0 ,1 ;

a 3 = m3 “ 3m i m 2 + — 3(1,1) + 2 = 0 ;
2 4 1
a 4 = m 4 ~ 4 m 1m 3 + 6ĩ?iị m 2 — 3mJ — — ;
X

88
'CC3
s = = 0
a'3/7
a 1
E =
a 7 ’

§3. HÀM CỦA MỘT ĐLNN

Giả sử X - l à một ĐLNN và g(x) là một hàm đã cho trước.


Xét DLNN Y xác định bởi
Y = g(X)
Khi đổ Y là hàm của ĐLNN X.

Thí dụ 8
Y = X 5 - 2 X‘
Y = ex
X2
Y =
1 + X4
Kí hiệuF y (x), fỵ(x) là hàm phân bố và hàm m ật độ của Y.
Bài toán đ ật ra là hãy tìm FyU), fỵ(x) thông qua g(x),hàm
phân bố và hàm m ậ t độ của X.
Các ví dụ sau minh họa phương pháp tim đó.

Thí dụ 9
Tìm hàm m ậ t độ của DLNN Y = X 3 thông qua hàm m ật độ
f(jc) của X
Giải :
F y (x) = p {Y < X } = P Ị X 3 < X }
= P{X < x m } = F(*l/3)
ở đó F(jc) là hàm phân bổ của X.

89
Từ đó
1/3 1 - 2/ 3 _ 11 - 2/ 3 1/3
f Ỵ (x) = F \ ( x ) = F ’(xl/ ) 3 X X f(x ,

Thí dụ 10
Cho ĐLNN Àr cd hàm m ật độ f(x). Tim hàm mật độ của
Y = e* .
Giải : Với X > 0 ta có :
Fy (x) = P{ Y < X } = P { e x <x} =
= P { X > - ì n x } = 1 - F(-ìnx).
Từ đó

fy(x) = F'y(x) = .

Với X 0 thi P{ Y < X } = 0 vỉ Y = e x nhận giá trị


dương. Th ành thử
f ( —lrư)
/*Y (X) =
0
Tính xác suất các biến cố liên quan tới hàm của DLNN X
có t h ể làm bằng cách biểu diễn biến có cần tìm thông qua X.
Ta minh họa phương pháp này bằng thí dụ sau.

Thị dụ 11
Cho ĐLNN X có hàm m ật độ
2
m = 1
0 nếu trái lại
và DLNN Y 4*3
i) Tìm P{10 < Y < 20 }.
ii) Tìm median của Y.
Giải :
i) p {10 < Y < 20} = P{ 10 < 4X 3 < 20}

90
' - pi ( T ) , o < . * < ( " r i -
= P{ 1,3572 < X < 1,71 } =
1.71 9 9
r £> ~\ Ị 7 1
— d x = r 1- -1
X 1,3572
= 0, 3040.
1.3572 *

ii) Giả sử ni là median của Y. Số m phải thỏa mãn điổu kiện


1 •< 1
P ị Y < m } = ị *=> P{ < m } = ị

_ ị m l , m V1/3 1
PÌX' < ^ 1 = ì . PW< ( ĩ ) ' 1 = ị.

Đặt t =^ ^ ^ 1/3 . Ta có

1 'r 2 r 2 TI 2
ì = P ( X < «> = / i * = - £ _ = 2 -
1 -*■

Suy ra t = ~ . Từ đd
o

/ \ 1/3 4 44 256
( 4 ) 27 -

Để tính kì vọng của ĐLNN y = g(X) có th ể làm theo hai cách :


Cách thứ nhất là tìm hàm mật độ fỵ(x) của Y rồi tính E Y
theo công thức định nghĩa

E Y = J xfy (x)dx.
—00
Cách thứ hai là tính trực tiếp theo công thức sau đây.
00

E Y = ĩ g(x)f(x )dx 0 )
—oc-

ò iố f(x) là hàm m ật độ của X


Việc chứng minh-công thức trên khá khó nẽn ta công nhận
d ể sử dụng mà không chứng minh ở trong giáo trinh này.

91
Thí dụ 12
Cho ĐLNN X với hàm mật. độ

/I \ = •
e x X > 0
n } 0 X ^ 0

Tìm kì vọng của Y = <?~x bằng hai phương pháp đá 'nêu.


Giải : Theo thí dụ 7, fỵix) = 0 với X ^ 0. Với X > 0 thi
, , f ( - Inx)
W ‘) =
Nếu X > 1 thi -lru: < 0, thành thử fy(x) = 0.
Inv
Nếu 0 < X < 1 thi -ìnx > 0 do đó fy (x) = ---- = — = 1

f l 0 ^ X ^ 1

Vậy f y (x) = Ịo nếu trái lai

Suy ra EY = 1.
Jr xíix = —
ơ
Với cách thứ hai ta có ngay

EV = f e~x . e~x dx . = f e~2' dx =


0 0
-2x oc 1
]0 = 2 •

Thỉ dụ 13
Cho ĐLNN X với hàm m ậ t độ
2
h—4

/A

/A
H

nếu
/ " ( X) = X2
0 nếu trái lại
2
X5
“ X
Giải : Rất khó tìm được hàm m ật độ của Y, do đó khó áp
dụng cách thứ nhất. Theo công thức (1) ta có

92
àL

cvỉ 1
2 r X 2 1
EY == f — dx r _ +

H

1
V

rj
—1
X /

H
1 X2

1
1
+ 2\ = 6.
8 + 2

§4. P H Â N BỐ CHUẨN

a) P h â n b ố c h u ẩ n t á c : Dại lượng ngảu nhiên z được gọi


là một Đ L N N có phân bố chuẩn tắc nếu h à m m ậ t dộ của nó là
X
1
/■(*) = ~ĩ

Đổ thị hàm m ật độ của z có dạng sau đây :

Dó là một đường cong đối xứng qua trụ c tung, cổ điểm cực
đạ tại X = 0. Các điểm uốn của đổ thị là X = ±1.
Hàm phân bố của z, kí hiệu bởi là
X l X

= / f{t)dt = rỹ— J e - t 2n dt
—oc ■ —oc
Rất tiếc rằng O(x) không biểu diễn được q u a các hàm sơ
cấo đã biết. Người ta đã lập bảng tính sản các giá trị của
[xem Bảng 3].

93
Chú ý ràng ờ háng này người ta chi cho các giá trị của
với X > 0. Với X < 0 ta sử dụng công t h ứ c sau
<V(-x) = 1 -
Chảng hạn <t>(-0,62) = 1 - 4>(0,G2) = 1 - 0,7324 = 0,2576.
Như vậy ta có
P ị Z < a} = <p(ữ)
P{Z > aị = 1 - d>(a)
P{a < z < ờ } = <&(b) - 0 (a).
y

xr x e ' 2
Dê thấy rằng Ez = J ~ p ~ dx = 0 (Vi hàm dưới dấu tích
—oc *
phân là hàm lẻ). Sử dụng công thức tích phân từng phán ta có :

1 - -í
DZ = EZ 2 =
* ử L 2dx■

1 - ị * 1 *
V 2t j ĩ xe -o c + \[2 j kĨ jĩỊ '" '2 * = 1

Cũng dễ thấy mod và mêdian của z là 0.


Như vậy EZ = 0 ; DZ = 1 ;
mod z = 0 ; median z = 0 .
b) P h â n b ố c h u ẩ n : Đ L N N X dược g ọ i là có p h â n bố chuẩn
2 . X - //
với tha m số f.i và G (ỏ đó ổ > 0) nếu D L N N z = — —— có
p hả n bố chuẩn tấc. Khi dó ta kí hiệu X ~ N (//, õ2).
TVi hãy tìm hàm mật độ của ĐLNN X có phân bô chuẩn.
Già sử X ~ N (//, ơ2) Khi đó X = õZ + ụ, ờ đổ z có phân bô
chuẩn tắc. Ta có
P{ X < X } = p {õZ + n < X } =
. X — Ịt . X— 11 »
= < 0 1 '« ■ ( s )
(* ~ / 0 2
Ị X — Ll V 1 1

94
Tiếp theo ta tính các tham số đặc trư n g của X.

, « -ị
Ta có EX = J {Gx + //) e 2 dx = //

DX = E(X - /|)2 = Eơ 2Z 2 = ơ 2EZ 2 = ơ2.


Dễ tháy mod và median của X đểu bằng
Như vậy th a m số u là kì vọng đổng thời củng là mod và
median của phân bố chuấn N(ji, G ).
Tham só ơ là dộ lệch tiêu chuẩn của nó.
T!a có thể tính được các xác suất liên quan tới X bằng cách
biến đổi nó vé một biến cố liên quan tới z rồi tra bảng,
chảng hạn

P W > a } = 1 - P{A: < a } = 1 - <D( - g -- )


n — li h — n
?{a < X < b)

Thỉ dụ 14
Già sử X là ĐLNNí có phân bố chuẩn với kì vọng = 2100
và độ lệch tiêu chuần ơ = 200 .
Hãy tỉm
a) Ĩ { X > 2400 }
b) P{ 1700 < X < 2200 }
c) Xác định a để P{ X > a } = 0,03.
Giải
2400 - 2100
a) P{ X > 2400 }

= 1 - 4) (1,5) = 1 - 0,9332 = 0,0668.

95
,,1 7 0 0 -2 1 0 0 ,
~ ( 200 ) = <í,(0’5> - ^ í - 2) =
= 0,6915 - (1 - 0,9772) = 0,6687.
, a - 2100,
. c) P {X > a } = 1 - 0 ( 200 ) = 0,03

, a - 2100 >
( 2ÕÕ ) “ 0,97
Tra ngược bàng <t> ta tìm được (1,881) = 0,97.
a - 2100
Vậy ---- 2 0 0 — = 1,881 Từ đổ a = 2476’2

Thí dụ 15 ,
Trọng lượng của một gói đường (đóng bằng máy tự động) cổ
phân bố chuẩn. Trong 1000 gói đường có 70 gói có trọng lượng
lớn hơn 1015g. Hãy ước lượng xem có bao nhiêu gói đường có
trọng lượng ít hơn 1008g, biết rằng trọng lượng trung bình của
1000 gói đường là 1012 g.
Giải : Theo giả thiết trọng lượng của một gđi đường X có
phân bố chuẩn với JU = 1012g và độ lệch tiêu chuẩn G. Ta cần
ước lượng õ.
Xác suất để trọng lượng gói đường lớn hơn 1015g là
70
Tooõ = ° ’07'
Vậy ta có
, 1015 - 1012,
P{X > 1015} = 0,07 « 1 - ------- -ỹ\ = 0,07
-

-4 ) (I) = 0,93 = iD (1,476).


3
Từ đđ ỡ = = 2,0325

, 1008 - 1012 ,
Vậy P { * < 1008} = «.( .....f õ 3 2 5 ~ ) =
= « (-1 ,9 6 8 ) = 1 - 0(1,968) = 0,0245.

96
Do đó trong 1000 gói đường sẽ có khoảng 1000 X 0,0245 =
24,5 gổi có trọng lượng ít hơn 1008g.
c) Vai t r ò c ủ a p h â n b ố c h u ẩ n : Phân bố chuẩn được Gauss
phát minh nãm 1809 nên cũng có khi nd được m ang tên là
Phân bố Gauss. Trong nhiểu lỉnh vực nghiên cứu của khoa học
ta gặp các ĐLNN có phân bố chuẩn hoặc "xấp xỉ" phân bố chuẩn.
Chảng hạn : Các sai số trong đo đạc vật lí và thiên văn
(chính Gauss đã tìm thấy phân bố chuẩn trong các công trỉnh
nghiên cứu vế lí thuyết sai số quan sát của ông).
Trong nông nghiệp, năng suất của một giống cây trồng có
phân bổ chuẩn. Một số lớn các đại lượng ngẫu nhiên trong kinh
tế, dân số, sinh vật củng có phân bố chuẩn (như nhu cẩu tiêu
thụ một loại hàng nào đố, mức lãi cửa một công ti, chiểu cao,
vòng ngực, chiểu dài cánh tay, chỉ số thông minh (I.Q.) của
những người cùng giới). Lí do của sự phổ biến đố đã được
chứng minh bởi "định lí giới hạn trung tâm". Theo định lí đố,
nếu ĐLNN X là tổng của một số rất lớn các ĐLNN độc lập và
sự đóng góp của mỗi đại lượng là rất nhỏ trong tổng đó, thì
X sẽ có phân bố chuẩn hoặc xấp xỉ phân bố chuẩn.

§5. P H Â N BỐ MŨ

ĐLN N X dược gọi là có p h ả n bố mủ vói tham số Ả > 0 nếu


nó có hàm mật độ như sau
Ảe /x nếu X > 0
0 X < 0 .
Dổ thị hàm m ậ t độ của phân bổ mũ có dạng sau (h.4).
Giả sử X có phân bố mũ với tham số Ằ.Hàm phân bố của
X là

F(x) = ĩ ^ e~/Á dt — \ — e~** với X > 0


0
và F(x) = 0 với X ^ 0.

7-MĐấu 97
♦>

H ình 4

Kì vọng cùa X là

FiX = Ằ Ị xe 'Lx dx — r -xe /JC1 00 + / e ,x- dx = J


0 0
(Sử dụng tích phân từ ng phấn).
Phương sai của X là

Tích phân từng phần ta được

Ị X2Ảe Lx dx = r - X2 e /JC1 00 + 2 J xe / x dx = .
0 0 0 ^

Thành thử DX = — và do đó đô lêch tiêu chuẩn là


°x - v r a - ì ■

'/'Ai dụ
Giả sử tuổi thọ (tính bằng năm) của một mạch điện tử trong
máy tính là một ĐLNN có phân bố mủ với kì vọng là 6,25.
Thời gian bảo hành của mạch điện tử này là 5 năm.
Hỏi có bao nhiêu phẩn trăm mạch điện tử bán ra phải thay
th ế trong thời gian bào hành ?

98
Giải : Ta có Ẫ EX 6 25
m 7

P{ X « 5 } = 1 - e~'- 5
= 1 - e - 5/b’25 = .1 - e-°'8
= 1 - 0,449 = 0,5506.
Vậy có khoảng 55% số mạch điện tử bán ra phải thay thế
trong thời gian bảo hành.
Phân bố mũ cũng có m ặt trong nhiêu ứng dụng thực tiễn.
Chảng hạn khoảng thời gian giữa hai ca cấp cứu ở một bệnh
viện, khoảng thời gian giữa hai lẩn hỏng hdc của một chiếc
máy, khoảng thời gian giữa hai trận lụt hay động đất... là những
ĐLNN có phân bố mũ. Nói chung với một số giả thiết nào đổ,
khoảng thời gian giữa hai lấn xuất hiện của một biến cố E sẽ
có phân bố mủ. Vì lí do này phân bố mũ còn có tên gọi là
phân bô của thời gian chờ đợi Ợivaiting tỉme distribution").

§6 . P H Â N BỐ ĐỀU

ĐLNN liên tục X được gọi là có phân bố đểu trên đoạn [a, 6 ]
nếu X có thể nhận bất kì giá trị nào trên [a, b] với xác suất
như nhau và không nhận giá trị nào bên ngoài [a , 6].
Hàm m ật độ của phân bố đều cho bởi công thức
1
nếu X E [a, 6]
m = b —a
0 nếu X Ệ. [a, 6]
Hàm phân bố F(x) của ĐLNN X có phân bố đểu trên [a, 6 ] là
Nếu a < X < b :
X JT
dx X — a
F(x ) = I f ự ) đ x = / b — a b —a
-0 0 , a

và F(x) = 0 nếu X < a ;

99
F(x) = 1 n ế u X > b .
Dố thị của hàm m ậ t độ và hàm phân bố của X là

1
b - a

O a b
D ồ ỉ/lị của f ( x )

Giả sử (a, /3) c [a, b]. Xác suất để X rơi vào (a, (1) la

p { a < X < Ịi) = Ị f(x)dx = —•


a

Như vậy xác su ấ t để X rơi vào một khoảng (a, Ị i) chỉ phụ
thuộc vào độ dài khoảng đổ và tỉ lệ thuận với độ dài của khoảng.
l ầ hãy tính một số tham số đặc trưng của phân bố đều.
Ta. có

x d x 1 ị- X 2 -Ị b 1 (b2 a 2) ơ + b

J
b
Ị. -

= J b - a = b - a [ ~2 a b - a 2 =
a

100
Như vậy kì vọng là tru n g điểm của [a, 6].

-í- aò + a 2 (a + ò )2 (6 - a)2
3 12

Dễ thấy median m = — 2— •

Mod của phân bố đều là bất cứ điểm nào của [a, 6].

Thí dụ 17
ĐLNN X có phân bố đều trên đoạn [-1, 2]. Tìm hàm phân
bô và hàm mật độ của Y = X 2.
Giải : Rõ ràng với X ^ 0 thì
Fy (JC) = p { Y < X } = p { X2 < X } =0

và với X > 4 thì P{ X 2 < X } = 1.


Với l í J í 4 thì

Fy(x) = P{ X 2 < X } = P{ -Vx < X < \fx }

Fy(x) = P{ -Vx < X < Vx } = 3

vì -1 < —Vx. Tóm lại


0 X € 0

1 X > 4.

101
Từ đó hàm m ật độ của Y là

1
nếu 0 ^ X ^ 1
3V*
j_
íy W = nếu 1 ^ X 5$ 4
6V*
X ^ 0
0 nếu ^ A
X ^ 4

BÀI TẬP

1. Cho ĐLNN liên tục X có hàm m ậ t độ

cx2 (l — x) với X G [0, í]


m = [0
A * với X Ệ l [0, 1]
i) Tìm h ằ n g số c.
ii) Tìm mod.
iii) Tìm P{0,4 < X < 0,6 }.
2. Cho ĐLNN X có phân bố đều trên [1, 2]. Tìm P{2 < X 2 < 5}
3. Cho ĐLNN X có phân bố đêu trê n [-1, 3]. Tìm P { X 2 < 2}
4. Cho ĐLNN X có hàm m ật độ
2
kxA 0 ^ X ^ 3
m =
0 nếu trái lại
i) Tỉm h ằ n g số k.
ii) Tính P { X > 2}.
iii) Tìm median.

iv) Xác đinh a để P ( X < a } = — .


4

102
5. Cho ĐLNN X có hàm m ật độ
3
■Ị X (2 - x) với 0 ^ X ^ 2
f(x) = 1
0 nếu trái lại
i) Vẽ đổ thị của f(x).
ii) Tìm P ị X >1,5} và P{0,9 < X < 1,1}.
6 . Tuổi thọ của một loại côn trù n g nào đổ là một ĐLNN X
(tính bằng tháng) với hàm m ật độ
kx2 (4 - x) với 0 ^ X ^ 4
m = 0 nếu trái lại
i) Xác định k và vẽ đổ thị của f(x).
ii) Tìm mod của X.
iii) Tìm xác suất để côn trù n g chết trước khi nổ được 1
th á n g tuổi.
7. Cho ĐLNN X có hàm m ật độ
X 1
4 + 9 nếu - 2 ^ X 0
* ít

m =
“ 4 + 2 nếu 0 ^ X ^ 2
0 nếu trái lại
Tim kì vọng và phương sai của X.
8 . Cho ĐLNN X cổ hàm m ậ t độ
kx với 0 ^ X ^ 1
m
k
=
với 1 ^ X ^ 4
1

0 nếu trái lại


i) Tìm hằng só k .
ii) Tìm kì vọng, phương sai và median.
9, Trọng lượng của một con gà 6 tháng tuổi là m ột ĐLNN
X (đơn vịkg) cổ hàm m ật độ
k (x2 - 1) với 2 ^ X ^ 3
0 nếu trái lại.
Tìrm trọng lượng tru n g bỉnh của con gà 6 th á n g tuổi và độ
lệch tiêu chuẩn.

103
10. Diện tích của một chiếc lá của một loại cây nào 'đó là
một ĐLNN X (đơn vị cm ) với hàm mật độ

k x 2 (.X - 2 )2 với 0 ^ X ^ 2
m = 0 nếu trái lại
i) Xác định k và vẽ đổ thị của f(x).
ii) Tìm kì vọng và phương sai của X.
11. Cho ĐLNN X có hàm m ật độ

k x 3/2 với X ^ 1
m = 0 X < ì

i) Tỉm k và hàm phân bố F(x).

ii) Tìm hàm mật độ của Y = “ .

iii) Tính p { 0,1 < Y < 0,2 }


12. ĐLNN X có hàm m ậ t độ

4 (1 - * ) với 1
m =
0 0 nếu trái lại
Tìm kì vọng và phương sai của Y = 2X2.
13. Bán kính X của một vòng tròn cố phân bố đểu tr ê n đoạn
[0, a]. Tìm kì vọng và độ lệch tiêu chuẩn của diện tích A của
vòng tròn.
14. Cho DLNN X có hàm m ậ t độ

f(x) = I 3*2 với 0 $ X *= 1


0 nếu trái lại
Xét Y = 2 f x . Tỉm
i) p { 0,5 < Y < 1,5 } ;
li) p { Y > 1 }.
15. Một đoạn thẳng A B dài 10 cm bị gãy ngẫu nhiên ở mọi
điểm p. Hai đoạn gãy A P và PB được sử dụng để làm hai cạnh
của một hỉnh chữ nhật. Tìm kì vọng và độ lệch tiêu chuẩn của
diện tích hỉnh chữ nhật.

104
16. Một người hàng ngày đi bộ từ nhà đến nơi làm việc với
quãng đường 600m với vận tốc đéu (m/giây). Biết rằng thời
gian đi bộ của người đó là một DLNN phân bố đéư trong khoảng
từ 6 p h ú t đến 10 phút.
i) Tim kì vọng và độ lệch tiêu chuẩn của V.
ii) Tim median của V.
17. Trọng lượng của một con bò là một ĐLNN phân bố chuẩn
với ki vọng là 250 kg và độ lệch tiêu chuẩn 40 kg. Tìm xác
suất để một con bò cđ trọng lượng
i) N ặn g hơn 300 kg ;
ii) Nhẹ hơn 175 kg ;
iii) Trong khoảng 260 kg đến 270 kg.
18. Thời gian từ nhà đi đến trường của sinh viên Binh là
một ĐLNN X có phân bố chuẩn. Biết rằng 65% số ngày Bình
đến trường m ất hơn 20 phút còn 8% số ngày m ất hơn 30 phút.
i) Tìm thời gian trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của thời
gian đến trường.
iỌ Nếu Bình xuất phát từ nhà trước giờ vào học 25 phút
thỉ xác suất để Binh muộn học là bao nhiêu ?
iii) Bình cẩn phải xuất phát trước giờ vào học bao nhiêu
phút để khả năng bị muộn học là bé hơn 0 ,02 . ệ Ị
19. Chiều dài của một loại cây là một ĐLNN cổ phân bố
chuấn. Trong một mẫu gốm 640 cây có 25 cây thấp hơn 18m p
và 110 cây cao hơn 24m. X* ( / ' ầ l ) ị p( 1$ / cữ P(K> 3A)
i) Tim kì vọng và độ lệch tiêu chuẩn của chiều cao của cây.
ii) Ước lượng số cây có độ cao trống khoảng từ 16ni đến
20m trong mẫu nói trên. p('i£c X t 2©)- Ỷ £ ~ ^
20. Cho X là ĐLNN có phân bố mũ với tham số Ả = 2. Tỉm ^ 0 P
kì vọng và độ lệch tiêu chuẩn của e -X. -ĩ Ểộc. thVỈ.3
21. Cho X là ĐLNN có phân bố mũ với tham số Ả = 1 và
Y = 2X2.
Tính i) P{2 < Y < 18 }
ii) ? { Y < 4 }.

105
ĐÁP SỐ VÀ CHỈ DẪN

1. i) c = 12 ii) mod = 2/3


iii) p { 0,4 < X < 0,6 } = 0,296.
2. 2 - i2
1 + V2
3- 4

4. i) f f(x)dx = 9k k = —
ơ
19
} 27
1 ,> 1
iii) 27 m m = 2,381 =
2
1 "1 3
a
iv) 27 4
(Hình 6 ) P{X
P{0,9 < X < 1,1 } = 0,1495.
3 G
O ICO
6 . (Hình 7) i) k = ii) f ’(x) = 0 —» mod = -
64 ’
13
iii) P{X < 1 } =
256

7. F X = 0, D X = •
o »

106
8. i) k = 7j

47
ii) EX = = 2,238

? 85 937
m =
^ = 14 ’ D* = 882

9. k = — , EX = 2,578 kg,

EX2 = 6,725, DÀ' = 0,0783 kg2


ỡx = fD X = 0,2798 kg
15
10 . i) k =
16
ii) EX = 1 cm'
8
EX2 = ^ ,

DX = Ặ cm

11. i) /e = F(x) = 1 -

1
ií) /-y(x) = 2\fĩ
0 nếu tr á i lại
V2 - 1
i0 \ÍĨÕ
2 , 12 32
12- E y = ỉ ’ Ey = 3 5 ’ D y = 175
_ „ Jĩữ• _2_4
^7 Tl CL
13. EA = y , EA2 = - í y -

DA = — ;r2 a4 , = 7ra
45 3V5

107
14. i) p (0,5 < ỵ < 1,5) = P ( - L < X < 1 ) = ^

ii) P (í' > 1, = p (A- > ì ) = I

'!! x ( l ổ - X ) 50 , ■
15. EA = fJ — t10
ĩt - = o3 cm
0
1000 500 10\Í5
EA“ = —3 — , £>A = — , ỔA = — cm .

600 10 5 10
16- V = I o T = T ’ EV - 2 ln 6 ” 1 2 7 7 m/s
EV2 = 5/3 ; DV = 0,0358, ỡv = 0,189 m/s
17. i) P(Ả' > 300) = 1 - <t(l,25) = 0,1056
ii) P(X < 175) = 4>(-l,875) = 0,0303
iii) P(260 < X < 270) = <t>(0,5) - <t>(0,25) = 0,0928.
20 - ụ 30 - n
18. i) ----= -0,3853 , ---- ---- = 1,405
Suy ra /< = 22,15 phút, õ = 5,59 p h ú t
ii) P(X > 25)= 1 - ct>(0,51) ='0,3050
iii) PCX > a) « 0,02 —» a 5í 33,6 p/iú<
18 - ụ 24 - M
19. i) — = - 1,762 , a = 0,9463
Suy ra ỊJL — 21,90/71, ơ = 2,22m
ii) P(16 < X < 20) = $ (-0 ,8 5 9 ) - cị)(-2,665) = 0,1913.
Từ đó số cây ước lượng là 122 —» 123
-X 2 , 1
20. Nếu Y = e x , E Y = I , EY2 = ị

DY = ~ õy = 0,2357

21. i) P(2 < ý < 18) = p (1 < X < 3) = 0,3181


ii) P ( y < 4) = P(X < ][2) = 1 - e~n = 0,7569.

108
Chương IV
ĐẠI LƯỢNG NGẪU N H I Ê N LIÊN TỤC
NHI ỀU CHI ỀU

Trong nhiêu bài toán thực tế chúng ta phải xét một cách đống
thời một hệ gồm n đại lượng ngẫu nhiên liên tục Xp X-Ị, X n.
Khi đổ vể m ặt Toán học ta có thể coi hệ này là một đại lượng
ngẫu nhiên n - chiêu X = (Xì , X-,, ..., Xfl) hay còn gọi là một
vécto ngầu nhiên n-chiầu với các thành phán X v Xt, X n.

Thí dụ 1
Một máy sàn xuất một loại sản phẩm. Nếu ta quan tâm tới
chiểu dài X và chiều rộng Y của sản phẩm thì ta có một ĐLNN
2 chiéu (X, 10, còn nếu xem xét thêm cả chiều cao z nửa thì
ta có một ĐLNN ba chiểu (X , Y, Z).

§1. HÀM PHÂ N BỐ VÀ HÀM MẬT ĐỘ


CỦA ĐLNN N H IỀ U C H IỀ U

Giả sử X = (X\ , X i , , Xn) là một ĐLNN n chiểu. Hàm


phân bố của X là một hàm n biến F (x 1 , , X/ i ) xác định bởi

F ( x ị , x 2 , ... , xn) = p{ Xị < x 2 < *2 , ... , x„ < xn }


Hàm phân bố F(jcị, , X n ) của X = (Xi , ..., Xn) còn được
gọi là hà m phàn bố dông thời của các DLNN Àr| , X i , ... , X,Ị.

109
Hàm mật độ của À' là một hàm n biến f (x\, X2 , xn) ^ 0
thỏa mãn đẳng thức
.Vj X

P{Xj < Xị , , X n <xn } = J ... f f ( t J, , tfl) d ị t ị ... dtn


— oc —X

.H àm m ật d ộ . f ( x 1 , X2 , , Xn) của X còn được gọi là hàm


m ật cĩộ dông thời cùa X\ , X 2 , , Xn
Để định ý, và tránh các kỉ hiệu cổng kềnh, từ nay vố sau
ta chi xét các đại lượng ngẫu nhiên liên tục hai chiéu.
Giả sử (X , y) là một ĐLNN hai chiều với hàm phân bố
F(x, y) = p {X < X, Y < y).
Hàm phân bố của ĐLNN hai chiều (X , Y) có các tính chất sau
a) F(x, y) là hàm không giảm theo từng dối số, tức là
F (x p y) ^ F(x-», y) rtếa x {> x2
F(x , ^ F ( x , y 2) /lếíi > y2
t;à F (x\ , yi) ^ F (*2 , J 2) Xi > *2 , > ^ 2-
b) lim F (x, y) = 0, lim F(x, y) =\
.V —* — oc .V —> -+• 3C

V —* — oc y - » + *

lim F(x, ỵ) = F y (*) lim F(x, = F y (y)


V + oc x —* + o c

ở đó Fỵ(x) = p{ X < X } , F y (y) = p{ Y < y } là các hàm phân


bố của X và của Y tương ứng (ta gọi Fỵ (x) , Fy iy) là các hàm
p h â n bó thành phần).
c) Xác suất dề diểm ngẫu nhiên (X , Y) nhận giá trị
trong hình chữ nhật giới hạn bời các dường thảng
X = X[ì X = x 2 (xJ < x 2);

y = yv y =y (y1 <yi) 2 là (hinh9) :


P{Xj < X <x2, ỵ ì < Y < y 2} =
= F (*2, y 2) + F(Xj , ỵ {) - F (xỵ , y 2) - F (*2 , ^j).
Chứng minh các tính chất trên khá dễ dàng, xin dành cho
độc giả.

110
Thí dụ 2
Cho cặp ĐLNN (X, Y ) có hàm phân bô
1 - e- V _ - V + e - . v - v
nếu X, y ^ 0
F ( x f y) =
0 nếu trái lại
Tim hàm phân bố F Ạ x ) của X.
Giái : Ta có

Fx (x) = lim F (x, y) =

do dó X là ĐLNN có phân bố mũ với tham số X = 1.


Bây giờ giả sử f(x, y) là hàm m ật độ của (X, Y) :
X y

F (*, y) = / f f(u, u) dudu


—oc—oc
H àm m ạt dộ của (X, Y) (hay còn gọi là hầm m ật dộ dòng
thời của X, Y) có các tỉnh chát sau :
a) f(x, y ) 0 với mọi X, y E R
oc X

ĩ f y) đxdy = 1
—oc —X
b) Xác suất để điểm ngẫu nhiên (X, Y) rơi vào một hình
chữ n h ậ t "rất nhỏ" với độ dài hai cạnh là Ax, Ạy là :
H xa < x <x0 + A x , yo < Y < y a + Ạy ) = f(x(), y a) AxAy
c) Nếu A là một miền của R 2 thì xác suất để điểm ngẫu
nhiiên (X, Y) rơi vào A là

111
P{(X, Y) G A} = f Ị f(x, y) dxdy
( v, V) ẼA

Chứng minh chặt chẽ các tính chất này đòi hỏi nhiểu sự
chuẩn bị vê Toán học nôn ta bò qua.
d) (Liên hệ giữa hàm mật độ đổng thời và hàm phân bố
đổng thời)
■à2 F (X, y)
nếu đạo hàm này tốn tại tại (x, y)
f(x, y) = dxdỵ
0 nếu trái lại.
e) Gọi f ỵ (x) và fy(ỵ) là hàm m ật độ của các DLNN X và Y.
Khi đó
oc oc
fx (x ) = —
I f(x’ y) dy>
00
fy (y) = I f(x’ y) dx
— 00

Như vậy nếu biết hàm m ật độ của cặp (X, Y) thỉ ta sê tỉm
được các hàm m ật độ thành phấn. Tuy nhiên nếu biết các hàm
mật độ thành phần nòi chung ta không đủ thông tin để khôi
phục hàm m ật độ đổng thời.

Thí dụ 3
Cho DLNN X và Y cổ hàm m ậ t độ đổng thời

c ( s 2 + — xy ^ nếu 0 < x < l , 0 < y < 2


/■(*> y )
0 nếu trái lại
Hãy tim hàng sô c và hàm phân bó đổng thời F(x, y).

Giải : Ta có / / f{x, y) = 1
— 00 — X

c / / ( * 2 + "2 ") dxdy


00
= 1
1 2
2
Dễ thấy ĩĩ X 2 dxdy =
3
0 0

112
Rõ ràng nếu X < 0, y < 0 thỉ F(x, y ) = 0 và F(x, y ) = 1
nếu X > 1 và y > 2. Tk hãy xét các trường hợp còn lại.
*) Nếu 0 ^ I ^ 1 và 0 ^ J ^ 2 thi
y X
-a| ơi

F{x, y) / 2 , uv \ dudu
II

I I ( “ + 2 )
0 0

X y
<l| Gì)

n f uv
f f u 1 dudv + — dudu
II

J J ~2
0 0 0 0
6 2 2
l ỵhy * y \

.
" 7. [ 3 8 ) +

Nếu 0 < X < 1 , > 2 thì y

2 X

6 / 2 Wỉ; 6 2x3 ,

F(x, y ) Ị u -1
- 2 ) đudv —
- 7 / / 7 1
0 0
í 3

Nếu 0 <
y <
2 , X > 1 thì
1
CD

/2 6
F(x,
W ỉ ; \
d udv =
II

| c -

y )
ĩ

0
ĩ

0
( “ + 2 ) 7 (3
*
d) X ác su ấ t hình h ọ c
i) Cho l là một đường cong có độ dài hữu hạn trong m ặt
phảng. Chọn ngẫu nhiên một điểm M trên l. Điểm ngẫu nhiên
M được gọi là có p h à n bố dầu trên đường cong / nếu với mọi
đoạn con d đo được ciủa z, xác suất để M n ằ m trên d là
\ d \

P { M <E d ) = ^

ở đó \d\ kí hiệu độ dài của d.


ii) Cho s là một miên trên m ặt phẳng cđ diện tích hữu hạn.
Chọn ngẫu nhiên một điểm M trên Điểm ngẫu nhiên M đừợc s.

8-MĐâu 113
s
gọi là có p h ả n bố d'êu trên nếu với mọi tập con D đo được
(cđ diện tích) của s, xác suất để M rơi vào D là

p { M G D } =

ở đó I Dị kí hiệu diện tích của tâp D.

Thí dụ 4
Kẻ ngẫu nhiên một dây cung trên đường tròn tâm 0 bán
kính R. Tính xác suất để độ dài của dây cung lớn hơn độ dài
cạnh của tam giác đéu nội tiếp trong đường tròn đó.
Giải : Đáp số của bài toán phụ thuộc vào việc ta "kẻ ngẫu
nhiên một dây cung” theo cách nào.
a) Già sử "kẻ ngẫu nhiên một dây cung" là việc chọn ngẫu
nhiên một điểm I trong đường tròn, rồi vạch một cát tuyến
qua I vuông góc với OI. Khi đđ độ dài của dây cung sẽ lớn hơn
độ dài của cạnh tam giác đéu nội tiếp nếu I nằm trong đường tròn
'R
tâm o bán kính — (xem hình 10 ). Vì vậy xác suất cấn tìm là

1
p =
jiR 2 4 ■ •

lỉình 10 ỉỉình 11

114
b) Giả sử "kẻ ngẫu nhiên một dây cung" được tiến hành như
sau : Dáu tiên ta vạch ngẫu nhiên một đường kính CD của đường
tròn. Sau đó qua một điểm I được chọn ngẫu nhiên trên CD
ta vạch dây cung A B -L CD (xem hỉnh 11). Độ dài dây cung
A B thu được sẽ lớn hơn độ dài cạnh của tam giác đéu nội tiếp
R
khi điểm / cách tâ m o một khoảng không vượt quá ~ . Vậy

R 1
xác suất cần tìm là
2R 2
c) Già sử "kẻ ngẫu nhiên một dây
cung" được tiến hành như sau : Đẩu
tiên ta chọn ngẫu nhiên một điểm
A trên đường tròn sau đó chọn ngẫu
lihiên điểm B khác cũng nằm trên
đường tròn. Dây cung A B sẽ có độ
dài lớn hơn cạnh của tam giác đều
nội tiếp trong đường tròn nếu điểm
B nằm trên cung PQ, ở đó APQ là
tam giác đểu nội tiếp trong đường
tròn (xem hình 12 )
Thành thử xác suất cấn tỉm bằng độ dài cung PQ chia cho
độ dài đường tròn. Cung PQ có độ dài bằng — độ dài đường
đ
- tim
tròn. Vậy xác suất cấn 1 .
Y là, —

Giả sử (X , Y) là tọa độ cùa điểm ngẫu nhiên M. H àm m ật


độ đống thời f(x, y) của X và Y được gọi là m ật độ của M. Rõ
ràng nếu M có phân bố đéu trên s thi
Sl 11 nếu (x, y) E s
f(x, y) -■=
0 nếu trái lai

Thi dụ 5
Một mủi tên được bắn vào MỊỎt tấm bia hỉnh tròn có bán
kính bằng 1. Lấy tâm hinh tròn làm gốc tọa độ ; gọi X và Y

115
là hoành độ. và tu n g độ của điểm rơi của mủi tên. Biết ràng
hàm m ậ t độ của điểm (X , Y) là
2 ____
— (1 — + y 2) nếu X 2 + y 2 ^ 1
/■(*, y) = J ỉ* •

0 nếu trái lại


Tính xác s u ấ t để mũi tên rơi vào hình tròn đổng tâm với
bán kính — •

Giải : Kí hiệu A là hình tròn tâm o bán kính i :


£

A = { ( X , y) : X2 + y 1 =£ ị } .

Khi đó
_ p{ (X, Y) G A} = f f f(x, y)dxdy.
(x'y)
Ta chuyển sang tọa độ cực để tính tích phân trên.
Đặt X = rcostp, ' y = rsin^ ta cò

A = {(r, ^ 2jr*

2j i 1/2 3
p{ (X, Y) e A} = f f Ệ (1 - rydrdcp = ị .
o o
*

§2. T Í N H Đ ỘC LẬ P CỦA HAI Đ L N N

Hai D L N N X và Y gọi là dộc lập nếu việc Đ L N N nay ihận


giá trị này hay giả trị khầc không ảnh hưởng gỉ dến p h â i bố
xác suất của D L N N kia.
Giả sử F(x, y ) là hàm phân bố đổng thời của X và Y. Khi
đđ nếu X và Y độc lập thì
F(x, y ) = p{x < X, Y < y} = p{ X < x} .

116'
p{ Y < y ) = Fx (x) . Fyịy).
Như vậy nếu X , Y độc lập thì hàm phân bố đổng thời là
tích của hai hàm phân bố thành phần. Điều ngược lại, cũng
đúng. Như vậy ta có định lí sau (thừa n h ậ n không chứng minh).
Đ ịn h lí. Hai D L N N X và Y dộc lập nếu và chi nếu h à m
p h ầ n bố dòng thời của chúng F(x, y) là tích của hai hàm p h â n
bố của X và của Y
F(x, y) = F ỵ (x) FY (y) ^
Giả sử f(x, y) là hàm m ật độ đổng thời của (X , Y) ; fỵ(x) và
fỵịy) là hàm m ật độ của X và của Y tương ứng. Khi đổ nếu X
và Y độc lập thỉ f(x, y) = fx (x) f Y (ỵ).
Thật vậy ta cđ

ờ2 F ( x ,y ) ° 2 [Fỵ(x ) FY ừ)]
f(x, y ) = - 4r,t - = ------- ——-------
ờxdy dxdỵ
= F'x ( x ) . F ' y ( ỵ ) = f ỵ (x ) f y ( y ) .

Điều ngược lại cùng đúng. Như vậy ta có


Đ ịn h lí : Hai Đ L N N X và Y là dộc lập nếu và chi nếu
hàm m ật độ dông thời là tích của hai h à m m ậ t dộ của hai
thành phản.
/■(*, y) =fx(x)fy(y)-
Thí dụ 6

Biết rằng một tín hiệu sẽ xuất hiện ngẫu nhiên tại một thời
điểm nào đổ trong khoảng từ 12 giờ đến 12 giờ 1 phút và kéo
dài trong 20 giây. Người quan trác^bật máy ra đ a một cách ngẫu
nhiên giữa 12 giờ và 12 giờ 1 phút và để máy hoạt động tro n g
10 giây. Tính xác suất để phát hiện được tín hiệu trong thờỉ
gian máy hoạt động
Giải : Lấy gốc thời gian là 12 giờ và đơn vị tính ià 10 giây.
Kí hiệu thời điểm xuất hiện tín hiệu là X và thời điểm b ật
máy là Y. Từ giả thiết, X cò phân bố đểu trê n [0, 6], Y có

117

phân bố đều trên [0, 6]. Ngoài ra X và Y độc lập. Gọi f(x, y)
là m ậ t độ đổng thời của X và Y. T& có
1
/■(*. y) fx(x) fy(y
= ) = 36
0
nếu xr y e [ố, 6]
nếu trái lại
Sự kiện : "Phát hiện được tín hiệu” có nghĩa hai k h o ả n g
(X , X + 2) và (y , y + 1) giao nhau hay
X - 1 ^ Y + 2.
Kí hiệu A = { (x, y) : X - 1 ^ y ^ X + 2} .
Vậy P { p h á t hiện được tín hiệu} =

= / / /■(*> = 36 / I dxdy >


/í /t n /i
ở đó 5 , = Ị (x, : 0 ^ X ^ 6, 0 ^ ^ 6}

7///I/1 13
Trên hình, ta thấy B là hình vuông OEFG, A là phẩn m ặt
phẳng n ằm giữa hai đường thẳng y — X + ‘2 và ,y = X - 1. Vậy
A n -B = O M N c PQ. Thành thử xác suất p cấn tìm là
1 , 31
p = diện tích (OMNFQP) = ^ 2
T h í dụ 7
Giả sử {X, Y) có hàm mật độ đổng thời như sau :

ce x ' nếu 0 < X < y


f(x> y) =
0 nếu trái lại
i) Tìm hằng số c.
ii) Hỏi X và Ycó độc lập hay không ?
Giải : i) Ta có

1 = / /— 00 — cc
f(x’ y) dxdy = c 1J1 e~x~y dxdy
Q ỵ

00 00 oc

= c f e x d x f e * d y = c f e 2l dx — —.
o X o

Do đó c = 2.
Hàm m ật độ của X là :

fx I y)dy
(*) =
-0 0
= 2 /
X
e~x~yđy =

= 2 e v ớ i X > 0 và / ^ x ) = 0 nếu X < 0.


Hàm m ật độ của Y là
00 y

fỵ(y) = I /Ix> = 2 / e~x ~y dx


-0 0 0

= 2e -v [1 - e ^ ’] với y > 0 và fy(y) = 0 nếu ^ < 0 .


Rõ ràng f(x, y) * fx {x) . fy(ỵ). (Chẳng hạn f (2, 1) = 0 nhưng

/ ^ 2 ) ^ 1) = (2e-4) ■(2e~l(l - e ' 1) * 0 )

119
§3. HÀM CỦA ĐẠI LƯỢNG
NGẤU N H IÊ N HAI C H IỀ U

Già sử X , Y là hai ĐLNN ; u(x, y), u(xì y) là hai hàm hai


biến cho trước. Khi đđ ta có th ể thiết lập một cặp biến ngẫu
nhiên mới (u , V) bằng công thức
ư = U (X, Y ), V = y ).

Câu hỏi đặt ra là : Hàm m ật độ đổng thời của ư } V được


tính th ế nào thông qua hàm m ật độ đổng thời của X , Y. Chúng
ta đưa ra lời giải cho bài toán với một số già thiết đặt lên các
hàm u, V.
Già sử T là ánh xạ từ R 2 ỵào R 2 xác định bởi
T(x, y) = (tó(x, y), v(x, y ) ị
Giả thiết rằng T là ánh xạ một - một (đơn ánh) từ một
miền D c R 2 lên một miền s c R 2. Khi đổ T có nghịch đảo
T 1 : s —» D ì nghĩa là với mỗi điểm (u , u) E s tồn tại duy
nhất điểm (x, y) G D sao cho T(x, y) = (u , u), và ta kí hiệu
T~' ( u, V) = (X, y).
Ta. viết X = x(u, v), y = y(u, v).
Jacobian của ánh xạ T 1 được xác định theo công thức sau
dx dx
du du dx í)y dx dy
J(u, v) =
dỵ dỵ du dv dv du
du dư
dx dx dy ty
Tầ giả thiết ràng các đạo hàm riêng tồn tại
du dv du du
và liên tục tại mọi điểm (u, v) e s. Khi đó, dựa trên lí thuyết
tích phân bội, ta thu được định lí sau đây.
Đ ịn h lí. Giả sử X và Y là hai D L N N liên tục vói hàm m ậ t
độ đòng thời f ỵ ỵ(x, y) và kí hiệu
D = {(x, y) : fx y(x, y) > 0}

120
Giả sứ u(x, y) và v(x} y) là hai hàm hai biến sao cho ánh
xạ Tịx, y) = (w(x, y), v(x, 3/)) thỏa măn các diều kiện dã nói ỏ
trên. Khi dó cặp D L N N (u , ư) xác định bởi :
ư = U(X, y ), V = Ư(X, Y)

sẽ có hầ m m ậ t dộ fu V (u , v) như sau :
\fỵ Y v), vy(«, y)) '|«/(w, u)| nếu (w, u) G s
fu . \Ả U r v) = ‘ Q ^ n ẽ u t r á i lạ i

với s = {fỉz, uỳ ; T^^(u, V) E /)}.

Thí dụ 8

Cho X và y có hàm m ật độ đổng thời


-V - V
nếu X, y > 0
f(x>y) = nếu trái lại

Đặt ơ = X + y, V = —
X+y
a) Tim hàm m ậ t độ đổng thời của Ư và V.
b) Tim hàm mật độ của u và hàm m ật độ của V. Suy ra
u, V độc lập.
Giải : Ánh xạ T được xác định bởi :

Tịx, y) = (ỉ/, V) với u = X + y,- V =

và D = { (x, y) : X, ỵ > 0} .
X + y = u
X = uv
Từ hệ dễ dàng suy ra
= V y = u( 1 - y)

Như vậy ánh xạ T 1 là

T 1 (ỉ/, ư) = (x, y) với X = ỈZL>, y = (1 - u).

Jacobian J(í/, 1>) là


í; í/
J(u, v) = = —li
(1 — v) - u

121
Tiếp theo ta cấn xác định miễn :
s = { (ỉ/, ư) : T \ u , v) E D }
ở đó D = { (x, y) : X, y > 0} .

Giải hê bất đảng thức uv. ~


v & ịu( 1 - u) > 0
Cộng hai vế lại suy ra u > 0 từ đó 0 < V < 1. Vậy
s = { (u, v) : u > 0, 0 < V < 1}
Thành thử theo định lí nên, hàm m ật độ đồng thời của u, V là

ue u nếu u > 0 , 0 < V < 1


fu, viu ’ v) = 0 nếu trái lại
b) Hàm m ật độ. của ư là :
1
f ue udv = ue u nếu u > 0
fiÁu ) = f fu. A u ’ v)dv = ■o
—X
0 nếu u < 0
Hàm mật độ của V là :
X
X
Ị ue Udu = 1 nếu 0 < V < 1
f]Áv) = I f u , v(u > u)du =
—X
) nếu trái lại
Rõ ràng f u xị ụ , v) = fịĩ(u )fv(v ) 1 do đó ư và V độc lập.
H ệ q u ả . Giả sử X và Y có hàm m ậ t dộ đòng thời f(x, y).
Khi dó hầm m ật độ cùa tổng V = X + Y dược cho bởi công thức
X
w
fịÁv) = f f(u > v - u)du
—X

Chứng m in h : Xét ánh xạ T như sau :


T(x, y) = (u , v) với u = X, V = X -+ y.
X= u
Ấnh xạ ngược T 1 là (x, y) = T \ u ì u) với ■
y = V - u
1 0
Jacobian J(u, v) = = 1
-1 1

122
Hàm m ậ t độ đống thời của ư = X, V = X + Y sẽ là :
f ư , \ Ả U , V) = /'( í/, V - u).

Từ đó hàm mật độ của. V = X + Y ià :


00
f\Ảv) = I f(u’ v - u )du
—oc

Thí dụ 9
Cho X và Y là hai đại lượng ngẫu nhiên độc lập. X có phân
bổ mũ với tham số Ẩ = 1, Y có phân bố mũ với tham số
Ả = ì T ìm hàm m ật độ của tổng V = X + Y.

Giải : Từ giả thiết suy ra hàm m ật độ đổng thời f(x, y) của
X và Y là :

1 -X -• —
- e
.. X, y
2 nếu > 0
f(x, y ) 2
0 nếu trái lại
Hàm m ậ t độ đống thời của ư = X, z = X + Y sẽ là
1 V- u 1 (M+ V)
—e~u ~ = - e ----- ---- nếu V > u > 0
fu. v(u ’ y) = ' 2 2
0 nếu trái lại
Vậy hàm m ật độ của V = X + y là :
00 J (M+ r) _ ỵ_
lf\Ảv) = / 4 , >•(“ ■ u)d“ = 2 f e = e 2 1 —e
-oc ’ • ơ
Cuối cùng ta nói đến kì vọng của hàm của hai DLNN X, Y.
Giià sử g(x, y) là một hàm hai biến. Ta thiết lập một ĐLNN
m«ới V = g (X , Y) là hàm của X và. Y. Dể tính kì vọng của V,
tai không cần phải tim hàm m ật độ của V, m à có thể tính trực
tiếp nhờ định lr sau (không chứng minh).
oc oc
Đ ịn h lí : EV = Eg(X, Y) = f f g(x, y) f(x, y) dxdy, ở đó
—00—oc
f(xc, y) là hàm m ật độ đ ổ n g thời của X , Y.
Ấp dụng định lí trên ta thu được hai tính chất quan trọng
saiu đây của kì vọng.

123
Đ ịnh lỉ. 1) Nếu a, b là hai hằng số thi :
s E (aX + bY) = ơEX + bEY
(Tính chất tuyến tính của kì vọng).
2) Nếu X và Y là hai D L N N dộc lập thi :
E(X, Y) = (EX)(EY).
Chứng m inh
a) Già sử f(x, y) là hàm mật độ đổng thời củ a X , . Y. Theo
định lí ta có
oc X

E(aX + bY) = f f ((ax + by) f{x,y) dxdy


V —oc—oc
X X oc X

= a f f xf(x, y)dxdy + b f f yf(x, y)dxdy =


—oc—oc —oc—oc
X X oc oc
= a I x ( f /■(*>y)dy)dx + b I y ( / í(x >
y)đx)dy =
* —X —oc —X — oc

X oc
= a ĩ xfx ịx )d x + b f yfy (ỵ )d y
—00 —oc
= aE X + bEY.
b) Cũng theo định lí ta có :
X X X X

E(AY) = f f xỵf(x, y)dxdỵ = f f xyfx ịx)f)ịy)dxdy =


— oc — X — X — oc

oc oc
= / xfỵ (x)dx f yfyịỵ)dy = (EX)(Eyj.
—oc —oc
Định lí trên có thể mở rộng cho nhiều ĐLNN. Cụ thể ts (CÓ
Đ ịn h lí. a) Cho Xị, X-,, Xn là các DLNN' và
a „\ «->,£ an
ĩllà các hằng &số.Khi dó :
n n

E ( 2 «*) = 2 a.E ỵ ,
/=1 l=1
b) Nếu X u Ar2, X// /à các D L N N dộc lộp th i :
E(X\ x 2 ... X") = (EZ,)(EX 2)...(EX„)

124
Thi dụ 10
Một viên đạn được bắn vào một tấm bia hình tròn bán kính
1. Láy tâ m vòng tròn làm gốc tọa độ. Gọi (X , Y) là tọa độ
điểm rơi của viên đạn. Tính khoảng cách tru n g bình từ điểm
rơi của viên đạn tới tâm, biết rằng hàm m ật độ của (X , Y) là
1 ^ 2 2

71 nếu X + ỵ ^ 1
f(x, y ) =
0 nếu trái lại
Giải : Khoảng cách từ (X, Y) đến 0 là V = ìị X 2 + Y2. Ta có

EV = E (V3F + Y 2) = - f . f TỈX2 + y 2 dxdy.


J 1/
*> *>
X +y =$ 1
Chuyển sang tọa độ cực :
X = rco& p, y — rsin^>

1 1 271 2
ta được EV = — J f r 2 drd<p —
3
o o

§4. PHÂ N BỐ CÓ Đ IỀU KIỆN


VÀ KÌ VỌN G CÓ Đ IỀU K IỆN

Cho hai ĐLNN X và Ỵ. Trong nhiều bài toán thực tế, X và


Y không độc lập với nhau, nghĩa là việc X nhận một giá trị
nào đó sẽ có ảnh hưởng tới phân bố xác suất của Y. Phân bố
xác suất của Y tính tro n g điéu kiện biết X nhận giá trị x a sẽ
khác với phân bô xác suất của Y nếu không có thông tin gì vể
X và cũng khác phân bố của Y tính trong điều kiện X nhận
giá trị Xị ỹé x(). Ta cổ định nghĩa sau :
a) D ịn h n g h ĩa . Xác su ấ t p{ Y < y } tính trong diều kiện
biết ràng X = X xác d ịn h cho ta một hàm của y với tham số
X (kí hiệu là F(y/x)). F(y/x) dược gọi là hầm ph ả n bố của Y vói
diêu kiện X = X.

125
Chú ý rằng F(y/x) được quan niệm là hàm của một biến y
và X đóng vai trò tham số.
Chúng ta không th ể tính xác suất có điéu kiện
F{yịx) = p {Y < y ị X = x} theo công thức :
p{ Y < y, X = x}
? { Y < y / X = x} = - J
P { X = x}
vì rằng p{ X = x) = 0. Ta khác phục khó khăn này bằng phíơng
pháp chuyển qua giới-hạn. Trước hết hãy tính xác suất có điéu
kiện P { y < y I X ^ X ^ X + Ax} rồi cho A.r tiến tới 0. Nhu vậy
p{ Y < y / X = x} = lim
Av —* 0

Ta cổ công thức sau đây để tim F(y/x).


D ịn h lí. Giả sử f(x, y) là mật dộ dòng thời của X, Y, còn
fỵ{x) là m ật cíộ của X. Khi dó :

f /ĩ*> v)
F ừ /I) = L
nếu fỵ(x) > 0 .
Chứng minh. Ta. có
p {y < y / x ^ X ^ x + Ax} =
X + Ai V
/ f f(u, v)dvdu
'P{ Y < y, X ^ X X + Ax} X _oc
P [ x ^ X ^ x + Ax} ~ x + ầx
/ fỵ ( u )du
X

Ấp dụng định lí giá trị tru n g binh, ta có :


J X + Av

Hm AĨ ỉ ^ ( u )du = fxi%) ;
A r —*() X

AvV
X + A. yV y

lim 4rr / ( / /■{“ > v)dv)du = Ị f(x, u)dv.


A.X v —oc —X
Ar — 0

126
y
( 0 đảy ta đ ặt h(u) = / f(u, u)du, y cô định có vai trò như
- X

th a m số).
Từ đó chia cả tử và mẫu cho Ax ta thu được :
y
- / f(x, v)dv
r f(x ’ v)
F ờ l x > ' .V r - L f ỉ ề ) dv-

Tương tự hàm phân bố có điều kiện của X với Y = y là

rv ..
F{x y) = J r /(
- “' .. y) X
dM
-X

Dạo hàm của hàm phân bô có điều kiện F(>' / x) được gọi
là /làm ĩìiật dộ có cỉiêu kiện của Y với diêu diêu kiện X =X
và kíhiệu là fiy!x). (Dây là hàm của m ột biến J với biến X
đóng vai trò là tham số). Từ định lí trên ta suy ra ngay :
tt I X f(x ’ y)
f(yix) = « ĩ )
với m ọi y G R và X sao cho fỵ (x ) > 0.

Tứơng tự hàm mật độ có điều kiện của X với Y = y là


d f(x, y)
— F(x / y) = „-7 - với moi X E R và moi y sao cho
dx K Jỉ f Ỵ<y)
fyiy) > 0 '

Thí dụ 11
Cho X và F có hàm mật độ đổng thời

2e A v nếu 0 < X < y < 00


f(x, y ) =
0 nếu trái lại
Tìm f(y lx ) và f(x/y).

(Giải : Trước hết ta tỉm các hàm m ật độ thành phần fỵ(x)


và fyiy). Ta cd :

127
*

X
f 2e x •' cíy = 2c 2l nếu X > 0
fxix ) = f f(x’
—X
y)dy = X

0 nếu X < 0

00
J 2 e x ' dx = 2<? -'(1 — e~^') nếu y > 0
/y(y) = / /■(*> = •ơ
- X
0 nếu y < 0
Từ đó với X > 0 :

-V - V
/fr. y) _ 2e
fíy/x) = = ỐA ' - V
nếu y > X
/ ^ X) 2e - 2x

và f(y Ịx) = 0 nếu y < X . ' (Ta chỉ x ét X > 0).


Tương tự với y > 0 :
—X

nếu 0 < X < y


f(x/y) = 1 - e~y
0 nếu X > y
b) Đ ịn h n g h ĩ a . Giả sử X, Y Là hai Đ L N N và f(ylx) là hàm
m ật dộ cùa Y với điêu kiện X = X. Khi dó ki vọng (giả trị trung
binh)' của Y với diều kiện X = X dược kí hiệu'bỏi E[Y/X = x]
và xác định theo công thức sau :
oc
E [Y/X = x) = f y f (ỵ/x)dy.
— oc
E [Y/X = X] là một hàm của X và được gọi là hàm hòi quy
của Y đối với X. Tương tự ta định nghĩa kì vọng có điều kiện

của X đối với điều kiện Y = y : E [X/Y = y] = / xf(x/y)dx.


— 00

Định lí sau đây rất cổ ích. Nó cho phép ta tính kì vọng, EY


thông qua kì vọng có điểu kiện E [Y/X = X] trong tình huống
mà các kì vọng cđ điều kiện E [Y/X = X] dễ tính.
Đ ịn h lí.
E Y = f E [Y/X = x]fỵ(x)dx
D

ỏ đó D = { x G R : fỵ(x) > 0} .

128
Chứng m in h : Chú ý rằn g vì :

y)dy
00

fxix ) = I f(x ’ .
— 00

do đó nếu X Ệ. D thi /i(x, Jf) = 0 với mọi ty.


Do đó
oc 0000 00

E Y = f yfy(ỵ)dy = f f yf(x, ỹ)dxdy = f dx f yf(x, y)dy.


— oc — 00 — oc Ị J — oc

Mặt khác với X E D :


00

E[Y/X = x]fjẠx) = / yf(y/x) fỵ {x)dy


— 00

00 \ 00
= / > = / y /■(*, y)

Thành thử :
E y = / E[Y/X = x]/^(ac)dx.
D
ữ/iỉí thích : Công thức này tương tự như công thức xác suất
đẩ} đủ cho trường hợp ĐLNN liên tục. Để tìm Ey, đầu tiên
ta :ố định một giá trị của X và tìm kì vọng có điều kiện, sau
đđ tìm kì vọng lần nửa, nghĩa là :
E Y r= E [ E [ r a = x]].

Thí dụ 12
Cho X và Y là hai ĐLNN có hàm m ật độ đổng thời

0
f(x,y) =
e y nếu 0 < X
nếu trái lại
<y < 00

Hãy tỉm E [X/Y = y] và E[YZX = x].


ưiải : Trước hết tia cần tỉm fỵix ) yà /y(y)* co

00
Ị e ^ d y = e x nếu X > 0
/* (* ) = ĩ f(x’ y) dy =
— 00
X

0 nếu trái lai

9-MDấu. 129
V
oc
J e ~y dx = ye~v nếu > 0
/y ứ ) = I f(x’ y)dx =
— 00
o
0 nếu trái lại
Vậy hàm. m ật độ của Y với điễu kiện X ' = X là
éx_v nếu y > X > 0
/ly/*) =
0 nếu y < X
và hàm m ật độ của X với điều kiện Y = y là

1— nếu n0 < X < y


f(x/y) = y
0 nếu y < X
Từ đó :
oc y
E [ X / Y = y] = f xf(x/y)dx = f ^ dx = I
ỡ o
00
E [Y/X = X] - f yf(y!x)dy
o
00 00

= / yex ~y dy = ex f ye~7 dy = X + 1.

§5. COVARIAN VÀ H Ệ s ố T Ư Ơ N G QUAN

a) Covarian của hai D L N N X và Y là m ộ t số xác đ ịn h bỏi


công thức
cov(X, Y) = E {(X - EX ) ( Y - Ey>}.
Nếu f(x, ỵ) là hàm m ật dộ đòng thời của (X, Y) thi

cou(X, Y) = f f (x - ụ)(ỵ - Ấ) f(x, y)dxdy


—00—00
ỏ dó ụ = E X ; Ả = E Y.

130
Sau đây là một số tính chất của covarian.
D ịn h lỉ. 1) cov(X, Y) = E X Y - EXEY.

= I f xyf(x , y)dxdy - E X . E7.


—« —00
2) cov(aX, bY) = abcov(X, y), ở dó a, b là hàng số.
3) Nếu X, Y độc lập thi cov(X, Y) = 0 nhưng ngược lại chưa
chắc dứng.
Chứng m inh
1) Tính toán trự c tiếp cho thấy

f I (x - M)Cy - A)f(x, y)dxdy =


-00—00

= / / xyf(x > y)dxdy


— 00 — oc
- Ả ĩ
— X — 00
ĩ xf(x >y)đxdy -
OC' 00
- /' f f yf(x, y ) dx dy + f ã =
— 00 — w

= / / xỵf(x, y)dxdy - ẰJLI - ỊẦẢ + ỊÀẰ = EX Y - EX.Ey.

2) cov(aX, bY) = E[(aX)(òy)] - E(aX)E(bY) =


= ab[EXY - EXEY] = abcov(X, Y).
3) Nếu X, Y độc lập thì EX Y = E X . E Y. Suy ra cov(X, Y) = 0.
Đ ể chứng tỏ điẽu ngược lại không đúng ta xét ví dụ đơn giản
s a u đây.
Cho X là DLNN có phân bố đều trên [-1, 1], còn Y = X 2.
Ro ràng X và Y không độc lập. Tuy nhiên :
1 1
E X Y = EX 3 = 2 f ỵ3dx = 0
-1

Vỉ EX = 0 do đó cov(X, Y) = 0.
D ịn h lí. Cho các Đ L N N x v X 2, XfV KÍ hiệu a/;. = cov(X/5 Xị)
Khi dó nếu íp tn là các số thực bất ki ta dêu có :
n n
1 1 ti tj°ij > 0 -
/ = 1j = 1

131
Chửng minh. Kí hiệu EtXị = ụ ị.

Rõ ràng E { 2 tịỌỉị - //,)} 2 3= 0.


/=1
Áp dụng tính chất tuyến tính của ki vọng, ta có :

E { 2 ạ x , -,« ,.)}2 = E { ỵ ỵ tịtj (Xi - nỉ) (X) - fij) =


/ = 1j = 1

= i Ế ¥ j E ( * ; - ^ ( x j - fij) =
/ = 1; = 1

= Ế Ề ụ , cov (*,■> x j) > 0 .


/•= ỉj= 1
Đ ịn h lí : Cho các Đ L N N x v X 2, Xn ỉ ( a 1? a n) và
(òp bn) là các hằng số. K hi dó

a) D ( ỵ dịXị) = ỵ ỵ a p p ov(X,, Xj)


i=1 / = 1; = 1

= ỵ ajĐXt + 2 2 aftị covịX, Xj).


1 = 1 1 ^ / <j <n
Nói riêng nếu X p Xn đôi một không tương quan tức là
covỌCị, Xj). = 0 ự * j ) thỉ

D ( 2 x <) = i D*.
/=1 /=1

b) ■cov ( 2 a ,x ,, 2 6 ,* ,) = £ i a Ạ c o v ( X , x y;
/=1 /= 1 / = 1ì = ỉ
Chứng m in h : a) Ta. có

D ( i »,-*;) - E r i “, x , - Ế «,E X , ] 2
/=1 4=1 /=1

132
n n n
E Í 2 « , < X / - EX, )]2 = ỵ ỵ
L/ = 1 J / = 1j = 1
n n
E ( X l - EXiXXị - EXj) = ỵ ỵ a ( a.ị cov(Xj, XỊ).

n n
b) Đặt u
/=1 j=1
Sừ dụng công thức cov(ơ, V) = Ftưv — E ư . E V ta có

Eưv = E { S X ah x P i ) = s 2 “Ạ E X # -
E £ / . EV = ( 2 a,EX, ) ( 2 6yEA} ) = X ỵ afijEXpXị.
Vậy cov (U, V) = ỵ ỵ aò] E X P ị - ỵ ỵ afiị EXịEXị =

= s 2 a.bỊ cov(x i’ x j)-


b) Hệ số tương quan của X , y, kí hiệu bởi p(X , y), được
định nghĩa bơi công thức

Dễ dàng kiểm tra rằng aX + b, e Y + d) = />(X, Y) với mọi


á, b, c, d G R sao cho ac 0 do đó hệ sô tương quan không
thay đổi khi ta thay đổi gốc tính và đơn vị đo. Đó ià một tính
chất ưu việt của hệ số tương quan.
Đ ịn h lí. a) Ta luôn có
-1 ^ P(X, y) < 1.
c) Nếu X, Y dộc lập thì p(X, Y) = 0.
Nếu Y phu thuôc tuyến t ỉ n h vào X : Y = a X + b, thi
p(X, Y) = ±1
Chứng m inh : Kí hiệu X ’ = X - E X ; r = y - Ey. Với
mọi số thực t E R ta có
EỰX' + r ) 2 > 0
hay Ex 2tz + 2tFJCY' + E r 2 5 0 «
«=> D x V + ‘2cov(X, Y)t + Dy2 3= 0.

133
Dây là một tam thức bậc hai của t , do đổ ta phải cổ
A’ í 0 <=> cov 2(X, Y) « DX D y
<^> IcovịX, y)| í V d x VDỹ = õx õy *
«■ IP-{X, 7)1 $ 1.
Bây giờ nếu Y = S i X + b thì dễ thấy
D y = a 2 DX,
do
Mặt khác cov(aX + b, X) = E [(aX + b)X\ - E (aX + b)EX =
= a E X 2 - a (E X ) 2 = Suy ra aóx.
f>(aX + b , X ) = ĩ ^ = ±1:

c) Ý nghỉa của hệ số tương quan. Hệ số tương q uan đo mức


độ phụ thuộc tuyến tính giữa X và Y. Ip(X, Y) I càng gắn 1 thì
mối quan hệ tuyến tính càng chặt ; còn nếu \p(X, Y) I càng
gần 0 thì sự phụ thuộc tuyến tính càng ít, càng "lỏng lẻo”. Nếu
p(X, Y) = 0 ta nđi X và Y không tương quan. Tầ đã thấy rằng
tính không tương quan không n h ấ t thiết kéo theo tính độc lập.

Thí dụ 13
Cho X và Y là hai ĐLNN với hàm m ậ t độ

0 nếu trái lại


Tìm hằng só c và hệ số tương quan của X và Y.
Giải
00 00

o o

134
ĨL — —
2 2 2
Dễ tìm được J / sin(x + y)dxdy = / (sinx + cosx)rfx = 2.
ơ o o

Suiy ra c =ị .

Ta có
n_

1 2 1
/^ x ) = 2 / sin(* + = 2^s ^n:r + cos:jc) với 0 ^ ^ 7^
o

ĨL —

2 1 2

T ừ đó EX = J xf(x)dx = 2 / ^(sinx + cosx)dx —


o ' o

1 ^
EX2 = ^ J x2(sinx + cosjc)cta: =
o

_ ZEĨ ZL 7T2 + 4 jt - 16
“ 8 2 8
2
Vậy DX = EX 2 - (EX) 2 = | g + I - 2.

_ 7C^4* 871 —32


Tương tự DY = f g + § - 2 = ------^ -------.

£L ỈL
1 2 2
Lại cd EXY = “ / / xỵsin(x + y)dxdy =
o ớ
7Ĩ 7T
1 2 2
= 2/ rá* / :ysin(* + =
o o

, 2
1 r /JT . . r \ 7 -Tí
■ 2 Jo * (

135
4

Suy ra covCY, Y) = EX Y - (EX).(EY)


— ĩ. _ I _ 71
2 8jĩ — 16 —ĨI2
2 16 16
covịX. Y) &7Ĩ —16 —7T2
Vậy />(*, y) = ; y = 2 - -0,2454.
A' y 7T + 87r —32

§6. PHÂN BỐ CHUẨN HAI CHIỀU

a) P h ân b ố ch u ẩ n tá c hai c h iề u
Giả sử p là một só thực cho trước thỏa m ãn -1 < p < 1.
Cặp ĐLNN (X , Y) được gọi là cd phân bố chuẩn tác hai chiểu
(hay có p h ả n bố chuẩn tắc dòng thời) nếu hàm m ật độ đống
thời f(x, y) của chúng được cho bởi công thức
1 . X2—2Pxy +y2.
« * ■ * > - r ^ exp(‘ 2(1 )
với mọi X, y E R.
- Tầ hãy tính
i) Hàm m ật độ thành phần fỵ(x).
ii) Hàm m ật độ của Y với điều kiện X = X : f{ylx).
iii) Kì vọng của Y với điều kiện X = X : E (Y/X = x).
iv) Hệ sổ tương quan p(X, Y) và điéu kiện cấn và đủ để X
và Y độc lập.

fx(x ) = / f(x’ y)đy =


—00

“ A ) Z + *2(1 ' / ’2 ) | ) <i->'

1 ~ r 1 - , f (y ~Px Ỷ 1
~ v k / „ v 2, ( 1 - / ) exp ( ■

136
Hàm dưới dấu tích phân chính là hàm m ật độ của ĐLNN có
phân bố chuẩn N(px, 1 - p 2) do đó tích phân bằng 1. Thành thử :
X

2
= íỀ r
nghĩa là X có phân bố chuẩn tác. Tương tự Y cùng có phân
bố chuẩn tác. Tiếp theo

/V / X f(x ’ •>') 1
f(y'x) - « 0 = 7 S ^ ? Ĩ exp 2(1 - / )
nghĩa là hàm mật độ của Y với điều kiện X = X là hàm m ật
độ của phân bố chuẩn N{px, 1 - p 2) Thành thử ki vọng có

điéu íkiện E [YỊX — x] là E [Y/X = xì = Ị yf(y!x)dy = px.


— 00

Ta có

EX y = f f xyf(x, y)dxdy =
—00—00
•)
oc „ 7 X , „ >2
r e J„ r x -.y _ í ừ -/* ) ì
= c x p { ■ Ĩ Í V ) !■ * ”
X

= / / * 2/ X x)rfx = = - T5
— 00

v ỉ EX = E y = 0, = ơỵ = 1 nên suy ra. p ( X , Y) = p.


Nếu X, y độc lập thỉ hệ sô tương quan bằng 0. Điều này đúng
cho mọi ĐLNN X, y. Điểu ngược lại củng đúng nếu (X , Y) có
phân bố chuẩn tắc hai chiéu. Quà vậy nếu p - p{X, Y) = 0 thì
1 , X2 + y 2 ì
f(x>y) = 2Ũ exp { - - - - 2 Ị = fx(x) fyO 0’
do đó X và V độc lập.
b) P h â n bố ch u ẩ n h ai ch iểu
Cập ĐLNN (U, VỊđược gọi là có phản bố chuẩn hai chiêu
hay có p h â n bố chuẩn dồng thời, với tham số (ju p ơ^), Om 2, ^ 2)’

137 %
ư-ịl
ở đó ƠJ, ơ 2 > 0, nếu cặp (X , Y) với X = — 0 ---- , Y =

có phân bố chuẩn tác hai chiéu.


Từ định li dễ thây :
i) ư có p h ả n bó chuẩn N(jưv ơ ;

V có p h â n bố chuẩn N( jlì2i ơị).


ii) H à m m ậ t độ dòng thời của ư và V là

ờ đó

ỉii) T í n h không tương quan cùa Ư và V tương dương vói t i n h


dộc lập của Ư và V.
iv) H à m m ật độ cùa ư vói điều kiện V = V sẽ là

Dể cho gọn, kí hiệu <p(x) = - = = e x /2.


V 2 Jt

Tầ thấy rằng

õ\
u ~/*i - ~r*2 )

138

1 u ~l{ 2
8 M = ị< p \ - õ t )
T h àn h thử
G\

g(U/v) =
o Ũ - p 1 <p ơ
Như vậy phân bố của u với điều kiện V — V chính là phân
bố chuẩn với kì vọng là

H + P a 2 (w " ^ 2)

và phương sai là Ớị (1 - / >2).


Th ành thử ki vọng cổ điểu kiện
pGẠv - / / 2)
E [U/V = v] = f i { +

là một hàm tuyến tính theo V. Đây là một tính chất r ấ t quan
trọng của phân bó chuẩn hai chiều.
Chảng hạn gịả sử ư là chiéu cao của thanh niên 20 tuổi và
V là chiều cao người cha của thanh niên đó. Phân bố đổng thời
của u
và V là phân bố chuẩn.
Gọi ụ 1 = E ơ là chiểu cao tru n g bình của th a n h niên 20
tuổi. Khi đđ nếu cha cổ chiều cao V o thì con ở tuổi 20 sẽ cò
chiéu cao trung bình là :
p °\ (Uo -f* 2 )
E [U/V = v0] = m + ----- - ị —

ở đó //2 = EV là chiều cao tru n g bình của đàn ông trư ở ng


thành, p là hệ số tương quan.
Một tính chất khác cũng rấ t quan trọng của phân bố chuẩn
hai chiểu là tính chất sau đây (không chứng minh).
D ịn h lí. Nếu (X, Y) có p h â n bố chuẩn hai chiêu ■thì với mọi
hằng số a, b, Đ L N N z = a X + b Y có phán bó chuẩn.

139
%
T h í dụ 14
Giả sử cặp {X, F) có phân bốchuẩn hai chiều. Biết r ả n g
EX = 80, Gỵ - 9 ; EY = 60, õy = 4 ;
f ( X , Y) = 1/3.
a) Tính P{X + Y > 162}.
b) Tính P{X < Y). \

Giải : a) Theo định lí trên, X + Y có phân bố chuẩn. Ta


cẩn tìm E (X + ì 7) và D(X + Y).
Ta có E ị X + Y) = E X + E y = 80 + 60 = 140.
E(X + y )2 = E [X2 + 2XY + Y2] = EX 2 +2 E (XY) + E V 2. •
suy r a •
D(X + Y) = E(X + Y ) 2 - (EX + E Y ) 2 =
= DX + D y + 2 {E CXY) - EX EF} =
= DX + DF + 2 cov (X , Y) =
= DX + DY- + 2ỡxõ y p ( X , Y) =
2 2
= 81 + 16 + ~ . 9 . 4 = 121 = l l 2.
o
,1 6 2 - 140,
Vậy P{X + Y 5= 162} = 1 - c|> ( ------- —------------ \ =
= 1- <t>(2) = 1- 0^977 = 0,023.
b) Theo định lí trên, X - Y có phân bô chuẩn. T!a cấn tim
E (X - Y) và D(X - Ý)
Tá có
E(AT - Y) = EX - E Y = 20.
E(X - Y ) 2 = EX 2 +E y 2 - 2 EATY
D(X - Y) = E (X - Y ) 2 - (EX - E y)2
= DX + D 7 - 2cov (X , Y) =
= DX + D 7 + 26xõ y p ( X , y) =

= 81 + 16 - ị . 9 . 4 = 73.
ư *
Vậy P{X <Y} = p {X - Y < 0}

= = * (-2 ,3 4 ) =■ 0,01

140
BÀI TẬP

1. Cho X, Y có hàm mật độ đống thời là


cx nếu 0 < y < X < 1
f ( x . y) =
0 nếu trái lại
a) Tìm c.
b) Tim các hàm m ật độ của X và củã Y.
c) X và Y có độc lập hay không ?
2. Cặp (X , Y) có hàm mật độ là

1 nếu.. - *2
r + -/ < 1
fịx ,y )= Gjl 9 4

0 nếu trái lại


Tìm hàm mật độ của X và Y.
3. Cho ĐLNN hai chiều (X, Y) có hàm m ật độ

f(x. y) = -------- Y~------- Y


(1 + x 2)(l + y 2)
a) Tim hằng số c.
b) Tìm hàm phân bó của (X , Y).
c) X và Y có độc lập không ?
d) Tim xác suất để điểm (X , Y) rơi vào hinh chữ n hật với
các đỉnh là A ( l , l ) , B(ìT3, 1), C (l, 0) và D ({3, 0).
4. Giả sử X và Y là hai DLNN độc lập có phân bố đều trên
[0, 2]. Tính Ĩ>{XY ^ 1, Y ^ 2X, X ^ 2 Y } .
5. Hai người bạn hẹn gặp nhau tại một vườn hoa trong
khoảng từ 5 đến 6 giờ để cùng đi thăm thấy giáo cũ. Họ quy
ước r ằ n g sẽ đợi nhau không quá 5 phút. Tính xác suất để họ
cùng đi tới nhà tháy giáo.

141
6. Một điểm A rơi ngẫu nhiên vào
một hình vuông D có cạnh bằng 1. Già
sử (X, Y) ỉà tọa độ của A. Biết rằng
hàm m ật độ f(x, y) của (X , Y) là
1 nếu (x, y) €= D
f(x , y) = 0n nếu
- (x,
, y)NỆ Dn
Tính xác suất đế khoảng cách từ A
đến cạnh gần nhất nó bé hơn hay
bằng 0,3. " inh 14

7. Giả sử X và Y là hai ĐLNN độc lập, X có phân bố đểu


trên [0, 2], Y có phân bố đểu trên [0, 10].
a) Với mỗi t E R tìm p ị X + Y < t).
b) Từ đó suy ra hàm m ật độ của X + Y.
8 . Giả sử X và Y là hai ĐLNN độc lập có phân bố đểu trên
[0 , 1].
a) Với mỗi t E R hãy tìm p { X Y < t).
b) Suy ra hàm m ật độ của XY.
9. Giả sử X và Y là hai DLNN độc lập, X có phân bô đều
1
trê n , Y có phân bố mủ với tham số Ằ = 5.

Tính p {Y ^ X}.
10. Cho X và Y là hai ĐLNN độc lập có phân bố đều trên
[0, 1]. Tìm hàm mật độ của các ĐLNN sau đây

i) X + Y ; ii) X - Y ;
Y
11. Cho X và Y là hai ĐLNN độc lập đểu có phân bô mũ
với tham số X = 1. Tỉm hàm m ật độ của các ĐLNN sau đây

i) X + Y ; ii) X - Y ; iii) IX - Y\ ; iv) y .

12. Cho X và Y độc lập cđ phân bố đều trên [0, l]. Tỉm
hàm m ậ t độ đồng thời của cặp (ơ, V) ở đó

142
X
Từ đó suy ra hàm mât đô của - -7- 77.
J • X +Y
13. Cho X, Y, z là các ĐLNN độc lập có phân bố đéu trên
[0 , 1].
a) Tìm hàm m ật độ của X + Y + z.
b) Tìm P{0,5 ư ư + z ^ 2,5}.
14. Mặt phảng tọa độ được kẻ bởi các đường thẳng song song
y = n (n = 0 , ± 1, ± 2 , ,...)
Một chiếc kim AB có độ dài bằng 1 được ném ngẫu nhiên
lên m ặ t phảng. Gọi 0 E [0, Jĩ) là góc tạo bởi kim với trục Ox,
z là khoảng cách từ điểm giữa I của kim tới đường th ả n g gấn
ỉ n h ấ t và nằm dưới 7. (Xem hình 15 ta có IH = Z).

Ị lình 15
Giả thiết rằng 6 và z là hai ĐLNN độc lập, 0 có phân bố
đéu trên [0 , Jĩ] và z cổ phân bố đều trên đoạn [0 , 1].
Tính xác suất để kim A B cắt một đường thảng nào đó.
15. Cho X, Y, z là các đại lượi>g ngẫu nhiên độc lập có phân
bố đều trên [0, l].'Tìm hàm m ật độ đổng thời của X Y và z 2
Từ đó hãy tính P{XY < z 2} .
16. Cho X và Y là hai .ĐLNN độc lập có phân bố mũ với
tham số Ả. Giả sử z = X + Y.
Tỉm hàm m ật độ có điều kiện f(Z/X = x) và hàm m ậ t độ
có điều kiện f(X/Z = z).

143
17. Cho X và Y có hàm m ật độ đống thời

f(x , .y) = X

0nếu trái lại


a) Tìm f(ylx).
b) Tìm p {X2 + y 2 ^ 1}.
18. Cho À' và y là hai ĐLNN có phân bố chuẩn đổng thời
với EẦ' = 35, E Y = 20, DX = 36, D Y = 16 và p(X, Y) == 0,8.
Tỉm kì vọng và phương sai của 2 X - 3Y.
19. Một em học sinh thấy ràng thời gian tự học ở nhà của
em trong một ngày là một ĐLNN có phân bố chuẩn với tru n g
bình 2,2 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 0,4 giờ. Thời gian giải
trí (xem tivi, chơi điện tử) là một DLNN cđ phân bố chuẩn với
tru n g binh 2,5 giờ và độ ỉệch tiêu chuẩn là 0,6 giờ. Hệ số tương
quan giữa thời gian học với thời gian chơi là -0,5. Phân bố
đồng thời của chúng là phân bố chuẩn hai chiểu. Hãy tỉm xác
suất để trong một ngày cụ th ể nào đổ :
a) Thời gian chơi và thời gian học lớn hơn 5 giờ ;
b) Thời gian học lớn hơn thời gian chơi.
20. Già sử rằng khôi lượng của hành khách đi máy bay cổ
phân bố chuẩn với kì vọng lA kg và khối lượng hành lí mang
theo có phân bố chuẩn với kì vọng 20kg. P hân bố đồng thời
của hai khối lượng này là phân bố chuẩn hai chiều.
a) Biết rằng 10% hành khách n ặ n g hơn 85kg và 20% hành
lí nặng hơn 24kg. Tim độ lệch tiêu chuẩn của khối lượng hành
khách và khối lượng hành lí.
b) Biết rằng cổ 10% số iìành khách m à tổng khối lượng
của họ và hành lí mang theo lớn hơn 108kg. Tìm hệ số tương
quan giữa khối lượng hành khách và trọng lượng h àn h lí
đem theo.
21. Cho X và Y là hai ĐLNN có hàm m ật độ đống thời
f(x, y) = c( 1 - xy 3) nếu IJCI ^ 1 , \y\ ^ 1 và f(x, y) = 0 nếu
trái lại. Tìm c và P ( X , y).

144
Đ Á P SỐ VÀ CIIỈ DẪN

1. a) c = 3
b) "Ầx2 0 sỉ X sỉ 1
/*<*) = 0 nếu trái lại
3
õ (1 - y 2) nếu 0 < y < 1
2
/y(y) =
0 nếu trái lại
c) Không độc lập.
2
2. nếu IXI < 3
9n
fẢ x) =
0 nếu trái lại
f J_
{ ĩ -y z nếu ly Ị < 2
fy(y) = 2 ji
0 nếu trái lại

du
^ —00 1 4-
lí,Ề —00 1 + í/^
/ a r t g* . I \ ( artẽ y , I \
l * 2 ) { n 2/ '
c) X và y độc lập.

Hì — T— - 1 —
; [ 12 ' 4J 48'
4. Xác su ất cẩn tim là diện tích tam giác cong OMN giới
X 1
hạ.n bởi các đường y = 2x, y = ^ và y = —.
z X

10-MDẩu. 145
In2
Kết quà là p = —ụ .

5. p = 7 7 7 — 0,1597.
144
6 . Tính xác su ất của biến có đối : "Khoảng cách từ A đến
các cạnh của hình vuông ^ 0,3".
Đáp số : 0,84.

7. a) F(t) = P{X + F < £} = 20 f f đxdy, ở đó A là giao


A
của miền ịx + y < í) với hình vuông [0, 2] X [0, 10].
0 nếu t < 0

40
t - 1
m 10
24t - t 2 - 104
-------- — ------- nếu 10 ^ t ^ 12
40
1 nếu t > 12
Từ đó h à m m ậ t độ

m = n t)
12 - t
1° * * « 12
0 với t còn lại
8 . a)
0 nếu t < 0
P { X Y < t} = F(t) = t( 1 - Irư) nếu 0 «5 t ^ 1
1 nếu t > 1

146
b) 0 t < 0
m = F ’(t) ,-lní 0 < t < 1
0 t > 1
9. P{y « X } = ĩ ĩ 25 e 5yd xd y
y sí X n n

1
ở đó B = {(x, y) : 0 X ^ —, y ^ 0}.

Do đố
1/5 *
P { Y ^ X } = f dx f 2 5 e~5yd y = e~l .
0 0
10 .
i) 0 nếu X < 0
o

nếu K
V/

X
m =
2 - X nếu 1 ^ X

0 nếu X ^ 2
ii) 1 - UI nếu |x| 1
m =
0 nếu 1 *1 > 1

ĩii) 0 nếu X < 0

_1
n ếu 0 í X $ 1
m = 2

nếu X 1
2x
11.
i) xe x nếu X ^ 0
/•(*) =
0 nếu X < 0

ii) f(x) =

e * nếu X 0
/■(*)
0 nếu X < 0

147
1
iv) nếu X ỉí 0
m = (i+ * r
0 nếu X < 0
12 .
0 < 1/u < 1
u nếu <
0 < ỉ/(l — v) <1
/■(“ > v) =
0 nếu trái lại
X
ở đó ư = X + y, V =
X +Y
hay
1
0 < u < —
V

u nếu •
fịu , V) = 0 < u <
1 -u
0 < V < l

0 nếu trái lại


X
Từ đó hàm m ậ t độ của V — là
X +Y
1 1
— nếu 0 í u í -
2(1 - V2) 2

m = ——1 - q1 ^í
nếu í^ 11
2 V 2 2

0 nếu trái lại


13. a) Trước hết tìm hàm m ậ t độ-của ư , = X + Y ((đá giải
quyết ở bài tậ p 10).
Sau đổ tìm hàm m ậ t độ của T = z + ư
2
V

nếu 0 ^ t ^ 1
3 Ị 3v 2
2) n^U 1 ^ ^ 2
(3 - ty
nếu 2 ^ t ^ 3
0 nếu trái lại

148
b) | ị j ,= 0,96033.

14. Xác s u ấ t để kim không cắt đường th ả n g là


sin 0 sinỡ
p -77- < z_ < 1 - -X—
Từ đó xác suất phải tìm là —
71.
15. Dặt T = X Y , ư = z hàm m ậ t độ đổng thời của T và
ư là :
ln/ , 0 ^ t ^ 1
—— nếu ’ ' -
f(t, “ ) = 0 < « < 1
0 nếu trái lại
Từ đó

1 1 5
p {KY < z 2} = p { T < v} = ^ / Vx (1 - lnx)dx
9'
0
16.

f(z/x) = Xe A(z nếu 2 ^ X

0 nếu z < X

1
nếu 0 < X < z
f(x/z) = z
0 nếu trái lại
Do đó p hân bố của X với điéu kiện z = z là phân bố đểu
trên [0, z].
17. a) P h â n bố của Y với điểu kiện X = X là phân bố đều
trê n [0 , x].
b) log(l + ^2 ). Chỉ dẫn :
71 71

4 1 1 4 d(p
p { X 2 + Y 2 € 1} = f f — — rdpdr = r
L J J rco&p co& p
0 0 ^ 0
18. E (2X - 3 Y) = 2EAr - 3 E Y = 10
Đ(2X - 3 Y) = ADX + 9DY - 12 cov (.X , Y) = 57,6.

149
19. a) Gọi X là thời gian học, Y là thời gian chơi
E(X + Y) = 4,7, D(X + Y) = 0,28
Õx + Y = 0,5292.
Từ đó
P{X + y > 5} = 1 - <£(0,567) = 0,2853
b) E (X - Y) = -0,3, D(X - Y) = 0,76
ỠX _ Y - 0,8718
P{X > Y} = Ĩ>{X - Y > 0} = 1 - $(0,344) = 0.3654.
20. Gọi X là khối lượng hành khách và Y là khối lượng hãnh
lí m a n g theo của anh (chị) -ta.-có :
85 - 74 24 - 20
a) — =----- = 1,282 — =----- = 0,8416
°x Y
su y r a ơ ỵ = 8 ,5 8 kg, õy = 4 ,7 5 3 k g

b) E(X + Y) = 94 kg. Nếu õ = ox + Y thi


108-94
- — ỹ ----- = 1,282 => õ = 10,920.
Từ phương trình
D(X + Y) = DX. + T ) y + 2' õjP y P{X, Y)
ta tìm được p (X, Y) = 0,283.

21. c = ị , cov (X, Y) = - và p{X, Y) = -

150
Chương V
LUẬT SỐ LÓN VÀ CÁC Đ ỊN H LÍ GIÓI HẠN

Cho Zp Z2, Z fV ... là dãy các ĐLNN phụ thuộc vào chỉ
số n. Chương này nhằm mục đích nghiên cứu xem khi n khá
lớn thì Zn có tỉnh chất gì đặc biệt hay không.
Trước hết ta cần định nghĩa sự hội tụ của Zn về một DLNN
khác có nghĩa như th ế nào. Trong chương này chúng ta trình
bày ba kiểu hội tụ cơ bản nhất.

51. CÁC DẠNG HỘI TỤ CỦA


DÃY CÁC ĐẠI LƯỢNG NGẤU N H IÊ N

a) Hội t ụ t h e o x á c s u ấ t . Ta nói rằng dày z p Z2, ... các


Đ L N N hội tụ theo xác suất tới Đ L N N z khi n -» 00 nếu :
Vói mọi E > 0, p {\Zn - z\ > £} —> 0 khi n —>00.
K hẳng định Zn hội tụ tới z theo xác suất nghĩa là : với £,
ố cho trước nhỏ tùy ý, thì với xác suất ít n h ấ t là 1 - ỗ ta sẽ
có \ z — z \ ^ £ nếu n đủ lớn.
b) Hội t ụ t h e o b ìn h p h ư ơ n g t r u n g b ìn h . Ta nói rằng
dãy Z y Z 2, các D L N N hội tụ theo bình phương trung bình
(BPTBÌ tới Đ L N N z nếu
E| Zn - z | 2 0 khi n -» 00.

151
Như vậy khi Zn hội tụ tới z theo nghĩa BPTB thỉ bỉnh phương
khoảng cáọh giữa Z ,1 và z lấy "trung bình" sẽ nhỏ tùy ý khi n
khá lớn.

Thí dụ 1
Giả sử Zn là ĐLNN rời rạc được xác định như sau

p {Zn = 1} = —, p {Zn = 2} = 1 -
n n
Chứng minh rằng Zn hội tụ tới hằng số 2 theo nghĩa BPTB.
Giải :

E|z„ - 2 | 2 = (1 - 2 ) 2- + (2 - 2)2 ( 1 - ị ) = ị -* 0
n n . \ n/ n
khi Ti —* 00.

Thí dụ 2
Giả sử Zn là ĐLNN rời rạc được xác định như sau

p {Zn = 0 } = 1 - p {Zn = n) = -
n n
Chứng minh rằng Zn hội tụ tới 0 theo xác suất, nhưng không
hội tụ tới 0 theo nghĩa BPTB.
, , 1
Giải : Ta cố P { \z„\ > £} = p{Z„ = n) = — —*0
n n n
khi n —> 00, do đổ Zn hội tụ tới 0 theo xác suất. Mặt khác

00

khi TI —> 00, do đó Zn không hội tụ tới 0 theo nghĩa BPTB.


c) H ội tụ th e o p h â n bố
Cho Zj, Z 2, Zn , ... là dãy các ĐLNN và z là một DLNN
khác. Tầ sẽ định nghĩa sự hội tụ theo phân bố của Zn tới z
như sau.
1. Trường hợp Z p Z2, Z n . . . 9 và z là các DLNN rời rạc
nhận các giá trị trên tập đếm được K = {Cp c2-..}-

152
Z n được gọi là hội tụ theo phân bô tới z nếu với mọi Cj E K
lim p{ z n = c, } = p {Z = Cị).
n —* 00

Như vậy nếu n khá lớn thi ta có th ể xấp xỉ p {Zn = c} bởi


P{Z = c }.
2. Trường hợp z là ĐLNN liên tục, (Zn) là dăy ĐLNN bất
kì (liên tục hoặc rời rạc). Zfl được gọi là hội tụ theo phân bố
tới z nếu với mọi X E R :
lim P{Zn < x} = P ỊZ < x}.

Thí dụ 3
Giả sử z là DLNN rời rạc xác định bởi

P ị Z = 1} = ị , P ỊZ = -1} = ị

Dãy Zfl được xác định như sau :


Với n chẵn Zn = z Ị

Với n lẻ z n = - z
Khi đổ hiển nhiên với mọi n , Zn nhận hai giá trị ±1 và

P{Z„ = 1} = P{ ZH = -1} = ị

Do đó
lim P{Z„ = 1} = P{Z = .1}
lim P{Z„ = -1} = P ị Z = -iy .
Như vậy dãy Zn hội tụ tới z theo phân bổ.
Tuy nhiên Zn không hội tụ tới z theo xác suất. Quả vậy với
n = 2ni -ỉ- 1 :
Do đó lim P{ |Z2m+ị - Z | > 1 } = 1 ^ 0
m —* oc

Thí dụ 4
a) Giả sử Zj, Z 2, ... và z là ĐLNN rời rạc với tập giá trị
s gốm các điểm cô lập của đường thẳng và Zn hội tụ tới z
theo xác suất. Khi đó z n hội tụ tới z theo phân bố. Điểu ngược
lậi không đúng.
b) G i ả s ử z là D L N N h ằ n g s ố P { Z = c} = 1.
Khi đó nếu Zn hội tụ theo phân bố tới z thì Zn liội tụ theo
xác suất tới z .
Giải
a) Gọi c là một giá trị bất kì trong tậ p giá trị của z và
£ > 0 là số dương đủ nhỏ sao-cho khoảng (c - £, c -V £)không
chứa giátrị -Rào của z. Kỉ hiệu
A = {Zn = c}, B = . { \ z - z n\ < £}.
Biến cố AB kéo theo biến cố{c - £ < z < c + £}. Thành thử
p (AB) ^ P {c - £: < z < c + £} = P { Z = c}
=> 1 - p (AB) > 1 - P{Z = c}
hay
P(Ã u B) * 1 - P ị Z = c }
=> P(A) + P(B) > 1 - p {Z = c} =>
=> P(B) ^ P{A) - p{ z = c} hay
P { | ì - z n\ €} 5 p{ Zn = c ị - p { z = c}.
Tương tự ta củng có
P {|z - z j > > PịZ = c} - P{Zn = c}.
Vậy
|P {Zn = c} - PịZ = c}\ < P{| z - z n \ > £}.
Cho n —* 00, vế phải tiến tới 0, do đổ vế trái tiến tới 0.
Thí dụ 3 đả cho thấy điều ngược lại không đúng.
b) Ta có với mọi £ > 0 :
P{|z„ - z\ > £■} = P{|z n - c| > £} =

154
= P{Z„ < c - £} + P{Z„ > c + F}
= 1 P{c - £ í= z„ í c + f} « 1 - P ị Z n = c }.
t
Theo giả thiết :
lim p { z n = c) = p {Z = c) = 1.
n —» X

Suy ra
lim p{ |z„ - z | > e} = 0.
n —>• oc

Vậy Z/ĩ hội tụ tới z theo xác suất.

§2. BẤT ĐẲNG THỨC T R Ê B Ư S É P


VÀ LUẬT SỐ LỚN

a) B ấ t đ ả n g t h ứ c T r e b ư s é p
Cho Y là Đ L N N không âm. Khi dó ưới mọi a > 0 ta có :
EY
P { y > a} ^
a
Chứng m in h : Trước hết ta chứng minh cho trường hợp Y
là ĐLNN rời rạc.
Giá sử c là tập các giá trị của Y. Kí hiệu
• Cj = {c E c, c ^ a)
C2 = {í* G c, c > a}.
Khi đo
EV = 2 c,p{ Y = c,} =
c.i Gc

= E C/P { y = * / } +
r e c ,
'2
í
c,p í y = Cf}
; e (,

5 X cịP { Y = Cị} > f l ^ P { y = c,}


c.i E c \2 c
i
£ c ,2

= a P {Y > a } .

155
Suy ra :
EY
p { Y > o} ^ -
a
Bây giờ giả sử Y là ĐLNN liên tục có m ậ t độ f(x).
Ta cò
X a oc

EY = f xf(x)dx = J xf(x)dx + J xf(x)dx ^


0 0 a
oc cc

f xf(x)d.x ^ a f f(x)cíx =
a
= a p { F > a} .
Ey
Suy ra P { y > a} ^
a
H ệ q u ả : Già sử X /à Đ L N N với Ị.I = EX. Khi dó VÓI mọi
€ >0 :
nfl . DX
P { | x - /<| > £} ^ —

Một cách tương đương ta có với mọi £ > 0


DX
P{|AT - n \ «: £} ỉí 1 — —.

Chứng m in h : Xét ĐLNN z = (X - ỊXỶ.
Khi đó
2 - EZ
P { |x - n\ > £} = P{Z > £Z} sỉ
E2
EIX - ,/<I 2 _ DX
i2 E2
Ta thường sử dụng b ất đẳng thức Trêbưsép dưới dạng hệ
quả trên.
Bất đảng thức Trebưsep và hệ quà của nó có nhiều ứng clụng.
Trước hết nó cho phép ta đánh giá cận trên hoặc cận dưới xác
suất để ĐLNN X n hận giá trị sai lệch so với kì vọng EX không
quá £, từ đó lí giải cho các sai số tro n g đo lường vật lí.

156
\

Thí dụ 5
Một cửa hàng vải muốn ước lượng nhanh chóng số vải bán
ra trong một tháng của mình. Số vải của mỗi khách hàng được
làm tròn bởi số nguyên m gán n hất (Thí dụ tro n g sổ ghi 195,6m
thi làm tròn là 196 m). Kí hiệu Xị là sai số giữa sô mét vải
thực bán và số mét vài đã tính tròn của khách h à n g thứ i. Với
xác suất 0,99, hãy ước lượng sai số giữa số m ét vải thực sự
bán ra và số mét vải tính tròn. \
Giải
Các sai số Xị, X 2, X l là các DLNN độc lập có phân bố

đều trên đoạn [-0,5 ; 0,5]. Khi đổ EXy = 0, DXị = — . Sai số


tổng cộng trong cả tháng là s = X [ + ... + Xfl (ở đó n là số
khách m u a hàng trong tháng) và

ES = Ỷ EXị = 0,
ị= 1

DS = é DX, = 1 2
i=1
Theo bất đảng thức Trebưsép, xác s u ấ t để sai số vượt quá
£ m ét sẽ được đánh giá bởi

p{\s\ > z} <


€ 12 e
Giả sử có n = 104 khách hàng tro n g tháng. Dể xác suất
p { Is I > £} bé hơn 0,01 ta phải có ----- — ^ 0,01
I 2s

hay z 5* 1 2 (0 ,0 1 ) = 2 8 8 ’6 7 '

Vậy ta có thể kết luận : Với xác s u ấ t 0,99 sai số giữa sô


vải thực bán với số vải đà tính tròn không vượt quá 289 m,
nếu số khách hàng là 1 vạn.
Thí dụ 6
Để xác định giá trị của một đại lượng vật lí nào đd, người
t a thường tiến hành đo n lần một cách độc lập và lấy tru n g

157
bình cộng các kết quả đo ấy làm giá trị thực của đại lượng
cán đo. Giả sử kết quả n lẩn đo là X\y Àr2, Xn.
Chúng là các ĐLNN độc lập với nhau và cùng phân bố.
Kì vọng EXị = ỊẮ chính là giá trị thực của đại lượng v ật lí đó.
DXị — ỡ 2 đặc trưng cho độ chính xác của phép đo (Thiết bị
đo càng chính xác thì õ 2 càng nhỏ).
Sai số khi lấy tru n g bình cộng của n lẩn đo là :
x ỉ + . . . . +x„
n
/ ,
Ap dụng hệ quả của bất đăng thức Trebưsép ta có
n n
ị Xi r. D (' ẩ *1 )'
= 1—. —
i--- _ i» n=I ơ2
> z
n n 22
£ n£ 2

.n / 2X D<2 *.> nõ*


vi E
» - ' ' và D „ - “ 3 - n'
Cho trước sai sô được phép £. Bài toán đặt ra là cấn tiến
hành bao nhiêu phép đo để với xác suất 0,99 sai số của tru n g
binh cộng so với giá trị thực không vượt quá £. Từ đánh giá
trên ta suy ra để :
n
ì *
/=l
> £
n

100Ơ2
ta cấn có 0,01 hay n >
nV
Bây giờ chúng ta chuyển sang trỉnh bày luật số lớn, nìột kết
quả quan trọng của lí thuyết xác suất.
D ịn h lí (Luật sấ lớn). Giả sử Xj, x>, X n... là dãy các
D L N N dộc lập có cùng p h ả n bố và có ki vọng là u và phương

158
, > , . .. . . . . . ... X ì + ---Xn
sai G>. Khi d ó t r u n g b i n h c ộ n g ------------------ s ẽ h ội tụ t ó i Li theo
n
xác suát.
— Xỉ + . . . + Xn
Chứng m in h : Kí hiệu Xn = ------------------.
n

Ta có EXn = 1 ỵ EXị = t', ĐXn = - 1 2 DX, = ị .


i=1 n i =1
Ấp dụng bất đảng thức Trebưsép

ơ2
p x„ - n\ > £|
r2
E „ r2
riE
T h àn h thử
lim p jI I \x„ —- ịi\!< > e\
J
= 0.
n-»oo
Như vậy, mặc dấu từng ĐLNN Xị có thể nhận giá trị khác
nhiêu so với kì vọng EXf-, song tru n g bình cộng của một số rất
lớn các DLNN Xị lại nhận giá trị rấ t gần với kì vọng với xác
suất gắn 1 tùy ý.
Chẳng hạn, gieo một con xúc xắc cân đối. Giả sử X là số
nót x uất hiện ở m ặt trên con xúc xắc. Ta có E X = 3,5. Một
nhà thông kê đã gieo một con xúc sác cân đối 1 triệu lấn (nhờ
sự trợ giúp của máy vi tỉnh) và ghi lại sô nốt xuất hiện ở mặt
trên con xúc xắc. Số tru n g bỉnh của 1 triệu lấn gieo được tìm
thấy là

106
Sự kiện này rấ t phù hợp với luật số lớn.
Một hệ quả quan trọ ng của luật số lớn là định lí Bécnuli.
Định lí khẳng định rằng tấ n suất của một biến cố hội tụ theo
xác suất tới xác sụất của biến cố đó.
Xét phép thử ngẫu nhiên £ và A là một biến cố liên quan
tới phép thử s . Tiến hành phép thử & n lấn độc lập và gọi

159
kfì là số lấn xảy ra A trong n phép thử đó. Tỉ, số
- k" .
fn = — . .
được
11

gọi là tần suất xuất hiện A trong n phép thử.


Đ ịn h lí (Becnuli) Tăn xuất f n hội tụ v'ê p = P(A) kh i 11 —» 00.
Nói cách khác với mọi £ > 0, ỗ > 0 nhò tùy ý, khi n đủ
lớn ta sẽ có \fn - p\ < £ với xác suất lớnhơn 1 - ố.
Nếu lấy ỗ rất nhỏ thì biến cố \fn — p\ < £ sẽ cd xác suất
rất gấn 1, và do đđ trên thực tế chắc chắn sẽ xảy ra.
Chứng m in h : Xác định dãy (Xị.) các đại lượng ngẫu nhiên
như sau (1 ^ k ^ n) :
1 nếu A xảy ra ở phép thử thứ
xk = 0 nếu trái lại
Khi đổ P{Xk = 1} = p, P{Xk = 0} = 1 - p
EXk = p = P(A).
Vì các phép thử lặp lại độc lập nên Xịy X 2, Xn độc lập.
X , kn
Ta có ------------------ = — = f n.
n Tí
Vậy theo luật số lớn, f hội tụ theo xác suất tới p.

Thí dụ 7
a) Nếu ta gieo một đổng tiền cân đối thì xác suất xu ất hiện
m ặt ngửa là 0,5.
ở thế kỉ 18, nhà toán học Pháp Buffon gieo một đổng tiền
như vậy 4040 lần và ghi được 2048 lần xuất hiện m ặ t ngửa.
Tẩn suất là 0,507. Nhà thống kê người Anh gieo đồng tiền
12000 lẩn và thu được 6019 lần xuất hiện ngửa. T ần suất xuất
hiện m ặt ngửa trong thí nghiệm này là 0,5016. Trong một thí
nghiệm khác, ông gieo đổng tiền 24000 lấn và thu được 12012
lấn xuất hiện m ặt ngửa. Tấn suất xuất hiện m ặ t ngửa là 0,5005.
b) Một cỗ bài 36 con bài gồm 18 con mẩu đỏ và 18 con
mấu đen. Chia cỗ bài làm hai phẩn bằng nhau. Dễ dàng thấy

160
rằng xác suất của biến có A : "Hai phẩn đéu cổ số con bài uủ
và đen bằng n h au” là

Một nhà thống kê đã thử tiến hành việc chia cỗ bài làm đôi
trong 100 lần.
ở lấn thử thứ 80 tầ n suất của biến cố A là 0,25 ; ở các lấn
thử thứ 90 và 100 cho tần suất của biến cố A là 0,24.
Luật số lớn được mở rộng cho trường hợp dãy ĐLNN (Xn)
độc lập có cùng kỉ vọng, nhưng không n h ấ t thiết cùng phương sai.
Đ ịn h lí : Giả sử Xj, X lf X là các Đ L N N độc lập sao cho
E X j = ... = E X n = ỊẤ và DXị ^ c vói mọi i = ly 2,
n

Khi dó trung bình cộng Xn = — -— hội tụ theo xác suát tói JU.
ỴL

Chứng m in h : Tầ cđ

/= 1

Do đó

Ta phát biểu luật số lớn dưới dạng tổng quát :


Cho dãy X v X 2, X n... các Đ L N N bát kì có kì vọng EXị = ỊẦ ị
(i = i, 2, ...). Ta nói ràng dãy (Xn) tuần theo luật số lớn nếu
với mọi £ > 0

11-ỈM0áu. 161
lim p > £ 0.
n —»00
n n

Đ ịn h lí (M a rk o v ) . Nếu dãy xv x v ... thỏa mãn điều kiện

khi ĨI —> 00 thì dãy (Xu) tuân theo luật số lớn.


Nếu dây (Xị) là đôi một không tương quan thì điều kiện trên
có nghĩa là :

1 "
—ị ^ DXị —* 0 khi n -* 00.
n ị-I

Chứng m in h : Đặt Xn =
ỈA
n
ụ l + . . . +fin
Ta có EXn =
n

Từ đó áp dung bất đẳng thức Trebưsép ta cổ điểu phồi chứng


minh.

T h í dụ 8

Cho dãy (Xn)n = 1 các ĐLNN độc lập xác định như saư
1
pỉ x‘ - - ầ ’ p{*‘ - - ^ 1 * 2 fk
1
P{X = 0} = 1 -
l* ư/ * VÃ'
Chứng minh rằng dãy (Xn) (ai = 1, 2 ...) tuân theo luật số lớn.
1 1 _
Giải : Ta có EXk = 0,ĐXk = k o r- + k 9— = VÃT-

162
Tầ có

\ ỵ mk= \ ỵ V Ã
«' k= 1 fc= I
<
n
( V » + . . . + VĨT) = i .
vn

1
Vậy lim—^ 21 DA* = °-
Vi /íL —- i1
Từ định lí Markov, ta kết luận dãy (Xn) tuân-theo luật số lớn.

Thí dụ 9
Cho dãy (Xn)™= J các ĐLNN thỏa mãn điều kiện
i) ĐXk < c với mọi k = 1, 2, ...
ii) p (Xl , Xy) —> 0 một cách đều khi I i — j/ —> 00.
Chứng minh rằng dãy Xn tuân theo luật số lớn.
Giải
Tầ có

D ( Ế X<) = i i c0v( * , > Xj) = ' .


/= 1 /' = 1; = 1

= ỵ 1 ^DXJ P(x i ’ *;)


/ = 1/ = 1

í C í
/• = 1j = 1
Cho trước £ > 0. Theo giả thiết ii) tồn tại N sao cho nếu
\i - j \ > N thì Ip (X{ì Zj) I < £.
Số các cặp (i, ỳ) (1 ^ i ^ n, 1 ^ j ^ rc) thỏa mãn \i - j I
< iV không vượt quá 2ttiV. Quả vậy với mỗi i cố định (i = 1,
2, n) số các điểm j sao cho I í “ j | < iV là số các số nguyên
tro n g khoảng - N + i ^ j ^ N + i. Mặt khác số các số nguyên
tro n g khoảng (- N + i, N + i) là 2 N - 1 bé hơn 2N.

163
Từ đó
n n
2 1 \pỌCị, Xj)\ ^ 2Nn + (7Z2 - 2Nn)z.
, i = 1; = 1

1 , " , 2/VC , 2A\


Vây ± D ( |* ,) < ^ + ( l - ^ ) C £.
ỈL /=1
Cho n —» 00 ta được

ũm ~ D ( 2 X,) ^ Ce.
n
n —» 00 /= 1
Vì £ bé tùy ý nên ta kết luận

^ \ D { 1 x ') = 0
n —* oc n

Thí dụ sau đây chứng tỏ có tổn tại dãy (Xn) độc lập ktôĩig
tu ân theo luật số lớn.

T h í dụ 10
Xét dãy (•Xn) các ĐLNN độc lập xác định bởi

p |* * = 2*} = ị. - -2*1 = ị
Chứng tỏ rằng dãy (Xn) không tuân theo luật só lớn
Giải : Tá cổ = 0 (k = 1, 2, ...)

Xét biến cố An = = 2", _1 = 2'*” 1} có xác suất

P(A^) — —. Nếu An xảy ra thì

xl +x 2 + ... + x n _ ì + x n =
= Xị + x 2 + ... + X" _ 2 + 2" 1 +'2" ■>
3= -(2 + 22 + ... + 2" ~ 2) + 2"-1 + 2" =
= - 2" ■ 1 + 2 + 2" ■ 1+ 2" = 2" + 2 & n với n 5 1

164
xl +...+xn 1
Vậy p —
n
không xảy ra
xl +...+xn
lim p > 1
n
n —* oc

§3. XẤP XỈ PHÂN BỐ NIIỊ THỨC


BẠNG PHÂN BỐ POAT XÔNG

Cho (Xn) là dãy các ĐLNN có phân bô nhị thức, ở đó với


mỗi n, Xn có phân bố nhị thức với tham số (tt, p n). Ta có định
lí sau đ â y :
D ịn h lí. Giả sử r à n g tồn tại giới hạn lim npn = X.
Khi dó X tì hội tụ theo p h ả n bố tói Đ L N N X có phản bố Poát
Xông vói tham số Ả.
Chứng minh. Tầ phải chứng m in h với mỗi k = 0, 1, 2...
A ,

lim p ị xn = Al = P{X = k) = e '■ J V


n— >30
Ta

n(n - 1) ... (n - k + 1)

(np„Ỷ 1 9 k - 1
n

165
ínp J tk
Ta cđ
lira ~ ẽ ~ “ *!
n-* 00

Vậy lim p{ Xn = k) =
n - + 00

Như vậy với 71 Khá lớn và P AỈ khá bé thì phân bố nhị thức
với tham số (n , p n) cổ th ể xấp xỉ bởi phân bố Poat Xông với
tham số À = npn. Xấp xỉ là tốt khi 71 > 50 và p n < 0,1

T h í dụ 11
Một xưởng in sách thấy rằng tru n g bình một cuốn sách 500
tr a n g sách có chứa 300 lỗi. Tỉm xác suất để trong một tra n g :
a) Có đúng hai lỗi ;
b) Cổ ít n h ấ t hai lỗi.
Giải
Vỉ xác suất p để một chữ bị lỗi là rất nhò và số chừ n
trong một tra n g sách là lớn, do đđ số lỗi X trong một tr a n g
sách cđ phân bố xấp xỉ phân bố Poat Xông với tham
số Ằ = np = số lỗi tru n g bình trong một tr a n g sách. Vì cứ

500 tr a n g cđ 300 lỗi nên số lỗi tru n g bình là = 0,6.


Thành thử :

P {X = 2} = = 0 ,1 .

và P { X > 2} = 1 - P{X = 0} - P{X = 1}


= 1 - 0,549 - 0,359 = 0,122.

166
Thi dụ 12
Giả sử xác suất để làm ra một đinh ốc không đúng quy cách
là p = 0,015. Người ta xếp đinh ốc vào từng hộp, mỗi hộp
100 chiếc.
a) Tính ti lệ hộp chứa toàn đinh ốc đúng quy cách.
b) Cẩn phải xếp ít nhất baơ nhiêu đinh ốc trong mỗi hộp
để tỉ lệ hộp chứa 100 đinh ốc tốt tối thiểu là 80% ?
Giải : a) Nếu gọi X là số đinh ốc không đúng quy cách trong
hộp chứa 100 đinh ốc, thì X có phân bố nhị thức với th a m số
n = 100, p = 0,015.
P{X = 0} = (0,985)100
Dùng xấp xỉ Poát Xông ta cố
P {X = 0} » < r A = e~ nP =é ~ 1,5 = 0,22313.
Giá trị đúng của P { X = 0} là
(0,985)100 = 0,22061.
Như vậy chỉ cố 22% số hộp chứa 100 định ốc tốt.
b) Giả sử mỗi hộp chứa 100 + k đinh ốc, trong đó k là số
nguyên dương. Gọi X là só đinh ốc không đúng quy cách trong
hộp chứa 100 + k đinh đốc. X có phân bố nhị thức với tham
số 71 = 100 + k, p = 0,015. Ta phải xác định k nhỏ n h ấ t để
k,
k} =
£ c‘n(0,015)'(0,985)n - i 2» 0,8.
P{X ^
i=0
Dùng xấp xỉ Poát xông

P{X = i} = Ờn (0,015)'(0,985)” - ỉ « e~x 4

ở đó Ằ = np = (100 + *)(0,015) ~ 1,5 + 0,015& ~ 1,5 (vỉ k nhỏ)


Vậy t a cấn tìm k nhỏ n hất để
■ -1S r 1,5 (1,5 )2 (1 ,5 / ,
e ’ 11 + — + ---- - - + + v ■ 1 ^08
r 1 2 ! A ! í ’

« = * 1 + 1 , 5 + . . . + > ( O ^ ) ^ 1 ’ 5 = 3 , 5 8 5 3 .

kỉ

167
Thử với k = 1, 2, ta thấy với k = 2 bất đảng thức trên
được thỏa mãn. Như vậy dùng xấp xỉ Poat Xông đưa ta đến
kết luận mỗi hộp cấn đóng 102 chiếc đinh ốc. Khi đó xác suất
để Có ít nhất 100 đinh ốc tốt trong hộp 102 chiếc là 0,8022.
Nếu đòi hỏi tỉ lệ hộp chứa 100 đinh ốc tốt > 95% thì lí
luận như trên ta thấy k = 4, tức là cẩn đóng 104 chiếc đinh
ốc trong mỗi hộp.

§4. XẤP XỈ PHÂN BỐ NHỊ THỨC


BẰNG PH ÂN BỐ CHUẨN

Giả sử X là ĐLNN có phân bố nhị thức với tham số (nì p).


Kí hiệu Pk = P{X = k) =
Đ ị n h lí (định lí giói hạn dịa phương).
k — np
Đ ặt Xị, = —1--------
\n p q
K hi đó
2
*lt
Pk = V2Ĩce 2 Vnpq ^ +
c
ỏ dó \zn k\ < y— với c là hàng số

Như vậy khi n lớn ta cđ th ể xấp xỉ


_ 1 ,h — np V

- J 5 ĩ'(! Ì 5 r )

ở đố f(x) = ~ ^ ~ e 2 hàm m ật độ của phân bố chuẩn tác.

Định lí này ta công nhận mà không chứng minh. Phép chứng


minh sẽ được trỉnh bày trong giáo trình n â n g cao vé xác suất.

168
Thí dụ 13
Giả sử tỉ lệ dân cư mác bệnh A trong vùng là 10%.
a) Chọn ngẫu nhiên một nhóm 400 người.
Viết công thức tính xác su ất để trong nhóm có đúng 50
người mắc bệnh A.
b) Tính xấp xi xác suất đó bằng định lí giới hạn địa phương.
Giải : Gọi X là số người mác bệnh A trong nhóm. X có phân
bố nhị thức với tham sô n = 400, p = 0,1. Ta có
P{X = 50} = c ™0 (0,1)50 (0,9)350
b) Ta có

P {X = 50}

Đ ịn h lí. (Định lí giới hạn Moivrơ - Laplaxơ).


Giá sử X là Đ L N N có phân bố nhị thức với tham số (nr p).
x n - np
Đặt s„ = — 7--------
n \iipq
K h i dó vói mọi X G R .
lim p{ s n < x} = p { z < x)
n —* oc

ỏ đ ó z là D L N N có p h ầ n bố chuẩn tắc.
Nói cách khác Sn hội tụ theo phân bố về z.
Đây là một định lí rất quan trọng, phép chứng minh tương
đốii khố nên ta bỏ qua trong giáo trình mở đầu này.
Kí hiệu X là DLNN có phân bố chuẩn với kìvọng ịẲ= np
và phương sai ơ 2 = npq. Ta có khi n lớn
ky — np k 7 — np
P{k, < X < k 0} = p<
ylnpq
< sn < l npq
k Ị — np k 2 ~ np
< z <
ìlnpq yinpq
= P { k ì < X < k 2}.
Thành thử ta cđ thể nói :
Phân bố nhị thức B(/1, p) có th ể xấp xỉ bởi phân bó chuẩn
N (np, npq)
Người ta thấy rằng xấp xỉ là tốt khi np và nq ỈÔTi hơn 5
hoặc khi npq > 20 .
Ngoài ra, vì chúng ta đã xấp xỉ một phân bố rời rac Dằng
một phận bố liên tục, nên ta cẩn một sự "hiệu chỉnh" đé sai
số giảm đi. Cụ thể ta có hiệu chỉnh sau :
Nếu k là số nguyên thì P {X ^ k } được xấp xỉ bởi
p ( x > k - 0,5}
P { X > k } được xấp xỉ bởi P { X > k 4- 0,5}
Nếu kị, k 2 là các số nguyên thì P{Ãj ^ X ^ k 2}được x ấ p
xỉ bởi
P { k ì - 0,5 < X < k 2 + 0,5}
P{Ã 1 < X < k 2ì được xấp xỉ bởi
P ị k ì + 0,5 < X < k 2 - 0,5}.
P{Ã 1 ^ X < k 2) được xấp xỉ bằng
P { k ỉ - 0,5 < X < k 2 - 0,5}
P{A 1 < X ^ k 2} được xấp xỉ bởi
P{A1 •+ 0,5 < X < k 2 + 0,5}.

T h í dụ 14
Một kí túc xá cd 650 sinh viên. Xác suất để một siah viên
đến xem phim tại câu lạc bộ vào tối thứ bảy là 0,7.
a) Tính xác suất để số sinh viên đi xem phim vào tối th ứ
bảy ít hơn 440.

170
b) Cần phải chuẩn bị bao nhiêu ghế để với xác suất 0,99 ta
cd th ể đảm bảo đủ ghế cho người đến xem ?
Giải : a) Gọi X là số sinh viên đến xem phim. Như là một
xấp xỉ ban đầu ta coi rằng mõi sinh viên quyết định đi xem
độc lập với nhau. Như vậy X có phân bố nhị thức B(650, 0,7).
Theo định lí Moivrơ - Laplạxơ, X có phân bố xấp xỉ phân bố
chuẩn X — N(ju, õ2) với ụ = np = 650.0,7 = 455 và
ơ 2 = (650X0,7)(0,3) = 136,5.
a) Vậy Ĩ>{X < 440} « ? { X < 439,5}
A1QR - A t t

= 1 -V D (lf327) = 1 - 0,9077 = 0,0923.


b) Giả sử k là số ghế cần chuẩn bị. Ta. phải có
V { X > k ) ^ 0,01 =>
P { X > k) ~ F {X > k + 0,5} ^ 0,01 =>
P U < k + 0,5} £ 0,99 = 0(2,326)

• /

k - 454,5
=> - Ĩ Í 68 » 2,326 => k > 481,7.

Vậy cẩn chuẩn bị 482 ghế ngỗi.


Định lí giới hạn Moivrơ - Laplaxơ được ứng dụng trong thống
kê điêu t r a xã hội học để ước lượng phán đoán về tỉ lệ p (chưa
biết) các cá th ể cố một đặc tính A nào đổ trong một đám đông
rấ t lớn.
Để xác định p người ta dùng phương pháp điễu t r a chọn
mẫu. Chọn ngẫu nhiên một nhổm gồm n cá thể (trong thống
kê gọi là lấy một m ẫu có kích thưóc n). Giả sử X là số cá th ể
cố đặc tính A trong mảu. Tí số f = — được gọi là tần suất
Ti
hay tỉ lệ cá thể cò đặc tính A trong mẫu.
X là ĐLNN có phân bố nhị thức B(n, p).
Do đố E X = np và DX = np( 1 - p).

Từ đó

171
X p x = />(1 - p) = pq
V - °{n) n2 n n

Nếu /I khá lớn thì theo định lí Moivre - ' Laplace, X có phân
^ ~ ^ Àr
bố xấp xí phân bô chuẩn N ( n p , np( 1 - p) và tần suất f = —
^ ĩi
khi n lớn có phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn

Thi dụ 15
Một nhà xã hội học cho rằng 12% sô dân của thành phô ưa
thích một bộ phim A mới chiếu trên T.v. Để khẳng định dự
đoán này, ông ta chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm 500 người để
hỏi ý kiến và thấy 75 người trả lời ưa thích bộ phim đó.
a) Tính xác su ất để trong một mẫu ngẫu nhiên gồm 500
người, số người ưa thích bộ phim ít nhất là 75 nếu giả thiết
p = 12% là đúng.
b) Già thiết của nhà xã hội học đó có đ áng tin cậy không,
với mức ý nghĩa là 0,05 ?
Giải
a) Gọi X là số người ưa thích bộ phim. X có phân bố nhị
thức £(5 0 0 ; 0,12) nếu già thiết p = 0,12 đúng. Khi đó X có
phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn X ^ N (np, npq) và ta có
P{X > 75} = P{X > 74,5} =

1 - 0(1,995) = 0,0230.
b) Với mức ý nghĩa a = 0,05 , xác suất để trong một mẫu
ngẫu nhiên 500 người có ít nhất 75 người ưa thích bộ phim,
được coi là nhỏ. Theo nguyên lí xác suất nhỏ thì một biến cố
như vậy sẽ không xảy ra trong một phép thử. Thế mà lại thấy
nó xảy ra ở mẫu .íquan sát của ta. Mâu thuẫn này chứng tỏ giả

172
thiết p = 0,12 là sai. Ta đi đến kết luận : "Tỉ lệ người ưa thích
bộ phim đó không phải là 0 , 12 ". Dộ tin cậy của kết luận
này là 0,95.
Tiếp theo ta xét bài toán ước lượng giá trị chưa biết p. Người

ta lấy tấ n suất — làm giá trị ước lượng p.
n
X
Ta hãy tính xác suất để sai số bé hơn £. Ta có
n
X
n p < £ Ị = p{p - £ < § < p + £}
= 2* ( Ệ ) - L
Ân định xác suất này bằng 0,95 ta có

=>(t) l ^ = \ = 0,975 = 0(1,96).


2' " ( v f ) = 0’9 5 ' V\ p q ỉ

Từ đó t = 1,96 ■

Như vậy với 95% mẫu ngẫu nhiên với kích thước n ta có :

- - 1,96 ạ < „ < í + 1,96 t Í Ẹ .


n y n n V n
Với một mẫu cụ thể, theo nguyên lí xác s u ấ t lớn, ta tin ràng
bất đảng thức trên là đúng với độ tin cậy là 95%.

Thi dụ 16

Trò lại thí dụ 12 với mẫu đang có thì — = 0,15. Ta ước


ĩl
lượng p — 0,15 và q = \ - p — 0,85.
(0,15)(0,85)
Vậy í: = 1,96
V = 0,03

Vậy ta có 0,15 - 0,03 < p < 0,15 + 0,03 hay 0,12 < p < 0,18.
Vậy ti lộ p đó lớn hơn 0,12 và nhỏ hơn 0,18. Độ tin cậy
của kết luân là 95%.

173
Một câu hỏi khác được đặt ra trong bài toán chọn mẫu là :
Cấn phải chọn kích thước mẫu ít n hất là bao nhiêu để với xác
X
suất 0,95 sai số không vượt quá số £ ấn định trước.
n
(1,9 6 fp q
Ta có ,96 1/ — <=> 71
• V n
1 (1,96)'
Vi pq = p ( 1 - p) ^ , do đó với n ^ ta có

€ < 1,96

Từ công thức (1) suy ra
X c X
z < P{ n “ p < = 0,95.
p{ -n - p • » V ¥
Chẳng hạn với £ = 0,01 thì

" * Ị w j -4 * “ = 9604
Với £ = 0,05 thì chỉ cấn n ^ 384,16 => n = 385.
Như vậy : với 95% mẫu với kích thước 9604, sai số giữa tẩ n
suất và tỉ lệ p bé hơn 0,01. Với 95% m ẫu kích thước 385, sai
số giữa tẩ n suất và tỉ lệ p bé hơn 0,05.

£ §5. Đ ỊNH LÍ GIỚI HẠN T R U N G TÂM

Định lí giới hạn Moivrơ - Laplaxơ được suy rộng th à n h định


lí rấ t quan trọng sau đây được gọi là đ ịn h lí giới hạn trung
tâm mà trong giáo trình mở đấu này ta không có điều kiện
chứng minh.
Đ ịn h lí giới h ạ n t r u n g tâ m . Giả sử X ỉ, X 2 là dãy các
đại lượng ngẫu nhiên dộc lập có cùng p h ả n bố vói kì vọng
EXị = JU và phương sai DXi = ổ2.

174
Xị + ... + Xn - nụ
Dật s„ = ------------ -r—1-------- -

KVũ dó vói mọi X E R ;


lim p{ SAỈ < x} = P{Z < x}
n —>0c
ỏ dô z là Đ L N N có phản bố chuẩn tấc. Nói cách khác Sn hội
tụ theo p h â n bố tới z.
Chú thích : Nếu dãy (Xn) được xác định như sau :
1 nếu biến cố A xảy ra ở lẩn gieo thứ n
= .
0 nếu biến A không xảy ra ở lần gieo thứ n
thỉ tổng X\ + ... + Xn có phân bó nhị thức B(n, p) với p = P(A)
EXi = p, DXị = p ( l - p) = pq.
Thành thử, định lí Moivrơ-Laplaxơ là một trường hợp riêng
của định lí giới h ạn trung tâm.
n
Kí hiệu Un = Xi . Khi đó với mọi X G R
1= 1
ư fl — riịi ỵ _
pm „ -= .} = -=

■ p{ s " * ^
Với n lớn thì theo định lí giới hạn tru n g tâm :

p{s- < ĩ ^ r l - pl z « ĩ á r l - ptv. ~ > -


ở đò Vft ~ N in ụ , n õ 2).
n
Như vậy tổng ưn = ^ Xì cổ phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn
i=1
v n với ki vọng EVn = ÌIỊẦ và phương sai DVn = n õ 2.
Rất khđ nổi một cách tổng quát với n lớn bao nhiêu thì xấp
xỉ là tốt. Người ta thấy rằng nếu phân-bố của X v Xfi là đối

175
xứng hoặc gần đổi xứng thỉ n > 20 là đủ. Phân bô của Xị càng
bất đôi xứng thỉ n càng phải lớn mới cho xấp xỉ tốt.
Các vỉ dụ dưới đây sẽ cho thấy một vài ứng dụng trong số
nhiều ứng dụng phong phú của định lí giới hạn tru n g tâm.

T h i dụ 17
Một con súc xác đối xứng được gieo 30 lần. Tim xác suất
để tổng số nốt xuất hiện lớn hơn 120 .
Giải : Gọi Xị là số nốt xuất hiện ở lấn gieo thứ i(i = 1 ,2 ...., 30).
Khi đó Xị, X 2, là các ĐLNN độc lập, có cùng phân bố
như sau :

X. 1 2 3 4 5 6

p - 1/6 1/6 1/6 1/6 1/6 1,6

Ta có EXị = 3,5 , DXị = — .

30
Kí hiệu T = ^ X ị ■ Ta cần phải tính P{T > 120}.
/=1
P h ân bô chính xác của T rấ t phức tạp. Nhưng theo định lí
giới hạn tru n g tâm T có phân bô xấp xi phân bổ chuẩn V với
35
kì vọng là 30 X (3,5) = 105 và phương sai là 30 X Ỷ 2 =87,5.

Th ành thử P{T > 120} ^ P{V > 120} =


, 120 - 105,
- 1 -*(■ m s ) = " <’054
Chủ ý : Vì T là ĐLNN rời rạc nhận giá trị nguyên, nên khi
xấp xỉ nó bởi phân bố chuẩn, ta nên hiệu chỉnh như trường
hợp phân bó nhị thức để thu được xấp xỉ tốt. Cụ thể
p {T > 120} « P{V > 120,5} =
, 120,5 - 105 X
= 1 - 4 ) ( -----^ = = = ---- ) = 1 - $(1,657) = 0,0488.

176
T h í dụ 18
Trong một khu phố có 180 hộ 2 người và 50 hộ 3 hoặc 4
người. Lượng nước sinh hoạt mỗi hộ ít người dùng một ngày
là một ĐLNN có giá trị trung bình 0,6m 3 và độ lệch tiêu chuẩn
0,04TU3, còn mỗi hộ nhiễu người là một ĐLNN có giá trị tr u n g
bình 1,9/713 vằ độ lệch tiêu chuẩn 0,147?13.
Tim xác suất để trong một ngày khu phố đđ sử dụng hơn
205w? nước.
Giải : Gọi Xỉ, X\80 là lượng nước dùng của các hộ ít
người Y 1, Y50 là lượng nước dùng của các hộ nhiễu người.
ư = x l + ... + í 180> V = y , + ... + y 50
Ta cò Eu = 180 X 0,6 = 108
D ơ = 180 X (0,04)2 = 0,288
E V = 5 0 X 1,9 = 95
DV = 50 X (0,14)2 = 0,98.
Theo định lí giới hạn trung tâm, ư có phân bố xấp xỉ chuẩn
với kì vọng 108, phương sai 0,288 và V có phân bố xấp xỉ
chuẩn với kì vọng 95, phương sai 0,98. v ì ư, V độc lập nên
u + V cũng có phân bố xấp xỉ chuẩn với kì vọng E ( ơ + V) =
= E Í / + E V = 203 và phương sai D ( ơ + V) = D ơ + DV = 1,268.
, 205 - 203v
Vây p iU + V> 205) = 1 =

= 1 - 0(1,776) = 1 - 0,9621 = 0,0379.


Định lí giới hạn trung tâm được các nhà thống kê sử dụng
trong bài toán ước lượng giá trị tru n g bình của tổng th ể từ
giá trị tru n g bình mẫu.
Xét mọi tập hợp (số lượng rất lớn) các cá thể mà chúng ta
gọi là một tổng thể (hay một dân số (population)). Giả sử chúng
ta quan tâ m tới một đặc tính định lượng X nào đổ của mỗi cá
th ể trong tổng th ể (chẳng hạn chiều cao của một người nếu cá
th ể là người, hoặc sổ hoa trên một cây nếu cá th ể là cây). Gọi
Xi là giá trị ứng với cá thể i. Khi đó giá trị trung bình của
tổng thể là :
X, + ... + XN

r = --------J T ------

’ 12-IMĐáu 177
và phương sai của đặc tính đổ trên tổng th ể là

*2 = ị iỉ= 1 <*, -

ở đđ AMà số lượng cá thể trong tổ n g thể. Thông thường vị N


r ấ t lớn, t a không th ể đo được giá trị Xi cho t ấ t cả cá t h ể và
do đđ không biết được trung bình và phương sai của đặc tính
X trên tổng thể.
Ta phải tỉm cách ước lượng ịẨ từ một mẫu ngẫu nhĩên. Giả
sử ta lấy một mẫu có kích thước n.
Gọi Xị là giá trị đo được ở cá th ể thứ i trong mẫu. Các X|
là các ĐLNN vì mẫu của ta được chọn ngẫu nhiên. Các ĐLNN
x v X 2, X n là độc lập, có cùng phân bố và EXị = ỊẦ và DXị = ơ2.
- Xi + ... + Xn
Trung bình mâu là X = --------------------.
n
Theo định lí giới hạn trun g tâm, khi n đủ lớn thì X\ + ... + x n
cổ phân bố xấp_xỉ phân bố chuẩn với kì vọng TIỊẢ và phương
sai nõ2. Do đđ X sẽ cổ phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn với kì

vọng ỊẦ và phương sai là — .


Tìr

Thí dụ 19
Trọng lượng tru n g bình của đ à n ông một nước nào dó
là 78,5kg, với độ lệch tiêu chuẩn 11,2kg. Chọn ngẫu nhiên 20
người và X là trọng lượng tru n g bình mảu. Tìm xác suất để
X lớn hơn 82kg.
Giải : X cò phân bố xấp xỉ chuẩn với kì vọng 78,5 và phương

sai Từ đổ

p < * > 82> = 1 - * ( o t Ì ) 5 )

= 1 - * (2504) = 1 - ^ d . 398 ) = 0 , 081 .

178
Thí dụ 20
Đàn ông của dân tộc A có chiều cao tru n g bình là 179cm
với độ lệch tiêu chuẩn là \2crn.
Đàn ông của dân tộc B có chiều cao tru n g bình là M l c m
với độ lệch tiêu chuẩn là 8cm.
Chọn một m ẫu ngẫu nhiên 32 người từ dân tộc A với trung
bình mảu X và một mẫu ngẫu nhiên 75 người từ dân tộc B
với tru n g bình m ẫu Y.
Tính xác s u ấ t để Y > X.
- 12 -

Giải : X có tru n g bình 179 và độ lệch tiêu chuẩn 'ự===rĩ Y co


8 - -

trung bình 177 và độ lệch tiêu chuẩn là -ụ-. Do đđX — Y có

trung bình 179 - 177 = 2 và độ lệch tiêu chuẩn là

144 64
+ — = 2,314.
í 32 75
X - Y có phân bố xấp xỉ chuẩn. Thành t&ử

P { X - Ỹ < 0} = <D ( 2 3 1 4 ) = ^ (-0 ,8 6 4 ) = 0,1938.

Thí dụ 21 (Bài toán kiểm định giả thiết)


Một người nông dân qua nhiều năm trổng trọt nhận thấy
rằng, một cây khoai tây của ông cố sản lượng trung bình là
l ĩ8‘2 kgĩ với độ lệch tiêu chuẩn 0,34kg. Năm nay ông ta bốn
thêm một loại phân mới và thu hoạch được 1395kg trên 750
cây. Hỏi rằng loại phân mới này cđ tác dụng thực sự làm tăng
sản lượng của cây hay không ?
Giải : Sản lượng tru n g bình của 750 cây là
1395
x = 750 = 1’86^
Mặc dù X > 1,82 nhưng rất cóthể đây chỉ là "sai số mẫu"
so với giá trị tru n g bình của tổng thể.

179
Nếu giả thiết rằng phân bòn không có tác dụng thì X là
DLNN cổ kì vọng 1,82 và độ lệch tiêu chuẩn là ^ — = 0,012.

Xác suất để nhận được một mẫu kích thước 750 có trung
bình ^ 1,86 là :

P(X» 1, 86 , . ,

= 1 - 0(3,33) = 0,001.
Đây là một xác suất rất nhỏ nên theo nguyên lí xác suất
nhỏ, trên thực tế sẽ không xảy ra (chỉ 0 , 1% mẫu ngẫu nhiên
cđ tru n g bình mẫu $5 1, 86 ).
Thành thử giả thiết phân bón không có tác dụng là sai và
sản lượng tru n g bình của cây khoai tây sau khi bón phân mới
phải lớn hơn 1,82.
Vậy thì sản lượng trung bình của cây sau khi bón phán ỉà
bao nhiêu ? Bài toán này sinh tiếp theo là bài toán ước lượng
giá trj_ trun g bình ỊX của tổng thể. Một cách hợp lí, tru n g bình
mẫu X được_ dùng làm ước lượng cho JLI. Ta hãy tính xác J>uất
để sai số \ x - /Li\ bế hơn £. Ta. đã biết với mẫu lớn thì X có
ỡ2
phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn với kì vọng // và phương sai — .
Thành thử
P ỉ \ x - p\ < £}} = P{ju - £ < X < /Ầ + £} =

- ® ( ^ ) = ^ ( t t ) - '■
Ãn định xác suất này bằng 0,95 ta cổ

2 * ( ỹ ) - 1 = °>95 =* 4) = CD(1,96)
1,96?
=> £ — 1—
in
Vậy ta đi tới kết luận : có 95% mẫu ngẫu nhiên thỏa mãn
bài đẳng thức
— l,9 6 ơ — l,9 6 ơ
X ----- 4=— < ụ < X + - 7=- ■

180
Thi dụ 22
rIVọng lượng quả trung bình của một loại táo là ỊẦ (chưa biết)
với độ lệch tiêu chuẩn là 15g. Một mẫu ngẫu nhiên gồm 400 quả
táo có trọng lượng quà trung bình là 82,36g. Cổ kết luận gì vể
giá trị của jL( ?
Giải : Theo công thức trên với 95% mẫu kích thước 400 ta cd
- (1,96X15)
< u < X H----
m o V4ÕÕ
hay X - 1,47 < ỊA < X + 1,47.
Tk thay giá trị cụ thể X = 82,36 vào mẫu m à ta có, thu
được : 80,89 < 'U < 83,83.
không biết liệu mẫu của ta có nằm trong số 95% mẫu
thỏa mãn b ất đẳng thức kia không. Nếu trái lại thì kết luận
ấLi nằm trong khoảng (80,89 ; 83,83) sẽ sai. Thành thử ta nđi
rằng : Với độ tin cậy 95%, giá trị ỊẨ sẽ nằm trong khoảng từ
80,89g đến 83,83g.
Trong một sô trường hợp ta lại chỉ quan tâm tới đánh giá
cận trên của m à thôi.
Thí dụ 23
Một công ty bào hiểm thấy rằng trong 90 vụ tai nạn thuộc
nhóm A, sổ tiền chi trả tru n g binh là 1265 USD với độ lệch
tiêu chuẩn là 205 USD.
Với độ tin cậy 99%, hãy cho một cận trên của số tiền chi
tr ả trung bỉnh ụ cho một vụ tai nạn ở nhóm A.
Giải : Giả sừ X là số tiền chi trả tru n g bình trong một mẫu
ngẫu nhiên kích thước 90. Ta có X có phân bố xấp xỉ phân bố
chuẩn với kì vong u và phương sai -Ỵ=, õ là đô lêch tiêu chuẩn
Vn
của toàn bộ tổng thể. Th tỉm xác suất
p {// < F + X} = p {X > u - f}

Cho xác suất này bảng 0,99, ta được

P{/< < £ + X) = <t> ( — ■■) = 0,99 = 0(2,326)

181
2,326ỡ 2,326ơ
“ ~ 1 ĨT - \Í9Õ
Như vậy với 99% mẫu ta cđ

Như là một ước lượng đẩu tiên ta lấy õ — 205 (độ lệch tiêu
chuẩn mẫu). Vậy
- (2,366)(205)
u < X + ------------ <=> jU < X + 51,12.
V90
Với mẫu ta có X = 1265 thì fẦ < 1265 + 51,12 = 1316,12.
Vậy : Với độ tin cậy 99%, số tiền chi tr ả tru n g bỉnh cho
một vụ tai nạn ở nhóm A không vượt quá 1316 USD.

§6 . Đ ỊNH LÍ GIÓI HẠN


T R U N G TÂM TỔNG QUÁT

Trung mục trước chúng ta đã khảo sát dãy các ĐLNN độc
lập cùng phân bố. Tuy nhiên trên thực tế, ta thường gặp dãy
các ĐLNN độc lập nhưng không cổ cùng phân bố. Liệu tổng
của chúng cố phân bố xấp xỉ phân bố chuẩn hay không ? Các
nhà toán học đã thiết lập một số điều kiện đủ để khảng định
này đúng. Ớ đây ta chỉ nêu một điểu kiện (không chứng minh).
Đ ịn h lí. Cho (Xk) ^ = J là dãy các D L N N dộc lập. KÍ hiệu

nk - E x k, õkỉ - ĐXk và cị - '&\Xk n k\^


n n
An = ỵ H >B1 = ỵ 6Ỉ và
k =1 k=[
n n

182
Cn
Khi dó nếu lim -=r— = 0^*) thì dãy (Xn) tuản theo đ ịn h lí
n —>00Bn
giới hạn trung tầ m , nghỉa là với mọi X E R

lim p < X • = P{Z < X).


AI —> 00
Bn

Như vậy, nếu điều kiện (*) được thỏa m ãn thì với n đủ lớn,
n
phân bố của tổng Xị sẽ xấp xỉ phân bố chuẩn với kì vọng
/=1
An và phương sai Bị.

Thí dụ 24
Cho a > 0 cố định. Xét dãy ĐLNN độc lập (.Xk) xác định
như sau :

P{Xk = ka ) = ị ; P{Xk = - k a) = ị

Chứng minh rằn g dãy (Xn) tuân theo định lígiới hạn trung tâm.
G iả i : T a có ỊẦk — EX^ = 0

e ị = E x ị = k la

cị = E | x j 3 = Ã30

ci = ị c ị =ịk* < i 7 ^
k —1 k= ỉ k= 1 k
" +1 (n + u 3a + ì

Bì = i
k=1
^ > £ / x 2"dx =
Ả:= 1k - 1
71 + 1

í)

183
Vậy

1/2
c n(2a + 1) n -1-1
— < — ----------- 0
1/3 n 1/6
B n( 3 a + 1)

khi n —> oo.


n
Thành thử tổng Sn = Xị sẽ cđ phân bố xấp xi cỉuẩn
/= 1
với kì vọng 0, phương sai
n
2a
B n2 = 2 A
Ẩ:= 1
Từ khẳng định này ta có một hệ q u ả lí th ú sau :
1
Với a = dãy (Xn) không tuân theo luật số lớn.

Thật vậy, S n có phân bố xấp xỉ chuẩn với kì vọng c và

9 X"'' Tí ( t í 4" 1)
phương sai B ị = 2_J k = ----- —-----
k= 1

Khi đó
c
n f tĩ •» r / V-
p<
n
> d = 1 - p.
il iI •=£1“ 2[‘ - ‘" © l
ÌIE neyỊ2
Tầ có £>[2 khi n lớn, th à n h thử v<Ji 71
Bn Vn(n + 1)
lớn thì
Sn
11 —■I > eỊ » 2[1 - <t>(n[2)] * 0.

r
184
BÀI TẬP

1. Cho (Z n) là dãy các ĐLNN rời rạc xác định bởi

P { z n = n"} = P(Zn = 0) = 1 - -
L n n n n
Chứng minh ràng Z n hội tụ tới 0 theo bình phương trung

bỉnh nếu và chỉ nếu a < —.

2. Cho Xịy X 2, X ì2 là các DLNN độc lập với EXị = 16


và DX = 1 với mọi i. Sử dụng bất đảng thức Trebưsép để tim
các hằng số a, b sao cho
12

p ja « 6 } & 0,99.
/ ='1
3. Gieo một con xúc sắc cân đối n lán. Gọi X là số lần xuất
hiện m ặt lục. Chứng minh rằng
r n ,— n r— ì 31
p Ịj - & < X < V7TỊ ^ ~

4. Giả sử tiền điện anh phài trả trong một tháng là một
ĐLNN với ki vọng 16 nghìn, và độ lệch tiêu chuẩn là 1 nghin.
Sử dụng bất đảng thức Trebưsép hãy tìm số a nhỏ nhất để với
xác suất 0,99, anh cd th ể tin rằng số tiền điện trả trong một
năm không vượt quá a.
5. Giả sử X là ĐLNN có EX = 5 và D X = 0,16. Chứng
minh rằng
a) P{3 < X < 1} ^ 0,96 ;
b) P{2 < X < 8} > 0,98 ;
X x + ... +
c) P Ị3 < -------- ---------- < 7| £ 0,99

ở đó X\, x<ỉ là các đại lượng ngảu nhiên độc lập cổ cùng
phân bô với X.

185
6 . Cho dãy các ĐLNN độc lập (X//) xác định như sau :

? {X n = na} = ị ;

P{X„ = - « “ } = I

Chứng minh rằng nếu a < 2 thì dây CXn) tuân theo luật số lớn.

7. Cho dãy các ĐLNN độc lập (Xn) xác định như sau :

- 2"1 = 2ĨTTĨ

“ - 2" t - ỹT ĨĨ

= 01 = 1 - ỹ r
Chứng tỏ ràng dãy (Xn) tuân theo luật số lớn.
8 . Một xí nghiệp sản xuất máy tính cđ xác suất làm ra sản
phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 2%. Chọn vôtư 250
máy tính để kiểm tra. Tính xác suất để :
a) Cd đúng hai máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng ;
b) Cđ không quá hai máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng ;
9. Xác suất để một hạt giống không nảy m ầ m là 3%. Gieo 150
hạt. Tính xác suất để có ít n hất 6 hạt giống không nảy mầm.
10. Một khu n h à có 158 hộ gia đình. Xác suất để một hộ
cò sự cố về điện vào mỗi buổi tối là 0,02. Tính xác suất để
trong một buổi tối :
a) Cổ đúng 4 gia đỉnh có sự cố ;
b) Số gia đỉnh có sự cổ vể điện nằm trong đoạn [2,5].
11. Gieo một con xúc xắc 120 lấn. Tính xác suất để số lần
xuất hiện m ặt "lục" bé hơn 15 trong các trường hợp sau :
a) Con xúc xắc được chế tạo cân đối ;
b) Con xúc xắc không cân đối và xác suất xuất hiện lục
1
trong một lân gieo là — •

186
12. ở một thành phố nào đó, mỗi ngày nhận 50 thí sinh
đến thi lấy bằng lái xe. Xác suất để một người thi đạt là —
u
Xác định số k sao cho ít nhất 95% số ngày trong dó số người
được nhận bàng lái xe là lớn hơn k.
13. Một kì thi gổm 45 câu hỏi, với mỗi câu hỏi thí sinh cấn
chọn một trong 4 câu trả lời kèm theo, trong đó chỉ có duy •
nh ất một câu trả lời đúng (kiểu thi này được gọi là trắc nghiệm
khách quan (multiple choice test)). Một sinh viên hoàn toàn
không học gì khi thi chỉ chọn ngẫu nhiên một trong 4 câu trả
lời. Hãy tính xác s u ấ t để :
a) Sinh viên đổ tr ả lời đúng ít nhất 16 câu hỏi.
b) Sinh viên trả lời đúng nhiều nhất 9 câu.
c) Sô câu trả lời đúng của sinh viên là từ 8 đến 12.
14. Trong một th à n h phố nào đó có 46% dân số là dưới 30
tuổi. Chọn ngẫu nhiên 100 người. Tính xác suất để có hơn một
nửa số người trong m ẫu là dưới 30 tuổi. Xác suất đđ là bao
nhiêu nếu mẫu được chọn gổm 225 người ?
15. Một cơ quan có 80 nhân viên. Xác suất để một nhân
viên đăng kí đi nghỉ m át trong dịp hè là —.
ỉ)

Tỉm số k nhỏ n h ấ t để với xác suất ít n hất là 99%, có thể


khảng định rằng số người đăng kí đi nghỉ m á t không vượt quá k.
16. Xác suất làm r a một phế phẩm của một nhà máy là 0,02.
Đối với một lô h àng gồm 25000 sản phẩm, hãy xác định các
số nguyên a, b để ta cổ R{a < X < b) = 0,95 , ở đó X kí
hiệu số sản phẩm phế phẩm.
17. ở một thành phố nào đó 54% dân số là phụ nữ.
a) Chọn một mẫu ngẫu nhiên 450 người. Tính xác su ất để
tỉ lệ phụ nữ trong m ẫu bé hơn 50%.
b) Xác định kích thước mẫu n để với xác suất 0,01 tỉ lệ phụ
nữ trong mẫu bé hơn 50%.
18. Chọn ngẫu nhiên 250 chiếc xe máy ta thấy có 185 xe
Honda.

187
a) Hãy ước lượng ti lệ 0 xe Honda trong tổng số xe máy
với độ tin cậy 95%.
b) Xác định hàng số c sao cho với độ tin cậy 99%, ta có th ể
khảng định 0 > c.
19. Chọn ngẫu nhiên 200 người, ta thấy có 42 người hút
thuốc. Hãy đánh giá tỉ lệ người hút thuốc trong toàn bộ dân
số với độ tin cậy 95%.
20. Một 'tỉnh A tuyên bố ràng tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp của
tỉnh là 80%. Một thanh tra của Bộ tin ràng tỉ lệ này nhỏ hơn
80%, đã chọn ngẫu nhiên 72 học sinh của tinh A, thì thấy cổ
50 em tót nghiệp.
a) Có bao nhiêu phán trăm số mẫu kích thước 72 có số học
sinh tốt nghiệp nhiổu n hất là 50, nếu giả thiết ti lệ p = 80%
là đúng ?
b) Bộ có cơ sở để bác bỏ báo cáo của tinh không ?
21. Trọng lượng tru n g bình của một giống bò là // (chưa biết)
còn độ lệch tiêu chuẩn là 38,2kg. Chọn ngẫu nhiên 250 con bò
ta tỉm được trọng lượng tru n g bình của chúng là 215,4kg. Từ
số liệu này hãy cho một ước lượng về u với độ tin cậy 95%.
22. Một m ẫu ngẫu nhiên gồm 400 con gà được chọn và ta
tính được tru n g bình mẫu là 2,08kg với độ lệch tiêu chuẩn là
0,22kg. Với độ tin cậy bao nhiêu có th ể cho rằng trọng lượng
tru n g binh của toàn bộ các con gà nằm giữa 2,06 và 2 , 10kg ?
Lớn hơn 2,01kg ?
23. Thời gian sóng tru n g binh của một giống chuột nuôi
tro n g phòng thí nghiệm là 258 ngày với độ lệch tiêu chuẩn 45
ngày. Chọn ngẫu nhiên 36 con chuột và cho uổng thử một loại
thuổc nào đó hàng ngày. Thời gian sống tru n g bình của nhóm
chuột này là 274 ngày.
a) Nếu giả thiết rằng loại thuốc đó không có ảnh hưởng tới
thời gian sống của chuột thì cổ bao nhiêu phần trám mẫu chuột
(kích thước 36) cđ thời gian sống tru n g bình không nhỏ hơn
274 (ngày).
b) Thí nghiệm cđ chứng tỏ loại thuốc trên làm tăng thời
gian sống tr u n g bình của chuột hay không ?

188
ĐÁP SỐ VÀ CHỈ DẪN

El z,
11.. Ei Z j1 "2 = n 2a *1 —
—» 00 khi
khi Vvà chỉ khi 2« - 1 < 0.
12

2. s = X, , ES = 192 và
/=1
12
DS = 12, P{l s - 1921 > £} í ^ 7 suy ra f ỉ 34,64
€2
Tù đó a = 192 - 34,64 = 157,36
6 = 192 + 34.64 = 226,64.

3. X ~ B í g g V Theo Trebưsép

DZ 51 31
p 5- 1 - — = 1 - — = —
n 36 36
4. a = 226,64
5. a) 0,96 ; b) 0,982 ; c) 0,995
6 . Chứng minh rằng

2a
è D x* í *
k=ì k=1
lim — — = — —— = 0.
n n

7. Tương tự bài 6 .
8 . Ar ~ B(250, 0,02). X xấp xi phân bố Poat Xông với X = 5
a) 0,0842 ; b) 0,1247.
9. Xấp xỉ Poát Xông Ả = 4,5 ; p = 0,2971.
10 a) 0,1763 ; b) 0,7226.

189
11. a) p = 1 - 0(1,22) = 0,1131 ;
b) p = 0(0,912) = 0,8159.
12 .
50\
(,k + 0,5) - y
p (X > k) « 1 - 0 ----- = = Sí 0,95

í ^ ĩ ì !
. (k + 0,5)) - 16,667
;000 — ----- « -1,645.
** 3,333
Từ đó k 10,68 =* k = 10.
13. a) p (X > 16) = P { Ẫ > 15,5} = 1 - $(1,463) = 0,C717 ;
b) p (X « 9) = P{ X < 9,5} = 0,2737 ;
c) p (8 í X $ 12) = P(7,5 < X < 12,5) = 0,5681.
14. P(X > 50) = P { Z > 50,5} =0,1833 nêu mẫu là 100
(người).
Nếu mẫu là 225 thì xác suất là
P(X 5 113) = P { X > 112,5} = 0,1144
15.
P(X í k) = P(Ẩ < k + 0,5) Sí 0,99
(k + 0,5) - 16
=> ------- 3 5 7 8 ------- * 2,326 ^ k * 2 3 ’8’ k = 24-
16. Trong khoảng 457 và 543.
X
17. a) — CÓ trung bình 0,54 và độ lệch tiêu chuẩn 0,02349.
Tb

p (- < 0,5) = 0,0443

b) p (- < 0,5) = 0,01 = <t>(-2,326)

n (2,326)
n = 840
~ (0,54) (0,46) - (0,04)2
18. a) 0,686 < B < 0,794.
b) Với độ tin cậy 99% 9 > 0,675.

190
19. Khoảng tin cậy 95% là 0,154 < p < 0,266.
20. P { X ^ 50} = P { X < 50,5}= $ (-2,09) « 0,02.
b) Có cơ sở.
210,66 kg < ỊA < 220,14 kg.

22. = 0,011.

a) P { X - ỏ,02 < n < X + 0,02} = 0,93.


b) P{,M > X - 0,01 } = P{X ~ n < 0,01 } = 0,818.
(274 - 258)45
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ GIẢI T ÍC H TỐ HỢP

Trong việc giải các bài toán tính xác s u ấ t theo định nghĩa
cổ điển ta thường phải đếm số các trường hợp th u ậ n lợi và số
các trường hợp cổ thể. Đối với những bài toán đơn giàn, ta có
thể liệt kê ra tấ t cả các trường hợp thuận lợi và các trường
hợp có thể rổi đếm chúng. Tuy nhiên đa số các bài toán ta gặp
thì không thể đếm bàng cách liệt kê như vậy. Giải tích tổ hợp
cung cấp cho ta một số quy tắc "mẹo mực" để có th ể đếm được
các số đđ một cách nhanh chóng và chính xác. Dôi khi người
ta gọi giải tích tổ hợp là "Các quy tác đếm không cần đến bàng
liệt kê."
1. Q uy t á c n h â n
Quy tắc nhản có thể p h á t biểu dưới hai d ạ n g sau
Dạng 1 : Giả sử ta có k tập hợp , E2, , E k trong dó
tập E (i = 1, 2, k) có ĩiị p h â n từ. Giả sử ta m uốn chọn
một mẫu gôm k p h ầ n tử (Xj , * 2 , * tronễ dó p h ả n tử
X láy từ tập E .
Khi dó số cách chọn khác nhau của ta là riị n 2 ... ttị. .
Dạng 2: Giả sử mọi hành động H gồ m k giai đoạn
E 1 , Ẽ 2 ì ... , £k . Ở giai doạn E\ , có thể thực hiện theo n\
phương án.
Khi dó cả thảy có n [ n 2 ... phương án d ể thực hiện hành
dộng H.

Thí dụ 1
Xét một mạch điện có sơ đỗ sau (h.16) tro n g đó mỗi công
tác có hai trạng thái đóng hoặc mở.
a) Có bao nhiêu trạ n g thái có th ể của mạch ?
b) Cđ bao nhiêu trạn g thái có thể của mạch trong đó có
dòng điện chạy từ A đến B ?

192
A / / B

/ / /
u 2 u 3

________ / ____

U1 ỉ tình 16
Giải : Mỗi công tác có 2 trạng thái : Dóng hoặc mở, Mạng
có 9 công tắc. Vậy theo quy tắc nhân có 2 9 = 512 tr ạ n g thái
có thể.
b) ở khối Ư J c ó 2 4 — 16 trạng thái trong đó chỉ có 1 trạng
thái khiến cho dòng điện không qua. Vậy có 15 trạ n g thái của
khối ƯJ để dòng điện qua khối đó. Tương tự cổ 3 tr ạ n g thái
của khối U 2 và 7 trạ n g thái của khối U 3 để dòng điện đi qua.
Vậy theo quy tác nhân có
15.3.7 = 315
tr ạ n g thái trong đó có dòng điện đi từ A đến B.

T h í du 12
Xét m ạng đường sau đây nối giữa các tỉnh A, B, c, D, E,
F và G (h. 17) trong đó chữ số 2 viết trên cạnh A B có nghĩa
là có 2 con đường nối A và B. Tương tự có 8 con đường A và
c, 6 con đường nối c và D, ...
Hòi có bao nhiêu cách đi từ A đến G ?

/lình 17

13A-MĐẩu. 193
Giải : Có 4 lộ trình đi từ A đến G là
a) A -* B -» D — E -* G
b) A B -* D -+ F -> G
c) A -* c -+ D E G
d) A — c -* D -* F -* G
Lộ trình a) có 2.3.5.7 = 210 cách đi
Lộ trình b) có 2.3.3.4 = 72 cách đi
Lộ trình c) cđ 8 .6 .5.7 = 1680 cách đi
Lộ trình d) có 8 .6 .3.4 = 576 cách đi
Vậy cả thảy cổ 210 + 72 + 1680 + 576 = 2538 cách đi.
2. H o á n vị
Cho n phấn tử. Một hoán vị của n phần tử đố là một sự
xắp sếp chúng theo một thứ tự n h ấ t định, mỗi phần tử có mặt
đúng một lần.

Thí dụ 3
Có 3 phẩn tử {a, b, c}, các hoán vị của chúng là a b c,
a c by b a c, c b a, b c a, c a b. Kí hiệu p« là số tấ t cả các
hoán vị khác nhau. Ta hãy tính Pn .
Mỗi hoán vị là kết quả của hành động chọn gồm n giai đoạn.
Giai đoạn 1 : Chọn phẩn tử đẩu tiên cho hoán vị Cd n
cách chộn.
Giai doạn 2 : Chọn phán tử thứ hai cho hoán vị. Vì phần
tử đầu đã lấy ra nên chỉ còn n - 1 phấn tử, vậy có n - 1
cách chọn.
Giai đoạn thứ k : Chọn phần tử thứ k cho hoán vị. Vỉ đã
chọn được k - 1 phấn tử nên chỉ còn n - k + 1 p hần tử, vậy
cố n - k + 1 cách chọn.
Giai đoạn n : Chọn phẩn tử cuối cùng lúc này chỉ :ò một
cách chọn. Theo quy tắc nhân, số các hoán vị (chính là số cách
chọn khác nhau) là
= n (n — 1) ... (n — k + 1) ... 1
= n !

194
T h í dụ 4
a) Với 5 chữ só 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số
lẻ khác nhau có 5 chữ số mỗi chữ số có m ặ t đúng 1 lấn ?
b) Với 6 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, có thể lập được bao nhiêu
số lẻ khác nhau (cổ 6 chữ số) mỗi chữ sổ có mặt đúng 1 lần ?
Giải : a) Xét các số lẻ có tận cùng là 1 ; Có cả thảy 4 !
hoán vị của {2, 3, 4, 5} do dó có 4 ! = 24 số lẻ tận cùng là
1. Tương tự cũng cổ 24 số lẻ tận cùng là 3 và 24 só lẻ tận
cùng là 5. Vậy cả thảy cố 24 X 3 = 72 số lẻ.
b) Xét các số lẻ tận cùng là 1 . Có cả thảy 5 ! hoán vị của
{0, 2, 3, 4, 5}. Tuy nhiên cấn loại ra các số có chữ số 0 ở đẩu.
Có cả thày 4 ! chữ số có chữ 0 đứng đầu. Vậy cổ 5 ! “ 4 ! =
4 ! 4 = 96 số lẻ tận cùng là 1. Tương tự cũng cđ ngẩn ấy số
lẻ tậ n cùng là 3 và 5. '
Vậy cả thảy có 96 X 3 = 288 số.
3, C h ỉn h hợp
Cho n p hần tử. Một chinh hợp chập k của n p h ầ n từ (0 <
k ^ n ) là một bộ sắp thứ tự gồm k ph ầ n tử láy ra từ n p h ầ n
tủ dồ cho.
Từ định nghĩa này ta thấy hai chỉnh hợp chập k của n phần
tử là khác nhau nếu :
- Hoặc chúng có ít nh ất một phần tử khác nhau ;
- Hoặc chúng gồm k phần từ như nhau, nhưng sắp xếp theo
thứ tự khác nhau.
Một hoán vị của n phần tử chính là một chỉnh hợp chập n
của n phần tử.

Thí dụ 5 j
Các chỉnh hợp chập 2 của 4 phẩn tử {a, ò, c, d} là ab, ac,
ad, bc, bd, cd, ba, ca, da, cb, db, dc.
Số chỉnh hợp chập k của n phần tử được kí hiệu là . Ta
hãy tín h . Mỗi chỉnh hợp là kết quả của một hành động
chọn gốm k giai đoạn.

195
Giai doạn ỉ : Chọn phấn tử đáu tiên cho chinh hợp. Có n
cách chọn.
Giai đoạn k : Chọn phấn tử thứ k (phấn tử cuối cùng) của
chỉnh hợp. Cđ 11 - k + 1 cách chọn.
Theo quy tác nhân số chỉnh hợp sẽ là
A* = n (n — 1) ... (n - k + 1 ).

Thi dụ 6
Trong một ủy ban cổ 10 người, cấn chọn 3 người làm chủ
tịch, phò chủ tịch và thư kí. Có bao nhiêu cách chọn ?
Giải : Sổ cách chọn là A^0 = 10.9.8 = 720.
4. Tổ hợp
Cho tập hợp A gốm n phấn tử. Một tậ p con của A gốm k
phẩn tử (0 < k ^ n) được gọi là một tổ hợp chập k của n
phẩn tử.
Số các tổ hợp chập k của n phấn tử được' k ỉ'h iệ u là cn .
Với mỗi tổ hợp sẽ sinh ra k ! chinh hợp khác nhau, trong
đổ mỗi chỉnh hợp chỉ khác nhau ở thứ tự sắp xếp các phấn tử.
Vậy ta có

K, = cì hay
n k\ k\ (n — k)\

Thí dụ 7
Có 10 hòn bi kích thước hoàn toàn giống nhau, tron g đó có
7 hòn màu trắng, 3 hòn màu đen. Ta. xếp chúng th à n h một
hàng ngang. Hỏi cđ bao nhiêu cách xếp tá t cả ?
Giải : Mỗi cách xếp tương ứng với một cách chọn 3 vị trí
của hòn bi đen. Vi các hòn bi chi khác nhau về màu nên cả
, 1 0 .9 .8
thảy có Cj 0 = Y ~ 2 3 = 120

196
5. Q u y t ắ c p h â n h o ạ c h
Cho tậ.p hợp A gồm n phấn tử phân biệt. Phân hoạch tập A
ra k n hóm :
Nhổm thứ n hất cổ rt\ phần tử,
Nhóm thứ hai có n 2 phần tử,

Nhóm thứ k có 1ĨỊ. phẩn tử.


( r i ị + ì%2 + ... + n k = n ) .

Khi đó số cách phân hoạch trên là


n\
n ì \ n 2 \...n k \

Thí dụ 8
Có 12 công nhân xây dựng. Người đội trưởng cần bố trí 3
người làm ở A, 4 người làm ở B và . 5 người làm ở c . Khi đó
sẽ có
12!
= 27720
3! 4! 5!
cách bố trí 12 công nhân.

Thí dụ 9
Có 7 hành khách, mỗi người chọn ngẫu nhiên một toa tàu
trong một đoàn tàu cđ 7 toa. Có bao nhiêu trường hợp trong
đó có 2 toa cò 2 người, 3 toa mỗi toa 1 người, còn 2 toa trống ?
Giải : Với 7 toa tàu ta phải chọn ra 2 toa có 2 người 3 toa
có 1 người và 2 toa trống. Số cách chọn là

2! 3! 2! = 21°'
Cố định một cách chọn như vậy.
Giả sử toa E x và E 2 chứa 2 người, toa , E4 , E 5 chứa 1
người, và toa E h , trống.

197
Th cán phân 7 người vào 7 toa trên, trong đó :
Toa Eị chứa 2 Toa E 2 chứa 2
Toa chứa 1 Toa E 4 chứa 1,
Toa E 5 chứa 1 Toa chứa 0,
Toa E 1 ịChứa 0.
Theo quy tắc phân hoạch số cách phân 7 người như trên là
7!
2 ! 2! Ĩ! Ĩ! ĨTÕTÕ! = 1260
Theo quy tắc nhân sẽ có cả thảy 210 X 1260 = 264600
trư ờ ng hợp.
Chú ý ràng, củng theo nguyên lí nhân, cổ 7 7 trường hợp 7
người trong 7 toa tàu. Như vậy xác suất để có 2 toa 2 người,
3 toa 1 người và 2 toa trống là
264600
77 = 0,321295

T h í dụ 10 '
Gieo một con xúc xác liên tiếp 12 lần. Hỏi cổ bao nhiêu
trư ờ ng hợp trọng đó mỗi m ặt xuất hiện đúng 2 lấn ?
Giải : Kí hiệu Aj là số thứ tự của lấn gieo mà x uất hiện
m ậ t " 1" ;

Aị là số thứ tự của lần gieo m à tại đó xuất hiện m ặ t V .


Như vậy 12 lẩn gieo được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có
2 p hấn tử. Rõ ràng số cấn tìm tương ứng với số cách phân
hoạch 12 số { 1 , 2 12 } thành 6 nhổm mỗi nhóm có 2 phẩn
tử. Theo quy tắc phân hoạch số đó là
12! 12!
2 ! 2 !... 2 ! “ 26
(Theo quy tắc nhân số trường hợp cd thể khi gieo con xúc
xác 12 lẩn là 6.6 ... 6 = 6 12).

198
Quy tắc phân hoạch có th ể phát biểu dưới một dạng khác
như sau :
Có n quả cáu phân biệt được phân phối vào k các hộp
A\ , >42 ...Aa- . Cho k số nguyên không âm n , r 2 , ... , rk sa o cho
r\ + T2 + ... + rk = n. Khi đó số cách phân phối trong đó :
Hộp A\ chứa r\ quả cáu, hộp A i chứa T2 quả cẩu, ... là
rt\
rỉ 2 k
Chú ý rằng thứ tự trong dãy (ri , T2 ... , rii) là cần thiết. Chẳng
hạn với r\ n , một cách sáp xếp với hộp A\ chứa ri quà cấu,
hộp A i chứa rj quà cầu, còn hộp Ai chứa r/ quả cấu (i ^ 3)
không thuộc cách phân phối đang xét.
Chứng m in h : Đẩu tiên ta cóc n cách chọn r 1 quả cắu vào
hộp A\. Với n — r\ quả còn lại ta có c rtỉ-rỵ cách chọn T2 quà
cầu vào hộp thứ hai.

Sau bước thứ k - 1, khi ta đã chọn được ĩị quả cầu vào hộp
Aị với i = 1, 2 k - 1, sẽ còn lại ÌI - r j — - rk _ J = rk
quả cáu. Khi đó chi có 1 cách xếp chúng vào hộp Aị.. Theo quy
tác nh ân số cách phân phối cán tim là

k- 1
nỉ (n - r2)! (n - r, .. - rk _ 2y.
r, ! (n - r j)! ' r2 ! (n — r rl) rk'
n!

Trong bài toán trên chúng ta xét các quả cấu là phân biệt.
Rõ ràn g nếu n quả cẩu là hoàn toàn giống nhau thì ứng với
mỗi bộ k số không âm (rj , r2 , , rk) sao cho
r 1 + ... + rk = n, chỉ cổ một cách phân bố n quả cầu vào k
cái hộp. Khi đó sẽ xuất hiện bài toán mới :

199
Có bao nhiêu cách phân phối n quả cầu hoàn toàn giông
nhau vào k cái hộp ? Nói cách khác có bao nhiêu bộ k sô không
âm (rj , r 2 .., rk) sao cho

ri r 2 "*"••• + rk ~ n ^
Kí hiệu số đó là ỈỊ. n

Tầ cò định lí sau
Định lí : Ikn = C n +k _ 1 = c kn - \ . x .
Chứng m in h : Chúng ta tưởng tượng h cái hộp đó đặt sát
vào nhau. Hai hộp cạnh nhau cđ một vách ngăn chung. Như
vậy k cái hộp cố k + 1 vách ngăn kí hiệu mỗi quả cẩu bằng
một dấu * và kí hiệu vách ngăn bởi dấu I .
Như vậy mỗi sự phân bố n quả cấu giống nhau vào k hộp
tương ứng với một sự bố trí giữa các dấu I và * sao cho đầu
và cuối cùng là dấu I . Chẳng hạn với n = 8 , k = 6 xét sự bố
trí sau

* * * * * * *

H ìn h 18

Sự bó trí của dấu X và I như trên ứng với bộ (3, 1, ơ, 0,


0, 4), tức là : Hộp 1 chứa 3 quả cầu, hộp 2 chứa 1, hộp 3, 4,
5 không chứa, hộp 6 chứa 4 quả cẩu.
Tổng quát bộ (r ì , r 2 ..., rk) ứng với sự bố trí vị trí các dấu I
như sau :
Vị trí đầu là dấu sau đo là dấu *.
Vị trí tiếp theo của dấu Ị là vị trí thứ r 1 + 2 , tiếp theo là
r 2 dấu X, rồi đến I ở vị trí r 1+ 2 + r 2 + 1, v.v. vị trí cuối là I
Như vậy mỗi bộ (r 1 .., rk) ứng với một sự sáp xếp k - 1 d ấu I
trong /2. + l + £ - 2 = tt+ /2 - l v ị t r í (ngoại trừ các vi trí
đấu và cuối).

200
Thành thử sổ cán tim sẽ ià
k 1 _ SI /í
^ n + k - 1 “ L n +k - 1

Thí dụ 11
Gieo đổng thời n con xúc xắc giống hệt nhau. Mỗi kết quả
ứng với bộ (r 1 , r i , , n>) trong đó
r\ : số con xúc xắc xuất hiện nốt " 1”
r2 : nt "2 "
rr> : sô con xúc xắc xuất hiện nốt "6" :
ở đây h — 6 . Vậy theo định lí trên, số trường hợp có th ể
là Cai + 5 •

77Ú dụ 12
Đạo hàm riêng cấp n của một hàm số giải tích k biến
f(x\ , X2 , ... , xù) không phụ thuộc vào thứ tự lấy đạo hàm, mà
chỉ phụ thuộc mà số lán lấy đạo hàm theo mỗi biến. Nổi cách
khác, mỗi đạo hàm riêng cấp n có dạng

J 'f
* .. r ó
1 K

ỏ đó r\ + ... + rk — n
Theo định lí trên, số đạo hàm riêng cấp n của k biến là
un +k - i•
Chảng hạn với hàm hai biến f(x, y) thì có
C 't+ 3 _ j = = 4 đạo hàm rieng cấp 3.

ị? f a3f a3 f a3 f
Dổ là ổxíty rdxT ()ỵ
Z ’ Tdx'7 Ỉ ’ 7dy3 •

6 . C ôn g th ứ c t ỉ nh sô p h ấn tử củ a hợp cá c tập hợp


Cho A là một tập hợp hữu hạn. Kí hiệu \A\ là số phẩn tử
của tập A. Dễ dàng thấv rằng

201
\ A u B\ = I A\ + |B| - \AB\ .
Công thức này được mở rộng cho hợp của nhiều tập hợp
như sau :
Đ ịn h lí. Cho A \ , Ả 2 , An là n tập hợp hữu h ạ n . Khi dó
n
M , u a 2 .. u A „ | . 2 U , | - 2 I A , Á, +
i=l ỉ < i <j ^ n

+ 2 \ A ị A j A k \ .. + ( - ì r 1 X I V A' I + .. +
1 ^ i <yị < k ^ n 1 ^ i,1 < . . < /r < A
+ ( - 1 ) " - 1 I A j A 2 .. A n I .

Chứng minh dễ dàng bằng quy nạp.

Thí dụ 13
Tìm số các số nguyên trong tậ p s = { 1, 2, 280 } có
tính chất :
không chia hết cho 2, 3, 5, 7.
Giải : Kí hiệu Ai = { £ £ s : £ : 2 }
Ao = { £ Ei s : & : 3 } , A 3 = { & E S : & : 5 } và A4
= { k e s : k : 7 }.
Khi đố tậ p A = A 1 u Á 2 u Á 3 u Ấ 4 là tập gồm các s5 mà
nó chia hết cho ít nhất một tro n g các số 2, 3, 5,7. Tk cd
\A\ = I A j + |A2| + |A3| + |A'4| - 2 IA-Ayl
1 < ỉ <j ^ 4
+ X |A ,A yA,| - | A 1A 2A 3 A 4|.
1 </ <; ■< /c < 4
Ta cố
, , 280 . . r 280 -|
|A j| = = 140, |A 2| = = 93 ;

280 , , 280
A ,3' = ^ = 56, \A á\ = ^ = 40 ;

. r 280 -1 280
L 6 J 10
= 28 ;

202
----------------------------------------1
280 280-,

to
J

II
II

II
= 18

0
-U

u>

14" 15
280- r 280-,
= 13 ; |A 3 A4| =
|A 2A4|
21 . 35 J
= 8 ;

- 2801 - 280-,
1Aị A2'A3 = 9 ; | A , A 2 A4| =
= . 30 . _ 42 J
- 2801 r 280 -ị
= 4 ; |A 2 A 3 A4| =
1■A) ^3 -^4
- . 70 J L 105 J
1^1 ^ 2 ^ 3 ^ ! [ 210] ^
Thay vào ta được \A\ = 216.
Từ đổ số các số không chia hết cho mọi số 2, 3, 5, 7 là
\s\ - \A\ = 280 - 216 = 64.

203
PHỤ LỤC 2

Báng 1. BẢNG PHÂN BỐ NHỊ THỨC B(n, p)


k •

Các giá trị trong bàng là ^ P({Ar = ỉ'} với X ~ B (n, p)


I=0
»

p(x)
11

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X

H ìn h /<v

a. n = 5

p 0 .0 1 0 .0 5 0 .10 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0 0 .9 0 0 .9 5 0 .9 9
k

.951 .7 7 4 .5 9 0 .3 2 8 .168 .0 7 8 .031 .0 10 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 000 .0 0 0


0
1 .9 9 9 .9 7 7 .919 .7 3 7 .5 2 8 .3 3 7 .188 .0 8 7 .031 .0 0 7 .0 0 0 000 .0 0 0
2 1 .0 0 0 .9 9 9 991 .9 4 2 837 683 .5 0 0 .317 .163 .0 5 8 .0 0 9 001 .0 0 0
3 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 3 .9 6 9 .913 .812 .6 6 3 .4 7 2 .2 6 3 .081 023 .0 0 1
4 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 9 0 .9 6 9 922 .8 3 2 .6 7 2 .410 226 .0 4 9
.

204
b. r -- 6
k p 0 01 0 .0 5 0 .1 0 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 .0.80 0 .9 0 0 .9 5 0 .9 9

0 .941 .7 3 5 .531 .2 6 2 .118 .0 4 7 .016 .0 0 4 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

1 .9 9 9 .9 6 7 .8 8 6 .6 5 5 .4 2 0 .2 3 3 .109 .041 .011 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

2 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 8 4 .901 .7 4 4 .5 4 4 .3 3 4 .179 .0 7 0 .017 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0


3 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 3 .9 3 0 .821 .6 5 6 .4 5 6 .2 5 6 .0 9 9 .016 .0 0 2 .0 0 0
4 1 .0 0 0 1000 1 .0 0 0 998 .9 8 9 .9 5 9 .891 .7 6 7 .5 8 0 .3 4 5 .114 .0 3 3 .0 0 1
5 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 9 6 .9 8 4 .9 5 3 .8 8 2 738 .4 6 9 .2 6 5 .0 5 9

c. n = 7
k p 0 .0 1 0 .0 5 0 .1 0 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0

n .9 3 2 . .6 9 8 .4 7 8 .2 1 0 .0 8 2 .0 2 8 .0 0 8 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0

ì .9 9 8 .9 5 6 .8 5 0 .5 7 7 .3 2 9 .159 .0 6 3 .019 .0 0 4 .0 0 0

2 1 .0 0 0 . .9 9 6 .9 7 4 .8 5 2 .6 4 7 .4 2 0 .2 2 7 .0 9 6 .0 2 9 .0 0 5
3 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 7 .9 6 7 .8 7 4 .710 .5 0 0 .2 9 0 .126 .0 3 3
4 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 5 .971 .9 0 4 .7 7 3 .5 8 0 .3 5 3 .148
5 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 6 .981 .9 3 7 .841 .671 .4 2 3
6 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 9 2 .9 7 2 .918 .7 9 0

d. n = 8
k p 0.01 0 .0 5 0.10 0.20 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0

.9 2 3 .6 6 3 .4 3 0 .168 .0 5 8 .017 .0 0 4 .001 .000 .000


u
1 .9 9 7 .9 4 3 r .813 .5 0 3 .2 5 5 .106 .0 3 5 .0 0 9 .001 .000
ỉ 1.000 .9 9 4 .9 6 2 .7 9 7 .5 5 2 .315 .145 .0 5 0 .011 .001
3 1.000 1.000 .9 9 5 .9 4 4 .8 0 6 .5 9 4 .3 6 3 .174 .0 5 8 .010
4 1.000 1.000 1.000 .9 9 0 .9 4 2 .8 2 6 .6 3 7 .4 0 6 .194 .0 5 6
5 1.000 1.000 1.000 .9 9 9 .9 8 9 .9 5 0 .8 5 5 .6 8 5 .4 4 8 .2 0 3
6 1000 1.000 1.000 1.000 .9 9 9 .991 .9 6 5 .8 9 4 .7 4 5 .4 9 7
7 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 .9 9 9 .9 9 6 .9 8 3 .9 4 2 .8 3 2

3. n = 9
~o
*7

0.01 0 .0 5 0.10 0.20 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0


/

.914 .6 3 0 .3 8 7 .134 .0 4 0 .010 .002 .000 .000 .000


0 .020 .0 0 4 .000 .000
1I .9 9 7 .9 2 9 .7 7 5 .4 3 6 .196 .071

2 1.000 .9 9 2 .9 4 7 .7 3 8 .4 6 3 .2 3 2 .0 9 0 .0 2 5 .0 0 4 .000
3 1.000 .9 9 9 .9 9 2 .914 .7 3 0 .4 8 3 .2 5 4 .0 9 9 .0 2 5 .0 0 3
4 1.000 1.000 .9 9 9 .9 8 0 .901 .7 3 3 .5 0 0 .2 6 7 .0 9 9 .020
5 1.000 1.000 1.000 .9 9 7 .9 7 5 .901 .7 4 6 .517 .2 7 0 .0 8 6
6 1.000 1.000 1.000 1.000 .9 9 6 .9 7 5 .910 .7 6 8 .5 3 7 .2 6 2
7 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 .9 9 6 .9 8 0 .9 2 9 .8 0 4 .5 6 4
8 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 .9 9 8 .9 9 0 .9 6 0 .866

14-MĐầu. 205
B ảng 1 (tiếp tục)
n = 10

k p 0 .1 0 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0 0 .9 0 0 .9 5 0 .99

.3 4 9 .107 .0 2 8 .0 0 6 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
0
.7 3 6 .3 7 6 .149 .0 4 6 .011 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
1
2
.9 3 0 .6 7 8 .3 8 3 .167 .0 5 5 012 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

3 .9 8 7 .8 7 9 .6 5 0 .3 8 2 .172 .0 5 5 .011 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

4 .9 9 8 .9 6 7 .8 5 0 .6 3 3 .3 7 7 .166 .0 4 7 .0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
5 1 .0 0 0 .9 9 4 .9 5 3 .8 3 4 .6 2 3 .3 6 7 .150 .0 3 3 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0
6 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 9 .9 4 5 .8 2 8 .618 .3 5 0 .121 .013 .0 0 1 .0 0 0
7 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 8 8 .9 4 5 .8 3 3 .617 .3 2 2 .0 7 0 .0 1 2 .0 0 0
8 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 8 9 .9 5 4 .851 .6 2 4 .2 6 4 .0 8 6 .0 0 4
9
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 9 4 .9 7 2 .8 9 3 .6 Ộ1 .401 .0 9 6

rì = 15

p 0 .10 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0 0 .9 0 0 .9 5 0 .9 9
k

.2 0 6 .0 3 5 .0 0 5 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
0 .5 4 9 .167 .0 3 5 .0 0 5 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
1 .816 .3 9 8 .127 .0 2 7 .0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .-000
2
.9 4 4 .6 4 8 .2 9 7 .091 .018 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
oo
4T
.9 8 7 .8 3 6 .515 .217 .0 5 9 .0 0 9 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
*
5 .9 9 8 .9 3 9 .7 2 2 .4 0 3 .151 .0 3 4 .0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

6 1 .0 0 0 .9 8 2 .8 6 9 .610 .3 0 4 .0 9 5 .015 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

7 1 .0 0 0 .9 9 6 .9 5 0 .7 8 7 .5 0 0 .213 .0 5 0 .0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
8 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 5 .9 0 5 .6 9 6 .3 9 0 .131 .018 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

9 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 6 .9 6 6 .8 4 9 .5 9 7 .2 7 8 .061 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0
10 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .991 941 .7 8 3 .4 8 5 .1 6 4 .0 1 3 .0 0 0
.0 0 1
11
10
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 2 .9 0 9 .7 0 3 .3 5 2 .0 5 6 .0 0 5 .000
12
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 6 .9 7 3 .8 7 3 .6 0 2 .184 .0 3 6 .000
14 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 5 .9 6 5 .8 3 3 .451 .171 .010
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 5 .9 6 5 .7 9 4 .5 3 7 .140

206
Rừng 1 (tiếp tục)
n = 20

0 .0 1 0 .0 5 - 0 .1 0 0 .2 0 0 .3 0 0 .4 0 0 .5 0 0 .6 0 0 .7 0 0 .8 0 0 .9 0 0 .9 5 0 .9 9

818 .3 5 8 .1 2 2 .0 1 2 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

0 .9 8 3 .7 3 6 392 .0 6 9 .0 0 8 .0 0 1 000 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

1 .9 9 9 .9 2 5 .6 7 7 .2 0 6 .0 3 5 .0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

2 1 .0 0 0 .9 8 4 .8 6 7 .411 .1 0 7 .0 1 6 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
3 1 .0 0 0 .9 9 7 .9 5 7 .6 3 0 .2 3 8 .0 5 1 .0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
4
1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 8 9 .8 0 4 .4 1 6 .1 2 6 .0 2 1 .0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
5
1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 1 3 .6 0 8 .2 5 0 .0 5 8 .0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
p.
o
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 6 8 .7 7 2 416 .1 3 2 .0 2 1 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0
7

8
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 0 .8 8 7 .5 9 6 .2 5 2 .0 5 7 .0 0 5 .000 .000 .0 0 0 .0 0 0

9 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 7 .9 5 2 .7 5 5 .4 1 2 .1 2 8 .0 1 7 .0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

10 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 3 .8 7 2 .5 8 8 .2 4 5 ' .0 4 8 .0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0

11 1.000 1 . 0 0 0 1.000
1 .0 0 0 .9 9 5 .9 4 3 .7 4 8 .4 0 4 .113 .010 .000 .000 .000
12 1.000 1.000 1.000 1 . 0 0 0 .9 9 9 .9 7 9 .868 .5 8 4 .2 2 8 0 3 2 .000 .000 .000
13 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 4 .9 4 2 .7 5 0 .3 9 2 .0 8 7 .002 . 0 0 0
4Ạ 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .0 0 0
14
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 8 .9 7 9 .8 7 4 .5 8 4 .196 .011 .0 0 0 .0 0 0
IO
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 4 .9 4 9 .7 6 2 .3 7 0 .0 4 3 .0 0 3 .0 0 0
16
17 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 4 .8 9 3 .5 8 9 .133 .016 .0 0 0

18 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 6 .9 6 5 .7 9 4 .3 2 3 .0 7 5 .0 0 1
19 1000 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 9 2 .931 .6 0 8 .2 6 4 .017
1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 1 .0 0 0 .9 9 9 .9 8 8 .8 7 8 .6 4 2 .182

207
PHỤ LỤC 2
Bảng 2. BÁNG PHÂN BÕ POẤT XỒNG
k
Các giá trị trong bảng là 2 P{X = i) với X ~ Poát Xống (Ả).
i = 0

H ìn h 20

X
à 0 1 2 3 4 5 6 7 6 9
0.02 .9 8 0 1.0ŨŨ
0 .0 4 .961 .9 9 9 1.000
0 .0 6 .9 4 2 .9 9 8 1.000
0 .0 8 .9 2 3 .9 9 7 1.000
0.10 .9 0 5 .9 9 5 1.000
0.15 .861 .9 9 0 .9 9 9 1.000
0.20 .819 .9 9 0 .9 9 9 1.000 «
0 .2 5 .7 7 9 .9 7 4 .9 9 8 1.000
0 .3 0 .741 .9 6 3 .9 9 6 1.000
0 .3 5 .7 0 5 .951 .9 9 4 1 .0 0 0
.4 0 .6 7 0 .9 3 8 .9 9 2 .9 9 9 1 .0 0 0
.4 5 .6 3 8 .9 2 5 .9 8 9 .9 9 9 1 .0 0 0
.5 0 .6 0 7 .910 .9 8 6 .9 9 8 1 .0 0 0
.5 5 .5 7 7 .8 9 4 .9 8 2 .9 9 8 1 .0 0 0
.'60 .5 4 9 .8 7 8 .9 7 7 .9 9 7 1 .0 0 0
.6 5 .5 2 2 .861 .9 7 2 .9 9 6 .9 9 9 1 .0 0 0
.7 0 .4 9 7 .8 4 4 .9 6 6 .9 9 4 .9 9 9 1 .0 0 0
.7 5 .4 7 2 .8 2 7 .9 5 9 .9 9 3 .9 9 9 1 .0 0 0
.8 0 .4 4 9 .8 0 9 .9 5 3 .991 .9 9 9 1 .0 0 0
.8 5 .4 2 7 .791 .9 4 5 .9 8 9 .9 9 8 1 .0 0 0
.9 0 .4 0 7 .7 7 2 .9 3 7 .9 8 7 .9 9 8 1 .0 0 0
.9 5 .3 8 7 .7 5 4 .9 2 9 .981 .9 9 7 1 .0 0 0
1 .0 0 .3 6 8 .7 3 6 .9 2 0 .981 .9 9 6 .9 9 9 1 .0 0 0
1.1 .3 3 3 .6 9 9 . .9 0 0 .9 7 4 .9 9 5 .9 9 9 1 .0 0 0
1.2 .301 .6 6 3 .8 7 9 .9 6 6 .9 9 2 .9 9 8 1 .0 0 0
1.3 .2 7 3 .6 2 7 .8 5 7 .9 5 7 .9 8 9 .9 9 8 1 .0 0 0
1.4 .2 4 7 .5 9 2 .8 3 3 .9 4 6 .9 8 6 .9 9 7 .9 9 9 1000
1.5 .2 2 3 .5 5 8 .8 0 9 .9 3 4 .981 .9 9 6 .9 9 9 1000

208
Báng 2 (tiếp tục)
X
/ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
~ ~ w ~“ .2Ồ 2~ 525 .7 8 3 .9 2 1 .9 7 6 .9 9 4 .0 9 9 1.Ủ0Ờ
1.7 .183 .4 9 3 .7 5 7 .9 0 7 .9 7 0 .9 9 2 .9 9 8 1.000
1.8 .165 .4 6 3 .731 .891 .9 6 4 .9 9 0 .9 9 7 .9 9 9 1.000
1.9 .150 .4 3 4 .7 0 4 .8 7 5 .9 5 6 .9 8 7 .9 9 7 .9 9 9 1.000
2.0 .135 .4 0 6 .6 7 7 .8 5 7 .9 4 7 .9 8 3 -.995 .9 9 9 1.000
2.2 .111 .3 5 5 .6 2 3 .819 .9 2 8 .9 7 5 .9 9 3 .9 9 8 1.000
2.4 .091 .3 0 8 .5 7 0 .7 7 9 904 .9 6 4 .9 8 8 .9 9 7 .9 9 9 1.000
2.6 .0 7 4 .2 6 7 .518 .7 3 6 877 .951 .9 8 3 .9 9 5 .9 9 9 1.000
2.8 .061 .231 .4 6 9 .6 9 2 .8 4 8 .9 3 5 .9 7 6 .9 9 2 .9 9 8 .9 9 9
3.0 .0 5 0 .199 .4 2 3 .6 4 7 .815 .916 .9 6 6 .9 8 8 .9 9 6 .9 9 9
3.2 .041 .171 .3 8 0 .6 0 3 .781 .8 9 5 .9 5 5 .9 8 3 .9 9 4 .9 9 8
3.4 .0 3 3 .147 .3 4 0 .5 5 8 .7 4 4 .871 .9 4 2 .9 7 7 .9 9 2 .9 9 7
3.6 .0 2 7 .126 .3 0 3 .515 .7 0 6 .8 4 4 .9 2 7 .9 6 9 .9 8 8 .9 9 6
3.8 022 .107 .2 6 9 .4 7 3 .668 .816 .9 0 9 .9 6 0 .9 8 4 994
4.0 .018 .0 9 2 .2 3 8 .4 3 3 .6 2 9 .7 8 5 .8 8 9 .9 4 9 .9 7 9 .9 9 2
4.2 .015 .0 7 8 .210 .3 9 5 .5 9 0 .7 5 3 .8 6 7 .9 3 6 .9 7 2 .9 8 9
4.4 .0 1 2 .0 6 6 .185 .3 5 9 .551 .7 2 0 .8 4 4 .921 .9 6 4 .9 8 5
4.6 .0 1 0 .0 5 6 .163 .3 2 6 .513 .6 8 6 .818 .9 0 5 .9 5 5 .9 8 0
4 .8 .0 0 8 .0 4 8 .143 .2 9 4 .4 7 6 .651 .791 .8 8 7 .9 4 4 .9 7 5
5 .0 .0 0 7 .0 4 0 .125 .2 6 5 .4 4 0 .616 .7 6 2 .8 6 7 .9 3 2 .9 6 8
5.2 006 .0 3 4 .109 .2 3 8 .4 0 6 .581 .7 3 2 .8 4 5 .918 .9 6 0
5 .4 .0 0 5 .0 2 9 .0 9 5 .213 .3 7 3 .5 4 6 .7 0 2 .8 2 2 .9 0 3 .951
5 .6 .0 0 4 .0 2 4 .0 8 2 .191 .3 4 2 .512 .6 7 0 .7 9 7 .8 8 6 .941
5.8 .0 0 3 .0 2 1 .0 7 2 .170 .313 .4 7 8 .6 3 8 .771 .8 6 7 .9 2 9
6 .0 .0 0 2 .017 .0 6 2 .151 .2 8 5 .4 4 6 .6 0 6 .7 4 4 .8 4 7 .916

X
10 11 12 13 14 15 16
/

2 .8 1 .0 0 0
3 .0 1 .0 0 0
3 .2 1 .0 0 0
3 .4 .9 9 9 1 .0 0 0
3 .6 .9 9 9 1 .0 0 0
3 .8 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
4 .0 .9 9 7 .9 9 9 1 .0 0 0
4 .2 .9 9 6 .9 9 9 1 .0 0 0
4 .4 .9 9 4 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
4 .6 .9 9 2 .9 9 7 .9 9 9 1 .0 0 0
4 .8 .9 9 0 .9 9 6 .9 9 9 1 .0 0 0
5 .0 .9 8 6 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 1000
5 .2 .9 8 2 .9 9 3 .9 9 7 .9 9 9 1 .0 0 0
5 .4 .9 7 7 .9 9 0 .9 9 6 .9 9 9 1 .0 0 0
5 .6 .9 7 2 .9 8 8 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
5 .8 .9 6 5 .9 8 4 .9 9 3 .9 9 7 .9 9 9 1 .0 0 0
6 .0 .9 5 7 .9 8 0 .991 .9 9 6 .9 9 9 .9 9 9 1 .0 0 0

209
Bảng 2 (tiếp tục)

X
/ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

6.2 .002 .015 .0 5 4 .134 .2 5 9 .414 .5 7 4 .716 .8 2 6 .9 0 2


6 .4 .002 .012 .0 4 6 .119 .2 3 5 .3 8 4 .5 4 2 .6 8 7 .3 0 3 .886
6.6 .001 .010 .0 4 0 .105 .213 .3 5 5 .511 .6 5 8 .78 0 .8 6 9
6.8 .001 .0 0 9 .0 3 4 .0 9 3 .192 .3 2 7 .4 8 0 .6 2 8 •75 5 .8 5 0
7 .0 .001 .0 0 7 .0 3 0 .0 8 2 .173 .301 .4 5 0 .5 9 9 .729 .8 3 0
7 .2 .0 0 1 .0 0 6 .0 2 5 .0 7 2 .156 .2 7 6 .4 2 0 .5 6 9 .703 .810
7 .4 .0 0 1 .0 0 5 .0 2 2 .0 6 3 .140 .2 5 3 .3 9 2 .5 3 9 .6 7 6 .7 8 8
7 .6 .001 .0 0 4 .019 .0 5 5 .125 .231 .3 6 5 .510 .6 4 8 .7 6 5
7 .8 .000 .0 0 4 .016 .0 4 8 .112 .210 .3 3 8 .481 .6 2 0 .741
8.0 .000 .0 0 3 .014 .0 4 2 .100 .191 .313 .4 5 3 .5 9 3 .717
8 .5 .0 0 0 .0 0 2 .0 0 9 .0 3 0 .0 7 4 .150 .2 5 6 .3 8 6 .5 2 3 .6 5 3
9 .0 .0 0 0 .0 0 1 .0 0 6 .0 2 1 .0 5 5 .116 .2 0 7 .3 2 4 .4 5 6 .5 8 7
9 .5 ,0 0 0 .0 0 1 .0 0 4 .015 .0 4 0 .0 8 9 .165 .2 6 9 .392 .5 2 2
10 .0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 3 .0 1 0 .0 2 9 .0 6 7 .130 .2 2 0 .333 -4 5 8

X
/ 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

6 .2 .9 4 9 .9 7 5 .9 8 9 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
6.4 .9 3 9 .9 6 9 .9 8 6 .9 9 4 .9 9 7 .9 9 9 1 .0 0 0
6 .6 .9 2 7 • .9 6 3 .9 8 2 .9 9 2 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1 .0 0 0
6 .8 .915 .9 5 5 .9 7 8 .9 9 0 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
7 .0 .901 .9 4 7 .9 7 3 .9 8 7 .9 9 4 .9 9 8 .9 9 9 1 .0 0 0
7 .2 .8 8 7 .9 3 7 .9 6 7 .9 8 4 .9 9 3 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.0 0 0
7 .4 .871 .9 2 6 .961 .9 8 0 .991 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 1.0 0 0
7 .6 .8 5 4 .915 .9 5 4 .9 7 6 .9 8 9 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 1.0 0 0
7 .8 .8 3 5 .9 02 .9 4 5 .971 .9 8 6 .9 9 3 .9 9 7 .9 9 9 1.C00
8 .0 .816 .8 8 8 .9 3 6 .9 6 6 .9 8 3 .9 9 2 .9 9 6 .9 9 8 599 1 .0 0 0
8 .5 .7 6 3 .8 4 9 .9 0 9 .9 4 9 .9 7 3 .9 8 6 .9 9 3 .9 9 7 • 999 .9 9 9
9 .0 .7 0 6 .8 0 3 .8 7 6 .9 2 6 .9 5 9 .9 8 7 .9 8 9 .9 9 5 998 .9 9 9
9 .5 .6 4 5 .7 5 2 .8 3 6 .8 9 8 .9 4 0 .9 6 7 .9 8 2 .991 596 .9 9 8
1 0 .0 .5 8 3 ’ .6 9 7 .7 9 2 .8 6 4 .917 .951 .9 7 3 .9 8 6 993 .9 9 7

X
20 21 22

N
8 .5 1 .0 0 0
9 .0 1 .0 0 0
9 .5 .9 9 9 1.000
1 0 .0 .9 9 8 .9 9 9 1.000

210
Bảng 2 (tiếp tục)

X
/ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

105 .000 .000 .002 .0 0 7 .021 .0 5 0 .102 .179 .2 7 9 .3 9 7


11.0 .000 .000 .001 .0 0 5 .015 .0 3 8 .0 7 9 .143 .2 3 2 .341
11.5 .000 .000 .001 .0 0 3 .011 .0 2 8 .0 6 0 .114 .191 .2 8 9
12 0 .000 .000 .001 .002 .0 0 8 .020 .0 4 6 .0 9 0 .155 .2 4 2
125 .000 .000 .000 .002 .0 0 5 .015 .0 3 5 .0 7 0 .125 .201
13.0 .000 .000 .000 .001 .0 0 4 .011 .0 2 6 .0 5 4 .100 .166
13.5 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .001 .0 0 3 .0 0 8 .019 .041 .0 7 9 .135
14 0 .0 0 0 .000 .000 .000 .002 .0 0 6 .014 .0 3 2 .0 6 2 .109
14.5 .000 .000 .000 .000 .001 .0 0 4 .010 .0 2 4 .0 4 8 .0 8 8
150 .000 .000 .000 .000 .001 .0 0 3 .0 0 8 .018 .0 3 7 .0 7 0

X
/ 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

10.5 .521 .6 3 9 .7 4 2 .8 2 5 .8 8 8 .9 3 2 .9 6 0 .9 7 8 .9 8 8 .9 9 4
11.0 .4 6 0 .5 7 9 .6 8 9 .781 .8 5 4 .9 0 7 .9 4 4 .9 6 8 .9 8 2 .991
11.5 .4 0 2 .5 2 0 .6 3 3 .7 3 3 .815 .8 7 8 .9 2 4 .9 5 4 .9 7 4 .9 8 6
12.0 .3 4 7 .4 6 2 .5 7 6 .6 8 2 .7 7 2 .8 4 4 .8 9 9 .9 3 7 .9 6 3 .9 7 9
12.5 .2 9 7 .4 0 6 .519 .6 2 8 .7 2 5 .8 0 6 .8 6 9 .916 .9 4 8 .9 6 9
13.0 .2 5 2 .3 5 3 .4 6 3 .5 7 3 .6 7 5 .7 6 4 .8 3 5 .8 9 0 .9 3 0 .9 5 7
13.5 .211 .3 0 4 .4 0 9 .518 .6 2 3 .718 .7 9 8 .861 .9 0 8 .9 4 2
14.0 176 .2 6 0 .3 5 8 .4 6 4 .5 7 0 . .6 6 9 .7 5 6 .8 2 7 .8 8 3 .9 2 3
14.5 .145 .2 2 0 .311 .413 .518 .619 .711 .7 9 0 .8 5 3 .901
15.0 .188 .185 .2 6 8 .3 6 3 .4 6 6 .5 6 8 .6 6 4 .7 4 9 .819 .8 7 5

X
/ 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

10.5 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.000
11.0 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 1.000
11.5 .9 9 2 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 1.000
12.0 .9 8 8 .9 9 4 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.000
12.5 .9 8 3 .991 .9 9 5 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
13.0 .9 7 5 .9 8 6 .9 9 2 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 1.000
13.5 .9 6 5 .9 8 0 .9 8 9 .9 9 4 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 1.000
14.0 .9 5 2 .971 .9 8 3 .991 .9 9 5 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.000
14.5 .9 3 6 .9 6 0 .9 7 6 .9 8 6 .9 9 2 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
15.0 .917 .9 4 7 .9 6 7 .981 .9 8 9 .9 9 4 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 1.000

211
Bảng 2 (tiếp tục)

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

16 .000 .001 .0 0 4 .010 .022 .0 4 3 .0 7 7 .127 .193 .2 7 5


17 .000 .001 .002 .0 0 5 .013 .0 2 6 .0 4 9 .0 8 5 .135 .201
18 .000 .000 .001 .0 0 3 .0 0 7 .015 .0 3 0 .0 5 5 .0 9 2 .143
19 .000 .000 .001 .002 .0 0 4 .0 0 9 .018 .0 3 5 .061 .0 9 8
20 .000 .000 .000 .001 .002 .0 0 5 .011 .021 .0 3 9 .0 6 6
21 .000 .000 .000 .000 .001 .0 0 3 .0 0 6 013 .0 2 5 .0 4 3
22 .000 .000 .000 .000 .001 .002 .0 0 4 .0 0 8 .015 .0 2 8
23 .000 .000 .000 .000 .000 .001 .002 .0 0 4 .0 0 9 .017
24 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .001 .0 0 3 .0 0 5 .011
25 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .001 .001 .0 0 3 .0 0 6

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

16 .3 6 8 .4 6 7 .5 6 6 .6 5 9 .7 4 2 .812 .868 .911 .9 4 2 .9 6 3


17 .281 .371 .4 6 8 .5 6 4 .6 5 5 .7 3 6 .8 0 5 .861 .9 0 5 .9 3 7
18 .2 0 8 .2 8 7 .3 7 5 .4 6 9 .5 6 2 .651 .731 .7 9 9 .8 5 5 .8 9 9
19 .150 .215 .2 9 2 .3 7 8 .4 6 9 .561 .6 4 7 .7 2 5 .7 9 3 .8 4 9
20 .105 .157 .221 .2 9 7 .381 .4 7 0 .5 5 9 .6 4 4 .721 .7 8 7
21 .0 7 2 .111 .163 .2 2 7 .3 0 2 .3 8 4 .471 .5 5 8 .6 4 0 .716
22 .0 4 8 .0 7 7 .117 .169 .2 3 2 .3 0 6 .3 8 7 472 .5 5 6 .6 3 7
23 .031 .0 5 2 .0 8 2 .123 .175 .2 3 8 .310 .3 8 9 .4 7 2 .5 5 5
24 .020 .0 3 4 .0 5 6 .0 8 7 .128 .180 .2 4 3 .314 .3 9 2 .4 7 3
25 .012 .022 .0 3 8 .0 6 0 .0 9 2 .134 .185 .2 4 7 .318 .3 9 4

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

16 .9 7 8 .9 8 7 .9 9 3 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
17 .9 5 9 .9 7 5 .9 8 5 .991 .9 9 5 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.000
18 .9 3 2 .9 5 5 .9 7 2 .9 8 3 .9 9 0 .9 9 4 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 1.000
19 .8 9 3 .9 2 7 .951 .9 6 9 .9 8 0 .9 8 8 .9 9 3 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9
20 .8 4 3 .888 .9 2 2 .9 4 8 .9 6 6 .9 7 8 .9 8 7 .9 9 2 .9 9 5 .9 9 7
21 .7 8 2 .8 3 8 .8 8 3 917 .9 4 4 .9 6 3 .9 7 6 .9 8 5 .991 .9 9 4
22 .712 .7 7 7 .8 3 2 .8 7 7 .913 .9 4 0 .9 5 9 .9 7 3 .9 8 3 .9 8 9
23 .6 3 5 .7 0 8 .7 7 2 .8 2 7 .8 7 3 .9 0 8 .9 3 6 .9 5 6 .971 .981
24 .5 5 4 .6 3 2 .7 0 4 .7 6 8 .8 2 3 .868 .9 0 4 .9 3 2 .9 5 3 .9 6 9
25 .4 7 3 .5 5 3 .6 2 9 .7 0 0 .7 6 3 .818 .8 6 3 .9 0 0 .9 2 9 .9 5 0

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

19 .9 9 9 1.000
20 .9 9 9 .9 9 9 1.000
21 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
22 .9 9 4 .9 9 6 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
23 .9 8 8 .9 9 3 .9 9 6 .9 9 7 .9 9 9 .9 9 9 1.000
24 .9 7 9 .9 8 7 .9 9 2 .9 9 5 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 1.000
25 .9 6 6 .9 7 8 .9 8 5 .991 .991 .9 9 7 .9 9 8 .9 9 9 .9 9 9 '.000

212
PHỤ LỤC 2

Báng 3. BẢNG PHÂN BÔ CHUÃN TẲC N(0,1)

Các giá trị trong bàng là giá trị hàm


<t>(Z) = P{Z < z }
với z ~ jV(0 ,l)

Hình 21
co in in oo ơ) r^- in CO T_
(T) co ro
„ ci ro co co ro co C\J C\J C\J t\J ÓvJ

C\J C\J o ( 7) N- co C\J o co <o in ro


ro ro co CO C\J cvi OJ CM c \i t\J

co co N- (D in ^r co m co to ro o
(\J (\J t\J (\J t \j C\J C\J CM

00 C\J t_
■^r co CT) CO N. in C\J o CO
C\J <\J C\J (\J C\J Òj 1—

o o C7) CD co N- CO in ■^r co C\J o m rn N-


C\J C\J

co ir> in CO (NJ o cn co N- co CD
£ -

<AJ OJ m ỊZ o o ơ> co co N- (D (O ưi
* 1—

(M co CO co co N. CO cD CD in in '^r 'T ro co

"

•'3' co co CO CO co C\J Ovj CNJ C\J -

ơ) CO ,_ r^ ơ) ơ) OJ ro ơ) T- o \n r- ơ)
ơ) 10 in C\J ^r ư) m co Cvj ơ> h-
o ro N. 1— U) co C\J in co co CO co Ì_J co
m ư~> UJ Cl) <£> N. N- N- cu co co co ư) ơ> ơ)

CT> ro o 'S ' o N- co co UI ơ> o C\J CD


CO o co ơ) C\J o tu ơ) 1— U) <r> o
o co N- <T> 1— U) co ơ) UI CU (D CO
ư) ư> co co CD N- N- r^ co co co co co ơ> ơ>
CF> ư i ro CO N. ID co o N- o o h- C\J
N- N- co *r c •) \D a) ( 7) Ư) cu Tf cn
o Ovl CD o CO K <T) LO N. ơ) Csj
LO in CD cD cn r^. r^ co co CO co co ơ> cn
(7) cn CO Cf> C\J co M- T— LO o C\J ỵ— O)
CD ro ro C\J o r- C\J ưi co u; h- to ơ ) N.
o c\) co o ^r •^r N- o ro N- C7ì T* CM
in ro CD CD to ỉ'- N- 1^. co co co co co ơ)
CT) co h- 00 (£) co c \l <3- ro ơ) T— ơ ) in
un ơ) CT) CO co ro CO CNJ co Cvj co CO CD
o in (7) ro r^ o N> o CM ưi N. CD CNJ
m IT) in to co h- r^- N- co co co co CO ơ)

o N- co o ^5- ơ) ^í- ưì co ơ) lf> C7) T—


CD in o UI co o CT) tò o OvJ C\J ơ)
o ir> m co r- o m r- (7) CVJ Ư) N- (J) c? CNJ
U) ir> IT) CO co N- h* N- co co co co CP ơ)

o o co ơ) h- co N. co 1n co N- C\J lO
co C\J CD co N. (X) ơ) a) c .) o a; ro
o U) ơ) C\J co o co CO (T> C\J N ư) o CNJ
U) ữ) U) <£> cD K N- N N co cò co 00 ƠI <J)
o co T— in co ư) 'í- CsJ ơ) CM t” <£> co (£> Cvi
CM co h» r^ in C\J co C\J CO to CO co CO ÒJ
o o co Cvj co O) ro iD CT) oo ^r C£) co o C\J
l/) ưi U ) co to cD s. K co 00 co co ơ) ơ>
o co C\1 fv- T— o r— ,_ or— <D co ư) ơ) C7> N.
1-- •^r co co Ờ) LO Ũ) ' 00 ơ) ( I) a> Tí o ,
o o ^r co (\J ư~) C7) C\J O) ^T CT) co o C\J 1
ló in LO CU cu co N. N- CO co CO cn CD
s
o co co Oì in h*. o T- cn co 00 ơ) OJ C\J
o o CJ> t;> r-. ư) Ư) cu ũj ưì ^r ■ct ro ơ)
o o co r^ T— ư) o> C\J ư> cu r— ư) co o T—
ìn IT) IỌ OJ cọ cọ K N- N. CỌ CỌ co cọ ơ)
ơ)

o T_ CSJ co in CD N. CO ơ) o <M co
o o o o o o o o o o T—

214
215
TÀI LIẾU THAM KHẢO

[1] G. Grimmett, Probability. An ỉntroduction, Oxíord 1991


[2] M.G. Godírey, E.M. Roebuck, A.J. Sherlock, Concise Statislitics,
London 1988.
[3] B.v. Gnedenko, The thcory o f probability, Mir publishers,
Moscovv 1976.
[4] Harald Cramer, Phương pháp toán học trong thống kê, NXB
Khoa học và Ki thuật, Hà Nội 1970.
[5] Nguyễn Viết Phú, Nguyễn Duy Tiến, Cơ sỏ lí thuyết xác
suất, NXB Dại học va TIICN, Hà Nội 1983.
[6 ] Nguyễn Cao Văn, Trán Thái Ninh, Li thuyết xác suất và
thống kê Toán, NXB Khoa học và Kỉ thuật 1996.
[7] Đào Hữu Hố, Nguyễn Vãn Hữu, Hoàng Hữu Như, Thống
kê Toán học, NXB Dại học và THCN, Hà Nội 1984.
[8 ] Lý Hoàng Tú, Trần Tuấn Điệp, Lí thuyết xác suất và Thống
kê Toán học, NXB Đại học và THCN Hà Nội 1976.
[9] A.N. Shiryayev. Probability. Springer, 1984.
[10] w. Keller, An introduction to probability and its applications,
Vol. 1, Wilẹy, New York 1968.
[11] D. VVilliams. Probability and martingales, Cambridge
University Press, 1991.

21G
LỜI NÓI ĐẦU

Trang
Lời nói đáu 3
Chưưng /
BIẾN CÓ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN c ố

rn
§ 1 . Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu 7
§2 . Hiến cô và mối quan hệ giữa chúng 8
§3. Xác suất của một biến cô 10
§4. Các quy tắc tính xác suất 18
§5. Phép thử lập - Cồng thức Benuli 24
§6 . Xác suất có điều kiện - Quy tác nhân tổng quát 26
§7. Công thức xác suất đẩy đủ và công thức Bayet 30
Bài tập 37
Đáp số và chỉ dẫn 40
Ch ư ơ n g II
ĐẠI L Ư Ợ N G NGẪU NIHKN RỞI RẠC

§ 1 . Phân bố xác suất và hàm phân bô 43


§ 2 . Kì vọng, phương sai và các đặc trưng
của đại lượng ngẫu nhiên 47
§3. Phân bố đồng thời và hộ õố tương quan 51
§4. H àm của đại lượng ngẫu nhiên 57
§5. Phân bố có điéu kiện và kì vọng C.Ó điều kiện 60

217
$6 . Phân bổ nhị thức 64
§7. Phân bố Poat Xông 67
Bài tập 71
Đáp số và chi dán 75
( hư(ttìij ///
DẠI LirựNC; NGẪU NIIIKN LIKN 1ụ c

§1. Hàm mật độ và hàm phân bô xác suất 79


§2. Kì vọng phương sai và các đặc trư n g khác
của đại lượng ngẫu nhiên 84
§3. H à m của đại lượng ngẫu nhiên 89
§4- Phân bố chuấn 93
§5. P h â n bô mũ 97
§6 . Phán bổ đều 99
Bài tập 102
Dáp số và chi dẫn 106
( ỉitrtrng ÍY /c *ỂoC
DẠI nrự N í; N<;ẢU NIIIKN LIKN T Ụ C MUĨ:iJ UIIKU

§1. H àm mật độ và hàm phân bố xác suất 109


§2. Tính độc lập của hai đại lượng ngẫu nhiên 116
§3. H àm của đại lượng ngẫu nhiên hai chiểu 120
§4. P hân bố có điều kiện và kỉ vọng có điếu kiện 125
§5. Covarian và hệ sô tương quan 130
§6 . P hân bố chuấn hai chiểu 136
Bài tập 141
Dáp số và chi dẫn 145
( /ìir</riij V
IAIẬT SỐ LỚN V Ả CÁC DỊN1I LÍ <;i(Vl IIẠN

§1. Các dạng hội tụ của dãy đại lượng ngâu nhiôn 151

218
§2 . Bát đảng thức Trebusep và luật sô lớn 155
§3. Xáp xi phân bỏ nhị thức bằn g phân bô Poát Xông 165
§4. Xấp xi phân bô nhị thức bằn g phân bô chuẩn 168
§5. Định lí giới hạn tru n g tâm - 174
§G. Định lí giới hạn tru n g tâm tổng q u á t 182
Bài tập 185
Đáp số và chỉ dẫn . 189
Phụ lục 1
Một số kiến thức vể giải tích tổ hợp 192
Phụ lục 2 204
Bảng 1 : Bàng phân bố nhị thức 204
Bàng 2 : Bảng phân bố Poat Xông 208
Bảng 3 : Bảng phân bố chuẩn 213
Tài liệu tham khảo 216

219

You might also like