You are on page 1of 3

BÀI 2: OXIT BAZO TÁC DỤNG VỚI AXIT

       Oxit bazơ + axit → muối + nước


VD: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
Phương pháp giải bài tập oxit bazơ tác dụng với axit:
- Bước 1: Viết PTHH.
- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).
- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ
Bài 1: Cho 4,48g oxit bazơ CaO tác dụng vừa đủ với axit H2SO4. Sau khi cô cạn sản phẩm, thu
được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa
đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao
nhiêu?
(Fe2O3, MgO, ZnO) + H2SO4 -> (Fe2(SO4)3, MgSO4, ZnSO4) + H2O
2,81g 0,05 mol 0,05mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = nH2SO4 = 0,05 mol
BÀI TẬP

Bài 1: Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd H2SO4 1M. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 4,5g         B. 7,6g         C. 6,8g         D. 7,4g
Bài 2: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd
H2SO4 11,76%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,2g         B. 3,5g         C. 3,61g         D. 4,2g
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO, CuO, MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd
H2SO4 0,4M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:
A. 8,41 g         B. 8,14g         C. 4,18g         D. 4,81g
Bài 4: Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với
200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:
A. 9,2g         B. 8,4g         C. 7,2g         D. 7,9g
Bài 5: Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO,
NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn
hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a(g) của hỗn hợp X ban đầu là:
A. a = b - 16         B. a = b - 24        C. a = b - 32         D. a = b –
8

Zn ZnO ZnCl 2
{¿ {
Giải: a (g) Pb + O2 -> b (g) PbO + HCl loãng -> b+55 (g) PbCl2
¿O NiCl 2 { + H2O

Cứ 1 mol oxit MO pư tạo 1 mol muối MCl2 thì tăng 35,5x2 -16 = 55 (g)
Mà theo đb, tăng 55 g => có 1 mol hỗn hợp oxit CT chung MO => nO2 = 0,5 mol (bảo toàn NT O)

Bài 6: Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dd HCl 2M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng  thu được 3,071 g muối clorua. Giá trị của m là:
A. 0,123g         B. 0,16g         C. 2,1g         D. 0,321g
Bài 7: Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit . Để hoà tan hoàn
toàn m gam oxit này cần 500ml dd H2SO4 1M . Tính m:
A.  18,4g         B.  21,6g         C.  23,45g         D. Kết quả
khác
Bài 8: Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit. Để
hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô
cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhiêu ?
A.  9,45g         B. 7,49g         C.  8,54g         D. 6,45 g
Giải:
Al Al 2O 3 AlCl 3
{ {
2,86 g Fe + O2 -> 4,14 g Fe x O y + HCl ->
Cu Cu O
X
{
FeCl 3 + H2O
CuCl2
0,16 mol ? 0,08 mol
BTKL: mO2 = moxit – mKL = 1,28g => nO2 = 0,04 mol
 nH2O = 0,04x2 = 0,08 mol (BTNT O) => nH = 0,08x2
 nHCl = 0,08x2 = 0,16 mol (BTNT H)
Bài 9: Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd
HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan.
Tính m:
A. 77,92 g         B. 86,8 g         C.  76,34g         D.  99,72 g
Bài 10: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn
lại 8,32gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn
khan. Giá trị của m là:
A.  31,04 g         B.  40,10 g         C. 43,84g         D.  46,16 g
Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (1) (Chú ý là Fe3O4 tác dụng với axit tạo hỗn hợp 2 muối sắt II và III)

x…….....8x………x………2x……..4x

Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2 (2)

x…….2x………..x………..2x

Chất rắn là Cu dư.

m(g) (Cu, Fe3O4) + HCl -> Chất rắn Cu và dung dịch X (CuCl2, FeCl2) + H2O

0,96 mol 8,32g 61,92g 0,48 mol

mmuối = mCuCl2 + mFeCl2 = x.(64+71) + 3x.(56+71) = 61,92 => x = 0,12 mol

You might also like