You are on page 1of 9

KIM LOẠI

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. TÍNH DẺO
Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác nhau.

Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, …
2. TÍNH DẪN ĐIỆN

Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có
khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe,...

Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện
giật hay cháy do chập điện…

3. TÍNH DẪN NHIỆT


Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

4. ÁNH KIM
Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí như vàng,
bạc...

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM


a) Tác dụng với oxi:

Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành
oxit.

Ví dụ:

  

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, ...):

Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Ví dụ: 2Na (r) + Cl2 (k) ----to--> 2NaCl (r)

https://www.youtube.com/watch?v=58nvxUZldRY

  

https://www.youtube.com/watch?v=fQwTeLzrd54

2. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT


Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

   2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

Chú ý: Hầu hết KL tác dụng axit H2SO4 đặc,nóng, HNO3 tạo khí sp khử (SO2, NO2, NO…)

3. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI


Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...) tác dụng
với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.

  VD: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ;  Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

https://www.youtube.com/watch?v=4gTn1rY0NkU

Chú ý: Vì Na, K, Ba, Ca tan trong nước nên khi cho vào dung dịch muối lập tức tạo thành bazo
tan; sau đó bazo tan tiếp tục tác dụng với muối.

Na + H2O -> NaOH + H2

NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2 + Na2SO4

Chữa bài 6 SGK tr 51:


nCuSO4 = 0,0125 mol

Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu

0,0125………0,0125…..0,0125…….0,0125

Cứ 1 mol Zn phản ứng thì khối lượng dd tăng = 65 – 64 = 1(g)

Mà có 0,0125 mol Zn phản ứng => khối lượng dd tăng = 0,0125g

 mdd sau pư = 20 + 0,0125 = 20,0125 (g)

mZnSO 4
C% (ddZnSO4) = . 100% =
mdd

Chữa bài 7

Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag

0,01…..0,02………0,01………0,02

Cứ 1 mol Cu phản ứng thì sẽ có 2 mol Ag bám vào lá đồng

<=> khối lượng lá đồng tăng: 2x108 – 64 = 152 (g)

Theo đề bài, lá đồng chỉ tăng 1,52 g => có 0,01 mol Cu đã phản ứng.

……

BÀI TẬP

Bài 1. Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng
ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung
dịch bạc nitrat.

Bài 2. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất
rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

Chất rắn A là Cu. Cu + HCl -> không phản ứng => Chất rắn thu được là Cu.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa
đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.

FeSO4 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + Na2SO4

0,2 0,2

Dd B là FeSO4.

Fe(OH)2 + O2 + H2O –to--> Fe(OH)3

0,2 0,2
Trắng xanh nâu đỏ

Fe(OH)3 –to Fe2O3 + H2O

0,2 0,1

BTNT Fe: nFe2O3 = ½ nFeSO4 = 0,1 mol

Bài 3. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh
sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A.

a. Tính m.

b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến
khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?

Bài 4. Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại
A, biết rằng A có hóa trị I.

2A + Cl2 -> 2ACl

2…..1…….2 (mol)

BTKL: mA + mCl2 = mACl

78 + ? = 149

mCl2 = 149 – 78 = 71 g => nCl2 = 1 mol => nACl = 2

M = m/n = …

Bài 5. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8g.

a. Hãy viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.

Bài 6. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư. Sau phản ứng
thu được 11,2 lít khí (đktc).

a) Viết các phương trình hóa học.

2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.

nH2 = 0,5 mol. Gọi số mol Al, Fe lần lượt là x,y.

27x + 56y =16,6

1,5x + y = 0,5
Bài 7. Cho 20g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với bạc nitrat dư tạo thành 8,61g kết tủa.
Hãy tìm công thức của muối sắt.

FeClx

mFeClx = 3,25g = (56 + 35,5x). 0,06/x => x = 3

FeClx + xAgNO3 -> xAgCl + Fe(NO3)x

0,06/x…………………..0,06

Bài 8. Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học.

b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung
dịch thay đổi không đáng kể.

nFe = 0,05 mol

mdd = 100.1,12 = 112g => mCuSO4 = 112.10% = 11,2g => nCuSO4 = 0,07 mol

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

0,05…..0,05…..0,05

Dư 0,02

Bài 9. Viết các phương trình phản ứng cho sự chuyễn hóa sau:

Fe → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.

+HCl + Cl2 +NaOH

Fe → FeCl3 → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe2O3 → Fe.

+Cl2 +Fe +NaOH nung ngoài kk

Nung: Fe(OH)3 –to-> Fe2O3 + H2O ;

Fe(OH)2 –to-> FeO + H2O

Nung ngoài không khí: Fe(OH)3 –to-> Fe2O3 + H2O

Fe(OH)2 + O2 + H2O -> Fe(OH)3 sau đó Fe(OH)3 –to-> Fe2O3 + H2O

Bài 10. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8g. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong nước
thì thu được 2,24 lít khí hidro (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Ca + 2H2O -> Ca(OH)2 + H2


b) Nếu hòa tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H 2 (đktc) thu được là
bao nhiêu?

Bài 11. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl thì thu được 8,96 lít khí hidro
(đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .

b) Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu g muối khan?

Bài 12. Cho 1,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng hết với clo. Sau phản ứng thu được 4,75g muối.

a) Xác định kim loại M.

b) Tính thể tích clo (đktc) đã tham gia phản ứng.

Bài 13. Một hỗn hợp A gồm Al và Mg. Hòa tan m gam A trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít
khí hidro (đktc). Nếu cũng hòa tan m gam A trong dung dịch NaOH thấy còn lại 3,6g kim loại không
tan. Tính m?

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1)

0,2 …………………..0,3

Mg + HCl -> MgCl2 + H2 (2)

0,15………………--->0,15

Al + NaOH + H2O -> NaAlO2 + 3/2H2 (3)

nH2 = 10,08/22,4 = 0,45

KL ko tan là Mg => nMg = 3,6/24 = 0,15 mol

 Al2O3 oxit lưỡng tính: tác dụng được với cả axit và bazo

Al2O3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O

 Al(OH)3: hidroxit lưỡng tính

Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O

 Al: kim loại có hidroxit lưỡng tính (không gọi là KL lưỡng tính)

Al + NaOH + H2O -> NaAlO2 + 3/2H2

Bài 14. Cho tan hoàn toàn 0,54 g một kim loại có hóa trị III trong dung dịch HCl dư thu được 0,672
lít hidro(đktc). Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát và xác định kim loại.
Bài 15. Hòa tan hết m gam Al vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí
SO2 (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính m.

Bài 16. Hòa tan 14,4 gam một oxit sắt trong dung dịch HCl dư thu được 25,4g muối. Xác định oxit
sắt đó.

Cách 1: Đặt CTTQ là FexOy => tìm 1 pt liên hệ giữa x và y

VD: x=y => x=y=1 => FeO

3x = 2y => x=2,y=3 => Fe2O3

4x = 3y => x=3, y=4 => Fe3O4

Cách 2: Đặt hóa trị là n => CTTQ là Fe2On

n=2 => FeO

n=3 => Fe2O3

n=8/3 => Fe3O4 (không có hóa trị 8/3, nhưng mình tạm coi hóa trị Fe trong Fe3O4 là 8/3)

Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 1,4 g Fe trong bình chứa khí clo, thấy thể tích của khí clo giảm đi
0,672 lít (đktc). Hãy xác định muối clorua tạo thành. Viết phương trình phản ứng.

Làm lại bài 17 với số liệu chị thay đổi nhé!

2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3 (1)

0,02…0,03…..0,02 => Fe dư 0,005 mol nên sẽ Fe tiếp tục pu với FeCl3

Fe + 2FeCl3 -> 3FeCl2 (2)

0,005….0,01…………0,015

Vậy tạo thành 2 muối FeCl3, FeCl2.

nFeCl3 = 0,02 – 0,01 = 0,01

nFeCl2 = 0,015

Bài 18. Cho 11,2 3,6 gam kim loại M hóa trị III tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít
hidro (đktc). Xác định M. (Bài này sai đề, sửa giúp chị)

Bài 19. Cho một miếng Zn nặng 13g vào 67,5g dung dịch CuCl2 60% .

a) Viết phương trình phản ứng. Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng.

b) Tính nồng độ % khối lượng các chất thu được trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 20. Hòa tan 4g hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí hidro
(đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

You might also like