You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
---------***--------

BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY


CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG

Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Hân


Mã sinh viên: 1101025038
Lớp: Anh 1
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Phùng Minh Đức

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……… ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 3
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.................................................................. 4
1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự của Công ty ................................................ 4
1.4. Đánh giá chung tình hình kinh doanh của Công ty, giai đoạn 2011-2013 ......... 7
1.5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với Công ty ........................................ 9
1.6. Các công việc thực hiện trong quá trình kiến tập ............................................. 10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG .............................................................. 11
2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013 ............................ 11
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ................................................................. 11
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ........................................................................... 12
Cơ cấu thị trường xuất khẩu .......................................................................... 14
Phương thức kinh doanh ............................................................................... 15
Phương thức thanh toán ................................................................................ 16
Phương thức vận tải ...................................................................................... 17
Tình hình biến động giá ................................................................................ 17
2.2. Nhận xét chung ................................................................................................. 18
2.2.1. Thành tựu đạt được ....................................................................................... 18
2.2.2. Hạn chế .......................................................................................................... 19
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG ............... 21
3.1. Triển vọng của công ty về hoạt động xuất khẩu gạo ........................................ 21
3.1.1. Cơ hội ............................................................................................................ 21
3.1.2. Thách thức ..................................................................................................... 21
3.2. Mục tiêu phấn đấu Công ty .............................................................................. 21
3.3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo ................................. 21
3.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm ..................................................................... 21
3.3.2. Tăng tính cạnh tranh cho giá cả .................................................................... 21
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường ............................... 22
3.3.4. Xây dựng thương hiệu cụ thể ........................................................................ 22
3.3.5. Bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao ....................................................... 23
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 25
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng biểu Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Xuất
1 5
Nhập Khẩu Vĩnh Long

2 Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự toàn Công ty năm 2013 theo trình độ 6

2 Bảng 1.2: Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013 7

Bảng 1.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo trên tổng doanh thu
3 9
của Công ty trong giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 2011-
4 11
2013

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2011-
5 12
2013

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Công ty trong giai
6 14
đoạn 2011-2013

Bảng 2.4: Giá FOB gạo xuất khẩu bình quân của Công ty giai đoạn
7 17
2011-2013

Bảng 3.1: Mục tiêu kết quả thực hiệt hoạt động xuất khẩu trong giai
8 23
đoạn 2014 - 2016
1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh
tế thế giới. Việc gia nhập thành công WTO minh chứng cho những nỗ lực không ngừng
của Việt Nam trong quyết tâm mở cửa nền kinh tế nhằm thích ứng với xu hướng toàn
cầu hóa tất yếu đang diễn ra. Bên cạnh đó, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình đàm phán
tham gia các hiệp ước đa phương về kinh tế như TPP mở ra điều kiện giao thương thuận
lợi với các nước trên thế giới. Trong tình hình đó, việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là
vô cùng quan trọng.

Xét đến những mặt hàng xuất khẩu nổi bật, nhóm hàng nông sản có kim ngạch
chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và gạo là một mặt hàng chủ
lực trong nhóm hàng này. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây Việt Nam từ một
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới đã lùi xuống vị trí thứ 3 chứng kiến sự cạnh tranh
lớn từ Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong năm 2013 xuất khẩu
gạo đạt 6,68 triệu tấn, trị giá FOB đạt 2,89 tỷ USD, giảm 13,45% về lượng và giảm
16,12% về trị giá FOB so với năm 2012. Đứng trước tình hình giảm sút này các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo cần phải liên tục phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh để có những chiến lược phát triển đúng đắn. Thấy được tầm quan trọng này, đồng
thời Vĩnh Long là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vựa
lúa lớn của Việt Nam nên em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu gạo của Công
Ty Cổ Phẩn Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long” nhằm đi sâu tìm hiểu tình hình xuất khẩu
gạo của Công ty.

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long.

Phần 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Vĩnh Long.

Phần 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công
ty cổ phần xuất nhập khẩu gạo Vĩnh Long.
2

Để hoàn thành tốt được đề tài này, tác giả xin cảm ơn Ban Tổng Giám Đốc và các
anh chị trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đã hết lòng giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tác giả trong việc tiếp xúc những công việc thực tế và cung cấp số liệu.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Kế hoạch Đầu tư vì sự nhiệt tình
của anh chị trong việc hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong quá
trình tác giả thực tập tại công ty.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Th.S Phùng Minh Đức, giảng viên đã hết lòng
hướng dẫn, đóng góp ý kiến và giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình tác giả viết đề tài.

Dù đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện, tuy nhiên đề tài sẽ khó tránh khỏi sai sót do hạn
chế về thời gian thực tập và sự thiếu kinh nghiệm của bản thân. Tác giả rất mong Quý
thầy cô có thể đóng góp thêm ý kiến để đề tài của tác giả được hoàn thiện.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Hân
3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP


KHẨU VĨNH LONG

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long (IMEX CUU LONG) là đơn vị
chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, chính thức hoạt động từ
01/12/2007 theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 1500171478 được Phòng Đăng ký kinh
doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Vĩnh Long cấp.

Thông tin chung về Công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long.
- Tên Tiếng Anh: VinhLong Import – Export Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: ImexCuuLong.
- Trụ sở chính: Số 3-5, đường 30/4, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.
- Điện thoại: 070 3823618
- Fax: 070 3823822
- Email: imexcuulong@imexcuulong.vn
- Website: http://www.imexcuulong.vn/
- Mã số thuế: 1500171478

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua những cột mốc quan trọng. Năm
2010, Công ty được SGS United Kingdom Ltd UKAS Vương quốc Anh đánh giá và
chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh
gạo.
Qua năm 2011, Công ty được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được
UBND Tỉnh tặng danh hiệu “Xây dựng doanh nghiệp phát triển đúng hướng và bền vững
tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao năm 2011”.
Đồng thời trong năm 2011, Công ty được Vietnamreport bình chọn xếp thứ 2
trong top 500 “doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011” (FAST 500).
Cũng trong năm này, Công ty nhận “Cúp vàng Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu uy
4

tín ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2011” của BTC Festival Lúa gạo Việt Nam lần
thứ II tại Sóc Trăng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Chức năng

Công ty có chức năng chính là xuất khẩu, bên cạnh đó là các hoạt động nhập khẩu
các mặt hàng bổ trợ và cung ứng xuất khẩu.

- Xuất khẩu trực tiếp và ủy thác hai mặt hàng chính là gạo và nông sản, trong đó
gạo chiếm phần lớn. Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu thêm một số mặt hàng thủy hải sản
và thủ công mỹ nghệ

- Nhập khẩu phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ dây chuyền chế biến gạo và nông
sản.

- Cung ứng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu khác, đầu tư bất động sản.

Nhiệm vụ

Công ty xác định những nhiệm vụ rõ ràng, theo hướng phát triển bền vững.

- Sản xuất và chế biến nông sản đặc biệt là gạo


- Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc nghiên cứu thị, trường
phân tích kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực theo đúng qui
định của Nhà nước.

1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng trên mô hình cơ cấu
theo chức năng trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một cơ quan đảm
nhận. Ưu điểm của mô hình quản lý này là việc thực hiện chuyên môn hóa các chức năng
quản lý do đó tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Các trưởng
bộ phận báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám Đốc bên cạnh đó có các phó Giám đốc giúp
cho Tổng Giám đốc tham vấn chuyên môn.
5

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ


: Quan hệ trực tiếp
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
: Quan hệ gián tiếp

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc
Kinh doanh Thường trực Đầu tư – Sản xuất

Trưởng Giám Giám


Trưởng Trưởng đốc đốc
Trưởng văn
phòng phòng XN XN
phòng phòng
Hành Kế Lương Lương
Kế toán đại diện
chính hoạch thực thực
Tài vụ TP.HC
Tổ chức Đầu tư Cái Cổ
M
Cam Chiên

Giám Giám Giám đốc


đốc XN đốc Công ty
Lương Công ty TNHH
thực TNHH MTV
Tân MTV CBLT
Quy CBLT Vĩnh
Tây Lấp Vò Trạch

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013)

Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban tiêu biểu

Phòng Hành chính Tổ chức có nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc trong việc tổ chức
bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công
ty. Đồng thời Phòng còn có nhiệm vụ theo dõi quản lý lao động toàn Công ty, quản lý
hồ sơ lý lịch, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng bổ nhiệm, kỷ luật, khen thưởng…và
thực hiện công tác thi đua khen thưởng, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ
chính sách khác cho cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị.
6

Phòng Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất
kinh doanh cảu toàn Công ty, lập báo cáo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý Nhà nước và Tổng Giám đốc Công ty. Bên cạnh đó Phòng có nhiệm vụ tổ
chức đàm phán, soạn thảo hợp đồng mua bán, ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa trong và
ngoài nước. Phòng cũng chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương
mại, mở rộng khách hàng và thị trường đồng thời nghiên cứu, đề xuất các dự án, đầu tư
phát triển mặc hàng mới, ngành nghề mới.

Phòng Kế toán Tài vụ có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán, kiểm tra tài chính,
lập báo cáo quyết toán tổng hợp các chứng từ, sổ sách của công ty. Ngoài ra Phòng còn
giúp Tổng Giám đốc ra quyết định tài chính đúng lúc và hiệu quả.

Tình hình nhân sự của công ty

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự toàn Công ty năm 2013 theo trình độ
Trình độ Số lượng Tỉ lệ
Đai học 14 10,77%
Cao đăng 18 13,85%
Trung cấp 20 15,38%
Lao động phổ thông 78 60%
Tổng cộng 130 100%
(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự Công ty 2013, Phòng Hành chính Tổ chức)

Đội ngũ lao động của Công ty có trình độ chuyên môn khác nhau. Điều này giúp
cho Công ty có sự phân bổ hợp lí vào các vị trị trong công ty theo tiêu chí “đúng người
đúng việc” nhằm đem lại hiệu quả cao. Thành phần có trình độ đại học chiếm 10,77%
được phân bổ vào các vị trí cán bộ chủ chốt bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng
Giám đốc và các Trưởng phòng cùng một số nhân viên cao cấp khác. Nguồn nhân lực
chất lượng cao giúp Công ty định hướng chiến lược phát triển toàn diện và gặt hái được
thành công. Tuy nhiên, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ không có trong lực lượng lao động của
Công ty gây ra sự thiếu hụt các chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề chuyên môn mà
trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay đây là một trong những lợi thế mà Công ty cần quan
tâm. Mặt khác, nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ tương đối lớn
(gần 30%) đa số là nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó là số lượng đông đảo lao động
7

phổ thông với 78 người chiếm 60% tổng số lao động của toàn Công ty, đây là bộ phận
lao động thực hiện các công việc hằng ngày ở các kho bãi như bốc xếp hàng hóa, bảo vệ
hay giữ kho, hoặc là các tài xế. Nhìn chung, đây là một sự phân bổ hợp lý phù hợp với
đặc thù của loại hình công ty được cổ phần hóa từ công ty Nhà nước.

1.4. Đánh giá chung tình hình kinh doanh của Công ty, giai đoạn 2011-
2013

Bảng 1.2: Tình hình kinh doanh của Công ty, giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

So sánh 2012 và So sánh 2013 và


2011 2012
Chỉ Năm Năm Năm
tiêu 2011 2012 2013 Số Số
Số tuyệt Số tuyệt
tương tương
đối đối
đối (%) đối (%)

Doanh
5.102,574 3.629,139 3.389,732 -1.473,435 -28,88 -239,407 -6,60
thu
Chi
5.072,818 3.617,205 3.425,324 -1.455,613 -28,69 -191,881 -5,30
phí
Lợi
29,75 11,93 (35,59) -17,822 -59,90 - 47,526 -398,32
nhuận
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 và 2013, phòng Kế toán tài vụ)

Tổng doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục giảm. Năm 2011 doanh thu đạt
5.103 tỷ đồng. Sang năm 2012, doanh thu giảm 1.473 đồng so với năm 2011, chỉ còn
3.629 tỷ đồng. Doanh thu trong năm 2013 được ghi nhất thấp nhất trong giai đoạn này
là 3.390 tỷ đồng, so với năm 2012 đã giảm 239,4 tỷ đồng. Tốc độ giảm doanh thu so với
năm trước trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 28,88% và 6,60%. Nguyên nhân của tình
trạng sụt giảm doanh thu trong giai đoạn này do số lượng hợp đồng ủy thác xuất khẩu
của Công ty vào các thị trường tập trung giảm mạnh trong năm 2012. Lý giải cho tình
trạng trên là do phần lớn hợp đồng thương mại trong năm có giá thấp khiến các công ty
nhập khẩu phải chấp nhận rủi ro thu mua ở các nhà kho bên ngoài để được giá thành
8

thấp. Năm 2013 tiếp nối những khó khăn của năm 2012. Bên cạnh đó, một lượng hàng
tồn kho của các chủng loại gạo đặc thù có giá cao từ năm trước và 2 đợt tạm trữ theo chỉ
đạo từ cấp trung ương khiến cho Công ty phải chịu một khoảng lãi vay Ngân hàng lớn
làm cho giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh nên doanh thu cũng giảm theo. Tuy nhiên
trong năm 2013 Công ty có bước tiến mới trong việc đa dạng mặt hàng kinh doanh nên
mức giảm doanh thu thấp nhiều hơn so với năm 2012. Nhìn chung Công ty đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường mang lại như việc lượng cung thừa khiến giá
thành cao và đầu ra gặp nhiều trở ngại nhưng đã có những chiến lược phát triển hợp lý
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục.

Chi phí cũng có sự biến động tương tự so với doanh thu. Chi phí liên tục giảm
tương đương tốc độ giảm doanh thu. Cụ thể năm chi phí trong năm 2011 ở mức 5.072,8
tỷ đồng, giảm xuống còn 3.617 tỷ đồng trong năm 2012, chênh lệch 1.455,6 tỷ đồng, đạt
28,86%. Do việc cung ứng hàng và đầu ra cho hàng hóa gặp khó khăn nên hoạt động sản
xuất trong năm 2012 bị giảm sút so mạnh kéo theo các chi phí thu mua nguyên liệu cũng
như cho nhân công gia công gạo cũng giảm. Đồng thời kết quả hoạt động kinh doanh
chưa cao nên Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên chỉ được hưởng 65% lương hiệu
quả. Sang năm 2013 dù vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong khâu xuất hàng nhưng do đẩy
mạnh việc đa dạng hóa nên chi phí đầu tư đội lên làm cho mức giảm trong năm 2013 so
với năm 2012 chỉ ở mức 191,8 tỷ đồng, đạt 5,30%. Việc giảm chi phí này không phải là
dấu hiệu đáng mừng đối với công ty vì nguyên nhân không phải bắt nguồn từ việc cải
tiến công nghệ hay nâng cao năng lực quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Vì vậy việc đánh
giá đúng tình hình biến đổi của chi phí là rất quan trọng trong công tác đánh giá hoạt
động kinh doanh.

Lợi nhuận trong 2011 đạt gần 30 tỷ đồng giảm xuống dưới 12 tỷ đồng trong năm
2012. Nguyên nhân là do tuy cả doanh thu và chi phí đều giảm nhưng mức chênh lệch
tuyệt đối giữa doanh thu của 2 năm 2011 và 2012 lớn hơn mức chênh lệch chi phí nên
lợi nhuận giảm gần 19 tỷ đồng. Trong năm 2013 ghi nhận một khoảng lỗ lên đến hơn 35
tỷ đồng. Trong năm này cả doanh thu và chi phí đồng loạt giảm so với năm 2012. Dù
9

hoạt động kinh doanh đã đa dạng hơn nhưng việc đầu tư nhằm đa dạng hóa mặt hàng đòi
hỏi Công ty có những khoản chi cho trang thiết bị máy móc mới vì vậy cần thời gian
khấu hao để hoàn vốn. Bên cạnh đó yếu tố lãi Ngân hàng quá cao và tăng chi phí bảo
quản do hàng tồn kho là nguyên nhân khiến Công ty đối mặt với những khoản lỗ.

1.5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với Công ty

Bảng 1.3: Doanh thu xuất khẩu gạo của Công ty, giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính:tỷ đồng )

2011 2012 2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu xuất


2.109,64 41,34 1.835,37 56,14 1.400,94 41,32
khẩu gạo

Tổng doanh thu 5.102,574 100,00 3.629,139 100,00 3.389,732 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2011-2013, phòng Kế hoạch và Đầu tư)

Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh
thu toàn công ty lần lượt trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 là 41,34%, 56,14% và 41,32%.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu gần như là chủ yếu và xuất khẩu gạo là hoạt động kinh doanh
chủ lực của Công ty đem về nguồn doanh thu lớn. Trong năm 2012 tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu tăng cho thấy vai trò của hoạt động xuất khẩu trong Công ty ngày càng được
nâng cao. Sang năm 2013 Công ty nhận thấy được tình hình khó khăn của thị trường gạo
trong và ngoài nước nên đã mở rộng các mặt hàng kinh doanh làm cho tỷ trọng xuất khẩu
giảm so với năm 2012 xuống còn 41,32%. Mặc dù vậy tỷ lệ này vẫn cao do xuất khẩu
gạo vẫn là hoạt động mũi nhọn vừa giữ vững được các mối quan hệ làm ăn quen thuộc
vừa tận dụng được uy tín để mở rộng sang thị trường mới nhiều tiềm năng qua đó tạo
tiền đề cho các mặt hàng mới của Công ty.
10

1.6. Các công việc thực hiện trong quá trình kiến tập

- Ngày 03/06: nộp đơn xin kiến tập tại Công ty và được Ban Giám Đốc đồng ý. Sau
khi trình bày đề tài đã được bố trí vào Phòng Kế hoạch Đầu tư.
- Từ ngày 03/06 đến 06/06: làm quen với các phòng ban trong Công ty, quan sát
các công việc trong Phòng Kế hoạch Đầu tư, được hướng dẫn sử dụng máy photo copy,
máy scan, máy in. Sau khi được tìm hiểu tổng quan về Công ty, đã đi đến quyết định
chọn đề tài này.
- Từ ngày 09/06 đến 13/06: Photo, scan tài liệu giúp các anh chị trong Phòng Kế
hoạch Đầu tư; được các anh chị chỉ dẫn cụ thể về quy trình hoạt động của Công ty, các
công việc mà anh chị đang làm; được tiếp xúc với một số chứng từ, hồ sơ thực tế như:
Hợp đồng thương mại, Báo cáo tình hình nhân sự công ty, Báo cáo tài chính Công ty qua
các năm…
- Từ ngày 16/06 đến 20/06: Được đi thực tế ở một số kho hàng của Công ty, đọc
và phân tích một số báo cáo được cung cấp ở Công ty, liên hệ anh chị Phòng Kế hoạch
và Đầu tư để giải đáp một số thắc mắc trong quá trình tìm hiểu về hoạt động Công ty.
- Từ ngày 23/06 đến 27/06: Tổng hợp kiến thức cùng kết quả phân tích trong quá
trình kiến tập, hoàn thành đề tài.
11

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: USD)

Năm 2011 2012 2013

Trị giá 101.410.345 88.227.000 67.343.000

Tốc độ tăng (%) - 13% -23.67%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên 2012 - 2013)

Kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm qua các năm. Năm 2011 xuất khẩu gạo đạt
101.410.345 USD. Sang năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 13%, xuống còn
88.227.000 USD. Trong năm này lượng hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo giảm đáng kể,
theo ghi nhận trong Báo cáo thường niên 2012 là 33,48%, là nguyên nhân chủ yếu gây
ra sự sụt giảm trong tổng kiêm ngạch xuất khẩu. Mặc dù vậy, Công ty vẫn giữ vững được
lượng xuất khẩu trực tiếp trong giai đoạn khó khăn này nhờ giữ chân thành công các
khách hàng truyền thống.

Đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm trong đó lượng gạo xuất khẩu
ủy thác giảm mạnh đến gần 79% kéo theo kim ngạch xuất khẩu gạo giảm đến 23,67%
so với năm 2012. Tốc độ giảm này so với tốc độ giảm trong năm 2012 lớn hơn gần gấp
2 lần cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2013.

Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo liên tục giảm sút trong khi đây lại là
hoạt động chủ lực của Công ty đã gây ra nhiều khó khăn cho Công ty. Hạn chế về mặt
nâng cao kết quả kinh doanh là do khả năng đàm phán hợp đồng của Công ty chưa cao
làm cho Công ty phải chấp nhận những hợp đông ủy thác giá thấp được nhập từ Liên
Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam đồng thời Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm
12

thị trường mới dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào khách hàng lâu năm, nếu các đối tác
này giảm lượng nhập khẩu thì kết quả kinh doanh cũng giảm sút.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: tấn)

2011 2012 2013

Tỉ Tỉ Tỉ
Tên loại gạo Kim
Kim ngạch trọng Kim ngạch trọng trọng
ngạch
(%) (%) (%)

Gạo 5% 102.482 46,00 122.978,44 60,00 70.368,46 40,96

Gạo 10% 0 0 11.682,95 5,70 26.216,37 15,26

Gạo 15% 26.276,36 11,79 18.446,76 9,00 13.743,84 8,00

Gạo 25% 91.355,20 41,01 49.806,25 24,30 59.012,61 34,35

Tấm 2.673,44 1,20 2.049,64 1,00 2.456,71 1,43

Cộng 222.787 100,00 204.964 100,00 171.798 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên Công ty)

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu từng loại biến động nhiều trong
năm 2012. Gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng cao luôn hơn mức 40% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu gạo. Mặc dù vậy loại gạo chủ lực chiếm sản lượng xuất khẩu lớn của công ty
là 3 loại gạo 10% - 15% - 25% tấm.

Năm 2011 sản lượng xuất khẩu gạo 5% tấm đạt 102.482 tấn chiếm 46% tổng sản
lượng xuất khẩu. Sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu gạo loại này tăng rõ rệt, đồng thời
tỷ trọng sản lượng tăng đáng kể lên 60%. Nguyên nhân là do trong năm này Công ty đầu
tư cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị tại các xí nghiệp nhằm nâng cao năng suất chế biến
và phẩm chất gạo nên sản lượng sản xuất gạo cao cấp tăng kéo theo sản lượng xuất khẩu
13

tăng. Đến năm 2013 sản lượng gạo này giảm đáng kể xuống còn 70.368,48 tấn, những
vẫn chiếm đến 40,96% lượng xuất khẩu. Nguyên nhân là do đòi hỏi ngày càng khắt khe
về chất lượng sản phẩm của thị trường xuất khẩu khiến cho loại gạo 5% tấm của Công
ty chưa đáp ứng đủ yêu cầu khiến cho đầu ra gặp khó khăn. Đồng thời việc sản xuất loại
gạo chất lượng cao này tốn khá nhiều chi phí do công nghệ của Công ty còn chưa bắt kịp
so với thế giới mặc dù máy móc thiết bị đã được đầu tư nâng cấp trong năm 2012.

3 loại gạo 10% - 15% - 25% tấm là mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty do
thường được nhiều nước ưa chuộng, đặc biệt tại Châu Á và châu Phi hai thị trường mà
Công ty có thể khai thác tốt. Tuy gạo 10% tấm trong năm 2011 Công ty không kinh
doanh nhưng sang năm 2012 thị trường có nhu cầu trở lại nhưng tỷ trọng không cao chỉ
khoảng 5,7%, đến năm 2013 tăng lên mức 15,26% cho thấy dấu hiệu tích cực cho đầu ra
của mặt hàng này.

Đối với gạo 15% tấm sản lượng qua các năm giảm nhưng không nhiều đồng thời
tỷ trọng mặt hàng này trong cơ cấu sản lượng không có thay đổi lớn cụ thể trong 3 năm
tỷ trọng lần lượt là 11,79%, 9% và 8%. Dù tình hình xuất khẩu chung gặp khó khăn
nhưng lượng giảm đối đối với mặt hàng này không cao do đây là loại gạo được ưa chuộng
và kiếm được một số đơn hàng cố định cho Công ty.

Riêng gạo 25%, đây là loại gạo phù hợp với các nước đang phát triển mà thị
trường xuất khẩu chính của Công ty là các nước Đông Nam Á nên sản lượng xuất khẩu
của loại gạo này luôn ở mức cao trong năm 2011 đạt 91.355,20 tấn, chiếm 41% tổng sản
lượng xuất khẩu. Mặc dù vậy trong năm 2012 sản lượng giảm gần 40% do chính sách
khuyến khích sản xuất tự cung cấp lương thực của các nước trong khu vực. Sang năm
2013 tình hình xuất khẩu có khởi sắc hơn tuy nhiên vẫn không tăng nhiều chỉ đạt mức
sản lượng 59.012,61 tấn.

Tóm lại việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm là một thế mạnh của Công ty, giúp
Công ty đáp ứng nhu cầu cho nhiều người dùng ở nhiều thị trường khác nhau, nâng cao
năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước.
14

Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: USD)

2011 2012 2013

Tỉ Tỉ
Thị trường Tỉ trọng
Kim ngạch Kim ngạch trọng Kim ngạch trọng
(%)
(%) (%)

Đông Nam Á 76.220.015 75,16 44.245.841 50,15 32.055.268 47,6

Ấn độ 1.551.578 1,53 13.110.532 14,86 10.619.991 15,77

Châu phi 10.800.201 10,65 7.887.494 8,94 7.730.976 11,48

Mỹ 2.636.669 2,60 5.337.733 6,05 5.057.459 7,51

Châu Âu 10.698.791 10.55 17.645.400 20.00 12.552.736 18,64

Cộng 101.410.345 100 88.227.000 100 67.343.000 100

(Nguồn: phòng Kế hoạch và Đầu tư)

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Công ty qua 3 năm có những biến bổi không
cùng hướng. Có thể nhận thấy thị trường khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cả 3 năm nhưng có chiều hướng giảm dần tỷ trọng trong doanh thu. Cụ thể năm
2011 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm đến hơn 75% nhưng sang năm
2012 và 2013 giảm lần lượt 25,01% và 2,55% so với năm trước đó. Ngược lại tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ lại tăng mạnh từ 1,53% trong năm 2011 lên 14,86%
năm 2012 tuy sau đó tốc độ tăng chậm hơn rất nhiểu chỉ khoảng 0,9% trong năm 2013.
Công ty tập trung vào phương thức xuất khẩu trực tiếp vào hai thị trường này do Công
ty có mối quan hệ làm ăn truyền thông nên tạo được uy tín. Đối với các nước Đông Nam
Á lượng cầu về lúa gạo luôn cao do gạo là nguồn lương thực chính và yêu cầu về chất
lượng hạt gạo phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty, nhưng thời gian gần đây chính
15

phủ các nước này đang khuyến khích sản xuất trong nước nên lượng cung đang giảm
dần. Còn thị trường Ấn Độ tăng mạnh do chính phủ Ấn Độ quyết định xóa bỏ thuế nhập
khẩu gạo nhằm tăng lượng cung trong nước sau khi đợt hạn hán diễn ra gây tình trạng
thiếu hụt lương thực tại đây. Ngoài ra một thị trường mới thuộc khu vực Châu Á đang
được Công ty đầu tư khai thác là thị trường Trung Quốc nhưng đây là thị trường có nhiều
rủi ro do khó nắm bắt nên việc phân tích và đánh giá cần phải hết sức kỹ lưỡng.

Tại thị trường Châu phi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đồng nhất.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia này trong năm 2012 giảm còn 8,94%
so với năm 2011 là 10,65%, nhưng lại tăng lên mức 11,48% trong năm 2013. Trong khi
đó thị trường châu Âu lại chứng kiến xu hướng biến động ngược lại. Năm 2012 tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh từ 10,55% trong năm 2011 lên 20%, và giảm nhẹ
xuống còn 18,47% trong năm 2013. Cả hai thị trường này tập trung phần lớn các hợp
đồng ủy thác xuất khẩu gạo của Công ty do quy mô xuất khẩu còn nhỏ và phân tán. Xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu ghi nhận những khó khăn của công ty về việc ghi xuất xứ
hàng hóa vì đa số gạo xuất khẩu Công ty mua từ nhiều vùng nguyên liệu nên không có
xuất xứ cụ thể.

Bên cạnh đó Công ty còn xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Dù trong giai đoạn này
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu có nhiều dấu hiệu tích cực cụ thể là tăng từ 2,6% năm 2011
lên 7,51% năm 2013 nhưng đây vẫn là con số thấp mặc dù Mỹ là một thị trường rộng
lớn và hấp dẫn. Nguyên nhân là do thị trường này có những đòi hỏi khắt khe về nguồn
gốc xuất xứ cũng như tiêu chuẩn về chất lượng…Từ đây cũng cho thấy được hạn chế về
mặt chất lượng sản phẩm của Công ty. Phẩm chất cũng như xuất sứ chưa đạt tiêu chuẩn
tốt nhất là một trở ngại rất lớn cho Công ty khi tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Phương thức kinh doanh

Hoạt động xuất khẩu gạo được công ty thực hiện qua 2 hình thức đó là xuất khẩu
trực tiếp và ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu trực tiếp chủ yếu
sang thị trường Châu Phi, Châu Á mà chủ yếu là các nước Đông Nam Á. Còn xuất khẩu
16

ủy thác được Công ty sử dụng khi xuất hàng sang thị trường Châu Âu do tính chất nhỏ
lẻ và phân tán của lượng hàng nhập.

Trong năm 2012 sản lượng xuất khẩu trực tiếp đạt 166.114 tấn, đạt 99,77% so
năm 2011 cùng lúc sản lượng ủy thác xuất khẩu là 38.850 tấn, đạt 68,88% so năm 2011.
Sản lượng gạo xuất khẩu trực tiếp trong năm 2012 tương đương năm 2011 cho thấy sự
nỗ lực giữ vững uy tín đối với khách hàng truyền thống của Công ty. Tuy nhiên, Công
ty gặp khó khăn trong việc duy trì lượng xuất khẩu ủy thác trong năm 2012, so với năm
2011 giảm 17.550 tấn, tương ứng 33,48%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả
kinh doanh của Công ty thấp hơn năm trước do hợp đồng xuất khẩu thương mại thường
có giá thấp hơn các hợp đồng xuất khẩu ủy thác vào thị trường tập trung.

Số lượng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác XK năm 2013 giảm 33.166 tấn so năm
2012, trong đó số lượng ủy thác xuất khẩu giảm mạnh, giảm 30.860 tấn tương đương
giảm trên 79%. Nhằm duy trì kết quả kinh doanh ở mức cao Công ty đã tập trung gia
tăng số lượng cung ứng xuất khẩu ra thị trường tương đương 68.554 tấn. Lý do Công ty
đẩy mạnh hình thức cung ứng xuất khẩu do thị trường tập trung không còn hấp dẫn đối
với Công ty vì vậy làm giới hạn đầu ra cho hàng hóa.

Phương thức thanh toán

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long chọn phương thức thanh toán mở
L/C khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Ngân hàng phát hành là Ngân hàng công thương
chi nhánh Vĩnh Long. Phương thức thanh toán này đảm bảo tính an toàn trong các giao
dịch do các bên trong hợp đồng bị ràng buộc bởi bên thứ 3 là ngân hàng của người bán
và người mua.

Đối với những hợp đồng xuất khẩu sang Châu Phi, Công ty thường đồng ý cho
bên nhập khẩu thanh toán theo hình thức trả chậm thay vì mở L/C do khu vực này có hệ
thống ngân hàng chưa phát triển trừ một số nước có khả năng tài chính và ngân hàng
phát triển mạnh như: Ni-gê-ri-a, Ma-rốc…
17

Phương thức vận tải

Trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, Công ty không chịu trách
nhiệm thuê phương tiện vận tải chính. Do Công ty thường ký kết hợp đồng theo điều
kiện FOB nên nghĩa vụ thuê tàu do bên mua chịu trách nhiệm Công ty không chịu.
Công ty chỉ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nội địa để vận chuyển hàng từ
kho đến cảng theo quy định. Tuy nhiên nếu bên mua yêu Công ty thuê phương tiện vận
tải cho họ thì công ty có thể tiến hành thuê tàu theo thỏa thuận hợp đồng. Với cách lựa
chọn phương thức vận tải này, Công ty bị giới hạn trong việc tận dụng lợi thế là bên
thuê tàu để đàm phán giá cao hơn trong hợp đồng xuất khẩu.

Tình hình biến động giá

Bảng 2.4: Giá FOB gạo xuất khẩu bình quân của Công ty, giai đoạn 2011-
2013

(Đơn vị tính: USD/tấn)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Gạo 5% tấm 465 420 410

Gạo 10% tấm 0 350 345

Gạo 15% tấm 382 372 362

Gạo 25% tấm 361 351 346

Tấm 315 303 288

(Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư )

Giá gạo từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm. Giá gạo năm 2011 khá
cao ở mức gạo 5% tấm có giá 465USD/tấn, gạo 15% tấm có giá 382USD/tấn, gạo 25%
tấm là 367USD/tấn và tấm là 315USD/tấn. Giá gạo năm 2011 khá cao nguyên nhân là
do chính phủ Thái Lan tăng giá thu mua lúa gạo trong nước dẫn đến giá gạo xuất khẩu
nước này cũng được đẩy lên, nhờ đó mà xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được hưởng
mức giá cao. Bên cạnh đó tình hình lũ lụt vào các tháng cuối năm ở các nước trong khu
18

vực Đông Nam Á khiến nguồn cung trong ngắn hạn bị thiếu hụt. Đến năm 2012, gạo 5%
tấm bán với giá 420 USD/tấn, thấp hơn 14USD so với năm 2011. Gạo 25% tấm bán với
giá 351USD/tấn thấp hơn 10USD so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các nguồn cung khác như Ấn Độ và Mi-an-ma. Năm 2013, giá
gạo xuất khẩu của công ty ở mức: gạo 5% tấm là 410USD/tấn, gạo 25% tấm là
346USD/tấn. Trong thời gian này giá gạo Việt Nam bán với giá thấp hơn so với gạo cùng
cấp trong khu vực. Cụ thể tại Thái Lan gạo 5% tấm giá 525-530USD/tấn, Ấn Độ giá
430-440USD/tấn. Nguyên nhân chính là do chất lượng gạo trong nước chưa đạt tiêu
chuẩn do nông dân trồng nhiều giống lúa IR 50404 cho năng suất cao nhưng chất lượng
thấp. Không những vậy bà con nông dân thường trọn gạo thơm với loại gạo này khiến
cho chất lượng không cao dẫn đến giá xuất khẩu thấp.

Từ đánh giá trên cho thấy giá bán của Công ty qua các năm giảm một phần do
chất lượng gạo không đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh giá với các quốc gia đối thủ khi xuất
ra nước ngoài. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu thu mua nguyên liệu
do không đồng nhất các nguồn hàng khiến cho độ tin cậy về chất lượng gạo cũng không
cao.

2.2.1. Thành tựu đạt được

Sau hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã có được mạng lưới thu mua gạo rộng khắp
giúp đảm bảo nguồn cung đều đặn. Phạm vi nguồn cung không chỉ trong tỉnh Vĩnh Long
mà Công ty còn thu mua từ các hộ nông dân, hợp tác xã ở các tỉnh lân cận như Long An,
Tiền Giang, Bến Tre. Nguồn cung dồi dào là một yếu tố quan trọng giúp cho Công ty
luôn chủ động trong việc cạnh tranh để có được những hợp đồng xuất khẩu với số lượng
cung lớn đồng thời hoàn thành đúng chỉ tiêu do cơ quan Tỉnh đề ra cũng như thực hiện
tốt các đơn hàng của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam.

Công ty đã xây dựng mối quan hệ với nhiều đối tác ở hơn 30 quốc gia thuộc khối
kinh tế ASEAN, Mỹ, EU… tạo uy tín cho Công ty không chỉ với các khách hàng tiềm
năng mà còn với các nguồn cung ứng gạo. Đồng thời đây cũng là sự đảm bảo cho đầu
19

ra của nguồn hàng, giảm tối thiểu lượng gạo dự trữ trong kho giúp cho Công ty tiết kiệm
chi phí cho hoạt động dự trữ cũng như gạo ít hao hụt. Bên cạnh đó chính sách đa dạng
hóa mặt hàng giúp Công ty đáp ứng nhu cầu của nhiểu nhóm khách hàng khác nhau từ
các quốc gia khác nhau từ đó ngày càng mở rộng hơn nữa mạng lưới đầu ra cho hàng
hóa. Tất cả tạo nên sự vững chắc về thị trường xuất khẩu của Công ty giúp Công ty từng
bước phát triển.

Trình độ của đội ngũ nhân viên phân cấp rõ rệt, các vị trí được phân bổ đúng
người đúng việc đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Ban lãnh đạo có chuyên môn và kinh
nghiệm luôn có những bước chỉ đạo đúng đắn giúp Công ty ứng phó với những khó khăn
và thay đổi bất ngờ. Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt và thái độ làm việc tích
cực. Những yếu tố này tạo nên một nội bộ vững chắc cho Công ty.

2.2.2. Hạn chế

Mặc dù sau hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tích cũng
như có được bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng Công ty vẫn còn có
những hạn chế về nhiều mặt cần sớm được khắc phục.

Thứ nhất, chất lượng gạo không đồng nhất. Công ty có gạo mua từ nhiều nguồn
khác nhau dẫn đến không thể kiểm soát toàn bộ chất lượng nguồn cung do lấy hàng rộng
khắp đồng thời các đa phần các nguồn cung từ các hộ nông dân chất lượng hạt gạo chưa
cao do kỹ thuật gieo trồng còn lạc hậu. Điều này gây khó khăn trong việc ghi nhận xuất
xứ của hàng hóa khi xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó
nguồn vốn còn hạn chế nên công ty không thể đổi mới toàn bộ dây chuyền sản xuất, công
nghệ kỹ thuật còn kém vì vậy qui trình sản xuất loại gạo cao cấp tốn chi phí lớn làm cho
chất lượng gạo xuất khẩu không được đánh giá cao.

Thứ hai, giá cả thiếu tính cạnh tranh. Nguyên nhân là năng suất chế biến nhà máy
còn hạn chế do thiếu vốn đầu tư nên phần lớn gạo phải mua từ các cơ sở chế biến khác
đẩy giá thành lên cao do đó Công ty không thể giảm giá bán để cạnh tranh với các đối
thủ trong giai đoạn khó khăn của thị trường. Thêm vào đó khả năng đàm phán ký kết
hợp đồng của Công ty chưa được nâng cao gây bất lợi trong việc đàm phán giá cả gạo.
20

Thứ ba, hoạt động nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Công ty còn thụ động trong
việc tìm kiếm thị trường mới. Hoạt động Marketing chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị
trường thông qua văn phòng đại diện duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh làm cho Công
ty bỏ mất nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác ở những khu vực khác. Một số thị trường
tiềm năng Công ty vẫn chưa mạnh dạn xuất khẩu trực tiếp để tự nghiên cứu thị trường
mà phải thông qua các hợp đồng ủy thác xuất khẩu như thì trường Mỹ, Châu Âu. Điều
này dẫn đến việc Công ty không am hiểu thị trường và dễ để mất đi các khách hàng tiềm
năng.

Thứ tư, công ty chưa có thương hiệu gạo riêng cho mình. Đây là vấn đề chưa thực
hiện được của ngành gạo mặc dù trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng thương hiệu sẽ
giúp cho Công ty tạo uy tín cho riêng mình giúp thu về các hợp đồng xuất khẩu lớn.

Thứ năm, nguồn nhân lực thiếu những cá nhân có trình độ chuyên môn cao. Tuy
đa dạng về thành phần, nhưng Công ty chưa có những cá nhân có trình độ thạc sỹ, tiến
sỹ. Đây là một điểm thiếu sót đáng quan tâm. Bởi vì nguồn nhân lực chính là nhân tố
quyết định cho thành công của công ty. Thiếu sự đóng góp của các thành phần có chuyên
môn cao làm cho doanh nghiệp không bắt kịp sự phát triển cũng như là thiếu tính chuyên
nghiệp trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh.
21

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG

Công ty cần tìm kiếm, lựa chọn các nguồn cung đáng tin cậy, có quy mô và đảm
bảo chất lượng. Để chủ động trong công tác đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, Công
ty có thể thực hiện các biện pháp các kết nối với nông dân để làm rõ cho họ về tầm quan
trọng của việc đảm bảo chất lượng hạt gạo.

Công ty có thể thu mua gạo chất lượng cao từ các doanh nghiệp chuyên cung ứng
gạo chất lượng cao do có đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để đảm bảo lượng cung
nhằm giữ chân khách hàng lâu năm, mở rộng hoạt động trong thị trường khó tính trong
ngắn hạn. Trong dài hạn, sau khi tình hình kinh doanh Công ty các đủ nguồn tài lực để
đầu tư vào dây chuyền máy móc có thể tự mình chế biến để giảm chi phí. Đồng thời,
Công ty nên đề ra các tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ hơn cho các doanh nghiệp cung
ứng gạo và đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm kể cả đối với các đơn vị
trực thuộc.

Công ty nên thực hiện hoạt động chế biến gạo theo hướng chuyên môn hóa. Đối
với các loại gạo cấp trung và cấp thấp, cơ sở chế biến của doanh nghiệp có thể đáp ứng
tốt do đó doanh nghiệp nên tập trung chỉ sản xuất loại hàng này để nâng cao sản lượng
phục vụ cho các thị trường có nhu cầu như Châu Phi. Còn đối với loại gạo chất lượng
cao Công ty nên ngừng sản xuất trong ngắn hạn và thu mua từ các cơ sở chế biến khác
22

để tăng số lượng trong hợp đồng từ đó tăng khả năng đàm phán giá tạo lợi thế cho Công
ty.

Công ty cần quan tâm hơn nữa về việc đào tạo khả năng đàm phán của đội ngũ
nhân viên. Tổ chức cho các đội ngũ đàm phán tham gia các khóa học về nắm bắt tâm lý
đàm phán cũng như về khả năng sử dụng ngôn ngữ đam phán giúp năng cao năng lực
đàm phán. Cần hướng dẫn các nhân viên hiểu rõ về chất lượng gạo của Công ty vì càng
hiểu sâu sắc thì việc đàm phán càng trở nên dễ dàng.

Công ty nên đặt thêm các văn phòng đại diện ở các tỉnh đang và sắp hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu mạnh mẽ như Đồng Nai, Cần Thơ... Công ty dễ dàng tiếp
cận với các nhà nhập khẩu hơn. Đối với thị trường nguyên liệu đầu vào, Công ty có thể
xây dựng thêm các chi nhánh tại các tỉnh có nguồn cung gạo lớn như An Giang, Tiền
Giang… để tạo ra nguồn cung dồi dào mà giá cả phải chăng.

Đối với việc chưa trực tiếp tìm hiểu thị trường, Công ty nên dần chuyển các hợp
đồng ủy thác xuất khẩu sang hợp đồng xuất khẩu trực tiếp bằng cách duy trì cung ứng
trong thời gian nhất định để tạo uy tín.

Công ty có thể bước đầu xây thương hiệu trên nền tảng nghiệp vụ chuyên nghiệp
trong tất cả các khâu từ chuẩn bị hàng đến ký kết hợp đồng xuất khẩu, sau đó từng bước
xây dựng thương hiệu về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó phấn đấu đạt chỉ tiêu do
Nhà Nước đề ra đồng thời gặt hái nhiều hơn nữa những khen thưởng từ các hiệp hội có
uy tín nhằm khẳng định thương hiệu. Đồng thời hoạt động Marketing quảng bá cũng cần
được đẩy mạnh. Công ty có thể tài trợ cho các chương nông nghiệp của đài truyền hình
Vĩnh Long như chương trình “Bạn Nhà Nông” để khẳng định sự chú trọng về chất lượng
nguyên liệu đầu vào của Công ty. Tận dụng triệt để hiệu quả thương mại điện tử trong
hoạt động Marketing để loại trừ các trở ngại về mặt địa lý khi tiếp xúc với các thị trường
nước ngoài.
23

Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng để thực hiện các giải pháp như trên.
Tất cả những giải pháp được đề ra đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn
cao. Bên cạnh việc không ngừng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Công ty nên có chính sách tuyển dụng
hấp dẫn để thu hút các nhân tài có thể đóng góp lâu dài cho Công ty.

Công ty Cần xây dựng nhiệm vụ, sứ mệnh rõ ràng thuyết phục tạo cho mỗi nhân
viên thấy được sự đóng góp thực sự của mình cho công ty chứ không phải chỉ là hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó việc nâng cao các chế độ lương thưởng và phúc
lợi khi Công ty có hoạt động kinh doanh tốt cũng cần được quan tâm sâu sắc hơn. Công
ty nên tăng cường các hoạt động du lịch kết hợp teambuilding hoặc tổ chức các giải thể
thao nhằm mang lại sự gắn kết giữa các nhân viên.
24

KẾT LUẬN

Mặc dù nước ta đang trong quá trình tiến lên một nước công nghiệp nhưng nông
nghiệp vẫn là nền tảng để phát triển. Chính vì vậy vai trò xuất khẩu gạo trong giai đoạn
mở cửa luôn nhận được sự quan tâm của Nhà Nước. Điều đó đồng nghĩa với tầm quan
trọng của việc không ngừng đánh giá, phân tích hoạt động xuất khẩu của bản thân mỗi
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long
là một trong những đơn vị tiêu biểu luôn có những thành tích cao trong hoạt động xuất
khẩu gạo của tỉnh. Vì vậy việc phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty
không chỉ giúp bản thân tác giả có kiến thức thực tế hơn mà còn giúp Công ty có những
nhận định cụ thể về tình hình phát triển trong thời gian qua.

Báo cáo cho thấy, Công ty có những thuận lợi về nền tảng kinh doanh lâu năm vị
trí địa lý thuận tiện cho giao thương hàng hóa và sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước đến
lĩnh vực xuất khẩu gạo cũng như sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc. Mặc dù vậy,
Công ty gặp không ít khó khăn về thị trường do tình hình biến động chung của thế giới
kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước và
những hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm, vốn đầu tư cũng như thương hiệu cũng kiềm
hãm sự phát triển của Công ty. Với mong muốn hoạt động xuất khẩu của Công ty đứng
vững trước biến động của thị trường và đạt nhiều thành công hơn nữa, tác giả hy vọng
những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng, phân bố nguồn lực hợp lý và xây dựng
thương hiệu mà tác giả đã đưa ra trong bài báo cáo có thể giúp ích cho Công ty trong
việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo.

Sau thời gian thực tập tại Công ty, tác giả thấy được tinh thần làm việc trách
nhiệm và chuyên nghiệp của anh chị trong Công ty, sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc
và nắm rõ được hoạt động kinh doanh của Công ty. Với những lý do trên và nhìn vào
những định hướng cũng như nhiệm vụ mà Công ty đã đề ra tác giả tin tưởng vào sự phát
triển không ngừng của công ty trong thời gian tới.
25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS, TS Phạm Duy Liên, Giao dịch thương mại quốc tế, 2012, NXB Thống kê.
PGS, TS Nguyễn Văn Hồng, Đàm phán thương mại quốc tế, 2012, NXB Thống
kê.
Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long năm 2012
và năm 2013.
Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Tiềm Năng xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trường Châu Phu, xem ngày 23/04/2014, http://www.moit.gov.vn/
http://vinhlong.tbtvn.org/
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên Doanh nghiệp/ Công ty:
Địa chỉ:
Mã số thuế:
Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Chúng tôi xác nhận Sinh viên:
thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty từ ngày…… tháng….. năm……. đến ngày….
tháng…… năm…….. như sau:
- Về tinh thần thái độ:
………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………-
- Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp/ Công ty:
………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………...
- Về số liệu sử dụng trong Báo cáo (ghi rõ số liệu được sử dụng trong Báo cáo có
phải do Doanh nghiệp/ Công ty cung cấp cho Sinh viên hay không):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Nhận xét khác:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
………, ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)

You might also like