You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC


CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phạm Mạnh Cường


Mã số sinh viên: 1101025022
Lớp: K50A – A1
Khóa: K50
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Phùng Minh Đức

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN ....3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự............4

1.2.1. Chức năng .................................................................................................4

1.2.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................4

1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính ........................................................................4

1.2.4. Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến ............................6

1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ
năm 2011 – năm 2013: ............................................................................................8

1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đối với Công ty ..................10

1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập ..........................................10

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 .................11

2.1. Tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến trong giai đoạn 2011
– 2013 ....................................................................................................................11

2.1.1. Tốc độ tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu......................................11

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .....................................................................12

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ....................................................................15

2.1.4. Tình hình biến động giá ..........................................................................17

2.2. Nhận xét chung ..............................................................................................18

2.2.1. Thành tựu ................................................................................................18

2.2.2. Hạn chế....................................................................................................19

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY ......................................................................21
3.1. Triển vọng hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc .....................................21

3.1.1. Cơ hội ......................................................................................................21

3.1.2. Thách thức ...............................................................................................21

3.2. Định hướng phát triển hoạt động ...................................................................22

3.3. Các giải pháp ..................................................................................................22

KẾT LUẬN ..............................................................................................................24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................25


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết
STT Từ tiếng Anh Từ Tiếng Việt
tắt

World Trade Tổ chức Thương mại Thế


1 WTO
Oganization giới

2 FTA Free-trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

Trans-Pacific Strategic Hiệp định đối tác kinh tế


3 TPP Economic Partnership chiến lược xuyên Thái Bình
Agreement Dương

4 EU European Union Liên minh Châu Âu

5 TCHC Tổ chức hành chính

Kế hoạch kinh doanh – Xuất


6 KHKD - XNK
nhập khẩu

Miễn trách nhiệm trên


7 FOB Free On Board
Boong tàu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

STT TÊN BẢNG BIỂU Trang

1 Bảng 1.1: Tình hình lao động của Công ty 6

2 Bảng 1.2: Trình độ lao động của Công ty Cổ Phần May Tiền Tiến 7

3 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần May Tiền Tiến 8
Bảng 1.4. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trong tổng
4 10
Doanh thu

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc
5 11
của Công ty từ năm 2011 – năm 2013

6 Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Công ty May Tiền Tiến 12

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần May
7 15
Tiền Tiến

TÊN SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần May


1 5
Tiền Tiến

TÊN BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động giá các mặt hàng xuất khẩu của
1 17
Công ty
1

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh
dấu cho một tương lai đầy triển vọng của nền kinh tế quốc gia. Tiếp nối những thành
công mà việc hội nhập mang lại, Việt Nam bắt đầu kí kết các thoả thuận thương mại
tự do (FTA) nhằm phát triển sâu hơn mối quan hệ hợp tác song phương với các nước
khác và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong những năm gần đây, việc đàm
phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các
nước phát triển như Mỹ và Liên minh Châu Âu đang mở ra nhiều cơ hội hơn cho các
ngành nghề xuất khẩu của nước ta. Trong số đó, ngành dệt may, một trong những
ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang có những bước chuẩn bị để thâm
nhập vào những thị trường đầy tiềm năng cũng như thách thức này.
Đối với một sinh viên Chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Kinh doanh quốc
tế, việc tiếp cận với hoạt động thực tế của các doanh nghiệp mang yếu tố nước ngoài
là hết sức cần thiết song song với việc học tập trên giảng đường đại học. Với sự hướng
dẫn và giới thiệu của nhà trường, người viết đã chọn Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
– TIVTEC làm nơi thực hiện kiến tập giữa khoá lần này. Đây là một trong những
Công ty dệt may xuất khẩu lớn nhất tỉnh Tiền Giang, cũng như có thời gian kinh
doanh lâu dài và hiệu quả. Đề tài "Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May
Tiền Tiến" được người viết chọn làm chủ đề nghiên cứu cho kỳ thực tập của mình.
Với đề tài này, người viết mong muốn có thể tìm hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động
của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, cũng như thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt
may của Công ty , từ đó có thể đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện hoạt động kinh
doanh quốc tế tại Công ty này.
Báo cáo thực tập giữa khóa được chia làm 3 phần:
Chương I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ
phần May Tiền Tiến giai đoạn 2011 – 2013
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển tình hình xuất khẩu hàng
may mặc tại Công ty
2

Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn - Thạc sĩ
Phùng Minh Đức và các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Kinh doanh – Xuất nhập
khẩu Công ty May Tiền Tiến cũng như Quý Thầy Cô của trường Đại học Ngoại
thương cơ sở 2, đã cung cấp kiến thức, tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
giúp đỡ người viết trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành báo cáo này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Do đó, người viết
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Công ty và Giáo viên hướng dẫn để
đề tài được hoàn thiện hơn.

SINH VIÊN
Nguyễn Phạm Mạnh Cường
3

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN


1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 02 tháng 11 năm 1993, Ủy ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang ra quyết định
số 347/QĐUB, quyết định thành lập Công ty May Tiền Tiến. Sự ra đời của Công ty
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân lao động trên địa bàn. Đến năm 1994, Công ty May Tiền Tiến được thành lập
trên cơ sở liên doanh giữa Công Ty May Việt Tiến thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt
Nam và Công ty Thương Mại Tổng Hợp Tiền Giang. Sau thời gian chuẩn bị về nhân
lực và cơ sở hạ tầng, tháng 4 năm 1994 Công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn
điều lệ 16 tỷ đồng. Ngày 28 tháng 10 năm 2004 Công ty được Bộ Thương mại xấp
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 4143010/GP với tên giao dịch đối ngoại là
Tien Tien Garment Joint Stock Company, viết tắt là “TIVITEC.Co”.
Các thông tin cơ bản về Công ty:
- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
- Tên tiếng Anh: Tien Tien Garment Joint-stock Company
- Tên viết tắt: TIVTEC.
- Trụ sở chính:. 243 Khu phố 6, Phường 9, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- ĐT: 84-73-851201/3
- Fax: 84-73-851205/8
- Email: tientien@hcm.vnn.vn
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Công ty luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đạt được nhiều thành tích tốt, với các huân chương
lao động, bằng khen của chính phủ, huy chương và các giải thưởng .
Năm 2005, Công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam áp dụng
công nghệ thông tin tốt” trong Cuộc bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may
năm 2005 do Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Năm 2006, Công ty nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Tiêu biểu ngành Dệt may
Việt Nam năm 2006” trong Cuộc bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may
năm 2006 do Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
4

Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Công thương – Vũ Huy Hoàng - ký tặng bằng khen
ngày 09 tháng 12 cho “Doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong công tác góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Dệt may Việt Nam”.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần May Tiền Tiến trực thuộc sở Thương mại và Du lịch Tiền
Giang có có chức năng gia công, sản xuất hàng may mặc nhằm cung cấp sản phẩm
chất lượng và đa dạng cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đóng góp vào sự phát
triển của ngành Dệt may trong nước. Mục đích thành lập ban đầu của Công ty là nhằm
phát triển ngành công nghiệp nhẹ và tận dụng lao động phổ thông trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang và các vùng phụ cận. Đến nay, mục tiêu của Công ty là tối đa hoá lợi
nhuận cũng như đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính yếu của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến:
Thứ nhất, định hướng của Công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất
khẩu, Công ty tự thiết kế và sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn chất
lượng của các thị trường lớn như Mỹ và EU. Hoạt động này chiếm trên 50% doanh
thu hàng năm của Công ty.
Thứ hai, sản xuất gia công hàng xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty.
Khách hàng sẽ cung cấp mẫu hàng và nguyên vật liệu chính, Công ty tiến hành sản
xuất và thu phí gia công.
Thứ ba, sản xuất hàng may mặc thị trường nội địa phù hợp kinh tế của người
tiêu dùng đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính
Công ty Cổ phần May Tiền Tiến được tổ chức theo hình thức cơ cấu quản trị
trực tuyến (đường thẳng), tức là thông tin trong hệ thống được truyền theo đường
thẳng từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại. Ưu điểm của hình thức tổ chức này
chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, tinh giản
hoá cơ cấu tổ chức của Công ty, tránh sự chồng chéo giữa các bộ phận. Tuy nhiên nó
có nhược điểm là đòi hỏi người lãnh đạo từng bộ phận phải có trình độ chuyên môn
cao và sự hoạt động hiệu quả của hệ thống thông tin giữa các bộ phận.
5

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Phó Tổng


Giám đốc Giám đốc
(phụ trách (phụ trách
nội dung) sản xuất)

Phòng Kế hoạch Phòng Phòng Phòng Phòng Ban điều


kinh doanh - Kho vận KCS Sơ đồ Cơ điện hành Khu
Xuất nhập khẩu

Tổng kho Khu B Khu A


Phòng Kế toán -
Tài vụ
XN 4 XN 1

XN 5 XN 2
Phòng Thiết kế
Kho B XN 3

Phòng Tổ chức Kho A


hành chính

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính


Một số Phòng ban quan trọng trong sơ đồ Công ty:
Phòng Tổ chức Hành chính chuyên tham mưu, hỗ trợ Tổng Giám đốc trong
các lĩnh vực như tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, công tác thi đua khen thưởng, chế độ
tiền lương và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của Nhà Nước.
Phòng Kế hoạch kinh doanh – Xuất nhập khẩu gồm trưởng phòng và các tổ
trưởng nghiệp vụ. Đây là phòng trọng tâm, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, quản lý xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá; hoạt động
makerting; thực hiện
Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KSC) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng
sản phẩm, thoả mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách hàng.
6

Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm
ra chất lượng toàn bộ Công ty theo chỉ định của Tổng Giám đốc.
Phòng kho vận tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về những vấn đề liên
quan đến vận chuyển áp tải, xếp dỡ hàng hóa, quản lý kho bãi, giám định và cấp phát
nguyên liệu đáp ứng sản xuất, hoàn tất đóng gói hàng hóa đồng thời chịu trách nhiệm
về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công việc được giao trong toàn Công ty theo
chỉ đạo của tổng giám đốc.
Phòng thiết kế tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty về công tác thiết
kế sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu về mẫu mã mới nhằm phục vụ việc đáp ứng đúng thị
hiếu về kiểu dáng và đặc tính sản phẩm của khách hàng.
1.2.4. Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
Bảng 1.1: Tình hình lao động của Công ty
Đơn vị tính: người

Lao động trực tiếp sản xuất Lao động gián tiếp

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Nam 804 30,89% 215 37,52%

Nữ 1.799 69,11% 358 62,48%

Tổng 2.603 573

(Nguồn: Báo cáo lao động tháng 12/2013 - Phòng TCHC)


Thời điểm hiện tại, Công ty đã phát triển đến một quy mô tương đối lớn với
tổng số 3000 nhân công tham gia vào quá trình vận hành và sản xuất chung. Tỉ lệ lao
động gián tiếp chiếm khoảng 22% lượng nhân công trực tiếp nhưng có một vai trò
quan trọng là điều phối mọi hoạt động trong Công ty, đảm bảo cho quy trình làm việc
của toàn đơn vị được đồng bộ. Tuy lực lượng lao động trực tiếp khá cao nhưng so với
quy mô hiện tại thì vẫn còn chưa đáp ứng đủ và Công ty phải thường xuyên tăng ca.
Do đó, Công ty luôn thu hút được lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương, đặc
biệt là lao động nữ.
Tỉ lệ lao động nữ ở cả hai bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp đều cao gấp
đôi tỉ lệ lao động nam. Nguyên nhân là lĩnh vực hoạt động của Công ty cần lao động
có tính tỉ mỉ và khéo léo cao, nhất là bộ phận sản xuất. Hơn nữa, ở các phòng ban bộ
7

phận như phòng Thiết kế và phòng Kế toán – Tài vụ thì đa số nhân viên đều là nữ.
Với lượng lao động nữ khá cao trên địa bàn, Công ty luôn tạo điều kiện cho chị em
phụ nữ có được việc làm với mức lương ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động ở tỉnh Tiền Giang từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 1.2: Trình độ lao động của Công ty Cổ Phần May Tiền Tiến

Trình độ Tổng số (người) Tỷ trọng (%)

Đại học 155 4,49%

Cao đẳng 60 1,74%

Trung cấp 58 1,68%

Cấp III 1.291 37,43%

Cấp II 1.792 52,96%

Cấp I 93 26,96%

Tổng cộng 3.449

(Nguồn: Báo cáo lao động tháng 12/2013 - Phòng TCHC)


Với tính chất công việc đơn giản, không đòi hỏi bằng cấp, bộ phận sản xuất
của đơn vị luôn thu hút một lượng lớn lao động trình độ phổ thông và dưới phổ thông.
Đây là lực lượng lao động chính tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp, chiếm khoảng
90% cơ cấu lao động theo trình độ. Không chỉ tham gia vào qui trình sản suất, một
bộ phận lao động phổ thông cũng có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ không đòi hỏi
bằng cấp chuyên môn khác như văn thư, trưởng ca... Sự ra đời và phát triển của Công
ty đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.
Bên cạnh nhóm lao động phổ thông phục vụ sản xuất thì nguồn nhân lực của
Công ty cũng bao gồm hơn 200 nhân viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở
lên tham gia vào các hoạt động tổ chức, hành chính, lập kế hoạch kinh doanh,... nhằm
đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, so với quy mô hiện tại thì lực lượng này có thể xem là chưa đủ đáp ứng
nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Về dài hạn, Công ty cần có những chính sách
thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao để công tác tại đơn vị.
8

1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ
năm 2011 – năm 2013:
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
Đơn vị tính: đồng (VND)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng Doanh thu 424.339.917.233 638.824.358.145 725.675.672.819

Tổng chi phí 387.882.063.100 600.852.281.603 686.116.723.038

Lợi nhuận thuần từ hoạt


36.457.854.133 37.972.076.542 39.558.949.781
động kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế 30.680.977.632 34.141.362.845 31.248.573.179

Tỷ suất sinh lợi trên Vốn


68% 53% 32%
chủ sở hữu (ROE)
(Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty Cổ Phần May Tiền Tiến)
Doanh thu Công ty tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đều
nhau. Năm 2012 là năm kinh doanh hiệu quả nhất của Công ty trong giai đoạn này
với tốc độ tăng trưởng doanh thu là 151% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh
thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vọt lên 157% do nhận được
nhiều đơn đặt hàng từ thị trường Hoa Kỳ; đến năm 2013, con số này đã giảm đi do
tình hình kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính thì
ngược lại. Năm 2011 giữ mức doanh thu cao nhất vào khoảng 12 tỷ đồng, năm 2012
giảm đi 46% và tăng lại vào năm 2013 với mức tăng 155% tương ứng với mức 10 tỷ
đồng.
Chi phí tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Do Công
ty thông qua kế hoạch đầu tư cải tiến hệ thống bán hàng như tăng cường quảng cáo
và hoa hồng bán hàng nên Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 162%
tương ứng với số tiền tăng khoảng 4,85 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung
của công ty. Năm 2013, hệ thống này hoàn thiện và tỏ ra có hiệu quả trong việc xúc
tiến bán hàng ở thị trường nội địa. Chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh vào năm
2013 ở mức 235% nói lên sự kém hiệu quả việc của hoạt động đầu tư tài chính, điều
9

này ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó, Chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng 141,71% vào năm 2012 tương ứng với số tiền 8,7 tỷ đồng, đây là loại chi
phí chiếm tỷ trọng tăng cao thứ hai trong tổng chi phí của Công ty. Sang năm 2013,
nhờ những cải tiến trong cơ chế hành chính của mình, Công ty đã kiểm soát Chi phí
quản lý doanh nghiệp ở mức tương đối hơn với mức tăng 109%.
Nhìn chung, tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng
trưởng theo xu hướng tốt. Mức lợi nhuận cao nhất là năm 2012 với 34 tỷ đồng, tăng
11% so với năm 2011 và cao hơn 20% so với năm 2013. Lợi nhuận sụt giảm có một
phần nguyên nhân do thuế thu nhập của công ty tăng từ 19% năm 2012 lên 26% năm
2013. Ngoài ra chi phí lãi vay trong năm 2013 cũng tăng cao vượt trội ở mức 229%
so với các năm trước do Công ty vay vốn mở rộng sản xuất và tình hình biến động lãi
suất ngân hàng trong năm qua. Bên cạnh đó, việc đầu tư tài chính chưa hiệu quả cũng
làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ROE (Return on equity) của Công ty năm
2011 là 68% đến năm 2012 là 53% giảm 15%, và năm 2013 chỉ đạt mức 32%. Nguyên
nhân xuất phát từ việc tăng trưởng không đều của lợi nhuận sau thuế và quy mô vốn
chủ sở hữu của Công ty. Từ năm 2011 đến năm 2012, vốn chủ sở hữu của Công ty
tăng 19,5 tỷ đồng; tăng mạnh vào năm 2013 thêm 31,6 tỷ đồng và đạt mức 64,8 tỷ
đồng; tuy nhiên lợi nhuận lại tăng giảm không đều ở các năm như đã được đề cập. Tỷ
lệ ROE chưa cao chứng tỏ công ty sử dụng chưa hiệu quả đồng vốn của cổ đông.
10

1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đối với Công ty
Bảng 1.4. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trong tổng Doanh thu
Đơn vị tính: đồng

Năm 2011 2012 2013

Doanh thu từ hoạt động


411.038.925.930 627.938.316.544 712.372.666.474
xuất khẩu

Tổng doanh thu 424.339.917.233 638.824.358.145 725.675.672.819

Tỷ trọng 96,87% 98,30% 98,17%

(Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty Cổ Phần May Tiền Tiến)


Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc chính là hoạt động chính tạo nên
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Với mức tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu
doanh thu, có thể thấy, Công ty Cổ phần May Tiền Tiến đã thực hiện đúng nhiệm vụ
và chức năng của mình là sản xuất xuất khẩu, gia công hàng may mặc xuất khẩu và
tiêu thụ nội địa; đồng thời giới thiệu và bán sản phẩm may mặc xuất khẩu, nguyên
phụ liệu và sản phẩm dệt may, máy móc và thiết bị chuyên dùng ngành may, kim loại
thường và các sản phẩm bằng kim loại khác.
1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập tại Công ty, người viết đã có cơ hội làm việc và học
hỏi tại Phòng Kế hoạch kinh doanh – Xuất nhập khẩu; đây là một bộ phận quan trọng
trong quy trình hoạt động của Công ty. Tại đây, người viết đã được các cô chú và anh
chị tận tình hướng dẫn về hoạt động lên kế hoạch và kiểm soát hệ thống xuất nhập
khẩu hàng may mặc của Công ty. Nhiệm vụ chính của người viết là cập nhật số liệu
thống kê về xuất nhập khẩu của từng mặt hàng trong quí II năm 2014 và được theo
dõi quá trình lập một kế hoạch kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra trong thời gian thực
tập, người viết còn được hướng dẫn tham quan các bộ phận khác của Công ty như
Phòng Thiết kế và Xí nghiệp sản suất quần áo. Nhờ đó, người viết học hỏi được rất
nhiều điều từ công đoạn ban đầu để sản xuất ra một chiếc áo đến khi xuất sang các
nước như Úc, Mỹ, Nhật…
11

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
2.1. Tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến trong
giai đoạn 2011 – 2013
2.1.1. Tốc độ tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc của Công ty
từ năm 2011 – năm 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sản lượng (chiếc) 4.175.210 5.397.356 4.918.132

Kim ngạch (USD) 54.666.668,80 67.112.230,62 65.359.124,43

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu các năm, Phòng KHKD-XNK)


Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu tại Công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn
2011 - 2013. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu là 4,175,210 chiếc và tiếp tục tăng thêm
23% vào năm 2012 ứng với sản lượng tăng 1,222,146 chiếc. Sản lượng xuất khẩu của
Công ty tăng dần qua các năm bắt nguồn từ sự phục hồi của nền kinh tế sau cuộc
khủng hoảng toàn cầu năm 2009 dẫn đến mức cầu tăng cao. Bên cạnh đó, những
chính sách hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước cũng mang lại nhiều triển vọng cho
ngành Dệt may nói chung và Công ty Cổ phần May Tiền tiến nói riêng.
Tuy nhiên đến năm 2013, mức sản lượng của Công ty giảm nhẹ xuống chỉ còn
91% so với năm trước. Việc sản lượng xuất khẩu sụt giảm xuất phát từ những biến
động kinh tế gần đây, nguồn cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc gặp khó khăn và
giá cả nguyên vật liệu không ổn định đã gây ra những tác động làm ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất chung của Công ty. Ngoài ra, vấn đề lạm phát tăng cao gây ảnh
hưởng đến chi phí đầu vào, lãi suất ngân hàng cao dẫn đến Công ty gặp khó khăn
trong việc vay vốn và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác đã làm cho tình
hình tiêu thụ có sự giảm sút.
Sự dao động trong sản lượng kéo theo những thay đổi trong kim ngạch xuất
khẩu qua các năm nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty vẫn đạt mức
chỉ tiêu do ban lãnh đạo đã đề ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt mức 54,6 nghìn
đô la Mỹ và tăng thêm 22% vào năm 2012. Vào năm tiếp theo, do những nguyên
12

nhân kể trên, mức kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm xuống 65,2 tỷ USD. So với
các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn thì đây là một khoản thu đáng để học hỏi.
Trong tình hình kinh tế có những biến động liên tực, Công ty vẫn đạt được kết quả
tương đối khả quan, duy trì sản xuất và đảm bảo nguồn hàng ổn định đáp ứng cho các
đơn hàng quốc tế; điều đó càng khẳng định uy tín của đơn vị trên thương trường.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty May Tiền Tiến
Đơn vị tính: chiếc

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013


Sản
phẩm Tỷ Tỷ Tỷ
Số lượng Số lượng Số lượng
trọng trọng trọng

Áo Vest 2.310.518 55,3% 3.027.985 56,1% 2.369.872 48,2%

Đầm 953.543 22,8% 1.633.262 30,3% 1.526.859 31,1%

Quần 349.934 8,4% 298.718 5,5% 175.474 3,6%

Áo kiểu 472.553 11,3% 186.698 3,5% 641.941 13,0%

Váy 87.082 2,1% 245.601 4,6% 203.986 4,1%

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu các năm, Phòng KHKD-XNK)


Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là đầm, quần, áo kiểu, áo vest
và váy; đây đều là những mặt hàng mang tính quy chuẩn và đồng nhất cao. Thành
phẩm chính là đồng phục công sở, đồng phục học sinh, quần áo lao động và thường
phục. Để tối ưu hoá hoạt động sản xuất của mình, Công ty đã thành lập những phân
xưởng chuyên trách sản xuất từng loại sản phẩm. Điều này đã giúp cho Công ty luôn
hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn và gây dựng uy tín trong lòng khách hàng quốc
tế.
Đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu là áo Vest với sản lượng trung bình
trên hai triệu chiếc một năm và chiếm khoảng 50% tỷ trọng xuất khẩu của Công ty.
Năm 2011, sản lượng áo Vest đạt 2,3 triệu chiếc và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2012
với khoảng 3 triệu chiếc. Mức tăng trưởng này đã đẩy tỷ trọng xuất khẩu của mặt
hàng này từ 55,34% năm 2011 lên 56,10% vào năm 2012. Mặc dù năm 2013 số lượng
13

áo Vest có giảm xuống 2,3 triệu chiếc nhưng đây vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao
nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty tương ứng mức tỷ trọng 48.19%. Đây
là mặt hàng chủ lực và cũng là thế mạnh của Công ty khi cạnh tranh trên thị trường
Châu Âu và Châu Mỹ.
Đứng thứ hai trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty là Đầm. Cũng như
các sản phẩm khác, sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này tăng mạnh từ năm 2011
đến năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013. Số lượng đầm xuất khẩu năm 2011 đạt
gần một triệu chiếc, chiếm tỉ trọng 22,84% trong tổng sản phẩm. Đến năm 2012, số
lượng đầm tăng lên đạt mức 1,6 triệu chiếc ( tăng 679.719 chiếc) so với năm 2011
với tỉ lệ tăng 71,28% và chiếm 30,26% về tỉ trọng. Dựa theo số liệu trên, mặt hàng
Đầm xuất khẩu đã tăng đáng kể trong cơ cấu sản phẩm của năm 2012. Sang năm 2013,
số lượng đầm ở mức 1,5 triệu chiếc giảm 1,5 triệu chiếc so với năm 2012 nhưng vẫn
chiếm tỉ trọng khá cao là 31,05%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là chiếc lược
mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty. Đầm là mặt hàng có số lượng
xuất khẩu cao nhất sang thị trường rộng lớn này; cụ thể năm 2013 số lượng đầm xuất
khẩu sang Mĩ là 1.176.471 chiếc mang lại mức doanh thu 17.733.616,17 USD (theo
giá FOB). Với bước thành công ban đầu này, Công ty có thể tạo dựng hình ảnh ở thị
trường khó tính này và mở đường cho các sản phẩm khác thâm nhập vào thị trường
mới.
Mặt hàng Quần là sản phẩm duy nhất có sản lượng xuất khẩu giảm dần qua
các năm. Năm 2011 sản lượng xuất khẩu đạt mức 349.934 chiếc, chiếm tỉ trọng 8,38%
và giảm xuống còn 298.718 chiếc với tỉ trọng 5,53% trong năm 2012. So với các mặt
hàng khác, đây là sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu tương đối thấp; đến năm 2013 mặc
hàng này giảm xuống mức 175.744 chiếc, chiếm tỉ trọng 3,57%. Đây là mặt hàng thứ
yếu của Công ty vì vậy mục tiêu đề ra trong thời gian tới của Công ty là giảm dần
những mặt hàng có giá trị thấp và tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị
cao như đầm và áo vest.
Áo kiểu cũng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị thấp của Công ty và đang
nằm trong diện xngười viết xét cắt giảm sản xuất. Với mức sụt giảm mạnh trong tỷ
trọng xuất khẩu năm 2012 ở mức 3,5%, giảm 60% so với năm 2011, đã cho thấy sự
kém tăng trưởng của mặt hàng này. Tuy sản lượng xuất khẩu có tăng trở lại vào năm
14

2013 do nhu cầu của khách hàng tăng lên dẫn đế số lượng áo xuất khẩu tăng trở lại.
Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong sự thay đổi cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
Mặt hàng Váy cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Công ty. Trong giai đoạn từ năm 2011 – năm 2013, số lượng váy xuất khẩu luôn
ở mức thấp, cao nhất là 245.601 chiếc vào năm 2012 – chưa đến 5% cơ cấu hàng xuất
khẩu. Do trị giá xuất khẩu của mặt hàng này chỉ ở mức tương đối, chỉ khoảng
8USD/chiếc, nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty trong thời gian qua.
Nguyên nhân một phần là do nhu cầu về mặt hàng này khá thấp và Công ty chỉ chủ
yếu sản xuất theo đơn yêu cầu của khách hàng chứ chưa có phương hướng phát triển
cho mặt hàng này.
Có thể nhận thấy sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty trong giai đoạn
nghiên cứu là áo Vest và Đầm. Đây là hai mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao, dao động
từ 14 – 15USD/chiếc với tỷ trọng luôn chiếm khoảng 80% cơ cấu xuất khẩu của Công
ty. Trong thời gian tới, Công ty có định hướng sẽ tập trung phát triển các mặt hàng
này nhằm đánh vào thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Với bước đầu là mở rộng quy
mô sản xuất vào năm 2013, và đang tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến quy
trình kĩ thuật, Công ty đang chuẩn bị cho việc cạnh tranh với các đối thủ khác ở hai
thị trường “khó tính” này cũng như tìm kiếm thị trường mới.
15

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu


Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến
Đơn vị tính: chiếc

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013


Thị
trường Tỷ Tỷ
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Số lượng
trọng trọng

Châu Âu 1.942.295 46,5% 3.054.384 56,6% 1.990.177 40,5%

Châu Mỹ 1.587.560 38,0% 2.012.111 37,3% 2.388.038 48,6%

Châu Á 91.493 2,2% 153.102 2,8% 131.129 2,7%

Châu Phi 355.686 8,5% 71.404 1,3% 167.678 3,4%

Châu Úc 198.176 4,8% 106.355 2,0% 241.110 5,0%

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu các năm, Phòng KHKD-XNK)


Thị trường châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty, với các quốc
gia lớn như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha. Trong giai đoạn từ năm 2011 –
năm 2013, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này đều đứng đầu
trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty, ở mức 40% – 50%. Năm 2011, tổng sản lượng
xuất khẩu là 1.942.295 chiếc, chiếm tỉ trọng là 46,5% và tăng vọt lên khoảng 3 triệu
chiếc vào năm 2012 tương ứng tốc độ tăng trưởng 157%. Tuy nhiên năm 2013 tỷ
trọng thị trường này sụt giảm đáng kể xuống còn 40,5%. Theo dự đoán của phòng
Kinh doanh – Xuất nhập khẩu thì trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở
lại. Tình hình xuất khẩu ở thị trường này không ổn định trong thời gian qua, đặc biệt
là vào năm 2013, tình trạng khủng hoảng nợ công, lạm phát ở liên minh Châu Âu
(EU) đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của Công ty. Một phần, Công ty
đang chuyển hướng sang tấn công vào thị trường Châu Mỹ nên cơ cấu xuất khẩu có
phần chuyển dịch sang thị trường mới này. Tuy thế, đây vẫn là một thị trường lâu
năm và Công ty đã có nhiều kinh nghiệm giao thương với các nước thuộc khối EU
nên đây vẫn là thị trường ổn định để phát triển lâu dài.
Thị trường châu Mỹ là một thị trường mới đầy tiềm năng được Công ty chú
trọng trong thời gian qua với tốc độ phát triển liên tục và ổn định. Trong giai đoạn
16

2011 đến năm 20134, sản lượng xuất khẩu tăng liên tục từ 1,5 triệu chiếc lên gần 2,4
triệu chiếc vào năm 2013. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thì đây là thị trường lớn
thứ hai của Công ty và chiếm tỷ trọng khá cao. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây,
tình hình kinh doanh ở thị trường này đã có bước tăng trưởng đột phá vươn lên dẫn
đầu trong cơ cấu xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ sự thành công trong quá trình cải tiến
kĩ thuật và quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty để đạt được những tiêu chuẩn
khắt khe của thị trường này. Vì đây là một thị trường mới nên Công ty chỉ tập trung
vào một số ít quốc gia lớn như Mỹ, Canada và Mêxicô.
Thị trường Châu Phi, Châu Á và Châu Úc tuy là những thị trường lớn nhưng
số lượng và kim ngạch xuất khẩu lại không cao. Cụ thể, châu Á là châu lục lớn nhất
nhưng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu chưa đến 3% còn thị trường châu Phi vào năm
2012 chỉ chiếm 1,3%, còn châu Úc chỉ đạt mức cao nhất là 5% vào năm 2013.
Châu Á là một thị trường rộng lớn và đông dân nhưng đây lại là “công xưởng
của thế giới” nên một phần nhu cầu ở thị trường này không cao, có nhiều đối thủ cạnh
tranh và một phần là công ty không có chiến lược tập trung vào thị trường này. Khách
hàng chính của Công ty chủ yếu là từ các nước phát triển như Nhật, Singapore, Hồng
Kông.
Thị trường châu Phi cũng có tiềm năng rất lớn vì nhu cầu đang tăng cao, tuy
nhiên, Công ty vẫn chưa tiếp cận tốt với thị trường này. Nguyên nhân đầu tiên là do
trị giá xuất khẩu ở đây chưa cao; hai là các phương tiện thông tin liên lạc cũng như
tình hình giao thương tại lục địa này còn khá phức tạp, việc thanh toán còn ẩn chứa
nhiều rủi ro. Nam Phi là thị trường có mối quan hệ thương mại lâu năm với Công ty
ở đây. Năm 2012, số lượng mặt hàng xuất khẩu sang quốc gia này là 71.404 chiếc,
ứng với trị giá theo FOB là 1.149.451,51 USD. Tuy số lượng xuất khẩu không tăng
nhiều nhưng trị giá xuất khẩu tăng lên khiến cho doanh thu ở thị trường này có phần
khả quan hơn trong thời gian tới.
Australia là quốc gia Úc Châu duy nhất có giao thương với Công ty. Trong đó,
năm 2011 xuất khẩu 198.176 chiếc sang thị trường Úc; đến năm 2012, số lượng này
giảm 20,08% nhưng tới năm 2013, số lượng xuất khẩu lại tăng gấp đôi. Điều này cho
thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng, so với Hoa Kì thì đây là một quốc gia không
quá khắt khe về quy chuẩn kĩ thuật cũng như chất lượng sản phẩm và giá cả lại ổn
17

định ở mức cao. Cùng với Canada, Australia đang là thị trường mục tiêu của Công ty
trong giai đoạn này.
2.1.4. Tình hình biến động giá
Những mặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là dòng sản phẩm phổ thông
dùng trong sinh hoạt thường nhật nên thường không có giá trị quá cao như các nhãn
hàng thời trang khác. Ngoài ra, hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công hàng xuất
khẩu nên trị giá thu về không cao bằng những mặt hàng tự sản xuất. Vì vậy, tình hình
biến động giá có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Do những
biến động về kinh tế - chính trị - xã hội ở các quốc gia trên thế giới mà giá xuất khẩu
của Công ty cũng không ổn định. Đặt biệt trong thời gian gần đây, tình hình thế giới
có những diễn tiến phức tạp đang đặt ra thách thức cho ban lãnh đạo Công ty để định
hướng chiến lược cho đơn vị.
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động giá các mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Đơn vị tính: Đô la Mỹ (USD)

Đầm Quần Áo Kiểu Áo Vest Váy


18,00
16,00
14,00
12,00
10,00
8,00
6,00
4,00
2,00
0,00
2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu các năm, Phòng KHKD-XNK)


Tổng quan cho thấy Đầm và Áo Vest là hai mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao
của Công ty với định giá FOB dao động trong khoảng 13 – 15 USD/chiếc. Trong khi
đó trị giá của Áo kiểu, Quần và Váy đang có chiều hướng giảm xuống. Tình hình biến
động giá có ảnh hưởng lớn đến doanh thu trong giai đoạn vừa qua vì khi thâm nhập
thị trường quốc tế, Công ty theo đuổi chiến lược giá thấp nhằm cạnh tranh với các đối
18

thủ khác nên biến động giá sẽ tác động rất xấu đến lợi nhuận. Tuy nhiên các mặt hàng
vẫn giữ được mức giá bình quân dự kiến nên vẫn có thể theo đuổi chiến lược này. Do
tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế kéo dài, Ban lãnh đạo Công ty cũng đã và
đang đề ra những chính sách khác nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh trên các thị trường
mục tiêu. Trong đó, việc nâng cao chất lượng, mẫu mã hai mặt hàng có trị giá xuất
khẩu cao là Đầm và Áo Vest đã mang lại những kết quả khả quan.
2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Thành tựu
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn từ năm 2011 –
năm 2013 có thể xem là khả quan. Từ những báo cáo xuất khẩu của Phòng Kinh
doanh – Xuất nhập khẩu, có thể thấy được sự tiến bộ trong công tác tổ chức quản lí
cũng như sản xuất của toàn thể đơn vị.
Đầu tiên là hoạt động mở rộng thị trường. Trong vòng ba năm từ 2011 đến
2013, Công ty đã thâm nhập thành công thị trường châu Mỹ, đặc biệt là quốc gia với
những quy chuẩn khắt khe như Hoa Kì. Tính đến nay, có thể nói sản phẩm của Công
ty đã có mặt trên khắp các châu lục. Trong đó có 11 quốc gia châu Á, 14 quốc gia
châu Âu (chủ yếu là khối EU), 6 quốc gia châu Mỹ, 2 quốc gia châu Phi và Úc. Trong
thời gian tới, Ban lãnh đạo đã có chiến lược để phát triển thêm ở thị trường châu Âu
và Mỹ, vốn là hai thị trường mục tiêu dài hạn của Công ty.
Kế đến là cải tiến quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2012,
Công ty đã chi 341.297.688.778 VNĐ cho hoạt động đầu tư, trong đó có
121.653.182.981 VNĐ nhằm mua mới và nâng cấp máy móc thiết bị và nhà xưởng
để đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật của các nước nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh
của mình, Công ty luôn hướng đến xây đựng hình ảnh uy tín, chất lượng đối với khách
hàng của mình. Ban Giám đốc cũng rất quan tâm việc tiếp cận những công nghệ tiên
tiến của nước khác để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, Công ty còn chú trọng nâng cao trình độ sản xuất của đội ngũ
nhân công. Vì mặt hàng may mặt là loại hàng hoá có qui cách và tiêu chuẩn cao nên
việc đào tạo kĩ thuật chuyên môn cho lao động của Công ty rất được chú trọng. Đa
phần nhân công tại các Xí nghiệp là lao động phổ thông, nhất là nữ giới, việc tiếp cận
với những phương tiện kĩ thuật cao cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, trước khi
19

vào làm chính thức tại các xưởng sản xuất, nhân viên Công ty đều được đào tạo kĩ
thuật bày bản, thử việc rồi mới vào làm trực tiếp.
Cuối cùng là tăng cường phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên: Yếu tố con
người cũng rất được chú trọng. Mức lương tối thiểu của một công nhân tại Công ty
là vào khoảng 3 triệu đồng, đủ để trang trải sinh hoạt phí cho một gia đình nhỏ tại địa
phương. Ngoài ra Công ty còn nhiều nhiều hình thức khen thưởng khác nhằm khuyến
khích tinh thần làm việc của công nhân, nhân viên. Mỗi năm, Công ty đều tổ chức du
lịch, dã ngoại trong nước cho các nhân viên của mình. Không dừng lại đó, con em
của nhân viên Công ty cũng nhận được sự quan tâm từ phía Ban lãnh đạo, vào những
dịp lễ Tết thiếu nhi, Công ty đều có tổ chức những hoạt động thú vị và trao quà cho
các em.
Với những nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong
Công ty mà thời gian qua hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty vẫn được giữ
vững qua những khó khăn về kinh tế cũng như cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
2.2.2. Hạn chế
Song song những thành tựu đạt được thì còn có những tồn tại mà doanh nghiệp
đang gặp phải làm cho kết quả kinh doanh của Công ty chưa được như mong đợi.
Một số vướng mắt hiện Công ty đang gặp phải là:
Thứ nhất, Công ty chưa sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Tỷ suất sinh lợi trên Vốn
chủ sở hữu, ROE (Return on equity) của Công ty chưa cao chứng tỏ công ty sử dụng
chưa hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Với những khoản vay tài chính lớn vào năm
2012 để mở rộng quy mô sản xuất nhưng tình hình kinh doanh vào năm 2013 lại chưa
đáp ứng được kế hoạch đề ra; đến năm 2014 mới có sự khởi sắc về sản lượng cũng
như kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Các khoản chi phí hoạt động tài chính và quản
lí doanh nghiệp cũng còn khá cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Thứ hai là trình độ cán bộ chưa tương thích với quy mô Công ty. Với quy mô
hơn 3000 nhân công mà những các bộ có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên chỉ
chiếm 4,5% là chưa tương thích. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và
cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Công ty đang thiếu nguồn nhân lực có chuyên
môn cao tham gia vào bộ máy quản lí. Nguyên nhân một phần là do trên địa bàn tỉnh
chưa có nhiều cơ sở đào tạo đủ tiêu chuẩn nhằm tạo nên nguồn cung lao động tri thức
20

cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Do đó, các hoạt động như thanh toán,
mở thư tín dụng hay một số hoạt động hải quan khác ở Công ty còn có nhiều thiếu
sót và trì trệ.
Thứ ba, hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công xuất khẩu nên chưa tạo
nên giá trị cao. Vì hoạt động chính của Công ty là gia công xuất khẩu theo đơn hàng
của các quốc gia khác, nên chưa tạo ra giá trị lớn cho Công ty. Hàng hoá xuất khẩu
chủ yếu là quần áo phổ thông, chưa có sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã, cũng
như thiếu đi những dòng hàng cao cấp có giá trị cao.
Cuối cùng là chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, vai trò của công tác quảng
bá tiếp thị hình ảnh chưa được Công ty chú trọng đúng mức. Phòng Marketing được
gộp chung với phòng Kế hoạch kinh doanh – Xuất nhập khẩu nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót trong quy trình Marketing, đặt biệt là khâu xây dựng thương
hiệu và nghiên cứu thị trường. Ngoài ra Công ty cũng chưa có website riêng để quảng
bá thông tin và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm của mình.
21

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY
3.1. Triển vọng hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc
3.1.1. Cơ hội
Tình hình kinh doanh hiệu quả ở các năm gần đây, đăc biệt là quý I năm 2014
đã nói lên sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau những khủng hoảng từ năm 2009.
Với việc thâm nhập thành công thị trường Hoa Kì đã mở ra nhiều cơ hội cho Công ty
từ việc sản xuất kinh doanh đến xây dựng hình ảnh trong mắt bạn hàng thế giới.
Hơn nữa, với những nỗ lực của Chính phủ trong việc hạ hàng rào thuế quan
cũng như việc kí kết những thoả thuận thương mại song phương và đa phương cũng
mở ra nhiều cánh cửa cho doanh nghiệp tiếp cận những thị trường tiềm năng. Với
định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những chính sách của Chính phủ nhằm
trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là một phần lợi thế của Công ty trong quá
trình hoạt động.
3.1.2. Thách thức
Đối với một công ty xuất khẩu thì thách thức lớn nhất là tình hình biến động
giá và tỷ giá hối đoái. Không loại trừ những nguyên nhân đó, Công ty Cổ phần May
Tiền Tiến cũng đang đối mặt với những bất ổn trong tình hình kinh tế hiện nay.
Một là sự cạnh tranh gay gắt của những doanh nghiệp xuất khẩu khác trong và
ngoài nước, đặc biệt là những doanh nghiệp tại Trung Quốc, nơi được mệnh danh là
xưởng gia công lớn nhất thế giới. Với tính phổ thông của ngành hàng may mặc thì
đây là một ngành dễ cạnh tranh và thu hút nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Hai là tình trạnh biến động giá, lãi vay và lạm phát có thể ảnh hưởng nặng nề
tới kết quả kinh doanh của Công ty. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ vào ngày 19 tháng 06 năm
2014 có thể sẽ là một thách thức mới cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ba là nguồn cung lao động trí thức trên địa bàn còn thiếu, nhân viên có trình
độ chuyên môn cao không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp.
Tình trạng “chảy máu chất xám” sang những địa bàn có thu nhập cao như Đông Nam
Bộ là một dấu hiệu báo động cho sự thiếu hụt chuyên viên trong vùng.
22

3.2. Định hướng phát triển hoạt động


Với những dấu hiệu thuận lợi từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu đầu năm 2014,
Công ty đã đề ra các mục tiêu nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
cũng như thâm nhập sâu vào các thị trường đang tồn tại. Dưới sự chỉ đạo của Ban
Giám đốc, phòng Kế hoạch kinh doanh – Xuất nhập khẩu đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể:
Sản xuất – kinh doanh tăng trưởng: 50% – 60%
Tổng doanh thu ước đạt: 700 – 900 tỷ đồng/ năm.
Giá vốn hàng bán giảm ở mức: 300 – 400 tỷ đồng/ năm.
Thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
Lợi nhuận trước thuế đạt:70 – 90 tỷ đồng/ năm.
3.3. Các giải pháp
Từ những hạn chế của Công ty rút ra trong quá trình học hỏi và quan sát thực
tế, sau đây là một số giải pháp được người viết đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của đơn vị:
Thứ nhất, Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ
thể là cắt giảm chi phí hoạt động tài chính và hoạt động quản lí doanh nghiệp bằng
cách áp dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin để tinh gọn hệ thống truyền
đạt thông tin, dữ liệu trong Công ty; tổ chức lại hệ thống bán lẻ nội địa vì phân khúc
này hoạt động kém hiệu quả và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
Công ty không có thị trường nội địa cũng là một hạn chế. Vì vậy việc thành lập môt
phòng ban riêng để nghiên cứu thị trường như phòng Markeritng là cách giúp Công
ty có thể cải thiện được mảng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thêm những thị trường
mới hoặc mở ra một kênh phân phối nội địa mới để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.
Thứ hai là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để bộ máy quản lí Công ty
vận hành hiệu quả, Ban lãnh đạo cần có kế hoạch đưa cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ ở
các trung tâm đào tạo có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tu nghiệp tạinước
ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đây là vấn đề Công ty cần đặc
biệt quan tâm vì hiện nay số lượng cán bộ nhân viên trẻ tại đơn vị còn thấp và sẽ tạo
nên sự thiếu hụt trong tương lai.
Thứ ba, chú trọng phát triển phòng Thiết kế của đơn vị. Do hoạt động gia công
không thể tạo nên những giá trị cao cho Công ty nên cần quan tâm hơn vào việc phát
23

triển dòng sản phẩm cao cấp, độc đáo mang thương hiệu riêng của Công ty. Với việc
làm đó, Công ty có thể từng bước thâm nhập vào những phân khúc cao hơn trên thị
trường quốc tế từ đó tối ưu hoá lợi nhuận thu được. Công ty có thể tuyển dụng thêm
nhiều nhà thiết kế trẻ, có đam mê và tư tưởng hiện đại thông qua việc tổ chức các
cuộc thi tại những trườn đại học chuyên về Mỹ thuật, thiết kế, liên kết thông tin với
nhà trường nhằm thu hút những sinh viên tài năng vừa tốt nghiệp để vào làm việc tại
Công ty. Một hình thức khác là tài trợ học bổng cho học sinh trên địa bàn tỉnh có đam
mê theo học ngành nghề này với cam kết sẽ trở lại phục vụ cho Công ty sau khi ra
trường.
Cuối cùng là xây dựng thương hiệu Công ty trên thị trường trong và ngoài
nước. Hiện tại, Công ty vẫn chưa có Website riêng nên khách hàng sẽ gặp khó khăn
trong việc tìm hiểu thông tin. Việc áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh
doanh có thể giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với những sản phẩm của Công ty.
Một website được thiết kế theo cả tiếng Việt và tiếng Anh và cập nhật những thông
tin về sản phẩm, chất lượng, những thành tựu Công ty đã đạt được là một hình thức
quảng cáo thông minh và hiệu quả. Thông qua cổng thông tin điện tử, khách hàng
quốc tế có thể giao tiếp thuận lợi hơn khi tạo lập quan hệ kinh doanh với Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn có thể tham gia thêm nhiều hội chợ triển lãm nhằng quảng bá
sản phẩm mới và tìm kiếm đối tác, nhất là ở hai thị trường còn kém phát triển như
Trung Đông và Châu Phi vì tập quán thương mại ở đây có phần khác với các nơi khác.
Hoặc Công ty có thể tham gia những hội chợ thường niên tại Hồng Kông và Thượng
Hải vì đây là hai nơi thường thu hút các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp đến tìm
kiếm bạn hàng và đối tác tại thị trường châu Á.
24

KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới đang có những bước hồi
phục với những dự báo về sự khởi sắc của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,
Úc… năm 2014 có thể nói là một năm đầy hứa hẹn cho ngành Dệt may Việt Nam nói
chung và các Công ty xuất khẩu hàng may mặc nói riêng. Với vai trò là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, sản phẩm ngành may mặc đã có đóng góp to lớn vào tăng trưởng
GDP của nước ta,với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gần 30%. Tuy nhiên, với tình trạng
lạm phát và sự bất ổn chính trị thời gian qua, các doanh nghiệp cần có những bước
chuẩn bị cho sự biến động trong thị trường xuất khẩu trong những năm tới. Với việc
nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, người
viết đã có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh của các doanh
nghiệp may mặc xuất khẩu và thấy được triển vọng phát triển của ngành Dệt may
trong thời gian tới.
Song song với những phát triển của bối cảnh kinh tế, Công ty cũng đã nỗ lực
không ngừng trong việc cải tiến kĩ thuật, phát triển hoạt động sản xuất, quản lí để sử
dụng hiệu quả và hợp lí nguồn vốn, đồng thời khẳng định hướng đi đúng đắn của
mình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, người viết hy vọng những
đóng góp và kiến nghị trên sẽ góp phần vào sự thành công của Công ty. Tin chắc rằng
trong tương lai, Công ty Cổ phần May Tiền Tiến sẽ còn phát triển nhiều hơn, mang
mặc hàng may mặc của Việt Nam đến với những khách hàng trên khắp các châu lục.
Với những kiến nghị trên, hy vọng Công ty có thể phát triển mạnh mẽ và thành công
hơn trong thời gian sắp tới.

Tuy gặp phải những khó khăn trong việc làm quen với môi trường làm việc
thực tế khiến cho công việc của người viết còn nhiều khiếm khuyết nhưng nhờ đó
người viết đã học hỏi được rất nhiều từ các cô chú, anh chị ở Công ty. Những bài học
này sẽ là kinh nghiệm quí báu cho người viết khi rời giảng đường. Người viết xin
chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và quan tâm tận tình của các cô chú, anh chị trong
Phòng Kế hoạch kinh doanh – Xuất nhập khẩu cũng như lời tri ân đế Ban giám đốc
Công ty Cổ phần May Tiền Tiến và nhà trường đã tạo điều kiện cho người viết hoàn
thành bài báo cáo trong lần kiến tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, 2013, Báo cáo lao động tháng 12/2013
2. Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, 2013, Báo cáo tài chính năm 2013
3. Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, 2013, Báo cáo xuất khẩu trực tiếp tháng 12/2013
4. Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, 2012, Báo cáo xuất khẩu trực tiếp tháng 12/2012
5. Công ty Cổ phần May Tiền Tiến, 2011, Báo cáo xuất khẩu trực tiếp tháng 12/2011

You might also like