You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
---------***--------

BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế

CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG Ở NGÂN HÀNG


NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – AGRIBANK – CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tài Công Hậu


Mã sinh viên: 1101025041
Lớp: Anh 1 - K50A
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phùng Minh Đức

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014

ThS. Phùng Minh Đức


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT


TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK – CHI NHÁNH MẠC THỊ
BƯỞI ............................................................................................................................... 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự .............. 4

1.2.1. Chức năng .................................................................................................... 4

1.2.2. Nhiệm vụ...................................................................................................... 5

1.2.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 5

1.2.4. Quản trị nhân sự ........................................................................................... 6

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2013 .. 7

1.4. Vai trò của hoạt động tuyển dụng đối với Chi nhánh......................................... 8

1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập. .............................................. 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG TẠI


NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
AGRIBANK – CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI ........................................................ 10

2.1. Thực tế quy trình. ............................................................................................. 10

2.1.1. Mục đích và nguyên tắc tuyển dụng .......................................................... 11

2.1.2. Xây dựng bản mô tả công việc .................................................................. 12

2.1.3. Tìm kiếm nguồn tuyển dụng ...................................................................... 12


2.1.4. Tiếp nhận hồ sơ .......................................................................................... 13

2.1.5. Phân loại hồ sơ ........................................................................................... 13

2.1.6. Thi tuyển chuyên môn, Tin học và Tiếng Anh .......................................... 14

2.1.7. Phỏng vấn .................................................................................................. 16

2.1.8. Ký kết hợp đồng lao động.......................................................................... 17

2.2. Nhận xét chung ................................................................................................. 17

2.2.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 17

2.2.2. Điểm yếu .................................................................................................... 18

2.3. So sánh lý thuyết............................................................................................... 19

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TUYỂN


DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – AGRIBANK - CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI ................................ 20

3.1. Triển vọng phát triển của phòng giao dịch ....................................................... 20

3.1.1. Cơ hội......................................................................................................... 20

3.1.2. Thách thức ................................................................................................. 21

3.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh .............................................................. 21

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng tại Chi nhánh Mạc Thị
Bưởi – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......................... 22

3.3.1. Bổ sung lực lượng chuyên trách tuyển dụng ............................................. 22

3.3.2. Đa dạng và nâng cao chất lượng nguồn tuyển dụng .................................. 22

3.3.3. Phát triển quy trình chọn lọc hồ sơ đăng ký .............................................. 23

3.3.4. Nâng cao quy trình thử việc và đào tạo ..................................................... 23

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 24


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ThS. Thạc sĩ

PGS., TS. Phó giáo sư, Tiến sĩ

Email Electronic mail Thư điện tử

NHNN Ngân hàng Nhà nước

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

ROA Return on assets Tỷ số lợi nhuận trên tài sản


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

STT Tên bảng biểu Trang


Bảng 1.1: Số lượng nhân viên của Chi nhánh Mạc Thị Bưởi
1 6
giai đoạn 2011-2013
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Mạc Thị Bưởi
2 7
giai đoạn 2011-2013

3 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 5

4 Sơ đồ 1.2: Quy trình tuyển dụng 10


1

LỜI MỞ ĐẦU
Xuyên suốt sự phát triển hàng thế kỷ qua của nền kinh tế thế giới, hoạt động quản
trị nguồn nhân lực luôn khẳng định vai trò quan trọng thiết yếu trong sự thành công của
mọi doanh nghiệp, tổ chức nói riêng hay các tập thể nói chung. Hơn thế, khi đất nước
đang có những bước tiến rất nhanh trong công cuộc hòa mình vào nền kinh tế chung đầy
cạnh tranh của thế giới thì vấn đề về con người – nhân sự đã trở thành một yếu tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của một công ty trên thị trường.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân
hàng thương mại hàng đầu được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Với định hướng
phát triển sâu rộng trên khắp đất nước, 25 năm qua, Ngân hàng Agribank đã xây dựng
được một mạng lưới với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, trong đó có cả chi
nhánh ở Campuchia. Để vận hành cả một hệ thống ngân hàng với gần 40.000 cán bộ
nhân viên, Agribank luôn chú trọng đến việc quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là công
tác tổ chức tuyển dụng.

Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi thuộc Ngân hàng
Agribank, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Công tác tổ chức tuyển dụng ở Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank - Chi nhánh Mạc Thị Bưởi”
làm báo cáo thực tập để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và đề xuất những giải
pháp cho công tác tổ chức tuyển dụng ở Chi nhánh.

Về cơ cấu, ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo có ba phần:

Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Agribank – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tuyển dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi.

Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức tuyển dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank – Chi nhánh
Mạc Thị Bưởi.
2

Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, tác giả xin chân thành cám ơn Ban
Giám đốc cùng các anh chị phòng Nhân sự tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi thuộc Ngân
hàng Agribank và Thạc sĩ Phùng Minh Đức đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông
tin, hướng dẫn tận tình trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng do thời gian và kiến thực còn hạn chế nên báo cáo này không tránh được
những thiếu sót và sai phạm. Vì vậy, tác giả kính mong quý Thầy Cô góp ý để báo cáo
được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực tập

Nguyễn Tài Công Hậu


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN


NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK – CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank được thành lập từ
ngày 28 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) với vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là
đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh,
đến ngày 11 tháng 11 năm 1997, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi được thành lập. Ngoài hội sở,
Agribank Chi nhánh Mạc Thị Bưởi còn có 8 phòng giao dịch ở quận 1 cùng 17 máy
ATM nằm trải đều các quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng đầy đủ
nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng cho các loại hình doanh nghiệp và mọi đối
tượng người dân trên địa bàn.
Thông tin cơ bản:
- Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Mạc Thị Bưởi
- Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Branch
Mac Thi Buoi
- Tên viết tắt: Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (tiếng Việt);
Agribank – Branch Mac Thi Buoi (tiếng Anh)
- Địa chỉ: 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: +84 (8) 38231880
- Fax: +84 (8) 38245395
- Website: www.agribank.com.vn
Trải qua qua hơn 16 năm, Agribank Chi nhánh Mạc Thị Bưởi đã không ngừng
phát triển và lớn mạnh như ngày hôm nay. Ngày 9 tháng 11 năm 2006, nhân kỉ niệm 9
năm thành lập, Chi nhánh đã trân trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do
Chủ tịch nước trao tặng. Trong thời buổi kinh tế hội nhập toàn cầu, Chi nhánh vẫn luôn
4

nỗ lực để phục vụ khách hàng tốt nhất để giữ vững vị thế đứng đầu trong thị trường tài
chính ngân hàng.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Là một chi nhánh cấp II của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Agribank
Chi nhánh Mạc Thị Bưởi cung cấp tất cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi
tổ chức kinh tế và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đời sống.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành kỳ
phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu
cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử
và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.
- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như:
+ Phát hành thẻ nội địa; thẻ quốc tế VISA, MasterCard; thẻ Lập nghiệp cho học
sinh, sinh viên.
+ Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking (SMS Banking,
VnTopup, ATransfer, VnMart, APayBill), Internet Banking.
+ Cung ứng các dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm, bán vé máy bay Vietnam
Airlines, thu ngân sách nhà nước.
5

1.2.2. Nhiệm vụ
Bên cạnh nhiệm vụ chính là kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn – Agribank nói chung và Chi nhánh Mạc Thị Bưởi nói riêng còn thể hiện
trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt Nghị quyết 26-NQ/TW, nhiệm vụ của Agribank là
“Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế
nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức


Chi nhánh Mạc Thị Bưởi áp dụng cơ cấu tổ chức tương tự các chi nhánh cấp 2
khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đó là cơ cấu tổ
chức theo chức năng. Việc chia các phòng ban theo chức năng giúp cho bộ máy quản trị
của Chi nhánh dễ dàng tham gia và phân chia quản lý theo chuyên môn. Đây cũng là
một mô hình cơ cấu tổ chức đơn giản và hiệu quả trong việc xây dựng và giám sát hệ
thống nhân sự trong Chi nhánh, đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng Kế toán – Phòng Hành chính –


Phòng Tín dụng Ngân quỹ Nhân sự
(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh)
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Chi nhánh và là người có quyền
hạn cao nhất về việc điều hành mọi hoạt động tại Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là
người xây dựng chiến lược phát triển của Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc,
theo dõi và giám sát việc thực hiện chiến lược, qua đó thực hiện các biện pháp khen
thưởng hay kỉ luật. Ngoài ra, giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm chính với các Chi
nhánh Ngân hàng cấp cao hơn.
6

Phó giám đốc bao gồm 2 người, là những nhân vật hỗ trợ thân cận nhất và tham
mưu cho việc điều hành hoạt động Chi nhánh của giám đốc. Phó giám đốc thứ nhất phụ
trách mảng hoạt động tín dụng của ngân hàng, có báo cáo thường xuyên với giám đốc
về việc huy động vốn và cho vay và được thay mặt giám đốc trong một số hoạt động
giao dịch. Phó giám đốc thứ hai quản lí hai phòng ban là Kế toán – Ngân quỹ và Hành
chính – Nhân sự, được quyền thay mặt giám đốc kí một số quyết định trong việc điều
động nhân lực trong một số hoạt động.
Phòng Tín dụng: Thực hiện hoạt động kinh doanh cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn đối với khách hàng; tư vấn và thực hiện hoạt động huy động vốn với khách
hàng tại các địa điểm giao dịch.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Kiểm soát hoạt động tiền bạc của Chi nhánh bao gồm
tiền gửi của khách hàng, vốn cho các khoản vay theo thời hạn và các chi phí hoạt động
của Chi nhánh; Kiểm tra và kiểm soát chứng từ theo từng ngày và đảm bảo tình trạng
nguồn vốn thực tế của Chi nhánh luôn ổn định.
Phòng Hành chính – Nhân sự: Tổ chức hành chính, phục vụ hoạt động kinh doanh,
văn thư, lưu trữ, giao dịch, quản lý tài sản và bảo vệ an toàn Chi nhánh; thực hiện các
công việc quản lý nhân sự trong Chi nhánh, duy trì nguồn lực phù hợp với sự phát triển
của Chi nhánh và tham gia cùng Văn phòng đại diện miền nam trong việc tuyển dụng.

1.2.4. Quản trị nhân sự


Bảng 1.1: Số lượng nhân viên của Chi nhánh Mạc Thị Bưởi giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: người
Năm 2011 2012 2012/2011 2013 2013/2012
Số lượng
142 123 -13,38% 130 5,59%
nhân viên
(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh)
Trong giai đoạn 2011 – 2013, nhân sự tại Chi nhánh Mạc Thị đã có những biến
động về số lượng đáng chú ý, cụ thể là việc giảm đi 19 nhân viên trong năm 2012 và sau
đó tăng 7 nhân viên mới trong năm 2013. Sự thay đổi về lực lượng nhân sự này được
giải thích là do một số định hướng cắt giảm nhân sự trong năm 2012 của lãnh đạo Ngân
7

hàng Agribank cũng như việc chuyển công tác và nghỉ hưu của một số nhân viên trong
chi nhánh.
Chi nhánh Mạc Thị Bưởi là một trong những Chi nhánh lâu năm tại Thành phố
Hồ Chí Minh nhưng nguồn nhân lực của đơn vị đang dân được trẻ hóa với tỉ lệ nhân viên
dưới 35 tuổi luôn chiếm từ 50% trở lên trong suốt 3 năm qua (số liệu được Chi nhánh
cung cấp). Điều này cho thấy định hướng phát triển nguồn nhân lực lâu dài và hợp với
sự phát triển bền vững của Chi nhánh.

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Mạc Thị Bưởi giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: tỉ đồng

2012/2011 2013/2012
Khoản mục 2011 2012 2013
Giá trị % Giá trị %
Nguồn vốn huy động 8.294 9.130 10.512 836 10,08 1385 15,17
Dư nợ 5.095 5.196 5.354 101 1,98 158 3,04
Lợi nhuận 156 81 58 -75 -48,08 -23 -28,40
(Nguồn: Ban giám đốc Chi nhánh)
Trong giai đoạn 2011 – 2013, nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn đạt mức
tăng trưởng trên 10%, cụ thể là 10,08% năm 2012 và 15,17% năm 2013. Ngày
03/03/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quy định trần lãi suất huy động
VND của các tổ chức tài chính là 14% và trong giai đoạn từ tháng 9/2011 đến 6/2013,
NHNN đã có đến 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất trần này để tránh nguy cơ lạm phát. Mặc
dù lãi suất huy động giảm nhưng bằng sự uy tín và đáng tin cậy về mặt tài chính của
ngân hàng lớn nhất cả nước, Agribank và đặc biệt là Chi nhánh Mạc Thị Bưởi vẫn đạt
mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn huy động.
Trong giai đoạn này, mặt bằng lãi suất vay vốn tại Ngân hàng cũng được giảm
theo giải pháp trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 về
hạn chế lạm phát. Lãi suất cho vay còn đặc biệt ưu đãi với 5 lĩnh vực như Nông nghiệp,
xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
8

cao. Việc lãi suất giảm giúp các cá nhân và tổ chức dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn
và trả các khoản vay nợ của Ngân hàng. Vì vậy, dư nợ của Ngân hàng tức Chi nhánh
Mạc Thị Bưởi chỉ tăng chậm ở mức gần 2% vào năm 2012 và trên 3% vào năm 2013.
Giai đoạn 2011-2013 chứng kiến lợi nhuận của Chi nhánh giảm đáng kể ở mức
giảm gần 50% trong năm 2012 và 30% trong năm 2013. Điều này có thể giải thích vì lãi
suất cho huy động tuy giảm nhưng giảm vẫn chậm hơn lãi suất cho vay, từ đó ảnh hưởng
lớn nguồn thu từ lãi suất của ngân hàng. Ngoài ra, lượng tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh
gấp 5 lần so với mức dư nợ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận
của Chi nhánh không được duy trì.

1.4. Vai trò của hoạt động tuyển dụng đối với Chi nhánh
Với một định hướng phát triển mạnh mẽ, Ngân hàng Agribank xác định hoạt động
tuyển dụng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng trong mọi bước đi của doanh
nghiệp. Chi nhánh Mạc Thị Bưởi là một chi nhánh cấp II với 8 phòng giao dịch hoạt
động liên tục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nên nhu cầu phát triển nhân sự luôn
được ban lãnh đạo coi trọng. Hoạt động tuyển dụng không diễn ra định kì nhưng luôn
đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho các phòng ban ở mọi
thời điểm, góp phần giúp cho mọi hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng ở Chi nhánh
cũng như các Phòng giao dịch trực thuộc diễn ra một cách hiệu quả.

1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập 3 tuần tại Chi nhánh (từ ngày 02 đến ngày 22/06/2014)
tác giả đã được sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng Nhân sự và thực hiện các
công việc sau đây:
- Tìm hiểu toàn bộ quy trình tuyển dụng của Chi nhánh.
- Phân tích chi tiết các bước trong quy trình tuyển dụng của Chi nhánh thông qua
các buổi họp nội bộ.
- Tham gia vào công tác tổ chức tuyển dụng tại Chi nhánh, bao gồm:
+ Soạn thảo thông báo tuyển dụng để gửi cho các nguồn tuyển mộ đã được lựa
chọn theo quy định của Chi nhánh;
9

+ Phân loại hồ sơ theo các tiêu chí của yêu cầu tuyển dụng;
+ Trực tiếp gửi email cho các ứng viên thông báo về thời gian phỏng vấn;
+ Tham gia quan sát và ghi nhận tại buổi phỏng vấn tuyển dụng.
10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
AGRIBANK – CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI
2.1. Thực tế quy trình.
Hoạt động tuyển dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam thực chất được thực hiện bởi các Văn phòng Đại diện của Ngân hàng tại các khu
vực miền. Đối với Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, mọi nhu cầu nhân sự sẽ được đáp ứng bởi
công tác tổ chức tuyển dụng củaVăn phòng Đại diện khu vực miền Nam.
Sơ đồ 1.2: Quy trình tuyển dụng

(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh)


Để làm rõ hơn về quy trình ở trên, tác giả sẽ kết hợp giữa lý thuyết và ví dụ minh
họa bằng thực tế tuyển dụng trong đợt tuyển nhân viên năm 2012 của ngân hàng
Agribank khu vực miền nam, đặc biệt gắn với Chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Vì năm 2013
11

không tổ chức tuyển dụng, nên ví dụ thực tế dưới đây được xem là có tính gần gũi và
đáng tin cậy nhất.

2.1.1. Mục đích và nguyên tắc tuyển dụng


2.1.1.1. Mục đích
Công tác tuyển dụng tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi nhằm đáp ứng yêu cầu chiến
lược phát triển của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc trong bối cảnh dịch vụ
Tài chính Ngân hàng ngày càng lớn mạnh và trở nên thông dụng với các tổ chức và cá
nhân.
Đồng thời, quá trình tuyển dụng có giải quyết những thay đổi về tổ chức nhân sự
tại Chi nhánh (như bổ sung thêm, mở rộng hoặc thu hẹp một số bộ phân, phòng, ban, vị
trí chức danh), thay thế cho một số nhân viên nghỉ hưu hay chuyển công tác sang chi
nhánh khác hoặc thôi việc. Nhìn chung, mục đích của công tác tổ chức tuyển dụng của
Ngân hàng luôn hướng theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo tính bền
vững lâu dài của doanh nghiệp.

2.1.1.2. Nguyên tắc tuyển dụng


Thực hiện tuyển dụng người lao động vào làm việc trong công ty phải xuất phát
từ lợi ích chung cho công ty và toàn xã hội. Đồng thời, việc lên kế hoạch và thực hiện
tuyển phải căn cứ cụ thể vào kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, từng năm và
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu tổchức lao động, kế hoạch sử dụng lao
động hằng năm được phê duyệt bởi Giám đốc và tiêu chuẩn các vị trí đúng theo quy
định.
Việc tổ chức tuyển dụng cũng phải đảm bảo thu hút được những người lao động
có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng làm việc và sức khỏe tốt, đáp
ứng yêu cầu của từng vị trí công việc trong hoạt động, phù hợp với văn hóa làm việc của
Chi nhánh.
Khi thực hiện việc tuyển chọn nhân sự phải nghiên cứu một cách thận trọng, đánh
giá toàn diện, năng lực và phẩm chất của toàn thể các ứng viên.
12

Vì công tác tổ chức tuyển dụng được tổ chức chung cho toàn hệ thống Agribank
nên khi xác định nhu cầu tại Chi nhánh Mạc Thị Bưởi và các phòng giao dịch trực thuộc,
lãnh đạo Chi nhánh đã có văn bản báo cáo số lượng cần tuyển tại Chi nhánh cho đợt
tuyển năm cuối năm 2012 là 3 nhân viên, bao gồm 2 tín dụng và 1 kế toán ngân quỹ.
Báo cáo này được gửi đến văn phòng đại diện miền Nam trước ngày 15/09/2012 để đảm
bảo tiến độ chung.

2.1.2. Xây dựng bản mô tả công việc


Để người lao động có thể hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Chi
nhánh, các tiêu chuẩn để có thể ứng tuyển, cũng như xác định được kỳ vọng của chính
Chi nhánh với người lao động, tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu quả và đưa ra các
quyết định nhân sự như uyển dụng, thù lao, đề bạt,… một cách đúng đắn, Chi nhánh đã
tiến hành hoạt động phân tích công việc với sản phẩm chính là bản mô tả công việc. Tùy
vào vị trí đang tuyển dụng và tình hình thực tế tại thời điểm tuyển dụng mà bộ phận nhân
sự sẽ tiến hành chỉnh sửa, phân tích lại và công bố bản mô tả công việc cho phù hợp.
Trong trường hợp thực tế này, năm 2012, Ngân hàng Agribank không có vị trí
tuyển dụng nào mới nên việc tái sử dụng bản mô tả công việc trong năm 2011 là hợp lí.

2.1.3. Tìm kiếm nguồn tuyển dụng


Thông báo tuyển dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Agribank nói chung được công bố rộng rãi trên website của Ngân hàng và các
chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị liên quan thuộc các tỉnh/thành phố trên khắp
cả nước. Các đợt tuyển dụng nhân sự mới của Ngân hàng Agribank được tổ chức đồng
thời trên toàn quốc ở 3 cụm thi thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Ngoài ra, các thông báo về tuyển dụng cũng được phổ biến rộng rãi trong nội bộ
công ty để thu hút những ứng viên từ những mối quan hệ với các nhân viên trong hệ
thống Ngân hàng.
Trong trường hợp ví dụ trên, thông báo tuyển dụng được đăng trên website
Agribank.com.vn từ 24/09/2012 và cũng được các website ngân hàng chi nhánh một số
địa phương đăng tải. Ngoài ra, cũng từ ngày 24/09/2012, thông báo tuyển dụng cũng
13

được dán tại bảng tin của các Chi nhánh để giúp cho quá trình giới thiệu nhân sự trong
nội bộ.

2.1.4. Tiếp nhận hồ sơ


Các ứng viên có nhu cầu thi tuyển vào hệ thống Ngân hàng Agribank sẽ nộp hồ
sơ như trong thông báo tuyển dụng tại Chi nhánh Ngân hàng (có nhu cầu tuyển dụng)
mà mình muốn làm việc. Các ứng viên có mong muốn làm việc tại các phòng giao dịch
hay tại hội sở của Chi nhánh Mạc Thị Bưởi sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Chi
nhánh Mạc Thị Bưởi tại địa chỉ 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Thời hạn nhận hồ sơ tại Chi nhánh được thông báo cụ thể và rõ ràng trong thông
báo tuyển dụng là từ ngày 29/09/2012 đến hết ngày 05/10/2012 trong thời gian quy định:
- Buổi sáng: từ 8h30 đến 11h
- Buổi chiều: từ 14h đến 16h30
Mọi hồ sơ nộp đến trễ hơn lịch trình đã định ở trên sẽ không được tiếp nhận.
Sau đúng một tuần lễ nhận hồ sơ, văn phòng đại diện Agribank khu vực miền nam đã
tổng hợp và thống kê rằng nhận được gần 1200 hồ sơ đăng kí thi tuyển từ khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

2.1.5. Phân loại hồ sơ


2.1.5.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Hồ sơ đăng ký dự tuyển được quy định rất rõ ràng trong thông báo tuyển dụng
của Ngân hàng cũng như các Chi nhánh, bao gồm:
- Đơn xin việc;
- Phiếu đăng ký dự tuyển (tải về từ website của Agribank);
- Giấy biên nhận hồ sơ (tải về từ website của Agribank);
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương (theo Mẫu quy định);
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (không cần công
chứng);
14

- Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y
tế (thời điểm gần nhất, không quá 6 tháng);
- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (con liệt sỹ, con thương binh, con cán bộ
Agribank, lao động hợp đồng thời vụ, hợp đồng miệng…);

2.1.5.2. Phân loại hồ sơ


Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, Hội đồng tuyển dụng sẽ tiến hành phân loại hồ sơ căn
cứ vào các tiêu chí tuyển chọn của từng vị trí và từng Chi nhánh.
Cụ thể, các hồ sơ sẽ được phân loại về các nhóm:
- Nhóm 1: Những người được lựa chọn vào vòng thi tuyển tiếp theo.
Những hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng đã được đặt ra trong quá trình
phân tích công việc sẽ được phân vào nhóm này, đồng thời bộ phận tuyển dụng sẽ tiến
hành thông báo qua điện thoại mời ứng viên đến tham dự vòng thi tuyển tiếp theo theo
lịch đã được sắp xếp và công bố trên website của Ngân hàng.
- Nhóm 2: Những người bị loại
Đối với những hồ sơ không thỏa mãn các tiêu chí ban đầu đã đặt ra hoặc cẩu thả,
thiếu sự đầu tư sẽ bị phân vào nhóm này. Hội đồng tuyển dụng sẽ loại những hồ sơ này
và những hồ sơ bị loại sẽ không được trả lại (theo đúng thông báo tuyển dụng đã đăng).
Trong đợt tuyển dụng năm 2012, có tất cả 1102 hồ sơ hợp lệ và đạt tiêu chuẩn để
bước vào vòng thi tuyển của Agribank, bao gồm: 687 tín dụng, 356 kế toán, 29 thanh
toán quốc tế, 20 luật và 10 tin học. Thông báo danh sách ứng viên được tham gia vòng
thi tuyển cũng như lịch thi tuyển được đăng trực tiếp trên website của ngân hàng
Agribank.com.vn vào ngày 17/10/2012.

2.1.6. Thi tuyển chuyên môn, Tin học và Tiếng Anh


Đôi với những ứng viên vào được vòng này, danh sách và thông báo sẽ được công
bố trên website của Ngân hàng. Văn phòng đại diện của Agribank ở mỗi miền sẽ tổ chức
thi tuyển ở một thành phố nhất định.
15

Chi nhánh Mạc Thị Bưởi trực thuộc Văn phòng đại diện Agribank miền Nam nên
các ứng viên thi tuyển vào Chi nhánh sẽ tham gia làm bài thi vòng này ở địa điểm chỉ
định ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Để tham gia thi tuyển, ứng viên phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ quy định,
bao gồm Chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp) và giấy biên nhận Hồ
sơ bản chính thức. Nếu thiếu một trong hai loại giấy tờ trên thì ứng viên sẽ không được
phép tham gia thi tuyển.
Nội dung của bài thi tuyển bao gồm:
- Bài thi tuyển chuyên ngành: Đây là bài kiểm tra về kiến thức chuyên môn tương
ứng với vị trí mà ứng viên đã nộp hồ sơ vào. Bài thi này được chuẩn bị bởi những
người có chuyên môn cao và có thể đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào
những hoạt động thực tế tại ngân hàng. Lấy mảng Tín dụng là minh họa thực tế,
đề thi chuyên ngành ngày gồm 170 câu trắc nghiệm, 30 câu tự luận tình huống và
20 bài tập.
- Bài thi Tin học: Với các nhân viên làm việc tại Chi nhánh và đặc biệt là các phòng
giao dịch, kĩ năng vi tính là rất cần thiết. Bài thi này giúp Hội đồng tuyển dụng
đánh giá được kĩ năng ứng dụng công nghệ tin học của ứng viên trong các công
việc thực tế cũng như khả năng học hỏi để vận hành hệ thống vi tính tại nơi làm
việc.
- Bài thi Tiếng Anh: Tiếng Anh rõ ràng là một phần không thể thiếu trong mọi công
việc hiện nay, đặc biệt là trong thời kì hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới
nói chung và dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. Bài thi Tiếng Anh sẽ kiểm tra
khả năng sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) của ứng viên, khả năng đáp ứng nhu
cầu giao tiếp với người nước ngoài cũng như các đối tác của Ngân hàng.
Trong đợt tuyển dụng năm 2012, văn phòng đại diện miền Nam tổ chức cho các
ứng viên thi tuyển vào ngày 28/10/2012 tại địa điểm trường Đại học Giao thông Vận tải
TP Hồ Chí Minh, số 2 đường D3, Văn Thánh Bắc, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ
Chí Minh. Lịch thi trong ngày bao gồm:
- Buổi sáng (từ 7 giờ): thi các môn chuyên ngành, Tin học.
16

- Buổi chiều (từ 14 giờ 30 phút): thi Ngoại ngữ


Vào ngày 26/10/2012, website Agribank.com.vn tiếp tục đăng thông báo về sơ đồ
phòng thi của cụm thi miền nam để giúp các ứng viên biết đầy đủ về phòng thi trước khi
tham gia thi tuyển 2 ngày sau đó.
Thông qua 3 bài thi khó khăn trên, Hội đồng tuyển dụng có thể đưa ra quyết định
lựa chọn các ứng viên với những điểm số rất rõ ràng. Bài thi được chấm bới một hội
đồng có chuyên môn cao và mọi kết quả đều là rất chính xác. Tại các chi nhánh trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, các ứng viên phải
đạt được ít nhất 5 điểm ở mỗi môn thi nếu không muốn bị loại trực tiếp. Sau đó, các ứng
viên sẽ được tính điểm dựa vào công thức đã định sẵn từ trước, đó là:
Tổng điểm = Điểm Chuyên môn x 2 + Điểm các môn phụ trợ + điểm ưu tiên (nếu có).
Dựa vào mức điểm của các ứng viên, Hội đồng sẽ lựa chọn từ mức điểm trên cao
xuống dưới cho phù hợp với số lượng chỉ tiêu của từng chi nhánh trên địa bàn.
Thực tế tại đợt tuyển sinh năm 2012, cả khu vực miền nam tuyển dụng được tổng
cộng 168 nhân viên mới trong đó Chi nhánh Mạc Thị Bưởi tuyển thêm được 3 nhân viên,
đúng với nhu cầu ban đầu đưa ra. Thông báo về danh sách ứng viên trúng tuyển được
đăng tại website Agribank.com.vn vào ngày 20/12/2012 với số lượng là 164 ứng viên.
Tuy nhiên, sau đó, vào ngày 03/01/2012, cũng trên website Agribank.com.vn, một thông
báo đã được đăng tải với nội dung về việc tuyển bổ sung 4 ứng viên.

2.1.7. Phỏng vấn


Dựa trên danh sách trúng tuyển ở trên, Hội đồng tuyển dụng sẽ liên lạc mời phỏng
vấn với các ứng viên được lựa chọn.
Thành phần phỏng vấn có thể bao gồm quản trị viên của Văn phòng đại diện, lãnh
đạo Chi nhánh hoặc phòng giao dịch trực thuộc, và các chuyên viên về nhân sự trong hệ
thống ngân hàng.
Nội dung của cuộc phỏng vấn thường là kiểm tra khả năng ứng xử của ứng viên
và kiến thức của ứng viên trong các tình huống thực tế khi tham gia cung cấp dịch vụ tài
chính ngân hàng. Ngoài ra, phía Ngân hàng sẽ cung cấp cho ứng viên biết về các điều
kiện làm việc và đãi ngộ tại nơi làm việc.
17

Sau cuộc phỏng vấn này, Hội đồng tuyển dụng cùng các lãnh đạo Chi nhánh sẽ
thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng đối với từng ứng viên trong việc phân công
nhiệm vụ và phẩn bổ về từng phòng giao dịch hay làm việc tại hội sở của Chi nhánh.
Trong đợt tổ chức tuyển dụng 2012, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi đã mời 3 ứng viên
trúng tuyển cùng phỏng vấn vào ngày 27/12/2012 tại trụ sở của Chi nhánh và đưa ra
quyết định tuyển 3 ứng viên vào 3 vị trí đã được yêu cầu trước đó, bao gồm 2 nhân viên
tín dụng và 1 kế toán.

2.1.8. Ký kết hợp đồng lao động


Các ứng viên sau khi được ký hợp đồng làm động chính thức với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank và được Chi nhánh phân về các vị
trí đang có nhu cầu nhân sự tại các phòng giao dịch trực thuộc.
Hợp đồng lao động được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo lợi ích và
nghĩa vụ của cả 2 bên. Hợp đồng được kí cùng ngày phòng vấn, đó là ngày 27/12/2012.

2.2. Nhận xét chung


2.2.1. Điểm mạnh
Ban lãnh đạo của Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc luôn dành sự quan
tâm đặc biệt cho phòng nhân sự cũng như công tác tổ chức tuyển dụng để xây dựng lực
lượng con người đủ chất và đủ lượng, đảm bảo cho những bước phát triển trong hiện tại
và tương lai lâu dài của Chi nhánh.
Sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận của Chi nhánh với phòng nhân sự và cả Văn
phòng đại diện miền Nam giúp nhu cầu nhân sự tại từng phòng, ban luôn được thấu hiểu
và đáp ứng rất kịp thời. Nhờ sự kết nối này, Hội đồng tuyển dụng dễ dàng đưa ra những
tiêu chí rất chính xác để lựa chọn ra những ứng viên phù hợp với Chi nhánh và công việc
tại các phòng giao dịch trực thuộc.
Công tác tổ chức tuyển dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Mạc Thị Bưởi nói riêng là một quy trình rất rõ
ràng và chi tiết, bao gồm nhiều bước có khả năng đánh giá đúng khả năng của các ứng
18

viên trên nhiều mặt từ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, thái độ, hành
vi giao tiếp…
Phương pháp đánh giá điểm số được quy định rõ ràng và cụ thể. Các mức trọng
số ứng với từng bài thi luôn được quy định rất chi tiết giúp quá trình đánh giá và lựa
chọn các ứng viên trở nên dễ dàng và công bằng hơn. Trong khi ở vòng phỏng vấn, sự
thảo luận của nhiều lãnh đạo và chuyên viên của Ngân hàng giúp việc lựa chọn được
khách quan và không bỏ sót những ứng viên tài năng.
Quy trình tuyển dụng của từ cấp khu vực đến Chi nhánh đều được thực hiện rất
nghiêm túc, khách quan, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các ứng viên, xây dựng một
hình ảnh tốt của doanh nghiệp trong mắt những ứng viên.

2.2.2. Điểm yếu


2.2.2.1. Nhân sự phục vụ tuyển dụng chưa tốt
Mặc dù nhận được sự quan tâm lớn từ Ban lãnh đạo Ngân hàng nhưng hoạt động
tuyển dụng chỉ được thực hiện tại Văn phòng đại diện tại 3 miền với lực lượng nhân sự
không thay đổi và cải thiện trong nhiều năm. Số lượng nhân sự và chất lượng đội ngũ
con người tham gia hoạt động quản trị cũng như công tác tuyển dụng chưa đủ đáp ứng
một lượng lớn công việc chuyên môn cao và chưa phù hợp với định hướng phát triển lâu
dài của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng.

2.2.2.2. Hoạt động thông báo tuyển dụng chưa hiệu quả
Ngân hàng chỉ thông báo tuyển dụng trên website của đơn vị và các chi nhánh
cũng như thông qua các nguồn nội bộ nên phạm vị các ứng viên tiềm năng sẽ bị thu hẹp.
Một lượng lớn ứng viên tiềm năng từ các trường Đại học hoặc là nhân viên cũ sẽ khó
tiếp cận với thông tin tuyển dụng của Agribank. Vì vậy, nguồn ứng viên cho các vị trí
và nhu cầu nhân sự của Chi nhánh nói riêng sẽ bị hạn chế khá nhiều.

2.2.2.3. Quy trình xếp loại hồ sơ đăng ký tuyển dụng chưa thật khoa học
Việc phân loại các ứng viên từ khi nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng còn nhiều cứng
nhắc, dựa trên những tiêu chí trên giấy tờ. Điều này khiến những ứng viên có hồ sơ
19

không phù hợp với bản mô tả công việc sẽ bị loại ngay và trong nhiều trường hợp sẽ vô
tình gạt đi những ứng viên có tiềm năng phát triển tốt.

2.2.2.4. Thiếu thực hành thực tế trong quy trình tuyển dụng
Các bài thi trong quy trình (trên giấy và phỏng vấn) tuy đã đánh giá gần như chính
xác khả năng của ứng viên nhưng vẫn thiếu đi tính thực tế của hoạt động tài chính ngân
hàng. Trên thự tế, nhiều ứng viên sau khi đã được kí hợp đồng lao động thì tỏ ra khá non
kém trong kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý công việc khi bắt đầu công việc của
mình tại Chi nhánh hay các phòng giao dịch trực thuộc. Điều này phản ánh các bài thi
và phỏng vấn đã chưa mang lại hiểu quả như mong muốn.

2.3. So sánh lý thuyết


So với lý thuyết trong “Giáo trình Quản trị nhân lực” của PGS., TS. Nguyễn Ngọc
Quân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010 thì các bước hiện tại được áp
dụng trong quy trình tuyển dụng của công ty về cơ bản đã bám sát vào quy trình chung.
Cụ thể là đều bao gồm các bước cơ bản như thông báo tuyển dụng, tiếp nhận, sàng lọc
hồsơ, phỏng vấn… Tuy nhiên, quy trình của Ngân hàng cũng có một số điểm khác biệt
so với lý thuyết, chi tiết như sau:
- Theo lý thuyết thì sẽ có từ 2 đến 3 lần phỏng vấn bao gồm phỏng vấn sơ bộ, phỏng
vấn tuyển chọn và phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp nhưng với đặc thù của
mình, Ngân hàng Agribank chỉ tổ chức tuyển dụng qua một lần phỏng vấn, bao
gồm đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong hoạt động tuyển dụng.
- Các bước kiểm tra sức khỏe, đánh giá thể lực và tham quan doanh nghiệp trong
lý thuyết cũng bị lượt bỏ và chỉ được bổ sung trong các đợt khám sức khỏe định
kì của Chi nhánh và phòng giao dịch.
20

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TUYỂN


DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – AGRIBANK - CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI
3.1. Triển vọng phát triển của phòng giao dịch
3.1.1. Cơ hội
Nền kinh tế hội nhập kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã giúp
cho ngành tài chính ngân hàng trong nước ngày càng đi lên. Hội nhập quốc tế trên lĩnh
vực tài chính ngân hàng là cơ hội để những ngân hàng trong nước như Agribank, cụ thể
là Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (giữ vị trí quan trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh) có cơ hội
nâng cao khả năng nghiệp vụ thông qua việc trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
hoạch định tài chính, tiền tệ quản lý ngoại hối… Ngoài ra, việc tiếp thu các công nghệ
và cải cách từ các ngân hàng lớn trên thế giới giúp cho Agribank phát triển mạnh mẽ hơn
trên thị trường quốc nội và toàn cầu. Môi trường toàn cầu hóa sẽ giúp thị trường tài chính
ngân hàng Việt Nam trở nên minh bạch và trách nhiệm hơn, góp phần nâng cao hiệu quả
của hệ thống Ngân hàng Agribank nói chung và Chi nhánh Mạc Thị Bưởi nói riêng.
Là một trong nhóm ngân hàng có quy mô lớn nhất, Agribank luôn là đầu tàu thúc
đẩy làm tăng mức độ tín dụng trong nước. Tuy vậy, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard
& Poor đã đưa ra dự báo về mức tín dụng ở Việt Nam trong năm 2014 sẽ tăng thấp ở
mức 2 chữ số và thấp hơn mức trung bình, điều này dự báo về một năm khó khăn của hệ
thống ngân hàng ở nước ta nói chung. Vì vậy, những kỳ vọng lớn sẽ dành cho các ngân
hàng lớn như Agribank để đạt được mức tăng trưởng về tín dụng cao hơn mức bình quân
trong ngành.
GDP năm 2014 được dự báo sẽ đạt mức 5.5%, cao hơn mức 5.4% của năm 2013.
Đây chắc chắn là một tín hiệu mừng với nền kinh tế trong nước bất chấp việc bị ảnh
hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu nhất là từ các đối tác lớn như Liên minh Châu
Âu và Trung Quốc. Một nguồn đầu tư từ nước ngoài cùng sự trỗi dậy của các doanh
nghiệp trong nước chắc chắn sẽ dẫn đến những bước tiến của ngành dịch vụ tài chính
ngân hàng trong năm nay.
21

3.1.2. Thách thức


Lợi nhuận ngân hàng đang có chiều hướng giảm sút trong những năm trở lại đây
và chưa có chiều hướng tăng trong năm 2014, ROA trong năm nay được kỳ vọng ở mức
0.8-1%. Nguyên nhân của vấn đề này có lẽ là do tốc độ giảm của lãi suất vay nhanh hơn
lãi suất huy động vốn, ngoài ra các chính sách của nhà nước vẫn đang dành sự ưu tiên
vay vốn cho nhiều hoạt động và đối tượng kinh tế, đặc biệt là các đối tượng nông nghiệp
nông thôn của ngân hàng Agribank.
Lãi suất huy động vốn thấp cũng khiến cho nhu cầu tiết kiệm của người dân giảm
đi nhiều khi kênh đầu tư ở các ngân hàng không mang lại lợi nhuận cao như các thị
trường chứng khoán hay bất động sản. Hai năm qua cũng chứng kiến nhiều vụ án tai
tiếng liêng quan đến ngân hàng khiến long tin của người dân đối với các hoạt động tài
chính ngân hàng giảm đi, dẫn đến lượng tiền tiết kiệm đang có đà đi xuống.
Sự có mặt của các ngân hàng quốc tế ở Việt Nam càng làm tăng sự cạnh tranh
gay gắt trong thị trường tài chính ngân hàng. Với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và
chất lượng dịch vụ, các ngân hàng tầm cỡ nước ngoài đang có những sự phát triển mạnh
mẽ ở thị trường Việt Nam và trở thành những đối thủ lớn của những ngân hàng quốc nội
như Agribank. Sự cải cách về nhân lực, công nghệ và dịch vụ là một bước đi then chốt
đối với sự phát triển lâu dài của toàn hệ thống ngân hàng Agribank và Chi nhánh Mạc
Thị Bưởi nói riêng.

3.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh


Trong năm 2014, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi tiếp tục phấn đấu hoàn thành định
hướng phát triển giai đoạn 2011-2015 của toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam trên toàn quốc. Bản thân Chi nhánh cũng hướng đến những
mục tiêu cụ thể của đơn vị trong năm 2014 với nhiều biện pháp hợp lý sẽ được thực hiện
ngày càng tốt hơn trong năm 2014 và tương lai xa hơn. Hai định hướng phát triển của
Chi nhánh cụ thể là nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng và phát triển rộng
về không gian và thời gian.
Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng: Đây là hoạt động tiên quyết
cho mọi sự phát triển của toàn bộ Chi nhánh. Với vị trí chiến lược ở trung tâm Thành
22

phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi hy vọng sẽ đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu tiết kiệm và sử dụng vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.
Phát triển rộng về không gian và thời gian: Chi nhánh đang xúc tiến xây dựng
thêm nhiều phòng giao dịch ở những vị trí chiến lược hơn nữa trong thành phố để đưa
dịch vụ tài chính ngân hàng đến gần hơn với mọi đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài
ra, các hệ thống máy ATM cũng được xây dựng phục vụ khách hàng 24/24 cả 7 ngày
trong tuần với lượng tiền ổn định và không để xảy ra tình trạng thiếu tiền.

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng tại Chi nhánh Mạc
Thị Bưởi – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3.3.1. Bổ sung lực lượng chuyên trách tuyển dụng
Chất lượng nhân sự của toàn hệ thống Agribank miền Nam phụ thuộc vào trình
độ chuyên môn của các cán bộ làm chuyên trách công tác tổ chức tuyển dụng của Văn
phòng đại diện miền Nam. Chính vì vậy, Ngân hàng Agribank nói chung và Chi nhánh
Mạc Thị Bưởi nói riêng phải tham gia vào việc xây dựng một lực lượng tuyển dụng với
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
Để thực hiện điều này, Ngân hàng Agribank cần tổ chức cho các các bộ tuyển
dụng tham gia các lớp học chất lượng cao về hoạt động tuyển dụng từ các tổ chức nước
ngoài có danh tiếng nhằm hoàn thiện quy trình của mình. Ngoài ra, cần có sự tuyển dụng
chất lượng đối với những vị trí này và đưa ra những đãi ngộ hợp lý để thu hút những
chuyên gia về nhân sự tham gia vào đội ngũ tuyển dụng của ngân hàng.

3.3.2. Đa dạng và nâng cao chất lượng nguồn tuyển dụng


Cần xây dựng một chiến lược tuyển mộ chặt chẽ, chi tiết và có đầu tư hơn. Ngoài
website của ngân hàng và các chi nhánh trực thuộc, thông báo tuyển dụng cần được đăng
trên một số báo điện tự lớn cũng như một số trang mạng về tuyển dụng uy tín để mở
rộng nguồn ứng viên thi tuyển vào các vị trí nhân viên trong hệ thống ngân hàng.
Tiếp cận với sinh viên tại các trường Đại học cũng là một ưu tiên phát triển tuyển
dụng mà Ngân hàng Agribank cần xem xét. Văn phòng đại diện miền Nam có thể có
những chương trình quảng bá và gặp gỡ đối với các sinh viên ở các trường thuộc khối
23

ngành kinh tế như Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Thương Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh… để tiếp
xúc nhiều hơn với các bạn sinh viên giỏi, thu hút những ứng viên này đến với các Chi
nhánh Agribank trên địa bàn miền nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các nguồn thông tin nội bộ cũng cần được quan tâm phát triển bằng việc tổ chức
thông báo tuyển dụng nhiều lần qua các cuộc họp nội bộ trong các phòng bàn tại các
phòng giao dịch, Chi nhánh hay cả văn phòng đại diện.

3.3.3. Phát triển quy trình chọn lọc hồ sơ đăng ký


Các yêu cầu và tiêu chí trong việc chọn lọc hồ sơ cần được thiết kế chi tiết hơn
và chặt chẽ hơn để đảm bảo có sự lựa chọn tốt nhất đối với các ứng viên. Việc chỉ dựa
vào hồ sơ để xác định tiềm năng và khả năng của các ứng viên là điều rất khó khăn nên
bước này trong quy trình tuyển dụng là rất quan trọng.
Một số giải pháp bổ sung để hoàn thiện việc chọn lọc hồ sơ là việc xác minh qua
điện thoại (đã được thực hiện nhưng chưa cặn kẽ) với mức độ hỏi đáp cao hơn để chứng
thực mọi thông tin trong hồ sơ dự tuyển. Ngoài ra, hội đồng tuyển dụng cần phải cân
nhắc đối với vài trường hợp đặc biệt khi thấy có tiềm năng, tránh bỏ sót những nhân tài
cho doanh nghiệp.

3.3.4. Nâng cao quy trình thử việc và đào tạo


Nên bổ sung vào quy trình bước thử việc tại Chi nhánh và phòng giao dịch để
kiểm tra khả năng thực tế của các ứng viên đã vượt qua phỏng vấn. Tính chất công việc
thực tế sẽ chứng minh hiệu quả nhất về chất lượng tuyển dụng của công tác tổ chức đã
thực hiện. Điều này giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được nguồn nhân lực tài năng, phù
hợp nhất với từng vị trí đang có nhu cầu về nguồn nhân sự trong tương lai.

Ngoài ra, việc đào tạo cho nhân viên mới cũng cần được chú trọng đến do tình
hình phát triển và cạnh tranh ngày càng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp muốn tiến
xa và hoạt động đào tạo sẽ là bước đi đầu tiên ngay sau quy trình tuyển dụng của doanh
nghiệp.
24

KẾT LUẬN
Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Agribank cũng như hơn 16 năm hoạt động của Chi nhánh Mạc
Thị Bưởi, thương hiệu Agribank đã trở nên quen thuộc và có được vị trí tốt đẹp trong
long khách hàng về dịch vụ Tài chính ngân hàng trên toàn quốc. Chi nhánh Mạc Thị
Bưởi luôn cung cấp những dịch vụ tiết kiệm, vay vốn, tiền tệ… tốt nhất đến với tất cả
các đối tượng doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và khu vực miền Nam nói riêng. Qua đó, doanh nghiệp đã nhận được sự tin tưởng của
khách hàng cũng như các đối tác khác. Để có được thành công như trên, không thể không
nhắc đến những đóng góp to lớn của bộ phận quản trị nhân sự và công tác tổ chức tuyển
dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống nhân viên làm
việc hiệu quả và không ngừng nâng cao về chất lượng.

Những phân trích trong bài báo cáo đã cho thấy công tác tổ chức tuyển dụng tại
Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, hay ở đây là văn phòng đại diện miền Nam của Ngân hàng
Agribank đã được cụ thể và chi tiết hóa. Ngân hàng đã thiết lập nên một quy trình tuyển
dụng chuyên nghiệp và minh bạch, phù hợp với mục tiêu phát triển và nhu cầu nhân lực
của các chi nhánh và phòng giao dịch. Những kết quả của hoạt động tuyển dụng đã góp
phần vào thành công của công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh
những điểm mạnh, công tác tổ chức tuyển dụng tại Ngân hàng Agribank vẫn tồn tại một
số hạn chế và doanh nghiệp cũng đã nêu rõ định hướng nâng cao công tác quản trị nhân
sự nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng và đoàn kết.

Các giải pháp được nêu ra trong bài báo cáo dựa vào việc phân tích thực trạng
của từng giai đoạn trong quy trình tuyển dụng tại Chi nhánh, có những điểm mạnh cần
được tiếp tục phát huy và có những điểm yếu cần được hoàn thiện hơn trong tương lai
gần để nâng cao chất lượng tuyển dụng của ngân hàng Agribank. Với đội ngũ nhân viên
có chất lượng ngày càng cao được tuyển dụng, chắc chắn Chi nhánh Mạc Thị Bưởi nói
riêng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank nói
chung sẽ ngày càng có những bước phát triển vững chắc trong tương lai.
PHỤ LỤC 1
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG ĐĂNG WEBSITE
(Trích dẫn)
PHỤ LỤC 2
THÔNG BÁO LỊCH THI TUYỂN
(Trích dẫn)
PHỤ LỤC 3
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THI TUYỂN
(Trích dẫn)

You might also like