You are on page 1of 33

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
---------***--------

BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH


TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI

Họ và tên sinh viên: Trần Việt Hà An

Mã sinh viên: 1101025003

Lớp: K50A

Khóa: K50

Người hướng dẫn khoa học: ThS.


Phùng Minh Đức

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 8 năm 2014


2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

……… ngày …… tháng …… năm ……


Ký tên
3

MỤC LỤC Formatted: Space After: 10 pt, Add space between


paragraphs of the same style, Line spacing: Multiple 1.15 li
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, English (United States)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Formatted: Vietnamese
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH
TẾ DUYÊN HẢI ........................................................................................................ 9
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 9
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự................ 9
1.2.1. Chức năng......................................................................................................... 9
1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính ............................................................................. 10
1.2.4. Quản trị nhân sự ............................................................................................ 12
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ
năm 2011 – 2013 ................................................................................................. 15
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh đối với công ty................ 16
1.5. Các công việc thực hiên trong quá trình thực tập .............................................. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI GIAI
ĐOẠN 2011 – 2013 .................................................................................................. 19
2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản đông lạnh của công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên
Hải giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................................. 19
2.1.1. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu .................................................................. 19
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ............................................................................ 20
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................................... 22
2.1.4. Phương thức thanh toán ................................................................................. 24
2.2. Nhận xét chung ................................................................................................... 25
2.2.1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 25
2.2.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DUYÊN HẢI .......................................................................................... 27
4

3.1. Triển vọng của công ty về hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh ................ 27
3.1.1. Cơ hội ............................................................................................................. 27
3.1.2. Thách thức ..................................................................................................... 27
3.2. Định hướng hoạt động của công ty đến năm 2015 ............................................ 28
3.3. Giải pháp............................................................................................................ 29
3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ......................................................................... 29
3.3.2. Giải pháp về quản lý công tác thu mua nguyên liệu đầu vào ........................ 29
3.3.3. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu thị trường................................................ 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 32
5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
tự

1 CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí

Coastal Fisheries Công ty Phát Triển Kinh Tế


2 COFIDEC
Development Corporation Duyên Hải

3 EMS Early Mortality Syndrome Hội chứng tôm chết sớm

4 FOB Free On Board Giao hàng lên tàu

5 PTO Peeled tail-on Tôm lột vỏ, chừa đuôi

Tổng Công ty Thương mại


6 SATRA Saigon Trading Group
Sài Gòn

7 USD United States Dollar Đô la Mỹ


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ


Số thứ Formatted: Font: 13 pt
Tên Trang Formatted Table
tự
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Phát Triển Kinh Tế Formatted: Font: 13 pt
1 11 Formatted: Justified
Duyên Hải Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của COFIDEC giai đoạn 2011 – Formatted: Font: 13 pt
2 13 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của COFIDEC giai đoạn Formatted: Font: Not Bold
3 15 Formatted: Justified
2011 – 2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Bảng 1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của COFIDEC giai Formatted: Font: 13 pt
4 17 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
đoạn 2011 – 2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Formatted: Font: Not Bold
5 19 Formatted: Justified
COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Bảng 2.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
6 20 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013 Formatted: Font: Not Bold

Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản đông lạnh Formatted: Justified
7 22 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
8 hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh tại COFIDEC giai 24 Formatted: Justified

đoạn 2011 – 2013 Formatted: Font: 13 pt, Not Bold


Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Justified
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Justified
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold
Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Vietnamese
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Justified
7

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc hội nhập, đổi mới
và phát triển kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự
phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được
tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Đến nay sau hơn 7 năm, dù tình
hình biến động phức tạp khó lường, đặc biệt là hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tiềm lực và quy
mô kinh tế ngày một tăng lên. Trong đó, xuất khẩu là động lực phát triển của nền
kinh tế khi tạo nguồn ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển sản xuất, góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Để đạt được những điều này, ngoài những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, phải kể đến một phần công sức không nhỏ của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, nơi trực tiếp tham gia vào quá trình mua
bán, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Nhận thức được điều này nên sau một thời gian tích lũy kiến thức trên giảng
đường và theo yêu cầu của Nhà trường về đợt kiến tập giữa khóa, tác giả đã xin
được kiến tập tại Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải – doanh nghiệp chuyên
chế biến và xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về
hoạt động xuất khẩu của công ty và chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN
HẢI” cho bài báo cáo thực tập giữa khóa của mình. Bài báo cáo có kết cấu 3 phần
chính như sau:
- Phần Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Phát Triển Kinh Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
13 pt, Bold, Italic
Tế Duyên Hải Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, No bullets
or numbering
- Phần Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản đông
lạnh tại Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải giai đoạn 2011 – 2013
- Phần Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất
khẩu thủy sản đông lạnh tại Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải
8

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh chị phòng xuất
nhập khẩu của Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả kiến tập tại Công ty cũng như hướng dẫn, chỉ dạy tận tình những kinh
nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin chân
thành cảm ơn ThS. Phùng Minh Đức đã hết lòng hướng dẫntác giả cách chọn đề tài
và chỉnh sửa nội dung bài viết. Đồng thời tác giả cũng cảm ơn Quý Thầy Cô cơ sở 2
– Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp tác giả
hoàn thành bài thu hoạch này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên
đề tài không tránh được những sai sót và nhược điểm. Vì vậytác giả kính mong Quý
Thầy Cô góp ý thêm để đề tài của được hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 8 năm 2014


Trần Việt Hà An
9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN


KINH TẾ DUYÊN HẢI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải là công ty Nhà nước trực thuộc Tổng
Công tTy Thương mMại Sài Gòn (SATRA), được thành lập theo Quyết định số
22/QĐ-UB ngày 15/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, có
mã số thuế 0300100037 – 012.
Tên công ty: Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải.
Tên đối ngoại: Coastal Fisheries Development Corporation.
Tên viết tắt: COFIDEC.
Trụ sở chính: 177 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 – 38386211 và 08 – 37174180.
Email: cofidec@hcm.tpt.vn
Fax: 08.8 – 38386210.
Website: www.cofidec.com.vn
Tiền thân của công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải là công ty Liên Doanh Formatted: French (France)

Thủy Hải Sản Duyên Hải được thành lập ngày 17/07/19871987 theo Quyết định số Formatted: French (France)

172/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, hoạt động chính trong
hai lĩnh vực: xuất nhập khẩu và nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 1987 – 1992.
Từ tháng 1/1993 đến nay Công ty chuyển đổi cơ chế hoạt động thành Doanh nghiệp
nhà nước với vốn nhà nước 100% theo Nghị định số 388/HĐBT và đăng ký hoạt
động với tên gọi là Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (gọi tắt là COFIDEC)
theo Quyết định số 22/QĐ-UB ngày 15/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố
Hồ Chí Minh. Commented [V1]: Có thể gộp với đoạn trên và viết ngắn gọn

Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng nỗ lực cố gắng phát triển
hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường khác nhau
trên thế giới, góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo việc làm cho
người lao động cũng như hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch được Tổng Công ty
Formatted: French (France)
Thương mại Sài Gòn đề ra.
Commented [V2]: Cty khong có thành tích gì hả em? Chẳng
hạn như bằng khen, hay huân chương gì đó. Còn nếu không
TừkhiđượcthànhlậpđếnayCôngtyđãcóhơn25nămkinhnghệimhoạtđộngtrongngànhtủysảnóichungvàhơn20nămhoạtđộngtronglĩnhvựchếbiếnthủysảnđônglạnhxuấtkhẩu.NhàmáychếbiếnthủysảnđầutiêncủaCôngtyđượcxâydựngvàonăm191cũnglàmộtrongmườiđơnvịđầutiênsảnxuấtvàxuấtkhẩuthủysảnđônglạnhtạiđịabànThànhphốHồChíMinh.HiệnaylĩnhvựchoạtđộngchínhcủaCôngtyvẫntậptrungởviệcduytrìvàphátrểinkinhdoanhcếbiếncámặthàngthủysảnđônglạnhxuấtkhẩu,bêncạnhđóphátriểnthêmmặthàngnôngsảnđônglạnhxuấtkhẩuvàcásảnphẩmchếbiếnđangtiêuthụtạihịtrườngnộiđịa. thì viết vài câu dạng như Từ khi thành lập công ty đã không
ngừng nỗ lực cố gắng....
10

1.2.1. Chức năng


Như đã đề cập từ trước, Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải – COFIDEC
có tiền thân là Công ty Liên Doanh Thủy Hải Sản Duyên Hải, được thành lập với
mục đích tăng cường và phát huy tiềm năng khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thủy
hải sản vùng Duyên hải Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Công ty có các chức năng
như sau:
- Tập trung khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh vùng Duyên Hải Thành Phố
Hồ Chí Minh để tổ chức nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
- Tổ chức thu mua nguyên vật liệu ở các vùng nguyên liệu hoặc thu mua tại
chỗ để cung cấp kịp thời cho sản xuất, chế biến hàng thủy hải sản xuất khẩu.
- Liên doanh liên kết hợp tác với các đơn vị kinh tế và cá nhân trong và ngoài
nước theo luật đầu tư khai thác, phát triển nuôi trồng và chế biến nông – lâm – thủy
hải sản cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
- Tổ chức công tác đào tạo lực lượng, đội ngũ công nhân có trình độ kĩ thuật
và tay nghề cao phục vụ cho sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng
tốt.
1.2.2. Nhiệm vụ
Là thành viên trực thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn, COFIDEC có
nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với
nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường trình lên cho Tổng Công Ty xem xét và
phê duyệt.
- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý nhằm tăng cường,
mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Tổng Công Ty, tuân thủ các quy
định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo Bộ Luật Lao Động của
Nhà nước.
11

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính
Bộ máy tổ chức của Công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến – chức
năng, tận dụng được ưu điểm của cả hai cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
Quyền quyết định tập trung chủ yếu ở Giám đốc, trách nhiệm quản lý do các phòng
ban chức năng, các trưởng phòng thực hiện.

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải

GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc


Kinh doanh sản xuất Thường trực

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Cửa hàng


Quản lý Kế toán Kế hoạch Quản lý Nhân sự Thực
Chất lượng Tài chính Kinh doanh Sản xuất - Hành phẩm
chính Duyên
Quản trị hải

(Nguồn: phòng Nhân sự - Hành chính quản trị)


Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của Công ty
theo đúng luật, đúng điều lệ Công ty quy định, xác định mục tiêu, xây dựng phương
hướng phát triển của Công ty ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư
phát triển, sản xuất,…
Phòng Kế hoạch Kinh doanh lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
trình cho Tổng Công ty phê duyệt, tổ chức thu mua quản lý nguyên vật liệu, vật tư
phục vụ cho sản xuất, tổ chức quản lý hàng hóa thành phẩm tồn kho chờ tiêu thụ,
12

nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm đối tác kinh doanh trong và ngoài
nước, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về hoạt động xuất nhập
khẩu của Công ty.
Phòng Quản lý sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức bố trí sản xuất chặt chẽ
phù hợp với tình hình thực tế về sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân, tổ
chức quản lý khâu nhập nguyên liệu cho sản xuất.
Phòng Kế toán Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc về các hoạt
động quản lý tài chính, giám sát mọi vấn đề trong việc thu chi tài chính của đơn vị,
tổ chức quản lý tình hình công nợ, vật tư, tiền vốn nhằm báo cáo những biến động
kịp thời về tài chính, đảm bảo cân đối nguồn vốn. Ngoài ra phòng Kế toán Tài chính
còn tổ chức công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức quỹ tiền mặt tại đơn vị.
Phòng Quản lý chất lượng lập và tổ chức thực hiện các quy trình chế biến
kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức quản lý và thực hiện quy trình quản lý chất
lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu.
Phòng Nhân sự - Hành chính quản trị quản lý về mặt hành chính và nhân
sự, căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ sản xuất mà xây dựng kế hoạch định biên lao
động, qũy lương để Tổng Công ty xét duyệt hằng năm, theo dõi tình hình khen
thưởng kỉ luật, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động, tập hợp chấm công, lập
bảng tính lương hàng tháng phải trả cho người lao động. Ngoài ra phòng Tổ chức
Hành chính Quản trị còn tổ chức công tác bảo vệ văn thư, y tế,…
1.2.4. Quản trị nhân sự
13

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số Số Số Formatted Table
% % %
lượng lượng lượng

Dưới 30 443 62,04 477 62,51 512 62,75


Độ tuổi
Trên 30 271 37,96 286 37,49 304 37,25

Nam 295 41,32 315 41,42 337 41,3


Giới tính
Nữ 419 58,68 448 58,58 479 58,7

Đại học 62 8,68 71 9,31 79 9,68

Cao đẳng 19 2,67 28 3,67 36 4,41

Trình độ Trung cấp 69 9,66 78 10,22 85 10,42

Trung học
564 78,99 586 76,8 616 75,49
phổ thông

Tổng cộng 714 100 763 100 816 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính quản trị)


Trong giai đoạn 2011 – 2013, đội ngũ nhân viên dưới 30 tuổi của Công ty
luôn chiếm ưu thế với tỷ lệ trung bình mỗi năm là 62,43%. Cụ thể, năm 2011 số
lượng nhân viên dưới 30 tuổi của Công ty là 443 người, chiếm 62,04% tổng số lao
động của Công ty. Năm 2012 con số này là 477 người, đạt 62,51%, tăng 0,47% so
với năm 2011. Năm 2013 tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi của Công ty tiếp tục tăng với
mức tăng là 0,24%, đạt 512 người,chiếm 62,75% tổng số lao động toàn công ty.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013 đội ngũ lao động dưới 30 tuổi của Công ty
luôn chiếm tỷ lệ cao và ngày một tăng, với mức tăng trung bình mỗi năm là 0,36%.
Điều này chứng tỏ Công ty đang thực hiện chiến lược trẻ hóa nguồn nhân lực, tạo
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu nhằm
đạt được năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, tốc độ thực hiện vẫn
còn chậm.
Tương tự độ tuổi, có sự khác biệt khá lớn trong tỷ lệ giới tính của đội ngũ
nhân viên của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013. Trong giai đoạn này, lao động nữ
14

luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với lao động nam. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ số lượng lao động
nữcủaCôngtylà419người,chiếmtỷlệ58,68%,trongkhiđósốlượngtỷlệlaođộngnamchỉlà295người,chiếmtỷlệ41,32%,
chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ là 17,36%. Năm 2012 tỷ lệ lao động nữ có sự giảm
nhẹ0,1%sovớinăm2011còn58,58%,kéotheosựtăngnhẹ0,1%trongtỷlệlaođộngnamlên41,42%,rútngắnsựchênhlệchtỷlệđichỉcòn17,16%.Sang
năm 2013 mức chênh lệch này lại tăng lên là 17,4% do tỷ lệ lao động nữ tăng
0,12% so với năm 2012 đạt 58,7%, khiến tỷ lệ lao động nam chỉ còn 41,3%. Sự chênh lệch
giữa số lượng lao động nam và nữ này của COFIDEC bắt nguồn từ đặc thù ngành
nghề hoạt động của Công ty. Do hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông
sản, thủy sản xuất khẩu, vốn không yêu cầu nhiều về thể lực, sức mạnh mà đòi hỏi
sự nhanh nhẹn, khéo léo và tỉ mỉ, vì vậy lao động nữ là lựa chọn tối ưu hơn cho
Doanh nghiệp so với lao động nam. Điều này dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ nam, nữ
trong lực lượng lao động của Công ty.
COFIDEC có lực lượng lao động ở nhiều trình độ khác nhau: Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp và Trung học phổ thông. Trong đó trình độ Trung học phổ thông
luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nhân sự của Công ty giai đoạn 2011 – 2013.
Năm 2011 tỷ lệ lao động trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 78,99%, trong
khi đó tỷ lệ lao động trình độ Trung cấp chỉ chiếm 9,66%, Cao đẳng là 2,67% và
Đại học là 8,68%. Năm 2012 tỷ lệ lao động trình độ Trung học phổ thông giảm
2,19% còn 76,8%, trong khi đó tỷ lệ lao động trình độ Trung cấp tăng 0,56% đạt
10,22%, trình độ Cao đẳng tăng 1% đạt 3,67% và trình độ Đại học tăng 0,63%.
Năm 2013 tỷ lệ lao động trình độ Trung học phổ thông tiếp tục giảm 1,31% còn
75,49%, sự suy giảm này kéo theo sự tăng lên của cả ba trình độ Trung cấp, Cao
đẳng và Đại học, cụ thể trình độ Trung cấp tăng 0,2% đạt 10,42%, trình độ Cao
đẳng tăng 0,74% đạt 4,41% và trình độ Đại học tăng 0,37%, đạt 9,86%. Nhìn chung
trong giai đoạn 2011 – 2013 nhân sự của COFIDEC tập trung chủ yếu ở trình độ
Trung học phổ thông với tỷ lệ bình quân là 77,09%/năm. Mặc dù tỷ lệ này ngày
càng giảm qua các năm với mức giảm bình quân là 1,75%/năm tuy nhiên đây vẫn là
một con số lớn, cho thấy đội ngũ nhân sự của Công ty có trình độ chuyên môn
không cao, điều này khiến cho Công ty gặp khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động cũng như phát huy các tiềm năng sẵn có của Doanh nghiệp. Có thể thấy
trong giai đoạn 2011 – 2013 Công ty cũng có đầu tư hơn trong việc tuyển dụng
15

nhân sự, thể hiện ở việc cải thiện tỷ lệ lao động trình độ Trung học phổ thông, nâng
cao tỷ lệ lao động trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học, tuy nhiên mức độ cải
thiện vẫn còn khá chậm. Commented [V3]: Các đoạn này cần sử dụng con số nhưng
không cần thiết phải quá nhiều số liệu thế này, đọc hơi loá
măt. Em chỉ cần dùng những con số quan trọng và đại diện
1.4.1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thôi, quan trọng là nhận xét của em

giai đoạn từ năm 2011 – 2013


Bảng 1.21 Kết quả kinh doanh của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/1012

Doanh thu 302.793.802 311.261.490 334.194.840 102,80% 107,37%

Chi phí 286.172.357 302.265.350 313.222.321 105,62% 103,62% Formatted Table

Lợi nhuận 16.621.445 8.996.140 20.972.519 54,12% 233,13%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của COFIDEC từ 2011 – 2013)
Nhìn chung tình hình kinh doanh của COFIDEC trong 3 năm qua khá khả
quan, doanh thu tăng đều, báo hiệu sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu với tốc độ tăng trưởng khá cao (trung bình 5,09%/năm). Cụ thể năm 2011,
doanh thu của Công ty đạt 302,8 tỷ đồng, đến năm 2012 con số này là 311,3 tỷ
đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011, mức tăng này khá thấp do trong năm
2012 ngành tôm Việt Nam hứng chịu dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm (EMS)
khiến sản lượng tôm nguyên liệu đầu vào giảm sút, giá thành biến đổi thất thường
ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của Công ty, ngoài ra trong năm 2012 Nhật Bản
áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, khiến kim ngạch
tôm xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty cũng giảm mạnh, ảnh hưởng đến doanh
thu của Công ty. Đến năm 2013 doanh thu của COFIDEC đạt 334,2 tỷ đồng, tăng
7,37% so với năm 2012, gấp 3 lần tốc độ tăng năm 2012. Năm 2013 sản lượng tôm
trên toàn cầu bị sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm
(EMS), bên cạnh đó việc dịch bệnh EMS đã lắng dịu tại Việt Nam cũng khiến cho
sản lượng tôm nguyên liệu đầu vào ổn định hơn, khiến cho giá tôm xuất khẩu của
16

Công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung đều tăng cao,
điều này khiến doanh thu năm 2013 tăng trưởng tốt hơn so với năm 2012.
Năm 2011 chi phí hoạt động của COFIDEC là 286,2 tỷ đồng, sang năm 2012
con số này là 302,3 tỷ đồng, tăng 5,62% so với năm 2011. Đến năm 2013 chi phí
hoạt động của Công ty là 313,2 tỷ đồng, tăng 3,62% so với năm 2012. Có thể thấy
năm 2012 mức tăng chi phí khá cao so với năm 2013. Như đã đề cập ở trên, năm
2012 là một năm khá biến động đối với ngành tôm Việt Nam khi xảy ra dịch bệnh
Hội chứng tôm chết sớm EMS khiến sản lượng tôm nguyên liệu đầu vào sụt giảm
mạnh, giá thành biến động thất thường, vì vậy trong năm 2012 để đáp ứng đủ
nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Công ty phải tiến hành nhập khẩu tôm
nguyên liệu từ Thái Lan, khiến cho chi phí trong năm 2012 tăng khá cao. Sang năm
2013 do dịch bệnh tôm chết sớm EMS đã lắng dịu tại Việt Nam, vì vậy sản lượng
tôm nguyên liệu đầu vào được đảm bảo hơn, nhu cầu nhập tôm từ Thái Lan cũng
giảm, vì vậy chi phí năm 2013 được kiểm soát tốt hơn, mức tăng vì thế cũng thấp
hơn so với năm 2012.
Lợi nhuận của COFIDEC năm 2011 đạt 16,6 tỷ đồng, sang năm 2012 con số
này chỉ còn là 9 tỷ đồng, giảm mạnh 45,88% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận
của Công ty đạt 21 tỷ đồng, tăng hơn 133% so với năm 2012. Như đã phân tích ở
trên, do doanh thu của Công ty trong năm 2012 tăng khá chậm (chỉ 2,8%), trong khi
đó chi phí lại tăng cao (5,62%) khiến cho lợi nhuận so với năm 2011 giảm sút khá
mạnh. Sang năm 2013 do tình hình xuất khẩu tôm tiến triển khả quan hơn, cũng như
sản lượng tôm nguyên liệu đầu vào ổn định hơn khiến cho doanh thu năm 2013 tăng
khá cao (7,37%), chi phí vì vậy cũng được kiểm soát tốt hơn (chỉ tăng 3,62%), điều
này khiến cho lợi nhuận năm 2013 của Công ty tăng mạnh hơn 133%.
1.5.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh đối với Công
ty
17

Bảng 1.32 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013 Formatted: Vietnamese

Đơn vị tính: nghìn USD

2011 2012 2013


Năm
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng kim
14.043 100 14.335 100 14.864 100
ngạch XK
1. Thủy sản
11.634 82,85 11.703 81,64 12.042 81,01
đông lạnh
2. Rau quả
1.403 9,99 1.525 10,64 1.389 9,34
đông lạnh
3. Trái cây
1.006 7,16 1.107 7,72 1.433 9,65
đông lạnh

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)


Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của COFIDEC đạt 11,6 triệu USD, chiếm hơn
82% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2012 con số này là 11,7 triệu
USD, tăng 0,1 triệu USD, chiếm hơn 81% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Sang năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Công ty là 12 triệu
USD, tăng 0,3 triệu USD so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 81% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Công ty. Đối với một công ty mà hoạt động xuất khẩu là hoạt động
kinh doanh chủ yếu như COFIDEC, ta có thể thấy hoạt động xuất khẩu thủy sản
đông lạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Tất cả biến đổi xảy đến với
hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh tại COFIDEC có tác động lớn đến kim
ngạch xuất khẩu của Công ty, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận,… của toàn Công ty.
1.6.1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
16/6: đến Công ty liên hệ xin được kiến tập giữa khóavà trình bày với phòng
Nhân sự - Hành chính Quản trị về chuyên ngành học và đề xuất đề tài muốn nghiên
cứu.
18/6: Phòng Nhân sự - Hành chính Quản trị phân công thực tập tại Phòng Kế
hoạch – Kinh doanh của Công ty.
18

19 – 20/6: làm quen với môi trường làm việc tại Công ty, tìm hiểu về cơ cấu
tổ chức, chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty.
23 – 27/6: - 27/6: tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Formatted: Vietnamese

phòng Kế hoạch Kinh doanh, đặc biệt về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,
quan sát nhiệm vụ, hoạt động của từng nhân viên trong phòng.
30/6 – 11 4/7: được tiếp xúc với các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xuất Formatted: Vietnamese

khẩu thủy sản đông lạnh sang thị trường Hàn Quốc như: hợp đồng, vận đơn B/L,
Commercial Invoice, Packing List, C/O,…
19

CHƯƠNGPHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Formatted: Vietnamese

THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ


DUYÊN HẢI GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 Formatted: Vietnamese

2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản đông lạnh của công ty Phát Triển Kinh Tế
Duyên Hải giai đoạn 2011 - 2013
2.1.1 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
Bảngiểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của COFIDEC giai Formatted: Vietnamese

đoạn 2011 – 2013


Đơn vị tính: nghìn USD

2012/2011 2013/2102
Năm 2011 2012 2013
(%) (%)
Kim ngạch
xuất khẩu
11.634 11.703 12.042 0,59 2,9
thủy sản
đông lạnh

Formatted: Left

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)


Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của COFIDEC giai
đoạn 2011 – 2013 tăng liên tục, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013. Cụ thể, năm
2012 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 11 triệu USD, tăng nhẹ 0,59% so với cùng kỳ
năm 2011 do trong năm 2012 xảy ra nhiều biến động trong ngành tôm Việt Nam
khiến cho sản lượng tôm xuất khẩu bị ảnh hưởng, bên cạnh đó là việc Nhật Bản áp
dụng chế độ kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, điều này
khiến cho kim ngạch tôm xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh, vì vậy kim
ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm này tăng không cao.
Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 12 triệu USD, tăng 2,9% so với năm
2012 và gấp gần 5 lần tốc độ tăng giai đoạn 2011 – 2012. Nguyên nhân là do thị
trường tôm nguyên liệu tại Việt Nam đã dần ổn định lại sau dịch bệnh tôm chết sớm
EMS giúp cho nguồn cung nguyên liệu được ổn định, trong khi đó dịch bệnh này lại
20

bùng phát trên toàn cầu khiến nhu cầu nhập khẩu tôm của các quốc gia khác tăng
cao, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng mạnh hơn trong năm
2013
Tóm lại, tốc độ tăng bình quân mỗi năm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đông lạnh tại COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013 là 1,75%, mức tăng này cho thấy
Công ty đã dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế và sự phát triển của Công ty
đang đi theo chiều hướng thuận lợi.
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảngiểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của COFIDEC Formatted: Vietnamese

giai đoạn 2011 – 2013


Đơn vị tính: nghìn USD

2011 2012 2013


Năm
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản 11.634 100 11.703 100 12.042 100
đông lạnh
Tôm PTO luộc 339 2,91 346 2,96 352 2,92
Tôm đông lạnh
1.590 13,67 1.607 13,73 1.640 13,62
thường
Tôm tẩm bột 9.192 79,01 9.214 78,73 9512 78,99
Tôm tẩm bánh rế 168 1,44 174 1,49 176 1,46
Cá đông lạnh 345 2,97 362 3,09 362 3,01

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)


Các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của COFIDEC trong giai đoạn
2011 – 2013 bao gồm tôm PTO luộc, tôm đông lạnh thường, tôm tẩm bột, tôm tẩm
bánh rế và cá đông lạnh. Nhìn chung trong giai đoạn này, cơ cấu mặt hàng thủy sản
đông lạnh xuất khẩu của Công ty khá ổn định, không có sự biến động mạnh, tôm
tẩm bột luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình 78,91%), kế đến là tôm đông lạnh
21

thường (trung bình 13,67%), sau đó là cá đông lạnh (3,02%), tôm PTO luộc
(2,93%) và cuối cùng là tôm tẩm bánh rế (1,46%).
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tôm tẩm bột đạt 9,2 triệu USD, chiếm
79,01% kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của COFIDEC, sang năm 2012
con số này chỉ còn 78,73%, giảm nhẹ 0,28% do Nhật Bản, vốn là nước đứng thứ hai
trong việc nhập khẩu tôm tẩm bột của Công ty (sau Hàn Quốc) áp dụng kiểm tra
Ethoxyquin khiến cho một số đơn hàng của Công ty khi xuất sang bị trả về. Qua
năm 2013 kim ngạch xuất khẩu tôm tẩm bột đạt 9,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng
78,99%, tăng nhẹ 0,26% so với năm 2012 do trong năm này dịch bệnh tôm chết
sớm EMS bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước xuất khẩu tôm như Thái
Lan, Trung Quốc,… điều này khiến cho khách hàng phải tìm nguồn cung thay thế,
vì vậy trong năm 2013 Công ty đã ký được thêm một số hợp đồng xuất khẩu tôm
tẩm bột sang Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Taiwan,…
Sau tôm tẩm bột thì tôm đông lạnh thường là mặt hàng thủy sản đông lạnh
xuất khẩu đứng thứ hai của Công ty với các khách hàng chính là Mỹ, Nhật Bản và
Hàn Quốc. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,59 triệu USD, chiếm
tỷ trọng 13,67%, năm 2012 con số này là 13,73%, tăng nhẹ 0,06%, đến năm 2013
kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh đạt 1,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,62%,
giảm nhẹ 0,11% so với năm 2012. Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 đây là
một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty với kim ngạch xuất khẩu
tăng đều, mặc dù tỷ trọng có sự biến động khá nhẹ.
Cá đông lạnh là mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu đứng thứ ba của
Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2011 kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này đạt 345 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 2,97%. Năm 2012 con số này là 362
nghìn USD, chiếm tỷ trọng 3,09%, tăng 0,12% so với năm 2011. Năm 2013 kim
ngạch xuất khẩu cá đông lạnh giữ nguyên giá trị như năm 2012 là 362 nghìn USD,
tuy nhiên tỷ trọng giảm nhẹ còn 3,01%. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt
hàng này là Hong Kong và Canada.
Tôm PTO luộc và tôm tẩm bánh rế là hai mặt hàng có tỷ trọng thấp nhất
trong cơ cấu mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của COFIDEC giai đoạn 2011
– 2013. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tôm PTO luộc đạt 339 nghìn USD, chiếm
22

tỷ trọng 2,91%, còn tôm tẩm bánh rế đạt 168 nghìn USD, chiếm 1,44%. Sang năm
2012 kim ngạch xuất khẩu tôm PTO luộc đạt 346 nghìn USD, chiếm 2,96%, tăng
nhẹ 0,05% so với năm 2011, tôm tẩm bánh rế đạt 174 nghìn USD, chiếm 1,49%,
tăng nhẹ 0,05% so với năm 2011. Năm 2013 tôm PTO luộc có tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu giảm nhẹ 0,04% còn 2,92%, tôm tẩm bánh rế cũng giảm nhẹ 0,03% còn
1,46%. Các thị trường chính của hai mặt hàng này là Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.
Tóm lại, Công ty có cơ cấu mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu khá đa
dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau, điều này sẽ giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường xuất khẩu.
2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảngiểu đồ 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Formatted: Vietnamese

COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013


Đơn vị tính: nghìn USD

2011 2012 2013


Năm
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhật Bản 5.309 45,63 5.264 44,98 5.311 44,11

Hàn Quốc 4.863 41,8 5.017 42,87 5.255 43,64


Hong Kong 535 4,6 545 4,66 550 4,57
Đài Loan - - - - 19 0,16
Singapore 34 0,29 39 0,33 72 0,6
Mỹ 596 5,12 613 5,24 612 5,09
Canada 303 2,61 224 1,92 162 1,83
Tổng 11.634 100 11.703 100 12.042 100

Formatted: English (United States)


Formatted: Left
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)
Các thị trường xuất khẩu thủy sản đông lạnh chính của COFIDEC giai đoạn
2011 – 2013 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hong Kong. Trong đó, Nhật Bản là thị
trường xuất khẩu chính của Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình
23

44,91%/năm). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của COFIDEC
sang thị trường này có dấu hiệu giảm dần. Năm 2012 chỉ đạt 5,3 triệu USD, chiếm
tỷ trọng 44,98%, giảm 0,65% so với năm 2011. Việc giảm nhẹ trong kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là do Quý 2/2012 Nhật Bản áp dụng chế độ
kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Cũng vì vậy, năm 2013
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 0,87%, chỉ đạt 5,3 triệu USD.
Tuy nhiên, một thông tin đáng mừng cho Doanh nghiệp là vào tháng 1/2014, Nhật
Bản đã bỏ kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, vì vậy ta có thể
mong đợi kim ngạch xuất khẩuXK sang Nhật Bản của Công ty sẽ tăng trưởng trở lại Formatted: Vietnamese

trong những năm tới.


Hàn Quốc là thị trường xuất khẩuXK lớn thứ 2 của Công ty với kim ngạch Formatted: Vietnamese

xuất khẩuXK sang thị trường này tăng đều và khá ổn định, với mức tăng bình quân Formatted: Vietnamese

năm là 0,92%. Cụ thể năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 5
triệu USD, chiếm tỷ trọng 42,87%, tăng 1,07%. Sang năm 2013 con số này là 5,3
triệu USD, chiếm tỷ trọng 43,64%, tăng 0,77% so với năm 2012. Đạt được mức
tăng trưởng này là do thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày
càng phát triển, tạo điều kiện cho Công ty ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các
đối tác nước bạn, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Một
nguyên nhân nữa là các quốc gia xuất khẩu tôm khác như Trung Quốc, Thái Lan do
chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh tôm chết sớm EMS khiến cho sản lượng xuất
khẩu sang Hàn Quốc của các nước này không đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của
nước này, điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói
chung và COFIDEC nói riêng xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường này.
Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản đông lạnh đứng thứ 3 của Công ty với tỷ
trọng khá ổn định, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 596
nghìn USD, chiếm 5,12% kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Công ty, đến
năm 2012 con số này là 613 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 5,24% tăng nhẹ 0,12%.
Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh qua thị trường này đạt 612
nghìn USD, chiếm tỷ trọng 5,09%, giảm nhẹ 0,15% so với năm 2012. Mặc dù Mỹ là
một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng nhưng đây cũng là một thị trường khó
tính, với những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng cũng như xuất xứ của
24

hàng hóa và áp lực cạnh tranh năng nề từ các doanh nghiệp ở nước sở tại, vì vậy
COFIDEC chưa tập trung phát triển hoạt động xuất khẩu tại Mỹ mà vẫn trung thành
với các thị trường lâu năm như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hong Kong là thị trường xuất khẩu thủy sản đông lạnh đứng thứ tư của Công
ty trong giai đoạn 2011 – 2013 với tỷ trọng khá ổn định qua các năm, không có
nhiều biến động (trung bình là 4,61%/năm). Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này đạt 545 nghìn USD, chiếm 4,66% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đông lạnh của Công ty, tăng nhẹ 0,06% so với năm 2011. Năm 2013 con số này là
550 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 4,57%, giảm nhẹ 0,09% so với năm 2012.
2.1.4 Phương thức thanh toán Formatted: Vietnamese

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu Formatted: Vietnamese

thủy sản đông lạnh tại COFIDEC giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: % Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese
100%
90%
80% 40,93
48,81 50,42
70%
60%
50%
40%
30% 59,07
51,19 49,58
20%
10%
0%
2011 2012 2013
Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight) Chuyển tiền bằng điện (T/T)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)


Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh, Công ty áp dụng hai phương
thức thanh toán là thư tín dụng trả ngay (L/C at sight) và chuyển tiền bằng điện
25

(T/T). Phương thức thanh toán L/C at sight áp dụng với các hợp đồng có giá trị lớn,
khách hàng mới giao dịch và Công ty chưa biết rõ về tiềm lực và khả năng thanh
toán của đối tác. Ngược lại, phương thức thanh toán T/T được Công ty áp dụng với
các đơn hàng có giá trị không lớn, khách hàng là các đối tác thân thuộc, làm ăn lâu
năm với Công ty. T/T thực hiện đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn so
với L/C.
Trong năm 2012, tỷ trọng phương thức thanh toán T/T chiếm 50,42%, Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, No bullets
or numbering
tăng 1,61% so với năm 2011, do trong năm này COFIDEC tập trung hơn vào đối
tượng là các khách hàng thân thiết, không mở rộng nhiều ra các đối tác mới. Ngược
lại năm 2013, Công ty nhận được nhiều đơn hàng hơn từ các đối tác mới do các sản
phẩm của Công ty đặc biệt là các sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu đáp ứng tốt
các yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng của đối tác, vì vậy phương thức thanh
toán T/T giảm khá mạnh, gần 10%. Formatted: Font: Not Bold, Vietnamese

2.0.0 Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),


13 pt, English (United States)
2.2.1 Điểm mạnh
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt huyết với công việc và
có sức khỏe tốt. Bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ, đơn giản có thể kiêm nhiệm nhiều
công việc đồng thời và hiệu quả. Ban Giám đốc có tầm nhìn tốt và quản lý có hiệu
quả các hoạt động trong Công ty cũng như đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp
với từng thời kỳ phát triển của Công ty.
Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị máy móc được chú trọng đầu tư hơn, đem
lại hiệu quả sản xuất cao và chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và nâng
cao, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu được đối tác đưa ra.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của Công ty khá đa dạng, phù
hợp với nhiều thị trường khác nhau, mang lại nhiều lựa chọn hơn cho các đối tác
cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường xuất
khẩu thủy sản đông lạnh.
Công ty tạo được uy tín đối với các đối tác cũng như hệ thống ngân hàng và
hải quan. điều này tạo thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng thị trường xuất
khẩu cũng như trong việc vay vốn ngân hàng. Ngoài ra việc chấp hành tốt pháp luật
26

về hải quan cũng tạo thuận lợi cho Công ty trong việc thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí cho Doanh nghiệp.
2.2.2 Điểm yếu
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chưa cao, chủ yếu tập trung ở
trình độ Trung học phổ thông, tỷ lệ nhân viên trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại
học còn khá thấp, điều này khiến cho hiệu quả hoạt động của Công ty không cao,
chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có của Công ty cũng như ảnh hưởng đến
danh tiếng của Công ty trên thị trường.
Việc thu mua nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn, chất lượng không đồng
đều, khó có thể kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong nông – lâm – thủy sản do khó
kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tại các nông trại trồng và
cung cấp nguyên liệu chính, dẫn đến chi phí cho nguyên vật liệu khá cao, khiến giá
bán hàng hóa của Doanh nghiệp chưa thực sự cạnh tranh với đối thủ.
Công ty chưa chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường mà chỉ tập
trung vào các thị trường truyền thống, các đối tác lâu năm, việc tìm kiếm đối tác
mới còn khá thụ động. Ngoài ra việc cập nhật tình hình biến động thị trường, xu
hướng tiêu dùng của khách hàng,… của Doanh nghiệp còn khá chậm, điều này dẫn
đến khi thị trường trở nên không ổn định, Doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian
mới có thể thích nghi được.
27

CHƯƠNGPHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT


ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI
3.1. Triển vọng của công ty về hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh
3.1.1. Cơ hội
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đối với các sản phẩmchế biến sẵn ngày
càng nhiều, điều này tạo cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất, cũng như tìm kiếm
các thị trường mới. Trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số thị trường
mới như Đài Loan, Singapore,… Đặc biệt Mỹ là một thị trường rộng lớn và đầy
tiềm năng, với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đông lạnh là rất lớn.
Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển ngành thủy sản
thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ, phát triển nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung và
hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng như đơn giản hóa thủ tục hải quan bằng việc
sử dụng thủ tục hải quan điện tử, nâng cấp và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông giúp quá trình vận chuyển hàng hóa thuận tiện, nhanh chóng hơn,…
Việc đàm phán ký kết Hiệp ước hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) cũng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mở ra nhiều
cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như COFIDEC nói riêng xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên với mức thuế suất ưu đãi từ 0 –
5%, trong đó có thị trường đầy tiềm năng là Mỹ và các nước thành viên EU. Đây là
một cơ hội lớn cho Công ty trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu thủy sản nói
chung và thủy sản đông lạnh nói riêng.
3.1.2. Thách thức
Mặt hàng thủy sản nói chung và thủy sản đông lạnh nói riêng thường vấp
phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm,… từ các doanh nghiệp
khác cùng ngành trong nước cũng như nước ngoài, điều này đặt ra thách thức cho
Công ty trong việc đổi mới chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
kiểm soát chi phí để có mức giá cả cạnh tranh hơn. Ngoài ra các rào cản thương mại
ở các thị trường xuất khẩu như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp,… hay gặp ở
28

thị trường Mỹ và EU cũng tạo khó khăn cho Doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu
hàng hóa vào các thị trường này.
Thủy sản là mặt hàng chịu ảnh hưởng khá mạnh của thời tiết cũng như Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, No bullets
or numbering
dịch bệnh, nhất là trong những năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường, gây tác
động mạnh đến sản lượng cũng như chất lượng thủy sản nuôi trồng cũng như đánh
bắt, làm ảnh hưởng đến giá cả lẫn nguồn cung nguyên liệu đầu vào của Doanh
nghiệp. Cụ thể năm 2012 đã xảy ra dịch bệnh tôm chết sớm EMS khiến sản lượng
tôm nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, chất lượng tôm theo đó cũng không ổn định,
dẫn đến sự biến đổi thất thường trong giá cả tôm nguyên liệu đầu vào của Doanh
nghiệp. Điều này đặt ra thách thức cho Công ty trong việc kiểm soát tốt nguồn
nguyên liệu đầu vào để đảm bảo cho sản xuất cũng như kiểm soát tốt hơn chi phí. Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
13 pt, Vietnamese
3.2. Định hướng hoạt động của Công ty đến năm 2015 Formatted: Vietnamese

Là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, định Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, No bullets
or numbering
hướng phát triển trong tương lai của COFIDEC phụ thuộc vào kế hoạch, mục tiêu
được Tổng Công ty đề ra. Theo chiến lược phát triển các mặt hàng thực phẩm chế
biến xuất khẩu đã được SATRA phê duyệt thì đến năm 2015 COFIDEC phải tạo
được giá trị gia tăng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm: hàng thủy sản, hàng nông
sản, rau quả tinh chế để trở thành đơn vị chủ lực của SATRA về hàng nông thủy sản
xuất khẩu, tạo kim ngạch xuất khẩu với bước đột phá lớn: 18 – 20 triệu USD. Để
hoàn thành nhiệm vụ được giao, Công ty đã đề ra các mục tiêu phấn đấu rõ ràng Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
trong hoạt động xuất khẩu của mình trong thời gian tới.
3.1. Cụ thể, Doanh nghiệp phấn đấu đưa tổng doanh thu hoạt động xuất
Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
khẩu tăng trưởng từ 5 – 8%/năm đạt từ 18 – 20 triệu USD. Trong đó doanh thu từ 13 pt
Formatted: Vietnamese
hoạt động xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt từ 14 – 15 triệu USD. Ngoài ra, Doanh
Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
nghiệp cũng tăng cường đầu tư, phát triển hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông 13 pt
Formatted: Vietnamese
sản như rau, trái cây nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này lên 3,5 – Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
13 pt
4,5 triệu USD/năm. Để có thể vận hành hết công suất, đáp ứng kịp thời và tốt hơn
Formatted: Vietnamese
các đơn hàng từ phía đối tác truyền thống cũng như các đối tác mới, trong thời gian Formatted: Font: (Default) +Headings (Times New Roman),
13 pt
tới Doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hoạt động, dây chuyền Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
sản xuất đồng bộ, đồng thời áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
29

quốc tế. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của
mình, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững trên thị trường quốc tế. Formatted: Vietnamese
Formatted: Font: Not Bold, Vietnamese
3.0.0. Cơ hội
3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
Hiện nay đội ngũ nhân sự của Công ty có trình độ chuyên môn chưa cao,
điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp cũng như danh tiếng
của Doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức
các lớp học, các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, nên tổ chức định kỳ các buổi thi
sát hạch về nghiệp vụ cũng như kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm tạo ý thức tự
học, tự trau dồi và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của nhân viên.
Bên cạnh việc cải thiện cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ công nhân viên, Công ty cũng cần đầu tư nhiều hơn vào công tác đãi ngộ cho
các nhân viên có trình độ chuyên môn tốt cũng như có các chính sách tuyển dụng
hấp dẫn nhằm thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về cho Doanh nghiệp.
3.3.2. Giải pháp về quản lý công tác thu mua nguyên liệu đầu vào
Các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của Công ty có nguyên liệu đầu
vào chủ yếu là tôm và cá, trong đó các mặt hàng chế biến từ tôm chiếm tỷ trọng cao
nhất, với trung bình hơn 96,98%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Vì vậy việc
quản lý công tác thu mua tôm nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng, chất
lượng cũng như giá thành của sản phẩm xuất khẩu.
Như đã đề cập từ trước, công tác thu mua nguyên liệu đầu vào của Công ty
gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết cũng như dịch bệnh, bên cạnh đó chất
lượng tôm thu mua không đồng đều, khó kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng
trong nông – lâm – thủy sản. Vì vậy để quản lý tốt hơn công tác này, Công ty nên
thực hiện ký kết các hợp đồng dài hạn với các nông trại nuôi tôm để đảm bảo nguồn
cung nguyên liệu ổn định phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, Công ty cũng nên chuẩn
bị các nguồn cung dự phòng đề phòng khi xảy ra sự cố vẫn có một lượng nguyên
liệu nhất định để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt hơn chất lượng tôm nguyên liệu đầu vào, Công
ty nên quy định cụ thể lượng thức ăn cung cấp cho tôm, cũng như cách chăm sóc
30

tôm, đồng thời quy định cụ thể về chủng loại cũng như dư lượng thuốc trừ sâu được
phép sử dụng khi nuôi tôm để đảm bảo tôm nguyên liệu sẽ có chất lượng đồng đều
cũng như đáp ứng tốt yêu cầu về việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông – lâm – thủy
sản. Ngoài ra, Công ty cũng nên thường xuyên cử người đến giám sát các nông trại
nuôi tôm để đảm bảo các yêu cầu của Công ty được đáp ứng đầy đủ cũng như kiểm
tra tình trạng của tôm nguyên liệu để có biện pháp ứng phó kịp thời.
3.3.3. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu thị trường
Hiện tại, Công ty vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn khách hàng
thân thiết lâu năm, chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển nguồn khách hàng mới,
cũng như tìm kiếm, mở rộng thị trường. Về lâu dài điều này sẽ không có lợi cho
hoạt động của Doanh nghiệp. Ngoài ra, do đặc thù ngành nghề hoạt động của
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí
hậu,... là những yếu tố khó kiểm soát được, dẫn đến tình hình sản lượng, giá cả
nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra hay có sự biến động. Vì vậy để đảm bảo cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như tính cạnh tranh so với
các đối thủ khác, Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu thị
trường..
Cụ thể, hiện nay Doanh nghiệp vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về
Marketing mà Phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ kiêm nhiệm luôn công việc này. Vì
vậy hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường là không cao, khiến Doanh
nghiệp khó nắm bắt được tình hình biến động của thị trường cũng như nhu cầu của
các khách hàng trong hiện tại và cả tương lai.. Chính vì vậy Doanh nghiệp cần
thành lập một bộ phận chuyên trách cho công tác Marketing và nghiên cứu thị
trường, để đảm bảo việc cập nhật thông tin về thị trường như giá cả, xu hướng tiêu
dùng, chất lượng sản phẩm,… luôn được cập nhật đầy đủ, cũng như công tác nghiên
cứu, phát triển thị trường mới được thực hiện kỹ càng, chi tiết hơn, đem lại hiệu quả
cao hơn.
31

KẾT LUẬN
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy Formatted: Indent: First line: 1.25 cm, Tab stops: Not at
0.75 cm
nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam nói chung
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước, việc xuất khẩu cũng gặp nhiều khó
khăn hơn. Thế nên, để có thể đứng vững và không ngừng phát triển, ngoài việc
thường xuyên kiểm tra và hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới
chất lượng hơn thì Ccông ty cần phải chú trọng nhiều hơn vào công tác nghiên cứu Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu và tổ chức tốt quy trình xuất khẩu. Formatted: Vietnamese

Có thể nói, sản xuất tốt là bước để tạo nên hàng hóa tốt, nhưng xuất khẩu
mới thực sự là bước đưa thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Quy trình xuất khẩu
càng đơn giản và dễ dàng thì sẽ giúp việc giao hàng diễn ra đúng tiến độ, tạo lòng
tin cho các đối tác lâu năm cũng như thu hút đặt hàng từ các đối tác mới từ thị
trường nước ngoài. Việc gia tăng số lượng đơn đặt hàng sẽ làm tăng lợi nhuận cho
công ty, từ đó hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc
làm cho người lao động với môi trường làm việc thoải mái và mức lương cũng dần
được nâng lên.
Trong phạm nghiên cứu đề tài và trình bày báo cáo, tác giảem đã có cái nhìn Formatted: Indent: First line: 1.13 cm
Formatted: Vietnamese
tổng quan về tình hình hoạt động của Ccông ty trên cơ sở phân tích những số liệu Formatted: Vietnamese
và dữ liệu thống kê do Ccông ty cung cấp kết hợp với tình hình kinh tế trong và Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
ngoài nước. Hy vọng báo cáo này cùng với những giải pháp đã nêu trong chương 3
sẽ phần nào giúp cho Ccông ty hoàn thiện hơn hoạt động xuất khẩu nói chung và Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
xuất khẩu thủy sản đông lạnh nói riêngquy trình tổ chức xuất khẩu trong thời gian
tới.
32

- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Formatted: Vietnamese


Formatted: Normal, Centered, No bullets or numbering
1. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2011, Báo cáo kết quả hoạt động kinh Formatted: Font: Italic, Vietnamese

doanh năm 2011. Formatted: List Paragraph, Numbered + Level: 1 +


Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left +
Aligned at: 0.12 cm + Indent at: 0.75 cm
2. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2012, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
Formatted: Vietnamese
doanh năm 2012. Formatted: Font: Italic, Vietnamese

3. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh Formatted: Vietnamese

doanh năm 2013. Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

4. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2011, Báo cáo sơ bộ tình hình xuất Formatted: Vietnamese

khẩu tháng 12/2011. Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

5. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2012, Báo cáo sơ bộ tình hình xuất Formatted: Vietnamese

khẩu tháng 12/2012. Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

6. Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, 2013, Báo cáo sơ bộ tình hình xuất Formatted: Vietnamese

khẩu tháng 12/2013. Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

7. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2012, Báo cáo ngành tôm Formatted: Vietnamese

Việt Nam năm 2012, xu hướng năm 2013.


- Formatted: Vietnamese
Formatted: Normal, Centered, No bullets or numbering
33

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên Doanh nghiệp/ Công ty:


Địa chỉ:
Mã số thuế:
Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Chúng tôi xác nhận Sinh viên:
thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty từ ngày…… tháng….. năm……. đến ngày….
tháng…… năm…….. như sau:
- Về tinh thần thái độ:
…………………………………………………………………………………
……...…………………………………………………………………………-
- Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp/ Công ty:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
- Về số liệu sử dụng trong Báo cáo (ghi rõ số liệu được sử dụng trong Báo cáo
có phải do Doanh nghiệp/ Công ty cung cấp cho Sinh viên hay không):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Nhận xét khác:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
………, ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)

You might also like