You are on page 1of 5

Tại sao cần phát triển sản phẩm mới?

Apple công bố báo cáo tài chính quý III-2017 khá ấn tượng, với doanh thu đạt 52,6 tỉ
USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, và ngày càng tiến gần hơn tới việc trở thành
công ty đầu tiên có giá trị đạt 1.000 tỉ USD.
Xét trên khía cạnh thương hiệu, trong năm 2017, Apple tiếp tục giữ vững được giá trị của
những sản phẩm tạo nên tên tuổi của mình. Gần 10 năm trôi qua kể từ khi những sản
phẩm công nghệ tiên phong của hãng ra đời (chiếc iPhone thế hệ đầu tiên được Steve
Jobs giới thiệu vào năm 2007), nhưng cứ mỗi lần hãng tung ra mẫu sản phẩm mới, người
dùng vẫn nô nức xếp hàng chờ mua. Dù ai cũng hiểu, không lâu sau, chính Apple sẽ
khiến chiếc điện thoại hay máy tính bảng đó trở nên lỗi thời.
1. Lí do công ty liên tục hàng năm đưa ra các sản phẩm mới là vì “Apple luôn muốn
bạn nhớ rằng, họ là số một, bằng cách tự vượt qua chính mình, hết lần này đến lần
khác. So với Steve Jobs, người cứ ra sản phẩm mới là ngừng sản xuất sản phẩm
cũ, Tim Cook cho sản xuất nhiều sản phẩm cũ – mới cùng lúc hơn.”. Nó đã làm
thay đổi một góc nhìn khác với công nghệ không dây và màn hình cảm ứng. Bởi
vì, Apple luôn cung cấp cho khách hàng những cái cần thiết trước khi họ nhận ra
mình cần nó.

2. Với Apple, việc tiết lộ thông tin sản phẩm, nhận định, đánh giá về sản phẩm
iPhone sắp ra mắt, để tạo ra sự tò mò. Cụ thể, khi Steve Jobs còn điều hành, chỉ có
bốn nhà báo công nghệ là Walt Mossberg (The Wall Street Journal), David Pogue
(The New York Times), Ed Baig (USA Today) và Steven Levy (Newsweek) được
chọn để sử dụng thử và sau đó đánh giá những chiếc iPhone. Với sản phẩm iPhone
X mới nhất, số lượng người đánh giá được mở rộng. Bằng cách này, Apple đã kích
thích sự tò mò, làm cơn sốt lên tới đỉnh điểm, qua đó khiến nhiều người sẵn sàng
kéo tới các cửa hàng và chờ đợi.

3. Apple luôn xác định một điểm thật quan trọng và thu hút khách hàng tập trung vào
đó mỗi khi ra mắt sản phẩm iPhone mới. Sang trọng, lịch lãm, đẳng cấp hay tiện
lợi… Cần lưu ý rằng trước khi muốn khách hàng có thể tin vào điểm tập trung
này, thương hiệu phải tin vào nó trước. Hãy nhìn Steve Jobs (bây giờ là Tim
Cook): Mỗi khi đứng trên sân khấu giới thiệu một sản phẩm mới của Apple, ông
ấy đều thể hiện sự nhiệt tình và niềm tin của mình vào sản phẩm. Từ điểm tập
trung này, mọi người sẽ lập tức cảm thấy ấn tượng.

 Con người luôn chú trọng đến sự bảo mật an toàn. Vì thế, Apple đã tạo ra
rất nhiều ứng dụng tốt và tính năng mới trên từng dòng iPhone để tăng
cường sự bảo mật. Ví dụ như sử dụng công cụ như Wondershare iPhone
Backup Extractor. Nó là một trong những ứng dụng đáng tin cậy nhất dành
cho người dùng iPhone. Ngoài ra, iPhone cải tiến từ nút Home và gõ mật
khẩu số đến việc sử dụng vân tay hay FaceID để mở khóa.

 Con người luôn chú trọng đến sự hữu dụng, tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Điện
thoại của Apple dễ sử dụng hơn so với các điện thoại của hãng khác. Hệ
điều hành iOS cũng khác xa với bất kỳ phiên bản phần mềm nào, bởi vì họ
đã tối ưu hóa hết các bước nên sẽ không giống với bất kì ai. Tất cả những
người có liên quan trong ngành kinh doanh sáng tạo, sẽ thích một hệ thống
làm việc giúp công việc của họ trở nên dễ dàng và nhanh hơn. Chẳng hạn
như hệ sinh thái của Apple giúp cho những người làm ở mảng tạo trang
web, blog, phim hay các sở thích giải trí khác cảm thấy công việc đạt hiệu
quả cao hơn. Ngoài ra, tốc độ của hệ thống, iLife,… cũng nhanh hơn nhiều
so với những đối thủ khác. Mọi người tin rằng sản phẩm của Apple thực sự
dễ sử dụng bởi vì giao diện thân thiện với người dùng.
Quy trình 8 bước phát triển sản phẩm mới
Bước 1 – Hình thành ý tưởng:
Ở bước này, Apple tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới một cách có hệ thống. Thực tế,
công ty có thể tạo ra hàng trăm ý tưởng, thậm chí hàng ngàn, chỉ để chốt thành công một
vài ý tưởng cuối cùng cuối cùng về sản phẩm iPhone. Ý tưởng mới có thể được thiết lập
từ hai nguồn sau:
– Nội bộ: Ban R&D hoặc các nhân viên khác.
– Bên ngoài: Khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh. Nguồn
quan trọng nhất chính là khách hàng, vì quy trình phát triển sản phẩm mới nên tập trung
vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
Apple luôn cho phép các blogger và các nhà báo viết về các ý tưởng quan trọng trước khi
ra mắt sản phẩm. Điều này giúp tạo ra làn sóng tò mò, khiến cho mọi người bàn tán xôn
xao về sản phẩm thậm chí trước khi có một bản demo chính thức. Không một ai nói về
việc sản phẩm đang như thế nào, mà họ thường đồn đoán và mong đợi những gì sản
phẩm có thể làm.
Rõ ràng, lịch sử đã đứng về phía họ. Các nhà báo và blogger đều biết rằng trong suốt lịch
sử, Apple luôn cho ra mắt các sản phẩm sáng tạo và hữu ích, nên họ đặt cược rằng sản
phẩm sắp lên kệ tới đây cũng tương tự. Những lời có cánh được viết ra trong giai đoạn
này là nền tảng truyền thông vững chắc cho ngày chính thức ra mắt sản phẩm.
Bước 2 – Sàng lọc ý tưởng:
Apple chọn lọc các ý tưởng ở bước 1 để chọn ra những ý tưởng khả thi nhất. Việc loại bỏ
những ý tưởng chưa đủ tốt rất quan trọng, vì chi phí phát triển sản phẩm sẽ tăng rất nhiều
trong các giai đoạn sau. Do đó, Apple thực thi những ý tưởng có khả năng tạo ra lợi
nhuận.
Bước 3 – Phát triển và thử nghiệm quan niệm:
Quan niệm được coi như một phiên bản mô tả chi tiết hơn của ý tưởng ở trên, và được
hiểu theo góc nhìn từ phía người tiêu dùng.
– Phát triển quan niệm: Nhà sản xuất xe hơi đề xuất ý tưởng điện thoại tai thỏ/ kết hợp
đầu sạc và cổng kết nối tai nghe/ sạc không dây/ màn hình phụ sau lưng điện thoại.
– Thử nghiệm quan niệm: Sau đó, Apple kiểm tra, đánh giá quan niệm đã chọn với các
nhóm người tiêu dùng mục tiêu thông qua khảo sát hoặc phỏng vấn.
Bước 4 – Hoạch định chiến lược Marketing:
Một chiến lược tiếp thị đầy đủ của Apple bao gồm 3 phần:
– Mô tả thị trường mục tiêu: đề xuất giải pháp giá trị (value proposition) và mục tiêu
doanh thu, thị phần, lợi nhuận trong vài năm đầu.
– Phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối và ngân sách marketing
– Kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận và chiến lược Marketing Mix (4P)
Bước 5 – Phân tích kinh doanh:
Apple đánh giá mức độ hấp dẫn và khả năng kinh doanh của sản phẩm mới, như đánh giá
doanh số, chi phí và dự báo lợi nhuận để phân tích xem liệu các yếu tố này có thỏa mãn
mục tiêu của công ty hay không.
Apple biết rằng hình ảnh của sản phẩm rất quan trọng đối với thành công của họ. Đó là lý
do vì sao hình thức bề ngoài luôn chiếm vị trí cao trong chiến lược sản phẩm của Apple.
Khách hàng cũng luôn kỳ vọng về tính thẩm mỹ của các sản phẩm mang tính thương hiệu
này. Nếu Apple đột nhiên ngừng tung ra các sản phẩm đẹp, gần như chắc chắn thị phần
của họ sẽ giảm mạnh.
Bước 6 – Phát triển sản phẩm:
Sản phẩm cần phải được phát triển thành vật chất để đảm bảo rằng ý tưởng này thực sự
khả thi trên thị trường. Bộ phận R&D sẽ phát triển và thử nghiệm một hoặc nhiều phiên
bản vật lý của concept sản phẩm. Các sản phẩm thường trải qua các bài kiểm tra nhằm
đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.
Steve nhấn mạnh vào trải nghiệm người dùng – tác động của sản phẩm đối với người sử
dụng. Với sản phẩm iPhone, ông nói về sự bất tiện khi vừa phải cầm điện thoại vừa phải
mang theo 1 chiếc máy nghe nhạc MP3. Và điện thoại iPhone chính là giải pháp kết hợp
2 thành 1 rất thuận tiện cho người dùng. Đó là điểm khác biệt về sự tối giản, hiệu suất và
phong cách – những gì mà Steve biết chắc rằng người nghe quan tâm.
Bước 7 – Thử nghiệm thị trường:
Trong giai đoạn này, sản phẩm và kế hoạch marketing sẽ được thử nghiệm trong các thị
trường giả lập. Apple sẽ có cơ hội thử nghiệm mọi yếu tố trước khi quyết định đầu tư đầy
đủ.
Apple thường mở các phiên đặt hàng cho các sản phẩm mới, và bởi vậy, không có gì
đáng ngạc nhiên khi họ thường bán hàng nghìn sản phẩm trong 1 hoặc 2 tuần đầu mới ra
mắt. Số lượng đặt hàng trước được tính từ rất lâu trước đó cho đến khi các sản phẩm thực
sự được giao, bởi vậy tổng đơn hàng của ngày đầu ra mắt là con số khổng lồ có thể hiểu
được.
Bước 8 – Thương mại hóa:
Sau 7 bước kể trên, công ty đã có thể quyết định xem nên ra mắt sản phẩm mới hay
không. Nếu có, bước cuối cùng chính là tung sản phẩm đó ra thị trường. Hai yếu tố cần
xem xét trong bước này là thời gian và địa điểm. Ví dụ, nếu các đối thủ cạnh tranh đang
chuẩn bị sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của riêng họ, doanh nghiệp nên đẩy thời gian giới
thiệu sản phẩm mới sớm hơn. Nếu nền kinh tế đang suy thoái, Apple có thể xem xét dời
lịch ra mắt.
Khi Apple ra mắt sản phẩm mới, họ không để các chuyên viên PR đứng trên sân khấu
đọc thông cáo báo chí rồi lặng lẽ tiếp cận rải rác với khán giả bên ngoài. Họ sẽ tổ chức
một sự kiện quy mô tại đó, thậm chí còn đóng cửa cửa hàng điện tử Apple để mọi người
biết có điều gì đó quan trọng đang xảy ra và họ cần chú ý.
Và không ai khác ngoài Steve Jobs, CEO, sẽ là người đứng ở vị trí sân khấu trung tâm
của sự kiện. Ông không chỉ là diễn giả có kinh nghiệm mà còn là một người trình diễn tài
năng, đã dành thời gian hàng tuần lễ để lên kế hoạch cho từng lời nói, cử chỉ trong sự
kiện. Và khán giả thực sự say mê ông.

You might also like