You are on page 1of 14

CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.62674783 – FAX: 028.62674782

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN THỦY SẢN


ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Tên sản phẩm đăng ký: MACRO


Dạng sản phẩm: Bột

Hình thức đăng ký:


- Đăng ký lần đầu:
- Đăng ký lại: X

ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN THỦY SẢN VÀO DANH MỤC


TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2017
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 22/2017/HT-ĐKLH TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2017

ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN THỦY SẢN


ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

Tên cơ sở đăng ký: Công Ty TNHH Hải Thiên


Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Mã số doanh nghiệp: 0302879877
Điện thoại: 028.62674783 – FAX: 028.62674782
Đề nghị đăng ký lại thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

Số Cơ
Ngày
tiếp quan
Số tiêu tiếp
nhận tiếp Mã số
Tên thức ăn Tên thương chuẩn nhận
TT công nhận sản
thủy sản mại công bố áp công
bố công bố phẩm
dụng bố hợp
hợp hợp
quy
quy quy
Sản phẩm bổ TCCS
1 sung vào môi MACRO 22:2017/H
trường nuôi T

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan
về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TCCS 22:2017/HT TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2017

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 22:2017/HT
Sản phẩm: MACRO
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh áp dụng cho sản
phẩm bổ sung vào môi trường nuôi dùng trong nuôi trồng thủy sản MACRO của nhà sản
xuất Công Ty TNHH Hải Thiên.
2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết
quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng
thực tiễn của cơ sở.
2.1 Bacillus subtilis
Bacillus subtilis có hiệu quả kiểm soát các chỉ tiêu về chất lượng nước, phân hủy chất
thải hữu cơ, thức ăn dư thừa trong môi trường nước nuôi tôm, cá từ đó ổn định được mật độ
tảo trong các ao nuôi.
Bacillus spp cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao
nuôi tôm (Lin, 1995; Ringpipat et al., 1998; Verschuere et al., 2000); trích dẫn bởi (Leonel,
2005). Theo (Moriarty 1996 và 1998), Bacillus spp tiết ra nhiều enzyme ngoại bào, những vi
khuẩn này đã được sử dụng rộng rãi như vi sinh vật hữu ích. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng khi bổ sung vi khuẩn này vào môi trường nuôi tôm sú thì tỉ lệ sống của tôm được
cải thiện đáng kể và hệ miễn dịch tăng lên rõ rệt (Rengripat et al., 1998, 2000). Vaseeharan
2003 chứng minh được hiệu quả ức chế sự phát triển của vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi
của Bacillus subtilis trong môi trường nuôi tôm sú, làm giảm tỉ lệ hao hụt được 90%.
Các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) có xử lý Bacillus spp (thành phần chính là
Bacillus subtilis) định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng 200g/ha/lần. Kết quả cho thấy Bacillus
spp trong bùn đáy ao nuôi có khuynh hướng ổn định và chiếm ưu thế trong suốt quá trình
nuôi và dao động trong khoảng từ 4,3x104 CFU/g đến 7,9x105 CFU/g (hay 4,3x107CFU/kg
đến 7,9x108 CFU/kg), chiếm trung bình 87,9% tổng vi khuẩn và có khả năng ức chế vi khuẩn
gây hại như vibrio. Mật số Vibrio càng thấp theo sự gia tăng liều lượng và mật số vi khuẩn
Bacillus spp (Phạm Thị Tuyết Ngân và Trần Hữu Hiệp, 2010).
Một nghiên cứu khác của Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2016) được thực hiện nhằm
đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus
trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được bổ sung vi khuẩn ở
mật độ 105 CFU/mL (5 ngày/lần), tôm thí nghiệm có khối lượng trung bình 0,036 g được
nuôi trong bể 120 L với mật độ 0,5 con/L. Sau 60 ngày nuôi, các thông số chất lượng nước
(COD, TAN, NH3 và NO2) cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung Bacillus subtilis trong môi
trường nuôi đã thúc đẩy phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio
trong môi trường nuôi đồng thời làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm tốt hơn so với
nghiệm thức đối chứng.
2.2 Aspergillus oryzae
Bacillus có vai trò quan trọng trong quá trình amôn hóa protein nhằm chuyển nitơ từ dạng
khó hấp thu (hữu cơ) sang dạng amôn dễ được hấp thu và giúp làm sạch đáy ao. Ngoài Bacillus sp
nhiều vi sinh vật khác cũng tham gia vào quá trình này, chủ yếu là các vi nấm Aspergillus oryzae,
A. niger… (UV-Việt Nam)
Aspergillus oryzae là thành phần quan trọng của chế phẩm sinh học EM (Effective
microorganisms) – Vi sinh vật hữu hiệu. Aspergillus oryzae là nấm sợi đa bào có cấu tạo hình
sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay
hệ sợi nấm. Nấm sợi còn gọi là nấm sản sinh men cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá
vật chất ở trong bùn đất cùng với các vi sinh vật khác. Do vậy chúng có thể khử được mùi
hôi của bùn đáy ao, nước thải ao nuôi, cải thiện chất lượng nước.
Theo Cao Phương Nam và ctv (2010), nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh EM
(chứa Aspergillus oryzae: 3,7x106 CFU/kg) xử lý chất thải hữu cơ, ammonia (NH3) ở đáy ao nuôi
tôm sú thâm canh với 3 nghiệm thức: NT1: Đối chứng; NT2: 1,25 ppm và NT3: 1,8 ppm, cách 7
ngày sử dụng 1 lần. Kết quả NT3 đạt hiệu quả xử lý ô nhiễm hữu cơ và xử lý khí độc ammmonia
cao nhất, nồng độ ammonia suốt vụ nuôi được duy trì ≤0,09 mg/L ở nước đáy ao, và ≤0,13 mg/L
ở nước bùn đáy; tỷ lệ sống 72%, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR=1,47.
2.3 Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae
G.M.Gahan et al., (2013) cho rằng khi sử dụng các chế phẩm sinh học như
Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae hàm lượng 2x106 CFU/ml để kiểm
soát vi khuẩn Vibrio harveyii trong bể nuôi ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon), kết quả cho
thấy tỉ lệ sống cao nhất (85%) và khác biệt (p<0,05) so với các bể nuôi sử dụng kháng sinh.
Còn đối với ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) trưởng thành thì yêu cầu của các chế phẩm
sinh học như Saccharomyces cerevisiae và Lactobacillus acidophilus là 104-108 CFU/ml, liều
sử dụng từ 0,2 ppm giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát mật độ khuẩn gây hại trong ao
nuôi.
2.4 Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp
Nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp…) được sử dụng rất phổ
biến trong xử lý nước ở lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thâm canh. Trong đó, Nitrobacter
spp, Nitrosomonas spp là các vi khuẩn giúp biến đổi khí độc NH 3 trong ao thành NO3-  thông
qua quá trình nitrat hóa.
Theo Padmavathi et al. (2012) khi thêm vào ao nuôi Nitrosomonas spp và Nitrobacter
spp (hàm lượng từ 2,9x106 và 1.3x107 CFU/ml, với liều lượng 0,1-0,2ppm) trong suốt quá
trình nuôi. Kết quả ổn định được mật độ vi khuẩn tổng số trong ao ở mức 2,4x10 5 CFU/ml,
đồng thời ức chế được vi khuẩn Pseudomonas, nồng độ NH3 và NO2 thấp hơn đáng kể so với
nghiệm thức đối chứng không xử lý vi sinh.
Sunitha và Padmavathi (2013) cũng cho rằng, khi bổ sung Nitrosomonas spp với liều
lượng 1,62 kg/ha và Nitrobacter spp 0,82 kg/ha vào ao nuôi cá tra, giúp phân hủy bùn bã,
giảm khí độc và duy trì chất lượng nước.
Như vậy, với sản phẩm chứa Nitrosomonas spp (8x108 CFU/kg) và Nitrobacter spp
(7,5x108 CFU/kg) cần sử dụng từ 0,4-0,7 ppm(400-700g/1.000m 3 nước ao) giúp phân hủy
mùn bã hữu cơ và duy trì chất lượng nước.
2.5 Enzyme Protease, Amylase
Enzyme bao gồm cả Phytase, Xylanase, Cellulase, Protease, Lipase, Amylase giúp tăng
cường cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu
hóa, làm tăng tốc độ tăng trưởng cá và hỗ trợ sự sống còn và phát triển mạnh của cá trong
giai đoạn ấu trùng. Đặc biệt là các protease, có thể được sử dụng để phân hủy các chất thải
tích tụ trong ao và làm tăng độ trong của nước bằng cách thủy phân, có thể bổ sung thêm vi
khuẩn Bacillus để làm tăng hiệu quả làm sạch và trong nước (http://www.bio-cat.com).
Protease được sử dụng để phân hủy các chất thải từ Protein như thức ăn thừa, phân
tôm…, Amylase được sử dụng để phân hủy các chất thải có nguồn gốc tinh bột . Với khả
năng phân giải chất hữu cơ các enzyme này giúp phân hủy chất thải tích tụ trong ao và làm
tăng độ trong của nước bằng cách thủy phân, có thể kết hợp Protease, Amylase với vi khuẩn
Bacillus để làm tăng hiệu quả làm sạch và trong nước (http://www.bio-cat.com).
Theo kinh nghiệm thực tiễn và khuyến cáo của nhà sản xuất thì các chế phẩm sinh học nên
sử dụng vào lúc thời tiết ấm áp, tăng cường sục khí trong suốt quá trình xử lý. Khuyến cáo của
Bio-Cat thì với Protease và Amylase có chứa 2.000-5.000UI/kg có thể sử dụng liều 0,1ppm
(100g/1.000m3 nước ao nuôi) giúp phân giải nhanh chất thải hữu cơ. Hàm lượng này có thể
thay đổi khi sử dụng cho các ao nuôi có mật độ nuôi khác nhau.
* Kết luận chung về việc lựa chọn công thức sản xuất:
- Về công dụng
Căn cứ vào các kết quả đã nghiên cứu cho thấy, sản phẩm bao gồm các thành phần là
Bacillus subtilis, Aspergillus oryzae, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae,
Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp, Protease và Amylase có khả năng chống ô nhiễm đáy ao, phân
hủy nhanh thức ăn dư thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ ở đáy ao; tạo thêm nguồn vi khuẩn có
lợi cho ao nuôi.
- Về hàm lượng và liều lượng:
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng và liều lượng sử dụng của các chất rất
khác nhau tùy theo mỗi loài, kích thước, tốc độ tăng trưởng và điều kiện nuôi khác nhau: Với
Bacillus subtilis 4,3x107 CFU/kg đến 7,9x108 CFU/kg, sử dụng định kỳ 7 ngày/lần với liều
lượng 200g/ha/lần có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại như vibrio. Mật số vibrio càng thấp
theo sự gia tăng liều lượng và mật số vi khuẩn Bacillus spp. Với Aspergillus oryzae hàm
lượng 3,7x106 CFU/kg, liều lượng 1,8ppm (1,8 kg/1.000m 3) xử lý chất thải hữu cơ, ammonia
(NH3) ở đáy ao nuôi tôm sú. Với Saccharomyces cerevisiae và Lactobacillus acidophilus hàm
lượng từ 104-108 CFU/ml hay 107-1011 CFU/kg cần sử dụng liều lượng 0,2ppm
(200g/1.000m3) để kiểm soát vi khuẩn Vibrio harveyi trong bể nuôi ấu trùng tôm sú (Penaeus
monodon). Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp với hàm lượng từ 2,9x106 và 1.3x107 CFU/ml,
liều lượng 0,1-0,2ppm (100-200g/1.000m3) giúp ổn định mật độ vi khuẩn tổng số trong ao.
Khi bổ sung Nitrosomonas spp với liều lượng 1,62 kg/ha và Nitrobacter spp 0,82 kg/ha vào
ao nuôi cá tra, giúp phân hủy bùn bã, giảm khí độc và duy trì chất lượng nước. Với Protease
và Amylase hàm lượng 2.000-5.000UI/kg có thể sử dụng liều 0,1ppm (100g/1.000m 3 nước
ao nuôi) giúp phân giải nhanh chất thải hữu cơ.
Căn cứ vào số liệu nghiên cứu của các tài liệu trên, công ty chọn hàm lượng các chất có
trong sản phẩm gồm: Bacillus subtilis (26x108 CFU/kg), Aspergillus oryzae (3x108 CFU/kg),
Lactobacillus acidophilus (9,8x107 CFU/kg), Saccharomyces cerevisiae (9x107 CFU/kg),
Nitrosomonas sp (8x108 CFU/kg), Nitrobacter sp (7,5x108 CFU/kg), Protease (100 UI/kg) và
Amylase (100 UI/kg). Với liều lượng khuyến cáo sử dụng dao động từ 100g-1kg/1.000m 3
nước tùy vào mức độ ô nhiễm của ao nuôi. (Với tỉ trọng của sản phẩm (g/ml) tương đương 1
đơn vị, hay liều lượng 1ml/kg của sản phẩm tương ứng với 1g/kg ở tài liệu nghiên cứu và hàm
lượng 1 mg/lít trong sản phẩm tương đương với 1 mg/kg ở tài liệu nghiên cứu).
3. Tài liệu viện dẫn
- TCVN 1532:1993, Phương pháp thử cảm quan.
- TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Phương pháp lấy mẫu.
- TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Phương pháp chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN 4327:1993, Xác định cát sạn (khoáng không tan trong HCl).
- TCVN 4326:2001, Xác định độ ẩm.
- The shorter Bergey’s manual of determinate bacteriology 8 th ed. 1995 - Williams &
Wilkins (p.202-203), Xác định Bacillus subtilis.
- TCVN 5750 – 993, Xác định Aspergillus oryzae
- TCVN 5522:1991, Xác định Lactobacillus acidophilus
- Fungi&Food spoilage - Pitt & Hocking 1999 (p.439), Xác định Saccharomyces
cerevisiae
- PP-VS-007, Xác định Nitrosomonas spp.
- PP-VS-007, Xác định Nitrobacter spp
- Định lượng enzyme - Viện sinh học nhiệt đới, Xác định Amylase.
- Định lượng enzyme - Viện sinh học nhiệt đới, Xác định Protease
- AOAC 996.13 (HPLC, LOD = 2 ppm), Xác định Ethoxyquin.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu về nguyên, phụ liệu đối với sản phẩm
STT Tên nguyên liệu Tiêu chuẩn
1 Bacillus subtilis Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
2 Aspergillus oryae Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
3 Lactobacillus acidophilus Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
4 Saccharomyces cerevisiae Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
5 Nitrosomonas sp Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
6 Nitrobacter sp Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
7 Amylase Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
8 Protease Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
4.2. Chỉ tiêu chất lượng và phương pháp thử.
Các chỉ tiêu bắt buộc công bố khi xây dựng TCCS sản phẩm này dựa theo Mục 5,
Phụ lục 1, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT.

TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử


1. Lấy mẫu TCVN 4325 : 2007
Các chỉ tiêu cảm quan TCVN 1532 : 1993
Dạng bột, không có
2. Dạng sản phẩm - vật ngoại lai sắc Mô tả
cạnh
3. Màu sắc - Màu trắng xám Mô tả
Mùi đặc trưng của
nguyên liệu phối chế,
4. Mùi vị - Mô tả
không có mùi men
mốc và mùi lạ khác
Các chỉ tiêu chất lượng chính
5. Bacillus subtilis, min CFU/kg 26x108 The shorter
Bergey’s manual of
determinate
bacteriology 8th ed.
TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử
1995 - Williams &
Wilkins (p.202-
203)
6. Aspergillus oryzae, min CFU/kg 3x108 TCVN 5750 – 993
Lactobacillus TCVN 5522:1991
7. CFU/kg 9,8x107
acidophilus, min
Fungi&Food
Saccharomyces spoilage - Pitt &
8. CFU/kg 9x107
cerevisiae, min Hocking 1999
(p.439)
9. Nitrosomonas sp, min CFU/kg 8x108 PP-VS-007
10. Nitrobacter sp, min CFU/kg 7,5x108 PP-VS-007
Định lượng enzyme
11. Amylase, min UI/kg 100 - Viện sinh học
nhiệt đới
Định lượng enzyme
12. Protease, min UI/kg 100 - Viện sinh học
nhiệt đới
Các chất khác
Cát sạn (khoáng không TCVN 4327:1993
13. % Không có
tan trong HCl), max
14. Độ ẩm, max % 8 TCVN 4326 : 2001
Chất mang (đường Theo các qui định
15. Kg Vừa đủ 1 Kg
Lactose) hiện hành
Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh
AOAC 996.13
16. Ethoxyquin ppm Không có (HPLC, LOD =
2ppm)
Các loại hóa chất,
kháng sinh cấm sử
dụng, hạn chế sử dụng Theo các quy định
17. - Không có
theo quy định của Bộ hiện hành
Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
4.3. Các chỉ tiêu chất lượng thành phần khác
 Độ hòa tan: Dễ hòa tan trong nước.
 Độ đồng nhất: Đạt yêu cầu.
 Định tính: Sản phẩm phải cho phản ứng với các thành phần nguyên liệu có trong sản
phẩm.
 Định lượng: Hàm lượng các thành phần phải đạt mức tối thiểu so với hàm lượng ghi
trên nhãn.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
 Sản phẩm được đóng trong túi PE tráng bạc, hoặc bao giấy bọc nhựa PE, xô nhựa
PVC có nắp. Bao bì đựng bền, kín, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
 Khối lượng tịnh: Tùy vào quy cách đóng gói: 100g, 200g, 227g, 454g, 500g, 1kg,
1,5kg, 2kg, 4kg, 5kg, 10kg, 12kg, 15kg, 20kg, 25kg.
5.2 .Ghi nhãn
 Theo Phụ lục 2B, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và đảm bảo nội dung đúng theo Nghị định
số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
 Đảm bảo đúng quy chế ghi nhãn hàng hóa chuyên ngành thủy sản.
 Có dòng chữ: Sản phẩm không chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản theo các quy định hiện hành của BNN & PTNT.
5.3. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có
mùi lạ, không có chất độc hại và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Khi
bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh./.
GIÁM ĐỐC
NHÃN DỰ KIẾN

NHÃN MẶT TRƯỚC NHÃN MẶT SAU

MACRO Bản chất và Công dụng sản phẩm:


Phân hủy mùn bã hữu cơ làm sạch môi Chống ô nhiễm đáy ao, phân hủy nhanh
trường ao nuôi thức ăn dư thừa, phân tôm và mùn bã hữu
Chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản cơ ở đáy ao; tạo thêm nguồn vi khuẩn có
lợi
“Sản phẩm không chứa các chất cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Chỉ tiêu chất lượng trong 1 kg:
theo các quy định hiện hành của
1. Các chất chính:
BNN&PTNT”
Bacillus subtilis, min: .......... 26x108 CFU/kg

Định lượng: (Trên nhãn chính thức) Aspergillus oryzae, min: .........3x108 CFU/kg

CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN Lactobacillus acidophilus,


min: ...........................................9,8x107
Đ/C: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, CFU/kg
Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh.
Saccharomyces cerevisiae,
ĐCSX: Số 26 đường 516, Ấp Bàu Chứa, min: .............................................9x107
Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí CFU/kg
Minh.
Nitrosomonas sp, min: ........ 8x108 CFU/kg
ĐT: 028.62674783 – FAX: 028.62674782
Nitrobacter sp, min: ...........7,5x108 CFU/kg
Số tiêu chuẩn công bố: TCCS 22:2017/HT
Protease, min: ..................................100 UI
Amylase, min: ..................................100 UI
Số lô sản xuất: (Trên nhãn chính thức).
2. Các chất khác:
Ngày sản xuất: (Trên nhãn chính thức).
Cát sạn, max: ................................không có
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất
Độ ẩm, max: ...................................... 8 %
Điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng
mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chất mang (đường lactose) vừa đủ:.....1 Kg
3. Chất cấm: không có
Ethoxyquin (ppm):………..... không có.
Kháng sinh:……………...…. không có.
Nguyên liệu chính: Bacillus subtilis,
Aspergillus oryae, Lactobacillus acidophilus,
Saccharomyces cerevisiae, Nitrosomonas sp,
Nitrobacter sp, Protease và Amylase.
Hướng dẫn sử dụng:
Sử dụng từ 100g-1kg/1.000m3 nước tùy vào
mức độ ô nhiễm của ao nuôi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (Mục 2 trong TCCS)
- Al-Dohail, M. A., R. Hashim and M. Aliyu-Paiko, 2009. Effects of the
probiotic, Lactobacillus acidophilus, on the growth performance, haematology
parameters and immunoglobulin concentration in African Catfish (Clarias gariepinus,
Burchell 1822) fingerling. Aquaculture Research. Vol. 40, Issue 14:1642-1652.
- Bernheimer và Grushoff (1967). Extracellular hemolysins of aerobic sporogenic bacilli. J
Bacteriol. 1967 May; 93(5):1541-3.
- BIO-CAT 2014. Aquaculture. http://www.bio-cat.com/aquaculture/
- Cutting M. Simon (2016): The Use of Probiotic Bacteria as Animal Feed Supplements.
Hội thảo Chế phẩm prbiotics chịu nhiệt của BioSpring. Hà Nội tháng 3 năm 2016.
- G.M.Gahan et al., 2013. Probiotics as Antiviral Agents in shrimp Aquaculture. Sri
Venkateswara University, India.
- Hadi Zokaei Far, 2009. Effects of probiotics on the growth and survival of white leg
shrimp (Litopenaeus vannamei) and their inhibitory roles against Vibrio parahaSB -
99olyticus.http://psasir.upm.edu.my/5792/1/a__FP_20 09_10.pdf.
- Lara-Flores, M. L., M. A Olvera- Novoa, B. E Guzmán. Méndez and W. López-Madrid,
2003. Aquaculture. Vol. 216, Issue 1-4:193-201.
- M A Kabir Chowdhury PhD, 2014. Protease in Aquaculture Feed Better Quality, Better
Profit or Both? Jefo Nutrition Inc., Canada. April 8, 2014 Aquafeed Horizons Asia
Bangkok, Thailand.
- Moriarty, D.J.W., 1998. Control of luminous Vibrio species in Penaeid aquaculture
ponds. Aquaculture, 164: 351-358.
- Phạm Thị Tuyết Ngân và Nguyễn Hữu Hiệp, 2010. Biến động mật độ vi khuẩn hữu ích
trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học 2010:14 166-176.
Đại học Cần Thơ.
- Phạm Thị Tuyết Ngân, Hồ Diễm Thơ và Trần Sương Ngọc, 2016. So sánh khả năng cải
thiện chất lượng nước và ức chế Vibrio của xạ khuẩn Streptomyces parvulus và vi khuẩn
Bacillus subtilis chọn lọc trong hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47b: 87-95.
- Padmavathi, P., K. Sunitha and K. Veeralah, 2012. Effcacy of probiotics in improving
water quality and bacterial flora in fish ponds. African Journal of Microbiology
Reasearch. Vol. 6(49):7471-7478.
- Sunitha, K., P. Padmavathi, 2013. Influence of Probiotics on Water Quality and Fish
Yield in Fish Ponds. Int. J. Pure Appl. Sci. Technol., 19(2), pp. 48-60
- Rengpipat, S., and S. Rukpratanporn. 1998. Probiotics in aquaculture: a case study of
probiotics for larvae of the black tiger shrimp (Penaeus monodon), p. 193. In Book of
Abstracts of the Fifth Asian Fisheries Forum - International Conference on Fisheries and
Food Security Beyond the Year 2000. Asian Fisheries Society, Chiang Mai, Thailand.
- Sreenivasulu P, Suman Joshi DSD, Narendra K, Venkata Rao G, Krishna Satya A, 2016.
Bacillus pumilus as a potential probiotic for shrimp culture. International Journal of
Fisheries and Aquatic Studies, 4(1): 107-110.
- Vaseeharan, B. and P. Ramasamy, 2003. Control of pathogenic Vibrio spp by Bacillus
subtilis BT23, a possible probiotic treatment for black tiger shrimp Penaeus monodon.
Soc. Appl. Microbiol, 36: 83-87.
- Vaseeharan, B., J. Lin and P. Ramasamy, 2004. Effect of probiotic, antibiotic sentivity,
pathogenicity and plasmid profiles of Listonella anguillarum-like bacteria iMACROated
from Penaeus monodon culture systSB - 99s. Aquaculture, 241: 77-91.
- Ziaei-Nejad, S., M.H. Rezaei, G.A. Takami, D.L. Lovett, AR. Mirvaghefi, M. Shakoun,
2006. The effect of Bacillus spp. bacteria used as probiotics on digestive enzyme activity,
survival and growth in the Indian white shrimp Fenneropenaeus indicus. Aquaculture,
252: 516-524.
- http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=1951. Vai trò của vi khuẩn Bacillus
sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm. Phạm Thị Tuyết Ngân, trường Đại học Cần Thơ.
Cập nhật ngày 03/10/2017.
- Cao Phương Nam, Cao Thanh Liêu và Lê Văn Hậu, 2010. Khả năng xử lý chất thải hữu
cơ, ammonia của chế phẩm vi sinh EM (Effective Microorganims) ở đáy ao nuôi tôm sú
thâm canh trên đất phèn tỉnh Cà Mau.

CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 22:2017/QĐ-TCCS TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành tiêu chuẩn chất lượng cơ sở hàng hoá chuyên ngành thủy sản

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 21/01/2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kỹ thuật - Công Ty TNHH Hải Thiên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này là Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 22:2017/HT
cho sản phẩm MACRO của nhà sản xuất Công Ty TNHH Hải Thiên.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Kinh doanh và các cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận :
- Như điều 3;
- Lưu.
CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

Cơ sở sản xuất /kinh doanh: CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN


Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.62674783 – FAX: 028.62674782

CÔNG BỐ

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 22:2017/HT


Áp dụng cho hàng hoá (tên, kiểu, loại, mã số hàng hoá):
Tên sản phẩm : MACRO
Dạng : Bột
Loại : 100g, 200g, 227g, 454g, 500g, 1kg, 1,5kg, 2kg, 4kg, 5kg,
10kg, 12kg, 15kg, 20kg, 25kg.

Cơ sở cam kết sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn công bố nêu
trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm đối với những tiêu chuẩn chất
lượng đã công bố.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2017


Giám đốc

You might also like