You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Trang số: 01/......

Học phần: Vật Liệu Xây Dựng HK: 3 - Năm học: 2020-2021
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Mã số SV: 1711070402
Lớp: 17DXDA2 Mã Đề:
Ngày nộp: 05/09/2021 Chữ ký SV:

Điểm bài làm Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2

Điểm số Điểm chữ

Họ và tên:............................................... Họ và tên:...........................................

Bài làm gồm có: (không bao Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
gồm tờ bìa)
Bằng số: ......... trang
Bằng chữ: ......... trang
Họ và tên:........................................... Họ và tên:........................................

Bài Làm
CÂU 1 (2đ): Anh chị hiểu gì về vật liệu gốm xây dựng?

*Định Nghĩa gốm xây dựng là: loại vật liệu đá nhân tạo, được sản xuất từ nguyên liệu chính là
đất sét bằng cách tạo ra hình và nung ở nhiệt độ cao

Phân Loại:

Theo công dụng vật liệu gốm được chia ra :

Vật liệu xây : Các loại gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ.

Vật liệu lợp : Các loại ngói.

Vật liệu lát : Tấm lát nền . lát đường, lát vỉa hè.

Vật liệu ốp : Ốp tường nhà, ốp cầu thang, ốp trang trí. Sản phẩm kỹ thuật vệ sinh : Chậu rửa, bồn
tắm, bệ xí.

Sản phẩm cách nhiệt, cách âm : Các loại gốm xốp.

Sản phẩm chịu lửa : Gạch samốt, gạch đi nát.

Theo cấu tạo vật liệu gốm được chia ra :

Gốm đặc : Có độ rỗng r ≤ 5% như gạch ốp, lát, ống thoát nước.
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:2
Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:
Gốm rỗng : Có độ rỗng r > 5% như gạch xây các loại, gạch lá nem.

Theo phương pháp sản xuất vật liệu gốm được chia ra:

Gốm tinh: thường có cấu trúc hạt mịn, sản xuất phức tạp như gạch trang trí, sứ vệ sinh.

Gốm thô: thường có cấu trúc hạt lớn, sản xuất đơn giản như gạch ngói, tấm lát, ống nước.

Quá Trình Chế Tạo

Nguyên Vật Liệu


Nguyên liệu chính để sản xuất vật liêu nung là đất sét. Ngoài ra tùy thuộc vào yêu cầu của sản
phẩm và tính chất của đất sét mà có thể dùng thêm các loại phụ gia cho phù hợp.
- Đất sét (khoáng alumôsilicát ngậm nước nAl2O3.mSiO2.pH2O, khoáng caolinit
2SiO2.Al2O3.2H2O và khoáng montmôrilonit 4SiO2.Al2O3.nH2O,

-Các Vật liệu Phụ gồm:

Vật liệu gầy pha vào đất sét nhằm giảm độ dẻo, giảm độ co khi sấy và nung, thường dùng là bột
samốt, đất sét nung non, cát, tro nhiệt điện, xỉ hạt hóa

Phụ gia cháy như mùn cưa, tro nhiệt diện, bã giấy.

Phụ gia hạ nhiệt độ nung có tác dụng hạ thấp nhiệt độ kết khối làm tăng nhiệt độ và độ đặc của
sản phẩm, phụ gia hạ nhiệt độ nung thường dùng là fenspát, pecmatit, canxit đôlomit.

Men là lớp thủy tinh lỏng phủ lên bề mặt của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, chống lại tác dụng của
môi trường

Quá trình sản xuất

-Nhào trọn Đất sét

-Tạo Hình

-Phơi Sấy

-Nung (Đốt Nóng, Nung, Làm Nguội)

*Nhiệt Độ Kết Khối là: là quá trình nén vật liệu để tạo thành một khối rắn bằng Nhiệt hoặc Áp
suất mà không nung chảy nó đến điểm hóa lỏng.
Thiêu kết xảy ra một cách tự nhiên trong mỏ khoáng sản hay là một quá trình sản xuất sử
dụng kim loại, đồ gốm, nhựa và các vật liệu khác.
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:3
Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:

CÂU 2 (3đ): Anh chị hiểu gì về vật liệu xi măng portland?


*Lịch sử phát triển Xi măng Portland:
-Năm 1818, nhà bác học Louis Joseph vicat ( Pháp) đã chế tạo được xi măng la mã bằng cách
nung hỗn hợp đá vôi và đất sét với nhiệt độ nung không quá 1200 độ C. Đây là tiền than của Xi
măng Portland.
-Năm 1824, một nhà xây dựng người Anh là Aspdin đã được cấp chứng chỉ đầu tiên về chế tạo xi
măng Portland bằng lò đứng. Đó là phát minh vỹ đại trong ngành sản xuất chất kết dính.
-Năm 1845, Johnson đã đưa ra tỷ lệ và nhiệt độ nung thích hợp ( nhiệt độ nung làm nóng chảy 1
phần nguyên liệu) đánh dấu bước khởi đầu cho công nghiệp sản xuất xi măng.
*Quá Trình sản xuất xi măng Portland:
- Gồm 3 giai đoạn
1) chuẩn bị hỗn hợp phối liệu
2) Nung hỗn hợp phối liệu thành Clinker
3) Nghiền Clinker và phụ gia thành XMP
Quá trình sản xuất Xi Măng Portland được tiến hành theo 2 phương pháp sản xuất cơ
bản: phương pháp ướt và phương pháp khô. Lựa chọn phương pháp sản xuất thích hợp là 1 trong
những vấn đề quan trọng , quyết dịnh các chỉ tiêu kinh tế và kỷ thuật của nhà máy.
*Tính chất cơ lý của xi măng Portland:
 Xi măng Portland có khả năng chịu sương giá. Nó không sợ nhiệt độ thấp. Trong điều kiện
như vậy, vật liệu không bị biến dạng và không bị nứt.
 Vật liệu này không thấm nước. Nó không bị tiếp xúc với độ ẩm và độ ẩm.
 Xi măng Portland có thể được sử dụng ngay cả khi xây dựng nền móng trong điều kiện đất
khó khăn. Đối với các điều kiện như vậy, một dung dịch kháng sulfat được sử dụng.
 Có nhiều loại xi măng Portland - mỗi người mua có thể chọn lựa chọn tốt nhất cho mình.
Bạn có thể mua chế phẩm làm cứng nhanh hoặc làm cứng trung bình.
 Nếu bạn đã mua xi măng Portland chất lượng cao thực sự, thì bạn không nên lo lắng về sự
co rút và biến dạng tiếp theo của nó. Sau khi lắp nó không tạo thành vết nứt và các hư
hỏng tương tự khác.

 cung cấp cho xi măng mật độ thích hợp;


 xác định một hoặc một tốc độ đông đặc khác;
 làm cho vật liệu chịu được các yếu tố bên ngoài và nhân tạo.
*Các dạng ăn mòn biện pháp hạn chế sự ăn mòn của xuất xi măng Portland:
Sẽ có nhiều dạng ăn mòn như: Ăn mòn hòa tan, Ăn mòn Cacbonic, Ăn mòn axit, Ăn mòn
magie, Ăn mòn phân khoáng, Ăn mòn sunfat,
Các biện pháp hạn chế sự ăn mòn của Xi Măng

-Thay đổi thành phần khoáng

-Silicate hóa
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:4
Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:

-Dùng những loại Xi măng Đặc Biệt

-Carbonate hóa

-Sử dụng bê tông có độ đặc chắc cao

-Quét lên mặt công trinh 2-3 lớp chống thấm

-Các biện pháp liên quan đến công nghệ thi công: Thiết kế hệ thống thoát nước quanh
công trính, gia công bề mặt vật liệu nhẵn bóng và đặt xít.
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:5
Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:

CÂU 3 (5đ):Anh chị hiểu gì về vật liệu bê tông xi măng?


*Định Nghĩa Bê Tông: sử dụng chất dính vô cơ là 1 loại đá nhân tạo, được chế tạo từ các
nguyên liệu sau
-Cốt liệu: cát, đá dâm hoặc sỏi
-Chất kết dính vô cơ: xi măng, thạch cao, vôi
-Nước để nhào trộn
-Phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ ( để tăng tính dẻo, tính chống thấm, điều chỉnh thời gian ninh
kết…)
Các Vật liệu này được nhào trộn với nhau thành hỗn hợp bê tông ( bê tông tươi). Sau khi
được lèn ép và đóng rắn, hỗn hợp này trở thành bê tông.
Phân loại - Theo CKD sử dụng

+ Bê tông xi măng: chất kết dính là xi măng


+ Bê tông silicat: chất kết dính là vôi
+ Bê tông thạch cao...
- Theo dạng cốt liệu sử dụng
+ Bê tông cốt liệu đặc
+ Bê tông cốt liệu rỗng
+Bê tông cốt liệu đặc biệt: chống axit, phóng xạ, chịu nhiệt
- Theo khối lượng thể tích
+ Bê tông đặc biệt nặng : p>2500kg/m3
+ Bê tông nặng : p=2500-1800 kg/m3
+ Bê tông nhẹ p= 1800-500 kg/m3
+ Bê tông đặc biệt nhẹ : p<500kg/m3
- Theo công dụng
+ bê tông chịu nhiệt
+ bê tông chịu lực
+ bê tông thủy công...
- Theo cường độ
+ Bê tông thường cường độ từ 15-60 Mpa
+ Bê tông cường độ cao, cường độ nén 60-100 Mpa.
Ưu điểm:
- Có cường độ chịu nén cao, bền trong môi trường.
- Cốt liệu có thể sử dụng vật liệu địa phương.
- Có thể tạo hình dễ dàng cho kết cấu
- dễ cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất và thi công
- Có thể tạo nhiều loại beetong tính chất khác nhau.
Nhược điểm:
- Khối lượng thể tích lớn
- Chịu kéo kém.
- cách âm cách nhiệt kém
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:6
Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:

-Khả năng chống ăn mòn trong môi trường xâm thực kém
*Các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông:
-Tỉnh dẻo của hỗn hợp bê tông
Định Nghĩa: Tính dẻo là tính dễ tạo hình biểu thị thông qua khả năng lấp đầy khuôn và
đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.
Dựa vào tính dẻo chia hỗn hợp bê tông thành 2 loại:
-Hỗn hợp bê tông dẻo: độ sụt (SN), cm.
-Hỗn hợp bê tông cứng: độ cứng (ĐC), giây. Loại này có ưu điểm với cùng một lượng xi
măng sẽ cho bê tông có cường độ hơn, với điều kiện lèn chặt tốt sẽ cho độ đặc cao nên khả năng
chống thấm cũng cao, nhanh đạt cường độ, giải phóng cốp pha, tăng tốc độ thi công nhưng loại
hỗn hợp này yêu cầu về thiết bị nhào trộn, lèn chặt khó hơn, thời gian trộn lâu hơn.
Để đánh giá tính dẻo của hỗn hợp bê tông người ta dựa vào 2 chỉ tiêu độ sụt hoặc độ cứng
tùy thuộc vào loại hỗn hợp bê tông.
* Các phương pháp thiết kế cấp phối bê tông:
1) Phương Pháp tra bảng:
Nội Dung: dung các bảng tính sẵn với các thống số biết trước ( Dmax, SN, Rb)
để xác định cấp phối.
Ưu Điểm: nhanh, đơn giản, dễ sử dụng
Nhược Điểm: không kinh tế do thiên về an toàn
Phạm Vi Sử Dụng: dự trù vật liệu hoặc tính toán, sửa chữa nhỏ.
2) Phương pháp thực nghiệm hoàn toàn:
Nội Dung: tiến hành thực nghiệm, so sánh các kết quả, lựa chọn cấp phối tối ưu
Ưu Điểm: kết quả chính xác
Nhược Điểm: tốn thời gian, kinh phí, đòi hỏi trình độ kỹ thuật tốt
Phạm Vi Sử Dụng: các công trình có khối lượng bê tông lớn (> 5000m vuông),
công trình trọng yếu: thủy điện, nhà máy hạt nhân….
3) Phương Pháp tính toán kết hợp thực nghiệm
Nội Dung: dựa vào các công thức và biểu đồ tính toán, sau đó dùng thực nghiệm
để hiệu chỉnh.
Ưu Điểm: khối lượng tính toán và thực nghiệm vừa phải, kết quả chính xác
Phạm Vi Sử Dụng: phổ biến
* Để thiết kế cấp phối bê tông nặng người ta thường chọn phương pháp nào. Nguyên tắc
thiết kế
Có 2 phương pháp để cấp phối hỗn hợp bê tông nặng:

1- Xác định tỷ lệ N/X: tỷ lệ theo khối lượng vật liệu: cát, đá, xi măng
Họ và tên SV: Võ Ngọc Khánh Lớp: 17DXDA2 Trang:7

Mã số SV: 1711070402 Chữ ký SV:

2- Lượng tiêu hao vật liệu theo khối lượng


Tỷ lệ N/X phụ thuộc vào cường độ, điều kiện đông kết cũng như thời gian bê tông ninh kết.

Những loại vật liệu cấp phối cho bê tông nặng phải thỏa các điều kiện được nêu trên, bao gồm: đá
dăm có cường độ cao, cát có nguồn gốc, nguồn cốt liệu phải sạch, sàng kỹ đảm bảo yêu cầu về
kích cỡ hạt.

Tiến hành xác định lượng tiêu hao của nước, xi măng, hệ số dịch chuyển cho hỗn hợp loại bê tông
dẻo, lượng tiêu hao của cát, sỏi,…Ngoài ra, kiểm tra độ sụt, độ cứng của hỗn hợp.

You might also like