You are on page 1of 118

Tóm tắt

Nghiên cứu với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam, đồng thời đo lường mức độ tác động của
các nhân tố này đến ý định sử dụng TMĐT. Từ đó hàm ý quản trị cho các nhà cung
cấp dịch vụ TMĐT cần chú trọng đến những vấn đề gì để nâng cao năng lực cạnh
tranh trong một môi trường kinh doanh toàn cầu như hiện nay.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và


phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định và xây dựng thang đo.
Sau đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến ý định sử dụng TMĐT ờ Việt Nam. Kết quả sẽ được kiểm
định để đảm bảo mô hình là phù hợp.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định thang đo ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam gồm bốn thành phần: “Mong đợi về giá”, “Nhận thức tính dễ sử
dụng”, “Nhận thức tính thuận tiện”, “Ảnh hưởng xã hội” có tác động trực tiếp và
cùng chiều đến ý định sử dụng TMĐT và hai thành phần: “Rủi ro giao dịch”, “Rủi
ro sản phẩm” có tác động trực tiếp và ngược chiều đến ý định sử dụng TMĐT.

Mục Lục .........................................................................................................

Chương 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................2

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................3

1.3.1 Nghiên cứu sơ bộ..........................................................................3

1.3.2 Nghiên cứu chính thức..................................................................3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................4

1.4.2 Đối tượng khảo sát........................................................................4


1.4.3 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................4

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................................4

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI........................................................................4

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............6

2.1 KHÁI NIỆM........................................................................................6

2.1.1 Định nghĩa TMĐT (e-commerce).................................................6

2.1.2 Định nghĩa ý định..........................................................................6


2.1.3 Quan điểm của tác giả về ý định sử dụng TMĐT..........................7
2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............7

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)....7


2.2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)..........8
2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - . .
TAM)................................................................................................................ 9

2.2.4 Mô hình chấp nhận sử dụng TMĐT (E-Commerce Adoption .........


Model – e-CAM)............................................................................................10

2.2.5 Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (Unified Technology .......
Acceptance and Use Technology - UTAUT)..................................................11

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY...........................13

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước.........................................................13


2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước.........................................................17
2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây..............................21
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT..............................................23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................28

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................29

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................29

3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.............................................................29

3.2.1 Xây dựng bản thảo luận..............................................................29


3.2.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính..............................31
3.2.3 Đối tượng tham gia.....................................................................31
3.2.4 Thực hiện nghiên cứu định tính..................................................32
3.2.5 Xây dựng thang đo sơ bộ.............................................................33

3.2.6 Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính.............36

3.2.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính..........................................41

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.........................................................42

3.4.1 Thiết kế mẫu...............................................................................42

3.4.2 Thu thập dữ liệu..........................................................................43

3.4.3 Phân tích dữ liệu.........................................................................43

TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................47

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................48

4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT.......................................................48

4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được........................................49

4.1.2. Thống kê thông tin thuộc tính đối tượng nghiên cứu.................51

4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO................................53

4.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá...................................................................53

4.2.2. Kết quả phân tích KMO, Bartlett’s Test và tính đơn hướng.......53

4.2.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha.........................................54

4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA....................................56

4.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá:..................................................................56

4.3.2. Kết quả phân tích.......................................................................56

4.4. KIỂM TRA LẠI ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO SAU KHI ............

PHÂN TÍCH EFA..........................................................................................58

4.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU KHI ĐIỀU CHỈNH......................59

4.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .


................................................................................................................. 60

4.5.1. Phân tích tương quan..................................................................60


4.5.2. Phân tích hồi quy........................................................................62

4.5.3. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu..................65

4.5.4. Phân tích sự khác biệt.................................................................67

4.7. SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................70

4.6.1. Mong đợi về giá, Nhận thức tính thuận tiện:..............................70

4.6.2. Nhận thức tính dễ sử dụng..........................................................71

4.6.3. Ảnh hưởng xã hội.......................................................................71

4.6.4. Nhận thức sự rủi ro.....................................................................71

TÓM TẮT CHƯƠNG 4..........................................................................72

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................73

5.1. THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ CHÍNH..........................................73

5.2. HÀM Ý QUẢN LÝ..........................................................................75

5.3. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU.........................................78

5.3.1. Đóng góp về mặt lý thuyết.........................................................79

5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.........................................................79

5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục I: DÀN BÀI THẢO LUẬN

Phụ lục II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Phụ lục III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt


TMĐT: Thương mại điện tử

B2C: Business to Consumers / Business to Customers


TRA: Theory of Reasoned Action

PRP: Perceived Risk with Product/Service

PRT: Perceived Risk in the Context of Online Transaction

TAM: Technology Acceptance Model

TPB: Theory of Planned Behavior

TPR: Theory of Perceived Risk

UTAUT: Unified Technology Acceptance and Use Technology

E-CAM: E-Commerce Acceptance Model

EFA: Exploratory Factor Analysis

Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


Danh mục bảng
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp ước tính doanh số thu được từ TMĐT .....................
1

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các yếu tố và kết quả của các nghiên cứu trước ....

22 Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu được đề

xuất bởi tác giả ..........................................................................................................

25 Bảng 3.1 Các bước thực hiện nghiên

cứu ...................................................... 29

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo mong đợi về giá ......................................
37

Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính dễ sử dụng ......................
37

Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính hữu dụng .........................
38

Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính thuận tiện ........................
38

Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự tin cậy ................................

39 Bảng 3.7 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản
phẩm, dịch

vụ ...........................................................................................................39

Bảng 3.8 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch
trực tuyến...................................................................................................................40

Bảng 3.9 Bảng phát biểu thang đo ảnh hưởng xã hội ....................................
41

Bảng 3.10 Bảng phát biểu thang đo ý định sử dụng TMĐT ..........................
41

Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu ..............................................................


48

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhận biết các trang web bán hàng trực tuyến phổ biến .........
49

Bảng 4.3 Thời gian trung bình trên 1 lần truy cập vào website TMĐT ........
50

Bảng 4.4 Số lần truy cập vào website TMĐT trong 1 tháng gần đây ............
50

Bảng 4.5 Thống kê kinh nghiệm sử dụng


Internet .........................................51

Bảng 4.6 Thống kê theo giới tính của mẫu khảo sát ......................................
51

Bảng 4.7 Thống kê mẫu theo nhóm tuổi của mẫu khảo sát ...........................
52
Bảng 4.8 Thống kê mẫu theo thu nhập của mẫu khảo sát .............................
52

Bảng 4.9 Kết quả phân tích KMO, Bartlett’s Test và tính đơn hướng ..........
53

Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha............................................


54

Bảng 4.11 Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố ở phân tích EFA ............................
58

Bảng 4.12 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ......................
60
Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan Pearson .........................................
61

Bảng 4.14 Bảng phân tích các hệ số trong hồi quy đa biến ...........................
63

Bảng 4.15 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ...................................
67
Danh mục hình
Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen,
1975) ........................8

Hình 2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Bauer, 1960) .............................................


8

Hình 2.3 Mô hình khái niệm TAM (Davis and Arbor, 1989) ........................
10

Hình 2.4 Mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM (Joongho và cộng sự, 2001) ..
10

Hình 2.5 Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT ..........................
12

Hình 2.6 Mô hình xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008)

Hình 2.7 Mô hình tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của
doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Hùng, 2009)..............................................................
15

Hình 2.8 Mô hình xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam
(Nguyễn Anh Mai, 2007) ..........................................................................................
16

Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua
hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010) ................................................
17

Hình 2.10 Mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng
(Hasslinger và cộng sự, 2007) ..................................................................................
18

Hình 2.11 Mô hình lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người
tiêu dùng (Tang và Chi, 2009) ..................................................................................
19

Hình 2.12 Mô hình mở rộng mô hình TAM cho World-Wide-Web (Moon và


Kim,
2001) ................................................................................................................19

Hình 2.13 Mô hình chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và TMĐT khác
(Fang He, 2009) ........................................................................................................
20

Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu của đề tài được đề xuất bởi tác giả ..............
27

Hình 3.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu .............................................................


30

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh ..........................................
59
1

Chương 1. MỞ ĐẦU

Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục
của đề tài.

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thương mại điện tử (TMĐT) mới ra đời đã nhanh chóng gây ra sự chú ý đối
với công chúng, cộng đồng kinh doanh và các nhà nghiên cứu. Sau đó, cũng nhanh
như lúc xuất hiện, TMĐT lại thất bại một cách nhanh chóng. Tuy tăng trưởng chậm
lại trong những năm gần đây, TMĐT vẫn là lĩnh vực đầy tiềm năng đối với sự mở
rộng và phát triển của các nền kinh tế.

Tại Việt Nam, TMĐT đã bắt đầu nổi lên trong những năm gần đây, mặc dù
sự tăng trưởng của nó vẫn còn khiêm tốn. Ước tính doanh số thu được từ TMĐT
B2C năm 2013 và 2015 được thống kê như bảng 1.1.

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp ước tính doanh số thu được từ TMĐT
Ước tính doanh số thu được từ Ước tính doanh số thu được từ
TMĐT B2C năm 2013 TMĐT B2C năm 2015

Việt Nam 2,2 tỷ USD 4,08 tỷ USD

Hoa Kỳ 264 tỷ USD 344,4 tỷ USD

Trung Quốc 181,62 tỷ USD 358,59 tỷ USD

Ấn Độ 16,32 tỷ USD 25,63 tỷ USD


Nguồn: Bộ Công Thương, 2013. Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013

Vấn đề đặt ra là tại sao TMĐT trong cộng đồng Việt Nam lại phát triển chậm
trong một thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Các nhân tố nào quyết
định sự phát triển TMĐT? Chúng ta cần có những giải pháp gì để phát triển TMĐT?
… để từ đó có thể tiếp cận và từng bước phát triển TMĐT ở Việt Nam.
2

Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, cũng như mô hình
nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng TMĐT, nhưng
việc áp dụng một mô hình lý thuyết trên thế giới vào Việt Nam có thể không phù
hợp do các điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài ra dựa trên
dữ liệu tìm kiếm được bởi tác giả thì đến nay các mô hình nghiên cứu tại Việt Nam
vẫn chưa hoàn chỉnh do các đề tài này chỉ khảo sát một số nhân tố hay một số khía
cạnh của TMĐT như nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử
dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008) không khảo sát về giá, điều kiện
thuận tiện và ảnh hưởng xã hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái
độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam (Nguyễn Anh Mai, 2007) không khảo sát về giá, ảnh
hưởng xã hội cũng như các nhân tố chuyên sâu về TMĐT. Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc
Cường, 2010) không khảo sát về các nhân tố chuyên sâu về TMĐT .v.v.

Trước xu hướng phát triển của TMĐT trên thế giới và tình hình TMĐT tại
Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế với tên gọi: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam” với định hướng khám phá
nhận thức của người dùng về ý định sử dụng TMĐT. Đồng thời đây cũng là tài liệu
tham khảo góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT
nói riêng và khả năng phát triển của TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới nói
chung.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu nghiên cứu là:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
Hàm ý quản trị cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam.
3

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Nghiên cứu sơ bộ

Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh, bổ sung
các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của
nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính trên cơ sở
nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết nhận thức, ý định và TMĐT trên thế giới. Tìm
hiểu các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu trước đây kết hợp với phương pháp
thảo luận nhóm nhằm thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho việc nghiên cứu chính
thức tiếp theo.

1.3.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức bằng định lượng nhằm mục đích khảo sát các đánh
giá của các đối tượng đã từng hay có ý định tham gia giao dịch TMĐT dưới hình
thức B2C hoặc các chuyên gia về TMĐT về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng TMĐT của họ tại Việt Nam.

Cụ thể trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp
các số liệu, dữ kiện nhằm xác định những kết quả phù hợp để vận dụng
tại Việt Nam.
 Phương pháp thảo luận nhóm để tham khảo ý kiến nhận định những nhân
tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố này đối với ý định sử
dụng TMĐT ở Việt Nam.
 Phương pháp phỏng vấn cá nhân (điều tra nghiên cứu với bảng câu hỏi
thiết kế sẵn) và xử lý số liệu với chương trình SPSS.
4

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào TMĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng TMĐT ở Việt Nam.

1.4.2 Đối tượng khảo sát

Là các đối tượng có ý định tham gia giao dịch TMĐT dưới hình thức B2C
hoặc các chuyên gia về TMĐT.

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài mong muốn xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng TMĐT ở Việt Nam với tính khái quát cao, tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu
và kinh phí hạn hẹp, nên trong phạm vi đề tài chỉ khảo sát các đối tượng sinh sống
chủ yếu trên phạm vi địa bàn Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu giúp cho mọi người quan tâm có cơ sở ban đầu về việc
xác định đúng đắn vai trò của các nhân tố liên quan đến ý định sử dụng TMĐT ở
Việt Nam. Qua đó, tác giả muốn đóng góp kết quả nghiên cứu của mình vào hiểu
biết chung đối với việc chấp nhận sử dụng TMĐT. Đây cũng là một hoạt động kinh
tế còn tương đối mới mẻ, còn bỏ ngõ cho nên rất cần các nghiên cứu cho việc áp
dụng thành công trong thực tế. Các yếu tố tìm thấy trong quá trình nghiên cứu có
thể được vận dụng để triển khai một hệ thống TMĐT trong từng doanh nghiệp cụ
thể sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Và cũng nhờ đó mà
các doanh nghiệp ý thức hơn về vai trò của TMĐT để không ngừng nâng cao hệ
thống phục vụ khách hàng.

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn bao gồm 5 chương


5

Chương 1: MỞ ĐẦU
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục của
đề tài.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã thực
hiện trước đây. Từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang đo, cách
đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm thành phần trong mô hình, kiểm
định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ nêu lên các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả dữ
liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp
của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đưa ra các đề xuất trong lĩnh
vực TMĐT. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên những đóng góp của đề tài, các hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã
thực hiện trước đây. Từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
6

2.1 KHÁI NIỆM

2.1.1 Định nghĩa TMĐT (e-commerce)

TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác (52/2013/NĐ-CP).
TMĐT, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính (Wikipedia).
TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực
hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây
Dương, 1997, dẫn theo Trần Công Nghiệp, 2008).
TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng
máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay
quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000, dẫn theo
Trần Công Nghiệp, 2008).

Theo các định nghĩa TMĐT được liệt kê bên trên, TMĐT được dùng trong
luận văn này được kế thừa từ 52/2013/NĐ-CP và có ý nghĩa là: TMĐT là quá trình
mua bán và thanh toán sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet.

2.1.2 Định nghĩa ý định

Ý định hành vi là mức độ dự định thực hiện một hành vi của mỗi người
(Thuyết hành động hợp lý, Fishbein, M., & Ajzen, I., 1975).
Ý định hành vi là dấu hiệu sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một
hành vi cho trước, và nó được xem như là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi
(Thuyết hành vi hoạch định, Ajzen, 1991).
7

Ý định hành vi là khả năng một người sẽ tham gia một hành vi cho trước
(Institute of Medicine (US) Committee on Communication for Behavior
Change in the 21st Century, 2002, page 31).

Theo các định nghĩa ý định hành vi được liệt kê bên trên, ý định được dùng
trong luận văn này được kế thừa từ thuyết hành vi hoạch định, Ajzen, 1991 và có ý
nghĩa là: mức độ sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi cho trước.

2.1.3 Quan điểm của tác giả về ý định sử dụng TMĐT

Dựa trên định nghĩa TMĐT và ý định bên trên, ý định sử dụng TMĐT được
dùng trong luận văn này được kế thừa từ thuyết hành vi hoạch định, Ajzen, 1991
cũng như 52/2013/NĐ-CP và có ý nghĩa là: Mức độ sẵn sàng sử dụng phương tiện
điện tử có kết nối với mạng Internet để mua bán và thanh toán sản phẩm hay dịch vụ
của mỗi người.

2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu ý định hành vi
của người tiêu dùng, các lý thuyết này đã được chứng minh thực nghiệm ở nhiều nơi
trên thế giới. Dưới đây là các lý thuyết tiêu biểu:

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được Fishbein và Ajzen xây dựng từ cuối
thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. Theo
TRA, ý định hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi
tiêu dùng. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude) và chuẩn
chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện
niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với của sản phẩm. Còn chuẩn
chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội lên cá nhân người tiêu dùng.
8

Ni ềm tin đ ối v ới các thu ộc tính


của sản phẩm

Thái độ
Đo lư ờng ni ềm tin đ ối v ới các
thuộc tính của sản phẩm

Ý đị nh Hành vi
hành vi thật sự
Ni ềm tin đ ối v ới nh ững ngư ời
ảnh hưởng s ẽ nghĩ r ằng tôi nên
hay không nên sử dụng sản phẩm
Chu ẩn ch ủ
quan
S ự thúc đẩy làm theo ý muốn c ủa
người ảnh hưởng

Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975)

2.2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)

Trong thuyết nhận thức rủi ro (TPR), Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu
dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: (1)
nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ; (2) nhận thức rủi ro liên quan đến
giao dịch trực tuyến.

Nhận thức rủi ro liên quan đến


giao dị ch trực tuyến (PRT)

Hành vi mua hàng


(PB )

Nhận thức rủi ro liên quan đến


sản phẩm dị ch vụ (PRP )

Hình 2.2 Thuyết nhận thức rủi ro (Bauer, 1960)

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ như: mất tính
năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ đối với sản
phẩm/dich vụ.
9

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến là các rủi ro
có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử
như: sự bí mật, sự an toàn và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch.

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model -

TAM)

Mô hình TAM được mô phỏng dựa vào mô hình TRA được công nhận rộng
rãi và tin cậy. Đây còn là mô hình căn bản trong việc mô hình hóa việc chấp nhận
công nghệ thông tin (Information Technology - IT) của người sử dụng.

Mô hình này có 5 biến chính sau:

Biến bên ngoài (biến ngoại sinh): Đây là các biến ảnh hưởng đến nhận
thức sự hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức tính dễ sử dụng
(perceived ease of use). Ví dụ của các biến bên ngoài đó là sự đào tạo, ý kiến
hoặc khái niệm khác nhau trong sử dụng hệ thống.
Nhận thức sự hữu ích: Người sử dụng nhận thấy rằng việc sử dụng
các hệ thống ứng dụng sẽ làm tăng hiệu quả hay năng suất làm việc của họ
đối với một công việc cụ thể.
Nhận thức tính dễ sử dụng: Là mức độ dễ dàng mà người dùng mong
đợi khi sử dụng hệ thống.
Thái độ hướng đến sử dụng: Là thái độ hướng đến sử dụng một hệ
thống được tạo lập bởi sự tin tưởng về sự hữu ích và tính dễ sử dụng.
Dự định sử dụng: Là dự định của người dùng khi sử dụng hệ thống.
Dự định sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự.

TAM được xem là mô hình đặc trưng để ứng dụng trong việc đo lường và dự
đoán việc sử dụng hệ thống thông tin. Trong đó, TMĐT cũng chỉ là một sản phẩm
của phát triển công nghệ thông tin. Do đó, mô hình TAM cũng thích hợp cho việc
nghiên cứu các vấn đề tương tự trong TMĐT.
10

Thành phần nhận thức Thành phần cảm tình Thành phần hành vi

Nh ận thức
sự hữu ích

Thái độ hướng D ự đị nh S ử dụng hệ


Các bi ến thống thực s ự
ngoại sinh đến sử dụng sử dụng

Nh ận thức
tính dễ sử dụng

Hình 2.3 Mô hình khái niệm TAM (Davis and Arbor, 1989)

Mô hình TAM thừa nhận rằng hai yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức
tính dễ sử dụng là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người dùng đối với hệ
thống. Tầm quan trọng của hai yếu tố vừa nêu dựa trên phân tích từ nhiều khía cạnh,
như: thuyết mong đợi, thuyết quyết định hành vi.

2.2.4 Mô hình chấp nhận sử dụng TMĐT (E-Commerce Adoption


Model – e-CAM)
Nh ận thức r ủi ro liên quan
đến giao dị ch trực tuyến
Nh ận th ức s ự
hữu ích

Theo TAM Hành vi


mua

Nh ận th ức tính
dễ sử dụng
Nh ận thức r ủi ro liên quan
đến sản phẩm dị ch v ụ

Hình 2.4 Mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM (Joongho và cộng sự, 2001)

Tác giả Joongho và cộng sự (Risk-Focused E-Commerce Adoption Model -


A Cross Country Study, 2001) đã xây dựng mô hình chấp nhận sử dụng TMĐT
ECAM (E-commerce Adoption Model) bằng cách tích hợp mô hình TAM của
11

Davis (1986) với thuyết nhận thức rủi ro (theories of perceived risk - TPR). Mô
hình E-

CAM được nghiên cứu thực nghiệm ở hai thị trường Hàn Quốc và Mỹ giải thích sự
chấp nhận sử dụng TMĐT. Nghiên cứu này đã cung cấp kiến thức về các yếu tố tác
động đến việc chuyển người sử dụng Internet thành khách hàng tiềm năng. Nhận
thức tính dễ sử dụng (perceived ease of use) và nhận thức sự hữu ích (perceived
usefulness) phải được nâng cao, trong khi nhận thức rủi ro liên quan đến sản
phẩm/dịch vụ (perceived risk relating to product/service - PRP) và nhận thức rủi ro
liên quan đến giao dịch trực tuyến (perceived risk relating to online transaction -
PRT) phải được giảm đi.

2.2.5 Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (Unified Technology

Acceptance and Use Technology - UTAUT)

Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất được Venkatesh và cộng sự đưa ra
năm 2003. Đây thực chất là mô hình hợp nhất từ các mô hình chấp nhận công nghệ
trước đó.

Các khái niệm trong mô hình UTAUT

Mong đợi về thành tích (Performance Expectancy).


Sự mong đợi về sự nỗ lực (Effort Expectancy).
Ảnh hưởng xã hội (Social Influence).
Điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions).
Ý định sử dụng (Behavior Intention).
Hành vi sử dụng (Use Behavior).
Các yếu tố nhân khẩu: Giới tính (gender), tuổi (age), Kinh nghiệm
(experience) và sự tình nguyện sử dụng (Voluntariness of Use).
12

Mong đợi về
thành tích

Mong đ ợi v ề sự
nỗ l ực Ý đ ị nh sử dụng Hành vi s ử dụng

Ả nh hư ởng xã
hội

Đi ều ki ện thu ận
tiện

Gi ới tính Tu ổi Kinh Nghi ệm Tình nguy ện sử dụng

Hình 2.5 Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT

Khái niệm ý định sử dụng

Đề cập đến ý định người dùng sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Trong mô
hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự đưa ra năm 2003, ý định sử dụng có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi sử dụng.

Khái niệm mong đợi về thành tích

Đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống công
nghệ thông tin sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong hiệu quả công việc. Trong mô hình
UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) sự mong đợi về thành tích đối với ý định sử
dụng chịu sự tác động của giới tính và tuổi. Cụ thể, đối với nam sự ảnh hưởng đó sẽ
mạnh hơn nữ, đặc biệt là đối với nam ít tuổi.

Khái niệm mong đợi về sự nỗ lực

Là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công
nghệ thông tin mà người sử dụng cảm nhận. Nó đề cập đến mức độ người sử dụng
tin rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng khi sử dụng hệ thống hay sản
phẩm công nghệ thông tin. Sự ảnh hưởng của sự mong đợi về sự nỗ lực sẽ mạnh
13

hơn đối với nữ và đặc biệt đối với nữ ít tuổi và càng mạnh hơn đối với người ít kinh
nghiệm sử dụng.
Khái niệm ảnh hưởng xã hội

Là mức độ mà người sử dụng nhận thức rằng những người quan trọng khác
tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới. Ảnh hưởng xã hội được xem là nhân tố quan
trọng trực tiếp ảnh hưởng đến ý định sử dụng được thể hiện qua chuẩn chủ quan
(subjective norm) trong các mô hình như TRA, TAM2… Theo mô hình UTAUT
(Venkatesh và cộng sự, 2003) ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định
sử dụng, và nó bị tác động bởi các biến nhân khẩu là giới tính, tuổi, sự tình nguyện
sử dụng và kinh nghiệm. Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với nữ, đặc biệt là
người lớn tuổi, với điều kiện bắt buộc sử dụng và những người ít kinh nghiệm.

Khái niệm những điều kiện thuận tiện

Là mức độ mà người sử dụng tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc của tổ


chức hiện có hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Theo mô hình UTAUT (Venkatesh và
cộng sự, 2003), những điều kiện thuận tiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định
sử dụng mà ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thật sự, và nó bị tác động bởi các biến
nhân khẩu là tuổi và kinh nghiệm. Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với người
lớn tuổi và tăng theo kinh nghiệm.

Khái niệm hành vi sử dụng

Khái niệm hành vi sử dụng thể hiện hành vi người dùng thật sự sử dụng hệ
thống, sản phẩm hay dịch vụ.

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

a) Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử
(Lê Ngọc Đức, 2008)
14

Tác giả Lê Ngọc Đức (2008) đã xác định những nhân tố tác động đến xu
hướng sử dụng thanh toán điện tử đối với nhóm người đã từng sử dụng thanh toán
điện tử dựa theo mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM và thuyết hành vi dự định TPB
bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và nhận
thức kiểm soát hành vi. Còn đối với nhóm người chưa sử dụng thanh toán điện tử
thì chỉ có 2 nhóm yếu tố: chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.

H1
Nhận thức sự hữu ích
H2
Nhận thức tính dễ sử dụng

H3
Nhận thức rủi ro liên quan đến
sản phẩm và dị ch v ụ
Xu hư ớng sử dụng thanh toán
H4
Nhận thức rủi ro liên quan đến điện tử
giao dị ch trực tuyến
H5
Chuẩn chủ quan
H6
Nhận thức ki ểm soát hành vi

Hình 2.6 Mô hình xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức,
2008)

Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.6 là khảo sát một số yếu tố tác
động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử hơi khác so với đề tài của tác giả.
Nghiên cứu không khảo sát về giá, điều kiện thuận tiện và ảnh hưởng xã hội. Tuy
nhiên đề tài có nghiên cứu về hành vi thực hiện của người sử dụng.

b) Các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của

doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Hùng, 2009)

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2009) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra hai
khái niệm mới: thực hiện TMĐT đơn giản và thực hiện TMĐT tinh vi. Yếu tố định
hướng thị trường và sẵn sàng TMĐT tác động dương đến việc thực hiện TMĐT đơn
15

giản. Yếu tố thực hiện TMĐT tinh vi sẽ bị tác động bởi yếu tố sẵn sàng TMĐT và
thực hiện TMĐT đơn giản. Trong đó, yếu tố định hướng học tập sẽ ảnh hưởng đến
tính đổi mới và định hướng thị trường của doanh nghiệp. Mặc khác, tính đổi mới sẽ
tác động đến nhận thức lợi ích của doanh nghiệp. Các yếu tố nhận thức lợi ích và
định hướng thị trường sẽ tác động đến mức độ sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp.
Th ực hi ện
Định hướng thị trường TMĐT đơn gi ản

S ẳn sàng
TMĐT

Nh ận thức l ợi Th ực hi ện
Định hướng học tập Tính đổi m ới ích TMĐT TMĐT tinh vi

Hình 2.7 Mô hình tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của
doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Hùng, 2009)

Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.7 là các yếu tố tổ chức ảnh
hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp hơi khác so với đề tài
của tác giả. Nghiên cứu tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần
cung cấp, không khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần tiêu dùng.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở
Việt Nam (Nguyễn Anh Mai, 2007)

Tác giả Nguyễn Anh Mai (2007) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu
hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam dựa theo mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM) và mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM bao gồm các nhân tố sau:
nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro liên quan đến giao
dịch trực tuyến, nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, nhận thức tính
thuận tiện trong thanh toán.
16

H1
Nhận thức s ự hữu ích (PU )
H2
Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU )

H3
Nh ận thức r ủi ro liên quan đến
Thái độ mua hàng
giao dị ch trực tuyến (PRT )
H4
Nhận thức r ủi ro liên quan đến
sản phẩm/dị ch v ụ ( PRP )
H5
Nh ận th ức tính thu ận ti ện trong
thanh toán

Hình 2.8 Mô hình xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam
(Nguyễn Anh Mai, 2007)
Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.8 là các nhân tố ảnh hưởng
đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam khá tương đồng với đề
tài của tác giả. Tuy nhiên đề tài chưa khảo sát ảnh hưởng xã hội cũng như các nhân
tố chuyên sâu về TMĐT.

d) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng

điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)

Tác giả Hoàng Quốc Cường (2010) chọn mô hình chấp nhận công nghệ
thông tin hợp nhất (UTAUT) làm cơ sở nền tảng, dựa vào mở rộng mô hình TAM
đối với trường hợp World-Wide-Web (Moon và Kim, 2001), dựa vào mô hình hành
vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và cộng sự, 2007), dựa
vào mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM (Joongho và cộng sự, 2001) để cho ra mô
hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố sau:
17

Gi ới tính tuổi thu nhập


H1 (+)
Mong đợi v ề giá (1)
H 2(+)
Nh ận thức sự thuận tiện (1)
H 3(+)
Nh ận thức tính dễ sử dụng (2) Ý đ ị nh s ử dụng
dị ch vụ
H 4(+) MHĐTQM
Ả nh hưởng xã hội (2)

H 5(+)
C ảm nhận sự thích thú (3)
H 6(-)
Nh ận thức r ủi ro khi s ử dụng (4)

Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua
hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)

Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.9 là các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng khá tương đồng với đề tài của
tác giả. Tuy nhiên do đề tài khảo sát ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua
mạng nên chưa khảo sát các nhân tố chuyên sâu về TMĐT. Ngoài ra yếu tố rủi ro
trong đề tài này được khảo sát chưa hoàn chỉnh.

2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

a) Hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và cộng
sự, 2007)

Hasslinger và cộng sự (2007) đã khảo sát hành vi người tiêu dùng thông qua
việc nghiên cứu hành vi mua sách qua mạng của sinh viên đại học Kristianstad,
Thụy Điển dựa trên mô hình tin cậy đối với khách hàng mua sắm qua internet của
Lee (2001). Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 khái niệm thành phần: Giá cả, Sự tiện lợi
và Sự tin cậy ảnh hưởng tích cực đến hành vi của người tiêu dùng.
18

Giá c ả S ự thuận tiện S ự tin cậy

Nhân khẩu Lý do s ử
học dụng

Thái đ ộ và Đặc điểm Các phân khúc khách Hành vi Chi phí
niềm tin khách hàng hàng qua mạng trực tuyến cho sách

Ả nh hưởng Th ời gian
tham chiếu sử dụng

Hàm ý cho nhà sách


trực tuyến

Hình 2.10 Mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng
(Hasslinger và cộng sự, 2007)
Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.10 là mô hình hành vi người
tiêu dùng trong mua hàng qua mạng hơi khác so với đề tài của tác giả. Nghiên cứu
chú trọng nhiều đến quan điểm người tiêu dùng, ít đặt mối quan tâm lên hệ thống
dịch vụ.

b) Vai trò của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu

dùng (Tang và Chi, 2009)

Tang và Chi (2009) đã mở rộng mô hình TAM để khảo sát vai trò của lòng
tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng. Bên cạnh yếu tố
nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng, các tác giả đề xuất đưa vào mô
hình TAM yếu tố lòng tin cậy. Cụ thể là lòng tin cậy sẽ tác động tích cực đến thái
độ của người tiêu dùng trong hành vi mua hàng qua mạng.

Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.11 là mô hình lòng tin cậy
trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng hơi khác so với đề tài của tác
giả. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của lòng tin cậy trong mua hàng qua mạng, đề
19

cập đến hành vi thực hiện của người sử dụng. Tuy nhiên chưa đề cập đến các rủi ro
trong giao dịch trực tuyến và các ảnh hưởng xã hội lên người tiêu dùng.

Nh ận thức tính
hữu ích

Nh ận th ức tính Thái đ ộ hướng Ý đ ịnh hành S ử dụng thực


dễ sử dụng đến sử dụng vi sự

Nh ận thức độ
tin cậy

Hình 2.11 Mô hình lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người
tiêu dùng (Tang và Chi, 2009)

c) Mở rộng mô hình TAM cho bối cảnh World-Wide-Web (Moon và

Kim, 2001)

Moon và Kim (2001) đã mở rộng mô hình TAM trong trường hợp


WorldWide-Web. Bên cạnh yếu tố Nhận thức sự hữu dụng và Nhận thức tính dễ sử
dụng, các tác giả đề xuất yếu tố Nhận thức sự thích thú (Perceived Playfulness) vào
mô hình TAM mở rộng cho trường hợp World-Wide-Web.
Nh ận th ức s ự
thích thú

Nh ận th ức tính Thái đ ộ hướng Ý đ ịnh hành S ử dụng thực


dễ sừ dụng đến sử dụng vi sự

Nh ận th ức s ự
hữu ích

Hình 2.12 Mô hình mở rộng mô hình TAM cho World-Wide-Web (Moon và


20

Kim, 2001)
Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.12 là mô hình mở rộng mô
hình TAM cho World-Wide-Web hơi khác so với đề tài của tác giả. Nghiên cứu
chưa đề cập đến các rủi ro trong giao dịch trực tuyến và các ảnh hưởng xã hội lên
người tiêu dùng. Tuy nhiên đề tài có nghiên cứu về hành vi thực hiện của người sử
dụng.

d) Các nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và
TMĐT khác (Fang He, 2009)

Hình 2.13 Mô hình chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và TMĐT
khác (Fang He, 2009)

Nhận xét: Mục tiêu nghiên cứu của mô hình 2.13 là mô hình chấp nhận các
hoạt động tài chính điện tử và TMĐT khác khá tương đồng so với đề tài của tác giả.
21

Nghiên cứu khảo sát tương đối chi tiết về các nhân tố trong TMĐT, có sự tách biệt
hai khái niệm chấp nhận mua sắm trực tuyến và chấp nhận thanh toán trực tuyến.

Khi tách biệt thành hai nhân tố như vậy thì chúng có ảnh hưởng lẫn nhau như trong
mô hình. Ngoài ra trong mô hình của mình, tác giả cũng dựa theo mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM), mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2), mô hình
chấp nhận công nghệ dùng cho website (E-TAM) mô hình chấp nhận công nghệ
hợp nhất (UTAUT), mô hình hành động hợp lý (TRA), mô hình nhận thức rủi ro
(PRT), mô hình nhận thức đổi mới (PCI). Tuy nhiên chưa đề cập đến ảnh hưởng xã
hội lên người tiêu dùng.

2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây

Về phương pháp nghiên cứu: các nghiên cứu này thường khá đa dạng trong
phương pháp nghiên cứu có trường hợp sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để
kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc với biến độc lập, có trường
hợp sử dụng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các sản phẩm công
nghệ thông tin thường sử dụng các lý thuyết và mô hình chấp nhận công nghệ như
TRA, TPB, TPR, TAM, TAM2, E-CAM, UTAUT. Trong đó, UTAUT là mô hình
khá mới được tổng hợp từ các mô hình trước đó.

Do sự khác biệt giữa phạm vi và nội dung đề tài, cũng như những đặc thù về
kinh tế, xã hội ở thời điểm nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây, bên cạnh các
đóng góp mang tính tham khảo cho đề tài, thì chúng vẫn có những khoảng cách nhất
định với đề tài nghiên cứu. Bảng tổng kết 2.1 sẽ chỉ ra các khoảng cách đó.

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các yếu tố và kết quả của các nghiên cứu trước
Tên nghiên cứu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Khoảng cách với đề tài
cơ sở hiện tại
22

Khảo sát một số E-CAM Nhận thức sự hữu ích Do khác nhau về mục
yếu tố tác động đến và TPB Nhận thức tính dễ sử dụng tiêu khảo sát nên yếu
xu hướng sử dụng Nhận thức rủi ro liên quan tố rủi ro trong giao
thanh toán điện tử, đến sản phẩm và dịch vụ dịch trực tuyến là
của tác Nhận thức rủi ro liên quan không đáng kể. Ngoài
giả Lê Ngọc Đức đến giao dịch trực tuyến ra đề không khảo sát
(2008) Chuẩn chủ quan về giá, điều kiện thuận
Nhận thức kiểm soát hành tiện và ảnh hưởng xã
vi hội
Các yếu tố tổ chức TAM và Định hướng thị trường
Nghiên cứu tập trung
ảnh hưởng đến sẵn TRA Sẵn sàng TMĐT khảo sát các yếu tố ảnh
sàng và thực hiện Định hướng học tập hưởng đến thành phần
TMĐT của doanh Tính đổi mới của doanh cung cấp, không khảo
nghiệp, của tác giả nghiệp sát các yếu tố ảnh
Nguyễn Thanh Nhận thức lợi ích TMĐT hưởng đến thành phần
Hùng
tiêu dùng
(2009)
Các nhân tố ảnh TAM và Nhận thức sự hữu ích Khá tương đồng với đề
hưởng đến xu E-CAM Nhận thức tính dễ sử dụng tài nghiên cứu hiện tại
hướng thay đổi thái Nhận thức rủi ro liên quan tuy nhiên đề tài chưa
độ sử dụng TMĐT đến sản phẩm và dịch vụ khảo sát ảnh hưởng xã
ở Việt Nam, của tác Nhận thức rủi ro liên quan hội cũng như các nhân
giả Nguyễn Anh đến giao dịch trực tuyến tố chuyên sâu về
Mai Nhận thức tính thuận tiện TMĐT
(2007) trong thanh toán
Nghiên cứu các yếu UTAUT Mong đợi về giá Do đề tài khảo sát ý
tố ảnh hưởng đến ý E-CAM Nhận thức tính thuận tiện định sử dụng dịch vụ
định sử dụng dịch và TAM Nhận thức tính dễ sử dụng mua hàng điện tử qua
vụ mua hàng điện Ảnh hưởng xã hội mạng nên chưa khảo
tử qua mạng, của Cảm nhận sự thích thú sát các nhân tố chuyên
tác giả Hoàng Quốc Nhận thức rủi ro khi sử sâu về TMĐT. Ngoài
Cường (2010) dụng ra yếu tố rủi ro trong
đề tài này được khảo
sát chưa
hoàn chỉnh
Hành vi người tiêu Mô Giá cả
dùng trong mua hình tin Sự tiện lợi Chú trọng nhiều đến
hàng qua mạng của cậy đối Sự tin cậy quan điểm người tiêu
tác giả Hasslinger với dùng, ít đặt mối quan
và khách tâm lên hệ thống dịch
23

cộng sự (2007) hàng vụ


mua sắm
qua
Internet
của Lee
(2001)
Vai trò của lòng tin TAM Nhận thức sự hữu ích Nhấn mạnh vai trò của
cậy trong hành vi Nhận thức tính dễ sử dụng lòng tin cậy trong mua
mua hàng qua mạng Nhận thức độ tin cậy hàng qua mạng. Chưa
của người tiêu dùng đề cập đến các rủi ro
của tác giả Tang và trong giao dịch trực
Chi (2009) tuyến và các ảnh hưởng
xã hội lên người tiêu
dùng.
Mở rộng mô hình TAM Nhận thức sự hữu ích Chưa đề cập đến các
TAM cho bối cảnh Nhận thức tính dễ sử dụng rủi ro trong giao dịch
World-Wide-Web Nhận thức sự thích thú trực tuyến và các ảnh
của tác giả Moon và hưởng xã hội lên người
Kim (2001) tiêu dùng.
Các nhân tố quyến TAM, Nhận thức tính hữu dụng Đề tài khảo sát tương
định chấp nhận các TAM2, Nhận thức tính dễ sử dụng đối chi tiết về các nhân
hoạt động tài chính E-TAM, Nhận thức rủi ro tố trong TMĐT. Có sự
điện tử và TMĐT UTAUT, Các đặc điểm của khách tách biệt hai khái niệm
khác Fang He (2009) TRA, chấp nhận mua sắm
hàng Các đặc điểm của
TPR trang web trực tuyến và chấp
nhận thanh toán trực
Các đặc điểm về sản
tuyến. Tuy nhiên chưa
phẩm và dịch vụ
đề cập đến ảnh hưởng
xã hội lên người tiêu
dùng.
Từ các mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ ở trên cùng với các đề tài
nghiên cứu được khảo sát tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam”.

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Trong đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt
Nam”, tác giả chọn mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) làm
cơ sở nền tảng. Trong đó tác giả giữ lại hai yếu tố quan trọng “Mong đợi về sự nỗ
lực” (Effort Expectancy) và “Ảnh hưởng xã hội” (Social Influence). Trong phạm vi
24

khảo sát của đề tài tác giả chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát ý định sử dụng TMĐT,
nên các yếu tố về “Điều kiện thuận lợi” và “Sử dụng thật sự” của mô hình UTAUT
(Venkatesh và cộng sự, 2003) không được đưa vào khảo sát.

Dựa vào mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng
(Hasslinger và cộng sự, 2007), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)… tác giả chọn hai
yếu tố “Mong đợi về giá” (Perceived Price) và “Nhận thức tính thuận tiện”
(Perceived Convenience) để đưa vào mô hình.

Dựa vào mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM (Joongho và cộng sự, 2001), các
nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và TMĐT khác Fang
He (2009)… tác giả chọn khái niệm “Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch
vụ” (Perceived risk with products/services) và “Nhận thức rủi ro liên quan đến giao
dịch trực tuyến” (Perceived risk in the context of online transaction) để đưa vào mô
hình.

Dựa vào vai trò của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người
tiêu dùng của tác giả Tang và Chi (2009), hành vi người tiêu dùng trong mua hàng
qua mạng của tác giả Hasslinger và cộng sự (2007) khái niệm “Sự tin cậy” (Trust)
được đưa vào mô hình.

Dựa vào khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán
điện tử, của tác giả Lê Ngọc Đức (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay
đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Anh Mai (2007) khái
niệm “Nhận thức tính hữu dụng” (Perceived Usefulness) được đưa vào mô hình.

Dựa vào mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), nhóm các yếu tố
nhân khẩu như “Giới tính”, “Tuổi” được chọn. Tác giả thêm vào yếu tố thu nhập, vì
trong lĩnh vực sử dụng TMĐT Thu nhập của người tiêu dùng là các yếu tố nhân
khẩu quan trọng tác động đến ý định sử dụng của họ.
25

Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu được đề
xuất bởi tác giả

Yếu tố Mô tả Các tham khảo


Mong đợi Giá cả của sản phẩm trên web so Hasslinger và cộng sự, 2007;
về giá với giá ở các cửa hàng là yếu tố Hoàng Quốc Cường, 2010
cần quan tâm của người sử dụng
TMĐT.
Nhận thức Khả năng tương tác giữa các trang Lê Ngọc Đức, 2008; Nguyễn
tính dễ sử web TMĐT và người tiêu dùng, Anh Mai, 2007; Hoàng Quốc
dụng tính chất dễ dàng thao tác khi thực Cường, 2010; Tang và Chi,
hiện tìm kiếm và giao dịch. 2009; Moon và Kim, 2001;
Fang He, 2009
Nhận thức Giúp tiết kiệm thời gian, thông tin Hasslinger và cộng sự, 2007;
tính hữu luôn cập nhật nhanh chóng và đầy Tang và Chi, 2009; Moon và
dụng đủ, sản phẩm dịch vụ đa dạng… Kim, 2001; Fang He, 2009
Rủi ro giao Các rủi ro phát sinh trong quá trình Lê Ngọc Đức, 2008; Nguyễn
dịch giao dịch như: lộ mật khẩu, lừa Anh Mai, 2007; Hoàng Quốc
đảo qua mạng… Cường, 2010; Fang He, 2009
Rủi ro sản Các rủi ro về sản phẩm như: sản Lê Ngọc Đức, 2008; Nguyễn
phẩm phẩm không như mô tả, sản phẩm Anh Mai, 2007; Hoàng Quốc
bị lỗi… Cường, 2010; Fang He, 2009
Sự tin cậy Tin cậy về khả năng sử dụng Hasslinger và cộng sự, 2007;
Internet của mình, độ tin cậy của Tang và Chi, 2009; Fang He,
trang web cũng như là được pháp 2009
luật hỗ trợ khi xẩy ra tranh chấp…
Nhận thức TMĐT sẽ mang lại thuận tiện cho Lê Ngọc Đức, 2008; Nguyễn
tính thuận người tiêu dùng như: không còn bị Thanh Hùng, 2009; Nguyễn
tiện giới hạn về thời gian và địa điểm Anh Mai, 2007; Hoàng Quốc
khi mua sắm, thanh toán dễ Cường, 2010; Hasslinger và
dàng… cộng sự, 2007; Tang và Chi,
2009; Moon và Kim, 2001;
Fang He, 2009
Ảnh hưởng Sự giới thiệu dùng TMĐT của bạn Hoàng Quốc Cường, 2010;
xã hội bè, người thân, đồng nghiệp… Venkatesh và cộng sự, 2003
26

Các giả thuyết cho nghiên cứu bao gồm:

H1: Mong đợi về giá có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng TMĐT ở
Việt Nam.
H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
H3: Nhận thức tính hữu dụng có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
H4: Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) đến hoạt động sử dụng TMĐT ở
Việt Nam.
H5: Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) đến hoạt động sử dụng TMĐT ở
Việt Nam.
H6: Sự tin cậy có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng TMĐT ở Việt
Nam.
H7: Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
H8: Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) đến hoạt động sử dụng TMĐT
ở Việt Nam.
27

H1
Mong đợi v ề giá Tu ổi
Gi ới tính
T hu nhập

H2
Nh ận thức tính
dễ sử dụng

Nh ận thức tính H3
hữu dụng/ích

H4 Ý đ ị nh sử dụng
R ủi ro giao dị ch
TMĐT ở Vi ệt Nam

R ủi ro sản phẩm H5

H6
S ự tin cậy

Nh ận thức tính H7
thuận tiện

Ả nh hưởng xã H8
hội

Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu của đề tài được đề xuất bởi tác giả
28

Nhận xét: Mô hình nghiên cứu được đề xuất bởi tác giả bao gồm tám thành
phần: Mong đợi về giá, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức tính hữu dụng,
Rủi ro giao dịch, Rủi ro sản phẩm, Sự tin cậy, Nhận thức tính thuận tiện,
Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT. Mô hình này được
xây dựng dựa trên sự tổng hợp các nhân tố của các nghiên cứu trước để từ
đây xây dựng nên một mô hình tổng quát nhất. Vì mô hình này tổng hợp các
nhân tố từ các nghiên cứu trước nên có thể không phù hợp với môi trường
thực tế vì vậy trong chương sau chúng ta sẽ thực
hiện việc đo lường và kiểm tra mô hình này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Để xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu từ các mô hình, lý
thuyết liên quan như TRA, TPR, TAM, E-CAM, UTAUT cũng như các nghiên cứu
trong và ngoài nước. Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mô
hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam. Mô
hình bao gồm tám khái niệm thành phần tác động lên khái niệm phụ thuộc ý định sử
dụng TMĐT là: Mong đợi về giá, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức tính hữu
dụng, Rủi ro giao dịch, Rủi ro sản phẩm, Sự tin cậy, Nhận thức tính thuận tiện, Ảnh
hưởng xã hội.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang
đo, cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, kiểm
định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
29

Bảng 3.1 Các bước thực hiện nghiên cứu


Bước Loại nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm

2 Chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng câu hỏi
Sơ đồ quá trình nghiên cứu như hình 3.1

3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình.

3.2.1 Xây dựng bản thảo luận

Tác giả đã xây dựng dàn bài thảo luận nhóm cho các buổi thảo luận nhóm
(Xem phụ lục I: Dàn bài thảo luận nhóm). Dàn bài thảo luận bao gồm 4 phần :

Phần 1 – Phần giới thiệu: Tác giả cảm ơn sự tham gia thảo luận nhóm, giới
thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu, ý nghĩa về thông tin được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu.

Phần 2 – Phần gạn lọc thông tin: Phần này bao gồm một số câu hỏi nhằm
mục đích khai thác mức độ phù hợp của các chuyên gia với những mục tiêu nghiên
cứu đã xác định trong đề tài này. Việc lựa chọn đối tượng chuyên gia phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu rất quan trọng vì nó sẽ quyết định cho sự thành công của
nghiên cứu.
30

MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU

CƠ S Ở LÝ THUY Ế T
LÝ THUY Ế T NGHIÊN
LIÊN QUAN C ỨU TRƯ Ớ C

ĐỀ XU ẤT MÔ HÌNH
NGHIÊN C ỨU VÀ THANG
ĐO SƠ B Ộ

Th ảo luận
nhóm MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO
NGHIÊN C ỨU ĐỊNH TÍNH HI Ệ U CH Ỉ NH

Kh ảo sát bằng
bảng câu hỏi
NGHIÊN C ỨU ĐỊNH LƯ Ợ NG

TH ỐNG KÊ MÔ T Ả

MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO
ĐÁNH GIÁ THANG ĐO PHÙ H Ợ P

KI Ể M ĐỊ NH MÔ HÌNH

K Ế T LU ẬN VÀ KI Ế N NGH Ị

Hình 3.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu

Phần 3 – Nội dung thảo luận: Tác giả đã xây dựng một bộ câu hỏi xoay
quanh 2 chủ đề là: Nội dung khái quát liên quan đến dịch vụ TMĐT và nội dung về
đánh giá thang đo. Các câu hỏi này được xây dựng dựa vào các nghiên cứu được
khảo sát bởi tác giả ở chương 2.
Phần 4 – Kết thúc: Tác giả đã kết thúc các buổi thảo luận nhóm bằng lời
cảm ơn về những điều thú vị mà tác giả đã khám phá.
31

3.2.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng được lựa chọn
theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu
quan sát. Đây là một phương pháp khá phổ biến được áp dụng trong nghiên cứu
định tính nhằm đi tìm sự đồng thuận của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. Sau
khi thảo luận với các chuyên gia, có thể có một số vấn đề mới nổi lên trong quá
trình thảo luận cũng như có những ý kiến trái chiều nhau về các quan điểm. Do đó,
cần phải thống nhất ý kiến của các chuyên gia nhằm tìm được sự đồng thuận về
những vấn đề nghiên cứu. Đây là một phương pháp nghiên cứu định tính khá chính
xác và có khả năng giải quyết các vấn đề nhằm góp phần trong việc ra quyết định.

3.2.3 Đối tượng tham gia

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là các chuyên gia
trong lĩnh vực TMĐT, có kinh nghiệm sử dụng trên 2 năm với thành phần như sau:

 Đại diện cho quan điểm người tiêu dùng đã từng sử dụng dịch vụ TMĐT:
Anh Nguyễn Chánh Thi (nhân viên IT, công ty Nike Việt Nam).
Anh Lê Ngọc Sơn (giảng viên CNTT, trường đại học Công Nghiệp
Tp.HCM)
Anh Nguyễn Quốc Đính (giảng viên CNTT, trường đại học Công
Nghiệp Tp.HCM)

Các đối tượng trên là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng
dịch vụ TMĐT.

 Đại diện cho quan điểm người tiêu dùng chưa từng sử dụng dịch vụ
TMĐT:
Chị Nguyễn Thị Bích Truyền (lập trình viên, công ty Confluence).
Anh Bùi Công Danh (giảng viên CNTT, trường đại học Công Nghiệp
Tp.HCM).
32

Anh Nguyễn Thành Thái (giảng viên CNTT, trường đại học Công
Nghiệp Tp.HCM)

Các đối tượng trên là những người có kiến thức về TMĐT nhưng chưa từng
sử dụng dịch vụ TMĐT.

 Đại diện cho quan điểm người thiết kế các trang web TMĐT:
Anh Nguyễn Phúc Hưng (thiết kế các trang web bán hàng trực tuyến,
giảng viên CNTT trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM).
Anh Lê Trọng Ngọc (thiết kế các trang web bán hàng trực tuyến,
giảng viên CNTT trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM).
Chị Thái Lê Mỹ Loan (thiết kế các trang web bán hàng trực tuyến,
giảng viên CNTT trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM).

Đối tượng khảo sát là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các
trang web TMĐT.

3.2.4 Thực hiện nghiên cứu định tính

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng bảng thảo luận nhóm, theo
một dàn bài được chuẩn bị trước.

 Nội dung thảo luận: Trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ TMĐT, các biến quan sát cho từng thang đo trong
mô hình.
 Trình tự tiến hành:
Tiến hành thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu với các đối tượng
được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu nhận dữ liệu liên
quan.
Sau khi thảo luận nhóm, dựa trên dữ liệu thu thập được, tiến hành hiệu
chỉnh bảng câu hỏi.
33

3.2.5 Xây dựng thang đo sơ bộ

Trong nghiên cứu này, sử dụng chín khái niệm: (1) Mong đợi về giá, (2)
Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Nhận thức tính hữu dụng, (4) Rủi ro giao dịch, (5)
Rủi ro sản phẩm, (6) Sự tin cậy, (7) Nhận thức tính thuận tiện, (8) Ảnh hưởng xã
hội, (9) Ý định sử dụng TMĐT.

Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm này sẽ được đo bằng thang đo
Likert 5 điểm:

 Hoàn toàn không đồng ý


 Không đồng ý
 Trung hòa (Bình thường)
 Đồng ý
 Hoàn toàn đồng ý

(a) Thang đo sơ bộ mong đợi về giá

Nhận thức về giá đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng
TMĐT sẽ giúp họ có thể tiết kiệm tiền bạc và có thể so sánh về giá trong mua sắm.

Dựa vào mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng
(Hasslinger và các cộng sự, 2007), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)… tác giả sử
dụng các biến quan sát đo lường khái niệm “Mong đợi về giá” bao gồm: (1) Sử
dụng dịch vụ TMĐT có thể giúp tôi mua được những món hàng với giá rẻ hơn; (2)
Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp tôi dễ dàng so sánh về giá; (3) Sử dụng dịch vụ
TMĐT giúp tôi tiết kiệm được chi phí đi lại để xem hàng; (4) Các khuyến mãi trên
các trang web TMĐT giúp tiết kiệm tiền bạc.

(b) Thang đo sơ bộ nhận thức tính dễ sử dụng


34

Nhận thức tính dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ cảm nhận sự dễ dàng
liên quan đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ thông tin. Dựa vào mô
hình UTAUT và nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử (Suha
A. & Annie M., 2008), thang đo này phải phản ánh được cảm nhận việc dễ dàng và
không hề phức tạp khi sử dụng, dễ dàng học cách sử dụng và dễ dàng để trở thành
người sử dụng thành thạo. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng các biến quan sát đo
lường khái niệm “Nhận thức tính dễ sử dụng” gồm: (1) Học cách sử dụng dịch vụ
TMĐT dễ dàng đối với tôi; (2) Các chức năng trong các website TMĐT là rõ ràng
và dễ hiểu; (3) Giao diện trang web TMĐT thân thiện dễ sử dụng.

(c) Thang đo sơ bộ nhận thức tính hữu dụng

Nhận thức tính hữu dụng được định nghĩa là mức độ cảm nhận sự hữu ích
liên quan đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ thông tin. Dựa vào mô
hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và các cộng sự,
2007), các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh
nghiệp (Nguyễn Thanh Hùng, 2009)... nghiên cứu này đề xuất sử dụng các biến
quan sát đo lường khái niệm “Nhận thức tính hữu dụng” gồm: (1) Giúp tôi tiết kiệm
thời gian; (2) Các trang web TMĐT cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng; (3) Thông
tin được cập nhật kịp thời và chính xác; (4) Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ dàng
so sánh thông số kỹ thuật giữa các sản phẩm.

(d) Thang đo sơ bộ nhận thức sự thuận tiện

Nhận thức sự thuận tiện đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử
dụng dịch vụ TMĐT sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong công việc và cuộc sống. Dựa
vào mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và các
cộng sự, 2007), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua
hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)… tác giả sử dụng các biến quan
sát đo lường khái niệm “Nhận thức sự thuận tiện” bao gồm: (1) Tôi thấy sử dụng
35

dịch vụ TMĐT giúp tôi mua sản phẩm ở bất cứ nơi nào; (2) Sử dụng dịch vụ TMĐT
có thể giúp tôi mua sắm bất kỳ lúc nào; (3) Thanh toán khi sử dụng TMĐT rất dễ
dàng; (4) Các hình thức thanh toán khi sử dụng TMĐT rất đa dạng.

(e) Thang đo sơ bộ nhận thức sự tin cậy


Nhận thức sự tin cậy đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử
dụng dịch vụ TMĐT họ cũng sẽ được đảm bảo về quyền lợi. Dựa vào mô hình hành
vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và các cộng sự, 2007), các
nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và TMĐT khác (Fang
He, 2009)… tác giả sử dụng các biến quan sát đo lường khái niệm “Nhận thức sự tin
cậy” bao gồm: (1) Luật TMĐT đang ngày càng hoàn chỉnh để hỗ trợ người dùng
(Hỗ trợ người dùng khi có tranh chấp); (2) Bảo mật các trang web TMĐT ngày càng
cao; (3) Anh/Chị tự tin vào khả năng sử dụng Internet của Anh/Chị.

(f) Thang đo sơ bộ nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản phẩm, dịch vụ

Trong mô hình chấp nhận TMĐT (e-CAM) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR),
nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ phản ánh sự băn khoăn lo lắng của
người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu này đề xuất sử
dụng các biến quan sát đo lường khái niệm “Nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản
phẩm, dịch vụ” gồm: (1) Sản phẩm được giao không đúng chủng loại đã yêu cầu;
(2) Sản phẩm được giao không đúng thời gian yêu cầu; (3) Khách hàng phải trả chi
phí vận chuyển phát sinh do đổi/trả sản phẩm.

(g) Thang đo sơ bộ nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch

Trong mô hình chấp nhận TMĐT (e-CAM) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR),
nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng
các biến quan sát đo lường khái niệm “Nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch
trực tuyến” gồm: (1) Thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ TMĐT không
được bảo mật; (2) Thông tin yêu cầu của khách hàng bị sai lệch; (3) Thanh toán
36

điện tử gặp trục trặc nên không hoàn tất giao dịch; (4) Tổn thất tài chính do gặp sự
cố khi thanh toán điện tử.

(h) Thang đo sơ bộ ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà người sử dụng nhận thức
rằng những người quan trọng xung quanh tin rằng họ nên sử dụng dịch vụ TMĐT.
Ảnh hưởng xã hội được xem là nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến ý định
sử dụng dịch vụ TMĐT. Vì việc sử dụng dịch vụ TMĐT là tự nguyện hoàn toàn,
không có tính chất bắt buột, nên thang đo sơ bộ được dùng cho các biến quan sát
như sau: (1) Gia đình, người thân (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên sử
dụng dịch vụ TMĐT; (2) Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng của tôi sử dụng dịch vụ
TMĐT và họ mời tôi sử dụng dịch vụ TMĐT; (3) Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập,
…ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ TMĐT; (4) Nhiều người xung quanh, phiên tiện
truyền thông nhắc tới dịch vụ TMĐT nên tôi tham gia và sử dụng thử.

(i) Thang đo sơ bộ ý định sử dụng

Ý định sử dụng đề cập đến ý định của người dùng sẽ tiếp tục sử dụng hoặc sẽ
sử dụng dịch vụ TMĐT. Dựa theo mô hình UTAUT, E-CAM, nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc
Cường, 2010)… Nghiên cứu này đề xuất sử dụng các biến quan sát đo lường khái
niệm “Ý định sử dụng” gồm: (1) Tôi dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng)
dịch vụ TMĐT; (2) Tôi sẽ tìm hiểu để sử dụng thành thạo TMĐT trong thời gian
tới; (3) Tôi sẽ giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng TMĐT.

3.2.6 Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính

Nhìn chung, các ý kiến đều đồng tình về nội dung của các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng dịch vụ TMĐT.
37

Một số ý kiến cho rằng các phát biểu cần ngắn gọn, hạn chế việc làm nản quá
trình trả lời câu hỏi của người được khảo sát.

Đồng thời, các đối tượng tham gia khảo sát định tính cũng bổ sung một số
phát biểu cần thiết để đo lường một số thành phần trong mô hình đề xuất.

1. Thang đo sơ bộ mong đợi về giá

Thang đo sơ bộ “Mong đợi về giá” ban đầu có 4 biến quan sát, sau khi
nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay đổi so với ban đầu.

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo mong đợi về giá


Mã biến Phát biểu

Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ trên trang web TMĐT rẻ
Price_01
hơn so với giá cả ở cửa hàng

Price_02 Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ dàng so sánh về giá

Sử dụng trang web TMĐT có thể giúp tiết kiệm được chi phí
Price_03
đi lại để xem hàng

Các khuyến mãi trên các trang web TMĐT giúp tiết kiệm tiền
Price_04
bạc
2. Thang đo sơ bộ nhận thức tính dễ sử dụng

Thang đo sơ bộ “Nhận thức tính dễ sử dụng” ban đầu có 3 biến quan sát, sau
khi nghiên cứu định tính loại bỏ biến “Học cách sử dụng dịch vụ TMĐT dễ dàng
đối với tôi” và được thay thế bằng biến “Thủ tục đăng ký, mua sắm và thanh toán
trên các trang web TMĐT khá đơn giản”. Ngoài ra thang đo này còn được bổ sung
thêm một biết quan sát mới “Dễ dàng dò tìm thông tin cần thiết trong các trang web
TMĐT”

Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính dễ sử dụng
Mã biến Phát biểu
38

Thủ tục đăng ký, mua sắm và thanh toán trên các trang web
PEasy_01
TMĐT khá đơn giản
Dễ dàng dò tìm thông tin cần thiết trong các trang web
PEasy_02
TMĐT

PEasy_03 Các chức năng trong các website TMĐT là rõ ràng và dễ hiểu

PEasy_04 Giao diện trang web TMĐT thân thiện dễ sử dụng


39

Thang đo sơ bộ nhận thứ


3. c tính hữu dụng

Thang đo sơ bộ “Nhận thức tính hữu dụng” ban đầu có 4 biến quan sát, sau
khi nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay đổi so với ban đầu.

Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính hữu dụng
Mã biến Phát biểu

Giúp tiết kiệm thời gian hơn so với hình thức mua bán thông
PUNes_01
thường

PUNes_02 Các trang web TMĐT cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng

PUNes_03 Thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác

Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ dàng so sánh thông số kỹ


PUNes_04
thuật giữa các sản phẩm
4. Thang đo sơ bộ nhận thức tính thuận tiện

Thang đo sơ bộ “Nhận thức tính thuận tiện” ban đầu có 4 biến quan sát, sau
khi nghiên cứu định tính, thang đo này được bổ sung thêm một biết quan sát mới
“Xu hướng dùng Smartphone ngày càng phát triển hỗ trợ vào việc sử dụng TMĐT”.

Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo nhận thức tính thuận tiện

Mã biến Phát biểu

Conve_01 Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp mua sản phẩm ở bất cứ nơi nào

Conve_02 Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp có thể mua sắm bất kỳ lúc nào

Conve_03 Thanh toán khi sử dụng TMĐT rất dễ dàng

Conve_04 Các hình thức thanh toán khi sử dụng TMĐT rất đa dạng
Conve_05 Xu hướng dùng Smartphone ngày càng phát triển hỗ trợ vào việc
sử dụng TMĐT
40

Thang đo sơ bộ nhận thứ


5. c sự tin cậy

Thang đo sơ bộ “Nhận thức sự tin cậy” ban đầu có 3 biến quan sát, sau khi
nghiên cứu định tính, thang đo này được bổ sung thêm một biết quan sát mới
“Trang web TMĐT có tốc độ truy cập nhanh”.

Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự tin cậy
Mã biến Phát biểu

Luật TMĐT đang ngày càng hoàn chỉnh để hỗ trợ người dùng
Belif_01
(Hỗ trợ người dùng khi có tranh chấp)

Belif_02 Bảo mật các trang web TMĐT ngày càng cao

Belif_03 Anh/Chị tự tin vào khả năng sử dụng Internet của Anh/Chị

Belif_04 Trang web TMĐT có tốc độ truy cập nhanh


6. Thang đo sơ bộ nhận thức sự rủi ro liên quan tới
sản phẩm, dịch vụ

Thang đo sơ bộ “Nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản phẩm, dịch vụ” ban
đầu có 3 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay
đổi so với ban đầu.

Bảng 3.7 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản
phẩm, dịch vụ

Mã biến Phát biểu

PRisk_01 Sản phẩm được giao không đúng chủng loại đã yêu cầu

PRisk_02 Sản phẩm được giao không đúng thời gian yêu cầu
PRisk_03 Khách hàng phải trả chi phí vận chuyển phát sinh do đổi/trả
sản phẩm

7. c sự rủi ro liên quan tới giao dịch trực tuyến


41

Thang đo sơ bộ nhận thứ


Thang đo sơ bộ “Nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch trực tuyến” ban
đầu có 4 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính, thang đo này được bổ sung
thêm một biết quan sát mới “Thông tin yêu cầu của khách hàng bị thất lạc”.

Bảng 3.8 Bảng phát biểu thang đo nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch
trực tuyến

Mã biến Phát biểu

Thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ TMĐT không được
TRisk_01
bảo mật
TRisk_02 Thông tin yêu cầu của khách hàng bị thất lạc

TRisk_03 Thông tin yêu cầu của khách hàng bị sai lệch

TRisk_04 Thanh toán điện tử gặp trục trặc nên không hoàn tất giao dịch

TRisk_05 Tổn thất tài chính do gặp sự cố khi thanh toán điện tử (tiền trong
tài khoản đã bị trừ nhưng hệ thống của nhà cung cấp vẫn báo là
chưa nhận được tiền)
8. Thang đo sơ bộ ảnh hưởng xã hội

Thang đo sơ bộ “Ảnh hưởng xã hội” ban đầu có 4 biến quan sát, sau khi
nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay đổi so với ban đầu.
42

Bảng 3.9 Bảng phát biểu thang đo ảnh hưởng xã hội


Mã biến Phát biểu

Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên sử dụng
SoInf_01
TMĐT
Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng của tôi sử dụng dịch vụ TMĐT
SoInf_02
và họ giới thiệu cho tôi sử dụng nó

Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt cộng đồng ủng hộ
SoInf_03
tôi sử dụng dịch vụ TMĐT

Phương tiện truyền thông thường nhắc tới TMĐT nên tôi tham gia
SoInf_04
và sử dụng thử
9. Thang đo sơ bộ ý định sử dụng TMĐT

Thang đo sơ bộ “Ý định sử dụng TMĐT” ban đầu có 3 biến quan sát, sau khi
nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay đổi so với ban đầu.

Bảng 3.10 Bảng phát biểu thang đo ý định sử dụng TMĐT


Mã biến Phát biểu

Tôi dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) TMĐT trong thời
Inten_01
gian tới

Inten_02 Tôi sẽ tìm hiểu để sử dụng thành thạo TMĐT trong thời gian tới

Inten_03 Tôi sẽ giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng TMĐT
3.2.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính đã giúp hiệu chỉnh thang đo cho các thành phần trong
mô hình nghiên cứu như sau:

Hiệu chỉnh từ ngữ trong các thang đo để dễ hiểu hơn.


Thêm vào 4 biến quan sát, loại bỏ 1 biến quan sát.
Cuối cùng mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở
Việt Nam” sử dụng 8 khái niệm thành phần có tác động đến ý định sử
dụng TMĐT, và có tổng cộng 36 biến quan sát trong mô hình này.
43

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau
khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính trở thành bảng câu
hỏi chính thức thì tiến hành thực hiện thu thập dữ liệu. Thông tin thu thập được
dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm
định sự phù hợp của mô hình.

3.4.1 Thiết kế mẫu

Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức
chọn mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích
dữ liệu được sử dụng, yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận đối tượng thăm dò
(Malhotra, 1999, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Dựa vào lý thuyết phân phối
mẫu lớn, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính đòi hỏi kích thước mẫu lớn để
có được ước lượng tin cậy (Joreskog và Sorborn, 1996, dẫn theo Nguyễn Thanh
Hùng, 2009).

Tuy nhiên, kích thước bao nhiêu là phù hợp thì hiện nay chưa được xác định
rõ ràng. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood thì kích thước
mẫu tối thiểu từ 100 đến 150, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới
hạn phải là 200 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007; Hair và cộng
sự, 1998).

Cũng có nghiên cứu cho rằng, số mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát
(Hair và cộng sự, 1998).

Nghiên cứu này dự kiến sẽ lấy mẫu với kích thước 250 mẫu cho 36 biến quan
sát. Kích thước mẫu này sẽ là cơ sở để chuẩn bị số lượng bảng câu hỏi sẽ phát đi.
44

3.4.2 Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu
hỏi. Với đối tượng nghiên cứu là những người đã đi làm việc tuổi từ 22 tuổi trở lên.
Việc khảo sát được tiến hành bằng việc phối hợp các phương pháp gồm: thiết kế
bảng câu hỏi trực tuyến trên Internet và gửi địa chỉ để đối tượng khảo sát trả lời trực
tuyến và thông tin được ghi vào cơ sở dữ liệu, phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến
người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất.

Địa điểm nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

3.4.3 Phân tích dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

 Bước 1 – Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch
thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và
phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.
 Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
 Bước 3 – Đánh giá độ tin cậy: tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích
Cronbach Alpha
 Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
 Bước 5 – Phân tích hồi quy đa biến: thực hiện phân tích hồi quy đa biến
và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%.
 Bước 6 – Phân tích dữ liệu dựa trên các biến nhân khẩu để phân tích sự
khác biệt giữa các nhóm sau: Nam và Nữ; Thu nhập cao và Thu nhập
thấp; Trẻ tuổi và Lớn tuổi.

3.4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo


45

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại
qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất
quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước
khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này
có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với
nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ
lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến - tổng để loại ra những biến
không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).

Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm:

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến
0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm
nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978;
Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach Alpha
lớn hơn 0.6.

Hệ số tương quan biến - tổng: các biến quan sát có tương quan biến - tổng
nhỏ (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp
nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.

3.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố
quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo
(gọi là các nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn
chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân
46

tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo.

Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố
là Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố
EigenValue lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ
liệu tốt hơn khi dùng principal components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình
Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Đối với thang đơn hướng thì sử dụng
phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng
phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị
Mai Trang, 2007).

ƒ Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo mức
ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0.3 là
mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa
thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có
thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số
tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn
0.75 (Hair và cộng sự, 1998; dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008).

Từ cơ sở lý thuyết trên, mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam” sử dụng 36 biến quan sát sử dụng phân tích nhân tố EFA theo
các bước sau:

Đối với các biến quan sát đo lường 8 khái niệm thành phần và khái niệm ý
định sử dụng dịch vụ TMĐT đều là các thang đo đơn hướng nên sử dụng phương
pháp trích nhân tố Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi
trích các yếu tố có EigenValues > 1.

Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm:
47

Kiểm định Bartlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Xem xét trị số KMO: nếu KMO trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân
tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại, KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có
khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có hệ
số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5.

Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phân biến thiên được giải tích
bởi mỗi nhân tố) có giá trị lớn hơn 1.

Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%: cho biết các
nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát.

3.4.3.3 Phân tích hồi quy đa biến

a) Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan
Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm
định các giả thuyết. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù
hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương
quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các
biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến
độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân
tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008).

b) Phân tích hồi quy đa biến


48

Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô
hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các
biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thông kê liên quan.

Kiểm định giả thuyết:


Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:

 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua R 2 và R2
hiệu chỉnh.
 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần.
 Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ
tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch
chuẩn bằng 1.
 Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung
sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation
Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đế ý định sử dụng
dịch vụ TMĐT: hệ số beta của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét
yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình
nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình
nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật
49

thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và các đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình trở thành có 36 biến quan sát đo
lường 9 khái niệm trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Chương 3 cũng
trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu định lượng như: xây dựng
bảng câu hỏi phỏng vấn, thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu, giới thiệu kỹ thuật và yêu
cầu cho việc phân tích dữ liệu.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày về kết quả thực hiện nghiên cứu gồm: mô tả dữ liệu
thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của
mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.

4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi
khảo sát. Sau khi loại bỏ bảng câu hỏi được trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông
tin quan trọng hoặc tác giả thấy không phù hợp để thống kê như chưa từng truy cập
vào các website TMĐT), còn lại 240 bảng câu hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích
định lượng.

Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu

Hình thức thu Số lượng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ


phát hành phản hồi hợp lệ
thập dữ liệu phản hồi hợp lệ

In và phát bảng câu


300 223 74.33% 192 64%
hỏi trực tiếp
50

Đăng trực tuyến


trên website, mời
khảo sát trực tuyến 100 54 54% 48 48%

Tổng cộng 400 277 69.25% 240 60%


Qua bảng 4.1 ta thấy rằng tỷ lệ bảng khảo sát trả lời hợp lệ tương đối thấp chỉ
đạt 60% bảng khảo sát được gửi đi. Trong đó tỷ lệ trả lời khảo sát bằng trực tuyến
thấp hơn trả lời bằng bảng câu hỏi trực tiếp. Vì vậy khi gửi bảng khảo sát để thu
thập dữ liệu ta phải tính toán cho hợp lý để có đủ dữ liệu cho nghiên cứu định
lượng. Như giải thích trong phần thiết kế mẫu ở mục 3.4.1 ta thấy rằng 240 mẫu
khảo sát thu thập được này là đủ để cho đề tài làm nghiên cứu định lượng.
4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được

a) Tỷ lệ nhận biết các trang web TMĐT phổ biến tại Việt Nam

Qua bảng 4.2 cho thấy: trang ebay.vn được nhiều người biết đến nhiều nhất
với 71.25%, tiếp theo là các trang amazon.com (69.58%), 123mua.com.vn (57.92%)
chodientu.vn (49.58%), megabuy.vn (11.67%), 25h.vn (2.92%), chotot.vn (6.67%),
5giay.vn (6.25%) … Qua đó cho thấy với thương hiệu nổi tiếng thế giới, cùng với
sự thanh toán linh hoạt, hiện nay ebay.vn, amazon.com vẫn là website TMĐT được
nhiều người biết đến nhất. Các website TMĐT khác như 123mua.com.vn,
chodientu.vn, 5giay.vn cũng đang dần được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhận biết các trang web bán hàng trực tuyến phổ biến
Số lượng Tỷ lệ (%)
Tên website TMĐT

ebay.vn 171 71.25%

amazon.com 167 69.58%

123mua.com.vn 139 57.92%


51

chodientu.vn 119 49.58%

megabuy.vn 28 11.67%

25h.vn 7 2.92%

chotot.vn 16 6.67%

5giay.vn 15 6.25%

Tổng 662 275.84%

b) Thời gian trung bình trên 1 lần truy cập vào website TMĐT
Qua bảng 4.3 cho thấy: trong số 240 đối tượng khảo sát, phần lớn đối tượng
khảo sát thường truy cập vào các trang web TMĐT trung bình từ 10-30 phút chiếm
(45.42%), dưới 10 phút chiếm 29.58% và trên 30 phút là 25%.

Bảng 4.3 Thời gian trung bình trên 1 lần truy cập vào website TMĐT
Thời gian truy cập Số lượng Tỷ lệ (%)

71 29.58%
Dưới 10 phút

Từ 10-30 phút 109 45.42%

Trên 30 phút 60 25%

Tổng 240 100%

c) Số lần truy cập vào website TMĐT trong 1 tháng gần đây

Qua bảng 4.4 cho thấy: trong số 240 đối tượng khảo sát, có 3 đối tượng
(chiếm 1.25%) đối tượng chưa truy cập vào website TMĐT trong 1 tháng gần đây,
65 đối tượng (chiếm 27.08%) chỉ truy cập từ 1-2 lần, 56 đối tượng (chiếm 23.33%)
truy cập từ 3-5 lần, và 116 đối tượng (chiếm 48.33%) truy cập trên 5 lần.

Bảng 4.4 Số lần truy cập vào website TMĐT trong 1 tháng gần đây
52

Số lần truy cập/tháng Số lượng Tỷ lệ (%)

Chưa sử dụng 3 1.25%

Từ 1~2 lần 65 27.08%

Từ 3~5 lần 56 23.33%

Hơn 5 lần 116 48.33%

Tổng 240 100%

d) Thống kê kinh nghiệm sử dụng Internet

Qua bảng 4.5 cho thấy: trong số 240 đối tượng khảo sát, thì hầu hết các đối
tượng này sử dụng Internet trên trên 3 năm (chiếm 98.33%). Số còn lại sử dụng
Internet từ 1-3 năm (chiếm 1.67%).

Bảng 4.5 Thống kê kinh nghiệm sử dụng Internet


Kinh nghiệm sử dụng Internet Số lượng Tỷ lệ (%)

Từ 1-3 năm 4 1.67%

Trên 3 năm 236 98.33%

Tổng 240 100%

Nhận xét: Qua thống kê mô tả dữ liệu thu thập được ta thấy rằng người sử
dụng hầu hết đều có kinh nghiệm sử dụng Internet trên 3 năm, rất quan tâm đến
TMĐT và rất nhiều người biết đến các trang web TMĐT với tỷ lệ 2.76 trang/người.

4.1.2. Thống kê thông tin thuộc tính đối tượng nghiên cứu

a) Tỷ lệ giới tính của mẫu khảo sát

Qua bảng 4.6 cho thấy: số lượng nam giới được khảo sát nhiều hơn số lượng
nữ giới, cụ thể: nam giới chiếm 52.08% và nữ giới chiếm 47.92%.
53

Bảng 4.6 Thống kê theo giới tính của mẫu khảo sát
Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính

Nam 125 52.08%

Nữ 115 47.92%

Tổng 240 100%

b) Tỷ lệ độ tuổi của mẫu khảo sát:


Qua bảng 4.7 cho thấy: đối tượng khảo sát đa phần là trẻ tuổi, tập trung trong
khoảng từ 18-30 tuổi (chiếm 65.83%). Hầu hết đều có kinh nghiệm sử dụng
Internet, có kiến thức về TMĐT.

Bảng 4.7 Thống kê mẫu theo nhóm tuổi của mẫu khảo sát
Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi

Từ 18 – 30 tuổi 158 65.83%

Từ 30 - 40 tuổi 58 24.17%

Từ 40 - 50 tuổi 13 5.42%

Trên 50 tuổi 11 4.58%

Tổng 240 100%

c) Tỷ lệ thu nhập của mẫu khảo sát:

Qua bảng 4.8 cho thấy: đối tượng khảo sát đa phần đã đi làm và có thu nhập,
tập trung ở mức trên 5 triệu (chiếm 56.67%).

Bảng 4.8 Thống kê mẫu theo thu nhập của mẫu khảo sát
Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi

Dưới 3 triệu 77 32.08%


54

Từ 3 – 5 triệu 27 11.25%

Từ 5 – 10 triệu 62 25.83%

Trên 10 triệu 74 30.84%

Tổng 240 100%

Nhận xét: Qua thống kê thông tin thuộc tính đối tượng nghiên cứu cho thấy:
thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu tập trung từ 18-30 tuổi (chiếm 65.83%), tỷ
lệ Nam-Nữ hơi đồng đều (Nam chiếm 52.08%, Nữ chiếm 47.92%), đa phần đã đi
làm và có thu nhập, tập trung ở mức trên 5 triệu (chiếm 56.67%). Theo thống kê này
ta thấy đối tượng nghiên cứu có thể là đối tượng tiên phong và tiềm năng trong việc
sử dụng TMĐT.

4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

4.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Phân tích Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt
chẽ mà các biến trong thang đo tương quan với nhau. Tuy nhiên phân tích
Cronbach’s Alpha chỉ phản ánh đúng khi thang đo là đơn hướng. Vì vậy trước khi
phân tích Cronbach’s Alpha chúng ta sẽ kiểm định giả thuyết các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể dựa vào hệ số KMO và kiểm định Bartlett. Lúc
này ta sẽ phân tích nhân tố và kiểm tra tính đơn hướng của thang đo.

4.2.2. Kết quả phân tích KMO, Bartlett’s Test và tính đơn hướng

Bảng 4.9 Kết quả phân tích KMO, Bartlett’s Test và tính đơn hướng
Thang đo Hệ số KMO Mức ý nghĩa Bartlett Tính đơn hướng
Mong đợi về giá 0.714 0.000 Tồn tại
Nhận thức tính dễ sử dụng 0.757 0.000 Tồn tại
Nhận thức tính hữu dụng 0.658 0.000 Tồn tại
55

Nhận thức tính thuận tiện 0.794 0.000 Tồn tại


Rủi ro giao dịch 0.789 0.000 Tồn tại
Rủi ro sản phẩm 0.606 0.000 Tồn tại
Sự tin cậy 0.548 0.000 Tồn tại
Ảnh hưởng xã hội 0.710 0.000 Tồn tại
Ý định sử dụng TMĐT 0.719 0.000 Tồn tại
Qua bảng 4.9 ta thấy hầu như tất cả các thang đo đều thỏa điều kiện đơn
hướng để phân tích Cronbach’s Alpha.
4.2.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha


Biến khảo
Tương quan Cronbach’s Alpha
Thang đo sát
biến tổng nếu biến bị loại
Mong đợi về Price_01 0.404 0.610
Price_02 0.486 0.558
giá
Price_03 0.406 0.608
Price_04 0.454 0.574
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.655
Nhận thức tính PEasy_01 0.484 0.708
PEasy_02 0.529 0.681
dễ sử
PEasy_03 0.551 0.668
dụng PEasy_04 0.565 0.662
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.739
Nhận thức PUNes_01 0.377 0.511
PUNes_02 0.482 0.424
tính hữu dụng
PUNes_03 0.319 0.559
PUNes_04 0.307 0.562
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.588
Nhận thức Conve_01 0.657 0.641
Conve_02 0.612 0.659
tính thuận tiện
Conve_03 0.493 0.705
Conve_04 0.613 0.659
Conve_05 0.220 0.806
56

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.744


Rủi ro giao TRisk_01 0.497 0.855
TRisk_02 0.776 0.779
dịch
TRisk_03 0.676 0.807
TRisk_04 0.666 0.809
TRisk_05 0.662 0.810
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.845
Rủi ro sản PRisk_01 0.367 0.602
PRisk_02 0.524 0.392
PRisk_03 0.401 0.559
phẩm Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.617
Sự tin cậy Belif_01 0.197 0.415
Belif_02 0.334 0.267
Belif_03 0.155 0.447
Belif_04 0.295 0.314
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.435
Ảnh hưởng xã SoInf_01 0.438 0.678
SoInf_02 0.517 0.629
hội
SoInf_03 0.581 0.592
SoInf_04 0.443 0.675
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.707
Ý định sử Inten_01 0.681 0.741
dụng TMĐT Inten_02 0.673 0.746
Inten_03 0.659 0.760
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.817
Qua bảng 4.10 ta sẽ loại bỏ hai thang đo thành phần đó là: sự tin cậy và nhận
thức tính hữu dụng do các thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 và
khi loại bỏ bất cứ biến khảo sát nào hệ số Cronbach’s Alpha cũng không lớn hơn
0.6. Ngoài ra ta cũng loại bỏ biến quan sát Conve_05 do biến này có hệ số tương
quan biến tổng bằng 0.220 < 0.3 và khi loại bỏ biến khảo sát này hệ số Cronbach’s
Alpha tăng từ 0.744 lên 0.806. Qua quá trình loại bỏ biến sự tin cậy ta có thể thấy
rằng hầu hết người dùng có ý định sử dụng TMĐT ít quan tâm đến luật TMĐT hay
57

những hỗ trợ người dùng khi có tranh chấp xẩy ra và công nghệ nào được hỗ trợ bởi
nhà cung cấp dịch vụ TMĐT hay những đảm bảo về thông tin bảo mật của người sử
dụng. Điều này cũng tương tự như những nghiên cứu trong nước trước được tìm
hiểu bởi tác giả đó là biến sự tin cậy không nằm trong các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định sử dụng TMĐT. Tương tự khi loại bỏ biến nhận thức tính hữu dụng ta có thể
thấy rằng hầu hết mọi người nghĩ rằng TMĐT không giúp tiết kiệm thời gian nhiều,
sản phẩm dịch vụ không đa dạng, thông tin không cập nhật kịp thời và chính xác
.v.v. Điều này có thể được giải thích như sau: Do TMĐT ở Việt Nam vẫn chưa hoàn
chỉnh một số công đoạn vẫn thực hiện thủ công như thanh toán, thông tin trên trang
web thì không cập nhật liên tục, các tranh web là các trang riêng lẽ chưa có sự liên
thông lẫn nhau tạo ra sự khó khăn trong so sánh. Điều này cũng tương tự như những
nghiên cứu trong nước trước được tìm hiểu bởi tác giả đó là biến nhận thức tính hữu
dụng không nằm trong các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng TMĐT.

Sau khi loại bỏ các biến khảo sát không thích hợp thì các biến có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau trong cùng khái niệm thành phần. Hệ số tương quan biến tổng của
các biến đều lớn hơn 0.3, phân bố từ 0.367 đến 0.681. Các biến này sẽ được đưa vào
phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Các thang đo khái niệm trong mô hình đạt yêu cầu đánh giá độ tin cậy sẽ
được tiến hành sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá:

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal components với
phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có EigenValues lớn hơn 1 đối
với 27 biến khảo sát đo lường.

Thực hiện các phân tích:


58

- Kiểm định giả thuyết các biến quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể dựa vào hệ số KMO và kiểm định Bartlett. Phân tích nhân tố là
thích hợp khi hệ số KMO > 0.5 và mức ý nghĩa Bartlett < 0.05 (Hair và
cộng sự, 2006).
- Tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0.5 (Hair và cộng
sự, 2006).
- Chọn các nhân tố có giá trị Eigenvalues > 1 và tổng phương sai trích
được > 50% (Hair và cộng sự, 2006).

4.3.2. Kết quả phân tích

Tiến hành phân tích EFA với 27 biến khảo sát đo lường.
Kết quả phân tích EFA (Xem phụ lục III.3)

- Giả thuyết H0: Các biến khảo sát không có sự tương quan nhau trong tổng
thể.
Kiểm định Bartlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ H 0, các biến quan sát trong
phân tích EFA là có tương quan nhau trong tổng thể.
- Hệ số KMO = 0.818 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu phân
tích.
- Có 7 nhân tố được trích từ phân tích EFA với:
 Giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.
 Các biến quan sát có hệ số tải > 0.5: đạt yêu cầu.
 Giá trị tổng phương sai trích = 61.194% (> 50%): phân tích nhân tố
EFA đạt yêu cầu. Có thể nói rằng 7 nhân tố được trích này giải thích
61.194% biến thiên của dữ liệu.

Qua bảng phân tích nhân tố EFA 4.11 cho thấy, có 7 nhân tố được trích ra,
các nhân tố này tương ứng với 6 khái niệm độc lập ban đầu là: (1) Mong đợi về giá,
(2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Rủi ro giao dịch, (4) Rủi ro sản phẩm, (5) Nhận
59

thức tính thuận tiện, (6) Ảnh hưởng xã hội, và 1 khái niệm phụ thuộc là: Ý định sử
dụng TMĐT. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy nhóm biến khảo sát của các nhân
tố này có hệ số tải nhân tố tốt (từ 0.504 đến 869) và hệ số Cronbach’s Alpha của các
nhân tố đều lớn hơn 0.6.
Bảng 4.11 Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố ở phân tích EFA
Ma trận thành phần quay
Thành phần
1 2 3 4 5 6 7
TRisk_01 .631 -.052 -.084 -.069 -.306 .281 .176
TRisk_02 .869 -.039 .015 -.067 -.029 .048 .167
TRisk_03 .806 -.001 .027 -.060 -.053 -.031 .114
TRisk_04 .751 -.195 -.021 -.048 .091 -.273 .107
TRisk_05 .775 -.114 -.038 .017 .040 -.274 .021
Conve_01 -.124 .800 .105 .060 .213 .064 -.031
Conve_02 -.083 .805 .022 .012 .183 .061 -.056
Conve_03 -.047 .683 .101 .185 .077 .075 -.007
Conve_04 -.062 .750 .032 .142 .061 .176 -.077
SoInf_01 -.113 .002 .672 .087 -.101 .010 -.114
SoInf_02 .091 .138 .690 .089 .009 .110 -.138
SoInf_03 .027 .029 .784 .089 .082 .103 .015
SoInf_04 -.025 .059 .673 .044 .153 .158 .168
PEasy_01 -.054 .118 -.074 .649 .052 .416 -.026
PEasy_02 .076 .266 .094 .646 .197 .130 -.109
PEasy_03 -.097 .053 .195 .774 .138 -.087 .005
PEasy_04 -.100 .065 .133 .729 .121 .128 .057
Price_01 .096 .095 -.028 .126 .556 .291 -.003
Price_02 -.047 .203 -.004 .074 .705 .209 -.050
Price_03 -.087 .124 .101 .123 .746 -.141 .007
Price_04 -.074 .156 .094 .226 .504 .277 .005
Inten_01 -.088 .194 .330 .093 .276 .631 -.134
Inten_02 -.167 .142 .180 .236 .220 .688 -.200
Inten_03 -.155 .223 .398 .178 .181 .599 -.051
PRisk_01 .156 -.099 -.087 -.165 .018 -.050 .657
PRisk_02 .154 -.001 -.015 .123 -.104 -.087 .793
PRisk_03 .100 -.041 .011 .011 .029 -.061 .723
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
60

4.4. KIỂM TRA LẠI ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO SAU KHI PHÂN

TÍCH EFA

Sau khi phân tích EFA ta thấy rằng không có sự thay đổi nào của các thang
đo và các biến khảo sát trong các thang đo. Vì vậy kết quả phân tích Cronbach’s
Alpha để kiểm tra độ tin cậy sẽ tương tự như bảng 4.10.
4.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU KHI ĐIỀU CHỈNH

Từ các kết quả phân tích ở trên, mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh sẽ
bao gồm 6 biến độc lập là các biến thành phần tác động đến ý định sử dụng dịch vụ
TMĐT và 1 biến phụ thuộc là ý định sử dụng TMDT, hơi khác với mô hình đề xuất
ban đầu.
61

H1
Mong đợi v ề giá Tu ổi
Gi ới tính
T hu nhập

H2
Nh ận thức tính
dễ sử dụng

R ủi ro giao dị ch H3

H4 Ý đ ị nh sử dụng
R ủi ro sản phẩm
TMĐT ở Vi ệt Nam

Nh ận thức tính H5
thuận tiện

H6
Ả nh hưởng xã
hội

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh


Bảng 4.12 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung


H1 Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT ở
Việt Nam.
H2 Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương (+) lên ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
62

H3 Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt
Nam.
H4 Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt
Nam.
H5 Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương (+) lên ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.
H6 Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT ở
Việt Nam.
4.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

4.5.1. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc là: Ý định sử dụng
TMĐT (INTEN) và các biến độc lập như: Mong đợi về giá (PRICE), Nhận thức tính
dễ sử dụng (PEASY), Rủi ro giao dịch (TRISK), Rủi ro sản phẩm (PRISK),
Nhận thức tính thuận tiện (CONVE), Ảnh hưởng xã hội (SOINF). Đồng thời cũng
phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối
tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh
hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan Pearson


Tương quan

INTEN PRICE PEASY PRISK TRISK CONVE SOINF

INTEN Pearson Correlation 1 .446** .461** -.256** -.275** .417** .442**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000


N 240 240 240 240 240 240 240
PRICE Pearson Correlation 1 .412** -.087 -.150* .407** .195**

Sig. (2-tailed) .000 .179 .020 .000 .002


N 240 240 240 240 240 240
63

PEASY Pearson Correlation 1 -.087 -.159* .342** .262**

Sig. (2-tailed) .179 .014 .000 .000


N 240 240 240 240 240

PRISK Pearson Correlation 1 .326** -.155* -.082

Sig. (2-tailed) .000 .016 .207

N 240 240 240 240

TRISK Pearson Correlation 1 -.228** -.067

Sig. (2-tailed) .000 .298

N 240 240 240

CONVE Pearson Correlation 1 .194**

Sig. (2-tailed) .003


N 240 240

SOINF Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

N 240

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nhận xét: Các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), các biến
độc lập đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc.

Cụ thể: mối quan hệ tương quan giữa biến Ý định sử dụng (INTEN) và Mong
đợi về giá (PRICE) là r = 0.446, tương quan với Tính dễ sử dụng (PEASY) là r =
0.461, tương quan với Rủi ro sản phẩm (PRISK) là r = -0.255, tương quan với Rủi
ro giao dịch (TRISK) là r = -0.275, tương quan với Sự thuận tiện (CONVE) là r =
0.417 và tương quan với Ảnh hưởng xã hội (SOINF) là r = 0.442.

Như vậy, việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên,
kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập
ở mức tương quan mạnh nên cũng cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến khi
64

phân tích hồi quy đa biến.

4.5.2. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được tiến hành với 6 biến độc lập là: Mong đợi về giá
(PRICE), Tính dễ sử dụng (PEASY), Rủi ro sản phẩm (PRISK), Rủi ro giao dịch
(TRISK), Sự thuận tiện (CONVE), Ảnh hưởng xã hội (SOINF) và một biến phụ
thuộc là: Ý định sử dụng (INTEN), sử dụng phương pháp Enter.

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

INTEN = β0 + β1*PRICE + β2*PEASY + β3*PRISK + β4*TRISK +


β5*CONVE + β6*SOINF + ε

Bảng 4.14 Bảng phân tích các hệ số trong hồi quy đa biến
Model Summary

Model R R bình R bình phương Sai số chuẩn Hệ số Durbin-


phương hiệu chỉnh của ước lượng Watson
1 .673a .453 .438 .47908 1.972
a. Predictors: (Constant), SOINF, TRISK, PRISK, CONVE, PRICE, PEASY

b. Dependent Variable: INTEN


ANOVAb

Model Tổng bình Df Trung bình F Sig.


phương bình phương
1 Regression 44.210 6 7.368 32.140 .000a
Residual 53.477 233 .230
Total 97.687 239
a. Predictors: (Constant), SOINF, TRISK, PRISK, CONVE, PRICE, PEASY
b. Dependent Variable: INTEN
65

Coefficientsa

Model Hệ số chưa Hệ số chuẩn T Sig. Thống kê cộng


chuẩn hóa hóa tuyến
B Sai số Beta Dung sai VIF
chuẩn

2.680
.208
3.709
.
3.873
1 (Constant) 1.059 .395 215 .008
-2.584
PRICE .248 .067 -.11 .000 .746 1.341
-
PEASY .251 .065 3 .000 .763 1.310
2.118
PRISK -.153 .059 -.11 .010 .885 1.130
2.80
TRISK -.100 .047 1. 7 .035 .854 1.170
CONVE .173 .062 155 5.85 .005 .766 1.306
SOINF .319 .055 .297 3 .000 .913 1.095
a. Dependent Variable: INTEN
Nhận xét:

 Độ phù hợp của mô hình

Như vậy, mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.438, nghĩa là 43.8% sự
biến thiên của ý định sử dụng TMĐT (INTEN) được giải thích bởi sự biến thiên của
các thành phần như: Mong đợi về giá (PRICE), Tính dễ sử dụng (PEASY), Rủi ro
sản phẩm (PRISK), Rủi ro giao dịch (TRISK), Sự thuận tiện (CONVE) và Ảnh
hưởng xã hội (SOINF).

 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình


Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = 0 (tất cả hệ số hồi quy
riêng phần bằng 0)

Giá trị sig(F)=0.000 < mức ý nghĩa (5%): giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có
nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích
66

được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù
hợp với tập dữ liệu hiện có.

sig(β1), sig(β2), sig(β3), sig(β4), sig(β5), sig(β6) < mức ý nghĩa (5%),
nên các biến độc lập tương ứng là PRICE, PEASY, PRISK, TRISK, CONVE,
SOINF có hệ số hồi quy riêng phần có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Phần dư: Từ biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa (Xem phụ lục III.5) có

trị trung bình = 2.97*10-15 0; độ lệch chuẩn = 0.987 1: phân phối phần dư có
dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.
Các giá trị VIF < 10: không có dấu hiệu đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập hay hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến
kết quả giải thích của mô hình.
Hệ số Durbin-Watson = 1.972 2 cho thấy các sai số trong mô hình
độc lập với nhau hay không xẩy ra hiện tượng tự tương quan trong phần dư.
Mô hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa
biến thể hiện sự tác động của sáu thành phần khái niệm liên quan vào Ý định sử
dụng TMĐT ở Việt Nam như sau:

INTEN = 1.059 + 0.248*PRICE + 0.251*PEASY – 0.153*PRISK –


0.100*TRISK + 0.173*CONVE + 0.319*SOINF

4.5.3. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

4.5.3.1. Mong đợi về giá

Giả thuyết H1: Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β1 = 0.248, sig(β1) = 0.000 < 5%: ủng hộ giả thuyết H1.

Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT, nghĩa là
người sử dụng càng quan tâm về giá thì ý định sử dụng TMĐT càng cao. Điều này
hoàn toàn phù hợp với nhận định trên báo chí cho rằng lý do chính dẫn đến sự phát
67

triển dịch vụ TMĐT trong thời gian qua là do giá cả của các mặt hàng trên các trang
web TMĐT thường có giá rẻ hơn ở các cửa hàng cố định từ 3-5% do không phải tốn
các chi phí như lưu kho, mặt bằng, nhân sự…

4.5.3.2. Nhận thức tính dễ sử dụng

Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương (+) lên ý định
sử dụng TMĐT ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β2 = 0.251, sig(β2) = 0.000 < 5%: ủng hộ giả thuyết H2.

Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT,
nghĩa là khi người sử dụng nhận thức rằng các chức năng và thao tác trên TMĐT là
dễ sử dụng thì ý định sử dụng nó đối với người tiêu dùng sẽ tăng lên.
4.5.3.3. Rủi ro sản phẩm

Giả thuyết H3: Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT
ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β3 = 0.153, sig(β3) = 0.010 < 5%: ủng hộ giả thuyết H3.

Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT, người sử
dụng càng nhận thức sự rủi ro về sản phẩm thì ý định sử dụng TMĐT càng giảm đi.
Hiện nay vấn đề giao hàng lỗi, hàng không đúng chất lượng, hàng không đúng như
mô tả là vấn đề quan tâm ở Việt Nam, điều này đã ảnh hưởng xấu đến quyết định sử
dụng TMĐT của người tiêu dùng.

4.5.3.4. Rủi ro giao dịch

Giả thuyết H4: Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT
ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β4 = 0.100, sig(β4) = 0.035 < 5%: ủng hộ giả thuyết H4.
68

Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) lên ý định sử dụng TMĐT, người sử
dụng càng nhận thức sự rủi ro về giao dịch thì ý định sử dụng TMĐT càng giảm đi.
Hiện nay vấn đề an ninh mạng là vấn đề quan tâm ở Việt Nam, và nó đã ảnh hưởng
xấu đến quyết định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng.

4.5.3.5. Nhận thức tính thuận tiện

Giả thuyết H5: Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương (+) lên ý định sử
dụng TMĐT ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β5 = 0.173, sig(β5) = 0.005 < 5%: ủng hộ giả thuyết H5.

Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT,
người tiêu dùng càng cảm thấy thuận tiện thì ý định sử dụng TMĐT càng tăng.
4.5.3.6. Ảnh hưởng xã hội

Giả thuyết H6: Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý định sử dụng
TMĐT ở Việt Nam.

Hệ số hồi quy β6 = 0.319, sig(β6) = 0.000 < 5%: ủng hộ giả thuyết H6.

Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý định sử dụng TMĐT, nghĩa là
càng nhận được nhiều sự ủng hộ, động viên của những người có ảnh hưởng (gia
đình, người thân, đồng nghiệp,…) thì ý định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng
càng tăng lên.

Bảng 4.15 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định


H1 Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý Ủng hộ H1
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
H2 Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động dương Ủng hộ H2
(+) lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
69

H3 Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) lên ý định sử Ủng hộ H3


dụng TMĐT ở Việt Nam.
H4 Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên ý định Ủng hộ H4
sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
H5 Nhận thức tính thuận tiện có tác động dương (+) Ủng hộ H5
lên ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
H6 Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) lên ý Ủng hộ H6
định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
4.5.4. Phân tích sự khác biệt

Phần này sẽ đánh giá sự khác biệt về nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác,
thu nhập đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam.
Khi phân tích sự khác biệt ta sẽ xem xét Sig. kiểm tra tính đồng nhất của các
phương sai (Test of Homogeneity of Variances) của các thành phần để khi tiến hành
các phân tích sâu sẽ chọn nhóm test nào:

Sig. > 5%: không có sự khác biệt về phương sai, vì vậy nếu phân tích sâu để
tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ trong một biến nhân khẩu thì sẽ chọn
nhóm test LSD; Dunca; Tukey; Bonferroni;…

Sig. <= 5%: có sự khác biệt về phương sai, vì vậy nếu phân tích sâu để tìm
kiếm sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ trong một biến nhân khẩu thì sẽ chọn nhóm
test Tamhane’s T2; Dunnett’s T3, Dunnett’s C;…

Tuy nhiên nếu biến nhân khẩu chỉ bao gồm hai trạng thái hay chỉ có hai
trường hợp thì ta không cần quan tâm đến phân tích sâu để tìm kiếm sự khác biệt
giữa các nhóm nhỏ.

4.5.4.1. Sự khác biệt theo giới tính

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục
III.6.1). Ta có Sig(INTEN) = 0.001, Sig (PRICE) = 0.000, Sig(PEASY) = 0.000,
70

Sig(CONVE) = 0.006 đều < 5%. Có sự khác biệt giới tính Nam-Nữ về ý định sử
dụng TMĐT, mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính thuận
tiện. Trong đó, xu hướng ý định sử dụng TMĐT, mong đợi về giá, nhận thức tính dễ
sử dụng và nhận thức tính thuận tiện của nữ đều cao hơn nam do giá trị trung bình
của nữ trong các nhân tố này đều lớn hơn của nam. Cụ thể như: MeanINTEN(Nam) =
3.5813 < MeanINTEN(Nữ) = 3.8580; MeanPRICE(Nam) = 3.6200 < MeanPRICE(Nữ) =
4.0022; MeanPEASY(Nam) = 3.3920 < MeanPEASY(Nữ) = 3.6978; MeanCONVE(Nam) =
3.6080 < MeanCONVE(Nữ) = 3.8130.

4.5.4.2. Sự khác biệt theo tuổi tác

Quá trình khảo sát đã phân loại đối tượng khảo sát thành các nhóm tuổi khác
nhau như [Từ 18 ~ 30]; [Từ 30 ~ 40]; [Từ 40 ~ 50]; [Trên 50], tuy nhiên cở mẫu thu
được là 240 mẫu, nên không có điều kiện khảo sát hết cho từng nhóm tuổi trên vì số
lượng mẫu cho từng nhóm sẽ nhỏ, không đủ mẫu để đạt độ tin cậy cho phân tích. Vì
vậy trong phần đánh giá sự khác biệt theo tuổi tác, tác giả sẽ phân đối tượng khảo
sát thành 2 thành phần: thành phần đối tượng trẻ [Từ 18 ~ 30] (135 mẫu) và thành
phần đối tượng trung niên [lớn hơn 30] (105 mẫu).

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục
III.6.2). Ta có Sig (PRICE) = 0.000, Sig(PEASY) = 0.000 đều < 5%. Có sự khác
biệt tuổi tác về mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng. Trong đó, xu hướng
mong đợi về giá, nhận thức tính dễ sử dụng của đối tượng trẻ [Từ 18 ~ 30] đều cao
hơn đối tượng trung niên [lớn hơn 30] do giá trị trung bình của đối tượng trẻ trong
các nhân tố này đều lớn hơn của đối tượng trung niên. Cụ thể như: Mean PRICE(Trẻ) =
3.9148 > MeanPRICE(TrungNiên) = 3.6595; MeanPEASY(Trẻ) = 3.6556 <
MeanPEASY(TrungNiên) = 3.3881. Điều này có thể được giải thích, do TMĐT mới
phát triển trong thời gian gần đây, các thành phần trẻ được đào tạo và có kiến thức
tốt hơn về tin học, nên họ cảm thấy dễ dàng sử dụng hơn so với nhóm tuổi trên 30.
71

Còn về khía cạnh tiền bạc thì đối tượng trẻ cân nhắc hơn so với các đối tượng trung
niên do họ chưa có được kinh tế vững chắc.

4.5.4.3. Sự khác biệt theo thu nhập

Quá trình khảo sát đã phân loại đối tượng khảo sát thành các nhóm thu nhập
khác nhau như [Dưới 3 triệu]; [Từ 3 ~ 5 triệu]; [Từ 5 ~ 10 triệu]; [Trên 10 triệu], tuy
nhiên cở mẫu thu được là 240 mẫu, nên không có điều kiện khảo sát hết cho từng
nhóm thu nhập trên vì số lượng mẫu cho từng nhóm sẽ nhỏ, không đủ mẫu để đạt độ
tin cậy cho phân tích. Vì vậy trong phần đánh giá sự khác biệt theo thu nhập, tác giả
sẽ phân đối tượng khảo sát thành 2 thành phần: thành phần thu nhập thấp [Dưới 5
triệu] (104 mẫu) và thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu] (136 mẫu).

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (Xem phụ lục
III.6.3). Ta có Sig (CONVE) = 0.028, Sig(TRISK) = 0.037 đều < 5%. Có sự khác
biệt thu nhập về nhận thức tính thuận tiện và rủi ro giao dịch. Trong đó, xu hướng
nhận thức tính thuận tiện của thành phần thu nhập thấp [Dưới 5 triệu] thấp hơn
thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu], xu hướng rủi ro giao dịch của thành phần
thu nhập thấp [Dưới 5 triệu] cao hơn thành phần thu nhập cao [Trên 5 triệu] do giá
trị trung bình của thành phần thu nhập thấp và thành phần thu nhập cao cụ thể như:
MeanCONVE(TNThấp) = 3.6130 < MeanCONVE(TNCao) = 3.7776;
MeanTRISK(TNThấp) = 3.2404 > MeanTRISK (TNCao) = 3.0485. Điều này có thể được
giải thích, vì đối tượng thu nhập thấp không có kinh tế vững chắc nên họ quan tâm
đến rủi ro về tiền bạc hơn là sự thuận tiện mà dịch vụ có thể mang lại. Ngược lại đối
tượng thu nhập cao lại quan tâm đến những tiện ích hay những thuận tiện mà dịch
vụ có thể mang lại mặc dù nó có thể gây ra những rủi ro về tiền bạc.
72

4.7. SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo bao gồm 6 thành phần tác
động đến ý định sử dụng TMĐT: (1) Mong đợi về giá, (2) Nhận thức tính dễ sử
dụng, (3) Rủi ro giao dịch, (4) Rủi ro sản phẩm, (5) Nhận thức tính thuận tiện, (6)
Ảnh hưởng xã hội. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, cả 6 yếu tố đều tác động đến
ý định sử dụng TMĐT.

4.6.1. Mong đợi về giá, Nhận thức tính thuận tiện:

Thành phần Mong đợi về giá và Nhận thức tính thuận tiện có tác động đến ý
định sử dụng TMĐT. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu: hành vi người tiêu
dùng trong mua hàng trực tuyến (Hasslinger và cộng sự, 2007), các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc
Cường, 2010). Mặc khác nếu xem hai thành phần Mong đợi về giá, Nhận thức tính
thuận tiện là các yếu tố của thành phần nhận thức sự hữu ích thì kết quả này hoàn
toàn phù hợp với các kết luận trong các nghiên cứu: vai trò của lòng tin cậy trong
hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng (Tang và Chi, 2009), mở rộng mô
hình TAM cho bối cảnh World-Wide-Web (Moon và Kim, 2001), các nhân tố
quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và thương mại điện tử khác
(Fang He, 2009).
Điều này cho thấy, nhận thức sự hữu ích mà thành phần chính là yếu tố
Mong đợi về giá và Nhận thức sự thuận tiện có tác động quan trọng đến hành vi ý
định sử dụng TMĐT không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Điều này hoàn toàn phù hợp với các nhận định về thế mạnh của TMDT là tiết
kiệm thời gian, không giới hạn vị trí và giá thành sản phẩm thường thấp hơn thị
trường.
73

4.6.2. Nhận thức tính dễ sử dụng

Nghiên cứu cho thấy thành phần Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động đến
ý định sử dụng TMĐT. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu: các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc
Cường, 2010), vai trò của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người
tiêu dùng (Tang và Chi, 2009), mở rộng mô hình TAM cho bối cảnh World-
WideWeb (Moon và Kim, 2001), các nhân tố quyến định chấp nhận các hoạt động
tài chính điện tử và thương mại điện tử khác (Fang He, 2009). Kết quả nghiên cứu
này có phần khác biệt với nghiên cứu: các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng
thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008). Khác biệt này có thể được giải thích là do
nghiên cứu của Lê Ngọc Đức vào năm 2008 mà TMĐT chỉ mới phát triển ở Việt
Nam trong những năm gần đây, nên việc sử dụng TMĐT vẫn chưa được phổ biến,
nên nhiều người vẫn cảm thấy chưa được dễ dàng khi sử dụng.

4.6.3. Ảnh hưởng xã hội

Yếu tố ảnh hưởng xã hội cũng là yếu tố tác động đến dự định sử dụng
TMĐT. Kết quả này khá tương đồng với: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010), nghiên cứu về các
yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008).

4.6.4. Nhận thức sự rủi ro

Thành phần rủi ro sản phẩm và rủi ro giao dịch có tác động âm đến ý định sử
dụng TMĐT. Kết quả này khá tương đồng với: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010), các nhân tố
quyến định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và thương mại điện tử khác
(Fang He, 2009).
74

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến,
khảo sát các biến kiểm soát.

Thông tin từ mẫu quan sát cho thấy, đối tượng khảo sát là thành phần trẻ
tuổi, tập trung trong khoảng từ 18-30 tuổi. Hầu hết đều có kinh nghiệm sử dụng
Internet, có kiến thức về TMĐT.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA loại 2 khái niệm thành phần là: nhận thức tính hữu dụng và sự tin cậy. Ngoài
ra cũng loại một biến khảo sát là: Conve_05.

Phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết sau khi
đánh giá thang đo phù hợp với dữ liệu thị trường, trong đó có 4 khái niệm có tác
động dương đến ý định sử dụng TMĐT là: Mong đợi về giá, Nhận thức tính dễ sử
dụng, Nhận thức tính thuận tiện, Ảnh hưởng xã hội và 2 khái niệm có tác động âm
(-) đến ý định sử dụng TMĐT là: Rủi ro sản phẩm và Rủi ro giao dịch.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

Quá trình nghiên cứu được thực hiện hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua thảo
luận nhóm trực tiếp với 9 đối tượng là các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT.
Nghiên cứu sơ bộ nhằm hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp hơn với đặc
điểm TMĐT ở Việt Nam. Sau quá trình bổ xung hiệu chỉnh, mô hình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT ở Việt Nam bao gồm thành phần
phụ thuộc là: ý định sử dụng TMĐT và tám khái niệm thành phần độc lập là: (1)
75

Mong đợi về giá; (2) Nhận thức tính dễ sử dụng; (3) Rủi ro giao dịch; (4) Rủi ro sản
phẩm; (5) Nhận thức tính thuận tiện; (6) Ảnh hưởng xã hội; (7) Nhận thức tính hữu
dụng; (8) Sự tin cậy, với 36 biến quan sát để đo lường các khái niệm này.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng sử
dụng bảng câu hỏi khảo sát theo phương pháp thuận tiện, kết quả thu được 240 bảng
trả lời phù hợp. Nghiên cứu định lượng thực hiện qua các bước: kiểm định thang đo
(đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA). Kiểm
định các giả thuyết của phương pháp hồi quy đa biến được thực hiện trên phần mềm
SPSS 18.0.

Thống kê thông tin từ mẫu cho thấy thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu
như sau: tập trung từ 18-30 tuổi (chiếm 65.83%), hầu hết đều có kinh nghiệm sử
dụng Internet trên 3 năm, tỷ lệ Nam-Nữ hơi đồng đều (Nam chiếm 52.08%, Nữ
chiếm 47.92%), đa phần đã đi làm và có thu nhập, tập trung ở mức trên 5 triệu
(chiếm 56.67%). Theo thống kê từ mẫu ta thấy đối tượng nghiên cứu có thể là đối
tượng tiên phong và tiềm năng trong việc sử dụng TMĐT.

Trong cuộc khảo sát, trang web ebay.vn là trang web được nhiều người khảo
sát biết đến với tỷ lệ 71.25%, thời gian trung bình truy cập các trang TMĐT từ 10 -
30 phút chiếm 45.42%, tần suất truy cập các trang TMĐT hơn 5 lần/tháng (chiếm
48.33%). Qua đó cho thấy người sử dụng rất quan tâm đến TMĐT và rất nhiều
người biết đến các trang web TMĐT nổi tiếng thế giới, cùng với sự thanh toán linh
hoạt, hiện nay ebay.vn, amazon.com.

Các mẫu thu thập được đưa vào phân tích dữ liệu bằng SPSS 18.0 qua đó
thang đo được đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA. Kết quả phân tích loại bỏ hai khái niệm thành phần đó là: sự tin cậy và nhận
thức tính hữu dụng do các thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 và
khi loại bỏ bất cứ biến khảo sát nào hệ số Cronbach’s Alpha cũng không lớn hơn
76

0.6. Ngoài ra ta cũng loại bỏ biến quan sát Conve_05 do biến này có hệ số tương
quan biến tổng bằng 0.220 < 0.3 và khi loại bỏ biến khảo sát này hệ số Cronbach’s
Alpha tăng từ 0.744 lên 0.806. Các kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ
tin cậy, phương sai trích, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Qua quá trình loại bỏ này ta thấy hầu hết người dùng có ý định sử dụng
TMĐT ít quan tâm đến luật TMĐT hay công nghệ nào được hỗ trợ bởi nhà cung
cấp dịch vụ TMĐT.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến trên 6 khái niệm thành phần tác động và
thành phần phụ thuộc ý định sử dụng TMĐT có kết quả như sau: Ảnh hưởng xã hội
có tác động mạnh nhất (β = 0.319). Các yếu tố còn lại tác động yếu hơn như: Mong
đợi về giá (β = 0.248), Nhận thức tính dễ sử dụng (β = 0.251), yếu tố Nhận thức tính
thuận tiện có tác động yếu nhất (β = 0.173). Ngoài ra hai yếu tố Rủi ro sản phẩm và
Rủi ro giao dịch đều có tác động âm đến ý định sử dụng TMĐT và có hệ số β lần
lược là: -0.153 và -0.100.

Hệ số β của các yếu tố trong phương trình hồi quy cho thấy các đối tượng có
ý định sử dụng TMĐT bị ảnh hưởng bởi xã hội nhiều nhất. Điều này có thể xem là
phù hợp vì sử dụng TMĐT đang là trào lưu hiện nay ở Việt Nam. Yếu tố Mong đợi
về giá và Nhận thức tính dễ sử dụng tuy có hệ số hồi quy nhỏ hơn Ảnh hưởng xã hội
nhưng nó cũng tương đối cao cho thấy những yếu tố này luôn là những yếu tố cơ
bản khi người sử dụng quan tâm về TMĐT. Bên cạnh đó người sử dụng cũng quan
tâm đến những rủi ro có thể xẩy ra khi sử dụng TMĐT nhưng mức độ ảnh hưởng
của nó tương đối thấp.

5.2. HÀM Ý QUẢN LÝ

Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng TMĐT của
người tiêu dùng đã được phân tích trong phương trình hồi quy, căn cứ vào kết quả
hồi quy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp gợi ý để các doanh nghiệp xem xét và
77

thực hiện. Các đề xuất sau đây được trình bày theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng đến
kém quan trọng.

a) Ảnh hưởng xã hội

Trong nghiên cứu, các đối tượng có thể tạo ảnh hưởng đến người sử dụng
TMĐT như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác, phương tiện truyền thông.
Kết quả khảo sát mức độ đồng ý của các phát biểu về ảnh hưởng xã hội cho thấy,
mức độ trung bình đồng ý của người sử dụng đối với ảnh hưởng của gia đình, người
thân ở mức thấp nhất (2.875), trong khi đó mức độ tác động của phương tiện truyền
thông cao nhất trung bình (3.2833), mức độ tác động của bạn bè, tổ chức cũng
tương đối cao và có giá trị trung bình tương ứng là: 3.2167 và 3.2583. Điều này cho
thấy, ý định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng ở Việt Nam bị tác động chủ yếu
bởi phương tiện truyền thông, bạn bè và tổ chức. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ
TMĐT cần chú trọng đến:

 Giới thiệu sâu rộng với người tiêu dùng về phương thức mua sắm mới
thông qua sử dụng TMĐT trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng
nổ như hiện nay.
 Tăng cường tuyên truyền giáo dục, đề cao cảnh giác cho người sử
dụng để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến TMĐT có thể xảy ra.
 Xây dựng các chương trình tiếp thị cho các tập thể, tổ chức, chương
trình giảm giá cho việc giới thiệu người quen cùng tham gia. Với các
chương trình này, người tiêu dùng sẽ giới thiệu, mời gọi bạn bè, đồng
nghiệp của mình cùng tham gia.
b) Nhận thức tính dễ sử dụng

Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có tác động cao thứ hai đến ý định sử dụng
78

TMĐT. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng rất quan tâm đến tính dễ sử dụng của
dịch vụ TMĐT. Để nâng cao nhận thức tính dễ sử dụng nhà cung cấp dịch vụ
TMĐT cần phải:

 Cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn sử dụng cho người dùng, hiển
thị các hướng dẫn tại những vị trí người dùng có thể dễ dàng tìm thấy
trong quá trình truy cập trang web TMĐT.
 Viết các mô tả, diễn giải trong hướng dẫn sử dụng một cách dễ hiểu.
Thiết kế và bố trí các chức năng trên trang web TMĐT một cách thích hợp
để tạo sự dễ dàng và tiện lợi sử dụng trong quá trình truy cập.
 Mô tả thông tin về sản phẩm càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu.
 Xây dựng thủ tục đăng ký, quy trình mua bán đơn giản dễ hiểu với
người tiêu dùng.
 Nhóm trên 30 tuổi có xu hướng nhận thức tính dễ sử dụng thấp hơn so
với nhóm dưới 30 tuổi. Vì vậy, trong chính sách tiếp thị, cần phải chú
trọng cung cấp những thông tin hướng dẫn sử dụng cho những nhóm
đối tượng này một cách phù hợp.
c) Mong đợi về giá

Người tiêu dùng sẽ có ý định sử dụng nhiều hơn khi họ nhận thấy họ thỏa
mãn các yếu tố về giá. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá của người sử dụng
với các biến quan sát đo lường nhận thức mong đợi về giá nhìn chung là khá cao
(trung bình từ 3.6125 đến 4.0292). Điều đó cho thấy, người tiêu dùng đánh giá rằng,
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ý định sử dụng TMĐT là yếu tố
giá cả. Do đó, để nâng cao ý định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng, nhà cung
cấp dịch vụ TMĐT cần phải chú trọng các yếu tố liên quan đến giá cả để thu hút

người tiêu dùng như:


79

 Trước tiên, dựa trên ưu thế tiết kiệm chi phí do không tốn các chi phí
mặt bằng, kho bãi, giảm thiểu các chi phí điều hành, nhân sự, các sản
phẩm trên trang web TMĐT có thể giảm giá thấp hơn so với giá ở cửa
hàng để thu hút khách hàng.
 Xây dựng các chương trình khuyến mãi trên các trang web có sử dụng
dịch vụ TMĐT để khuyến khích mọi người trong việc tăng cường ý
định sử dụng TMĐT.
 Kết hợp với ngân hàng để xây dựng một hệ thống thanh toán linh hoạt
thông qua thẻ và giảm chi phí cho người tiêu dùng khi thanh toán qua
kênh thanh toán này.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng có thể so sánh về giá giữa
các sản phẩm cùng loại, hoặc tương tự, trên cùng trang web hoặc giữa
các trang web với nhau, cũng như giá tham khảo khi mua ở cửa hàng.
Sẽ tốt hơn nếu nhà cung cấp dịch vụ có thể thống kê các khoảng giá
cả để người tiêu dùng có thể hình dung giá cả mà họ định trả cho mặt
hàng dự định mua nằm ở mức nào trong khung giá tham khảo.
d) Nhận thức sự thuận tiện

Yếu tố nhận thức sự thuận tiện có tác động thấp nhất đến ý định sử dụng dịch
vụ TMĐT. Người tiêu dùng vẫn chưa cảm nhận được mức độ tiện lợi trong giao
dịch TMĐT hiện nay. Những khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin sản phẩm,
quy trình bán hàng còn rắc rối, phiền phức có thể là các nguyên nhân dẫn đến người
tiêu dùng không hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong việc sử dụng TMĐT. Ngoài ra,
ngoại trừ những dịch vụ TMĐT lớn có khả năng thanh toán bằng thẻ điện tử, việc
thanh toán phần lớn bằng tiền mặt đã làm mất đi thế mạnh của TMĐT. Từ các
nguyên nhân trên, để nâng cao ý định sử dụng dịch vụ TMĐT của người tiêu dùng,
các nhà cung cấp dịch vụ cần phải:
80

 Cải tiến quy trình mua bán trên trang web TMĐT sao cho nó được
đơn giản, dễ dàng hơn.
 Xây dựng hệ thống thanh toán linh hoạt với nhiều kênh thanh toán
khác nhau, trong đó một kênh thanh toán không thể thiếu là thanh
toán qua thẻ ngân hàng.
 Xây dựng một mạng lưới giao hàng hiệu quả, rộng khắp để có thể
cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
e) Nhận thức rủi ro khi sử dụng

Kết quả khảo sát cho thấy, người sử dụng quan tâm về những rủi ro phát sinh
trong quá trình sử dụng TMĐT. Vì vậy, để giảm đi những lo lắng của người tiêu
dùng, các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT cần chú trọng đến những vấn đề sau:

 Tạo sự rõ ràng trên trang web bằng cách đăng tải mọi thông tin về các
điều khoản mua bán và khuyến cáo người mua nên đọc kỹ các thông
tin này trước khi quyết định mua hàng.
 Tạo sự tin cậy bằng cách đảm bảo tính tin cậy trong thông tin đăng tải
(doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật
những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện
tử (doanh nghiệp đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính
tin cậy về hệ thống hoạt động (doanh nghiệp đảm bảo không gây ra
sai sót nghiêm trọng).  Tôn trọng tính bảo mật và riêng tư đối với
những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng
như: thẻ tín dụng, điện thoại,…có nghĩa doanh nghiệp đảm bảo sự bảo
mật thông tin, ngăn ngừa khả năng bị mất cắp tài khoản,không tự ý
lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.
81

5.3. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực về mặt lý thuyết và thực tiễn
trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam
5.3.1. Đóng góp về mặt lý thuyết

Lĩnh vực TMĐT nói chung vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, do đó
rất cần các nghiên cứu về mặt lý thuyết để làm định hướng cho hoạt động thực tiễn.
Nghiên cứu này đã đóng góp thêm một tài liệu khoa học trong lĩnh vực TMĐT,
thông qua việc xây dựng một mô hình lý thuyết giải thích các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng TMĐT của người tiêu dùng ở Việt Nam.

Bằng việc xây dựng mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở mô hình UTAUT
(Venkatesh và cộng sự, 2003), mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua
mạng (Hasslinger và cộng sự, 2007), mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010), mô hình
chấp nhận TMĐT E-CAM (Joongho và cộng sự, 2001), mô hình các nhân tố quyến
định chấp nhận các hoạt động tài chính điện tử và TMĐT khác (Fang He, 2009), mô
hình vai trò của lòng tin cậy trong hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng
(Tang và Chi, 2009), mô hình khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử
dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008), đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn
về vấn đề nghiên cứu cần khảo sát so với sử dụng một mô hình thuần nhất. Mặc
khác, thang đo của các nghiên cứu trên được thực hiện trong môi trường các nước
phát triển. Nghiên cứu này đã điều chỉnh, kiểm định các thang đo đó trong môi
trường Việt Nam thông qua dữ liệu thực nghiệm ở Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Nên các dữ liệu này sẽ góp phần bổ xung vào kho lý thuyết thang đo góp phần giúp
các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam.
82

5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMĐT,
nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT một cái nhìn cụ thể
hơn về quan điểm của người tiêu dùng trong việc sử dụng dịch vụ TMĐT. Đồng
thời các nhà cung cấp dịch vụ có thể tham khảo qua các đề xuất của nghiên cứu để
tăng cường tính cạnh tranh cho dịch vụ của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.
5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một số hạn chế của nghiên cứu này như:

 Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.438, nghĩa là chỉ có 43.8%


sự biến thiên của ý định sử dụng TMĐT được giải thích bởi sự biến thiên của
các thành phần trong mô hình đã đề xuất. Như vậy, còn một tỷ lệ lớn sự biến
thiên của ý định sử dụng TMĐT chưa được giải thích bởi biến thiên của các
thành phần. Do đó nghiên cứu tiếp theo có thể hoàn thiện mô hình nghiên
cứu hay tìm kiếm và bổ sung vào mô hình các biến quan sát để cho mô hình
phản ánh ý định sử dụng TMĐT được tốt hơn.
 Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu
theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa
cao. Mặc khác kích thước mẫu chưa thật sự lớn, nên những đánh giá chủ
quan của nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Do
đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn, chọn
mẫu theo xác suất, có phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát.
 Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng TMĐT mà chưa đề cập tới hành vi sử dụng thật sự. Vì vậy,
cũng cần xem xét đến mối quan hệ giữa hành vi dự định và hành vi sử dụng
thật sự.
83

 Với nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là
những người đã từng tham gia sử dụng TMĐT hoặc có ý định sử dụng
TMĐT; đối tượng được khảo sát chỉ dừng lại ở người tiêu dùng tại địa bàn
Tp.HCM và các tỉnh lân cận nên phạm vi đối tượng nghiên cứu đã bị giới
hạn. Nghiên cứu chưa đề cập đến những động cơ nào thúc đẩy người tiêu
dùng tìm hiểu và sử dụng TMĐT. Do đó cần hoàn thiện nghiên cứu bằng
cách đưa vào thang đo nhiều thành phần tác động hơn cho nhiều nhóm đối
tượng hơn để đánh giá toàn diện hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu Tiếng Việt

Bộ Công Thương, 2013. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2013. [pdf] <
http://www.moit.gov.vn/Images/editor/files/Yenngth/Bao%20cao%20TM%C4%90
T%20Viet%20Nam%202013_final.pdf > . Tháng 10 năm 2014.

Hoàng Quốc Cường, 2010. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. Tp.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong
kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê

Lê Ngọc Đức, 2008. Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng
thanh toán điện tử. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

Nguyễn Anh Mai, 2007. Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái
độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học
marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Đại học Quốc gia
TPHCM.

Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

Nguyễn Thanh Hùng, 2009. Các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và
thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Luận văn Tiến sĩ. Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM.

Trần Công Nghiệp, 2008. Bài giảng thương mại điện tử. Trường đại học kinh
tế và quản trị kinh doanh, phòng thực hành kinh doanh.
Wikipedia, 2014. [online] <http://vi.wikipedia.org/wiki/Thương_mại_điện_

tử> [Ngày truy cập: 20 tháng 10 năm 2014].

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior


and Human Decision Processes, 50, p. 179-211.

Bauer, R. A., 1960. Consumer Behavior As Risk Taking, In D. Cox (ed.), Risk
Taking and Information Handling in Consumer Behavior, Harvard University Press,
pp. 23-34.

Davis, D. Fred, and Arbor, Ann., 1989. Perceived Usefulness, Perceived


Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly Vol.
13, No. 3, pp. 319-340

Fang He, 2009. Decision factors for the adoption of e-finance and other
ecommerce activities. Doctor of Philosophy. Southern Illinois University

Fishbein, M., & Ajzen, I., 1975. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An
Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley.

Hair, J.F.Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C., 1998.
Multivariate Data Analysis. 5th Edition. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall

Hair, J.F.Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C., 2006.
Multivariate Data Analysis. 6th Edition. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall

Hasslinger Anders, Hodzi Selma, Opazo Claudio, 2007. Consumer Behaviour


in Online Shopping. Department of business studies, Kristianstad University.
Institute of Medicine (US) Committee on Communication for Behavior
Change in the 21st Century, 2002. Improving the Health of Diverse Populations.
National Academies Press (US), page 31.

Joongho Ahn, Jinsoo Park & Dongwon Lee, 2001. On the explanation of
factors affecting e-Commerce adoption (ECAM). Carlson School of Management,
University of Minnesota.
Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwon Lee, 2001. Risk Focused e-Commerce
adoption model- A cross Country Study. Carlson School of Management, University
of Minnesota.

Lee K.O. Matthew, 2001. An Integrative Model of Consumer Trust in

Internet Shopping. Department of Information Systems City University of


Hong Kong
Moon J-W & Kim Y.G, 2001. Extending the TAM for a World-Wide-Web
context. Information and Management, Aletheia University, Vol. 38, pp. 217-230.

Oded Lowengart, Noam Tractinsky (2001). Differential effects of product


category on shoppers’ selection of web-based stores: a probabilistic modeling
approach. Journal of Electronic Commerce Research, VOL. 2, NO. 4.

Suha A. & Annie M., 2008. The Use of the UTAUT Model in the Adoption of
E-government Services in Kuwait. Proceedings of the 41st Hawaii Enjoynational
Conference on System Sciences.

Suha AlAwadhi, Anne Morris, 2008. The Use of the UTAUT Model in the
Adoption of E-government Services in Kuwait. Proceedings of the 41st Hawaii
International Conference on System Sciences.

Tang Tzy-Wen, Chi Wen-Hai, 2009. The Role of Trust in Customer Online
Shopping Behavior: Perspective of Technology Acceptance Model. National
DongHwa University, Taiwan.

Venkatesh, V., Morris, M.G., Davis, F.D., and Davis, G.B., 2003. User
Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS Quarterly,
Vol 27, pp. 425-478.
PHỤ LỤC

Phụ lục I: DÀN BÀI KHẢO SÁT

A. Phần giới thiệu

Chào các bạn,

Mình tên Nguyễn Thị Trà My, là sinh viên trường Đại học Luật TP HCM.
Hiện tại, mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam”. Rất mong các bạn dành chút thời gian
để trả lời một số câu hỏi sau đây. Không có quan điểm hoặc thái độ nào là đúng hay
sai, các ý kiến đóng góp của các bạn là thông tin hữu ích cho nghiên cứu.

Xin chân thành cám ơn.

B. Phần gạn lọc thông tin

Các thông tin dưới đây dùng để xác định đối tượng thảo luận có phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu sơ bộ hay không. Khi đối tượng được thảo luận có một chọn lựa
vào quyết định ngưng, thì sẽ không sử dụng đối tượng này để thực hiện nghiên cứu
sơ bộ.

Các câu hỏi để gạn lọc thông tin bao gồm:


(1) Anh/Chị đã từng sử dụng Internet?
Chưa   Ngưng
Có   Tiếp tục
(2) Anh/Chị từng nghe và biết về dịch vụ TMĐT chưa?
Chưa   Ngưng
Có   Tiếp tục
(3) Anh/Chị có biết các trang web cung cấp dịch vụ TMĐT không?
Chưa   Ngưng
Có (nếu có hãy liệt kê)   Tiếp tục
(4) Anh/Chị vui lòng cho biết anh chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây?
Dưới 18   Ngưng
Từ 18 – 50   Tiếp tục
Trên 50   Ngưng
C. Nội dung thảo luận 1. Phần nội dung khái quát liên quan đến dịch vụ
TMĐT
(1) Anh/Chị có biết những trang web nào cung cấp dịch vụ TMĐT? Theo Anh/Chị
mức độ phổ biến của các trang web này như thế nào?
(2) Anh/Chị đã từng đăng ký vào các trang web TMĐT nào? Anh/Chị đánh giá mức
độ sử dụng? Hiệu quả? Ưu khuyết điểm của các trang web đó?
(3) Theo Anh/Chị các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TMĐT?
(4) Anh/Chị có cho rằng, giá cả là việc mà người tiêu dùng sẽ nhận thức khi sử dụng
dịch vụ TMĐT? Ý kiến của Anh/Chị?
(5) Anh/Chị có cho rằng mức độ dễ sử dụng của các trang web là việc mà người tiêu
dùng sẽ nhận thức khi sử dụng dịch vụ TMĐT? Ý kiến của Anh/Chị?
(6) Anh/Chị có cho rằng, người tiêu dùng sẽ nhận thức tính hữu ích khi sử dụng dịch
vụ TMĐT? Ý kiến của Anh/Chị?
(7) Anh/Chị có cho rằng, người tiêu dùng sẽ nhận thức sự thuận tiện, an tâm khi sử
dụng dịch vụ TMĐT? Ý kiến của Anh/Chị?
(8) Anh/Chị có nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ có nhận thức về việc có/hay không có
rủi ro khi tham gia TMĐT? Ý kiến của Anh/Chị?
(9) Anh/Chị có cho rằng, những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, … sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ TMĐT của người tiêu dùng
không? Ý kiến của Anh/Chị?
(10) Anh/Chị cho biết xu hướng sử dụng dịch vụ TMĐT ở Việt Nam?
2. Phần nội dung về đánh giá thang đo
Sử dụng các phát biểu sau để tìm hiểu ý kiến của người được phỏng vấn.
1. Mong đợi về giá khi sử dụng dịch vụ TMĐT: mức độ tin tưởng của người tiêu
dùng vào những lợi ích về giá mà dịch vụ TMĐT mang lại cho họ.
1. Sử dụng dịch vụ TMĐT có thể giúp tôi mua được những món hàng với giá rẻ
hơn.
2. Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp tôi dễ dàng so sánh về giá.
3. Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp tôi tiết kiệm được chi phí đi lại để xem hàng.
4. Các khuyến mãi trên các trang web TMĐT giúp tiết kiệm tiền bạc.
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
2. Nhận thức tính dễ sử dụng dịch vụ TMĐT: người tiêu dùng cảm thấy dễ dàng
thực hiện các thao tác TMĐT.
5. Học cách sử dụng dịch vụ TMĐT dễ dàng đối với tôi
6. Giao diện trang web TMĐT thân thiện dễ sử dụng
7. Các chức năng trong các website TMĐT là rõ ràng và dễ hiểu.
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
3. Nhận thức sự hữu ích sử dụng dịch vụ TMĐT: Là mức độ mà người tiêu dùng
tin rằng sử dụng trang web TMĐT sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ, bao
gồm: tiền bạc, thời gian, thông tin, …)
8. Giúp tôi tiết kiệm thời gian
9. Các trang web TMĐT cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng
10. Thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác
11. Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ dàng so sánh thông số kỹ thuật giữa các sản
phẩm
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
4. Mong đợi sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ TMĐT: mức độ tin tưởng của
người tiêu dùng rằng dịch vụ TMĐT sẽ giúp họ thuận tiện hơn là mua hàng trực
tiếp ở các cửa hàng.
12. Tôi thấy sử dụng dịch vụ TMĐT giúp tôi mua sản phẩm ở bất cứ nơi nào
13. Sử dụng dịch vụ TMĐT có thể giúp tôi mua sắm bất kỳ lúc nào
14. Thanh toán khi sử dụng TMĐT rất dễ dàng
15. Các hình thức thanh toán khi sử dụng TMĐT rất đa dạng Với các phát biểu
này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
5. Mong đợi sự tin cậy khi sử dụng dịch vụ TMĐT: mức độ an tâm vào dịch vụ
TMĐT rằng họ sẽ được đảm bảo về quyền lợi.

16. Luật thương mại điện tử đang ngày càng hoàn chỉnh để hỗ trợ người dùng
17. Bảo mật các trang web TMĐT ngày càng cao
18. Anh/Chị tự tin vào khả năng sử dụng Internet của Anh/Chị
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
6. Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ TMĐT: mức độ lo lắng, băn
khoăn liên quan đến sản phẩm dịch vụ khi sử dụng dịch vụ TMĐT.
19. Sản phẩm được giao không đúng chủng loại đã yêu cầu
20. Sản phẩm được giao không đúng thời gian yêu cầu.
21. Khách hàng phải trả chi phí vận chuyển phát sinh do đổi/trả sản phẩm
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
7. Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch TMĐT: mức độ lo lắng, băn khoăn
liên quan đến giao dịch TMĐT.
22. Thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ TMĐT không được bảo mật
23. Thông tin yêu cầu của khách hàng bị sai lệch
24. Thanh toán điện tử gặp trục trặc nên không hoàn tất giao dịch
25. Tổn thất tài chính do gặp sự cố khi thanh toán điện tử
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
8. Ảnh hưởng xã hội khi sử dụng dịch vụ TMĐT: những ảnh hưởng từ phía
những người xung quanh trong việc khuyến khích, ủng hộ người dùng sử dụng
dịch vụ TMĐT.
26. Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên sử dụng TMĐT
27. Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng của tôi sử dụng dịch vụ TMĐT và họ giới thiệu
cho tôi sử dụng nó.
28. Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt cồng đồng ủng hộ tôi sử dụng dịch
vụ TMĐT
29. Phương tiện truyền thông thường nhắc tới TMĐT nên tôi tham gia và sử dụng
thử.
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii) Anh/Chị cho rằng các phát
biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế nào? iii) Với từng hạng mục, có
cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
9. Ý định sử dụng dịch vụ TMĐT: ý định của người dùng sẽ tiếp tục (nếu họ đã sử
dụng) hoặc sẽ sử dụng (nếu họ chưa sử dụng) dịch vụ TMĐT
30. Tôi ý định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) TMĐT trong thời gian tới.
31. Tôi sẽ tìm hiểu để sử dụng thành thạo TMĐT trong thời gian tới.
32. Tôi sẽ giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng TMĐT
Với các phát biểu này, xin Anh/Chị cho biết:
i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng
cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế
nào? iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã giành thời gian thảo luận, kính chúc Anh/Chị
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Phụ lục II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

A. Phần giới thiệu

Chào các bạn,

Mình tên Nguyễn Thị Trà My, là sinh viên trường Đại học Luật TP HCM.
Hiện tại, mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam”. Rất mong các bạn dành chút thời gian
để trả lời một số câu hỏi sau đây. Không có quan điểm hoặc thái độ nào là đúng hay
sai, các ý kiến đóng góp của các bạn là thông tin hữu ích cho nghiên cứu.

Xin chân thành cám ơn.

Tp.HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2021

A. Anh/Chị vui lòng đánh dấu chéo (X) trực tiếp vào các ô thích
hợp
1. Anh/Chị vui lòng cho biết số năm kinh nghiệm sử dụng Internet của Anh/Chị? (chỉ
chọn một)
☐ Dưới 1 năm ☐ Từ 1 đến 3 năm ☐ Trên 3 năm
2. Anh/Chị cho biết thời gian sử dụng Internet trung bình/1 ngày của Anh/Chị? (chỉ
chọn một)
☐ Dưới 0.5 giờ ☐ Từ 0.5~2 giờ ☐ Từ 2~4 giờ ☐ Hơn 4 giờ
3. Anh/Chị biết đến website TMĐT nào dưới đây? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
☐ chodientu.vn ☐ megabuy.vn ☐ 123mua.com.vn ☐ ebay.vn
☐ amazon.com ☐ 25h.vn Khác:…………………………………….
4. Anh/Chị cho biết thời gian (trung bình)/1 lần truy cập vào các website TMĐT? (chọn
một)
☐ Chưa sử dụng ☐ Dưới 10 phút ☐ Từ 10~30 phút ☐ Hơn 30 phút
5. Anh/Chị cho biết số lần truy cập/1 tháng vào các trang web TMĐT trong thời gian
gần đây? (chọn một)
☐ Chưa sử dụng ☐ Từ 1~2 lần ☐ Từ 3~5 lần ☐ Hơn 5 lần
B. Dưới đây là các phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng TMĐT. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với
các phát biểu bằng cách đánh dấu (X) vào các ô thích hợp.

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình Đồn toàn
Phát biểu không đồng ý thường gý đồn
đồng ý gý
I Mong đợi về giá khi sử dụng dịch vụ TMĐT
.
1 Giá của các sản phẩm, dịch vụ trên
4
. trang web TMĐT rẻ hơn so với giá 1☐ 2☐ 3☐ 5☐

ở cửa hàng
2 Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
. dàng so sánh về giá ☐
3 Sử dụng trang web TMĐT có thể giúp
4
. tiết kiệm được chi phí đi lại để xem 1☐ 2☐ 3☐ 5☐

hàng
4 Các khuyến mãi trên các trang web 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
. TMĐT giúp tiết kiệm tiền bạc ☐
II. Nhận thức tính dễ sử dụng khi sử dụng dịch vụ TMĐT

5. Thủ tục đăng ký, mua sắm và thanh


4
toán trên các trang web TMĐT khá 1☐ 2☐ 3☐ 5☐

đơn giản
6. Dễ dàng dò tìm thông tin cần thiết 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
trong các trang web TMĐT ☐
7. Các thông tin thể hiện trên trang web 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
TMĐT rõ ràng và dễ hiểu ☐
8. Giao diện trang web TMĐT thân 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
thiện dễ sử dụng ☐
III. Nhận thức sự hữu ích khi sử dụng d ịch vụ TMĐT
9. Giúp tiết kiệm thời gian hơn so với 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
hình thức mua bán thông thường ☐
10. Các trang web TMĐT cung cấp sản 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
phẩm, dịch vụ đa dạng ☐
11. Thông tin được cập nhật kịp thời và 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
chính xác ☐
12. Sử dụng trang web TMĐT giúp dễ
4
dàng so sánh thông số kỹ thuật giữa 1☐ 2☐ 3☐ 5☐

các sản phẩm
IV. Nhận thức sự thuận tiện khi sử dụn g dịch vụ TMĐT
13. Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp mua sản 4
1☐ 2☐ 3☐ 5☐
phẩm ở bất cứ nơi nào ☐

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình Đồng toàn
Phát biểu không đồng ý thường ý đồng
đồng ý ý
14. Sử dụng dịch vụ TMĐT giúp có thể
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
mua sắm bất kỳ lúc nào
15. Thanh toán khi sử dụng TMĐT rất dễ
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
dàng
16. Các hình thức thanh toán khi sử dụng
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
TMĐT rất đa dạng
17. Xu hướng dùng Smartphone ngày
càng phát triển hỗ trợ vào việc sử 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
dụng TMĐT
V. Nhận thức sự tin cậy khi sử dụng dịch vụ TMĐT
18. Luật thương mại điện tử đang ngày
càng hoàn chỉnh để hỗ trợ người dùng 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
(Hỗ trợ người dùng khi có tranh chấp)
19. Bảo mật các trang web TMĐT ngày
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
càng cao
20. Anh/Chị tự tin vào khả năng sử dụng
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
Internet của Anh/Chị
21. Trang web TMĐT có tốc độ truy cập
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
nhanh
VI. Nhận thức sự rủi ro liên quan tới sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng dịch vụ TMĐT
22. Sản phẩm được giao không đúng
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
chủng loại đã yêu cầu
23. Sản phẩm được giao không đúng thời
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
gian yêu cầu
24. Khách hàng phải trả chi phí vận
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
chuyển phát sinh do đổi/trả sản phẩm
VII. Nhận thức sự rủi ro liên quan tới giao dịch khi sử dụng dịch vụ TMĐT
25. Thông tin cá nhân của người sử dụng
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
dịch vụ TMĐT không được bảo mật
26. Thông tin yêu cầu của khách hàng bị
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
thất lạc
27. Thông tin yêu cầu của khách hàng bị
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
sai lệch
28. Thanh toán điện tử gặp trục trặc nên
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
không hoàn tất giao dịch
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình Đồng toàn
Phát biểu không đồng ý thường ý đồng
đồng ý ý
29. Tổn thất tài chính do gặp sự cố khi
thanh toán điện tử (tiền trong tài khoản
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
đã bị trừ nhưng hệ thống của nhà cung
cấp vẫn báo là chưa nhận được tiền)
VIII. Nhận thức ảnh hưởng xã hội tới quyết định sử dụng dịch vụ TMĐT

30. Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng)


1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
nghĩ rằng tôi nên sử dụng TMĐT
31. Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng của
tôi sử dụng dịch vụ TMĐT và họ giới 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
thiệu cho tôi sử dụng nó
32. Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và
sinh hoạt cộng đồng ủng hộ tôi sử 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
dụng dịch vụ TMĐT
33. Phương tiện truyền thông thường
nhắc tới TMĐT nên tôi tham gia và 1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
sử dụng thử
IX. Ý định sử dụng dịch vụ TMĐT

34. Tôi dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục


1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
sử dụng) TMĐT trong thời gian tới
35. Tôi sẽ tìm hiểu để sử dụng thành thạo
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
TMĐT trong thời gian tới
36. Tôi sẽ giới thiệu cho nhiều người cùng
1☐ 2☐ 3☐ 4☐ 5☐
sử dụng TMĐT
C. Thông tin phân nhóm và thống kê
1. Giới tính: ☐ Nữ ☐ Nam
2. Nhóm tuổi: ☐ Dưới 18 ☐ Từ 18~30 ☐ Từ 30~40 ☐ Từ 40~50 ☐ Trên 50
3. Xin vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của Anh/Chị:
☐ < 3 triệu ☐ Từ 3 triệu đến 5 triệu ☐ Từ 5 triệu đến 10 triệu ☐ > 10 triệu
4. Email: ………………………………… 5. Họ Tên: …….…………………………
Xin cảm ơn và chúc Anh/Chị thành công trong cuộc sống!

Phụ lục III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

III.1 Thống kê mô tả các biến quan sát


III.2 Phân tích độ tin cậy thang đo
Biến khảo
Tương quan Cronbach’s Alpha
Thang đo sát
biến tổng nếu biến bị loại
Mong đợi về Price_01 0.404 0.610
Price_02 0.486 0.558
giá Price_03 0.406 0.608
Price_04 0.454 0.574
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.655
Nhận thức tính PEasy_01 0.484 0.708
PEasy_02 0.529 0.681
dễ sử
PEasy_03 0.551 0.668
dụng PEasy_04 0.565 0.662
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.739
Nhận thức PUNes_01 0.377 0.511
PUNes_02 0.482 0.424
tính hữu dụng
PUNes_03 0.319 0.559
PUNes_04 0.307 0.562
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.588
Nhận thức Conve_01 0.657 0.641
Conve_02 0.612 0.659
tính thuận tiện
Conve_03 0.493 0.705
Conve_04 0.613 0.659
Conve_05 0.220 0.806
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.744
Rủi ro giao TRisk_01 0.497 0.855
TRisk_02 0.776 0.779
dịch
TRisk_03 0.676 0.807
TRisk_04 0.666 0.809
TRisk_05 0.662 0.810
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.845
Rủi ro PRisk_01 0.367 0.602
PRisk_02 0.524 0.392
sản
PRisk_03 0.401 0.559
phẩm Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.617

Sự tin cậy Belif_01 0.197 0.415


Belif_02 0.334 0.267
Belif_03 0.155 0.447
Belif_04 0.295 0.314
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.435
Ảnh hưởng xã SoInf_01 0.438 0.678
SoInf_02 0.517 0.629
hội
SoInf_03 0.581 0.592
SoInf_04 0.443 0.675
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.707
Ý định sử Inten_01 0.681 0.741
dụng TMĐT Inten_02 0.673 0.746
Inten_03 0.659 0.760
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: 0.817
III.3 Dữ liệu phân tích nhân tố EFA

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .818
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2289.049

df 351

Sig. .000

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7
Price_01 .556
Price_02 .705

Price_03 .746

Price_04 .504
PEasy_01 .649

PEasy_02 .646
PEasy_03 .774

PEasy_04 .729
Conve_01 .800

Conve_02 .805

Conve_03 .683
Conve_04 .750

PRisk_01 .657
PRisk_02 .793

PRisk_03 .723
TRisk_01 .631

TRisk_02 .869
TRisk_03 .806

TRisk_04 .751
TRisk_05 .775

SoInf_01 .672

SoInf_02 .690
SoInf_03 .784

SoInf_04 .673
Inten_01 .631

Inten_02 .688
Inten_03 .599
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a.
Rotation converged in 6 iterations.

III.4 Dữ liệu phân tích tương quan PEARSON

Correlations
INTEN PRICE PEASY PRISK TRISK CONVE SOINF
INTEN Pearson Correlation 1 .446** .461** -.256** -.275** .417** .442**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000


N 240 240 240 240 240 240 240

PRICE Pearson Correlation 1 .412** -.087 -.150* .407** .195**

Sig. (2-tailed) .000 .179 .020 .000 .002


N 240 240 240 240 240
240

PEASY Pearson Correlation 1 -.087 -.159* .342** .262**

Sig. (2-tailed) .179 .014 .000 .000


N 240 240 240 240 240

PRISK Pearson Correlation 1 .326** -.155* -.082

Sig. (2-tailed) .000 .016 .207

N 240 240 240 240

TRISK Pearson Correlation 1 -.228** -.067

Sig. (2-tailed) .000 .298

N 240 240 240

CONVE Pearson Correlation 1 .194**

Sig. (2-tailed) .003


N 240 240

SOINF Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

N 240

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
III.5 Hồi quy đa biến
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-


Square the Estimate Watson
1 .673a .453 .438 .47908 1.972
c. Predictors: (Constant), SOINF, TRISK, PRISK, CONVE, PRICE, PEASY
d. Dependent Variable: INTEN
ANOVAb

Model Sum of df Mean Square F Sig.


Squares
1 Regression 44.210 6 7.368 32.140 .000a
Residual 53.477 233 .230
Total 97.687 239
c. Predictors: (Constant), SOINF, TRISK, PRISK, CONVE, PRICE, PEASY
d. Dependent Variable: INTEN
Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized T Sig. Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
1 (Constant) 1.05 .395 2.680 .008
PRICE 9. .067 .208 3.709 .000 .746 1.341
PEASY 248 .065 .215 3.873 .000 .763 1.310
PRISK .251 .059 -.113 -2.584 .010 .885 1.130
TRISK -.15 .047 -.111 -2.118 .035 .854 1.170
CONVE 3 .062 .155 2.807 .005 .766 1.306
SOINF -.10 .055 .297 5.853 .000 .913 1.095
0.
173
.319
b. Dependent Variable: INTEN
III.6 Dữ liệu phân tích sự khác biệt

III.6.1 Dữ liệu phân tích sự khác biệt theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances


Levene
Statistic df1 df2 Sig.
.722 1
PRICE 1.054 238 .396
PEASY 1 238 .306

CONVE .003 1 238 .955

PRISK .283 1 238 .595

TRISK 1.245 1 238 .266

SOINF .410 1 238 .523

INTEN .638 1 238 .425


Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
PRICE 8.748 1 8.748 34.694 .000
Between Groups
Within Groups 60.012 238 .252

Total 68.760 239


PEASY 5.602 1 5.602 20.285 .000
Between Groups
Within Groups 65.729 238 .276

Total 71.331 239


CONVE 2.518 1 2.518 7.832 .006
Between Groups
Within Groups 76.522 238 .322

Total 79.041 239


PRISK .014 1 .014 .045 .832
Between Groups
Within Groups 73.919 238 .311

Total 73.933 239


TRISK 1.107 1 1.107 2.214 .138
Between Groups
Within Groups 118.973 238 .500

Total 120.079 239


SOINF .424 1 .424 1.200 .274
Between Groups
Within Groups 84.184 238 .354

Total 84.608 239


INTEN 4.584 1 4.584 11.717 .001
Between Groups

Within Groups 93.103 238 .391

Total 97.687 239


ANOVA

III.6.2 Dữ liệu phân tích sự khác biệt theo tuổi tác

Test of Homogeneity of Variances


Levene
Statistic df1 df2 Sig.
PRICE .001 1 238 .975

PEASY 1.792 1 238 .182

CONVE .001 1 238 .974

PRISK 5.99 1 238 .015


0.
TRISK 58 1 238 .445
4
SOINF 1.681 1 238 .196

INTEN .228 1 238 .634

Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
PRICE 3.849 1 3.849 14.114 .000
Between Groups

Within Groups 64.911 238 .273

Total 68.760 239


PEASY 4.225 1 4.225 14.985 .000
Between Groups
Within Groups 67.106 238 .282

Total 71.331 239


CONVE .046 1 .046 .140 .709
Between Groups
Within Groups 78.994 238 .332

Total 79.041 239


PRISK .217 1 .217 .702 .403
Between Groups
Within Groups 73.716 238 .310

Total 73.933 239


TRISK .100 1 .100 .198 .657
Between Groups
Within Groups 119.980 238 .504

Total 120.079 239


SOINF .921 1 .921 2.619 .107
Between Groups
Within Groups 83.687 238 .352

Total 84.608 239


INTEN .670 1 .670 1.644 .201
Between Groups
Within Groups 97.017 238 .408

Total 97.687 239


ANOVA

III.6.3 Dữ liệu phân tích sự khác biệt theo thu nhập

Test of Homogeneity of Variances


Levene
Statistic df1 df2 Sig.
PRICE .000 1 238 .990

PEASY .001 1 238 .971

CONVE 1.182 1 238 .278

PRISK 1.915 1 238 .168

TRISK 2.956 1 238 .087


8.000
SOINF 1 238 .005

INTEN .464 1 238 .496

Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
PRICE .205 1 .205 .711 .400
Between Groups

Within Groups 68.555 238 .288

Total 68.760 239


PEASY .128 1 .128 .426 .514
Between Groups
Within Groups 71.203 238 .299

Total 71.331 239


CONVE 1.597 1 1.597 4.906 .028
Between Groups
Within Groups 77.444 238 .325

Total 79.041 239


PRISK .115 1 .115 .370 .544
Between Groups
Within Groups 73.819 238 .310

Total 73.933 239


TRISK 2.169 1 2.169 4.379 .037
Between Groups
Within Groups 117.910 238 .495

Total 120.079 239


SOINF .946 1 .946 2.691 .102
Between Groups
Within Groups 83.662 238 .352

Total 84.608 239


INTEN .409 1 .409 1.001 .318
Between Groups
Within Groups 97.278 238 .409

Total 97.687 239


ANOVA

You might also like